source
stringlengths 70
218
| subject
stringlengths 18
159
| text
stringlengths 329
1.06M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-05-2022-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-53-2019-ND-CP-quy-hoach-thuy-loi-499847.aspx | Nghị định 05/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy hoạch thủy lợi mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2022/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 53/2019/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI; ĐÊ ĐIỀU; PHÒNG, CHỐNG LŨ CỦA TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch
Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch, đánh giá quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/01/2022",
"sign_number": "05/2022/NĐ-CP",
"signer": "Lê Văn Thành",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Luat-Duoc-2016-309815.aspx | Luật Dược 2016 số 105/2016/QH13 mới nhất | QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 105/2016/QH13
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016
LUẬT
DƯỢC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật dược.
Chương I
NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc; quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động dược tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
2. Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
3. Nguyên liệu làm thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.
4. Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
5. Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.
6. Thuốc hóa dược là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.
7. Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
9. Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
10. Sinh phẩm (còn gọi là thuốc sinh học) là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người.
Sinh phẩm không bao gồm kháng sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng thấp có thể phân lập thành những chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán in vitro.
11. Sinh phẩm tham chiếu (còn gọi là thuốc sinh học tham chiếu) là sinh phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả.
12. Sinh phẩm tương tự (còn gọi là thuốc sinh học tương tự) là sinh phẩm có sự tương tự về chất lượng, an toàn, hiệu quả so với một thuốc sinh học tham chiếu.
13. Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
14. Thuốc mới là thuốc có chứa dược chất mới, dược liệu lần đầu tiên được sử dụng làm thuốc tại Việt Nam; thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành hoặc các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam.
15. Thuốc generic là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc.
16. Biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả.
17. Thuốc gây nghiện là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược chất gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
18. Thuốc hướng thần là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược chất hướng thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
19. Thuốc tiền chất là thuốc có chứa tiền chất thuộc Danh mục tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
20. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện là thuốc có nhiều hoạt chất trong đó có hoạt chất gây nghiện với nồng độ, hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
21. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần là thuốc có nhiều hoạt chất trong đó có hoạt chất hướng thần với nồng độ, hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
22. Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất là thuốc có nhiều dược chất trong đó có dược chất là tiền chất với nồng độ, hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
23. Thuốc phóng xạ là thuốc có chứa thành phần hạt nhân phóng xạ dùng cho người để chẩn đoán, điều trị bệnh, nghiên cứu y sinh học bao gồm đồng vị phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ gắn kết với chất đánh dấu.
24. Đồng vị phóng xạ là đồng vị của một nguyên tố hóa học mà hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó ở trạng thái không ổn định và phát ra bức xạ ion hóa trong quá trình phân rã để trở thành trạng thái ổn định.
25. Chất đánh dấu (còn gọi là chất dẫn, chất mang) là chất hoặc hợp chất dùng để pha chế, gắn kết với đồng vị phóng xạ tạo thành thuốc phóng xạ.
26. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi tắt là thuốc phải kiểm soát đặc biệt) bao gồm:
a) Thuốc quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Điều này;
b) Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc hoặc chất phóng xạ để sản xuất thuốc quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Điều này;
c) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
d) Thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể theo quy định của Chính phủ.
27. Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
28. Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.
29. Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số Nhân dân thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
30. Thuốc hiếm là thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
31. Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng.
Hạn dùng của thuốc được thể hiện bằng Khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
32. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
33. Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược liệu;
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
34. Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo;
b) Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất;
c) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
35. Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở liều dùng bình thường.
36. Hành nghề dược là việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng.
37. Thực hành tốt là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng, thu hái dược liệu và các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhận.
38. Sinh khả dụng là đặc tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất hoặc chất có tác dụng từ một thuốc vào cơ thể để dược chất hoặc chất có tác dụng đó xuất hiện tại nơi có tác dụng trong cơ thể.
39. Tương đương sinh học là sự tương tự nhau về sinh khả dụng giữa hai thuốc khi được so sánh trong cùng một điều kiện thử nghiệm.
40. Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.
41. Cảnh giác dược là việc phát hiện, đánh giá và phòng tránh các bất lợi liên quan đến quá trình sử dụng thuốc.
42. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc là bao bì chứa đựng thuốc, tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của thuốc.
43. Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Điều 3. Dự trữ quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Nhà nước thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc và nguyên liệu làm thuốc để sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hiếm gặp;
d) Thuốc không sẵn có.
2. Việc xây dựng, tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng thuốc, nguyên liệu làm thuốc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
Điều 4. Cơ quan quản lý nhà nước về dược
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dược.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về dược và phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về dược theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về dược tại địa phương.
Điều 5. Hội về dược
1. Hội về dược là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dược có quyền tham gia và thành lập hội về dược.
3. Tổ chức và hoạt động của hội về dược được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hội.
4. Hội về dược có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược trên cơ sở nguyên tắc đạo đức hành nghề dược do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Tham gia xây dựng, tổ chức triển khai, giám sát thi hành văn bản quy phạm pháp luật về dược;
c) Tham gia giám sát việc hành nghề dược, thực hiện đạo đức hành nghề dược và phản biện xã hội hoạt động liên quan đến dược;
d) Tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
đ) Tham gia Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 26 Điều 2 của Luật này và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
d) Thuốc thử lâm sàng;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;
g) Thuốc thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;
h) Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;
i) Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.
6. Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.
7. Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật này.
8. Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.
10. Quảng cáo trong trường hợp sau đây:
a) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;
b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.
11. Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
12. Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
13. Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
14. Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.
15. Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
16. Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Chương II
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về dược
1. Bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân, phù hợp với cơ cấu bệnh tật và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và thuốc hiếm.
2. Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; ưu tiên phát triển hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.
3. Ưu đãi đầu tư sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm; ưu đãi nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới.
4. Đối với thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập thực hiện như sau:
a) Không chào thầu thuốc nhập khẩu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trên cơ sở nhóm tiêu chí kỹ thuật khi thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
Ưu tiên mua thuốc generic, sinh phẩm tương tự đầu tiên sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu trong nước; thuốc có sử dụng dược chất, tá dược, vỏ nang hoặc bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được sản xuất bởi cơ sở trong nước đáp ứng Thực hành tốt sản xuất; dược liệu tươi; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh;
b) Không chào thầu dược liệu nhập khẩu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý.
Chính phủ quy định về giá hợp lý tại điểm này;
c) Ưu tiên mua thuốc thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia.
5. Tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục nộp đơn đăng ký lưu hành thuốc generic sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc độc quyền có liên quan, sinh phẩm tương tự đầu tiên; ưu tiên về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành, cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm, vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới tiền thẩm định.
6. Kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác cho phát triển công nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc độc quyền có liên quan; nuôi trồng, sản xuất dược liệu; phát hiện, bảo tồn và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nghiên cứu, phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm, đặc hữu.
7. Hỗ trợ, tạo điều kiện phát hiện, thử lâm sàng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, đăng ký lưu hành và kế thừa đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới; xuất khẩu dược liệu nuôi trồng; di thực dược liệu; khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý; nghiên cứu, khảo sát, điều tra loài dược liệu phù hợp để nuôi trồng tại địa phương; phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu; hiện đại hóa sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
8. Có chính sách bảo vệ bí mật trong bào chế, chế biến và dữ liệu thử nghiệm lâm sàng thuốc cổ truyền; đãi ngộ hợp lý đối với người hiến tặng cho Nhà nước bài thuốc cổ truyền quý; tạo điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề y, dược cổ truyền cho người sở hữu bài thuốc gia truyền được Bộ Y tế công nhận.
9. Khuyến khích chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc; phát triển mạng lưới lưu thông phân phối, chuỗi nhà thuốc, bảo quản và cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân; khuyến khích nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ.
Ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
10. Huy động cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia cung ứng thuốc và nuôi trồng dược liệu nhằm đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
11. Có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dược; ưu tiên trong hành nghề dược đối với người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi theo quy định của Chính phủ.
Điều 8. Lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược
1. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam để phục vụ công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
2. Sản xuất thuốc ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan, vắc xin, sinh phẩm, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm.
3. Phát triển nguồn dược liệu, vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu.
4. Các hình thức ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp dược được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 9. Quy hoạch phát triển công nghiệp dược
1. Quy hoạch phát triển công nghiệp dược bao gồm các quy hoạch về sản xuất, phân phối, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phát triển nguồn dược liệu làm thuốc và vùng nuôi trồng dược liệu.
2. Quy hoạch phát triển công nghiệp dược phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Định hướng tập trung, hiện đại hóa và chuyên môn hóa;
d) Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập quốc tế.
3. Đối với quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, quy hoạch phát triển nguồn dược liệu làm thuốc và vùng nuôi trồng dược liệu, ngoài quy định tại khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái và điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương;
b) Định hướng sản xuất, bào chế dược liệu quy mô công nghiệp, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống.
4. Việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch phát triển công nghiệp dược được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm trong phát triển công nghiệp dược
1. Bộ Y tế có các trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp dược;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng nhân lực đối với hoạt động nghiên cứu, sản xuất thuốc generic, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan trong việc quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng dược liệu, tổ chức triển khai các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn dược liệu;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.
2. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về phát triển công nghiệp hóa dược.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc nghiên cứu khoa học trong chọn, tạo giống, nuôi trồng và thu hái dược liệu; nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật nuôi trồng, phòng, chống bệnh hại trên cây thuốc, động vật làm thuốc;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trình Chính phủ ban hành chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trình Chính phủ ban hành chính sách về tiếp cận nguồn gen dược liệu và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen dược liệu.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp dược, vận động các nguồn vốn nước ngoài ưu tiên dành cho phát triển công nghiệp dược;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực dược quy định tại Điều 8 của Luật này.
6. Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, huy động và bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp dược trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu và biên giới trong việc quản lý, kiểm soát nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành, nhập khẩu dược liệu chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ có các trách nhiệm sau đây:
a) Trình cấp có thẩm quyền hoặc bố trí theo thẩm quyền kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất thuốc, đặc biệt đối với thuốc thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế tổ chức nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen và phát triển nguồn dược liệu quý, hiếm, đặc hữu;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng cơ chế, chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thuốc cổ truyền.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp dược, phát triển dược liệu (bao gồm cả việc khai thác và bảo tồn nguồn dược liệu tự nhiên) của địa phương phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp dược cấp quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và lợi thế của địa phương;
b) Bố trí quỹ đất cho xây dựng nhà máy, khu công nghiệp dược; ưu tiên bố trí giao đất cho dự án phát triển nguồn dược liệu làm thuốc, vùng nuôi trồng dược liệu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Chương III
HÀNH NGHỀ DƯỢC
Mục 1. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC
Điều 11. Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 12. Cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
1. Cấp Chứng chỉ hành nghề dược được thực hiện theo hình thức xét duyệt cho người đề nghị hoặc hình thức thi cho người có nhu cầu và áp dụng đối với trường hợp sau đây:
a) Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược lần đầu;
b) Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 4, 6, 10 hoặc 11 Điều 28 của Luật này thì Chứng chỉ hành nghề dược chỉ được cấp sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi.
2. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược áp dụng đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng.
3. Điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược áp dụng đối với trường hợp người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng có thay đổi phạm vi hành nghề, hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc thông tin của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Điều 13. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
a) Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
b) Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;
c) Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều này.
Điều 14. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 15. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang được quy định như sau:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm đ khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
2. Điều kiện đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang được quy định như sau:
a) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất hoặc kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế;
c) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm đ khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc.
3. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu được quy định như sau:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược có thể đồng thời là người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu.
Điều 16. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.
Điều 17. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Điều 18. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e, g hoặc k khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp ứng một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e, g hoặc k khoản 1 Điều 13 của Luật này thì phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm b hoặc điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.
Điều 19. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Điều 20. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp
hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
Điều 21. Điều kiện đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.
Điều 22. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Điều 23. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét duyệt.
Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược có sự tham gia của đại diện hội về dược để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược.
2. Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi.
Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.
3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp.
5. Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại khoản 9 Điều 28 của Luật này.
6. Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
7. Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
8. Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược do bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chỉ cần nộp đơn theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
1. Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp, trường hợp bị mất phải có cam kết của người đề nghị cấp lại.
Điều 26. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
1. Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Bản sao các giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi.
3. Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược đã cấp.
Điều 27. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
1. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp; 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược, người đứng đầu cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược cấp Chứng chỉ hành nghề dược; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 8 Điều 24 của Luật này là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
Điều 28. Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
2. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược của mình.
3. Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
4. Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
5. Cá nhân có từ 02 Chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
7. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng một trong các điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Điều 13 hoặc khoản 2 Điều 14 của Luật này.
8. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
9. Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
10. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
11. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
Điều 29. Quản lý Chứng chỉ hành nghề dược
1. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
2. Việc thừa nhận Chứng chỉ hành nghề dược giữa các nước được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên, Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nội dung cơ bản của Chứng chỉ hành nghề dược bao gồm:
a) Thông tin cá nhân của người hành nghề dược;
b) Văn bằng chuyên môn;
c) Hình thức hành nghề;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét duyệt hoặc hình thức thi; thời gian thi trong trường hợp cấp theo hình thức thi;
e) Ngày cấp, cơ quan cấp, ngày có hiệu lực.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ; thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi và mẫu Chứng chỉ hành nghề dược; cơ sở đào tạo, chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược; chuẩn hóa văn bằng chuyên môn và các chức danh nghề nghiệp; mẫu giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược; mẫu giấy xác nhận về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn phù hợp; thời gian thực hành đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học; việc cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi.
Mục 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ DƯỢC
Điều 30. Quyền của người hành nghề dược
1. Được đào tạo, cập nhật kiến thức, trao đổi thông tin chuyên môn, pháp luật về dược.
2. Được cấp Chứng chỉ hành nghề dược khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Luật này.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dược được ủy quyền cho người có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp khi vắng mặt để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.
4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, cách dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
5. Từ chối thực hiện hoạt động chuyên môn trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 31. Nghĩa vụ của người hành nghề dược
1. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
3. Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược.
4. Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
5. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
6. Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
7. Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.
Chương IV
KINH DOANH DƯỢC
Mục 1. CƠ SỞ KINH DOANH DƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC
Điều 32. Hoạt động kinh doanh dược và cơ sở kinh doanh dược
1. Hoạt động kinh doanh dược bao gồm:
a) Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
đ) Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
2. Cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
h) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 của Luật này;
đ) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải có địa điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng;
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc phải có địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc chỉ đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với phân tích dịch sinh học thì phải ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.
3. Việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 34. Điều kiện kinh doanh đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh mục hạn chế bán lẻ
1. Cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ trên cơ sở các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này phù hợp với điều kiện của từng cơ sở kinh doanh;
b) Có các biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt;
c) Trường hợp kinh doanh thuốc phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Cơ sở bán lẻ thuốc có bán thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 của Luật này và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ vào cơ cấu bệnh tật và khả năng cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cho phép kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ; biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Điều 35. Cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
a) Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại;
b) Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc;
c) Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu;
d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Điều kiện hoạt động của các cơ sở tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải tuân thủ điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Ðiều 33 của Luật này;
b) Cơ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải là cơ sở có đăng ký kinh doanh, có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng chuyên môn sơ cấp dược trở lên và chỉ được bán thuốc thuộc Danh mục thuốc được bán tại kệ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu phải tuân thủ Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu;
d) Cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc và có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng chuyên môn sơ cấp dược trở lên.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC
Điều 36. Cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp sau đây:
a) Cơ sở đề nghị cấp lần đầu;
b) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng thay đổi loại hình cơ sở kinh doanh dược hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh dược mà làm thay đổi điều kiện kinh doanh; thay đổi địa điểm kinh doanh dược;
c) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng bị thu hồi theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị mất, hư hỏng;
b) Thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
3. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp có sự thay đổi về tên cơ sở, địa chỉ kinh doanh, người quản lý chuyên môn, thay đổi phạm vi kinh doanh dược mà không thay đổi điều kiện kinh doanh dược.
Điều 37. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 2 Điều 32 của Luật này.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 32 của Luật này.
Điều 38. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 36 của Luật này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Tài liệu kỹ thuật tương ứng với điều kiện kinh doanh thay đổi;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật này.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược đối với các trường hợp thay đổi vị trí công việc yêu cầu phải có Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi trong trường hợp thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 39. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp; 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại, Điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo thẩm quyền; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cấp lại do lỗi của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này. Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều 40. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
2. Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
4. Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.
Điều 41. Quản lý Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không quy định thời hạn hiệu lực.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung sau đây:
a) Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Địa bàn và phạm vi kinh doanh đối với cơ sở bán lẻ là quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã;
c) Lộ trình thực hiện Thực hành tốt đối với loại hình cơ sở kinh doanh dược.
Mục 3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KINH DOANH DƯỢC
Điều 42. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược
1. Cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau đây:
a) Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;
b) Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;
c) Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho bệnh nhân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây:
a) Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;
c) Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật này;
d) Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;
e) Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
g) Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
h) Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh;
i) Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền;
k) Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ;
l) Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc;
m) Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng;
n) Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;
o) Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
p) Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.
3. Ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở kinh doanh dược khi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt có các trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo định kỳ; báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền;
b) Lập hồ sơ, lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan cho từng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 43. Quyền và trách nhiệm của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Nghiên cứu, sản xuất thử; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhượng quyền và nhận nhượng quyền sản xuất; gia công và nhận gia công thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chuyển sở hữu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà cơ sở đó sản xuất; đề nghị thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Luật này;
d) Nhập khẩu, mua nguyên liệu làm thuốc để phục vụ sản xuất; nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm, sử dụng làm mẫu đăng ký lưu hành thuốc của cơ sở;
đ) Bán nguyên liệu làm thuốc đã nhập khẩu để phục vụ sản xuất thuốc của cơ sở đó cho cơ sở sản xuất thuốc khác;
e) Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật này.
2. Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm có liên quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký hoặc công bố;
c) Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất và chỉ được phép xuất xưởng thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký;
d) Theo dõi chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất trong thời gian lưu hành trên thị trường và thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Luật này;
đ) Chịu trách nhiệm về số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã nhập khẩu, mua, bán, sử dụng và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 44. Quyền và trách nhiệm của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại Điều 60 của Luật này;
c) Đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chuyển sở hữu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Luật này;
d) Bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu cho cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ thuốc, cơ sở sản xuất thuốc và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp không được thực hiện quyền phân phối thuốc tại Việt Nam, cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu được bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật này.
2. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 45. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho tổ chức, cá nhân;
c) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật này.
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này.
Điều 46. Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chuyển sở hữu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đề nghị thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Luật này;
đ) Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật này.
2. Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Bảo đảm việc giao, nhận, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải do người có trình độ chuyên môn đảm nhận.
Điều 47. Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là nhà thuốc
1. Cơ sở bán lẻ là nhà thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở;
c) Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
d) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;
đ) Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
2. Cơ sở bán lẻ là nhà thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 và khoản 2 Điều 81 của Luật này;
b) Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Điều 48. Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc
1. Cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
2. Cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Điều 49. Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã
1. Cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
2. Cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Điều 50. Quyền và trách nhiệm của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
1. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Mua dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để bán lẻ;
d) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
2. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang.
Điều 51. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Tiến hành kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định;
c) Chứng nhận kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã kiểm nghiệm;
d) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc, mẫu nguyên liệu làm thuốc phục vụ cho hoạt động kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở.
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Bảo đảm trung thực, khách quan trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc, mẫu nguyên liệu làm thuốc đã kiểm nghiệm.
Điều 52. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Tiến hành hoạt động thử thuốc trên lâm sàng theo quy định;
c) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử thuốc trên lâm sàng;
d) Sử dụng kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
c) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử thuốc trên lâm sàng nếu rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng theo quy định của pháp luật;
d) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử thuốc trên lâm sàng;
đ) Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử trên lâm sàng.
Điều 53. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Tiến hành giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng và giai đoạn phân tích dịch sinh học trong thử tương đương sinh học của thuốc.
Trường hợp chỉ tiến hành giai đoạn phân tích dịch sinh học thì được ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc;
c) Tiến hành hoạt động nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc theo quy định;
d) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử tương đương sinh học của thuốc;
đ) Sử dụng kết quả nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học.
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i, m và n khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc đối với mẫu thuốc đã thử;
c) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử tương đương sinh học và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử tương đương sinh học nếu rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc theo quy định của pháp luật;
d) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử tương đương sinh học của thuốc;
đ) Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học.
Chương V
ĐĂNG KÝ, LƯU HÀNH, THU HỒI THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Mục 1. ĐĂNG KÝ THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 54. Đối tượng và yêu cầu đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Thuốc phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp sau đây:
a) Thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47; thuốc sản xuất, pha chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 85 của Luật này;
b) Thuốc được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này;
c) Thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.
2. Nguyên liệu làm thuốc phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp sau đây:
a) Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Cơ sở được đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp sau đây:
a) Cơ sở có hoạt động sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;
b) Cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
4. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm yêu cầu về an toàn, hiệu quả;
b) Được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật này;
c) Được sản xuất theo quy trình sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 102 và Điều 103 của Luật này.
5. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài phải được đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất theo một trong các hình thức sau đây:
a) Thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất;
b) Công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với yêu cầu đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lưu hành đối với dược liệu, tá dược, vỏ nang và khoản 5 Điều này.
Điều 55. Hình thức đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được đăng ký theo một trong các hình thức sau đây:
a) Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về thành phần dược chất, dược liệu; hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng các thành phần dược chất, dược liệu có tác dụng; dạng bào chế; đường dùng; cơ sở sản xuất, trừ trường hợp thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp, cơ sở xuất xưởng, địa điểm xuất xưởng;
c) Nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về cơ sở sản xuất, trừ trường hợp thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp, cơ sở xuất xưởng, địa điểm xuất xưởng.
3. Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp tại Việt Nam có các thay đổi trong thời hạn hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
4. Gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực bao gồm cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính tại thời điểm đăng ký gia hạn.
Điều 56. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục, thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên cơ sở thẩm định hồ sơ, tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc nộp tại Bộ Y tế.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:
a) Hồ sơ hành chính bao gồm đơn đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập văn phòng đại diện còn thời hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn thời hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Việt Nam; bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm đối với thuốc nhập khẩu còn thời hạn hiệu lực; mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thông tin về thuốc và các tài liệu khác về kinh doanh và lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Hồ sơ kỹ thuật chứng minh thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này; đối với thuốc mới, sinh phẩm tham chiếu, vắc xin, thuốc dược liệu có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành phải có thêm hồ sơ lâm sàng chứng minh đạt an toàn, hiệu quả; đối với sinh phẩm tương tự phải có thêm hồ sơ chứng minh tương tự về chất lượng, an toàn, hiệu quả so với một sinh phẩm tham chiếu; đối với thuốc có yêu cầu thử tương đương sinh học phải có thêm báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học của thuốc;
c) Mẫu nhãn thực tế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành tại nước sở tại hoặc nước tham chiếu đối với thuốc nhập khẩu.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập văn phòng đại diện còn thời hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn thời hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Việt Nam;
c) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm còn thời hạn hiệu lực đối với thuốc nhập khẩu;
d) Báo cáo lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ) Báo cáo an toàn, hiệu quả đối với thuốc có yêu cầu tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả;
e) Bản sao giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:
a) Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Hồ sơ kỹ thuật đối với nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Bản sao giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực.
5. Thời hạn cấp, gia hạn hoặc thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
a) Không quá 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với thuốc mới, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự, vắc xin, thuốc dược liệu có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong đó có hồ sơ lâm sàng đã chứng minh đạt an toàn, hiệu quả;
b) Không quá 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Trường hợp không cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là 05 năm kể từ ngày cấp hoặc gia hạn.
Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc là 03 năm kể từ ngày cấp đối với thuốc có yêu cầu tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 57. Quyền và trách nhiệm của cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a) Được hướng dẫn về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc; được biết tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các thông tin khác liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành;
b) Đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở đăng ký.
2. Cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho cơ quan quản lý trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam bị thu hồi ở bất kỳ nước nào trên thế giới; ngừng sản xuất, ngừng cung cấp hoặc nguy cơ và tình trạng thiếu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thay đổi cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian giấy đăng ký lưu hành còn thời hạn hiệu lực;
b) Lưu trữ đủ hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc và cung cấp hồ sơ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Điều 58. Thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1;
b) Trong thời hạn 60 tháng có 02 lô thuốc bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ 2 hoặc 03 lô thuốc trở lên vi phạm chất lượng;
c) Thuốc nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu hồi Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm mà giấy đó là căn cứ để Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;
d) Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đăng ký;
e) Dược chất, dược liệu hoặc thuốc có chứa dược chất, dược liệu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ của thuốc khuyến cáo không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;
g) Cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Mục 2. LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 59. Quy định về lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường bao gồm:
a) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 60 của Luật này;
c) Thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, khoản 1 và khoản 2 Điều 70, khoản 3 Điều 85 của Luật này;
d) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được sản xuất trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được giao hàng tại cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực;
e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nhập khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành bị thu hồi theo quy định tại Điều 58 của Luật này, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
b) Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc quy định tại Điều 61 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc.
3. Nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất thuốc và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
b) Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc theo quy định tại Điều 61 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng nguyên liệu làm thuốc.
Điều 60. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu, xuất khẩu
1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
a) Có chứa dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị;
b) Có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam hoặc đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị;
c) Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu điều trị đặc biệt;
d) Thuốc hiếm;
đ) Thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế;
e) Phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước;
g) Viện trợ, viện trợ nhân đạo;
h) Thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
i) Trường hợp khác không vì mục đích thương mại.
3. Nguyên liệu làm thuốc là dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
a) Để làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
b) Để sản xuất thuốc xuất khẩu, thuốc phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
4. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải thực hiện việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu không quá số lượng được ghi trong giấy phép.
Tùy từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ quy định các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát nhập khẩu.
5. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép xuất khẩu không cần giấy phép của Bộ Y tế, trừ dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc chất phóng xạ theo danh mục do Chính phủ ban hành.
6. Bộ Y tế có trách nhiệm công bố thông tin liên quan đến thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này bao gồm nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, số lượng, tên thuốc và số giấy phép nhập khẩu; số lượng giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với mỗi hoạt chất.
7. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung sau đây:
a) Tiêu chí, hồ sơ, thủ tục, thời gian cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với thuốc quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
b) Nhập khẩu dược liệu, tá dược, vỏ nang, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
Điều 61. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường
1. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường phải thể hiện các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;
c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;
d) Quy cách đóng gói;
đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
e) Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;
g) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;
h) Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
i) Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.
2. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc và có đầy đủ thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 1 Điều này và được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc; quyết định việc thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
Mục 3. THU HỒI THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Điều 62. Các trường hợp thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Thuốc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Không thuộc trường hợp được phép lưu hành quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này;
b) Giấy đăng ký lưu hành thuốc bị thu hồi trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 54 hoặc khoản 2 Điều 59 của Luật này;
d) Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
đ) Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuốc không đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả;
e) Thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng;
g) Có thông báo thu hồi thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài.
2. Nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Nguyên liệu làm thuốc bị sử dụng sai mục đích;
b) Giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 54 hoặc khoản 3 Điều 59 của Luật này;
d) Nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất thuốc; nguyên liệu làm thuốc không đúng xuất xứ đã đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu;
đ) Nguyên liệu làm thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng;
e) Có thông báo thu hồi nguyên liệu làm thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài.
Điều 63. Hình thức thu hồi, mức độ vi phạm, phạm vi và thời gian thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi
1. Hình thức thu hồi thuốc bao gồm:
a) Thu hồi tự nguyện là thu hồi do cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thuốc tự nguyện thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc là thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thu hồi quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Mức độ vi phạm của thuốc bao gồm:
a) Mức độ 1 là mức độ mà thuốc có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng;
b) Mức độ 2 là mức độ mà thuốc có bằng chứng không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng;
c) Mức độ 3 là mức độ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà do các nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng.
3. Phạm vi và thời gian yêu cầu thu hồi thuốc được thực hiện như sau:
a) Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 1. Việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
b) Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 2. Việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
c) Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 3. Việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
d) Trường hợp việc thu hồi thuốc vi phạm ở mức độ 1 và việc thu hồi thuốc vượt quá khả năng thu hồi của cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc hoặc quá thời hạn thu hồi mà cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức cưỡng chế thu hồi thuốc; cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc có trách nhiệm thanh toán chi phí cho việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi.
4. Xử lý thuốc bị thu hồi được thực hiện như sau:
a) Thuốc bị thu hồi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải bị tiêu hủy;
b) Thuốc bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này được phép khắc phục, tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể khắc phục được.
Điều 64. Trách nhiệm thu hồi thuốc
1. Cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở có pha chế, chế biến, bào chế thuốc, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc có thuốc bị thu hồi có các trách nhiệm sau đây:
a) Ngừng kinh doanh thuốc bị thu hồi;
b) Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan công bố thông tin về thuốc bị thu hồi và tổ chức thu hồi, tiếp nhận thuốc bị thu hồi;
c) Xử lý thuốc bị thu hồi;
d) Chi trả chi phí cho việc thu hồi, xử lý thuốc bị thu hồi, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo Bộ Y tế về việc thu hồi thuốc và kết quả thu hồi thuốc;
e) Trường hợp thu hồi tự nguyện thì phải tạm ngừng kinh doanh thuốc bị thu hồi và báo cáo Bộ Y tế trước khi tiến hành việc thu hồi thuốc.
2. Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Ngừng kinh doanh, cấp phát thuốc bị thu hồi;
b) Thông báo và tổ chức thu hồi, tiếp nhận thuốc bị thu hồi do cơ sở kinh doanh, cung cấp, người sử dụng trả lại;
c) Trả thuốc bị thu hồi cho cơ sở đã cung cấp thuốc;
d) Chi trả chi phí cho việc thu hồi, xử lý thuốc bị thu hồi và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp có lỗi.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Ngừng việc kê đơn, bán, cấp phát và sử dụng thuốc bị thu hồi;
b) Trả lại thuốc bị thu hồi cho cơ sở cung ứng thuốc.
4. Bộ Y tế có các trách nhiệm sau đây:
a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về chất lượng, an toàn, hiệu quả, quyết định việc thu hồi, xử lý thuốc thu hồi trên phạm vi toàn quốc;
b) Rà soát báo cáo đánh giá và trả lời về đề xuất tự nguyện thu hồi của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc; xử lý cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Công bố thông tin về thuốc bị thu hồi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam đối với trường hợp thu hồi thuốc vi phạm ở mức độ 1 ngay sau khi có quyết định thu hồi thuốc.
5. Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm công bố thông tin về thu hồi thuốc vi phạm ở mức độ 1 và không thu phí.
Điều 65. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi thuốc, thủ tục thu hồi thuốc
1. Bộ Y tế ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thuốc bị thu hồi bắt buộc và trường hợp thu hồi tự nguyện khi thuốc vi phạm
ở mức độ 1, mức độ 2. Thời gian ra quyết định thu hồi thuốc không quá 24 giờ kể từ khi có kết luận thuốc thuộc trường hợp phải thu hồi và mức độ vi phạm của thuốc hoặc có kết luận về việc thu hồi thuốc tự nguyện không phù hợp với mức độ vi phạm của thuốc.
2. Người đứng đầu cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở pha chế, chế biến, bào chế thuốc, cơ sở nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thuốc ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi tự nguyện thuốc vi phạm ở mức độ 3 sau khi có ý kiến của Bộ Y tế. Thời gian ra quyết định thu hồi thuốc không quá 24 giờ kể từ khi có ý kiến của Bộ Y tế.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc kết luận thuốc thuộc trường hợp phải thu hồi, mức độ vi phạm của thuốc, thủ tục thu hồi thuốc và việc xử lý thuốc bị thu hồi.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, hình thức, thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc; biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi.
Chương VI
DƯỢC LIỆU VÀ THUỐC CỔ TRUYỀN
Mục 1. DƯỢC LIỆU
Điều 66. Nuôi trồng, thu hái, khai thác, chế biến dược liệu
1. Việc nuôi trồng, thu hái dược liệu tuân thủ Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu.
2. Việc khai thác, chế biến dược liệu tự nhiên phải bảo đảm đúng chủng loại, quy cách, quy trình, thời điểm, phương pháp chế biến và cách bảo quản của từng dược liệu.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định lộ trình áp dụng Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và ban hành các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 67. Bảo quản dược liệu
1. Việc bảo quản dược liệu phải tuân thủ Thực hành tốt về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2. Dược liệu lưu hành trên thị trường phải được đóng gói bằng bao bì đạt tiêu chuẩn và được ghi nhãn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 68. Chất lượng của dược liệu
1. Dược liệu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi đưa vào sản xuất, chế biến, bào chế thuốc, mức tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, giới hạn kim loại nặng, giới hạn vi sinh vật, giới hạn độc tính của dược liệu không được vượt mức quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, cung ứng dược liệu phải công bố tiêu chuẩn dược liệu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong trường hợp dược liệu chưa có giấy đăng ký lưu hành và chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng của dược liệu; báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về dược về số lượng của dược liệu được nhập khẩu để kinh doanh và sử dụng để pha chế, chế biến, sản xuất thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. THUỐC CỔ TRUYỀN
Điều 69. Kinh doanh thuốc cổ truyền
1. Việc kinh doanh thuốc cổ truyền được áp dụng thực hiện theo quy định tại Chương IV của Luật này.
2. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc, cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự tuân thủ Thực hành tốt sản xuất thuốc đối với thuốc cổ truyền;
b) Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải tuân thủ quy định về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp với chuyên môn của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc có thể đồng thời là người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất;
d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuốc của hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp với chuyên môn của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất thuốc cổ truyền có thể đồng thời là người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất;
đ) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc kinh doanh thuốc cổ truyền và quản lý thuốc cổ truyền nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 70. Cung ứng, chế biến, bào chế và sử dụng thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, cân (bốc) thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.
2. Thuốc cổ truyền do bệnh viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tuyến tỉnh trở lên chế biến, bào chế được bán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền khác trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để điều trị cho bệnh nhân tại cơ sở đó.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chế biến, bào chế thuốc cổ truyền phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của các loại thuốc do chính cơ sở chế biến, bào chế.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện chế biến, bào chế và quản lý thuốc cổ truyền quy định tại Điều này.
Điều 71. Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc cổ truyền
1. Thuốc cổ truyền lưu hành trên thị trường phải thực hiện việc đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc theo quy định tại Chương V của Luật này, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền được quy định như sau:
a) Không quá 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền;
b) Không quá 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền đối với thuốc cổ truyền phải thử lâm sàng;
c) Không quá 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền;
d) Trường hợp không cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền theo quy định của Luật này thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thuốc cổ truyền được cân (bốc) theo bài thuốc, đơn thuốc được chế biến, bào chế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 của Luật này không phải đăng ký lưu hành. Người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi thuốc theo quy định khi phát hiện thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Điều 72. Thử thuốc cổ truyền trên lâm sàng trước khi đăng ký lưu hành
1. Thuốc cổ truyền được miễn thử, miễn một số giai đoạn thử lâm sàng hoặc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn.
2. Thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận;
b) Thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Luật này có hiệu lực, trừ thuốc có đề nghị phải thử lâm sàng của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chí cụ thể để xác định trường hợp miễn một số giai đoạn thử thuốc cổ truyền trên lâm sàng hoặc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn tại Việt Nam.
Điều 73. Chất lượng thuốc cổ truyền
1. Thuốc cổ truyền được cân (bốc) theo bài thuốc, đơn thuốc, được bào chế, chế biến trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 của Luật này phải bảo đảm chất lượng do Bộ Y tế quy định.
2. Thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc phải bảo đảm chất lượng theo quy định tại Điều 102 và Điều 103 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc công nhận bài thuốc cổ truyền, bài thuốc cổ truyền quý hiếm; các bài thuốc, đơn thuốc được sử dụng để cân (bốc); hướng dẫn về phương pháp chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền; hướng dẫn đối với các thuốc cổ truyền có dạng bào chế hiện đại.
Chương VII
ĐƠN THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC
Điều 74. Đơn thuốc
1. Đơn thuốc là căn cứ để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc) thuốc, sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về đơn thuốc, việc kê đơn thuốc.
Điều 75. Sử dụng thuốc
1. Sử dụng thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Sử dụng thuốc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Người sử dụng thuốc có quyền lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc; thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán lẻ thuốc;
b) Người kê đơn thuốc có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các thuốc được kê trong đơn và chịu trách nhiệm về đơn thuốc đã kê;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc phải hướng dẫn sử dụng thuốc cho người sử dụng.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập Hội đồng liên ngành xác định nguyên nhân và đối tượng chịu trách nhiệm trong trường hợp thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng.
Chương VIII
THÔNG TIN THUỐC, CẢNH GIÁC DƯỢC VÀ QUẢNG CÁO THUỐC
Điều 76. Nội dung và trách nhiệm thông tin thuốc
1. Thông tin thuốc nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng thuốc.
2. Thông tin thuốc phải cập nhật, rõ ràng, đầy đủ, chính xác dựa trên bằng chứng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng được cung cấp thông tin.
3. Căn cứ để xây dựng nội dung thông tin thuốc bao gồm các tài liệu sau đây, trừ trường hợp thông tin quy định tại điểm c khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này:
a) Dược thư Quốc gia Việt Nam;
b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;
c) Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
4. Dược thư Quốc gia Việt Nam là tài liệu chính thức về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành và cập nhật Dược thư Quốc gia Việt Nam.
5. Nội dung thông tin thuốc bao gồm:
a) Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác;
b) Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc;
c) Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
6. Trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc được quy định như sau:
a) Cơ sở kinh doanh dược, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm cập nhật thông tin thuốc của cơ sở đang lưu hành trên thị trường cho cơ quan quản lý nhà nước về dược;
b) Cơ sở kinh doanh dược, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc phù hợp với thông tin quy định tại khoản 3 Điều này cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng thuốc.
Người của cơ sở kinh doanh dược giới thiệu thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về dược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm công bố thông tin về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
7. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thuốc phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp.
Điều 77. Cảnh giác dược
1. Nội dung hoạt động cảnh giác dược bao gồm:
a) Theo dõi, phát hiện, báo cáo thông tin liên quan đến phản ứng có hại của thuốc, sai sót liên quan đến thuốc, nghi ngờ thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và thông tin liên quan đến thuốc không có hoặc không đạt hiệu quả điều trị;
b) Thu thập, xử lý thông tin quy định tại điểm a khoản này; đánh giá lợi ích, nguy cơ, kết luận, quản lý rủi ro liên quan đến thuốc;
c) Công bố kết luận của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề an toàn của thuốc.
2. Người sử dụng thuốc khi có những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng cần thông báo đến người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở bán lẻ thuốc nơi đã mua thuốc và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Chủ động theo dõi, phát hiện có dấu hiệu bất thường, sai sót liên quan đến thuốc và nghi ngờ về chất lượng, hiệu quả của thuốc trong quá trình hành nghề;
b) Đánh giá, xử lý và dự phòng khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, sai sót hoặc khi nhận được thông tin từ người sử dụng thuốc quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về các thông tin thu thập được khi thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Cơ sở bán lẻ thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Tư vấn trong phạm vi chuyên môn cho người sử dụng thuốc về các biện pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc;
b) Thu thập, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin về dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
5. Cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở pha chế, chế biến thuốc, cơ sở đăng ký thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức theo dõi về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc khi đưa ra lưu hành trên thị trường;
b) Báo cáo và cập nhật thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về chất lượng, an toàn, hiệu quả liên quan đến thuốc do cơ sở mình sản xuất, đăng ký lưu hành, pha chế, chế biến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản trong trường hợp thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Điều 78. Tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược
1. Cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược tại cơ sở.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược.
3. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung thông tin thuốc.
Điều 79. Quảng cáo thuốc
1. Việc quảng cáo thuốc thực hiện theo đúng nội dung quảng cáo đã được Bộ Y tế xác nhận và theo quy định của pháp luật về quảng cáo có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo, Bộ Y tế phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo được quy định như sau:
a) Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;
b) Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quảng cáo thuốc, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.
Chương IX
DƯỢC LÂM SÀNG
Điều 80. Nội dung hoạt động dược lâm sàng
1. Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2. Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
7. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Điều 81. Triển khai hoạt động dược lâm sàng
1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại Điều 80 của Luật này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật này cụ thể như sau:
a) Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;
b) Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;
c) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
3. Chính phủ quy định việc tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng
1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;
b) Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
c) Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;
d) Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;
đ) Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;
e) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
g) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;
b) Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;
c) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 83. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dược lâm sàng
1. Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực phù hợp cho hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; ưu tiên tuyển dụng dược sỹ chuyên khoa dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực cho cơ sở đào tạo dược sỹ chuyên khoa dược lâm sàng của Nhà nước; ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí đối với người học chuyên khoa dược lâm sàng.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo dược sĩ làm công tác dược lâm sàng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dược lâm sàng.
Chương X
QUẢN LÝ THUỐC TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 84. Cung ứng, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc
1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
2. Việc bảo quản thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các quy định về thực hành tốt trong bảo quản thuốc và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc cấp phát thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện theo đúng y lệnh hoặc đơn thuốc, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc và có hướng dẫn cho người sử dụng.
4. Việc sử dụng thuốc phóng xạ chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thầy thuốc chuyên khoa y học hạt nhân và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 85. Sản xuất, pha chế thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sản xuất, pha chế thuốc để sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về chất lượng và việc quản lý các loại thuốc do cơ sở mình sản xuất, pha chế.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sản xuất, pha chế để phục vụ nhu cầu điều trị của cơ sở khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, phải thực hiện các biện pháp về an ninh bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phóng xạ và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Thuốc sản xuất, pha chế theo quy định tại khoản này được cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chương XI
THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG, THỬ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC CỦA THUỐC
Mục 1. THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
Điều 86. Các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng
1. Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên thử nghiệm trên người nhằm đánh giá sơ bộ về tính an toàn của thuốc.
2. Giai đoạn 2 là giai đoạn thử nghiệm nhằm xác định liều tối ưu cho thử nghiệm lâm sàng và chứng minh tính an toàn, hiệu quả của thuốc bao gồm cả tính sinh miễn dịch của vắc xin thử trên đối tượng đích.
3. Giai đoạn 3 là giai đoạn thử nghiệm được nghiên cứu trên quy mô lớn nhằm xác định tính ổn định của công thức, tính an toàn, hiệu quả điều trị ở mức tổng thể của thuốc hoặc để đánh giá hiệu quả bảo vệ và tính an toàn của vắc xin trên đối tượng đích.
4. Giai đoạn 4 là giai đoạn được tiến hành sau khi thuốc đã được lưu hành nhằm tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả điều trị của thuốc và theo dõi hiệu quả bảo vệ của vắc xin sau khi được dùng rộng rãi trong cộng đồng dân cư theo đúng điều kiện sử dụng.
Điều 87. Thử thuốc trên lâm sàng để đăng ký lưu hành thuốc
1. Thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 1, 2 và 3 được thực hiện trước khi đăng ký lưu hành thuốc.
2. Thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 4 được thực hiện sau khi đăng ký lưu hành thuốc theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền.
Điều 88. Yêu cầu đối với thuốc thử lâm sàng
1. Thuốc thử lâm sàng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đã được nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng;
b) Có dạng bào chế ổn định;
c) Đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký thử lâm sàng.
2. Nhãn thuốc thử lâm sàng phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”.
Điều 89. Thuốc phải thử lâm sàng, thuốc miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng khi đăng ký lưu hành thuốc
1. Thuốc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc mới, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Thuốc dược liệu có sự kết hợp mới của dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam và có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này;
c) Vắc xin lần đầu tiên đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
2. Thuốc được miễn một số giai đoạn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc mới đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới nhưng chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả;
b) Thuốc dược liệu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả.
3. Thuốc được miễn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc generic;
b) Thuốc mới đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả, trừ vắc xin;
c) Thuốc dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc trước ngày Luật này có hiệu lực, trừ thuốc có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiêu chí để xác định trường hợp miễn thử, miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng tại Việt Nam và thuốc phải yêu cầu thử lâm sàng giai đoạn 4.
Điều 90. Điều kiện của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng
1. Phải là người tình nguyện, đáp ứng yêu cầu chuyên môn của việc thử thuốc trên lâm sàng và phải ký thỏa thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, trừ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự.
2. Trường hợp chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, hồ sơ nghiên cứu phải ghi rõ lý do tuyển chọn và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tham gia thử thuốc trên lâm sàng.
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng
1. Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Trước khi thử thuốc, được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và những rủi ro có thể xảy ra;
b) Được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại do thử thuốc gây ra;
c) Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan;
d) Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt việc tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
đ) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và nhận thử thuốc.
2. Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn của nghiên cứu viên theo hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng đã được phê duyệt.
Điều 92. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
1. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn để thử thuốc;
b) Sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu của thuốc thử lâm sàng.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng có các trách nhiệm sau đây:
a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử thuốc trên lâm sàng nếu có rủi ro xảy ra do thử thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Ký kết hợp đồng về việc thử thuốc trên lâm sàng với cơ sở nhận thử thuốc;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của thuốc do mình cung cấp.
Điều 93. Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng
1. Cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hoạt động thử thuốc trên lâm sàng theo quy định;
b) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử thuốc trên lâm sàng;
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
2. Cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng có các trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử thuốc trên lâm sàng nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử thuốc trên lâm sàng;
d) Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
Điều 94. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử thuốc trên lâm sàng
1. Việc thử thuốc trên lâm sàng chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng và được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt bằng văn bản.
2. Việc thử thuốc trên lâm sàng, đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng và phê duyệt thử thuốc trên lâm sàng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự quyết của người tham gia thử thuốc, bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế;
b) Bảo đảm các lợi ích của nghiên cứu lớn hơn các nguy cơ, các nguy cơ trong nghiên cứu được cân nhắc kỹ lưỡng và giảm thiểu tối đa theo các chuẩn mực;
c) Bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm cho mỗi người tham gia thử thuốc, bảo đảm lợi ích và nguy cơ được phân bố đều cho người tham gia thử thuốc;
d) Bảo đảm thực hiện các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng và tuân thủ Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
3. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là hội đồng độc lập được thành lập ở cấp quốc gia và cấp cơ sở để bảo vệ các quyền, sự an toàn và sức khỏe của người tham gia thử thuốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Điều 95. Hồ sơ, quy trình thử thuốc trên lâm sàng
1. Hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng bao gồm:
a) Đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng;
b) Hồ sơ thông tin sản phẩm nghiên cứu;
c) Hồ sơ pháp lý của sản phẩm nghiên cứu;
d) Đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng và bản thuyết minh;
đ) Lý lịch khoa học của nghiên cứu viên;
e) Bản cung cấp thông tin và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
g) Biên bản đánh giá về khoa học và đạo đức trong nghiên cứu của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở;
h) Nhãn thuốc nghiên cứu.
2. Quy trình thử thuốc trên lâm sàng được quy định như sau:
a) Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
b) Phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
c) Tổ chức thực hiện thử thuốc trên lâm sàng;
d) Phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. THỬ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC CỦA THUỐC
Điều 96. Các giai đoạn thử tương đương sinh học của thuốc và thuốc phải thử tương đương sinh học
1. Thử tương đương sinh học của thuốc gồm các giai đoạn sau đây:
a) Giai đoạn nghiên cứu lâm sàng là giai đoạn thử nghiệm thuốc đối chứng và thuốc thử tương đương sinh học đã đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả để so sánh sinh khả dụng của 02 thuốc trên người tình nguyện;
b) Giai đoạn phân tích dịch sinh học của người là giai đoạn phân tích, xác định nồng độ thuốc đối chứng và thuốc thử tương đương sinh học trong mẫu sinh học của người tình nguyện sau khi được dùng ở giai đoạn nghiên cứu lâm sàng nhằm so sánh sinh khả dụng và chứng minh tính tương đương sinh học của 02 thuốc.
2. Thuốc generic phải thử tương đương sinh học khi có dược chất, dạng bào chế thuộc danh mục dược chất, dạng bào chế phải thử tương đương sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Điều 97. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc
1. Người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 90 của Luật này.
2. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 91 của Luật này.
Điều 98. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học
1. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn để thử tương đương sinh học của thuốc;
b) Sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu của thuốc thử tương đương sinh học.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học có các trách nhiệm sau đây:
a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử tương đương sinh học nếu có rủi ro xảy ra do thử tương đương sinh học theo quy định của pháp luật;
b) Ký kết hợp đồng về việc thử tương đương sinh học với cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của thuốc do mình cung cấp.
Điều 99. Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc
1. Cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc có các quyền sau đây:
a) Tiến hành giai đoạn nghiên cứu lâm sàng và giai đoạn phân tích dịch sinh học trong thử tương đương sinh học của thuốc.
Trường hợp chỉ tiến hành giai đoạn phân tích dịch sinh học thì được ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc;
b) Tiến hành hoạt động thử tương đương sinh học của thuốc theo quy định;
c) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử tương đương sinh học của thuốc;
d) Sử dụng kết quả nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học.
2. Cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử tương đương sinh học đối với mẫu thuốc đã thử;
b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử tương đương sinh học và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử tương đương sinh học nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử tương đương sinh học của thuốc;
d) Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học.
Điều 100. Nguyên tắc phê duyệt việc thử tương đương sinh học của thuốc
1. Việc thử tương đương sinh học của thuốc chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử tương đương sinh học của thuốc và được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc phê duyệt bằng văn bản.
2. Việc phê duyệt thử tương đương sinh học của thuốc phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 94 của Luật này;
b) Tuân thủ Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng, Thực hành tốt phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học và phù hợp với hướng dẫn thử tương đương sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
3. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở đánh giá về khoa học và đạo đức trong nghiên cứu của hồ sơ thử tương đương sinh học của thuốc và phê duyệt đề cương nghiên cứu.
Điều 101. Hồ sơ, quy trình thử tương đương sinh học của thuốc
1. Hồ sơ thử tương đương sinh học của thuốc bao gồm:
a) Đơn đề nghị thử tương đương sinh học;
b) Hồ sơ thông tin về thuốc;
c) Đề cương nghiên cứu thử tương đương sinh học và bản thuyết minh;
d) Lý lịch khoa học của nghiên cứu viên;
đ) Bản cung cấp thông tin và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc;
e) Nhãn thuốc.
2. Quy trình thử tương đương sinh học của thuốc được quy định như sau:
a) Đăng ký nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc;
b) Phê duyệt nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc;
c) Tổ chức thực hiện thử tương đương sinh học của thuốc;
d) Phê duyệt kết quả thử tương đương sinh học của thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Chương XII
QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ VIỆC KIỂM NGHIỆM THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC, BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC
Điều 102. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển Việt Nam. Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng.
2. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được quy định như sau:
a) Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do Bộ Y tế xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc xây dựng để áp dụng trong phạm vi hoạt động của cơ sở mình nhưng không được thấp hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được quy định tại Dược điển Việt Nam. Trường hợp Dược điển Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc tương ứng, cơ sở xây dựng tiêu chuẩn trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học hoặc theo quy định của Dược điển nước ngoài và được Bộ Y tế phê duyệt.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Dược điển Việt Nam trên cơ sở Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và quy định việc áp dụng Dược điển nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 103. Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
1. Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
2. Nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc trước khi đưa vào sản xuất thuốc phải được cơ sở sản xuất thuốc tiến hành kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
3. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc trước khi xuất xưởng phải được cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc tiến hành kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
4. Các thuốc sau đây ngoài việc được kiểm nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này còn phải được kiểm nghiệm bởi cơ sở kiểm nghiệm thuốc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định trước khi lưu hành:
a) Vắc xin;
b) Sinh phẩm là huyết thanh có chứa kháng thể;
c) Thuốc khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định căn cứ trên kết quả đánh giá nguy cơ về chất lượng thuốc và diễn biến chất lượng thuốc sản xuất, nhập khẩu.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Điều 104. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:
a) Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước;
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Phòng kiểm nghiệm của cơ sở kinh doanh dược.
2. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước có các trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện việc kiểm tra xác định chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
b) Kiểm tra, đánh giá chất lượng, thẩm định tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế;
c) Tư vấn, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế các biện pháp kỹ thuật để tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội;
d) Bảo đảm trung thực, khách quan trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc, mẫu nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc đã kiểm nghiệm.
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này.
4. Phòng kiểm nghiệm của cơ sở kinh doanh dược chịu trách nhiệm về kiểm tra, kiểm nghiệm để xác định chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc của cơ sở.
5. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm của Nhà nước, cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quy định về hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước.
Điều 105. Giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
1. Cơ sở kinh doanh dược có quyền khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc của cơ quan quản lý nhà nước về dược có thẩm quyền.
2. Trường hợp có khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, Bộ Y tế chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu tương đương với cơ sở kiểm nghiệm có kết quả kiểm nghiệm gây phát sinh tranh chấp để kiểm nghiệm lại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có khiếu nại về kết luận.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Chương XIII
QUẢN LÝ GIÁ THUỐC
Điều 106. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc
1. Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
4. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để quản lý giá thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Điều 107. Các biện pháp quản lý giá thuốc
1. Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích.
3. Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai.
4. Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.
5. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
6. Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác.
7. Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 108. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá thuốc.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc tại địa phương.
Điều 109. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Y tế
Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc có các nhiệm vụ sau đây:
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giá thuốc;
2. Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý nhà nước về giá thuốc;
3. Chủ trì tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giá thuốc;
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của pháp luật về giá;
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc kê khai giá thuốc và nguyên tắc rà soát, công bố giá thuốc do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai;
6. Tổ chức tiếp nhận và rà soát giá thuốc nhập khẩu do cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở ủy quyền nhập khẩu kê khai, kê khai lại; giá thuốc sản xuất trong nước do cơ sở sản xuất kê khai;
7. Hướng dẫn thực hiện việc niêm yết giá thuốc tại các cơ sở kinh doanh thuốc;
8. Công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế về các thông tin sau đây:
a) Giá bán buôn, bán lẻ thuốc đã kê khai;
b) Giá thuốc trúng thầu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở y tế cung cấp;
c) Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội;
9. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc.
Điều 110. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quy định cụ thể việc kê khai giá thuốc và nguyên tắc xem xét, công bố giá thuốc do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai;
b) Triển khai biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của pháp luật về giá;
c) Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc.
2. Quy định giá đối với mặt hàng thuốc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch từ nguồn ngân sách trung ương.
3. Cung cấp cho Bộ Y tế thông tin về giá nhập khẩu thực tế (giá CIF) của thuốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 111. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Công Thương
1. Cung cấp thông tin giá thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại các nước trong khu vực, trên thế giới theo đề nghị của Bộ Y tế để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá thuốc.
2. Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc.
Điều 112. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Quản lý nhà nước về giá thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Theo dõi, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính thông tin về tình hình giá thuốc trên địa bàn khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức tiếp nhận và rà soát giá thuốc sản xuất trong nước do cơ sở sản xuất thuốc trên địa bàn kê khai lại và báo cáo Bộ Y tế để công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
4. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc trên địa bàn quản lý.
Điều 113. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong quản lý giá thuốc
Công khai giá thuốc trúng thầu trên cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cung cấp giá thuốc trúng thầu đến Bộ Y tế chậm nhất 05 ngày kể từ ngày nhận được kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ sở thực hiện đấu thầu thuốc.
Điều 114. Trách nhiệm của các cơ sở thực hiện đầu thầu thuốc
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả trúng thầu, các cơ sở thực hiện đấu thầu thuốc thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi đến Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các cơ sở y tế khác có thực hiện đấu thầu thuốc gửi kết quả trúng thầu thuốc đến Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả trúng thầu thuốc đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức đấu thầu thuốc tập trung, Sở Y tế phải báo cáo kết quả trúng thầu thuốc đến Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chương XIV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 115. Ðiều khoản chuyển tiếp
1. Cơ sở kinh doanh dược đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định của Luật dược số 34/2005/QH11 được tiếp tục kinh doanh thuốc cho đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không ghi thời hạn hiệu lực, cơ sở được phép kinh doanh đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận thực hành tốt đã được cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ đăng ký thuốc nộp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Luật dược số 34/2005/QH11, trừ trường hợp cơ sở có đề nghị thực hiện theo quy định của Luật này. Người hành nghề dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của Luật dược số 34/2005/QH11 được tiếp tục hành nghề dược đến hết thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề dược đã cấp.
3. Đối với người có Chứng chỉ hành nghề dược được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì thời hạn cập nhật kiến thức chuyên môn tính từ ngày Luật này có hiệu lực.
4. Đối với Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực mà hết hạn sau ngày Luật này có hiệu lực thì được cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của Luật này.
5. Đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có thời hạn được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực mà hết hạn sau ngày Luật này có hiệu lực thì phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định của Luật này.
Điều 116. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Các quy định về áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc tại cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang, cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu; dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà thuốc và các cơ sở khác có hoạt động kê đơn sử dụng thuốc có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
3. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện khoản 2 Điều này, bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2021, các bệnh viện từ hạng 1 trở lên phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng quy định tại Điều 80 của Luật này; tất cả vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược.
4. Luật dược số 34/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
5. Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "06/04/2016",
"sign_number": "105/2016/QH13",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-02-CT-UBND-2022-doi-moi-cong-tac-dan-van-cua-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc-Da-Nang-504934.aspx | Chỉ thị 02/CT-UBND 2022 đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/CT-UBND
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 01 năm 2022
CHỈ THỊ
TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ TRIỂN KHAI QUY CHẾ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ
Để triển khai hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Quyết định số 2806-QĐ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Thành ủy Đà Nẵng ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị thành phố; Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện một số nội dung sau:
1. Các sở, ban, ngành; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố; UBND quận, huyện, phường, xã
a) Căn cứ nhiệm vụ, trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành tại Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2806-QĐ/TU của Thành ủy Đà Nẵng tổ chức quán triệt và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; luôn gắn nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thành phố sau đại dịch Covid-19 với công tác dân vận. Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp phải thực sự hiệu quả, hiệu lực đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
b) Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận, về vị trí, vai trò, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp và cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công tác dân vận, bảo đảm công tác dân vận luôn gần gũi với Nhân dân; đặc biệt là tuyên truyền các giải pháp mới về cải cách hành chính trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền các đường dây nóng của các ngành, các cấp, các kênh khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với dịch vụ công và công chức tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của các đơn vị đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
c) Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 9298/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố về triển khai Đề án nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của UBND thành phố về triển khai Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Đà Nẵng về lãnh đạo công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025; Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công tác cải cách hành hành chính theo Kế hoạch hằng năm của UBND thành phố.
d) Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
đ) Tham mưu UBND thành phố ban hành các quy định, chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện trong quá trình xây dựng, tổ chức thực chính sách, pháp luật, nhất là những chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
e) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực theo phân công; thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, nguồn lực Nhà nước...;
g) Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách công tác dân vận. Nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu; xây dựng và thực hiện tốt văn hóa công sở; đối mới và thực hiện phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin”. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân trong thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết hồ sơ, công việc của tổ chức, cá nhân.
h) Tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân để giải quyết các vấn đề vướng mắc và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Riêng Chủ tịch UBND quận có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân ở quận về tình hình hoạt động của UBND quận và phường những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nguyện vọng của công dân trên địa bàn quận trước kỳ họp thường kỳ của HĐND thành phố Đà Nẵng bảo đảm phù hợp với mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Tổ chức tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về những vấn đề bức xúc của Nhân dân theo thẩm quyền.
i) Chủ động phối hợp để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn thành phố; Quyết định số 2838-QĐ/TU ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Quy chế thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và Nhân dân trong điều kiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy ý kiến, tiếp thu, phản hồi ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội theo Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2015 của UBND thành phố ban hành Quy định về trách nhiệm của UBND thành phố trong việc cung cấp thông tin và tiếp thu ý kiến góp ý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp, làm việc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; phối hợp vận động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong Nhân dân.
2. Sở Nội vụ
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và tổng hợp, đánh giá kết quả, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
b) Tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.
c) Phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy đề xuất khen thưởng thường xuyên và đột xuất các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” và công tác dân vận của chính quyền thành phố.
3. Sở Tư pháp
Tham mưu tổ chức thực hiện tốt Luật Tiếp cận thông tin nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn thành phố.
4. Văn phòng UBND thành phố
Tiếp tục tham mưu đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở thực hiện thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật đến người dân trên địa bàn thành phố đảm bảo kịp thời, chính xác.
Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố;
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng;
- Lưu: VT, SNV.
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "12/01/2022",
"sign_number": "02/CT-UBND",
"signer": "Lê Trung Chinh",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-109-2008-TTLT-BTC-BVHTTDL-huong-dan-che-do-chi-tieu-doi-voi-cong-tac-to-chuc-dien-dan-du-lich-Asean-2009-tai-Viet-Nam-81922.aspx | Thông tư liên tịch 109/2008/TTLT/BTC-BVHTTDL hướng dẫn chế độ chi tiêu đối với công tác tổ chức diễn đàn du lịch Asean 2009 tại Việt Nam | BỘ TÀI CHÍNH – BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
--------
Số: 109/2008/TTLT/BTC-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2008
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHI TIÊU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN DU LỊCH ASEAN NĂM 2009 TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6926/VPCP-QHQT ngày 28/11/2007 của Văn phòng Chính phủ về Đề án tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN 2009 tại Hà Nội,
Liên Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ chi tiêu tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN năm 2009 tại Việt Nam (ATF 09) như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng thực hiện Thông tư này là các cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị) được giao kinh phí để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và phục vụ ATF 09 tại Việt Nam.
2. Các đơn vị có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích kinh phí được cấp để thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến việc tổ chức, phục vụ các hoạt động trong khuôn khổ ATF 09 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không sử dụng kinh phí này để chi cho các nội dung công việc khác thuộc nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.
3. Ngoài những chế độ, định mức chi được quy định cụ thể tại Thông tư này, các chế độ chi để thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tổ chức, phục vụ ATF 09 thực hiện theo chế độ chi tài chính hiện hành.
4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản để tổ chức và phục vụ ATF 09 thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản quản lý tài chính, tài sản hiện hành của Nhà nước và các quy định tại Thông tư này.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nguồn kinh phí tổ chức ATF 09:
- Ngân sách Nhà nước;
- Nguồn thu về cho thuê gian hàng tại Hội chợ (Travex): Mức thu về cho thuê gian hàng do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch -Trưởng Ban Chỉ đạo ATF 09 phê duyệt trên nguyên tắc lấy thu, bù chi đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc tổ chức Hội chợ.
- Các khoản đóng góp, ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn thu về quảng cáo;
- Các nguồn thu khác (nếu có).
2. Nội dung chi: Kinh phí tổ chức ATF 09 được sử dụng để chi cho những nội dung sau:
- Chi tuyên truyền trực tiếp (in panô, áp phích, logo, phù hiệu, băng cờ, khẩu hiệu, tài liệu, ấn phẩm quảng bá) và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí...).
- Chi phí thuê phương tiện, trang thiết bị, địa điểm phục vụ tổ chức ATF 09 theo dự toán do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Trưởng Ban Tổ chức ATF 09 phê duyệt.
- Chi phí cho khách mời quốc tế:
+ Chi phí thuê phòng khách sạn, phương tiện đón, tiễn tại sân bay và đi lại đối với Bộ trưởng, Tổng thư ký ASEAN và trưởng đoàn cấp cao cơ quan du lịch quốc gia (NTOs),
+ Chi thuê phương tiện đón, tiễn tại sân bay và phương tiện đi lại tham gia các sự kiện tại ATF 09 đối với khách mời.
+ Chi vé máy bay khứ hồi, chi phí thuê phòng khách sạn, phương tiện đón, tiễn tại sân bay và phương tiện đi lại khi tham gia các sự kiện tại ATF 09 đối với một số khách mời theo thông lệ của ASEAN là các hãng lữ hành, hãng đại lý lữ hành (khách hàng - buyers) mua sản phẩm du lịch (tour) từ các thị trường nguồn; danh sách khách mời và thời gian lưu trú đối với khách mời do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Trưởng ban Tổ chức ATF 09 phê duyệt trong khuôn khổ dự toán kinh phí tổ chức Diễn đàn ATF 09 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Chi chiêu đãi, tiếp xã giao và các buổi làm việc.
- Chi làm biểu tượng ATF 09 và các tặng phẩm, vật phẩm, kỷ niệm khác.
- Chi in giấy mời, làm thẻ cho các thành viên tham dự ATF 09.
- Chi tổ chức các hội nghị, hội thảo, phiên họp nhóm công tác, phiên họp các Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN, các phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các diễn đàn... trong khuôn khổ ATF 09.
- Chi hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức ATF 09, các Tiểu ban giúp việc và Văn phòng thường trực của Ban Tổ chức ATF 09 .
- Chi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, y tế, phục vụ.
- Chi thông tin, liên lạc.
- Chi cho các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng và phục vụ đại biểu tham dự ATF 09.
- Chi tổ chức Lễ khai mạc và Lễ bế mạc ATF 09.
- Chi xây dựng và tổ chức hoạt động của website ATF 09.
- Chi tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ tình nguyện viên.
- Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, phục vụ các hoạt động ATF 09.
3. Một số mức chi tổ chức ATF 09:
a) Đối với đại biểu và khách mời thuộc đối tượng do Việt Nam đài thọ kinh phí:
Thực hiện các nội dung và mức đài thọ theo quy định cụ thể tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
b) Đối với cán bộ và nhân viên phục vụ ATF 09:
- Tiền bồi dưỡng: Cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia phục vụ ATF 09 (bao gồm cả ngày lễ và ngày chủ nhật) được hưởng tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ theo các mức sau:
+ Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức ATF 09: 150.000 đồng/ngày/người.
+ Thành viên các Tiểu ban, Văn phòng thường trực ATF 09: 100.000 đồng/ngày/người.
+ Nhân viên phục vụ (bảo vệ, lái xe, lễ tân, tình nguyện viên,....) do Trưởng ban Tổ chức phê duyệt danh sách: 100.000 đồng/ngày/người.
Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày, chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.
Số ngày được hưởng tiền bồi dưỡng là số ngày thực tế làm việc trong thời gian chính thức diễn ra các sự kiện ATF 09. Trường hợp công việc phải triển khai sớm hoặc kết thúc muộn hơn so với số ngày chính thức của ATF 09 sẽ thanh toán theo phê duyệt của Trưởng ban Tổ chức ATF 09; mức bồi dưỡng được hưởng theo đúng chế độ và thời gian thanh toán cho những ngày triển khai sớm hoặc kéo dài nhưng tối đa không quá 5 ngày.
- Chi hỗ trợ cước điện thoại di động cho cán bộ, nhân viên: Thực hiện khoán chi phí cước điện thoại trong thời gian tổ chức ATF 09 theo các mức khoán như sau:
+ Các thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng, Phó Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban và Chánh Văn phòng thường trực ATF 09: 300.000 đồng/người.
+ Thành viên các Tiểu ban, Văn phòng thường trực, nhóm Thư ký ATF 09: 200.000 đồng/người.
c) Một số mức chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức ATF 09:
- Chi các cuộc họp có liên quan: Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các Tiểu ban, Văn phòng thường trực ATF 09: 50.000 đồng/người/cuộc.
- Chi phí xây dựng website ATF 09: Thực hiện theo Thông tư số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
- Chi dịch thuật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính, cụ thể:
+ Dịch viết: Mức chi từ 50.000đồng/trang - 70.000 đồng/trang (300 chữ/trang).
+ Dịch nói:
* Dịch nói thông thường: không quá 80.000 VND/giờ/người, tương đương không quá 640.000 VND/ngày/người làm việc 8 tiếng.
* Dịch đuổi: Mức chi tối đa không quá 200.000 VND/giờ/người, tương đương 1.600.000 VND/ngày/người làm việc 8 tiếng.
Định mức chi dịch thuật nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết phải thuê phiên dịch từ bên ngoài. Trường hợp phiên dịch là cán bộ của các cơ quan, đơn vị được cử tham gia phiên dịch phục vụ ATF 09, không được áp dụng định mức trên, chỉ được thanh toán tiền bồi dưỡng phục vụ theo mức chi quy định tại Thông tư này.
- Các khoản chi phát sinh theo thực tế chưa được quy định tại Thông tư này phải được Trưởng ban Chỉ đạo hoặc Trưởng ban Tổ chức phê duyệt; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các văn bản pháp lý, hồ sơ đấu thầu, hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ.
- Bộ phận nào được khoán gọn kinh phí thì có trách nhiệm chi thù lao cho cán bộ của bộ phận đó.
- Đối tượng tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng và phục vụ đại biểu tham gia ATF 09 được thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Ban Tổ chức với các đơn vị biểu diễn.
- Chi thuê tài sản, trang thiết bị, in ấn tài liệu, ấn phẩm quảng bá, sản xuất biểu tượng, tặng phẩm... có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải thực hiện đấu thầu, áp dụng theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu.
- Đối với những nội dung chi mua sắm và các khoản chi có tính chất đặc thù chưa có định mức chi, đơn giá quy định của Nhà nước, thì phải có ý kiến của Bộ Tài chính và được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt dự toán trước khi thực hiện để làm căn cứ quyết toán kinh phí.
4. Ngoài những ngày chính thức diễn ra các sự kiện ATF 09 (Khai mạc, Bế mạc, các phiên họp Nhóm công tác, NTOs, Hội nghị Bộ trưởng, Travex, các hoạt động bên lề), trường hợp cán bộ, nhân viên Việt Nam phải đi công tác để phục vụ các hoạt động có liên quan trực tiếp đến ATF 09, thì được thanh toán tiền công tác phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
III. LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
1. Lập dự toán:
Căn cứ vào dự kiến khối lượng và nội dung công việc liên quan đến tổ chức các hoạt động của ATF 09 đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt; dự kiến các nguồn thu, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành và các mức chi quy định tại phần II Thông tư này, các đơn vị được giao nhiệm vụ tham gia tổ chức ATF 09 xây dựng dự toán kinh phí cần thiết thực hiện nhiệm vụ gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch có trách nhiệm rà soát lại nội dung công việc và dự toán kinh phí đề nghị của các đơn vị theo đúng chế độ quy định, tổng hợp gửi Bộ Tài chính để thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phân bổ dự toán:
a) Căn cứ tổng mức dự toán kinh phí để tổ chức các hoạt động ATF 09 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Ban Tổ chức ATF 09 gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định hiện hành.
b) Bộ Tài chính thực hiện thông báo dự toán kinh phí chi cho công tác an ninh tổ chức ATF 09 cho Bộ Công an để thực hiện.
c) Đối với các khoản thu cho thuê gian hàng, đóng góp, ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu khác (nếu có) để tổ chức ATF 09, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải phản ánh đầy đủ số thu theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện các công việc thuộc nội dung tổ chức ATF 09 theo quy định tài chính hiện hành.
3. Quyết toán:
a) Các đơn vị được giao kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đối với phần kinh phí tổ chức các hoạt động của ATF 09 được giao (bao gồm cả các nguồn thu khác, nếu có) theo quy định hiện hành.
b) Kết thúc các hoạt động ATF 09, chậm nhất trong vòng 60 ngày, các đơn vị được giao nhiệm vụ tham gia tổ chức ATF 09 có trách nhiệm quyết toán phần kinh phí được giao, gửi báo cáo quyết toán về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt để gửi Bộ Tài chính.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN năm 2009 tại Việt Nam
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAOVÀ DU LỊCH
THỨ TRƯỞNG
Trần Chiến Thắng
KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW;
- TTCP, các Phó TTCP;
- VPQH, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- VPTƯ và các Ban của Đảng;
- TAND tối cao, Viện KSNDTC;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Công an, Ytế, Thông tin- Truyền thông;
- HĐND, UBND các địa phương: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Khánh Hoà
- Sở TC, Sở VHTT&DL, KBNN: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Khánh Hoà;
- Cục kiểm tra VB- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website BTC, Bộ VHTTDL
- Lưu: VT Bộ Tài chính, VT Bộ VH, TT&DL. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "19/11/2008",
"sign_number": "109/2008/TTLT/BTC-BVHTTDL",
"signer": "Trần Chiến Thắng, Phạm Sỹ Danh",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-32-2007-CT-UBND-tap-trung-giai-phap-chu-yeu-thuc-hien-muc-tieu-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-ngan-sach-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-2008-61237.aspx | Chỉ thị 32/2007/CT-UBND tập trung giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ngân sách thành phố Hồ Chí Minh 2008 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 32/2007/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2007
CHỈ THỊ
VỀ TẬP TRUNG CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ NĂM 2008.
Năm 2008 là năm thứ ba, cũng là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững, để hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII đề ra; trên cơ sở những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2007 và để tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và thu - chi ngân sách năm 2008; tạo tiền đề hoàn thành sớm các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ về lãnh đạo thực hiện Nghị quyết năm 2008; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty trực thuộc thành phố:
1. Tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị về mục tiêu, yêu cầu, nội dung trọng tâm và những giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008, Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố, Kế hoạch “Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” và các chương trình, kế hoạch có liên quan; góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức trách nhiệm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ngay từ những tháng đầu quý I năm 2008.
2. Tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp đặt ra trong Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2008 nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành đạt và vượt 20 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và môi trường, phấn đấu để tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2008 đạt từ 12,7% đến 13%, trên 13%.
2.1. Căn cứ Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2008, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện và ban hành ngay để triển khai. Nội dung kế hoạch phải bao quát hoạt động của các ngành, các thành phần kinh tế trên địa bàn, kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế với kế hoạch phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Những giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện phải cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan đơn vị; xác định rõ phương thức, điều kiện và thời gian tổ chức thực hiện; đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ được giao từng quý, 6 tháng, 9 tháng... không để bị động, lúng túng.
2.2. Đối với những cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình soạn thảo, góp ý kiến, đảm bảo chất lượng, tiến độ, đạt yêu cầu và phải hoàn tất công tác chuẩn bị trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đúng thời gian quy định. Đối với những nội dung mang tính chiến lược, lâu dài, thuộc thẩm quyền của Trung ương thì tích cực chuẩn bị, trình Ủy ban nhân dân thành phố trong quý I năm 2008.
2.3. Đối với các chương trình, công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII và các chương trình và công trình mang tính đòn bẩy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần VIII, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan cần tổ chức phân tích, đánh giá kết quả làm được, những mặt chưa được, những hạn chế và nguyên nhân; đồng thời xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cần triển khai thực hiện trong giai đoạn (2008 - 2010) và năm 2008; tập trung tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách trước các cơ quan lãnh đạo thành phố.
2.4. Đối với các dự án đầu tư đang triển khai phải thực thi ngay những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát; kiên quyết thu hồi các dự án đã có quyết định giao, thuê đất nhưng chưa triển khai, hoặc thực hiện không đúng mục đích được giao. Đồng thời, tập trung các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tối đa nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển; đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, tháo gỡ khó khăn trong các khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính… để khắc phục tình trạng giải ngân chậm, tồn đọng vốn đầu tư, nâng cao khả năng hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện các công trình, dự án phụ trách.
2.5. Chủ động xây dựng kế hoạch “Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” tại từng sở - ngành, từng cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở; nội dung phải cụ thể, thiết thực, có trọng tâm và tập trung các biện pháp nhằm thực hiện dứt điểm trong năm 2008; phải thường xuyên tổ chức các cao điểm ra quân lập lại trật tự lòng lề đường, trật tự an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; phấn đấu tạo ra sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động trong nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp thành phố về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự nơi công cộng, công sở, ở địa bàn dân cư, khu lưu trú công nhân...
2.6. Thủ trưởng sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện chủ động lựa chọn những công trình trọng điểm, những công việc trọng tâm, những vấn đề đang gây bức xúc trong nhân dân như ùn tắc giao thông, tiêu thoát nước, chống ngập, trật tự lòng lề đường, mỹ quan đô thị…, những nội dung kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, của đại biểu và các Ban Hội đồng nhân dân thành phố để tập trung xử lý dứt điểm, không để tồn đọng kéo dài; đối với những việc khó, vượt thẩm quyền, cần có sự phối hợp với các sở - ban - ngành khác thì chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xử lý.
3. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thể chế và cải tiến thủ tục hành chính; gắn cải cách hành chính với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung rà soát và bãi bỏ các văn bản, các thủ tục hành chính không đúng quy phạm pháp luật tại từng ngành, từng địa phương; hoàn thiện cơ chế “một cửa”, mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực liên quan đến nhà đất, xây dựng, quy hoạch, đăng ký kinh doanh, khắc dấu, hộ khẩu, cấp Giấy chứng minh nhân dân, thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư… Đẩy mạnh công tác thanh tra công vụ, thực hiện tốt quy định về văn hóa công sở, xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong khi thi hành công vụ; triển khai thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy một số cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện theo Nghị định của Chính phủ. Tiếp tục củng cố tổ chức và tăng cường nhân sự có năng lực và phẩm chất chính trị cho các bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị, địa phương, những khâu trực tiếp tiếp xúc và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp, các Ban Quản lý dự án, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
4. Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ xảy ra trên địa bàn; phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 03 mặt (số vụ, số người chết và số người bị thương); hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân năm 2008 ở cả 3 cấp; thực hiện các biện pháp nhằm chăm lo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ; giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhất là chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 3 giảm; tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, phấn đấu không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
5. Về tổ chức thực hiện:
5.1. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố cụ thể hóa Kế hoạch chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2008 thành Chương trình làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố; thường xuyên theo dõi, đôn đốc quá trình chuẩn bị nội dung, sắp xếp, bố trí để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, thông qua các đề án và ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch thực hiện thuộc thẩm quyền thành phố.
5.2. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức làm việc với các sở - ban - ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận - huyện để nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2008, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thật ổn định và bền vững.
5.3. Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết trực tiếp và kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại cơ sở.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty trực thuộc thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này để góp phần hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2008./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố;
- Các Đ/c Thành viên Ủy ban nhân dân thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các sở - ban - ngành thành phố;
- Các đơn vị ngành dọc Trung ương trên địa bàn thành phố;
- HĐND và UBND các quận - huyện;
- Các Tổng Công ty trực thuộc;
- Các báo, đài thành phố;
- VPHĐ-UB: CPVP;
- Các Phòng CV, TH-KH (5 bản);
- Lưu:VT, (TH-KH/Hn) H.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "31/12/2007",
"sign_number": "32/2007/CT-UBND",
"signer": "Lê Hoàng Quân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-47-2012-TT-BGTVT-quy-dinh-tuan-tra-kiem-tra-bao-ve-ket-cau-ha-tang-152594.aspx | Thông tư 47/2012/TT-BGTVT quy định tuần tra kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 47/2012/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TUẦN TRA, KIỂM TRA BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 107/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên hệ thống quốc lộ đang khai thác (trừ đường cao tốc).
2. Việc tuần tra, kiểm tra trên các hệ thống đường địa phương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý đường bộ và Đơn vị bảo trì đường bộ có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên hệ thống quốc lộ đang khai thác.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuần đường là hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Đơn vị bảo trì đường bộ và cá nhân thuộc đơn vị này khi được giao thực hiện nhiệm vụ.
2. Tuần kiểm đường bộ là hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải và cá nhân thuộc cơ quan này khi được giao nhiệm vụ.
3. Nhân viên tuần đường là nhân viên được giao nhiệm vụ tuần đường.
4. Tuần kiểm viên là viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ.
5. Đơn vị bảo trì đường bộ là tổ chức thực hiện bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương 2.
NHIỆM VỤ TUẦN TRA, KIỂM TRA BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 4. Quy định chung
1. Công tác tuần đường:
a) Nhân viên tuần đường được bố trí chuyên trách ở Đơn vị bảo trì đường bộ;
b) Nhiệm vụ tuần đường bao gồm: Theo dõi tổ chức giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng công trình đường bộ; phát hiện kịp thời hư hỏng hoặc các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý;
c) Nhiệm vụ tuần đường được thực hiện tất cả các ngày trong năm.
2. Công tác tuần kiểm đường bộ:
a) Tuần kiểm viên được bố trí chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ;
b) Nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ bao gồm: Theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên tuần đường và của Đơn vị bảo trì đường bộ; xử lý hoặc phối hợp xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ;
c) Nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ được thực hiện tối thiểu 01 (một) lần/01 (một) tuần.
3. Đối với Dự án đường bộ thực hiện đầu tư theo hình thức BOT, BTO, PPP, doanh nghiệp dự án tổ chức hoạt động tuần đường theo quy định tại Thông tư này; chịu sự quản lý của Tuần kiểm viên và Khu Quản lý đường bộ phụ trách khu vực.
4. Các công trình cầu, hầm đặc biệt, ngoài việc thực hiện theo quy định của Thông tư này còn thực hiện theo quy định riêng về quản lý, bảo vệ, bảo trì và khai thác của công trình đó.
Điều 5. Tuần tra, kiểm tra phạm vi đất của đường bộ
1. Nhân viên tuần đường:
a) Phát hiện tình trạng bất thường, sự cố của công trình đường bộ, các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông và tai nạn, ùn tắc giao thông (chụp ảnh hiện trạng hư hỏng, tai nạn và báo cáo kịp thời);
b) Đối với công trình đường bộ:
- Thống kê, nắm rõ số lượng, vị trí, tình trạng chi tiết của công trình đường bộ trong đoạn tuyến được giao; kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng, sự xâm hại công trình; báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên để có biện pháp xử lý;
- Trường hợp hư hỏng nhỏ, việc xử lý không cần vật tư thiết bị (cọc tiêu, biển báo bị xiêu vẹo; bu lông bị lỏng, tuột; đá lăn, cây đổ, vật liệu rơi vãi trên đường hoặc các hư hỏng tương tự khác), nhân viên tuần đường thực hiện hoặc yêu cầu công nhân bảo trì thường xuyên xử lý ngay;
- Trường hợp hư hỏng lớn, sửa chữa cần vật tư, thiết bị, phải có biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết để phòng tránh, đồng thời, báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ, báo cáo Tuần kiểm viên để có giải pháp xử lý kịp thời.
c) Đối với giao thông trên tuyến:
- Khi xảy ra ùn, tắc hoặc tai nạn giao thông, nhân viên tuần đường phải có mặt để thu thập thông tin, sơ bộ xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý; thực hiện hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng hướng dẫn, điều hành giao thông;
- Theo dõi việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, nhắc nhở nhà thầu thi công bảo đảm an toàn giao thông; nếu phát hiện các hành vi gây mất an toàn giao thông báo cáo ngay Tuần kiểm viên để xử lý kịp thời.
d) Công tác quản lý, bảo vệ phạm vi đất của đường bộ:
Phát hiện kịp thời, lập biên bản xác nhận hành vi vi phạm, báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 và khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ.
2. Tuần kiểm viên:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên tuần đường và của Đơn vị bảo trì đường bộ.
b) Phát hiện kịp thời điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và đề xuất phương án xử lý; thu thập và lập biểu theo dõi các vụ tai nạn theo quy định.
c) Kiểm tra giấy phép thi công, phát hiện và lập biên bản vi phạm, đình chỉ hành vi vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
d) Đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 và khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ.
đ) Tham gia kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường bộ; đề xuất kế hoạch sửa chữa với Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
Điều 6. Tuần tra, kiểm tra hành lang an toàn đường bộ
1. Nhân viên tuần đường:
a) Thống kê, nắm rõ hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới, hiện trạng phạm vi hành lang an toàn đường bộ của đoạn tuyến được giao quản lý;
b) Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; lập biên bản xác nhận hành vi vi phạm, báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên.
2. Tuần kiểm viên:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Nhân viên tuần đường và của Đơn vị bảo trì đường bộ.
b) Đình chỉ hành vi, lập biên bản vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định, báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải và phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 7. Trách nhiệm của Nhân viên tuần đường, Tuần kiểm viên
1. Nhân viên tuần đường:
a) Chủ động nhắc nhở, giải thích, hướng dẫn các đối tượng vi phạm chấp hành quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn ngay từ ban đầu hành vi vi phạm;
b) Báo cáo kịp thời hành vi vi phạm, sự cố gây mất an toàn giao thông và kết quả xử lý ban đầu cho Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên để có biện pháp xử lý kịp thời;
c) Tất cả các diễn biến về thời tiết, tình trạng cầu, đường, tình hình vi phạm công trình và hành lang an toàn đường bộ (kể cả các biên bản và ý kiến giải quyết) trong ca làm việc đều được ghi chi tiết vào sổ Nhật ký tuần đường theo mẫu tại Phụ lục số I của Thông tư này. Cuối ca làm việc phải báo cáo kết quả và trình Nhật ký tuần đường cho Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ;
d) Trong một ngày làm việc, mỗi vị trí trên tuyến phải được kiểm tra ít nhất một lần; đối với những công trình như cầu yếu, các vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông, các vị trí thường xảy ra tình trạng vi phạm quy định bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phải kiểm tra ít nhất 02 (hai) lần;
đ) Nhân viên tuần đường chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ về kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu sự kiểm tra, giám sát của Tuần kiểm viên;
e) Khi thực hiện nhiệm vụ, Nhân viên tuần đường phải mặc đồng phục và mang trang thiết bị cần thiết theo quy định tại Điều 14 Thông tư này; Nhân viên tuần đường phải đeo biển hiệu ở phía trên túi áo bên phải và có quyết định giao nhiệm vụ của Đơn vị bảo trì đường bộ.
2. Tuần kiểm viên:
a) Kiểm tra, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của Nhân viên tuần đường và Đơn vị bảo trì đường bộ;
b) Phối hợp với Đơn vị bảo trì đường bộ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, sự cố gây mất an toàn giao thông; trường hợp cần thiết phải báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải xử lý;
c) Hàng tuần, Tuần kiểm viên kiểm tra nội dung ghi chép trong sổ Nhật ký tuần đường và ghi ý kiến xử lý, đồng thời ký tên dưới ý kiến đó;
d) Tuần kiểm viên chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải về kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Khi thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu Tuần kiểm viên phải mặc đồng phục và mang trang thiết bị cần thiết theo quy định tại Điều 13 tại Thông tư này; Tuần kiểm viên phải đeo biển hiệu ở phía trên túi áo bên phải và có quyết định giao nhiệm vụ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
Điều 8. Nhiệm vụ của Đơn vị bảo trì đường bộ
1. Đơn vị bảo trì đường bộ bố trí đủ số lượng Nhân viên tuần đường theo quy định tại Thông tư này, có quyết định giao nhiệm vụ cho Nhân viên tuần đường.
2. Hàng ngày, Đơn vị bảo trì đường bộ xử lý các kiến nghị và nội dung trong Nhật ký tuần đường.
3. Hàng tháng tổng hợp và báo cáo công tác bảo trì đường bộ, tình trạng công trình đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ và lưu trữ tài liệu theo quy định.
4. Đơn vị bảo trì đường bộ phối hợp với Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, chính quyền địa phương thực hiện biện pháp ngăn chặn những hành vi xâm hại đến công trình giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn đường bộ; cung cấp nhân lực, xe máy phục vụ chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế hành vi vi phạm. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Nhân viên tuần đường.
5. Kiểm tra trên thực địa và đối chiếu trên sơ đồ, phối
hợp với chính quyền địa phương quản lý và bảo vệ cọc mốc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới. Trong trường hợp phát hiện thấy mất mốc, phải báo ngay cho chính quyền địa phương và Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải để có biện pháp xử lý, khôi phục.
Điều 9. Nhiệm vụ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải
1. Kiểm tra, chỉ đạo Tuần kiểm viên và Đơn vị bảo trì đường bộ thực hiện tốt công tác bảo trì đường bộ, công tác đảm bảo an toàn giao thông, công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Bố trí đủ số lượng Tuần kiểm viên để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này, có quyết định giao nhiệm vụ cho Tuần kiểm viên; đảm bảo trang phục, thiết bị làm việc cho Tuần kiểm viên theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
3. Thường xuyên theo dõi và xử lý thông tin do Tuần kiểm viên báo cáo. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Tuần kiểm viên và Đơn vị bảo trì đường bộ.
4. Phối hợp với chính quyền địa phương, chỉ đạo Đơn vị bảo trì đường bộ có biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại công trình giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Đơn vị bảo trì đường bộ và Nhân viên tuần đường.
5. Theo dõi, giám sát việc thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý nhà thầu vi phạm quy định Giấy phép thi công theo thẩm quyền.
Điều 10. Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng
Khi phát hiện các sự cố, vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
1. Tuần Kiểm viên, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có ngay biện pháp xử lý ban đầu.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan công an để xử lý triệt để vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUẦN ĐƯỜNG, TUẦN KIỂM ĐƯỜNG BỘ
Điều 11. Trình độ, năng lực của Nhân viên tuần đường, Tuần kiểm viên
1. Nhân viên tuần đường có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề chuyên ngành đường bộ hoặc công nhân bậc 5 (năm) trở lên; hiểu biết pháp luật, có năng lực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giải thích pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Tuần kiểm viên có trình độ chuyên môn từ cao đẳng chuyên ngành cầu đường trở lên.
Điều 12. Tổ chức hoạt động tuần đường, tuần kiểm
1. Nhân viên tuần đường phụ trách một đoạn tuyến hoặc công trình cầu, hầm phù hợp nội dung, nhiệm vụ tuần đường; chiều dài đoạn tuyến quy định như sau:
a) Đường cấp I, II: từ 20 đến 25km/người;
b) Đường cấp III: từ 25 đến 30km/người đối với đường qua đô thị; từ 30 đến 35km/người đối với đường ngoài đô thị;
c) Đường cấp IV, V, VI: từ 30 đến 35km/người đối với đường
miền núi; từ 40 đến 45km/người đối với đường đồng bằng, trung du.
2. Tuần kiểm viên phụ trách một đoạn tuyến theo quyết định giao nhiệm vụ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
Điều 13. Trang phục, thiết bị phục vụ công tác tuần kiểm
1. Trang phục của Tuần kiểm viên:
a) Trang phục xuân hè của nam:
- Áo màu xanh nước biển ngắn tay, cổ bẻ; áo có 07 cúc (05 cúc để cài áo, 02 cúc cài túi áo phía trên), cúc áo bằng nhựa cùng với màu vải áo, đường kính 1,3 cm ; hai túi áo ngực có nắp, túi áo may nổi có nẹp giữa; vạt áo cho vào trong quần; phía trên túi áo có lô gô "Đường bộ Việt Nam" và hàng chữ "Tuần kiểm đường bộ";
- Quần màu tím than, quần âu hai túi chéo và một túi phía sau, ống quần đứng.
b) Trang phục xuân hè của nữ:
- Áo màu xanh nước biển ngắn tay, cổ bẻ; áo có 07 cúc (05 cúc để cài áo, 02 cúc cài túi áo phía dưới), cúc áo bằng nhựa cùng với màu vải áo, đường kính 1,3 cm; hai túi áo ở phía dưới may ngoài, nắp túi hơi chéo; không cho vạt áo trong quần; phía trên túi áo có lô gô “Đường bộ Việt Nam” và hàng chữ “Tuần kiểm đường bộ”;
- Quần màu tím than, quần âu hai túi chéo, ống quần đứng.
c) Trang phục thu đông của nam:
- Áo vét tông màu xanh nước biển, dài tay có lót trong, thân trước 04 túi ngoài nắp hơi chéo, áo có 08 cúc để cài (06 cúc 2,2cm để cài áo và túi áo phía dưới, 02 cúc 1,8cm để cài túi áo phía trên), cúc áo bằng đồng mạ hợp kim màu vàng, mặt cúc nhám, cổ bẻ; phía trên túi áo có lô gô “Đường bộ Việt Nam” và hàng chữ “Tuần kiểm đường bộ”;
- Quần âu màu tím than hai túi chéo và một túi phía sau, ống quần đứng.
d) Trang phục thu đông của nữ:
- Áo vét tông màu xanh nước biển, dài tay có lót trong, hai túi có nắp chìm ở phía dưới thân trước, áo chiết eo, cổ bẻ, áo có 06 cúc để cài, cúc áo bằng đồng mạ hợp kim màu vàng, mặt cúc nhám (04 cúc 2,2cm để cài áo và 02 cúc 2,2cm để cài túi áo phía dưới); phía trên túi áo có lô gô “Đường bộ Việt Nam” và hàng chữ “Tuần kiểm đường bộ”;
- Quần âu màu tím than hai túi chéo, ống quần đứng.
đ) Mẫu trang phục và biển hiệu quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chế độ cấp phát:
a) Quần áo xuân hè: 01 (một) năm 02 (hai) bộ;
b) Quần áo thu đông: 01 (một) năm 01 (một) bộ;
c) Giầy, quần áo mưa: 01 (một) năm 01 (một) bộ;
d) Tất và găng tay: 01 (một) năm 02 (hai) bộ;
đ) Mũ bảo hiểm: 02 (hai) năm 01 (một) bộ;
e) 01 (một) áo gilê màu xanh có vạch vàng phản quang để mặc khi làm việc ở hiện trường;
g) 01 (một) máy ảnh kỹ thuật số.
Điều 14. Trang phục, thiết bị phục vụ nhiệm vụ tuần đường
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, nhân viên tuần đường phải mặc trang phục và mang theo các trang thiết bị sau đây:
a) Quần áo đồng phục, quần âu màu ghi xám, áo màu ghi xám; phía trên túi áo bên trái có lô gô “Đơn vị bảo trì đường bộ” hoặc tên công ty và hàng chữ “Tuần đường” màu xanh tím than;
b) 01 (một) áo gilê màu xanh có vạch vàng phản quang để mặc khi làm việc ở hiện trường;
c) Dụng cụ làm việc: Một túi bạt đựng 01 (một) mỏ lết, 01 (một) dao phát cây, 01 (một) thước cuộn 5m, 01 (một) đèn pin, 01 (một) xẻng công binh;
d) 01 (một) Sổ Nhật ký tuần đường.
đ) 01 (một) mũ bảo hiểm có hàng chữ “Tuần đường”.
e) 01 (một) máy ảnh kỹ thuật số.
2. Phương tiện đi lại của Nhân viên tuần đường là mô tô, xe máy.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Bãi bỏ Quyết định số 2044/QĐ-GT ngày 05/09/2000 của Cục Đường bộ Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tuần đường.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 16;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ GTVT;
- Các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT;
- Các Ban QLDA thuộc Tổng cục ĐBVN;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT;
- Công báo;
- Các Sở: GTVT, XD, QHKT, CT và TNMT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Khu Quản lý đường bộ;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (20).
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC I
MẪU SỔ NHẬT KÝ TUẦN ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Trang bìa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
NHẬT KÝ TUẦN ĐƯỜNG
Quyển số: ...............
Đơn vị bảo trì đường bộ ..............................................................................................................
Từ Km .............................................................. đến Km .............................................. QL..........
Nhân viên tuần đường: ...............................................................................................................
Bắt đầu ngày: ........................./.................../.................................................................................
Hết quyển ngày: ..................../..................../................................................................................
..........., năm 20 .......
2. Trang tiếp
HƯỚNG DẪN
PHẦN I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuần đường (bao gồm đường, cầu, cống, kè, ngầm, tràn, hệ thống an toàn giao thông, hành lang an toàn đường bộ) nhằm mục đích phát hiện kịp thời những hư hỏng, vi phạm hoặc sự cố xảy ra để nhanh chóng khắc phục, tránh những hậu quả xấu làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như xã hội. Nhật ký tuần đường là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý vì vậy phải được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tại các Đơn vị bảo trì đường bộ.
2. Người làm nhiệm vụ tuần đường phải ghi chép trong khi làm nhiệm vụ nhằm phản ánh đầy đủ mọi tình trạng, sự cố xảy ra đối với đoạn đường, cây cầu và công trình, hành lang an toàn đường bộ có trên tuyến được giao nhiệm vụ.
3. Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ đọc nội dung ghi chép trong sổ vào cuối ngày và ghi ý kiến xử lý, đồng thời ký tên dưới ý kiến đó.
Tuần kiểm viên hàng tuần kiểm tra và ghi ý kiến chỉ đạo để đơn vị thực hiện
Lãnh đạo hoặc các phòng ban chức năng của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải hàng tháng kiểm tra và ghi ý kiến chỉ đạo để đơn vị thực hiện.
4. Hàng tháng, hàng quý, khi nghiệm thu công tác BDTX, nhật ký tuần đường phải được xuất trình để hội đồng nghiệm thu xem xét đánh giá công tác quản lý theo tháng, quý đó.
5. Nhật ký tuần đường là sản phẩm của người làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra cầu đường của Đơn vị bảo trì đường bộ (Tuần đường).
Căn cứ nội dung ghi chép trong Nhật ký để đánh giá chất lượng công tác của Nhân viên tuần đường.
Đối với Đơn vị bảo trì đường bộ, Nhật ký tuần đường đánh giá một phần chất lượng và trình độ, phương thức quản lý của cán bộ Đơn vị bảo trì đường bộ.
Nhật ký tuần đường là tư liệu để giúp quá trình hoạch định kế hoạch và kế hoạch tác nghiệp.
PHẦN II.
NỘI DUNG KIỂM TRA, GHI CHÉP
I. Về đường:
1. Mặt đường: Kiểm tra tình trạng mặt đường như ổ gà, cao su, sình lún...ghi rõ vị trí và ước tính tỷ lệ % (hoặc m2, m, ...) chủ yếu đối với khối lượng phát sinh.
2. Lề đường: Những vị trí không đảm bảo bằng phẳng, cao hơn mặt đường khi mưa đọng nước gây lầy lội hoặc vật liệu, đất đá, rơm rạ, lều quán lấn chiếm làm cản trở giao thông, hạn chế tầm nhìn.
3. Rãnh dọc: Nêu những vị trí bị lấp tắc, cây cỏ không được dọn sạch, và những hư hỏng khác làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của cống, rãnh.
4. Công tác phát cây: Những vị trí bị cây cỏ che khuất tầm nhìn, cột Km, cọc tiêu, đầu cầu, cống, lòng sông dưới cầu... bị cỏ che lấp hoặc làm cản trở dòng chảy... cần được chặt, phát.
5. Hệ thống an toàn giao thông (trụ tiêu, cọc H, cột Km, cột thủy chí, cột mốc lộ giới, biển báo, hộ lan tôn sóng, dải phân cách, tấm chắn sáng v.v..): số lượng bị mất, bị hư hỏng so với ngày hôm trước cần phải bổ sung những vị trí nào...
6. Nền đường: Phản ánh các hư hỏng của nền, chú ý các vị trí sụt,
sạt...
7. Các vi phạm hành lang an toàn đường bộ (theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011): ghi rõ hình thức, diện tích lấn chiếm, kết cấu xây dựng, vị trí.
8. An toàn giao thông: Khi có các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngoài việc ghi vào Nhật ký tuần đường và nêu các kiến nghị sửa chữa cải tạo đường, cầu hoặc bổ sung hệ thống an toàn giao thông ... còn phải báo cáo ngay Đơn vị bảo trì đường bộ để Đơn vị bảo trì đường bộ báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải ngay trong ngày.
9. Theo dõi việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, nhắc nhở nhà thầu thi công bảo đảm an toàn giao thông; nếu phát hiện các hành vi gây mất an toàn giao thông báo cáo ngay Tuần kiểm viên để xử lý kịp thời.
10. Mô tả tình trạng vệ sinh mặt đường: như các hiện tượng đất, cát bụi... bám trên mặt đường, tình trạng rác thải trên mặt đường và lề đường cũng như hệ thống cống, rãnh dọc và ngang.
II. Kiểm tra công trình cầu, cống, kè, ngầm, tràn:
Các công trình phải kiểm tra và ghi rõ tình trạng của các bộ phận trong kết cấu như: Dầm cầu, gối cầu, khe co giãn và các bộ phận dễ bị hư hỏng, mất mát, han rỉ ... Các bộ phận bằng đá xây, bê tông như tường … hố tụ, tường cánh, mố, mặt móng, những chỗ bị hư hỏng lún sụt, khả năng thông thoát nước ... kiến nghị sửa chữa, bổ sung ...
Trường hợp cá biệt cần theo dõi một bộ phận nào đó của cầu thì Nhân viên tuần đường sẽ ghi thêm vào Nhật ký tuần đường (ví dụ: theo dõi vết nứt mới xuất hiện, sự cố sụt sạt của 1/4 mố cầu...), kiểm tra biển báo của cầu.
1. Việc ghi chép phải thực hiện trong khi tiến hành kiểm tra. Cuối ngày phải được tập trung ở Đơn vị bảo trì đường bộ.
2. Nội dung ghi chép phải mạch lạc, rõ ràng, tỉ mỉ, chính xác, Nhân viên tuần đường phải ký tên ở phía dưới.
3. Xử lý:
a) Khi đi tuần, gặp trường hợp cầu, đường, công trình bị hư hỏng, dầu mỡ rơi vãi trên mặt đường, cây cối bị đổ, đất đá sụt lở, dây điện bị đứt rơi xuống đường ... có thể nguy hiểm cho người và xe cộ đi lại thì bản thân Nhân viên tuần đường phải giải quyết ngay nếu công việc đơn giản, khối lượng ít, hoặc báo ngay cho Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên để xử lý, rào chắn và hướng dẫn xe cộ qua lại.
b) Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ hàng ngày phải đọc các phản ánh của Nhân viên tuần đường ghi trong sổ và ghi biện pháp xử lý hoặc báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải. Trong trường hợp khẩn cấp, Đơn vị bảo trì đường bộ phải huy động mọi lực lượng để giải quyết tạm nhằm hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Ghi chú: Sổ Nhật ký tuần đường gồm 100 trang được đánh dấu từ 1 đến 100 và đóng dấu giáp lai.
Trang đầu (bên trái):
Giờ ngày, tháng kiểm tra
Vị trí, Lý trình, xảy ra phát hiện sự cố, vi phạm
Tình hình thời tiết (nắng, mưa, mù, lũ, bão...) Diễn biến đột xuất, nội dung của các sự cố cầu đường, hoặc vi phạm mới phát hiện (vẽ minh họa vị trí, kích thước cụ thể).
Trang liền kề (bên phải):
Đã giải quyết, xử lý tại chỗ và kết quả
Người nhận báo cáo ghi nhận xét, việc cần lưu ý hàng ngày. Ký tên
Ý kiến của Tuần kiểm viên
PHỤ LỤC II
MẪU TRANG PHỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Áo phản quang
Quần áo Nhân viên tuần đường
Quần áo Tuần kiểm viên
* Trang phục xuân hè của nam:
* Trang phục xuân hè của nữ:
* Trang phục thu đông của nam:
* Trang phục thu đông của nữ:
Mũ bảo hộ
Biển hiệu Tuần kiểm viên đường bộ
Biển hiệu Nhân viên tuần đường | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "12/11/2012",
"sign_number": "47/2012/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-69-2009-TT-BTC-bo-sung-muc-luc-ngan-sach-nha-nuoc-86966.aspx | Thông tư 69/2009/TT-BTC bổ sung mục lục ngân sách nhà nước | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
Số: 69/2009/TT-BTC
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2009
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 02/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 03/2009/QĐ-TTg ngay 09/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức thu phí xăng dầu.
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung mục lục ngân sách nhà nước được ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ Tài chính như sau:
Điều 1. Bổ sung Tiểu mục của Mục 2100 “Phí xăng dầu”:
1. Tiểu mục 2103 “Phí dầu hỏa”;
2. Tiểu mục 2104 “Phí dầu ma zút”;
3. Tiểu mục 2105 “Phí dầu mỡ nhờn”;
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các khoản phí dầu hỏa, dầu ma zút, dầu mỡ nhờn phát sinh từ ngày 09/01/2009. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TC, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, NSNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "03/04/2009",
"sign_number": "69/2009/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-1117-KH-BGDDT-2019-De-an-ho-tro-tre-em-dac-biet-kho-khan-vung-dan-toc-thieu-so-426254.aspx | Kế hoạch 1117/KH-BGDĐT 2019 Đề án hỗ trợ trẻ em đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1117/KH-BGDĐT
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2019
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ EM CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2019-2025” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019- 2025”(gọi tắt là Đề án 588), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025”, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức triển khai Đề án trong toàn ngành Giáo dục đảm bảo kịp thời, hiệu quả đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong công tác triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung và nhiệm vụ được giao tại Đề án, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và địa phương trong việc triển khai Đề án, đảm bảo thời gian theo Kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương; đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, chất lượng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của năm học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ sở giáo dục.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC (Phụ lục kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT
a) Vụ Giáo dục dân tộc
- Đơn vị đầu mối, chủ trì lập kế hoạch triển khai Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch đã được phê duyệt;
- Lập dự toán kinh phí đảm bảo cho việc triển khai Đề án, kế hoạch hằng năm gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp;
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch này; phối hợp sơ kết, tổng kết việc triển khai Đề án.
b) Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
c) Vụ Kế hoạch - Tài chính: Hướng dẫn, tổng hợp dự toán kinh phí triển khai Đề án để thẩm định trình cơ quan có quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách.
2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của địa phương phối hợp với ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 588/QĐ-TTg và thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án của ngành Giáo dục;
- Phối hợp Công đoàn giáo dục cùng cấp quán triệt, triển khai Đề án đến nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương, đơn vị;
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục vùng thuận lợi kết nghĩa và giúp đỡ các cơ sở giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh, tổ chức vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Phối hợp, tham mưu, bố trí nguồn kinh phí thực hiện được từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm; nguồn chi thường xuyên của các sở giáo dục và đào tạo và nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định;
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch triển khai Đề án và báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Các cơ sở giáo dục
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị;
- Thực hiện tốt công tác vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng;
- Tích cực tổ chức và hỗ trợ trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ;
- Tổ chức kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục vùng thuận lợi với các cơ sở giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm; nguồn chi thường xuyên của các trường học và nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định;
- Tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch triển khai Quyết định 588/QĐ-TTg và báo cáo kết quả về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
IV. KINH PHÍ
- Bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hằng năm: Nguồn chi thường xuyên của các sở giáo dục;
- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ Y tế, LĐTBXH (để ph/h);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT (để th/h);
- Các sở GDĐT (để th/h);
- Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDĐT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
PHỤ LỤC
NỘI DUNG CÔNG VIỆC, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN, LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Kèm theo Kế hoạch số 1117/KH-BGDĐT ngày 09/10/2019 của Bộ GD&ĐT)
TT
Nội dung công việc (nhiệm vụ)
Thời gian thực hiện
Đơn vị thực hiện
Kết quả (Sản phẩm)
I. Thành lập Ban Chỉ đạo, Xây dựng Kế hoạch và kinh phí hoạt động
1
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg
Tháng 7/2019
Chủ trì: Vụ Giáo dục dân tộc;
Phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ.
Quyết định của Bộ trưởng thành lập Ban Chỉ đạo
2
Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tháng 8/2019
Chủ trì: Vụ Giáo dục dân tộc;
Phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ.
Quyết định của Bộ trưởng ban hành Kế hoạch
3
Phân bổ kinh phí triển khai các hoạt động của Đề án tại Bộ Giáo dục và Đào tạo
2019-2025
Chủ trì: Vụ Kế hoạch-Tài chính;
Phối hợp: Văn phòng, các đơn vị thuộc Bộ
Phân bổ kinh phí thực hiện Đề án
II. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi
1
Tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo http://www.moet.gov.vn, Báo Giáo dục và Thời đại, các cơ quan báo chí truyền hình Trung ương, địa phương về công tác vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi
2019-2025
Chủ trì: Văn phòng Bộ (Trung tâm Truyền thông Giáo dục)
Phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục mầm non và các Sở Giáo dục và Đào tạo
Các tin, bài viết, phóng sự
2
Tổ chức Lễ phát động cuộc vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Hằng năm
Chủ trì: Vụ Giáo dục dân tộc
Phối hợp: Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục mầm non, Vụ Giáo dục dân tộc, Văn phòng Bộ (Trung tâm Truyền thông Giáo dục) và các Sở Giáo dục và Đào tạo
Lễ phát động
III. Hướng dẫn việc sử dụng các cơ sở giáo dục cho trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí
1
Ban hành văn bản hướng dẫn về sử dụng các cơ sở giáo dục cho trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại các xã đặc biệt khó khăn
Quý IV/2019
Chủ trì: Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Phối hợp: Vụ Giáo dục mầm non, Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục dân tộc
Công văn hướng dẫn
2
Tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL, GV về tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại các xã đặc biệt khó khăn
2020-2025
Chủ trì: Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Phối hợp: Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục mầm non, Vụ Giáo dục dân tộc và các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tài liệu tập huấn;
- Báo cáo kết quả tập huấn
3
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các cơ sở giáo dục cho trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại các xã đặc biệt khó khăn về
2019-2025
Chủ trì: Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Phối hợp: Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục mầm non, Vụ Giáo dục dân tộc và các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Báo cáo kết quả kiểm tra
IV. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em tại các lớp học, điểm trường, trường mầm non, trường tiểu học
1
Phối hợp hướng dẫn triển khai hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em tại các lớp học, điểm trường, trường mầm non, trường tiểu học
Quý IV/2019
Chủ trì: Vụ Giáo dục Mầm non
Phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Giáo dục dân tộc
Công văn hướng dẫn
2
Phối hợp kiểm tra, đánh giá việc hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và đồ ấm cho trẻ em tại các lớp học, điểm trường, trường mầm non, trường tiểu học
2019-2025
Chủ trì: Vụ Giáo dục Mầm non
Phối hợp: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Báo cáo kết quả kiểm tra
V. Các hoạt động khác
1
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Đề án và cử đầu mối triển khai
Từ tháng 9 đến tháng 12/2019
Chủ trì: Vụ Giáo dục dân tộc
Phối hợp: Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án
Văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Đề án
2
Xử lý các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình thực hiện Kế hoạch
2019-2025
Chủ trì: Vụ Giáo dục dân tộc
Phối hợp: Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án
3
Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch của ngành Giáo dục; Phối hợp sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; Tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt cuộc vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em
2019-2025
Chủ trì: Vụ Giáo dục dân tộc
Phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ và Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và các Sở Giáo dục và Đào tạo
Báo cáo kết quả thực hiện Đề án;
Các cá nhân, tập thể khen thưởng | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "09/10/2019",
"sign_number": "1117/KH-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Hữu Độ",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-02-2020-TT-NHNN-hoat-dong-thanh-toan-va-chuyen-tien-lien-quan-den-chuyen-khau-hang-hoa-438697.aspx | Thông tư 02/2020/TT-NHNN hoạt động thanh toán và chuyển tiền liên quan đến chuyển khẩu hàng hóa mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2020/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2020
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN VÀ CHUYỂN TIỀN LIÊN QUAN ĐẾN KINH DOANH CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động thanh toán và chuyển tiền liên quan đến giao dịch vãng lai là kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa của thương nhân Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép).
2. Thương nhân Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa (trừ thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) (sau đây gọi là thương nhân).
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
Điều 3. Nguyên tắc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
1. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai giao dịch thanh toán và chuyển tiền riêng biệt: giao dịch chuyển tiền thanh toán cho hợp đồng mua hàng hóa và giao dịch nhận tiền từ hợp đồng bán hàng hóa. Giao dịch chuyển tiền thanh toán có thể được thực hiện trước hoặc sau giao dịch nhận tiền.
2. Mọi hoạt động thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa phải thực hiện thông qua ngân hàng được phép.
3. Thương nhân chỉ được thanh toán và chuyển tiền trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu theo hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán chính hàng hóa đó tại cùng một ngân hàng được phép.
4. Thương nhân được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của thương nhân đó, ngoại tệ mua của ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài thanh toán cho các hợp đồng mua hàng hóa.
Điều 4. Trách nhiệm của ngân hàng được phép
1. Xây dựng quy định nội bộ, trong đó có quy định về việc kiểm tra đồng thời cả hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu khi thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, giám sát luồng ngoại tệ chuyển ra - vào lãnh thổ Việt Nam trong kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thông qua việc thống kê, theo dõi số liệu chuyển tiền ra và nhận tiền về trong cùng một giao dịch chuyển khẩu.
2. Khi thực hiện các giao dịch bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa cho khách hàng, ngân hàng được phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm của thương nhân
1. Xuất trình chứng từ theo quy định của ngân hàng được phép khi mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền phục vụ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép.
2. Cung cấp thông tin nguồn tiền nhận về từ hợp đồng bán hàng hóa để ngân hàng được phép thống kê, theo dõi được số liệu chuyển tiền ra và nhận tiền về trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã cung cấp cho ngân hàng được phép.
3. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Không được sử dụng bộ hồ sơ chứng từ của một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa để mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền tại nhiều ngân hàng được phép.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2020
2. Đối với các hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu đã ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thương nhân được tiếp tục thực hiện việc thanh toán và chuyển tiền theo các quy định tại hợp đồng mua, bán đã ký kết.
Việc thanh toán và chuyển tiền đối với các hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được sửa đổi, bổ sung, gia hạn sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng được phép chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, QLNH, PC (05).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Thị Hồng | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "30/03/2020",
"sign_number": "02/2020/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Thị Hồng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-46-2011-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-34-2008-ND-CP-125626.aspx | Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 46/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2008/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
1. Bổ sung điểm l và m khoản 2 Điều 1 như sau:
“l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và 3 Điều 4 như sau:
“2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài: Người nước ngoài nộp 02 (hai) bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động, một bộ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ để người sử dụng lao động làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ gồm có:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;
d) Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.
Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:
- Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.
- Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm nêu trên do các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.
- Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.
- Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.
- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
- Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
đ) 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.
3. Đối với các giấy tờ quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều này mà bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 4 như sau:
“a) Trước khi tuyển người nước ngoài ít nhất 30 (ba mươi) ngày, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên ít nhất 01 (một) số báo Trung ương và ít nhất 01 (một) số báo địa phương bằng một trong các hình thức là báo viết, báo nói, báo hình hoặc báo điện tử về các nội dung: số lượng người cần tuyển, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, mức lương và các khoản thu nhập khác, điều kiện làm việc và một số nội dung khác nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm hoặc trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong các trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam thì không phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương và địa phương theo quy định nêu trên.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này.”
6. Bổ sung Điều 6a sau Điều 6 như sau:
“Điều 6a. Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam
1. Trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư phải quy định nội dung về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người nước ngoài theo quy định của pháp luật, trong đó phải ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam thực hiện các công việc mà người lao động Việt Nam có khả năng thực hiện. Trường hợp gói thầu cần sử dụng người nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu nước ngoài có phương án sử dụng người nước ngoài bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian thực hiện công việc.
2. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu nước ngoài phải có phương án sử dụng người lao động Việt Nam và người nước ngoài theo yêu cầu của chủ đầu tư.
3. Khi thực hiện hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải thực hiện đúng nội dung đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người nước ngoài. Nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm báo cáo và đề nghị bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi nhà thầu nước ngoài thực hiện gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu về việc tuyển người lao động Việt Nam nêu trên, bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian thực hiện công việc.
Đề nghị tuyển người lao động Việt Nam của nhà thầu nước ngoài phải kèm theo xác nhận của chủ đầu tư về phương án sử dụng lao động đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp nhà thầu nước ngoài có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động đã xác định trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì chủ đầu tư phải xác nhận phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động cần sử dụng của nhà thầu nước ngoài.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan để giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu nước ngoài. Trong thời hạn tối đa 60 (sáu mươi) ngày, đối với đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và 30 (ba mươi) ngày, đối với đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam mà không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu nước ngoài theo đề nghị nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc cho phép nhà thầu nước ngoài được tuyển người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
5. Nhà thầu nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
6. Chủ đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhà thầu nước ngoài thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng người nước ngoài làm việc cho nhà thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam; theo dõi và quản lý người nước ngoài trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam tại nhà thầu nước ngoài; hằng quý báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại các nhà thầu nước ngoài thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Định kỳ hằng quý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan có liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với người nước ngoài làm việc tại các dự án, gói thầu do nhà thầu nước ngoài trúng thầu trên địa bàn.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này.”
8. Bổ sung điểm h, i, k, l và m khoản 1 Điều 9 như sau:
“h) Người nước ngoài làm Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người nước ngoài được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam;
i) Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới của 11 ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải;
k) Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
l) Người nước ngoài đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
m) Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:
a) Đối với người nước ngoài được cấp giấy phép lao động lần đầu, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các giấy tờ của người nước ngoài và các văn bản có liên quan:
+ Đối với người nước ngoài được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động phải có các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này và văn bản để chứng minh việc người sử dụng lao động đã thông báo nhu cầu tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
+ Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và kèm theo văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Đối với người nước ngoài quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 1 Nghị định này phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
+ Đối với người nước ngoài quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Nghị định này phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam theo quy định tại Điều 6a Nghị định này phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này; đối với người nước ngoài được nhà thầu tuyển sau khi đã trúng thầu phải có thêm phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này và văn bản chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 4 Điều 6a Nghị định này.
b) Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các giấy tờ của người nước ngoài và các văn bản có liên quan:
+ Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động phải có 03 (ba) ảnh màu theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và giấy phép lao động đã được cấp hoặc bản sao giấy phép lao động đã được cấp.
+ Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm công việc khác vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và giấy phép lao động đã được cấp hoặc bản sao giấy phép lao động đã được cấp.
+ Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực hoặc vô hiệu có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động phải có giấy tờ theo quy định tại điểm c và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và giấy phép lao động đã được cấp hoặc bản sao giấy phép lao động đã được cấp.”
10. Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 9 như sau:
“b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
11. Bãi bỏ điểm c khoản 5 Điều 9.
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 9 như sau:
“6. Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày, kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, vị trí công việc của người nước ngoài.
Đối với các đối tượng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì phải gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài quy định tại b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Đối với các đối tượng quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều này thì thời hạn báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài trước ít nhất 07 (bảy) ngày, kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc.”
13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 10 như sau:
“a) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hợp đồng học nghề được ký giữa doanh nghiệp với người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hợp đồng lao động;
- Giấy phép lao động đã được cấp.”
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Trình tự gia hạn giấy phép lao động:
a) Trước ít nhất 10 (mười) ngày nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Cấp lại giấy phép lao động
1. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động:
a) Giấy phép lao động bị mất;
b) Giấy phép lao động bị hỏng;
c) Thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động đã được cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất, bị hỏng, thay đổi số hộ chiếu, nơi làm việc và phải có xác nhận của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam;
b) Giấy phép lao động đã được cấp trong trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời gian của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
4. Trình tự cấp lại giấy phép lao động:
a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động đã được cấp thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài về việc giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 như sau:
“3. Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc chưa nộp được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật.”
17. Bổ sung Điều 15a sau Điều 15 như sau:
“Điều 15a. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan công an có thẩm quyền:
a) Cấp thị thực cho người nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động hoặc cấp lại giấy phép lao động.
b) Không cấp thị thực đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Không gia hạn tạm trú, buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục gửi danh sách người nước ngoài được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
3. Hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, căn cứ áp dụng và hồ sơ đề nghị hình phạt buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với người nước ngoài không có giấy phép lao động sau khi nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.”
18. Bổ sung Điều 16a sau Điều 16 như sau:
“Điều 16a. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Hướng dẫn căn cứ, trình tự, thủ tục để xác định đối tượng là người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới của 11 ngành dịch vụ nêu tại điểm i khoản 1 Điều 9 Nghị định này.”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:
“2. Thực hiện cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này và gửi danh sách người nước ngoài được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để kiểm tra và làm thủ tục nhập cảnh, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.”
20. Bổ sung khoản 7 Điều 19 như sau:
“7. Hằng năm, người sử dụng lao động phải đăng ký nhu cầu tuyển và sử dụng người nước ngoài bằng văn bản bao gồm: số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc (bắt đầu và kết thúc) theo từng vị trí công việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp thay đổi nhu cầu sử dụng người nước ngoài thì người sử dụng lao động phải đăng ký bổ sung bằng văn bản nhu cầu tuyển và sử dụng người nước ngoài trước 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày người sử dụng lao động thông báo nhu cầu tuyển người nước ngoài.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo nhu cầu tuyển và sử dụng người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Đối với người nước ngoài là phu nhân, phu quân của những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam phải có sự thỏa thuận của giữa Việt Nam với nước liên quan và giấy phép lao động, trừ trường hợp Việt Nam ký hiệp định hoặc thỏa thuận có quy định khác.
Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy phép lao động đối với phu nhân, phu quân nêu trên thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao.
Đối với người nước ngoài là học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài đến Việt Nam thực tập trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có học sinh, sinh viên thực tập phải báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "17/06/2011",
"sign_number": "46/2011/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Luat-Dau-tu-cong-2019-362113.aspx | Luật Đầu tư công 2019 số 39/2019/QH14 mới nhất | QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 39/2019/QH14
Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2019
LUẬT
ĐẦU TƯ CÔNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Điều 3. Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.
4. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương là cơ quan, tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, bao gồm:
a) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công.
5. Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.
6. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công.
7. Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
8. Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
9. Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.
10. Cơ quan chủ quản là Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quy định tại khoản 4 Điều này quản lý chương trình, dự án.
11. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
12. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp.
13. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
14. Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
16. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
17. Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
19. Nhiệm vụ quy hoạch là các hoạt động được thực hiện để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
20. Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.
21. Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.
22. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
23. Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
24. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
25. Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 5. Đối tượng đầu tư công
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
5. Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư đối với đối tượng quy định tại khoản này.
Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.
2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.
Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:
1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;
b) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
c) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
h) Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
i) Bưu chính, viễn thông;
4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
Điều 11. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Luật này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.
Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Điều 13. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
5. Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
Điều 14. Công khai, minh bạch trong đầu tư công
1. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
l) Quyết toán vốn đầu tư công.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
1. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.
3. Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.
4. Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
5. Chi phí thanh tra sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thanh tra.
6. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các chi phí quy định tại Điều này.
Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Chương II
CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Mục 1. LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
2. Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.
Trường hợp chương trình, dự án quy định tại khoản này có sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật này đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;
d) Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
8. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Điều 18. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
6. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Nhiệm vụ quy hoạch;
c) Dự án đầu tư công khẩn cấp;
d) Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 19. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
b) Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.
5. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Điều 20. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Tờ trình của Chính phủ.
2. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
3. Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Tài liệu khác có liên quan.
Điều 21. Thủ tục và nội dung thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Thủ tục thẩm tra được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đến cơ quan chủ trì thẩm tra;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Sự cần thiết đầu tư chương trình, dự án;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
đ) Những thông số cơ bản của chương trình, dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
g) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch có liên quan, quy hoạch khác có liên quan đến tài nguyên, phương án di dân, tái định canh, định cư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư trong nước;
h) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư tại nước ngoài.
Điều 22. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ
1. Chủ chương trình có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
3. Chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này trình Chính phủ.
4. Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Điều 23. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Giao đơn vị, cơ quan có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Chỉ đạo đơn vị, cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao cho một cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này gửi ý kiến thẩm định để Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
Điều 24. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh là Thường trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
Điều 25. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có liên quan và đánh giá sự cần thiết của chương trình, dự án, đánh giá sơ bộ tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội, sơ bộ tác động môi trường (nếu có) và tác động của chương trình, dự án đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn, lựa chọn đề xuất chương trình, dự án phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất chương trình, dự án.
5. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này.
6. Đối với chương trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
7. Đối với dự án nhóm A, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
8. Đối với chương trình, dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 17 của Luật này, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
9. Đối với chương trình, dự án không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư.
10. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại và không gắn với khoản vay thì không phải lập đề xuất dự án.
Điều 26. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
2. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
Điều 27. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
2 . Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Điều 28. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
1. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B, nhóm C tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 29. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Điều 30. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A
1. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
b) Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;
c) Khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác;
d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
đ) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
e) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường;
g) Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội;
h) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn;
i) Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
k) Dự kiến kế hoạch bố trí vốn, tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư;
l) Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án;
m) Phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
n) Giải pháp tổ chức thực hiện.
Điều 31. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Điều 32. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 33. Phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án
1. Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia;
c) Chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
d) Chương trình, dự án đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cơ quan mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho giai đoạn sau và tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội quyết định cho Bộ, cơ quan trung ương trong giai đoạn trung hạn đang thực hiện, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền thông báo cho giai đoạn sau, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định cho địa phương và số vượt thu thực tế của ngân sách địa phương (nếu có) dành cho đầu tư phát triển, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 34. Điều chỉnh chủ trương đầu tư
1. Cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với chương trình đầu tư công, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 25 và 27 của Luật này;
b) Đối với dự án quan trọng quốc gia, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 25 của Luật này;
c) Đối với dự án nhóm A, thực hiện theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Luật này;
d) Đối với dự án nhóm B, nhóm C, thực hiện theo quy định tại các điều 25, 26 và 27 của Luật này.
3. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này.
6. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.
7. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết định đầu tư chương trình, dự án chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án được phê duyệt.
Điều 36. Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Sự cần thiết của chương trình, dự án.
4. Mục tiêu của chương trình, dự án.
5. Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.
Điều 37. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định chương trình.
3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này.
4. Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 38. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 39. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định.
Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 45 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
đ) Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
4. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trừ dự án quan trọng quốc gia.
5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được quy định như sau:
a) Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.
6. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 41. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản ban hành quyết định về chủ đầu tư, giao chủ đầu tư phối hợp với nhà tài trợ lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án.
2. Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này:
a) Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 37 và khoản 1 Điều 40 của Luật này;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án khác, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
4. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương trình, dự án theo quy định của Luật này và phải được thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, xem xét trình tự, thủ tục, tiến độ và ý kiến của nhà tài trợ.
Điều 42. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;
b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;
c) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Chính phủ việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp tại kỳ họp gần nhất.
Điều 43. Điều chỉnh chương trình, dự án
1. Việc điều chỉnh chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện chương trình.
2. Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;
d) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;
đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình, dự án sau khi chương trình, dự án đã được thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Luật này.
5. Trường hợp điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án lớn hơn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, dự án phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án.
6. Nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
d) Phạm vi và quy mô của chương trình;
đ) Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
h) Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
k) Tổ chức thực hiện chương trình;
l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
đ) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
e) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
g) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
i) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
k) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
l) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
m) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
3. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 45. Hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án
1. Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định chương trình, dự án;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ quyết định chương trình, dự án, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chương III
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 46. Phân loại kế hoạch đầu tư công
1. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm;
b) Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tư công hằng năm.
2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
b) Kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương;
c) Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.
Điều 47. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương;
c) Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước;
đ) Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư;
e) Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;
c) Kế hoạch đầu tư công trung hạn;
d) Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.
Điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.
Điều 49. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
1. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực trong trung hạn. Việc phân loại theo ngành, lĩnh vực được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng số vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
4. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách từng địa phương; tổng mức vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương đối với báo cáo trình Quốc hội. Tổng mức vốn của từng cơ quan, tổ chức được giao kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng nguồn ngân sách địa phương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới đối với báo cáo trình Hội đồng nhân dân các cấp.
5. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn.
6. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.
7. Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
Điều 50. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
1. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.
2. Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch.
3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch.
4. Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng năm.
5. Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
Điều 51. Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án
1. Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành.
4. Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
b) Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
c) Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
d) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
đ) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
e) Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này;
b) Sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật này;
c) Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
6. Quốc hội quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn quốc gia. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách cấp mình quản lý.
Điều 52. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn
Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1. Dự án chuyển tiếp thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
2. Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm.
Trường hợp không đáp ứng thời hạn trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương;
3. Nhiệm vụ, dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 18 của Luật này;
4. Các đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 5 của Luật này.
Điều 53. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp.
2. Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 54. Vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Vốn chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
2. Vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch được bố trí để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Vốn thực hiện dự án được bố trí để giải phóng mặt bằng, lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án hoặc hạng mục của dự án, tổ chức thi công và các công việc khác theo quyết định phê duyệt dự án.
Điều 55. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn
1. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng, tiêu chí phân bổ mức vốn đầu tư công trung hạn dự kiến cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
2. Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau.
3. Trước ngày 15 tháng 8 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.
4. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn;
b) Giao cơ quan, đơn vị trực thuộc sử dụng vốn đầu tư công lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công lập kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn chỉnh và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau;
b) Giao cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công tổ chức lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét và gửi cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh;
c) Tổ chức thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn của sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
d) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh lập kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp tỉnh giai đoạn sau, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét;
đ) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau;
e) Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức lập, thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp trên theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trước ngày 31 tháng 01 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Chính phủ dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển trong giai đoạn sau.
8. Từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 30 tháng 4 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
9. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan trung ương hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
10. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 5 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước ngày 15 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
c) Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
11. Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn của quốc gia báo cáo Chính phủ.
Điều 56. Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, bao gồm mục tiêu, định hướng chủ yếu và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm sau.
2. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
3. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn cơ quan, đơn vị cấp dưới lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
4. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Trước ngày 25 tháng 7 hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau.
6. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
7. Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến khả năng thu, chi ngân sách nhà nước và chi đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước kế hoạch năm sau. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương dự kiến phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương của kế hoạch năm sau.
8. Trước ngày 25 tháng 8 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn thiện dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
9. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau của quốc gia báo cáo Chính phủ.
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 57. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 51, 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.
3. Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
4. Phù hợp nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch.
5. Mức vốn bố trí cho từng chương trình, dự án không vượt quá tổng mức vốn của chương trình, dự án đã được phê duyệt
Điều 58. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 51, 52, 53 và 54, khoản 4 và khoản 5 Điều 57 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối thu, chi ngân sách địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.
3. Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương đã được phê duyệt.
Điều 59. Lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư
1. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư phải lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp quản lý.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn hằng năm, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch hằng năm nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với khả năng thực tế cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư không thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 60. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước
1. Tại kỳ họp cuối năm của năm thứ năm nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau để Quốc hội cho ý kiến về các nội dung theo quy định tại Điều 49 của Luật này; riêng kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên của giai đoạn sau, căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển của năm đầu tiên, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp này.
2. Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội khóa trước, Chính phủ trình Quốc hội khóa mới tại kỳ họp thứ nhất các nội dung theo quy định tại Điều 49 của Luật này. Quốc hội xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước của cả nước;
b) Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách từng địa phương;
c) Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương;
d) Danh mục và mức vốn của các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Giải pháp, chính sách chủ yếu để thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn.
3. Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, bao gồm tổng số vốn và cơ cấu vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; danh mục, mức vốn của các chương trình, dự án đầu tư công, mức vốn cho nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và đối tượng đầu tư công khác nguồn vốn ngân sách trung ương.
Điều 61. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước
1. Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước.
2. Trước ngày 20 tháng 10 hằng năm, Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm sau.
3. Trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm sau.
4. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm sau theo tổng mức vốn và cơ cấu vốn đã được Quốc hội quyết định cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm sau, danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới, gửi phương án phân bổ chi tiết cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và theo dõi thực hiện.
Điều 62. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
1. Trước ngày 05 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về các nội dung theo quy định tại Điều 49 của Luật này; riêng kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên của giai đoạn sau, căn cứ vào dự toán chi ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn mới và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương, bao gồm tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
3. Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn, Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, bao gồm tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục, mức vốn ngân sách địa phương bố trí cho từng dự án và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
4. Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn, Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, bao gồm tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục và mức vốn ngân sách địa phương bố trí cho từng dự án.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân các cấp ban hành nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các đơn vị thực hiện, bao gồm tổng mức vốn, danh mục chương trình, dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án.
Điều 63. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương
1. Trước ngày 05 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch đầu tư công năm sau, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.
2. Trước ngày 10 tháng 12 hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư công năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.
3. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định kế hoạch đầu tư công năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.
4. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp giao kế hoạch đầu tư công năm sau cho các đơn vị thực hiện.
Chương IV
THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA, GIÁM SÁT KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Mục 1. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 64. Tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công
1. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Chính phủ quy định các giải pháp tổ chức, thực hiện.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý.
3. Thủ tướng Chính phủ điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương trình, dự án.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện chương trình, dự án.
Điều 65. Chấp hành kế hoạch đầu tư công
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm:
a) Thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công;
b) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao kế hoạch đầu tư công.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để bảo đảm việc giao, chấp hành kế hoạch đầu tư công theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động các nguồn vốn.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.
3. Thủ tướng Chính phủ căn cứ tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này trong tổng mức vốn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thuộc quản lý của cấp mình nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu.
7. Hội đồng nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối thu ngân sách địa phương hoặc khả năng huy động các nguồn vốn của địa phương;
c) Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương.
8. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương để đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng các nguồn vốn này và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước.
Điều 68. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.
2. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 năm sau.
3. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hoặc vượt dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Mục 2. THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA, GIÁM SÁT KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 69. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Điều 70. Đánh giá kế hoạch đầu tư công
1. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.
2. Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm.
3. Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình quản lý đầu tư công;
đ) Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.
Điều 71. Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án
1. Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau:
a) Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý;
b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
c) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường hợp cần thiết khác;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 72. Đánh giá chương trình, dự án
1. Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
2. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
5. Ngoài quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 1 Điều này khi cần thiết.
Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án
1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
b) Tác động kinh tế - xã hội;
c) Tác động môi trường, sinh thái;
d) Tính bền vững của dự án;
đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.
6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.
Điều 74. Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo, giải trình, tiếp thu ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;
b) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân;
c) Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;
d) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
e) Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
Điều 75. Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
Điều 76. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án
1. Chủ chương trình và chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc chương trình, dự án.
2. Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tác động, đánh giá đột xuất chương trình, dự án được giao quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự đánh giá hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án và giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 77. Thanh tra đầu tư công
1. Hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư công phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư công được công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, cơ quan thanh tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Chương V
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
1. Ban hành luật, nghị quyết về đầu tư công.
2. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công.
3. Quyết định và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia.
5. Giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công.
Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
2. Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.
3. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công.
4. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
5. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
6. Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
8. Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kiểm tra thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương.
Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư công, các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
3. Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia;
4. Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia;
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia;
7. Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công.
Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ quan tài chính của địa phương cân đối kinh phí thường xuyên để thanh toán các chi phí lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình và bảo trì, vận hành dự án đưa vào sử dụng.
4. Chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
5. Báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án.
Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan trung ương
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
5. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công.
6. Theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý.
7. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
8. Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 17 của Luật này.
2. Xem xét, cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu.
3. Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
4. Giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư do địa phương quản lý.
Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh các nội dung sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương;
b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;
c) Xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án do địa phương quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này.
4. Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công do cấp mình quản lý.
5. Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
3. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp các nội dung sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên;
b) Tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và của Hội đồng nhân dân cấp trên;
c) Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật này.
5. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.
Điều 86. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm về kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán chuyên đề và thực hiện kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả kiểm toán năm, kiểm toán chuyên đề và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án.
4. Tổ chức công bố, công khai báo cáo kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
Điều 87. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Chủ trì tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội đối với các chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 74 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này và theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Điều 88. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất chủ trương đầu tư
1. Đề xuất chương trình, dự án phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch trong từng thời kỳ.
2. Bảo đảm huy động và cân đối được nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ, thời gian quy định.
3. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình không trùng lặp với chương trình khác và với nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu liên quan đến chương trình, dự án đề xuất.
Điều 89. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đáp ứng quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.
Điều 90. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư liên quan đến lập chương trình, dự án
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra, quyết định.
2. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các cơ quan thẩm định, thẩm tra chương trình, dự án.
3. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình, dự án theo đúng tiến độ, thời gian quy định.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập chương trình, dự án.
Điều 91. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Quyết định đầu tư chương trình, dự án đúng chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phù hợp với khả năng cân đối vốn thuộc nguồn vốn cấp mình quản lý, theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đầu tư và kết quả thẩm định.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án trước khi phê duyệt, bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Cân đối vốn để thanh toán các chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
4. Chỉ đạo chủ chương trình, chủ đầu tư thực hiện chương trình, dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng trong phạm vi kế hoạch đầu tư được duyệt.
5. Quyết định việc điều chỉnh, tạm ngừng, hủy bỏ chương trình, dự án.
6. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án và hoạt động của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định về thẩm quyền trong quá trình lựa chọn chủ chương trình, chủ đầu tư.
Điều 92. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tư vấn thiết kế chương trình, dự án
1. Tổ chức tư vấn thiết kế có quyền yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thiết kế chương trình, dự án.
2. Thiết kế chương trình, dự án theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng; không được thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế chương trình, dự án.
Điều 93. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện việc thẩm định theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và những kiến nghị của mình.
2. Việc thẩm định cần bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 94. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án
1. Tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và hiệu quả của chương trình, dự án.
2. Báo cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về việc thực hiện chương trình, dự án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 95. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý chương trình, dự án
1. Đề xuất các phương án, giải pháp và tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo ủy quyền của chủ chương trình, chủ đầu tư.
2. Báo cáo chủ chương trình, chủ đầu tư về tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án.
Điều 96. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo dõi, đánh giá và kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả do không tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án hoặc không báo cáo theo quy định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình.
3. Chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
Điều 97. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công
1. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công được xây dựng, triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công, bao gồm việc tổng hợp, báo cáo, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; theo dõi, đánh giá chương trình, dự án đầu tư công; quản lý, lưu trữ, công khai dữ liệu theo quy định.
2. Trách nhiệm xây dựng, quản lý, triển khai và ứng dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công được quy định như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức xây dựng, quản lý, triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công;
b) Bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công trong phạm vi quản lý.
3. Thông tin, dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là thông tin, dữ liệu gốc của các chương trình, dự án và kế hoạch đầu tư công.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 98. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 99. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14
Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
“a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư công, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư; căn cứ đánh giá tác động môi trường để quyết định đầu tư đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường;”.
Điều 100. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 101 của Luật này.
Điều 101. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với chương trình, dự án đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà không được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 thì việc điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Đối với chương trình, dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 mà chưa có trong kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
4. Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
5. Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "13/06/2019",
"sign_number": "39/2019/QH14",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-13-2011-TT-NHNN-mua-ban-ngoai-te-tap-doan-kinh-te-tong-cong-ty-124933.aspx | Thông tư 13/2011/TT-NHNN mua, bán ngoại tệ tập đoàn kinh tế, tổng công ty | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2011/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC MUA, BÁN NGOẠI TỆ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn thực hiện việc mua, bán ngoại tệ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép và được quyền mua lại ngoại tệ trong phạm vi số ngoại tệ đã bán từ Tổ chức tín dụng được phép để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Tổ chức).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được phép là các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ bán ngoại tệ là việc Tổ chức phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp và số dư trên các tài khoản tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng được phép.
3. Quyền mua ngoại tệ là việc Tổ chức được mua lại ngoại tệ trong phạm vi số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán vãng lai và các giao dịch hợp pháp khác trên cơ sở xuất trình các hồ sơ, chứng từ hợp lệ có liên quan.
4. Nguồn thu ngoại tệ hợp pháp là nguồn thu của Tổ chức từ các giao dịch vãng lai và các giao dịch hợp pháp khác (không phải là nguồn thu từ các giao dịch vốn) theo quy định tại Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
5. Số dư trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức bao gồm số dư tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức gửi tại Tổ chức tín dụng được phép.
6. Ngoại tệ là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
7. Nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp là các nhu cầu thanh toán ngoại tệ, ký quỹ, đặt cọc cho các nghĩa vụ bằng ngoại tệ hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 4. Các nguồn ngoại tệ Tổ chức phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép
1. Số dư tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 07 năm 2011.
2. Ngoại tệ dưới hình thức kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu hoặc giấy tờ có giá khác (gọi tắt là giấy tờ có giá) theo quy định hiện hành của pháp luật mà Tổ chức mua của Tổ chức tín dụng được phép hoặc tổ chức khác. Kết thúc kỳ hạn của các giấy tờ có giá, Tổ chức chuyển số ngoại tệ (gốc và lãi) vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép.
3. Ngoại tệ đang được Tổ chức ủy thác cho vay hoặc ủy thác đầu tư, Tổ chức không được gia hạn Hợp đồng ủy thác. Hết thời hạn ủy thác, Tổ chức chuyển số ngoại tệ thu được (gốc, lãi và các thu nhập hợp pháp khác) về tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép.
4. Các khoản tiền gửi ngoại tệ vào ngày 01 tháng 07 năm 2011 thuộc tài khoản ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh để thanh toán cho nghĩa vụ nợ trong tương lai, các Tổ chức không phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép. Hết thời hạn ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh; nếu không tiếp tục gia hạn thời gian ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh hoặc không sử dụng hoặc không sử dụng hết để thanh toán cho nghĩa vụ nợ, Tổ chức chuyển số ngoại tệ về tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép.
5. Nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác.
Điều 5. Nguyên tắc mua, bán ngoại tệ
1. Hàng tháng, Tổ chức có trách nhiệm tự cân đối nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức, số ngoại tệ còn lại Tổ chức bán cho Tổ chức tín dụng được phép.
2. Tổ chức không được sử dụng một nhu cầu ngoại tệ để gửi cho nhiều Tổ chức tín dụng được phép khác nhau làm cơ sở cân đối thu, chi ngoại tệ trong tháng của Tổ chức.
3. Khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng lớn hơn số dư hiện có trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức và nguồn thu ngoại tệ trong tháng, trong phạm vi tổng số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép, Tổ chức được quyền mua lại số ngoại tệ còn thiếu để phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp.
4. Tổ chức bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép nào thì thực hiện việc mua lại ngoại tệ từ chính Tổ chức tín dụng đó. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát đảm bảo nguyên tắc Tổ chức được mua lại số ngoại tệ tối đa bằng số ngoại tệ mà Tổ chức đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Thông tư này.
5. Thời hạn Tổ chức được quyền mua lại số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép là 01 năm kể từ tháng Tổ chức bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép.
6. Trường hợp khi đã mua lại hết số ngoại tệ mà Tổ chức đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Thông tư này, Tổ chức vẫn có nhu cầu mua ngoại tệ, việc mua, bán ngoại tệ của Tổ chức và Tổ chức tín dụng được phép thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên, tuân thủ quy định hiện hành có liên quan về quản lý ngoại hối.
7. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm tự cân đối ngoại tệ để thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với các Tổ chức theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức tín dụng được phép phải đảm bảo thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc duy trì trạng thái ngoại hối tại thời điểm thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với các Tổ chức.
8. Tỷ giá thực hiện mua, bán ngoại tệ của Tổ chức tín dụng được phép và Tổ chức được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Việc chuyển ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức
Tổ chức được chuyển ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi tại Tổ chức tín dụng được phép này sang Tổ chức tín dụng được phép khác khi nguồn thu ngoại tệ trong tháng và số dư ngoại tệ hiện có của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép không đủ cho nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của Tổ chức đã đăng ký sử dụng tại Tổ chức tín dụng đó.
Trường hợp này, Tổ chức tín dụng được phép nhận ngoại tệ chuyển đến cần xác nhận bằng văn bản nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức và số ngoại tệ còn thiếu mà Tổ chức cần sử dụng để Tổ chức tín dụng thực hiện chuyển ngoại tệ đi có cơ sở đối chiếu và chuyển đủ số ngoại tệ còn thiếu.
Chương 2.
NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC
MỤC 1. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC TRONG THÁNG 7 NĂM 2011
Điều 7. Số ngoại tệ phải bán
1. Số dư tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 07 năm 2011.
2. Các nguồn ngoại tệ của Tổ chức theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này phát sinh trong tháng 7 năm 2011.
Điều 8. Quy trình bán ngoại tệ
1. Đối với số dư tiền gửi:
a) Từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 đến ngày 07 tháng 07 năm 2011, Tổ chức báo cáo tổng hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 để cân đối giữ lại ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà Tổ chức gửi tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 07 năm 2011 đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng. Số còn lại, Tổ chức bán cho Tổ chức tín dụng được phép nơi Tổ chức có tài khoản tiền gửi ngoại tệ.
b) Các Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xác định chính xác số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của các Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2011.
c) Tổ chức tín dụng được phép yêu cầu Tổ chức báo cáo (kèm theo tài liệu chứng minh) nhu cầu sử dụng số ngoại tệ hợp pháp theo quy định tại Điều 7 Khoản 1 Thông tư này để thực hiện giữ lại trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức số ngoại tệ cần thiết phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp của Tổ chức. Số ngoại tệ còn lại, Tổ chức tín dụng được phép mua của Tổ chức.
d) Đối với số ngoại tệ mua từ số dư tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn, tại thời điểm mua, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện trả lãi trên số ngoại tệ Tổ chức đã gửi theo lãi suất bằng mức lãi suất đã cam kết theo kỳ hạn gửi và tính trên số ngày thực tế Tổ chức đã gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép. Số tiền lãi này Tổ chức tín dụng được phép thanh toán cho Tổ chức bằng ngoại tệ, là nguồn thu ngoại tệ của Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 và được tính khi cân đối nhu cầu sử dụng trong tháng của Tổ chức.
đ) Đối với số ngoại tệ mua từ số dư tiền gửi không kỳ hạn, Tổ chức tín dụng được phép thanh toán tiền lãi bằng ngoại tệ cho Tổ chức theo mức lãi suất không kỳ hạn tính trên số ngày thực tế Tổ chức gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép. Số tiền lãi này được tính toán là nguồn thu ngoại tệ của Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 và được tính khi cân đối nhu cầu sử dụng trong tháng của Tổ chức.
2. Đối với nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác phát sinh trong tháng 7 năm 2011, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 10 Thông tư này.
MỤC 2. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ PHÁT SINH SAU THÁNG 7 NĂM 2011
Điều 9. Số ngoại tệ phải bán
Các nguồn ngoại tệ của Tổ chức theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này phát sinh sau tháng 7 năm 2011.
Điều 10. Quy trình bán ngoại tệ
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng, Tổ chức phải có kế hoạch về nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp phát sinh trong tháng gửi Tổ chức tín dụng được phép kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp pháp của nhu cầu sử dụng số ngoại tệ của Tổ chức.
2. Tổ chức tín dụng được phép căn cứ vào hồ sơ tài liệu do Tổ chức xuất trình, xác định chính xác số ngoại tệ Tổ chức cần giữ lại từ các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp phát sinh trong tháng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức.
3. Khi nhận được nguồn thu ngoại tệ của Tổ chức, Tổ chức tín dụng được phép ghi Có vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức và cân đối nguồn ngoại tệ thu được với nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của Tổ chức. Trường hợp nguồn thu mới phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi hiện có của Tổ chức vượt số ngoại tệ Tổ chức còn phải sử dụng trong tháng theo kế hoạch đã xác định trước, Tổ chức tín dụng được phép thông báo cho Tổ chức để thực hiện việc mua số ngoại tệ vượt trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tổ chức tín dụng được phép thông báo cho Tổ chức.
4. Trong trường hợp quá 03 ngày làm việc theo quy định tại Khoản 3 Điều này Tổ chức không thực hiện việc bán ngoại tệ vượt cho Tổ chức tín dụng được phép, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện việc mua ngay số ngoại tệ này, đồng thời ghi Có vào tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam của Tổ chức mở tại Tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp Tổ chức chưa mở tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam tại Tổ chức tín dụng được phép thì Tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam cho Tổ chức để thực hiện việc mua ngay ngoại tệ và yêu cầu Tổ chức hoàn tất các thủ tục về mở tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam theo quy định của Tổ chức tín dụng được phép.
5. Trường hợp thời điểm kết thúc thời hạn 03 ngày làm việc theo quy định tại Khoản 3 Điều này trùng thời hạn 05 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo, Tổ chức được giữ lại số ngoại tệ vượt mức trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức trên cơ sở xuất trình tài liệu, chứng từ hợp pháp cho nhu cầu sử dụng số ngoại tệ này trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng đó.
6. Sau khi đã xác định nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của Tổ chức, trường hợp phát sinh thêm nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tháng đó, Tổ chức phải thông báo và gửi đến Tổ chức tín dụng được phép hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp pháp của việc thay đổi nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng để Tổ chức tín dụng được phép biết và thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với Tổ chức theo quy định tại Thông tư này.
Chương 3.
QUYỀN MUA NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC
Điều 11. Quyền giữ lại ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi
Tổ chức được quyền giữ lại trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức số ngoại tệ từ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp trong tháng để thực hiện nhu cầu sử dụng trên cơ sở chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức trong tháng.
Điều 12. Quyền mua lại ngoại tệ
1. Trường hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của chính các Tổ chức lớn hơn số ngoại tệ thu được và số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ hiện có, trong phạm vi số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép, Tổ chức được quyền mua số ngoại tệ còn thiếu từ Tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình tài liệu, chứng từ hợp lệ cho Tổ chức tín dụng được phép để phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp.
2. Trường hợp cần mua số lượng ngoại tệ lớn (theo quy định của Tổ chức tín dụng được phép) để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp, Tổ chức có trách nhiệm thông báo cho Tổ chức tín dụng được phép biết ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày thực mua ngoại tệ để sử dụng.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP VÀ TỔ CHỨC
Điều 13. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được phép
1. Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, tài liệu do Tổ chức xuất trình để xác định chính xác số ngoại tệ cần giữ lại cho Tổ chức để thực hiện nhu cầu sử dụng hợp pháp của Tổ chức đối với số dư tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại thời điểm ngày 01 tháng 07 năm 2011 để thực hiện việc mua số ngoại tệ còn lại của Tổ chức theo quy định tại Thông tư này.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, thông báo cho Tổ chức thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
3. Theo dõi, kiểm soát đảm bảo nguyên tắc về số lượng, thời hạn ngoại tệ mua, bán theo quy định tại Thông tư này.
4. Sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép để thực hiện việc mua, bán ngoại tệ đối với các Tổ chức theo quy định tại Thông tư này.
5. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chứng từ, đặc biệt hồ sơ, chứng từ đề nghị mua ngoại tệ phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp của Tổ chức để thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ với Tổ chức phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Phát hiện các hành vi vi phạm của Tổ chức trái với quy định tại Thông tư này, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.
7. Lưu giữ các chứng từ liên quan tới việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm toán.
8. Thực hiện yêu cầu báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Điều 14. Trách nhiệm của Tổ chức
1. Thực hiện nghiêm túc việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
2. Kê khai chính xác các nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng để yêu cầu Tổ chức tín dụng được phép giữ lại số ngoại tệ thu được để tự cân đối nhu cầu thu chi ngoại tệ trong tháng của Tổ chức. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp lệ của tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng, tự cân đối khả năng thu, chi ngoại tệ trong tháng để thực hiện quy định mua, bán ngoại tệ với Tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Thông tư này.
3. Xuất trình đầy đủ chứng từ, tài liệu theo quy định và yêu cầu của Tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện giao dịch mua, bán ngoại tệ. Trường hợp chứng từ, tài liệu thực hiện các giao dịch có yếu tố bảo mật thông tin, Tổ chức phải có bản cam kết có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của Tổ chức về tính trung thực, chính xác của nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp để Tổ chức tín dụng có cơ sở thực hiện việc mua, bán ngoại tệ.
4. Lưu giữ các chứng từ liên quan tới việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán.
5. Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm rà soát, thống kê danh sách các doanh nghiệp thành viên thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này và gửi cho Tổ chức tín dụng được phép nơi có giao dịch tài khoản tiền gửi ngoại tệ để thực hiện việc mua, bán ngoại tệ. Trường hợp có thay đổi về danh sách các doanh nghiệp thành viên thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay với Tổ chức tín dụng được phép biết, cập nhật danh sách và thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
6. Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp thành viên nghiêm túc triển khai thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
Chương 5.
YÊU CẦU BÁO CÁO VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Yêu cầu báo cáo
1. Chậm nhất đến ngày 15 tháng 8 năm 2011, Tổ chức tín dụng được phép báo cáo về doanh số ngoại tệ mua, bán với Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 theo Mẫu biểu số 1 đính kèm Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
2. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo doanh số mua, bán ngoại tệ trong tháng đối với các Tổ chức theo Mẫu biểu số 2 đính kèm Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
3. Trường hợp cần thiết, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo việc mua, bán ngoại tệ với Tổ chức theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trường hợp phát sinh những vấn đề khác có liên quan đến việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này, Tổ chức và Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước để được xem xét giải quyết.
Điều 16. Công tác kiểm tra
Khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện việc mua, bán ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng được phép đối với Tổ chức theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức tín dụng được phép và Tổ chức có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ cần thiết để việc kiểm tra được thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Điều 17. Xử lý vi phạm
Trường hợp xảy ra vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm, Tổ chức, Tổ chức tín dụng được phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 và thay thế Thông tư số 26/2009/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mua - bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng được phép; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Các Bộ, Ngành, cơ quan quản lý của Tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chỉ đạo thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c)
- Các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Ban chỉ đạo và phát triển DN;
- BLĐ NHNN;
- VPCP;
- Công báo;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra)
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ.
- Lưu VP, Vụ QLNH, Vụ PC.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Bình
Mẫu số 1
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG BÁO CÁO
Địa chỉ:
Số điện thoại: Fax:
BÁO CÁO DOANH SỐ MUA, BÁN NGOẠI TỆ VỚI TỔ CHỨC TRONG THÁNG 7 NĂM 2011
(Ngày 15/08/2011)
Đơn vị tính: 1.000 USD
STT
TÊN TỔ CHỨC GIAO DỊCH
DOANH SỐ MUA NGOẠI TỆ TỪ TỔ CHỨC
DOANH SỐ BÁN NGOẠI TỆ CHO TỔ CHỨC
MUA TỪ SỐ DƯ TIỀN GỬI
MUA TỪ NGUỒN KHÁC
USD
Ngoại tệ khác qui USD
USD
Ngoại tệ khác qui USD
USD
Ngoại tệ khác qui USD
I
Tập đoàn kinh tế
1
Tập đoàn A (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
2
Tập đoàn B (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
…
Cộng I
II
Tổng công ty nhà nước
1
Tổng công ty A (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
2
Tổng công ty B (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
…
Cộng II
……………………
Tổng cộng
Lập bảng
(Ký và ghi rõ họ tên)
……., ngày …… tháng ….. năm .......
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Tổ chức giao dịch là các Tổ chức được quy định tại Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Ngân hàng Nhà nước VN hướng dẫn việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước
- Báo cáo doanh số mua, bán ngoại tệ với Tổ chức theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư số 13/2011/TT-NHNN
- Tỷ giá quy đổi theo tỷ giá mà TCTD đã sử dụng để tính toán (yêu cầu nêu rõ) hoặc tỷ giá tính toán vào ngày làm báo cáo.
- Thông tin chi tiết (nếu cần thiết) đề nghị liên hệ số điện thoại 04 3934 3348 (Vụ Quản lý Ngoại hối)
Mẫu số 2
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG BÁO CÁO
Địa chỉ:
Số điện thoại: Fax:
BÁO CÁO DOANH SỐ MUA, BÁN NGOẠI TỆ VỚI TỔ CHỨC THÁNG ….. NĂM …..
(Ngày …/…../………)
Đơn vị tính: 1.000 USD
STT
TÊN TỔ CHỨC GIAO DỊCH
DOANH SỐ MUA NGOẠI TỆ TỪ TỔ CHỨC
DOANH SỐ BÁN NGOẠI TỆ CHO TỔ CHỨC
USD
Ngoại tệ khác qui USD
USD
Ngoại tệ khác qui USD
I
Tập đoàn kinh tế
1
Tập đoàn A (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
2
Tập đoàn B (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
…
Cộng I
II
Tổng công ty nhà nước
1
Tổng công ty A (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
2
Tổng công ty B (bao gồm cả doanh nghiệp thành viên)
…
Cộng II
……………………
Tổng cộng
Lập bảng
(Ký và ghi rõ họ tên)
……., ngày …… tháng ….. năm .....
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Tổ chức giao dịch là các Tổ chức được quy định tại Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Ngân hàng Nhà nước VN hướng dẫn việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước
- Định kỳ ngày 10 hàng tháng, Tổ chức tín dụng được phép báo cáo doanh số mua, bán ngoại tệ với Tổ chức trong tháng liền kề trước đó. Kỳ đầu tiên báo cáo theo mẫu biểu này là báo cáo doanh số mua, bán ngoại tệ với Tổ chức trong tháng 8/2011. Báo cáo được gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) trước ngày 10/9/2011.
- Tỷ giá quy đổi theo tỷ giá mà TCTD đã sử dụng để tính toán (yêu cầu nêu rõ) hoặc tỷ giá tính toán vào ngày làm báo cáo.
- Thông tin chi tiết (nếu cần thiết) đề nghị liên hệ số điện thoại 04 3934 3348 (Vụ Quản lý Ngoại hối) | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "31/05/2011",
"sign_number": "13/2011/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Văn Bình",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-lien-tich-04-2001-TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGD-xay-dung-huong-quy-uoc-lang-huong-dan-03-2000-TTLT-BTP-VHTT-BTTUBTUMTTQVN-dan-so-47904.aspx | Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGD xây dựng hương quy ước làng hướng dẫn 03/2000/TTLT/BTP-VHTT-BTTUBTƯMTTQVN dân số | BỘ TƯ PHÁP-BỘ VĂN HOÁTHÔNG TIN-UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM-UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGDS
Hà Nội , ngày 09 tháng 7 năm 2001
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TƯ PHÁP - BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN - BAN THƯỜNG TRỰC UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM - UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH SỐ 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ NGÀY 9 THÁNG 7 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 03/2000/TTLT/BTP-VHTT-BTTUBTƯMTTQVN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
Ngày 31 tháng 03 năm 2000, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban hành Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT- BTTUBTƯMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tại nhiều địa phương, hương ước, quy ước mới đã có những quy định phù hợp với pháp luật, góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao những chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc, hỗ trợ cho việc quản lý nhà nước, phát huy tính tự quản của cộng đồng. Trong nhiều bản hương ước, quy ước đã có những quy định thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tuy mức độ và cách thể hiện có khác nhau giữa các cộng đồng dân cư nhưng những quy định này bước đầu đã góp phần vào việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình ở cơ sở.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy, những quy định khuyến khích và không khuyến khích việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình trong hương ước, quy ước còn sơ sài, thiếu tính khả thi, có những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Một số địa phương chưa hướng dẫn để cộng đồng làng, bản đưa nội dung này vào hương ước, quy ước.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nói trên và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn 3493/VPCP-VX), Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT về việc đưa một số nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình vào hương ước, quy ước như sau:
I. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỂ HIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TRONG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC:
1. Về nội dung hương ước, quy ước, cần bổ sung một số điểm cụ thể để thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình như sau:
a) Đề ra các biện pháp khuyến khích xây dựng gia đình ít con, khoẻ mạnh, ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tự nguyện lựa chọn sử dụng các biện pháp trách thai, không mang thai trước hôn nhân, không kết hôn sớm, không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày; trong thời kỳ thai nghén thực hiện khám thai, tiêm phòng đầy đủ và sinh con tại các cơ sở y tế.
b) Đề ra các biện pháp vận động trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đầy đủ, được đến trường học tập đúng độ tuổi; khắc phục tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em thất học, trẻ em lang thang, bị lạm dụng tình dục và bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội; đồng thời, khuyến khích con cháu chăm học, chăm làm, kính trọng ông, bà, cha, mẹ, thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ lúc ốm đau, già yếu; khuyến khích ông, bà, cha, mẹ nuôi dưỡng con, cháu nên người, sống mẫu mực, làm gương cho con, cháu;
c) Đề ra các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong hương ước, quy ước nhằm thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình:
Ngoài những biện pháp thưởng, phạt đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT, các cộng đồng dân cư căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế có thể quy định trong hương ước, quy ước một số biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình sau đây:
- Biểu dương khen thưởng trước cộng đồng trong các hội nghị tổng kết năm, các cuộc họp ở cộng đồng; bình chọn công nhận gia đình văn hoá; ưu tiên vay vốn xoá đói giảm ngèo, phát triển ngành nghề; hoặc thưởng tiền, hiện vật có tính chất động viên, khuyến khích.
- Đối với cá nhân, hộ gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các quy định trong hương ước, quy ước thì có thể không đưa vào diện bình xét công nhận gia đình văn hoá; Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận hoặc người có uy tín ở cộng đồng dân cư gặp gỡ, trao đổi, phân tích, chỉ rõ thiếu sót, khuyên giải sửa chữa. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích nêu trên phải được tập thể cộng đồng dân cư tự nguyện thảo luận, nhất trí thực hiện. Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cách thức thể hiện nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trong hương ước, quy ước nên như sau:
a) Trường hợp hương ước, quy ước đã được phê duyệt và đang được thực hiện mà chưa có hoặc có chưa đầy đủ những nội dung đã được hướng dẫn tại Mục 1 của Thông tư này thì có thể lựa chọn một trong hai cách sau đây:
- Khi tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước hàng năm, cần hướng dẫn để cộng đồng dân cư chủ động đề xuất bổ sung vào hương ước, quy ước những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình;
- Cộng đồng dân cư có thể xây dựng thêm một Quy ước riêng về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
b) Trường hợp hương ước, quy ước đang được xây dựng thì cần bổ sung ngay vào hương ước, quy ước đó những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trước khi thông qua hoặc trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Trình tự, thủ tục soạn thảo để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được nêu tại các điểm a, b trên đây phải tuân theo thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt hương ước đã được hướng dẫn tại Mục II Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT.
II. TRÁCH NHIỆM GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1. Ở cấp tỉnh: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Sở Văn hóa - Thông tin giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ cùng cấp trong việc bổ sung nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình vào dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh định hướng nội dung hương ước; thực hiện những công việc khác theo hướng dẫn tại Mục III.1 Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh và Sở Văn hóa - Thông tin tiến hành rà soát những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình của địa phương mình để kiến nghị việc bãi bỏ những văn bản, những quy định trái thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới đúng thẩm quyền về chính sách dân số - kế hoạch gia đình ở địa phương.
2. Ở cấp huyện: Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Phòng Văn hóa - Thông tin giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung chính sách dân số - kế hoạch gia đình trong hương ước, quy ước theo hướng dẫn của Thông tư này.
Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em và Phòng Văn hóa - Thông tin giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc xem xét tính hợp pháp, loại bỏ những nội dung liên quan đến chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong hương ước, quy ước trái với các quy định của pháp luật hiện hành; rà roát những văn bản do chính quyền cấp huyện ban hành để kiến nghị việc bãi bỏ những văn bản, những quy định trái thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới đúng thẩm quyền về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.
Trường hợp phát hiện có nội dung sai trái thì báo cáo để Uỷ ban nhân dân cấp huyện tạm đình chỉ thi hành và hướng dẫn để chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung đó.
3. Ở cấp xã: Cán bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em, cán bộ Văn hóa - Thông tin giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau đây:
- Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hướng dẫn các cộng đồng dân cư xây dựng các nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trong hương ước, quy ước theo hướng dẫn tại Phần I của Thông tư này và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.
- Chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kiểm tra, phát hiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc xây dựng và thực hiện những nội dung liên quan đến chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trong hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Rà soát những văn bản do cấp xã ban hành để kiến nghị việc bãi bỏ những văn bản, quy định trái thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đúng thẩm quyền về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở địa phương
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh cần kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - thông tin, Uỷ ban quốc gia Dân số - kế hoạch hoá gia đình, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xem xét, giải quyết.
Nguyễn Đình Lộc
(Đã ký)
Trần Văn Đăng
(Đã ký)
Phạm Quang Nghị
(Đã ký)
Trần Thị Trung Chiến;
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá-Thông tin, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình",
"promulgation_date": "09/07/2001",
"sign_number": "04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGDS",
"signer": "Nguyễn Đình Lộc, Phạm Quang Nghị, Trần Thị Trung Chiến, Trần Văn Đăng",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-52-2021-ND-CP-gia-han-thoi-han-nop-thue-gia-tri-gia-tang-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-471423.aspx | Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập doanh nghiệp | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 52/2021/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2021
NGHỊ ĐỊNH
GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT TRONG NĂM 2021
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:
a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
c) Xây dựng;
d) Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
đ) Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);
e) Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;
g) Thoát nước và xử lý nước thải.
2. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:
a) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;
b) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
c) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim;
d) Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin;
đ) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc ngành cấp 1 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cấp 2 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3; trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 5 của ngành cấp 4.
3. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2020 hoặc năm 2021.
Điều 3. Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất
1. Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu)
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp (bao gồm cả số thuế phân bổ cho các địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh) của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này. Thời gian gia hạn là 05 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 và quý 1, quý 2 năm 2021, thời gian gia hạn là 04 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2021, thời gian gia hạn là 03 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2021. Thời gian gia hạn tại điểm này được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 9 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 10 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 1 năm 2021 chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm 2021.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 2 năm 2021 chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2021.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý 1, quý 2 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này. Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2021.
4. Đối với tiền thuê đất
Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 06 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2021.
Quy định này áp dụng cho cả trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân có nhiều Quyết định, Hợp đồng thuê đất trực tiếp của nhà nước và có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
5. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định này.
6. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế được gia hạn trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Điều 4. Trình tự, thủ tục gia hạn
1. Người nộp thuế trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất lần đầu hoặc thay thế khi phát hiện có sai sót (bằng phương thức điện tử; gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính) theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo quý) thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2021, cơ quan quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn.
Trường hợp người nộp thuế có các khoản được gia hạn thuộc nhiều địa bàn cơ quan thuế quản lý khác nhau thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm truyền thông tin gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế quản lý có liên quan.
Để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP và tiền chậm nộp phát sinh tương ứng (nếu có) vào ngân sách nhà nước trước ngày 30 tháng 7 năm 2021.
2. Người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn theo Nghị định này. Nếu người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế sau ngày 30 tháng 7 năm 2021 thì không được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc không gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách nhà nước.
4. Không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn trong khoảng thời gian được gia hạn thời hạn nộp (bao gồm cả trường hợp Giấy đề nghị gia hạn gửi cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế và trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xác định người nộp thuế được gia hạn có số thuế tăng thêm của các kỳ tính thuế được gia hạn).
5. Chủ đầu tư các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các khoản thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng khi làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước phải gửi kèm thông báo cơ quan thuế đã tiếp nhận Giấy đề nghị gia hạn hoặc Giấy đề nghị gia hạn có xác nhận đã gửi cơ quan thuế của nhà thầu thực hiện công trình. Kho bạc Nhà nước căn cứ trên hồ sơ do chủ đầu tư gửi để chưa thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong thời gian gia hạn. Khi hết thời gian gia hạn, nhà thầu phải nộp đủ số thuế được gia hạn tại cơ quan thuế theo quy định.
6. Cơ quan thuế chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đối với số tiền thuế còn nợ của những người nộp thuế được gia hạn theo quy định của Nghị định này, thời gian chưa thực hiện cưỡng chế từ ngày ban hành Nghị định đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Điều 5. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm công bố danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng để cơ quan quản lý thuế thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUẾ ĐẤT
□ Lần đầu □ Thay thế
Kính gửi: Cơ quan thuế ........................
[01] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….
[02] Mã số thuế:
[03] Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
[04] Số điện thoại: ……………………………………………………………………………….
[05] Tên đại lý thuế (nếu có): …………………………………………………………………..
[06] Mã số thuế:
[07] Loại thuế đề nghị gia hạn:
□ a) Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp, tổ chức
□ b) Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp, tổ chức
□ c) Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
□ d) Tiền thuê đất (kê chi tiết địa chỉ từng khu đất thuê thuộc đối tượng gia hạn tiền thuê đất)
- Khu đất thuê 1: ……………….
- Khu đất thuê 2: ……………….
- …….
[08] Trường hợp được gia hạn: ……………………………………………………………….
I. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ SIÊU NHỎ
□ 1. Doanh nghiệp nhỏ:
Lĩnh vực hoạt động
Số lao động
Doanh thu (VNĐ)
Nguồn vốn (VNĐ)
□ 2. Doanh nghiệp siêu nhỏ:
Lĩnh vực hoạt động
Số lao động
Doanh thu (VNĐ)
Nguồn vốn (VNĐ)
II. DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC, HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC LĨNH VỰC:
□ 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
□ 2. Sản xuất, chế biến thực phẩm; □ 3. Dệt; □ 4. Sản xuất trang phục; □ 5. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; □ 6. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; □ 7. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; □ 8. Sản xuất sản phẩm từ cao su và Plastic; □ 9. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; □ 10. Sản xuất kim loại; □ 11. Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; □ 12. Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; □ 13. Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; □ 14. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
□ 15. Xây dựng;
□ 16. Vận tải kho bãi; □ 17. Dịch vụ lưu trú và ăn uống; □ 18. Giáo dục và đào tạo; □ 19. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; □ 20. Hoạt động kinh doanh bất động sản; □ 21. Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; □ 22. Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
□ 23. Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; □ 24. Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; □ 25. Hoạt động thể thao, vui chơi giải trí;
□ 26. Hoạt động chiếu phim;
□ 27. Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
□ 28. Sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm;
□ 29. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
□ 30. Hoạt động xuất bản; □ 31. Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
□ 32. Hoạt động phát thanh, truyền hình;
□ 33. Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; □ 34. Hoạt động dịch vụ thông tin;
□ 35. Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);
□ 36. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng;
□ 37. Sản xuất đồ uống;
□ 38. In, sao chép bản ghi các loại;
□ 39. Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế;
□ 40. Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất;
□ 41. Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị);
□ 42. Sản xuất mô tô, xe máy;
□ 43. Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;
□ 44. Thoát nước và xử lý nước thải.
Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai; tôi cam kết nộp đầy đủ số tiền thuế theo thời hạn nộp thuế được gia hạn.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Chứng chỉ hành nghề số: ....
Ngày… tháng...năm....
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú:
- Mục I: NNT tự xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Mục II: NNT tự xác định theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ; Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định theo danh mục do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
- Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất chỉ gửi 01 lần cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn. Phương thức nộp người nộp thuế lựa chọn như sau:
+ Người nộp thuế nộp theo phương thức điện tử gửi tới Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
+ Người nộp thuế nộp trực tiếp tới cơ quan thuế hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính. | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "19/04/2021",
"sign_number": "52/2021/NĐ-CP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Chi-thi-3677-CT-BHXH-2018-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-nganh-bao-hiem-xa-hoi-Viet-Nam-398218.aspx | Chỉ thị 3677/CT-BHXH 2018 cải cách thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam | BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3677/CT-BHXH
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Báo Thanh niên số 253, ra Thứ hai ngày 10/9/2018, tại trang 5 có đăng bài viết “Bệnh nhân ung thư đi 250 km chỉ để bổ sung hai chữ “hồ sơ” của tác giả Duy Tính”, có phản ánh một số nội dung có liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi của ông N.H.H (55 tuổi, ngụ tại An Giang), điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh; tác giả cho rằng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh An Giang đã làm khó cho bệnh nhân khi yêu cầu bệnh nhân đã có bản “Tóm tắt bệnh án” bổ sung thành bản “Tóm tắt hồ sơ bệnh án”, chỉ thêm có 2 chữ “hồ sơ”; làm cho bệnh nhân tốn kém thời gian, tiền bạc đi lại.
Sau khi xảy ra sự việc, Giám đốc BHXH tỉnh An Giang đã báo cáo nội dung diễn biến sự việc, nghiêm túc thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật các cá nhân có sai phạm; kỷ luật hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Văn Phước, Giám đốc BHXH huyện Tri Tôn; kỷ luật hình thức khiển trách với ông Huỳnh Văn Đức, cán sự BHXH huyện Tri Tôn - Lý do: “Vi phạm nghiêm trọng trong công tác hướng dẫn hồ sơ chế độ BHXH; chưa thực hiện nghiêm túc các giải pháp liên thông trong giao dịch điện tử, giao dịch qua hệ thống Bưu điện, để người bệnh tự liên hệ với Bệnh viện Chợ Rẫy; gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng; tạo sự phản cảm trong công tác phục vụ đối tượng; gây ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của ngành BHXH. Vi phạm Khoản 2 Điều 7 Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 889/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam”. Đồng thời Giám đốc BHXH tỉnh An Giang tự nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu BHXH địa phương, xin “nghiêm túc kiểm điểm trước lãnh đạo Ngành, xem đây là bài học “xương máu” trong công tác quản lý”.
Qua sự việc trên và trong bối cảnh ngành BHXH đang quán triệt thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự an tâm, tin tưởng, hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, trong công tác thực hiện chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu:
1. Toàn ngành BHXH thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm cải cách hiệu quả thủ tục hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý, kỷ luật những tập thể, cá nhân gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính hoặc có tinh thần, thái độ phục vụ chưa tốt.
2. Đối với Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam:
- Tiếp tục rà soát, bổ sung nội quy, quy chế, quy trình làm việc của đơn vị nhằm tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công tác, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động.
- Thực hiện nghiêm túc Quy định về quản lý và phân cấp quản lý đối với công chức, viên chức của Ngành và có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Chỉ thị này đến từng công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc, trước pháp luật về những vi phạm của công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý.
3. Đối với công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH:
- Nghiên cứu kỹ các quy trình, quy định, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ thuộc chức trách nhiệm vụ được giao; Nâng cao hơn nữa thái độ tôn trọng Nhân dân, tận tâm phục vụ Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, đáp ứng đầy đủ, kịp thời quyền lợi chính đáng của Nhân dân.
- Nêu cao lòng tự trọng người cán bộ BHXH để xây dựng hình ảnh của Ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tinh thần hợp tác trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, công bằng, liêm chính, đặc biệt trong quan hệ với Nhân dân, với đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để mưu lợi cá nhân.
- Nắm rõ và thực hiện nghiêm các nội dung trong Chỉ thị này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức độ nghiêm khắc.
4. Đối với Vụ Tổ chức cán bộ và BHXH các cấp: Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy định về những việc công chức, viên chức không được làm; quy định về nội quy, quy chế cơ quan, thời gian làm việc; quy định về cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu và Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định số 889/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Tổng Giám đốc;
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH VN;
- Các Ban Quản lý dự án;
- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng HĐQL;
- Văn phòng Đảng ủy;
- Lưu: VT, TCCB(2).
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Minh | {
"issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam",
"promulgation_date": "20/09/2018",
"sign_number": "3677/CT-BHXH",
"signer": "Nguyễn Thị Minh",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-27-2017-TT-BTTTT-bao-dam-an-toan-thong-tin-tren-mang-truyen-so-lieu-co-quan-Dang-365322.aspx | Thông tư 27/2017/TT-BTTTT bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu cơ quan Đảng | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2017/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KẾT NỐI, SỬ DỤNG VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn Hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, kết nối và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, được sử dụng riêng trong hoạt động truyền số liệu và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi là mạng truyền số liệu chuyên dùng và viết tắt là “mạng TSLCD”) do Cục Bưu điện Trung ương là chủ mạng, quản lý, điều hành hoạt động của Mạng.
2. Mạng TSLCD cấp I
Là phân hệ của mạng TSLCD kết nối tới các thiết bị đầu cuối tại Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành và các cơ quan tương đương trực thuộc Trung ương, Tỉnh ủy/Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Bưu điện Trung ương cung cấp, quản lý, vận hành và khai thác.
3. Mạng TSLCD cấp II
Là phân hệ của mạng TSLCD kết nối tới các thiết bị đầu cuối tại các cơ quan cấp huyện bao gồm Quận/Huyện/Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận/Huyện; các cơ quan cấp xã bao gồm Đảng ủy xã/phường, các cơ quan tương đương cấp xã/phường do doanh nghiệp viễn thông cung cấp, quản lý, vận hành và khai thác trên địa bàn.
4. Đơn vị sử dụng mạng TSLCD là các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương và địa phương có điểm kết nối vào mạng TSLCD.
5. Dịch vụ truy nhập Internet quy định tại Thông tư này được hiểu là Internet chuyên dùng qua cổng kết nối Internet của mạng TSLCD để phục vụ các ứng dụng chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên mạng TSLCD.
Chương II
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH MẠNG TSLCD
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD
1. Quản lý, vận hành mạng TSLCD phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Mạng TSLCD được quản lý, vận hành tập trung, thống nhất; được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
3. Mạng TSLCD phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, liên tục (24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần).
Điều 5. Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD
1. Dịch vụ cơ bản
a) Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
b) Dịch vụ kênh thuê riêng;
c) Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
d) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
đ) Dịch vụ thoại;
e) Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
2. Dịch vụ giá trị gia tăng
a) Dịch vụ thư thoại;
b) Dịch vụ thư điện tử;
c) Dịch vụ IPTV;
d) Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
đ) Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Dịch vụ cộng thêm
a) Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
b) Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ KẾT NỐI VÀ SỬ DỤNG MẠNG TSLCD
Điều 6. Yêu cầu về kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp I
1. Địa điểm kết nối: do Cục Bưu điện Trung ương và đơn vị sử dụng kết nối thống nhất trên cơ sở lựa chọn địa điểm kết nối khả thi về mặt kỹ thuật.
2. Phương thức và giao diện kết nối: kết nối bằng cáp quang trực tiếp vào mạng TSLCD cấp I trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng.
3. Tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến: bảo đảm thống nhất tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) cho mạng TSLCD.
4. Lắp đặt thiết bị đầu cuối: việc lắp đặt, đấu nối thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng TSLCD cấp I phải theo quy định về quản lý tài nguyên viễn thông, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.
Điều 7. Yêu cầu về kết nối đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II
1. Phải kết nối qua hạ tầng mạng của doanh nghiệp viễn thông, không kết nối trực tiếp vào thiết bị mạng TSLCD cấp I.
2. Doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm kết nối giữa các điểm thuộc mạng TSLCD cấp II căn cứ theo nhu cầu sử dụng của các cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bảo đảm thực hiện các yêu cầu về kết nối theo yêu cầu của Cục Bưu điện Trung ương.
3. Để bảo đảm kết nối giữa mạng TSLCD cấp I và cấp II, doanh nghiệp viễn thông phải thiết lập kết nối trung kế sang mạng TSLCD cấp I.
4. Việc kết nối giữa các điểm mạng TSLCD cấp II thuộc doanh nghiệp viễn thông khác nhau, giữa các điểm mạng TSLCD cấp II thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau phải được Cục Bưu điện Trung ương phê duyệt và phải định tuyến thông qua điểm tập trung của mạng TSLCD cấp I.
5. Tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến: bảo đảm thống nhất tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) cho mạng TSLCD.
Điều 8. Yêu cầu về kết nối trung kế giữa mạng TSLCD cấp I và mạng TSLCD cấp II
1. Địa điểm kết nối: do Cục Bưu điện Trung ương và doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối mạng TSLCD cấp II tham gia kết nối thống nhất trên cơ sở lựa chọn địa điểm kết nối trên mạng khả thi về mặt kỹ thuật nhưng không được vi phạm các quy định về kết nối tại các Điều 42 và 44 của Luật Viễn thông.
2. Phương thức và giao diện kết nối: kết nối bằng cáp quang trực tiếp giữa mạng TSLCD cấp I và mạng TSLCD cấp II trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng.
3. Tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến: bảo đảm thống nhất tài nguyên địa chỉ IP và thông số định tuyến theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) cho mạng TSLCD.
Điều 9. Yêu cầu về hạ tầng mạng của doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối cho mạng TSLCD cấp II
1. Chỉ doanh nghiệp viễn thông có mạng lưới tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có đủ năng lực hạ tầng mạng kết nối đến các đơn vị thuộc mạng TSLCD cấp II; có đội ngũ nhân sự bảo đảm giám sát, vận hành và hỗ trợ xử lý sự cố trực tiếp tại các điểm kết nối, có đường trung kế kết nối sang mạng TSLCD cấp I mới được cung cấp dịch vụ.
2. Các kết nối đến mạng TSLCD phải bảo đảm an toàn, bảo mật đường truyền theo quy định.
3. Dịch vụ được triển khai trên mạng TSLCD cấp II phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Điều 10. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD
1. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin và lưu trữ.
2. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng TSLCD.
3. Thông tin quan trọng truyền tải trên mạng TSLCD phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, mã hóa bằng mật mã cơ yếu.
Chương IV
BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TSLCD
Điều 11. Quy định chung về bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng mạng TSLCD
1. Thiết kế hạ tầng mạng có phân vùng thành từng vùng mạng chức năng phù hợp với hệ thống thông tin theo cấp độ tương ứng.
2. Phải có phương án quản lý truy nhập hệ thống từ các mạng bên ngoài, nhằm quản lý và ngăn chặn các truy nhập trái phép từ các mạng bên ngoài vào mạng trong.
3. Phải có biện pháp quản lý truy nhập từ bên trong mạng ra các mạng bên ngoài và mạng Internet, nhằm bảo đảm chỉ những kết nối mạng hợp lệ theo chính sách của cơ quan, tổ chức mới được cho phép kết nối ra bên ngoài.
4. Phải có phương án lưu trữ và quản lý nhật ký hệ thống phục vụ việc theo dõi, giám sát hoạt động bình thường, các hoạt động liên quan đến an toàn thông tin của hệ thống.
5. Phải có phương án phòng, chống xâm nhập, phần mềm độc hại, nhằm giám sát phát hiện sớm, xử lý và ngăn chặn những cuộc tấn công mạng, những sự kiện bất thường xảy ra trên hệ thống qua môi trường mạng.
6. Phải có phương án bảo vệ các thiết bị mạng, thiết bị an toàn thông tin trong hệ thống, nhằm giám sát và ngăn cản truy nhập, thay đổi trái phép cấu hình và hoạt động của thiết bị.
Điều 12. Quy định về bảo đảm an toàn thông tin cho mạng TSLCD
1. Mạng TSLCD cấp I phải đáp ứng tối thiểu các tiêu chí yêu cầu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, được quy định tại khoản 5, Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
2. Mạng TSLCD cấp II phải đáp ứng tối thiểu các tiêu chí yêu cầu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, được quy định tại khoản 3, Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Điều 13. Quy định về bảo đảm an toàn thông tin cho phân hệ quản lý mạng TSLCD
1. Phân hệ quản lý mạng phải được tách riêng với các phân hệ mạng khác và không được kết nối Internet.
2. Có hệ thống quản lý xác thực tập trung đối với các tài khoản truy cập cấu hình thiết bị, phân quyền phù hợp cho người quản trị.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Bưu điện Trung ương
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển mạng TSLCD.
2. Chủ trì hướng dẫn các đơn vị thi hành các nội dung của Thông tư này.
3. Phối hợp Vụ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD.
4. Chủ trì ban hành các quy chế, chính sách, chỉ tiêu chất lượng, quy trình, quy phạm bảo đảm kết nối, bảo đảm an toàn thông tin liên quan đến mạng TSLCD.
5. Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm an toàn mạng TSLCD, điều phối xử lý sự cố phát sinh trên mạng lưới.
6. Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trên mạng TSLCD.
7. Trong trường hợp khẩn cấp được huy động hạ tầng, năng lực của doanh nghiệp viễn thông để phục vụ thông tin khẩn cấp theo yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương.
8. Định kỳ 6 tháng, hàng năm chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối và dịch vụ cho mạng TSLCD cấp II tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD với Cục Bưu điện Trung ương và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
9. Là đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông để tiếp nhận thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mạng TSLCD.
10. Là đầu mối cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông triển khai trên mạng TSLCD cấp I.
11. Triển khai các giải pháp, hệ thống thiết bị để bảo đảm các yêu cầu về dung lượng, tốc độ, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin và phương án dự phòng của mạng TSLCD.
12. Định kỳ rà soát, đánh giá, đề xuất cấp độ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Trách nhiệm của Cục Viễn thông: phối hợp thẩm định tài nguyên địa chỉ IP, thông số định tuyến của mạng TSLCD, các giải pháp, phương án kỹ thuật, các kế hoạch phát triển mạng TSLCD do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đề xuất.
2. Trách nhiệm của Cục An toàn thông tin:
a) Hướng dẫn công tác xác định cấp độ an toàn thông tin cho mạng TSLCD;
b) Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trong việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy định về bảo đảm an toàn thông tin liên quan đến mạng TSLCD;
c) Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trong việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD;
d) Phối hợp, hỗ trợ ứng cứu thông tin trong trường hợp có sự cố liên quan đến an toàn thông tin.
3. Trách nhiệm của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam:
a) Phối hợp với các đơn vị chức năng bảo đảm an toàn thông tin truyền tải trên Mạng TSLCD theo chức năng nhiệm vụ được quy định;
b) Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị sử dụng mạng TSLCD trong việc điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn thông tin;
c) Phối hợp triển khai các giải pháp giám sát, cảnh báo, ngăn chặn cho mạng nội bộ các đơn vị kết nối vào mạng TSLCD chống nguy cơ xâm nhập trái phép qua Internet.
4. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ: chủ trì công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định, quy trình về quản lý, vận hành, kết nối, khai thác, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trên mạng TSLCD.
5. Trách nhiệm của Vụ Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trình Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD.
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng kết nối và dịch vụ cho mạng TSLCD
1. Công bố các điểm đăng ký dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố và giải quyết khiếu nại (sau đây gọi tắt là điểm đăng ký dịch vụ) của các đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II.
2. Xây dựng và công bố quy định chi tiết các nội dung hợp đồng mẫu và ủy quyền điểm đăng ký dịch vụ gần nhất tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II.
3. Bảo đảm chất lượng dịch vụ, độ sẵn sàng đối với các điểm kết nối thuộc mạng TSLCD cấp II tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Tuân thủ các quy định về kết nối, chất lượng mạng và bảo đảm an toàn thông tin đối với mạng TSLCD theo quy định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
5. Huy động hạ tầng, năng lực của doanh nghiệp để Cục Bưu điện Trung ương phục vụ thông tin khẩn cấp theo yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương.
6. Triển khai các giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng và con người để bảo đảm cơ sở hạ tầng mạng TSLCD hoạt động liên tục và an toàn.
7. Phải báo cáo và chịu sự giám sát, thẩm định của Cục Bưu điện Trung ương đối với các dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD và các sự cố đối với mạng TSLCD cấp II.
8. Định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp, báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD tại địa phương với Cục Bưu điện Trung ương và Sở Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương
1. Hàng năm báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình sử dụng mạng TSLCD trong hoạt động ứng dụng của các đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương thẩm định, ban hành.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng TSLCD cấp II tại địa phương.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp viễn thông thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn mạng và thông tin trên mạng TSLCD cấp II.
3. Chủ trì kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm quy định về sử dụng, chia sẻ, lưu trữ thông tin và an toàn thông tin trên mạng TSLCD cấp II.
4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II tại địa phương.
5. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Thông tư này cho các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương; hướng dẫn các đơn vị này quản lý, khai thác hiệu quả mạng TSLCD cấp II.
6. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp, báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương đơn vị quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân sử dụng mang TSLCD
1. Quản lý, khai thác và bảo vệ thiết bị mạng của điểm kết nối đặt tại cơ quan mình theo quy định về mạng TSLCD và hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đường truyền và dịch vụ.
2. Bảo đảm nội dung, thông tin truyền đưa trên mạng TSLCD theo đúng quy định pháp luật.
3. Không thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị liên quan đến mạng TSLCD không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống mạng TSLCD.
4. Khi có sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền để giải quyết.
5. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan như:
a) Quản lý hệ thống tường lửa của đơn vị đối với mạng TSLCD;
b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của đơn vị được thiết lập (nếu có) trên nền tảng mạng TSLCD;
c) Quản lý các tên miền của đơn vị;
d) Quản lý các chính sách kết nối Internet của đơn vị thông qua mạng TSLCD;
đ) Ghi lại các sự cố, lỗi xảy ra về kết nối mạng TSLCD, về an toàn, bảo mật thông tin; trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị phải thông báo với Cục Bưu điện Trung ương (đối với mạng TSLCD cấp I) hoặc điểm đăng ký dịch vụ gần nhất của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (đối với mạng TSLCD cấp II) để phối hợp khắc phục kịp thời, nhanh chóng.
6. Đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số với Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin trên mạng TSLCD.
7. Trong trường hợp có kế hoạch nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng nội bộ có ảnh hưởng đến mạng TSLCD, cần thông báo cho Cục Bưu điện Trung ương (đối với mạng TSLCD cấp I) hoặc điểm đăng ký dịch vụ gần nhất của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (đối với mạng TSLCD cấp II) trước tối thiểu 05 ngày làm việc để bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể của mạng TSLCD.
8. Bảo đảm tuân thủ các quy định về quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD; xây dựng quy chế nội bộ về sử dụng mạng TSLCD.
9. Bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn thông tin.
10. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông (đối với các đơn vị cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ) và báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Tổ chức thực hiện
Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sử dụng mạng TSLCD, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc chấp hành tại đơn vị theo đúng các quy định của Thông tư này.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2017 và thay thế Thông tư số 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Trong quá trình thực hiện quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng mạng TSLCD, nếu có vướng mắc tổ chức, cá nhân có liên quan cần kịp thời phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương)./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTg Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tỉnh ủy/Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Doanh nghiệp viễn thông;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng Thông tin điện tử;
- Lưu; VT, CBĐTW (5b).
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "20/10/2017",
"sign_number": "27/2017/TT-BTTTT",
"signer": "Trương Minh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-19-2012-TT-BCA-Nghi-le-Cong-an-nhan-dan-138664.aspx | Thông tư 19/2012/TT-BCA Nghi lễ Công an nhân dân | BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 19/2012/TT-BCA
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ NGHI LỄ CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về Nghi lễ Công an nhân dân,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, hình thức, trình tự tổ chức các nghi lễ trong Công an nhân dân, bao gồm: Lễ chào cờ Tổ quốc; lễ đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an và các đoàn khách quốc tế; lễ trao tặng và đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác; lễ tuyên thệ; lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học; lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống; lễ khai giảng và bế giảng năm học, khóa học, lớp học trong Công an nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị trong Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, học sinh, sinh viên các học viện, nhà trường, công nhân, viên chức Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân).
Điều 3. Yêu cầu tổ chức nghi lễ Công an nhân dân
Nghi lễ Công an nhân dân phải được tổ chức trang nghiêm, thống nhất, chu đáo; thể hiện tính chính quy của lực lượng Công an nhân dân.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. LỄ CHÀO CỜ TỔ QUỐC
Điều 4. Chào cờ Tổ quốc
1. Chào cờ Tổ quốc là hoạt động sinh hoạt chính trị, nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
2. Tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Điều 5. Các trường hợp tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc
1. Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ tuần, tháng
a) Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tuần
Các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn có trụ sở độc lập, các đơn vị huấn luyện tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ; các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức cho học sinh, sinh viên chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tuần vào đầu giờ làm việc buổi sáng ngày làm việc đầu tiên của tuần.
b) Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng
Các đơn vị Công an từ cấp phường, đồn, đội và tương đương trở lên có trụ sở độc lập (trừ các đơn vị và đối tượng học sinh, sinh viên quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này) tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng vào đầu giờ làm việc buổi sáng, ngày làm việc đầu tiên của tuần đầu tháng.
2. Chào cờ Tổ quốc khi tổ chức hội nghị, buổi lễ, gồm:
a) Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, tổng kết công tác năm; hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề công tác lớn do Bộ Công an chỉ đạo;
b) Lễ khai mạc, bế mạc lớp tập huấn, hội thi, hội thao;
c) Khi tiến hành các nghi lễ Công an nhân dân;
d) Chào cờ trong các trường hợp khác do Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ; Giám đốc các học viên, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quyết định.
Điều 6. Chủ Lễ, trực ban buổi Lễ và người đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam
1. Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc
a) Chủ Lễ chào cờ Tổ quốc là thủ trưởng đơn vị; nếu thủ trưởng đơn vị vắng mặt thì giao cho phó thủ trưởng đơn vị làm chủ lễ; trường hợp có lãnh đạo cấp trên dự, thì lãnh đạo cấp trên là chủ lễ.
b) Chủ Lễ có nhiệm vụ nhận báo cáo của trực ban buổi Lễ và cho ý kiến; nếu không bố trí trực ban, thì chủ lễ thực hiện nhiệm vụ của trực ban buổi lễ.
2. Trực ban Lễ chào cờ Tổ quốc
a) Cán bộ trực ban Lễ chào cờ Tổ quốc do thủ trưởng đơn vị chỉ định, có nhiệm vụ tập hợp đơn vị, kiểm tra quân số và điều hành buổi lễ.
b) Các đơn vị có quy mô lớn, quân số đông phải bố trí trực ban Lễ chào cờ Tổ quốc; nếu đơn vị có quy mô nhỏ, quân số ít thì chủ lễ trực tiếp điều hành buổi lễ. Việc phân công trực ban Lễ chào cờ Tổ quốc do thủ trưởng đơn vị tổ chức buổi lễ quyết định.
3. Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam tại buổi Lễ chào cờ Tổ quốc do thủ trưởng đơn vị lựa chọn và giao nhiệm vụ.
Điều 7. Đội hình chào cờ Tổ quốc
1. Đội hình chào cờ Tổ quốc khi tổ chức buổi lễ ở ngoài trời
a) Cột cờ
- Cột cờ đặt ở phía trước, chính giữa, đối diện đội hình đơn vị;
- Cờ được treo sẵn trên cột.
b) Chủ Lễ
Chủ lễ đứng đối diện cột cờ, phía trước, bên trên và cách đội hình đơn vị một khoảng cách thích hợp; khi nhận xét đánh giá tình hình, kết quả công tác của đơn vị, chủ lễ hướng về đơn vị.
c) Trực ban buổi lễ
Trực ban buổi lễ khi chào cờ đứng phía trên, bên phải, chếch đội hình đơn vị 45 độ (o) và cách đội hình một khoảng cách thích hợp; khi lãnh đạo đơn vị nhận xét, trực ban buổi lễ chào cờ đứng bên phải, ngang hàng đầu đội hình đơn vị.
d) Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự
Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự đứng bên trái, ngang hàng và cách chủ lễ khoảng 1 mét (m).
đ) Lãnh đạo và các đơn vị tham gia buổi lễ
- Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành một hàng dọc, chính giữa đội hình; chủ lễ chào cờ đứng trước;
- Các đơn vị trực thuộc đứng thành hàng dọc, đội hình chào cờ đứng thành hàng ngang.
2. Đội hình chào cờ Tổ quốc khi tổ chức buổi lễ ở trong nhà
a) Cờ Tổ quốc
Cờ Tổ quốc treo phía trước, đối diện đội hình chào cờ.
b) Chủ lễ
Khi chào cờ, chủ lễ đứng phía trên, chính giữa và cách đội hình đơn vị một khoảng cách thích hợp; khi nhận xét đánh giá tình hình, kết quả công tác của đơn vị, chủ lễ đứng trên bục hoặc ở vị trí thích hợp.
c) Trực ban buổi lễ
Khi chào cờ, trực ban buổi lễ đứng phía trên, bên phải và cách đội hình đơn vị một khoảng cách thích hợp; khi lãnh đạo đơn vị nhận xét, trực ban buổi lễ về bên phải, ngang hàng đầu đội hình đơn vị.
d) Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự
Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự đứng bên trái, ngang hàng và cách chủ lễ một khoảng cách thích hợp.
đ) Lãnh đạo và các đơn vị tham gia buổi lễ
Lãnh đạo đơn vị đứng hàng trên cùng, tiếp theo là lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chiến sĩ.
Điều 8. Trình tự tiến hành Lễ chào cờ Tổ quốc
1. Chào cờ theo định kỳ tuần, tháng
a) Trực ban buổi lễ tập hợp đơn vị, chỉnh đốn hàng ngũ, kiểm tra quân số, báo cáo chủ lễ. Chủ lễ nhận báo cáo xong, ra khẩu lệnh “đồng chí cho tiến hành buổi lễ”, sau đó đi đều lên vị trí quy định. Trực ban đi đều hoặc chạy đều về bên phải đội hình, đứng nghiêm, hướng về cờ Tổ quốc, hô “chào cờ, chào”.
b) Chào cờ và hát Quốc ca
Khi hô khẩu lệnh chào cờ, chủ lễ, trực ban buổi lễ và cán bộ, chiến sĩ đứng hàng trên cùng thực hiện động tác chào; toàn thể cán bộ, chiến sĩ hát Quốc ca một lần lời 1; hát Quốc ca xong, trực ban buổi lễ hô “thôi”, cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện động tác chào về tư thế đứng nghiêm.
c) Đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam
- Sau khi hát Quốc ca xong, trực ban buổi lễ hô “đồng chí cấp bậc… họ tên… đơn vị… lên đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam”. Người được chỉ định đọc 5 lời thề danh dự trả lời “rõ’, rồi ra khỏi hàng ngũ, đi nghiêm lên vị trí đọc 5 lời thề danh dự.
- Trước khi đọc 5 lời thề danh dự, người đọc đứng nghiêm, mắt hướng về cờ Tổ quốc, thực hiện động tác chào theo quy định của điều lệnh.
- Sau khi thực hiện động tác chào, người đọc 5 lời thề danh dự xưng danh “chúng tôi, cán bộ, chiến sĩ đơn vị…, dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc, xin thề” và đọc toàn văn 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam một cách rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát.
- Đọc xong lời thề thứ 5, tay phải người đọc nắm lại và giơ thẳng lên, phối hợp hô to 3 lần “xin thề”, giữa mỗi lần hô “xin thề” có dừng lại, toàn đơn vị đồng thanh hô theo “xin thề” ở tư thế đứng nghiêm, không giơ tay.
- Sau khi đơn vị hô “xin thề” xong, trực ban buổi lễ hô “đồng chí… về vị trí”, đồng chí đọc 5 lời thề danh dự trả lời “rõ”, thực hiện động tác chào cờ, sau đó đi nghiêm về vị trí ban đầu.
- Trực ban buổi lễ đi đều về vị trí tập hợp đơn vị.
d) Nhận xét, đánh giá tình hình, kết quả công tác
- Trường hợp không có cấp trên là chủ lễ:
Khi trực ban buổi lễ về vị trí, chủ lễ thực hiện động tác quay sau hoặc đến vị trí thích hợp, hô “nhận xét, nghỉ” (nếu không có ghế ngồi) hoặc hô “nhận xét, ngồi xuống” (nếu có ghế ngồi), rồi nhận xét, đánh giá tình hình, kết quả công tác trong tuần hoặc tháng. Nhận xét xong, chủ lễ hô “nhận xét hết” và đi về vị trí ban đầu.
- Trường hợp cấp trên là chủ lễ:
Trực ban mời chủ lễ về vị trí ban đầu, sau đó mời lãnh đạo đơn vị lên nhận xét, đánh giá tình hình, kết quả công tác.
đ) Duyệt đội ngũ
- Nếu trong chương trình buổi lễ chào cờ Tổ quốc có tổ chức duyệt đội ngũ, trực ban buổi lễ điều hành đơn vị duyệt đội ngũ theo quy định.
- Việc tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc có duyệt đội ngũ hay không do thủ trưởng đơn vị quyết định.
e) Kết thúc Lễ chào cờ Tổ quốc
- Chủ lễ hoặc lãnh đạo đơn vị nhận xét xong trở về vị trí, trực ban buổi lễ đi đều hoặc chạy đều lên vị trí đôn đốc hô “nghiêm”, đến trước chủ lễ báo cáo với nội dung: “Báo cáo đồng chí (nêu chức vụ), buổi lễ chào cờ kết thúc, xin ý kiến đồng chí”.
- Trực ban buổi lễ điều hành đơn vị thực hiện ý kiến chỉ đạo của chủ lễ.
2. Chào cờ Tổ quốc trước khi tổ chức các hội nghị, buổi lễ
Các đơn vị Công an nhân dân khi tổ chức các hội nghị, buổi lễ quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này thực hiện chào cờ Tổ quốc theo trình tự sau:
a) Trực ban hội nghị, buổi lễ tập hợp đơn vị, chỉnh đốn đội ngũ, ổn định tổ chức, kiểm tra quân số, báo cáo lãnh đạo theo quy định của điều lệnh đội ngũ;
b) Thực hiện nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca theo quy định;
c) Hát Quốc ca xong, trực ban mời đại biểu ngồi xuống;
d) Ban tổ chức điều hành hội nghị, buổi lễ theo chương trình.
MỤC 2. LỄ ĐÓN TIẾP LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, LÃNH ĐẠO BỘ CÔNG AN VÀ CÁC ĐOÀN KHÁCH QUỐC TẾ
Điều 9. Các trường hợp tổ chức lễ đón tiếp
1. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước:
a) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Nước;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
2. Các đoàn khách nước ngoài:
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, lãnh đạo Bộ Công an quyết định việc tổ chức lễ đón tiếp theo nghi lễ Công an nhân dân.
3. Lãnh đạo Bộ Công an
Tổ chức đón tiếp theo nghi lễ Công an nhân dân khi lãnh đạo Bộ Công an đến dự các buổi lễ hoặc các hội nghị sau:
a) Lễ trao tặng và đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác;
b) Lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các lực lượng, đơn vị;
c) Lễ phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học;
d) Lễ khai giảng năm học, lễ bế giảng khóa học;
đ) Hội nghị tổng kết, triển khai công tác năm của Công an các đơn vị, địa phương.
4. Ngoài các trường hợp trên, nếu tổ chức đón tiếp theo nghi lễ Công an nhân dân phải do lãnh đạo Bộ Công an quyết định.
Điều 10. Cấp tổ chức lễ đón tiếp
1. Cấp Bộ.
2. Cấp Tổng cục, Bộ Tư lệnh.
3. Cấp Vụ, Cục, Viện, Trường Công an nhân dân; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
4. Các đơn vị khác nếu tổ chức lễ đón tiếp phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an.
Điều 11. Đội danh dự
1. Thành phần Đội danh dự gồm:
a) Đội trưởng;
b) Tổ Công an kỳ;
c) Phân đội danh dự;
d) Tổ nhạc lễ hoặc Tổ kèn;
đ) Tiêu binh danh dự.
Việc tổ chức Tổ nhạc lễ hoặc Tổ kèn trong Đội danh dự do thủ trưởng đơn vị tổ chức lễ đón tiếp quyết định.
2. Biên chế Đội danh dự
a) Đội danh dự Bộ Công an gồm:
- Đội trưởng;
- Tổ Công an kỳ: 3 đồng chí;
- Tổ kèn: 3 đồng chí;
- Phân đội danh dự: từ 36 đến 48 đồng chí;
- Tổ nhạc lễ: 28 đồng chí;
- Tiêu binh danh dự: 4 đồng chí.
b) Đội danh dự các Tổng cục, Bộ Tư lệnh; Vụ, Cục, Viện, Trường; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Đội trưởng;
- Tổ Công an kỳ: 3 đồng chí;
- Phân đội danh dự: từ 30 đến 36 đồng chí;
- Tổ nhạc lễ: từ 15 đến 18 đồng chí hoặc Tổ kèn 3 đồng chí;
- Tiêu binh danh dự: 4 đồng chí.
Điều 12. Thành phần duyệt đội danh dự, dự lễ đón tiếp
1. Thành phần duyệt đội danh dự:
a) Trưởng đoàn khách;
b) Thủ trưởng đơn vị tổ chức lễ đón tiếp.
2. Thành phần dự lễ đón tiếp:
a) Đội danh dự;
b) Lãnh đạo cấp trên (nếu có);
c) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức lễ đón tiếp;
d) Đại diện đơn vị trực thuộc (số lượng do thủ trưởng đơn vị tổ chức lễ đón tiếp quyết định).
Điều 13. Đội hình đón tiếp
Tùy điều kiện địa hình, đội hình đón tiếp bố trí bên phải hoặc bên trái đường đi vào của khách, theo thứ tự như sau:
1. Đội trưởng Đội danh dự;
2. Tổ Công an kỳ;
3. Tổ kèn;
4. Phân đội danh dự;
5. Tổ nhạc lễ: Căn cứ địa hình để bố trí cho phù hợp;
6. Lãnh đạo cấp trên tham gia lễ đón (nếu có);
7. Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ đón và đại diện lãnh đạo đơn vị trực thuộc;
8. Đại biểu đoàn khách (do ban tổ chức hướng dẫn);
9. Tiêu binh danh dự: Hai đồng chí đứng ở cổng ra vào nơi tổ chức lễ đón tiếp, hai đồng chí đứng ở cửa ra vào nhà đón tiếp khách, hướng mặt ra ngoài.
Điều 14. Địa điểm đón tiếp, trang phục, trang bị, trang trí
1. Địa điểm đón tiếp
Căn cứ địa hình thực tế để chọn địa điểm tổ chức lễ đón tiếp cho phù hợp, đảm bảo trang trọng.
2. Trang phục
a) Cán bộ, chiến sĩ dự lễ: Mặc trang phục theo quy định tại Điều 27 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân.
b) Đội danh dự: Mặc trang phục theo quy định tại Khoản 2, Điều 29 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; Tổ Công an kỳ: Mặc trang phục theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
3. Trang bị
a) Tổ Công an kỳ: Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân; Đội trưởng Đội danh dự: Đeo súng ngắn; Đội danh dự, tiêu binh: Mang súng trường CKC hoặc AK.
b) Trải thảm đỏ đường duyệt Đội danh dự.
4. Trang trí
a) Đón khách nước ngoài: Tại nơi tổ chức lễ đón tiếp treo Quốc kỳ hai nước, ở ngoài nhìn vào Quốc kỳ Việt Nam bên phải, Quốc kỳ của nước Bạn đến thăm bên trái; tại phòng đón tiếp khách treo khẩu hiệu chào mừng bằng tiếng Việt và tiếng của nước Bạn.
b) Đón khách trong nước: Trang trí đảm bảo trang trọng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị.
Điều 15. Trình tự tiến hành lễ đón tiếp
1. Trình tự tiến hành lễ đón tiếp khách trong nước
a) Khách đến vị trí đón
- Cán bộ hướng dẫn cho xe vào vị trí tập kết;
- Xe của Trưởng đoàn khách vào đến vị trí đón, cán bộ hướng dẫn ra hiệu cho xe dừng lại, cán bộ tháp tùng mở cửa xe;
- Trưởng đoàn khách xuống xe, nhạc lễ cử kèn “nghiêm”; Thủ trưởng đơn vị tổ chức đón tiếp đến chào, tặng hoa Trưởng đoàn khách (nếu có) và hướng dẫn Trưởng đoàn khách đến vị trí duyệt đội danh dự.
b) Đội trưởng Đội danh dự chào báo cáo
- Đội trưởng Đội danh dự hô “nghiêm” (nếu không có kèn nghiêm), “bồng súng nhìn bên phải (hoặc trái), chào”, Đội danh dự thực hiện động tác bồng súng nhìn bên phải (hoặc trái) chào; đồng chí giữ Công an kỳ nâng Công an kỳ 45 độ (o), hai đồng chí bảo vệ Công an kỳ thực hiện động tác chào khi treo súng tiểu liên AK hoặc đứng nghiêm khi đeo súng ngắn;
- Đội trưởng Đội danh dự đi nghiêm đến trước và cách Trưởng đoàn khách 5 mét (m), đứng nghiêm, chào báo cáo theo điều lệnh đội ngũ; báo cáo xong thôi chào, bước qua phải (hoặc trái), nhường đường cho Trưởng đoàn khách và Thủ trưởng đơn vị duyệt đội danh dự.
c) Duyệt đội danh dự
- Thủ trưởng đơn vị hướng dẫn Trưởng đoàn khách đến đối diện Công an kỳ thì dừng lại, chào Công an kỳ, sau đó duyệt đội danh dự. Khi duyệt đội danh dự, Thủ trưởng đơn vị đi phía ngoài và sau Trưởng đoàn khách 1 mét (m).
- Đội trưởng Đội danh dự đi nghiêm đánh tay trái, tay phải thực hiện động tác chào, đi sau phía ngoài, cách Thủ trưởng đơn vị 2 mét (m). Chiến sĩ Đội danh dự bồng súng chào và đánh mặt nhìn theo khách, đến hướng chính diện thì dừng lại.
- Trưởng đoàn khách là lãnh đạo Bộ Công an và Thủ trưởng đơn vị đón tiếp khi duyệt đội danh dự phải thực hiện động tác chào; khi duyệt đến cách người cuối cùng khoảng 1 mét (m), Thủ trưởng đơn vị hướng dẫn Trưởng đoàn khách dừng lại, hướng về hàng danh dự; Đội trưởng Đội danh dự đứng lại, quay về phía Đội danh dự hô “Đội danh dự kính chúc… khỏe”; dứt khẩu lệnh, toàn đội danh dự đồng thanh hô “chúc… khỏe”.
- Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự xong, Đội trưởng Đội danh dự về vị trí chỉ huy giữa đội hình hô “xuống súng, xuống”, Đội danh dự và Tổ Công an kỳ về tư thế đứng nghiêm; các thành viên trong đoàn đi theo Trưởng đoàn.
- Nhạc lễ cửa nhạc (hoặc kèn) chào mừng từ khi Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự đến khi duyệt Đội danh dự xong.
d) Đại biểu chào đón khách
- Thủ trưởng đơn vị hướng dẫn Trưởng đoàn khách tới khối (hàng) đại biểu và giới thiệu thành viên ra đón. Khách đến trước đại biểu nào, đại biểu đó đứng nghiêm thực hiện động tác chào; nếu khách bắt tay thì đại biểu bắt tay khách.
- Nhạc lễ cử nhạc (hoặc kèn) chào mừng từ khi Trưởng đoàn khách đến chào đại biểu cho tới khi khách đi hết khối đại biểu đón.
đ) Kết thúc lễ đón
Sau khi đoàn khách và Thủ trưởng đơn vị rời khỏi khu vực đón, ban tổ chức điều hành các lực lượng thực hiện theo chương trình.
2. Trình tự tiến hành lễ đón tiếp khách nước ngoài
a) Trình tự đón tiếp khách nước ngoài tiến hành theo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Thông tư này.
b) Xưng hô khi báo cáo
Tùy theo mối quan hệ của Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế khách đến thăm để gọi là “đồng chí” hoặc “ngài”, “ông”, “bà”, “vương hiệu”, “tước hiệu” và xưng “tôi” sao cho phù hợp.
c) Khi duyệt đội danh dự, Thủ trưởng đơn vị tổ chức lễ đón đi ngang hàng phía bên ngoài và cách Trưởng đoàn khách khoảng 1 mét (m).
Điều 16. Tiễn khách
1. Khi tiễn khách, không tổ chức Đội danh dự, nhạc lễ như khi đón khách. Thủ trưởng đơn vị, một số đại biểu, hai tiêu binh đứng ở cửa nhà khách, hai tiêu binh đứng ở cổng đơn vị tiễn khách.
2. Trường hợp đặc biệt, nếu tổ chức tiễn khách theo nghi lễ Công an nhân dân phải do lãnh đạo Bộ Công an quyết định.
MỤC 3. LỄ TRAO TẶNG VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG, HUY CHƯƠNG, DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG KHÁC
Điều 17. Nguyên tắc
1. Việc tổ chức trao tặng và đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác đối với các tập thể và cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, một lần; không tổ chức đón, rước từ cấp này đến cấp khác, từ địa điểm này đến địa điểm khác.
2. Tập thể, cá nhân được khen trực tiếp nhận thưởng; nếu cá nhân được khen thưởng vắng mặt, khi người đại diện hợp pháp nhận thay.
3. Hình thức khen thưởng cao được trao trước, thấp trao sau; trao cho tập thể trước, cá nhân sau; nếu nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng, thì có thể trao thành nhiều đợt.
4. Trong một buổi lễ có thể trao nhiều huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; mỗi tập thể được khen thưởng từ mức huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước có một tổ Công an kỳ.
5. Việc tổ chức trao tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác có thể tổ chức một buổi lễ riêng hoặc kết hợp tổ chức trong hội nghị, buổi lễ khác.
Điều 18. Thành phần dự lễ
1. Khách mời;
2. Thủ trưởng và đại diện cơ quan cấp trên;
3. Cán bộ, chiến sĩ hoặc đại diện cán bộ, chiến sĩ của tập thể được khen thưởng;
4. Tổ nhạc lễ; Tổng Công an kỳ (đối với các trường hợp tổ chức trao tặng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các tập thể).
Điều 19. Đội hình dự lễ
1. Tổ Công an kỳ: Khi ra vị trí nhận huân chương đi nghiêm thành hàng dọc, đến vị trí quy định đứng nghiêm thành hàng ngang, phía trên và trước đội hình, hướng về đơn vị.
2. Đội nhạc lễ (nếu có): Bố trí ở vị trí thích hợp.
3. Đại biểu khách mời, lãnh đạo đơn vị: Bố trí đối diện phía dưới trước lễ đài hoặc trên lễ đài.
4. Cán bộ, chiến sĩ dự lễ: Bố trí thành từng khối, bảo đảm trang nghiêm.
Điều 20. Trang phục, trang bị, trang trí
1. Trang phục
a) Cán bộ, chiến sĩ dự lễ: Mặc trang phục theo quy định tại Điều 27, Điều 28 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân.
b) Tổ Công an kỳ: Mặc trang phục theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
2. Trang bị của Tổ Công an kỳ: Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
3. Trang trí: Thực hiện theo Quyết định số 1263/2004/QĐ-BCA(X15), ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phòng họp trong lực lượng Công an nhân dân.
Điều 21. Trình tự tiến hành buổi lễ
1. Báo cáo cấp trên
2. Chào cờ, hát Quốc ca
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Do ban tổ chức thực hiện.
4. Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được khen thưởng: Đại diện lãnh đạo đơn vị báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được khen thưởng; nếu có nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng, thì báo cáo tóm tắt thành tích chung.
5. Công bố quyết định khen thưởng: Do ban tổ chức thực hiện
a) Công bố quyết định khen thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước cho tập thể:
- Trước khi công bố quyết định khen thưởng, ban tổ chức mời Tổ Công an kỳ và lãnh đạo đơn vị được khen thưởng lên vị trí danh dự.
- Tổ Công an kỳ từ vị trí tập kết thành một hàng dọc đi nghiêm đến vị trí đã định, đứng nghiêm thành hàng ngang giữ Công an kỳ, hướng về đơn vị.
- Lãnh đạo đơn vị được khen thưởng thành một hàng dọc đi đều lên vị trí danh dự, đứng nghiêm thành một hàng ngang, bên phải và cách Tổ Công an kỳ 1 mét (m), hướng về đơn vị.
b) Công bố quyết định khen thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước cho cá nhân: Trước khi công bố quyết định khen thưởng, ban tổ chức mời người được khen thưởng lên vị trí danh dự, đứng nghiêm thành một hàng ngang, thứ tự từ phải sang trái theo hướng nhìn lên lễ đài (nếu từ hai người trở lên), hướng về đơn vị.
c) Công bố quyết định các hình thức khen thưởng khác cho tập thể, cá nhân: Ban tổ chức mời đại diện lãnh đạo đơn vị hoặc cá nhân được khen thưởng lên vị trí danh dự, đứng nghiêm thành hàng ngang, thứ tự từ phải sang trái theo hướng nhìn lên lễ đài, hướng về đơn vị.
6. Trình tự tổ chức trao thưởng
a) Trao huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước cho tập thể
- Gắn huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước:
+ Ban tổ chức mời lãnh đạo cấp trên lên trao thưởng đứng bên phải Tổ Công an kỳ, hướng về Công an kỳ.
+ Đồng chí giữ Công an kỳ thực hiện động tác nâng Công an kỳ lên vị trí 45 độ (o); lãnh đạo đơn vị được khen thưởng quay nửa bên trái hướng về Công an kỳ.
+ Lãnh đạo cấp trên thực hiện động tác chào Công an kỳ, sau đó gắn huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước lên Công an kỳ, dưới và cách hàng chữ “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” khoảng 10 cen-ti-mét (cm), cách cán Công an kỳ khoảng 20 cen-ti-mét (cm), gắn xong lùi một bước thực hiện động tác chào Công an kỳ.
+ Lãnh đạo đơn vị được khen thưởng chào Công an kỳ từ khi lãnh đạo cấp trên chào Công an kỳ đến khi gắn xong huân chương hoặc danh hiệu vinh dự Nhà nước thì thôi chào, quay nửa bên phải hướng về đơn vị.
+ Khi lãnh đạo gắn huân chương hoặc danh hiệu vinh dự Nhà nước xong, đồng chí giữ Công an kỳ nâng Công an kỳ lên 80 độ (o); khi lãnh đạo cấp trên rời vị trí trao thưởng thì đưa Công an kỳ về tư thế giữ Công an kỳ.
- Trao bằng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước:
+ Khi lãnh đạo cấp trên đến, thủ trưởng đơn vị được khen thưởng tiến một bước, đứng nghiêm thực hiện động tác chào, cấp trên chào đáp lễ, bắt tay, trao bằng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, người nhận xong lùi về vị trí ban đầu.
+ Lãnh đạo cấp trên bước qua trái đến từng đồng chí lãnh đạo đơn vị được khen thưởng, đến đồng chí nào đồng chí đó thực hiện động tác chào, cấp trên chào đáp lễ, bắt tay chúc mừng, sau đó đứng vào vị trí giữa Tổ Công an kỳ và lãnh đạo đơn vị, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đại biểu dự lễ vỗ tay chúc mừng.
- Lãnh đạo cấp trên về vị trí đại biểu, lãnh đạo đơn vị thành hàng quay phải (hoặc trái) đi đều, Tổ Công an kỳ quay phải (hoặc trái), đi nghiêm về nơi quy định.
b) Trao huân chương, huy chương, vinh dự Nhà nước cho cá nhân:
- Ban tổ chức mời lãnh đạo cấp trên lên trao thưởng.
- Khi cấp trên đến gắn huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, người nhận tiến một bước, thực hiện động tác chào, cấp trên chào đáp lễ, sau đó bắt tay người được khen thưởng rồi gắn huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự lên ngực áo bên trái, cách mép trên túi áo ngực 3 cen-ti-mét (cm) (đối với cán bộ nam); trên ngực áo bên trái, ngang với cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ nữ).
- Sau khi gắn huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước xong thì trao bằng; khi trao bằng không thực hiện động tác chào và bắt tay.
- Lãnh đạo cấp trên về đứng cùng hàng với người được khen thưởng, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đại biểu dự lễ vỗ tay chúc mừng.
- Lãnh đạo cấp trên về vị trí đại biểu, các đồng chí nhận thưởng quay phải (hoặc trái) đi thành hàng về nơi quy định.
c) Trao tặng các hình thức khen thưởng khác cho tập thể và cá nhân:
- Ban tổ chức mời lãnh đạo cấp trên lên trao thưởng.
- Khi lãnh đạo cấp trên đến, người nhận thưởng tiến một bước, đứng nghiêm thực hiện động tác chào, cấp trên chào đáp lễ, bắt tay, sau đó trao thưởng; người nhận thưởng xong lùi một bước về vị trí đứng nghiêm.
- Trao thưởng xong, lãnh đạo cấp trên đến đứng cùng hàng với người nhận thưởng, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đại biểu dự lễ vỗ tay chúc mừng.
- Lãnh đạo cấp trên về vị trí đại biểu; các đồng chí nhận thưởng quay phải hoặc trái, đi thành hàng về vị trí ban đầu.
d) Cách nhận phần thưởng:
- Nhận cờ thưởng: Hai tay cầm cán cờ ở sát bên trong hai tay cấp trên, hai lòng bàn tay úp, hộ khẩu tay quay vào giữa, ngón cái phía trong, bốn ngón con phía ngoài, khoảng cách giữa hai tay khoảng 40 cen-ti-mét (cm), hai cánh tay trên khép hờ tự nhiên, cánh tay dưới tạo thành với cánh tay trên một góc khoảng 80 độ (o); mặt cờ hướng về đơn vị.
- Nhận bằng huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen: Hai tay đỡ phía dưới khung, cánh tay thẳng tự nhiên, mặt trước hướng về đơn vị.
đ) Giữa các đợt trao thưởng có nhạc chào mừng.
e) Không trao tặng tiền thưởng trong buổi lễ đối với các hình thức khen thưởng có kèm theo tiền thưởng.
7. Lãnh đạo cấp trên phát biểu ý kiến;
8. Đại diện đơn vị, cá nhân được khen thưởng phát biểu ý kiến;
9. Kết thúc buổi lễ: Ban tổ chức tuyên bố kết thúc buổi lễ và cám ơn các đại biểu.
MỤC 4. LỄ TUYÊN THỆ
Điều 22. Nguyên tắc
1. Lễ tuyên thệ trong Công an nhân dân được tổ chức trong các trường hợp:
a) Đơn vị hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng;
b) Thành lập đơn vị mới;
c) Kết thúc khóa huấn luyện chiến sĩ phục vụ có thời hạn;
d) Trong lễ bế giảng, phong cấp, thăng cấp bậc hàm cho học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là học viên) hệ đào tạo chính quy tốt nghiệp ra trường.
2. Cấp tổ chức Lễ tuyên thệ
a) Cấp nào ra quyết định giao nhiệm vụ đặc biệt, thành lập đơn vị mới, kết thúc khóa huấn luyện, bế giảng khóa học cấp đó tổ chức Lễ tuyên thệ.
b) Cấp ra quyết định có thể ủy quyền cho đơn vị cấp dưới tổ chức Lễ tuyên thệ.
3. Nội dung lời tuyên thệ
Căn cứ nội dung 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ được giao để chuẩn bị nội dung lời tuyên thệ cho phù hợp.
Điều 23. Thành phần dự lễ
1. Khách mời.
2. Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ.
3. Cán bộ, chiến sĩ hoặc đại diện đơn vị tổ chức lễ.
Điều 24. Bố trí đội hình
Bố trí đội hình thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 25. Trang phục, trang bị, trang trí
1. Trang phục
a) Cán bộ, chiến sĩ dự lễ: Mặc trang phục theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Điều 28 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân.
b) Tổ Công an kỳ: Mặc trang phục theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
2. Trang bị của Tổ Công an kỳ: Bục Công an kỳ và các trang bị khác theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
3. Trang trí khánh tiết: Thực hiện theo Quyết định số 1263/2004/QĐ-BCA(X15), ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phòng họp trong lực lượng Công an nhân dân.
Điều 26. Trình tự tiến hành buổi lễ
1. Báo cáo cấp trên;
2. Chào cờ, hát Quốc ca;
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
4. Công bố quyết định thành lập đơn vị mới, hoặc giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, hoặc báo cáo tổng kết khóa huấn luyện, khóa học;
5. Tuyên thệ:
a) Tổ Công an kỳ vào vị trí quy định;
b) Đại biểu tham gia dự lễ đứng nghiêm;
c) Đồng chí giữ Công an kỳ thực hiện động tác nâng Công an kỳ;
d) Đồng chí được phân công tuyên thệ lên vị trí quy định, đọc lời tuyên thệ và hôn Công an kỳ
- Đọc lời tuyên thệ: Đồng chí lên tuyên thệ ra khỏi hàng quân, tay trái cầm lời tuyên thệ, kẹp sát sườn bên trái, đi đều đến cách Công an kỳ 5 đến 7 mét (m) chuyển thành đi nghiêm đến đối diện, cách Công an kỳ khoảng 3 mét (m) đứng nghiêm thực hiện động tác chào, xưng danh đại diện đơn vị hoặc cá nhân đọc lời tuyên thệ rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát; đọc xong, tay phải nắm lại và giơ thẳng lên, kết hợp hô to 3 lần “xin thề”, giữa mỗi lần hô “xin thề” có dừng lại, toàn đơn vị đồng thanh hô theo “xin thề”, không giơ tay.
- Hôn Công an kỳ: Sau khi đọc lời tuyên thệ xong, đi nghiêm đến cách Công an kỳ khoảng 80 cen-ti-mét (cm), chân phải làm trụ, chân trái bước lên một bước, kết hợp 2 chân từ từ hạ người xuống, đùi chân phải thẳng với người, đầu gối phải quỳ xuống đất, mông không tỳ lên gót chân, cẳng chân trái và đùi tạo thành một góc khoảng 80 độ (o), hai tay đưa thẳng ra phía trước, tay trái cầm bản tuyên thệ, bàn tay phải ngửa, năm ngón tay khép lại đỡ phần dưới Công an kỳ, từ từ nâng lên, thu vào người, đầu cúi xuống hôn Công an kỳ bên phía gắn huân chương với thời gian khoảng 4 giây rồi ngẩng đầu lên nhìn Công an kỳ, hai tay từ từ rời khỏi lá Công an kỳ và đứng lên, chân trái kéo về thành tư thế đứng nghiêm, lùi một bước, thực hiện động tác chào, quay phải (trái) hoặc quay sau, đi nghiêm về vị trí ban đầu.
đ) Đồng chí nâng Công an kỳ về tư thế giữ Công an kỳ; Tổ Công an kỳ quay phải (trái), vác Công an kỳ đi nghiêm về vị trí tập kết;
e) Đại biểu dự lễ ngồi xuống (nếu có ghế), đứng nghỉ (nếu không có ghế).
6. Thủ trưởng cấp trên phát biểu giao nhiệm vụ;
7. Đại diện lãnh đạo đơn vị, cá nhân lên phát biểu tiếp thu;
8. Duyệt đội ngũ (nếu có);
9. Kết thúc buổi lễ: Ban tổ chức tuyên bố kết thúc buổi lễ và cám ơn các đại biểu.
MỤC 5. LỄ PHONG, THĂNG CẤP BẬC HÀM; VINH DANH HỌC HÀM, HỌC VỊ KHOA HỌC
Điều 27. Nguyên tắc
1. Lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được tổ chức trang nghiêm, chu đáo theo nghi lễ Công an nhân dân.
2. Cấp tổ chức: Cấp nào ra quyết định phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học thì cấp đó tổ chức hoặc ủy quyền cho cấp dưới tổ chức buổi lễ.
3. Việc công bố quyết định và gắn cấp bậc hàm, trao bằng học hàm, học vị khoa học thực hiện theo thứ tự: Cấp cao trước, cấp thấp sau; nếu trong một buổi lễ có nhiều người được phong cấp, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học thì có thể tổ chức trao thành nhiều đợt hoặc trao đại diện cho một số cá nhân.
4. Lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học có thể tổ chức kết hợp trong hội nghị hoặc buổi lễ khác.
Điều 28. Thành phần dự lễ
1. Khách mời.
2. Lãnh đạo đơn vị tổ chức buổi lễ.
3. Cán bộ, chiến sĩ hoặc đại diện cán bộ, chiến sĩ đơn vị tổ chức buổi lễ.
Điều 29. Bố trí đội hình
Thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 19 Thông tư này
Điều 30. Trang phục, trang trí
1. Trang phục: Mặc trang phục theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 27, Điều 28 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân.
2. Trang trí khánh tiết: Thực hiện theo Quyết định số 1263/2004/QĐ-BCA(X15), ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phòng họp trong lực lượng Công an nhân dân.
Điều 31. Trình tự tiến hành buổi lễ
1. Báo cáo cấp trên;
2. Chào cờ, hát Quốc ca;
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
4. Công bố quyết định phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học: Trước khi công bố quyết định, ban tổ chức mời các đồng chí được phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học lên lễ đài, đứng nghiêm thành hàng ngang, hướng về đơn vị;
5. Trao quyết định phong cấp, thăng cấp, gắn cấp hiệu hoặc học hàm, học vị khoa học:
a) Ban tổ chức mời lãnh đạo cấp trên hoặc thủ trưởng đơn vị lên trao quyết định và gắn cấp hiệu hoặc trao giấy chứng nhận học hàm, học vị khoa học cho các đồng chí được phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học;
b) Trao quyết định:
- Khi cấp trên đến, người nhận tiến một bước, đứng nghiêm, thực hiện động tác chào;
- Cấp trên chào đáp lễ, bắt tay, trao quyết định (hoặc giấy chứng nhận) từ người bên phải sang người bên trái theo hướng nhìn lên lễ đài; tháo cấp hiệu cũ, gắn cấp hiệu mới lên vai áo, thứ tự từ vai phải qua vai trái của người được nhận (đối với trường hợp được phong, thăng cấp bậc hàm); người nhận xong lùi một bước về vị trí ban đầu;
- Cấp trên trao quyết định và gắn xong cấp hiệu mới cho người cuối cùng về đứng giữa cùng hàng với các đồng chí được phong, thăng cấp bậc hàm, công nhận học hàm, học vị khoa học vỗ tay chúc mừng;
- Cấp trên về vị trí; cán bộ, chiến sĩ thành một hàng trở về vị trí ban đầu.
6. Đại diện cán bộ, chiến sĩ được phong cấp, thăng cấp, vinh danh học hàm, học vị khoa học phát biểu ý kiến.
7. Lãnh đạo cấp trên hoặc thủ trưởng đơn vị phát biểu ý kiến;
8. Kết thúc buổi lễ: Ban tổ chức tuyên bố kết thúc buổi lễ và cám ơn các đại biểu.
MỤC 6. LỄ KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP, NGÀY TRUYỀN THỐNG
Điều 32. Nguyên tắc
1. Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các lực lượng, đơn vị, địa phương trong Công an nhân dân phải thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an.
2. Lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống phải thể hiện tính giáo dục, khơi dậy truyền thống cách mạng của lực lượng Công an nhân dân, bồi đắp tình đoàn kết đồng chí, đồng đội để cùng nhau phấn đấu xây dựng lực lượng Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Điều 33. Thành phần dự lễ
Căn cứ tính chất, quy mô buổi lễ, ban tổ chức quyết định mời đại biểu dự lễ cho phù hợp; thành phần dự lễ bao gồm:
1. Khách mời.
2. Cán bộ, chiến sĩ hoặc đại diện cán bộ, chiến sĩ đơn vị tổ chức lễ.
3. Cán bộ, chiến sĩ đã nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác sang đơn vị khác (nếu có điều kiện).
Điều 34. Bố trí đội hình
Thực hiện theo quy định tại các Khoản 3, 4, Điều 19 Thông tư này
Điều 35. Trang phục, trang trí
1. Trang phục: Mặc trang phục theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 27 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân.
2. Trang trí khánh tiết: Thực hiện theo Quyết định số 1263/2004/QĐ-BCA(X15), ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phòng họp trong lực lượng Công an nhân dân.
Điều 36. Trình tự tiến hành lễ kỷ niệm
1. Báo cáo cấp trên;
2. Chào cờ, hát Quốc ca;
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
4. Thủ trưởng đơn vị tổ chức buổi lễ đọc diễn văn kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của đơn vị;
5. Đại diện cán bộ, chiến sĩ phát biểu;
6. Tổ chức trao thưởng (nếu có);
7. Đại diện cấp trên phát biểu ý kiến;
8. Duyệt đội ngũ (nếu có);
9. Kết thúc buổi lễ: Ban tổ chức tuyên bố kết thúc buổi lễ và cám ơn các đại biểu.
MỤC 7. LỄ KHAI GIẢNG
Điều 37. Nguyên tắc
1. Lễ khai giảng năm học, khóa học, lớp học đào tạo do các học viên, nhà trường, đơn vị Công an nhân dân tổ chức nhằm quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình của năm học, khóa học, lớp học và phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong cán bộ, giáo viên và học viên.
2. Trường hợp các lớp bắt đầu vào học trong cùng thời gian gần nhau thì tổ chức lễ khai giảng chung một lần, không tổ chức lễ khai giảng từng lớp riêng trong một trường.
Điều 38. Thành phần dự lễ
Căn cứ vào tính chất, đối tượng khóa học, lớp học để quyết định thành phần, số lượng đại biểu dự lễ khai giảng cho phù hợp; thành phần dự lễ bao gồm:
1. Khách mời.
2. Ban giám đốc học viện, ban giám hiệu nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị tổ chức buổi lễ.
3. Cán bộ, giáo viên, học viên.
Điều 39. Bố trí đội hình
Thực hiện theo quy định tại các Khoản 3, 4 Điều 19 Thông tư này.
Điều 40. Trang phục, trang bị, trang trí
1. Trang phục
a) Cán bộ, giáo viên: Mặc lễ phục Công an nhân dân theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân;
b) Học viên: Mặc trang phục theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân;
c) Tổ Công an kỳ (chỉ bố trí Tổ Công an kỳ trong đội hình duyệt đội ngũ tại lễ khai giảng năm học mới): Mặc trang phục theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
2. Trang bị của Tổ Công an kỳ: Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
3. Trang trí khánh tiết: Thực hiện theo Quyết định số 1263/2004/QĐ-BCA(X15), ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phòng họp trong lực lượng Công an nhân dân.
Điều 41. Trình tự tiến hành lễ khai giảng
1. Duyệt đội ngũ (chỉ thực hiện trong lễ khai giảng năm học mới);
2. Báo cáo cấp trên;
3. Chào cờ, hát Quốc ca;
4. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
5. Giám đốc học viện, hiệu trưởng nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị đọc diễn văn khai giảng;
6. Đại diện giáo viên nhà trường phát biểu;
7. Đại diện học viên phát biểu;
8. Lãnh đạo cấp trên phát biểu;
9. Kết thúc buổi lễ: Giám đốc học viện, hiệu trưởng nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị phát biểu ý kiến tiếp thu, cảm ơn và tuyên bố kết thúc buổi lễ.
MỤC 8. LỄ BẾ GIẢNG
Điều 42. Nguyên tắc
1. Tổ chức lễ bế giảng khóa học, lớp học đào tạo trong các học viện, nhà trường, đơn vị Công an nhân dân nhằm đánh giá kết quả giảng dạy của nhà trường và quá trình học tập, rèn luyện của học viên.
2. Các lớp học trong một khóa nếu kết thúc cùng thời gian gần nhau thì tổ chức lễ bế giảng chung một lần, không tổ chức lễ bế giảng từng lớp riêng trong một trường.
Điều 43. Thành phần dự lễ
Căn cứ vào tính chất khóa học, lớp học để quyết định thành phần, số lượng đại biểu dự lễ cho phù hợp; thành phần dự lễ bao gồm:
1. Khách mời.
2. Ban giám đốc học viện, ban giám hiệu nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị tổ chức buổi lễ.
3. Cán bộ, giáo viên, học viên.
Điều 44. Bố trí đội hình
Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 45. Trang phục, trang bị, trang trí
1. Trang phục
a) Cán bộ, giáo viên dự lễ: Mặc trang phục theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân;
b) Học viên: Mặc trang phục theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 và Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân;
c) Tổ Công an kỳ (chỉ bố trí Tổ Công an kỳ khi tổ chức tuyên thệ): Mặc trang phục theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
2. Trang bị của Tổ Công an kỳ: Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 104 Thông tư số 18/2012/TT-BCA, ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.
3. Trang trí khánh tiết: Thực hiện theo Quyết định số 1263/2004/QĐ-BCA(X15), ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trang trí, khánh tiết hội trường, phong họp trong lực lượng Công an nhân dân.
Điều 46. Trình tự tiến hành lễ bế giảng
1. Báo cáo cấp trên;
2. Chào cờ, hát Quốc ca;
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
4. Giám đốc học viện, hiệu trưởng nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị báo cáo tổng kết khóa học, lớp học;
5. Công bố quyết định tốt nghiệp, quyết định phong, thăng cấp bậc hàm và trao bằng tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận), gắn cấp hiệu cho học viên:
a) Công bố quyết định tốt nghiệp, quyết định phong, thăng cấp bậc hàm
- Ban tổ chức mời học viên được công nhận tốt nghiệp đứng lên nghe công bố quyết định;
- Ban tổ chức đọc quyết định tốt nghiệp, quyết định phong, thăng cấp bậc hàm.
b) Trao bằng tốt nghiệp và gắn cấp hiệu
- Ban tổ chức mời đại diện học viên xuất sắc lên lễ đài, đứng nghiêm thành một hàng ngang để nhận bằng tốt nghiệp và gắn cấp hiệu;
- Ban tổ chức mời đại diện ban giám đốc học viện, ban giám hiệu nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị lên trao bằng tốt nghiệp và gắn cấp hiệu cho học viên;
+ Động tác trao, nhận bằng tốt nghiệp: Cấp trên đến, học viên tiến một bước, đứng nghiêm thực hiện động tác chào, cấp trên chào đáp lễ, bắt tay học viên và trao bằng tốt nhgiệp; khi cấp trên trao bằng tốt nghiệp, học viên đưa hai tay ra nhận, cầm hai cạnh bên của “bằng”, bốn ngón con ở phía trước, ngón cái ở phía sau, mặt “bằng” hướng về phía trước, cánh tay khép hờ tự nhiên, cánh tay trên và cánh tay dưới tạo với nhau thành góc khoảng 80 độ (o);
+ Động tác gắn cấp hiệu: Trao bằng tốt nghiệp xong, cấp trên tháo cấp hiệu cũ từ vai áo bên phải sang vai áo bên trái và gắn cấp hiệu mới lên vai áo người được nhận; sau khi nhận bằng tốt nghiệp và được gắn cấp hiệu xong, học viên lùi một bước về vị trí ban đầu;
- Cấp trên trao bằng tốt nghiệp và gắn xong cấp hiệu cho người cuối cùng, về đứng giữa cùng hàng với các đồng chí được phong, thăng cấp bậc hàm, cùng toàn thể cán bộ, học viên vỗ tay chúc mừng;
- Lãnh đạo cấp trên về vị trí; học viên thành hàng đi về nơi quy định.
6. Tuyên thệ: Thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 22 và Khoản 5, Điều 26 Thông tư này;
7. Công bố quyết định khen thưởng và tổ chức trao thưởng (nếu có);
8. Lãnh đạo cấp trên phát biểu ý kiến và giao nhiệm vụ;
9. Kết thúc buổi lễ: Giám đốc học viện, hiệu trưởng nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị phát biểu ý kiến tiếp thu, cảm ơn và tuyên bố kết thúc buổi lễ.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 238/2004/QĐ-BCA(C11), ngày 18 tháng 3 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo quy định về các nghi lễ Công an nhân dân và các quy định khác của Bộ Công an trái với Thông tư này.
Điều 48. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để được hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Các Tổng cục, đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Công an các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (để thực hiện);
- Lưu: VT, X11.
BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Trần Đại Quang | {
"issuing_agency": "Bộ Công An",
"promulgation_date": "10/04/2012",
"sign_number": "19/2012/TT-BCA",
"signer": "Trần Đại Quang",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-149-2018-ND-CP-huong-dan-khoan-3-Dieu-63-Bo-luat-lao-dong-376624.aspx | Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 149/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.
2. Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 4. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh.
2. Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia.
4. Nghị quyết Hội nghị người lao động.
5. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
6. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Điều 5. Nội dung người lao động được tham gia ý kiến
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.
3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
4. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung người lao động được quyết định
1. Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.
4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.
5. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
2. Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.
4. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.
5. Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
6. Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.
2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Điều 9. Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.
2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
3. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.
4. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.
Điều 10. Các hình thức thực hiện dân chủ khác
1. Hệ thống thông tin nội bộ
2. Hòm thư góp ý kiến.
3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
4. Các hình thức khác do doanh nghiệp quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.
Điều 11. Trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động được miễn trừ tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 9 và ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).KN
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/11/2018",
"sign_number": "149/2018/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-22-CT-UBND-2017-thuc-hien-32-CT-TTg-va-1058-QD-TTg-xu-ly-no-xau-Ha-Noi-369205.aspx | Chỉ thị 22/CT-UBND 2017 thực hiện 32/CT-TTg và 1058/QĐ-TTg xử lý nợ xấu Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/CT-UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32/CT-TTG NGÀY 19/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 1058/QĐ-TTG NGÀY 19/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Tại kỳ họp thứ III, khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42/2017/QH14). Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định một số biện pháp xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, bảo đảm cho hệ thống các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò cung ứng vốn cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 32/CT-TTg) và Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1058/QĐ-TTg).
Để triển khai kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg , Quyết định số 1058/QĐ-TTg và các chỉ đạo có liên quan của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, thực hiện một số công việc sau đây:
I. MỤC TIÊU
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng; tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu đảm bảo an toàn hệ thống, duy trì môi trường kinh doanh ổn định, an toàn cho các TCTD, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các quy định của Trung ương để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 42/2017/QH14, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, QTDND trên địa bàn Thành phố.
- Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD trên địa bàn, nợ xấu các TCTD đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội:
- Là đầu mối chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg và thực hiện cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ; Phổ biến, quán triệt các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về xử lý nợ xấu đến các TCTD trên địa bàn Thành phố.
- Tập trung rà soát, đánh giá toàn bộ các khoản nợ xấu trên địa bàn; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu để chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ triển khai thực hiện, thu hồi nợ xấu gắn với tài sản đảm bảo.
- Chỉ đạo các TCTD, các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội:
+ Triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, trong đó lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng tại các TCTD, QTDND như nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định tín dụng, xử lý nợ; thực hiện có hiệu quả các giải pháp để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng TCTD, QTDND.
+ Bảo đảm an toàn hoạt động, an toàn tài sản của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, người dân; tích cực phối hợp đơn vị liên quan giữ gìn an ninh trật tự tại các địa điểm hoạt động của các TCTD, QTDND trong quá trình thực hiện cơ cấu lại.
+ Kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền (qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội) những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý trong quá trình xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD, QTDND.
2. Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội
Chỉ đạo cơ quan thi hành án các cấp thực hiện nghiêm túc các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của TCTD, VAMC theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg , Quyết định số 1058/QĐ-TTg ; Phối hợp, hỗ trợ các TCTD, VAMC trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án về xử lý tài sản bảo đảm; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp luật, đẩy nhanh thi hành án các vụ án còn tồn đọng.
3. Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc áp dụng các thủ tục rút gọn (về mặt hồ sơ, thời gian thụ lý,...) theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm nhằm đẩy nhanh tiến độ truy tố và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các TCTD có thể dễ dàng áp dụng, đẩy nhanh tốc độ xử lý, thu hồi nợ xấu.
4. Công an thành phố Hà Nội
- Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan trong việc phòng ngừa, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD và người gửi tiền.
- Chỉ đạo cơ quan công an các cấp tích cực nắm bắt tình hình, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình cơ cấu lại các TCTD, các QTDND trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi TCTD, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg và Quyết định số 1058/QĐ-TTg .
5. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện phương án phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách Thành phố.
- Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố, gắn việc cổ phần hóa với đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhằm đảm bảo hệ thống tài chính phát triển bền vững, lành mạnh trong trung và dài hạn.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thực hiện phương án phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách Thành phố.
7. Sở Tư pháp
Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp những bất cập, vướng mắc, xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác tại địa phương để kiến nghị, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc xử lý nợ xấu.
8. Cục Thuế thành phố Hà Nội
Quán triệt, hướng dẫn chính sách liên quan đến thuế quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg , Quyết định số 1058/QĐ-TTg .
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD theo quy định tại Nghị quyết.
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện dự án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính của Thành phố; nghiên cứu, ứng dụng vào việc đăng ký điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng quy định và chỉ đạo thực hiện lộ trình cập nhật và công khai thông tin các giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên hệ thống thông tin điện tử.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí Thành phố và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg , Quyết định số 1058/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo có liên quan của của Trung ương và địa phương về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đặc biệt chủ trương cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội đối với xử lý nợ xấu.
11. UBND các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ TCTD, VAMC trong quá trình thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại địa bàn; đồng thời đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo thẩm quyền.
- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý, giám sát và xử lý những tồn tại, yếu kém của QTDND đặc biệt trong việc hỗ trợ các giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể hoặc phá sản đối với các QTDND trên địa bàn khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nội dung Chỉ thị và chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép vào chương trình công tác năm của cơ quan, đơn vị; định kỳ hàng năm (trước ngày 01/9) báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị; hàng năm sơ kết, đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị, rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh và tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo kịp thời, đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&TH HN; Báo: HNM, KT&ĐT;
- Các TCTD trên địa bàn Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP; Các phòng CM;
- Lưu: VT, KT (Hạnh).
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "30/11/2017",
"sign_number": "22/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-82-CT-BTTTT-2017-cong-tac-thi-dua-khen-thuong-2018-371181.aspx | Chỉ thị 82/CT-BTTTT 2017 công tác thi đua khen thưởng 2018 | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 82/CT-BTTTT
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2018
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi; sự căng thẳng trong khu vực, khủng bố, bất bình đẳng và an ninh mạng đang diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước đã gặp nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, mưa bão, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để toàn ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông tiếp tục được duy trì tốt. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Ngành ổn định và có những bước phát triển bền vững, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2017 và để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua năm 2018 với chủ đề: "Toàn ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2018, lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018)". Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về Thi đua ái quốc, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông.
2. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua. Tăng cường đẩy mạnh sự phối hợp giữa tổ chức Đảng, chuyên môn và các đoàn thể quần chúng trong việc phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp để khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thống của Ngành; vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông tích cực tham gia, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước; làm cho phong trào thi đua diễn ra một cách thiết thực và công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành một động lực thúc đẩy và là biện pháp quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
3. Thực hiện đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua với các hình thức phong phú, đa dạng, nội dung cụ thể, thiết thực với tinh thần "Hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp". Nội dung các phong trào thi đua cần bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Ngành, của từng đơn vị; trong đó tập trung hoàn thiện thể chế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh.
4. Tham gia hưởng ứng tích cực, có hiệu quả các phong trào thi đua: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đồng thời, thường xuyên phát động các phong trào thi đua theo đợt, phong trào thi đua theo chuyên đề để lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm tạo không khí phấn khởi, vui tươi, đoàn kết trong tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
5. Đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn Ngành trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần tạo giá trị gia tăng cao, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
6. Tiếp tục tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, đảm bảo thực hiện đồng bộ tốt trên cả 4 phương diện: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến. Các cơ quan báo chí tăng thời lượng, chuyên trang, chuyên mục để đẩy mạnh tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng, tạo sức lan tỏa trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong toàn Ngành.
7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khen thưởng, đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, thực sự có tác dụng động viên, nêu gương. Khen thưởng phải gắn với kết quả phong trào thi đua, thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Chú trọng việc phát hiện những điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua để kịp thời biểu dương, khen thưởng; quan tâm khen thưởng người lao động trực tiếp, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, sáng kiến, sáng tạo.
8. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời tăng cường trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng trong việc tham mưu, đề xuất tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
9. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong thi đua, khen thưởng, đảm bảo các quy trình làm việc cũng như xét khen thưởng theo tiêu chuẩn ISO.
10. Các tổ chức đoàn thể trong ngành Thông tin và Truyền thông căn cứ chức năng, nhiệm vụ, vận động đoàn viên, hội viên tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và các năm tiếp theo.
Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, toàn ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đồng lòng, đoàn kết, phát huy trí tuệ, nỗ lực cao nhất, hăng hái thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2018.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành có trách nhiệm kịp thời phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ vào ngày 15 của tháng cuối quý báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận:
- Hội đồng TĐKT TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban TĐKT TW;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các thành viên Hội đồng TĐKT Bộ;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố;
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TTTT;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, TĐKT, HVT (150).
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "22/12/2017",
"sign_number": "82/CT-BTTTT",
"signer": "Trương Minh Tuấn",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-182-2019-TT-BQP-viec-pham-nhan-gap-than-nhan-nhan-gui-thu-nhan-qua-430716.aspx | Thông tư 182/2019/TT-BQP việc phạm nhân gặp thân nhân nhận gửi thư nhận quà mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 182/2019/TT-BQP
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC PHẠM NHÂN GẶP THÂN NHÂN; NHẬN, GỬI THƯ; NHẬN QUÀ VÀ LIÊN LẠC VỚI THÂN NHÂN BẰNG ĐIỆN THOẠI
Căn cứ Luật thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận quà và liên lạc với thân nhân bằng điện thoại.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc thăm gặp; nhận, gửi thư; nhận quà và liên lạc bằng điện thoại của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam trong Quân đội (sau đây gọi tắt là cơ sở giam giữ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ trong Quân đội; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Các trường hợp thăm gặp ngoại giao, thăm gặp và tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài;
b) Phạm nhân đang bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác và bị giam riêng.
Chương II
PHẠM NHÂN GẶP THÂN NHÂN
Điều 3. Chế độ gặp thân nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự, trừ trường hợp đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự; phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân theo quy định tại Điều 76 Luật Thi hành án hình sự.
2. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy cơ sở giam giữ, tích cực học tập, lao động, yêu cầu giáo dục, cải tạo hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ của phạm nhân theo quy định của pháp luật thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ (chồng) ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ, Tết. Thời gian tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân trong ngày do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
4. Trường hợp thăm gặp quy định tại khoản 2 Điều này hoặc phạm nhân có ít nhất 04 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại Tốt hoặc do yêu cầu của công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân cần có sự phối hợp, tác động của gia đình thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể xem xét, quyết định cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại nhà thăm gặp trong thời gian không quá 60 phút. Việc tổ chức cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân
1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột, số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại Khoản 1 Điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Điều 5. Thủ tục thăm gặp phạm nhân
1. Cơ sở giam giữ cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đã ban hành. Sổ thăm gặp được Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân.
2. Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ thăm gặp; trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có sổ thăm gặp hoặc cá nhân không có tên trong sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.
3. Đại diện cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này khi đến thăm gặp phạm nhân phải có công văn đề nghị cơ sở giam giữ xin thăm gặp phạm nhân. Trong công văn phải nêu rõ phạm nhân được thăm gặp, người đến thăm gặp, lý do thăm gặp, thời gian thăm gặp.
4. Khi đến thăm gặp, ngoài đơn (đối với cá nhân), công văn (đối với cơ quan, tổ chức), người đến thăm gặp phải kèm theo một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; hộ chiếu; giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
5. Thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân tại phòng riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự thì phải có bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ (chồng) của phạm nhân cư trú.
6. Thủ tục thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự.
Điều 6. Trách nhiệm của thân nhân và phạm nhân trong thăm gặp
1. Thân nhân; cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật trừ đồ vật thuộc danh mục cấm và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Không được đưa vào nhà thăm gặp các đồ vật cấm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Khi thân nhân là vợ (chồng) gặp phạm nhân tại phòng riêng nhà thăm gặp thì phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp; phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, có trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.
3. Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
4. Phạm nhân khi gặp thân nhân phải mặc quần áo được cấp, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ, trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần, áo (theo quy định) thì được mặc quần, áo dài thường nhưng phải đóng dấu “PHẠM NHÂN”; nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.
Điều 7. Trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp
1. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm công tác, khả năng quản lý, giám sát phạm nhân và phải được sự phân công của Thủ trưởng cơ sở giam giữ.
2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp; lập danh sách phạm nhân được thăm gặp trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ duyệt, ký trước khi thăm gặp;
b) Nếu phạm nhân từ chối gặp người đến thăm thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp lập biên bản và thông báo cho thân nhân phạm nhân biết;
c) Đề xuất bằng văn bản có ý kiến của cán bộ quản giáo phụ trách tổ, đội phạm nhân để Thủ trưởng cơ sở giam giữ xem xét, quyết định cho phạm nhân được kéo dài thời gian thăm gặp thân nhân, được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ;
d) Kiểm tra đồ vật đối với thân nhân gặp phạm nhân tại nhà thăm gặp và phòng gặp riêng, trường hợp phát hiện hành vi đưa vật cấm vào nhà thăm gặp thì phải lập biên bản thu giữ và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp nhận, kiểm tra tiền, đồ vật do thân nhân gửi cho phạm nhân;
e) Quản lý, giám sát phạm nhân từ khi nhận đến khi kết thúc thăm gặp bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký vào số giao nhận phạm nhân.
3. Trong khi làm nhiệm vụ, cán bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, điều lệnh, quy định. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ có thái độ, hành vi tiêu cực, gây phiền hà trong việc tổ chức thăm gặp; không được tự ý giải quyết thăm gặp hoặc cho phạm nhân gặp thân nhân, nhận gửi thư, quà ngoài khu vực nhà thăm gặp; không được tự ý nhận, chuyển thư, quà cho phạm nhân; không được thu bất kỳ khoản tiền nào khi giải quyết thăm gặp.
4. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải ghi vào số theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin, phản ánh tình hình thăm gặp để quản lý, lưu trữ tài liệu theo đúng quy định và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ biết; bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh, đồ vật khác của phạm nhân (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý.
Điều 8. Nhà thăm gặp phạm nhân
1. Mỗi cơ sở giam giữ có một nhà thăm gặp phạm nhân được xây dựng theo mẫu thiết kế thống nhất, đặt ở nơi thuận tiện cho việc quản lý, giám sát phạm nhân và tổ chức thăm gặp. Nhà thăm gặp phải được trang bị những thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho yêu cầu thăm gặp và sinh hoạt của người đến thăm gặp.
2. Nhà thăm gặp phải treo biển “Nhà thăm gặp phạm nhân”, có tủ để tư trang của người đến gặp phạm nhân, có hòm thư, có Bảng “Nội quy nhà thăm gặp” và “Danh mục đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ”.
Chương III
PHẠM NHÂN NHẬN, GỬI THƯ VÀ NHẬN QUÀ
Điều 9. Phạm nhân nhận, gửi thư và nhận quà
1. Khi gặp những người được quy định tại Điều 4 Thông tư này, phạm nhân được nhận, gửi thư, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự nhưng tối đa không quá 03 kg trong một lần gặp; ngoài ra, mỗi tháng phạm nhân được nhận quà do thân nhân gửi qua đường Bưu chính 02 lần theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự, mỗi lần không quá 03 kg, nếu gửi 01 lần thì không quá 06 kg. Trường hợp phạm nhân từ chối nhận quà do thân nhân chuyển đến hoặc gửi qua đường Bưu chính thì phải lập biên bản và thông báo cho người gửi đến nhận lại. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày gửi thông báo, nếu không có người đến nhận thì lập biên bản và tiến hành tiêu hủy trước sự chứng kiến của phạm nhân. Thư và đồ vật của phạm nhân phải được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào cơ sở giam giữ, trường hợp phát hiện đồ vật cấm phải xử lý theo quy định.
Trong trường hợp lâu ngày phạm nhân không được gặp thân nhân và nhận quà theo quy định thì trọng lượng quà có thể được nhận nhiều hơn và do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
2. Phạm nhân được gửi 02 lá thư trong một tháng, trước khi gửi nếu phát hiện có nội dung xấu, ảnh hưởng quá trình chấp hành án của phạm nhân thì lập biên bản và không cho gửi.
3. Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ bị giam riêng, phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật thì trong thời gian chưa được công nhận cải tạo tiến bộ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể hạn chế việc nhận, gửi thư và nhận quà. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo việc hạn chế nhận, gửi thư và nhận quà cho thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
4. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn phạm nhân thông báo cho thân nhân biết tổ, đội nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và những đồ vật thuộc danh mục cấm không được gửi cho phạm nhân.
5. Đối với phạm nhân đang bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác mà bị giam riêng thì việc gửi, nhận thư, quà được thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Điều 10. Phạm nhân nhận, sử dụng thuốc chữa bệnh
1. Thân nhân phạm nhân khi đến thăm gặp hoặc qua đường bưu chính, có thể gửi thuốc chữa bệnh, thuốc bổ cho phạm nhân theo chỉ định của y sỹ, bác sỹ tại cơ sở giam giữ hoặc tại cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước nơi phạm nhân khám và điều trị. Thuốc do thân nhân gửi cho phạm nhân phải có nhãn, mác ghi rõ hàm lượng, công dụng, nơi sản xuất và còn thời hạn sử dụng.
2. Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ do thân nhân gửi cho phạm nhân phải có sổ theo dõi và tủ đựng riêng; cán bộ y tế cơ sở giam giữ có trách nhiệm kiểm tra, quản lý. Khi phạm nhân sử dụng thuốc, cán bộ y tế căn cứ vào bệnh lý, phác đồ điều trị để cấp thuốc, hướng dẫn và giám sát phạm nhân sử dụng có sự chứng kiến của Quản giáo trực khu giam. Thuốc của phạm nhân nào thì phạm nhân đó sử dụng, phải ghi rõ trong bệnh án và số theo dõi: “Thuốc do thân nhân gửi”. Phạm nhân nhận, sử dụng thuốc phải ký tên, nếu không biết chữ thì điểm chỉ vào bệnh án hoặc sổ theo dõi. Thuốc hết hạn sử dụng phải lập biên bản tiêu hủy, có sự chứng kiến, ký hoặc điểm chỉ của phạm nhân.
3. Khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, cán bộ y tế phải kiểm tra, đối chiếu, trả lại cho phạm nhân số thuốc chưa sử dụng và phải có ký nhận của phạm nhân ở sổ theo dõi; trường hợp phạm nhân chuyển cơ sở giam giữ khác để tiếp tục chấp hành án thì bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khỏe của phạm nhân cho đơn vị tiếp nhận.
Chương IV
QUẢN LÝ ĐỒ LƯU KÝ; NHẬN, SỬ DỤNG TIỀN LƯU KÝ VÀ LIÊN LẠC ĐIỆN THOẠI VỚI THÂN NHÂN CỦA PHẠM NHÂN
Điều 11. Quản lý tiền mặt và đồ lưu ký
1. Phạm nhân có tiền Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đồ trang sức, tư trang hoặc đồ vật có giá trị khác phải gửi lưu ký để cơ sở giam giữ quản lý và được nhận lại đồ lưu ký khi chấp hành xong án phạt tù.
2. Trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển tiền, đồ lưu ký cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm lập biên bản bàn giao trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu chính, cước phí do phạm nhân chi trả. Biên bản nhận hay trả tiền, đồ lưu ký phải mô tả đúng thực trạng số lượng, khối lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, các đặc điểm khác của đồ vật và lưu hồ sơ phạm nhân.
Điều 12. Phạm nhân nhận và sử dụng tiền, đồ lưu ký
1. Người đến thăm gặp gửi tiền mặt cho phạm nhân thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm nhận và cùng người gửi tiền cho phạm nhân ký nhận vào phiếu gửi tiền lưu ký và “Sổ theo dõi thăm gặp phạm nhân”. Thân nhân phạm nhân gửi tiền cho phạm nhân qua đường Bưu chính thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ cử cán bộ đến Bưu điện nhận tiền, sau đó bàn giao cho Tài chính đơn vị quản lý. Cán bộ phụ trách lưu ký vào sổ theo dõi, đồng thời thông báo cho phạm nhân biết và ghi số tiền này vào “Sổ theo dõi tiền gửi lưu ký và mua hàng căng tin” để phạm nhân ký, nhận.
2. Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ bị giam riêng, phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, trong thời gian chưa được công nhận cải tạo tiến bộ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể hạn chế việc mua hàng hóa tại căng tin.
3. Tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động, tiền công lao động theo quy định tại Điều 34 Luật Thi hành án hình sự được chuyển vào lưu ký để phạm nhân sử dụng theo quy định, gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
4. Tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của mỗi phạm nhân trong một tháng phải theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự. Tiền mua các loại hàng hóa thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt không tính vào số lượng tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của phạm nhân.
5. Phạm nhân có tiền, đồ vật gửi lưu ký khi chuyển đến cơ sở giam giữ khác, cán bộ có trách nhiệm phải thực hiện việc chuyển giao số tiền, đồ vật này cho nơi tiếp nhận phạm nhân. Việc giao nhận phải lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và phạm nhân.
6. Trường hợp phạm nhân chết, phải ghi rõ vào biên bản phạm nhân chết số tiền lưu ký còn lại chưa sử dụng, đồ vật gửi lưu ký và những tài sản cá nhân khác để bàn giao cho thân nhân họ hoặc đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân
1. Cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự; phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự.
Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy cơ sở giam giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần không quá 10 phút.
Trong trường hợp gia đình thân nhân phạm nhân gặp thiên tai, địch họa; có thân nhân hy sinh, từ trần, bị bệnh nặng; phạm nhân không còn thuốc do thân nhân bảo đảm để sử dụng theo đơn chỉ định của cơ quan y tế hoặc các trường hợp đặc biệt khác thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho phạm nhân điện thoại liên lạc với thân nhân nhưng không được quá thời lượng cho 01 lần liên lạc theo quy định.
3. Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ bị giam riêng; phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm trong thời gian chưa được công nhận cải tạo tiến bộ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể hạn chế thời lượng liên lạc điện thoại với thân nhân.
4. Phạm nhân đang bị phạt giam tại buồng kỷ luật, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
5. Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký; sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số và là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ bố trí buồng gọi điện thoại và cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của phạm nhân với thân nhân. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi; trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
7. Cán bộ giám sát phải cập nhật đầy đủ thông tin việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân vào số theo dõi.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 01 năm 2020 và bãi bỏ các Chương II, III Nội quy trại giam quân sự ban hành kèm theo Thông tư số 132/2012/TT-BQP ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Các đồng chí lãnh đạo BQP(6);
- Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị;
- Các Quân khu, Quân đoàn;
- Các BTL: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
- Tòa án quân sự trung ương;
- Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Cục Điều tra hình sự BQP;
- Cục Thi hành án BQP;
- Cục Quân lực/BTTM;
- Cục Bảo vệ an ninh Quân đội;
- Công báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Văn phòng BQP (NC, PC, CTTĐT/BQP);
- Lưu: VT, ĐTHS.Hg36.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Chiêm | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "04/12/2019",
"sign_number": "182/2019/TT-BQP",
"signer": "Lê Chiêm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-91-KH-UBND-2020-ho-tro-xay-dung-thuong-hieu-cho-lang-nghe-Ha-Noi-441996.aspx | Kế hoạch 91/KH-UBND 2020 hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho làng nghề Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 91/KH-UBND
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2020
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU TẬP THỂ CHO LÀNG NGHỀ NĂM 2020
Căn cứ Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề trên địa bàn Thành phố năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố xây dựng, phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ gìn bản sắc truyền thống và danh tiếng vốn có của các làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo điều kiện để các làng nghề của Hà Nội bảo tồn và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Yêu cầu
- Việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề phải thực hiện đúng quy định, thu hút được sự quan tâm và tham gia của các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
- Các làng nghề được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nắm được chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho làng nghề trên địa bàn Thành phố, tạo được sự chuyển biến mạnh từ nhận thức tới hành động của các làng nghề về phát triển và xây dựng thương hiệu.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
Các làng nghề đang làm thủ tục đề nghị công nhận và các làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống (Chưa được hỗ trợ đủ 05 nội dung được quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố) có nhu cầu hỗ trợ và được UBND quận, huyện, thị xã có văn bản đề nghị hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể từ nguồn ngân sách Thành phố.
- Đại diện làng nghề là: là đơn vị được các thành viên của làng nghề, làng nghề truyền thống ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã, gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác.
2. Nội dung hỗ trợ
- Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu:
- Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.
- Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.
- Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề.
- Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố.
3. Thứ tự ưu tiên
Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
- Làng nghề đăng ký thực hiện đủ 05 nội dung hỗ trợ, có kế hoạch và dự toán kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, trong đó có phương án duy trì, phát triển thương hiệu sau khi được hỗ trợ xây dựng thương hiệu năm 2020.
- Làng nghề có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố.
- Làng nghề có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố.
- Làng nghề đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể nhưng chưa đủ 05 nội dung quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
4. Trình tự thực hiện
4.1. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký của các quận, huyện, thị xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị theo thứ tự ưu tiên; phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức hỗ trợ cho từng làng nghề.
4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính thống nhất đồng trình UBND Thành phố phê duyệt danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức hỗ trợ kinh phí đối với từng làng nghề theo quy định.4.3. Sau khi có Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) thực hiện: Thông báo bằng văn bản cho các làng nghề đã được phê duyệt hỗ trợ để thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn; cùng phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, đại diện làng nghề ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề, trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên và các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt.
- Sau khi hoàn thành các nội dung công việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã và đại diện làng nghề có trách nhiệm thanh lý hợp đồng, thời gian hoàn thành trước ngày 20/11/2019 để hoàn tất thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
5. Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện
TT
Nội dung công việc
Thời gian thực hiện
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
1
Nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ; kiểm tra đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị hỗ trợ
Tháng 4 đến tháng 5/2019
Sở Nông nghiệp và PTNT
UBND các quận, huyện, thị xã
2
Tổ chức họp liên ngành thống nhất lựa chọn danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề
Tháng 5/2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Tài chính, Sở Công Thương
3
Trình UBND Thành phố phê duyệt Quyết định danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ
Tháng 6/2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Tài chính
4
Dự thảo, thương thảo, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt
Tháng 6/2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; UBND xã, đại diện làng nghề, đơn vị tư vấn
5
Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện hỗ trợ thương hiệu làng nghề
Tháng 6 đến tháng 11/2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Công Thương, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; đại diện làng nghề
6
Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành các nội dung hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề
Hoàn thành trước ngày 20/11/2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, đại diện làng nghề, đơn vị Tư vấn
7
Thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ
Tháng 12 năm 2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Tài chính, phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã; đại diện làng nghề, đơn vị Tư vấn
6. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí nghiệp vụ đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, định mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề, trình UBND Thành phố phê duyệt đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định; tổng hợp tình hình, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Chủ trì, tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, đại diện làng, đơn vị tư vấn có liên quan theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng, nội dung hỗ trợ trong Kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, định mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Hướng dẫn việc thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.
3. Sở Công Thương:
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát tiến tiến độ, chất lượng, nội dung triển khai thực hiện hỗ trợ theo quy định.
4. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Chủ động đề xuất các làng nghề tham gia Kế hoạch Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề.
- Chỉ đạo phòng Kinh tế, UBND các xã ký hợp đồng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) đại diện làng nghề và đơn vị tư vấn ngay sau được UBND Thành phố phê duyệt. Đồng thời, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch tới các làng nghề; phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch đối với các làng nghề được hỗ trợ trên địa bàn.
- Chỉ đạo thực hiện quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể của làng nghề sau khi được Thành phố hỗ trợ.
5. Đại diện của làng nghề
- Triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể theo đúng hợp đồng đã ký kết với các bên liên quan theo quy định hiện hành.
- Thực hiện việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố; quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu làng nghề sau khi đã được Thành phố hỗ trợ theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020 trên địa bàn Thành phố. Yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND Thành phố: Nguyễn Văn Sửu;
- Các Sở: NN&PTNT, TC, CT;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP V.T.Anh, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT.Vân
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2020
BẢNG TỔNG HỢP
Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU TẬP THỂ LÀNG NGHỀ NĂM 2020
(Kèm theo văn bản số: 1120/SNN-CCPTNT ngày 02/4/2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT)
- Căn cứ Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội; Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu về việc giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu tổ chức thực hiện Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND Thành phố ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố tại văn bản số 1109/VP-KT của Văn phòng UBND Thành phố.
Để có cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã dự thảo kế hoạch Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2020 của UBND Thành phố, xin ý kiến các Sở ngành, UBND các quận huyện, thị xã. Đến ngày 06/4/2020 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 29/29 góp ý của các Sở, ngành, quận huyện, thị xã bằng văn bản. Cơ quan soạn thảo tổng hợp góp ý và giải trình một số nội dung như sau:
TT
Tên đơn vị
Văn bản (số, ngày, tháng, năm)
Đồng ý với nội dung dự thảo
Đồng ý với nội dung dự thảo nhưng có bổ sung, sửa đổi
Ý kiến đóng góp của các Sở, ngành, quận huyện, thị xã
Những nội dung cần giải trình, lý do
I
CÁC SỞ, NGÀNH 5/5 SỞ
1
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội
Số 609/LĐTBXH-BTXH ngày 04/3/2020
X
Đồng ý
2
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Số 973/SKH& ĐT-NS ngày 05/3/2020
X
Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT rà soát bổ sung khối lượng dự kiến theo nội dung tại mục II.2.
Sở Nông nghiệp &PTNT tiếp thu
3
Sở Tài chính
1355/STC-TCHCSN ngày 11/3/2020
X
1. Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/02/2019 của HĐND Thành phố quy định gồm 02 chính sách, ngoài chính sách về hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề còn chính sách về hỗ trợ đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch tổng thể để thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố.
2. Về nội dung chính sách:
2.1. Về nội dung hỗ trợ tại mục 2 - phần II dự thảo Kế hoạch của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất:
“- Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.
- Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.
- Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề.
- Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố.”.
Đề xuất nêu trên của Sở Nông nghiệp và PTNT giống với các nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/02/2019 của HĐND Thành phố. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị sửa lại nội dung này như sau:
“2. Nội dung, mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/02/2019 của HĐND Thành phố”.
2.2. Đối với trình tự thực hiện tại mục 4 - phần II dự thảo Kế hoạch của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất:
“4.1. Sau khi danh sách, hồ sơ đăng ký của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị đăng ký của các quận, huyện, thị xã; phối hợp với Sở Tài chính lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ.
4.2. Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính đồng trình UBND Thành phố ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với từng làng nghề theo quy định.
...”
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT gộp nội dung tại mục 4.1 và mục 4.2 nêu trên thành 01 mục, cụ thể như sau:
“4.1. Sau khi các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố lập danh sách, hồ sơ đăng ký, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị đăng ký của các quận, huyện, thị xã, lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt làm cơ sở triển khai đảm bảo theo chính sách Nhà nước quy định.
....”
2.3. Đối với nhiệm vụ của Sở Tài chính tại mục 2 - phần III của dự thảo Quyết định, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất: “Sở Tài chính: Bố trí kinh phí; hướng dẫn việc thanh, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước”.
Đối với nguồn kinh phí thực hiện năm 2020, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện là 5 tỷ đồng (giao Sở Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND Thành phố); việc chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh nội dung này như sau:
“Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch”.
- Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng Nghề Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch riêng trình UBND Thành phố.
Không tiếp thu
Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu
4
Sở Khoa học và Công nghệ
279/SKHCN- QNLHTT ngày 06/3/2020
X
- Trích yếu của Kế hoạch đề nghị cơ quan soạn thảo xem lại với trích yếu của Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
- Dự thảo của kế hoạch chưa đề cập đến “Chính sách Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường”.
- Dự thảo Kế hoạch phải xác định rõ: Tại tiết b, khoản 2, điều 1 của Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 quy định: “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu” theo dự thảo của kế hoạch. Vì nếu xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, đề nghị thực hiện theo quy định quản lý tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN
- Tiết 3, mục 3.II của dự thảo kế hoạch: không hợp lý vì làng nghề có khả năng thực hiện 5 nội dung, nhưng chỉ đăng ký hỗ trợ ít hơn 5 nội dung.
Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu
- Đánh giá tác động môi trường làng Nghề Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch riêng trình UBND Thành phố.
- Tại KH này Sở Nông nghiệp đề nghị ưu tiên những làng nghề đăng ký đủ 5 nội dung để các làng nghề có điều kiện Phát triển
5
Sở Công Thương
1. Về điều kiện hỗ trợ: Đề nghị ban soạn thảo xem lại các làng nghề đang làm thủ tục đề nghị công nhận làng nghề hoặc làng nghề truyền thống có thuộc đối tượng hỗ trợ không
Đây là đối tượng quy định tại Nghị quyết.
II
CÁC QUẬN 06/06 QUẬN có làng nghề
1
Quận Bắc Từ Liêm
610/UBND-KT ngày 06/3/2020
X
Đồng ý
2
Quận Tây Hồ
31/KT ngày 17/3/2020
X
Đồng ý
3
UBND Quận Hà Đông
568/UBND-KT ngày 05/3/2020
X
Đề nghị bổ sung thứ tự ưu tiên tại mục 3 đối cho các làng nghề đã thực hiện xong 3 nội dung; Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề; Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.
Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;
4
UBND Quận Nam Từ Liêm
340/UBND-KT ngày 04/3/2020
X
Đồng ý
5
UBND Quận Long Biên
24/KT ngày 06/3/2020
X
Đồng ý
6
UBND Quận Hoàng Mai
507/UBND-KT ngày 12/3/2020
X
Đồng ý
III
CÁC HUYỆN VÀ THỊ XÃ SƠN TÂY 18/18
1
UBND huyện Chương Mỹ
407/UBND-KT ngày 06/3/2020
X
Đồng ý
2
UBND huyện Đông Anh
469/UBND-KT ngày 09/3/2020
X
Đồng ý
3
UBND huyện Gia Lâm
572/UBND-KT ngày 12/3/2020
X
Đồng ý
4
UBND huyện Hoài Đức
39/KT ngày 12/3/2020
X
Đồng ý
5
UBND huyện Mê Linh
424/UBND-KT ngày 05/3/2020
X
Đồng ý
6
UBND huyện Mỹ Đức
318/UBND-KT ngày 06/3/2020
X
Tại mục 3 thứ tự ưu tiên thuộc phần II nội dung; đề nghị đưa các làng nghề đã nhận hỗ trợ: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề; Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề vào thứ tự ưu tiên trong năm 2020. Để các làng nghề hoàn thiện được việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố.
Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;
7
UBND huyện Sóc Sơn
60/KT ngày 12/3/2020
X
Đồng ý
8
UBND huyện Thạch Thất
375/UBND-KT ngày 11/3/2020
X
Đồng ý
9
UBND huyện Thường Tín
178/UBND-KT ngày 03/3/2020
X
1. Tại Mục 4, trình tự thực hiện ở phần nội dung
II. NỘI DUNG.
4.3. Sau khi có Quyết định phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ của UBND Thành phố.
- Đại diện làng nghề (Hội, hiệp hội làng nghề được thành lập theo quy định, hợp tác xã sản xuất nghề của địa phương)....
2. Tại Mục 6. Đơn vị thực hiện ở phần II. NỘI DUNG.
- Đơn vị tham gia: ............ gồm: Hội, Hiệp hội làng nghề được thành lập theo quy định, hợp tác xã sản xuất nghề của địa phương.
Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu;
10
UBND huyện Thanh Trì
82/KT ngày 04/3/2020
X
Đồng ý
11
UBND huyện Thanh Oai
302/UBND-KT ngày 05/3/2020
X
Đồng ý
12
UBND huyện Ứng Hoà
22/KT ngày 04/3/2020
X
Đồng ý
13
UBND huyện Phúc Thọ
342/UBND-KT ngày 16/3/2020
X
Đồng ý
14
UBND huyện Đan Phượng
391/UBND-KT ngày 16/3/2020
X
Đồng ý
15
UBND huyện Phú Xuyên
405/UBND-KT ngày 09/3/2020
X
Đồng ý
16
UBND huyện Quốc Oai
310/UBND-KT ngày 05/3/2020
X
Đồng ý
17
UBND Thị xã Sơn Tây
42/KT ngày 03/3/2020
X
Đồng ý
18
UBND huyện Ba Vì
29/PKT ngày 06/3/2020
X
Mục 4.3, đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của UBND xã, thị trấn, nội dung như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), thông báo cho các làng nghề đã được Thành phố phê duyệt danh sách hỗ trợ; tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với Phòng kinh tế các quận, huyện, thị xã, UBND xã, thị trấn và đại diện làng nghề (Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác), trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên và các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt;
- Sau khi hoàn thành các nội dung công việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), Phòng kinh tế các quận, huyện, thị xã UBND xã, thị trấn và đại diện làng nghề có trách nhiệm ký thanh lý hợp đồng, thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2020 để hoàn tất thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp thu; | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "04/05/2020",
"sign_number": "91/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Sửu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-176-KH-UBND-2022-xay-dung-To-lien-gia-an-toan-phong-chay-chua-chay-Quan-11-Ho-Chi-Minh-534342.aspx | Kế hoạch 176/KH-UBND 2022 xây dựng Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy Quận 11 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 11
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 176/KH-UBND
Quận 11, ngày 29 tháng 7 năm 2022
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG MÔ HÌNH “TỔ LIÊN GIA AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG”
Căn cứ Văn bản số 3081/CATP-PC07 ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện mô hình tổ liên gia an toàn về PCCC và điểm chữa cháy công cộng.
Để nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và thực hiện đúng nguyên tắc được nêu trong Luật phòng cháy và chữa cháy, Ủy ban nhân dân Quận 11 ban hành Kế hoạch xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng” với những nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức và ý thức của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về pháp luật và kiến thức về phòng cháy chữa cháy (PCCC), an toàn trong suốt quá trình hoạt động; chủ động công tác phòng ngừa, không để xảy ra cháy, nổ đồng thời sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án để xử lý tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Việc triển khai xây dựng mô hình điểm phải triển khai tích cực, khẩn trương, không phô trương hình thức, chú trọng chất lượng, hiệu quả của mô hình, tổ chức nhân rộng trên địa bàn quận góp phần xây dựng phong trào toàn dân PCCC vững chắc, có chiều sâu, hiệu quả thiết thực.
- Thông qua xây dựng mô hình giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác PCCC, nắm được các kiến thức cơ bản trong công tác chữa cháy làm giảm nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
II. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG TIÊU CHÍ XÂY DỰNG
1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác PCCC
- Đặc điểm chủ yếu của loại hình nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh là loại nhà ống, diện tích nhà ở không lớn, phân bố ở các khu vực dân cư, xung quanh các chợ, tuyến đường phố và chủ yếu kinh doanh các mặt hàng là các loại vật liệu dễ cháy như quần áo, giày dép, vải, simili, chăn màn, tạp hóa,... Các loại nhà trên thường chỉ có một lối thoát nạn ra ngoài. Cửa ra vào chính tại tầng 1 thường là cửa xếp, cửa cuốn, tại các tầng trên có thể bố trí biển hiệu quảng cáo che chắn hết các hành lang, ban công mặt tiền căn nhà.
- Đa số các hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh đều không trang bị phương tiện chữa cháy, hoặc trang bị phương tiện chữa cháy không đảm bảo yêu cầu, do đó không xử lý được đám cháy ban đầu mới phát sinh.
- Những đặc điểm trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, khi cháy người dân không thoát nạn được, nhất là các đám cháy xảy ra vào ban đêm, khả năng phát hiện đám cháy muộn, việc báo cháy ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Các đám cháy tỏa ra nhiều khói khí độc như CO, CO2, HCN có nguy cơ gây ngạt khói dẫn đến tử vong.
2. Nội dung, tiêu chí xây dựng
- Thành lập Tổ liên gia gồm từ 05 đến 15 hộ gia đình liền kề nhau trở lên tại các tuyến đường, hẻm (để hỗ trợ, phối hợp trong công tác bảo đảm toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn). Các hộ có số tầng tương đương nhau hoặc ít hơn trong dãy nhà gia đình 01 tầng để khi có sự cố có thể thoát sang mái nhà bên cạnh mà đảm bảo an toàn.
- Lắp đặt các chuông báo cháy liên kết tín hiệu với nhau (chuông báo cháy sử dụng nguồn điện 220V, không dùng tủ trung tâm báo cháy), trong đó mỗi nhà lắp đặt chuông báo cháy (phía ngoài ban công của nhà nơi mà người chủ gia đình ở), nút ấn báo cháy (tại vị trí thuận lợi cầu thang khi có sự cố có thể ấn báo cháy) để kịp thời báo cháy cho hộ liền kề khi có cháy xảy ra (tùy tình hình khu dân cư thực tế có thể xem xét nội dung này thay bằng các vật dụng, phương tiện phát ra tiếng động như: kẻng,...).
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn (phương án nêu được cụ thể tính chất nguy hiểm cháy, nổ, độc từng hộ; giải pháp thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; xác định vị trí người ở, người bị nạn tổ chức cứu chữa kịp thời; tham khảo phương án chữa cháy).
- Có lực lượng tại chỗ để chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ khi có sự cố: Các hộ gia đình cử thành viên có sức khỏe, thường xuyên có mặt tại nơi cư trú để tham gia các hoạt động phòng cháy chữa cháy của Tổ liên gia; được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về PCCC.
- Có phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (PCCC, CNCH): Mỗi hộ gia đình trang bị tối thiểu 01 bình chữa cháy xách tay và một trong các dụng cụ phá dỡ thông thường phù hợp (búa, rìu cứu hộ, xà beng, kìm cộng lực); ngoài ra có thể bố trí điểm chữa cháy công cộng (để bình chữa cháy xách tay, máy bơm chữa cháy khu vực có ao hồ, bể nước có thể trang bị/bố trí máy bơm chữa cháy,...); khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối chuyển đổi, thiết bị mở khóa.
- Đáp ứng yêu cầu về chỉ huy tại chỗ: Bầu Tổ trưởng Tổ liên gia là người có uy tín, kinh nghiệm, có kiến thức về PCCC để thường xuyên thông tin, tuyên truyền cho các hộ liên gia về công tác PCCC, đôn đốc việc thực hiện; thực hiện chỉ huy chữa cháy khi xảy ra cháy, nổ tại Tổ liên gia mà lực lượng dân phòng, cơ quan chức năng chưa đến kịp.
- Đáp ứng yêu cầu về hậu cần tại chỗ: Có phương án dự trù, bố trí kinh phí (do Ủy ban nhân dân (UBND) phường hỗ trợ, xã hội hóa, nhân dân tự đóng góp...) phục vụ công tác PCCC và CNCH (mua sắm, thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện PCCC; bảo đảm các điều kiện về y tế và các điều kiện duy trì hoạt động thường trực, ứng trực, huấn luyện, tập luyện, thực tập phương án, tham gia chữa cháy, CNCH của Tổ liên gia).
- Mỗi hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trong Tổ liên gia phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND ngày 31/5/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó trọng tâm cụ thể như sau: (1) Bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn về PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất cháy gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện, aptomat, cầu dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt: (2) Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong nhà phải bảo đảm yêu cầu về PCCC; (3) Có lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, lô gia, cửa sổ, lối lên mái)...
- Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh và các thành viên trong Tổ liên gia biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Định kỳ tổ chức phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC; tổ chức thực tập phương án xử lý tình huống cháy, nổ; cập nhật, bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi về hộ gia đình, các điều kiện an toàn PCCC tại Tổ liên gia.
- Duy trì các Tiêu chí an toàn về PCCC trong quá trình hoạt động và định kỳ thông tin, báo cáo về công tác PCCC với Tổ dân phố, Khu phố, Công an phường và UBND phường.
III. VỊ TRÍ XÂY DỰNG VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Vị trí mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng”
- Qua khảo sát thực tế, UBND quận chấm chọn như sau: UBND Phường 04 chọn hẻm 122 Tạ Uyên, khu phố 2; UBND Phường 07 chọn hẻm 76 đường Lý Nam Đế, khu phố 1; UBND Phường 08 chọn hẻm 174 đường Thái Phiên, khu phố 2; UBND Phường 10 chọn hẻm 260 đường Lạc Long Quân, khu phố 1; UBND Phường 15 chọn hẻm 233 đường Lý Thường Kiệt, khu phố 1; UBND Phường 16 chọn hẻm 137 Nguyễn Chí Thanh, khu phố 3 để thành lập “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng”.
2. Cách thức hoạt động mô hình
- Thời gian thực hiện mô hình bắt đầu từ tháng 8 năm 2022.
- Khi xảy ra tình huống cháy, nổ, thành viên của hộ gia đình ấn chuông báo cháy để các hộ gia đình khác trong Tổ liên gia biết có xảy ra sự cố cháy và mang bình chữa cháy, phương tiện phá dỡ thông thường, sử dụng các phương tiện chữa cháy khác tại Tổ liên gia (nếu có) đến hỗ trợ chữa cháy, cứu người bị nạn, di chuyển tài sản,...
- Tổ chức thông tin báo cháy: UBND phường, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an Quận 11, số điện thoại 114 và ứng dụng điện thoại Help 114, Báo cháy 114 để báo cháy; Lực lượng y tế 115 khi có người bị nạn.
- Tổ liên gia PCCC lựa chọn 01 người có kinh nghiệm, có kiến thức về PCCC (Tổ trưởng) để chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; khi lực lượng dân phòng, các lượng lượng chức năng khác có mặt thì báo cáo tình hình vụ việc, bàn giao lại quyền chỉ huy chữa cháy cho người có thẩm quyền và tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ tài sản theo yêu cầu.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an quận
- Thường trực, chủ trì tham mưu UBND quận tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn UBND Phường 04, UBND Phường 07, UBND Phường 08, UBND Phường 10, UBND Phường 15 và UBND Phường 16 thực hiện mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng”, trong đó phân công rõ trách nhiệm của UBND phường, Công an quận và các đơn vị chức năng liên quan thuộc quận để tổ chức thực hiện.
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến tiêu chí đến lãnh đạo các phòng ban, UBND Phường 04, UBND Phường 07, UBND Phường 08, UBND Phường 10, UBND Phường 15 và UBND Phường 16, Công an phường và người dân sinh sống tại vị trí đã được chọn mô hình.
- Chủ trì, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả Ủy ban nhân dân quận theo quy định và tham mưu nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng” ra toàn quận khi mô hình mang lại hiệu quả.
2. UBND Phường 04, UBND Phường 07, UBND Phường 08, UBND Phường 10, UBND Phường 15, UBND Phường 16
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng” tại UBND Phường 04 chọn hẻm 122 Tạ Uyên, khu phố 2; UBND Phường 07 chọn hẻm 76 đường Lý Nam Đế, khu phố 1; UBND Phường 08 chọn hẻm 174 đường Thái Phiên, khu phố 2; UBND Phường 10 chọn hẻm 260 đường Lạc Long Quân, khu phố 1; UBND Phường 15 chọn hẻm 233 đường Lý Thường Kiệt, khu phố 1; UBND Phường 16 chọn hẻm 137 Nguyễn Chí Thanh, khu phố 3; trong đó tập trung phân công nhiệm vụ của Ban điều hành khu phố, tổ dân phố, Công an phường trong việc thực hiện và duy trì mô hình đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp với Công an quận tổ chức rà soát, lựa chọn các đối tượng trên địa bàn quản lý những tuyến đường, phố có các hộ gia đình liền kề để tổ chức xây dựng nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng”; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia mô hình và tự giác thực hiện các điều kiện an toàn PCCC tại mỗi hộ gia đình (Họp tất cả các hộ dân trong Tổ liên gia lấy ý kiến đồng thuận thể hiện trên biên bản họp, các hộ dân phải ký đồng ý tham gia).
- UBND phường ban hành Quyết định thành lập “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng”, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ.
- Duy trì hoạt động của mô hình; đảm bảo các điều kiện hoạt động cho mô hình như: Hướng dẫn việc lựa chọn, tổ chức thực hiện mô hình đảm bảo được mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch; hỗ trợ kinh phí hoạt động, mua sắm các trang thiết bị cần thiết; chỉ đạo Công an phường tham mưu UBND phường trong việc thành lập, duy trì hoạt động của các mô hình, hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ hộ sản xuất, kinh doanh các kiến thức, kỹ năng PCCC, thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ.
- Tổ chức lễ ra mắt mô hình trước ngày 01/9/2022. Ký kết mô hình giữa các nhà có sự chứng kiến của UBND phường. Ngay sau lễ ra mắt có thể tổ chức thực tập giả định tình huống cháy xảy ra theo phương án đã lập có huy động lực lượng dân phòng; chỉ đạo của UBND phường trong việc giải quyết và xử lý tình huống cháy, nổ.
- Hàng tháng, Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng tổ chức họp một lần để đánh giá tình hình, hoạt động của mô hình, trao đổi, cập nhật, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng về PCCC.
- Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, UBND phường tổ chức họp với đại diện Tổ liên gia PCCC để đánh giá, rút kinh nghiệm. Chấn chỉnh hoạt động hoặc thanh loại đối với mô hình hoạt động hình thức, không hiệu quả, không phù hợp.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá hiệu quả và triển khai nhân rộng mô hình.
- Kinh phí hoạt động: Sử dụng kinh phí từ việc đóng góp của các hộ gia đình trong Tổ liên gia (chủ yếu sử dụng cho việc mua sắm, lắp đặt thiết bị PCCC từ lúc ban đầu) hoặc từ nguồn xã hội hóa.
- Tổ liên gia thường xuyên trao đổi thông tin khi có sự thay đổi liên quan đến công tác PCCC như: thay đổi lớn về số lượng nhân khẩu; tính chất sử dụng nhà ở từng hộ gia đình...; phải báo cáo Tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm ở khu dân cư.
- Các tình huống cháy, nổ xảy ra tại các gia đình trong Tổ liên gia đều được quán triệt, phổ biến và thực tập tình huống.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận
- Phối hợp với Công an quận, UBND Phường 04, UBND Phường 07, UBND Phường 08, UBND Phường 10, UBND Phường 15, UBND Phường 16 và các đơn vị chức năng liên quan hướng dẫn tổ chức Lễ ra mắt mô hình, theo dõi chung về việc xây dựng, sơ tổng kết, nhân rộng mô hình, phối hợp đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện mô hình.
- Phối hợp Công an quận đăng tải nội dung xây dựng mô hình trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân quận.
4. Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận
Phối hợp với Công an quận, UBND Phường 04, UBND Phường 07, UBND Phường 08, UBND Phường 10, UBND Phường 15, UBND Phường 16 và các cơ quan thông tin truyền thông (Báo, Đài phát thanh,...) tăng cường công tác xây dựng, đăng tải chuyên mục, phóng sự, tin, bài, hình ảnh... tuyên truyền về hiệu quả hoạt động của mô hình.
V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện mô hình và báo cáo các nội dung thực hiện lồng ghép trong báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 2845/KH-CATP-PC07 ngày 29 tháng 6 năm 2022 của Công an Thành phố, báo cáo vào ngày 29 hàng tháng về UBND quận qua Công an quận (Đội Cảnh sát PCCC và CNCH) để tổng hợp báo cáo Công an Thành phố (qua Phòng PC07) vào ngày 02 của tháng tiếp theo.
- Báo cáo kết quả thực hiện 03 tháng từ ngày 01/6/2022 đến ngày 30/9/2022. Thời gian báo cáo gửi về UBND quận qua Công an quận (Đội Cảnh sát PCCC và CNCH) để tổng hợp báo cáo trước ngày 29/9/2022 để tổng hợp báo cáo Công an Thành phố (qua Phòng PC07) trước ngày 02/10/2022.
- Báo cáo kết quả thực hiện 06 tháng từ ngày 01/6/2022 đến ngày 31/12/2022. Thời gian báo cáo gửi về UBND quận qua Công an quận (Đội Cảnh sát PCCC và CNCH) trước ngày 29/12/2022 để tổng hợp báo cáo Công an Thành phố (qua Phòng PC07) trước ngày 02/01/2023.
- Báo cáo tổng kết, đánh giá theo quy định khi có yêu cầu.
- Đề xuất Ủy ban nhân dân quận khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện có hiệu quả mô hình trên.
(Kế hoạch xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy và điểm chữa cháy công cộng” đính kèm theo biểu mẫu các Quyết định, Quy chế hoạt động và Phụ lục 1, Phụ lục 2)
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân quận (qua Công an quận) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Văn phòng UBND Thành phố;
- Công an Thành phố (Phòng PV01, PC07);
- Thường trực Quận ủy;
- UBND quận (CT, các PCT);
- Công an quận (để thực hiện);
- VP UBND quận (để thực hiện);
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận (để thực hiện);
- UBND Phường 4, 7, 8, 10, 15, 16 (để thực hiện);
- UBND Phường 1, 2, 3, 5, 6, 9, 11, 12, 13, 14 (để biết);
- Lưu: (TH - Kh).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thúc Chương
DANH SÁCH
LỰA CHỌN ĐƠN VỊ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ LIÊN GIA AN TOÀN PCCC VÀ ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 176/KH-UBND ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân Quận 11)
1. Mô hình tổ liên gia an toàn PCCC
STT
TÊN ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
SỐ HỘ GIA ĐÌNH
PHƯƠNG TIỆN PCCC TRANG BỊ
1
Tổ liên gia an toàn PCCC tại hẻm 122 đường Tạ Uyên từ số nhà 122/1 đến 122/17
Khu phố 02, phường 4, Quận 11
09
09 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
2
Tổ liên gia an toàn PCCC tại hẻm 76 đường Lý Nam Đế từ số nhà 76/98 đến số 76/109
Khu phố 02, phường 7, Quận 11
12
12 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
3
Tổ liên gia an toàn PCCC tại hẻm 174 đường Thái Phiên từ số nhà 174/65/24 đến 174/65/48
Khu phố 02, phường 8, Quận 11
13
13 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
4
Tổ liên gia an toàn PCCC tại hẻm 260 đường Lạc Long Quân từ số nhà 260/1 đến 260/15
Khu phố 01, phường 10, Quận 11
15
20 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
5
Tổ liên gia an toàn PCCC tại hẻm 233 đường Lý Thường Kiệt từ số nhà 233/1 đến 233/25
Khu phố 01, phường 15, Quận 11
13
13 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
6
Tổ liên gia an toàn PCCC tại hẻm 137 Nguyễn Chí Thanh từ số nhà 137/13 - 15 đến số 137/25
Khu phố 03, phường 16, Quận 11
07
07 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
2. Mô hình điểm chữa cháy công cộng
STT
TÊN ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
CHIỀU DÀI HẺM (m)
CHIỀU RỘNG HẺM (m)
PHƯƠNG TIỆN PCCC TRANG BỊ
1
Hẻm 122 đường Tạ Uyên
Khu phố 02, phường 4, Quận 11
78
05
09 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
2
Hẻm 76 đường Lý Nam Đế
Khu phố 02, phường 7, Quận 11
53
03
12 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
3
Hẻm 174 đường Thái Phiên
Khu phố 02, phường 8, Quận 11
80
03
13 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
4
Hẻm 260 đường Lạc Long Quân
Khu phố 01, phường 10, Quận 11
89
03
20 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
5
Hẻm 233 đường Lý Thường Kiệt
Khu phố 01, phường 15, Quận 11
64
05
13 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
6
Hẻm 137 Nguyễn Chí Thanh
Khu phố 03, phường 16, Quận 11
85
2,5
07 bình chữa cháy; 01 xà beng; kìm cộng lực....
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH AN TOÀN PCCC TẠI KHU DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 176/KH-UBND ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân Quận 11)
I. Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại khu dân cư
1. Thành lập tổ liên gia an toàn PCCC tại khu dân cư: Tổ liên gia gồm từ 05 đến 15 hộ gia đình (nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) liền kề nhau.
2. Điều kiện đối với mô hình
2.1. Có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình và các thành viên thuộc các hộ gia đình; chế độ hoạt động..; tham khảo biểu mẫu đính kèm).
2.2. Có phương tiện PCCC và CNCH
- Mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc bình khí CO2) và tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu...). Các phương tiện để ở nơi quy định (dễ thấy, dễ lấy).
- Mỗi hộ gia đình lắp đặt 01 chuông báo cháy tại tầng 1 (độ cao từ 2,5m - 3m); lắp đặt 02 nút ấn báo cháy (01 nút ấn ở trong nhà, 01 nút ấn ngoài nhà) ở các vị trí phù hợp tại mỗi hộ gia đình. Nút ấn và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau (bảo đảm khi ấn bất kể nút ấn nào thì toàn bộ chuông của các hộ gia đình cùng kêu).
- Các thành viên hộ gia đình cài đặt và sử dụng thành thạo App “báo cháy 114” và “Help 114”, trong đó lưu ý cập nhật danh sách thành viên trong Tổ liên gia để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo an toàn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, tổ liên gia có thể trang bị thêm các phương tiện chữa cháy khác: Bình chữa cháy đặt dọc theo đường, ngõ; khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối, thiết bị mở khóa; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng, vòi chữa cháy.
2.3. Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH
- Mỗi hộ gia đình thực hiện tốt các điều kiện an toàn PCCC (bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn về PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất cháy gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện, aptomat, cầu dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt).
- Mỗi hộ gia đình chuẩn bị sẵn các phương án thoát nạn (qua cửa chính, cửa phụ, qua ban công, qua nhà hàng xóm liền kề, lối lên mái, sử dụng thang dây...) phòng khi có sự cố cháy xảy ra và phổ biến đến tất cả các thành viên trong gia đình.
- Thành viên trong các hộ gia đình chủ động học tập, nghiên cứu kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định, quy chế hoạt động của tổ liên gia, biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
3. Tổ chức hoạt động
3.1. Chủ hộ gia đình chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với hộ gia đình mình. Tổ trưởng tổ liên gia định kỳ (6 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC tại các hộ gia đình trong tổ liên gia.
3.2. Định kỳ (6 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp tổ liên gia để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và nắm tình hình thực hiện công tác PCCC của các hộ gia đình. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại tổ liên gia.
4. Xử lý tình huống khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn
Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn tại bất kỳ hộ gia đình nào trong tổ liên gia, các bước xử lý như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn chuông báo động cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc App “báo cháy 114” và “Help 114”), UBND hoặc Công an cấp xã.
- Thành viên của các hộ gia đình trong tổ liên gia sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình mình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
- Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy, cứu người bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.
II. Mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”
1. Đối tượng xây dựng mô hình
Tại các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều nhà (nhà ở hộ gia đình hoặc nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được.
2. Điều kiện đối với mô hình
Có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH tại các điểm chữa cháy công cộng (trong đó quy định rõ việc quản lý, sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế phương tiện khi hỏng hóc hoặc sau khi sử dụng).
3. Bố trí, trang bị phương tiện PCCC và CNCH tại điểm chữa cháy công cộng
- Bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện để chữa cháy, CNCH; không cản trở lối đi lại của người dân, tránh mưa, nắng và có biển thông báo). Khoảng cách giữa 02 điểm đặt phương tiện là 50m.
- Số lượng, loại phương tiện tối thiểu tại mỗi điểm:
+ 02 bình bột chữa cháy loại ABC.
+ Nội quy quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH.
+ Xà beng, kìm cộng lực (căn cứ điều kiện thực tế).
Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối, thiết bị mở khóa; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng, vòi chữa cháy.
4. Tổ chức hoạt động
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong khu vực nắm rõ các điểm đặt phương tiện chữa cháy, CNCH; nội quy, quy định về bảo quản phương tiện; các trường hợp được sử dụng phương tiện; quy trình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và cách sử dụng phương tiện có hiệu quả.
- Kiểm tra, duy trì chế độ thường trực của phương tiện; thay thế kịp thời những phương tiện hư hỏng hoặc mất tác dụng.
5. Xử lý tình huống khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn
- Người phát hiện cháy, nổ, sự cố, tai nạn hô hoán cho mọi người trong ngõ/hẻm biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc App “báo cháy 114” và “Help 114”), UBND hoặc Công an cấp xã.
- Sử dụng phương tiện tại các điểm chữa cháy công cộng để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ./.
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH LỰA CHỌN ĐƠN VỊ XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TỔ LIÊN GIA AN TOÀN PCCC VÀ ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 176/KH-UBND ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân Quận)
1. Mô hình tổ liên gia an toàn PCCC
STT
TÊN ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
SỐ HỘ GIA ĐÌNH
PHƯƠNG TIỆN PCCC TRANG BỊ
1.
Tổ liên gia an toàn PCCC tại khu dân cư số 01
Khu phố A, Phường B, huyện C
10
10 bình chữa cháy; 01 xà beng; ....
2.
2. Mô hình điểm chữa cháy công cộng
STT
TÊN ĐƠN VỊ
ĐỊA CHỈ
CHIỀU DÀI HẺM (m)
CHIỀU RỘNG HẺM (m)
PHƯƠNG TIỆN PCCC TRANG BỊ
1.
Ngõ, hẻm ……
Khu phố A, Phường B, huyện C
100
1,5
10 bình chữa cháy; 01 xà beng; ....
2.
ỦY BAN NHÂN DÂN
(Xã/phường/Thị trấn)……
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……/QĐ-UBND
Quận 11, ngày tháng năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy” trên địa bàn (xã/phường/thị trấn)....
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ……
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , ngày 24/11/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC ngày 22/11/2013;
Căn cứ ……… ngày ……… của UBND cấp tỉnh/huyện/xã ... về triển khai xây dựng mô hình an toàn về PCCC trên địa bàn tỉnh/huyện/xã...;
Xét đề nghị của đồng chí Trưởng Công an xã/phường/thị trấn ....,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy” trên địa bàn thôn/ấp/bản/tổ dân phố ……, xã/phường/thị trấn... gồm các hộ gia đình có các Ông/bà tham gia đại diện sau:
1. Ông/bà ………………., Tổ trưởng;
2. Ông/bà ………………., Tổ phó;
3. Ông/bà ………………., Tổ viên....
Điều 2. Giao Công an xã/phường/thị trấn …… chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động mô hình theo đúng quy chế hoạt động và định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Văn phòng UBND xã/phường/thị trấn ……, các ngành, đoàn thể có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VP, CA xã/phường/thị trấn....
CHỦ TỊCH
………
ỦY BAN NHÂN DÂN
(Xã/phường/Thị trấn)……
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……/QĐ-UBND
Quận 11, ngày tháng năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế hoạt động mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy” trên địa bàn (xã/phường/thị trấn)....
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ……
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , ngày 24/11/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC ngày 22/11/2013;
Căn cứ ……… ngày …… của UBND cấp tỉnh/huyện/xã ... về triển khai xây dựng mô hình an toàn về PCCC trên địa bàn tỉnh/huyện/xã...;
Căn cứ Quyết định số .... ngày ... của Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ... về việc thành lập mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại thôn.... xã ....
Xét đề nghị của đồng chí Trưởng Công an xã/phường/thị trấn ....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC thôn.... xã ....
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Văn phòng UBND xã/phường/thị trấn ……, các ngành, đoàn thể có liên quan và các ông, bà thuộc Tổ liên gia an toàn PCCC chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VP, CA xã/phường/thị trấn....
CHỦ TỊCH
………
ỦY BAN NHÂN DÂN
(Xã/phường/Thị trấn)……
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
Mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy”
(Ban hành kèm theo Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày …… của Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ………)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, tổ chức hoạt động, nhiệm vụ, quyền lợi, chế độ chính sách đối với mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên địa bàn....
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ liên gia an toàn PCCC, thành viên của Tổ liên gia an toàn PCCC, các hộ gia đình thuộc Tổ liên gia an toàn PCCC trên địa bàn ....
2. Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và cá nhân có liên quan công tác xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động của Tổ liên gia an toàn PCCC quy định tại Quy định này.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
1. Tổ liên gia an toàn PCCC hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về kinh phí, hoạt động theo cơ chế: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, các tổ chức, đoàn thể phối hợp thực hiện, lực lượng Công an làm nòng cốt, nhân dân thực hiện.
2. Hoạt động của Tổ liên gia an toàn PCCC phải tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa để tổ chức hội nhóm mang tính bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nhiệm vụ của Tổ liên gia an toàn PCCC
1. Triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định về PCCC và CNCH.
2. Nắm tình hình liên quan đến công tác PCCC, CNCH, kịp thời phản ánh với UBND, Công an cấp xã để kịp thời xử lý.
3. Tuyên truyền, vận động các thành viên hộ gia đình thuộc tổ liên gia tự giác chấp hành các quy định pháp luật về PCCC và CNCH, tích cực tham gia mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”; thực hiện các điều kiện an toàn PCCC, CNCH; các phương án thoát nạn phòng khi có sự cố cháy xảy ra.
4. Tổ chức lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ; tổ chức chữa cháy và CNCH khi có cháy, nổ, sự cố tai nạn xảy ra trong khu vực tổ liên gia.
5. Tham gia các hoạt động PCCC, CNCH (tuyên truyền, tập huấn, diễn tập phương án PCCC, CNCH) khi được cấp có thẩm quyền huy động.
Điều 5. Phân công nhiệm vụ của Tổ liên gia an toàn PCCC
1. Tổ trưởng:
- Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Tổ liên gia an toàn PCCC theo chỉ đạo của UBND cấp xã và chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 Quy định này; nắm vững tình hình và kết quả thực hiện công tác PCCC và CNCH của Tổ liên gia.
- Định kỳ tổ chức họp tổ liên gia để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC, CNCH và đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác PCCC của các thành viên. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại tổ liên gia.
- Tham gia chỉ huy chữa cháy, cứu người bị nạn khi lực lượng chức năng chưa đến kịp; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.
2. Tổ phó: Có trách nhiệm giúp Tổ trưởng theo dõi tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao cho Tổ liên gia; thay mặt Tổ trưởng chủ trì các buổi họp của Tổ, điều hành giải quyết công việc của Tổ khi Tổ trưởng vắng mặt.
3. Các thành viên: Chủ động nắm chắc tình hình có liên quan đến ANTT, PCCC, kịp thời phản ánh với Tổ trưởng hoặc các cấp có thẩm quyền để kịp thời giải quyết; tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, giao ban, học tập của mô hình. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy chế này và theo sự phân công của Tổ trưởng.
Điều 6. Hoạt động của Tổ liên gia an toàn PCCC
1. Tổ liên gia an toàn PCCC đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ khu dân cư, sự quản lý điều hành của trưởng thôn/ấp/bản/tổ dân phố, sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp xã.
2. Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC:
a) Thành viên Tổ liên gia chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC, thoát nạn, phương tiện PCCC được trang bị tại hộ gia đình mình.
b) Định kỳ 06 tháng/lần, Tổ liên gia tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC tại các hộ gia đình trong tổ liên gia để nắm tình hình, hướng dẫn khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC; kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện PCCC được trang bị tại chỗ; sửa chữa, thay thế khi các phương tiện chữa cháy bị hỏng.
3. Tổ chức họp sau khi ra mắt mô hình Tổ liên gia để triển khai phổ biến, quán triệt quy chế hoạt động mô hình đến các thành viên; định kỳ 06 tháng/lần tổ chức họp để phổ biến kiến thức về PCCC, CNCH và đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác PCCC của các thành viên; báo cáo tình trạng hoạt động của các dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị và ghi Biên bản cuộc họp theo quy định. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại tổ liên gia.
4. Tổ chức xử lý tình huống khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn:
Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn tại bất kỳ hộ gia đình nào trong tổ liên gia, các bước xử lý như sau:
a) Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn chuông báo động cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc App “báo cháy 114” và “Help 114”), UBND hoặc Công an cấp xã.
b) Thành viên của các hộ gia đình trong tổ liên gia sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình mình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
c) Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy, cứu người bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.
5. Định kỳ 03 tháng/06 tháng một lần, Tổ liên gia an toàn PCCC có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của mô hình về UBND, Công an cấp xã để tổng hợp.
Điều 7. Quyền lợi, chế độ, chính sách đối với Tổ liên gia an toàn PCCC
1. Thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC khi tham gia công tác PCCC, CNCH được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Được cung cấp thông tin về pháp luật, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của mô hình theo quy định; tham gia sinh hoạt, tọa đàm, trao đổi, học tập, tập huấn chuyên đề về pháp luật, PCCC và các hoạt động khác của mô hình. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề liên quan đến kế hoạch, phương hướng hoạt động của mô hình.
2. Được kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thành viên hộ gia đình thuộc Tổ liên gia thực hiện các quy định về PCCC và CNCH.
3. Huy động người và phương tiện của tổ liên gia khi chữa cháy, CNCH.
Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tập thể, hộ gia đình và thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC có thành tích xuất sắc trong hoạt động PCCC được đề nghị cấp có thẩm quyền xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Tổ trưởng, thành viên tổ liên gia không chấp hành nội quy, quy định về PCCC và CNCH hoặc không chấp hành lệnh điều động làm nhiệm vụ PCCC, CNCH gây thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, cá nhân thì tùy theo mức độ thiệt hại để xem xét xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương III.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và được phổ biến đến tất cả các thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC biết và thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vấn đề khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ủy ban nhân dân ... để thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- …
- Lưu: VP...
CHỦ TỊCH
… | {
"issuing_agency": "Quận 11",
"promulgation_date": "29/07/2022",
"sign_number": "176/KH-UBND",
"signer": "Trần Thúc Chương",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-03-CT-BGTVT-trien-khai-thuc-hien-Luat-Giao-thong-duong-bo-nam-2008-dang-kiem-xe-co-gioi-101477.aspx | Chỉ thị 03/CT-BGTVT triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đăng kiểm xe cơ giới | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 03/CT-BGTVT
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008 VỀ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
Triển khai Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ tham gia giao thông, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ tham mưu ban hành các văn bản liên quan đến công tác đăng kiểm xe cơ giới, tạo cơ sở pháp lý để Sở Giao thông vận tải các địa phương, các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện. Trong những năm qua, công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đồng bộ và phát triển toàn diện, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã sớm đưa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vào áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ; quan tâm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và gắn với thực tiễn công tác đăng kiểm; từng bước thực hiện hiện đại hóa trang thiết bị, chương trình phần mềm quản lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, so với nhu cầu của thực tiễn đặt ra, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, những kết quả ban đầu là góp phần bảo đảm an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông, nhưng chưa thực sự bền vững, vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi công tác này không được kiểm soát chặt chẽ. Một số hạn chế trong công tác kiểm định là: hạ thấp tiêu chuẩn kiểm định; không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định, kiểm định nhanh để thu hút khách hàng; một số Trung tâm Đăng kiểm sử dụng các đăng kiểm viên không đủ tiêu chuẩn …. Ngoài ra, một số Trung tâm còn vi phạm các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động trong quá trình kiểm định.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, loại bỏ các tiêu cực và tồn tại nêu trên, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông do tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn xe cơ giới gây ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải và các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện tốt các công việc sau:
I. CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
1. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải xây dựng chương trình đào tạo đăng kiểm viên làm công tác đăng kiểm tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và thực hiện ứng xử văn hóa trong khi làm nhiệm vụ;
2. Kiên quyết loại bỏ những đăng kiểm viên hiện đang làm công tác đăng kiểm không đủ tiêu chuẩn theo quy định, đăng kiểm viên có các biểu hiện tiêu cực, không chấp hành các quy định về đăng kiểm xe cơ giới;
3. Tiếp tục chỉ đạo các Trung tâm Đăng kiểm nâng cấp và hiện đại hóa thiết bị, bảo đảm các thiết bị kiểm tra thống nhất, đúng tiêu chuẩn. Hoàn thành việc nâng cấp chương trình phần mềm quản lý kiểm định để phục vụ yêu cầu quản lý kiểm định xe cơ giới.
4. Thường xuyên cập nhật, bổ sung các quy định mới, kỹ thuật mới; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ thuật cho đăng kiểm viên để tránh lạc hậu so với các thiết bị kiểm định mới, phương tiện mới, làm hạn chế chất lượng kiểm định;
5. Tiếp tục soát xét, đề xuất sửa đổi các thủ tục hành chính bảo đảm tính công khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân và đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước;
6. Tiếp tục triển khai thí điểm mô hình mới về xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành tại một số địa phương, trên cơ sở quản lý chặt chẽ; nâng cao chất lượng kiểm định, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện; tổng kết, đánh giá công tác xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới, báo cáo Bộ GTVT kết quả thực hiện và đề xuất nhân rộng trong phạm vi cả nước; phối hợp với các địa phương điều chỉnh kế hoạch xây dựng các Trung tâm Đăng kiểm phù hợp với sự tăng trưởng xe cơ giới và các quy hoạch khác;
7. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục chủ phương tiện tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, tự giác thực hiện đúng quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên đăng kiểm;
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ trong việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý theo quy định các sai phạm trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới; phối hợp kiểm tra liên ngành phát hiện xử lý các xe cơ giới vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, về cải tạo và niên hạn sử dụng khi tham gia giao thông;
9. Định kỳ, đột xuất kiểm tra độ chính xác của các thiết bị kiểm định tại các Trung tâm Đăng kiểm trên toàn quốc.
II. CÁC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI:
1. Phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý hoạt động kiểm định xe cơ giới trên tại địa phương; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất tại các vị trí hợp lý để phát triển các Trung tâm Đăng kiểm mới khi có nhu cầu, bảo đảm phân bố đều, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện, phù hợp với các quy hoạch khác tại địa phương;
2. Chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm trực thuộc thực hiện các yêu cầu nâng cấp, hiện đại hóa thiết bị, phần mềm kiểm định theo quy định;
3. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chủ phương tiện tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, tự giác thực hiện đúng quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên đăng kiểm trực thuộc;
4. Tăng cường công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ quản lý đăng kiểm viên; chỉ đạo các Trung tâm Đăng kiểm thực hiện đúng các quy định về đăng kiểm xe cơ giới;
5. Duy trì hoạt động thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại các Trung tâm Đăng kiểm trực thuộc; phối hợp kiểm tra liên ngành khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý các xe cơ giới có vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cải tạo và niên hạn sử dụng khi tham gia giao thông.
III. CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM:
1. Quản lý, chỉ đạo các đăng kiểm viên thực hiện đúng quy trình kiểm định xe cơ giới đường bộ theo quy định;
2. Duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực phục vụ, bảo đảm thuận lợi cho các chủ phương tiện đến kiểm định phương tiện. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị kiểm định bảo đảm độ chính xác trong công tác kiểm định kỹ thuật xe cơ giới;
3. Công khai thủ tục, quy trình kiểm định xe cơ giới; kiên quyết loại bỏ tình trạng thông qua trung gian để được kiểm định nhanh, hạ tiêu chuẩn kiểm định, nhận thêm tiền ngoài quy định;
4. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho đăng kiểm viên; giám sát, giáo dục ý thức phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đăng kiểm viên góp phần nâng cao chất lượng kiểm định;
5. Có các biện pháp kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các tiêu cực phát sinh trong quá trình hoạt động; kiên quyết loại bỏ những đăng kiểm viên không đạt tiêu chuẩn, có hành vi tiêu cực trong quá trình kiểm định;
Đăng kiểm xe cơ giới là hoạt động quan trọng, góp phần thiết thực, trực tiếp bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới tham gia giao thông ngăn chặn tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật của phương tiện gây ra; Bộ Giao thông vận tải đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm, phối hợp với ngành Giao thông vận tải quản lý, điều hành nhằm nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới.
Yêu cầu Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, các Trung tâm Đăng kiểm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Các Bộ: CA, QP, TNMT;
- Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Vụ, Thanh tra Bộ, Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Các Sở GTVT (để thực hiện);
- Các Trung tâm Đăng kiểm (để thực hiện);
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Mạnh Hùng | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "02/02/2010",
"sign_number": "03/CT-BGTVT",
"signer": "Lê Mạnh Hùng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-89-2021-TT-BCA-sua-doi-Thong-tu-14-2018-TT-BCA-492225.aspx | Thông tư 89/2021/TT-BCA sửa đổi Thông tư 14/2018/TT-BCA mới nhất | BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 89/2021/TT-BCA
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2021
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 14/2018/TT-BCA NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ MẪU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ
Căn cứ Luật Cảnh vệ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ
1. Sửa đổi Điều 2 như sau:
“Điều 2. Nguyên tắc cấp, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt
1. Giấy Bảo vệ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an cấp cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác cảnh vệ. Thời hạn sử dụng của Giấy Bảo vệ đặc biệt là 5 năm, kể từ ngày ký.
2. Việc cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt phải tuân thủ quy định của pháp luật”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ
1. Giấy hình chữ nhật, chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,05 mm.
2. Mặt trước, từ trên xuống dưới: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM; hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 21 mm; THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ; IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND.
3. Mặt sau, bên trái từ trên xuống: Hình Công an hiệu kích thước 15,6mm x 11,6mm; ảnh chân dung của người được cấp kích thước 25mm x 30mm; có giá trị đến.
Bên phải từ trên xuống: GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT; SPECIAL PROTECTION CARD; Số seri; Họ và tên; Ngày sinh; Chức vụ; Đơn vị; Ngày, tháng, năm; BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN; chữ ký của Bộ trưởng; dấu của Bộ Công an; cấp bậc, họ và tên Bộ trưởng.
4. Ảnh chân dung của người được cấp
Ảnh chân dung của người được cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trong mặc áo sơ mi trắng thắt cà vạt, bên ngoài mặc áo comple, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
5. Quy cách
a) Nền mặt trước có màu đỏ tươi, in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mũi tên bên trong có dòng chữ “Thực hiện ngay yêu cầu cảnh vệ” hướng từ trái qua phải màu vàng đậm;
b) Nền mặt sau được in hoa văn chìm màu vàng nhạt, dưới thông tin cá nhân in hình Công an hiệu chìm được bao quanh bởi hoa văn trống đồng và các họa tiết truyền thống trang trí. Công an hiệu, ảnh cá nhân được in màu trực tiếp trên nền Giấy. Tem bảo an dán niêm phong phần phía góc phải, bên dưới ảnh cá nhân;
c) Màu sắc các nội dung thông tin được in trên Giấy Bảo vệ đặc biệt
Mặt trước: Các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 10.5 màu vàng tươi; “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 7.5 màu vàng tươi; “THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 12.5 màu đỏ tươi; “IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND” phông chữ UVN Hong ha hep đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi.
Mặt sau: Các dòng chữ “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” phông chữ HelvetIns đậm, cỡ chữ 11 màu đỏ tươi; “SPECIAL PROTECTION CARD” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi, gạch chân màu đỏ; “Số seri” phông chữ Arial, cỡ chữ 7.5 màu đỏ tươi; các thông tin cá nhân phông chữ UVN Hong ha đậm, màu xanh tím than; “Ngày, tháng, năm” phông chữ Time new romans nghiêng; “BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN” phông chữ Time new romans in hoa đậm, cỡ chữ 6.5; “Có giá trị đến” phông chữ UVN Hong ha, cỡ chữ 6; họ và tên, chức danh người ký phông chữ Time new romans đậm, cỡ chữ 8, tất cả nội dung trên chữ màu xanh tím than. Chữ ký của Bộ trưởng Bộ Công an mực màu xanh. Dấu của Bộ Công an màu đỏ.
6. Ngôn ngữ khác trên Giấy Bảo vệ đặc biệt là Tiếng Anh, để sĩ quan cảnh vệ sử dụng các quyền đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
7. Chất liệu
Giấy Ivory định lượng 400g/m2, ép màng dán Plastic.
8. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu Giấy Bảo vệ đặc biệt”.
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Chỉ huy các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an là đối tượng cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt, gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế; Phòng Kỹ thuật bảo vệ; Phòng Cảnh vệ miền Trung; Phòng Cảnh vệ miền Nam”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Khi sĩ quan cảnh vệ xuất trình Giấy Bảo vệ đặc biệt để thực hiện công tác cảnh vệ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của người đó”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học và công nghệ thiết kế, in Giấy Bảo vệ đặc biệt có yếu tố bảo mật cao, chống làm giả đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ;
c) Quản lý việc sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt.
2. Trách nhiệm của Viện Khoa học và công nghệ
a) Phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nghiên cứu, thiết kế và in Giấy Bảo vệ đặc biệt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có yếu tố bảo an cao theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
b) Tổ chức giám định và đề xuất xử lý Giấy Bảo vệ đặc biệt có dấu hiệu làm giả;
c) Quản lý hồ sơ kỹ thuật thiết kế Giấy Bảo vệ đặc biệt theo quy định.
3. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) để có hướng dẫn kịp thời./.
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 89/2021/TT-BCA ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ) | {
"issuing_agency": "Bộ Công An",
"promulgation_date": "06/10/2021",
"sign_number": "89/2021/TT-BCA",
"signer": "Tô Lâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-169-KH-UBND-2017-mo-rong-dich-vu-cong-truc-tuyen-muc-do-3-theo-09-KH-UBND-Ha-Noi-355136.aspx | Kế hoạch 169/KH-UBND 2017 mở rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo 09/KH-UBND Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 169/KH-UBND
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2017
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI MỞ RỘNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3 ĐÃ VẬN HÀNH THEO KẾ HOẠCH SỐ 09/KH-UBND NGÀY 12/01/2017 CỦA UBND THÀNH PHỐ CHO CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 12/01/2017 về triển khai vận hành chính thức dịch vụ công trực tuyến (DVC TT) mức độ 3 đã hoàn thành xây dựng, trên cơ sở kết quả triển khai các DVC TT cho 12 quận nội thành và các phường trực thuộc, UBND Thành phố tiếp tục triển khai mở rộng đến 18 huyện, thị xã (gọi tắt là cấp huyện) và các xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) trực thuộc trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
- Tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống DVC TT mức độ 3 cho cấp huyện và cấp xã trực thuộc trên hệ thống DVC TT dùng chung của Thành phố.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện và UBND cấp xã, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
II. Phạm vi triển khai
1. Các DVC trực tuyến triển khai mở
rộng
Triển khai mở rộng 16 DVC TT mức độ 3, trong đó gồm 10 DVC TT cấp huyện, 06 DVC TT cấp xã, cụ thể:
- 10 DVC TT cấp huyện, bao gồm: cấp bản sao trích lục hộ tịch (01 DVC), Cấp giấy phép các hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường (03 DVC), cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (02 DVC), Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (04 DVC).
- 06 DVC TT cấp xã, bao gồm: Đăng ký kết hôn, Đăng ký lại kết hôn, Đăng ký Giám hộ, Đăng ký chấm dứt giám hộ, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Cấp bản sao trích lục hộ tịch.
2. Phạm vi triển khai
a) Giai đoạn 1: Triển khai 10 DVC TT cấp huyện tại 18 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
b) Giai đoạn 2: Triển khai 06 DVC TT cấp xã tại 416 xã, thị trấn trực thuộc 18 huyện, thị xã.
III. Đối tượng thực hiện
1. Cấp huyện
Các cán bộ tham gia quy trình giải quyết các DVC TT mức độ 3: Lãnh đạo huyện phụ trách lĩnh vực liên quan đến DVC TT được triển khai; Lãnh đạo phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ; Cán bộ “một cửa”, cán bộ phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ (phòng Tư pháp, phòng Văn hóa Thông tin, phòng Quản lý đô thị) và các cán bộ tham gia phối hợp (cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ phòng Văn hóa Thông tin).
2. Cấp xã
Các cán bộ tham gia quy trình giải quyết các DVC TT mức độ 3: Cán bộ “một cửa”, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, Lãnh đạo UBND xã, thị trấn.
IV. Thời gian thực hiện
1. Giai đoạn 1
Triển khai 10 DVC TT cấp huyện cho 18 huyện, thị xã: Vận hành chính thức từ ngày 15/7/2017.
2. Giai đoạn 2: Triển khai 06 DVC TT cấp xã cho 416 xã, thị trấn thuộc 18 huyện, thị xã: Vận hành chính thức từ ngày 15/8/2017.
V. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các điều kiện hạ tầng mạng, trang thiết bị, Trung tâm dữ liệu, hệ thống tổng đài tin nhắn hoạt động ổn định, phục vụ việc triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4 kết nối cơ sở dữ liệu dân cư Thành phố.
- Cấp tài khoản, đào tạo, hướng dẫn cán bộ, công chức sử dụng phần mềm DVC TT theo lộ trình thực hiện.
- Chuẩn bị, bố trí, sắp xếp hạ tầng thiết bị đầu cuối (máy tính, máy in, máy quét...) phục vụ việc cài đặt phần mềm DVT TT mức độ 3.
- Bố trí cán bộ (hoặc huy động lực lượng đoàn viên thanh niên), thiết bị để hỗ trợ người dân nhập hồ sơ trực tuyến khi nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp:
+ UBND cấp huyện, Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường, Công ty TNHH Viettel CHT, Viettel IDC đảm bảo điều kiện sẵn sàng về hạ tầng phục vụ việc triển khai DVC TT mức độ 3, kết nối cơ sở dữ liệu dân cư Thành phố.
+ Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường, UBND cấp huyện triển khai công tác cài đặt hệ thống DVC TT cho các đơn vị; khắc phục các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống DVC TT tại các đơn vị.
+ Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, UBND quận Long Biên, UBND quận Bắc Từ Liêm, Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường, UBND cấp huyện triển khai công tác đào tạo, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ trong quá trình vận hành hệ thống DVC TT tại các đơn vị.
- Chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về DVC TT trên địa bàn Thành phố và hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác tuyên truyền tại cơ sở.
2. Các Sở: Tư pháp, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông
- Theo lĩnh vực chuyên ngành đơn vị quản lý, chủ trì, phối hợp UBND quận Long Biên (các DVC TT lĩnh vực Tư pháp, Quản lý đô thị), UBND quận Bắc Từ Liêm (các DVC TT lĩnh vực Thông tin và Truyền thông) rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thực hiện các DVC TT triển khai trong Kế hoạch này để hướng dẫn các huyện, thị xã; đồng thời tham gia đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ cho các huyện, thị xã và các xã, thị trấn trực thuộc theo lịch đào tạo của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận Long Biên, UBND quận Bắc Từ Liêm, Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường, UBND cấp huyện tháo gỡ các vấn đề phát sinh về nghiệp vụ trong quá trình vận hành hệ thống DVC TT tại đơn vị.
3. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan rà soát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy định về cơ chế “một cửa” “một cửa liên thông” trong việc triển khai cung cấp DVC TT mức độ 3 đảm bảo linh hoạt, phù hợp quy định hiện hành và thuận tiện cho tổ chức, người dân trong quá trình giao dịch với cơ quan nhà nước và giảm giấy tờ trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước.
4. UBND các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố
- Rà soát các đối tượng và cung cấp danh sách các cán bộ tham gia quy trình thực hiện DVC TT (của UBND cấp huyện và UBND cấp xã trực thuộc) theo Kế hoạch, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để cấp tài khoản, tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng theo lộ trình nêu trên.
- Chủ động rà soát, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng: Máy tính (cài đặt sẵn hệ điều hành MS Windows 7), máy in, máy quét, kết nối mạng Internet cho các cán bộ tham gia quy trình DVC TT; bố trí cán bộ (hoặc huy động lực lượng đoàn viên thanh niên), thiết bị để hỗ trợ người dân nhập hồ sơ trực tuyến khi nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.
- Tham gia đào tạo, hướng dẫn sử dụng phần mềm nghiêm túc, đầy đủ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến dưới mọi hình thức theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông để các tổ chức người dân biết và tham gia thực hiện.
- Bố trí thiết bị wifi kết nối Internet hỗ trợ công dân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính tại bộ phận “một cửa”.
- Chịu trách nhiệm quản lý, duy trì, vận hành khi hệ thống chính thức được đưa vào sử dụng tại đơn vị mình.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích người dân tham gia thực hiện DVC TT mức độ 3.
- Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả (số lượng hồ sơ giao dịch trực tuyến và trực tiếp của từng DVC TT), những vướng mắc trong quá trình triển khai vận hành DVC TT tại đơn vị (bao gồm các DVC do Thành phố triển khai và các DVC đang vận hành do đơn vị tự xây dựng hoặc được triển khai theo ngành dọc), gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
5. Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các sở quản lý chuyên ngành, UBND quận Long Biên, UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND các huyện, thị xã tập trung nhân lực:
- Xử lý triệt để các vấn đề tồn tại trong quá trình triển khai các DVC TT tại các quận và các phường trực thuộc.
- Tập trung nhân lực triển khai mở rộng DVC TT theo phạm vi, tiến độ của Kế hoạch.
- Xử lý, giải quyết, hỗ trợ về kỹ thuật cho các đơn vị trong quá trình vận hành hệ thống DVC TT.
6. Các cơ quan báo, đài Thành phố
Tiếp tục phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan tuyên truyền sâu rộng về kết quả triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 được triển khai cung cấp trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Các Sở: TT&TT, Tư pháp, GTVT, Xây dựng, Nội Vụ;
- UBND các quận: Long Biên, Bắc Từ Liêm, UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, KGVX, NC, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX Dg
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "11/07/2017",
"sign_number": "169/KH-UBND",
"signer": "Ngô Văn Quý",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1252-KH-BYT-2019-cong-tac-thanh-tra-y-te-428416.aspx | Kế hoạch 1252/KH-BYT 2019 công tác thanh tra y tế | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1252/KH-BYT
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC THANH TRA Y TẾ NĂM 2020
Căn cứ kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2020 của Bộ Y tế và Định hướng nhiệm vụ công tác năm 2020 của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở nhiệm vụ và thực tế của ngành y tế hiện nay, đồng thời phát huy các kết quả đã đạt được, những vấn đề cần tăng cường trong công tác thanh tra y tế năm 2020, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch công tác thanh tra y tế năm 2020 như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Thanh tra Bộ tham mưu Lãnh đạo Bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra y tế và phòng chống tham nhũng, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thanh tra y tế.
2. Tổng hợp đánh giá kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực Thanh tra Y tế đến năm 2020.
3. Tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng công tác hệ thống Thanh tra Y tế, cộng tác viên thanh tra y tế tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
4. Tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tập huấn nghiệp vụ thanh tra về các lĩnh vực: khám chữa bệnh, dược, trang thiết bị y tế, y tế dự phòng, bảo hiểm y tế, dân số, tài chính, ngân sách, phòng chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành y tế.
5. Tổ chức các đoàn thanh tra để phát hiện các sơ hở, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách pháp luật, kịp thời kiến nghị với cơ quan chức năng để khắc phục kịp thời, phát hiện các nhân tố tích cực để phát huy, tích cực thực hiện phương châm phòng ngừa, kịp thời uốn nắn các lệch chuẩn để phòng ngừa sai phạm, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có). Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
6. Tham mưu triển khai công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế theo Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và theo yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 Trung ương.
7. Tiếp tục tham mưu triển khai công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và các hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về phòng, chống tham nhũng.
8. Tiếp tục tham mưu triển khai công tác phòng chống ma túy của ngành y tế.
9. Tổ chức tiếp công dân theo quy định, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
B. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THANH TRA
1. Xây dựng quy trình tiến hành cuộc thanh tra hành chính của Bộ Y tế.
2. Tiếp tục triển khai cải cách hành chính và tuyên truyền cải cách hành chính trong thanh tra y tế.
C. HOẠT ĐỘNG THANH TRA DO THANH TRA BỘ THỰC HIỆN
I. Công tác thanh tra Y tế dự phòng
1. Thanh tra về bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu năm 2020 theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương.
2. Thanh tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, y tế dự phòng, môi trường y tế, phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái và Tây Ninh.
3. Thanh tra công tác an toàn sinh học phòng xét nghiệm, hoạt động tiêm chủng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
4. Thanh tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động tiêm chủng và kiểm dịch y tế biên giới của Sở Y tế thành phố Hà Nội.
II. Công tác thanh tra Khám, chữa bệnh và Bảo hiểm y tế, Dân số
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định về khám bệnh, chữa bệnh và Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương.
2. Thanh tra công tác quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; việc chấp hành các quy định về Khám bệnh, chữa bệnh, Bảo hiểm y tế, dân số tại Sở Y tế tỉnh Nghệ An, Kon Tum.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Giang.
4. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hành nghề y tư nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Công tác thanh tra Dược, Mỹ phẩm và Trang thiết bị y tế
1. Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175.
2. Thanh tra chuyên đề về công tác quản lý nhà nước trong việc tiếp nhận, thẩm định, cấp chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt “phân phối thuốc” và “bán lẻ thuốc”, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; quản lý chất lượng thuốc, quản lý thuốc kiểm soát đặc biệt tại Sở Y tế 03 tỉnh Phú Thọ, Hà Tĩnh, Vĩnh Long và các cơ sở liên quan trên địa bàn.
3. Thanh tra chuyên đề về việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động đăng ký, lưu hành; quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
IV. Thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, xử lý giải quyết đơn thư
1. Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về Phòng, chống tham nhũng; tài chính, ngân sách tại Cục An toàn thực phẩm.
2. Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về Phòng, chống tham nhũng; tài chính, ngân sách; việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư tại Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về Phòng, chống tham nhũng; tài chính, ngân sách; công tác đào tạo; việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
4. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua đường dây nóng trong lĩnh vực y tế tại Sở Y tế 05 tỉnh, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cà Mau.
D. HOẠT ĐỘNG THANH TRA DO TỔNG CỤC, CÁC CỤC THỰC HIỆN
I. Tổng cục Dân số
1. Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, thành phố Hà Nội, Điện Biên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Bình, Bình Thuận và các đơn vị, cá nhân có liên quan trên địa bàn.
2. Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai miễn phí và tiếp thị xã hội.
II. Cục An toàn thực phẩm
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại 06 cơ sở: Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa, Công ty cổ phần Dược phẩm Thanh Hoa, Công ty TNHH thương mại Thảo Dược Thuận Phát, Công ty cổ phần đầu tư phát triển DP Thành Phát, Công ty TNHH FVH, Công ty TNHH Dược Minh Châu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại 06 cơ sở: Công ty TNHH MTV Thiên An Pharma, Công ty TNHH ADC, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Samita, Công ty TNHH Dược phẩm Mai Phương, Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ Tuấn Phúc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại 06 cơ sở: Công ty cổ phần thương mại Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam, Công ty TNHH MTV Nông Lâm Sản Quảng Nam, Công ty TNHH Dược Thaphaco, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Sâm Trúc Trà Linh, Công ty TNHH MTV Sâm Bách Sanh, Công ty TNHH Sâm Sâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
III. Cục Quản lý Dược
1. Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc và việc tuân thủ các GPs trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Cà Mau.
2. Thanh tra đột xuất việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực dược, mỹ phẩm.
IV. Cục Quản lý Môi trường y tế
1. Thanh tra công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; việc thực hiện quy định liên quan đến cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, việc thực hiện quy định thông tin, quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại Sở Y tế các tỉnh Thái Bình, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Long An, Đồng Nai, Kiên Giang và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn.
2. Thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định bảo đảm chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với tổ chức, cá nhân liên quan tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Long An, Đồng Nai, Cà Mau, Kiên Giang.
V. Cục Y tế dự phòng
1. Thanh tra chuyên ngành công tác quản lý sử dụng vắc xin của Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng.
2. Thanh tra chuyên ngành về công tác bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm của Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Thanh tra chuyên ngành về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch y tế biên giới của Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa điều trị bệnh truyền nhiễm tuyến tỉnh và tuyến huyện, Bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Long An.
VI. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề; cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Sở Y tế 05 tỉnh Sơn La, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, An Giang.
2. Thanh tra việc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, các quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập tại Bệnh viện đa khoa tư nhân Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện đa khoa tư nhân Hoàng An, tỉnh Thái Bình. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và Phẫu thuật tạo hình Huế, Bệnh viện đa khoa Hoàng Viết Thắng, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức, Bệnh viện đa khoa Thăng Hoa, tỉnh Quảng Nam. Bệnh viện đa khoa tư nhân Nhật Tân, Bệnh viện đa khoa tư nhân Bình Dân, tỉnh An Giang. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc Bình Dương, Bệnh viện đa khoa tư nhân Bình Dương, tỉnh Bình Dương.
3. Thanh tra việc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, các quy định, quy chế chuyên môn tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La.
4. Thanh tra chấp hành quy định của pháp luật trong giám định tại Trung tâm giám định y khoa và Trung tâm giám định Pháp y tỉnh Hà Nam.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ kế hoạch công tác thanh tra y tế năm 2020 nêu trên, Thanh tra Bộ Y tế, các Cục, Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các hoạt động thanh tra thuộc phạm vi phụ trách, định kỳ tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2. Thanh tra Bộ tổ chức các đoàn thanh tra hoặc Thanh tra Bộ chủ trì mời các Vụ, Cục tham gia để thanh tra các nội dung chuyên môn của các Vụ, Cục phụ trách. Thanh tra Bộ, các Cục, Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành triển khai thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất từng nội dung cụ thể, kết thúc mỗi cuộc thanh tra có báo cáo, kết luận, rút kinh nghiệm, thực hiện xử lý sau thanh tra theo quy định.
3. Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra y tế năm 2020. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Chánh Thanh tra Bộ để kịp thời tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo giải quyết.
4. Căn cứ kế hoạch chung của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm và tình hình thực tế tại địa phương, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm thuộc diện được giao quản lý trên địa bàn.
5. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Kế hoạch này và tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thanh tra y tế năm 2020 của địa phương để triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về Thanh tra Bộ Y tế theo quy định để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Thanh tra Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết, chỉ đạo thực hiện);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các đơn vị là đối tượng thanh tra;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TTrB.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "30/10/2019",
"sign_number": "1252/KH-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-09-2003-CT-TTg-cong-tac-thiet-ke-do-thi-50725.aspx | Chỉ thị 09/2003/CT-TTg công tác thiết kế đô thị | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 09/2003/CT-TTg
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2003
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
Trong những năm qua, công tác quy hoạch xây dựng và phát triển kiến trúc đô thị ở nước ta đã có tiến bộ. Nhiều đô thị, nhiều công trình, đường phố, khu đô thị mới được hình thành làm cho cảnh quan các thành phố, đô thị, khu dân cư có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trật tự kiến trúc đô thị vẫn chưa được thiết lập; kiến trúc phát triển khá đa dạng nhưng mang nặng tính tự phát và chưa hình thành bản sắc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do công tác thiết kế đô thị chưa được coi trọng.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kiến trúc hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Xây dựng:
a) Ban hành quy định lập, xét duyệt thiết kế đô thị và định mức chi phí cho công tác này.
b) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân các thành phố, thị xã triển khai công tác thiết kế đô thị.
c) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn và tổ chức xây dựng thí điểm một số dự án thiết kế đô thị; trong trường hợp cần thiết, có thể mời tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm giúp thực hiện các dự án thiết kế đô thị thí điểm; tổng kết rút kinh nghiệm để chỉ đạo chung.
d) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia thiết kế đô thị.
đ) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Thẩm định và bổ sung kế hoạch vốn ngân sách năm 2003 cho các dự án thí điểm thiết kế đô thị theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Trên cơ sở kết quả thực hiện các dự án thí điểm thiết kế đô thị của Bộ Xây dựng, cân đối mức vốn ghi kế hoạch cho công tác thiết kế đô thị của các địa phương theo quy định hiện hành.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, quản lý, thanh toán và quyết toán vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án thiết kế đô thị.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác thiết kế đô thị, trước hết:
a) Tổ chức việc lựa chọn, lập và phê duyệt danh mục các khu vực có nhu cầu thiết kế đô thị tại địa phương mình trong kế hoạch các dự án quy hoạch xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước hàng năm; trước mắt ưu tiên cho các đô thị từ loại II trở lên và các đô thị đặc thù.
b) Chỉ đạo xây dựng, thẩm định, phê duyệt và công bố công khai các đồ án thiết kế đô thị.
5. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
Nguyễn Tấn Dũng
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "07/04/2003",
"sign_number": "09/2003/CT-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-65-2020-ND-CP-to-chuc-quan-ly-nguoi-luu-tru-tai-co-so-luu-tru-trong-thoi-gian-cho-xuat-canh-444724.aspx | Nghị định 65/2020/NĐ-CP tổ chức quản lý người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 65/2020/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ TẠI CƠ SỞ LƯU TRÚ TRONG THỜI GIAN CHỜ XUẤT CẢNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức quản lý và các chế độ (bao gồm chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, liên lạc, thăm gặp, nhận quà, khám bệnh, chữa bệnh, chi phí mai táng) đối với người chấp hành án phạt trục xuất, người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất và người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh (gọi chung là người lưu trú).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với người lưu trú; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức quản lý, bảo đảm các chế độ đối với người lưu trú. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện và thực hiện các chế độ đối với người lưu trú do ngân sách nhà nước bảo đảm và bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an.
Chương II
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ
Điều 4. Tổ chức quản lý người lưu trú
1. Người lưu trú phải ở tập trung tại cơ sở lưu trú và chịu sự quản lý, giám sát của cơ sở lưu trú, được phổ biến Nội quy cơ sở lưu trú và các quy định của pháp luật về quản lý và thực hiện các chế độ đối với người lưu trú. Cơ sở lưu trú tổ chức tiếp nhận, quản lý người có quyết định đưa vào cơ sở lưu trú và bàn giao người lưu trú ra khỏi cơ sở lưu trú theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Cơ sở lưu trú thực hiện các quy định về canh gác, dẫn giải, quản lý chặt chẽ người lưu trú trong thời gian lưu trú; xây dựng phương án và tổ chức các biện pháp bảo vệ an toàn cơ sở lưu trú; phối hợp truy tìm người lưu trú bỏ trốn khỏi cơ sở lưu trú; kiểm tra thư, bưu phẩm, tiền mặt, giấy tờ có giá, đồ vật của người lưu trú nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý đồ vật cấm mang vào cơ sở lưu trú; tiếp nhận, trả lời đơn thư, đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến cơ sở lưu trú, người lưu trú và quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu của người lưu trú theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công an quy định cụ thể nội quy cơ sở lưu trú và trình tự, thủ tục tiếp nhận, quản lý người có quyết định đưa vào cơ sở lưu trú và bàn giao người lưu trú ra khỏi cơ sở lưu trú.
Điều 5. Xử lý người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú
1. Trường hợp người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú, chống đối, không chấp hành sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú thì phải lập biên bản, có người chứng kiến và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cán bộ cơ sở lưu trú giải thích các quy định của pháp luật về việc quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lưu trú, yêu cầu họ chấp hành Nội quy cơ sở lưu trú và mệnh lệnh của cán bộ cơ sở lưu trú; trường hợp cần thiết, cán bộ cơ sở lưu trú tiến hành sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để khống chế, cách ly người lưu trú sang phòng riêng, vô hiệu hóa hành vi chống đối của người lưu trú, phòng ngừa, ngăn chặn người lưu trú bỏ trốn, có hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân, người lưu trú khác hoặc cán bộ cơ sở lưu trú; hủy hoại tài sản của cơ sở lưu trú. Thời gian quản lý tại phòng riêng do Trưởng cơ sở lưu trú quyết định.
Cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với trường hợp người lưu trú là người chấp hành án phạt trục xuất) hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) để phối hợp, giải quyết và thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc; đồng thời, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) biết, phối hợp động viên, giáo dục, quản lý người lưu trú.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người lưu trú có dấu hiệu tội phạm thì cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, cơ sở lưu trú phải quản lý chặt chẽ, không để người lưu trú bỏ trốn, tự sát hoặc vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú. Đồng thời, thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này biết, phối hợp giải quyết.
Điều 6. Chế độ ở đối với người lưu trú
1. Người lưu trú được bố trí ở buồng tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu là 03 m2/người (người lưu trú có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 04 m2), có bệ gạch men hoặc giường, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn. Người lưu trú là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được bố trí ở riêng.
2. Người lưu trú mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm hoặc người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
Điều 7. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú
1. Chế độ ăn của người lưu trú được Nhà nước bảo đảm, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than; lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương. Chế độ ăn trong ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam và 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc, 01 ngày Quốc khánh của nước mà người lưu trú mang quốc tịch, người lưu trú được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để người lưu trú có thể ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, người lưu trú được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm theo quy định của cơ sở lưu trú.
3. Người lưu trú được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm. Cơ sở lưu trú được tổ chức bếp ăn tập thể, định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể gồm: Bếp nấu; các loại nồi nấu cơm, nước, thức ăn; chảo, tủ đựng thức ăn, bình đựng nước uống; rổ, rá, bát, đũa, bàn, ghế và các dụng cụ, đồ dùng cần thiết khác phục vụ cho việc nấu ăn, bảo quản thức ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho người lưu trú theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Chế độ ăn của người lưu trú bị ốm, bị bệnh do Trưởng cơ sở lưu trú quyết định theo chỉ định của cán bộ y tế. Người lưu trú là nữ trong thời gian mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì định lượng ăn được tăng thêm 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
5. Người lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Trường hợp người lưu trú thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, khí hậu theo mùa, được cấp từ một đến hai bộ quần áo bằng vải thường.
Điều 8. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người lưu trú
Người lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú được trang bị một hệ thống truyền thanh nội bộ; mỗi phòng ở được trang bị 01 ti vi và người lưu trú được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình của người lưu trú được thực hiện theo Nội quy cơ sở lưu trú.
Điều 9. Chế độ thông tin liên lạc của người lưu trú
1. Người lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, nhận, gửi thư cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của mình, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú; cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả.
2. Việc liên lạc của người lưu trú được quy định cụ thể như sau:
a) Người lưu trú được gửi mỗi tháng 04 lá thư. Người lưu trú đang bị xác minh, điều tra, xử lý về hành vi phạm tội hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị kiểm duyệt chặt chẽ người lưu trú nhận, gửi thư để ngăn chặn người lưu trú trao đổi thông tin với những đối tượng khác các nội dung làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, xác minh thì Trưởng cơ sở lưu trú trước khi cho người lưu trú nhận, gửi thư phải trao đổi nội dung cho cơ quan thụ lý biết, thống nhất có cho hay không cho người lưu trú nhận, gửi thư. Trường hợp không cho người lưu trú nhận, gửi thư thì Trưởng cơ sở lưu trú phải lập biên bản, ghi rõ lý do và có trách nhiệm thông báo cho người lưu trú và thân nhân biết.
b) Cơ sở lưu trú phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho người lưu trú liên lạc điện thoại trong nước, mỗi tháng 04 lần, mỗi lần không quá 10 phút. Trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, giải quyết cho người lưu trú được liên lạc điện thoại nhưng không quá 10 phút. Khi liên lạc điện thoại, người lưu trú phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký. Trưởng cơ sở lưu trú cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi khi người lưu trú liên lạc điện thoại, nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì dừng ngay cuộc gọi và giải thích rõ cho người lưu trú biết, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản. Cước phí điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do người lưu trú chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ hoặc nguồn tài trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của Trưởng cơ sở lưu trú.
Người lưu trú đang bị xác minh, điều tra, xử lý về hành vi phạm tội hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị kiểm duyệt chặt chẽ người lưu trú liên lạc điện thoại để ngăn chặn người lưu trú thông tin, liên lạc với những đối tượng khác các nội dung làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, xác minh thì Trưởng cơ sở lưu trú trước khi cho người lưu trú liên lạc điện thoại phải trao đổi, đề nghị cơ quan thụ lý vụ án phối hợp, kiểm soát chặt chẽ người lưu trú liên lạc điện thoại. Nếu xét thấy người lưu trú trao đổi những nội dung có thể ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, xác minh thì Trưởng cơ sở lưu trú thống nhất với cơ quan thụ lý vụ án dừng ngay cuộc liên lạc, lập biên bản, ghi rõ lý do và có trách nhiệm thông báo cho người lưu trú và thân nhân biết.
Điều 10. Chế độ thăm gặp, nhận quà đối với người lưu trú
1. Người lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp 01 lần, mỗi lần gặp không quá 02 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác của Việt Nam đề nghị được gặp người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định, nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của người lưu trú cũng như yêu cầu quản lý người lưu trú và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Người lưu trú chấp hành tốt Nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 24 giờ. Người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú thì 01 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
Người lưu trú đang bị điều tra, xử lý về hành vi phạm tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người lưu trú gặp hoặc yêu cầu phối hợp với cơ sở lưu trú để giám sát chế độ thăm gặp của người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, phối hợp thực hiện và giải thích rõ cho người đến thăm gặp người lưu trú biết.
2. Thân nhân được gặp người lưu trú gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp người lưu trú tối đa không quá 03 người, trường hợp đặc biệt do yêu cầu quản lý, giáo dục người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú có thể quyết định tăng số lượng thân nhân được gặp người lưu trú nhưng không quá 05 người và phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở lưu trú.
3. Thủ tục thăm gặp:
a) Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đến thăm gặp phải có đơn xin gặp viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác để cơ sở lưu trú kiểm tra, tổ chức cho thăm gặp đúng đối tượng.
b) Người lưu trú được gặp vợ (hoặc chồng) ở phòng riêng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vợ (hoặc chồng) người lưu trú phải có đủ thủ tục thăm gặp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và các giấy tờ, tài liệu chứng minh là vợ (hoặc chồng) của người lưu trú, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú (đối với trường hợp vợ hoặc chồng người lưu trú là người Việt Nam); người lưu trú và vợ (hoặc chồng) đều phải có đơn xin thăm gặp ở phòng riêng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định.
c) Việc giải quyết cho người lưu trú gặp thân nhân do Trưởng cơ sở lưu trú quyết định tùy theo điều kiện và giờ làm việc của cơ sở lưu trú, thời gian thăm gặp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người lưu trú mang quốc tịch nước mình tại cơ sở lưu trú phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm: Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự gửi văn bản; họ, tên, quốc tịch người lưu trú cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; cơ sở lưu trú nơi người lưu trú đang lưu trú; họ, tên, chức vụ, chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; họ, tên, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người phiên dịch (nếu có); thời gian dự kiến đề nghị được gặp, tiếp xúc lãnh sự.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú phải trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài đã đề nghị để liên hệ cấp giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
5. Khi thăm gặp, người lưu trú được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm theo quy định của Nội quy cơ sở lưu trú; cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú. Việc quản lý, sử dụng tiền, đồ vật của người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
6. Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam, Nội quy nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
Điều 11. Quản lý tài sản của người lưu trú
Người lưu trú có ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý, tư trang và những đồ vật có giá trị khác, cơ sở lưu trú phải lập biên bản và niêm phong, gửi vào lưu ký để quản lý, người lưu trú được nhận lại trước khi xuất cảnh. Trường hợp người lưu trú có đơn đề nghị được chuyển đồ, tư trang nêu trên cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm lập biên bản giao cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú. Riêng đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiền mặt) thì gửi lưu ký để người lưu trú sử dụng.
Điều 12. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú
1. Người lưu trú bị ốm, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở lưu trú. Trường hợp người lưu trú bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì chuyển họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho người lưu trú do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định theo bệnh lý và theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh; tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người lưu trú được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ loại trung bình/01 người/01 tháng. Trường hợp người lưu trú có yêu cầu đến cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh theo nguyện vọng thì phải được Trưởng cơ sở lưu trú cho phép và tự chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở lưu trú phải thông báo việc người lưu trú điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) để phối hợp chăm sóc, điều trị.
Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú tại các cơ sở y tế do Nhà nước cấp. Nếu việc khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú phải sử dụng kỹ thuật cao, chi phí lớn, vượt quá định mức thì người lưu trú phải tự thanh toán.
2. Người lưu trú là nữ trong thời gian mang thai được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; đến thời gian sinh con thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa người lưu trú đến cơ sở y tế Nhà nước gần nhất để sinh con và cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương chế độ ăn 01 tháng của trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Sau khi sinh con, nếu người lưu trú có yêu cầu, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của người lưu trú theo quy định của pháp luật Việt Nam. Kinh phí chăm sóc y tế cho người lưu trú là nữ trong thời gian mang thai, sinh con tại cơ sở y tế do Nhà nước cấp.
3. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với cơ sở y tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để quản lý người lưu trú trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh hoặc sinh con.
Điều 13. Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
1. Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám bệnh, chữa bệnh và mai táng (nếu bị chết) được thực hiện như đối với người lưu trú, phù hợp với trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam; ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường. Riêng trẻ em dưới 36 tháng tuổi, mỗi tháng được cấp thêm sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, cơ sở lưu trú hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký của cha, mẹ trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú nhưng khác giới tính với cha, mẹ thì con của người lưu trú và người lưu trú có thể được bố trí ở riêng.
Điều 14. Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
1. Trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú chết tại cơ sở lưu trú thì cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để xác định nguyên nhân chết. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc bằng fax cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này (trường hợp người lưu trú là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú chỉ phải thông báo cho Bộ Ngoại giao) và thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) biết để phối hợp, giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú có trách nhiệm tổ chức mai táng; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong việc mai táng. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi về an táng và tự chịu chi phí thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không có đề nghị xin nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú tổ chức mai táng tử thi, chi phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp, gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo thường, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn vệ sinh và các khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình.
Cơ sở lưu trú có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Giải quyết cho nhận tử thi, hài cốt, tro cốt người lưu trú hoặc con của người lưu trú
1. Trường hợp người lưu trú chết hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết mà thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đề nghị được nhận tử thi về an táng, thì trong thời hạn 48 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này, phải có đơn đề nghị viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất) hoặc gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú là người nước ngoài chấp hành xong án phạt tù đang chờ làm thủ tục xuất cảnh) hoặc gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) để xem xét, quyết định.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Thủ trưởng các cơ quan nêu tại khoản 1 Điều này phải quyết định việc cho hay không cho nhận tử thi và thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất, người lưu trú bị xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) và các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo cho nhận tử thi, các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở lưu trú và người có đơn đề nghị phải tiến hành việc giao, nhận tử thi, tiền, tài sản hợp pháp của người lưu trú (nếu có) và phải lập biên bản, có chữ ký của bên giao, nhận và người chứng kiến; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức mai táng tử thi theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
4. Việc giải quyết cho nhận hài cốt người chết chỉ được thực hiện sau 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp hỏa táng, thì có thể giải quyết cho nhận tro cốt kể từ khi hoàn tất việc hỏa táng. Người đề nghị nhận hài cốt, tro cốt phải có đơn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi an táng người lưu trú để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải quyết định việc cho nhận hài cốt, tro cốt và phải thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án và Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất), Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) và các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này về việc cho nhận hoặc không cho nhận hài cốt, tro cốt khi có căn cứ cho rằng việc nhận hài cốt, tro cốt ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
5. Việc bảo quản, vận chuyển tử thi, tro cốt, hài cốt người chết do người có đơn đề nghị hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế nơi người đó làm việc chịu trách nhiệm và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý y tế; vệ sinh môi trường; phòng, chống bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch y tế qua biên giới và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 16. Giải quyết trường hợp người lưu trú bỏ trốn
1. Trường hợp người lưu trú là người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn thì thực hiện theo quy định tại Điều 122 Luật Thi hành án hình sự.
2. Trường hợp người lưu trú là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù đang trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú chờ làm thủ tục xuất cảnh bỏ trốn thì cơ sở lưu trú phải lập biên bản và báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và tổ chức truy tìm.
3. Trường hợp người lưu trú bị xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất bỏ trốn thì cơ sở lưu trú phải lập biên bản và báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phối hợp, tổ chức truy tìm và giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 17. Giải quyết trường hợp đề nghị thay đổi nơi lưu trú đối với người lưu trú
1. Người lưu trú có nguyện vọng và thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp có nơi cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam có đề nghị cho người lưu trú được lưu trú tại đó, thì người lưu trú viết đơn theo Mẫu số 04 và thân nhân (hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú) phải có đơn đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; đơn phải viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án và Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất) hoặc gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú là người nước ngoài chấp hành xong án phạt tù đang chờ làm thủ tục xuất cảnh) hoặc gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) để xem xét, quyết định.
2. Không xem xét giải quyết các trường hợp người lưu trú thuộc điểm a, d, đ, e khoản 3 Điều 30 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; điểm b, d, đ, e khoản 2 Điều 121 Luật Thi hành án hình sự hoặc người lưu trú vi phạm pháp luật, bị các cơ quan chức năng Việt Nam hoặc nước ngoài đang điều tra, truy nã hoặc có văn bản đề nghị chưa cho ra khỏi cơ sở lưu trú.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Thủ trưởng các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải quyết định việc cho hay không cho người lưu trú thay đổi nơi lưu trú và phải thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị; trường hợp đồng ý cho người lưu trú thay đổi nơi lưu trú phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở lưu trú, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người lưu trú đến lưu trú và các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Trong quá trình lưu trú, có căn cứ cho rằng người lưu trú buộc phải lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an thì Thủ trưởng các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải quyết định thay đổi nơi lưu trú, buộc người lưu trú quay lại lưu trú tại cơ sở lưu trú.
Sau khi cho phép người lưu trú thay đổi nơi lưu trú thì thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp phải có tránh nhiệm đưa người lưu trú đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã báo cáo việc người lưu trú đến lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
4. Trường hợp người lưu trú là người nước ngoài chấp hành xong án phạt tù còn phải thực hiện bồi thường dân sự, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án thì người lưu trú ngoài đơn đề nghị phải có đơn cam kết thực hiện việc bồi thường các khoản tiền, tài sản nêu trên; đồng thời, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ ngoài đơn đề nghị phải làm thủ tục bảo lãnh đối với người lưu trú về việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường dân sự, nộp các khoản tiền, tài sản thay cho người người lưu trú theo quy định của pháp luật dân sự nếu người lưu trú không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường dân sự, nộp các khoản tiền, tài sản theo cam kết hoặc bỏ trốn.
Điều 18. Giải quyết các vấn đề người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án
Đối với trường hợp người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2020. Điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các điều khoản và quy định sau đây:
1. Thay thế Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Bãi bỏ Điều 31 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
3. Điều 32 và khoản 1 Điều 33 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không điều chỉnh đối tượng người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an.
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
1. Việc tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các trường hợp đang được giải quyết theo quy định tại Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì áp dụng quy định của Nghị định này để giải quyết.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức quản lý và thực hiện các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú; bàn giao người lưu trú khi có yêu cầu; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người lưu trú.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.//
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC(3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số: 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01
Đơn xin thăm gặp người lưu trú
Mẫu số 02
Đơn xin gặp thân nhân tại phòng riêng
Mẫu số 03
Đơn xin nhận tử thi, hài cốt, tro cốt
Mẫu số 04
Đơn xin thay đổi nơi lưu trú
Mẫu số 05
Đơn đề nghị cho người lưu trú được thay đổi nơi lưu trú
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN THĂM GẶP NGƯỜI LƯU TRÚ
Kính gửi: (1) …………………………
Tên tôi là: .................................................................... ; nam/nữ: ......................................
Sinh ngày: .................................................................. ; quốc tịch: ...................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: .......................................................................................... ;
cấp ngày: ………………………………………..; nơi cấp: .......................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: .................................................................................................................
Nghề nghiệp/nơi làm việc: .................................................................................................
Xin thăm gặp người lưu trú có lai lịch như sau:
Họ và tên: …………………………; nam/nữ: ……………………; sinh ngày: ……………………..
Họ tên khác: ............................................................... ; quốc tịch: ...................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: .......................................................................................... ;
cấp ngày: …………………………………………; nơi cấp: ......................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Ngày vào cơ sở lưu trú: …………………………..; theo Quyết định số: .................................. ;
ngày: …………… của ……………..; lý do đưa vào cơ sở lưu trú: ………………………………...
Quan hệ với người lưu trú: .................................................................................................
Lý do thăm gặp: ................................................................................................................
Những người cùng đi thăm gặp người lưu trú (ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; thông tin hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD; nơi ĐKTT; mối quan hệ với người lưu trú):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tôi cam đoan chấp hành các quy định của pháp luật, Nội quy cơ sở lưu trú, Nội quy nhà thăm gặp và tuân thủ hướng của cán bộ cơ sở lưu trú./.
XÁC NHẬN (2)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
….., ngày … tháng … năm ….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1. Tên cơ sở lưu trú.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi làm việc (đối với người đến thăm gặp là người nước ngoài);
- Cơ quan lập hồ sơ đưa người lưu trú vào cơ sở lưu trú (đối với người đến thăm gặp là người nước ngoài nhưng nước mà họ mang quốc tịch không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự tại Việt Nam);
- Công an hoặc UBND cấp xã nơi cư trú (đối với người đến thăm gặp là người Việt Nam).
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN GẶP THÂN NHÂN TẠI PHÒNG RIÊNG
Kính gửi: (1) ……………………….
Tên tôi là: (2) …………………; nam/nữ: ………………….; sinh ngày: .....................................
Họ tên khác: ......................................................... ; quốc tịch: .........................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: .......................................................................................... ;
cấp ngày: ……………………………………..; nơi cấp: ...........................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
(3) Ngày vào cơ sở lưu trú: …………………; theo Quyết định số: ……………………………….;
ngày: ………….. của ……………………………….; lý do đưa vào cơ sở lưu trú: ……………….
Xin được gặp tại phòng riêng của cơ sở lưu trú với vợ (hoặc chồng) là:
Họ và tên: …………………; sinh ngày: ……………….; quốc tịch: ………………………………..
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: .......................................................................................... ;
cấp ngày: ………………………………………; nơi cấp: .........................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Tôi xin cam kết (4):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG CƠ SỞ LƯU TRÚ
….., ngày … tháng … năm ….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1. Tên cơ sở lưu trú.
2. Người lưu trú hoặc vợ (hoặc chồng) người lưu trú.
3. Người viết đơn là người lưu trú phải viết nội dung này.
4. Nội dung cam kết: chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy cơ sở lưu trú, nội quy nhà thăm gặp; thực hiện phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các quy định của pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình; người lưu trú là nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và cam kết không mang thai.
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN NHẬN TỬ THI, HÀI CỐT, TRO CỐT
Kính gửi: (1) ………………………..
Tên tôi là: .............................................................. ; nam/nữ: ............................................
Sinh ngày: ............................................................ ; quốc tịch: .........................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: ……………………….; cấp ngày: ………………………………..;
nơi cấp: ............................................................................................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: .................................................................................................................
Nghề nghiệp/nơi làm việc: .................................................................................................
Quan hệ (2): ……………………………… người lưu trú (hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú) có lai lịch như sau:
Họ và tên: …………………….; nam/nữ: ……………………; sinh ngày: ………………………….
Họ tên khác: ………………………….; quốc tịch: ..................................................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: ……………………….; cấp ngày: ………………………………..;
nơi cấp: ............................................................................................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Ngày vào cơ sở lưu trú: ………………………………..; theo Quyết định số: ……………………...; ngày:………….. của ……………; lý do đưa vào cơ sở lưu trú: ………………………………….. đã chết hồi .... giờ ... ngày...tháng...năm.... tại………………; nguyên nhân, lý do chết: ………………………
Tôi xin nhận tử thi (hài cốt, tro cốt) người lưu trú (hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ chết tại cơ sở lưu trú): ………………………… về an táng tại: ..................................................................................
Tôi xin cam kết (3): ............................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan quản lý xem xét, giải quyết./.
XÁC NHẬN (4)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
….., ngày … tháng … năm ….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (5)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất).
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú là người nước ngoài chấp hành xong án phạt tù);
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất);
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi an táng người lưu trú (trường hợp xin nhận hài cốt người lưu trú).
2. Ghi rõ mối quan hệ với người lưu trú (hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú).
3. Nội dung cam kết: chấp hành các quy định của pháp luật, không kiến nghị, khiếu nại sau khi nhận tử thi (hài cốt, tro cốt), bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu mọi chi phí.
4. Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi làm việc (đối với người xin nhận tử thi/hài cốt/tro cốt là người nước ngoài; nếu không có các cơ quan trên thì không phải xác nhận).
Công an hoặc UBND cấp xã nơi cư trú (người xin nhận tử thi/hài cốt/tro cốt là người Việt Nam).
5. Ý kiến của UBND cấp xã nơi an táng (nếu an táng tử thi/hài cốt/tro cốt người lưu trú tại lãnh thổ Việt Nam).
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN THAY ĐỔI NƠI LƯU TRÚ
Kính gửi: (1) ……………………….
Tên tôi là: …………………………………….; nam/nữ:.............................................................
Sinh ngày: ……………………………………; quốc tịch: .........................................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: ………………………..; cấp ngày: ......................................... ;
nơi cấp: ...........................................................................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Ngày vào cơ sở lưu trú: …………………………; theo Quyết định số: ……………………………; ngày:………………………..của ……………………………; lý do đưa vào cơ sở lưu trú:………………………………………………………………………………………
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số ………./2020/NĐ-CP ngày ...tháng...năm... của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh; Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Tôi xin đề nghị được thay đổi nơi lưu trú, đến lưu trú tại: ...............................................
là nơi cư trú hợp pháp của ông (bà): ………………………..; sinh ngày: ………………….
quốc tịch: .........................................................................................................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: ..................................................................................... ;
cấp ngày: ……………………………………..; nơi cấp: .....................................................
Mối quan hệ với người cho lưu trú: ..................................................................................
Lý do xin thay đổi nơi lưu trú: ...........................................................................................
Cam kết khi được thay đổi nơi lưu trú (2): ........................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan quản lý xem xét, giải quyết./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
….., ngày … tháng … năm ….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (1)
Ghi chú:
1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất).
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú là người nước ngoài chấp hành xong án phạt tù).
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất).
2. Nội dung cam kết: Chấp hành các yêu cầu, quyết định của các cơ quan tại mục (1); tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định của chính quyền địa phương nơi đến cư trú; cam kết không tự thay đổi nơi lưu trú và thực hiện trách nhiệm bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án (nếu có).
Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO NGƯỜI LƯU TRÚ ĐƯỢC THAY ĐỔI NƠI LƯU TRÚ
Kính gửi: (1) …………………………
Tên tôi là: …………………………………; nam/nữ: ................................................................
Sinh ngày: ………………………………..; quốc tịch: ..............................................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: ……………………….; cấp ngày: ....................................... ;
nơi cấp: ............................................................................................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: .................................................................................................................
Nghề nghiệp/nơi làm việc: .................................................................................................
Mối quan hệ (2): ………………………………………………….người lưu trú có lai lịch như sau:
Họ và tên: ………………….; nam/nữ: ……………..; sinh ngày: …………………………………..
Họ tên khác: ………………………………………; quốc tịch: ...................................................
Hộ chiếu/CMND/Thẻ CCCD số: ……………………..; cấp ngày: ............................................ ;
nơi cấp: ............................................................................................................................
Nơi ĐKTT: .........................................................................................................................
Ngày vào cơ sở lưu trú: ………………………; theo Quyết định số: ....................................... ;
ngày: ………….. của …………….; lý do đưa vào cơ sở lưu trú: ...........................................
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số ………/2020/NĐ-CP ngày ...tháng...năm... của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh; Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Tôi xin đề nghị cho người lưu trú ………………. được thay đổi nơi lưu trú, đến lưu trú tại nơi cư trú của tôi, tại địa chỉ: ………………………… lý do đề nghị: ………………………………………
Cam kết khi người lưu trú được thay đổi nơi lưu trú (3):.......................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan quản lý xem xét, giải quyết./.
XÁC NHẬN (4)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
….., ngày … tháng … năm ….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN HOẶC UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
NƠI NGƯỜI LƯU TRÚ ĐẾN LƯU TRÚ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (1)
Ghi chú:
1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất).
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú là người nước ngoài chấp hành xong án phạt tù);
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất).
2. Ghi rõ mối quan hệ với người lưu trú.
3. Nội dung cam kết: Chấp hành các yêu cầu, quyết định của các cơ quan tại mục (1); tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú; có trách nhiệm yêu cầu người lưu trú thực hiện các nội dung đã cam kết khi đề nghị thay đổi nơi lưu trú; đưa người lưu trú đến Công an hoặc UBND cấp xã báo cáo việc đến lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh; thực hiện việc bảo lãnh liên quan đến người lưu trú (nếu có).
4. Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi làm việc (trường hợp người nước ngoài);
- Cơ quan lập hồ sơ đưa người lưu trú vào cơ sở lưu trú (trường hợp người nước ngoài nhưng nước mà họ mang quốc tịch không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự tại Việt Nam);
- Công an hoặc UBND cấp xã nơi cư trú (trường hợp người người Việt Nam). | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "10/06/2020",
"sign_number": "65/2020/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-24-2018-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-van-ban-co-quy-dinh-ve-che-do-bao-cao-dinh-ky-396551.aspx | Thông tư 24/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2018/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ, VĂN BẢN CÓ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ.
Điều 1. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ
1. Bãi bỏ báo cáo của người đại diện về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã quy định tại Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế quản lý vốn hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi tắt là Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN) như sau:
a) Bãi bỏ khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý vốn hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN;
b) Bãi bỏ Phụ lục đính kèm Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN.
2. Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Thông tư số 10/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2016/TT-NHNN) như sau:
a) Bãi bỏ khoản 2 Điều 34 Thông tư số 10/2016/TT-NHNN;
b) Thay thế Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT- NHNN bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bãi bỏ báo cáo tình hình mua bán ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép với cá nhân tại Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2011/TT-NHNN) như sau:
a) Điều 10 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Chế độ báo cáo
Tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”;
b) Bãi bỏ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN.
4. Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về thực hiện các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng tại Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2014/TT-NHNN) như sau:
Bãi bỏ khoản 1 Điều 20 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.
5. Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về an toàn bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet tại Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) như sau:
Bãi bỏ khoản 3 Điều 20 Thông tư số 35/2016/TT-NHNN.
6. Sửa đổi, bổ sung báo cáo đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 06/CT-NHNN) như sau:
Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 7 (bảy) Điểm 3 Mục II Chỉ thị số 06/CT-NHNN như sau:
“Trước ngày 15 tháng 8 năm 2021 có báo cáo đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế).”.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ PC, VP4.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……………
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ
Tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
I. Thông tin tổ chức:
- Tên tổ chức:....
- Địa chỉ: ……………………………Số điện thoại: …………………………………..
- Văn bản chấp thuận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Thủ Tướng Chính phủ số...ngày... tháng... năm………….
- Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài số ............ mở tại ............. (tên tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam).
- Vốn chủ sở hữu:
II. Tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong quý báo cáo:
- Số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
- Số tiền thực tế đã đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong quý báo cáo:
- Số tiền đã chuyển về nước:
Trong đó:
+ Lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác chuyển về Việt Nam:
+ Số vốn chuyển về Việt Nam:
- Tình hình thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
STT
Loại công cụ đầu tư (nêu chi tiết)
Nước/ lãnh thổ đầu tư
Tổng giá vốn
Tổng giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo/ giá bán
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
1
2
3
4
5
6
7
1
Cổ phiếu
2
Trái phiếu
3
Công cụ khác (ghi rõ loại công cụ)
…..
Ghi chú:
Cột (2): loại chứng khoán được ghi cụ thể theo mã chứng khoán mà nhà đầu tư đã đầu tư (bao gồm chứng khoán đã bán và đang nắm giữ) trong quý báo cáo.
Cột (3): Ghi rõ tên quốc gia nơi nhà đầu tư đầu tư gián tiếp.
Cột (4): Ghi tổng số lượng của loại chứng khoán đã mua trong quý báo cáo.
Cột (5): Ghi tổng giá trị vốn của loại chứng khoán đã mua trong quý báo cáo. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Cột (6): Ghi tổng số lượng loại chứng khoán đang nắm giữ trong quý báo cáo.
Cột (7): Ghi tổng giá thị trường hoặc giá hợp lý tại thời điểm báo cáo đối với các công cụ đang nắm giữ hoặc giá bán đối với chứng khoán đã được bán trong quý. Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh giao dịch thực tế đối với chứng khoán đã bán trong quý hoặc tại thời điểm ngày cuối cùng của kỳ báo cáo đối với chứng khoán đang nắm giữ.
Người lập biểu
(Ký, họ tên, số điện thoại liên hệ)
.... ngày .... tháng .... năm....
Tổ chức nhận ủy thác
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu). | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "28/09/2018",
"sign_number": "24/2018/TT-NHNN",
"signer": "Đào Minh Tú",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-22-2021-TT-BTTTT-huong-dan-Nghi-dinh-91-2020-ND-CP-chong-cuoc-goi-rac-482309.aspx | Thông tư 22/2021/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP chống cuộc gọi rác mới nhất | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/2021/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2020/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỐNG TIN NHẮN RÁC, THƯ ĐIỆN TỬ RÁC, CUỘC GỌI RÁC
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thông tin,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Nguồn gửi tin nhắn là nguồn thông tin được xác định thực hiện gửi tin nhắn tới một thuê bao.
2. Nguồn thực hiện cuộc gọi là nguồn thông tin được xác định thực hiện cuộc gọi tới một thuê bao.
3. Nguồn gửi thư điện tử là nguồn thông tin xác định việc thực hiện gửi thư điện tử tới một địa chỉ thư điện tử cụ thể.
4. Nguồn nhận tin nhắn hoặc cuộc gọi là thuê bao được xác định nhận tin nhắn hoặc cuộc gọi từ nguồn gửi.
5. Nguồn nhận thư điện tử là địa chỉ thư điện tử nhận thông tin từ nguồn gửi thư điện tử.
6. Tin nhắn USSD là tin nhắn trao đổi thông tin giữa người sử dụng và tổ chức, doanh nghiệp viễn thông, được hiển thị trực tiếp trên màn hình điện thoại, cho phép người sử dụng tương tác qua bàn phím.
Điều 4. Quy định bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác
1. Tin nhắn được xác định là tin nhắn rác dựa vào các tiêu chí:
a) Tần suất gửi tin là số tin nhắn được thực hiện đi từ nguồn gửi tin nhắn trong một khoảng thời gian;
b) Đặc điểm hành vi sử dụng: Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để nhắn tin đi, tỷ lệ thực hiện cuộc gọi và nhận cuộc gọi thấp; Tỷ lệ gửi tin nhắn tới các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ gửi tin nhắn đến các số thuê bao không có mối quan hệ (chưa từng nhắn tin trước đây) trên tổng số tin nhắn gửi đi;
c) Mẫu tin nhắn rác là các mẫu ký tự dùng chung để nhận diện tin nhắn rác bao gồm các mẫu tin nhắn rác do doanh nghiệp viễn thông thu thập và chia sẻ.
2. Cuộc gọi được xác định là cuộc gọi rác dựa vào các tiêu chí:
a) Tần suất thực hiện cuộc gọi là số cuộc gọi được thực hiện từ nguồn thực hiện cuộc gọi trong một khoảng thời gian;
b) Đặc điểm hành vi sử dụng: Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để gọi đi không nhận và gửi tin nhắn; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có khoảng thời gian thực hiện ngắn (từ khi kết nối đến khi kết thúc cuộc gọi) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn (khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi đi liên tiếp nhau) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ cuộc gọi đến các số điện thoại không có mối quan hệ (chưa từng gọi trước đây) trên tổng số cuộc gọi đi.
3. Thư điện tử được xác định là thư điện tử rác dựa vào các tiêu chí:
a) Tần suất gửi thư điện tử: là số thư điện tử được gửi từ một địa chỉ thư điện tử trong một khoảng thời gian;
b) Đặc điểm hành vi sử dụng:
- Nguồn gửi chỉ sử dụng với mục đích gửi thư điện tử không sử dụng để nhận, trao đổi thông tin;
- Tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử khác không có mối quan hệ: là tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử không có mối quan hệ (chưa từng trao đổi thư điện tử) trên tổng số thư điện tử gửi đi.
c) Công nghệ sử dụng để gửi, nhận thư.
Điều 5. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
1. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tin nhắn rác:
a) Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: S [Nguồn phát tán][Nội dung tin nhắn rác] hoặc S (nguồn phát tán)(Nội dung tin nhắn rác) gửi 5656;
b) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
2. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng cuộc gọi rác:
a) Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656;
b) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
3. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác:
a) Phản ánh thông qua việc chuyển tiếp thư điện tử rác tới địa chỉ thư điện tử: [email protected];
b) Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
Điều 6. Hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo
1. Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
a) Đăng ký hoặc hủy qua tin nhắn SMS (qua đầu số 5656);
b) Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng.
2. Nội dung đăng ký hoặc hủy đăng ký.
a) Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo.
- Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656;
- Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656.
b) Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo.
- Cú pháp đăng ký: DK DNC V gửi 5656;
- Cú pháp hủy: HUY DNC V gửi 5656.
c) Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo.
- Cú pháp đăng ký: DK DNC gửi 5656;
- Cú pháp hủy: HUY DNC gửi 5656.
3. Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký.
Điều 7. Hướng dẫn thực hiện đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông
1. Cục An toàn thông tin thực hiện thống kê phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác của Người sử dụng trên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656).
2. Doanh nghiệp viễn thông thực hiện thống kê, cập nhật số liệu theo mẫu trong phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này lên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác của Cục An toàn thông tin.
Điều 8. Quy định việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất
1. Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất tới 01 số thuê bao. Tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất được gắn nhãn có định dạng DKQC. Nhãn được đặt vị trí đầu tiên trong tin nhắn.
2. Tin nhắn tối thiểu bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu người quảng cáo đề nghị đăng ký;
b) Hướng dẫn đăng ký nhận quảng cáo qua hệ thống do người quảng cáo thiết lập;
c) Hướng dẫn từ chối qua hệ thống do người quảng cáo thiết lập.
3. Chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất từ 07 giờ đến 22 giờ.
4. Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất, người dùng không phản hồi thì người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
5. Người quảng cáo phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất về đầu số 5656 và đồng bộ dữ liệu đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo đầu tiên và duy nhất về hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo.
Điều 9. Hướng dẫn hiển thị tên định danh trong tin nhắn USSD và cuộc gọi quảng cáo
1. Tên định danh trong tin nhắn USSD được hiển thị ở đầu bản tin quảng cáo.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo hiển thị tên định danh đối với các cuộc gọi sử dụng mục đích quảng cáo.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) để được xem xét, hướng dẫn và giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, CATTT.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
PHỤ LỤC
(kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Mẫu cập nhật số liệu tin nhắn rác, cuộc gọi rác
TÊN TỔ CHỨC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …………….
……, ngày …. tháng ….. năm ……
CẬP NHẬT SỐ LIỆU TIN NHẮN RÁC, CUỘC GỌI RÁC
(Tháng báo cáo: ...../2021)
1. Số liệu tin nhắn
stt
Nội dung
Số lượng
1
Số Phản ánh hợp lệ của người dùng về tin nhắn rác (trên đầu số 5656)1
2
Số tin nhắn chiều đến thuê bao mạng đó nhận được2
2
Số tin nhắn rác chặn nội mạng
3
Số tin nhắn rác bị chặn liên mạng của mạng A3
Mạng B
Mạng C
Mạng ...
Tổng cộng
4
Số tin nhắn mạng A gửi tới các mạng khác4
Tin nhắn gửi mạng B
Tin nhắn gửi mạng C
Tin nhắn gửi Mạng ...
Tổng cộng
5
Số lượng thuê bao phát tán tin nhắn rác đã thực hiện ngăn chặn bởi mạng A5
Nội mạng
Liên mạng
Mạng B
Mạng C
Mạng ...
Tổng cộng
2. Số liệu cuộc gọi
stt
Nội dung
Số lượng
1.
Số Phản ánh hợp lệ của người dùng về cuộc gọi rác (trên đầu số 5656)6
2.
Số cuộc gọi đi7
3.
Số lượng thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác
4.
Số lượng thuê bao đã thực hiện ngăn chặn
5.
Số lượng cuộc gọi phát sinh từ thuê bao nghi ngờ
6.
Số lượng cuộc gọi phát sinh từ thuê bao đã chặn
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
____________________
(1) Số Phản ánh hợp lệ của người dùng về tin nhắn rác (trên đầu số 5656)*: Là số phản ánh tin nhắn rác ghi nhận trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác (trên đầu số 5656) khi có đầy đủ thông tin về nguồn phát tán; số phản ánh; nội dung phản ánh có nghĩa; phản ánh không trùng lặp các thông tin sau trong vòng 01 giờ đồng thời về: nguồn phát tán, số phản ánh, nội dung phản ánh và được doanh nghiệp viễn thông xác minh có dữ liệu trên hệ thống của các mạng viễn thông.
(2) Số tin nhắn chiều đến thuê bao mạng đó nhận được: Là tổng số tin nhắn mà thuê bao của nhà mạng đó nhận được bao gồm tin nhắn từ người dùng tới người dùng; từ ứng dụng tới người dùng; tin nhắn từ các tên định danh, đầu số ngắn, không bao gồm các tin nhắn chiều đến quốc tế.
(3) Số tin nhắn rác bị chặn liên mạng của mạng A: Là tổng số tin nhắn rác từ mạng A gửi sang các mạng khác, do các mạng khác chặn được và báo cáo về Cục An toàn thông tin.
(4) Số tin nhắn gửi tới các mạng khác của mạng A: Là tổng số tin nhắn gửi từ mạng A tới các mạng khác do mạng A báo cáo về Cục An toàn thông tin.
(5) Số lượng thuê bao phát tán tin nhắn rác đã thực hiện ngăn chặn bởi mạng A: Là số thuê bao đã chặn một chiều do có hành vi phát tán tin nhắn rác.
(6) Số Phản ánh hợp lệ của người dùng về cuộc gọi rác (trên đầu số 5656): Là số phản ánh cuộc gọi rác ghi nhận trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác (trên đầu số 5656) khi có đầy đủ thông tin về: nguồn phát tán; số phản ánh; nội dung phản ánh có nghĩa; phản ánh không trùng lặp trong vòng 01 giờ đồng thời về: nguồn phát tán, số phản ánh, nội dung phản ánh và được doanh nghiệp viễn thông xác minh có dữ liệu trên hệ thống của các mạng viễn thông.
(7) Số cuộc gọi đi: Là số cuộc gọi thuê bao mạng đó phát sinh bao gồm số cuộc gọi nội mạng và số cuộc gọi liên mạng. | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "13/12/2021",
"sign_number": "22/2021/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Mạnh Hùng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-03-KH-BCD130-TP-Phong-chong-toi-pham-mua-ban-nguoi-giai-doan-2011-2015-175016.aspx | Kế hoạch 03/KH-BCĐ130/TP Phòng chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 | UBND TP HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO 130/TP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/KH-BCĐ 130/TP
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ có đã Quyết định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp đó ngày 26/10/2011, Ban chỉ đạo 130/CP của Chính phủ có kế hoạch số 191/KH-BCĐ 130/CP triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015.
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình 130/CP của Chính phủ về phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 130/TP của thành phố Hà Nội có kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn Thành phố Hà Nội với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CỦA CÁC ĐỀ ÁN:
1. Mục tiêu, yêu cầu:
- Tổ chức nghiên cứu và phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người từ nay đến năm 2015 đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân để tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm cơ bản tội phạm mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp, phát huy mọi khả năng để phòng ngừa, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, từng bước kiềm chế và làm giảm cơ bản tội phạm mua bán người vào năm 2015, kiên quyết không để xảy ra bất ngờ.
- Quá trình thực hiện phải tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách quyết liệt, thiết thực, phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Đề án của Chương trình và giữa các ngành chức năng có liên quan để tạo thế đồng bộ, hiệu quả, triệt để trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
2. Các Đề án cụ thể:
2.1. Đề án 1: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- Đến năm 2013 đạt 85% và năm 2015 đạt 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người được chuyển tải thành tài liệu tuyên truyền tới xã, phường, thị trấn.
- Đến năm 2013 đạt 75% và năm 2015 đạt 100% cán bộ cấp xã chuyên trách có kiến thức chỉ đạo, hướng dẫn về chính sách pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Đến năm 2013, 100% cấp thành phố có ít nhất 10 báo cáo viên, cấp quận, huyện, thị xã có ít nhất 05 báo cáo viên cấp xã có ít nhất 10 tuyên truyền viên.
- Đến năm 2013 đạt 70% và năm 2015 đạt 85% người dân hiểu biết về phương thức, thủ đoạn, hậu quả và cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người cũng như chính sách pháp luật có liên quan.
- 100% phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng từ Trung ương đến địa phương theo dõi mảng nội chính có kiến thúc, kỹ năng viết và đưa tin về phòng, chống mua bán người.
- Hàng năm, tỷ lệ số vụ người dân trình báo với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, hoặc bất kỳ cơ quan, tổ chức nào về các trường hợp có dấu hiệu phạm tội mua bán người tăng ít nhất 10% so với năm trước.
b. Các Tiểu Đề án:
- Tiểu Đề án 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Tiểu Đề án 2: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.
2.2. Đề án 2: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố Hà Nội.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn.
- Hàng năm, 100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại và 100% trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh làm rõ theo luật định.
- Hàng năm, tỷ lệ phát hiện, điều tra, truy tố các vụ án mua bán người tăng ít nhất 2%.
- Hàng năm, tỷ lệ xét xử vụ án mua bán người đạt 95% trên tổng số vụ án phải đưa ra xét xử.
- Hàng năm, 100% bản án tuyên phạt tội phạm mua bán người có hiệu lực đảm bảo nghiêm minh và không oan sai.
b. Các Tiểu Đề án:
- Tiểu đề án 1: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố Hà Nội.
- Tiểu đề án 2: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo.
- Tiểu đề án 3: Nâng cao hiệu quả công tác truy tố và xét xử tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội.
2.3. Đề án 3: Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các trường hợp đã tiếp nhận phải được tiến hành các thủ tục để xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- 100% các trường hợp sau khi xác định là nạn nhân được hỗ trợ chế độ theo quy định.
- 100% nạn nhân có nhu cầu được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước.
- Đến năm 2015, các tỉnh, thành phố trọng điểm đảm bảo cơ sở vật chất cho việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
b. Các Tiểu Đề án:
- Tiểu Đề án 1: Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân. Cơ quan chủ trì thực hiện; Công an Thành phố Hà Nội.
- Tiểu Đề án 2: Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.4. Đề án 4: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố Hà Nội.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các văn bản hướng dẫn phải được ban hành và thực hiện sau khi Luật Phòng, chống mua bán người có hiệu lực thi hành.
- Đến năm 2012 hoàn thành hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; rà soát, kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người đã ban hành được theo dõi và đánh giá hiệu quả thi hành.
- Hoàn thiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn và tổ chức triển khai thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người bổ sung cho Công ước.
2.5. Đề án 5: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố Hà Nội.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được tổ chức triển khai thực hiện và có cơ chế theo dõi giám sát.
- Hàng năm, tăng ít nhất 5% tỷ lệ phối hợp giải quyết các vụ việc mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
- 100% các dự án hợp tác quốc tế tài trợ hoặc hỗ trợ đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
- Đến năm 2013 xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống tội phạm mua bán người ít nhất với 02 nước và đến năm 2015 với 05 nước.
II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn xã hội, với các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người bằng nhiều hình thức thiết thực, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi, vùng, miền hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị mua bán. Lồng ghép nội dung Chương trình 130/CP với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình 138/CP, Chỉ thị số 48/CT-TW của Bộ chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới ”, cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa ở khu dân cư", xây dựng văn hóa người Hà Nội, phong trào “toàn dân tham gia tố giác tội phạm ”...
2. Tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, điều tra khám phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm có tổ chức, liên quan nước ngoài. Coi trọng các biện pháp phòng ngừa xã hội xác định các địa bàn trọng điểm và tổ chức tốt việc nắm tình hình, kể cả các khu vực biên giới và các tỉnh có liên quan. Tổ chức điều tra cơ bản, rà soát tình hình phụ nữ, trẻ em bị mua bán và số đối tượng có liên quan đến tội phạm mua bán người để xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh sát hợp. Phát hiện kịp thời, điều tra, xử lý triệt để tội phạm mua bán người xảy ra trên địa bàn thành phố. Không để hình thành các đường dây, ổ nhóm tội phạm lớn về mua bán người.
3. Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ có hiệu quả với những phụ nữ, trẻ em hồi hương tái hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu, đề xuất kịp thời việc bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, quy định về tiếp đón, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm giúp đỡ những nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
4. Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị, bổ sung các văn bản có tính pháp quy về phòng, chống mua bán người; thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ các cơ quan hành pháp và tư pháp về công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người.
5. Tổ chức chỉ đạo triển khai có hiệu quả các Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, nhất là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công an Thành phố Hà Nội: (là cơ quan thường trực thực hiện Chương trình 130/CP và chủ trì triển khai thực hiện)
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo Chương trình 130/TP của Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 đến các sở, ban, ngành có liên quan. Trong từng giai đoạn sẽ có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn I (2011 - 2013) và triển khai giai đoạn II (2014 - 2015) vào cuối năm 2013, tổ chức tổng kết Chương trình vào cuối năm 2015.
- Tham mưu cho UBND Thành phố tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo 130/TP của Thành phố Hà Nội để đảm bảo Ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan, các quận, huyện, thị xã chủ trì thực hiện Đề án 2 “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người”, Đề án 4 "Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chổng mua bán người", Đề án 5 "Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người”
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1 thuộc Đề án 2 “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa”, Tiều Đề án 1 thuộc Đề án 3 “Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân".
- Coi trọng các biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc, tích cực, tự giác tham gia tố giác tội phạm. Xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm và tổ chức tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản. Hàng năm mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn toàn thành phố, để tập trung sự chỉ đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Tổ chức đấu tranh, triệt phá các đối tượng phạm tội mua bán người; tổ chức tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ nạn nhân trong các vụ án mua bán người.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người.
- Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
3. Sở Thông tin và truyền thông:
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chủ trì thực hiện Đề án 1 “Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội’’.
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1 thuộc Đề án 1 "Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương”.
- Kịp thời tuyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người; các phương thức, thủ đoạn và hậu quả, tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kết quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả...
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chủ trì thực hiện Đề án 3 "Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.
- Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 thuộc Đề án 3 "Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đi lao động tại nước ngoài..., nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động để mua bán người.
- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức điều tra, thống kê, khảo sát số nạn nhân bị mua bán (kể cả con nạn nhân) để thực hiện các chính sách hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố: Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 thuộc Đề án 1 “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng”. Phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống mua bán người với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: xây dựng các mô hình truyền thông; gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp; cung cấp tài liệu; thông qua hoạt động tại cơ sở giáo dục; hoạt động văn hóa, du lịch…. Xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người.
6. Sở Tư pháp: phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình 130/CP. Xây dựng thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người và hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người cho phù hợp với yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người.
7. Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình 130/CP theo cơ chế tài chính chương trình mục tiêu quốc gia. Hàng năm hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí, tổng hợp nhu cầu đề xuất bố trí nguồn kinh phí, báo cáo Ban chỉ đạo 130/TP để trình UBND Thành phố phê duyệt.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Chương trình 130/CP theo cơ chế tài chính chương trình mục tiêu quốc gia.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống mua bán người; lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người vào các chương trình học tập nội, ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp, từng ngành học.
10. Sở Y tế: Phối hợp với các cơ quan có liên quan quan tâm, khám chữa bệnh cho các nạn nhân bị mua bán nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng ổn định, bền vững.
11. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người. Lồng ghép nội dung tuyên truyền này vào các chương trình văn hóa, du lịch; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố: Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu Đề án 3 thuộc Đề án 2 "Nâng cao hiệu quả công tác truy tố và xét xử tội phạm mua bán người Phối hợp chặt chẽ với các ngành nội chính trong việc thực hiện quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát các vụ án mua bán người. Tổ chức xét xử lưu động, án điểm các vụ án mua bán người để giáo dục, răn đe tội phạm. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê tội phạm mua bán người.
13. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố: phối hợp Viện kiểm sát và các Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an thành phố Hà Nội làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử điểm các vụ án mua bán người.
14. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy:
- Chỉ đạo các các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền nội dung Chương trình 130/CP giai đoạn 2011 - 2015.
- Đưa nội dung của Chương trình 130/CP giai đoạn 2011 - 2015 vào chương trình tập huấn kiến thức về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người cho các đồng chí cấp ủy, Trưởng, phó ban tuyên giáo, cán bộ phụ trách công tác khoa giáo của quận, huyện ủy, các sở, ngành Thành phố, các Đảng bộ khối trực thuộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên báo, đài của TW và Hà Nội để nâng cao nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
15. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức triển khai, quán triệt việc thực hiện Chương trình 130/CP giai đoạn 2011 - 2015.
- Chỉ đạo các Phòng, Ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng chức năng và Ủy ban nhân dân các phường, xã thị trấn triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới.
V. KINH PHÍ
- Sử dụng từ nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán đối với kinh phí của Đề án, Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán được thực hiện theo hướng dẫn của BCĐ 130/CP, Bộ Công an, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư.
- Cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình 130/CP được thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 4/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công đề nghị các sở, ban, ngành đoàn thể của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành đoàn thể của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ: sáu tháng đầu năm, cả năm và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình 130/CP, gửi về Ban chỉ đạo 130/TP của Thành phố (qua Công an Thành phố Hà Nội - Văn phòng) để tổng hợp báo cáo BCĐ 130/CP, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân Thành phố.
Nơi nhận:
- Văn phòng TTPCTP và ma tuý, TCVI (BCA);
- Đ.c Chủ tịch UBND TP (để b/cáo);
- Các Đ.c PCT UBND TP;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thành viên BCĐ;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PVP Phạm Chí Công;
- Phòng LĐCSXH, VH-KG, K.T, NC, TH;
- Lưu: VT, LĐCS.
TM. BAN CHỈ ĐẠO 130/TP
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ
Vũ Hồng Khanh | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "09/01/2012",
"sign_number": "03/KH-BCĐ130/TP",
"signer": "Vũ Hồng Khanh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-82-2007-TT-BTC-huong-dan-che-do-quan-ly-tai-chinh-nha-nuoc-vien-tro-khong-hoan-lai-nuoc-ngoai-thuoc-nguon-thu-NSNN-53438.aspx | Thông tư 82/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước viện trợ không hoàn lại nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 82/2007/TT-BTC
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NƯỚC NGOÀI THUỘC NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (sau đây gọi tắt là viện trợ nước ngoài) thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước như sau:
Phần 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước, bao gồm:
1.1 Viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương:
1.1.1 Viện trợ của nước ngoài (các chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên quốc gia...) cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Việt Nam với Nhà tài trợ nước ngoài (sau đây gọi tắt là ODA không hoàn lại).
1.1.2 Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, cho các cơ quan dưới đây và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức nhân dân (quy định tại điều 6 điểm 1 và 2 Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài):
(a) các cơ quan của Chính phủ (các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ);
(b) các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
(c) Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
(d) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(đ) các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc các cơ quan nói trên;
1.2 Viện trợ thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương, bao gồm:
1.2.1 Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, cho các địa phương và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (quy định tại điều 6 điểm 2 Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài).
1.2.2 Các khoản viện trợ trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa địa phương trong nước và địa phương nước ngoài.
2. Các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài trực tiếp cho và thuộc thẩm quyền phê duyệt của các tổ chức ngoài nhà nước của Việt Nam (bao gồm các tổ chức Liên hiệp Hội, Tổng hội, Hội, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các tổ chức pháp nhân do Liên hiệp Hội, Tổng hội, Hội lập ra...), là nguồn thu của các tổ chức ngoài nhà nước nói trên, không thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước và không thuộc phạm vi hướng dẫn của Thông tư này.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan trung ương của Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Uỷ ban nhân dân các địa phương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc các cơ quan nói trên.
III. CÁC HÌNH THỨC VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI:
1. Viện trợ không hoàn lại bằng hiện vật:
1.1 Viện trợ không hoàn lại bằng hiện vật bao gồm:
a) Các công trình xây dựng cơ bản thực hiện theo hinh thức “chìa khoá trao tay” (kể cả rừng cây lâu năm) trong khuôn khổ các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài;
b) Trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, đồ dùng và các loại hàng hoá.
1.2 Viện trợ không hoàn lại bằng hiện vật có thể được cung cấp theo các chương trình, dự án cụ thể hoặc viện trợ phi dự án (viện trợ lẻ, viện trợ nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh...).
2. Viện trợ không hoàn lại bằng tiền:
2.1 Viện trợ không hoàn lại bằng tiền là viện trợ trực tiếp bằng tiền hoặc các khoản viện trợ bằng hàng được tiền tệ hoá. Viện trợ không hoàn lại bằng tiền có thể là ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam, bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
2.2 Viện trợ không hoàn lại bằng tiền có thể sử dụng để thực hiện các chương trình, dự án cụ thể, hoặc được chuyển trực tiếp vào ngân sách của Chính phủ Việt Nam theo phương thức hỗ trợ ngân sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam.
3. Viện trợ không hoàn lại phi vật chất:
Viện trợ không hoàn lại phi vật chất là việc phía nước ngoài chuyển giao không thu tiền đối với các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ...); hoặc phía nước ngoài thanh toán các chi phí đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia...từ nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài do họ trực tiếp quản lý và chi tiêu.
IV. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC:
1. Tất cả các chủ chương trình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này phải chấp hành chế độ quản lý tài chính nhà nước.
Trường hợp trong các Điều ước quốc tế về viện trợ nước ngoài ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ có các cam kết về chế độ quản lý tài chính khác với các quy định và hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại các Điều ước quốc tế đó.
2. Nội dung quản lý tài chính nhà nước bao gồm:
2.1 Lập và tổng hợp dự toán thu - chi ngân sách nhà nước về chương trình, dự án sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại;
2.2 Xác nhận viện trợ;
2.3 Chế độ kiểm soát chi và hạch toán ngân sách nhà nước nguồn viện trợ không hoàn lại;
2.4 Chế độ mua sắm và định mức chi tiêu của chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại;
2.5 Chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán và quyết toán viện trợ không hoàn lại;
2.6 Chế độ quản lý vốn và tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại.
V. CƠ QUAN CHỦ QUẢN DỰ ÁN VÀ CHỦ DỰ ÁN/ĐƠN VỊ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ:
1. Cơ quan chủ quản dự án: là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Chính phủ giao quản lý các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài.
2. Chủ dự án: là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ hoặc các Cơ quan chủ quản dự án giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn viện trợ nước ngoài và vốn đối ứng để thực hiện các chương trình, dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trách nhiệm quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án viện trợ nước ngoài kết thúc.
Tuỳ theo quy mô và đặc điểm của chương trình, dự án cụ thể, Cơ quan chủ quản dự án (đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật) hoặc Chủ dự án (đối với chương trình, dự án đầu tư) có thể thành lập Ban quản lý dự án để giúp các cơ quan này thực hiện các công việc chuyên môn, bao gồm cả các công việc như kê khai xác nhận viện trợ, mua sắm và chi tiêu, kế toán, kiểm toán, quyết toán và báo cáo quy định tại Thông tư này. Trong trường hợp này, Cơ quan chủ quản dự án hoặc Chủ dự án cần có văn bản uỷ nhiệm chính thức hoặc ký hợp đồng giao việc với Ban quản lý dự án và gửi văn bản này cho cơ quan tài chính đồng cấp để hướng dẫn và thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Ban quản lý dự án.
3. Đơn vị sử dụng viện trợ:
3.1 Đối với các dự án viện trợ riêng rẽ: Đơn vị sử dụng viện trợ cũng là Chủ dự án.
3.2 Đối với phương thức viện trợ tiếp cận theo chương trình quốc gia hoặc chương trình ngành: Chủ dự án là một đơn vị thuộc một cơ quan của Chính phủ đứng ra làm chức năng đầu mối thực hiện chương trình, còn Đơn vị sử dụng viện trợ có thể thuộc cơ quan khác của Chính phủ, hoặc thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Trong trường hợp này, cụm từ kép Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ sử dụng trong Thông tư này dùng để chỉ một trong hai, hoặc cả hai đơn vị, tổ chức trên.
VI. PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI THUỘC NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Trách nhiệm của cơ quan tài chính:
1.1 Bộ Tài chính: Thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương (quy định tại điểm 1.1 mục I phần I Thông tư này) và có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài; chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với các cơ quan trung ương và địa phương là cơ quan chủ quản các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách đối với các khoản viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương.
1.2 Sở Tài chính: Thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương (quy định tại điểm 1.2 mục I phần I Thông tư này) và có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương.
b) Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách địa phương đối với các khoản viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương.
c) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hạch toán ngân sách đối với các khoản viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
2. Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản dự án và Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ:
2.1 Cơ quan chủ quản dự án:
a) Phối hợp với cơ quan tài chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính và sử dụng viện trợ nước ngoài.
b) Lập và tổng hợp dự toán thu chi về viện trợ, thẩm tra, phê duyệt và thông báo phê duyệt quyết toán viện trợ cho các đơn vị dự toán cấp dưới.
2.2. Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ:
a) Chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về việc thực hiện các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài theo đúng các quy định đã cam kết trong các Hiệp định, Thoả thuận hoặc Văn kiện dự án viện trợ nước ngoài.
b) Kê khai và lấy xác nhận của cơ quan tài chính vào Tờ khai xác nhận viện trợ theo hướng dẫn tại mục II phần II Thông tư này.
c) Chấp hành các quy định về chế độ quản lý tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Phần 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. LẬP VÀ TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU-CHI VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI:
1. Đối với các khoản ODA không hoàn lại: thực hiện theo quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài chính của chương trình, dự án theo quy định tại các văn bản hướng dẫn lập dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế Thông tư này.
Kế hoạch tài chính (bao gồm cả vốn viện trợ ODA và vốn đối ứng), sau khi được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, là căn cứ để Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Tài chính giao dự toán ngân sách nhà nước cho các Cơ quan chủ quản dự án cùng cấp. Căn cứ vào dự toán được giao, Cơ quan chủ quản dự án phân bổ chi tiết cho các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ trực thuộc theo từng chương trình, dự án, đồng thời gửi cho Cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để kiểm soát chi và hạch toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
2. Đối với các khoản viện trợ phi chính phủ theo chương trình, dự án, đặc biệt là các chương trình, dự án có sử dụng vốn đối ứng do ngân sách cấp phát, cũng phải lập kế hoạch tài chính hàng năm, áp dụng tương tự theo quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài chính của chương trình, dự án ODA quy định tại Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế Thông tư này.
3. Đối với các khoản viện trợ nước ngoài có tính chất nhỏ, lẻ không theo các chương trình, dự án và phát sinh đột xuất trong năm, các Đơn vị sử dụng viện trợ phải lập dự toán thu - chi viện trợ (kể cả vốn đối ứng nếu có) trình Cơ quan chủ quản dự án phê duyệt bổ sung kế hoạch tài chính để gửi cho Cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để kiểm soát chi và hạch toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
II. XÁC NHẬN VIỆN TRỢ:
1. Xác nhận viện trợ là việc cơ quan tài chính các cấp (Bộ Tài chính, Sở Tài chính) xác nhận trên Tờ khai xác nhận viện trợ do các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ kê khai.
2. Trách nhiệm xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố được quy định tại mục VI phần I Thông tư này.
3. Mục đích lập Tờ khai xác nhận viện trợ:
3.1 Để cơ quan tài chính có báo cáo kịp thời tình hình và số liệu tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, đồng thời là một trong các căn cứ để cơ quan tài chính hạch toán ngân sách nhà nước và tham gia thẩm định quyết toán sử dụng viện trợ đối với các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3.2 Tờ khai xác nhận viện trợ còn là một trong những tài liệu pháp lý để:
a) Cơ quan hải quan thực hiện việc miễn thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế trị giá gia tăng ở khâu nhập khẩu đối với trang thiết bị, máy móc, vật tư, đồ dùng và các loại hàng hoá nhập khẩu bằng nguồn tiền viện trợ nước ngoài; hoặc để cơ quan thuế hoàn lại thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá và dịch vụ trong nước mua sắm, chi tiêu bằng nguồn tiền viện trợ nước ngoài.
b) Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ lập các báo cáo về tiếp nhận và sử dụng viện trợ theo quy định tại Thông tư này.
4. Mẫu Tờ khai xác nhận viện trợ được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này, bao gồm:
4.1 Mẫu C1-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu”(Phụ lục 1a): được sử dụng trong kê khai xác nhận viện trợ đối với các trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, đồ dùng và các loại hàng hoá khác nhập khẩu từ nước ngoài.
4.2 Mẫu C2-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá, dịch vụ trong nước” (Phụ lục 1b) được sử dụng trong kê khai xác nhận viện trợ đối với các trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, đồ dùng và các loại hàng hoá mua trong nước (kể cả chi phí dịch vụ) bằng nguồn tiền viện trợ của nước ngoài.
4.3 Mẫu C3-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền”(Phụ lục 1c) được sử dụng trong kê khai các khoản viện trợ của nước ngoài bằng tiền.
4.4 Một số điểm cần lưu ý trong khi kê khai xác nhận viện trợ theo các mẫu trên như sau:
a) Trong trường hợp viện trợ nước ngoài theo chương trình quốc gia hoặc chương trình ngành, chương trình liên ngành hoặc liên vùng: Chủ dự án cần kê khai rõ trong Tờ khai xác nhận viện trợ tên, địa chỉ, mã số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (theo quy định hiện hành tại Quyết định số 172/2000/QĐ-BTC ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và số tiền phân bổ cho từng Đơn vị sử dụng viện trợ, để cơ quan tài chính các cấp tiến hành hạch toán ngân sách nhà nước.
b) Trong trường hợp nước ngoài viện trợ bằng hàng hoá, thiết bị lẻ và bằng tiền để thực hiện một công trình xây dựng cơ bản và sau khi hoàn thành công trình sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam theo hình thức “chìa khoá trao tay” (sau đây gọi tắt là Viện trợ xây dựng công trình): Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cũng sử dụng các mẫu số C1, C2 và C3-HD/XNVT nói trên để kê khai xác nhận viện trợ, nhưng trên các mẫu đó cần đánh dấu vào mục “Viện trợ xây dựng công trình”, đồng thời cung cấp các thông tin bổ sung về công trình (tên, địa điểm, thời gian dự kiến xây dựng và bàn giao công trình) tại mặt sau các Tờ khai xác nhận viện trợ. Sau khi công trình hoàn thành và được Nhà tài trợ bàn giao cho phía Việt Nam, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ tổng hợp lại các Tờ khai xác nhận viện trợ nói trên để lập Bảng kê xác nhận viện trợ xây dựng công trình (theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư này). Bảng kê xác nhận viện trợ nói trên cùng với Báo cáo nghiệm thu, bàn giao công trình là các căn cứ pháp lý để Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ lập Báo cáo quyết toán công trình gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn, đồng thời là căn cứ để Cơ quan tài chính các cấp hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước toàn bộ giá trị công trình.
5. Tờ khai xác nhận viện trợ được lập ít nhất có 6 bản chính, trong đó:
5.1 Cơ quan tài chính giữ 2 bản (1 bản để hạch toán NSNN và 1 bản để lưu Sổ đăng ký xác nhận viện trợ);
5.2 Cơ quan Hải quan/Cơ quan Thuế mỗi cơ quan giữ 1 bản để xử lý và lưu Hồ sơ miễn thuế/hoàn thuế;
5.3 Cơ quan chủ quản dự án giữ 1 bản để theo dõi quản lý và lập các báo cáo tổng hợp viện trợ nước ngoài;
5.4 Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ giữ 1 bản để lập các báo cáo tiếp nhận, thanh toán và quyết toán chương trình, dự án viện trợ.
Trường hợp hàng viện trợ là các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô...), Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần lập thêm 1 bản để sử dụng khi đăng ký lưu hành phương tiện.
6. Đối tượng lập Tờ khai xác nhận viện trợ:
Tờ khai xác nhận viện trợ do Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ khai, được đăng ký vào Sổ xác nhận viện trợ của cơ quan tài chính các cấp và được người có thẩm quyền của cơ quan này ký xác nhận viện trợ trên Tờ khai xác nhận viện trợ.
7. Thời điểm lập các Tờ khai xác nhận viện trợ:
7.1 Mẫu C1-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu” được khai ngay sau khi Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ nhận được chứng từ nhập khẩu (Hoá đơn- Invoice; Vận đơn đường biển- Bill of Lading; Vận đơn hàng không- Airway Bill và (hoặc) các chứng từ vận tải khác nếu có);
7.2 Mẫu C2-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá, dịch vụ trong nước” được lập hàng tháng, cùng thời điểm Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ lập Bảng kê chi tiết quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng cho chương trình, dự án viện trợ;
7.3 Mẫu C3-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền” được khai ngay sau khi nhận được chứng từ chuyển tiền của nước ngoài cho Việt Nam.
8. Hồ sơ cần thiết kèm theo Tờ khai xác nhận viện trợ:
8.1 Đối với Tờ khai xác nhận viện trợ lần đầu, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần cung cấp cho cơ quan tài chính các cấp các tài liệu sau:
a) Bộ Hồ sơ pháp lý của chương trình, dự án viện trợ: bao gồm các tài liệu chính sau đây:
- Văn kiện chương trình, dự án và văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
- Hiệp định, thoả thuận hoặc cam kết quốc tế về viện trợ;
- Kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách hoặc thông báo phân bổ vốn viện trợ (nếu các tài liệu này chưa có trong Văn kiện chương trình, dự án được duyệt).
Ngoài ra trong trường hợp viện trợ phi chính phủ, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thêm các thông tin về giấy phép và hoạt động của tổ chức phi chính phủ có liên quan.
b) Các tài liệu, chứng từ cụ thể để chứng minh hàng hoá, dịch vụ hoặc công trình viện trợ như chứng từ nhập khẩu, thông báo giải ngân hoặc chứng từ chuyển tiền của nhà tài trợ, chứng từ mua hàng hoá và thuê dịch vụ trong nước, các hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, quyết toán công trình xây dựng do nước ngoài viện trợ theo hình thức “chìa khoá trao tay” và các tài liệu khác có liên quan.
8.2 Đối với các khoản viện trợ cho Chính phủ được thực hiện thông qua một tổ chức, đơn vị thuộc một cơ quan của Chính phủ, nhưng các Đơn vị sử dụng viện trợ là các tổ chức, đơn vị thuộc các địa phương, thì trong lần đầu lập Tờ khai xác nhận viện trợ, bộ Hồ sơ pháp lý chương trình, dự án viện trợ phải được sao gửi thêm một số bản (tuỳ theo số lượng Đơn vị sử dụng viện trợ thuộc các địa phương) gửi cho Bộ Tài chính để chuyển lại cho các Sở Tài chính có liên quan phối hợp quản lý và hạch toán ngân sách nhà nước.
Đối với Tờ khai xác nhận viện trợ các lần sau: Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ chỉ phải cung cấp các tài liệu cụ thể nói ở điểm 8.1 b) trên.
8.3 Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ phải kê khai đầy đủ các tài liệu trên trong Tờ khai xác nhận viện trợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu và nội dung do mình kê khai.
9. Địa điểm xác nhận viện trợ:
9.1 Bộ Tài chính: tại Vụ Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính tại Hà Nội, hoặc các bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý và tiếp nhận hàng viện trợ quốc tế thuộc Vụ Tài chính đối ngoại tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng;
9.2 Sở Tài chính: Tuỳ theo tình hình thực tế mà từng địa phương có thể tổ chức bộ phận chuyên trách hoặc giao cho một phòng chức năng của Sở Tài chính thực hiện.
10. Một số nội dung cần chú ý khi kê khai Tờ khai xác nhận viện trợ:
10.1 Giá cả:
a) Mẫu C1-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu”: theo giá mua bằng ngoại tệ thực tế trên hoá đơn hàng nhập khẩu (FOB, CIF, C&F...).
b) Mẫu C2-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá/dịch vụ trong nước”: theo giá không có thuế trên các hợp đồng ký giữa nhà thầu/nhà cung cấp và Chủ dự án.
10.2 Tỷ giá quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam: Theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng, được công bố trên Website của Bộ Tài chính (http://www.mof.gov.vn).
10.3 Để thuận lợi trong quá trình xử lý về thuế và hạch toán ngân sách nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, mục khai về Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ trên Tờ khai xác nhận viện trợ cần bảo đảm các yêu cầu chính sau đây:
a) Khai đầy đủ, chính xác tên, địa chỉ liên hệ của Đơn vị sử dụng viện trợ, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản dự án.
b) Khai mã số đơn vị sử dụng ngân sách của Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ; riêng đối với các Đơn vị sử dụng viện trợ là các doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có thu cần khai thêm mã số thuế để thuận lợi trong việc hoàn thuế.
III. HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT CHI VÀ HẠCH TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI:
1. Nguyên tắc chung:
1.1 Kiểm soát chi và hạch toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn đối ứng của các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại phải căn cứ vào các quy định về lập và điều chỉnh kế hoạch tài chính, điều chuyển vốn đối ứng và xử lý các trường hợp đột xuất ngoài kế hoạch theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế Thông tư này.
1.2 Kiểm soát chi và hạch toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn viện trợ không hoàn lại của các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại không bị giới hạn bởi kế hoạch tài chính của chương trình, dự án (quy định tại mục I phần II Thông tư này) trong các trường hợp sau đây:
a) Chương trình, dự án chưa có trong kế hoạch tài chính được phê duyệt, nhưng đã có công văn của Cơ quan chủ quản dự án gửi Cơ quan tài chính đồng cấp và Cơ quan kiểm soát chi cam kết sẽ phê duyệt kế hoạch tài chính cho chương trình, dự án trong vòng hai (02) tháng kể từ ngày ký công văn.
b) Chương trình, dự án rút vốn ODA không hoàn lại vượt kế hoạch tài chính được phê duyệt, nhưng đã có công văn của Cơ quan chủ quản dự án gửi Cơ quan tài chính đồng cấp và Cơ quan kiểm soát chi cam kết sẽ phê duyệt bổ sung kế hoạch vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án trong vòng một (01) tháng kể từ ngày ký công văn.
2. Kiểm soát chi:
2.1 Kiểm soát chi là việc Cơ quan kiểm soát chi (Kho bạc nhà nước/Cơ quan cho vay lại được uỷ quyền) thực hiện việc kiểm tra, xác nhận các khoản chi tiêu, hồ sơ thanh toán từ nguồn viện trợ của Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ theo đúng các quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước. Định mức chi tiêu làm căn cứ cho Cơ quan kiểm soát chi thực hiện việc kiểm soát chi được hướng dẫn tại điểm 2 mục IV phần II Thông tư này.
2.2 Cơ quan kiểm soát chi chỉ tiến hành kiểm soát chi với các khoản viện trợ bằng tiền (được nhà tài trợ chuyển cho phía Việt Nam để mua sắm hàng hoá, thiết bị trong nước, chi phí xây dựng công trình hoặc thực hiện các hợp phần phi tín dụng trong các chương trình tín dụng) theo các thủ tục rút vốn sau: thủ tục Thanh toán trực tiếp/Chuyển tiền, thủ tục Hoàn vốn/Hồi tố, thủ tục Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng. Việc kiểm soát chi được thực hiện theo các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về hồ sơ, quy trình kiểm soát chi, bao gồm: Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 đối với chi hành chính sự nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Thông tư này. Các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần gửi bộ Hồ sơ pháp lý chương trình, dự án viện trợ (quy định tại điểm 8.1 a) mục II phần II Thông tư này) cho Cơ quan kiểm soát chi để làm cơ sở cho việc kiểm soát chi.
Đối với các thủ tục rút vốn khác như thủ tục Thanh toán trực tiếp theo Thư uỷ quyền, thủ tục Thư cam kết, thủ tục Thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết: Trong trường hợp này, Cơ quan kiểm soát chi không kiểm soát chi, mà các Chủ dự án gửi công văn đề nghị mở L/C, và (hoặc) Đơn xin phát hành thư cam kết (Đơn rút vốn) kèm theo hồ sơ liên quan cho Cơ quan tài chính xem xét chấp thuận và thông báo cho Ngân hàng phục vụ (Ngân hàng mở L/C) thực hiện việc rút vốn, theo các quy định cụ thể tại Thông tư số 78 /2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.
2.3 Không thực hiện chế độ kiểm soát chi đối với viện trợ bằng hiện vật. Thủ trưởng Cơ quan chủ quản dự án, Chủ dự án có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ bằng hiện vật theo các quy định về chế độ kế toán và quản lý tài sản nhà nước hiện hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.4 Các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ là các đơn vị dự toán ngân sách, các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước... phải mở tài khoản nguồn để nhận tiền viện trợ tại hệ thống Kho bạc nhà nước và chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí viện trợ. Kho bạc nhà nước các cấp có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục mở các tài khoản nói trên cho các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ.
2.5 Trong trường hợp đặc biệt theo thoả thuận, cam kết với phía nước ngoài, các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ được mở tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thương mại để tiếp nhận và sử dụng khoản viện trợ cho chương trình, dự án, nhưng các chứng từ chi tiêu, hồ sơ thanh toán từ nguồn viện trợ vẫn phải được gửi đến Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi.
2.6 Tuỳ thuộc phương thức Nhà tài trợ chuyển tiền viện trợ cho phía Việt Nam, việc kiểm soát chi được thực hiện như sau:
a) Nếu Nhà tài trợ trực tiếp quản lý, điều hành việc chi tiêu cho chương trình, dự án, thì thực hiện theo các quy định trong các Hiệp định, Thoả thuận hoặc Văn kiện dự án đã ký kết với Nhà tài trợ.
b) Nhà tài trợ chuyển tiền theo hình thức hỗ trợ ngân sách theo đó tiền viện trợ không gắn với một hay một số dự án cụ thể mà được chuyển trực tiếp vào ngân sách trung ương và được quản lý và sử dụng theo các quy định và thủ tục ngân sách của Việt Nam:
Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền cho các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện chương trình thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước như phương thức cấp phát vốn ngân sách nhà nước hiện hành. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về hồ sơ, quy trình kiểm soát chi, bao gồm: Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 đối với chi hành chính sự nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Thông tư này.
c) Trường hợp theo các Hiệp định, Thoả thuận viện trợ ký kết với Nhà tài trợ có quy định mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại hoặc tại Kho bạc nhà nước để tiếp nhận tiền viện trợ:
Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi theo hướng dẫn tại Thông tư số 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.
d) Đối với các khoản viện trợ nước ngoài được chuyển cho phía Việt Nam theo hình thức thành lập các quỹ tín dụng quay vòng, hoặc để cho vay lại các dự án cụ thể:
Cơ quan cho vay lại được cơ quan tài chính uỷ quyền thực hiện kiểm soát chi theo hướng dẫn tại Thông tư số 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.
e) Các chương trình, dự án viện trợ thực hiện theo cơ chế cấp phát một phần và cho vay lại một phần từ ngân sách nhà nước và do cùng một Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ thực hiện: Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm xác định Cơ quan kiểm soát chi phù hợp, tuỳ theo tính chất dự án và bảo đảm nguyên tắc không có hai Cơ quan kiểm soát chi đối với một chương trình, dự án.
3. Hạch toán ngân sách nhà nước:
3.1 Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng hiện vật hoặc bằng tiền thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước đều phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a) Đối với các khoản viện trợ đã xác định được Đơn vị sử dụng viện trợ, Cơ quan tài chính các cấp làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước.
b) Đối với các khoản viện trợ chưa xác định được Đơn vị sử dụng viện trợ, Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xác nhận viện trợ và theo dõi quản lý, đồng thời phối hợp với Cơ quan chủ quản dự án hoặc Chủ dự án xác định phương án sử dụng theo đúng cam kết, mục tiêu đã thoả thuận với Nhà tài trợ trình cấp có thẩm quyền quyết định việc phân bổ hàng, tiền cho các đơn vị sử dụng viện trợ sử dụng, làm căn cứ ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước.
Nếu Nhà tài trợ chuyển tiền viện trợ một lần để chi tiêu trong nhiều năm, thì các khoản chi thuộc dự toán ngân sách năm trước nếu chưa thực hiện được tự động chuyển sang năm sau để chi tiêu.
c) Các khoản chi từ các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền đều phải đưa vào dự toán thu chi ngân sách hàng năm và được hạch toán ngân sách trong niên độ ngân sách năm đó. Đối với các khoản chi thuộc dự toán ngân sách năm trước được thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán của từng cấp ngân sách (hết 31/3 năm sau với ngân sách cấp tỉnh, hết 31/5 năm sau đối với ngân sách trung ương) được hạch toán vào chi ngân sách năm trước. Đối với các khoản viện trợ thực hiện theo hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương việc ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước được thực hiện chậm nhất đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách địa phương.
d) Bộ Tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách trung ương đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương.
Sở Tài chính thực hiện ghi thu ghi chi ngân sách địa phương đối với nguồn viện trợ thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương và các khoản viện trợ thực hiện theo hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
Kho bạc nhà nước các cấp có trách nhiệm hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước nguồn viện trợ nước ngoài. Hàng năm, đồng thời với việc báo cáo định kỳ sử dụng dự toán ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước các cấp báo cáo cho Cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước cấp trên về tình hình sử dụng kinh phí viện trợ và số dư các tài khoản tiền viện trợ mà các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
3.2 Không hạch toán Ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ sau đây:
a) Viện trợ phi vật chất: Không thực hiện thủ tục xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ không hoàn lại phi vật chất (quy định tại điểm 3 mục III phần I Thông tư này). Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại phi vật chất có trách nhiệm theo dõi và quản lý việc sử dụng viện trợ.
b) Các khoản tiền do Nhà tài trợ hoặc đại diện của Nhà tài trợ chi tiêu, thanh toán cho những người thụ hưởng là các tổ chức, cá nhân là “người không cư trú” (tiền thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia nước ngoài làm việc dài hạn tại Việt Nam; chi phí cho chuyên gia nước ngoài thực hiện các chuyến đi khảo sát, thẩm định, đánh giá dự án tại Việt Nam...từ nguồn viện trợ nước ngoài).
3.3 Quy trình hạch toán Ngân sách nhà nước:
a) Đối với viện trợ hàng hoá nhập khẩu (mẫu C1-HD/XNVT) và viện trợ hàng hoá, dịch vụ trong nước (mẫu C2-HD/XNVT):
Hàng tháng, Cơ quan tài chính tổng hợp các Tờ khai xác nhận viện trợ đối với từng Đơn vị sử dụng viện trợ vào Bảng kê xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu/hàng hoá mua trong nước và dịch vụ (theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư này) đối với từng đơn vị dự toán cấp I (là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao) và trên cơ sở đó làm thủ tục hạch toán ngân sách nhà nước.
Sau khi hạch toán ngân sách nhà nước, Cơ quan tài chính gửi thông báo cho các Cơ quan chủ quản dự án là đơn vị dự toán ngân sách cấp I, kèm theo bộ hồ sơ hạch toán ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thông tri duyệt y dự toán (có ghi rõ số và ngày của lệnh chi ngân sách theo Thông tri này);
- Bảng kê xác nhận viện trợ của từng Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ;
- Bản sao Tờ khai xác nhận viện trợ của Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ;
Bộ hồ sơ này là căn cứ để các đơn vị dự toán ngân sách cấp I làm thủ tục giao vốn viện trợ cho các đơn vị dự toán cấp dưới là các Đơn vị sử dụng viện trợ.
b) Đối với các khoản viện trợ bằng tiền (mẫu C3-HD/XNVT):
Sau mỗi lần xác nhận viện trợ, Cơ quan tài chính chưa thực hiện việc hạch toán ghi thu ngân sách mà chỉ gửi thông báo cho Cơ quan chủ quản dự án, là Đơn vị dự toán ngân sách cấp I, kèm theo bộ hồ sơ xác nhận viện trợ bao gồm:
- Bảng kê chi tiết các Đơn vị sử dụng viện trợ (nếu khoản tiền viện trợ được chia cho nhiều Đơn vị sử dụng viện trợ là các đơn vị dự toán cấp dưới)
- Bản sao Tờ khai xác nhận viện trợ của Đơn vị xác nhận viện trợ;
Nhận được bộ hồ sơ này, Đơn vị dự toán ngân sách cấp I có công văn thông báo cho các Đơn vị sử dụng viện trợ là đơn vị dự toán cấp dưới, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi Đơn vị sử dụng viện trợ thực hiện giao dịch, kèm theo bản sao bộ hồ sơ này, để Kho bạc nhà nước có căn cứ theo dõi và thực hiện việc kiểm soát chi.
Hàng tháng, các Đơn vị sử dụng viện trợ là các đơn vị dự toán cấp dưới tập hợp các chứng từ chi tiêu, thanh toán từ nguồn tiền viện trợ không hoàn lại để lập các “Bảng kê tổng hợp chi tiêu, thanh toán từ nguồn viện trợ bằng tiền” theo từng “Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền” và gửi cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để xác nhận tổng số tiền chi tiêu từ nguồn tiền viện trợ của đơn vị trên Bảng kê, sau đó gửi các tài liệu này cho Đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp các Bảng kê này gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp để thực hiện việc hạch toán ngân sách theo đúng mục chi trong Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Bảng kê tổng hợp chi tiêu, thanh toán từ nguồn viện trợ bằng tiền” được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 Thông tư này. Bảng kê nói trên cũng được các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ gửi cho Cơ quan thuế và là một trong những căn cứ để Cơ quan thuế tiến hành hoàn thuế giá trị gia tăng cho chương trình, dự án viện trợ.
c) Đối với các khoản tiền, hàng viện trợ để xây dựng công trình (bao gồm cả các khoản tiền chuyển đổi nợ thành viện trợ cho xây dựng công trình ở Việt Nam):
Sau khi xác nhận viện trợ, hàng quý Cơ quan tài chính các cấp tổng hợp các “Tờ khai xác nhận viện trợ” mẫu C1, C2 và C3-HD/XNVT có đánh dấu “Viện trợ xây dựng công trình” gửi cho Cơ quan chủ quản dự án và Kho bạc nhà nước nơi Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ giao dịch để phối hợp quản lý chi tiêu, thanh toán và thực hiện quyết toán vốn đầu tư sau khi dự án, hạng mục công trình viện trợ nước ngoài hoàn thành và được bàn giao cho phía Việt Nam.
Sau khi công trình hoàn thành, Cơ quan chủ quản dự án gửi cho Cơ quan tài chính đồng cấp các Báo cáo quyết toán vốn và Quyết định phê duyệt báo cáo quyết toán của cấp có thẩm quyền để làm thủ tục hạch toán ngân sách nhà nước.
d) Các khoản tiền viện trợ nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ phi chính phủ... được thực hiện thông qua các hiệp định, thoả thuận viện trợ cho Chính phủ nhưng đối tượng nhận và sử dụng viện trợ là các tổ chức, cá nhân tại các địa phương không có quan hệ với ngân sách nhà nước (ví dụ trại trẻ mồ côi, trường tư thục, các cơ sở tôn giáo...): Bộ Tài chính ghi thu ngân sách trung ương và ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, thành phố).
3.4 Hạch toán kế toán ngân sách về viện trợ nước ngoài theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành như sau:
a) Ghi thu Chương 160, Loại 10, Khoản 08 hoặc 09, Mục tương ứng từ 73 đến 76, Tiểu mục tương ứng với tổ chức tài trợ (chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ...).
b) Ghi chi Chương, Loại, Khoản, Mục tương ứng với các nội dung chi, cụ thể một số Mục như sau:
- Mục 100: Tiền lương
- Mục 101: Tiền công
- Mục 102: Phụ cấp lương
- Mục 112: Hội nghị
- Mục 119: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành
- Mục 145: Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn
- Mục 147: Chi xây lắp
- Mục 149: Chi phí khác
c) Đối với các khoản viện trợ nước ngoài theo phương thức hỗ trợ cho ngân sách:
- Nếu tiền ngoại tệ được bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Kho bạc nhà nước sẽ ghi thu Ngân sách trung ương theo tỷ giá mua thực tế của Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước Việt Nam, theo Mục lục ngân sách nhà nước Chương 160, Loại 10, Khoản 08 hoặc 09, Mục tương ứng từ 73 đến 76, Tiểu mục tương ứng với nhà tài trợ. Chứng từ để Kho bạc nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước là các điện báo “có” ngoại tệ viện trợ của Ngân hàng nước ngoài và phiếu chuyển khoản của Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Nếu tiền ngoại tệ được chuyển vào Quỹ Ngoại tệ tập trung của Nhà nước: Kho bạc nhà nước sẽ ghi thu Ngân sách trung ương theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ hàng tháng do Bộ Tài chính công bố, hạch toán Mục lục ngân sách nhà nước Chương 160, loại 10, Khoản 08 hoặc 09, Mục tương ứng từ 73 đến 76, Tiểu mục tương ứng với nhà tài trợ. Chứng từ để Kho bạc nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước là các điện báo “có” ngoại tệ viện trợ của Ngân hàng nước ngoài và Phiếu chuyển khoản của Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
3.5 Quy định thời hạn hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ nước ngoài: thực hiện theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế hạch toán ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước đối với các khoản vay và viện trợ nước ngoài, cụ thể như sau:
a) Thời hạn lập Thông tri duyệt y dự toán để hạch toán ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ nước ngoài chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày nhận được đủ chứng từ hợp lệ.
b) Thời hạn lập Lệnh ghi thu ngân sách và Lệnh chi tiền chậm nhất là năm (05) ngày kể từ ngày nhận được Thông tri duyệt y dự toán.
c) Thời hạn hạch toán ghi thu ghi chi chậm nhất là năm (05) ngày kể từ ngày nhận được Lệnh ghi thu ngân sách và Lệnh chi tiền.
3.6 Điều chỉnh số liệu hạch toán Ngân sách nhà nước:
a) Điều chỉnh số liệu hạch toán Ngân sách nhà nước được tiến hành thường xuyên trong năm ngân sách nhằm xử lý chênh lệch giữa số liệu ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước với quyết toán thực tế sử dụng viện trợ nước ngoài, có thể phát sinh trong những trường hợp sau:
- Tài sản, hàng hoá, tiền viện trợ qua kiểm kê, đánh giá lại có phát sinh thừa, thiếu về số lượng, hoặc tăng giảm về giá trị so với số liệu đã xác nhận viện trợ và hạch toán Ngân sách nhà nước (bao gồm cả trường hợp điều chỉnh lại giá mua bằng ngoại tệ thực tế theo hoá đơn hàng nhập khẩu đã kê khai trên Tờ khai xác nhận viện trợ theo mẫu C1-HD/XNVT cho phù hợp với mặt bằng giá cả thị trường trong nước);
- Tiền viện trợ nhưng không sử dụng hết hoàn trả lại cho Nhà tài trợ;
- Các khoản tiền, hàng viện trợ đã ghi thu ngân sách nhà nước năm trước, nhưng được chuyển sang sử dụng cho năm sau (theo thiết kế của dự án hoặc theo thoả thuận với Nhà tài trợ);
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thay đổi về cơ chế tài chính áp dụng (ví dụ quyết định cho chuyển từ cơ chế cho vay lại sang cấp phát từ ngân sách nhà nước...)
b) Việc điều chỉnh được tiến hành cụ thể như sau:
- Căn cứ vào các báo cáo quyết toán sử dụng vốn viện trợ thực tế và các quyết định điều chỉnh về số liệu, cơ chế tài chính của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan tài chính các cấp tiến hành rà soát số liệu và lập các Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách gửi các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ và Kho bạc nhà nước để làm căn cứ hạch toán tăng giảm số liệu ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước các cấp.
Căn cứ vào phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách, Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán điều chỉnh số liệu ngân sách theo đúng các nội dung ghi trên Phiếu điều chỉnh. Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ căn cứ vào Thông báo điều chỉnh của Kho bạc nhà nước để điều chỉnh lại báo cáo kế toán và quyết toán vốn viện trợ nước ngoài.
Việc điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhà nước hàng năm (nếu có) phải thực hiện chậm nhất trong thời gian chỉnh lý ngân sách các cấp. Trong trường hợp phải điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách sau khi đã quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, các Cơ quan chủ quản dự án là các đơn vị dự toán ngân sách cấp I cần báo cáo cho Bộ Tài chính (đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) để có quyết định xử lý cụ thể.
- Đối với số dư tài khoản tiền viện trợ đã ghi thu ngân sách nhà nước năm trước, nhưng được chuyển sang sử dụng cho năm sau: nếu số dư trên được sử dụng hết trong thời gian chỉnh lý quyết toán của ngân sách các cấp thì được quyết toán vào Ngân sách nhà nước năm trước. Hết thời gian chỉnh lý quyết toán, nếu vẫn còn dư thì được phép chuyển năm sau sử dụng và quyết toán vào Ngân sách nhà nước năm sau. Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ báo cáo với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (chi tiết theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục) để Kho bạc nhà nước tổng hợp theo đơn vị dự toán cấp I gửi Cơ quan tài chính cùng cấp làm thủ tục giảm chi năm trước và chuyển nguồn sang năm sau (trong thời hạn 45 ngày sau khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán của từng cấp ngân sách.
Riêng đối với hàng hoá, vật tư viện trợ tồn kho đã được quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu còn sử dụng tiếp cho năm sau, thì Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ tổ chức theo dõi, sử dụng đúng mục đích và có báo cáo riêng cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và Cơ quan tài chính cùng cấp. Không tiến hành điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhà nước trong trường hợp này.
IV. CHẾ ĐỘ MUA SẮM VÀ ĐỊNH MỨC CHI TIÊU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI:
1. Chế độ mua sắm:
1.1 Các Cơ quan chủ quản dự án, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ phải tuân thủ nghiêm Luật đấu thầu và các quy định về mua sắm hiện hành của Việt Nam trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài.
Trong trường hợp Nhà tài trợ yêu cầu áp dụng các quy định về mua sắm khác với luật pháp hiện hành của Việt Nam và được thoả thuận trong Điều ước quốc tế ký với nhà tài trợ thì áp dụng theo các quy định tại Điều ước quốc tế. Các cơ quan, đơn vị được uỷ quyền đàm phán và ký kết các Điều ước quốc tế, trong quá trình đàm phán và ký kết, cần báo cáo cho Cơ quan chủ quản dự án và Cơ quan tài chính cùng cấp các điểm có quy định khác biệt nói trên để xem xét, quyết định cho phép thực hiện, hoặc sửa đổi, điều chỉnh các quy định mua sắm của Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2 Ngoại trừ khi có thoả thuận riêng biệt với nhà tài trợ, các khoản chi tiêu và mua sắm từ viện trợ bằng tiền của các chương trình, dự án viện trợ, đặc biệt đối với các khoản chi tiêu và mua sắm tại Việt Nam, phải do phía Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm. Các Cơ quan chủ quản dự án, Chủ dự án trong quá trình xây dựng văn kiện dự án, hoặc đàm phán các hiệp định viện trợ nước ngoài có trách nhiệm thoả thuận với các nhà tài trợ theo nguyên tắc này, để bảo đảm phía Việt Nam có quyền chủ động thực sự trong chi tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ kiểm soát chi.
2. Định mức chi tiêu:
2.1 Định mức chi tiêu trong trường hợp từ nguồn vốn đối ứng trong nước của các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài: áp dụng định mức chi tiêu quy định tại Quyết định số 61/2006/QĐ-BTC ngày 2/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)” và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.
2.2. Định mức chi tiêu trong trường hợp từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài: được áp dụng theo định mức chi tiêu quy định tại các Hiệp định, Thoả thuận viện trợ nước ngoài ký với Nhà tài trợ, hoặc áp dụng mức chi do đại diện Nhà tài trợ, Bộ Tài chính và Cơ quan chủ quản dự án thống nhất quy định cụ thể (nếu không có quy định cụ thể khác đi theo các hiệp định, thoả thuận viện trợ). Các cơ quan chủ quản dự án, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, thoả thuận với nhà tài trợ về định mức, dự toán ngân sách, kế hoạch chi tiêu vốn viện trợ cho Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi đúng, không ảnh hưởng đến tiến độ dự án và cam kết với nhà tài trợ.
V. KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Kế toán và quyết toán:
1.1 Các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ phải bố trí sắp xếp bộ máy kế toán tại đơn vị để thực hiện hạch toán kế toán các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài theo hệ thống kế toán hiện hành của Việt Nam. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết các chi tiêu theo từng nguồn vốn (vốn viện trợ, vốn đối ứng) và theo các khoản mục chi trong dự toán được phê duyệt. Không được hạch toán kế toán kinh phí viện trợ chung vào kinh phí hành chính sự nghiệp của ngân sách cấp cho đơn vị mình.
1.2 Trong trường hợp Nhà tài trợ có các yêu cầu về sử dụng hệ thống kế toán khác với hệ thống kế toán hiện hành của Việt Nam, các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần báo cáo ngay cho Cơ quan chủ quản dự án và Bộ Tài chính biết để hướng dẫn thực hiện phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam. Nếu Nhà tài trợ đồng ý sử dụng hệ thống kế toán của Việt Nam, nhưng có yêu cầu riêng về mẫu biểu báo cáo khác, các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ cần báo cáo Bộ Tài chính để cho phép và hướng dẫn sử dụng các phần mềm thích hợp để lập các báo cáo theo yêu cầu của Nhà tài trợ.
1.3 Hàng năm, các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ là các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm gửi Cơ quan tài chính cùng cấp để xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán hàng năm:
a) Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản: thực hiện theo Thông tư số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.
b) Đối với vốn sự nghiệp: thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán hàng năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
1.4 Kết thúc dự án, các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ đều phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư (đối với dự án xây dựng cơ bản), báo cáo quyết toán vốn hành chính sự nghiệp (đối với dự án có tính chất chi hành chính sự nghiệp) để trình các Cơ quan chủ quản dự án xem xét và phê duyệt theo chế độ kế toán hiện hành.
a) Báo cáo quyết toán vốn đầu tư áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.
b) Báo cáo quyết toán vốn hành chính sự nghiệp áp dụng theo các quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.
2. Kiểm toán
2.1 Trường hợp kiểm toán độc lập hàng năm được nhà tài trợ thuê: Cơ quan chủ quản dự án, Chủ dự án có trách nhiệm gửi, hoặc đề nghị Nhà tài trợ gửi các báo cáo kiểm toán độc lập hàng năm cho Cơ quan tài chính các cấp. Báo cáo kiểm toán độc lập cùng với Báo cáo tài chính được kiểm toán của phía Việt Nam thực hiện được coi là các cơ sở chính thức để Cơ quan tài chính thẩm định và xét duyệt quyết toán cho các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ.
2.2 Trường hợp kiểm toán do phía Việt Nam thực hiện: Nếu trong Hiệp định hoặc Văn kiện dự án có quy định việc Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ phải gửi các báo cáo kiểm toán độc lập, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm báo cáo với Cơ quan chủ quản dự án và Cơ quan tài chính đồng cấp cho phép thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán. Báo cáo kiểm toán này được gửi cho Cơ quan tài chính và là một trong các căn cứ pháp lý để Cơ quan tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, vốn hành chính sự nghiệp của chương trình, dự án viện trợ.
3. Chế độ báo cáo:
3.1 Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ phải lập và gửi các báo cáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ sau đây cho Cơ quan chủ quản dự án và Cơ quan tài chính đồng cấp:
a) Báo cáo quý chậm nhất 15 ngày sau khi hết quý;
b) Báo cáo năm chậm nhất vào 31/1 năm sau;
c) Báo cáo kết thúc toàn bộ chương trình, dự án viện trợ, chậm nhất 6 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án;
3.2 Các báo cáo hàng quý và cả năm trên được lập căn cứ vào các Tờ khai xác nhận viện trợ và tình hình thực tế tiếp nhận và sử dụng viện trợ của Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ, theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này. Riêng Báo cáo kết thúc dự án được lập theo mẫu Báo cáo quyết toán vốn đầu tư (đối với các dự án xây dựng cơ bản) hoặc Báo cáo quyết toán vốn dự án hành chính sự nghiệp (đối với các dự án do các đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện) theo quy định hiện hành. Riêng đối với các khoản viện trợ không hoàn lại phi vật chất chỉ đưa vào các báo cáo trên trong trường hợp có thể quy ra tiền và có đủ tài liệu, chứng từ chứng minh.
3.3 Báo cáo của Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ là các đơn vị dự toán cấp I thuộc Ngân sách trung ương được gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) 1 bản, đồng thời truyền báo cáo này qua thư điện tử cho Bộ Tài chính theo địa chỉ email: taichinhdoingoai@ mof.gov.vn.
VI. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI:
1. Tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước là tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước, do vậy chế độ đăng ký, báo cáo; chế độ quản lý, sử dụng và xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về Quản lý tài sản nhà nước; Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản nhà nước được xác lập quyền sở hữu của nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản trên.
2. Việc quản lý và xử lý tài sản của các chương trình, dự án viện trợ sau khi dự án kết thúc, đối với các Chủ dự án là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác, được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.
Đối với các chương trình, dự án viện trợ do các doanh nghiệp thực hiện, khi dự án kết thúc, doanh nghiệp có trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành gửi Bộ Tài chính (đối với dự án thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương) hoặc Sở Tài chính (đối với dự án thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương). Bộ Tài chính, Sở Tài chính căn cứ tình hình thực tế của dự án để thực hiện việc giao vốn và tài sản cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
3. Lãi tiền gửi viện trợ: Lãi trên tài khoản tiền gửi viện trợ phải được hạch toán theo dõi riêng và được sử dụng theo đúng các cam kết tại các hiệp định, thoả thuận ký với từng Nhà tài trợ. Trong trường hợp Nhà tài trợ có thoả thuận cho phép được sử dụng số lãi tiền gửi này để tài trợ bổ sung cho những hoạt động thuộc chương trình, dự án đã ký, hoặc cho phép sử dụng cho những dự án mới, thì Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ báo cáo cho Cơ quan chủ quản dự án và Cơ quan tài chính đồng cấp để xem xét và quyết định việc sử dụng cụ thể, đồng thời có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận viện trợ cho khoản tiền lãi bổ sung này như khoản viện trợ mới.
Trường hợp không có thoả thuận, cam kết với Nhà tài trợ về việc sử dụng lãi tiền gửi viện trợ, Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm nộp toàn bộ số lãi vào Ngân sách nhà nước; nếu các đơn vị này không nộp theo thời gian quy định, Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi dự án mở tài khoản giao dịch tự động chuyển toàn bộ số lãi phát sinh vào ngân sách nhà nước.
4. Đối với các hợp phần tín dụng trong các chương trình, dự án viện trợ: Sau khi kết thúc chương trình, dự án, tuỳ theo hiệp định, thoả thuận cụ thể với các nhà tài trợ, các hợp phần tín dụng có thể được thu hồi về cho Ngân sách nhà nước, hoặc tiếp tục giao cho các tổ chức tín dụng để cho vay theo hình thức quỹ tín dụng quay vòng. Sau khi kết thúc chương trình, dự án, căn cứ vào Hiệp định, Thoả thuận hoặc cam kết với Nhà tài trợ, Cơ quan tài chính các cấp phối hợp với Cơ quan chủ quản dự án hướng dẫn cụ thể việc thu hồi cho Ngân sách nhà nước hoặc giao lại cho các quỹ tín dụng quay vòng tiếp tục cho vay.
VII. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:
1. Các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các quy định chế độ báo cáo, kê khai xác nhận viện trợ của Thông tư này sẽ được Cơ quan tài chính các cấp đề xuất việc khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng
2. Các Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý tài chính tại Thông tư này (đặc biệt là không thực hiện nghiêm chỉnh việc xác nhận viện trợ, báo cáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ cho Cơ quan tài chính các cấp), thì tuỳ theo mức độ vi phạm cụ thể, Cơ quan tài chính các cấp có thể thực hiện một hoặc một số chế tài sau đây:
- Ra quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách (bao gồm cả chi vốn đối ứng của dự án viện trợ) đối với đơn vị vi phạm và thông báo cho Kho bạc Nhà nước cùng cấp để thực hiện, đồng thời thông báo cho Cơ quản chủ quản của đơn vị vi phạm để đôn đốc, nhắc nhở;
- Chưa làm thủ tục quyết toán và giao vốn đối với các khoản viện trợ chưa làm Tờ khai xác nhận viện trợ khi thẩm định và phê duyệt quyết toán hàng năm;
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền không phân bổ các khoản viện trợ trong tương lai cho đơn vị vi phạm;
- Trong trường hợp xét thấy các vi phạm trên là nghiêm trọng, Cơ quan tài chính các cấp có thể đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra hoặc chuyển sang cơ quan điều tra hình sự đối với đơn vị vi phạm.
Phần 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này thay thế Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, có những vấn đề còn vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh chưa được hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị các đơn vị, cơ quan có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi và bổ sung./.
Nơi nhận:
- VPCP;
- VPTW Đảng;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Quốc hội;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ,CQ thuộc CP;
- UBND tỉnh,thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các tổ chức, đoàn thể;
- TAND tối cao;
- VKSND tối cao;
- Kiểm toán NN;
- Sở Tài chính, KBNH tỉnh, TP thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- - Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Webside Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCĐN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "12/07/2007",
"sign_number": "82/2007/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-168-KH-UBND-2022-thuc-hien-Chien-luoc-phat-trien-giao-duc-nghe-nghiep-Da-Nang-531192.aspx | Kế hoạch 168/KH-UBND 2022 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 168/KH-UBND
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 9 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ gắn với thực hiện các đề án, kế hoạch, kết luận, chương trình của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động và tích cực triển khai Kế hoạch này bảo đảm thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Cần nêu cao trách nhiệm, phối hợp, đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, ngành, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dân trong phát triển giáo dục nghề nghiệp.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển thành phố trong từng giai đoạn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thành phố; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ quốc gia; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 61%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút tù 30 - 35% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới;
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động;
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%;
- Ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại;
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia;
- Phấn đấu có 01 trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; có 07 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 01 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.
b) Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia; Có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc gia; trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 64%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới;
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động;
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%;
- Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại;
- Phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia;
- Phấn đấu có 02 trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, 01 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; có 10 - 15 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 02 - 03 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN-4.
c) Tầm nhìn đến năm 2045
Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao; trở thành địa phương phát triển về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
a) Triển khai hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia;
b) Nghiên cứu và tham gia ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề tại nơi làm việc.
c) Nghiên cứu và tham gia ý kiến đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.
d) Nghiên cứu và tham gia ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm yếu tố bình đẳng giới; có chính sách khuyến khích và cơ chế mở, linh hoạt để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề.
đ) Nghiên cứu, tham gia ý kiến các chính sách thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, sức khỏe,...; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ...; chính sách về bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động qua đào tạo nghề nghiệp.
Rà soát, sửa đổi bổ sung ngành nghề đào tạo và hỗ trợ chi phí đào tạo cho lao động nông thôn, lao động thuộc diện chính sách xã hội trên địa bàn thành phố phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương sau khi Trung ương ban hành Chương trình “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030”.
e) Nghiên cứu và tham gia ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do, người lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp do tác động của cách mạng công nghiệp, thiên tai, dịch bệnh...được tham gia học nghề; về đào tạo nghề cho người nước ngoài tại Việt Nam.
g) Nghiên cứu và tham gia ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 7048/KH-UBND ngày 17/10/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.
h) Triển khai các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.
i) Tham gia ý kiến xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận là trường chất lượng cao; hoàn thiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù và lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù; hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề chất lượng cao.
k) Tiếp tục triển khai Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 của UBND thành phố về việc ban hành “Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2030
2. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
a) Đẩy nhanh chuyển đổi số
Xây dựng và triển khai Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sau khi UBND thành phố ban hành.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
b) Hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị
- Cập nhật, triển khai tiêu chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm; định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho các ngành, nghề theo các cấp độ và trình độ đào tạo.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Đơn vị phối hợp: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù các ngành, nghề đào tạo sau khi có hướng dẫn Trung ương. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp; phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
c) Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 2809/KH-UBND ngày 29/4/2020 của UBND thành phố thực hiện Chương trình số 45-CTr/TU ngày 25/02/2020 về việc thực hiện Chuyên đề “Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố”.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Cập nhật, triển khai chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào; phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động, đào tạo cho lao động di cư. Đẩy mạnh triển khai liên kết nhà trường và doanh nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Phối hợp, triển khai thí điểm một số mô hình đào tạo mới, nhất là đào tạo những ngành, nghề đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số và phát triển bền vững, bao trùm trong giáo dục nghề nghiệp khi có yêu cầu của Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2030
- Triển khai đào tạo theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài, các mô hình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển, thí điểm mời giảng viên nước ngoài giảng dạy một số ngành, nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2030
- Triển khai phương thức kiểm tra, đánh giá, có sự tham gia và thừa nhận của người sử dụng lao động; công nhận kỹ năng, trình độ của người học, người lao động đã tích lũy từ học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế ở trong và ngoài nước sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2030
- Giáo dục toàn diện, chú trọng đến phát triển phẩm chất, bình đẳng giới, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ và cá thể hóa người học.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp
a) Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề
- Triển khai và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ đối với người đào tạo là người của doanh nghiệp sau khi Trung ương ban hành.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Định kỳ thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm,... cho nhà giáo. Đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Triển khai thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên sau khi có hướng dẫn Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2025
- Triển khai quy định tương đương về kỹ năng nghề, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề để đạt chuẩn giảng dạy theo quy định; phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2025
- Tríên khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp sau khi có hướng dẫn.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
- Triển khai chuẩn hóa cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ.
- Định kỳ, thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ làm công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành; hỗ trợ, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
4. Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động
a) Triển khai thực thi cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức có liên quan trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động sau khi có hướng dẫn Trung ương.
b) Triển khai đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động thông qua nâng cao năng lực, phát triển các quy trình, công cụ thu thập, cập nhật và tổng hợp dữ liệu, thông tin về cung, cầu đào tạo nghề nghiệp sau khi có hướng dẫn Trung ương.
c) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án “Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
d) Triển khai các nội dung gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi có hướng dẫn Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
5. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
a) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp.
b) Tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, nghệ nhân, người sử dụng lao động. Gắn hoạt động đào tạo với chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhà trường và doanh nghiệp.
c) Triển khai hướng dẫn đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
6. Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp
a) Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp hàng năm. Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong các chương trình, dự án của thành phố.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài chính
Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
b) Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giáo dục nghề nghiệp. Thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
c) Hướng dẫn cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính sau khi có hướng dẫn Trung ương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
d) Triển khai Chương trình đầu tư công đầu tư đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao ngành, nghề đào tạo đặc thù sau khi Trung ương ban hành.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đơn vị phối hợp: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
đ) Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng và số lượng đầu ra.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài chính
Đơn vị phối hợp: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
7. Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp
a) Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Quyết định số 2239/QĐ-TTg và Kế hoạch này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo hoặc lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện liên quan,...
b) Xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
c) Xây dựng và triển khai Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1260/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ công tác thông tin báo chí thành phố, Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
8. Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp
a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
b) Tích cực tham gia các cuộc thi, tổ chức, diễn đàn về giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
c) Đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể thao giữa học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị phối hợp: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
3. Nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ODA.
4. Nguồn thu từ học phí; thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động liên doanh, liên kết; cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
5. Huy động của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn thu, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Kế hoạch. Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND thành phố.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung tại Kế hoạch này và Kế hoạch sô 7048/KH-UBND ngày 17/10/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị liên quan, tham mưu UBND thành phố lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ liên quan công tác giáo dục nghề nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
b) Trên cơ sở khả năng cân đối vốn, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố (nếu có) thực hiện kế hoạch theo tiến độ hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
c) Phối hợp với đơn vị liên quan khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương (sau khi lấy ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tránh trùng lắp nhiệm vụ chi), căn cứ các văn bản quy định của Trung ương, thành phố và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt kinh phí chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị, địa phương thực hiện theo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn; cụ thể hóa Kế hoạch này vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, đề xuất các chương trình, đề án, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đối với giáo dục nghề nghiệp.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí, địa phương trên địa bàn thành phố về việc thực hiện Kế hoạch Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về nội dung của Quyết định số 2239/QĐ-TTg , Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.
8. Các sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, các sở, ban, ngành và các tổ chức, đơn vị liên quan triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị mình, bảo đảm thực hiện hiệu quả những nội dung của Kế hoạch. Đồng thời, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án,... trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
9. Ban Tôn giáo thành phố Đà Nẵng
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp đối với dân tộc thiểu số; thực hiện lồng ghép các nội dung trong Kế hoạch này vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
10. Đề nghị Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng. Tăng cường thời lượng, chất lượng tin bài tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.
11. Đề nghị Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng
Căn cứ các nội dung tại Kế hoạch này, cụ thể hóa vào kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.
12. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Đà Nẵng
a) Căn cứ các nội dung tại Kế hoạch này cụ thể hóa vào kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thanh niên Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030.
b) Thực hiện tuyên truyền cho thanh niên về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tâm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.
13. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng, Hiệp Hội du lịch thành phố Đà Nẵng, Hội Doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
a) Tuyên truyền, phổ biến đến hội viên về nội dung Kế hoạch này.
b) Hằng năm, đề xuất yêu cầu, nhu cầu về nhân lực có kỹ năng nghề đối với các loại hình doanh nghiệp.
c) Huy động thành viên tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này, tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tham gia các chương trình, đề án, dự án phù hợp với định hướng Kế hoạch.
d) Kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia tích cực vào việc hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
đ) Giám sát các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp.
14. UBND các quận, huyện
a) Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm và hằng năm để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đồng thời bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
b) Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, tiểu dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
c) Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
15. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, tổ chức các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 5 năm, hàng năm để triển khai thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được phân công nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc nội dung cần sửa đổi, bổ sung, báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH (để b/c);
- TT. Thành ủy (để b/c);
- TT. HĐND TP (để b/c);
- CT UBND TP (để b/c);
- Các Sở, ban, ngành;
- Cơ sở GDNN;
- Lưu: VT, SLĐTBXH.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "21/09/2022",
"sign_number": "168/KH-UBND",
"signer": "Ngô Thị Kim Yến",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-02-2007-TTLT-BNG-BNV-BTC-BLDTBXH-che-do-doi-voi-can-bo-cong-chuc-cong-tac-nhiem-ky-tai-Co-quan-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai-58443.aspx | Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài | BỘ NGOẠI GIAO-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 02/2007/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2007
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 131/2007/NĐ-CP NGÀY 06/08/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/2005/NĐ-CP NGÀY 23/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC NHIỆM KỲ TẠI CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2005/NĐ-CP) và Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 157/2005/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 131/2007/NĐ-CP), liên tịch Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nội dung Điều 1 của Nghị định số 131/2007/NĐ-CP như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Chế độ phu nhân/phu quân ngoại giao được áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có chức danh từ Bí thư thứ ba trở lên.
2. Trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao.
3. Cán bộ, công chức hưởng chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước tương đương chỉ số sinh hoạt phí của Bí thư thứ nhất.
4. Cán bộ, công chức có chức danh ngoại giao hưởng chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước tương đương chỉ số sinh hoạt phí của Bí thư thứ ba trở lên.
II. MỨC SINH HOẠT PHÍ ĐƯỢC HƯỞNG
1. Phu nhân/phu quân Đại sứ được hưởng 125% mức sinh hoạt phí tối thiểu.
2. Phu nhân/phu quân Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán và Trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao được hưởng 110% mức sinh hoạt phí tối thiểu.
3. Phu nhân/phu quân Bí thư thứ ba trở lên được hưởng 80% mức sinh hoạt phí tối thiểu.
4. Phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức hưởng chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước tương đương chỉ số sinh hoạt phí của Bí thư thứ nhất được hưởng 80% mức sinh hoạt phí tối thiểu.
5. Phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức có chức danh ngoại giao hưởng chỉ số sinh hoạt phí ngoài nước tương đương Bí thư thứ ba trở lên được hưởng 80% mức sinh hoạt phí tối thiểu.
Mức sinh hoạt phí tối thiểu được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I (Bảng mức sinh hoạt phí tối thiểu tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các nội dung khác không quy định trong Thông tư liên tịch này thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
2. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng kể từ khi Nghị định số 131/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ, ngành có Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có văn bản đề nghị gửi về Bộ Ngoại giao để trao đổi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Trần Hữu Thắng
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Phú Bình
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Thị Nhân | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "30/10/2007",
"sign_number": "02/2007/TTLT-BNG-BNV-BTC-BLĐTBXH",
"signer": "Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Phú Bình, Trần Xuân Hà, Trần Hữu Thắng",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Thong-tu-210-2014-TT-BTC-ke-toan-ap-dung-voi-Cong-ty-chung-khoan-279349.aspx | Thông tư 210/2014/TT-BTC kế toán áp dụng với Công ty chứng khoán mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 210/2014/TT-BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực Nhà nước và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và phương pháp kế toán, sổ kế toán, mẫu Báo cáo tài chính, phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán (CTCK) thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Công ty chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động của Công ty chứng khoán.
Điều 3. Nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán áp dụng đối với kế toán hoạt động của Công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán tuân thủ nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán quy định tại Luật Kế toán, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định cụ thể của Thông tư hướng dẫn kế toán này.
2. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý chỉ được áp dụng khi Luật Kế toán cho phép áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý.
3. Thông tư này quy định những đặc thù áp dụng trong công tác kế toán đối với Công ty chứng khoán. Những nội dung về chế độ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không hướng dẫn trong Thông tư này, Công ty chứng khoán áp dụng theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Chương II
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong Chế độ này.
Điều 5. Lập chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty chứng khoán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
3. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.
Điều 6. Ký chứng từ kế toán
1. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
2. Chữ ký của người đứng đầu của Công ty chứng khoán (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được ủy quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại Ngân hàng thương mại. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.
3. Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng đầu Công ty chứng khoán. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
4. Các Công ty chứng khoán phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Tổng Giám đốc, Giám đốc (và người được ủy quyền) liên quan đến hoạt động của Công ty chứng khoán. Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do người đứng đầu tổ chức (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.
5. Những cá nhân có quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
6. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng khoán, quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản của Công ty chứng khoán.
Điều 7. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán của Công ty chứng khoán được quy định như sau:
1. Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty chứng khoán lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán Công ty chứng khoán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ và sự khớp đúng về số liệu giữa Công ty chứng khoán thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng khoán ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
3. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
4. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định pháp luật hiện hành về thành lập và quản lý Công ty chứng khoán, Điều lệ Công ty chứng khoán, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên hoặc Nghị quyết Hội đồng quản trị theo phân cấp phải từ chối thực hiện (không thanh toán,...) đồng thời báo ngay cho Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty chứng khoán biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Điều 8. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt, những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán, những chứng từ phát sinh nhiều lần có nội dung giống nhau thì chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ,...
2. Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Điều 9. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Tất cả các Công ty chứng khoán đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong Chế độ kế toán này và các chứng từ khác có liên quan phù hợp với quy định của pháp luật của lĩnh vực có liên quan. Trong quá trình thực hiện, các Công ty chứng khoán không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
2. Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
3. Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán có tính chất hướng dẫn, Công ty chứng khoán có thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Thông tư này và quy định của Luật Kế toán.
Điều 10. Sử dụng chứng từ điệu tử và lưu trữ
1. Các Công ty chứng khoán có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và các quy định của pháp luật có liên quan về chứng từ điện tử.
2. Công ty chứng khoán lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Danh mục và mẫu chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán chủ yếu áp dụng đối với Công ty chứng khoán thực hiện theo danh mục và mẫu quy định tại Phụ lục số 01.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn cụ thể về hệ thống chứng từ nghiệp vụ áp dụng đối với Công ty chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Mục 2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Điều 12. Quy định về Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty chứng khoán bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3, tài khoản cấp 4 trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong Thông tư này.
3. Các Công ty chứng khoán căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán này để vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng loại hoạt động của đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
4. Trường hợp Công ty chứng khoán cần bổ sung tài khoản hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
5. Theo yêu cầu quản lý, Công ty chứng khoán có thể mở thêm các tài khoản từ cấp 4 trở lên mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
6. Danh mục Hệ thống tài khoản áp dụng cho Công ty chứng khoán và giải thích nội dung, kết cấu, phương pháp hạch toán quy định tại Phụ lục số 02.
Mục 3. CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN
Điều 13. Quy định chung
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến Công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Thông tư này.
Điều 14. Các loại sổ kế toán
1. Mỗi Công ty chứng khoán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Các Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
- Số kế toán chi tiết, gồm: Các Sổ kế toán chi tiết.
2. Công ty chứng khoán phải tuân thủ về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, các sổ Nhật ký; các quy định đối với các loại sổ kế toán chi tiết mang tính hướng dẫn.
3. Sổ kế toán tổng hợp.
3.1. Sổ Nhật ký
a) Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh Bên Nợ và Bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở Công ty chứng khoán (Nhật ký chung) trừ các tài khoản đã theo dõi, ghi chép trên các Sổ Nhật ký đặc biệt;
b) Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
3.2. Các Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký đặc biệt gồm các sổ Nhật ký mua hàng, Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ Nhật ký Thu tiền mặt, Thu tiền gửi ngân hàng; Sổ Nhật ký Chi tiền mặt, Chi tiền gửi ngân hàng. Các Nhật ký đặc biệt này được mở và dùng để ghi chép các nghiệp vụ quy định riêng cho từng loại sổ Nhật ký này, như: Sổ Nhật ký mua hàng được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng nhưng chưa thanh toán tiền phát sinh trong kỳ kế toán.
3.3. Sổ Cái
Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ.
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào Bên Nợ hoặc Bên Có của tài khoản.
4. Sổ kế toán chi tiết
a) Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái;
b) Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các Công ty chứng khoán căn cứ vào quy định của Thông tư này về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của Công ty chứng khoán để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
Điều 15. Hệ thống sổ kế toán
1. Mỗi Công ty chứng khoán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm.
2. Công ty chứng khoán căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty chứng khoán và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.
Điều 16. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
2. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được Kế toán trưởng ký xác nhận.
Điều 17. Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng phần mềm kế toán.
1. Công ty chứng khoán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán.
2. Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán và quy định của Hình thức Nhật ký chung. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
3. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán thì Công ty chứng khoán được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng chương trình phần mềm kế toán cho phù hợp với Hình thức Nhật ký chung. Hình thức kế toán Nhật ký chung bằng phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán;
b) Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Thông tư này;
c) Công ty chứng khoán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của Công ty chứng khoán.
Điều 18. Mở và ghi sổ kế toán
1. Mở sổ kế toán
a) Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với Công ty chứng khoán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và Kế toán trưởng của Công ty chứng khoán có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ phần mềm kế toán;
b) Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ;
c) Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu sổ phải ghi tõ tên Công ty chứng khoán, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của Kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của Công ty chứng khoán, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán;
- Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên Công ty chứng khoán, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được (Tổng) Giám đốc Công ty chứng khoán hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ kế toán
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ kế toán
Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
a) Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xóa bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của Công ty chứng khoán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để hủy bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
c) Phương pháp ghi bổ sung
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán:
a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi Báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên phần mềm kế toán;
b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi Báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên phần mềm kế toán và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
c) Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.
3. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên Báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và Số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót Báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
Điều 20. Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp Công ty chứng khoán phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán của Công ty chứng khoán phải điều chỉnh Số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
Điều 21. Hình thức sổ kế toán
1. Công ty chứng khoán được áp dụng hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Trong hình thức sổ kế toán này phải có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
2. Công ty chứng khoán căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán được quy định áp dụng đối với hoạt động Công ty chứng khoán, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.
3. Trường hợp áp dụng hình thức Nhật ký chung bằng chương trình phần mềm kế toán, Công ty chứng khoán phải tôn trọng nguyên tắc, quy trình mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán theo hình thức kế toán này để ghi nhận các loại giao dịch phát sinh thực tế. Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình ghi sổ kế toán tuân thủ các quy định của Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty chứng khoán hiện hành. Quy định về phân cấp ghi sổ kế toán, kiểm soát, phê duyệt các giao dịch được ghi sổ, kết chuyển, tổng hợp số liệu để lập và trình bày Báo cáo tài chính và các Báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật chứng khoán, các pháp luật khác có liên quan hiện hành và các quy định của Công ty chứng khoán.
Điều 22. Hình thức kế toán Nhật ký chung
1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
a) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh;
b) Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, các Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục số 03A)
a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan;
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).
Các sổ Nhật ký đặc biệt gồm: Nhật ký mua hàng, bán hàng, thu, chi tiền mặt, thu, chi tiền gửi ngân hàng;
b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3. Công ty chứng khoán mở các sổ kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản cấp 1, 2, 3, 4,... phù hợp với hệ thống danh mục tài khoản kế toán áp dụng tại CTCK theo quy định của Thông tư hướng dẫn kế toán này đáp ứng việc lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các báo cáo kế toán khác theo yêu cầu của đơn vị.
4. Công ty chứng khoán phải bố trí cán bộ kế toán thực hiện việc mở, ghi các sổ kế toán cho Công ty chứng khoán.
5. Việc mở sổ, ghi sổ, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán của Công ty chứng khoán phải tuân theo quy định của Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán và các quy định cụ thể của Chế độ kế toán này.
6. Danh mục hệ thống sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán chủ yếu áp dụng cho Công ty chứng khoán quy định tại Phụ lục số 03B.
Mục 4. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 23. Danh mục Báo cáo tài chính áp dụng đối với Công ty chứng khoán
1. Danh mục Báo cáo tài chính riêng áp dụng đối với Công ty chứng khoán
STT
Danh mục Báo cáo tài chính riêng
Ký hiệu
I
Báo cáo tài chính riêng năm
01
Báo cáo thu nhập toàn diện riêng
Mẫu số B 01 - CTCK
02
Báo cáo tình hình tài chính riêng
Mẫu số B 02 - CTCK
03
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng
Mẫu số B 03 (a,b) - CTCK
04
Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu riêng
Mẫu số B 04 - CTCK
05
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính riêng
Mẫu số B 05 - CTCK
II
Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ, bán niên (dạng đầy đủ)
01
Báo cáo thu nhập toàn diện riêng (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 01g - CTCK
02
Báo cáo tình hình tài chính riêng (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 02g - CTCK
03
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 03 (a,b)g - CTCK
04
Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu riêng (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 04g – CTCK
05
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính riêng (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 05g - CTCK
2. Danh mục Báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng đối với Công ty chứng khoán
STT
Danh mục Báo cáo tài chính hợp nhất
Ký hiệu
I
Báo cáo tài chính hợp nhất năm
01
Báo cáo thu nhập toàn diện hợp nhất năm
Mẫu số B 01 - CTCK/HN
02
Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất năm
Mẫu số B 02 - CTCK/HN
03
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm
Mẫu số B 03 (a,b) - CTCK/HN
04
Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu hợp nhất năm
Mẫu số B 04 - CTCK/HN
05
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm
Mẫu số B 05 - CTCK/HN
II
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, bán niên (dạng đầy đủ)
01
Báo cáo thu nhập toàn diện hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 01g - CTCK/HN
02
Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 02g - CTCK/HN
03
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 03 (a,b)g -CTCK/HN
04
Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 04g - CTCK/HN
05
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ)
Mẫu số B 05g - CTCK/HN
Điều 24. Thời hạn và nơi nhận, nộp Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính của Công ty chứng khoán báo cáo tài chính riêng (hợp nhất đối với trường hợp CTCK phải lập báo cáo tài chính hợp nhất), bao gồm:
- Báo cáo thu nhập toàn diện.
- Báo cáo tình hình tài chính.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
2. Nơi nhận báo cáo tài chính:
- Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
- Cơ quan Thuế.
- Cơ quan Thống kê.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Theo quy định của pháp luật về kế toán và chứng khoán.
4. Đối với Báo cáo tài chính bán niên (riêng và hợp nhất) và Báo cáo tài chính năm (riêng và hợp nhất) của Công ty chứng khoán mà theo quy định của pháp luật hiện hành phải soát xét thì Báo cáo tài chính bán niên phải đính kèm Báo cáo soát xét và Báo cáo tài chính năm phải đính kèm Báo cáo kiểm toán độc lập khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc khi công khai.
5. Mẫu biểu Báo cáo tài chính và nội dung, phương pháp lập Báo cáo tài chính áp dụng cho Công ty chứng khoán quy định tại Phụ lục số 04.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán và Thông tư số 162/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán.
Điều 26. Tổ chức thực hiện
1. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Công ty chứng khoán và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "30/12/2014",
"sign_number": "210/2014/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-10-2008-TTLT-BLDTBXH-BNV-huong-dan-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-cua-Co-quan-chuyen-mon-thuoc-UBND-68088.aspx | Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn thuộc UBND | BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI–BỘ NỘI VỤ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
--------------
Số: 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2008
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội như sau:
Phần 1.
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động; tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở;
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục trực thuộc Sở (nếu có);
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) theo quy định của pháp luật.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt: tổ chức thông tin, tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
4. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm;
b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về:
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới;
- Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân;
- Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động;
- Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển;
- Cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động.
c) Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;
d) Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
d) Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
đ) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền.
6. Về lĩnh vực dạy nghề:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình; dự án phát triển, dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, tổ chức hội giảng viên giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh.
7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công:
a) Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp;
b) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật.
8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo thẩm quyền;
b) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
c) Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
9. Về lĩnh vực an toàn lao động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh;
c) Thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động tại địa phương, hướng dẫn các tổ chức; cá nhân sử dụng lao động thực hiện khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.
10. Về lĩnh vực người có công:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương, quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn được giao;
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sỹ, thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ;
d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho người có công với cách mạng;
đ) Quản lý đối tượng và quản lý kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định;
e) Hướng dẫn và tổ chức các phòng trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật.
11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:
a) Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội;
c) Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh;
d) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
12. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của Sở; xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em;
c) Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các chương trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
d) Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
đ) Quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật;
13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng mại dâm, ma túy tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
b) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao động xã hội (cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm, người sau cai nghiện ma túy) trên địa bàn tỉnh.
14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
15. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dẫn và kiểm tra các hội và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
16. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo sự phân công hoặc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
21. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
24. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc, đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật, việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Các tổ chức được thành lập thống nhất, gồm:
- Thanh tra;
- Văn phòng;
- Phòng Kế hoạch – Tài chính;
Việc thành lập Phòng Tổ chức cán bộ thuộc: Sở hoặc bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ thuộc Văn phòng Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
b) Các tổ chức được thành lập phù hợp với đặc điểm ở địa phương:
Phòng Người có công; Phòng Việc làm – An toàn lao động; Phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội; Phòng Bình Đẳng giới (hoặc ghép với Văn phòng Sở); Phòng Dạy nghề; Phòng (hoặc Chi cục) Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoặc chi cục Bảo trợ xã hội – Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) hoặc phòng có tên gọi khác.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội được kế thừa hợp lý ở những địa phương hiện có và đang hoạt động có hiệu quả.
Chi cục Bảo trợ xã hội – Bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thành lập ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu không thành lập Phòng bảo trợ xã hội và Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập riêng Chi cục Bảo trợ xã hội (nếu không thành lập Phòng Bảo trợ xã hội); Chi cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (nếu không thành lập Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em).
Chi cục thuộc Sở có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với ngành lao động, thương binh và xã hội tại địa phương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng và tên gọi các phòng, chi cục chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở; nhưng tổng số phòng, chi cục, văn phòng, thanh tra của Sở không quá 10 đơn vị, đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 12 đơn vị.
c) Các đơn vị sự nghiệp:
- Cơ sở dạy nghề;
- Cơ sở bảo trợ xã hội;
- Trung tâm giới thiệu việc làm;
- Cơ sở giáo dục lao động xã hội;
- Cơ sở điều dưỡng, chăm sóc người có công.
Các tổ chức sự nghiệp nêu trên và các tổ chức sự nghiệp khác (nếu có) trực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các tổ chức sự nghiệp chuyên ngành thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
3. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao;
b) Biên chế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức biên chế và quy định của pháp luật.
Phần 2.
PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng và không quá 03 Phó trưởng phòng.
a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng;
b) Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
c) Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế:
Biên chế hành chính của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Phần 3.
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
Trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Thống kê nguồn lao động của xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.
3. Tổng hợp và quản lý đối tượng người có công, người hưởng chính sách xã hội và các đối tượng khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
4. Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động, người có công và xã hội theo phân cấp hoặc ủy nhiệm của cơ quan chức năng.
5. Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ của xã (nếu có); quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (nếu có); chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy tại cộng đồng; tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
7. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
8. Quản lý hoạt động của cán bộ, nhân viên thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã làm công tác lao động, người có công và xã hội.
9. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về lao động; người có công và xã hội; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn cấp xã theo quy định.
10. Bố trí cán bộ làm công tác lao động, người có công và xã hội cấp xã trên cơ sở quy định của pháp luật và đặc điểm của từng địa phương.
Phần 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư Liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09 tháng 06 năm 2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
b) Căn cứ đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội ở địa phương, quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
Trần Văn Tuấn
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH & Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH, Website Bộ Nội vụ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu Văn thư (Bộ LĐTBXH & Bộ Nội vụ), Vụ TCCB (Bộ LĐTBXH) 03b. Vụ TCCB (Bộ Nội vụ) 03b, Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ). | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ",
"promulgation_date": "10/07/2008",
"sign_number": "10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Văn Tuấn",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-41-2015-TT-BTNMT-bao-ve-moi-truong-trong-nhap-khau-phe-lieu-lam-nguyen-lieu-san-xuat-292089.aspx | Thông tư 41/2015/TT-BTNMT bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2015/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015
THÔNG TƯ
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 56, Điều 61, các mẫu báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 62, Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) và Điều 5 Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 3. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);
e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);
h) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có kho bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
d) Các hợp đồng nguyên tắc ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận;
đ) Giấy xác nhận còn hiệu lực của các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
e) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP lập hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền).
2. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường được thể hiện bằng biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền không tổ chức đoàn kiểm tra đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phải nộp báo cáo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư này trong trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho cơ quan có thẩm quyền; trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng có thay đổi về chủng loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có thay đổi về tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu thì thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
8. Thời hạn cấp Giấy xác nhận:
a) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường là bốn mươi (40) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là ba mươi (30) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều này.
Điều 6. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Giấy xác nhận quy định rõ loại phế liệu, mã HS và tổng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn Giấy xác nhận, các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
2. Trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, Giấy xác nhận quy định thêm khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, đảm bảo vừa đủ để cơ sở vận hành công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
3. Giấy xác nhận có thời hạn hai (02) năm kể từ ngày cấp và theo mẫu quy định tại Phụ lục 8a, 8b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Việc cấp lại Giấy xác nhận được thực hiện trong trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn hoặc Giấy xác nhận bị mất, bị hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ba (03) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ gần nhất của cơ sở, nhưng không quá sáu (06) tháng trước ngày cơ sở đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ba (03) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận trước ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận sau ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục thực hiện như quy định tại Điều 5 Thông tư này.
6. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn:
a) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai mươi lăm (25) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
7. Trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2c ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại Giấy xác nhận. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân.
Điều 8. Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu
1. Việc thu hồi Giấy xác nhận được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc quy định trong Giấy xác nhận đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận mà không tiến hành việc nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chấm dứt hoạt động về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, căn cứ, lý do thu hồi.
Điều 9. Nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất gửi văn bản đề nghị nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để cơ quan hải quan xem xét, cho phép mẫu phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam.
4. Sau khi tiến hành phân tích mẫu phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ gồm có:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);
e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);
h) Một (01) mẫu phế liệu nhập khẩu và kết quả phân tích do tổ chức giám định hoặc tổ chức có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phù hợp với các chỉ tiêu cần phân tích thực hiện;
i) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
5. Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động sau:
a) Xem xét hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp cần thiết tổ chức giám định mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu và lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường tại cơ sở dự kiến thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
6. Căn cứ kết quả thực hiện quy định tại Khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
Mục 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 10. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong kiểm tra, thông quan phế liệu nhập khẩu
1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng phế liệu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan cửa khẩu nhập (bằng bản fax hoặc thư điện tử).
2. Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định pháp luật hiện hành về hải quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nộp bổ sung cho cơ quan hải quan những văn bản sau:
a) Một (01) Giấy xác nhận (bản sao chứng thực);
b) Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản sao);
c) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp;
d) Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
3. Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định pháp luật hiện hành về hải quan, tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nộp bổ sung cho cơ quan hải quan những văn bản sau:
a) Một (01) Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu;
b) Một (01) Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu (bản sao chứng thực);
c) Một (01) hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu (bản sao chứng thực);
d) Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản sao);
đ) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp;
e) Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
4. Thủ tục kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường, kiểm tra thực tế lô hàng phế liệu nhập khẩu để thông quan được thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu nhập.
5. Cơ quan hải quan căn cứ Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành và hồ sơ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này quyết định thông quan hoặc giải quyết theo thẩm quyền đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu.
6. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường chưa thể quyết định thông quan hoặc buộc tái xuất, cơ quan hải quan tổ chức giám định lại lô hàng phế liệu nhập khẩu hoặc thành lập Hội đồng kiểm tra phế liệu nhập khẩu để đánh giá sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu của lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Hội đồng kiểm tra do cơ quan hải quan thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan: Hải quan, cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ, ngành liên quan, chuyên gia tư vấn về môi trường, chuyên gia kỹ thuật của ngành sản xuất có sử dụng loại phế liệu nhập khẩu và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cửa khẩu nhập. Kết luận của Hội đồng kiểm tra là căn cứ để cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu.
7. Việc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị có chức năng theo quy định pháp luật về quản lý chất thải và phế liệu.
Điều 11. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này và công bố danh sách các tổ chức đã được chỉ định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chủ động lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp đối với phế liệu nhập khẩu của mình.
Trình tự, thủ tục xem xét, chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Yêu cầu đối với tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận phù hợp;
b) Có năng lực chứng nhận phù hợp đáp ứng yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 17020:2001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998. Trong đó, lĩnh vực được công nhận phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Có ít nhất năm (05) giám định viên có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia kiểm tra, đánh giá và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định;
d) Đã xây dựng và công bố quy trình chứng nhận phù hợp đối với từng loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu bảo vệ môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Lấy mẫu, phân tích để xác định chủng loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp;
d) Định kỳ báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan cấp Giấy xác nhận trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo.
2. Đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Chuyển giao toàn bộ phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu theo đúng hợp đồng ủy thác;
c) Định kỳ báo cáo về việc nhập khẩu phế liệu trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13b ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan cấp Giấy xác nhận trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ;
b) Sử dụng toàn bộ khối lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Lấy mẫu, phân tích để xác định chủng loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp;
d) Báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn quy định tại văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận, tổ chức kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận hoặc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận trong trường hợp được ủy quyền; xử lý hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định hoặc chỉ định trong trường hợp được ủy quyền.
2. Kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các vi phạm trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu.
3. Chủ trì xem xét các đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra, đánh giá việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm, quyết định bổ sung Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với loại phế liệu được xem xét bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
4. Tổ chức kiểm tra hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đối với tổ chức đã được chỉ định theo quy định của pháp luật. Đề xuất với cơ quan thẩm quyền chỉ định xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các vi phạm trong hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
5. Quản lý chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo đúng quy định của Giấy xác nhận đã được cấp.
6. Chủ trì thẩm tra năng lực các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu xử lý, tái chế phế liệu, chất thải vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường mà không tái xuất được bảo đảm đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan giám sát, kiểm tra quá trình xử lý, tái chế.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
2. Phối hợp với Tổng cục Môi trường, cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan tại địa phương khi có yêu cầu phối hợp kiểm tra phế liệu nhập khẩu.
3. Quản lý chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo đúng quy định của Giấy xác nhận đã được cấp.
4. Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2015.
2. Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra cơ sở nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động khác có liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Hải quan;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, TCMT. Đ180.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Quang
PHỤ LỤC 1
QUY MÔ KHỐI LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU THUỘC THẨM QUYỀN CẤP GIẤY XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT
Tên phế liệu
Mã HS
Quy mô tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu (tấn/năm)
1
Thạch cao.
2520
10
00
≥ 500
2
Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
2618
00
00
≥ 500
3
Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự.
3818
00
00
≥ 50
4
Phế liệu nhựa (Tổng khối lượng các loại phế liệu nhựa)
≥ 200
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Dạng xốp, không cứng.
3915
10
10
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Loại khác.
3915
10
90
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng.
3915
20
10
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Loại khác.
3915
20
90
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
3915
30
10
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại khác.
3915
30
90
Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác.
3915
90
00
5
Phế liệu giấy (Tổng khối lượng các loại phế liệu giấy)
≥ 200
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng.
4707
10
00
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ.
4707
20
00
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự).
4707
30
00
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.
4707
90
00
6
Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế).
5003
00
00
≥ 100
7
Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối.
7001
00
00
≥ 100
8
Phế liệu sắt, thép (Tổng khối lượng các loại phế liệu sắt, thép)
≥ 5.000
Phế liệu và mảnh vụn của gang.
7204
10
00
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ.
7204
21
00
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ).
7204
29
00
Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc.
7204
30
00
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó.
7204
41
00
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác.
7204
49
00
Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại.
7204
50
00
9
Đồng phế liệu và mảnh vụn.
7404
00
00
≥ 50
10
Niken phế liệu và mảnh vụn.
7503
00
00
≥ 50
11
Nhôm phế liệu và mảnh vụn.
7602
00
00
≥ 50
12
Kẽm phế liệu và mảnh vụn.
7902
00
00
≥ 50
13
Phế liệu và mảnh vụn thiếc.
8002
00
00
≥ 50
14
Vonfram phế liệu và mảnh vụn.
8101
97
00
≥ 50
15
Molypden phế liệu và mảnh vụn.
8102
97
00
≥ 50
16
Magie phế liệu và mảnh vụn.
8104
20
00
≥ 50
17
Titan phế liệu và mảnh vụn.
8108
30
00
≥ 50
18
Zircon phế liệu và mảnh vụn.
8109
30
00
≥ 50
19
Antimon phế liệu và mảnh vụn.
8110
20
00
≥ 50
20
Mangan phế liệu và mảnh vụn.
8111
00
00
≥ 50
21
Crom phế liệu và mảnh vụn.
8112
22
00
≥ 50
PHỤ LỤC 2a
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
V/v đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Địa danh, ngày ...... tháng ..... năm .....
Kính gửi: .........................(2)............................
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: .....................................................................................
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ........................................................................
Ngày cấp: ................................................... Nơi cấp: ........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ...................................
Số điện thoại: .........................................Fax ..................................... Email......................
4. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
5. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2b
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO HẾT HẠN GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
V/v đề nghị cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Địa danh, ngày ...... tháng ..... năm .....
Kính gửi: .........................(2)............................
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: .......................................................................................
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .................Ngày cấp: ................ Nơi cấp: ........
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ....................................
Số điện thoại: .........................................Fax ..................................... Email.......................
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số.......................... ngày ........... tháng ............ năm ........
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận.
6. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2c
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO BỊ MẤT, BỊ HƯ HỎNG GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
V/v đề nghị cấp lại do bị mất, bị hư hỏng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Địa danh, ngày ...... tháng ..... năm .....
Kính gửi: .........................(2)............................
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ........................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: .....................................
Số điện thoại: .........................................Fax ..................................... Email........................
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số.......................... ngày ............... tháng .......... năm ......
Còn thời hạn đến ngày .... tháng .... năm ..........
5. Chúng tôi gửi kèm theo Công văn này Hồ sơ giải trình và đề nghị xem xét cấp lại Giấy xác nhận do bị mất (hoặc bị hư hỏng, kèm theo Giấy xác nhận bị hỏng).
6. Chúng tôi cam kết những lý do bị mất (bị hư hỏng) Giấy xác nhận nêu trong hồ sơ giải trình là đúng và cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 3a
MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LlỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU (*)
(Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)
CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Tháng... năm...
Ghi chú:
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
PHỤ LỤC 3b
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: .......................................................................................
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .......................................................................
Ngày cấp: ......................................... Nơi cấp: ...................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).
4. Tên người liên hệ: ...........................................................................................................
Chức vụ: .............................. Điện thoại: ....................... Fax: .................. Email: ..............
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số ......................... ngày....tháng........năm........, Cơ quan cấp .....(nếu có).
II. Mô tả tóm tắt cơ sở và các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Mô tả tóm tắt việc hình thành cơ sở.
2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).
3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:
a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
- Loại phế liệu nhập khẩu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích thành phần chất thải đi kèm phế liệu.
b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài với mục đích để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau:
- Tên phế liệu.
- Loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu.
- Kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu.
- Những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu.
- Mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
- Lợi ích kinh tế-xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.
4. Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Mô tả kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Tình trạng hoặc hình thức sở hữu kho.
- Tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu.
- Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
- Nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu.
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
- Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
b) Mô tả bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Tình trạng hoặc hình thức sở hữu bãi.
- Tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu.
- Hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
- Nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
- Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
- Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau:
- Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu.
- Khu vực lưu giữ chất thải phát sinh.
- Phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại).
- Phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất.
- Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau:
- Công nghệ, thiết bị được sử dụng để xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý...).
- Một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có).
- Khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải.
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,...).
- Hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).
đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).
III. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
- Cách thức vận chuyển.
- Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
- Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
- Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
- Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
- Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
IV. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
<Ký tên, đóng dấu>
PHỤ LỤC 3c
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I/ Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu:
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nhận ủy thác nhập khẩu: ........................................................
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ..........................................................................
Ngày cấp: ......................................... Nơi cấp: ....................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Tên người liên hệ: ...........................................................................................................
Chức vụ: .............................. Điện thoại: ........................ Fax: .................. Email: ..............
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số ......................... ngày....tháng........năm........, Cơ quan cấp .....(nếu có).
II/ Thông tin về các tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu (kê khai đối với từng tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu):
1. Tên Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu: ......................................................................
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ..........................................................................
Ngày cấp: ......................................... Nơi cấp: ....................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu: .........
4. Tên người liên hệ khi cần: ..............................................................................................
Chức vụ: .............................. Điện thoại: ........................ Fax: .................. Email: .............
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số ....ngày....tháng...năm........, Cơ quan cấp và kèm theo bản sao có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân.
III. Mô tả về cơ sở và phế liệu nhập khẩu:
1. Mô tả chức năng hoạt động kinh doanh sản xuất: (loại sản phẩm/hàng hóa sản xuất, kinh doanh,...); thâm niên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đã từng ký kết hợp đồng nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất khi nào (nếu có ghi rõ thời gian, chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu). Tình hình chấp hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
2. Mô tả phế liệu: (chủng loại phế liệu nhập khẩu, khối lượng phế liệu dự kiến nhận ủy thác nhập khẩu theo từng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu).
IV. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
- Cách thức vận chuyển.
- Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
- Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
- Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
- Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
- Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
3. Phương án tài chính khi xảy ra vi phạm:
Cam kết về việc tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
V. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
<Ký tên, đóng dấu>
PHỤ LỤC 4a
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
Địa danh, ngày ...... tháng ..... năm .....
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: .........................(2)............................
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): .....................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: ........................................., Fax:......................................, Email: .....................
3. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu:
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ............. ngày ...... tháng ........ năm........ Cơ quan cấp...... (nếu có).
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển và sử dụng phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Chúng tôi cam kết phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của mình.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
- Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
- Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 4b
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
Địa danh, ngày ...... tháng ..... năm .....
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: ..........................(2)............................
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): .....................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: ........................................., Fax: ........................................, Email: ..................
3. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ..........................ngày..... tháng ...... năm ........ Cơ quan cấp....... (nếu có).
4. Nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân: .......... (Tên tổ chức cá nhân ủy thác nhập khẩu) ...................................................................................................................
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
....
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Cam kết chỉ giao phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhập khẩu phế liệu do vi phạm pháp luật.
- Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
- Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 5
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
... (1) ...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .....
(Địa danh), ngày .... tháng .... năm ....
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Đoàn kiểm tra các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của “... (2) ...”
... (3) ...
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ... ngày ... tháng ... năm ... của ...................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ... (1) ...;
Căn cứ Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Xét đề nghị của ... (2) ... tại Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm về việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của ... (4) ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với “... (2) ...” gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông/bà ..., Trưởng đoàn;
2. Ông/bà ..., Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3. Ông/bà ..., thành viên;
....
....Ông/bà ..., thành viên, thư ký;
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của “... (2) ...” làm căn cứ để cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.
Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày ... tháng ... năm ...
Điều 4. Chi phí cho hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng (4), các ông, bà có tên trong Điều 1, tổ chức, cá nhân “... (2)...” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- ...(5)...
- Lưu ...
...(3)...
(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra (Tổng cục Môi trường ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp Giấy xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định.
(4) Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì thực hiện kiểm tra.
(5) Nơi nhận khác (nếu có).
PHỤ LỤC 6
MẪU BẢN NHẬN XÉT ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN NHẬN XÉT
ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
CỦA .........................................
I. Người viết nhận xét
1. Họ và tên: .......................................................................................................................
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: ...............................................................................
3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail): ....................................
4. Chức danh trong đoàn kiểm tra: ....................................................................................
II. Nhận xét về nội dung báo cáo điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm của nội dung báo cáo).
2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo).
3. Những nhận xét khác.
III. Kết quả kiểm tra thực tế
1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
3. Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
4. Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
IV. Kết luận và đề nghị:
Địa danh, ngày... tháng ... năm...
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký, ghi họ tên)
PHỤ LỤC 7
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số .../QĐ-... ngày tháng ... năm 20.... của (tên cơ quan ra Quyết định thành lập Đoàn) về việc kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (Tên cơ sở), tiến hành kiểm tra tại:
Thời gian kiểm tra: từ ... giờ... ngày .... tháng ... năm ...... đến .... giờ .... ngày .... tháng ...... năm ......
Tên cơ sở: .........................................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Điện thoại: ............................................... Fax: .................................................................
I. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của Trưởng đoàn và tất cả các thành viên có mặt)
II. Đại diện phía cơ sở: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)
III. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra thực tế điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (tên cơ sở) theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để cấp Giấy xác nhận theo quy định.
- Lấy mẫu kiểm chứng số liệu về các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).
IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở, cụ thể:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế;
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu;
đ) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
2. Nhận xét về nội dung báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
3. Việc lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có).
V. Kết luận
1. Các kết quả đạt được.
2. Các tồn tại về hồ sơ.
3. Các tồn tại về điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
VI. Ý kiến của tổ chức, cá nhân
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại ... và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân
(Ký, ghi họ tên, chức vụ)
Thư ký đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
______________________
Ghi chú: Trưởng đoàn kiểm tra và đại diện tổ chức, cá nhân ký nháy vào góc dưới phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
PHỤ LỤC 8a
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với trường hợp cấp, cấp lại cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
................(1).................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .................
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Cấp cho: ........................................(2).................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................
Tên và địa chỉ của (3): ........................................................................................................
Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan: Điện thoại: ....................................; Fax: ...................................; Email: .............................
.................... (1) .................
XÁC NHẬN:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường của (3):
1.1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.3. Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
1.4. Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
1.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
(Đối với các mục từ 1.1 đến 1.5 cần ghi rõ đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với từng hạng mục, điều kiện).
2. ...(2)/(3)....... đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
3. ...(2)... đã có bản cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số ... ngày.... tháng... năm ....
4. Phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận:
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
3
...
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
5. Những yêu cầu khác:
5.1. Chỉ được phép nhập khẩu khối lượng phế liệu đảm bảo sức chứa của kho (hoặc bãi) của cơ sở sản xuất .................
5.2. .........................................................................................
6. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: từ ngày ...... tháng ..... năm ..... đến ngày ..... tháng ..... năm .......
Thủ trưởng của (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp);
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh...(nếu là Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp);
- ...
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
(2) Tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
(3) Cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu để sản xuất của tổ chức, cá nhân (2).
PHỤ LỤC 8b
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐlỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với trường hợp cấp, cấp lại cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
................(1).................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .................
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Cấp cho: .....................................(2)....................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................
Địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu của (2) ...........................................................
Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan: Điện thoại: .......................................; Fax: ..............................; Email: ............................
................ (1) ................
XÁC NHẬN:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường của (2): (trong trường hợp (2) có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu)
1.1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.3. Đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
(Đối với các mục từ 1.1 đến 1.2 cần ghi rõ đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với từng hạng mục, điều kiện. Đối với mục 1.3 cần ghi rõ tên đơn vị ký hợp đồng, các thông tin về hợp đồng)
2 ... (2)... đã có bản cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số ... ngày tháng ... năm ....
3. Phế liệu được phép nhận ủy thác nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận:
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
4. Những yêu cầu khác:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: từ ngày .... tháng ..... năm ..... đến ngày ..... tháng ...... năm ........
Thủ trưởng của (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp);
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh...(nếu là Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp);
- ...
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
(2) Tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
PHỤ LỤC 9
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU MẪU PHẾ LIỆU ĐỂ PHÂN TÍCH PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
V/v đề nghị cho phép nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích phục vụ thử nghiệm
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ..........................................................................................
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .........................................................................
Ngày cấp: .......................................... Nơi cấp: ..................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................
Số điện thoại: ........................................Fax....................................Email..........................
Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số ... ngày.... tháng.... năm.... cơ quan cấp .......(nếu có).
Tên và địa chỉ của cơ sở thực hiện việc phân tích mẫu phế liệu: .....................................................
Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các thông tin về mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam để phân tích.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cho phép nhập khẩu ..... kg phế liệu này vào Việt Nam để tiến hành phân tích phục vụ cho việc đánh giá sản xuất thử nghiệm loại phế liệu này tại Việt Nam. Chúng tôi cam đoan lượng phế liệu này không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị.
PHỤ LỤC 10
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU KHÔNG THUỘC DANH MỤC PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU ĐỂ THỬ NGHIỆM LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
V/v đề nghị cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ........................................................................................
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ..........................................................................
Ngày cấp: .......................................................... Nơi cấp: ...................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ....................................
Số điện thoại: .......................................Fax...........................................Email.....................
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số ........ngày ...... tháng ....... năm ......cơ quan cấp........ (nếu có).
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
6. Loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu:
TT
Tên phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời gian thử nghiệm (tấn)
1
2
....
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ....(1)........... nhập khẩu phế liệu .......(2)........ từ nước ngoài để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị.
(2) Tên loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
PHỤ LỤC 11
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ LÔ HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ..................
V/v thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
Kính gửi: ...................(2)......................
A. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu:....................................................................................
Đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ..................... ngày ...... tháng ....... năm ..... Cơ quan cấp .............. (Ghi rõ hình thức trực tiếp nhập khẩu phế liệu để phục vụ sản xuất hoặc nhận ủy thác nhập khẩu).
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan:
- Tên người liên hệ: ...............................; Chức vụ: ............................................................
- Điện thoại: ............................................ Fax: ......................................... Email:................
B. Thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu:
1. Tên phế liệu nhập khẩu: ..................................................................................................
2. Xuất xứ của lô hàng phế liệu nhập khẩu: ........................................................................
3. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: .....................................................................
4. Tên cảng xuất khẩu: ........................................................................................................
5. Tên cửa khẩu nhập khẩu phế liệu: ..................................................................................
6. Dự kiến thời gian lô hàng phế liệu đến cửa khẩu nhập: ..................................................
7. Liệt kê khối lượng phế liệu nhập khẩu theo từng lô hàng trước thời điểm nhập khẩu (tính từ khi Giấy xác nhận có hiệu lực) theo bảng sau:
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
Cửa khẩu nhập
Khối lượng phế liệu nhập khẩu
1. Tên loại phế liệu và tổng khối lượng được phép nhập khẩu, mã HS
Lô 1
Lô 2
...
Lô hàng phế liệu nhập khẩu theo đề nghị tại văn bản này
Khối lượng phế liệu nhập khẩu còn lại theo Giấy xác nhận
2. Tên loại phế liệu và tổng khối lượng được phép nhập khẩu, mã HS
Lô 1
Lô 2
...
Lô hàng phế liệu nhập khẩu theo đề nghị tại văn bản này
Khối lượng phế liệu nhập khẩu còn lại theo Giấy xác nhận
8. Các bản sao vận đơn hàng hóa, hợp đồng liên quan đến lô hàng phế liệu nhập khẩu theo văn bản đề nghị này gửi kèm theo:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
9. Các giấy tờ khác kèm theo (nếu có)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cục Kiểm soát ô nhiễm trực thuộc Tổng cục Môi trường trường hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận; Sở Tài nguyên và Môi trường.
PHỤ LỤC 12
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ LÔ HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ KIỂM TRA, THÔNG QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
V/v thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm ....
Kính gửi: .......................(2).....................
Trả lời Văn bản số.... ngày.... tháng... năm của (2), (1) thông báo:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...................................................................................
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ............................... ngày ..... tháng ..... năm ...... Cơ quan cấp ..............
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
Sẽ nhập khẩu các lô hàng phế liệu dự kiến vào ngày ... tháng... năm... bao gồm các loại phế liệu sau:
TT
Tên loại phế liệu nhập khẩu
Mã HS
Tổng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu theo Giấy xác nhận
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu lần này
1
2
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan hải quan cửa khẩu nhập lô hàng phế liệu;
- Lưu...
(1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Cục Kiểm soát ô nhiễm trực thuộc Tổng cục Môi trường trường hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận; Sở Tài nguyên và Môi trường.
(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
PHỤ LỤC 13a
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRỰC TIẾP SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ....................
Kính gửi: .................(2).....................................
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất trực thuộc có sử dụng phế liệu nhập khẩu:
.............................................................................................................................................
4. Loại sản phẩm sản xuất ra từ nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu: ..................................
5. Tên người liên hệ: ...........................................................................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Điện thoại:................................................. Fax:........................................ E-mail: ..............
II. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Cửa khẩu nhập khẩu
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
Lô 1
Ngày...tháng...năm
.........
Lô 2
.......
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
Lô 1
Ngày...tháng...năm
........
Lô 2
........
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
III. Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan đến:
- Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
- Tình hình quản lý, vận hành, hiệu quả xử lý của các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
- Tình hình vận hành, hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
- Tình hình thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Việc xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
IV. Kiến nghị:
Nơi nhận:
- Như trên;
- .....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 13b
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬN ỦY THÁC NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ..............
Kính gửi: ...........(2).......................................
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
3. Tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất trực thuộc có sử dụng phế liệu nhập khẩu:
.............................................................................................................................................
4. Tên người liên hệ: ...........................................................................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Điện thoại: .......................................... Fax: .......................................Email........................
II. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Cửa khẩu nhập khẩu
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
Lô 1
Ngày...tháng...năm
.......
Lô 2
.....
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
Lô 1
Ngày ..tháng ..năm
.....
Lô 2
....
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
III. Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan đến:
- Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu (nếu có).
- Tình hình thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình lưu giữ phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
- Việc xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
IV. Kiến nghị:
Nơi nhận:
- Như trên;
- .....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 14
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND TỈNH/TP......
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..................
Địa danh, ngày .... tháng .... năm ....
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ...........
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Thống kê về phế liệu nhập khẩu, sử dụng:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 1: ....................................................................
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Cửa khẩu nhập khẩu
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
Lô 1
Ngày... tháng...năm
...........
Lô 2
.....
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
Lô 1
Ngày...tháng...năm
..........
Lô 2
......
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 2: .....................................................................
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Cửa khẩu nhập khẩu
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
Lô 1
Ngày...tháng...năm
.........
Lô 2
.........
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
Lô 1
Ngày...tháng...năm
.........
Lô 2
..........
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
II. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu:
- Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu trên địa bàn (những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các sự cố môi trường liên quan đến phế liệu và xử lý sự cố, ký quỹ và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu v.v...).
- Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất v.v....
- Các vấn đề khác.
III. Kết luận và kiến nghị: .................................................................................................
............................................................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh ........ (để báo cáo);
- ....
GIÁM ĐỐC
<Ký tên, đóng dấu> | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "09/09/2015",
"sign_number": "41/2015/TT-BTNMT",
"signer": "Nguyễn Minh Quang",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-01-2011-TT-BTNMT-bo-sung-khoan-3-dieu-8-Thong-tu-07-2009-TT-BTNMT-118398.aspx | Thông tư 01/2011/TT-BTNMT bổ sung khoản 3 điều 8 Thông tư 07/2009/TT-BTNMT | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2011/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2011
THÔNG TƯ
BỔ SUNG KHOẢN 3 ĐIỀU 8 THÔNG TƯ SỐ 07/2009/TT-BTNMT NGÀY 10/7/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2008/NĐ-CP NGÀY 15/9/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THU THẬP, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH
Điều 1. Bổ sung điểm m khoản 3 Điều 8 Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT như sau:
“m) Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, cập nhật Cơ sở dữ liệu về chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2011.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Lưu: VT, PC.H. 300.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Linh Ngọc | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "21/01/2011",
"sign_number": "01/2011/TT-BTNMT",
"signer": "Nguyễn Linh Ngọc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Luat-nang-luong-nguyen-tu-2008-18-2008-QH12-67115.aspx | Luật năng lượng nguyên tử 2008 số 18/2008/QH12 mới nhất | QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Luật số: 18/2008/QH12
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008
LUẬT
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật năng lượng nguyên tử,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Năng lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc.
2. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
3. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.
4. Nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ.
5. Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân.
6. Thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức xạ.
7. Hoạt độ phóng xạ là đại lượng biểu thị số hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian.
8. Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.
9. Dược chất phóng xạ là dược chất có chứa chất phóng xạ dùng cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
10. Đồng vị phóng xạ là các dạng khác nhau của một nguyên tố hóa học có khả năng phân rã phóng xạ.
11. Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ.
12. Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác.
13. Liều chiếu xạ là đại lượng đo mức độ chiếu xạ.
14. Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra.
15. Vật liệu hạt nhân nguồn là một trong các vật liệu sau đây: urani, thori dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng; urani chứa thành phần đồng vị urani 235 ít hơn urani trong tự nhiên; các quặng chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng; các hợp chất của thori và urani khác chưa đủ hàm lượng để được xác định là vật liệu hạt nhân.
16. Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng.
17. Nhiêu liệu hạt nhân là vật liệu hạt nhân được chế tạo làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.
18. Thiết bị hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân, thiết bị làm giàu urani, thiết bị chế tạo nhiên liệu hạt nhân hoặc thiết bị xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
19. Chu trình nhiên liệu hạt nhân là một chuỗi hoạt động liên quan đến tạo ra năng lượng hạt nhân từ khai thác, chế biến quặng urani hoặc thori; làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; sử dụng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân; tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến các hoạt động xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ sinh ra từ việc tạo ra năng lượng hạt nhân và các hoạt động nghiên cứu, phát triển có liên quan.
20. An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.
21. An toàn hạt nhân là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả sự cố do thiết bị hạt nhân, vật liệu hạt nhân gây ra cho con người, môi trường.
22. An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân là việc thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đối phó với các hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và nguy cơ thất lạc nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
23. Mức miễn trừ khai báo, cấp phép là mức hoạt độ phóng xạ hoặc công suất của thiết bị bức xạ mà từ mức đó trở xuống chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ được coi là không nguy hại cho con người, môi trường.
Điều 4. Áp dụng pháp luật và điều ước quốc tế
1. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân (sau đây gọi chung là an toàn), an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân (sau đây gọi chung là an ninh) trong các hoạt động đó phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật luật có liên quan.
2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó thì áp dụng quy định của Luật này.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tập trung đầu tư phát triển điện hạt nhân, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển điện hạt nhân.
3. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
4. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội ở khu vực có nhà máy điện hạt nhân.
5. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển điện hạt nhân.
Điều 6. Nguyên tắc hoạt động và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được thực hiện vì mục đích hòa bình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Hoạt động quản lý về an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải bảo đảm khách quan, khoa học.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân
Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
2. Tổ chức việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo thẩm quyền;
3. Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
4. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, tạm dừng công việc bức xạ theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân khi phát hiện các yếu tố không an toàn;
5. Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân theo quy định của pháp luật;
6. Tham gia ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo thẩm quyền;
7. Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
8. Tổ chức và phối hợp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
9. Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Điều 9. Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia
1. Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm giúp Thủ tướng về chiến lược, chính sách phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử.
2. Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm giúp Thủ tướng về chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử, trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và biện pháp xử lý đối với sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng; xem xét, đánh giá báo cáo an toàn của nhà máy điện hạt nhân, kết quả thẩm định của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
Điều 10. Kiểm soát hạt nhân
1. Việc kiểm soát sử dụng vật liệu hạt nhân, kiểm soát vật liệu và thiết bị sử dụng trong chu trình nhiên liệu hạt nhân và kiểm soát hoạt động có liên quan nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, vận chuyển và sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động kiểm soát hạt nhân.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu và thiết bị sử dụng trong chu trình nhiên liệu hạt nhân, tiến hành hoạt động có liên quan phải tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân.
Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.
2. Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.
3. Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
4. Nhập khẩu chất thải phóng xạ.
5. Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.
6. Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.
7. Sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
8. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh và các điều kiện ghi trong giấy phép.
9. Cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
10. Trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
11. Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
12. Chiếm đoạt, phá hoại; chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
13. Che dấu thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
14. Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Chương 2.
CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Điều 13. Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử bao gồm quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể.
2. Quy hoạch tổng thể là quy hoạch nhằm định hướng cơ bản dài hạn, xác định các mục tiêu tổng quát phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Quy hoạch tổng thể được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Nội dung quy hoạch tổng thể bao gồm quan điểm phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; mục tiêu tổng quát; chỉ tiêu chung phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; giải pháp thực hiện.
3. Quy hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể là quy hoạch nhằm định hướng dài hạn, xác định các mục tiêu cụ thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử cho các lĩnh vực y tế; khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường; nông nghiệp; công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác; phát triển điện hạt nhân; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ và quy hoạch địa điểm chôn cất, lưu giữ chất thải phóng xạ.
Quy hoạch chi tiết được lập trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy hoạch phát triển của ngành có liên quan. Nội dung quy hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể bao gồm quan điểm phát triển, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện và đánh giá môi trường chiến lược đã được thẩm định.
Điều 14. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Trách nhiệm lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định như sau:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì lập quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;
b) Bộ Y tế chủ trì lập quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp;
đ) Bộ Công thương chủ trì lập quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác; quy hoạch phát triển điện hạt nhân; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ;
e) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch địa điểm chôn cất, lưu giữ chất thải phóng xạ.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
3. Cơ quan lập quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 15. Điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được điều chỉnh khi căn cứ xây dựng quy hoạch quy định tại Điều 13 của Luật này thay đổi và phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 16. Phát triển nguồn nhân lực
1. Nhà nước có chương trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi, thu hút chuyên gia có trình độ cao trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế tham gia thực hiện chương trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Nhà nước có chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế tham gia thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương 3.
AN TOÀN BỨC XẠ, AN TOÀN HẠT NHÂN VÀ AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ, VẬT LIỆU HẠT NHÂN, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
Điều 18. Công việc bức xạ
Công việc bức xạ bao gồm các hoạt động sau đây:
1. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
2. Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
3. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
4. Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
5. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
6. Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
7. Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
8. Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
9. Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
10. Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
11. Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
12. Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
13. Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
14. Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Điều 19. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ khi xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 18 của Luật này.
2. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ phải phù hợp với từng công việc bức xạ và có các nội dung chính sau đây:
a) Quy trình tiến hành công việc bức xạ gồm các bước chuẩn bị, triển khai và kết thúc công việc;
b) Quy định về việc đo liều chiếu xạ cá nhân và kiểm xạ khu vực làm việc;
c) Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ;
d) Nội quy tiến hành công việc bức xạ;
đ) Dự kiến sự cố có thể xảy ra và biện pháp khắc phục;
e) Phân công trách nhiệm cá nhân tiến hành công việc bức xạ;
g) Phân công trách nhiệm giám sát, phụ trách an toàn và điều hành chung.
Điều 20. Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
1. Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi đến cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép;
b) Những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép (nếu có);
c) Sự cố bức xạ (nếu có) và các biện pháp khắc phục.
Điều 21. Kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra
1. Kiểm soát chiếu xạ gồm có:
a) Kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp là kiểm soát liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
b) Kiểm soát chiếu xạ y tế là kiểm soát liều chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị;
c) Kiểm soát chiếu xạ công chúng là kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra đối với những người không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ sau đây:
a) Bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn;
b) Bảo đảm giữ cho liều chiếu xạ cá nhân, số người bị chiếu xạ và khả năng bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;
c) Bảo đảm để lợi ích do công việc bức xạ mang lại phải đủ bù đắp cho những rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho con người, môi trường.
Điều 22. An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
1. Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải có các biện pháp bảo đảm an ninh sau đây:
a) Kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Không cho phép cá nhân không có nhiệm vụ tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
c) Thực hiện quy định về kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ghi trong giấy phép;
d) Việc chuyển giao nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong nội bộ cơ sở tiến hành công việc bức xạ phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền và có biên bản bàn giao;
đ) Tiến hành kiểm đếm định kỳ ít nhất một năm một lần để bảo đảm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được để đúng nơi quy định trong điều kiện an ninh;
e) Bảo vệ bí mật các biện pháp an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên và quản lý vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có kế hoạch bảo đảm an ninh;
b) Phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
c) Áp dụng ngay biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp;
d) Ngăn chặn kịp thời việc phá hoại nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; có kế hoạch kiểm đếm thường xuyên hằng tháng, hằng tuần hoặc hằng ngày theo hướng dẫn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
đ) Có phương án giảm thiểu tác hại khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị phá hoại;
e) Bảo vệ bí mật thông tin về hệ thống an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi cả nước, bao gồm các thông tin sau đây:
a) Loại nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Số nhận dạng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và côngtenơ bảo vệ;
c) Tên đồng vị phóng xạ đối với nguồn phóng xạ; thành phần hóa học đối với vật liệu hạt nhân;
d) Hoạt độ, ngày xác định hoạt độ đối với nguồn phóng xạ; khối lượng plutoni, urani đối với vật liệu hạt nhân;
đ) Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
e) Chứng chỉ xuất xứ;
g) Chủ sở hữu;
h) Tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, sử dụng;
i) Tổ chức, cá nhân lưu giữ, sử dụng trước đó;
k) Địa chỉ nơi đang lưu giữ, sử dụng.
4. Việc phân loại nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm dưới trung bình, trung bình và trên trung bình được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 23. Bảo vệ nhiều lớp
1. Bảo vệ nhiều lớp là việc áp dụng đồng thời nhiều giải pháp, nhiều lớp bảo vệ nhằm duy trì an toàn, an ninh.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp tương ứng với khả năng gây hại của nguồn bức xạ, vật liệu hạt nhân đối với con người, môi trường.
Điều 24. Kiểm xạ khu vực làm việc
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc các thông số cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn.
2. Máy móc, thiết bị sử dụng cho việc kiểm xạ, đo đạc phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, cập nhật, bảo quản hồ sơ kiểm xạ, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn.
Điều 25. Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
b) Tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý;
c) Có phương án phân loại và xử lý chất thải phóng xạ.
2. Chất thải phóng xạ được xử lý bằng các giải pháp sau đây:
a) Lưu giữ để phân rã đối với chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn;
b) Chôn cất chất thải phóng xạ, nếu việc chôn cất không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường;
c) Chuyển chất thải phóng xạ về dạng ít gây nguy hiểm cho con người, môi trường;
d) Lưu giữ tạm thời trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh chờ xử lý nếu không thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhiên liệu hạt nhân phải có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh.
4. Tổ chức, cá nhân phải khai báo chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra.
5. Tổ chức, cá nhân phải xin cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lưu giữ chất thải phóng xạ.
6. Tổ chức, cá nhân chỉ được chôn cất chất thải phóng xạ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
7. Nhà nước đầu tư xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia.
8. Việc phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và việc lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, lựa chọn địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
9. Bộ Xây dựng phê duyệt địa điểm kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 26. Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh và thực hiện các quy định của Luật này đối với việc tiến hành công việc bức xạ.
2. Bố trí người phụ trách an toàn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản.
3. Thực hiện đầy đủ các quy định trong giấy phép.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh.
5. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ.
6. Tạo điều kiện cho kiểm tra viên, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn, an ninh; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
7. Tổ chức kiểm xạ, kiểm soát chất thải phóng xạ, bảo đảm liều chiếu xạ không vượt quá liều giới hạn.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.
Điều 27. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
c) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;
d) Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
2. Người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ có chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
a) Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thực hiện quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 26 của Luật này;
b) Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để tuân thủ các điều kiện về an toàn, an ninh;
c) Thường xuyên liên lạc với các cá nhân, bộ phận lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình; thực hiện tư vấn và hướng dẫn về bảo đảm an toàn; thường xuyên kiểm tra tình trạng an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
d) Báo cáo người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về an toàn, an ninh, khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
đ) Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan đến an toàn, an ninh.
Điều 28. Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Người đảm nhiệm một trong các công việc sau đây phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ:
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Người phụ trách an toàn;
d) Người phụ trách tẩy xạ;
đ) Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
e) Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
g) Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
h) Nhân viên vận hành máy gia tốc;
i) Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
k) Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
l) Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
2. Người có đủ điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Có trình độ chuyên môn và kiến thức về an toàn phù hợp.
3. Người được cấp chứng chỉ quy định tại khoản 1 Điều này phải thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
Điều 29. Hồ sơ an toàn bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ sau đây:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn;
c) Nhật ký và hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ;
đ) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trình các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ được chuyển giao cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, khi tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ chấm dứt hoạt động;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới;
c) Hồ sơ quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này được chuyển giao cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới;
d) Hồ sơ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận nhân viên bức xạ, khi nhân viên bức xạ chuyển đi làm việc cho tổ chức, cá nhân mới.
Điều 30. Xử lý tình huống nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo
1. Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân, cơ quan công an nơi gần nhất, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân; chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp hoặc chưa được khai báo phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Khi nhận được báo cáo hoặc thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Ủy ban nhân dân thông báo cho nhân dân địa phương biết để chủ động phòng, tránh bị chiếu xạ, tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, tìm kiếm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp;
b) Cơ quan công an chủ trì, phối hợp với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tìm kiếm, xác định chủ sở hữu, người quản lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi;
c) Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chuyển giao bất hợp pháp hoặc chưa được khai báo; xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi đã được tìm thấy.
4. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải chịu toàn bộ chi phí tìm kiếm và xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 31. Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là vật thể có chất phóng xạ bám trên bề mặt hoặc trong thành phần của nó.
2. Tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như quy định đối với chất thải phóng xạ;
b) Xin phép cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ khi mức nhiễm bẩn phóng xạ thấp hơn hoặc bằng mức thanh lý. Khi được phép thanh lý, thì việc thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ được thực hiện như loại bỏ chất thải thông thường.
Điều 32. Hạn chế tác hại của chiếu xạ tự nhiên đối với con người
1. Chiếu xạ tự nhiên là chiếu xạ bởi bức xạ từ vũ trụ và các vật thể tự nhiên xung quanh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xác định địa điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức khảo sát, đánh giá khả năng gây hại; thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại đối với con người.
Điều 33. Trách nhiệm quy định chi tiết về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh các nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung sau đây:
a) Liều giới hạn, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và kiểm soát chiếu xạ công chúng;
b) Việc thực hiện nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp;
c) Việc thực hiện kiểm xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
d) Việc tẩy xạ sau khi kết thúc công việc bức xạ;
đ) Những công việc bức xạ yêu cầu phải có người phụ trách an toàn;
e) Chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu đào tạo về an toàn đối với nhân viên bức xạ;
g) Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ, thời hạn của chứng chỉ, việc gia hạn chứng chỉ nhân viên bức xạ và việc công nhận chứng chỉ nhân viên bức xạ do tổ chức nước ngoài cấp;
h) Báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ;
i) Nội dung hồ sơ an toàn bức xạ, thời gian lưu giữ đối với từng loại hồ sơ;
k) Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
l) Mức miễn trừ khai báo, cấp phép, mức thanh lý, thủ tục thẩm định, đánh giá, phê chuẩn và các biện pháp thanh lý nguồn phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ;
m) Việc xác định địa điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền;
n) Quy định về kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ, an ninh và các vấn đề khác theo thẩm quyền.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với nhân viên bức xạ;
b) Mức chỉ dẫn liều chiếu xạ đối với bệnh nhân và kiểm soát chiếu xạ y tế.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan quy định và hướng dẫn cụ thể về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phụ cấp nghề nghiệp, chế độ đặc thù khác đối với nhân viên bức xạ và người làm việc trong môi trường có độc hại phóng xạ.
Chương 4.
CƠ SỞ BỨC XẠ
Điều 34. Cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ
1. Các loại cơ sở bức xạ bao gồm:
a) Cơ sở vận hành máy gia tốc;
b) Cơ sở xạ trị;
c) Cơ sở chiếu xạ khử trùng, chiếu xạ xử lý vật liệu;
d) Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
đ) Kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia; cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức miễn trừ khai báo.
2. Việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở bức xạ phải có thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 35. Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở bức xạ
1. Cơ sở bức xạ phải lập báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động.
2. Cơ sở bức xạ phải lập báo cáo đánh giá an toàn khi xin cấp hoặc cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Thiết kế, chế tạo;
b) Dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;
c) Phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành;
d) Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.
4. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động bao gồm:
a) Lý do thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động;
b) Thiết kế, chế tạo;
c) Dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;
d) Phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành;
đ) Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.
5. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép chấm dứt hoạt động bao gồm:
a) Lý do chấm dứt hoạt động;
b) Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;
c) Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.
6. Báo cáo đánh giá an toàn được lập cho từng công việc bức xạ theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
Điều 36. Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ
1. Khi chấm dứt hoạt động, cơ sở bức xạ phải trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ và ra quyết định công nhận cơ sở bức xạ đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn.
3. Cơ sở bức xạ phải chịu mọi chi phí tháo dỡ và chi phí lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ sinh ra do quá trình tháo dỡ.
4. Việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ đối với cơ sở bức xạ.
Chương 5.
CƠ SỞ HẠT NHÂN
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠT NHÂN
Điều 37. Cơ sở hạt nhân và thiết kế cơ sở hạt nhân
1. Các loại cơ sở hạt nhân bao gồm:
a) Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
b) Nhà máy điện hạt nhân;
c) Cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
d) Cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
2. Việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân phải có thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở hạt nhân, trừ tổ chức thẩm định thiết kế nhà máy điện hạt nhân.
Điều 38. Phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân
1. Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng hoặc đồng thời với việc xin cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
b) Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
c) Thiết kế sơ bộ cơ sở hạt nhân;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
e) Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
g) Báo cáo thẩm định an toàn;
h) Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi cơ sở hoạt động.
2. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân, trừ địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Điều 39. Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân
1. Cơ sở hạt nhân phải lập báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động, vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
2. Cơ sở hạt nhân phải lập báo cáo đánh giá an toàn khi xin cấp hoặc cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác quy định tại Điều 18 của Luật này, trừ vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân.
Điều 40. Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở hạt nhân, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ
1. Khi chấm dứt hoạt động, cơ sở hạt nhân phải trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và ra quyết định công nhận cơ sở hạt nhân đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn.
3. Cơ sở hạt nhân phải chịu mọi chi phí tháo dỡ và chi phí lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tháo dỡ.
4. Việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ đối với cơ sở hạt nhân.
Mục 2. LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NGHIÊN CỨU
Điều 41. Xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
1. Hồ sơ đề nghị cho phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Thiết kế chi tiết lò phản ứng hạt nhân và các công trình có liên quan;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Báo cáo phân tích an toàn;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng liên quan đến việc xây dựng;
g) Kế hoạch tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân;
h) Báo cáo thẩm định an toàn;
i) Tài liệu khác có liên quan.
2. Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng.
3. Việc vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
4. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp giấy phép vận hành chính thức lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép xây dựng và giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Điều 42. Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra an toàn đối với việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và có quyền yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng hoặc tạm đình chỉ thi công nếu phát hiện những điểm không phù hợp với thiết kế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi thực hiện kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu và báo cáo về các nội dung sau đây:
a) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi công và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát thi công;
b) Thời gian nghiệm thu từng công đoạn xây dựng;
c) Việc chấp hành các quy định về an toàn đối với xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
3. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi công phải tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tại chỗ về việc tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt.
Điều 43. Kiểm tra lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra an toàn đối với việc lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Việc kiểm tra lắp đặt, vận hành thử được thực hiện cho từng hạng mục công trình, có kết luận nghiệm thu sơ bộ trước khi cho phép vận hành thử công đoạn tiếp theo, vận hành thử toàn bộ hệ thống và nghiệm thu.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này có quyền yêu cầu chủ đầu tư xây dựng cung cấp tài liệu và báo cáo về các nội dung sau đây:
a) Quy trình và lịch trình lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;
b) Việc chấp hành quy định về an toàn đối với lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu.
3. Việc nghiệm thu tổng thể đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu chỉ được thực hiện khi các hạng mục công trình đã được nghiệm thu.
Điều 44. Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
1. Tổ chức có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ việc ra vào khu vực lò phản ứng hạt nhân;
b) Thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân;
c) Tiến hành quan trắc phóng xạ môi trường nơi có lò phản ứng hạt nhân, báo cáo cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kết quả quan trắc định kỳ sáu tháng một lần và báo cáo ngay khi phát hiện kết quả quan trắc bất thường.
2. Việc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Mục 3. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Điều 45. Yêu cầu đối với nhà máy điện hạt nhân
1. Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm lò phản ứng hạt nhân và các công trình liên quan khác.
2. Việc đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải theo quy hoạch phát triển điện hạt nhân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Việc lựa chọn, phê duyệt địa điểm, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 46. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân
1. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
2. Hồ sơ dự án nhà máy điện hạt nhân trình Quốc hội bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Báo cáo tiền khả thi (báo cáo đầu tư);
c) Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
Điều 47. Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
1. Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Bảo đảm an toàn cho dân cư trên địa bàn;
b) Bảo đảm an toàn cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân có tính tới các yếu tố địa chất, thủy văn, thiên tai, giao thông và các yếu tố khác;
c) Bảo đảm an ninh cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân;
d) Giảm thiểu hậu quả khi xảy ra sự cố.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
b) Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
c) Thiết kế sơ bộ nhà máy điện hạt nhân;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
e) Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
g) Báo cáo thẩm định an toàn;
h) Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi vận hành nhà máy điện hạt nhân;
i) Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
k) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thể hiện ý kiến nhân dân về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và dân cư trên địa bàn;
l) Tài liệu khác có liên quan.
Điều 48. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư và pháp luật về đấu thầu.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân do chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải có các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cho phép đầu tư xây dựng;
b) Thiết kế chi tiết nhà máy điện hạt nhân;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Báo cáo phân tích an toàn;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng liên quan đến việc xây dựng;
g) Kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân và việc bảo đảm tài chính cho tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân, quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, quản lý chất thải phóng xạ;
h) Báo cáo thẩm định an toàn;
i) Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
k) Tài liệu khác có liên quan.
Điều 49. Thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân
1. Việc thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân chỉ được tiến hành sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Luật này.
2. Chủ đầu tư và tổ chức thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn hạt nhân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Vận hành nhà máy điện hạt nhân
1. Nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân.
2. Việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, đề xuất về việc cấp giấy phép vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân trình Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia đánh giá kết quả thẩm định.
Điều 51. Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân
1. Việc kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật này.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia kết quả kiểm tra an toàn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 52. Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân
Việc bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Điều 53. Kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn, an ninh của nhà máy điện hạt nhân
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thành lập văn phòng kiểm tra đặt tại nhà máy điện hạt nhân, làm nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn, an ninh của nhà máy điện hạt nhân.
2. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện việc kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 54. Báo cáo thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân
1. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo thực trạng an toàn bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân theo quy định sau đây:
a) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Báo cáo tổng thể định kỳ mười năm một lần.
2. Báo cáo tổng thể quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải đề xuất thời gian cho phép nhà máy được tiếp tục vận hành.
Điều 55. Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn nhà máy điện hạt nhân
1. Khi phát hiện sai sót về an toàn, an ninh, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có quyền yêu cầu nhà máy điện hạt nhân có biện pháp khắc phục; trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn, an ninh thì kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của nhà máy.
2. Căn cứ báo cáo tổng thể quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này, báo cáo thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc gia hạn giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Điều 56. Trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân
1. Bảo đảm nguồn nhân lực đủ trình độ và kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện an toàn việc vận hành nhà máy điện hạt nhân, quản lý nhiên liệu hạt nhân, lưu giữ và xử lý chất thải phóng xạ, tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
2. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhân viên vận hành nhà máy điện hạt nhân.
3. Bổ nhiệm người có đủ điều kiện vào các chức danh kỹ sư trưởng, trưởng ca vận hành, người quản lý nhiên liệu hạt nhân, người phụ trách an toàn.
Điều 57. Công tác thông tin đại chúng
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà máy điện hạt nhân và tổ chức có nhà máy điện hạt nhân tổ chức thực hiện các quy định sau đây:
1. Tuyên truyền, cung cấp thông tin nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân về nhà máy điện hạt nhân;
2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn cho nhân dân địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân;
3. Cung cấp thường xuyên thông tin về tình trạng an toàn của nhà máy điện hạt nhân cho nhân dân địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.
Chương 6.
THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG PHÓNG XẠ
Điều 58. Báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ
1. Cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ là cơ sở tiến hành một hoặc một số công việc sau đây:
a) Thăm dò, khai thác và chế biến quặng urani, thori;
b) Khai thác, chế biến khoáng sản khác mà sản phẩm phụ hoặc chất thải sau chế biến có chứa chất phóng xạ có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức hoạt độ phóng xạ miễn trừ khai báo.
2. Cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ phải lập báo cáo đánh giá an toàn quy định tại Điều 19 của Luật này trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định.
3. Báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này còn phải có các nội dung sau đây: quy trình thăm dò, khai thác, chế biến; kho lưu giữ; các biện pháp giảm bụi phóng xạ; biện pháp thông gió, giảm nồng độ khí radon và các khí độc khác; đóng gói, lưu giữ, vận chuyển sản phẩm có chứa phóng xạ; thu gom, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ.
Điều 59. Trách nhiệm của cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ trong việc phục hồi môi trường
1. Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động xấu đến các thành phần môi trường; thực hiện việc phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến theo quy định của Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định của Luật này; lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã chấm dứt hoạt động.
2. Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép về kết quả thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương 7.
VẬN CHUYỂN VÀ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VẬT LIỆU PHÓNG XẠ, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
Mục 1. VẬN CHUYỂN
Điều 60. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại Điều 61 của Luật này và đã đủ điều kiện được vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Điều 61. Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển
1. Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong các kiện hàng phóng xạ trước khi vận chuyển, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
2. Kiện hàng phóng xạ được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm bảo đảm an toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm của vật liệu phóng xạ và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.
3. Kiện hàng phóng xạ chỉ được dùng để chứa vật liệu phóng xạ và các tài liệu, vật phụ trợ cần thiết liên quan đến vật liệu phóng xạ được vận chuyển.
4. Việc đóng gói vật liệu phóng xạ để vận chuyển được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 62. Kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển
1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có phương án bảo vệ an toàn cho người trực tiếp tham gia vận chuyển và những người có liên quan khác; kiểm tra sự nhiễm bẩn phóng xạ của kiện hàng, khu vực chuẩn bị kiện hàng phóng xạ, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển; lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;
b) Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo, cập nhật kiến thức về an toàn bức xạ, có hiểu biết về quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;
c) Xây dựng, kiểm soát lộ trình vận chuyển; phòng ngừa việc thất lạc vật liệu phóng xạ, việc chiếm đoạt, phá hoại vật liệu phóng xạ.
2. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đáp ứng những yêu cầu sau đây:
a) Quy định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố xảy ra;
b) Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về sự cố;
c) Có biện pháp và phương tiện kỹ thuật cần thiết ứng phó sự cố;
d) Cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố;
đ) Khoanh vùng cách ly, ngăn chặn tiếp cận, khắc phục việc nhiễm bẩn phóng xạ;
e) Cấp cứu nạn nhân.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình và vận chuyển vật liệu hạt nhân phải được diễn tập và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép thẩm định.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc lập kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.
Điều 63. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng:
a) Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;
b) Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
c) Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;
đ) Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển:
a) Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định;
b) Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển;
c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;
d) Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;
b) Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra;
c) Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;
b) Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra;
c) Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại Điều 62 của Luật này.
Điều 64. Kiểm soát an toàn đối với vận chuyển quá cảnh vật liệu phóng xạ và hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân
Việc vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và phải chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Mục 2. NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU
Điều 65. Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân
1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
2. Cơ quan hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều này; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu.
4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.
5. Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.
Điều 66. Kiểm soát nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ
1. Hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ không có trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc có trong danh mục được phép nhập khẩu nhưng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ quá mức quy định thì không được phép nhập khẩu.
2. Hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu phải ghi rõ trên nhãn.
3. Bộ Y tế quy định danh mục sản phẩm tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu và mức chiếu xạ đối với hàng hóa tiêu dùng trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Điều 67. Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phối hợp với cơ quan hải quan triển khai các biện pháp cần thiết để phát hiện, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ.
2. Khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, cơ quan hải quan dừng làm thủ tục thông quan, thông báo cho chủ hàng để xử lý bằng các biện pháp sau đây:
a) Áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với con người, môi trường;
b) Áp dụng các biện pháp loại bỏ chất phóng xạ, tẩy xạ hàng hóa chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, trừ trường hợp tái xuất ngay.
3. Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm soát việc thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sau khi áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu thì tiếp tục cho làm thủ tục thông quan, trường hợp không đủ điều kiện thì buộc tái xuất.
5. Chủ hàng có trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả do hàng hóa nhập khẩu chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ gây ra tại bến cảng.
Chương 8.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Điều 68. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Đánh giá, định giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.
3. Đào tạo nhân viên bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
4. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
5. Đo liều chiếu xạ cá nhân, đánh giá hoạt độ phóng xạ.
6. Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
7. Tẩy xạ.
8. Thay, đảo nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.
9. Lắp đặt nguồn phóng xạ.
10. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác.
Điều 69. Điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Tổ chức tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Có cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ theo nội dung đăng ký.
2. Cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 70. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Cá nhân có đủ điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp;
c) Đã qua khóa đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử tại cơ sở đào tạo.
2. Người được cấp chứng chỉ quy định tại Điều này có trách nhiệm thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về cơ sở đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và việc công nhận chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử do tổ chức nước ngoài cấp.
Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hoạt động đã đăng ký;
b) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ;
c) Sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để thực hiện hoạt động dịch vụ;
d) Nhận thù lao từ việc cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận;
đ) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra cho mình;
e) Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiến hành hoạt động dịch vụ;
g) Tham gia hiệp hội ngành, nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc cung ứng dịch vụ theo đúng nội dung đã đăng ký;
b) Thực hiện hợp đồng dịch vụ đã giao kết;
c) Chịu trách nhiệm với bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ;
đ) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
e) Thông báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện có nguy cơ phát sinh sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Chương 9.
KHAI BÁO VÀ CẤP GIẤY PHÉP
Điều 72. Khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
1. Tổ chức, cá nhân có chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ với hoạt động trên mức miễn trừ khai báo, thiết bị bức xạ có công suất trên mức miễn trừ khai báo, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải khai báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và các thông tin khác quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này.
2. Việc khai báo phải được thực hiện trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
Điều 73. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải có giấy phép, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân được tiến hành các công việc bức xạ dưới đây không phải xin cấp giấy phép:
a) Sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ có hoạt độ từ mức miễn trừ cấp phép trở xuống;
b) Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ thuộc danh mục không phải xin cấp giấy phép.
Điều 74. Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm dưới trung bình được cấp cho nhiều chuyến hàng có thời hạn mười hai tháng.
2. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được cấp cho từng chuyến hàng có thời hạn sáu tháng.
3. Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có thời hạn sáu tháng.
4. Giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của tổ chức, cá nhân trong nước có thời hạn mười năm.
5. Giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân có thời hạn mười năm.
6. Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn năm năm.
7. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác có thời hạn ba năm.
Điều 75. Điều kiện cấp giấy phép
1. Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với chức năng hoạt động;
c) Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp;
d) Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;
đ) Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với đăng ký hành nghề hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Có trình độ chuyên môn phù hợp;
d) Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;
đ) Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 76. Các loại hồ sơ xin cấp giấy phép
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có các tài liệu sau đây:
a) Đơn xin cấp giấy phép;
b) Số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và mục đích sử dụng của chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
c) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về nhân lực; kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân lực;
d) Báo cáo đánh giá an toàn hoặc báo cáo phân tích an toàn đối với từng công việc bức xạ cụ thể;
đ) Quy trình bảo đảm chất lượng;
e) Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân đối với từng công việc bức xạ cụ thể;
g) Dự kiến hệ thống hồ sơ lưu giữ và hệ thống báo cáo.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Dự kiến số lượng, loại, đặc tính chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được lưu giữ, xử lý;
b) Phương pháp, thiết bị xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
c) Dự kiến khả năng phát thải ra môi trường và kế hoạch kiểm xạ môi trường;
d) Dự kiến các nghiên cứu, triển khai hỗ trợ việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại cơ sở;
đ) Dự kiến địa điểm lưu giữ và chôn cất.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Bản đồ khu vực thăm dò, khai thác, chế biến quặng;
b) Dự kiến địa điểm lưu giữ chất thải của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến; phương pháp và thiết bị xử lý chất thải;
c) Dự kiến các biện pháp, kế hoạch phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn và toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến.
4. Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Tài liệu chứng minh phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu an toàn, an ninh;
b) Mô tả chi tiết kiện hàng;
c) Biện pháp cố định vật liệu phóng xạ trong kiện hàng, cố định nắp kiện hàng và cố định kiện hàng trên phương tiện vận chuyển;
d) Suất liều chiếu xạ cực đại trên bề mặt của kiện hàng và cách kiện hàng một mét;
đ) Tài liệu chứng minh bảo đảm an toàn đối với vật liệu phóng xạ xếp trong kiện hàng trong điều kiện bình thường cũng như khi có sự cố;
e) Hợp đồng vận chuyển.
5. Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu ghi rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia nhập khẩu, xuất khẩu.
Điều 77. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép
1. Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d Điều này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
d) Bộ Công thương cấp giấy phép vận hành thử và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
2. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải xem xét cấp giấy phép trong thời hạn sau đây:
a) Mười lăm ngày làm việc đối với nhập khẩu, xuất khẩu;
b) Ba mươi ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế;
c) Sáu mươi ngày đối với các công việc bức xạ khác, trừ giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân.
3. Trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 78. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân muốn sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gửi hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ xin gia hạn giấy phép trước khi giấy phép hết hạn ít nhất một trăm tám mươi ngày đối với vận hành lò phản ứng hạt nhân và vận hành nhà máy điện hạt nhân, sáu mươi ngày đối với các công việc bức xạ khác.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép được thực hiện theo quy định tại các điều 41, 47, 48, 50, 64, 76 và 77 của Luật này.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép.
Điều 79. Thu hồi giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng điều kiện về an toàn, an ninh;
b) Vi phạm điều kiện về an toàn, an ninh mà không khắc phục được trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về an toàn, an ninh lần thứ hai trong khoảng thời gian mười hai tháng;
d) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật;
đ) Xin chấm dứt tiến hành công việc bức xạ.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép do vi phạm quy định về an toàn, an ninh chỉ được xem xét cấp lại giấy phép sau hai mươi bốn tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có quyền thu hồi giấy phép.
Điều 80. Phí và lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc thu phí, lệ phí và sử dụng phí, lệ phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó.
Điều 81. Trách nhiệm quy định, hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định, hướng dẫn các nội dung sau đây:
a) Thủ tục, hồ sơ khai báo vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân;
b) Danh mục công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không phải xin cấp giấy phép;
c) Hồ sơ xin cấp giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
d) Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Thời hạn xem xét hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
e) Nội dung và mẫu các loại giấy phép;
g) Điều kiện về nhân lực và kỹ thuật để được cấp giấy phép.
2. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định, hướng dẫn về hồ sơ xin cấp giấy phép, thời hạn xem xét hồ sơ cấp giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân; nội dung, mẫu giấy phép; điều kiện về tài chính, nhân lực và kỹ thuật để được cấp giấy phép.
Chương 10.
ỨNG PHÓ SỰ CỐ, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI BỨC XẠ, HẠT NHÂN
Mục 1. ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, SỰ CỐ HẠT NHÂN
Điều 82. Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ. Sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
2. Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố) được phân thành năm nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó:
a) Nhóm 1 là nhóm tình huống sự cố không nghiêm trọng do thiết bị bất bình thường hoặc do con người gây ra, nhưng chưa có rò rỉ phóng xạ, chưa gây hại đối với con người;
b) Nhóm 2 là nhóm tình huống sự cố ít nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, nhưng phát tán không rộng, chưa gây hại đối với con người;
c) Nhóm 3 là nhóm tình huống sự cố nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người trong cơ sở tiến hành công việc bức xạ;
d) Nhóm 4 là nhóm tình huống sự cố rất nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở tiến hành công việc bức xạ, phạm vi ảnh hưởng trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nhóm 5 là nhóm tình huống sự cố đặc biệt nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán mạnh, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở ở diện rộng, phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc ra ngoài biên giới quốc gia, kể cả sự cố xảy ra ở nước khác có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều địa phương của Việt Nam.
3. Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố hạt nhân được xác định như sau:
a) Sự cố mức 1 là sự kiện bất thường vượt quá quy định, nhưng trong mức độ cho phép;
b) Sự cố mức 2 là sự cố khi thiết bị bảo vệ bị hư hại hoặc khi nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ nhưng trong giới hạn cho phép;
c) Sự cố mức 3 là sự cố nghiêm trọng, có rò rỉ chất phóng xạ, người dân bị nhiễm xạ trong giới hạn cho phép;
d) Sự cố mức 4 là tai nạn, nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ có nguy cơ tử vong, không gây tác hại ở ngoài cơ sở hạt nhân, người dân bị nhiễm xạ trong mức giới hạn cho phép;
đ) Sự cố mức 5 là tai nạn, gây tác hại ở ngoài cơ sở hạt nhân, nhưng chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân không đáng kể, cần thực hiện một số biện pháp ứng phó sự cố;
e) Sự cố mức 6 là tai nạn nghiêm trọng, chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân một lượng đáng kể, cần thực hiện tất cả các biện pháp ứng phó sự cố;
g) Sự cố mức 7 là tai nạn rất nghiêm trọng, chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân rất nhiều, gây tác hại đối với con người và môi trường trên diện rộng.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc xác định mức sự cố và việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố.
Điều 83. Kế hoạch ứng phó sự cố
1. Kế hoạch ứng phó sự cố gồm có kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở, kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.
2. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở được áp dụng khi sự cố xảy ra ở các nhóm 1, 2 và 3 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.
Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở bao gồm dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra; phương án huy động nhân lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó ban đầu, tổ chức cấp cứu người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hằng năm.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được áp dụng khi sự cố xảy ra ở nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này hoặc trong trường hợp sự cố xảy ra ở các nhóm 1, 2 và 3 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này nhưng vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở.
Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh bao gồm dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra; phương án huy động nhân lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó ban đầu, tổ chức cấp cứu người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hằng năm.
4. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia được áp dụng khi sự cố xảy ra ở nhóm 5 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này hoặc trong trường hợp sự cố xảy ra ở nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này nhưng vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh.
Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia bao gồm tổ chức bộ máy, dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra, các phương án ứng phó sự cố, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hai năm một lần.
5. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở. Cơ quan cấp giấy phép có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh; Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 84. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi sự cố xảy ra
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm:
a) Xác định vị trí xảy ra sự cố, xác định sơ bộ nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố tương ứng với nhóm tình huống quy định tại Điều 82 của Luật này để áp dụng các biện pháp ứng phó;
b) Huy động nhân lực, phương tiện của cơ sở để khắc phục sự cố, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh;
c) Thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi xảy ra sự cố hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về địa điểm xảy ra sự cố; đánh giá sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố và ảnh hưởng đối với con người, môi trường;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.
2. Bộ, ngành chủ quản, tổ chức cấp trên trực tiếp của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ triển khai kế hoạch ứng phó sự cố;
b) Cử ngay cán bộ có thẩm quyền đến nơi xảy ra sự cố để giám sát, đôn đốc ứng phó sự cố;
c) Huy động nhân lực, phương tiện của bộ, ngành, tổ chức mình để hỗ trợ ứng phó sự cố trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cấp cơ sở;
d) Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày xảy ra sự cố thuộc các nhóm 1, 2 và 3 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này, phải thông báo cho Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan công an nơi xảy ra sự cố, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về các vấn đề liên quan đến sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành.
đ) Kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn về sự cố xảy ra thuộc nhóm 4 và nhóm 5 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này và huy động nhân lực, phương tiện của bộ, ngành, tổ chức mình tham gia ứng phó sự cố theo điều động của Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn;
e) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan điều tra, xác định nguyên nhân sự cố và mức sự cố theo quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật này.
g) Phối hợp với Bộ Y tế huy động nhân lực, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn;
h) Cung cấp thông tin, tài liệu và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh khi xảy ra sự cố thuộc nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này; kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở khi xảy ra sự cố thuộc các nhóm 1, 2 và 3 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này; kịp thời hỗ trợ trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cấp cơ sở;
c) Huy động nhân lực, phương tiện ở địa phương tham gia ứng phó sự cố theo điều động của Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia;
d) Kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về sự cố xảy ra trên địa bàn;
đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về sự cố xảy ra trên địa bàn.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp hỗ trợ, huy động nhân lực, phương tiện khắc phục sự cố; hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập nơi nguy hiểm;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia;
c) Kịp thời báo cáo Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn trong trường hợp sự cố thuộc nhóm 5 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này;
d) Xác định nguyên nhân xảy ra sự cố và mức sự cố theo quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật này; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan và đề nghị trợ giúp quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thông báo sự cố và trợ giúp quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sự cố không gây ảnh hưởng qua biên giới quốc gia.
5. Ủy ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia khi xảy ra sự cố thuộc nhóm 5 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này;
b) Kịp thời hỗ trợ ứng phó sự cố thuộc nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này khi sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.
6. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Huy động nhân lực, phương tiện tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia khi xảy ra sự cố thuộc nhóm 5 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này;
b) Huy động nhân lực, phương tiện hỗ trợ ứng phó sự cố thuộc nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này khi sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.
7. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, huy động nhân lực, phương tiện tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia; chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan điều tra nguyên nhân sự cố.
8. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan và đề nghị trợ giúp quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thông báo sự cố và trợ giúp quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sự cố có ảnh hưởng qua biên giới quốc gia.
9. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, huy động nhân lực, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.
10. Tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.
Điều 85. Nguyên tắc cung cấp thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân có khả năng ảnh hưởng đối với khu vực xung quanh nơi xảy ra sự cố phải được cung cấp kịp thời, trung thực cho người dân trong khu vực.
2. Cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân phải bảo đảm tính trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về báo chí.
Điều 86. Ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân khi có tình trạng khẩn cấp
Trong trường hợp xảy ra tình huống đặc biệt nghiêm trọng, gây thảm họa lớn, việc ban bố tình trạng khẩn cấp và chỉ đạo ứng phó sự cố được thực hiện theo pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Mục 2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 87. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân
1. Thiệt hại bức xạ là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố bức xạ gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bức xạ được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Thiệt hại hạt nhân là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố hạt nhân gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu giao quyền lưu trữ, sử dụng vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải bồi thường thiệt hại do sự cố hạt nhân gây ra cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sự cố xảy ra do chiến tranh, khủng bố, thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 88. Mức bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân
1. Mức bồi thường thiệt hại bức xạ được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Mức bồi thường thiệt hại hạt nhân do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thiệt hại đối với con người được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Thiệt hại đối với môi trường được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Tổng mức bồi thường thiệt hại đối với mỗi sự cố hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân không vượt quá một trăm năm mươi triệu SDR, đối với sự cố xảy ra tại các cơ sở hạt nhân khác và sự cố do vận chuyển vật liệu hạt nhân không vượt quá mười triệu SDR.
SDR quy định tại khoản này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định, là quyền rút vốn đặc biệt, được quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
Điều 89. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân
1. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại bức xạ được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại hạt nhân được quy định như sau:
a) Đối với thiệt hại về tài sản, môi trường là mười năm, kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân;
b) Đối với thiệt hại về con người là ba mươi năm, kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
Điều 90. Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự; trường hợp công việc bức xạ có tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc mua bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 91. Quỹ hỗ trợ khắc phục thiệt hại hạt nhân
1. Quỹ hỗ trợ khắc phục thiệt hại hạt nhân được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn tồn tại;
b) Mức thiệt hại vượt quá giới hạn bồi thường cho mỗi sự cố hạt nhân quy định tại điểm c khoản 2 Điều 88 của Luật này.
2. Quỹ hỗ trợ khắc phục thiệt hại hạt nhân được hình thành từ các nguồn sau:
a) Đóng góp của các cơ sở hạt nhân;
b) Tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước;
c) Tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế;
d) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về quỹ hỗ trợ khắc phục thiệt hại hạt nhân.
Chương 11.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 92. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Bãi bỏ Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996.
Điều 93. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết các điều 65, 80, 82, 90 và những nội dung cần thiết khác của Luật này theo yêu cầu quản lý.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "03/06/2008",
"sign_number": "18/2008/QH12",
"signer": "Nguyễn Phú Trọng",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-110-QD-TW-chuc-nang-nhiem-vu-Dang-bo-chi-bo-co-so-112999.aspx | Quyết định 110-QĐ/TW chức năng nhiệm vụ Đảng bộ chi bộ cơ sở | BAN BÍ THƯ
-------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------
Số: 110-QĐ/TW
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2004
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ CHI BỘ CƠ SỞ TRONG CƠ QUAN QUÂN ĐỘI
- Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (Khóa IX)
- Căn cứ Quy định số 74-QĐ/TW, ngày 07-5-2003 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tổ chức đáng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”;
- Căn cứ đặc điểm nhiệm vụ của cơ quan trong Quân đội;
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan Quân đội như sau:
I. CHỨC NĂNG
Điều 1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan Quân đội là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác và mọi hoạt động của cơ quan; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác được giao.
II. NHIỆM VỤ
Điều 2. Lãnh đạo thực hiện nhiện vụ chính trị.
1- Thường xuyên giáo dục, quán triệt để cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) nắm vững nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
2- Lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các nội dung công tác theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, bảo đảm đúng đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, phù hợp với tình hình thực tiễn đơn vị. Lãnh đạo thực hiện tốt chế độ thông tin tình hình, đi cơ sở sơ kết, tổng kết; đổi mới phong cách và phương pháp công tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo xây dựng cơ quan chính quy, kỷ luật nghiêm.
Điều 3. Lãnh đạo công tác tư tưởng
1- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ đảng viên và quần chúng; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống của Đảng, Quân đội và đơn vị; thực hiện nghiêm chương trình học tập chính trị theo quy định cho các đối tượng trong đơn vị; xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong cán bộ chiến sĩ; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.
2- Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của Quân đội, cơ quan; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng.
3- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết, làm trái đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
Điều 4. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
1- Cấp ủy lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan. Kết hợp xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên.
2- Cấp ủy xây dựng và thực hiện đúng quy chế về công tác cán bộ; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập thể cấp ủy thống nhất lãnh đạo và quyết định mọi mặt công tác cán bộ trong cơ quan theo phân cấp.
8- Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chỉ huy vững mạnh; thực hiện nghiêm quy định của cấp trên về tổ chức, biên chế cơ quan.
Điều 5. Lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính
1- Lãnh đạo thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của Quân đội về bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan và chính sách hậu phương quân đội.
2- Lãnh đạo chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước và Quân đội về quản lý, sử dụng trang bị cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, tài chính; không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất mát, hư hỏng.
Điều 6. Lãnh đạo các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân
1- Lãnh đạo xây đựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Trung ương Đảng và điều lệ của mỗi tổ chức.
2-Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Điều 7. Xây dựng tổ chức đảng.
1- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là trong việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.
2- Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
3- Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4- Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình; chú trọng đối tượng và đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
5- Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm và là trung tâm đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ, chi bộ và đơn vị. Kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì.
6- Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
III. QUAN HỆ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ VỚI THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 8. Quan hệ giữa cấp ủy đảng với người chỉ huy cơ quan là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng
1- Người chỉ huy cơ quan phải phục tùng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, kịp thời báo cáo tình hình đơn vị, nhiệm vụ cấp trên giao theo quy định; đề xuất chủ trương lãnh đạo, biện pháp thực hiện để cấp ủy thảo luận, quyết định và có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm nghị quyết theo nhiệm vụ, chức trách.
2- Cấp ủy đảng tạo điều kiện để người chỉ huy cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, quyền hạn. Thường xuyên giáo dục, động viên đảng viên, quần chúng trong cơ quan chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy.
Điều 9. Quan hệ giữa bí thư cấp ủy với người chỉ huy cơ quan là mối quan hệ phối hợp công tác
1- Bí thư cấp ủy và người chỉ huy cơ quan phải kịp thời thông báo và trao đổi cho nhau biết các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, thống nhất đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương biện pháp lãnh đạo, báo cáo cáp ủy hoặc ban thường vụ quyết định; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, đơn vị và các tổ chức quần chúng.
2- Trường hợp có ý kiến khác nhau phải cùng nhau trao đổi để nhất trí, nếu đã trao đổi kỹ mà chưa nhất trí phải kịp thời đưa ra cấp ủy thảo luận, quyết định hoặc báo cáo cấp trên quyết định.
Điều 10. Quan hệ giữa cấp ủy đảng với các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân trong cơ quan là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng
1- Các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy cơ sở. Cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh tạo điều kiện cho các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân hoạt động có hiệu quả; chăm lo sự tiến bộ, trưởng thành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của quần chúng.
2- Các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân phải quán triệt và thực hiện nghiêm nghị quyết của cấp ủy đảng, chi bộ.
Điều 11. Quan hệ giữa cấp ủy cơ sở với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn là mối quan hệ phối hợp công tác.
1- Cấp ủy và người chỉ huy cơ quan có trách nhiệm thông báo tình hình, nhiệm vụ có liên quan với cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thống nhất chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo sự chỉ đạo của cấp trên và của cấp ủy, chính quyền địa phương.
2- Cấp ủy, chính quyền địa phương có trách nhiệm thông báo cho cấp ủy, người chỉ huy cơ quan tình hình và nhiệm vụ của địa phương có liên quan; lãnh đạo nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tạo điều kiện giúp đỡ cơ quan hoàn thành nhiệm vụ.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1- Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương các cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan Quân đội có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2- Căn cứ vào Quy định này và các văn bản hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan Quân đội xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để thực hiện.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực từ ngày ký và phổ biến đến các chi bộ để thực hiện.
T/M BAN BÍ THƯ
Trần Đình Hoan | {
"issuing_agency": "Ban Bí thư",
"promulgation_date": "20/08/2004",
"sign_number": "110-QĐ/TW",
"signer": "Trần Đình Hoan",
"type": "Quy định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-14-2001-ND-CP-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-bao-ve-47627.aspx | Nghị định 14/2001/NĐ-CP quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 14/2001/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2001
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2001/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhằm đáp ứng yêu cầu việc bảo đảm an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội;
ưTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong các lĩnh vực sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ con người;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ tài sản và hàng hóa;
c) Sản xuất, sửa chữa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt động dịch vụ bảo vệ.
2. Những đối tượng, mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng Quân đội và Công an nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và những đối tượng mà pháp luật quy định do lực lượng bảo vệ của các cơ quan, doanh nghiệp đảm nhiệm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2.
1. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Những tổ chức, cá nhân sau đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
b) Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
c) Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác mà theo quy định của pháp luật chưa được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Những tổ chức, cá nhân sau đây không được trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ một số hoạt động sản xuất, sửa chữa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt động dịch vụ bảo vệ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
Điều 3. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4. Nghiêm cấm thành lập các doanh nghiệp để điều tra bí mật, tiến hành các hoạt động vũ trang bảo vệ hoặc các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Mọi hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
Điều 5.
1. Việc thành lập và đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động, bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.
2. Trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp đăng ký kinh doanh hoặc cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi có "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" của Công an cấp tỉnh.
Điều 6.
1. Hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" gồm:
a) Đơn xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự";
b) Hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
c) Danh sách và lý lịch (có ảnh và xác nhận của Công an cấp xã nơi cư trú) của sáng lập viên và những người dự kiến giữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp;
d) Quy chế về tổ chức và hoạt động, phạm vi, quy mô kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết việc cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp không đủ điều kiện hoặc hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, thì cơ quan Công an phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết rõ lý do hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.
3. Người xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" phải nộp lệ phí. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ Tài chính quy định.
Điều 7. Chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Công an cấp tỉnh biết nơi đặt trụ sở, địa bàn và thời gian bắt đầu hoạt động, đồng thời phải sao gửi kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và danh sách những người trong ban lãnh đạo, ban quản lý.
Điều 8. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký kinh doanh ở tỉnh này mà được phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thường xuyên hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở tỉnh khác, thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hoạt động phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm theo danh sách những nhân viên sẽ đến làm việc tại tỉnh đó cho Công an cấp tỉnh nơi đến biết.
Điều 9. Người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải là người có lý lịch rõ ràng, có kiến thức cần thiết về pháp luật và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với doanh nghiệp do mình quản lý, có kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
Điều 10.
1. Nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải là người có lý lịch rõ ràng (có xác nhận của Công an cấp xã nơi cư trú) và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong khi thực hiện nhiệm vụ phải đeo biển hiệu nhân viên bảo vệ và phải có "Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ" do Giám đốc doanh nghiệp cấp để xuất trình khi cần thiết.
Điều 11. Trong khi tiến hành hoạt động dịch vụ bảo vệ, nếu phát hiện các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ như: cháy, nổ, tai nạn gây thương tích hoặc chết người; gây rối trật tự hoặc những hành vi khác có dấu hiệu phạm tội, thì người đang thực hiện nhiệm vụ tại nơi đó có trách nhiệm bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 12.
1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu các phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt động dịch vụ bảo vệ phải được Bộ Công an đồng ý bằng văn bản trước khi xin phép nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho hoạt động dịch vụ bảo vệ phải ghi rõ tên cơ sở sản xuất trên sản phẩm và phải đăng ký, lưu mẫu tại Công an cấp tỉnh.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
Điều 13. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quy định các điều kiện cụ thể về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
2. Chỉ đạo Công an các cấp kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kiểm tra chương trình, nội dung đào tạo nghiệp vụ bảo vệ; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
3. Kiến nghị với Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 14. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo thẩm quyền và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương 4:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thành tích đóng góp tích cực vào việc bảo vệ an ninh, trật tự thì được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 17. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải chấp hành các quy định về an ninh, trật tự theo hướng dẫn của cơ quan Công an.
Mọi hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có người không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2 của Nghị định này, thì cơ quan Công an có quyền yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt ngay việc sử dụng người đó.
Điều 18. Mọi hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật trong việc cấp đăng ký kinh doanh, cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" hoặc có các hành vi vi phạm khác trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19.
1. Doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã được phép tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ trước khi ban hành Nghị định này, thì không phải làm lại thủ tục đăng ký kinh doanh, nhưng trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, phải bổ sung những thủ tục còn thiếu theo quy định của Nghị định này.
2. Doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ trước khi ban hành Nghị định này, được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn ghi trong giấy phép, nhưng không được mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Trong thời gian được tiếp tục hoạt động phải tuân theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải đình chỉ hoạt động.
Điều 20. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ Công an hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định này.
Điều 21. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "25/04/2001",
"sign_number": "14/2001/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-giao-duc-2019-367665.aspx | Luật giáo dục 2019 số 43/2019/QH14 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất | QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 43/2019/QH14
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2019
LUẬT
GIÁO DỤC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Giáo dục.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Điều 4. Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
3. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
4. Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học.
5. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
7. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục.
8. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
9. Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.
10. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông là kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để có thể tiếp tục học trình độ giáo dục nghề nghiệp cao hơn.
11. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
12. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Điều 7. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Điều 8. Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.
Điều 9. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
1. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 10. Liên thông trong giáo dục
1. Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
2. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 11. Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.
Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
5. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Điều 15. Giáo dục hòa nhập
1. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 16. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
1. Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
3. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Đầu tư cho giáo dục
1. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
3. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Điều 18. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
1. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
2. Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Điều 19. Hoạt động khoa học và công nghệ
1. Hoạt động khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục tự triển khai hoặc phối hợp với tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục hoạt động khoa học và công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng cơ sở giáo dục thành trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.
4. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng quốc tế.
Điều 20. Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục
Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các lễ nghi tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 21. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục
1. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
2. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Chương II
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Mục 1. CÁC CẤP HỌC VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Tiểu mục 1. GIÁO DỤC MẦM NON
Điều 23. Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Điều 24. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Điều 25. Chương trình giáo dục mầm non
1. Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.
Điều 26. Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Điều 27. Chính sách phát triển giáo dục mầm non
1. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tiểu mục 2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
3. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Điều 31. Chương trình giáo dục phổ thông
1. Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
b) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
c) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
d) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
đ) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
Điều 32. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.
Điều 33. Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 34. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học phổ thông và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng nhà trường xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Tiểu mục 3. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 35. Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Điều 36. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.
Điều 37. Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật này và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Tiểu mục 4. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 38. Các trình độ đào tạo giáo dục đại học
Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học
1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân.
Điều 40. Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học
Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học được thực hiện theo quy định của Luật này và Luật Giáo dục đại học.
Mục 2. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Điều 41. Mục tiêu của giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.
Điều 42. Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên
1. Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.
Điều 43. Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
1. Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Chương trình xóa mù chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
d) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học, tự học có hướng dẫn;
d) Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 của Luật này, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
4. Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.
Điều 44. Cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, qua phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác.
2. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
c) Trung tâm học tập cộng đồng;
d) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.
3. Việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này, trừ chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân;
b) Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện chương trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;
c) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.
5. Việc liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Điều 45. Đánh giá, công nhận kết quả học tập
1. Học viên tham gia chương trình xóa mù chữ, đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.
2. Học viên học hết chương trình giáo dục trung học cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học viên học hết chương trình trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
4. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.
5. Học viên học các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.
Điều 46. Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên
1. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, học tập suốt đời để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên.
Chương III
NHÀ TRƯỜNG, TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC
Mục 1. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 47. Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
2. Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
b) Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
c) Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
d) Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi loại hình nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 48. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo khi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục thì được cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 49. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục
1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
b) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
c) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
d) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.
Điều 50. Đình chỉ hoạt động giáo dục
1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.
Điều 51. Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Nhà trường sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;
b) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
3. Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 52. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.
Điều 53. Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
1. Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Tài chính và tài sản của nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cụ thể hóa các nội dung của điều lệ nhà trường để áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Điều 54. Nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
2. Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư được quy định như sau:
a) Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
b) Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
c) Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
d) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
đ) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
e) Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
g) Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
h) Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
i) Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
k) Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.
3. Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục được lựa chọn một trong các phương thức sau đây:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này;
b) Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này.
Điều 55. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường, các bên có lợi ích liên quan và được quy định như sau:
a) Hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Thành phần hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông;
b) Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
c) Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
2. Hội đồng trường của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập là tổ chức thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử; chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thành phần hội đồng trường gồm đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã và người góp vốn xây dựng, duy trì hoạt động của nhà trường.
3. Hội đồng trường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.
Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục do nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.
4. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Việc chuyển thẩm quyền của hội đồng quản trị sang hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 56. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.
2. Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
4. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 57. Hội đồng tư vấn trong nhà trường
1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do hiệu trưởng thành lập để tư vấn giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.
Điều 58. Tổ chức Đảng trong nhà trường
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 59. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Mục 2. TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC
Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho người học là người dân tộc thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.
Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chương trình giáo dục nâng cao, quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên, trường năng khiếu.
Điều 63. Trường, lớp dành cho người khuyết tật
1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người khuyết tật nhằm giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề và hòa nhập cộng đồng.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường, lớp dành cho người khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.
Điều 64. Trường giáo dưỡng
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.
Điều 65. Cơ sở giáo dục khác
1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, trừ trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Chương IV
NHÀ GIÁO
Mục 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TIÊU CHUẨN CỦA NHÀ GIÁO
Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Điều 67. Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Điều 68. Giáo sư, phó giáo sư
1. Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Mục 2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO
Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Điều 70. Quyền của nhà giáo
1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 71. Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.
2. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.
3. Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.
Mục 3. ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Điều 74. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Mục 4. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Điều 75. Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 76. Tiền lương
Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Điều 77. Chính sách đối với nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 78. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Điều 79. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự
1. Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được cơ sở giáo dục đại học phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự.
2. Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có bằng tiến sĩ, được cơ sở giáo dục đại học phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương V
NGƯỜI HỌC
Mục 1. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC
Điều 80. Người học
Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
2. Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
3. Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
4. Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
5. Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
6. Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
Điều 81. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có các quyền sau đây:
a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Được miễn, giảm giá vé đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
2. Chính phủ quy định chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
Điều 82. Nhiệm vụ của người học
1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Điều 83. Quyền của người học
1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Mục 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Điều 84. Tín dụng giáo dục
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học có điều kiện học tập. Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục.
Điều 85. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
4. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 86. Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
Điều 87. Chế độ cử tuyển
1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu được duyệt; xét tuyển và bố trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.
3. Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học; được xét tuyển và bố trí việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
Điều 88. Khen thưởng đối với người học
Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
Điều 89. Trách nhiệm của nhà trường
1. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
2. Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này.
Điều 90. Trách nhiệm của gia đình
1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.
2. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Điều 91. Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
2. Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
Điều 92. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính.
Điều 93. Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Điều 94. Quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục. Việc thành lập và hoạt động của quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Điều 95. Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
3. Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
4. Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;
5. Nguồn vốn vay;
6. Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Điều 96. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
3. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 97. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 98. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tài sản cho giáo dục.
2. Các khoản đóng góp, tài trợ cho giáo dục của tổ chức, cá nhân được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
Điều 99. Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo
1. Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
2. Chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục.
Mức thu dịch vụ tuyển sinh mà người dự tuyển phải nộp khi tham gia xét tuyển, thi tuyển được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ.
3. Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.
5. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.
6. Cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục được quy định như sau:
a) Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học do địa phương quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;
d) Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.
Điều 100. Ưu đãi về thuế đối với sách giáo khoa và tài liệu, thiết bị dạy học
Việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; nhập khẩu sách, báo, tài liệu giảng dạy, học tập, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong cơ sở giáo dục được Nhà nước ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 101. Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục
1. Cơ sở giáo dục công lập thực hiện quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý sử dụng tài sản theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản thu của cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được dùng để chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của cơ sở giáo dục, phần còn lại được phân chia cho nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn góp, trừ cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận.
3. Cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Điều 102. Quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục
1. Tài sản của trường dân lập thuộc sở hữu của pháp nhân nhà trường. Tài sản của trường dân lập được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của trường tư thục thuộc sở hữu của nhà đầu tư, hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, được xác định bằng biên bản góp vốn của nhà đầu tư. Việc chuyển phần tài sản góp vốn cho trường thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục phải bảo đảm sự ổn định và phát triển của trường, được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 103. Chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục
1. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 85 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương VIII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Điều 104. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Điều 105. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;
b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;
c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;
d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương.
Mục 2. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
Điều 106. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục
Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 107. Hợp tác về giáo dục với nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành, nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều 108. Hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giáo dục tại Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:
a) Liên kết giáo dục, đào tạo;
b) Thành lập văn phòng đại diện;
c) Thành lập phân hiệu;
d) Thành lập cơ sở giáo dục;
đ) Các hình thức hợp tác, đầu tư khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 109. Công nhận văn bằng nước ngoài
1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận;
b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;
c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ký thỏa thuận quốc tế về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng; quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng; cung cấp thông tin về cơ sở giáo dục đại học bảo đảm chất lượng được nước sở tại công nhận.
Việc công nhận văn bằng giáo dục nghề nghiệp do nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Mục 3. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Điều 110. Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục
1. Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
2. Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
3. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
b) Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học, trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 112. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập;
c) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài.
2. Việc tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:
a) Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và quy định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 113. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 21/2017/QH14
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 3 Điều 32 như sau:
“a) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
b) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá, đã có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 33 như sau:
“3. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.”.
Điều 114. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
2. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 115 của Luật này.
Điều 115. Quy định chuyển tiếp
Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm được tuyển sinh trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 89 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "14/06/2019",
"sign_number": "43/2019/QH14",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-281-KH-UBND-2022-ra-soat-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-noi-bo-Ha-Noi-2022-2025-536846.aspx | Kế hoạch 281/KH-UBND 2022 rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ Hà Nội 2022 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 281/KH-UBND
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025
Triển khai thực hiện Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025; văn bản số 6828/VPCP-KSTT ngày 12/10/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn triển khai Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ (TTHC nội bộ) trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ (TTHC nội bộ) trong các cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025, cụ thể như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi thống kê, rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ
- Thống kê, rà soát, phê duyệt và thực thi phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước Thành phố, gồm: TTHC nội bộ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố; TTHC nội bộ giữa các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố (thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc các Sở, ngành và tương đương); TTHC nội bộ giữa UBND cấp huyện với các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố.
- Các TTHC không thuộc phạm vi của Kế hoạch: TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; thủ tục xử lý vi phạm hành chính, thủ tục thanh tra và TTHC có nội dung bí mật nhà nước.
- Chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước không thuộc phạm vi của Kế hoạch này.
- Các TTHC nội bộ trong từng Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện; UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố, các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện theo quy định tại Kế hoạch số 97/2022/KH-UBND ngày 28/3/2022 của UBND Thành phố về việc rà soát, thống kê, xây dựng quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC) của các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng thực hiện
2.1. Các Sở, ngành, tương đương thuộc UBND Thành phố
Chủ trì thực hiện thống kê, rà soát TTHC nội bộ theo ngành, lĩnh vực phụ trách, đảm bảo nguyên tắc đơn vị nào chủ trì tham mưu ban hành văn ban có quy định TTHC nội bộ thì đơn vị đó chủ trì thống kê, rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ, trình UBND Thành phố công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố theo ngành, lĩnh vực phụ trách.
2.2. Văn phòng UBND Thành phố
Kiểm soát chất lượng thống kê, rà soát của các đơn vị Sở, ngành, tương đương thuộc UBND Thành phố và đề nghị các đơn vị hoàn chỉnh, kiểm soát dự thảo Quyết định công bố TTHC nội bộ trước khi trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
2.3 UBND cấp huyện, UBND cấp xã
Phối hợp với các Sở, ngành và tương đương thuộc Thành phố trong việc thực hiện thống kê, rà soát TTHC nội bộ.
II. MỤC TIÊU
1. Về thống kê, công bố, công khai TTHC nội bộ
Trước ngày 01 tháng 4 năm 2023, 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố được thống kê, công bố (lần đầu) và được công khai trên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (https://www.hanoi.gov.vn), trang Thông tin điện tử của các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố (theo ngành, lĩnh vực).
2. Về rà soát, phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ
Trước ngày 01 tháng 01 năm 2025, 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố được rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm đạt tỷ lệ cắt giảm ít nhất 20% TTHC nội bộ và 20% chi phí tuân thủ TTHC nội bộ. Trong đó:
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2024: Rà soát, phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với ít nhất 50% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố; cắt giảm ít nhất 10% TTHC nội bộ và 10% chi phí tuân thủ TTHC nội bộ;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2025: Rà soát, phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố; cắt giảm ít nhất 10% TTHC nội bộ và 10% chi phí tuân thủ TTHC nội bộ.
III. YÊU CẦU
- Các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện; UBND cấp xã xác định rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ là một trong những nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trọng tâm. Kết quả triển khai Kế hoạch này là một trong các căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của các đơn vị trong giai đoạn 2022 - 2025.
- Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, thống nhất, khoa học các công việc cụ thể được giao tại Kế hoạch, bảo đảm tiến độ, chất lượng và mục tiêu đề ra.
- Tiêu chí, cách thức, quy trình thống kê, công bố, công khai, rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố thực hiện thống nhất theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện.
IV.NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ giai đoạn 2022 - 2025 của các sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15 tháng 11 năm 2022.
- Sản phẩm: Kế hoạch của các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố.
2. Thống kê, rà soát, xây dựng và hoàn thiện biểu mẫu thống kê các TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15 tháng 01 năm 2023.
- Sản phẩm dự kiến: Các biểu mẫu thống kê và dự thảo Quyết định công bố TTHC nội bộ.
3. Trình công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố.
- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 20 tháng 02 năm 2023.
- Sản phẩm dự kiến: Quyết định công bố danh mục TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố (theo từng ngành, lĩnh vực).
4. Rà soát, cập nhật các TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố trên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành và tương đương thuộc CBND Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố và các đơn vị có liên quan;
- Thời gian hoàn thành: Theo tiến độ của Hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ được nâng cấp, phát triển tính năng rà soát;
- Sản phẩm dự kiến: Các TTHC nội bộ được rà soát, cập nhật trên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ, đảm bảo yêu cầu của Kế hoạch
5. Rà soát, phê duyệt, thực thi phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố và các đơn vị có liên quan;
- Thời gian hoàn thành:
+ Phê duyệt phương án lần 1: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2024; Thực thi phương án trước ngày 01 tháng 7 năm 2024;
+ Phê duyệt phương án lần 2: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2025; Thực thi phương án trước ngày 01 tháng 7 năm 2025.
- Sản phẩm dự kiến: Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố
- Ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch tại đơn vị;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực, các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố thực hiện rà soát, thống kê, xây dựng và hoàn thiện các biểu mẫu thống kê TTHC nội bộ gửi Văn phòng UBND Thành phố cho ý kiến.
- Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân liên quan (nếu cần) đối với dự thảo Quyết định;
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Văn phòng UBND Thành phố, tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố hoàn thiện biểu mẫu và dự thảo Quyết định công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND Thành phố (theo ngành, lĩnh vực phụ trách), trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, ban hành.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong quá trình thống kê TTHC nội bộ để bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, thống nhất của TTHC nội bộ được thống kê.
- Rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ trình Chủ tịch UBND Thành phố công bố, trên cơ sở đó tham mưu ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung các TTHC nội bộ theo nội dung và lộ trình tại Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã
- Căn cứ các công việc cụ thể được giao, UBND cấp huyện, UBND cấp xã phối hợp thực hiện rà soát, thống kê TTHC nội bộ trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố, đảm bảo theo quy định.
- Phối hợp rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố;
- Thực thi phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố;
3. Văn phòng UBND Thành phố
- Phối hợp với các Sở, ngành, tương đương thuộc UBND Thành phố rà soát, thống kê các TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố;
- Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành và tương đương thống kê TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố đảm bảo theo đúng yêu cầu, tiến độ của Kế hoạch;
- Nghiên cứu độc lập, có ý kiến trao đổi để các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố hoàn thiện biểu mẫu thống kê, dự thảo Quyết định công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố;
- Kiểm soát dự thảo Quyết định công bố TTHC nội bộ; Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ của các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố trước khi trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành.
- Kiểm tra việc thực hiện rà soát, thống kê, đơn giản hóa TTHC nội bộ của các đơn vị, lồng ghép trong nội dung kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Kế hoạch của UBND Thành phố.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện; UBND cấp xã nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND Thành phố (qua Văn phòng UBND Thành phố) xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- TT Thành ủy, TT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Trung tâm báo chí Thủ đô Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVP C.N.Trang; các phòng chuyên môn;
- Lưu; VT. KSTTHC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (TTHC NỘI BỘ) VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
1. TTHC nội bộ
TTHC nội bộ xác định tại Kế hoạch này được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết công việc cụ thể cho cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị thuộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc bảo đảm việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước1.
2. Dấu hiệu nhận biết TTHC nội bộ
TTHC nội bộ có các dấu hiệu nhận biết sau đây:
2.1. Được quy định trong văn bản (văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính) do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Ví dụ:
- TTHC được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật: Tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP , có quy định về TTHC nội bộ: Phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, phê duyệt Chương trình phát triển chợ trong từng thời kỳ.
- TTHC được quy định trong văn bản hành chính: Tại Quyết định số 116/QĐ-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức các cuộc họp trong hoạt động quản lý, điều hành của Bộ Y tế, có quy định về TTHC nội bộ: Tổ chức cuộc họp (do Bộ trương chủ trì; do Thứ trưởng chủ trì; do Lãnh đạo Bộ ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ trì).
2.2. Được quy định dưới dạng hành động để giải quyết công việc cụ thể cho CQHCNN, đơn vị trực thuộc CQHCNN hoặc bảo đảm việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong CQHCNN.
Ví dụ:
- Thủ tục để giải quyết công việc cụ thể cho CQHCNN, đơn vị trực thuộc CQHCNN: Thủ tục lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia2.
- Thủ tục để bảo đảm việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong CQHCNN: Thủ tục nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính3.
2.3. Quy định TTHC xuất phát từ yêu cầu cụ thể và nhằm mục tiêu giải quyết công việc cho cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước (không xuất phát từ tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan hành chính nhà nước).
Ví dụ: Thủ tục xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ4.
II. HƯỚNG DẪN THỐNG KÊ, RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA TTHC NỘI BỘ
1. Xác định đơn vị chủ trì, thống kê, rà soát TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố
- Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố nào chủ trì, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định TTHC nội bộ thì đơn vị đó chủ trì thống kê, công bố, rà soát và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ.
- Trường hợp TTHC nội bộ liên quan đến nhiều Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố, đơn vị nào chủ trì, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định TTHC nội bộ đó chủ trì thống kê, rà soát và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ; các đơn vị liên quan phối hợp cùng thực hiện.
2. Thống kê, công bố, công khai TTHC nội bộ
- Biểu mẫu, thống kê; Mẫu Quyết định công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố: Chi tiết kèm theo hướng dẫn.
- Công khai TTHC nội bộ: TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố công khai trên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội; các Trang thông tin điện tử của các Sở, ngành và tương đương thuộc UBND Thành phố theo ngành, lĩnh vực.
3. Hướng dẫn rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ
3.1. Tiêu chí rà soát
a) Sự cần thiết của TTHC.
b) Sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của các bộ phận cấu thành TTHC.
c) Chi phí tuân thủ TTHC.
3.2. Cách thức, quy trình, thời hạn rà soát
Rà soát theo tiêu chí, biểu mẫu (có thể sử dụng biêu mẫu điện tử do Văn phòng Chính phủ triển khai nếu có nhu cầu), trình UBND Thành phố phê duyệt phương án đơn giản hóa, bảo đảm hoàn thành theo thời hạn xác định tại Kế hoạch (lần 1: trước ngày 01 tháng 01 năm 2024; lần 2: trước ngày 01 tháng 01 năm 2025); hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa theo thời hạn xác định tại Kế hoạch (lần 1: trước ngày 01 tháng 07 năm 2024; lần 2: trước ngày 01 tháng 07 năm 2025). Các Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa và các văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực thi phương án gửi Văn phòng Chính phủ để theo dõi, đôn đốc.
3.3. Biểu mẫu rà soát, Mẫu Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ (Kèm theo Hướng dẫn).
Biểu mẫu rà soát được triển khai trên hệ thống điện tử.
(Văn phòng Chính phủ có tài liệu hướng dẫn cụ thể và tập huấn về cách thức thống kê, rà soát).
III. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG KÊ, RÀ SOÁT
1. Các đơn vị cần phân biệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung) với TTHC nội bộ theo Kế hoạch và hướng dẫn này để tránh nhầm lẫn, trùng lặp trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
2. Trong quá trình rà soát TTHC nội bộ, các đơn vị có thể:
- Cập nhật, bổ sung các TTHC nội bộ chưa được công bố trong giai đoạn thống kê; đồng thời, góp ý để các bộ, cơ quan bổ sung các TTHC nội bộ trong danh mục mà bộ, cơ quan, địa phương mình là đối tượng thực hiện nhưng chưa được cơ quan chủ trì thống kê, rà soát.
- Đề xuất phương án đơn giản hóa quy định, TTHC tại các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành TTHC nội bộ thực hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND Thành phố mình nếu phát hiện vấn đề bất cập hoặc chưa phù hợp, gửi các bộ, cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời gửi Văn phòng Chính phủ để theo dõi5.
- Các đơn vị tự xác định các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cần lấy ý kiến trong quá trình thống kê, rà soát để bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch./.
Mẫu 01: Biểu mẫu thống kê TTHC nội bộ
1.
Tên TTHC
Nhập tên TTHC quy định tại văn bản. Trường hợp chưa được quy định cụ thể, thống nhất tại các văn bản thì nhập tên ngắn gọn, thể hiện rõ nội hàm của TTHC.
2.
Đơn vị thống kê
Nhập tên đơn vị thuộc UBND Thành phố thực hiện thống kê TTHC.
3.
Lĩnh vực
Nhập lĩnh vực TTHC có sẵn/ hoặc nếu chưa có sẵn thì nhập tên theo tiêu chí do các đơn vị tự xác định phù hợp.
4.
Văn bản quy định
Nhập đầy đủ các văn bản quy định TTHC, bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.
5.
Trình tự thực hiện
□ Có quy định: Nhập các bước thực hiện TTHC kèm thời gian cụ thể từng bước.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
6.
Cách thức thực hiện
Tích chọn nhiều phương án trong các phương án sau:
□ Trực tiếp
□ Trực tuyến
□ Qua dịch vụ bưu chính
□ Không quy định (trường hợp chọn phương án này thì chỉ chọn 1).
7.
Thành phần, số lượng hồ sơ
□ Có quy định: Nhập từng thành phần hồ sơ và yêu cầu của hồ sơ (bản chính, bản sao, bản sao công chứng...), kèm theo số lượng của từng hồ sơ.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
8.
Thời hạn giải quyết
Nhập thời hạn tính từ thời điểm nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định tới khi nhận được kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại văn bản, ghi rõ đơn vị (ngày, ngày làm việc).
9.
Đối tượng thực hiện
Nêu tên cơ quan/ đơn vị/ nhóm đối tượng đề nghị và nhận kết quả giải quyết TTHC.
10.
Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
□ Có quy định: Nhập tên cơ quan/chức danh người quyết định kết quả TTHC.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
□ Có quy định: Nhập tên cơ quan/chức danh người chủ trì tham mưu cho cơ quan quyết định kết quả TTHC.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC:
□ Có quy định: Nhập tên cơ quan/chức danh người phối hợp tham mưu cho cơ quan quyết định kết quả TTHC.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
11.
Kết quả thực hiện
□ Có quy định: Nhập tên kết quả thực hiện của TTHC (Quyết định của ...., văn bản chấp thuận của...,...).
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
12.
Phí, lệ phí
□ Có quy định phí/lệ phí: Nhập số tiền (Đơn vị tính: VNĐ).
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
13.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
□ Có quy định: Nhập tên Mẫu đơn, tờ khai và đính kèm file mẫu đơn/tờ khai.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
14.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
□ Có quy định: Nhập đầy đủ nội dung từng yêu cầu, điều kiện.
□ Không quy định: Tích chọn trong trường hợp không có quy định.
Mẫu 02: Mẫu Quyết định công bố TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày …..tháng…..năm 20….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực...thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở X.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực... thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành: UBND các huyện (quận, thị xã, thành phố): UBND các xã (phường, thị trấn) và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- ….
- Lưu: ....
CHỦ TỊCH
(Ký tên, dấu)
Nguyễn Văn A
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC....THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày... tháng... năm ... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
1
Thủ tục a
2
Thủ tục b
n
…………….
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC
I. Lĩnh vực...
1. Tên thủ tục a
- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phí, lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
n. Thủ tục
……
Mẫu 03: Biểu mẫu rà soát TTHC nội bộ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TTHC NỘI BỘ
1. Tên TTHC
- Các TTHC đã được công khai trên CSDLQG về TTHC sẽ được đồng bộ sang để thực hiện rà soát.
- Các TTHC chưa công khai, Hệ thống sẽ cho phép nhập mới.
2. Tên đơn vị rà soát
3. Lĩnh vực
4. Văn bản quy định
II. TÍNH CẦN THIẾT CỦA TTHC NỘI BỘ
1. TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu gì?
□ Giải quyết công việc cụ thể cho cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị thuộc cơ quan hành chính nhà nước;
□ Bảo đảm việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
□ Khác: (Nêu rõ)
(Có thể tích chọn nhiều phương án).
2. Mục tiêu này có được đáp ứng khi thực hiện TTHC không?
□ Có
□ Không (Nêu rõ lý do)
(Tích chọn 01 phương án).
3. Có biện pháp khác để thay thế thủ tục hành chính này mà vẫn đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không?
□ Có
Nếu chọn có thì tích chọn một trong các phương án:
□ Thay thế bằng chế độ báo cáo
□ Chuyển sang hậu kiểm
□ Khác: Nêu cụ thể
□ Không
(Nếu chọn có thì bỏ qua mục III và điền mục IV đề xuất phương án thay thế TTHC bằng biện pháp phù hợp).
III. SỰ CẦN THIẾT, TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC NỘI BỘ6
1. Trình tự thực hiện TTHC có được quy định đầy đủ, rõ ràng, phù hợp không? Có được quy định cụ thể các bước, nội dung công việc, trách nhiệm thực hiện của từng bước không?
□ Không quy định
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án, gồm:
□ Quy định chưa đầy đủ,
□ Quy định chưa rõ ràng,
□ Quy định chưa phù hợp,
□ Quy định chưa cụ thể các bước,
□ Quy định chưa cụ thể nội dung công việc, chưa quy định trách nhiệm thực hiện của từng bước.
2. Cách thức thực hiện có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với đối tượng thực hiện, cơ quan giải quyết TTHC không?
□ Không quy định
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất một phương án, gồm:
□ Quy định chưa đầy đủ,
□ Quy định chưa rõ ràng,
□ Quy định chưa phù hợp với đối tượng thực hiện,
□ Quy định chưa phù hợp với cơ quan giải quyết.
3. Hồ sơ có được quy định rõ ràng và phù hợp về số lượng không? Có được quy định rõ ràng, cụ thể về tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ; nội dung thông tin của từng thành phần hồ sơ có phục vụ cho xem xét, giải quyết TTHC; đã loại trừ hồ sơ trùng lặp hoặc đã lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hay không? Có quy định về mẫu đơn, tờ khai không và nếu có thì quy định có rõ ràng, hợp lý không?
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án, gồm:
□ Quy định số lượng chưa phù hợp,
□ Chưa quy định rõ ràng, cụ thể về tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ,
□ Nội dung thông tin của từng thành phần hồ sơ chưa phục vụ cho xem xét, giải quyết TTHC,
□ Chưa loại trừ hồ sơ trùng lặp hoặc đã lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan,
□ Chưa quy định về mẫu đơn, tờ khai,
□ Quy định về mẫu đơn, tờ khai chưa rõ ràng, chưa hợp lý.
□ Quy định chưa rõ ràng về số lượng,
4. Thời hạn giải quyết có được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp không?
□ Không quy định
□ Có
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án, gồm:
□ Chưa quy định rõ ràng,
□ Chưa quy định cụ thể,
□ Chưa quy định phù hợp.
5. Cơ quan thực hiện có được quy định hợp lý, rõ ràng và cụ thể không?
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án, gồm:
□ Chưa quy định hợp lý,
□ Chưa quy định rõ ràng,
□ Chưa quy định cụ thể.
6. Đối tượng thực hiện có thể thu hẹp hoặc cần mở rộng không?
□ Có
Nếu Có, chọn cụ thể 01 trong 02 phương án, gồm:
□ Thu hẹp □ Mở rộng
Nhập cụ thể phương án: …………….
□ Không
7. Yêu cầu, điều kiện có cần thiết không? Có được quy định đầy đủ, rõ ràng, hợp pháp, hợp lý không?
□ Không quy định
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án, gồm:
□ Không cần thiết,
□ Chưa quy định đầy đủ,
□ Chưa quy định rõ ràng,
□ Quy định chưa hợp pháp,
□ Quy định chưa hợp lý.
8. Thời hạn có hiệu lực của kết quả thực hiện có hợp lý không?
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn 01 phương án để xuất, gồm:
□ Không cần quy định thời hạn,
□ Khác: (Nêu cụ thể, VD: 6 tháng: 1 năm; 5 năm ...).
9. Mẫu đơn, tờ khai có cần thiết, hợp pháp, hợp lý không?
□ Không quy định
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án, gồm:
□ Không cần thiết,
□ Quy định chưa hợp pháp,
□ Quy định chưa hợp lý.
10. Mức và cách thức nộp phí/ lệ phí có hợp lý không?
□ Không quy định
□ Có
□ Không
Nếu chọn Không, chọn ít nhất 01 phương án đề xuất, gồm:
□ Không cần quy định phí/lệ phí,
□ Giảm mức phí/lệ phí,
□ Nộp phí/lệ phí trực tuyến.
IV. PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA
1. Phương án cắt giản, đơn giản hóa
Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
a) …………………………………………………………………………….
Lý do: …………………………………………………………………………….
b) …………………………………………………………………………….
Lý do: …………………………………………………………………………….
2. Chi phí tuân thủ tiết kiệm được7
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:….. đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: ....%.
V. KIẾN NGHỊ THỰC THI
1. Văn bản cần sửa đổi, bổ sung
Đề nghị nêu rõ tên loại; số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; nêu rõ điều, khoản, điểm quy định của văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ.
2. Lộ trình thực hiện
Nêu rõ thời hạn hoàn thành việc trình cấp có thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ.
Mẫu 04: Mẫu Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND Thành phố 8
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-….
Hà Nội, ngày….tháng…năm….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 20199;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ... /Giám đốc Sở....,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa ... thủ tục hành chính trong lĩnh vực …………, thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội…. (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, trình Ủy ban nhân dân cấp Thành phố xem xét, ban hành.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các vụ, cục/sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
(Ký tên, dấu)
Nguyễn Văn A
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC …………..
(Kèm theo Quyết định số ……./QĐ-.... ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Thủ tục hoặc nhóm thủ tục: …………………………………………………………………..
1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)
a) ………………………………………………………………………………………………………………
Lý do: ………………………………………………………………………………………………………
b) ………………………………………………………………………………………………………………
Lý do: ………………………………………………………………………………………………………
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Nêu rõ điều, khoản, điểm, văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ;
- Lộ trình thực hiện:
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:…. đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:….. đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:…. đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: .... %.
……
n. Thủ tục hoặc nhóm thủ tục: …………………………………………………………………
1
Đơn vị thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh): Sở, ngành và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện/phòng, ban và tương đương thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Đơn vị thuộc cơ quan hành chính nhà nước: Đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
2
Quy định tại Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
3
Quy định tại Quyết định số 2796/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, viên chức và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Quyết định số 392/QĐ-BTC ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2796/QĐ-BTC .
4
Thủ tục được quy định như sau: UBND cấp xã lập hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, gửi UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổ chức thẩm tra hồ sơ, đánh giá thực tế kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận; UBND cấp huyện tổ chức họp thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh về kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận (trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các sở, ngành cấp tỉnh đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn đối với các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách). Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là một lãnh đạo UBND cấp tỉnh phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn. Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng thẩm định cấp tỉnh dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện công bố xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; thời hạn tổ chức công bố không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định công nhận.
5
Ví dụ: Quá trình rà soát Thủ tục nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính theo quy định tại Quyết định số 2796/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2015 và Quyết định số 392/QĐ-BTC ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, nếu phát hiện có bất cập về điều kiện, tỷ lệ... nâng bậc lương trước thời hạn tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ..., Bộ Tài chính có thể gửi ý kiến đề xuất phương án đơn giản hóa cho Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ.
6
Trường hợp một số bộ phận cấu thành TTHC chưa được quy định tại văn bản, tích chọn ô Không quy định.
7
Việc tính toán chi phí tuân thủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , Thông tư số 02/2017/TT- VPCP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
8
Dùng UBND cấp tỉnh đối với TTHC nội bộ trong tỉnh.
9
Đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "28/10/2022",
"sign_number": "281/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-126-2016-ND-CP-Bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-Hiep-dinh-Thuong-mai-ASEAN-An-Do-321771.aspx | Nghị định 126/2016/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định Thương mại ASEAN Ấn Độ | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 126/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa giữa Hiệp 3926.90.99.10
hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và Cộng hòa Ấn Độ (viết tắt là Ấn Độ) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2018.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Ấn Độ và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 3. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Ban hành kèm theo Nghị định này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2018 (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất AIFTA).
1. Cột “Mã hàng” và cột “Tên gọi, mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phân loại theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.
2. Cột “Thuế suất AIFTA (%)”: Thuế suất áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm 2017 và năm 2018.
3. Ký hiệu “*”: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất AIFTA tại thời điểm tương ứng.
Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, bao gồm các nước sau:
a) Bru-nây Đa-rút-xa-lam;
b) Vương quốc Cam-pu-chia;
c) Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
d) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
đ) Ma-lay-xi-a;
e) Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma;
g) Cộng hòa Phi-líp-pin;
h) Cộng hòa Xinh-ga-po;
i) Vương quốc Thái Lan;
k) Cộng hòa Ấn Độ;
l) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).
3. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo khoản 2 Điều này vào Việt Nam, do Bộ Công Thương quy định.
4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu AI do Bộ Công Thương quy định.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
2. Bãi bỏ Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2015 - 2018.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
(Kèm theo Nghị định số 126/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ)
(Ghi chú: Chú giải về hàng hóa của Biểu thuế này tuân theo Chú giải tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam).
Mã hàng
Tên gọi, mô tả hàng hóa
Thuế suất AIFTA (%)
2016
2017
2018
Chương 1 - Động vật sống
01.01
Ngựa, lừa, la sống.
- Ngựa:
0101.21.00
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0101.29.00
- - Loại khác
2
2
1
0101.30
- Lừa:
0101.30.10
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0101.30.90
- - Loại khác
2
2
1
0101.90.00
- Loại khác
2
2
1
01.02
Động vật sống họ trâu bò.
- Gia súc:
0102.21.00
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0102.29
- - Loại khác:
0102.29.10
- - - Gia súc đực (kể cả bò đực)
2
2
1
0102.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Trâu:
0102.31.00
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0102.39.00
- - Loại khác
2
2
1
0102.90
- Loại khác:
0102.90.10
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0102.90.90
- - Loại khác
2
2
1
01.03
Lợn sống.
0103.10.00
- Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
- Loại khác:
0103.91.00
- - Trọng lượng dưới 50 kg
2
2
1
0103.92.00
- - Trọng lượng từ 50 kg trở lên
2
2
1
01.04
Cừu, dê sống.
0104.10
- Cừu:
0104.10.10
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0104.10.90
- - Loại khác
2
2
1
0104.20
-
Dê:
0104.20.10
- - Loại thuần chủng để nhân giống
0
0
0
0104.20.90
- - Loại khác
2
2
1
01.05
Gia cầm sống, gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi.
- Loại trọng lượng không quá 185 g:
0105.11
- - Gà thuộc loài Gallus domesticus
0105.11.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0105.11.90
- - - Loại khác
5
4
3
0105.12
- - Gà tây:
0105.12.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0105.12.90
- - - Loại khác
5
4
3
0105.13
- - Vịt, ngan:
0105.13.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0105.13.90
- - - Loại khác
5
4
3
0105.14
- - Ngỗng:
0105.14.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0105.14.90
- - - Loại khác
5
4
3
0105.15
- - Gà lôi:
0105.15.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0105.15.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Loại khác:
0105.94
- - Gà thuộc loài Gallus domesticus:
0105.94.10
- - - Để nhân giống, trừ gà chọi
0
0
0
0105.94.40
- - - Gà chọi
2
2
1
- - - Loại khác:
0105.94.91
- - - - Trọng lượng không quá 2 kg
5
4
3
0105.94.99
- - - - Loại khác
5
4
3
0105.99
- - Loại khác:
0105.99.10
- - - Vịt, ngan để nhân giống
0
0
0
0105.99.20
- - - Vịt, ngan loại khác
2
2
1
0105.99.30
- - - Ngỗng, gà tây và gà lôi để nhân giống
0
0
0
0105.99.40
- - - Ngỗng, gà tây và gà lôi loại khác
2
2
1
01.06
Động vật sống khác.
- Động vật có vú:
0106.11.00
- - Bộ động vật linh trưởng
2
2
1
0106.12.00
- - Cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia)
2
2
1
0106.13.00
- - Lạc đà và họ lạc đà (Camelidae)
2
2
1
0106.14.00
- - Thỏ
2
2
1
0106.19.00
- - Loại khác
2
2
1
0106.20.00
- Loài bò sát (kể cả rắn và rùa)
2
2
1
- Các loại chim:
0106.31.00
- - Chim săn mồi
2
2
1
0106.32.00
- - Vẹt (kể cả vẹt lớn châu Mỹ, vẹt nhỏ đuôi dài, vẹt đuôi dài và vẹt có mào)
2
2
1
0106.33.00
- - Đà điểu; đà điểu Úc (Dromaius novaehollandiae)
2
2
1
0106.39.00
- - Loại khác
2
2
1
- Côn trùng:
0106.41.00
- - Các loại ong
2
2
1
0106.49.00
- - Loại khác
2
2
1
0106.90.00
- Loại khác
2
2
1
Chương 2 - Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
02.01
Thịt của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh.
0201.10.00
- Thịt cả con và nửa con
18
18
15
0201.20.00
- Thịt pha có xương khác
13
12
12
0201.30.00
- Thịt lọc không xương
13
12
12
02.02
Thịt của động vật họ trâu bò, đông lạnh.
0202.10.00
- Thịt cả con và nửa con
13
12
12
0202.20.00
- Thịt pha có xương khác
13
12
12
0202.30.00
- Thịt lọc không xương
13
12
12
02.03
Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
- Tươi hoặc ướp lạnh:
0203.11.00
- - Thịt cả con và nửa con
18
18
15
0203.12.00
- - Thịt mông đùi (ham), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương
18
18
15
0203.19.00
- - Loại khác
18
18
15
- Đông lạnh:
0203.21.00
- - Thịt cả con và nửa con
18
18
15
0203.22.00
- - Thịt mông đùi (ham), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương
18
18
15
0203.29.00
- - Loại khác
18
18
15
02.04
Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
0204.10.00
- Thịt cừu non cả con và nửa con, tươi hoặc ướp lạnh
5
4
3
- Thịt cừu khác, tươi hoặc ướp lạnh:
0204.21.00
- - Thịt cả con và nửa con
5
4
3
0204.22.00
- - Thịt pha có xương khác
5
4
3
0204.23.00
- - Thịt lọc không xương
5
4
3
0204.30.00
- Thịt cừu non, cả con và nửa con, đông lạnh
5
4
3
- Thịt cừu khác, đông lạnh:
0204.41.00
- - Thịt cả con và nửa con
5
4
3
0204.42.00
- - Thịt pha có xương khác
5
4
3
0204.43.00
- - Thịt lọc không xương
5
4
3
0204.50.00
- Thịt dê
5
4
3
0205.00.00
Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
5
4
3
02.06
Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, động vật họ trâu bò, cừu, dê, ngựa, la, lừa, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
0206.10.00
- Của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh
11
11
10
- Của động vật họ trâu bò, đông lạnh:
0206.21.00
- - Lưỡi
11
11
10
0206.22.00
- - Gan
11
11
10
0206.29.00
- - Loại khác
11
11
10
0206.30.00
- Của lợn, tươi hoặc ướp lạnh
11
11
10
- Của lợn, đông lạnh:
0206.41.00
- - Gan
11
11
10
0206.49.00
- - Loại khác
11
11
10
0206.80.00
- Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh
7
7
7
0206.90.00
- Loại khác, đông lạnh
7
7
7
02.07
Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
- Của gà thuộc loài Gallus domesticus:
0207.11.00
- - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh
22,5
20
15
0207.12.00
- - Chưa chặt mảnh, đông lạnh
22,5
20
15
0207.13.00
- - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh
22,5
20
15
0207.14
- - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh:
0207.14.10
- - - Cánh
13
12
12
0207.14.20
- - - Đùi
13
12
12
0207.14.30
- - - Gan
13
12
12
- - - Loại khác:
0207.14.91
- - - - Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học
13
12
12
0207.14.99
- - - - Loại khác
13
12
12
- Của gà tây:
0207.24.00
- - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh
22,5
20
15
0207.25.00
- - Chưa chặt mảnh, đông lạnh
22,5
20
15
0207.26.00
- - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh
22,5
20
15
0207.27
- - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh:
0207.27.10
- - - Gan
13
12
12
- - - Loại khác:
0207.27.91
- - - - Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học
13
12
12
0207.27.99
- - - - Loại khác
13
12
12
- Của vịt, ngan:
0207.41.00
- - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh
22,5
20
15
0207.42.00
- - Chưa chặt mảnh, đông lạnh
22,5
20
15
0207.43.00
- - Gan béo, tươi hoặc ướp lạnh
11
11
10
0207.44.00
- - Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh
11
11
10
0207.45.00
- - Loại khác, đông lạnh
11
11
10
- Của ngỗng:
0207.51.00
- - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh
22,5
20
15
0207.52.00
- - Chưa chặt mảnh, đông lạnh
22,5
20
15
0207.53.00
- - Gan béo, tươi hoặc ướp lạnh
11
11
10
0207.54.00
- - Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh
11
11
10
0207.55.00
- - Loại khác, đông lạnh
11
11
10
0207.60.00
- Của gà lôi
11
11
10
02.08
Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
0208.10.00
- Của thỏ
5
4
3
0208.30.00
- Của bộ động vật linh trưởng
6
5
5
0208.40
- Của cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); của hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia):
0208.40.10
- - Của cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia)
6
5
5
0208.40.90
- - Loại khác
5
4
3
0208.50.00
- Của loài bò sát (kể cả rắn và rùa)
6
5
5
0208.60.00
- Của lạc đà và họ lạc đà (Camelidae)
5
4
3
0208.90
- Loại khác:
0208.90.10
- - Đùi ếch
5
4
3
0208.90.90
- - Loại khác
5
4
3
02.09
Mỡ lợn không dính nạc và mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết xuất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.
0209.10.00
- Của lợn
13
12
12
0209.90.00
- Loại khác
13
12
12
02.10
Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ.
- Thịt lợn:
0210.11.00
- - Thịt mông đùi (ham), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương
13
12
12
0210.12.00
- - Thịt dọi (ba chỉ) và các mảnh của chúng
13
12
12
0210.19
- - Loại khác:
0210.19.30
- - - Thịt lợn muối xông khói hoặc thịt mông đùi (ham) không xương
13
12
12
0210.19.90
- - - Loại khác
13
12
12
0210.20.00
- Thịt động vật họ trâu bò
13
12
12
- Loại khác, kể cả bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ:
0210.91.00
- - Của bộ động vật linh trưởng
13
12
12
0210.92
- - Của cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); của hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia):
0210.92.10
- - - Của cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia)
13
12
12
0210.92.90
- - - Loại khác
13
12
12
0210.93.00
- - Của loài bò sát (kể cả rắn và rùa)
13
12
12
0210.99
- - Loại khác:
0210.99.10
- - - Thịt gà thái miếng đã được làm khô đông lạnh
13
12
12
0210.99.20
- - - Da lợn khô
13
12
12
0210.99.90
- - - Loại khác
13
12
12
Chương 3 - Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác
03.01
Cá sống.
- Cá cảnh:
0301.11
- - Cá nước ngọt:
0301.11.10
- - - Cá bột
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
0301.11.91
- - - - Cá chép Koi (Cyprinus carpio)
12,5
10
7,5
0301.11.92
- - - - Cá vàng (Carassius auratus)
12,5
10
7,5
0301.11.93
- - - - Cá chọi Thái Lan (Beta splendens)
12,5
10
7,5
0301.11.94
- - - - Cá tai tượng da beo (Astronotus ocellatus)
12,5
10
7,5
0301.11.95
- - - - Cá rồng (Scleropages formosus)
12,5
10
7,5
0301.11.99
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
0301.19
- - Loại khác:
0301.19.10
- - - Cá bột
7,5
7,5
5
0301.19.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- Cá sống khác:
0301.91.00
- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)
18
18
15
0301.92.00
- - Cá chình (Anguilla spp.)
18
18
15
0301.93
- - Cá chép (Cyprinus carpio, Carassius carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon
piceus):
0301.93.10
- - - Để nhân giống, trừ cá bột
0
0
0
0301.93.90
- - - Loại khác
18
18
15
0301.94.00
- - Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (Thunnus thynnus, Thunnus orientalis)
0
0
0
0301.95.00
- - Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus maccoyii)
18
18
15
0301.99
- - Loại khác:
- - - Cá bột của cá măng biển hoặc của cá mú (Iapu lapu):
0301.99.11
- - - - Để nhân giống
0
0
0
0301.99.19
- - - - Loại khác
18
18
15
- - - Cá bột loại khác:
0301.99.21
- - - - Để nhân giống
0
0
0
0301.99.29
- - - - Loại khác
18
18
15
- - - Cá biển khác:
0301.99.31
- - - - Cá măng biển để nhân giống
18
18
15
0301.99.39
- - - - Loại khác
18
18
15
0301.99.40
- - - Cá nước ngọt khác
0
0
0
03.02
Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
- Cá hồi, trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.11.00
- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)
18
18
15
0302.13.00
- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus)
18
18
15
0302.14.00
- - Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho Hucho)
18
18
15
0302.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Cá bơn (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và Citharidae), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.21.00
- - Cá bơn lưỡi ngựa (Halibut) (Reinhardtius hippoglossoides, Hippoglossus hippoglossus, Hippoglossus stenolepis)
12,5
10
7,5
0302.22.00
- - Cá bơn sao (Pleuronectes
platessa)
18
18
15
0302.23.00
- - Cá bơn Sole (Solea spp.)
18
18
15
0302.24.00
- - Cá bơn Turbot (Psetta maxima)
18
18
15
0302.29.00
- - Loại khác
18
18
15
- Cá ngừ đại dương (thuộc giống Thunus), cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa (Euthynnus (Katsuwonus) pelamis), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.31.00
- - Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)
18
18
15
0302.32.00
- - Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)
23
22,5
22
0302.33.00
- - Cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa
18
18
15
0302.34.00
- - Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
18
18
15
0302.35.00
- - Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (Thunnus thynnus, Thunnus orientalis)
18
18
15
0302.36.00
- - Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus maccoyii)
18
18
15
0302.39.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii), cá cơm (cá tròng)
(Engraulis spp.), cá trích dầu (Sardina pilchardus, Sardinops spp.), cá trích xương (Sardinella spp.), cá trích kê hoặc cá trích cơm (Sprattus sprattus), cá nục hoa (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus), cá nục gai và cá sòng (Trachurus spp.), cá giò (Rachycentron canadum) và cá kiếm (Xiphias gladius), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.41.00
- - Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii)
18
18
15
0302.42.00
- - Cá cơm (cá trỏng) (Engraulis spp.)
23
22,5
22
0302.43.00
- - Cá trích dầu (Sardina pilchardus, Sardinops spp.), cá trích xương (Sardinella spp.), cá trích kê hoặc cá trích cơm (Sprattus sprattus)
18
18
15
0302.44.00
- - Cá nục hoa (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus)
18
18
15
0302.45.00
- - Cá nục gai và cá sòng (Trachurus spp.)
23
22,5
22
0302.46.00
- - Cá giò (Rachycentron canadum)
23
22,5
22
0302.47.00
- - Cá kiếm (Xiphias gladius)
23
22,5
22
- Cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae, trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.51.00
- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)
18
18
15
0302.52.00
- - Cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus)
18
18
15
0302.53.00
- - Cá tuyết đen (Pollachius virens)
18
18
15
0302.54.00
- - Cá tuyết Meluc (Merluccius spp., Urophycis spp.)
23
22,5
22
0302.55.00
- - Cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)
23
22,5
22
0302.56.00
- - Cá tuyết lam (Micromesistius poutassou, Micromesistius australis)
23
22,5
22
0302.59.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (cá chuối hay cá lóc) (Channa spp.), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.71.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.)
23
22,5
22
0302.72
- - Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias
spp., Ictalurus spp.):
0302.72.10
- - - Cá basa (Pangasius
pangasius)
23
22,5
22
0302.72.90
- - - Loại khác
23
22,5
22
0302.73
- - Cá chép (Cyprinus carpio, Carassius carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus):
0302.73.10
- - - Cá Mrigal (Cirrhinus cirrhosus)
23
22,5
22
0302.73.90
- - - Loại khác
23
22,5
22
0302.74.00
- - Cá chình (Anguilla spp.)
18
18
15
0302.79.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Loại cá khác, trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0302.81.00
- - Cá nhám góc và cá mập khác
18
18
15
0302.82.00
- - Cá đuối (Rajidae)
23
22,5
22
0302.83.00
- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)
23
22,5
22
0302.84.00
- - Cá vược (hoặc cá vược Châu Âu) (Dicentrarchus spp.)
23
22,5
22
0302.85.00
- - Cá tráp biển (Sparidae)
23
22,5
22
- - Loại khác:
- - - Cá biển:
0302.89.12
- - - - Cá bạc (Pentaprion longimanus)
23
22,5
22
0302.89.13
- - - - Cá mối hoa (Trachinocephalus myops)
23
22,5
22
0302.89.14
- - - - Cá hố savalai (Lepturacanthus savala), cá đù Belanger (Johnius belangerii), cá đù Reeve (Chrysochir aureus) và cá đù mắt to (Pennahia anea)
23
22,5
22
0302.89.15
- - - - Cá bạc má (Rastrelliger kanagurta) và cá bạc má đảo (Rastrelliger faughni)
23
22,5
22
0302.89.16
- - - - Cá sòng gió (Megalaspis cordyla), cá hiên chấm
(Drepane punctata) và cá nhồng lớn (Sphyraena barracuda)
23
22,5
22
0302.89.17
- - - - Cá chim trắng (Pampus argenteus) và cá chim đen (Parastromatus niger)
23
22,5
22
0302.89.18
- - - - Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus)
23
22,5
22
0302.89.19
- - - - Loại khác
23
22,5
22
- - - Loại khác:
0302.89.22
- - - - Cá rohu (Labeo rohita), cá catla (Catla catla) và cá dầm (Puntiuns chola)
23
22,5
22
0302.89.24
- - - - Cá sặc rằn họ Anabantidae
(Trichogaster pectoralis)
23
22,5
22
0302.89.26
- - - - Cá nhụ Ấn Độ (Polynemus indicus) và cá sạo (pomadasys argenteus)
23
22,5
22
0302.89.27
- - - - Cá mòi Hilsa (Tenualosa ilisha)
23
22,5
22
0302.89.28
- - - - Cá leo (Wallago attu) và cá tra dầu (Sperata seenghala)
23
22,5
22
0302.89.29
- - - - Loại khác
23
22,5
22
0302.90.00
- Gan, sẹ và bọc trứng cá
18
18
15
03.03
Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
- Cá hồi, trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.11.00
- - Cá hồi đỏ (Oncorhynchus nerka)
18
18
15
0303.12.00
- - Cá hồi Thái Bình Dương khác (Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus)
18
18
15
0303.13.00
- - Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho Hucho)
18
18
15
0303.14.00
- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)
18
18
15
0303.19.00
- - Loại khác
18
18
15
- Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (cá lóc hay cá chuối) (Channa spp.), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.23.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.)
23
22,5
22
0303.24.00
- - Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., lctalurus spp.)
23
22,5
22
0303.25.00
- - Cá chép (Cyprinus carpio, Carassius carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus)
23
22,5
22
0303.26.00
- - Cá chình (Angullla spp.)
18
18
15
0303.29.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Cá bơn (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và Citharidae), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.31.00
- - Cá bơn lưỡi ngựa (Halibut) (Reinhardtius hippoglossoides, Hippoglossus hippoglossus, Hippoglossus stenolepis)
23
22,5
22
0303.32.00
- - Cá bơn sao (Pleuronectes platessa)
23
22,5
22
0303.33.00
- - Cá bơn sole (Solea spp.)
23
22,5
22
0303.34.00
- - Cá bơn Turbot (Psetta maxima)
23
22,5
22
0303.39.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Cá ngừ đại dương (thuộc giống Thunus), cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa (Euthynnus (Katsuwonus) pelamis), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.41.00
- - Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)
18
18
15
0303.42.00
- - Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)
18
18
15
0303.43.00
- - Cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa
18
18
15
0303.44.00
- - Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
18
18
15
0303.45.00
- - Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (Thunnus thynnus, Thunnus orientalis)
18
18
15
0303.46.00
- - Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus maccoyii)
12,5
10
7,5
0303.49.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii), cá trích dầu (Sardina pilchardus, Sardinops spp.), cá trích xương (Sardinella spp.), cá trích kê hoặc cá trích cơm (Sprattus sprattus), cá nục hoa (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus), cá nục gai và cá sòng (Trachurus spp.), cá giò (Rachycentron canadum) và cá kiếm (Xiphias gladius), trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.51.00
- - Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii)
23
22,5
22
0303.53.00
- - Cá trích dầu (Sardina pilchardus, Sardinops spp.), cá trích xương (Sardinella spp.), cá trích kê hoặc cá trích cơm (Sprattus sprattus)
23
22,5
22
0303.54.00
- - Cá nục hoa (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus)
23
22,5
22
0303.55.00
- - Cá nục gai và cá sòng (Trachurus spp.)
23
22,5
22
0303.56.00
- - Cá giò (Rachycentron canadum)
23
22,5
22
0303.57.00
- - Cá kiếm (Xiphias gladius)
23
22,5
22
- Cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae, trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.63.00
- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)
18
18
15
0303.64.00
- - Cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus)
18
18
15
0303.65.00
- - Cá tuyết đen (Pollachius virens)
18
18
15
0303.66.00
- - Cá tuyết Meluc (Merluccius spp., Urophycis spp.)
18
18
15
0303.67.00
- - Cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)
23
22,5
22
0303.68.00
- - Cá tuyết lam (Micromesistius poutassou, Micromesistius australis)
23
22,5
22
0303.69.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Loại cá khác, trừ gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.81.00
- - Cá nhám góc và cá mập khác
18
18
15
0303.82.00
- - Cá đuối (Rajidae)
23
22,5
22
0303.83.00
- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)
23
22,5
22
0303.84.00
- - Cá vược (hoặc cá vược Châu Âu) (Dicentrarchus spp.)
18
18
15
0303.89
- - Loại khác:
- - - Cá biển:
0303.89.12
- - - - Cá bạc (Pentaprion longimanus)
23
22,5
22
0303.89.13
- - - - Cá mối hoa (Trachinocephalus myops)
23
22,5
22
0303.89.14
- - - - Cá hố savalai (Lepturacanthus savala), cá đù Belanger (Johnius belangerii), cá đù Reeve (Chrysochir aureus) và cá đù mắt to (Pennahia anea)
23
22,5
22
0303.89.15
- - - - Cá bạc má (Rastrelliger kanagurta) và cá bạc má đảo (Rastrelliger faughni)
23
22,5
22
0303.89.16
- - - - Cá sòng gió (Megalaspis cordyla), cá hiên chấm (Drepane punctata) và cá nhồng lớn (Sphyraena barracuda)
23
22,5
22
0303.89.17
- - - - Cá chim trắng (Pampus argenteus) và cá chim đen (Parastromatus niger)
23
22,5
22
0303.89.18
- - - - Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus)
23
22,5
22
0303.89.19
- - - - Loại khác
23
22,5
22
- - - Loại khác:
0303.89.22
- - - - Cá rohu (Labeo rohita), cá catla (Catla catla) và cá dầm (Puntius chola)
23
22,5
22
0303.89.24
- - - - Cá sặc rằn họ Anabantidae
(Trichogaster pectoralis)
23
22,5
22
0303.89.26
- - - - Cá nhụ Ấn Độ (Polynemus indicus) và cá sạo (pomadasys argenteus)
23
22,5
22
0303.89.27
- - - - Cá mòi Hilsa (Tenualosa ilisha)
23
22,5
22
0303.89.28
- - - - Cá leo (Wallago attu) và cá tra dầu (Sperata
seenghala)
23
22,5
22
0303.89.29
- - - - Loại khác
23
22,5
22
0303.90
- Gan, sẹ và bọc trứng cá:
0303.90.10
- - Gan
18
18
15
0303.90.20
- - Sẹ và bọc trứng cá
18
18
15
03.04
Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
- Phi-lê cá tươi hoặc ướp lạnh của cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharymgodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (hoặc cá chuối, cá lóc) (Channa spp.):
0304.31.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.)
23
22,5
22
0304.32.00
- - Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.)
23
22,5
22
0304.33.00
- - Cá chẽm (Lates niloticus)
23
22,5
22
0304.39.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Phi-lê cá tươi hoặc ướp lạnh của các loại cá khác:
0304.41.00
- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho hucho)
23
22,5
22
0304.42.00
- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)
23
22,5
22
0304.43.00
- - Cá bơn (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và Citharidae)
23
22,5
22
0304.44.00
- - Cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae
23
22,5
22
0304.45.00
- - Cá kiếm (Xiphias gladius)
23
22,5
22
0304.46.00
- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)
23
22,5
22
0304.49.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh:
0304.51.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (hoặc cá chuối, cá lóc) (Channa spp.)
23
22,5
22
0304.52.00
- - Cá hồi
23
22,5
22
0304.53.00
- - Cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae
23
22,5
22
0304.54.00
- - Cá kiếm (Xiphias gladius)
23
22,5
22
0304.55.00
- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)
23
22,5
22
0304.59.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Phi-lê đông lạnh của cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (hoặc cá chuối, cá lóc) (Channa spp.):
0304.61.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.)
23
22,5
22
0304.62.00
- - Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.)
23
22,5
22
0304.63.00
- - Cá chẽm (Lates niloticus)
23
22,5
22
0304.69.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Phi-lê đông lạnh của cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae:
0304.71.00
- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)
23
22,5
22
0304.72.00
- - Cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus)
23
22,5
22
0304.73.00
- - Cá tuyết đen (Pollachius virens)
23
22,5
22
0304.74.00
- - Cá tuyết Meluc (Merluccius spp., Urophycis spp.)
23
22,5
22
0304.75.00
- - Cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)
23
22,5
22
0304.79.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Phi-lê đông lạnh của các loại cá khác:
0304.81.00
- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho hucho)
23
22,5
22
0304.82.00
- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)
23
22,5
22
0304.83.00
- - Cá bơn (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và Citharidae)
23
22,5
22
0304.84.00
- - Cá kiếm (Xiphias gladius)
23
22,5
22
0304.85.00
- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)
23
22,5
22
0304.86.00
- - Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii)
23
22,5
22
0304.87.00
- Cá ngừ đại dương (thuộc giống Thunus), cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa (Euthynnus (Katsuwonus) pelamis)
23
22,5
22
0304.89.00
- - Loại khác
23
22,5
22
- Loại khác, đông lạnh:
0304.91.00
- - Cá kiếm (Xiphias gladius)
23
22,5
22
0304.92.00
- - Cá răng cưa (Dissostichus spp.)
23
22,5
22
0304.93.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả ( hoặc cá chuối, cá lóc) (Channa spp.)
23
22,5
22
0304.94.00
- - Cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)
23
22,5
22
0304.95.00
- - Cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae, trừ cá Minh Thái (Pollack Alaska) (Theragra chalcogramma)
23
22,5
22
0304.99.00
- - Loại khác
23
22,5
22
03.05
Cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.
0305.10.00
- Bột mịn, bột thô và viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người
18
18
15
0305.20
- Gan, sẹ và bọc trứng cá, làm khô, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối:
0305.20.10
- - Của cá nước ngọt, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối
18
18
15
0305.20.90
- - Loại khác
18
18
15
- Phi-lê cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối, nhưng không hun khói:
0305.31.00
- Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (hay cá chuối, cá lóc) (Channa spp.)
18
18
15
0305.32.00
- - Cá thuộc các họ Bregmacerotidae, Euclichthyidae, Gadidae, Macrouridae, Melanonidae, Merlucciidae, Moridae và Muraenolepididae
18
18
15
0305.39
- - Loại khác:
0305.39.10
- - - Cá nhói nước ngọt (Xenentodon cancila), cá phèn dải vàng (Upeneus vittatus) và cá long-rakered trevally (Ulua mentalis) (cá nục Úc)
18
18
15
0305.39.20
- - - Cá hố savalai (Lepturacanthus savala), cá đù Belanger (Johnius belangerii), cá đù Reeve (Chrysochir aureus) và cá đù mắt to (Pennahia anea)
18
18
15
0305.39.90
- - - Loại khác
18
18
15
- Cá hun khói, kể cả phi-lê cá, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ:
0305.41.00
- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho hucho)
18
18
15
0305.42.00
- - Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii)
18
18
15
0305.43.00
- - Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster)
18
18
15
0305.44.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (hoặc cá chuối, cá lóc) (Channa spp.)
18
18
15
0305.49.00
- - Loại khác
18
18
15
- Cá khô, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ, có hoặc không muối nhưng không hun khói:
0305.51.00
- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)
18
18
15
0305.59
- - Loại khác:
0305.59.20
- - - Cá biển
18
18
15
0305.59.90
- - - Loại khác
18
18
15
- Cá, muối nhưng không làm khô hoặc không hun khói và cá ngâm nước muối, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ:
0305.61.00
- - Cá trích nước lạnh (Clupea harengus, Clupea pallasii)
18
18
15
0305.62.00
- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)
18
18
15
0305.63.00
- - Cá cơm (cá tròng) (Engraulis spp.)
18
18
15
0305.64.00
- - Cá rô phi (Oreochromis spp.), cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.), cá chép (Cyprinus carpio, Carassius Carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus), cá chình (Anguilla spp.), cá chẽm (Lates niloticus) và cá quả (hoặc cá chuối, cá lóc) (Channa spp.)
18
18
15
0305.69
- - Loại khác:
0305.69.10
- - - Cá biển
18
18
15
0305.69.90
- - - Loại khác
18
18
15
- Vây cá, đầu, đuôi, bong bóng và phụ phẩm khác ăn được của cá sau giết mổ:
0305.71.00
- - Vây cá mập
18
18
15
0305.72
- - Đầu cá, đuôi và bong bóng:
0305.72.10
- - - Bong bóng cá
2
2
1
0305.72.90
- - - Loại khác
18
18
15
0305.79.00
- - Loại khác
18
18
15
03.06
Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối, hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.
- Đông lạnh:
0306.11.00
- - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus spp.)
23
22,5
22
0306.12.00
- - Tôm hùm (Homarus spp.)
18
18
15
0306.14
- - Cua, ghẹ:
0306.14.10
- - - Cua, ghẹ vỏ mềm
18
18
15
0306.14.90
- - - Loại khác
18
18
15
0306.15.00
- - Tôm hùm Na Uy (Nephrops norvegicus)
23
22,5
22
0306.16.00
- - Tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh (Pandalus spp., Crangon crangon)
23
22,5
22
0306.17
- - Tôm shrimps và tôm prawn khác:
0306.17.10
- - - Tôm sú (Penaeus monodon)
23
22,5
22
0306.17.20
- - - Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
23
22,5
22
0306.17.30
- - - Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
23
22,5
22
0306.17.90
- - - Loại khác
23
22,5
22
0306.19.00
- - Loại khác, kể cả bột thô, bột mịn và viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người
23
22,5
22
- Không đông lạnh:
0306.21
- - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus spp.):
0306.21.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0306.21.20
- - - Loại khác, sống
18
18
15
0306.21.30
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
- - - Loại khác:
0306.21.91
- - - - Đóng hộp kín khí
18
18
15
0306.21.99
- - - - Loại khác
18
18
15
0306.22
- - Tôm hùm (Homarus spp.):
0306.22.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0306.22.20
- - - Loại khác, sống
18
18
15
0306.22.30
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
- - - Loại khác:
0306.22.91
- - - - Đóng hộp kín khí
18
18
15
0306.22.99
- - - - Loại khác
18
18
15
0306.24
- - Cua, ghẹ:
0306.24.10
- - - Sống
18
18
15
0306.24.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
- - - Loại khác:
0306.24.91
- - - - Đóng hộp kín khí
18
18
15
0306.24.99
- - - - Loại khác
18
18
15
0306.25.00
- - Tôm hùm NaUy (Nephrops norvegicus)
18
18
15
0306.26
- - Tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh (Pandalus spp., Crangon crangon):
0306.26.10
- - - Để nhân giống
0
0
0
0306.26.20
- - - Loại khác, sống
23
22,5
22
0306.26.30
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
23
22,5
22
- - - Khô:
0306.26.41
- - - - Đóng hộp kín khí
23
22,5
22
0306.26.49
- - - - Loại khác
23
22,5
22
- - - Loại khác:
0306.26.91
- - - - Đóng hộp kín khí
23
22,5
22
0306.26.99
- - - - Loại khác
23
22,5
22
0306.27
- - Tôm shrimps và tôm prawn loại khác:
- - - Để nhân giống:
0306.27.11
- - - - Tôm sú (Penaeus monodon)
0
0
0
0306.27.12
- - - - Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
0
0
0
0306.27.19
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Loại khác, sống:
0306.27.21
- - - - Tôm sú (Penaeus monodon)
23
22,5
22
0306.27.22
- - - - Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
23
22,5
22
0306.27.29
- - - - Loại khác
23
22,5
22
- - - Tươi hoặc ướp lạnh:
0306.27.31
- - - - Tôm sú (Penaeus monodon)
23
22,5
22
0306.27.32
- - - - Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
23
22,5
22
0306.27.39
- - - - Loại khác
23
22,5
22
- - - Khô:
0306.27.41
- - - - Đóng hộp kín khí
23
22,5
22
0306.27.49
- - - - Loại khác
23
22,5
22
- - - Loại khác:
0306.27.91
- - - - Đóng hộp kín khí
23
22,5
22
0306.27.99
- - - - Loại khác
23
22,5
22
0306.29
- - Loại khác, kể cả bột thô, bột mịn và viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:
0306.29.10
- - - Sống
18
18
15
0306.29.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0306.29.30
- - - Bột thô, bột mịn và viên
18
18
15
- - - Loại khác:
0306.29.91
- - - - Đóng hộp kín khí
18
18
15
0306.29.99
- - - - Loại khác
18
18
15
03.07
Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.
- Hàu:
0307.11
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.11.10
- - - Sống
12,5
10
7,5
0307.11.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
12,5
10
7,5
0307.19
- - Loại khác:
0307.19.10
- - - Đông lạnh
12,5
10
7,5
0307.19.20
- - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối
12,5
10
7,5
0307.19.30
- - - Hun khói
22,5
20
15
- Điệp, kể cả điệp nữ hoàng, thuộc giống Pecten, Chlamys hoặc Placopecten:
0307.21
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.21.10
- - - Sống
12,5
10
7,5
0307.21.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
12,5
10
7,5
0307.29
- - Loại khác:
0307.29.10
- - - Đông lạnh
12,5
10
7,5
0307.29.20
- - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối; hun khói
12,5
10
7,5
- Vẹm (Mytilus spp., Perna spp.):
0307.31
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.31.10
- - - Sống
12,5
10
7,5
0307.31.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
12,5
10
7,5
0307.39
- - Loại khác:
0307.39.10
- - - Đông lạnh
18
18
15
0307.39.20
- Khô, muối hoặc ngâm nước muối; hun khói
18
18
15
- Mực nang (Sepia officinalis, Rossia macrosoma, Sepiola spp.) và mực ống (Ommastrephes spp., Loligo spp., Nototodarus spp., Sepioteuthis spp.):
0307.41
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.41.10
- - - Sống
18
18
15
0307.41.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0307.49
- - Loại khác:
0307.49.10
- - - Đông lạnh
23
22,5
22
0307.49.20
- - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối
23
22,5
22
0307.49.30
- - Hun khói
22,5
20
15
- Bạch tuộc (Octopus spp.):
0307.51
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.51.10
- - - Sống
23
22,5
22
0307.51.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
23
22,5
22
0307.59
- - Loại khác:
0307.59.10
- - - Đông lạnh
23
22,5
22
0307.59.20
- - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối
23
22,5
22
0307.59.30
- - - Hun khói
22,5
20
15
0307.60
- Ốc, trừ ốc biển:
0307.60.10
- - Sống
12,5
10
7,5
0307.60.20
- - Tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh
12,5
10
7,5
0307.60.30
- - Khô, muối hoặc ngâm nước muối; hun khói
12,5
10
7,5
- Nghêu (ngao), sò (thuộc họ Arcidae, Arcticidae, Cardiidae, Donacidae, Hiatellidae, Mactridae, Mesodesmatidae, Myidae, Semelidae, Solecurtidae, Solenidae, Tridacnidae và Veneridae):
0307.71
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.71.10
- - - Sống
18
18
15
0307.71.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0307.79
- - Loại khác:
0307.79.10
- - - Đông lạnh
18
18
15
0307.79.20
- - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối; hun khói
18
18
15
- Bào ngư (Haliotis spp.):
0307.81
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.81.10
- - - Sống
18
18
15
0307.81.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0307.89
- - Loại khác:
0307.89.10
- - - Đông lạnh
18
18
15
0307.89.20
- - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối; hun khói
18
18
15
- Loại khác, kể cả bột mịn, bột thô và viên, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:
0307.91
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0307.91.10
- - - Sống
18
18
15
0307.91.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0307.99
- - Loại khác:
0307.99.10
- - - Đông lạnh
18
18
15
0307.99.20
- - - Đã làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; hun khói
18
18
15
0307.99.90
- - - Loại khác
18
18
15
03.08
Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thủy sinh không xương sống hun khói trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên của động vật thủy sinh trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.
- Hải sâm (Stichopus japonicus, Holothurioidea):
0308.11
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0308.11.10
- - - Sống
18
18
15
0308.11.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0308.19
- - Loại khác:
0308.19.10
- - - Đông lạnh
18
18
15
0308.19.20
- - - Làm khô, muối hoặc ngâm nước muối
18
18
15
0308.19.30
- - - Hun khói
22,5
20
15
- Cầu gai (Strongylocentrotus spp., Paracentrotus lividus, Loxechinus albus, Echichinus esculentus):
0308.21
- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
0308.21.10
- - - Sống
18
18
15
0308.21.20
- - - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0308.29
- - Loại khác:
0308.29.10
- - - Đông lạnh
18
18
15
0308.29.20
- - - Làm khô, muối hoặc ngâm nước muối
18
18
15
0308.29.30
- - - Hun khói
22,5
20
15
0308.30
- Sứa (Rhopilema spp.):
0308.30.10
- - Sống
18
18
15
0308.30.20
- - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0308.30.30
- - Đông lạnh
18
18
15
0308.30.40
- - Làm khô, muối hoặc ngâm nước muối
18
18
15
0308.30.50
- - Hun khói
22,5
20
15
0308.90
- Loại khác:
0308.90.10
- - Sống
18
18
15
0308.90.20
- - Tươi hoặc ướp lạnh
18
18
15
0308.90.30
- - Đông lạnh
18
18
15
0308.90.40
- - Làm khô, muối hoặc ngâm nước muối
18
18
15
0308.90.50
- - Hun khói
22,5
20
15
0308.90.90
- - Loại khác
18
18
15
Chương 4 - Sản phẩm bơ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
04.01
Sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.
0401.10
- Có hàm lượng chất béo không quá 1% tính theo trọng lượng:
0401.10.10
- - Dạng lỏng
13
12
12
0401.10.90
- - Loại khác
13
12
12
0401.20
- Có hàm lượng chất béo trên 1% nhưng không quá 6% tính theo trọng lượng:
0401.20.10
- - Dạng lỏng
13
12
12
0401.20.90
- - Loại khác
13
12
12
0401.40
- Có hàm lượng chất béo trên 6% nhưng không quá 10% tính theo trọng lượng:
0401.40.10
- - Sữa dạng lỏng
13
12
12
0401.40.20
- - Sữa dạng đông lạnh
13
12
12
0401.40.90
- - Loại khác
13
12
12
0401.50
- Có hàm lượng chất béo trên 10% tính theo trọng lượng:
0401.50.10
- - Dạng lỏng
13
12
12
0401.50.90
- - Loại khác
13
12
12
04.02
Sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.
0402.10
- Dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác, có hàm lượng chất béo không quá 1,5% tính theo trọng lượng:
- - Chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác:
0402.10.41
- - - Đóng gói với trọng lượng cả bì từ 20 kg trở lên
7
7
7
0402.10.49
- - - Loại khác
7
7
7
- - Loại khác:
0402.10.91
- - - Đóng gói với trọng lượng cả bì từ 20 kg trở lên
18
18
15
0402.10.99
- - - Loại khác
18
18
15
- Dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác, có hàm lượng chất béo trên 1,5% tính theo trọng lượng:
0402.21
- - Chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác:
0402.21.20
- - - Đóng gói với trọng lượng cả bì từ 20 kg trở lên
11
11
10
0402.21.90
- - - Loại khác
11
11
10
0402.29
- - Loại khác:
0402.29.20
- - - Đóng gói với trọng lượng cả bì từ 20 kg trở lên
18
18
15
0402.29.90
- - - Loại khác
18
18
15
- Loại khác:
0402.91.00
- - Chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác
11
11
10
0402.99.00
- - Loại khác
18
18
15
04.03
Buttermilk, sữa đông và kem đông, sữa chua, kephir và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit hóa, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc hương liệu hoặc bổ sung thêm hoa quả, quả hạch (nut) hoặc ca cao.
0403.10
-
Sữa chua:
0403.10.20
- - Dạng lỏng, đã hoặc chưa cô đặc
12,5
10
7,5
0403.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
0403.90
- Loại khác:
0403.90.10
- - Buttermilk
12,5
10
7,5
0403.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
04.04
Whey, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác; các sản phẩm có chứa thành phần sữa tự nhiên, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
0404.10.00
- Whey và Whey đã cải biến, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác
7,5
7,5
5
0404.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
04.05
Bơ và các chất béo và các loại dầu khác tách từ sữa; chất phết từ bơ sữa (dairy spreads).
0405.10.00
-
Bơ
13
12
12
0405.20.00
- Chất phết từ bơ sữa
13
12
12
0405.90
- Loại khác:
0405.90.10
- - Chất béo khan của bơ
3
3
3
0405.90.20
- - Dầu bơ (butter oil)
3
3
3
0405.90.30
- - Ghee
13
12
12
0405.90.90
- - Loại khác
13
12
12
04.06
Pho mát và curd.
0406.10
- Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), kể cả pho mát whey, và curd:
0406.10.10
- - Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), kể cả pho mát whey
5
4
3
0406.10.20
- - Curd
5
4
3
0406.20
- Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, của tất cả các loại:
0406.20.10
- - Đóng gói với trọng lượng cả bì trên 20 kg
5
4
3
0406.20.90
- - Loại khác
5
4
3
0406.30.00
- Pho mát đã chế biến, chưa xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột
5
4
3
0406.40.00
- Pho mát vân xanh và pho mát khác có vân được sản xuất từ men Penicillium roqueforti
5
4
3
0406.90.00
- Pho mát loại khác
5
4
3
04.07
Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín.
- Trứng đã thụ tinh để ấp:
0407.11.00
- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus
*
*
*
0407.19
- - Loại khác:
0407.19.10
- - - Của vịt, ngan
*
*
*
0407.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
- Trứng sống khác:
0407.21.00
- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus
*
*
*
0407.29
- - Loại khác:
0407.29.10
- - - Của vịt, ngan
*
*
*
0407.29.90
- - - Loại khác
*
*
*
0407.90
- Loại khác:
0407.90.10
- - Của gà thuộc loài Gallus domesticus
*
*
*
0407.90.20
- - Của vịt, ngan
*
*
*
0407.90.90
- - Loại khác
*
*
*
04.08
Trứng chim và trứng gia cầm, đã bóc vỏ, và lòng đỏ trứng, sống, làm khô, hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đóng bánh, đông lạnh hoặc bảo quản cách khác, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.
- Lòng đỏ trứng:
0408.11.00
- - Đã làm khô
13
12
12
0408.19.00
- - Loại khác
13
12
12
- Loại khác:
0408.91.00
- - Đã làm khô
13
12
12
0408.99.00
- - Loại khác
13
12
12
0409.00.00
Mật ong tự nhiên.
5
4
3
04.10
Sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
0410.00.10
- Tổ yến
2
2
1
0410.00.90
- Loại khác
2
2
1
Chương 5 - Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nơi khác
0501.00.00
Tóc người, chưa xử lý, đã hoặc chưa rửa sạch hoặc gột tẩy; phế liệu tóc.
2
2
1
05.02
Lông và lông cứng của lợn hoặc lợn lòi; lông dùng làm chổi và bàn chải khác; phế liệu từ lông lợn.
0502.10.00
- Lông và lông cứng của lợn hoặc lợn lòi và phế liệu của chúng
2
2
1
0502.90.00
- Loại khác
2
2
1
0504.00.00
Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.
2
2
1
05.05
Da và các bộ phận khác của loài chim và gia cầm, có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ và các phần của lông vũ (đã hoặc chưa cắt tỉa) và lông tơ, mới chỉ được làm sạch, khử trùng hoặc xử lý để bảo quản; bột và phế liệu từ lông vũ hoặc các phần khác của lông vũ.
0505.10
- Lông vũ dùng để nhồi; lông tơ:
0505.10.10
- - Lông vũ của vịt, ngan
2
2
1
0505.10.90
- - Loại khác
2
2
1
0505.90
- Loại khác:
0505.90.10
- - Lông vũ của vịt, ngan
2
2
1
0505.90.90
- - Loại khác
2
2
1
05.06
Xương và lõi sừng, chưa xử lý, đã khử mỡ, sơ chế (nhưng chưa cắt thành hình), đã xử lý bằng axit hoặc khử gelatin; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên.
0506.10.00
- Ossein và xương đã xử lý bằng axit
2
2
1
0506.90.00
- Loại khác
2
2
1
05.07
Ngà, mai động vật họ rùa, lược cá voi (phiến sừng hàm trên) và hàm răng lược cá voi, sừng, gạc, móng guốc, móng, vuốt và mỏ, chưa xử lý hoặc đã sơ chế nhưng chưa cắt thành hình; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên.
0507.10
- Ngà; bột và phế liệu từ ngà:
0507.10.10
- - Sừng tê giác; bột và phế liệu từ ngà
2
2
1
0507.10.90
- - Loại khác
2
2
1
0507.90
- Loại khác:
0507.90.10
- - Sừng, gạc, móng guốc, móng, vuốt và mỏ
2
2
1
0507.90.20
- - Mai động vật họ rùa
2
2
1
0507.90.90
- - Loại khác
2
2
1
05.08
San hô và các chất liệu tương tự, chưa xử lý hoặc đã sơ chế nhưng chưa gia công thêm; mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai và mai mực, chưa xử lý hoặc đã sơ chế nhưng chưa cắt thành hình, bột và các phế liệu từ các sản phẩm trên.
0508.00.10
- San hô và các chất liệu tương tự
2
2
1
0508.00.20
- Mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai
2
2
1
0508.00.90
- Loại khác
2
2
1
05.10
Long diên hương, hương hải ly, chất xạ hương (từ cây hương và hươu xạ); côn trùng cánh cứng cantharides; mật, đã hoặc chưa được làm khô; các tuyến và các sản phẩm động vật khác dùng để điều chế dược phẩm, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc bảo quản tạm thời dưới hình thức khác.
0510.00.10
- Côn trùng cánh cứng cantharides
0
0
0
0510.00.20
- Xạ hương
0
0
0
0510.00.90
- Loại khác
0
0
0
05.11
Các sản phẩm động vật khác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; động vật chết thuộc Chương 1 hoặc Chương 3, không thích hợp sử dụng cho người.
0511.10.00
- Tinh dịch động vật họ trâu, bò
0
0
0
- Loại khác:
0511.91.00
- - Sản phẩm từ cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác; động vật đã chết thuộc Chương 3
2
2
1
0511.99
- - Loại khác:
0511.99.10
- - - Tinh dịch động vật nuôi
0
0
0
0511.99.20
- - - Trứng tằm
0
0
0
0511.99.30
- - - Bọt biển thiên nhiên
2
2
1
0511.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
Chương 6 - Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành hoa và cành lá trang trí
06.01
Củ, thân củ, rễ củ, thân ống và thân rễ, ở dạng ngủ, dạng sinh trưởng hoặc ở dạng hoa; cây và rễ rau diếp xoăn, trừ các loại rễ thuộc nhóm 12.12.
0601.10.00
- Củ, thân củ, rễ củ, thân ống và thân rễ, ở dạng ngủ
0
0
0
0601.20
- Củ, thân củ, rễ củ, thân ống, thân rễ, dạng sinh trưởng hoặc dạng hoa; cây và rễ rau diếp xoăn:
0601.20.10
- - Cây rau diếp xoăn
0
0
0
0601.20.20
- - Rễ rau diếp xoăn
0
0
0
0601.20.90
- - Loại khác
0
0
0
06.02
Cây sống khác (kể cả rễ), cành giâm và cành ghép; hệ sợi nấm.
0602.10
- Cành giâm không có rễ và cành ghép:
0602.10.10
- - Của cây phong lan
0
0
0
0602.10.20
- - Của cây cao su
0
0
0
0602.10.90
- - Loại khác
0
0
0
0602.20.00
- Cây, cây bụi đã hoặc không ghép cành, thuộc loại có quả hoặc quả hạch (nut) ăn được
0
0
0
0602.30.00
- Cây đỗ quyên và cây azalea (cây khô - họ đỗ quyên), đã hoặc không ghép cành
0
0
0
0602.40.00
- Cây hoa hồng, đã hoặc không ghép cành
0
0
0
0602.90
- Loại khác:
0602.90.10
- - Cành giâm và cành ghép phong lan có rễ
0
0
0
0602.90.20
- - Cây phong lan giống
0
0
0
0602.90.40
- - Gốc cây cao su có chồi
0
0
0
0602.90.50
- - Cây cao su giống
0
0
0
0602.90.60
- - Chồi mọc từ gỗ cây cao su
0
0
0
0602.90.70
- - Cây dương xỉ
0
0
0
0602.90.90
- - Loại khác
0
0
0
06.03
Cành hoa và nụ hoa dùng làm hoa bó hoặc để trang trí, tươi, khô, đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc xử lý cách khác.
- Tươi:
0603.11.00
- - Hoa hồng
12,5
10
7,5
0603.12.00
- - Hoa cẩm chướng
12,5
10
7,5
0603.13.00
- - Phong lan
12,5
10
7,5
0603.14.00
- - Hoa cúc
12,5
10
7,5
0603.15.00
- - Họ hoa ly (Lilium spp.)
12,5
10
7,5
0603.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
0603.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
06.04
Tán lá, cành và các phần khác của cây, không có hoa hoặc nụ hoa, các loại cỏ, rêu và địa y, phù hợp để bó hoa hoặc trang trí, tươi, khô, đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc xử lý cách khác.
0604.20
- Tươi:
0604.20.10
- - Rêu và địa y
12,5
10
7,5
0604.20.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
0604.90
- Loại khác:
0604.90.10
- - Rêu và địa y
12,5
10
7,5
0604.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
Chương 7 - Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được
07.01
Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh.
0701.10.00
- Để làm giống
0
0
0
0701.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
0702.00.00
Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh.
7,5
7,5
5
07.03
Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.
0703.10
- Hành tây và hành, hẹ:
- - Hành tây:
0703.10.11
- - - Củ giống
0
0
0
0703.10.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Hành, hẹ:
0703.10.21
- - - Củ giống
0
0
0
0703.10.29
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
0703.20
-
Tỏi:
0703.20.10
- - Củ giống
0
0
0
0703.20.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
0703.90
- Tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác:
0703.90.10
- - Củ giống
0
0
0
0703.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
07.04
Bắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh.
0704.10
- Hoa lơ và hoa lơ xanh:
0704.10.10
- - Hoa lơ
7,5
7,5
5
0704.10.20
- - Hoa lơ xanh (headed broccoli)
7,5
7,5
5
0704.20.00
- Cải Bruc-xen
7,5
7,5
5
0704.90
- Loại khác:
- - Bắp cải:
0704.90.11
- - - Bắp cải cuộn (cuộn tròn)
7,5
7,5
5
0704.90.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
0704.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
07.05
Rau diếp, xà lách (Lactuca sativa) và rau diếp xoăn (Cichorium spp.), tươi hoặc ướp lạnh.
- Rau diếp, xà lách:
0705.11.00
- - Xà lách cuộn (head lettuce)
7,5
7,5
5
0705.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Rau diếp xoăn:
0705.21.00
- - Rau diếp xoăn rễ củ (Cichorium intybus var. foliosum)
7,5
7,5
5
0705.29.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
07.06
Cà rốt, củ cải, củ dền làm sa-lát, diếp củ, cần củ, củ cải ri và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh.
0706.10
- Cà rốt và củ cải:
0706.10.10
- - Cà rốt
7,5
7,5
5
0706.10.20
- - Củ cải
7,5
7,5
5
0706.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
0707.00.00
Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh.
7,5
7,5
5
07.08
Rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh.
0708.10.00
- Đậu Hà Lan (Pisum sativum)
12,5
10
7,5
0708.20
- Đậu hạt (Vigna spp., Phaseolus spp.):
0708.20.10
- - Đậu Pháp
12,5
10
7,5
0708.20.20
- - Đậu dài
12,5
10
7,5
0708.20.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
0708.90.00
- Các loại rau đậu khác
12,5
10
7,5
07.09
Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh.
0709.20.00
- Măng tây
6
5
5
0709.30.00
- Cà tím
6
5
5
0709.40.00
- Cần tây trừ loại cần củ
6
5
5
- Nấm và nấm cục (nấm củ):
0709.51.00
- - Nấm thuộc chi Agaricus
6
5
5
0709.59
- - Loại khác:
0709.59.10
- - - Nấm cục
6
5
5
0709.59.90
- - - Loại khác
6
5
5
0709.60
- Quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta:
0709.60.10
- - Quả ớt (chillies) (quả thuộc chi Capsicum)
6
5
5
0709.60.90
- - Loại khác
6
5
5
0709.70.00
- Rau chân vịt, rau chân vịt New Zealand, rau chân vịt lê (rau chân vịt trồng trong vườn)
6
5
5
- Loại khác:
0709.91.00
- - Hoa a-ti-sô
6
5
5
0709.92.00
- - Ô liu
6
5
5
0709.93.00
- - Quả bí ngô, quả bí và quả bầu (Cucurbita spp.)
6
5
5
0709.99.00
- - Loại khác
6
5
5
07.10
Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh.
0710.10.00
- Khoai tây
7,5
7,5
5
- Rau đậu các loại, đã hoặc chưa bóc vỏ:
0710.21.00
- - Đậu Hà Lan (Pisum sativum)
10
7,5
5
0710.22.00
- - Đậu hạt (Vigna spp., Phaseolus spp.)
10
7,5
5
0710.29.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
0710.30.00
- Rau chân vịt, rau chân vịt New Zealand, rau chân vịt lê (rau chân vịt trồng trong vườn)
6
5
5
0710.40.00
- Ngô ngọt
10
7,5
5
0710.80.00
- Rau khác
10
7,5
5
0710.90.00
- Hỗn hợp các loại rau
10
7,5
5
07.11
Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được.
0711.20
- Ôliu:
0711.20.10
- - Đã bảo quản bằng khí sunphurơ
6
5
5
0711.20.90
- - Loại khác
6
5
5
0711.40
- Dưa chuột và dưa chuột ri:
0711.40.10
- - Đã bảo quản bằng khí sunphurơ
12,5
10
7,5
0711.40.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Nấm và nấm cục (nấm củ):
0711.51
- - Nấm thuộc chi Agaricus:
0711.51.10
- - - Đã bảo quản bằng khí sunphurơ
12,5
10
7,5
0711.51.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
0711.59
- - Loại khác:
0711.59.10
- - - Đã bảo quản bằng khí sunphurơ
12,5
10
7,5
0711.59.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
0711.90
- Rau khác; hỗn hợp các loại rau:
0711.90.10
- - Ngô ngọt
12,5
10
7,5
0711.90.20
- - Quả ớt (chillies) (quả thuộc chi Capsicum)
12,5
10
7,5
- - Nụ bạch hoa:
0711.90.31
- - - Đã bảo quản bằng khí sunphurơ
6
5
5
0711.90.39
- - - Loại khác
6
5
5
0711.90.40
- - Hành tây, đã được bảo quản bằng khí sunphurơ
12,5
10
7,5
0711.90.50
- - Hành tây, đã được bảo quản trừ loại được bảo quản bằng khí sunphurơ
12,5
10
7,5
0711.90.60
- - Loại khác, đã được bảo quản bằng khí sunphurơ
12,5
10
7,5
0711.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
07.12
Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.
0712.20.00
- Hành tây
12,5
10
7,5
- Nấm, mộc nhĩ (Auricularia spp.), nấm nhầy (Tremella spp.) và nấm cục (nấm củ):
0712.31.00
- - Nấm thuộc chi Agaricus
12,5
10
7,5
0712.32.00
- - Mộc nhĩ (Auricularia spp.)
12,5
10
7,5
0712.33.00
- - Nấm nhầy (Tremella spp.)
12,5
10
7,5
0712.39
- - Loại khác:
0712.39.10
- - - Nấm cục (nấm củ)
12,5
10
7,5
0712.39.20
- - - Nấm hương (dong-gu)
12,5
10
7,5
0712.39.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
0712.90
- Rau khác; hỗn hợp các loại rau:
0712.90.10
-
- Tỏi
10
7,5
5
0712.90.90
- - Loại khác
10
7,5
5
07.13
Các loại rau đậu khô, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc làm vỡ hạt.
0713.10
- Đậu Hà Lan (Pisum sativum):
0713.10.10
- - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.10.90
- - Loại khác
10
7,5
5
0713.20
- Đậu gà (chickpeas) (garbanzos):
0713.20.10
- - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.20.90
- - Loại khác
10
7,5
5
- Đậu hạt (Vigna spp., Phaseolus spp.):
0713.31
- - Đậu thuộc loài Vigna mungo (L.) Hepper hoặc Vigna radiata (L.) Wilczek:
0713.31.10
- - - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.31.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
0713.32
- - Đậu hạt đỏ nhỏ (Adzuki)
(Phaseolus hoặc Vigna angularis):
0713.32.10
- - - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.32.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
0713.33
- - Đậu tây, kể cả đậu trắng (Phaseolus vulgaris):
0713.33.10
- - - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.33.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
0713.34
- - Đậu bambara (Vigna subterranea hoặc Voandzeia subterranea):
0713.34.10
- - - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.34.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
0713.35
- - Đậu đũa (Vigna unguiculata):
0713.35.10
- - - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.35.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
0713.39
- - Loại khác:
0713.39.10
- - - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.39.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
0713.40
- Đậu lăng:
0713.40.10
- - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.40.90
- - Loại khác
10
7,5
5
0713.50
- Đậu tằm (Vicia faba var. major) và đậu ngựa (Vicia faba var. equina, Vicia faba var. minor):
0713.50.10
- - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.50.90
- - Loại khác
10
7,5
5
0713.60.00
- Đậu triều, đậu săng (Cajanus cajan)
0
0
0
0713.90
- Loại khác:
0713.90.10
- - Phù hợp để gieo trồng
0
0
0
0713.90.90
- - Loại khác
10
7,5
5
07.14
Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem, khoai lang và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago.
0714.10
- Sắn:
- - Thái lát hoặc đã làm thành dạng viên:
0714.10.11
- - - Lát đã được làm khô
5
4
3
0714.10.19
- - - Loại khác
5
4
3
- - Loại khác:
0714.10.91
- - - Đông lạnh
5
4
3
0714.10.99
- - - Loại khác
5
4
3
0714.20
- Khoai lang:
0714.20.10
- - Đông lạnh
5
4
3
0714.20.90
- - Loại khác
5
4
3
0714.30
- Củ từ (Dioscorea spp.):
0714.30.10
- - Đông lạnh
5
4
3
0714.30.90
- - Loại khác
5
4
3
0714.40
- Khoai sọ (Colacasia spp.):
0714.40.10
- - Đông lạnh
5
4
3
0714.40.90
- - Loại khác
5
4
3
0714.50
- Khoai môn (Xanthosoma spp.):
0714.50.10
- - Đông lạnh
5
4
3
0714.50.90
- - Loại khác
5
4
3
0714.90
- Loại khác:
- - Lõi cây cọ sago:
0714.90.11
- - - Đông lạnh
5
4
3
0714.90.19
- - - Loại khác
5
4
3
- - Loại khác:
0714.90.91
- - - Đông lạnh
5
4
3
0714.90.99
- - - Loại khác
5
4
3
Chương 8 - Quả và quả hạch (nut) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa
08.01
Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nut) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.
-
Dừa:
0801.11.00
- - Đã qua công đoạn làm khô
17,5
15
10
0801.12.00
- - Dừa còn nguyên sọ
17,5
15
10
0801.19.00
- - Loại khác
17,5
15
10
- Quả hạch Brazil (Brazil nut):
0801.21.00
- - Chưa bóc vỏ
12,5
10
7,5
0801.22.00
- - Đã bóc vỏ
12,5
10
7,5
- Hạt điều:
0801.31.00
- - Chưa bóc vỏ
12,5
10
7,5
0801.32.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
08.02
Quả hạch (nut) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.
- Quả hạnh nhân:
0802.11.00
- - Chưa bóc vỏ
17,5
15
10
0802.12.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
- Quả phỉ hay hạt phỉ (Corylus spp.):
0802.21.00
- - Chưa bóc vỏ
17,5
15
10
0802.22.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
- Quả óc chó:
0802.31.00
- - Chưa bóc vỏ
17,5
15
10
0802.32.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
- Hạt dẻ (Castanea spp.):
0802.41.00
- - Chưa bóc vỏ
17,5
15
10
0802.42.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
- Quả hồ trăn (Hạt dẻ cười):
0802.51.00
- - Chưa bóc vỏ
17,5
15
10
0802.52.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
- Hạt macadamia (Macadamia nuts):
0802.61.00
- - Chưa bóc vỏ
17,5
15
10
0802.62.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
0802.70.00
- Hạt cây côla (Cola spp.)
17,5
15
10
0802.80.00
- Quả cau
17,5
15
10
0802.90.00
- Loại khác
17,5
15
10
08.03
Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô.
0803.10.00
- Chuối lá
17,5
15
10
0803.90.00
- Loại khác
17,5
15
10
08.04
Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô.
0804.10.00
- Quả chà là
17,5
15
10
0804.20.00
- Quả sung, vả
17,5
15
10
0804.30.00
- Quả dứa
17,5
15
10
0804.40.00
- Quả bơ
12,5
10
7,5
0804.50
- Quả ổi, xoài và măng cụt:
0804.50.10
- - Quả ổi
17,5
15
10
0804.50.20
- - Quả xoài
17,5
15
10
0804.50.30
- - Quả măng cụt
17,5
15
10
08.05
Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô.
0805.10
-
Quả cam:
0805.10.10
- - Tươi
12,5
10
7,5
0805.10.20
- - Khô
12,5
10
7,5
0805.20.00
- Quả quýt các loại (kể cả quất); cam nhỏ (clementines) và các loại giống lai chi cam quýt tương tự
12,5
10
7,5
0805.40.00
- Quả bưởi, kể cả bưởi chùm
17,5
15
10
0805.50.00
- Quả chanh (Citrus limon, Citrus limonum, Citrus aurantifolia, Citrus latifolia)
12,5
10
7,5
0805.90.00
- Loại khác
17,5
15
10
08.06
Quả nho, tươi hoặc khô.
0806.10.00
- Tươi
15
15
12,5
0806.20.00
-
Khô
15
15
12,5
08.07
Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi.
- Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu):
0807.11.00
- - Quả dưa hấu
17,5
15
10
0807.19.00
- - Loại khác
17,5
15
10
0807.20
- Quả đu đủ:
0807.20.10
- - Đu đủ Mardi backcross solo (betik solo)
17,5
15
10
0807.20.90
- - Loại khác
17,5
15
10
08.08
Quả táo (apple), lê và quả mộc qua, tươi.
0808.10.00
- Quả táo (apple)
7,5
7,5
5
0808.30.00
- Quả lê
10
7,5
5
0808.40.00
- Quả mộc qua
10
7,5
5
08.09
Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi.
0809.10.00
- Quả mơ
17,5
15
10
- Quả anh đào:
0809.21.00
- - Quả anh đào chua (Prunus cerasus)
17,5
15
10
0809.29.00
- - Loại khác
17,5
15
10
0809.30.00
- Quả đào, kể cả xuân đào
17,5
15
10
0809.40
- Quả mận và quả mận gai:
0809.40.10
- - Quả mận
17,5
15
10
0809.40.20
- - Quả mận gai
17,5
15
10
08.10
Quả khác, tươi.
0810.10.00
- Quả dâu tây
6
5
5
0810.20.00
- Quả mâm xôi, dâu tằm và dâu đỏ
6
5
5
0810.30.00
- Quả lý gai và quả lý chua, đen, trắng hoặc đỏ
6
5
5
0810.40.00
- Quả nam việt quất, quả việt quất và các loại quả khác thuộc chi Vaccinium
6
5
5
0810.50.00
- Quả kiwi
5
4
3
0810.60.00
- Quả sầu riêng
17,5
15
10
0810.70.00
- Quả hồng vàng
17,5
15
10
0810.90
- Loại khác:
0810.90.10
- - Quả nhãn (bao gồm cả nhãn mata kucing)
17,5
15
10
0810.90.20
- - Quả vải
17,5
15
10
0810.90.30
- - Quả chôm chôm
17,5
15
10
0810.90.40
- - Quả boong boong; quả khế
17,5
15
10
0810.90.50
- - Quả mít (cempedak và nangka)
17,5
15
10
0810.90.60
- - Quả me
17,5
15
10
- - Loại khác:
0810.90.91
- - - Salacca (quả da rắn)
17,5
15
10
0810.90.92
- - - Quả thanh long
17,5
15
10
0810.90.93
- - - Quả hồng xiêm (quả ciku)
17,5
15
10
0810.90.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
08.11
Quả và quả hạch (nut), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.
0811.10.00
- Quả dâu tây
17,5
15
10
0811.20.00
- Quả mâm xôi, dâu tằm và dâu đỏ, quả lý chua đen, trắng hoặc đỏ và quả lý gai
17,5
15
10
0811.90.00
- Loại khác
17,5
15
10
08.12
Quả và quả hạch (nut), được bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được.
0812.10.00
- Quả anh đào
17,5
15
10
0812.90
- Quả khác:
0812.90.10
- - Quả dâu tây
17,5
15
10
0812.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
08.13
Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch (nut) hoặc quả khô thuộc Chương này.
0813.10.00
- Quả mơ
17,5
15
10
0813.20.00
- Quả mận đỏ
17,5
15
10
0813.30.00
- Quả táo (apple)
17,5
15
10
0813.40
- Quả khác:
0813.40.10
- - Quả nhãn
17,5
15
10
0813.40.20
- - Quả me
17,5
15
10
0813.40.90
- - Quả khác
17,5
15
10
0813.50
- Hỗn hợp các loại quả hạch (nut) hoặc quả khô thuộc Chương này:
0813.50.10
- - Hạt điều hoặc quả hạch Brazil (Brazil nut) chiếm đa số về trọng lượng
17,5
15
10
0813.50.20
- - Quả hạch (nut) khác chiếm đa số về trọng lượng
17,5
15
10
0813.50.30
- - Quả chà là chiếm đa số về trọng lượng
17,5
15
10
0813.50.40
- - Quả bơ hoặc quả cam hoặc quả quýt (bao gồm quả quýt và quả quất) chiếm đa số về trọng lượng
17,5
15
10
0813.50.90
- - Loại khác
17,5
15
10
0814.00.00
Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt, hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác.
7,5
7,5
5
Chương 9 - Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị
09.01
Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
- Cà phê, chưa rang:
0901.11
- - Chưa khử chất caffeine:
0901.11.10
- - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB
7,5
7,5
5
0901.11.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
0901.12
- - Đã khử chất caffeine:
0901.12.10
- - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB
7,5
7,5
5
0901.12.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Cà phê, đã rang:
0901.21
- - Chưa khử chất caffeine:
0901.21.10
- - - Chưa xay
22,5
20
15
0901.21.20
- - - Đã xay
22,5
20
15
0901.22
- - Đã khử chất caffeine:
0901.22.10
- - - Chưa xay
22,5
20
15
0901.22.20
- - - Đã xay
22,5
20
15
0901.90
- Loại khác:
0901.90.10
- - Vỏ quả và vỏ lụa cà phê
22,5
20
15
0901.90.20
- - Các chất thay thế có chứa cà phê
22,5
20
15
09.02
Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu.
0902.10
- Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói sẵn trọng lượng không quá 3 kg:
0902.10.10
- - Lá chè
35,5
35
34
0902.10.90
- - Loại khác
35,5
35
34
0902.20
- Chè xanh khác (chưa ủ men):
0902.20.10
- - Lá chè
35,5
35
34
0902.20.90
- - Loại khác
35,5
35
34
0902.30
- Chè đen (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần, đóng gói sẵn trọng lượng không quá 3kg:
0902.30.10
- - Lá chè
35,5
35
34
0902.30.90
- - Loại khác
35,5
35
34
0902.40
- Chè đen khác (đã ủ men) và chè khác đã ủ men một phần:
0902.40.10
- - Lá chè
35,5
35
34
0902.40.90
- - Loại khác
35,5
35
34
0903.00.00
Chè Paragoay.
18
18
15
09.04
Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc nghiền.
- Hạt tiêu:
0904.11
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền:
0904.11.10
- - - Trắng
18
18
15
0904.11.20
- - - Đen
18
18
15
0904.11.90
- - - Loại khác
18
18
15
0904.12
- - Đã xay hoặc nghiền:
0904.12.10
- - - Trắng
18
18
15
0904.12.20
- - - Đen
18
18
15
0904.12.90
- - - Loại khác
18
18
15
- Quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta:
0904.21
- - Đã làm khô, chưa xay hoặc chưa nghiền:
0904.21.10
- - - Quả ớt (chillies) (quả thuộc chi Capsicum)
18
18
15
0904.21.90
- - - Loại khác
18
18
15
0904.22
- - Đã xay hoặc nghiền:
0904.22.10
- - - Quả ớt (chillies) (quả thuộc chi Capsicum)
18
18
15
0904.22.90
- - - Loại khác
18
18
15
09.05
Vani.
0905.10.00
- Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0905.20.00
- Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
09.06
Quế và hoa quế.
- Chưa xay hoặc chưa nghiền:
0906.11.00
- - Quế (Cinnamomum zeylanicum Blume)
7,5
7,5
5
0906.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
0906.20.00
- Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
09.07
Đinh hương (cả quả, thân và cành).
0907.10.00
- Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0907.20.00
- Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
09.08
Hạt nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu.
- Hạt nhục đậu khấu:
0908.11.00
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0908.12.00
- - Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
- Vỏ nhục đậu khấu:
0908.21.00
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0908.22.00
- - Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
- Bạch đậu khấu:
0908.31.00
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0908.32.00
- - Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
09.09
Hạt của hoa hồi, hoa hồi dạng sao, thì là, rau mùi, thì là Ai cập hoặc ca-rum (caraway); hạt bách xù (juniper berries).
- Hạt của cây rau mùi:
0909.21.00
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0909.22.00
- - Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
- Hạt cây thì là Ai cập:
0909.31.00
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0909.32.00
- - Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
- Hạt của hoa hồi, hoa hồi dạng sao, cây ca-rum (caraway) hoặc hạt cây thì là; hạt cây bách xù (juniper berries):
0909.61
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền:
0909.61.10
- - - Của hoa hồi
7,5
7,5
5
0909.61.20
- - - Của hoa hồi dạng sao
7,5
7,5
5
0909.61.30
- - - Của cây ca-rum (caraway)
7,5
7,5
5
0909.61.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
0909.62
- - Đã xay hoặc nghiền:
0909.62.10
- - - Của hoa hồi
7,5
7,5
5
0909.62.20
- - - Của hoa hồi dạng sao
7,5
7,5
5
0909.62.30
- - - Của cây ca-rum (caraway)
7,5
7,5
5
0909.62.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
09.10
Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác.
- Gừng:
0910.11.00
- - Chưa xay hoặc chưa nghiền
7,5
7,5
5
0910.12.00
- - Đã xay hoặc nghiền
7,5
7,5
5
0910.20.00
- Nghệ tây
7,5
7,5
5
0910.30.00
- Nghệ (curcuma)
7,5
7,5
5
- Gia vị khác:
0910.91
- - Hỗn hợp đã nêu trong Chú giải 1(b) của Chương này:
0910.91.10
- - - Ca-ri (curry)
7,5
7,5
5
0910.91.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
0910.99
- - Loại khác:
0910.99.10
- - - Húng tây, cỏ xạ hương; lá nguyệt quế
7,5
7,5
5
0910.99.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 10 - Ngũ cốc
10.01
Lúa mì và meslin.
- Lúa mì Durum:
1001.11.00
- - Hạt giống
2
2
1
1001.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
1001.91.00
- - Hạt giống
2
2
1
1001.99
- - Loại khác:
- - - Thích hợp sử dụng cho người:
1001.99.11
- - - - Meslin
2
2
1
1001.99.19
- - - - Loại khác
2
2
1
1001.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
10.02
Lúa mạch đen.
1002.10.00
- Hạt giống
2
2
1
1002.90.00
- Loại khác
2
2
1
10.03
Lúa đại mạch.
1003.10.00
- Hạt giống
2
2
1
1003.90.00
- Loại khác
2
2
1
10.04
Yến mạch.
1004.10.00
- Hạt giống
2
2
1
1004.90.00
- Loại khác
2
2
1
10.05
Ngô.
1005.10.00
- Hạt giống
0
0
0
1005.90
- Loại khác:
1005.90.10
- - Loại dùng để rang nổ (popcorn)
12,5
10
7,5
1005.90.90
- - Loại khác
2
2
1
10.06
Lúa gạo.
1006.10
- Thóc:
1006.10.10
- - Để gieo trồng
0
0
0
1006.10.90
- - Loại khác
17,5
15
10
1006.20
- Gạo lứt:
1006.20.10
- - Gao Thai Hom Mali
17,5
15
10
1006.20.90
- - Loại khác
17,5
15
10
1006.30
- Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):
1006.30.30
- - Gạo nếp
17,5
15
10
1006.30.40
- - Gạo Thai Hom Mali
17,5
15
10
- - Loại khác:
1006.30.91
- - - Gạo luộc sơ
20
15
10
1006.30.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
1006.40
- Tấm:
1006.40.10
- - Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
17,5
15
10
1006.40.90
- - Loại khác
17,5
15
10
10.07
Lúa miến.
1007.10.00
- Hạt giống
2
2
1
1007.90.00
- Loại khác
2
2
1
10.08
Kiều mạch, kê, hạt cây thóc chim; các loại ngũ cốc khác.
1008.10.00
- Kiều mạch
2
2
1
-
Kê:
1008.21.00
- - Hạt giống
2
2
1
1008.29.00
- - Loại khác
2
2
1
1008.30.00
- Hạt cây thóc chim (họ lúa)
5
4
3
1008.40.00
- Hạt kê Fonio (Digitaria spp.)
2
2
1
1008.50.00
- Cây diệm mạch (Chenopodium quinoa)
2
2
1
1008.60.00
- Lúa mì lai lúa mạch đen (Triticale)
2
2
1
1008.90.00
- Ngũ cốc loại khác
2
2
1
Chương 11 - Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì
11.01
Bột mì hoặc bột meslin.
1101.00.10
-
Bột mì
7,5
7,5
5
1101.00.20
- Bột meslin
7,5
7,5
5
11.02
Bột ngũ cốc, trừ bột mì hoặc bột meslin.
1102.20.00
- Bột ngô
6
5
5
1102.90
- Loại khác:
1102.90.10
- - Bột gạo
7,5
7,5
5
1102.90.20
- - Bột lúa mạch đen
6
5
5
1102.90.90
- - Loại khác
6
5
5
11.03
Ngũ cốc dạng tấm, dạng bột thô và viên.
- Dạng tấm và bột thô:
1103.11
- - Của lúa mì:
1103.11.20
- - - Lõi lúa mì hoặc durum
7,5
7,5
5
1103.11.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
1103.13.00
- - Của ngô
5
4
3
1103.19
- - Của ngũ cốc khác:
1103.19.10
- - - Của meslin
7,5
7,5
5
1103.19.20
- - - Của gạo
7,5
7,5
5
1103.19.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
1103.20.00
- Dạng viên
7,5
7,5
5
11.04
Hạt ngũ cốc được chế biến theo cách khác (ví dụ, xát vỏ, xay, vỡ mảnh, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô), trừ gạo thuộc nhóm 10.06; mầm ngũ cốc, nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền
- Ngũ cốc xay hoặc vỡ mảnh:
1104.12.00
- - Của yến mạch
7,5
7,5
5
1104.19
- - Của ngũ cốc khác:
1104.19.10
- - - Của ngô
7,5
7,5
5
1104.19.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Ngũ cốc đã chế biến cách khác (ví dụ, xát vỏ, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô):
1104.22.00
- - Của yến mạch
7,5
7,5
5
1104.23.00
- - Của ngô
5
4
3
1104.29
- - Của ngũ cốc khác:
1104.29.20
- - - Của lúa mạch
7,5
7,5
5
1104.29.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
1104.30.00
- Mầm ngũ cốc, nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền
7,5
7,5
5
11.05
Bột, bột thô, bột mịn, mảnh lát, hạt và viên từ khoai tây.
1105.10.00
- Bột, bột thô và bột mịn
12,5
10
7,5
1105.20.00
- Dạng mảnh lát, hạt và viên
12,5
10
7,5
11.06
Bột, bột thô và bột mịn, chế biến từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13, từ cọ sago hoặc từ rễ, củ hoặc thân củ hoặc nhóm 07.14 hoặc từ các sản phẩm thuộc Chương 8.
1106.10.00
- Từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13
12,5
10
7,5
1106.20
- Từ cọ sago hoặc từ rễ hoặc thân củ thuộc nhóm 07.14
1106.20.10
- - Từ sắn
12,5
10
7,5
- - Từ cọ sago:
1106.20.21
- - - Bột thô
12,5
10
7,5
1106.20.29
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
1106.20.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
1106.30.00
- Từ các sản phẩm thuộc Chương 8
12,5
10
7,5
11.07
Malt, rang hoặc chưa rang.
1107.10.00
- Chưa rang
2
2
1
1107.20.00
- Đã rang
2
2
1
11.08
Tinh bột; inulin.
- Tinh bột:
1108.11.00
- - Tinh bột mì
7,5
7,5
5
1108.12.00
- - Tinh bột ngô
7,5
7,5
5
1108.13.00
- - Tinh bột khoai tây
7,5
7,5
5
1108.14.00
- - Tinh bột sắn
7,5
7,5
5
1108.19
- - Tinh bột khác:
1108.19.10
- - - Tinh bột cọ sago
7,5
7,5
5
1108.19.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
1108.20.00
- Inulin
7,5
7,5
5
1109.00.00
Gluten lúa mì, đã hoặc chưa làm khô.
5
4
3
Chương 12 - Hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô
12.01
Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
1201.10.00
- Hạt giống
0
0
0
1201.90.00
- Loại khác
2
2
1
12.02
Lạc chưa rang, hoặc chưa làm chín cách khác, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc vỡ mảnh.
1202.30.00
- Hạt giống
0
0
0
- Loại khác:
1202.41.00
- - Lạc chưa bóc vỏ
5
4
3
1202.42.00
- - Lạc nhân, đã hoặc chưa vỡ mảnh
5
4
3
1203.00.00
Cùi (cơm) dừa khô.
5
4
3
1204.00.00
Hạt lanh, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
5
4
3
12.05
Hạt cải dầu (Rape hoặc Colza seeds) đã hoặc chưa vỡ mảnh.
3205.10.00
- Hạt cải dầu (Rape hoặc Colza seeds) có hàm lượng axit eruxic thấp
5
4
3
1205.90.00
- Loại khác
5
4
3
1206.00.00
Hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
5
4
3
12.07
Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
1207.10
- Hạt cọ và nhân hạt cọ:
1207.10.10
- - Phù hợp để gieo trồng
5
4
3
1207.10.20
- - Không phù hợp để gieo trồng
5
4
3
- Hạt bông:
1207.21.00
- - Hạt giống
2
2
1
1207.29.00
- - Loại khác
2
2
1
1207.30.00
- Hạt thầu dầu
5
4
3
1207.40
- Hạt vừng:
1207.40.10
- - Loại ăn được
7
7
7
1207.40.90
- - Loại khác
7
7
7
1207.50.00
- Hạt mù tạt
5
4
3
1207.60.00
- Hạt rum
5
4
3
1207.70.00
- Hạt dưa
5
4
3
- Loại khác:
1207.91.00
- - Hạt thuốc phiện
*
*
*
1207.99
- - Loại khác:
1207.99.40
- - - Hạt Illipe (quả hạch Illipe)
5
4
3
1207.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
12.08
Bột mịn và bột thô từ các loại hạt hoặc quả có dầu, trừ bột và bột thô từ hạt mù tạt.
1208.10.00
- Từ đậu tương
12,5
10
7,5
1208.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
12.09
Hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng.
1209.10.00
- Hạt củ cải đường
0
0
0
- Hạt của các loại cây dùng làm thức ăn gia súc:
1209.21.00
- - Hạt có linh lăng (alfalfa)
0
0
0
1209.22.00
- - Hạt cỏ ba lá (Trifolium spp.)
0
0
0
1209.23.00
- - Hạt cỏ đuôi trâu
0
0
0
1209.24.00
- - Hạt cỏ kentucky màu xanh da trời (Poa pratensis L.)
0
0
0
1209.25.00
- - Hạt cỏ mạch đen (Lolium multiflorum Lam., Lolium perenne L.)
0
0
0
1209.29
- - Loại khác:
1209.29.10
- - - Hạt cỏ đuôi mèo
0
0
0
1209.29.20
- - - Hạt củ cải khác
0
0
0
1209.29.90
- - - Loại khác
0
0
0
1209.30.00
- Hạt của các loại cây thân cỏ trồng chủ yếu để lấy hoa
0
0
0
- Loại khác:
1209.91
- - Hạt rau:
1209.91.10
- - - Hạt hành
0
0
0
1209.91.90
- - - Loại khác
0
0
0
1209.99
- - Loại khác:
1209.99.10
- - - Hạt cây cao su hoặc hạt cây dâm bụt (kenaf)
0
0
0
1209.99.90
- - - Loại khác
0
0
0
12.10
Hublong (hoa bia), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền, xay thành bột hoặc ở dạng viên; phấn hoa bia.
1210.10.00
- Hublong, chưa nghiền và chưa xay thành bột và chưa ở dạng viên
2
2
1
1210.20.00
- Hublong, đã nghiền, đã xay thành bột hoặc ở dạng viên; phấn hoa bia
2
2
1
12.11
Các loại cây và các bộ phận của cây (kể cả hạt và quả), chủ yếu dùng làm nước hoa, làm dược phẩm hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm hoặc các mục đích tương tự, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột.
1211.20
- Rễ cây nhân sâm:
1211.20.10
- - Đã cắt, nghiền hoặc dạng bột
5
4
3
1211.20.90
- - Loại khác
2
2
1
1211.30
- Lá coca:
1211.30.10
- - Đã cắt, nghiền hoặc dạng bột
5
4
3
1211.30.90
- - Loại khác
2
2
1
1211.40.00
- Thân cây anh túc
0
0
0
1211.90
- Loại khác:
- - Loại chủ yếu dùng làm dược liệu:
1211.90.11
- - - Cây gai dầu, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột
5
4
3
1211.90.12
- - - Cây gai dầu, ở dạng khác
2
2
1
1211.90.13
- - - Rễ cây ba gạc hoa đỏ
2
2
1
1211.90.14
- - - Loại khác, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột
5
4
3
1211.90.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Loại khác:
1211.90.91
- - - Cây kim cúc, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột
5
4
3
1211.90.92
- - - Cây kim cúc, ở dạng khác
2
2
1
1211.90.94
- - - Gỗ đàn hương
5
4
3
1211.90.95
- - - Mảnh gỗ trầm hương (gaharu)
5
4
3
1211.90.96
- - - Rễ cây cam thảo
2
2
1
1211.90.97
- - - Vỏ cây Persea (Persea Kurzii Kosterm)
2
2
1
1211.90.98
- - - Loại khác, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột
2
2
1
1211.90.99
- - - Loại khác
2
2
1
12.12
Quả bồ kết, rong biển và tảo biển khác, củ cải đường và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt và nhân của hạt và các sản phẩm rau khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
- Rong biển và các loại tảo khác:
1212.21
- - Thích hợp dùng làm thức ăn cho người:
1212.21.10
- - - Eucheuma spp.
5
4
3
1212.21.20
- - - Gracilaria lichenoides
5
4
3
1212.21.90
- - - Loại khác
5
4
3
1212.29
- - Loại khác:
- - - Tươi, ướp lạnh hoặc khô, dùng cho công nghệ nhuộm, thuộc da, làm nước hoa, làm dược phẩm, hoặc làm thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm hoặc các mục đích tương tự:
1212.29.11
- - - - Loại dùng làm dược phẩm
5
4
3
1212.29.19
- - - - Loại khác
5
4
3
1212.29.20
- - - Loại khác, tươi, ướp lạnh hoặc khô
5
4
3
1212.29.30
- - - Loại khác, đông lạnh
5
4
3
- Loại khác:
1212.91.00
- - Củ cải đường
5
4
3
1212.92.00
- - Quả bồ kết (carob)
5
4
3
1212.93
- - Mía:
1212.93.10
- - - Phù hợp để làm giống
0
0
0
1212.93.90
- - - Loại khác
5
4
3
1212.94.00
- - Rễ rau diếp xoăn
5
4
3
1212.99.00
- - Loại khác
5
4
3
1213.00.00
Rơm, rạ và trấu từ cây ngũ cốc, chưa xử lý, đã hoặc chưa băm, nghiền, ép hoặc làm thành dạng viên.
5
4
3
12.14
Củ cải Thụy Điển, củ cải, rễ cỏ khô, cỏ khô, cỏ linh lăng, cỏ ba lá, cây hồng đậu, cải xoăn, đậu lu-pin, đậu tằm và các sản phẩm tương tự dùng làm thức ăn cho gia súc, đã hoặc chưa làm thành viên.
1214.10.00
- Bột thô và viên có linh lăng (alfalfa)
1
1
1
1214.90.00
- Loại khác
1
1
1
Chương 13 - Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác
13.01
Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, nhựa gôm và nhựa dầu tự nhiên (ví dụ, nhựa thơm từ cây balsam).
1301.20.00
- Gôm Ả rập
2
2
1
1301.90
- Loại khác:
1301.90.10
- - Gôm benjamin
2
2
1
1301.90.20
- - Gôm damar
2
2
1
1301.90.30
- - Nhựa cây gai dầu
2
2
1
1301.90.40
- - Nhựa cánh kiến đỏ
2
2
1
1301.90.90
- - Loại khác
2
2
1
13.02
Nhựa và các chiết xuất từ thực vật; chất pectic, muối của axit pectinic và muối của axit pectic; thạch rau câu (agar-agar) và các chất nhầy và các chất làm đặc, làm dày khác, đã hoặc chưa cải biến, thu được từ các sản phẩm thực vật.
- Nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật:
1302.11
- - Thuốc phiện:
1302.11.10
- - - Bột thuốc phiện (Pulvis opii)
*
*
*
1302.11.90
- - - Loại khác
*
*
*
1302.12.00
- - Từ cam thảo
2
2
1
1302.13.00
- - Từ hoa bia (hublong)
2
2
1
1302.19
- - Loại khác:
1302.19.20
- - - Chiết xuất và cồn thuốc của cây gai dầu
2
2
1
1302.19.30
- - - Chiết xuất khác để làm thuốc
2
2
1
1302.19.40
- - - Nhựa và các chiết xuất thực vật từ hoa cúc hoặc rễ cây có chứa rotenone
2
2
1
1302.19.50
- - - Sơn mài (sơn mài tự nhiên)
2
2
1
1302.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
1302.20.00
- Chất pectic, muối của axit pectinic và muối của axit pectic
2
2
1
- Chất nhầy và chất làm đặc, làm dày, đã hoặc chưa biến đổi thu được từ các sản phẩm thực vật:
1302.31.00
- - Thạch rau câu (agar-agar)
2
2
1
1302.32.00
- - Chất nhầy và chất làm đặc, làm dày, đã hoặc chưa biến đổi, thu được từ quả bồ kết gai, hạt bồ kết gai hoặc hạt guar
2
2
1
1302.39
- - Loại khác:
1302.39.10
- - - Làm từ tảo carrageen (carrageenan)
2
2
1
1302.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
Chương 14 - Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
14.01
Nguyên liệu thực vật chủ yếu dùng để tết bện (như: tre, song, mây, sậy, liễu gai, cây bấc, cọ sợi, đã làm sạch, tẩy trắng hoặc các loại rơm, rạ ngũ cốc đã nhuộm và vỏ cây đoạn).
1401.10.00
-
Tre
2
2
1
1401.20
- Song, mây:
- - Nguyên cây:
1401.20.11
- - - Thô
2
2
1
1401.20.12
- - - Đã rửa sạch và sulphurơ hóa
2
2
1
1401.20.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Lõi cây đã tách:
1401.20.21
- - - Đường kính không quá 12 mm
2
2
1
1401.20.29
- - - Loại khác
2
2
1
1401.20.30
- - Vỏ (cật) đã tách
2
2
1
1401.20.90
- - Loại khác
2
2
1
1401.90.00
- Loại khác
2
2
1
14.04
Các sản phẩm từ thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
1404.20.00
- Xơ của cây bông
2
2
1
1404.90
- Loại khác:
1404.90.20
- - Loại dùng chủ yếu trong công nghệ thuộc da hoặc nhuộm màu
2
2
1
1404.90.30
- - Bông gòn
2
2
1
1404.90.90
- - Loại khác
2
2
1
Chương 15 - Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật
15.01
Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03.
1501.10.00
- Mỡ lợn từ mỡ lá và mỡ khổ
6
5
5
1501.20.00
- Mỡ lợn khác
6
5
5
1501.90.00
- Loại khác
6
5
5
15.02
Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03.
1502.10
- Mỡ (tallow):
1502.10.10
- - Ăn được
6
5
5
1502.10.90
- - Loại khác
6
5
5
1502.90
- Loại khác:
1502.90.10
- - Ăn được
6
5
5
1502.90.90
- - Loại khác
6
5
5
15.03
Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleostearin, dầu oleo và dầu mỡ (dầu tallow), chưa nhũ hóa hoặc chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác.
1503.00.10
- Stearin mỡ lợn hoặc oleostearin
6
5
5
1503.00.90
- Loại khác
6
5
5
15.04
Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
1504.10
- Dầu gan cá và các phần phân đoạn của chúng:
1504.10.20
- - Các phần phân đoạn thể rắn
5
4
3
1504.10.90
- - Loại khác
5
4
3
1504.20
- Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá, trừ dầu gan cá:
1504.20.10
- - Các phần phân đoạn thể rắn
5
4
3
1504.20.90
- - Loại khác
5
4
3
1504.30
- Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ động vật có vú ở biển:
1504.30.10
- - Các phần phân đoạn thể rắn
5
4
3
1504.30.90
- - Loại khác
5
4
3
15.05
Mỡ lông và chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin).
1505.00.10
- Lanolin
6
5
5
1505.00.90
- Loại khác
6
5
5
1506.00.00
Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
6
5
5
15.07
Dầu đậu tương và các phần phân đoạn của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
1507.10.00
- Dầu thô, đã hoặc chưa khử chất nhựa
2
2
1
1507.90
- Loại khác:
1507.90.10
- - Các phần phân đoạn của dầu đậu tương chưa tinh chế
3
3
3
1507.90.90
- - Loại khác
18
18
15
15.08
Dầu lạc và các phần phân đoạn của dầu lạc, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
1508.10.00
- Dầu thô
5
4
3
1508.90
- Loại khác:
1508.90.10
- - Các phần phân đoạn của dầu lạc chưa tinh chế
7,5
7,5
5
1508.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
15.09
Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
1509.10
- Dầu thô (virgin):
1509.10.10
- - Đóng gói với trọng lượng tịnh không quá 30 kg
2
2
1
1509.10.90
- - Loại khác
2
2
1
1509.90
- Loại khác:
- - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế:
1509.90.11
- - - Đóng gói với trọng lượng tịnh không quá 30 kg
7,5
7,5
5
1509.90.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
1509.90.91
- - - Đóng gói với trọng lượng tịnh không quá 30 kg
12,5
10
7,5
1509.90.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
15.10
Dầu khác và các phần phân đoạn của chúng, thu được duy nhất từ ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi về mặt hóa học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc các phần phân đoạn của các loại dầu này với dầu hoặc các phần phân đoạn của dầu thuộc nhóm 15.09.
1510.00.10
- Dầu thô
2
2
1
1510.00.20
- Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
7,5
7,5
5
1510.00.90
- Loại khác
12,5
10
7,5
15.11
Dầu cọ và các phần phân đoạn của dầu cọ, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
1511.10.00
- Dầu thô
2
2
1
1511.90
- Loại khác:
- - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế:
1511.90.11
- - - Các phần phân đoạn thể rắn
12,5
10
7,5
1511.90.19
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
1511.90.91
- - - Các phần phân đoạn thể rắn
12,5
10
7,5
1511.90.92
- - - Loại khác, đóng gói với trọng lượng tịnh không quá 20 kg
12,5
10
7,5
1511.90.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
15.12
Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum hoặc dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
- Dầu hạt hướng dương hoặc dầu cây rum và các phần phân đoạn của chúng:
1512.11.00
- - Dầu thô
2
2
1
1512.19
- - Loại khác:
1512.19.10
- - - Các phần phân đoạn của dầu hướng dương hoặc dầu cây rum chưa tinh chế
7,5
7,5
5
1512.19.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- Dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng:
1512.21.00
- - Dầu thô, đã hoặc chưa khử gossypol
5
4
3
1512.29
- - Loại khác:
1512.29.10
- - - Các phần phân đoạn của dầu hạt bông chưa tinh chế
5
4
3
1512.29.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
15.13
Dầu dừa (copra), dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
- Dầu dừa (copra) và các phần đoạn của dầu dừa:
1513.11.00
- - Dầu thô
5
4
3
1513.19
- - Loại khác:
1513.19.10
- - - Các phần phân đoạn của dầu dừa chưa tinh chế
7,5
7,5
5
1513.19.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng:
1513.21
- - Dầu thô:
1513.21.10
- - - Dầu hạt cọ
5
4
3
1513.21.90
- - - Loại khác
5
4
3
1513.29
- - Loại khác:
- - - Các phần phân đoạn của dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su chưa tinh chế:
1513.29.11
- - - - Các phần phân đoạn thể rắn của dầu hạt cọ chưa tinh chế
7,5
7,5
5
1513.29.12
- - - - Các phần phân đoạn thể rắn của dầu cọ ba-ba-su chưa tinh chế
7,5
7,5
5
1513.29.13
- - - - Loại khác, của dầu hạt cọ chưa tinh chế (olein hạt cọ)
7,5
7,5
5
1513.29.14
- - - - Loại khác, của dầu cọ ba-ba-su chưa tinh chế
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
1513.29.91
- - - - Các phần phân đoạn thể rắn của dầu hạt cọ
12,5
10
7,5
1513.29.92
- - - - Các phần phân đoạn thể rắn của dầu cọ ba-ba-su
12,5
10
7,5
1513.29.94
- - - - Olein hạt cọ, đã tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD)
12,5
10
7,5
1513.29.95
- - - - Dầu hạt cọ, đã tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD)
12,5
10
7,5
1513.29.96
- - - - Loại khác, của dầu hạt cọ
12,5
10
7,5
1513.29.97
- - - - Loại khác, của dầu cọ ba-ba-su
12,5
10
7,5
15.14
Dầu hạt cải (Rape, Colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
- Dầu hạt cải hàm lượng axít eruxic thấp và các phần phân đoạn của chúng:
1514.11.00
- - Dầu thô
2
2
1
1514.19
- - Loại khác:
1514.19.10
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
2
2
1
1514.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
1514.91
- - Dầu thô:
1514.91.10
- - - Dầu hạt cải khác
7,5
7,5
5
1514.91.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
1514.99
- - Loại khác:
1514.99.10
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
1514.99.91
- - - - Dầu hạt cải khác
12,5
10
7,5
1514.99.99
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
15.15
Chất béo và dầu thực vật không bay hơi khác (kể cả dầu jojoba) và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.
- Dầu hạt lanh và các phần phân đoạn của dầu hạt lanh:
1515.11.00
- - Dầu thô
5
4
3
1515.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Dầu hạt ngô và các phần phân đoạn của dầu hạt ngô:
1515.21.00
- - Dầu thô
5
4
3
1515.29
- - Loại khác:
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế:
1515.29.11
- - - - Các phần phân đoạn thể rắn
5
4
3
1515.29.19
- - - - Loại khác
5
4
3
- - - Loại khác:
1515.29.91
- - - - Các phần phân đoạn thể rắn
17,5
15
10
1515.29.99
- - - - Loại khác
17,5
15
10
1515.30
- Dầu thầu dầu và các phần phân đoạn của dầu thầu dầu:
1515.30.10
- - Dầu thô
5
4
3
1515.30.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
1515.50
- Dầu hạt vừng và các phần phân đoạn của dầu hạt vừng:
1515.50.10
- - Dầu thô
7
7
7
1515.50.20
- - Các phần phân đoạn của dầu hạt vừng chưa tinh chế
7
7
7
1515.50.90
- - Loại khác
25
22,5
20
1515.90
- Loại khác:
- - Dầu tengkawang:
1515.90.11
- - - Dầu thô
5
4
3
1515.90.12
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
5
4
3
1515.90.19
- - - Loại khác
17,5
15
10
- - Dầu tung:
1515.90.21
- - - Dầu thô
5
4
3
1515.90.22
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
5
4
3
1515.90.29
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Dầu Jojoba:
1515.90.31
- - - Dầu thô
5
4
3
1515.90.32
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
5
4
3
1515.90.39
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
1515.90.91
- - - Dầu thô
5
4
3
1515.90.92
- - - Các phần phân đoạn của dầu chưa tinh chế
5
4
3
1515.90.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
15.16
Chất béo và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã qua hydro hóa, este hóa liên hợp, tái este hóa hoặc eledin hóa toàn bộ hoặc một phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm.
1516.10
- Mỡ và dầu động vật và các phần phân đoạn của chúng:
1516.10.10
- - Đóng gói với trọng lượng tịnh từ 10 kg trở lên
12,5
10
7,5
1516.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
1516.20
- Chất béo và dầu thực vật và các phần phân đoạn của chúng:
- - Chất béo và dầu đã tái este hóa và các phần phân đoạn của chúng:
1516.20.11
- - - Của đậu nành
12,5
10
7,5
1516.20.12
- - - Của quả cọ dầu, dạng thô
12,5
10
7,5
1516.20.13
- - - Của quả cọ dầu, trừ dạng thô
12,5
10
7,5
1516.20.14
- - - Của dừa
12,5
10
7,5
1516.20.15
- - - Của hạt cọ, dạng thô
12,5
10
7,5
1516.20.16
- - - Của hạt cọ, đã tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD)
12,5
10
7,5
1516.20.17
- - - Của lạc
12,5
10
7,5
1516.20.18
- - - Của hạt lanh
12,5
10
7,5
1516.20.19
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Chất béo đã qua hydro hóa dạng lớp, miếng:
1516.20.21
- - - Của lạc, đậu nành, quả cọ dầu, hạt cọ hoặc dừa
12,5
10
7,5
1516.20.22
- - - Của hạt lanh
12,5
10
7,5
1516.20.23
- - - Của ô liu
12,5
10
7,5
1516.20.29
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác, stearin cọ, có chỉ số iốt không quá 48:
1516.20.51
- - - Chưa tinh chế
12,5
10
7,5
1516.20.52
- - - Đã tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD)
12,5
10
7,5
1516.20.59
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
1516.20.92
- - - Của hạt lanh
12,5
10
7,5
1516.20.93
- - - Của ô liu
12,5
10
7,5
1516.20.94
- - - Của đậu nành
12,5
10
7,5
1516.20.95
- - - Dầu thầu dầu đã hydro hóa (sáp opal)
12,5
10
7,5
1516.20.96
- - - Stearin hạt cọ đã tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD)
12,5
10
7,5
1516.20.97
- - - Stearin hoặc olein hạt cọ đã hydro hóa và tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD)
12,5
10
7,5
1516.20.98
- - - Loại khác, của lạc, dầu cọ hoặc dừa
12,5
10
7,5
1516.20.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
15.17
Margarine; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm ăn được của chất béo hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc các phần phân đoạn của các loại chất béo hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, trừ chất béo hoặc dầu ăn được hoặc các phần phân đoạn của chúng thuộc nhóm 15.16.
1517.10.00
- Margarin, trừ loại margarin lỏng
10
7,5
5
1517.90
- Loại khác:
1517.90.10
- - Chế phẩm giả ghee
22,5
20
15
1517.90.20
- - Margarin lỏng
22,5
20
15
1517.90.30
- - Của một loại sử dụng như chế phẩm tách khuôn
22,5
20
15
- - Chế phẩm giả mỡ lợn; shortening:
1517.90.43
- - - Shortening
18
18
15
1517.90.44
- - - Chế phẩm giả mỡ lợn
22,5
20
15
- - Hỗn hợp hoặc chế phẩm khác của chất béo hay dầu thực vật hoặc của các phần phân đoạn của chúng:
1517.90.50
- - - Hỗn hợp hoặc chế phẩm ở dạng rắn
22,5
20
15
- - - Hỗn hợp hoặc chế phẩm ở dạng lỏng:
1517.90.61
- - - - Thành phần chủ yếu là dầu lạc
22,5
20
15
1517.90.62
- - - - Thành phân chủ yếu là dầu cọ thô
22,5
20
15
1517.90.63
- - - - Thành phần chủ yếu là dầu cọ khác, đóng gói với
trọng lượng tịnh dưới 20kg
22,5
20
15
1517.90.64
- - - - Thành phần chủ yếu là dầu cọ khác, đóng gói với trọng lượng tịnh từ 20kg trở lên
22,5
20
15
1517.90.65
- - - - Thành phần chủ yếu là dầu hạt cọ
22,5
20
15
1517.90.66
- - - - Thành phần chủ yếu là olein hạt cọ
22,5
20
15
1517.90.67
- - - - Thành phần chủ yếu là dầu đậu nành
22,5
20
15
1517.90.68
- - - - Thành phần chủ yếu là dầu hạt illipe
22,5
20
15
1517.90.69
- - - - Loại khác
22,5
20
15
1517.90.90
- - Loại khác
22,5
20
15
15.18
Chất béo và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã đun sôi, oxy hóa, khử nước, sulphat hóa, thổi khô, polyme hóa bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hóa học khác, trừ loại thuộc nhóm 15.16; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ chất béo hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại chất béo hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
- Chất béo và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã đun sôi, oxy hóa, khử nước, sulphat hóa, thổi khô, polyme hóa bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hóa học khác trừ loại thuộc nhóm 15.16:
1518.00.12
- - Mỡ và dầu động vật
2
2
1
1518.00.14
- - Dầu lạc, dầu đậu nành, dầu cọ hoặc dầu dừa
2
2
1
1518.00.15
- - Dầu hạt lanh và các phần phân đoạn của dầu hạt lanh
2
2
1
1518.00.16
- - Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu
2
2
1
1518.00.19
- - Loại khác
2
2
1
1518.00.20
- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau
2
2
1
- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ chất béo hoặc dầu thực vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại chất béo hoặc dầu khác nhau:
1518.00.31
- - Của quả cây cọ dầu hoặc hạt cọ
2
2
1
1518.00.33
- - Của hạt lanh
2
2
1
1518.00.34
- - Của ôliu
2
2
1
1518.00.35
- - Của lạc
2
2
1
1518.00.36
- - Của đậu nành hoặc dừa
2
2
1
1518.00.37
- - Của hạt bông
2
2
1
1518.00.39
- - Loại khác
2
2
1
1518.00.60
- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng và chất béo hoặc dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn của chúng
2
2
1
15.20
Glycerin, thô; nước glycerin và dung dịch kiềm glycerin.
1520.00.10
- Glycerin thô
2
2
1
1520.00.90
-
Loại khác
2
2
1
15.21
Sáp thực vật (trừ triglyxerit), sáp ong, sáp côn trùng khác và sáp cá nhà táng, đã hoặc chưa tinh chế hay pha màu.
1521.10.00
- Sáp thực vật
2
2
1
1521.90
- Loại khác:
1521.90.10
- - Sáp ong và sáp côn trùng khác
2
2
1
1521.90.20
- - Sáp cá nhà táng
2
2
1
15.22
Chất nhờn; bã, cặn còn lại sau quá trình xử lý các chất béo hoặc sáp động vật hoặc thực vật.
1522.00.10
- Chất nhờn
2
2
1
1522.00.90
- Loại khác
2
2
1
Chương 16 - Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác
16.01
Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó.
1601.00.10
- Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1601.00.90
- Loại khác
22,5
20
15
16.02
Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác.
1602.10
- Chế phẩm đồng nhất:
1602.10.10
- - Chứa thịt lợn, đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1602.10.90
- - Loại khác
22,5
20
15
1602.20.00
-
Từ gan động vật
22,5
20
15
- Từ gia cầm thuộc nhóm 01.05:
1602.31
- - Từ gà tây:
1602.31.10
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
- - - Loại khác:
1602.31.91
- - - - Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học
17,5
15
10
1602.31.99
- - - - Loại khác
17,5
15
10
1602.32
- - Từ gà thuộc loài Gallus domesticus:
1602.32.10
- - - Ca-ri gà, đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1602.32.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1602.39.00
- - Loại khác
22,5
20
15
- Từ lợn:
1602.41
- - Thịt mông đùi (ham) và các mảnh của chúng:
1602.41.10
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
1602.41.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
1602.42
- - Thịt vai nguyên miếng và cắt mảnh:
1602.42.10
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
1602.42.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
1602.49
- - Loại khác, kể cả các sản phẩm pha trộn:
- - - Thịt nguội:
1602.49.11
- - - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1602.49.19
- - - - Loại khác
22,5
20
15
- - - Loại khác:
1602.49.91
- - - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1602.49.99
- - - - Loại khác
22,5
20
15
1602.50.00
- Từ động vật họ trâu bò
22,5
20
15
1602.90
- Loại khác, kể cả sản phẩm chế biến từ tiết động vật:
1602.90.10
- - Ca-ri cừu, đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1602.90.90
- - Loại khác
22,5
20
15
16.03
Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác.
1603.00.10
- Từ thịt gà, có thảo mộc
18
18
15
1603.00.20
- Từ thịt gà, không có thảo mộc
18
18
15
1603.00.30
- Loại khác, có thảo mộc
18
18
15
1603.00.90
- Loại khác
18
18
15
16.04
Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá tầm muối và sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối chế biến từ trứng cá.
- Cá, nguyên con hoặc dạng miếng, nhưng chưa cắt nhỏ:
1604.11
- - Từ cá hồi:
1604.11.10
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.11.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.12
- - Từ cá trích nước lạnh:
1604.12.10
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.12.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.13
- - Từ cá trích dầu, cá trích xương và cá trích kê hoặc cá trích cơm
- - - Từ cá trích dầu:
1604.13.11
- - - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.13.19
- - - - Loại khác
22,5
20
15
- - - Loại khác:
1604.13.91
- - - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.13.99
- - - - Loại khác
22,5
20
15
1604.14
- - Từ cá ngừ đại dương, cá ngừ vằn và cá ngừ sọc dưa (Sarda spp.):
- - - Đóng hộp kín khí:
1604.14.11
- - - - Từ cá ngừ đại dương
22,5
20
15
1604.14.19
- - - - Loại khác
22,5
20
15
1604.14.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.15
- - Từ cá nục hoa:
1604.15.10
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.15.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.16
- - Từ cá cơm (cá trỏng):
1604.16.10
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.16.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.17
- - Cá chình:
1604.17.10
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.17.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.19
- - Loại khác:
1604.19.20
- - - Cá sòng (horse mackerel), đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.19.30
- - - Loại khác, đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.19.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1604.20
- Cá đã được chế biến hoặc bảo quản cách khác:
- - Vây cá mập, đã chế biến để sử dụng ngay:
1604.20.11
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.20.19
- - - Loại khác
22,5
20
15
- - Xúc xích cá:
1604.20.21
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.20.29
- - - Loại khác
22,5
20
15
- - Loại khác:
1604.20.91
- - - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1604.20.93
- - - Cá cắt nhỏ đông lạnh, đã luộc chín hoặc hấp chín
22,5
20
15
1604.20.99
- - - Loại khác
22,5
20
15
- Trứng cá tầm muối và sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối:
1604.31.00
- - Trứng cá tầm muối
22,5
20
15
1604.32.00
- - Sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối
22,5
20
15
16.05
Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản.
1605.10
- Cua, ghẹ:
1605.10.10
- - Đóng hộp kín khí
22,5
20
15
1605.10.90
- - Loại khác
22,5
20
15
- Tôm shrimp và tôm prawn:
1605.21
- - Không đóng hộp kín khí:
1605.21.10
- - - Tôm shrimp dạng bột nhão
22,5
20
15
1605.21.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1605.29
- - Loại khác:
1605.29.10
- - - Tôm shrimp dạng bột nhão
22,5
20
15
1605.29.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1605.30.00
-
Tôm hùm
22,5
20
15
1605.40.00
- Động vật giáp xác khác
22,5
20
15
- Động vật thân mềm:
1605.51.00
-
- Hàu
22,5
20
15
1605.52.00
- - Điệp, kể cả điệp nữ hoàng
22,5
20
15
1605.53.00
- - Vẹm (Mussels)
22,5
20
15
1605.54.00
- - Mực nang và mực ống
22,5
20
15
1605.55.00
- - Bạch tuộc
22,5
20
15
1605.56.00
- - Nghêu (ngao), sò
22,5
20
15
1605.57.00
- - Bào ngư
22,5
20
15
1605.58.00
- - Ốc, trừ ốc biển
22,5
20
15
1605.59.00
- - Loại khác
22,5
20
15
- Động vật thủy sinh không xương sống khác:
1605.61.00
- - Hải sâm
22,5
20
15
1605.62.00
- - Cầu gai
22,5
20
15
1605.63.00
- - Sứa
22,5
20
15
1605.69.00
- - Loại khác
22,5
20
15
Chương 17 - Đường và các loại kẹo đường
17.01
Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn.
- Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu:
1701.12.00
- - Đường củ cải
*
*
*
1701.13.00
- - Đường mía đã nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này
*
*
*
1701.14.00
- - Các loại đường mía khác
*
*
*
- Loại khác:
1701.91.00
- - Đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu
*
*
*
1701.99
- - Loại khác:
- - - Đường đã tinh luyện:
1701.99.11
- - - - Đường trắng
*
*
*
1701.99.19
- - - - Loại khác
*
*
*
1701.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
17.02
Đường khác, kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo, đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen.
- Lactoza và xirô lactoza:
1702.11.00
- - Có hàm lượng lactoza khan từ 99% trở lên, tính theo trọng lượng chất khô
0
0
0
1702.19.00
- - Loại khác
0
0
0
1702.20.00
- Đường từ cây thích (maple) và xirô từ cây thích
5
4
3
1702.30
- Glucoza và xirô glucoza, không chứa hoặc có chứa hàm lượng fructoza dưới 20% tính theo trọng lượng ở thể khô:
1702.30.10
- - Glucoza
11
11
10
1702.30.20
- - Xirô glucoza
11
11
10
1702.40.00
- Glucoza và xirô glucoza, chứa hàm lượng fructoza ít nhất là 20% nhưng dưới 50% tính theo trọng lượng ở thể khô, trừ đường nghịch chuyển
13
12
12
1702.50.00
- Fructoza tinh khiết về mặt hóa học
13
12
12
1702.60
- Fructoza và xirô fructoza khác, chứa hàm lượng fructoza trên 50% tính theo trọng lượng ở thể khô, trừ đường nghịch chuyển:
1702.60.10
- - Fructoza
7,5
7,5
5
1702.60.20
- - Xirô fructoza
7,5
7,5
5
1702.90
- Loại khác, kể cả đường nghịch chuyển và đường khác và hỗn hợp xirô đường có chứa hàm lượng fructoza là 50% tính theo trọng lượng ở thể khô:
- - Mantoza và xirô mantoza:
1702.90.11
- - - Mantoza tinh khiết về mặt hóa học
6
5
5
1702.90.19
- - - Loại khác
6
5
5
1702.90.20
- - Mật ong nhân tạo, đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên
6
5
5
1702.90.30
- - Đường đã pha hương liệu hoặc chất màu (trừ mantoza)
6
5
5
1702.90.40
- - Đường caramen
6
5
5
- - Loại khác:
1702.90.91
- - - Xi rô
6
5
5
1702.90.99
- - - Loại khác
6
5
5
17.03
Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường.
1703.10
- Mật mía:
1703.10.10
- - Đã pha hương liệu hoặc chất màu
5
4
3
1703.10.90
- - Loại khác
5
4
3
1703.90
- Loại khác:
1703.90.10
- - Đã pha hương liệu hoặc chất màu
5
4
3
1703.90.90
- - Loại khác
5
4
3
17.04
Các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng), không chứa ca cao.
1704.10.00
- Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường
22,5
20
15
1704.90
- Loại khác:
1704.90.10
- - Kẹo và viên ngậm ho
13
12
12
1704.90.20
- - Sô cô la trắng
22,5
20
15
- - Loại khác:
1704.90.91
- - - Dẻo, có chứa gelatin
22,5
20
15
1704.90.99
- - - Loại khác
22,5
20
15
Chương 18 - Ca cao và các chế phẩm từ ca cao
1801.00.00
Hạt ca cao, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang.
5
4
3
1802.00.00
Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác.
5
4
3
18.03
Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo.
1803.10.00
- Chưa khử chất béo
5
4
3
1803.20.00
- Đã khử một phần hoặc toàn bộ chất béo
5
4
3
1804.00.00
Bơ ca cao, chất béo và dầu ca cao.
5
4
3
1805.00.00
Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.
7,5
7,5
5
18.06
Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao.
1806.10.00
- Bột ca cao, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác
7,5
7,5
5
1806.20
- Chế phẩm khác ở dạng khối, miếng hoặc thanh có trọng lượng trên 2 kg hoặc ở dạng lỏng, dạng nhão, bột mịn, dạng hạt hay dạng rời khác đóng trong bao bì hoặc gói sẵn, trọng lượng trên 2 kg:
1806.20.10
- - Kẹo sô cô la ở dạng khối, miếng hoặc thanh
7,5
7,5
5
1806.20.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác, ở dạng khối, miếng hoặc thanh:
1806.31
- - Có nhân:
1806.31.10
- - - Kẹo sô cô la
20
18
15
1806.31.90
- - - Loại khác
20
18
15
1806.32
- - Không có nhân:
1806.32.10
- - - Kẹo sô cô la
20
18
15
1806.32.90
- - - Loại khác
20
18
15
1806.90
- Loại khác:
1806.90.10
- - Kẹo sô cô la ở dạng viên hoặc viên ngậm
20
18
15
1806.90.30
- - Các chế phẩm thực phẩm làm từ bột, bột thô, tinh bột hoặc chiết xuất từ malt (mạch nha), có chứa từ 40% đến dưới 50% tính theo trọng lượng là ca cao
20
18
15
1806.90.40
- - Các chế phẩm thực phẩm làm từ sản phẩm thuộc các nhóm 04.01 đến 04.04, có chứa từ 5% đến dưới 10% tính theo trọng lượng là ca cao, được chế biến đặc biệt để sử dụng cho trẻ em, chưa đóng gói để bán lẻ
20
18
15
1806.90.90
- - Loại khác
20
18
15
Chương 19 - Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh
19.01
Chiết xuất malt; chế phẩm thực phẩm từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc từ chiết xuất malt, không chứa ca cao hoặc chứa dưới 40% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; chế phẩm thực phẩm từ sản phẩm thuộc các nhóm 04.01 đến 04.04, không chứa ca cao hoặc chứa dưới 5% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
1901.10
- Chế phẩm dùng cho trẻ em, đã đóng gói để bán lẻ:
1901.10.10
- - Từ chiết xuất malt
18
18
15
1901.10.20
- - Từ sản phẩm thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.04
11
11
10
1901.10.30
- - Từ bột đỗ tương
22,5
20
15
- - Loại khác:
1901.10.91
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y tế
11
11
10
1901.10.99
- - - Loại khác
20
18
15
1901.20
- Bột trộn và bột nhào để chế biến thành các loại bánh thuộc nhóm 19.05:
1901.20.10
- - Từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc chiết xuất malt, không chứa ca cao
20
18
15
1901.20.20
- - Từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc chiết xuất malt, chứa ca cao
20
18
15
1901.20.30
- - Loại khác, không chứa ca cao
20
18
15
1901.20.40
- - Loại khác, chứa ca cao
20
18
15
1901.90
- Loại khác:
- - Chế phẩm dùng cho trẻ em, chưa đóng gói để bán lẻ:
1901.90.11
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y tế
11
11
10
1901.90.19
- - - Loại khác
22,5
20
15
1901.90.20
- - Chiết xuất malt
18
18
15
- - Loại khác, làm từ sản phẩm thuộc nhóm từ 04.01 đến 04.04:
1901.90.31
- - - Chứa sữa
18
18
15
1901.90.32
- - - Loại khác, chứa bột ca cao
11
11
10
1901.90.39
- - - Loại khác
11
11
10
- - Các chế phẩm khác từ đỗ tương:
1901.90.41
- - - Dạng bột
22,5
20
15
1901.90.49
- - - Dạng khác
22,5
20
15
- - Loại khác:
1901.90.91
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y tế
11
11
10
1901.90.99
- - - Loại khác
22,5
20
15
19.02
Sản phẩm từ bột nhào (pasta), đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác, như spaghety, macaroni, mì sợi (noodle), mì dẹt (lasagne), gnochi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa chế biến.
- Sản phẩm từ bột nhào chưa làm chín, chưa nhồi hoặc chưa chế biến cách khác:
1902.11.00
- - Có chứa trứng
22,5
20
15
1902.19
- - Loại khác:
1902.19.20
- - - Mì, bún làm từ gạo (bee hoon)
22,5
20
15
1902.19.30
- - - Miến
22,5
20
15
1902.19.40
- - - Mì sợi
22,5
20
15
1902.19.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
1902.20
- Sản phẩm từ bột nhào đã được nhồi, đã hoặc chưa nấu chín hay chế biến cách khác:
1902.20.10
- - Được nhồi thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt
22,5
20
15
1902.20.30
- - Được nhồi cá, động vật giáp xác hoặc động vật thân mềm
22,5
20
15
1902.20.90
- - Loại khác
22,5
20
15
1902.30
- Sản phẩm từ bột nhào khác:
1902.30.20
- - Mì, bún làm từ gạo, ăn liền
22,5
20
15
1902.30.30
- - Miến
22,5
20
15
1902.30.40
- - Mì ăn liền khác
22,5
20
15
1902.30.90
- - Loại khác
22,5
20
15
1902.40.00
- Couscous
17,5
15
10
1903.00.00
Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự.
17,5
15
10
19.04
Thực phẩm chế biến thu được từ quá trình rang hoặc nổ ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc (ví dụ mảnh ngô được chế biến từ bột ngô (corn flakes)); ngũ cốc (trừ ngô), ở dạng hạt hoặc dạng mảnh hoặc đã làm thành dạng hạt khác (trừ bột, tấm và bột thô), đã làm chín sơ hoặc chế biến cách khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
1904.10
- Thực phẩm chế biến thu được từ quá trình rang hoặc nổ ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc:
1904.10.10
- - Chứa ca cao
22,5
20
15
1904.10.90
- - Loại khác
22,5
20
15
1904.20
- Thực phẩm chế biến từ mảnh ngũ cốc chưa rang hoặc từ hỗn hợp của mảnh ngũ cốc chưa rang và mảnh ngũ cốc đã rang hoặc ngũ cốc đã nổ:
1904.20.10
- - Thực phẩm chế biến từ mảnh ngũ cốc chưa rang
22,5
20
15
1904.20.90
- - Loại khác
22,5
20
15
1904.30.00
- Lúa mì sấy khô đóng bánh
17,5
15
10
1904.90
- Loại khác:
1904.90.10
- - Các chế phẩm từ gạo, kể cả gạo đã nấu chín sơ
17,5
15
10
1904.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
19.05
Bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wafer, bánh đa và các sản phẩm tương tự.
1905.10.00
- Bánh mì giòn
17,5
15
10
1905.20.00
- Bánh mì có gừng và loại tương tự
17,5
15
10
- Bánh quy ngọt; bánh quế (waffles) và bánh xốp (wafers):
1905.31
- - Bánh quy ngọt:
1905.31.10
- - - Không chứa ca cao
22,5
20
15
1905.31.20
- - - Chứa ca cao
22,5
20
15
1905.32.00
- - Bánh quế (waffles) và bánh xốp (wafers)
22,5
20
15
1905.40
- Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự:
1905.40.10
- - Chưa thêm đường, mật ong, trứng, chất béo, pho mát hoặc trái cây
22,5
20
15
1905.40.90
- - Loại khác
22,5
20
15
1905.90
- Loại khác:
1905.90.10
- - Bánh quy không ngọt dùng cho trẻ mọc răng hoặc thay răng
22,5
20
15
1905.90.20
- - Bánh quy không ngọt khác
22,5
20
15
1905.90.30
- - Bánh ga tô (cakes)
22,5
20
15
1905.90.40
- - Bánh bột nhào (pastry)
22,5
20
15
1905.90.50
- - Các loại bánh không bột
22,5
20
15
1905.90.60
- - Vỏ viên nhộng và sản phẩm tương tự dùng trong dược phẩm
7
7
7
1905.90.70
- - Bánh thánh, bánh sealing wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự
22,5
20
15
1905.90.80
- - Các sản phẩm thực phẩm giòn có hương liệu khác
22,5
20
15
1905.90.90
- - Loại khác
22,5
20
15
Chương 20 - Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nut) hoặc các phần khác của cây
20.01
Rau, quả, quả hạch (nut) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic.
2001.10.00
- Dưa chuột và dưa chuột ri
17,5
15
10
2001.90
- Loại khác:
2001.90.10
- - Hành tây
17,5
15
10
2001.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
20.02
Cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic.
2002.10
- Cà chua, nguyên quả hoặc dạng miếng:
2002.10.10
- - Nấu chín bằng cách khác trừ hấp bằng hơi hoặc luộc bằng nước
17,5
15
10
2002.10.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2002.90
- Loại khác:
2002.90.10
- - Bột cà chua dạng sệt
17,5
15
10
2002.90.20
- - Bột cà chua
17,5
15
10
2002.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
20.03
Nấm và nấm cục, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic.
2003.10.00
- Nấm thuộc chi Agaricus
17,5
15
10
2003.90
- Loại khác:
2003.90.10
- - Nấm cục (dạng củ)
17,5
15
10
2003.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
20.04
Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06.
2004.10.00
- Khoai tây
17,5
15
10
2004.90
- Rau khác và hỗn hợp các loại rau:
2004.90.10
- - Dùng cho trẻ em
17,5
15
10
2004.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
20.05
Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06.
2005.10
- Rau đồng nhất:
2005.10.10
- - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
2005.10.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2005.20
- Khoai tây:
- - Khoai tây chiên:
2005.20.11
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
2005.20.19
- - - Loại khác
17,5
15
10
- - Loại khác:
2005.20.91
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
2005.20.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
2005.40.00
- Đậu Hà lan (Pisum sativum)
17,5
15
10
- Đậu hạt (Vigna spp., Phaseolus spp.):
2005.51.00
- - Đã bóc vỏ
17,5
15
10
2005.59
- - Loại khác:
2005.59.10
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
2005.59.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
2005.60.00
- Măng tây
17,5
15
10
2005.70.00
- Ô liu
17,5
15
10
2005.80.00
- Ngô ngọt (Zea mays var. saccharata)
17,5
15
10
- Rau khác và hỗn hợp các loại rau:
2005.91.00
- - Măng tre
17,5
15
10
2005.99
- - Loại khác:
2005.99.10
- - - Đóng hộp kín khí
17,5
15
10
2005.99.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
2006.00.00
Rau, quả, quả hạch (nut), vỏ quả và các phần khác của cây, được bảo quản bằng đường (dạng khô có tẩm đường, ngâm trong nước đường hoặc bọc đường).
17,5
15
10
20.07
Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch (nut), thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác.
2007.10.00
- Chế phẩm đồng nhất
17,5
15
10
- Loại khác:
2007.91.00
- - Từ quả thuộc chi cam quýt
17,5
15
10
2007.99
- - Loại khác:
2007.99.10
- - - Bột nhão từ quả trừ bột nhão xoài, dứa hoặc dâu tây
17,5
15
10
2007.99.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
20.08
Quả, quả hạch (nut) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
- Quả hạch (nut), lạc và hạt khác, đã hoặc chưa pha trộn với nhau:
2008.11
- - Lạc:
2008.11.10
- - - Lạc rang
17,5
15
10
2008.11.20
- - - Bơ lạc
17,5
15
10
2008.11.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
2008.19
- - Loại khác, kể cả hỗn hợp:
2008.19.10
- - - Hạt điều
17,5
15
10
2008.19.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
2008.20.00
- Dứa
17,5
15
10
2008.30
- Quả thuộc chi cam quýt:
2008.30.10
- - Đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.30.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2008.40
-
Lê:
2008.40.10
- - Đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.40.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2008.50
- Mơ:
2008.50.10
- - Đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.50.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2008.60
- Anh đào (Cherries):
2008.60.10
- - Đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.60.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2008.70
- Đào, kể cả quả xuân đào:
2008.70.10
- - Đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.70.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2008.80
- Dâu tây:
2008.80.10
- - Đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.80.90
- - Loại khác
17,5
15
10
- Loại khác, kể cả dạng hỗn hợp trừ loại thuộc phân nhóm 2008.19:
2008.91.00
- - Lõi cây cọ
17,5
15
10
2008.93.00
- - Quả nam việt quất (Vaccinium macrocarpon, Vaccinium oxycoccos, Vaccinium Vitis-idaea)
17,5
15
10
2008.97
- - Dạng hỗn hợp:
2008.97.10
- - - Từ thân cây, rễ cây và các phần ăn được khác của cây, không bao gồm quả hoặc quả hạch (nut)
17,5
15
10
2008.97.20
- - - Loại khác, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc rượu
17,5
15
10
2008.97.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
2008.99
- - Loại khác:
2008.99.10
- - - Quả vải
17,5
15
10
2008.99.20
- - - Quả nhãn
17,5
15
10
2008.99.30
- - - Từ thân cây, rễ cây và các phần ăn được khác của cây, không bao gồm quả hoặc quả hạch (nut)
17,5
15
10
2008.99.40
- - - Loại khác, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác
hoặc rượu
17,5
15
10
2008.99.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
20.09
Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.
- Nước cam ép:
2009.11.00
- - Đông lạnh
20
18
15
2009.12.00
- - Không đông lạnh, với trị giá Brix không quá 20
17,5
15
10
2009.19.00
- - Loại khác
20
18
15
- Nước bưởi ép (kể cả nước quả bưởi chùm):
2009.21.00
- - Với trị giá Brix không quá 20
20
18
15
2009.29.00
- - Loại khác
20
18
15
- Nước ép từ một loại quả thuộc chi cam quýt khác:
2009.31.00
- - Với trị giá Brix không quá 20
17,5
15
10
2009.39.00
- - Loại khác
17,5
15
10
- Nước dứa ép:
2009.41.00
- - Với trị giá Brix không quá 20
20
18
15
2009.49.00
- - Loại khác
20
18
15
2009.50.00
- Nước cà chua ép
17,5
15
10
- Nước nho ép (kể cả hèm nho):
2009.61.00
- - Với trị giá Brix không quá 30
17,5
15
10
2009.69.00
- - Loại khác
17,5
15
10
- Nước táo ép:
2009.71.00
- - Với trị giá Brix không quá 20
17,5
15
10
2009.79.00
- - Loại khác
17,5
15
10
- Nước ép từ một loại quả hoặc rau khác:
2009.81
- - Quả nam việt quất (Vaccinium macrocarpon, Vaccinium oxycoccos, Vaccinium Vitis-idaea):
2009.81.10
- - - Dùng cho trẻ em
20
18
15
2009.81.90
- - - Loại khác
20
18
15
2009.89
- - Loại khác:
2009.89.10
- - - Nước ép từ quả lý chua đen
20
18
15
- - - Loại khác:
2009.89.91
- - - - Dùng cho trẻ em
20
18
15
2009.89.99
- - - - Loại khác
20
18
15
2009.90
- Nước ép hỗn hợp:
2009.90.10
- - Dùng cho trẻ em
20
18
15
2009.90.90
- - Loại khác
20
18
15
Chương 21 - Các chế phẩm ăn được khác
21.01
Chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc, từ cà phê, chè hoặc chè Paragoay, và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các sản phẩm này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê, chè, chè Paragoay; rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, và các chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc của chúng.
- Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê:
2101.11
- - Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc:
2101.11.10
- - - Cà phê tan
25
22,5
20
2101.11.90
- - - Loại khác
25
22,5
20
2101.12
- - Các chế phẩm có thành phần cơ bản là các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê:
2101.12.10
- - - Hỗn hợp dạng bột nhão có thành phần cơ bản là cà phê
rang, có chứa chất béo thực vật
20
15
10
2101.12.90
- - - Loại khác
20
15
10
2101.20
- Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc, từ chè hoặc chè Paragoay, và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là chè hoặc chè Paragoay:
2101.20.10
- - Các chế phẩm chè gồm hỗn hợp của chè, sữa bột và đường
25
22,5
20
2101.20.90
- - Loại khác
25
22,5
20
2101.30.00
- Rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, và chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc của chúng
20
15
10
21.02
Men (sống hoặc ỳ); các vi sinh đơn bào khác, chết (nhưng không bao gồm các loại vắc xin thuộc nhóm 30.02); bột nở đã pha chế.
2102.10.00
- Men sống
5
4
3
2102.20.00
- Men ỳ; các vi sinh đơn bào khác, chết
5
4
3
2102.30.00
- Bột nở đã pha chế
5
4
3
21.03
Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến.
2103.10.00
- Nước xốt đậu tương
17,5
15
10
2103.20.00
- Ketchup cà chua và nước xốt cà chua khác
17,5
15
10
2103.30.00
- Bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến
17,5
15
10
2103.90
- Loại khác:
2103.90.10
- - Tương ớt
17,5
15
10
2103.90.30
- - Nước mắm
17,5
15
10
2103.90.40
- - Gia vị hỗn hợp khác và bột canh hỗn hợp, kể cả gia vị được chế biến từ tôm lên men (blachan)
17,5
15
10
2103.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
21.04
Súp và nước xuýt và chế phẩm để làm súp và nước xuýt; chế phẩm thực phẩm đồng nhất.
2104.10
- Súp và nước xuýt và chế phẩm để làm súp và nước xuýt:
- - Chứa thịt:
2104.10.11
- - - Dùng cho trẻ em
17,5
15
10
2104.10.19
- - - Loại khác
17,5
15
10
- - Loại khác:
2104.10.91
- - - Dùng cho trẻ em
17,5
15
10
2104.10.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
2104.20
- Chế phẩm thực phẩm đồng nhất:
- - Chứa thịt:
2104.20.11
- - - Dùng cho trẻ em
17,5
15
10
2104.20.19
- - - Loại khác
17,5
15
10
- - Loại khác:
2104.20.91
- - - Dùng cho trẻ em
17,5
15
10
2104.20.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
2105.00.00
Kem lạnh và sản phẩm ăn được tương tự khác, có hoặc không chứa ca cao.
17,5
15
10
21.06
Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
2106.10.00
- Protein cô đặc và chất protein được làm rắn
5
4
3
2106.90
- Loại khác:
2106.90.10
- - Phù trúc (váng đậu khô) và đậu phụ
18
18
15
2106.90.20
- - Xirô đã pha màu hoặc hương liệu
18
18
15
2106.90.30
- - Kem không sữa
18
18
15
- - Chất chiết nấm men tự phân:
2106.90.41
- - - Dạng bột
13
12
12
2106.90.49
- - - Loại khác
13
12
12
- - Các chế phẩm không chứa cồn được sử dụng để chế biến hoặc sản xuất đồ uống:
2106.90.51
- - - Chế phẩm được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất chất cô đặc tổng hợp
18
18
15
2106.90.52
- - - Chất cô đặc tổng hợp để pha đơn giản với nước làm đồ uống
18
18
15
2106.90.53
- - - Sản phẩm từ sâm
13
12
12
2106.90.59
- - - Loại khác
13
12
12
- - Các chế phẩm có chứa cồn được sử dụng để chế biến hoặc sản xuất đồ uống:
- - - Chế phẩm được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất chất cô đặc tổng hợp:
2106.90.61
- - - - Loại sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, dạng lỏng
18
18
15
2106.90.62
- - - - Loại sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, dạng khác
18
18
15
- - - Chất cô đặc tổng hợp dùng để pha đơn giản với nước
làm đồ uống:
2106.90.64
- - - - Loại sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, dạng lỏng
18
18
15
2106.90.65
- - - - Loại sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, dạng khác
18
18
15
2106.90.66
- - - Loại khác, sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, dạng lỏng
13
12
12
2106.90.67
- - - Loại khác, sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, dạng khác
13
12
12
2106.90.69
- - - Loại khác
13
12
12
2106.90.70
- - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements)
7
7
7
2106.90.80
- - Hỗn hợp vi lượng để bổ sung vào thực phẩm
13
12
12
- - Loại khác:
2106.90.91
- - - Hỗn hợp khác của hóa chất với thực phẩm hoặc các chất khác có giá trị dinh dưỡng, dùng để chế biến thực phẩm
13
12
12
2106.90.92
- - - Chế phẩm từ sâm
15
15
12,5
2106.90.93
- - - Chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ em thiếu Iactaza
15
15
12,5
2106.90.94
- - - Các chế phẩm thực phẩm khác dùng cho trẻ em
15
15
12,5
2106.90.95
- - - Seri kaya
15
15
12,5
2106.90.96
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác
11
11
10
2106.90.98
- - - Các chế phẩm hương liệu khác
11
11
10
2106.90.99
- - - Loại khác
13
12
12
Chương 22 - Đồ uống, rượu và giấm
22.01
Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết.
2201.10.00
- Nước khoáng và nước có ga
20
15
10
2201.90
- Loại khác:
2201.90.10
- - Nước đá và tuyết
17,5
15
10
2201.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
22.02
Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09.
2202.10
- Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu:
2202.10.50
- - Nước khoáng xô đa hoặc nước có ga, có hương liệu
17,5
15
10
2202.10.90
- - Loại khác
17,5
15
10
2202.90
- Loại khác:
2202.90.10
- - Sữa tươi tiệt trùng có hương liệu
22,5
20
15
2202.90.20
- - Sữa đậu nành
22,5
20
15
2202.90.30
- - Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng
22,5
20
15
2202.90.90
- - Loại khác
22,5
20
15
22.03
Bia sản xuất từ malt.
2203.00.10
- Bia đen hoặc bia nâu
65
65
65
2203.00.90
- Loại khác, kể cả bia ale
65
65
65
22.04
Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.
2204.10.00
- Rượu vang có ga nhẹ
65
65
65
- Rượu vang khác; hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men của rượu:
2204.21
- - Loại trong đồ đựng không quá 2 lít:
- - - Rượu vang:
2204.21.11
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2204.21.13
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15% nhưng
không quá 23%
65
65
65
2204.21.14
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 23%
65
65
65
- - - Hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men của rượu:
2204.21.21
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2204.21.22
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15%
65
65
65
2204.29
- - Loại khác:
- - - Rượu vang:
2204.29.11
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2204.29.13
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15% nhưng không quá 23%
65
65
65
2204.29.14
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 23%
65
65
65
- - - Hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men của rượu:
2204.29.21
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2204.29.22
- - - - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15%
65
65
65
2204.30
- Hèm nho khác:
2204.30.10
- - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2204.30.20
- - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15%
65
65
65
22.05
Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm.
2205.10
- Loại trong đồ đựng không quá 2 lít:
2205.10.10
- - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2205.10.20
- - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15%
65
65
65
2205.90
- Loại khác:
2205.90.10
- - Có nồng độ cồn tính theo thể tích không quá 15%
65
65
65
2205.90.20
- - Có nồng độ cồn tính theo thể tích trên 15%
65
65
65
22.06
Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác.
2206.00.10
- Vang táo hoặc vang lê
65
65
65
2206.00.20
- Rượu sa kê
65
65
65
2206.00.30
- Toddy
65
65
65
2206.00.40
- Shandy
65
65
65
- Loại khác, kể cả vang có mật ong:
2206.00.91
- - Rượu gạo khác (kể cả rượu gạo bổ)
65
65
65
2206.00.99
- - Loại khác
65
65
65
22.07
Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ.
2207.10.00
- Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên
17,5
15
10
2207.20
- Cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ:
- - Cồn ê-ti-lích đã biến tính, kể cả rượu mạnh đã methyl hóa:
2207.20.11
- - - Cồn ê-ti-lích có nồng độ trên 99% tính theo thể tích
7,5
7,5
5
2207.20.19
- - - Loại khác
17,5
15
10
2207.20.90
- - Loại khác
17,5
15
10
22.08
Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác.
2208.20
- Rượu mạnh thu được từ cất rượu vang nho hoặc bã nho:
2208.20.50
- - Rượu brandy
65
65
65
2208.20.90
- - Loại khác
65
65
65
2208.30.00
- Rượu whisky
65
65
65
2208.40.00
- Rượu rum và rượu mạnh khác được cất từ các sản phẩm mía đường lên men
65
65
65
2208.50.00
- Rượu gin và rượu Geneva
65
65
65
2208.60.00
- Rượu vodka
20
15
10
2208.70.00
- Rượu mùi
65
65
65
2208.90
- Loại khác:
2208.90.10
- - Rượu bổ sam-su có nồng độ cồn không quá 40% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.20
- - Rượu bổ sam-su có nồng độ cồn trên 40% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.30
- - Rượu sam-su khác có nồng độ cồn không quá 40% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.40
- - Rượu sam-su khác có nồng độ cồn trên 40% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.50
- - Rượu arrack hoặc rượu dứa có nồng độ cồn không quá 40% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.60
- - Rượu arrack hoặc rượu dứa có nồng độ cồn trên 40% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.70
- - Rượu đắng và các loại đồ uống tương tự có nồng độ cồn không quá 57% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.80
- - Rượu đắng và các loại đồ uống tương tự có nồng độ cồn trên 57% tính theo thể tích
65
65
65
2208.90.90
- - Loại khác
65
65
65
2209.00.00
Giấm và chất thay thế giấm làm từ axít axetíc.
7,5
7,5
5
Chương 23 - Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến
23.01
Bột mịn, bột thô và viên, từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hay động vật thủy sinh không xương sống khác, không thích hợp dùng làm thức ăn cho người; tóp mỡ.
2301.10.00
- Bột mịn, bột thô và viên, từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ; tóp mỡ
5
4
3
2301.20
- Bột mịn, bột thô và viên, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hay động vật thủy sinh không xương sống khác:
2301.20.10
- - Từ cá, có hàm lượng protein ít hơn 60% tính theo trọng lượng
5
4
3
2301.20.20
- - Từ cá, có hàm lượng protein từ 60% trở lên tính theo trọng lượng
5
4
3
2301.20.90
- - Loại khác
5
4
3
23.02
Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng viên hoặc không ở dạng viên, thu được từ quá trình giần, sàng, rây, xay xát hoặc chế biến cách khác từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu.
2302.10.00
-
Từ ngô
5
4
3
2302.30.00
-
Từ lúa mì
5
4
3
2302.40
- Từ ngũ cốc khác:
2302.40.10
- - Từ thóc gạo
7
7
7
2302.40.90
- - Loại khác
5
4
3
2302.50.00
-
Từ cây họ đậu
5
4
3
23.03
Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột và phế liệu tương tự, bã ép củ cải đường, bã mía và phế liệu khác từ quá trình sản xuất đường, bã và phế liệu từ quá trình ủ hay chưng cất, ở dạng viên hoặc không ở dạng viên.
2303.10
- Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột và phế liệu tương tự:
2303.10.10
- - Từ sắn hoặc cọ sago
5
4
3
2303.10.90
- - Loại khác
5
4
3
2303.20.00
- Bã ép củ cải đường, phế liệu mía và phế liệu khác từ quá trình sản xuất đường
5
4
3
2303.30.00
- Bã và phế liệu từ quá trình ủ hoặc chưng cất
5
4
3
23.04
Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu
tương.
2304.00.10
- Bột đậu tương đã được khử chất béo, thích hợp dùng làm thức ăn cho người
2
2
1
2304.00.90
- Loại khác
2
2
1
2305.00.00
Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu lạc.
2
2
1
23.06
Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng viên, thu được từ quá trình chiết xuất chất béo hoặc dầu thực vật, trừ các loại thuộc nhóm 23.04 hoặc 23.05.
2306.10.00
- Từ hạt bông
2
2
1
2306.20.00
- Từ hạt lanh
2
2
1
2306.30.00
- Từ hạt hướng dương
2
2
1
- Từ hạt cải dầu (Rape seeds) hoặc hạt cải dầu Pháp (Colza seeds):
2306.41
- - Từ hạt cải dầu (Rape seeds) hoặc hạt cải dầu Pháp (Colza seeds) có hàm lượng axit eruxic thấp:
2306.41.10
- - - Từ hạt cải dầu (Rape seeds) có hàm lượng axit eruxic thấp
2
2
1
2306.41.20
- - - Từ hạt cải dầu Pháp (Colza seeds) có hàm lượng axit eruxic thấp
2
2
1
2306.49
- - Loại khác:
2306.49.10
- - - Từ hạt cải dầu (Rape seeds) khác
2
2
1
2306.49.20
- - - Từ hạt cải dầu Pháp (Colza seeds) khác
2
2
1
2306.50.00
-
Từ dừa hoặc cùi dừa
2
2
1
2306.60.00
-
Từ hạt hoặc nhân hạt cọ
2
2
1
2306.90
- Loại khác:
2306.90.10
- - Từ mầm ngô
2
2
1
2306.90.90
- - Loại khác
2
2
1
2307.00.00
Bã rượu vang; cặn rượu.
5
4
3
2308.00.00
Nguyên liệu thực vật và phế liệu thực vật, phế liệu và sản phẩm phụ từ thực vật, ở dạng viên hoặc không ở dạng viên, loại dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
5
4
3
23.09
Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật.
2309.10
- Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ:
2309.10.10
- - Chứa thịt
5
4
3
2309.10.90
- - Loại khác
5
4
3
2309.90
- Loại khác:
- - Thức ăn hoàn chỉnh:
2309.90.11
- - - Loại dùng cho gia cầm
7
7
7
2309.90.12
- - - Loại dùng cho lợn
7
7
7
2309.90.13
- - - Loại dùng cho tôm
7
7
7
2309.90.14
- - - Loại dùng cho động vật linh trưởng
7
7
7
2309.90.19
- - - Loại khác
7
7
7
2309.90.20
- - Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn
5
5
5
2309.90.30
- - Loại khác, có chứa thịt
7
7
7
2309.90.90
- - Loại khác
5
5
5
Chương 24 - Thuốc lá và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến
24.01
Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá.
2401.10
- Lá thuốc lá chưa tước cọng:
2401.10.10
- - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng
*
*
*
2401.10.20
- - Loại Virginia, chưa sấy bằng không khí nóng
*
*
*
2401.10.40
- - Loại Burley
*
*
*
2401.10.50
- - Loại khác, được sấy bằng không khí nóng (flue-cured)
*
*
*
2401.10.90
- - Loại khác
*
*
*
2401.20
- Lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc toàn bộ:
2401.20.10
- - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng
*
*
*
2401.20.20
- - Loại Virginia, chưa sấy bằng không khí nóng
*
*
*
2401.20.30
- - Loại Oriental
*
*
*
2401.20.40
- - Loại Burley
*
*
*
2401.20.50
- - Loại khác, đã sấy bằng không khí nóng
*
*
*
2401.20.90
- - Loại khác
*
*
*
2401.30
- Phế liệu lá thuốc lá:
2401.30.10
- - Cọng thuốc lá
*
*
*
2401.30.90
- - Loại khác
*
*
*
24.02
Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá.
2402.10.00
- Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ, có chứa lá thuốc lá
*
*
*
2402.20
- Thuốc lá điếu có chứa lá thuốc lá:
2402.20.10
- - Thuốc lá Bi-đi (Beedies)
*
*
*
2402.20.20
- - Thuốc lá điếu, có chứa thành phần từ đinh hương
*
*
*
2402.20.90
- - Loại khác
*
*
*
2402.90
- Loại khác:
2402.90.10
- - Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ làm từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá
*
*
*
2402.90.20
- - Thuộc lá điều làm từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá
*
*
*
24.03
Lá thuốc lá đã chế biến và các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá "thuần nhất” hoặc thuốc lá "hoàn nguyên”; chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá.
- Lá thuốc lá để hút, có hoặc không chứa chất thay thế lá thuốc lá với tỷ lệ bất kỳ:
2403.11.00
- - Thuốc lá sử dụng tẩu nước đã được chi tiết ở Chú giải phân nhóm 1 của Chương này
*
*
*
2403.19
- - Loại khác:
- - - Đã được đóng gói để bán lẻ:
2403.19.11
- - - - Ang Hoon
*
*
*
2403.19.19
- - - - Loại khác
*
*
*
2403.19.20
- - - Lá thuốc lá đã chế biến khác để sản xuất thuốc lá điếu
*
*
*
2403.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
- Loại khác:
2403.91
- - Thuốc lá "thuần nhất" hoặc "hoàn nguyên" (thuốc lá tấm):
2403.91.10
- - - Đã được đóng gói để bán lẻ
*
*
*
2403.91.90
- - - Loại khác
*
*
*
2403.99
- - Loại khác:
2403.99.10
- - - Chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá
*
*
*
2403.99.30
- - - Nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến
*
*
*
2403.99.40
- - - Thuốc lá bột để hít, khô hoặc không khô
*
*
*
2403.99.50
- - - Thuốc lá dạng hút và dạng nhai
*
*
*
2403.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
Chương 25 - Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng
25.01
Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển.
2501.00.10
- Muối ăn
*
*
*
2501.00.20
- Muối mỏ
*
*
*
2501.00.50
- Nước biển
*
*
*
2501.00.90
- Loại khác
*
*
*
2502.00.00
Pirít sắt chưa nung.
0
0
0
2503.00.00
Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo.
0
0
0
25.04
Graphit tự nhiên.
2504.10.00
- Ở dạng bột hay dạng mảnh
2
2
1
2504.90.00
- Loại khác
2
2
1
25.05
Các loại cát tự nhiên, đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại thuộc Chương 26.
2505.10.00
- Cát oxit silic và cát thạch anh
2
2
1
2505.90.00
- Loại khác
2
2
1
25.06
Thạch anh (trừ cát tự nhiên); quartzite, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ được cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
2506.10.00
- Thạch anh
2
2
1
2506.20.00
- Quartzite
2
2
1
2507.00.00
Cao lanh và đất sét cao lanh khác, đã hoặc chưa nung.
2
2
1
25.08
Đất sét khác (không kể đất sét trương nở thuộc nhóm 68.06), andalusite, kyanite và silimanite, đã hoặc chưa nung; mullite; đất chịu lửa (chamotte) hay đất dinas.
2508.10.00
- Bentonite
2
2
1
2508.30.00
- Đất sét chịu lửa
2
2
1
2508.40
- Đất sét khác:
2508.40.10
- - Đất hồ (đất tẩy màu)
2
2
1
2508.40.90
- - Loại khác
2
2
1
2508.50.00
- Andalusite, kyanite và sillimanite
2
2
1
2508.60.00
- Mullite
2
2
1
2508.70.00
- Đất chịu lửa hay đất dinas
2
2
1
2509.00.00
Đá phấn.
2
2
1
25.10
Canxi phosphat tự nhiên, canxi phosphat nhôm tự nhiên và đá phấn có chứa phosphat.
2510.10
- Chưa nghiền:
2510.10.10
- - Apatít (apatite)
2
2
1
2510.10.90
- - Loại khác
2
2
1
2510.20
- Đã nghiền:
2510.20.10
- - Apatít (apatite)
2
2
1
2510.20.90
- - Loại khác
2
2
1
25.11
Bari sulphat tự nhiên (barytes); bari carbonat tự nhiên (witherite), đã hoặc chưa nung, trừ bari oxit thuộc nhóm 28.16.
2511.10.00
- Bari sulphat tự nhiên (barytes)
2
2
1
2511.20.00
- Bari carbonat tự nhiên (witherite)
2
2
1
2512.00.00
Bột hóa thạch silic (ví dụ, đất tảo cát, tripolite và diatomite) và đất silic tương tự, đã hoặc chưa nung, có trọng lượng riêng biểu kiến không quá 1.
2
2
1
25.13
Đá bọt; đá nhám; corundum tự nhiên, ngọc thạch lựu (garnet) tự nhiên và đá mài tự nhiên khác, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt.
2513.10.00
- Đá bọt
2
2
1
2513.20.00
- Đá nhám, corundum tự nhiên, ngọc thạch lựu (garnet) tự nhiên và đá mài tự nhiên khác
2
2
1
2514.00.00
Đá phiến, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
2
2
1
25.15
Đá hoa (marble), đá travertine, ecaussine và đá vôi khác để làm tượng đài hoặc đá xây dựng có trọng lượng riêng biểu kiến từ 2,5 trở lên, và thạch cao tuyết hoa, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hay bằng cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
- Đá hoa (marble) và đá travertine:
2515.11.00
- - Thô hoặc đã đẽo thô
2
2
1
2515.12
- - Mới chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông):
2515.12.10
- - - Dạng khối
2
2
1
2515.12.20
- - - Dạng tấm
2
2
1
2515.20.00
- Ecaussine và đá vôi khác để làm tượng đài hoặc đá xây dựng; thạch cao tuyết hoa
2
2
1
25.16
Đá granit, đá pocfia, bazan, đá cát kết (sa thạch) và đá khác để làm tượng đài hay đá xây dựng, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
- Granit:
2516.11.00
- - Thô hoặc đã đẽo thô
5
4
3
2516.12
- - Mới chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông):
2516.12.10
- - - Dạng khối
5
4
3
2516.12.20
- - - Dạng tấm
5
4
3
2516.20
- Đá cát kết:
2516.20.10
- - Đá thô hoặc đã đẽo thô
2
2
1
2516.20.20
- - Chỉ cắt, bằng cưa hoặc cách khác, thành khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)
2
2
1
2516.90.00
- Đá khác để làm tượng đài hoặc làm đá xây dựng
2
2
1
25.17
Đá cuội, sỏi, đá đã vỡ hoặc nghiền, chủ yếu để làm cốt bê tông, để rải đường bộ hay đường sắt hoặc đá ballast, đá cuội nhỏ và đá lửa tự nhiên (flint) khác, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt; đá dăm từ xỉ, từ xỉ luyện kim hoặc từ phế thải công nghiệp tương tự, có hoặc không kết hợp với các vật liệu trong phần đầu của nhóm này; đá dăm trộn nhựa đường, đá ở dạng viên, mảnh và bột, làm từ các loại đá thuộc nhóm 25.15 hoặc 25.16, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt.
2517.10.00
- Đá cuội, sỏi, đá đã vỡ hoặc nghiền, chủ yếu để làm cốt bê tông, để rải đường bộ hay đường sắt hoặc đá ballast khác, đá cuội nhỏ và đá lửa tự nhiên (flint) khác, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt
2
2
1
2517.20.00
- Đá dăm từ xỉ, từ xỉ luyện kim hoặc từ phế thải công nghiệp tương tự, có hoặc không kết hợp với các vật liệu trong phần đầu của phân nhóm 2517.10
2
2
1
2517.30.00
- Đá dăm trộn nhựa đường
2
2
1
- Đá ở dạng viên, mảnh và bột, làm từ các loại đá thuộc nhóm 25.15 hoặc 25.16, đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt:
2517.41.00
- - Từ đá hoa (marble)
2
2
1
2517.49.00
- - Từ đá khác
2
2
1
25.18
Dolomite, đã hoặc chưa nung hoặc thiêu kết, kể cả dolomite đã đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc các cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); hỗn hợp dolomite dạng nén.
2518.10.00
- Dolomite, chưa nung hoặc thiêu kết
2
2
1
2518.20.00
- Dolomite đã nung hoặc thiêu kết
2
2
1
2518.30.00
- Hỗn hợp dolomite dạng nén
2
2
1
25.19
Magiê carbonat tự nhiên (magiesite); magiê ô xít nấu chảy; magiê ô xít nung trơ (thiêu kết), có hoặc không thêm một Iượng nhỏ ô xít khác trước khi thiêu kết; magie ô xít khác, tinh khiết hoặc không tinh khiết.
2519.10.00
- Magiê carbonat tự nhiên (magnesite)
2
2
1
2519.90
- Loại khác:
2519.90.10
- - Magiê ô xít nấu chảy; magiê ô xít nung trơ (thiêu kết)
2
2
1
2519.90.20
- - Loại khác
2
2
1
25.20
Thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster (bao gồm thạch cao nung hay canxi sulphat đã nung), đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế.
2520.10.00
- Thạch cao; thạch cao khan
2
2
1
2520.20
- Thạch cao plaster:
2520.20.10
- - Loại phù hợp dùng trong nha khoa
2
2
1
2520.20.90
- - Loại khác
2
2
1
2521.00.00
Chất gây chảy gốc đá vôi; đá vôi và đá có chứa canxi khác, dùng để sản xuất vôi hay xi măng.
5
4
3
25.22
Vôi sống, vôi tôi và vôi chịu nước, trừ oxit canxi và hydroxit canxi thuộc nhóm 28.25.
2522.10.00
- Vôi sống
5
4
3
2522.20.00
- Vôi tôi
2
2
1
2522.30.00
- Vôi chịu nước
2
2
1
25.23
Xi măng Portland, xi măng nhôm, xi măng xỉ (xốp), xi măng super sulphat và xi măng chịu nước (xi măng thủy lực) tương tự, đã hoặc chưa pha màu hoặc ở dạng clanhke.
2523.10
- Clanhke xi măng:
2523.10.10
- - Loại dùng để sản xuất xi măng trắng
10
7,5
5
2523.10.90
- - Loại khác
10
7,5
5
- Xi măng Portland:
2523.21.00
- - Xi măng trắng, đã hoặc chưa pha màu nhân tạo
*
*
*
2523.29
- - Loại khác:
2523.29.10
- - - Xi măng màu
*
*
*
2523.29.90
- - - Loại khác
*
*
*
2523.30.00
- Xi măng nhôm
*
*
*
2523.90.00
- Xi măng chịu nước khác
*
*
*
25.24
Amiăng.
2524.10.00
- Crocidolite
2
2
1
2524.90.00
- Loại khác
2
2
1
25.25
Mi ca, kể cả mi ca tách lớp; phế liệu mi ca.
2525.10.00
- Mi ca thô và mi ca đã tách thành tấm hay lớp
2
2
1
2525.20.00
- Bột mi ca
5
4
3
2525.30.00
- Phế liệu mi ca
2
2
1
25.26
Quặng steatit tự nhên, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hay các cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); talc.
2526.10.00
- Chưa nghiền, chưa làm thành bột
2
2
1
2526.20
- Đã nghiền hoặc làm thành bột:
2526.20.10
- - Bột talc
2
2
1
2526.20.90
- - Loại khác
2
2
1
2528.00.00
Quặng borat tự nhiên và tinh quặng borat (đã hoặc chưa nung), nhưng không kể borat tách từ nước biển tự nhiên; axit boric tự nhiên chứa không quá 85% H3BO3 tính theo trọng lượng khô.
2
2
1
25.29
Tràng thạch (đá bồ tát); lơxit (leucite), nephelin và nephelin xienit; khoáng florit.
2529.10.00
- Tràng thạch (đá bồ tát)
2
2
1
- Khoáng flourit:
2529.21.00
- - Có chứa canxi florua không quá 97% tính theo trọng lượng
2
2
1
2529.22.00
- - Có chứa canxi florua trên 97% tính theo trọng lượng
2
2
1
2529.30.00
- Lơxit; nephelin và nephelin xienit
2
2
1
25.30
Các chất khoáng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
2530.10.00
- Vermiculite, đá trân châu và clorit, chưa giãn nở
2
2
1
2530.20
- Kiezerit, epsomit (magiê sulphat tự nhiên):
2530.20.10
- - Kiezerit
2
2
1
2530.20.20
- - Epsomit
2
2
1
2530.90
- Loại khác:
2530.90.10
- - Zirconium silicate loại dùng làm chất cản quang
2
2
1
2530.90.90
- - Loại khác
2
2
1
Chương 26 - Quặng, xỉ và tro
26.01
Quặng sắt và tinh quặng sắt, kể cả pirit sắt đã nung.
- Quặng sắt và tinh quặng sắt, trừ pirit sắt đã nung:
2601.11.00
- - Chưa nung kết
0
0
0
2601.12.00
- - Đã nung kết
0
0
0
2601.20.00
- Pirit sắt đã nung
0
0
0
2602.00.00
Quặng mangan và tinh quặng mangan, kể cả quặng mangan chứa sắt và tinh quặng mangan chứa sắt với hàm lượng mangan từ 20% trở lên, tính theo trọng lượng khô.
0
0
0
2603.00.00
Quặng đồng và tinh quặng đồng.
0
0
0
2604.00.00
Quặng niken và tinh quặng niken.
0
0
0
2605.00.00
Quặng coban và tinh quặng coban.
0
0
0
2606.00.00
Quặng nhôm và tinh quặng nhôm.
0
0
0
2607.00.00
Quặng chì và tinh quặng chì.
0
0
0
2608.00.00
Quặng kẽm và tinh quặng kẽm.
0
0
0
2609.00.00
Quặng thiếc và tinh quặng thiếc.
0
0
0
2610.00.00
Quặng crôm và tinh quặng crôm.
0
0
0
2611.00.00
Quặng vonfram và tinh quặng vonfram.
0
0
0
26.12
Quặng urani hoặc thori và tinh quặng urani hoặc tinh quặng thori.
2612.10.00
- Quặng urani và tinh quặng urani
0
0
0
2612.20.00
- Quặng thori và tinh quặng thori
0
0
0
26.13
Quặng molipden và tinh quặng molipden.
2613.10.00
- Đã nung
0
0
0
2613.90.00
- Loại khác
0
0
0
26.14
Quặng titan và tinh quặng titan.
2614.00.10
- Quặng inmenit và tinh quặng inmenit
0
0
0
2614.00.90
- Loại khác
0
0
0
26.15
Quặng niobi, tantali, vanadi hay zircon và tinh quặng của các loại quặng đó.
2615.10.00
- Quặng zircon và tinh quặng zircon
0
0
0
2615.90.00
- Loại khác
0
0
0
26.16
Quặng kim loại quý và tinh quặng kim loại quý.
2616.10.00
- Quặng bạc và tinh quặng bạc
0
0
0
2616.90.00
- Loại khác
0
0
0
26.17
Các quặng khác và tinh quặng của các quặng đó.
2617.10.00
- Quặng antimon và tinh quặng antimon
0
0
0
2617.90.00
- Loại khác
0
0
0
2618.00.00
Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
5
4
3
2619.00.00
Xỉ, xỉ luyện kim (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
5
4
3
26.20
Xỉ, tro và cặn (trừ loại thu được từ quá trình sản xuất sắt hoặc thép), có chứa arsenic, kim loại hoặc các hợp chất của chúng.
- Chứa chủ yếu là kẽm:
2620.11.00
- - Kẽm tạp chất cứng (sten tráng kẽm)
5
4
3
2620.19.00
- - Loại khác
5
4
3
- Chứa chủ yếu là chì:
2620.21.00
- - Cặn của xăng pha chì và cặn của hợp chất chì chống kích nổ
5
4
3
2620.29.00
- - Loại khác
5
4
3
2620.30.00
- Chứa chủ yếu là đồng
5
4
3
2620.40.00
- Chứa chủ yếu là nhôm
5
4
3
2620.60.00
- Chứa arsen, thủy ngân, tali hoặc hỗn hợp của chúng, là loại dùng để tách arsen hoặc những kim loại trên hoặc dùng để sản xuất các hợp chất hóa học của chúng
5
4
3
- Loại khác:
2620.91.00
- - Chứa antimon, berily, cađimi, crom hoặc các hỗn hợp của chúng
5
4
3
2620.99
- - Loại khác:
2620.99.10
- - - Xỉ và phần chưa cháy hết (hardhead) của thiếc
5
4
3
2620.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
26.21
Xỉ và tro khác, kể cả tro tảo biển (tảo bẹ); tro và cặn từ quá trình đốt rác thải đô thị.
2621.10.00
- Tro và cặn từ quá trình đốt rác thải đô thị
5
4
3
2621.90.00
- Loại khác
5
4
3
Chương 27 - Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi-tum; các loại sáp khoáng chất
27.01
Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá.
- Than đá, đã hoặc chưa nghiền thành bột, nhưng chưa đóng bánh:
2701.11.00
- - Anthracite
2
2
1
2701.12
- - Than bi-tum:
2701.12.10
- - - Than để luyện cốc
2
2
1
2701.12.90
- - - Loại khác
2
2
1
2701.19.00
- - Than đá loại khác
2
2
1
2701.20.00
- Than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá
2
2
1
27.02
Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền.
2702.10.00
- Than non, đã hoặc chưa nghiền thành bột, nhưng chưa đóng bánh
2
2
1
2702.20.00
- Than non đã đóng bánh
2
2
1
27.03
Than bùn (kể cả bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh.
2703.00.10
- Than bùn, đã hoặc chưa ép thành kiện, nhưng chưa đóng bánh
2
2
1
2703.00.20
- Than bùn đã đóng bánh
2
2
1
27.04
Than cốc và than nửa cốc (luyện từ than đá), than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá.
2704.00.10
- Than cốc và than nửa cốc luyện từ than đá
2
2
1
2704.00.20
- Than cốc và than nửa cốc luyện từ than non hay than bùn
2
2
1
2704.00.30
- Muội bình chưng than đá
2
2
1
2705.00.00
Khí than đá, khí than ướt, khí than và các loại khí tương tự, trừ các loại khí dầu mỏ và khí hydrocarbon khác.
0
0
0
2706.00.00
Hắc ín chưng cất từ than đá, than non hoặc than bùn, và các loại hắc ín khoáng chất khác, đã hoặc chưa khử nước hay chưng cất từng phần, kể cả hắc ín tái chế.
0
0
0
27.07
Dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc in than đá ở nhiệt độ cao; các sản phẩm tương tự có khối lượng cấu tử thơm lớn hơn cấu tử không thơm.
2707.10.00
- Benzen
2
2
1
2707.20.00
- Toluen
2
2
1
2707.30.00
- Xylen
2
2
1
2707.40.00
- Naphthalen
2
2
1
2707.50.00
- Các hỗn hợp hydrocarbon thơm khác có từ 65% thể tích trở lên (kể cả lượng hao hụt) được chưng cất ở nhiệt độ 250°C theo phương pháp ASTM D 86
2
2
1
- Loại khác:
2707.91.00
- - Dầu creosote
2
2
1
2707.99
- - Loại khác:
2707.99.10
- - - Nguyên liệu để sản xuất than đen
2
2
1
2707.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
27.08
Nhựa chưng (hắc ín) và than cốc nhựa chưng, thu được từ hắc in than đá hoặc hắc ín khoáng chất khác.
2708.10.00
- Nhựa chưng (hắc ín)
2
2
1
2708.20.00
- Than cốc nhựa chưng
2
2
1
27.09
Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, ở dạng thô.
2709.00.10
- Dầu mỏ thô
*
*
*
2709.00.20
- Condensate
*
*
*
2709.00.90
- Loại khác
*
*
*
27.10
Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải.
- Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, trừ loại chứa dầu diesel sinh học và trừ dầu thải:
2710.12
- - Dầu nhẹ và các chế phẩm:
- - - Xăng động cơ:
2710.12.11
- - - - RON 97 và cao hơn, có pha chì
*
*
*
2710.12.12
- - - - RON 97 và cao hơn, không pha chì
*
*
*
2710.12.13
- - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 có pha chì
*
*
*
2710.12.14
- - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 không pha
chì
*
*
*
2710.12.15
- - - - Loại khác, có pha chì
*
*
*
2710.12.16
- - - - Loại khác, không pha chì
*
*
*
2710.12.20
- - - Xăng máy bay, trừ loại sử dụng làm nhiên liệu máy bay phản lực
*
*
*
2710.12.30
- - - Tetrapropylen
*
*
*
2710.12.40
- - - Dung môi trắng (white spirit)
*
*
*
2710.12.50
- - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% tính theo trọng lượng
*
*
*
2710.12.60
- - - Dung môi nhẹ khác
*
*
*
2710.12.70
- - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng động cơ
*
*
*
2710.12.80
- - - Alpha olefin khác
*
*
*
2710.12.90
- - - Loại khác
*
*
*
2710.19
- - Loại khác:
2710.19.20
- - - Dầu thô đã tách phần nhẹ
*
*
*
2710.19.30
- - - Nguyên liệu để sản xuất than đen
*
*
*
- - - Dầu và mỡ bôi trơn:
2710.19.41
- - - - Dầu khoáng đã tinh chế để sản xuất dầu bôi trơn
*
*
*
2710.19.42
- - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay
*
*
*
2710.19.43
- - - - Dầu bôi trơn khác
*
*
*
2710.19.44
- - - - Mỡ bôi trơn
*
*
*
2710.19.50
- - - Dầu dùng trong bộ hãm thủy lực (dầu phanh)
*
*
*
2710.19.60
- - - Dầu biến thế và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch
*
*
*
- - - Nhiên liệu diesel; các loại dầu nhiên liệu:
2710.19.71
- - - - Nhiên liệu diesel cho ô tô
*
*
*
2710.19.72
- - - - Nhiên liệu diesel khác
*
*
*
2710.19.79
- - - - Dầu nhiên liệu
*
*
*
2710.19.81
- - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23° C trở lên
*
*
*
2710.19.82
- - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23° C
*
*
*
2710.19.83
- - - Các kerosine khác
*
*
*
2710.19.89
- - - Dầu trung khác và các chế phẩm
*
*
*
2710.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
2710.20.00
- Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa từ 70% trọng lượng trở lên là dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại đầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, có chứa dầu diesel sinh học, trừ dầu thải
*
*
*
- Dầu thải:
2710.91.00
- - Có chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)
*
*
*
2710.99.00
- - Loại khác
*
*
*
27.11
Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác.
- Dạng hóa lỏng:
2711.11.00
- - Khí tự nhiên
2
2
1
2711.12.00
- - Propan
2
2
1
2711.13.00
- - Butan
2
2
1
2711.14
- - Etylen, propylen, butylen và butadien:
2711.14.10
- - - Etylen
2
2
1
2711.14.90
- - - Loại khác
2
2
1
2711.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Dạng khí:
2711.21
- - Khí tự nhiên:
2711.21.10
- - - Loại sử dụng làm nhiên liệu động cơ
2
2
1
2711.21.90
- - - Loại khác
2
2
1
2711.29.00
- - Loại khác
2
2
1
27.12
Vazơlin (petroleum jelly); sáp parafin, sáp dầu lửa vi tinh thể, sáp than cám, ozokerite, sáp than non, sáp than bùn, sáp khoáng khác, và sản phẩm tương tự thu được từ qui trình tổng hợp hay qui trình khác, đã hoặc chưa nhuộm màu.
2712.10.00
- Vazơlin (petroleum jelly)
2
2
1
2712.20.00
-
Sáp parafin có hàm lượng dầu dưới 0,75% tính theo trọng lượng
2
2
1
2712.90
- Loại khác:
2712.90.10
- - Sáp parafin
2
2
1
2712.90.90
- - Loại khác
2
2
1
27.13
Cốc dầu mỏ, bi-tum dầu mỏ và các cặn khác từ dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc từ các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum.
- Cốc dầu mỏ:
2713.11.00
- - Chưa nung
2
2
1
2713.12.00
- - Đã nung
2
2
1
2713.20.00
- Bi-tum dầu mỏ
2
2
1
2713.90.00
- Cặn khác từ dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc từ các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum
2
2
1
27.14
Bi-tum và nhựa đường (asphalt), ở dạng tự nhiên; đá phiến sét dầu hoặc đá phiến sét bi-tum và cát hắc ín; asphaltit và đá chứa asphaltic.
2714.10.00
- Đá phiến sét dầu hoặc đá phiến sét bi-tum và cát hắc ín
2
2
1
2714.90.00
- Loại khác
2
2
1
2715.00.00
Hỗn hợp chứa bi-tum dựa trên asphalt tự nhiên, bi-tum tự nhiên, bi-tum dầu mỏ, hắc ín khoáng chất hoặc nhựa hắc ín khoáng chất (ví dụ, matít có chứa bi-tum, cut-backs).
2
2
1
2716.00.00
Năng lượng điện.
1
1
1
Chương 28 - Hóa chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị
28.01
Flo, clo, brom và iot.
2801.10.00
- Clo
2
2
1
2801.20.00
- lot
2
2
1
2801.30.00
- Flo; brom
2
2
1
2802.00.00
Lưu huỳnh, thăng hoa hoặc kết tủa; lưu huỳnh dạng keo.
2
2
1
28.03
Carbon (muội carbon và các dạng khác của carbon chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác).
2803.00.20
- Muội axetylen
5
4
3
2803.00.40
- Muội carbon khác
2
2
1
2803.00.90
- Loại khác
2
2
1
28.04
Hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác.
2804.10.00
- Hydro
2
2
1
- Khí hiếm:
2804.21.00
- - Argon
2
2
1
2804.29.00
- - Loại khác
2
2
1
2804.30.00
- Nitơ
2
2
1
2804.40.00
- Oxy
2
2
1
2804.50.00
- Bo: telu
2
2
1
- Silic:
2804.61.00
- - Chứa silic với hàm lượng không dưới 99,99% tính theo trọng lượng
2
2
1
2804.69.00
- - Loại khác
2
2
1
2804.70.00
- Phospho
2
2
1
2804.80.00
- Arsen
2
2
1
2804.90.00
- Selen
2
2
1
28.05
Kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ; kim loại đất hiếm, scandi và ytri, đã hoặc chưa pha trộn hoặc tạo hợp kim với nhau; thủy ngân.
- Kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ:
2805.11.00
- - Natri
2
2
1
2805.12.00
- - Canxi
2
2
1
2805.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2805.30.00
- Kim loại đất hiếm, scandi và ytri đã hoặc chưa pha trộn hoặc tạo hợp kim với nhau
2
2
1
2805.40.00
- Thủy ngân
2
2
1
28.06
Hydro clorua (axit hydrocloric); axit clorosulphuric.
2806.10.00
- Hydro clorua (axit hydrocloric)
5
4
3
2806.20.00
- Axit clorosulphuric
2
2
1
2807.00.00
Axit sulphuric; axit sulphuric bốc khói (oleum).
5
4
3
2808.00.00
Axit nitric; axit sulphonitric.
2
2
1
28.09
Diphospho pentaoxit; axit phosphoric; axit polyphosphoric, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
2809.10.00
- Diphospho pentaoxit
2
2
1
2809.20
- Axit phosphoric và axit polyphosphoric:
- - Loại dùng cho thực phẩm:
2809.20.31
- - - Axit hypophosphoric
2
2
1
2809.20.39
- - - Loại khác
2
2
1
- - Loại khác:
2809.20.91
- - - Axit hypophosphoric
2
2
1
2809.20.99
- - - Loại khác
2
2
1
2810.00.00
Oxit bo; axit boric.
0
0
0
28.11
Axit vô cơ khác và các hợp chất vô cơ chứa oxy khác của các phi kim loại.
- Axit vô cơ khác:
2811.11.00
- - Hydro florua (axit hydrofloric)
2
2
1
2811.19
- - Loại khác:
2811.19.10
- - - Axit arsenic
2
2
1
2811.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Hợp chất vô cơ chứa oxy khác của phi kim loại:
2811.21.00
- - Carbon dioxit
2
2
1
2811.22
- - Silic dioxit:
2811.22.10
- - - Bột oxit silic
2
2
1
2811.22.90
- - - Loại khác
2
2
1
2811.29
- - Loại khác:
2811.29.10
- - - Diarsenic pentaoxit
2
2
1
2811.29.20
- - - Dioxit lưu huỳnh
2
2
1
2811.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
28.12
Halogenua và oxit halogenua của phi kim loại.
2812.10.00
- Clorua và oxit clorua
2
2
1
2812.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.13
Sulphua của phi kim loại; phospho trisulphua thương phẩm.
2813.10.00
- Carbon disulphua
2
2
1
2813.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.14
Amoniac, dạng khan hoặc dạng dung dịch nước.
2814.10.00
- Dạng
khan
2
2
1
2814.20.00
- Dạng dung dịch nước
2
2
1
28.15
Natri hydroxit (xút ăn da); kali hydroxit (potash ăn da); natri peroxit hoặc kali peroxit.
- Natri hydroxit (xút ăn da):
2815.11.00
- - Dạng rắn
*
*
*
2815.12.00
- - Dạng dung dịch nước (soda kiềm hoặc soda lỏng)
*
*
*
2815.20.00
- Kali hydroxit (potash ăn da)
2
2
1
2815.30.00
- Natri hoặc kali peroxit
2
2
1
28.16
Magie hydroxit và magie peroxit; oxit, hydroxit và peroxit, của stronti hoặc bari.
2816.10.00
- Magie hydroxit và magie peroxit
2
2
1
2816.40.00
- Oxit, hydroxit và peroxit, của stronti hoặc bari
2
2
1
28.17
Kẽm oxit; kẽm peroxit.
2817.00.10
- Kẽm oxit
2
2
1
2817.00.20
- Kẽm peroxit
2
2
1
28.18
Corundum nhân tạo, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; ôxit nhôm; hydroxit nhôm.
2818.10.00
- Corundum nhân tạo, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học
2
2
1
2818.20.00
- Oxit nhôm, trừ corundum nhân tạo
2
2
1
2818.30.00
- Nhôm hydroxit
2
2
1
28.19
Crom oxit và hydroxit.
2819.10.00
- Crom trioxit
2
2
1
2819.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.20
Mangan oxit.
2820.10.00
- Mangan dioxit
2
2
1
2820.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.21
Oxit sắt và hydroxit sắt; chất màu từ đất có hàm lượng sắt hóa hợp Fe2O3 chiếm từ 70% trở lên tính theo trọng lượng
2821.10.00
- Hydroxit và oxit sắt
2
2
1
2821.20.00
- Chất màu từ đất
2
2
1
2822.00.00
Coban oxit và hydroxit; coban oxit thương phẩm.
2
2
1
2823.00.00
Titan oxit.
2
2
1
28.24
Chì oxit; chì đỏ và chì da cam.
2824.10.00
- Chì monoxit (chì ôxit, maxicot)
2
2
1
2824.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.25
Hydrazin và hydroxilamin và các muối vô cơ của chúng; các loại bazơ vô cơ khác; các oxit, hydroxit và peroxit kim loại khác.
2825.10.00
- Hydrazin và hydroxilamin và các muối vô cơ của chúng
2
2
1
2825.20.00
- Hydroxit và oxit liti
2
2
1
2825.30.00
- Hydroxit và oxit vanađi
2
2
1
2825.40.00
- Hydroxit và oxit niken
2
2
1
2825.50.00
- Hydroxit và oxit đồng
2
2
1
2825.60.00
- Germani oxit và zircon dioxit
2
2
1
2825.70.00
- Hydroxit và oxit molipđen
2
2
1
2825.80.00
- Antimon oxit
2
2
1
2825.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.26
Florua; florosilicat, floroaluminat và các loại muối flo phức khác.
- Florua:
2826.12.00
- - Của nhôm
2
2
1
2826.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2826.30.00
- Natri hexafloroaluminat (criolit tổng hợp)
2
2
1
2826.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.27
Clorua, clorua oxit và clorua hydroxit; bromua và oxit bromua; iođua và iođua oxít.
2827.10.00
- Amoni clorua
2
2
1
2827.20
- Canxi clorua:
2827.20.10
- - Loại thương phẩm
6
5
5
2827.20.90
- - Loại khác
5
4
3
- Clorua khác:
2827.31.00
- - Của magiê
2
2
1
2827.32.00
- - Của nhôm
2
2
1
2827.35.00
- - Của niken
2
2
1
2827.39
- - Loại khác:
2827.39.10
- - - Của bari hoặc của coban
2
2
1
2827.39.20
- - - Của sắt
2
2
1
2827.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Clorua oxit và clorua hydroxit:
2827.41.00
- - Của đồng
2
2
1
2827.49.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bromua và bromua oxit:
2827.51.00
- - Natri bromua hoặc kali bromua
2
2
1
2827.59.00
- - Loại khác
2
2
1
2827.60.00
- Iođua và iođua oxit
2
2
1
28.28
Hypoclorit; canxi hypoclorit thương phẩm; clorit; hypobromit.
2828.10.00
- Canxi hypoclorit thương phẩm và canxi hypoclorit khác
2
2
1
2828.90
- Loại khác:
2828.90.10
- - Natri hypoclorit
2
2
1
2828.90.90
- - Loại khác
2
2
1
28.29
Clorat và perclorat; bromat và perbromat; iodat và periodat.
- Clorat:
2829.11.00
- - Của natri
2
2
1
2829.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2829.90
- Loại khác:
2829.90.10
- - Natri perclorat
2
2
1
2829.90.90
- - Loại khác
2
2
1
28.30
Sulphua; polysulphua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
2830.10.00
- Natri sulphua
2
2
1
2830.90
- Loại khác:
2830.90.10
- - Sulphua cađimi hoặc sulphua kẽm
2
2
1
2830.90.90
- - Loại khác
2
2
1
28.31
Dithionit và sulphoxylat.
2831.10.00
- Của natri
2
2
1
2831.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.32
Sulphit; thiosulphat.
2832.10.00
- Natri sulphit
2
2
1
2832.20.00
- Sulphit khác
2
2
1
2832.30.00
- Thiosulphat
2
2
1
28.33
Sulphat; phèn (alums); peroxosulphat (persulphat).
- Natri sulphat:
2833.11.00
- - Dinatri sulphat
3
3
2
2833.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Sulphat loại khác:
2833.21.00
- - Của magiê
2
2
1
2833.22
- - Của nhôm:
2833.22.10
- - - Loại thương phẩm
2
2
1
2833.22.90
- - - Loại khác
2
2
1
2833.24.00
- - Của niken
2
2
1
2833.25.00
- - Của đồng
2
2
1
2833.27.00
- - Của bari
2
2
1
2833.29
- - Loại khác:
2833.29.20
- - - Chì sulphat tribasic
2
2
1
2833.29.30
- - - Của
crôm
2
2
1
2833.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
2833.30.00
- Phèn
5
4
3
2833.40.00
- Peroxosulphates (persulphates)
2
2
1
28.34
Nitrit; nitrat.
2834.10.00
- Nitrit
2
2
1
- Nitrat:
2834.21.00
- - Của kali
2
2
1
2834.29
- - Loại khác:
2834.29.10
- - - Của bismut
2
2
1
2834.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
28.35
Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat; polyphosphat, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
2835.10.00
- Phosphinat (hypophosphit) và phosphonat (phosphit)
2
2
1
- Phosphat:
2835.22.00
- - Của mono- hoặc dinatri
2
2
1
2835.24.00
- - Của kali
2
2
1
2835.25
- - Canxi hydroorthophosphat (“dicanxi phosphat”):
2835.25.10
- - - Loại dùng cho thức ăn gia súc
2
2
1
2835.25.90
- - - Loại khác
2
2
1
2835.26.00
- - Các phosphat khác của canxi
2
2
1
2835.29
- - Loại khác:
2835.29.10
- - - Của trinatri
2
2
1
2835.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Polyphosphat:
2835.31
- - Natri triphosphat (natri tripolyphosphat):
2835.31.10
- - - Loại dùng cho thực phẩm
3
3
2
2835.31.90
- - - Loại khác
3
3
2
2835.39
- - Loại khác:
2835.39.10
- - - Tetranatri pyrophosphat
2
2
1
2835.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
28.36
Carbonat; peroxocarbonat (percarbonat); amoni carbonat thương phẩm có chứa amoni carbamat.
2836.20.00
- Dinatri carbonat
2
2
1
2836.30.00
- Natri hydrocarbonat (natri bicarbonat)
2
2
1
2836.40.00
- Kali carbonat
2
2
1
2836.50.00
- Canxi carbonat
5
4
3
2836.60.00
- Bari carbonat
2
2
1
- Loại khác:
2836.91.00
- - Liti carbonat
2
2
1
2836.92.00
- - Stronti carbonat
2
2
1
2836.99
- - Loại khác:
2836.99.10
- - - Amoni carbonat thương phẩm
2
2
1
2836.99.20
- - - Chì carbonat
2
2
1
2836.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
28.37
Xyanua, xyanua oxit và xyanua phức.
- Xyanua và xyanua oxit:
2837.11.00
- - Của natri
2
2
1
2837.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2837.20.00
- Xyanua phức
2
2
1
28.39
Silicat; silicat kim loại kiềm thương phẩm.
- Của natri:
2839.11.00
- - Natri metasilicat
2
2
1
2839.19
- - Loại khác:
2839.19.10
- - - Natri silicat
2
2
1
2839.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
2839.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.40
Borat; peroxoborat (perborat).
- Dinatri tetraborat (borat tinh chế - hàn the):
2840.11.00
- - Dạng khan
2
2
1
2840.19.00
- - Dạng khác
2
2
1
2840.20.00
- Borat khác
2
2
1
2840.30.00
- Peroxoborat (perborat)
2
2
1
28.41
Muối của axit oxometalic hoặc axit peroxometalic.
2841.30.00
- Natri dicromat
2
2
1
2841.50.00
- Cromat và dicromat khác; peroxocromat
2
2
1
- Manganit, manganat và permanganat:
2841.61.00
- - Kali permanganat
2
2
1
2841.69.00
- - Loại khác
2
2
1
2841.70.00
- Molipdat
2
2
1
2841.80.00
- Vonframat
2
2
1
2841.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.42
Muối khác của axit vô cơ hay peroxoaxit (kể cả nhôm silicat đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học), trừ các chất azit.
2842.10.00
- Silicat kép hay phức, kể cả nhôm silicat đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học
2
2
1
2842.90
- Loại khác:
2842.90.10
- - Natri arsenit
2
2
1
2842.90.20
- - Muối của đồng hoặc crom
2
2
1
2842.90.30
- - Fulminat khác, xyanat và thioxyanat
2
2
1
2842.90.90
- - Loại khác
2
2
1
28.43
Kim loại quý dạng keo; hợp chất hữu cơ hay vô cơ của kim loại quý, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; hỗn hống của kim loại quý.
2843.10.00
- Kim loại quý dạng keo
2
2
1
- Hợp chất bạc:
2843.21.00
- - Nitrat bạc
2
2
1
2843.29.00
- - Loại khác
2
2
1
2843.30.00
- Hợp chất vàng
2
2
1
2843.90.00
- Hợp chất khác; hỗn hống
2
2
1
28.44
Các nguyên tố hóa học phóng xạ và các đồng vị phóng xạ (kể cả các nguyên tố hóa học và các đồng vị có khả năng phân hạch hoặc làm giầu) và các hợp chất của chúng; hỗn hợp và các phế liệu có chứa các sản phẩm trên.
2844.10
- Urani tự nhiên và các hợp chất của nó; hợp kim, các chất phân tán (kể cả gốm kim loại), sản phẩm gốm và hỗn hợp có chứa urani tự nhiên hay các hợp chất urani tự nhiên:
2844.10.10
- - Urani tự nhiên và các hợp chất của nó
0
0
0
2844.10.90
- - Loại khác
0
0
0
2844.20
- Urani đã làm giàu thành U 235 và hợp chất của nó; plutoni và hợp chất của nó; hợp kim, các chất phân tán (kể cả gốm kim loại), các sản phẩm gốm và các hỗn hợp có chứa urani đã được làm giàu thành U 235, plutoni hay hợp chất của các sản phẩm này:
2844.20.10
- - Urani và hợp chất của nó; plutoni và hợp chất của nó
0
0
0
2844.20.90
- - Loại khác
0
0
0
2844.30
- Urani đã được làm nghèo thành U 235 và các hợp chất của nó; thori và các hợp chất của nó; hợp kim, các chất phân tán (kể cả gốm kim loại), sản phẩm gốm kim loại và các chất hỗn hợp chứa urani đã được làm nghèo thành U 235, thori hay các hợp chất của các sản phẩm trên:
2844.30.10
- - Urani và hợp chất của nó; thori và hợp chất của nó
0
0
0
2844.30.90
- - Loại khác
0
0
0
2844.40
- Nguyên tố phóng xạ và đồng vị phóng xạ và các hợp chất trừ loại thuộc phân nhóm 2844.10, 2844.20 hoặc 2844.30; hợp kim, các chất phân tán (kể cả gốm kim loại), các sản phẩm gốm và các hỗn hợp có chứa các nguyên tố, đồng vị hoặc các hợp chất trên; chất thải phóng xạ:
- - Nguyên tố phóng xạ và đồng vị phóng xạ và các hợp chất của nó; chất thải phóng xạ:
2844.40.11
- - - Rađi và muối của nó
0
0
0
2844.40.19
- - - Loại khác
0
0
0
2844.40.90
- - Loại khác
0
0
0
2844.50.00
- Hộp (cartridges) nhiên liệu đã bức xạ của lò phản ứng hạt nhân
0
0
0
28.45
Chất đồng vị trừ các đồng vị thuộc nhóm 28.44; các hợp chất, vô cơ hay hữu cơ, của các đồng vị này, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
2845.10.00
- Nước nặng (deuterium oxide)
0
0
0
2845.90.00
- Loại khác
0
0
0
28.46
Các hợp chất, vô cơ hay hữu cơ, của kim loại đất hiếm, của ytri hoặc của scandi hoặc của hỗn hợp các kim loại này.
2846.10.00
- Hợp chất xeri
2
2
1
2846.90.00
- Loại khác
2
2
1
28.47
Hydro peroxit, đã hoặc chưa làm rắn bằng ure.
2847.00.10
- Dạng lỏng
2
2
1
2847.00.90
- Loại khác
2
2
1
2848.00.00
Phosphua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ phosphua sắt.
2
2
1
28.49
Carbua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
2849.10.00
- Của canxi
2
2
1
2849.20.00
- Của silic
2
2
1
2849.90.00
- Loại khác
2
2
1
2850.00.00
Hydrua, nitrua, azit, silicua và borua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ các hợp chất carbua của nhóm 28.49.
2
2
1
28.52
Các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ của thủy ngân, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ hỗn hống.
2852.10
- Được xác định về mặt hóa học:
2852.10.10
- - Thủy ngân sulphat
2
2
1
2852.10.20
- - Các hợp chất của thủy ngân được dùng như chất phát quang
3
3
2
2852.10.90
- - Loại khác
0
0
0
2852.90
- Loại khác:
2852.90.10
- - Thủy ngân tanat, chưa xác định về mặt hóa học
2
2
1
2852.90.90
- - Loại khác
2
2
1
2853.00.00
Các hợp chất vô cơ khác (kể cả nước cất hoặc nước khử độ dẫn và các loại nước tinh khiết tương tự); không khí hóa lỏng (đã hoặc chưa loại bỏ khí hiếm); không khí nén; hỗn hống, trừ hỗn hống của kim loại quý.
2
2
1
Chương 29 - Hóa chất hữu cơ
29.01
Hydrocarbon mạch hở.
2901.10.00
-
No
2
2
1
- Chưa no:
2901.21.00
- - Etylen
2
2
1
2901.22.00
- - Propen (propylen)
2
2
1
2901.23.00
- - Buten (butylen) và các đồng phân của nó
2
2
1
2901.24.00
- - 1,3 - butadien và isopren
2
2
1
2901.29
- - Loại khác:
2901.29.10
- - - Axetylen
2
2
1
2901.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
29.02
Hydrocarbon mạch vòng.
- Xyclan, xyclen và xycloterpen:
2902.11.00
- - Xyclohexan
2
2
1
2902.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2902.20.00
- Benzen
2
2
1
2902.30.00
- Toluen
2
2
1
- Xylen:
2902.41.00
- - o-Xylen
2
2
1
2902.42.00
- - m-Xylen
2
2
1
2902.43.00
- - p-Xylen
2
2
1
2902.44.00
- - Hỗn hợp các đồng phân của xylen
2
2
1
2902.50.00
- Styren
2
2
1
2902.60.00
- Etylbenzen
2
2
1
2902.70.00
- Cumen
2
2
1
2902.90
- Loại khác:
2902.90.10
- - Dodecylbenzen
2
2
1
2902.90.20
- - Các loại alkylbenzen khác
2
2
1
2902.90.90
- - Loại khác
2
2
1
29.03
Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon.
- Dẫn xuất clo hóa của hydrocarbon mạch hở, no:
2903.11
- - Clorometan (clorua metyl) và cloroetan (clorua etyl):
2903.11.10
- - - Clorua metyl
5
4
3
2903.11.90
- - - Loại khác
5
4
3
2903.12.00
- - Diclorometan (metylen clorua)
2
2
1
2903.13.00
- - Cloroform (triclorometan)
2
2
1
2903.14.00
- - Carbon tetraclorua
5
4
3
2903.15.00
- - Etylen diclorua (ISO) (1,2- dicloroetan)
5
4
3
2903.19
- - Loại khác:
2903.19.10
- - - 1,2
- Dicloropropan (propylen diclorua) và diclorobutan
5
4
3
2903.19.20
- - - 1,1,1-Tricloroetan (metyl cloroform)
5
4
3
2903.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Dẫn xuất clo hóa của hydrocarbon mạch hở, chưa no:
2903.21.00
- - Vinyl clorua (cloroetylen)
2
2
1
2903.22.00
- - Tricloroetylen
5
4
3
2903.23.00
- - Tetracloroetylen (percloroetylen)
5
4
3
2903.29.00
- - Loại khác
5
4
3
- Dẫn xuất flo hóa, brom hóa hoặc iot hóa của hydrocarbon mạch hở:
2903.31.00
- - Etylen dibromua (ISO) (1,2- dibromoetan)
5
4
3
2903.39
- - Loại khác:
2903.39.10
- - - Metyl bromua
2
2
1
2903.39.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon mạch hở chứa hai hoặc nhiều halogen khác nhau:
2903.71.00
- - Clorodiflorometan
5
4
3
2903.72.00
- - Các hợp chất diclorotrifloroetan
5
4
3
2903.73.00
- - Các hợp chất diclorofloroetan
5
4
3
2903.74.00
- - Các hợp chất clorodifloroetan
5
4
3
2903.75.00
- - Các hợp chất dicloropentafloropropan
5
4
3
2903.76.00
- - Bromoclorodiflorometan, bromotriflorometan và các hợp chất dibromotetrafloroetan
5
4
3
2903.77.00
- - Loại khác, perhalogen hóa chỉ với flo và clo
5
4
3
2903.78.00
- - Các dẫn xuất perhalogen hóa khác
5
4
3
2903.79.00
- - Loại khác
5
4
3
- Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic:
2903.81.00
- - 1,2,3,4,5,6-Hexaclorocyclohexan (HCH (ISO)), kể cả lindane (ISO, INN)
5
4
3
2903.82.00
- - Aldrin (ISO), chlordane (ISO) và heptachlor (ISO)
5
4
3
2903.89.00
- - Loại khác
5
4
3
- Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon thơm:
2903.91.00
- - Clorobenzen, o -diclorobenzen và p -diclorobenzen
5
4
3
2903.92.00
- - Hexaclorobenzen (ISO) và DDT (ISO) (clofenotane (INN), 1,1,1-tricloro-2,2-bis (p -clorophenyl) etan)
5
4
3
2903.99.00
- - Loại khác
5
4
3
29.04
Dẫn xuất sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của hydrocarbon, đã hoặc chưa halogen hóa.
2904.10.00
- Dẫn xuất chỉ chứa các nhóm sulpho, muối và các etyl este của chúng
2
2
1
2904.20
- Dẫn xuất chỉ chứa các nhóm nitro hoặc các nhóm nitroso:
2904.20.10
- - Trinitrotoluen
2
2
1
2904.20.90
- - Loại khác
2
2
1
2904.90.00
- Loại khác
2
2
1
29.05
Rượu mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.
- Rượu no đơn chức (monohydric):
2905.11.00
- - Metanol (rượu metylic)
2
2
1
2905.12.00
- - Propan-1-ol (rượu propylic) và propan-2-ol (rượu isopropylic)
2
2
1
2905.13.00
- - Butan-1-ol (rượu n -butylic)
2
2
1
2905.14.00
- - Butanol khác
2
2
1
2905.16.00
- - Octanol (rượu octylic) và đồng phân của nó
2
2
1
2905.17.00
- - Dodecan-1-ol (rượu laurylic), hexadecan-1-ol (rượu xetylic) và octadecan-1-ol (rượu stearylic)
2
2
1
2905.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Rượu đơn chức chưa no:
2905.22.00
- - Rượu tecpen mạch hở
2
2
1
2905.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Rượu hai chức:
2905.31.00
- - Etylen glycol (ethanediol)
2
2
1
2905.32.00
- - Propylen glycol (propan-1,2-diol)
2
2
1
2905.39.00
- - Loại khác
2
2
1
- Rượu đa chức khác:
2905.41.00
- - 2-Etyl-2-(hydroxymetyl)propan-1,3-diol (trimetylolpropan)
2
2
1
2905.42.00
- - Pentaerythritol
2
2
1
2905.43.00
- - Mannitol
2
2
1
2905.44.00
- - D-glucitol (sorbitol)
2
2
1
2905.45.00
- - Glyxerin
2
2
1
2905.49.00
- - Loại khác
2
2
1
- Dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của rượu mạch hở:
2905.51.00
- - Ethchlorvynol (INN)
2
2
1
2905.59.00
- - Loại khác
2
2
1
29.06
Rượu mạch vòng và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của chúng.
- Cyclanic, cyclenic hay cycloterpenic:
2906.11.00
- - Menthol
2
2
1
2906.12.00
- - Cyclohexanol, methylcyclohexanol và dimethylcyclohexanol
2
2
1
2906.13.00
- - Sterol và inositol
2
2
1
2906.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Loại thơm:
2906.21.00
- - Rượu benzyl
2
2
1
2906.29.00
- - Loại khác
2
2
1
29.07
Phenol; rượu-phenol.
- Monophenol:
2907.11.00
- - Phenol (hydroxybenzen) và muối của nó
2
2
1
2907.12.00
- - Cresol và muối của chúng
2
2
1
2907.13.00
- - Octylphenol, nonylphenol và các chất đồng phân của chúng; muối của chúng
2
2
1
2907.15.00
- - Naphthol và muối của chúng
2
2
1
2907.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Polyphenol; rượu-phenol:
2907.21.00
- - Resorcinol và muối của nó
2
2
1
2907.22.00
- - Hydroquinon (quinol) và muối của nó
2
2
1
2907.23.00
- - 4,4’-Isopropylidenediphenol (bisphenol A, diphenylolpropan) và muối của nó
2
2
1
2907.29
- - Loại khác:
2907.29.10
- - - Rượu-
phenol
2
2
1
2907.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
29.08
Dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của phenol hoặc của rượu-phenol.
- Dẫn xuất chỉ chứa halogen và muối của chúng:
2908.11.00
- - Pentachlorophenol (ISO)
2
2
1
2908.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
2908.91.00
- - Dinoseb (ISO) và muối của nó
2
2
1
2908.92.00
- - 4,6-Dinitro-o
-cresol (DNOC (ISO)) và muối của nó
2
2
1
2908.99.00
- - Loại khác
2
2
1
29.09
Ete, rượu-ete, phenol-ete, phenol-rượu-ete, peroxit rượu, peroxit ete, peroxit xeton (đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học), và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên.
- Ete mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng:
2909.11.00
- - Dietyl ete
2
2
1
2909.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2909.20.00
- Ete cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng
2
2
1
2909.30.00
- Ete thơm và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng
2
2
1
- Rượu ete và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng:
2909.41.00
- - 2,2’-OxydietanoI (dietylen glycol, digol)
2
2
1
2909.43.00
- - Ete monobutyl của etylen glycol hoặc của dietylen glycol
2
2
1
2909.44.00
- - Ete monoalkyl khác của etylen glycol hoặc của dietylen glycol
2
2
1
2909.49.00
- - Loại khác
2
2
1
2909.50.00
- Phenol-ete, phenol-rượu-ete và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng
2
2
1
2909.60.00
- Peroxit rượu, peroxit ete, peroxit xeton và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng
2
2
1
29.10
Epoxit, rượu epoxy, phenol epoxy và ete epoxy, có một vòng ba cạnh và các dẫn xuất đã halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.
2910.10.00
- Oxiran (etylen oxit)
2
2
1
2910.20.00
- Metyloxiran (propylen oxit)
2
2
1
2910.30.00
- 1- Cloro- 2,3 epoxypropan (epiclorohydrin)
2
2
1
2910.40.00
- Dieldrin (ISO, INN)
2
2
1
2910.90.00
- Loại khác
2
2
1
2911.00.00
Axetal và hemiaxetal, có hoặc không có chức oxy khác, và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.
2
2
1
29.12
Aldehyt, có hoặc không có chức oxy khác; polyme mạch vòng của aldehyt; paraformaldehyt.
- Aldehyt mạch hở không có chức oxy khác:
2912.11
- - Metanal (formaldehyt):
2912.11.10
- - - Formalin
2
2
1
2912.11.90
- - - Loại khác
2
2
1
2912.12.00
- - Etanal (axetaldehyt)
2
2
1
2912.19
- - Loại khác:
2912.19.10
- - - Butanal
2
2
1
2912.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Aldehyt mạch vòng không có chức oxy khác:
2912.21.00
- - Benzaldehyt
2
2
1
2912.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Aldehyt - rượu, ete - aldehyt, phenol - aldehyt và aldehyt có chức oxy khác:
2912.41.00
- - Vanillin (4- hydroxy- 3- methoxybenzaldehyt)
2
2
1
2912.42.00
- - Ethylvanillin (3-ethoxy-4-hydroxybenzaldehyt)
2
2
1
2912.49.00
- - Loại khác
2
2
1
2912.50.00
- Polyme mạch vòng của aldehyt
2
2
1
2912.60.00
- Paraformaldehyt
2
2
1
2913.00.00
Dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa của các sản phẩm thuộc nhóm 29.12.
2
2
1
29.14
Xeton và quinon, có hoặc không có chức oxy khác, và các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.
- Xeton mạch hở không có chức oxy khác:
2914.11.00
- - Axeton
2
2
1
2914.12.00
- - Butanone (metyl etyl xeton)
2
2
1
2914.13.00
- - 4- Metylpentan-2-one (metyl isobutyl xeton)
2
2
1
2914.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Xeton cyclanic, xeton cyclenic hoặc xeton cycloterpenic không có chức oxy khác:
2914.22.00
- - Cyclohexanon và metylcyclohexanon
2
2
1
2914.23.00
- - Ionon và metylionon
2
2
1
2914.29
- - Loại khác:
2914.29.10
- - - Long não
2
2
1
2914.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Xeton thơm không có chức oxy khác:
2914.31.00
- - Phenylaxeton (phenylpropan -2- one)
2
2
1
2914.39.00
- - Loại khác
2
2
1
2914.40.00
- Rượu-xeton và aldehyt-xeton
2
2
1
2914.50.00
- Phenol-xeton và xeton có chức oxy khác
2
2
1
- Quinon:
2914.61.00
- - Anthraquinon
2
2
1
2914.69.00
- - Loại khác
2
2
1
2914.70.00
- Dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa
2
2
1
29.15
Axit carboxylic đơn chức no mạch hở và các anhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên.
- Axit fomic, muối và este của nó:
2915.11.00
- - Axit fomic
3
3
3
2915.12.00
- - Muối của axit fomic
3
3
3
2915.13.00
- - Este của axit fomic
3
3
3
- Axit axetic và muối của nó; anhydrit axetic:
2915.21.00
- - Axit axetic
3
3
3
2915.24.00
- - Anhydrit axetic
3
3
3
2915.29
- - Loại khác:
2915.29.10
- - - Natri axetat; coban axetat
3
3
3
2915.29.90
- - - Loại khác
3
3
3
- Este của axit axetic:
2915.31.00
- - Etyl axetat
3
3
3
2915.32.00
- - Vinyl axetat
3
3
3
2915.33.00
- - n -Butyl axetat
3
3
3
2915.36.00
- - Dinoseb(ISO) axetat
3
3
3
2915.39
- - Loại khác:
2915.39.10
- - - Isobutyl axetat
3
3
3
2915.39.20
- - - 2 - Ethoxyetyl axetat
3
3
3
2915.39.90
- - - Loại khác
3
3
3
2915.40.00
- Axit mono-, di- hoặc tricloroaxetic, muối và este của chúng
3
3
3
2915.50.00
- Axit propionic, muối và este của chúng
3
3
3
2915.60.00
- Axit butanoic, axit pentanoic, muối và este của chúng
3
3
3
2915.70
- Axit palmitic, axit stearic, muối và este của chúng:
2915.70.10
- - Axit palmitic, muối và este của nó
3
3
3
2915.70.20
- - Axit stearic
3
3
3
2915.70.30
- - Muối và este của axit stearic
3
3
3
2915.90
- Loại khác:
2915.90.10
- - Clorua axetyl
3
3
3
2915.90.20
- - Axit lauric, axit myristic, muối và este của chúng
3
3
3
2915.90.90
- - Loại khác
3
3
3
29.16
Axit carboxylic đơn chức mạch hở chưa no, axit carboxylic đơn chức mạch vòng, các anhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.
- Axit carboxylic đơn chức mạch hở chưa no, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2916.11.00
- - Axit acrylic và muối của nó
3
3
3
2916.12.00
- - Este của axit acrylic
3
3
3
2916.13.00
- - Axit metacrylic và muối của nó
3
3
3
2916.14
- - Este của axit metacrylic:
2916.14.10
- - - Metyl metacrylat
3
3
3
2916.14.90
- - - Loại khác
3
3
3
2916.15.00
- - Axit oleic, axit Iinoleic hoặc axit linolenic, muối và este của nó
3
3
3
2916.16.00
- - Binapacryl (ISO)
3
3
3
2916.19.00
- - Loại khác
3
3
3
2916.20.00
- Axit carboxylic đơn chức của cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên
3
3
3
- Axit carboxylic thơm đơn chức, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2916.31.00
- - Axit benzoic, muối và este của nó
3
3
3
2916.32.00
- - Peroxit benzoyl và clorua benzoyl
3
3
3
2916.34.00
- - Axit phenylaxetic và muối của nó
3
3
3
2916.39
- - Loại khác:
2916.39.10
- - - Axit axetic 2,4- Diclorophenyl và muối và este của chúng
3
3
3
2916.39.20
- - - Este của axit phenylaxetic
3
3
3
2916.39.90
- - - Loại khác
3
3
3
29.17
Axit carboxylic đa chức, các anhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên.
- Axit carboxylic đa chức mạch hở, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2917.11.00
- - Axit oxalic, muối và este của nó
3
3
3
2917.12
- - Axit adipic, muối và este của nó:
2917.12.10
- - - Dioctyl adipat
7
7
7
2917.12.90
- - - Loại khác
3
3
3
2917.13.00
- - Axit azelaic, axit sebacic, muối và este của chúng
3
3
3
2917.14.00
- - Anhydrit maleic
3
3
3
2917.19.00
- - Loại khác
3
3
3
2917.20.00
- Axit carboxylic đa chức của cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên
3
3
3
- Axit carboxylic thơm đa chức, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2917.32.00
- - Dioctyl orthophthalat
*
*
*
2917.33.00
- - Dinonyl hoặc didecyl orthophthalat
*
*
*
2917.34
- - Các este khác của axit orthophthalic:
2917.34.10
- - - Dibutyl orthophthalat
*
*
*
2917.34.90
- - - Loại khác
*
*
*
2917.35.00
- - Phthalic anhydrit
3
3
3
2917.36.00
- - Axit terephthalic và muối của nó
3
3
3
2917.37.00
- - Dimetyl terephthalat
3
3
3
2917.39
- - Loại khác:
2917.39.10
- - - Trioctyltrimellitate
7
7
7
2917.39.20
- - - Các hợp chất phthalic khác của loại được sử dụng như là chất hóa dẻo và este của anhydrit phthalic
3
3
3
2917.39.90
- - - Loại khác
3
3
3
29.18
Axit carboxylic có thêm chức oxy và các anhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên.
- Axit carboxylic có chức rượu nhưng không có chức oxy khác, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2918.11.00
- - Axit lactic, muối và este của nó
3
3
3
2918.12.00
- - Axit tartric
3
3
3
2918.13.00
- - Muối và este của axit tartric
3
3
3
2918.14.00
- - Axit citric
7
7
7
2918.15
- - Muối và este của axit citric:
2918.15.10
- - - Canxi citrat
7
7
7
2918.15.90
- - - Loại khác
7
7
7
2918.16.00
- - Axit gluconic, muối và este của nó
3
3
3
2918.18.00
- - Clorobenzilat (ISO)
3
3
3
2918.19.00
- - Loại khác
3
3
3
- Axit carboxylic có chức phenol nhưng không có chức oxy khác, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2918.21.00
- - Axit salicylic và muối của nó
3
3
3
2918.22.00
- - Axit o-axetylsalicylic, muối và este của nó
3
3
3
2918.23.00
- - Este khác của axit salicylic và muối của nó
3
3
3
2918.29
- - Loại khác:
2918.29.10
- - - Este sulphonic alkyl của phenol
3
3
3
2918.29.90
- - - Loại khác
3
3
3
2918.30.00
- Axit carboxylic có chức aldehyt hoặc chức xeton nhưng không có chức oxy khác, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng và các dẫn xuất của các chất trên
3
3
3
- Loại khác:
2918.91.00
- - 2,4,5-T (ISO) (axit 2,4,5-triclorophenoxyaxetic), muối và este của nó
3
3
3
2918.99.00
- - Loại khác
3
3
3
29.19
Este phosphoric và muối của chúng, kể cả lacto phosphat; các dẫn xuất đã halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.
2919.10.00
- Tris (2,3-dibromopropyI) phosphat
2
2
1
2919.90.00
- Loại khác
2
2
1
29.20
Este của axit vô cơ khác của các phi kim loại (trừ este của hydro halogenua) và muối của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên.
- Este thiophosphoric (phosphorothioatcs) và muối của chúng; các dẫn xuất halogen hóa, sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng:
2920.11.00
- - Parathion (ISO) và parathion -metyl (ISO) (metyl- parathion)
2
2
1
2920.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2920.90
- Loại khác:
2920.90.10
- - Dimetyl sulphat
2
2
1
2920.90.90
- - Loại khác
2
2
1
29.21
Hợp chất chức amin.
- Amin đơn chức mạch hở và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2921.11.00
- - Metylamin, di- hoặc trimetylamin và muối của chúng
2
2
1
2921.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Amin đa chức mạch hở và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2921.21.00
- - Etylendiamin và muối của nó
2
2
1
2921.22.00
- - Hexametylendiamin và muối của nó
2
2
1
2921.29.00
- - Loại khác
2
2
1
2921.30.00
- Amin đơn hoặc đa chức của cyclanic, cyclenic hoặc cycloterpenic, và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
2
2
1
- Amin thơm đơn chức và các dán xuất của chúng; muối của chúng;
2921.41.00
- - Anilin và muối của nó
2
2
1
2921.42.00
- - Các dẫn xuất anilin và muối của chúng
2
2
1
2921.43.00
- - Toluidin và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
2
2
1
2921.44.00
- - Diphenylamin và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
2
2
1
2921.45.00
- - 1- Naphthylamin (alpha-naphthylamin), 2-naphthylamin (beta-naphthylamin) và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
2
2
1
2921.46.00
- - Amfetamine (INN), benzfetamine (INN), dexamfetamine (INN), etilamfetamine (INN), fencamfamin (INN), lefetamine (INN), levamfetamine (INN), mefenorex (INN) và phentermine (INN); muối của chúng
2
2
1
2921.49.00
- - Loại khác
2
2
1
- Amin thơm đa chức và các chất dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2921.51.00
- - o-, m-, p- Phenylenediamine, diaminotoluenes và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
2
2
1
2921.59.00
- - Loại khác
2
2
1
29.22
Hợp chất amino chức oxy.
- Rượu - amino, trừ loại chứa 2 chức oxy trở lên, ete và este của chúng; muối của chúng:
2922.11.00
- - Monoetanolamin và muối của chúng
2
2
1
2922.12.00
- - Dietanolamin và muối của chúng
2
2
1
2922.13.00
- - Trietanolamin và muối của chúng
2
2
1
2922.14.00
- - Dextropropoxyphene (INN) và muối của chúng
2
2
1
2922.19
- - Loại khác:
2922.19.10
- - - Ethambutol và muối của nó, este và các dẫn xuất khác
dùng để sản xuất chế phẩm chống lao
2
2
1
2922.19.20
- - - Rượu n-butyl D-2-Amino (D-2-Amino-n-ButyI-alcohoI)
2
2
1
2922.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Amino-naphthol và amino-phenol khác, trừ loại chứa hai chức oxy trở lên, ete và este của chúng; muối của chúng:
2922.21.00
- - Axit aminohydroxynaphthalensulphonic và muối của chúng
2
2
1
2922.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Amino - aldehyt, amino-xeton và amino-quinon, trừ loại chứa hai chức oxy trở lên; muối của chúng:
2922.31.00
- - Amfepramone (INN), methadone (INN) và normethadone (INN); muối của chúng
2
2
1
2922.39.00
- - Loại khác
2
2
1
- Axit - amino, trừ loại chứa 2 chức oxy trở lên, và este của chúng; muối của chúng:
2922.41.00
- - Lysin và este của nó; muối của chúng
*
*
*
2922.42
- - Axit glutamic và muối của chúng:
2922.42.10
- - - Axit glutamic
11
11
10
2922.42.20
- - - Muối natri của axit glutamic (MSG)
22,5
20
15
2922.42.90
- - - Muối khác
22,5
20
15
2922.43.00
- - Axit anthranilic và muối của nó
2
2
1
2922.44.00
- - Tilidine (INN) và muối của nó
2
2
1
2922.49
- - Loại khác:
2922.49.10
- - - Axit mefenamic và muối của chúng
2
2
1
2922.49.90
- - - Loại khác
2
2
1
2922.50
- Phenol-rượu-amino, phenol-axit-amino và các hợp chất amino khác có chức oxy:
2922.50.10
- -
p -Aminosalicylic axit và muối, este và các dẫn xuất khác của chúng
2
2
1
2922.50.90
- - Loại khác
2
2
1
29.23
Muối và hydroxit amoni bậc 4; lecithin và phosphoaminolipid khác, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
2923.10.00
- Cholin và muối của nó
2
2
1
2923.20
- Lecithin và các phosphoaminolipid khác:
2923.20.10
- - Lecithin, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học
2
2
1
2923.20.90
- - Loại khác
2
2
1
2923.90.00
- Loại khác
2
2
1
29.24
Hợp chất chức carboxyamit; hợp chất chức amit của axit carbonic.
- Amit mạch hở (kể cả carbamates mạch hở) và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2924.11.00
- - Meprobamate (INN)
2
2
1
2924.12.00
- - Floroaxetamit (ISO), monocrotophos (ISO) và phosphamidon (ISO)
2
2
1
2924.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Amit mạch vòng (kể cả carbamat mạch vòng) và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2924.21
- - Ureines và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2924.21.10
- - - 4- Ethoxyphenylurea (dulcin)
2
2
1
2924.21.20
- - - Diuron và monuron
2
2
1
2924.21.90
- - - Loại khác
2
2
1
2924.23.00
- - Axit 2-acetamidobenzoic (axit N-acetylanthranilic) và muối của chúng
2
2
1
2924.24.00
- - Ethinamate (INN)
2
2
1
2924.29
- - Loại khác:
2924.29.10
- - - Aspartam
7,5
7,5
5
2924.29.20
- - - Butylphenylmetyl carbamat; metyl isopropyl phenyl carbamat
2
2
1
2924.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
29.25
Hợp chất chức carboxyimit (kể cả sacarin và muối của nó) và các hợp chất chức imin.
- Imit và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng;
2925.11.00
- - Sacarin và muối của nó
5
4
3
2925.12.00
- - Glutethimide (INN)
2
2
1
2925.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Imin và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2925.21.00
- - Clodimeform (ISO)
2
2
1
2925.29.00
- - Loại khác
2
2
1
29.26
Hợp chất chức nitril.
2926.10.00
- Acrylonitril
2
2
1
2926.20.00
- 1-cyanoguanidin (dicyandiamit)
2
2
1
2926.30.00
- Fenproporex (INN) và muối của nó; methadone (INN) intermediate (4-cyano-2-dimethylamino-4, 4- diphenylbutane)
2
2
1
2926.90.00
- Loại khác
2
2
1
29.27
Hợp chất diazo-, azo- hoặc azoxy.
2927.00.10
- Azodicarbonamit
2
2
1
2927.00.90
- Loại khác
2
2
1
29.28
Dẫn xuất hữu cơ của hydrazin hoặc của hydroxylamin.
2928.00.10
- Linuron
2
2
1
2928.00.90
- Loại khác
2
2
1
29.29
Hợp chất chức nitơ khác.
2929.10
- Isoxyanat:
2929.10.10
- - Diphenylmetan diisoxyanat (MDI)
2
2
1
2929.10.20
- - Toluen diisoxyanat
2
2
1
2929.10.90
- - Loại khác
5
4
3
2929.90
- Loại khác:
2929.90.10
- - Natri xyclamat
5
4
3
2929.90.20
- - Xyclamat khác
5
4
3
2929.90.90
- - Loại khác
2
2
1
29.30
Hợp chất lưu huỳnh-hữu cơ.
2930.20.00
- Thiocarbamat và dithiocarbamat
2
2
1
2930.30.00
- Thiuram mono-, di- hoặc tetrasulphua
2
2
1
2930.40.00
- Methionin
2
2
1
2930.50.00
- Captafol (ISO) và methamidophos (ISO)
2
2
1
2930.90
- Loại khác:
2930.90.10
- - Dithiocarbonat
2
2
1
2930.90.90
- - Loại khác
2
2
1
29.31
Hợp chất vô cơ - hữu cơ khác.
2931.10
- Chì tetrametyl và chì tetraetyl:
2931.10.10
- Chì tetrametyl
2
2
1
2931.10.20
- - Chì tetraetyl
2
2
1
2931.20.00
- Hợp chất tributyltin
2
2
1
2931.90
- Loại khác:
2931.90.20
- - N-(phosphonomethyl) glycine và muối của chúng
2
2
1
2931.90.30
- - Ethephone
2
2
1
- - Các hợp chất arsen- hữu cơ:
2931.90.41
- - - Dạng lỏng
2
2
1
2931.90.49
- - - Loại khác
2
2
1
2931.90.90
- - Loại khác
2
2
1
29.32
Hợp chất dị vòng chỉ chứa (các) dị tố oxy.
- Hợp chất có chứa một vòng furan chưa ngưng tụ (đã hoặc chưa hydro hóa) trong cấu trúc:
2932.11.00
- - Tetrahydrofuran
2
2
1
2932.12.00
- - 2-Furaldehyt (furfuraldehyt)
2
2
1
2932.13.00
- - Rượu furfuryl và rượu tetrahydrofurfuryl
2
2
1
2932.19.00
- - Loại khác
2
2
1
2932.20.00
- Lacton
2
2
1
- Loại khác:
2932.91.00
- - Isosafrol
2
2
1
2932.92.00
- - 1-(1,3-benzodioxol-5-yl) propan-2-one
2
2
1
2932.93.00
- - Piperonal
2
2
1
2932.94.00
- - Safrol
2
2
1
2932.95.00
- - Tetrahydrocannabinol (tất cả các đồng phân)
2
2
1
2932.99
- - Loại khác:
2932.99.10
- - - Carbofuran
2
2
1
2932.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
29.33
Hợp chất dị vòng chỉ chứa (các) dị tố ni tơ.
- Hợp chất có chứa một vòng pyrazol chưa ngưng tụ (đã hoặc chưa hydro hóa) trong cấu trúc:
2933.11
- - Phenazon (antipyrin) và các dẫn xuất của nó:
2933.11.10
- - - Dipyron (analgin)
2
2
1
2933.11.90
- - - Loại khác
2
2
1
2933.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Hợp chất có chứa một vòng imidazol chưa ngưng tụ (đã hoặc chưa hydro hóa) trong cấu trúc:
2933.21.00
- - Hydantoin và các dẫn xuất của nó
2
2
1
2933.29
- - Loại khác:
2933.29.10
- - - Cimetidine
2
2
1
2933.29.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Hợp chất có chứa một vòng pyridin chưa ngưng tụ (đã hoặc chưa hydro hóa) trong cấu trúc:
2933.31.00
- - Piridin và muối của nó
2
2
1
2933.32.00
- - Piperidin và muối của nó
2
2
1
2933.33.00
- - Alfentanil (INN), anileridine (INN), bezitramide (INN), bromazepam (INN), difenoxin (INN), diphenoxylate (INN) dipipanone (INN), fentanyl (INN), ketobemidone (INN), methylphenidate (INN), pentazocine (INN), pethidine (INN), pethidine (INN) chất trung gian A, phencyclidine (INN) (PCP), phenoperidine (INN), pipradrol (INN), piritramide (INN), propiram (INN) và trimeperidine (INN); các muối của chúng
2
2
1
2933.39
- - Loại khác:
2933.39.10
- - - Clopheniramin và isoniazit
2
2
1
2933.39.30
- - - Muối paraquat
2
2
1
2933.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Hợp chất chứa trong cấu trúc 1 vòng quinolin hoặc hệ vòng isoquinolin (đã hoặc chưa hydro hóa), chưa ngưng tụ thêm:
2933.41.00
- - Levorphanol (INN) và muối của nó
2
2
1
2933.49.00
- - Loại khác
2
2
1
- Hợp chất có chứa 1 vòng pyrimidin (đã hoặc chưa hydro hóa) hoặc vòng piperazin trong cấu trúc:
2933.52.00
- - Malonylure (axit bacbituric) và các muối của nó
2
2
1
2933.53.00
- - Allobarbital (INN), amobarbital (INN), barbital (INN), butalbital (INN), butobarbital, cyclobarbital (INN), methylphenobarbital (INN), pentobarbital (INN), phenobarbital (INN), secbutabarbital (INN), secobarbital (INN) và vinylbital (INN); các muối của chúng
2
2
1
2933.54.00
- - Các dẫn xuất khác của malonylurea (axit barbituric); muối của chúng
2
2
1
2933.55.00
- - Loprazolam (INN), mecloqualone (INN), methaqualone (INN) và zipeprol (INN); các muối của chúng
2
2
1
2933.59
- - Loại khác:
2933.59.10
- - - Diazinon
2
2
1
2933.59.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Hợp chất chứa vòng triazin chưa ngưng tụ (đã hoặc chưa hydro hóa) trong cấu trúc:
2933.61.00
- - Melamin
2
2
1
2933.69.00
- - Loại khác
2
2
1
- Lactam:
2933.71.00
- - 6-Hexanelactam (epsilon-caprolactam)
2
2
1
2933.72.00
- - Clobazam (INN) và methyprylon (INN)
2
2
1
2933.79.00
- - Lactam khác
2
2
1
- Loại khác:
2933.91.00
- - Alprazolam (INN), camazepam (INN), chlordiazepoxide (INN), clonazepam (INN), clorazepate, delorazepam (INN), diazepam (INN), estazolam (INN), ethyl loflazepate (INN), fludiazepam (INN), flunitrazepam (INN), flurazepam (INN), halazepam (INN), lorazepam (INN), lormetazepam (INN), mazindol (INN), medazepam (INN), midazolam (INN), nimetazepam (INN), nitrazepam (INN), norđazepam (INN), oxazepam (INN), pinazepam (INN), prazepam (INN), pyrovalerone (INN), temazepam (INN), tetrazepam (INN) và triazolam (INN); muối của chúng
2
2
1
2933.99
- - Loại khác:
2933.99.10
- - - Mebendazol hoặc parbendazol
2
2
1
2933.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
29.34
Các axit nucleic và muối của chúng; đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; hợp chất dị vòng khác.
2934.10.00
- Hợp chất có chứa 1 vòng thiazol chưa ngưng tụ (đã hoặc chưa hydro hóa) trong cấu trúc
2
2
1
2934.20.00
- Hợp chất có chứa trong cấu trúc 1 hệ vòng benzothiazol (đã hoặc chưa hydro hóa), chưa ngưng tụ thêm
2
2
1
2934.30.00
- Hợp chất có chứa trong cấu trúc 1 hệ vòng phenothiazin (đã hoặc chưa hydro hóa), chưa ngưng tụ thêm
2
2
1
- Loại khác:
2934.91.00
- - Aminorex (INN), brotizolam (INN), clotiazepam (INN), cloxazolam (INN), dextromoramide (INN), haloxazolam (INN), ketazolam (INN), mesocarb (INN), oxazolam (INN), pemoline (INN), phendimetrazine (INN), phenmetrazine (INN) và sufentanil (INN); muối của chúng
5
4
3
2934.99
- - Loại khác:
2934.99.10
- - - Axit nucleic và muối của nó
5
4
3
2934.99.20
- - - Sultones; sultams; diltiazem
5
4
3
2934.99.30
- - - Axit 6-Aminopenicillanic
2
2
1
2934.99.40
- - - 3-Azido-3-deoxythymidine
5
4
3
2934.99.50
- - - Oxadiazon, với độ tinh khiết tối thiểu là 94%
5
4
3
2934.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
2935.00.00
Sulphonamit.
2
2
1
29.36
Tiền vitamin và vitamin các loại, tự nhiên hoặc tái tạo bằng phương pháp tổng hợp (kể cả các chất cô đặc tự nhiên), các dẫn xuất của chúng sử dụng chủ yếu như vitamin, và hỗn hợp của các chất trên, có hoặc không có bất kỳ loại dung môi nào.
- Vitamin và các dẫn xuất của nó, chưa pha trộn:
2936.21.00
- - Vitamin A và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.22.00
- - Vitamin B1 và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.23.00
- - Vitamin B2 và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.24.00
- - Axit D- hoặc DL-Pantothenic (vitamin B3 hoặc vitamin B5) và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.25.00
- - Vitamin B6 và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.26.00
- - Vitamin B12 và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.27.00
- - Vitamin C và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.28.00
- - Vitamin E và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.29.00
- - Vitamin khác và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2936.90.00
- Loại khác, kể cả các chất cô đặc tự nhiên
0
0
0
29.37
Các hormon, prostaglandins, thromboxanes và leukotrienes, tự nhiên hoặc tái tạo bằng phương pháp tổng hợp; các dẫn xuất và các chất có cấu trúc tương tự của chúng, kể cả chuỗi polypeptit cải biến, được sử dụng chủ yếu như hormon.
- Các hormon polypeptit, các hormon protein và các hormon glycoprotein, các dẫn xuất và các chất có cấu trúc tương tự của chúng:
2937.11.00
- - Somatotropin, các dẫn xuất và các chất có cấu trúc tương tự của chúng
0
0
0
2937.12.00
- - Insulin và muối của nó
0
0
0
2937.19.00
- - Loại khác
0
0
0
- Các hormon steroit, các dẫn xuất và các chất có cấu trúc tương tự của chúng:
2937.21.00
- - Cortisone, hydrocortisone, prednisone (dehydrocortisone) và prednisolone (dehydrohydrocortisone)
0
0
0
2937.22.00
- - Các dẫn xuất halogen hóa của các hormon corticosteroit (corticosteroidal hormones)
0
0
0
2937.23.00
- - Oestrogens và progestogens
0
0
0
2937.29.00
- - Loại khác
0
0
0
2937.50.00
- Prostaglandins, thromboxanes và leukotrienes, các dẫn xuất và các chất có cấu trúc tương tự của chúng
0
0
0
2937.90
- Loại khác:
2937.90.10
- - Hợp chất amino chức oxy
0
0
0
2937.90.90
- - Loại khác
0
0
0
29.38
Glycosit, tự nhiên hoặc tái tạo bằng phương pháp tổng hợp, và các muối, ete, este và các dẫn xuất khác của chúng.
2938.10.00
- Rutosit (rutin) và các dẫn xuất của nó
2
2
1
2938.90.00
- Loại khác
2
2
1
29.39
Alkaloit thực vật, tự nhiên hoặc tái tạo bằng phương pháp tổng hợp, và các muối, ete, este và các dẫn xuất của chúng.
- Alkaloit từ thuốc phiện và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2939.11
- - Cao thuốc phiện; buprenorphine (INN), codeine, dihydrocodeine (INN), ethylmorphine, etorphine (INN), heroin, hydrocodone (INN), hydromorphone (INN), morphine, nicomorphine (INN), oxycodone (INN), oxymorphone (INN), pholcodine (INN), thebacon (INN) và thebaine; các muối của chúng:
2939.11.10
- - - Cao thuốc phiện và muối của chúng
0
0
0
2939.11.90
- - - Loại khác
0
0
0
2939.19.00
- - Loại khác
0
0
0
2939.20
- Alkaloit của cây canh-ki-na và dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2939.20.10
- - Quinine và các muối của nó
0
0
0
2939.20.90
- - Loại khác
0
0
0
2939.30.00
- Cafein và các muối của nó
0
0
0
- Ephedrines và muối của chúng:
2939.41.00
- - Ephedrine và muối của nó
0
0
0
2939.42.00
- - Pseudoephedrine (INN) và muối của nó
0
0
0
2939.43.00
- - Cathine (INN) và muối của nó
0
0
0
2939.44.00
- - Norephedrine và muối của nó
0
0
0
2939.49.00
- - Loại khác
0
0
0
- Theophylline và aminophylline (theophylline- ethylenediamine) và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2939.51.00
- - Fenetylline (INN) và muối của nó
0
0
0
2939.59.00
- - Loại khác
0
0
0
- Alkaloit của hạt cựa (mầm) lúa mạch (alkaloids of rye ergot) và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2939.61.00
- - Ergometrine (INN) và các muối của nó
0
0
0
2939.62.00
- - Ergotamine(INN) và các muối của nó
0
0
0
2939.63.00
- - Axit lysergic và các muối của nó
0
0
0
2939.69.00
- - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
2939.91
- - Cocaine, ecgonine, levometamfetamine, metamfetamine (INN), metamfetamine racemate; các muối, este và các dẫn xuất khác của chúng:
2939.91.10
- - - Cocain và các dẫn xuất của nó
0
0
0
2939.91.90
- - - Loại khác
0
0
0
2939.99
- - Loại khác:
2939.99.10
- - - Nicotin sulphat
0
0
0
2939.99.90
- - - Loại khác
0
0
0
2940.00.00
Đường, tinh khiết về mặt hóa học, trừ sucroza, lactoza, mantoza, glucoza và fructoza; ete đường, axetal đường và este đường, và muối của chúng, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 29.37, 29.38, hoặc 29.39.
3
3
2
29.41
Kháng sinh.
2941.10
- Các penicillin và các dẫn xuất của chúng có cấu trúc là axit penicillanic; muối của chúng:
- - Amoxicillin và muối của nó:
2941.10.11
- - - Loại không tiệt trùng
8,5
8,5
8,5
2941.10.19
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
2941.10.20
- - Ampicillin và các muối của nó
8,5
8,5
8,5
2941.10.90
- - Loại khác
0
0
0
2941.20.00
- Streptomycin và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
0
0
0
2941.30.00
- Các tetracyclin và các dẫn xuất của chúng; muối của chúng
0
0
0
2941.40.00
- Cloramphenicol và các dẫn xuất của nó; muối của chúng
0
0
0
2941.50.00
- Erythromycin và các dẫn xuất của nó; muối của chúng
0
0
0
2941.90.00
- Loại khác
0
0
0
2942.00.00
Hợp chất hữu cơ khác.
5
5
5
Chương 30 - Dược phẩm
30.01
Các tuyến và các bộ phận cơ thể khác dùng để chữa bệnh, ở dạng khô, đã hoặc chưa làm thành dạng bột; chiết xuất từ các tuyến hoặc các bộ phận khác hoặc từ các dịch tiết của chúng dùng để chữa bệnh; heparin và các muối của nó; các chất khác từ người hoặc động vật được điều chế dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3001.20.00
- Chiết xuất từ các tuyến hoặc các bộ phận khác hoặc từ các dịch tiết của chúng
0
0
0
3001.90.00
- Loại khác
0
0
0
30.02
Máu người; máu động vật đã điều chế dùng cho chữa bệnh, phòng bệnh hoặc chẩn đoán bệnh; kháng huyết thanh, các sản phẩm khác của máu và các sản phẩm miễn dịch, có hoặc không cải biến hoặc thu được từ quy trình công nghệ sinh học; vắc xin, độc tố, vi sinh nuôi cấy (trừ các loại men) và các sản phẩm tương tự.
3002.10
- Kháng huyết thanh và các sản phẩm khác của máu và các sản phẩm miễn dịch; có hoặc không cải biến hoặc thu được từ quy trình công nghệ sinh học:
3002.10.10
- - Dung dịch đạm huyết thanh
0
0
0
3002.10.30
- - Kháng huyết thanh và các sản phẩm miễn dịch, đã hoặc chưa cải biến hoặc thu được từ quy trình công nghệ sinh học
0
0
0
3002.10.40
- - Bột hemoglobin
0
0
0
3002.10.90
- - Loại khác
0
0
0
3002.20
- Vắc xin cho người:
3002.20.10
- - Vắc xin uốn ván
0
0
0
3002.20.20
- - Vắc xin ho gà, sởi, viêm màng não hoặc bại liệt
0
0
0
3002.20.90
- - Loại khác
0
0
0
3002.30.00
- Vắc xin thú y
0
0
0
3002.90.00
- Loại khác
0
0
0
30.03
Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 30.02, 30.05 hoặc 30.06) gồm từ hai hay nhiều thành phần trở lên đã pha trộn với nhau dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, chưa được đóng gói theo liều lượng hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ.
3003.10
- Chứa penicillin hoặc dẫn xuất của chúng, có cấu trúc axit penicillanic, hoặc streptomycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3003.10.10
- - Chứa amoxicillin (INN) hoặc muối của nó
7
7
7
3003.10.20
- - Chứa ampicillin (INN) hoặc muối của nó
7
7
7
3003.10.90
- - Loại khác
0
0
0
3003.20.00
- Chứa các kháng sinh khác
0
0
0
- Chứa hormon hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 29.37 nhưng không chứa kháng sinh:
3003.31.00
- - Chứa insulin
0
0
0
3003.39.00
- - Loại khác
0
0
0
3003.40.00
- Chứa alkaloit hoặc dẫn xuất của chúng nhưng không chứa hormon hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 29.37 hoặc các kháng sinh
0
0
0
3003.90.00
- Loại khác
0
0
0
30.04
Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 30.02,
30.05 hoặc 30.06) gồm các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, đã được đóng gói theo liều Iượng (kể cả các sản phẩm thuộc loại dùng để hấp thụ qua da) hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ.
3004.10
- Chứa penicillin hoặc các dẫn xuất của chúng, có cấu trúc axit penicillanic, hoặc các streptomycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
- - Chứa các penicillin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004.10.15
- - - Chứa penicillin G (trừ penicillin G benzathin), phenoxymethyl penicillin hoặc muối của chúng
7
7
7
3004.10.16
- - - Chứa ampicillin, amoxycillin hoặc muối của nó, dạng uống
7
7
7
3004.10.19
- - - Loại khác
0
0
0
- - Chứa các streptomycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004.10.21
- - - Dạng mỡ
0
0
0
3004.10.29
- - - Loại khác
0
0
0
3004.20
- Chứa các kháng sinh khác:
3004.20.10
- - Chứa gentamycin, lincomycin, sulphamethoxazole hoặc các dẫn xuất của chúng, dạng uống hoặc dạng mỡ
7
7
7
- - Chứa erythromycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004.20.31
- - - Dạng uống
7
7
7
3004.20.32
- - - Dạng mỡ
7
7
7
3004.20.39
- - - Loại khác
0
0
0
- - Chứa tetracylin hoặc chloramphenicol hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004.20.71
- - - Dạng uống hoặc dạng mỡ
7
7
7
3004.20.79
- - - Loại khác
0
0
0
- - Loại khác:
3004.20.91
- - - Dạng uống hoặc dạng mỡ
0
0
0
3004.20.99
- - - Loại khác
0
0
0
- Chứa hormon hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 29.37, nhưng không chứa các kháng sinh:
3004.31.00
- - Chứa insulin
0
0
0
3004.32
- - Chứa hormon tuyến thượng thận, các dẫn xuất của chúng hoặc cấu trúc tương tự:
3004.32.10
- - - Chứa dexamethasone hoặc các dẫn xuất của chúng
2
2
1
3004.32.40
- - - Chứa hydrocortisone natri succinate hoặc fluocinolone
acetonide
0
0
0
3004.32.90
- - - Loại khác
0
0
0
3004.39.00
- - Loại khác
0
0
0
3004.40
- Chứa alkaloit hoặc các dẫn xuất của chúng, nhưng không chứa hormon, các sản phẩm khác thuộc nhóm 29.37 hoặc các kháng sinh:
3004.40.10
- - Chứa morphin hoặc các dẫn xuất của nó, dạng tiêm
2
2
1
3004.40.20
- - Chứa quinin hydroclorua hoặc clorua dihydroquinin, dạng tiêm
2
2
1
3004.40.30
- - Chứa quinin sulphat hoặc bisulphat, dạng uống
2
2
1
3004.40.40
- - Chứa quinin hoặc các muối của nó hoặc các chất chống sốt rét khác, trừ hàng hóa thuộc phân nhóm 3004.40.20 hoặc 3004.40.30
0
0
0
3004.40.50
- - Chứa papaverin hoặc berberin, dạng uống
2
2
1
3004.40.60
- - Chứa theophylin, dạng uống
2
2
1
3004.40.70
- - Chứa atropin sulphat
5
4
3
3004.40.90
- - Loại khác
0
0
0
3004.50
- Các thuốc khác có chứa vitamin hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 29.36:
3004.50.10
- - Loại phù hợp cho trẻ em, dạng xirô
0
0
0
- - Loại khác, chứa nhiều hơn một loại vitamin:
3004.50.21
- - - Dạng uống
0
0
0
3004.50.29
- - - Loại khác
5
5
5
- - Loại khác:
3004.50.91
- - - Chứa vitamin A, B hoặc C
0
0
0
3004.50.99
- - - Loại khác
0
0
0
3004.90
-
Loại khác:
3004.90.10
- - Miếng thẩm thấu qua da dùng điều trị bệnh ung thư hoặc bệnh tim
0
0
0
3004.90.20
- - Nước vô trùng đóng kín để xông, loại dược phẩm
0
0
0
3004.90.30
- - Thuốc khử trùng
0
0
0
- - Chất gây tê, gây mê (Anaesthetic):
3004.90.41
- - - Có chứa procain hydroclorua
5
5
5
3004.90.49
- - - Loại khác
0
0
0
- - Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt và các loại dược phẩm khác dùng để điều trị ho hoặc cảm lạnh, có hoặc không chứa chất kháng histamin:
3004.90.51
- - - Chứa axit acetylsalicylic, paracetamol hoặc dipyrone
(INN), dạng uống
7
7
7
3004.90.52
- - - Chứa clorpheniramin maleat
7
7
7
3004.90.53
- - - Chứa diclofenac, dạng uống
7
7
7
3004.90.54
- - - Chứa piroxicam (INN) hoặc ibuprofen
5
5
5
3004.90.55
- - - Loại khác, dạng dầu xoa bóp
7
7
7
3004.90.59
- - - Loại khác
5
5
5
- - Thuốc chống sốt rét:
3004.90.61
- - - Chứa artemisinin, artesunate hoặc chloroquine
5
5
5
3004.90.62
- - - Chứa primaquine
7
7
7
- - - Loại khác:
3004.90.63
- - - - Thuốc đông y từ thảo dược
7
7
7
3004.90.69
- - - - Loại khác
5
5
5
- - Thuốc tẩy giun:
3004.90.71
- - - Chứa piperazine hoặc mebendazole (INN)
7
7
7
- - - Loại khác:
3004.90.72
- - - - Thuốc đông y từ thảo dược
7
7
7
3004.90.79
- - - - Loại khác
0
0
0
- - Các thuốc khác điều trị ung thư, HIV/AIDS hoặc các bệnh khó chữa khác:
3004.90.81
- - - Chứa deferoxamine, dạng tiêm
0
0
0
3004.90.82
- - - Thuốc chống HIV/AIDS
0
0
0
3004.90.89
- - - Loại khác
0
0
0
- - Loại khác:
3004.90.91
- - - Chứa natri clorua hoặc glucose, dạng truyền
7
7
7
3004.90.92
- - - Chứa sorbitol hoặc salbutamol, dạng truyền
5
5
5
3004.90.93
- - - Chứa sorbitol hoặc salbutamol, ở dạng khác
5
5
5
3004.90.94
- - - Chứa cimetidine (INN) hoặc ranitidine (INN) trừ dạng tiêm
7
7
7
3004.90.95
- - - Chứa phenobarbital, diazepam hoặc chlorpromazine, trừ dạng tiêm hoặc dạng truyền
5
5
5
3004.90.96
- - - Thuốc nhỏ mũi có chứa naphazoline, xylometazoline hoặc oxymetazoline
7
7
7
- - - Loại khác:
3004.90.98
- - - - Thuốc đông y từ thảo dược
7
7
7
3004.90.99
- - - - Loại khác
0
0
0
30.05
Bông, gạc, băng và các sản phẩm tương tự (ví dụ, băng để băng bó, cao dán, thuốc đắp), đã thấm tẩm hoặc tráng bằng dược chất hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ dùng cho y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y.
3005.10
- Băng dính và các sản phẩm khác có một lớp dính:
3005.10.10
- - Đã tráng phủ hoặc thấm tẩm dược chất
5
4
3
3005.10.90
- - Loại khác
5
4
3
3005.90
- Loại khác:
3005.90.10
- - Băng
5
4
3
3005.90.20
- - Gạc
5
4
3
3005.90.90
- - Loại khác
5
4
3
30.06
Các mặt hàng dược phẩm ghi trong Chú giải 4 của Chương này.
3006.10
- Chỉ catgut phẫu thuật vô trùng, các vật liệu khâu (suture) vô trùng tương tự (kể cả chỉ tự tiêu vô trùng dùng cho nha khoa hoặc phẫu thuật) và keo tạo màng vô trùng dùng để khép miệng vết thương trong phẫu thuật; tảo nong và nút tảo nong vô trùng; sản phẩm cầm máu tự tiêu vô trùng trong phẫu thuật hoặc nha khoa; miếng chắn dính vô trùng dùng trong nha khoa hoặc phẫu thuật, có hoặc không tự tiêu:
3006.10.10
- - Chỉ tự tiêu vô trùng dùng cho nha khoa hoặc phẫu thuật; miếng chắn dính vô trùng dùng trong nha khoa hoặc phẫu thuật, có hoặc không tự tiêu
1
1
1
3006.10.90
- - Loại khác
1
1
1
3006.20.00
- Chất thử nhóm máu
1
1
1
3006.30
- Chế phẩm cản quang dùng trong chiếu chụp bằng tia X; các chất thử chẩn đoán bệnh được chỉ định dùng cho bệnh nhân:
3006.30.10
- - Bari sulphat, dạng uống
5
4
3
3006.30.20
- - Các chất thử nguồn gốc vi khuẩn, loại phù hợp để chẩn đoán sinh học trong thú y
1
1
1
3006.30.30
- - Các chất thử chẩn đoán vi sinh khác
1
1
1
3006.30.90
- - Loại khác
1
1
1
3006.40
- Xi măng hàn răng và các chất hàn răng khác; xi măng gắn xương:
3006.40.10
- - Xi măng hàn răng và các chất hàn răng khác
1
1
1
3006.40.20
- - Xi măng gắn xương
1
1
1
3006.50.00
- Hộp và bộ dụng cụ cấp cứu
1
1
1
3006.60.00
- Các chế phẩm hóa học dùng để tránh thai dựa trên hormon, dựa trên các sản phẩm khác của nhóm 29.37 hoặc dựa trên các chất diệt tinh trùng
1
1
1
3006.70.00
- Các chế phẩm gel được sản xuất để dùng cho người hoặc thú y như chất bôi trơn cho các bộ phận của cơ thể khi tiến hành phẫu thuật hoặc khám bệnh hoặc như một chất gắn kết giữa cơ thể và thiết bị y tế
2
2
1
- Loại khác:
3006.91.00
- - Dụng cụ chuyên dụng cho mổ tạo hậu môn giả
8,5
8,5
8,5
3006.92
- - Phế thải dược phẩm:
3006.92.10
- - - Của thuốc điều trị ung thư, HIV/AIDS hoặc các bệnh khó chữa khác
*
*
*
3006.92.90
- - - Loại khác
*
*
*
Chương 31 - Phân bón
31.01
Phân bón gốc thực vật hoặc động vật, đã hoặc chưa pha trộn với nhau hoặc qua xử lý hóa học; phân bón sản xuất bằng cách pha trộn hoặc xử lý hóa học các sản phẩm động vật hoặc thực vật.
- Nguồn gốc chỉ từ thực vật:
3101.00.11
- - Phân bón bổ sung dạng lỏng, chưa xử lý hóa học
0
0
0
3101.00.12
- - Loại khác, đã xử lý hóa học
0
0
0
3101.00.19
- - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
3101.00.91
- - Phân bón bổ sung dạng lỏng, chưa xử lý hóa học
0
0
0
3101.00.92
- - Loại khác, có nguồn gốc động vật (trừ phân chim, dơi), đã qua xử lý hóa học
0
0
0
3101.00.99
- - Loại khác
0
0
0
31.02
Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ.
3102.10.00
- Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước
*
*
*
- Amoni sulphat; muối kép và hỗn hợp của amoni sulphat và amoni nitrat:
3102.21.00
- - Amoni sulphat
3
3
2
3102.29.00
- - Loại khác
3
3
2
3102.30.00
- Amoni nitrat, có hoặc không ở trong dung dịch nước
3
3
2
3102.40.00
- Hỗn hợp của amoni nitrat với canxi carbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón
3
3
2
3102.50.00
- Natri nitrat
3
3
2
3102.60.00
- Muối kép và hỗn hợp của canxi nitrat và amoni nitrat
3
3
2
3102.80.00
- Hỗn hợp urê và amoni nitrat ở trong dung dịch nước hoặc dung dịch amoniac
3
3
3
3102.90.00
- Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm trước
3
3
2
31.03
Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa phosphat (phân lân).
3103.10
- Supephosphat:
3103.10.10
- - Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
*
*
*
3103.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3103.90
- Loại khác:
3103.90.10
- - Phân phosphat đã nung
*
*
*
3103.90.90
- - Loại khác
2
2
1
31.04
Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa kali.
3104.20.00
- Kali clorua
3
3
2
3104.30.00
- Kali sulphat
3
3
2
3104.90.00
- Loại khác
3
3
2
31.05
Phân khoáng hoặc phân hóa học chứa hai hoặc ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và ka li; phân bón khác; các mặt hàng của Chương này ở dạng viên hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg.
3105.10
- Các mặt hàng của Chương này ở dạng viên hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg:
3105.10.10
- - Supephosphat và phân bón có chứa phosphat đã nung
*
*
*
3105.10.20
- - Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai hoặc ba trong số các nguyên tố nitơ, phospho và kali
*
*
*
3105.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3105.20.00
- Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố là nitơ, phospho và kali
*
*
*
3105.30.00
- Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat)
*
*
*
3105.40.00
- Amoni dihydro orthophosphat (monoamoni phosphat) và hỗn hợp của nó với diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat)
3
3
3
- Phân khoáng hoặc phân hóa học khác có chứa hai nguyên tố là nitơ và phospho:
3105.51.00
- - Chứa nitrat và phosphat
3
3
3
3105.59.00
- - Loại khác
3
3
2
3105.60.00
- Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai nguyên tố là phospho và kali
3
3
2
3105.90.00
- Loại khác
3
3
2
Chương 32 - Các chất chiết xuất làm thuốc nhuộm hoặc thuộc da; ta nanh và các chất dẫn xuất của chúng; thuốc nhuộm, thuốc màu và các chất màu khác; sơn và véc ni; chất gắn và các loại ma tít khác; các loại mực
32.01
Chất chiết xuất để thuộc da có nguôn gốc từ thực vật; ta nanh và các muối, ete, este của chúng và các chất dẫn xuất khác.
3201.10.00
- Chất chiết xuất từ cây mẻ rìu (Quebracho)
2
2
1
3201.20.00
- Chất chiết xuất từ cây keo (Wattle)
2
2
1
3201.90
- Loại khác:
3201.90.10
- - Gambier
2
2
1
3201.90.90
- - Loại khác
2
2
1
32.02
Chất thuộc da hữu cơ tổng hợp; chất thuộc da vô cơ; các chế phẩm thuộc da, có hoặc không chứa chất thuộc da tự nhiên; các chế phẩm enzim dùng để chuẩn bị thuộc da.
3202.10.00
- Chất thuộc da hữu cơ tổng hợp
2
2
1
3202.90.00
- Loại khác
2
2
1
32.03
Các chất màu có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật (kể cả các chất chiết xuất nhuộm nhưng trừ muội than động vật), đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; các chế phẩm đã được ghi trong Chú giải 3 của Chương này dựa trên chất màu có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.
3203.00.10
- Loại sử dụng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống
5
4
3
3203.00.90
- Loại khác
2
2
1
32.04
Chất màu hữu cơ tổng hợp, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; các chế phẩm đã được ghi trong Chú giải 3 của Chương này dựa trên chất màu hữu cơ tổng hợp; các sản phẩm hữu cơ tổng hợp được dùng như tác nhân tăng sáng huỳnh quang hoặc như các chất phát quang, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
- Chất màu hữu cơ tổng hợp và các chế phẩm từ chúng như đã ghi trong Chú giải 3 của Chương này:
3204.11
- - Thuốc nhuộm phân tán và các chế phẩm từ chúng:
3204.11.10
- - - Dạng thô
3
3
2
3204.11.90
- - - Loại khác
3
3
2
3204.12
- - Thuốc nhuộm axit, có hoặc không tạo phức kim loại, và các chế phẩm từ chúng; thuốc nhuộm cầm màu và các chế phẩm từ chúng:
3204.12.10
- - - Thuốc nhuộm axit
3
3
2
3204.12.90
- - - Loại khác
3
3
2
3204.13.00
- - Thuốc nhuộm bazơ và các chế phẩm từ chúng
3
3
2
3204.14.00
- - Thuốc nhuộm trực tiếp và các chế phẩm từ chúng
3
3
2
3204.15.00
- - Thuốc nhuộm chàm (kể cả loại có thể dùng như thuốc màu) và các chế phẩm từ chúng
3
3
2
3204.16.00
- - Thuốc nhuộm hoạt tính và các chế phẩm từ chúng
3
3
2
3204.17.00
- - Thuốc màu và các chế phẩm từ chúng
3
3
2
3204.19.00
- - Loại khác, kể cả hỗn hợp chất màu từ hai phân nhóm (của các phân nhóm từ 3204.11 đến 3204.19) trở lên
3
3
2
3204.20.00
- Các sản phẩm hữu cơ tổng hợp được dùng như tác nhân tăng sáng huỳnh quang
3
3
2
3204.90.00
- Loại khác
3
3
2
3205.00.00
Các chất màu (colour lakes); các chế phẩm dựa trên các chất màu như đã ghi trong Chú giải 3 của Chương này.
3
3
2
32.06
Chất màu khác; các chế phẩm như đã ghi trong Chú giải 3 của Chương này, trừ các loại thuộc nhóm 32.03, 32.04 hoặc 32.05; các sản phẩm vô cơ được dùng như chất phát quang, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học.
- Thuốc màu và các chế phẩm từ dioxit titan:
3206.11
- - Chứa hàm lượng dioxit titan từ 80% trở lên tính theo trọng Iượng khô:
3206.11.10
- - - Thuốc màu
3
3
2
3206.11.90
- - - Loại khác
3
3
2
3206.19
- - Loại khác:
3206.19.10
- - - Thuốc màu
3
3
2
3206.19.90
- - - Loại khác
3
3
2
3206.20
- Thuốc màu và các chế phẩm từ hợp chất crom:
3206.20.10
- - Màu vàng crom, màu xanh crom, màu da cam molybdat hoặc màu đỏ molybdat từ hợp chất crom
3
3
2
3206.20.90
- - Loại khác
3
3
2
- Chất màu khác và
các chế phẩm khác:
3206.41
- - Chất màu xanh nước biển và các chế phẩm từ chúng:
3206.41.10
- - - Các chế phẩm
3
3
2
3206.41.90
- - - Loại khác
3
3
2
3206.42
- - Litopon và các thuốc màu khác và các chế phẩm từ kẽm sulphua:
3206.42.10
- - - Các chế phẩm
3
3
2
3206.42.90
- - - Loại khác
3
3
2
3206.49
- - Loại khác:
3206.49.10
- - - Các chế phẩm
3
3
2
3206.49.90
- - - Loại khác
3
3
2
3206.50
- Các sản phẩm vô cơ được dùng như chất phát quang:
3206.50.10
- - Các chế phẩm
3
3
2
3206.50.90
- - Loại khác
3
3
2
32.07
Thuốc màu đã pha chế, các chất cản quang đã pha chế và các loại màu đã pha chế, các chất men kính và men sứ, men sành (slips), các chất láng bóng dạng lỏng và các chế phẩm tương tự, loại dùng trong công nghiệp gốm sứ, tráng men hoặc thủy tinh; phối liệu để nấu thủy tinh và thủy tinh khác, ở dạng bột, hạt hoặc vẩy.
3207.10.00
- Thuốc màu đã pha chế, chất cản quang đã pha chế, các loại màu đã pha chế và các chế phẩm tương tự
3
3
2
3207.20
- Men kính và men sứ, men sành (slips) và các chế phẩm tương tự:
3207.20.10
- - Phối liệu men kính
3
3
2
3207.20.90
- - Loại khác
3
3
2
3207.30.00
- Các chất láng bóng dạng lỏng và các chế phẩm tương tự
3
3
2
3207.40.00
- Phối liệu để nấu thủy tinh và thủy tinh khác, ở dạng bột, hạt hoặc vẩy
3
3
2
32.08
Sơn và vecni (kể cả men tráng và dầu bóng) làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hay hòa tan trong môi trường không chứa nước; các dung dịch như đã ghi trong Chú giải 4 của Chương này.
3208.10
- Từ polyeste:
- - Vecni (kể cả dầu bóng):
3208.10.11
- - - Dùng trong nha khoa
*
*
*
3208.10.19
- - - Loại khác
*
*
*
3208.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3208.20
- Từ polyme acrylic hoặc polyme vinyl:
3208.20.40
- - Sơn chống hà hoặc sơn chống ăn mòn dùng để sơn vỏ tàu thủy
8,5
8,5
8,5
3208.20.70
- - Vecni (kể cả dầu bóng), loại dùng trong nha khoa
5
5
5
3208.20.90
- - Loại khác
13
13
12,5
3208.90
- Loại khác:
- - Vecni (kể cả dầu bóng), loại chịu được nhiệt trên 100°C:
3208.90.11
- - - Dùng trong nha khoa
4,5
4
4
3208.90.19
- - - Loại khác
13
13
12,5
- - Vecni (kể cả dầu bóng), loại chịu nhiệt không quá 100°C:
3208.90.21
- - - Loại dùng trong nha khoa
4,5
4
4
3208.90.29
- - - Loại khác
26,5
26
25,5
3208.90.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
32.09
Sơn và vecni (kể cả các loại men tráng (enamels) và dầu bóng) làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hay hòa tan trong môi trường nước.
3209.10
- Từ polyme acrylic hoặc polyme vinyl:
3209.10.10
- - Vecni (kể cả dầu bóng)
13
13
12,5
3209.10.40
- - Sơn cho da thuộc
7
7
6,5
3209.10.50
- - Sơn chống hà và sơn chống ăn mòn dùng để sơn vỏ tàu thủy
8,5
8,5
8,5
3209.10.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
3209.90.00
- Loại khác
7
7
6,5
32.10
Sơn và vecni khác (kể cả các loại men tráng (enamels), dầu bóng và màu keo); các loại thuốc màu nước đã pha chế dùng để hoàn thiện da.
3210.00.10
- Vecni (kể cả dầu bóng)
13
13
12,5
3210.00.20
- Màu keo
6
6
6
3210.00.30
- Thuốc màu nước đã pha chế dùng để hoàn thiện da
7
7
6,5
3210.00.50
- Chất phủ hắc ín polyurethan
26,5
26
25,5
- Loại khác:
3210.00.91
- - Sơn chống hà và sơn chống ăn mòn dùng để sơn vỏ tàu thủy
8,5
8,5
8,5
3210.00.99
- - Loại khác
26,5
26
25,5
3211.00.00
Chất làm khô đã điều chế.
5
5
5
32.12
Thuốc màu (pigments) (kể cả bột và vẩy kim loại) được phân tán trong môi trường không có nước, ở dạng lỏng hay dạng nhão, dùng để sản xuất sơn (kể cả men tráng); lá phôi dập; thuốc nhuộm và các chất màu khác đã làm thành dạng nhất định hay đã đóng gói để bán lẻ.
3212.10.00
- Lá phôi dập
2
2
1
3212.90
- Loại khác:
- - Thuốc màu (kể cả bột và vẩy kim loại) được phân tán trong môi trường không có nước, ở dạng lỏng hay dạng nhão, dùng để sản xuất sơn (kể cả men tráng):
3212.90.11
- - - Bột nhão nhôm
2
2
1
3212.90.13
- - - Loại chì trắng phân tán trong dầu
2
2
1
3212.90.14
- - - Loại khác, dùng cho da thuộc
2
2
1
3212.90.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Thuốc nhuộm và chất màu khác đã làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ:
3212.90.21
- - - Loại dùng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống
2
2
1
3212.90.22
- - - Loại khác, thuốc nhuộm
2
2
1
3212.90.29
- - - Loại khác
2
2
1
32.13
Chất màu dùng cho nghệ thuật hội họa, học đường hoặc sơn bảng hiệu, chất màu pha, màu trang trí và các loại màu tương tự, ở dạng viên, tuýp, hộp, lọ, khay hay các dạng hoặc đóng gói tương tự.
3213.10.00
- Bộ màu vẽ
2
2
1
3213.90.00
- Loại khác
2
2
1
32.14
Ma tít để gắn kính, để ghép nối, các chất gắn nhựa, các hợp chất dùng để trát, gắn và các loại ma tít khác; các chất bả bề mặt trước khi sơn; các vật liệu phủ bề mặt không chịu nhiệt, dùng để phủ bề mặt chính nhà, tường trong nhà, sàn, trần nhà hoặc tương tự.
3214.10.00
- Ma tít để gắn kính, ma tít để ghép nối, các chất gắn nhựa, các hợp chất dùng để trát, gắn và các loại ma tít khác; chất bả bề mặt trước khi sơn
5
4
3
3214.90.00
- Loại khác
5
4
3
32.15
Mực in, mực viết hoặc mực vẽ và các loại mực khác, đã hoặc chưa cô đặc hoặc làm thành thể rắn.
- Mực in:
3215.11
- - Màu đen:
3215.11.10
- - - Mực in được làm khô bằng tia cực tím
2
2
1
3215.11.90
- - - Loại khác
2
2
1
3215.19.00
- - Loại khác
2
2
1
3215.90
- Loại khác:
3215.90.10
- - Khối carbon loại dùng để sản xuất giấy than dùng 1 lần
5
4
3
3215.90.60
- - Mực vẽ và mực viết
5
4
3
3215.90.70
- - Mực dùng cho máy nhân bản thuộc nhóm 84.72
5
4
3
3215.90.90
- - Loại khác
5
4
3
Chương 33 - Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh
33.01
Tinh dầu (đã hoặc chưa khử terpen), kể cả tinh dầu sáp và tinh dầu nguyên chất; chất tựa nhựa; nhựa dầu đã chiết; tinh dầu cô đặc trong chất béo, trong các loại dầu không bay hơi, trong các loại sáp hay các chất tương tự, thu được bằng phương pháp tách hương liệu hoặc ngâm tẩm; sản phẩm phụ terpen từ quá trình khử terpen các loại tinh dầu; nước cất tinh dầu và dung dịch nước của các loại tinh dầu.
- Tinh dầu của các loại quả chi cam quýt:
3301.12.00
- - Của cam
2
2
1
3301.13.00
- - Của chanh
2
2
1
3301.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Tinh dầu khác trừ tinh dầu của các loại quả chi cam quýt:
3301.24.00
- - Của cây bạc hà cay (Mantha piperita)
2
2
1
3301.25.00
- - Của cây bạc hà khác
2
2
1
3301.29.00
- - Loại khác
2
2
1
3301.30.00
- Chất tựa nhựa
2
2
1
3301.90
- Loại khác:
3301.90.10
- - Nước cất và dung dịch nước của các loại tinh dầu phù hợp dùng để làm thuốc
2
2
1
3301.90.90
- - Loại khác
2
2
1
33.02
Hỗn hợp các chất thơm và các hỗn hợp (kể cả dung dịch có cồn) với thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều các chất thơm này, dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp; các chế phẩm khác làm từ các chất thơm, dùng cho sản xuất đồ uống.
3302.10
- Loại dùng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống:
3302.10.10
- - Chế phẩm rượu thơm, loại dùng để sản xuất đồ uống có cồn, ở dạng lỏng
5
4
3
3302.10.20
- - Chế phẩm rượu thơm, loại dùng để sản xuất đồ uống có cồn, ở dạng khác
5
4
3
3302.10.90
- - Loại khác
5
4
3
3302.90.00
- Loại khác
3
3
2
3303.00.00
Nước hoa và nước thơm.
18
18
15
33.04
Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
3304.10.00
- Chế phẩm trang điểm môi
18
18
15
3304.20.00
- Chế phẩm trang điểm mắt
18
18
15
3304.30.00
- Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân
18
18
15
- Loại khác:
3304.91.00
- - Phấn, đã hoặc chưa nén
18
18
15
3304.99
- - Loại khác:
3304.99.20
- - - Kem ngăn ngừa mụn trứng cá
11
11
10
3304.99.30
- - - Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác
18
18
15
3304.99.90
- - - Loại khác
18
18
15
33.05
Chế phẩm dùng cho tóc.
3305.10
- Dầu gội đầu:
3305.10.10
- - Có tính chất chống nấm
11
11
10
3305.10.90
- - Loại khác
20
18
15
3305.20.00
- Chế phẩm uốn tóc hoặc làm duỗi tóc
18
18
15
3305.30.00
- Keo xịt tóc (hair lacquers)
18
18
15
3305.90.00
- Loại khác
18
18
15
33.06
Chế phẩm dùng cho vệ sinh răng hoặc miệng, kể cả kem và bột làm chặt chân răng; chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng, đã đóng gói để bán lẻ.
3306.10
- Chế phẩm đánh răng:
3306.10.10
- - Dạng kem hoặc bột để ngăn ngừa các bệnh về răng
12,5
10
7,5
3306.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
3306.20.00
- Chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng
12,5
10
7,5
3306.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
33.07
Các chế phẩm dùng trước, trong hoặc sau khi cạo, các chất khử mùi cơ thể, các chế phẩm dùng để tắm, chế phẩm làm rụng lông và các chế phẩm nước hoa, mỹ phẩm hoặc vệ sinh khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chất khử mùi phòng đã được pha chế, có hoặc không có mùi thơm hoặc có đặc tính tẩy uế.
3307.10.00
- Các chế phẩm dùng trước, trong hoặc sau khi cạo
18
18
15
3307.20.00
- Chất khử mùi cá nhân và chất chống ra nhiều mồ hôi
18
18
15
3307.30.00
- Muối thơm dùng để tắm và các chế phẩm dùng để tắm khác
18
18
15
- Các chế phẩm dùng để làm thơm hoặc khử mùi phòng, kể cả các chế phẩm có mùi thơm dùng trong nghi lễ tôn giáo:
3307.41
- - "Nhang, hương" và các chế phẩm có mùi thơm khi đốt cháy:
3307.41.10
- - - Bột thơm (hương) sử dụng trong nghi lễ tôn giáo
18
18
15
3307.41.90
- - - Loại khác
18
18
15
3307.49
- - Loại khác:
3307.49.10
- - - Các chế phẩm làm thơm phòng, có hoặc không có đặc tính tẩy uế
18
18
15
3307.49.90
- - - Loại khác
18
18
15
3307.90
- Loại khác:
3307.90.10
- - Chế phẩm vệ sinh động vật
18
18
15
3307.90.30
- - Khăn và giấy, đã được thấm hoặc phủ nước hoa hoặc mỹ phẩm
18
18
15
3307.90.40
- - Nước hoa hoặc mỹ phẩm khác, kể cả chế phẩm làm rụng lông
18
18
15
3307.90.50
- - Dung dịch dùng cho kính áp tròng hoặc mắt nhân tạo
18
18
15
3307.90.90
- - Loại khác
18
18
15
Chương 34 - Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, các chế phẩm bôi trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp đã được chế biến, các chế phẩm dùng để đánh bóng hoặc tẩy sạch, nến và các sản phẩm tương tự, bột nhão dùng làm hình mẫu, sáp dùng trong nha khoa và các chế phẩm dùng trong nha khoa có thành phần cơ bản là thạch cao.
34.01
Xà phòng; các sản phẩm và các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng như xà phòng, ở dạng thanh, miếng, bánh, được nén thành miếng hoặc hình dạng nhất định, có hoặc không chứa xà phòng; các sản phẩm và các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, ở dạng lỏng hoặc ở dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng; giấy, mền xơ, nỉ và sản phẩm không dệt, đã thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy.
- Xà phòng và các sản phẩm và các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt, ở dạng thanh, bánh, được nén thành miếng hoặc hình dạng nhất định, và giấy, mền xơ, nỉ và sản phẩm không dệt, đã thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy:
3401.11
- - Dùng cho vệ sinh (kể cả các sản phẩm đã tẩm thuốc):
3401.11.10
- - - Sản phẩm đã tẩm thuốc
22,5
20
15
3401.11.20
- - - Xà phòng tắm
22,5
20
15
3401.11.30
- - - Loại khác, bằng nỉ hoặc sản phẩm không dệt, đã được thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy
22,5
20
15
3401.11.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
3401.19
- - Loại khác:
3401.19.10
- - - Bằng nỉ hoặc sản phẩm không dệt, đã được thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy
22,5
20
15
3401.19.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
3401.20
- Xà phòng ở dạng khác:
3401.20.20
- - Phôi xà phòng
13
12
12
- - Loại khác:
3401.20.91
- - - Dùng để tẩy mực, khử mực giấy tái chế
18
18
15
3401.20.99
- - - Loại khác
18
18
15
3401.30.00
- Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, ở dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng
22,5
20
15
34.02
Chất hữu cơ hoạt động bề mặt (trừ xà phòng); các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa (kể cả các chế phẩm dùng để giặt, rửa phụ trợ) và các chế phẩm làm sạch, có hoặc không chứa xà phòng, trừ các loại thuộc nhóm 34.01.
- Các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ:
3402.11
- - Dạng anion:
3402.11.10
- - - Cồn béo đã sulphat hóa
5
4
3
3402.11.40
- - - Alkylbenzene đã sulphonat hóa
5
4
3
- - - Loại khác:
3402.11.91
- - - - Chất thấm ướt dùng để sản xuất thuốc diệt cỏ
5
4
3
3402.11.99
- - - - Loại khác
5
4
3
3402.12
- - Dạng cation:
3402.12.10
- - - Chất thấm ướt dùng để sản xuất thuốc diệt cỏ
5
4
3
3402.12.90
- - - Loại khác
5
4
3
3402.13
- - Dạng không phân ly (non - ionic):
3402.13.10
- - - Hydroxyl-terminated polybutadiene (HTPB)
5
4
3
3402.13.90
- - - Loại khác
3
3
2
3402.19
- - Loại khác:
3402.19.10
- - - Loại thích hợp để sử dụng trong các chế phẩm chữa cháy
7
7
7
3402.19.90
- - - Loại khác
7
7
7
3402.20
- Chế phẩm đã đóng gói để bán lẻ:
- - Dạng lỏng:
3402.20.11
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng anion
5
4
3
3402.20.12
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch dạng anion, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
7,5
7,5
5
3402.20.13
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt khác
5
4
3
3402.20.19
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch khác, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
3402.20.91
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng anion
5
4
3
3402.20.92
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch dạng anion, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
7,5
7,5
5
3402.20.93
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt khác
5
4
3
3402.20.99
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch khác, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
7,5
7,5
5
3402.90
- Loại khác:
- - Ở dạng lỏng:
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng anion:
3402.90.11
- - - - Chất thấm ướt
5
4
3
3402.90.12
- - - - Loại khác
5
4
3
3402.90.13
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch dạng anion, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
6
5
5
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt khác:
3402.90.14
- - - - Chất thấm ướt
5
4
3
3402.90.15
- - - - Loại khác
5
4
3
3402.90.19
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch khác, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
6
5
5
- - Loại khác:
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng anion:
3402.90.91
- - - - Chất thấm ướt
5
4
3
3402.90.92
- - - - Loại khác
5
4
3
3402.90.93
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch dạng anion, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
5
4
3
- - - Chế phẩm hoạt động bề mặt khác:
3402.90.94
- - - - Chất thấm ướt
5
4
3
3402.90.95
- - - - Loại khác
5
4
3
3402.90.99
- - - Chế phẩm giặt, rửa hoặc chế phẩm làm sạch khác, kể cả các chế phẩm tẩy trắng, làm sạch hoặc tẩy nhờn
5
4
3
34.03
Các chế phẩm bôi trơn (kể cả các chế phẩm dầu cắt, các chế phẩm dùng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc, các thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm dùng để xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa 70% trở lên tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum.
- Có chứa các loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc dầu thu được từ khoáng bi-tum:
3403.11
- - Chế phẩm dùng để xử lý các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác:
- - - Dạng lỏng:
3403.11.11
- - - - Chế phẩm dầu bôi trơn
2
2
1
3403.11.19
- - - - Loại khác
2
2
1
3403.11.90
- - - Loại khác
2
2
1
3403.19
- - Loại khác:
- - - Ở dạng lỏng:
3403.19.11
- - - - Dùng cho động cơ máy bay
7
7
6,5
3403.19.12
- - - - Chế phẩm chứa dầu silicon
7
7
6,5
3403.19.19
- - - - Loại khác
17,5
17,5
17
3403.19.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- Loại khác:
3403.91
- - Chế phẩm dùng để xử lý các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hay các vật liệu khác:
- - - Dạng lỏng:
3403.91.11
- - - - Chế phẩm chứa dầu silicon
5
4
3
3403.91.19
- - - - Loại khác
5
4
3
3403.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
3403.99
- - Loại khác:
- - - Dạng lỏng:
3403.99.11
- - - - Dùng cho động cơ máy bay
5
5
5
3403.99.12
- - - - Chế phẩm khác chứa dầu silicon
5
5
5
3403.99.19
- - - - Loại khác
13
12
12
3403.99.90
- - - Loại khác
7
7
7
34.04
Sáp nhân tạo và sáp đã được chế biến.
3404.20.00
- Từ poly(oxyetylen) (polyetylen glycol)
2
2
1
3404.90
- Loại khác:
3404.90.10
- - Của than non đã biến đổi hóa học
2
2
1
3404.90.90
- - Loại khác
2
2
1
34.05
Chất đánh bóng và các loại kem, dùng cho giày dép, đồ nội thất, sàn nhà, khuôn cửa, kính hoặc kim loại, các loại bột nhão và bột khô để cọ rửa và chế phẩm tương tự (có hoặc không ở dạng giấy, mền xơ, nỉ, tấm không dệt, plastic xốp hoặc cao su xốp, đã được thấm tẩm, tráng hoặc phủ bằng các chế phẩm trên), trừ các loại sáp thuộc nhóm 34.04.
3405.10.00
- Chất đánh bóng, kem và các chế phẩm tương tự dùng cho giày dép hoặc da thuộc
18
18
15
3405.20.00
- Chất đánh bóng, kem và các chế phẩm tương tự dùng để bảo quản đồ nội thất bằng gỗ, sàn gỗ hoặc các hàng hóa khác bằng gỗ
26,5
26
25,5
3405.30.00
- Chất đánh bóng và các chế phẩm tương tự dùng để đánh bóng khuôn cửa, trừ các chất đánh bóng kim loại
26,5
26
25,5
3405.40
- Bột nhão và bột khô để cọ rửa và các chế phẩm cọ rửa khác:
3405.40.10
- - Bột nhão và bột khô để cọ rửa
26,5
26
25,5
3405.40.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
3405.90
- Loại khác:
3405.90.10
- - Chất đánh bóng kim loại
17,5
17,5
17
3405.90.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
3406.00.00
Nến, nến cây và các loại tương tự.
18
18
15
34.07
Bột nhão dùng để làm khuôn mẫu, tạo hình, kể cả đất nặn dùng cho trẻ em; các chế phẩm được coi như "sáp dùng trong nha khoa" hay như ”các hợp chất tạo khuôn răng”, đã đóng gói thành bộ để bán lẻ hoặc ở dạng phiến, dạng móng ngựa, dạng thanh hoặc các dạng tương tự; các chế phẩm khác dùng trong nha khoa, với thành phần cơ bản là thạch cao plaster (thạch cao nung hoặc canxi sulphat nung).
3407.00.10
- Bột nhão dùng để làm khuôn mẫu, tạo hình, kể cả đất nặn hình dùng cho trẻ em
2
2
1
3407.00.20
- Các chế phẩm được coi như "sáp dùng trong nha khoa" hoặc như "hợp chất làm khuôn răng", đã đóng gói thành bộ để bán lẻ hoặc ở dạng phiến, dạng móng ngựa, dạng thanh hoặc các dạng tương tự
2
2
1
3407.00.30
- Chế phẩm khác dùng trong nha khoa có thành phần cơ bản là thạch cao plaster (thạch cao nung hoặc canxi sulphat nung)
2
2
1
Chương 35 - Các chất chứa albumin; các dạng tinh bột biến tính; keo hồ; enzym
35.01
Casein, các muối của casein và các chất dẫn xuất casein khác; keo casein.
3501.10.00
- Casein
5
4
3
3501.90
- Loại khác:
3501.90.10
- - Các muối của casein và các chất dẫn xuất casein khác
5
4
3
3501.90.20
- - Keo casein
5
4
3
35.02
Albumin (kể cả các chất cô đặc của hai hoặc nhiều whey protein, chứa trên 80% whey protein tính theo trọng Iượng khô), các muối của albumin và các dẫn xuất albumin khác.
- Albumin trứng:
3502.11.00
- - Đã làm khô
5
4
3
3502.19.00
- - Loại khác
5
4
3
3502.20.00
- Albumin sữa, kể cả các chất cô đặc của hai hoặc nhiều whey protein
5
4
3
3502.90.00
- Loại khác
5
4
3
35.03
Gelatin (kể cả gelatin ở dạng tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông), đã hoặc chưa gia công bề mặt hoặc tạo màu) và các dẫn xuất gelatin; keo điều chế từ bong bóng cá; các loại keo khác có nguồn gốc động vật, trừ keo casein thuộc nhóm 35.01.
- Keo:
3503.00.11
- - Các loại keo có nguồn gốc từ cá
5
4
3
3503.00.19
- - Loại khác
5
4
3
3503.00.30
- Keo điều chế từ bong bóng cá
5
4
3
- Gelatin và các dẫn xuất gelatin:
3503.00.41
- - Dạng bột có độ trương nở từ A-250 hoặc B-230 trở lên theo hệ thống thang đo Bloom
5
4
3
3503.00.49
- - Loại khác
5
4
3
3504.00.00
Pepton và các dẫn xuất của chúng; protein khác và các dẫn xuất của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; bột da sống, đã hoặc chưa crom hóa.
5
4
3
35.05
Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác (ví dụ, tinh bột đã tiền gelatin hóa hoặc este hóa); các loại keo dựa trên tinh bột, hoặc dextrin hoặc các dạng tinh bột biến tính khác.
3505.10
- Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác:
3505.10.10
- - Dextrin; tinh bột tan hoặc tinh bột đã rang
5
4
3
3505.10.90
- - Loại khác
5
4
3
3505.20.00
-
Keo
7,5
7,5
5
35.06
Keo đã điều chế và các chất dính đã điều chế khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các sản phẩm phù hợp dùng như keo hoặc các chất kết dính, đã đóng gói để bán lẻ như keo hoặc như các chất kết dính, trọng lượng tịnh không quá 1 kg.
3506.10.00
- Các sản phẩm phù hợp dùng như keo hoặc như các chất kết dính, đã đóng gói để bán lẻ như keo hoặc như các chất kết dính, trọng lượng tịnh không quá 1kg
6
5
5
- Loại khác:
3506.91.00
- - Chất kết dính làm từ các polyme thuộc các nhóm từ 39.01 đến 39.13 hoặc từ cao su
11
11
10
3506.99.00
- - Loại khác
7
7
7
35.07
Enzym; enzym đã chế biến chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3507.10.00
- Rennet và dạng cô đặc của nó
2
2
1
3507.90.00
- Loại khác
5
5
5
Chương 36 - Chất nổ; các sản phẩm pháo; diêm; các hợp kim tự cháy; các chế phẩm dễ cháy khác
3601.00.00
Bột nổ đẩy.
*
*
*
3602.00.00
Thuốc nổ đã điều chế, trừ bột nổ đẩy.
*
*
*
36.03
Dây cháy chậm; ngòi nổ; nụ xòe hoặc kíp nổ; bộ phận đánh lửa; kíp nổ điện.
3603.00.10
- Dây cháy chậm bán thành phẩm; kíp nổ cơ bản; tuýp tín hiệu
*
*
*
3603.00.20
- Dây cháy chậm hoặc ngòi nổ
*
*
*
3603.00.90
- Loại khác
*
*
*
36.04
Pháo hoa, pháo hiệu, pháo mưa, pháo hiệu sương mù và các sản phẩm pháo khác.
3604.10.00
- Pháo hoa
*
*
*
3604.90
- Loại khác:
3604.90.20
- - Pháo hoa nhỏ và kíp nổ dùng làm đồ chơi
*
*
*
3604.90.30
- - Pháo hiệu hoặc pháo thăng thiên
*
*
*
3604.90.90
- - Loại khác
*
*
*
3605.00.00
Diêm, trừ các sản phẩm pháo thuộc nhóm 36.04.
12,5
10
7,5
36.06
Hợp kim xeri-sắt và các hợp kim tự cháy khác ở tất cả các dạng; các sản phẩm làm từ vật liệu dễ cháy như đã nêu trong Chú giải 2 của Chương này.
3606.10.00
- Nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu khí hóa lỏng trong các vật chứa loại sử dụng để nạp hoặc nạp lại ga bật lửa và có dung tích không quá 300 cm3
12,5
10
7,5
3606.90
- Loại khác:
3606.90.10
- - Nhiên liệu rắn hoặc bán rắn, cồn rắn và các nhiên liệu được điều chế tương tự
7,5
7,5
5
3606.90.20
- - Đá lửa dùng cho bật lửa
7,5
7,5
5
3606.90.30
- - Hợp kim xeri-sắt và các hợp kim tự cháy khác ở tất cả các dạng
7,5
7,5
5
3606.90.40
- - Đuốc nhựa cây, các vật tạo sáng bằng lửa và các loại tương tự
7,5
7,5
5
3606.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 37 - Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh
37.01
Các tấm và phim để tạo ảnh ở dạng phẳng, có phủ lớp chất nhạy, chưa phơi sáng, bằng vật liệu bất kỳ trừ giấy, bìa hoặc vật liệu dệt; phim in ngay dạng phẳng, có phủ lớp chất nhạy, chưa phơi sáng, đã hoặc chưa đóng gói.
3701.10.00
- Dùng cho chụp X quang
2
2
1
3701.20.00
- Phim in ngay
7,5
7,5
5
3701.30.00
- Tấm và phim loại khác, có một chiều trên 255 mm
3
3
2
- Loại khác:
3701.91
- - Dùng cho ảnh màu (đa màu):
3701.91.10
- - - Loại phù hợp dùng cho công nghiệp in
2
2
1
3701.91.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
3701.99
- - Loại khác:
3701.99.10
- - - Loại phù hợp dùng cho công nghiệp in
2
2
1
3701.99.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
37.02
Phim để tạo ảnh ở dạng cuộn, có phủ lớp chất nhạy, chưa phơi sáng, bằng vật liệu bất kỳ trừ giấy, bìa hoặc vật liệu dệt; phim in ngay ở dạng cuộn, có phủ lớp chất nhạy, chưa phơi sáng.
3702.10.00
- Dùng cho chụp X quang
0
0
0
- Phim khác, không có dãy lỗ kéo phim, có chiều rộng không quá 105 mm:
3702.31.00
- - Dùng cho ảnh màu (đa màu)
7,5
7,5
5
3702.32.00
- - Loại khác, có tráng nhũ tương bạc halogenua
2
2
1
3702.39.00
- - Loại khác
2
2
1
- Phim loại khác, không có dãy lỗ kéo phim, có chiều rộng trên 105 mm:
3702.41.00
- - Loại chiều rộng trên 610 mm và chiều dài trên 200 m, dùng cho ảnh màu (đa màu)
2
2
1
3702.42.00
- - Loại chiều rộng trên 610 mm và chiều dài trên 200 m, trừ loại dùng cho ảnh màu
2
2
1
3702.43.00
- - Loại chiều rộng trên 610 mm và chiều dài không quá 200 m
2
2
1
3702.44.00
- - Loại chiều rộng trên 105 mm nhưng không quá 610 mm
2
2
1
- Phim loại khác, dùng cho ảnh màu (đa màu):
3702.52
- - Loại chiều rộng không quá 16 mm:
3702.52.20
- - - Loại phù hợp dùng cho điện ảnh
2
2
1
3702.52.90
- - - Loại khác
2
2
1
3702.53.00
- - Loại chiều rộng trên 16 mm nhưng không quá 35 mm và chiều dài không quá 30 m, dùng làm phim chiếu
2
2
1
3702.54
- - Loại chiều rộng trên 16 mm nhưng không quá 35 mm và chiều dài không quá 30 m, trừ loại dùng làm phim chiếu:
3702.54.40
- - - Loại phù hợp dùng cho y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y hoặc trong công nghiệp in
2
2
1
3702.54.90
- - - Loại khác
2
2
1
3702.55
- - Loại chiều rộng trên 16 mm nhưng không quá 35 mm và chiều dài trên 30 m:
3702.55.20
- - - Loại phù hợp dùng cho điện ảnh
2
2
1
3702.55.50
- - - Loại phù hợp dùng cho y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y hoặc trong công nghiệp in
2
2
1
3702.55.90
- - - Loại khác
6
5
5
3702.56
- - Loại chiều rộng trên 35 mm:
3702.56.20
- - - Loại phù hợp dùng cho điện ảnh
2
2
1
3702.56.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
3702.96
- - Loại chiều rộng không quá 35 mm và chiều dài không quá 30 m:
3702.96.10
- - - Loại phù hợp dùng cho điện ảnh
2
2
1
3702.96.90
- - - Loại khác
2
2
1
3702.97
- - Loại chiều rộng không quá 35 mm và chiều dài trên 30 m:
3702.97.10
- - - Loại phù hợp dùng cho điện ảnh
2
2
1
3702.97.90
- - - Loại khác
2
2
1
3702.98
- - Loại chiều rộng trên 35 mm:
3702.98.10
- - - Loại phù hợp dùng cho điện ảnh
2
2
1
3702.98.30
- - - Loại khác, chiều dài từ 120 m trở lên
7,5
7,5
5
3702.98.90
- - - Loại khác
2
2
1
37.03
Giấy, bìa và vật liệu dệt để tạo ảnh, có phủ lớp chất nhạy, chưa phơi sáng.
3703.10
- Ở dạng cuộn, có chiều rộng trên 610 mm:
3703.10.10
- - Chiều rộng không quá 1.000 mm
7,5
7,5
5
3703.10.90
- - Loại khác
3
3
2
3703.20.00
- Loại khác, dùng cho ảnh màu (đa màu)
6
5
5
3703.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
37.04
Tấm, phim, giấy, bìa và vật liệu dệt để tạo ảnh, đã phơi sáng nhưng chưa tráng.
3704.00.10
- Tấm hoặc phim dùng cho chụp X quang
2
2
1
3704.00.90
- Loại khác
7,5
7,5
5
37.05
Tấm và phim để tạo ảnh, đã phơi sáng, đã tráng, trừ phim dùng trong điện ảnh.
3705.10.00
- Dùng cho in offset
2
2
1
3705.90
- Loại khác:
3705.90.10
- - Dùng cho chụp X quang
2
2
1
3705.90.20
- - Vi phim (microfilm)
2
2
1
3705.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
37.06
Phim dùng trong điện ảnh, đã phơi sáng và đã tráng, đã hoặc chưa có rãnh tiếng hoặc chỉ có duy nhất rãnh tiếng.
3706.10
- Loại chiều rộng từ 35 mm trở lên:
3706.10.10
- - Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học
2
2
1
3706.10.30
- - Phim tài liệu khác
2
2
1
3706.10.40
- - Loại khác, chỉ có duy nhất rãnh tiếng
2
2
1
3706.10.90
- - Loại khác
2
2
1
3706.90
- Loại khác:
3706.90.10
- - Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học
2
2
1
3706.90.30
- - Phim tài liệu khác
2
2
1
3706.90.40
- - Loại khác, chỉ có duy nhất rãnh tiếng
2
2
1
3706.90.90
- - Loại khác
2
2
1
37.07
Chế phẩm hóa chất để tạo ảnh (trừ vecni, keo hồ, chất kết dính và các chế phẩm tương tự); các sản phẩm chưa pha trộn dùng để tạo ảnh, đã đóng gói theo định lượng hoặc đóng gói để bán lẻ ở dạng sử dụng được ngay.
3707.10.00
- Dạng nhũ tương nhạy
2
2
1
3707.90
- Loại khác:
3707.90.10
- - Vật liệu phát sáng
2
2
1
3707.90.90
- - Loại khác
2
2
1
Chương 38 - Các sản phẩm hóa chất khác
38.01
Graphit nhân tạo; graphit dạng keo hoặc dạng bán keo; các chế phẩm làm từ graphit hoặc carbon khác ở dạng bột nhão, khối, tấm hoặc ở dạng bán thành phẩm khác.
3801.10.00
- Graphit nhân tạo
2
2
1
3801.20.00
- Graphit dạng keo hoặc dạng bán keo
2
2
1
3801.30.00
- Bột nhão carbon làm điện cực và các dạng bột nhão tương tự dùng để lót lò nung
2
2
1
3801.90.00
- Loại khác
2
2
1
38.02
Carbon hoạt tính; các sản phẩm khoáng chất tự nhiên hoạt tính; muội động vật, kể cả tàn muội động vật.
3802.10.00
- Carbon hoạt tính
2
2
1
3802.90
- Loại khác:
3802.90.10
- - Bauxit hoạt tính
2
2
1
3802.90.20
- - Đất sét hoạt tính hoặc đất hoạt tính
2
2
1
3802.90.90
- - Loại khác
2
2
1
3803.00.00
Dầu tall, đã hoặc chưa tinh chế.
2
2
1
38.04
Dung dịch kiềm thải ra trong quá trình sản xuất bột giấy từ gỗ, đã hoặc chưa cô đặc, khử đường hoặc xử lý hóa học, kể cả lignin sulphonat, nhưng trừ dầu tall thuộc nhóm 38.03.
3804.00.10
- Dung dịch kiềm sulphit cô đặc
2
2
1
3804.00.90
- Loại khác
2
2
1
38.05
Dầu turpentine gôm, dầu turpentine gỗ hoặc dầu turpentine sulphate và các loại dầu terpenic khác được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hoặc xử lý cách khác từ gỗ cây lá kim; chất dipentene thô; turpentine sulphit và para-cymene thô khác; dầu thông có chứa alpha-terpineol như thành phần chủ yếu.
3805.10.00
- Dầu turpentine gôm, dầu turpentine gỗ hoặc dầu turpentine sulphate
2
2
1
3805.90.00
- Loại khác
2
2
1
38.06
Colophan và axit nhựa cây, và các dẫn xuất của chúng; tinh dầu colophan và dầu colophan; gôm nấu chảy lại.
3806.10.00
- Colophan và axit nhựa cây
2
2
1
3806.20.00
- Muối colophan, muối của axit nhựa cây hoặc muối của các dẫn xuất của colophan hoặc axit nhựa cây, trừ các muối của sản phẩm cộng của colophan
2
2
1
3806.30
-
Gôm este:
3806.30.10
- - Dạng khối
2
2
1
3806.30.90
- - Loại khác
2
2
1
3806.90
- Loại khác:
3806.90.10
- - Gôm nấu chảy lại ở dạng khối
2
2
1
3806.90.90
- - Loại khác
2
2
1
3807.00.00
Hắc ín gỗ; dầu hắc in gỗ; creosote gỗ; naphtha gỗ; hắc ín thực vật; hắc ín cho quá trình ủ rượu, bia và các chế phẩm tương tự dựa trên colophan, axít nhựa cây hay các hắc ín thực vật.
2
2
1
38.08
Thuốc trừ côn trùng, thuốc diệt loài gặm nhấm, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc chống nẩy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng, thuốc khử trùng và các sản phẩm tương tự, đóng gói sẵn hoặc đóng gói để bán lẻ hoặc như các chế phẩm hoặc sản phẩm (ví dụ, băng, bấc và nến đã xử lý lưu huỳnh và giấy bẫy ruồi).
3808.50
- Hàng hóa đã nêu trong Chú giải phân nhóm 1 của Chương này:
3808.50.10
- - Thuốc trừ côn trùng
2
2
1
- - Thuốc diệt nấm:
3808.50.21
- - - Dạng bình xịt
3
3
3
3808.50.29
- - - Loại khác
3
3
3
- - Thuốc diệt cỏ:
3808.50.31
- - - Dạng bình xịt
3
3
3
3808.50.39
- - - Loại khác
3
3
3
3808.50.40
- - Thuốc chống nảy mầm
3
3
3
3808.50.50
- - Thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng
3
3
3
3808.50.60
- - Thuốc khử trùng
3
3
3
- - Loại khác:
3808.50.91
- - - Thuốc bảo quản gỗ, là chế phẩm chứa chất diệt côn trùng hoặc diệt nấm, trừ chất phủ bề mặt
3
3
2
3808.50.99
- - - Loại khác
3
3
2
- Loại khác:
3808.91
- - Thuốc trừ côn trùng:
- - - Chế phẩm trung gian để sản xuất thuốc trừ côn trùng:
3808.91.11
- - - - Có 2-(1-Methylpropyl) phenol methylcarbamate)
3
3
2
3808.91.19
- - - - Loại khác
3
3
2
3808.91.20
- - - Hương vòng chống muỗi
5
4
3
3808.91.30
- - - Tấm thuốc diệt muỗi
5
4
3
- - - Loại khác:
- - - - Dạng bình xịt:
3808.91.91
- - - - - Có chức năng khử mùi
5
4
3
3808.91.92
- - - - - Loại khác
5
4
3
- - - - Loại khác:
3808.91.93
- - - - - Có chức năng khử mùi
2
2
1
3808.91.99
- - - - - Loại khác
2
2
1
3808.92
- - Thuốc diệt nấm:
- - - Dạng bình xịt:
3808.92.11
- - - - Có hàm lượng validamycin không vượt quá 3% tính theo trọng lượng tịnh
3
3
3
3808.92.19
- - - - Loại khác
3
3
3
3808.92.90
- - - Loại khác
3
3
3
3808.93
- - Thuộc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng:
- - - Thuốc diệt cỏ:
3808.93.11
- - - - Dạng bình xịt
3
3
3
3808.93.19
- - - - Loại khác
3
3
3
3808.93.20
- - - Thuốc chống nảy mầm
3
3
3
3808.93.30
- - - Thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng
3
3
3
3808.94
- - Thuốc khử trùng:
3808.94.10
- - - Có chứa hỗn hợp các axit hắc ín than đá và các chất kiềm
3
3
3
3808.94.20
- - - Loại khác, dạng bình xịt
3
3
3
3808.94.90
- - - Loại khác
3
3
3
3808.99
- - Loại khác:
3808.99.10
- - - Thuốc bảo quản gỗ, chứa chất diệt côn trùng hoặc diệt
nấm
3
3
2
3808.99.90
- - - Loại khác
3
3
2
38.09
Tác nhân để hoàn tất, các chế phẩm tải thuốc nhuộm để làm tăng tốc độ nhuộm màu hoặc để hãm màu và các sản phẩm và chế phẩm khác (ví dụ, chất xử lý hoàn tất vải và thuốc gắn màu), dùng trong ngành dệt, giấy, thuộc da hoặc các ngành công nghiệp tương tự, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3809.10.00
- Dựa trên thành phần cơ bản là tinh bột
5
4
3
- Loại khác:
3809.91
- - Loại dùng trong công nghiệp dệt hoặc các ngành công nghiệp tương tự:
3809.91.10
- - - Tác nhân làm mềm (chất làm mềm)
2
2
1
3809.91.90
- - - Loại khác
2
2
1
3809.92.00
- - Loại dùng trong công nghiệp giấy hoặc các ngành công nghiệp tương tự
2
2
1
3809.93.00
- - Loại dùng trong công nghiệp thuộc da hoặc các ngành công nghiệp tương tự
2
2
1
38.10
Chế phẩm tẩy sạch cho bề mặt kim loại; chất giúp chảy và các chế phẩm phụ trợ khác dùng cho hàn thiếc, hàn hơi hoặc hàn điện; bột và bột nhão gồm kim loại và các vật liệu khác dùng để hàn thiếc, hàn hơi hoặc hàn điện; các chế phẩm dùng làm lõi hoặc vỏ cho điện cực hàn hoặc que hàn.
3810.10.00
- Các chế phẩm tẩy sạch cho bề mặt kim loại; bột và bột nhão gồm kim loại và các vật liệu khác dùng để hàn thiếc, hàn hơi hoặc hàn điện
2
2
1
3810.90.00
- Loại khác
2
2
1
38.11
Chế phẩm chống kích nổ, chất ức chế quá trình oxy hóa, chất chống dính, chất làm tăng độ nhớt, chế phẩm chống ăn mòn và các chất phụ gia đã điều chế khác, dùng cho dầu khoáng (kể cả xăng) hoặc cho các loại chất lỏng dùng như dầu khoáng.
- Chế phẩm chống kích nổ:
3811.11.00
- - Từ hợp chất chì
2
2
1
3811.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Các phụ gia cho dầu bôi trơn:
3811.21
- - Chứa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bitum:
3811.21.10
- - - Đã đóng gói để bán lẻ
2
2
1
3811.21.90
- - - Loại khác
2
2
1
3811.29.00
- - Loại khác
2
2
1
3811.90
- Loại khác:
3811.90.10
- - Chế phẩm chống gỉ hoặc chống ăn mòn
2
2
1
3811.90.90
- - Loại khác
2
2
1
38.12
Hỗn hợp xúc tiến lưu hóa cao su đã điều chế; các hợp chất hóa dẻo cao su hoặc plastic, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chế phẩm chống oxy hóa và các hợp chất khác làm ổn định cao su hoặc plastic.
3812.10.00
- Hỗn hợp xúc tiến lưu hóa cao su đã điều chế
3
3
2
3812.20.00
- Hợp chất hóa dẻo dùng cho cao su hay plastic
5
4
3
3812.30.00
- Các chế phẩm chống oxy hóa và các hợp chất khác làm ổn định cao su hay plastic
3
3
2
3813.00.00
Các chế phẩm và các vật liệu nạp cho bình dập lửa; lựu đạn dập lửa đã nạp.
2
2
1
3814.00.00
Hỗn hợp dung môi hữu cơ và các chất pha loãng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chất tẩy sơn hoặc tẩy vecni đã pha chế.
2
2
1
38.15
Chất khơi mào phản ứng, các chất xúc tác phản ứng và các chế phẩm xúc tác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
- Chất xúc tác có nền:
3815.11.00
- - Chứa niken hoặc hợp chất niken như chất hoạt tính
2
2
1
3815.12.00
- - Chứa kim loại quý hoặc hợp chất kim loại quý như chất hoạt tính
2
2
1
3815.19.00
- - Loại khác
2
2
1
3815.90.00
- Loại khác
2
2
1
38.16
Xi măng, vữa, bê tông chịu lửa và các loại vật liệu kết cấu tương tự, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 38.01.
3816.00.10
- Xi măng chịu lửa
7
7
7
3816.00.90
- Loại khác
7
7
7
3817.00.00
Các loại alkylbenzen hỗn hợp và các loại alkylnaphthalene hỗn hợp, trừ các chất thuộc nhóm 27.07 hoặc nhóm 29.02.
2
2
1
3818.00.00
Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự; các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử.
0
0
0
3819.00.00
Chất lỏng dùng trong bộ hãm thủy lực và các chất lỏng đã được điều chế khác dùng cho sự truyền động thủy lực, không chứa hoặc chứa dưới 70% tính theo trọng lượng dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hay các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum.
2
2
1
3820.00.00
Chế phẩm chống đông và chất lỏng khử đóng băng đã điều chế.
2
2
1
38.21
Môi trường nuôi cấy đã điều chế để phát triển hoặc nuôi các vi sinh vật (kể cả các virút và các loại tương tự) hoặc tế bào của thực vật, người hoặc động vật.
3821.00.10
- Môi trường nuôi cấy đã điều chế để phát triển các vi sinh vật
0
0
0
3821.00.90
- Loại khác
2
2
1
38.22
Chất thử chẩn đoán bệnh hoặc chất thử thí nghiệm có lớp bồi, chất thử chẩn đoán hoặc chất thử thí nghiệm được điều chế có hoặc không có lớp bồi, trừ loại thuộc nhóm 30.02 hoặc nhóm 30.06; các chất quy chiếu được chứng nhận.
3822.00.10
- Tấm, phiến, màng, lá và dải bằng plastic được thấm, tẩm hoặc tráng phủ chất thử chẩn đoán bệnh hoặc chất thử thí nghiệm
0
0
0
3822.00.20
- Bìa, tấm xơ sợi xenlulo và màng xơ sợi xenlulo được thấm, tẩm hoặc tráng phủ chất thử chẩn đoán bệnh hay chất thử thí nghiệm
0
0
0
3822.00.30
- Dải và băng chỉ thị màu dùng cho nồi hấp khử trùng
7,5
7,5
5
3822.00.90
- Loại khác
0
0
0
38.23
Axit béo monocarboxylic công nghiệp; dầu axit từ quá trình tinh lọc; cồn béo công nghiệp.
- Axit béo monocarboxylic công nghiệp; dầu axit từ quá trình tinh lọc:
3823.11.00
- - Axit stearic
5
4
3
3823.12.00
- - Axit oleic
5
4
3
3823.13.00
- - Axit béo dầu tall
5
4
3
3823.19
- - Loại khác:
3823.19.10
- - - Dầu axit từ quá trình tinh lọc
5
4
3
3823.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
3823.70
- Cồn béo công nghiệp:
3823.70.10
- - Dạng sáp
5
4
3
3823.70.90
- - Loại khác
5
4
3
38.24
Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3824.10.00
- Các chất gắn đã điều chế dùng cho khuôn đúc hoặc lõi đúc
2
2
1
3824.30.00
- Cacbua kim loại không kết tụ trộn với nhau hoặc trộn với các chất gắn kim loại
2
2
1
3824.40.00
- Phụ gia đã điều chế dùng cho xi măng, vữa hoặc bê tông
5
5
5
3824.50.00
- Vữa và bê tông không chịu lửa
5
4
3
3824.60.00
- Sorbitol trừ loại thuộc phân nhóm 2905.44
5
4
3
- Hỗn hợp chứa các dẫn xuất halogen hóa của metan, etan hoặc propan:
3824.71
- - Chứa chlorofluorocarbons (CFCs), chứa hoặc không chứa hydrochlorofluorocarbons (HCFCs), perfluorocarbons (PFCs) hoặc hydrofluorocarbons (HFCs):
3824.71.10
- - - Dầu dùng cho máy biến thế và bộ phận ngắt mạch, có hàm lượng nhỏ hơn 70% tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum
5
4
3
3824.71.90
- - - Loại khác
2
2
1
3824.72.00
- - Chứa bromochlorodifluoromethane, bromotrifiuoromethane hoặc dibromotetrafluoroethanes
2
2
1
3824.73.00
- - Chứa hydrobromofluorocarbons (HBFCs)
2
2
1
3824.74
- - Chứa hydrochlorofluorocarbons (HCFCs), chứa hoặc không chứa perfluorocarbons (PFCs) hoặc hydrofluorocarbons (HFCs), nhưng không chứa chlorofluorocarbons (CFCs):
3824.74.10
- - - Dầu dùng cho máy biến thế và bộ phận ngắt mạch, có
hàm lượng nhỏ hơn 70% tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum
5
4
3
3824.74.90
- - - Loại khác
2
2
1
3824.75.00
- - Chứa carbon tetrachloride
2
2
1
3824.76.00
- - Chứa 1,1,1 -trichloroethane (methyl chloroform)
2
2
1
3824.77.00
- - Chứa bromomethane (methyl bromide) hoặc bromochloromethane
2
2
1
3824.78.00
- - Chứa perfluorocarbons (PFCs) hoặc hydrofluorocarbons (HFCs), nhưng không chứa chlorofluorocarbons (CFCs) hoặc hydrochlorofluorocarbons (HCFCs)
2
2
1
3824.79.00
- - Loại khác
2
2
1
- Hỗn hợp và các chế phẩm chứa oxirane (oxit etylen), polybrominated biphenyls (PBBs), polychlorinated biphenyls (PCBs), polychlorinated terphenyls (PCTs) hoặc tris(2,3-dibromopropyl) phosphate:
3824.81.00
- - Chứa oxirane (oxit etylen)
2
2
1
3824.82.00
- - Chứa polychlorinated biphenyls (PCBs), polychlorinated terphenyls (PCTs) hoặc polybrominated biphenyls (PBBs)
2
2
1
3824.83.00
- - Chứa (2,3-dibromopropyl) phosphate
2
2
1
3824.90
- Loại khác:
3824.90.10
- - Chất tẩy mực, sửa bản in từ khuôn tô và chất tẩy rửa dạng lỏng khác, đã đóng gói để bán lẻ
2
2
1
3824.90.30
- - Bột nhão để sao in với thành phần cơ bản là gelatin, đã đóng thành trọng lượng lớn hoặc dùng ngay (ví dụ, bồi trên giấy hay trên vật liệu dệt)
2
2
1
3824.90.40
- - Hỗn hợp dung môi vô cơ
2
2
1
3824.90.50
- - Dầu acetone
3
3
2
3824.90.60
- - Các chế phẩm hóa chất có chứa bột ngọt (monosodium glutamate)
12,5
10
7,5
3824.90.70
- - Các chế phẩm hóa chất khác, dùng trong chế biến thực phẩm
5
4
3
- - Loại khác:
3824.90.91
- - - Naphthenic axit, muối không tan trong nước và este của chúng
2
2
1
3824.90.99
- - - Loại khác
2
2
1
38.25
Các sản phẩm còn lại của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; rác thải đô thị; bùn cặn của nước thải; các chất thải khác được nêu ở Chú giải 6 của Chương này.
3825.10.00
- Rác thải đô thị
*
*
*
3825.20.00
- Bùn cặn của nước thải
*
*
*
3825.30
- Rác thải bệnh viện:
3825.30.10
- - Bơm tiêm, kim tiêm, ống dẫn lưu và các loại tương tự
*
*
*
3825.30.90
- - Loại khác
*
*
*
- Dung môi hữu cơ thải:
3825.41.00
- - Đã halogen hóa
*
*
*
3825.49.00
- - Loại khác
*
*
*
3825.50.00
- Chất thải từ dung dịch tẩy kim loại, chất lỏng thủy lực, dầu phanh và chất lỏng chống đông
*
*
*
- Chất thải khác từ ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan:
3825.61.00
- - Chứa chủ yếu các hợp chất hữu cơ
*
*
*
3825.69.00
- - Loại khác
*
*
*
3825.90.00
- Loại khác
*
*
*
38.26
Diesel sinh học và hỗn hợp của chúng, không chứa hoặc chứa dưới 70% trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc dầu thu được từ các khoáng bi-tum.
3826.00.10
- Este metyl dầu dừa (CME)
2
2
1
3826.00.90
- Loại khác
2
2
1
Chương 39 - Plastic và các sản phẩm bằng plastic
39.01
Polyme từ etylen, dạng nguyên sinh.
3901.10
- Polyetylen có trọng lượng riêng dưới 0,94:
- - Dạng lỏng hoặc dạng nhão:
3901.10.12
- - - Polyetylen cấu trúc thẳng có nhánh ngắn tỷ trọng thấp (LLDPE)
3
3
3
3901.10.19
- - - Loại khác
3
3
3
- - Loại khác:
3901.10.92
- - - Polyetylen cấu trúc thẳng có nhánh ngắn tỷ trọng thấp (LLDPE)
3
3
3
3901.10.99
- - - Loại khác
3
3
3
3901.20.00
- Polyetylen có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên
3
3
3
3901.30.00
- Copolyme etylen-vinyl axetat
3
3
3
3901.90
- Loại khác:
3901.90.40
- - Dạng phân tán
3
3
3
3901.90.90
- - Loại khác
3
3
3
39.02
Polyme từ propylen hoặc từ các olefin khác, dạng nguyên sinh.
3902.10
- Polypropylen:
3902.10.30
- - Dạng phân tán
3
3
3
3902.10.90
- - Loại khác
3
3
3
3902.20.00
- Polyisobutylen
3
3
3
3902.30
- Copolyme propylen:
3902.30.30
- - Dạng lỏng hoặc dạng nhão
3
3
3
3902.30.90
- - Loại khác
3
3
3
3902.90
- Loại khác:
3902.90.10
- - Polypropylen đã clo hóa dùng để sản xuất mực in
3
3
3
3902.90.90
- - Loại khác
3
3
3
39.03
Polyme từ styren, dạng nguyên sinh.
- Polystyren:
3903.11
- - Loại giãn nở được:
3903.11.10
- - - Dạng hạt
2
2
1
3903.11.90
- - - Dạng khác
5
4
3
3903.19
- - Loại khác:
3903.19.10
- - - Dạng phân tán
5
4
3
- - - Dạng hạt:
3903.19.21
- - - - Polystyren loại chịu tác động cao (HIPS)
2
2
1
3903.19.29
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Loại khác:
3903.19.91
- - - - Polystyren Loại chịu tác động cao (HIPS)
5
4
3
3903.19.99
- - - - Loại khác
5
4
3
3903.20
- Copolyme styren-acrylonitril (SAN):
3903.20.40
- - Dạng phân tán trong môi trường nước
*
*
*
3903.20.50
- - Dạng phân tán trong môi trường không chứa nước
*
*
*
3903.20.90
- - Loại khác
*
*
*
3903.30
- Copolyme acrylonitril-butadien-styren (ABS):
3903.30.40
- - Dạng phân tán trong môi trường nước
*
*
*
3903.30.50
- - Dạng phân tán trong môi trường không chứa nước
*
*
*
3903.30.60
- - Dạng hạt
*
*
*
3903.30.90
- - Loại khác
*
*
*
3903.90
- Loại khác:
3903.90.30
- - Dạng phân tán
*
*
*
- - Loại khác:
3903.90.91
- - - Polystyren loại chịu tác động cao (HIPS)
*
*
*
3903.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
39.04
Polyme từ vinyl clorua hoặc từ olefin đã halogen hóa khác, dạng nguyên sinh.
3904.10
- Poly (vinyl clorua), chưa pha trộn với bất kỳ chất nào khác:
3904.10.10
- - Polyme đồng nhất, sản xuất theo công nghệ huyền phù
*
*
*
- - Loại khác:
3904.10.91
- - - Dạng hạt
*
*
*
3904.10.92
- - - Dạng bột
*
*
*
3904.10.99
- - - Loại khác
*
*
*
- Poly (vinyl clorua) khác:
3904.21
- - Chưa hóa dẻo:
3904.21.10
- - - Dạng hạt
*
*
*
3904.21.20
- - - Dạng bột
*
*
*
3904.21.90
- - - Loại khác
*
*
*
3904.22
- - Đã hóa dẻo:
3904.22.10
- - - Dạng phân tán
*
*
*
3904.22.20
- - - Dạng hạt
*
*
*
3904.22.30
- - - Dạng bột
*
*
*
3904.22.90
- - - Loại khác
*
*
*
3904.30
- Copolyme vinyl clorua-vinyl axetat:
3904.30.10
- - Dạng hạt
7
7
7
3904.30.20
- - Dạng bột
3
3
3
3904.30.90
- - Loại khác
7
7
7
3904.40
- Copolyme vinyl clorua khác:
3904.40.10
- - Dạng hạt
7
7
7
3904.40.20
- - Dạng bột
3
3
3
3904.40.90
- - Loại khác
7
7
7
3904.50
- Polyme vinyliden clorua:
3904.50.40
- - Dạng phân tán
7
7
7
3904.50.50
- - Dạng hạt
7
7
7
3904.50.60
- - Dạng bột
3
3
3
3904.50.90
- - Loại khác
7
7
7
- Fluoro-polyme:
3904.61
- - Polytetrafloroetylen:
3904.61.10
- - - Dạng hạt
7
7
7
3904.61.20
- - - Dạng bột
3
3
3
3904.61.90
- - - Loại khác
7
7
7
3904.69
- - Loại khác:
3904.69.30
- - - Dạng phân tán
7
7
7
3904.69.40
- - - Dạng hạt
7
7
7
3904.69.50
- - - Dạng bột
3
3
3
3904.69.90
- - - Loại khác
7
7
7
3904.90
- Loại khác:
3904.90.30
- - Dạng phân tán
7
7
7
3904.90.40
- - Dạng hạt
7
7
7
3904.90.50
- - Dạng bột
3
3
3
3904.90.90
- - Loại khác
7
7
7
39.05
Polyme từ vinyl axetat hay từ các vinyl este khác, dạng nguyên sinh; các polyme vinyl khác ở dạng nguyên sinh.
- Poly (vinyl axetat):
3905.12.00
- - Dạng phân tán trong môi trường nước
*
*
*
3905.19
- - Loại khác:
3905.19.10
- - - Dạng lỏng hoặc dạng nhão
7
7
7
3905.19.90
- - - Loại khác
7
7
7
- Copolyme vinyl axetat:
3905.21.00
- - Dạng phân tán trong môi trường nước
*
*
*
3905.29.00
- - Loại khác
5
4
3
3905.30
- Poly (vinyl alcohol), có hoặc không chứa các nhóm axetat chưa thủy phân:
3905.30.10
- - Dạng phân tán
5
4
3
3905.30.90
- - Loại khác
5
4
3
- Loại khác:
3905.91
- - Copolyme:
3905.91.10
- - - Dạng phân tán
5
4
3
3905.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
3905.99
- - Loại khác:
3905.99.10
- - - Dạng phân tán trong môi trường nước
*
*
*
3905.99.20
- - - Dạng phân tán trong môi trường không chứa nước
*
*
*
3905.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
39.06
Polyme acrylic dạng nguyên sinh.
3906.10
- Poly (metyl metacrylat):
3906.10.10
- - Dạng phân tán
*
*
*
3906.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3906.90
- Loại khác:
3906.90.20
- - Dạng phân tán
*
*
*
- - Loại khác:
3906.90.92
- - - Natri polyacrylat
*
*
*
3906.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
39.07
Polyaxetal, polyete khác và nhựa epoxit, dạng nguyên sinh; polycarbonat, nhựa alkyd, este polyallyl và các polyeste khác, dạng nguyên sinh.
3907.10.00
- Polyaxetal
3
3
3
3907.20
- Polyete khác:
3907.20.10
- - Polytetrametylen ete glycol
3
3
3
3907.20.90
- - Loại khác
3
3
3
3907.30
- Nhựa epoxit:
3907.30.20
- - Loại dùng để phủ, dạng bột
3
3
3
3907.30.30
- - Dạng lỏng hoặc dạng nhão
3
3
3
3907.30.90
- - Loại khác
3
3
3
3907.40.00
- Polycarbonat
3
3
3
3907.50
- Nhựa alkyd:
3907.50.10
- - Dạng lỏng hoặc dạng nhão
3
3
3
3907.50.90
- - Loại khác
3
3
3
3907.60
- Poly (etylen terephthalat):
3907.60.10
- - Dạng phân tán
3
3
3
3907.60.20
- - Dạng hạt
3
3
3
3907.60.90
- - Loại khác
3
3
3
3907.70.00
- Poly (axit lactic)
3
3
3
- Polyeste khác:
3907.91
- - Chưa no:
3907.91.20
- - - Dạng mảnh vỡ
3
3
3
3907.91.30
- - - Dạng lỏng hoặc dạng nhão
3
3
3
3907.91.90
- - - Loại khác
3
3
3
3907.99
- - Loại khác:
3907.99.40
- - - Loại dùng để phủ, dạng bột
3
3
3
3907.99.90
- - - Loại khác
3
3
3
39.08
Polyamide dạng nguyên sinh.
3908.10
- Polyamide-6, -11, -12, -6,6, -6,9, -6,10 hoặc -6,12:
3908.10.10
- - Polyamide-6
3
3
3
3908.10.90
- - Loại khác
3
3
3
3908.90.00
- Loại khác
3
3
3
39.09
Nhựa amino, nhựa phenolic và polyurethan, dạng nguyên sinh.
3909.10
- Nhựa ure; nhựa thioure:
3909.10.10
- - Hợp chất dùng để đúc
3
3
3
3909.10.90
- - Loại khác
3
3
3
3909.20
- Nhựa melamin:
3909.20.10
- - Hợp chất dùng để đúc
3
3
3
3909.20.90
- - Loại khác
3
3
3
3909.30
- Nhựa amino khác:
3909.30.10
- - Hợp chất dùng để đúc
3
3
3
- - Loại khác:
3909.30.91
- - - Nhựa glyoxal monourein
3
3
3
3909.30.99
- - - Loại khác
3
3
3
3909.40
- Nhựa phenolic:
3909.40.10
- - Hợp chất dùng để đúc trừ phenol formaldehyt
3
3
2
3909.40.90
- - Loại khác
3
3
2
3909.50.00
- Polyurethan
3
3
3
39.10
Silicon dạng nguyên sinh.
3910.00.20
- Dạng phân tán hoặc dạng hòa tan
3
3
3
3910.00.90
- Loại khác
3
3
3
39.11
Nhựa từ dầu mỏ, nhựa cumaron-inden, polyterpen, polysulphua, polysulphon và các sản phẩm khác đã nêu trong Chú giải 3 của Chương này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, dạng nguyên sinh.
3911.10.00
- Nhựa từ dầu mỏ, nhựa cumaron, nhựa inden hoặc nhựa cumaron-inden và polyterpen
3
3
3
3911.90.00
- Loại khác
3
3
3
39.12
Xenlulo và các dẫn xuất hóa học của nó, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, dạng nguyên sinh.
- Axetat xenlulo:
3912.11.00
- - Chưa hóa dẻo
3
3
3
3912.12.00
- - Đã hóa dẻo
3
3
3
3912.20
- Nitrat xenlulo (bao gồm cả dung dịch dạng keo):
- - Chưa hóa dẻo:
3912.20.11
- - - Nitroxenlulo bán hoàn thiện đã ngâm nước
3
3
3
3912.20.19
- - - Loại khác
3
3
3
3912.20.20
- - Đã hóa dẻo
3
3
3
- Ete xenlulo:
3912.31.00
- - Carboxymethylcellulose và muối của nó
3
3
3
3912.39.00
- - Loại khác
3
3
3
3912.90
- Loại khác:
3912.90.20
- - Dạng hạt
3
3
3
3912.90.90
- - Loại khác
3
3
3
39.13
Polyme tự nhiên (ví dụ, axit alginic) và các polyme tự nhiên đã biến đổi (ví dụ, protein đã làm cứng, các dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, dạng nguyên sinh.
3913.10.00
- Axit alginic, các muối và este của nó
3
3
2
3913.90
- Loại khác:
3913.90.10
- - Protein đã làm cứng
3
3
2
3913.90.20
- - Các dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên
3
3
2
3913.90.30
- - Polyme từ tinh bột
3
3
2
3913.90.90
- - Loại khác
3
3
2
3914.00.00
Chất trao đổi ion làm từ các polyme thuộc các nhóm từ 39.01 đến 39.13, dạng nguyên sinh.
3
3
2
39.15
Phế liệu, phế thải và mẩu vụn, của plastic.
3915.10
- Từ polyme etylen:
3915.10.10
- - Dạng xốp, không cứng
5
4
3
3915.10.90
- - Loại khác
5
4
3
3915.20
- Từ polyme styren:
3915.20.10
- - Dạng xốp, không cứng
5
4
3
3915.20.90
- - Loại khác
5
4
3
3915.30
- Từ polyme vinyl clorua:
3915.30.10
- - Dạng xốp, không cứng
5
4
3
3915.30.90
- - Loại khác
5
4
3
3915.90.00
- Từ plastic khác
5
4
3
39.16
Plastic dạng sợi monofilament có kích thước mặt cắt ngang bất kỳ trên 1 mm, dạng thanh, que và các dạng hình, đã hoặc chưa gia công bề mặt, nhưng chưa gia công cách khác.
3916.10
- Từ polyme etylen:
3916.10.10
- - Sợi monofilament
5
4
3
3916.10.20
- - Dạng thanh, que và các dạng hình
5
4
3
3916.20
-
Từ polyme vinyl clorua:
3916.20.10
- - Sợi monofilament
5
4
3
3916.20.20
- - Dạng thanh, que và các dạng hình
5
4
3
3916.90
-
Từ plastic khác:
- - Từ protein đã làm cứng:
3916.90.41
- - - Sợi monofilament
5
4
3
3916.90.49
- - - Loại khác
5
4
3
3916.90.50
- - Từ sợi lưu hóa
5
4
3
3916.90.60
- - Từ các dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên
5
4
3
- - Loại khác:
3916.90.91
- - - Sợi monofilament
5
4
3
3916.90.99
- - - Loại khác
5
4
3
39.17
Các loại ống, ống dẫn và ống vòi, và các phụ kiện dùng để ghép nối chúng (ví dụ, các đoạn nối, khuỷu, vành đệm), bằng plastic.
3917.10
- Ruột nhân tạo (vỏ xúc xích) bằng protein đã làm cứng hoặc bằng chất liệu xenlulo:
3917.10.10
- - Từ protein đã được làm cứng
5
4
3
3917.10.90
- - Loại khác
5
4
3
- Ống, ống dẫn và ống vòi, loại cứng:
3917.21.00
- - Bằng polyme etylen
*
*
*
3917.22.00
- - Bằng polyme propylen
7,5
7,5
5
3917.23.00
- - Bằng polyme vinyl clorua
*
*
*
3917.29.00
- - Bằng plastic khác
*
*
*
- Ống, ống dẫn và ống vòi khác:
3917.31.00
- - Ống, ống dẫn và ống vòi, loại mềm, có áp suất bục tối thiểu là 27,6 MPa
*
*
*
3917.32
- - Loại khác, chưa gia cố hoặc kết hợp với chất liệu khác, không kèm các phụ kiện:
3917.32.10
- - - Vỏ xúc xích hoặc vỏ giăm bông
*
*
*
3917.32.90
- - - Loại khác
*
*
*
3917.33.00
- - Loại khác, chưa gia cố hoặc kết hợp với chất liệu khác, có kèm các phụ kiện
*
*
*
3917.39.00
- - Loại khác
*
*
*
3917.40.00
- Các phụ kiện
13
12
12
39.18
Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm ốp tường hoặc ốp trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này.
3918.10
- Từ polyme vinyl clorua:
- - Tấm trải sàn:
3918.10.11
- - - Dạng tấm rời để ghép
*
*
*
3918.10.19
- - - Loại khác
*
*
*
3918.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3918.90
- Từ plastic khác:
- - Tấm trải sàn:
3918.90.11
- - - Dạng tấm rời để ghép, bằng polyetylen
*
*
*
3918.90.13
- - - Loại khác, bằng polyetylen
*
*
*
3918.90.14
- - - Từ dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên
*
*
*
3918.90.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
3918.90.91
- - - Bằng polyetylen
*
*
*
3918.90.92
- - - Bằng dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên
*
*
*
3918.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
39.19
Tấm, phiến, màng, lá, băng, dải vả các hình dạng phẳng khác tự dính, bằng plastic, có hoặc không ở dạng cuộn.
3919.10
- Ở dạng cuộn có chiều rộng không quá 20 cm:
3919.10.10
- - Bằng polyme vinyl clorua
*
*
*
3919.10.20
- - Bằng polyetylen
*
*
*
3919.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3919.90
- Loại khác:
3919.90.10
- - Bằng polyme vinyl clorua
6
5
5
3919.90.20
- - Bằng protein đã được làm cứng
6
5
5
3919.90.90
- - Loại khác
6
5
5
39.20
Tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic, không xốp và chưa được gia cố, chưa gắn lớp mặt, chưa được bổ trợ hoặc chưa được kết hợp tương tự với các vật liệu khác.
3920.10.00
- Từ polyme etylen
5
4
3
3920.20
- Từ polyme propylen:
3920.20.10
- - Màng polypropylen định hướng hai chiều (BOPP)
*
*
*
3920.20.90
- - Loại khác
*
*
*
3920.30
- Từ polyme styren:
3920.30.10
- - Loại được sử dụng như chất kết dính bằng cách làm nóng chảy
5
4
3
3920.30.20
- - Tấm Acrylonitril butadien styren (ABS) sử dụng trong sản xuất tủ lạnh
5
4
3
3920.30.90
- - Loại khác
5
4
3
- Từ polyme vinyl clorua:
3920.43.00
- - Có hàm lượng chất hóa dẻo không dưới 6% tính theo trọng lượng
*
*
*
3920.49.00
- - Loại khác
5
4
3
- Từ polyme acrylic:
3920.51.00
- - Từ poly(metyl metacrylat)
5
4
3
3920.59.00
- - Loại khác
5
4
3
- Từ polycarbonat, nhựa alkyd, este polyallyl hoặc polyeste khác:
3920.61
- - Từ polycarbonat:
3920.61.10
- - - Dạng tấm và phiến
5
4
3
3920.61.90
- - - Loại khác
5
4
3
3920.62.00
- - Từ poly (etylen terephtalat)
5
4
3
3920.63.00
- - Từ polyeste chưa no
5
4
3
3920.69.00
- - Từ polyeste khác
5
4
3
- Từ xenlulo hoặc các dẫn xuất hóa học của nó:
3920.71
- - Từ xenlulo tái sinh:
3920.71.10
- - - Màng xenlophan
5
4
3
3920.71.90
- - - Loại khác
5
4
3
3920.73.00
- - Từ xenlulo axetat
5
4
3
3920.79
- - Từ các dẫn xuất xenlulo khác:
3920.79.10
- - - Từ nitrocellulose (thuốc nổ bông)
5
4
3
3920.79.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Từ plastic khác:
3920.91
- - Từ poly(vinyl butyral):
3920.91.10
- - - Màng dùng làm kính an toàn, độ đày trên 0,38 mm nhưng không quá 0,76 mm, và chiều rộng không quá 2 m
5
4
3
3920.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
3920.92
- - Từ polyamit:
3920.92.10
- - - Từ polyamit-6
5
4
3
3920.92.90
- - - Loại khác
5
4
3
3920.93.00
- - Từ nhựa amino
5
4
3
3920.94
- - Từ nhựa phenolic:
3920.94.10
- - - Dạng tấm phenol formaldehyt (bakelit)
5
4
3
3920.94.90
- - - Loại khác
5
4
3
3920.99
- - Từ plastic khác:
3920.99.10
- - - Từ protein đã làm cứng hoặc dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên
5
4
3
3920.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
39.21
Tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic.
- Loại xốp:
3921.11
- - Từ polyme styren:
3921.11.20
- - - Loại cứng
5
4
3
3921.11.90
- - - Loại khác
5
4
3
3921.12.00
- - Từ polyme vinyl clorua
5
4
3
3921.13
- - Từ polyurethan:
3921.13.10
- - - Loại cứng
5
4
3
3921.13.90
- - - Loại khác
5
4
3
3921.14
- - Từ xenlulo tái sinh:
3921.14.20
- - - Loại cứng
5
4
3
3921.14.90
- - - Loại khác
5
4
3
3921.19
- - Từ plastic khác:
3921.19.20
- - - Loại cứng
5
4
3
3921.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
3921.90
- Loại khác:
3921.90.10
- - Từ sợi lưu hóa
8,5
8,5
8,5
3921.90.20
- - Từ protein đã làm cứng
8,5
8,5
8,5
3921.90.30
- - Từ các dẫn xuất hóa học của cao su tự nhiên
8,5
8,5
8,5
3921.90.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
39.22
Bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bồn rửa, chậu rửa, bệ rửa, bệ và nắp xí bệt, bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự, bằng plastic.
3922.10
- Bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bồn rửa vả chậu rửa:
3922.10.10
- - Bồn tắm
*
*
*
3922.10.90
- - Loại khác
*
*
*
3922.20.00
- Bệ và nắp xí bệt
*
*
*
3922.90
- Loại khác:
- - Bệ rửa, bình xả nước và bệ tiểu:
3922.90.11
- - - Bộ phận của bình xả nước
*
*
*
3922.90.12
- - - Bình xả nước đã lắp sẵn các bộ phận
*
*
*
3922.90.19
- - - Loại khác
*
*
*
3922.90.90
- - Loại khác
*
*
*
39.23
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác, bằng plastic.
3923.10
- Hộp, hòm, thùng thưa và các loại tương tự:
3923.10.10
- - Hộp đựng phim, băng từ và đĩa quang
7,5
7,5
5
3923.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Bao và túi (kể cả loại hình nón):
3923.21
- - Từ polyme etylen:
- - - Túi vô trùng được gia cố bằng lá nhôm (trừ túi đáy nở-retort):
3923.21.11
- - - - Có chiều rộng từ 315 mm trở lên và có chiều dài từ 410 mm trở lên, gắn với nắp đệm kín
12,5
10
7,5
3923.21.19
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - - Loại khác:
3923.21.91
- - - - Túi vô trùng không được gia cố bằng lá nhôm (trừ túi đáy nở-retort), chiều rộng từ 315 mm trở lên và chiều dài từ 410 mm trở lên, gắn với nắp đệm kín
12,5
10
7,5
3923.21.99
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
3923.29
- - Từ plastic khác:
3923.29.10
- - - Túi vô trùng đã hoặc chưa gia cố bằng lá nhôm (trừ túi đáy nở-retort), chiều rộng từ 315 mm trở lên và chiều dài từ 410 mm trở lên, gắn với nắp đệm kín
12,5
10
7,5
3923.29.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
3923.30
- Bình, chai, lọ, bình thót cổ và các sản phẩm tương tự:
3923.30.20
- - Bình chứa nhiên liệu nhiều lớp được gia cố bằng sợi thủy tinh
12,5
10
7,5
3923.30.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
3923.40
- Suốt chỉ, ống chỉ, lõi và các vật phẩm tương tự:
3923.40.10
- - Loại phù hợp sử dụng với máy móc thuộc nhóm 84.44, 84.45 hoặc 84.48
3
3
2
3923.40.90
- - Loại khác
3
3
2
3923.50.00
- Nút, nắp, mũ van và các nút đậy khác
12,5
10
7,5
3923.90
- Loại khác:
3923.90.10
- - Tuýp để đựng kem đánh răng
6
5
5
3923.90.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
39.24
Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm gia dụng khác và các sản phẩm phục vụ vệ sinh, bằng plastic.
3924.10.00
- Bộ đồ ăn và bộ đồ dùng nhà bếp
*
*
*
3924.90
- Loại khác:
3924.90.10
- - Bô để giường bệnh, bô đi tiểu (loại xách tay được) hoặc bô để phòng ngủ
35,5
35
34
3924.90.90
- - Loại khác
35,5
35
34
39.25
Đồ vật bằng plastic dùng trong xây Iắp, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3925.10.00
- Thùng chứa, bể và các loại đồ chứa đựng tương tự, dung tích trên 300 lít
35,5
35
34
3925.20.00
- Cửa ra vào, cửa sổ và khung của chúng và ngưỡng cửa ra vào
*
*
*
3925.30.00
- Cửa chớp, mành che (kể cả mành chớp lật), các sản phẩm tương tự và các bộ phận của nó
*
*
*
3925.90.00
- Loại khác
*
*
*
39.26
Các sản phẩm khác bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 39.01 đến 39.14.
3926.10.00
- Đồ dùng trong văn phòng hoặc trường học
17,5
15
10
3926.20
- Hàng may mặc và đồ phụ trợ may mặc (kể cả găng tay, găng hở ngón và găng bao tay):
3926.20.60
- - Hàng may mặc dùng để phòng hóa, phóng xạ hoặc lửa
13
12
12
3926.20.90
- - Loại khác
22,5
20
15
3926.30.00
- Phụ kiện lắp vào đồ nội thất, trên thân xe (coachwork) hoặc các loại tương tự
*
*
*
3926.40.00
- Tượng nhỏ và các đồ trang trí khác
17,5
15
10
3926.90
- Loại khác:
3926.90.10
- - Phao cho lưới đánh cá
26,5
26
25,5
3926.90.20
- - Quạt và màn che kéo bằng tay, khung và tay cầm, quai kèm theo, và các bộ phận của chúng
26,5
26
25,5
- - Các sản phẩm vệ sinh, y tế và phẫu thuật:
3926.90.32
- - - Khuôn plastic lấy dấu răng
17,5
17,5
17
3926.90.39
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - Các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ:
3926.90.41
- - - Lá chắn bảo vệ của cảnh sát
5,5
5,5
5,5
3926.90.42
- - - Mặt nạ bảo hộ và các vật phẩm tương tự sử dụng khi hàn và trong các công việc tương tự
17,5
17,5
17
3926.90.44
- - - Đệm cứu sinh dùng để bảo vệ người ngã từ trên cao xuống
17,5
17,5
17
3926.90.49
- - - Loại khác
5,5
5,5
5,5
- - Các sản phẩm dùng cho công nghiệp:
3926.90.53
- - - Băng truyền hoặc băng tải hoặc dây curoa
17,5
17,5
17
3926.90.55
- - - Móc hình chữ J hoặc khối chùm bằng plastic dùng cho ngòi nổ, kíp nổ
17,5
17,5
17
3926.90.59
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
3926.90.60
- - Dụng cụ cho gia cầm ăn
17,5
17,5
17
3926.90.70
- - Miếng đệm cho các sản phẩm may mặc hoặc các đồ phụ trợ của quần áo
17,5
17,5
17
- - Tấm thẻ để trình bày đồ nữ trang hoặc những đồ vật nhỏ để trang điểm cá nhân; chuỗi hạt; phom giày:
3926.90.81
- - - Khuôn (phom) giày
13
13
12,5
3926.90.82
- - - Chuỗi hạt cầu nguyện
17,5
17,5
17
3926.90.89
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - Loại khác:
3926.90.91
- - - Loại dùng để chứa ngũ cốc
26,5
26
25,5
3926.90.92
- - - Vỏ viên nhộng loại dùng để làm thuốc
26,5
26
25,5
3926.90.99
- - - Loại khác:
3926.90.99.10
- - - - Núm vú, khung ngực (breastshell), tấm chắn núm vú, phễu vắt sữa bằng tay
17,5
17,5
17
3926.90.99.10
- - - - Loại khác
17,5
17,5
17
Chương 40 - Cao su và các sản phẩm bằng cao su
40.01
Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải.
4001.10
- Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa:
- - Chứa trên 0,5% hàm lượng amoniac tính theo thể tích:
4001.10.11
- - - Được cô đặc bằng ly tâm
2
2
1
4001.10.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Chứa không quá 0,5% hàm lượng amoniac tính theo thể tích:
4001.10.21
- - - Được cô đặc bằng ly tâm
2
2
1
4001.10.29
- - - Loại khác
2
2
1
- Cao su tự nhiên ở dạng khác:
4001.21
- - Tờ cao su xông khói:
4001.21.10
- - - RSS hạng 1
2
2
1
4001.21.20
- - - RSS hạng 2
2
2
1
4001.21.30
- - - RSS hạng 3
2
2
1
4001.21.40
- - - RSS hạng 4
2
2
1
4001.21.50
- - - RSS hạng 5
2
2
1
4001.21.90
- - - Loại khác
2
2
1
4001.22
- - Cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật (TSNR):
4001.22.10
- - - TSNR 10
2
2
1
4001.22.20
- - - TSNR 20
2
2
1
4001.22.30
- - - TSNR L
2
2
1
4001.22.40
- - - TSNR CV
2
2
1
4001.22.50
- - - TSNR GP
2
2
1
4001.22.90
- - - Loại khác
2
2
1
4001.29
- - Loại khác:
4001.29.10
- - - Cao su dạng tờ được làm khô bằng không khí
2
2
1
4001.29.20
- - - Crếp từ mủ cao su
2
2
1
4001.29.30
- - - Crếp làm đế giầy
2
2
1
4001.29.40
- - - Crếp tái chế, kể cả vỏ crếp làm từ mẩu cao su vụn
2
2
1
4001.29.50
- - - Crếp loại khác
2
2
1
4001.29.60
- - - Cao su chế biến cao cấp
2
2
1
4001.29.70
- - - Váng cao su
2
2
1
4001.29.80
- - - Loại tận thu (trên cây, dưới đất hoặc loại đã hun khói) và phần thừa lại trên cốc
2
2
1
- - - Loại khác:
4001.29.91
- - - - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4001.29.99
- - - - Loại khác
2
2
1
4001.30
- Nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tương tự:
- - Jelutong:
4001.30.11
- - - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4001.30.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Loại khác:
4001.30.91
- - - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4001.30.99
- - - Loại khác
2
2
1
40.02
Cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải; hỗn hợp của một sản phẩm bất kỳ của nhóm 40.01 với một sản phẩm bất kỳ của nhóm này, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải.
- Cao su styren-butadien (SBR); cao su styren-butadien đã được carboxyl hóa (XSBR):
4002.11.00
- - Dạng Iatex (dạng mủ cao su)
2
2
1
4002.19
- - Loại khác:
4002.19.10
- - - Dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải chưa lưu hóa, chưa pha trộn
2
2
1
4002.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
4002.20
- Cao su butadien (BR):
4002.20.10
- - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4002.20.90
- - Loại khác
2
2
1
- Cao su isobuten-isopren (butyl) (IIR); cao su halo- isobuten-isopren (CIIR hoặc BIIR):
4002.31
- - Cao su isobuten-isopren (butyl) (IIR):
4002.31.10
- Dạng tấm, tờ hoặc dải chưa lưu hóa, chưa pha trộn
2
2
1
4002.31.90
- - - Loại khác
2
2
1
4002.39
- - Loại khác:
4002.39.10
- - - Dạng tấm, tờ hoặc dải chưa lưu hóa, chưa pha trộn
2
2
1
4002.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Cao su clopren (clobutadien) (CR):
4002.41.00
- - Dạng latex (dạng mủ cao su)
2
2
1
4002.49
- - Loại khác:
4002.49.10
- - - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4002.49.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Cao su acrylonitril-butadien (NBR):
4002.51.00
- - Dạng latex (dạng mủ cao su)
2
2
1
4002.59
- - Loại khác:
4002.59.10
- - - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4002.59.90
- - - Loại khác
2
2
1
4002.60
- Cao su isopren (IR):
4002.60.10
- - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4002.60.90
- - Loại khác
2
2
1
4002.70
- Cao su diene chưa liên hợp- etylen- propylen (EPDM):
4002.70.10
- - Dạng nguyên sinh
2
2
1
4002.70.90
- - Loại khác
2
2
1
4002.80
- Hỗn hợp của sản phẩm bất kỳ thuộc nhóm 40.01 với sản phẩm bất kỳ của nhóm này:
4002.80.10
- - Hỗn hợp mủ cao su tự nhiên với mủ cao su tổng hợp
2
2
1
4002.80.90
- - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
4002.91.00
- - Dạng latex (dạng mủ cao su)
2
2
1
4002.99
- - Loại khác:
4002.99.20
- - - Dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải chưa lưu hóa, chưa pha trộn
2
2
1
4002.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
4003.00.00
Cao su tái sinh ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải.
2
2
1
4004.00.00
Phế liệu, phế thải và mảnh vụn từ cao su (trừ cao su cứng) và bột và hạt thu được từ chúng.
2
2
1
40.05
Cao su hỗn hợp, chưa lưu hóa, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải.
4005.10
- Hỗn hợp với muội carbon hoặc silica:
4005.10.10
- - Của keo tự nhiên
5
4
3
4005.10.90
- - Loại khác
5
4
3
4005.20.00
- Dạng hòa tan; dạng phân tán trừ các sản phẩm thuộc phân nhóm 4005.10
5
4
3
- Loại khác:
4005.91
- - Dạng tấm, tờ và dải:
4005.91.10
- - - Của keo tự nhiên
5
4
3
4005.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
4005.99
- - Loại khác:
4005.99.10
- - - Dạng latex (dạng mủ cao su)
5
4
3
4005.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
40.06
Các dạng khác (ví dụ, thanh, ống và dạng hình) và các sản phẩm khác (ví dụ, đĩa và vòng), bằng cao su chưa lưu hóa.
4006.10.00
- Dải "camel-back" dùng để đắp lại lốp cao su
2
2
1
4006.90
- Loại khác:
4006.90.10
- - Của keo tự nhiên
2
2
1
4006.90.90
- - Loại khác
2
2
1
4007.00.00
Chỉ sợi và dây bện bằng cao su lưu hóa.
2
2
1
40.08
Tấm, tờ, dải, thanh và dạng hình, bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng.
- Từ cao su xốp:
4008.11
- - Dạng tấm, tờ và dải:
4008.11.10
- - - Chiều dày trên 5 mm, có một mặt được lót vải dệt
2
2
1
4008.11.20
- - - Loại khác, miếng, tấm ghép với nhau lát nền và ốp tường
2
2
1
4008.11.90
- - - Loại khác
2
2
1
4008.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Từ cao su không xốp:
4008.21
- - Dạng tấm, tờ và dải:
4008.21.10
- - - Chiều dày trên 5 mm, có một mặt được lót vải dệt
2
2
1
4008.21.20
- - - Loại khác, miếng, tấm ghép với nhau lát nền và ốp
tường
2
2
1
4008.21.90
- - - Loại khác
2
2
1
4008.29.00
- - Loại khác
2
2
1
40.09
Các loại ống, ống dẫn và ống vòi, bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, có hoặc không kèm theo các phụ kiện để ghép nối (ví dụ, các đoạn nối, khớp, khuỷu, vành đệm).
- Chưa gia cố hoặc kết hợp với các vật liệu khác:
4009.11.00
- - Không kèm phụ kiện ghép nối
2
2
1
4009.12
- - Có kèm phụ kiện ghép nối:
4009.12.10
- - - Ống hút và xả bùn dùng trong khai thác mỏ
2
2
1
4009.12.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Đã gia cố hoặc kết hợp duy nhất với kim loại:
4009.21
- - Không kèm phụ kiện ghép nối:
4009.21.10
- - - Ống hút và xả bùn dùng trong khai thác mỏ
2
2
1
4009.21.90
- - - Loại khác
2
2
1
4009.22
- - Có kèm phụ kiện ghép nối:
4009.22.10
- - - Ống hút và xả bùn dùng trong khai thác mỏ
2
2
1
4009.22.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Đã gia cố hoặc kết hợp duy nhất với vật liệu dệt:
4009.31
- - Không kèm phụ kiện ghép nối:
4009.31.10
- - - Ống hút và xả bùn dùng trong khai thác mỏ
2
2
1
- - - Loại khác:
4009.31.91
- - - - Ống dẫn nhiên liệu, ống dẫn nhiệt và ống dẫn nước, dùng cho xe gắn động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
2
2
1
4009.31.99
- - - - Loại khác
2
2
1
4009.32
- - Có kèm phụ kiện ghép nối:
4009.32.10
- - - Ống hút và xả bùn dùng trong khai thác mỏ
2
2
1
4009.32.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Đã gia cố hoặc kết hợp với vật liệu khác:
4009.41.00
- - Không kèm phụ kiện ghép nối
2
2
1
4009.42
- - Có kèm phụ kiện ghép nối:
4009.42.10
- - - Ống hút và xả bùn dùng trong khai thác mỏ
2
2
1
4009.42.90
- - - Loại khác
2
2
1
40.10
Băng tải hoặc đai tải băng truyền (dây cu roa) hoặc đai truyền, bằng cao su lưu hóa.
- Băng tải hoặc đai tải:
4010.11.00
- - Chỉ được gia cố bằng kim loại
2
2
1
4010.12.00
- - Chỉ được gia cố bằng vật liệu dệt
2
2
1
4010.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Băng truyền hoặc đai truyền:
4010.31.00
- - Băng truyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 60 cm đến 180 cm
6
5
5
4010.32.00
- - Băng truyền có mặt cắt hình thang (băng chữ V), trừ băng truyền có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 60 cm đến 180 cm
6
5
5
4010.33.00
- - Băng truyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 180 cm đến 240 cm
6
5
5
4010.34.00
- - Băng truyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), trừ băng truyền có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 180 cm đến 240 cm
6
5
5
4010.35.00
- - Băng truyền đồng bộ liên tục, có chu vi ngoài trên 60 cm đến 150 cm
2
2
1
4010.36.00
- - Băng truyền đồng bộ liên tục, có chu vi ngoài trên 150 cm đến 198 cm
2
2
1
4010.39.00
- - Loại khác
2
2
1
40.11
Lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng.
4011.10.00
- Loại sử dụng cho ô tô con (motor car) (kể cả loại ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua)
*
*
*
4011.20
- Loại dùng cho ô tô buýt hoặc ô tô vận tải:
4011.20.10
- - Chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4011.20.90
- - Loại khác
*
*
*
4011.30.00
- Loại sử dụng cho phương tiện bay
2
2
1
4011.40.00
- Loại dùng cho xe môtô
*
*
*
4011.50.00
- Loại dùng cho xe đạp
*
*
*
- Loại khác, có hoa lốp hình chữ chi hoặc tương tự:
4011.61
- - Loại dùng cho xe và máy nông nghiệp hoặc lâm nghiệp:
4011.61.10
- - - Loại dùng cho máy kéo nông nghiệp hoặc lâm nghiệp
thuộc nhóm 87.01 hoặc dùng cho máy nông nghiệp hoặc lâm nghiệp thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
7,5
7,5
5
4011.61.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4011.62
- - Loại dùng cho xe và máy xây dựng hoặc xếp dỡ công nghiệp và có kích thước vành không quá 61 cm:
4011.62.10
- - - Loại dùng cho máy kéo, máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30, xe nâng hàng hoặc xe và máy xếp dỡ công nghiệp khác
7,5
7,5
5
4011.62.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4011.63
- - Loại dùng cho xe và máy xây dựng hoặc xếp dỡ công nghiệp và có kích thước vành trên 61 cm:
4011.63.10
- - - Loại dùng cho máy kéo, máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30, xe nâng hàng hoặc xe và máy xếp dỡ công nghiệp khác
7,5
7,5
5
4011.63.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4011.69.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
4011.92
- - Loại dùng cho xe và máy nông nghiệp hoặc lâm nghiệp:
4011.92.10
- - - Loại dùng cho máy kéo, máy thuộc phân nhóm 84.29 hoặc 84.30 hoặc xe cút kít
7,5
7,5
5
4011.92.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4011.93
- - Loại dùng cho xe và máy xây dựng hoặc xếp dỡ công nghiệp và có kích thước vành không quá 61 cm:
4011.93.10
- - - Loại dùng cho máy kéo, máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30, xe nâng hàng hoặc xe và máy xếp dỡ công nghiệp khác
7,5
7,5
5
4011.93.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4011.94
- - Loại dùng cho xe và máy xây dựng hoặc xếp dỡ công nghiệp và có kích thước vành trên 61cm:
4011.94.10
- - - Loại dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
7,5
7,5
5
4011.94.20
- - - Loại dùng cho máy kéo, xe nâng hàng hoặc xe và máy xếp dỡ công nghiệp khác
7,5
7,5
5
4011.94.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4011.99
- - Loại khác:
4011.99.10
- - - Loại dùng cho xe thuộc Chương 87
*
*
*
4011.99.20
- - - Loại dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
4011.99.30
- - - Loại khác, có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
4011.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
40.12
Lốp bằng cao su loại bơm hơi đã qua sử dụng hoặc đắp lại; lốp đặc hoặc nửa đặc, hoa lốp và lót vành, bằng cao su.
- Lốp đắp lại:
4012.11.00
- - Loại sử dụng cho ô tô con (motor car) (kể cả loại ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua)
*
*
*
4012.12
- - Loại dùng cho ô tô buýt hoặc ô tô vận tải:
4012.12.10
- - - Chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4012.12.90
- - - Loại khác
*
*
*
4012.13.00
- - Loại sử dụng cho phương tiện bay
*
*
*
4012.19
- - Loại khác:
4012.19.10
- - - Loại dùng cho xe môtô
*
*
*
4012.19.20
- - - Loại dùng cho xe đạp
*
*
*
4012.19.30
- - - Loại dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
4012.19.40
- - - Loại dùng cho các xe khác thuộc Chương 87
*
*
*
4012.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
4012.20
- Lốp loại bơm hơi đã qua sử dụng:
4012.20.10
- - Loại sử dụng cho ô tô con (motor car) (kể cả loại ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua)
*
*
*
- - Loại dùng cho ô tô buýt hoặc ô tô vận tải:
4012.20.21
- - - Chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4012.20.29
- - - Loại khác
*
*
*
4012.20.30
- - Loại sử dụng cho phương tiện bay
*
*
*
4012.20.40
- - Loại dùng cho xe môtô
*
*
*
4012.20.50
- - Loại dùng cho xe đạp
*
*
*
4012.20.60
- - Loại dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
4012.20.70
- - Loại dùng cho các xe khác thuộc Chương 87
*
*
*
- - Loại khác:
4012.20.91
- - - Lốp trơn
*
*
*
4012.20.99
- - - Loại khác
*
*
*
4012.90
- Loại khác:
- - Lốp đặc:
4012.90.14
- - - Lốp đặc có đường kính ngoài trên 250 mm, chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4012.90.15
- - - Lốp đặc có đường kính ngoài trên 250 mm, chiều rộng trên 450 mm, dùng cho xe thuộc nhóm 87.09
*
*
*
4012.90.16
- - - Lốp đặc khác có đường kính ngoài trên 250 mm, chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
4012.90.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Lốp nửa đặc:
4012.90.21
- - - Có chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4012.90.22
- - - Có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
4012.90.70
- - Lốp có thể đắp lại hoa lốp chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4012.90.80
- - Lót vành
*
*
*
4012.90.90
- - Loại khác
*
*
*
40.13
Săm các loại, bằng cao su.
4013.10
- Loại dùng cho ô tô con (motor car) (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua), ô tô buýt hoặc ô tô tải:
- - Loại dùng cho ô tô con (motor car) (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua):
4013.10.11
- - - Dùng cho loại lốp có chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4013.10.19
- - - Dùng cho loại lốp có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
- - Loại dùng cho ô tô buýt hoặc ô tô tải:
4013.10.21
- - - Dùng cho loại lốp có chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4013.10.29
- - - Dùng cho loại lốp có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
4013.20.00
- Loại dùng cho xe đạp
*
*
*
4013.90
- Loại khác:
- - Loại dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30:
4013.90.11
- - - Phù hợp lắp cho loại lốp có chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4013.90.19
- - - Phù hợp lắp cho loại lốp có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
4013.90.20
- - Loại dùng cho xe môtô
*
*
*
- - Loại dùng cho các xe khác thuộc Chương 87:
4013.90.31
- - - Phù hợp lắp cho loại lốp có chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4013.90.39
- - - Phù hợp lắp cho loại lốp có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
4013.90.40
- - Loại sử dụng cho phương tiện bay
*
*
*
- - Loại khác:
4013.90.91
- - - Phù hợp lắp cho loại lốp có chiều rộng không quá 450 mm
*
*
*
4013.90.99
- - - Phù hợp lắp cho loại lốp có chiều rộng trên 450 mm
*
*
*
40.14
Sản phẩm vệ sinh hoặc y tế (kể cả núm vú cao su), bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, có hoặc không kèm theo các phụ kiện để ghép nối bằng cao su cứng.
4014.10.00
- Bao tránh thai
5
4
3
4014.90
- Loại khác:
4014.90.10
- - Núm vú của bình cho trẻ em ăn và các loại tương tự
5
4
3
4014.90.40
- - Nút chai dùng cho dược phẩm
*
*
*
4014.90.90
- - Loại khác
5
4
3
40.15
Sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc (kể cả găng tay, găng hở ngón và găng bao tay), dùng cho mọi mục đích, bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng.
- Găng tay, găng tay hở ngón và găng bao tay:
4015.11.00
- - Dùng trong phẫu thuật
7,5
7,5
5
4015.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
4015.90
- Loại khác:
4015.90.10
- - Tạp dề chì để chống phóng xạ
5
4
3
4015.90.20
- - Trang phục lặn
7,5
7,5
5
4015.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
40.16
Các sản phẩm khác bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng.
4016.10
- Bằng cao su xốp:
4016.10.10
- - Miếng đệm cho các sản phẩm may mặc hoặc các đồ phụ trợ của quần áo
*
*
*
4016.10.20
- - Tấm, miếng ghép để trải nền và ốp tường
*
*
*
4016.10.90
- - Loại khác
*
*
*
- Loại khác:
4016.91
- - Tấm phủ sàn và tấm (đệm) trải sàn (mat):
4016.91.10
- - - Tấm đệm (mat)
17,5
15
10
4016.91.20
- - - Dạng miếng ghép với nhau
17,5
15
10
4016.91.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
4016.92
- - Tẩy:
4016.92.10
- - - Đầu tẩy (eraser tips)
7,5
7,5
5
4016.92.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4016.93
- - Miếng đệm, vòng đệm và các miếng chèn khác:
4016.93.10
- - - Loại dùng để cách điện cho các chân tụ điện
2
2
1
4016.93.20
- - - Miếng đệm và vành khung tròn, loại dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
2
2
1
4016.93.90
- - - Loại khác
2
2
1
4016.94.00
- - Đệm chống va cho tàu thuyền hoặc ụ tàu, có hoặc không bơm phồng được
5
4
3
4016.95.00
- - Các sản phẩm có thể bơm phồng khác
5
4
3
4016.99
- - Loại khác:
- - - Bộ phận và phụ kiện dùng cho xe thuộc Chương 87:
4016.99.13
- - - - Viền cao su quanh kính cửa, dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
*
*
*
4016.99.14
- - - - Loại khác, dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04, 87.05 hoặc 87.11
*
*
*
4016.99.15
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.09, 87.13, 87.15 hoặc 87.16
*
*
*
4016.99.16
- - - - Chắn bùn xe đạp
*
*
*
4016.99.17
- - - - Bộ phận của xe đạp
*
*
*
4016.99.18
- - - - Phụ kiện khác của xe đạp
*
*
*
4016.99.19
- - - - Loại khác
*
*
*
4016.99.20
- - - Bộ phận và phụ kiện của dù xoay thuộc nhóm 88.04
*
*
*
4016.99.30
- - - Dải cao su
*
*
*
4016.99.40
- - - Miếng ghép với nhau để ốp tường
*
*
*
- - - Các sản phẩm khác sử dụng cho máy hoặc các thiết bị điện hoặc cơ khí, hoặc cho các mục đích kỹ thuật khác:
4016.99.51
- - - - Trục lăn cao su
*
*
*
4016.99.52
- - - - Cốt làm lốp (Tyre mould bladders)
*
*
*
4016.99.53
- - - - Nắp chụp cách điện
*
*
*
4016.99.54
- - - - Vòng và vỏ bọc bằng cao su sử dụng cho hệ thống dây
điện của ô tô
*
*
*
4016.99.59
- - - - Loại khác
*
*
*
4016.99.60
- - - Lót đường ray xe lửa (rail pad)
*
*
*
4016.99.70
- - - Loại chịu lực xây dựng kể cả lực cầu
*
*
*
- - - Loại khác:
4016.99.91
- - - - Khăn trải bàn
*
*
*
4016.99.99
- - - - Loại khác
*
*
*
40.17
Cao su cứng (ví dụ, ebonit) ở các dạng, kể cả phế liệu và phế thải; các sản phẩm bằng cao su cứng.
4017.00.10
- Miếng ghép với nhau để ốp tường và lát sàn
5
4
3
4017.00.20
- Các sản phẩm bằng cao su cứng khác
5
4
3
4017.00.90
- Loại khác
5
4
3
Chương 41 - Da sống (trừ da lông) và da thuộc
41.01
Da sống của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc động vật họ ngựa (tươi, hoặc muối, khô, ngâm vôi, axit hóa hoặc được bảo quản cách khác, nhưng chưa thuộc, chưa làm thành da giấy hoặc gia công thêm), đã hoặc chưa khử lông hoặc lạng xẻ.
4101.20
- Da sống nguyên con, trọng lượng da một con không quá 8 kg khi làm khô đơn giản, 10 kg khi muối khô, hoặc 16 kg ở dạng tươi, dạng muối ướt hoặc bảo quản cách khác:
4101.20.10
- - Đã được chuẩn bị để thuộc
0
0
0
4101.20.90
- - Loại khác
0
0
0
4101.50
- Da sống nguyên con, trọng lượng trên 16 kg:
4101.50.10
- - Đã được chuẩn bị để thuộc
0
0
0
4101.50.90
- - Loại khác
0
0
0
4101.90
- Loại khác, kể cả da mông, khuỷu và bụng:
4101.90.10
- - Đã được chuẩn bị để thuộc
0
0
0
4101.90.90
- - Loại khác
0
0
0
41.02
Da sống của cừu hoặc cừu non (tươi, hoặc muối, khô, ngâm vôi, axit hóa hoặc được bảo quản cách khác, nhưng chưa thuộc, chưa làm thành da giấy hoặc gia công thêm), có hoặc không còn lông hoặc lạng xẻ, trừ các loại đã ghi ở Chú giải 1(c) của Chương này.
4102.10.00
- Loại còn lông
0
0
0
- Loại không còn lông:
4102.21.00
- - Đã được axit hóa
0
0
0
4102.29
- - Loại khác:
4102.29.10
- - - Đã được chuẩn bị để thuộc
0
0
0
4102.29.90
- - - Loại khác
0
0
0
41.03
Da sống của loài động vật khác (tươi, hoặc muối, khô, ngâm vôi, axit hóa hoặc được bảo quản cách khác, nhưng chưa thuộc, chưa làm thành da giấy hoặc gia công thêm), đã hoặc chưa khử lông hoặc lạng xẻ, trừ các loại đã loại trừ trong Chú giải 1(b) hoặc 1(c) của Chương này.
4103.20
- Của loài bò sát:
4103.20.10
- - Đã được chuẩn bị để thuộc
0
0
0
4103.20.90
- - Loại khác
0
0
0
4103.30.00
- Của lợn
2
2
1
4103.90.00
- Loại khác
0
0
0
41.04
Da thuộc hoặc da mộc của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc loài ngựa, không có lông, đã hoặc chưa lạng xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
- Ở dạng ướt (kể cả xanh-ướt):
4104.11.00
- - Da cật, chưa xẻ; da váng có mặt cật (da lộn)
2
2
1
4104.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Ở dạng khô (mộc):
4104.41.00
- - Da cật, chưa xẻ; da váng có mặt cật (da lộn)
2
2
1
4104.49.00
- - Loại khác
2
2
1
41.05
Da thuộc hoặc da mộc của cừu hoặc cừu non, không có lông, đã hoặc chưa lạng xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
4105.10.00
- Ở dạng ướt (kể cả xanh-ướt)
2
2
1
4105.30.00
- Ở dạng khô (mộc)
2
2
1
41.06
Da thuộc hoặc da mộc của các loài động vật khác, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
- Của dê:
4106.21.00
- - Ở dạng ướt (kể cả xanh-ướt)
2
2
1
4106.22.00
- - Ở dạng khô (mộc)
2
2
1
- Của lợn:
4106.31.00
- - Ở dạng ướt (kể cả xanh-ướt)
2
2
1
4106.32.00
- - Ở dạng khô (mộc)
5
4
3
4106.40
- Của loài bò sát:
4106.40.10
- - Ở dạng ướt (kể cả xanh-ướt)
2
2
1
4106.40.20
- - Ở dạng khô (mộc)
2
2
1
- Loại khác:
4106.91.00
- - Ở dạng ướt (kể cả xanh-ướt)
2
2
1
4106.92.00
- - Ở dạng khô (mộc)
2
2
1
41.07
Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc của ngựa, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
- Da nguyên con:
4107.11.00
- - Da cật, chưa xẻ
5
4
3
4107.12.00
- - Da váng có mặt cật (da lộn)
5
4
3
4107.19.00
- - Loại khác
5
4
3
- Loại khác, kể cả nửa con:
4107.91.00
- - Da cật, chưa xẻ
5
4
3
4107.92.00
- - Da váng có mặt cật (da lộn)
5
4
3
4107.99.00
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
4112.00.00
Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của cừu hoặc cừu non, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
5
4
3
41.13
Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của các loài động vật khác, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
4113.10.00
- Của dê hoặc dê non
5
4
3
4113.20.00
- Của lợn
5
4
3
4113.30.00
- Của loài bò sát
5
4
3
4113.90.00
- Loại khác
8,5
8,5
8,5
41.14
Da thuộc dầu (kể cả da thuộc dầu kết hợp); da láng và da láng bằng màng mỏng được tạo trước; da nhũ kim loại.
4114.10.00
- Da thuộc dầu (kể cả da thuộc dầu kết hợp)
2
2
1
4114.20.00
- Da láng và da láng bằng màng mỏng được tạo trước; da nhũ kim loại
2
2
1
41.15
Da thuộc tổng hợp với thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc, dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn; da vụn và phế liệu khác từ da thuộc hoặc da tổng hợp, không phù hợp dùng cho sản xuất hàng da; bụi da và các loại bột da.
4115.10.00
- Da thuộc tổng hợp với thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc, dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn
2
2
1
4115.20.00
- Da vụn và phế liệu khác từ da thuộc hoặc da tổng hợp, không phù hợp dùng cho sản xuất hàng da; bụi da, các loại bột da
2
2
1
Chương 42 - Các sản phẩm bằng da thuộc; yên cương và bộ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ ruột con tằm)
4201.00.00
Yên cương và bộ yên cương dùng cho các loại động vật (kể cả dây kéo, dây dắt, miếng đệm đầu gối, đai hoặc rọ bịt mõm, vải lót yên, túi yên, áo chó và các loại tương tự), làm bằng vật liệu bất kỳ.
12,5
10
7,5
42.02
Hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi, cặp đeo vai cho học sinh, bao kính, bao ống nhòm, hộp camera, hộp nhạc cụ, bao súng, bao súng ngắn mắc vào yên ngựa và các loại đồ chứa tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ ăn hoặc đồ uống có phủ lớp cách, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ, xắc cốt, ví, túi đựng bản đồ, hộp đựng thuốc lá điếu, hộp đựng thuốc lá sợi, túi để dụng cụ, túi thể thao, túi đựng chai rượu, hộp đựng đồ trang sức, hộp đựng phấn, hộp đựng dao kéo và các loại túi hộp tương tự bằng đa thuộc hoặc da thuộc tổng hợp, bằng tấm plastic, bằng vật liệu dệt, bằng sợi lưu hóa hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy.
- Hòm, valy, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi, cặp đeo vai cho học sinh và các loại đồ chứa tương tự:
4202.11.00
- - Mặt ngoài bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp
17,5
15
10
4202.12
- - Mặt ngoài bằng plastic hoặc vật liệu dệt:
- - - Túi, cặp đeo vai cho học sinh:
4202.12.11
- - - - Mặt ngoài bằng sợi lưu hóa
17,5
15
10
4202.12.19
- - - - Loại khác
17,5
15
10
- - - Loại khác:
4202.12.91
- - - - Mặt ngoài bằng sợi lưu hóa
17,5
15
10
4202.12.99
- - - - Loại khác
17,5
15
10
4202.19
- - Loại khác:
4202.19.20
- - - Mặt ngoài bằng bìa
17,5
15
10
4202.19.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
- Túi xách tay, có hoặc không có quai đeo vai, kể cả loại không có tay cầm:
4202.21.00
- - Mặt ngoài bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp
35,5
35
34
4202.22.00
- - Mặt ngoài bằng plastic hoặc vật liệu dệt
35,5
35
34
4202.29.00
- - Loại khác
35,5
35
34
- Các đồ vật thuộc loại thường mang theo trong túi hoặc trong túi xách tay:
4202.31.00
- - Mặt ngoài bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp
17,5
15
10
4202.32.00
- - Mặt ngoài bằng tấm plastic hoặc vật liệu dệt
17,5
15
10
4202.39
- - Loại khác:
4202.39.10
- - - Bằng đồng
17,5
15
10
4202.39.20
- - - Bằng ni-ken
17,5
15
10
4202.39.30
- - - Bằng gỗ hoặc kẽm hoặc vật liệu được trạm khắc từ nguồn động vật hoặc thực vật hoặc khoáng vật
17,5
15
10
4202.39.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
- Loại khác:
4202.91
- - Mặt ngoài bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp:
- - - Túi đựng đồ thể thao:
4202.91.11
- - - - Túi đựng đồ Bowling
17,5
15
10
4202.91.19
- - - - Loại khác
17,5
15
10
4202.91.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
4202.92
- - Mặt ngoài bằng plastic hoặc vật liệu dệt:
4202.92.10
- - - Túi dùng trong nhà vệ sinh, làm bằng plastic
17,5
15
10
4202.92.20
- - - Túi đựng đồ Bowling
17,5
15
10
4202.92.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
4202.99
- - Loại khác:
4202.99.10
- - - Mặt ngoài bằng sợi lưu hóa hoặc bìa
17,5
15
10
4202.99.20
- - - Bằng đồng
17,5
15
10
4202.99.30
- - - Bằng ni-ken
17,5
15
10
4202.99.40
- - - Bằng kẽm hoặc vật liệu được trạm khắc từ nguồn động vật hoặc thực vật hoặc khoáng vật
17,5
15
10
4202.99.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
42.03
Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp.
4203.10.00
- Hàng may mặc
22,5
20
15
- Găng tay thường, găng tay hở ngón và găng tay bao:
4203.21.00
- - Thiết kế đặc biệt dùng cho thể thao
7,5
7,5
5
4203.29
- - Găng tay khác:
4203.29.10
- - - Găng tay bảo hộ lao động
22,5
20
15
4203.29.90
- - - Loại khác
22,5
20
15
4203.30.00
- Thắt lưng và dây đeo súng
22,5
20
15
4203.40.00
- Đồ phụ trợ quần áo khác
*
*
*
42.05
Sản phẩm khác bằng da thuộc hoặc da tổng hợp.
4205.00.10
- Dây buộc giầy; tấm lót
7,5
7,5
5
4205.00.20
- Dây đai an toàn và dây bảo vệ dùng trong công nghiệp
7,5
7,5
5
4205.00.30
- Dây hoặc dây tết bằng da thuộc dùng để trang sức hoặc sản phẩm trang điểm cá nhân
7,5
7,5
5
4205.00.40
- Sản phẩm khác dùng cho máy móc hoặc thiết bị cơ khí hoặc mục đích kỹ thuật khác
2
2
1
4205.00.90
- Loại khác
7,5
7,5
5
42.06
Sản phẩm làm bằng ruột động vật (trừ ruột con tằm), bằng màng ruột già (dùng trong kỹ thuật dát vàng), bằng bong bóng hoặc bằng gân.
4206.00.10
- Hộp đựng thuốc lá
0
0
0
4206.00.90
- Loại khác
0
0
0
Chương 43 - Da lông và da lông nhân tạo; các sản phẩm làm từ da lông và da lông nhân tạo
43.01
Da lông sống (kể cả đầu, đuôi, bàn chân và các mẩu hoặc các mảnh cắt khác, thích hợp cho việc thuộc da lông), trừ da sống trong nhóm 41.01, 41.02 hoặc 41.03.
4301.10.00
- Của loài chồn vizôn, da nguyên con, có hoặc không có đầu, đuôi hoặc bàn chân
2
2
1
4301.30.00
- Của các giống cừu như: Astrakhan, Broadtail, Caracul, Ba Tư và các giống cừu tương tự, cừu Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ hoặc Tây Tạng, da nguyên con, có hoặc không có đầu, đuôi hoặc bàn chân
2
2
1
4301.60.00
- Của loài cáo, da nguyên con, có hoặc không có đầu, đuôi hoặc bàn chân
2
2
1
4301.80.00
- Của loài động vật khác, da nguyên con, có hoặc không có đầu, đuôi hoặc bàn chân
2
2
1
4301.90.00
- Đầu, đuôi, bàn chân và các mẩu hoặc mảnh cắt khác, thích hợp cho việc thuộc da lông
2
2
1
43.02
Da lông đã thuộc hoặc chuội (kể cả đầu, đuôi, bàn chân và các mẩu hoặc các mảnh cắt khác), đã hoặc chưa ghép nối (không có thêm các vật liệu phụ trợ khác) trừ loại thuộc nhóm 43.03.
- Loại da nguyên con, có hoặc không có đầu, đuôi hoặc bàn chân, chưa ghép nối:
4302.11.00
- - Của loài chồn vizon
2
2
1
4302.19.00
- - Loại khác
0
0
0
4302.20.00
- Đầu, đuôi, bàn chân và các mẩu hoặc các mảnh cắt, chưa ghép nối
0
0
0
4302.30.00
- Loại da nguyên con và các mẩu hoặc các mảnh cắt của chúng, đã ghép nối
0
0
0
43.03
Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông.
4303.10.00
- Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo
*
*
*
4303.90
- Loại khác:
4303.90.20
- - Sản phẩm dùng cho mục đích công nghiệp
17,5
15
10
4303.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
43.04
Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo.
4304.00.10
- Da lông nhân tạo
18
18
15
4304.00.20
- Sản phẩm dùng cho mục đích công nghiệp
22,5
20
15
- Loại khác:
4304.00.91
- - Túi thể thao
22,5
20
15
4304.00.99
- - Loại khác
22,5
20
15
Chương 44 - Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ
44.01
Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào hoặc dăm gỗ; mùn cưa và phế liệu gỗ, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh (briquettes), viên hoặc các dạng tương tự.
4401.10.00
- Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự
2
2
1
- Vỏ bào hoặc dăm gỗ:
4401.21.00
- - Từ cây lá kim
2
2
1
4401.22.00
- - Từ cây không thuộc loại lá kim
2
2
1
- Mùn cưa và phế liệu gỗ, đã hoặc chưa đóng thành dạng khối, bánh (briquettes), viên hoặc các dạng tương tự:
4401.31.00
- - Viên gỗ
2
2
1
4401.39.00
- - Loại khác
2
2
1
44.02
Than củi (kể cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt), đã hoặc chưa đóng thành khối.
4402.10.00
- Của tre
2
2
1
4402.90
- Loại khác:
4402.90.10
- - Than gáo dừa
2
2
1
4402.90.90
- - Loại khác
2
2
1
44.03
Gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô.
4403.10
- Đã xử lý bằng sơn, chất màu, chất creozot hoặc các chất bảo quản khác:
4403.10.10
- - Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.10.90
- - Loại khác
0
0
0
4403.20
- Loại khác, từ cây lá kim:
4403.20.10
- - Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.20.90
- - Loại khác
0
0
0
- Loại khác, bằng gỗ nhiệt đới đã nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này:
4403.41
- - Meranti đỏ sẫm, gỗ Meranti đỏ nhạt và gỗ Meranti Bakau:
4403.41.10
- - - Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.41.90
- - - Loại khác
0
0
0
4403.49
- - Loại khác:
4403.49.10
- Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.49.90
- - - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
4403.91
- - Gỗ sồi (Quercus spp.):
4403.91.10
- - - Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.91.90
- - - Loại khác
0
0
0
4403.92
- - Gỗ dẻ gai (Fagus spp.):
4403.92.10
- - - Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.92.90
- - - Loại khác
0
0
0
4403.99
- - Loại khác:
4403.99.10
- - - Cột sào, khúc gỗ xẻ và gỗ lạng
0
0
0
4403.99.90
- - - Loại khác
0
0
0
44.04
Gỗ đai thùng; cọc chẻ; sào, cột và cọc bằng gỗ, vót nhọn, nhưng không xẻ dọc; gậy gỗ, đã cắt nhưng chưa tiện, uốn cong hoặc gia công cách khác, phù hợp cho sản xuất ba toong, cán ô, chuôi, tay cầm dụng cụ hoặc tương tự; nan gỗ (chipwood) và các dạng tương tự.
4404.10.00
-
Từ cây lá kim
2
2
1
4404.20
- Từ cây không thuộc loại lá kim:
4404.20.10
- - Nan gỗ (Chipwood)
2
2
1
4404.20.90
- - Loại khác
2
2
1
44.05
Sợi gỗ; bột gỗ.
4405.00.10
- Sợi gỗ
2
2
1
4405.00.20
- Bột gỗ
2
2
1
44.06
Tà vẹt đường sắt hoặc đường xe điện (thanh ngang) bằng gỗ.
4406.10.00
- Loại chưa được ngâm tẩm
0
0
0
4406.90.00
- Loại khác
0
0
0
44.07
Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6 mm.
4407.10.00
- Gỗ từ cây lá kim
0
0
0
- Các loại gỗ nhiệt đới được nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này:
4407.21
- - Gỗ Mahogany (Swietenia spp.):
4407.21.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.21.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.22
- - Gỗ Virola, Imbuia và Balsa:
4407.22.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.22.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.25
- - Gỗ Meranti đỏ sẫm, gỗ Meranti đỏ nhạt và gỗ Meranti Bakau:
- - - Gỗ Meranti đỏ sẫm hoặc gỗ Meranti đỏ nhạt:
4407.25.11
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.25.19
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Meranti Bakau:
4407.25.21
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.25.29
- - - - Loại khác
0
0
0
4407.26
- - Gỗ Lauan trắng, gỗ Meranti trắng, gỗ Seraya trắng, gỗ Meranti vàng và gỗ Alan:
4407.26.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.26.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.27
- - Gỗ Sapelli:
4407.27.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.27.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.28
- - Gỗ Iroko:
4407.28.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.28.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.29
- - Loại khác:
- - - Gỗ Jelutong (Dyera spp.):
4407.29.11
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.19
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Kapur (Dryobalanops spp.):
4407.29.21
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.29
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Kempas (Koompassia spp.):
4407.29.31
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.39
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Keruing (Dipterocarpus spp.):
4407.29.41
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.49
- - - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Ramin (Gonystylus spp.):
4407.29.51
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.59
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Tếch (Tectong spp.):
4407.29.61
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.69
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Balau (Shorea spp.):
4407.29.71
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.79
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Gỗ Mengkulang (Heritiera spp.):
4407.29.81
- - - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.89
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Loại khác:
4407.29.91
- - - - Gỗ Jongkong (Dactylocladus spp.) và gỗ Merbau (Intsia spp.), đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.92
- - - - Gỗ Jongkong (Dactylocladus spp.) và gỗ Merbau (Intsia spp.), loại khác
0
0
0
4407.29.93
- - - - Loại khác, đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.29.99
- - - - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
4407.91
- - Gỗ sồi (Quercus spp.):
4407.91.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.91.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.92
- - Gỗ dẻ gai (Fagus spp.):
4407.92.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.92.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.93
- - Gỗ thích (Acer spp.):
4407.93.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.93.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.94
- - Gỗ anh đào (Prunus spp.):
4407.94.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.94.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.95
- - Gỗ tần bì (Fraxinus spp.):
4407.95.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.95.90
- - - Loại khác
0
0
0
4407.99
- - Loại khác:
4407.99.10
- - - Đã bào, đã chà nhám hoặc nối đầu
0
0
0
4407.99.90
- - - Loại khác
0
0
0
44.08
Tấm gỗ để làm lớp mặt (kể cả những tấm thu được bằng cách lạng gỗ ghép), để làm gỗ dán hoặc để làm gỗ ghép tương tự khác và gỗ khác, đã được xẻ dọc, lạng hoặc bóc tách, đã hoặc chưa bào, chà nhám, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6 mm.
4408.10
-
Từ cây lá kim:
4408.10.10
- - Thanh mỏng bằng gỗ tuyết tùng loại sử dụng để sản xuất bút chì; gỗ thông radiata loại sử dụng để sản xuất ván ghép (blockboard)
0
0
0
4408.10.30
- - Ván lạng làm lớp mặt
0
0
0
4408.10.90
- - Loại khác
0
0
0
-
Các loại gỗ nhiệt đới được ghi trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này:
4408.31.00
- - Gỗ Meranti đỏ sẫm, gỗ Meranti đỏ nhạt và gỗ Meranti Bakau
0
0
0
4408.39
- - Loại khác:
4408.39.10
- - - Thanh mỏng gỗ Jelutong loại sử dụng để sản xuất bút chì
0
0
0
4408.39.90
- - - Loại khác
0
0
0
4408.90.00
- Loại khác
0
0
0
44.09
Gỗ (kể cả gỗ thanh và viền dải gỗ trang trí (friezes) để làm sàn, chưa lắp ghép) được tạo dáng liên tục (làm mộng, soi rãnh, bào rãnh, vát cạnh, ghép chữ V, tạo gân, gờ dạng chuỗi hạt, tạo khuôn hình, tiện tròn hoặc gia công tương tự) dọc theo các cạnh, đầu hoặc bề mặt, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc nối đầu.
4409.10.00
- Từ cây lá kim
2
2
1
- Từ cây không thuộc loại lá kim:
4409.21.00
- - Từ tre
2
2
1
4409.29.00
- - Loại khác
2
2
1
44.10
Ván dăm, ván dăm định hướng (OSB) và các loại ván tương tự (ví dụ, ván xốp) bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa liên kết bằng keo hoặc bằng chất kết dính hữu cơ khác.
- Bằng gỗ:
4410.11.00
- - Ván dăm
5
4
3
4410.12.00
- - Ván dăm định hướng (OSB)
5
4
3
4410.19.00
- - Loại khác
5
4
3
4410.90.00
- Loại khác
5
4
3
44.11
Ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác.
-
Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF):
4411.12.00
- - Loại có chiều dày không quá 5 mm
5
4
3
4411.13.00
- - Loại có chiều dày trên 5 mm nhưng không quá 9 mm
5
4
3
4411.14.00
- - Loại có chiều dày trên 9 mm
5
4
3
- Loại khác:
4411.92.00
- - Có tỷ trọng trên 0,8 g/cm3
5
4
3
4411.93.00
- - Có tỷ trọng trên 0,5 g/cm3 nhưng không quá 0,8 g/cm3
5
4
3
4411.94.00
- - Có tỷ trọng không quá 0,5 g/cm3
5
4
3
44.12
Gỗ dán, tấm gỗ dán ván lạng và các loại gỗ ghép tương tự.
4412.10.00
- Từ tre
5
4
3
- Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), mỗi lớp có chiều dày không quá 6 mm:
4412.31.00
- - Có ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ nhiệt đới đã được nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này
5
4
3
4412.32.00
- - Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ không thuộc loại lá kim
5
4
3
4412.39.00
- - Loại khác
5
4
3
- Loại khác:
4412.94.00
- - Tấm khối, tấm mỏng và tấm lót
5
4
3
4412.99.00
- - Loại khác
5
4
3
4413.00.00
Gỗ đã được làm tăng độ rắn, ở dạng khối, tấm, thanh hoặc các dạng hình.
2
2
1
4414.00.00
Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự.
17,5
15
10
44.15
Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự, bằng gỗ; tang cuốn cáp bằng gỗ; giá kệ để kê hàng, giá để hàng kiểu thùng và các loại giá để hàng khác, bằng gỗ; vành đệm giá kệ để hàng bằng gỗ.
4415.10.00
- Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự; tang cuốn cáp
12,5
10
7,5
4415.20.00
- Giá kệ để kê hàng, giá kệ để hàng kiểu thùng và các loại giá để hàng khác; vành đệm giá kệ để hàng
12,5
10
7,5
44.16
Thùng tô nô, thùng tròn, thùng hình trống, hình trụ, có đai, các loại thùng có đai khác và các bộ phận của chúng, bằng gỗ, kể cả các loại tấm ván cong.
4416.00.10
- Tấm ván cong
12,5
10
7,5
4416.00.90
- Loại khác
12,5
10
7,5
44.17
Dụng cụ các loại, thân dụng cụ, tay cầm dụng cụ, thân và cán chổi hoặc bàn chải, bằng gỗ; cốt và khuôn giày hoặc ủng, bằng gỗ.
4417.00.10
- Cốt hoặc khuôn (phom) của giày hoặc ủng
7,5
7,5
5
4417.00.90
- Loại khác
12,5
10
7,5
44.18
Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn và ván lợp đã lắp ghép.
4418.10.00
- Cửa sổ, cửa sổ sát đất và khung cửa sổ
2
2
1
4418.20.00
- Cửa ra vào và khung cửa ra vào và ngưỡng cửa của chúng
2
2
1
4418.40.00
- Ván cốp pha xây dựng
2
2
1
4418.50.00
- Ván lợp
2
2
1
4418.60.00
- Cột trụ và xà, rầm
2
2
1
- Panel lát sàn đã lắp ghép:
4418.71.00
- - Cho sàn đã khảm
2
2
1
4418.72.00
- - Loại khác, nhiều lớp
2
2
1
4418.79.00
- - Loại khác
2
2
1
4418.90
- Loại khác:
4418.90.10
- - Panel gỗ có lõi xốp
2
2
1
4418.90.90
- - Loại khác
2
2
1
4419.00.00
Bộ đồ ăn và bộ đồ làm bếp, bằng gỗ.
17,5
15
10
44.20
Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng gỗ; các loại đồ nội thất bằng gỗ không thuộc Chương 94.
4420.10.00
- Tượng nhỏ và các đồ trang trí khác, bằng gỗ
17,5
15
10
4420.90
- Loại khác:
4420.90.10
- - Các đồ nội thất bằng gỗ không thuộc Chương 94
17,5
15
10
4420.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
44.21
Các sản phẩm bằng gỗ khác.
4421.10.00
- Mắc treo quần áo
17,5
15
10
4421.90
- Loại khác:
4421.90.10
- - Lõi cuộn chỉ, ống sợi và suốt sợi, guồng cuốn chỉ may và các sản phẩm tương tự
7,5
7,5
5
4421.90.20
- - Thanh gỗ để làm diêm
17,5
15
10
4421.90.30
- - Móc gỗ hoặc ghim gỗ dùng cho giầy dép
17,5
15
10
4421.90.40
- - Que kẹo, que kem và thìa xúc kem
17,5
15
10
4421.90.70
- - Quạt tay và màn che kéo bằng tay, khung và cán của khung và bộ phận của khung và cán
17,5
15
10
4421.90.80
- - Tăm
17,5
15
10
- - Loại khác:
4421.90.93
- - - Chuỗi hạt cầu nguyện
17,5
15
10
4421.90.94
- - - Chuỗi hạt khác
17,5
15
10
4421.90.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
Chương 45 - Lie và các sản phẩm bằng lie
45.01
Lie tự nhiên, thô hoặc đã sơ chế; lie phế liệu; lie đã ép, nghiền thành hạt hoặc thành bột.
4501.10.00
- Lie tự nhiên, thô hoặc đã sơ chế
2
2
1
4501.90.00
- Loại khác
2
2
1
4502.00.00
Lie tự nhiên, đã bóc vỏ hoặc đã đẽo thô thành hình vuông, hoặc ở dạng khối, tấm, lá, hình chữ nhật (kể cả hình vuông) hoặc dải (kể cả dạng phôi lie đã cắt cạnh dùng làm nút hoặc nắp đậy).
2
2
1
45.03
Các sản phẩm bằng lie tự nhiên.
4503.10.00
- Nút và nắp đậy
7,5
7,5
5
4503.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
45.04
Lie kết dính (có hoặc không có chất gắn) và các sản phẩm bằng lie kết dính.
4504.10.00
- Dạng khối, tấm, lá và dải; tấm lát ở mọi hình dạng; dạng hình trụ đặc, kể cả dạng đĩa
5
4
3
4504.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 46 - Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây
46.01
Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết bện, đã hoặc chưa ghép thành dải; các vật liệu tết bện, các dây bện và các sản phẩm tương tự bằng vật liệu tết bện, đã kết lại với nhau trong các tao dây song song hoặc đã được dệt, ở dạng tấm, có hay không ở dạng thành phẩm (ví dụ, chiếu, thảm, mành).
- Chiếu, thảm và mành bằng vật liệu thực vật:
4601.21.00
- - Từ tre
12,5
10
7,5
4601.22.00
- - Từ song mây
12,5
10
7,5
4601.29.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Loại khác:
4601.92
- - Từ tre:
4601.92.10
- - - Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết bện, đã hoặc chưa ghép thành dải
12,5
10
7,5
4601.92.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
4601.93
- - Từ song mây:
4601.93.10
- - - Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết bện, đã hoặc chưa ghép thành dải
12,5
10
7,5
4601.93.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
4601.94
- - Từ vật liệu thực vật khác:
4601.94.10
- - - Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết bện, đã hoặc chưa ghép thành dải
12,5
10
7,5
4601.94.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
4601.99
- - Loại khác:
4601.99.10
- - - Chiếu và thảm
12,5
10
7,5
4601.99.20
- - - Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết bện, đã hoặc chưa ghép thành dải
12,5
10
7,5
4601.99.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
46.02
Hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác, làm trực tiếp từ vật liệu tết bện hoặc làm từ các mặt hàng thuộc nhóm 46.01; các sản phẩm từ cây họ mướp.
- Bằng vật liệu thực vật:
4602.11.00
- - Từ tre
12,5
10
7,5
4602.12.00
- - Từ song mây
12,5
10
7,5
4602.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
4602.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
Chương 47 - Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu xơ xenlulo khác; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa)
4701.00.00
Bột giấy cơ học từ gỗ.
1
1
1
4702.00.00
Bột giấy hóa học từ gỗ, loại hòa tan.
1
1
1
47.03
Bột giấy hóa học từ gỗ, sản xuất bằng phương pháp sulphat hoặc kiềm, trừ loại hòa tan.
- Chưa tẩy trắng:
4703.11.00
- - Từ gỗ cây lá kim
1
1
1
4703.19.00
- - Từ gỗ không thuộc loại cây lá kim
1
1
1
- Đã qua bán tẩy trắng hoặc tẩy trắng:
4703.21.00
- - Từ gỗ cây lá kim
1
1
1
4703.29.00
- - Từ gỗ không thuộc loại cây lá kim
1
1
1
47.04
Bột giấy hóa học từ gỗ, sản xuất bằng phương pháp sulphite, trừ loại hòa tan.
- Chưa tẩy trắng:
4704.11.00
- - Từ gỗ cây lá kim
1
1
1
4704.19.00
- - Từ gỗ không thuộc loại cây lá kim
1
1
1
- Đã qua bán tẩy trắng hoặc tẩy trắng:
4704.21.00
- - Từ gỗ cây lá kim
1
1
1
4704.29.00
- - Từ gỗ không thuộc loại cây lá kim
1
1
1
4705.00.00
Bột giấy từ gỗ thu được bằng việc kết hợp các phương pháp nghiền cơ học và hóa học.
1
1
1
47.06
Bột giấy từ xơ, sợi thu được từ việc tái chế giấy loại hoặc bìa loại (phế liệu và vụn thừa) hoặc từ vật liệu xơ sợi xenlulo khác.
4706.10.00
- Bột giấy từ xơ bông vụn
1
1
1
4706.20.00
- Bột giấy từ xơ, sợi thu được từ việc tái chế giấy loại hoặc bìa loại (phế liệu và vụn thừa)
1
1
1
4706.30.00
- Loại khác, từ tre
1
1
1
- Loại khác:
4706.91.00
- - Thu được từ quá trình cơ học
1
1
1
4706.92.00
- - Thu được từ quá trình hóa học
1
1
1
4706.93.00
- - Thu được từ quá trình kết hợp cơ học và hóa học
1
1
1
47.07
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa).
4707.10.00
- Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng
2
2
1
4707.20.00
- Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ
2
2
1
4707.30.00
- Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự)
2
2
1
4707.90.00
- Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại
2
2
1
Chương 48 - Giấy và bìa; các sản phẩm làm bằng bột giấy, bằng giấy hoặc bằng bìa
48.01
Giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ.
4801.00.10
- Định lượng không quá 55g/m2
*
*
*
4801.00.90
- Loại khác
*
*
*
48.02
Giấy và bìa không tráng, loại dùng để in, viết hoặc dùng cho các mục đích đồ bản khác, và giấy làm thẻ và giấy băng chưa đục lỗ, dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông), kích thước bất kỳ, trừ giấy thuộc nhóm 48.01 hoặc 48.03; giấy và bìa sản xuất thủ công.
4802.10.00
- Giấy và bìa sản xuất thủ công
*
*
*
4802.20
- Giấy và bìa sử dụng làm nền cho sản xuất giấy và bìa nhạy sáng, nhạy nhiệt hoặc nhạy điện:
4802.20.10
- - Ở dạng cuộn có chiều rộng không quá 15cm hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
2
2
1
4802.20.90
- - Loại khác
2
2
1
4802.40
- Giấy làm nền sản xuất giấy dán tường:
4802.40.10
- - Ở dạng cuộn có chiều rộng không quá 15cm hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
5
4
3
4802.40.90
- - Loại khác
5
4
3
- Giấy và bìa khác, không chứa bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ hoặc có hàm lượng các bột giấy này không quá 10% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng:
4802.54
- - Có định lượng dưới 40 g/m2:
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy carbon, có định lượng dưới
20g/m2:
4802.54.11
- - - - Ở dạng cuộn với chiều rộng không lớn hơn 15 cm hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
2
2
1
4802.54.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy carbon khác:
4802.54.21
- - - - Ở dạng cuộn với chiều rộng không lớn hơn 15 cm hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
2
2
1
4802.54.29
- - - - Loại khác
2
2
1
4802.54.30
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy tráng nhôm
*
*
*
4802.54.90
- - - Loại khác
*
*
*
4802.55
- - Có định lượng từ 40 g/m2 trở lên nhưng không quá 150g/m2, dạng cuộn:
4802.55.20
- - - Giấy và bìa trang trí, kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có hoa văn xơ sợi, đốm mầu hoặc hoa văn da giả cổ
*
*
*
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy carbon:
4802.55.31
- - - - Với chiều rộng không quá 150mm
2
2
1
4802.55.39
- - - - Loại khác
2
2
1
4802.55.40
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy tráng nhôm
*
*
*
4802.55.50
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy chống dính
*
*
*
4802.55.90
- - - Loại khác
*
*
*
4802.56
- - Có định lượng từ 40g/m2 trở lên nhưng không quá 150g/m2, dạng tờ với một chiều không quá 435 mm và chiều kia không quá 297 mm ở dạng không gấp:
4802.56.20
- - - Giấy và bìa trang trí, kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có hoa văn xơ sợi, đốm mầu hoặc hoa văn da giả cổ
*
*
*
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy carbon:
4802.56.31
- - - - Không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
2
2
1
4802.56.39
- - - - Loại khác
2
2
1
4802.56.90
- - - Loại khác
*
*
*
4802.57
- - Loại khác, định lượng từ 40 g/m2 trở lên nhưng không quá 150 g/m2:
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy carbon:
4802.57.11
- - - - Không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
2
2
1
4802.57.19
- - - - Loại khác
2
2
1
4802.57.90
- - - Loại khác
*
*
*
4802.58
- - Định lượng lớn hơn 150 g/m2:
- - - Giấy và bìa trang trí, kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có hoa văn xơ sợi, đốm mầu hoặc hoa văn da giả cổ:
4802.58.21
- - - - Ở dạng cuộn với chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) với một chiều từ 36 cm trở xuống và chiều kia từ 15 cm trở xuống ở dạng không gấp
*
*
*
4802.58.29
- - - - Loại khác
*
*
*
4802.58.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Giấy và bia khác, có hàm lượng bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc cơ - hóa trên 10% so với tổng bột giấy tính theo trọng lượng:
4802.61
- - Dạng cuộn:
4802.61.30
- - - Giấy và bìa trang trí kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có hoa văn xơ sợi, đốm màu hoặc hoa văn da giả cổ
*
*
*
4802.61.40
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy tráng nhôm
*
*
*
4802.61.90
- - - Loại khác
2
2
1
4802.62
- - Dạng tờ với một chiều không quá 435 mm và chiều kia không quá 297 mm ở dạng không gấp:
4802.62.10
- - - Giấy và bìa trang trí, kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có hoa văn xơ sợi, đốm màu hoặc hoa văn da giả cổ, dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) với một chiều từ 36 cm trở xuống và chiều kia từ 15 cm trở xuống ở dạng không gấp
*
*
*
4802.62.20
- - - Giấy và bìa trang trí, kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có hoa văn xơ sợi, đốm mầu hoặc hoa văn da giả cổ
*
*
*
4802.62.90
- - - Loại khác
2
2
1
4802.69.00
- - Loại khác
2
2
1
48.03
Giấy để làm giấy vệ sinh hoặc lau mặt, khăn giấy, khăn ăn và các loại giấy tương tự dùng trong gia đình hoặc vệ sinh, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo, đã hoặc chưa làm chun, làm nhăn, rập nổi, đục lỗ, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ.
4803.00.30
- Tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo
17,5
15
10
4803.00.90
- Loại khác
17,5
15
10
48.04
Giấy và bìa kraft không tráng, ở dạng cuộn hoặc tờ, trừ loại thuộc nhóm 48.02 hoặc 48.03.
- Kraft lớp mặt:
4804.11.00
- - Loại chưa tẩy trắng
7,5
5
5
4804.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Giấy kraft làm bao:
4804.21
- - Loại chưa tẩy trắng:
4804.21.10
- - - Loại dùng làm bao xi măng
*
*
*
4804.21.90
- - - Loại khác
*
*
*
4804.29.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Giấy và bìa kraft khác có định lượng từ 150 g/m2 trở xuống:
4804.31
- - Loại chưa tẩy trắng:
4804.31.10
- - - Giấy kraft cách điện
5
4
3
4804.31.30
- - - Có độ bền ướt từ 40 g đến 60 g, dùng để sản xuất băng dán gỗ dán
5
4
3
4804.31.40
- - - Giấy làm nền sản xuất giấy ráp
7,5
7,5
5
4804.31.50
- - - Loại dùng làm bao xi măng
7,5
7,5
5
4804.31.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
4804.39
- - Loại khác:
4804.39.10
- - - Có độ bền ướt từ 40 g đến 60 g, dùng để sản xuất băng dán gỗ dán
5
4
3
4804.39.20
- - - Giấy gói thực phẩm
7,5
7,5
5
4804.39.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Giấy và bìa kraft khác có định lượng trên 150 g/m2 nhưng dưới 225 g/m2:
4804.41
- - Loại chưa tẩy trắng:
4804.41.10
- - - Giấy kraft cách điện
*
*
*
4804.41.90
- - - Loại khác
*
*
*
4804.42.00
- - Loại đã được tẩy trắng toàn bộ và có trên 95% trọng lượng của bột giấy là bột gỗ thu được từ quá trình hóa học
10
7,5
5
4804.49
- - Loại khác:
4804.49.10
- - - Bìa gói thực phẩm
10
7,5
5
4804.49.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
- Giấy và bìa kraft khác có định lượng từ 225 g/m2 trở lên:
4804.51
- - Loại chưa tẩy trắng:
4804.51.10
- - - Giấy kraft cách điện
5
4
3
4804.51.20
- - - Bìa ép cố định lượng từ 600g/m2 trở lên
5
4
3
4804.51.30
- - - Có độ bền ướt từ 40 g đến 60 g, dùng để sản xuất băng dán gỗ dán
5
4
3
4804.51.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
4804.52.00
- - Loại đã được tẩy trắng toàn bộ và có trên 95% trọng lượng của bột giấy là bột gỗ thu được từ quá trình hóa học
10
7,5
5
4804.59.00
- - Loại khác
10
7,5
5
48.05
Giấy và bìa không tráng khác, ở dạng cuộn hoặc tờ, chưa được gia công hơn mức đã chi tiết trong Chú giải 3 của Chương này.
- Giấy để tạo lớp sóng:
4805.11.00
- - Từ bột giấy bán hóa
5
4
3
4805.12
- - Từ bột giấy rơm rạ:
4805.12.10
- - - Có định lượng trên 150 g/m2 nhưng dưới 225 g/m2
5
4
3
4805.12.90
- - - Loại khác
5
4
3
4805.19
- - Loại khác:
4805.19.10
- - - Có định lượng trên 150 g/m2 nhưng dưới 225 g/m2
5
4
3
4805.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
-
Bìa lớp mặt (chủ yếu hoặc toàn bộ từ bột giấy tái chế):
4805.24.00
- - Có định lượng từ 150 g/m2 trở xuống
5
4
3
4805.25
- - Có định lượng trên 150 g/m2:
4805.25.10
- - - Có định lượng nhỏ hơn 225 g/m2
*
*
*
4805.25.90
- - - Loại khác
*
*
*
4805.30
- Giấy bao gói làm từ bột giấy sulphit:
4805.30.10
- - Giấy bao quanh hộp diêm, đã nhuộm màu
5
4
3
4805.30.90
- - Loại khác
5
4
3
4805.40.00
- Giấy lọc và bìa lọc
5
4
3
4805.50.00
- Giấy nỉ và bìa nỉ
5
4
3
- Loại khác:
4805.91
- - Có định lượng từ 150 g/m2 trở xuống:
4805.91.10
- - - Giấy dùng để lót vào giữa các sản phẩm thủy tinh phẳng khi đóng gói, có hàm lượng nhựa không quá 0,6% tính theo trọng lượng
5
4
3
4805.91.20
- - - Giấy vàng mã
10
7,5
5
4805.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
4805.92
- - Có định lượng trên 150 g/m2 nhưng dưới 225 g/m2:
4805.92.10
- - - Giấy và bìa nhiều lớp
5
4
3
4805.92.90
- - - Loại khác
5
4
3
4805.93
- - Có định lượng từ 225 g/m2 trở lên:
4805.93.10
- - - Giấy và bìa nhiều lớp
5
4
3
4805.93.20
- - - Giấy thấm
5
4
3
4805.93.90
- - - Loại khác
5
4
3
48.06
Giấy giả da gốc thực vật, giấy không thấm dầu mỡ, giấy can, giấy bóng mờ và giấy bóng trong hoặc các loại giấy trong khác, dạng cuộn hoặc tờ.
4806.10.00
- Giấy giả da gốc thực vật
2
2
1
4806.20.00
- Giấy không thấm dầu mỡ
5
4
3
4806.30.00
- Giấy can
2
2
1
4806.40.00
- Giấy bóng mờ và giấy bóng trong hoặc các loại giấy trong khác
2
2
1
4807.00.00
Giấy và bìa bồi (được làm bằng cách dán các lớp giấy phẳng hoặc bìa phẳng với nhau bằng keo dính), chưa tráng hoặc chưa thấm tẩm bề mặt, đã hoặc chưa được gia cố bên trong, ở dạng cuộn hoặc tờ.
7,5
7,5
5
48.08
Giấy và bìa, đã tạo sóng (có hoặc không dán các lớp mặt phẳng), đã làm chun, làm nhăn, rập nổi hoặc đục lỗ, ở dạng cuộn hoặc tờ, trừ các loại thuộc nhóm 48.03.
4808.10.00
- Giấy và bìa sóng, đã hoặc chưa đục lỗ
5
4
3
4808.40.00
- Giấy kraft, đã làm chun hoặc làm nhăn, có hoặc không rập nổi hoặc đục lỗ
5
4
3
4808.90
- Loại khác:
4808.90.20
- - Đã làm chun hoặc làm nhăn
5
4
3
4808.90.30
- - Đã dập nổi
5
4
3
4808.90.90
- - Loại khác
5
4
3
48.09
Giấy than, giấy tự nhân bản và các loại giấy sao chép hoặc giấy chuyển khác (kể cả giấy đã tráng hoặc thấm tẩm dùng cho giấy nến nhân bản hoặc các tấm in offset), đã hoặc chưa in, dạng cuộn hoặc tờ.
4809.20.00
- Giấy tự nhân bản
5
4
3
4809.90
- Loại khác:
4809.90.10
- - Giấy than và các loại giấy sao chép tương tự
7,5
7,5
5
4809.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
48.10
Giấy và bìa, đã tráng một hoặc cả hai mặt bằng cao lanh (China clay) hoặc bằng các chất vô cơ khác, có hoặc không có chất kết đính, và không có lớp phủ tráng nào khác, có hoặc không nhuộm màu bề mặt, có hoặc không trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông), với mọi kích cỡ.
- Giấy và bìa loại dùng để viết, in hoặc các mục đích đồ bản khác, không chứa bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ hoặc có hàm lượng các bột giấy này không quá 10% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng:
4810.13
- - Dạng cuộn:
- - - Đã in, dùng cho máy ghi tự động, có chiều rộng từ 150 mm trở xuống:
4810.13.11
- - - - Dùng cho các máy điện tim, siêu âm, phế dung kế, não điện kế và kiểm tra thai nhi
*
*
*
4810.13.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
4810.13.91
- - - - Có chiều rộng từ 150mm trở xuống
*
*
*
4810.13.99
- - - - Loại khác
*
*
*
4810.14
- - Dạng tờ có một cạnh không quá 435 mm và cạnh kia không quá 297 mm ở dạng không gấp:
- - - Đã in, dùng cho máy ghi tự động, không có chiều nào trên 360 mm:
4810.14.11
- - - - Dùng cho các máy điện tim, siêu âm, phế dung kế, não điện kế và kiểm tra thai nhi
5
4
3
4810.14.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Loại khác:
4810.14.91
- - - - Không có chiều nào trên 360 mm
2
2
1
4810.14.99
- - - - Loại khác
2
2
1
4810.19
- - Loại khác:
- - - Đã in, dùng cho máy ghi tự động, không có chiều nào trên 360 mm ở đạng không gấp:
4810.19.11
- - - - Dùng cho các máy điện tim, siêu âm, phế dung kế, não điện kế và kiểm tra thai nhi
4,5
4
4
4810.19.19
- - - - Loại khác
4,5
4
4
- - - Loại khác:
4810.19.91
- - - - Không có chiều nào trên 360 mm
4,5
4
4
4810.19.99
- - - - Loại khác
4,5
4
4
- Giấy và bìa loại dùng để viết, in hoặc các mục đích đồ bản khác, có hàm lượng bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ trên 10% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng:
4810.22
- - Giấy tráng nhẹ:
- - - Đã in, dùng cho máy ghi tự động, dạng cuộn có chiều rộng từ 150 mm trở xuống, hoặc dạng tờ không có chiều nào quá 360 mm ở dạng không gấp:
4810.22.11
- - - - Dùng cho máy điện tim, siêu âm, phế dung kế, não điện kế và kiểm tra thai nhi
2
2
1
4810.22.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Loại khác:
4810.22.91
- - - - Dạng cuộn có chiều rộng không quá 150 mm, hoặc dạng tờ không có chiều nào quá 360 mm ở dạng không gấp
2
2
1
4810.22.99
- - - - Loại khác
2
2
1
4810.29
- - Loại khác:
- - - Đã in, dùng cho máy ghi tự động, dạng cuộn có chiều rộng từ 150 mm trở xuống, hoặc dạng tờ không có chiều nào quá 360 mm ở dạng không gấp:
4810.29.11
- - - - Dùng cho máy điện tim, siêu âm, phế dung kế, não điện kế và kiểm tra thai nhi
2
2
1
4810.29.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Loại khác:
4810.29.91
- - - - Dạng cuộn có chiều rộng từ 150 mm trở xuống, hoặc dạng tờ không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp
2
2
1
4810.29.99
- - - - Loại khác
2
2
1
- Giấy kraft và bìa kraft, trừ loại dùng để viết, in hoặc dùng cho các mục đích đồ bản khác:
4810.31
- - Loại làm toàn bộ bằng bột giấy tẩy trắng có hàm lượng bột giấy từ gỗ thu được từ quá trình hóa học trên 95% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng, và có định lượng từ 150g/m2 trở xuống:
- - - Dạng cuộn có chiều rộng không quá 150 mm hoặc dạng tờ không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp:
4810.31.31
- - - - Giấy làm nền sản xuất giấy tráng nhôm
5
4
3
4810.31.39
- - - - Loại khác
5
4
3
- - - Loại khác:
4810.31.91
- - - - Giấy làm nền sản xuất giấy tráng nhôm
5
4
3
4810.31.99
- - - - Loại khác
5
4
3
4810.32
- - Loại làm toàn bộ bằng bột giấy tẩy trắng có hàm lượng bột giấy từ gỗ thu được từ quá trình hóa học trên 95% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng, và có định lượng trên 150 g/m2:
4810.32.30
- - - Dạng cuộn có chiều rộng không quá 150 mm hoặc ở dạng tờ không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp
5
4
3
4810.32.90
- - - Loại khác
5
4
3
4810.39
- - Loại khác:
4810.39.30
- - - Dạng cuộn có chiều rộng không quá 150 mm hoặc ở dạng tờ không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp
5
4
3
4810.39.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Giấy và bìa khác:
4810.92
- - Loại nhiều lớp:
4810.92.40
- - - Dạng cuộn có chiều rộng không quá 150 mm hoặc ở dạng tờ không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp
5
4
3
4810.92.90
- - - Loại khác
5
4
3
4810.99
- - Loại khác:
4810.99.40
- - - Dạng cuộn có chiều rộng không quá 150 mm hoặc ở dạng tờ không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp
5
4
3
4810.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
48.11
Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo, đã tráng, thấm tẩm, phủ, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông), với kích thước bất kỳ, trừ các loại thuộc các nhóm 48.03, 48.09 hoặc 48.10.
4811.10
- Giấy và bìa đã quét hắc ín, chất bi-tum hoặc nhựa đường:
- - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp:
4811.10.21
- - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.10.29
- - - Loại khác
5
4
3
- - Loại khác:
4811.10.91
- - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.10.99
- - - Loại khác
5
4
3
- Giấy và bìa dính hoặc đã quét lớp keo dính:
4811.41
- - Loại tự dính:
4811.41.20
- - - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
6
5
5
4811.41.90
- - - Loại khác
6
5
5
4811.49
- - Loại khác:
4811.49.20
- - - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
6
5
5
4811.49.90
- - - Loại khác
6
5
5
- Giấy và bìa đã tráng, thấm tẩm hoặc phủ bằng plastic (trừ chất dính):
4811.51
- - Loại đã tẩy trắng, định lượng trên 150 g/m2:
- - - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp:
4811.51.31
- - - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.51.39
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
4811.51.91
- - - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.51.99
- - - - Loại khác
6
5
5
4811.59
- - Loại khác:
4811.59.20
- - - Giấy và bìa đã phủ cả hai mặt bằng màng plastic trong suốt và được lót trong bằng một lớp nhôm mỏng, sử dụng để đóng gói thực phẩm dạng lỏng
5
5
5
- - - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp:
4811.59.41
- - - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.59.49
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
4811.59.91
- - - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.59.99
- - - - Loại khác
6
5
5
4811.60
- Giấy và bìa, đã tráng, thấm, tẩm hoặc phủ bằng sáp, sáp parafin, stearin, dầu hoặc glycerol:
4811.60.20
- - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp
6
5
5
4811.60.90
- - Loại khác
6
5
5
4811.90
- Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo khác:
- - Dạng cuộn có chiều rộng từ 15 cm trở xuống hoặc ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp:
4811.90.41
- - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.90.49
- - - Loại khác:
4811.90.49.10
- - - - Giấy làm nền sản xuất giấy nhôm
4,5
4
4
4811.90.49.20
- - - - Giấy tạo vân
4,5
4
4
4811.90.49.90
- - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - Loại khác:
4811.90.91
- - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
20
18
15
4811.90.99
- - - Loại khác:
4811.90.99.10
- - - - Giấy làm nền sản xuất giấy nhôm
4,5
4
4
4811.90.99.20
- - - - Giấy tạo vân
4,5
4
4
4811.90.99.90
- - - - Loại khác
8,5
8,5
8.5
4812.00.00
Khối, miếng và tấm lọc, bằng bột giấy.
0
0
0
48.13
Giấy cuốn thuốc lá, đã hoặc chưa cắt theo cỡ hoặc ở dạng tập nhỏ hoặc cuốn sẵn thành ống.
4813.10.00
- Dạng tập hoặc cuốn sẵn thành ống
12,5
10
7,5
4813.20.00
- Dạng cuộn với chiều rộng không quá 5 cm
12,5
10
7,5
4813.90
- Loại khác:
4813.90.10
- - Dạng cuộn với chiều rộng trên 5 cm, đã phủ
12,5
10
7,5
4813.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
48.14
Giấy dán tường và các loại tấm phủ tường tương tự; tấm che cửa sổ trong suốt bằng giấy.
4814.20.00
- Giấy dán tường và các loại tấm phủ tường tương tự, bao gồm giấy đã được tráng hoặc phủ, trên bề mặt, bằng một lớp plastic có hạt nổi, rập nổi, nhuộm mầu, in hình hoặc trang trí cách khác
*
*
*
4814.90.00
- Loại khác
*
*
*
48.16
Giấy than, giấy tự nhân bản và các loại giấy dùng để sao chụp khác hoặc giấy chuyển (trừ các loại thuộc nhóm 48.09), giấy nến nhân bản và các tấm in offset, bằng giấy, đã hoặc chưa đóng hộp.
4816.20
- Giấy tự nhân bản:
4816.20.10
- - Dạng cuộn với chiều rộng trên 15 cm nhưng không quá 36 cm
5
4
3
4816.20.90
- - Loại khác
5
4
3
4816.90
- Loại khác:
4816.90.10
- - Giấy than
7,5
7,5
5
4816.90.20
- - Giấy dùng để sao chụp khác
7,5
7,5
5
4816.90.30
- - Tấm in offset
5
4
3
4816.90.40
- - Giấy chuyển nhiệt
6
5
5
4816.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
48.17
Phong bì, bưu thiếp, bưu thiếp trơn và các loại danh thiếp, bằng giấy hoặc bìa; các loại hộp, túi ví, cặp tài liệu và cặp hồ sơ in sẵn, bằng giấy hoặc bìa, có chứa văn phòng phẩm bằng giấy.
4817.10.00
- Phong bì
20
18
15
4817.20.00
- Bưu thiếp, bưu thiếp trơn và danh thiếp
20
18
15
4817.30.00
- Hộp, túi ví, cặp tài liệu và cặp hồ sơ in sẵn, bằng giấy hoặc bìa, có chứa văn phòng phẩm bằng giấy
20
18
15
48.18
Giấy vệ sinh và giấy tương tự, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo, dùng trong gia đình hoặc vệ sinh, dạng cuộn có chiều rộng không quá 36 cm, hoặc cắt theo hình dạng hoặc kích thước; khăn tay, giấy lụa lau, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, khăn trải giường và các đồ dùng nội trợ, vệ sinh hoặc các vật phẩm dùng cho bệnh viện tương tự, các vật phẩm trang trí và đồ phụ kiện may mặc, bằng bột giấy, giấy, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo.
4818.10.00
- Giấy vệ sinh
18
18
15
4818.20.00
- Khăn tay, giấy lụa lau chùi hoặc lau mặt và khăn mặt
*
*
*
4818.30
- Khăn trải bàn và khăn ăn:
4818.30.10
- - Khăn trải bàn
20
18
15
4818.30.20
- - Khăn ăn
20
18
15
4818.50.00
- Các vật phẩm dùng cho trang trí và đồ phụ kiện may mặc
17,5
15
10
4818.90.00
- Loại khác
17,5
15
10
48.19
Thùng, hộp, vỏ chứa, túi xách và các loại bao bì khác, bằng giấy, bìa, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo; hộp đựng hồ sơ (files), khay thư, và các vật phẩm tương tự, bằng giấy hoặc bìa dùng cho văn phòng, cửa hàng hoặc những nơi tương tự.
4819.10.00
- Thùng, hộp và vỏ chứa, bằng giấy sóng hoặc bìa sóng
*
*
*
4819.20.00
- Thùng, hộp và vỏ chứa gấp lại được, bằng giấy hoặc bìa không sóng
17,5
17,5
17
4819.30.00
- Bao và túi xách, có đáy rộng từ 40 cm trở lên
*
*
*
4819.40.00
- Bao và túi xách loại khác, kể cả hình nón cụt (cones)
18
18
15
4819.50.00
- Bao bì đựng khác, kể cả túi đựng đĩa
12,5
10
7,5
4819.60.00
- Hộp đựng hồ sơ (box files), khay thư, hộp lưu trữ và các vật phẩm tương tự, loại dùng trong văn phòng, cửa hàng hoặc những nơi tương tự
12,5
10
7,5
48.20
Sổ đăng ký, sổ sách kế toán, vở ghi chép, sổ đặt hàng, quyển biên lai, tập viết thư, tập ghi nhớ, sổ nhật ký và các ấn phẩm tương tự, vở bài tập, quyển giấy thấm, bìa đóng hồ sơ (loại tờ rời hoặc loại khác), bìa kẹp hồ sơ, vỏ bìa kẹp hồ sơ, biểu mẫu thương mại các loại, tập giấy ghi chép có chèn giấy than và các vật phẩm văn phòng khác, bằng giấy hoặc bìa; album để mẫu hoặc để bộ sưu tập và các loại bìa sách, bằng giấy hoặc bìa.
4820.10.00
- Sổ đăng ký, sổ kế toán, vở ghi chép, sổ đặt hàng, quyển biên lai, tập viết thư, tập ghi nhớ, sổ nhật ký và các ấn phẩm tương tự
20
18
15
4820.20.00
-
Vở bài tập
20
18
15
4820.30.00
-
Bìa đóng hồ sơ (trừ bìa đóng sách), bìa kẹp hồ sơ và vỏ bìa kẹp hồ sơ
20
18
15
4820.40.00
- Biểu mẫu thương mại và tập giấy ghi chép có chèn giấy than
20
18
15
4820.50.00
- Album để mẫu hay để bộ sưu tập
20
18
15
4820.90.00
- Loại khác
20
18
15
48.21
Các loại nhãn mác bằng giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa in.
4821.10
- Đã in:
4821.10.10
- - Nhãn mác dùng cho đồ trang sức, kể cả loại cho đồ trang sức cá nhân hoặc các vật dụng cá nhân được để trong ví, túi xách hoặc mang trên người
26,5
26
25,5
4821.10.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
4821.90
- Loại khác:
4821.90.10
- - Nhãn mác dùng cho đồ trang sức, kể cả loại cho đồ trang sức cá nhân hoặc các vật dụng cá nhân được để trong ví, túi xách hoặc mang trên người
26,5
26
25,5
4821.90.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
48.22
Ống lõi, suốt, cúi và các loại lõi tương tự bằng bột giấy, giấy hoặc bìa (đã hoặc chưa đục lỗ hoặc làm cứng).
4822.10
- Loại dùng để cuốn sợi dệt:
4822.10.10
- - Hình nón cụt (cones)
2
2
1
4822.10.90
- - Loại khác
2
2
1
4822.90
- Loại khác:
4822.90.10
- - Hình nón cụt (cones)
2
2
1
4822.90.90
- - Loại khác
2
2
1
48.23
Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo khác, đã cắt theo kích cỡ hoặc hình dạng; các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy, bìa, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo.
4823.20
- Giấy lọc và bìa lọc:
4823.20.10
- - Dạng dải, cuộn hoặc tờ
5
4
3
4823.20.90
- - Loại khác
5
4
3
4823.40
- Dạng cuộn, tờ và đĩa, đã in dùng cho máy tự ghi:
- - Dùng cho máy điện ghi trong ngành y:
4823.40.21
- - - Giấy ghi điện tâm đồ
0
0
0
4823.40.29
- - - Loại khác
0
0
0
4823.40.90
- - Loại khác
0
0
0
- Khay, bát, đĩa, cốc, chén và các sản phẩm tương tự, bằng giấy hoặc bìa:
4823.61.00
- - Từ tre (bamboo)
20
18
15
4823.69.00
- - Loại khác
20
18
15
4823.70.00
- Các sản phẩm đúc hoặc nén bằng bột giấy
2
2
1
4823.90
- Loại khác:
4823.90.10
- - Khung kén tằm
7,5
7,5
5
4823.90.20
- - Thẻ trưng bày đồ trang sức, kể cả loại cho đồ trang sức cá nhân hoặc các vật dụng cá nhân được để trong ví, túi xách hoặc mang trên người
12,5
10
7,5
4823.90.30
- - Bìa tráng polyetylen đã cắt đập thành hình để sản xuất cốc giấy
12,5
10
7,5
4823.90.40
- - Bộ ống giấy để sản xuất pháo hoa
12,5
10
7,5
- - Giấy kraft ở dạng cuộn có chiều rộng 209 mm, loại sử dụng làm bao gói cho thỏi dynamit:
4823.90.51
- - - Định lượng từ 150 g/m2 trở xuống
5
4
3
4823.90.59
- - - Loại khác
10
7,5
5
4823.90.60
- - Thẻ jacquard đã đục lỗ
12,5
10
7,5
4823.90.70
- - Quạt và màn che kéo bằng tay
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
4823.90.92
- - - Giấy vàng mã
12,5
10
7,5
4823.90.94
- - - Tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo, được tạo màu
hoặc tạo vân toàn bộ
7,5
7,5
5
4823.90.95
- - - Tấm phủ sàn làm từ giấy hoặc bìa
7,5
7,5
5
4823.90.96
- - - Loại khác, đã cắt thành hình trừ hình chữ nhật hoặc hình vuông
7,5
7,5
5
4823.90.99
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 49 - Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của công nghiệp in; các loại bản thảo viết bằng tay, đánh máy và sơ đồ
49.01
Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm in tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn.
4901.10.00
- Dạng tờ đơn, có hoặc không gấp
0
0
0
- Loại khác:
4901.91.00
- - Từ điển và bộ bách khoa toàn thư, và các phụ trương của chúng
0
0
0
4901.99
- - Loại khác:
4901.99.10
- - - Sách giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa xã hội
0
0
0
4901.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
49.02
Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo.
4902.10.00
- Phát hành ít nhất 4 lần trong một tuần
2
2
1
4902.90
- Loại khác:
4902.90.10
- - Tạp chí và ấn phẩm định kỳ về giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa
0
0
0
4902.90.90
- - Loại khác
0
0
0
4903.00.00
Sách tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ em.
0
0
0
4904.00.00
Bản nhạc, in hoặc viết tay, đã hoặc chưa đóng thành quyển hoặc minh họa tranh ảnh.
2
2
1
49.05
Bản đồ và biểu đồ thủy văn hoặc các loại biểu đồ tương tự, kể cả tập bản đồ, bản đồ treo tường, bản đồ địa hình và quả địa cầu, đã in.
4905.10.00
- Quả địa cầu
0
0
0
- Loại khác:
4905.91.00
- - Dạng quyển
0
0
0
4905.99.00
- - Loại khác
0
0
0
49.06
Các loại sơ đồ và bản vẽ cho kiến trúc, kỹ thuật, công nghiệp, thương mại, địa hình hoặc các mục đích tương tự, là bản gốc vẽ tay; văn bản viết tay; các bản sao chụp lại bằng giấy có phủ lớp chất nhạy và bằng giấy than của các loại kể trên.
4906.00.10
- Các loại sơ đồ và bản vẽ, kể cả các bản sao chụp lại trên giấy có chất nhạy sáng
0
0
0
4906.00.90
- Loại khác
0
0
0
49.07
Các loại tem bưu chính, tem thuế hoặc tem tương tự đang được lưu hành hoặc mới phát hành, chưa sử dụng tại nước mà chúng có, hoặc sẽ có giá trị, mệnh giá được công nhận; giấy có dấu tem sẵn; các loại giấy bạc (tiền giấy); mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu hoặc chứng chỉ trái phiếu và các loại tương tự.
4907.00.10
- Giấy bạc (tiền giấy), hợp pháp nhưng chưa đưa vào lưu thông
0
0
0
- Tem bưu chính, tem thuế hoặc các loại tem tương tự chưa sử dụng:
4907.00.21
- - Tem bưu chính
7,5
7,5
5
4907.00.29
- - Loại khác
0
0
0
4907.00.40
- Chứng khoán, cổ phiếu hoặc chứng chỉ trái phiếu và các loại chứng từ, tài liệu tương tự; mẫu séc
0
0
0
4907.00.90
- Loại khác
7,5
7,5
5
49.08
Đề can các loại (decalcomanias).
4908.10.00
- Đề can các loại (decalcomanias), dùng cho các sản phẩm thủy tinh
2
2
1
4908.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
4909.00.00
Bưu thiếp in hoặc bưu ảnh; các loại thiếp in sẵn chứa lời chúc, thông điệp hoặc thông báo, có hoặc không có minh hoạ, có hoặc không có phong bì kèm theo hoặc phụ kiện trang trí.
20
18
15
4910.00.00
Các loại lịch in, kể cả bloc lịch
20
18
15
49.11
Các ấn phẩm in khác, kể cả tranh và ảnh in.
4911.10
- Các ấn phẩm quảng cáo thương mại, các catalog thương mại và các ấn phẩm tương tự:
4911.10.10
- - Catalog liệt kê tên sách và các ấn phẩm về giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử, văn hóa
7,5
7,5
5
4911.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
4911.91
- - Tranh, bản thiết kế và ảnh các loại:
- - - Tranh ảnh và sơ đồ treo tường dùng cho mục đích hướng dẫn:
4911.91.21
- - - - Biểu đồ và đồ thị giải phẫu động vật hoặc thực vật
5
4
3
4911.91.29
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - - Tranh in và ảnh khác:
4913.91.31
- - - - Biểu đồ và đồ thị giải phẫu động vật hoặc thực vật
5
4
3
4911.91.39
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
4911.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
4911.99
- - Loại khác:
4911.99.10
- Thẻ in sẵn cho đồ trang sức hoặc cho các đồ tư trang nhỏ trang điểm cá nhân hoặc đồ dùng cá nhân thường được mang theo trong ví, túi sách tay hoặc mang theo người
12,5
10
7,5
4911.99.20
- - - Nhãn đã được in để báo nguy hiểm dễ nổ
12,5
10
7,5
4911.99.30
- - - Bộ thẻ đã được in nội dung về giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa
12,5
10
7,5
4911.99.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
Chương 50 - Tơ tằm
5001.00.00
Kén tằm phù hợp dùng làm tơ.
5
4
3
5002.00.00
Tơ tằm thô (chưa xe).
7
7
7
5003.00.00
Tơ tằm phế phẩm (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế).
5
4
3
5004.00.00
Sợi tơ tằm (trừ sợi kéo từ phế liệu tơ tằm) chưa đóng gói để bán lẻ.
3
3
3
5005.00.00
Sợi kéo từ phế liệu tơ tằm, chưa đóng gói để bán lẻ.
3
3
3
5006.00.00
Sợi tơ tằm và sợi kéo từ phế liệu tơ tằm, đã đóng gói để bán lẻ; ruột con tằm.
3
3
3
50.07
Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm.
5007.10
- Vải dệt thoi từ tơ vụn:
5007.10.10
- - Được in bởi quá trình batik truyền thống
5
5
3
5007.10.90
- - Loại khác
5
5
3
5007.20
- Các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% trở lên tính theo trọng lượng của tơ hoặc phế liệu tơ tằm ngoại trừ tơ vụn:
5007.20.10
- - Được in bởi quá trình batik truyền thống
5
5
3
5007.20.90
- - Loại khác
5
5
3
5007.90
- Các loại vải khác:
5007.90.10
- - Được in bởi quá trình batik truyền thống
5
5
3
5007.90.90
- - Loại khác
5
5
3
Chương 51 - Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên
51.01
Lông cừu, chưa chải thô hoặc chải kỹ.
- Nhờn, kể cả len lông cừu đã rửa sạch:
5101.11.00
- - Lông cừu đã xén
0
0
0
5101.19.00
- - Loại khác
0
0
0
- Đã tẩy nhờn, chưa được carbon hóa:
5101.21.00
- - Lông cừu đã xén
0
0
0
5101.29.00
- - Loại khác
0
0
0
5101.30.00
- Đã được carbon hóa
0
0
0
51.02
Lông động vật loại thô hoặc mịn, chưa chải thô hoặc chải kỹ.
- Lông động vật loại mịn:
5102.11.00
- - Của dê Ca-sơ-mia (len casơmia)
2
2
1
5102.19.00
- - Loại khác
2
2
1
5102.20.00
- Lông động vật loại thô
2
2
1
51.03
Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế.
5103.10.00
- Xơ vụn từ lông cừu hoặc từ lông động vật loại mịn
5
4
3
5103.20.00
- Phế liệu khác từ lông cừu hoặc từ lông động vật loại mịn
5
4
3
5103.30.00
- Phế liệu từ lông động vật loại thô
5
4
3
5104.00.00
Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế.
2
2
1
51.05
Lông cừu và lông động vật loại mịn hoặc loại thô, đã chải thô hoặc chải kỹ (kể cả lông cừu chải kỹ dạng từng đoạn).
5105.10.00
- Lông cừu chải thô
2
2
1
- Cúi (top) lông cừu và lông cừu chải kỹ khác:
5105.21.00
- - Lông cừu chải kỹ dạng từng đoạn
1
1
1
5105.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Lông động vật loại mịn, đã chải thô hoặc chải kỹ:
5105.31.00
- - Của dê Ca-sơ-mia (len casơmia)
2
2
1
5105.39.00
- - Loại khác
2
2
1
5105.40.00
- Lông động vật loại thô, đã chải thô hoặc chải kỹ
2
2
1
51.06
Sợi len lông cừu chải thô, chưa đóng gói để bán lẻ.
5106.10.00
- Có tỷ trọng lông cừu từ 85% trở lên
2
2
1
5106.20.00
- Có tỷ trọng lông cừu dưới 85%
2
2
1
51.07
Sợi len lông cừu chải kỹ, chưa đóng gói để bán lẻ.
5107.10.00
- Có tỷ trọng lông cừu từ 85% trở lên
2
2
1
5107.20.00
- Có tỷ trọng lông cừu dưới 85%
2
2
1
51.08
Sợi lông động vật loại mịn (chải thô hoặc chải kỹ), chưa đóng gói để bán lẻ.
5108.10.00
- Chải thô
2
2
1
5108.20.00
- Chải kỹ
2
2
1
51.09
Sợi len lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, đã đóng gói để bán lẻ
5109.10.00
- Có tỷ trọng lông cừu hoặc lông động vật loại mịn từ 85% trở lên
2
2
1
5109.90.00
- Loại khác
2
2
1
5110.00.00
Sợi làm từ lông động vật loại thô hoặc từ lông đuôi hoặc bờm ngựa (kể cả sợi quấn bọc từ lông đuôi hoặc bờm ngựa), đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ
2
2
1
51.11
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô.
- Có tỷ trọng lông cừu hoặc lông động vật loại mịn từ 85% trở lên:
5111.11
- - Trọng lượng không quá 300 g/m2:
5111.11.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5111.11.90
- - - Loại khác
5
5
3
5111.19
- - Loại khác:
5111.19.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5111.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
5111.20.00
- Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
5
5
3
5111.30.00
- Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ staple nhân tạo
5
5
3
5111.90.00
- Loại khác
5
5
3
51.12
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải kỹ.
- Có tỷ trọng lông cừu hoặc lông động vật loại mịn từ 85% trở lên:
5112.11
- - Trọng lượng không quá 200 g/m2:
5112.11.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5112.11.90
- - - Loại khác
5
5
3
5112.19
- - Loại khác:
5112.19.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5112.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
5112.20.00
- Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
5
5
3
5112.30.00
- Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ staple nhân tạo
5
5
3
5112.90.00
- Loại khác
5
5
3
5113.00.00
Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa.
5
5
3
Chương 52 - Bông
5201.00.00
Xơ bông, chưa chải thô hoặc chưa chải kỹ.
0
0
0
52.02
Phế liệu bông (kể cả phế liệu sợi và bông tái chế).
5202.10.00
- Phế liệu sợi (kể cả phế liệu chỉ)
7,5
7,5
5
- Loại khác:
5202.91.00
- - Bông tái chế
13
12
12
5202.99.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
5203.00.00
Xơ bông, chải thô hoặc chải kỹ
5
4
3
52.04
Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ.
- Chưa đóng gói để bán lẻ:
5204.11.00
- - Có tỷ trọng bông từ 85% trở lên
2
2
1
5204.19.00
- - Loại khác
2
2
1
5204.20.00
- Đã đóng gói để bán lẻ
2
2
1
52.05
Sợi bông (trừ chỉ khâu), có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, chưa đóng gói để bán lẻ.
- Sợi đơn, làm từ xơ không chải kỹ:
5205.11.00
- - Sợi có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét không quá 14)
5
5
5
5205.12.00
- - Sợi có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét từ trên 14 đến 43)
5
5
5
5205.13.00
- - Sợi có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét trên 43 đến 52)
5
5
5
5205.14.00
- - Sợi có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét trên 52 đến 80)
2
2
1
5205.15.00
- - Sợi có độ mảnh dưới 125 decitex (chỉ số mét trên 80)
2
2
1
- Sợi đơn, làm từ xơ chải kỹ:
5205.21.00
- - Sợi có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét không quá 14)
2
2
1
5205.22.00
- - Sợi có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét từ trên 14 đến 43)
5
5
5
5205.23.00
- - Sợi có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét trên 43 đến 52)
2
2
1
5205.24.00
- - Sợi có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét trên 52 đến 80)
2
2
1
5205.26.00
- - Sợi có độ mảnh từ 106,38 decitex đến dưới 125 decitex (chỉ số mét trên 80 đến 94)
2
2
1
5205.27.00
- - Sợi có độ mảnh từ 83,33 decitex đến dưới 106,38 decitex (chỉ số mét trên 94 đến 120)
2
2
1
5205.28.00
- - Sợi có độ mảnh dưới 83,33 decitex (chỉ số mét trên 120)
2
2
1
- Sợi xe hoặc sợi cáp, làm từ xơ không chải kỹ:
5205.31.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét sợi đơn không quá 14)
2
2
1
5205.32.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 14 đến 43)
2
2
1
5205.33.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 43 đến 52)
2
2
1
5205.34.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 52 đến 80)
2
2
1
5205.35.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh dưới 125 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 80)
2
2
1
- Sợi xe hoặc sợi cáp, từ xơ chải kỹ:
5205.41.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét sợi đơn không quá 14)
2
2
1
5205.42.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 14 đến 43)
2
2
1
5205.43.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 43 đến 52)
2
2
1
5205.44.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 52 đến 80)
2
2
1
5205.46.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 106,38 decitex đến dưới 125 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 80 đến 94)
2
2
1
5205.47.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 83,33 decitex đến dưới 106,38 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 94 đến 120)
2
2
1
5205.48.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh dưới 83,33 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 120)
2
2
1
52.06
Sợi bông (trừ chỉ khâu), có tỷ trọng bông dưới 85%, chưa đóng gói để bán lẻ.
- Sợi đơn, làm từ xơ không chải kỹ:
5206.11.00
- - Sợi có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét không quá 14)
5
5
5
5206.12.00
- - Sợi có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét từ trên 14 đến 43)
5
5
5
5206.13.00
- - Sợi có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét trên 43 đến 52)
5
5
5
5206.14.00
- - Sợi có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét trên 52 đến 80)
2
2
1
5206.15.00
- - Sợi có độ mảnh dưới 125 decitex (chỉ số mét trên 80)
2
2
1
- Sợi đơn, làm từ xơ đã chải kỹ:
5206.21.00
- - Sợi có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét không quá 14)
2
2
1
5206.22.00
- - Sợi có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét trên 14 đến 43)
2
2
1
5206.23.00
- - Sợi có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét trên 43 đến 52)
2
2
1
5206.24.00
- - Sợi có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét trên 52 đến 80)
2
2
1
5206.25.00
- - Sợi có độ mảnh dưới 125 decitex (chỉ số mét trên 80)
2
2
1
- Sợi xe hoặc sợi cáp, làm từ xơ không chải kỹ:
5206.31.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét sợi đơn không quá 14)
2
2
1
5206.32.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 14 đến 43)
2
2
1
5206.33.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 43 đến 52)
2
2
1
5206.34.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 52 đến 80)
2
2
1
5206.35.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh dưới 125 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 80)
2
2
1
- Sợi xe hoặc sợi cáp, từ xơ chải kỹ:
5206.41.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 714,29 decitex trở lên (chỉ số mét sợi đơn không quá 14)
2
2
1
5206.42.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 232,56 decitex đến dưới 714,29 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 14 đến 43)
2
2
1
5206.43.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 192,31 decitex đến dưới 232,56 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 43 đến 52)
2
2
1
5206.44.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh từ 125 decitex đến dưới 192,31 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 52 đến 80)
2
2
1
5206.45.00
- - Từ mỗi sợi đơn có độ mảnh dưới 125 decitex (chỉ số mét sợi đơn trên 80)
2
2
1
52.07
Sợi bông (trừ chỉ khâu) đã đóng gói để bán lẻ.
5207.10.00
- Có tỷ trọng bông từ 85% trở lên
2
2
1
5207.90.00
- Loại khác
2
2
1
52.08
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2.
- Chưa tẩy trắng:
5208.11.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m2
9
9
8,5
5208.12.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng trên 100 g/m2
*
*
*
5208.13.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5208.19.00
- - Vải dệt khác
9
9
8,5
- Đã tẩy trắng:
5208.21.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m2
5
5
3
5208.22.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng trên 100 g/m2
5
5
3
5208.23.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5208.29.00
- - Vải dệt khác
5
5
3
- Đã nhuộm:
5208.31.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m2
5
5
3
5208.32.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng trên 100 g/m2
*
*
*
5208.33.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5208.39.00
- - Vải dệt khác
9
9
8,5
- Từ các sợi có các màu khác nhau:
5208.41.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m2
*
*
*
5208.42.00
- - Vải vân điểm, trọng lượng trên 100 g/m2
*
*
*
5208.43.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
*
*
*
5208.49.00
- - Vải dệt khác
*
*
*
- Đã in:
5208.51
- - Vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m2:
5208.51.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5208.51.90
- - - Loại khác
5
5
3
5208.52
- - Vải vân điểm, trọng lượng trên 100 g/m2:
5208.52.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
*
*
*
5208.52.90
- - - Loại khác
*
*
*
5208.59
- - Vải dệt khác:
5208.59.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5208.59.90
- - - Loại khác:
5208.59.90.10
- - - - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5208.59.90.90
- - - - Loại khác:
9
9
8,5
52.09
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng Iượng trên 200 g/m2.
- Chưa tẩy trắng:
5209.11.00
- - Vải vân điểm
9
9
8,5
5209.12.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
9
9
8,5
5209.19.00
- - Vải dệt khác
8
8
8
- Đã tẩy trẳng:
5209.21.00
- - Vải vân điểm
5
5
3
5209.22.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5209.29.00
- - Vải dệt khác
9
9
8,5
- Đã nhuộm:
5209.31.00
- - Vải vân điểm
*
*
*
5209.32.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
9
9
8,5
5209.39.00
- - Vải dệt khác
9
9
8,5
- Từ các sợi có các màu khác nhau:
5209.41.00
- - Vải vân điểm
*
*
*
5209.42.00
- - Vải denim
8
8
8
5209.43.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
8
8
8
5209.49.00
- - Vải dệt khác
9
9
8,5
- Đã in:
5209.51
- - Vải vân điểm:
5209.51.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5209.51.90
- - - Loại khác
5
5
3
5209.52
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân:
5209.52.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5209.52.90
- - - Loại khác
5
5
3
5209.59
- - Vải dệt khác:
5209.59.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
9
9
8,5
5209.59.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
52.10
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200 g/m2.
- Chưa tẩy trắng:
5210.11.00
- - Vải vân điểm
9
9
8,5
5210.19.00
- - Vải dệt khác
8
8
8
- Đã tẩy trắng:
5210.21.00
- - Vải vân điểm
5
5
3
5210.29.00
- - Vải dệt khác
5
5
3
- Đã nhuộm:
5210.31.00
- - Vải vân điểm
*
*
*
5210.32.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
8
8
8
5210.39.00
- - Vải dệt khác
8
8
8
- Từ các sợi có màu khác nhau:
5210.41.00
- - Vải vân điểm
*
*
*
5210.49.00
- - Vải dệt khác
8
8
8
- Đã in:
5210.51
- - Vải vân điểm:
5210.51.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
*
*
*
5210.51.90
- - - Loại khác
*
*
*
5210.59
- - Vải dệt khác:
5210.59.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
8
8
8
5210.59.90
- - - Loại khác
8
8
8
52.11
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200 g/m2.
- Chưa tẩy trắng:
5211.11.00
- - Vải vân điểm
*
*
*
5211.12.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
9
9
8,5
5211.19.00
- - Vải dệt khác
8
8
8
5211.20.00
- Đã tẩy trắng:
5
5
3
- Đã nhuộm:
5211.31.00
- - Vải vân điểm
5
5
3
5211.32.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5211.39.00
- - Vải dệt khác
5
5
3
- Từ các sợi có màu khác nhau:
5211.41.00
- - Vải vân điểm
5
5
3
5211.42.00
- - Vải denim
8
8
8
5211.43.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
5
5
3
5211.49.00
- - Vải dệt khác
5
5
3
- Đã in:
5211.51
- - Vải vân điểm:
5211.51.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5211.51.90
- - - Loại khác
5
5
3
5211.52
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân:
5211.52.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5211.52.90
- - - Loại khác
5
5
3
5211.59
- - Vải dệt khác:
5211.59.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
9
9
8,5
5211.59.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
52.12
Vải dệt thoi khác từ bông.
- Trọng lượng không quá 200 g/m2:
5212.11.00
- - Chưa tẩy trắng
9
9
8,5
5212.12.00
- - Đã tẩy trắng
8
8
8
5212.13.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
5212.14.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5212.15
- - Đã in:
5212.15.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
9
9
8,5
5212.15.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
- Trọng lượng trên 200 g/m2:
5212.21.00
- - Chưa tẩy trắng
5
5
3
5212.22.00
- - Đã tẩy trắng
9
9
8,5
5212.23.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
5212.24.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5212.25
- - Đã in:
5212.25.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5212.25.90
- - - Loại khác
5
5
3
Chương 53 - Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
53.01
Lanh, dạng nguyên liệu thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ lanh dạng ngắn và phế liệu lanh (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế).
5301.10.00
- Lanh, dạng nguyên liệu thô hoặc đã ngâm
0
0
0
- Lanh, đã tách lõi, đã đập, đã chải hoặc gia công bằng cách khác, nhưng chưa kéo thành sợi:
5301.21.00
- - Đã tách lõi hoặc đã đập
0
0
0
5301.29.00
- - Loại khác
0
0
0
5301.30.00
- Xơ lanh dạng ngắn hoặc phế liệu lanh
0
0
0
53.02
Gai dầu (Cannabis sativa L.), dạng nguyên liệu thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ gai dầu dạng ngắn và phế liệu gai (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế).
5302.10.00
- Gai dầu, dạng nguyên liệu thô hoặc đã ngâm
0
0
0
5302.90.00
- Loại khác
0
0
0
53.03
Đay và các loại xơ libe dệt khác (trừ lanh, gai dầu và xơ gai ramie), dạng nguyên liệu thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ dạng ngắn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế).
5303.10.00
- Đay và các loại xơ libe dệt khác, dạng nguyên liệu thô hoặc đã ngâm
2
2
1
5303.90.00
- Loại khác
2
2
1
53.05
Xơ dừa, xơ chuối (loại xơ gai Manila hoặc Musa textilis Nee), xơ gai ramie và xơ dệt gốc thực vật khác, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác hoặc kể cả, thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ dạng ngắn, xơ vụn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế).
5305.00.10
- Sợi xidan và xơ dệt khác của cây thùa; sợi ngắn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế)
2
2
1
5305.00.20
- Sợi dừa (xơ dừa) và các sợi xơ chuối
2
2
1
5305.00.90
- Loại khác
2
2
1
53.06
Sợi lanh.
5306.10.00
- Sợi đơn
2
2
1
5306.20.00
- Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
2
2
1
53.07
Sợi đay hoặc sợi từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03.
5307.10.00
- Sợi đơn
2
2
1
5307.20.00
- Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
2
2
1
53.08
Sợi từ các loại xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy.
5308.10.00
- Sợi dừa
2
2
1
5308.20.00
- Sợi gai dầu
2
2
1
5308.90
- Loại khác:
5308.90.10
- - Sợi giấy
2
2
1
5308.90.90
- - Loại khác
2
2
1
53.09
Vải dệt thoi từ sợi lanh.
- Có tỷ trọng lanh từ 85% trở lên:
5309.11
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng:
5309.11.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5309.11.90
- - - Loại khác
5
5
3
5309.19
- - Loại khác:
5309.19.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5309.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
- Có tỷ trọng lanh dưới 85%:
5309.21
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng:
5309.21.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5309.21.90
- - - Loại khác
5
5
3
5309.29
- - Loại khác:
5309.29.10
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
9
9
8,5
5309.29.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
53.10
Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03.
5310.10.00
- Chưa tẩy trắng
5
5
3
5310.90
- Loại khác:
5310.90.10
- - Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5310.90.90
- - Loại khác
5
5
3
53.11
Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy.
5311.00.10
- Đã được in kiểu batik truyền thống
5
5
3
5311.00.90
- Loại khác
5
5
3
Chương 54 - Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
54.01
Chỉ khâu làm từ sợi filament nhân tạo, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ.
5401.10
- Từ sợi filament tổng hợp:
5401.10.10
- - Đóng gói để bán lẻ
2
2
1
5401.10.90
- - Loại khác
2
2
1
5401.20
-
Từ sợi filament tái tạo:
5401.20.10
- - Đóng gói để bán lẻ
2
2
1
5401.20.90
- - Loại khác
2
2
1
54.02
Sợi filament tổng hợp (trừ chỉ khâu), chưa đóng gói để bán lẻ, kể cả sợi monofilament tổng hợp có độ mảnh dưới 67 decitex.
- Sợi có độ bền cao làm từ ni lông hoặc các polyamit khác:
5402.11.00
- - Từ các aramit
3
3
3
5402.19.00
- - Loại khác
3
3
3
5402.20.00
- Sợi có độ bền cao từ polyeste
3
3
3
- Sợi dún:
5402.31.00
- - Từ ni lông hoặc các polyamit khác, độ mảnh mỗi sợi đơn không quá 50 tex
3
3
3
5402.32.00
- - Từ ni lông hoặc các polyamit khác, độ mảnh mỗi sợi đơn trên 50 tex
3
3
3
5402.33.00
- - Từ các polyeste
*
*
*
5402.34.00
- - Từ polypropylen
3
3
3
5402.39.00
- - Loại khác
3
3
3
- Sợi khác, đơn, không xoắn hoặc xoắn không quá 50 vòng xoắn trên mét:
5402.44.00
- - Từ nhựa đàn hồi:
5402.44.00.10
- - - Từ polyesters
*
*
*
5402.44.00.90
- - - Loại khác
3
3
3
5402.45.00
- - Loại khác, từ ni lông hoặc từ các polyamit khác
3
3
3
5402.46.00
- - Loại khác, từ các polyeste, được định hướng một phần
*
*
*
5402.47.00
- - Loại khác, từ các polyeste
*
*
*
5402.48.00
- - Loại khác, từ polypropylen
3
3
3
5402.49.00
- - Loại khác
3
3
3
-
Sợi khác, đơn, xoắn trên 50 vòng xoắn trên mét:
5402.51.00
- - Từ ni lông hoặc các polyamit khác
3
3
3
5402.52.00
- - Từ polyeste
3
3
3
5402.59
- - Loại khác:
5402.59.10
- - - Từ polypropylen
3
3
3
5402.59.90
- - - Loại khác
3
3
3
- Sợi khác, sợi xe (folded) hoặc sợi cáp:
5402.61.00
- - Từ ni lông hoặc các polyamit khác
2
2
1
5402.62.00
- - Từ polyeste
*
*
*
5402.69
- - Loại khác:
5402.69.10
- - - Từ polypropylen
2
2
1
5402.69.90
- - - Loại khác
2
2
1
54.03
Sợi filament tái tạo (trừ chỉ khâu), chưa đóng gói để bán lẻ, kể cả sợi monofilament tái tạo có độ mảnh dưới 67 decitex.
5403.10.00
- Sợi có độ bền cao từ tơ tái tạo vit-cô (viscose)
3
3
3
- Sợi khác, đơn:
5403.31
- - Từ tơ tái tạo vit-cô (viscose), không xoắn hoặc xoắn không quá 120 vòng xoắn trên mét:
5403.31.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.31.90
- - - Loại khác
3
3
3
5403.32
- - Từ tơ tái tạo vit-cô (viscose), xoắn trên 120 vòng xoắn trên mét:
5403.32.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.32.90
- - - Loại khác
3
3
3
5403.33
- - Từ xenlulo axetat:
5403.33.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.33.90
- - - Loại khác
3
3
3
5403.39
- - Loại khác:
5403.39.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.39.90
- - - Loại khác
3
3
3
- Sợi khác, sợi xe (folded) hoặc sợi cáp:
5403.41
- - Từ tơ tái tạo vit-cô (viscose):
5403.41.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.41.90
- - - Loại khác
3
3
3
5403.42
- - Từ xenlulo axetat:
5403.42.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.42.90
- - - Loại khác
3
3
3
5403.49
- - Loại khác:
5403.49.10
- - - Sợi đã được dệt
3
3
3
5403.49.90
- - - Loại khác
3
3
3
54.04
Sợi monofilament tổng hợp có độ mảnh từ 67 decitex trở lên và kích thước mặt cắt ngang không quá 1 mm; dải và dạng tương tự (ví dụ, sợi giả rơm) từ vật liệu dệt tổng hợp có chiều rộng bề mặt không quá 5 mm.
- Sợi monofilament:
5404.11.00
- - Từ nhựa đàn hồi
3
3
3
5404.12.00
- - Loại khác, từ polypropylen
3
3
3
5404.19.00
- - Loại khác
3
3
3
5404.90.00
- Loại khác
3
3
3
5405.00.00
Sợi monofilament tái tạo có độ mảnh từ 67 decitex trở lên và kích thước mặt cắt ngang không quá 1 mm; dải và dạng tương tự (ví dụ, sợi giả rơm) từ vật liệu dệt tái tạo có chiều rộng bề mặt không quá 5 mm.
3
3
3
5406.00.00
Sợi filament nhân tạo (trừ chỉ khâu), đã đóng gói để bán lẻ.
2
2
1
54.07
Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.04.
5407.10
-
Vải dệt thoi từ sợi có độ bền cao bằng ni lông hoặc các polyamit hoặc các polyeste khác:
5407.10.20
- - Vải làm lốp xe; vải làm băng tải
9
9
8,5
5407.10.90
- - Loại khác
9
9
8,5
5407.20.00
- Vải dệt thoi từ dải hoặc dạng tương tự
8
8
8
5407.30.00
- Vải dệt thoi đã được nêu ở Chú giải 9 Phần XI
8
8
8
- Vải dệt thoi khác, có tỷ trọng sợi filament bằng ni lông hoặc các polyamit khác từ 85% trở lên:
5407.41
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng:
5407.41.10
- - - Vải lưới ni lông dệt thoi từ sợi filament không xoắn thích hợp để sử dụng như vật liệu gia cố cho vải sơn dầu
5
5
3
5407.41.90
- - - Loại khác
5
5
3
5407.42.00
- - Đã nhuộm
9
9
8.5
5407.43.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5407.44.00
- - Đã in
5
5
3
- Vải dệt thoi khác, có tỷ trọng sợi filament polyeste dún từ 85% trở lên:
5407.51.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5407.52.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
5407.53.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5407.54.00
- - Đã in
5
5
3
- Vải dệt thoi khác, có tỷ trọng sợi filament polyeste từ 85% trở lên:
5407.61.00
- - Có tỷ trọng sợi filament polyeste không dún từ 85% trở lên
5
5
3
5407.69.00
- - Loại khác
9
9
8,5
- Vải dệt thoi khác, có tỷ trọng sợi filament tổng hợp từ 85% trở lên:
5407.71.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5407.72.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
5407.73.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5407.74.00
- - Đã in
5
5
3
- Vải dệt thoi khác, có tỷ trọng sợi filament tổng hợp dưới 85%, được pha chủ yếu hay pha duy nhất với bông:
5407.81.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5407.82.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
5407.83.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
9
9
8,5
5407.84.00
- - Đã in
5
5
3
- Vải dệt thoi khác:
5407.91.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
9
9
8,5
5407.92.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
5407.93.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
9
9
8,5
5407.94.00
- - Đã in
5
5
3
54.08
Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.05.
5408.10.00
- Vải dệt thoi bằng sợi có độ bền cao từ tơ tái tạo vit-cô (viscose)
9
9
8,5
-
Vải dệt thoi khác, có tỷ trọng sợi filament tái tạo hoặc dải hoặc dạng tương tự từ 85% trở lên:
5408.21.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5408.22.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
5408.23.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5408.24.00
- - Đã in
5
5
3
- Vải dệt thoi khác:
5408.31.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5408.32.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
5408.33.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5408.34.00
- - Đã in
9
9
8,5
Chương 55 - Xơ sợi staple nhân tạo
55.01
Tô (tow) filament tổng hợp.
5501.10.00
- Từ ni lông hoặc từ polyamit khác
2
2
1
5501.20.00
- Từ các polyeste
2
2
1
5501.30.00
- Từ acrylic hoặc modacrylic
2
2
1
5501.40.00
- Từ polypropylen
2
2
1
5501.90.00
- Loại khác
2
2
1
5502.00.00
Tô (tow) filament tái tạo.
2
2
1
55.03
Xơ staple tổng hợp, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi.
- Từ ni lông hoặc từ các polyamit khác:
5503.11.00
- - Từ các aramit
2
2
1
5503.19.00
- - Loại khác
2
2
1
5503.20.00
- Từ các polyeste
*
*
*
5503.30.00
- Từ acrylic hoặc modacrylic
2
2
1
5503.40.00
- Từ polypropylen
2
2
1
5503.90.00
- Loại khác
2
2
1
55.04
Xơ staple tái tạo, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi.
5504.10.00
- Từ tơ tái tạo vit-cô (viscose)
2
2
1
5504.90.00
- Loại khác
2
2
1
55.05
Phế liệu (kể cả phế liệu xơ, phế liệu sợi và nguyên liệu tái chế) từ xơ nhân tạo.
5505.10.00
-
Từ các xơ tổng hợp
2
2
1
5505.20.00
-
Từ các xơ tái tạo
2
2
1
55.06
Xơ staple tổng hợp, đã chải thô, chải kỹ hoặc gia công cách khác để kéo sợi.
5506.10.00
- Từ ni lông hay từ các polyamit khác
2
2
1
5506.20.00
-
Từ các polyeste
5
5
5
5506.30.00
-
Từ acrylic hoặc modacrylic
2
2
1
5506.90.00
- Loại khác
2
2
1
5507.00.00
Xơ staple tái tạo, đã chải thô, chải kỹ hoặc gia công cách khác để kéo sợi.
2
2
1
55.08
Chỉ khâu làm từ xơ staple nhân tạo, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ.
5508.10
- Từ xơ staple tổng hợp:
5508.10.10
- - Đóng gói để bán lẻ
2
2
1
5508.10.90
- - Loại khác
2
2
1
5508.20
- Từ xơ staple tái tạo:
5508.20.10
- - Đóng gói để bán lẻ
2
2
1
5508.20.90
- - Loại khác
2
2
1
55.09
Sợi (trừ chỉ khâu) từ xơ staple tổng hợp, chưa đóng gói để bán lẻ.
- Có tỷ trọng xơ staple bằng ni lông hoặc các polyamit khác từ 85% trở lên:
5509.11.00
- - Sợi đơn
2
2
1
5509.12.00
- - Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
5
5
5
- Có tỷ trọng xơ staple polyeste từ 85% trở lên:
5509.21.00
- - Sợi đơn
2
2
1
5509.22.00
- - Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
5
5
5
- Có tỷ trọng xơ staple bằng acrylic hoặc modacrylic từ 85% trở lên:
5509.31.00
- - Sợi đơn
5
5
5
5509.32.00
- - Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
5
5
5
- Sợi khác, có tỷ trọng xơ staple tổng hợp từ 85% trở lên:
5509.41.00
- - Sợi đơn
2
2
1
5509.42.00
- - Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
5
5
5
- Sợi khác, từ xơ staple polyeste:
5509.51.00
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ staple tái tạo
2
2
1
5509.52
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với lông cừu hay lông động vật loại mịn:
5509.52.10
- - - Sợi đơn
2
2
1
5509.52.90
- - - Loại khác
2
2
1
5509.53.00
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông
2
2
1
5509.59.00
- - Loại khác
2
2
1
- Sợi khác, từ xơ staple bằng acrylic hoặc modacrylic:
5509.61.00
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với lông cừu hay lông động vật loại mịn
2
2
1
5509.62.00
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông
2
2
1
5509.69.00
- - Loại khác
5
5
5
- Sợi khác:
5509.91.00
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với lông cừu hay lông động vật loại mịn
2
2
1
5509.92.00
- - Được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông
2
2
1
5509.99.00
- - Loại khác
2
2
1
55.10
Sợi (trừ chỉ khâu) từ xơ staple tái tạo, chưa đóng gói để bán lẻ.
- Có tỷ trọng xơ staple tái tạo từ 85% trở lên:
5510.11.00
- - Sợi đơn
2
2
1
5510.12.00
- - Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp
2
2
1
5510.20.00
- Sợi khác, được pha chủ yếu hoặc duy nhất với lông cừu hay lông động vật loại mịn
2
2
1
5510.30.00
- Sợi khác, được pha chủ yếu hoặc duy nhất với bông
2
2
1
5510.90.00
- Sợi khác
2
2
1
55.11
Sợi (trừ chỉ khâu) từ xơ staple nhân tạo, đã đóng gói để bán lẻ.
5511.10
- Từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên:
5511.10.10
- - Sợi dệt kim, sợi móc và chỉ thêu
5
5
5
5511.10.90
- - Loại khác
5
5
5
5511.20
- Từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%:
5511.20.10
- - Sợi dệt kim, sợi móc và chỉ thêu
2
2
1
5511.20.90
- - Loại khác
2
2
1
5511.30.00
- Từ xơ staple tái tạo
5
5
5
55.12
Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên.
- Có tỷ trọng xơ staple polyeste từ 85% trở lên:
5512.11.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
8
8
8
5512.19.00
- - Loại khác
9
9
8,5
- Có tỷ trọng xơ staple bằng acrylic hoặc modacrylic từ 85% trở lên:
5512.21.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5512.29.00
- - Loại khác
5
5
3
- Loại khác:
5512.91.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5512.99.00
- - Loại khác
9
9
8,5
55.13
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2.
- Chưa hoặc đã tẩy trắng:
5513.11.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
8
8
8
5513.12.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo chữ nhân, từ xơ staple polyeste
8
8
8
5513.13.00
- - Vải dệt thoi khác từ xơ staple polyeste
8
8
8
5513.19.00
- - Vải dệt thoi khác
9
9
8,5
- Đã nhuộm:
5513.21.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
8
8
8
5513.23.00
- - Vải dệt thoi khác từ xơ staple polyeste
8
8
8
5513.29.00
- - Vải dệt thoi khác
9
9
8,5
- Từ các sợi có các màu khác nhau:
5513.31.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
9
9
8,5
5513.39.00
- - Vải dệt thoi khác
5
5
3
- Đã in:
5513.41.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
5
5
3
5513.49.00
- - Vải dệt thoi khác
5
5
3
55.14
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170 g/m2.
- Chưa hoặc đã tẩy trắng:
5514.11.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
8
8
8
5514.12.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo chữ nhân, từ xơ staple polyeste
8
8
8
5514.19.00
- - Vải dệt thoi khác
8
8
8
- Đã nhuộm:
5514.21.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
8
8
8
5514.22.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo chữ nhân, từ xơ staple polyeste
8
8
8
5514.23.00
- - Vải dệt thoi khác từ xơ staple polyeste
8
8
8
5514.29.00
- - Vải dệt thoi khác
5
5
3
5514.30.00
- Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
- Đã in:
5514.41.00
- - Từ xơ staple polyeste, dệt vân điểm
5
5
3
5514.42.00
- - Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo chữ nhân, từ xơ staple polyeste
5
5
3
5514.43.00
- - Vải dệt thoi khác từ xơ staple polyeste
5
5
3
5514.49.00
- - Vải dệt thoi khác
5
5
3
55.15
Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp.
- Từ xơ staple polyeste:
5515.11.00
- - Pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ staple tơ tái tạo vit-cô (viscose)
8
8
8
5515.12.00
- - Pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
8
8
8
5515.13.00
- - Pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
8
8
8
5515.19.00
- - Loại khác
8
8
8
- Từ xơ staple bằng acrylic hoặc modacrylic:
5515.21.00
- - Pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
5
5
3
5515.22.00
- - Pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
5515.29.00
- - Loại khác
8
8
8
-
Vải dệt thoi khác:
5515.91.00
- - Pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
5
5
3
5515.99
- - Loại khác:
5515.99.10
- - - Pha chủ yếu hoặc duy nhất với lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
5515.99.90
- - - Loại khác
8
8
8
55.16
Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo.
- Có tỷ trọng xơ staple tái tạo từ 85% trở lên:
5516.11.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5516.12.00
- - Đã nhuộm
8
8
8
5516.13.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5516.14.00
- - Đã in
5
5
3
- Có tỷ trọng xơ staple tái tạo dưới 85%, được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament tái tạo:
5516.21.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5516.22.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
5516.23.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5516.24.00
- - Đã in
5
5
3
- Có tỷ trọng xơ staple tái tạo dưới 85%, được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
5516.31.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5516.32.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
5516.33.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5516.34.00
- - Đã in
5
5
3
- Có tỷ trọng xơ staple tái tạo dưới 85%, được pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông:
5516.41.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
5516.42.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
5516.43.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5516.44.00
- - Đã in
5
5
3
- Loại khác:
5516.91.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
9
9
8,5
5516.92.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
5516.93.00
- - Từ các sợi có các màu khác nhau
5
5
3
5516.94.00
- - Đã in
5
5
3
Chương 56 - Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng
56.01
Mền xơ bằng vật liệu dệt và các sản phẩm của nó; các loại xơ dệt, chiều dài không quá 5 mm (xơ vụn), bụi xơ và kết xơ (neps).
- Mền xơ; các sản phẩm khác làm từ mền xơ:
5601.21.00
- - Từ bông
5
5
5
5601.22.00
- - Từ xơ nhân tạo
2
2
1
5601.29.00
- - Loại khác
2
2
1
5601.30
- Xơ vụn và bụi xơ và kết xơ:
5601.30.10
- - Xơ vụn polyamit
2
2
1
5601.30.20
- - Xơ vụn bằng polypropylen
2
2
1
5601.30.90
- - Loại khác
2
2
1
56.02
Phớt, nỉ đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp.
5602.10.00
- Phớt, nỉ xuyên kim và vải khâu đính
8
8
8
- Phớt, nỉ khác, chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép:
5602.21.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
5602.29.00
- - Từ vật liệu dệt khác
5
5
3
5602.90.00
- Loại khác
5
5
3
56.03
Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp.
- Từ sợi filament nhân tạo:
5603.11.00
- - Trọng lượng không quá 25 g/m2
5
5
3
5603.12.00
- - Trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng không quá 70 g/m2
5
5
3
5603.13.00
- - Trọng lượng trên 70 g/m2 nhưng không quá 150 g/m2
5
5
3
5603.14.00
- - Trọng lượng trên 150 g/m2
5
5
3
- Loại khác:
5603.91.00
- - Trọng lượng không quá 25 g/m2
5
5
3
5603.92.00
- - Trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng không quá 70 g/m2
9
9
8,5
5603.93.00
- - Trọng lượng trên 70 g/m2 nhưng không quá 150 g/m2
9
9
8,5
5603.94.00
- - Trọng lượng trên 150 g/m2
9
9
8,5
56.04
Chỉ cao su và sợi (cord) cao su, được bọc bằng vật liệu dệt; sợi dệt, và dải và dạng tương tự thuộc nhóm 54.04 hoặc 54.05, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng cao su hoặc plastic.
5604.10.00
- Chỉ cao su và sợi (cord) cao su, được bọc bằng vật liệu dệt
2
2
1
5604.90
- Loại khác:
5604.90.10
- - Chỉ giả catgut, bằng sợi tơ tằm
2
2
1
5604.90.20
- - Sợi dệt được ngâm tẩm cao su
2
2
1
5604.90.30
- - Sợi có độ bền cao từ polyeste, ni lông hoặc polyamit khác hoặc từ sợi vit-cô (viscose) tái tạo
2
2
1
5604.90.90
- - Loại khác
2
2
1
5605.00.00
Sợi trộn kim loại, có hoặc không quấn bọc, là loại sợi dệt, hoặc dải hoặc dạng tương tự thuộc nhóm 54.04 hoặc 54.05, được kết hợp với kim loại ở dạng dây, dải hoặc bột hoặc phủ bằng kim loại.
2
2
1
5606.00.00
Sợi cuốn bọc, và dải và các dạng tương tự thuộc nhóm 54.04 hoặc 54.05, đã quấn bọc (trừ các loại thuộc nhóm
và sợi quấn bọc lông bờm ngựa); sợi sơnin (chenille) (kể cả sợi sơnin xù); sợi sùi vòng.
5
5
3
56.07
Dây xe, chão bện (cordage), thừng và cáp, đã hoặc chưa tết hoặc bện và đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng cao su hoặc plastic.
-
Từ xizan (sisal) hoặc từ xơ dệt khác của các cây thuộc chi cây thùa (Agave):
5607.21.00
- - Dây xe để buộc hoặc đóng kiện
5
5
3
5607.29.00
- - Loại khác
5
5
3
- Từ polyetylen hoặc polypropylen:
5607.41.00
- - Dây xe để buộc hoặc đóng kiện
5
5
3
5607.49.00
- - Loại khác
5
5
3
5607.50
- Từ xơ tổng hợp khác:
5607.50.10
- - Sợi bện (cord) cho dây đai chữ V làm từ xơ nhân tạo đã xử lý bằng resorcinol formaldehyde; sợi polyamit và sợi polytetrafloro-ethylen có độ mảnh lớn hơn 10.000 decitex, dùng để làm kín các loại bơm, van và các sản phẩm tương tự
5
5
3
5607.50.90
- - Loại khác
5
5
3
5607.90
- Loại khác:
5607.90.10
- - Từ sợi tái tạo
9
9
8,5
5607.90.20
- - Từ tơ chuối abaca (Manila hemp hoặc Musa textilis Nee) hoặc các sợi (lá thực vật) cứng khác
9
9
8,5
5607.90.30
- - Từ sợi đay hoặc sợi libe khác thuộc nhóm 53.03
8
8
8
5607.90.90
- - Loại khác
8
8
8
56.08
Tấm lưới được thắt nút bằng sợi xe, chão bện (cordage) hoặc thừng; lưới đánh cá và các loại lưới khác đã hoàn thiện, từ vật liệu dệt.
- Từ vật liệu dệt nhân tạo:
5608.11.00
- - Lưới đánh cá thành phẩm
5
5
3
5608.19
- - Loại khác:
5608.19.20
- - - Túi lưới
5
5
3
5608.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
5608.90
- Loại khác:
5608.90.10
- - Túi lưới
5
5
3
5608.90.90
- - Loại khác
5
5
3
5609.00.00
Các sản phẩm làm từ sợi, dải hoặc dạng tương tự thuộc nhóm 54.04 hoặc 54.05, dây xe, chão bện (cordage), thừng hoặc cáp, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
5
5
3
Chương 57 - Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
57.01
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, thắt nút, đã hoặc chưa hoàn thiện.
5701.10
- Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
5701.10.10
- - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5701.10.90
- - Loại khác
5
5
3
5701.90
-
Từ các vật liệu dệt khác:
- - Từ bông:
5701.90.11
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5701.90.19
- - - Loại khác
5
5
3
- - Loại khác:
5701.90.91
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5701.90.99
- - - Loại khác
5
5
3
57.02
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, dệt thoi, không chần sợi vòng hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện, kể cả thảm “Kelem”, “Schumacks”, “Karamanie” các loại thảm dệt thủ công tương tự.
5702.10.00
- Thảm “Kelem”, “Schumacks”, “Karamanie” các loại thảm dệt thủ công tương tự.
5
5
3
5702.20.00
- Hàng trải sàn từ xơ dừa
5
5
3
- Loại khác, có cấu tạo vòng lông, chưa hoàn thiện:
5702.31.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
5702.32.00
- - Từ các vật liệu dệt nhân tạo
5
5
3
5702.39
- - Từ các loại vật liệu dệt khác:
5702.39.10
- - - Từ bông
5
5
3
5702.39.20
- - - Từ xơ đay
5
5
3
5702.39.90
- - - Loại khác
5
5
3
- Loại khác, có cấu tạo vòng lông, đã hoàn thiện:
5702.41
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
5702.41.10
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5702.41.90
- - - Loại khác
5
5
3
5702.42
- - Từ các vật liệu dệt nhân tạo:
5702.42.10
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5702.42.90
- - - Loại khác
5
5
3
5702.49
- - Từ các vật liệu dệt khác:
- - - Từ bông:
5702.49.11
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5702.49.19
- - - Loại khác
5
5
3
5702.49.20
- - - Từ xơ day
5
5
3
5702.49.90
- - - Loại khác
5
5
3
5702.50
- Loại khác, không có cấu tạo vòng lông, chưa hoàn thiện:
5702.50.10
- - Từ bông
5
5
3
5702.50.20
- - Từ xơ đay
5
5
3
5702.50.90
- - Loại khác
5
5
3
- Loại khác, không có cấu tạo vòng lông, đã hoàn thiện:
5702.91
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
5702.91.10
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5702.91.90
- - - Loại khác
5
5
3
5702.92
- - Từ các vật liệu dệt nhân tạo:
5702.92.10
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5702.92.90
- - - Loại khác
5
5
3
5702.99
- - Từ các loại vật liệu dệt khác:
- - - Từ bông:
5702.99.11
- - - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5702.99.19
- - - - Loại khác
5
5
3
5702.99.20
- - - Từ xơ đay
5
5
3
5702.99.90
- - - Loại khác
5
5
3
57.03
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, được chần, đã hoặc chưa hoàn thiện.
5703.10
- Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
5703.10.10
- - Thảm trải sàn, loại dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
5
5
3
5703.10.20
- - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5703.10.90
- - Loại khác
5
5
3
5703.20
- Từ ni lông hoặc các polyamit khác:
5703.20.10
- - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5703.20.90
- - Loại khác
5
5
3
5703.30
- Từ các vật liệu dệt nhân tạo khác:
5703.30.10
- - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5703.30.90
- - Loại khác
5
5
3
5703.90
- Từ các vật liệu dệt khác:
- - Từ bông:
5703.90.11
- - - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5703.90.19
- - - Loại khác
5
5
3
- - Từ xơ đay:
5703.90.21
- - - Thảm trải sàn, loại dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
5
5
3
5703.90.29
- - - Loại khác
5
5
3
- - Loại khác:
5703.90.91
- Thảm trải sàn, loại dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
5
5
3
5703.90.99
- - - Loại khác
5
5
3
57.04
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, từ phớt, không chần hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện.
5704.10.00
- Các tấm để ghép, có diện tích bề mặt tối đa là 0,3 m2
5
5
3
5704.90.00
- Loại khác
5
5
3
57.05
Các loại thảm khác và các loại hàng dệt trải sàn khác, đã hoặc chưa hoàn thiện.
-
Từ bông:
5705.00.11
- - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5705.00.19
- - Loại khác
5
5
3
- Từ xơ đay:
5705.00.21
- - Tấm trải sàn không dệt, loại dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
5
5
3
5705.00.29
- - Loại khác
5
5
3
- Loại khác:
5705.00.91
- - Thảm cầu nguyện
5
5
3
5705.00.92
- - Tấm trải sàn không dệt, loại dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
5
5
3
5705.00.99
- - Loại khác
5
5
3
Chương 58 - Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
58.01
Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06.
5801.10
- Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
5801.10.10
- - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.10.90
- - Loại khác
5
5
3
- Từ bông:
5801.21
- - Vải có sợi ngang nổi vòng không cắt:
5801.21.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5801.21.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
5801.22
- - Nhung kẻ đã cắt:
5801.22.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5801.22.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
5801.23
- - Vải có sợi ngang nổi vòng khác:
5801.23.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5801.23.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
5801.26
- - Các loại vải sơnin:
5801.26.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.26.90
- - - Loại khác
5
5
3
5801.27
- - Vải có sợi dọc nổi vòng:
5801.27.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.27.90
- - - Loại khác
5
5
3
- Từ xơ nhân tạo:
5801.31
- - Vải có sợi ngang nổi vòng chưa cắt:
5801.31.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.31.90
- - - Loại khác
5
5
3
5801.32
- - Nhung kẻ đã cắt:
5801.32.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.32.90
- - - Loại khác
5
5
3
5801.33
- - Vải có sợi ngang nổi vòng khác:
5801.33.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.33.90
- - - Loại khác
5
5
3
5801.36
- - Các loại vải sơnin:
5801.36.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.36.90
- - - Loại khác
5
5
3
5801.37
- - Vải có sợi dọc nổi vòng:
5801.37.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
5
5
3
5801.37.90
- - - Loại khác
5
5
3
5801.90
- Từ các vật liệu dệt khác
- - Từ lụa:
5801.90.11
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5801.90.19
- - - Loại khác
9
9
8,5
- - Loại khác:
5801.90.91
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5801.90.99
- - - Loại khác
9
9
8,5
58.02
Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06; các loại vải dệt chần sợi nổi vòng, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 57.03.
- Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, từ bông:
5802.11.00
- - Chưa tẩy trắng
8
8
8
5802.19.00
- - Loại khác
8
8
8
5802.20.00
- Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, từ các vật liệu dệt khác
5
5
3
5802.30
- Các loại vải dệt có chần sợi nổi vòng:
5802.30.10
- - Đã ngâm tẩm, tráng hoặc phủ
5
5
3
5802.30.20
- - Dệt thoi, từ bông hoặc sợi nhân tạo
5
5
3
5802.30.30
- - Dệt thoi, từ vật liệu khác
5
5
3
5802.30.90
- - Loại khác
5
5
3
58.03
Vải dệt quấn, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06.
5803.00.10
- Từ bông
5
5
3
5803.00.20
- Từ xơ nhân tạo
5
5
3
- Loại khác:
5803.00.91
- - Loại sử dụng để phủ cây trồng
5
5
3
5803.00.99
- - Loại khác
5
5
3
58.04
Các loại vải tuyn và các loại vải dệt lưới khác, không bao gồm vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các loại vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến 60.06.
5804.10
-
Vải tuyn và vải dệt lưới khác:
- - Từ lụa:
5804.10.11
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5804.10.19
- - - Loại khác
9
9
8,5
- - Từ bông:
5804.10.21
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5804.10.29
- - - Loại khác
9
9
8,5
- - Loại khác:
5804.10.91
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5804.10.99
- - - Loại khác
9
9
8,5
- Ren dệt bằng máy:
5804.21
- - Từ xơ nhân tạo:
5804.21.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5804.21.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
5804.29
- - Từ vật liệu dệt khác:
5804.29.10
- - - Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
9
9
8,5
5804.29.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
5804.30.00
- Ren làm bằng tay
8
8
8
58.05
Thảm trang trí dệt thủ công theo kiểu Gobelins, Flanders, Aubusson, Beauvais và các kiểu tương tự, và các loại thảm trang trí thêu tay (ví dụ, thêu mũi nhỏ, thêu chữ thập), đã hoặc chưa hoàn thiện.
5805.00.10
- Từ bông
5
5
3
5805.00.90
- Loại khác
5
5
3
58.06
Vải dệt thoi khổ hẹp, trừ các loại hàng thuộc nhóm 58.07; vải khổ hẹp gồm toàn sợi dọc không có sợi ngang liên kết với nhau bằng chất keo dính (bolducs).
5806.10
- Vải dệt thoi có tạo vòng lông (kể cả vải khăn lông và vải dệt tạo vòng lông tương tự) và vải dệt từ sợi sơnin:
5806.10.10
- - Từ tơ tằm
9
9
8,5
5806.10.20
- - Từ bông
9
9
8,5
5806.10.90
- - Loại khác
9
9
8,5
5806.20
- Vải dệt thoi khác, có chứa sợi đàn hồi (elastomeric) hoặc sợi cao su từ 5% trở lên tính theo trọng lượng:
5806.20.10
- - Băng thể thao loại dùng để quấn tay cầm của các dụng cụ thể thao
9
9
8,5
5806.20.90
- - Loại khác
9
9
8,5
- Vải dệt thoi khác:
5806.31
- - Từ bông:
5806.31.10
- - - Vải dệt thoi khổ hẹp thích hợp cho sản xuất băng mục dùng cho máy chữ hoặc các loại máy tương tự
5
5
3
5806.31.20
- - - Làm nền cho giấy cách điện
5
5
3
5806.31.90
- - - Loại khác
5
5
3
5806.32
- - Từ xơ nhân tạo:
5806.32.10
- - - Vải dệt thoi khổ hẹp thích hợp cho sản xuất băng mực dùng cho máy chữ hoặc các loại máy tương tự; băng vải dùng làm dây đai an toàn ghế ngồi
5
5
3
5806.32.40
- - - Làm nền cho giấy cách điện
5
5
3
5806.32.90
- - - Loại khác
5
5
3
5806.39
- - Từ vật liệu dệt khác:
5806.39.10
- - - Từ tơ tằm
5
5
3
- - - Loại khác:
5806.39.91
- - - - Làm nền cho giấy cách điện
5
5
3
5806.39.99
- - - - Loại khác
5
5
3
5806.40.00
- Các loại vải dệt chỉ có sợi dọc không có sợi ngang liên kết với nhau bằng chất kết dính (bolducs)
5
5
3
58.07
Các loại nhãn, phù hiệu và các mặt hàng tương tự từ vật liệu dệt, dạng chiếc, dạng dải hoặc đã cắt theo hình hoặc kích cỡ, không thêu.
5807.10.00
- Dệt thoi
9
9
8,5
5807.90.00
- Loại khác
9
9
8,5
58.08
Các dải bện dạng chiếc; dải, mảnh trang trí dạng chiếc, không thêu, trừ loại dệt kim hoặc móc; tua, ngù và các mặt hàng tương tự.
5808.10
- Các dải bện dạng chiếc:
5808.10.10
- - Kết hợp với sợi cao su
5
5
3
5808.10.90
- - Loại khác
5
5
3
5808.90
- Loại khác:
5808.90.10
- - Kết hợp với sợi cao su
5
5
3
5808.90.90
- - Loại khác
5
5
3
5809.00.00
Vải dệt thoi từ sợi kim loại và vải dệt thoi từ sợi trộn kim loại thuộc nhóm 56.05, sử dụng để trang trí, như các loại vải trang trí nội thất hoặc cho các mục đích tương tự, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
5
5
3
58.10
Hàng thêu dạng chiếc, dạng dải hoặc dạng theo mẫu hoa văn.
5810.10.00
- Hàng thêu không lộ nền
5
5
3
- Hàng thêu khác:
5810.91.00
- - Từ bông
5
5
3
5810.92.00
- - Từ xơ nhân tạo
5
5
3
5810.99.00
- - Từ vật liệu dệt khác
5
5
3
58.11
Các sản phẩm dệt đã chần dạng chiếc, bao gồm một hay nhiều lớp vật liệu dệt kết hợp với lớp đệm bằng cách khâu hoặc cách khác, trừ hàng thêu thuộc nhóm 58.10.
5811.00.10
- Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô
8
8
8
5811.00.90
- Loại khác
8
8
8
Chương 59 - Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
59.01
Vải dệt được tráng keo hoặc hồ tinh bột, dùng để bọc ngoài bìa sách hoặc loại tương tự; vải can; vải bạt đã xử lý để vẽ; vải hồ cứng và các loại vải dệt đã được làm cứng tương tự để làm cốt mũ.
5901.10.00
- Vải dệt được tráng keo hoặc hồ tinh bột, dùng để bọc ngoài bìa sách hoặc các loại tương tự
5
5
3
5901.90
- Loại khác:
5901.90.10
- - Vải can
5
5
3
5901.90.20
- - Vải bạt đã xử lý để vẽ
5
5
3
5901.90.90
- - Loại khác
5
5
3
59.02
Vải mành dùng làm lốp từ sợi có độ bền cao từ ni lông hoặc các polyamit khác, các polyeste hoặc tơ nhân tạo vit-cô.
5902.10
- Từ ni lông hoặc các polyamit khác:
- - Vải tráng cao su làm mép lốp:
5902.10.11
- - - Từ sợi ni lông 6 (Nylon-6)
7
7
7
5902.10.19
- - - Loại khác
7
7
7
- - Loại khác:
5902.10.91
- - - Từ sợi ni lông 6 (NyIon-6)
7
7
7
5902.10.99
- - - Loại khác
7
7
7
5902.20
- Từ polyeste:
5902.20.20
- - Vải tráng cao su làm mép lốp
*
*
*
- - Loại khác:
5902.20.91
- - - Chứa bông
*
*
*
5902.20.99
- - - Loại khác
*
*
*
5902.90
- Loại khác:
5902.90.10
- - Vải tráng cao su làm mép lốp
5
4
3
5902.90.90
- - Loại khác
5
5
3
59.03
Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02.
5903.10.00
- Với poly (vinyl clorua)
5
5
3
5903.20.00
- Với polyurethan
5
5
3
5903.90.00
- Loại khác
9
9
8,5
59.04
Vải sơn, đã hoặc chưa cắt theo hình; các loại trải sàn có một lớp tráng hoặc phủ gắn trên lớp bồi là vật liệu dệt, đã hoặc chưa cắt thành hình.
5904.10.00
-
Vải sơn
5
5
3
5904.90.00
- Loại khác
5
5
3
59.05
Các loại vải dệt phủ tường.
5905.00.10
-
Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô
5
5
3
5905.00.90
- Loại khác
5
5
3
59.06
Vải dệt cao su hóa, trừ các loại thuộc nhóm 59.02.
5906.10.00
- Băng dính có chiều rộng không quá 20 cm
5
5
3
- Loại khác:
5906.91.00
- - Vải dệt kim hoặc vải móc
5
5
3
5906.99
- - Loại khác:
5906.99.10
- - - Tấm vải cao su dùng cho bệnh viện
5
5
3
5906.99.90
- - - Loại khác
5
5
3
59.07
Các loại vải dệt được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ bằng cách khác; bạt đã vẽ làm phông màn cho sân khấu, phông trường quay hoặc loại tương tự.
5907.00.10
- Các loại vải dệt được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ với dầu hoặc các chế phẩm từ dầu
5
5
3
5907.00.30
- Các loại vải dệt được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ với hóa chất chịu lửa
5
5
3
5907.00.40
- Các loại vải được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ với nhung xơ vụn, toàn bộ bề mặt được phủ với xơ vụn dệt
5
5
3
5907.00.50
- Các loại vải được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ lớp sáp, hắc ín, bi-tum hoặc các sản phẩm tương tự
5
5
3
5907.00.60
- Các loại vải được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ bằng các vật liệu khác
5
5
3
5907.00.90
- Loại khác
5
5
3
59.08
Các loại bấc dệt thoi, kết, tết hoặc dệt kim, dùng cho đèn, bếp dầu, bật lửa, nến hoặc loại tương tự; mạng đèn măng xông và các loại vải dệt kim hình ống dùng làm mạng đèn măng xông, đã hoặc chưa ngâm tẩm.
5908.00.10
- Bấc; mạng đèn măng xông
5
5
3
5908.00.90
- Loại khác
5
5
3
59.09
Các loại ống dẫn dệt mềm và các loại ống dệt tương tự có lót hoặc không lót, bọc vỏ cứng hoặc có các phụ kiện từ vật liệu khác.
5909.00.10
- Các loại vòi cứu hỏa
5
4
3
5909.00.90
- Loại khác
5
4
3
5910.00.00
Băng tải hoặc băng truyền hoặc băng đai, bằng vật liệu dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bằng plastic, hoặc gia cố bằng kim loại hoặc vật liệu khác.
5
5
3
59.11
Các sản phẩm và mặt hàng dệt, phục vụ cho mục đích kỹ thuật, đã nêu tại Chú giải 7 của Chương này.
5911.10.00
- Vải dệt, phớt và vải dệt thoi lót phớt đã được tráng, phủ, hoặc ép bằng cao su, da thuộc hoặc vật liệu khác, loại sử dụng cho băng kim máy chải, và vải tương tự phục vụ cho mục đích kỹ thuật khác, kể cả vải khổ hẹp làm từ nhung được ngâm tẩm cao su, để bọc các lõi, trục dệt
5
4
3
5911.20.00
- Vải dùng để sàng, đã hoặc chưa hoàn thiện
5
4
3
-
Vải dệt và phớt, được dệt liền hoặc kèm theo cơ cấu nối ráp, dùng cho máy sản xuất giấy hoặc các máy tương tự (ví dụ, để chế biến bột giấy hoặc xi măng amiăng):
5911.31.00
- - Trọng lượng dưới 650 g/m2
2
2
1
5911.32.00
- - Trọng lượng từ 650 g/m2 trở lên
2
2
1
5911.40.00
-
Vải lọc dùng trong ép dầu hoặc loại tương tự, kể cả loại làm từ tóc người
5
4
3
5911.90
- Loại khác:
5911.90.10
- - Miếng đệm và miếng chèn
2
2
1
5911.90.90
- - Loại khác
2
2
1
Chương 60 - Các loại hàng dệt kim hoặc móc
60.01
Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc.
6001.10.00
- Vải “vòng lông dài”:
5
5
3
- Vải tạo vòng lông bằng dệt kim:
6001.21.00
- - Từ bông
5
5
3
6001.22.00
- - Từ xơ nhân tạo
8
8
8
6001.29.00
- - Từ các loại vật liệu dệt khác
5
5
3
- Loại khác:
6001.91.00
- - Từ bông
9
9
8,5
6001.92
- - Từ xơ nhân tạo:
6001.92.20
- - - Vải có tạo vòng lông từ xơ staple 100% polyeste, có chiều rộng không nhỏ hơn 63,5 mm nhưng không quá 76,2 mm, sử dụng trong sản xuất con lăn sơn
5
5
3
6001.92.30
- - - Chứa sợi đàn hồi hoặc sợi cao su
5
5
3
6001.92.90
- - - Loại khác
5
5
3
6001.99
- - Từ các vật liệu dệt khác:
- - - Chưa tẩy trắng, không ngâm kiềm:
6001.99.11
- - - - Chứa sợi đàn hồi hoặc sợi cao su
9
9
8,5
6001.99.19
- - - - Loại khác
9
9
8,5
- - - Loại khác:
6001.99.91
- - - - Chứa sợi đàn hồi hoặc sợi cao su
9
9
8,5
6001.99.99
- - - - Loại khác
9
9
8,5
60.02
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ loại thuộc nhóm 60.01.
6002.40.00
- Có tỷ trọng sợi đàn hồi từ 5% trở lên nhưng không có sợi cao su
5
5
3
6002.90.00
- Loại khác
9
9
8,5
60.03
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, trừ loại thuộc nhóm 60.01 hoặc 60.02.
6003.10.00
- Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
6003.20.00
- Từ bông
5
5
3
6003.30.00
- Từ xơ tổng hợp
5
5
3
6003.40.00
- Từ xơ tái tạo
5
5
3
6003.90.00
- Loại khác
5
5
3
60.04
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ các loại thuộc nhóm 60.01.
6004.10
- Có tỷ trọng sợi đàn hồi từ 5% trở lên nhưng không có sợi cao su
6004.10.10
- - Có tỷ trọng sợi đàn hồi không quá 20%
5
5
3
6004.10.90
- - Loại khác
5
5
3
6004.90.00
- Loại khác
5
5
3
60.05
Vải dệt kim sợi dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc các nhóm 60.01 đến 60.04.
- Từ bông:
6005.21.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
8
8
8
6005.22.00
- - Đã nhuộm
8
8
8
6005.23.00
- - Từ các sợi có màu khác nhau
8
8
8
6005.24.00
- - Đã in
8
8
8
- Từ xơ tổng hợp:
6005.31
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng:
6005.31.10
- - - Vải dệt kim làm từ polyeste và polybutylen terephthalat trong đó polyeste chiếm tỷ trọng lớn hơn dùng để làm quần áo bơi
8
8
8
6005.31.90
- - - Loại khác
8
8
8
6005.32
- - Đã nhuộm:
6005.32.10
- - - Vải dệt kim làm từ polyeste và polybutylen terephthalat trong đó polyeste chiếm tỷ trọng lớn hơn dùng để làm quần áo bơi
8
8
8
6005.32.90
- - - Loại khác
8
8
8
6005.33
- - Từ các sợi có màu khác nhau:
6005.33.10
- - - Vải dệt kim làm từ polyeste và polybutylen terephthalat trong đó polyeste chiếm tỷ trọng lớn hơn dùng để làm quần áo bơi
8
8
8
6005.33.90
- - - Loại khác
8
8
8
6005.34
- - Đã in:
6005.34.10
- Vải dệt kim làm từ polyeste và polybutylen terephthalat trong đó polyeste chiếm tỷ trọng lớn hơn dùng để làm quần áo bơi
8
8
8
6005.34.90
- - - Loại khác
8
8
8
- Từ xơ tái tạo:
6005.41.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
6005.42.00
- - Đã nhuộm
5
5
3
6005.43.00
- - Từ các sợi có màu khác nhau
5
5
3
6005.44.00
- - Đã in
5
5
3
6005.90
- Loại khác:
6005.90.10
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
6005.90.90
- - Loại khác
9
9
8,5
60.06
Vải dệt kim hoặc móc khác.
6006.10.00
-
Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
-
Từ bông:
6006.21.00
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng
5
5
3
6006.22.00
- - Đã nhuộm
9
9
8,5
6006.23.00
- - Từ các sợi có màu khác nhau
5
5
3
6006.24.00
- - Đã in
9
9
8,5
- Từ xơ sợi tổng hợp:
6006.31
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng:
6006.31.10
- - - Tấm lưới từ sợi ni lông dùng làm vật liệu bồi cho các tấm ghép khảm
9
9
8,5
6006.31.20
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
9
9
8,5
6006.31.90
- - - Loại khác
9
9
8,5
6006.32
- - Đã nhuộm:
6006.32.10
- - - Tấm lưới từ sợi ni lông dùng làm vật liệu bồi cho các tấm ghép khảm
8
8
8
6006.32.20
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
8
8
8
6006.32.90
- - - Loại khác
8
8
8
6006.33
- - Từ các sợi có màu khác nhau:
6006.33.10
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
8
8
8
6006.33.90
- - - Loại khác
8
8
8
6006.34
- - Đã in:
6006.34.10
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
5
5
3
6006.34.90
- - - Loại khác
5
5
3
- Từ xơ tái tạo:
6006.41
- - Chưa hoặc đã tẩy trắng:
6006.41.10
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
5
5
3
6006.41.90
- - - Loại khác
5
5
3
6006.42
- - Đã nhuộm:
6006.42.10
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
5
5
3
6006.42.90
- - - Loại khác
5
5
3
6006.43
- - Từ các sợi có màu khác nhau:
6006.43.10
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
5
5
3
6006.43.90
- - - Loại khác
5
5
3
6006.44
- - Đã in:
6006.44.10
- - - Đàn hồi (kết hợp với sợi cao su)
5
5
3
6006.44.90
- - - Loại khác
5
5
3
6006.90.00
- Loại khác
5
5
3
Chương 61 - Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
61.01
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trược tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03.
6101.20.00
-
Từ bông
13
12
12
6101.30.00
-
Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6101.90.00
-
Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.02
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trược tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04.
6102.10.00
-
Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6102.20.00
-
Từ bông
13
12
12
6102.30.00
-
Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6102.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
61.03
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazers, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc.
6103.10.00
- Bộ com-lê
7,5
7,5
5
- Bộ quần áo đồng bộ:
6103.22.00
- - Từ bông
13
12
12
6103.23.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6103.29.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Áo jacket và blazer:
6103.31.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6103.32.00
- - Từ bông
13
12
12
6103.33.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6103.39.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc:
6103.41.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6103.42.00
- - Từ bông
13
12
12
6103.43.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6103.49.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
61.04
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazers, áo váy (dress), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.
- Bộ com-lê:
6104.13.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6104.19
- - Từ các vật liệu dệt khác:
6104.19.20
- - - Từ bông
13
12
12
6104.19.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Bộ quần áo đồng bộ:
6104.22.00
- - Từ bông
13
12
12
6104.23.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6104.29.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Áo jacket và blazer:
6104.31.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6104.32.00
- - Từ bông
13
12
12
6104.33.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6104.39.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Áo váy (dress):
6104.41.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6104.42.00
- - Từ bông
13
12
12
6104.43.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6104.44.00
- - Từ sợi tái tạo
13
12
12
6104.49.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Các loại chân váy (skirt) và chân váy dạng quần:
6104.51.00
- -
Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6104.52.00
- - Từ bông
13
12
12
6104.53.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6104.59.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Các loại quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc:
6104.61.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6104.62.00
- - Từ bông
13
12
12
6104.63.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6104.69.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
61.05
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc.
6105.10.00
- Từ bông
13
12
12
6105.20.00
- Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6105.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
61.06
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt-blouse) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.
6106.10.00
- Từ bông
13
12
12
6106.20.00
- Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6106.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
61.07
Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc.
- Quần lót và quần sịp:
6107.11.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6107.12.00
- - Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6107.19.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Các loại áo ngủ và bộ pyjama:
6107.21.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6107.22.00
- - Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6107.29.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
6107.91.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6107.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.08
Váy lót có dây đeo, váy lót trong, quần xi líp, quần đùi bỏ, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà (négligés), áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.
- Váy lót có dây đeo và váy lót trong:
6108.11.00
- - Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6108.19
- - Từ các vật liệu dệt khác:
6108.19.20
- - - Từ lông cừu hoặc lông động vật mịn
7,5
7,5
5
6108.19.30
- - - Từ bông
7,5
7,5
5
6108.19.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Quần xi líp và quần đùi bó:
6108.21.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6108.22.00
- - Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6108.29.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Váy ngủ và bộ pyjama:
6108.31.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6108.32.00
- - Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6108.39.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
6108.91.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6108.92.00
- - Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6108.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.09
Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc.
6109.10
- Từ bông:
6109.10.10
- - Dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
13
12
12
6109.10.20
- - Dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
13
12
12
6109.90
- Từ các vật liệu dệt khác:
6109.90.10
- - Dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, từ gai (ramie), lanh hoặc tơ tằm
13
12
12
6109.90.20
- - Dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
6109.90.30
- - Dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
13
12
12
61.10
Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigan), gi-Iê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc.
-
Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn:
6110.11.00
- - Từ lông cừu
7,5
7,5
5
6110.12.00
- - Từ lông dê Ca-sơ-mia
7,5
7,5
5
6110.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6110.20.00
-
Từ bông
7,5
7,5
5
6110.30.00
- Từ sợi nhân tạo
7,5
7,5
5
6110.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.11
Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc móc.
6111.20.00
- Từ bông
7,5
7,5
5
6111.30.00
- Từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6111.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.12
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc.
- Bộ quần áo thể thao:
6112.11.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6112.12.00
- - Từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6112.19.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
6112.20.00
- Bộ quần áo trượt tuyết
7,5
7,5
5
- Quần áo bơi cho nam giới hoặc trẻ em trai:
6112.31.00
- - Từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6112.39.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
- Quần áo bơi cho phụ nữ hoặc trẻ em gái:
6112.41.00
- - Từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6112.49.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.13
Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07.
6113.00.10
- Bộ đồ của thợ lặn
7,5
7,5
5
6113.00.30
- Quần áo chống cháy
6
5
5
6113.00.40
- Quần áo bảo hộ khác
7,5
7,5
5
6113.00.90
- Loại khác
7,5
7,5
5
61.14
Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc.
6114.20.00
- Từ bông
7,5
7,5
5
6114.30
- Từ sợi nhân tạo:
6114.30.20
- - Quần áo chống cháy
6
5
5
6114.30.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6114.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.15
Quần tất, quần áo nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày dép không đế, dệt kim hoặc móc.
6115.10
- Nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch):
6115.10.10
- - Vớ cho người giãn tĩnh mạch, từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6115.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Quần tất và quần áo nịt khác:
6115.21.00
- - Từ sợi tổng hợp, có độ mảnh sợi đơn dưới 67 decitex
7,5
7,5
5
6115.22.00
- - Từ sợi tổng hợp, có độ mảnh sợi đơn từ 67 decitex trở lên
7,5
7,5
5
6115.29
- - Từ các vật liệu dệt khác:
6115.29.10
- - - Từ bông
7,5
7,5
5
6115.29.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6115.30
- Tất dài đến đầu gối hoặc trên đầu gối dùng cho phụ nữ, có độ mảnh mỗi sợi đơn dưới 67 decitex:
6115.30.10
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6115.30.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
6115.94.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6115.95.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6115.96.00
- - Từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6115.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.16
Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc.
6116.10
- Được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ với plastic hoặc cao su:
6116.10.10
- - Găng tay của thợ lặn
7,5
7,5
5
6116.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
6116.91.00
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6116.92.00
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6116.93.00
- - Từ sợi tổng hợp
7,5
7,5
5
6116.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
61.17
Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh, dệt kim hoặc móc khác; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ.
6117.10
- Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che mặt và các loại tương tự:
6117.10.10
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6117.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6117.80
- Các đồ phụ trợ khác:
- - Cà vạt, nơ con bướm và cravat:
6117.80.11
- - - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6117.80.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6117.80.20
- - Băng cổ tay, băng đầu gối, băng mắt cá chân
7,5
7,5
5
6117.80.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6117.90.00
- Các chi tiết
15,5
15
14,5
Chương 62 - Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
62.01
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03.
- Áo khoác ngoài, áo mưa, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay và các loại tương tự:
6201.11.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6201.12.00
- - Từ bông
13
12
12
6201.13.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6201.19.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Loại khác:
6201.91.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6201.92.00
- - Từ bông
13
12
12
6201.93.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6201.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
62.02
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04.
- Áo khoác ngoài, áo mưa, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay và các loại tương tự:
6202.11.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6202.12.00
- - Từ bông
13
12
12
6202.13.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6202.19.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Loại khác:
6202.91.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6202.92.00
- - Từ bông
13
12
12
6202.93.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6202.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
62.03
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.
- Bộ com-lê:
6203.11.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6203.12.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6203.19
- - Từ các vật liệu dệt khác:
6203.19.10
- - - Từ bông
13
12
12
6203.19.90
- - - Loại khác
13
12
12
- Bộ quần áo đồng bộ:
6203.22.00
- - Từ bông
13
12
12
6203.23.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6203.29
- - Từ các vật liệu dệt khác:
6203.29.10
- - - Từ lông động vật loại mịn hoặc thô
7,5
7,5
5
6203.29.90
- - - Loại khác
13
12
12
- Áo jacket và blazer:
6203.31.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6203.32.00
- - Từ bông
13
12
12
6203.33.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6203.39.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc:
6203.41.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6203.42
- - Từ bông:
6203.42.10
- - - Quần yếm có dây đeo
13
12
12
6203.42.90
- - - Loại khác
13
12
12
6203.43.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6203.49.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
62.04
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer, áo váy (dress), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
- Bộ com-lê:
6204.11.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6204.12.00
- - Từ bông
13
12
12
6204.13.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6204.19.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Bộ quần áo đồng bộ:
6204.21.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6204.22.00
- - Từ bông
13
12
12
6204.23.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6204.29.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Áo jacket và blazer:
6204.31.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6204.32.00
- - Từ bông
13
12
12
6204.33.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6204.39.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Áo váy (dress):
6204.41.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6204.42.00
- - Từ bông
13
12
12
6204.43.00
- Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6204.44.00
- - Từ sợi tái tạo
13
12
12
6204.49.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Chân váy (skirt) và chân váy dạng quần:
6204.51.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6204.52.00
- - Từ bông
13
12
12
6204.53.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6204.59.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
- Quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc:
6204.61.00
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6204.62.00
- - Từ bông
13
12
12
6204.63.00
- - Từ sợi tổng hợp
13
12
12
6204.69.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
62.05
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai.
6205.20.00
-
Từ bông
13
12
12
6205.30.00
-
Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6205.90
- Từ các vật liệu dệt khác:
6205.90.10
- - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6205.90.90
- - Loại khác
13
12
12
62.06
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt-blouses) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
6206.10.00
- Từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm
13
12
12
6206.20.00
- Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6206.30.00
- Từ bông
13
12
12
6206.40.00
- Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6206.90.00
- Từ các vật liệu dệt khác
13
12
12
62.07
Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.
- Quần lót, quần đùi và quần sịp:
6207.11.00
- - Từ bông
13
12
12
6207.19.00
- - Từ vật liệu dệt khác
13
12
12
- Áo ngủ và bộ pyjama:
6207.21.00
- - Từ bông
13
12
12
6207.22.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6207.29.00
- - Từ vật liệu dệt khác
13
12
12
- Loại khác:
6207.91.00
- - Từ bông
13
12
12
6207.99
- - Từ vật liệu dệt khác:
6207.99.10
- - - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6207.99.90
- - - Loại khác
13
12
12
62.08
Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót trong, quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà (négligés), áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
- Váy lót và váy lót trong:
6208.11.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6208.19.00
- - Từ vật liệu dệt khác
13
12
12
-
Váy ngủ và bộ pyjama:
6208.21.00
- - Từ bông
13
12
12
6208.22.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6208.29.00
- - Từ vật liệu dệt khác
13
12
12
- Loại khác:
6208.91.00
- - Từ bông
13
12
12
6208.92.00
- - Từ sợi nhân tạo
13
12
12
6208.99
- - Từ vật liệu dệt khác:
6208.99.10
- - - Từ lông cừu hay lông động vật loại mịn
13
12
12
6208.99.90
- - - Loại khác
13
12
12
62.09
Quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ em.
6209.20
-
Từ bông:
6209.20.30
- - Áo phông, áo sơ mi, bộ quần áo pyjama và các loại tương tự
13
12
12
6209.20.90
- - Loại khác
13
12
12
6209.30
- Từ sợi tổng hợp:
6209.30.10
- - Bộ com-lê, quần và các loại tương tự
13
12
12
6209.30.30
- - Áo phông, áo sơ mi, bộ quần áo pyjama và các loại tương tự
13
12
12
6209.30.40
- - Phụ kiện may mặc
13
12
12
6209.30.90
- - Loại khác
13
12
12
6209.90.00
- Từ vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
62.10
Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07.
6210.10
- Từ các loại vải thuộc nhóm 56.02 hoặc 56.03:
- - Quần áo bảo hộ dùng trong công nghiệp:
6210.10.11
- - - Quần áo chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy
7,5
7,5
5
6210.10.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6210.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6210.20
- Quần áo khác, loại được mô tả từ phân nhóm 6201.11 đến 6201.19:
6210.20.20
- - Quần áo chống cháy
6
5
5
6210.20.30
- - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
7,5
7,5
5
6210.20.40
- - Các loại quần áo bảo hộ khác
7,5
7,5
5
6210.20.90
- - Loại khác
6
5
5
6210.30
- Quần áo khác, loại được mô tả từ phân nhóm 6202.11 đến 6202.19:
6210.30.20
- - Quần áo chống cháy
6
5
5
6210.30.30
- - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
7,5
7,5
5
6210.30.40
- - Các loại quần áo bảo hộ khác
7,5
7,5
5
6210.30.90
- - Loại khác
6
5
5
6210.40
- Quần áo khác dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai:
6210.40.10
- - Quần áo chống cháy
6
5
5
6210.40.20
- - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
7,5
7,5
5
6210.40.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6210.50
- Quần áo khác dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái:
6210.50.10
- - Quần áo chống cháy
6
5
5
6210.50.20
- - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
7,5
7,5
5
6210.50.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
62.11
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi, quần áo khác.
- Quần áo bơi:
6211.11.00
- - Dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
7,5
7,5
5
6211.12.00
- - Dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
7,5
7,5
5
6211.20.00
- Bộ quần áo trượt tuyết
7,5
7,5
5
- Quần áo khác, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai:
6211.32
- - Từ bông:
6211.32.10
- - - Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật
7,5
7,5
5
6211.32.20
- - - Áo choàng hành hương (erham)
7,5
7,5
5
6211.32.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6211.33
- - Từ sợi nhân tạo:
6211.33.10
- - - Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật
7,5
7,5
5
6211.33.20
- - - Quần áo chống cháy
6
5
5
6211.33.30
- - - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
7,5
7,5
5
6211.33.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6211.39
- - Từ vật liệu dệt khác:
6211.39.10
- - - Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật
7,5
7,5
5
6211.39.20
- - - Quần áo chống cháy
6
5
5
6211.39.30
- - - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
7,5
7,5
5
6211.39.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Quần áo khác dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái:
6211.42
- - Từ bông:
6211.42.10
- - - Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật
7,5
7,5
5
6211.42.20
- - - Áo choàng không tay dùng để cầu nguyện
7,5
7,5
5
6211.42.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6211.43
- - Từ sợi nhân tạo:
6211.43.10
- - - Áo phẫu thuật
7,5
7,5
5
6211.43.20
- - - Áo choàng không tay dùng để cầu nguyện
7,5
7,5
5
6211.43.30
- - - Bộ quần áo bảo hộ chống nổ
7,5
7,5
5
6211.43.40
- - - Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật
7,5
7,5
5
6211.43.50
- - - Quần áo chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy
7,5
7,5
5
6211.43.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6211.49
- - Từ vật liệu dệt khác:
6211.49.10
- - - Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật
7,5
7,5
5
6211.49.20
- - - Quần áo chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy
7,5
7,5
5
6211.49.30
- - - Áo choàng không tay dùng để cầu nguyện
7,5
7,5
5
6211.49.40
- - - Loại khác, từ lông động vật loại mịn hoặc thô
7,5
7,5
5
6211.49.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
62.12
Xu chiêng, gen, áo nịt ngực, dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc.
6212.10
- Xu chiêng:
6212.10.10
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6212.10.90
- - Từ các loại vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
6212.20
- Gen và quần gen:
6212.20.10
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6212.20.90
- - Từ các loại vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
6212.30
- Áo nịt toàn thân:
6212.30.10
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6212.30.90
- - Từ các loại vật liệu dệt khác
7,5
7,5
5
6212.90
- Loại khác:
- - Từ bông:
6212.90.11
- - - Hàng may mặc, loại có tính đàn hồi bó chặt, để điều trị mô vết sẹo và ghép da
7,5
7,5
5
6212.90.12
- - - Vật hỗ trợ cho các môn điền kinh
7,5
7,5
5
6212.90.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Từ vật liệu dệt khác:
6212.90.91
- - - Hàng may mặc, loại có tính đàn hồi bó chặt, để điều trị mô vết sẹo và ghép da
7,5
7,5
5
6212.90.92
- - - Vật hỗ trợ cho các môn điền kinh
7,5
7,5
5
6212.90.99
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
62.13
Khăn tay và khăn vuông nhỏ quàng cổ.
6213.20
- Từ bông:
6213.20.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6213.20.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6213.90
- Từ các loại vật liệu dệt khác:
- - Từ tơ tằm hoặc tơ tằm phế phẩm:
6213.90.11
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6213.90.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
6213.90.91
- - - Đã được in kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6213.90.99
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
62.14
Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự.
6214.10
- Từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm:
6214.10.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6214.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6214.20.00
- Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6214.30
- Từ sợi tổng hợp:
6214.30.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6214.30.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6214.40
- Từ sợi tái tạo:
6214.40.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6214.40.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6214.90
- Từ vật liệu dệt khác:
6214.90.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
13
12
12
6214.90.90
- - Loại khác
13
12
12
62.15
Cà vạt, nơ con bướm và cravat.
6215.10
- Từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm:
6215.10.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6215.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6215.20
-
Từ sợi nhân tạo:
6215.20.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6215.20.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6215.90
- Từ vật liệu dệt khác:
6215.90.10
- - Được in bởi kiểu batik truyền thống
7,5
7,5
5
6215.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
62.16
Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao.
6216.00.10
- Găng tay bảo hộ lao động, găng tay hở ngón và găng tay bao
7,5
7,5
5
- Loại khác:
6216.00.91
- - Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
7,5
7,5
5
6216.00.92
- - Từ bông
7,5
7,5
5
6216.00.99
- - Loại khác
7,5
7,5
5
62.17
Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác; các chi tiết của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ, trừ các loại thuộc nhóm 62.12.
6217.10
- Hàng phụ trợ:
6217.10.10
- - Đai Ju đô
15,5
15
14,5
6217.10.90
- - Loại khác
15,5
15
14,5
6217.90.00
- Các chi tiết
7,5
7,5
5
Chương 63 - Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn
63.01
Chăn và chăn du lịch.
6301.10.00
- Chăn điện
5
5
3
6301.20.00
- Chăn (trừ chăn điện) và chăn du lịch, từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
5
5
3
6301.30.00
- Chăn (trừ chăn điện) và chăn du lịch, từ bông
5
5
3
6301.40.00
- Chăn (trừ chăn điện) và chăn du lịch, từ xơ sợi tổng hợp
5
5
3
6301.90.00
- Chăn và chăn du lịch khác
5
5
3
63.02
Khăn trải giường, khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp.
6302.10.00
- Khăn trải giường, dệt kim hoặc móc
5
5
3
- Khăn trải giường khác, đã in:
6302.21.00
- - Từ bông
5
5
3
6302.22
- - Từ sợi nhân tạo:
6302.22.10
- - - Từ vải không dệt
5
5
3
6302.22.90
- - - Loại khác
5
5
3
6302.29.00
- - Tử vật liệu dệt khác
5
5
3
- Khăn trải giường khác:
6302.31.00
- - Từ bông
5
5
3
6302.32
- - Từ sợi nhân tạo:
6302.32.10
- - - Từ vải không dệt
5
5
3
6302.32.90
- - - Loại khác
5
5
3
6302.39.00
- - Từ vật liệu dệt khác
5
5
3
6302.40.00
- Khăn trải bàn, dệt kim hoặc móc
5
5
3
- Khăn trải bàn khác:
6302.51.00
- - Từ bông
5
5
3
6302.53.00
- - Từ sợi nhân tạo
5
5
3
6302.59.00
- - Từ vật liệu dệt khác
5
5
3
6302.60.00
- Khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp, từ vải dệt vòng lông hoặc các loại vải dệt vòng lông tương tự, từ bông
5
5
3
- Loại khác:
6302.91.00
- - Từ bông
5
5
3
6302.93.00
- - Từ sợi nhân tạo
5
5
3
6302.99.00
- - Từ vật liệu dệt khác
5
5
3
63.03
Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường.
- Dệt kim hoặc móc:
6303.12.00
- - Từ sợi tổng hợp
5
5
3
6303.19
- - Từ các vật liệu dệt khác:
6303.19.10
- - - Từ bông
5
5
3
6303.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
- Loại khác:
6303.91.00
- - Từ bông
5
5
3
6303.92.00
- - Từ sợi tổng hợp
5
5
3
6303.99.00
- - Từ các vật liệu dệt khác
5
5
3
63.04
Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04.
- Các bộ khăn phủ giường:
6304.11.00
- - Dệt kim hoặc móc
5
5
3
6304.19
- - Loại khác:
6304.19.10
- - - Từ bông
5
5
3
6304.19.20
- - - Loại khác, không dệt
5
5
3
6304.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
- Loại khác:
6304.91
- - Dệt kim hoặc móc:
6304.91.10
- - - Màn chống muỗi
5
5
3
6304.91.90
- - - Loại khác
5
5
3
6304.92.00
- - Không dệt kim hoặc móc, từ bông
5
5
3
6304.93.00
- - Không dệt kim hoặc móc, từ sợi tổng hợp
5
5
3
6304.99.00
- - Không dệt kim hoặc móc, từ vật liệu dệt khác
5
5
3
63.05
Bao và túi, loại dùng để đóng gói hàng.
6305.10
- Từ đay hoặc các nguyên liệu dệt từ sợi libe khác thuộc nhóm 53.03:
-
- Mới:
6305.10.11
- - - Từ day
5
5
3
6305.10.19
- - - Loại khác
5
5
3
- - Đã qua sử dụng:
6305.10.21
- - - Từ đay
5
5
3
6305.10.29
- - - Loại khác
5
5
3
6305.20.00
- Từ bông
5
5
3
- Từ vật liệu dệt nhân tạo:
6305.32
- - Túi, bao đựng hàng loại lớn có thể gấp, mở linh hoạt:
6305.32.10
- - - Từ vải không dệt
5
5
3
6305.32.20
- - - Dệt kim hoặc móc
5
5
3
6305.32.90
- - - Loại khác
5
5
3
6305.33
- - Loại khác, từ polyetylen hoặc dải polypropylen hoặc dạng tương tự:
6305.33.10
- - - Dệt kim hoặc móc
5
5
3
6305.33.20
- - - Bằng sợi dệt dạng dải hoặc tương tự
5
5
3
6305.33.90
- - - Loại khác
5
5
3
6305.39
- - Loại khác:
6305.39.10
- - - Từ vải không dệt
5
5
3
6305.39.20
- - - Dệt kim hoặc móc
5
5
3
6305.39.90
- - - Loại khác
5
5
3
6305.90
- Từ vật liệu dệt khác:
6305.90.10
- - Từ gai dầu thuộc nhóm 53.05
5
5
3
6305.90.20
- - Từ dừa (xơ dừa) thuộc nhóm 53.05
5
5
3
6305.90.90
- - Loại khác
5
5
3
63.06
Tấm vải chống thấm nước, tấm hiên và tấm che nắng; tăng (lều); buồm cho tàu thuyền, ván lướt hoặc ván lướt cát; các sản phẩm dùng cho cắm trại.
- Tấm vải chống thấm nước, tấm hiên và tấm che nắng:
6306.12.00
- - Từ sợi tổng hợp
5
5
3
6306.19
- - Tử vật liệu dệt khác:
6306.19.10
- - - Từ sợi dệt thực vật thuộc nhóm 53.05
5
5
3
6306.19.20
- - - Từ bông
5
5
3
6306.19.90
- - - Loại khác
5
5
3
-
Tăng (lều):
6306.22.00
- - Từ sợi tổng hợp
5
5
3
6306.29
- - Từ vật liệu dệt khác:
6306.29.10
- - - Từ bông
5
5
3
6306.29.90
- - - Loại khác
5
5
3
6306.30.00
- Buồm cho tàu thuyền
5
5
3
6306.40
- Đệm hơi:
6306.40.10
- - Từ bông
5
5
3
6306.40.90
- - Loại khác
5
5
3
6306.90.00
- Loại khác
5
5
3
63.07
Các mặt hàng đã hoàn thiện khác, kể cả mẫu cắt may.
6307.10
- Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự:
6307.10.10
- - Từ vải không dệt trừ phớt
8
8
8
6307.10.20
- - Từ phớt
8
8
8
6307.10.90
- - Loại khác
8
8
8
6307.20.00
- Áo cứu sinh và đai cứu sinh
0
0
0
6307.90
- Loại khác:
6307.90.30
- - Tấm phủ ô che cắt sẵn hình tam giác
7,5
7,5
5
6307.90.40
- - Khẩu trang phẫu thuật
6
5
5
- - Các loại đai an toàn:
6307.90.61
- - - Thích hợp dùng trong công nghiệp
6
5
5
6307.90.69
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6307.90.70
- - Quạt và màn che kéo bằng tay
7,5
7,5
5
6307.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6308.00.00
Bộ vải bao gồm vải dệt thoi và chỉ, có hoặc không có phụ kiện, dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ.
13
12
12
6309.00.00
Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác.
*
*
*
63.10
Vải vụn, mẫu dây xe, chão bện (cordage), thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện (cordage), thừng hoặc cáp, từ vật liệu dệt.
6310.10
- Đã được phân loại:
6310.10.10
- - Vải vụn đã qua sử dụng hoặc mới
25
22,5
20
6310.10.90
- - Loại khác
25
22,5
20
6310.90
- Loại khác:
6310.90.10
- - Vải vụn đã qua sử dụng hoặc mới
25
22,5
20
6310.90.90
- - Loại khác
25
22,5
20
Chương 64 - Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên
64.01
Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
6401.10.00
- Giày, dép có mũi gắn kim loại bảo vệ
17,5
15
10
- Giày, dép khác:
6401.92.00
- - Giày cổ cao quá mắt cá chân nhưng không qua đầu gối
17,5
15
10
6401.99.00
- - Loại khác
17,5
15
10
64.02
Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic.
- Giày, dép thể thao:
6402.12.00
- - Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt dã và giày ống gắn ván trượt
17,5
15
10
6402.19
- - Loại khác:
6402.19.10
- - - Giày dép cho đấu vật
17,5
15
10
6402.19.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
6402.20.00
- Giày, dép có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài
17,5
15
10
- Giày, dép khác:
6402.91
- - Giày cổ cao quá mắt cá chân:
6402.91.10
- - - Giày lặn
17,5
15
10
- - - Loại khác:
6402.91.91
- - - - Mũi giày được gắn kim loại để bảo vệ
17,5
15
10
6402.91.99
- - - - Loại khác
17,5
15
10
6402.99
- - Loại khác:
6402.99.10
- - - Mũi giày được gắn kim loại để bảo vệ
17,5
15
10
6402.99.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
64.03
Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.
- Giày, dép thể thao:
6403.12.00
- - Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt dã và giày ống gắn ván trượt
17,5
15
10
6403.19
- - Loại khác:
6403.19.10
- - - Giày, dép có gắn đinh, gắn miếng đế chân hoặc các loại tương tự
17,5
15
10
6403.19.20
- - - Ủng đi ngựa hoặc giày chơi bowling
17,5
15
10
6403.19.30
- - - Giày, dép dùng trong đấu vật, cử tạ hoặc thể dục thể hình
17,5
15
10
6403.19.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
6403.20.00
- Giày dép có đế ngoài bằng da thuộc, và mũ giày có đai vòng qua mu bàn chân và quai xỏ ngón chân cái
17,5
15
10
6403.40.00
- Giày, dép khác, có mũi gắn kim loại bảo vệ
17,5
15
10
- Giày, dép khác có đế ngoài bằng da thuộc:
6403.51.00
- - Giày cổ cao quá mắt cá chân
17,5
15
10
6403.59.00
- - Loại khác
17,5
15
10
- Giày, dép khác:
6403.91.00
- - Giày cổ cao quá mắt cá chán
17,5
15
10
6403.99.00
- - Loại khác
17,5
15
10
64.04
Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.
- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su hoặc plastic:
6404.11
- - Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự:
6404.11.10
- - - Giày, dép có gắn đinh, gắn miếng đế chân hoặc các loại tương tự
17,5
15
10
6404.11.20
- - - Giày, dép dùng trong đấu vật, cử tạ hoặc thể dục thể hình
17,5
15
10
6404.11.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
6404.19.00
- - Loại khác
17,5
15
10
6404.20.00
- Giày, dép có đế ngoài bằng da thuộc hoặc da tổng hợp
17,5
15
10
64.05
Giày, dép khác.
6405.10.00
- Có mũ giày bằng da thuộc hoặc da tổng hợp
17,5
15
10
6405.20.00
- Có mũ giày bằng vật liệu dệt
17,5
15
10
6405.90.00
- Loại khác
17,5
15
10
64.06
Các bộ phận của giày, dép (kể cả mũ giày đã hoặc chưa gắn đế trừ đế ngoài); miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, đệm gót chân và các sản phẩm tương tự; ghệt, quần ôm sát chân và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận của chúng.
6406.10
- Mũ giày và các bộ phận của chúng, trừ miếng lót bằng vật liệu cứng trong mũ giày:
6406.10.10
- - Mũi giày bằng kim loại
7,5
7,5
5
6406.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
6406.20.00
- Đế ngoài và gót giày, bằng cao su hoặc plastic
23
22,5
22
6406.90
- Loại khác:
6406.90.10
- - Bằng gỗ
7,5
7,5
5
- - Bằng kim loại:
6406.90.21
- - - Bằng sắt hoặc thép
5
4
3
6406.90.29
- - - Loại khác
5
4
3
- - Bằng plastic hoặc cao su:
6406.90.31
- - - Tấm lót giày
5
4
3
6406.90.32
- - - Đế giày đã hoàn thiện
5
4
3
6406.90.39
- - - Loại khác
5
4
3
- - Loại khác:
6406.90.91
- - - Ghệt, quần ôm sát chân và các loại tương tự và bộ phận của chúng
5
4
3
6406.90.99
- - - Loại khác
5
4
3
Chương 65 - Mũ và các vật đội đầu khác và các bộ phận của chúng
6501.00.00
Các loại thân mũ hình nón, hình chuông bằng phớt (nỉ, dạ), chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành; thân mũ chóp bằng và thân mũ hình trụ (kể cả thân mũ hình trụ đa giác), bằng phớt (nỉ, dạ).
5
4
3
6502.00.00
Các loại thân mũ, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng vật liệu bất kỳ, chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành, chưa có lót, chưa có trang trí.
5
4
3
6504.00.00
Các loại mũ và các vật đội dầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.
17,5
15
10
65.05
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.
6505.00.10
- Mũ thuộc loại sử dụng cho mục đích tôn giáo
17,5
15
10
6505.00.20
- Lưới bao tóc
17,5
15
10
6505.00.90
- Loại khác
17,5
15
10
65.06
- Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí.
6506.10
- Mũ bảo hộ:
6506.10.10
- - Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy
7,5
7,5
5
6506.10.20
- - Mũ bảo hộ công nghiệp và mũ bảo hiểm cho lính cứu hỏa, trừ mũ bảo hộ bằng thép
2
2
1
6506.10.30
- - Mũ bảo hộ bằng thép
2
2
1
6506.10.40
- - Mũ dùng trong chơi water-polo
2
2
1
6506.10.90
- - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
6506.91.00
- - Bằng cao su hoặc plastic
31
30
29
6506.99
- - Bằng vật liệu khác:
6506.99.10
- - - Bằng da lông
17,5
15
10
6506.99.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
6507.00.00
Băng lót vành trong thân mũ, lớp lót, lớp bọc, cốt, khung, lưỡi trai và quai, dùng để sản xuất mũ và các vật đội đầu khác.
17,5
15
10
Chương 66 - Ô, dù che, ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi, gậy điều khiển, roi điều khiển súc vật thồ kéo và các bộ phận của các sản phẩm trên
66.01
Các loại ô và dù (kể cả ô có cán là ba toong, dù che trong vườn và các loại ô, dù tương tự).
6601.10.00
- Dù che trong vườn và các loại ô, dù tương tự
17,5
15
10
- Loại khác:
6601.91.00
- - Có cán kiểu ống lồng
17,5
15
10
6601.99.00
- - Loại khác
17,5
15
10
6602.00.00
Ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi da, roi điều khiển súc vật thồ, kéo và các loại tương tự.
17,5
15
10
66.03
Các bộ phận, đồ trang trí và đồ phụ trợ cho các mặt hàng thuộc nhóm 66.01 hoặc 66.02.
6603.20.00
- Khung ô, kể cả khung có gắn với cán (thân gậy)
12,5
10
7,5
6603.90
- Loại khác:
6603.90.10
- - Cho hàng hóa thuộc nhóm 66.01
12,5
10
7,5
6603.90.20
- - Cho hàng hóa thuộc nhóm 66.02
12,5
10
7,5
Chương 67 - Lông vũ và lông tơ chế biến, các sản phẩm bằng lông vũ hoặc lông tơ; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người
6701.00.00
Da và các bộ phận khác của loài chim có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ, các phần của lông vũ, lông tơ và các sản phẩm làm từ chúng (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 05.05 và các ống, lông cánh, lông đuôi đã chế biến).
7,5
7,5
5
67.02
Hoa, cành, lá, quả nhân tạo và các phần của chúng; các sản phẩm làm bằng hoa, cành, lá hoặc quả nhân tạo.
6702.10.00
- Bằng plastic
17,5
15
10
6702.90
- Bằng vật liệu khác:
6702.90.10
- - Bằng giấy
17,5
15
10
6702.90.20
- - Bằng vật liệu dệt
17,5
15
10
6702.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
6703.00.00
Tóc người, đã được chải, chuốt, tẩy hoặc xử lý bằng cách khác; lông cừu hoặc lông động vật khác hoặc loại vật liệu dệt khác, được chế biến để dùng làm tóc giả hoặc sản phẩm tương tự.
7,5
7,5
5
67.04
Tóc giả, râu, lông mi, lông mày giả, tóc độn và các loại sản phẩm tương tự, bằng tóc người hoặc lông động vật hoặc các loại vật liệu dệt; các sản phẩm bằng tóc người chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
- Bằng vật liệu dệt tổng hợp:
6704.11.00
- - Bộ tóc giả hoàn chỉnh
12,5
10
7,5
6704.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
6704.20.00
- Bằng tóc người
12,5
10
7,5
6704.90.00
- Bằng vật liệu khác
23
22,5
22
Chương 68 - Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự
6801.00.00
Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến).
10
7,5
5
68.02
Đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng đã được gia công (trừ đá phiến) và các sản phẩm làm từ các loại đá trên, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 68.01; đá khối dùng để khảm và các loại tương tự, bằng đá tự nhiên (kể cả đá phiến), có hoặc không có lớp lót; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo, làm bằng đá tự nhiên (kể cả đá phiến).
6802.10.00
- Đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo
10
7,5
5
- Đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng:
6802.21.00
- - Đá hoa (marble), tra-véc-tin và thạch cao tuyết hoa
10
7,5
5
6802.23.00
- - Đá granit
10
7,5
5
6802.29
- - Đá khác:
6802.29.10
- - - Đá vôi khác
10
7,5
5
6802.29.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
- Loại khác:
6802.91
- - Đá hoa (marble), tra-véc-tin và thạch cao tuyết hoa:
6802.91.10
- - - Đá hoa (marble)
10
7,5
5
6802.91.90
- - - Loại khác
10
7,5
5
6802.92.00
- - Đá vôi khác
10
7,5
5
6802.93.00
- - Đá granit
10
7,5
5
6802.99.00
- - Đá khác
10
7,5
5
6803.00.00
Đá phiến đã gia công và các sản phẩm làm bằng đá phiến hoặc làm bằng đá phiến kết khối (từ bột đá phiến kết lại thành khối).
7,5
7,5
5
68.04
Đá nghiền, đá mài, đá mài dạng hình tròn và tương tự, không có cốt, dùng để nghiền, mài, đánh bóng, giũa hoặc cắt, đá mài hoặc đá đánh bóng bằng tay, và các phần của chúng, bằng đá tự nhiên, bằng các vật liệu mài tự nhiên hoặc nhân tạo đã được kết khối, hoặc bằng gốm, có hoặc không kèm theo các bộ phận bằng các vật liệu khác.
6804.10.00
- Đá nghiền (thớt cối xay) và đá mài để nghiền, mài hoặc xay thành bột
7,5
7,5
5
- Đá nghiền, đá mài khác, đá mài dạng hình tròn và dạng tương tự:
6804.21.00
- - Bằng kim cương tự nhiên hoặc kim cương nhân tạo đã được kết khối
0
0
0
6804.22.00
- - Bằng vật liệu mài đã được kết khối hoặc bằng gốm khác
5
4
3
6804.23.00
- - Bằng đá tự nhiên
5
4
3
6804.30.00
- Đá mài hoặc đá đánh bóng bằng tay
5
4
3
68.05
Bột mài hoặc hạt mài tự nhiên hay nhân tạo, có nền bằng vật liệu dệt, giấy, bìa hoặc các vật liệu khác, đã hoặc chưa cắt thành hình hoặc đã khâu hoặc hoàn thiện bằng cách khác.
6805.10.00
- Trên nền chỉ bằng vải dệt
5
4
3
6805.20.00
- Trên nền chỉ bằng giấy hoặc bìa
5
4
3
6805.30.00
- Trên nền bằng vật liệu khác
5
4
3
68.06
Sợi xỉ, bông len đá (rock wool) và các loại sợi khoáng tương tự; Vermiculite nung nở, đất sét trương nở, xỉ bọt và các loại vật liệu khoáng trương nở tương tự; các hỗn hợp và các sản phẩm cách nhiệt, cách âm hoặc các vật liệu khoáng hấp thụ âm, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 68.11 hoặc 68.12 hoặc Chương 69.
6806.10.00
- Sợi xỉ, bông len đá (rock wool) và các loại sợi khoáng tương tự (kể cả hỗn hợp của chúng), ở dạng rời, dạng tấm hoặc dạng cuộn
2
2
1
6806.20.00
- Vermiculite nung nở, đất sét trương nở, xỉ bọt và các loại vật liệu quặng khoáng trương nở tương tự (kể cả hỗn hợp của chúng)
2
2
1
6806.90.00
- Loại khác
2
2
1
68.07
Các sản phẩm bằng asphalt hoặc bằng vật liệu tương tự (ví dụ, bi-tum dầu mỏ hoặc hắc ín than đá).
6807.10.00
- Dạng cuộn
2
2
1
6807.90
- Loại khác:
6807.90.10
- - Tấm lát (tiles)
2
2
1
6807.90.90
- - Loại khác
2
2
1
68.08
Panen, tấm, tấm lát (tiles), khối và các sản phẩm tương tự làm bằng sợi thực vật, rơm rạ hoặc bằng phoi bào, mạt gỗ, dăm gỗ, mùn cưa hoặc phế liệu khác, bằng gỗ, đã được kết khối bằng xi măng, thạch cao hoặc chất kết dính khoáng khác.
6808.00.10
- Ngói, panen, tấm, khối và các sản phẩm tương tự dùng để lợp mái
18
18
15
6808.00.90
- Loại khác
18
18
15
68.09
Các sản phẩm làm bằng thạch cao hoặc bằng các hỗn hợp có thành phần cơ bản là thạch cao.
- Tấm, lá, panen, tấm lát (tiles) và các sản phẩm tương tự, chưa được trang trí:
6809.11.00
- - Được phủ mặt hoặc gia cố chỉ bằng giấy hoặc bìa
18
18
15
6809.19
- - Loại khác:
6809.19.10
- - - Tấm lát
18
18
15
6809.19.90
- - - Loại khác
18
18
15
6809.90
- Các sản phẩm khác:
6809.90.10
- - Khuôn bằng thạch cao dùng trong nha khoa
7
7
7
6809.90.90
- - Loại khác
18
18
15
68.10
Các sản phẩm bằng xi măng, bằng bê tông hoặc đá nhân tạo, đã hoặc chưa được gia cố.
- Tấm lát (tiles), phiến đá lát đường, gạch và các sản phẩm tương tự:
6810.11.00
- - Gạch và gạch khối xây dựng
20
18
15
6810.19
- - Loại khác:
6810.19.10
- - - Tấm lát (tiles)
20
18
15
6810.19.90
- - - Loại khác
20
18
15
- Sản phẩm khác:
6810.91.00
- - Các cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng
20
18
15
6810.99.00
- - Loại khác
20
18
15
68.11
Các sản phẩm bằng xi măng-amiăng, bằng xi măng-sợi xenlulô hoặc tương tự.
6811.40
- Chứa amiăng:
6811.40.10
- - Tấm làn sóng
7,5
7,5
5
- - Tấm, panen, tấm lát (tiles) và các sản phẩm tương tự khác:
6811.40.21
- - - Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic
7,5
7,5
5
6811.40.29
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6811.40.30
- - Ống hoặc ống dẫn
7,5
7,5
5
6811.40.40
- - Các phụ kiện để ghép nối ống hoặc ống dẫn
7,5
7,5
5
6811.40.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Không chứa amiăng:
6811.81.00
- - Tấm làn sóng
7,5
7,5
5
6811.82
- - Tấm, panen, tấm lát (tiles) và các sản phẩm tương tự khác:
6811.82.10
- - - Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic
7,5
7,5
5
6811.82.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6811.89
- - Loại khác:
6811.89.10
- - - Ống hoặc ống dẫn
7,5
7,5
5
6811.89.20
- - - Các phụ kiện để ghép nối ống hoặc ống dẫn
7,5
7,5
5
6811.89.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
68.12
Sợi amiăng đã được gia công; các hỗn hợp với thành phần cơ bản là amiăng hoặc thành phần chính là amiăng và magie carbonat; các sản phẩm làm từ hỗn hợp đó hoặc làm từ amiăng (ví dụ, chỉ, vải dệt thoi, quần áo, mũ và vật đội đầu khác, giày dép, các miếng đệm), đã hoặc chưa được gia cố, trừ các loại thuộc nhóm 68.11 hoặc 68.13.
6812.80
- Bằng crocidolite:
6812.80.20
- - Quần áo
5
4
3
6812.80.30
- - Giấy, bìa cứng và nỉ
5
4
3
6812.80.40
- - Gạch lát nền hoặc ốp tường
5
4
3
6812.80.50
- - Phụ kiện quần áo, giày dép và vật đội đầu; sợi crocidolite đã được gia công; các hỗn hợp với thành phần cơ bản là crocidolite hoặc có thành phần cơ bản là crocidolite và magie carbonat; sợi và chỉ; sợi bện (cord) và dây, đã hoặc chưa bện; vải dệt kim hoặc dệt thoi
5
4
3
6812.80.90
- - Loại khác
5
4
3
- Loại khác:
6812.91
- - Quần áo, phụ kiện quần áo, giày dép và vật đội đầu:
6812.91.10
- - - Quần áo
5
4
3
6812.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
6812.92.00
- - Giấy, bìa cứng và nỉ
5
4
3
6812.93.00
- - Vật liệu ghép nối làm bằng sợi amiăng ép, ở dạng tấm hoặc cuộn
5
4
3
6812.99
- - Loại khác:
- - - Sợi amiăng (trừ loại làm từ crocidolite) đã được gia công; các hỗn hợp với thành phần cơ bản là amiăng (trừ loại làm từ crocidolite) hoặc có thành phần cơ bản là amiăng (trừ loại làm từ crocidolite) và magie carbonat; sợi và chỉ; sợi bện (cord) và dây, đã hoặc chưa bện; vải dệt kim hoặc dệt thoi:
6812.99.11
- - - - Các hỗn hợp với thành phần cơ bản là amiăng hoặc có thành phần cơ bản là amiăng và magie carbonat loại dùng để sản xuất các mặt hàng thuộc nhóm 68.13
5
4
3
6812.99.19
- - - - Loại khác
5
4
3
6812.99.20
- - - Gạch lát nền hoặc ốp tường
5
4
3
6812.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
68.13
Vật liệu ma sát và các sản phẩm từ vật liệu ma sát (ví dụ, tấm mỏng, cuộn, dài, đoạn, đĩa, vòng đệm, tấm lót), chưa lắp ráp, để làm phanh, côn hoặc các sản phẩm tương tự, với thành phần chính là amiăng, các chất khoáng khác hoặc xenlulo, đã hoặc chưa kết hợp với vật liệu dệt hoặc các vật liệu khác.
6813.20
- Chứa amiăng:
6813.20.10
- - Lót và đệm phanh
5
4
3
6813.20.90
- - Loại khác
5
4
3
- Không chứa amiăng:
6813.81.00
- - Lót và đệm phanh
5
4
3
6813.89.00
- - Loại khác
5
4
3
68.14
Mica đã gia công và các sản phẩm làm từ mica, kể cả mica đã được liên kết khối hoặc tái chế, có hoặc không có lớp nền bằng giấy, bìa hoặc các vật liệu khác.
6814.10.00
- Tấm, tấm mỏng và dải bằng mica đã được kết khối hoặc tái chế, có hoặc không có lớp nền phụ trợ
5
4
3
6814.90.00
- Loại khác
5
4
3
68.15
Các sản phẩm bằng đá hoặc bằng các chất liệu khoáng khác (kể cả sợi carbon, các sản phẩm bằng sợi carbon và các sản phẩm làm bằng than bùn), chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
6815.10
Các sản phẩm làm từ graphit hoặc carbon khác không phải là sản phẩm điện:
6815.10.10
- - Sợi hoặc chỉ
2
2
1
6815.10.20
- - Gạch, đá lát nền, các loại vật liệu dùng để lát và các sản phẩm xây dựng tương tự
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
6815.10.91
- - - Sợi carbon
7,5
7,5
5
6815.10.99
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
6815.20.00
- Sản phẩm từ than bùn
7,5
7,5
5
- Các loại sản phẩm khác:
6815.91.00
- - Có chứa magiezit, dolomit hoặc cromit
5
4
3
6815.99.00
- - Loại khác
2
2
1
Chương 69 - Đồ gốm, sứ
6901.00.00
Gạch, gạch khối, tấm lát (tiles) và các loại hàng gốm khác làm từ bột silic hóa thạch (ví dụ, đất tảo cát, đá tảo silic hoặc diatomit) hoặc từ các loại đất silic tương tự.
12,5
10
7,5
69.02
Gạch, gạch khối, tấm lát (tiles) chịu lửa và các loại vật liệu xây dựng bằng gốm chịu lửa tương tự, trừ các sản phẩm làm bằng bột silic hóa thạch hoặc đất silic tương tự.
6902.10.00
- Chứa trên 50% tính theo trọng lượng là 1 hay nhiều nguyên tố magie (Mg), canxi (Ca) hoặc crom (Cr), thể hiện ở dạng magie oxit (MgO), canxi oxit (CaO) hoặc crom oxit (Cr2O3)
7
7
7
6902.20.00
- Chứa trên 50% tính theo trọng lượng là oxit nhôm (Al2O3), đioxit silic (SiO2) hoặc hỗn hợp hay hợp chất của các chất này
7
7
7
6902.90.00
- Loại khác
7
7
7
69.03
Các loại hàng gốm, sứ chịu lửa khác (ví dụ, bình cổ cong, nồi nấu kim loại, lò muffle, nút, phích cắm, giá đỡ, chén thử vàng bạc, các loại ống, ống dẫn, bao vỏ và tay cầm), trừ các sản phẩm làm bằng bột silic hóa thạch hoặc đất silic tương tự.
6903.10.00
- Chứa trên 50% tính theo trọng lượng là graphit hoặc carbon khác hoặc hỗn hợp của các sản phẩm này
3
3
3
6903.20.00
- Chứa trên 50% tính theo trọng lượng là oxit nhóm (Al2O3) hoặc hỗn hợp hay hợp chất của oxit nhôm và dioxit silic (SiO2)
3
3
3
6903.90.00
- Loại khác
5
5
5
69.04
Gạch xây dựng, gạch khối lát nền, tấm đỡ hoặc tấm lót và các loại tương tự bằng gốm, sứ.
6904.10.00
- Gạch xây dựng
22,5
20
15
6904.90.00
- Loại khác
22,5
20
15
69.05
Ngói lợp, ống khói, chụp ống khói, lớp lót trong ống khói, hàng trang trí kiến trúc và hàng xây dựng bằng gốm, sứ khác.
6905.10.00
- Ngói lợp mái
25
22,5
20
6905.90.00
- Loại khác
25
22,5
20
6906.00.00
Ống dẫn, máng dẫn, máng thoát nước và các phụ kiện để lắp ráp bằng gốm, sứ.
17,5
15
10
69.07
Các loại phiến lát đường và tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường bằng gốm, sứ không tráng men; các khối khảm và các loại sản phẩm tương tự bằng gốm, sứ không tráng men, có hoặc không có lớp nền.
6907.10
- Tấm lát, khối và các sản phẩm tương tự, dạng hình chữ nhật hoặc dạng khác, diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh dưới 7 cm:
6907.10.10
- - Tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường
25
22,5
20
6907.10.90
- - Loại khác
25
22,5
20
6907.90
- Loại khác:
6907.90.10
- - Tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường
25
22,5
20
6907.90.20
- - Gạch lót dùng cho máy nghiền
25
22,5
20
6907.90.90
- - Loại khác
25
22,5
20
69.08
Các loại phiến lát đường và tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường bằng gốm, sứ đã tráng men; các khối khảm và các sản phẩm tương tự bằng gốm, sứ đã tráng men, có hoặc không có lớp nền.
6908.10
- Tấm lát, khối và các sản phẩm tương tự, dạng hình chữ nhật hoặc dạng khác, diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh dưới 7 cm:
6908.10.10
- - Tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường
25
22,5
20
6908.10.90
- - Loại khác
25
22,5
20
6908.90
- Loại khác:
- - Tấm lát trơn (chưa có hoa văn):
6908.90.11
- - - Tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường
25
22,5
20
6908.90.19
- - - Loại khác
25
22,5
20
- - Loại khác:
6908.90.91
- - - Tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường
25
22,5
20
6908.90.99
- - - Loại khác
25
22,5
20
69.09
Đồ gốm sứ dùng trong phòng thí nghiệm, dùng trong lĩnh vực hóa học hoặc kỹ thuật khác; máng, chậu và các vật chứa tương tự dùng trong nông nghiệp bằng gốm, sứ; bình, hũ, liễn và các sản phẩm tương tự bằng gốm, sứ dùng trong việc chuyên chở hoặc đóng hàng.
- Đồ gốm sứ dùng trong phòng thí nghiệm, dùng trong hóa học hoặc kỹ thuật khác:
6909.11.00
- - Bằng sứ
3
3
3
6909.12.00
- - Các sản phẩm có độ cứng tương đương từ 9 trở lên trong thang đo độ cứng Mohs
3
3
3
6909.19.00
- - Loại khác
3
3
3
6909.90.00
- Loại khác
7,5
7,5
5
69.10
Bồn rửa, chậu giặt, bệ chậu giặt, bồn tắm, chậu vệ sinh dành cho phụ nữ, bệ xí bệt, bình xối nước, bệ đi tiểu nam và các sản phẩm vệ sinh tương tự gắn cố định bằng gốm, sứ.
6910.10.00
- Bằng sứ
25
22,5
20
6910.90.00
- Loại khác
22,5
20
15
69.11
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác, bằng sứ.
6911.10.00
- Bộ đồ ăn và bộ đồ nhà bếp
25
22,5
20
6911.90.00
- Loại khác
25
22,5
20
6912.00.00
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ vệ sinh bằng gốm, trừ loại bằng sứ.
22,5
20
15
69.13
Các loại tượng nhỏ và các loại sản phẩm trang trí bằng gốm, sứ khác.
6913.10
- Bằng sứ:
6913.10.10
- - Hộp đựng thuốc lá và gạt tàn trang trí
22,5
20
15
6913.10.90
- - Loại khác
22,5
20
15
6913.90
- Loại khác:
6913.90.10
- - Hộp đựng thuốc lá và gạt tàn trang trí
17,5
15
10
6913.90.90
- - Loại khác
17,5
15
10
69.14
Các sản phẩm bằng gốm, sứ khác.
6914.10.00
- Bằng sứ
22,5
20
15
6914.90.00
- Loại khác
22,5
20
15
Chương 70 - Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh
7001.00.00
Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối.
2
2
1
70.02
Thủy tinh ở dạng hình cầu (trừ loại vi cầu thủy tinh thuộc nhóm 70.18), dạng thanh hoặc ống, chưa gia công.
7002.10.00
- Dạng hình cầu
5
4
3
7002.20.00
- Dạng thanh
5
4
3
- Dạng ống:
7002.31
- - Bằng thạch anh nung chảy hoặc các dạng dioxit silic nung chảy khác:
7002.31.10
- - - Loại sử dụng để sản xuất ống chân không
18
18
15
7002.31.90
- - - Loại khác
7
7
7
7002.32
- - Bằng thủy tinh khác có hệ số giãn nở tuyến tính không quá 5 x 10-6 độ Kelvin khi ở nhiệt độ từ 0°C đến 300°C:
7002.32.10
- - - Loại sử dụng để sản xuất ống chân không
18
18
15
7002.32.20
- - - Ống thủy tinh trung tính trong suốt, đường kính từ 3 mm đến 22 mm
13
12
12
7002.32.90
- - - Loại khác
7
7
7
7002.39
- - Loại khác:
7002.39.10
- - - Loại sử dụng để sản xuất ống chân không
18
18
15
7002.39.20
- - - Ống thủy tinh trung tính trong suốt, đường kính từ 3 mm đến 22 mm
13
12
12
7002.39.90
- - - Loại khác
7
7
7
70.03
Thủy tinh đúc và thủy tinh cán, ở dạng tấm hoặc dạng hình, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác.
- Dạng tấm không có cốt thép:
7003.12
- - Thủy tinh được phủ màu toàn bộ, mờ, sáng hoặc có tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu:
7003.12.10
- - - Thủy tinh quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7003.12.20
- - - Loại khác, hình vuông hoặc hình chữ nhật (kể cả loại đã cắt 1, 2, 3 hoặc 4 góc)
*
*
*
7003.12.90
- - - Loại khác
*
*
*
7003.19
- - Loại khác:
7003.19.10
- - - Thủy tinh quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7003.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
7003.20.00
- Dạng tấm có cốt thép
*
*
*
7003.30.00
- Dạng hình
*
*
*
70.04
Kính kéo và kính thổi, ở dạng tấm, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác.
7004.20
- Kính, được phủ màu toàn bộ, mờ, sáng hoặc có tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu:
7004.20.10
- - Kính quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7004.20.90
- - Loại khác
*
*
*
7004.90
- Loại kính khác:
7004.90.10
- - Kính quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7004.90.90
- - Loại khác
*
*
*
70.05
Kính nổi và kính đã mài hoặc đánh bóng bề mặt, ở dạng tấm, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác.
7005.10
- Kính không có cốt thép, có tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu:
7005.10.10
- - Kính quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7005.10.90
- - Loại khác
*
*
*
- Kính không có cốt thép khác:
7005.21
- - Phủ màu toàn bộ, mờ, sáng hoặc chỉ mài bề mặt:
7005.21.10
- - - Kính quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7005.21.90
- - - Loại khác
*
*
*
7005.29
- - Loại khác:
7005.29.10
- - - Kính quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7005.29.90
- - - Loại khác
*
*
*
7005.30.00
- Kính có cốt thép
*
*
*
70.06
Kính thuộc các nhóm 70.03, 70.04 hoặc 70.05, đã uốn cong, gia công cạnh, khắc, khoan, tráng hoặc gia công cách khác, nhưng chưa làm khung hoặc lắp với các vật liệu khác.
7006.00.10
- Kính quang học, chưa được gia công về mặt quang học
*
*
*
7006.00.90
- Loại khác
*
*
*
70.07
Kính an toàn, làm bằng thủy tinh cứng (đã tôi) hoặc thủy tinh nhiều lớp.
- Kính an toàn cứng (đã tôi):
7007.11
- - Có kích cỡ và hình dạng phù hợp với từng loại xe, phương tiện bay, tàu vũ trụ hoặc tàu thuyền:
7007.11.10
- - - Phù hợp dùng cho xe thuộc Chương 87
*
*
*
7007.11.20
- - - Phù hợp dùng cho phương tiện bay hoặc tàu vũ trụ thuộc Chương 88
*
*
*
7007.11.30
- - - Phù hợp dùng cho đầu máy xe lửa hoặc xe điện hoặc toa, đầu máy loại khác di chuyển trên đường sắt hay đường xe điện thuộc Chương 86
*
*
*
7007.11.40
- - - Phù hợp dùng cho tàu, thuyền hoặc các kết cấu nổi thuộc Chương 89
*
*
*
7007.19
- - Loại khác:
7007.19.10
- - - Phù hợp dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
6
5
5
7007.19.90
- - - Loại khác
6
5
5
- Kính an toàn nhiều lớp:
7007.21
- - Có kích cỡ và hình dạng phù hợp với từng loại xe. phương tiện bay, tàu vũ trụ hoặc tàu thuyền:
7007.21.10
- - - Phù hợp dùng cho xe thuộc Chương 87
*
*
*
7007.21.20
- - - Phù hợp dùng cho phương tiện bay hoặc tàu vũ trụ thuộc Chương 88
*
*
*
7007.21.30
- - - Phù hợp dùng cho đầu máy xe lửa hoặc xe điện hoặc toa, đầu máy loại khác di chuyển trên đường sắt hay đường xe điện thuộc Chương 86
*
*
*
7007.21.40
- - - Phù hợp dùng cho tàu, thuyền hoặc các kết cấu nổi thuộc Chương 89
*
*
*
7007.29
- - Loại khác:
7007.29.10
- - - Phù hợp dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
7,5
7,5
5
7007.29.90
- - - Loại khác
6
5
5
7008.00.00
Kính dùng làm tường ngăn nhiều lớp.
*
*
*
70.09
Gương thủy tinh, có hoặc không có khung, kể cả gương chiếu hậu.
7009.10.00
- Gương chiếu hậu dùng cho xe
*
*
*
- Loại khác:
7009.91.00
- - Chưa có khung
*
*
*
7009.92.00
- - Có khung
*
*
*
70.10
Bình lớn có vỏ bọc ngoài, chai, bình thót cổ, lọ, ống, ống đựng thuốc tiêm và các loại đồ chứa khác, bằng thủy tinh, dùng trong vận chuyển hoặc đóng hàng; lọ, bình bảo quản bằng thủy tinh; nút chai, nắp đậy và các loại nắp khác, bằng thủy tinh.
7010.10.00
- Ống đựng thuốc tiêm
5
4
3
7010.20.00
- Nút chai, nắp đậy và các loại nắp khác
7,5
7,5
5
7010.90
- Loại khác:
7010.90.10
- - Bình lớn có vỏ bọc ngoài và bình thót cổ
7,5
7,5
5
7010.90.40
- - Chai và lọ để đựng thuốc kháng sinh, huyết thanh và các chất tiêm truyền khác; chai để đựng dung dịch tiêm, truyền tĩnh mạch
5
4
3
7010.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
70.11
Vỏ bóng đèn thủy tinh (kể cả bóng dạng bầu và dạng ống), dạng hở, và các bộ phận bằng thủy tinh của vỏ bóng đèn, chưa có các bộ phận lắp ghép, dùng cho đèn điện, ống đèn tia âm cực hoặc các loại tương tự.
7011.10
- Dùng cho đèn điện:
7011.10.10
- - Trụ (stem) giữ dây tóc bóng đèn
13
12
12
7011.10.90
- - Loại khác
18
18
15
7011.20.00
- Dùng cho ống đèn tia âm cực
5
5
5
7011.90.00
- Loại khác
5
5
5
70.13
Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự bằng thủy tinh (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 70.10 hoặc 70.18).
7013.10.00
- Bằng gốm thủy tinh
*
*
*
- Cốc (ly) có chân, bằng thủy tinh, trừ loại bằng gốm thủy tinh:
7013.22.00
- - Bằng pha lê chì
*
*
*
7013.28.00
- - Loại khác
*
*
*
- Cốc (ly) bằng thủy tinh khác, trừ loại bằng gốm thủy tinh:
7013.33.00
- - Bằng pha lê chì
*
*
*
7013.37.00
- - Loại khác
*
*
*
- Bộ đồ ăn (trừ bộ đồ dùng để uống) hoặc đồ nhà bếp bằng thủy tinh, trừ loại bằng gốm thủy tinh:
7013.41.00
- - Bằng pha lê chì
*
*
*
7013.42.00
- - Bằng thủy tinh có hệ số giãn nở tuyến tính không quá 5 x 10-6 độ Kelvin khi ở nhiệt độ từ 0°C đến 300 °C
*
*
*
7013.49.00
- - Loại khác
*
*
*
- Đồ dùng bằng thủy tinh khác:
7013.91.00
- - Bằng pha lê chì
*
*
*
7013.99.00
- - Loại khác
*
*
*
70.14
Dụng cụ tín hiệu bằng thủy tinh và các bộ phận quang học bằng thủy tinh (trừ những sản phẩm thuộc nhóm 70.15), chưa được gia công về mặt quang học.
7014.00.10
- Loại phù hợp dùng cho xe có động cơ
2
2
1
7014.00.90
- Loại khác
2
2
1
70.15
Kính đồng hồ treo tường hoặc kính đồng hồ cá nhân và các loại kính tương tự, các loại kính đeo để hiệu chỉnh hoặc không hiệu chỉnh, được uốn cong, làm lồi, lõm hoặc tương tự, chưa được gia công về mặt quang học; hạt cầu thủy tinh rỗng và mảnh của chúng, dùng để sản xuất các loại kính trên.
7015.10.00
- Các loại kính hiệu chỉnh dùng cho kính đeo mắt
2
2
1
7015.90
- Loại khác:
7015.90.10
- - Kính đồng hồ treo tường, để bàn hoặc đồng hồ cá nhân
2
2
1
7015.90.90
- - Loại khác
70.16
Khối lát, tấm, gạch, tấm vuông, tấm lát (tiles) và các sản phẩm khác bằng thủy tinh ép hoặc thủy tinh đúc, có hoặc không có cốt thép, thuộc loại được sử dụng trong xây dựng hoặc mục đích xây dựng; khối thủy tinh nhỏ và đồ thủy tinh nhỏ khác, có hoặc không có lớp lót nền, dùng để khảm hoặc cho các mục đích trang trí tương tự; đèn phủ chì và các loại tương tự; thủy tinh đa phân tử hoặc thủy tinh bọt dạng khối, panen, tấm, lớp, vỏ hoặc các dạng tương tự.
7016.10.00
- Thủy tinh dạng khối và đồ thủy tinh nhỏ khác, có hoặc không có lớp lót nền, dùng để khảm hoặc các mục đích trang trí tương tự
*
*
*
7016.90.00
- Loại khác
*
*
*
70.17
Đồ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm, cho vệ sinh hoặc dược phẩm, đã hoặc chưa được chia độ hoặc định cỡ.
7017.10
- Bằng thạch anh nấu chảy hoặc dioxit silic nấu chảy khác:
7017.10.10
- - Ống thạch anh dùng trong lò phản ứng và vòng kẹp được thiết kế để chèn vào lò luyện khuếch tán và lò ôxi hóa để sản xuất tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
7017.10.90
- - Loại khác
0
0
0
7017.20.00
- Bằng thủy tinh khác có hệ số giãn nở tuyến tính không quá 5 x 10-6 độ Kelvin khi ở nhiệt độ từ 0°C đến 300 °C
0
0
0
7017.90.00
- Loại khác
0
0
0
70.18
Hạt bi thủy tinh, thủy tinh giả ngọc trai, thủy tinh giả đá quý hoặc đá bán quý và các đồ vật nhỏ tương tự bằng thủy tinh, và các sản phẩm làm từ các loại trên trừ đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; mắt thủy tinh trừ các bộ phận cơ thể giả khác; tượng nhỏ và các đồ trang trí khác, trừ đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; vi cầu thủy tinh có đường kính không quá 1 mm.
7018.10.00
- Hạt bi thủy tinh, thủy tinh giả ngọc trai, thủy tinh giả đá quý hoặc đá bán quý và các đồ vật nhỏ tương tự bằng thủy tinh
*
*
*
7018.20.00
- Vi cầu thủy tinh có đường kính không quá 1 mm
6
5
5
7018.90.00
- Loại khác
*
*
*
70.19
Sợi thủy tinh (kể cả len thủy tinh) và các sản phẩm của nó (ví dụ, sợi, vải dệt).
- Ở dạng bị cắt mảnh, sợi thô, sợi xe và sợi bện đã cắt đoạn:
7019.11.00
- - Sợi bện đã cắt đoạn, chiều dài không quá 50 mm
3
3
2
7019.12.00
- - Sợi thô
3
3
2
7019.19
- - Loại khác:
7019.19.10
- - - Sợi xe
3
3
2
7019.19.90
- - - Loại khác
3
3
2
- Tấm mỏng (voan), mạng, chiếu, đệm, tấm và các sản phẩm không dệt tương tự:
7019.31.00
- - Chiếu
5
4
3
7019.32.00
- - Tấm mỏng (voan)
5
4
3
7019.39
- - Loại khác:
7019.39.10
- - - Vật liệu bọc ngoài đường ống bằng sợi thủy tinh đã được thấm tẩm nhựa đường hoặc nhựa than đá
2
2
1
7019.39.90
- - - Loại khác
6
5
5
7019.40.00
- Vải dệt thoi từ sợi thô
5
4
3
- Vải dệt thoi khác:
7019.51.00
- - Có chiều rộng không quá 30 cm
5
4
3
7019.52.00
- - Có chiều rộng trên 30 cm, dệt trơn, trọng lượng dưới 250 g/m2, dệt từ sợi filament có độ mảnh mỗi sợi đơn không quá 136 tex
5
4
3
7019.59.00
- - Loại khác
5
4
3
7019.90
- Loại khác:
7019.90.10
- - Sợi thủy tinh (kể cả len thủy tinh)
2
2
1
7019.90.90
- - Loại khác
2
2
1
70.20
Các sản phẩm khác bằng thủy tinh.
- Khuôn bằng thủy tinh:
7020.00.11
- - Loại dùng để sản xuất các sản phẩm có acrylic
5
4
3
7020.00.19
- - Loại khác
5
4
3
7020.00.20
- Ống thạch anh dùng trong lò phản ứng và vòng kẹp được thiết kế để chèn vào lò luyện khuếch tán và lò ôxi hóa để sản xuất tấm bán dẫn mỏng
12,5
10
7,5
7020.00.30
- Ruột phích hoặc ruột bình chân không khác
*
*
*
7020.00.40
- Ống chân không sử dụng trong bình nước nóng năng lượng mặt trời
12,5
10
7,5
- Loại khác:
7020.00.91
- - Thủy tinh đục (Blinds)
12,5
10
7,5
7020.00.99
- - Loại khác
12,5
10
7,5
Chương 71 - Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng; đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại
71.01
Ngọc trai, tự nhiên hoặc nuôi cấy, đã hoặc chưa được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu thành chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; ngọc trai, tự nhiên hoặc nuôi cấy, đã được xâu thành chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển.
7101.10.00
- Ngọc trai tự nhiên
2
2
1
- Ngọc trai nuôi cấy:
7101.21.00
- - Chưa được gia công
2
2
1
7101.22.00
- - Đã gia công
2
2
1
71.02
Kim cương, đã hoặc chưa được gia công, nhưng chưa được gắn hoặc nạm dát.
7102.10.00
- Kim cương chưa được phân loại
1
1
1
- Kim cương công nghiệp:
7102.21.00
- - Chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt, tách một cách đơn giản hay mới chỉ được chuốt hoặc mài sơ qua
1
1
1
7102.29.00
- - Loại khác
1
1
1
- Kim cương phi công nghiệp:
7102.31.00
- - Chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt, tách một cách đơn giản hay mới chỉ được chuốt hoặc mài sơ qua
1
1
1
7102.39.00
- - Loại khác
1
1
1
71.03
Đá quý (trừ kim cương) và đá bán quý, đã hoặc chưa được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; đá quý (trừ kim cương) và đá bán quý chưa được phân loại, đã được xâu thành chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển.
7103.10
- Chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt đơn giản hoặc tạo hình thô:
7103.10.10
- - Rubi
1
1
1
7103.10.20
- - Ngọc bích (nephrite và jadeite)
1
1
1
7103.10.90
- - Loại khác
1
1
1
- Đã gia công cách khác:
7103.91
- - Rubi, saphia và ngọc lục bảo:
7103.91.10
- - - Rubi
2
2
1
7103.91.90
- - - Loại khác
2
2
1
7103.99.00
- - Loại khác
1
1
1
71.04
Đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu thành chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo chưa phân loại, đã được xâu thành chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển.
7104.10
- Thạch anh áp điện:
7104.10.10
- - Chưa gia công
2
2
1
7104.10.20
- - Đã gia công
2
2
1
7104.20.00
- Loại khác, chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt đơn giản hoặc tạo hình thô
2
2
1
7104.90.00
- Loại khác
2
2
1
71.05
Bụi và bột của đá quý hoặc đá bán quý tự nhiên hoặc tổng hợp.
7105.10.00
- Của kim cương
1
1
1
7105.90.00
- Loại khác
1
1
1
71.06
Bạc (kể cả bạc được mạ vàng hoặc bạch kim), chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc dạng bột.
7106.1.000
- Dạng bột
2
2
1
- Dạng khác:
7106.91.00
- - Chưa gia công
2
2
1
7106.92.00
- - Dạng bán thành phẩm
1
1
1
7107.00.00
Kim loại cơ bản được dát phủ bạc, chưa gia công quá mức bán thành phẩm.
2
2
1
71.08
Vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột.
- Không phải dạng tiền tệ:
7108.11.00
- - Dạng bột
1
1
1
7108.12.00
- - Dạng chưa gia công khác
1
1
1
7108.13.00
- - Dạng bán thành phẩm khác
1
1
1
7108.20.00
- Dạng tiền tệ
1
1
1
7109.00.00
Kim loại cơ bản hoặc bạc, dát phủ vàng, chưa được gia công quá mức bán thành phẩm.
2
2
1
71.10
Bạch kim, chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc dạng bột.
- Bạch kim:
7110.11.00
- - Chưa gia công hoặc ở dạng bột
2
2
1
7110.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Paladi:
7110.21.00
- - Chưa gia công hoặc ở dạng bột
2
2
1
7110.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Rodi:
7110.31.00
- - Chưa gia công hoặc ở dạng bột
2
2
1
7110.39.00
- - Loại khác
2
2
1
- Iridi, osmi và ruteni:
7110.41.00
- - Chưa gia công hoặc ở dạng bột
2
2
1
7110.49.00
- Loại khác
2
2
1
71.11
Kim loại cơ bản, bạc hoặc vàng, dát phủ bạch kim, chưa gia công quá mức bán thành phẩm.
7111.00.10
- Bạc hoặc vàng, mạ bạch kim
2
2
1
7111.00.90
- Loại khác
2
2
1
71.12
Phế liệu và mảnh vụn của kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý; phế liệu và mảnh vụn khác chứa kim loại quý hoặc các hợp chất kim loại quý, loại sử dụng chủ yếu cho việc thu hồi kim loại quý.
7112.30.00
- Tro (xỉ) có chứa kim loại quý hoặc các hợp chất kim loại quý
2
2
1
- Loại khác:
7112.91.00
- - Từ vàng, kể cả kim loại dát phủ vàng trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác
2
2
1
7112.92.00
- - Từ bạch kim, kể cả kim loại dát phủ bạch kim trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác
2
2
1
7112.99
- - Loại khác:
7112.99.10
- - - Từ bạc, kể cả kim loại dát phủ bạc trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác
2
2
1
7112.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
71.13
Đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức, bằng kim loại quý hoặc kim loại được dát phủ kim loại quý.
- Bằng kim loại quý đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý:
7113.11
- - Bằng bạc, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý khác:
7113.11.10
- - - Bộ phận
*
*
*
7113.11.90
- - - Loại khác
*
*
*
7113.19
- - Bằng kim loại quý khác, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý:
7113.19.10
- - - Bộ phận
*
*
*
7113.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
7113.20
- Bằng kim loại cơ bản dát phủ kim loại quý:
7113.20.10
- - Bộ phận
*
*
*
7113.20.90
- - Loại khác
*
*
*
71.14
Đồ kỹ nghệ vàng hoặc bạc và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ vàng bạc, bằng kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý.
- Bằng kim loại quý đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý:
7114.11.00
- - Bằng bạc, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý khác
*
*
*
7114.19.00
- - Bằng kim loại quý khác, đã hoặc chưa mạ hoặc dát phủ kim loại quý
*
*
*
7114.20.00
- Bằng kim loại cơ bản dát phủ kim loại quý
*
*
*
71.15
Các sản phẩm khác bằng kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý.
7115.10.00
- Vật xúc tác ở dạng tấm đan hoặc lưới, bằng bạch kim
12,5
10
7,5
7115.90
- Loại khác:
7115.90.10
- - Bằng vàng hoặc bạc
*
*
*
7115.90.20
- - Bằng kim loại mạ vàng hoặc mạ bạc
*
*
*
7115.90.90
- - Loại khác
*
*
*
71.16
Sản phẩm bằng ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý (tự nhiên, tổng hợp hoặc tái tạo).
7116.10.00
- Bằng ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy
12,5
10
7,5
7116.20.00
- Bằng đá quý hoặc đá bán quý (tự nhiên, tổng hợp hoặc tái tạo)
*
*
*
71.17
Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác.
- Bằng kim loại cơ bản, đã hoặc chưa mạ kim loại quý:
7117.11
- - Khuy măng sét và khuy rời:
7117.11.10
- - - Bộ phận
12,5
10
7,5
7117.11.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
7117.19
- - Loại khác:
7117.19.10
- - - Vòng
*
*
*
7117.19.20
- - - Đồ trang sức khác làm bằng kim loại cơ bản, đã hoặc chưa mạ kim loại quý
*
*
*
7117.19.90
- - - Bộ phận
*
*
*
7117.90
- Loại khác:
- - Vòng:
7117.90.11
- - - Làm toàn bộ bằng plastic hoặc bằng thủy tinh
*
*
*
7117.90.12
- - - Làm toàn bộ bằng gỗ, vật liệu khắc từ mai rùa, ngà voi, xương, sừng, san hô, xà cừ và các loại động vật khác đã gia công, vật liệu khắc từ thực vật đã gia công hoặc vật liệu khoáng sản đã gia công
*
*
*
7117.90.13
- - - Làm toàn bộ bằng sứ
*
*
*
7117.90.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Đồ trang sức khác làm bằng chất liệu khác:
*
*
*
7117.90.21
- - - Làm toàn bộ bằng plastic hoặc bằng thủy tinh
*
*
*
7117.90.22
- - - Làm toàn bộ bằng gỗ, vật liệu khắc từ mai rùa, ngà voi, xương, sừng, san hô, xà cừ và các loại động vật khác đã gia công, vật liệu khắc từ thực vật đã gia công hoặc vật liệu khoáng sản đã gia công
*
*
*
7117.90.23
- - - Làm toàn bộ bằng sứ
*
*
*
7117.90.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Bộ phận:
7117.90.91
- - - Làm toàn bộ bằng plastic hoặc bằng thủy tinh
*
*
*
7117.90.92
- - - Làm toàn bộ bằng gỗ, vật liệu khắc từ mai rùa, ngà voi, xương, sừng, san hô, xà cừ và các loại động vật khác đã gia công, vật liệu khắc từ thực vật đã gia công hoặc vật liệu khoáng sản đã gia công
*
*
*
7117.90.93
- - - Làm toàn bộ bằng sứ
*
*
*
7117.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
71.18
Tiền kim loại.
7118.10
- Tiền kim loại (trừ tiền vàng), không được coi là tiền tệ chính thức:
7118.10.10
- - Tiền bằng bạc
12,5
10
7,5
7118.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
7118.90
- Loại khác:
7118.90.10
- - Tiền bằng vàng, được coi là tiền tệ chính thức hoặc không chính thức
12,5
10
7,5
7118.90.20
- - Tiền bằng bạc, loại được coi là tiền tệ chính thức
12,5
10
7,5
7118.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
Chương 72 - Sắt và thép
72.01
Gang thỏi và, gang kính ở dạng thỏi, dạng khối hoặc dạng thô khác.
7201.10.00
- Gang thỏi không hợp kim có hàm lượng phospho từ 0,5% trở xuống tính theo trọng lượng
3
3
3
7201.20.00
- Gang thỏi không hợp kim có hàm lượng phospho trên 0,5% tính theo trọng lượng
3
3
3
7201.50.00
- Gang thỏi hợp kim; gang kính
3
3
3
72.02
Hợp kim fero.
- Fero - mangan:
7202.11.00
- - Có hàm lượng carbon trên 2% tính theo trọng lượng
2
2
1
7202.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Fero - silic:
7202.21.00
- - Có hàm lượng silic trên 55% tính theo trọng lượng
2
2
1
7202.29.00
- - Loại khác
3
3
3
7202.30.00
- Fero - silic - mangan
2
2
1
- Fero - crôm:
7202.41.00
- - Có hàm Iượng carbon trên 4% tính theo trọng lượng
*
*
*
7202.49.00
- - Loại khác
2
2
1
7202.50.00
- Fero - silic - crôm
2
2
1
7202.60.00
- Fero - niken
2
2
1
7202.70.00
- Fero - molipđen
2
2
1
7202.80.00
- Fero - vonfram và fero - silic - vonfram
2
2
1
- Loại khác:
7202.91.00
- - Fero - titan và fero - silic - titan
2
2
1
7202.92.00
- - Fero - vanadi
2
2
1
7202.93.00
- - Fero - niobi
2
2
1
7202.99.00
- - Loại khác
2
2
1
72.03
Các sản phẩm chứa sắt được hoàn nguyên trực tiếp từ quặng sắt và các sản phẩm sắt xốp khác, dạng tảng, cục hoặc các dạng tương tự; sắt có độ tinh khiết tối thiểu là 99,94%, ở dạng tảng, cục hoặc các dạng tương tự.
7203.10.00
- Các sản phẩm chứa sắt được hoàn nguyên trực tiếp từ quặng sắt
2
2
1
7203.90.00
- Loại khác
2
2
1
72.04
Phế liệu và mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép.
7204.10.00
- Phế liệu và mảnh vụn của gang đúc
2
2
1
- Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim:
7204.21.00
- - Bằng thép không gỉ
0
0
0
7204.29.00
- - Loại khác
0
0
0
7204.30.00
- Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc
0
0
0
- Phế liệu và mảnh vụn khác:
7204.41.00
- - Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó
2
2
1
7204.49.00
- - Loại khác
0
0
0
7204.50.00
- Thỏi đúc phế liệu nấu lại
2
2
1
72.05
Hạt và bột, của gang thỏi, gang kính, sắt hoặc thép.
7205.10.00
- Hạt
2
2
1
- Bột:
7205.21.00
- - Của thép hợp kim
2
2
1
7205.29.00
- - Loại khác
2
2
1
72.06
Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03).
7206.10
- Dạng thỏi đúc:
7206.10.10
- - Có hàm lượng carbon trên 0,6% tính theo trọng lượng
5
4
3
7206.10.90
- - Loại khác
5
4
3
7206.90.00
- Loại khác
5
4
3
72.07
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.
- Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng:
7207.11.00
- - Mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày
*
*
*
7207.12
- - Loại khác, có mặt cắt ngang hình chữ nhật (trừ hình vuông):
7207.12.10
- - - Phôi dẹt (dạng phiến)
*
*
*
7207.12.90
- - - Loại khác
*
*
*
7207.19.00
- - Loại khác
*
*
*
7207.20
- Có hàm lượng carbon từ 0,25% trở lên tính theo trọng lượng:
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7207.20.10
- - - Phôi dẹt (dạng phiến)
*
*
*
- - - Loại khác:
7207.20.21
- - - - Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm
*
*
*
7207.20.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
7207.20.91
- - - Phôi dẹt (dạng phiến)
*
*
*
- - - Loại khác:
7207.20.92
- - - - Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm
*
*
*
7207.20.99
- - - - Loại khác
*
*
*
72.08
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
7208.10.00
- Dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi
*
*
*
- Loại khác, dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, đã ngâm tẩy gỉ:
7208.25.00
- - Chiều dày từ 4,75 mm trở lên
*
*
*
7208.26.00
- - Chiều dày từ 3 mm đến dưới 4,75 mm
*
*
*
7208.27
- - Chiều dày dưới 3mm:
7208.27.10
- - - Chiều dày dưới 2mm
*
*
*
7208.27.90
- - - Loại khác
*
*
*
- Loại khác, dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng:
7208.36.00
- - Chiều dày trên 10 mm
*
*
*
7208.37.00
- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
*
*
*
7208.38.00
- - Chiều dày từ 3 mm đến dưới 4,75 mm
*
*
*
7208.39.00
- - Chiều dày dưới 3 mm
*
*
*
7208.40.00
- Dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi trên bề mặt
*
*
*
- Loại khác, dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng:
7208.51.00
- - Chiều dày trên 10 mm
*
*
*
7208.52.00
- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
*
*
*
7208.53.00
- - Chiều dày từ 3 mm đến dưới 4,75 mm
*
*
*
7208.54.00
- - Chiều dày dưới 3 mm
*
*
*
7208.90.00
- Loại khác
*
*
*
72.09
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
- Ở dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7209.15.00
- - Có chiều dày từ 3 mm trở lên
*
*
*
7209.16.00
- - Có chiều dày trên 1 mm đến dưới 3 mm
*
*
*
7209.17.00
- - Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
*
*
*
7209.18
- - Có chiều dày dưới 0,5 mm:
7209.18.10
- - Tấm thép đen (tôn đen) cán để tráng thiếc (Tin - mill blackplate - TMBP)
5,5
5
5
- - - Loại khác:
7209.18.91
- - - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm
7,5
7,5
7
7209.18.99
- - - - Loại khác
7,5
7,5
7
- Ở dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7209.25.00
- - Có chiều dày từ 3 mm trở lên
*
*
*
7209.26.00
- - Có chiều dày trên 1 mm đến dưới 3 mm
*
*
*
7209.27.00
- - Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
*
*
*
7209.28
- - Có chiều dày dưới 0,5 mm:
7209.28.10
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm
*
*
*
7209.28.90
- - - Loại khác
*
*
*
7209.90
- Loại khác:
7209.90.10
- - Dạng lượn sóng
*
*
*
7209.90.90
- - Loại khác
*
*
*
72.10
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.
- Được mạ hoặc tráng thiếc:
7210.11
- - Có chiều dày từ 0,5 mm trở lên:
7210.11.10
- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
*
*
*
7210.11.90
- - - Loại khác
*
*
*
7210.12
- - Có chiều dày dưới 0,5 mm:
7210.12.10
- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
*
*
*
7210.12.90
- - - Loại khác
*
*
*
7210.20
- Được mạ hoặc tráng chì, kể cả hợp kim chì thiếc:
7210.20.10
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
2
2
1
7210.20.90
- - Loại khác
2
2
1
7210.30
- Được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp điện phân:
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7210.30.11
- - - Chiều dày không quá 1,2 mm
7
7
7
7210.30.12
- - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
7
7
7
7210.30.19
- - - Loại khác
7
7
7
- - Loại khác:
7210.30.91
- - - Chiều dày không quá 1,2 mm
7
7
7
7210.30.99
- - - Loại khác
7
7
7
- Được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp khác:
7210.41
- - Dạng lượn sóng:
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7210.41.11
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.41.12
- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
*
*
*
7210.41.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
7210.41.91
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.41.99
- - - - Loại khác
*
*
*
7210.49
- - Loại khác:
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7210.49.11
- - - - Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp
kim hóa bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.49.12
- - - - Loại khác, chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.49.13
- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
*
*
*
7210.49.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
7210.49.91
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.49.99
- - - - Loại khác
*
*
*
7210.50.00
- Được mạ hoặc tráng bằng oxit crom hoặc bằng crom và oxit crom
*
*
*
- Được mạ hoặc tráng nhôm:
7210.61
- - Được mạ hoặc tráng hợp kim nhôm-kẽm:
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7210.61.11
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.61.12
- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
*
*
*
7210.61.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
7210.61.91
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.61.99
- - - - Loại khác
*
*
*
7210.69
- - Loại khác:
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7210.69.11
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.69.12
- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm
*
*
*
7210.69.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
7210.69.91
- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm
*
*
*
7210.69.99
- - - - Loại khác
*
*
*
7210.70
- Được sơn, quét vécni hoặc phủ plastic:
7210.70.10
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7210.70.90
- - Loại khác
*
*
*
7210.90
- Loại khác:
7210.90.10
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7210.90.90
- - Loại khác
*
*
*
72.11
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
- Chưa được gia công quá mức cán nóng:
7211.13
- - Được cán 4 mặt hoặc ở dạng khuôn hộp kín, có chiều rộng trên 150 mm và chiều dày không dưới 4 mm, không ở dạng cuộn và không có hình nổi:
7211.13.10
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng trên 150 mm nhưng không quá 400 mm
*
*
*
7211.13.90
- - - Loại khác
*
*
*
7211.14
- - Loại khác, chiều dày từ 4,75 mm trở lên:
- - - Chiều dày từ 4,75mm trở lên nhưng không quá 10 mm:
7211.14.11
- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.14.12
- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính
theo trọng lượng
*
*
*
7211.14.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Chiều dày trên 10mm:
7211.14.21
- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.14.22
- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính
theo trọng lượng
*
*
*
7211.14.29
- - - - Loại khác
*
*
*
7211.19
- - Loại khác:
- - - Chiều dày từ 2 mm trở lên nhưng dưới 4,75 mm:
7211.19.11
- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.19.12
- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
*
*
*
7211.19.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Chiều dày dưới 2 mm:
7211.19.21
- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.19.22
- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
*
*
*
7211.19.23
- - - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17mm
*
*
*
7211.19.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- Chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguôi):
7211.23
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng:
7211.23.10
- - - Dạng lượn sóng
*
*
*
7211.23.20
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.23.30
- - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
*
*
*
7211.23.90
- - - Loại khác
*
*
*
7211.29
- - Loại khác:
7211.29.10
- - - Dạng lượn sóng
*
*
*
7211.29.20
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.29.30
- - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
*
*
*
7211.29.90
- - - Loại khác
*
*
*
7211.90
- Loại khác:
7211.90.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7211.90.20
- - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
*
*
*
7211.90.30
- - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm
*
*
*
7211.90.90
- - Loại khác
*
*
*
72.12
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng.
7212.10
- Được mạ hoặc tráng thiếc:
7212.10.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
- - Loại khác:
7212.10.91
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
*
*
*
7212.10.99
- - - Loại khác
*
*
*
7212.20
- Được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp điện phân:
7212.20.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.20.20
- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7212.20.90
- - Loại khác
*
*
*
7212.30
- Được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp khác:
7212.30.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.30.20
- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
- - Loại khác:
7212.30.91
- - - Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hóa bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng
*
*
*
7212.30.99
- - - Loại khác
*
*
*
7212.40
- Được sơn, quét vécni hoặc phủ plastic:
7212.40.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.40.20
- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7212.40.90
- - Loại khác
*
*
*
7212.50
- Được mạ hoặc tráng bằng phương pháp khác:
- - Mạ hoặc tráng bằng oxit crôm hoặc bằng crôm và oxit crôm:
7212.50.11
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.50.12
- - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7212.50.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Mạ hoặc tráng hợp kim nhôm-kẽm:
7212.50.21
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.50.22
- - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7212.50.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
7212.50.91
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.50.92
- - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7212.50.99
- - - Loại khác
*
*
*
7212.60
- Được dát phủ:
7212.60.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
*
*
*
7212.60.20
- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm
*
*
*
7212.60.90
- Loại khác
*
*
*
72.13
Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
7213.10.00
- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán
*
*
*
7213.20.00
- Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt
*
*
*
- Loại khác:
7213.91
- - Có đường kính mặt cắt ngang hình tròn dưới 14 mm:
7213.91.10
- - - Loại dùng để sản xuất que hàn
*
*
*
7213.91.20
- - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7213.91.90
- - - Loại khác
*
*
*
7213.99
- - Loại khác:
7213.99.10
- - - Loại dùng để sản xuất que hàn
*
*
*
7213.99.20
- - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7213.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
72.14
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán.
7214.10
- Đã qua rèn:
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7214.10.11
- - - Có mặt cắt ngang hình tròn
*
*
*
7214.10.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
7214.10.21
- - - Có mặt cắt ngang hình tròn
*
*
*
7214.10.29
- - - Loại khác
*
*
*
7214.20
- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán hoặc xoắn sau khi cán:
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
- - - Có mặt cắt ngang hình tròn:
7214.20.31
- - - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7214.20.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
7214.20.41
- - - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7214.20.49
- - - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
- - - Có mặt cắt ngang hình tròn:
7214.20.51
- - - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7214.20.59
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
7214.20.61
- - - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7214.20.69
- - - - Loại khác
*
*
*
7214.30.00
- Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt
*
*
*
- Loại khác:
7214.91
- - Mặt cắt ngang hình chữ nhật (trừ hình vuông):
7214.91.10
- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng
*
*
*
7214.91.20
- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng
*
*
*
7214.99
- - Loại khác:
7214.99.10
- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, loại trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn
*
*
*
7214.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
72.15
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.
7215.10.00
- Bằng thép dễ cắt gọt, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội
*
*
*
7215.50
- Loại khác, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội:
7215.50.10
- - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn
*
*
*
- - Loại khác:
7215.50.91
- - - Thép cốt bê tông
*
*
*
7215.50.99
- - - Loại khác
*
*
*
7215.90
- Loại khác:
7215.90.10
- - Thép cốt bê tông
*
*
*
7215.90.90
- - Loại khác
*
*
*
72.16
Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.
7216.10.00
- Hình chữ U, I hoặc H, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao dưới 80 mm
*
*
*
- Hình chữ L hoặc chữ T, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao dưới 80 mm:
7216.21.00
- - Hình chữ L
*
*
*
7216.22.00
- - Hình chữ T
*
*
*
- Hình chữ U, I hoặc H, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn có chiều cao từ 80 mm trở lên:
7216.31.00
- - Hình chữ U
*
*
*
7216.32.00
- - Hình chữ I
*
*
*
7216.33.00
- - Hình chữ H
*
*
*
7216.40.00
- Hình chữ L hoặc chữ T, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao từ 80 mm trở lên
*
*
*
7216.50
- Góc, khuôn và hình khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn:
7216.50.10
- - Có chiều cao dưới 80 mm
*
*
*
7216.50.90
- - Loại khác
*
*
*
- Góc, khuôn và hình khác, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội:
7216.61.00
- - Thu được từ các sản phẩm cán phẳng
*
*
*
7216.69.00
- - Loại khác
*
*
*
- Loại khác:
7216.91.00
- - Được tạo hình hoặc hoàn thiện trong quá trình gia công nguội từ các sản phẩm cán phẳng
*
*
*
7216.99.00
- - Loại khác
*
*
*
72.17
Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.
7217.10
- Không được mạ hoặc tráng, đã hoặc chưa được đánh bóng:
7217.10.10
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
*
*
*
- - Có hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7217.10.22
- - - Dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt
*
*
*
7217.10.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng:
7217.10.31
- - - Dây thép làm nan hoa; dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt
*
*
*
7217.10.39
- - - Loại khác
*
*
*
7217.20
- Được mạ hoặc tráng kẽm:
7217.20.10
- - Chứa hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
*
*
*
7217.20.20
- - Chứa hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,45% tính theo trọng lượng
*
*
*
- - Chứa hàm lượng carbon từ 0,45% trở lên tính theo trọng lượng:
7217.20.91
- - - Dây thép dùng làm lõi cho cáp dẫn điện bằng nhôm (ACSR)
*
*
*
7217.20.99
- - - Loại khác
*
*
*
7217.30
- Được mạ hoặc tráng kim loại cơ bản khác:
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng:
7217.30.11
- - - Mạ hoặc tráng thiếc
*
*
*
7217.30.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Có hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
7217.30.21
- - - Mạ hoặc tráng thiếc
*
*
*
7217.30.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng:
7217.30.31
- - - Dây thép phủ hợp kim đồng loại dùng để làm tanh lốp cao su loại bơm hơi (dây tanh)
*
*
*
7217.30.32
- - - Loại khác, mạ hoặc tráng thiếc
*
*
*
7217.30.39
- - - Loại khác
*
*
*
7217.90
- Loại khác:
7217.90.10
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng
*
*
*
7217.90.90
- - Loại khác
*
*
*
72.18
Thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm của thép không gỉ.
7218.10.00
- Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác
*
*
*
- Loại khác:
7218.91.00
- - Có mặt cắt ngang hình chữ nhật (trừ hình vuông)
*
*
*
7218.99.00
- - Loại khác
5
5
5
72.19
Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
- Chưa được gia công quá mức cán nóng, ở dạng cuộn:
7219.11.00
- - Chiều dày trên 10 mm
7
7
7
7219.12.00
- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7
7
7
7219.13.00
- - Chiều dày từ 3 mm đến dưới 4,75 mm
7
7
7
7219.14.00
- - Chiều dày dưới 3 mm
7,5
7,5
7
- Chưa được gia công quá mức cán nóng, không ở dạng cuộn:
7219.21.00
- - Chiều dày trên 10 mm
7
7
7
7219.22.00
- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm
7
7
7
7219.23.00
- - Chiều dày từ 3 mm đến dưới 4,75mm
7
7
7
7219.24.00
- - Chiều dày dưới 3 mm
7
7
7
- Chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7219.31.00
- - Chiều dày từ 4,75 mm trở lên
*
*
*
7219.32.00
- - Chiều dày từ 3 mm đến dưới 4,75 mm
7
7
7
7219.33.00
- - Chiều dày trên 1 mm đến dưới 3 mm
7
7
7
7219.34.00
- - Chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm
7
7
7
7219.35.00
- - Chiều dày dưới 0,5 mm
7
7
7
7219.90.00
- Loại khác
7
7
7
72.20
Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
- Chưa được gia công quá mức cán nóng:
7220.11
- - Chiều dày từ 4,75mm trở lên:
7220.11.10
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7220.11.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7220.12
- - Chiều dày dưới 4,75 mm:
7220.12.10
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7220.12.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7220.20
- Chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7220.20.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
7,5
7,5
7
7220.20.90
- - Loại khác
7,5
7,5
7
7220.90
- Loại khác:
7220.90.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7220.90.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7221.00.00
Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều.
8,5
8,5
8,5
72.22
Thép không gỉ dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác.
- Dạng thanh và que, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn:
7222.11.00
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
7
7
7
7222.19.00
- - Loại khác
7
7
7
7222.20
- Dạng thanh và que, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội:
7222.20.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
7
7
7
7222.20.90
- - Loại khác
7
7
7
7222.30
- Các thanh và que khác:
7222.30.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
7
7
7
7222.30.90
- - Loại khác
7
7
7
7222.40
- Các dạng góc, khuôn và hình:
7222.40.10
- - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
7
7
7
7222.40.90
- - Loại khác
7
7
7
7223.00.00
Dây thép không gỉ.
7
7
7
72.24
Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.
7224.10.00
- Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác
*
*
*
7224.90.00
- Loại khác
7
7
7
72.25
Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.
- Bằng thép silic kỹ thuật điện:
7225.11.00
- - Các hạt (cấu trúc tế vi) kết tinh có định hướng
*
*
*
7225.19.00
- - Loại khác
*
*
*
7225.30
- Loại khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, ở dạng cuộn:
7225.30.10
- - Thép gió
*
*
*
7225.30.90
- - Loại khác
*
*
*
7225.40
- Loại khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, không ở dạng cuộn:
7225.40.10
- - Thép gió
*
*
*
7225.40.90
- - Loại khác
*
*
*
7225.50
- Loại khác, chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7225.50.10
- - Thép gió
*
*
*
7225.50.90
- - Loại khác
*
*
*
- Loại khác:
7225.91
- - Được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp điện phân:
7225.91.10
- - - Thép gió
*
*
*
7225.91.90
- - - Loại khác
*
*
*
7225.92
- - Được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp khác:
7225.92.10
- - - Thép gió
*
*
*
7225.92.90
- - - Loại khác
*
*
*
7225.99
- - Loại khác:
7225.99.10
- - - Thép gió
7
7
7
7225.99.90
- - - Loại khác
7
7
7
72.26
Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.
- Bằng thép silic kỹ thuật điện:
7226.11
- - Các hạt tinh thể (cấu trúc tế vi) có định hướng:
7226.11.10
- - - Dạng đai và dài, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7226.11.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7226.19
- - Loại khác:
7226.19.10
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7226.19.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7226.20
- Bằng thép gió:
7226.20.10
- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7226.20.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- Loại khác:
7226.91
- - Chưa được gia công quá mức cán nóng:
7226.91.10
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7226.91.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7226.92
- - Chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7226.92.10
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm
8,5
8,5
8,5
7226.92.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7226.99
- - Loại khác:
- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm:
7226.99.11
- - - - Mạ hoặc tráng kẽm
8,5
8,5
8,5
7226.99.19
- - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - - Loại khác:
7226.99.91
- - - - Mạ hoặc tráng kẽm
8,5
8,5
8,5
7226.99.99
- - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
72.27
Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.
7227.10.00
- Bằng thép gió
8,5
8,5
8,5
7227.20.00
- Bằng thép mangan - silic
8,5
8,5
8,5
7227.90.00
- Loại khác
8,5
8,5
8,5
72.28
Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.
7228.10
- Ở dạng thanh và que, bằng thép gió;
7228.10.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
8,5
8,5
8,5
7228.10.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.20
- Ở dạng thanh và que, bằng thép silic-mangan:
- - Có mặt cắt ngang hình tròn:
7228.20.11
- - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
8,5
8,5
8,5
7228.20.19
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - Loại khác:
7228.20.91
- - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
8,5
8,5
8,5
7228.20.99
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.30
- Dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn:
7228.30.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
8,5
8,5
8,5
7228.30.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.40
- Các loại thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn:
7228.40.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
8,5
8,5
8,5
7228.40.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.50
- Các loại thanh và que khác, chưa được gia công quá mức cán nguội hoặc gia công kết thúc nguội:
7228.50.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
8,5
8,5
8,5
7228.50.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.60
- Các loại thanh và que khác:
7228.60.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
8,5
8,5
8,5
7228.60.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.70
- Các dạng góc, khuôn và hình:
7228.70.10
- - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn
8,5
8,5
8,5
7228.70.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.80
- Thanh và que rỗng:
- - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng:
7228.80.11
- - - Có mặt cắt ngang hình tròn
8,5
8,5
8,5
7228.80.19
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
7228.80.90
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
72.29
Dây thép hợp kim khác.
7229.20.00
- Bằng thép silic-mangan
3
3
3
7229.90
- Loại khác:
7229.90.10
- - Bằng thép gió
0
0
0
7229.90.90
- - Loại khác
0
0
0
Chương 73 - Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép
73.01
Cọc cừ (sheet piling) bằng sắt hoặc thép, đã hoặc chưa khoan lỗ, đục lỗ hoặc ghép từ các bộ phận lắp ráp; sắt hoặc thép, ở dạng góc, khuôn và dạng hình đã được hàn.
7301.10.00
- Cọc cừ
5
4
3
7301.20.00
- Dạng góc, khuôn và hình
5
4
3
73.02
Vật liệu xây dựng đường ray xe lửa hoặc xe điện bằng sắt hoặc thép, như: ray, ray dẫn hướng và ray có răng, lưỡi ghi, ghi chéo, cần bẻ ghi và các đoạn nối chéo khác, tà vẹt (dầm ngang), thanh nối ray, gối ray, tấm đệm ray, tấm đế (đế ray), thanh chống xô, bệ đỡ (bedplate), tà vẹt và vật liệu chuyên dùng khác cho việc ghép hoặc định vị đường ray.
7302.10.00
- Ray
5
4
3
7302.30.00
- Lưỡi ghi, ghi chéo, cần bẻ ghi và các đoạn nối chéo khác
5
4
3
7302.40.00
- Thanh nối ray và tấm đế
5
4
3
7302.90
- Loại khác:
7302.90.10
- - Tà vẹt (dầm ngang)
5
4
3
7302.90.90
- - Loại khác
5
4
3
73.03
Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, bằng gang đúc.
- Các loại ống và ống dẫn:
7303.00.11
- - Ống và ống dẫn không có đầu nối
6
5
5
7303.00.19
- - Loại khác
6
5
5
7303.00.90
- Loại khác
5
4
3
73.04
Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, không nối, bằng sắt (trừ gang đúc) hoặc thép.
- Ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí:
7304.11.00
- - Bằng thép không gỉ
3
3
3
7304.19.00
- - Loại khác
3
3
3
- Ống chống, ống và ống khoan, sử dụng cho khoan dầu hoặc khí:
7304.22.00
- - Ống khoan bằng thép không gỉ
3
3
3
7304.23.00
- - Ống khoan khác
3
3
3
7304.24.00
- - Loại khác, bằng thép không gỉ
3
3
3
7304.29.00
- - Loại khác
3
3
3
- Loại khác, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng sắt hoặc thép không hợp kim:
7304.31
- - Được kéo nguội hoặc cán nguội (ép nguội):
7304.31.10
- - - Ống chống và ống nối của cần khoan có ren trong và ren ngoài
3
3
3
7304.31.20
- - - Ống dẫn chịu áp lực cao
3
3
3
7304.31.40
- - - Loại khác, có đường kính ngoài dưới 140mm và hàm lượng carbon dưới 0,45% tính theo trọng lượng
7
7
7
7304.31.90
- - - Loại khác
3
3
3
7304.39
- - Loại khác:
7304.39.20
- - - Ống dẫn chịu áp lực cao
3
3
3
7304.39.40
- - Loại khác, có đường kính ngoài dưới 140mm và hàm lượng carbon dưới 0,45% tính theo trọng lượng
7
7
7
7304.39.90
- - - Loại khác
3
3
3
- Loại khác, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép không gỉ:
7304.41.00
- - Được kéo nguội hoặc cán nguội (ép nguội)
3
3
3
7304.49.00
- - Loại khác
3
3
3
- Loại khác, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép hợp kim khác:
7304.51
- - Được kéo nguội hoặc cán nguội (ép nguội):
7304.51.10
- - - Ống chống và ống nối của cần khoan có ren trong và ren ngoài
3
3
3
7304.51.90
- - - Loại khác
3
3
3
7304.59.00
- - Loại khác
3
3
3
7304.90
- Loại khác:
7304.90.10
- - Ống dẫn chịu áp lực cao
3
3
3
7304.90.30
- - Loại khác, có đường kính ngoài dưới 140mm và hàm lượng carbon dưới 0,45% tính theo trọng lượng
7
7
7
7304.90.90
- - Loại khác
3
3
3
73.05
Các loại ống và ống dẫn khác bằng sắt hoặc thép (ví dụ, được hàn, tán bằng đinh hoặc ghép với nhau bằng cách tương tự), có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính ngoài trên 406,4 mm.
- Ống dẫn được sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí:
7305.11.00
- - Hàn chìm theo chiều dọc bằng hồ quang
2
2
1
7305.12
- - Loại khác, hàn theo chiều dọc:
7305.12.10
- - - Hàn kháng điện
11
11
10
7305.12.90
- - - Loại khác
11
11
10
7305.19
- - Loại khác:
7305.19.10
- - - Hàn chìm xoắn hoặc xoắn ốc bằng hồ quang
11
11
10
7305.19.90
- - - Loại khác
11
11
10
7305.20.00
- Ống chống sử dụng trong khoan dầu hoặc khí
11
11
10
- Loại khác, được hàn:
7305.31
- - Hàn theo chiều dọc:
7305.31.10
- - - Ống và ống dẫn bằng thép không gỉ
7
7
7
7305.31.90
- - - Loại khác
7
7
7
7305.39
- - Loại khác:
7305.39.10
- - - Ống dẫn chịu áp lực cao
11
11
10
7305.39.90
- - - Loại khác
11
11
10
7305.90.00
- Loại khác
6
5
5
73.06
Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối hở hoặc hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự).
- Ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí:
7306.11
- - Hàn, bằng thép không gỉ:
7306.11.10
- - - Hàn kháng điện theo chiều dọc (ERW)
11
11
10
7306.11.20
- - - Hàn chìm xoắn hoặc xoắn ốc bằng hồ quang
11
11
10
7306.11.90
- - - Loại khác
11
11
10
7306.19
- - Loại khác:
7306.19.10
- - - Hàn kháng điện theo chiều dọc (ERW)
11
11
10
7306.19.20
- - - Hàn chìm xoắn hoặc xoắn ốc bằng hồ quang
11
11
10
7306.19.90
- - - Loại khác
11
11
10
- Ống chống và ống sử dụng cho khoan dầu hoặc khí:
7306.21.00
- - Hàn, bằng thép không gỉ
11
11
10
7306.29.00
- - Loại khác
11
11
10
7306.30
- Loại khác, được hàn, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng sắt hoặc thép không hợp kim:
7306.30.10
- - Ống dùng cho nồi hơi
*
*
*
7306.30.20
- - Ống thép được mạ đồng, tráng nhựa flo hóa hoặc phủ kẽm cromat có đường kính ngoài không quá 15 mm
*
*
*
7306.30.30
- - Ống loại được sử dụng làm ống bọc (ống nhiệt) dùng cho các bộ phận phát nhiệt của bàn là điện phẳng hoặc nồi cơm điện, có đường kính ngoài không quá 12 mm
*
*
*
7306.30.40
- - Ống dẫn chịu áp lực cao
*
*
*
7306.30.90
- - Loại khác
*
*
*
7306.40
- Loại khác, được hàn, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép không gỉ:
7306.40.10
- - Ống dùng cho nồi hơi
7
7
7
7306.40.20
- - Ống và ống dẫn bằng thép không gỉ, có đường kính ngoài trên 105 mm
7
7
7
7306.40.30
- - Ống và ống dẫn có chứa hàm lượng niken ít nhất là 30% tính theo trọng lượng, với đường kính ngoài không quá 10 mm
7
7
7
7306.40.90
- - Loại khác
7
7
7
7306.50
- Loại khác, được hàn, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép hợp kim khác:
7306.50.10
- - Ống dùng cho nồi hơi
3
3
3
7306.50.90
- - Loại khác
3
3
3
- Loại khác, được hàn, có mặt cắt ngang không phải là hình tròn:
7306.61.00
- - Mặt cắt ngang hình vuông hoặc hình chữ nhật
*
*
*
7306.69.00
- - Loại khác, có mặt cắt ngang không phải là hình tròn
*
*
*
7306.90
- Loại khác:
7306.90.10
- - Ống và ống dẫn hàn đồng (cooper brazed)
*
*
*
7306.90.90
- - Loại khác
*
*
*
73.07
Phụ kiện ghép nối cho ống hoặc ống dẫn (ví dụ, khớp nối đôi, khuỷu, măng sông), bằng sắt hoặc thép.
- Phụ kiện dạng dúc:
7307.11
- - Bằng gang đúc không dẻo:
7307.11.10
- - - Phụ kiện của ống hoặc ống dẫn không có đầu nối
6
5
5
7307.11.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.19.00
- - Loại khác
6
5
5
- Loại khác, bằng thép không gỉ:
7307.21
- - Mặt bích:
7307.21.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.21.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.22
- - Ống khuỷu, khuỷu nối ống và măng sông, loại có ren để ghép nối:
7307.22.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.22.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.23
- - Loại hàn giáp mối:
7307.23.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.23.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.29
- - Loại khác:
7307.29.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.29.90
- - - Loại khác
6
5
5
- Loại khác:
7307.91
- - Mặt bích:
7307.91.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.91.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.92
- - Ống khuỷu, khuỷu nối ống và măng sông, loại có ren để ghép nối:
7307.92.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.92.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.93
- - Loại hàn giáp mối:
7307.93.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.93.90
- - - Loại khác
6
5
5
7307.99
- - Loại khác:
7307.99.10
- - - Có đường kính trong dưới 15 cm
6
5
5
7307.99.90
- - - Loại khác
6
5
5
73.08
Các kết cấu (trừ nhà lắp ghép thuộc nhóm 94.06) và các bộ phận rời của các kết cấu (ví dụ, cầu và nhịp cầu, cửa cống, tháp, cột lưới, mái nhà, khung mái, cửa ra vào, cửa sổ, và các loại khung cửa, ngưỡng cửa ra vào, cửa chớp, lan can, cột trụ và các loại cột khác), bằng sắt hoặc thép; tấm, thanh, góc, khuôn, hình, ống và các loại tương tự, đã được gia công để dùng làm kết cấu, bằng sắt hoặc thép.
7308.10
- Cầu và nhịp cầu:
7308.10.10
- - Dạng cấu kiện tiền chế được lắp ráp bằng các khớp nối
2
2
1
7308.10.90
- - Loại khác
2
2
1
7308.20
- Tháp và cột lưới (kết cấu giàn):
- - Tháp:
7308.20.11
- - - Dạng cấu kiện tiền chế được lắp ráp bằng các khớp nối
5
5
5
7308.20.19
- - - Loại khác
5
5
5
- - Cột lưới (kết cấu giàn):
7308.20.21
- - - Dạng cấu kiện tiền chế được lắp ráp bằng các khớp nối
5
5
5
7308.20.29
- - - Loại khác
5
5
5
7308.30.00
- Cửa ra vào, cửa sổ và các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào
*
*
*
7308.40
- Thiết bị dùng cho giàn giáo, ván khuôn, vật chống hoặc cột trụ chống hầm lò:
7308.40.10
- - Dạng cấu kiện tiền chế được lắp ráp bằng các khớp nối
3
3
3
7308.40.90
- - Loại khác
3
3
3
7308.90
- Loại khác:
7308.90.20
- - Dạng cấu kiện tiền chế được lắp ráp bằng các khớp nối
8,5
8,5
8,5
7308.90.40
- - Tấm hoặc lá mạ kẽm được làm lượn sóng và uốn cong dùng trong ống dẫn, cống ngầm hoặc đường hầm
8,5
8,5
8,5
7308.90.50
- - Khung ray dùng để vận chuyển công-ten-nơ trên tàu thủy
8,5
8,5
8,5
7308.90.60
- - Máng đỡ cáp điện có lỗ
8,5
8,5
8,5
- - Loại khác:
7308.90.92
- - - Lan can bảo vệ
8,5
8,5
8,5
7308.90.99
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
73.09
Các loại bể chứa, két, bình chứa và các thùng chứa tương tự dùng để chứa mọi loại vật liệu (trừ khí nén hoặc khí hóa lỏng), bằng sắt hoặc thép, có dung tích trên 300 lít, đã hoặc chưa được lót hoặc tạo lớp cách nhiệt, nhưng chưa được lắp ráp với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt.
- Loại sử dụng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa:
7309.00.11
- - Được lót hoặc được cách nhiệt
2
2
1
7309.00.19
- - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
7309.00.91
- - Được lót hoặc được cách nhiệt
2
2
1
7309.00.99
- - Loại khác
2
2
1
73.10
Các loại đồ chứa dạng két, thùng phuy, thùng hình trống, hình hộp, lon và các loại đồ chứa tương tự, dùng để chứa mọi loại vật liệu (trừ khí nén hoặc khí hóa lỏng), bằng sắt hoặc thép, dung tích không quá 300 lít, đã hoặc chưa được lót hoặc tạo lớp cách nhiệt, nhưng chưa được ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt
7310.10
- Có dung tích từ 50 lít trở lên:
7310.10.10
- - Được tráng thiếc
6
5
5
7310.10.90
- - Loại khác
6
5
5
- Có dung tích dưới 50 lít:
7310.21
- - Lon, hộp được đóng kín bằng cách hàn hoặc gấp nếp (vê mép):
7310.21.10
- - - Có dung tích dưới 1 lít
6
5
5
- - - Loại khác:
7310.21.91
- - - - Được tráng thiếc
6
5
5
7310.21.99
- - - - Loại khác
6
5
5
7310.29
- - Loại khác:
7310.29.10
- - - Có dung tích dưới 1 lít
6
5
5
- - - Loại khác:
7310.29.91
- - - - Được tráng thiếc
5
4
3
7310.29.99
- - - - Loại khác
5
4
3
73.11
Các loại thùng chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng, bằng sắt hoặc thép.
- Dạng hình trụ bằng thép đúc liền:
7311.00.21
- - Có dung tích dưới 30 lít
7,5
7,5
5
7311.00.22
- - Có dung tích từ 30 lít trở lên nhưng dưới 110 lít
6
5
5
7311.00.29
- - Loại khác
6
5
5
- Loại khác:
7311.00.93
- - Có dung tích dưới 30 lít
7,5
7,5
5
7311.00.94
- - Có dung tích từ 30 lít trở lên nhưng dưới 110 lít
6
5
5
7311.00.99
- - Loại khác
6
5
5
73.12
Dây bện tao, thừng, cáp, băng tết, dây treo và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép, chưa cách diện.
7312.10
- Dây bện tao, thừng và cáp:
7312.10.10
- - Cuộn dây bện tao kiểu bọc, dây tao dẹt và dây cáp xoắn ngược
5
5
5
7312.10.20
- - Loại được mạ hoặc tráng bằng đồng thau và có đường kính danh định không quá 3 mm
5
5
5
- - Loại khác:
7312.10.91
- - - Cáp thép dự ứng lực
5
5
5
7312.10.99
- - - Loại khác
5
5
5
7312.90.00
- Loại khác
2
2
1
7313.00.00
Dây gai bằng sắt hoặc thép; dây đai xoắn hoặc dây đơn dẹt, có gai hoặc không có gai, và dây đôi xoắn, dùng làm hàng rào, bằng sắt hoặc thép.
12,5
10
7,5
73.14
Tấm đan (kể cả đai liền), phên, lưới và rào, làm bằng dây sắt hoặc thép; sản phẩm dạng lưới được tạo hình bằng phương pháp đột dập và kéo giãn thành lưới bằng sắt hoặc thép.
- Tấm đan:
7314.12.00
- - Loại đai liền dùng cho máy móc, bằng thép không gỉ
6
5
5
7314.14.00
- - Tấm đan khác, bằng thép không gỉ
6
5
5
7314.19
- - Loại khác:
7314.19.10
- - - Đai liền dùng cho máy móc, trừ loại bằng thép không gỉ
13
13
12,5
7314.19.90
- - - Loại khác
6
5
5
7314.20.00
- Phên, lưới và rào, được hàn ở mắt nối, bằng dây với kích thước mặt cắt ngang tối đa từ 3 mm trở lên và có cỡ mắt lưới từ 100 cm2 trở lên
7,5
7,5
5
- Các loại phên, lưới và rào khác, được hàn ở các mắt nối:
7314.31.00
- - Được mạ hoặc tráng kẽm
7,5
7,5
5
7314.39.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Tấm đan, phên, lưới và rào khác:
7314.41.00
- - Được mạ hoặc tráng kẽm
12,5
10
7,5
7314.42.00
- - Được tráng plastic
12,5
10
7,5
7314.49.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
7314.50.00
- Sản phẩm dạng lưới được tạo hình bằng phương pháp đột dập và kéo giãn thành lưới
7,5
7,5
5
73.15
Xích và các bộ phận rời của xích, bằng sắt hoặc thép.
- Xích gồm nhiều mắt được nối bằng khớp dạng bản lề và các bộ phận của nó:
7315.11
- - Xích con lăn:
7315.11.10
- - - Xích xe đạp hoặc xích xe mô tô
35,5
35
34
- - - Loại khác:
7315.11.91
- - - - Xích truyền, có độ dài mắt xích từ 6 mm đến 32 mm
13
13
12,5
7315.11.99
- - - - Loại khác
13
13
12,5
7315.12
- - Xích khác:
7315.12.10
- - - Xích xe đạp hoặc xích xe mô tô
6
5
5
7315.12.90
- - - Loại khác
6
5
5
7315.19
- - Các bộ phận:
7315.19.10
- - - Xích xe đạp hoặc xích xe mô tô
35,5
35
34
7315.19.90
- - - Loại khác
13
13
12,5
7315.20.00
- Xích trượt
6
5
5
- Xích khác:
7315.81.00
- - Nối bằng chốt có ren hai đầu
6
5
5
7315.82.00
- - Loại khác, ghép nối bằng mối hàn
6
5
5
7315.89
- - Loại khác:
7315.89.10
- - - Xích xe đạp hoặc xích xe mô tô
31
30,5
30
7315.89.90
- - - Loại khác
13
13
12,5
7315.90
- Các bộ phận khác:
7315.90.20
- - Xích xe đạp hoặc xích xe mô tô
35,5
35
34
7315.90.90
- - Loại khác
13
13
12,5
7316.00.00
Neo, neo móc và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.
5
4
3
73.17
Đinh, đinh bấm, đinh ấn (đinh rệp), đinh gấp, ghim dập (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 83.05) và các sản phẩm tương tự, bằng sắt hoặc thép, có hoặc không có đầu bằng vật liệu khác, nhưng trừ loại có đầu bằng đồng.
7317.00.10
- Đinh dây
7,5
7,5
5
7317.00.20
- Ghim dập
7,5
7,5
5
7317.00.90
- Loại khác
7,5
7,5
5
73.18
Vít, bu lông, đai ốc, vít đầu vuông, vít treo, đinh tán, chốt hãm, chốt định vị, vòng đệm (kể cả vòng đệm lò xo vênh) và các sản phẩm tương tự, bằng sắt hoặc thép.
- Các sản phẩm đã ren:
7318.11.00
- - Vít đầu vuông
2
2
1
7318.12.00
- - Vít khác dùng cho gỗ
17,5
17,5
17
7318.13.00
- - Đinh móc và đinh vòng
7,5
7,5
5
7318.14.00
- - Vít tự hãm
17,5
17,5
17
7318.15.00
- - Đinh vít và bu lông khác, có hoặc không có đai ốc hoặc vòng đệm:
7318.15.00.10
- - - Có đường kính ngoài không quá 16mm
22
22
21,5
7318.15.00.90
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
7318.16.00
- - Đai ốc:
7318.16.00.10
- - - Có đường kính ngoài không quá 16mm
22
22
21,5
7318.16.00.90
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
7318.19.00
- - Loại khác:
7318.19.00.10
- - - Có đường kính ngoài không quá 16mm
22
22
21,5
7318.19.00.90
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
- Các sản phẩm không có ren:
7318.21.00
- - Vòng đệm lò xo vênh và vòng đệm hãm khác
7,5
7,5
5
7318.22.00
- - Vòng đệm khác:
7318.22.00.10
- - - Có đường kính ngoài không quá 16mm
10
7,5
5
7318.22.00.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
7318.23.00
- - Đinh tán:
7318.23.00.10
- - - Có đường kính ngoài không quá 16mm
10
7,5
5
7318.23.00.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
7318.24.00
- - Chốt hãm và chốt định vị
22
22
21,5
7318.29.00
- - Loại khác:
7318.29.00.10
- - - Có đường kính ngoài không quá 16mm
22
22
21,5
7318.29.00.90
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
73.19
Kim khâu, kim đan, cái xỏ dây, kim móc, kim thêu và các loại tương tự, để sử dụng bằng tay, bằng sắt hoặc thép; ghim băng và các loại ghim khác bằng sắt hoặc thép, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác.
7319.40.00
- Ghim băng và các loại ghim khác
12,5
10
7,5
7319.90
- Loại khác:
7319.90.10
- - Kim khâu, kim mạng hoặc kim thêu
26,5
26
25,5
7319.90.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
73.20
Lò xo và lá lò xo, bằng sắt hoặc thép.
7320.10
- Lò xo lá và các lá lò xo:
- - Dùng cho xe có động cơ hoặc các loại máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30:
7320.10.11
- - - Dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
5
4
3
7320.10.19
- - - Loại khác
5
4
3
7320.10.90
- - Loại khác
5
4
3
7320.20
- Lò xo cuộn:
7320.20.10
- - Dùng cho xe có động cơ hoặc các loại máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
5
4
3
7320.20.90
- - Loại khác
5
4
3
7320.90
- Loại khác:
7320.90.10
- - Dùng cho xe có động cơ
5
4
3
7320.90.90
- - Loại khác
5
4
3
73.21
Bếp, bếp có lò nướng, vỉ lò, bếp nấu (kể cả loại có nồi hơi phụ dùng cho hệ thống gia nhiệt trung tâm), vỉ nướng, lò nướng, lò ga hình vòng, dụng cụ hâm nóng dạng tấm và các loại đồ dùng gia đình không dùng điện tương tự, và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.
- Dụng cụ nấu và dụng cụ hâm nóng dạng tấm:
7321.11.00
- - Loại dùng nhiên liệu khí hoặc dùng cả khí và nhiên liệu khác
18
18
15
7321.12.00
- - Loại dùng nhiên liệu lỏng
12,5
10
7,5
7321.19.00
- - Loại khác, kể cả dụng cụ dùng nhiên liệu rắn
12,5
10
7,5
- Dụng cụ khác:
7321.81.00
- - Loại dùng nhiên liệu khí hoặc dùng cả khí và nhiên liệu khác
12,5
10
7,5
7321.82.00
- - Loại dùng nhiên liệu lỏng
12,5
10
7,5
7321.89.00
- - Loại khác, kể cả dụng cụ dùng nhiên liệu rắn
12,5
10
7,5
7321.90
- Bộ phận:
7321.90.10
- - Của bếp dầu hỏa
18
18
15
7321.90.20
- - Của dụng cụ nấu và dụng cụ hâm nóng dạng tấm dùng nhiên liệu khí
18
18
15
7321.90.90
- - Loại khác
18
18
15
73.22
Lò sưởi của hệ thống nhiệt trung tâm không dùng điện và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép; thiết bị làm nóng không khí và bộ phận phân phối khí nóng (kể cả loại có khả năng phân phối không khí tự nhiên hoặc khí điều hòa), không sử dụng năng lượng điện, có lắp quạt chạy bằng mô tơ hoặc quạt gió, và bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép.
- Lò sưởi và bộ phận của chúng:
7322.11.00
- - Bằng gang đúc
12,5
10
7,5
7322.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
7322.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
73.23
Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép.
7323.10.00
- Bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự
12,5
10
7,5
- Loại khác:
7323.91
- - Bằng gang đúc, chưa tráng men:
7323.91.10
- - - Đồ dùng nhà bếp
12,5
10
7,5
7323.91.20
- - - Gạt tàn thuốc lá
12,5
10
7,5
7323.91.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
7323.92.00
- - Bằng gang đúc, đã tráng men
12,5
10
7,5
7323.93
- - Bằng thép không gỉ:
7323.93.10
- - - Đồ dùng nhà bếp
18
18
15
7323.93.20
- - - Gạt tàn thuốc lá
18
18
15
7323.93.90
- - - Loại khác
18
18
15
7323.94.00
- - Bằng sắt (trừ gang đúc) hoặc thép, đã tráng men
12,5
10
7,5
7323.99
- - Loại khác:
7323.99.10
- - - Đồ dùng nhà bếp
13
12
12
7323.99.20
- - - Gạt tàn thuốc lá
13
12
12
7323.99.90
- - - Loại khác
13
12
12
73.24
Thiết bị vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.
7324.10
- Chậu rửa và bồn rửa, bằng thép không gỉ:
7324.10.10
- - Bồn rửa nhà bếp
20
18
15
7324.10.90
- - Loại khác
20
18
15
- Bồn tắm:
7324.21
- - Bằng gang đúc, đã hoặc chưa được tráng men:
7324.21.10
- - - Bồn tắm hình dài
20
18
15
7324.21.90
- - - Loại khác
20
18
15
7324.29.00
- - Loại khác
20
18
15
7324.90
- Loại khác, kể cả các bộ phận:
7324.90.10
- - Dùng cho bệ xí hoặc bệ tiểu giật nước (loại cố định)
20
18
15
7324.90.30
- - Bô, lọ đựng nước tiểu và bô đi tiểu loại có thể di chuyển được
20
18
15
- - Loại khác:
7324.90.91
- - - Bộ phận của bồn rửa nhà bếp hoặc bồn tắm
20
18
15
7324.90.93
- - - Bộ phận của bệ xí hoặc bệ tiểu giật nước (loại cố định)
20
18
15
7324.90.99
- - - Loại khác
20
18
15
73.25
Các sản phẩm đúc khác bằng sắt hoặc thép.
7325.10
- Bằng gang đúc không dẻo:
7325.10.20
- - Nắp cống, lưới che cống và khung của chúng
7,5
7,5
5
7325.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
7325.91.00
- - Bi nghiền và các hàng hóa tương tự dùng cho máy nghiền
7,5
7,5
5
7325.99
- - Loại khác:
7325.99.20
- - - Nắp cống, lưới che cống và khung của chúng
7,5
7,5
5
7325.99.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
73.26
Các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép.
- Đã được rèn hoặc dập, nhưng chưa được gia công tiếp:
7326.11.00
- - Bi nghiền và các hàng hóa tương tự dùng cho máy nghiền
17,5
17,5
17
7326.19.00
- - Loại khác
17,5
17,5
17
7326.20
- Sản phẩm bằng dây sắt hoặc thép:
7326.20.50
- - Lồng nuôi gia cầm và loại tương tự
17,5
17,5
17
7326.20.90
- - Loại khác
17,5
17,5
17
7326.90
- Loại khác:
7326.90.10
- - Bánh lái tàu thủy
8,5
8,5
8,5
7326.90.30
- - Bộ kẹp bằng thép không gỉ đã lắp với măng sông cao su dùng cho các ống không có đầu nối và phụ kiện ghép nối bằng gang đúc
17,5
17,5
17
7326.90.60
- - Đèn Bunsen
17,5
17,5
17
7326.90.70
- - Móng ngựa; mấu, gai, đinh móc lắp trên giầy để thúc ngựa
17,5
17,5
17
- - Loại khác:
7326.90.91
- - - Hộp đựng thuốc lá điếu
17,5
17,5
17
7326.90.99
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
Chương 74 - Đồng và các sản phẩm bằng đồng
7401.00.00
Sten đồng; đồng xi măng hóa (đồng kết tủa).
0
0
0
7402.00.00
Đồng chưa tinh luyện; cực dương đồng dùng cho điện phân tinh luyện.
0
0
0
74.03
Đồng tinh luyện và hợp kim đồng, chưa gia công.
- Đồng tinh luyện:
7403.11.00
- - Cực âm và các phần của cực âm
0
0
0
7403.12.00
- - Thanh để kéo dây
0
0
0
7403.13.00
- - Que
0
0
0
7403.19.00
- - Loại khác
0
0
0
- Hợp kim đồng:
7403.21.00
- - Hợp kim trên cơ sở đồng-kẽm (đồng thau)
0
0
0
7403.22.00
- - Hợp kim trên cơ sở đồng-thiếc (đồng thanh)
0
0
0
7403.29.00
- - Hợp kim đồng khác (trừ các loại hợp kim đồng chủ thuộc nhóm 74.05)
0
0
0
7404.00.00
Phế liệu và mảnh vụn của đồng.
0
0
0
7405.00.00
Hợp kim đồng chủ.
0
0
0
74.06
Bột và vảy đồng.
7406.10.00
- Bột không có cấu trúc lớp
0
0
0
7406.20.00
- Bột có cấu trúc lớp; vảy đồng
0
0
0
74.07
Đồng ở dạng thanh, que và dạng hình.
7407.10
- Bằng đồng tinh luyện:
7407.10.30
- - Dạng hình
2
2
1
7407.10.40
- - Dạng thanh và que
2
2
1
- Bằng hợp kim đồng:
7407.21.00
- - Bằng hợp kim đồng-kẽm (đồng thau)
2
2
1
7407.29.00
- - Loại khác
2
2
1
74.08
Dây đồng.
- Bằng đồng tinh luyện:
7408.11
- - Có kích thước mặt cắt ngang tối đa trên 6 mm:
7408.11.10
- - - Có kích thước mặt cắt ngang tối đa không quá 14 mm
7
7
7
7408.11.90
- - - Loại khác
7
7
7
7408.19.00
- - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- Bằng hợp kim đồng:
7408.21.00
- - Bằng hợp kim đồng-kẽm (đồng thau)
2
2
1
7408.22.00
- - Bằng hợp kim đồng-niken (đồng kền) hoặc hợp kim đồng-niken-kẽm (bạc-niken)
2
2
1
7408.29.00
- - Loại khác
2
2
1
74.09
Đồng ở dạng tấm, lá và dải, có chiều dày trên 0,15 mm.
- Bằng đồng tinh luyện:
7409.11.00
- - Dạng cuộn
2
2
1
7409.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bằng hợp kim đồng-kẽm (đồng thau):
7409.21.00
- - Dạng cuộn
2
2
1
7409.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bằng hợp kim đồng-thiếc (đồng thanh):
7409.31.00
- - Dạng cuộn
2
2
1
7409.39.00
- - Loại khác
2
2
1
7409.40.00
- Bằng hợp kim đồng-niken (đồng niken) hoặc hợp kim đồng-niken-kẽm (bạc-niken)
2
2
1
7409.90.00
- Bằng hợp kim đồng khác
2
2
1
74.10
Đồng lá mỏng (đã hoặc chưa in hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự), với chiều dày (không kể phần bồi) không quá 0,15 mm.
- Chưa được bồi:
7410.11.00
- - Bằng đồng tinh luyện
2
2
1
7410.12.00
- - Bằng hợp kim đồng
2
2
1
- Đã được bồi:
7410.21.00
- - Bằng đồng tinh luyện
2
2
1
7410.22.00
- - Bằng hợp kim đồng khác
2
2
1
74.11
Các loại ống và ống dẫn bằng đồng.
7411.10.00
- Bằng đồng tinh luyện
5
4
3
- Bằng hợp kim đồng:
7411.21.00
- - Bằng hợp kim đồng-kẽm (đồng thau)
3
3
2
7411.22.00
- - Bằng hợp kim đồng-niken (đồng kền) hoặc hợp kim đồng-niken-kẽm (bạc-niken)
3
3
2
7411.29.00
- - Loại khác
3
3
2
74.12
Phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn bằng đồng (ví dụ, khớp nối đôi, nối khuỷu, măng sông).
7412.10.00
- Bằng đồng tinh luyện
2
2
1
7412.20
- Bằng hợp kim đồng:
7412.20.10
- - Bằng hợp kim đồng-kẽm (đồng thau)
2
2
1
7412.20.90
- - Loại khác
2
2
1
74.13
Dây bện tao, cáp, dây tết và các loại tương tự, bằng đồng, chưa được cách điện.
7413.00.10
- Có đường kính không quá 28,28mm
6
5
5
7413.00.90
- Loại khác
0
0
0
74.15
Đinh, đinh bấm, đinh ấn, ghim dập (trừ các loại thuộc nhóm 83.05) và các sản phẩm tương tự, bằng đồng hoặc bằng sắt hoặc thép có đầu bịt đồng; đinh vít, bu lông, đai ốc, đinh móc, đinh tán, chốt hãm, chốt định vị, vòng đệm (kể cả vòng đệm lò xo vênh) và các sản phẩm tương tự, bằng đồng.
7415.10
- Đinh và đinh bấm, đinh ấn, ghim dập và các sản phẩm tương tự:
7415.10.10
- - Đinh
7,5
7,5
5
7415.10.20
- - Ghim dập
7,5
7,5
5
7415.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Các loại khác, chưa được ren:
7415.21.00
- - Vòng đệm (kể cả vòng đệm lò xo vênh)
5
4
3
7415.29.00
- - Loại khác
5
4
3
- Loại khác đã được ren:
7415.33
- - Đinh vít; bu lông và đai ốc:
7415.33.10
- - - Đinh vít
5
4
3
7415.33.20
- - - Bu lông và đai ốc
5
4
3
7415.39.00
- - Loại khác
5
4
3
74.18
Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng đồng; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng.
7418.10
- Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự:
7418.10.10
- Miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự
26,5
26
25,5
7418.10.30
- - Thiết bị nấu hoặc đun nóng dùng trong gia đình, không dùng điện và các bộ phận của các sản phẩm này
26,5
26
25.5
7418.10.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
7418.20.00
- Đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng
*
*
*
74.19
Các sản phẩm khác bằng đồng.
7419.10.00
- Xích và các bộ phận rời của xích
2
2
1
- Loại khác:
7419.91.00
- - Đã được đúc, đúc khuôn, rập hoặc rèn nhưng chưa được gia công thêm
5
4
3
7419.99
- - Loại khác:
- - - Tấm đan (kể cả đai liền), phên và lưới, bằng dây đồng; sản phẩm dạng lưới bằng đồng được tạo hình bằng phương pháp đột dập và kéo giãn thành lưới:
7419.99.31
- - - - Dùng cho máy móc
2
2
1
7419.99.39
- - - - Loại khác
2
2
1
7419.99.40
- - - Lò xo
2
2
1
7419.99.50
- - - Hộp đựng thuốc lá điếu
2
2
1
7419.99.60
- - - Thiết bị nấu hoặc đun nóng, trừ loại dùng trong gia
đình, và các bộ phận của các sản phẩm này
2
2
1
7419.99.70
- - - Các vật dụng được thiết kế riêng sử dụng trong nghi lễ tôn giáo
2
2
1
7419.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
Chương 75 - Niken và các sản phẩm bằng niken
75.01
Sten niken, oxit niken thiêu kết và các sản phẩm trung gian khác của quá trình luyện niken.
7501.10.00
- Sten niken
0
0
0
7501.20.00
- Oxit niken thiêu kết và các sản phẩm trung gian khác của quá trình luyện niken
0
0
0
75.02
Niken chưa gia công.
7502.10.00
- Niken, không hợp kim
0
0
0
7502.20.00
- Hợp kim niken
0
0
0
7503.00.00
Phế liệu và mảnh vụn niken.
0
0
0
7504.00.00
Bột và vảy niken.
0
0
0
75.05
Niken ở dạng thanh, que, hình và dây.
- Thanh, que và hình:
7505.11.00
- - Bằng niken, không hợp kim
0
0
0
7505.12.00
- - Bằng hợp kim niken
0
0
0
- Dây:
7505.21.00
- - Bằng niken, không hợp kim
0
0
0
7505.22.00
- - Bằng hợp kim niken
0
0
0
75.06
Niken ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng.
7506.10.00
- Bằng niken, không hợp kim
0
0
0
7506.20.00
- Bằng hợp kim niken
0
0
0
75.07
Các loại ống, ống dẫn và các phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn bằng niken (ví dụ, khớp nối đôi, khuỷu, măng sông).
- Ống và ống dẫn;
7507.11.00
- - Bằng niken, không hợp kim
0
0
0
7507.12.00
- - Bằng hợp kim niken
0
0
0
7507.20.00
- Phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn
0
0
0
75.08
Sản phẩm khác bằng niken.
7508.10.00
- Tấm đan, phên và lưới, bằng dây niken
0
0
0
7508.90
- Loại khác:
7508.90.30
- - Bulông và đai ốc
0
0
0
7508.90.40
- - Các sản phẩm khác dùng trong xây dựng
0
0
0
7508.90.50
- - Các sản phẩm mạ điện cực dương, bao gồm cả các sản phẩm sản xuất bằng phương pháp điện phân
0
0
0
7508.90.90
- - Loại khác
0
0
0
Chương 76 - Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm
76.01
Nhôm chưa gia công.
7601.10.00
- Nhôm, không hợp kim
2
2
1
7601.20.00
- Hợp kim nhôm
2
2
1
7602.00.00
Phế liệu và mảnh vụn nhôm.
0
0
0
76.03
Bột và vảy nhôm.
7603.10.00
- Bột không có cấu trúc vảy
2
2
1
7603.20.00
- Bột có cấu trúc vảy; vảy nhôm
2
2
1
76.04
Nhôm ở dạng thanh, que và hình.
7604.10
- Bằng nhôm, không hợp kim:
7604.10.10
- - Dạng thanh và que
5
5
5
7604.10.90
- - Loại khác
7
7
7
- Bằng hợp kim nhôm:
7604.21
- - Dạng hình rỗng:
7604.21.10
- - - Dàn ống dùng để làm dàn lạnh của máy điều hòa không khí cho xe có động cơ
5
4
3
7604.21.90
- - - Loại khác
5
4
3
7604.29
- - Loại khác:
7604.29.10
- - - Dạng thanh và que được ép đùn
2
2
1
7604.29.30
- - - Dạng hình chữ Y dùng cho dây khóa kéo, ở dạng cuộn
5
4
3
7604.29.90
- - - Loại khác
5
4
3
76.05
Dây nhôm.
- Bằng nhôm, không hợp kim:
7605.11.00
- - Kích thước mặt cắt ngang lớn nhất trên 7 mm
5
4
3
7605.19
- - Loại khác:
7605.19.10
- - - Đường kính không quá 0,0508 mm
5
4
3
7605.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Bằng hợp kim nhôm:
7605.21.00
- - Kích thước mặt cắt ngang lớn nhất trên 7 mm
3
3
2
7605.29.00
- - Loại khác
3
3
2
76.06
Nhôm ở dạng tấm, lá và dải, chiều dày trên 0,2 mm.
- Hình chữ nhật (kể cả hình vuông):
7606.11
- - Bằng nhôm, không hợp kim:
7606.11.10
- - Được dát phẳng hoặc tạo hình bằng phương pháp cán hay ép, nhưng chưa xử lý bề mặt
5
5
5
7606.11.90
- - - Loại khác
5
5
5
7606.12
- - Bằng hợp kim nhôm:
7606.12.10
- - - Để làm lon kể cả để làm phần nắp và làm phần móc mở nắp lon, dạng cuộn
2
2
1
7606.12.20
- - - Đế bản nhôm, chưa nhạy, dùng trong công nghệ in
2
2
1
- - - Dạng lá:
7606.12.31
- - - - Bằng hợp kim nhôm 5082 hoặc 5182, chiều rộng trên 1m, dạng cuộn
2
2
1
7606.12.39
- - - - Loại khác
2
2
1
7606.12.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
7606.91.00
- Bằng nhôm, không hợp kim
2
2
1
7606.92.00
- Bằng hợp kim nhôm
2
2
1
76.07
Nhôm lá mỏng (đã hoặc chưa in hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu hồi tương tự) có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2 mm.
- Chưa được bồi:
7607.11.00
- - Đã được cán nhưng chưa gia công thêm
2
2
1
7607.19.00
- - Loại khác
2
2
1
7607.20.00
- Đã bồi
5
5
5
76.08
Các loại ống và ống dẫn bằng nhôm.
7608.10.00
- Bằng nhôm, không hợp kim
2
2
1
7608.20.00
- Bằng hợp kim nhôm
2
2
1
7609.00.00
Các phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn (ví dụ, khớp nối đôi, khuỷu, măng sông) bằng nhôm.
2
2
1
76.10
Các kết cấu bằng nhôm (trừ nhà lắp ghép thuộc nhóm 94.06) và các bộ phận rời của cấu kiện bằng nhôm (ví dụ, cầu và nhịp cầu, tháp, cột lưới, mái nhà, khung mái, cửa ra vào và cửa sổ và các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào, cửa chớp, lan can, cột trụ và các loại cột); tấm, thanh, dạng hình, ống và các loại tương tự bằng nhôm, đã được gia công để sử dụng làm kết cấu.
7610.10.00
- Cửa ra vào, cửa sổ và các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào
11
11
10
7610.90
- Loại khác:
7610.90.20
- - Mái phao trong hoặc mái phao ngoài dùng cho bể chứa xăng dầu
7
7
7
7610.90.90
- - Loại khác
1
1
1
7611.00.00
Các loại bể chứa nước, két, bình chứa và các loại tương tự, dùng để chứa các loại vật liệu (trừ khí nén hoặc khí hóa lỏng), có dung tích trên 300 lít, bằng nhôm, đã hoặc chưa lót hoặc cách nhiệt, nhưng chưa lắp ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt.
5
4
3
76.12
Thùng phuy, thùng hình trống, lon, hộp và các loại đồ chứa tương tự (kể cả các loại thùng chứa hình ống cứng hoặc có thể xếp lại được), để chứa mọi loại vật liệu (trừ khí nén hoặc khí hóa lỏng), dung tích không quá 300 lít, đã hoặc chưa lót hoặc cách nhiệt, nhưng chưa lắp ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt.
7612.10.00
- Thùng chứa hình ống có thể xếp lại được
17,5
17,5
17
7612.90
- Loại khác:
7612.90.10
- - Đồ chứa được đúc liền phù hợp dùng để đựng sữa tươi
7,5
7,5
5
7612.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
7613.00.00
Các loại thùng chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng bằng nhôm.
2
2
1
76.14
Dây bện tao, cáp, băng tết và các loại tương tự, bằng nhôm, chưa cách điện.
7614.10
- Có lõi thép:
- - Cáp:
7614.10.11
- - - Có đường kính không quá 25,3 mm
7,5
7,5
5
7614.10.12
- - - Có đường kính trên 25,3 mm nhưng không quá 28,28 mm
6
5
5
7614.10.19
- - - Loại khác
6
5
5
7614.10.90
- - Loại khác
6
5
5
7614.90
- Loại khác:
- - Cáp:
7614.90.11
- - - Có đường kính không quá 25,3 mm
7,5
7,5
5
7614.90.12
- - - Có đường kính trên 25,3 mm nhưng không quá 28,28 mm
6
5
5
7614.90.19
- - - Loại khác
6
5
5
7614.90.90
- - Loại khác
6
5
5
76.15
Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng, bằng nhôm; miếng dùng để cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng nhôm; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận của chúng, bằng nhôm.
7615.10
- Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng; miếng dùng để cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và loại tương tự:
7615.10.10
- - Miếng dùng để cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và loại tương tự
18
18
15
7615.10.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
7615.20
- Đồ trang bị trong nhà vệ sinh và bộ phận của chúng:
7615.20.20
- - Bô, lọ đựng nước tiểu và chậu đựng nước tiểu trong phòng
18
18
15
7615.20.90
- - Loại khác
18
18
15
76.16
Các sản phẩm khác bằng nhôm.
7616.10
- Đinh, đinh bấm, ghim dập (trừ các loại thuộc nhóm 83.05), đinh vít, bu lông, đai ốc, đinh móc, đinh tán, chốt hãm, chốt định vị, vòng đệm và các sản phẩm tương tự:
7616.10.10
- - Đinh
7,5
7,5
5
7616.10.20
- - Ghim dập và đinh móc; bulông và đai ốc
7,5
7,5
5
7616.10.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Loại khác:
7616.91.00
- - Tấm đan, phên, lưới và rào, bằng dây nhôm
7,5
7,5
5
7616.99
- - Loại khác:
7616.99.20
- - - Nhôm bịt đầu ống loại phù hợp dùng để sản xuất bút chì
7,5
7,5
5
7616.99.30
- - - Đồng xèng, hình tròn, kích thước chiều dày trên 1/10 đường kính
7,5
7,5
5
7616.99.40
- - - Ống chỉ, lõi suốt, guồng quay tơ và sản phẩm tương tự dùng cho sợi dệt
7,5
7,5
5
7616.99.60
- - - Ống và cốc loại phù hợp dùng thu nhựa mủ
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
7616.99.91
- - - - Hộp đựng thuốc lá điếu; mành
7,5
7,5
5
7616.99.92
- - - - Sản phẩm dạng lưới được tạo hình bằng phương pháp
đột dập và kéo giãn thành lưới
7,5
7,5
5
7616.99.99
- - - - Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 78 - Chì và các sản phẩm bằng chì
78.01
Chì chưa gia công.
7801.10.00
- Chì tinh luyện
0
0
0
- Loại khác:
7801.91.00
- - Có hàm lượng antimon tính theo trọng lượng theo Bảng các nguyên tố khác trong chú giải phân nhóm chương này
0
0
0
7801.99.00
- - Loại khác
0
0
0
7802.00.00
Phế liệu và mảnh vụn chì.
0
0
0
78.04
Chì ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng; bột và vảy chì.
- Chì ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng:
7804.11.00
- - Lá, dải và lá mỏng có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2 mm
0
0
0
7804.19.00
- - Loại khác
0
0
0
7804.20.00
- Bột và vảy chì
0
0
0
78.06
Các sản phẩm khác bằng chì.
7806.00.20
- Thanh, que, dạng hình và dây
0
0
0
7806.00.30
- Các loại ống, ống dẫn và phụ kiện của ống hoặc ống dẫn (ví dụ, khớp nối đôi, khuỷu, măng sông)
0
0
0
7806.00.90
- Loại khác
0
0
0
Chương 79 - Kẽm và các sản phẩm bằng kẽm
79.01
Kẽm chưa gia công.
- Kẽm, không hợp kim:
7901.11.00
- - Có hàm lượng kẽm từ 99,99% trở lên tính theo trọng lượng
0
0
0
7901.12.00
- - Có hàm lượng kẽm dưới 99,99% tính theo trọng lượng
0
0
0
7901.20.00
- Hợp kim kẽm
0
0
0
7902.00.00
Phế liệu và mảnh vụn kẽm.
0
0
0
79.03
Bột, bụi và vảy kẽm.
7903.10.00
- Bụi kẽm
0
0
0
7903.90.00
- Loại khác
0
0
0
7904.00.00
Kẽm ở dạng thanh, que, hình và dây.
0
0
0
79.05
Kẽm ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng.
7905.00.30
- Dạng lá mỏng có chiều dày không quá 0,25 mm
0
0
0
7905.00.90
- Loại khác
0
0
0
79.07
Các sản phẩm khác bằng kẽm.
7907.00.30
- Ống máng, mái nhà, khung cửa sổ của mái nhà và các cấu kiện xây dựng khác
5
4
3
7907.00.40
- Các loại ống, ống dẫn và phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn (ví dụ, khớp nối đôi, khuỷu, măng sông)
0
0
0
- Loại khác:
7907.00.91
- - Hộp đựng thuốc lá điếu; gạt tàn thuốc lá
5
4
3
7907.00.92
- - Các sản phẩm gia dụng khác
5
4
3
7907.00.99
- - Loại khác
5
4
3
Chương 80 - Thiếc và các sản phẩm bằng thiếc
80.01
Thiếc chưa gia công.
8001.10.00
- Thiếc, không hợp kim
2
2
1
8001.20.00
- Hợp kim thiếc
2
2
1
8002.00.00
Phế liệu và mảnh vụn thiếc.
2
2
1
80.03
Thiếc ở dạng thanh, que, dạng hình và dây.
8003.00.10
- Thanh hàn
5
4
3
8003.00.90
- Loại khác
2
2
1
80.07
Các sản phẩm khác bằng thiếc.
8007.00.20
- Dạng tấm, lá và dải, có chiều dày trên 0,2 mm
2
2
1
8007.00.30
- Lá mỏng (đã hoặc chưa in hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự), có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2 mm; dạng bột và vảy
2
2
1
8007.00.40
- Các loại ống, ống dẫn và phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn (ví dụ, khớp nối đôi, khuỷu, măng sông)
2
2
1
- Loại khác:
8007.00.91
- - Hộp đựng thuốc lá điếu: gạt tàn thuốc lá
7,5
7,5
5
8007.00.92
- - Các sản phẩm gia dụng khác
7,5
7,5
5
8007.00.99
- - Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 81 - Kim loại cơ bản khác; gốm kim loại; các sản phẩm của chúng
81.01
Vonfram và các sản phẩm làm từ vonfram, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8101.10.00
- Bột
0
0
0
-
Loại khác:
8101.94.00
- - Vonfram chưa gia công, kể cả thanh và que thu được từ quá trình thiêu kết
2
2
1
8101.96.00
- - Dây
2
2
1
8101.97.00
- - Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8101.99
- - Loại khác:
8101.99.10
- - - Thanh và que, trừ các loại thu được từ quá trình thiêu kết; dạng hình, lá, dải và lá mỏng
0
0
0
8101.99.90
- - - Loại khác
0
0
0
81.02
Molypđen và các sản phẩm làm từ molypđen, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8102.10.00
-
Bột
0
0
0
- Loại khác:
8102.94.00
- - Molypđen chưa gia công, kể cả thanh và que thu được từ quá trình thiêu kết
2
2
1
8102.95.00
- - Thanh và que, trừ các loại thu được từ quá trình thiêu kết, dạng hình, tấm, lá, dải và lá mỏng
2
2
1
8102.96.00
- - Dây
2
2
1
8102.97.00
- - Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8102.99.00
- - Loại khác
0
0
0
81.03
Tantan và các sản phẩm làm từ tantan, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8103.20.00
- Tantan chưa gia công, kể cả thanh và que thu được từ quá trình thiêu kết; bột
2
2
1
8103.30.00
- Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8103.90.00
- Loại khác
0
0
0
81.04
Magie và các sản phẩm của magic, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
- Magie chưa gia công:
8104.11.00
- - Có chứa hàm lượng magie ít nhất 99,8% tính theo trọng lượng
0
0
0
8104.19.00
- - Loại khác
0
0
0
8104.20.00
- Phế liệu và mảnh vụn
0
0
0
8104.30.00
- Mạt giũa, phoi tiện và hạt, đã được phân loại theo kích cỡ; bột
0
0
0
8104.90.00
- Loại khác
0
0
0
81.05
Coban sten và các sản phẩm trung gian khác từ luyện coban; coban và các sản phẩm bằng coban, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8105.20
- Coban sten và các sản phẩm trung gian khác từ luyện coban; coban chưa gia công; bột:
8105.20.10
- - Coban chưa gia công
2
2
1
8105.20.90
- - Loại khác
2
2
1
8105.30.00
- Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8105.90.00
- Loại khác
0
0
0
81.06
Bismut và các sản phẩm làm từ bismut, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8106.00.10
- Bismut chưa gia công; phế liệu và mảnh vụn; bột
0
0
0
8106.00.90
- Loại khác
0
0
0
81.07
Cađimi và các sản phẩm làm từ cađimi, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8107.20.00
- Cađimi chưa gia công; bột
2
2
1
8107.30.00
- Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8107.90.00
- Loại khác
0
0
0
81.08
Titan và các sản phẩm làm từ titan, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8108.20.00
- Titan chưa gia công; bột
2
2
1
8108.30.00
- Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8108.90.00
- Loại khác
0
0
0
81.09
Zircon và các sản phẩm làm từ zircon, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8109.20.00
- Zircon chưa gia công; bột
2
2
1
8109.30.00
- Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8109.90.00
- Loại khác
0
0
0
81.10
Antimon và các sản phẩm làm từ antimon, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
8110.10.00
- Antimon chưa gia công; bột
2
2
1
8110.20.00
- Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8110.90.00
- Loại khác
2
2
1
8111.00.00
Mangan và các sản phẩm làm từ mangan, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
0
0
0
81.12
Beryli, crôm, germani, vanadi, gali, hafini, indi, niobi (columbi), reni và tali, và các sản phẩm từ các kim loại này, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
- Beryli:
8112.12.00
- - Chưa gia công; bột
2
2
1
8112.13.00
- - Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8112.19.00
- - Loại khác
0
0
0
- Crôm:
8112.21.00
- - Chưa gia công; bột
2
2
1
8112.22.00
- - Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8112.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Tali:
8112.51.00
- - Chưa gia công; bột
2
2
1
8112.52.00
- - Phế liệu và mảnh vụn
2
2
1
8112.59.00
- - Loại khác
2
2
1
- Loại khác:
8112.92.00
- - Chưa gia công; phế liệu và mảnh vụn; bột
2
2
1
8112.99.00
- - Loại khác
0
0
0
8113.00.00
Gốm kim loại và các sản phẩm làm từ gốm kim loại, kể cả phế liệu và mảnh vụn.
0
0
0
Chương 82 - Dụng cụ, đồ nghề, dao, kéo và bộ đồ ăn làm từ kim loại cơ bản; các bộ phận của chúng làm từ kim loại cơ bản
82.01
Dụng cụ cầm tay, gồm: mai, xẻng, cuốc chim, cuốc, dụng cụ xới và làm tơi đất, chĩa và cào; rìu, câu liêm và các dụng cụ tương tự dùng để cắt chặt; kéo cắt cây và kéo tỉa cây các loại; hái, liềm, dao cắt cỏ, kéo tỉa xén hàng rào, cái nêm gỗ và các dụng cụ khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc trong lâm nghiệp.
8201.10.00
- Mai và xẻng
7,5
7,5
5
8201.30
- Cuốc chim, cuốc, dụng cụ xới và cào đất:
8201.30.10
- - Dụng cụ xới và cào đất
7,5
7,5
5
8201.30.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
8201.40.00
- Rìu, câu liêm và các dụng cụ tương tự dùng để cắt chặt
7,5
7,5
5
8201.50.00
- Kéo tỉa cây và kéo cắt tỉa, kéo để tỉa loại lớn tương tự, loại sử dụng một tay (kể cả kéo cắt gia cầm)
7,5
7,5
5
8201.60.00
- Kéo tỉa xén hàng rào, kéo tỉa xén sử dụng hai tay và các loại kéo tương tự loại sử dụng hai tay
7,5
7,5
5
8201.90.00
- Dụng cụ cầm tay khác thuộc loại sử dụng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp
7,5
7,5
5
82.02
Cưa tay; lưỡi cưa các loại (kể cả các loại lưỡi rạch, lưỡi khía răng cưa hoặc lưỡi cưa không răng).
8202.10.00
- Cưa tay
17,5
17,5
17
8202.20
- Lưỡi cưa vòng:
8202.20.10
- - Lưỡi cưa vòng dạng cuộn
5
4
3
8202.20.90
- - Loại khác
5
4
3
- Lưỡi cưa đĩa (kể cả các loại lưỡi cưa đã rạch hoặc khía):
8202.31
- - Có bộ phận vận hành làm bằng thép:
8202.31.10
- - - Lưỡi cưa lọng
2
2
1
8202.31.90
- - - Loại khác
2
2
1
8202.39.00
- - Loại khác, kể cả các bộ phận
2
2
1
8202.40.00
- Lưỡi cưa xích
0
0
0
- Lưỡi cưa khác:
8202.91.00
- - Lưỡi cưa thẳng, để gia công kim loại
2
2
1
8202.99
- - Loại khác:
8202.99.10
- - - Lưỡi cưa thẳng
2
2
1
8202.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
82.03
Giũa, nạo, kìm (kể cả kìm cắt), panh, nhíp, lưỡi cắt kim loại, dụng cụ cắt ống, xén bu lông, mũi đột lỗ và các dụng cụ cầm tay tương tự.
8203.10.00
- Giũa, nạo và các dụng cụ tương tự
17,5
17,5
17
8203.20.00
- Kìm (kể cả kìm cắt), panh, nhíp và dụng cụ tương tự
*
*
*
8203.30.00
- Lưỡi cắt kim loại và dụng cụ tương tự
2
2
1
8203.40.00
- Dụng cụ cắt ống, xén bu lông, mũi đột lỗ và các dụng cụ tương tự
5
4
3
82.04
Cờ lê và thanh vặn ốc (bu lông) và đai ốc loại vặn bằng tay (kể cả cờ lê định lực nhưng trừ thanh vặn tarô); đầu cờ lê có thể thay đổi được, có hoặc không có tay vặn.
- Cờ lê và thanh vặn ốc (bu lông) và đai ốc, loại vặn bằng tay:
8204.11.00
- - Không điều chỉnh được
*
*
*
8204.12.00
- - Điều chỉnh được
*
*
*
8204.20.00
- Đầu cờ lê có thể thay đổi, có hoặc không có tay vặn
*
*
*
82.05
Dụng cụ cầm tay (kể cả đầu nạm kim cương để cắt kính), chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác; đèn xì; mỏ cặp, bàn cặp và các đồ nghề tương tự, trừ các loại phụ kiện và các bộ phận phụ trợ của máy công cụ; đe; bộ bệ rèn xách tay; bàn mài quay hoạt động bằng tay hoặc chân.
8205.10.00
- Dụng cụ để khoan, ren hoặc ta rô
*
*
*
8205.20.00
- Búa và búa tạ
*
*
*
8205.30.00
- Bào, đục, đục máng và dụng cụ cắt tương tự cho việc chế biến gỗ
7,5
7,5
5
8205.40.00
- Tuốc nơ vít
15
15
12,5
- Dụng cụ cầm tay khác (kể cả đầu nạm kim cương để cắt kính):
8205.51
- - Dụng cụ dùng trong gia đình:
8205.51.10
- - - Bàn là phẳng
*
*
*
8205.51.90
- - - Loại khác
*
*
*
8205.59.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
8205.60.00
- Đèn hàn
10
7,5
5
8205.70.00
- Mỏ cặp, bàn cặp và các đồ nghề tương tự
*
*
*
8205.90.00
- Loại khác, bao gồm bộ dụng cụ của hai phân nhóm trở lên thuộc nhóm này
10
7,5
5
8206.00.00
Bộ dụng cụ từ hai nhóm trở lên thuộc các nhóm từ 82.02 đến 82.05, đã đóng bộ để bán lẻ.
22
22
21,5
82.07
Các dụng cụ có thể thay đổi được dùng cho các dụng cụ cầm tay, có hoặc không hoạt động bằng điện, hoặc dùng cho máy công cụ (ví dụ, để ép, dập, đục lỗ, ta rô, ren, khoan, chuốt, phay, cán, tiện hay bắt, đóng vít), kể cả khuôn kéo để kéo hoặc ép đùn kim loại, và các loại dụng cụ để khoan đá hoặc khoan đất.
- Dụng cụ để khoan đá hay khoan đất:
8207.13.00
- - Có bộ phận làm việc bằng gốm kim loại
0
0
0
8207.19.00
- - Loại khác, kể cả bộ phận
0
0
0
8207.20.00
- Khuôn dùng để kéo hoặc ép đùn kim loại
2
2
1
8207.30.00
- Dụng cụ để ép, dập hoặc đục lỗ
2
2
1
8207.40.00
- Dụng cụ để taro hoặc ren
2
2
1
8207.50.00
- Dụng cụ để khoan, trừ các loại để khoan đá
2
2
1
8207.60.00
- Dụng cụ để doa hoặc chuốt
2
2
1
8207.70.00
- Dụng cụ để cán
2
2
1
8207.80.00
- Dụng cụ để tiện
2
2
1
8207.90.00
- Các dụng cụ có thể thay đổi được khác
2
2
1
82.08
Dao và lưỡi cắt, dùng cho máy hoặc dụng cụ cơ khí.
8208.10.00
- Để gia công kim loại
2
2
1
8208.20.00
- Để chế biến gỗ
2
2
1
8208.30.00
- Dùng cho dụng cụ nhà bếp hoặc cho máy dùng trong công nghiệp thực phẩm
7,5
7,5
5
8208.40.00
- Dùng cho máy nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp
2
2
1
8208.90.00
- Loại khác
2
2
1
8209.00.00
Chi tiết hình đĩa, thanh cỡ nhỏ, mũi chóp và các chi tiết tương tự cho dụng cụ, chưa được gắn vào dụng cụ, làm bằng gốm kim loại.
2
2
1
8210.00.00
Đồ dùng cơ khí hoạt động bằng tay, nặng 10 kg trở xuống, dùng để chế biến, pha chế hoặc phục vụ đồ ăn hoặc đồ uống.
7,5
7,5
5
82.11
Dao có lưỡi cắt, có hoặc không có răng cưa (kể cả dao tỉa), trừ loại dao thuộc nhóm 82.08, và lưỡi của nó.
8211.10.00
- Bộ sản phẩm tổ hợp
2
2
1
- Loại khác:
8211.91.00
- - Dao ăn có lưỡi cố định
2
2
1
8211.92
- - Dao khác có lưỡi cố định:
8211.92.50
- - - Loại phù hợp dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp
2
2
1
8211.92.90
- - - Loại khác
2
2
1
8211.93
- - Dao khác, trừ loại có lưỡi cố định:
8211.93.20
- - - Dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp
2
2
1
8211.93.90
- - - Loại khác
2
2
1
8211.94
- - Lưỡi dao:
8211.94.10
- - - Loại phù hợp dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp
2
2
1
8211.94.90
- - - Loại khác
2
2
1
8211.95.00
- - Cán dao bằng kim loại cơ bản
2
2
1
82.12
Dao cạo và lưỡi dao cạo (kể cả lưỡi dao cạo chưa hoàn thiện ở dạng dải).
8212.10.00
- Dao cạo
*
*
*
8212.20
- Lưỡi dao cạo an toàn, kể cả lưỡi dao cạo chưa hoàn thiện ở dạng dải:
8212.20.10
- - Lưỡi dao cạo kép
12,5
10
7,5
8212.20.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
8212.90.00
- Các bộ phận khác
12,5
10
7,5
8213.00.00
Kéo, kéo thợ may và các loại kéo tương tự, và lưỡi của chúng.
*
*
*
82.14
Đồ dao kéo khác (ví dụ, tông đơ cắt tóc, dao pha dùng cho cửa hàng thịt hoặc làm bếp, dao bầu và dao băm, dao rọc giấy); bộ đồ và dụng cụ cắt sửa móng tay hoặc móng chân (kể cả dũa móng).
8214.10.00
- Dao rọc giấy, mở thư, dao cào giấy, vót bút chì và lưỡi của các loại dao đó
*
*
*
8214.20.00
- Bộ đồ và dụng cụ cắt sửa móng tay hoặc móng chân (kể cả dũa móng)
*
*
*
8214.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
82.15
Thìa, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn tương tự.
8215.10.00
- Bộ sản phẩm có ít nhất một thứ đã được mạ kim loại quý
12,5
10
7,5
8215.20.00
- Bộ sản phẩm tổ hợp khác
26,5
26
25,5
- Loại khác:
8215.91.00
- - Được mạ kim loại quý
12,5
10
7,5
8215.99.00
- - Loại khác
26,5
26
25,5
Chương 83 - Hàng tạp hóa làm từ kim loại cơ bản
83.01
Khóa móc và ổ khóa (loại mở bằng chìa, số hoặc điện), bằng kim loại cơ bản; móc cài và khung có móc cài, đi cùng ổ khóa, bằng kim loại cơ bản; chìa của các loại khóa trên, bằng kim loại cơ bản.
8301.10.00
- Khóa móc
*
*
*
8301.20.00
- Ổ khóa thuộc loại sử dụng cho xe có động cơ
*
*
*
8301.30.00
- Ổ khóa thuộc loại sử dụng cho đồ nội thất
26,5
26
25,5
8301.40
- Khóa loại khác:
8301.40.10
- - Còng, xích tay
4,5
4
4
8301.40.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
8301.50.00
- Móc cài và khung có móc cài, đi cùng với ổ khóa
26,5
26
25,5
8301.60.00
- Bộ phận
26,5
26
25,5
8301.70.00
- Chìa rời
26,5
26
25,5
83.02
Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự bằng kim loại cơ bản dùng cho đồ nội thất, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che, khung vỏ xe, yên cương, rương, hòm hay các loại tương tự; giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự; bánh xe đẩy loại nhỏ có giá đỡ bằng kim loại cơ bản; cơ cấu đóng cửa tự động bằng kim loại cơ bản.
8302.10.00
- Bản lề (Hinges)
*
*
*
8302.20
- Bánh xe đẩy loại nhỏ:
8302.20.10
- - Loại có đường kính (bao gồm cả lốp) trên 100 mm nhưng không quá 250 mm
*
*
*
8302.20.90
- - Loại khác
*
*
*
8302.30
- Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự khác dùng cho xe có động cơ:
8302.30.10
- - Bản lề để móc khóa (Hasps)
*
*
*
8302.30.90
- - Loại khác
*
*
*
- Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự khác:
8302.41
- - Dùng cho xây dựng:
- - - Bản lề để móc khóa và đinh kẹp dùng cho cửa ra vào; móc và mắt cài khóa; chốt cửa:
8302.41.31
- - - - Bản lề để móc khóa
*
*
*
8302.41.39
- - - - Loại khác
*
*
*
8302.41.90
- - - Loại khác
*
*
*
8302.42
- - Loại khác, dùng cho đồ nội thất:
8302.42.20
- - - Bản lề để móc khóa
*
*
*
8302.42.90
- - - Loại khác
*
*
*
8302.49
- - Loại khác:
8302.49.10
- - - Dùng cho yên cương
*
*
*
- - - Loại khác:
8302.49.91
- - - - Bản lề để móc khóa
*
*
*
8302.49.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8302.50.00
- Giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự
12,5
10
7,5
8302.60.00
- Cơ cấu đóng cửa tự động
*
*
*
8303.00.00
Két an toàn đã được bọc thép hoặc gia cố, két bạc và cửa bọc thép và két để đồ an toàn có khoá dùng cho phòng bọc thép, hòm để tiền hay tủ đựng chứng từ tài liệu và các loại tương tự, bằng kim loại cơ bản.
*
*
*
83.04
Tủ đựng hồ sơ, tủ đựng bộ phiếu thư mục, khay để giấy tờ, giá kẹp giấy, khay để bút, giá để con dấu văn phòng và các loại đồ dùng văn phòng hoặc các đồ dùng để bàn tương tự, bằng kim loại cơ bản, trừ đồ nội thất văn phòng thuộc nhóm 94.03.
8304.00.10
- Tủ đựng tài liệu hồ sơ và tủ đựng bộ phiếu thư mục
26,5
26
25,5
- Loại khác:
8304.00.91
- - Bằng nhôm
26,5
26
25,5
8304.00.99
- - Loại khác
26,5
26
25,5
83.05
Các chi tiết ghép nối dùng cho cặp giữ tờ rời hoặc hồ sơ tài liệu rời, cái kẹp thư, để thư, kẹp giấy, kẹp phiếu mục lục và các vật phẩm văn phòng tương tự, bằng kim loại cơ bản; ghim dập dạng băng (ví dụ, dùng cho văn phòng, dùng cho công nghệ làm đệm, đóng gói), bằng kim loại cơ bản.
8305.10
- Các chi tiết ghép nối dùng cho cặp giữ tờ rời hoặc hồ sơ tài liệu rời:
8305.10.10
- - Dùng cho bìa gáy xoắn
12,5
10
7,5
8305.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
8305.20
- Ghim dập dạng băng:
8305.20.10
- - Loại sử dụng cho văn phòng
26,5
26
25,5
8305.20.20
- - Loại khác, bằng sắt hoặc thép
26,5
26
25,5
8305.20.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
8305.90
- Loại khác, kể cả bộ phận:
8305.90.10
- - Kẹp giấy
18
18
15
8305.90.90
- - Loại khác
18
18
15
83.06
Chuông, chuông đĩa và các loại tương tự, không dùng điện, bằng kim loại cơ bản; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng kim loại cơ bản; khung ảnh, khung tranh hay các loại khung tương tự, bằng kim loại cơ bản; gương bằng kim loại cơ bản.
8306.10
- Chuông, chuông đĩa và các loại tương tự:
8306.10.10
- - Dùng cho xe đạp chân
12,5
10
7,5
8306.10.20
- - Loại khác, bằng đồng
12,5
10
7,5
8306.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Tượng nhỏ và đồ trang trí khác:
8306.21.00
- - Được mạ bằng kim loại quý
12,5
10
7,5
8306.29
- - Loại khác:
8306.29.10
- - - Bằng đồng hoặc chì
12,5
10
7,5
8306.29.20
- - - Bằng niken
12,5
10
7,5
8306.29.30
- - - Bằng nhôm
12,5
10
7,5
8306.29.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
8306.30
- Khung ảnh, khung tranh hoặc các loại khung tương tự; gương:
8306.30.10
- - Bằng đồng
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
8306.30.91
- - - Gương kim loại phản chiếu hình ảnh giao thông đặt tại các giao lộ hoặc các góc đường
12,5
10
7,5
8306.30.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
83.07
Ống dễ uốn bằng kim loại cơ bản, có hoặc không có phụ kiện để ghép nối.
8307.10.00
- Bằng sắt hoặc thép
5
4
3
8307.90.00
- Bằng kim loại cơ bản khác
5
4
3
83.08
Móc cài, khóa móc cài, khóa thắt lưng, cài thắt lưng, khóa có chốt, mắt cài khóa, khoen và các loại tương tự, bằng kim loại cơ bản, dùng cho quần áo, giày dép, tăng bạt, túi xách tay, hàng du lịch hoặc các sản phẩm hoàn thiện khác; đinh tán hình ống hoặc đinh tán có chân xòe, bằng kim loại cơ bản; hạt trang trí và trang kim, bằng kim loại cơ bản.
8308.10.00
- Khóa có chốt, mắt cài khóa và khoen
*
*
*
8308.20.00
- Đinh tán hình ống hoặc đinh tán có chân xòe
*
*
*
8308.90
- Loại khác, kể cả bộ phận:
8308.90.10
- - Hạt trang trí
*
*
*
8308.90.90
- - Loại khác
*
*
*
83.09
Nút chai lọ, nút bịt và nắp đậy (kể cả nắp hình vương miện, nút xoáy và nút một chiều), bao thiếc bịt nút chai, nút thùng có ren, tấm đậy lỗ thoát của thùng, dụng cụ niêm phong và bộ phận đóng gói khác, bằng kim loại cơ bản.
8309.10.00
- Nắp hình vương miện
11
11
10
8309.90
- Loại khác:
8309.90.10
- - Bao thiếc bịt nút chai
6
5
5
8309.90.20
- - Nắp của hộp (lon) nhôm
6
5
5
8309.90.60
- - Nắp bình phun xịt, bằng thiếc
6
5
5
8309.90.70
- - Nắp hộp khác
6
5
5
- - Loại khác, bằng nhôm:
8309.90.81
- - - Nút chai và nút xoáy
6
5
5
8309.90.89
- - - Loại khác
6
5
5
- - Loại khác:
8309.90.91
- - - Nút chai và nút xoáy
6
5
5
8309.90.99
- - - Loại khác
6
5
5
8310.00.00
Biển chỉ dẫn, ghi tên, ghi địa chỉ và các loại biển báo tương tự, chữ số, chữ và các loại biểu tượng khác, bằng kim loại cơ bản, trừ các loại thuộc nhóm 94.05.
5
4
3
83.11
Dây, que, ống, tấm, điện cực và các sản phẩm tương tự, bằng kim loại cơ bản hoặc cacbua kim loại, được bọc, phủ hoặc có lõi bằng chất trợ dung, loại dùng để hàn xì, hàn hơi, hàn điện hoặc bằng cách ngưng tụ kim loại hoặc cacbua kim loại; dây và thanh, được kết tụ bằng bột kim loại cơ bản, sử dụng trong phun kim loại.
8311.10.00
- Điện cực bằng kim loại cơ bản, đã được phủ chất trợ dung, để hàn hồ quang điện
12,5
10
7,5
8311.20
- Dây hàn bằng kim loại cơ bản, có lõi là chất trợ dung, dùng để hàn hồ quang diện:
8311.20.20
- - Dây hàn bằng thép hợp kim, có lõi là chất trợ dung chứa hàm lượng carbon từ 4,5% trở lên và hàm lượng crôm từ 20% trở lên
12,5
10
7,5
8311.20.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
8311.30
- Dạng que hàn được phủ, bọc và dây hàn có lõi, bằng kim loại cơ bản, dùng để hàn chảy, hàn hơi hoặc hàn bằng ngọn lửa:
8311.30.20
- - Dây hàn bằng thép hợp kim, có lõi là chất trợ dung chứa hàm lượng carbon từ 4,5% trở lên và hàm lượng crôm từ 20% trở lên
26,5
26
25,5
8311.30.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
8311.90.00
- Loại khác
26,5
26
25,5
Chương 84 - Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
84.01
Lò phản ứng hạt nhân; các bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ, dùng cho các lò phản ứng hạt nhân; máy và thiết bị để tách chất đồng vị.
8401.10.00
- Lò phản ứng hạt nhân
0
0
0
8401.20.00
- Máy và thiết bị để tách chất đồng vị, và bộ phận của chúng
0
0
0
8401.30.00
- Bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ
0
0
0
8401.40.00
- Các bộ phận của lò phản ứng hạt nhân
0
0
0
84.02
Nồi hơi tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi khác (trừ các nồi hơi đun nóng nước trung tâm có khả năng sản xuất ra hơi với áp suất thấp); nồi hơi nước quá nhiệt.
- Nồi hơi tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi khác:
8402.11
- - Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ:
8402.11.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8402.11.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8402.12
- - Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 45 tấn/giờ:
- - - Hoạt động bằng điện:
8402.12.11
- - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ
2
2
1
8402.12.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Không hoạt động bằng diện:
8402.12.21
- - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ
2
2
1
8402.12.29
- - - - Loại khác
2
2
1
8402.19
- - Nồi hơi tạo ra hơi khác, kể cả loại nồi hơi kiểu lai ghép:
- - - Hoạt động bằng diện:
8402.19.11
- - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ
2
2
1
8402.19.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Không hoạt động bằng điện:
8402.19.21
- - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ
2
2
1
8402.19.29
- - - - Loại khác
2
2
1
8402.20
- Nồi hơi nước quá nhiệt:
8402.20.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8402.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8402.90
- Bộ phận:
8402.90.10
- - Thân hoặc vỏ nồi hơi
0
0
0
8402.90.90
- - Loại khác
0
0
0
84.03
Nồi hơi nước sưởi trung tâm trừ các loại thuộc nhóm 84.02.
8403.10.00
- Nồi hơi
0
0
0
8403.90
- Bộ phận:
8403.90.10
- - Thân hoặc vỏ nồi hơi
0
0
0
8403.90.90
- - Loại khác
0
0
0
84.04
Thiết bị phụ trợ dùng cho các loại nồi hơi thuộc nhóm 84.02 hoặc 84.03 (ví dụ, bộ tiết kiệm nhiên liệu, thiết bị quá nhiệt, máy cạo rửa nồi hơi, thiết bị thu hồi chất khí); thiết bị ngưng tụ dùng cho các tổ máy động lực hơi nước hoặc hơi khác.
8404.10
- Thiết bị phụ trợ dùng cho các loại nồi hơi thuộc nhóm 84.02 hoặc 84.03:
8404.10.10
- - Dùng cho nồi hơi thuộc nhóm 84.02
2
2
1
8404.10.20
- - Dùng cho nồi hơi thuộc nhóm 84.03
2
2
1
8404.20.00
- Thiết bị ngưng tụ dùng cho tổ máy động lực hơi nước hoặc hơi khác
2
2
1
8404.90
- Bộ phận:
- - Của thiết bị thuộc phân nhóm 8404.10.10:
8404.90.11
- - - Thân hoặc vỏ nồi hơi
2
2
1
8404.90.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Của thiết bị thuộc phân nhóm 8404.10.20:
8404.90.21
- - - Thân hoặc vỏ nồi hơi
2
2
1
8404.90.29
- - - Loại khác
2
2
1
8404.90.90
- - Loại khác
2
2
1
84.05
Máy sản xuất chất khí hoặc hơi nước, có hoặc không kèm theo bộ lọc; máy sản xuất khí acetylen và các loại máy sản xuất chất khí theo quy trình xử lý bằng nước tương tự, có hoặc không kèm theo bộ lọc.
8405.10.00
- Máy sản xuất chất khí hoặc hơi nước, có hoặc không kèm theo bộ lọc; máy sản xuất khí acetylen và các loại máy sản xuất chất khí theo qui trình xử lý bằng nước tương tự, có hoặc không kèm theo bộ lọc
0
0
0
8405.90.00
- Bộ phận
0
0
0
84.06
Tua bin hơi nước và các loại tua bin hơi khác.
8406.10.00
- Tua bin dùng cho máy thủy
0
0
0
- Tua bin loại khác:
8406.81.00
- - Công suất trên 40 MW
0
0
0
8406.82.00
- - Công suất không quá 40 MW
0
0
0
8406.90.00
- Bộ phận
0
0
0
84.07
Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến hoặc kiểu piston chuyển động quay tròn, đốt cháy bằng tia lửa điện.
8407.10.00
- Động cơ phương tiện bay
0
0
0
- Động cơ máy thủy:
8407.21
- - Động cơ gắn ngoài:
8407.21.10
- - - Công suất không quá 22,38 kW (30hp)
*
*
*
8407.21.90
- - - Loại khác
*
*
*
8407.29
- - Loại khác:
8407.29.20
- - - Công suất không quá 22,38 kW (30hp)
12,5
10
7,5
8407.29.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến dùng để tạo động lực cho các loại xe thuộc Chương 87:
8407.31.00
- - Dung tích xi lanh không quá 50 cc
*
*
*
8407.32
- - Dung tích xi lanh trên 50 cc nhưng không quá 250 cc:
- - - Dung tích xilanh trên 50 cc nhưng không quá 110 cc:
8407.32.11
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8407.32.12
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.11
*
*
*
8407.32.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dung tích xilanh trên 110 cc nhưng không quá 250 cc:
8407.32.21
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8407.32.22
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.11
*
*
*
8407.32.29
- - - - Loại khác
*
*
*
8407.33
- - Dung tích xi lanh trên 250 cc nhưng không quá 1.000 cc:
8407.33.10
- - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8407.33.20
- - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.11
*
*
*
8407.33.90
- - - Loại khác
*
*
*
8407.34
- - Dung tích xi lanh trên 1.000 cc:
- - - Đã lắp ráp hoàn chỉnh:
8407.34.40
- - - - Dùng cho máy kéo cầm tay, dung tích xi lanh không quá 1.100 cc
*
*
*
8407.34.50
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8407.34.60
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.11
*
*
*
- - - - Loại khác:
8407.34.71
- - - - - Dung tích xi lanh không quá 2.000 cc
*
*
*
8407.34.72
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000 cc nhưng không quá 3.000 cc
*
*
*
8407.34.73
- - - - - Dung tích xi lanh trên 3.000 cc
*
*
*
- - - Loại khác:
8407.34.91
- - - - Dùng cho máy kéo cầm tay, dung tích xi lanh không
quá 1.100 cc
*
*
*
8407.34.92
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8407.34.93
- - - - Dùng cho các loại xe thuộc nhóm 87.11
*
*
*
- - - - Loại khác:
8407.34.94
- - - - - Dung tích xi lanh không quá 2.000 cc
*
*
*
8407.34.95
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000 cc nhưng không quá 3.000 cc
*
*
*
8407.34.99
- - - - - Dung tích xi lanh trên 3.000 cc
*
*
*
8407.90
- Động cơ khác:
8407.90.10
- - Công suất không quá 18,65 kW
*
*
*
8407.90.20
- - Công suất trên 18,65 kW nhưng không quá 22,38 kW
*
*
*
8407.90.90
- - Loại khác
*
*
*
84.08
Động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (động cơ diesel hoặc bán diesel).
8408.10
- Động cơ máy thủy:
8408.10.10
- - Công suất không quá 22,38 kW
*
*
*
8408.10.20
-
- Công suất trên 22,38 kW nhưng không quá 100 kW
*
*
*
8408.10.90
- - Loại khác
*
*
*
8408.20
- Động cơ dùng để tạo động lực cho các loại xe thuộc Chương 87:
- - Đã lắp ráp hoàn chỉnh:
8408.20.10
- - - Dùng cho xe thuộc phân nhóm 8701.10
*
*
*
- - - Loại khác:
8408.20.21
- - - - Dung tích xi lanh không quá 2.000 cc
*
*
*
8408.20.22
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000 cc nhưng không quá 3.500 cc
*
*
*
8408.20.23
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.500 cc
*
*
*
- - Loại khác:
8408.20.93
- - - Dùng cho xe thuộc phân nhóm 8701.10
*
*
*
- - - Loại khác:
8408.20.94
- - - - Dung tích xi lanh không quá 2.000 cc
*
*
*
8408.20.95
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000 cc nhưng không quá
3.500 cc
*
*
*
8408.20.96
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.500 cc
*
*
*
8408.90
- Động cơ khác:
8408.90.10
- - Công suất không quá 18,65 kW
*
*
*
8408.90.50
- - Công suất trên 100 kW
*
*
*
- - Loại khác:
8408.90.91
- - - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
8408.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
84.09
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại động cơ thuộc nhóm 84.07 hoặc 84.08.
8409.10.00
- Dùng cho động cơ phương tiện bay
0
0
0
- Loại khác:
8409.91
- - Chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho động cơ đốt trong kiểu đốt cháy bằng tia lửa điện:
- - - Dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30:
8409.91.11
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.91.12
- - - - Thân động cơ
*
*
*
8409.91.13
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.14
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.91.15
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.91.16
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.17
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.91.18
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.91.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho xe của nhóm 87.01:
8409.91.21
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.91.22
- - - - Thân động cơ
*
*
*
8409.91.23
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.24
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.91.25
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.91.26
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.27
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.91.28
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.91.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho xe của nhóm 87.11:
8409.91.31
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.91.32
- - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.91.34
- - - - Ống xi lanh
*
*
*
8409.91.35
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.91.37
- - - - Piston
*
*
*
8409.91.38
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.91.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho xe khác thuộc Chương 87:
8409.91.41
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.91.42
- - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.91.43
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.44
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.91.45
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.91.46
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.47
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.91.48
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.91.49
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho tàu thuyền thuộc Chương 89:
- - - - Cho động cơ máy thủy công suất không quá 22,38 kW:
8409.91.51
- - - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.91.52
- - - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.53
- - - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.91.54
- - - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.55
- - - - - Piston khác
*
*
*
8409.91.59
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Cho động cơ máy thủy công suất trên 22,38 kW:
8409.91.61
- - - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.91.62
- - - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.63
- - - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.91.64
- - - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.65
- - - - - Piston khác
*
*
*
8409.91.69
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho động cơ khác:
8409.91.71
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.91.72
- - - - Thân động cơ
*
*
*
8409.91.73
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.74
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.91.75
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.91.76
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.91.77
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.91.78
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.91.79
- - - - Loại khác
*
*
*
8409.99
- - Loại khác:
- - - Dùng cho động cơ của máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30:
8409.99.11
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.99.12
- - - - Thân động cơ
*
*
*
8409.99.13
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.14
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.99.15
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.99.16
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.17
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.99.18
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.99.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho động cơ của xe thuộc nhóm 87.01:
8409.99.21
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.99.22
- - - - Thân động cơ
*
*
*
8409.99.23
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.24
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.99.25
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.99.26
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.27
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.99.28
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.99.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho động cơ của xe thuộc nhóm 87.11:
8409.99.31
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.99.32
- - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.99.33
- - - - Ống xi lanh
*
*
*
8409.99.34
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.99.35
- - - - Piston
*
*
*
8409.99.36
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.99.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho động cơ của xe khác thuộc Chương 87:
8409.99.41
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.99.42
- - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.99.43
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.44
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.99.45
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.99.46
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.47
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.99.48
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.99.49
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho động cơ tàu thuyền thuộc Chương 89:
- - - - Cho động cơ máy thủy công suất không quá 22,38 kW:
8409.99.51
- - - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.99.52
- - - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.53
- - - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.99.54
- - - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.55
- - - - - Piston khác
*
*
*
8409.99.59
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Cho động cơ máy thủy công suất trên 22,38 kW:
8409.99.61
- - - - - Thân động cơ; hộp trục khuỷu
*
*
*
8409.99.62
- - - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.63
- - - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.99.64
- - - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.65
- - - - - Piston khác
*
*
*
8409.99.69
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8409.99.71
- - - - Chế hòa khí và bộ phận của chúng
*
*
*
8409.99.72
- - - - Thân động cơ
*
*
*
8409.99.73
- - - - Ống xi lanh, có đường kính trong từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.74
- - - - Ống xi lanh khác
*
*
*
8409.99.75
- - - - Quy lát và nắp quy lát
*
*
*
8409.99.76
- - - - Piston, có đường kính ngoài từ 50 mm trở lên, nhưng không quá 155 mm
*
*
*
8409.99.77
- - - - Piston khác
*
*
*
8409.99.78
- - - - Bạc piston và chốt piston
*
*
*
8409.99.79
- - - - Loại khác
*
*
*
84.10
Tua bin thủy lực, bánh xe guồng nước, và các bộ điều chỉnh của chúng.
- Tua bin thủy lực và bánh xe guồng nước:
8410.11.00
- - Công suất không quá 1.000 kW
0
0
0
8410.12.00
- - Công suất trên 1.000 kW nhưng không quá 10.000 kW
0
0
0
8410.13.00
- - Công suất trên 10.000 kW
0
0
0
8410.90.00
- Bộ phận, kể cả bộ điều chỉnh
0
0
0
84.11
Tua bin phản lực, tua bin cánh quạt và các loại tua bin khí khác.
- Tua bin phản lực:
8411.11.00
- - Có lực đẩy không quá 25 kN
0
0
0
8411.12.00
- - Có lực đẩy trên 25 kN
0
0
0
- Tua bin cánh quạt:
8411.21.00
- - Công suất không quá 1.100 kW
0
0
0
8411.22.00
- - Công suất trên 1.100 kW
0
0
0
- Các loại tua bin khí khác:
8411.81.00
- - Công suất không quá 5.000 kW
0
0
0
8411.82.00
- - Công suất trên 5.000 kW
0
0
0
- Bộ phận:
8411.91.00
- - Của tua bin phản lực hoặc tua bin cánh quạt
0
0
0
8411.99.00
- - Loại khác
0
0
0
84.12
Động cơ và mô tơ khác.
8412.10.00
- Động cơ phản lực trừ tua bin phản lực
0
0
0
- Động cơ và mô tơ thủy lực:
8412.21.00
- - Chuyển động tịnh tiến (xi lanh)
0
0
0
8412.29.00
- - Loại khác
0
0
0
- Động cơ và mô tơ dùng khí nén:
8412.31.00
- - Chuyển động tịnh tiến (xi lanh)
0
0
0
8412.39.00
- - Loại khác
0
0
0
8412.80.00
- Loại khác
0
0
0
8412.90
- Bộ phận:
8412.90.10
- - Của động cơ thuộc phân nhóm 8412.10
0
0
0
8412.90.90
- - Loại khác
0
0
0
84.13
Bơm chất lỏng, có hoặc không lắp thiết bị đo lường; máy đẩy chất lỏng.
- Bơm có lắp hoặc thiết kế để lắp thiết bị đo lường:
8413.11.00
- - Bơm phân phối nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn, loại dùng cho trạm đổ xăng hoặc cho gara
2
2
1
8413.19.00
- - Loại khác
2
2
1
8413.20
- Bơm tay, trừ loại thuộc phân nhóm 8413.11 hoặc 8413.19:
8413.20.10
- - Bơm nước
26,5
26
25,5
8413.20.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
8413.30
- Bơm nhiên liệu, dầu bôi trơn hoặc bơm chất làm mát, dùng cho động cơ đốt trong kiểu piston:
- - Loại chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay:
8413.30.12
- - - Bơm nước hoặc bơm nhiên liệu, loại sử dụng cho động cơ của xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
3
3
3
8413.30.19
- - - Loại khác
3
3
3
- - Loại ly tâm:
8413.30.21
- - - Bơm nước hoặc bơm nhiên liệu, loại sử dụng cho động cơ của xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
3
3
3
8413.30.29
- - - Loại khác
3
3
3
- - Loại khác:
8413.30.92
- - - Bơm nước hoặc bơm nhiên liệu, loại sử dụng cho động cơ của xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
3
3
3
8413.30.99
- - - Loại khác
3
3
3
8413.40.00
- Bơm bê tông
2
2
1
8413.50
- Bơm hoạt động kiểu piston chuyển động tịnh tiến khác:
8413.50.30
- - Bơm nước, với công suất không quá 8.000 m3/h
7
7
7
8413.50.40
- - Bơm nước, với công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h
7
7
7
8413.50.90
- - Loại khác
0
0
0
8413.60
- Bơm hoạt động kiểu piston quay khác:
8413.60.30
- - Bơm nước, với công suất không quá 8.000 m3/h:
8413.60.30.10
- - - Hoạt động bằng điện
26,5
26
25,5
8413.60.30.90
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
8413.60.40
- - Bơm nước, với công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h
8,5
8,5
8,5
8413.60.90
- - Loại khác
0
0
0
8413.70
- Bơm ly tâm khác:
- - Bơm nước một tầng, một chiều hút, trục ngang được truyền động bằng dây đai hoặc khớp nối trực tiếp, trừ loại bơm đồng trục với động cơ:
8413.70.11
- - - Với đường kính cửa hút không quá 200 mm
22
22
21,5
8413.70.19
- - - Loại khác
22
22
21,5
- - Bơm nước được thiết kế đặt chìm dưới biển:
8413.70.31
- - - Với đường kính cửa hút không quá 200 mm
8,5
8,5
8,5
8413.70.39
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - Bơm nước khác, với công suất không quá 8.000 m3/h:
8413.70.41
- - - Với đường kính cửa hút không quá 200 mm
8,5
8,5
8,5
8413.70.49
- - - Loại khác
26,5
26
25,5
- - Bơm nước khác, với công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h:
8413.70.51
- - - Với đường kính cửa hút không quá 200 mm
8,5
8,5
8,5
8413.70.59
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - Loại khác:
8413.70.91
- - - Với đường kính cửa hút không quá 200 mm
0
0
0
8413.70.99
- - - Loại khác
0
0
0
- Bơm khác; máy đẩy chất lỏng:
8413.81
- - Bơm:
8413.81.11
- - - Bơm nước, với công suất không quá 8.000 m3/h:
8413.81.11.10
- - - - Hoạt động bằng điện
26,5
26
25,5
8413.81.11.90
- - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
8413.81.12
- - - Bơm nước, với công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h
8,5
8,5
8,5
8413.81.19
- - - Loại khác
0
0
0
8413.82.00
- - Máy đẩy chất lỏng
2
2
1
- Bộ phận:
8413.91
- - Của bơm:
8413.91.10
- - - Của bơm thuộc phân nhóm 8413.20.10
17,5
17,5
17
8413.91.20
- - - Của bơm thuộc phân nhóm 8413.20.90
17,5
17,5
17
8413.91.30
- - - Của bơm thuộc phân nhóm 8413.70.11 và 8413.70.19
8,5
8,5
8,5
8413.91.40
- - - Của bơm ly tâm khác
8,5
8,5
8,5
8413.91.90
- - - Của bơm khác
0
0
0
8413.92.00
- - Của máy đẩy chất lỏng
2
2
1
84.14
Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc.
8414.10.00
- Bơm chân không
5
4
3
8414.20
- Bơm không khí điều khiển bằng tay hoặc chân:
8414.20.10
- - Bơm xe đạp
17,5
17,5
17
8414.20.90
- - Loại khác
17,5
17,5
17
8414.30
- Máy nén sử dụng trong thiết bị làm lạnh:
8414.30.20
- - Dùng cho máy điều hòa xe ô tô
8,5
8,5
8,5
8414.30.30
- - Loại khác, dạng kín dùng cho máy điều hòa không khí
8,5
8,5
8,5
8414.30.40
- - Loại khác, có công suất trên 21,10 kW, hoặc có dung tích công tác trên một chu kỳ từ 220 cc trở lên
8,5
8,5
8,5
8414.30.90
- Loại khác
8,5
8,5
8,5
8414.40.00
- Máy nén không khí lắp trên khung có bánh xe di chuyển
6
5
5
- Quạt:
8414.51
- - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W:
8414.51.10
- - - Quạt bàn và quạt dạng hộp
26,5
26
25,5
- - - Loại khác:
8414.51.91
- - - - Có lưới bảo vệ
26,5
26
25,5
8414.51.99
- - - - Loại khác
26,5
26
25,5
8414.59
- - Loại khác:
- - - Công suất không quá 125 kW:
8414.59.20
- - - - Quạt gió phòng nổ, loại sử dụng trong hầm lò
13
13
12,5
8414.59.30
- - - - Máy thổi khí
17,5
17,5
17
- - - - Loại khác:
8414.59.41
- - - - - Có lưới bảo vệ
17,5
17,5
17
8414.59.49
- - - - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - - Loại khác:
8414.59.50
- - - - Máy thổi khí
8,5
8,5
8,5
- - - - Loại khác:
8414.59.91
- - - - - Có lưới bảo vệ
8,5
8,5
8,5
8414.59.99
- - - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
8414.60
- Nắp chụp hút có kích thước chiều ngang tối đa không quá 120 cm:
- - Đã lắp với bộ phận lọc:
8414.60.11
- - - Tủ hút, lọc không khí sử dụng trong phòng thí nghiệm
0
0
0
8414.60.19
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
8414.60.91
- - - Phù hợp dùng trong công nghiệp
12,5
10
7,5
8414.60.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
8414.80
- Loại khác:
- - Nắp chụp hút có kích thước chiều ngang tối đa trên 120 cm:
- - - Đã lắp với bộ phận lọc:
8414.80.13
- - - - Tủ hút, lọc không khí sử dụng trong phòng thí nghiệm
0
0
0
8414.80.14
- - - - Loại khác
4,5
4
4
8414.80.15
- - - Chưa lắp với bộ phận lọc, sử dụng trong công nghiệp
4,5
4
4
8414.80.19
- - - Chưa lắp với bộ phận lọc, trừ loại sử dụng trong công nghiệp
4,5
4
4
8414.80.30
- - Thiết bị tạo gió có cơ cấu piston dịch chuyển tự do dùng cho tua bin khí
4,5
4
4
- - Máy nén trừ loại thuộc phân nhóm 8414.30 hoặc 8414.40:
8414.80.41
- - - Modun nén khí sử dụng trong khoan dầu mỏ
4,5
4
4
8414.80.49
- - - Loại khác:
8414.80.49.10
- - - - Máy nén khí dùng trong công nghiệp
7
7
6,5
8414.80.49.90
- - - - loại khác
8,5
8,5
8,5
8414.80.50
- - Máy bơm không khí
3
3
3
8414.80.90
- - Loại khác
4,5
4
4
8414.90
- Bộ phận:
- - Của bơm hoặc máy nén:
8414.90.13
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8414.10
0
0
0
8414.90.14
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8414.20
8,5
8,5
8,5
8414.90.15
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8414.30
0
0
0
8414.90.16
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8414.40
0
0
0
8414.90.19
- - - Loại khác
0
0
0
- - Của quạt:
8414.90.21
- - - Của loại quạt dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 85.09 hoặc 85.16
26,5
26
25,5
8414.90.29
- - - Loại khác
26,5
26
25,5
- - Của nắp chụp hút:
8414.90.31
- - - Của các mặt hàng thuộc phân nhóm 8414.60
8,5
8,5
8,5
8414.90.32
- - - Của các mặt hàng thuộc phân nhóm 8414.80
0
0
0
84.15
Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt.
8415.10
- Loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc "hệ thống nhiều khối chức năng" (cục nóng, cục lạnh tách biệt):
8415.10.10
- - Công suất không quá 26,38 kW
26,5
26
25,5
8415.10.90
- - Loại khác
17,5
17,5
17
8415.20
- Loại sử dụng cho người, trong xe có động cơ:
8415.20.10
- - Công suất không quá 26,38 kW
*
*
*
8415.20.90
- - Loại khác
*
*
*
- Loại khác:
8415.81
- - Kèm theo một bộ phận làm lạnh và một van đảo chiều chu trình nóng/lạnh (bơm nhiệt có đảo chiều):
- - - Loại sử dụng cho phương tiện bay:
8415.81.11
- - - - Công suất không quá 21,10 kW
13
12
12
8415.81.12
- - - - Công suất trên 21,10 kW và có tốc độ dòng không khí đi qua mỗi dàn bay hơi trên 67,96 m3/phút
13
12
12
8415.81.19
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Sử dụng cho xe chạy trên đường ray:
8415.81.21
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
20
18
15
8415.81.29
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Sử dụng cho xe có động cơ (trừ loại thuộc phân nhóm 8415.20):
8415.81.31
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
20
18
15
8415.81.39
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Loại khác:
8415.81.91
- - - - Công suất trên 21,10 kW và có tốc độ dòng không khí đi qua mỗi dàn bay hơi trên 67,96 m3/phút
13
12
12
- - - - Loại khác:
8415.81.93
- - - - - Công suất không quá 21,10 kW
20
18
15
8415.81.94
- - - - - Công suất trên 21,10 kW nhưng không quá 26,38 kW
20
18
15
8415.81.99
- - - - - Loại khác
13
12
12
8415.82
- - Loại khác, có kèm theo bộ phận làm lạnh:
- - - Loại sử dụng cho phương tiện bay:
8415.82.11
- - - - Công suất trên 21,10 kW và có tốc độ dòng không khí đi qua mỗi dàn bay hơi trên 67,96 m3/phút
13
12
12
8415.82.19
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Sử dụng cho xe chạy trên đường ray:
8415.82.21
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
20
18
15
8415.82.29
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Sử dụng cho xe có động cơ (trừ loại thuộc phân nhóm 8415.20):
8415.82.31
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
20
18
15
8415.82.39
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Loại khác:
8415.82.91
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
20
18
15
8415.82.99
- - - - Loại khác
13
12
12
8415.83
- - Không gắn kèm bộ phận làm lạnh:
- - - Loại sử dụng cho phương tiện bay:
8415.83.11
- - - - Công suất trên 21,10 kW và có tốc độ dòng không khí đi qua mỗi dàn bay hơi trên 67,96 m3/phút
13
12
12
8415.83.19
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Sử dụng cho xe chạy trên đường ray:
8415.83.21
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
18
18
15
8415.83.29
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Sử dụng cho xe có động cơ (trừ loại thuộc phân nhóm 8415.20):
8415.83.31
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
18
18
15
8415.83.39
- - - - Loại khác
13
12
12
- - - Loại khác:
8415.83.91
- - - - Công suất không quá 26,38 kW
18
18
15
8415.83.99
- - - - Loại khác
13
12
12
8415.90
- Bộ phận:
- - Của máy có công suất không quá 21,10 kW:
8415.90.13
- - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên đường ray
6
5
5
8415.90.14
- - - Thiết bị làm bay hơi hoặc ngưng tụ dùng cho máy điều hòa không khí lắp trên xe có động cơ
2
2
1
8415.90.19
- - - Loại khác
6
5
5
- - Của máy có công suất trên 21,10 kW nhưng không quá 26,38 kW:
- - - Có tốc độ dòng không khí đi qua một dàn bay hơi vượt quá 67,96 m3/phút:
8415.90.24
- - - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên
đường ray
6
5
5
8415.90.25
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
8415.90.26
- - - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên
đường ray
6
5
5
8415.90.29
- - - - Loại khác
6
5
5
- - Của máy có công suất trên 26,38 kW nhưng không quá 52,75 kW:
- - - Có tốc độ dòng không khí đi qua mỗi dàn bay hơi trên 67,96 m3/phút:
8415.90.34
- - - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên đường ray
6
5
5
8415.90.35
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
8415.90.36
- - - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên đường ray
6
5
5
8415.90.39
- - - - Loại khác
6
5
5
- - Của máy có công suất trên 52,75 kW:
- - - Có tốc độ dòng không khí đi qua mỗi dàn bay hơi trên 67,96 m3/phút:
8415.90.44
- - - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên đường ray
6
5
5
8415.90.45
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
8415.90.46
- - - - Loại dùng cho phương tiện bay hoặc xe chạy trên
đường ray
6
5
5
8415.90.49
- - - - Loại khác
6
5
5
84.16
Đầu đốt dùng cho lò luyện, nung sử dụng nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn dạng bột hoặc nhiên liệu khí; máy nạp nhiên liệu cơ khí, kể cả ghi lò, bộ phận xả tro xỉ và các bộ phận tương tự của chúng.
8416.10.00
- Đầu đốt cho lò luyện, nung sử dụng nhiên liệu lỏng
2
2
1
8416.20.00
- Đầu đốt cho lò luyện, nung khác, kể cả lò luyện, nung dùng nhiên liệu kết hợp
2
2
1
8416.30.00
- Máy nạp nhiên liệu cơ khí, kể cả ghi lò, bộ phận xả tro xỉ và các bộ phận tương tự của chúng
2
2
1
8416.90.00
- Bộ phận
2
2
1
84.17
Lò luyện, nung và lò dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm, kể cả lò thiêu, không dùng điện.
8417.10.00
- Lò luyện, nung và lò dùng để nung, nấu chảy hoặc xử lý nhiệt các loại quặng, quặng pirit hoặc kim loại
2
2
1
8417.20.00
- Lò nướng bánh, kể cả lò nướng bánh quy
5
4
3
8417.80.00
- Loại khác
2
2
1
8417.90.00
- Bộ phận
2
2
1
84.18
Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.
8418.10
- Tủ kết đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt:
8418.10.10
- - Loại sử dụng trong gia đình
26,5
26
25,5
8418.10.90
- - Loại khác
3
3
3
- Tủ lạnh, loại sử dụng trong gia đình:
8418.21.00
- - Loại sử dụng máy nén
26,5
26
25,5
8418.29.00
- - Loại khác
31
30,5
30
8418.30
- Tủ kết đông, loại cửa trên, dung tích không quá 800 lít:
8418.30.10
- - Dung tích không quá 200 lít
*
*
*
8418.30.90
- - Loại khác
*
*
*
8418.40
- Tủ kết đông, loại cửa trước, dung tích không quá 900 lít:
8418.40.10
- - Dung tích không quá 200 lít
*
*
*
8418.40.90
- - Loại khác
*
*
*
8418.50
- Loại có kiểu dáng nội thất khác (tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng và loại tương tự) để bảo quản và trưng bày, có lắp thiết bị làm lạnh hoặc kết đông:
- - Quầy hàng, tủ bày hàng và các loại tương tự, có lắp thiết bị làm lạnh, dung tích trên 200 lít:
8418.50.11
- - - Phù hợp dùng trong y tế, phẫu thuật hoặc phòng thí nghiệm
4,5
4
4
8418.50.19
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - Loại khác:
8418.50.91
- - - Phù hợp dùng trong y tế, phẫu thuật hoặc phòng thí nghiệm
8,5
8,5
8,5
8418.50.99
- - - Loại khác
26,5
26
25,5
- Thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác; bơm nhiệt:
8418.61.00
- - Bơm nhiệt trừ loại máy điều hòa không khí của nhóm 84.15
6
5
5
8418.69
- - Loại khác:
8418.69.10
- - - Thiết bị làm lạnh đồ uống
6
5
5
8418.69.30
- - - Thiết bị làm lạnh nước uống
6
5
5
- - - Thiết bị làm lạnh nước có công suất trên 21,10 kW:
8418.69.41
- - - - Dùng cho máy điều hòa không khí
6
5
5
8418.69.49
- - - - Loại khác
6
5
5
8418.69.50
- - - Thiết bị sản xuất đá vảy
2
2
1
8418.69.90
- - - Loại khác
6
5
5
- Bộ phận:
8418.91.00
- - Có kiểu dáng nội thất được thiết kế để lắp đặt thiết bị làm lạnh hoặc kết đông
6
5
5
8418.99
- Loại khác:
8418.99.10
- - - Thiết bị làm bay hơi hoặc ngưng tụ
6
5
5
8418.99.40
- - - Panel nhôm cán-ghép dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8418.10.10, 8418.21.00 hoặc 8418.29.00
6
5
5
8418.99.90
- - - Loại khác
6
5
5
84.19
Trang thiết bị cho phòng thí nghiệm hoặc máy, thiết bị, gia nhiệt bằng điện hoặc không bằng điện (trừ lò nấu luyện, lò nung sấy và các thiết bị khác thuộc nhóm 85.14) để xử lý các loại vật liệu bằng quá trình thay đổi nhiệt như làm nóng, nấu, rang, chưng cất, tinh cất, sát trùng, thanh trùng, phun hơi nước, sấy, làm bay hơi, làm khô, cô đặc hoặc làm mát trừ các loại máy hoặc thiết bị dùng cho gia đình; thiết bị đun nước nóng nhanh hoặc thiết bị đun chứa nước nóng, không dùng điện.
- Thiết bị đun nước nóng nhanh hoặc thiết bị đun chứa nước nóng, không dùng điện:
8419.11
- - Thiết bị đun nước nóng nhanh bằng ga:
8419.11.10
- - - Loại sử dụng trong gia đình
5
4
3
8419.11.90
- - - Loại khác
5
4
3
8419.19
- - Loại khác:
8419.19.10
- - - Loại sử dụng trong gia đình
5
4
3
8419.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
8419.20.00
- Thiết bị khử trùng trong y tế, phẫu thuật hoặc phòng thí nghiệm
0
0
0
- Máy sấy:
8419.31
- - Dùng để sấy nông sản:
8419.31.10
- - - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8419.31.20
- - - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8419.32
- - Dùng để sấy gỗ, bột giấy, giấy hoặc bìa:
8419.32.10
- - - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8419.32.20
- - - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8419.39
- - Loại khác:
- - - Hoạt động bằng điện:
8419.39.11
- - - - Máy xử lý vật liệu bằng quá trình nung nóng, để sản xuất tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
2
2
1
8419.39.19
- - - - Loại khác
2
2
1
8419.39.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8419.40
- Thiết bị chưng cất hoặc tinh cất:
8419.40.10
- - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8419.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8419.50
- Bộ phận trao đổi nhiệt:
8419.50.10
- - Tháp làm mát
2
2
1
8419.50.90
- - Loại khác
2
2
1
8419.60
- Máy hóa lỏng không khí hay các loại chất khí khác:
8419.60.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8419.60.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
- Máy và thiết bị khác:
8419.81
- - Để làm nóng đồ uống hoặc nấu hoặc hâm nóng thực phẩm:
8419.81.10
- - - Hoạt động bằng điện
7,5
7,5
5
8419.81.20
- - - Không hoạt động bằng điện
7,5
7,5
5
8419.89
- - Loại khác:
- - - Hoạt động bằng điện:
8419.89.13
- - - - Máy xử lý vật liệu bằng quá trình gia nhiệt, để sản xuất tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8419.89.19
- - - - Loại khác
0
0
0
8419.89.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8419.90
- Bộ phận:
- - Của thiết bị hoạt động bằng điện:
8419.90.12
- - - Của máy xử lý vật liệu bằng quá trình gia nhiệt để sản xuất tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8419.90.13
- - - Vỏ của tháp làm mát
0
0
0
8419.90.19
- - - Loại khác
0
0
0
- - Của thiết bị không hoạt động bằng diện:
8419.90.21
- - - Loại sử dụng trong gia đình
0
0
0
8419.90.29
- - - Loại khác
0
0
0
84.20
Các loại máy cán là hay máy cán ép phẳng kiểu trục lăn khác, trừ các loại máy dùng để cán, ép kim loại hoặc thủy tinh, và các loại trục cán của chúng.
8420.10
- Máy cán là hoặc máy cán ép phẳng kiểu trục lăn khác:
8420.10.10
- - Thiết bị có ứng dụng phim khô hay dung dịch cảm quang, lớp cảm quang, bột hàn nhão, vật liệu hàn hoặc vật liệu kết dính phủ lên các đế của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in hoặc các linh kiện của chúng
2
2
1
8420.10.20
- - Máy là hoặc máy vắt phù hợp sử dụng cho gia đình
2
2
1
8420.10.90
- - Loại khác
2
2
1
- Bộ phận:
8420.91
- - Trục cán:
8420.91.10
- - - Bộ phận của thiết bị có ứng dụng phim khô hay dung dịch cảm quang, lớp cảm quang, bột hàn nhão, vật liệu hàn hoặc vật liệu kết dính phủ lên các đế của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in hoặc các linh kiện của chúng
2
2
1
8420.91.90
- - - Loại khác
2
2
1
8420.99
- - Loại khác:
8420.99.10
- - - Bộ phận của thiết bị có ứng dụng phim khô hay dung dịch cảm quang, lớp cảm quang, bột hàn nhão, vật liệu hàn hoặc vật liệu kết dính phủ lên các đế của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in hoặc các linh kiện của chúng
2
2
1
8420.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
84.21
Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí.
- Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm:
8421.11.00
- - Máy tách kem
5
4
3
8421.12.00
- - Máy làm khô quần áo
26,5
26
25,5
8421.19
- - Loại khác:
8421.19.10
- - - Loại sử dụng sản xuất đường
2
2
1
8421.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế chất lỏng:
8421.21
- - Để lọc hoặc tinh chế nước:
- - - Công suất lọc không quá 500 lít/giờ:
8421.21.11
- - - - Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia đình
6
5
5
8421.21.19
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Công suất lọc trên 500 lít/giờ:
8421.21.22
- - - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8421.21.23
- - - - Không hoạt động bằng điện
6
5
5
8421.22
- - Để lọc hoặc tinh chế đồ uống trừ nước:
8421.22.30
- - - Hoạt động bằng điện, công suất trên 500 lít/giờ
6
5
5
8421.22.90
- - - Loại khác
6
5
5
8421.23
- - Bộ lọc dầu hoặc xăng cho động cơ đốt trong:
- - - Dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30:
8421.23.11
- - - - Bộ lọc dầu
0
0
0
8421.23.19
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Dùng cho xe có động cơ thuộc Chương 87:
8421.23.21
- - - - Bộ lọc dầu
6
5
5
8421.23.29
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
8421.23.91
- - - - Bộ lọc dầu
0
0
0
8421.23.99
- - - - Loại khác
0
0
0
8421.29
- - Loại khác:
8421.29.10
- - - Loại phù hợp sử dụng trong y tế, phẫu thuật hoặc phòng thí nghiệm
0
0
0
8421.29.20
- - - Loại sử dụng trong sản xuất đường
0
0
0
8421.29.30
- - - Loại sử dụng trong hoạt động khoan dầu
0
0
0
8421.29.40
- - - Loại khác, bộ lọc xăng
0
0
0
8421.29.50
- - - Loại khác, bộ lọc dầu
0
0
0
8421.29.90
- - - Loại khác
0
0
0
- Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế các loại khí:
8421.31
- - Bộ lọc khí nạp cho động cơ đốt trong:
8421.31.10
- - - Dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
8421.31.20
- - - Dùng cho xe có động cơ thuộc Chương 87
*
*
*
8421.31.90
- - - Loại khác
*
*
*
8421.39
- - Loại khác:
8421.39.20
- - - Máy lọc không khí
0
0
0
8421.39.90
- - - Loại khác
0
0
0
- Bộ phận:
8421.91
- - Của máy Iy tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm:
8421.91.10
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.12.00
0
0
0
8421.91.20
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.19.10
0
0
0
8421.91.90
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.11.00 hoặc 8421.19.90
0
0
0
8421.99
-
- Loại khác:
8421.99.20
- - - Lõi lọc của thiết bị lọc thuộc phân nhóm 8421.23
2
2
1
8421.99.30
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.31
2
2
1
- - - Loại khác:
8421.99.91
- - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.29.20
2
2
1
8421.99.94
- - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.21.11
2
2
1
8421.99.95
- - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.23.11,
8421.23.19, 8421.23.91 hoặc 8421.23.99
2
2
1
8421.99.99
- - - - Loại khác
2
2
1
84.22
Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt); máy nạp ga cho đồ uống.
- Máy rửa bát đĩa:
8422.11.00
- - Loại sử dụng trong gia đình
26,5
26
25,5
8422.19.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
8422.20.00
- Máy làm sạch hay làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác
2
2
1
8422.30.00
- Máy rót, đóng kín, đóng nắp, làm kín hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai, lọ, ống và các đồ chứa tương tự; máy nạp ga cho đồ uống
0
0
0
8422.40.00
- Máy đóng gói khác hoặc bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt)
2
2
1
8422.90
- Bộ phận:
8422.90.10
- - Của các máy thuộc phân nhóm 8422.11
2
2
1
8422.90.90
- - Loại khác
2
2
1
84.23
Cân (trừ loại cân đo có độ nhậy 5 cg hoặc nhậy hơn), kể cả máy đếm hoặc máy kiểm tra, hoạt động bằng nguyên lý cân; các loại quả cân.
8423.10
- Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình:
8423.10.10
- - Hoạt động bằng điện
18
18
15
8423.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
18
18
15
8423.20
- Cân hàng hóa sử dụng trong băng truyền:
8423.20.10
- - Hoạt động bằng điện
3
3
3
8423.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
3
3
3
8423.30
- Cân trọng lượng cố định và cân dùng cho việc đóng gói vật liệu với trọng lượng xác định trước vào bao túi hoặc đồ chứa, kể cả cân phễu:
8423.30.10
- - Hoạt động bằng điện
3
3
3
8423.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
3
3
3
- Cân trọng lượng khác:
8423.81
- - Có khả năng cân tối đa không quá 30 kg:
8423.81.10
- - - Hoạt động bằng điện
26,5
26
25,5
8423.81.20
- - - Không hoạt động bằng điện
26,5
26
25,5
8423.82
- - Có khả năng cân tối đa trên 30 kg nhưng không quá 5.000 kg:
- - - Hoạt động bằng điện:
8423.82.11
- - - - Có khả năng cân tối đa không quá 1.000 kg
13
12
12
8423.82.19
- - - - Loại khác
3
3
3
- - - Không hoạt động bằng điện:
8423.82.21
- - - - Có khả năng cân tối đa không quá 1.000 kg
13
12
12
8423.82.29
- - - - Loại khác
3
3
3
8423.89
- - Loại khác:
8423.89.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8423.89.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8423.90
- Quả cân của các loại cân; các bộ phận của cân:
8423.90.10
- - Quả cân
6
5
5
- - Bộ phận khác của cân:
8423.90.21
- - - Của máy hoạt động bằng điện
6
5
5
8423.90.29
- - - Của máy không hoạt động bằng điện
6
5
5
84.24
Thiết bị cơ khí (được điều khiển bằng tay hoặc không) để phun bắn, phun rải hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột; bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp; súng phun và các thiết bị tương tự; máy phun bắn hơi nước hoặc cát và các loại máy phun bắn tia tương tự.
8424.10
- Bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp:
8424.10.10
- - Loại sử dụng cho phương tiện bay
0
0
0
8424.10.90
- - Loại khác
0
0
0
8424.20
- Súng phun và các thiết bị tương tự:
- - Hoạt động bằng điện:
8424.20.11
- - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
0
0
0
8424.20.19
- - - Loại khác
0
0
0
- - Không hoạt động bằng điện:
8424.20.21
- - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
0
0
0
8424.20.29
- - - Loại khác
0
0
0
8424.30.00
- Máy phun bắn hơi nước hoặc cát và các loại máy bắn tia tương tự
2
2
1
- Thiết bị khác:
8424.81
- - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn:
8424.81.10
- - - Hệ thống tưới kiểu nhỏ giọt
2
2
1
8424.81.30
- - - Thiết bị phun thuốc trừ sâu hoạt động bằng tay
7,5
7,5
5
8424.81.40
- - - Loại khác, không hoạt động bằng điện
2
2
1
8424.81.50
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
2
2
1
8424.89
- - Loại khác:
8424.89.10
- - - Thiết bị phun, xịt điều khiển bằng tay sử dụng trong gia đình có dung tích không quá 3 lít
5
4
3
8424.89.20
- - - Đầu bình phun, xịt có gắn vòi
5
4
3
8424.89.40
- - - Thiết bị gia công ướt, bằng cách phun bắn, phun rải hoặc phun áp lực các dung dịch hóa học hoặc điện hóa lên các đế của các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in; thiết bị tạo vết của các chất lỏng, bột hàn nhão, bi hàn, vật liệu hàn hoặc chất bịt kín lên tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc linh kiện của chúng; thiết bị có ứng dụng phim khô hoặc dung dịch cản quang, lớp cảm quang, bột hàn nhão, vật liệu hàn hoặc vật liệu kết dính lên các đế của tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc linh kiện của chúng
5
4
3
8424.89.50
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
5
4
3
8424.89.90
- - - Loại khác, không hoạt động bằng điện
5
4
3
8424.90
- Bộ phận:
8424.90.10
- - Của bình dập lửa
2
2
1
- - Của súng phun và các thiết bị tương tự:
- - - Hoạt động bằng điện:
8424.90.21
- - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.20.11
2
2
1
8424.90.23
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Không hoạt động bằng điện:
8424.90.24
- - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.20.21
2
2
1
8424.90.29
- - - - Loại khác
2
2
1
8424.90.30
- - Của máy phun bắn hơi nước hoặc cát và các loại máy bắn tia tương tự
2
2
1
- - Của thiết bị khác:
8424.90.93
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.81.10
2
2
1
8424.90.94
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.81.30 hoặc 8424.81.40
2
2
1
8424.90.95
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.81.50
0
0
0
8424.90.99
- - - Loại khác
0
0
0
84.25
Hệ ròng rọc và hệ tời trừ tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp); tời ngang và tời dọc; kích các loại.
- Hệ ròng rọc và hệ tời trừ tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp) hoặc hệ tời dùng để nâng xe:
8425.11.00
- - Loại chạy bằng động cơ điện
0
0
0
8425.19.00
- - Loại khác
0
0
0
- Tời ngang; tời dọc:
8425.31.00
- - Loại chạy bằng động cơ điện
0
0
0
8425.39.00
- - Loại khác
0
0
0
- Kích; tời nâng xe:
8425.41.00
- - Hệ thống kích tầng dùng trong ga ra
0
0
0
8425.42
- - Loại kích và tời khác, dùng thủy lục:
8425.42.10
- - - Kích nâng dùng cho cơ cấu tự đổ của xe tải
0
0
0
8425.42.90
- - - Loại khác
0
0
0
8425.49
- - Loại khác:
8425.49.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8425.49.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.26
Cần cẩu của tàu thủy; cần trục, kể cả cần trục cáp; khung thang nâng di động, xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống và xe công xưởng có lắp cần cẩu.
- Cần trục trượt trên giàn trượt (cần trục cổng di động), cần trục vận tải, cổng trục, cầu trục, khung thang nâng di động và xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống:
8426.11.00
- - Cần trục cầu di chuyển trên đế cố định
5
4
3
8426.12.00
- - Khung nâng di động bằng bánh lốp xe và xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống
0
0
0
8426.19
- - Loại khác:
8426.19.20
- - - Cầu trục
0
0
0
8426.19.30
- - - Cổng trục
0
0
0
8426.19.90
- - - Loại khác
0
0
0
8426.20.00
- Cần trục tháp
0
0
0
8426.30.00
- Cần trục cổng hoặc cần trục cánh xoay
5
4
3
- Máy khác, loại tự hành:
8426.41.00
- - Chạy bánh lốp
0
0
0
8426.49.00
- - Loại khác
0
0
0
- Máy khác:
8426.91.00
- - Thiết kế để nâng xe cơ giới đường bộ
0
0
0
8426.99.00
- - Loại khác
0
0
0
84.27
Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng.
8427.10.00
- Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
2
2
1
8427.20.00
- Xe tự hành khác
2
2
1
8427.90.00
- Các loại xe khác
0
0
0
84.28
Máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng khác (ví dụ, thang máy nâng hạ theo chiều thẳng đứng, thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo).
8428.10
- Thang máy nâng hạ theo chiều thẳng đứng và tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp):
8428.10.10
- - Thang máy kiểu dân dụng
5
4
3
- - Thang máy nâng hạ khác:
8428.10.21
- - - Loại sử dụng trong xây dựng
5
4
3
8428.10.29
- - - Loại khác
5
4
3
8428.10.90
- - Tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp)
0
0
0
8428.20
- Máy nâng và băng tải dùng khí nén:
8428.20.10
- - Loại sử dụng trong nông nghiệp
2
2
1
8428.20.20
- - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
2
2
1
8428.20.90
- - Loại khác
2
2
1
- Máy nâng hạ và băng tải hoạt động liên tục khác, để vận tải hàng hóa hoặc vật liệu:
8428.31.00
- - Thiết kế chuyên sử dụng dưới lòng đất
5
4
3
8428.32
- - Loại khác, dạng gàu:
8428.32.10
- - - Loại sử dụng trong nông nghiệp
5
4
3
8428.32.90
- - - Loại khác
5
4
3
8428.33
- - Loại khác, dạng băng tải:
8428.33.10
- - - Loại sử dụng trong nông nghiệp
2
2
1
8428.33.20
- - - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
2
2
1
8428.33.90
- - - Loại khác
2
2
1
8428.39
- - Loại khác:
8428.39.10
- - - Loại sử dụng trong nông nghiệp
2
2
1
8428.39.30
- - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
2
2
1
8428.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
8428.40.00
- Thang cuốn và băng tải tự động dùng cho người đi bộ
5
4
3
8428.60.00
- Thùng cáp treo, ghế treo, cơ cấu kéo người trượt tuyết lên cao dùng trong môn trượt tuyết; cơ cấu kéo dùng cho đường sắt leo núi
0
0
0
8428.90
- Máy khác:
8428.90.20
- - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8428.90.30
- Thiết bị đẩy xe goòng trong hầm mỏ, thanh ngang xe goòng hoặc đầu máy và các thiết bị giữ xe goòng chạy đường ray tương tự
0
0
0
8428.90.90
- - Loại khác
0
0
0
84.29
Máy ủi đất lưỡi thẳng, máy ủi đất lưỡi nghiêng, máy san đất, máy cạp đất, máy xúc, máy đào đất, máy chuyển đất bằng gàu tự xúc, máy đầm và xe lu lăn đường, loại tự hành.
- Máy ủi đất lưỡi thẳng và máy ủi đất lưỡi nghiêng:
8429.11.00
- - Loại bánh xích
0
0
0
8429.19.00
- - Loại khác
0
0
0
8429.20.00
- Máy san đất
0
0
0
8429.30.00
- Máy cạp
0
0
0
8429.40
- Máy đầm và xe lu lăn đường:
8429.40.30
- - Máy đầm
0
0
0
8429.40.40
- - Xe Iu rung, với lực rung của trống không quá 20 tấn tính theo trọng lượng
2
2
1
8429.40.50
- - Các loại xe lu rung khác
0
0
0
8429.40.90
- - Loại khác
0
0
0
- Máy xúc, máy đào đất và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc:
8429.51.00
- - Máy chuyển đất bằng gàu tự xúc lắp phía trước
0
0
0
8429.52.00
- - Máy có cơ cấu phần trên quay được 360°
0
0
0
8429.59.00
- - Loại khác
0
0
0
84.30
Các máy ủi xúc dọn, cào, san, cạp, đào, đầm, nén, bóc tách hoặc khoan khác dùng trong công việc về đất, khoáng hoặc quặng; máy đóng cọc và nhổ cọc; máy xới tuyết và dọn tuyết.
8430.10.00
- Máy đóng cọc và nhổ cọc
1
1
1
8430.20.00
- Máy xới và dọn tuyết
1
1
1
- Máy đào đường hầm và máy cắt vỉa than hoặc đá:
8430.31.00
- - Loại tự hành
1
1
1
8430.39.00
- - Loại khác
1
1
1
- Máy khoan hoặc máy đào sâu khác:
8430.41.00
- - Loại tự hành
0
0
0
8430.49
- - Loại khác:
8430.49.10
- - - Bệ dàn khoan và các mảng cấu kiện tích hợp sử dụng trong các công đoạn khoan
1
1
1
8430.49.90
- - - Loại khác
1
1
1
8430.50.00
- Máy khác, loại tự hành
1
1
1
- Máy khác, loại không tự hành:
8430.61.00
- - Máy đầm hoặc máy nén
1
1
1
8430.69.00
- - Loại khác
1
1
1
84.31
Các bộ phận chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các loại máy thuộc các nhóm từ 84.25 đến 84.30.
8431.10
- Của máy thuộc nhóm 84.25:
- - Của máy hoạt động bằng điện:
8431.10.13
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8425.11.00, 8425.31.00 hoặc 8425.49.10
1
1
1
8431.10.19
- - - Loại khác
1
1
1
- - Của máy không hoạt động bằng điện:
8431.10.22
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8425.19.00, 8425.39.00, 8425.41.00. 8425.42.10 hoặc 8425.42.90
1
1
1
8431.10.29
- - - Loại khác
1
1
1
8431.20.00
- Của máy móc thuộc nhóm 84.27
5
4
3
- Của máy móc thuộc nhóm 84.28:
8431.31
- - Của thang máy nâng hạ theo chiều thẳng đứng, tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp) hoặc thang cuốn:
8431.31.10
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8428.10.21, 8428.10.29 hoặc 8428.10.90
1
1
1
8431.31.20
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8428.10.10 hoặc 8428.40.00
0
0
0
8431.39
- - Loại khác:
8431.39.10
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8428.20.10, 8428.32.10, 8428.33.10 hoặc 8428.39.10
0
0
0
8431.39.20
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8428.90
0
0
0
8431.39.40
- - - Của máy tự động dùng để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản các tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8431.39.90
- - - Loại khác
0
0
0
- Của máy thuộc nhóm 84.26, 84.29 hoặc 84.30:
8431.41
- - Gầu xúc, xẻng xúc, gầu ngoạm và gầu kẹp:
8431.41.10
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc nhóm 84.26
5
4
3
8431.41.90
- - - Loại khác
5
4
3
8431.42.00
- - Lưỡi của máy ủi đất lưỡi thẳng hoặc máy ủi đất lưỡi nghiêng
5
4
3
8431.43.00
- - Bộ phận của máy khoan hoặc máy đào sâu thuộc phân nhóm 8430.41 hoặc 8430.49
0
0
0
8431.49
- - Loại khác:
8431.49.10
- - - Bộ phận của máy thuộc nhóm 84.26
0
0
0
8431.49.20
- - - Lưỡi cắt hoặc mũi lưỡi cắt dùng cho máy cào, máy san hoặc máy cạp
0
0
0
8431.49.40
- - - Lưỡi cắt hoặc mũi lưỡi cắt dùng cho máy ủi đất lưỡi thẳng hoặc máy ủi đất Iưỡi nghiêng
0
0
0
8431.49.50
- - - Của xe lu lăn đường
0
0
0
8431.49.60
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8430.20.00
0
0
0
8431.49.90
- - - Loại khác
0
0
0
84.32
Máy nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp dùng cho việc làm đất hoặc trồng trọt; máy cán cho bãi cỏ hoặc cho sân chơi thể thao.
8432.10.00
- Máy cày
13
12
12
- Máy bừa, máy cào, máy xới đất từ dưới lên (cultivators), máy làm cỏ và máy xới đất từ trên xuống (hoes):
8432.21.00
- - Bừa đĩa
7,5
7,5
5
8432.29.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
8432.30.00
- Máy gieo hạt, máy trồng cây và máy cấy
2
2
1
8432.40.00
- Máy rải phân và máy rắc phân
2
2
1
8432.80
- Máy khác:
8432.80.10
- - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
5
5
5
8432.80.20
- - Máy cán cho bãi cỏ hoặc cho sân chơi thể thao
5
5
5
8432.80.90
- - Loại khác
5
5
5
8432.90
- Bộ phận:
8432.90.10
- - Của máy thuộc phân nhóm 8432.80.90
1
1
1
8432.90.20
- - Của máy cán cho bãi cỏ hoặc cho sân chơi thể thao
1
1
1
8432.90.90
- - Loại khác
1
1
1
84.33
Máy thu hoạch hoặc máy đập, kể cả máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô; máy cắt cỏ tươi hoặc cỏ khô; máy làm sạch, phân loại hoặc lựa chọn trứng, hoa quả hoặc nông sản khác, trừ các loại máy thuộc nhóm 84.37.
- Máy cắt cỏ dùng cho các bãi cỏ, công viên hay sân chơi thể thao:
8433.11.00
- - Chạy bằng động cơ, với chi tiết cắt quay trên mặt phẳng ngang
2
2
1
8433.19
-
- Loại khác:
8433.19.10
- - - Không dùng động cơ
2
2
1
8433.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
8433.20.00
- Máy cắt cỏ khác, kể cả các thanh cắt lắp vào máy kéo
2
2
1
8433.30.00
- Máy dọn cỏ khô khác
2
2
1
8433.40.00
- Máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô, kể cả máy nâng (thu dọn) các kiện đã được đóng
2
2
1
- Máy thu hoạch khác; máy đập:
8433.51.00
- - Máy gặt đập liên hợp
2
2
1
8433.52.00
- - Máy đập khác
5
5
5
8433.53.00
- - Máy thu hoạch sản phẩm củ hoặc rễ
2
2
1
8433.59
- - Loại khác:
8433.59.10
- - - Máy hái bông và máy tách hạt bông khỏi bông
5
5
5
8433.59.90
- - - Loại khác
5
5
5
8433.60
- Máy làm sạch, phân loại hay chọn trứng, hoa quả hay nông sản khác:
8433.60.10
- - Hoạt động bằng điện
1
1
1
8433.60.20
- - Không hoạt động bằng diện
1
1
1
8433.90
- Bộ phận:
8433.90.10
- - Các bánh xe, có đường kính (gồm cả lốp) trên 100 mm nhưng không quá 250 mm, với kích thước chiều ngang của bánh xe hoặc lốp lắp trên loại bánh xe đó vượt quá 30 mm
1
1
1
8433.90.20
- - Loại khác, của hàng hóa thuộc phân nhóm 8433.11 hoặc 8433.19.90
1
1
1
8433.90.30
- - Loại khác, của hàng hóa thuộc phân nhóm 8433.19.10
1
1
1
8433.90.90
- - Loại khác
1
1
1
84.34
Máy vắt sữa và máy chế biến sữa.
8434.10
- Máy vắt sữa:
8434.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8434.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8434.20
- Máy chế biến sữa:
8434.20.10
-
- Hoạt động bằng điện
0
0
0
8434.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8434.90
- Bộ phận:
8434.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
0
0
0
8434.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.35
Máy ép, máy nghiền và các loại máy tương tự dùng trong sản xuất rượu vang, rượu táo, nước trái cây hoặc các loại đồ uống tương tự.
8435.10
- Máy:
8435.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8435.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8435.90
- Bộ phận:
8435.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
2
2
1
8435.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.36
Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi ong, kể cả máy ươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở.
8436.10
- Máy chế biến thức ăn gia súc:
8436.10.10
- - Hoạt động bằng điện
17,5
17,5
17
8436.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
17,5
17,5
17
- Máy chăm sóc gia cầm; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở:
8436.21
- - Máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở:
8436.21.10
- - - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8436.21.20
- - - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8436.29
- - Loại khác:
8436.29.10
- - - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8436.29.20
- - - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8436.80
- Máy khác:
- - Hoạt động bằng điện:
8436.80.11
- - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
3
3
2
8436.80.19
- - - Loại khác
3
3
2
- - Không hoạt động bằng điện:
8436.80.21
- - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
3
3
2
8436.80.29
- - - Loại khác
3
3
2
- Bộ phận:
8436.91
- - Của máy chăm sóc gia cầm hoặc máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở:
8436.91.10
- - - Của máy và thiết bị hoạt động bằng điện
2
2
1
8436.91.20
- - - Của máy và thiết bị không hoạt động bằng điện
2
2
1
8436.99
- - Loại khác:
- - - Của máy và thiết bị hoạt động bằng điện:
8436.99.11
- - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
2
2
1
8436.99.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Của máy và thiết bị không hoạt động bằng điện:
8436.99.21
- - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn
2
2
1
8436.99.29
- - - - Loại khác
2
2
1
84.37
Máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, hạt hay các loại rau đậu đã được làm khô; máy dùng trong công nghiệp xay sát hoặc dùng cho chế biến ngũ cốc hoặc rau đậu đã được làm khô, trừ các loại máy nông nghiệp.
8437.10
- Máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, hạt hay các loại rau đậu đã được làm khô:
8437.10.10
- - Dùng cho các loại hạt, hoạt động bằng điện; máy sàng sảy hạt và các loại máy làm sạch tương tự, hoạt động bằng điện
5
4
3
8437.10.20
- - Dùng cho các loại hạt, không hoạt động bằng điện; máy sàng sảy hạt và các loại máy làm sạch tương tự, không hoạt động bằng điện
5
4
3
8437.10.30
- - Loại khác, hoạt động bằng điện
5
4
3
8437.10.40
- - Loại khác, không hoạt động bằng điện
5
4
3
8437.80
- Máy khác:
8437.80.10
- - Máy bóc vỏ trấu và máy xát gạo hình côn, hoạt động bằng điện
17,5
17,5
17
8437.80.20
- - Máy bóc vỏ trấu và máy xát gạo hình côn, không hoạt động bằng điện
17,5
17,5
17
8437.80.30
- - Máy nghiền cà phê và ngô dạng công nghiệp, hoạt động bằng điện
17,5
17,5
17
8437.80.40
- - Máy nghiền cà phê và ngô dạng công nghiệp, không hoạt động bằng điện
17,5
17,5
17
- - Loại khác, hoạt động bằng điện:
8437.80.51
- - - Máy đánh bóng gạo, máy giần, sàng, rây, máy làm sạch cám và máy bóc vỏ
17,5
17,5
17
8437.80.59
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - Loại khác, không hoạt động bằng điện:
8437.80.61
- - - Máy đánh bóng gạo, máy giần, sàng, rây, máy làm sạch cám và máy bóc vỏ
17,5
17,5
17
8437.80.69
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
8437.90
- Bộ phận:
- - Của máy hoạt động bằng điện:
8437.90.11
- - - Của máy thuộc phân nhóm 8437.10
5
5
5
8437.90.19
- - - Loại khác
5
5
5
- - Của máy không hoạt động bằng điện:
8437.90.21
- - - Của máy thuộc phân nhóm 8437.10
5
5
5
8437.90.29
- - - Loại khác
5
5
5
84.38
Máy chế biến công nghiệp hoặc sản xuất thực phẩm hay đồ uống, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác trong Chương này, trừ các loại máy để chiết xuất hay chế biến dầu hoặc mỡ động vật hoặc dầu hoặc chất béo từ thực vật.
8438.10
- Máy làm bánh mỳ và máy để sản xuất mỳ macaroni, spaghetti hoặc các sản phẩm tương tự:
8438.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.10.20
- - Không hoạt động bằng diện
2
2
1
8438.20
- Máy sản xuất mứt kẹo, ca cao hay sô cô la:
8438.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.30
- Máy sản xuất đường:
8438.30.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.40.00
- Máy sản xuất bia
2
2
1
8438.50
- Máy chế biến thịt gia súc hoặc gia cầm:
8438.50.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.50.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.60
- Máy chế biến hoa quả, quả hạch hoặc rau:
8438.60.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.60.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.80
- Máy loại khác:
- - Máy xát vỏ cà phê:
8438.80.11
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.80.12
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- - Loại khác:
8438.80.91
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.80.92
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8438.90
- Bộ phận:
- - Của máy hoạt động bằng điện:
8438.90.11
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8438.30.10
2
2
1
8438.90.12
- - - Của máy xát vỏ cà phê
2
2
1
8438.90.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Của máy không hoạt động bằng điện:
8438.90.21
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8438.30.20
2
2
1
8438.90.22
- - - Của máy xát vỏ cà phê
2
2
1
8438.90.29
- - - Loại khác
2
2
1
84.39
Máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xenlulô hoặc máy dùng cho quá trình sản xuất hoặc hoàn thiện giấy hoặc bia.
8439.10.00
- Máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xenlulô
3
3
3
8439.20.00
- Máy dùng sản xuất giấy hoặc bìa
3
3
3
8439.30.00
- Máy dùng để hoàn thiện giấy hoặc bìa
3
3
3
- Bộ phận:
8439.91.00
- - Của máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xenlulô
2
2
1
8439.99.00
- - Loại khác
2
2
1
84.40
Máy đóng sách, kể cả máy khâu sách.
8440.10
- Máy:
8440.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8440.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8440.90
- Bộ phận:
8440.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
2
2
1
8440.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.41
Các máy khác dùng để sản xuất bột giấy, giấy hoặc bìa, kể cả máy cắt xén các loại.
8441.10
- Máy cắt xén các loại:
8441.10.10
- - Hoạt động bằng điện
3
3
3
8441.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
3
3
3
8441.20
- Máy làm túi, bao hoặc phong bì:
8441.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8441.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8441.30
- Máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa tương tự, trừ loại máy sử dụng phương pháp đúc khuôn:
8441.30.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8441.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8441.40
- Máy làm các sản phẩm từ bột giấy, giấy hoặc bìa bằng phương pháp đúc khuôn:
8441.40.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8441.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8441.80
- Máy loại khác:
8441.80.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8441.80.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8441.90
- Bộ phận:
8441.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
0
0
0
8441.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.42
Máy, thiết bị và dụng cụ (trừ loại máy công cụ thuộc các nhóm từ 84.56 đến 84.65) dùng để đúc chữ hoặc chế bản, làm khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in ấn khác; khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác; khuôn in, trục lăn và đá in ly tô, được chuẩn bị cho các mục đích in (ví dụ, đã được làm phẳng, nổi vân hạt hoặc đánh bóng).
8442.30
- Máy, thiết bị và dụng cụ:
8442.30.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8442.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8442.40
- Bộ phận của các máy, thiết bị hoặc dụng cụ kể trên:
8442.40.10
- - Của máy, thiết bị hoặc dụng cụ hoạt động bằng điện
0
0
0
8442.40.20
- - Của máy, thiết bị hoặc dụng cụ không hoạt động bằng điện
0
0
0
8442.50.00
- Khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác; khuôn in, trục lăn và đá in ly tô, được chuẩn bị cho các mục đích in (ví dụ, đã được làm phẳng, nổi vân hạt hoặc đánh bóng)
0
0
0
84.43
Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng.
- Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác thuộc nhóm 84.42:
8443.11.00
- Máy in offset, in cuộn
2
2
1
8443.12.00
- Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy ở dạng không gấp một chiều không quá 22 cm và chiều kia không quá 36 cm)
2
2
1
8443.13.00
- - Máy in offset khác
2
2
1
8443.14.00
- - Máy in nổi, in cuộn, trừ loại máy in nổi bằng khuôn mềm
2
2
1
8443.15.00
- - Máy in nổi, trừ loại in cuộn, trừ loại máy in nổi bằng khuôn mềm
2
2
1
8443.16.00
- - Máy in nổi bằng khuôn mềm (Flexographic printing machinery)
2
2
1
8443.17.00
- - Máy in ảnh trên bản kẽm
2
2
1
8443.19.00
- - Loại khác
0
0
0
- Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau:
8443.31
- - Máy kết hợp hai hoặc nhiều chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng:
8443.31.10
- - - Máy in-
copy, in bằng công nghệ in phun
2
2
1
8443.31.20
- - - Máy in-copy, in bằng công nghệ laser
5
4
3
8443.31.30
- - - Máy in-copy-fax kết hợp
5
4
3
8443.31.90
- - - Loại khác
5
4
3
8443.32
- - Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng:
8443.32.10
- - - Máy in kim
5
4
3
8443.32.20
- - - Máy in phun
2
2
1
8443.32.30
- - - Máy in laser
5
4
3
8443.32.40
- - - Máy fax
5
4
3
8443.32.50
- - - Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in
0
0
0
8443.32.60
- - - Máy vẽ (Plotters)
5
4
3
8443.32.90
- - - Loại khác
5
4
3
8443.39
- - Loại khác:
- - - Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp):
8443.39.11
- - - - Loại màu
5
4
3
8443.39.19
- - - - Loại khác
5
4
3
8443.39.20
- - - Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp)
5
4
3
8443.39.30
- - - Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học
5
4
3
8443.39.40
- - - Máy in phun
2
2
1
8443.39.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Bộ phận và phụ kiện:
8443.91.00
- - Bộ phận và phụ kiện của máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 84.42
0
0
0
8443.99
- - Loại khác:
8443.99.10
- - - Của máy in kiểu lưới dùng để sản xuất tấm mạch in hay tấm mạch dây in
2
2
1
8443.99.20
- - - Hộp mực in đã có mực in
5
4
3
8443.99.30
- - - Bộ phận cung cấp và phân loại giấy
5
4
3
8443.99.90
- - - Loại khác
0
0
0
84.44
Máy ép đùn, kéo chuỗi, tạo dún hoặc máy cắt vật liệu dệt nhân tạo.
8444.00.10
- Hoạt động bằng điện
0
0
0
8444.00.20
- Không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.45
Máy chuẩn bị xơ sợi dệt; máy kéo sợi, máy đậu sợi hoặc máy xe sợi và các loại máy khác dùng cho sản xuất sợi dệt; máy guồng hoặc máy đánh ống sợi dệt (kể cả máy đánh suốt sợi ngang) và các loại máy chuẩn bị sơ sợi dệt dùng cho máy thuộc nhóm 84.46 hoặc 84.47.
- Máy chuẩn bị sợi dệt:
8445.11
- - Máy chải thô:
8445.11.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.11.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.12
- - Máy chải kỹ:
8445.12.10
- Hoạt động bằng điện
0
0
0
8145.12.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.13
- - Máy ghép cúi hoặc máy sợi thô:
8445.13.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.13.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.19
- - Loại khác:
8445.19.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.19.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.20
- Máy kéo sợi:
8445.20.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.30
- Máy đậu hoặc máy xe sợi:
8445.30.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.40
- Máy đánh ống (kể cả máy đánh suốt sợi ngang) hoặc máy guồng sợi:
8445.40.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.90
- Loại khác:
8445.90.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8445.90.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.46
Máy dệt.
8446.10
- Cho vải dệt có khổ rộng không quá 30 cm:
8446.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8446.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
- Cho vải dệt có khổ rộng trên 30 cm, loại dệt thoi:
8446.21.00
- - Máy dệt khung cửi có động cơ
0
0
0
8446.29.00
- - Loại khác
0
0
0
8446.30.00
- Cho vải dệt có khổ rộng trên 30 cm, loại dệt không thoi
0
0
0
84.47
Máy dệt kim, máy khâu đính và máy tạo sợi cuốn, sản xuất vải tuyn, ren, thêu, trang trí, dây tết hoặc lưới và máy chần sợi nổi vòng.
- Máy dệt kim tròn:
8447.11
- - Có đường kính trục cuốn không quá 165 mm:
8447.11.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.11.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.12
- - Có đường kính trục cuốn trên 165 mm:
8447.12.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.12.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.20
- Máy dệt kim phẳng; máy khâu đính:
8447.20.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.90
- Loại khác:
8447.90.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8447.90.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.48
Máy phụ trợ dùng với các máy thuộc nhóm 84.44, 84.45, 84.46 hoặc 84.47 (ví dụ, đầu tay kéo, đầu Jacquard, cơ cấu tự dừng, cơ cấu thay thoi); các bộ phận và phụ kiện phù hợp để chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các máy thuộc nhóm này hoặc của nhóm 84.44, 84.45, 84.46 hoặc
84.47 (ví dụ, cọc sợi và gàng, kim chải, lược chải kỹ, phễu đùn sợi, thoi, go và khung go, kim dệt).
- Máy phụ trợ dùng cho các loại máy thuộc nhóm 84.44, 84.45, 84.46 hoặc 84.47:
8448.11
- - Đầu tay kéo và đầu Jacquard; máy thu nhỏ bìa, máy sao bìa, máy đục lỗ hoặc các máy ghép bìa được sử dụng cho mục đích trên:
8448.11.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8448.11.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8448.19
- - Loại khác:
8448.19.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8448.19.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8448.20.00
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.44 hoặc các máy phụ trợ của chúng
2
2
1
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.45 hoặc các máy phụ trợ của chúng:
8448.31.00
- - Kim chải
2
2
1
8448.32.00
- - Của máy chuẩn bị xơ sợi dệt, trừ kim chải
0
0
0
8448.33.00
- - Cọc sợi, gàng, nồi và khuyên
2
2
1
8448.39.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bộ phận và phụ kiện của máy dệt (khung cửi) hoặc máy phụ trợ của chúng:
8448.42.00
- - Lược dệt, go và khung go
2
2
1
8448.49
- - Loại khác:
8448.49.10
- - - Thoi
2
2
1
- - - Loại khác:
8448.49.91
- - - - Bộ phận của máy hoạt động bằng điện
2
2
1
8448.49.92
- - - - Bộ phận của máy không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.47 hoặc máy phụ trợ của chúng:
8448.51.00
- - Platin tạo vòng (sinker), kim dệt và các chi tiết tạo vòng khác
2
2
1
8448.59.00
- - Loại khác
2
2
1
84.49
Máy dùng để sản xuất hay hoàn tất phớt hoặc các sản phẩm không dệt dạng mảnh hoặc dạng hình, kể cả máy làm mũ phớt; cốt làm mũ.
8449.00.10
- Hoạt động bằng điện
2
2
1
8449.00.20
- Không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.50
Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô.
- Máy giặt, có sức chứa không quá 10 kg vải khô một lần giặt:
8450.11
- - Máy tự động hoàn toàn:
8450.11.10
- - - Loại có sức chứa không quá 6 kg vải khô một lần giặt
*
*
*
8450.11.90
- - - Loại khác
*
*
*
8450.12.00
- - Máy giặt khác, có chức năng sấy ly tâm
*
*
*
8450.19
- - Loại khác:
8450.19.10
- - - Hoạt động bằng điện
*
*
*
8450.19.90
- - - Loại khác
*
*
*
8450.20.00
- Máy giặt, có sức chứa trên 10 kg vải khô một lần giặt
*
*
*
8450.90
- Bộ phận:
8450.90.10
- - Của máy thuộc phân nhóm 8450.20.00
5
4
3
8450.90.20
- - Của máy thuộc phân nhóm 8450.11, 8450.12.00 hoặc 8450.19
5
4
3
84.51
Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sản như vải sơn lót sàn; máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt.
8451.10.00
- Máy giặt khô
11
11
10
- Máy sấy:
8451.21.00
- - Công suất mỗi lần sấy không quá 10 kg vải khô
*
*
*
8451.29.00
- - Loại khác
3
3
3
8451.30
- Máy là và là hơi ép (kể cả ép mếch):
8451.30.10
- - Máy là trục đơn, loại gia dụng
3
3
3
8451.30.90
- - Loại khác
3
3
3
8451.40.00
- Máy giặt, tẩy trắng hoặc nhuộm
3
3
2
8451.50.00
- Máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt
0
0
0
8451.80.00
- Máy loại khác
5
4
3
8451.90
- Bộ phận:
- - Của máy có công suất mỗi lần sấy không quá 10 kg vải khô:
8451.90.11
- - - Loại gia dụng
5
4
3
8451.90.19
- - - Loại khác
5
4
3
8451.90.90
- - Loại khác
5
4
3
84.52
Máy khâu, trừ các loại máy khâu sách thuộc nhóm 84.40; bàn, tủ, chân máy và nắp thiết kế chuyên dùng cho các loại máy khâu; kim máy khâu.
8452.10.00
- Máy khâu dùng cho gia đình
*
*
*
- Máy khâu khác:
8452.21.00
- - Loại tự động
5
4
3
8452.29.00
- - Loại khác
2
2
1
8452.30.00
-
Kim máy khâu
6
5
5
8452.90
- Bàn, tủ, chân máy và nắp cho máy khâu và các bộ phận của chúng; bộ phận khác của máy khâu:
- - Của máy thuộc phân nhóm 8452.10.00:
8452.90.11
- - - Thân trên và thân dưới máy; đế đỡ có hoặc không có khung; bánh đà; bộ phận che chắn dây đai; bàn đạp các loại
18
18
15
8452.90.12
- - - Bàn, tủ, chân máy và nắp và các bộ phận của chúng
12,5
10
7,5
8452.90.19
- - - Loại khác
18
18
15
- - Loại khác:
8452.90.91
- - - Thân trên và thân dưới máy; đế đỡ có hoặc không có khung; bánh đà; bộ phận che chắn dây đai; bàn đạp các loại
5
5
5
8452.90.92
- - - Bàn, tủ, chân máy và nắp và các bộ phận của chúng
5
4
3
8452.90.99
- - - Loại khác
5
5
5
84.53
Máy dùng để sơ chế, thuộc da hoặc chế biến da sống hoặc da thuộc hoặc máy để sản xuất hay sửa chữa giày dép hoặc các sản phẩm khác từ da sống hoặc da thuộc, trừ các loại máy khâu.
8453.10
- Máy dùng để sơ chế, thuộc hoặc chế biến da sống hoặc da thuộc:
8453.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8453.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8453.20
- Máy để sản xuất hoặc sửa chữa giày dép:
8453.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8453.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8453.80
- Máy khác:
8453.80.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8453.80.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8453.90.00
- Bộ phận
0
0
0
84.54
Lò thổi, nồi rót, khuôn đúc thỏi và máy đúc, dùng trong luyện kim hay đúc kim loại.
8454.10.00
- Lò thổi
5
4
3
8454.20.00
- Khuôn đúc thỏi và nồi rót
5
4
3
8454.30.00
- Máy đúc
2
2
1
8454.90.00
- Bộ phận
5
4
3
84.55
Máy cán kim loại và trục cán của nó.
8455.10.00
- Máy cán ống
2
2
1
- Máy cán khác:
8455.21.00
- - Máy cán nóng hay máy cán nóng và nguội kết hợp
2
2
1
8455.22.00
- - Máy cán nguội
2
2
1
8455.30.00
- Trục cán dùng cho máy cán
0
0
0
8455.90.00
- Bộ phận khác
2
2
1
84.56
Máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia i-on hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước.
8456.10.00
- Hoạt động bằng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông
0
0
0
8456.20.00
- Hoạt động bằng phương pháp siêu âm
0
0
0
8456.30.00
- Hoạt động bằng phương pháp phóng điện
0
0
0
8456.90
- Loại khác:
8456.90.10
- - Máy công cụ, điều khiển số, để gia công vật liệu bằng phương pháp bóc tách vật liệu, bằng quá trình xử lý plasma hồ quang, để sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in
0
0
0
8456.90.20
- - Thiết bị gia công ướt ứng dụng công nghệ nhúng dung dịch điện hóa, dùng để tách vật liệu trên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in
0
0
0
8456.90.90
- Loại khác
0
0
0
84.57
Trung tâm gia công cơ, máy kết cấu một vị trí và máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch để gia công kim loại.
8457.10.00
- Trung tâm gia công cơ
0
0
0
8457.20.00
- Máy một vị trí gia công
0
0
0
8457.30.00
- Máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch
0
0
0
84.58
Máy tiện kim loại (kể cả trung tâm gia công tiện) để bóc tách kim loại.
- Máy tiện ngang:
8458.11.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8458.19
- - Loại khác:
8458.19.10
- - - Có bán kính gia công tiện không quá 300 mm
6
5
5
8458.19.90
- - - Loại khác
5
4
3
- Máy tiện khác:
8458.91.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8458.99
- - Loại khác:
8458.99.10
- - - Có bán kính gia công tiện không quá 300 mm
6
5
5
8458.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
84.59
Máy công cụ (kể cả đầu gia công tổ hợp có thể di chuyển được) dùng để khoan, doa, phay, ren hoặc ta rô bằng phương pháp bóc tách kim loại, trừ các loại máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) thuộc nhóm 84.58.
8459.10
- Đầu gia công tổ hợp có thể di chuyển được:
8459.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy khoan khác:
8459.21.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8459.29
- - Loại khác:
8459.29.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.29.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy doa-phay khác:
8459.31.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8459.39
- - Loại khác:
8459.39.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.39.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.40
- Máy doa khác:
8459.40.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy phay, kiểu công xôn:
8459.51.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8459.59
- - Loại khác:
8459.59.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.59.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy phay khác:
8459.61.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8459.69
- - Loại khác:
8459.69.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.69.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8459.70
- Máy ren hoặc máy ta rô khác:
8459.70.10
- - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8459.70.20
- - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
84.60
Máy công cụ dùng để mài bavia, mài sắc, mài nhẵn, mài khôn, mài rà, đánh bóng hoặc bằng cách khác để gia công hoàn thiện kim loại hoặc gốm kim loại bằng các loại đá mài, vật liệu mài hoặc các chất đánh bóng, trừ các loại máy cắt răng, mài răng hoặc gia công hoàn thiện bánh răng thuộc nhóm 84.61.
- Máy mài phẳng, trong đó việc xác định vị trí theo trục tọa độ nào đó có thể đạt tới độ chính xác tối thiểu là 0,01 mm:
8460.11.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8460.19
- - Loại khác:
8460.19.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.19.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy mài khác, trong đó việc xác định vị trí theo trục tọa độ nào đó có thể đạt tới độ chính xác tối thiểu là 0,01 mm:
8460.21.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8460.29
- - Loại khác:
8460.29.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.29.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy mài sắc (mài dụng cụ làm việc hay lưỡi cắt):
8460.31
- - Điều khiển số:
8460.31.10
- - - Máy công cụ, điều khiển số, có bộ phận đồ gá kẹp mẫu gia công hình ống lắp cố định và có công suất không quá 0,74 kW, để mài sắc các mũi khoan bằng vật liệu các bua với đường kính chuôi không quá 3,175 mm
2
2
1
8460.31.90
- - - Loại khác
2
2
1
8460.39
- - Loại khác:
8460.39.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.39.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.40
- Máy mài khôn hoặc máy mài rà:
8460.40.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.90
- Loại khác:
8460.90.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8460.90.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.61
Máy bào, máy bào ngang, máy xọc, máy chuốt, máy cắt bánh răng, mài hoặc máy gia công răng lần cuối, máy cưa, máy cắt đứt và các loại máy công cụ khác gia công bằng cách bóc tách kim loại hoặc gốm kim loại, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác.
8461.20
- Máy bào ngang hoặc máy xọc:
8461.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.30
- Máy chuốt:
8461.30.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.40
- Máy cắt bánh răng, mài hoặc gia công răng lần cuối:
8461.40.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.50
- Máy cưa hoặc máy cắt đứt:
8461.50.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.50.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8461.90
- Loại khác:
- - Hoạt động bằng điện:
8461.90.11
- - - Máy bào
2
2
1
8461.90.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Không hoạt động bằng điện:
8461.90.91
- - - Máy bào
2
2
1
8461.90.99
- - - Loại khác
2
2
1
84.62
Máy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách rèn, gò hoặc dập khuôn; máy công cụ (kể cả máy ép) để gia công kim loại bằng cách uốn, gấp, kéo thẳng, dát phẳng, cắt xén, đột dập hoặc cắt rãnh hình chữ V; máy ép để gia công kim loại hoặc các bua kim loại chưa được chi tiết ở trên.
8462.10
- Máy rèn hay máy dập khuôn (kể cả máy ép) và búa máy:
8462.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy uốn, gấp, làm thẳng hoặc dát phẳng (kể cả máy ép):
8462.21.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8462.29
- - Loại khác:
8462.29.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.29.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy xén (kể cả máy ép), trừ loại máy xén và đột dập kết hợp:
8462.31.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8462.39
- - Loại khác:
8462.39.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.39.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Máy đột dập hay máy cắt rãnh hình chữ V (kể cả máy ép), kể cả loại máy xén và đột dập kết hợp:
8462.41.00
- - Điều khiển số
2
2
1
8462.49
- - Loại khác:
8462.49.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.49.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
- Loại khác:
8462.91.00
- - Máy ép thủy lực
2
2
1
8462.99
- - Loại khác:
8462.99.10
- - - Máy sản xuất hộp, lon và đồ chứa tương tự từ thiếc tấm, hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.99.20
- - - Máy sản xuất hộp, lon và đồ chứa tương tự từ tấm mạ thiếc, không hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.99.50
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
2
2
1
8462.99.60
- - - Loại khác, không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.63
Máy công cụ khác để gia công kim loại hoặc gốm kim loại, không cần bóc tách vật liệu.
8463.10
- Máy kéo thanh, ống, hình, dây hoặc loại tương tự:
8463.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.20
- Máy lăn ren:
8463.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.30
- Máy gia công dây:
8463.30.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.90
- Loại khác:
8463.90.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8463.90.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.64
Máy công cụ để gia công đá, gốm, bê tông, xi măng - amiăng hoặc các loại khoáng vật tương tự hoặc máy dùng để gia công nguội thủy tinh.
8464.10
- Máy cưa:
8464.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8464.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8464.20
- Máy mài nhẵn hay mài bóng:
8464.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8464.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8464.90
- Loại khác:
8464.90.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8464.90.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.65
Máy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim, dán hoặc lắp ráp bằng cách khác) dùng để gia công gỗ, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hay các vật liệu cứng tương tự.
8465.10.00
- Máy có thể thực hiện các nguyên công gia công cơ khác nhau mà không cần thay dụng cụ giữa các nguyên công
5
4
3
- Loại khác:
8465.91
- - Máy cưa:
8465.91.10
- - - Để khắc vạch lên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc các tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in, hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.91.20
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.91.90
- - - Loại khác
5
4
3
8465.92
- - Máy bào, máy phay hay máy tạo khuôn (bằng phương pháp cắt):
8465.92.10
- - - Để khắc vạch lên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc các tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in, có thể lắp vừa được mũi khắc có đường kính chuôi không quá 3,175 mm, dùng để khắc vạch lên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc các tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in
5
4
3
8465.92.20
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.92.90
- - - Loại khác
5
4
3
8465.93
- - Máy mài nhẵn, máy mài dùng cát hoặc máy mài bóng:
8465.93.10
- - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.93.20
- - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.94
- - Máy uốn hoặc máy lắp ráp:
8465.94.10
- - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.94.20
- - - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.95
- - Máy khoan hoặc đục mộng:
8465.95.10
- - - Máy khoan để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in, có tốc độ quay trên 50.000 vòng/phút và có thể lắp vừa được mũi khoan có đường kính chuôi không quá 3,175 mm
5
4
3
8465.95.30
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.95.90
- - - Loại khác
5
4
3
8465.96
- - Máy xẻ, lạng hay máy bóc tách:
8465.96.10
- - - Hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.96.20
- - - Không hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.99
- - Loại khác:
8465.99.30
- - - Máy tiện, hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.99.40
- - - Máy tiện, không hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.99.50
- - - Máy để đẽo bavia bề mặt của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in trong quá trình sản xuất; để khắc vạch lên tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in hoặc tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in; máy ép lớp mỏng để sản xuất tấm mạch in hay tấm mạch dây in
5
4
3
8465.99.60
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
5
4
3
8465.99.90
- - - Loại khác
5
4
3
84.66
Bộ phận và phụ kiện chỉ dùng hay chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.56 đến 84.65, kể cả bộ phận kẹp sản phẩm hay kẹp dụng cụ, đầu cắt ren tự mở, đầu chia độ và những bộ phận phụ trợ chuyên dùng khác dùng cho các máy công cụ; bộ phận kẹp dụng cụ dùng cho mọi loại dụng cụ cầm tay.
8466.10
- Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở:
8466.10.10
- - Dùng cho máy công cụ thuộc các phân nhóm
8456.90.10, 8456.90.20, 8460.31.10, 8465.91.10,
8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50
0
0
0
8466.10.90
- - Loại khác
0
0
0
8466.20
- Bộ phận kẹp sản phẩm:
8466.20.10
- - Dùng cho máy công cụ thuộc các phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20, 8460.31.10, 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50
0
0
0
8466.20.90
- - Loại khác
0
0
0
8466.30
- Đầu chia độ và những bộ phận phụ trợ chuyên dùng khác dùng cho máy công cụ:
8466.30.10
- - Dùng cho máy công cụ thuộc phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20, 8460.31.10, 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50
0
0
0
8466.30.90
- - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
8466.91.00
- - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.64
0
0
0
8466.92
- - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.65:
8466.92.10
- - - Dùng cho máy thuộc phân nhóm 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50
0
0
0
8466.92.90
- - - Loại khác
0
0
0
8466.93
- - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.56 đến 84.61:
8466.93.20
- - - Dùng cho máy thuộc phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20 hoặc 8460.31.10
0
0
0
8466.93.90
- - - Loại khác
0
0
0
8466.94.00
- - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.62 hoặc 84.63
0
0
0
84.67
Dụng cụ cầm tay, hoạt động bằng khí nén, thủy lực hoặc có gắn động cơ dùng điện hay không dùng điện.
- Hoạt động bằng khí nén:
8467.11.00
- - Dạng quay (kể cả dạng kết hợp chuyển động quay và chuyển động va đập)
2
2
1
8467.19.00
- - Loại khác
2
2
1
- Có động cơ điện gắn liền:
8467.21.00
- - Khoan các loại
5
4
3
8467.22.00
- - Cưa
5
4
3
8467.29.00
- - Loại khác
5
4
3
- Dụng cụ khác:
8467.81.00
- - Cưa xích
2
2
1
8467.89.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bộ phận:
8467.91
- - Của cưa xích:
8467.91.10
- - - Của loại cơ điện
2
2
1
8467.91.90
- - - Loại khác
2
2
1
8467.92.00
- - Của dụng cụ hoạt động bằng khí nén
2
2
1
8467.99
- - Loại khác:
8467.99.10
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8467.21.00, 8467.22.00 hoặc 8467.29.00
2
2
1
8467.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
84.68
Thiết bị và dụng cụ dùng để hàn thiếc, hàn đồng hoặc hàn khác, có hoặc không có khả năng cắt, trừ các loại thuộc nhóm 85.15; máy và thiết bị dùng để tôi bề mặt sử dụng khí ga.
8468.10.00
- Ống xì cầm tay
2
2
1
8468.20
- Thiết bị và dụng cụ sử dụng khí ga khác:
8468.20.10
- - Dụng cụ hàn hoặc cắt kim loại sử dụng khí ga, điều khiển bằng tay (loại không cầm tay)
2
2
1
8468.20.90
- - Loại khác
2
2
1
8468.80.00
- Máy và thiết bị khác
0
0
0
8468.90
- Bộ phận:
8468.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8468.10.00
2
2
1
8468.90.20
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8468.20.10
2
2
1
8468.90.90
- - Loại khác
2
2
1
84.69
Máy chữ trừ các loại máy in thuộc nhóm 84.43; máy xử lý văn bản.
8469.00.10
- Máy xử lý văn bản
0
0
0
8469.00.90
- Loại khác
0
0
0
84.70
Máy tính và các máy ghi, tái tạo và hiển thị dữ liệu loại bỏ túi có chức năng tính toán; máy kế toán; máy đóng dấu bưu phí, máy bán vé và các loại máy tương tự, có gắn bộ phận tính toán; máy tính tiền.
8470.10.00
- Máy tính điện tử có thể hoạt động không cần nguồn điện ngoài và máy ghi, tái tạo và hiển thị dữ liệu, loại bỏ túi có chức năng tính toán
2
2
1
- Máy tính điện tử khác:
8470.21.00
- - Có gắn bộ phận in
2
2
1
8470.29.00
- - Loại khác
2
2
1
8470.30.00
-
Máy tính khác
2
2
1
8470.50.00
-
Máy tính tiền
2
2
1
8470.90
- Loại khác:
8470.90.10
- - Máy đóng dấu bưu phí
2
2
1
8470.90.20
- - Máy kế toán
2
2
1
8470.90.90
- - Loại khác
2
2
1
84.71
Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
8471.30
- Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình:
8471.30.10
- - Máy tính nhỏ cầm tay bao gồm máy tính mini và sổ ghi chép điện tử kết hợp máy tính (PDAs)
5
4
3
8471.30.20
- - Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook
5
4
3
8471.30.90
- - Loại khác
0
0
0
- Máy xử lý dữ liệu tự động khác:
8471.41
- - Chứa trong cùng một vỏ có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau:
8471.41.10
- - - Máy tính cá nhân trừ máy tính loại xách tay của phân nhóm 8471.30
5
4
3
8471.41.90
- - - Loại khác
0
0
0
8471.49
- - Loại khác, ở dạng hệ thống:
8471.49.10
- - - Máy tính cá nhân trừ máy tính loại xách tay của phân nhóm 8471.30
5
4
3
8471.49.90
- - - Loại khác
0
0
0
8471.50
- Bộ xử lý trừ loại của phân nhóm 8471.41 hoặc 8471.49, có hoặc không chứa trong cùng vỏ của một hoặc hai thiết bị sau: bộ lưu trữ, bộ nhập, bộ xuất:
8471.50.10
- - Bộ xử lý dùng cho máy tính cá nhân (kể cả loại máy xách tay)
5
4
3
8471.50.90
- - Loại khác
0
0
0
8471.60
- Bộ nhập hoặc bộ xuất, có hoặc không chứa bộ lưu trữ trong cùng một vỏ:
8471.60.30
- - Bàn phím máy tính
5
4
3
8471.60.40
- - Thiết bị nhập theo tọa độ X-Y, kể cả chuột, bút quang, cần điều khiển, bi xoay, và màn hình cảm ứng
5
4
3
8471.60.90
- - Loại khác
0
0
0
8471.70
- Bộ lưu trữ:
8471.70.10
- - Ổ đĩa mềm
5
4
3
8471.70.20
- - Ổ đĩa cứng
5
4
3
8471.70.30
- -
Ổ băng
5
4
3
8471.70.40
- - Ổ đĩa quang, kể cả ổ CD-ROM, ổ DVD và ổ CD có thể ghi được (CD-R)
5
4
3
8471.70.50
- - Các bộ lưu trữ được định dạng riêng kể cả các vật mang tin dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động, có hoặc không có các vật mang tin có thể thay đổi được, là sản phẩm của công nghệ từ, quang hoặc công nghệ khác
5
4
3
- - Loại khác:
8471.70.91
- - - Hệ thống sao lưu tự động
5
4
3
8471.70.99
- - - Loại khác
5
4
3
8471.80
- Các bộ khác của máy xử lý dữ liệu tự động:
8471.80.10
- - Bộ điều khiển và bộ thích ứng
5
4
3
8471.80.70
- - Card âm thanh hoặc card hình ảnh
5
4
3
8471.80.90
- - Loại khác
5
4
3
8471.90
- Loại khác:
8471.90.10
- - Máy đọc mã vạch
5
4
3
8471.90.20
- - Máy đọc ký tự quang học, máy quét ảnh hoặc tài liệu
5
4
3
8471.90.90
- - Loại khác
5
4
3
84.72
Máy văn phòng khác (ví dụ, máy nhân bản in keo hoặc máy nhân bản sử dụng giấy sáp, máy ghi địa chỉ, máy rút tiền giấy tự động, máy phân loại tiền kim loại, máy đếm hoặc đóng gói tiền kim loại, máy gọt bút chì, máy đột lỗ hay máy dập ghim).
8472.10
- Máy nhân bản:
8472.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8472.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8472.30
- Máy phân loại hoặc gấp thư hoặc cho thư vào phong bì hoặc băng giấy, máy mở, gấp hay gắn kín và máy đóng dán tem hay hủy tem bưu chính:
8472.30.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8472.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8472.90
- Loại khác:
8472.90.10
- - Máy thanh toán tiền tự động
2
2
1
8472.90.20
- - Hệ thống nhận dạng vân tay điện tử
2
2
1
8472.90.30
- - Loại khác, hoạt động bằng điện
2
2
1
8472.90.90
- - Loại khác, không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.73
Bộ phận và phụ kiện (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.69 đến 84.72.
8473.10
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.69:
8473.10.10
- - Tấm mạch in đã lắp ráp dùng cho máy xử lý văn bản
0
0
0
8473.10.90
- - Loại khác
0
0
0
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.70:
8473.21.00
- - Của máy tính điện tử thuộc phân nhóm 8470.10.00, 8470.21.00 hoặc 8470.29.00
0
0
0
8473.29.00
- - Loại khác
0
0
0
8473.30
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.71:
8473.30.10
- - Tấm mạch in đã lắp ráp
5
4
3
8473.30.90
- - Loại khác
5
4
3
8473.40
- Bộ phận và phụ kiện của máy thuộc nhóm 84.72:
- - Dùng cho máy hoạt động bằng điện:
8473.40.11
- - - Bộ phận, kể cả tấm mạch in đã lắp ráp sử dụng cho máy thanh toán tiền tự động
0
0
0
8473.40.19
- - - Loại khác
0
0
0
8473.40.20
- - Dùng cho máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
8473.50
- Bộ phận và phụ kiện thích hợp dùng cho máy thuộc hai hay nhiều nhóm của các nhóm từ 84.69 đến 84.72:
- - Dùng cho máy hoạt động bằng điện:
8473.50.11
- - - Thích hợp dùng cho máy thuộc nhóm 84.71
5
4
3
8473.50.19
- - - Loại khác
0
0
0
8473.50.20
- - Dùng cho máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.74
Máy dùng để phân loại, sàng lọc, phân tách, rửa, nghiền, xay, trộn hay nhào đất, đá, quặng hoặc các khoáng vật khác, dạng rắn (kể cả dạng bột hoặc dạng nhão); máy dùng để đóng khối, tạo hình hoặc đúc khuôn các nhiên liệu khoáng rắn, bột gốm nhão, xi măng chưa đông cứng, thạch cao hoặc các sản phẩm khoáng khác ở dạng bột hoặc dạng nhão; máy để tạo khuôn đúc bằng cát.
8474.10
- Máy phân loại, sàng lọc, phân tách hoặc rửa:
8474.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.20
- Máy nghiền hoặc xay:
- - Hoạt động bằng điện:
8474.20.11
- - - Dùng cho đá
2
2
1
8474.20.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Không hoạt động bằng điện:
8474.20.21
- - - Dùng cho đá
2
2
1
8474.20.29
- - - Loại khác
2
2
1
- Máy trộn hoặc nhào:
8474.31
- - Máy trộn bê tông hoặc nhào vữa:
8474.31.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.31.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.32
- - Máy trộn khoáng vật với bi-tum:
- - - Hoạt động bằng điện:
8474.32.11
- - - - Có công suất không quá 80 tấn / giờ
2
2
1
8474.32.19
- - - - Loại khác
2
2
1
- - - Không hoạt động bằng điện:
8474.32.21
- - - - Có công suất không quá 80 tấn / giờ
2
2
1
8474.32.29
- - - - Loại khác
2
2
1
8474.39
- - Loại khác:
8474.39.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.39.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.80
- Máy khác:
8474.80.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.80.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8474.90
- Bộ phận:
8474.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
0
0
0
8474.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.75
Máy để lắp ráp đèn điện hoặc đèn điện tử, bóng đèn ống hoặc đèn điện tử chân không hoặc đèn flash, với vỏ bọc bằng thủy tinh; máy để chế tạo hoặc gia công nóng thủy tinh hay đồ thủy tinh.
8475.10
- Máy để lắp ráp đèn điện hay đèn điện tử, đèn ống hoặc đèn điện tử chân không hay đèn flash, với vỏ bọc bằng thủy tinh:
8475.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8475.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
- Máy để chế tạo hoặc gia công nóng thủy tinh hay đồ thủy tinh:
8475.21.00
- - Máy sản xuất sợi quang học và phôi tạo hình trước của chúng
0
0
0
8475.29.00
- - Loại khác
0
0
0
8475.90
- Bộ phận:
8475.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
0
0
0
8475.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.76
Máy bán hàng tự động (ví dụ, máy bán tem bưu điện, máy bán thuốc lá, máy bán thực phẩm hoặc đồ uống), kể cả máy đổi tiền.
- Máy bán đồ uống tự động:
8476.21.00
- - Có kèm thiết bị làm nóng hay làm lạnh
5
4
3
8476.29.00
- - Loại khác
5
4
3
- Máy khác:
8476.81.00
- - Có kèm thiết bị làm nóng hay làm lạnh
5
4
3
8476.89.00
- - Loại khác
5
4
3
8476.90.00
-
Bộ phận
5
4
3
84.77
Máy dùng để gia công cao su hoặc plastic hay dùng trong việc sản xuất các sản phẩm từ những vật liệu trên, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này.
8477.10
- Máy đúc phun:
8477.10.10
- - Để đúc cao su
0
0
0
- - Để đúc plastic:
8477.10.31
- - - Máy đúc phun sản phẩm poly (vinyl chloride) (PVC)
0
0
0
8477.10.39
- - - Loại khác
0
0
0
8477.20
- Máy đùn:
8477.20.10
- - Để đùn cao su
0
0
0
8477.20.20
- - Để đùn plastic
0
0
0
8477.30.00
- Máy đúc thổi
0
0
0
8477.40
- Máy đúc chân không và các loại máy đúc nhiệt khác:
8477.40.10
- - Để đúc hay tạo hình cao su
0
0
0
8477.40.20
- - Để đúc hay tạo hình plastic
0
0
0
- Máy đúc hay tạo hình khác:
8477.51.00
- - Để đúc hay tái chế lốp hơi hay để đúc hay tạo hình loại săm khác
0
0
0
8477.59
- - Loại khác:
8477.59.10
- - - Dùng cho cao su
0
0
0
8477.59.20
- - - Dùng cho plastic
0
0
0
8477.80
- Máy khác:
8477.80.10
- - Để chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su, hoạt động bằng điện
0
0
0
8477.80.20
- - Để chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su, không hoạt động bằng điện
0
0
0
- - Để chế biến plastic hoặc sản xuất các sản phẩm từ plastic, hoạt động bằng điện:
8477.80.31
- - - Máy ép lớp mỏng dùng để sản xuất tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in
0
0
0
8477.80.39
- - - Loại khác
0
0
0
8477.80.40
- - Để chế biến plastic hoặc sản xuất các sản phẩm từ plastic, không hoạt động bằng điện
0
0
0
8477.90
- Bộ phận:
8477.90.10
- - Của máy chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su hoạt động bằng điện
0
0
0
8477.90.20
- - Của máy để chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su không hoạt động bằng điện
0
0
0
- - Của máy chế biến plastic hoặc sản xuất các sản phẩm từ plastic hoạt động bằng điện:
8477.90.32
- - - Bộ phận của máy ép lớp mỏng dùng để sản xuất tấm
mạch in hoặc tấm mạch dây in
0
0
0
8477.90.39
- - - Loại khác
0
0
0
8477.90.40
- - Của máy để chế biến plastic hoặc các sản phẩm từ plastic, không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.78
Máy chế biến hay đóng gói thuốc lá, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này.
8478.10
- Máy:
8478.10.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8478.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8478.90
- Bộ phận:
8478.90.10
- - Của máy hoạt động bằng điện
2
2
1
8478.90.20
- - Của máy không hoạt động bằng điện
2
2
1
84.79
Máy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác thuộc Chương này.
8479.10
- Máy dùng cho các công trình công cộng, xây dựng hoặc các mục đích tương tự:
8479.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8479.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8479.20
- Máy dùng để chiết xuất hoặc chế biến dầu hoặc mỡ động vật, dầu hoặc chất béo thực vật:
8479.20.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.30
- Máy ép dùng để sản xuất tấm, ván ép từ sơ sợi hoặc dăm gỗ hay từ các vật liệu bằng gỗ khác và các loại máy khác dùng để xử lý gỗ hoặc lie:
8479.30.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.40
- Máy sản xuất dây cáp hoặc dây chão:
8479.40.10
- - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.40.20
- - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.50.00
- Rô bốt công nghiệp, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác
0
0
0
8479.60.00
- Máy làm mát không khí bằng bay hơi
0
0
0
- Cầu vận chuyển hành khách:
8479.71.00
- - Loại sử dụng ở sân bay
0
0
0
8479.79.00
- - Loại khác
0
0
0
- Máy và thiết bị cơ khí khác:
8479.81
- - Để gia công kim loại, kể cả máy cuộn ống dây điện:
8479.81.10
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
8479.81.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
8479.82
- - Máy trộn, máy nhào, máy xay, máy nghiền, máy sàng, máy rây, máy trộn đồng hóa, máy tạo nhũ tương hoặc máy khuấy:
8479.82.10
- - - Hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.82.20
- - - Không hoạt động bằng điện
2
2
1
8479.89
- - Loại khác:
8479.89.20
- - - Máy lắp ráp các bo mạch nhánh của bộ xử lý trung tâm (CPU) vào các vỏ hoặc hộp đựng bằng plastic; thiết bị tái sinh dung dịch hóa học dùng trong sản xuất tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in; thiết bị làm sạch cơ học bề mặt của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in trong sản xuất; thiết bị tự động sắp đặt hoặc loại bỏ các linh kiện hoặc phần tử tiếp xúc trên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc tấm đế khác; thiết bị đồng chỉnh tấm mạch in hay tấm mạch dây in hay tấm mạch in đã lắp ráp trong quá trình sản xuất
0
0
0
8479.89.30
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện
0
0
0
8479.89.40
- - - Loại khác, không hoạt động bằng điện
0
0
0
8479.90
- Bộ phận:
8479.90.20
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8479.89.20
0
0
0
8479.90.30
- - Của máy hoạt động bằng điện khác
0
0
0
8479.90.40
- - Của máy không hoạt động bằng điện
0
0
0
84.80
Hộp khuôn đúc kim loại; đế khuôn; mẫu làm khuôn; khuôn dùng cho kim loại (trừ khuôn đúc thỏi), các bua kim loại, thủy tinh, khoáng vật, cao su hay plastic.
8480.10.00
- Hộp khuôn đúc kim loại
2
2
1
8480.20.00
- Đế khuôn
2
2
1
8480.30
- Mẫu làm khuôn:
8480.30.10
- - Bằng đồng
2
2
1
8480.30.90
- - Loại khác
2
2
1
- Mẫu khuôn dùng để đúc kim loại hoặc các bua kim loại:
8480.41.00
- - Loại phun hoặc nén
2
2
1
8480.49.00
- - Loại khác
2
2
1
8480.50.00
- Khuôn đúc thủy tinh
2
2
1
8480.60.00
- Khuôn đúc khoáng vật
2
2
1
- Khuôn đúc cao su hoặc plastic:
8480.71
- - Loại phun hoặc nén:
8480.71.10
- - - Khuôn làm đế giày, dép
2
2
1
8480.71.90
- - - Loại khác
0
0
0
8480.79
- - Loại khác:
8480.79.10
- - - Khuôn làm đế giày, dép
2
2
1
8480.79.90
- - - Loại khác
2
2
1
84.81
Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt.
8481.10
- Van giảm áp:
- - Bằng sắt hoặc thép:
8481.10.11
- - - Van cổng điều khiển bằng tay có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm
3
3
3
8481.10.19
- - - Loại khác
3
3
3
- - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng:
8481.10.21
- - - Có đường kính trong không quá 2,5 cm
3
3
3
8481.10.22
- - - Có đường kính trong trên 2,5 cm
3
3
3
- - Loại khác:
8481.10.91
- - - Bằng plastic, loại có đường kính trong từ 1cm đến 2,5 cm
3
3
3
8481.10.99
- - - Loại khác
3
3
3
8481.20
- Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén:
8481.20.10
- - Van cổng điều khiển bằng tay có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm
3
3
3
8481.20.20
- - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có đường kính trong không quá 2,5 cm, hoặc bằng plastic, có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
3
3
3
8481.20.90
- - Loại khác
3
3
3
8481.30
- Van kiểm tra (van một chiều):
8481.30.10
- - Van cản, bằng gang đúc, có đường kính trong cửa nạp từ 4 cm đến 60 cm
3
3
3
8481.30.20
- - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống
3
3
3
8481.30.30
- - Bằng plastic, có đường kính trong từ 10 cm đến 25 cm
3
3
3
8481.30.90
- - Loại khác
3
3
3
8481.40
- Van an toàn hay van xả:
8481.40.10
- - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng, với đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống
7
7
7
8481.40.20
- - Bằng plastic, có đường kính trong từ 10 cm đến 25 cm
7
7
7
8481.40.90
- - Loại khác
7
7
7
8481.80
- Thiết bị khác:
- - Van dùng cho săm:
8481.80.11
- - - Bằng đồng hay hợp kim đồng
4,5
4
4
8481.80.12
- - - Bằng vật liệu khác
4,5
4
4
- - Van dùng cho lốp không cần săm:
8481.80.13
- - - Bằng đồng hay hợp kim đồng
4,5
4
4
8481.80.14
- - - Bằng vật liệu khác
4,5
4
4
- - Van xi lanh khí hóa lỏng (LPG) bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có kích thước như sau:
8481.80.21
- - - Có đường kính cửa nạp hoặc cửa thoát không quá 2,5 cm
4,5
4
4
8481.80.22
- - - Có đường kính cửa nạp hoặc cửa thoát trên 2,5 cm
4,5
4
4
8481.80.30
- - Van, đã hoặc chưa lắp bộ phận đánh lửa điện từ, dùng cho các bếp nấu hoặc bếp có lò nướng bằng ga
4,5
4
4
- - Van chai nước sô đa; bộ phận nạp bia hoạt động bằng ga:
8481.80.41
- - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
4,5
4
4
8481.80.49
- - - Loại khác
4,5
4
4
- - Van và vòi có khoang pha trộn lưu chất:
8481.80.51
- - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
17,5
17,5
17
8481.80.59
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - Van đường ống nước:
- - - Van cổng, bằng gang đúc, có đường kính trong từ 4 cm trở lên; van bướm, bằng gang đúc, có đường kính trong từ 8 cm trở lên:
8481.80.61
- - - - Van cổng điều khiển bằng tay có đường kính trong trên 5 cm nhưng không quá 40 cm
13
13
12,5
8481.80.62
- - - - Loại khác
13
13
12,5
8481.80.63
- - - Loại khác
13
13
12,5
- - Núm uống nước dùng cho lợn:
8481.80.64
- - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
17,5
17,5
17
8481.80.65
- - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - Van nối có núm:
8481.80.66
- - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
8,5
8,5
8,5
8481.80.67
- - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - Loại khác:
- - - Van bi:
8481.80.71
- - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
8,5
8,5
8,5
8481.80.72
- - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
- - - Van cổng, điều khiển bằng tay, bằng sắt hoặc thép, có kích thước như sau:
8481.80.73
- - - - Có đường kính trong cửa nạp và cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm
4,5
4
4
8481.80.74
- - - - Có đường kính trong cửa nạp và cửa thoát trên 40 cm
4,5
4
4
- - - Van nhiều cửa:
8481.80.75
- - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
4,5
4
4
8481.80.76
- - - - Loại khác
4,5
4
4
- - - Van điều khiển bằng khí nén:
8481.80.81
- - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm
4,5
4
4
8481.80.82
- - - - Loại khác
4,5
4
4
- - - Van plastic khác:
8481.80.83
- - - - Có đường kính cửa nạp không dưới 1 cm và đường kính cửa thoát không quá 2,5 cm
4,5
4
4
8481.80.84
- - - - Có đường kính cửa nạp không dưới 1 cm và đường kính cửa thoát trên 2,5 cm
4,5
4
4
- - - - Loại khác:
8481.80.87
- - - - - Van ngắt nhiên liệu dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
17,5
17,5
17
8481.80.88
- - - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
8481.80.89
- - - Loại khác, điều khiển bằng tay, trọng lượng dưới 3 kg, đã được xử lý bề mặt hoặc làm bằng thép không gỉ hoặc niken
17,5
17,5
17
- - - Loại khác:
8481.80.91
- - - - Vòi nước bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có đường
kính trong từ 2,5 cm trở xuống
8,5
8,5
8,5
- - - - Loại khác:
8481.80.92
- - - - - Van ngắt nhiên liệu dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
17,5
17,5
17
8481.80.99
- - - - - Loại khác
8,5
8,5
8,5
8481.90
- Bộ phận:
8481.90.10
- - Vỏ của van cổng hoặc van cống có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 50 mm nhưng không quá 400 mm
3
3
3
- - Dùng cho vòi, van các loại (trừ van dùng cho săm và lốp không cần săm) và các thiết bị tương tự, có đường kính trong từ 25 mm trở xuống:
8481.90.21
- - - Thân, dùng cho vòi nước
7
7
7
8481.90.22
- - - Thân, dùng cho van xi lanh khí hóa lỏng (LPG)
3
3
3
8481.90.23
- - - Thân, loại khác
3
3
3
8481.90.29
- - - Loại khác
3
3
3
- - Thân hoặc đầu van của săm hoặc lốp không cần săm:
8481.90.31
- - - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng
3
3
3
8481.90.39
- - - Loại khác
3
3
3
- - Lõi van của săm hoặc lốp không cần săm:
8481.90.41
- - - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng
3
3
3
8481.90.49
- - - Loại khác
3
3
3
8481.90.90
- - Loại khác
3
3
3
84.82
Ổ bi hoặc ổ đũa.
8482.10.00
-
Ổ bi
3
3
3
8482.20.00
- Ổ đũa côn, kể cả cụm linh kiện vành côn và đũa côn
3
3
3
8482.30.00
- Ổ đũa cầu
3
3
3
8482.40.00
- Ổ đũa kim
3
3
3
8482.50.00
- Các loại ổ đũa hình trụ khác
3
3
3
8482.80.00
- Loại khác, kể cả ổ kết hợp bi cầu/bi đũa
3
3
3
- Bộ phận:
8482.91.00
- - Bi, kim và đũa
0
0
0
8482.99.00
- - Loại khác
0
0
0
84.83
Trục truyền động (kể cả trục cam và trục khuỷu) và tay biên; thân ổ và gối đỡ trục dùng ổ trượt; bánh răng và cụm bánh răng; vít bi hoặc vít đũa; hộp số và các cơ cấu điều tốc khác, kể cả bộ biến đổi mô men xoắn; bánh đà và ròng rọc, kể cả khối puli; ly hợp và khớp nối trục (kể cả khớp nối vạn năng).
8483.10
- Trục truyền động (kể cả trục cam và trục khuỷu) và tay biên:
8483.10.10
- - Dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
- - Trục cam và trục khuỷu dùng cho động cơ xe của Chương 87:
8483.10.24
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.11
*
*
*
- - - Loại khác:
8483.10.25
- - - - Cho xe có dung tích xi lanh không quá 2.000 cc
*
*
*
8483.10.26
- - - - Cho xe có dung tích xi lanh trên 2.000 cc đến 3.000 cc
*
*
*
8483.10.27
- - - - Cho xe có dung tích xi lanh trên 3.000 cc
*
*
*
- - Dùng cho động cơ máy thủy:
8483.10.31
- - - Công suất không quá 22,38 kW
*
*
*
8483.10.39
- - - Loại khác
*
*
*
8483.10.90
- - Loại khác
*
*
*
8483.20
- Thân ổ, dùng ổ bi hoặc ổ đũa:
8483.20.20
- - Dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
8483.20.30
- - Dùng cho động cơ xe của Chương 87
*
*
*
8483.20.90
- - Loại khác
*
*
*
8483.30
- Thân ổ, không dùng ổ bi hay ổ đũa; gối đỡ trục dùng ổ trượt:
8483.30.20
- - Dùng cho các máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
8483.30.30
- - Dùng cho động cơ xe của Chương 87
*
*
*
8483.30.90
- - Loại khác
*
*
*
8483.40
- Bộ bánh răng và cụm bánh răng ăn khớp, trừ bánh xe có răng, đĩa xích và các bộ phận truyền chuyển động ở dạng riêng biệt; vít bi hoặc vít đũa; hộp số và các cơ cấu điều tốc khác, kể cả bộ biến đổi mô men xoắn:
8483.40.20
- - Dùng cho tàu thuyền
*
*
*
8483.40.30
- - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.29 hoặc 84.30
*
*
*
8483.40.90
- - Loại khác
*
*
*
8483.50.00
- Bánh đà và ròng rọc, kể cả khối pu li
8,5
8,5
8,5
8483.60.00
- Ly hợp và khớp nối trục (kể cả khớp nối vạn năng)
0
0
0
8483.90
- Bánh xe có răng, đĩa xích và các bộ phận truyền chuyển động riêng biệt; các bộ phận:
- - Bộ phận của hàng hóa thuộc phân nhóm 8483.10:
8483.90.11
- - - Dùng cho máy kéo thuộc phân nhóm 8701.10 hoặc 8701.90
*
*
*
8483.90.13
- - - Dùng cho máy kéo khác thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8483.90.14
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc nhóm 87.11
*
*
*
8483.90.15
- - - Dùng cho hàng hóa khác thuộc Chương 87
*
*
*
8483.90.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8483.90.91
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8701.10 hoặc 8701.90
*
*
*
8483.90.93
- - - Dùng cho máy kéo khác thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8483.90.94
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc nhóm 87.11
*
*
*
8483.90.95
- - - Dùng cho hàng hóa khác thuộc Chương 87
*
*
*
8483.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
84.84
Đệm và gioăng tương tự làm bằng tấm kim loại mỏng kết hợp với các vật liệu dệt khác hoặc bằng hai hay nhiều lớp kim loại; bộ hoặc một số chủng loại đệm và gioăng tương tự, thành phần khác nhau, được đóng trong các túi, bao hoặc đóng gói tương tự; bộ làm kín kiểu cơ khí.
8484.10.00
- Đệm và gioăng tương tự làm bằng tấm kim loại mỏng kết hợp với các vật liệu dệt khác hoặc bằng hai hay nhiều lớp kim loại
3
3
3
8484.20.00
- Bộ làm kín kiểu cơ khí
2
2
1
8484.90.00
- Loại khác
2
2
1
84.86
Máy và thiết bị chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng để sản xuất các khối bán dẫn hoặc tấm bán dẫn mỏng, linh kiện bán dẫn, mạch điện tử tích hợp hoặc màn hình dẹt; máy và thiết bị nêu ở Chú giải 9 (C) của Chương này; bộ phận và phụ kiện.
8486.10
- Máy và thiết bị để sản xuất khối hoặc tấm bán dẫn mỏng:
8486.10.10
- - Thiết bị làm nóng nhanh tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.10.20
- - Máy sấy khô bằng phương pháp quay ly tâm để chế tạo tấm bán dẫn mỏng
2
2
1
8486.10.30
- - Máy công cụ để gia công mọi vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông trong sản xuất tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.10.40
- - Máy và thiết bị để cắt khối bán dẫn đơn tinh thể thành các lớp, hoặc cưa miếng mỏng đơn tinh thể thành các chip
0
0
0
8486.10.50
- - Máy mài, đánh bóng và phủ dùng trong chế tạo tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.10.60
- - Thiết bị làm phát triển hoặc kéo khối bán dẫn đơn tinh thể
0
0
0
8486.10.90
- - Loại khác
0
0
0
8486.20
- Máy và thiết bị để sản xuất linh kiện bán dẫn hoặc mạch điện tử tích hợp:
- - Thiết bị tạo lớp màng mỏng:
8486.20.11
- - - Thiết bị kết tủa khí hóa dùng cho ngành sản xuất bán dẫn
0
0
0
8486.20.12
- - - Máy kết tủa epitaxi dùng cho các tấm bán dẫn mỏng; thiết bị để tạo lớp phủ nhũ tương in ảnh lên các tấm bán dẫn mỏng bằng phương pháp quay
0
0
0
8486.20.13
- - - Thiết bị tạo kết tủa vật lý bằng phương pháp phun phủ lên các tấm bán dẫn mỏng; thiết bị lắng đọng vật lý dùng cho sản xuất bán dẫn
0
0
0
8486.20.19
- - - Loại khác
0
0
0
- - Thiết bị tạo hợp kim hóa:
8486.20.21
- - - Máy cấy ghép ion cho quá trình xử lý vật liệu bán dẫn
0
0
0
8486.20.29
- - - Loại khác
0
0
0
- - Thiết bị tẩy rửa và khắc axít:
8486.20.31
- - - Máy dùng tia sáng để làm sạch và tẩy rửa chất bẩn bám trên các đầu chân dẫn điện kim loại của các cụm linh kiện bán dẫn trước khi tiến hành điện phân; dụng cụ phun dùng để khắc axit, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.20.32
- - - Thiết bị sử dụng cho các bản mẫu khắc khô trên vật liệu bán dẫn
0
0
0
8486.20.33
- - - Thiết bị để khắc axit ướt, hiện ảnh, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.20.39
- - - Loại khác
0
0
0
- - Thiết bị in ly tô:
8486.20.41
- - - Thiết bị in trực tiếp lên tấm bán dẫn mỏng
2
2
1
8486.20.42
- - - Thiết bị hiệu chỉnh vị trí mẫu theo bước và lặp lại
2
2
1
8486.20.49
- - - Loại khác
0
0
0
- - Thiết bị xử lý các tấm bán dẫn mỏng đã được phơi sáng hiện ảnh:
8486.20.51
- - - Thiết bị khắc để đánh dấu hoặc khắc vạch lên các tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.20.59
- - - Loại khác
0
0
0
- - Loại khác:
8486.20.91
- - - Máy cắt laser để cắt các đường tiếp xúc bằng các chùm tia laser trong các sản phẩm bán dẫn
0
0
0
8486.20.92
- - - Máy uốn, gấp và làm thẳng các đầu chân dẫn điện của bán dẫn
0
0
0
8486.20.93
- - - Lò sấy và lò luyện dùng điện trở sử dụng trong sản xuất linh kiện bán dẫn trên các tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.20.94
- - - Lò sấy và lò luyện hoạt động bằng hiệu ứng cảm ứng điện hoặc điện môi dùng cho sản xuất linh kiện bán dẫn trên các tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.20.95
- - - Máy tự động dịch chuyển hoặc bóc tách các linh kiện hoặc phần tiếp xúc trên các nguyên liệu bán dẫn
0
0
0
8486.20.99
- - - Loại khác
0
0
0
8486.30
- Máy và thiết bị dùng để sản xuất màn hình dẹt:
8486.30.10
- - Thiết bị khắc axít bằng phương pháp khô lên tấm đế của màn hình dẹt
0
0
0
8486.30.20
- - Thiết bị khắc axít bằng phương pháp ướt, hiện ảnh, tẩy rửa hoặc làm sạch màn hình dẹt
0
0
0
8486.30.30
- - Thiết bị kết tủa và bay hơi dùng để sản xuất màn hình dẹt; thiết bị để tạo phủ lớp nhũ tương cảm quang lên các đế của màn hình dẹt bằng phương pháp quay; thiết bị tạo kết tủa vật lý lên các lớp đế của màn hình dẹt
0
0
0
8486.30.90
- - Loại khác
0
0
0
8486.40
- Máy và thiết bị nêu tại Chú giải 9 (C) Chương này:
8486.40.10
- - Máy phay bằng chùm tia ion hội tụ để sản xuất hoặc sửa chữa màn và lưới quang của các định dạng trên linh kiện bán dẫn
0
0
0
8486.40.20
- - Thiết bị gắn khuôn, nối bằng tự động, nối dây và bọc nhựa để lắp ráp các chất bán dẫn; máy tự động để chuyên chở, xử lý và bảo quản các tấm bán dẫn mỏng, các khung miếng mỏng, hộp mỏng và vật liệu khác dùng cho thiết bị bán dẫn
0
0
0
8486.40.30
- - Khuôn để sản xuất linh kiện bán dẫn
0
0
0
8486.40.40
- - Kính hiển vi quang học soi nổi được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn
0
0
0
8486.40.50
- - Kính hiển vi chụp ảnh được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn
0
0
0
8486.40.60
- - Kính hiển vi điện tử được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn
0
0
0
8486.40.70
- - Thiết bị tạo mẫu dùng cho quá trình tạo màn (khuôn in) hoặc lưới quang trên các đế phủ lớp cảm quang trong quá trình khắc
2
2
1
8486.40.90
- - Loại khác
0
0
0
8486.90
- Bộ phận và phụ kiện:
- - Của máy móc và thiết bị để sản xuất khối hoặc tấm bán dẫn mỏng:
8486.90.11
- - - Của thiết bị nung nóng nhanh tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.90.12
- - - Của thiết bị sấy khô bằng phương pháp quay dùng cho quá trình gia công tấm bản mỏng
0
0
0
8486.90.13
- - - Của máy công cụ để gia công mọi vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông trong sản xuất tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
- - - Của máy dùng để cắt khối bán dẫn đơn tinh thể thành các lớp, hoặc cưa miếng mỏng đơn tinh thể thành các chip:
8486.90.14
- - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận phụ trợ đặc biệt khác dùng cho máy công cụ
0
0
0
8486.90.15
- - - - Loại khác
0
0
0
8486.90.16
- - - Của máy mài, đánh bóng và mài rà dùng cho quá trình sản xuất tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.90.17
- - - Của thiết bị làm phát triển hoặc kéo dài khối bán dẫn đơn tinh thể
0
0
0
8486.90.19
- - - Loại khác
0
0
0
- - Của máy và thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn hoặc mạch điện tử tích hợp:
8486.90.21
- - - Của thiết bị kết tủa và bay hơi dùng cho sản xuất bán
dẫn
0
0
0
8486.90.22
- - - Của máy kết tủa epitaxi dùng cho các tấm bán dẫn mỏng; của thiết bị để tạo lớp phủ nhũ tương cảm quang in ảnh lên các tấm bán dẫn mỏng bằng phương pháp quay
0
0
0
8486.90.23
- - - Của máy cấy ghép ion cho quá trình xử lý vật liệu bán dẫn; của thiết bị tạo kết tủa vật lý bằng phương pháp phun phủ lên tấm bán dẫn; của thiết bị để lắng đọng vật lý; của thiết bị ghi trực tiếp lên tấm bán dẫn mỏng, thiết bị hiệu chỉnh vị trí mẫu theo bước và lặp lại và thiết bị in ly tô khác
0
0
0
- - - Của dụng cụ phun dùng để khắc axit, tẩy rửa hoặc làm
sạch các tấm bán dẫn mỏng; của thiết bị để khắc axít ướt, hiện ảnh, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bán dẫn mỏng; của các bản mẫu khắc khô trên vật liệu bán dẫn:
8486.90.24
- - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy công cụ
0
0
0
8486.90.25
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Của máy khắc để đánh dấu hoặc khắc vạch lên các tấm
bán dẫn mỏng; của máy cắt laser để cắt các đường tiếp xúc bằng các chùm tia laser trong các sản phẩm bán dẫn; của máy uốn, gấp và làm thẳng các đầu chân dẫn điện của bán dẫn:
8486.90.26
- - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy công cụ
0
0
0
8486.90.27
- - - - Loại khác
0
0
0
8486.90.28
- - - Của lò sấy và lò luyện dùng điện trở sử dụng trong sản xuất linh kiện bán dẫn trên tấm bán dẫn mỏng; của lò sấy và lò luyện hoạt động bằng hiệu ứng cảm ứng điện hoặc điện môi dùng trong sản xuất linh kiện bán dẫn trên tấm bán dẫn mỏng
0
0
0
8486.90.29
- - - Loại khác
0
0
0
- - Của máy và thiết bị sản xuất màn hình dẹt:
8486.90.31
- - - Của thiết bị để khắc axit bằng phương pháp khô Iên các lớp đế của màn hình dẹt
0
0
0
- - - Của thiết bị khắc axít bằng phương pháp ướt, máy điện ảnh, thiết bị tẩy rửa hoặc làm sạch màn hình dẹt:
8486.90.32
- - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy công cụ
0
0
0
8486.90.33
- - - - Loại khác
0
0
0
8486.90.34
- - - Của thiết bị kết tủa và bay hơi dùng để sản xuất màn hình dẹt
0
0
0
8486.90.35
- - - Của thiết bị để tạo lớp phủ nhũ tương cảm quang lên các đế của màn hình dẹt
0
0
0
8486.90.36
- - - Của thiết bị để tạo kết tủa vật lý lên các đế của màn hình dẹt
0
0
0
8486.90.39
- - - Loại khác
0
0
0
- - Của máy hoặc thiết bị nêu tại Chú giải 9 (C) của Chương này:
8486.90.41
- - - Của máy phay bằng chùm tia ion hội tụ để sản xuất hoặc sửa chữa màn và lưới quang của các định dạng trên linh kiện bán dẫn
0
0
0
8486.90.42
- - - Của thiết bị gắn khuôn, nối băng tự động, nối dây và bọc nhựa để lắp ráp các chất bán dẫn
0
0
0
8486.90.43
- - - Của máy tự động để chuyên chở, xử lý và bảo quản các tấm bán dẫn mỏng, các khung miếng mỏng, hộp mỏng và vật liệu khác dùng cho thiết bị bán dẫn
0
0
0
8486.90.44
- - - Của kính hiển vi quang học soi nổi và kính hiển vi chụp ảnh được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn
0
0
0
8486.90.45
- - - Của kính hiển vi điện tử được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn
0
0
0
8486.90.46
- - - Của máy phay bằng chùm tia ion hội tụ để sản xuất hoặc sửa chữa màn và lưới quang trên các đế đã phủ lớp cảm quang, kể cả tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8486.90.49
- - - Loại khác
0
0
0
84.87
Phụ tùng máy móc, không bao gồm đầu nối điện, màng ngăn, cuộn, công tắc điện hoặc các phụ tùng điện khác, không được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác trong Chương này.
8487.10.00
- Chân vịt của tàu hoặc thuyền và cánh của chân vịt
2
2
1
8487.90.00
- Loại khác
2
2
1
Chương 85 - Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên
85.01
Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện).
8501.10
- Động cơ có công suất không quá 37,5 W:
- - Động cơ một chiều:
- - - Động cơ bước:
8501.10.21
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50,
85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.10.29
- - - - Loại khác
*
*
*
8501.10.30
- - - Động cơ hướng trục
*
*
*
- - - Loại khác:
8501.10.41
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.10.49
- - - - Loại khác
*
*
*
- - Động cơ khác, kể cả động cơ vạn năng (một chiều/xoay chiều):
- - - Động cơ bước:
8501.10.51
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.10.59
- - - - Loại khác
*
*
*
8501.10.60
- - - Động cơ hướng trục
*
*
*
- - - Loại khác:
8501.10.91
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.10.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8501.20
- Động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều có công suất trên 37,5 W:
- - Công suất không quá 1 kW:
8501.20.12
- - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.20.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Công suất trên 1 kW:
8501.20.21
- - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.20.29
- - - Loại khác
*
*
*
- Động cơ một chiều khác; máy phát điện một chiều:
8501.31
- - Công suất không quá 750 W:
8501.31.30
- - - Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.31.40
- - - Động cơ khác
*
*
*
8501.31.50
- - - Máy phát điện
*
*
*
8501.32
- - Công suất trên 750 W nhưng không quá 75 kW:
- - - Công suất trên 37,5 kW:
8501.32.11
- - - - Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
2
2
1
8501.32.12
- - - - Động cơ khác
2
2
1
8501.32.13
- - - - Máy phát điện
2
2
1
- - - Loại khác:
8501.32.91
- - - - Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
2
2
1
8501.32.92
- - - - Động cơ khác
5
4
3
8501.32.93
- - - - Máy phát điện
5
4
3
8501.33.00
- - Công suất trên 75 kW nhưng không quá 375 kW
0
0
0
8501.34.00
- - Công suất trên 375 kW
0
0
0
8501.40
- Động cơ xoay chiều khác, một pha:
- - Công suất không quá 1 kW:
8501.40.11
- - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.40.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Công suất trên 1 kW:
8501.40.21
- - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
*
*
*
8501.40.29
- - - Loại khác
*
*
*
- Động cơ xoay chiều khác, đa pha:
8501.51
- - Công suất không quá 750 W:
8501.51.11
- - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
15
15
12,5
8501.51.19
- - - Loại khác
18
18
15
8501.52
- - Công suất trên 750 W nhưng không quá 75 kW:
- - - Công suất không quá 1 kW:
8501.52.11
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
5
4
3
8501.52.19
- - - - Loại khác
5
4
3
- - - Công suất trên 1 kW nhưng không quá 37,5 kW:
8501.52.21
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
5
4
3
8501.52.29
- - - - Loại khác
5
4
3
- - - Công suất trên 37,5 kW:
8501.52.31
- - - - Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16
0
0
0
8501.52.39
- - - - Loại khác
0
0
0
8501.53.00
- - Công suất trên 75 kW
0
0
0
- Máy phát điện xoay chiều (máy dao điện):
8501.61
- - Công suất không quá 75 kVA:
8501.61.10
- - - Công suất không quá 12,5 kVA
*
*
*
8501.61.20
- - - Công suất trên 12,5 kVA
*
*
*
8501.62
- - Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 375 kVA:
8501.62.10
- - - Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 150 kVA
5
4
3
8501.62.90
- - - Công suất trên 150 kVA nhưng không quá 375 kVA
5
4
3
8501.63.00
- - Công suất trên 375 kVA nhưng không quá 750 kVA
2
2
1
8501.64.00
- - Công suất trên 750 kVA
2
2
1
85.02
Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay.
- Tổ máy phát điện với động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (động cơ diesel hoặc bán diesel):
8502.11.00
- - Công suất không quá 75 kVA
*
*
*
8502.12
- - Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 375 kVA:
8502.12.10
- - - Công suất không quá 125 kVA
5
4
3
8502.12.20
- - - Công suất trên 125 kVA
5
4
3
8502.13
- - Công suất trên 375 kVA:
8502.13.10
- - - Công suất
từ 12.500 kVA (10.000 kW) trở lên
2
2
1
8502.13.90
- - - Loại khác
2
2
1
8502.20
- Tổ máy phát điện với động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện:
8502.20.10
- - Công suất không quá 75 kVA
*
*
*
8502.20.20
- - Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 100 kVA
*
*
*
8502.20.30
- - Công suất trên 100 kVA nhưng không quá 10.000 kVA
*
*
*
- - Công suất trên 10.000 kVA:
8502.20.41
- - - Công suất từ 12.500 kVA (10.000 kW) trở lên
*
*
*
8502.20.49
- - - Loại khác
*
*
*
-
Tổ máy phát điện khác:
8502.31
- - Chạy bằng sức gió:
8502.31.10
- - - Công suất không quá 10.000 kVA
2
2
1
8502.31.20
- - - Công suất trên 10.000 kVA
2
2
1
8502.39
- - Loại khác:
8502.39.10
- - - Công suất không quá 10 kVA
0
0
0
8502.39.20
- - - Công suất trên 10 kVA nhưng không quá 10.000 kVA
0
0
0
- - - Công suất trên 10.000 kVA:
8502.39.31
- - - - Công suất từ 12.500 kVA (10.000 kW) trở lên
0
0
0
8502.39.39
- - - - Loại khác
0
0
0
8502.40.00
- Máy biến đổi điện quay
0
0
0
85.03
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại máy thuộc nhóm 85.01 hoặc 85.02.
8503.00.10
- Các bộ phận dùng để sản xuất động cơ điện thuộc nhóm 85.01; các bộ phận của máy phát điện thuộc nhóm 85.01 hoặc 85.02 có công suất từ 10.000 kW trở lên
2
2
1
8503.00.90
- Loại khác
2
2
1
85.04
Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (ví dụ, bộ chỉnh lưu) và cuộn cảm.
8504.10.00
- Chấn lưu dùng cho đèn phóng hoặc ống phóng
6
5
5
- Máy biến điện sử dụng điện môi lỏng:
8504.21
- - Có công suất danh định không quá 650 kVA:
8504.21.10
- - - Máy ổn áp từng nấc (biến áp tự ngẫu); máy biến áp điện dùng cho thiết bị đo lường có công suất danh định không quá 5 kVA
*
*
*
- - - Loại khác:
8504.21.92
- - - - Có công suất danh định trên 10 kVA và đầu điện áp cao từ 110kV trở lên
*
*
*
8504.21.93
- - - - Có công suất danh định trên 10 kVA và đầu điện áp cao từ 66 kV trở lên, nhưng dưới 110 kV
*
*
*
8504.21.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.22
- - Có công suất danh định trên 650 kVA nhưng không quá 10.000 kVA:
- - - Máy ổn áp từng nấc (biến áp tự ngẫu):
8504.22.11
- - - - Đầu điện áp cao từ 66 kV trở lên
*
*
*
8504.22.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8504.22.92
- - - - Đầu điện áp cao từ 110kV trở lên
*
*
*
8504.22.93
- - - - Đầu điện áp cao từ 66kV trở lên, nhưng dưới 110kV
*
*
*
8504.22.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.23
- - Có công suất danh định trên 10.000 kVA:
8504.23.10
- - - Có công suất danh định không quá 15.000 kVA
2
2
1
- - - Có công suất danh định trên 15.000 kVA:
8504.23.21
- - - - Không quá 20.000 kVA
2
2
1
8504.23.22
- - - - Trên 20.000 kVA nhưng không quá 30.000 kVA
2
2
1
8504.23.29
- - - - Loại khác
2
2
1
- Máy biến điện khác:
8504.31
- - Có công suất danh định không quá 1 kVA:
- - - Máy biến áp dùng cho thiết bị đo lường:
8504.31.11
- - - - Điện áp từ 110 kV trở lên
*
*
*
8504.31.12
- - - - Điện áp từ 66 kV trở lên, nhưng dưới 110 kV
*
*
*
8504.31.13
- - - - Điện áp từ 1kV trở lên, nhưng dưới 66 kV
*
*
*
8504.31.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Máy biến dòng dùng cho thiết bị đo lường:
- - - - Dùng cho đường dây có điện áp từ 110 kV trở lên:
8504.31.21
- - - - - Máy biến dòng dạng vòng dùng cho đường dây có
điện áp không quá 220 kV
*
*
*
8504.31.22
- - - - - Loại khác
*
*
*
8504.31.23
- - - - Dùng cho đường dây có điện áp từ 66 kV trở lên, nhưng dưới 110 kV
*
*
*
8504.31.24
- - - - Dùng cho đường dây có điện áp từ 1kV trở lên, nhưng dưới 66 kV
*
*
*
8504.31.29
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.31.30
- - - Máy biến áp quét về (biến áp tần số quét ngược)
*
*
*
8504.31.40
- - - Máy biến áp trung tần
*
*
*
- - - Loại khác:
8504.31.91
- - - - Sử dụng cho đồ chơi, mô hình thu nhỏ hoặc các mô hình giải trí tương tự
*
*
*
8504.31.92
- - - - Biến áp thích ứng khác
*
*
*
8504.31.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.32
- - Công suất danh định trên 1 kVA nhưng không quá 16 kVA:
- - - Máy biến điện (máy biến áp và máy biến dòng) dùng cho thiết bị đo lường loại công suất danh định không quá 5 kVA:
8504.32.11
- - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.32.19
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.32.20
- - - Loại khác, sử dụng cho đồ chơi, mô hình thu nhỏ hoặc các mô hình giải trí tương tự
*
*
*
8504.32.30
- - - Loại khác, tần số tối thiểu 3 MHz
*
*
*
- - - Loại khác, có công suất danh định không quá 10 kVA:
8504.32.41
- - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.32.49
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác, công suất danh định trên 10 kVA:
8504.32.51
- - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.32.59
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.33
- - Có công suất danh định trên 16 kVA nhưng không quá 500 kVA:
- - - Có đầu điện áp cao từ 66 kV trở lên:
8504.33.11
- - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.33.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8504.33.91
- - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.33.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8504.34
- - Có công suất danh định trên 500 kVA:
- - - Có công suất danh định không vượt quá 15.000 kVA:
- - - - Có công suất danh định trên 10.000 kVA và đầu điện áp cao từ 66 kV trở lên:
8504.34.11
- - - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.34.12
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Loại khác:
8504.34.13
- - - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.34.14
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Có công suất danh định trên 15.000 kVA:
- - - - Đầu điện áp cao từ 66 kV trở lên:
8504.34.22
- - - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.34.23
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Loại khác:
8504.34.24
- - - - - Biến áp thích ứng
*
*
*
8504.34.29
- - - - - Loại khác
*
*
*
8504.40
- Máy biến đổi tĩnh điện:
- - Dùng cho các máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng, và thiết bị viễn thông:
8504.40.11
- - - Bộ nguồn cấp điện liên tục (UPS)
2
2
1
8504.40.19
- - - Loại khác
0
0
0
8504.40.20
- - Máy nạp ắc qui, pin có công suất danh định trên 100 kVA
0
0
0
8504.40.30
- - Bộ chỉnh lưu khác
0
0
0
8504.40.40
- - Bộ nghịch lưu
0
0
0
8504.40.90
- - Loại khác
0
0
0
8504.50
- Cuộn cảm khác:
8504.50.10
- - Cuộn cảm dùng cho bộ nguồn cấp điện của các thiết bị xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng, và thiết bị viễn thông
0
0
0
8504.50.20
- - Cuộn cảm cố định kiểu con chip
0
0
0
- - Loại khác:
8504.50.93
- - - Có công suất danh định không quá 2.500 kVA
0
0
0
8504.50.94
- - - Có công suất danh định trên 2.500 kVA nhưng không quá 10.000 kVA
0
0
0
8504.50.95
- - - Có công suất danh định trên 10.000 kVA
0
0
0
8504.90
- Bộ phận:
8504.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8504.10
2
2
1
8504.90.20
- - Tấm mạch in đã lắp ráp dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8504.40.11, 8504.40.19 hoặc 8504.50.10
0
0
0
- - Dùng cho máy biến đổi điện có công suất không quá 10.000 kVA:
8504.90.31
- - - Tấm tản nhiệt; ống tản nhiệt đã lắp ráp thành dạng tấm phẳng dùng cho biến áp phân phối và biến áp nguồn
2
2
1
8504.90.39
- - - Loại khác
2
2
1
- - Dùng cho biến thế điện có công suất trên 10.000 kVA:
8504.90.41
- - - Tấm tản nhiệt; ống tản nhiệt đã lắp ráp thành dạng tấm phẳng loại dùng cho biến áp phân phối và biến áp nguồn
2
2
1
8504.90.49
- - - Loại khác
2
2
1
8504.90.50
- - Loại khác, dùng cho cuộn cảm có công suất không quá 2.500 kVA
2
2
1
8504.90.60
- - Loại khác, dùng cho cuộn cảm có công suất trên 2.500 kVA
2
2
1
8504.90.90
- - Loại khác
2
2
1
85.05
Nam châm điện; nam châm vĩnh cửu và các mặt hàng được dùng làm nam châm vĩnh cửu sau khi từ hóa; bàn cặp, giá kẹp và các dụng cụ để giữ khác, hoạt động bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu; các khớp nối, khớp ly hợp và phanh hoạt động bằng điện tử; đầu nâng hoạt động bằng điện từ.
- Nam châm vĩnh cửu và các mặt hàng được dùng làm nam châm vĩnh cửu sau khi từ hóa:
8505.11.00
- - Bằng kim loại
2
2
1
8505.19.00
- - Loại khác
2
2
1
8505.20.00
- Các khớp nối, ly hợp và phanh hoạt động bằng điện từ
2
2
1
8505.90.00
- Loại khác, kể cả bộ phận
2
2
1
85.06
Pin và bộ pin.
8506.10
- Bằng dioxit mangan:
8506.10.10
- - Có thể tích ngoài không quá 300 cm3
*
*
*
8506.10.90
- - Loại khác
*
*
*
8506.30.00
- Bằng oxit thủy ngân
*
*
*
8506.40.00
- Bằng oxit bạc
*
*
*
8506.50.00
- Bằng liti
*
*
*
8506.60
- Bằng kẽm-khí:
8506.60.10
- - Có thể tích ngoài không quá 300cm3
26,5
26
25,5
8506.60.90
- - Loại khác
13
13
12,5
8506.80
- Pin và bộ pin khác:
8506.80.10
- - Bằng kẽm carbon, có thể tích ngoài không quá 300 cm3
*
*
*
8506.80.20
- - Bằng kẽm carbon, có thể tích ngoài trên 300 cm3
*
*
*
- - Loại khác:
8506.80.91
- - - Có thể tích ngoài không quá 300cm3
*
*
*
8506.80.99
- - - Loại khác
*
*
*
8506.90.00
- Bộ phận
5
4
3
85.07
Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
8507.10
- Bằng axit - chì, loại dùng để khởi động động cơ piston:
8507.10.10
- - Dùng cho máy bay
*
*
*
- - Loại khác:
- - - 6V hoặc 12V, có dung lượng phóng điện không quá 200Ah:
8507.10.92
- - - - Chiều cao (không bao gồm đầu cực và tay cầm) không quá 13 cm
*
*
*
8507.10.93
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8507.10.94
- - - - Chiều cao (không bao gồm đầu cực và tay cầm) không quá 13 cm
*
*
*
8507.10.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8507.20
- Ắc qui axit - chì khác:
8507.20.10
- - Loại dùng cho máy bay
*
*
*
- - Loại khác:
- - - 6V hoặc 12V, có dung lượng phóng điện không quá 200Ah:
8507.20.91
- - - - Chiều cao (không bao gồm đầu cực và tay cầm) trên 13 cm nhưng không quá 23cm
*
*
*
8507.20.92
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8507.20.93
- - - - Chiều cao (không bao gồm đầu cực và tay cầm) trên
13 cm nhưng không quá 23cm
*
*
*
8507.20.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8507.30
- Bằng niken-cađimi:
8507.30.10
- - Loại dùng cho máy bay
*
*
*
8507.30.90
- - Loại khác
*
*
*
8507.40
- Bằng niken-sắt:
8507.40.10
- - Loại dùng cho máy bay
*
*
*
8507.40.90
- - Loại khác
*
*
*
8507.50.00
- Bằng Nikel - hydrua kim loại
0
0
0
8507.60
- Bằng ion Iiti:
8507.60.10
- - Loại dùng cho máy tính xách tay kể cả loại notebook và subnotebook
0
0
0
8507.60.90
- - Loại khác
0
0
0
8507.80
- Ắc qui khác:
8507.80.10
- - Loại dùng cho máy bay
0
0
0
- - Loại khác:
8507.80.91
- - - Loại dùng cho máy tính xách tay kể cả loại notebook và subnotebook
0
0
0
8507.80.99
- - - Loại khác
0
0
0
8507.90
- Bộ phận:
- - Các bản cực:
8507.90.11
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8507.10.92,
8507.10.93, 8507.10.94 hoặc 8507.10.99
2
2
1
8507.90.12
- - - Loại dùng cho máy bay
2
2
1
8507.90.19
- - - Loại khác
2
2
1
- - Loại khác:
8507.90.91
- - - Loại dùng cho máy bay
0
0
0
8507.90.92
- - - Vách ngăn ắc qui, sẵn sàng để sử dụng, làm từ mọi vật liệu trừ poly (vinyl clorua)
2
2
1
8507.90.93
- - - Loại khác, của hàng hóa thuộc phân nhóm 8507.10.92, 8507.10.93, 8507.10.94 hoặc 8507.10.99
2
2
1
8507.90.99
- - - Loại khác
2
2
1
85.08
Máy hút bụi.
- Có động cơ điện gắn liền:
8508.11.00
- - Công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít
*
*
*
8508.19
- - Loại khác:
8508.19.10
- - - Loại phù hợp dùng cho mục đích gia dụng
*
*
*
8508.19.90
- - - Loại khác
0
0
0
8508.60.00
- Máy hút bụi loại khác
0
0
0
8508.70
- Bộ phận:
8508.70.10
- - Của máy hút bụi thuộc phân nhóm 8508.11.00 hoặc 8508.19.10
0
0
0
8508.70.90
- - Loại khác
0
0
0
85.09
Thiết bị cơ điện gia dụng có động cơ điện gắn liền, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08.
8509.40.00
- Máy nghiền và trộn thức ăn; máy ép quả hay rau
*
*
*
8509.80
- Thiết bị khác:
8509.80.10
- - Máy đánh bóng sàn nhà
*
*
*
8509.80.20
- - Thiết bị tiêu hủy chất thải nhà bếp
22,5
20
15
8509.80.90
- - Loại khác
*
*
*
8509.90
- Bộ phận:
8509.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8509.80.10
18
18
15
8509.90.90
- - Loại khác
18
18
15
85.10
Máy cạo, tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc, có động cơ điện gắn liền.
8510.10.00
- Máy cạo
18
18
15
8510.20.00
- Tông đơ
18
18
15
8510.30.00
- Dụng cụ loại bỏ râu, lông, tóc
18
18
15
8510.90.00
- Bộ phận
12,5
10
7,5
85.11
Thiết bị đánh lửa hoặc khởi động bằng điện loại dùng cho động cơ đốt trong đốt cháy bằng tia lửa điện hoặc bằng sức nén (ví dụ, magneto, dynamo magneto, bobin đánh lửa, bugi và nến đánh lửa (glow plugs), động cơ khởi động); máy phát điện (ví dụ, dynamo, alternator) và thiết bị ngắt mạch loại được sử dụng cùng các động cơ nêu trên.
8511.10
- Bugi:
8511.10.10
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
0
0
0
8511.10.20
- - Sử dụng cho động cơ ô tô
13
12
12
8511.10.90
- - Loại khác
13
12
12
8511.20
- Magneto đánh lửa; dynamo mangneto; bánh đà từ tính:
8511.20.10
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
0
0
0
- - Sử dụng cho động cơ ô tô:
8511.20.21
- - - Loại chưa được lắp ráp
13
12
12
8511.20.29
- - - Loại khác
13
12
12
- - Loại khác:
8511.20.91
- - - Loại chưa được lắp ráp
13
12
12
8511.20.99
- - - Loại khác
13
12
12
8511.30
- Bộ phân phối điện; cuộn đánh lửa:
8511.30.30
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
0
0
0
- - Sử dụng cho động cơ ô tô:
8511.30.41
- - - Loại chưa được lắp ráp
13
12
12
8511.30.49
- - - Loại khác
13
12
12
- - Loại khác:
8511.30.91
- - - Loại chưa được lắp ráp
13
12
12
8511.30.99
- - - Loại khác
13
12
12
8511.40
- Động cơ khởi động và máy tổ hợp hai tính năng khởi động và phát điện:
8511.40.10
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
0
0
0
- - Động cơ khởi động khác chưa lắp ráp:
8511.40.21
- - - Sử dụng cho động cơ của nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.05
13
12
12
8511.40.29
- - - Loại khác
13
12
12
- - Động cơ khởi động đã lắp ráp sử dụng cho động cơ của các nhóm từ 87.01 đến 87.05:
8511.40.31
- - - Sử dụng cho động cơ nhóm 87.01
13
12
12
8511.40.32
- - - Sử dụng cho động cơ của các nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
13
12
12
8511.40.33
- - - Sử dụng cho động cơ của nhóm 87.05
13
12
12
- - Loại khác:
8511.40.91
- - - Sử dụng cho động cơ của các nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.05
13
12
12
8511.40.99
- - - Loại khác
13
12
12
8511.50
- Máy phát điện khác:
8511.50.10
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
0
0
0
- - Máy phát điện xoay chiều khác chưa lắp ráp:
8511.50.21
- - - Sử dụng cho động cơ của các nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.05
13
12
12
8511.50.29
- - - Loại khác
13
12
12
- - Máy phát điện xoay chiều đã lắp ráp dùng cho động cơ của xe thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05:
8511.50.31
- - - Sử dụng cho động cơ nhóm 87.01
13
12
12
8511.50.32
- - - Sử dụng cho động cơ của các nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
13
12
12
8511.50.33
- - - Sử dụng cho động cơ của nhóm 87.05
13
12
12
- - Loại khác:
8511.50.91
- - - Sử dụng cho động cơ của nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.05
13
12
12
8511.50.99
- - - Loại khác
13
12
12
8511.80
- Thiết bị khác:
8511.80.10
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
0
0
0
8511.80.20
- - Sử dụng cho động cơ ô tô
7,5
7,5
5
8511.80.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
8511.90
- Bộ phận:
8511.90.10
- - Loại dùng cho động cơ của phương tiện bay
2
2
1
8511.90.20
- - Sử dụng cho động cơ ô tô
2
2
1
8511.90.90
- - Loại khác
2
2
1
85.12
Thiết bị chiếu sáng hoặc thiết bị tín hiệu hoạt động bằng điện (trừ loại thuộc nhóm 85.39), cái gạt nước, gạt và chống tạo sương và tuyết trên kính chắn, loại dùng cho xe đạp hoặc xe có động cơ.
8512.10.00
- Thiết bị chiếu sáng hoặc tạo tín hiệu trực quan dùng cho xe đạp
*
*
*
8512.20
- Thiết bị chiếu sáng hoặc tạo tín hiệu trực quan khác:
8512.20.20
- - Thiết bị chiếu sáng hoặc tạo tín hiệu trực quan chưa lắp
ráp
*
*
*
- - Loại khác:
8512.20.91
- - - Dùng cho xe máy
*
*
*
8512.20.99
- - - Loại khác
*
*
*
8512.30
- Thiết bị tín hiệu âm thanh:
8512.30.10
- - Còi, đã lắp ráp
10
7,5
5
8512.30.20
- - Thiết bị tín hiệu âm thanh chưa lắp ráp
10
7,5
5
- - Loại khác:
8512.30.91
- - - Thiết bị dò chướng ngại vật (cảnh báo) cho xe cộ
10
7,5
5
8512.30.99
- - - Loại khác
10
7,5
5
8512.40.00
- Cái gạt nước, gạt và chống tạo sương và tuyết
10
7,5
5
8512.90
- Bộ phận:
8512.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8512.10
7,5
7,5
5
8512.90.20
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8512.20, 8512.30 hoặc 8512.40
7,5
7,5
5
85.13
Đèn điện xách tay được thiết kế để hoạt động bằng nguồn năng lượng riêng của nó (ví dụ, pin khô, ắc qui, magneto), trừ thiết bị chiếu sáng thuộc nhóm 85.12.
8513.10
- Đèn:
8513.10.10
- - Đèn thợ mỏ
2
2
1
8513.10.20
- - Đèn thợ khai thác đá
2
2
1
8513.10.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
8513.90
- Bộ phận:
8513.90.10
- - Của đèn thợ mỏ hoặc của đèn thợ khai thác đá
2
2
1
8513.90.30
- - Bộ phản quang của đèn chớp; chi tiết trượt (gạt) bằng plastic dùng cho cơ cấu công tắc đèn chớp
7,5
7,5
5
8513.90.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
85.14
Lò luyện, nung và lò sấy điện dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghỉệm (kể cả các loại hoạt động bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi); các thiết bị khác dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm để xử lý nhiệt vật liệu bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi.
8514.10.00
- Lò luyện, nung và lò sấy gia nhiệt bằng điện trở
0
0
0
8514.20
- Lò luyện, nung và lò sấy hoạt động bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi:
8514.20.20
- - Lò luyện, nung hoặc lò sấy điện cho sản xuất tấm mạch in/tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8514.20.90
- - Loại khác
0
0
0
8514.30
- Lò luyện, nung và lò sấy khác:
8514.30.20
- - Lò luyện, nung hoặc lò sấy điện cho sản xuất tấm mạch in/tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8514.30.90
- - Loại khác
0
0
0
8514.40.00
- Thiết bị khác để xử lý nhiệt các vật liệu bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi
0
0
0
8514.90
- Bộ phận:
8514.90.20
- - Bộ phận của lò luyện hoặc lò sấy dùng trong công nghiệp hay phòng thí nghiệm sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
8514.90.90
- - Loại khác
0
0
0
85.15
Máy và dụng cụ hàn các loại dùng điện (kể cả khí ga nung nóng bằng điện), dùng chùm tia laser hoặc chùm tia sáng khác, chùm phô-tông, siêu âm, chùm electron, xung từ hoặc hồ quang, có hoặc không có khả năng cắt; máy, dụng cụ dùng điện để xì nóng kim loại hoặc gốm kim loại.
- Máy và dụng cụ để hàn chảy (nguyên lý hàn thiếc, chỉ có phần nguyên liệu hàn được làm nóng chảy, đối tượng được hàn không bị nóng chảy):
8515.11.00
- - Mỏ hàn sắt và súng hàn
2
2
1
8515.19
- - Loại khác:
8515.19.10
- - - Máy và thiết bị để hàn các linh kiện trên tấm mạch in/tấm mạch dây in
2
2
1
8515.19.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Máy và thiết bị để hàn kim loại bằng nguyên lý điện trở:
8515.21.00
- - Loại tự động hoàn toàn hoặc một phần
2
2
1
8515.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Máy và thiết bị hàn hồ quang kim loại (kể cả hồ quang plasma):
8515.31.00
- - Loại tự động hoàn toàn hoặc một phần
2
2
1
8515.39
- - Loại khác:
8515.39.10
- - - Máy hàn hồ quang dùng điện xoay chiều, kiểu biến thế
2
2
1
8515.39.90
- - - Loại khác
2
2
1
8515.80
- Máy và thiết bị khác:
8515.80.10
- - Máy và thiết bị điện để xì nóng kim loại hoặc cácbua kim loại đã thiêu kết
2
2
1
8515.80.90
- - Loại khác
2
2
1
8515.90
- Bộ phận:
8515.90.10
- - Của máy hàn hồ quang điện xoay chiều, kiểu biến thế
2
2
1
8515.90.20
- - Bộ phận của máy và thiết bị để hàn linh kiện trên tấm mạch in/tấm mạch dây in
2
2
1
8515.90.90
- - Loại khác
2
2
1
85.16
Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; hàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.
8516.10
- Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng:
8516.10.10
- - Loại đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ
*
*
*
8516.10.30
- - Loại đun nước nóng kiểu nhúng
*
*
*
- Dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất:
8516.21.00
- - Loại bức xạ giữ nhiệt
*
*
*
8516.29.00
- - Loại khác
*
*
*
- Dụng cụ làm tóc hoặc máy sấy làm khô tay nhiệt điện:
8516.31.00
- - Máy sấy khô tóc
*
*
*
8516.32.00
- - Dụng cụ làm tóc khác
*
*
*
8516.33.00
- - Máy sấy làm khô tay
*
*
*
8516.40
- Bàn là điện:
8516.40.10
- - Loại được thiết kế sử dụng hơi nước từ hệ thống nồi hơi công nghiệp
*
*
*
8516.40.90
- - Loại khác
*
*
*
8516.50.00
- Lò vi sóng
*
*
*
8516.60
- Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng:
8516.60.10
- - Nồi nấu cơm
*
*
*
8516.60.90
- - Loại khác
*
*
*
- Dụng cụ nhiệt điện khác:
8516.71.00
- - Dụng cụ pha chè hoặc cà phê
*
*
*
8516.72.00
- - Lò nướng bánh (toasters)
*
*
*
8516.79
- - Loại khác:
8516.79.10
- - - Ấm đun nước
*
*
*
8516.79.90
- - - Loại khác
*
*
*
8516.80
- Điện trở đốt nóng bằng điện:
8516.80.10
- - Dùng cho đúc chữ hoặc máy sắp chữ; dùng cho lò công nghiệp
7
7
7
8516.80.30
- - Dùng cho thiết bị gia dụng
18
18
15
8516.80.90
- - Loại khác
7
7
7
8516.90
- Bộ phận:
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8516.33, 8516.50, 8516.60, 8516.71 hoặc 8516.79.10:
8516.90.21
- - - Các tấm tỏa nhiệt (sealed hotplates) dùng cho thiết bị gia dụng
18
18
15
8516.90.29
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
8516.90.30
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8516.10
7,5
7,5
5
8516.90.40
- - Của điện trở đốt nóng bằng điện dùng cho máy đúc chữ hoặc máy sắp chữ
5
4
3
8516.90.90
- - Loại khác
5
4
3
85.17
Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.
- Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác:
8517.11.00
- - Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây
7,5
7,5
5
8517.12.00
- - Điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác
5
4
3
8517.18.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Thiết bị khác để phát hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu, kể cả thiết bị thông tin hữu tuyến hoặc vô tuyến (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng):
8517.61.00
- - Trạm thu phát gốc
0
0
0
8517.62
- - Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến:
8517.62.10
- - - Thiết bị phát và thu sóng vô tuyến sử dụng cho phiên dịch trực tiếp tại các hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng
0
0
0
- - - Các khối chức năng của máy xử lý dữ liệu tự động trừ loại của nhóm 84.71:
8517.62.21
- - - - Bộ điều khiển và bộ thích ứng (adaptor), kể cả cổng nối, cầu nối và bộ định tuyến
5
4
3
8517.62.29
- - - - Loại khác
0
0
0
8517.62.30
- - - Thiết bị chuyển mạch điện báo hay điện thoại
5
4
3
- - - Thiết bị dùng cho hệ thống hữu tuyến sóng mang hoặc hệ thống hữu tuyến kỹ thuật số:
8517.62.41
- - - - Bộ điều biến/giải biến (modem) kể cả loại sử dụng cáp nối và dạng thẻ cắm
5
4
3
8517.62.42
- - - - Bộ tập trung hoặc bộ dồn kênh
5
4
3
8517.62.49
- - - - Loại khác
5
4
3
- - - Thiết bị truyền dẫn khác kết hợp với thiết bị thu:
8517.62.51
- - - - Thiết bị mạng nội bộ không dây
0
0
0
8517.62.52
- - - - Thiết bị phát và thu dùng cho phiên dịch trực tiếp tại các hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng
0
0
0
8517.62.53
- - - - Thiết bị phát dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng khác
0
0
0
8517.62.59
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Thiết bị truyền dẫn khác:
8517.62.61
- - - - Dùng cho điện báo hay điện thoại
0
0
0
8517.62.69
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Loại khác
8517.62.91
- - - - Thiết bị thu xách tay để gọi, báo hiệu hoặc nhắn tin và thiết bị cảnh báo bằng tin nhắn, kể cả máy nhắn tin
8,5
8,5
8,5
8517.62.92
- - - - Dùng cho vô tuyến điện báo hoặc vô tuyến điện thoại
8,5
8,5
8,5
8517.62.99
- - - - Loại khác
5
4
3
8517.69.00
- - Loại khác
5
4
3
8517.70
- Bộ phận:
8517.70.10
- - Của bộ điều khiển và bộ thích ứng (adaptor) kể cả cổng nối, cầu nối và bộ định tuyến
5
4
3
- - Của thiết bị truyền dẫn, trừ loại dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị phát truyền hình, hoặc của loại thiết bị thu xách tay để gọi, báo hiệu hoặc nhắn tin và thiết bị cảnh báo bằng tin nhắn, kể cả máy nhắn tin:
8517.70.21
- - - Của điện thoại di động (cellular telephones)
5
4
3
8517.70.29
- - - Loại khác
0
0
0
- - Tấm mạch in khác, đã lắp ráp:
8517.70.31
- - - Dùng cho điện thoại hay điện báo hữu tuyến
2
2
1
8517.70.32
- - - Dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến)
5
4
3
8517.70.39
- - - Loại khác
5
4
3
8517.70.40
- - Anten sử dụng với thiết bị điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến)
7
7
7
- - Loại khác:
8517.70.91
- - - Dùng cho điện báo hoặc điện thoại hữu tuyến
2
2
1
8517.70.92
- - - Dùng cho điện báo hoặc điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến)
7
7
7
8517.70.99
- - - Loại khác
2
2
1
85.18
Micro và giá đỡ micro; loa, đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện.
8518.10
- Micro và giá đỡ micro:
- - Micro:
8518.10.11
- - - Micro có dải tần số từ 300 Hz đến 3.400 Hz, với đường kính không quá 10 mm và cao không quá 3 mm, dùng trong viễn thông
13
12
12
8518.10.19
- - - Micro loại khác, đã hoặc chưa lắp ráp cùng với giá đỡ micro
13
12
12
8518.30.90
- - Loại khác
13
12
12
- Loa, đã hoặc chưa lắp vào vỏ loa:
8518.21
- - Loa đơn, đã lắp vào vỏ loa:
8518.21.10
- - - Loa thùng
11
11
10
8518.21.90
- - - Loại khác
13
12
12
8518.22
- - Bộ loa, đã lắp vào cùng một vỏ loa:
8518.22.10
- - - Loa thùng
11
11
10
8518.22.90
- - - Loại khác
13
12
12
8518.29
- - Loại khác:
8518.29.20
- - - Loa, không có vỏ, có dải tần số 300 Hz đến 3.400 Hz, với đường kính không quá 50 mm, sử dụng trong viễn thông
11
11
10
8518.29.90
- - - Loại khác
11
11
10
8518.30
- Tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không nối với một micro, và các bộ gồm một micro và một hoặc nhiều loa:
8518.30.10
- - Tai nghe có khung chụp qua đầu
7,5
7,5
5
8518.30.20
- - Tai nghe không có khung chụp qua đầu
7,5
7,5
5
8518.30.40
- - Tay cầm nghe - nói của điện thoại hữu tuyến
7,5
7,5
5
- - Bộ micro / loa kết hợp khác:
8518.30.51
- - - Cho hàng hóa của phân nhóm 8517.12.00
7,5
7,5
5
8518.30.59
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
8518.30.90
- - Loại khác
7,5
7,5
5
8518.40
- Thiết bị điện khuyếch đại âm tần:
8518.40.20
- - Sử dụng như bộ lặp (nhắc lại) trong điện thoại hữu tuyến
17,5
17,5
17
8518.40.30
- - Sử dụng như bộ lặp (nhắc lại) trong điện thoại, trừ điện thoại hữu tuyến
8,5
8,5
8,5
8518.40.40
- - Loại khác, có từ 6 đường tín hiệu đầu vào trở lên, có hoặc không kết hợp với phần tử dùng cho khuếch đại công suất
8,5
8,5
8,5
8518.40.90
- - Loại khác
26,5
26
25,5
8518.50
- Bộ tăng âm điện:
8518.50.10
- - Có dải công suất từ 240W trở lên
7
7
7
8518.50.20
- - Loại khác, có loa, loại thích hợp cho phát sóng, có giải điện áp 50 V hoặc hơn nhưng không quá 100 V
7
7
7
8518.50.90
- - Loại khác
18
18
15
8518.90
- Bộ phận:
8518.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8518.10.11, 8518.29.20, 8518.30.40 hoặc 8518.40.20, kể cả tấm mạch in đã lắp ráp
6
5
5
8518.90.20
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8518.40.40
0
0
0
8518.90.30
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8518.21 hoặc 8518.22
0
0
0
8518.90.40
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8518.29.90
0
0
0
8518.90.90
- - Loại khác
6
5
5
85.19
Thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh.
8519.20
- Thiết bị hoạt động bằng tiền xu, tiền giấy, thẻ ngân hàng, xèng (token) hoặc bằng hình thức thanh toán khác:
8519.20.30
- - Máy ghi hoạt động bằng đĩa hoặc đồng xu
35,5
35
34
8519.20.20
- - Loại khác
35,5
35
34
8519.30.00
- Đầu quay đĩa (có thể có bộ phận lưu trữ) nhưng không có bộ phận khuếch đại và không có bộ phận phát âm thanh (loa)
35,5
35
34
8519.50.00
- Máy trả lời điện thoại
5
4
3
- Thiết bị khác:
8519.81
- - Thiết bị truyền thông sử dụng công nghệ từ tính, quang học hoặc bán dẫn:
8519.81.10
- - - Máy ghi âm cassette bỏ túi, kích thước không quá 170 mm x 100 mm x 45 mm
*
*
*
8519.81.20
- - - Máy ghi âm cassette, có bộ phận khuếch đại và một hoặc nhiều loa, hoạt động chỉ bằng nguồn điện ngoài
*
*
*
8519.81.30
- - - Đầu đĩa compact
35,5
35
34
- - - Máy sao âm:
8519.81.41
- - - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh
13
13
12,5
8519.81.49
- - - - Loại khác
35,5
35
34
8519.81.50
- - - Máy ghi điều lọc (dictating machines), loại chỉ hoạt động bằng nguồn điện ngoài
5
4
3
- - - Máy ghi băng từ có gắn với thiết bị tái tạo âm thanh, loại âm thanh số:
8519.81.61
- - - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh
*
*
*
8519.81.69
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Thiết bị tái tạo âm thanh khác, kiểu cassette:
8519.81.71
- - - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh
*
*
*
8519.81.79
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8519.81.91
- - - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh
13
13
12,5
8519.81.99
- - - - Loại khác
35,5
35
34
8519.89
- - Loại khác:
- - - Máy tái tạo âm thanh dùng trong điện ảnh:
8519.89.11
- - - - Dùng cho phim có chiều rộng dưới 16 mm
13
13
12,5
8519.89.12
- - - - Dùng cho phim có chiều rộng từ 16 mm trở lên
13
13
12,5
8519.89.20
- - - Máy ghi phát âm thanh có hoặc không có loa
35,5
35
34
8519.89.30
- - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh
13
13
12,5
8519.89.90
- - - Loại khác
35,5
35
34
85.21
Thiết bị ghi hoặc tái tạo video, có hoặc không gắn bộ phận thu tín hiệu video.
8521.10
- Loại dùng băng từ:
8521.10.10
- - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh truyền hình
7
7
7
8521.10.90
- - Loại khác
22,5
20
15
8521.90
- Loại khác:
- - Đầu đĩa laser:
8521.90.11
- - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh truyền hình
13
13
12,5
8521.90.19
- - - Loại khác
35,5
35
34
- - Loại khác:
8521.90.91
- - - Loại dùng cho điện ảnh hoặc phát thanh truyền hình
13
13
12,5
8521.90.99
- - - Loại khác
35,5
35
34
85.22
Bộ phận và đồ phụ trợ chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị của nhóm 85.19 hoặc 85.21.
8522.10.00
- Cụm đầu đọc-ghi
6
5
5
8522.90
- Loại khác:
8522.90.20
- - Tấm mạch in đã lắp ráp dùng cho máy trả lời điện thoại
5
4
3
8522.90.30
- - Tấm mạch in đã lắp ráp dùng cho máy ghi hoặc tái tạo âm thanh dùng trong lĩnh vực điện ảnh
2
2
1
8522.90.40
- - Cơ cấu ghi hoặc đọc băng video hoặc audio và đĩa compact
7,5
7,5
5
8522.90.50
- - Đầu đọc hình hoặc âm thanh, kiểu từ tính; đầu hoặc thanh xóa từ
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
8522.90.91
- - - Bộ phận và phụ kiện khác của thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh dùng trong điện ảnh
2
2
1
8522.90.92
- - - Bộ phận khác của máy trả lời điện thoại
5
4
3
8522.90.93
- - - Bộ phận và phụ kiện khác của hàng hóa thuộc phân nhóm 8519.81 hoặc nhóm 85.21
7,5
7,5
5
8522.90.99
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
85.23
Đĩa, băng, các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn, “thẻ thông minh” và các phương tiện lưu trữ thông tin khác để ghi âm hoặc ghi các hiện tượng khác, đã hoặc chưa ghi, kể cả bản khuôn mẫu và bản gốc để sản xuất ghi đĩa, nhưng không bao gồm các sản phẩm của Chương 37.
- Phương tiện lưu trữ thông tin từ tính:
8523.21
- - Thẻ có dải từ:
8523.21.10
- - - Chưa ghi
7,5
7,5
5
8523.21.90
- - - Loại khác
13
12
12
8523.29
- - Loại khác:
- - - Băng từ, có chiều rộng không quá 4 mm:
- - - - Loại chưa ghi:
8523.29.11
- - - - - Băng máy tính
2
2
1
8523.29.19
- - - - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - - - Loại khác:
8523.29.21
- - - - - Băng video
10
7,5
5
8523.29.29
- - - - - Loại khác
5
4
3
- - - Băng từ, có chiều rộng trên 4 mm nhưng không quá 6,5 mm:
- - - - Loại chưa ghi:
8523.29.31
- - - - - Băng máy tính
2
2
1
8523.29.33
- - - - - Băng video
7,5
7,5
5
8523.29.39
- - - - - Loại khác
2
2
1
- - - -
Loại khác:
8523.29.41
- - - - - Băng máy tính
5
4
3
8523.29.42
- - - - Loại dùng cho điện ảnh
6
5
5
8523.29.43
- - - - Loại băng video khác
6
5
5
8523.29.49
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Băng từ, có chiều rộng trên 6,5 mm:
- - - - Loại chưa ghi:
8523.29.51
- - - - - Băng máy tính
2
2
1
8523.29.52
- - - - - Băng video
7,5
7,5
5
8523.29.59
- - - - - Loại khác
2
2
1
- - - -
Loại khác:
8523.29.61
- - - - - Loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
5
4
3
8523.29.62
- - - - - Loại dùng cho điện ảnh
6
5
5
8523.29.63
- - - - - Băng video khác
10
7,5
5
8523.29.69
- - - - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - - Đĩa từ:
- - - - Loại chưa ghi:
8523.29.71
- - - - - Đĩa cứng và đĩa mềm máy vi tính
2
2
1
8523.29.79
- - - - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - - - Loại khác:
- - - - - Của loại để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh:
8523.29.81
- - - - - - Loại dùng cho máy vi tính
5
4
3
8523.29.82
- - - - - - Loại khác
12,5
10
7,5
8523.29.83
- - - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
7,5
7,5
5
8523.29.84
- - - - - Loại khác, dùng cho điện ảnh
5
4
3
8523.29.89
- - - - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - - Loại khác:
- - - - Loại chưa ghi:
8523.29.91
- - - - - - Loại dùng cho máy vi tính
2
2
1
8523.29.92
- - - - - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - - - Loại khác:
- - - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh:
8523.29.93
- - - - - - Loại dùng cho máy vi tính
5
4
3
8523.29.94
- - - - - - Loại khác
5
4
3
8523.29.95
- - - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
7,5
7,5
5
8523.29.99
- - - - - Loại khác
7,5
7,5
5
- Phương tiện lưu trữ thông tin quang học:
8523.41
- - Loại chưa ghi:
8523.41.10
- - - Loại dùng cho máy vi tính
2
2
1
8523.41.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
8523.49
- - Loại khác:
- - - Đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser:
8523.49.11
- - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh
10
7,5
5
- - - - Loại chỉ sử dụng để tái tạo âm thanh:
8523.49.12
- - - - - Đĩa chứa nội dung giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch
sử hoặc văn hóa
22
22
21,5
8523.49.13
- - - - - Loại khác
13
13
12,5
8523.49.14
- - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
11
11
10
8523.49.19
- - - - Loại khác
7
7
7
- - - Loại khác:
8523.49.91
- - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh
5
4
3
8523.49.92
- - - - Loại chỉ sử dụng để tái tạo âm thanh
12,5
10
7,5
8523.49.93
- - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
7,5
7,5
5
8523.49.99
- - - - Loại khác
5
4
3
- Phương tiện lưu trữ thông tin bán dẫn:
8523.51
- - Các thiết bị lưu trữ bán dẫn không xóa:
- - - Loại chưa ghi:
8523.51.11
- - - - Loại dùng cho máy vi tính
2
2
1
8523.51.19
- - - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
- - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh:
8523.51.21
- - - - - Loại dùng cho máy vi tính
5
4
3
8523.51.29
- - - - - Loại khác
12,5
10
7,5
8523.51.30
- - - - Loại khác, loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng nhị phân để máy có thể đọc được, và có khả năng thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
7,5
7,5
5
8523.51.90
- - - - Loại khác
5
4
3
8523.52.00
- - "Thẻ thông minh"
0
0
0
8523.59
- - Loại khác:
8523.59.10
- - - Thẻ không tiếp xúc (proximity cards) và thẻ HTML (tags)
0
0
0
- - - Loại khác, chưa ghi:
8523.59.21
- - - - Loại dùng cho máy vi tính
2
2
1
8523.59.29
- - - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
8523.59.30
- - - - Loại dùng cho tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh
5
4
3
8523.59.40
- - - - Loại khác, loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng nhị phân để máy có thể đọc được, và có khả năng thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
7,5
7,5
5
8523.59.90
- - - - Loại khác
5
4
3
8523.80
- Loại khác:
8523.80.40
- - Đĩa ghi âm sử dụng kỹ thuật analog
26,5
26
25,5
- - Loại khác, chưa ghi:
8523.80.51
- - - Loại dùng cho máy vi tính
2
2
1
8523.80.59
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
8523.80.91
- - - Loại dùng cho tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh
5
4
3
8523.80.92
- - - Loại khác, loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng nhị phân để máy có thể đọc được, và có khả năng thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi)
7,5
7,5
5
8523.80.99
- - - Loại khác
5
4
3
85.25
Thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu hoặc ghi hoặc tái tạo âm thanh; camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh.
8525.50.00
- Thiết bị phát
0
0
0
8525.60.00
- Thiết bị phát có gắn với thiết bị thu
0
0
0
8525.80
- Camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh:
8525.80.10
- - Webcam
11
11
10
- - Camera ghi hình ảnh:
8525.80.31
- - - Của loại sử dụng cho lĩnh vực phát thanh
*
*
*
8525.80.39
- - - Loại khác
*
*
*
8525.80.40
- - Camera truyền hình
11
11
10
8525.80.50
- - Loại camera kỹ thuật số khác
*
*
*
85.26
Ra đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng vô tuyến.
8526.10
- Rađa:
8526.10.10
- - Ra đa, loại dùng trên mặt đất, hoặc trang bị trên máy bay dân dụng, hoặc chỉ dùng cho tàu thuyền đi biển
0
0
0
8526.10.90
- - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
8526.91
- - Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến:
8526.91.10
- - - Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến, loại dùng trên
máy bay dân dụng, hoặc chỉ dùng cho tàu thuyền đi biển
0
0
0
8526.91.90
- - - Loại khác
0
0
0
8526.92.00
- - Thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến
0
0
0
85.27
Thiết bị thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến, có hoặc không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ, trong cùng một khối.
- Máy thu thanh sóng vô tuyến có thể hoạt động không cần dùng nguồn điện ngoài:
8527.12.00
- - Radio cát sét loại bỏ túi
*
*
*
8527.13
- - Thiết bị khác kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh:
8527.13.10
- - - Loại xách tay
*
*
*
8527.13.90
- - - Loại khác
*
*
*
8527.19
- - Loại khác:
- - - Thiết bị thu có chức năng lập sơ đồ, quản lý và giám
sát phổ điện từ:
8527.19.11
- - - - Loại xách tay
31
30,5
30
8527.19.19
- - - - Loại khác
31
30,5
30
- - - Loại khác:
8527.19.91
- - - - Loại xách tay
31
30,5
30
8527.19.99
- - - - Loại khác
31
30,5
30
- Máy thu thanh sóng vô tuyến không thể hoạt động khi không có nguồn điện ngoài, loại dùng cho xe có động cơ:
8527.21.00
- - Kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh
31
30,5
30
8527.29.00
- - Loại khác
31
30,5
30
- Loại khác:
8527.91
- - Kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh:
8527.91.10
- - - Loại xách tay
31
30,5
30
8527.91.90
- - - Loại khác
31
30,5
30
8527.92
- - Không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh nhưng gắn với đồng hồ:
8527.92.10
- - - Loại xách tay
31
30,5
30
- - - Loại khác:
8527.92.91
- - - - Hoạt động bằng dòng điện xoay chiều
31
30,5
30
8527.92.99
- - - - Loại khác
31
30,5
30
8527.99
- - Loại khác:
8527.99.10
- - - Loại xách tay
31
30,5
30
- - - Loại khác:
8527.99.91
- - - - Hoạt động bằng dòng điện xoay chiều
31
30,5
30
8527.99.99
- - - - Loại khác
31
30,5
30
85.28
Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh.
- Màn hình sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt:
8528.41
- - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71:
8528.41.10
- - - Loại màu
5
4
3
8528.41.20
- - - Loại đơn sắc
5
4
3
8528.49
- - Loại khác:
8528.49.10
- - - Loại màu
*
*
*
8528.49.20
- - - Loại đơn sắc
5
4
3
- Màn hình khác:
8528.51
- - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71:
8528.51.10
- - - Màn hình dẹt kiểu chiếu hắt
5
4
3
8528.51.20
- - - Loại khác, màu
5
4
3
8528.51.30
- - - Loại khác, đơn sắc
5
4
3
8528.59
- - Loại khác:
8528.59.10
- - - Loại màu
*
*
*
8528.59.20
- - - Loại đơn sắc
5
4
3
- Máy chiếu:
8528.61
- - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71:
8528.61.10
- - - Kiểu màn hình dẹt
5
4
3
8528.61.90
- - - Loại khác
2
2
1
8528.69
- - Loại khác:
8528.69.10
- - - Công suất chiếu lên màn ảnh từ 300 inch trở lên
*
*
*
8528.69.90
- - - Loại khác
*
*
*
- Thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh:
8528.71
- - Không thiết kế để gắn với thiết bị hiển thị video hoặc màn ảnh:
- - - Thiết bị chuyển đổi tín hiệu (set top boxes which have a communication function):
8528.71.11
- - - - Hoạt động bằng dòng điện xoay chiều
0
0
0
8528.71.19
- - - - Loại khác
0
0
0
- - - Loại khác:
8528.71.91
- - - - Hoạt động bằng dòng điện xoay chiều
*
*
*
8528.71.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8528.72
- - Loại khác, màu:
8528.72.10
- - - Hoạt động bằng pin
*
*
*
- - - Loại khác:
8528.72.91
- - - - Loại sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt
*
*
*
8528.72.92
- - - - LCD, LED và kiểu màn hình dẹt khác
*
*
*
8528.72.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8528.73.00
- - Loại khác, đơn sắc
*
*
*
85.29
Bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 85.25 đến 85.28.
8529.10
- Ăng ten và bộ phản xạ của ăng ten; các bộ phận sử dụng kèm:
- - Chảo phản xạ của ăng ten parabol sử dụng cho hệ phát trực tiếp đa phương tiện và các bộ phận của chúng:
8529.10.21
- - - Dùng cho máy thu truyền hình
7
7
7
8529.10.29
- - - Loại khác
7
7
7
8529.10.30
- - Ăng ten vệ tinh, ăng ten lưỡng cực và các loại ăng ten roi (rabbit antenae) sử dụng cho máy thu hình hoặc máy thu thanh
13
12
12
8529.10.40
- - Bộ lọc và tách tín hiệu ăng ten
7
7
7
8529.10.60
- - Loa hoặc phễu tiếp sóng (ống dẫn sóng)
7
7
7
- - Loại khác:
8529.10.92
- - - Sử dụng với thiết bị dùng trong phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình
7
7
7
8529.10.99
- - - Loại khác
11
11
10
8529.90
- Loại khác:
8529.90.20
- - Dùng cho bộ giải mã
0
0
0
8529.90.40
- - Dùng cho máy camera số hoặc máy ghi video camera
0
0
0
- - Tấm mạch in khác, đã lắp ráp hoàn chỉnh:
8529.90.51
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8525.50 hoặc 8525.60
0
0
0
8529.90.52
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8527.13, 8527.19, 8527.21, 8527.29, 8527.91 hoặc 8527.99
6
5
5
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc nhóm 85.28:
8529.90.53
- - - - Dùng cho màn hình dẹt
5
4
3
8529.90.54
- - - - Loại khác, dùng cho máy thu truyền hình
6
5
5
8529.90.55
- - - - Loại khác
2
2
1
8529.90.59
- - - Loại khác
0
0
0
- - Loại khác:
8529.90.91
- - - Dùng cho máy thu truyền hình
5
4
3
8529.90.94
- - - Dùng cho màn hình dẹt
5
4
3
8529.90.99
- - - Loại khác
2
2
1
85.30
Thiết bị điện phát tín hiệu thông tin, bảo đảm an toàn hoặc điều khiển giao thông, dùng cho đường sắt, đường xe điện, đường bộ, đường sông, điểm dừng đỗ, cảng hoặc sân bay (trừ loại thuộc nhóm 86.08).
8530.10.00
- Thiết bị dùng cho đường sắt hay đường xe điện
2
2
1
8530.80.00
- Thiết bị khác
2
2
1
8530.90.00
- Bộ phận
2
2
1
85.31
Thiết bị báo hiệu bằng âm thanh hoặc hình ảnh (ví dụ, chuông, còi báo, bảng chỉ báo, báo động chống trộm hoặc báo cháy), trừ các thiết bị thuộc nhóm 85.12 hoặc 85.30.
8531.10
- Báo động chống trộm hoặc báo cháy và các thiết bị tương tự:
8531.10.10
- - Báo trộm
0
0
0
8531.10.20
- - Báo cháy
0
0
0
8531.10.30
- - Báo khói; chuông báo động cá nhân bỏ túi (còi rú)
0
0
0
8531.10.90
- - Loại khác
0
0
0
8531.20.00
- Bảng chỉ báo có gắn màn hình tinh thể lỏng (LCD) hoặc điốt phát quang (LED)
0
0
0
8531.80
- Thiết bị khác:
- - Chuông điện tử và các thiết bị báo hiệu bằng âm thanh khác:
8531.80.11
- - - Chuông cửa và thiết bị báo hiệu bằng âm thanh khác dùng cho cửa
7,5
7,5
5
8531.80.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Màn hình dẹt (kể cả loại công nghệ quang điện tử, plasma và công nghệ khác):
8531.80.21
- - - Màn hình sử dụng huỳnh quang chân không
7,5
7,5
5
8531.80.29
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
8531.80.90
- - Loại khác
2
2
1
8531.90
- Bộ phận:
8531.90.10
- - Bộ phận kể cả tấm mạch in đã lắp ráp của phân nhóm 8531.20, 8531.80.21 hoặc 8531.80.29
0
0
0
8531.90.20
- - Của chuông cửa hoặc các thiết bị báo hiệu bằng âm thanh khác dùng cho cửa
5
4
3
8531.90.30
- - Của chuông hoặc thiết bị báo hiệu bằng âm thanh khác
2
2
1
8531.90.90
- - Loại khác
2
2
1
85.32
Tụ điện, loại có điện dung cố định, biến đổi hoặc điều chỉnh được (theo mức định trước).
8532.10.00
-
Tụ điện cố định được thiết kế dùng trong mạch có tần số 50/60 Hz và có giới hạn công suất phản kháng cho phép không dưới 0,5 kvar (tụ nguồn)
2
2
1
- Tụ điện cố định khác:
8532.21.00
- - Tụ tantan (tantalum)
5
4
3
8532.22.00
- - Tụ nhôm
5
4
3
8532.23.00
- - Tụ gốm, một lớp
0
0
0
8532.24.00
- - Tụ gốm, nhiều lớp
0
0
0
8532.25.00
- - Tụ giấy hay plastic
2
2
1
8532.29.00
- - Loại khác
2
2
1
8532.30.00
- Tụ điện biến đổi hay tụ điện điều chỉnh được (theo mức định trước)
2
2
1
8532.90.00
- Bộ phận
2
2
1
85.33
Điện trở (kể cả biến trở và chiết áp), trừ điện trở nung nóng.
8533.10
- Điện trở than cố định, dạng kết hợp hay dạng màng:
8533.10.10
- - Điện trở dán
2
2
1
8533.10.90
- - Loại khác
2
2
1
- Điện trở cố định khác:
8533.21.00
- - Có công suất danh định không quá 20 W
2
2
1
8533.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Điện trở biến đổi kiểu dây quấn, kể cả biến trở và chiết áp:
8533.31.00
- - Có công suất danh định không quá 20 W
2
2
1
8533.39.00
- - Loại khác
2
2
1
8533.40.00
- Điện trở biến đổi khác, kể cả biến trở và chiết áp
2
2
1
8533.90.00 -
- Bộ phận
2
2
1
85.34
Mạch in.
8534.00.10
- Một mặt
0
0
0
8534.00.20
- Hai mặt
0
0
0
8534.00.30
- Nhiều lớp
0
0
0
8534.00.90
- Loại khác
0
0
0
85.35
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000 V.
8535.10.00
- Cầu chì
0
0
0
- Bộ ngắt mạch tự động:
8535.21
- - Có điện áp dưới 72,5 kV:
8535.21.10
- - - Loại hộp đúc
6
5
5
8535.21.90
- - - Loại khác
6
5
5
8535.29.00
- - Loại khác
2
2
1
8535.30
- Cầu dao cách ly và thiết bị đóng - ngắt điện:
- - Dùng cho điện áp trên 1 kV nhưng không quá 40 kV:
8535.30.11
- - - Thiết bị ngắt có điện áp dưới 36kV
*
*
*
8535.30.19
- - - Loại khác
*
*
*
8535.30.20
- - Dùng cho điện áp từ 66 kV trở lên
*
*
*
8535.30.90
- - Loại khác
*
*
*
8535.40.00
- Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện
0
0
0
8535.90
- Loại khác:
8535.90.10
- - Đầu nối đã lắp ráp và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn
0
0
0
8535.90.90
- - Loại khác
0
0
0
85.36
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, rơ le, công tắc, chi tiết đóng ngắt mạch, cầu chì, bộ triệt xung điện, phích cắm, ổ cắm, đui đèn và các đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp không quá 1.000V; đầu nối dùng cho sợi quang, bó sợi quang hoặc cáp quang.
8536.10
- Cầu chì:
- - Cầu chì nhiệt; cầu chì thủy tinh:
8536.10.11
- - - Sử dụng cho quạt điện
*
*
*
8536.10.12
- - - Loại khác, dòng điện dưới 16 A
*
*
*
8536.10.13
- - - Khối cầu chì, loại sử dụng cho xe có động cơ
*
*
*
8536.10.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8536.10.91
- - - Sử dụng cho quạt điện
*
*
*
8536.10.92
- - - Loại khác, có giới hạn dòng danh định không quá 16 A
*
*
*
8536.10.93
- - - Khối cầu chì, loại sử dụng cho xe có động cơ
*
*
*
8536.10.99
- - - Loại khác
*
*
*
8536.20
- Bộ ngắt mạch tự động:
- - Loại hộp đúc:
8536.20.11
- - - Dòng điện dưới 16 A
*
*
*
8536.20.12
- - - Dòng điện từ 16 A trở lên nhưng không quá 32A
*
*
*
8536.20.13
- - - Dòng điện từ 32 A trở lên nhưng không quá 1.000 A
*
*
*
8536.20.19
- - - Loại khác
*
*
*
8536.20.20
- - Để lắp ghép với thiết bị nhiệt điện gia dụng thuộc nhóm 85.16
*
*
*
- - Loại khác:
8536.20.91
- - - Dòng điện dưới 16 A
*
*
*
8536.20.99
- - - Loại khác
*
*
*
8536.30
- Thiết bị bảo vệ mạch điện khác:
8536.30.10
- - Bộ chống sét
*
*
*
8536.30.20
- - Loại sử dụng trong các thiết bị thu thanh hoặc quạt điện
*
*
*
8536.30.90
- - Loại khác
*
*
*
- Rơ-le:
8536.41
- - Dùng cho điện áp không quá 60 V:
8536.41.10
- - - Rơ le kỹ thuật số
26,5
26
25,5
8536.41.20
- - - Của loại sử dụng trong các thiết bị sóng vô tuyến
26,5
26
25,5
8536.41.30
- - - Của loại sử dụng cho quạt điện
26,5
26
25,5
8536.41.40
- - - Loại khác, dòng điện dưới 16 A
26,5
26
25,5
8536.41.90
- - - Loại khác
26,5
26
25,5
8536.49
- - Loại khác:
8536.49.10
- - - Rơ le kỹ thuật số
18
18
15
8536.49.90
- - - Loại khác
18
18
15
8536.50
- Thiết bị đóng ngắt mạch khác:
8536.50.20
- - Loại tự động ngắt mạch khi có hiện tượng rò điện và quá tải
7
7
7
- - Loại ngắt và đảo mạch khi có sốc dòng điện cao dùng cho lò nướng và lò sấy; công tắc micro; công tắc nguồn máy thu hình hoặc thu sóng vô tuyến; công tắc cho quạt điện; công tắc xoay, công tắc trượt, công tắc bập bênh và công tắc từ cho máy điều hòa không khí:
8536.50.32
- - - Của loại dùng cho quạt điện hoặc thiết bị thu thanh
13
12
12
8536.50.33
- - - Loại khác, dùng cho dòng điện dưới 16 A
13
12
12
8536.50.39
- - - Loại khác
13
12
12
8536.50.40
- - Công tắc mini dùng cho nồi cơm điện hoặc lò nướng (toaster)
13
12
12
- - Công tắc điện tử dùng cho mạch xoay chiều gồm mạch vào và mạch ra kết nối điều khiển bằng quang học (công tắc dùng cho mạch xoay chiều điều khiển bằng thyristor); công tắc điện tử, kể cả công tắc bảo vệ quá nhiệt điện tử gồm một tranzito và một chip logic (công nghệ chip-on-chip) dùng cho điện áp không quá 1.000 V; công tắc điện cơ bật nhanh dùng cho dòng điện không quá 11 A:
8536.50.51
- - - Dòng điện dưới 16A
13
12
12
8536.50.59
- - - Loại khác
13
12
12
- - Loại đóng ngắt mạch dùng trong mạng điện gia dụng điện áp không quá 500 V và giới hạn dòng danh định không quá 20 A:
8536.50.61
- - - Dòng điện dưới 16 A
13
12
12
8536.50.69
- - - Loại khác
13
12
12
- - Loại khác:
8536.50.92
- - - Của loại thích hợp dùng cho quạt điện
13
12
12
8536.50.95
- - - Loại khác, thiết bị khởi động cho động cơ điện hoặc
cầu chì chuyển mạch
13
12
12
8536.50.99
- - - Loại khác
11
11
10
- Đui đèn, phích cắm và ổ cắm:
8536.61
- - Đui đèn:
8536.61.10
- - - Dùng cho đèn com-pac hoặc đèn ha-lo-gien
2
2
1
- - - Loại khác:
8536.61.91
- - - - Dòng điện dưới 16 A
12,5
10
7,5
8536.61.99
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
8536.69
- - Loại khác:
- - - Phích cắm điện thoại:
8536.69.11
- - - - Dòng điện dưới 16 A
26,5
26
25,5
8536.69.19
- - - - Loại khác
26,5
26
25,5
- - - Đầu cắm tín hiệu mình / tiếng và đầu cắm ống đèn tia âm cực dùng cho máy thu hình hoặc máy thu thanh:
8536.69.22
- - - - Dòng điện dưới 16 A
13
13
12,5
8536.69.29
- - - - Loại khác
13
13
12,5
- - - Đầu cắm và phích cắm cho cáp đồng trục và mạch in:
8536.69.32
- - - - Dòng điện dưới 16 A
17,5
17,5
17
8536.69.39
- - - - Loại khác
17,5
17,5
17
- - - Loại khác:
8536.69.92
- - - - Dòng điện dưới 16 A
26,5
26
25,5
8536.69.99
- - - - Loại khác
26,5
26
25,5
8536.70
- Đầu nối dùng cho sợi quang, bó sợi quang hoặc cáp quang:
8536.70.10
- - Bằng gốm
3
3
3
8536.70.20
- - Bằng đồng
2
2
1
8536.70.90
- - Loại khác
3
3
3
8536.90
- Thiết bị khác:
- - Đấu nối và các bộ phận dùng để nối cho dây dẫn và cáp; đầu dò dẹt dưới dạng miếng lát nhiều lớp (wafer prober):
8536.90.12
- - - Dòng điện dưới 16 A
13
12
12
8536.90.19
- - - Loại khác
13
12
12
- - Hộp đấu nối:
8536.90.22
- - - Dòng điện dưới 16 A
13
12
12
8536.90.29
- - - Loại khác
13
12
12
- - Đầu nối cáp gồm một phích cắm kiểu giắc, đầu cuối có hoặc không có chốt, đầu nối và bộ thích ứng (adaptor) sử dụng cho cáp đồng trục; vành đổi chiều:
8536.90.32
- - - Dòng điện dưới 16 A
13
12
12
8536.90.39
- - - Loại khác
13
12
12
- - Loại khác:
- - - Có giới hạn dòng danh định không quá 16 A:
8536.90.93
- - - - Phiến đầu nối và khối đầu nối cáp điện thoại
15
15
12,5
8536.90.94
- - - - Loại khác
18
18
15
8536.90.99
- - - Loại khác
15
15
12,5
85.37
Bảng, panen, giá đỡ, bàn, tủ và các loại hộp và đế khác, được lắp với hai hay nhiều thiết bị thuộc nhóm 85.35 hoặc 85.36, dùng để điều khiển hoặc phân phối điện, kể cả các loại trên có lắp các dụng cụ hay thiết bị thuộc Chương 90, và các thiết bị điều khiển số, trừ các thiết bị chuyển mạch thuộc nhóm 85.17.
8537.10
- Dùng cho điện áp không quá 1.000 V:
- - Bảng chuyển mạch và bảng điều khiển:
8537.10.11
- - - Bảng điều khiển của loại thích hợp sử dụng cho hệ thống điều khiển phân tán
6
5
5
8537.10.12
- - - Bảng điều khiển có trang bị bộ xử lý lập trình
12,5
10
7,5
8537.10.13
- - - Bảng điều khiển khác của loại thích hợp dùng cho hàng hóa của nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.08, 85.09 hoặc 85.16
12,5
10
7,5
8537.10.19
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
8537.10.20
- - Bảng phân phối (gồm cả panen đỡ và tấm đỡ phẳng) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các hàng hóa thuộc nhóm 84.71, 85.17 hoặc 85.25
7,5
5
5
8537.10.30
- - Bộ điều khiển logic có khả năng lập trình cho máy tự động để di chuyển, kẹp giữ và lưu giữ khối tinh thể bán dẫn cho sản xuất chi tiết bán dẫn
7,5
5
5
- - Loại khác:
8537.10.91
- - - Loại sử dụng trong các thiết bị sóng vô tuyến hoặc quạt
điện
12,5
10
7,5
8537.10.92
- - - Loại phù hợp sử dụng cho hệ thống điều khiển phân tán
12,5
10
7,5
8537.10.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
8537.20
- Dùng cho điện áp trên 1.000 V:
- - Bảng chuyển mạch:
8537.20.11
- - - Gắn với thiết bị điện để ngắt, nối hoặc bảo vệ mạch
điện có điện áp từ 66 kV trở lên
5
4
3
8537.20.19
- - - Loại khác
5
4
3
- - Bảng điều khiển:
8537.20.21
- - - Gắn với thiết bị điện để ngắt, nối hoặc bảo vệ mạch điện có điện áp từ 66 kV trở lên
5
4
3
8537.20.29
- - - Loại khác
5
4
3
8537.20.90
- - Loại khác
5
4
3
85.38
Bộ phận chuyên dùng hay chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc nhóm 85.35, 85.36 hoặc 85.37.
8538.10
- Bảng, panen, giá đỡ, bàn, tủ và các loại hộp và đế khác dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 85.37, chưa được lắp đặt các thiết bị của chúng:
- - Dùng cho điện áp không quá 1.000 V:
8538.10.11
- - - Bộ phận của bộ điều khiển logic lập trình của máy tự động vận chuyển, bốc xếp và lưu giữ đế bán dẫn cho sản xuất chi tiết bán dẫn
7,5
7,5
5
8538.10.12
- - - Dùng cho thiết bị sóng vô tuyến
7,5
7,5
5
8538.10.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Dùng cho điện áp trên 1.000 V:
8538.10.21
- - - Bộ phận của bộ điều khiển logic lập trình của máy tự động vận chuyển, bốc xếp và lưu giữ đế bán dẫn cho sản xuất chi tiết bán dẫn
5
4
3
8538.10.22
- - - Dùng cho thiết bị sóng vô tuyến
5
4
3
8538.10.29
- - - Loại khác
5
4
3
8538.90
- Loại khác:
- - Dùng cho điện áp không quá 1.000 V:
8538.90.11
- - - Bộ phận kể cả tấm mạch in đã lắp ráp của phích cắm điện thoại; đầu nối và các bộ phận dùng để nối cho dây và cáp; đầu dò dẹt dưới dạng miếng lát nhiều lớp (wafer prober)
6
5
5
8538.90.12
- - - Bộ phận của hàng hóa thuộc phân nhóm 8536.50.51, 8536.50.59, 8536.69.32, 8536.69.39, 8536.90.12 hoặc 8536.90.19
6
5
5
8538.90.13
- - - Bộ phận của hàng hóa thuộc phân nhóm 8537.10.20
6
5
5
8538.90.19
- - - Loại khác
6
5
5
- - Dùng cho điện áp trên 1.000 V:
8538.90.21
- - - Bộ phận kể cả tấm mạch in đã lắp ráp của phích cắm điện thoại; đầu nối và các bộ phận dùng để nối cho dây và cáp; đầu dò dẹt dưới dạng miếng lát nhiều lớp (wafer prober)
2
2
1
8538.90.29
- - - Loại khác
2
2
1
85.39
Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện, kể cả đèn pha gắn kín và đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại; đèn hồ quang.
8539.10
- Đèn pha gắn kín (sealed beam lamp units):
8539.10.10
- - Dùng cho xe có động cơ thuộc Chương 87
*
*
*
8539.10.90
- - Loại khác
*
*
*
- Các loại bóng đèn dây tóc khác, trừ bóng đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại:
8539.21
- - Bóng đèn ha-lo-gien vonfram:
8539.21.20
- - - Dùng cho thiết bị y tế
*
*
*
8539.21.30
- - - Dùng cho xe có động cơ
*
*
*
8539.21.40
- - - Bóng đèn phản xạ khác
*
*
*
8539.21.90
- - - Loại khác
*
*
*
8539.22
- - Loại khác, có công suất không quá 200 W và điện áp trên 100 V:
8539.22.20
- - - Dùng cho thiết bị y tế
*
*
*
8539.22.30
- - - Bóng đèn phản xạ khác
*
*
*
8539.22.90
- - - Loại khác
*
*
*
8539.29
- - Loại khác:
8539.29.10
- - - Dùng cho thiết bị y tế
*
*
*
8539.29.20
- - - Dùng cho xe có động cơ
*
*
*
8539.29.30
- - - Bóng đèn phản xạ khác
*
*
*
- - - Bóng đèn flash; bóng đèn hiệu cỡ nhỏ, danh định đến 2,25 V:
8539.29.41
- - - - Loại thích hợp dùng cho thiết bị y tế
*
*
*
8539.29.49
- - - - Loại khác
*
*
*
8539.29.50
- - - Loại khác, có công suất trên 200 W nhưng không quá 300 W và điện áp trên 100 V
*
*
*
8539.29.60
- - - Loại khác, có công suất không quá 200 W và điện áp không quá 100 V
*
*
*
8539.29.90
- - - Loại khác
*
*
*
- Bóng đèn phóng, trừ đèn tia cực tím:
8539.31
- - Bóng đèn huỳnh quang, ca-tốt nóng:
8539.31.10
- - - Ống huỳnh quang dùng cho đèn com-pắc
*
*
*
8539.31.90
- - - Loại khác
*
*
*
8539.32.00
- - Bóng đèn hơi thủy ngân hoặc natri; bóng đèn ha-lo-gien kim loại
2
2
1
8539.39
- - Loại khác:
8539.39.10
- - - Ống huỳnh quang dùng cho đèn com-pắc
*
*
*
8539.39.30
- - - Bóng đèn huỳnh quang ca-tốt lạnh khác
*
*
*
8539.39.90
- - - Loại khác
*
*
*
- Bóng đèn tia cực tím hoặc bóng đèn tia hồng ngoại; đèn hồ quang:
8539.41.00
- - Đèn hồ quang
2
2
1
8539.49.00
- - Loại khác
2
2
1
8539.90
- Bộ phận:
8539.90.10
- - Nắp bịt nhôm dùng cho bóng đèn huỳnh quang; đui xoáy nhôm dùng cho bóng đèn dây tóc
5
4
3
8539.90.20
- - Loại khác, dùng cho đèn của xe có động cơ
7,5
7,5
5
8539.90.90
- - Loại khác
2
2
1
85.40
Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện tử, ca tốt lạnh hoặc ca tốt quang điện (ví dụ, đèn điện tử và ống đèn chân không hoặc nạp khí hoặc hơi, đèn và ống điện tử chỉnh lưu hồ quang thủy ngân, ống điện tử dùng tia âm cực, ống điện tử camera truyền hình).
- Ống đèn hình vô tuyến dùng tia âm cực, kể cả ống đèn hình của màn hình video dùng tia âm cực:
8540.11.00
- - Loại màu
*
*
*
8540.12.00
- - Loại đơn sắc
5
4
3
8540.20.00
- Ống camera truyền hình; bộ chuyển đổi hình ảnh và bộ tăng cường hình ảnh; ống đèn âm cực quang điện khác
5
4
3
8540.40
- Ống hiển thị dữ liệu/đồ họa, đơn sắc; ống hiển thị/đồ họa, loại màu, với điểm lân quang có bước nhỏ hơn 0,4 mm:
8540.40.10
- - Ống hiển thị dữ liệu/đồ họa, loại màu, của loại dùng cho hàng hóa thuộc nhóm 85.25
0
0
0
8540.40.90
- - Loại khác
0
0
0
8540.60.00
- Ống tia âm cực khác
2
2
1
- Ống đèn vi sóng (ví dụ, magnetrons, klytrons, ống đèn sóng lan truyền, carcinotron), trừ ống đèn điều khiển lưới:
8540.71.00
- - Magnetrons
2
2
1
8540.79.00
- - Loại khác
2
2
1
- Đèn điện tử và ống điện tử khác:
8540.81.00
- - Đèn điện tử và ống điện tử của máy thu hay máy khuếch đại
2
2
1
8540.89.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bộ phận:
8540.91.00
- - Của ống đèn tia âm cực
2
2
1
8540.99
- - Loại khác:
8540.99.10
- - - Của ống đèn vi sóng
2
2
1
8540.99.90
- - - Loại khác
2
2
1
85.41
Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát sáng; tinh thể áp điện đã lắp ráp hoàn chỉnh.
8541.10.00
- Điốt, trừ điốt cảm quang hay điốt phát quang
0
0
0
- Tranzito, trừ tranzito cảm quang:
8541.21.00
- - Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1 W
0
0
0
8541.29.00
- - Loại khác
0
0
0
8541.30.00
- Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang
0
0
0
8541.40
- Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát sáng:
8541.40.10
- - Điốt phát sáng
0
0
0
- - Tế bào quang điện, kể cả điốt cảm quang và tranzito cảm quang:
8541.40.21
- - - Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp
0
0
0
8541.40.22
- - - Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm
0
0
0
8541.40.29
- - - Loại khác
0
0
0
8541.40.90
- - Loại khác
0
0
0
8541.50.00
- Thiết bị bán dẫn khác
0
0
0
8541.60.00
- Tinh thể áp điện đã lắp ráp
0
0
0
8541.90.00
- Bộ phận
0
0
0
85.42
Mạch điện tử tích hợp.
- Mạch điện tử tích hợp:
8542.31.00
- - Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ và mạch định giờ, hoặc các mạch khác
0
0
0
8542.32.00
- - Thẻ nhớ
0
0
0
8542.33.00
- - Khuếch đại
0
0
0
8542.39.00
- - Loại khác
0
0
0
8542.90.00
- Bộ phận
0
0
0
85.43
Máy và thiết bị điện, có chức năng riêng, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này.
8543.10.00
- Máy gia tốc hạt
0
0
0
8543.20.00
-
Máy phát tín hiệu
2
2
1
8543.30
- Máy và thiết bị dùng trong mạ điện, điện phân hay điện di:
8543.30.20
- - Thiết bị xử lý ướt bằng phương pháp nhúng trong dung dịch hóa chất hoặc điện hóa, để tách hoặc không tách vật liệu gia công trên nền (tấm đế) của bản mạch PCB/PWB
0
0
0
8543.30.90
- - Loại khác
2
2
1
8543.70
- Máy và thiết bị khác:
8543.70.10
- - Máy cung cấp năng lượng cho hàng rào điện
2
2
1
8543.70.20
- - Thiết bị điều khiển từ xa, trừ thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng radio
0
0
0
8543.70.30
- - Máy, thiết bị điện có chức năng phiên dịch hay từ điển
0
0
0
8543.70.40
- - Máy tách bụi hoặc khử tĩnh điện trong quá trình chế tạo tấm mạch PCB/PWBs hoặc PCAs; máy làm đóng rắn vật liệu bằng tia cực tím dùng trong sản xuất tấm mạch PCB/PWBs hoặc PCAs
0
0
0
8543.70.50
- - Bộ thu/ giải mã tích hợp (IRD) cho hệ thống đa phương tiện truyền thông trực tiếp
0
0
0
8543.70.90
- - Loại khác
0
0
0
8543.90
- Bộ phận:
8543.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8543.10 hoặc 8543.20
0
0
0
8543.90.20
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8543.30.20
0
0
0
8543.90.30
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8543.70.30
0
0
0
8543.90.40
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8543.70.40
0
0
0
8543.90.50
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8543.70.50
0
0
0
8543.90.90
- - Loại khác
0
0
0
85.44
Dây, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.
- Dây đơn dạng cuộn:
8544.11
- - Bằng đồng:
8544.11.10
- - - Có một lớp phủ ngoài bằng sơn hoặc tráng men
*
*
*
8544.11.20
- - - Có một lớp phủ ngoài hoặc bọc bằng giấy, vật liệu dệt hoặc poly(vinyl clorua)
*
*
*
8544.11.90
- - - Loại khác
*
*
*
8544.19.00
- - Loại khác
5
4
3
8544.20
- Cáp đồng trục và các dây dẫn điện đồng trục khác:
- - Cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:
8544.20.11
- - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic
*
*
*
8544.20.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:
8544.20.21
- - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic
*
*
*
8544.20.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:
8544.20.31
- - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic
*
*
*
8544.20.39
- - - Loại khác
*
*
*
- - Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:
8544.20.41
- - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic
*
*
*
8544.20.49
- - -
Loại khác
*
*
*
8544.30
- Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác loại sử dụng cho xe, phương tiện bay hoặc tàu thuyền:
- - Bộ dây điện cho xe có động cơ:
- - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic:
8544.30.12
- - - - Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
*
*
*
8544.30.13
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8544.30.14
- - - - Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
*
*
*
8544.30.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8544.30.91
- - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic
*
*
*
8544.30.99
- - - Loại khác
*
*
*
- Dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp không quá 1.000 V:
8544.42
- - Đã lắp với đầu nối điện:
- - - Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V:
8544.42.11
- - - - Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển
*
*
*
8544.42.12
- - - - Cáp điện thoại, điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến,
loại khác
*
*
*
8544.42.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V:
8544.42.21
- - - - Cáp điện thoại, điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển
*
*
*
8544.42.22
- - - - Cáp điện thoại, điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, loại khác
*
*
*
8544.42.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Cáp ắc qui:
- - - - Cách điện bằng cao su hoặc plastic:
8544.42.32
- - - - - Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
*
*
*
8544.42.33
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Loại khác:
8544.42.34
- - - - - Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
*
*
*
8544.42.39
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8544.42.91
- - - - Dây cáp điện bọc plastic có đường kính lõi không quá 19,5 mm
*
*
*
8544.42.92
- - - - Dây cáp điện bọc plastic khác
*
*
*
8544.42.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8544.49
- - Loại khác:
- - - Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V:
8544.49.11
- - - - Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển
*
*
*
8544.49.12
- - - - Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, loại khác
*
*
*
8544.49.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại không dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V:
8544.49.21
- - - - Dây đơn có vỏ bọc (chống nhiễu) dùng trong sản xuất
bó dây dẫn điện của máy tự động
*
*
*
- - - - Loại khác:
8544.49.22
- - - - - Dây cáp điện bọc cách điện bằng piastic có đường kính lõi không quá 19,5 mm
*
*
*
8544.49.23
- - - - - Dây cáp điện bọc cách điện bằng plastic khác
*
*
*
8544.49.29
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V:
8544.49.31
- - - - Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp dùng cho trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến, ngầm dưới biển
*
*
*
8544.49.32
- - - - Loại khác, cách điện bằng plastic
*
*
*
8544.49.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại không dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V
nhưng không quá 1.000 V:
8544.49.41
- - - - Cáp bọc cách điện bằng plastic
*
*
*
8544.49.49
- - - - Loại khác
*
*
*
8544.60
- Các dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp trên 1000 V:
- - Dùng cho điện áp trên 1kV nhưng không quá 36kV:
8544.60.11
- - - Cáp được bọc cách điện bằng plastic có đường kính lõi nhỏ hơn 22,7mm
*
*
*
8544.60.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Dùng cho điện áp trên 36 kV nhưng không quá 66 kV:
8544.60.21
- - - Cáp được bọc cách điện bằng plastic có đường kính lõi nhỏ hơn 22,7mm
*
*
*
8544.60.29
- - - Loại khác
*
*
*
8544.60.30
- - Dùng cho điện áp trên 66 kV
*
*
*
8544.70
- Cáp sợi quang:
8544.70.10
- - Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển
0
0
0
8544.70.90
- - Loại khác
2
2
1
85.45
Điện cực than, chổi than, carbon cho chế tạo bóng đèn, carbon cho chế tạo pin, ắc qui và các sản phẩm khác làm bằng graphit hoặc carbon khác, có hoặc không có thành phần kim loại, dùng cho kỹ thuật điện.
- Điện cực:
8545.11.00
- - Dùng cho lò nung, luyện
0
0
0
8545.19.00
- - Loại khác
2
2
1
8545.20.00
- Chổi than
2
2
1
8545.90.00
- Loại khác
2
2
1
85.46
Vật cách điện làm bằng vật liệu bất kỳ.
8546.10.00
- Bằng thủy tinh
3
3
2
8546.20
- Bằng gốm:
8546.20.10
- - Dùng cho đầu nối máy biến áp và thiết bị ngắt dòng
5
4
3
8546.20.90
- - Loại khác
5
4
3
8546.90.00
- Loại khác
1
1
1
85.47
Phụ kiện cách điện dùng cho máy điện, dụng cụ điện hay thiết bị diện, được làm hoàn toàn bằng vật liệu cách điện trừ một số phụ kiện thứ yếu bằng kim loại (ví dụ, phần ống có ren) đã làm sẵn khi đúc chủ yếu để lắp, trừ cách điện thuộc nhóm 85.46; ống dẫn dây điện và các khớp nối của chúng, bằng kim loại cơ bản được lót lớp vật liệu cách điện.
8547.10.00
- Phụ kiện cách điện bằng gốm sứ
3
3
2
8547.20.00
- Phụ kiện cách điện bằng plastic
3
3
2
8547.90
- Loại khác:
8547.90.10
- - Ống cách điện và phụ kiện nối của nó, làm bằng kim loại cơ bản được lót bằng vật liệu cách điện
3
3
2
8547.90.90
- - Loại khác
3
3
2
85.48
Phế liệu và phế thải của các loại pin, bộ pin và ắc qui điện; các loại pin, bộ pin và ắc qui điện đã sử dụng hết; các bộ phận điện của máy móc hay thiết bị, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này.
8548.10
- Phế liệu và phế thải của các loại pin, bộ pin và ắc qui điện; các loại pin, bộ pin và ắc qui điện đã sử dụng hết:
- - Phế thải pin, ắc qui axit chì, đã hoặc chưa tháo dung dịch axít:
8548.10.12
- - - Loại dùng cho phương tiện bay
7,5
7,5
5
8548.10.19
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Phế liệu và phế thải chủ yếu chứa sắt:
8548.10.22
- - - Của pin và bộ pin
7,5
7,5
5
8548.10.23
- - - Của ắc qui điện loại dùng cho phương tiện bay
7,5
7,5
5
8548.10.29
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Phế liệu và phế thải chủ yếu chứa đồng:
8548.10.32
- - - Của pin và bộ pin
7,5
7,5
5
8548.10.33
- - - Của ắc qui điện loại dùng cho phương tiện bay
7,5
7,5
5
8548.10.39
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
- - Loại khác:
8548.10.91
- - - Của pin và bộ pin
7,5
7,5
5
8548.10.92
- - - Của ắc qui điện loại dùng cho phương tiện bay
7,5
7,5
5
8548.10.99
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
8548.90
- Loại khác:
8548.90.10
- - Bộ cảm biến ảnh kiểu tiếp xúc gồm một bộ cảm biến quang dẫn, một tụ tích điện, một nguồn sáng của điốt phát quang, một ma trận (tấm khuôn mẫu) tranzito màng mỏng và bộ phận hội tụ ánh sáng dòng quét, có khả năng quét văn bản
1
1
1
8548.90.20
- - Tấm mạch in đã lắp ráp hoàn chỉnh kể cả mạch đã lắp ráp cho kết nối bên ngoài
0
0
0
8548.90.90
- - Loại khác
0
0
0
Chương 86 - Đầu máy xe lửa hoặc xe điện, toa xe lửa và các bộ phận của chúng; vật cố định và ghép nối đường ray xe lửa hoặc xe điện và bộ phận của chúng; thiết bị tín hiệu giao thông bằng cơ khí (kể cả cơ điện) các loại
86.01
Đầu máy di chuyển trên đường sắt chạy bằng nguồn điện bên ngoài hay bằng ắc qui điện.
8601.10.00
- Loại chạy bằng nguồn điện bên ngoài
0
0
0
8601.20.00
- Loại chạy bằng ắc qui điện
0
0
0
86.02
Đầu máy di chuyển trên đường sắt khác; toa tiếp liệu đầu máy.
8602.10.00
- Đầu máy diesel truyền động điện
0
0
0
8602.90.00
- Loại khác
0
0
0
86.03
Toa xe khách tự hành của đường sắt hoặc đường xe điện, toa xe hàng và toa xe hành lý, trừ loại thuộc nhóm 86.04.
8603.10.00
- Loại chạy bằng nguồn điện bên ngoài
0
0
0
8603.90.00
- Loại khác
0
0
0
8604.00.00
Xe bảo dưỡng hay phục vụ dùng trong đường sắt hay đường xe điện, loại tự hành hoặc không (ví dụ, toa xưởng, xe gắn cần cẩu, toa làm đầm tàu, đầu máy dùng để kéo, toa xe thử nghiệm và xe kiểm tra đường ray)
0
0
0
8605.00.00
Toa xe chở khách không tự hành dùng cho đường sắt hoặc đường xe điện; toa xe hành lý, toa xe bưu vụ và toa xe lửa hay xe điện chuyên dùng cho mục đích đặc biệt khác, không tự hành (trừ các loại thuộc nhóm 86.04).
0
0
0
86.06
Toa xe lửa hoặc xe điện chở hàng và toa goòng, không tự hành
8606.10.00
- Toa xe xi téc và các loại toa tương tự
2
2
1
8606.30.00
- Toa chở hàng và toa goòng tự dỡ tải, trừ loại thuộc phân nhóm 8606.10
2
2
1
- Loại khác:
8606.91.00
- - Loại có nắp đậy và đóng kín
2
2
1
8606.92.00
- - Loại mở, với các thành bên không thể tháo rời có chiều cao trên 60 cm
2
2
1
8606.99.00
- - Loại khác
2
2
1
86.07
Các bộ phận của đầu máy xe lửa hoặc xe điện hoặc của thiết bị di chuyển trên đường sắt hay đường xe điện.
- Giá chuyển hướng, trục bitxen, trục và bánh xe và các phụ tùng của chúng:
8607.11.00
- - Giá chuyển hướng và trục bitxen của đầu máy
2
2
1
8607.12.00
- - Giá chuyển hướng và trục bitxen khác
2
2
1
8607.19.00
- - Loại khác, kể cả các phụ tùng
0
0
0
- Hãm và các phụ tùng hãm:
8607.21.00
- - Hãm gió ép và phụ tùng hãm gió ép
2
2
1
8607.29.00
- - Loại khác
2
2
1
8607.30.00
- Móc toa và các dụng cụ ghép nối toa khác, bộ đệm giảm chấn, và phụ tùng của chúng
2
2
1
- Loại khác:
8607.91.00
- - Của đầu máy
2
2
1
8607.99.00
- - Loại khác
2
2
1
86.08
Bộ phận cố định và các khớp nối của đường ray xe lửa hoặc xe điện; thiết bị tín hiệu, an toàn hoặc điều khiển giao thông bằng cơ (kể cả cơ điện) dùng cho đường xe lửa, đường xe điện, đường bộ, đường sống, điểm dừng đỗ, cảng hoặc sân bay; các bộ phận của các loại trên.
8608.00.20
- Thiết bị cơ điện
2
2
1
8608.00.90
- Loại khác
2
2
1
8609.00.00
Công-ten-nơ (kể cả công-ten-nơ dùng vận chuyển chất lỏng) được thiết kế và trang bị đặc biệt để vận chuyển theo một hoặc nhiều phương thức.
2
2
1
Chương 87 - Xe trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng
87.01
Máy kéo (trừ máy kéo thuộc nhóm 87.09).
8701.10
- Máy kéo cầm tay:
- - Công suất không quá 22,5 kW, có hoặc không hoạt động bằng điện:
8701.10.11
- - - Dùng cho nông nghiệp
*
*
*
8701.10.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8701.10.91
- - - Dùng cho nông nghiệp
*
*
*
8701.10.99
- - - Loại khác
*
*
*
8701.20
- Ô tô đầu kéo dùng để kéo sơ mi rơ moóc (rơ moóc 1 trục):
8701.20.10
- - Dạng CKD
4,5
4
4
8701.20.90
- - Loại khác
4,5
4
4
8701.30.00
- Máy kéo bánh xích
0
0
0
8701.90
- Loại khác:
8701.90.10
- - Máy kéo nông nghiệp
4,5
4
4
8701.90.90
- - Loại khác
4,5
4
4
87.02
Ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe.
8702.10
- Loại động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel):
- - Loại khác:
8702.10.60
- - - Ô tô (bao gồm cả xe limousine kéo dài nhưng không bao gồm ô tô khách (coaches, buses, minibuses) hoặc xe van)
*
*
*
- - - Xe chở từ 30 người trở lên và được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong sân bay:
8702.10.71
- - - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 6 tấn nhưng không quá 18 tấn
*
*
*
8702.10.79
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Ô tô khách (motor coaches, buses hoặc minibuses) khác:
8702.10.81
- - - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 6 tấn nhưng không quá 18 tấn
*
*
*
8702.10.89
- - - - Loại khác
*
*
*
8702.10.90
- - - Loại khác
*
*
*
8702.90
- Loại khác:
- - Loại khác:
8702.90.92
- - - Ô tô (bao gồm cả xe limousine kéo dài nhưng không bao gồm ô tô khách (coaches, buses, minibuses) hoặc xe van)
*
*
*
- - - Xe chở người từ 30 chỗ trở lên:
8702.90.93
- - - - Xe được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong sân bay
*
*
*
8702.90.94
- - - - Loại khác
*
*
*
8702.90.95
- - - Ô tô khách (motor coaches, buses hoặc minibuses) khác
*
*
*
8702.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
87.03
Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.
8703.10
- Xe được thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết; xe ô tô chơi gôn (golf car) và các loại xe tương tự:
8703.10.10
- - Xe ô tô chơi gôn, kể cả xe phục vụ sân gôn (golf buggies)
*
*
*
8703.10.90
- - Loại khác
*
*
*
- Xe khác, loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện:
8703.21
- - Loại dung tích xi lanh không quá 1.000 cc:
8703.21.10
- - - Xe ô tô đua nhỏ
*
*
*
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van):
- - - - Loại khác:
8703.21.24
- - - - - Loại bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.21.29
- - - - - Loại khác:
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.21.91
- - - - Xe cứu thương
*
*
*
8703.21.92
- - - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-homes)
*
*
*
8703.21.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8703.22
- - Loại dung tích xi lanh trên 1.000 cc nhưng không quá 1.500 cc:
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van):
8703.22.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.22.91
- - - - Xe cứu thương
*
*
*
8703.22.92
- - - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn
hộ) (Motor-homes)
*
*
*
8703.22.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8703.23
- - Dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc:
8703.23.10
- - - Xe cứu thương
*
*
*
- - - Xe tang lễ:
8703.23.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Xe chở phạm nhân:
8703.23.39
- - - - Loại khác
*
*
*
8703.23.40
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-homes)
*
*
*
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:
8703.23.61
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.800 cc
*
*
*
8703.23.62
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800 cc nhưng không quá 2.000 cc
*
*
*
8703.23.63
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000 cc nhưng không quá
2.500 cc
*
*
*
8703.23.64
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500 cc
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.23.91
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.800 cc
*
*
*
8703.23.92
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800 cc nhưng không quá 2.000 cc
*
*
*
8703.23.93
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000 cc nhưng không quá 2.500 cc
*
*
*
8703.23.94
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500 cc
*
*
*
8703.24
- - Dung tích xi lanh trên 3.000 cc:
8703.24.10
- - - Xe cứu thương
*
*
*
- - - Xe tang lễ:
8703.24.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Xe chở phạm nhân:
8703.24.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:
8703.24.51
- - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.24.59
- - - - Loại khác
*
*
*
8703.24.70
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-homes)
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.24.91
- - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.24.99
- - - - Loại khác
*
*
*
- Xe ô tô khác, loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel):
8703.31
- - Dung tích xi lanh không quá 1.500 cc:
8703.31.20
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung
(station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác
*
*
*
8703.31.40
- - - Xe cứu thương
*
*
*
8703.31.50
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-homes)
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.31.91
- - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.31.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8703.32
- - Dung tích xi lanh trên 1.500 cc nhưng không quá 2.500 cc:
8703.32.10
- - - Xe cứu thương
*
*
*
- - - Xe tang lễ:
8703.32.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Xe chở phạm nhân:
8703.32.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:
- - - - Loại dung tích xi lanh không quá 2.000 cc:
8703.32.52
- - - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.32.53
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Loại khác:
8703.32.54
- - - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.32.59
- - - - - Loại khác
*
*
*
8703.32.60
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-homes)
*
*
*
- - - Loại khác:
- - - - Loại dung tích xilanh không quá 2.000 cc:
8703.32.92
- - - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.32.93
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Loại khác:
8703.32.94
- - - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.32.99
- - - - - Loại khác
*
*
*
8703.33
- - Loại dung tích xi lanh trên 2.500 cc:
8703.33.10
- - - Xe cứu thương
*
*
*
- - - Xe tang lễ:
8703.33.29
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Xe chở phạm nhân:
8703.33.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500 cc nhưng không quá 3.000 cc:
8703.33.53
- - - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.33.54
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Loại dung tích xi lanh trên 3.000 cc:
8703.33.55
- - - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.33.59
- - - - - Loại khác
*
*
*
8703.33.70
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-homes)
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.33.91
- - - - Xe bốn bánh chủ động
*
*
*
8703.33.99
- - - - Loại khác
*
*
*
- Loại khác:
8703.90
- - Xe hoạt động bằng điện:
8703.90.11
- - - Xe cứu thương
*
*
*
8703.90.12
- - - Xe ô tô đua nhỏ
*
*
*
- - - Loại khác:
8703.90.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8703.90.70
- - - Ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác:
*
*
*
8703.90.90
- - - Loại khác
*
*
*
87.04
Ô tô chở hàng.
8704.10
- Xe tự đổ được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải đường quốc lộ:
- - Loại khác:
8704.10.23
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 5 tấn
*
*
*
8704.10.24
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn
*
*
*
8704.10.25
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn
*
*
*
8704.10.26
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn
*
*
*
8704.10.27
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn
*
*
*
8704.10.28
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn
*
*
*
- Loại khác, có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel):
8704.21
- - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 5 tấn:
- - - Loại khác:
8704.21.21
- - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.21.22
- - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.21.23
- - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.21.24
- - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.21.25
- - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.21.29
- - - - Loại khác
*
*
*
8704.22
- - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 5 tấn nhưng không quá 20 tấn:
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 6 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.22.21
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.22.22
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.22.23
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.22.24
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.22.25
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.22.29
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 6 tấn nhưng
không quá 20 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.22.41
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.22.42
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.22.43
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.22.44
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.22.45
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
- - - - - Loại khác:
8704.22.51
- - - - - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 6 tấn nhưng không quá 10 tấn
*
*
*
8704.22.59
- - - - - - Loại khác
*
*
*
8704.23
- - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 20 tấn:
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 24 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.23.21
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.23.22
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.23.23
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.23.24
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.23.25
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.23.29
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.23.61
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.23.62
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.23.63
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.23.64
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.23.65
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.23.66
- - - - - Xe tự đổ
*
*
*
8704.23.69
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.23.81
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.23.82
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.23.83
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.23.84
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.23.85
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.23.86
- - - - - Xe tự đổ
*
*
*
8704.23.89
- - - - - Loại khác
*
*
*
- Loại khác, có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện:
8704.31
- - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 5 tấn:
- - - Loại khác:
8704.31.21
- - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.31.22
- - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.31.23
- - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.31.24
- - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.31.25
- - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.31.29
- - - - Loại khác
*
*
*
8704.32
- - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 5 tấn:
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 6 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.32.21
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.32.22
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.32.23
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.32.24
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.32.25
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.32.29
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 6 tấn nhưng không quá 20 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.32.41
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.32.42
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.32.43
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.32.44
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.32.45
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
- - - - - Loại khác:
8704.32.46
- - - - - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 6 tấn nhưng không quá 10 tấn
*
*
*
8704.32.49
- - - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.32.61
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.32.62
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.32.63
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.32.64
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.32.65
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.32.69
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.32.81
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.32.82
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.32.83
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.32.84
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.32.85
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.32.86
- - - - - Xe tự đổ
*
*
*
8704.32.89
- - - - - Loại thác
*
*
*
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn:
- - - - Loại khác:
8704.32.93
- - - - - Xe đông lạnh
*
*
*
8704.32.94
- - - - - Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải
*
*
*
8704.32.95
- - - - - Xe xi téc; xe chở xi măng kiểu bồn
*
*
*
8704.32.96
- - - - - Xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị
*
*
*
8704.32.97
- - - - - Xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được
*
*
*
8704.32.98
- - - - - Xe tự đổ
*
*
*
8704.32.99
- - - - - Loại thác
*
*
*
8704.90
- Loại khác:
- - Loại khác:
8704.90.91
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 5 tấn
*
*
*
8704.90.92
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn
*
*
*
8704.90.93
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn
*
*
*
8704.90.94
- - - Khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 20 tấn nhưng không quá 45 tấn
*
*
*
8704.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
87.05
Xe chuyên dùng có động cơ, trừ các loại được thiết kế chủ yếu dùng để chở người hay hàng hóa (ví dụ, xe cứu hộ, xe cần cẩu, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe quét đường, xe phun tưới, xe sửa chữa lưu động, xe chiếu chụp X-quang).
8705.10.00
- Xe cần cẩu
5
4
3
8705.20.00
- Xe cần trục khoan
0
0
0
8705.30.00
- Xe cứu hỏa
2
2
1
8705.40.00
- Xe trộn bê tông
7,5
7,5
5
8705.90
- Loại khác:
8705.90.50
- - Xe làm sạch đường; xe hút bùn, bể phốt; xe cứu thương lưu động; xe phun tưới các loại
2
2
1
8705.90.90
- - Loại khác
2
2
1
87.06
Khung gầm đã lắp động cơ, dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05.
- Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01:
8706.00.11
- - Dùng cho máy kéo nông nghiệp thuộc phân nhóm 8701.10 hoặc 8701.90
*
*
*
8706.00.19
- - Loại khác
*
*
*
- Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02:
8706.00.21
- - Xe ô tô (bao gồm cả xe limousine kéo dài nhưng không bao gồm xe khách, xe buýt, mini buýt hoặc xe van)
*
*
*
8706.00.29
- - Loại khác
*
*
*
- Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03:
8706.00.31
- - Dùng cho xe ô tô đua nhỏ (go-karts) và xe chơi gôn (golf cars), kể cả xe phục vụ sân gôn (golf buggies)
*
*
*
8706.00.32
- - Dùng cho xe cứu thương
*
*
*
8706.00.33
- - Dùng cho xe ô tô (bao gồm cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUVs và xe thể thao, nhưng không kể xe van)
*
*
*
8706.00.39
- - Loại khác
*
*
*
8706.00.40
- Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04
*
*
*
8706.00.50
- Dùng cho xe thuộc nhóm 87.05
*
*
*
87.07
Thân xe (kể cả ca-bin), dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05.
8707.10
- Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03:
8707.10.10
- - Dùng cho xe ô tô đua nhỏ (go-karts) và xe chơi gôn (golf cars), kể cả xe phục vụ sân gôn (golf buggies)
*
*
*
8707.10.20
- - Dùng cho xe cứu thương
*
*
*
8707.10.90
- - Loại khác
*
*
*
8707.90
- Loại khác:
8707.90.10
- - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
- - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02:
8707.90.21
- - - Xe ô tô (bao gồm cả xe limousine kéo dài nhưng không bao gồm xe khách, xe buýt, mini buýt hoặc xe van)
*
*
*
8707.90.29
- - - Loại khác
*
*
*
8707.90.30
- - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.05
*
*
*
8707.90.90
- - Loại khác
*
*
*
87.08
Bộ phận và phụ kiện của xe có động cơ thuộc các nhóm từ
87.01 đến 87.05.
8708.10
- Thanh chắn chống va đập (ba đờ xốc) và bộ phận của nó:
8708.10.10
- - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.10.90
- - Loại khác
*
*
*
- Bộ phận và phụ kiện khác của thân xe (kể cả ca-bin):
8708.21.00
- - Dây đai an toàn
*
*
*
8708.29
- - Loại khác:
- - - Các bộ phận của cửa xe:
8708.29.11
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.29.12
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.29.14
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc 87.04
*
*
*
8708.29.19
- - - - Loại khác
*
*
*
8708.29.20
- - - Bộ phận của dây đai an toàn
*
*
*
- - - Loại khác:
8708.29.92
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03:
8708.29.93
- - - - - Phụ kiện trang trí nội thất; chắn bùn
*
*
*
8708.29.94
- - - - - Thanh chống nắp ca pô
*
*
*
8708.29.95
- - - - - Loại khác
*
*
*
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc 87.04:
8708.29.96
- - - - - Phụ kiện trang trí nội thất; chắn bùn
*
*
*
8708.29.97
- - - - - Thanh chống nắp ca pô
*
*
*
8708.29.98
- - - - - Loại khác
*
*
*
8708.29.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8708.30
- Phanh và trợ lực phanh; bộ phận của nó:
8708.30.10
- - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
- - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03:
8708.30.21
- - - Phanh trống, phanh đĩa hoặc phanh hơi
*
*
*
8708.30.29
- - - Loại khác
*
*
*
8708.30.30
- - Phanh trống, phanh đĩa hoặc phanh hơi cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc 87.04
*
*
*
8708.30.90
- - Loại khác
*
*
*
8708.40
- Hộp số và bộ phận của chúng:
- - Hộp số, chưa lắp hoàn chỉnh:
8708.40.11
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.40.13
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04 hoặc 87.05
*
*
*
8708.40.14
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.40.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Hộp số, đã lắp ráp hoàn chỉnh:
8708.40.25
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.40.26
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.40.27
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04 hoặc 87.05
*
*
*
8708.40.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Bộ phận:
8708.40.91
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.40.92
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.40.99
- - - Loại khác
*
*
*
8708.50
- Cầu chủ động có vi sai, có hoặc không kèm theo chi tiết khác của cụm hộp số, và các cầu bị động; các bộ phận của chúng:
- - Chưa lắp ráp hoàn chỉnh:
8708.50.11
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.50.13
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04 hoặc nhóm 87.05
*
*
*
8708.50.15
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.50.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Đã lắp ráp hoàn chỉnh:
8708.50.25
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.50.26
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.50.27
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04 hoặc nhóm 87.05
*
*
*
8708.50.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Bộ phận:
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01:
8708.50.91
- - - - Bánh răng vành khăn và bánh răng quả dứa (bộ bánh
răng vi sai)
*
*
*
8708.50.92
- - - - Loại khác
*
*
*
8708.50.93
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.50.99
- - - Loại khác
*
*
*
8708.70
- Cụm bánh xe và bộ phận và phụ kiện của chúng:
- - Ốp đầu trục bánh xe:
8708.70.15
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.70.16
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.70.17
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc 87.04
*
*
*
8708.70.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Bánh xe đã được lắp lốp:
8708.70.21
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.70.22
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.70.29
- - - Loại khác
*
*
*
- - Bánh xe chưa được lắp lốp:
8708.70.31
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.70.32
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.70.39
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8708.70.95
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.70.96
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc 87.04
*
*
*
8708.70.97
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.70.99
- - - Loại khác
*
*
*
8708.80
- Hệ thống giảm chấn và bộ phận của nó (kể cả giảm sóc):
- - Hệ thống giảm chấn:
8708.80.15
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.80.16
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.80.17
- - - Dùng cho xe thuộc phân nhóm 8704.10 hoặc nhóm
87.05
*
*
*
8708.80.19
- - - Loại khác
*
*
*
-
- Bộ phận:
8708.80.91
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.80.92
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.80.99
- - - Loại khác
*
*
*
- Các bộ phận và phụ kiện khác:
8708.91
- - Két nước làm mát và bộ phận của chúng:
- - - Két nước làm mát:
8708.91.15
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.91.16
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.91.17
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc nhóm 87.04
*
*
*
8708.91.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Bộ phận:
8708.91.91
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.91.92
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.91.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8708.92
- - Ống xả và bộ giảm thanh; bộ phận của nó:
8708.92.10
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.92.20
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.92.40
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 hoặc 87.04
*
*
*
8708.92.90
- - - Loại khác
*
*
*
8708.93
- - Bộ ly hợp và các bộ phận của nó:
8708.93.50
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.93.60
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.93.70
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04 hoặc 87.05
*
*
*
8708.93.90
- - - Loại khác
*
*
*
8708.94
- - Vô lăng, trụ lái và cơ cấu lái; bộ phận của nó:
8708.94.10
- - - Vô lăng lắp với túi khí hoàn chỉnh
*
*
*
- - - Loại khác:
8708.94.94
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
8708.94.95
- - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.94.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8708.95
- - Túi khí an toàn lắp với hệ thống bơm phồng; bộ phận của nó:
8708.95.10
- - - Túi khí an toàn lắp với hệ thống bơm phồng
*
*
*
8708.95.90
- - - Bộ phận
*
*
*
8708.99
- - Loại khác:
8708.99.10
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01
*
*
*
- - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04:
- - - - Thùng nhiên liệu và bộ phận của chúng:
8708.99.21
- - - - - Thùng nhiên liệu
*
*
*
8708.99.23
- - - - - Bộ phận
*
*
*
8708.99.30
- - - - Chân ga (bàn đạp ga), chân phanh (bàn đạp phanh) hoặc chân côn (bàn đạp côn)
*
*
*
8708.99.40
- - - - Giá đỡ hoặc khay đỡ bình ắc qui và khung của nó
*
*
*
8708.99.50
- - - - Vỏ két nước làm mát
*
*
*
- - - - Khung xe hoặc các bộ phận của chúng:
8708.99.61
- - - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02
*
*
*
8708.99.62
- - - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03
*
*
*
8708.99.63
- - - - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04
*
*
*
8708.99.70
- - - - Loại khác
*
*
*
8708.99.90
- - - Loại khác
*
*
*
87.09
Xe vận chuyển, loại tự hành, không lắp kèm thiết bị nâng hạ hoặc cặp giữ, thuộc loại dùng trong nhà máy, kho hàng, bến cảng hoặc sân bay để vận chuyển hàng hóa trong phạm vi gần; máy kéo loại dùng trong sân ga xe lửa; bộ phận của các loại xe kể trên.
-
Xe:
8709.11.00
- - Loại chạy điện
5
4
3
8709.19.00
- - Loại khác
2
2
1
8709.90.00
- Bộ phận
5
4
3
8710.00.00
Xe tăng và các loại xe chiến đấu bọc thép khác, loại cơ giới, có hoặc không lắp kèm vũ khí, và bộ phận của các loại xe này.
*
*
*
87.11
Mô tô (kể cả xe gắn máy có bàn đạp (moped)) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng.
8711.10
- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh không quá 50 cc:
- - Dạng CKD:
8711.10.12
- - - Xe gắn máy có bàn đạp (moped) và xe đạp có động cơ
*
*
*
8711.10.13
- - - Xe mô tô khác và xe scooter
*
*
*
8711.10.19
- - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
8711.10.92
- - - Xe gắn máy có bàn đạp (moped) và xe đạp có động cơ
*
*
*
8711.10.93
- - - Xe mô tô khác và xe scooter
*
*
*
8711.10.99
- - - Loại khác
*
*
*
8711.20
- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 50 cc nhưng không quá 250 cc:
8711.20.10
- - Xe mô tô địa hình
*
*
*
8711.20.20
- - Xe gắn máy có bàn đạp (moped) và xe đạp có động cơ
*
*
*
- - Loại khác, dạng CKD:
- - - Mô tô (có hoặc không có thùng xe bên cạnh), bao gồm
cả xe scooter:
8711.20.31
- - - - Loại dung tích xi lanh trên 150 cc nhưng không quá
200 cc
*
*
*
8711.20.32
- - - - Loại dung tích xi lanh trên 200 cc nhưng không quá 250 cc
*
*
*
8711.20.39
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8711.20.45
- - - - Loại có dung tích xilanh không quá 200 cc
*
*
*
8711.20.49
- - - - Loại khác
*
*
*
- - Loại khác:
- - - Mô tô (có hoặc không có thùng xe bên cạnh), bao gồm
cả xe scooter:
8711.20.51
- - - - Loại dung tích xi lanh trên 150 cc nhưng không quá 200 cc
*
*
*
8711.20.52
- - - - Loại dung tích xi lanh trên 200 cc nhưng không quá 250 cc
*
*
*
8711.20.59
- - - - Loại khác
*
*
*
8711.20.90
- - - Loại khác
*
*
*
8711.30
- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 250 cc nhưng không quá 500 cc:
8711.30.10
- - Xe mô tô địa hình
*
*
*
8711.30.30
- - Loại khác, dạng CKD
*
*
*
8711.30.90
- - Loại khác
*
*
*
8711.40
- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 500 cc nhưng không quá 800 cc:
8711.40.10
- - Xe mô tô địa hình
*
*
*
8711.40.20
- - Loại khác, dạng CKD
*
*
*
8711.40.90
- - Loại khác
*
*
*
8711.50
- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 800 cc:
8711.50.20
- - Dạng CKD
*
*
*
8711.50.90
- - Loại khác
*
*
*
8711.90
- Loại khác:
8711.90.40
- - Xe mô tô 3 bánh (loại xe gắn thùng bên cạnh)
*
*
*
- - Loại khác, dạng CKD:
8711.90.51
- - - Xe mô tô điện
*
*
*
8711.90.52
- - - Loại khác, có dung tích xi lanh không quá 200cc
*
*
*
8711.90.53
- - - Loại khác, có dung tích xi lanh trên 200cc nhưng không quá 500cc
*
*
*
8711.90.54
- - - Loại khác, có dung tích xi lanh trên 500cc
*
*
*
- - Loại khác:
8711.90.91
- - - Xe mô tô điện
*
*
*
8711.90.99
- - - Loại khác
*
*
*
87.12
Xe đạp hai bánh và xe đạp khác (kể cả xe xích lô ba bánh chở hàng), không lắp động cơ.
8712.00.10
- Xe đạp đua
*
*
*
8712.00.20
- Xe đạp được thiết kế dành cho trẻ em
*
*
*
8712.00.30
- Xe đạp khác
*
*
*
8712.00.90
- Loại khác
*
*
*
87.13
Các loại xe dành cho người tàn tật, có hoặc không lắp động cơ hoặc cơ cấu đẩy cơ khí khác.
8713.10.00
- Loại không có cơ cấu đẩy cơ khí
0
0
0
8713.90.00
- Loại khác
0
0
0
87.14
Bộ phận và phụ kiện của xe thuộc các nhóm từ 87.11 đến 87.13.
8714.10
- Của mô tô (kể cả xe gắn máy có bàn đạp (moped)):
8714.10.10
- - Yên xe
*
*
*
8714.10.20
- - Nan hoa và ốc bắt đầu nan hoa
*
*
*
8714.10.90
- - Loại khác
*
*
*
4714.20
- Của xe dành cho người tàn tật:
- - Bánh xe nhỏ:
8714.20.11
- - - Có đường kính (kể cả lốp) trên 75 mm nhưng không quá 100 mm, với điều kiện là chiều rộng của bánh xe hoặc lốp lắp vào không dưới 30 mm
0
0
0
8714.20.12
- - - Có đường kính (kể cả lốp) trên 100 mm nhưng không quá 250 mm, với điều kiện là chiều rộng của bánh xe hoặc lốp lắp vào không dưới 30 mm
0
0
0
8714.20.19
- - - Loại khác
0
0
0
8714.20.90
- - Loại khác
0
0
0
- Loại khác:
8714.91
- - Khung xe và càng xe, và các bộ phận của chúng:
8714.91.10
- - - Dùng cho xe đạp thuộc phân nhóm 8712.00.20
*
*
*
- - - Loại khác:
8714.91.91
- - - - Bộ phận của phuộc xe đạp
*
*
*
8714.91.99
- - - - Loại khác
*
*
*
8714.92
- - Vành bánh xe và nan hoa:
8714.92.10
- - - Dùng cho xe đạp thuộc phân nhóm 8712.00.20
*
*
*
8714.92.90
- - - Loại khác
*
*
*
8714.93
- - Moay ơ, trừ moay ơ kèm phanh (coaster braking hub) và phanh moay ơ, và líp xe:
8714.93.10
- - - Dùng cho xe thuộc phân nhóm 8712.00.20
*
*
*
8714.93.90
- - - Loại khác
*
*
*
8714.94
- - Phanh, kể cả moay ơ kèm phanh (coaster braking hub) và phanh moay ơ, và các bộ phận của chúng:
8714.94.10
- - - Dùng cho xe đạp thuộc phân nhóm 8712.00.20
*
*
*
8714.94.90
- - - Loại khác
*
*
*
8714.95
- - Yên xe:
8714.95.10
- - - Dùng cho xe đạp thuộc phân nhóm 8712.00.20
*
*
*
8714.95.90
- - - Loại khác
*
*
*
8714.96
- - Pê đan và đùi đĩa, và bộ phận của chúng:
8714.96.10
- - - Dùng cho xe đạp thuộc phân nhóm 8712.00.20
*
*
*
8714.96.90
- - - Loại khác
*
*
*
8714.99
- - Loại khác:
- - - Dùng cho xe đạp thuộc phân nhóm 8712.00.20:
8714.99.11
- - - - Tay lái, cọc lái, chắn bùn, chi tiết phản xạ, giá đỡ, cáp điều khiển, giá hoặc vấu bắt đèn; phụ kiện khác
*
*
*
8714.99.12
- - - - Bánh xích và trục khuỷu; bộ phận khác
*
*
*
- - - Loại khác:
8714.99.91
- - - - Tay lái, cọc lái, chắn bùn, chi tiết phản xạ, giá đỡ, cáp điều khiển, giá hoặc vấu bắt đèn; phụ kiện khác
*
*
*
8714.99.92
- - - - Bánh xích và trục khuỷu; bộ phận khác
*
*
*
8715.00.00
Xe đẩy trẻ em và bộ phận của chúng.
12,5
10
7,5
87.16
Rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc; xe khác, không có cơ cấu đẩy cơ khí; các bộ phận của chúng.
8716.10.00
- Rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc loại nhà lưu động, dùng làm nhà ở hoặc cắm trại
7,5
7,5
5
8716.20.00
- Rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc loại tự bốc hoặc dỡ hàng dùng trong nông nghiệp
5
4
3
- Rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc khác dùng để vận chuyển hàng hóa:
8716.31.00
- - Rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc gắn xi téc
5
4
3
8716.39
- - Loại khác:
8716.39.40
- - - Ro-moóc và sơ mi rơ-moóc dùng trong nông nghiệp
7,5
7,5
5
- - - Loại khác:
8716.39.91
- - - - Có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (payload) trên 200 tấn
2
2
1
8716.39.99
- - - - Loại khác
7,5
7,5
5
8716.40.00
- Rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc khác
2
2
1
8716.80
- Xe khác:
8716.80.10
- - Xe kéo và xe đẩy, xe kéo, xe đẩy bằng tay để chở hàng và các loại xe tương tự được vận hành bằng tay sử dụng trong các nhà máy hay phân xưởng, trừ xe cút kít
15
15
12,5
8716.80.20
- - Xe cút kít
15
15
12,5
8716.80.90
- - Loại khác
15
15
12,5
8716.90
- Bộ phận:
- - Dùng cho xe rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc:
8716.90.13
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8716.20
6
5
5
8716.90.19
- - - Loại khác
6
5
5
- - Dùng cho xe khác:
- - - Dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8716.80.10 hoặc 8716.80.20:
8716.90.92
- - - - Bánh xe, có đường kính (kể cả lốp) trên 100mm nhưng không quá 250mm có độ rộng của bánh xe hoặc đã lắp lốp lớn hơn 30mm
6
5
5
8716.90.93
- - - - Loại khác
6
5
5
- - - Loại khác:
8716.90.94
- - - - Nan hoa và ốc bắt đầu nan hoa
6
5
5
8716.90.95
- - - - Bánh xe, dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8716.80.90, có đường kính (kể cả lốp) trên 100mm nhưng không quá 250mm có độ rộng của bánh xe hoặc đã lắp lốp lớn hơn 30mm
6
5
5
8716.90.96
- - - - Loại bánh xe khác
6
5
5
8716.90.99
- - - - Loại khác
6
5
5
Chương 88 - Phương tiện bay, tàu vũ trụ, và các bộ phận của chúng
8801.00.00
Khí cầu và khinh khí cầu điều khiển được; tàu lượn, tàu lượn treo và các phương tiện bay khác không dùng động cơ.
0
0
0
88.02
Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tàu bay trong quĩ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ.
- Trực thăng:
8802.11.00
- - Trọng lượng không tải không quá 2.000 kg
0
0
0
8802.12.00
- - Trọng lượng không tải trên 2.000 kg
0
0
0
8802.20
- Máy bay và phương tiện bay khác, có trọng lượng không tải không quá 2.000 kg:
8802.20.10
- - Máy bay
0
0
0
8802.20.90
- - Loại khác
0
0
0
8802.30
- Máy bay và phương tiện bay khác, có trọng lượng không tải trên 2.000 kg nhưng không quá 15.000kg:
8802.30.10
- - Máy bay
0
0
0
8802.30.90
- - Loại khác
0
0
0
8802.40
- Máy bay và phương tiện bay khác, có trọng lượng không tải trên 15.000kg:
8802.40.10
- - Máy bay
0
0
0
8802.40.90
- - Loại khác
0
0
0
8802.60.00
- Tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tàu bay trong quĩ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ
0
0
0
88.03
Các bộ phận của các mặt hàng thuộc nhóm 88.01 hoặc 88.02.
8803.10.00
- Cánh quạt và rôto và các bộ phận của chúng
0
0
0
8803.20.00
- Càng, bánh và các bộ phận của chúng
0
0
0
8803.30.00
- Các bộ phận khác của máy bay hoặc trực thăng
0
0
0
8803.90
- Loại khác:
8803.90.10
- - Của vệ tinh viễn thông
0
0
0
8803.90.20
- - Của khí cầu, tàu lượn hoặc diều
0
0
0
8803.90.90
- - Loại khác
0
0
0
88.04
Dù (kể cả dù điều khiển được và dù lượn) và dù xoay; các bộ phận và phụ kiện của chúng.
8804.00.10
- Dù xoay và bộ phận của chúng
0
0
0
8804.00.90
- Loại khác
0
0
0
88.05
Thiết bị phóng dùng cho phương tiện bay; dàn hãm tốc độ dùng cho tàu sân bay hoặc thiết bị tương tự; thiết bị huấn luyện bay mặt đất; các bộ phận của các thiết bị trên.
8805.10.00
- Thiết bị phóng dùng cho phương tiện bay và các bộ phận của chúng: dàn hãm tốc độ dùng cho tàu sân bay hoặc thiết bị tương tự và các bộ phận của chúng
0
0
0
- Thiết bị huấn luyện bay mặt đất và các bộ phận của chúng:
8805.21.00
- - Thiết bị mô phỏng tập trận trên không và các bộ phận của chúng
0
0
0
8805.29
- - Loại khác:
8805.29.10
- - - Thiết bị huấn luyện bay mặt đất
0
0
0
8805.29.90
- - - Loại khác
0
0
0
Chương 89 - Tàu thủy, thuyền và các kết cấu nổi
89.01
Tàu thủy chở khách, du thuyền, phà, tàu thủy chở hàng, xà lan và các tàu thuyền tương tự để vận chuyển người hoặc hàng hóa.
8901.10
- Tàu thủy chở khách, du thuyền và các tàu thuyền tương tự được thiết kế chủ yếu để vận chuyển người; phà các loại:
8901.10.10
- - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 26
5
4
3
8901.10.20
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 26 nhưng không quá 500
5
4
3
8901.10.60
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 500 nhưng không quá 1.000
5
4
3
8901.10.70
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 1.000 nhưng không quá 4.000
5
4
3
8901.10.80
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 4.000 nhưng không quá 5.000
5
4
3
8901.10.90
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 5.000
5
4
3
8901.20
- Tàu chở chất lỏng hoặc khí hóa lỏng:
8901.20.50
- - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 5.000
5
4
3
8901.20.70
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 5.000 nhưng không quá 50.000
5
4
3
8901.20.80
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 50.000
5
4
3
8901.30
- Tàu thuyền đông lạnh, trừ loại thuộc phân nhóm 8901.20:
8901.30.50
- - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 5.000
5
4
3
8901.30.70
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 5.000 nhưng không quá 50.000
5
4
3
8901.30.80
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 50.000
5
4
3
8901.90
- Tàu thuyền khác để vận chuyển hàng hóa và tàu thuyền khác để vận chuyển cả người và hàng hóa:
- - Không có động cơ đẩy:
8901.90.11
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 26
5
4
3
8901.90.12
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 26 nhưng không quá 500
5
4
3
8901.90.14
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 500
5
4
3
- - Có động cơ đẩy:
8901.90.31
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 26
5
4
3
8901.90.32
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 26 nhưng không quá 500
5
4
3
8901.90.33
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 500 nhưng không quá 1.000
5
4
3
8901.90.34
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 1.000 nhưng không quá 4.000
5
4
3
8901.90.35
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 4.000 nhưng không quá 5.000
5
4
3
8901.90.36
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 5.000 nhưng không quá 50.000
5
4
3
8901.90.37
- - - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 50.000
5
4
3
89.02
Tàu thuyền đánh bắt thủy sản; tàu chế biến và các loại tàu khác dùng cho chế biến hay bảo quản thủy sản đánh bắt.
- Tàu thuyền đánh bắt thủy sản:
8902.00.21
- - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 26
*
*
*
8902.00.22
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 26 nhưng dưới 40
*
*
*
8902.00.23
- - Tổng dung tích (gross tonnage) từ 40 trở lên nhưng không quá 250
*
*
*
8902.00.24
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 250 nhưng không quá 1.000
*
*
*
8902.00.25
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 1.000 nhưng không quá 4.000
*
*
*
8902.00.26
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 4.000
*
*
*
- Loại khác:
8902.00.91
- - Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 26
*
*
*
8902.00.92
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 26 nhưng dưới 40
*
*
*
8902.00.93
- - Tổng dung tích (gross tonnage) từ 40 trở lên nhưng không quá 250
*
*
*
8902.00.94
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 250 nhưng không quá 1.000
*
*
*
8902.00.95
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 1.000 nhưng không quá 4.000
*
*
*
8902.00.96
- - Tổng dung tích (gross tonnage) trên 4.000
*
*
*
89.03
Du thuyền hạng nhẹ và các loại tàu thuyền khác phục vụ nghỉ ngơi, giải trí hoặc thể thao; thuyền dùng mái chèo và canô.
8903.10.00
- Loại có thể bơm hơi hoặc tự bơm hơi được
5
4
3
- Loại khác:
8903.91.00
- - Thuyền buồm, có hoặc không có động cơ phụ trợ
6
5
5
8903.92.00
- - Thuyền máy, trừ loại thuyền máy có gắn máy bên ngoài
6
5
5
8903.99.00
- - Loại khác
5
4
3
89.04
Tàu kéo và tàu đẩy.
8904.00.10
- Tổng dung tích (gross tonnage) không quá 26
6
5
5
- Tổng dung tích (gross tonnage) trên 26:
8904.00.31
- - Dùng cho loại có công suất không quá 4.000 hp
6
5
5
8904.00.39
- - Loại khác
5
4
3
89.05
Tàu đèn hiệu, tàu cứu hỏa, tàu hút nạo vét (tàu cuốc), cần cẩu nổi và tàu thuyền khác mà tính năng di động trên mặt nước chỉ nhằm bổ sung cho chức năng chính của các tàu thuyền này; ụ nổi sửa chữa tàu; dàn khoan hoặc dàn sản xuất nổi hoặc nửa nổi nửa chìm.
8905.10.00
- Tàu hút nạo vét (tàu cuốc)
5
4
3
8905.20.00
- Dàn khoan hoặc dàn sản xuất nổi hoặc nửa nổi nửa chìm
5
4
3
8905.90
- Loại khác:
8905.90.10
- - Ụ nổi sửa chữa tàu
5
4
3
8905.90.90
- - Loại khác
5
4
3
89.06
Tàu thuyền khác, kể cả tàu chiến và xuồng cứu sinh trừ thuyền dùng mái chèo.
8906.10.00
- Tàu chiến
0
0
0
8906.90
- Loại khác:
8906.90.10
- - Có lượng giãn nước không quá 30 tấn
2
2
1
8906.90.20
- - Có lượng giãn nước trên 30 tấn nhưng không quá 300 tấn
2
2
1
8906.90.90
- - Loại khác
2
2
1
89.07
Kết cấu nổi khác (ví dụ, bè mảng, thùng chứa chất lỏng, ketxon giếng kín, cầu lên bờ, các loại phao nổi và mốc hiệu).
8907.10.00
- Bè mảng có thể bơm hơi
5
4
3
8907.90
- Loại khác:
8907.90.10
- - Các loại phao nổi (buoys)
5
4
3
8907.90.90
- - Loại khác
5
4
3
8908.00.00
Tàu thuyền và kết cấu nổi khác để phá dỡ.
2
2
1
Chương 90 - Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng
90.01
Sợi quang và bó sợi quang; cáp sợi quang trừ các loại thuộc nhóm 85.44; vật liệu phân cực dạng tấm và lá; thấu kính (kể cả thấu kính áp tròng), lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác, bằng vật liệu bất kỳ, chưa lắp ráp, trừ loại bằng thủy tinh chưa gia công về mặt quang học.
9001.10
- Sợi quang, bó sợi quang và cáp sợi quang:
9001.10.10
- - Sử dụng cho viễn thông và cho ngành điện khác
0
0
0
9001.10.90
- - Loại khác
0
0
0
9001.20.00
- Vật liệu phân cực dạng tấm và lá
0
0
0
9001.30.00
- Thấu kính áp tròng
0
0
0
9001.40.00
- Thấu kính thủy tinh làm kính đeo mắt
2
2
1
9001.50.00
- Thấu kính bằng vật liệu khác làm kính đeo mắt
2
2
1
9001.90
- Loại khác:
9001.90.10
- - Sử dụng cho máy ảnh hoặc máy quay phim hoặc máy chiếu
0
0
0
9001.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.02
Thấu kính, lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác, bằng vật liệu bất kỳ, đã lắp ráp, là các bộ phận hoặc phụ kiện để lắp ráp cho các dụng cụ hoặc thiết bị, trừ loại làm bằng thủy tinh chưa được gia công quang học.
- Vật kính:
9002.11
- - Dùng cho camera, máy chiếu hoặc máy phóng to hoặc máy thu nhỏ ảnh:
9002.11.10
- - - Dùng cho máy chiếu phim
0
0
0
9002.11.90
- - - Loại khác
0
0
0
9002.19.00
- - Loại khác
0
0
0
9002.20
- Kính lọc ánh sáng:
9002.20.10
- - Dùng cho máy chiếu phim
0
0
0
9002.20.20
- - Dùng cho máy quay phim, máy ảnh và máy chiếu khác
0
0
0
9002.20.30
- - Dùng cho kính viễn vọng hoặc kính hiển vi
0
0
0
9002.20.90
- - Loại khác
0
0
0
9002.90
- Loại khác:
9002.90.20
- - Dùng cho máy chiếu phim
0
0
0
9002.90.30
- - Dùng cho máy quay phim, máy ảnh và máy chiếu khác
0
0
0
9002.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.03
Khung và gọng cho kính đeo, kính bảo hộ hoặc các loại tương tự, và các bộ phận của chúng.
- Khung và gọng:
9003.11.00
- - Bằng plastic
5
4
3
9003.19.00
- - Bằng vật liệu khác
5
4
3
9003.90.00
- Bộ phận
5
4
3
90.04
Kính đeo, kính bảo hộ và các loại tương tự, kính thuộc, kính bảo vệ mắt hoặc loại khác.
9004.10.00
- Kính râm
7,5
7,5
5
9004.90
- Loại khác:
9004.90.10
- - Kính thuốc
2
2
1
9004.90.50
- - Kính bảo hộ
2
2
1
9004.90.90
- - Loại khác
2
2
1
90.05
Ống nhòm loại hai mắt, ống nhòm đơn, kính viễn vọng quang học khác, và khung giá của các loại trên; các dụng cụ thiên văn khác và khung giá của chúng, trừ các dụng cụ dùng cho thiên văn học vô tuyến.
9005.10.00
- Ống nhòm loại hai mắt
0
0
0
9005.80
- Dụng cụ khác:
9005.80.10
- - Dụng cụ thiên văn, trừ dụng cụ thiên văn vô tuyến
0
0
0
9005.80.90
- - Loại khác
0
0
0
9005.90
- Bộ phận và phụ kiện (kể cả khung giá):
9005.90.10
- - Dùng cho dụng cụ thiên văn, trừ dụng cụ thiên văn vô tuyến
0
0
0
9005.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.06
Máy ảnh (trừ máy quay phim); thiết bị đèn chớp và đèn flash máy ảnh trừ đèn phóng điện thuộc nhóm 85.39.
9006.10
- Máy ảnh dùng để chuẩn bị khuôn in hoặc trục in:
9006.10.10
- - Máy vẽ ảnh laser
2
2
1
9006.10.90
- - Loại khác
2
2
1
9006.30.00
- Máy ảnh được thiết kế đặc biệt để dùng dưới nước, để thám không (aerial survey) hoặc dùng trong y tế hoặc trong phẫu thuật nội tạng; máy ảnh đối chiếu dùng cho ngành tòa án hoặc khoa học hình sự
2
2
1
9006.40.00
- Máy chụp lấy ảnh ngay
12,5
10
7,5
- Máy ảnh loại khác:
9006.51.00
- - Có bộ ngắm qua thấu kính (kính phản chiếu đơn (SLR)), sử dụng phim cuộn khổ rộng không quá 35 mm
12,5
10
7,5
9006.52.00
- - Loại khác, sử dụng phim cuộn khổ rộng dưới 35 mm
2
2
1
9006.53.00
- - Loại khác, sử dụng phim cuộn khổ rộng 35 mm
2
2
1
9006.59
- - Loại khác:
9006.59.10
- - - Máy vẽ ảnh laser hoặc máy tạo dựng ảnh với bộ xử lý ảnh mành
2
2
1
9006.59.90
- - - Loại khác
2
2
1
- Thiết bị đèn chớp và đèn flash máy ảnh:
9006.61.00
- - Thiết bị đèn flash loại dùng đèn phóng điện ("điện tử")
7,5
7,5
5
9006.69.00
- - Loại khác
7,5
7,5
5
- Các bộ phận và phụ kiện:
9006.91
- - Sử dụng cho máy ảnh:
9006.91.10
- - - Sử dụng cho máy vẽ ảnh laser thuộc phân nhóm
9006.10.10
2
2
1
9006.91.30
- - - Loại khác, sử dụng cho máy ảnh thuộc các phân nhóm
từ 9006.40 đến 9006.53
6
5
5
9006.91.90
- - - Loại khác
2
2
1
9006.99
- - Loại khác:
9006.99.10
- - - Sử dụng cho thiết bị đèn chớp máy ảnh
6
5
5
9006.99.90
- - - Loại khác
6
5
5
90.07
Máy quay phim và máy chiếu phim, có hoặc không kèm thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh.
9007.10.00
- Máy quay phim
0
0
0
9007.20
- Máy chiếu phim:
9007.20.10
- - Dùng cho phim khổ rộng dưới 16 mm
0
0
0
9007.20.90
- - Loại khác
0
0
0
- Bộ phận và phụ kiện:
9007.91.00
- - Dùng cho máy quay phim
0
0
0
9007.92.00
- - Dùng cho máy chiếu phim
0
0
0
90.08
Máy chiếu hình ảnh, trừ máy chiếu phim; máy phóng và máy thu nhỏ ảnh (trừ máy chiếu phim).
9008.50
- Máy chiếu hình ảnh, máy phóng và máy thu nhỏ ảnh:
9008.50.10
- - Máy đọc vi phim, vi thẻ hoặc vi bản khác, có hoặc không có khả năng sao chép
0
0
0
9008.50.90
- - Loại khác
2
2
1
9008.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9008.90.20
- - Của máy phóng và máy thu nhỏ ảnh (trừ máy chiếu phim)
0
0
0
9008.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.10
Máy và thiết bị dùng trong phòng làm ảnh (kể cả điện ảnh), chưa được ghi hay chi tiết ở nơi nào khác thuộc Chương này; máy xem âm bản; màn ảnh của máy chiếu.
9010.10.00
- Máy và thiết bị sử dụng cho việc tráng tự động phim hoặc giấy ảnh (kể cả điện ảnh) dạng cuộn hoặc dùng cho việc phơi sáng tự động các phim đã tráng lên các cuộn giấy ảnh
2
2
1
9010.50
- Máy và thiết bị khác sử dụng trong phòng làm ảnh (kể cả điện ảnh); máy xem âm bản:
9010.50.10
- - Máy để chiếu hoặc vẽ mạch lên các chất nền có độ nhạy sáng để sản xuất tấm mạch in/ tấm dây in
2
2
1
9010.50.90
- - Loại khác
2
2
1
9010.60
- Màn ảnh của máy chiếu:
9010.60.10
- - Của loại từ 300 inch trở lên
2
2
1
9010.60.90
- - Loại khác
2
2
1
9010.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9010.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9010.10 hoặc 9010.60
1
1
1
9010.90.30
- - Bộ phận và phụ kiện của máy để chiếu hoặc vẽ mạch lên các chất nền có độ nhạy sáng để sản xuất tấm mạch in/ tấm dây in
1
1
1
9010.90.90
- - Loại khác
1
1
1
90.11
Kính hiển vi quang học phức hợp, kể cả loại để xem vi ảnh, vi phim quay hay vi chiếu.
9011.10.00
- Kính hiển vi soi nổi
0
0
0
9011.20.00
- Kính hiển vi khác để xem vi ảnh, vi phim quay hoặc vi chiếu
0
0
0
9011.80.00
- Các loại kính hiển vi khác
0
0
0
9011.90.00
- Bộ phận và phụ kiện
0
0
0
90.12
Kính hiển vi trừ kính hiển vi quang học; thiết bị nhiễu xạ.
9012.10.00
- Kính hiển vi trừ kính hiển vi quang học; thiết bị nhiễu xạ
0
0
0
9012.90.00
- Bộ phận và phụ kiện
0
0
0
90.13
Thiết bị tinh thể lỏng chưa được lắp thành các sản phẩm đã được chi tiết ở các nhóm khác; thiết bị tạo tia laser, trừ điốt laser; các thiết bị và dụng cụ quang học khác, chưa được nêu hay chi tiết ở nơi nào khác trong Chương này.
9013.10.00
- Kính ngắm để lắp vào vũ khí; kính tiềm vọng; kính viễn vọng được thiết kế là bộ phận của máy, thiết bị, dụng cụ hoặc bộ dụng cụ của Chương này hoặc Phần XVI
0
0
0
9013.20.00
- Thiết bị tạo tia laser, trừ điốt laser
0
0
0
9013.80
- Các bộ phận, thiết bị và dụng cụ khác:
9013.80.10
- - Thiết bị quang học để xác định và sửa lỗi trong sản xuất tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9013.80.20
- - Thiết bị tinh thể lỏng
0
0
0
9013.80.90
- - Loại khác
0
0
0
9013.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9013.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9013.20
0
0
0
9013.90.50
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9013.80.20
0
0
0
9013.90.60
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9013.80.10
0
0
0
9013.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.14
La bàn xác định phương hướng; các thiết bị và dụng cụ dẫn đường khác.
9014.10.00
- La bàn xác định phương hướng
0
0
0
9014.20.00
- Thiết bị và dụng cụ dẫn đường hàng không hoặc hàng hải (trừ la bàn)
0
0
0
9014.80
- Thiết bị và dụng cụ khác:
9014.80.10
- - Loại dùng trên tàu thuyền, kết hợp hoặc hoạt động cùng với máy xử lý dữ liệu tự động
0
0
0
9014.80.90
- - Loại khác
0
0
0
9014.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9014.90.10
- - Của thiết bị và dụng cụ, dùng trên tàu thuyền, hoạt động cùng với máy xử lý dữ liệu tự động
0
0
0
9014.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.15
Thiết bị và dụng cụ dùng để quan trắc (kể cả quan trắc ảnh), dùng cho thủy văn học, hải dương học, thủy học, khí tượng học hoặc địa lý học, trừ la bàn; máy đo xa.
9015.10
- Máy đo xa:
9015.10.10
- - Dùng trong việc chụp ảnh hoặc quay phim
0
0
0
9015.10.90
- - Loại khác
0
0
0
9015.20.00
- Máy kinh vĩ và tốc kế góc (máy toàn đạc - tacheometers)
0
0
0
9015.30.00
- Dụng cụ đo cân bằng (levels)
0
0
0
9015.40.00
- Thiết bị và dụng cụ quan trắc ảnh
0
0
0
9015.80
- Thiết bị và dụng cụ khác:
9015.80.10
- - Thiết bị quan trắc sóng vô tuyến và gió điện từ
0
0
0
9015.80.90
- - Loại khác
0
0
0
9015.90.00
- Bộ phận và phụ kiện
0
0
0
9016.00.00
Cân với độ nhậy 5cg (50mg) hoặc chính xác hơn, có hoặc không có quả cân.
5
4
3
90.17
Dụng cụ vẽ, vạch mức dấu hay dụng cụ tính toán toán học (ví dụ, máy vẽ phác, máy vẽ truyền, thước đo góc, bộ đồ vẽ, thước logarit, bàn tính dùng đĩa); dụng cụ đo chiều dài, dùng tay (ví dụ, thước thanh và thước dây, thước micromet, thước cặp), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này.
9017.10
- Bảng và máy vẽ phác, tự động hoặc không tự động:
9017.10.10
- - Máy vẽ
0
0
0
9017.10.90
- - Loại khác
0
0
0
9017.20
- Dụng cụ vẽ, vạch mức hay dụng cụ tính toán toán học khác:
9017.20.10
- - Thước
2
2
1
9017.20.30
- - Máy để chiếu hoặc vẽ mạch lên các chất nền có độ nhạy sáng để sản xuất tấm mạch in/ tấm dây in
2
2
1
9017.20.40
- - Máy vẽ ảnh để sản xuất tấm mạch in/ tấm dây in
2
2
1
9017.20.50
- - Máy vẽ khác
2
2
1
9017.20.90
- - Loại khác
2
2
1
9017.30.00
- Thước micromet, thước cặp và dụng cụ đo có thể điều chỉnh được
0
0
0
9017.80.00
- Các dụng cụ khác
2
2
1
9017.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9017.90.20
- - Bộ phận và phụ kiện của máy để chiếu hoặc máy vẽ mạch lên các chất nền có độ nhạy sáng để sản xuất tấm mạch in/ tấm dây in
0
0
0
9017.90.30
- - Bộ phận và phụ kiện của máy vẽ ảnh để sản xuất tấm mạch in/ tấm dây in
0
0
0
9017.90.40
- - Bộ phận và phụ kiện, kể cả tấm mạch in đã lắp ráp, của máy vẽ khác
0
0
0
9017.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.18
Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực
- Thiết bị điện chẩn đoán (kể cả thiết bị kiểm tra thăm dò chức năng hoặc kiểm tra thông số sinh lý):
9018.11.00
- - Thiết bị điện tim
0
0
0
9018.12.00
- - Thiết bị siêu âm
0
0
0
9018.13.00
- - Thiết bị hiện ảnh cộng hưỏng từ
0
0
0
9018.14.00
- - Thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy
0
0
0
9018.19.00
- - Loại khác
0
0
0
9018.20.00
- Thiết bị tia cực tím hay tia hồng ngoại
0
0
0
- Bơm tiêm, kim tiêm, ống thông, ống dẫn lưu và loại tương tự:
9018.31
- - Bơm tiêm, có hoặc không có kim tiêm:
9018.31.10
- - - Bơm tiêm dùng một lần
2
2
1
9018.31.90
- - - Loại khác
0
0
0
9018.32.00
- - Kim tiêm bằng kim loại và kim khâu vết thương
0
0
0
9018.39
- - Loại khác:
9018.39.10
- - - Ống thông đường tiểu
0
0
0
9018.39.90
- - - Loại khác
0
0
0
- Các thiết bị và dụng cụ khác, dùng trong nha khoa:
9018.41.00
- - Khoan dùng trong nha khoa, có hoặc không gắn liền cùng một giá đỡ với thiết bị nha khoa khác
0
0
0
9018.49.00
- - Loại khác
0
0
0
9018.50.00
- Thiết bị và dụng cụ nhãn khoa khác
0
0
0
9018.90
- Thiết bị và dụng cụ khác:
9018.90.20
- - Bộ theo dõi tĩnh mạch
0
0
0
9018.90.30
- - Dụng cụ và thiết bị điện tử
0
0
0
9018.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.19
Thiết bị trị liệu cơ học; máy xoa bóp; máy thử nghiệm trạng thái tâm lý; máy trị liệu bằng ôzôn, bằng oxy, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác.
9019.10
- Máy trị liệu cơ học; máy xoa bóp; máy thử nghiệm trạng thái tâm lý:
9019.10.10
- - Loại điện tử
0
0
0
9019.10.90
- - Loại khác
0
0
0
9019.20.00
- Máy trị liệu bằng ôzôn, bằng oxy, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác
0
0
0
9020.00.00
Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác, trừ các mặt nạ bảo hộ mà không có bộ phận cơ khí hoặc không có phin lọc có thể thay thế được.
0
0
0
90.21
Dụng cụ chỉnh hình, kể cả nạng, băng dùng trong phẫu thuật và băng cố định; nẹp và các dụng cụ cố định vết gẫy khác; các bộ phận nhân tạo của cơ thể người; thiết bị trợ thính và dụng cụ khác được lắp hoặc mang theo, hoặc cấy vào cơ thể, để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của một bộ phận cơ thể.
9021.10.00
- Các dụng cụ chỉnh hình hoặc nẹp xương
0
0
0
- Răng giả và chi tiết gắn dùng trong nha khoa:
9021.21.00
- - Răng giả
0
0
0
9021.29.00
- - Loại khác
0
0
0
- Các bộ phận nhân tạo khác của cơ thể người:
9021.31.00
- - Khớp giả
0
0
0
9021.39.00
- - Loại khác
0
0
0
9021.40.00
- Thiết bị trợ thính, trừ các bộ phận và phụ kiện
0
0
0
9021.50.00
- Thiết bị điều hòa nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim, trừ các bộ phận và phụ kiện
0
0
0
9021.90.00
- Loại khác
0
0
0
90.22
Thiết bị sử dụng tia X hoặc tia phóng xạ alpha, beta hay gamma, có hoặc không dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y, kể cả thiết bị chụp hoặc thiết bị điều trị bằng các tia đó, ống phát tia X và thiết bị tạo tia X khác, thiết bị tạo tia cường độ cao, bảng và bàn điều khiển, màn hình, bàn, ghế và các loại tương tự, dùng để khám hoặc điều trị.
- Thiết bị sử dụng tia X, có hoặc không dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y, kể cả thiết bị chụp hoặc thiết bị điều trị bằng tia X:
9022.12.00
- - Thiết bị chụp cắt lớp điều khiển bằng máy tính
0
0
0
9022.13.00
- - Loại khác, sử dụng trong nha khoa
0
0
0
9022.14.00
- - Loại khác, sử dụng cho mục đích y học, phẫu thuật hoặc thú y
0
0
0
9022.19
- - Cho các mục đích khác:
9022.19.10
- - - Thiết bị sử dụng tia X để kiểm tra vật lý các điểm hàn nối trên tấm mạch in/tấm dây in
0
0
0
9022.19.90
- - - Loại khác
0
0
0
- Thiết bị sử dụng tia alpha, beta hay gamma, có hoặc không dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y, kể cả thiết bị chụp hoặc điều trị bằng các loại tia đó:
9022.21.00
- - Dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y
0
0
0
9022.29.00
- - Dùng cho các mục đích khác
0
0
0
9022.30.00
- Ống phát tia X
0
0
0
9022.90
- Loại khác, kể cả bộ phận và phụ kiện:
9022.90.10
- - Bộ phận và phụ kiện của thiết bị sử dụng tia X để kiểm tra vật lý các điểm hàn nối trên tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9022.90.90
- - Loại khác
0
0
0
9023.00.00
Các dụng cụ, máy và mô hình, được thiết kế cho mục đích trưng bày (ví dụ, dùng trong giáo dục hoặc triển lãm), không sử dụng được cho các mục đích khác.
0
0
0
90.24
Máy và thiết bị thử độ cứng, độ bền, độ nén, độ đàn hồi hoặc các tính chất cơ học khác của vật liệu (ví dụ, kim loại, gỗ, hàng dệt, giấy, plastic).
9024.10
- Máy và thiết bị thử kim loại:
9024.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9024.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9024.80
- Máy và thiết bị khác:
9024.80.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9024.80.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9024.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9024.90.10
- - Của máy và thiết bị hoạt động bằng điện
0
0
0
9024.90.20
- - Của máy và thiết bị không hoạt động bằng điện
0
0
0
90.25
Tỷ trọng kế và các dụng cụ đo dạng nổi tương tự, nhiệt kế, hỏa kế, khí áp kế, ẩm kế, có hoặc không ghi, và tổ hợp của chúng.
- Nhiệt kế và hỏa kế, không kết hợp với các dụng cụ khác:
9025.11.00
- - Chứa chất lỏng, để đọc trực tiếp
0
0
0
9025.19
- - Loại khác:
- - - Hoạt động bằng điện:
9025.19.11
- - - - Máy đo nhiệt độ dùng cho xe có động cơ
0
0
0
9025.19.19
- - - - Loại khác
0
0
0
9025.19.20
- - - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9025.80
- Dụng cụ khác:
9025.80.20
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9025.80.30
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9025.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9025.90.10
- - Của thiết bị hoạt động bằng điện
0
0
0
9025.90.20
- - Của thiết bị không hoạt động bằng điện
0
0
0
90.26
Dụng cụ và máy đo hoặc kiểm tra lưu lượng, mức, áp suất hoặc biến số của chất lỏng hay chất khí (ví dụ, dụng cụ đo lưu lượng, dụng cụ đo mức, áp kế, nhiệt kế), trừ các dụng cụ và thiết bị thuộc nhóm 90.14, 90.15, 90.28 hoặc 90.32.
9026.10
- Để đo hoặc kiểm tra lưu lượng hoặc mức của chất lỏng:
9026.10.10
- - Dụng cụ đo mức sử dụng cho xe có động cơ, hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.10.20
- - Dụng cụ đo mức sử dụng cho xe có động cơ, không hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.10.30
- - Loại khác, hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.10.90
- - Loại khác, không hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.20
- Để đo hoặc kiểm tra áp suất:
9026.20.10
- - Máy đo áp suất sử dụng cho xe có động cơ, hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.20.20
- - Máy đo áp suất sử dụng cho xe có động cơ, không hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.20.30
- - Loại khác, hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.20.40
- - Loại khác, không hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.80
- Thiết bị hoặc dụng cụ khác:
9026.80.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.80.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9026.90.10
- - Sử dụng cho các dụng cụ và thiết bị hoạt động bằng điện
0
0
0
9026.90.20
- - Sử dụng cho các dụng cụ và thiết bị không hoạt động bằng điện
0
0
0
90.27
Dụng cụ và thiết bị phân tích lý hoặc hóa học (ví dụ, máy đo phân cực, đo khúc xạ, quang phổ kế, máy phân tích khí hoặc khói); dụng cụ và thiết bị đo hoặc kiểm tra độ nhớt, độ xốp, độ giãn nở, sức căng bề mặt hoặc các loại tương tự; dụng cụ và thiết bị đo hoặc kiểm tra nhiệt lượng, âm lượng hoặc ánh sáng (kể cả máy đo độ phơi sáng); thiết bị vi phẫu.
9027.10
- Thiết bị phân tích khí hoặc khói:
9027.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.20
- Máy sắc ký và điện di:
9027.20.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.30
- Quang phổ kế, ảnh phổ và quang phổ ký sử dụng bức xạ quang học (tia cực tím, tia có thể nhìn thấy được, tia hồng ngoại):
9027.30.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.30.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.50
- Dụng cụ và thiết bị khác sử dụng bức xạ quang học (tia cực tím, tia có thể nhìn thấy được, tia hồng ngoại):
9027.50.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.50.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.80
- Dụng cụ và thiết bị khác:
9027.80.10
- - Lộ sáng kế
0
0
0
9027.80.30
- - Loại khác, hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.80.40
- - Loại khác, không hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.90
- Thiết bị vi phẫu; các bộ phận và phụ kiện:
9027.90.10
- Bộ phận và phụ kiện, kể cả tấm mạch in đã lắp ráp của các hàng hóa thuộc nhóm 90.27, trừ loại dùng cho thiết bị phân tích khí hoặc khói hoặc thiết bị vi phẫu
0
0
0
- - Loại khác:
9027.90.91
- - - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9027.90.99
- - - Loại khác
0
0
0
90.28
Thiết bị đo khí, chất lỏng hoặc lượng điện được sản xuất hoặc cung cấp, kể cả thiết bị kiểm định các thiết bị trên.
9028.10
- Thiết bị đo khí:
9028.10.10
- - Thiết bị đo khí loại lắp trên bình ga
5
4
3
9028.10.90
- - Loại khác
2
2
1
9028.20
- Thiết bị đo chất lỏng:
9028.20.20
- - Công tơ nước
5
4
3
9028.20.90
- - Loại khác
0
0
0
9028.30
- Công tơ điện:
9028.30.10
- - Máy đếm ki-lô-oát giờ
12,5
10
7,5
9028.30.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
9028.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9028.90.10
- - Vỏ hoặc thân của công tơ nước
2
2
1
9028.90.90
- - Loại khác
2
2
1
90.29
Máy đếm vòng quay, máy đếm sản lượng, máy đếm cây số để tính tiền taxi, máy đếm dặm, máy đo bước và máy tương tự; đồng hồ chỉ tốc độ và máy đo tốc độ góc, trừ các loại máy thuộc nhóm 90.14 hoặc 90.15; máy hoạt nghiệm.
9029.10
- Máy đếm vòng quay, máy đếm sản lượng, máy đếm cây số để tính tiền taxi, máy đếm dặm, máy đo bước và máy tương tự:
9029.10.20
- - Máy đếm cây số để tính tiền taxi
7,5
7,5
5
9029.10.90
- - Loại khác
2
2
1
9029.20
- Đồng hồ chỉ tốc độ và máy đo tốc độ góc; máy hoạt nghiệm:
9029.20.10
- - Đồng hồ tốc độ dùng cho xe có động cơ
7,5
7,5
5
9029.20.20
- - Máy đo tốc độ góc cho xe có động cơ
0
0
0
9029.20.90
- - Loại khác
0
0
0
9029.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9029.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9029.10 hoặc của máy hoạt nghiệm thuộc phân nhóm 9029.20
0
0
0
9029.90.20
- - Của hàng hóa khác thuộc phân nhóm 9029.20
0
0
0
90.30
Máy hiện sóng, máy phân tích phổ và các dụng cụ và thiết bị khác để đo hoặc kiểm tra đại lượng điện, trừ các loại máy thuộc nhóm 90.28; các thiết bị và dụng cụ đo hoặc phát hiện tia alpha, beta, gamma, tia X, bức xạ vũ trụ hoặc các bức xạ ion khác.
9030.10.00
- Dụng cụ và thiết bị để đo hoặc phát hiện các bức xạ ion
0
0
0
9030.20.00
- Máy hiện sóng và máy ghi dao động
0
0
0
- Dụng cụ và thiết bị khác, để đo hoặc kiểm tra điện thế, dòng điện, điện trở hoặc công suất:
9030.31.00
- - Máy đo đa năng không bao gồm thiết bị ghi
0
0
0
9030.32.00
- - Máy đo đa năng bao gồm thiết bị ghi
0
0
0
9030.33
- - Loại khác, không bao gồm thiết bị ghi:
9030.33.10
- - - Dụng cụ và thiết bị để đo hoặc kiểm tra điện áp, dòng điện, điện trở hoặc công suất của tấm mạch in/tấm dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9030.33.20
- - - Dụng cụ và thiết bị đo trở kháng được thiết kế để cảnh báo dưới dạng hình ảnh và/hoặc dưới dạng âm thanh trong môi trường phóng tĩnh điện mà có thể làm hỏng mạch điện tử; dụng cụ kiểm tra thiết bị điều khiển tĩnh điện và thiết bị tĩnh điện nối đất/cố định
0
0
0
9030.33.30
- - - Ampe kế và vôn kế dùng cho xe có động cơ
0
0
0
9030.33.90
- - - Loại khác
0
0
0
9030.39.00
- - Loại khác, có gắn thiết bị ghi
0
0
0
9030.40.00
- Thiết bị và dụng cụ khác, chuyên dụng cho viễn thông (ví dụ máy đo xuyên âm, thiết bị do độ khuếch dại, máy đo hệ số biến dạng âm thanh, máy đo tạp âm)
0
0
0
- Dụng cụ và thiết bị khác:
9030.82
- - Để đo hoặc kiểm tra các vi mạch hoặc linh kiện bán dẫn:
9030.82.10
- - - Máy kiểm tra vi mạch tích hợp
0
0
0
9030.82.90
- - - Loại khác
0
0
0
9030.84
- - Loại khác, có kèm thiết bị ghi:
9030.84.10
- - - Dụng cụ và thiết bị để đo hoặc kiểm tra đại lượng điện của tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9030.84.90
- - - Loại khác
0
0
0
9030.89
- - Loại khác:
9030.89.10
- - - Dụng cụ và thiết bị, không kèm thiết bị ghi, dùng để đo hoặc kiểm tra đại lượng điện của tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp, trừ loại được nêu trong phân nhóm 9030.39
0
0
0
9030.89.90
- - - Loại khác
0
0
0
9030.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9030.90.10
- - Bộ phận và phụ kiện (kể cả tấm mạch in đã lắp ráp ())) của các hàng hóa thuộc phân nhóm 9030.40 hoặc 9030.82
0
0
0
9030.90.30
- - Bộ phận và phụ kiện của dụng cụ và thiết bị quang học để đo hoặc kiểm tra tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9030.90.40
- - Bộ phận và phụ kiện của dụng cụ và thiết bị dùng để do hoặc kiểm tra đại lượng điện của tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9030.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.31
Máy, thiết bị và dụng cụ đo lường hoặc kiểm tra, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác trong Chương này; máy chiếu biên dạng.
9031.10
- Thiết bị đo để cân chỉnh các bộ phận cơ khí:
9031.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9031.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9031.20
- Bàn kiểm tra:
9031.20.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9031.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
- Các thiết bị và dụng cụ quang học khác:
9031.41.00
- - Để kiểm tra các vi mạch hoặc linh kiện bán dẫn hoặc kiểm tra mạng che quang hoặc lưới carô sử dụng trong sản xuất các linh kiện bán dẫn
0
0
0
9031.49
- - Loại khác:
9031.49.10
- - - Dụng cụ và thiết bị quang học để đo độ nhiễm bẩn bề mặt của các vi mạch bán dẫn
0
0
0
9031.49.20
- - - Thiết bị quang học để xác định lỗi và sửa lỗi cho tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9031.49.30
- - - Dụng cụ và thiết bị quang học khác để đo hoặc kiểm tra tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9031.49.90
- - - Loại khác
0
0
0
9031.80
- Dụng cụ, thiết bị và máy khác:
9031.80.10
- - Thiết bị kiểm tra cáp
0
0
0
9031.80.90
- - Loại khác
0
0
0
9031.90
- Bộ phận và phụ kiện:
- - Cho các thiết bị hoạt động bằng điện:
9031.90.11
- - - Bộ phận và phụ kiện kể cả tấm mạch in đã lắp ráp dùng cho các dụng cụ và thiết bị quang học để kiểm tra các vi mạch hoặc linh kiện bán dẫn hoặc kiểm tra mạng, mạng che quang hoặc lưới ca rô sử dụng trong sản xuất các linh kiện bán dẫn; bộ phận và phụ kiện của các thiết bị đo độ nhiễm bẩn bề mặt của vi mạch bán dẫn
0
0
0
9031.90.12
- - - Của thiết bị quang học xác định và sửa lỗi cho tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9031.90.13
- - - Của dụng cụ và thiết bị quang học khác để đo hoặc kiểm tra tấm mạch in/tấm dây in và tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
9031.90.19
- - - Loại khác
0
0
0
9031.90.20
- - Cho các thiết bị không hoạt động bằng điện
0
0
0
90.32
Dụng cụ và thiết bị điều chỉnh hoặc điều khiển tự động.
9032.10
- Bộ ổn nhiệt:
9032.10.10
- - Hoạt động bằng điện
0
0
0
9032.10.20
- - Không hoạt động bằng điện
0
0
0
9032.20
- Bộ điều chỉnh áp lực:
9032.20.10
- - Hoạt động bằng điện
12,5
10
7,5
9032.20.20
- - Không hoạt động bằng điện
12,5
10
7,5
- Dụng cụ và thiết bị khác:
9032.81.00
- - Loại dùng thủy lực hoặc khí nén
0
0
0
9032.89
- - Loại khác:
9032.89.10
- - - Dụng cụ và thiết bị đi kèm hoặc hoạt động cùng với máy xử lý dữ liệu tự động, để điều chỉnh hoặc điều khiển tự động hệ thống đẩy, giữ thăng bằng hoặc xếp hàng hóa của tàu thuyền
0
0
0
9032.89.20
- - Dụng cụ và thiết bị tự động để điều chỉnh hoặc điều khiển dung dịch hóa chất hoặc điện hóa trong sản xuất tấm mạch in/tấm dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp
0
0
0
- - - Loại khác, hoạt động bằng điện:
9032.89.31
- - - Bộ điều chỉnh điện áp tự động (ổn áp)
2
2
1
9032.89.39
- - - - Loại khác
0
0
0
9032.89.90
- - - Loại khác
0
0
0
9032.90
- Bộ phận và phụ kiện:
9032.90.10
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9032.89.10
0
0
0
9032.90.20
- - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9032.89.20
0
0
0
9032.90.30
- - Của hàng hóa hoạt động bằng điện khác
0
0
0
9032.90.90
- - Loại khác
0
0
0
90.33
Bộ phận và phụ kiện (chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nhóm khác thuộc Chương này) dùng cho máy, thiết bị, dụng cụ hoặc đồ dùng thuộc Chương 90.
9033.00.10
- Của thiết bị hoạt động bằng điện
0
0
0
9033.00.20
- Của thiết bị không hoạt động bằng điện
0
0
0
Chương 91 - Đồng hồ thời gian, đồng hồ cá nhân và các bộ phận của chúng
91.01
Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, với vỏ làm bằng kim loại quý hay kim loại dát phủ kim loại quý.
- Đồng hồ đeo tay, hoạt động bằng điện, có hoặc không lắp kèm bộ phận bấm giờ:
9101.11.00
- - Chỉ có mặt hiển thị bằng cơ học
12,5
10
7,5
9101.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Đồng hồ đeo tay khác, có hoặc không lắp kèm bộ phận bấm giờ:
9101.21.00
- - Có bộ phận lên giây tự động
12,5
10
7,5
9101.29.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Loại khác:
9101.91.00
- - Hoạt động bằng điện
12,5
10
7,5
9101.99.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
91.02
Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, trừ các loại thuộc nhóm 91.01.
- Đồng hồ đeo tay, hoạt động bằng điện, có hoặc không lắp kèm bộ phận bấm giờ:
9102.11.00
- - Chỉ có mặt hiển thị bằng cơ học
12,5
10
7,5
9102.12.00
- - Chỉ có mặt hiển thị bằng quang điện tử
12,5
10
7,5
9102.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Đồng hồ đeo tay khác, có hoặc không lắp kèm bộ phận bấm giờ:
9102.21.00
- - Có bộ phận lên giây tự động
12,5
10
7,5
9102.29.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Loại khác:
9102.91
- - Hoạt động bằng điện:
9102.91.10
- - - Đồng hồ bấm giờ
12,5
10
7,5
9102.91.90
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
9102.99.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
91.03
Đồng hồ thời gian có lắp máy đồng hồ cá nhân, trừ các loại đồng hồ thời gian thuộc nhóm 91.04.
9103.10.00
- Hoạt động bằng điện
12,5
10
7,5
9103.90.00
- Loại khác
12,5
10
7,5
91.04
Đồng hồ thời gian lắp trên bàn điều khiển phương tiện và các loại đồng hồ thời gian tương tự dùng cho xe cộ, phương tiện bay, tàu vũ trụ hoặc tàu thủy.
9104.00.10
- Dùng cho xe cộ
7
7
7
9104.00.20
- Dùng cho phương tiện bay
0
0
0
9104.00.30
- Dùng cho tàu thủy
0
0
0
9104.00.90
- Loại khác
0
0
0
91.05
Đồng hồ thời gian khác.
- Đồng hồ báo thức:
9105.11.00
- - Hoạt động bằng điện
18
18
15
9105.19.00
- - Loại khác
18
18
15
- Đồng hồ treo tường:
9105.21.00
- - Hoạt động bằng điện
18
18
15
9105.29.00
- - Loại khác
18
18
15
- Loại khác:
9105.91
- - Hoạt động bằng điện:
9105.91.10
- - - Đồng hồ đo thời gian hàng hải
7
7
7
9105.91.90
- - - Loại khác
18
18
15
9105.99
- - Loại khác:
9105.99.10
- - - Đồng hồ đo thời gian hàng hải
7
7
7
9105.99.90
- - - Loại khác
18
18
15
91.06
Thiết bị ghi thời gian và các thiết bị dùng để đo, ghi hoặc biểu thị các khoảng thời gian bằng cách khác, kèm theo máy đồng hồ thời gian và đồng hồ cá nhân hoặc kèm theo động cơ đồng bộ (ví dụ, thiết bị ghi nhận thời gian, thiết bị tính thời gian).
9106.10.00
- Thiết bị ghi nhận thời gian; thiết bị tính thời gian
2
2
1
9106.90
- Loại khác:
9106.90.10
- - Dụng cụ đo thời gian đậu xe
2
2
1
9106.90.90
- - Loại khác
2
2
1
9107.00.00
Thiết bị đóng ngắt định giờ (time switches) có máy đồng hồ cá nhân hoặc đồng hồ thời gian hoặc có động cơ đồng bộ.
2
2
1
91.08
Máy đồng hồ cá nhân, hoàn chỉnh và đã lắp ráp.
- Hoạt động bằng điện:
9108.11.00
- - Chỉ có mặt hiển thị bằng cơ học hoặc có một thiết bị được kết hợp với mặt hiển thị bằng cơ học
18
18
15
9108.12.00
- - Chỉ có mặt hiển thị bằng quang điện tử
18
18
15
9108.19.00
- - Loại khác
18
18
15
9108.20.00
- Có bộ phận lên giây tự động
18
18
15
9108.90.00
- Loại khác
18
18
15
91.09
Máy đồng hồ thời gian, hoàn chỉnh và đã lắp ráp.
9109.10.00
- Hoạt động bằng điện
18
18
15
9109.90.00
- Loại khác
18
18
15
91.10
Máy đồng hồ thời gian hoặc đồng hồ cá nhân đủ bộ, chưa lắp ráp hoặc đã lắp ráp từng phần (cụm máy); máy đồng hồ thời gian hoặc máy đồng hồ cá nhân chưa đủ bộ, đã lắp ráp; máy đồng hồ thời gian hoặc máy đồng hồ cá nhân chưa đủ bộ, chưa lắp ráp.
- Của đồng hồ cá nhân:
9110.11.00
- - Máy đồng hồ đủ bộ, chưa lắp ráp hoặc đã lắp ráp từng phần (cụm máy)
15
15
12,5
9110.12.00
- - Máy đồng hồ chưa đủ bộ, đã lắp ráp
15
15
12,5
9110.19.00
- - Máy đồng hồ chưa đủ bộ, chưa lắp ráp
15
15
12,5
9110.90.00
- Loại khác
15
15
12,5
91.11
Vỏ đồng hồ cá nhân và các bộ phận của nó.
9111.10.00
- Vỏ đồng hồ bằng kim loại quý hoặc bằng kim loại dát phủ kim loại quý
15
15
12,5
9111.20.00
- Vỏ đồng hồ bằng kim loại cơ bản, đã hoặc chưa được mạ vàng hoặc mạ bạc
15
15
12,5
9111.80.00
-
Vỏ đồng hồ loại khác
15
15
12,5
9111.90.00
-
Bộ phận
15
15
12,5
91.12
Vỏ đồng hồ thời gian và vỏ của các loại tương tự dùng cho các mặt hàng khác của Chương này, và các bộ phận của chúng.
9112.20.00
-
Vỏ
15
15
12,5
9112.90.00
- Bộ phận
15
15
12,5
91.13
Dây đeo, quai đeo và vòng đeo đồng hồ cá nhân, và các bộ phận của chúng.
9113.10.00
- Bằng kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý
15
15
12,5
9113.20.00
- Bằng kim loại cơ bản, đã hoặc chưa mạ vàng hoặc bạc
15
15
12,5
9113.90.00
- Loại khác
15
15
12,5
91.14
Các bộ phận khác của đồng hồ thời gian hoặc đồng hồ cá nhân.
9114.10.00
- Lò xo, kể cả dây tóc
13
12
12
9114.30.00
- Mặt số
13
12
12
9114.40.00
- Mâm và trục
13
12
12
9114.90.00
- Loại khác
13
12
12
Chương 92 - Nhạc cụ; các bộ phận và phụ kiện của chúng
92.01
Đàn piano, kể cả piano tư động; đàn clavecin (hapsichords) và các loại đàn dây có phím bấm khác.
9201.10.00
- Đàn piano loại đứng
2
2
1
9201.20.00
- Đại dương cầm (grand pianos)
2
2
1
9201.90.00
- Loại khác
2
2
1
92.02
Các nhạc cụ có dây khác (ví dụ, ghi ta, vi-ô-lông, đàn hạc).
9202.10.00
- Loại sử dụng cần kéo
2
2
1
9202.90.00
- Loại khác
2
2
1
92.05
Nhạc cụ hơi (ví dụ, các loại đàn organ ống có phím, đàn accordion, clarinet, trumpet, kèn túi), trừ các loại đàn organ phiên chợ, đàn quay gió của người hát rong trên đường phố.
9205.10.00
- Các loại kèn đồng
2
2
1
9205.90
- Loại khác:
9205.90.10
- - Các loại đàn organ ống có phím; đàn đạp hơi (harmonium) và loại nhạc cụ có phím tương tự có bộ phận lưỡi gà không bằng kim loại
2
2
1
9205.90.90
- - Loại khác
2
2
1
9206.00.00
Nhạc cụ thuộc bộ gõ (ví dụ, trống, mộc cầm, chũm chọe, castanet, chuông gõ (maracas)).
2
2
1
92.07
Nhạc cụ, mà âm thanh được tạo ra, hoặc phải khuếch đại, bằng điện (ví dụ, đàn organ, ghi ta, accordion).
9207.10.00
- Nhạc cụ có phím bấm, trừ accordion
2
2
1
9207.90.00
- Loại khác
2
2
1
92.08
Hộp nhạc, đàn organ phiên chợ, đàn quay gió của người hát rong trên đường phố, nhạc cụ cơ khí tạo tiếng chim hót, đàn kéo và các nhạc cụ khác không thuộc bất kỳ nhóm nào khác của Chương này; dụng cụ tạo âm thanh để nhử mồi các loại; còi, tù và và dụng cụ thổi bằng miệng khác để tạo âm thanh.
9208.10.00
- Hộp nhạc
2
2
1
9208.90
- Loại khác:
9208.90.10
- - Dụng cụ tạo âm thanh để nhử mồi, tù và và các dụng cụ thổi bằng miệng khác để tạo âm thanh
2
2
1
9208.90.90
- - Loại khác
2
2
1
92.09
Các bộ phận (ví dụ, bộ phận cơ cho hộp nhạc) và các phụ kiện (ví dụ, thẻ (card), đĩa và trục quay dùng cho nhạc cụ cơ học) của nhạc cụ; máy nhịp, thanh mẫu, tiêu và sáo các loại.
9209.30.00
- Dây nhạc cụ
2
2
1
- Loại khác:
9209.91
- - Bộ phận và phụ kiện của đàn piano:
9209.91.10
- - - Tấm đỡ đàn dây, đàn phím và khung kim loại của đàn piano loại đứng
2
2
1
9209.91.90
- - - Loại khác
2
2
1
9209.92.00
- - Bộ phận và phụ kiện cho nhạc cụ thuộc nhóm 92.02
2
2
1
9209.94.00
- - Bộ phận và phụ kiện cho nhạc cụ thuộc nhóm 92.07
2
2
1
9209.99.00
- - Loại khác
2
2
1
Chương 93 - Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ kiện của chúng
93.01
Vũ khí quân sự, trừ súng lục ổ quay, súng lục và các loại vũ khí thuộc nhóm 93.07.
9301.10.00
- Vũ khí pháo binh (ví dụ, súng, súng cối và súng moóc trê)
*
*
*
9301.20.00
- Bệ phóng tên lửa; súng phun lửa; súng phóng lựu đạn; ống phóng ngư lôi và các loại súng phóng tương tự
*
*
*
9301.90.00
- Loại khác
*
*
*
9302.00.00
Súng lục ổ quay và súng lục, trừ các loại thuộc nhóm 93.03 hoặc 93.04.
*
*
*
93.03
Súng cầm tay (firearm) khác và các loại tương tự hoạt động bằng cách đốt cháy lượng thuốc nổ đã nạp (ví dụ, súng shotgun thể thao và súng trường thể thao, súng cầm tay nạp đạn phía nòng, súng ngắn và các loại khác được thiết kế chỉ để phóng pháo hiệu, súng lục và súng lục ổ quay để bắn đạn giả, súng bắn gia súc giết mổ, súng phóng dây).
9303.10.00
- Súng cầm tay nạp đạn phía nòng
*
*
*
9303.20.00
- Súng shotgun thể thao, súng shotgun săn hoặc súng shotgun bắn bia khác, kể cả súng trường - shotgun kết hợp (combination shotgun-rifles)
*
*
*
9303.30.00
- Súng trường thể thao, súng trường săn hoặc súng trường bắn bia khác
*
*
*
9303.90.00
- Loại khác
*
*
*
93.04
Vũ khí khác (ví dụ, súng và súng lục sử dụng lò xo, hơi hoặc khí ga, dùi cui), trừ các loại thuộc nhóm 93.07.
9304.00.10
- Súng hơi, hoạt động với áp suất dưới 7 kgf/cm2
*
*
*
9304.00.90
- Loại khác
*
*
*
93.05
Bộ phận và phụ kiện của các loại vũ khí thuộc các nhóm từ 93.01 đến 93.04.
9305.10.00
- Của súng lục ổ quay hoặc súng lục
*
*
*
9305.20.00
- Của súng shotgun hoặc súng trường thuộc nhóm 93.03
*
*
*
- Loại khác:
9305.91
- - Của vũ khí quân sự thuộc nhóm 93.01:
9305.91.10
- - - Bằng da thuộc hoặc vật liệu dệt
*
*
*
9305.91.90
- - - Loại khác
*
*
*
9305.99
- - Loại khác:
- - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 9304.00.90:
9305.99.11
- - - - Bằng da thuộc hoặc vật liệu dệt
*
*
*
9305.99.19
- - - - Loại khác
*
*
*
- - - Loại khác:
9305.99.91
- - - - Bằng da thuộc hoặc vật liệu dệt
*
*
*
9305.99.99
- - - - Loại khác
*
*
*
93.06
Bom, lựu đạn, ngư lôi, mìn, tên lửa và các loại đạn dược tương tự và bộ phận của chúng; đạn cát tút (cartridge) và các loại đạn khác và đầu đạn và các bộ phận của chúng, kể cả nùi đạn gém và nùi đạn cát tút (cartridge).
- Đạn cát tút (cartridge) cho súng shotgun và các bộ phận của chúng; đạn viên cho súng hơi:
9306.21.00
- - Đạn cát túi (cartridce)
*
*
*
9306.29.00
- - Loại khác
*
*
*
9306.30
- Đạn cát tút (cartridge) khác và các bộ phận của chúng:
- - Dùng cho súng lục ổ quay và súng lục của nhóm 93.02:
9306.30.11
- - - Đạn cỡ .22
*
*
*
9306.30.19
- - - Loại khác
*
*
*
9306.30.20
- - Đạn dùng cho dụng cụ tán đinh hoặc dụng cụ tương tự hoặc cho súng bắn gia súc giết mổ và các bộ phận của chúng
*
*
*
- - Loại khác:
9306.30.91
- - - Đạn cỡ .22
*
*
*
9306.30.99
- - - Loại khác
*
*
*
9306.90.00
- Loại khác
*
*
*
9307.00.00
Kiếm, đoản kiếm, lưỡi lê, giáo và các loại vũ khí tương tự và bộ phận của chúng, vỏ và bao cho chúng.
*
*
*
Chương 94 - Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; nhà lắp ghép
94.01
Ghề ngồi (trừ các loại thuộc nhóm 94.02), có hoặc không chuyển được thành giường, và bộ phận của chúng.
9401.10.00
- Ghế dùng cho phương tiện bay
7,5
7,5
5
9401.20
- Ghế dùng cho xe có động cơ:
9401.20.10
- - Của xe thuộc nhóm 87.02, 87.03 hoặc 87.04
*
*
*
9401.20.90
- - Loại khác
*
*
*
9401.30.00
- Ghế quay có điều chỉnh độ cao
*
*
*
9401.40.00
- Ghế có thể chuyển thành giường, trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại
20
18
15
- Ghế bằng mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự:
9401.51.00
- - Bằng tre hoặc bằng song, mây
20
18
15
9401.59.00
- - Loại khác
20
18
15
- Ghế khác, có khung bằng gỗ:
9401.61.00
- - Đã nhồi đệm
20
18
15
9401.69.00
- - Loại khác
20
18
15
- Ghế khác, có khung bằng kim loại:
9401.71.00
- - Đã nhồi đệm
20
18
15
9401.79.00
- - Loại khác
20
18
15
9401.80.00
- Ghế khác
20
18
15
9401.90
- Bộ phận:
9401.90.10
- - Của ghế thuộc phân nhóm 9401.10.00
13
12
12
- - Của ghế thuộc phân nhóm 9401.20:
9401.90.31
- - - Miếng lót cho tựa đầu của ghế thuộc phân nhóm 9401.20.10
18
18
15
9401.90.39
- - - Loại khác
18
18
15
9401.90.40
- - Của ghế thuộc phân nhóm 9401.30.00
18
18
15
- - Loại khác:
9401.90.92
- - - Bằng plastic
20
18
15
9401.90.99
- - - Loại khác
18
18
15
94.02
Đồ nội thất trong ngành y, giải phẫu, nha khoa hoặc thú y (ví dụ, bàn mổ, bàn khám, giường bệnh có lắp các bộ phận cơ khí, ghế nha khoa); ghế cắt tóc và các loại ghế tương tự, có thể xoay, ngả và nâng hạ; bộ phận của các mặt hàng trên.
9402.10
- Ghế nha khoa, ghế cắt tóc hoặc các loại ghế tương tự và các bộ phận của chúng:
9402.10.10
- - Ghế nha khoa và các bộ phận của chúng
18
18
15
9402.10.30
- - Ghế cắt tóc và các bộ phận của chúng
18
18
15
9402.10.90
- - Loại khác
18
18
15
9402.90
- Loại khác:
9402.90.10
- - Đồ nội thất được thiết kế đặc biệt để dùng trong ngành y, giải phẫu hoặc thú y và bộ phận của chúng
0
0
0
9402.90.90
- - Loại khác
18
18
15
94.03
Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng.
9403.10.00
- Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng
*
*
*
9403.20
- Đồ nội thất bằng kim loại khác:
9403.20.10
- - Tủ hút hơi độc
20
18
15
9403.20.90
- - Loại khác
7
7
7
9403.30.00
- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
20
18
15
9403.40.00
- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
20
18
15
9403.50.00
- Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
20
18
15
9403.60
- Đồ nội thất bằng gỗ khác:
9403.60.10
- - Tủ hút hơi độc
13
12
12
9403.60.90
- - Loại khác
7
7
7
9403.70
- Đồ nội thất bằng plastic:
9403.70.10
- - Xe tập đi cho trẻ em
20
18
15
9403.70.20
- - Tủ hút hơi độc
13
12
12
9403.70.90
- - Loại khác
20
18
15
- Đồ nội thất bằng vật liệu khác, kể cả mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự:
9403.81.00
- - Bằng tre hoặc song, mây
13
12
12
9403.89
- - Loại khác:
9403.89.10
- - - Tủ hút hơi độc
13
12
12
9403.89.90
- - - Loại khác
20
18
15
9403.90
- Bộ phận:
9403.90.10
- - Của xe tập đi cho trẻ em thuộc phân nhóm 9403.70.10
20
18
15
9403.90.90
- - Loại khác
20
18
15
94.04
Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn quilt, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc.
9404.10.00
- Khung đệm
18
18
15
- Đệm:
9404.21.00
- - Bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, đã hoặc chưa bọc
18
18
15
9404.29
- - Bằng vật liệu khác:
9404.29.10
- - - Đệm lò xo
18
18
15
9404.29.20
- - - Loại khác, làm nóng/làm mát
18
18
15
9404.29.90
- - - Loại khác
18
18
15
9404.30.00
- Túi ngủ
12,5
10
7,5
9404.90
- Loại khác:
9404.90.10
- - Chăn quilt, khăn phủ giường và bọc đệm
12,5
10
7,5
9404.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
94.05
Đèn và bộ đèn kể cả đèn pha và đèn rọi và bộ phận của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự, có nguồn sáng cố định thường xuyên, và bộ phận của chúng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
9405.10
- Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác, trừ các loại được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn:
9405.10.20
- - Đèn cho phòng mổ
0
0
0
- - Loại khác:
9405.10.30
- - - Đèn rọi
2
2
1
9405.10.40
- - - Bộ đèn và đèn huỳnh quang
17,5
15
10
9405.10.90
- - - Loại khác
17,5
15
10
9405.20
- Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện:
9405.20.10
- - Đèn cho phòng mổ
0
0
0
9405.20.90
- - Loại khác
2
2
1
9405.30.00
- Bộ đèn dùng cho cây Nô-en
17,5
15
10
9405.40
- Đèn và bộ đèn điện khác:
9405.40.20
- - Đèn pha
12,5
10
7,5
9405.40.40
- - Đèn rọi khác
2
2
1
9405.40.50
- - Loại khác, được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn
7,5
7,5
5
9405.40.60
- - Loại chiếu sáng bên ngoài khác
7,5
7,5
5
9405.40.70
- - Đèn tín hiệu không nhấp nháy dùng cho sân bay; đèn dùng cho toa đường sắt, đầu máy xe lửa, tàu thủy, phương tiện bay, hoặc hải đăng, bằng kim loại cơ bản
2
2
1
9405.40.80
- - Đèn báo hiệu dùng cho thiết bị nhiệt điện gia dụng thuộc nhóm 85.16
5
4
3
- - Loại khác:
9405.40.91
- - - Đèn sợi quang loại dùng đeo trên đầu, được thiết kế dùng trong y học
5
4
3
9405.40.99
- - - Loại khác
5
4
3
9405.50
- Đèn và bộ đèn không hoạt động bằng điện:
- - Loại đốt bằng dầu:
9405.50.11
- - - Bằng đồng sử dụng trong nghi lễ tôn giáo
12,5
10
7,5
9405.50.19
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
9405.50.40
- - Đèn bão
12,5
10
7,5
9405.50.90
- - Loại khác
2
2
1
9405.60
- Biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự:
9405.60.10
- - Biển cảnh báo, biển tên đường phố, biển báo giao thông và đường bộ
12,5
10
7,5
9405.60.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
- Bộ phận:
9405.91
-
- Bằng thủy tinh:
9405.91.10
- - - Dùng cho đèn phòng mổ
0
0
0
9405.91.20
- - - Dùng cho đèn rọi
2
2
1
9405.91.40
- Chao đèn hình cầu hoặc thông phong đèn
7,5
7,5
5
9405.91.50
- - - Dùng cho đèn pha
2
2
1
9405.91.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
9405.92
- - Bằng plastic:
9405.92.10
- - - Dùng cho đèn phòng mổ
0
0
0
9405.92.20
- - - Dùng cho đèn rọi
2
2
1
9405.92.30
- - - Dùng cho đèn pha
2
2
1
9405.92.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
9405.99
- - Loại khác:
9405.99.10
- - - Chụp đèn bằng vật liệu dệt
7,5
7,5
5
9405.99.20
- - - Chụp đèn bằng vật liệu khác
0
0
0
9405.99.30
- - - Của đèn thuộc phân nhóm 9405.50.11 hoặc 9405.50.19
7,5
7,5
5
9405.99.40
- - - Dùng cho đèn pha hoặc đèn rọi
0
0
0
9405.99.90
- - - Loại khác
7,5
7,5
5
94.06
Nhà lắp ghép.
- Nhà trồng cây được gắn với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt:
9406.00.11
- - Bằng plastic
18
18
15
9406.00.19
- - Loại khác
18
18
15
- Nhà lắp ghép khác:
9406.00.92
- - Bằng gỗ
18
18
15
9406.00.94
- - Bằng sắt hoặc thép
18
18
15
9406.00.95
- - Bằng plastic hoặc bằng nhôm
18
18
15
9406.00.96
- - Bằng bê tông hoặc đá nhân tạo
18
18
15
9406.00.99
- - Loại khác
18
18
15
Chương 95 - Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng
95.03
Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê; búp bê; đồ chơi khác; mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ ("scale") và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự, có hoặc không vận hành; các loại đồ chơi đố trí (puzzles).
9503.00.10
- Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê
5
4
3
- Búp bê:
9503.00.21
- - Búp bê, có hoặc không có trang phục
7
7
7
- - Bộ phận và phụ kiện:
9503.00.22
- - - Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ
7
7
7
9503.00.29
- - - Loại khác
7
7
7
9503.00.30
- Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng
5
4
3
9503.00.40
- Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ ("scale") và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành
5
4
3
9503.00.50
- Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ plastic
7,5
7,5
5
9503.00.60
- Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người
7,5
7,5
5
9503.00.70
- Các loại đồ chơi đố trí (puzzles)
7,5
7,5
5
- Loại khác:
9503.00.91
- - Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi
7,5
7,5
5
9503.00.92
- - Dây nhảy
7,5
7,5
5
9503.00.93
- - Hòn bi
7,5
7,5
5
9503.00.99
- - Loại khác
7,5
7,5
5
95.04
Các máy và bộ điều khiển trò chơi video, dụng cụ dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn sử dụng trong trò chơi bắn bi (pin- table), bi-a, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc và các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động.
9504.20
- Các mặt hàng và phụ kiện dùng cho trò chơi bi-a:
9504.20.20
- - Bàn bi-a các loại
17,5
15
10
9504.20.30
- - Phần xoa đầu gậy bi-a
17,5
15
10
9504.20.90
- - Loại khác
17,5
15
10
9504.30
- Máy trò chơi khác, hoạt động bằng đồng xu, tiền giấy, thẻ ngân hàng, xèng hoặc các loại tương tự, trừ các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động:
9504.30.10
- - Máy trò chơi pin-table hoặc các máy trò chơi tự động (có khe nhét xèng hoặc xu)
17,5
15
10
9504.30.20
- - Bộ phận bằng gỗ, bằng giấy hoặc bằng plastic
17,5
15
10
9504.30.90
- - Loại khác
17,5
15
10
9504.40.00
- Bộ bài
22,5
20
15
9504.50.00
- Các máy và bộ điều khiển game video, trừ loại thuộc phân nhóm 9504.30
12,5
10
7,5
9504.90
- Loại khác:
9504.90.10
- - Các loại đồ phụ trợ để chơi bowling
12,5
10
7,5
9504.90.20
- - Trò chơi ném phi tiêu và các bộ phận và phụ kiện của chúng
12,5
10
7,5
- - Thiết bị chơi bạc và đồ phụ trợ đi kèm:
9504.90.31
- - - Bàn thiết kế để chơi bạc
12,5
10
7,5
9504.90.39
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
- - - Bàn thiết kế để chơi trò chơi:
9504.90.92
- - - - Bằng gỗ hoặc bằng plastic
12,5
10
7,5
9504.90.93
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - - Loại khác:
9504.90.94
- - - - Bằng gỗ hoặc bằng plastic
12,5
10
7,5
9504.90.99
- - - - Loại khác
12,5
10
7,5
95.05
Đồ dùng trong lễ hội, hội hóa trang hoặc trong các trò chơi giải trí khác, kể cả các mặt hàng dùng cho trò chơi ảo thuật và trò vui cười.
9505.10.00
- Đồ dùng trong lễ Nô-en
22,5
20
15
9505.90.00
- Loại khác
22,5
20
15
95.06
Dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục, điền kinh, các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này; bể bơi và bể bơi nông (paddling pools).
- Ván trượt tuyết và các thiết bị trượt tuyết khác:
9506.11.00
- - Ván trượt tuyết
2
2
1
9506.12.00
- - Dây buộc ván trượt
2
2
1
9506.19.00
- - Loại khác
2
2
1
-
Ván trượt nước, ván lướt sóng, ván buồm và các thiết bị thể thao dưới nước khác:
9506.21.00
- - Ván buồm
2
2
1
9506.29.00
- - Loại khác
2
2
1
- Gậy chơi gôn và các thiết bị chơi gôn khác:
9506.31.00
- - Gậy và bộ gậy chơi gôn
2
2
1
9506.32.00
- - Bóng
2
2
1
9506.39.00
- - Loại khác
2
2
1
9506.40
- Dụng cụ và thiết bị cho môn bóng bàn:
9506.40.10
- - Bàn
2
2
1
9506.40.90
- - Loại khác
2
2
1
- Vợt tennis, vợt cầu lông hoặc các vợt tương tự khác, đã hoặc chưa căng lưới:
9506.51.00
- - Vợt tennis, đã hoặc chưa căng lưới
2
2
1
9506.59.00
- - Loại khác
2
2
1
- Bóng, trừ bóng chơi gôn và bóng chơi bóng bàn:
9506.61.00
- - Bóng tennis
2
2
1
9506.62.00
- - Bóng có thể bơm hơi
2
2
1
9506.69.00
- - Loại khác
2
2
1
9506.70.00
- Lưỡi giày trượt bằng và lưỡi trượt có bánh xe, kể cả giày trượt có gắn lưỡi trượt
2
2
1
- Loại khác:
9506.91.00
- - Các mặt hàng và thiết bị cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục hoặc điền kinh
2
2
1
9506.99.00
- - Loại khác
2
2
1
95.07
Cần câu, lưỡi câu và các loại dây câu khác; vợt lưới bắt cá, vợt lưới bắt bướm và các loại lưới tương tự; chim giả làm mồi (trừ các loại thuộc nhóm 92.08 hoặc 97.05) và các dụng cụ cần thiết dùng cho săn hoặc bắn tương tự.
9507.10.00
- Cần câu
2
2
1
9507.20.00
- Lưỡi câu, có hoặc không có dây cước
2
2
1
9507.30.00
- Bộ cuộn dây câu
2
2
1
9507.90.00
- Loại khác
2
2
1
95.08
Vòng ngựa gỗ, đu, phòng tập bắn và các trò chơi tại khu giải trí khác; rạp xiếc lưu động và bầy thú xiếc lưu động: nhà hát lưu động.
9508.10.00
- Rạp xiếc lưu động và bầy thú xiếc lưu động
5
4
3
9508.90.00
- Loại khác
5
4
3
Chương 96 - Các mặt hàng khác
96.01
Ngà, xương, đồi mồi, sừng, nhánh gạc, san hô, xà cừ và các vật liệu chạm khắc có nguồn gốc động vật khác đã gia công, và các mặt hàng làm từ các vật liệu này (kể cả các sản phẩm đúc).
9601.10.00
- Ngà đã gia công và các vật phẩm bằng ngà
17,5
15
10
9601.90
- Loại khác:
9601.90.10
- - Xà cừ hoặc đồi mồi đã gia công và các sản phẩm làm từ chúng
17,5
15
10
- - Loại khác:
9601.90.91
- - - Hộp đựng xì gà hoặc thuốc lá điếu, bình đựng thuốc lá; đồ trang trí
17,5
15
10
9601.90.99
- - - Loại khác
17,5
15
10
96.02
Vật liệu khảm có nguồn gốc thực vật hoặc khoáng đã được gia công và các sản phẩm làm từ các loại vật liệu này; các vật liệu đúc hay chạm khắc bằng sáp, bằng stearin, bằng gôm tự nhiên hay nhựa tự nhiên hoặc bằng bột nhão làm mô hình, và sản phẩm được đúc hay chạm khắc khác, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác; gelatin đã chế biến nhưng chưa đóng cứng (trừ gelatin thuộc nhóm 35.03) và các sản phẩm làm bằng gelatin chưa đóng cứng.
9602.00.10
- Vỏ viên nhộng bằng gelatin dùng cho dược phẩm
7
7
7
9602.00.20
- Hộp đựng xì gà hoặc thuốc lá điếu, bình đựng thuốc lá; đồ trang trí
20
18
15
9602.00.90
- Loại khác
20
18
15
96.03
Chổi, bàn chải (kể cả các loại bàn chải là những bộ phận của máy, dụng cụ hoặc xe), dụng cụ cơ học vận hành bằng tay để quét sàn, không có động cơ, giẻ lau sàn và chổi bằng lông vũ; túm và búi đã làm sẵn để làm chổi hoặc bàn chải; miếng thấm và con lăn để sơn hoặc vẽ; chổi cao su (trừ con lăn bằng cao su).
9603.10
- Chổi và bàn chải, gồm các cành nhỏ hoặc các chất liệu từ thực vật khác buộc lại với nhau, có hoặc không có cán:
9603.10.10
- - Bàn chải
12,5
10
7,5
9603.10.20
- - Chổi
12,5
10
7,5
- Bàn chải đánh răng, chổi xoa bọt cạo râu, bàn chải chải tóc, chổi sơn móng tay, chải mi mắt và bàn chải vệ sinh khác dùng cho người, kể cả bàn chải tương tự là bộ phận của các thiết bị gia dụng:
9603.21.00
- - Bàn chải đánh răng, kể cả bàn chải dùng cho răng mạ
18
18
15
9603.29.00
- - Loại khác
18
18
15
9603.30.00
- Bút lông vẽ, bút lông để viết và bút lông tương tự dùng cho việc trang điểm
18
18
15
9603.40.00
- Chổi quét sơn, chổi quét keo, chổi quét vecni hoặc các loại chổi tương tự (trừ các loại bút lông thuộc phân nhóm 9603.30); miếng thấm và con lăn để quét sơn hoặc vẽ
12,5
10
7,5
9603.50.00
- Các loại bàn chải khác là các bộ phận của máy móc, thiết bị gia dụng hoặc xe
18
18
15
9603.90
- Loại khác:
9603.90.10
- - Túm và búi đã làm sẵn để làm chổi hoặc bàn chải
12,5
10
7,5
9603.90.20
- - Dụng cụ cơ học vận hành bằng tay để quét sàn, không có động cơ
12,5
10
7,5
9603.90.40
- - Bàn chải khác
12,5
10
7,5
9603.90.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
96.04
Giần và sàng tay.
9604.00.10
- Bằng kim loại
12,5
10
7,5
9604.00.90
- Loại khác
12,5
10
7,5
9605.00.00
Bộ đồ du lịch dùng cho vệ sinh cá nhân, bộ đồ khâu hoặc bộ đồ làm sạch giày dép hoặc quần áo.
18
18
15
96.06
Khuy, khuy bấm, khóa bấm và khuy tán bấm, lõi khuy (loại khuy bọc) và các bộ phận khác của các mặt hàng này; khuy chưa hoàn chỉnh (button blank).
9606.10
- Khuy bấm, khóa bấm và khuy tán bẩm và bộ phận của chúng:
9606.10.10
- - Bằng plastic
*
*
*
9606.10.90
- - Loại khác
*
*
*
- Khuy:
9606.21.00
- - Bằng plastic, không bọc vật liệu dệt
*
*
*
9606.22.00
- - Bằng kim loại cơ bản, không bọc vật liệu dệt
18
18
15
9606.29.00
- - Loại khác
18
18
15
9606.30
- Lõi khuy và các bộ phận khác của khuy; khuy chưa hoàn chỉnh:
9606.30.10
- - Bằng plastic
12,5
10
7,5
9606.30.90
- - Loại khác
12,5
10
7,5
96.07
Khóa kéo và các bộ phận của chúng.
- Khóa kéo:
9607.11.00
- - Có răng bằng kim loại cơ bản
*
*
*
9607.19.00
- - Loại khác
18
18
15
9607.20.00
- Bộ phận
18
18
15
96.08
Bút bi; bút phớt và bút phớt có ruột khác và bút đánh dấu; bút máy, bút máy ngòi ống và các loại bút khác; bút viết giấy nhân bản (duplicating stylos); các loại bút chì bấm hoặc bút chì đẩy; quản bút mực, quản bút chì và các loại quản bút tương tự; bộ phận (kể cả nắp và kẹp bút) của các loại bút kể trên, trừ các loại thuộc nhóm 96.09.
9608.10
- Bút bi:
9608.10.10
- - Bằng plastic
18
18
15
9608.10.90
- - Loại khác
18
18
15
9608.20.00
- Bút phớt và bút phớt có ruột khác và bút đánh dấu
18
18
15
9608.30
-
Bút máy, bút máy ngòi ống và các loại bút khác:
9608.30.10
- - Bút vẽ mực Ấn Độ
12,5
10
7,5
9608.30.90
- - Loại khác
18
18
15
9608.40.00
- Bút chì bấm hoặc bút chì đẩy
18
18
15
9608.50.00
- Bộ vật phẩm có từ hai mặt hàng trở lên thuộc các phân nhóm trên
18
18
15
9608.60
-
Ruột thay thế của bút bi, gồm cả bi và ống mực:
9608.60.10
- - Bằng plastic
7
7
7
9608.60.90
- - Loại khác
7
7
7
- Loại khác:
9608.91
- - Ngòi bút và bi ngòi:
9608.91.10
- - - Bằng vàng hoặc mạ vàng
7
7
7
9608.91.90
- - - Loại khác
7
7
7
9608.99
- - Loại khác:
9608.99.10
- - - Bút viết giấy nhân bản
18
18
15
- - - Loại khác:
9608.99.91
- - - - Bộ phận của bút bi, bằng plastic
18
18
15
9608.99.99
- - - - Loại khác
18
18
15
96.09
Bút chì (trừ các loại bút chì thuộc nhóm 96.08), bút màu, ruột chì, phấn màu, than vẽ, phấn vẽ hoặc viết và phấn thợ may.
9609.10
- Bút chì và bút chì màu, có lõi chì trong vỏ cứng:
9609.10.10
- - Bút chì đen
18
18
15
9609.10.90
- - Loại khác
18
18
15
9609.20.00
- Ruột chì, đen hoặc màu
18
18
15
9609.90
-
Loại khác:
9609.90.10
- - Bút chì viết bảng đá đen dùng cho trường học
18
18
15
9609.90.30
- - Bút chì và bút màu khác trừ loại thuộc phân nhóm 9609.10
18
18
15
- - Loại khác:
9609.90.91
- - - Phấn vẽ hoặc phấn viết
18
18
15
9609.90.99
- - - Loại khác
18
18
15
96.10
Bảng đá đen và bảng, có bề mặt dùng để viết hoặc vẽ, có hoặc không có khung.
9610.00.10
- Bảng đá đen trong trường học
17,5
15
10
9610.00.90
- Loại khác
17,5
15
10
9611.00.00
Con dấu ngày, con dấu niêm phong hay con dấu đánh số, và loại tương tự (kể cả dụng cụ để in hay dập nổi nhãn hiệu), được thiết kế để sử dụng thủ công; con dấu đóng để sử dụng thủ công và các bộ in bằng tay kèm theo các con dấu đó.
17,5
15
10
96.12
Ruy băng máy chữ hoặc tương tự, đã phủ mực hay làm sẵn bằng cách khác để in ấn, đã hoặc chưa cuộn vào lõi hoặc nằm trong vỏ; tấm mực dấu, đã hoặc chưa tẩm mực, có hoặc không có hộp.
9612.10
- Ruy băng:
9612.10.10
- - Bằng vật liệu dệt
5
4
3
9612.10.90
- - Loại khác
5
4
3
9612.20.00
- Tấm mực dấu
2
2
1
96.13
Bật lửa châm thuốc lá và các bật lửa khác, có hoặc không dùng cơ hoặc điện, và các bộ phận của chúng trừ đá lửa và bấc.
9613.10
- Bật lửa bỏ túi, dùng ga, không thể nạp lại:
9613.10.10
- - Bằng plastic
20
18
15
9613.10.90
- - Loại khác
20
18
15
9613.20
- Bật lửa bỏ túi, dùng ga, có thể nạp lại:
9613.20.10
- - Bằng plastic
20
18
15
9613.20.90
- - Loại khác
20
18
15
9613.80
- Bật lửa khác:
9613.80.10
- - Bật lửa áp điện dùng cho lò và bếp
20
18
15
9613.80.20
- - Bật lửa châm thuốc lá hoặc bật lửa để bàn bằng plastic
20
18
15
9613.80.30
- - Bật lửa châm thuốc lá hoặc bật lửa để bàn, trừ loại bằng plastic
20
18
15
9613.80.90
- - Loại khác
20
18
15
9613.90
- Bộ phận:
9613.90.10
- - Ống chứa hoặc bộ phận chứa khác có thể nạp lại của bật lửa cơ khí, có chứa nhiên liệu lỏng
15
15
12,5
9613.90.90
- - Loại khác
15
15
12,5
96.14
Tẩu thuốc (kể cả điếu bát) và đót xì gà hoặc đót thuốc lá, và bộ phận của chúng.
9614.00.10
- Gỗ hoặc rễ cây đã tạo dáng thô để làm tẩu thuốc
17,5
15
10
9614.00.90
- Loại khác
17,5
15
10
96.15
Lược, trâm cài tóc và loại tương tự; ghim cài tóc, cặp uốn tóc, kẹp uốn tóc, lô cuộn tóc và loại tương tự, trừ các loại thuộc nhóm 85.16, và bộ phận của chúng.
- Lược, trâm cài tóc và loại tương tự:
9615.11
- - Bằng cao su cứng hoặc plastic:
9615.11.20
- - - Bằng cao su cứng
12,5
10
7,5
9615.11.30
- - - Bằng plastic
12,5
10
7,5
9615.19.00
- - Loại khác
12,5
10
7,5
9615.90
- Loại khác:
- - Ghim cài tóc trang trí:
9615.90.11
- - - Bằng nhôm
12,5
10
7,5
9615.90.12
- - - Bằng sắt hoặc thép
12,5
10
7,5
9635.90.13
- - - Bằng plastic
12,5
10
7,5
9615.90.19
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Bộ phận:
9615.90.21
- - - Bằng plastic
12,5
10
7,5
9615.90.22
- - - Bằng sắt hoặc thép
12,5
10
7,5
9615.90.23
- - - Bằng nhôm
12,5
10
7,5
9615.90.29
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
- - Loại khác:
9615.90.91
- - - Bằng nhôm
12,5
10
7,5
9615.90.92
- - - Bằng sắt hoặc thép
12,5
10
7,5
9615.90.93
- - - Bằng plastic
12,5
10
7,5
9615.90.99
- - - Loại khác
12,5
10
7,5
96.16
Bình, lọ xịt nước hoa hoặc bình, lọ xịt để trang điểm tương tự, và các bộ phận gá lắp và đầu xịt của chúng; miếng và tấm để xoa và chấm mỹ phẩm hoặc các sản phẩm trang điểm.
9616.10
- Bình, lọ xịt nước hoa hoặc bình, lọ xịt để trang điểm tương tự, và các bộ phận gá lắp và đầu xịt của chúng:
9616.10.10
- - Bình, lọ xịt
18
18
15
9616.10.20
- - Các bộ phận gá lắp và đầu xịt
7
7
7
9616.20.00
- Miếng và tấm để xoa và chấm mỹ phẩm hoặc các sản phẩm trang điểm
20
18
15
96.17
Phích chân không và các loại bình chân không khác, hoàn chỉnh có kèm vỏ; bộ phận của chúng trừ ruột phích thủy tinh.
9617.00.10
- Phích chân không và các loại bình chân không khác
*
*
*
9617.00.20
- Các bộ phận
*
*
*
9618.00.00
Ma-nơ-canh dùng trong ngành may và các mô hình cơ thể khác; mô hình tự động và các vật trưng bày cử động được khác dùng cho cửa hàng may mặc.
12,5
10
7,5
96.19
Bằng (miếng) và nút bông vệ sinh, khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu.
- Loại dùng một lần:
9619.00.11
- - Lõi thấm hút bằng vật liệu dệt
2
2
1
9619.00.19
- - Loại khác:
9619.00.19.10
- - - Đồ dùng trong văn phòng hoặc trường học
22,5
20
15
9619.00.19.20
- - - Khăn vệ sinh và băng vệ sinh, khăn và tã lót cho trẻ sơ sinh và các vật phẩm vệ sinh tương tự
12,5
10
7,5
9619.00.19.90
- - - Loại khác
26,5
26
25,5
- Loại khác:
9619.00.91
- - Dệt kim hoặc móc
7,5
7,5
5
9619.00.99
- - Loại khác
7,5
7,5
5
Chương 97 - Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ
97.01
Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu, được vẽ hoàn toàn bằng tay, trừ các loại tranh phác họa thuộc nhóm 49.06 và trừ các tác phẩm vẽ hoặc trang trí bằng tay; các tác phẩm ghép và phù điêu trang trí tương tự.
9701.10.00
- Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu
3
3
3
9701.90.00
- Loại khác
3
3
3
9702.00.00
Nguyên bản các bản khắc, bản in và bản in lytô.
0
0
0
97.03
Nguyên bản tác phẩm điêu khắc và tượng tạc, làm bằng mọi loại vật liệu.
9703.00.10
- Bằng kim loại
0
0
0
9703.00.20
- Bằng đá
0
0
0
9703.00.30
- Bằng plastic
0
0
0
9703.00.40
- Bằng gỗ
0
0
0
9703.00.50
- Bằng đất sét
0
0
0
9703.00.90
- Bằng vật liệu khác
0
0
0
9704.00.00
Tem bưu chính hoặc tem thuế, dấu in cước thay tem bưu chính, phong bì có tem đóng dấu ngày phát hành đầu tiên, các ấn phẩm bưu chính (ấn phẩm có in sẵn tem), và các ấn phẩm tương tự, đã hoặc chưa sử dụng, trừ loại thuộc nhóm 49.07.
7,5
7,5
5
9705.00.00
Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại động vật, thực vật, khoáng vật, giải phẫu học, sử học, khảo cổ, cổ sinh vật học, dân tộc học hoặc các loại tiền.
0
0
0
9706.00.00
Đồ cổ có tuổi trên 100 năm.
0
0
0 | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/09/2016",
"sign_number": "126/2016/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-46-2016-TTLT-BTC-BVHTTDL-che-do-quan-ly-dac-thu-doi-tuyen-truyen-luu-dong-308082.aspx | Thông tư 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL chế độ quản lý đặc thù đội tuyên truyền lưu động | BỘ TÀI CHÍNH - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2016
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐỘI TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động được thành lập tại Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đội Tuyên truyền lưu động).
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các tuyên truyền viên trong, ngoài biên chế của các Đội Tuyên truyền lưu động và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Điều 2. Định mức hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động
STT
Nội dung
Chỉ tiêu hoạt động trong năm
Cấp tỉnh
Cấp huyện
1
Số buổi hoạt động trong năm
Từ 120 đến 140 buổi
Từ 100 đến 120 buổi
2
Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn tuyên truyền lưu động
Từ 1 đến 2 cuộc
Từ 1 đến 2 cuộc
3
Biên tập các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ, phát hành tranh cổ động, các tài liệu tuyên truyền khác
Từ 8 đến 12 tài liệu
Từ 8 đến 12 tài liệu
4
Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cơ sở
Từ 1 đến 2 lớp
Từ 1 đến 2 lớp
5
Biên tập, dàn dựng chương trình mới
Từ 4 đến 6 chương trình
Từ 4 đến 6 chương trình
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định định mức hoạt động trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Định mức hoạt động cụ thể tại từng tỉnh có thể thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng mức tăng, giảm không vượt quá 20% khung định mức hoạt động quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động
Kinh phí hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động thực hiện theo quy định hiện hành đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung chi, mức chi đặc thù (chi bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn) của Đội Tuyên truyền lưu động được quy định như sau:
1. Tuyên truyền viên trong biên chế các Đội Tuyên truyền lưu động được hưởng chế độ bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập theo quy định tại Thông tư này. Mức bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập cụ thể tại từng tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao), Giám đốc Sở Tài chính, phù hợp với khả năng ngân sách và tình hình thực tế. Mức chi cụ thể tại từng địa phương có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức chi quy định tại Thông tư này. Mức thấp hơn không quá 20% khung bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập quy định dưới đây:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Mức bồi dưỡng cho 01 buổi tập chương trình mới là 60.000 đồng/người/buổi/4 giờ. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi.
b) Mức bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn lưu động:
- Mức bồi dưỡng cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với vai chính là 100.000 đồng/người. Số lượng tuyên truyền viên đóng vai chính trong các chương trình biểu diễn lưu động do Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã quyết định.
- Mức bồi dưỡng 01 buổi biểu diễn lưu động đối với các vai diễn khác là 80.000 đồng/người.
2. Các tuyên truyền viên ngoài biên chế (đối tượng đã được các đơn vị tuyển dụng) tham gia luyện tập chương trình mới và biểu diễn lưu động theo hợp đồng thỏa thuận với Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã thì ngoài tiền công theo hợp đồng còn được hưởng mức chi bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4.
3. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ đặc thù của Đội tuyên truyền lưu động thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 191/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 21/12/2011 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.
2. Đối với các thành viên Đội Nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện khi tập luyện, tham gia hội thi, hội diễn hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng mức chi quy định tại Thông tư này để chi bồi dưỡng tập luyện và biểu diễn.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Vĩnh Ái
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- TTCP và các Phó TTCP;
- VPTW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Sở VHTTDL, Sở VHTT, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL;
- Lưu: Bộ Tài chính (VT, HCSN); Bộ VHTTDL (VT, VHCS). | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "11/03/2016",
"sign_number": "46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Huỳnh Vĩnh Ái",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-44-2011-TT-BTC-huong-dan-cong-tac-chong-hang-gia-va-bao-ve-quyen-122493.aspx | Thông tư 44/2011/TT-BTC hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
Số: 44/2011/TT- BTC
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH 12 ngày 19 tháng 06 năm 2009;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 04 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài chính;
Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành và số 68/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan như sau:
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan Hải quan các cấp; doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả hoặc đại diện hợp pháp của chủ sở hữu; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Hàng giả bao gồm:
a) Giả chất lượng và công dụng: hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá;
b) Giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá: hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hoá; hàng hoá giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hoá;
c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hoá là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
d) Các loại đề can, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng;
e) Đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan là việc cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 216, Mục 2, chương XVIII Luật Sở hữu trí tuệ và các biện pháp quy định tại khoản 8, 9, 10, Điều 4, Chương I và Mục 5, chương III Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan.
3. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
4. Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
5. Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
6. Kiểm soát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua biên giới.
7. Đơn yêu cầu bao gồm: Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ và đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan ( mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư này).
8. Người nộp đơn yêu cầu là chủ thể quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ) hoặc người được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ ủy quyền hợp pháp.
9. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các hành vi nêu tại các điều 28, điều 35, điều 126, điều 127, điều 129 và điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Được cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan hải quan, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu của hàng thật bị làm giả hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp được tham gia cùng với cơ quan hải quan vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác minh, thu thập chứng cứ xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, quá trình xử lý hàng hóa, tang vật vi phạm, trừ trường hợp cần thiết bảo vệ bí mật thương mại, bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Khiếu nại, khiếu kiện các quyết định xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
4. Cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
5. Hỗ trợ và phối hợp với cơ quan Hải quan trong công tác xử lý, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan
1. Triển khai áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thương mại và pháp luật sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Giải thích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ quy định của pháp luật về chống hàng giả và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định của Luật Hải quan, Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Thông tư này. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả giải quyết, xử lý vụ việc.
3. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ có liên quan để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
5. Giải quyết khiếu kiện, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện chế độ báo cáo, lưu giữ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành của ngành Hải quan.
Chương II.
KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN VÀ KIỂM SOÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIẢ, HÀNG HÓA LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỤC 1. KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIẢ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Điều 6. Kiểm tra hải quan
1. Trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra và đối chiếu giữa các thông tin khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách đóng gói, phẩm chất hàng hóa, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa với các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định dấu hiệu về hàng giả.
b) Kiểm tra và đối chiếu giữa nội dung kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
c) Đối chiếu kết quả kiểm tra với các quy định của pháp luật về hàng giả.
2. Khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong các trường hợp như:
- Hàng hoá nhập khẩu không tuân thủ việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/09/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa. Ví dụ: phụ gia thực phẩm không ghi ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng; mỹ phẩm nhập khẩu không ghi định lượng, thành phần.
- Kết luận kiểm tra nhà nước về chất lượng hoặc kết quả giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đạt chất lượng nhập khẩu, xuất khẩu; không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Ví dụ: rượu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đạt tiêu chuẩn đã công bố; dược phẩm nhập khẩu có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đăng ký hoặc có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn.
- Hàng hóa nằm trong danh sách hoặc thông báo của cơ quan quản lý Nhà nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc không được phép lưu thông trên thị trường. Ví dụ: dược phẩm có nguồn gốc nhập khẩu theo thông báo của cơ quan y tế bị đình chỉ lưu hành do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với các tài liệu kèm theo sản phẩm, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy; hàng hóa quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu tẩy xóa hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.
- Sử dụng bao bì của nhà sản xuất khác để đóng lên sản phẩm hoặc trên sản phẩm không ghi mã vạch, mã vạch ghi trên sản phẩm không phù hợp với xuất xứ khai báo trên tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ.
Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi phát hiện hàng hóa vi phạm xem xét quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và tiến hành các biện pháp xác minh về hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Trường hợp phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm theo thông tin do chủ sở hữu hàng thật bị làm giả cung cấp, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi phát hiện hàng hóa có nghi ngờ vi phạm có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ sở hữu hàng thật bị làm giả biết, đồng thời xem xét quyết định áp dụng các biện ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và tiến hành các biện pháp xác minh về hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Điều 7. Xác minh và xử lý về hàng hóa
1. Trong thời gian hàng hóa đang bị tạm giữ hoặc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Yêu cầu chủ hàng, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả (khi đã xác định được chủ sở hữu) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự....).
b) Phối hợp với chủ hàng, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả lấy mẫu, thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám định. Kết luận của thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện.
c) Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn thương nhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu, nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫu, lưu ảnh của hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 15, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính.
d) Phối hợp với các lực lượng kiểm soát chống buôn lậu trong công tác xác minh, điều tra theo nghiệp vụ quy định.
e) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để kịp thời chỉ đạo giải quyết đối với những vụ việc phức tạp, hàng hoá có giá trị lớn, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế.
f) Quyết định tạm giải phòng hàng đưa về bảo quản theo quy định tại khoản 4, Điều 25 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 trong trường hợp chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản.
3. Kết thúc thời hạn tạm giữ hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, nếu đủ cơ sở kết luận hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương IV Thông tư.
4. Trường hợp hàng hóa vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự, cơ quan hải quan có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật.
5. Hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng trong trường hợp kết luận hàng hóa không phải là hàng giả. Việc giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc tạm giữ hàng hóa của cơ quan hải quan gây ra của chủ hàng được thực hiện theo quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại.
MỤC 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Điều 8. Kiểm tra hải quan
1. Trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra và đối chiếu giữa các thông tin khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách đóng gói, phẩm chất hàng hóa, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa với các thông tin trong hệ thống dữ liệu về đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, danh mục quản lý rủi ro về sở hữu trí tuệ và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định dấu hiệu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
b) Đối chiếu giữa kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và kết quả kiểm tra thông tin với các quy định của pháp luật về hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các quy định về thủ tục kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
2. Khi phát hiện hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục Hải quan thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trong quá trình kiểm tra, Chi cục Hải quan phát hiện và có nghi ngờ hàng hóa nhập khẩu giả mạo về sở hữu trí tuệ (ví dụ: hàng hóa mang nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại được nhập khẩu từ nước ngoài mà không có hợp đồng gia công).
Lãnh đạo Chi cục Hải quan chỉ đạo việc kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu hoặc chụp ảnh về hàng hóa, trao đổi và cung cấp thông tin liên quan với đơn vị chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố để quyết định việc hoàn thành thủ tục hải quan hoặc tạm giữ hàng hóa nếu xác định nghi vấn là có cơ sở.
Điều 9. Thông báo về hàng hóa có nghi ngờ
1. Chi cục Hải quan thông báo cho người nộp đơn về hàng hóa có nghi ngờ (theo mẫu số 03-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này) đồng thời fax cho người nộp đơn biết.
2. Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo về hàng hóa có nghi ngờ, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan sau khi nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan và khoản tiền đảm bảo (bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó) hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác quy định tại khoản 2, Điều 217 Luật Sở hữu trí tuệ.
b) Trường hợp có đủ cơ sở khẳng định hàng hóa bị thông báo là giả mạo về sở hữu trí tuệ, Lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định áp dụng ngay các biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm soát các cấp để xác minh, thu thập thông tin về hàng hóa theo quy định.
c) Tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng trong trường hợp không nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, không nhận được khoản tiền đảm bảo hoặc chứng từ bảo lãnh.
Điều 10. Tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan (theo mẫu số 04-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này). Quyết định tạm dừng được gửi bằng thư bảo đảm đồng thời fax cho các bên có liên quan.
2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày người nộp đơn yêu cầu tạm dừng nhận được quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trường hợp phát sinh việc trưng cầu giám định hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục tạm dừng làm thủ tục hải quan cho đến khi nhận được kết quả giám định hoặc ý kiến chuyên môn.
Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng thực hiện việc gia hạn thời gian tạm dừng sau khi người nộp đơn có đơn xin gia hạn kèm khoản tiền đảm bảo hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và thông báo cho người nộp đơn, chủ hàng và các bên có liên quan biết (theo mẫu số 05-SHTT ban hành kèm theo thông tư này).
3. Trong thời gian tạm dừng hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Yêu cầu chủ hàng, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự....).
b) Trực tiếp trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định theo quy định tại khoản 1, Điều 40, Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
c) Tổ chức cho các tổ chức, cá nhân lấy mẫu để thực hiện quyền yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 2, Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ. Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu, nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫu của hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, 4, 5, 6, Điều 15 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính.
d) Tiến hành việc giám định bổ sung, giám định lại theo quy định tại Điều 50, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ.
e) Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
g) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời trong trường hợp lô hàng tạm dừng có giá trị lớn; hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng; vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương, các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế; có phát sinh tranh chấp, khiếu nại liên quan về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
4. Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện một hoặc đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở kết luận giám định về sở hữu trí tuệ của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ (trong trường hợp trưng cầu giám định); ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý Nhà nước khác (trong trường hợp xin ý kiến chuyên môn); tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp.
Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.
b) Hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng hóa bị tạm dừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
c) Thực hiện theo ý kiến của tòa án trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự.
d) Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan.
e) Tạm dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
g) Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Điều 11. Tiếp tục làm thủ tục hải quan
1. Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng và thông báo cho các bên liên quan biết (theo mẫu số 06-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này) trong các trường hợp:
a) Không nhận được văn bản của toà án xác nhận đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan và không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng.
b) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả mạo sở hữu trí tuệ; tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.
d) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ để xác định hành vi xâm phạm.
e) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm:
a) Thông báo bằng văn bản buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải thanh toán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác cho cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
b) Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí theo quy định.
MỤC 3. KIỂM SOÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GIẢ, HÀNG HOÁ LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 12. Trách nhiệm của lực lượng kiểm soát hải quan
1. Lực lượng kiểm soát hải quan áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định tại Quyết định số 65/2004/QĐ- TTg ngày 19 tháng 04 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ để tiến hành điều tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, lực lượng kiểm soát hải quan có trách nhiệm kiểm soát đối với hàng giả, hàng hoá liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, lực lượng kiểm soát hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện các biện pháp để kiểm tra, bắt giữ và xử lý theo quy định.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng kiểm soát hải quan được quyền yêu cầu các tổ chức, các nhân liên quan, đơn vị hải quan các cấp cung cấp hồ sơ, tài liệu, phối hợp, tạo điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 13. Triển khai nghiệp vụ kiểm soát
1. Lực lượng kiểm soát hải quan chủ động thu thập thông tin theo quy định của Pháp luật để nắm tình hình và phát hiện các đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động vi phạm liên quan đến hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Khi tiếp nhận hoặc phát hiện thông tin về hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Chi cục hải quan làm thủ tục để kiểm tra. Đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan và thực tế hàng hoá bị phát hiện để ra quyết định tạm giữ hàng hoá.
3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin được cung cấp liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với thực tế hàng hoá đang bị tạm giữ, tạm dừng để xác định hàng hoá vi phạm.
4. Trường hợp có căn cứ để xác định hàng hoá vi phạm, thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Chương IV Thông tư này. Trường hợp không có cơ sở để xác định hàng hoá vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan tiếp tục làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
Chương III.
TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU KIỂM SOÁT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 14. Quy định về đơn yêu cầu
1. Người nộp đơn nộp cho cơ quan hải quan 01 bản chính đơn (theo mẫu số 01-SHTT, số 02-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này) khi có yêu cầu kiểm tra, giám sát hoặc yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.
2. Thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu.
a) Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) tiếp nhận đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
b) Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu), Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan tiếp nhận đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.
3. Thời hạn có hiệu lực của đơn.
a) Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có thời hạn hiệu lực trong thời gian 01(một) năm kể từ thời điểm cơ quan hải quan thông báo chấp nhận đơn và được gia hạn thêm 01 (một) năm khi người nộp đơn có yêu cầu gia hạn.
b) Trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được văn bản về việc đề nghị gia hạn có hiệu lực của đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn và các đơn vị hải quan liên quan về kết quả xử lý.
4. Người nộp đơn có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan về việc thay đổi nội dung yêu cầu (bao gồm thu hẹp/mở rộng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, thu hẹp/mở rộng danh mục hàng hóa có yêu cầu kiểm tra, giám sát) trong thời gian đơn yêu cầu có hiệu lực.
Điều 15. Tài liệu kèm theo Đơn yêu cầu
1. Người nộp đơn có trách nhiệm nộp cho cơ quan hải quan bản sao có xác nhận sao y bản chính của người nộp đơn các tài liệu dưới đây, mỗi loại tài liệu 01 bản. Trường hợp nghi vấn về các tài liệu do người nộp đơn nộp, cơ quan hải quan phải đối chiếu với bản chính để đảm bảo tính chính xác.
a) Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
b) Tài liệu liên quan đến hàng hóa có yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan, bao gồm: Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa; Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng thật; Bản phân biệt hàng thật- hàng giả; Tài liệu về xuất xứ của hàng thật, ảnh của hàng thật.
c) Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền nộp đơn (đối với trường hợp được ủy quyền nộp đơn) trong trường hợp có ủy quyền. Giấy ủy quyền từ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
d) Thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (nếu có).
e) Kết quả giám định của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ (nếu có).
g) Kết luận xử lý của các cơ quan thực thi khác đối với những trường hợp vi phạm tương tự đã bị phát hiện và xử lý (nếu có).
h) Chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ có liên quan trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 2, Điều 217 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Các giấy tờ quy định tại điểm khoản 1 Điều này, nếu đã nộp cho cơ quan hải quan tại Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá liên quan đến sở hữu trí tuệ thì khi nộp Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan người nộp đơn không phải nộp.
3. Người nộp đơn có thể nộp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này dưới hình thức văn bản và file điện tử, đĩa mềm.
Điều 16. Kiểm tra và xử lý đơn
1. Nội dung kiểm tra đơn.
a) Đơn yêu cầu, các tài liệu có liên quan đã đầy đủ theo quy định tại khoản 1, Điều 14 và khoản 1, Điều 15 Thông tư.
b) Thẩm quyền tiếp nhận đơn của cơ quan hải quan.
c) Tư cách của người nộp đơn theo quy định của pháp luật.
d) Thời hạn hiệu lực của các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
e) Tài liệu, mẫu vật, hiện vật (hoặc ảnh chụp) phù hợp với nội dung quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ hoặc nội dung tố cáo hành vi vi phạm.
g) Nội dung ủy quyền phù hợp với chức năng hoạt động của cơ quan Hải quan và của người nộp đơn (trường hợp ủy quyền nộp đơn).
2. Thời hạn xử lý đơn.
Chậm nhất 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chậm nhất 16 (mười sáu) giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn. Đối với Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan thay cho thông báo chấp nhận đơn.
3. Từ chối tiếp nhận Đơn.
Cơ quan hải quan từ chối tiếp nhận đơn trong các trường hợp.
a) Đơn gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn.
b) Có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách nộp đơn theo quy định của pháp luật.
c) Đơn có thiếu sót và mặc dù đã được yêu cầu sửa chữa nhưng người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu.
d) Trong thời gian thụ lý đơn, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Triển khai thực hiện Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
a) Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) chuyển Đơn và thông báo chấp nhận đơn tới các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Đội Kiểm soát trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận thông báo, Đơn từ Tổng cục Hải quan và chuyển tới Chi cục Hải quan, Phòng chức năng liên quan và Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục.
c) Chi cục Hải quan tiếp nhận thông báo, Đơn từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố và chuyển tới các Đội, Tổ nghiệp vụ, cá nhân liên quan.
5. Triển khai thực hiện Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.
a) Căn cứ tính chất, mức độ của vụ việc và của hành vi vi phạm hoặc từng trường hợp cụ thể, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi trực tiếp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm hoặc lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để triển khai thực hiện trong trường hợp cơ quan tiếp nhận đơn là Tổng cục Hải quan /Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Lãnh đạo Chi cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức, triển khai tới các Đội, Tổ nghiệp vụ và cá nhân liên quan để thực hiện trong trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đơn.
Điều 17. Chấm dứt hiệu lực đơn yêu cầu
Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) có trách nhiệm thông báo tới các đơn vị hải quan liên quan về việc hủy bỏ Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ trong trường hợp.
a) Người nộp đơn có văn bản đề nghị chấm dứt việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với hàng hoá có yêu cầu bảo hộ.
b) Hết thời hạn có hiệu lực của đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát, người nộp đơn không có văn bản đề nghị gia hạn.
c) Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cấp cho người nộp Đơn yêu cầu.
Chương IV.
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Xác định giá trị hàng hóa vi phạm
1. Giá trị của hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả trong lĩnh vực hải quan được xác định trên cơ sở trị giá khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan bao gồm cả tiền thuế các loại (nếu có). Giá trị hàng hóa và căn cứ định giá phải được ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.
Nếu có cơ sở khẳng định giá trị hàng hóa của chủ hàng khai báo trên tờ khai hải quan là không chính xác, cơ quan hải quan tiến hành xác định giá trị theo quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Trường hợp hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không xác định được giá trị, cơ quan hải quan căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 10, khoản 12 Điều 11, khoản 11 Điều 12, khoản 8 Điều 14 Nghị định số 97/2010/ NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 để tiến hành áp dụng hình thức xử phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
3. Trường hợp xác định giá trị hàng giả theo các căn cứ khác, thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 06/2008/ NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ.
Điều 19. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở trí tuệ thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 97/2010/ NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010, Nghị định số 47/2009/ NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2009, Nghị định số 54/2005/ NĐ-CP ngày 27 tháng 04 năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Thông báo bằng văn bản buộc người vi phạm phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
b) Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền đảm bảo đã nộp.
Điều 20. Xử lý hành vi vi phạm về hàng giả (trừ hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ)
Việc xử lý đối với hành vi vi phạm thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008, Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện cụ thể các quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp đơn yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, người tố cáo vi phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 22. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan Hải quan, cán bộ hải quan có thành tích trong công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Cơ quan Hải quan, cán bộ hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thiệt hại cho người nộp đơn, chủ sở hữu của hàng hóa bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa bị làm giả, người làm thủ tục hải quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 05 năm 2011, thay thế các văn bản hướng dẫn trước đây trái với quy định tại Thông tư này.
2. Quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
-Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP
-Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm soát nhân dân tối cao ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng ban chỉ đạo TƯ phòng chống tham nhũng
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo Chính Phủ;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCHQ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Mẫu 01-SHTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness
--------------
…, ngày/date… tháng/month … năm/year 200...
ĐƠN YÊU CẦU KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(APPLICATION OF REQUEST FOR CONTROL ON IMPORT – EXPORT GOODS RELATING TO INTELLECTUAL PROPERTY RIGHT)
Kính gửi/To: ………………………………………………..
Căn cứ quy định tại Điều 216, 217, 219 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005/Pursuant to regulation at Articles 216, 217, 219 of Law 50/2005/QH10 on Intellectual Property dated 29 November 2005;
Căn cứ quy định tại Điều 57, Luật Hải quan số 42/2005/QH 11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 /Pursuant to regulation at Articles 57 of Law 42/2005/QH10 on Customs dated 14 June 2005;
Căn cứ Thông tư số………/2011/TT-BTC ngày tháng năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan/ Pursuant to Circular …..2001/TT-BTC dated ……January 2011 on instructions for the enforcement of anti counterfeit and IP Protection in the filed of Customs;
Người ký tên dưới đây đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ theo các nội dung sau:/The undersigned requests Customs Administration to, under the Law on Intellectual Property, implement the measures of examining and supervising import goods and export goods of the shipment being suspected of violating Intellectual Property Rights including the following content:
1. Người nộp đơn/Applicant:
- Tên/Full name:
- Số chứng minh thư/hộ chiếu (nếu là cá nhân)/ID/passport No. (in case of individual)
- Địa chỉ/Address:
- Điện thoại/Telephone: Fax: - E-mail/Website:
2. Chủ sở hữu quyền/IP owner:
- Tên/Full name:
- Số chứng minh thư/hộ chiếu (nếu là cá nhân): ID/passport No. (in case of individual)
- Địa chỉ/Address:
- Điện thoại/Telephone: Fax: - E-mail/Website:
3. Quyền Sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ (ghi rõ là: quyền tác giả/quyền liên quan đến quyền tác giả/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý…):
IP rights for protection (indicate: copyrights/related rights/trademarks/geographic indicators, etc):
- Tên văn bằng bảo hộ/Name of IP Right Certificate:
- Số/No: Ngày cấp văn bằng bảo hộ/Date of issue:
- Cơ quan cấp văn bằng bảo hộ/Office of issue:
- Thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ/Expiration:
4. Phạm vi yêu cầu bảo hộ(ghi rõ là trong phạm vi toàn quốc hay tại đơn vị Hải quan cụ thể) Area for IP protection (indicate: nationally or at specific Customs Administration):
5. Danh mục hàng hóa có yêu cầu bảo hộ (người nộp đơn tự xác định và cung cấp để hỗ trợ cho cơ quan Hải quan trong quá trình phối hợp. Lưu ý: Đây là yêu cầu không bắt buộc):
List of goods for IP protection (applicant himself to identify and provide in order to assist Customs Administration in the process of co-operation. Note: not obligatory):
- Tên hàng/Name of goods:
- Mã HS (8 số)/HS code (08 digits):
6. Tài liệu gửi kèm (Đánh dấu x vào loại giấy tờ nộp kèm):Accompanied documents
(mark x the accompanied document submitted)
□ Văn bằng bảo hộ/Intellectual Property Right Certificate;
□ Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa/List of legal goods importer(s) and/or export(s);
□ Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu; bản phân biệt hàng thật – hàng giả/Mode of import and/or export; the differences between the genuine and the counterfeit;
□ Tài liệu chứng minh xuất xứ của hàng thật/ Document to prove the origin of the genuine;
□ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nộp đơn/Power of Attorney or Contract of Attorney;
Hợp đồng chuyển nhượng/sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ/ Contract of Transfer/Using Intellectual Property Rights or relevant document to prove the rights of inheritance;
□ Thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa/Information of forecast on when and where related shipment(s) going to be done Customs procedure;
□ Kết quả giám định của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ/the assess result made by Intellectual Property assess unit.
Họ tên, chữ ký của người nộp đơn và đóng dấu (nếu có)
Full name, signature of the applicant and seal (if any)
Mẫu 02-SHTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
…, ngày/date… tháng/month… năm/year 200…
ĐƠN YÊU CẦU TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
APPLICATION OF REQUEST FOR TEMPORARY SUSPENSION OF DOING CUSTOMS PROCEDURE
Kính gửi/To: …………………………………
(Cơ quan Hải quan nơi ra thông báo tạm thời dừng làm thủ tục hải quan)/(Customs Administration issued the Announcement on temporary suspension of doing Customs procedure)
Căn cứ quy định tại điều 216, 217 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2005/Pursuant to the regulation at such articles as Article 216, Article 217 in Law 50/2005/QH10 on Intellectual Property dated November 29th 2005;
Căn cứ văn bản (số/ngày) của (cơ quan Hải quan) về việc chấp nhận bảo hộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ theo Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ (số/ngày) do (tên của người nộp đơn)/Pursuant to the document (number/date) issued by (Customs Administration) about the acceptance on intellectual property protection for import and export goods with regard to the Application of Request for Control on import, export goods relating to Intellectual Property (number/date) submitted by (name of the applicant).
Trên cơ sở khoản bảo đảm đã nộp cho cơ quan Hải quan theo (giấy nộp tiền số/ngày/tại Ngân hàng…)/With the guarantee deposited at Customs Administration (Number of Cash Deposit Note/date/Bank…)
Người ký tên dưới đây yêu cầu cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng theo (thông báo số: … ngày… tháng… năn… của cơ quan Hải quan)/The undersigned kindly requests Customs Administration to temporarily suspend Customs procedure for the shipment (regarding the Announcement Number… dated … issued by the Customs Administration).
Trường hợp xác định hàng hóa bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành việc xử lý hành vi vi phạm đối với (người vi phạm) theo thẩm quyền quy định của pháp luật/In case the suspended goods are defined to violate intellectual property rights, we kindly request Customs Administration to handle the infringement in accordance with relevant laws and regulation.
Họ tên, chữ ký của người nộp đơn và đóng dấu (nếu có)
Full name, signature of the applicant and seal (if any)
Mẫu 03-SHTT
CỤC HẢI QUAN...........
CHI CỤC HẢI QUAN ...................
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ....../TB-SHTT
...., ngày tháng năm 20.......
THÔNG BÁO
Kính gửi : ................................................
Căn cứ Điều 219 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
Căn cứ Điều 50 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số………/2011/TT-BTC ngày tháng năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan;
Căn cứ thông báo tại công văn số:....ngày.....của Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan đã phát hiện lô hàng có những thông tin như sau có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyến sở hữu trí tuệ:
1
Tên hàng
2
Số lượng
3
Trị giá
4
Xuất xứ
5
Người nhập khẩu
6
Người xuất khẩu
7
Số invoice
Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày thông báo, yêu cầu....( người nộp đơn).... tiến hành thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Thông tin về cơ quan Hải quan:
Chi cục HQ.................................................................................................
Địa chỉ / số điện thoại liên lạc:...................................................................
Số tài khoản:......................................Ngân hàng:.......................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Điều tra CBL ( để phối hợp)
- Cục HQ ...... ( để phối hợp)
- Lưu ……..
CHI CỤC TRƯỞNG
Mẫu 04-SHTT
CỤC HẢI QUAN...........
CHI CỤC HẢI QUAN ...................
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-SHTT
..........., ngày tháng năm 20.......
QUYẾT ĐỊNH
V/v tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
Căn cứ Điều 218 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009;
Căn cứ Điều 57 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005;
Căn cứ Điều 50, 51 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số………/2011/TT-BTC ngày tháng năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan;
Căn cứ đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan số:....ngày.....do.....nộp.
Xét đề nghị của ...........................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng:......thuộc tờ khai hải quan số:....ngày:......tại.............của ..................địa chỉ:.......................theo đề nghị của:............. địa chỉ:.............
Lý do tạm dừng: Lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyến sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu..........
Điều 2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười ngày) làm việc được tính từ thời điểm ( người nộp đơn yêu cầu tạm dừng) nhận được quyết định này theo xác nhận của cơ quan bưu điện.
Điều 3. Cơ quan Hải quan, người nộp đơn tạm dừng, chủ hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Điều tra CBL ( để biết)
- Cục HQ ...... ( để phối hợp)
- Lưu ……..
CHI CỤC TRƯỞNG
Mẫu 05-SHTT
CỤC HẢI QUAN...........
CHI CỤC HẢI QUAN ...................
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ- SHTT
..........., ngày tháng năm 20.......
QUYẾT ĐỊNH
V/v gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan
Căn cứ Điều 218 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009;
Căn cứ Điều 51 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số………/2011/TT-BTC ngày tháng năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan
Căn cứ Quyết định số:....ngày.....của:.....về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Căn cứ đơn yêu cầu gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan số:...ngày.....do......nộp.
Xét đề nghị của ...........................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng:......thuộc tờ khai hải quan số:....ngày:......tại.............của ..................địa chỉ:.......................theo đề nghị của:............. địa chỉ:.............
Điều 2. Thời hạn gia hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười ngày) làm việc, được tính từ ngày kế tiếp ngay sau ngày quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan số:....ngày:.....hết hạn.
Điều 3. Cơ quan Hải quan, người nộp đơn tạm dừng, chủ hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Điều tra CBL ( để biết)
- Cục HQ ...... ( để phối hợp)
- Lưu ……..
CHI CỤC TRƯỞNG
Mẫu 06-SHTT
CỤC HẢI QUAN.......
CHI CỤC HẢI QUAN ..........
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-SHTT
..........., ngày tháng năm 20.......
QUYẾT ĐỊNH
V/v tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
Căn cứ Điều 218 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009;
Căn cứ Điều 57 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005;
Căn cứ Điều 50, 51 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số………/2011/TT-BTC ngày tháng năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan;
Xét đề nghị của ...........................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tiếp tục làm thủ tục hải quan với lô hàng thuộc tờ khai hải quan số:…………………….của Công ty:………………………………………….. địa chỉ…………..đã bị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo Quyết định số:……………..của Chi cục Hải quan……………………………….
Lý do:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cơ quan Hải quan, người nộp đơn tạm dừng, chủ hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Điều tra CBL ( để biết)
- Cục HQ ...... ( để phối hợp)
- Lưu ……..
CHI CỤC TRƯỞNG | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "01/04/2011",
"sign_number": "44/2011/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-105-2004-TT-BTC-huong-dan-che-do-chi-phi-thu-hoi-no-thanh-ly-Quy-tin-dung-nhan-dan-bi-thu-hoi-giay-phep-phai-tien-hanh-thanh-ly-giai-the-52535.aspx | Thông tư 105/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép phải tiến hành thanh lý giải thể mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 105/2004/TT-BTC
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2004
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 105/2004/TT-BTC NGÀY 9 THÁNG11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHI PHÍ THU HỒI NỢ CHO CÔNG TÁC THANH LÝ CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN BỊ THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG HOẶC ĐANG PHẢI TIẾN HÀNH THANH LÝ GIẢI THỂ
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ Tài chính đối với các Tổ chức tín dụng;
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân;
Để tận thu các khoản nợ quá hạn khó đòi của các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể nhằm giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang tiến hành thanh lý giải thể. Thông tư này không áp dụng trong trường hợp các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép do sáp nhập, chia tách và hợp nhất.
II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH:
Các khoản nợ quá hạn khó đòi do Hội đồng thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân thu hồi được sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động hoặc sau thời điểm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo tiến hành thanh lý giải thể Quỹ tín dụng nhân dân.
III. NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ CHI CHO THU HỒI NỢ:
Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi thu hồi được Hội đồng thanh lý được để lại 10%, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng, để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi nợ theo nguyên tắc:
- Chi 70% số tiền được để lại cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi. Hội đồng thanh lý quyết định và chịu trách nhiệm về mức chi cho từng tổ chức trên cơ sở mức độ đóng góp của tổ chức đó trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
- Đối với 30% số tiền còn lại Hội đồng thanh lý căn cứ vào mức độ đóng góp của các thành viên hội đồng để chi cho phù hợp.
Các khoản chi nêu trên phải có chứng từ hợp lệ.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Lê Thị Băng Tâm
(Đã ký)
Vụ Tài chính ngân hàng
TRÌNH BỘ
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC THANH LÝ CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Trên cơ sở qui định về chi phí cho công tác thu hồi nợ khó đòi đối với các Qũy tín dụng nhân dân đang hoạt động tại Thông tư số 17/2004/TT-BTC ngày 12/3/2004 của Bộ Tài chính: mức chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp tích cực trong việc thu hồi nợ không được vượt quá 2% số nợ thu hồi và tối đa đối với một món nợ không vượt quá 10 triệu đồng và do đặc thù thành phần Hội đồng thanh lý của các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý, giải thể ngoài đại diện chính quyền địa phương, còn lại là những thành viên của các tổ chức có trách nhiệm trực tiếp đối với các khoản nợ (thành viên của Hội đồng quản lý, Ban điều hành, đại diện sáng lập viên và thành viên của các tổ chức có nợ phải thu hồi) tuy có đóng góp trong việc thu hồi nợ nhưng nhân tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi được nợ vay là các cơ quan chính quyền địa phương như Uỷ ban nhân dân và công an xã..., ngày 30/8/2004 Vụ TCNH đã trình Bộ và sau khi phê duyệt Bộ đã ký công văn số 9705/TC-TCNH gửi lấy ý kiến NHNNVN vào dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí cho công tác thanh lý các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể với nội dung chính như sau:
- Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi thu hồi được Hội đồng thanh lý được để lại 2% nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi theo nguyên tắc:
+ Chi 70% số tiền được để lại cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi. Hội đồng thanh lý quyết định và chịu trách nhiệm về mức chi cho từng tổ chức trên cơ sở mức độ đóng góp của tổ chức đó trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
+ Đối với 30% số tiền còn lại Hội đồng thanh lý căn cứ vào mức độ đóng góp của các thành viên hội đồng để chi cho phù hợp.
* Ý kiến Ngân hàng Nhà nước:
Về cơ bản Ngân hàng Nhà nước nhất trí với nội dung dự thảo. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị nâng mức chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân lên ở mức 15% trên cơ sở lý giải:
- Trong tổng số nợ chưa thu hồi được 32,98 tỷ đồng đối với 53 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đang trong quá trình thanh lý các khoản nợ có giá trị dưới 01 triệu đồng và từ 01 triệu đến 05 triệu đồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn: như ở 3 QTDND điển hình (QTDND Bắc Hải - Thái Bình; QTDND Đồng ích - Vĩnh Phúc và QTDND Vĩnh Hoà Hiệp - Kiên Giang) có:
* Tổng số món nợ khó đòi chưa thu hồi được là 736 món, bao gồm:
+ 104 món nợ khó đòi có số tiền trên 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14%.
+ 176 món nợ khó đòi có số tiền từ 1 - 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 24%.
+ 456 món nợ khó đòi có số tiền dưới 1 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 62%.
- Đối với những món nợ khó đòi nhỏ số tiền được để lại chi cho công tác thanh lý theo tỷ lệ 2% sẽ rất thấp (món nợ khó đòi 3 triệu đồng được chi 60.000 đồng, món nợ khó đòi dưới 1 triệu đồng chỉ được chi dưới 20.000 đồng).
* Ý kiến Vụ TCNH:
Vụ TCNH thấy rằng để tận thu các khoản nợ quá hạn khó đòi góp phần thúc đẩy nhanh qúa trình thanh lý các QTDND thì việc qui định linh hoạt cơ chế khuyến khích để các tổ chức có tư cách pháp nhân nỗ lực hơn trong việc thu hồi nợ là rất cần thiết. Do vậy, Vụ TCNH trình Bộ qui định cho phép Hội đồng thanh lý được để lại 10% nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
Vụ TCNH đã hoàn thiện dự thảo thông tư theo tinh thần trên. Trình Bộ xem xét, phê duyệt.
Hà Nội, ngày....../10/2004
Vụ TCNH
Nguyễn Văn Sáu
Vụ Tài chính ngân hàng
TRÌNH BỘ
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC THANH LÝ CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Sau khi Ngân hàng Nhà nước có công văn đề nghị số 344/NHNN-TDHT ngày 7/4/2004, Bộ đã phê duyệt tờ trình của Vụ TCNH và ký công văn số 5651/TC-TCNH ngày 26/5/2004 thống nhất với Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có cơ chế khuyến khích Hội đồng thanh lý tích cực phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương để tận thu các khoản nợ khó đòi của Quỹ tín dụng nhân dân, tạm thời việc chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng được thực hiện như qui định về thu hồi nợ khó đòi của các Qũy tín dụng nhân dân đang hoạt động tại Thông tư số 17/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính và trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể chế độ chi phí cho công tác thanh lý các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể.
Đến nay, qua nghiên cứu các văn bản của Ngân hàng Nhà nước qui định đối với Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể, thực trạng công tác thu hồi nợ thanh lý giải thể Quỹ tín dụng nhân dân, Vụ TCNH cho rằng Hội đồng thanh lý ngoài đại diện chính quyền địa phương, còn lại là những thành viên của các tổ chức có trách nhiệm trực tiếp đối với các khoản nợ (thành viên của Hội đồng quản lý, Ban điều hành, đại diện sáng lập viên và thành viên của các tổ chức có nợ phải thu hồi) tuy có đóng góp trong việc thu hồi nợ nhưng nhân tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi được nợ vay là các cơ quan chính quyền địa phương như Uỷ ban nhân dân và công an xã. Vì vậy, (sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế, Cục TCDN chưa có ý kiến) Vụ TCNH trình Bộ dự thảo Thông tư hướng dẫn chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân theo hướng:
1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang tiến hành thanh lý giải thể.
2. Phạm vi áp dụng:
Các khoản nợ quá hạn khó đòi Ban thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân thu hồi được sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động hoặc sau thời điểm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo tiến hành thanh lý giải thể Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi thu hồi được Hội đồng thanh lý được để lại 2% nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi theo nguyên tắc:
- Chi 70% số tiền được để lại cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi. Hội đồng thanh lý quyết định và chịu trách nhiệm về mức chi cho từng tổ chức trên cơ sở mức độ đóng góp của tổ chức đó trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
- Đối với 30% số tiền còn lại Hội đồng thanh lý căn cứ vào mức độ đóng góp của các thành viên hội đồng để chi cho phù hợp.
Các khoản chi nêu trên phải có chứng từ hợp lệ.
4. Thông tư này không áp dụng trong trường hợp các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép do sáp nhập, chia tách và hợp nhất.
Vụ TCNH đã dự thảo công văn gửi lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào dự thảo Thông tư theo tinh thần trên. Trình Bộ xem xét, phê duyệt./.
Hà Nội, ngày /8/2004
Vụ TCNH
Nguyễn Văn Sáu
BỘ TÀI CHÍNH
Số: .../TC-TCNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày... tháng.... năm 2004
V/v Xin ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí cho công tác thanh lý QTDND
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để tận thu các khoản nợ quá hạn khó đòi của các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể nhằm giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân. Để thống nhất trước khi ban hành, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ý kiến tham gia vào dự thảo Thông tư.
Ý kiến tham gia bằng văn bản xin gửi lại Bộ Tài chính vào ngày 15/9/2004 để hoàn thiện, ban hành.
Rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
KT/bộ trưởng bộ tài chính
Thứ trưởng
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu: VP, TCNH
Vụ Tài chính ngân hàng
Kính gửi: - Vụ Pháp chế
- Vụ Chính sách thuế
- Cục Tài chính doanh nghiệp
Thực hiện chỉ đạo của Bộ, nhằm tận thu các khoản nợ khó đòi của Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể để giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, Vụ TCNH đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân. Đề nghị Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế và Cục Tài chính doanh nghiệp có ý kiến.
Ý kiến tham gia xin gửi lại Vụ TCNH vào ngày 23/8/2004.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của Quý Vụ, Cục TCDN.
Hà Nội, ngày /8/2004
Vụ TCNH
Nguyễn Văn Sáu | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "09/11/2004",
"sign_number": "105/2004/TT-BTC",
"signer": "Lê Thị Băng Tâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-41-2020-TT-BCA-quy-dinh-kiem-dinh-nuoc-thai-444058.aspx | Thông tư 41/2020/TT-BCA quy định kiểm định nước thải | BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2020/TT-BCA
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2020
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH NƯỚC THẢI
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường;
Căn cứ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định kiểm định nước thải.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm định nước thải, bao gồm thu mẫu nước thải (thu thập mẫu vật môi trường là nước thải), đo kiểm môi trường nước thải tại hiện trường, kiểm định mẫu nước thải, điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cán bộ kiểm định nước thải, bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong kiểm định nước thải.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát môi trường (Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường).
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Việc kiểm định nước thải phải được thực hiện theo các phương pháp kiểm định quy định tại Thông tư này hoặc tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về nước thải.
2. Trường hợp các phương pháp kiểm định nước thải quy định tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các phương pháp mới (theo các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn quốc gia) thì áp dụng theo các phương pháp mới đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ và viết tắt
Trong Thông tư này, các từ ngữ và viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm chất lượng (QA) trong kiểm định môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động kiểm định môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
2. Địa điểm thu mẫu nước thải là nơi (tên địa danh), khu vực, cơ sở sản xuất (+địa danh), doanh nghiệp (+địa danh) mà từ đó phải thu một hoặc nhiều mẫu nước thải khác nhau.
3. Điểm thu mẫu nước thải là vị trí cụ thể được xác định trong địa điểm thu mẫu nước thải.
4. Độ chính xác (accuracy) là mức độ gần nhau giữa kết quả thử nghiệm và giá trị quy chiếu được chấp nhận. Độ chính xác được thể hiện thông qua các giá trị về độ đúng (gồm độ chệch và độ thu hồi) và các giá trị về độ chụm (gồm độ lặp lại và độ tái lập).
5. Họng xả thải là đoạn kênh (mương hoặc cống) cuối dòng thải được tính từ điểm thu gom tất cả các nguồn thải của cơ sở (với một số cơ sở là từ sau hệ thống xử lý nước thải) ra đến cửa xả ra nguồn tiếp nhận (nơi nước thải đổ vào nguồn tiếp nhận). Mọi điểm trên họng xả thải đều có vai trò là cửa xả ra môi trường.
6. Kiểm định môi trường trong Cảnh sát nhân dân là hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm tìm ra mức độ vượt ngưỡng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường của các thông số môi trường.
7. Kiểm định nước thải (kiểm định môi trường đối với nước thải) trong Cảnh sát nhân dân là hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm tìm ra mức độ vượt ngưỡng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải của các thông số môi trường nước thải.
8. Kiểm soát chất lượng (QC) trong kiểm định môi trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động kiểm định môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
9. Lấy mẫu nước thải là quá trình lấy một phần nước thải được coi là đại diện cho dòng nước thải và phải đáp ứng được các mục tiêu sử dụng mẫu đó.
10. Mẫu chuẩn, chất chuẩn (reference material) là vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định về một hoặc nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với việc sử dụng đã định trong một quá trình đo.
11. Mẫu chuẩn phương pháp (mẫu kiểm soát) là mẫu đã biết trước nồng độ được chuẩn bị từ chất chuẩn có nồng độ nằm trong phạm vi đo của thiết bị hoặc khoảng làm việc của đường chuẩn được sử dụng để kiểm tra quá trình hoạt động của thiết bị, theo dõi quá trình phân tích, đánh giá độ thu hồi của phương pháp (một dạng biểu thị độ chính xác).
12. Mẫu con là bộ phận của mẫu tổng, là những mẫu được lấy cùng thời gian tại một điểm thu mẫu. Các mẫu con thường được bảo quản khác nhau, hoặc để sử dụng cho các mục đích phân tích khác nhau.
13. Mẫu đơn (mẫu điểm) là một mẫu riêng lẻ được lấy ngẫu nhiên (về thời gian hoặc vị trí) từ một điểm thu mẫu. Trong một mẫu đơn đặc trưng, toàn bộ thể tích mẫu được lấy ở một thời điểm (một khoảng thời gian ngắn). Mẫu đơn có thể được lấy bằng cách thu thập nhiều lần rồi trộn lẫn vào nhau tại 1 vị trí hoặc tại một số vị trí gần nhau cho đảm bảo tính đại diện và phải được lấy trong khoảng thời gian không quá 15 phút (khoảng thời gian lấy mẫu này được coi như một thời điểm trong lấy mẫu môi trường).
14. Mẫu kiểm soát chất lượng (quality control sample - mẫu QC) là mẫu thực hoặc mẫu được tạo từ chuẩn được sử dụng để kiểm soát chất lượng cho quá trình kiểm định hiện trường và trong phòng thử nghiệm.
15. Mẫu lặp hiện trường là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng một vị trí, trong cùng thời gian hoặc được lấy liên tiếp liền nhau theo thời gian, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thử nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện trường được sử dụng để kiểm soát sai số trong phân tích mẫu, để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích hoặc để sử dụng cho mục đích nghiệp vụ.
16. Mẫu lặp phương pháp là hai hay nhiều hơn các phần của cùng một mẫu được đồng nhất, được phân tích với cùng một phương pháp. Mẫu lặp phương pháp được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích.
17. Mẫu môi trường là một lượng thành phần môi trường, chất thải nhất định (tính theo thể tích hoặc khối lượng) tối thiểu cần thiết được thu để phân tích, xác định các chỉ tiêu mong muốn của đối tượng môi trường, chất thải cần quan tâm và phải đại diện cho đối tượng đó.
18. Mẫu thêm chuẩn (spike sample/matrix spike) là mẫu đã được bổ sung một lượng chất cần phân tích biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được chuẩn bị và phân tích như mẫu thực để đánh giá quá trình phân tích.
19. Mẫu tổng (mẫu đơn, mẫu điểm) là mẫu được lấy tại 01 điểm thu mẫu và đại diện cho điểm thu mẫu đó. Mẫu tổng thường có nhiều mẫu con.
20. Mẫu trắng (blank sample, blank) là loại mẫu để kiểm soát chất lượng, là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn vào mẫu cần kiểm định hoặc nhiễm bẩn vào dụng cụ, hóa chất, chất chuẩn trong quá trình kiểm định. Có nhiều kiểu mẫu trắng khác nhau như: Mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng phương pháp, mẫu trắng vận chuyển, mẫu trắng thiết bị.
21. Mẫu trắng phương pháp (method blank sample) là mẫu vật liệu sạch, được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa chất, chất chuẩn trong quá trình phân tích mẫu. Mẫu trắng phương pháp được trải qua các bước xử lý, phân tích như mẫu thực.
22. Mẫu vật môi trường là mẫu vật dưới dạng khí, chất lỏng, chất rắn, động vật, thực vật... thuộc thành phần môi trường cần thu thập tại hiện trường, để phân tích thành phần hóa, lý, sinh học... theo quy định, tiêu chuẩn hiện hành.
23. Nhà thầu chính trong kiểm định môi trường là đơn vị kiểm định môi trường thuộc lực lượng Cảnh sát môi trường.
24. Nhà thầu phụ trong kiểm định môi trường là đơn vị được nhà thầu chính thuê thực hiện một hoặc một số công việc kiểm định môi trường.
25. Nước thải là nước hoặc dung dịch nước được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
26. Phân tích (thử nghiệm) môi trường là việc xác định giá trị của các thông số môi trường như các thông số về hóa học, các thông số vật lý, các thông số sinh học để đưa ra các thông tin về chất lượng môi trường.
27. Thu mẫu nước thải (thu thập mẫu vật môi trường là nước thải) là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc lấy các mẫu nước thải về phân tích trong phòng thử nghiệm để xác định mức độ vượt ngưỡng cho phép của các thông số môi trường hoặc mức độ xuất hiện các yếu tố ô nhiễm với mục đích phát hiện, chứng minh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
28. Thử nghiệm thành thạo là hoạt động đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia đo, phân tích theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua các so sánh liên phòng thử nghiệm.
29. ISO: tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.
30. QCVN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Việt Nam).
31. QCVN-MT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
32. SMEWW: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water” là các phương pháp chuẩn kiểm tra nước và nước thải.
33. TCVN: tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam).
34. US EPA method: phương pháp của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
35. VIMCERTS: chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 5. Điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cán bộ kiểm định nước thải
1. Cán bộ làm nhiệm vụ thu mẫu nước thải phải được tập huấn và được cấp giấy chứng nhận tập huấn về kỹ thuật thu mẫu nước thải do Cục Cảnh sát môi trường hoặc đơn vị có chức năng đào tạo, tập huấn về kỹ thuật thu mẫu nước thải tổ chức.
2. Cán bộ làm nhiệm vụ đo kiểm hiện trường và kiểm định mẫu nước thải phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: hóa học, môi trường, sinh học, địa chất, hải dương, vật lý, dược học, thổ nhưỡng, lâm nghiệp, thủy sản và đã được tập huấn, được cấp Giấy chứng nhận tập huấn về đo kiểm hiện trường và kiểm định mẫu nước thải.
Điều 6. Trách nhiệm của cán bộ kiểm định và đơn vị quản lý cán bộ kiểm định
1. Trách nhiệm của cán bộ kiểm định
a) Thực hiện đúng quy trình vận hành, sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải;
b) Đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường, ổn định và đã được hiệu chuẩn theo quy định; thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế ảnh hưởng nền mẫu theo hướng dẫn hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất; thực hiện đầy đủ quy trình phân tích, kiểm soát chất lượng đối với các mẫu phân tích, mẫu chuẩn, mẫu trắng, mẫu lặp;
c) Chỉ sử dụng kết quả của mẫu kiểm định khi kết quả kiểm soát chất lượng đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.
d) Từ chối kiểm định mẫu nước thải trong trường hợp mẫu được thu và bảo quản không bảo đảm chất lượng, không đúng quy định trong Thông tư này.
2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý cán bộ kiểm định
a) Lập hồ sơ quản lý phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải bao gồm: lý lịch thiết bị; hướng dẫn sử dụng; nhật ký sử dụng; giấy kiểm định hoặc hiệu chuẩn; sổ giao, nhận thiết bị;
b) Tổ chức bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải theo đúng quy định, phù hợp với thông số môi trường cần kiểm định; kịp thời sửa chữa khi phương tiện, thiết bị kiểm định nước thải bị sự cố;
c) Mở và lưu trữ hồ sơ về năng lực chuyên môn của cán bộ kiểm định: lý lịch khoa học; hồ sơ đào tạo, các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận liên quan; bảng thống kê năng lực kiểm định của cán bộ (để theo dõi, phân công thực hiện việc kiểm định);
d) Hàng năm, phải đánh giá năng lực kiểm định của cán bộ thông qua tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo (do Cục Cảnh sát môi trường hoặc đơn vị có chức năng tổ chức) hoặc thông qua các kết quả kiểm soát chất lượng; phải thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng kiểm định;
đ) Mở và lưu trữ đầy đủ hồ sơ về kiểm định nước thải, bao gồm hồ sơ về thu mẫu, hồ sơ đo kiểm hiện trường (nếu có), hồ sơ kiểm định mẫu nước thải trong phòng thử nghiệm và các văn bản, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc kiểm định.
Điều 7. Thông số môi trường nước thải cần kiểm định và thu mẫu
1. Thông số môi trường nước thải cần kiểm định là thông số môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường (QCVN-MT/QCVN) về nước thải hiện hành.
2. Thông số môi trường nước thải cần thu mẫu là thông số cần kiểm định và được kiểm định bằng phương pháp phân tích trong phòng thử nghiệm.
Chương II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Mục 1. THU MẪU NƯỚC THẢI VÀ ĐO KIỂM TẠI HIỆN TRƯỜNG
Điều 8. Thực hiện công tác chuẩn bị thu mẫu
1. Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử cần có để thu mẫu nước thải
a) Thuốc thử (hóa chất bảo quản) bao gồm: HNO3đđ hoặc HNO3 1:1, H2SO4đđ hoặc H2SO4 1:1, HClđđ hoặc HCl 1:1, NaOH có nồng độ từ 6 M đến 10 M, (CH3COO)2Zn 10%, Na2S2O3 hoặc Na2SO3, nước cất deion, hóa chất cần thiết khác sử dụng cho bảo quản mẫu nước môi trường theo TCVN 6663-3: 2016 (ISO 5667-3:2012): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước;
Hóa chất sử dụng để bảo quản mẫu phải đạt cấp tinh khiết phân tích (PA). Nước cất là loại nước cất tinh khiết deion, ít nhất là loại 2 theo TCVN 4851:1989. Mọi thuốc thử đều phải được bảo quản đúng cách. Lọ thuốc thử phải dán nhãn, có hạn sử dụng; trường hợp hết hạn sử dụng phải thải bỏ;
b) Dụng cụ, thiết bị bao gồm: bình chứa mẫu nước miệng hẹp bằng chất dẻo với các dung tích 300ml, 500ml, 1000ml, 1100ml hoặc lớn hơn; bình chứa mẫu nước miệng hẹp bằng thủy tinh màu trắng và nâu với các dung tích 300ml, 500ml, 750ml, 1000ml hoặc lớn hơn; bình chứa mẫu nước miệng hẹp bằng thủy tinh borosilicat (BG) với các dung tích 300ml, 500ml, 750ml, 1000ml hoặc lớn hơn; bình tiệt trùng để đựng mẫu vi sinh (dung tích từ 150ml trở lên);
Dụng cụ lấy mẫu nước thải thủ công (ca lấy mẫu có cán dài từ 1,2 m trở lên); ca lấy mẫu bằng nhựa; lọc rác; dụng cụ lọc màng và màng lọc cỡ lỗ 0,45 m; các loại pipet để lấy dung dịch hóa chất đặc; giấy thử pH; dụng cụ chứa mẫu trung gian (xô bằng nhựa có dung tích từ 10 lít đến 15 lít); thùng bảo ôn các cỡ khác nhau (dung tích trên 25 lít); gel đá (hoặc đá lạnh); túi nilon đen (để che sáng cho mẫu); túi nilon trong suốt (để bọc dụng cụ sạch); giấy lau dụng cụ thí nghiệm (giấy cuộn); băng dính trong suốt (bản rộng và bản hẹp); vali thu mẫu nước thải; bộ tài liệu kèm theo vali thu mẫu (phôi các biểu mẫu về Kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải; phôi nhãn mẫu; phôi tem niêm phong; phôi Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường; phôi Yêu cầu kiểm định mẫu môi trường; phôi Báo cáo thu mẫu; cặp kẹp tài liệu cỡ A4); tô vít kèm vít nhỏ, kéo inox, bút dạ kính; ủng cao su; găng tay (cao su, nilon, sợi); khẩu trang y tế, khẩu trang phòng độc; đai lưng an toàn; dây thừng làm dây an toàn và dây gàu; mũ bảo hộ lao động; thiết bị xác định tọa độ địa lý (GPS); thiết bị hoặc nhiệt kế đo nhiệt độ của nước; thiết bị đo pH tại hiện trường; thiết bị chụp ảnh hoặc quay phim; đèn chiếu sáng khi làm việc ban đêm.
2. Nhận nhiệm vụ, lập kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị
a) Nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch
Khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải, cán bộ kiểm định có trách nhiệm thu thập thông tin cần thiết từ đơn vị yêu cầu để lập kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải theo bộ Mẫu BM-NT thuộc Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Lựa chọn 01 mẫu thích hợp trong bộ Mẫu BM-NT để thực hiện. Nếu sử dụng mẫu BM02-NT thì phải ghi đầy đủ thông tin về số lượng, loại bình chứa, dung tích, cách nạp mẫu, hóa chất và kỹ thuật bảo quản khác, thông số cần phân tích. Kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải phải được lãnh đạo phòng hoặc chỉ huy đội phê duyệt để xác nhận các nội dung cần thực hiện;
b) Thực hiện công tác chuẩn bị trang thiết bị và phương tiện
Căn cứ vào Kế hoạch thu mẫu nước thải đã lập để chuẩn bị đúng chủng loại, đúng và đủ về số lượng và chất lượng các trang thiết bị: dụng cụ chứa mẫu (có dự phòng), dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ và hóa chất bảo quản mẫu, dụng cụ xử lý sơ bộ, vật tư niêm phong, vật tư làm nhãn, phôi biên bản thu và niêm phong mẫu vật, bảo hộ và đảm bảo an toàn cho lấy mẫu, dụng cụ đo nhiệt độ và pH, các vật dụng hỗ trợ khác. Kiểm tra độ sạch của các dụng cụ chứa và lấy mẫu. Dụng cụ chứa mẫu, dụng cụ lấy mẫu phải được làm sạch theo quy định trong các tiêu chuẩn về lấy mẫu và bảo quản mẫu môi trường. Bình đựng mẫu phải được làm sạch theo đúng quy cách với từng nhóm mẫu. Dụng cụ chứa mẫu vi sinh phải đảm bảo tiệt trùng. Việc chuẩn bị phải được thực hiện trước: làm sạch bình chứa mẫu, pha chế hóa chất bảo quản, trừ loại chỉ được pha trước khi đi lấy mẫu; phôi biên bản, phôi tem và nhãn; vali thu mẫu môi trường với cơ số thu được ít nhất 5 mẫu nước thải và các dụng cụ cần thiết khác. Bình đựng mẫu và dụng cụ lấy mẫu nước thải sạch phải bao kín bằng nilon trong suốt.
Điều 9. Chọn thông số môi trường để kiểm định
1. Chọn thông số môi trường để kiểm định phải căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà nước thải đó phải tuân thủ.
2. Lựa chọn những thông số môi trường đặc trưng, có khả năng vượt ngưỡng cho phép để kiểm định. Căn cứ lựa chọn: các thông số đã được ghi trong Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; các thông số môi trường đặc trưng về nước thải của cơ sở; các thông tin từ hoạt động trinh sát và điều tra cơ bản.
Điều 10. Xác định điểm thu mẫu nước thải
1. Điểm thu mẫu nước thải được chọn tại họng xả thải (cửa xả ra môi trường). Chọn một vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu sao cho tại đó: dòng nước thải hòa trộn đều, độ đồng nhất cao, dễ tiếp cận, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị lấy mẫu. Nếu vị trí dự kiến chọn làm điểm thu mẫu không bảo đảm an toàn thì phải loại bỏ và chọn vị trí khác sao cho bảo đảm an toàn.
2. Sau khi xác định được điểm thu mẫu, phải xác định tọa độ địa lý của điểm thu mẫu bằng thiết bị xác định tọa độ địa lý. Trường hợp không thể xác định được bằng thiết bị xác định tọa độ địa lý thì phải chọn vật chuẩn cố định chắc chắn để làm mốc mô tả vị trí điểm thu mẫu trong biên bản thu mẫu.
3. Trường hợp họng xả thải không có vị trí nào có dòng chảy rối thì tùy theo đặc điểm mặt cắt dòng thải mà chọn một trong hai cách lấy mẫu sau:
a) Chọn từ 3 đến 5 vị trí theo mặt cắt ngang dòng thải, không được sát bờ kênh thải. Thực hiện kỹ thuật lấy mẫu đơn dạng tổ hợp theo không gian bằng cách lấy mẫu tại 3 đến 5 vị trí đã chọn với lượng gần bằng nhau trong khoảng thời gian không quá 15 phút, trộn đều trong dụng cụ chứa trung gian (xô bằng nhựa có dung tích từ 10 lít đến 15 lít);
b) Tạo vách ngăn hình chữ V hoặc hình chữ nhật thu hẹp tiết diện dòng nước thải để tạo dòng chảy rối. Điểm lấy mẫu là vị trí ở phía sau phần thu hẹp, nơi có dòng chảy rối.
Điều 11. Tiến hành lấy, bảo quản mẫu
1. Chuẩn bị cho việc lấy mẫu
a) Dọn sạch khu vực đã chọn làm điểm thu mẫu để loại bỏ các cặn, bùn, các lớp vi khuẩn ở trên thành cống thải, vật nổi trên mặt nước. Nếu dòng thải không có điều kiện chảy rối thì thực hiện như khoản 3 Điều 10. Khi có sự phân tầng ở dòng thải thì phải khuấy trộn đều dòng thải trước khi lấy mẫu;
b) Kiểm tra lại độ sạch của các bình chứa mẫu, dụng cụ lấy và chứa mẫu trung gian. Rà soát và chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất để xử lý sơ bộ. Kiểm tra và chuẩn bị vật tư niêm phong. Chuẩn bị các trang thiết bị bảo hộ và các điều kiện cần thiết khác (có thể ghi và dán nhãn mẫu vào thời điểm này);
c) Lắp dụng cụ lấy mẫu (nối cán của cây lấy mẫu, buộc dây gàu), mặc bảo hộ lao động và các thiết bị bảo đảm an toàn khác.
2. Thao tác lấy mẫu
a) Việc lấy mẫu phải có mặt chủ nguồn thải hoặc người đại diện của cơ sở có nguồn thải. Trường hợp chủ nguồn thải hoặc người đại diện vắng mặt hoặc không hợp tác thì trưởng đoàn công tác có trách nhiệm lập biên bản về sự vắng mặt hoặc không hợp tác và phải có người chứng kiến việc lấy mẫu;
b) Trước khi lấy mẫu phải cho chủ nguồn thải hoặc người đại diện của cơ sở có nguồn thải hoặc người chứng kiến thấy dụng cụ lấy và chứa mẫu đảm bảo sạch, các dụng cụ và hóa chất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu. Chụp ảnh hoặc quay phim về điểm thu mẫu và hoạt động thu mẫu;
c) Sử dụng dụng cụ lấy mẫu để múc nước thải vào dụng cụ chứa trung gian (xô bằng nhựa sạch có dung tích từ 10 đến 15 lít). Nếu chiều sâu dòng nước thải nhỏ hơn 01 mét, độ sâu lấy mẫu nước thải nằm ở 1/3 chiều sâu dòng nước thải tính từ bề mặt nước. Nếu chiều sâu dòng nước thải lớn hơn 01 mét thì lấy ở độ sâu từ 20cm đến 50cm tính từ mặt nước. Với các cửa xả thải nhỏ và dạng thác thì chọn điểm lấy mẫu ở giữa dòng nước thải. Trường hợp phải khuấy trộn dòng nước thải cho đều thì sau khi khuấy, phải để 05 phút cho cặn thô lắng xuống đáy mới tiến hành lấy mẫu. Phải lọc rác trước khi cho mẫu vào dụng cụ chứa trung gian;
d) Trường hợp lấy mẫu xác định các chất nổi và nhũ hóa thì phải tráng dụng cụ chứa trung gian bằng đầy nước thải, đổ nước tráng đi rồi lấy mẫu như bình thường.
3. Nạp mẫu vào bình chứa, xử lý mẫu sơ bộ bằng hóa chất
a) Nạp mẫu vào bình chứa: dùng ca để lấy mẫu từ dụng cụ chứa trung gian nạp vào bình chứa. Mức độ đầy vơi khi nạp mẫu vào bình chứa phải căn cứ vào quy định đối với từng loại thông số phân tích. Với những bình mẫu phải cho hóa chất bảo quản thì chỉ nạp gần đủ, rồi thực hiện bước nạp hóa chất bảo quản mẫu (xử lý mẫu sơ bộ bằng hóa chất). Lọc mẫu trước khi nạp nếu yêu cầu quy định;
b) Xử lý mẫu sơ bộ bằng hóa chất: những mẫu cần phải bảo quản bằng hóa chất thì thêm loại và lượng hóa chất theo quy định trong bảng TSNT thuộc Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về bảo quản và xử lý mẫu nước. Hóa chất thường dùng: H2SO4 1:1; HNO3 1:1; HCl 1:1; NaOH 10 M; (CH3COO)2Zn 10%. Sau khi thêm đủ lượng hóa chất, nạp bổ sung lượng nước thải cho đến đủ hoặc đầy như quy định thì vặn chặt nút bình. Lật ngược bình chứa mẫu và lắc để kiểm tra độ kín của nắp bình, nếu có nước rỉ ra ngoài thì phải vặn chặt lại, lau khô, lắc kiểm tra lần nữa. Nếu nước vẫn rò rỉ ra ngoài thì phải thay bình chứa khác. Khi thêm hóa chất dạng lỏng, không được quá 05ml hóa chất cho 01 lít mẫu. Để đạt tới pH ≤ 2, có thể lấy lượng chính xác theo tỷ lệ 4ml axit 1:1 hay 2ml axit đậm đặc cho 01 lít mẫu.
Điều 12. Nhãn mẫu
1. Làm nhãn mẫu ngay sau khi thêm hóa chất. Ghi mẫu theo nội dung có sẵn trên tem nhãn trắng (tên, ký hiệu mẫu, thời gian và điểm thu, chất bảo quản, cơ sở hay địa điểm thu mẫu). Ký hiệu mẫu được ghi theo quy tắc quy định tại Phụ lục 03.
Nếu mẫu thu để gửi cho đơn vị ngoài ngành Công an phân tích thì không viết tên cơ sở được thu mẫu lên nhãn, mà viết ký hiệu về tên cơ sở để đảm bảo tính bảo mật thông tin của vụ việc đang xử lý.
2. Dán nhãn lên bình chứa mẫu: nhãn phải bám chắc vào bình chứa, không để bị thấm nước, phải dùng băng dính trong suốt rộng bản (bề rộng ≥ 4cm) dán đè kín lên mặt nhãn và bao tròn hơn một vòng quanh bình chứa để cố định chặt và kín toàn bộ tem nhãn vào thành bình (nhãn mẫu có thể được ghi và dán lên bình chứa trước khi lấy mẫu).
Điều 13. Niêm phong mẫu
1. Thực hiện niêm phong các mẫu con (chỉ niêm phong mẫu tổng khi thuê vận chuyển). Dùng tem niêm phong theo mẫu đã có chữ ký dán đè qua nơi tiếp giáp giữa nắp và cổ bình chứa mẫu. Dán băng dính trong suốt đè kín toàn bộ bề mặt tem niêm phong.
2. Tem niêm phong phải có chữ ký của cán bộ thu mẫu và chủ nguồn thải hoặc người đại diện cơ sở có nguồn thải. Trường hợp chủ nguồn thải hoặc người đại diện cơ sở có nguồn thải vắng mặt hoặc không hợp tác thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Điều 14. Lập biên bản thu và niêm phong mẫu nước thải
Biên bản thu và niêm phong mẫu nước thải được sử dụng theo Mẫu 03-MTr: Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41 ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các loại biểu mẫu sử dụng trong hoạt động kiểm định môi trường phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Ghi đầy đủ các thông tin trong biên bản. Nếu biên bản có nhiều tờ thì phải có dấu giáp lai.
Điều 15. Lưu giữ tạm thời và vận chuyển mẫu đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường
1. Mẫu đã thu phải chuyển ngay về phòng thử nghiệm, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Trước khi chuyển cần đối chiếu giữa Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường với các mẫu trong thùng vận chuyển.
3. Tất cả các bình mẫu nước thải phải được bảo quản trong thùng bảo ôn, ở điều kiện môi trường có nhiệt độ (5±3)oC. Không niêm phong thùng bảo ôn, trừ trường hợp mẫu vật được chuyển theo đường giao liên hoặc thuê vận chuyển.
4. Phải đảm bảo duy trì được điều kiện môi trường bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn quy định trong suốt quá trình vận chuyển.
Điều 16. Kết thúc công tác thu mẫu nước thải
1. Cán bộ thu mẫu bàn giao mẫu vật, Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường cho cán bộ tiếp nhận mẫu (của Cảnh sát môi trường) trong thời gian sớm nhất. Việc bàn giao phải lập thành biên bản theo Mẫu 04-MTr ban hành kèm theo Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41.
2. Lập Yêu cầu kiểm định mẫu môi trường theo Mẫu 02-MTr ban hành kèm theo Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41 gửi cán bộ tiếp nhận mẫu.
3. Nếu giao mẫu cho đơn vị ngoài ngành Công an phân tích (sử dụng nhà thầu phụ) thì chỉ bàn giao mẫu có ghi ký hiệu, không ghi tên cơ sở, không kèm Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường và trong Yêu cầu kiểm định mẫu môi trường không ghi thông tin về địa điểm thu mẫu và cơ sở được kiểm tra.
4. Viết báo cáo thu mẫu theo Mẫu BM-BCTM thuộc Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải ghi rõ tình hình xả thải, hệ thống xử lý, nghi vấn bất thường tại thời điểm thu mẫu.
Điều 17. Đo kiểm môi trường nước thải tại hiện trường
1. Với những thông số phải đo kiểm tại hiện trường hoặc khi cần xác định một số thông số khác thì cán bộ kiểm định tiến hành đo kiểm tại các điểm đã chọn theo quy trình thao tác của từng phương pháp đo kiểm cụ thể.
2. Việc đo kiểm tại hiện trường đối với nước thải được tiến hành ngay trước hoặc đồng thời với quá trình thu mẫu và phải có sự chứng kiến của đại diện chủ nguồn thải hoặc đại diện cơ sở có nguồn thải hoặc người làm chứng. Chụp ảnh hoặc quay phim về điểm đo kiểm và hoạt động đo kiểm.
3. Lập Biên bản đo kiểm môi trường tại hiện trường theo Mẫu 05-MTr ban hành kèm theo Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41. Biên bản phải ghi kết quả đọc tức thời, có chữ ký của chủ nguồn thải hoặc đại diện cơ sở có nguồn thải.
Mục 2. KIỂM ĐỊNH MẪU NƯỚC THẢI
Điều 18. Quy trình kiểm định mẫu nước thải
1. Tiếp nhận, xem xét yêu cầu kiểm định và mẫu vật
Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định phải đánh giá chất lượng mẫu cần kiểm định và xem xét yêu cầu kiểm định để xác định sự phù hợp với năng lực kiểm định. Trường hợp không phù hợp thì từ chối kiểm định hoặc sử dụng nhà thầu phụ thực hiện, trường hợp phù hợp thì tiến hành mã hóa mẫu (với mẫu chưa được mã hóa hoặc mã hóa chưa đạt yêu cầu) và phân công thực hiện nhiệm vụ phân tích theo các thông số cần kiểm định.
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và xử lý mẫu trước phân tích
a) Căn cứ vào các thông số cần phân tích của mẫu nước thải và phương pháp phân tích sẽ thực hiện để chuẩn bị đúng chủng loại, đúng và đủ về số lượng và chất lượng các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, thuốc thử và các mẫu QC phục vụ việc kiểm định;
b) Tiến hành xử lý mẫu trước phân tích theo quy trình xử lý mẫu trước phân tích ứng với phương pháp phân tích và thông số môi trường cụ thể.
3. Triển khai phân tích
Thực hiện phân tích theo quy trình kỹ thuật phân tích đã được phòng thử nghiệm xây dựng theo từng phương pháp cụ thể. Phải phân tích đồng thời mẫu cần kiểm định với các mẫu kiểm soát chất lượng.
4. Kết thúc công tác phân tích trong phòng thử nghiệm
a) Tính toán, xử lý các số liệu phân tích theo từng phép đo tương ứng. Kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của các kết quả phân tích mẫu nước thải. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ kiểm định (biên bản thu mẫu, biên bản đo kiểm hiện trường, biên bản giao nhận mẫu vật, biên bản kiểm định và các kết quả đo, phân tích trong phòng thử nghiệm, kết quả phân tích các mẫu QC);
b) Viết Kết luận kiểm định môi trường theo Mẫu 09-MTr hoặc Mẫu 10-MTr ban hành kèm theo Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41. Trường hợp chưa đủ điều kiện kết luận theo quy định thì viết Kết quả kiểm định môi trường theo Mẫu 07-MTr hoặc Mẫu 08-MTr ban hành kèm theo Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41. Phần mẫu còn lại sau phân tích được lưu theo quy định về kiểm soát chất lượng trong phân tích và quy định về quản lý mẫu vật môi trường (thời gian lưu là 30 ngày sau khi kết thúc kiểm định trừ khi có yêu cầu khác).
Điều 19. Phương pháp kiểm định (phân tích)
Lựa chọn phương pháp quy định trong Bảng 1 dưới đây hoặc tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về nước thải tương ứng.
Bảng 1: Các phương pháp kiểm định nước thải
STT
Thông số
Số hiệu hoặc tên phương pháp
1
Lấy mẫu và bảo quản mẫu
• TCVN 6663-1:2011, TCVN 5999-1995, TCVN 8880:2011, TCVN 6663-14:2000, TCVN 6663-3:2016;
2
Nhiệt độ
• TCVN 4557:1988;
• SMEWW 2550B:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP;
3
pH
• TCVN 6492:2011;
• SMEWW 4500 H+.B:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP;
4
Độ màu (Co-Pt)
• TCVN 6185:2015;
• ASTM D1209-05;
• SMEWW 2120C:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8025, WTW PhotoLab 6100Vis 32, Lovibond Spectro Direct 203);
5
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP;
6
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
• TCVN 6001-1:2008;
• TCVN 6001-2:2008;
• SMEWW 5210B:2012;
• SMEWW 5210D:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (WTW Oxitop; Aqualytic Oxidirect; Orbeco BOD Oxi 700);
7
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
• TCVN 6625:2000;
• SMEWW 2540D:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP;
8
Clo dư (Cl2 tự do)
• TCVN 6225-3:2011;
• TCVN 6225-1:2012;
• TCVN 6225-2:2012;
• SMEWW 4500-Cl:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8021; WTW PhotoLab 6100Vis 141,143; Lovibond Spectro Direct 98, 99, 100);
9
Clorua (Cl-)
• TCVN 6194:1996;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• SMEWW 4500.Cl-:2012;
• US EPA method 300.0;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP: Hach 8113; WTW PhotoLab 6100Vis 63, 95, 100; Lovibond Spectro Direct 90, 91;
10
Florua (F-)
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4500-F-.B&C:2012;
• SMEWW 4500-F-.B&D:2012;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• US EPA method 300.0;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8029; WTW PhotoLab 6100Vis 166; Lovibond Spectro Direct 170);
11
Crom ba
(CrIII, Cr3+)
• SMEWW 3500-Cr.B:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Lovibond Spectro Direct 124, 125);
12
Crom sáu
(CrVI, Cr6+)
• TCVN 6658:2000;
• SMEWW 3500-Cr.B:2012;
• US EPA method 7198;
• US EPA method 218.4;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8023; WTW PhotoLab 6100Vis 40; Lovibond Spectro Direct 124, 125);
13
Nitrat (NO3-)
• TCVN 7323-2:2004;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012,
• SMEWW 4500-NO3-.D:2012;
• SMEWW 4500-NO3-.E:2012;
• US EPA method 300.0;
• US EPA method 352.1;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8039, 8192 WTW PhotoLab 6100Vis 107, 151; Lovibond Spectro Direct 265);
14
Photphat (PO43-)
• TCVN 6202:2008;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012,
• SMEWW 4500-P.D:2012;
• SMEWW 4500-P.E:2012;
• US EPA method 300.0;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 10209, 10210; WTW PhotoLab 6100Vis 007; Lovibond Spectro Direct 323, 324);
15
Sunfua
(sunphua, S2-)
• TCVN 6637:2000;
• TCVN 6659:2000;
• SMEWW 4500 S2-.B&D:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8131; WTW PhotoLab 6100Vis 80; Lovibond Spectro Direct 365);
16
Xianua (CN-)
• TCVN 6181:1996;
• TCVN 7723-2:2015;
• SMEWW 4500-CN-C&E:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8027; WTW PhotoLab 6100Vis 75, 109; Lovibond Spectro Direct 156, 157);
17
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
• TCVN 6491:1999;
• SMEWW 5220B:2012;
• SMEWW 5220C:2012;
• SMEWW 5220D:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8000; WTW PhotoLab 6100Vis 01, 02; Lovibond Spectro Direct 130, 131, 132);
18
Amoni (NH4+)
• TCVN 5988-1995;
• TCVN 6179-1:1996;
• TCVN 6660:2000;
• SMEWW 4500-NH3.B&D:2012;
• SMEWW 4500-NH3.B&F:2012;
• SMEWW 4500-NH3.B&H:2012;
• USEPA method 350.2;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 10031, 10205; WTW PhotoLab 6100Vis 03, 54; Lovibond Spectro Direct 66);
19
Tổng nitơ
(N, tổng N)
• TCVN 6624-1:2000;
• TCVN 6624:2-2000;
• TCVN 6638:2000;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 10072, 10208; WTW PhotoLab 6100Vis 108; Lovibond Spectro Direct 28);
20
Tổng photpho
(P, tổng P)
• TCVN 6202:2008;
• SMEWW 4500-P.B&D:2012;
• SMEWW 4500-P.B&E:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8190, 10127; WTW PhotoLab 6100Vis 07; Lovibond Spectro Direct 317);
21
Asen (As)
• TCVN 6626:2000;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586: 2003;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3114B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8013; WTW PhotoLab 6100Vis 132; Lovibond Spectro Direct 68);
22
Cadimi (Cd)
• TCVN 6197:2008;
• TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
23
Crom
(Cr, crom tổng)
• TCVN 6222:2008;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.7;
• US EPA method 200.8;
• US EPA method 218.1;
• US EPA method 218.2;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2015/NĐ-CP;
24
Đồng (Cu)
• TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.7;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
25
Sắt (Fe)
• TCVN 6177:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3500-Fe.B.2012;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120:2012;
• US EPA method 200.7;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8008; WTW PhotoLab 6100Vis 038; Lovibond Spectro Direct 218, 219, 220);
26
Mangan (Mn)
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.7;
• US EPA method 200.8;
• US EPA method 243.1;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8034; WTW PhotoLab 6100Vis 019; Lovibond Spectro Direct 243);
27
Niken (Ni)
• TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.7;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
28
Chì (Pb)
• TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586: 2003;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 239.2;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
29
Kẽm (Zn)
• TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.7;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
30
Thủy ngân (Hg)
• TCVN 7724:2007;
• TCVN 7877:2008;
• SMEWW 3112B:2012;
• US EPA method 7470A;
• US EPA method 200.8;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
31
Phenol (tổng phenol)
• TCVN 6216:1996;
• TCVN 7874:2008;
• TCVN 6199-1:1995;
• ISO 14402:1999;
• SMEWW 5530C:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8047, 10266; WTW PhotoLab 6100Vis 176, 177; Lovibond Spectro Direct 315);
32
Hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ
• US EPA method 8141B;
• US EPA method 8270D;
33
Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ
• TCVN 7876:2008;
• TCVN 9241:2012;
• SMEWW 6630B:2012;
• US EPA method 8081A;
• US EPA method 8270D;
34
Các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs, PCB)
• TCVN 7876:2008;
• TCVN 9241:2012;
• SMEWW 6630C:2012;
• US EPA method 1668B;
• US EPA method 8082A;
• US EPA method 8270D;
35
(Tổng) Dioxin/ furan (PCDD/ PCDF)
• US EPA method 1613B;
36
Dầu, mỡ động thực vật
• MEWW 5520B&F:2012;
• SMEWW 5520D&F:2012;
• US EPA method 1664;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
37
Dầu, mỡ khoáng (hydrocacbon)
• TCVN 7918:2013 (ASTM D 3921-96);
• SMEWW 5520B&F:2012;
• SMEWW 5520C&F:2012;
• SMEWW 5520D&F:2012;
• US EPA method 1664;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
38
Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX)
• TCVN 6493:2008;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
39
Chất hoạt động bề mặt
• TCVN 6336-1998;
• TCVN 6622-1:2009;
• TCVN 6622-2-2000;
• SMEWW 5540C:2012;
• US EPA method 425.1;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP (Hach 8131; WTW PhotoLab 6100Vis 087; Lovibond Spectro Direct 375);
40
Tổng hoạt độ phóng xạ α
• TCVN 6053:2011;
• SMEWW 7110B:2012;
41
Tổng hoạt độ phóng xạ β
• TCVN 6219:2011;
• SMEWW 7110B:2012;
42
Coliform
(tổng coliform, coliforms)
• TCVN 6187-1:2009;
• TCVN 6187-2:1996;
• TCVN 8775:2011;
• SMEWW 9221B:2012;
• SMEWW 9222B:2012;
• Các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ;
43
Salmonella
• TCVN 9717:2013;
• SMEWW 9260B:2012;
44
Shigella
• SMEWW 9260E:2012;
45
Vibrio cholerae
• SMEWW 9260H:2012;
Điều 20. Yêu cầu về điều kiện môi trường kiểm định
1. Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường cần có diện tích từ 15 m2 trở lên, có điều hòa, hút ẩm, đồng hồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Điều kiện môi trường phòng bảo quản thiết bị cần đảm bảo về nhiệt độ: (10 ÷ 30)0C, về độ ẩm: ≤ 80%.
2. Phòng kiểm định mẫu môi trường cần tách biệt với phòng bảo quản thiết bị, có trang bị bàn phân tích; tủ hút khí độc; giá hoặc tủ để vật tư, hóa chất; bồn rửa dụng cụ; điều hòa; quạt thông gió. Điều kiện môi trường phòng kiểm định cần bảo đảm về nhiệt độ: (23 ± 7)0C, về độ ẩm: < 85%.
Điều 21. Lựa chọn nhà thầu phụ
1. Khi năng lực của đơn vị kiểm định thuộc lực lượng Cảnh sát môi trường (nhà thầu chính) không đáp ứng yêu cầu hoặc cần đánh giá chất lượng kiểm định thì sử dụng nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với nhà thầu phụ là đơn vị không thuộc lực lượng Cảnh sát môi trường thì phải có Giấy chứng nhận VIMCERTS còn hiệu lực với thông số phân tích, kiểm định. Khi thực hiện việc thu mẫu và đo kiểm hiện trường thì đơn kiểm định của Cảnh sát môi trường phải chủ trì thực hiện và cùng nhà thầu phụ ghi biên bản thu mẫu, biên bản kiểm định môi trường tại hiện trường;
b) Đối với nhà thầu phụ là đơn vị kiểm định thuộc lực lượng Cảnh sát môi trường thì phải
có năng lực thực hiện việc kiểm định nước thải, không đòi hỏi có Giấy chứng nhận VIMCERTS.
2. Sau khi lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu phải lập danh sách kèm theo hồ sơ năng lực của nhà thầu (danh mục thông số được công nhận) và có phê duyệt của lãnh đạo cấp phòng. Chỉ sử dụng nhà thầu phụ trong danh sách đã phê duyệt.
Điều 22. Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm định
1. Đơn vị kiểm định phải thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 và quy định tại Thông tư này, bao gồm các quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện môi trường, quản lý và sử dụng thiết bị, quản lý mẫu, kiểm soát tài liệu, quản lý hồ sơ kiểm định (gồm hồ sơ thu mẫu, đo kiểm tại hiện trường, kiểm định mẫu nước thải trong phòng thử nghiệm).
2. Tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
a) Đơn vị phải định kỳ tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo cho các thông số thực hiện kiểm định do Trung tâm Kiểm định môi trường hoặc đơn vị có năng lực phù hợp theo ISO/IEC 17043 tổ chức;
b) Đơn vị phải đánh giá kết quả tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo. Đối với các kết quả có giá trị |Zscore| > 2, phải đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa với các lỗi đã phát hiện.
3. Phương pháp kiểm định
Lựa chọn phương pháp kiểm định phù hợp được quy định tại Điều 19 Thông tư này. Các phương pháp sau khi được lựa chọn phải được kiểm tra, xác nhận giá trị sử dụng để đánh giá sự phù hợp với điều kiện áp dụng thực tế của phòng thử nghiệm theo quy định của phương pháp hoặc thiết bị. Các giá trị cần xác nhận bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các thông số: giới hạn phát hiện (LOD/MDL), giới hạn định lượng (LOQ), phạm vi ứng dụng (dải đo hay khoảng làm việc); độ tuyến tính của đường chuẩn (hệ số r hoặc r2); độ chệch (D%); độ thu hồi (R%); độ chụm (độ lặp lại, độ tái lập). Đối với các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp với quy định của Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, không nhất thiết phải thực hiện xác nhận giá trị sử dụng.
4. Kiểm soát chất lượng
Mỗi mẻ mẫu phải thực hiện phân tích tối thiểu một trong các mẫu QC sau: mẫu trắng phương pháp (kiểm soát khả năng nhiễm bẩn của hóa chất, dụng cụ, thiết bị), mẫu chuẩn phương pháp, mẫu thêm chuẩn, mẫu lặp phương pháp (đánh giá độ chính xác của kết quả phân tích). Tiêu chí kiểm soát chất lượng được quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm định chỉ được chấp nhận khi các kết quả kiểm soát chất lượng đạt yêu cầu.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 6 năm 2020.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thi hành Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát môi trường) để có hướng dẫn kịp thời./.
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
PHỤ LỤC I
BỘ BIỂU MẪU VỀ KẾ HOẠCH THU, BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI (MẪU BM-NT) PHẦN DO CÁN BỘ THU MẪU THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Bộ biểu mẫu về Kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải (Mẫu BM-NT) có 05 mẫu chi tiết được ký hiệu tuần tự là BM01-NT, BM02-NT, BM03-NT, BM04-NT, BM05-NT.
Mẫu BM01-NT và mẫu BM02-NT sử dụng để xác lập kế hoạch thu mẫu cho mọi loại nước thải. Nếu sử dụng mẫu BM02-NT thì cán bộ lập kế hoạch phải ghi đầy đủ thông tin về số lượng, loại bình chứa, dung tích, cách nạp mẫu, hóa chất và kỹ thuật bảo quản khác, thông số cần phân tích (tương tự như cách ghi ở các mẫu khác).
Mẫu BM03-NT sử dụng riêng cho thu mẫu nước thải công nghiệp (với 15 thông số thông dụng trở xuống), mẫu BM04-NT sử dụng riêng cho thu mẫu nước thải sinh hoạt, mẫu BM05-NT sử dụng riêng cho thu mẫu nước thải y tế.
Đối với Trung tâm kiểm định môi trường thuộc C05 thì thay một số cụm từ cho phù hợp với tên gọi như: Thay tiêu đề “Công an...” bằng “Cục Cảnh sát môi trường”, thay “Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường” bằng “Trung tâm kiểm định môi trường”, thay “Lãnh đạo phòng” bằng “Lãnh đạo trung tâm”.
Khi các thông số môi trường nước thải cần thu mẫu có sự thay đổi (do quy chuẩn có sự thay đổi) hoặc khi kỹ thuật bảo quản phải thay đổi (do tiêu chuẩn có sự thay đổi), C05 có trách nhiệm cập nhật và công bố nội dung mới của Mẫu Kế hoạch thu, bảo quản mẫu nước thải cho phù hợp với hoạt động của Cảnh sát môi trường.
Mẫu BM-NT
BH theo TT số 41/2020/TT-BCA ngày 06/5/2020
CÔNG AN......................................................................
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH THU, BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI
PHẦN DO CÁN BỘ KỸ THUẬT THU MẪU THỰC HIỆN
BM01-NT
Căn cứ Yêu cầu thu mẫu /Quyết định........................................................................................
................................................, Cán bộ KT được giao nhiệm vụ thu mẫu lập kế hoạch như sau:
1. Loại hình sản xuất:............................................ Phải tuân thủ QCVN...........: 20......../BTNMT
2. Dự kiến các thông số lấy mẫu: ................................................................................................
......................................................................................................................................................
3. Dự kiến số điểm thu mẫu:......... Số mẫu tổng tại một điểm:...... Số mẫu tổng cần thu:...........
4. Bảo hộ lao động, phương tiện hỗ trợ:......................................................................................
.....................................................................................................................................................
5. Các dụng cụ thu, bảo quản mẫu:
Thùng bảo quản (loại, số lượng):..................................... Dụng cụ lấy mẫu:...............................
Hóa chất: H2SO4
□ HNO3
□ HCl □ NaOH □ (CH3COO)2Zn □...................................
6. Xác định số bình “mẫu con” cần thu, cách bảo quản (phương án lấy và bảo quản):
- ........... bình G/P tiệt trùng loại 300/500ml nạp để trống 5cm, không pha hóa chất, để lạnh, để phân tích coliform (và salmonella, shigella, vibrio cholera).
- ......... bình nhựa loại 1.000/500ml nạp đầy bình, không pha hóa chất, bọc túi nilon đen, để lạnh, để phân tích: Độ mầu, BOD5, crom VI, crom III, TSS, clorua, florua và pH.
- ........... bình nhựa loại 1.000/500ml nạp đầy bình, thêm H2SO4đđ đến pH £ 2, để lạnh, để phân tích các thông số: COD, tổng nitơ, tổng phospho, amoni (NH4+).
- ........... bình nhựa loại 500ml nạp đầy bình, lọc trước khi nạp, thêm H2SO4đđ đến pH £ 2, để lạnh, để phân tích amoni (NH4+).
- ........... bình nhựa loại 500/1.000ml nạp đầy bình, thêm HNO3đđ đến pH £ 2, để phân tích các kim loại nặng (Cu, Fe, Pb, Cd, Zn, Ni, Mn, Hg... và As).
- ........ bình nhựa loại 300/500ml nạp đầy bình, thêm HClđđ đến pH £ 2, để phân tích As.
- .......... bình thủy tinh loại 1.000ml nạp để trống 5cm, thêm H2SO4đđ/HNO3đđ đến pH
£ 2, để lạnh, để phân tích dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật, tổng dầu mỡ.
- .......... bình nhựa loại 300/500ml nạp đầy bình, thêm 1,5/2,5ml (CH3COO)2Zn 10%, thêm NaOH (> 5M) đến pH > 9, để lạnh, để phân tích sunfua (S2-).
- .......... bình nhựa/G loại 500ml nạp đầy bình, thêm NaOH (> 5M) đến pH >
12, bọc túi nilon đen, để lạnh, để phân tích CN-.
- ............ bình thủy tinh màu nâu (G) có lót nắp bằng PTFE loại 1.000ml nạp đầy bình, thêm H2SO4đđ đến pH £ 4, (bọc túi nilon đen), để lạnh, để phân tích phenol.
- .......... bình thủy tinh bosilicat (BG) có lót nắp bằng PTFE loại 1.000ml nạp đầy bình, để lạnh, để phân tích các thông số về hóa chất bảo vệ thực vật clo và phospho hữu cơ.
- .......... bình thủy tinh (G) có lót nắp bằng PTFE loại 1.000ml nạp để trống 5cm, đưa pH về 5,0
- 7,5, để lạnh, để phân tích PCBs.
- ........... bình nhựa loại 1.000ml nạp đầy bình, thêm HNO3đđ đến pH £ 2, bọc túi nilon đen, để lạnh, để xác định các thông số tổng hoạt độ α và β.
..........., ngày..... tháng..... năm 20.....
Phê duyệt của Lãnh đạo phòng/Chỉ huy đội
Cán bộ lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu BM-NT
BH theo TT số 41/2020/TT-BCA ngày 06/5/2020
CÔNG AN......................................................................
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH THU, BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI
PHẦN DO CÁN BỘ KỸ THUẬT THU MẪU THỰC HIỆN
BM02-NT
Căn cứ Yêu cầu thu mẫu/Quyết định........................................................................................
................................................, Cán bộ KT được giao nhiệm vụ thu mẫu lập kế hoạch như sau:
1. Loại hình sản xuất:................................................... Phải tuân thủ QCVN........: 20..../BTNMT
2. Dự kiến các thông số lấy mẫu:............................................................................................
..................................................................................................................................................
3. Dự kiến số điểm thu mẫu:............ Số mẫu tổng tại một điểm:....... Số mẫu tổng cần thu:.........
4. Bảo hộ lao động, phương tiện hỗ trợ:.....................................................................................
....................................................................................................................................................
5. Các dụng cụ thu, bảo quản mẫu:
Thùng bảo quản (loại, số lượng):............................................ Dụng cụ lấy mẫu:........................
Hóa chất: H2SO4
□ HNO3
□ HCl □ NaOH □ (CH3COO)2Zn □.................................
6. Xác định số bình “mẫu con” cần thu, cách bảo quản (phương án lấy và bảo quản):
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- ....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
................., ngày.... tháng.... năm 20.....
Phê duyệt của Lãnh đạo phòng/Chỉ huy đội
Cán bộ lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu BM-NT
BH theo TT số 41/2020/TT-BCA ngày 06/5/2020
CÔNG AN......................................................................
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH THU, BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI
PHẦN DO CÁN BỘ KỸ THUẬT THU MẪU THỰC HIỆN
BM03-NT
Căn cứ Yêu cầu thu mẫu /Quyết định.......................................................................................
................................................, Cán bộ KT được giao nhiệm vụ thu mẫu lập kế hoạch như sau:
1. Loại hình sản xuất:...................................................... Phải tuân thủ QCVN 40: 2011/BTNMT
2. Dự kiến các thông số cần lấy mẫu: BOD5, độ mầu, Cr VI, CrIII, TSS, sunfua, amoni (NH4+), COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ khoáng, As, Cd, Cu, Fe,.............................................................
3. Dự kiến số điểm thu mẫu:.............. Số mẫu tổng tại một điểm:...... Số mẫu tổng cần thu:.........
4. Bảo hộ lao động, phương tiện hỗ trợ:.......................................................................................
5. Các dụng cụ thu, bảo quản mẫu:
Thùng bảo quản (loại, số lượng):........................................ Dụng cụ lấy mẫu:............................
Hóa chất: H2SO4
□ HNO3
□ HCl □ NaOH □ (CH3COO)2Zn □.................................
6. Xác định số bình “mẫu con” cần thu, cách bảo quản (phương án lấy và bảo quản):
TT
Thông số
Bình chứa
Thể tích nên thu (ml)
Kỹ thuật nạp
Kỹ thuật bảo quản thích hợp
Thời gian BQ tối đa
1
BOD5 (200C)
P
500
Nạp đầy bình
Để lạnh, giữ tối
24h
2
Độ mầu
P
100
Nạp đầy bình
Để lạnh, giữ tối
5 ngày
3
Crom VI
P
100
Nạp đầy bình
Để lạnh
4 ngày
4
Crom III
P
100
Nạp đầy bình
Để lạnh
4 ngày
5
Chất rắn lơ lửng (TSS)
P
500
Nạp đầy bình
Để lạnh
2 ngày
6
Sunfua (S2-)
P
300
Nạp đầy bình
Để lạnh. Thêm 1,5ml Zn axetat 10%, pH > 9
7 ngày
7
Amoni (NH4+) (tt N)
P
300
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ. Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh
21 ngày
8
COD
P
100
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh
6 tháng
9
Tổng nitơ
P
300
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh
1 tháng
10
Tổng phospho
P
250
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh
1 tháng
11
Dầu mỡ khoáng
G
1000
Để trống 5cm
Thêm H2SO4/HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh
1 tháng
12
Asen (As - tổng)
P
200
Nạp đầy bình
Thêm HNO3/HCl đến pH £ 2, Để lạnh
6 tháng
13
Cadimi (Cd - tổng)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh
6 tháng
14
Đồng (Cu - tổng)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh
6 tháng
15
Sắt (Fe - tổng)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh
1 tháng
- ........... bình nhựa loại 1.000/500ml nạp đầy bình, không pha hóa chất, bọc túi nilon đen, để phân tích các thông số: TSS, độ mầu, crom VI, crom III và BOD5.
- ........... bình nhựa loại 300/500ml nạp đầy bình, thêm 1,5/2,5ml (CH3COO)2Zn 10%, thêm NaOH (> 5M) đến pH > 9, để lạnh, để phân tích sunfua (S2-).
- ........... bình nhựa loại 500/1.000ml nạp đầy bình, thêm HNO3đđ đến pH £ 2, để lạnh, để phân tích các kim loại nặng (Cu, Fe, Cd và As).
- ........... bình nhựa loại 1.000/500ml nạp đầy bình, thêm H2SO4đđ đến pH £ 2, bọc túi nilon đen, để phân tích các thông số: COD, tổng nitơ, tổng phospho, amoni.
- ............ bình nhựa loại 500ml nạp đầy bình, lọc trước khi nạp, thêm H2SO4đđ đến pH £ 2, để lạnh, để phân tích amoni (NH4+).
- .......... bình thủy tinh loại 1000ml nạp để trống 5cm, thêm H2SO4đđ/HNO3đđ đến pH
£ 2, để lạnh, để phân tích thông số dầu mỡ khoáng.
- ........ bình nhựa loại 500ml nạp đầy bình, thêm HCl đến pH £ 2, để lạnh, để phân tích As.
............, ngày... tháng..... năm 20.....
Phê duyệt của Lãnh đạo phòng/Chỉ huy đội
Cán bộ lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu BM-NT
BH theo TT số 41/2020/TT-BCA ngày 06/5/2020
CÔNG AN......................................................................
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH THU, BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI
PHẦN DO CÁN BỘ KỸ THUẬT THU MẪU THỰC HIỆN
BM04-NT
Căn cứ Yêu cầu thu mẫu/Quyết định.......................................................................................
................................................, Cán bộ KT được giao nhiệm vụ thu mẫu lập kế hoạch như sau:
1. Loại hình cơ sở:........................................................... Phải tuân thủ QCVN 14: 2008/BTNMT
2. Dự kiến các thông số lấy mẫu:...................................................................................................
3. Dự kiến số điểm thu mẫu:............. Số mẫu tổng tại một điểm:....... Số mẫu tổng cần thu:.........
4. Bảo hộ lao động, phương tiện hỗ trợ:................................................................................
.................................................................................................................................................
5. Các dụng cụ thu, bảo quản mẫu:
Thùng bảo quản (loại, số lượng):................................. Dụng cụ lấy mẫu:....................................
Hóa chất: H2SO4
□ HNO3
□ HCl □ NaOH □ (CH3COO)2Zn □....................................
6. Xác định số bình “mẫu con” cần thu, cách bảo quản (phương án lấy và bảo quản):
TT
Thông số
Bình chứa
Thể tích nên thu (ml)
Kỹ thuật nạp
Kỹ thuật bảo quản thích hợp
Thời gian BQ tối đa
1
Coliform
P, G ttr
200
Để trống 5cm
Để lạnh
12/8h
2
BOD5 (200C)
P, G
500
Nạp đầy bình
Để lạnh, giữ tối
24h
3
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
P, G
100
Nạp đầy bình
Để lạnh
7 ngày
4
Nitrat (NO3-) (tt N)
P, G
250
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ, để lạnh
4 ngày
5
Phosphat (PO43-) (tt P)
P, G
250
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ, để lạnh
1 tháng
6
Chất rắn lơ lửng (TSS)
P, G
500
Nạp đầy bình
Để lạnh
48h
7
Sunfua (S2-) (tt H2S)
P
300
Nạp đầy bình
Để lạnh. Thêm 1ml (CH3COO)2Zn, pH > 9
7 ngày
8
Chất hoạt động bề mặt
G (P)
1000
Nạp đầy bình
Để lạnh
3 ngày
9
Amoni (NH4+) (tt N)
P, G
400
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ. Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh
21 ngày
10
Dầu mỡ động thực vật
G
1000
Để trống 5cm
Thêm H2SO4/HNO3 đến pH £ 2, để lạnh
1 tháng
11
pH
P
100
Nạp đầy bình
Đo tại hiện trường/Để lạnh (5 ± 3)0C
24h
- .......... bình G /P tiệt trùng loại 300/500ml nạp để trống 5cm, không pha hóa chất, để lạnh, để phân tích thông số coliform.
- .......... bình nhựa loại 1.000ml nạp đầy bình, không pha hóa chất, bọc túi nilon đen, để lạnh, để phân tích các thông số BOD5, nitrat (NO3-), phosphat (PO43-).
- .......... bình nhựa/G loại 500ml nạp đầy bình, lọc trước khi nạp, không pha hóa chất, để lạnh, để phân tích các thông số nitrat (NO3-), phosphat (PO43-).
- ......... bình nhựa loại 1.000/500ml nạp đầy bình, không pha hóa chất, bọc túi nilon đen, để lạnh, để phân tích các thông số: TDS, TSS, pH.
- .......... bình G loại 1.000ml nạp đầy bình, không pha hóa chất, để lạnh, để phân tích thông số tổng các chất hoạt động bề mặt.
- .......... bình nhựa loại 300/500ml nạp đầy bình, thêm 1,5/2,5ml (CH3COO)2Zn 10%, thêm NaOH (> 5M) đến pH > 9, để lạnh, để phân tích sunfua (S2-).
- ............. bình nhựa/G loại 500ml nạp đầy bình, lọc trước khi nạp, thêm H2SO4đđ đến pH
£ 2, để lạnh, để phân tích amoni (NH4+).
- ............. bình thủy tinh loại 1.000ml nạp để trống 5cm, thêm H2SO4đđ/HNO3đđ đến pH
£ 2, để lạnh, để phân tích thông số dầu mỡ động thực vật.
............., ngày.... tháng..... năm 20.....
Phê duyệt của Lãnh đạo phòng/Chỉ huy đội
Cán bộ lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu BM-NT
BH theo TT số 41/2020/TT-BCA ngày 06/5/2020
CÔNG AN......................................................................
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH THU, BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI
PHẦN DO CÁN BỘ KỸ THUẬT THU MẪU THỰC HIỆN
BM05-NT
Căn cứ Yêu cầu thu mẫu/Quyết định........................................................................................
................................................, Cán bộ KT được giao nhiệm vụ thu mẫu lập kế hoạch như sau:
1. Loại hình sản xuất: Nước thải Y tế. Phải tuân thủ QCVN 28: 2010/BTNMT
2. Dự kiến các thông số cần lấy mẫu:...........................................................................................
3. Dự kiến số điểm thu mẫu:......... Số mẫu tổng tại một điểm:...... Số mẫu tổng cần thu:..............
4. Bảo hộ lao động, phương tiện hỗ trợ:................................................................................
5. Các dụng cụ thu, bảo quản mẫu:
Thùng bảo quản (loại, số lượng):..................................... Dụng cụ lấy mẫu:....................................
Hóa chất: H2SO4
□ HNO3
□ HCl □ NaOH □ (CH3COO)2Zn □.................................
6. Xác định số bình “mẫu con” cần thu, cách bảo quản (phương án lấy và bảo quản):
TT
Thông số
Bình chứa
Thể tích nên thu (ml)
Kỹ thuật nạp
Kỹ thuật bảo quản thích hợp
Thời gian BQ tối đa
□
Coliform, Salmonella, Shigella, Vibrio Cholerae
P, G ttr
300
Để trống 5cm
Để lạnh
12h
□
BOD5 (200C)
P, G
500
Nạp đầy bình
Để lạnh, giữ tối
24h
□
Nitrat (NO3-) (tt N)
P, G
250
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ, để lạnh
4 ngày
□
Phosphat (PO43-) (tt P)
P, G
250
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ, để lạnh
1 tháng
□
Chất rắn lơ lửng (TSS)
P, G
500
Nạp đầy bình
Để lạnh
48h
□
Sunfua (S2-) (tt H2S)
P
300
Nạp đầy bình
Để lạnh. Thêm 1,5ml (CH3COO)2Zn, pH > 9
7 ngày
□
Amoni (NH4+) (tt N)
P, G
400
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ. Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh
21 ngày
□
COD
P, G
100
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, để lạnh
6 tháng
□
Dầu mỡ động thực vật
G
1000
Để trống 5cm
Thêm H2SO4/HNO3 đến pH £ 2, để lạnh
1 tháng
□
Tổng hoạt độ phóng xạ α
P
2000
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH ≤ 2, Để lạnh, giữ tối
1 tháng
□
Tổng hoạt độ phóng xạ β
P
2000
Nạp đầy bình
1 tháng
□
pH
P
100
Nạp đầy bình
Đo tại hiện trường/Để lạnh
24 h
- ........... bình G/P tiệt trùng loại 300/500/1.000ml nạp để trống 5cm, không pha hóa chất, để lạnh, để phân tích coliform và các vi khuẩn salmonella, shigella, vibrio cholerae.
- .......... bình nhựa loại 1.000/500ml nạp đầy bình, không pha hóa chất, bọc túi nilon đen, để lạnh, để phân tích BOD5, TSS, pH, nitrat (NO3-), phosphat (PO43-).
- ........... bình nhựa/G loại 500ml nạp đầy bình, lọc trước khi nạp, không pha hóa chất, để lạnh, để phân tích các thông số nitrat (NO3-), phosphat (PO43-).
- .......... bình nhựa loại 300/500ml nạp đầy bình, thêm 1,5/2ml (CH3COO)2Zn 10%, thêm NaOH (> 5M) đến pH > 9, để lạnh, để phân tích sunfua (S2-).
- ........... bình nhựa/G loại 500ml nạp đầy bình, lọc trước khi nạp, thêm H2SO4đđ đến pH £ 2, để lạnh, để phân tích amoni (NH4+).
- ......... bình nhựa loại 300/500ml nạp đầy bình, thêm H2SO4đđ đến pH
£ 2, để lạnh, để phân tích COD.
- ............ bình thủy tinh loại 1.000ml nạp để trống 5cm, thêm H2SO4đđ /HNO3 đến pH £
2, để lạnh, để phân tích thông số dầu mỡ động thực vật.
- . .......... bình nhựa loại 1.000ml nạp đầy bình, thêm HNO3 đến pH £ 2, bọc túi nilon đen, để lạnh, để xác định các thông số: Tổng hoạt độ phóng xạ α và β.
..............., ngày.... tháng... năm 20.....
Phê duyệt của Lãnh đạo phòng/Chỉ huy đội
Cán bộ lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC II
BẢNG TSNT: TỔNG HỢP THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ KỸ THUẬT BẢO QUẢN THÍCH HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
TT
Thông số
Bình chứa
Thể tích nên thu (ml)
Kỹ thuật nạp
Điều kiện lưu giữ, bảo quản thích hợp
Thời gian bảo quản tối đa
1
Coliform (tổng coliform, coliforms)
P, G tiệt trùng
200
Để trống 5cm
Để lạnh (5 ± 3)oC (*)
12h,
(8h theo SMEWW)
2
Salmonella
3
Shigella
4
Vibrio cholera
5
Độ mầu (Co-Pt)
P, G
100
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC, Giữ tối
5 ngày
6
BOD5 (20oC)
P, G
500
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC, Giữ tối
24h
7
Crom sáu
(CrVI, Cr6+)
P, BG
100
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
4 ngày
8
Crom ba (CrIII, Cr3+)
P, BG
100
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
4 ngày
9
Chất rắn hòa tan (TDS)
P, G
100
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
7 ngày
10
Chất rắn lơ lửng (TSS)
P, G
250
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
2 ngày
11
Florua (F-)
P
100
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
12
Clorua (Cl-)
P, G
100
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
13
(Tổng) chất hoạt động bề mặt
G (P)
1000
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC
3 ngày
14
Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ
BG (lót nắp P)
1000
Không xúc
B = NT.
Nạp đầy bình
Để lạnh (5 ± 3)oC.
(EPA, đưa pH về 5 ÷ 9)
7 ngày
15
Hóa chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ
1000
16
Nitrat (NO3-) (tt N)
P, G
100
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ. Để lạnh
(5 ± 3)oC
(Kh lọc, HCl,
pH £ 2, 7 ngày)
4 ngày
17
Phosphat (PO43-) (tt P)
P, G
100
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ. Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
18
PCB (PCBs, các hợp chất polyclobiphenyl)
G (lót nắp P)
1000
Không xúc B = NT. Để trống 5cm
Đưa pH về 5,0 ÷ 7,5;
Để lạnh (5 ± 3)oC; (*)
7 ngày
19
Sunphua (sunfua, sunphit, S2-) (tt H2S)
P (G)
200
Nạp đầy bình
Để lạnh. Thêm 1,0ml kẽm axetat 10%; pH > 9; (*)
7 ngày
20
Amoni (NH4+) (tt N)
P, G
100
Nạp đầy bình
Lọc tại chỗ. Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ±3)oC
21 ngày
21
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
P, G
100
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
22
Tổng nitơ
(N, tổng N)
P, G
200
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
23
Tổng photpho
(P, tổng phospho, tổng P)
P, G
200
Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
24
Phenol (tổng phenol)
G (lót nắp P)
1000
Không xúc B = NT. Nạp đầy bình
Thêm H2SO4 đến pH < 4. Giữ tối. Để lạnh (5 ± 3)oC
21 ngày
25
Dầu mỡ khoáng (hydrocacbon)
G
1000
Không xúc B = NT. Để trống 5cm
Thêm H2SO4/HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
26
Dầu mỡ động thực vật
G
1000
Không xúc B = NT. Để trống 5cm
Thêm H2SO4/HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
27
Sắt (Fe)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
28
Đồng (Cu)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
29
Chì (Pb)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
30
Kẽm (Zn)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
31
Mangan (Mn)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
1 tháng
32
Cadimi (Cd)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
33
Crom (Cr, tổng Cr)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
34
Niken (Ni)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
35
Asen (As - tổng)
P
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 /HCl đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
36
Thủy ngân (Hg)
P, BG (G)
100
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC
6 tháng
37
Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX)
P, G
1000
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC, Giữ tối. (*)
5 ngày
38
Tổng hoạt độ α
P (G)
1000
Nạp đầy bình
Thêm HNO3 đến pH £ 2, Để lạnh (5 ± 3)oC, Giữ tối
1 tháng
39
Tổng hoạt độ β
P (G)
1000
Nạp đầy bình
1 tháng
40
Xianua
(CN-, tổng xianua)
P, G (G)
500
Nạp đầy bình
Thêm NaOH đến pH £ 12, Để lạnh (5 ± 3)oC, Giữ tối
14 ngày
41
(Tổng) Dioxin/furan (PCDD/PCDF)
G nâu
1000
Nạp đầy bình
Để lạnh (04)oC, Giữ tối, (*); Đưa pH về 7 ÷ 9 bằng H2SO4/NaOH
1 năm
42
pH
P, G
100
-
Để lạnh (5 ± 3)oC
24h
43
Nhiệt độ
-
-
-
Đo tức thì tại hiện trường
01 phút
44
Clo dư (Cl2 tự do)
P, G
-
-
Đo tức thì tại hiện trường
05 phút
Ghi chú: trong cột bình chứa, ký hiệu ghi trong ngoặc đơn là nội dung được quy định theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ; “Thời gian bảo quản tối đa” là khoảng thời gian tính từ khi nạp xong mẫu vào bình chứa đến thời điểm thực hiện phép phân tích; Không xúc B = NT: không xúc bình bằng nước thu; BG: thủy tinh bosilicat; BQ: bảo quản; d: ngày; G: thủy tinh; P: chất dẻo (PE, PET, PVC, PP, PTFE...); (Lót nắp P): lót nắp bằng PTFE - polytetrafloroetylen; (*): nếu có clo phải thêm Na2S2O3 hoặc Na2SO3 với lượng 0,008% (80mg Na2S2O3.5H2O/1L mẫu); Kh lọc: không lọc. Đối với các thông số về dầu mỡ, phải thu mẫu lưu riêng./.
PHỤ LỤC III
QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT KÝ HIỆU (MÃ HÓA) MẪU NƯỚC THẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
- Ký hiệu mẫu (tên mẫu ngắn gọn) là một quy định bắt buộc phải thực hiện. Mẫu phải được chọn đặt ký hiệu sao cho: Không bị nhầm lẫn trong các quá trình ghi biên bản, vận chuyển, kiểm định, lưu mẫu, đồng thời không được trùng nhau giữa các mẫu được thu trong vòng 01 năm, thể hiện được đặc trưng riêng của nơi thu mẫu. Việc đặt ký hiệu mẫu nước thải thực hiện theo quy tắc sau:
- Độ dài của ký hiệu phải từ 6 ký tự (chữ và số) trở lên, không kể dấu chấm hoặc gạch (nên chọn 8 đến 12 ký tự). Phần đuôi của ký hiệu mẫu là ký tự số thể hiện số thứ tự của mẫu đã thu. Với các mẫu con của một mẫu tổng, phần đuôi của ký hiệu phải có ít nhất 2 ký tự số được ngăn cách nhau bằng dấu chấm hoặc gạch ngang thể hiện số thứ tự mẫu con trong mẫu tổng đó và số thứ tự của mẫu tổng (mẫu điểm) được thu tại một cơ sở, địa điểm hay chương trình. Ký hiệu mẫu được xây dựng bằng cách ghép một số modun ký hiệu trong số các kiểu sau:
+ Modun về thành phần môi trường: chọn 01 chữ cái N hoặc L để chỉ dẫn về thành phần môi trường. Modun này phải có và đặt đầu tiên trong ký hiệu.
+ Modun về thời gian thu mẫu: dùng 02 đến 04 chữ số chỉ dẫn về tháng hoặc tháng và năm, ví dụ 919 để chỉ tháng 9 năm 2019, 1119 để chỉ tháng 11 năm 2019. Modun này phải có và đặt thứ hai, sau chữ N hoặc L của ký hiệu.
+ Modun về địa điểm (cơ sở + địa danh) được thu mẫu: chọn 02 đến 04 chữ cái chỉ dẫn về tên cơ sở hoặc địa danh. Ví dụ, Công ty giấy Bùng Binh thì có thể sử dụng ký hiệu GBB hoặc BB hoặc CGB. Tương tự là chỉ dẫn về địa danh thu mẫu, ví dụ: Hà Nam là HNA hoặc HAN, hoặc HANA hoặc HN, hoặc NAM.v.v.; Hòa Bình là HOBI, hoặc HOB, hoặc HB.v.v. Modun này có hoặc không là tùy chọn.
+ Modun số thứ tự của mẫu tổng (mẫu điểm) tại một cơ sở hay địa điểm được thu mẫu: dùng 01 đến 02 chữ số chỉ dẫn về số thứ tự, ví dụ: 1, 01, 11 để chỉ là mẫu tổng thứ nhất, thứ mười một. Modun này phải có với mẫu nước thải.
+ Modun về số thứ tự của mẫu con của một mẫu tổng: dùng 01 đến 02 chữ số chỉ dẫn về số thứ tự. Modun này được ghép liền sau modun số thứ tự của mẫu tổng và ngăn cách bằng dấu chấm hoặc gạch ngang (.1, .2, .3, .4, .5 hoặc -1, -2, -3, -4, -5). Modun này phải có đối với các mẫu con trong mẫu tổng.
Ví dụ: Mẫu nước thải thu của Công ty cổ phần giấy Bùng Binh có thể ký hiệu như sau: N919GBB1 cho mẫu tổng và N919GBB1.1, N919GBB1.2 cho các mẫu con; hoặc N919BB01 cho mẫu tổng và N919BB01.1; N919BB01.2 cho các mẫu con; hoặc L919BBX1 cho mẫu tổng và L919BBX1.1, L919BBX1.2 cho các mẫu con.v.v./.
PHỤ LỤC IV
BÁO CÁO THU MẪU MÔI TRƯỜNG (MẪU BM-BCTM)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Mẫu BM-BCTM
BH theo TT số 41/2020/TT-BCA ngày 06/5/2020
CÔNG AN...............................................
PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
........................., ngày....... tháng...... năm 20.....
BÁO CÁO THU MẪU MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường
Cán bộ báo cáo:...........................................................................................................
Thu mẫu theo yêu cầu của:............................................................................................
Ngày thực hiện:.............................................................................................................
Nhóm cán bộ thu mẫu gồm: ..........................................................................................
....................................................................................................................................
Tên cơ sở/địa điểm thu mẫu:.........................................................................................
....................................................................................................................................
Loại hình sản xuất/kinh doanh:.......................................................................................
Kết quả thu mẫu (Tóm tắt loại mẫu, số điểm thu mẫu, số mẫu tổng, cách thức bảo quản):
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
(Có Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường kèm theo)
Các thông tin khác
(Vấn đề cần lưu ý hoặc phát sinh trong quá trình thu mẫu):
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Mẫu thu xong được bàn giao cho:.................................................................................
....................................................................................................................................
Phê duyệt của Lãnh đạo
Cán bộ báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC V
TIÊU CHÍ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM ĐỊNH NƯỚC THẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
1. Mẫu trắng phương pháp: Được phân tích đầu tiên trong mỗi mẻ mẫu. Giá trị của mẫu trắng phương pháp được chấp nhận khi nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp.
2. Mẫu chuẩn phương pháp: Được đánh giá thông qua độ thu hồi:
Trong đó:
R%: Độ thu hồi dưới dạng phần trăm;
C: Nồng độ của mẫu chuẩn phân tích được;
CS: Nồng độ thực của mẫu chuẩn.
Kết quả phân tích được chấp nhận khi R% nằm trong khoảng kiểm soát do chính phòng thử nghiệm thiết lập dựa trên phê duyệt phương pháp, đáp ứng theo yêu cầu của phương pháp nhưng phải trong khoảng từ 80% đến 120%. Đối với các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp với quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP , giá trị R% phải trong khoảng từ 80% đến 120%.
3. Mẫu thêm chuẩn: Được đánh giá thông qua độ thu hồi (R%) của mẫu thêm chuẩn trên nền mẫu môi trường:
Trong đó:
R%: Độ thu hồi dưới dạng phần trăm;
Cs: Nồng độ phân tích được của mẫu thêm chuẩn;
C: Nồng độ của mẫu nền;
S: Nồng độ thêm vào mẫu nền.
Kết quả phân tích được chấp nhận khi R% nằm trong khoảng kiểm soát do chính phòng thử nghiệm thiết lập dựa trên phê duyệt phương pháp, đáp ứng theo yêu cầu của phương pháp nhưng phải trong khoảng từ 80% đến 120%. Đối với các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp với quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP , giá trị R% phải trong khoảng từ 80% đến 120%.
4. Mẫu lặp phương pháp: Đối với hai lần lặp, độ chụm được đánh giá dựa trên việc đánh giá phần trăm sai khác tương đối của mẫu lặp (RPD), được tính toán như sau:
Trong đó:
RPD: Phần trăm sai khác tương đối của mẫu lặp;
LD1: Kết quả phân tích lần thứ nhất;
LD2: Kết quả phân tích lần thứ hai.
Kết quả phân tích được chấp nhận khi RPD của mẫu lặp nằm trong khoảng kiểm soát do chính phòng thử nghiệm thiết lập dựa trên phê duyệt phương pháp, đáp ứng theo yêu cầu của phương pháp áp dụng nhưng không vượt quá 20%. Đối với các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp với quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP , giá trị RPD phải nhỏ hơn hoặc bằng 20%./. | {
"issuing_agency": "Bộ Công An",
"promulgation_date": "06/05/2020",
"sign_number": "41/2020/TT-BCA",
"signer": "Tô Lâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-so-370-KH-BTP-2019-Tong-ket-05-nam-thi-hanh-Luat-Hoa-giai-o-co-so-2013-416174.aspx | Kế hoạch số 370/KH-BTP 2019 Tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 370/KH-BTP
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2019
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ NĂM 2013
Luật hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Sau 05 năm triển khai thi hành, Luật Hòa giải ở cơ sở đã từng bước đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực; bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn nhất định. Để đánh giá tổng thể tác động của văn bản Luật đối với đời sống xã hội, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, gồm các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 (những kết quả đạt được, ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khó khăn, nguyên nhân; bài học kinh nghiệm trong triển khai thi hành Luật, từ đó kiến nghị các nhiệm vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở giai đoạn tiếp theo).
b) Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; sự phù hợp của Luật với thực tiễn đời sống từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.
c) Tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở phải nghiêm túc, khách quan và toàn diện; hiệu quả, tiết kiệm.
b) Nội dung tổng kết phải thiết thực, trung thực; có số liệu cụ thể, bám sát các nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (ban hành tại Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Phạm vi tổng kết
Kết quả đạt được sau 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và trên phạm vi toàn quốc (tính từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018).
2. Nội dung tổng kết
Bám sát các nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ trường Bộ Tư pháp), trong đó tập trung vào những nội dung chính sau đây:
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở: Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tình hình, kết quả thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở:
+ Củng cố, kiện toàn đội ngũ quản lý, thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;
+ Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng và phát hành tài liệu về hòa giải ở cơ sở;
+ Thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
+ Bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở; kết quả huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở.
- Công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở;
- Kiến nghị, đề xuất.
3. Hình thức tổng kết
3.1. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn cụ thể, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và tổ chức có liên quan chủ động tổ chức tổng kết bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả.
3.2. Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật trên phạm vi toàn quốc.
3.3. Căn cứ tình hình thực tế, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương có thể tổ chức điều tra, khảo sát, hội nghị, hội thảo, tọa đàm để cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác tổng kết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở Kế hoạch này, tổ chức pháp chế, đơn vị chức năng có liên quan của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu tổ chức đoàn thể Trung ương; Sở Tư pháp chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; báo cáo kết quả tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (theo Đề cương đính kèm Kế hoạch này) về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 01/4/2019.
2. Giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện các nhiệm vụ;
- Hướng dẫn, kịp thời giải đáp vướng mắc trong quá trình tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật trên phạm vi toàn quốc; xây dựng báo cáo tổng kết toàn quốc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Trình cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong 05 năm thi hành Luật.
3. Giao Văn phòng Bộ, Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ Thi đua - Khen thưởng và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
4. Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, tổ chức chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khuyến khích việc huy động các nguồn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện các hoạt động tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, số điện thoại; 024.62739470) để được hướng dẫn, giải đáp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: Văn thư, Vụ PBGDPL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương (đề nghị thống kê cụ thể các văn bản đã ban hành)
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai (tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu...); kết quả đạt được.
- Số lượng cán bộ, công chức, nhân dân được giao nhiệm vụ về hòa giải ở cơ sở được tuyên truyền, phổ biến.
- Đánh giá kết quả.
3. Tình hình, kết quả thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
3.1. Kết quả củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở.
- Số lượng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
3.2. Tình hình và kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trong phạm vi quản lý ở địa phương.
- Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng và phát hành tài liệu về hòa giải ở cơ sở.
- Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
(Theo Phụ lục I kèm theo)
- Đánh giá tình hình, kết quả hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
4. Tình hình, kết quả bố trí kinh phí hằng năm và tổng kinh phí 05 năm cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương (Theo Phụ lục II kèm theo)
Đánh giá việc thực hiện các điều kiện bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn; kết quả xã hội hóa công tác hòa giải ở cơ sở.
5. Công tác kiểm tra, sơ kết việc thi hành Luật Hòa giải ờ cơ sở; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở
6. Đánh giá chung
- Đánh giá chung những kết quả đạt được.
- Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở; về hiệu quả đưa Luật Hòa giải ở cơ sở vào cuộc sống.
- Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
Những vướng mắc, bất cập trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan.
3. Bài học kinh nghiệm
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đề xuất, kiến nghị
1.1. Về hoàn thiện các quy định của pháp luật
Kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
1.2. Về tổ chức thi hành Luật
Các đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Giải pháp
Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng tỷ lệ hòa giải thành; tăng cường sử dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
- Giải pháp trước mắt.
- Giải pháp lâu dài.
PHỤ LỤC I
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(kèm theo Báo cáo số…. ngày… tháng… năm 2019 của UBND tỉnh/thành phố …. về kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở)
STT
Nội dung
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
1
Số tổ hòa giải
2
Số hòa giải viên
Tổng số
Nam
Nữ
Dân tộc thiểu số (nếu có)
3
Kết quả hòa giải ở cơ sở
Tổng số vụ việc hòa giải
Hòa giải thành
Hòa giải không thành
Tỷ lệ % hòa giải thành
PHỤ LỤC II
KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ
(kèm theo Báo cáo số:….. ngày…. tháng…. năm 2019 của UBND tỉnh/thành phố…… về tổng kết 05 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở)
Đơn vị: đồng
STT
Nội dung chi
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
1
Thù lao cho hòa giải viên (vụ việc/tổ)
2
Chi hỗ trợ hoạt động của Tổ hòa giải
Chi bầu hòa giải viên
Hỗ trợ Tổ hòa giải (Văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu)
Chi khác (sinh hoạt Tổ hòa giải, hỗ trợ thêm cho HGV các vụ việc cụ thể...)
3
Chi tập huấn, cung cấp tài liệu, nâng cao năng lực cho hòa giải viên
4
Chi hỗ trợ hòa giải viên gặp tai nạn, rủi ro
5
Kinh phí xã hội hóa (nếu có)
6
Tổng cộng | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "29/01/2019",
"sign_number": "370/KH-BTP",
"signer": "Phan Chí Hiếu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-240-KH-UBND-cap-nhap-du-lieu-van-ban-quy-pham-phap-luat-Hoi-dong-Uy-ban-Ha-Noi-2016-336559.aspx | Kế hoạch 240/KH-UBND cập nhập dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật Hội đồng Ủy ban Hà Nội 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
240/KH-UBND
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN VIỆC CẬP NHẬT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH VÀO HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ PHÁP LUẬT
Thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Quyết định số 1663/QĐ-BTP ngày 17/9/2015 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện việc cập nhập dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cụ thể như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả nội dung của Nghị định số 52/2015/NĐ-CP, tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhập, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (gọi tắt là CSDLQG về pháp luật) đối với nội dung dữ liệu thuộc trách nhiệm địa phương cập nhật.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Nghị định số 52/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1663/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ đã nêu trong Kế hoạch, kịp thời đôn đốc, công dân và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI:
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt
nội dung cơ bản của Nghị định số 52/2015/NĐ-CP; tọa đàm trao đổi, điều tra, khảo sát thực tế và các vấn đề liên quan đến hệ thống CSDLQG về pháp luật đến các Sở, ban, ngành nhằm phục vụ nhu cầu quản lý của Nhà nước.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian: Năm 2017.
2. Tổ chức cập nhập và kiểm tra kết quả cập nhập văn bản trên CSDLQG về pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc cập nhập văn bản.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
3. Tổ chức thu thập, cập nhật và rà soát kết quả cập nhật văn bản đã được ban hành vào CSDLQG về pháp luật theo quy định của Nghị định số 52/2015/NĐ-CP.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; các cơ quan, đơn vị có văn bản phải thực hiện việc cập nhập dữ liệu.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
4. Tiếp tục thực hiện việc trích xuất từ CSDLQG về pháp luật tới các Mục văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2017.
5. Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ cập nhật văn bản vào Hệ thống CSDLQG về pháp luật và Nghị định số 52/2015/NĐ-CP.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và các năm tiếp theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
- Thực hiện việc gửi đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành (gửi bản giấy và bản điện tử) cho Sở Tư pháp để thực hiện việc cập nhập văn bản theo đúng thời gian quy định tại Điều 16 Nghị định 52/2015/NĐ-CP.
- Chỉ đạo Cổng Thông tin điện tử Thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện việc trích xuất, kết nối, tích hợp Mục văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Thành phố với CSDLQG về pháp luật.
2. Sở Tư pháp
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này và báo cáo kết quả triển khai thực hiện cập nhập văn bản vào CSDLQG về pháp luật cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp.
- Thường xuyên, kịp thời thực hiện việc cập nhập và kiểm tra, rà soát kết quả cập nhập văn bản trên CSDLQG về pháp luật, bảo đảm tính chính xác, kịp thời của văn bản được cập nhập và đăng tải trên CSDLQG về pháp luật.
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác văn bản cho Sở Tư pháp thực hiện việc cập nhập văn bản để cập nhập vào CSDLQG về pháp luật.
- Phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử Thành phố trong việc bảo đảm an toàn, chia sẻ, kết nối, tích hợp và trích xuất dữ liệu văn bản.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, về pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng chữ ký điện tử để xác định nội dung văn bản trong việc cập nhập theo đúng quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 52/2015/NĐ-CP.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc trích xuất, kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo đúng quy định tại Điều 21 Nghị định 52/2015/NĐ- CP.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện việc trích xuất, kết nối, tích hợp Trang hoặc Mục văn bản quy phạm pháp luật trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố với CSDLQG về pháp luật theo các phương án của Bộ Tư pháp cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính khả thi của phương án được lựa chọn.
- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin của Bộ Tư pháp trong việc khai thác tốt CSDLQG về pháp luật với các địa phương theo quy định về việc chia sẻ thông tin số của Luật Công nghệ thông tin và Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
4. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí giao Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành thực hiện việc cập nhập văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố và hướng dẫn thanh, quyết toán theo đúng quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.
5. Các Sở, ban, ngành có liên quan
- Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này.
- Phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc truy cập, tra cứu, trích xuất văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của thành phố Hà Nội tại CSDGQG về pháp luật.
6. Đề nghị Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân Thành phố
- Chỉ đạo bộ phận Văn thư thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân Thành phố gửi kịp thời và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành (gửi bản giấy và bản điện tử) cho Sở Tư pháp để thực hiện việc cập nhập và đăng tải văn bản theo đúng thời gian quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định 52/2015/NĐ-CP.
- Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành để sử dụng kết quả rà soát cho việc đối chiếu, cập nhập thông tin của văn bản trên CSDLQG về pháp luật theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 52/2015/NĐ-CP.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- TT TU, TT HĐND (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CPVP; Các phòng: NC; TKBT, TH;
- Cổng giao tiếp điện tử Thành phố;
- Lưu: VT, NC(B).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "27/12/2016",
"sign_number": "240/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-15-2014-CT-UBND-tuyen-truyen-su-dung-tong-dai-cuu-nan-ho-phong-chua-chay-114-Ho-Chi-Minh-239357.aspx | Chỉ thị 15/2014/CT-UBND tuyên truyền sử dụng tổng đài cứu nạn hộ phòng chữa cháy 114 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 15/2014/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2014
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ SỬ DỤNG TỔNG ĐÀI CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 114
Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số tai nạn nghiêm trọng, nhưng thông tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ chưa được kịp thời chuyển đến lực lượng chức năng dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác cứu nạn, cứu hộ.
Để đảm bảo tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết chức năng tiếp nhận, xử lý thông tin cứu nạn, cứu hộ và phòng cháy chữa cháy của số điện thoại 114, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị:
1. Các thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được thông báo kịp thời, chính xác theo tổng đài điện thoại cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp 114.
- Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn, cứu hộ; đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua tổng đài điện thoại 114.
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tiếp nhận và kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các thông tin sự cố, tai nạn và các yêu cầu về cứu nạn, cứu hộ qua tổng đài điện thoại 114.
2. Các đơn vị phối hợp, khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn người dân gọi đến tổng đài điện thoại 114 để thông báo các thông tin về thiên tai, tai nạn, cứu nạn, cứu hộ:
a) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và các Sở - ngành Thành phố liên quan xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền sâu rộng tổng đài điện thoại 114 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông báo đài và các kênh truyền thông khác.
- Chỉ đạo các đơn vị thông tin di động trên địa bàn Thành phố thực hiện nhắn tin thông báo, hướng dẫn cho người sử dụng các thuê bao di động đang hoạt động biết đến tổng đài điện thoại 114.
b) Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy nghiên cứu, đề xuất bổ sung, điều chỉnh tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy để người dân biết và kịp thời thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ đến tổng đài điện thoại 114.
c) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về số tổng đài 114 với nội dung sinh động, dễ hiểu.
d) Ban An toàn giao thông Thành phố triển khai lắp đặt băng rôn tuyên truyền về số điện thoại 114 tại các khu vực bến xe, bến tàu, bến cảng, ga xe lửa, nhà ga sân bay, trên các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt), đường thủy (đò phà), các khu vực công cộng.
đ) Ủy ban nhân dân các quận - huyện xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền sâu rộng số điện thoại 114 thông qua các kênh thông tin; sử dụng số điện thoại 114 trong các phương án diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của đơn vị, địa phương.
e) Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trên địa bàn Thành phố phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền về số điện thoại cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp 114 trên các kênh truyền hình, kênh phát thanh.
g) Các đơn vị thông tin di động trên địa bàn thành phố thực hiện chỉ đạo của cơ quan Nhà nước triển khai nhắn tin thông báo, hướng dẫn cho người sử dụng các thuê bao di động đang hoạt động biết về việc tiếp nhận các tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thông qua số điện thoại khẩn cấp 114; nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện định vị thuê bao di động phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
h) Thủ trưởng các Sở - ngành trên địa bàn thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân biết số điện thoại khẩn cấp 114 thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin tai nạn, cứu nạn, cứu hộ.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố) tham mưu cho Lãnh đạo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố xây dựng phương án diễn tập và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tuyên truyền về tổng đài 114.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thường trực Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống, trang thiết bị của các tổng đài 113, 114 và 115; đồng thời theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố các nội dung thực hiện trong Chỉ thị này.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;
- Bộ Công an;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Trung tâm PCLB khu vực miền Nam;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Sở, ban, ngành, Đoàn thể Thành phố;
- Các thành viên BCH PCLB và TKCN TP;
- Các Tổng Công ty 90, 91 đóng tại TP;
- UBND quận - huyện, phường - xã, thị trấn;
- Cơ quan Báo, Đài Thành phố;
- VPUB: CPVP; các Phòng CV; TTCB;
- Lưu: VT, (CNN-V) H. 215
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "09/07/2014",
"sign_number": "15/2014/CT-UBND",
"signer": "Lê Hoàng Quân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-04-2012-TT-BGTVT-thu-tuc-cap-phep-cho-tau-bien-nuoc-136434.aspx | Thông tư 04/2012/TT-BGTVT thủ tục cấp phép cho tàu biển nước | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 04/2012/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỦ TỤC CẤP PHÉP CHO TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI VẬN TẢI NỘI ĐỊA
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp phép cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về các trường hợp cho phép tàu biển nước ngoài vận tải nội địa, thủ tục cấp Giấy phép vận tải nội địa và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép vận tải nội địa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi tàu biển được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Tàu biển nước ngoài là tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài.
3. Vận tải nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà địa điểm nhận hàng và địa điểm trả hàng thuộc vùng biển hoặc nội thủy của Việt Nam.
4. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
5. Giấy phép vận tải nội địa là Giấy phép do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa.
Điều 4. Các trường hợp cấp phép cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép vận tải nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng;
b) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
c) Giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng.
2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy phép vận tải nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển.
Chương 2.
THỦ TỤC CẤP PHÉP CHO TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI VẬN TẢI NỘI ĐỊA
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này: Chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
b) 01 (một) bản sao chụp Giấy chứng nhận Đăng ký tàu biển.
c) 01 (một) bộ hồ sơ đăng kiểm tàu biển bao gồm các Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao chụp).
d) 01 (một) bản sao có công chứng Hợp đồng đại lý hoặc 01 (một) bản sao có chứng thực giấy chỉ định đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài (trong trường hợp đơn vị đề nghị là đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài).
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này: Chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ Hàng hải tại khu vực mà tàu khách du lịch neo đậu.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này và Phương án chi tiết vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.
Điều 6. Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải nội địa
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này:
a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, lập Báo cáo thẩm định theo các quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này và gửi kèm theo hồ sơ trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định của Cục Hàng hải Việt Nam, cơ quan được giao rà soát, tham mưu và trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, cấp Giấy phép vận tải nội địa. Trường hợp không cấp Giấy phép vận tải nội địa phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Bộ Giao thông vận tải trả kết quả qua hệ thống bưu chính đến chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu; đồng thời sao gửi đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Cục Hàng hải Việt Nam để phối hợp quản lý, theo dõi.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
a) Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cảng vụ Hàng hải có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cảng vụ Hàng hải thẩm định, cấp Giấy phép vận tải nội địa. Trường hợp không cấp Giấy phép vận tải nội địa phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Cảng vụ Hàng hải trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến chủ tàu hoặc đại lý đại diện cho chủ tàu; đồng thời sao gửi đến Cục Hàng hải Việt Nam để báo cáo.
Điều 7. Thời hạn của Giấy phép vận tải nội địa
1. Thời hạn của Giấy phép vận tải nội địa không quá 01 (một) năm được áp dụng đối với tàu biển phục vụ 01 (một) cơ sở sản xuất hàng hóa hoặc đối với tàu biển mà loại tàu đó chưa có tại Việt Nam;
2. Thời hạn của Giấy phép vận tải nội địa không quá 06 (sáu) tháng được áp dụng đối với các loại tàu biển khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn của Giấy phép vận tải nội địa theo chuyến được áp dụng đối với tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.
Điều 8. Thu hồi Giấy phép vận tải nội địa
1. Giấy phép vận tải nội địa bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển không còn khả năng đáp ứng đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý theo quy định của pháp luật.
b) Vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép vận tải nội địa cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa.
c) Giả mạo, tẩy xóa hoặc cố ý làm sai lệch các thông tin liên quan về tàu biển, tuyến vận tải, hàng hóa, hành khách và hành lý.
2. Cơ quan thu hồi Giấy phép vận tải nội địa:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Giám đốc Cảng vụ Hàng hải khu vực thu hồi Giấy phép vận tải nội địa đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có tàu biển nước ngoài tham gia vận tải nội địa.
a) Phải xuất trình Giấy phép vận tải nội địa cho Cảng vụ Hàng hải, các cơ quan có liên quan tại cảng khi làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng.
b) Thực hiện vận tải nội địa đúng theo nội dung trong Giấy phép vận tải nội địa.
2. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
a) Thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định tại Thông tư này.
b) Chịu trách nhiệm về mọi nội dung liên quan trong quá trình thẩm định hồ sơ.
c) Tổng hợp các thông tin, số liệu thống kê liên quan đến giá cước vận chuyển, hàng hóa, hành khách, hành lý và tàu biển nước ngoài, tàu biển Việt Nam. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải vào ngày 25 các tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 hàng năm.
d) Không tiếp nhận và xử lý hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam.
a) Chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải thực hiện việc kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm đối với tàu biển nước ngoài vận tải nội địa.
b) Hàng tháng thống kê và đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về danh sách tàu nước ngoài tham gia vận tải nội địa.
c) Là đầu mối tiếp nhận mọi thông tin phản ánh về tàu nước ngoài vận tải nội địa. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp vi phạm các quy định của Thông tư này, pháp luật Việt Nam.
d) Hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện việc cho phép tàu biển nước ngoài vận tải nội địa.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 03 Phụ lục, như sau:
a) Phụ lục I: Mẫu Giấy phép vận tải nội địa do Bộ Giao thông vận tải cấp.
b) Phụ lục II: Mẫu Giấy phép vận tải nội địa do Cảng vụ Hàng hải cấp.
c) Phụ lục III: Mẫu đơn đề nghị.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 11;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Trang thông tin điện tử của Bộ GTVT;
- Lưu: VT, VTải.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC I
MẪU GIẤY PHÉP VẬN TẢI NỘI ĐỊA DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số …..../2012/TT-BGTVT ngày / /2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY PHÉP VẬN TẢI NỘI ĐỊA
Số: …………./20…/GPVT
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép tàu biển nước ngoài có các thông số cơ bản sau đây được vận tải nội địa:
1. Thông tin về tàu:
a) Tên tàu: …………………………; Quốc tịch: ………………………..
b) Năm đóng: ………………………; Loại tàu: ………………………….
c) Hô hiệu/Số IMO: ……………......; Tổng trọng tải (DWT)……………
d) Tổng dung tích: …………………………………………………………
2. Thông tin về hàng hóa, thời hạn vận tải và tuyến vận tải:
a) Loại hàng: ……………………………………………………………….
b) Thời hạn vận tải: từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …….
c) Tuyến vận tải: …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...
3. Thông tin khác:
a) Nơi cấp, ngày cấp Giấy phép: ……………………………………………………….
b) Đơn vị đại lý (tên, địa chỉ, điện thoại - nếu có): …………………………………
c) Chủ sở hữu tàu (tên, địa chỉ, điện thoại): …………………………………………..
BỘ TRƯỞNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY PHÉP VẬN TẢI NỘI ĐỊA DO CẢNG VỤ HÀNG HẢI CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số …..../2012/TT-BGTVT ngày / /2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG HẢI ……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY PHÉP VẬN TẢI NỘI ĐỊA
Số: …………./20…/GPVT
Giám đốc Cảng vụ hàng hải …………….. cho phép tàu biển nước ngoài có các thông số cơ bản sau đây được vận tải nội địa:
1. Thông tin về tàu:
a) Tên tàu: …………………………; Quốc tịch: ……………………………………....
b) Năm đóng: ………………………; Loại tàu: ………………………………………..
c) Hô hiệu/Số IMO: ……………......; Tổng trọng tải (DWT)………………………….
d) Tổng dung tích: ……………………………………………………………………….
2. Thông tin về hành khách, thời hạn vận tải và tuyến vận tải:
a) Số lượng hành khách: ……………………………………………………………….
b) Thời hạn vận tải: ……………………………………………………………………...
c) Tuyến vận tải: …………………………………………………………………………
3. Thông tin khác:
a) Nơi cấp, ngày cấp Giấy phép: ………………………………………………………
b) Đơn vị đại lý (tên, địa chỉ, điện thoại - nếu có): …………………………………
c) Chủ sở hữu tàu (tên, địa chỉ, điện thoại): …………………………………………..
GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số …..../2012/TT-BGTVT ngày / /2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /…………
... … … …, ngày tháng năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI NỘI ĐỊA
Kính gửi: (tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
- Tổ chức đề nghị: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………….; Fax: …………………………………………….
- Chủ tàu: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………….; Fax: …………………………………………….
Đề nghị cho tàu biển nước ngoài vận tải nội địa Việt Nam với các thông tin sau:
1. Thông tin về tàu:
a) Tên tàu: …………………………; Quốc tịch: ……………………………………........
b) Năm đóng: ………………………; Loại tàu: …………………………………………...
c) Hô hiệu/Số IMO: ……………......; Tổng trọng tải (DWT)……………………………..
d) Tổng dung tích: …………………………………………………………………………..
2. Thông tin về hàng hóa hoặc hành khách, thời hạn vận tải và tuyến vận tải:
a) Loại hàng vận chuyển hoặc số lượng hành khách: ………………………………….
b) Thời hạn vận tải hoặc số chuyến vận tải: ……………………………………………..
c) Tuyến vận tải: …………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ và quá trình hoạt động của tàu biển trên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …………………….;
- …………………….;
- …………………….;
- Lưu: VT, ….
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "29/02/2012",
"sign_number": "04/2012/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-82-2006-ND-CP-quan-ly-hoat-dong-xuat-nhap-khau-tai-xuat-nhap-noi-tu-bien-qua-canh-nuoi-sinh-san-truong-trong-cay-nhan-tao-quy-hiem-13544.aspx | Nghị định 82/2006/NĐ-CP quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tái xuất nhập nội từ biển quá cảnh nuôi sinh sản trưởng trồng cấy nhân tạo quý hiếm | CHÍNH PHỦ -------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 82/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, NHẬP NỘI TỪ BIỂN, QUÁ CẢNH, NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG VÀ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:
a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi là Công ước CITES).
b) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Loài dùng để chỉ bất kỳ một loài, một phân loài hay một quần thể động vật, thực vật cách biệt về mặt địa lý.
2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hay thực vật với nhau.
3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES là giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
4. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
5. Phụ lục của Công ước CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
b) Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.
c) Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công ước CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
6. Động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:
a) Nhóm I là danh mục những loài động vật, thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao; nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
b) Nhóm II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng; hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã (sau đây gọi là mẫu vật) là động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã.
8. Vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.
9. Không vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi, dịch vụ vận chuyển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã không nhằm mục đích lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES các nước.
10. Nhập nội từ biển là đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
11. Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã được nhập khẩu trước đây.
12. Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm mục đích tạo ra những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai, đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó.
13. Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật hoang dã từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát.
14. Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi giữ động vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
15. Cơ sở trồng cấy nhân tạo là nơi trồng, cấy từ hạt, hợp tử, mầm, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
16. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu được nuôi trong trại nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
17. Cá thể thế hệ F1 là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.
18. Cá thể thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.
19. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình.
20. Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Mẫu vật là động vật sống không được coi là đồ lưu niệm.
21. Mẫu vật săn bắn là mẫu vật có được từ hoạt động săn bắn hợp pháp.
22. Mẫu vật tiền công ước là mẫu vật được quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, có được trước ngày loài đó được đưa vào Phụ lục của Công ước CITES. Ngày có được mẫu vật là ngày thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống của chúng.
b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.
c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.
23. Nước thành viên là quốc gia mà ở đó Công ước CITES có hiệu lực.
Chương 2:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ NHẬP NỘI TỪ BIỂN MẪU VẬT
Điều 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES vì mục đích thương mại.
2. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES, mẫu vật tiền Công ước.
b) Nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ lục II của Công ước CITES.
3. Mẫu vật là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép CITES, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mẫu vật được sử dụng không vì mục đích thương mại.
b) Tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu mang theo người hoặc là một phần của vật dụng hộ gia đình khi di chuyển giữa các nước.
c) Số lượng không vượt quá quy định của Công ước CITES, áp dụng đối với một số loài động vật, thực vật hoang dã.
Điều 4. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.
2. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
c) Mẫu vật phải được đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Điều 5. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Cấm xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I-A theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại.
2. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm không vì mục đích thương mại; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I-A không vì mục đích thương mại; mẫu vật (trừ sản phẩm gỗ) các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II-A.
3. Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
Điều 6. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo
1. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.
2. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
c) Mẫu vật phải được đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Điều 7. Điều kiện xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị định này
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị định này khi có yêu cầu, phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Giấy phép theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.
Điều 8. Quá cảnh mẫu vật các loài động vật hoang dã còn sống
Việc vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận bằng văn bản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này; phải thực hiện kiểm dịch động vật và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan.
Chương 3:
NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
1. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan Kiểm lâm tỉnh) có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (trừ các loài thuỷ sinh) quy định tại Nghị định này. Những địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trách nhiệm này.
2. Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thuỷ sinh. Những địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản thực hiện trách nhiệm này.
Điều 10. Điều kiện về trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:
a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.
b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.
c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.
d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.
2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.
b) Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
c) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.
Điều 11. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES phải đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam để gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế xem xét, phê duyệt. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 3-A và Phụ biểu 3-B kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES uỷ quyền cho cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký.
2. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Đối với các loài thuỷ sinh, đăng ký với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đăng ký với sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này. Vào tháng 11 hàng năm cơ quan tiếp nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại khoản này có trách nhiệm báo cáo với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tình hình đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo tại địa phương.
3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
a) Đối với trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES thời hạn như sau:
- Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES, cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo lý do từ chối cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
- Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm định, Cơ quan quản lý CITES phải xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
- Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES thông báo cho cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này về kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo để quản lý.
b) Đối với trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES, chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại các Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật quy định tại khoản 2 Điều này phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
Điều 12. Điều kiện và đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Đối với các loài thuỷ sinh đăng ký với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đăng ký với sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản quy định tại các Phụ biểu 3-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm I B); hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng quy định tại Phụ biểu 4-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm II B) kèm theo Nghị định này.
3. Cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm:
a) Đối với loài cây gỗ, phải đăng ký rừng trồng tại hạt kiểm lâm sở tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
b) Đối với các loài thực vật không phải cây gỗ, phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Hồ sơ đăng ký quy định tại các Phụ biểu 3-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm I A) và Phụ biểu 4-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm II A) kèm theo Nghị định này.
Chương 4:
CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM
Điều 13. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, có Giám đốc và các Phó giám đốc, Văn phòng thường trực (gọi là Văn phòng CITES Việt Nam) đặt tại Cục Kiểm lâm và các Chi nhánh Văn phòng CITES Việt Nam tại miền Trung và miền Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được sử dụng con dấu riêng.
Văn phòng CITES Việt Nam có các bộ phận thực thi, thông tin tuyên truyền và đào tạo, cấp phép, quản lý các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo và quan hệ quốc tế.
2. Nhiệm vụ của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:
a) Đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nước thành viên Công ước CITES.
b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi Công ước CITES tại Việt Nam.
c) Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước CITES.
d) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
đ) Công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, được thay đổi sau Hội nghị các nước thành viên.
e) Cấp, thu hồi chứng chỉ CITES, giấy phép CITES, giấy phép xuất, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
g) Đăng ký với Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES đủ điều kiện xuất khẩu.
h) Kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại; các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này.
i) Hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.
k) Phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan theo quy định của Công ước CITES và pháp luật Việt Nam.
3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại nhà ga hàng không, nhà ga đường sắt, cảng biển, khu vực cửa khẩu.
4. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
Điều 14. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam
1. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Thuỷ sản và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
2. Nhiệm vụ của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam:
a) Tư vấn khoa học cho Cơ quan quản lý CITES, các cơ quan quản lý liên quan về các vấn đề sau:
- Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm của các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên.
- Cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
- Tên khoa học các loài động vật, thực vật, giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã.
- Trung tâm cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống, nơi sinh sống phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu.
- Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã; thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã.
b) Được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền để kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật.
c) Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến việc thực thi Công ước CITES.
d) Soạn thảo tài liệu khoa học, các đề xuất liên quan đến việc thực thi Công ước CITES; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế.
3. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
Chương 5:
GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ
Điều 15. Các loại giấy phép, chứng chỉ
1. Giấy phép CITES quy định tại Phụ biểu 2-A kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ, dán tem CITES và đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định tại Phụ biểu 2-B kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ, có chữ ký, họ và tên của chủ trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
3. Chứng chỉ tiền Công ước quy định tại Phụ biểu 2-C kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
4. Giấy phép quy định tại Phụ biểu 2-D kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giấy phép phải được ghi đầy đủ, đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
Điều 16. Cấp và quản lý giấy phép, chứng chỉ
1. Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy phép, chứng chỉ. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ.
2. Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 6 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
3. Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu phải có một bản gốc giấy phép, chứng chỉ kèm theo. Phải xuất trình giấy phép, chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
4. Nghiêm cấm các hành vi làm giả, sửa chữa, sang nhượng giấy phép, chứng chỉ.
5. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thu hồi giấy phép, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép, chứng chỉ được cấp không đúng theo quy định.
b) Giấy phép, chứng chỉ được sử dụng sai mục đích.
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép, chứng chỉ có hành vi vi phạm quy định của Công ước CITES, pháp luật Việt Nam.
d) Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực: trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải gửi trả lại giấy phép, chứng chỉ cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
6. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm ấn hành, cấp giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Điều 17. Hồ sơ cấp giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật
1. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
b) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành.
2. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại:
a) Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành.
- Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
b) Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp hoặc bản sao giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).
- Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
3. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp.
4. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị đinh này.
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).
Điều 18. Hồ sơ cấp giấy phép, chứng chỉ nhập khẩu mẫu vật
1. Nhập khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES.
c) Trường hợp nhập khẩu mẫu vật là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có giấy tờ sau đây:
- Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc của cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm. Đối với các loài thuỷ sinh, có xác nhận của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Nhập khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại:
a) Nhập khẩu mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận về quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản sao giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES.
b) Nhập khẩu mẫu vật triển lãm, biễu diễn xiếc không vì mục đích thương mại:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Giấy mời tham gia triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES.
3. Nhập khẩu mẫu vật săn bắn:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
4. Nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của nước xuất khẩu cấp.
Điều 19. Hồ sơ cấp giấy phép nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại các Phụ lục I, II của Công ước CITES
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
2. Văn bản chấp thuận của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Trung ương.
3. Trường hợp nhập nội từ biển mẫu vật là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có giấy tờ sau đây:
a) Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
b) Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về việc nhập nội mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập nội vào Việt Nam.
Điều 20. Hồ sơ đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật sống
1. Đơn đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.
3. Bản sao hợp đồng vận chuyển quá cảnh.
Điều 21. Cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm
1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo trực tiếp cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm do Cơ quan quản lý CITES ấn hành cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật lưu niệm do trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo sản xuất.
b) Có mã số do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này cấp.
c) Đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về mẫu mã, biểu tượng, nhãn mác mẫu vật là đồ lưu niệm do mình sản xuất ra.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm chỉ cấp cho các sản phẩm hoàn chỉnh tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Mỗi chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật là đồ lưu niệm cấp tối đa 4 mẫu vật cho một khách hàng.
3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm in ấn, phát hành chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cho các trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo có nhu cầu.
4. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm theo quy định tại Nghị định này.
Điều 22. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.
2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật (hoá đơn mua bán, giấy phép khai thác, giấy phép nhập khẩu).
Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES, giấy phép xuất khẩu động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam
1. Cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đối với mẫu vật.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng giấy phép, chứng chỉ. Thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
3. Thanh toán chi phí in ấn giấy phép, chứng chỉ; chi phí đánh dấu mẫu vật; chi phí giám định, định loại mẫu vật.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giám sát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu động vật hoang dã
1. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật có trách nhiệm xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vào giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này, ghi số hiệu và ngày, tháng, năm của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai hải quan; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ quan quản lý CITES.
2. Các cơ quan chức năng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này theo thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về các vụ vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Chương 6:
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 25. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Các cơ quan: Kiểm lâm, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản lý thị trường, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp quy định của Công ước CITES về xử lý mẫu vật động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của Công ước.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Xử lý mẫu vật
1. Việc tạm lưu giữ động vật sống trong khi chờ quyết định xử lý phải đảm bảo an toàn cho người và có điều kiện phù hợp về quản lý, chăm sóc động vật.
2. Các mẫu vật mà cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh, có khả năng gây thành dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu huỷ ngay. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo các quy định hiện hành của pháp luật về thú y, kiểm dịch thực vật.
3. Xử lý mẫu vật tịch thu:
a) Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, quyết định về việc trả lại mẫu vật cho nước xuất xứ đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES xác định được nước xuất xứ.
b) Đối với các mẫu vật vi phạm trong các trường hợp khác, bao gồm trường hợp quy định tại điểm a khoản này hoặc trường hợp cơ quan hải quan, các ngành chức năng phát hiện bắt giữ, tịch thu các vật phẩm, tang vật vi phạm tại các cửa khẩu hoặc trên các tuyến biên giới (đất liền và trên biển), mà nước xuất xứ không nhận nhưng không có nơi cất trữ đảm bảo thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật gần nhất để xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Công ước CITES.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này theo thẩm quyền.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "10/08/2006",
"sign_number": "82/2006/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-12-2006-TT-BTNMT-huong-dan-dieu-kien-hanh-nghe-thu-tuc-lap-ho-so-dang-ky-cap-phep-hanh-nghe-ma-so-quan-ly-chat-thai-nguy-hai-16175.aspx | Thông tư 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
Số: 12/2006/TT-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2006
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ VÀ THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, ĐĂNG KÝ, CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ, MÃ SỐ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1.1. Thông tư này hướng dẫn điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây phát sinh chất thải nguy hại hoặc tham gia quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Thông tư này áp dụng đối với chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) ở thể rắn, lỏng và bùn.
1.3. Thông tư này không áp dụng đối với: chất thải phóng xạ; hơi, khí thải; nước thải được xử lý tại hệ thống, công trình xử lý nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chất thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
2. Giải thích từ ngữ:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH) gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH.
2.2. Chủ nguồn thải
CTNH hay chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH.
2.3. Chủ vận chuyển CTNH hay chủ vận chuyển là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời CTNH.
2.4. Chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH hay chủ xử lý, tiêu huỷ là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH để thực hiện việc lưu giữ tạm thời, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH.
2.5. Cơ quan cấp phép QLCTNH (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung cho các cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép hành nghề vận chuyển, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo quy định tại Mục 3 Phần I dưới đây.
2.6. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH hay Sổ đăng ký chủ nguồn thải là hồ sơ cấp cho chủ nguồn thải CTNH, trong đó liệt kê thông tin về chủng loại, số lượng CTNH đăng ký phát sinh và quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ nguồn thải đối với CTNH được đăng ký.
2.7. Giấy phép QLCTNH là tên gọi chung cho Giấy phép hành nghề QLCTNH do CQCP cấp cho chủ vận chuyển (gọi là Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH) hoặc cho chủ xử lý, tiêu huỷ (gọi là Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH), trong đó quy định cụ thể về địa bàn hoạt động, các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành, các loại CTNH được phép quản lý cũng như trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.
2.8. Danh mục CTNH là danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Mã CTNH là mã số của từng loại CTNH trong Danh mục CTNH.
2.9. Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH để phục vụ việc quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu về các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.
2.10. Chứng từ CTNH là bảng kê được phát hành theo biểu mẫu thống nhất trên toàn quốc để cung cấp cho các chủ nguồn thải CTNH. Chứng từ CTNH là tài liệu xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm đối với CTNH giữa chủ nguồn thải và các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.
2.11. Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý tính theo đơn vị hành chính là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), mà các chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hoặc xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các chủ nguồn thải trong phạm vi đó.
3. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH:
3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải trong tỉnh.
3.2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy nhiệm Cục Bảo vệ môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên (kể cả các chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do CQCP ở địa phương cấp, nhưng có nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác).
3.3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ nhiệm (sau đây gọi chung là CQCP ở địa phương) cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh.
3.4. Việc thu hồi Giấy phép QLCTNH thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Cách tính thời hạn trong Thông tư này:
4.1. Thời hạn trong Thông tư này được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
4.2. Thời hạn trong Thông tư này được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
II. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CTNH
1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH:
Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH theo quy định tại Mục 2 Phần III của Thông tư này phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1.1. Có đăng ký hành nghề vận chuyển hàng hoá trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.2. Có Bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; hoặc có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đối với cơ sở đã hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá lại các tác động môi trường trong quá trình hoạt động để xây dựng các quy trình, phương án, biện pháp, kế hoạch phù hợp nêu tại điểm 1.6 của Mục này.
1.3. Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phương tiện vận chuyển đã được đăng ký lưu hành;
b) Phương tiện vận chuyển được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành;
c) Đối với phương tiện vận chuyển CTNH có tính nguy hại cao thì phải được trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) để có thể xác định vị trí chính xác và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH của phương tiện theo yêu cầu của cơ quan xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc của CQCP;
d) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;
đ) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
1.4. Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại CTNH (nếu có).
1.5. Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật; có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị.
1.6. Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch sau:
a) Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
b) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
c) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và lái xe;
d) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;
đ) Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe về: vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố;
e) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở khi chấm dứt hoạt động.
1.7. Có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với các chủ xử lý, tiêu huỷ có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH do CQCP có thẩm quyền cấp theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.
2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH:
Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo quy định tại Mục 3 Phần III của Thông tư này phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
2.1. Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đối với cơ sở đã hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá lại các tác động môi trường trong quá trình hoạt động để xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình phù hợp nêu tại điểm 2.9 của Mục này.
2.2. Cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
2.3. Khu chôn lấp CTNH (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
2.4. Phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại CTNH đăng ký xử lý, tiêu huỷ; được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn.
2.5. Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
a) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;
b) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
2.6. Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
2.7. Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc của CQCP.
2.8. Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì chỉ cần một cán bộ) để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ; có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hoá học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì đội trưởng có thể do một cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm).
2.9. Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình sau:
a) Quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
b) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
c) Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH;
d) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên;
đ) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;
e) Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố;
g) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.
III. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI, CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ QLCTNH, MÃ SỐ QLCTNH
Tổ chức, cá nhân có thể đồng thời làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải, đăng ký các Giấy phép QLCTNH nếu đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần II của Thông tư này.
1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
1.1. Chủ nguồn thải CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH gồm Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 1 (A) và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 (B) của Thông tư này để nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ là hồ sơ được lập theo đúng mẫu, kèm theo các giấy tờ theo quy định; có các thông tin chính xác, cụ thể, chi tiết cho việc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tài nguyên và Môi trường không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.
1.3. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải theo mẫu tại Phụ lục 1 (C) của Thông tư này.
1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường và chủ nguồn thải có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký theo điểm 1.2 nêu trên cũng như các vấn đề liên quan trong quá trình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải.
1.5. Khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, mỗi chủ nguồn thải được cấp một mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Sổ đăng ký chủ nguồn thải kèm theo bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được Sở Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận.
1.6. Sổ đăng ký chủ nguồn thải có hiệu lực cho đến khi cần điều chỉnh theo quy định tại điểm 1.7 dưới đây hoặc khi cơ sở chấm dứt hoạt động.
1.7. Chủ nguồn thải phải gửi Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu tại Phụ lục 1 (A) của Thông tư này và Sổ đăng ký hiện có đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong các trường hợp sau:
a) Đã có Sổ đăng ký được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
b) Thay đổi, bổ sung về chủng loại hoặc tăng từ 15% trở lên so với số lượng CTNH đã đăng ký phát sinh;
c) Thay đổi địa điểm cơ sở nhưng không thay đổi chủ nguồn thải (chủ sở hữu hoặc điều hành cơ sở) hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở.
Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải mới (kèm theo bản Phụ lục mới) và huỷ bỏ hiệu lực của Sổ đăng ký cũ. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Sổ đăng ký cũ được giữ lại để kèm theo Sổ đăng ký mới sau khi bổ sung Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật khác (nếu có) được Sở Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận.
2. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển CTNH:
2.1. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 2 (A.1) và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 (A.2) để nộp lên CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.
2.2. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.
2.3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, CQCP phải cấp Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH theo mẫu tại Phụ lục 2 (A.3) của Thông tư này; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tại Mục 1 Phần II của Thông tư này thì CQCP thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện các điều kiện này. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề gửi báo cáo cho CQCP sau khi đã hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu. Thời gian từ lúc CQCP gửi văn bản yêu cầu cho đến khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc hoàn thiện các điều kiện hành nghề nêu trên không tính vào thời hạn 20 ngày xem xét cấp phép.
2.4. CQCP và tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoặc hoàn thiện các điều kiện hành nghề (theo các điểm 2.2 và 2.3 của Mục này) cũng như các vấn đề liên quan trong quá trình xem xét cấp phép.
2.5. Trường hợp cần thiết, trong quá trình xem xét cấp phép, CQCP có thể tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau đây:
a) Theo quyết định của thủ trưởng hoặc người đứng đầu CQCP, thành lập Hội đồng tư vấn có chức năng tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký hành nghề, đánh giá điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển và một số vấn đề liên quan để làm căn cứ cấp phép;
b) Khảo sát cơ sở và khu vực phụ cận (thời gian khảo sát không tính vào thời hạn 20 ngày xem xét cấp phép);
c) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề;
d) Tổ chức họp với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để yêu cầu trực tiếp giải trình một số vấn đề còn vướng mắc và thống nhất về các yêu cầu cụ thể đối với chủ vận chuyển để ghi thêm vào Giấy phép;
đ) Lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia ngoài Hội đồng tư vấn, cơ quan khoa học, công nghệ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ có liên quan;
e) Tổ chức họp Hội đồng tư vấn để thống nhất việc cấp phép.
2.6. Khi được cấp Giấy phép QLCTNH, mỗi chủ vận chuyển được cấp một mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Giấy phép QLCTNH kèm theo bộ hồ sơ đăng ký hành nghề đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận.
2.7. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu tiên hoặc cấp mới cho chủ vận chuyển là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Giấy phép QLCTNH được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 (năm) năm. Thủ tục gia hạn Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự từ điểm 2.1 đến 2.5 của Mục này và phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước khi Giấy phép hết hạn. Mỗi lần gia hạn Giấy phép, CQCP xác nhận vào phần Xác nhận gia hạn Giấy phép (hoặc đổi bản Giấy phép mới khi đã dùng hết phần Xác nhận gia hạn Giấy phép). Bản Phụ lục của Giấy phép được thay bằng bản Phụ lục mới nếu có thay đổi. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo được bổ sung Đơn đăng ký gia hạn Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có) được CQCP đóng dấu xác nhận.
2.8. Chủ vận chuyển phải đăng ký điều chỉnh Giấy phép QLCTNH trong các trường hợp sau:
a) Đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
b) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về loại hình, trọng tải, thể tích thiết kế, số lượng của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời;
c) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về chủng loại CTNH đăng ký vận chuyển;
d) Có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động vận chuyển (chỉ áp dụng trong trường hợp Giấy phép do Cục Bảo vệ môi trường cấp với địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên).
đ) Thay đổi chủ vận chuyển CTNH (chủ sở hữu hoặc điều hành cơ sở) mà không thay đổi địa điểm cơ sở hoặc thay đổi địa điểm cơ sở mà không thay đổi chủ vận chuyển.
Thủ tục điều chỉnh Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự từ điểm 2.1 đến 2.5 của Mục này. Khi điều chỉnh Giấy phép, CQCP cấp một bản Giấy phép mới (kèm theo bản Phụ lục mới) có cùng mã số QLCTNH với thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày điều chỉnh và huỷ bỏ hiệu lực của bản Giấy phép cũ. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo bản Giấy phép cũ được giữ lại để kèm theo bản Giấy phép mới sau khi bổ sung Đơn đăng ký điều chỉnh Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật được CQCP đóng dấu xác nhận.
2.9. Chủ vận chuyển phải lập hồ sơ đăng ký Giấy phép QLCTNH mới trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi đồng thời chủ vận chuyển và địa điểm cơ sở;
b) Chủ vận chuyển hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do CQCP ở địa phương cấp có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác thì phải làm thủ tục đăng ký Giấy phép QLCTNH mới với Cục Bảo vệ môi trường.
3. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:
3.1. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 2 (B.1) và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 (B.2) để nộp lên CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.
3.2. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.
3.3. Sau khi kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập kế hoạch và đăng ký vận hành thử nghiệm theo hướng dẫn của CQCP. CQCP phối hợp với các cơ quan liên quan và Hội đồng tư vấn (nếu có) để giám sát và đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm. Trong trường hợp vận hành thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn môi trường, tuân thủ đúng báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH, CQCP xác nhận bằng văn bản trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm. Văn bản xác nhận này được lưu vào hồ sơ đăng ký. Trong trường hợp vận hành thử nghiệm không đạt yêu cầu thì cần điều chỉnh, cải thiện và hoàn thiện phương án để tiến hành thử nghiệm lại. Đối với lần cấp phép đầu tiên, quá trình giám sát, đánh giá, xác nhận việc vận hành thử nghiệm nêu trên được kết hợp với quá trình vận hành thử nghiệm và xác nhận việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
3.4. Trong trường hợp CQCP là Cục Bảo vệ môi trường thì CQCP phải tham khảo ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương nơi có cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.
3.5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có văn bản xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm hoặc kể từ ngày có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, CQCP phải cấp Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo mẫu tại Phụ lục 2 (B.3) của Thông tư này. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tại Mục 2 Phần II của Thông tư này thì CQCP thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện các điều kiện này. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ gửi báo cáo cho CQCP sau khi đã hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu. Thời gian từ lúc CQCP gửi văn bản yêu cầu cho đến khi nhận được báo cáo của chủ xử lý, tiêu huỷ về việc hoàn thiện các điều kiện hành nghề nêu trên không tính vào thời hạn 30 ngày xem xét cấp phép.
3.6. CQCP và tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoặc hoàn thiện các điều kiện hành nghề (theo các điểm 3.2 và 3.5 của Mục này) cũng như các vấn đề liên quan trong quá trình xem xét cấp phép.
3.7. Trường hợp cần thiết trong quá trình xem xét cấp phép, CQCP có thể tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau đây:
a) Theo quyết định của thủ trưởng hoặc người đứng đầu CQCP, thành lập Hội đồng tư vấn có chức năng tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký, đánh giá điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ, giám sát vận hành thử nghiệm và một số vấn đề liên quan để làm căn cứ cấp phép;
b) Khảo sát cơ sở và khu vực phụ cận ngoài chuyến giám sát vận hành thử nghiệm (thời gian khảo sát không tính vào thời hạn 30 ngày xem xét cấp phép);
c) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề;
d) Tổ chức họp với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để yêu cầu trực tiếp giải trình một số vấn đề còn vướng mắc và thống nhất về các yêu cầu cụ thể đối với chủ xử lý, tiêu huỷ để ghi thêm vào Giấy phép;
đ) Lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia ngoài Hội đồng tư vấn, cơ quan khoa học, công nghệ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ có liên quan;
e) Tổ chức họp Hội đồng tư vấn để thống nhất việc cấp phép.
3.8. Khi được cấp Giấy phép QLCTNH, mỗi chủ xử lý, tiêu huỷ được cấp một mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Giấy phép QLCTNH kèm theo bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận.
3.9. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu tiên hoặc cấp mới cho chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH là 03 (ba) năm kể từ ngày được cấp. Giấy phép QLCTNH được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 (năm) năm. Thủ tục gia hạn Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự tại các điểm 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 của Mục này (không cần tiến hành vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm 3.3) và phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước khi Giấy phép hết hạn. Mỗi lần gia hạn Giấy phép, CQCP xác nhận vào phần Xác nhận gia hạn Giấy phép (hoặc đổi bản Giấy phép mới khi đã dùng hết phần Xác nhận gia hạn Giấy phép). Bản Phụ lục của Giấy phép được thay bằng bản Phụ lục mới nếu có thay đổi. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo được bổ sung Đơn đăng ký gia hạn Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có) được CQCP đóng dấu xác nhận.
3.10. Chủ xử lý, tiêu huỷ phải đăng ký điều chỉnh Giấy phép QLCTNH trong các trường hợp sau:
a) Đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
b) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về loại hình, công nghệ hoặc tăng quy mô, công suất thiết kế, số lượng của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ và lưu giữ tạm thời;
c) Có nhu cầu thay đổi, bổ sung về chủng loại hoặc tăng từ 15% trở lên về số lượng CTNH đã đăng ký
xử lý, tiêu huỷ;
d) Có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động xử lý, tiêu huỷ (chỉ áp dụng cho trường hợp Giấy phép QLCTNH do Cục Bảo vệ môi trường cấp với địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên hoặc trường hợp Giấy phép do CQCP ở địa phương cấp cho việc tự xử lý, tiêu huỷ CTNH chuyển sang Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH cho nhiều chủ nguồn thải trên cùng địa bàn một tỉnh);
đ) Có nhu cầu thay đổi chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH (chủ sở hữu hoặc điều hành cơ sở) mà không thay đổi địa điểm cơ sở xử lý, tiêu huỷ hoặc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý, tiêu huỷ mà không thay đổi chủ xử lý, tiêu huỷ .
Thủ tục điều chỉnh Giấy phép được tiến hành theo trình tự tương tự từ điểm 3.1 đến 3.7 của Mục này (không cần vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm 3.3 trong trường hợp có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động theo tiết d hoặc có nhu cầu thay đổi chủ xử lý, tiêu huỷ mà không thay đổi địa điểm cơ sở theo tiết đ của điểm này). Khi điều chỉnh Giấy phép, CQCP cấp một bản Giấy phép mới (kèm theo bản Phụ lục mới) có cùng mã số QLCTNH với thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày điều chỉnh và huỷ bỏ hiệu lực của bản Giấy phép cũ. Bộ hồ sơ đăng ký kèm theo bản Giấy phép cũ được giữ lại để kèm theo bản Giấy phép mới sau khi bổ sung Đơn đăng ký điều chỉnh Giấy phép và các hồ sơ, giấy tờ có sửa đổi, bổ sung cập nhật được CQCP đóng dấu xác nhận.
3.11. Chủ xử lý, tiêu huỷ phải lập hồ sơ đăng ký Giấy phép QLCTNH mới trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi đồng thời chủ xử lý, tiêu huỷ và địa điểm cơ sở;
b) Chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên địa bàn một tỉnh theo Giấy phép QLCTNH do CQCP ở địa phương cấp (kể cả Giấy phép cho việc tự xử lý, tiêu huỷ CTNH) có nhu cầu thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động sang tỉnh khác thì phải làm thủ tục đăng ký Giấy phép mới với Cục Bảo vệ môi trường.
IV. NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI, CHỦ VẬN CHUYỂN, CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HỦY CTNH
Tổ chức, cá nhân có thể đồng thời sở hữu Sổ đăng ký chủ nguồn thải, Giấy phép hành nghề vận chuyển và/hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH, đồng thời phải thực hiện các trách nhiệm tương ứng theo quy định tại Phần này. Các trách nhiệm khác đối với chủ nguồn thải CTNH hoặc các yêu cầu cụ thể đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH được ghi thêm vào Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc CQCP nếu cần thiết.
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH:
1.1. Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.2. Thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có).
1.3. Áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu huỷ an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu huỷ CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.
1.4. Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; bố trí nơi lưu giữ tạm thời CTNH an toàn; đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau:
a) Tên CTNH, mã CTNH theo Danh mục CTNH;
b) Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải;
c) Mô tả về các nguy cơ do chất thải có thể gây ra;
d) Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”;
đ) Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.
CTNH phải được nhanh chóng đưa đi xử lý, tiêu huỷ. Trong trường hợp cần phải lưu giữ tạm thời CTNH quá thời hạn 06 (sáu) tháng do chưa có công nghệ xử lý, tiêu huỷ an toàn hoặc chưa tìm được chủ xử lý, tiêu huỷ phù hợp, thì phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường và định kỳ 06 (sáu) tháng một lần báo cáo cho cơ quan này.
1.5. Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, đã được đào tạo, tập huấn về QLCTNH để đảm nhiệm việc phân loại, quản lý CTNH, phòng ngừa và ứng phó sự cố tại cơ sở. Nếu không đủ năng lực phân loại và quản lý CTNH thì phải hợp đồng với các đơn vị tư vấn về môi trường để được hỗ trợ kỹ thuật thích hợp.
1.6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra, gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình tự thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác.
1.7. Nếu chủ nguồn thải có nhu cầu hành nghề vận chuyển và/hoặc xử lý, tiêu huỷ CTNH thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển và/hoặc xử lý, tiêu huỷ theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần II, làm thủ tục đăng ký để được cấp Giấy phép hành nghề QLCNH theo quy định tương ứng tại các Mục 2, 3 Phần III và sau đó thực hiện các trách nhiệm theo quy định tương ứng tại các Mục 2, 3 Phần IV của Thông tư này.
1.8. Khi không có đủ khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì phải ký hợp đồng với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH đã được cấp Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động phù hợp.
1.9. Sử dụng Chứng từ CTNH do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp để xuất cho chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ mỗi khi chuyển giao CTNH. Chủ nguồn thải phải thống nhất với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH đã ký và các quy định trong Giấy phép QLCTNH của chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ.
1.10. Chỉ chuyển giao cho chủ vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH theo đúng nội dung Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xử lý, tiêu huỷ và Chứng từ CTNH đã khai.
1.11. Thực hiện đúng quy trình xuất Chứng từ CTNH (gồm 6 liên) theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm yêu cầu, nhắc nhở để bảo đảm nhận lại hai liên cuối cùng của Chứng từ CTNH, cũng như kiểm tra phần xác nhận của chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ sau khi kết thúc chuyển giao CTNH, sau đó chuyển liên 6 cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được. Nếu chủ nguồn thải đồng thời là chủ vận chuyển và/hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ đối với một số chủng loại CTNH nhất định thì chủ nguồn thải tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.
Sau thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày chuyển giao CTNH cho chủ vận chuyển, nếu không nhận được liên 5 và liên 6 của Chứng từ CTNH từ chủ xử lý, tiêu huỷ thì phải có trách nhiệm báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp theo dõi, xử lý.
1.12. Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài, chủ nguồn thải còn có trách nhiệm sau:
a) Phối hợp với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ (ở nước ngoài) để tuân thủ các quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài bằng cách gửi đầy đủ thông tin về chuyến hàng dự kiến xuất khẩu đến Cục Bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (A) của Thông tư này;
b) Chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam;
c) Yêu cầu chủ vận chuyển xuyên biên giới lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới gồm đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (B) của Thông tư này;
d) Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vận chuyển bất hợp pháp CTNH xuyên biên giới khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường.
1.13. Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo mẫu tại Phụ lục 4 (A) của Thông tư này.
1.14. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương hoặc địa phương .
1.15. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 1 và liên 5) đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
1.16. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH:
2.1. Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được CQCP cấp Giấy phép QLCTNH.
2.2. Sau khi được cấp phép, thông báo nội dung Giấy phép QLCTNH cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi có cơ sở vận chuyển.
2.3. Thực hiện các nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 1.2 Mục 1 Phần II của Thông tư này.
2.4. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Nếu chủ vận chuyển đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ đối với một số loại CTNH nhất định thì chủ vận chuyển tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.
2.5. Chỉ thu gom, vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH từ chủ nguồn thải hoặc chủ vận chuyển thứ nhất (trường hợp là chủ vận chuyển thứ hai) và chuyển giao cho chủ vận chuyển thứ hai (trường hợp là chủ vận chuyển thứ nhất) hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ theo đúng nội dung đã thống nhất khai trong Chứng từ CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và trên địa bàn hoạt động được quy định trong Giấy phép QLCTNH. Chỉ cho phép chuyển giao CTNH tối đa giữa hai chủ vận chuyển, nghiêm cấm chuyển giao CTNH cho một chủ vận chuyển thứ ba. Mọi hành vi vận chuyển CTNH không tuân thủ các quy định trong Giấy phép QLCTNH hoặc không có Giấy phép QLCTNH, sai với Chứng từ CTNH hoặc không có Chứng từ CTNH đều bị coi là hành vi vận chuyển bất hợp pháp CTNH và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2.6. Vận chuyển CTNH theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.
2.7. Nếu chủ vận chuyển đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH thì phải có đủ điều kiện hành nghề xử lý, tiêu huỷ theo quy định tại Mục 2 Phần II, làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 3 Phần III và sau đó thực hiện các trách nhiệm theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 3 Phần IV của Thông tư này.
2.8. Khi nhận vận chuyển CTNH ra nước ngoài để xử lý, tiêu huỷ, chủ vận chuyển còn có trách nhiệm sau:
a) Phối hợp với chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu huỷ (ở nước ngoài) để tuân thủ các quy định của Công ước Basel, hỗ trợ chủ nguồn thải trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (A) của Thông tư này;
b) Chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam;
c) Lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới gồm đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 (B) của Thông tư này; sau khi có xác nhận việc tiếp nhận CTNH của chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài), phải gửi hai bộ hồ sơ vận chuyển cho chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải và Cục Bảo vệ môi trường;
d) Chịu trách nhiệm liên đới và bị xử lý theo pháp luật nếu nhận vận chuyển bất hợp pháp CTNH xuyên biên giới khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường.
2.9. Trong trường hợp thuê phương tiện đường biển hoặc đường sắt (kể cả vận chuyển xuyên biên giới), phải phối hợp với bên cho thuê phương tiện xây dựng phương án đóng gói, bảo quản CTNH phù hợp, bảo đảm vận chuyển an toàn để trình CQCP phê duyệt (trường hợp vận chuyển xuyên biên giới thì trình Cục Bảo vệ môi trường) .
2.10. Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, lập báo cáo về tình hình hoạt động QLCTNH gửi CQCP theo mẫu tại Phụ lục 4 (B) của Thông tư này.
2.11. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương hoặc địa phương.
2.12. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 2 và/hoặc liên 3) đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
2.13. Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên và lái xe theo đúng kế hoạch đào tạo (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).
2.14. Triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).
2.15. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép QLCTNH cho CQCP, đồng thời bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).
3. Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:
3.1. Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được CQCP cấp Giấy phép QLCTNH.
3.2. Sau khi được cấp phép, phải thông báo nội dung Giấy phép QLCTNH cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi có cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH.
3.3. Thực hiện đúng nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 2.1 Mục 2 Phần II của Thông tư này.
3.4. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Nếu chủ xử lý, tiêu huỷ đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc chủ vận chuyển đối với một số loại CTNH nhất định thì chủ xử lý, tiêu huỷ tự ký nhận và lưu các liên tương ứng của Chứng từ CTNH.
3.5. Chỉ được phép ký hợp đồng xử lý, tiêu huỷ CTNH với các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động được phép theo quy định trong Giấy phép QLCTNH. Chỉ tiếp nhận xử lý, tiêu huỷ số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng đã ký, Chứng từ CTNH đã thống nhất khai và các quy định trong Giấy phép QLCTNH được cấp. Mọi hành vi xử lý, tiêu huỷ CTNH không tuân thủ các quy định trong Giấy phép QLCTNH hoặc không có Giấy phép QLCTNH, sai với Chứng từ CTNH đều bị coi là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3.6. Nếu chủ xử lý, tiêu huỷ đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề vận chuyển thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển theo quy định tại Mục 1 Phần II, làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần III và sau đó thực hiện các trách nhiệm theo quy định tương ứng tại các Mục 1, 2 Phần IV của Thông tư này.
3.7. Nếu chủ xử lý, tiêu huỷ không có khả năng xử lý, tiêu huỷ hoàn toàn CTNH (sau quá trình xử lý, tiêu huỷ vẫn còn lại các thành phần chất thải cần phải quản lý) thì phải có trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng với chủ xử lý, tiêu huỷ thứ hai để thực hiện việc xử lý, tiêu huỷ phần CTNH chưa được xử lý, tiêu huỷ đến mức độ không còn nguy hại (căn cứ vào ngưỡng nguy hại quy định tại Danh mục CTNH và các tiêu chuẩn hiện hành) cũng như các CTNH khác phát sinh từ quá trình xử lý, tiêu huỷ của mình. Khi đó, chủ xử lý, tiêu huỷ thứ nhất được coi là một chủ nguồn thải đối với các CTNH chuyển giao cho chủ xử lý, tiêu huỷ thứ hai và phải thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Mục 1 Phần III cũng như thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Mục 1 Phần IV của Thông tư này. Quá trình chuyển giao CTNH thứ cấp này được thực hiện với một bộ hợp đồng và Chứng từ CTNH mới.
b) Chuyển giao phần chất thải đã được xử lý, tiêu huỷ đến mức độ không còn nguy hại (căn cứ vào ngưỡng nguy hại theo quy định tại Danh mục CTNH và các tiêu chuẩn hiện hành) cho đơn vị xử lý, tiêu huỷ chất thải thông thường (chất thải không nguy hại). Khi đó, chủ xử lý, tiêu huỷ không bị coi là chủ nguồn thải CTNH đối với những chất thải này.
3.8. Triển khai thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH (tự thực hiện hoặc hợp đồng với các đơn vị tư vấn về môi trường); định kỳ 06 (sáu) tháng một lần, lập báo cáo về tình hình hoạt động QLCTNH gửi CQCP theo mẫu tại Phụ lục 4 (C) của Thông tư này.
3.9. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương hoặc địa phương.
3.10. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm toàn bộ Chứng từ CTNH (liên 4) đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để sẵn sàng giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
3.11. Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên theo đúng kế hoạch đào tạo (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).
3.12. Triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).
3.13. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép QLCTNH cho CQCP; phải hoàn thành việc xử lý, tiêu huỷ CTNH còn tồn đọng đồng thời bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (đã xây dựng khi lập hồ sơ đăng ký hành nghề).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Bảo vệ môi trường có trách nhiệm:
1.1. Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH theo thẩm quyền quy định tại điểm 3.2 Mục 3 Phần I của Thông tư này. Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép, phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.
1.2. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” để giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thuộc thẩm quyền của mình từ khâu tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến khâu trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”. Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp phép để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản.
1.3. Phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và QLCTNH của các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH do mình cấp Giấy phép QLCTNH.
1.4. Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về QLCTNH và các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
1.5. Hàng năm phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình QLCTNH trên phạm vi toàn quốc để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.6. Thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam để làm thủ tục xuất khẩu CTNH theo đúng quy định của Công ước Basel.
1.7. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký hồ sơ, kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ nhiệm có trách nhiệm:
2.1. Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép QLCTNH theo thẩm quyền quy định tại điểm 3.3 Mục 3 Phần I của Thông tư này.
2.2. Đôn đốc các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH đã có Giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp mới theo quy định tương ứng tại các điểm 2.8, 2.9 Mục 2 hoặc các điểm 3.10, 3.11 Mục 3 của Phần III của Thông tư này.
2.3. Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” theo quy định tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp phép để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản.
2.4. Sau khi cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép QLCTNH, phải thông báo cho Cục Bảo vệ môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH.
3. Các Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
3.1. Cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo thẩm quyền quy định tại điểm 3.1 Mục 3 Phần I của Thông tư này. Đôn đốc các chủ nguồn thải CTNH đã được cấp Sổ đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành làm thủ tục điều chỉnh theo quy định tương ứng tại điểm 1.7 Mục 1 Phần III của Thông tư này.
3.2. Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” theo quy định tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tăng cường việc thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký chủ nguồn thải CTNH thông qua hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải để rút ngắn thời gian và giảm thiểu văn bản.
3.3. Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và QLCTNH của các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH trong phạm vi địa phương mình. Phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân phát sinh CTNH hoặc tham gia hoạt động vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH nhưng không đăng ký chủ nguồn thải hoặc không có Giấy phép QLCTNH.
3.4. Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về QLCTNH và các quy định của Thông tư này tại địa phương mình.
3.5. Hàng năm tiến hành thống kê tổng lượng CTNH phát sinh bởi các chủ nguồn thải đã đăng ký và đánh giá tình hình QLCTNH trong phạm vi địa phương mình để báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo mẫu tại Phụ lục 4 (D) của Thông tư này.
3.6. Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về CTNH; triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến tại địa phương mình.
4. Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng thanh tra về QLCTNH.
5. Các loại Giấy phép cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH tương đương với Giấy phép QLCTNH được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chỉ có giá trị đến ngày 30 tháng 6 năm 2007. Các Giấy phép hết hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến ngày 30 tháng 6 năm 2007 thì được gia hạn đến ngày 30 tháng 6 năm 2007. Các tổ chức, cá nhân sở hữu những Giấy phép nêu trên phải tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc đăng ký Giấy phép QLCTNH mới theo quy định của Thông tư này để tránh gián đoạn hoạt động.
6. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.
7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ TN&MT;
- Lưu VT, Cục BVMT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Khôi Nguyên
PHỤ LỤC 1
MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ MẪU SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A. Mẫu Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH
***
...........(1)........... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(hoặc Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH)
Kính gửi: ................(2)....................
1. Phần khai chung:
Tên chủ nguồn thải (tổ chức hoặc cá nhân):
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tài khoản số: tại:
CMTND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:
Tên cơ sở phát sinh CTNH:
Loại hình cơ sở:
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại Fax: E-mail:
Tên người liên hệ:
Mã số QLCTNH (trường hợp điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải):
2. Dữ liệu sản xuất:
(i) Danh sách nguyên liệu thô/hoá chất và số lượng sử dụng trung bình trong 01 tháng:
TT
Nguyên liệu thô/hoá chất
Số lượng (kg)
(ii) Danh sách sản phẩm và sản lượng trung bình trong 01 tháng:
TT
Tên sản phẩm
Sản lượng (kg/tháng)
3. Dữ liệu về chất thải:
(i) Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 01 tháng:
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg)
Mã CTNH
Tổng số lượng
(ii) Chất thải khác phát sinh trung bình trong 01 tháng:
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg)
Tổng số lượng
4. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý CTNH:
TT
Họ và tên
Trình độ chuyên môn
Chức danh
Ghi chú
5. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:
-
-
-
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc điều chỉnh) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
.............(3)............
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức đăng ký chủ nguồn thải (nếu là tổ chức);
(2) Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương nơi đăng ký chủ nguồn thải;
(3) Cá nhân đăng ký chủ nguồn thải hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký chủ nguồn thải.
B. Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (nếu có).
Tất cả các bản sao nêu trên không cần công chứng nhưng phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.
C. Mẫu Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH
UỶ BAN NHÂN DÂN … CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
SỔ ĐĂNG KÝ
CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
Mã số QLCTNH: ........................
I. Thông tin chung về chủ nguồn thải:
Tên chủ nguồn thải:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tài khoản số: tại:
CMTND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:
Tên cơ sở phát sinh CTNH (nếu có):
Loại hình cơ sở:
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
II. Nội dung đăng ký:
Chủ nguồn thải đã đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố... Danh sách chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở và Danh sách chất thải khác phát sinh tại cơ sở (phụ lục kèm theo).
III. Trách nhiệm của chủ nguồn thải:
1. Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Mục 1 Phần IV của Thông tư
số 12/2006/TT-BTNMT ngày tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. (Các trách nhiệm khác).
IV. Thời hạn hiệu lực:
Sổ đăng ký này có hiệu lực đến khi cần điều chỉnh theo quy định tại điểm 1.7 Mục 1 Phần III hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm 1.16 Mục 1 Phần IV của Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
GIÁM ĐỐC SỞ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC
(kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải có mã số QLCTNH...... do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố ...... cấp ngày ... tháng ... năm ......)
1. Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh trung bình trong 01 tháng tại cơ sở:
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg)
Mã CTNH
Tổng số lượng
2. Danh sách chất thải khác đã đăng ký phát sinh trung bình trong 01 tháng tại cơ sở:
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg)
Tổng số lượng
3. Bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
(Một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được Sở Tài nguyên và Môi trường đóng dấu xác nhận )
Danh sách các hồ sơ, giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký:
-
-
-
PHỤ LỤC 2
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀ MẪU GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QLCTNH
(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A.1. Mẫu Đơn đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH
***
..........(1)........... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
ĐƠN ĐĂNG KÝ
HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
(cấp mới/gia hạn/điều chỉnh Giấy phép)
Kính gửi: ................(2)....................
1. Phần khai chung:
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tài khoản số: tại:
CMTND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tên người liên hệ:
Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):
Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép): … / … / ….
2. Địa bàn hoạt động đăng ký:
Vùng
Tỉnh
Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này
Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»
3. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đăng ký vận hành:
TT
Tên phương tiện, thiết bị*
Số lượng
(đơn vị)
Loại hình (thu gom/vận chuyển/lưu giữ)
(*Hồ sơ kỹ thuật kèm theo)
4. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển:
TT
Tên chất thải
Trạng thái
tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng đăng ký/năm (kg)
Mã CTNH
Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án vận chuyển
Tổng số lượng
5. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý, vận chuyển CTNH:
TT
Họ và tên
Trình độ chuyên môn**
Chức danh
Ghi chú
(**Bản sao hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ liên quan kèm theo)
6. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:
-
-
-
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép.
...........(3)............
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức đăng ký (nếu là tổ chức);
(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này;
(3) Cá nhân đăng ký hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký.
A.2. Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH
1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Bản sao Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 1.2 Mục 1 Phần II của Thông tư này.
3. Bản mô tả cơ sở đã đầu tư xây dựng (quy mô, diện tích, sơ đồ chức năng, quy hoạch, thiết kế kiến trúc...).
4. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời CTNH, gồm các nội dung sau:
a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng (chức năng, công suất, quy mô, tải trọng, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ, tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý…), chứng minh được khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm 1.3 Mục 1 Phần II của Thông tư này;
b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế, bản sao Giấy đăng ký lưu hành của các phương tiện vận chuyển, chỉ định kỹ thuật của nhà sản xuất, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật...
5. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã đầu tư tại cơ sở (đặc biệt là khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời CTNH, khu vực vệ sinh phương tiện, bãi xe…), gồm các nội dung sau:
a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (chức năng, công suất, quy mô, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ…) như: hệ thống tường bao, mái che; hệ thống thoát nước; công trình xử lý nước thải; hệ thống thông gió, xử lý không khí và mùi; hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất…;
b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế...
6. Lý lịch trích ngang của cán bộ kỹ thuật, đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
7. Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trên các phương tiện, thiết bị) gồm các nội dung: quy trình hay thao tác vận hành chuẩn; các dấu hiệu của tình trạng vận hành không an toàn và thao tác xử lý; quy trình và tần suất bảo trì; các vấn đề liên quan khác.
8. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường gồm các nội dung: kế hoạch, quy trình thực hiện, vận hành các hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã được đầu tư; các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng; kế hoạch vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; các biện pháp quản lý; các vấn đề liên quan khác.
9. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và trên các phương tiện vận chuyển) gồm các nội dung: thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; trang bị bảo hộ cá nhân; các vấn đề liên quan khác.
10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và trên các phương tiện vận chuyển) gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình tự thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác.
11. Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo tài liệu đào tạo cho các khoá đào tạo tự tổ chức) về: vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố.
12. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.
13. Hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với chủ xử lý, tiêu huỷ có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH do CQCP có thẩm quyền cấp theo quy định tại Mục 3 Phần I của Thông tư này.
14. Bản sao Giấy phép QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
15. Báo cáo việc thực hiện các kế hoạch nêu tại điểm 8 đến điểm 11 ở trên trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
16. Bản sao tất cả các báo cáo QLCTNH đã gửi CQCP định kỳ 06 tháng một lần theo mẫu tại Phụ lục 4 (B) của Thông tư này
trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
17. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận liên quan của các cơ quan có thẩm quyền và trong khoảng thời gian từ lúc được cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép lần gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
18. Đơn đăng ký các thông tin thuộc loại bí mật nội bộ của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH để yêu cầu CQCP không cung cấp rộng rãi (nếu cần thiết), bao gồm danh mục các thông tin và giải trình lý do.
Hồ sơ đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép chỉ cần bao gồm các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép như đã nêu tại điểm 14 đến điểm 17 ở trên và các hồ sơ, giấy tờ khác có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có), trong đó phải nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật so với bộ hồ sơ đăng ký nộp lần trước.
Tất cả bản sao hồ sơ, giấy tờ nêu trên không cần công chứng nhưng phải được tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH đóng dấu xác nhận.
A.3. Mẫu Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH
TÊN CQCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
Mã số QLCTNH:..............
I. Thông tin chung về chủ vận chuyển CTNH:
Tên chủ vận chuyển:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tài khoản số: tại :
CMTND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
II. Nội dung cấp phép:
1. Được phép hành nghề vận chuyển CTNH trên địa bàn hoạt động theo mục 1 của phụ lục kèm theo.
2. Được phép sử dụng, vận hành các phương tiện chuyên dụng cho việc vận chuyển CTNH theo mục 2 của phụ lục kèm theo.
3. Được phép vận chuyển các loại CTNH theo mục 3 của phụ lục kèm theo.
III. Trách nhiệm chung của chủ vận chuyển:
1. Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý CTNH tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Mục 2 Phần IV của Thông tư
số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
IV. Thời hạn hiệu lực:
Giấy phép này có giá trị đến ngày: ... / ... / ......
Việc đăng ký gia hạn phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước thời hạn nêu trên.
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
V. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỦ VẬN CHUYỂN
(Do CQCP quy định theo từng trường hợp)
1. ...
2. ...
3. ...
VI. XÁC NHẬN GIA HẠN GIẤY PHÉP
(Kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH có Mã số QLCTNH:...... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ......)
1. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
2. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
4. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
VII. DANH SÁCH NHỮNG LẦN CƠ SỞ ĐƯỢC THANH TRA, KIỂM TRA
1. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
2. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................
3. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................
4. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:...................................................... Biên bản số: ..........................
5. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
6. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................
7. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
8. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................
9. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
10. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.............................................................. Biên bản số: ..........................
11. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
12. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
13. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
14. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
15. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................
16. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:....................................................... Biên bản số: ..........................
17. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
18. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................
19. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.................................................... Biên bản số: ..........................
20. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
21. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:....................................................... Biên bản số: ..........................
22. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
23. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................... Biên bản số: ..........................
24. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.............................................................. Biên bản số: ..........................
25. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................
26. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................
27. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
28. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
29. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
30. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
31. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
32. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
33. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
PHỤ LỤC
(Kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH có Mã số QLCTNH:...... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ...... và được xác nhận gia hạn vào ngày ... tháng ... năm ......(nếu có thay đổi))
1. Địa bàn hoạt động được phép:
Vùng
Tỉnh
Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này
Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»
2. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành:
TT
Tên phương tiện, thiết bị
Số lượng
(đơn vị)
Loại hình (thu gom/vận chuyển/lưu giữ)
3. Danh sách CTNH được phép vận chuyển:
TT
Tên chất thải
Trạng thái
tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng được phép/năm (kg)
Mã CTNH
Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án vận chuyển
Tổng số lượng
4. Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH:
(Một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận)
Danh sách các hồ sơ, giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký:
-
-
-
B.1. Mẫu Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH
***
..........(1)........... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
ĐƠN ĐĂNG KÝ
HÀNH NGHỀ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(cấp mới/gia hạn/điều chỉnh Giấy phép)
Kính gửi: ................(2)....................
1. Phần khai chung:
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tài khoản số: tại :
CMTND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tên người liên hệ:
Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):
Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép): … / … / …...
2. Địa bàn hoạt động đăng ký:
¨ Xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn sau:
Vùng
Tỉnh
Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này
Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»
¨ Chỉ tự xử lý, tiêu huỷ CTNH
3. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng:
TT
Tên phương tiện, thiết bị*
Số lượng
(đơn vị)
Loại hình
(lưu giữ/xử lý, tiêu huỷ)
(*Hồ sơ kỹ thuật kèm theo)
4. Danh sách CTNH đăng ký xử lý, tiêu huỷ:
TT
Tên chất thải
Trạng thái
tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng đăng ký/năm (kg)
Mã CTNH
Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án xử lý, tiêu huỷ
Mức độ xử lý, tiêu huỷ (tương đương tiêu chuẩn nào)
Tổng số lượng
5. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý CTNH:
TT
Họ và tên
Trình độ chuyên môn**
Chức danh
Ghi chú
(** Bản sao hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ liên quan kèm theo)
6. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:
-
-
-
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép.
...................(3)....................
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức đăng ký (nếu là tổ chức);
(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Mục 3 phần I của Thông tư này;
(3) Cá nhân đăng ký hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký.
B.2. Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH
1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép xây dựng cơ sở và các giấy phép liên quan khác.
2. Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo bản sao Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 2.1 Mục 2 Phần II của Thông tư này.
3. Bản mô tả cơ sở đã đầu tư xây dựng (quy mô, diện tích, sơ đồ chức năng, quy hoạch, thiết kế kiến trúc...).
4. Hồ sơ kỹ thuật của các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc lưu giữ tạm thời và xử lý, tiêu huỷ CTNH, gồm các nội dung sau:
a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (chức năng, công suất, quy mô, tải trọng, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ, tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý…), chứng minh được khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5 Mục 2 Phần II của Thông tư này;
b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế, chỉ định kỹ thuật của nhà sản xuất, bản sao giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật...
5. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã đầu tư tại cơ sở, gồm các nội dung sau:
a) Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (chức năng, công suất, quy mô, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ…) như: hệ thống tường bao, mái che; hệ thống thoát nước; công trình xử lý nước thải; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ, xử lý không khí và mùi; hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất…;
b) Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế...
6. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống quan trắc môi trường tại cơ sở (theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc CQCP).
7. Lý lịch trích ngang của các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ nhân viên vận hành kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
8. Quy trình vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và trên các phương tiện, thiết bị) gồm các nội dung: quy trình hay thao tác vận hành chuẩn; các dấu hiệu của tình trạng vận hành không an toàn và thao tác xử lý; quy trình và tần suất bảo trì; các vấn đề liên quan khác.
9. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường gồm các nội dung: kế hoạch, quy trình thực hiện, vận hành các hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã được đầu tư; các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng; kế hoạch vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; các biện pháp quản lý; các vấn đề liên quan khác.
10. Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH gồm các nội dung sau: đo đạc thường xuyên các thông số về nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất lượng môi trường xung quanh, các điều kiện vận hành và hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH.
11. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở) gồm các nội dung: thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; trang bị bảo hộ cá nhân; các vấn đề liên quan khác.
12. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở) gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình tự thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác.
13. Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ và nhân viên (kèm theo tài liệu đào tạo cho các khoá đào tạo tự tổ chức) về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố.
14. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.
15. Bản sao Giấy phép QLCTNH hiện có (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh).
16. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch nêu tại điểm 9 đến điểm 13 ở trên trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
17. Bản sao tất cả các báo cáo QLCTNH đã gửi CQCP định kỳ 06 tháng một lần theo mẫu tại Phụ lục 4 (C) của Thông tư này
trong vòng một năm gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
18. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận liên quan của các cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian từ lúc được cấp (hoặc gia hạn hay điều chỉnh) Giấy phép lần gần nhất (trường hợp đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép).
19. Đơn đăng ký các thông tin thuộc loại bí mật nội bộ của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH để yêu cầu CQCP không cung cấp rộng rãi (nếu cần thiết), bao gồm danh mục các thông tin và giải trình lý do.
Hồ sơ đăng ký gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép chỉ cần bao gồm các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép như đã nêu tại điểm 15 đến điểm 18 ở trên và các hồ sơ, giấy tờ khác có sửa đổi, bổ sung, cập nhật (nếu có), trong đó phải nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật so với bộ hồ sơ đăng ký nộp lần trước.
Tất cả bản sao hồ sơ, giấy tờ nêu trên không cần công chứng nhưng phải được tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH đóng dấu xác nhận.
B.3. Mẫu Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH
TÊN CQCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Mã số QLCTNH:..............
I. Thông tin chung về chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:
Tên chủ xử lý, tiêu huỷ:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tài khoản số: tại :
CMTND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
II. Nội dung cấp phép:
1. Được phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động theo mục 1 của phụ lục kèm theo (hoặc chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình).
2. Được phép sử dụng, vận hành các phương tiện chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH theo mục 2 của phụ lục kèm theo.
3. Được phép xử lý, tiêu huỷ các loại CTNH theo mục 3 của phụ lục kèm theo.
III. Trách nhiệm chung của chủ xử lý, tiêu huỷ:
1. Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý CTNH tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Mục 3 Phần IV của Thông tư
số /2006/TT-BTNMT ngày tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
IV. Thời hạn hiệu lực:
Giấy phép này có giá trị đến ngày: ... / ... / ......
Việc đăng ký gia hạn phải được bắt đầu thực hiện chậm nhất là 06 (sáu) tháng trước thời hạn nêu trên.
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
V. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ
(Do CQCP quy định theo từng trường hợp)
1. ...
2. ...
3. ...
VI. XÁC NHẬN GIA HẠN GIẤY PHÉP
(Kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH có Mã số QLCTNH:...... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ......)
1. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
2. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
4. Gia hạn đến ngày: ... / ... / ......
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
Thủ trưởng CQCP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
VII. DANH SÁCH NHỮNG LẦN CƠ SỞ ĐƯỢC THANH TRA, KIỂM TRA
1. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................
2. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
3. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
4. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
5. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
6. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
7. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
8. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
9. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:...................................................... Biên bản số: ..........................
10. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
11. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................
12. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.................................................... Biên bản số: ..........................
13. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................
14. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:...................................................... Biên bản số: ..........................
15. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
16. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
17. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
18. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................
19. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
20. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
21. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
22. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
23. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................. Biên bản số: ..........................
24. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................
25. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
26. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:......................................................... Biên bản số: ..........................
27. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
28. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................ Biên bản số: ..........................
29. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:............................................................ Biên bản số: ..........................
30. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
31. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.......................................................... Biên bản số: ..........................
32. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:.................................................... Biên bản số: ..........................
33. ¨Thanh tra ¨Kiểm tra Ngày ... tháng ... năm ......
Cơ quan thực hiện:........................................................... Biên bản số: ..........................
PHỤ LỤC
(Kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH có Mã số QLCTNH:....... do (tên CQCP) cấp ngày ... tháng ... năm ...... và được xác nhận gia hạn vào ngày ... tháng ... năm ...... (nếu có thay đổi))
1. Địa bàn hoạt động được phép:
Vùng
Tỉnh
Ghi tên vùng theo bảng 2 của Phụ lục 6 của Thông tư này
Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi «toàn bộ vùng»
Hoặc:
Chỉ được phép tự xử lý, tiêu huỷ CTNH của chính cơ sở của mình; không được phép xử lý, tiêu huỷ CTNH cho bất kỳ chủ nguồn thải nào khác.
2. Danh sách các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành:
TT
Tên phương tiện, thiết bị
Số lượng
(đơn vị)
Loại hình
(lưu giữ/xử lý, tiêu huỷ)
3. Danh sách CTNH được phép xử lý, tiêu huỷ:
TT
Tên chất thải
Trạng thái
tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng được phép/năm (kg)
Mã CTNH
Loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng và phương án xử lý, tiêu huỷ
Mức độ xử lý, tiêu huỷ (tương đương tiêu chuẩn nào)
Tổng số lượng
4. Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH:
(Một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ được CQCP đóng dấu xác nhận)
Danh sách các hồ sơ, giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký:
-
-
-
PHỤ LỤC 3
MẪU CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT
ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Chứng từ chất thải nguy hại (CTNH) là bảng kê được phát hành theo biểu mẫu thống nhất trên toàn quốc để cung cấp cho các chủ nguồn thải CTNH thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng theo dõi, kiểm soát CTNH từ khi phát sinh cho đến khi được xử lý, tiêu huỷ an toàn về môi trường. Chứng từ này được kèm theo CTNH để xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm giữa chủ nguồn thải và chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH. Một bộ Chứng từ CTNH gồm 6 liên.
Tổ chức thực hiện:
Chủ nguồn thải CTNH xuất một bộ Chứng từ CTNH mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTNH cho chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ. Chủ nguồn thải có trách nhiệm bảo đảm chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ kê khai và xác nhận vào Chứng từ khi có chuyển giao CTNH và khi đã hoàn thành xử lý, tiêu huỷ CTNH.
Hướng dẫn kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH:
- Số Chứng từ: ghi theo quy định riêng của chủ nguồn thải CTNH.
- Mục 1, 2a, 2b và 3: Chủ nguồn thải thống nhất với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ khai đầy đủ tên, mã số QLCTNH, địa chỉ, số điện thoại, fax theo đúng như Sổ đăng ký chủ nguồn thải và Giấy phép QLCTNH đã được cấp. Nếu chỉ có một chủ vận chuyển duy nhất thì gạch bỏ Mục 2b.
- Mục 4: Chủ nguồn thải thống nhất với (các) chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ khai đầy đủ tên, mã CTNH (căn cứ vào Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành), trạng thái tồn tại, số lượng và phương pháp xử lý, tiêu huỷ các loại CTNH trong một lần chuyển giao.
- Mục 5: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ nguồn thải thống nhất với chủ vận chuyển xuyên biên giới khai đầy đủ các thông tin về chuyến xuất khẩu.
- Mục 7: Cán bộ chịu trách nhiệm tại cơ sở thay mặt chủ nguồn thải ký, ghi họ tên, chức danh và đóng dấu vào cả 6 liên để xác nhận việc đã thống nhất với chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ kê khai chính xác các thông tin tại mục 1 đến 4 (hoặc 5) trước khi tiến hành chuyển giao.
- Mục 6.1: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ nguồn thải, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ vận chuyển thứ nhất (1) ghi họ tên và ký xác nhận vào Chứng từ. Chủ nguồn thải lưu liên 1 và giao 5 liên còn lại cho chủ vận chuyển thứ nhất.
- Mục 6.2: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ vận chuyển thứ nhất (1), người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ vận chuyển thứ hai (2) ghi họ tên và ký xác nhận vào Chứng từ. Chủ vận chuyển thứ nhất lưu liên 2 và giao 4 liên còn lại của Chứng từ cho chủ vận chuyển thứ hai. Nếu không chuyển giao cho chủ vận chuyển khác, thì chủ vận chuyển duy nhất gạch bỏ Mục 6.2, lưu cả liên 2 và liên 3 của Chứng từ.
- Mục 6.3: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ vận chuyển, người nhận thay mặt chủ xử lý, tiêu huỷ ghi họ tên và ký xác nhận vào Chứng từ. Chủ vận chuyển thứ hai lưu liên 3 và giao 3 liên còn lại cho chủ xử lý, tiêu huỷ.
- Mục 7: Cán bộ chịu trách nhiệm tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ thay mặt cho chủ xử lý, tiêu huỷ ký, ghi họ tên, chức danh và đóng dấu vào cả 3 liên để xác nhận đã hoàn thành việc xử lý, tiêu huỷ an toàn tất cả CTNH bằng các phương pháp phù hợp như đã kê khai. Chủ xử lý, tiêu huỷ lưu liên 4 và gửi trả 2 liên còn lại cho chủ nguồn thải trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành xử lý, tiêu huỷ.
Chú ý: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ vận chuyển xuyên biên giới gạch bỏ Mục 6.3, lưu liên tương ứng và gửi toàn bộ các liên còn lại cho chủ nguồn thải.
Chủ nguồn thải lưu liên 5 và gửi liên 6 cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được liên 5, 6 từ chủ xử lý, tiêu huỷ hoặc từ chủ vận chuyển xuyên biên giới.
PHỤ LỤC 4
MẪU BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A. Mẫu báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải
***
TÊN CHỦ NGUỒN THẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(nếu là tổ chức) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ NGUỒN THẢI
(từ ngày ... /... /...... đến ... / ... /......)
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố…
1. Phần khai chung:
Tên chủ nguồn thải:
Địa chỉ văn phòng:
Số điện thoại: Fax: E-mail:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số QLCTNH:
2. Tình hình chung về phát sinh và quản lý CTNH tại cơ sở trong 06 tháng vừa qua:
3. Kế hoạch quản lý CTNH trong 06 tháng tới:
4. Các vấn đề khác:
Thay mặt chủ nguồn thải
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Phụ lục: Thống kê về CTNH và chất thải khác trong 06 tháng vừa qua
a. Thống kê CTNH:
Tên chất thải
Mã CTNH
Số lượng (kg)
Phương pháp xử lý, tiêu huỷ*
Chủ vận chuyển (V1, V2) và chủ xử lý, tiêu huỷ (X)
Ghi chú
V1: tên và mã số QLCTNH
V2: tên và mã số QLCTNH
X: tên và mã số QLCTNH
Ví dụ: xuất khẩu
Tổng số lượng
* Ghi lần lượt (ký hiệu) các phương pháp xử lý, tiêu huỷ đối với từng CTNH: Thu hồi/tái chế (TT); Trung hoà (TH); Phân tách/chiết/lọc... (PT); Oxy hoá (OH); Kết tủa (KT); hoá rắn/ổn định hoá/thuỷ tinh hoá... (HR); Lò xi măng (XM); Lò đốt chuyên dụng (TĐ); Sinh học (SH); Chôn lấp (CL); Khác (ghi rõ tên phương pháp).
b. Thống kê chất thải khác (không nguy hại):
Tên chất thải
Số lượng (kg)
Phương pháp xử lý, tiêu huỷ
Tên, địa chỉ đơn vị xử lý, tiêu huỷ
Ghi chú
Tổng số lượng
B. Mẫu báo cáo QLCTNH của chủ vận chuyển
***
TÊN CHỦ VẬN CHUYỂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(nếu là tổ chức) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ VẬN CHUYỂN
(từ ngày ... /... /...... đến ... / ... /......)
Kính gửi: (Tên CQCP)
1. Phần khai chung:
Tên chủ vận chuyển:
Địa chỉ văn phòng:
Số điện thoại: Fax: E-mail:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số QLCTNH:
Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày: ... / ... / ......
2. Tình hình chung về thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTNH trong 06 tháng vừa qua:
3. Kế hoạch trong 06 tháng tới:
4. Các vấn đề khác:
Thay mặt chủ vận chuyển
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Phụ lục: Thống kê về CTNH vận chuyển trong 06 tháng vừa qua
a. Số lượng CTNH:
Tên chất thải
Mã CTNH
Số lượng
(kg)
Ghi chú
Ví dụ: xuất khẩu
Tổng số lượng
b. Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH:
Tên chủ nguồn thải
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH chuyển giao (kg)
Ghi chú
Tổng số lượng
c. Thông tin về các chủ xử lý, tiêu huỷ tiếp nhận CTNH:
Tên chủ xử lý, tiêu huỷ
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH tiếp nhận (kg)
Ghi chú
Tổng số lượng
C. Báo cáo QLCTNH của chủ xử lý, tiêu huỷ
***
TÊN CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(nếu là tổ chức) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ
(từ ngày ... / ... / ...... đến ... / ... / ...... )
Kính gửi: (Tên CQCP)
1. Phần khai chung:
Tên chủ xử lý, tiêu huỷ:
Địa chỉ văn phòng:
Số điện thoại: Fax: E-mail:
Tên cơ sở (nếu có):
Địa chỉ cơ sở:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Mã số QLCTNH:.................................
Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày: ... / ... / ......
2. Tình hình chung về lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH trong 06 tháng vừa qua:
3. Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH trong 06 tháng vừa qua:
4. Kế hoạch trong 06 tháng tới:
5. Các vấn đề khác:
Thay mặt chủ xử lý, tiêu huỷ
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Phụ lục: Thống kê về CTNH xử lý, tiêu huỷ trong 06 tháng vừa qua
a. Số lượng CTNH:
Tên chất thải
Mã CTNH
Số lượng (kg)
Phương pháp xử lý, tiêu huỷ*
Ghi chú
Tổng số lượng
* Ghi lần lượt (ký hiệu) các phương pháp xử lý, tiêu huỷ đối với từng CTNH: Thu hồi/tái chế (TT); Trung hoà (TH); Phân tách/chiết/lọc... (PT); Oxy hoá (OH); Kết tủa (KT); hoá rắn/ổn định hoá/thuỷ tinh hoá... (HR); Lò xi măng (XM); Lò đốt chuyên dụng (TĐ); Sinh học (SH); Chôn lấp (CL); Khác (ghi rõ tên phương pháp).
b. Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH để xử lý, tiêu huỷ:
Tên chủ nguồn thải
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH chuyển giao (kg)
Ghi chú
Tổng số lượng
c. Thông tin về các chủ vận chuyển CTNH:
Tên chủ vận chuyển
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH vận chuyển (kg)
Ghi chú
Tổng số lượng
D. Mẫu báo cáo QLCTNH của Sở Tài nguyên và Môi trường
***
UỶ BAN NHÂN DÂN … CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ......
BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM …
Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân …
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tình hình chung về các hoạt động QLCTNH đã triển khai:
2. Tình hình chung về phát sinh CTNH:
3. Tình hình chung về QLCTNH của các chủ vận chuyển:
4. Tình hình chung về QLCTNH của các chủ xử lý, tiêu huỷ:
5. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề QLCTNH:
6. Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
7. Các vấn đề khác:
8. Kết luận và kiến nghị:
GIÁM ĐỐC SỞ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Phụ lục: Các số liệu thống kê về phát sinh và quản lý CTNH trong năm ...
a. Thống kê CTNH theo các chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký:
STT
Tên chủ nguồn thải*
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH phát sinh trong năm …
Ghi chú
Tổng số lượng
* Chủ nguồn thải cần sắp xếp theo nhóm nguồn (ngành) căn cứ vào Danh mục CTNH
b. Thống kê CTNH theo các chủ vận chuyển CTNH:
STT
Tên chủ vận chuyển
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH vận chuyển trong năm …
Ghi chú
Tổng số lượng
c. Thống kê về CTNH theo các chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:
STT
Tên chủ xử lý,
tiêu huỷ
Mã số QLCTNH
Số lượng CTNH xử lý, tiêu huỷ trong năm …
Ghi chú
Tổng số lượng
PHỤ LỤC 5
THỦ TỤC VẬN CHUYỂN CTNH XUYÊN BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƯỚC BASEL VỀ KIỂM SOÁT VIỆC VẬN CHUYỂN XUYÊN BIÊN GIỚI CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ TIÊU HUỶ CHÚNG
(www.basel.int)
(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU CTNH
(Theo Phụ lục V A của Công ước Basel)
Đối với cùng một loại CTNH, việc đăng ký có thể được thực hiện cho từng chuyến xuất khẩu đơn lẻ hoặc chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm. Chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho (các) chủ nguồn thải phải phối hợp với chủ vận chuyển gửi công văn lên Cục Bảo vệ môi trường đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài kèm theo hồ sơ gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
1. Lý do xuất khẩu CTNH
2. (Các) chủ nguồn thải và địa điểm phát sinh CTNH 1/
3. Nhà xuất khẩu CTNH (nếu khác với chủ nguồn thải) 1/
4. Chủ xử lý, tiêu huỷ và địa điểm xử lý, tiêu huỷ CTNH (ở nước ngoài) 1/
5. Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với chủ xử lý, tiêu huỷ) 1/
6. (Các) chủ vận chuyển CTNH hoặc những chi nhánh của họ 1/
7. Quốc gia quá cảnh dự kiến
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia quá cảnh 2/
8. Quốc gia nhập khẩu
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu 2/
9. Chỉ rõ đăng ký đơn lẻ cho từng chuyến hay đăng ký chung cho nhiều chuyến trong một năm
10. Dự kiến về ngày xuất cảng, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (kể cả cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất) 3/
11. Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không...) và số hiệu
12. Những thông tin về bảo hiểm trong trường hợp sự cố 4/
13. Mô tả tính chất của từng loại CTNH, mã CTNH theo Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và mã CTNH theo danh mục A của Công ước Basel, thành phần chất thải 5/ và những thông tin về mọi yêu cầu xử lý, tiêu huỷ đặc biệt kể cả những quy định khẩn cấp trong trường hợp có sự cố
14. Loại bao bì (kiện, thùng phuy hoặc téc...)
15. Số lượng 6/
16. Quá trình phát sinh CTNH 7/
17. Phương pháp xử lý, tiêu huỷ CTNH
18. Cam kết của chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu xác nhận các thông tin là đúng
19. Những thông tin do chủ xử lý, tiêu huỷ ở nước ngoài thông báo cho nhà xuất khẩu hoặc chủ nguồn thải, chứng minh rằng chất thải được bảo đảm quản lý hợp lý về môi trường phù hợp với luật pháp của Quốc gia nhập khẩu
20. Thông tin liên quan đến hợp đồng ký kết giữa nhà xuất khẩu hoặc chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu huỷ hoặc nhà nhập khẩu.
Ngoài hồ sơ tiếng Việt ở dạng văn bản, cần có bản dịch tiếng Anh ở dạng điện tử để Cục Bảo vệ môi trường sử dụng khi tiến hành thủ tục với cơ quan thẩm quyền của Công ước Basel tại các nước nhập khẩu và quá cảnh. Mẫu hồ sơ bằng tiếng Anh (TRANSBOUNDARY MOVEMENT OF WASTE – Notification) có thể tải xuống từ trang web của Công ước theo địa chỉ: www.basel.int/pub/notif.pdf
Ghi chú
1/ Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax cũng như tên, địa chỉ, số điện thoại, telex, fax của những người cần liên hệ
2/ Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax
3/ Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, thì phải ghi rõ ngày tháng của từng chuyến, hoặc nếu chưa biết ngày xuất cảng, thì cần thông báo tần suất vận chuyển
4/ Cung cấp thông tin liên quan đến các yêu cầu bảo hiểm tương ứng và cách các chủ nguồn thải, nhà xuất khẩu, chủ vận chuyển, nhà nhập khẩu, và chủ xử lý, tiêu huỷ đáp ứng được chúng
5/ Tính chất và nồng độ của các thành phần nguy hiểm nhất về mặt độc tính và các mối đe dọa khác của CTNH trong cả khâu quản lý lẫn các khâu liên quan đến xử lý, tiêu huỷ
6/ Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, cần chỉ rõ dự kiến về tổng khối lượng và khối lượng của từng chuyến
7/ Thông tin này là cần thiết cho việc đánh giá mối nguy hiểm và xác định sự thích hợp của hoạt động xử lý, tiêu huỷ được đề xuất.
B. HỒ SƠ VẬN CHUYỂN
(Theo Phụ lục V B của Công ước Basel)
Sau khi có văn bản đồng ý của Cục Bảo vệ môi trường, chủ vận chuyển xuyên biên giới phải lập hồ sơ vận chuyển (ít nhất là ba bộ) cho từng chuyến vận chuyển CTNH đã được phép, gồm đầy đủ những thông tin sau:
(Các) chủ nguồn thải và địa điểm phát sinh CTNH 1/
Nhà xuất khẩu CTNH (nếu khác với chủ nguồn thải) 1/
Chủ xử lý, tiêu huỷ và địa điểm xử lý, tiêu huỷ CTNH (ở nước ngoài) 1/
5. Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với chủ xử lý, tiêu huỷ) 1/
Chủ đề của thông báo chung hay thông báo đơn lẻ do Cục Bảo vệ môi trường gửi cho cơ quan thẩm quyền của Quốc gia nhập khẩu
Ngày xuất cảng, và (các) ngày chuyển giao và chữ ký nhận bởi từng pháp nhân có trách nhiệm về CTNH được vận chuyển
Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không) và số hiệu
Quốc gia xuất khẩu, Quốc gia quá cảnh, Quốc gia nhập khẩu cũng như các cửa khẩu xuất, nhập đã được chỉ định
Mô tả chung về chất thải (tính chất, tên và cấp UN của chuyến hàng, mã số UN, mã số Y và mã số H nếu có thể)
Các thông tin về các yêu cầu đặc biệt liên quan tới việc xử lý, tiêu huỷ, bao gồm biện pháp ứng phó khẩn cấp khi xảy ra sự cố
Loại và số lượng kiện hàng
Trọng lượng/thể tích
Cam kết của chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu xác nhận các thông tin là đúng
Cam kết của chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu xác nhận không có sự phản đối của các cơ quan thẩm quyền của các Quốc gia liên quan (xuất khẩu, quá cảnh và nhập khẩu) là Bên tham gia Công ước Basel
Xác nhận của chủ xử lý, tiêu huỷ đã nhận hàng tại cơ sở xử lý, tiêu hủy được chỉ định, chỉ rõ phương pháp xử lý, tiêu huỷ và thời gian dự kiến thực hiện.
Mẫu hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh (TRANSBOUNDARY MOVEMENT OF WASTE - Movement document) có thể tải xuống từ trang web của Công ước theo địa chỉ: www.basel.int/pub/move.pdf
Sau khi chuyển giao CTNH, chủ vận chuyển phải lưu một bộ hồ sơ vận chuyển và gửi hai bộ hồ sơ đã có xác nhận của chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài) theo điểm 14 nêu trên cho chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho (các) chủ nguồn thải và Cục Bảo vệ môi trường.
Ghi chú
1/ Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax cũng như tên, địa chỉ và số điện thoại, telex và fax của người cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp
PHỤ LỤC 6
HƯỚNG DẪN CẤP MÃ SỐ QLCTNH CHO CHỦ NGUỒN THẢI, CHỦ VẬN CHUYỂN, CHỦ XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CTNH
(Kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A. Nguyên tắc cấp mã số QLCTNH cho chủ nguồn thải:
(Sổ đăng ký và mã số do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp):
Mã tỉnh. Số thứ tự cấp sổ đăng ký. T
Chú thích:
· Mã tỉnh theo Bảng 1
· Số thứ tự cấp sổ đăng ký (chủ nguồn thải): có 6 chữ số từ 000001 đến 999999
· T: ký hiệu chủ nguồn thải
Ví dụ: một chủ nguồn thải ở An Giang, số thứ tự cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 89.000025.T
B. Nguyên tắc cấp mã số QLCTNH cho chủ vận chuyển
I. Đối với chủ vận chuyển có địa bàn hoạt động trên một tình, thành phố trực thuộc Trung ương (Giấy phép và mã số do CQCP ở địa phương cấp):
Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.V
Chú thích:
· Mã tỉnh theo Bảng 1
· Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999
· V: ký hiệu chủ vận chuyển
Ví dụ: một chủ vận chuyển ở An Giang, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 89.025.V
II. Đối với chủ vận chuyển có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (Giấy phép và mã số do Cục Bảo vệ môi trường cấp):
v Trong một vùng:
Mã vùng. Số thứ tự cấp phép. V
v Trong 2 vùng trở lên:
Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép. V
Chú thích:
· Mã vùng theo Bảng 2
· Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999
· V: ký hiệu chủ vận chuyển
Ví dụ:
- Một chủ vận chuyển hoạt động trên nhiều tỉnh thuộc địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 8.025.V
- Một chủ vận chuyển hoạt động trên nhiều tỉnh thuộc địa bàn các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 7-8.025.V
C. Nguyên tắc cấp mã số QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu huỷ:
I. Đối với chủ xử lý, tiêu huỷ có địa bàn hoạt động trên một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tự xử lý, tiêu huỷ CTNH cho của mình (Giấy phép và mã số do CQCP ở địa phương cấp):
Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.X
Chú thích:
· Mã tỉnh theo Bảng 1
· Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999
· X: ký hiệu chủ xử lý, tiêu huỷ
Ví dụ: một chủ xử lý, tiêu huỷ ở An Giang, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 89.025.X
II. Đối với chủ xử lý, tiêu huỷ có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (Giấy phép và mã số do Cục Bảo vệ môi trường cấp)
v Trong một vùng:
Mã vùng. Số thứ tự cấp phép. X
v Trong 2 vùng trở lên:
Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép. X
Chú thích:
· Mã vùng theo Bảng 2
· Số thứ tự cấp phép: có 3 chữ số từ 001 đến 999
· X: ký hiệu chủ xử lý, tiêu huỷ
Ví dụ:
- Một chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên nhiều tỉnh thuộc địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 8.025.X
- Một chủ xử lý, tiêu huỷ hoạt động trên địa bàn các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25, được cấp mã số QLCTNH là: 7-8.025.V
Bảng 1: Mã tỉnh
(Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam)
Mã tỉnh
Tên tỉnh
Mã tỉnh
Tên tỉnh
Mã tỉnh
Tên tỉnh
01
TP. Hà Nội
34
Thái Bình
68
Lâm Đồng
02
Hà Giang
35
Hà Nam
70
Bình Phước
04
Cao Bằng
36
Nam Định
72
Tây Ninh
06
Bắc Kạn
37
Ninh Bình
74
Bình Dương
08
Tuyên Quang
38
Thanh Hoá
75
Đồng Nai
10
Lào Cai
40
Nghệ An
77
Bà Rịa - Vũng Tàu
11
Điện Biên
42
Hà Tĩnh
79
TP. Hồ Chí Minh
12
Lai Châu
44
Quảng Bình
80
Long An
14
Sơn La
45
Quảng Trị
82
Tiền Giang
15
Yên Bái
46
Thừa Thiên Huế
83
Bến Tre
17
Hoà Bình
48
TP Đà Nẵng
84
Trà Vinh
19
Thái Nguyên
49
Quảng Nam
86
Vĩnh Long
20
Lạng Sơn
51
Quảng Ngãi
87
Đồng Tháp
22
Quảng Ninh
52
Bình Định
89
An Giang
24
Bắc Giang
54
Phú Yên
91
Kiên Giang
25
Phú Thọ
56
Khánh Hoà
92
TP. Cần Thơ
26
Vĩnh Phúc
58
Ninh Thuận
93
Hậu Giang
27
Bắc Ninh
60
Bình Thuận
94
Sóc Trăng
28
Hà Tây
62
Kon Tum
95
Bạc Liêu
30
Hải Dương
64
Gia Lai
96
Cà Mau
31
TP. Hải Phòng
66
Đăk Lăk
33
Hưng Yên
67
Đăk Nông
Bảng 2: Mã vùng
Mã vùng
Tên vùng
1
Vùng đồng bằng sông Hồng
2
Vùng Đông Bắc
3
Vùng Tây Bắc
4
Vùng Bắc Trung bộ
5
Vùng duyên hải Nam Trung bộ
6
Vùng Tây Nguyên
7
Vùng Đông Nam bộ
8
Vùng đồng bằng sông Cửu Long | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "26/12/2006",
"sign_number": "12/2006/TT-BTNMT",
"signer": "Phạm Khôi Nguyên",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-31-2013-TT-BGDDT-sua-doi-Quyet-dinh-44-2007-QD-BGDDT-hoc-bong-khuyen-khich-hoc-tap-203009.aspx | Thông tư 31/2013/TT-BGDĐT sửa đổi Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT học bổng khuyến khích học tập | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2013/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2013
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 3 ĐIỀU 2 QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2007 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ HỌC BỔNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN, TRƯỜNG NĂNG KHIẾU, CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh, sinh viên;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, như sau:
“3. Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 2% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập. Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% nguồn ngân sách nhà nước cấp bù học phí”.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng các trường chuyên, trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ Tư pháp (Cục Ktr VBQPPL);
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu VT, Vụ KHTC; Vụ PC.
BỘ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "01/08/2013",
"sign_number": "31/2013/TT-BGDĐT",
"signer": "Phạm Vũ Luận",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-21-2021-TT-BLDTBXH-huong-dan-Luat-Nguoi-lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-342517.aspx | Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/2021/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật 69/2020/QH14) như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều, khoản sau đây của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
1. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 18.
2. Nội dung chi tiết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 19.
3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 20; tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 40.
4. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo quy định tại khoản 3 Điều 22.
5. Mức trần tiền dịch vụ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23.
6. Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ lao động ở nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 26.
7. Nội dung hợp đồng bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 58.
8. Chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng, mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng theo quy định tại khoản 3 Điều 65.
9. Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 20; mẫu văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định tại khoản 2 Điều 40; mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 53.
10. Mẫu Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 21; nội dung và mẫu Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 35; giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43.
11. Chế độ báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 26, của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều 35, của đơn vị sự nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 43; báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 41.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
1. Văn bản chuẩn bị nguồn lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực gồm những nội dung sau:
a) Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;
b) Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động;
c) Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài (nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);
d) Thời gian dự kiến tuyển chọn.
3. Tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam là một trong hai loại giấy tờ sau:
a) 01 bản sao giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm;
b) 01 bản sao một trong các giấy tờ sau đối với trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động: văn bản chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; thông báo hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; giấy tờ khác cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy định pháp luật của nước sở tại.
4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
b) Phương thức chuẩn bị nguồn:
b1) Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
b2) Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
b3) Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
5. Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động là văn bản thể hiện nội dung doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọn đối với mỗi người lao động đã tham gia chuẩn bị nguồn khi thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.
Điều 4. Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động theo thị trường, ngành, nghề, công việc được quy định như sau:
1. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) quy định tại Phụ lục III kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Hàn Quốc quy định tại Phụ lục IV kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Tây Á, Trung Á và Châu Phi quy định tại Phụ lục V kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Âu và Châu Đại Dương phải quy định tại Phụ lục VI kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Châu Mỹ quy định tại Phụ lục VII kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc) và Đông Nam Á quy định tại Phụ lục VIII kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Đối với công việc lao động trên biển quốc tế quy định tại Phụ lục IX kèm ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động
1. Đối với thị trường Ma-lai-xi-a và thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tài liệu chứng minh bao gồm:
a) 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước, vùng lãnh thổ;
b) 01 bản sao giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài của cơ quan chức năng nước sở tại cấp cho người sử dụng lao động, kèm bản dịch tiếng Việt.
2. Đối với các nước, vùng lãnh thổ khác:
a) Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tài liệu chứng minh bao gồm:
a1) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh của người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;
a2) 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.
b) Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài, tài liệu chứng minh bao gồm:
b1) 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt;
b2) 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản ủy quyền tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;
b3) Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.
Điều 6. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động
Đối với nước, vùng lãnh thổ quy định việc tiếp nhận lao động nước ngoài đến đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì tài liệu chứng minh là một trong các giấy tờ sau:
1. 01 bản sao văn bản cho phép cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
2. Giấy tờ khác thể hiện cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được phép tiếp nhận người lao động theo quy định của nước sở tại.
Điều 7. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới
1. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.
2. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài
Doanh nghiệp dịch vụ phải cử ít nhất 01 (một) nhân viên nghiệp vụ tại nước hoặc vùng lãnh thổ tiếp nhận để quản lý và hỗ trợ người lao động theo quy định như sau:
1. Doanh nghiệp dịch vụ có từ 500 lao động trở lên làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-cao (Trung Quốc), Nhật Bản.
2. Doanh nghiệp dịch vụ có từ 300 lao động trở lên làm việc tại nước hoặc vùng lãnh thổ còn lại.
Điều 10. Nội dung hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Các bên tham gia
a) Bên bảo lãnh là cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật số 69/2020/QH14;
b) Bên được bảo lãnh là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Bên nhận bảo lãnh là doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Phạm vi bảo lãnh
Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:
a) Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
b) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
c) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
a) Quyền của bên bảo lãnh
a1) Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên có liên quan thông tin đầy đủ, chính xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
a2) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;
a3) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
a4) Yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh (nếu có) trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại các điểm d1), d2), d4) và d8) Điều này mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh;
a5) Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh thông báo về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;
a6) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;
a7) Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
a8) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện trong trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.
b) Nghĩa vụ của bên bảo lãnh
b1) Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh;
b2) Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh; thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
b3) Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh đã cam kết trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;
b4) Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;
b5) Thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.
c) Quyền của bên nhận bảo lãnh
c1) Yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
c2 ) Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác;
c3 ) Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh;
c4 ) Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;
c5) Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.
d) Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
d1) Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
d2) Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
d3) Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh;
d4) Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, mất giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này. Trong trường hợp làm hư hỏng hoặc mất giấy tờ, tài liệu, bên nhận bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại;
d5) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; nếu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn;
d6) Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ, tài liệu chứng minh về nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh, thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra;
d7) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;
d8) Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;
d9) Thông báo cho bên được bảo lãnh việc bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Chấm dứt bảo lãnh
Bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp theo quy định của pháp luật dân sự về bảo lãnh.
5. Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.
Điều 11. Thanh lý hợp đồng bảo lãnh
1. Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng.
Điều 12. Giáo dục định hướng
1. Chương trình, thời lượng, nội dung giáo dục định hướng được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng:
a) Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng có giá trị 24 tháng kể từ ngày cấp. Quá thời hạn trên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức giáo dục định hướng lại. Trường hợp giấy chứng nhận chưa quá thời hạn 24 tháng nhưng người lao động thay đổi doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi hoặc thay đổi ngành, nghề, công việc, nước đến làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân phải tiến hành giáo dục định hướng lại những nội dung có thay đổi; người lao động phải được kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
Điều 13. Các mẫu văn bản đăng ký hợp đồng
1. Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây:
Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật 69/2020/QH14, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây:
Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); chi phí người lao động phải trả trước khi đi; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; ký quỹ, bảo lãnh để thực nghĩa vụ của hợp đồng (nếu có); việc thanh lý hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 15. Chế độ báo cáo định kỳ
Chế độ báo cáo định kỳ của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được quy định như sau:
1. Định kỳ hằng năm, trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nêu trên lập báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động;
c) Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
e) Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Quản lý lao động ngoài nước) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục QLLĐNN (20 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Bá Hoan
PHỤ LỤC I.
CÁC BIỂU MẪU VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu số 01 Đăng ký chuẩn bị nguồn lao động
Mẫu số 02 Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động
Mẫu số 03 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Mẫu số 04 Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập
Mẫu số 05 Văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài
Mẫu số 06 Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng
Mẫu số 01
Tên doanh nghiệp
Số: .....................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
........., ngày ... tháng ... năm ...
VĂN BẢN CHUẨN BỊ NGUỒN LAO ĐỘNG
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước
1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………….
- Tên giao dịch: ………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở chính:……………………… ……………………………………………
- Điện thoại: ……………..Email:…………; Địa chỉ trang thông tin điện tử:……...........
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số …… ngày……..
- Người đại diện theo pháp luật………………………………………………………….
2. Doanh nghiệp đề nghị chuẩn bị nguồn lao động theo yêu cầu/thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (tổ chức dịch vụ việc làm/người sử dụng lao động ở nước ngoài):……………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………
- Điện thoại: ……………….. Fax:………..Email:……………………………………
- Người đại diện ………………………………………………………………………
- Chức vụ:……………………… …………………………………………………….
3. Việc làm dự kiến ở nước ngoài
- Nơi làm việc: (tên nhà máy, công trường,… tại nước ……)……………………….
- Ngành, nghề, công việc:……………………………………………………………
- Tiền lương, tiền công:….. …………………………………………………………
- Thời hạn hợp đồng lao động:………………………………………………………
4. Nội dung chuẩn bị nguồn lao động
- Số lượng lao động:………………Trong đó…… nam và ….. nữ
- Phương thức chuẩn bị nguồn (sơ tuyển, trực tiếp/liên kết bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ,…): ………………………………………………………………………………
- Địa điểm chuẩn bị nguồn (tên các tỉnh/thành phố):……………………………………..........
………………………………………………………………………………………………………..
- Thời gian chuẩn bị nguồn:……………………………………………………………………….
- Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có:…………………………………………….
5. Thời gian dự kiến tuyển chọn lao động:………………………………………………………
6. Hồ sơ gửi kèm theo:
…………………………………………………………………………………………...…………..
……………………………………………………………………………………………………….
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02
Mã hồ sơ: ............
Tên doanh nghiệp
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/ĐKHĐ
……….., ngày ….. tháng…. năm 20…..
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước
1.Tên doanh nghiệp: .........................................................................................................
- Tên viết tắt:…..................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
- Điện thoại: ....................E-mail:..……….…; Địa chỉ trang thông tin điện tử:………….
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số ………...... ngày ............... tháng ................... năm ................................
- Người đại diện theo pháp luật:…………………...........................................................
2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại ….......... ký ngày …...../......./........ với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (tổ chức dịch vụ việc làm/người sử dụng lao động ở nước ngoài):………………………………………………………
- Địa chỉ: ........................................................................................................................
- Điện thoại: …………………; Fax:..........................; E-mail: ..…………………..…
- Người đại diện: ..................................................; Chức vụ: ......................................
3. Nội dung:
- Người sử dụng lao động: …………………………………………………………….
- Địa chỉ: ........................................................................................................................
- Điện thoại: …………………; Fax:..........................; E-mail: ..…………………..…
- Người đại diện : .................................................; Chức vụ: .......................................
- Thời hạn hợp đồng lao động:…….........................................................................
- Số lượng:……………………………..., trong đó nữ:……………………….……….
- Ngành, nghề:........................................................ trong đó số có nghề:……................
- Địa điểm làm việc: ………………………..………………………………….………
- Thời giờ làm việc:....................................; Thời giờ nghỉ ngơi:……............................
- An toàn, vệ sinh lao động:…………………………………………………………….
- Tiền lương/tiền công:......................................................................................................
- Các phụ cấp khác, tiền thưởng:………...........................................................................
- Tiền làm thêm giờ:……………………………………..…….......................................
- Các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động:……………
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:..............................................................................................
- Các chế độ bảo hiểm:....................................................................................................
- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có)........................
- Các chi phí do bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có)………………….
- Hỗ trợ khác:………......................................................................................................
4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:
- Tiền dịch vụ:.................................................................................................................
- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại:..................................
- Đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước:..................................................................
- Chi phí khác:
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có): ………………….……………………
+ Khám sức khỏe: ………………………………………………………………............
+ Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): …………….……………….
+ Hộ chiếu, Lý lịch tư pháp:............................................................................................
+ Thị thực (visa):..............................................................................................................
- Tổng cộng:......................................................................................................................
5. Các thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp và người lao động:
- Ký quỹ:........................................................................................................................
- Bảo lãnh:......................................................................................................................
6. Thời gian tuyển chọn:……. tháng (không quá 12 tháng kể từ ngày chấp thuận đăng ký hợp đồng cung ứng lao động)
7. Thời gian dự kiến xuất cảnh: tháng ........../........
8. Hồ sơ gửi kèm theo:…………………………………………………………………..............
…………………………………………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………………………..................
…………………………………………………………………………………………..................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 03
HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi)
Hôm nay, ngày………....tháng………....năm………...tại…....., chúng tôi gồm:
Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:……………………
(sau đây gọi là Bên đưa đi)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại:………..…; E-mail:.……..……; Địa chỉ trang thông tin điện tử:……..
Người đại diện: …………………………………………………………………..
Chức vụ: ……………………………………………………………………….....
và
Ông/Bà …………………………………………(sau đây gọi là Người lao động)
Ngày, tháng, năm sinh:………………………Giới tính: …………nam/nữ
Địa chỉ thường trú: ….. …………………………………………………………..
Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD:…………..,ngày cấp…….....nơi cấp………..
Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): ............................................
……………………………………………………………………………………...........................
Địa chỉ báo tin tại Việt Nam:………..., số điện thoại:………E-mail:………..…
Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ......... ngày.../.../… ký giữa ......... (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày ………tháng ……năm……
Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
- Thời hạn của hợp đồng lao động:... năm…. tháng… ngày, tính từ ngày:……….;
- Ngành, nghề, công việc:………………………………………………………..;
- Địa điểm làm việc:………………………..…………………………………...;
- Người sử dụng lao động: ...….(tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ).
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian…... (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ................ do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian ….. (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là……… do …... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ …...... do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian…... (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ……….. do…... (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:
- Tiền dịch vụ (nếu có):………………………………………………………….;
+ Mức tiền dịch vụ: ........ /hợp đồng………. năm…………tháng………..ngày;
+ Thời gian nộp (1 lần): ………… hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán:...............);
- Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước:………………………….....
- Các chi phí khác (nếu có):…
+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: …...............................................
+ Lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí cấp thị thực (visa):……………………………...........
+ Tiền khám sức khỏe:…………………………………………………….........
+ ………………………………………………………………………………..
Tổng cộng: (chữ số)........................................; (bằng chữ)…………………
2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
2.6. Thời gian thử việc (nếu có):
- Thời gian thử việc: ..... tháng…..ngày, kể từ ngày:……………………………;
- Mức lương thử việc:.………………………………………………………….;
- Các chế độ khác của người lao động:………………..…………………………;
Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc …... (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của...).
2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có):
- Thời gian đào tạo:………..tháng hoặc…………ngày.
- Mức lương/trợ cấp đào tạo: …………………………………………………….;
- Điều kiện/chi phí ăn, ở,………………………………………………………….;
2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:
Thời giờ làm việc: .... giờ/ngày, .... ngày/tuần theo quy định của Luật.... Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ.
Người lao động được nghỉ ... ngày lễ theo quy định của Luật….., đó là các ngày:......(1/1, Quốc Khánh....).
Ngoài ra, người lao động được nghỉ ... ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của Luật....
2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có):
- Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp:
+ Tiền lương: .... (Trong các trường hợp đặc biệt, lao động là thuyền viên, hoặc các nước tiếp nhận lao động có quy định về tiền lương theo năm thì hai Bên thỏa thuận ghi rõ những nội dung này vào hợp đồng);
+ Tiền làm thêm giờ:………………………………………………………
+ Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp,....)
+ Ngày trả lương:………………………………………………………………...;
+ Hình thức trả lương:…………………………………………………………….;
- Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: ………………………………………………………….......................
2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:
Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)…. bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,...), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.
2.11. Bảo hiểm:
Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm:
- Bảo hiểm xã hội…………………………………………………………………;
- Bảo hiểm y tế:…………………………………………………………………..;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp :…………………………………;
- Bảo hiểm khác (nếu có):…………………………………………………………
2.12. An toàn, vệ sinh lao động:
Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Luật ... và quy chế của người sử dụng lao động.
2.13. Chi phí đi lại:
- Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do........... chi trả;
- Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do............... chi trả;
- Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của............. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do.................... chi trả.
2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; nếu không thanh lý hợp đồng Bên đưa đi được đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.
2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.
2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
…………………………..
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi
3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.
3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định.
3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.
3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.
3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này.
3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.
3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có);
3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
………………………….
Điều 4: Thời gian xuất cảnh
4.1. Bên đưa đi có trách nhiệm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài theo văn bản cam kết của doanh nghiệp.
4.2. Trong thời gian nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…) và người lao động phải chịu các khoản chi phí đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, tiền học ngoại ngữ, tiền bồi dưỡng kỹ năng nghề, tiền làm hộ chiếu, phí xin cấp thị thực (visa), tiền khám sức khỏe, …
4.3. Trong thời gian nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động thông báo không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…) cho người lao động và các khoản tiền người lao động đã nộp cho Bên đưa đi bao gồm tiền dịch vụ, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, phí cấp thị thực (visa), …; và Bên đưa đi làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ (nếu có) cho người lao động.
4.4. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp) dẫn đến sau 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển mà người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài và/hoặc Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi phải trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lí lịch, bằng cấp, …) cho người lao động, hoàn trả người lao động tiền dịch vụ và các khoản chưa chi. Đối với các khoản đã chi theo quy định, Bên đưa đi hoàn trả người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và Bên đưa đi.
Điều 5: Thỏa thuận ký quỹ (nếu có)
Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận về thực hiện ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ theo Hợp đồng như sau:
5.1. Tiền ký quỹ:………………………………………
5.2. Thời hạn ký quỹ:…………………………………
5.3. Phạm vi ký quỹ: một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động
5.4. Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng ký quỹ theo quy định pháp luật.
Điều 6: Điều khoản bồi thường thiệt hại
Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nêu tại khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này, mức bồi thường là:…………………………..
- Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại khoản 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 và 2.10 Điều 2 của Hợp đồng này, mức bồi thường là: ……………………..
- Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng, mức bồi thường là:.......................................... (trừ trường hợp nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động hoặc hợp đồng cung ứng lao động không quy định người lao động phải bồi thường).
Điều 7: Gia hạn hợp đồng
- Bên đưa đi và người lao động có thể thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng khi có sự thay đổi nội dung nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này (thời hạn hợp đồng lao động, ngành nghề, công việc, địa điểm làm việc, người sử dụng lao động).
- Hợp đồng này có thời hạn………… kể từ ngày ký và có thể gia hạn.
Điều 8: Thanh lý hợp đồng
8.1. Hợp đồng này được thanh lý một trong các trường hợp sau:
- Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
- Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển;
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
- Người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.
8.2. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hai Bên sẽ xem xét việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng, cụ thể như sau:
- Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;
- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn mà không do lỗi của người lao động, Bên đưa đi có trách nhiệm trả các khoản tiền theo quy định và bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận;
- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động, người lao động có trách nhiệm bồi thường Bên nước ngoài tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do người lao động gây ra.
………………………..
Điều 9: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
9.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam.
9.2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
9.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng hai bên sẽ đưa ra .... để giải quyết theo quy định của pháp luật...
Hợp đồng này làm tại .... ngày .... tháng .... năm…., có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành .... bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ .... bản để theo dõi và thực hiện./.
Đại diện Bên đưa đi
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Người lao động
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 04
Mã hồ sơ: ............
Tên doanh nghiệp
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/ĐKHĐ
……….., ngày ….. tháng…. năm 20…..
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG NHẬN LAO ĐỘNG THỰC TẬP
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố)
1. Tên doanh nghiệp:...............................................................................................
- Tên giao dịch:.......................................................................................................
- Địa chỉ:.................................................................................................................
- Điện thoại:…………………; Fax: …………………….; Email:………..........
- Người đại diện theo pháp luật:………………………………….......................
2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập tại ………………. đã ký ngày……/……/…… với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài: ......................................
- Địa chỉ:………………………………………….................................................
- Điện thoại:…………………; Fax: …………………….; Email:………..........
- Người đại diện:.....................................................................................................
- Chức vụ:...............................................................................................................
3. Những nội dung chính trong Hợp đồng nhận lao động thực tập:
- Thời hạn thực tập:.................................................................................................
- Số lượng: ……………., trong đó nữ:...................................................................
- Ngành, nghề: ………………………………………………………...................
- Nước tiếp nhận thực tập: …………………………………………………..…..
- Địa điểm thực tập: ….............................................................................................
- Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi: ……………………….............................
- Lương thực tập:…….............................................................................................
- Các phụ cấp khác (nếu có):…………...................................................................
- Điều kiện ăn, ở:…………………. ….................................................................
- Các chế độ bảo hiểm: ………………………………………………………...
- An toàn, vệ sinh lao động:……..........................................................................
- Các chi phí do ……………. chi trả:
+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại
+ Phí cấp thị thực (visa)
+ Chi phí khác (nếu có)
- Hỗ trợ khác (nếu có): …………………………………………………….......
4. Các khoản thu từ tiền lương của người lao động trong thời gian thực tập: .........................................................................................................
5. Dự kiến thời gian xuất cảnh: .......................................................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP GIAO KẾT
VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố)…
1. Thông tin người đăng ký hợp đồng:
- Họ và tên:.....................................................................................
- Ngày sinh:……………………..; Giới tính: …….………(nam/nữ)
- Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:………; ngày cấp: ……….., do ................ cấp
- Địa chỉ thường trú:..............................................................................................
- Số điện thoại:.........................................; E-mail: ……........................................
- Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn:…………..............................................
- Nghề nghiệp hiện nay:..........................................................................................
- Địa chỉ báo tin tại Việt Nam: …………………………..
- Người được báo tin: …………. (quan hệ với người lao động)
- Điện thoại …………………….; email: ……………………..
2. Tôi đăng ký Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đi làm việc tại……… ký ngày……/……/…… với:
- Người sử dụng lao động: ……….….
- Địa chỉ:.......................
- Điện thoại: ………………………..; email: ………………………….
3. Thông tin về việc làm ở nước ngoài:
- Ngành, nghề, công việc:……...........................................
- Thời hạn của hợp đồng:.........................................................................
- Địa điểm làm việc: ……………………………………………………
- Tiền lương, tiền công: ...................................................................................
- Dự kiến thời gian xuất cảnh:................................................................................
4. Các chi phí do ……………….. chi trả:
+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại: ………………….
+ Lệ phí thị thực (visa): ……………………………
+ Tiền khám sức khỏe: …………………………
+ Lệ phí cấp hộ chiếu: ………………
+ Lệ phí cấp lý lịch tư pháp: ………………….
+ Chi phí khác (nếu có): ……………
5. Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm:
+ Hợp đồng lao động (bản sao kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực);
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
Tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, chịu trách nhiệm hoàn toàn về hợp đồng mà tôi đã ký; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của công dân theo đúng quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
……, ngày… tháng… năm…..
Người đăng ký
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 06
PHỤ LỤC II.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
I
Lao động đi thực tập và làm việc theo Chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS)
1
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của TTS; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
2
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
- Trong thời gian đào tạo tập trung tại Nhật Bản, TTS được bố trí chỗ ở miễn phí; được trợ cấp tối thiểu 50.000 Yên/tháng hoặc 30.000 Yên/tháng đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn.
- Trong thời gian thực tập kỹ năng, TTS được bố trí chỗ ở có trả phí; tiền ở khấu trừ từ lương hàng tháng của TTS nhưng không quá 15% tiền lương cơ bản/tháng.
- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động bố trí miễn phí phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho TTS.
3
Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả
- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí quản lý mà bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ.
- Bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 10.000 Yên/người/tháng đối với thực tập sinh nghề hộ lý và tối thiểu 5.000 Yên/người/tháng đối với các ngành nghề khác để quản lý thực tập sinh.
- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.
4
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc tại Nhật Bản và ngược lại khi hoàn thành hợp đồng cho TTS.
5
Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả cho doanh nghiệp dịch vụ chi phí đào tạo tiếng Nhật và giáo dục định hướng cho TTS tại Việt Nam (160 tiết) với mức không thấp hơn 15.000 Yên/người;
- Đối với thực tập sinh hộ lý, bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí đào tạo tiếng Nhật đến trình độ tiếng Nhật N4 mức tối thiểu là 100.000 Yên/người
- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, k, l, m, p, q và r khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật Nhật Bản và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).
II.
Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ năng đặc định
1
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
2
Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả
- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí phái cử mà Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ.
- Bên nước ngoài tiếp nhận người lao động trả phí phái cử cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 01 tháng tiền lương cơ bản/hợp đồng/người.
- Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.
3
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.
4
Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
Doanh nghiệp không thu tiền đào tạo của người lao động. Bên nước ngoài chi trả toàn bộ chi phí đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản thông qua doanh nghiệp dịch vụ, mức tối thiểu là 100.000 Yên/người để đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kỹ năng nghề.
Trường hợp người lao động đã học ngoại ngữ, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả chi phí đào tạo cho người lao động mức tương đương chi phí đào tạo cùng ngành nghề, ngoại ngữ mà doanh nghiệp dịch vụ tổ chức đào tạo.
- Phương thức: Bên nước ngoài chuyển khoản cho doanh nghiệp dịch vụ.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k, l, m, p, q và r khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật Nhật Bản và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).
PHỤ LỤC III.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
A
Các ngành, nghề phù hợp với Luật Lao động cơ bản của Đài Loan (Trung Quốc) (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, hộ lý và y tá tại bệnh viện và trung tâm dưỡng lão, thuyền viên tàu cá gần bờ)
I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 06 tháng trở lên
1
An toàn, vệ sinh lao động
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải tổ chức hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
2
- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động.
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Đài Loan (Trung Quốc).
- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động được khấu tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động không quá 2.500 Đài tệ/tháng (trừ ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí). Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động không cung cấp bữa ăn thì không được khấu trừ tiền ăn của người lao động.
Trường hợp mức khấu trừ tiền ăn, ở từ lương hàng tháng của người lao động cao hơn 2.500 Đài tệ/tháng (nhưng không quá 5.000 Đài tệ/tháng) thì bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải hỗ trợ chi phí cho người lao động trước khi xuất cảnh hoặc/và hỗ trợ bằng tiền trong thời gian làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), tổng hỗ trợ bình quân (tính theo tháng) lớn hơn hoặc bằng mức khấu trừ tiền ăn, ở tăng thêm so với mức 2.500 Đài tệ/tháng.
- Đối với ngành nông nghiệp và thuyền viên tàu cá gần bờ: bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày cho người lao động.
- Người lao động được bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc được chi trả chi phí này.
3
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.
II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 6 tháng
Ngoài các quy định tại điểm 1, 2 và 3 mục I, phần A thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động.
- Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan - Trung Quốc ) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, k, l, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có).
B
Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình
I. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm 6 tháng trở lên
1
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Thời gian làm việc mỗi ngày của người lao động đủ để hoàn thành công việc được bên nước ngoài tiếp nhận lao động giao.
- Người lao động được nghỉ ngơi tối thiểu 08 giờ liên tục/ngày và tối thiểu 01 ngày trong 07 ngày làm việc liên tục.
2
An toàn, vệ sinh lao động
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí, đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động và đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
3
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động
- Tiền lương cơ bản không thấp hơn 17.000 Đài tệ/tháng. Trường hợp thị trường điều chỉnh tăng tiền lương thì áp dụng theo mức tiền lương mới.
- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ và ngày lễ không thấp hơn 200% tiền lương ngày làm việc bình thường.
4
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày.
5
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.
II. Đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 năm đến dưới 01 năm 6 tháng
Ngoài các quy định tại điểm 1, 2, 3 và 4 mục I, phần B thì nội dung chi tiết hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng và hỗ trợ tối thiểu người lao động một khoản tiền tương đương một tháng lương cơ bản khi bắt đầu hợp đồng; hoặc bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí xuất cảnh cho người lao động.
- Mức phí phục vụ tối đa bên nước ngoài tiếp nhận lao động (công ty dịch vụ việc làm Đài Loan- Trung Quốc) được thu từ người lao động là 1.500 Đài tệ/tháng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, l, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật Đài Loan (Trung Quốc) và thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên (nếu có).
PHỤ LỤC IV.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
I.
Lao động kỹ thuật (thị thực E7)
1
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
2
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này.
3
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật Hàn Quốc và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có).
II.
Thuyền viên gần bờ (thị thực E10)
1
Thời hạn hợp đồng lao động
3 năm có thể gia hạn 01 năm 10 tháng
2
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
3
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng dụng cung cấp miễn phí chỗ ở, chi phí ăn và đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
4
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc khi bắt đầu hợp đồng hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.
5
Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Người lao động được đào tạo tại Hàn Quốc sau khi nhập cảnh và trả phí không quá 250 USD/thuyền viên;
- Người lao động trả phí quản lý thuyền viên không quá 1.000 USD/thuyền viên/hợp đồng thời hạn 03 năm và không quá 300 USD/thuyền viên cho thời gian gia hạn 01 năm 10 tháng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, p, q và r khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật Hàn Quốc và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc (nếu có).
PHỤ LỤC V.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG TÂY Á, TRUNG Á VÀ CHÂU PHI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
I
Ngành, nghề giúp việc gia đình (lao động giúp việc nhà, lao động chăm sóc trẻ, lao động làm vườn và lái xe gia đình)
1
Thời hạn hợp đồng lao động
02 năm, có thể gia hạn
2
Số lượng lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động
Thỏa thuận cụ thể loại công việc: giúp việc nhà, nấu ăn; chăm sóc trẻ; làm vườn; lái xe gia đình.
Không quá 50 tuổi
3
Địa điểm làm việc
Người lao động chỉ làm việc tại hộ gia đình trực tiếp của người sử dụng lao động theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan chức năng nước sở tại.
4
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Người lao động được nghỉ 01 ngày/tuần và được nghỉ ít nhất 09 giờ liên tục trong 01 ngày
5
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
- Lương cơ bản từ 350 USD/tháng trở lên;
- Nếu đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ theo yêu cầu của người sử dụng, người lao động lao động được nhận tiền làm thêm tối thiểu 15 USD/ngày.
6
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở đảm bảo vệ sinh, riêng tư và 03 bữa ăn đủ dưỡng chất mỗi ngày.
7
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản
Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định bảo hiểm y tế cho người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động.
8
Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không phải do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chịu chi phí vé máy bay về nước cho người lao động và đền bù thiệt hại cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có).
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do lỗi của người lao động thì người lao động chịu chi phí vé máy bay về nước và đền bù thiệt hại cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận (nếu có).
9
Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho người lao động.
10
Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.
11
Thỏa thuận khác khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Người sử dụng lao động chi trả chi phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và chi phí xin thị thực làm việc cho người lao động;
- Trường hợp nước tiếp nhận không có quy định về chế độ bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình thì người lao động phải được mua bảo hiểm rủi ro trước khi xuất cảnh và người sử dụng lao động chi trả chi phí mua bảo hiểm.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm c, đ, g, l, p, q và r khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật nước tiếp nhận và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận (nếu có).
II.
Các ngành, nghề khác
1
Thời hạn hợp đồng lao động
Tối thiểu 01 năm
2
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc không quá 9 giờ/ngày, 6 ngày/tuần
3
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
- Lương cơ bản không thấp hơn 400 USD/tháng (thời gian làm việc 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần) đối với trường hợp người lao động được chi trả chi phí ăn.
- Lương cơ bản không thấp hơn 500 USD/tháng (thời gian làm việc 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần) đối với trường hợp người lao động không được chi trả chi phí ăn.
4
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở;
- Chi phí ăn do hai bên tự thỏa thuận phù hợp với tiền lương cơ bản tại điểm c);
- Người lao động được cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc được chi trả chi phí này.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b, c, d, đ, g, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật nước tiếp nhận và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận (nếu có).
PHỤ LỤC VI.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
1
Thời hạn hợp đồng lao động
Tối thiểu 01 năm
2
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động
3
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
- Lương cơ bản từ 500 USD/tháng trở lên;
Trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 500 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận;
- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.
4
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày hoặc trợ cấp tiền ăn phù hợp với mức sinh hoạt chung tại thời điểm thực hiện hợp đồng và các thiết bị nhà bếp.
- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này.
5
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay lượt đi và lượt về cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng. Đối với thị trường Liên bang Nga, người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay cho người lao động.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b, c, d, đ, e, k, l, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có).
PHỤ LỤC VII.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
1
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
2
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
- Lương cơ bản từ 500 USD/tháng trở lên;
Trường hợp nước tiếp nhận quy định mức lương tối thiểu cao hơn 500 USD/tháng thì áp dụng theo quy định của nước tiếp nhận;
- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.
3
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và các thiết bị nhà bếp.
- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này.
4
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e k, l, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động (nếu có).
PHỤ LỤC VIII.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC, MA CAO (TRUNG QUỐC) VÀ ĐÔNG NAM Á
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
1
Thời hạn hợp đồng lao động
Tối thiểu 01 năm
2
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
3
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
- Lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu của nước tiếp nhận lao động tại thời điểm ký kết hợp đồng cung ứng lao động;
- Tiền làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận.
4
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
- Đối với lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và 03 bữa ăn/ngày;
- Đối với các ngành, nghề khác tại Trung Quốc, Ma Cao (Trung Quốc), người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở và cung cấp miễn phí tối thiểu 01 bữa ăn cho ngày làm việc; tại khu vực Đông Nam Á, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt theo quy định của nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận.
- Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí phương tiện giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho người lao động tất cả các ngành, nghề.
5
Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Đối với thị trường Trung Quốc và Ma Cao (Trung Quốc), người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
- Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, người lao động được tham gia các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận.
6
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về Việt Nam khi người lao động hoàn thành hợp đồng. Đối với ngành nghề giúp việc gia đình thị trường Ma-lai-xi-a, người sử dụng lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về Việt Nam cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng.
7
Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận chi trả (nếu có)
Đối với ngành nghề giúp việc gia đình tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ tiền dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b, c, d, đ, e, k, m, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động (nếu có).
PHỤ LỤC IX.
NỘI DUNG CHI TIẾT HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC TRÊN BIỂN QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Nội dung chi tiết
I
Thuyền viên tàu cá xa bờ
1
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thuyền viên làm 48 giờ/tuần và được nghỉ 01 ngày/tuần.
2
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên tàu; cung cấp miễn phí cho người lao động đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006).
3
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
Tiền lương cơ bản đối với thuyền viên đi làm việc lần đầu không thấp hơn 400 USD/tháng, đối với thuyền viên đi lại không thấp hơn 450 USD/tháng.
4
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí các bữa ăn trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng lao động.
5
Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
6
Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay lượt đi từ Việt Nam tới nơi nhập tàu và lượt về từ nơi xuống tàu về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định của Công ước MLC 2006 hoặc pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu quốc gia đó không phải là thành viên của Công ước MLC 2006.
II
Thuyền viên tàu vận tải và nhân viên làm việc trên tàu du lịch
1
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Làm việc 8giờ /ngày; 48 giờ/tuần. Được nghỉ 01 ngày/tuần theo quy định của Công ước MLC 2006.
2
An toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên tàu; cung cấp miễn phí cho người lao động đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Công ước MLC 2006.
3
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương
Các chức danh không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế - ITF hoặc các bản thỏa thuận chung được ITF chấp thuận thương lượng.
4
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
Thuyền viên được cung cấp các bữa ăn miễn phí và được ở, sinh hoạt trên tàu đảm bảo an toàn, vệ sinh.
5
Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
6
Trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
Người sử dụng lao động chi trả vé máy bay lượt đi từ Việt Nam tới nơi nhập tàu và lượt về từ nơi xuống tàu về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng.
Đối với những nội dung khác của hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, k, m, n, p, q, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14 áp dụng quy định của Công ước MLC 2006 hoặc pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu quốc gia đó không phải là thành viên của Công ước MLC 2006.
PHỤ LỤC X.
MỨC TRẦN THÙ LAO THEO HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Thị trường/ngành, nghề, công việc
Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới
1
Nhật Bản
Mọi ngành, nghề
0 đồng
2
Đài Loan (Trung Quốc)
Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải
0 đồng
3
Hàn Quốc
Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải
0 đồng
4
Ma-lai-xi-a
Lao động giúp việc gia đình
0 đồng
5
Bru-nây
Lao động giúp việc gia đình
0 đồng
6
Thái Lan
Mọi ngành, nghề
0 đồng
7
Các nước Tây Á
Lao động giúp việc gia đình
0 đồng
PHỤ LỤC XI.
MỨC TRẦN TIỀN DỊCH VỤ THU TỪ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT
Thị trường/ngành, nghề, công việc
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động
1
Nhật Bản
a)
Thực tập sinh kỹ năng số 3
(trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý)
0 đồng
b)
Lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc Thực tập sinh kỹ năng số 3 đủ điều kiện tiếp nhận sang lao động kỹ năng đặc định)
0 đồng
c)
Lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định
0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên
2
Đài Loan (Trung Quốc)
a)
Hộ lý và y tá tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão
0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên
b)
Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ
0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 01 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên
3
Hàn Quốc
Thuyền viên tàu cá gần bờ
0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên
4
Ma-lai-xi-a
Lao động giúp việc gia đình
0 đồng
5
Các nước Tây Á
Lao động giúp việc gia đình
0 đồng
PHỤ LỤC XII.
CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Chương trình giáo dục định hướng có 74 tiết (bao gồm 54 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành, thời gian 45 phút/tiết) với nội dung và thời lượng như sau:
1. Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam (thời lượng: 02 tiết, bao gồm: 02 tiết lý thuyết)
a) Nhiệm vụ giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc khi sống và làm việc ở nước ngoài;
b) Trách nhiệm công dân của người lao động khi ra làm việc ở nước ngoài;
c) Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lợi ích của hoạt động này đối với bản thân, gia đình người lao động và đối với xã hội.
2. Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động (thời lượng: 07 tiết, bao gồm: 07 tiết lý thuyết)
a) Pháp luật của Việt Nam: những quy định liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Bộ Luật Lao động; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn; quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; các quy định về xuất nhập cảnh; quy định của Bộ Luật Dân sự và các văn bản quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Luật pháp của nước tiếp nhận lao động: các quy định về nhập cư, xuất nhập cảnh liên quan đến lao động nước ngoài; điều kiện làm việc; các chế độ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…); chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản; các chế độ bồi thường cho lao động nước ngoài; các hành vi vi phạm pháp luật và xử phạt; quy định về an toàn giao thông;
c) Nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
(thời lượng: 06 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết)
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động); hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài (doanh nghiệp Việt Nam ký với người lao động về việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài);
b) Hợp đồng lao động (người sử dụng lao động ký với người lao động);
c) Hợp đồng ký quỹ, hợp đồng bảo lãnh;
d) Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Doanh nghiệp phổ biến cho người lao động nội dung các loại hợp đồng phù hợp với hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 04 tiết, bao gồm: 03 tiết lý thuyết, 01 tiết thực hành)
a) Lập kế hoạch chi tiêu ở nước ngoài, xác định nhu cầu và mong muốn trong chi tiêu, quỹ rủi ro;
b) Lập kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm: đầu tư vào giáo dục, trả nợ, xây nhà, kinh doanh, ….
c) Các kênh gửi tiền về nước an toàn, dịch vụ chuyển tiền chính thống và không chính thống, ưu điểm và nhược điểm.
5. Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động (thời lượng: 12 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết, 06 tiết thực hành)
a) Nội quy lao động tại nơi làm việc;
b) Hướng dẫn các quy định, nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
c) Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và cách sử dụng;
d) Các dạng tai nạn lao động tại nơi làm việc; các loại bệnh nghề nghiệp và cách phòng ngừa;
đ) Những vi phạm nội quy, kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách phòng tránh.
6. Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận người lao động (thời lượng: 03 tiết, bao gồm: 03 tiết lý thuyết)
a) Giới thiệu về đất nước, con người, vị trí địa lý tự nhiên, dân số, danh lam thắng cảnh;
b) Tôn giáo, phong tục tập quán đặc trưng;
c) Văn hóa, nghệ thuật truyền thống, nếp sống, thói quen sinh hoạt của người bản địa, kinh nghiệm giao tiếp;
d) Những chuẩn mực đạo đức;
đ) Văn hóa ứng xử xã hội;
e) Những điểm cần lưu ý về tôn giáo, phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động.
7. Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống
(thời lượng: 10 tiết, bao gồm: 06 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành)
a) Trong lao động:
a1) Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động; với đại diện công ty môi giới, đại diện doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền;
a2) Cách ứng xử với người lao động cùng làm việc trong nhà máy (người lao động Việt Nam, người lao động các nước khác và nước sở tại).
b) Trong đời sống:
b1) Chấp hành những nội quy, quy định tại nơi công cộng, nơi ở;
b2) Các hành vi vi phạm trật tự xã hội bị nghiêm cấm: tệ nạn cờ bạc, đánh nhau, chửi nhau, tàng trữ và phân tán các ấn phẩm đồi trụy;
b3) Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh khi các điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người lao động không được đảm bảo;
b4) Những điều cấm kỵ: nấu rượu, bắt và giết động vật như chó, mèo, chim.
b5) Những sai phạm trong ứng xử mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách khắc phục.
8. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày (thời lượng: 08 tiết, bao gồm: 04 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành)
a) Hướng dẫn các thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam và nhập cảnh tại nước đến lao động;
b) Hướng dẫn chuẩn bị tư trang, hành lý mang theo;
c) Hướng dẫn sử dụng các phương tiện giao thông: máy bay, tàu hỏa, xe buýt, taxi, tàu điện ngầm, xe máy, xe đạp;
d) Những việc cần biết và thực hiện ngay khi đến nơi làm việc (nhận nơi ở, các trang thiết bị được cung cấp tại nơi ở; cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày như bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, điện thoại, in-ter-net);
đ) Sử dụng tiền bản địa trong giao dịch hàng ngày; hệ thống thương mại của nước sở tại và cách mua bán tại các siêu thị, chợ;
e) Những tồn tại của người lao động Việt Nam trong lĩnh vực này và cách khắc phục.
9. Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa (thời lượng:08 tiết, bao gồm: 05 tiết lý thuyết, 03 tiết thực hành)
a) Khái niệm về cưỡng bức lao động, buôn bán người và các kỹ năng phòng ngừa;
b) Khái niệm bình đẳng giới, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa; vấn đề bình đẳng giới tại nước tiếp nhận lao động;
c) Lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục và cách phòng chống;
d) Kỹ năng ứng phó trong các trường hợp bị cưỡng bức lao động, buôn bán người, phân biệt đối xử về giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới;
đ) Kỹ năng phòng, chống và cách ứng phó bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.
10. Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 06 tiết, bao gồm: 04 tiết lý thuyết, 02 tiết thực hành)
a) Khái niệm và nội dung bảo hộ công dân, cơ quan chịu trách nhiệm bảo hộ công dân ở trong nước và ngoài nước;
b) Phòng cháy, chữa cháy; tai nạn giao thông; đuối nước; dịch bệnh nguy hiểm;
c) Cách phòng tránh các thảm họa thiên tai, như: bão lụt, động đất, sóng thần;
d) Phòng tránh ma túy, mại dâm, HIV, AIDS, các bệnh truyền nhiễm;
đ) Những thủ đoạn lừa đảo, trộm cướp, bạo lực, lôi kéo bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm ăn phi pháp và những việc cần làm khi có vụ việc xảy ra.
11. Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước (thời lượng: 02 tiết, bao gồm: 02 tiết lý thuyết)
a) Trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
b) Kết nối với các sàn giao dịch việc làm trong nước, trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phương, học thêm các kỹ năng.
12. Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài (thời lượng: 1 tiết, bao gồm: 01 tiết lý thuyết)
Cung cấp và hướng dẫn về số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện quản lý của doanh nghiệp, cảnh sát, cứu hỏa, đường dây nóng của các cơ quan chức năng có liên quan của nước tiếp nhận lao động, tổng đài điện thoại hỗ trợ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, số điện thoại phản ánh thông tin về Cục Quản lý lao động ngoài nước, kênh giải quyết khiếu nại, tố cáo… để người lao động có thể sử dụng khi cần thiết.
13. Ôn tập và kiểm tra (thời lượng: 05 tiết).
14. Các nội dung khác
Đối với các thị trường, ngành, nghề, công việc có thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động ngoài quy định về nội dung, chương trình và thời lượng giáo dục định hướng nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.
PHỤ LỤC XIII.
MẪU ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu số 01. Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Mẫu số 02. Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Mẫu số 03. Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Mẫu số 04. Đề cương báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
Mẫu số 01
Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước
I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo
1. Thông tin của doanh nghiệp và các điều kiện duy trì giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại thị trường, ngành, nghề, công việc trong trường hợp có thay đổi:
a) Vốn, ký quỹ, trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, cơ sở giáo dục định hướng;
b) Địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
c) Người đại diện theo pháp luật trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bằng cấp, vị trí, trình độ, loại hợp đồng, thời gian công tác, kinh nghiệm làm việc);
d) Nhân viên nghiệp vụ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bằng cấp, vị trí, quyết định bổ nhiệm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, loại hợp đồng, thời gian công tác, đóng bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế);
đ) Địa điểm hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài báo cáo tại Hệ thống cơ sở dữ liệu:
a) Tổ chức giáo dục định hướng, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có);
b) Ký quỹ của người lao động và sử dụng tiền ký quỹ của lao động;
c) Quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài (bao gồm các vụ việc phát sinh trong kỳ báo cáo đã, đang, chưa giải quyết; số lượng người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng);
d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
đ) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
e) Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước;
g) Doanh thu và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bao gồm việc thực hiện hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới).
II. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi về thị trường, nguồn lao động hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo;
2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo, nguyên nhân.
III. Kiến nghị, đề xuất
Mẫu số 02
Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước
I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo
1. Thông tin chung của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài: thông tin về dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân.
2. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Tổ chức giáo dục định hướng; thỏa thuận phụ lục hợp đồng, ký kết hợp đồng với người lao động;
b) Tình hình thực hiện phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động.
II. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trong năm;
2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm, nguyên nhân.
III. Kiến nghị, đề xuất
Mẫu số 03
Đề cương báo cáo định kỳ hằng năm của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước
I. Tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong kỳ báo cáo
1. Thông tin chung (nếu thay đổi): tên gọi, địa chỉ trụ sở, cơ sở giáo dục định hướng, người đứng đầu.
2. Tình hình thực hiện thỏa thuận quốc tế:
a) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động (nếu có);
b) Tuyển chọn, giáo dục định hướng, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
c) Thỏa thuận và thực hiện biện pháp ký quỹ, bảo lãnh;
d) Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (bao gồm các vụ việc phát sinh trong kỳ báo cáo đã, đang, chưa giải quyết; số lượng người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng);
đ) Thanh lý hợp đồng; bồi thường cho người lao động (nếu có).
II. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi trong quá trình triển khai chương trình hợp tác, thỏa thuận, nguồn lao động hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của đơn vị trong năm;
2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm, nguyên nhân.
III. Kiến nghị, đề xuất
Mẫu số 04
Đề cương báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
Kính gửi: …. (1) …..
I. Tình hình hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trong kỳ báo cáo
1. Thông tin chung của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài và tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đến đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài:
a) Tổ chức giáo dục định hướng; ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
b) Tình hình quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do doanh nghiệp đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài; tình hình tiếp nhận và bố trí việc làm cho người lao động sau thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
II. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi hoặc các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động đưa người lao động đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài của doanh nghiệp trong năm;
2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa người lao động đi đào tạo, thực tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trong năm, nguyên nhân.
III. Kiến nghị, đề xuất
Ghi chú: (1) Cơ quan nhận báo cáo:
- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày;
- Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "15/12/2021",
"sign_number": "21/2021/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Bá Hoan",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-3040-KH-UBND-2022-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-Ho-Chi-Minh-528698.aspx | Kế hoạch 3040/KH-UBND 2022 công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3040/KH-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2022
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2022
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Chương trình số 14-CTr/TU ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Quán triệt nghiêm túc, đồng bộ, phổ biến sâu rộng, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình, kế hoạch của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.([1])
- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với tăng cường công tác giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân.
- Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan trong việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy theo đúng quy định pháp luật.
- Tăng cường phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật; kịp thời ngăn chặn, xử lý, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khuyến khích, vận động Nhân dân, doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền để xem xét xử lý theo quy định; bảo vệ người phát hiện, tố giác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Yêu cầu:
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; cụ thể hóa các nội dung, giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vi “tham nhũng vặt”, đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị đều công khai, minh bạch; xác định việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong các tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí; Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng cần căn cứ vào kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng để xây dựng nội dung và xác định đối tượng tuyên truyền phù hợp trong các cấp, các ngành.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
II. NỘI DUNG
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản liên quan công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành[2]. Chú trọng đổi mới hình thức, nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tham nhũng phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đảm bảo hiệu quả, thiết thực; kịp thời chỉ đạo, định hướng, cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kết quả công tác phòng chống tham nhũng liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước theo Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03 tháng 02 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng.
2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhất là trong công tác quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị, quản lý đất đai, đấu thầu, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức,...; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng tinh, gọn, tránh gây phiền hà cho nhân dân; công khai, niêm yết các thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; rà soát, chấn chỉnh ngay tình trạng để quá hạn, từ chối hoặc trì hoãn giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định pháp luật; kịp thời điều chuyển, thay thế ngay các cán bộ, công chức, viên chức cố tình sai phạm hoặc giải quyết công việc thường xuyên trễ hạn, có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên rà soát các văn bản trong lĩnh vực phụ trách theo phạm vi chức năng tham mưu quản lý nhà nước của mình để đề xuất xử lý các nội dung không còn phù hợp và tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách, quy định.
4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, thanh tra chuyên ngành đối với các ngành, lĩnh vực thường xuyên có dư luận về tiêu cực, “tham nhũng vặt”, lãng phí; chú trọng việc giải quyết các hồ sơ hành chính, tư pháp, bổ trợ tư pháp; việc giải quyết các vụ việc, vụ án có dấu hiệu kéo dài, tồn đọng, có dư luận, phản ánh hoặc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng,... Thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu lực pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo, hình thức, gây phiền hà cho địa phương, cơ sở, doanh nghiệp.
5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính công, đầu tư công; hoạt động đấu thầu, đấu giá; công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao; việc liên doanh, liên kết cung cấp trang thiết bị y tế tại các đơn vị y tế của Thành phố. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định đối với các hành vi có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua kiểm tra, thanh tra.
6. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
7. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở. Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết tố cáo, xử lý tin báo tố giác tội phạm, chú trọng công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.
8. Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tri số 28-TT/TU ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (theo Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị).
9. Phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện, xử lý tham nhũng; động viên nhân dân tích cực tham gia phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về tham nhũng.
10. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước theo quy định Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình; có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước theo quy định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng tại đơn vị.
Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ vào quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng; khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh; giám sát việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tích cực tham gia vào việc hoàn thiện, chính sách, pháp luật.
11. Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường chế độ trách nhiệm của các cấp chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập; tăng cường việc kiểm soát biến động tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai và việc quản lý, sử dụng bản kê khai.
12. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, rà soát, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kết luận kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy; xem xét, xử lý trách nhiệm hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm, đầy đủ các kết luận, kiến nghị của các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống tham nhũng.
13. Tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022.
14. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Thành phố căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách; trong đó, chú trọng việc thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 và việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định (thông qua Thanh tra Thành phố để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Thanh tra Chính phủ).
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Học viên Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp của Thành phố:
Tiếp tục thực hiện đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai lồng ghép nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính vào các chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi toàn Thành phố.
3. Sở Tư pháp:
- Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên Hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng. Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố triển khai đầy đủ nhiệm vụ về sửa đổi, bổ sung các luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng, ngừa tham nhũng; đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật nhằm phát hiện các nội dung có kẽ hở, là điều kiện, môi trường phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kịp thời tham mưu kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, nhất là hành vi “tham nhũng vặt”.
- Đưa nội dung, yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào các sự kiện, văn bản hướng dẫn hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam - ngày 09 tháng 11 hàng năm. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng trên cổng thông tin tuyên truyền quy định pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn), góp phần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sở Tài chính:
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn; việc thực hiện công khai, minh bạch trong bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động tử các nguồn hợp pháp khác để kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý các trường hợp vi phạm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về kiểm kê, rà soát quỹ đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố, đảm bảo kiểm soát, quản lý đất công trên địa bàn thành phố đúng chủ trương, quy định pháp luật không để thất thoát, lãng phí tài sản.
5. Sở Nội vụ:
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc chấp hành chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác cải cách hành chính; trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức để phòng, chống tham nhũng; trong công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
- Tiếp tục kiến nghị và theo dõi việc thực hiện kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương về sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng công chức, viên chức phù hợp với thực tiễn của thành phố, đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ, việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, việc chuyển đổi vị trí của các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức đề phòng ngừa tham nhũng, chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Điều 53, 54, 55 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Thanh tra Thành phố) định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền định hướng về nội dung phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trên Cổng Thông Tin Điện Tử thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh và các phương tiện báo chí, truyền thông trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể, bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Thành ủy.
8. Thanh tra Thành phố:
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Thành phố; kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch.
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm trong công tác thanh tra phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu, hành vi tham nhũng; chú trọng theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, khắc phục hậu quả, xử lý sai phạm sau thanh tra, nhất là việc thu hồi tài sản, việc xử lý kỷ luật hành chính; thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, định kỳ hàng Quý, 6 tháng, 9 tháng và năm; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
9. Công an Thành phố:
- Chỉ đạo xác minh, giải quyết nội dung tố giác, tin báo tội phạm tham nhũng, tố cáo vụ việc có dấu hiệu tham nhũng kịp thời, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm. Tăng cường phối hợp, thông tin, trao đổi với Ban Nội chính Thành ủy đối với tin báo có liên quan đến cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
- Chỉ đạo Cơ quan điều tra và các đơn vị nghiệp vụ có biện pháp khắc phục những khó khăn về tổ chức hoạt động, đội ngũ cán bộ, vướng mắc trong quá trình khởi tố, điều tra, hạn chế tình trạng kéo dài thời hạn điều tra, trả hồ sơ điều tra bổ sung; đẩy nhanh tiến độ, sớm có kết luận điều tra đối với các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp tồn đọng, dư luận quan tâm. Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố và Ban Nội chính Thành ủy nhằm kịp thời điều tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, dư luận quần chúng quan tâm. Đối với những vụ việc khó khăn, phức tạp cần kịp thời phối hợp, báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, giải quyết.
10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố:
- Chỉ đạo thực hiện việc kiểm sát điều tra, chủ động đề ra yêu cầu điều tra, tập trung kiểm sát chất lượng điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng nhất là đối với các vụ việc, vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy theo dõi, chỉ đạo và các vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Giám sát các vụ việc có hành vi, dấu hiệu vi phạm pháp luật do Thanh tra Thành phố phát hiện chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra.
11. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố:
Chỉ đạo tập trung giải quyết nhanh chóng các vụ án tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội:
- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan công quyền và cán bộ, công chức Nhà nước; có hình thức thích hợp để vận động nhân dân tích cực ủng hộ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường hoạt động giám sát thông qua việc tiếp nhận thông tin về phát hiện, xử lý tham nhũng, phản ánh của người dân, của báo chí để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vi “tham nhũng vặt”.
- Tổ chức các phong trào, cuộc vận động, sinh hoạt chính trị - văn hóa có chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng đạo đức liêm chính; các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đối thoại, nói chuyện chuyên đề có nội dung, chủ đề về vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong giám sát hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực nhất là hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng vặt; cung cấp thông tin cho cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
13. Đề nghị các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước:
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho người lao động, thành viên, hội viên của đơn vị mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; kịp thời thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Các Công ty, các tổ chức xã hội theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho người lao động trong đơn vị mình; thực hiện công khai minh bạch và phát hiện, xử lý tham nhũng theo quy định tại Điều 80, 81 và 82 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Mục 1, Chương VII, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ.
14. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với các tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 80, 81 và 82 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Mục 1, Chương VII, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ.
15. Đề nghị các Cơ quan báo chí, truyền thông:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; cung cấp thông tin, phản ánh của nhân dân, của cán bộ và phát hiện của báo chí để các cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý. Theo dõi, phản ánh và giám sát quá trình xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã được phát hiện.
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đối thoại, nói chuyện chuyên đề, cuộc thi báo chí có nội dung, chủ đề về báo chí cách mạng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng đạo đức liêm chính.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành TP;
- Các DNNN thuộc TP;
- UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Phòng NCPC, TH, HCTC;
- Lưu: VT. (PC-QC)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Minh Châu
[1] Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chương trình hành động số 07-CTrHĐ/TU ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Quy định số 1374-QĐ/TU ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; Chỉ thị 15-CT/TU ngày 01 tháng 9 năm 2017 về lãnh đạo chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tham nhũng; Công văn số 1331-CV/TU ngày 20 tháng 5 năm 2019 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ; Thông tri số 28-TT/TU ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Công văn số 1195-CV/TU ngày 17 tháng 01 năm 2019 về thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về phòng, chống “tham nhũng vặt”; Công văn số 1429-CV/TU ngày 03 tháng 9 năm 2019 về rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng; Công văn số 1734-CV/TU ngày 13 tháng 7 năm 2020 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 23 tháng 9 năm 2021 về triển khai, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch số 73-KH-TU ngày 27 tháng 10 năm 2021 về triển khai, thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chương trình số 14-CTr/TU ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022; Văn bản số 918/VPCP-V.I ngày 01 tháng 4 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
[2] Kế hoạch số 3502/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kế hoạch số 5473/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021; Văn bản số 25/UBND-NCPC ngày 26 tháng 3 năm 2019 về thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Văn bản số 4972/UBND-NCPC ngày 29 tháng 11 năm 2019 về rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố; Văn bản số 6023/UBND-VX ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "30/08/2022",
"sign_number": "3040/KH-UBND",
"signer": "Ngô Minh Châu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-101-2006-TT-BQP-to-chuc-hoat-dong-Thanh-tra-quoc-phong-huong-dan-thi-hanh-Nghi-dinh-26-2006-ND-CP-12545.aspx | Thông tư 101/2006/TT-BQP tổ chức hoạt động Thanh tra quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2006/NĐ-CP | BỘ QUỐC PHÒNG
******
Số: 101/2006/TT-BQP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc - Tự do - Hạnh phúc
******
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2006
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2006/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA QUỐC PHÒNG
Thực hiện khoản 1 Điều 27 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng (sau đây viết gọn là Nghị định số 26/2006/NĐ-CP), Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 26/2006/NĐ-CP như sau:
1. Hệ thống của Thanh tra quốc phòng quy định tại Điều 1 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP , cụ thể như sau:
1.1. Thanh tra quốc phòng thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước được tổ chức thành hệ thống, thống nhất trong quân đội. Hoạt động của Thanh tra quốc phòng theo các quy định của pháp luật về Thanh tra và Thanh tra quốc phòng.
1.2. Quan hệ giữa cơ quan Thanh tra Bộ Quốc phòng và cơ quan Thanh tra quốc phòng các cấp là quan hệ giữa cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cấp trên với cơ quan nghiệp vụ cấp dưới.
1.3. Cơ quan Thanh tra Bộ Quốc phòng là cơ quan đầu ngành Thanh tra quốc phòng có trách nhiệm: Chủ trì trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch, kiểm tra về tổ chức, biên chế và hoạt động của ngành Thanh tra quốc phòng trong toàn quân; nghiên cứu, biên soạn tài liệu, chỉ đạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho Thanh tra viên toàn ngành; hàng năm lập dự trù và phân bổ ngân sách, kinh phí nghiệp vụ cho Thanh tra quốc phòng các cấp; phối hợp với Ban Công đoàn quốc phòng thuộc Tổng cục Chính trị hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trong quân đội hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra nhân dân.
1.4. Thanh tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức và hoạt động của cơ quan mình về Thanh tra Bộ Quốc phòng theo quy định.
2. Đối tượng của Thanh tra quốc phòng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
2.1. Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP quy định về đối tượng trong thanh tra chấp hành pháp luật Việt Nam về quốc phòng và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể ở Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
b) Thanh tra quốc phòng quân khu tiến hành thanh tra đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức kinh tế và cơ quan, đoàn thể địa phương và Trung ương trên địa bàn quân khu.
c) Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh tiến hành thanh tra đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các ban, ngành, xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức kinh tế và các cơ quan đoàn thể của địa phương và Trung ương trên địa bàn tỉnh.
d) Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục; quân chủng; Bộ đội biên phòng đang được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước chuyên ngành trên một số lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng. Khi Thanh tra Bộ Quốc phòng yêu cầu thì Thanh tra Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục; quân chủng; Bộ đội biên phòng tiến hành thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan dưới sự chỉ đạo của Thanh tra Bộ Quốc phòng.
2.2. Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Đối tượng là tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình hoạt động có liên quan đến pháp luật về quốc phòng của Việt Nam;
b) Chỉ có Thanh tra Bộ Quốc phòng mới được tiến hành thanh tra chấp hành pháp luật về quốc phòng của Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến pháp luật về quốc phòng Việt Nam;
c) Khi được Thanh tra Bộ Quốc phòng giao, Thanh tra Bộ đội biên phòng được tiến hành thanh tra tổ chức và cá nhân nước ngoài trong phạm vi quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thuộc nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng.
3. Trách nhiệm người chỉ huy các cấp trong tổ chức và hoạt động Thanh tra quốc phòng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
3.1. Chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước người chỉ huy cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
3.2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh của cơ quan thanh tra cùng cấp. Bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt làm công tác thanh tra.
3.3. Căn cứ vào định hướng chương trình công tác của cơ quan thanh tra cấp trên, chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý.
3.4. Định kỳ nghe cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý báo cáo và báo cáo với cơ quan thanh tra cấp trên về hoạt động thanh tra cấp mình. Giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về công tác thanh tra.
3.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
3.6. Bảo đảm kinh phí, vật chất, điều kiện làm việc cho cơ quan thanh tra hoạt động theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Hoạt động thanh tra ở các cơ quan, đơn vị không có cơ quan Thanh tra quốc phòng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
4.1. Các cơ quan, đơn vị tương đương cấp trung đoàn trở lên không có cơ quan thanh tra được quy định như sau:
a) Các cơ quan và các cục trực thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục.
b) Các cơ quan cấp cục thuộc quân khu, quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; cấp trung đoàn, Hải đoàn Bộ đội biên phòng, lữ đoàn, sư đoàn, Vùng Hải quân.
c) Các Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Trường quân sự của quân đoàn, quân khu, các học viện, nhà trường thuộc tổng cục quân chủng, Bộ đội biên phòng.
4.2. Nhiệm vụ của cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thanh tra:
a) Tiếp nhận, đăng ký, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo. Làm tham mưu giúp chỉ huy cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo tiếp công dân. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
b) Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra do thanh tra cấp trên tiến hành tại cơ quan, đơn vị mình. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do thanh tra cấp trên tổ chức.
5. Hệ thống tổ chức Thanh tra quốc phòng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 7 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
5.1. Các cơ quan, đơn vị tương đương với quân đoàn, binh chủng có thanh tra gồm:
a) Học viện, nhà trường, trung tâm, bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Tổng công ty, binh đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng.
c) Một số cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng; tổng cục hiện đang có thanh tra chuyên ngành.
5.2. Căn cứ vào quy hoạch tổ chức lực lượng của Quân đội trong từng thời kỳ. Để đảm bảo tổ chức, biên chế và trang bị thống nhất trong toàn ngành Thanh tra quốc phòng, Thanh tra quốc phòng các cấp có trách nhiệm xây dựng tổ chức, biên chế, trang bị cụ thể báo cáo với Đảng ủy, chỉ huy cùng cấp và Thanh tra quốc phòng cấp trên. Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng và thống nhất với các cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Quốc phòng về tổ chức biên chế, trang bị của toàn ngành Thanh tra quốc phòng trước khi trình Đảng ủy quân sự Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
a) Tổ chức các cơ quan thanh tra:
- Thanh tra Bộ Quốc phòng có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra; các cơ quan: Thanh tra Lục quân, Thanh tra Quân chủng, Thanh tra Hậu cần - Kỹ thuật, Thanh tra Xét khiếu tố, Văn phòng Thanh tra Bộ Quốc phòng, Ban Khoa học - Tổng kết, Ban chuyên viên thường trực chống tham nhũng, Ban Tài chính và Ban Chính trị.
- Thanh tra quốc phòng quân khu, Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh; Thanh tra quân chủng, Bộ đội biên phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân.
- Thanh tra quân đoàn, binh chủng và tương đương có Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân.
- Thanh tra các bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng có Thanh tra viên.
b) Biên chế cụ thể của hệ thống Thanh tra quốc phòng, nhóm chức vụ, trần quân hàm của cán bộ thanh tra toàn quân do Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị quyết định sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng.
5.3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các chức danh khác thuộc cơ quan Thanh tra Bộ Quốc phòng và thanh tra các cấp thực hiện quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Thanh tra.
Việc bổ nhiệm, thu hồi thẻ Thanh tra viên thực hiện theo Luật Thanh tra và các quy định của Chính phủ về Thanh tra viên.
5.4. Các cơ quan Thanh tra quốc phòng có con dấu riêng gồm:
a) Thanh tra Bộ Quốc phòng, Văn phòng Thanh tra Bộ Quốc phòng;
b) Thanh tra quốc phòng quân khu;
c) Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh;
d) Thanh tra Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;
đ) Thanh tra quân chủng;
e) Thanh tra Bộ đội biên phòng.
6. Chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra quốc phòng quân khu và Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh và nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Quốc phòng đối với thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
6.1. Chức năng thanh tra hành chính là: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, chỉ thị, mệnh lệnh, quyết định của người chỉ huy cùng cấp đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền.
6.2. Chức năng thanh tra chuyên ngành là:
a) Thanh tra thực hiện nhiệm vụ quốc phòng: Thanh tra hoặc phối hợp với Thanh tra các bộ, ngành, địa phương tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước về quốc phòng theo thẩm quyền quản lý nhà nước của người chỉ huy cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân.
b) Một số cơ quan chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Bộ Quốc phòng có tổ chức thanh tra, thì các tổ chức thanh tra này làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo chức năng quản lý nghiệp vụ của cơ quan, nhưng phải theo sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Quốc phòng và các quy định về hoạt động của Thanh tra quốc phòng.
6.3. Nội dung quản lý, chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành được tổ chức ở một số cơ quan, đơn vị gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị có cơ quan thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ Quốc phòng để thống nhất xây dựng biên chế, tổ chức cho cơ quan thanh tra chuyên ngành cấp mình trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động tham mưu chuyên ngành đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết với các cơ quan thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Quốc phòng.
7. Quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trao đổi, thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chuyển ra khỏi ngành, thôi phục vụ tại ngũ đối với Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra quốc phòng cùng cấp. Nếu Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không thống nhất hoặc còn ý kiến khác thì các cơ quan, đơn vị phải nghiên cứu, tìm nhân sự mới để đảm bảo sự nhất trí trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh trong việc giúp tỉnh đội trưởng lập kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
8.1. Hàng năm, Chánh Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh đội, trình Tỉnh đội trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
8.2. Chánh Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động phối hợp với Thanh tra tỉnh giúp Tỉnh đội trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng hàng năm trên địa bàn tỉnh trình Chủ tịch tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
8.3. Các kế hoạch thanh tra năm sau phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
8.4. Kế hoạch thanh tra phải thể hiện rõ các nội dung sau: Nội dung các cuộc thanh tra trong năm sau; đối tượng thanh tra; thời gian; địa điểm tiến hành thanh tra; thành phần Đoàn thanh tra; phương tiện, vật chất, nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động thanh tra.
9. Thanh tra viên, Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
9.1. Ngoài các tiêu chuẩn của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thanh tra viên quốc phòng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao, liêm khiết trung thực, công minh, khách quan.
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật. Đối với Thanh tra viên chuyên ngành cần phải có kiến thức chuyên môn của chuyên ngành đó.
c) Thanh tra viên ở cơ quan Thanh tra quốc phòng các cấp phải có cương vị chỉ huy tương ứng với nhiệm vụ được giao như sau:
- Thanh tra viên cơ quan Thanh tra Bộ Quốc phòng đã qua cương vị chỉ huy cấp Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên.
- Thanh tra viên cơ quan Thanh tra Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục; quân khu; quân chủng; quân đoàn; binh chủng đã qua cương vị chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
- Thanh tra viên Bộ đội biên phòng đã qua cương vị Đồn trưởng biên phòng và tương đương.
- Thanh tra viên cơ quan Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh đã qua cương vị chỉ huy cấp tiểu đoàn và tương đương.
- Thanh tra viên chuyên môn, kỹ thuật phải có trình độ tương ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
9.2. Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng: Là người không phải trong ngành Thanh tra quốc phòng, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung thanh tra, được cơ quan Thanh tra quốc phòng yêu cầu tham gia một phần hoặc từng cuộc thanh tra.
Tiêu chuẩn chế độ đãi ngộ đối với Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng theo quy định chung của Chính phủ.
10. Thời hạn thanh tra quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thời gian một cuộc thanh tra hành chính đối với từng cấp thanh tra thực hiện theo quy định của Nghị định số 26/2006/NĐ-CP. Thời gian một cuộc thanh tra chuyên ngành không quá 30 ngày (kể cả thời gian gia hạn), không kể ngày lễ, ngày nghỉ.
11. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và ra quyết định thanh tra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
11.1. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra
a) Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt. Chánh Thanh tra các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình người chỉ huy cùng cấp phê duyệt.
b) Trường hợp cần điều chỉnh chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, Chánh thanh tra các cấp có văn bản đề nghị điều chỉnh, trình người chỉ huy cùng cấp phê duyệt.
11.2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chương trình, kế hoạch thanh tra hoặc văn bản đề nghị điều chỉnh kế hoạch thanh tra, người chỉ huy các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định, thông báo cho cơ quan thanh tra và các cơ quan liên quan biết.
11.3. Thẩm quyền và trách nhiệm của người chỉ huy cùng cấp được ra quyết định thanh tra đột xuất như sau:
a) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra đột xuất do Chánh Thanh tra đề nghị người chỉ huy cùng cấp quyết định hoặc do người chỉ huy cùng cấp giao.
b) Chánh Thanh tra trình người chỉ huy cùng cấp ra quyết định thanh tra đột xuất. Chậm nhất 5 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị việc tiến hành thanh tra đột xuất của Chánh Thanh tra, người chỉ huy cùng cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định và thông báo cho Chánh Thanh tra cùng cấp biết.
12. Việc ủy quyền kết luận thanh tra quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
12.1. Trường hợp ủy quyền kết luận thanh tra: Chỉ ủy quyền đối với từng cuộc thanh tra.
12.2. Phương pháp ủy quyền kết luận thanh tra: Việc ủy quyền phải được tiến hành bằng văn bản có thể ghi trong quyết định thanh tra hoặc bằng văn bản riêng.
12.3. Văn bản kết luận thanh tra do người được ủy quyền ký, được đóng dấu của cơ quan người ủy quyền hoặc cơ quan thanh tra cùng cấp.
13. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra trong thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra quy định tại khoản 2, Điều 23 Nghị định số 26/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sau khi nhận được kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra các cơ quan, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ nội dung, thời gian, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, gồm:
a) Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định theo thẩm quyền để xử lý về hành chính, kinh tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
b) Ra quyết định thu hồi tiền, tài sản của đối tượng có hành vi vi phạm.
c) Yêu cầu người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tiến hành các biện pháp xử lý về hành chính, kinh tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và báo cáo kết quả xử lý.
d) Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
đ) Trong thời hạn 30 ngày, phải báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan đã ra kết luận thanh tra.
e) Đối với thanh tra, xác minh giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thì thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
g) Nếu cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra không thi hành hoặc thi hành không đúng các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thì cơ quan thanh tra yêu cầu người chỉ huy quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng thanh tra phải thực hiện.
h) Trường hợp cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra cố ý không thực hiện hoặc người chỉ huy quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra thiếu trách nhiệm, cố tình bao che thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
14. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Phạm Văn Trà | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "31/05/2006",
"sign_number": "101/2006/TT-BQP",
"signer": "Phạm Văn Trà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-24-2007-TT-BVHTT-huong-dan-xet-tang-danh-hieu-nghe-si-nhan-dan-uu-tu-54840.aspx | Thông tư 24/2007/TT-BVHTT hướng dẫn xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân ưu tú | BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 24/2007/TT-BVHTT
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ
Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng;
Sau khi thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn về việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú như sau:
I. Quy định chung
1. Phạm vi điều chỉnh :
a.Thông tư này hướng dẫn về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho đối tượng là: Công dân Việt Nam hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp tại Việt Nam.
b. Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú chỉ phong tặng một lần cho một người.
2. Đối tượng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ :
a. Đối tượng biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp:
- Diễn viên, bao gồm : người diễn kịch hát truyền thống, kịch nói, nhạc kịch, kịch câm, phim điện ảnh và truyền hình, xiếc, múa rối, hát, múa, nhạc công, ngâm thơ và biểu diễn trực tiếp trước công chúng hoặc qua sóng phát thanh hay truyền hình.
- Đạo diễn, bao gồm: kịch hát truyền thống, kịch nói, nhạc kịch, kịch câm, xiếc, múa rối, ca múa nhạc, phim điện ảnh, phim truyền hình và sân khấu truyền thanh, truyền hình, Âm thanh trong điện ảnh, truyền hình, sân khấu và âm nhạc phát thanh.
- Biên đạo múa và người chỉ đạo nghệ thuật trực tiếp: kịch hát truyền thống, kịch nói, nhạc kịch, kịch câm và chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc, xiếc, tạp kỹ.
- Quay phim các thể loại : phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim truyện truyền hình.
- Họa sĩ bao gồm: Hoạ sĩ thiết kế trang trí và phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình và xiếc, tạp kỹ, ca múa nhạc, tạo hình con rối, động tác phim hoạt hình
- Nhạc sĩ là người chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và giao hưởng.
- Phát thanh viên Phát thanh và Truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
b. Đối tượng khác:
- Nghệ nhân hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp các bộ môn nghệ thuật truyền thống và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
- Nghệ sĩ thuộc đối tượng nêu tại tiết a, khoản 3 của Thông tư này, do yêu cầu và nhiệm vụ được điều động làm giảng dạy, làm quản lý đúng lĩnh vực nghệ thuật đó, nếu đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
3. Quyền lợi của người được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ :
a. Được nhận Bằng chứng nhận và Huy hiệu Nghệ sĩ Nhân dân hoặc Nghệ sĩ Ưu tú của Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Được tặng mức tiền thưởng theo quy định tại khoản 4 Điều 71 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng, cụ thể với các mức sau:
- Nghệ sĩ Nhân dân, mức: 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng) hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương.
- Nghệ sĩ Ưu tú, mức: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng) hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương.
II. Điều kiện xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ
Nghệ sĩ được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú phải đạt các điều kiện sau:
1. Bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú quy định tại Thông tư này.
2. Không xét tặng đối với người bị kỷ luật từ Cảnh cáo trở lên (về Đảng, đoàn thể, chính quyền, tổ chức xã hội) hoặc vi phạm về Quy chế biểu diễn nghệ thuật và các quy định của nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong thời gian 5 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
- Trường hợp bị kết án tù, sau khi chấp hành xong án phạt tù nếu tiếp tục hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và đạt các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì được xem xét việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú và thời gian được tính từ khi bắt đầu trở lại hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
3. Mỗi người chỉ được xét tặng một trong bốn danh hiệu vinh dự của Nhà nước: danh hiệu Nghệ sĩ, danh hiệu Nhà giáo, danh hiệu Thầy thuốc, danh hiệu Nghệ nhân.
III. Tiêu chuẩn xét tặng
1. Tiêu chuẩn Nghệ sĩ Nhân dân:
Nghệ sĩ được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b. Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, tận tụy với nghề, gương mẫu được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ. Đạt các hình thức khen thưởng sau:
- Đối với nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, liên tục 5 năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến liền kề với năm xét tặng danh hiệu nghệ sĩ.
- Đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ( có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú)
- Được tặng ít nhất 3 giải thưởng chính thức( Loại vàng) trở lên, trong đó có 1 giải thưởng của 2 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ tại các Liên hoan nghệ thuật, hội diễn nghệ thuật, Liên hoan Phát thanh và Truyền hình cấp quốc gia, giải thưởng cấp khu vực quốc tế và các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
c. Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên (đối với nghệ thuật xiếc từ 15 năm trở lên), đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú từ 05 năm trở lên.
2. Tiêu chuẩn Nghệ sĩ Ưu tú:
a. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b. Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, tận tụy với nghề, gương mẫu, có tinh thần phục vụ nhân dân, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ. Đạt các hình thức khen thưởng sau:
- Đối với nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 5 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ .
- Đối với nghệ sĩ, nghệ nhân không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước ( có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú)
- Được tặng ít nhất 4 giải thưởng chính thức ( loại vàng hoặc bạc) trở lên, trong đó có 1 giải thưởng của 2 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ tại các Liên hoan nghệ thuật, hội diễn nghệ thuật, Liên hoan Phát thanh và Truyền hình cấp quốc gia, giải thưởng cấp khu vực quốc tế và các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương.
c. Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 15 năm trở lên (đối với nghệ thuật xiếc từ 10 năm trở lên).
3. Các trường hợp được xem xét tính thành tích nghệ thuật của cá nhân:
a. Đối với giải thưởng tặng cho tác phẩm hoặc tập thể thì được tính thành tích cho cá nhân tham gia( nếu không có giải thưởng cho cá nhân) với tư cách là thành phần chính theo quy định của vở diễn, chương trình nghệ thuật và bộ phim được giải thưởng đó và thành tích để tính cho cá nhân tham gia phải đạt từ 5 giải thưởng chính thức trở lên.
b. Đối với nhạc công được tính thành tích cho cá nhân ( nếu không có giải thưởng cho cá nhân) vào giải thưởng tặng cho tập thể của vở diễn, chương trình nghệ thuật với vị trí đảm nhận những phần lĩnh tấu quan trọng có chất lượng trong dàn nhạc và thành tích để tính cho cá nhân tham gia phải đạt từ 5 giải thưởng chính thức trở lên hoặc thành tích trong quá trình tham gia đóng góp vào các chương trình biểu diễn lớn khác hàng năm của đơn vị.
IV. Quy trình, thủ tục xét tặng.
1. Quy trình xét tặng :
a. Nghệ sĩ thuộc đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đăng ký đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ tại đơn vị nghệ thuật đang công tác.
- Trường hợp nghệ sĩ, nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đã nghỉ hưu thì đăng ký với Sở Văn hoá- Thông tin tại nơi các nghệ sĩ thường trú.
- Trường hợp nghệ sĩ, nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp nhưng là Hội viên Hội nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thì đăng ký tại Hội nghệ thuật chuyên ngành Trung ương.
b. Các bước xét duyệt:
Việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ được xem xét qua 5 bước sau:
- Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ tại Hội đồng cấp đơn vị nghệ thuật nơi công tác.
- Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ tại Hội đồng cấp Sở Văn hoá- Thông tin hoặc Hội đồng Cục chuyên ngành ( Điện ảnh, Biểu diễn nghệ thuật), Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ tại Hội đồng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, Ngành, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
- Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ tại Hội đồng cấp Chuyên ngành.
- Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ tại Hội đồng cấp Nhà nước.
2. Nguyên tắc xét duyệt
a. Kỳ họp xét tặng danh hiệu nghệ sĩ của Hội đồng các cấp phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được uỷ quyền
b. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín. Nghệ sĩ được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ phải đạt ít nhất 3/4 số phiếu của tổng số thành viên Hội đồng , mới được lập danh sách để chuyển Hội đồng cấp trên xét.
c. Hội đồng các cấp chỉ xem xét các nghệ sĩ nộp đủ hồ sơ theo quy định và được Hội đồng cấp dưới trực tiếp đề nghị.
d. Không xét các trường hợp khai không đúng mẫu, không đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ không đúng thời hạn .
e. Nghệ sĩ đang là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ thì không tham gia vào Hội đồng các cấp.
g. Hội đồng các cấp có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét tặng danh hiệu nghệ sĩ trong cơ quan, đơn vị và phạm vi quản lý (trong thời gian 10 ngày làm việc) và thông báo bằng văn bản những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn (nêu lý do cụ thể); xử lý dứt điểm, có kết luận những thắc mắc, khiếu nại (nếu có) trước khi gửi hồ sơ các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ lên Hội đồng cấp trên.
3. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ các cấp
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ các cấp gồm: đại diện các nhà chuyên môn của từng lĩnh vực nghệ thuật; nhà quản lý có uy tín, am hiểu lĩnh vực nghệ thụât thuộc lĩnh vực xem xét của Hội đồng và một số nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
a. Hội đồng đơn vị nghệ thuật, gồm 5 đến 7 thành viên, trong đó:
- Thủ trưởng đơn vị : Chủ tịch
- Đại diện Ban chấp hành Công đoàn đơn vị.
- Phụ trách công tác Tổ chức cán bộ của đơn vị.
- Phụ trách công tác nghệ thuật đơn vị.
- Đại diện nghệ sĩ tiêu biểu.
b. Hội đồng cấp Sở Văn hoá- Thông tin và Đài Phát thanh, truyền hình, gồm 7 đến 9 thành viên trong đó:
- Thủ trưởng đơn vị : Chủ tịch
- Phụ trách lĩnh vực nghệ thuật của Sở hoặc Đài PTTH.
- Một số Trưởng đoàn nghệ thuật trực thuộc Sở.
- Phụ trách công tác Thi đua - Khen thưởng của Sở hoặc Đài PTTH.
- Một số nghệ sĩ có uy tín chuyên môn hoặc nghệ sĩ đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
c. Hội đồng cấp Cục Nghệ thuật biểu diễn và Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hoá-
Thông tin gồm từ 9 đến 11 thành viên, trong đó:
- Cục trưởng : Chủ tịch
- Một số lãnh đạo đơn vị nghệ thuật.
- Phụ trách công tác nghệ thuật của Cục.
- Phụ trách công tác Thi đua- Khen thưởng của Cục.
- Một số Nghệ sĩ đã được tặng danh hiệu NSND hoặc NSUT.
d. Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm 11đến 13 thành viên, trong đó:
- Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phụ trách văn xã : Chủ tịch
- Giám đốc Sở Văn hoá- Thông tin và Đài PTTH.
- Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
- Đại diện Lãnh đạo Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh, thành phố.
- Phụ trách quản lý công tác nghệ thuật của tỉnh, thành phố.
- Đại diện Hội văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố.
- Một số nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu NSND, NSUT.
e. Hội đồng cấp Bộ, ngành có đơn vị nghệ thuật gồm 9 đến 11 thành viên, trong đó:
- Đại diện lãnh đạo Bộ, Ngành : Chủ tịch
- Phụ trách công tác Thi đua- Khen thưởng của Bộ, ngành.
- Một số Thủ trưởng đơn vị nghệ thuật.
- Phụ trách quản lý công tác nghệ thuật của Bộ, ngành .
- Một số nghệ sĩ đã được tặng danh hiệu NSND, NSUT.
4. Thẩm quyền thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ
a. Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền tại điểm a,b,c,d,e khoản 3, Mục IV tại Thông tư này, quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ cấp mình quản lý.
b. Hội đồng Chuyên ngành gồm các lĩnh vực: Âm nhạc, Sân khấu, Múa, Điện ảnh, Phát thanh, Truyền hình do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin quyết định thành lập.
- Hội đồng Chuyên ngành có từ 11 đến 13 thành viên gồm: các thành viên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ sĩ có chuyên môn cùng lĩnh vực với Hội đồng chuyên ngành, một số nghệ sĩ đã đượctặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú về lĩnh vực chuyên ngành và một số nhà quản lý có uy tín, am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành.
Hội đồng chuyên ngành cử người làm Thư ký Hội đồng.
c. Việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ các cấp trong lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) thực hiện việc xin ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp và theo các quy định về thành phần tham gia Hội đồng các cấp.
d. Các cơ quan, đơn vị không có chức năng hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp thì không phải thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ của đơn vị; nếu có đối tượng đạt tiêu chuẩn theo quy định thì lập hồ sơ theo quy định (có văn bản đề nghị của đơn vị) gửi về Hội đồng cấp Sở Văn hoá- Thông tin tại nơi đơn vị đặt trụ sở để xem xét và đề nghị lên Hội đồng cấp trên.
e. Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
g. Cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập, có trách nhiệm:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ do Hội đồng cấp dưới gửi lên và không tiếp nhận các hồ sơ không đúng thủ tục theo quy định, nộp hồ sơ không đúng thời hạn.
- Tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét.
5. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ:
a.
Hồ sơ cá nhân: gửi Hội đồng cấp cơ sở : 5 bộ, bao gồm: (Biểu 1)
- Bản tóm tắt thành tích cá nhân (có dán ảnh ) và xác nhận như sau:
+ Nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp có xác nhận về thành tích hoạt động nghệ thuật và công tác của Thủ trưởng đơn vị .
+ Nghệ sĩ và nghệ nhân không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp có xác nhận của Chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước.
- Các bản sao chứng nhận danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Bằng khen, các giải thưởng trong nước và quốc tế. Nếu là giải thưởng tập thể phải có giấy xác nhận của đơn vị về cá nhân tham gia với tư cách là thành phần chính của của giải thưởng đó.
b. Hội đồng cấp cơ sở (đơn vị nghệ thuật, Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh, Truyền hình, cấp Cục chuyên ngành ): 4 bộ, bao gồm:
- Công văn đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ cấp cơ sở.
- Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ .
- Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT : (Biểu 2a và 2b)
- Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: ( Biểu 3a)
- Biên bản Kiểm phiếu:( Biểu 3b)
- Báo cáo đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ : ( Biểu 4)
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân : (Biểu 5 a)
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú : (Biểu 5b)
- Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở.
c. Hội đồng cấp Bộ, Ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 3 bộ, bao gồm :
- Công văn đề nghị của Hội đồng cấp Bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .
- Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ .
- Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu NSND,NSƯT : ( Biểu 2b)
- Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT : ( Biểu 3a)
- Biên bản Kiểm phiếu: ( Biểu 3b)
- Báo cáo đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ: (Biểu 4)
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân : (Biểu 5a)
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú : (Biểu 5b)
- Quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ, Tỉnh,Thành phố .
d. Hội đồng cấp Chuyên ngành: 2 bộ, bao gồm:
- Công văn đề nghị của Hội đồng cấp cơ sở, Bộ và tỉnh, thành trực thuộc Trung ương . - Hồ sơ cá nhân đạt điều kiện, tiêu chuẩn .
- Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu NSND,NSƯT :( Biểu A1)
- Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ: ( Biểu 3a)
- Biên bản Kiểm phiếu: ( Biểu 3b)
- Báo cáo đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ :( Biểu 4)
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân : ( Biểu 5a)
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú :( Biểu 5b)
- Quyết định thành lập Hội đồng cấp Chuyên ngành .
e. Hội đồng cấp Nhà nước, gồm : ( theo mẫu quy định)
- Công văn đề nghị của Thủ trưởng cấp cơ sở, Bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .
- Báo cáo đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ của Hội đồng cấp Bộ, Ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hồ sơ của Hội đồng cấp Chuyên ngành:
g. Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) :
- Tờ trình của Hội đồng cấp Nhà nước (kèm theo danh sách).
- Bản tổng hợp tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Hội đồng cấp Nhà nước.
- Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng cấp Nhà nước.
6. Thủ tục gửi hồ sơ:
a. Đối với các địa phương:
- Hội đồng cấp đơn vị nghệ thuật gửi hồ sơ lên Hội đồng Sở Văn hoá - Thông tin và Đài Phát thanh, Truyền hình. Trường hợp nghệ sĩ, nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp không thuộc đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp nào, nghệ sĩ thuộc đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đã nghỉ hưu hoặc là hội viên của Hội nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thì trực tiếp làm hồ sơ và đơn đề nghị gửi Hội đồng Sở Văn hoá- Thông tin nơi cư trú hoặc Hội nghệ thuật chuyên ngành Trung ương.
- Hội đồng Sở Văn hoá - Thông tin , Đài Phát thanh, Truyền hình gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp tỉnh, thành phố.
- Hội đồng cấp tỉnh, thành phố gửi hồ sơ lên Hội đồng chuyên ngành.
b. Đối với các Bộ, Ngành:
- Hội đồng cấp đơn vị nghệ thuật gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp Bộ, Ngành.
- Hội đồng cấp đơn vị nghệ thuật (nhà hát, nhạc viện, truờng nghệ thuật, Hãng phim) trực thuộc Bộ Văn hoá- Thông tin và các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương có nghệ sĩ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ sĩ gửi hồ sơ lên Hội đồng Cục Nghệ thuật biểu diễn và Cục Điện ảnh.
- Hội đồng Đài Phát thanh, Truyền hình cấp tỉnh (có văn bản đề nghị của UBND tỉnh) và Hội đồng các đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam gửi hồ sơ lên Hội đồng Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
- Hội đồng cấp Bộ, Ngành gửi hồ sơ lên Hội đồng Chuyên ngành.
- Hội đồng Cục Nghệ thuật biểu diễn và Cục Điện ảnh gửi hồ sơ lên Hội đồng Chuyên ngành.
c. Đối với Hội đồng Chuyên ngành:
- Tiếp nhận hồ sơ các Bộ, Ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin gửi tới.
- Gửi hồ sơ của Hội đồng Chuyên ngành lên Hội đồng cấp Nhà nước để xét tặng danh hiệu nghệ sĩ.
7. Tổ chức xét tặng tại Hội đồng cấp Nhà nước.
Căn cứ vào kết quả xét chọn của Hội đồng cấp Chuyên ngành và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn của danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Hội đồng cấp Nhà nước sẽ xem xét, đánh giá và tiến hành bỏ phiếu bầu và lập hồ sơ, danh sách nghệ sĩ đủ điều kiện, tiêu chuẩn được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương) xem xét, quyết định.
8. Thời gian xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ Ưu tú
a. Danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
b. Việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú vào từng đợt thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội đồng cấp Nhà nước.
9. Giải quyết khiếu nại
a. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ và việc vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ (cá nhân có đơn phải ký trực tiếp vào đơn, không được in sao chữ ký) và gửi cho Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ cấp tương ứng.
b. Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhận đơn có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại và không xem xét đơn không có tên, địa chỉ rõ ràng hoặc mạo danh.
10. Quy định trách nhiệm
a. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho cá nhân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
b. Cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc kê khai, báo cáo thành tích đề nghị các cấp xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
c. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
11. Tước danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú
a. Cá nhân được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà vi phạm pháp luật bị Toà án kết án tù thì bị tước danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
b. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được xét tặng danh hiệu nghệ sĩ thì bị huỷ bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
c. Căn cứ vào các sai phạm của cá nhân trong việc gian dối về kê khai thành tích và quyết định của Toà án về kết án tù. Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản (kèm hồ sơ) báo cáo Bộ Văn hoá- Thông tin để Bộ Văn hoá- Thông tin làm các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ra Quyết định tước danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
V. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Thông tư này cho các đối tượng biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hoá- Thông tin để kịp thời xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp .
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Tuyên giáo;
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương;
- Sở Văn hoá- Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Hội Văn học nghệ thuật TƯ;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Lãnh đạo Bộ Văn hoá- Thông tin;
- Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ VHTT;
- Lưu VT, Vụ TCCB, HTH 350 .
BỘ TRƯỞNG
Lê Doãn Hợp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biểu 1
BẢNG TÓM TẮT THÀNH TÍCH
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
(Đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ……………………………………… )
I. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên (khai sinh):………………………………..Nam, Nữ:………
- Bí danh:...................................................................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh:……………………………….Dân tộc:………
- Quê quán:................................................................................................................................
- Chỗ ở hiện nay:........................................................................................................................
- Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay:.................................................................................................
- Chức danh nghệ thuật làm lâu nhất (từ 15 năm trở lên) đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ:..........
- Đơn vị công tác:.......................................................................................................................
- Năm tham gia công tác:............................................................................................................
- Năm tham gia hoạt động nghệ thuật:.........................................................................................
- Năm được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú:........................................................................
- Điện thoại gia đình,,cá nhân :.....................................................................................................
II. quá trình công tác:
1. Khai về quá trình công tác từ khi thoát ly cho đến nay (chức vụ, nơi công tác ) và thời gian trực tiếp làm nghệ thuật ( các chức danh nghệ thuật từ năm.....đén năm.....)
III. Khen thưởng:
1. Khen thưởng chung (từ Lao động tiên tiến trở lên)
2. Khen thưởng nghệ thuật (có bản sao văn bản các giải thưởng)
- Tên các tác phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc quốc tế) và hình thức giải thưởng.
- Chức danh của cá nhân tham gia với tư cách là thành phần chính của các tiết mục, chương trình nghệ thuật hoặc bộ phim được giải thưởng cho tập thể có nhiều chức danh tham gia.
IV. kỷ luật:
(Từ hình thức khiển trách trở lên về Đảng, đoàn thể, chính quyền, tổ chức xã hội và không vi phạm Quy chế biểu diễn nghệ thuật và các quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)
Yêu cầu: Cần nêu cụ thể, có số liệu, tất cả không quá 3 trang đánh máy, riêng các giải thưởng và khen thưởng thi đua phải có bản sao văn bản kèm theo.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
( Đối với nghệ sĩ thuộc đơn vị nghệ thuật
chuyên nghiệp)
......., ngày tháng năm 200...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND Phường ( xã)
( ký tên, đóng dấu)
( Đối với nghệ sĩ không thuộc đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU
NSND - NSUT năm 200...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu 3a
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG
Xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú năm 200...
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số:………………. ngày ……. tháng……… năm 200... của..........................................................................
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ....................................họp hồi....giờ.... ngày.....tháng....năm 200... để xem xét đánh giá danh sách, hồ sơ Nghệ sĩ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
- Tổng số thành viên Hội đồng có :..........người
Vắng mặt:……………….. người, gồm các thành viên:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Khách mời tham dự họp Hội đồng (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác)
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Nội dung làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng đã nghe Chủ tịch ( hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ báo cáo về danh sách, kết quả đánh giá việc đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ..................... gửi lên.
Số lượng Nghệ sĩ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ :
- Nghệ sĩ Nhân dân:............người
- Nghệ sĩ Ưu tú................... người
2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá, đối chiếu từng tiêu chuẩn xét thưởng và danh sách Nghệ sĩ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).
3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:
a. Trưởng ban: ..........................................................................................................................
b. Hai Uỷ viên: ...........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Hội đồng đã bỏ phiếu bầu theo hồ sơ và danh sách đề nghị trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
- Kết quả kiểm phiếu được báo cáo trong biên bản kiểm phiếu (gửi kèm theo)
5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng
5.1. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng (số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt)
a. Đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân:………………….. ……..người
- Không đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân:…………………. người b. Đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú:……………..……….. ……..người
- Không đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú:…...………………… người
5.2. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ……………………….. (cấp trên) xem xét và trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... cho.......nghệ sĩ (có danh sách kèm theo)
5.3. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu, Hội đồng không đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... cho ... nghệ sĩ không đạt số phiếu theo quy định (có danh sách kèm theo)
Biên bản kết thúc vào hồi.....giờ...ngày.....tháng....năm 200...
Thư ký hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ tịch hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chú ý: Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ các cấp
BIÊN BẢN
Kiểm phiếu bầu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú
năm 200...
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ................đã họp ngày…..tháng......năm 200... để xem xét, đánh giá việc đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
a. Tổng số thành viên Hội đồng có....... người
- Số thành viên Hội đồng tham gia họp : …………….. ......thành viên
- Số thành viên Hội đồng vắng mặt:……………….. ……...thành viên
Gồm các thành viên:...................................................................................................................
..................................................................................................................................................
b. Hội đồng đã bầu các ông ( bà) sau đây vào Ban Kiểm phiếu:
- Trưởng ban:............................................................................................
- Các uỷ viên:............................................................................................
..................................................................................................................
c. Số phiếu đánh giá:.
- Số phiếu phát ra:......................................................................................................................
- Số phiếu thu về:.......................................................................................................................
- Số phiếu hợp lệ:.......................................................................................................................
3. Tổng số Nghệ sĩ được đề nghị tặng danh hiệu:…………………….....
- Nghệ sĩ Nhân dân:…………………… người
- Nghệ sĩ Ưu tú :…………………… người
4. Kết quả bỏ phiếu:
4.1. Nghệ sĩ Nhân dân
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Số phiếu đề nghị
Kết luận
Nam
Nữ
Đồng ý
Không
1
2
4.2. Nghệ sĩ ưu tú:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Số phiếu đề nghị
Kết luận
Nam
Nữ
Đồng ý
Không
1
2
5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, các Nghệ sĩ đạt từ 3/4 trở lên số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu được đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ cấp trên xem xét để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ, gồm:
5.1. Nghệ sĩ Nhân dân:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Số phiếu đề nghị
Kết
luận
Nam
Nữ
Đồng ý
Không
1
2
5.2. Nghệ sĩ Ưu tú:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Số phiếu đề nghị
Kết luận
Nam
Nữ
Đồng ý
Không
1
2
Ban kiểm phiếu
(Ký, ghi rõ họ tên từng người)
Chú ý: Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... từ cấp đơn vị nghệ thuật đến cấp Tỉnh, Bộ, Hội đồng chuyên ngành
Bộ, ………..……………………...
UBND tỉnh, tP: ……….............
Đơn vị:………………………….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------
……………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu 4
BÁO CÁO
Về việc đề nghị xét tặng danh hiệu
Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
Kính gửi: Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ
...............................................................
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... của ……………………… đã họp ngày……… tháng ……. năm 200... . Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân đối chiếu với tiêu chuẩn, Hội đồng tiến hành đánh giá và bỏ phiếu kín đề nghị xét tặng danh hiệu:
- Nghệ sĩ Nhân dân:……………………………. người
- Nghệ sĩ Ưu tú:…………………………………người
Trong quá trình tiến hành, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú …………………………………. đã thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Văn hoá - Thông tin về việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... , đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn.
Danh sách đề nghị danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
I. Nghệ sĩ Nhân dân
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Năm hoạt động NT
Số phiếu tín nhiệm
Nam
Nữ
Hội đồng cấp
Hội đồng cấp Sở, Cục
Hội đồng cấp tỉnh, Bộ
Hội đồng chuyên ngành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
II. Nghệ sĩ Ưu tú
TT
Họ
và tên
Năm sinh
Dân
tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Năm hoạt động NT
Số phiếu tín nhiệm
Nam
Nữ
Hội đồng cấp
Hội đồng cấp Sở, Cục
Hội đồng cấp tỉnh, Bộ
Hội đồng Chuyên ngành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Kính trình Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú …………………………………… xem xét và trình các cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho.......nguời và Nghệ sĩ Ưu tú cho.......người (có danh sách kèm theo Biểu 5a và 5 b)
TM. Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ
chủ tịch hội đồng
Ghi chú: - Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... từ cấp cơ sở đến cấp Tỉnh, Bộ, Chuyên ngành, nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo ký tên và đóng dấu của cơ quan.
- Các cột 9, 10, 11, 12 số phiếu của cấp Hội đồng nào thì ghi vào cột Hội đồng đó.
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU
Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
Đơn vị (cấp cơ sở)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu 2a
PHIẾU BẦU
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
1. Căn cứ đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú
2.Thành viên Hội đồng đánh giá vào danh sách xét tặng Nghệ sĩ Nhân dân (Đồng ý đánh dấu X vào cột 10, không đề nghị đánh dấu X vào cột 11)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Năm được phong tặng NSND
Tên và các giải thưởng được tặng
Ý kiến bỏ phiếu
Nam
Nữ
đồng ý
không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
3.Thành viên Hội đồng đánh giá vào danh sách xét tặng Nghệ sĩ Ưu tú ( Đồng ý đánh dấu X vào cột 10 , không đề nghị đánh dấu X vào cột 11)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị Công tác
Năm được phong tặng NSUT
Tên và các giải thưởng được tặng
Ý kiến bỏ phiếu
Nam
Nữ
đồng ý
không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Thành viên Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
BỘ, TỈNH:
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU
Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu 2b
Phiếu bầu
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
1. Căn cứ đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú
2.Thành viên Hội đồng đánh giá vào danh xét tặng Nghệ sĩ Nhân dân (Đồng ý đánh dấu X vào cột 12 , không đề nghị đánh dấu X vào cột 13)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Năm được phong tặng NSND
Tên và các giải thưởng được tặng
Số phiếu đề nghị của HĐ
Ý kiến bỏ phiếu
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐV nghệ thuật
Sở hoặc Cục Chuyên ngành
Đồng ý
Không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
3 Thành viên Hội đồng đánh giá vào. danh sách xét tặng Nghệ sĩ Ưu tú (Đồng ý đánh dấu X vào cột 12 ,không đề nghị đánh dấu X vào cột 13)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ huật
Đơn vị công tác
Năm được phong tặng NSƯT
Tên và Các giải thưởng được tặng
Số phiếu đề nghị của HĐ
Ý kiến bỏ phiếu
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐV nghệ thuật
Sở hoặc Cục Chuyên ngành
Đ.ý
Không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
thành viên Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ
Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ
chuyên ngành:..............................................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu A1
PHIẾU BẦU
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 200...
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số…………………/QĐ - BVHTT ngày ……. tháng …… năm 200 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin
2. Căn cứ đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú
3.Thành viên Hội đồng đánh giá vào danh sách xét tặng Nghệ sĩ Nhân dân (Đồng ý đánh dấu X vào cột 13, không đè nghị đánh dấu X vào cột 14)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Năm được phong tặng NSND
Tên và các giải thưởng được tặng
Số phiếu đề nghị của HĐ
Ý kiến bỏ phiếu
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐV nghệ thuật
Sở hoặc Cục chuyên ngành
Cấp Bộ, tỉnh, thành phố
Đồng
ý
Không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
3. Thành viên Hội đồng đánh giá vào danh sách xét tặng Nghệ sĩ Ưu tú ( Đồng ý đánh dấu X vào cột 13, không đề nghị đánh dấu X vào cột 14)
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Năm được phong tặng NSƯT
Tên và các giải thưởng được tặng Sở hoặc Cục chuyên ngành
Số phiếu đề nghị của HĐ
Ý kiến bỏ phiếu
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐV nghệ thuật
Sở hoặc Cục chuyên ngành
Cấp Bộ, tỉnh, thành phố
Đồng ý
Không
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Thành viên Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU
Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu 5a
Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 200 ...
TT
Họ
và
tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn
vị
công
tác
Số năm
hoạt
động
nghệ
thuật
Tên
và
các
giải
thưởng
được
tặng
Số phiếu đề
nghị của HĐ
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐV
nghệ
thuật
Sở
hoặc
Cục
Chuyên
ngành
Cấp
Bộ,
tỉnh,
Hội
đồng
chuyên
ngành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Thủ trưởng đơn vị
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
Chú ý: - Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 200... từ cấp đơn vị nghệ thuật, cấp cơ sở (Sở, Cục) đến cấp tỉnh, bộ, Hội đồng chuyên ngành nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu của cơ quan.
- Các cột 10, 11, 12, 13 ghi số phiếu của các cấp Hội đồng.
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU
Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày…… tháng…… năm 200...
Biểu 5b
Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 200 ...
TT
Họ và tên
Năm sinh
Dân tộc
Chức danh nghệ thuật
Đơn vị công tác
Số năm hoạt động nghệ thuật
Tên và các giải thưởng được tặng
Số phiếu đề nghị của HĐ
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐV nghệ thuật
Sở hoặc Cục chuyên ngành
Cấp Bộ, tỉnh
Hội đồng chuyên ngành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Thủ trưởng đơn vị
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
Chú ý: - Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 200... từ cấp đơn vị nghệ thuật, cấp cơ sở (Sở, Cục) đến cấp tỉnh, bộ, Hội đồng chuyên ngành (do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu của cơ quan).
- Các cột 10, 11, 12, 13 ghi số phiếu của các cấp Hội đồng. | {
"issuing_agency": "Bộ Văn hoá và Thông tin",
"promulgation_date": "27/07/2007",
"sign_number": "24/2007/TT-BVHTT",
"signer": "Lê Doãn Hợp",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Chi-thi-447-CT-TTg-tang-cuong-xu-ly-vi-pham-phap-luat-de-dieu-124207.aspx | Chỉ thị 447/CT-TTg tăng cường xử lý vi phạm pháp luật đê điều | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 447/CT-TTg
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2011
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN LÝ VIỆC KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN, KINH DOANH CÁT SỎI GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN ĐÊ ĐIỀU
Sau 3 năm thực hiện Luật Đê điều, công tác quản lý, đầu tư, bảo vệ đê điều đã có những chuyển biến tích cực, nhiều đoạn đê được củng cố vững chắc, kết hợp tạo thành tuyến đường giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vi phạm pháp luật về đê điều, song số vụ vi phạm được xử lý còn rất hạn chế (15% số vụ vi phạm được xử lý); công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều còn chậm, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp ở địa phương chưa chặt chẽ nên tình trạng vi phạm, lấn chiếm xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ đê, ở bãi sông, lòng sông còn diễn biến phức tạp, việc khai thác, tập kết, kinh doanh cát sỏi trái phép, sai phép ở lòng sông, bãi sông đã gây ra biến đổi lòng dẫn và ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục những tồn tại trong xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, quản lý việc khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát sỏi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt một số việc sau đây:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tập trung rà soát, kiểm tra tình hình vi phạm pháp luật về đê điều ở địa phương, có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm (không để kéo dài, tái vi phạm); ban hành quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra các vụ việc vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
b) Chủ động phối hợp với các Bộ: Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có liên quan chỉ đạo kiểm tra, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép, sai phép; thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định; đình chỉ các hoạt động thăm dò, khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, sạt lở bờ sông và không bảo đảm điều kiện an toàn.
c) Chỉ đạo kiểm tra, rà soát hệ thống bến bãi tập kết cát, sỏi và vật liệu xây dựng ven sông; đình chỉ hoạt động của các bến bãi trái phép; sắp xếp, quy hoạch hệ thống bến bãi phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến an toàn đê điều, giảm ô nhiễm môi trường.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, khai thác, tập kết, vận chuyển cát sỏi trái phép, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều theo quy định của Luật Đê điều và Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện các quy hoạch khác có liên quan.
3. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, khai thác, tập kết, vận chuyển cát, sỏi trái phép, không đảm bảo an toàn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Các Bộ: NN&PTNT, Công an, TN&MT, XD;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, ĐP, NC;
- Lưu: VT, KTN (5).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "25/03/2011",
"sign_number": "447/CT-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-29-2008-ND-CP-khu-cong-nghiep-khu-che-xuat-khu-kinh-te-64162.aspx | Nghị định 29/2008/NĐ-CP khu công nghiệp, khu chế xuất khu kinh tế | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 29/2008/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2008
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
2. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể.
3. Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
4. Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trường hợp quy định cụ thể.
5. Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của khu công nghiệp đã xây dựng kết cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp.
6. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
7. Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên phạm vi cả nước là quy hoạch được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Áp dụng pháp luật chuyên ngành và điều ước quốc tế
1. Hoạt động đầu tư đặc thù trong khu công nghiệp, khu kinh tế được quy định trong pháp luật chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
2. Trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Chương 2:
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ
Điều 4. Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
1. Căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét việc thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp, khu kinh tế.
Điều 5. Điều kiện thành lập, mở rộng khu công nghiệp
1. Điều kiện thành lập khu công nghiệp:
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt;
b) Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.
2. Điều kiện mở rộng khu công nghiệp:
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt;
b) Tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp này đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%;
c) Khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung.
3. Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên và có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khu riêng biệt hoặc khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trung khác trong một đề án tổng thể phải lập quy hoạch chung xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết.
4. Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên hoặc có vị trí cạnh các tuyến quốc lộ, gần các khu vực quốc phòng, khu bảo tồn di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn sinh thái của vùng và quốc gia, nằm trong các đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 6. Điều kiện bổ sung khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp
1. Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.
2. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương, quy hoạch xây dựng vùng và đô thị; quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.
3. Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
4. Có đủ điều kiện để phát triển khu công nghiệp gồm:
a) Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp;
b) Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
c) Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
5. Đảm bảo phù hợp với bố trí quốc phòng và các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Điều 7. Điều kiện thành lập, mở rộng khu kinh tế
1. Điều kiện thành lập khu kinh tế:
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt;
b) Có vị trí địa lý thuận lại cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
c) Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
d) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực;
đ) Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh;
e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng, an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.
2. Điều kiện thành lập khu kinh tế cửa khẩu:
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt;
b) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính quy định tại Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian;
c) Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
d) Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế cửa khẩu bao gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư;
đ) Gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới;
e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.
3. Điều kiện mở rộng khu kinh tế:
a) Toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế đã được đầu tư hoàn chỉnh theo Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
b) Có ít nhất 70% diện tính đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án.
4. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quy mô diện tích, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 8. Trình tự thành lập, mở rộng khu công nghiệp
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư:
Trường hợp khu công nghiệp hoặc mở rộng khu công nghiệp có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc có trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cho phép thành lập khu công nghiệp;
Trường hợp khu công nghiệp hoặc mở rộng khu công nghiệp chưa có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thủ tục bổ sung hoặc mở rộng khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp theo quy định tại Điều 6 và Điều 12 Nghị định này.
2. Quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp:
a) Hồ sơ thành lập, mở rộng khu công nghiệp được lập theo quy định tại Điều 10 Nghị định này,
b) Quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
Điều 9. Trình tự thành lập, mở rộng khu kinh tế
1. Trường hợp thành lập, mở rộng khu kinh tế có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục thẩm định việc thành lập, mở rộng khu kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Trường hợp thành lập, mở rộng khu kinh tế chưa có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt phải thực hiện thủ tục bổ sung hoặc mở rộng khu kinh tế vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế
a) Hồ sơ thành lập, mở rộng khu kinh tế được lập theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
b) Quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
Điều 10. Hồ sơ thành lập, mở rộng khu công nghiệp
1. Văn bản đề nghị của nhà đầu tư về việc thành lập, mở rộng khu công nghiệp.
2. Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
4. Hồ sơ được lập thành 04 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc, nộp cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (sau đây được gọi chung là Ban Quản lý, trừ trường hợp quy định cụ thể) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý).
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc thành lập, mở rộng khu công nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
Điều 11. Hồ sơ thành lập, mở rộng khu kinh tế
1. Đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu:
a) Sự cần thiết và căn cứ pháp lý của việc xây dựng khu kinh tế;
b) Đánh giá các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, những lợi thế và hạn chế của khu vực dự kiến xây dựng khu kinh tế;
c) Đánh giá và giải trình về khả năng đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 7 Nghị định này;
d) Dự kiến phương hướng phát triển gồm: mục tiêu phát triển, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển các khu chức năng; định hướng quy hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế;
đ) Dự kiến tổng mức đầu tư, các phương thức huy động vốn để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế; thời điểm thành lập khu kinh tế; kế hoạch và lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
e) Đánh giá tác động môi trường;
g) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
h) Thể hiện phương án quy hoạch khu kinh tế trên bản đồ quy hoạch.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập, mở rộng khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định này).
Điều 12. Hồ sơ bổ sung khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp
1. Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với một số nội dung chính như sau:
a) Sự cần thiết và căn cứ pháp lý của việc bổ sung quy hoạch;
b) Đánh giá tình hình thực hiện và dự kiến phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã thành lập và quy hoạch trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Tên, vị trí, quy mô diện tích, hiện trạng và điều kiện phát triển cụ thể của từng khu công nghiệp dự kiến quy hoạch;
đ) Đánh giá và giải trình về khả năng đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 của Nghị định này;
e) Khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp;
g) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định này).
Điều 13. Thẩm định bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp và thành lập khu kinh tế
1. Nội dung thẩm định:
a) Cơ sở pháp lý và sự cần thiết của việc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc thành lập khu kinh tế;
b) Sự phù hợp của việc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc thành lập khu kinh tế với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của địa phương; quy hoạch xây dựng vùng và đô thị; quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;
c) Các mục tiêu, chỉ tiêu của việc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc thành lập khu kinh tế và bố trí các nguồn lực;
d) Mức độ đáp ứng các điều kiện tương ứng của việc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc thành lập khu kinh tế;
đ) Các giải pháp thực hiện và tính khả thi của việc bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc thành lập khu kinh tế.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định:
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc thành lập khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng được quy định nêu tại Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với khu công nghiệp và 20 ngày làm việc đối với khu kinh tế kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề liên quan.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc đối với khu công nghiệp và 45 ngày làm việc đối với khu kinh tế kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 14. Mở rộng lần đầu và điều chỉnh diện tích khu công nghiệp
1. Trường hợp mở rộng lần đầu khu công nghiệp có quy mô diện tích mở rộng dưới 10% so với diện tích quy hoạch đã được phê duyệt nhưng không quá 30 ha và không ảnh hưởng tới các quy hoạch khác, trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc mở rộng khu công nghiệp này mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp.
2. Trường hợp diện tích thực tế của khu công nghiệp sau khi đo đạc chênh lệch dưới 10% so với diện tích quy hoạch đã được phê duyệt nhưng không quá 20 ha, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh diện tích quy hoạch phù hợp với diện tích thực tế mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Các trường hợp mở rộng và điều chỉnh quy mô diện tích khu công nghiệp còn lại phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 15. Thẩm quyền thành lập, mở rộng khu công nghiệp, khu kinh tế
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp đã có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc có trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt.
Chương 3:
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ
Điều 16. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
1. Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng ưu đãi như sau:
a) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và dự án đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Dự án đầu tư không thuộc quy định tại mục a và mục b khoản 2 Điều này được áp dụng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Nghị định này.
4. Các dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế hoặc tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan trong khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
5. Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế.
6. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Điều 17. Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế
1. Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của khu kinh tế được bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương. Điều kiện, nguyên tắc và loại công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển khu kinh tế được phát hành trái phiếu công trình.
3. Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cần thiết của khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các trợ giúp kỹ thuật khác.
4. Thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong khu kinh tế được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư (trừ đối tượng được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư) có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để đầu tư và cho thuê lại đất.
6. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong khu kinh tế được huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 18. Xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở khu kinh tế
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực xuất, nhập cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp với thời hạn làm việc tại khu kinh tế; được cư trú, tạm trú có thời hạn trong khu kinh tế và ở Việt Nam.
2. Đối với khu kinh tế cửa khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú được thực hiện theo quy định sau:
a) Công dân của huyện nước láng giềng có biên giới đối diện với khu kinh tế cửa khẩu được qua lại khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp; trường hợp muốn vào các địa điểm khác của tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định;
b) Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu, thời gian lưu trú không quá 15 ngày; nếu đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xét cấp thị thực nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu;
c) Phương tiện vận tải hàng hoá của nước láng giềng và nước thứ ba được vào khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhận hàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận khu kinh tế cửa khẩu thì phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Người điều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vào khu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
d) Cho phép mở rộng việc đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại khu kinh tế cửa khẩu để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước theo quy định tại mục b khoản 2 Điều này;
đ) Chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác nước láng giềng được phép theo hàng hóa và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá bằng chứng minh thư hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
e) Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có khu kinh tế cửa khẩu được sang nước láng giềng bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng hữu quan hoặc nếu được nước này đồng ý.
Điều 19. Quy định về tài chính và tín dụng đối với khu kinh tế
1. Việc mua bán, thanh toán, chuyển nhượng và các quan hệ giao dịch khác giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu có thể thực hiện bằng Đồng Việt Nam, Đồng Nhân dân Tệ Trung Quốc, Kíp Lào, Riên Campuchia và các ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Các tổ chức tín dụng được phép thành lập và hoạt động tại khu kinh tế theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.
3. Khách tham quan du lịch trong nước và ngoài nước vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu được phép mua các loại hàng hóa nhập khẩu và mang về nội địa, được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích vận động vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vận động dự án đầu tư vào khu kinh tế được khen, thưởng theo Quy chế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.
Điều 20. Lưu trú, tạm trú trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có dân cư sinh sống.
2. Chỉ những nhà đầu tư, người làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được ra vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Các đối tượng nêu trên không được lưu trú trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trừ trường hợp được phép của Ban Quản lý.
3. Trường hợp cần thiết, chuyên gia nước ngoài được phép tạm trú tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc tạm trú của chuyên gia nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Không kèm theo gia đình và người thân;
c) Phải tuân thủ thủ tục đăng ký và khai báo tạm trú theo quy định hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp phải tổ chức nơi ở riêng biệt và phải cam kết việc tạm trú của chuyên gia nước ngoài đảm bảo an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất.
Điều 21. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật. Quy định là doanh nghiệp chế xuất được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
3. Doanh nghiệp chế xuất được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này.
4. Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
5. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu.
6. Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
Chương 4:
QUẢN LÝ NHÀ NUỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ
Điều 22. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch và hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Điều 23. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý theo quy định tại Nghị định này; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý thực hiện luật pháp, chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
d) Quyết định thành lập khu kinh tế, phê duyệt Quy hạch chung xây dưng khu kinh tế; cho phép mở rộng và điều chỉnh giảm quy mô diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt trong khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế;
đ) Chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình thành lập, điều hành, quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với khu công nghiệp, khu kinh tế; hướng dẫn hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của Nghị định này và của pháp luật liên quan.
Điều 24. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định tại Quy chế hoạt động của các khu kinh tế đã được phê duyệt cho phù hợp với quy định của Nghị định này.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban Quản lý.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan dự kiến phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế theo quy định của Nghị định này.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quốc gia về xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
6. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin toàn quốc về khu công nghiệp, khu kinh tế; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ và cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ.
7. Tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 25. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
1. Ban hành quy định về xây dựng đề án thành lập, phân loại, xếp hạng và tổ chức lại Ban Quản lý.
2. Quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và tiền lương đối với công chức, viên chức của Ban Quản lý.
3. Thẩm định Đề án thành lập, tổ chức lại Ban Quản lý và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 26. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng tại khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất.
2. Quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với Ban Quản lý, đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu làm chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và tổ chức kinh tế đặc thù có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này.
Điều 27. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
1. Ban hành quy định hướng dẫn về việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế.
2. Ban hành quy định hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế và công tác quản lý và phát triển đô thị trong khu kinh tế.
Điều 28. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
1. Thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong khu công nghiệp, khu kinh tế; chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp vùng và lãnh thổ đã được phê duyệt.
2. Ủy quyền cho Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Hướng dẫn Ban Quản lý cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Xây dựng Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
Điều 29. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Ban hành Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hướng dẫn việc thu phí bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 30. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn xác định dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đối với tổ chức hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Điều 31. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 32. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Ban hành quy định hướng dẫn về xuất, nhập cảnh, cư trú, tạm trú đối với khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 33. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trong khu kinh tế.
2. Ủy quyền cho Ban Quản lý cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
Điều 34. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 Nghị định này còn có quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, cụ thể như sau:
1. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Ban hành điều kiện, trình tự, thủ tục quản lý và tổ chức thực hiện việc cung ứng dịch vụ hành chính công của Ban Quản lý.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Điều 35. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn lãnh thổ; quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp.
2. Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đối với khu công nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này và đối với khu kinh tế.
3. Chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế; chỉ đạo thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế; quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp.
4. Thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập Ban Quản lý.
5. Thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế theo quy hoạch được duyệt; trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền danh mục dự án đầu tư phát triển và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm tại khu kinh tế.
6. Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
7. Quy hoạch đất xây dựng khu tái định cư, khu nhà ở cho công nhân và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng; hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, khu tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
8. Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
9. Chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các điểm đấu nối kỹ thuật với các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, cơ sở đào tạo nghề, nhà ở, cơ sở khám chữa bệnh, trường học và các công trình công cộng khác đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
10. Chủ trì xây dựng kế hoạch và cân đối vốn hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội của khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.
11. Ban hành và giám sát thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường theo quy định tại mục d và mục h khoản 2 Điều 37 Nghị định này.
12. Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, quy định về xây dựng, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trong khu công nghiệp, khu kinh tế
13. Tổ chức và phối hợp tổ chức các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để đáp ứng nhu cầu lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế.
14. Tổ chức, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
15. Xây dựng Đề án thành lập, tổ chức lại các Ban Quản lý để đảm bảo nguyên tắc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Ban Quản lý; quyết định việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức danh Trưởng ban và Phó trưởng ban Ban Quản lý.
16. Cấp kinh phí hoạt động hành chính, sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển cho Ban Quản lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; phê duyệt kế hoạch, cấp kinh phí và tổ chức vận động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch để phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
17. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chuyên ngành ở địa phương về thương mại, tài chính, hải quan, ngân hàng, công an và các cơ quan liên quan khác bố trí đại diện đủ thẩm quyền để giải quyết công việc liên quan tại từng khu khi cần thiết.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước khác về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật.
Chương 5:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUAN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ
Điều 36. Chức năng của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
1. Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và địch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác); chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
a) Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
d) Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện,
đ) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Ban Quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các nhiệm vụ:
a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương;
d) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế cho tổ chức có liên quan;
đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp; nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp;
e) Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
g) Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế cho tổ chức có liên quan;
h) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
i) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế; quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;
k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý;
n) Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
o) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
p) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu;
q) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý; giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
r) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu kinh tế
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế quy định tại Điều 37 Nghị định này, Ban Quản lý khu kinh tế còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền:
a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
b) Phương án phát hành trái phiếu công trình; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế.
2. Xây dựng và trình các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a) Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;
d) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế trong khu kinh tế; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài;
b) Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ký hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án nhóm B, C theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA;
đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế;
g) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việc quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;
i) Trên cơ sở quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của pháp luật về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất;
k) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm mọi hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
Điều 39. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý
1. Ban Quản lý gồm Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban; có bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban Quản lý theo quy định hướng dẫn của Bộ Nội vụ và quy định của pháp luật.
Ban Quản lý khu kinh tế và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất xếp hạng I theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ được phép thành lập Thanh tra.
4. Biên chế của Ban Quản lý bao gồm biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực của Nghị định
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này bãi bỏ:
a) Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg .
b) Các quy định khác về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trái với quy định của Nghị định này.
Điều 41. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "14/03/2008",
"sign_number": "29/2008/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-153-CT-BYT-2018-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-duong-ho-hap-dip-Tet-375006.aspx | Chỉ thị 153/CT-BYT 2018 tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đường hô hấp dịp Tết | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 153/CT-BYT
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TUẤT VÀ MÙA XUÂN NĂM 2018
Trong những tuần đầu năm 2018, tình hình dịch cúm trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, bùng phát cúm mùa tại Mỹ, Hồng Kông, Triều Tiên. Dịch bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia như Ucraina, Anh, Romania, Indonesia, Phillippines. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi rút cúm nhập viện có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc bệnh sởi tại một số bệnh viện. Cùng với thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết, mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là bệnh sởi và cúm ở người lây lan, bùng phát.
Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và tử vong do bệnh sởi và cúm ở người, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp về việc giám sát và phòng chống bệnh sởi và cúm ở người.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát lan rộng. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% ở quy mô xã, phường.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu trong dịp tết, sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thiết lập khu vực riêng điều trị bệnh nhân sởi và khu vực điều trị bệnh cúm ở người, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp diễn biến nặng, lấy mẫu và xét nghiệm để phát hiện kịp thời các tác nhân gây bệnh.
- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sởi và cúm ở người trên các phương tiện thông tin đại chúng, các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh và lợi ích của tiêm vắc xin sởi, cúm mùa phòng bệnh.
2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur
- Chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương tăng cường các hoạt động giám sát phát hiện, chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh, chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây dịch. Tăng cường công tác xét nghiệm theo dõi sự biến chủng của vi rút gây bệnh.
- Đảm bảo hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, triển khai các hoạt động chống dịch, sẵn sàng các đội cơ động chống dịch để hỗ trợ địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài.
3. Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
- Tổ chức tốt việc việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, cấp cứu, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
- Sẵn sàng các đội cấp cứu cơ động của bệnh viện để kịp thời hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi có yêu cầu. Tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là hỗ trợ trong công tác tập huấn về chẩn đoán, phân loại bệnh, điều trị cách ly, phòng chống lây nhiễm chéo.
4. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
Xây dựng và hướng dẫn các nội dung truyền thông nguy cơ phòng chống dịch: tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ ấm cơ thể, giữ thông thoáng nhà ở và các biện pháp phòng chống dịch bệnh: lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin.
5. Cục Y tế dự phòng
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sởi và cúm ở người trên phạm vi toàn quốc.
- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
6. Cục Quản lý khám, chữa bệnh
- Chỉ đạo thực hiện phân tuyến điều trị bệnh nhân; bảo đảm tốt việc tiếp nhận, phân loại, cấp cứu, điều trị và cách ly bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm chéo, xây dựng phương án mở rộng điều trị trong trường hợp dịch lan rộng.
- Chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ sẵn sàng thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
7. Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe.
8. Cục Quản lý dược
Chỉ đạo các bệnh viện, công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng: không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vắc xin, tránh tình trạng tăng giá đột biến, đặc biệt là các thuốc điều trị bệnh cúm.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các hoạt động trên và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).
Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Vụ, Cục: YTDP, QLK,CB. TT-TĐKT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm YTDP, KSBT tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT. DP.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "13/02/2018",
"sign_number": "153/CT-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-lien-tich-16-2005-TTLT-BTC-UBDSGD-TE-BLDTBXH-chuong-trinh-ngan-ngua-giai-quyet-tre-em-lang-thang-bi-xam-pham-tinh-duc-LD-nang-nhoc-2004-2010-4965.aspx | Thông tư liên tịch 16/2005/TTLT-BTC-UBDSGĐ&TE-BLĐTBXH chương trình ngăn ngừa giải quyết trẻ em lang thang bị xâm phạm tình dục LĐ nặng nhọc 2004-2010 | BỘ TÀI CHÍNH - UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM- BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phóc
********
Số:16/2005/TTLT-BTC-UBDSGĐTE-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2005
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2004/QĐ-TTG NGÀY 12/02/2004 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRẺ EM LANG THANG, TRẺ EM BỊ XÂM PHẠM TÌNH DỤC VÀ TRẺ EM PHẢI LAO ĐỘNG NẶNG NHỌC, TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM GIAI ĐOẠN 2004-2010
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 (sau đây gọi là Chương trình 19);
Liên tịch Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình 19 như sau:
I - QUY ĐỊNH CHUNG
1. Chương trình 19 được triển khai thực hiện thông qua bốn Đề án quy định tại khoản 4, Điều 1 Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ (do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phê duyệt), cụ thể như sau:
- Đề án Truyền thông, vận động và nâng cao năng lực quản lý (Đề án 1).
- Đề án Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống (Đề án 2).
- Đề án Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục (Đề án 3).
- Đề án Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm (Đề án 4).
2. Kinh phí thực hiện Chương trình 19 được bố trí trong dự toán chi ngân sách trung ương của các bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ của chương trình do trung ương quản lý và bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình do địa phương quản lý.
3. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách trung ương, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương chủ động, tạo mọi điều kiện nhằm huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho các hoạt động nhằm đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của chương trình.
II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung và mức chi cho các hoạt động của chương trình:
1.1. Hoạt động truyền thông, vận động và nâng cao năng lực quản lý:
a) Chi công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình): Mức chi theo giá quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Chi xây dựng, sản xuất, nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông để cấp cho địa phương (không bao gồm các loại báo viết, tạp chí).
c) Chi cho các hoạt động truyền thông tại xã trọng điểm mức 1.000.000 đồng/xã/năm:
- Truyền thanh xã (biên tập, phát thanh);
- Nói chuyện chuyên đề;
- Chi bồi dưỡng cán bộ tham gia chiến dịch;
- Nước uống nhóm tư vấn nhỏ;
- Sửa chữa băng rôn, khẩu hiệu;
- Chi phí trang trí và thuê phương tiện vận chuyển (nếu có).
Số lượng xã trọng điểm do Bộ trưởng- Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
d) Chi tổ chức các cuộc thi cấp trung ương và cấp tỉnh tuyên truyền về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm do lãnh đạo Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp phê duyệt.
đ) Chi giải thưởng cho các cuộc thi viết bài về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quyết định. Mức thưởng: Loại A: 300.000 đồng/bài; loại B: 200.000 đồng/bài; loại C: 100.000 đồng/bài.
e) Chi cho các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, giao ban, sơ kết, tổng kết của từng đề án: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
g) Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước.
1.2. Hoạt động bảo vệ và trợ giúp trẻ em:
a) Chi hỗ trợ tiền tàu xe đưa các em trở về gia đình hoặc nơi cư trú: Mức chi theo giá cước vận tải thông thường tại địa phương hoặc chi phí xăng xe thực tế (nếu đơn vị tự bố trí phương tiện vận chuyển).
b) Chi hỗ trợ tiền ăn cho các em:
- Tiền ăn trên đường trở về gia đình hoặc nơi cư trú: Mức chi 15.000 đồng/ em/ngày, nhưng không quá 03 ngày.
- Tiền ăn và sinh hoạt trong thời gian chữa trị tại các cơ sở y tế của Nhà nước: Mức chi 20.000 đồng/em/ngày, thời gian điều trị không quá 30 ngày.
- Trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trong thời gian chờ đưa về gia đình hoặc nơi cư trú được đưa vào các cơ sở tập trung hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng tạm thời và được trợ cấp 7.000 đồng/em/ngày, nhưng không quá 15 ngày.
c) Chi hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn sau khi trở về gia đình hoặc nơi cư trú:
- Hỗ trợ giải quyết khó khăn đời sống trước mắt cho các em: Mức hỗ trợ 150.000 đồng/em/tháng, nhưng không quá 03 tháng.
- Hỗ trợ tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm đầu để các em tiếp tục trở lại học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá: Mức chi 200.000 đồng/em.
- Đối với các em từ 13 tuổi trở lên có đủ sức khoẻ và có nhu cầu học nghề được giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề để học nghề. Cơ sở dạy nghề tiếp nhận trẻ em thuộc đối tượng của chương trình vào học nghề được hỗ trợ mức tối đa 200.000 đồng/tháng/em theo số tháng thực tế đào tạo, nhưng không quá 1.000.000 đồng/em; mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo đề nghị của Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội.
Việc chi hỗ trợ cho các em sau khi trở về gia đình hoặc nơi cư trú trên đây chỉ thực hiện lần đầu, không giải quyết đối với trẻ em tái lang thang hoặc tái đi lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Trình tự, thủ tục chi hỗ trợ cho trẻ em được thực hiện theo quy định tại điểm 2, phần II Thông tư này.
d) Đối với trẻ em bị tai nạn lao động, hoặc bị xâm phạm tình dục, ngoài các khoản được hỗ trợ trên đây còn được xem xét hỗ trợ các chi phí về tiền thuốc, khám, chữa trị, điều trị phục hồi các tổn thương về tâm lý, sức khoẻ: Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Đối với trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng theo quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.
1.3. Hoạt động quản lý, điều hành:
a) Chi điều tra, khảo sát, đánh giá theo nội dung của từng Đề án đã được phê duyệt: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước.
b) Chi điều tra nhận thức về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm: Bồi dưỡng cho đối tượng điều tra, in ấn phiếu điều tra, tổng hợp số liệu, viết báo cáo điều tra. Mức chi 300.000 đồng/chiến dịch/xã.
c) Chi xây dựng mới, thí điểm, duy trì và mở rộng các mô hình can thiệp, trợ giúp cho trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm ở các xã điểm theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng- Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Chi các hoạt động tạo lập thông tin điện tử: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin.
đ) Chi viết, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của từng đề án: Mức chi tối đa không quá 50.000 đồng/trang tiêu chuẩn 300 từ.
e) Chi cho công tác tập hợp và đưa trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm về cơ sở tập trung, hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.
g) Chi in ấn hồ sơ, lập hồ sơ trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm: Mức chi 10.000 đồng/hồ sơ (bao gồm cả tiền chụp ảnh trẻ em).
h) Chi phí thuê mướn phương tiện vận chuyển (nếu có) để đưa các em về gia đình hoặc nơi cư trú.
i) Chi công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hoạt động của chương trình: Mức chi theo chế độ công tác phí hiện hành.
2. Trình tự, thủ tục chi hỗ trợ cho
trẻ em:
2.1. Lập và bàn giao hồ sơ trẻ em:
- Hồ sơ trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm phải có ảnh trẻ em và ghi đầy đủ các nội dung: Họ và tên trẻ em, nơi sinh, chỗ ở hiện nay,... theo đúng mẫu quy định (Phụ lục 01 đính kèm).
- Hồ sơ trẻ em do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi trẻ em đến) lập và bàn giao cho Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi trẻ em đi) quản lý.
- Tại địa phương nơi trẻ em đến: Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở các đề án được giao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đưa các em trở về địa phương đảm bảo an toàn, nhanh gọn, đồng thời bàn giao hồ sơ trẻ em cho các cơ quan liên quan để theo dõi, quản lý.
- Tại địa phương nơi có trẻ em đi: Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở các đề án được giao có trách nhiệm tổ chức đón các em, đưa các em trở về với gia đình hoặc nơi cư trú và thực hiện chính sách chi hỗ trợ cho trẻ em theo chế độ quy định.
2.2. Thủ tục chi hỗ trợ cho trẻ em:
Để được nhận các khoản hỗ trợ sau khi trở về gia đình hoặc nơi cư trú quy định tại khoản c điểm 1.2, phần II Thông tư này, gia đình có trẻ em hoặc bản thân trẻ em đi lang thang, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm phải làm đơn đề nghị và cam kết không tái đi lang thang hoặc lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Đơn đề nghị phải có ý kiến xác nhận của trưởng thôn, bản hoặc tổ trưởng dân phố, sau đó gửi về Uỷ ban nhân dân cấp xã để xem xét (Phụ lục 02 đính kèm).
Căn cứ đơn đề nghị của gia đình hoặc bản thân trẻ em, Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét và có ý kiến đề nghị, sau đó gửi về Uỷ ban nhân dân cấp huyện (qua Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, hoặc Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội) để giải quyết.
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện, Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành xem xét, đối chiếu với hồ sơ trẻ em thuộc phạm vi đề án được giao quản lý, nếu đảm bảo khớp đúng thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định chi hỗ trợ cho trẻ em.
Riêng đối với trẻ em bị xâm phạm tình dục không phải làm đơn, căn cứ hồ sơ trẻ em và giấy giám định tổn thương của cơ quan y tế Nhà nước có thẩm quyền, Phòng Nội vụ-Lao động Thương binh và Xã hội làm thủ tục trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định chi hỗ trợ cho trẻ em theo chế độ quy định.
3. Lập, phân bổ dự toán, quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện chương trình:
3.1. Lập và phân bổ dự toán:
Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình 19, tình hình thực hiện năm trước và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra kinh phí thực hiện Chương trình 19 cho Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Căn cứ vào số kiểm tra do Bộ Tài chính thông báo, tình hình thực hiện năm trước và mục tiêu, nhiệm vụ năm kế hoạch của Chương trình, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán và phương án phân bổ kinh phí chi tiết cho từng bộ, ngành và địa phương gửi Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính thảo luận với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thống nhất phương án phân bổ kinh phí cho các bộ, ngành và địa phương và tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ dự toán ngân sách trung ương trình Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
3.2. Quản lý, cấp phát và quyết toán:
Việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình 19 được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan khác của Nhà nước. Các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình 19 phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán nguồn kinh phí của chương trình cấp cho đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
Trong trường hợp các bộ, ngành trung ương xây dựng các mô hình thí điểm, can thiệp, trợ giúp cho trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trên địa bàn địa phương thì phải có quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (đối với Đề án 1 và 2) hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (đối với Đề án 3 và 4) phê duyệt triển khai mô hình và cấp kinh phí thông qua hợp đồng với cơ quan, đơn vị tại địa phương.
Cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành (không phải quyết toán với ngân sách cơ quan, đơn vị mình nhưng phải mở sổ sách riêng để theo dõi); ngay sau khi kết thúc hợp đồng, có trách nhiệm quyết toán với bộ, ngành trung ương để quyết toán với Bộ Tài chính theo chế độ quy định.
4. Báo cáo:
Định kỳ 6 tháng và cuối năm, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trên cơ sở các đề án được giao có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình triển khai và kết quả thực hiện các đề án của Chương trình 19.
Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì cùng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình 19 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh chủ trì cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm tại địa phương, điều phối các hoạt động của Chương trình 19 theo đúng nội dung các đề án đã được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Uỷ Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phùng Ngọc Hùng
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Thị Nhân
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban Dân số-GĐ&TE,
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh, TP trực thuộc TW,
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp,
- Công báo,
- Các đơn vị thuộc BTC, UBDSGĐ&TE, BLĐTB&XH,
- Lưu: VP BTC, UBDSGĐ&TE, BLĐTB&XH
PHỤ LỤC 01
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ảnh trẻ em
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(4 x 6)
(Đóng dấu giáp
HỒ SƠ TRẺ EM
lai trên ảnh)
Họ và tên trẻ em : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Nam, hay nữ . . . . . . . . . .
Sinh ngày. . . . .tháng. . . . . năm . . . . . . Dân tộc: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nơi sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Quê quán: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên bố : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nơi ở hiện nay:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ và tên mẹ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Nơi ở hiện nay:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đối tượng trẻ em khi lập hồ sơ (Bỏ nhà đi lang thang, lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, bị xâm phạm tình dục):
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đã bỏ nhà đi lang thang, hoặc đi lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, hoặc bị xâm phạm tình dục) lần thứ mấy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hoàn cảnh trẻ em (Người nuôi dưỡng, có được đi học không, hiện đang học lớp mấy, tên trường học; thời gian, hoàn cảnh, tự nguyện hoặc do ai xúi dục, bị cưỡng ép, tình trạng sức khoẻ của trẻ em,.....):
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nguyện vọng của trẻ em: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày . . . . . tháng . . . . . năm. . . . . .
. . . . . . . (Cơ quan, đơn vị lập hồ sơ trẻ em)
Người lập
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 02
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
Ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI HỖ TRỢ TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 19
Kính gửi:
Tên em (hoặc con tôi) là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Sinh ngày. . . . .tháng . . .. năm . .. . .
Nơi sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Quê quán: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên bố : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nơi ở hiện nay: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên mẹ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Nơi ở hiện nay:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Do hoàn cảnh khó khăn nên em đã bỏ nhà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Để giải quyết khó khăn trước mắt, đề nghị các cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết cho em được hưởng khoản chi hỗ trợ của Chương trình 19. Em (hoặc gia đình tôi) xin cam kết:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Xác nhận của trưởng thôn, bản hoặc tổ dân phố
Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ CỦA UBND XÃ . . . . . . . . . . . .
Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ CỦA ...... (CẤP HUYỆN)
Đề nghị chi hỗ trợ cho em . . . . . . . . . . . . . . . số tiền . . . . . . . . . . . đồng, gồm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em",
"promulgation_date": "03/03/2005",
"sign_number": "16/2005/TTLT-BTC-UBDSGĐ&TE-BLĐTBXH",
"signer": "Đàm Hữu Đắc, Huỳnh Thị Nhân, Phùng Ngọc Hùng",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-03-CT-UBND-nam-2014-lanh-dao-Dang-cong-tac-dan-van-Ha-Noi-220011.aspx | Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 lãnh đạo Đảng công tác dân vận Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/CT-UBND
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Công tác dân vận của chính quyền nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hơn 10 năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ở Thủ đô đã từng bước coi trọng công tác dân vận, hưởng ứng chủ trương “Năm dân vận của chính quyền”, phong trào thi đua” Dân vận khéo”, tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, công tác dân vận của các cấp chính quyền trên địa bàn Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, trong đó: việc quán triệt các quan điểm của Đảng về công tác dân vận của một số địa phương, đơn vị chưa thường xuyên, liên tục. Không ít cán bộ, công chức chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí công tác dân vận chính quyền trong thời kỳ mới. Việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quần chúng, công tác dân tộc, công tác tôn giáo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có lúc chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, hiệu quả không cao, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ và chính quyền Thành phố.
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ; Nghiên cứu, quán triệt và triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 15/7/2013 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định 2034-QĐ/TU ngày 11/6/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị Thành phố, nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về công tác dân vận, thực hiện phong cách dân vận là: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” trong đội ngũ cán bộ công chức.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt cải cách hành chính theo hướng trong sạch, minh bạch, hiện đại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân; Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở theo Quyết định số 5043/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND thành phố ban hành Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016. Thực hiện nghiêm các Quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý kiến xây dựng của nhân dân về công tác quản lý, điều hành, thái độ và phong cách làm việc của cán bộ, công chức; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của nhân dân ngay tại cơ sở.
4. Thường xuyên phối hợp với Ban Dân vận của cấp ủy cùng cấp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận của chính quyền; định kỳ tập huấn nghiệp vụ về công tác dân vận chính quyền, công tác dân tộc, công tác tôn giáo, về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp. Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
5. Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới, báo Kinh tế đô thị, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố xây dựng chuyên đề về công tác dân vận và chính quyền làm công tác dân vận; thông tin kịp thời và tuyên truyền về công tác dân vận chính quyền, biểu dương các cá nhân, tập thể làm tốt công tác dân vận chính quyền thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
6. Hằng năm, các đơn vị phải tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể; trên cơ sở triển khai thực hiện, tiến hành sơ kết đánh giá kết quả công tác dân vận chính quyền và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm tiếp theo và duy trì thường xuyên chế độ thông tin báo cáo kết quả 6 tháng, 1 năm.
Giao Sở Nội vụ chủ trì, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của chỉ thị này; đề xuất hình thức biểu dương khen thưởng đối với những tập thể và cá nhân tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền và đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp (qua Sở Nội vụ), báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thường trực: TU, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- VP đoàn ĐBQH&HĐND TP;
- MTTQ và các đoàn thể chính trị TP;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã; (để thực hiện)
- VPUB: CVP, PVP, các phòng CV; (để đôn đốc và phối hợp thực hiện)
- Lưu: VT, SNV (3 bản)
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "08/01/2014",
"sign_number": "03/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thế Thảo",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-298-KH-UBND-2021-kich-cau-noi-dia-Ha-Noi-2022-498979.aspx | Kế hoạch 298/KH-UBND 2021 kích cầu nội địa Hà Nội 2022 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 298/KH-UBND
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
KÍCH CẦU NỘI ĐỊA, TĂNG TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA, DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình mới; Xét đề nghị của Sở Công Thương tại văn bản số 321/BC-SCT ngày 02/12/2021, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH.
- Phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2022, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy và Nghị quyết của HĐND Thành phố; đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình, kế hoạch của Thành phố: Xúc tiến thương mại, Khuyến mại tập trung, Khuyến công, Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ...; hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương, hợp tác liên kết trong đầu tư sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng.
II. YÊU CẦU.
- Các Sở, ngành liên quan trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả, nguyên nhân giảm chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2021 trong lĩnh vực đơn vị quản lý, khẩn trương xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, hiệu quả, chất lượng nhằm kích cầu nội địa tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2022 đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Thành phố đề ra.
- Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động nắm sát tình hình và tăng cường phối hợp, đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng song song với các giải pháp phòng chống dịch bệnh.
- Phát huy vai trò của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề trên địa bàn làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp để có các đề xuất cơ quan thẩm quyền giải quyết; hỗ trợ, tuyên truyền các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước, hưởng ứng tích cực các chủ trương của Thành phố, chủ động vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ, sớm phục hồi các hoạt động kinh tế.
III. NỘI DUNG
1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2022 nhằm thu hút khoảng 1000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thông qua tổ chức các sự kiện: Khai mạc chương trình khuyến mại tập trung, Lễ hội mua sắm mùa hè, Tháng kích cầu sản phẩm truyền thống, sự kiện online xuống phố, sự kiện Hà Nội đêm không ngủ, Tháng Khuyến mại, các chương trình xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,... theo Kế hoạch của Thành phố.
2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua việc tổ chức các chương trình: Hội chợ Hàng Việt, tuần hàng Việt, Hội nghị kết nối, tiêu thụ, trưng bày sản phẩm hàng Việt, Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Khu công nghiệp... theo Kế hoạch của Thành phố.
3. Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp cải tạo hệ thống chợ, mở rộng mạng lưới bán hàng (các điểm bán hàng, các đại lý...), phát triển hệ thống bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại phục vụ nhu cầu của nhân dân. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị sản xuất kinh doanh và phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại phù hợp với nền kinh tế số và hậu Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết trong nước, trên địa bàn Thành phố. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút các dự án đầu tư thứ phát vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp.
4. Triển khai hiệu quả Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố năm 2022, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch thế mạnh của Hà Nội, như: du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, tuần lễ, hội chợ thu hút người dân, khách du lịch tới Hà Nội.
5. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tối đa nguồn cung các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến.... cho người dân sinh sống trên địa bàn gắn với tiếp tục phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc, thông tin điện tử sử dụng mã QR code, kiểm soát an toàn thực phẩm và phát triển Chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ nông sản an toàn.
6. Triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022, qua tổ chức các sự kiện: Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền; Xây dựng thí điểm các điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP nhằm kích cầu du lịch và mua sắm tiêu dùng,... theo Kế hoạch của Thành phố.
7. Thực hiện tốt Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... bảo vệ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; kiểm soát tốt công tác an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa trên địa bàn.
(Có Phụ lục Danh mục hoạt động trọng tâm kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố năm 2022 kèm theo)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, tham mưu UBND Thành phố ban hành và triển khai các Kế hoạch năm 2022: Kế hoạch thực hiện Chương trình Khuyến mại tập trung; Kế hoạch Phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố; Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động ‘'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Thực hiện hiệu quả các Kế hoạch đã được Thành phố ban hành: Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2022; Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2021; Kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và ứng phó với dịch Covid-19, Kế hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố,...
- Chủ trì, phối hợp Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thương mại, kết nối cung cầu, gắn kết sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết chuỗi giá trị nông sản.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh thương mại, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn, đôn đốc giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm. Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại để tăng tỷ trọng bán lẻ của các cơ sở thương mại hiện đại (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...) trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: thương mại điện tử, sàn giao dịch hàng hóa, nhượng quyền kinh doanh,...
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố, Sở Công Thương tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu các nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền đến người tiêu dùng Thủ đô theo Kế hoạch của Thành phố.
- Tiếp tục tăng cường hợp tác các tỉnh, thành phố trong kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đặc sản vùng miền theo Chương trình phối hợp giữa UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021 - 2025”.
- Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hình thành các điểm bán nông sản an toàn theo chuỗi được giám sát thường xuyên và nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng; Hỗ trợ các cơ sở xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, thông tin, tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn người tiêu dùng thay đổi thói quen chuyển sang các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn hoàn chỉnh...
- Tiếp tục duy trì, phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (www.check.hanoi.gov.vn), duy trì 100% các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn ứng dụng truy xuất nguồn gốc điện tử sử dụng mã QR. Tổ chức quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, ưu tiên các sản phẩm có nguy cơ cao, tiêu dùng nhiều và xử lý các cơ sở vi phạm theo quy định.
- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP...), ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản; nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm về chất lượng, an toàn thực phẩm; hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Thủ đô.
- Chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Sở Du lịch, Sở Y tế, các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả kế hoạch của UBND Thành phố về Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn thành phố năm 2022.
3. Sở Tài chính
- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để chủ động giải pháp và tham mưu báo cáo Thành phố chỉ đạo kịp thời không để giá tăng quá cao ảnh hưởng đến bình ổn thị thường, chỉ số giá tiêu dùng và an sinh xã hội.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng giá các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thịt lợn tăng đột biến về giá.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành của Thành phố tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo đúng quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố, các cơ quan báo chí Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thực hiện công tác thông tin tuyên truyền cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố; các sự kiện văn hóa, thể thao; các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch, khuyến công, khuyến nông, OCOP; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ... trên địa bàn Thành phố để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và nhân dân Thủ đô, khách du lịch nhiệt tình hưởng ứng; thông tin, quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh và thương hiệu sản phẩm tiêu biểu của Thành phố để thu hút hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử... để định hướng, khuyến khích người dân thay đổi thói quen, chuyển sang sử dụng các phương thức mua sắm trực tuyến, phát triển thương mại điện tử...Thường xuyên đưa tin về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
5. Sở Du lịch
- Triển khai các hoạt động kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố năm 2022, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội, gồm du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, MICE, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại được tổ chức trên địa bàn Thành phố khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát; Liên kết hợp tác với các địa phương, các hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu trọng tâm để đẩy mạnh thu hút thị trường khách du lịch nội địa.
- Chủ trì tổ chức và phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2022.
- Triển khai tổ chức các đoàn FAM với thành phần chính là các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đi khảo sát xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch tại Hà Nội và hỗ trợ khảo sát xây dựng sản phẩm liên kết với các địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước.
- Chủ động phối hợp các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan tuyên truyền, triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố cho các doanh nghiệp du lịch chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
6. Sở Xây dựng
- Thực hiện việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng hàng quý, hàng tháng theo đúng quy định; cập nhật thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian tiếp nhận: Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, Đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu, ... nhằm góp phần tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa vật liệu xây dựng.
- Thực hiện công bố thí điểm một số chỉ số đánh giá thị trường bất động sản hàng tháng, quý theo quy định; rút ngắn thời gian thực hiện quy trình thẩm định giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố và Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua đáp ứng yêu cầu của các đơn vị kinh doanh bất động sản.
7. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư; Thương mại, Du lịch Thành phố
- Thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố giao năm 2022; Chủ trì đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá phát triển thương hiệu, sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối thị trường tiêu thụ, giao thương kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước, kích cầu tiêu dùng nội địa; quảng bá xúc tiến, kích cầu du lịch, thu hút du khách. Giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các chương trình kết nối giao thương, hội chợ của Hà Nội với các tỉnh, thành phố.
- Thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật nhu cầu kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các đơn vị sản xuất Hà Nội và các tỉnh, thành phố, phục vụ trong công tác tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa trong nước và tại hệ thống phân phối nước ngoài.
- Phối hợp tổng hợp, cập nhật yêu cầu về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại để thông tin tới các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn để dễ dàng đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại.
- Tiếp tục phát triển trang Web nông sản an toàn Hà Nội (nongsanantoanhanoi.gov.vn), tạo môi trường hiệu quả cho việc kết nối giữa nhà sản xuất, Hợp tác xã nông nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng thông qua công cụ thương mại điện tử để phát triển các chuỗi giá trị sản xuất, phân phối sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn.
8. Cục Thống kê thành phố Hà Nội:
Chủ trì cùng với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan tổng hợp, thống kê, rà soát các số liệu để tính chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố năm 2022 sát với tình hình thực hiện của các đơn vị, doanh nghiệp; trong đó chú trọng tính đầy đủ doanh thu bán lẻ trực tuyến vào tổng chỉ tiêu.
9. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội
- Chủ trì công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo quy định pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường.
- Phối hợp các Sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng hàng trên địa bàn.
10. UBND các quận, huyện, thị xã
- Theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả các mặt hàng thiết yếu, triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, chế biến; đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của địa phương để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức đa dạng các hoạt động kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường trên địa như: Hội chợ, Tuần hàng, các sự kiện du lịch, văn hóa, các chương trình khuyến mại, giảm giá... thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nhân dân, thu hút khách du lịch đến tham quan, chi tiêu nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng tại địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn, công tác an toàn thực phẩm.., xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm pháp luật về giá, các trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng gây bất ổn thị trường.
11. Đề nghị các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
- Chủ động có các chương trình, giải pháp kích cầu nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đặt chỉ tiêu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố năm 2022.
- Tích cực tham gia các Chương trình: Bình ổn thị trường, xúc tiến thương mại - du lịch, liên kết vùng, OCOP, Tuần hàng Việt, Đưa hàng về nông thôn, ... của Thành phố; triển khai các hoạt động kết nối, khai thác, có phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.
- Chủ động tìm kiếm, hình thành các chuỗi liên kết, cung ứng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm ổn định nguồn hàng, giá thành sản phẩm để khuyến khích tiêu dùng. Tăng cường đưa hàng Việt vào kinh doanh tại hệ thống để người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn.
- Tổ chức các hoạt động bán hàng và các hoạt động kích cầu tiêu dùng trong nhân dân (thực hiện các chương trình khuyến mại, chiết khấu, giảm giá bán,...), tổ chức các điểm bán hàng bình ổn thu hút người dân đến mua sắm; đổi mới phương thức bán hàng, áp dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.
- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh: bán hàng qua website, ứng dụng bán hàng trực tuyến, kênh hotline... đồng thời hỗ trợ về chính sách giao hàng, thanh toán trực tuyến nhằm tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi mua sắm.
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại hiện đại (các TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...), mở rộng mạng lưới bán hàng (các điểm bán hàng, các đại lý, chuỗi sản xuất, cung ứng...), phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thành phố.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguồn ngân sách Nhà nước: kinh phí thực hiện Kế hoạch của cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp. Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, các chế độ, định mức chi hiện hành, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp, tổng hợp báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp xem xét, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
2. Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
VI. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện vào ngày 25 tháng cuối quý và trước ngày 15/12/2022 về Sở Công Thương để tổng hợp báo thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp, báo báo gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bí thư Thành ủy (để b/c);
- Bộ Công Thương;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VP Thành ủy; các Ban HĐND TP;
- Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KT, KGVX, ĐT, TH;
- Lưu VT, KT Vân..
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
PHỤ LỤC
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM KÍCH CẦU NỘI ĐỊA, TĂNG TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 24/12/2021)
STT
Đơn vị chủ trì
Nhiệm vụ
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Đơn vị phối hợp
1
Sở Công Thương
Thuộc Chương trình hành động vì quyền lợi người tiêu dùng
Mít tinh hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Dự kiến trong Quý I/2022 tại KĐT Time City hoặc KĐT Royal City hoặc tại một địa điểm phù hợp khác trên địa bàn Hà Nội
- Các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Trung tâm XTĐTTM DL Hà Nội;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hội, hiệp hội;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
2
01 Hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng
Dự kiến trong Quý I/2022 tại KĐT Time City hoặc KĐT Royal City hoặc tại một địa điểm phù hợp khác trên địa bàn Hà Nội
- Các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Trung tâm XTĐTTM DL Hà Nội;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hội, hiệp hội;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
3
Sở Công Thương
Thuộc Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
05 Tuần hàng Việt TP Hà Nội
Từ Quý I - Quý IV/2022
Tại: các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội
- Các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Trung tâm XTĐTTM DL Hà Nội;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hội, HH
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
4
Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022
Quý II - Quý IV/2022
- Các đơn vị thành viên ban chỉ đạo Cuộc vận động; các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Trung tâm XTĐTTM DL Hà Nội;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hội, hiệp hội;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
5
01 Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022
Quý III - Quý IV/2022
- Các đơn vị thành viên ban chỉ đạo Cuộc vận động; các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Trung tâm XTĐTTM DL Hà Nội;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hội, hiệp hội;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
6
Sở Công Thương
Thuộc Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2022
Tổ chức Lễ khai mạc Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2022 và chuỗi các sự kiện liên quan
Quý II - Quý IV/2021
- Các đơn vị thành viên ban chỉ đạo Cuộc vận động; các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Trung tâm XTĐTTM DL Hà Nội;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hội, hiệp hội;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
7
Sở Công Thương
Tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2022
Tổ chức 03 - 05 Đoàn cán bộ, doanh nghiệp tham gia các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa với các tỉnh, thành phố năm 2022
Tháng 03-12/2022 với các tỉnh, thành phố.
- Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; các doanh nghiệp phân phối.
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố.
8
Tổ chức 02 - 03 buổi làm việc, hoạt động giao thương, giới thiệu sản phẩm quy mô nhỏ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2022 tại Hà Nội
Tháng 3 - 12/2022 tại Hà Nội
- Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố;
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố.
- Các doanh nghiệp.
9
Tổ chức 03 tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội nhằm hỗ trợ sản phẩm trái cây, nông sản Hà Nội và các địa phương có khó khăn trong việc tiêu thụ, xuất khẩu do ảnh hưởng dịch Covid-19, đồng thời hỗ trợ quảng bá, giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô trong năm 2022
- Từ Quý II - Quý IV/2021 tại các kênh phân phối, địa điểm khu vực nội thành: Siêu thị BigC, MM Mega Market, Co.opmart...
- Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở VHTT; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố;
- UBND các quận Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố.
- Các doanh nghiệp
10
Tổ chức từ 02 - 03 đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ, Triển lãm ngành Công Thương tại tỉnh, thành phố
Quý III - Quý IV/2021 tại 2 các tỉnh, thành phố (Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ)
- Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; các doanh nghiệp phân phối
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố.
11
Hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức Điểm bán hàng hóa các tỉnh, thành phố tại thành phố Hà Nội năm 2022
Cả năm 2022 (Tập trung vào mùa vụ nông sản các địa phương)
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố;
- Các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp phân phối.
12
Hỗ trợ kết nối các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 15 - 20 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội do các địa phương chủ trì thực hiện
Quý III - Quý IV tại Hà Nội (Hỗ trợ các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình…)
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố;
- Các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp phân phối.
13
Sở Công Thương
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP ngành Công Thương Hà Nội, phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP năm 2022
Khảo sát, kiểm tra, giám sát, phát triển các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP
Từ tháng 3-12/2022
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; ; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố;
- Các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp phân phối.
14
Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng, quản lý, vận hành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, khai thác các sản phẩm OCOP của thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố để tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quý IV/2022
- Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố
- Phòng kinh tế quận, huyện, thị xã
- Các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam
- Các nhà phân phối: lãnh đạo các siêu thị, chợ
15
Tổ chức triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ, sản phẩm OCOP, Công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Tháng 3 - tháng 12/2021
- Phòng kinh tế quận, huyện, thị xã
- Các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam
- Các nhà sản xuất, phân phối các sản phẩm OCOP
16
Sở Công Thương
Tổ chức hội chợ nông sản thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần
150-200 gian
Tháng 1/2022
- Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Du lịch, Sở VHTT; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; các doanh nghiệp phân phối;
- UBND các quận, huyện, thị xã
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố.
- Các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp
17
Sở Công Thương
Tổ chức Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội
150-200 gian
Tháng 5/2022
Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Y tế, TT Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thành phố.
18
Sở Công Thương
Tổ chức Hội chợ kết nối nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội
150-200 gian
Tháng 8/2022
Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Y tế, TT Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thành phố
19
Sở Công Thương
Tổ chức Lễ hội trái cây năm 2022
150-200 gian
Tháng 10/2022
Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Y tế, TT Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thành phố
20
Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố
Kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội
Tổ chức Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam - Happy Tet 2022
Tháng 1/2022
Sở Công Thương, Sở NN & PTNT; Trung tâm Xúc tiến các tỉnh, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp/ngành hàng; Tập đoàn VinGroup
21
Tổ chức Tuần lễ sản phẩm Hà Nội tại các tỉnh, thành phố (TP Hồ Chí Minh/Nghệ An/Phú Quốc)
Tháng 3-5/2022
Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến các tỉnh, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp/ngành hàng
22
Tổ chức các tuần hàng giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh, Thành phố
Tháng 4/2022
Các đơn vị có liên quan
23
Tổ chức Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2022
Tháng 6/2022
Các Sở, ngành TP: Công Thương, Du lịch, Văn hóa Thể thao, Xây Dựng, UBND quận, huyện, thị xã...; HH doanh nghiệp/ngành hàng, TTTM, siêu thị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
24
Tổ chức Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022
Năm 2022
Các Sở, ngành TP: Công Thương, Du lịch, Văn hóa Thể thao, Xây Dựng, UBND quận, huyện, thị xã...; HH doanh nghiệp/ngành hàng, TTTM, siêu thị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
25
Tham gia Hội chợ Thương mại khu vực Bắc Trung Bộ - Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị 2022
Tháng 7/2022
Các đơn vị có liên quan
26
Tổ chức Hội chợ Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022 (02 kỳ Hội chợ/năm)
Tháng 8/2022
Các đơn vị có liên quan
27
Tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập” tại Hà Nội
Tháng 9/2022
Cục XTTM, Cục XNK, Vụ TTTN - Bộ Công Thương; Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, TTXT các tỉnh, thành phố; HH doanh nghiệp/ngành hàng
28
Tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2022 tại Quảng Ninh
Tháng 9/2022
Ban tổ chức Hội chợ, Sở CT, Sở NN&PTNT Hà Nội; Hiệp hội TCMN và Làng nghề Hà Nội
29
Tham gia Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22 - Agro Viet 2022
Tháng 10/2022
Các đơn vị có liên quan
30
Tổ chức Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam tại Hà Nội
Tháng 11/2022
Vụ thị trường trong nước, Cục XTTM - Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, TTXT các tỉnh, thành phố; HH doanh nghiệp/ngành hàng
31
Tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ tại Cần Thơ
Tháng 11/2022
BTC Lễ hội, Các Sở CT, VHTT; HH doanh nghiệp/ngành hàng
32
Tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm đồ uống - Vietnam Foodexpi tại TP HCM
Tháng 11/2022
Cục XTTM - Bộ Công Thương, Sở Công Thương; HH doanh nghiệp/ngành hàng
33
Tham gia Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2022 tại Cần Thơ
Tháng 11/2022
Các đơn vị có liên quan
34
Tham gia Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP khu vực Lâm Đồng và các tỉnh Nam Trung Bộ 2022
Tháng 12/2022
Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Liên minh HTX; HH doanh nghiệp/ngành hàng
35
Sở Nông nghiệp và PTNT
Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài
Tổ chức hội nghị, hội thảo về kết nối nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố
Tháng 4/2022
Tháng 6/2022
Tháng 8/2022
- Các Hội, Hiệp hội, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố.
36
Hội nghị kết nối, quảng bá nông sản địa phương, ứng dụng công nghệ cao, xúc tiến xuất khẩu nông sản chính ngạch
Tháng 7/2022
Tháng 9/2022
Tháng 10/2022
- Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài
- Các Sở, ban, ngành Thành phố.
37
Sở Nông nghiệp và PTNT
Chương trình phối hợp của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND thành phố Hà Nội về Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025
Đoàn kiểm tra, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm quản lý hoạt động của các chuỗi nông lâm thủy sản của các tỉnh, thành phố
Tháng 4/2022
Tháng 8/2022
Tháng 11/2022
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố
38
- Hội nghị kết nối sản xuất - tiêu thụ các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản giữa các tỉnh thành trong chuỗi cung ứng nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội
- Tháng 7/2022
- Tháng 12/2022
- Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "24/12/2021",
"sign_number": "298/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-03-2002-TT-BTC-huong-dan-che-do-quan-ly-thu-thue-co-so-hoat-dong-khai-thac-thuy-san-48860.aspx | Thông tư 03/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 03/2002/TT-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2002
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03/2002/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành ngày 16 tháng 4 năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên;
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động khai thác thuỷ, hải sản, sau khi có ý kiến của Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với các cơ sở khai thác thuỷ, hải sản tự nhiên như sau:
I- PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) trong nước và nước ngoài hoạt động đánh bắt thuỷ, hải sản tự nhiên (sau đây gọi chung là thuỷ sản) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành là đối tượng áp dụng chế độ quản lý thu thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thông tư này không quy định đối với những trường hợp sau đây:
a) Khai thác thuỷ sản nuôi trồng.
b) Sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuỷ sản.
c) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, kể cả các dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên.
II- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP ĐỐI VỚI TỪNG CƠ SỞ KHAI THÁC THUỶ SẢN
1. Theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì hoạt động khai thác thuỷ sản thuộc đối tượng áp dụng các chính sách thuế thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu khác (nếu có) theo quy định:
a) Thuế môn bài nộp một lần ngay từ đầu năm theo bậc môn bài căn cứ vào quy mô hoạt động của từng cơ sở khai thác.
b) Thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) nộp theo số thực tế phát sinh theo định kỳ quy định, cụ thể:
- Đối với cơ sở khai thác thuỷ sản đã thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, xác định được chính xác sản lượng, doanh thu và chi phí hoạt động khai thác thì thực hiện tính và nộp thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) theo số thực tế phát sinh được phản ảnh trên sổ sách chứng từ kế toán theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Đối với cơ sở khai thác thuỷ sản chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì phải nộp thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) theo mức thuế do cơ quan Thuế ấn định.
2. Phương pháp xác định mức thuế ấn định:
Để xác định được mức thuế tài nguyên, thuế GTGT và thuế TNDN ấn định đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản, cơ quan Thuế phải thực hiện:
2.1/ Xác định doanh thu tính thuế ấn định đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản:
Doanh thu
tính thuế ấn định
=
Sản lượng khai thác
thuỷ sản ấn định (kg)
x
Giá tính thuế (đ/kg)
a) Để xác định được sản lượng khai thác thuỷ sản ấn định (gọi chung là sản lượng ấn định), cơ quan Thuế cần chủ động phối hợp với cơ quan Thuỷ sản và chính quyền địa phương cơ sở để thực hiện các công việc sau đây:
- Tổ chức điều tra thực tế 3 năm trước và năm tính thuế về năng lực khai thác thực tế của từng cơ sở, gồm: số đầu phương tiện, công suất (CV) phương tiện và ngư cụ của từng nghề khai thác, năng suất khai thác thực tế, số lượng lao động khai thác, ngư trường khơi lộng, mùa vụ.v.v để dự kiến mức sản lượng khai thác trong kỳ tính thuế đối với từng loại phương tiện, từng cơ sở khai thác.
- Tổ chức họp với ngư dân để hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế của nhà nước và thông báo mức sản lượng khai thác dự kiến trong kỳ để các cơ sở nhận xét, đề xuất mức sản lượng khai thác phù hợp, bảo đảm dân chủ, công bằng. Cuộc họp với cơ sở khai thác phải lập biên bản, có ký tên và ghi rõ họ tên đại diện cơ quan Thuế, cơ quan Thuỷ sản, chính quyền địa phương và cơ sở khai thác.
- Căn cứ vào kết quả cuộc họp với ngư dân và tham khảo thêm mức sản lượng khai thác ấn định của ngư trường địa phương tỉnh bạn (nếu có), Cục Thuế thống nhất với Sở Thuỷ sản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt, quyết định và công bố mức sản lượng khai thác ấn định ổn định trong thời gian khoảng từ 3 năm - 5 năm để các cơ sở yên tâm khai thác (trừ trường hợp cơ sở có biến động tăng hoặc giảm từ 30% mức ấn định trở lên thì mới cần phải xem xét lại).
b) Giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân từng loại thuỷ sản khai thác trong kỳ tính thuế tại thị trường điạ phương.
Để bảo đảm giá tính thuế sát với giá cả thị trường, Cục Thuế phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương (Sở Tài chính Vật Giá, Sở Thuỷ sản.v.v.) để khảo sát giá cả thị trường, đề xuất mức giá tính thuế phù hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá tính thuế đối với thuỷ sản khai thác ở địa phương và công bố để ngư dân thực hiện.
Đối với những tỉnh, thành phố có cùng ngư trường khai thác thì trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá tính thuế, các Cục Thuế cần có sự trao đổi để có sự thống nhất về giá tính thuế, vừa bảo đảm sự đóng góp công bằng, vừa để chống thất thu ngân sách. Trường hợp giá cả thuỷ sản trên thị trường biến động (tăng, giảm) từ 20% trở lên thì phải trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
2.2/ Xác định tỷ lệ (%) số thuế phải nộp trên doanh thu (gọi chung là tỷ lệ % thuế phải nộp) áp dụng đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản:
Để đơn giản trong khâu tính, nộp thuế đối với cơ sở khai thác thuỷ sản và làm căn cứ để ngân sách nhà nước hạch toán khoản thu theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước, yêu cầu phải xác định tỷ lệ (%) tổng số thuế phải nộp (gồm các khoản thuế tài nguyên, thuế GTGT và thuế TNDN) và tỷ lệ % từng khoản thuế phải nộp trên doanh thu theo công thức sau đây:
Số thuế phải nộp
Tỷ lệ (%) số thuế phải nộp
=
Doanh thu
a) Số thuế phải nộp đối với từng khoản thuế được xác định như sau:
- Thuế tài nguyên, bằng (=) sản lượng thuỷ sản khai thác ấn định, nhân (x) giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, nhân (x) thuế suất.
- Thuế GTGT, bằng (=) GTGT (theo tỷ lệ % GTGT trên doanh thu do Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh và doanh thu tính thuế ấn định), nhân (x) thuế suất thuế GTGT quy định đối với mặt hàng thuỷ sản khai thác.
- Thuế TNDN, bằng (=) Thu nhập chịu thuế (theo tỷ lệ % thu nhập chịu thuế trên doanh thu do Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh và doanh thu tính thuế ấn định), nhân (x) thuế suất thuế TNDN.
b) Doanh thu làm căn cứ xác định tỷ lệ thuế phải nộp là doanh thu tính thuế ấn định tại thời điểm xác định tỷ lệ theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục này.
Trên cơ sở tỷ lệ (%) thuế phải nộp xác định trên đây, Cục Thuế tỉnh, thành phố thông báo cho cơ sở thực hiện kê khai, nộp thuế. Để các cơ sở khai thác chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà nước thì tỷ lệ thuế phải nộp thông báo cho cơ sở khai thác có thể ổn định trong thời gian 3 - 5 năm; Trừ trường hợp, các chính sách thuế và điều kiện khai thác có biến động lớn thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
2.3/ Xác định tổng số thuế phải nộp ấn định (bao gồm thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN) đối với từng cơ sở khai thác, chi tiết theo từng khoản thuế, cả năm và từng kỳ trong năm tính thuế, cụ thể là:
- Số thuế phải nộp cả năm, bằng = Tỷ lệ (%) thuế phải nộp (do Cục Thuế thông báo), nhân (x) với doanh thu tính thuế của năm tính thuế (theo sản lượng khai thác ấn định và giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm tính thuế).
- Số thuế phải nộp từng kỳ trong năm được xác định trên cơ sở số thuế phải nộp cả năm, chia (:) cho thời gian mùa vụ thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản của năm đó. Ví dụ: Tỉnh A, thời vụ khai thác thuỷ sản trong năm là 9 tháng, thì số thuế phải nộp từng tháng bằng (=) tổng số thuế phải nộp cả năm , chia (:) cho 9 tháng.
2.4/ Trên cơ sở các chỉ tiêu đã xác định trên đây, định kỳ hàng năm cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cơ sở khai thác có trách nhiệm thông báo cho cơ sở khai thác, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi trực tiếp thu thuế về tỷ lệ tổng số thuế phải nộp (có chi tiết tỷ lệ theo từng khoản thuế), doanh thu tính thuế, số tiền thuế phải nộp cả năm và từng kỳ, kỳ hạn nộp thuế và thời hạn nộp của từng kỳ, địa điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp trong năm có biến động, điều chỉnh một trong những chỉ tiêu đã thông báo thì phải có thông báo bổ sung sửa đổi kịp thời.
III- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ
1. Theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì cơ sở khai thác thuỷ sản phải đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước như sau:
a) Tất cả các cơ sở khai thác thuỷ sản phải đăng ký thuế (môn bài, tài nguyên, GTGT, TNDN và các khoản phải thu khác nếu có) với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tại địa phương nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở chính hoặc nơi chủ hộ khai thác thuỷ sản đăng ký hộ khẩu thường trú về ngành nghề khai thác, số lượng tàu và công suất của từng tàu hoạt động khai thác, khả năng về lưới cụ, số lao động tham gia hoạt động khai thác, ngư trường dự kiến hoạt động và dự kiến sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm.v.v..
Ngoài ra, đối với các cơ sở khai thác di chuyển ngư trường khai thác, ngoài ngư trường của địa phương nơi đóng trụ sở chính hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú, còn phải đăng ký thuế với cơ quan Thuế địa phương nơi di chuyển đến trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động khai thác tại ngư trường nơi di chuyển đến.
b) Thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương theo quy định sau đây:
- Thuế tài nguyên nộp tại địa phương nơi thực tế khai thác thuỷ sản.
- Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản thu khác (nếu có) nộp tại địa phương nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở chính hoặc nơi chủ hộ khai thác thuỷ sản đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Căn cứ vào thông báo nộp thuế do cơ quan Thuế gửi đến, cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện nộp tiền vào Kho bạc nhà nước theo thời hạn, địa chỉ ghi trên thông báo.
Trường hợp ở địa phương do Kho bạc nhà nước chưa có điểm thu thuế thuận tiện, nên cơ sở khai thác không trực tiếp nộp tiền vào Kho bạc nhà nước được thì cơ quan Thuế thực hiện thu tiền thuế hoặc cơ quan Thuế có thể uỷ nhiệm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu tiền thuế nộp ngân sách nhà nước. Khi thu tiền thuế của từng cơ sở khai thác, người thu tiền phải cấp biên lai thu thuế cho cơ sở, biên lai phải ghi cụ thể tổng số thuế đã nộp và ghi rõ số tiền thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN theo đúng mục lục ngân sách nhà nước quy định. Cơ quan Thuế hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu thuế phải nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện hành, tuyệt đối không được giữ lại tiền thuế để chi tiêu trái quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan Thuế uỷ nhiệm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu thuế thì trước khi uỷ nhiệm, cơ quan Thuế phải xác định số thuế phải nộp và lập sổ bộ thuế đối với từng cơ sở khai thác. Quá trình thực hiện, cơ quan Thuế phải hướng dẫn, kiểm tra; nếu có biến động về thuế (sửa đổi chính sách, miễn giảm thuế...) thì phải kịp thời điều chỉnh sổ bộ và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã nơi được uỷ nhiệm thu thuế thực hiện.
3. Đối với những cơ sở khai thác di chuyển ngư trường khác (ngoài ngư trường địa phương nơi đăng ký thuế) thì trong thời gian di chuyển ngư trường khai thác được tạm hoãn nộp thuế tài nguyên ở địa phương nơi đăng ký thuế để thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế với cơ quan Thuế địa phương nơi di chuyển đến, cụ thể như sau:
a) Đối với những cơ sở khai thác thực hiện nộp thuế ấn định theo từng mùa vụ, mà cơ sở đã khai thác hết mùa vụ thì phải nộp đủ thuế tại địa phương nơi đăng ký thuế trước khi di chuyển ngư trường (không được hoãn nộp); đồng thời khi đến ngư trường mới phải đăng ký, kê khai nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi di chuyển đến.
b) Đối với những cơ sở khai thác thực hiện nộp thuế khoán theo năm chia đều cho từng tháng hoặc quý thì trước khi di chuyển phải thanh toán hết số thuế còn nợ ngân sách đến ngày di chuyển và được tạm hoãn nộp số thuế tài nguyên phải nộp đã lên sổ thuế trong thời gian di chuyển ngư trường để đăng ký, kê khai nộp thuế tại địa phương nơi di chuyển đến.
Việc giải quyết tạm hoãn nộp thuế tài nguyên trong thời gian di chuyển ngư trường do cơ quan Thuế trực tiếp quản lý (nơi cơ sở đăng ký thuế) quyết định, căn cứ vào đơn đề nghị tạm hoãn nộp thuế do di chuyển ngư trường của cơ sở khai thác gửi đến, ghi rõ: thời gian di chuyển ngư trường, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp trước khi di chuyển và số thuế tài nguyên đề nghị được hoãn nộp. Đội thuế xã phường (hoặc phòng) trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở khai thác nhận được đơn của cơ sở gửi đến có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu với sổ thuế, xác định cơ sở còn nợ đọng thuế hay không để yêu cầu nộp đủ số thuế còn nợ, đồng thời lập danh sách trình lãnh đạo Chi cục Thuế quận, huyện (hoặc lãnh đạo Cục đối với phòng trực thuộc Cục) duyệt và thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết việc tạm hoãn nộp thuế tài nguyên để làm căn cứ trừ vào số thuế phải nộp trong thời gian di chuyển ngư trường cho cơ sở khai thác. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định tạm hoãn, Chi cục Thuế quận, huyện phải báo cáo Cục Thuế về số thuế tài nguyên đã tạm hoãn cho cơ sở khai thác trên địa bàn do di chuyển ngư trường.
Kết thúc thời hạn di chuyển ngư trường khai thác trong thời hạn 30 ngày cơ sở khai thác phải xuất trình với đội Thuế xã phường (hoặc phòng) nơi đăng ký thuế các chứng từ (bản gốc) nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi khai thác phù hợp với thời gian thực tế di chuyển ngư trường (theo đơn đề nghị của cơ sở).
Căn cứ vào chứng từ nộp thuế của cơ sở, đối chiếu với hồ sơ và quyết định tạm hoãn nộp thuế, đội thuế xã phường (hoặc phòng) xác nhận số thuế được trừ của cơ sở khai thác và gửi hồ sơ đến Chi cục Thuế (hoặc Cục Thuế) để kiểm tra, giải quyết giảm trừ số thuế phải nộp tại nơi đăng ký thuế và thông báo cho cơ sở biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của đội thuế xã, phường (hoặc phòng) báo cáo. Số thuế tài nguyên được giảm trừ tại nơi đăng ký thuế là số thuế thực tế cơ sở đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế tại nơi khai thác, nhưng số thuế được giảm trừ tại nơi đăng ký thuế tối đa chỉ bằng số thuế tài nguyên phải nộp theo thuế suất tính trên doanh thu đã lập sổ thuế tại nơi đăng ký thuế.
IV- MIỄN, GIẢM THUẾ
Việc miễn giảm thuế đối với các cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện theo Điều 10 của Pháp lệnh thuế tài nguyên; Điều 28 và khoản 26 Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng; Điều 17, 18, 19, 20, 21 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 3/1998/QH10 ngày 20/5/1998.
Để thực hiện đúng chính sách ưu đãi đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý các cơ sở khai thác có trách nhiệm:
1. Thông báo công khai cho các cơ sở khai thác thuỷ sản biết các quy định của pháp luật về đối tượng thuộc diện không chịu thuế và đối tượng thuộc diện được giảm, miễn thuế.
2. Hướng dẫn cơ sở khai thác thực hiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét giảm, miễn thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế hiện hành.
Đối với những cơ sở thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định của pháp lệnh thuế tài nguyên, Luật thuế TNDN và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cơ sở khai thác đã thực hiện chế độ hạch toán kế toán hoặc chưa thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo quy định) ngoài hồ sơ, thủ tục quy định hiện hành, còn phải bổ sung:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở, ghi rõ hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ.
- Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền, ghi rõ các chỉ tiêu: trọng tải và công suất tàu thuyền, ngành nghề khai thác (câu, cào, rê, vây,.v.v.).
- Tàu thuyền hoạt động khai thác xa bờ phải có công suất máy chính (máy thuỷ hoặc máy khác thay thế lắp ráp vào tàu thuyền) từ 90 CV trở lên và trọng tải tàu tối thiểu như sau:
T
T
Nghề khai thác
Trọng tải tàu thuyền (tấn)
1
Câu
15
2
Lưới rê, vây
20
3
Lưới cào
40
3. Việc xem xét giảm, miễn thuế đối với từng cơ sở khai thác phải thực hiện hàng năm.
Trường hợp trong năm hoặc trong thời kỳ ổn định sản lượng khai thác và tỷ lệ (%) thuế trên doanh thu như đã nêu trên (kể cả trường hợp đã lập sổ bộ thuế), nhưng xét thấy cơ sở thuộc đối tượng được giảm, miễn thuế theo quy định của luật thuế và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật thuế GTGT), thực tế xẩy ra thiên tai bão lụt, tai nạn bất ngờ, gây thiệt hại về tài sản (tàu thuyền, lưới cụ...), cơ sở phải ngừng khai thác hoặc giảm sản lượng khai thác, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá cả giảm, ảnh hưởng tới doanh thu và thu nhập của ngư dân thì cơ quan Thuế phải kịp thời xem xét, giải quyết không thu thuế hoặc ra quyết định giảm, miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định.
4. Thẩm quyền xem xét, quyết định giảm, miễn thuế (tài nguyên, GTGT, TNDN) thực hiện như sau:
- Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định miễn, giảm thuế đối với các cơ sở khai thác do Cục Thuế quản lý.
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế xem xét, quyết định miễn, giảm thuế đối với cơ sở khai thác do Chi cục Thuế quản lý.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải thực hiện các Luật, Pháp lệnh thuế được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Thông tư này. Mọi vi phạm về chính sách thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
2. Để tổ chức quản lý thu thuế đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản sát đúng, cơ quan Thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuỷ sản và tranh thủ sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp để bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất, tổ chức các cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện đúng pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp cần thiết, ở những địa bàn phức tạp ở xa cơ quan Thuế, có thể uỷ nhiệm việc thu thuế hoạt động khai thác thuỷ sản cho cơ quan khác theo quyết định của Cục trưởng Cục Thuế, cơ quan nhận uỷ nhiệm thu thuế được trích thù lao 5% (năm phần trăm) trên số tiền thuế thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc thu thuế đối với hoạt động khai thác thuỷ sản.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2002; các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Vũ Văn Ninh
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "14/01/2002",
"sign_number": "03/2002/TT-BTC",
"signer": "Vũ Văn Ninh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-lien-tich-03-2007-TTLT-BTM-BCN-huong-dan-giam-sat-xuat-khau-hang-det-may-vao-thi-truong-Hoa-Ky-16858.aspx | Thông tư liên tịch 03/2007/TTLT-BTM-BCN hướng dẫn giám sát xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ | BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG NGHIỆP
********
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 03/2007/TTLT-BTM-BCN
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2007
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá Quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 147/VPCP-QHQT ngày 14/02/2007 của Văn phòng Chính Phủ về chương trình giám sát hàng dệt may xuất khẩu đi Hoa kỳ;
Theo đề nghị của Hiệp hội dệt may Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội);
Liên tịch Bộ Thương mại- Bộ Công nghiệp (sau đây gọi tắt là Liên Bộ) hướng dẫn việc giám sát xuất khẩu một số chủng loại hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích thực hiện:
- Nhằm quản lý tốt quá trình tăng trưởng xuất khẩu, tạo lập thị trường xuất khẩu, phát triển ổn định vững chắc, bảo đảm lợi ích lâu dài của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, chống chuyển tải bất hợp pháp và gian lận thương mại
- Nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, giảm thiểu các lô hàng có mẫu mã đơn giản, nguyên liệu rẻ, thương hiệu không nổi tiếng, đơn giá xuất khẩu thấp.
- Tăng cường niềm tin của các nhà nhập khẩu lớn, thương hiệu nổi tiếng, khuyến khích khách hàng có đơn hàng giá trị cao.
Trong thời gian chờ nối mạng điện tử giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan, Liên Bộ tạm thời cấp Giấy phép xuất khẩu (Export License gọi tắt là E/L) cho một số chủng loại hàng dệt may (Cat.) xuất khẩu sang Hoa kỳ.
2. Chủng loại hàng áp dụng cấp phép và cơ quan cấp phép:
Bộ Thương mại (thông qua các phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu khu vực được Bộ Thương mại uỷ quyền-Phòng QLXNK KV) cấp E/L cho một số chủng loại hàng dệt may (Cat.) xuất khẩu sang Hoa kỳ theo quy định tại thông báo 0616/BTM-DM ngày 29/12/2006.
Tuỳ theo từng thời kỳ, Liên Bộ có thể điều chỉnh và chuyển sang giám sát theo mã số (HS) và Cat. khi điều kiện cho phép.
3. Đối tượng được cấp E/L:
Thương nhân được cấp E/L phải thoả mãn các điều kiện sau:
3.1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu.
3.2 Thương nhân có năng lực sản xuất hàng dệt may chưa có mã số nhà sản xuất (MID) đăng ký với các Phòng QL XNK KV để được cấp mã số MID.
Khi đăng ký mã số MID, thương nhân phải xuất trình Biên bản kiểm tra năng lực sản xuất do Đoàn kiểm tra liên ngành (Sở Thương mại/ Thương mại-Du lịch chủ trì) tại địa phương đặt cơ sở sản xuất của thương nhân. Phòng QL XNK KV sao gửi Biên bản này cho Bộ Thương mại.
3.3. Đối với thương nhân thương mại không có năng lực sản xuất hàng dệt may phải có hợp đồng ký kết với cơ sở sản xuất và kê khai tên nhà sản xuất/mã số MID của hàng do mình xuất khẩu khi đăng ký xuất khẩu;
Liên Bộ yêu cầu thương nhân truy cập hàng ngày trang mạng của Bộ Thương mại tại www.mot.gov.vn để kịp thời nắm bắt và thực hiện các hướng dẫn của Liên Bộ cho phù hợp với tình hình biến động thường xuyên của ngành hàng dệt may.
II. QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU
1.Thủ tục đăng ký cấp E/L:
Thương nhân gửi đăng ký kế hoạch xuất khẩu theo từng quý bằng thư điện tử (E-mail) để Liên Bộ tổng hợp Cat., số lượng, đơn giá. Trường hợp đăng ký không qua thư điện tử sẽ được xử lý sau khi tổng hợp các trường hợp đăng ký hợp lệ qua thư điện tử. Thương nhân có những lô hàng mẫu mã đơn giản, thương hiệu không nổi tiếng, có giá bán thấp dưới mức giá do Liên Bộ tổng hợp theo từng thời kỳ sẽ được Liên Bộ hướng dẫn hiệp thương để quyết định việc xuất khẩu.
Thương nhân xuất khẩu dưới 90% lượng đăng ký theo tháng đề nghị báo cáo bằng thư điện tử cho Liên bộ để được xem xét cấp E/L trong tháng tiếp theo.
Bộ Thương mại thông báo kế hoạch xuất khẩu của thương nhân cho các Phòng QLXNK KV. Phòng QLXNK KV cấp E/L trên cơ sở đăng ký của thương nhân trước hoặc sau khi giao hàng tuỳ theo nhu cầu của thương nhân.
Trường hợp thương nhân không đăng ký kế hoạch và/hoặc E/L với Bộ thương mại thì thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan/ thiệt hại phát sinh nếu hàng không được thông quan tại cảng Hoa Kỳ.
2. Hồ sơ cấp E/L:
E/L được cấp gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao (được gửi cho thương nhân 01 bản chính và 02 bản sao, Phòng QL XNK KV lưu 01 bản sao. Mẫu E/L theo Phụ lục 1 đính kèm) với Hồ sơ đăng ký cấp E/L như sau:
2.1 Đơn đăng ký cấp E/L theo phụ lục 2 đính kèm;
2.2 Hợp đồng xuất khẩu hoặc gia công (bản sao có dấu “sao y bản chính” do người đứng đầu thương nhân ký);
2.3 Hợp đồng sản xuất với cơ sở sản xuất trong nước (đối với thương nhân thương mại hoặc với lô hàng đặt gia công ở cơ sở khác);
2.4 Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thanh khoản (bản sao có dấu “sao y bản chính” do người đứng đầu thương nhân ký) (nếu có);
2.5 Hoá đơn thương mại
2.6 Chứng từ vận tải (vận tải đơn) (bản sao có dấu “sao y bản chính” do người đứng đầu thương nhân ký) (nếu có).
Trường hợp cần thiết, Phòng QL XNK KV yêu cầu cung cấp thêm tài liệu để xác định xuất xứ hàng hoá.
Đối với các lô hàng xuất khẩu sang Hoa kỳ sản xuất/gia công tại Việt Nam có sử dụng một số bán thành phẩm nhập khẩu, thương nhân phải đăng ký trước với Bộ thương mại và chỉ được cấp E/L nếu lô hàng đó đạt tiêu chuẩn xuất xứ Việt nam và phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá của Hoa Kỳ. Trường hợp cần thiết lô hàng có thể được Tổ giám sát Liên ngành và cơ quan cấp C/O phối hợp kiểm tra để chống gian lận thương mại.
3. Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, gia công và nhận gia công xuất khẩu:
Việc uỷ thác, nhận uỷ thác và gia công xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.
4. Thời gian thực hiện:
Liên Bộ cấp E/L cho các lô hàng thuộc các Cat. nêu tại mục I.2 nói trên rời cảng Việt nam từ ngày 15/3/2007.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát
Thương nhân gửi ngay đăng ký về Bộ Thương mại theo mẫu quy định tại thông tư này cho quý 2/2007. Báo cáo gửi về Bộ Thương mại bằng thư điện tử về địa chỉ [email protected]. Thương nhân chưa gửi kế hoạch đăng ký tháng 3/2007 đề nghị gửi gấp.
Thương nhân cần nghiêm túc thực hiện việc khai báo chi tiết chính xác các đề mục trên E/L và tờ khai xuất khẩu Hải quan đúng về chủng loại hàng, số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu. Thương nhân phải kê khai đúng mã số nhà sản xuất (mã MID) trên các chứng từ xuất khẩu và tờ khai xuất khẩu Hải quan như hướng dẫn tại Thông báo số 1059/TM-DM- ngày 25/11/2005
Liên Bộ sẽ tăng cường cử các đoàn kiểm tra thực tế nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu của một số thương nhân để thực hiện các quy định của Thông tư này. Đặc biệt, thương nhân có lô hàng giá thấp phải báo cáo chi tiết sản xuất và cấu thành giá trị sản phẩm.
2. Xử lý vi phạm
Thương nhân vi phạm luật pháp, các quy định hiện hành về thực hiện xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ (về xuất xứ hàng hoá, hồ sơ, năng lực sản xuất, chủng loại hàng thực xuất...) sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm như thu hồi E/L, C/O, đến đình chỉ không cấp phép chủng loại quản lý, không cho phép xuất khẩu tất cả các chủng loại hàng dệt may vào Hoa kỳ, không cho phép xuất khẩu tất cả các chủng loại hàng dệt may đi các nước, phạt tiền theo quy định của nhà nước hoặc theo quy định khác của pháp luật.
Trường hợp vi phạm và hình thức xử lý vi phạm không nêu trên đây sẽ được Liên Bộ xem xét và xử lý cụ thể.
Căn cứ tình hình thực tiễn sản xuất và xuất nhập khẩu, tình hình thị trường quốc tế theo từng thời kỳ, Liên Bộ sẽ có những hướng dẫn, thông báo chi tiết để điều hành xuất khẩu hàng dệt may được phù hợp và hiệu quả.
Thông tư Liên tịch này có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
Bùi Xuân Khu
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG
Lê Danh Vĩnh
Nơi nhận:
Thủ tướng và các Phó thủ tướng Chính phủ,
VP Quốc hội,
VP Chủ tịch nước,
VP Chính phủ,
VP Trung ương và các Ban của Đảng,
Các Bộ và Cơ quan ngang Bộ,
UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW,
Viện KSND tối cao,
Tòa án ND tối cao,
Cơ quan TW của các đoàn thể,
Ban quản lý các KCN/KCX các tỉnh thành phố,
Công báo,
Hiệp hội Dệt May Việt Nam,
Các Sở TM/TM & DL và các Sở CN các tỉnh, TP,
Phòng TM & CN Việt Nam,
Các thương nhân (đưa trên trang mạng Bộ TM để thực hiện),
Các Phòng QLXNK (để thực hiện),
Lưu: VT (BTM-BCN), BDM.
PHỤ LỤC 1: MẪU E/L
1.Shipper/Exporter
EXPORT LICENSE
ORIGINAL
(textile and apparel products)
2.Consignee’s Names & Address
3. Export License No.
4.Origin of Goods
5. Buyer’s Name & Address (if other than consignee)
6. Cat. No.
7. HTS
8. Notify Party
9. Terms of Sale
10.Terms of Payment
11.Contract No./Purchase Order No.
12.Additional Transportation Information
13.Port of Loading
14.Final Destination
15.BL/AWB No. & Date
16.Date of Export
17. Marks & Number of Packages
18.Full Description of Goods
19.Quantity
20.F.O.B Unit Price
21. Total F.O.B Value
22. Competent authority (Signature and Stamp)
23.Name & Address of Manufacturer:
24. Declaration by Shipper/Exporter
We hereby declare that the above particulars are true and correct
Authorised Signature & Stamp
Name
Date
Ghi chú: Mục 7: HTS: theo HTS 8/10/12 số của Hoa kỳ
PHỤ LỤC 2:
TÊN THƯƠNG NHÂN
Số:......
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày.... tháng... năm...
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP E/L
Hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
Tên thương nhân
Địa chỉ:.......... Điện thoại:........................
Giới thiệu ông/bà:..............., CMTND số.........., cấp ngày......, 1à cán bộ của thương nhân đến Phòng Quản 1ý XNK khu vực.......... làm thủ tục xin cấp E/L cho hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ với các chi tiết sau:
1. Tên hàng: Chủng loại hàng (Cat.):
2. Số lượng:
3. Đơn giá FOB: Tổng trị giá FOB:
4. Nơi sản xuất/gia công: mã MID:
5. Ngày xuất khẩu:
6. Cửa khẩu xuất hàng:
Hồ sơ kèm theo:
1. Hoá đơn thương mại số: ngày:
2. Hợp đồng số: ngày:
3. Hợp đồng gia công số: ngày: (dành cho Thương nhân thương mại: ký với cơ sở sx hoặc thương nhân đem 1 phần/toàn bộ lô hàng đi gia công ở cơ sở khác)
4. Tờ khai hải quan xuất khẩu (nếu có) số: ngày:
5. Chứng từ vận tải (nếu có) số: ngày
6. Tờ khai hải quan nhập khẩu đã thanh khoản số: ngày:
và/hoặc Hoá đơn tài chính mua nguyên phụ liệu số: ngày:
Thương nhân cam đoan những kê khai về chi tiết của 1ô hàng nêu trên là đúng, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhỉệm trước Pháp luật. Đề nghị quí Phòng cấp E/L cho lô hàng trên.
Người đứng đầu của thương nhân
(Ký tên và đóng dấu)
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại",
"promulgation_date": "28/02/2007",
"sign_number": "03/2007/TTLT-BTM-BCN",
"signer": "Bùi Xuân Khu, Lê Danh Vĩnh",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-58-2011-TT-BTC-quan-ly-su-dung-va-quyet-toan-kinh-phi-124202.aspx | Thông tư 58/2011/TT-BTC quản lý,sử dụng và quyết toán kinh phí | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 58/2011/TT-BTC
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Để quản lý, sử dụng nguồn kinh phí điều tra thống kê từ ngân sách nhà nước đúng mục đích và có hiệu quả; Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cuộc điều tra thống kê (thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia) của các Bộ, ngành, địa phương do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.
2. Đối với các cuộc Tổng điều tra thống kê do Thủ tướng Chính phủ quyết định, các cuộc điều tra thống kê bố trí từ các nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp môi trường đang thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm và bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định.
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
2. Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế theo các Chương trình, dự án.
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung chi
1. Chi xây dựng phương án điều tra thống kê: tùy theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của từng cuộc điều tra, cơ quan, đơn vị xây dựng phương án điều tra (gồm đề cương tổng quát và đề cương chi tiết) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau khi có ý kiến thẩm định phương án điều tra của Tổng cục Thống kê theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP).
2. Chi lập mẫu phiếu điều tra được chủ dự án duyệt.
3. Chi điều tra thử để hoàn thiện phương án điều tra.
4. Chi hội thảo nghiệp vụ chuyên môn, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan (nếu có), thẩm định phương án điều tra, nghiệm thu về phương án điều tra và nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra.
5. Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên (nếu có).
6. Chi in ấn tài liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản ấn phẩm điều tra (nếu có). Số lượng tài liệu in đủ để phục vụ cho các đối tượng tham gia cuộc điều tra và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Việc in ấn tài liệu, phiếu, biểu mẫu điều tra, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
7. Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra cho các điều tra viên (nếu có).
8. Chi điều tra:
a) Chi công tác phí cho người tham gia điều tra, phúc tra, kiểm tra, giám sát.
b) Thuê điều tra viên (đối với trường hợp phải thuê ngoài).
c) Thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường, thuê người dẫn đường không phải phiên dịch: khoản chi này chỉ áp dụng cho các địa bàn điều tra thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao, vùng sâu, điều tra viên không sinh sống tại địa bàn điều tra hoặc không biết tiếng dân tộc nên cần có người địa phương dẫn đường, phiên dịch.
d) Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra.
đ) Phân tích mẫu điều tra (nếu có).
9. Chi vận chuyển tài liệu điều tra (nếu có), thuê xe cho cán bộ, điều tra viên đi thực địa để điều tra.
10. Chi xử lý kết quả điều tra gồm: nghiệm thu phiếu, kiểm tra, đánh mã số, làm sạch và hoàn thiện phiếu điều tra; xây dựng phần mềm tin học để nhập tin và xử lý, tổng hợp số liệu kết quả điều tra. Trường hợp phải thuê đơn vị bên ngoài nhập tin và xử lý, tổng hợp số liệu thì cơ quan chủ trì điều tra thực hiện theo quy định về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và đảm bảo thủ tục hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
11. Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra (nếu cần thiết). Số lượng chuyên gia do cơ quan chủ trì điều tra quyết định, nhưng tối đa không quá 5 chuyên gia cho một cuộc điều tra.
12. Chi viết báo cáo kết quả điều tra: Tùy theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra, cơ quan chủ trì điều tra quyết định chi viết báo cáo tổng hợp (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt); báo cáo phân tích theo chuyên đề.
13. Chi công bố kết quả điều tra: Tùy theo tính chất và sự cần thiết của cuộc điều tra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc công bố kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo cơ quan chức năng hoặc tổ chức hội nghị để công bố.
14. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra như:
a) Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc.
b) Biên dịch tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra.
c) Làm ngoài giờ.
d) Chi khác.
Điều 4. Mức chi
Mức chi cho các nội dung chi quy định tại Điều 3 được thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và một số mức chi cụ thể quy định tại phụ lục đính kèm Thông tư này.
Điều 5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí điều tra thống kê
1. Lập dự toán kinh phí cho các cuộc điều tra thống kê:
Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo lĩnh vực chi của các cơ quan, đơn vị theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Trên cơ sở các quyết định điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra phải xây dựng dự toán kinh phí từng cuộc điều tra trong dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan chủ quản tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng với thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ Quyết định điều tra thống kê được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản phân bổ dự toán cho cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí điều tra cùng với dự toán chi thường xuyên gửi cơ quan tài chính để thẩm tra trước ngày 31/12 hàng năm. Sau khi được cơ quan tài chính thống nhất bằng văn bản, cơ quan chủ quản có quyết định giao dự toán ngân sách cho cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện. Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì điều tra xây dựng dự toán chi tiết trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
3. Đối với cuộc điều tra thống kê đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP, chưa bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra: Căn cứ quyết định điều tra và phương án điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra xây dựng dự toán chi tiết gửi cơ quan chủ quản xét duyệt và có văn bản đề nghị cơ quan tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
4. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra thống kê thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung sau:
- Trường hợp phải thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số công việc trong quá trình điều tra thống kê thì cơ quan chủ trì thực hiện điều tra ký hợp đồng với các đơn vị thuê ngoài. Chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan chủ trì điều tra gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì điều tra phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan trực tiếp khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện điều tra lưu giữ theo quy định hiện hành.
- Cuối năm, cơ quan, đơn vị tổng hợp quyết toán kinh phí điều tra thống kê vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị và báo cáo tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng kinh phí điều tra với cơ quan chủ quản cấp trên.
- Cơ quan chủ quản cấp trên thực hiện nghiệm thu kết quả toàn bộ cuộc điều tra hoặc nghiệm thu kết quả giai đoạn (đối với những cuộc điều tra thực hiện trong nhiều năm), thông báo kết quả cho cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán kinh phí điều tra thống kê và lập dự toán kinh phí năm tiếp theo (nếu có).
- Cuối năm, trường hợp cuộc điều tra thống kê chưa kết thúc theo kế hoạch đã được duyệt, được chuyển số dư dự toán và số dư tạm ứng sang năm sau sử dụng và quyết toán; trường hợp cuộc điều tra thống kê đã kết thúc, kinh phí không sử dụng hết, đơn vị phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 6 năm 2011 và thay thế Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ khung, mức chi tối đa quy định tại Thông tư này trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư này, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website BTC;
- Các đơn vị thuộc BTC;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
PHỤ LỤC
MỘT SỐ MỨC CHI ĐIỀU TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính)
STT
Nội dung chi
Khung, mức chi tối đa
1
Xây dựng phương án điều tra được duyệt
Tùy theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra
a
Xây dựng đề cương tổng quát được duyệt
1.000.000 đ - 1.500.000 đ/đề cương
b
Xây dựng đề cương chi tiết được duyệt
2.000.000 đ - 4.500.000 đ/đề cương
2
Lập mẫu phiếu điều tra
a
Đến 30 chỉ tiêu
750.000 đ/phiếu mẫu được duyệt
b
Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
1.000.000 đ/phiếu mẫu được duyệt
c
Trên 40 chỉ tiêu
1.500.000 đ/phiếu mẫu được duyệt
3
Điều tra thử để hoàn thiện phương án điều tra
Theo các nội dung, mức chi tương ứng quy định tại phụ lục này.
4
Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia; thẩm định phương án điều tra; hội đồng nghiệm thu về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra
a
Hội thảo
- Người chủ trì
200.000 đ/người/buổi
- Thư ký
150.000 đ/người/buổi
- Đại biểu được mời tham dự
70.000 đ/người/buổi
- Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng
300.000 đ/bài viết
b
Họp Hội đồng thẩm định, nghiệm thu
- Chủ tịch hội đồng
400.000 đ/người/buổi
- Thành viên hội đồng, thư ký
300.000 đ/người/buổi
- Đại biểu được mời tham dự
100.000 đ/người/buổi
- Nhận xét đánh giá của phản biện
500.000 đ/bài viết
- Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng
300.000 đ/bài viết
c
Lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của chuyên gia (tối đa không quá 5 chuyên gia), nhà quản lý (Trường hợp không thành lập Hội đồng.)
500.000 đ/bài viết
d
Chi nước uống, thuê hội trường… phục vụ hội thảo, họp Hội đồng (nếu có).
Thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
5
Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên (nếu có).
Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi trả nhuận bút
6
Chi in ấn tài liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản phẩm điều tra (nếu có)
Thực hiện theo hợp đồng với cơ quan in và thực hiện cơ chế đấu thầu đối với những khoản chi đủ điều kiện theo quy định về pháp luật đấu thầu.
7
Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra (nếu có)
Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
8
Chi điều tra
a
Chi công tác phí cho người tham gia điều tra, phúc tra, kiểm tra
Nội dung và mức chi công tác phí thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)
b
- Thuê điều tra viên (đối với trường hợp phải thuê ngoài).
- Thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường.
Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 250% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra.
(Ví dụ: Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 830.000 đồng. Mức tiền công tối đa 1 người/ngày là 830.000 đồng: 22 ngày x 250%).
c
Thuê người dẫn đường không phải phiên dịch.
Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 150% mức lương tối thiểu chung tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra. (Ví dụ: Mức tiền công tối đa 1 người/ngày là: 830.000 đồng: 22 ngày x 150%).
d
Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra:
Cá nhân:
+ Dưới 30 chỉ tiêu
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
+ Trên 40 chỉ tiêu
30.000 đồng/phiếu
40.000 đồng/phiếu
50.000 đồng/phiếu
Tổ chức:
+ Dưới 30 chỉ tiêu
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
+ Trên 40 chỉ tiêu
70.000 đồng/phiếu
85.000 đồng/phiếu
100.000 đồng/phiếu
đ
Phân tích mẫu điều tra (nếu có).
Theo mức thu quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc giá thỏa thuận của cơ quan cung cấp dịch vụ
9
Chi vận chuyển tài liệu điều tra (nếu có), thuê xe cho cán bộ, điều tra viên đi thực địa để điều tra
Mức chi theo giá cước vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển, hóa đơn thực tế (trong trường hợp thuê dịch vụ)
10
Chi xử lý kết quả điều tra
Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu và Hợp đồng dịch vụ đối với trường hợp thuê ngoài.
11
Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra (tối đa không quá 5 chuyên gia cho một cuộc điều tra)
1.000.000 đ/báo cáo.
12
Chi viết báo cáo kết quả điều tra
a
Báo cáo phân tích theo chuyên đề: Tùy theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra
5.000.000đ - 8.000.000 đ/báo cáo
b
Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt). Tùy theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra
7.000.000đ - 12.000.000 đ/báo cáo
13
Chi công bố kết quả điều tra
a
Chi tổ chức hội nghị công bố
Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b
Chi công bố trên phương tiện thông tin đại chúng
Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.
14
Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra
a
Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền, chi khác
Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
b
Biên dịch tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra
Thực hiện theo mức chi dịch thuật quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
c
Làm ngoài giờ
Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "11/05/2011",
"sign_number": "58/2011/TT-BTC",
"signer": "Nguyễn Thị Minh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-dinh-29-2017-ND-CP-dieu-kien-co-so-dao-tao-to-chuc-tuyen-dung-cung-ung-thuyen-vien-hang-hai-327956.aspx | Nghị định 29/2017/NĐ-CP điều kiện cơ sở đào tạo tổ chức tuyển dụng cung ứng thuyền viên hàng hải mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 29/2017/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VÀ TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG, CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên trên tàu biển năm 1978, sửa đổi, bổ sung năm 2010;
Căn cứ Công ước Lao động hàng hải năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải, bao gồm: Điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải; tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và các tổ chức, cá nhân liên quan đến đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ước STCW là tên viết tắt của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên trên tàu biển năm 1978, sửa đổi, bổ sung năm 2010 mà Việt Nam là thành viên.
2. Công ước MLC là tên viết tắt của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo, huấn luyện) là cơ sở huấn luyện thuyền viên làm việc trên tàu biển theo các quy định của Công ước STCW, được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo quy định tại Nghị định này.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) là văn bản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp cho cơ sở đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
5. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê hoặc cho thuê lại hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là Giấy xác nhận) là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải để xác nhận sự phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định của Công ước MLC.
7. Tổ chức chứng nhận có thẩm quyền bao gồm Cục Đăng kiểm Việt Nam, tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức của nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương II
ĐIỀU KIỆN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
Điều 4. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đáp ứng mục đích, quy mô đào tạo, huấn luyện của từng chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
2. Có Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001 do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp.
3. Có cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên hàng hải để tra cứu theo quy định của Công ước STCW.
Điều 5. Điều kiện về giảng viên và huấn luyện viên
1. Đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
2. Giảng viên dạy lý thuyết phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc chuyên ngành được phân công giảng dạy, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.
3. Giảng viên, huấn luyện viên dạy thực hành phải có Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc đơn vị được IMO công nhận cấp theo quy định của Công ước STCW; đã đảm nhiệm chức danh trên tàu biển với mức trách nhiệm sỹ quan quản lý trở lên tùy theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Cơ sở đào tạo, huấn luyện phải có đủ về số lượng đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên đáp ứng yêu cầu của từng chương trình, đào tạo huấn luyện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong đó phải có tối thiểu 50% giảng viên, huấn luyện viên cơ hữu cho từng chương trình đào tạo, huấn luyện.
5. Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện viên tối đa là 25 học viên/giảng viên, huấn luyện viên.
Điều 6. Điều kiện về chương trình đào tạo, huấn luyện
Có đủ chương trình đào tạo, huấn luyện, tài liệu giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Cấp Giấy chứng nhận
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ sở đào tạo, huấn luyện gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở đào tạo, huấn luyện;
c) Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo, huấn luyện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn cơ sở đào tạo, huấn luyện hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế và cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 8. Cấp lại Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận được cấp lại trong các trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc có sự thay đổi các thông tin về cơ sở đào tạo, huấn luyện.
2. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nộp trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ lý do cấp lại kèm theo các tài liệu chứng minh sự thay đổi thông tin về cơ sở đào tạo (nếu có). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Khi cấp lại Giấy chứng nhận, Bộ Giao thông phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận mới về việc thay thế Giấy chứng nhận cũ và phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện bị đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong các trường hợp sau:
a) Không duy trì một trong các điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện quy định tại Nghị định này;
b) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi nhà giáo, người học và người lao động trong cơ sở đào tạo, huấn luyện và phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
3. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định cho phép cơ sở đào tạo, huấn luyện tiếp tục hoạt động đào tạo, huấn luyện.
Điều 10. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo, huấn luyện bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở đào tạo, huấn luyện chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện;
b) Cơ sở đào tạo, huấn luyện cố ý làm sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở đào tạo, huấn luyện không tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận;
d) Hết thời hạn đình chỉ mà cơ sở đào tạo, huấn luyện không khắc phục được vi phạm là nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan biết, để phối hợp quản lý.
3. Cơ sở, đào tạo huấn luyện phải chấm dứt ngay hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 11. Đánh giá cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam:
1. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải để đánh giá nội bộ về việc đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
2. Định kỳ 05 năm một lần, tổ chức đánh giá độc lập các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo tiêu chuẩn quy định của Công ước STCW.
Chương III
CẤP GIẤY XÁC NHẬN PHÙ HỢP VỀ TUYỂN DỤNG, CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
Điều 12. Các trường hợp cấp Giấy xác nhận
Giấy xác nhận được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Thủ tục cấp Giấy xác nhận
1. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo thông tin về tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp Giấy xác nhận trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 14. Cấp lại Giấy xác nhận
1. Giấy xác nhận được cấp lại trong các trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn sử dụng, bị mất, bị hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin của tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
2. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải nộp trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị cấp lại Giấy xác nhận, trong đó nêu rõ lý do cấp lại kèm theo các tài liệu chứng minh sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp) (nếu có). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy xác nhận; trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Khi cấp lại Giấy xác nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải ghi rõ trong Giấy xác nhận mới về việc thay thế Giấy xác nhận cũ và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 15. Thu hồi Giấy xác nhận
1. Giấy xác nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải không được cấp lại hoặc gia hạn hoặc bị thu hồi giấy phép thực hiện việc tuyển dụng, cung ứng thuyền viên làm việc trên tàu biển (giấy phép cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài);
b) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thu hồi Giấy xác nhận và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện quản lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về quản lý hoạt động cho thuê, cho thuê lại thuyền viên của Việt Nam;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải, tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung công việc thuyền viên làm việc trên tàu biển vào Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Hướng dẫn cụ thể về việc cấp phép cho thuê, cho thuê lại thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài;
c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện quản lý đối với hoạt động đào tạo, huấn luyện và tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải tại Việt Nam.
4. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm và duy trì các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong suốt thời gian đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
5. Các doanh nghiệp tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm và duy trì các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong suốt thời gian tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp
Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận tổ chức đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải; các tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện hoạt động cho đến khi hết thời hạn đã được chấp thuận hoặc cấp phép. Sau thời hạn này, các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các tổ chức nêu trên phải thực hiện đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận hoặc Giấy xác nhận theo quy định tại Nghị định này.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
MẪU CÁC VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN PHÙ HỢP VỀ TUYỂN DỤNG VÀ CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN
(Kèm theo Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số
Tên mẫu văn bản
Mẫu số 01
Tờ khai cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
Mẫu số 02
Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
Mẫu số 03
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
Mẫu số 04
Tờ khai cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải.
Mẫu số 05
Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Mẫu số 01
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số :.........…
..............., ngày tháng năm 20...
TỜ KHAI
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải.
1. Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện: ......................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................
Điện thoại:.....................; Fax:...........................; Email:.......................................................
Địa chỉ phân hiệu/địa điểm đào tạo, huấn luyện khác (nếu có): …......................................
3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập số:................................................................. cấp ngày …....tháng............ năm …..................
Cơ quan cấp: .......................................................................................................................
4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu..........................................................
5. Đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện được đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải:
Hồ sơ kèm theo gồm:
…..........................................................................................................................................
…..........................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị, hồ sơ kèm theo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
-..................
- Lưu: VT, ......
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..............., ngày tháng năm 20...
BÁO CÁO THUYẾT MINH CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
I. THỰC TRẠNG CHUNG
1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo chung của cơ sở
a) Các công trình, phòng học, phòng thực hành, thực tập, các công trình phụ trợ... sử dụng chung
b) Các trang thiết bị giảng dạy sử dụng chung
2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, huấn luyện viên
Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, huấn luyện viên:............., trong đó:
- Cán bộ quản lý: .................................................................................................................
- Giảng viên, huấn luyện viên: ................................................, trong đó:
+ Cơ hữu: ............................................................................................................................
+ Thỉnh giảng: .....................................................................................................................
3. Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn ISO (số chứng chỉ, cơ quan cấp, ngày hết hiệu lực).
4. Phần mềm quản lý chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên hàng hải (Tên phần mềm, hãng sản xuất (nếu có), năm sử dụng).
5. Nội dung khác (nếu có).
II. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
1. Tại trụ sở chính
a) Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện .................................................................... (1)
- Cơ sở vật chất:
+ Số phòng học lý thuyết: ................................................................................................
+ Số phòng học thực hành: ..............................................................................................
+ Số xưởng thực hành: ..................................................................................................
+ Số phòng mô phỏng: ....................................................................................................
+ Số tàu huấn luyện:........................................................................................................
- Trang thiết bị đào tạo, huấn luyện:
TT
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
2
....
- Giảng viên, huấn luyện viên
Tổng số giảng viên, huấn luyện viên dạy chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện: .........trong đó:
+ Giảng viên, huấn luyện viên cơ hữu: ...............................................................................
+ Giảng viên, huấn luyện viên thỉnh giảng (nếu có): ...........................................................
+ Giảng viên, huấn luyện viên kiêm chức (nếu có): ..........................................................
TT
Họ và tên
Trình độ chuyên môn
Trình độ sư phạm (2)
Thời gian đảm nhận chức danh (3)
Môn học/học phần dự kiến phân công giảng dạy
1
2
....
Có hồ sơ minh chứng (bằng cấp, chứng chỉ....của giảng viên, huấn luyện viên) kèm theo
- Danh mục chương trình, giáo trình, tài liệu, ấn phẩm, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, huấn luyện (liệt kê danh mục)
b) Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện ................................................ (4)
(Trình bày như điểm a khoản 1 nêu trên)
2. Tại trụ sở phân hiệu/địa điểm đào tạo khác
(Trình bày như khoản 1 nêu trên)
Nơi nhận:
- Như trên;
-.................;
- Lưu: VT,.....
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1): Tên Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện thứ nhất
(2): Bao gồm chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc tương đương
(3): Thời gian đảm nhận chức danh thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan boong, sỹ quan máy...
(4): Tên Chương trình/khóa đào tạo, huấn luyện thứ hai, thứ ba....
Mẫu số 03
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /GCN-BGTVT
Hà Nội, ngày tháng năm
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
Căn cứ Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Chứng nhận:
Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện: ..........................................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có) ...........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................................
Điện thoại:.....................................; Fax:.....................; Email: ............................................
Đủ điều kiện tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải sau:
1 ................................................ (tên khóa đào tạo, huấn luyện) .........................................
2 ................................................ (tên khóa đào tạo, huấn luyện) .........................................
3 ................................................ (tên khóa đào tạo, huấn luyện) .........................................
...............................................................................................................................................
BỘ TRƯỞNG
Mẫu số 04
TÊN TỔ CHỨC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…............., ngày tháng năm 20...
TỜ KHAI
CẤP GIẤY XÁC NHẬN PHÙ HỢP VỀ TUYỂN DỤNG VÀ CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Tổ chức đề nghị: ..............................................................................................................
Tên giao dịch: ......................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................................
Điện thoại:.......................................; Fax:.....................; Email: ...........................................
3. Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
..............................................................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp, cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải.
Chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ kèm theo gồm:
1. ....................................................................... 4 ............................................................
2. ....................................................................... 5 ............................................................
3. ....................................................................... 6 ............................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
-..............;
- Lưu: VT,....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 05
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUPLIC OF VIETNAM
Số.........….................
No:
GIẤY XÁC NHẬN PHÙ HỢP VỀ TUYỂN DỤNG VÀ CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN HÀNG HẢI
CERTIFICATE OF ENDORSMENT FOR SEAFARER RECRUITMENT AND PLACEMENT SERVICE PROVIDERS
Căn cứ Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải;
Pursuant to the Government’s Decree No 29/2017/NĐ-CP dated 20/3/2017 on conditions for seafarer's training facilities and the issuance Certificate of compliance for seafarer recruitment and placement service providers;
Cục Hàng hải Việt Nam xác nhận:
Vietnam Maritime Administration certified:
Tên tổ chức ..........................……………………………………………………………………
Name of organization ......................……………………………………………………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ……………………………………………...........
Number of Certificate of business registration:……………………………………………….
Ngày cấp: ………………, Nơi cấp:…………………………………………………….............
Date of issue……………., Place of issue:……………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………..........................
Address:………………………………………………………………………………………...…
Điện thoại (Tel): ……………….Fax:………………Email: …………………………..............
phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định 1.4 của Công ước Lao động hàng hải năm 2006.
endorsement for seafarer recruitment and placement service providers according to the regulation 1.4 of Maritime Labour Convention 2006.
Giấy xác nhận này có giá trị từ ngày ………….…………đến ngày ...................................
This Certificate is valid from ......................................... to ….......................................…
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION
(Ký, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "20/03/2017",
"sign_number": "29/2017/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1672-KH-SXD-VP-2020-duy-tri-He-thong-quan-ly-chat-luong-theo-ISO-So-Xay-dung-Ho-Chi-Minh-538905.aspx | Kế hoạch 1672/KH-SXD-VP 2020 duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO Sở Xây dựng Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1672/KH-SXD-VP
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 02 năm 2020
KẾ HOẠCH
DUY TRÌ, CẢI TIẾN VÀ XÂY DỰNG MỞ RỘNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO CỦA SỞ XÂY DỰNG NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 116/2015/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính về quy định công tác quản lý tài chính đối với việc tư vấn, xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc Hệ thống hành chính Nhà nước.
Văn bản số 1285/SKHCN-TĐC ngày 11 tháng 6 năm 2018 của Sở Khoa học và Công nghệ về lập dự toán kinh phí ISO 2019;
Văn bản số 2554/SKHCN-TĐC ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Sở Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 ;
Quyết định số 2045/QĐ-SXD-VP ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Giám đốc Sở về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Sở Xây dựng,
Sở Xây dựng xây dựng Kế hoạch và lập dự toán kinh phí duy trì, cải tiến và xây dựng mở rộng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO năm 2020, như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Tiếp tục duy trì, cải tiến và áp dụng có hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Sở Xây dựng.
1.2. Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO phiên bản 9001:2015 vào quy trình xử lý công việc hợp lý, khoa học, phù hợp với quy định của pháp luật; giúp lãnh đạo Sở dễ dàng kiểm soát được quá trình xử lý hồ sơ, công việc của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
1.3. 100% thủ tục hành chính, hồ sơ hành chính (nhận tại bộ phận một cửa) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng được công bố áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001.
2. Yêu cầu
2.1. Thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ hành chính, tuân thủ các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, cá nhân thuộc phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tham gia giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ hành chính.
II. NHIỆM VỤ
1. Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn, học tập kinh nghiệm về xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến và công bố HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001.
1.1. Công tác thông tin tuyên truyền
- Đăng tải nội dung thông tin, tài liệu về việc áp dụng, duy trì, cải tiến và công bố HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 của Sở trên Trang Thông tin điện tử của Sở, App SXD247.
- Soạn thảo tài liệu HTQLCL theo mô hình khung: Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng, các quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
1.2. Công tác đào tạo, hướng dẫn
- Tổ chức tập huấn kiến thức chung về Mô hình khung HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015 năm 2020 cho các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
- Hướng dẫn các phòng soạn thảo các văn bản, tài liệu hệ thống và các quy trình xử lý công việc; chịu trách nhiệm thẩm định các dự thảo quy trình xử lý công việc, thủ tục hành chính của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; đôn đốc việc điều chỉnh, mở rộng HTQLCL đảm bảo tiến độ theo quy định.
2. Công tác kiểm tra đánh giá nội bộ năm 2020 về việc thực hiện khung HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001
2.1. Xây dựng Kế hoạch đánh giá nội bộ năm 2020 về việc thực hiện HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 để tổ chức đánh giá nội bộ, thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa, họp xem xét của lãnh đạo và thực hiện xác nhận hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định.
2.2. Thực hiện công bố lại theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ khi có sự điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.
2.3. Định kỳ hàng quý có báo cáo tình hình áp dụng, duy trì, cải tiến và công bố HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001, gửi Sở Khoa học và Công nghệ theo thời gian quy định.
3. Thực hiện duy trì, cải tiến, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 để tiếp tục kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, công việc theo quy trình.
4. Thực hiện ISO điện tử
4.1. Thực hiện ISO điện tử đối với 100% các thủ tục hành chính đang triển khai áp dụng tại Sở; Đồng thời, nhân rộng việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính đang thực hiện tại Sở.
4.2. Mở rộng các ứng dụng giao diện trong việc hướng dẫn lập hồ sơ hành chính trên Trang thông tin điện tử của Sở, App SXD247; hoàn thiện các phần mềm ứng dụng phục vụ hành chính công cho công dân, tổ chức tại bộ phận tiếp nhận - trả hồ sơ theo Hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng điện tử (ISO điện tử).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Sở
- Theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, tiến độ và mức độ hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch.
- Kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; đảm bảo Hệ thống hoạt động có hiệu quả.
2. Các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
- Tổ chức thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được Giám đốc phê duyệt.
- Phối hợp với Văn phòng Sở kiểm soát quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 .
Đề nghị thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổ chức triển các nội dung tại Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc chủ động liên hệ Văn phòng Sở để phối hợp, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Sở Khoa học và Công nghệ (Để báo cáo);
- Các PGĐ Sở;
- Thủ trưởng các phòng;
- CVP, PVP;
- Lưu: VP, TH (Yến).
GIÁM ĐỐC
Lê Hòa Bình
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN KINH PHÍ DUY TRÌ, CẢI TIẾN VÀ XÂY DỰNG MỞ RỘNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO TCVN 9001:2015 CỦA SỞ XÂY DỰNG NĂM 2020
(Đính kèm Kế hoạch số 1672/KH-SXD-VP ngày 19/02/2020 của Sở Xây dựng)
Stt
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Định mức (đồng/người/buổi)
Thành tiền (đồng)
Căn cứ pháp lý
I
Hoạt động thuê tổ chức tư vấn
25.000.000
Hợp đồng
II
Hoạt động duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan (Thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo)
15.000.000
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 116/2015/TT-BTC
1
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (1 buổi)
3.500.000
1.1
Giáo viên đứng lớp
(1 buổi)
Người
01
400.000
400.000
Điểm d, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC
1.2
Công chức tham gia
(1 buổi)
Người
30
50.000
1.500.000
Điểm b, khoản 1 Công văn số 373/UBND-TM ngày 22/01/2013 của UBND Thành phố.
(Đính kèm danh sách tham dự họp)
1.3
Nước uống
Người
30
20.000
600.000
Điều 12 Thông tư 40/2017/TT-BTC
1.4
Biên soạn tài liệu
Bộ
01
500.000
500.000
Điểm c khoản 2, Điều 4 Thông tư số 123/2009/TT-BTC
1.5
Pho to tài liệu
Bộ
30
15.000
500.000
Hóa đơn thực tế
2
Đào tạo đánh giá nội bộ (1 buổi)
3.500.000
2.1
Giáo viên đứng lớp
(1 buổi)
Người
01
400.000
400.000
Điểm d, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC
2.2
Công chức tham gia
(1 buổi)
Người
30
50.000
1.500.000
Danh sách
2.3
Nước uống
Người
30
20.000
600.000
Điều 12 Thông tư 40/2017/TT-BTC
2.4
Biên soạn tài liệu
Bộ
01
500.000
500.000
Điểm c khoản 2, Điều 4 Thông tư số 123/2009/TT-BTC
2.5.
Pho to tài liệu
Bộ
30
20.000
400.000
Hóa đơn thực tế
3
Tổ chức đánh giá nội bộ (6 buổi)
8.000.000
3.1
Chủ trì + Thư ký
Người
02
2.000.000
4.000.000
Điểm a, Khoản 2, Phần IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 05/11/2005
Danh sách
3.2
Công chức đánh giá
Người
15
200.000
3.300.000
4.
Họp sơ kết, tổng kết đánh giá nội bộ
700.000
2.1
Công chức
Người
15
50.000
450.000
Điểm b, khoản 1 Công văn số 373/UBND-TM ngày 22/01/2013 của UBND Thành phố.
(Đính kèm danh sách tham dự họp)
2.2
Nước uống
Người
14
20.000
250.000
Điều 12 Thông 40/2017/TT-BTC tư
III
Chi cho Ban chỉ đạo ISO thực hiện
40.000.000
1
Xây dựng Quy trình xử lý công việc để áp dụng tại cơ quan (chi theo thực tế khi có phát sinh)
Tài liệu
theo thực tế phát sinh
Tối đa 2 triệu/quy trình
Điểm c khoản 2, Điều 4 Thông tư số 123/2009/TT-BTC
2
Chi cho thù lao cho Thành viên Ban Chỉ đạo ISO
Điểm a, Khoản 2, Phần IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 05/11/2005
Danh sách
Tổng cộng
80.000.000 đ
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi triệu đồng chẵn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "19/02/2020",
"sign_number": "1672/KH-SXD-VP",
"signer": "Lê Hòa Bình",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-72-2003-ND-CP-chia-tach-huyen-Hien-thanh-cac-huyen-Dong-Giang-Tay-Giang-huyen-Tra-My-thanh-huyen-Bac-Tra-My-Nam-Tra-My-Tinh-Quang-Nam-6543.aspx | Nghị định 72/2003/NĐ-CP chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang Tây Giang, huyện Trà My thành huyện Bắc Trà My Nam Trà My Tỉnh Quảng Nam mới nhất | CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 72/2003/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2003
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC CHIA TÁCH HUYỆN HIÊN THÀNH CÁC HUYỆN ĐÔNG GIANG
VÀ TÂY GIANG, HUYỆN TRÀ MY THÀNH CÁC HUYỆN BẮC TRÀ MY VÀ NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Nay điều chỉnh địa giới hành chính chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam như sau:
1. Chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang.
Huyện Đông Giang có 81.120 ha diện tích tự nhiên và 20.798 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xă Ba, Tư, A Ting, Sông Kôn, Jơ Ngây, Tà Lu, Za Hung, A Rooi, Mà Cooih, Ka Dăng và thị trấn Prao.
Địa giới hành chính huyện Đông Giang: Đông giáp thành phố Đà Nẵng; Tây giáp huyện Tây Giang; Nam giáp các huyện Nam Giang, Đại Lộc; Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Huyện Tây Giang có 90. 120 ha diện tích tự nhiên và 13.405 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xă A Vương, Dang, Lăng, BhaLêê, A Xan, Ch’ơm, Ga Ri, A Tiêng, A Nông.
Địa giới hành chính huyện Tây Giang: Đông giáp huyện Đông Giang; Tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Nam giáp huyện Nam Giang; Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Chia tách huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.
Huyện Bắc Trà My có 82.325 ha diện tích tự nhiên và 36.386 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xă Trà Đông, Trà Dương, Trà Giang, Trà Nú, Trà Kót, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và thị trấn Trà My.
Địa giới hành chính huyện Bắc Trà My: Đông giáp huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Ngăi; Tây giáp huyện Phước Sơn; Nam giáp huyện Nam Trà My; Bắc giáp các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức và thị xă Tam Kỳ.
Huyện Nam Trà My có 82.235 ha diện tích tự nhiên và 19.876 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xă Trà Don, Trà Leng, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Nam, Trà Cang, Trà Mai, Trà Linh.
Địa giới hành chính huyện Nam Trà My: Đông giáp các tỉnh Quảng Ngăi, Kon Tum; Tây giáp huyện Phước Sơn và tỉnh Kon Tum; Nam giáp tỉnh Kon Tum; Bắc giáp huyện Bắc Trà My.
Điều 2: Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bị băi bỏ.
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng,
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
tỉnh Quảng Nam,
- Ban Tổ chức Trung ương,
- Các Bộ: Công an, Quốc pḥng, Nội vụ,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải,
- Tổng cục Thống kê,
- Cục Lưu trữ Nhà nước,
- Công báo,
- VPCP: BTCN, các PCN,
- Các Vụ: ĐP, TCCB, TH,
- Lưu: NC (5b), Văn thư
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "20/06/2003",
"sign_number": "72/2003/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-01-2019-TT-BYT-dieu-tri-noi-tru-ban-ngay-tai-co-so-kham-benh-chua-benh-y-hoc-co-truyen-338301.aspx | Thông tư 01/2019/TT-BYT điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền mới nhất | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2019/TT-BYT
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BAN NGÀY TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Điều trị nội trú ban ngày là hình thức điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian làm việc ban ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).
Điều 3. Quy định về điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền
1. Chỉ định điều trị nội trú ban ngày
Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày do bác sĩ quyết định và phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú nhưng không nhất thiết phải theo dõi, điều trị 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thời gian theo dõi, điều trị nội trú ban ngày cho người bệnh tối thiểu 4 giờ/ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể điều trị ngoại trú thì không áp dụng điều trị nội trú ban ngày;
d) Đối với người bệnh không cư trú trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.
2. Người bệnh điều trị nội trú ban ngày được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian làm việc ban ngày. Các lần thăm khám hàng ngày trong thời gian điều trị không được tính tiền khám cho người bệnh.
3. Trường hợp bệnh diễn biến nặng, bất thường hoặc cần theo dõi 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chuyển người bệnh vào điều trị nội trú và ghi trong hồ sơ bệnh án về diễn biến bệnh, hồ sơ bệnh án của người bệnh được tiếp tục sử dụng. Ngày điều trị nội trú được tính từ thời điểm người bệnh được chuyển sang điều trị nội trú 24/24 giờ.
4. Quy định ghi chép hồ sơ bệnh án
a) Hồ sơ bệnh án sử dụng trong điều trị ban ngày thực hiện theo mẫu bệnh án nội trú y học cổ truyền, trong đó có đóng dấu cụm từ "Nội trú ban ngày" vào góc trên, bên phải ở trang bìa.
b) Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền sử dụng bệnh án điện tử thì sử dụng mẫu bệnh án điện tử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
5. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh, quản lý hồ sơ bệnh án, chi phí khám bệnh, chữa bệnh điều trị nội trú ban ngày được thực hiện theo quy định đối với hình thức khám bệnh, chữa bệnh nội trú 24/24 giờ.
6. Chi phí giường bệnh điều trị nội trú ban ngày thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2019.
Điều 5. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành hoặc Sở Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động về việc điều trị nội trú ban ngày y học cổ truyền để thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế;
b) Thông báo công khai, rộng rãi bằng hình thức phù hợp về việc triển khai điều trị nội trú ban ngày y học cổ truyền của cơ sở.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý y, dược cổ truyền) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng Thông tin điện tử);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y-Dược;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; Trang thông tin điện tử Cục Quản lý y, dược cổ truyền;
- Lưu: VT, YDCT (02b), PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "01/03/2019",
"sign_number": "01/2019/TT-BYT",
"signer": "Nguyễn Viết Tiến",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-6422-KH-SXD-PC-2021-cai-thien-moi-truong-dau-tu-So-Xay-dung-Ho-Chi-Minh-2021-2025-538954.aspx | Kế hoạch 6422/KH-SXD-PC 2021 cải thiện môi trường đầu tư Sở Xây dựng Hồ Chí Minh 2021 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 6422/KH-SXD-PC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2021
KẾ HOẠCH
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, Sở Xây dựng ban hành Kế hoạch Cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của Sở Xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ; phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan trong việc triển khai thực hiện những cơ chế, chính sách đã ban hành, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của Thành phố qua từng năm. Khắc phục những hạn chế, đề ra giải pháp tự hoàn thiện để có các bước cải thiện rõ nét hơn về cách phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tạo lập, cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp, tạo động lực thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, duy trì, cải thiện kết quả xếp hạng chỉ số PCI của thành phố.
2. Yêu cầu
- Nghiêm túc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung được Ủy ban nhân dân Thành phố giao tại Kế hoạch và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021.
- Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải kịp thời, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Sở Xây dựng và thời gian quy định.
II. NHIỆM VỤ CHUNG
Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có trách nhiệm:
1. Quán triệt công chức, viên chức về thái độ, tác phong, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ công vụ; xác định việc chung tay xây dựng chính quyền phục vụ, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho mọi người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hồ Chí Minh và vai trò, tầm quan trọng của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thông tin, triển khai đầy đủ, kịp thời, phối hợp triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định pháp luật.
2. Tập trung giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần PCI giai đoạn 2021- 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Kế hoạch và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như: chỉ số về tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất; chỉ số công khai, minh bạch; chỉ số chi phí thời gian; chỉ số chi phí không chính thức; chỉ số cạnh tranh bình đẳng; chỉ số phát huy tính năng động và tiên phong của chính quyền thành phố; chỉ số phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Về chỉ số về tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất
1.1. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; tập trung phát triển nhà ở thương mại để các hộ gia đình, cá nhân lựa chọn nhà ở phù hợp để tái định cư; đẩy nhanh việc sử dụng nguồn nhà ở, đất ở thuộc sở hữu Nhà nước có sẵn để giải quyết tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích và giải quyết tạm cư cho các trường hợp khẩn cấp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng phát triển nhà và Thị trường bất động sản.
Đơn vị phối hợp: Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Quý III/2021.
1.2. Tăng cường giám sát, quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch tại các cấp. Nghiên cứu cơ chế đẩy mạnh phân cấp quản lý, nâng cao năng lực của cấp chính quyền cơ sở.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Thẩm định dự án.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2050.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Phát triển đô thị.
Đơn vị phối hợp: Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Quý III/2021.
1.4. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch tổng thể sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước để phục vụ tái định cư các dự án công ích trọng điểm trên địa bàn Thành phố; chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2021-2030.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng phát triển nhà và Thị trường bất động sản.
Đơn vị phối hợp: Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Quý III/2021.
1.5. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Quy chế phối hợp đảm bảo liên thông trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên địa bàn thành phố.
Đơn vị thực hiện: Phòng cấp phép xây dựng.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở và các đơn vị có liên quan.
Thời gian thực hiện: Quý III/2021.
2. Về chỉ số công khai, minh bạch
2.1. Công khai Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở Xây dựng để người dân, doanh nghiệp có thể kiểm soát tiến độ thực hiện các thủ tục, vướng mắc và trách nhiệm của người thụ lý.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.2. Tổ chức đối thoại giữa Sở Xây dựng với người dân, doanh nghiệp dưới nhiều hình thức đa dạng như tiếp xúc trực tiếp, thông qua hệ thống trang thông tin điện tử của Sở, App SXD 247.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.3. Thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với phục vụ của Sở Xây dựng, thường xuyên theo dõi, có các giải pháp cải thiện sự hài lòng và khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hạn.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.4. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.5. Thực hiện công tác thanh tra, tiếp nhận và xử lý phản ánh, khiếu nại, tố cáo các hoạt động liên quan đến công tác cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Thanh tra Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.6. Xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị có những hành vi, thái độ gây khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân liên quan đến cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Tổ chức - Cán bộ.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Về chỉ số chi phí thời gian
3.1. Công khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính cụ thể. Nội dung hướng dẫn phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, cụ thể theo văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực, đặc biệt chú trọng hướng dẫn qua hệ thống tổng đài hoặc số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai, hướng dẫn trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Tham mưu xây dựng và thực hiện đúng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công bố.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.2. Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Sở Xây dựng theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.3. Thực hiện ngay việc công khai công tác quy hoạch, kế hoạch của Thành phố thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Xây dựng, đảm bảo người dân, doanh nghiệp đều được tiếp cận một cách dễ dàng.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.4. Thực hiện ngay việc cập nhật chi tiết việc tham chiếu các văn bản luật và quy định của các cấp từ Trung ương cho tới địa phương thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Xây dựng, đảm bảo người dân, doanh nghiệp đều được tiếp cận văn bản pháp luật một cách dễ dàng.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Pháp chế.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.5. Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật đế kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, thống nhất.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Pháp chế.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.6. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc của cán bộ, công chức liên quan đến pháp luật, bảo đảm chất lượng, hiệu quả khi tiếp xúc và làm việc với người dân và doanh nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Tổ chức - Cán bộ.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Về chi phí không chính thức
4.1. Áp dụng đồng bộ cơ chế tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức thông qua đường dây nóng để hướng dẫn, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Thanh tra Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4.2. Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm mọi phản ánh, khiếu kiện đều được ghi nhận và trả lời thỏa đáng, kịp thời cho doanh nghiệp.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Thanh tra Sở.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Về chỉ số cạnh tranh bình đẳng
5.1. Tuyên truyền rộng rãi các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư đối với các công trình trọng điểm, lĩnh vực khuyến khích đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo quy định pháp luật tới các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo sự cân xứng trong việc tiếp nhận thông tin của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn.
Đơn vị thực hiện: Phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5.2. Rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phù hợp tình hình thực tế và quy định pháp luật hiện hành. Phổ biến chính sách trên các kênh thông tin khác nhau để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Pháp chế.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Về chỉ số phát huy tính năng động và tiên phong của chính quyền Thành phố
6.1. Quán triệt nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi các chính sách, quy định hiện hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đề cao tính năng động, sáng tạo, khả năng áp dụng và trách nhiệm tiên phong của cán bộ, công chức trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6.2. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công chức đối với các chính sách, quy định của pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kịp thời, hiệu quả.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Tổ chức - Cán bộ.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6.3. Tiếp tục lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp thông qua Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, App SXD 247 về các lĩnh vực liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp để kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các cơ quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người kinh doanh.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Pháp chế.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
7. Về chỉ số phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
7.1. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là dịch vụ công nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của doanh nghiệp với chất lượng, thủ tục đơn giản. Tăng cường và nâng cao chất lượng giải đáp đúng hạn các câu hỏi của doanh nghiệp theo quy định trên Trang thông tin hệ thống đối thoại doanh nghiệp - chính quyền Thành phố.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Pháp chế.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
7.2. Tổ chức một số dịch vụ công hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức miễn phí hoặc chi phí tối thiểu, không tính lãi như: hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, lập dự án, tư vấn đấu thầu, thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Pháp chế.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Phòng Pháp chế
- Tham mưu Giám đốc Sở xây dựng Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 -2025.
Định kỳ hàng năm, căn cứ kết quả PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, rà soát những nội dung liên quan đến Sở Xây dựng, phối hợp với Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có liên quan đề ra giải pháp khắc phục những chỉ số thành phần có điểm số thấp, đề xuất hướng giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch để cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp điểm gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch này cho phù hợp tình hình thực tế.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 10 tháng 12) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của thành phố.
2. Giao Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này, tổ chức triển khai và thực hiện tốt, có hiệu quả, đảm bảo thời gian quy định.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng (trước ngày 5 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 5 tháng 12) gửi về Phòng Pháp chế để tổng hợp báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Giám đốc Sở yêu cầu Chánh Văn Phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, nghiêm túc thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Ủy ban nhân dân Thành phố (để báo cáo);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- Hội, Hiệp hội ngành xây dựng (để biết);
- Ban Giám đốc Sở (để báo cáo);
- Văn Phòng Sở (để thực hiện);
- Thanh tra Sở (để thực hiện);
- Phòng chuyên môn (để thực hiện);
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (để thực hiện);
- Lưu VT, P.PC (Thuy).
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Huỳnh Thanh Khiết | {
"issuing_agency": "Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "14/06/2021",
"sign_number": "6422/KH-SXD-PC",
"signer": "Huỳnh Thanh Khiết",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-06-CT-UBND-2018-ke-hoach-kinh-te-xa-hoi-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-Ho-Chi-Minh-2019-391769.aspx | Chỉ thị 06/CT-UBND 2018 kế hoạch kinh tế xã hội dự toán ngân sách nhà nước Hồ Chí Minh 2019 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
Để kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đảm bảo tính khả thi và sát thực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và doanh nghiệp nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, với các nội dung chủ yếu sau:
A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
I. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả; bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị, kiềm chế và giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, sử dụng ngân sách hiệu quả. Giảm mạnh tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng và nâng cao công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.
II. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2019
1. Triển khai hiệu quả các chính sách của Trung ương góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát:
Thực hiện các chính sách tiền tệ, tài khóa của Trung ương; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tín dụng, thị trường hàng hóa. Triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực và cơ chế mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội thành phố. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trong địa bàn thành phố (GRDP) đạt 8 - 8,5%; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố
Tập trung thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp; Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 28 tháng 06 năm 2016 về triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi, tạo sức hút mạnh trong đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch phê duyệt, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lại doanh nghiệp theo Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
3. Thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực gắn với phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững
Nâng cao tỷ trọng các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao trong ngành dịch vụ, tạo Điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực; phát huy lợi thế của thành phố, phát triển nhanh, hiệu quả một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ khác hỗ trợ kinh doanh. Làm tốt vai trò là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế, trong nước và tổ chức các chương trình du lịch đến các địa phương; thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững.
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố đến 2020. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phục vụ nông thôn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Phát huy kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực.
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu đối với những mặt hàng không khuyến khích. Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, không để phụ thuộc vào một thị trường. Xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, hoàn thiện và khai thác tối đa dịch vụ cảng vận tải, hậu cần hàng hải và xuất - nhập khẩu, vận tải đa phương thức.
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, di dời toàn bộ nhà ở ven kênh rạch; xây dựng hạ tầng các lĩnh vực trọng điểm. Bổ sung chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, chú ý khai thác nguồn vốn từ mặt bằng, nhà xưởng, quyền sử dụng đất để có thêm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; đẩy mạnh kêu gọi và tập trung thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (PPP) tạo bước đột phá trong huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Thực hiện Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020; tập trung di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch; tạo cơ chế đột phá về quy hoạch, đất đai, tài chính hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng mới, thay thế chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp. Xây dựng, nâng cấp các khu dân cư hiện hữu gắn với chỉnh trang đô thị; xây dựng, phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, văn minh, hiện đại.
Thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020; chủ động phối hợp các bộ ngành Trung ương và các địa phương liên quan tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cửa ngõ, giao thông công cộng có sức chở lớn, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu đường biển, đường sông; kết nối liên thông các loại hình vận tải; kiên quyết chấn chỉnh trật tự đô thị và trật tự lòng, lề đường; có lộ trình và giải pháp khả thi kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân gắn với phát triển giao thông công cộng sức chở lớn; phát triển các loại hình xe buýt nhanh, ô tô điện; huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh đường sắt đô thị. Rà soát, tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý tại các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông.
Thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020; xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn, phối hợp các địa phương kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trực tiếp ra sông Sài Gòn. Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân. Thực hiện hiệu quả các dự án môi trường do các tổ chức quốc tế tài trợ, các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Thực hiện Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020; tập trung xóa, kéo giảm các điểm ngập nước hiện hữu; kiểm soát, ngăn chặn không để phát sinh điểm ngập mới trên địa bàn. Nghiên cứu và đề ra các giải pháp nâng cao khả năng phòng tránh nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng; ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả xấu do thiên tai gây ra.
5. Về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội:
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các bậc học; nâng cao đồng đều chất lượng giáo dục nội thành và ngoại thành, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ giáo viên các cấp học, ngành học (nhất là giáo viên mầm non và tiểu học); nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường; củng cố và mở rộng mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục.
Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ. Bổ sung chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học - công nghệ, tích cực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm, nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh, nâng tỷ trọng các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Thực hiện hiệu quả các chương trình sức khỏe của thành phố, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; chú trọng năng lực khám chữa bệnh tuyến cơ sở, phát triển mô hình khoa vệ tinh, phòng khám vệ tinh, mô hình Bác sĩ gia đình, từng bước giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến thành phố. Khuyến khích xã hội hóa, kêu gọi đầu tư các bệnh viện, các cơ sở y tế bằng nhiều nguồn vào các cụm y tế cửa ngõ theo quy hoạch được duyệt. Phát triển hệ thống y tế dự phòng để chủ động phòng, chống các dịch bệnh. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hiện đại, văn minh, nghĩa tình, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực của xã hội đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội.
Thực hiện đầy đủ và toàn diện các chính sách bảo đảm an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội. Thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững theo hướng phát huy nội lực: kết hợp sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nhằm tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, Điều kiện sống, thông tin). Từng bước thu hẹp Khoảng cách giàu nghèo.
6. Thực hiện hiệu quả Đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”: Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, Điều tra để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
7. Tăng cường quốc phòng, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Có các phương án tác chiến cụ thể ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với lực lượng công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: nắm chắc tình hình, âm mưu và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị. Phòng chống cháy nổ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
8. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại song phương, đa phương, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới và đa dạng hình thức quan hệ với các đối tác, tăng cường giao lưu đối thoại qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác của thành phố với các nước. Chú trọng công tác quảng bá hình ảnh đất nước và thành phố để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và kiều bào tham gia xây dựng quê hương.
9. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng. Xử lý nghiêm các vi phạm, các trường hợp đưa tin không đúng sự thật. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền theo hướng công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả nhằm tạo sự đồng thuận xã hội: đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc. sai sự thật, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Thông tin đầy đủ, kịp thời các vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm.
III. Nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách thành phố năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021
Năm 2019 là năm triển khai đồng bộ các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, Hội đồng nhân dân thành phố; là năm thứ 4 triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 111/2016/NQ-HĐND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Việc xây dựng dự toán ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm phải dựa trên cơ sở đánh giá thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, lũy kế việc thực hiện 03 năm 2016 - 2018, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; cân đối nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành và đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ; thực hiện cơ cấu lại ngân sách gắn với việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công; rà soát lồng ghép các chế độ, chính sách, nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí. Tăng cường quản lý thu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực công.
1. Đối với dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019:
a) Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019 được xây dựng tích cực, theo đúng chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước hiện hành đảm bảo tính đúng, tính đủ từng Khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu; bao gồm toàn bộ các Khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các Khoản thu khác trên địa bàn trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2018; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do các quy định Điều chỉnh chính sách theo lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, phát hiện và ngăn chặn hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường xử lý nợ đọng thuế.
- Dự toán thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xây dựng trên cơ sở kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
- Dự toán nguồn thu xổ số kiến thiết và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho chi đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên để đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, y tế, xây dựng nông thôn mới, công trình ứng phó biến đổi khí hậu và công trình ứng phó biến đổi khí hậu khác theo quy định.
b) Căn cứ Điều kiện, đặc điểm và tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn để xây dựng dự toán thu năm 2019 phù hợp với tình hình thực tế; dự toán thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) tăng bình quân tối thiểu 12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018.
2. Đối với dự toán chi ngân sách địa phương năm 2019:
a) Căn cứ vào nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2019; xây dựng dự toán chi năm 2019 phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW1, Nghị quyết số 19-NQ/TW2 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 198-KH/TU3 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2019 được xây dựng trên cơ sở tiếp tục quán triệt yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, minh bạch ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2019. Tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.
c) Tiếp tục đánh giá, rà soát các chế độ, chính sách, định mức hiện hành của từng ngành, từng lĩnh vực. Chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có người bảo đảm.
d) Các Sở ngành, quận - huyện báo cáo tình hình thu chi tài chính năm 2018 và dự kiến kế hoạch thu - chi tài chính năm 2019 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
đ) Về định hướng chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách thành phố năm 2019 phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 của thành phố; đảm bảo thực hiện theo lộ trình 7 chương trình đột phá đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X thông qua; phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và khả năng cân đối của ngân sách thành phố.
- Trong Điều kiện nguồn vốn ngân sách thành phố còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó khăn, việc bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2019 phải tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư công4, đảm bảo các dự án đầu tư được giao kế hoạch đều phù hợp với quy hoạch và có đầy đủ thủ tục theo quy định; rà soát, đánh giá lại kế hoạch đầu tư công trung hạn; kiến nghị Điều chỉnh trong phạm vi tổng mức kế hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới; ưu tiên bố trí dự toán năm 2019 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, bố trí vốn cho các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, chương trình mục tiêu nông thôn mới, chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và chương trình phúc lợi xã hội khác theo quy định.
- Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất) và số thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (sau khi trừ chi phí liên quan) phải nộp ngân sách nhà nước là được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước cho mục đích đầu tư phát triển theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn Luật. Các cơ quan, đơn vị lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019 từ nguồn thu này gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Xây dựng kế hoạch huy động và trả nợ (cả gốc và lãi) cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định có liên quan: thực hiện đánh giá đầy đủ tác động của nợ ngân sách địa phương, nhu cầu huy động vốn cho chi đầu tư phát triển trong trung hạn: bảo đảm số dư nợ huy động (bao gồm cả số dự kiến trong năm) không vượt quá hạn mức theo quy định. Tăng cường các giải pháp huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thành phố, các dự án có thể thu hồi vốn trực tiếp.
e) Về định hướng dự toán chi thường xuyên:
- Dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của thành phố; căn cứ thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách năm 2017, ước thực hiện năm 2018, các chế độ, chính sách và định mức chi thường xuyên đã được ban hành, xây dựng dự toán chi (đầu tư và chi thường xuyên) chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.
- Dự toán chi thường xuyên phải bảo đảm triệt để tiết kiệm, gắn với việc thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW. Kết luận số 17-KL/TW và Kế hoạch số 198-KH/TU về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối, tránh chồng chéo; triệt để tiết kiệm các Khoản chi ngân sách; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết: hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, khuyến khích thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công và sử dụng các dịch vụ phục vụ hoạt động chính quyền thành phố (xe, bảo vệ, tạp vụ) theo Đề án cung ứng dịch vụ tổng hợp thành phố; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài.
- Ưu tiên bố trí vốn chi phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo . Y tế, khoa học - công nghệ, văn hóa - thể thao, môi trường, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công tác chi quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự xã hội trong tình hình mới; ưu tiên bố trí cho một số lĩnh vực quan trọng theo các Nghị quyết của Đảng bộ và Hội đồng nhân dân thành phố; chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.
- Tập trung hoàn thiện, ban hành các danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước: đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; đẩy mạnh việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo khối lượng, đơn giá được phê duyệt và nghiệm thu theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính; lưu ý bố trí nguồn dành ra do triển khai thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW.
- Bố trí dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 để chủ động ứng phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và giải quyết những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.
- Chủ động xây dựng dự toán chi thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng, xây dựng dự toán số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2019 để đề nghị ngân sách Trung ương tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố theo quy định.
3. Xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021
Trên cơ sở kế hoạch 05 năm về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020; các mục tiêu định hướng cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, căn cứ các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 02 năm còn lại của kế hoạch 05 năm 2016 - 2020. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020; lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.
Kế hoạch chi ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021 của các Sở, ban ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận - huyện được lập trên cơ sở dự kiến trần chi ngân sách năm 2018, năm 2019 và năm 2020 do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho từng cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình lập kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm 2019 - 2021, cần rà soát, cập nhật, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công đã đề ra cho cả giai đoạn 2016 - 2020, đề xuất các giải pháp phấn đấu phát triển quy mô ngân sách theo hướng an toàn, bền vững. Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, tính toán đầy đủ các tác động, xác định nguồn lực ngân sách có thể dành ra từ việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công để tạo nguồn cải cách tiền lương.
4. Cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách năm 2019, các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quyết toán; kiểm tra, xét duyệt và thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 theo đúng quy định; tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển: xử lý, giải quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong bố trí dự toán chi ngân sách chưa phù hợp với tình hình thực tế triển khai thực hiện chính sách và Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố mà đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.
IV. Kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách thành phố năm 2019
Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2019 theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình, dự án theo thứ tự như sau:
- Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán cho các dự án đã có khối lượng thực hiện nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn để thanh toán: bố trí vốn để hoàn ứng trước; dự án dự kiến hoàn thành năm 2019 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm); tập trung bố trí vốn để thực hiện các công trình, dự án thuộc các Chương trình đột phá đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X thông qua.
- Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP);
- Bố trí vốn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án đã hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
- Vốn thực hiện các Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua;
- Vốn phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý;
- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
- Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên, nếu còn vốn mới xem xét bố trí cho các dự án khởi công mới đã có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan. Bố trí đủ vốn để đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng thời gian quy định.
- Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án để chủ đầu tư lập thủ tục đầu tư theo quy định.
- Đối với kế hoạch đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư chưa dựa vào cân đối ngân sách nhà nước, tính toán xác định đủ các Khoản thu để đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư cho các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
B. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
I. Phân công thực hiện
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tính toán, xác định các phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các sở - ban - ngành, quận - huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở - ban - ngành, quận - huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công của thành phố năm 2019.
c) Lập dự toán kinh phí để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và công việc liên quan để thực hiện kế hoạch này.
d) Tham mưu, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mức bố trí chi đầu tư từ ngân sách cho thành phố năm 2019 phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.
2. Sở Tài chính:
a) Hướng dẫn các sở - ban ngành, quận - huyện đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018: lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021 phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: xây dựng và thông báo trần chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính.
b) Xây dựng phương án phân bổ chi thường xuyên của ngân sách năm 2019 báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.
c) Phối hợp với Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, tổng hợp dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021 báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.
d) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tổng hợp, đề nghị Trung ương phân bổ dự toán số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình có mục tiêu năm 2019 của thành phố.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021 của ngành, lĩnh vực phụ trách.
b) Các cơ quan nhà nước theo chức năng của mình, trên cơ sở tính toán các nguồn lực có thể khai thác được, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách, chế độ mới, hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách hiện hành gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ quan liên quan làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021
4. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2010 - 2021 của địa phương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố trong việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách của mình.
II. Tiến độ thực hiện
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hướng dẫn khung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2010; Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2010 - 2021 cho các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện đầu tháng 8 năm 2018.
2. Trên cơ sở khung hướng dẫn, các sở - ban - ngành, quận - huyện, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2019, kế hoạch đầu tư công ngân sách thành phố năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021, danh mục các dự án đầu tư xây dựng năm 2019 và giai đoạn 2019 - 2021 (có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, có đề xuất nguồn chi) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan trước ngày 10 tháng 8 năm 2018. Cục Thuế, Cục Hải quan thành phố xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2010 theo từng lĩnh vực thu gửi Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 8 năm 2018.
3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp nội dung báo cáo của các sở - ban - ngành, quận - huyện, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố để dự thảo sơ bộ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2010; giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Cục Hải quan thành phố tổng hợp nội dung báo cáo của các sở - ban - ngành, quận - huyện, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố để dự thảo sơ bộ báo cáo dự toán ngân sách năm 2010, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021 trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, thông qua và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 08 năm 2018.
4. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phương án phân bổ, giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2010, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2019 cho sở - ban - ngành, quận - huyện và các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố trước ngày 10 tháng 12 năm 2018.
5. Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2019, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố, thứ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố phân bổ, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và dự toán ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Yêu cầu thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, nhằm đảm bảo công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2019, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách thành phố năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021 theo quy định.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (HN và TPHCM);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Thành viên Ủy ban nhân dân thành phố;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Văn phòng, các Ban HĐND thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các đoàn thể TP;
- Các sở - ban - ngành, doanh nghiệp TP;
- UBND các quận huyện;
- VPUB: CPVP; các phòng NCTH, TH (3b);
- Lưu VT (TH/TA) HI.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
1 Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
2 Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
3 Kế hoạch số 198-KH/TU ngày 25/6/2018 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống Chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”
4 Bao gồm các quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn: Luật NSNN năm 2015 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "30/07/2018",
"sign_number": "06/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thành Phong",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-07-2013-TT-BGTVT-quan-ly-khai-thac-he-thong-thong-tin-giay-phep-lai-xe-185178.aspx | Thông tư 07/2013/TT-BGTVT quản lý khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 07/2013/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẤY PHÉP LÁI XE
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải quản lý trong phạm vi cả nước.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thông tin giấy phép lái xe là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu nhận, quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe. Hệ thống bao gồm hệ thống tại Trung ương và hệ thống tại địa phương.
2. Hồ sơ điện tử giấy phép lái xe là tập hợp các tài liệu điện tử liên quan đến đào tạo, sát hạch, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe được điện tử hóa trong hồ sơ đăng ký để cấp mới hoặc cấp đổi giấy phép lái xe.
3. Cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe là tập hợp các thông tin có cấu trúc về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe và những thông tin về vi phạm Luật Giao thông đường bộ được ghi nhận, cập nhật.
4. Chữ ký số trên giấy phép lái xe là chữ ký của người có thẩm quyền được cấp chứng thư số theo quy định.
Chương 2.
QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 4. Cơ quan quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe thống nhất trong phạm vi toàn quốc; Vụ Quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại trung ương.
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương.
Điều 5. Nhiệm vụ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Hướng dẫn quản lý, sử dụng, cập nhật, khai thác và quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
2. Kết nối, trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan theo quy định.
3. Đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và mạng truyền số liệu đặt tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
4. Đầu tư, xây dựng, nâng cấp các phần mềm ứng dụng trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe để áp dụng trong phạm vi toàn quốc.
5. Quản lý và hướng dẫn sử dụng công nghệ bảo mật trên giấy phép lái xe.
6. Là đầu mối tổng hợp nhu cầu, trình cơ quan có thẩm quyền cấp chứng thư số cho người có đủ điều kiện ký, cấp giấy phép lái xe theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý giấy phép lái xe do Bộ Giao thông vận tải giao.
Điều 6. Nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại trung ương
1. Thực hiện chức năng quản trị hệ thống thông tin giấy phép lái xe:
a) Quản lý cổng thông tin điện tử;
b) Quản lý phân quyền và bảo mật tài khoản sử dụng trong hệ thống;
c) Quản lý cấu hình hệ thống;
d) Sao lưu và khôi phục dữ liệu;
đ) Quản lý nhật ký hệ thống.
2. Cập nhật, xử lý, khai thác, xác thực và đồng bộ dữ liệu giấy phép lái xe.
3. Trực kỹ thuật để đảm bảo hoạt động liên tục hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
4. Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan sử dụng hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
5. Bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu cho hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
6. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe quy định tại Điều 8 của Thông tư này (đối với các đơn vị do Tổng cục đường bộ Việt Nam được giao quản lý).
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu quản lý.
Điều 7. Nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải
1. Đầu tư, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và mạng truyền số liệu đặt tại Sở Giao thông vận tải.
2. Tiếp nhận và tổ chức thực hiện hệ thống phần mềm ứng dụng trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao.
3. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan tại địa phương theo quy định.
Điều 8. Nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương
1. Cập nhật, xử lý, khai thác, xác thực và đồng bộ dữ liệu giấy phép lái xe.
2. Cập nhật các thông tin về vi phạm Luật Giao thông đường bộ được ghi nhận, chuyển về từ lực lượng tuần tra kiểm soát.
3. Đảm bảo hoạt động liên tục hệ thống thông tin giấy phép lái xe; thực hiện sao lưu và khôi phục dữ liệu.
4. Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị sử dụng hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương.
5. Bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu cho hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
6. Cung cấp thông tin về giấy phép lái xe cho trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải (nếu có).
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu quản lý.
Chương 3.
VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 9. Cơ sở đào tạo lái xe
1. Tiếp nhận hồ sơ giấy và lập hồ sơ điện tử, gửi hoặc truyền dữ liệu về Sở Giao thông vận tải (cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương) hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại trung ương).
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử gửi hoặc truyền dữ liệu đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 10. Trung tâm sát hạch lái xe
1. Tiếp nhận dữ liệu về kế hoạch, danh sách sát hạch, tổng hợp và lưu trữ theo quy định dữ liệu về kết quả các kỳ sát hạch.
2. Gửi hoặc truyền dữ liệu kết quả sát hạch về cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu kết quả sát hạch.
Điều 11. Cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương
1. Tiếp nhận hồ sơ giấy, lập hồ sơ điện tử đăng ký để cấp mới hoặc cấp đổi giấy phép lái xe,
2. Thực hiện kiểm tra phê duyệt các hồ sơ điện tử và cập nhật vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
3. Gửi, nhận hồ sơ điện tử để kiểm tra, so sánh, xác thực và cập nhật vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
4. Xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký trên các hồ sơ điện tử cấp giấy phép lái xe.
5. Thực hiện quy trình in giấy phép lái xe.
6. Kiểm tra chất lượng giấy phép lái xe sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo quy định.
7. Chuyển đổi, cập nhật toàn bộ dữ liệu giấy phép lái xe không làm bằng vật liệu PET. theo kế hoạch và lộ trình quy định.
8. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử đã gửi hoặc truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 12. Cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại trung ương
1. Tiếp nhận hồ sơ điện tử từ các cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương để xác thực và đồng bộ vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
2. Xử lý, gửi lại dữ liệu đã xác thực cho cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương để thực hiện việc in giấy phép lái xe.
3. Tiếp nhận và quản lý dữ liệu giấy phép lái xe đã được chuyển đổi, cập nhật từ các Sở Giao thông vận tải để đồng bộ vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
4. Cập nhật, vận hành trang thông tin điện tử về hệ thống thông tin giấy phép lái xe theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe
1. Sử dụng chứng thư số để ký số phê duyệt cấp giấy phép lái xe.
2. Bảo quản, bảo mật chứng thư số theo quy định.
Điều 14. Thời gian lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định.
1. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và trưng tâm sát hạch lái xe tối thiểu là 05 năm.
2. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối thiểu là 50 năm.
3. Thời gian lưu trữ dữ liệu về giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam tối thiểu là 100 năm.
Chương 4.
KHAI THÁC DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 15. Nguyên tắc khai thác
1. Việc khai thác dữ liệu giấy phép lái xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
2. Cơ quan quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe quy định tại Điều 4 của Thông tư này có trách nhiệm bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
3. Các dịch vụ khai thác thông tin dữ liệu giấy phép lái xe được cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
Điều 16. Các hình thức khai thác cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe
1. Khai thác trực tiếp
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác dữ liệu giấy phép lái xe trực tiếp từ trang thông tin điện tử giấy phép lái xe (http://www.gplx.gov.vn) theo quy định về cấp độ bảo mật và phân quyền sử dụng, khai thác dữ liệu giấy phép lái xe.
2. Khai thác gián tiếp
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu giấy phép lái xe chi tiết, tùy mức độ bảo mật được cung cấp thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
a) Các thông tin ghi trên giấy phép lái xe.
b) Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoài thông tin in trên giấy phép lái xe còn được cung cấp thêm thông tin về đào tạo, sát hạch, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.
3. Người có nhu cầu khai thác một số thông tin ghi trên giấy phép lái xe được tra cứu qua hệ thống tin nhắn SMS.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Báo cáo về quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải và cơ quan liên quan định kỳ 01 năm/lần trước ngày 15 tháng 01 năm sau về tình hình quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe trong phạm vi toàn quốc.
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải (qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam) định kỳ 01 năm/lần trước ngày 05 tháng 01 năm sau về tình hình quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Hđt).
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "03/05/2013",
"sign_number": "07/2013/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-61-2010-TT-BNNPTNT-dieu-kien-ve-sinh-thu-y-co-so-giet-mo-113501.aspx | Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ | BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 61/2010/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA CẦM
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm theo phương thức thủ công hoặc bán tự động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động giết mổ gia cầm trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trang thiết bị: gồm các dụng cụ, máy móc sử dụng để giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia cầm và thịt gia cầm.
2. Làm sạch: Là việc thực hiện các biện pháp cơ học để loại bỏ các chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên bề mặt của thiết bị, dụng cụ, đồ bảo hộ, nhà xưởng của cơ sở giết mổ.
3. Khử trùng: Là việc sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học để tiêu diệt các vi sinh vật vấy nhiễm trên đối tượng cần khử trùng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Vệ sinh: Là điều kiện đối với công nhân, thiết bị dụng cụ, nhà xưởng của cơ sở giết mổ để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện trong một môi trường phù hợp và sản phẩm tạo ra đáp ứng được các tiêu chí an toàn đối với người sử dụng.
5. Khu vực sản xuất: Bao gồm khu nuôi nhốt gia cầm chờ giết mổ và khu giết mổ.
6. Khu giết mổ: Là nơi diễn ra các hoạt động gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, đánh lông, tách phủ tạng, làm sạch phủ tạng ăn được, rửa thân thịt lần cuối, làm lạnh, kiểm tra thân thịt và dán tem, đóng dấu kiểm soát giết mổ.
7. Khu sạch: Là nơi diễn ra hoạt động, rửa lần cuối, làm lạnh, kiểm tra thân thịt lần cuối, pha lóc, đóng gói.
8. Khu bẩn: Là nơi nuôi nhốt gia cầm chờ giết mổ, gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, đánh lông, tách phủ tạng, làm sạch phủ tạng ăn được, thu gom phụ phẩm.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
Điều 4. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng
1. Địa điểm:
a) Theo quy hoạch của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
b) Cách biệt với khu dân cư và xa các trang trại chăn nuôi, các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại, đường quốc lộ….).
c) Được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện và nước ổn định.
d) Thuận tiện đường giao thông, cách xa sông, suối là nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
2. Thiết kế và bố trí:
a) Có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh.
b) Đường nhập gia cầm sống và xuất thịt ra khỏi cơ sở giết mổ phải riêng biệt, bảo đảm xe chở gia cầm sống không đi qua khu sạch.
c) Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe vận chuyển và người ra vào khu giết mổ.
d) Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng phù hợp.
e) Bố trí thành 2 khu vực riêng biệt: khu vực hành chính và khu vực sản xuất.
g) Tại khu vực sản xuất phải có phòng làm việc cho cán bộ thú y.
Điều 5. Yêu cầu đối với khu nhập gia cầm và nhốt gia cầm chờ giết mổ
1. Nơi nhập gia cầm có trang thiết bị đảm bảo việc chuyển gia cầm xuống được an toàn.
2. Khu nuôi nhốt gia cầm chờ giết mổ phải phù hợp với quy mô giết mổ và đặc Điểm của từng loại gia cầm:
a) Có mái che mưa, che nắng, thoáng mát, không bị dột hoặc mưa tạt.
b) Nền lát bằng vật liệu chắc chắn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh khử trùng và dốc về rãnh thoát nước thải.
3. Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra gia cầm trước khi giết mổ.
4. Có hệ thống cung cấp nước để làm vệ sinh phương tiện vận chuyển gia cầm và khu vực nhốt gia cầm chờ giết mổ.
Điều 6. Yêu cầu đối với khu vực giết mổ gia cầm
1. Được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng.
2. Mái hoặc trần: phải kín, không bị dột, được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ vệ sinh khử trùng.
3. Tường phía trong khu giết mổ: được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng. Chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng.
4. Được bố trí đủ hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.
5. Sàn khu vực giết mổ:
a) Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trợt, dễ vệ sinh và khử trùng.
b) Được thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải để đảm bảo thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn.
6. Đối với giết mổ treo, chiều cao từ sàn đến trần phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm của thịt. Dây chuyền giết mổ treo phải thấp hơn trần ít nhất 1m.
Đối với giết mổ thủ công, phải có bàn hoặc bệ lấy phủ tạng. Chiều cao của bàn, bệ lấy phủ tạng ít nhất 0,9m và được làm bằng vật liệu liệu bền, không thấm nước, dễ vệ sinh và khử trùng.
7. Có hệ thống hút hơi nước ngưng tụ hoạt động tốt.
8. Nơi làm sạch và khám thân thịt gia cầm phải bảo đảm:
a) Thoáng mát, hợp vệ sinh, có lưới chống côn trùng và động vật gây hại.
b) Có dụng cụ chứa thân thịt chưa sạch lông, dính dị vật, bị trầy xước hoặc không đủ tiêu chuẩn chờ xử lý.
c) Có bàn để kiểm tra thân thịt hoặc bố trí nơi khám thân thịt tại cuối dây chuyền giết mổ treo.
d) Nếu giết mổ thủ công, phải có bàn hoặc bệ để xếp thân thịt gia cầm chờ kiểm soát của Thú y.
9. Yêu cầu về làm lạnh và bảo quản lạnh thịt gia cầm tại cơ sở (nếu có):
a) Thịt tươi sau khi làm nguội, đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC.
b) Thịt đông lạnh sau khi làm nguội, cấp đông ở nhiệt độ –40oC đến –50oC, bảo quản ở nhiệt độ –18oC đến –20oC.
Điều 7. Yêu cầu về hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải
1. Hệ thống thoát nước thải:
a) Có hệ thống cống thoát nước thải tại tất cả các khu vực bốc dỡ, khu chờ giết mổ và khu giết mổ gia cầm.
b) Cống thoát nước thải có nắp đậy, có đường kính phù hợp để có thể thoát tất cả các chất thải trong quá trình giết mổ, làm vệ sinh nhà xưởng, xe vận chuyển gia cầm.
c) Hệ thống thoát nước được lắp đặt để nước có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không có nước đọng trên sàn.
d) Nước thải từ khu vệ sinh công nhân được dẫn trực tiếp ra hệ thống nước thải chung bên ngoài, tách biệt với hệ thống thoát nước thải khu giết mổ.
e) Có lưới chắn rác và bể tách mỡ vụn, phủ tạng trước khi nước thải đổ vào hệ thống xử lý nước thải.
g) Nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT đối với các chỉ tiêu sau: BOD, COD, Coliforms, pH, NH3, H2S, TN, TP, TSS theo Phụ lục số 3 của Thông tư này.
2. Xử lý chất thải rắn, phụ phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu ATTP
a) Có nơi xử lý gia cầm chết, nội tạng không ăn được đảm bảo không có sự lây nhiễm với các sản phẩm ăn được.
b) Nếu cơ sở không tự xử lý được thì phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.
c) Các thùng đựng phế phụ phẩm phải có nắp đậy và được ghi nhãn theo chức năng sử dụng. Phế phụ phẩm được thu dọn thường xuyên sau ca làm việc.
d) Phân, rác thải hữu cơ được xử lý để hạn chế ô nhiễm môi trường.
e) Thường xuyên dọn sạch chất thải sau mỗi ca giết mổ.
Điều 8. Yêu cầu đối với thiết bị chiếu sáng và thông khí
1. Yêu cầu về thiết bị chiếu sáng và cường độ ánh sáng
a) Cường độ ánh sáng trắng khu vực giết mổ và khu pha lọc thịt ít nhất phải đạt 300Lux; khu vực lấy nội tạng và khu vực kiểm tra của cán bộ thú y 500Lux; khu vực đóng gói và đông lạnh là 200Lux.
b) Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ.
2. Thông khí
a) Hệ thống thông khí phải được thiết kế đảm bảo không khí lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn.
b) Cửa thông gió của khu sạch, khu pha lóc phải có lưới bảo vệ chống côn trùng và động vật gây hại.
Điều 9. Yêu cầu đối với nước dùng và nước đá
1. Nước và nước nóng:
a) Nước và nước nóng cung cấp nước cho tất cả các hoạt động giết mổ và vệ sinh phải đầy đủ.
b) Phải có quy định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ. Hồ sơ phải lưu tại cơ sở.
c) Nước được sử dụng trong cơ sở giết mổ đạt QCVN 01:2009/BYT.
2. Nước đá và bảo quản nước đá:
a) Chỉ sử dụng nước đá có nguồn gốc rõ ràng, có hợp đồng cung cấp nước đá giữa cơ sở giết mổ và cơ sở sản xuất nước đá.
b) Nước sử dụng làm nước đá trong cơ sở giết mổ phải đạt QCVN 01:2009/BYT.
c) Nước và nước đá phải được phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và lý hóa phải được thực hiện 6 tháng một lần.
d) Việc vận chuyển, bảo quản nước đá phải đảm bảo không bị vấy nhiễm từ bên ngoài.
Điều 10. Yêu cầu đối với tiện nghi vệ sinh cho công nhân
1. Có đủ phòng vệ sinh, phòng thay quần áo cho công nhân.
2. Nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ và cách biệt hoàn toàn với khu vực giết mổ, cửa không được mở trực tiếp vào khu giết mổ.
3. Có nơi bảo quản quần áo, đồ dùng cá nhân cho công nhân cách biệt với khu vực giết mổ.
Điều 11. Yêu cầu đối với trang thiết bị và bảo dưỡng
1. Trang thiết bị:
a) Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn mòn, không độc, không thấm nước.
b) Dụng cụ và đồ dùng được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực.
c) Dao, dụng cụ dùng trong giết mổ phải được cất giữ tại cơ sở giết mổ và được bảo quản vệ sinh. Phải có đủ giá để dao trong cơ sở giết mổ.
d) Có đủ bồn rửa có vòi nước và xà phòng để công nhân rửa tay và dụng cụ ở các khu vực làm việc khác nhau.
2. Bảo dưỡng:
a) Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị để đảm bảo không làm thịt bị ô nhiễm chéo. Hồ sơ bảo dưỡng được lưu giữ đầy đủ.
b) Việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc chỉ được tiến hành sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết.
Điều 12. Yêu cầu đối với hệ thống kho
1. Kho bảo quản:
a) Nơi bảo quản, dự trữ dụng cụ giết mổ phải riêng biệt với nơi để hóa chất; chống ẩm mốc, mưa dột và sự phá hoại của động vật gây hại.
b) Bao bì và vật liệu bao gói được bảo quản ở khu vực riêng.
2. Kho lạnh, công-ten-nơ lạnh (nếu có)
Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho mỗi thiết bị lạnh.
Điều 13. Yêu cầu đối với vệ sinh và khử trùng
1. Có quy trình vệ sinh và khử trùng, bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước thực hiện và tần suất vệ sinh và khử trùng; loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.
2. Quy trình vệ sinh và khử trùng nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ phải được duy trì thường xuyên.
3. Kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ. Chỉ khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh thì mới được bắt đầu giết mổ. Tiêu chuẩn vệ sinh dụng cụ theo Phụ lục số 2 của Thông tư này.
4. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra việc vệ sinh dụng cụ nhà xưởng giết mổ. Kết quả kiểm tra và các hành động khắc phục được lưu vào hồ sơ của cơ sở.
Điều 14. Yêu cầu đối với việc kiểm soát côn trùng và động vật gây hại
1. Có quy trình và biện pháp hữu hiệu và hợp lý chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở giết mổ.
2. Chỉ sử dụng bẫy hoặc các hóa chất cho phép để chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở.
3. Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu vực giết mổ.
Điều 15. Yêu cầu đối với vệ sinh công nhân
1. Yêu cầu về sức khỏe
a) Người trực tiếp giết mổ gia cầm được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng một lần theo quy định của Bộ Y tế.
b) Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp vào quá trình giết mổ.
2. Vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ
a) Người giết mổ phải mang bảo hộ lao động. Bảo hộ được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ.
b) Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu chống thấm.
c) Duy trì quy phạm vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không mang trang sức khi làm việc.
d) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ.
e) Không được mang thực phẩm vào khu vực giết mổ.
g) Rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc những vật liệu bị ô nhiễm.
Điều 16. Yêu cầu đối với khách tham quan
Tất cả khách tham quan phải mang đầy đủ bảo hộ và tuân thủ các biện pháp vệ sinh và khử trùng của cơ sở.
Điều 17. Yêu cầu về vận chuyển
1. Vận chuyển gia cầm đến cơ sở giết mổ:
a) Gia cầm được vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ gia cầm của thú y cơ sở.
b) Phương tiện vận chuyển gia cầm được làm bằng vật liệu bền, dễ vệ sinh và khử trùng.
c) Sàn phương tiện phải được thiết kế kín, đảm bảo không bị rơi phân, chất thải trên đường vận chuyển.
d) Sau khi vận chuyển, phương tiện phải được làm vệ sinh.
2. Vận chuyển thịt và phủ tạng đến nơi tiêu thụ:
a) Thịt trước khi đưa ra khỏi cơ sở giết mổ phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y.
b) Phương tiện vận chuyển thịt được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, trơ, dễ làm vệ sinh khử trùng và có cửa đóng kín.
c) Không dùng xe chở động vật sống, phân, hóa chất hoặc chất thải để chuyên chở thịt.
d) Thùng xe chứa thịt được làm sạch và khử trùng trước khi xếp thịt lên xe.
e) Thùng xe phải đóng kín trong suốt quá trình vận chuyển.
g) Phương pháp xếp dỡ thịt đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm.
Điều 18. Yêu cầu về giết mổ
1. Quy trình giết mổ:
a) Có quy trình giết mổ gia cầm, bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, đánh lông, rửa, tách phủ tạng và làm sạch, làm lạnh, pha lóc, đóng gói, xử lý phụ phẩm.
b) Quy trình giết mổ phải phù hợp với quy mô và kỹ thuật giết mổ bảo đảm an toàn thực phẩm.
c) Việc lấy phủ tạng phải được kiểm soát để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt.
d) Cơ sở phải định kỳ tập huấn quy trình giết mổ và các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm cho từng nhóm công nhân.
2. Kiểm soát giết mổ:
a) Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quyết định số 87/2005/QĐ-BNN.
b) Thân thịt, phủ tạng ăn được đủ tiêu chuẩn vệ sinh phải được đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc cấp tem Vệ sinh thú y và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.
c) Thú y viên phải hướng dẫn biện pháp xử lý xác gia cầm, phụ tạng, phụ phẩm theo quy định.
Điều 19. Yêu cầu về quản lý kỹ thuật trong giết mổ
1. Cơ sở phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ.
2. Nhân viên kỹ thuật phải chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện quy trình giết mổ và điều kiện vệ sinh thú y trong cơ sở.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 20. Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm
1. Cơ sở giết mổ gia cầm phải được cơ quan thú y kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y 2 năm một lần.
2. Trình tự, quy trình kiểm tra theo quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Điều 21. Thanh tra, kiểm tra
1. Cơ sở giết mổ gia cầm tự kiểm tra và chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra theo Phụ lục số 1 của Thông tư này.
2. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Triển khai hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này cho chủ cơ sở giết mổ, người giết mổ và cán bộ thú y tại các tỉnh, thành phố.
2. Tập huấn về phương pháp kiểm tra, đánh giá cho cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.
3. Tổ chức thanh tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.
Điều 23. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y
1. Tổ chức tập huấn và chỉ đạo các cơ sở giết mổ gia cầm tại địa phương thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cơ sở có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở giết mổ gia cầm thuộc địa bàn quản lý.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ sở giết mổ gia cầm
1. Chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, tạo điều kiện cho việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu.
3. Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với nội dung quy định tại thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 26. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;
- Các Tổng Cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61 /2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phụ lục số 1. Bảng Kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia cầm
Mức độ A = Bắt buộc thực hiện; B= Khuyến khích thực hiện
TT
Chỉ tiêu kiểm tra
Mức độ
Kết quả kiểm tra
Diễn đạt lỗi và khắc phục
Đạt
Không đạt
Nhẹ
Nặng
Nghiêm trọng
1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
1.1. Địa điểm
1
Vị trí của cơ sở giết mổ có phù hợp với Mục đích sử dụng đất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền không?
A
2
Vị trí của cơ sở giết mổ có xa khu dân cư, xa các nguồn gây ô nhiễm không?
A
3
Có được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện, nước ổn định, tiện đường giao thông và cách xa sông suối là nguồn cung cấp nước sinh hoạt không?
A
1.2. Thiết kế và bố trí chung
4
Có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh và có thiết bị khử trùng tại cổng không?
A
5
Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng không?
A
6
Có được thiết kế thành các khu riêng biệt theo quy định không?
A
1.3. Khu nhập gia cầm và nhốt gia cầm trước khi giết mổ
7
Nơi nhập gia cầm có đảm bảo việc chuyển gia cầm xuống an toàn không?
A
8
Khu nhốt gia cầm chờ giết mổ có mái che; nền có lát bằng các chất liệu chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và có hệ thống cống thu gom nước thải không?
A
1.4. Khu giết mổ gia cầm
9
Có được thiết kế sao cho thứ tự các hoạt động trong cơ sở giết mổ lưu thông theo một chiều từ khu bẩn đến khu sạch không?
A
10
Có hệ thống bồn rửa tay công nhân, bồn rửa và sát trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.
A
11
Tường khu vực giết mổ có được lát bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt dễ vệ sinh, khử trùng không?
A
12
Trần/mái có theo quy định không?
A
13
Bàn bệ lấy phủ tạng có theo quy định không?
14
Sàn có được làm bằng vật liệu chăc chắn, bền, chống trơn trợt, dễ làm sạch, dốc đảm bảo thoát nước tốt không?
A
15
Nơi làm sạch và khám thân thịt có theo quy định không?
A
1.5. Hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải
16
Hệ thống thoát nước thải có được bố trí ở khư vực bốc dỡ, chờ giết mổ và giết mổ không?
B
17
Hệ thống thoát nước có được lắp đặt sao cho nước thải có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn theo đường cống có nắp đậy để đảm bảo không có nước đọng trên sàn không?
A
18
Nước thải từ khu vệ sinh công nhân có được dẫn trực tiếp ra hệ thống nước thải chung bên ngoài không?
A
19
Nước thải trước khi thải ra môi trường có đạt QCVN 24 – 2009/BTNMT không?
A
20
Xác gia cầm và sản phẩm không đạt ATTP có được xử lý theo quy định không?
A
21
Các thùng đựng phế phụ phẩm có nắp đậy và được đánh dấu theo chức năng sử dụng không?
B
22
Phế phụ phẩm, chất thải có được thu dọn thường xuyên sau mỗi ca làm việc không?
A
2. Chiếu sáng và thông khí
23
Cường độ ánh sáng các khu vực có theo yêu cầu không?
A
24
Bóng đèn có lưới hoặc chụp bảo vệ không?
A
25
Hệ thống thông khí có được thiết kế để không khí chỉ lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn không? Cửa thông gió có lưới chống côn trùng không?
A
3. Nước dùng và nước đá
26
Nước và nước nóng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất như làm sạch và vệ sinh có đủ và liên tục không?
A
27
Nước sử dụng trong cơ sở giết mổ có phù hợp với quy định QCVN 01-2009/BYT không?
A
28
Cơ sở có quy định về giám sát chất lượng nước, hồ sơ có được lưu lại không?
B
29
Chất lượng nước đá và bảo quản vận chuyển nước đá có theo quy định không?
A
4. Tiện nghi và nhà vệ sinh
30
Có đủ phòng vệ sinh cho công nhân không? Phòng vệ sinh có ở trong tình trạng hoạt động tốt không? Có cách biệt với khu vực sản xuất và không mở cửa trực tiếp vào khu sản xuất không?
A
31
Có nơi thay quần áo và bảo quản đồ dùng cho công nhân không?
B
5. Thiết bị và bảo dưỡng
32
Thiết bị, dụng cụ giết mổ có được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không ăn mòn, không độc không?
A
33
Dụng cụ và đồ dùng có được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực sản xuất không?
B
34
Tất cả dao dùng trong cơ sở giết mổ có để lại cơ sở giết mổ và được bảo quản đúng vị trí không?
B
35
Dao và dụng cụ cắt thịt có được vệ sinh trước và sau khi giết mổ không?
A
36
Có đủ chậu rửa có vòi và xà phòng để công nhân rửa tay và dụng cụ ở các khu vực sản xuất khác nhau không?
A
37
Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị tiếp xúc với thịt không? Có lưu giữ hồ sơ bảo dưỡng trong cơ sở không?
A
38
Việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc có được tiến hành sau ca sản xuất khi thịt đã được chuyển đi hết không?
A
6. Hệ thống kho
39
Có khu vực bảo quản dự trữ dụng cụ giết mổ, hóa chất riêng biệt không?
B
40
Bao bì và vật liệu bao gói có được bảo quản ở khu vực vệ sinh không?
A
7. Vệ sinh và khử trùng
41
Có quy trình chi tiết vệ sinh khử trùng đối với thiết bị, dụng cụ trong và sau quá trình giết mổ không?
A
42
Có duy trì thường xuyên quy trình vệ sinh khử trùng trong cơ sở giết mổ không?
43
Trước mỗi ca sản xuất có kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ không?
A
8. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại
44
Có chương trình và biện pháp hữu hiệu chống côn trùng và động vật gây hại không?
A
45
Có kiểm tra thường xuyên dấu hiệu của côn trùng và động vật gây hại không? Có xử lý ngay côn trùng và động vật gây hại không?
B
46
Có nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu giết mổ không?
A
9. Vệ sinh công nhân
47
Có quy định về sức khoẻ công nhân, vệ sinh cá nhân cho công nhân trực tiếp giết mổ không?
A
48
Người trực tiếp giết mổ gia cầm có được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng/ lần theo quy định của Bộ Y tế không?
A
49
Công nhân tiếp xúc trực tiếp với thịt có mang bảo hộ theo quy định không? Quần áo bảo hộ và ủng có được làm sạch trước và sau khi sản xuất không?
A
50
Công nhân có duy trì quy phạm vệ sinh cá nhân không?
A
10. Khách tham quan
51
Tất cả khách tham quan có mang quần áo bảo hộ và tuân thủ các biện pháp vệ sinh không?
A
11. Vận chuyển gia cầm và thịt gia cầm
52
Vận chuyển gia cầm sống đến cơ sở giết mổ có theo quy định không?
A
53
Vận chuyển thịt và phủ tạng gia cầm ăn được có theo quy định không?
A
12. Quy trình giết mổ và kiểm soát giết mổ
54
Có quy trình giết mổ phù hợp với quy mô và kỹ thuật giết mổ bảo đảm an toàn thực phẩm không?
A
55
Việc lấy phủ tạng có được kiểm soát để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt không?
A
56
Cơ sở có định kỳ tập huấn quy trình cho từng nhóm công nhân giết mổ không?
A
57
Cơ sở có nhân viên thú y kiểm soát giết mổ theo quy định của pháp lệnh thú y không?
A
13. Quản lý
58
Cơ sở giết mổ có cử một người chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm ATTP không?
A
14. Kiểm tra, khiếu nại và tài liệu
59
Tất cả tài liệu liên quan có được lưu giữ theo yêu cầu của nhà chức trách tối thiểu là 2 năm không?
B
60
Cơ sở giết mổ có kiểm tra nội bộ hàng năm không?
B
Phụ lục số 2: Chỉ số vi sinh vật đối với bề mặt* dụng cụ thiết bị tiếp xúc trực tiếp với thịt sau khi vệ sinh và khử trùng
Khoảng chấp nhận
Khoảng không chấp nhận
Tổng số vi khuẩn đếm được (TVC)
0 – 10 CFU/cm2
> 10 CFU/cm2
Enterobacteriaceae
0 – 1 CFU/cm2
> 1 CFU/cm2
*Bề mặt thiết bị tiếp xúc trực tiếp với thịt gồm: dao, cưa, bàn, rổ, thùng chứa, thùng xe vận chuyển
Phụ lục số 3: Giới hạn các chỉ tiêu nước thải (Theo QCVN 01-24)
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị C
A
B
1
pH
-
6-9
5,5-9
2
BOD5 (200C)
mg/l
30
50
3
COD
mg/l
50
100
4
Sắt
mg/l
1
5
5
Clorua
mg/l
500
600
6
Amoni (tính theo Nitơ)
mg/l
5
10
7
Tổng Nitơ
mg/l
15
30
8
Tổng Phôtpho
mg/l
4
6
9
Coliform
MPN/100ml
3000
5000 | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "25/10/2010",
"sign_number": "61/2010/TT-BNNPTNT",
"signer": "Diệp Kỉnh Tần",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-07-CT-UBND-2022-tang-cuong-cong-tac-thong-ke-trong-co-quan-don-vi-Da-Nang-526086.aspx | Chỉ thị 07/CT-UBND 2022 tăng cường công tác thống kê trong cơ quan đơn vị Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/CT-UBND
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 7 năm 2022
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác thống kê, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Công tác thống kê Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả tích cực. Cục Thống kê thành phố, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Thống kê và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động thống kê; tổ chức các cuộc điều tra thống kê theo đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra; đặc biệt, đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự các cuộc tổng điều tra theo chỉ đạo của Trung ương, qua đó, phần lớn thông tin thống kê đã được thu thập đầy đủ, độ chính xác cao, được biên soạn sát với thực tiễn khách quan, có tính chuyên môn cao, là căn cứ quan trọng để các cấp ủy, chính quyền các cấp trên toàn thành phố tham khảo, xây dựng các chương trình, đề án, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thống kê trên địa bàn thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thống kê còn thấp, nhận thức về công tác thống kê của người đứng đầu các cấp chính quyền chưa được coi trọng, chưa đúng tầm. Công tác tuyên truyền, phố biển, giáo dục pháp luật về thống kê chưa thực sự thường xuyên, sâu rộng, hiệu quả. Sự phối hợp trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu hành chính giữa Cục Thống kê thành phố với các sở, ban, ngành chưa hiệu quả; một số chỉ tiêu, số liệu thống kê chưa thống nhất về phạm vi. Một số sở, ban, ngành và địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác thống kê và sử dụng thông tin thống kê do cơ quan có thẩm quyền công bố trong chỉ đạo, điều hành. Việc bố trí nhân lực làm công tác thống kê còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ làm công tác thống kê theo quy định; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; vị trí công chức Văn phòng - Thống kê tại UBND các phường, xã thường xuyên thay đổi, không ổn định...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thống kê trên địa bàn thành phố, bảo đảm thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện, khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, thường xuyên, liên tục, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu các cấp, các ngành và địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Cục Thống kê thành phố có trách nhiệm:
a) Chủ động tham mưu, đề xuất với UBND thành phố xây dựng kế hoạch hằng năm và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện triển khai thu thập, cung cấp bổ sung các thông tin thống kê cần thiết (ngoài nội dung Kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê giao) để đáp ứng kịp thời việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố.
b) Khẩn trương triển khai hoàn thành các nội dung công tác sau:
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Thống kê, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể công chức và người lao động trong ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ nhằm phát hiện, khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai sót, hạn chế trong các hoạt động thống kê, kiên quyết xử lý những trường hợp làm trái quy định của Nhà nước trong công tác thống kê.
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, định kỳ báo cáo các chỉ tiêu thống kê đầu vào để tính toán các chỉ tiêu chủ yếu về: tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; giá trị sản phẩm; các chỉ tiêu về dân số và nhà ở; giáo dục và đào tạo; y tế; lao động...
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động thống kê tại địa phương.
c) Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện Luật Thống kê, điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân trên toàn thành phố, tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và UBND thành phố; đồng thời, đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động công tác thống kê.
2. Các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố; các cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê thành phố để tổ chức tốt các hoạt động thống kê trên địa bàn như: tích cực chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin hành chính (các dữ liệu liên quan đến thu, chi ngân sách, thuế, xuất nhập khẩu, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký về cấp phép đầu tư...); nghiêm túc thực hiện báo cáo thống kê định kỳ, đúng biểu mẫu, thời gian theo quy định; phối hợp thực hiện các cuộc điều tra thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành...
b) Thống nhất sử dụng thông tin, số liệu do Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê thành phố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Cục Thống kê thành phố xây dựng hệ thống báo cáo điện tử từ sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện đồng bộ, thông suốt với hệ thống thống kê tập trung, bảo đảm thu thập thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành nhanh của lãnh đạo các cấp Trung ương và địa phương.
d) Chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện điều tra thống kê và các hoạt động thống kê khác để tính toán đầy đủ các chỉ tiêu thống kê nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu quản lý, điều hành của sở, ban, ngành và địa phương.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật Thống kê, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê và Chỉ thị này đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê thành phố thẩm định trình UBND thành phố bố trí kinh phí thực hiện các cuộc điều tra theo chương trình công tác của UBND thành phố giao theo quy định.
5. UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các phường, xã phân công công chức Văn phòng - Thống kê có chuyên môn phù hợp với tính chất công tác thống kê; tạo điều kiện thuận lợi cho công chức Văn phòng - Thống kê triển khai, đôn đốc, nắm tình hình, thu thập, tổng hợp thông tin thống kê trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền phường, xã và đáp ứng yêu cầu báo cáo các cơ quan cấp trên theo quy định.
6. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã rà soát, bố trí cán bộ thống kê bảo đảm phục vụ yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung, thực hiện điều tra thống kê và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật; các tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung tại Chi thị này; Cục Thống kê thành phố có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND thành phố./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND (để b/c);
- Tổng cục Thống kê (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND TP;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- UBMTTQVN TP, các hội đoàn thể TP;
- Các cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn TP;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND TP;
- UBND các quận, huyện;
- Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng,
Cổng thông tin điện tử TP;
- Văn phòng UBND TP: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, TH.
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "29/07/2022",
"sign_number": "07/CT-UBND",
"signer": "Lê Trung Chinh",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-65-KH-UBND-2022-dieu-tra-va-cong-bo-ket-qua-danh-gia-DDCI-Hai-Phong-515967.aspx | Kế hoạch 65/KH-UBND 2022 điều tra và công bố kết quả đánh giá DDCI Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 65/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 16 tháng 3 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DDCI NĂM 2021; TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ DDCI NĂM 2022 CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022;
Căn cứ Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 30/5/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 15/3/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện phân tích kết quả khảo sát, điều tra và công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2020; Triển khai đánh giá DDCI năm 2021 của thành phố Hải Phòng;
Căn cứ Quyết định số 3342/QĐ-UBND ngày 19/12/2021 về việc phê duyệt Báo cáo phương pháp luận và ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thành phố Hải Phòng năm 2021;
Thực hiện Quyết định số 3988/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Chương trình công tác năm 2022 của thành phố;
Để tiếp tục tạo những chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và vị trí xếp hạng chỉ số PCI của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng thực hiện phân tích kết quả khảo sát, điều tra, công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2021 và triển khai thực hiện đánh giá DDCI năm 2022 của thành phố với các nội dung sau:
A. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DDCI NĂM 2021
I. Tiến độ triển khai
- Lựa chọn và thuê đơn vị tư vấn: Tháng 3-4/2022
- Phân tích kết quả khảo sát, điều tra; tính toán kết quả, xếp hạng; xây dựng và in báo cáo đánh giá DDCI năm 2021; chia sẻ kết quả điều tra trên internet; công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2021: Tháng 4-5/2022.
- Tổ chức Hội thảo của thành phố phân tích, giải đáp về kết quả đánh giá DDCI năm 2021 đối với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Tháng 5/2022.
II. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thuê tư vấn phân tích khảo sát, điều tra; tính toán kết quả xếp hạng; xây dựng và in báo cáo đánh giá DDCI năm 2021; chia sẻ kết quả điều tra trên Internet; công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2021; tổ chức Hội thảo của thành phố phân tích, giải đáp về kết quả đánh giá DDCI năm 2021 đối với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện được thực hiện bằng ngân sách nhà nước, nằm trong số kinh phí 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng) trong dự toán đã được ngân sách cấp năm 2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
B. TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ DDCI NĂM 2022
I. Mục đích
1. Thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thúc đẩy sự cạnh tranh, thi đua để nâng cao chất lượng điều hành kinh tế - xã hội.
2. Tiếp tục nâng cao chất lượng điều hành kinh tế - xã hội của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện; đội ngũ cán bộ, công chức thi đua thay đổi mạnh mẽ về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ; quyết liệt cải cách hành chính để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
3. Tạo kênh thông tin minh bạch để doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền thành phố.
4. Căn cứ kết quả khảo sát để đánh giá công tác điều hành của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong các năm tiếp theo; đề xuất các giải pháp để khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác điều hành của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
II. Yêu cầu
1. Phương pháp luận và hệ thống chỉ số, chỉ tiêu đánh giá DDCI năm 2022 được bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm từ việc xây dựng phương pháp luận và hệ thống chỉ số, chỉ tiêu đánh giá DDCI năm 2020-2021 của thành phố, từ quá trình điều tra, khảo sát, kết quả phân tích DDCI năm 2020-2021 (nếu có), phù hợp với thực tiễn tại thành phố.
2. Việc khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được thực hiện với nội dung, chỉ tiêu, đối tượng cụ thể, thiết thực về những vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm khi liên hệ giải quyết thủ tục hành chính; phản ánh khách quan tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
3. Kết quả khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan, minh bạch để báo cáo lãnh đạo thành phố; đồng thời là căn cứ để các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiếp thu ý kiến góp ý của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả; tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp từ thành phố đến các quận, huyện.
4. Kết quả khảo sát, điều tra, đánh giá DDCI là một trong những căn cứ để xem xét, so sánh chất lượng điều hành kinh tế của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố.
III. Nội dung thực hiện
1. Các chỉ số thành phần DDCI năm 2022
- Dự kiến các chỉ số thành phần DDCI năm 2022 bao gồm 09 chỉ số đối với khối Sở, ban, ngành và 10 chỉ số đối với khối địa phương:
(1) Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; (2) Tính minh bạch và ứng dụng công nghệ thông tin; (3) Tính năng động và hiệu lực của hệ thống Sở, ban, ngành và địa phương; (4) Chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công; (5) Chi phí không chính thức; (6) Cạnh tranh bình đẳng; (7) Hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Thiết chế pháp lý và hiệu quả thực thi chính sách, văn bản pháp luật; (9) Vai trò của người đứng đầu Sở, ban, ngành và địa phương. Riêng khối địa phương đánh giá thêm: (10) Chỉ số Tiếp cận đất đai.
- Phương án tính điểm xếp hạng DDCI năm 2022: Đảm bảo tương đồng, phù hợp với cách tính điểm của các chỉ số thành phần PCI.
2. Đối tượng được đánh giá
- Các Sở, ban, ngành: 21 đơn vị, bao gồm:
(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư, (2) Sở Tài chính, (3) Sở Tài nguyên và Môi trường, (4) Sở Xây dựng, (5) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (6) Sở Giao thông vận tải, (7) Sở Khoa học và Công nghệ, (8) Sở Giáo dục và Đào tạo, (9) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, (10) Sở Công Thương, (11) Sở Tư pháp, (12) Thông tin và Truyền thông, (13) Sở Y tế, (14) Sở Văn hóa và Thể thao, (15) Sở Du lịch, (16) Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, (17) Công an thành phố, (18) Cục Thuế thành phố, (19) Cục Hải quan Hải Phòng, (20) Bảo hiểm xã hội thành phố, (21) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 15 đơn vị, bao gồm:
(1) Hồng Bàng, (2) Ngô Quyền, (3) Lê Chân, (4) Kiến An, (5) Hải An, (6) Đồ Sơn, (7) Dương Kinh, (8) An Dương, (9) An Lão, (10) Cát Hải, (11) Kiến Thuỵ, (12) Thủy Nguyên, (13) Tiên Lãng, (14) Vĩnh Bảo, (15) Bạch Long Vĩ1
3. Phạm vi, quy mô khảo sát, điều tra
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.
- Số lượng phiếu khảo sát thu về dự kiến: 2.500 phiếu.
4. Phương pháp khảo sát, điều tra
Khảo sát được thực hiện thông qua 2 hình thức:
- Khảo sát chính bằng hình thức trực tuyến.
- Khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để xác thực thông tin và kiểm soát chất lượng.
5. Tiến độ triển khai
- Lựa chọn và thuê đơn vị tư vấn: Tháng 3-4/2022 (đồng thời với quá trình lựa chọn và thuê đơn vị tư vấn phân tích kết quả khảo sát, điều tra DDCI năm 2021)
- Lập báo cáo hiệu chỉnh, bổ sung phương pháp luận và hoàn thiện Bộ Chỉ số DDCI năm 2022: Tháng 7/2022.
- Xây dựng, hiệu chỉnh mẫu và thiết kế form khảo sát trực tuyến, xây dựng, hiệu chỉnh phần mềm nhập liệu, phần mềm quản lý dữ liệu: Tháng 7-8/2022
- Chuẩn bị khảo sát DDCI năm 2022: Tháng 8-9/2022
- Tiến hành và hoàn tất khảo sát DDCI năm 2022: Tháng 10-12/2022
- Phân tích kết quả khảo sát, điều tra; tính toán kết quả xếp hạng; xây dựng và in báo cáo đánh giá DDCI năm 2022; chia sẻ kết quả điều tra trên internet; công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2022; tổ chức hội thảo phân tích, giải đáp về kết quả đánh giá DDCI năm 2022: Tháng 01-5/2023.
6. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện đánh giá DDCI năm 2022 được thực hiện bằng ngân sách nhà nước, nằm trong số kinh phí 1.500.000.000 đồng (Một tỷ, năm trăm triệu đồng) trong Dự toán đã được ngân sách cấp năm 2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện các nội dung sau:
- Thuê đơn vị tư vấn hiệu chỉnh, bổ sung phương pháp luận và hoàn thiện Bộ Chỉ số DDCI năm 2022; Xây dựng, hiệu chỉnh mẫu và thiết kế form khảo sát trực tuyến, xây dựng, hiệu chỉnh phần mềm nhập liệu, phần mềm quản lý dữ liệu, xây dựng tài liệu tập huấn cho điều tra viên; điều tra, khảo sát bằng hình thức trực tuyến hoặc phiếu điều tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.
- Thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kinh phí thực hiện cho các nội dung tiếp theo được đưa vào dự toán kinh phí trong năm 2023: Thuê tư vấn phân tích khảo sát, điều tra; tính toán kết quả xếp hạng; xây dựng và in báo cáo đánh giá DDCI năm 2022; chia sẻ kết quả điều tra trên internet; công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2022; tổ chức hội thảo phân tích, giải đáp về kết quả đánh giá DDCI năm 2022.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Cơ quan chủ trì thực hiện
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện các nhiệm vụ về DDCI trong năm 2022 của thành phố, bao gồm các nội dung như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất và thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định của pháp luật; thực hiện ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn để thực hiện phân tích kết quả khảo sát, điều tra; công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2021; tổ chức hội thảo phân tích, giải đáp về kết quả đánh giá DDCI năm 2021 và triển khai đánh giá DDCI Hải Phòng năm 2022.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn phân tích khảo sát, điều tra; tính toán kết quả xếp hạng; xây dựng báo cáo đánh giá DDCI năm 2021, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị công bố kết quả đánh giá DDCI năm 2021, chia sẻ kết quả điều tra trên Internet.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức Hội thảo của thành phố phân tích, giải đáp về kết quả đánh giá DDCI năm 2021 đối với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo hiệu chỉnh, bổ sung phương pháp luận và hoàn thiện Bộ Chỉ số DDCI năm 2022, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện Bộ phiếu khảo sát, đảm bảo tính phù hợp, khoa học, chính xác, khách quan của việc đánh giá DDCI năm 2022; giám sát đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng, hiệu chỉnh mẫu và thiết kế form khảo sát trực tuyến, xây dựng, hiệu chỉnh phần mềm nhập liệu, phần mềm quản lý dữ liệu.
- Chủ trì, phối hợp và hướng dẫn các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổng hợp toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã thực hiện thủ tục hành chính hoặc dịch vụ công trong thời gian từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng xây dựng các phóng sự về công tác đánh giá DDCI để tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, các Cổng Thông tin thành phần của các Sở, ban, ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hiểu rõ, quan tâm phối hợp.
II. Cơ quan phối hợp
1. Giao các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Triển khai, phổ biến Kế hoạch này đến các các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc; tuyên truyền, đăng tải các thông tin trên Cổng thông tin thành phần của đơn vị.
- Trích xuất và cung cấp toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã thực hiện thủ tục hành chính hoặc dịch vụ công trong thời gian từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05/10/2022.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông: Tổ chức truyền thông, phổ biến Kế hoạch này sâu rộng trong các ngành, các cấp; tăng cường truyền thông về công tác đánh giá DDCI trong năm 2022, đặc biệt trong giai đoạn điều tra theo tiến độ triển khai của Kế hoạch này.
3. Đề nghị Cục Thống kê thành phố phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện quá trình điều tra, khảo sát, đảm bảo tính độc lập và chất lượng của công tác điều tra, khảo sát.
4. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng, Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố, các Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch này đến các thành viên, đồng thời tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chủ động và nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- TT TU, TT HĐND TP (để b/c);
- CT, PCT TT Lê Anh Quân;
- Các Sở, Ban, ngành TP;
- Cục Thống kê TP;
- UBND các quận, huyện;
- Đài PT&TH HP, Báo HP, CĐ ANHP, Cổng TTĐT TP;
- VCCI Hải Phòng, LMHTX và DN TP, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố;
- CPVP;
- Các Phòng CV UBND TP;
- CV: KTĐN;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Anh Quân
1 Do tính chất đặc thù, DDCI cấp địa phương của Hải Phòng năm 2022 vẫn tiến hành khảo sát, đánh giá, chấm điểm huyện Bạch Long Vĩ, tuy nhiên không đưa kết quả khảo sát, đánh giá, chấm điểm của huyện Bạch Long Vĩ vào xếp hạng DDCI cấp địa phương của Hải Phòng năm 2022 để công bố mà sẽ ghi nhận kết quả khảo sát, đánh giá, chấm điểm đó mang ý nghĩa tham khảo nội bộ. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "16/03/2022",
"sign_number": "65/KH-UBND",
"signer": "Lê Anh Quân",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-66-KH-UBND-2020-Ho-tro-nang-cao-nang-luc-phong-chong-ma-tuy-thanh-pho-Ha-Noi-475733.aspx | Kế hoạch 66/KH-UBND 2020 Hỗ trợ nâng cao năng lực phòng chống ma túy thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 66/KH-UBND
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN “HỖ TRỢ, NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO CÁC LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH CỦA BỘ CÔNG AN, BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ TÀI CHÍNH (TỔNG CỤC HẢI QUAN) VÀ NĂNG LỰC XỬ LÝ ÁN VỀ MA TÚY CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN, TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư “Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016 - 2020”; ngày 17/12/2019, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 9938/QĐ-BCA-C04 về việc phê duyệt Dự án “Hỗ trợ; nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho các lực lượng chuyên trách của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và năng lực xử lý án về ma túy của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy nhằm chủ động nắm chắc tình hình, phòng ngừa và phát hiện kịp thời, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của tội phạm ma túy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy, người nghiện ma túy góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho các lực lượng chuyên trách; tăng cường năng lực điều tra của Cơ quan điều tra, năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; năng lực xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong giải quyết vụ án hình sự về ma túy và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân trong lĩnh vực ma túy; đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật...
3. Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể trong Dự án theo đúng thời gian quy định với hiệu quả cao nhất, đảm bảo nguyên tắc trong sử dụng và quản lý kinh phí theo quy định.
II. MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Hàng năm, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật và bản lĩnh chính trị cho 100% cán bộ, chiến sỹ trực tiếp phòng, chống ma túy thuộc lực lượng chuyên trách của Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cục Hải quan Thành phố và kiểm sát viên, kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân, thẩm phán, thẩm tra viên của Tòa án nhân dân các cấp.
2. Hàng năm, tổng kết, rút kinh nghiệm 100% các vụ án ma túy lớn, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
3. Hàng năm, 100% các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, viễn thông, tin học công cụ hỗ trợ chuyên dụng, hệ thống lưu trữ, quản lý dữ liệu được nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật, nâng cấp các phần mềm, cơ sở dữ liệu nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống ma túy.
4. Hàng năm, 100% các vụ án ma túy được điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội; 99% hồ sơ người nghiện được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện, trong đó coi trọng công tác cai nghiện tập trung và quản lý người nghiện ngoài xã hội không để gây ra các vụ phạm tội.
III. NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tăng cường năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng chuyên trách của Công an Thành phố, Cục Hải quan Thành phố trong công tác phòng, chống ma túy; nâng cao năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, năng lực xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong giải quyết các vụ án hình sư về ma túy và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân đối với những hành vi vi phạm liên quan đến ma túy và tội phạm ma túy
a) Nâng cao năng lực điều hành, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác phòng, chống ma túy và công tác điều tra, kiểm sát, truy tố, xét xử các vụ án ma túy
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng, chống ma túy, cơ quan thực hiện quyền công tố, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Tòa án nhân dân các cấp theo hướng chuyên môn hóa; rà soát biên chế, bố trí cán bộ đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng, đảm bảo đủ năng lực hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Kiểm soát chặt chẽ, phát hiện xử lý những sơ hở, thiếu sót của các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy có thể bị tội phạm ma túy lợi dụng, tập trung tổ chức quản lý chặt chẽ những ngành nghề dễ bị tội phạm ma túy lợi dụng thực hiện hoạt động phạm tội, các hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất ma túy, thuốc hướng thần và thuốc có chứa chất ma túy. Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội (được thành lập theo Quyết định số 6190/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 của UBND Thành phố), tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp liên quan nhằm đôn đốc, kiểm tra và đánh giá công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b) Nâng cao năng lực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy; năng lực điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy
- Thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác vận động quần chúng và phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”, gắn liền với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chính trị - xã hội.
- Phối hợp, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng, chống ma túy; tiến hành nghiên cứu, cải tiến phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng vùng, miền, từng loại đối tượng, chú ý đến tác hại và xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp, chất hướng thần và một số chất ma túy mới; hỗ trợ hoạt động và nhân rộng các mô hình phòng, chống ma túy có hiệu quả ở cơ sở; lồng ghép với tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật và phát triển kinh tế xã hội khác của địa phương.
- Hàng năm, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ là công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, đội ngũ phóng viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác này.
- Tăng cường phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị, lực lượng, đặc biệt phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách trong đấu tranh với tội phạm ma túy, trong đó lực lượng Công an là chủ trì; kịp thời bổ sung, sửa đổi các quy chế phối hợp giữa các lực lượng, giữa các bộ, ngành; tích cực điều tra mở rộng, truy bắt các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các đường dây mua bán ma túy lớn, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; truy bắt và vận động có hiệu quả các đối tượng phạm tội về ma túy bị truy nã ra đầu thú; tiếp nhận, xử lý giải quyết các loại tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, không để xảy ra tình trạng tồn đọng, kéo dài.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết các chương trình kế hoạch, các chuyên án, vụ án ma túy lớn, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, để rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sơ hở thiếu sót nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm ma túy, đồng thời tránh thương vong cho cán bộ, chiến sỹ.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy để thu thập, củng cố chứng cứ, thống nhất quan điểm giữa cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, Tòa án. Lựa chọn những vụ án điểm về ma túy để đưa ra xét xử lưu động nhằm giáo dục, răn đe người phạm tội, phục vụ công tác tuyên truyền.
Thông qua công tác điều tra, truy tố và xét xử phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội, những kẽ hở, bất cập, những vấn đề chưa hoàn thiện của các văn bản pháp luật nhằm kiến nghị, bổ sung, chỉnh lý.
c) Nâng cao năng lực hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy, các Hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương về hợp tác phòng, chống ma túy mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Tích cực hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới trong công tác phòng, chống ma túy.
- Thực hiện cơ chế trao đổi thông tin hợp tác trực tiếp với lực lượng phòng, chống ma túy các nước trong xác minh, điều tra, xử lý các đường dây, đối tượng hoạt động phạm tội ma túy có liên quan đến Việt Nam.
- Thu hút, tranh thủ các nguồn lực cũng như các cơ chế hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy.
d) Nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng chuyên trách của Công an Thành phố, Cục Hải quan Thành phố; kiểm sát viên, kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và thẩm phán, thẩm tra viên của Tòa án nhân dân các cấp
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong nước nhằm nâng cao trình độ, kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng chuyên trách của Công an Thành phố, Cục Hải quan Thành phố; kiểm sát viên, kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và thẩm phán, thẩm tra viên của Tòa án nhân dân các cấp.
- Cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại nước ngoài theo chương trình, kế hoạch của Trung ương.
- Tổ chức các cuộc thi về pháp luật, nghiệp vụ giữa các đơn vị nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy.
- Thực hiện tốt chế độ chính sách và công tác thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, gia đình, đơn vị, cơ quan... có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy cũng như công tác điều tra, truy tố, xét xử án ma túy.
đ) Kịp thời kiến nghị với liên ngành Tư pháp Trung ương để có hướng dẫn quy đổi xử lý đối với các vụ án ma túy có tang vật thu giữ là ma túy có nhiều chất hợp thành.
2. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp công cụ chuyên dụng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy
a) Rà soát các phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ... đã cũ, hỏng, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho cơ động chiến đấu, thông tin liên lạc, đảm bảo hiệu lực và an toàn cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp đấu tranh với tội phạm và các trang thiết bị phục vụ cho các cơ quan thực hiện quyền công tố, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Tòa án nhân dân các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm sát, truy tố, xét xử các vụ án ma túy theo quy định của pháp luật.
b) Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và giám định chất ma túy
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm cập nhật, lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chuyên trách trên nền tảng cơ sở dữ liệu dùng chung (nếu có)...
3. Hỗ trợ kinh phí điều tra, truy tố, xét xử những vụ án ma túy, đặc biệt là các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án có yếu tố nước ngoài hoặc vụ án xảy ra ở những địa bàn khó khăn, phức tạp về kinh tế, xã hội
IV. ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ, THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Địa điểm đầu tư: Công an Thành phố; Cục Hải quan Thành phố; Tòa án nhân dân Thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố.
2. Thời gian thực hiện dự án: Đến năm 2020.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án: từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm và ma túy” của Bộ Công an giai đoạn 2016 - 2022 và nguồn ngân sách của địa phương theo phân cấp hoặc các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Nội dung và mức chi theo Thông tư liên tịch số 96/2014/TTLT-BTC-BCA ngày 17/7/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn khác theo quy định.
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an Thành phố (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 Thành phố)
a) Tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố
- Xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản về công tác phòng, chống ma túy theo các nội dung của Dự án đề ra; báo cáo sơ, tổng kết các kế hoạch chuyên đề về công tác phòng, chống ma túy và chương trình mục tiêu phòng, chống ma túy (theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương và Thành phố).
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố quyết định phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm và ma túy” hàng năm cho các đơn vị theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các sở, ngành phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Dự án, sơ kết, rút kinh nghiệm trong việc triển khai Dự án; khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy.
b) Tổ chức phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị, lực lượng, đặc biệt phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách trong đấu tranh với tội phạm ma túy, trong đó lực lượng Công an là chủ trì; kịp thời bổ sung, sửa đổi các quy chế phối hợp giữa các lực lượng, giữa các bộ, ngành; tích cực điều tra mở rộng, truy bắt các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các đường dây mua bán ma túy lớn, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; truy bắt và vận động có hiệu quả các đối tượng phạm tội về ma túy bị truy nã ra đầu thú; tiếp nhận, xử lý giải quyết các loại tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, không để xảy ra tình trạng tồn đọng, kéo dài.
c) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong nước nhằm nâng cao trình độ, kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ Công an Thủ đô.
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết các chương trình kế hoạch, các chuyên án, vụ án ma túy lớn, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, để rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sơ hở thiếu sót nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm ma túy, đồng thời tránh thương vong cho cán bộ, chiến sỹ.
đ) Rà soát các phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ... đã cũ, hỏng, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho cơ động chiến đấu, thông tin liên lạc, đảm bảo hiệu lực và an toàn cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp đấu tranh với tội phạm.
2. Cục Hải quan Thành phố: Tăng cường lực lượng, bố trí cán bộ, phương tiện, trang thiết bị đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ với người, hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất để kịp thời phát hiện, đấu tranh với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất để sản xuất ma túy.
3. Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố
- Rà soát, bố trí đủ số lượng Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ, hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật trong các vụ án liên quan đến ma túy.
- Tăng cường việc trao đổi, thống nhất quan điểm giữa cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, Tòa án lựa chọn những vụ án điểm về ma túy để đưa ra xét xử nhằm giáo dục, răn đe người phạm tội, phục vụ công tác tuyên truyền.
4. Tòa án nhân dân Thành phố
- Rà soát, bố trí đủ số lượng và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, thư ký Tòa án nhân dân các cấp; hỗ trợ kinh phí cho Tòa án nhân dân các cấp giải quyết, xét xử các vụ án ma túy và xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc; nâng cấp, sửa chữa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và xét xử các vụ án về ma túy cho Tòa án nhân dân các cấp.
- Tăng cường việc trao đổi, thống nhất quan điểm giữa cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, Tòa án lựa chọn những vụ án điểm về ma túy để đưa ra xét xử nhằm giáo dục, răn đe người phạm tội, phục vụ công tác tuyên truyền.
5. Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tốt việc phối hợp với các ngành và địa phương trong việc xét nghiệm xác định tình trạng nghiện ma túy.
- Duy trì hoạt động các cơ sở điều trị Methadone, phối hợp với các ngành chức năng quản lý tốt số người đang điều trị bằng Methadone. Chủ động phối hợp với cơ quan Công an nơi có Cơ sở điều trị Methadone, để bảo vệ an ninh trật tự tại nơi cơ sở trú đóng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng cho mục đích chữa bệnh và hỗ trợ cai nghiện ma túy.
6. Sở Công Thương: Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng các kế hoạch kiểm soát việc nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất theo các quy định hiện hành. Theo dõi, quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, sử dụng các hóa chất là tiền chất trong nước.
7. Sở Tư pháp: Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống ma túy, kiến nghị bổ sung các quy định phù hợp với tình hình thi hành pháp luật, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy. Tham mưu UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố phù hợp với thực tiễn hiện nay.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp quản lý thuốc thú y; kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, mua bán, sử dụng, không để thất thoát để tội phạm ma túy lợi dụng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
9. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của Công an Thành phố và các đơn vị liên quan, rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định giao dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn sự nghiệp cho Công an Thành phố và các đơn vị liên quan phục vụ công tác phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Công an Thành phố, các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố quyết định phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm và ma túy” hàng năm cho các đơn vị theo quy định.
10. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và Thành phố triển khai, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép các hoạt động chuyên môn của đơn vị.
11. UBND các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và giải pháp của dự án; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của địa phương để triển khai; tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ và nội dung của dự án tại địa phương, đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo theo quy định.
- Thực hiện phân bổ kinh phí của Dự án từ nguồn ngân sách Trung ương, Thành phố theo đúng mục đích, nội dung của Dự án. Cân đối ngân sách địa phương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp hỗ trợ và huy động các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu của dự án đề ra.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đề nghị các đoàn thể Thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đến các cấp cơ sở để chỉ đạo tổ chức thực hiện; đồng thời, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo 06 tháng, 01 năm, báo cáo tổng kết Dự án theo quy định gửi Công an Thành phố tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Bộ Công an;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý;
- Thành viên BCĐ 138/TP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.H.Giang, Phòng KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVXt.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "27/03/2020",
"sign_number": "66/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-20-2022-TT-BKHCN-Danh-muc-chuyen-doi-vi-tri-cong-tac-linh-vuc-khoa-hoc-tai-dia-phuong-553522.aspx | Thông tư 20/2022/TT-BKHCN Danh mục chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực khoa học tại địa phương mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2022/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH DANH MỤC VÀ THỜI HẠN ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định Danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ tại chính quyền địa phương.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định Danh mục và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại chính quyền địa phương.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ quy định tại Điều 3 Thông tư này tại chính quyền địa phương.
Điều 2. Nguyên tắc, phương thức chuyển đổi vị trí công tác
Việc chuyển đổi vị trí công tác bảo đảm nguyên tắc và phương thức chuyển đổi theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Điều 3. Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ phải thực hiện định kỳ chuyển đổi tại chính quyền địa phương
1. Quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
a) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện và sau nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Thẩm định, giám định công nghệ dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ
a) Thẩm định, giám định công nghệ dự án đầu tư theo quy định pháp luật;
b) Thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, cấp giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.
3. Hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân
a) Quản lý và thực hiện việc tiếp nhận khai báo, thẩm định an toàn, cấp giấy phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;
b) Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X- quang chẩn đoán trong y tế.
4. Hoạt động sở hữu trí tuệ
Thẩm định cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật.
5. Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng
a) Thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy phép trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định;
b) Thẩm định cấp giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân; Thẩm định hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia của tổ chức, doanh nghiệp bước Hội đồng sơ tuyển.
6. Thẩm định, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thẩm định hồ sơ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ; cấp giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.
7. Hợp tác, trao đổi khoa học và công nghệ có yếu tố nước ngoài.
Điều 4. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc theo quy định tại Điều 3 Thông tư này là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
2. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2023.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ bằng văn bản để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
- Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCCB, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tùng | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "30/12/2022",
"sign_number": "20/2022/TT-BKHCN",
"signer": "Trần Văn Tùng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-257-KH-UBND-2019-phong-chong-dich-thanh-pho-Ha-Noi-431798.aspx | Kế hoạch 257/KH-UBND 2019 phòng chống dịch thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 257/KH-UBND
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2019
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Năm 2019, tình hình dịch bệnh trên Thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực như: bệnh do vi rút Ê-bô-la, MERS-CoV, Tả, Bại liệt..., đặc biệt bệnh sốt xuất huyết, bệnh Sởi có số mắc gia tăng và bùng phát gây dịch trở lại ở ngay cả các nước có nền y tế phát triển. Tại Việt Nam, các dịch bệnh lưu hành như Sởi, sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Dại... tiếp tục xảy ra ở 63/63 tỉnh, Thành phố. Thành phố Hà Nội chưa ghi nhận dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, một số dịch bệnh lưu hành địa phương như bệnh Sởi, sốt xuất huyết có số mắc gia tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng đã được kiểm soát, khống chế kịp thời.
Hà Nội là Thành phố lớn, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, với dân số đông, mật độ dân số cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp nên ngoài việc đối mặt với dịch bệnh xâm nhập, các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng.... thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dịch trên địa bàn Thành phố nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh dịch gây nên, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch thành phố Hà Nội năm 2020 cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% UBND các cấp từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
- 100% UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên y tế - dân số, đội xung kích diệt bọ gậy khi có ổ dịch sốt xuất huyết, nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- 100% các cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở Y tế Dự phòng đóng trên địa bàn Hà Nội thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế; 100% các cơ sở Tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội triển khai thực hiện hệ thống quản lý thông tin Tiêm chủng quốc gia.
- 100% cán bộ y tế trong hệ thống giám sát xử lý, cấp cứu điều trị các loại dịch bệnh từ Thành phố đến cơ sở được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- 100% các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các Trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường chủ động phòng, chống dịch bệnh vào chiều (thứ sáu) hàng tuần.
- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời, giảm số mắc và tử vong do một số bệnh truyền nhiễm lưu hành, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi, xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội.
- Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng các loại vắc xin khác trong tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh Sởi.
- Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như: truyền thông, chia sẻ thông tin, tổ chức triển khai các hoạt động chủ động phòng chống dịch, kiểm tra, giám sát hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
- Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường công tác chỉ đạo của các các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch.
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch; xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch năm 2020, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2019 (qua Sở Y tế để tổng hợp). Kế hoạch phòng, chống dịch phải cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị; đề ra được các phương án đáp ứng chống dịch phù hợp.
2. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng để nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông: qua Đài Truyền hình, báo, đài của Trung ương và Hà Nội; qua hệ thống Đài Truyền thanh quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ thể, xúc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ tiếp thu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền những biện pháp phòng, chống dịch.
- Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch của Thành phố để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, dịch bệnh nhưng không hoang mang, lo lắng.
- Thực hiện truyền thông nguy cơ, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các đối tượng lãnh đạo, quản lý, người tham gia trực tiếp phòng, chống dịch và toàn thể người dân trong cộng đồng.
3. Công tác giám sát, xử lý dịch
- Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho công tác xử lý ổ dịch.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên y tế - dân số trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh dịch để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh dịch lây từ động vật sang người; dịch bệnh truyền qua thực phẩm.
- Tăng cường công tác giám sát dịch tại các cửa khẩu, đặc biệt là tại Cửa khẩu Hàng không Quốc tế Nội Bài; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh ở các nước trong khu vực, các tỉnh, Thành phố trong nước; tổ chức giám sát dịch chặt chẽ đảm bảo phát hiện sớm dịch bệnh xâm nhập vào Thành phố.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu dịch bệnh, tiêm chủng và các hoạt động phòng, chống dịch tại Hà Nội, trong nước và quốc tế để phục vụ thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời.
4. Công tác thu dung điều trị người bệnh
- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lấy nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Thường xuyên tập huấn về phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
- Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm.
- Tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu người bệnh mắc bệnh dịch tại cộng đồng cũng như tăng cường nhân lực cho tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị người bệnh để giảm tử vong do bệnh dịch.
5. Công tác đào tạo, tập huấn
- Tổ chức tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành về những văn bản pháp luật trong công tác phòng, chống dịch: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật...
- Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh dịch; công tác khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch cho cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình về giám sát, xử lý dịch, phác đồ điều trị các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và triển khai tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế.
6. Công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch
- Các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường chủ động phòng, chống dịch bệnh trong đó có bệnh Sốt xuất huyết vào chiều (thứ sáu) hàng tuần theo Chỉ thị số 04/2003/CT-UB ngày 17/01/2003 của UBND thành phố Hà Nội.
- Tổ chức các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh: trong dịp Tết Nguyên đán; vệ sinh môi trường sau mưa, lũ; vệ sinh môi trường trong Trường học; tổ chức các chiến dịch thu gom phế thải, phế liệu phòng, chống dịch sốt xuất huyết trước, trong mùa dịch...
7. Công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm
- Tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh lây truyền qua đường thực phẩm và thực hiện tốt công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra An toàn thực phẩm để chủ động phòng ngừa bệnh dịch lây sang người.
8. Công tác tiêm chủng vắc xin
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng: đảm bảo các đối tượng được tiêm đủ mũi, đúng thời gian. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi bổ sung để phòng chống dịch sởi. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế và quy định của Chính phủ tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Tổ chức tập huấn thực hành an toàn tiêm chủng và cấp Giấy chứng nhận tham gia tập huấn thường xuyên, đảm bảo tất cả cán bộ làm công tác tiêm chủng phải có đầy đủ kỹ năng theo quy định.
- Ứng dụng quản lý đối tượng, lịch sử tiêm chủng và thống kê báo cáo tiêm chủng mở rộng bằng phần mềm. Thường xuyên rà soát, nắm bắt đối tượng và tiền sử tiêm chủng để không bỏ sót mũi tiêm.
- Triển khai tốt tiêm vắc xin phòng một số dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm như: Bệnh dại trên chó, mèo; cúm gia cầm; bệnh tai xanh trên lợn; lở mồm long móng trên gia súc...
9. Công tác đảm bảo hậu cần cho phòng, chống dịch
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc cho công tác phòng, chống dịch.
- Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng dịch ở người cũng như vắc xin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.
- Bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bệnh hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
10. Công tác kiểm tra
- Kiểm tra định kỳ: Ban Chỉ đạo các cấp xây dựng Kế hoạch định kỳ kiểm tra công tác phòng, chống dịch (Thành phố kiểm tra quận, huyện 2 lần/năm; hàng quý quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các xã, phường, thị trấn; hàng tháng xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn).
- Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.
- Các Sở, ngành đoàn thể tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các đơn vị trực thuộc và tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố)
- Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch năm 2020; tổ chức giao ban định kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo kịp thời; tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch: giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; giám sát hành khách nhập cảnh từ các vùng có dịch, vùng có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch để cách ly không để dịch xâm nhập. Các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc trong công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo, đài của Trung ương và Hà Nội thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, đoàn thể trong hoạt động truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiếp tục triển khai các dự án thuộc đề án “Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến năm 2020” đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 02/5/2013.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch trên gia súc, gia cầm, thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt tăng cường việc tiêm vắc xin phòng, chống bệnh dại cho đàn chó, mèo tại các huyện nguy cơ cao về bệnh dại như Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Hoài Đức...
- Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong chăn nuôi.
- Tổ chức và duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật, không để gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn Thành phố. Thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các chợ đầu mối, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Tổ chức bao vây, xử lý triệt để các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, chú trọng các dịch bệnh có khả năng lây sang người.
- Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành Y tế để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên người.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp Sở Y tế xây dựng Kế hoạch liên ngành phòng, chống dịch bệnh trong Trường học.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong Trường học, chú trọng công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, thông thoáng lớp học, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, các bệnh dịch có nguy cơ lan nhanh trong trường học như: Cúm, Sởi, Thủy đậu, Quai bị, Tay chân miệng và các dịch bệnh khác.
- Phối hợp với ngành Y tế triển khai các chiến dịch tiêm chủng vắc xin tại các Trường học. Kiểm soát việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo lứa tuổi khi trẻ nhập học.
- Thực hiện tốt công tác y tế Trường học (quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh), công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm trong Trường học.
- Tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng. Phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh trên bảng tin của các Trường học.
- Cung cấp kịp thời thông tin về trường hợp học sinh mắc bệnh dịch trong Trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý.
4. Sở Du lịch
- Chỉ đạo các Công ty du lịch, các khách sạn tổ chức tập huấn và thực hiện công tác phòng, chống dịch, công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ, nhân viên nhất là nhân viên phục vụ ăn, uống.
- Chỉ đạo các Công ty du lịch, các khách sạn thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của các đoàn khách đến từ vùng có dịch cho cơ quan y tế địa phương để Sở Y tế chỉ đạo phối hợp giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch.
5. Sở Công Thương
Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định trong kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm của các cơ sở kinh doanh; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Hà nội mới, báo Kinh tế và Đô thị) phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo, đài của Trung ương thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố cũng như phổ biến cách làm hay, gương điển hình trong công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động phòng bệnh và hợp tác với cơ quan y tế trong phòng, chống dịch.
7. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, rác thải sinh hoạt thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết tại các công trình xây dựng.
- Đảm bảo cung cấp nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt nhằm hạn chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
- Phối hợp với ngành Y tế trong việc kiểm tra giám sát chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn.
- Tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cho cán bộ, công nhân tại các công trường xây dựng.
- Chỉ đạo các công trường xây dựng khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện có công nhân, người lao động tại công trường bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo triển khai tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý nguồn chất thải và rác thải y tế.
- Quản lý môi trường, nguồn nước: tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn nước thải, đảm bảo nguồn nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
- Khuyến khích triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh.
- Phổ biến và áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống dịch.
10. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xem xét trình UBND Thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết.
11. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với ngành Y tế quản lý các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có yếu tố nước ngoài.
- Phổ biến, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho người nước ngoài đến Việt Nam.
12. Sở Giao thông vận tải
- Có phương án huy động các phương tiện vận tải công cộng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát cần di chuyển người dân đến khu vực cách ly theo đề nghị của ngành Y tế.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng, chống các loại dịch bệnh tại nhà ga, bến xe, bến tàu.
13. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Đảm bảo công tác an sinh xã hội cho những người trong khu vực có dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp tử vong do bệnh dịch theo quy định.
14. Công an Thành phố
- Chỉ đạo Cảnh sát môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo pháp luật những đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp trong các đoàn liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm phòng, chống dịch.
15. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
- Chỉ đạo phòng quân Y các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh quân y khai báo, báo cáo theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm các trường hợp dân sự điều trị tại các bệnh viện quân đội; hoặc quân nhân sinh sống trong khu dân cư để ngành Y tế phối hợp giám sát và phòng, chống dịch.
- Xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và Bệnh viện Dã chiến chi viện cho ngành Y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành Y tế.
16. Cảng vụ Hàng không Miền bắc
Chỉ đạo các đơn vị tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ hành khách, hàng hóa nhập cảnh từ vùng có dịch.
17. Cục Hải Quan thành phố Hà Nội
Chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân Bay quốc tế Nội Bài và các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế xử lý hàng hóa bị ô nhiễm có nguy cơ phát tán mầm bệnh gây dịch.
18. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
Phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc bệnh dịch theo quy định.
19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể Thành phố
- Phối hợp với ngành Y tế và Các Sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng.
20. UBND các quận, huyện, thị xã
- UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn trước UBND Thành phố.
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn quận, huyện, thị xã; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng và củng cố lực lượng cộng tác viên y tế - dân số nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn từ nguồn kinh phí của địa phương và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch của tuyến xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm dịch bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, lan rộng.
- Chỉ đạo các ban, ngành thực hiện công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng, chống dịch.
- Huy động cộng đồng duy trì tổng vệ sinh môi trường hàng tuần kết hợp với vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý súc vật nuôi: nhất là chó, mèo; chỉ đạo triển khai tốt việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo; tiêm vắc xin phòng cúm cho gia cầm; vắc xin phòng bệnh tai xanh, lở mồm long móng trên đàn gia súc.
- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra đôn đốc hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
IV. CHẾ ĐỘ GIAO BAN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Tổ chức giao ban định kỳ cũng như đột xuất khi có yêu cầu về công tác phòng, chống dịch giữa Thành phố với các quận, huyện, thị xã cũng như giữa quận, huyện, thị xã với xã, phường, thị trấn để nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh và có các biện pháp chỉ đạo phòng, chống kịp thời.
- Sở Y tế là cơ quan Thường trực tham mưu UBND Thành phố đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo và các Sở, ban, ngành Thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và tổng hợp báo cáo với UBND Thành phố. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
V. KINH PHÍ
- UBND Thành phố bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch cấp Thành phố.
- UBND quận, huyện, thị xã cân đối bố trí kinh phí cho công tác tổ chức, triển khai phòng, chống dịch trên địa bàn theo quy định từ nguồn kinh phí của địa phương và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí cho công tác này.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Sở Y tế để tổng hợp)./.
Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố HN;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
- Cảng vụ Hàng không Miền Bắc;
- Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&THHN, Báo: HNM, KT&ĐT, ANTĐ, TTXVN-Phân xã HN;
-VPUB: CVP, các PCVP; Phòng KGVX, KT, ĐT, NC, TKBT;
- Lưu VT, KGVXAN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "18/12/2019",
"sign_number": "257/KH-UBND",
"signer": "Ngô Văn Quý",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-07-2014-TT-NHNN-lai-suat-doi-tien-gui-bang-dong-Viet-Nam-to-chuc-ca-nhan-tai-to-chuc-tin-dung-223493.aspx | Thông tư 07/2014/TT-NHNN lãi suất đối tiền gửi bằng đồng Việt Nam tổ chức cá nhân tại tổ chức tín dụng mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2014/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2014
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI TIỀN GỬI BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
Điều 1.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
3. Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
Điều 3. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2014 và thay thế Thông tư số 15/2013/TT-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tổ chức tín dụng vi phạm quy định tại Thông tư này.
4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ CSTT, PC.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "17/03/2014",
"sign_number": "07/2014/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Đồng Tiến",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-14-2008-TT-BTTTT-huong-dan-quan-ly-kinh-phi-ho-tro-tham-tra-xac-nhan-san-luong-dich-vu-vien-thong-cong-ich-dia-phuong-84172.aspx | Thông tư 14/2008/TT-BTTTT hướng dẫn quản lý kinh phí hỗ trợ thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích địa phương | BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 14/2008/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ THỰC HIỆN THẨM TRA, XÁC NHẬN SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản số 7243/VPCP-KTTH ngày 27/10/2008 của Văn phòng Chính phủ) về việc sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích cho việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (tại Công văn số 16182/BTC-TCNH ngày 31 tháng 12 năm 2008 về cơ chế hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương); Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý kinh phí hỗ trợ cho các Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các địa phương) như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
a) Thông tư này hướng dẫn quản lý kinh phí hỗ trợ thực hiện thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương theo qui định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Việc hỗ trợ kinh phí theo hướng dẫn tại Thông tư này được áp dụng cho việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích của các năm 2008, 2009 và năm 2010;
c) Không áp dụng Thông tư này đối với việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích do Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực tiếp thực hiện.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Sở Thông tin và Truyền thông có hoạt động thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích;
b) Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ);
c) Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) .
3. Kinh phí hỗ trợ cho việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương được sử dụng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 do các doanh nghiệp viễn thông đóng góp cho Quỹ và được tính vào phần định mức hỗ trợ doanh nghiệp duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông phổ cập tại vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông qui định.
Các doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí được Quỹ hỗ trợ cho việc duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông phổ cập để nộp kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích cho các Sở Thông tin và Truyền thông.
4. Các Sở Thông tin và Truyền thông chỉ sử dụng kinh phí được hỗ trợ theo Thông tư này để chi cho hoạt động thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích.
Nguồn kinh phí để thực hiện thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích là độc lập với các nguồn kinh phí hoạt động của các Sở Thông tin và Truyền thông do Ngân sách địa phương cấp hàng năm theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Kinh phí hỗ trợ các Sở Thông tin và Truyền thông thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích được quản lý sử dụng và báo cáo, quyết toán theo qui định tại Thông tư này và các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Mức kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích:
a) Mức kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương được xác định bằng 0,5% kinh phí doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích.
Cách tính mức kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại mỗi địa phương Sở Thông tin và Truyền thông được thu trong từng kỳ (hàng quí hoặc 6 tháng một lần) như sau:
Mức kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại mỗi địa phương từng kỳ bằng (=) kinh phí doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương trong kỳ, nhân (x) 0,5%.
Trong đó, kinh phí doanh nghiệp được hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương từng kỳ được tính theo sản lượng dịch vụ viễn thông công ích do doanh nghiệp đã báo cáo, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông thẩm tra, xác nhận và định mức hỗ trợ duy trì, phát triển dịch vụ viễn thông công ích do Nhà nước qui định.
(Danh mục dịch vụ viễn thông công ích do Sở Thông tin và Truyền thông thẩm tra, xác nhận và cách xác định sản lượng theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BTTTT ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
b) Trường hợp trong năm Nhà nước thay đổi định mức hỗ trợ duy trì và phát triển dịch vụ viễn thông công ích thì định mức điều chỉnh, bổ sung (định mức mới) được áp dụng để tính mức kinh phí hỗ trợ thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích từ tháng tiếp theo của tháng Quyết định sửa đổi, bổ sung định mức có hiệu lực thi hành.
2. Nội dung và mức chi thực hiện việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương:
Các Sở Thông tin và Truyền thông được chi cho hoạt động trực tiếp thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích như sau:
a) Chi hội nghị, tập huấn về quản lý sản lượng dịch vụ viễn thông công ích;
b) Chi công tác phí, xăng xe, thuê phương tiện phục vụ việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương.
Nội dung và mức chi các điểm a và điểm b tại khoản 2 mục II nêu trên theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công.
c) Chi bồi dưỡng làm thêm giờ, thuê nhân công giám sát, kiểm tra, đối soát để xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích. Mức chi làm thêm giờ theo quy định của nhà nước về chế độ thanh toán làm thêm giờ.
Trường hợp do địa bàn rộng, khối lượng công việc lớn, các Sở Thông tin và Truyền thông có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông cấp huyện phối hợp thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích trên địa bàn huyện. Căn cứ khối lượng công việc mà Sở đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông cấp huyện phối hợp thực hiện, mức kinh phí thẩm tra, xác nhận qui định tại Thông tư này và các chế độ liên quan của Nhà nước, các Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định mức kinh phí hỗ trợ cho cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông cấp huyện để thực hiện.
d) Chi mua vật tư, văn phòng phẩm; công cụ, dụng cụ trực tiếp phục vụ quản lý dịch vụ viễn thông công ích; chi in sao tài liệu, báo cáo về sản lượng dịch vụ viễn thông công ích.
đ) Các chi phí khác trực tiếp phục vụ thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích.
3. Lập, phê duyệt dự toán, tạm ứng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp và thanh toán bổ sung kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích:
a) Lập, phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp hàng năm
- Hàng năm, căn cứ Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ và định mức hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích hiện hành, Quỹ báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, trong đó phân tích rõ số kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích của từng doanh nghiệp theo Thông tư này.
- Trường hợp Nhà nước có sự điều chỉnh các cơ chế, chính sách, Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ liên quan đến kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, Quỹ báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt điều chỉnh dự toán theo qui định hiện hành, trong đó phân tích rõ số kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích theo dự toán điều chỉnh.
b) Tạm ứng kinh phí hỗ trợ từ Quỹ cho các doanh nghiệp
- Căn cứ Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ, Quỹ tạm ứng kinh phí hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trích từ nguồn kinh phí đã tạm ứng để chuyển kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích cho Sở Thông tin và Truyền thông theo qui định tại Thông tư này.
- Năm 2008, các doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí Quỹ đã tạm cấp đợt đầu trong năm cho việc duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích để thanh toán kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích theo qui định tại Thông tư này.
c) Kết thúc thời hạn thực hiện Hợp đồng cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, Quỹ và các doanh nghiệp tiến hành thanh lý Hợp đồng, xác định kinh phí doanh nghiệp được hỗ trợ để duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích theo định mức hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích và các qui định liên quan của Nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vượt sản lượng so với Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ nhưng không được Nhà nước hỗ trợ bổ sung kinh phí theo định mức hỗ trợ duy trì, phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, Quỹ xác định và thanh toán bổ sung cho doanh nghiệp phần kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ đối với sản lượng vượt chỉ tiêu Hợp đồng này (theo số liệu đã được các Sở Thông tin và Truyền thông thẩm tra, xác nhận) và mức kinh phí nêu tại điểm a khoản 1 mục II Thông tư này.
4. Doanh nghiệp chuyển kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích cho Sở Thông tin và Truyền thông
a) Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, qui định tại điểm a khoản 1 mục II Thông tư này và báo cáo của doanh nghiệp đề nghị thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích, Sở Thông tin và Truyền thông tính số kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ và có thông báo đến doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễn thông công ích định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần (Mẫu Thông báo kèm Thông tư này).
b) Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp đối chiếu số liệu và chuyển kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích vào tài khoản tiền gửi của Sở Thông tin và Truyền thông tại kho bạc nhà nước.
c) Doanh nghiệp có Hợp đồng cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, tuỳ theo mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh, có thể uỷ nhiệm chi nhánh, đơn vị trực thuộc nộp kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương cho các Sở thông tin và Truyền thông.
d) Doanh nghiệp không được trừ phần kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích vào kinh phí hỗ trợ duy trì, phát triển thuê bao của cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập.
đ) Doanh nghiệp hạch toán kinh phí tiếp nhận từ Quỹ theo qui định hiện hành về hạch toán kinh phí Nhà nước hỗ trợ cung ứng dịch vụ công ích (bao gồm phần được bổ sung theo mức kinh phí thẩm tra, xác nhận đối với sản lượng cung ứng vượt Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ). Doanh nghiệp thực hiện hạch toán vào chi phí cung ứng dịch vụ viễn thông công ích số kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ đã chuyển cho Sở Thông tin và Truyền thông.
5. Trách nhiệm quản lý sử dụng và báo cáo, quyết toán kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích của Sở Thông tin và Truyền thông.
Các Sở Thông tin và Truyền thông có thu kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích có trách nhiệm:
a) Chủ động bố trí kế hoạch sử dụng kinh phí phù hợp với khối lượng công việc thực tế theo định mức, chế độ chi tiêu của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng số phí mà Sở đã thu.
b) Mọi khoản thu, chi về thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích, Sở phải phản ảnh đầy đủ, kịp thời vào chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Sở theo qui định hiện hành của Nhà nước.
c) Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích theo qui định hiện hành của pháp luật.
d) Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo chi tiết tình hình chi từ nguồn kinh phí hỗ trợ thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
đ) Kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích các Sở Thông tin và Truyền thông đã thu năm trước nếu sử dụng chưa hết được tiếp tục chuyển sang sử dụng ở năm tiếp theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện Thông từ này, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên quan phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các phó TT Chính phủ;
- VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ TTTT: BT và các TT;
- Các đơn vị thuộc Bộ TTTT;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Sở TTTT;
- Các doanh nghiệp VT;
- TTĐT, Công báo;
- Lưu: VT, KHTC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Đức Lai
PHỤ LỤC
MẪU THÔNG BÁO NỘP KINH PHÍ THẨM TRA, XÁC NHẬN SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý kinh phí hỗ trợ thực hiện việc thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương )
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG……
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
---------
Số: /……
V/v: Thông báo kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng DVVTCI
…………, ngày…… tháng… năm ……
Kính gửi: (Doanh nghiệp)
Căn cứ Thông tư số: 14 /2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn quản lý kinh phí hỗ trợ thực hiện thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tại các địa phương;
Theo số liệu báo cáo đề nghị thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp số ngày / / ;
Sở Thông tin và Truyền thông…..………..đề nghị doanh nghiệp nộp về Sở số kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích quí…. năm…. (hoặc 6 tháng…. năm..…) là: ……………….. đồng. Chi tiết như sau:
STT
Dịch vụ
Đơn vị tính sản lượng dịch vụ
Sản lượng dịch vụ (theo số do DN báo cáo)
Định mức hỗ trợ duy trì, phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước
Kinh phí doanh nghiệp được hỗ trợ (tính theo sản lượng do DN báo cáo) (VND)
Kinh phí thẩm tra, xác nhận sản lượng dịch vụ viễn thông công ích kỳ này
Tổng số
Số tiền bằng chữ:……………………………………………………….
Đề nghị doanh nghiệp chuyển số kinh phí trên vào tài khoản của Sở Thông tin và Truyền thông………, số tài khoản……………….. tại Kho bạc Nhà nước…...………………..
Nơi nhận:
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "31/12/2008",
"sign_number": "14/2008/TT-BTTTT",
"signer": "Trần Đức Lai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-12-2009-TT-BCA-C11-to-chuc-cap-thu-hoi-dang-ky-bien-so-xe-may-chuyen-dung-luc-luong-Cong-an-nhan-dan-89101.aspx | Thông tư 12/2009/TT-BCA(C11) tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lực lượng Công an nhân dân | BỘ CÔNG AN
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Số: 12/2009/TT-BCA(C11)
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2009
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CẤP, THU HỒI ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ XE MÁY CHUYÊN DÙNG CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định về việc tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của lực lượng Công an nhân dân gồm: Xe bọc thép, xe cần cẩu bánh xích, máy ủi, máy xúc, máy khoan, xe lu và các loại xe máy chuyên dùng khác.
2. Phân cấp cơ quan cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng.
2.1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - Đường sắt (Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an): Tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng của các Tổng cục và đơn vị trực thuộc Bộ trưởng Bộ Công an có trụ sở tại Hà Nội.
2.2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng của các đơn vị Công an thuộc địa phương và xe máy chuyên dùng của các đơn vị thuộc Bộ Công an có trụ sở trên địa bàn (trừ đối tượng quy định tại điểm 2.1 Thông tư này).
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Quy định về cấp đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng
Khi đăng ký xe, phải xuất trình Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý sử dụng xe, ghi rõ họ tên, chức vụ, cấp bậc của người đến đăng ký xe kèm theo:
1.1. Giấy khai đăng ký xe
1.2. Quyết định phân bổ, điều động xe (đối với xe do Bộ cấp) hoặc chứng từ mua xe (đối với xe các cơ quan, đơn vị tự mua sắm).
1.3. Chứng từ nguồn gốc của xe.
1.3.1. Xe nguyên chiếc nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, xe viện trợ: Bản sao Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan.
1.3.2. Xe nhập khẩu riêng lẻ (phi mậu dịch): Giấy phép xuất, nhập khẩu hàng phi mậu dịch theo quy định của Bộ Tài chính.
1.3.3. Xe sản xuất, lắp ráp trong nước: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
1.3.4. Xe cải tạo:
- Đăng ký xe (đối với xe đã đăng ký) hoặc chứng từ nguồn gốc quy định tại điểm 1.3.1 hoặc 1.3.2 hoặc 1.3.3 nêu trên (đối với xe chưa đăng ký).
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo theo quy định của Bộ Công an.
2. Quy định về thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng
2.1. Các trường hợp phải thu hồi đăng ký, biển số xe:
- Xe cũ nát, hư hỏng hoặc bị phá hủy trong công tác, chiến đấu không còn khả năng sử dụng.
- Xe được cấp có thẩm quyền quyết định thanh lý.
- Xe hết niên hạn sử dụng.
2.2. Thủ tục thu hồi đăng ký, biển số xe:
Cơ quan quản lý, sử dụng xe có công văn đề nghị thu hồi, kèm theo đăng ký và biển số xe. Sau khi tiếp nhận hồ sơ thu hồi đăng ký, biển số xe đầy đủ theo quy định trên, thì cơ quan thu hồi, đăng ký xe cấp giấy chứng nhận thu hồi, đăng ký xe cho đơn vị quản lý, sử dụng xe.
3. Quản lý hồ sơ xe
Hồ sơ cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe được quản lý theo chế độ hồ sơ của Bộ Công an; dữ liệu thông tin của xe được thống nhất quản lý trên hệ thống máy vi tính; định kỳ hàng tháng, cơ quan đăng ký xe có trách nhiệm báo cáo số liệu đăng ký, quản lý xe về Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt để quản lý.
4. Quy định về biển số, biểu mẫu đăng ký xe
Biển số, biểu mẫu đăng ký xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh do Bộ Công an thống nhất quản lý và phát hành trong toàn quốc.
4.1. Về biểu mẫu đăng ký xe:
Khi đăng ký xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân được sử dụng các biểu mẫu đăng ký số 02, 03, 07, 08, 13 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2009/TT-BCA-C11 ngày 11/3/2009 của Bộ Công an.
4.2. Về biển số xe:
Xe đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - Đường sắt; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào thì biển số xe mang ký hiệu của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt hoặc tỉnh, thành phố đó.
4.2.1. Biển số xe máy chuyên dùng có chất liệu, kiểu loại, kích thước, cách sắp số và chữ như biển số xe cơ giới đường bộ quy định tại khoản 2.4, khoản 2.5 điểm 2 Phần IV Thông tư số 06/2009/TT-BCA-C11 ngày 11/3/2009 của Bộ Công an.
4.2.2. Biển số xe máy chuyên dùng trên biển số nền xanh, chữ và số màu trắng, có ký hiệu riêng là chữ “CD”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 và thay thế các nội dung có liên quan đến công tác đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng Công an nhân dân tại Chương I “Quy định về việc đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng và kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ôtô và xe máy chuyên dùng của ngành Công an” ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BCA(C11) ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc được giao quản lý, sử dụng xe máy chuyên dùng thực hiện các quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân.
4. Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
TRUNG TƯỚNG
Trần Đại Quang | {
"issuing_agency": "Bộ Công An",
"promulgation_date": "31/03/2009",
"sign_number": "12/2009/TT-BCA(C11)",
"signer": "Trần Đại Quang",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Lenh-cong-bo-phap-lenh-ve-tu-ve-trong-nhap-khau-hang-hoa-nuoc-ngoai-vao-Viet-Nam-12-2002-L-CTN-60575.aspx | Lệnh công bố pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 12/2002/L-CTN | CHỦ TỊCH NƯỚC
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Số: 12/2002/L-CTN
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2002
LỆNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ PHÁP LỆNH
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH/10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Điều 19 của Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ vào Điều 51 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam
Đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002./.
CHỦ TỊCH NƯỚC
Trần Đức Lương | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "07/06/2002",
"sign_number": "12/2002/L-CTN",
"signer": "Trần Đức Lương",
"type": "Lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-206-2010-TTLT-BTC-BGDDT-BNG-sua-doi-che-do-cap-phat-quan-ly-117443.aspx | Thông tư liên tịch 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG sửa đổi chế độ, cấp phát quản lý | BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NGOẠI GIAO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG NGÀY 05 THÁNG 12 NĂM 2007 CỦA LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, BỘ NGOẠI GIAO HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ, CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước";
Căn cứ Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và các nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về xử lý nợ của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga ký ngày 13 tháng 9 năm 2000 và công văn số 3663/VPCP-KG ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng kinh phí xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga để đào tạo cán bộ Việt Nam ở nước ngoài;
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, như sau:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, như sau:
1. Bổ sung Điểm d Tiết 3.1 Khoản 3 Phần I như sau:
"d. Chi phí làm hộ chiếu, visa của lưu học sinh: Thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi lưu học sinh được cử đi học đối với chi phí làm visa".
2. Sửa đổi, bổ sung Tiết 2.1 Khoản 2 Mục I Phần II như sau:
"Lưu học sinh bắt đầu nhập học khóa đầu tiên khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng trước chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam."
3. Sửa đổi, bổ sung mức sinh hoạt phí quy định tại Phụ lục số 01 như sau:
Tên nước
(A)
Mức SHP toàn phần
(USD; EURO/1LHS/1tháng)
(B)
Mức cấp bù SHP diện Hiệp định (USD/1LHS/1tháng)
(C)
Bằng đồng đôla Mỹ
Bằng đồng EURO
Ấn Độ
420
300-420
Trung quốc
420
293
Đài Loan (Trung Quốc)
420
Căm-pu-chia, Lào
204
84
Mông Cổ
204
144
Hàn Quốc, Xin-ga-po
600
Hồng-kông (Trung Quốc)
Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a
360
Ba Lan
480
480
Bun-ga-ri
480
404
Hung-ga-ri
480
143-403
Séc
480
84
Xlô-va-ki-a
480
112
Ru-ma-ni
480
420
U-crai-na, Bê-la-rút
480
456
Nga
480
420
Cu-ba
204
198
Các nước Tây Bắc Âu
888
Hoa Kỳ, Ca-na-da, Anh, Nhật Bản
1.200
Úc, Niu Di-lân
1.032
Ai Cập
540
480
Ma-rốc, Mô-dăm-bích, Li-bi
250
4. Bổ sung vào danh mục các nước có quy định cụ thể về mức bảo hiểm y tế quy định tại Phụ lục số 02 như sau:
Nước học
USD/LHS/năm
Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc)
300
Mông Cổ
150
5. Bổ sung vào Tiết 3.2 Khoản 3 Mục II Phần II như sau:
"Riêng tiền tạm ứng chi phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và sinh hoạt phí (không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí) cho lưu học sinh trước khi đi học thực hiện theo phương thức cấp bằng tiền mặt.
- Trường hợp trong thời gian lưu học sinh về công tác hoặc nghỉ hè ở Việt Nam, nếu lưu học sinh có đơn đề nghị xin được cấp tiền sinh hoạt phí bằng tiền mặt theo chế độ được hưởng thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo làm thủ tục cấp phát tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh. Số tiền sinh hoạt phí đã cấp phát tại Việt Nam sẽ được giảm trừ tương ứng trong tổng số kinh phí tiền sinh hoạt phí của lưu học sinh theo chế độ quy định.
Căn cứ vào đơn đề nghị của lưu học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ chi trả tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm theo dõi, quản lý tiền sinh hoạt phí cấp cho lưu học sinh đảm bảo không cấp trùng 2 lần tiền sinh hoạt phí. "
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2011. Các quy định trước đây trái với Thông tư này bị bãi bỏ. Những nội dung khác quy định tại Thông tư số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 ngày 12 tháng 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, mọi vướng mắc của lưu học sinh, đề nghị phản ánh về Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG
Bùi Thanh Sơn
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ NG;
- Lưu: VT, Bộ TC, Bộ GD&ĐT, Bộ NG. | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "15/12/2010",
"sign_number": "206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG",
"signer": "Trương Chí Trung, Bùi Văn Ga, Bùi Thanh Sơn",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-lien-tich-02-2005-TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHDT-quan-ly-dai-ly-Internet-2591.aspx | Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT quản lý đại lý Internet | BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG-
BỘ CÔNG AN-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-
BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2005
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN, BỘ CÔNG AN, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT NGÀY 14 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ QUẢN LÝ ĐẠI LÝ INTERNET
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thông tin;
Căn cứ Nghị định số 136 /2003 /NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Liên bộ Bưu chính, Viễn thông, Văn hóa - Thông tin, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, thống nhất hướng dẫn về quản lý đại lý Internet như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Thông tư liên tịch này áp dụng cho các hoạt động kinh doanh đại lý Internet tại Việt Nam. Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của thông tư này bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông, đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý.
Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với việc sử dụng dịch vụ Internet công cộng tại các trường học.
2. Giải thích từ ngữ:
Đại lý Internet: là tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet để cung cấp các dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet: là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP), dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông (OSP bưu chính, OSP viễn thông).
3. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a. Lưu giữ trên máy tính kết nối Internet tin, tài liệu, số liệu thuộc bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định.
b. Sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng công cụ hỗ trợ để truy cập vào các trang thông tin trên Internet (trang Web) do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấm truy cập; gửi, lan truyền, phát tán vi rút tin học, chương trình phần mềm có tính năng lấy trộm thông tin, phá huỷ dữ liệu máy tính lên mạng Internet; làm rối loạn, cản trở hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet; Lợi dụng Internet để chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây rối loạn an ninh trật tự, xâm hại đến lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục; xây dựng các trang Web, tổ chức các diễn đàn trên Internet có nội dung hướng dẫn, lôi kéo, kích động người khác thực hiện các hành vi trên.
c. Cung cấp dịch vụ cho người sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet và hợp đồng đại lý ký kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
d. Sử dụng thẻ Internet trả trước để làm đại lý cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng.
e. Truy nhập đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài bằng việc quay số điện thoại trực tiếp.
II. ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẠI LÝ INTERNET
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh đại lý Internet phải cam kết đảm bảo thực hiện các điều kiện, trình tự sau:
1. Có địa điểm và mặt bằng dành riêng làm đại lý Internet, có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm và mặt bằng này. Địa điểm, mặt bằng phải phù hợp với qui mô hoạt động kinh doanh của đại lý và bảo đảm các tiêu chuẩn:
a. Diện tích sử dụng cho mỗi một máy tính tối thiểu là 1m2. Tất cả các màn hình máy tính, thiết bị nghe nhìn làm dịch vụ phải bố trí lắp đặt đảm bảo cho người quản lý có khả năng quan sát dễ dàng.
b. Có trang bị các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo qui định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
c. Có biện pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ.
2. Chủ đại lý phải có trình độ tin học đạt chứng chỉ A trở lên. Trong trường hợp chủ đại lý không có chứng chỉ thì phải thuê nhân viên có trình độ tin học đạt chứng chỉ từ trình độ A trở lên để thực hiện việc hướng dẫn và kiểm tra người sử dụng tuân thủ các qui định về sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet.
Đối với các địa điểm kinh doanh đại lý Internet được bố trí thành nhiều phòng riêng biệt độc lập với nhau, chủ đại lý phải bố trí nhân viên hướng dẫn và kiểm tra riêng cho từng phòng (01 nhân viên phụ trách 01 phòng).
3. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương theo qui định của pháp luật.
4. Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
5. Đầu tư hệ thống trang thiết bị máy chủ quản lý tập trung để thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an toàn thiết bị, an ninh thông tin tương xứng với qui mô kinh doanh của đại lý. Trang bị phần mềm quản lý đại lý Internet do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ký hợp đồng đại lý cung cấp.
6. Có sơ đồ hệ thống máy tính sử dụng tại đại lý Internet trong đó các máy tính được đánh số thứ tự theo vị trí của từng máy.
7. Có sổ tập hợp các qui định của Nhà nước về quản lý, sử dụng dịch vụ Internet cho người sử dụng tham khảo và hướng dẫn người sử dụng dịch vụ tuân thủ các qui định này khi người sử dụng yêu cầu.
8. Niêm yết nội qui sử dụng dịch vụ Internet tại địa điểm kinh doanh đại lý Internet ở vị trí thuận lợi và dễ nhìn nhất đối với người sử dụng dịch vụ Internet của đại lý. Nội qui này phải ghi đầy đủ và rõ ràng các điều cấm đã được qui định tại Điều 11, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; giờ mở cửa, đóng cửa của đại lý; giá cước sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet, ứng dụng Internet; các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ Internet tại Mục VI Thông tư này.
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐẠI LÝ INTERNET TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH ĐẠI LÝ
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được qui định chung cho các đại lý viễn thông tại Điều 41 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, trong quá trình kinh doanh đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Được phép kinh doanh tại địa điểm kinh doanh của đại lý Internet từ 6 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Hướng dẫn và kiểm tra người sử dụng tuân thủ các qui định về sử dụng dịch vụ Internet; Có biện pháp đề phòng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khách hàng có hành vi vi phạm nội qui của đại lý và qui định của pháp luật về Internet.
3. Lập sổ đăng ký sử dụng dịch vụ trong đó thống kê đầy đủ, chi tiết thông tin về người sử dụng dịch vụ và người bảo lãnh cho người dưới 14 tuổi bao gồm họ tên; địa chỉ thường trú; số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên...., vị trí máy tính và thời gian mà người sử dụng dịch vụ đã sử dụng. Đại lý Internet phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong sổ đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản sổ đăng ký sử dụng dịch vụ để cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
4. Cài đặt chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet, đồng thời thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ngăn chặn người sử dụng truy cập đến các trang Web có nội dung xấu trên Internet. Đại lý Internet chỉ được cung cấp nội dung thông tin về người sử dụng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Sử dụng chương trình phần mềm quản lý đại lý đã được cài đặt để lưu giữ thông tin về người sử dụng dịch vụ bao gồm địa chỉ đã truy cập, thời gian truy cập, loại hình dịch vụ (email, chat, ftp, Telnet….) trong thời gian 30 ngày. Thời gian lưu giữ tính từ khi thông tin đi/đến máy chủ để phục vụ cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo an ninh thông tin.
6. Cung cấp đầy đủ số liệu về cấu hình kỹ thuật, sơ đồ kết nối lưu lượng thông tin trong phạm vi quản lý của đại lý một cách trung thực, chi tiết cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
7. Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet phải tham gia lớp tập huấn của doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý với mình dành cho các đại lý Internet.
8. Phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện yêu cầu đảm bảo an toàn và an ninh thông tin.
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET ĐỐI VỚI ĐẠI LÝ INTERNET
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được qui định chung cho doanh nghiệp viễn thông tại Điều 38 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Ký hợp đồng đại lý Internet với các tổ chức, cá nhân đã đáp ứng các điều kiện tại Điểm 1, 2, 3 Mục II và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet cho đại lý đã ký hợp đồng với mình.
2. Ngừng cung cấp dịch vụ và chấm dứt hợp đồng đại lý theo các điều khoản của hợp đồng hoặc khi phát hiện chủ đại lý tạo điều kiện hoặc cố tình bao che cho các hành vi ăn cắp mật khẩu, tài khoản truy nhập, phát tán vi rút, truy cập đến các trang tin điện tử hoặc tuyên truyền, phát tán các tài liệu có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm an ninh quốc gia.
3. Xây dựng qui chế quản lý đại lý Internet và phổ biến đến các đại lý Internet của doanh nghiệp.
4. Ban hành mẫu hợp đồng đại lý Internet.
5. Chủ động giám sát việc thực hiện hợp đồng của các đại lý Internet công cộng; Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của đại lý Internet công cộng.
6. Phải có chương trình và các trang thiết bị quản lý tập trung đặt tại doanh nghiệp và kết nối trực tuyến tới đại lý đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động đại lý Internet.
7. Cung cấp và phối hợp với đại lý trong việc cài đặt phần mềm quản lý đại lý đặt tại đại lý để giao tiếp trực tuyến với chương trình phần mềm quản lý đại lý tập trung của doanh nghiệp đảm bảo:
a. Quản lý, lưu trữ địa chỉ truy cập, loại hình dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ của người sử dụng dịch vụ tại các đại lý;
b. Quản lý, lưu trữ tên và số chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với người nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, thẻ sinh viên của người sử dụng dịch vụ;
c. Ngăn chặn việc truy cập đến các trang thông tin trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối an ninh trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hỗ trợ hoạt động kinh doanh lậu dịch vụ bưu chính viễn thông theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
8. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng với đại lý Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý Internet đã ký hợp đồng đại lý với mình về các qui định quản lý đối với dịch vụ Internet, các qui định về an toàn an ninh thông tin, các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đại lý thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ vào những mục đích lành mạnh, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khách hàng có hành vi vi phạm qui định của Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và Thông tư này.
9. Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của đại lý Internet, nếu có đủ cơ sở kết luận chủ đại lý vi phạm các điều khoản hợp đồng là điều kiện đình chỉ hợp đồng thì doanh nghiệp lập biên bản, ngừng cung cấp dịch vụ đồng thời gửi văn bản cho các Sở Bưu chính Viễn thông tại địa phương để thông báo việc vi phạm pháp luật của đại lý. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để cắt số điện thoại hoặc đường truyền viễn thông dùng để truy nhập Internet của đại lý Internet khi có yêu cầu của Sở Bưu chính Viễn thông.
10. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông (Vụ Viễn thông) và sao gửi Bộ Công an (Tổng cục An ninh), Bộ Văn hoá Thông tin (Cục Báo chí) danh sách đại lý Internet.
V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET TẠI ĐẠI LÝ INTERNET
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được qui định chung cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại Điều 42 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, người sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Người sử dụng dịch vụ Internet được lựa chọn đại lý Internet để sử dụng dịch vụ truy nhập Internet và các dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.
2. Người dưới 14 tuổi sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet phải có người thành niên bảo lãnh và giám sát trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại đại lý.
3. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên Internet.
4. Không đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc để chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.
5. Không sử dụng Internet để đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Không sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
7. Không tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet.
8. Không đánh cắp và sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân hoặc phổ biến cho người khác sử dụng.
9. Khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây mất an ninh trật tự xã hội phải nhanh chóng thông báo cho Sở Văn hóa Thông tin tại địa phương hoặc các cơ quan chức năng gần nhất để xử lý.
VI. THANH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet công cộng chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Đại lý Internet chịu sự kiểm tra trực tiếp từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet về việc tuân thủ các qui định trong hợp đồng đại lý.
3. Việc xử lý các vi phạm của Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, Đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet trong hoạt động, kinh doanh đại lý Internet được Uỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin, thanh tra chuyên ngành Bưu chính Viễn thông thực hiện theo qui định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện, Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin và Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16/12/2004 hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
4. Đại lý Internet vi phạm các qui định về quản lý Internet tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức sau:
a. Chịu xử phạt vi phạm hành chính.
b. Bị ngừng cung cấp dịch vụ Internet, bị chấm dứt hợp đồng đại lý, bị cắt số điện thoại hoặc đường truyền dẫn viễn thông dùng để truy nhập Internet.
c. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet.
d. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông:
a. Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đảm bảo thực hiện các qui định của Nhà nước đối với đại lý Internet.
b. Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công an tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong việc quản lý đại lý Internet.
c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công an qui định về việc đảm bảo các tính năng của chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin:
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan thực hiện tuyên truyền rộng rãi trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng về khai thác, sử dụng dịch vụ Internet theo đúng các qui định của Nhà nước và hạn chế các sai phạm trong hoạt động của đại lý Internet.
b. Xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các đại lý Internet thực hiện qui chế về cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet.
c. Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.
d. Phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất các biện pháp để xử lý ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm pháp luật trong hoạt động của đại lý Internet.
3. Bộ Công an:
a. Chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống tội phạm trên mạng Internet.
b. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan, công an các tỉnh, thành phố phối hợp với Thanh tra chuyên ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin, Thanh tra chuyên ngành Văn hoá Thông tin tiến hành thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động của các đại lý Internet trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet theo qui định của pháp luật và các qui định của Thông tư này.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a. Chỉ đạo chính quyền các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh đại lý Internet đảm bảo tất cả đại lý được thanh tra hoặc kiểm tra ít nhất 1 lần/năm. Có kế hoạch và phương án cụ thể để xử lý vi phạm, phối hợp trao đổi thông tin, kinh nghiệm và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động Internet, thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của các đại lý Internet trên địa bàn và tình hình xử lý vi phạm.
b. Chỉ đạo các sở Bưu chính Viễn thông, Văn hoá thông tin, Công an tổ chức thanh tra định kỳ và đột xuất các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet trên địa bàn theo qui định.
c. Hỗ trợ, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý đại lý Internet tại địa phương mình quản lý.
VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các qui định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn giải quyết.
Nguyễn Văn Hưởng
(Đã ký)
Phan Quang Trung
(Đã ký)
Đỗ Quý Doãn
(Đã ký)
Lê Nam Thắng
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công An, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá-Thông tin",
"promulgation_date": "14/07/2005",
"sign_number": "02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT",
"signer": "Nguyễn Văn Hưởng, Phan Quang Trung, Đỗ Quý Doãn, Lê Nam Thắng",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Luat-Phong-chong-thien-tai-Luat-De-dieu-sua-doi-2020-so-60-2020-QH14-373522.aspx | Luật Phòng chống thiên tai Luật Đê điều sửa đổi 2020 số 60/2020/QH14 mới nhất | QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 60/2020/QH14
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT ĐÊ ĐIỀU
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 và Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.”.
2. Bổ sung khoản 6 và khoản 7 vào sau khoản 5 Điều 5 như sau:
“6. Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
1. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;
b) Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;
c) Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;
d) Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;
đ) Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
2. Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được thành lập ở cấp xã, hoạt động kiêm nhiệm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trên cơ sở nguồn nhân lực quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, bao gồm dân quân ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu; dân quân ở cấp xã và tổ chức khác tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương.
3. Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai và vật tư, phương tiện, trang thiết bị khác của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự chuẩn bị.
Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai.”.
5. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 8 như sau:
“4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
c) Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mức độ nghiêm trọng, phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 như sau:
“1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.”.
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Điều tra cơ bản, xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6 như sau:
“5. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao.
6. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai; bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.”.
9. Bổ sung Điều 13a vào sau Điều 13 như sau:
“Điều 13a. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai
1. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
2. Nội dung điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực của công trình phòng, chống thiên tai và công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
b) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, nhân lực, tài chính, trang thiết bị trong hoạt động phòng, chống thiên tai;
c) Hiện trạng hệ thống thông tin, quan trắc, giám sát thiên tai và các dữ liệu phòng, chống thiên tai;
d) Tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai; tác động của thiên tai đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; các loại hình thiên tai; hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phòng, chống thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện, phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và gửi kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý.”.
10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Xác định nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Xác định nội dung, biện pháp tổng thể, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 như sau:
“c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.”.
11. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
“Điều 18a. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quy chuẩn kỹ thuật, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
5. Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình quy định tại khoản 1 Điều này phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác
1. Chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, bao gồm:
a) Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.
2. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trước khi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư.
3. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình, nhà ở áp dụng tiêu chuẩn có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.”.
13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó có các hình thức chủ yếu sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai;
d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
đ) Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để tham vấn rộng rãi chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai;
e) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau:
“d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đề án về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;”.
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.”;
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 như sau:
“c) Bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên phải bảo đảm thông tin về khu vực, loại rừng, diện tích, cấp độ rủi ro cháy.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn và hải văn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên;”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 25 như sau:
“4. Chính phủ quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; tình huống khẩn cấp về thiên tai; các loại dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng.”.
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 26 như sau:
“5. Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.”.
17. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 30 như sau:
“3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
“c) Nguồn lực cho cứu trợ khẩn cấp bao gồm lương thực, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước và môi trường thuộc dự trữ quốc gia; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Nguồn lực cho hỗ trợ trung hạn bao gồm lương thực, hàng hóa dự trữ của Nhà nước; ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Nguồn lực cho hỗ trợ dài hạn bao gồm ngân sách nhà nước và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế;”.
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 33 như sau:
“2. Thẩm quyền huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền huy động nguồn lực của Nhà nước theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về dự trữ quốc gia. Việc hỗ trợ dài hạn thực hiện theo kế hoạch hằng năm;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động quyên góp, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vận động quyên góp, tiếp nhận nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận, phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn;
d) Tổ chức, cá nhân được phép quyên góp từ cộng đồng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn;
đ) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm kêu gọi, tiếp nhận các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai và chuyển giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.”.
20. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IV như sau:
“Chương IV
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI”
21. Bổ sung Điều 39a vào sau Điều 39 như sau:
“Điều 39a. Khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai
1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin các loại hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động có thể làm gia tăng rủi ro thiên tai.
2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, vật liệu mới để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, hồ, đập và công trình phòng, chống thiên tai khác.”.
22. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 40 như sau:
“a) Kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 33 của Luật này; đồng thời là đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ;”.
23. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 44 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ điều phối liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên phạm vi toàn quốc.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai bao gồm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc đại diện lãnh đạo của một số bộ, cơ quan có liên quan và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và có cơ quan chuyên trách trực thuộc Bộ để tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp để giúp Ủy ban nhân dân chỉ huy và tổ chức công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh sử dụng bộ phận hiện có của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chuyên trách để tham mưu, giúp việc.”.
24. Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” tại khoản 1 Điều 17, khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 25, Điều 26, Điều 27, khoản 2 và khoản 4 Điều 28, khoản 2 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 2 và khoản 4 Điều 31, khoản 3 Điều 42, khoản 4 Điều 44.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 19 như sau:
“19. Bãi nổi hoặc cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông.”;
b) Bổ sung khoản 23 vào sau khoản 22 như sau:
“23. Bờ sông là ranh giới giữa mái dốc của lòng sông với mặt đất tự nhiên của bãi sông.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 7 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:
“10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 như sau:
“2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khi cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b, c và h khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:
“b) Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy; an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành.
Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 như sau:
“2. Lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và chuyển ngay đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 42 như sau:
“4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy điện, chỉ đạo thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành hồ chứa thủy điện.”.
7. Bổ sung, thay thế một số cụm từ tại một số điều như sau:
a) Bổ sung cụm từ “, bãi nổi hoặc cù lao” vào sau cụm từ “bãi sông” tại tên Điều 26, Điều 27;
b) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” tại khoản 11 Điều 3, khoản 2 Điều 35;
c) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” tại khoản 2 Điều 35;
d) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” tại khoản 7 Điều 36.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "17/06/2020",
"sign_number": "60/2020/QH14",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Lenh-cong-bo-Luat-Dac-xa-2018-403401.aspx | Lệnh công bố Luật Đặc xá 2018 | CHỦ TỊCH NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2018/L-CTN
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2018
LỆNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
NAY CÔNG BỐ
Luật Đặc xá
Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11năm 2018./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Phú Trọng | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "03/12/2018",
"sign_number": "09/2018/L-CTN",
"signer": "Nguyễn Phú Trọng",
"type": "Lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-11-2011-TTLT-BNN-BQP-BTC-huong-dan-chinh-sach-khuyen-khich-120625.aspx | Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC hướng dẫn chính sách khuyến khích | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2011
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 48/2010/QĐ-TTG NGÀY 13/7/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG HẢI SẢN VÀ DỊCH VỤ KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN XA
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 104/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc Phòng;
Căn cứ Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa;
Thực hiện Công văn số 1970/TTg-KTN ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trang bị máy thông tin phục vụ việc xác định vị trí trên tàu cá và thông tin liên lạc;
Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa như sau,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 2; Điều 3; Điều 4 và Điều 6 của Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (sau đây gọi tắt là Quyết định 48/2010/QĐ-TTg).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và DK1 (sau đây gọi tắt là các vùng biển xa) và các cơ quan có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thủy sản trên các vùng biển xa là hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản và nuôi trồng hải sản tại các vùng biển:
a) Phía Đông đường kinh tuyến 110030’E ra đến ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam tính từ vĩ tuyến 15000’N trở lên phía Bắc của vùng biển Việt Nam.
b) Phía Đông đường kinh tuyến 111030’E ra đến ranh giới ngoài vùng biển Việt Nam tính từ vĩ tuyến 9000’N đến 15000’N.
c) Phía Đông đường kinh tuyến 109030’E ra đến ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam tính từ vĩ tuyến 9000’N trở xuống biên giới phía Nam của vùng biển Việt Nam.
2. Tổng công suất máy là tổng công suất các máy trực tiếp tham gia đẩy tàu và được lắp trên bệ máy cố định.
3. Chi phí nhiên liệu đi và về đối với tàu khai thác hải sản là tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển được tính vào chi phí đầu vào của chuyến biển.
4. Chủ tàu là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có tàu khai thác hoặc dịch vụ cho khai thác hải sản tại ngư trường các vùng biển xa.
5. Thuyền viên là những người thuộc định biên của tàu, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu.
6. Chuyến biển là thời gian hoạt động trên biển tính từ lúc tàu rời cảng cá ra ngư trường khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản cho đến khi tàu về cảng cá có thời gian không dưới 15 ngày.
7. Chi cục quản lý thủy sản địa phương là Chi cục được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện chức năng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8. Tàu cá đăng ký thường xuyên hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa là các tàu cá có nghề khai thác phù hợp và có hoạt động tại vùng biển quy định, bao gồm: nghề câu cá ngừ đại dương, nghề lưới rê khơi, nghề lưới vây khơi, nghề câu khơi, câu mực, chụp mực và các tàu dịch vụ khai thác hải sản tại các vùng biển xa.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC HỖ TRỢ
Điều 4. Hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển
1. Đối tượng được hỗ trợ gồm: chủ tàu và thuyền viên hoạt động trên tàu khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Chủ tàu có đăng ký tàu thường xuyên hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (theo Phụ lục 1) và thuộc danh sách các tàu cá tham gia hoạt động trên các vùng biển xa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đảo hoặc bộ đội Hải quân hoặc nhà giàn gần ngư trường khai thác hải sản (Phụ lục 2) hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.
c) Ghi và nộp nhật ký khai thác thủy sản từng chuyến biển cho Chi cục quản lý thủy sản địa phương.
3. Hồ sơ gồm có:
a) Đối với hỗ trợ chuyến biển đầu tiên trong năm.
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí nhiên liệu (theo Phụ lục 3);
- Giấy xác nhận tàu cá khai thác, dịch vụ khai thác trên các vùng biển xa, của chuyến biển đề nghị hỗ trợ (theo Phụ lục 4a, hoặc 4b).
- Nhật ký chuyến biển đề nghị hỗ trợ (bản sao có chứng thực của Chi cục quản lý thủy sản địa phương);
- Giấy phép khai thác thủy sản (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với tàu khai thác); hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với tàu dịch vụ);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
b) Đối với hỗ trợ các lần tiếp theo trong năm.
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí nhiên liệu (theo Phụ lục 3);
- Giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa của chuyến biển đề nghị hỗ trợ (theo Phụ lục 4a hoặc 4b).
- Nhật ký chuyến biển đề nghị hỗ trợ (bản sao có chứng thực của Chi cục quản lý thủy sản địa phương);
Điều 5: Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên
1. Đối tượng được hỗ trợ gồm: chủ tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa đã mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Chủ tàu đăng ký tàu thường xuyên khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và thuộc danh sách tàu cá tham gia hoạt động trên các vùng biển xa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, có tham gia mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
b) Có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đảo hoặc bộ đội Hải quân hoặc nhà giàn gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.
3. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên (theo Phụ lục 5);
b) Giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (bản sao Phụ lục 4a hoặc 4b).
c) Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn thuyền viên (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
đ) Sổ danh bạ thuyền viên (bản sao).
Điều 6: Hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS)
1. Đối tượng được hỗ trợ gồm: chủ tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (đối với đài trên tàu) hoặc Chi cục quản lý thủy sản địa phương và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (đối với trạm bờ).
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Đối với các đài trên tàu
- Chủ tàu có đăng ký tàu thường xuyên khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và thuộc danh sách tàu cá tham gia hoạt động ở vùng biển xa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đảo hoặc bộ đội Hải quân hoặc nhà giàn gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.
- Máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) là máy mới 100%, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo Phụ lục 13 của Thông tư này.
b) Đối với các trạm bờ
- Là đơn vị được giao quản lý trạm bờ của hệ thống thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị vệ tinh (GPS).
- Máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) là máy mới 100%, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo Phụ lục số 13 của Thông tư này; máy tính và máy in là các máy mới 100%.
3. Mức hỗ trợ đối với các trạm bờ
Mỗi đơn vị được hỗ trợ 02 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS), 02 bộ máy vi tính và 01 máy in.
4. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) có xác nhận của Chi cục quản lý thủy sản địa phương về việc có trang bị máy (theo Phụ lục 6a đối với các đài trên tàu) hoặc xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Phụ lục 6b đối với trạm bờ của các Chi cục quản lý thủy sản địa phương) hoặc xác nhận của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (đối với trạm bờ của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
- Giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (bản sao Phụ lục 4a hoặc 4b, đối với các đài trên tàu).
- Hóa đơn tài chính mua máy hợp lệ (bản chính).
Điều 7. Hỗ trợ nuôi trồng hải sản
1. Đối tượng được hưởng hỗ trợ gồm: tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Phương án hoặc dự án nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa được Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thẩm định, phê duyệt;
b) Đăng ký và có xác nhận của chính quyền hoặc đơn vị bộ đội trên đảo gần khu vực nuôi trồng hải sản.
3. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí nuôi trồng hải sản (theo Phụ lục 7);
b) Quyết định phê duyệt phương án hoặc dự án nuôi trồng hải sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký;
c) Giấy xác nhận của Bộ đội Hải quân hoặc Ủy ban nhân dân các xã đảo gần khu vực nuôi trồng hải sản (theo Phụ lục 8);
d) Hợp đồng và hóa đơn tài chính cung cấp lồng nuôi, giống nuôi (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).
Điều 8. Hỗ trợ thuyền viên bị nước ngoài bắt, giam giữ
1. Đối tượng được hỗ trợ: là thuyền viên hoạt động trên các tàu đã đăng ký tham gia khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa bị nước ngoài bắt, giam giữ và đối tượng là con dưới 18 tuổi, những người thân khác (vợ, bố, mẹ, ông, bà) trên 60 tuổi hoặc mất khả năng lao động, sống phụ thuộc vào thuyền viên bị giam giữ ở nước ngoài.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Thuyền viên hoạt động trên tàu cá đã đăng ký tham gia thường xuyên khai thác trên các vùng biển xa thuộc danh sách tàu cá được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và Giấy phép khai thác thủy sản còn hiệu lực.
b) Tàu cá không vi phạm các quy định pháp luật về thủy sản và các quy định pháp luật khác liên quan.
c) Chủ tàu hoặc người thân của các thuyền viên trên tàu kịp thời báo cáo, cung cấp đầy đủ những thông tin biết được liên quan đến người và tàu bị bắt giữ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hoặc cư trú và Chi cục quản lý thủy sản địa phương.
d) Thông tin về tàu cá và thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ, giam giữ, xử phạt được một trong các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội Hải quân, Bộ đội Biên phòng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại các nước đó xác nhận.
3. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị hỗ trợ thuyền viên bị nước ngoài bắt, giam giữ (theo Phụ lục 9);
- Giấy xác nhận tàu cá, thuyền viên bị nước ngoài bắt, giam giữ, xử phạt của một trong các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại nước tàu bị bắt giữ (theo Phụ lục 10; bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Hóa đơn mua vé hoặc cuống vé phương tiện vận tải về Việt Nam đối với thuyền viên bị bắt (nếu có, bản chính);
- Bảng kê người thân của thuyền viên được nhận hỗ trợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (theo Phụ lục 11).
Điều 9. Về trình tự hỗ trợ ngư dân
1. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có tàu khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản ở vùng biển xa làm đơn đăng ký tàu cá thường xuyên khai thác dịch vụ khai thác dịch vụ hải sản trên các vùng biển xa (theo Phụ lục 1) gửi Chi cục quản lý thủy sản sản địa phương. Chi cục quản lý thủy sản địa phương xem xét và tổng hợp danh sách báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách các tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Sau khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Chi cục quản lý thủy sản địa phương thông báo cho chủ tàu để lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Chi cục quản lý thủy sản địa phương có trách nhiệm cập nhật thông tin báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bổ sung hoặc đưa khỏi danh sách những tàu không đủ điều kiện khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, có thông báo bằng văn bản nói rõ lý do cho chủ tàu được biết.
2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sau khi kết thúc chuyến biển, hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu, mua bảo hiểm thuyền viên, mua máy thông tin liên lạc tầm xa sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS); bị bắt giữ, giam giữ, tịch thu tàu; bị đâm hư hỏng, chìm mất tàu hoặc sau khi tổ chức xong phương án nuôi trồng hải sản tại các vùng biển xa, lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Chương II của Thông tư này gửi Chi cục quản lý thủy sản địa phương.
3. Căn cứ vào hồ sơ do ngư dân lập, Chi cục quản lý thủy sản địa phương chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân (thành phần của Tổ thẩm định do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định).
Kết quả thẩm định được lập thành văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và được lưu giữ tại cơ quan chủ trì thẩm định cùng với hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trường hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân không đủ điều kiện theo qui định, cơ quan chủ trì thẩm định phải có văn bản thông báo cho ngư dân biết để tiếp tục bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
4. Căn cứ kết quả thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập báo cáo trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định danh sách hỗ trợ cho ngư dân.
a) Đối với chính sách hỗ trợ qui định tại Điều 4, 5, 6 và 7 Chương II Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ tối thiểu một Quí một lần.
b) Đối với chính sách hỗ trợ qui định tại Điều 8, Chương II Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ ngay sau khi nhân được đủ hồ sơ hợp lệ của ngư dân.
c) Quyết định hỗ trợ cho ngư dân gửi các cơ quan: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục quản lý thủy sản địa phương, Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi có ngư dân được hỗ trợ.
5. Căn cứ quyết định hỗ trợ ngư dân của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Kho bạc Nhà nước huyện thông báo công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên để ngư dân tới Kho bạc Nhà nước huyện làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.
6. Về thủ tục lĩnh tiền tại Kho bạc Nhà nước: Ngư dân căn cứ quyết định hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước thông báo, đến Kho bạc Nhà nước huyện để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ. Để được nhận tiền hỗ trợ, ngư dân phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực để đối chiếu.
Chương III
LẬP DỰ TOÁN, PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT VÀ THANH, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ NGƯ DÂN
Điều 10. Lập dự toán ngân sách
1. Cùng với thời gian lập dự toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào số lượng các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hỗ trợ chi tiết theo từng chính sách quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính; Sở Tài chính xác định phần ngân sách địa phương phải cân đối và phần ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó báo cáo rõ tổng số kinh phí và phần kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ (chi tiết theo từng chính sách quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg).
2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xác định kinh phí phần ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương hàng năm.
3. Căn cứ dự toán ngân sách đã được Thủ tướng Chính phủ giao và phần ngân sách địa phương tự đảm bảo, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lập phương án chi thực hiện chính sách theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, trong đó xác định rõ phần ngân sách địa phương phải bố trí, phần ngân sách trung ương hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Đối với năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, thống kê số lượng tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ khai thác hải sản đang hoạt động trên các vùng biển xa và được quản lý trên địa bàn, đồng thời xác định số đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Điều 2, 3 và 4 Quyết định 48/2010/QĐ-TTg và dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện hỗ trợ trong năm 2010 báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ cho các địa phương thực hiện.
Điều 11. Phương thức cấp phát ngân sách và hạch toán ngân sách
1. Căn cứ vào các chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg và dự toán kinh phí thực hiện được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Trường hợp kết thúc năm ngân sách, kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg phần ngân sách trung ương hỗ trợ không sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, địa phương không được sử dụng cho mục đích khác. Trường hợp trong năm thiếu kinh phí phần ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định, địa phương chủ động ứng trước kinh phí thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg từ nguồn ngân sách địa phương để chi trả cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình theo quy định, ngân sách trung ương sẽ thực hiện bổ sung vào dự toán năm sau cho địa phương.
3. Kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được hạch toán, tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Kinh phí hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng cục Thủy sản được cấp từ nguồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển có trách nhiệm lập báo cáo chi tiết về tình hình chi hỗ trợ cho ngư dân theo từng loại chính sách và từng đối tượng trên địa bàn theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.
2. Nội dung báo cáo gồm: Tổng số tiền hỗ trợ trong kỳ, trong đó: Hỗ trợ chi phí nhiên liệu; bảo hiểm; máy thông tin liên lạc; nuôi trồng hải sản, bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu hoặc bị đâm hư hỏng, chìm mất tàu.
3. Thời gian gửi báo cáo Quý chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc Quý; báo cáo năm sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát toàn bộ việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng ngư dân theo đúng qui định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.
b) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ hỗ trợ ngư dân để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định hỗ trợ theo qui định tại Chương III Thông tư này.
c) Kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg được bố trí từ ngân sách nhà nước. Các cơ quan, đơn vị lập dự toán, bổ sung vào kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị mình.
d) Đối với năm 2010: Trong khi chờ Quyết định bố trí kinh phí của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động sử dụng ngân sách địa phương để cấp kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển qui định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và hỗ trợ cho ngư dân trên địa bàn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đồng thời đảm bảo cán bộ và các điều kiện liên quan khác để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các đơn vị khác có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ban hành và áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng
Phan Trung Kiên
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Quốc phòng, Tài chính, Công an, KH&ĐT, Ngoại giao, Y tế, Lao động – TB&XH;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố ven biển;
- Các đơn vị thuộc các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Quốc phòng, Tài chính;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Bộ đội Biên phòng, Hải quân các tỉnh thành phố ven biển;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, KTBVNL, TCTS.
Phụ lục 1: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ THƯỜNG XUYÊN KHAI THÁC,
DỊCH VỤ KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN XA
ính gửi: (Chi cục quản lý thủy sản địa phương)
Tôi tên là: .....................................................................................................
Số CMND:.............................., Ngày cấp.................., Nơi cấp....................
Địa chỉ thường trú: ........................................................................................
................................................................., Điện thoại:..................................
Là chủ tàu có số đăng lý:...............................................................................
Công suất máy chính: ....................................................................................
Số thuyền viên thường xuyên hoạt động trên tàu:..........................................
Nghề đăng ký hoạt động:...............................................................................
Vùng biển thường xuyên hoạt động: .........................................................
Căn cứ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được đăng ký tham gia hoạt động thường xuyên trên vùng biển xa được quy định trong Quyết định trên.
Tôi cam đoan thực hiện đúng về vùng khai thác, nghề khai thác và các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
..., ngày .... tháng... năm ...
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
DANH SÁCH UBND XÃ ĐẢO, BỘ ĐỘI HẢI QUAN VÀ NHÀ GIÀN ĐỦ ĐIỀU KIỆN XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, DỊCH VỤ KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI NGƯ TRƯỜNG VÙNG BIỂN XA VÀ CÓ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG HẢI SẢN
STT
Tên UBND xã đảo
Tọa độ (N-E)
Ghi chú
I
UBND các xã đảo
1
UBND thị trấn Trường Sa
08038’42’’/111055’09’’
2
Xã đảo Song Tử Tây
11025’42’’/114019’49’’
3
Xã đảo Sinh Tồn
09053’07’’/114019’49’’
II
Các đảo
1
Đảo Song Tử Tây
11025’42’’/114019’49’’
2
Đảo Đá Nam
11023’16’’/114017’52’’
3
Đảo Nam Yết
10010’47’’/114022’00’’
4
Đảo Sơn Ca
10022’29’’/114028’47’’
5
Đảo Đá Thị
10024’39’’/114035’13’’
6
Đảo Sinh Tồn
09053’07’’/114019’49’’
7
Đảo Sinh Tồn Đông
09054’08’’/114033’49’’
8
Đảo Đá Lớn
10001’24’’/113051’14’’
9
Đảo Cô Lin
09046’27’’/114015’16’’
10
Đảo Len Đao
09046’47’’/114022’11’’
11
Đảo Phan Vinh
08058’33’’/113042’31’’
12
Đảo Tốc Tan
08046’46’’/114003’15’’
13
Đảo Núi Le
08041’49’’/114010’15’’
14
Đảo Tiên Nữ
08051’01’’/114038’17’’
15
Đảo Thuyền Chài
08016’12’’/113021’15’’
16
Đảo An Bang
07053’33’’/112054’14’’
17
Đảo Trường Sa
08038’42’’/111055’09’’
18
Đảo Trường Sa Đông
08055’55’’/112021’19’’
19
Đảo Đá Đông
08049’23’’/112039’31’’
20
Đảo Đá Tây
08051’51’’/112015’18’’
21
Đảo Đá Lát
08040’12’’/111040’21’’
III
Các nhà (giàn) lô
1
Nhà lô Tư Chính (1E)
07031’41’’/109050’30’’
2
Nhà lô Phúc Nguyên (2B)
07048’12’’/109055’56’’
3
Nhà lô Phúc Tần (3C)
08009’25’’/110008’29’’
4
Nhà lô Huyền Trân
08002’03’’/110007’01’’
5
Nhà lô Quế Đường (5A)
07048’48’’/110028’40’’
6
Nhà lô Ba Kè (6C)
07042’11’’/111045’24’’
Phụ lục 3: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU
Kính gửi: (Chi cục quản lý thủy sản địa phương)
Tôi tên là: .......................................................................................................
Số CMND:......................., Ngày cấp:................, Nơi cấp:.............................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Điện thoại:............................................., Fax:...............................................
Là chủ tàu số đăng ký:....................................................................................
Công suất máy chính: ....................................................................................
Nghề đăng ký hoạt động: ................................................................................
Vùng biển hoạt động:....................................................................................
Đã có hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển xa từ ngày ................... đến ngày ..................................có xác nhận của .....................................................
.........................................................................................................................
Tôi đề nghị được hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho chuyến biển thứ ..... năm 20... với số tiền là: .................. (bằng chữ:...............................)
......, ngày ...... tháng..... năm ......
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 4a: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
GIẤY XÁC NHẬN TÀU CÁ KHAI THÁC,
DỊCH VỤ KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN XA
Tàu cá mang số đăng ký: ...............................................................................
Tên chủ tàu:.....................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Họ và tên thuyền trưởng:.................................................................................
Nghề đăng ký hoạt động: .............................................................................
Số thuyền viên hoạt động trên tàu:..................................................................
Tên đơn vị xác nhận
Ký tên, đóng dấu,
ghi rõ họ tên và ngày tháng xác nhận
(Khi tàu xuất bến tại)
Tên Đồn hoặc Trạm biên phòng
(Khi hoạt động tại ngư trường) (*)
- UBND xã đảo:
- Hoặc bộ đội hải quân:
- Hoặc nhà giàn:
(Khi tàu về bến tại)
Tên Đồn hoặc Trạm biên phòng
(*) Ghi chú: Trong trường hợp hoạt động trên các vùng biển không thể có xác nhận của các đơn vị quản lý thì phải xác nhận bằng định vị vệ tinh (GPS) ( phụ lục 3b)
Phụ lục 4b: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11 /2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
GIẤY XÁC NHẬN TÀU CÁ KHAI THÁC,
DỊCH VỤ KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN XA
(đối với xác nhận bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh)
(tên cơ quan xác nhận).................................................., xác nhận:
Tàu cá mang số đăng ký:...............................................................................
Chủ tàu:...........................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Thuyền trưởng:................................................................................................
Nghề đăng ký hoạt động: ..............................................................................
Có hoạt động tại vùng biển xa từ ngày ...../..../..... đến ngày ..../..../..... và báo cáo vị trí tàu như sau:
STT
Ngày, giờ báo vị trí tàu
Kinh độ
Vĩ độ
1
2
3
4
5
...
Thuyền trưởng đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin liên lạc với cơ quan quản lý hệ thống thông tin.
CƠ QUAN QUẢN LÝ TÀU CÁ BẰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 5: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
MUA BẢO HIỂM THÂN TÀU, BẢO HIỂM TAI NẠN THUYỀN VIÊN
Kính gửi: (Chi cục quản lý thủy sản địa phương)
Tôi tên là: .......................................................................................................
Số CMND:............................., Ngày cấp:.................., Nơi cấp:......................
Địa chỉ:.........................................................................................................
Điện thoại:.........................................., Fax:.................................................
Là chủ tàu có số đăng ký:...............................................................................
Công suất máy chính: ....................................................................................
Nghề đăng ký hoạt động:..............................................................................
Số thuyền viên làm việc trên tàu: ................................................................
Vùng biển hoạt động....................................................................................
Tôi đã mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên năm 20........
Số tiền mua bảo hiểm thân tàu là: .................................................................
Số tiền đề nghị hỗ trợ 50% là: .......................................................................
Số tiền mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên là ....................................... cho................................... lao động trên tàu
Số tiền đề nghị hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên là..................................
Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ phí bảo hiểm năm 20...... là: ............................................(bằng chữ..................................................................)
..., ngày .... tháng... năm ...
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 6a: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
MUA MÁY THÔNG TIN LIÊN LẠC SÓNG HF TẦM XA TÍCH HỢP
THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ VỆ TINH (GPS)
(đối với các đài trên tàu)
Kính gửi: (Chi cục quản lý thủy sản địa phương)
Tôi tên là: .......................................................................................................
Số CMND:............................, ngày cấp:.................., nơi cấp:........................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Là chủ tàu có số đăng ký:...............................................................................
Công suất máy chính: ....................................................................................
Nghề đăng ký hoạt động:................................................................................
Vùng biển hoạt động....................................................................................
Tôi đã thực hiện mua 01 bộ máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) phục vụ cho việc xác định vị trí hoạt động trên biển và truyền thông tin từ tàu về bờ và ngược lại.
Số tiền mua máy là: ........................................
Số tiền đề nghị hỗ trợ là: ......................................... (kèm theo chứng từ).
Tôi cam đoan thực hiện thông tin liên lạc và báo cáo hằng ngày về hoạt động của tàu cá bằng máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa theo quy định./.
Xác nhận của Chi cục quản lý thủy sản địa phương về máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
(Xác nhận, ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
..., ngày .... tháng... năm ...
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 6b: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
MUA MÁY THÔNG TIN LIÊN LẠC SÓNG HF TẦM XA TÍCH HỢP
THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ VỆ TINH (GPS)
(đối với các trạm bờ của các Chi cục quản lý thủy sản địa phương)
Kính gửi: (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Chi cục quản lý thủy sản địa phương)...........................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Điện thoại: ...........................................; Fax:................................................
Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao tổ chức trạm bờ để phục vụ công tác quản lý và xác nhận tàu cá khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, Chi cục ............. đã tiến hành trang bị 02 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS), 02 bộ máy tính và 01 máy in.
Tổng số tiền là: ........................................
Số tiền đề nghị hỗ trợ là: ......................................... (kèm theo chứng từ).
Xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương về máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
(Xác nhận, ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
..., ngày .... tháng... năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 7: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
HỖ TRỢ KINH PHÍ NUÔI TRỒNG HẢI SẢN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..................
Tôi tên là: .......................................................................................................
Số CMND:........................., Ngày cấp:..................., Nơi cấp:........................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Điện thoại............................................., Fax:................................................
Tôi đã mua lồng và giống thủy sản thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản tại vùng biển xa:
Số tiền mua lồng là: .......................................................................................
Số tiền đề nghị hỗ trợ mua lồng là:.................................................................
Số tiền mua giống thủy sản là: .......................................................................
Số tiền đề nghị hỗ trợ mua giống thủy sản là..................................................
Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là: .......................................................................
(Bằng chữ:.....................................................................................................)
.........., ngày .... tháng... năm ......
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 8: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11 /2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
GIẤY XÁC NHẬN
CÓ NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN XA
(Tên đơn vị xác nhận.......................................................), xác nhận:
Ông (bà):......................................................................................................
Số CMND:.............................., Ngày cấp................., Nơi cấp.......................
Địa chỉ: ........................................................................................................
......................................................................................................................
Đã tổ chức nuôi trồng thủy sản tại khu vực .............................................. với số lượng lồng nuôi là ..................... lồng
Thời gian thực hiện nuôi bắt đầu từ ngày ........ tháng ......năm.....đến ngày .... tháng .....năm ........
..., ngày .... tháng... năm ...
Đơn vị xác nhận
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 9: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
THUYỀN VIÊN BỊ NƯỚC NGOÀI BẮT, GIAM GIỮ
Kính gửi: (Chi cục quản lý thủy sản địa phương)
Tôi tên là: ....................................................................................................
Số CMND:.........................., Ngày cấp:.................., Nơi cấp:.......................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Là người thân thuyền viên hoạt động trên tàu: ..............................................
Trong khi đang hoạt động thủy sản tại vùng biển .............................. tôi bị lực lượng ................... nước ....................... bắt, giam giữ.
Tôi đề nghị được hỗ trợ:
- Tiền hỗ trợ thuyền viên bị bắt là:................................................................
- Chi phí phương tiện vận tải về Việt Nam là:...............................................
- Hỗ trợ gạo là:................................. (có danh sách kèm theo).
Tổng số hỗ trợ là:...........................................................................................
..., ngày .... tháng... năm ...
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 10: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11 /2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
GIẤY XÁC NHẬN
TÀU CÁ, THUYỀN VIÊN BỊ NƯỚC NGOÀI BẮT GIỮ,
XỬ PHẠT, TỊCH THU HOẶC BỊ ĐÂM HƯ HỎNG, CHÌM MẤT TÀU
(Tên đơn vị xác nhận...................................................................), xác nhận:
Tàu cá mang số: ............................................................................................
Chủ tàu là:......................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Thuyền trưởng là:..........................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Công suất máy chính: ....................................................................................
Nghề đăng ký hoạt động:.........................; Vùng biển hoạt động............................
Tàu đã bị .......................................... khi đang hoạt động thủy sản tại kinh độ ......................................., vĩ độ ............................................
..., ngày .... tháng ... năm ...
Đơn vị xác nhận
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
Phụ lục 11: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11 /2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
BẢNG KÊ NGƯỜI THÂN CỦA THUYỀN VIÊN ĐƯỢC NHẬN HỖ TRỢ
Tôi tên là: (thuyền viên hoặc người thân) ...................................................
Số CMND:..........................., Ngày cấp:................., Nơi cấp:........................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Là thuyền viên làm việc trên tàu cá mang số đăng ký:..................................
(hoặc là người thân của thuyền viên ...................................... làm việc trên tà cá mang số đăng ký: .........................................................................................)
Chủ tàu:.........................................................................................................
Tôi lập bảng kê đối với: con ruột dưới 18 tuổi; vợ, bố, mẹ, ông, bà, trên 60 tuổi, mất khả năng lao động đề nghị được hỗ trợ như sau:
Họ và tên
Mối quan hệ với thuyền viên
Năm sinh
Chỗ ở hiện nay
Mức hỗ trợ
Ghi chú
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG
NƠI ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ
Những người có tên trong danh sách trên có mối quan hệ với thuyền viên, năm sinh và tình trạng lao động là đúng so với lời khai của thuyền viên (người kê khai)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
..., ngày .... tháng... năm ...
Người kê khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 12: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11 /2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011
YÊU CẦU KỸ THUẬT MÁY THÔNG TIN LIÊN LẠC
SÓNG HF TẦM XA CÓ TÍCH HỢP THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ VỆ TINH (GPS)
1. Bộ máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh GPS:
a) Bộ máy trên tàu gồm: Máy chính (Tích hợp thiết bị định vị vệ tinh GPS trong máy); Anten dây dùng để thu phát liên lạc thoại và truyền báo cáo vị trí; Anten GPS dùng để thu tín hiệu vệ tinh, xác định vị trí tàu; micro, bộ nguồn và dây nguồn.
b) Bộ máy trạm bờ gồm: 2 bộ máy như điểm a) và 02 máy tính, 01 máy in, 01 bộ lưu điện (UPS), 02 bình ác quy 200Ah, cột anten chống sét.
2. Yêu cầu kỹ thuật về máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS)
- Máy có công suất phát 125W;
- Dải tần số thu từ 0,3 đến 30MHz;
- Dải tần số phát từ 1,6 đến 30MHz;
- Số kênh nhớ 200 kênh;
- Độ nhạy thu:
+ Ở dải tần 0.5-1.6MHz là 1.41uV (A1A/J2B/J3E) và 8uV (A3E);
+ Ở dải tần 1.6-30MHz là 0.16uV (A1A/J2B/J3E) và 1uV (A3E);
- Có các chế độ hoạt động USB, LSB (J3E, J2B), AM (A3E), CW (A1A);
- Nguồn điện sử dụng 13,8 VDC+/- 15% .
- Máy có chức năng nhận và gửi tin nhắn SMS;
- Cài được số nhận dạng cho tàu;
- Chức năng gọi chọn số SELCALL (4 Số).
- Máy có chức năng báo cáo vị trí và yêu cầu báo cáo vị trí;
- Chức năng kiểm tra trạng thái sẵn sàng của máy cần liên lạc;
- Chức năng trực kênh đôi DW.
- Máy có kết nối cổng số liệu NMEA-0183;
- Có chức năng lập trình máy tính cho phép khóa bảo vệ kênh tần số.
- Máy có chức năng khóa số nhận dạng của máy, không cho phép sửa tọa độ vị trí GPS để đảm bảo tính chính xác của báo cáo vị trí.
- Máy có cổng kết nối máy tính để chuyển dữ liệu báo cáo sang máy tính.
- Máy phải đáp ứng các tiêu chuẩn quân sự Mỹ MIL-STD MIL 810D/E/F về chống rung xóc và va đập.
- Để thiết bị bền và hoạt động đồng bộ và ổn định các tính năng kỹ thuật nêu trên phải do chính hãng thiết kế sản xuất và đã được tích hợp sẵn trong máy.
- Máy mới 100%, có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất chất lượng của nhà sản xuất, có chứng từ mua bán hợp lệ và có cam kết bảo hành của nhà cung cấp.
3. Yêu cầu về anten
- An ten thu định vị GPS
- Tần số thu: 1575.42MHz
- Độ nhạy thu: 25dB+/-2dB
- Công suất tiêu thụ điện ít: 0.108W.
- Anten thu phát sóng HF
- Dải tần số: 1.6 – 30MHz.
- Công suất cho phép: ≥125W.
- Phù hợp lắp đặt tên tàu cá Việt nam. | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "14/03/2011",
"sign_number": "11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC",
"signer": "Vũ Văn Tám, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Phan Trung Kiên",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-11-2013-TT-BCT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-yeu-cau-thiet-ke-cua-hang-194629.aspx | Thông tư 11/2013/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu thiết kế cửa hàng | BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2013/TT-BCT
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CỬA HÀNG XĂNG DẦU
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu”. Ký hiệu QCVN 01 : 2013/BCT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Vụ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn và báo cáo tình hình thực hiện Thông tư cho Bộ Công Thương theo quy định.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ; BCT;
- Công báo;
- Lưu: VT, KHCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Cẩm Tú
QCVN 01 : 2013/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CỬA HÀNG XĂNG DẦU
National technical regulation on design requirements for petrol filling stations
Lời nói đầu:
QCVN 01 : 2013/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CỬA HÀNG XĂNG DẦU
National technical regulation on design requirements for petrol filling stations
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật cơ bản để thiết kế xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng các cửa hàng xăng dầu.
Các cửa hàng xăng dầu trên mặt nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng các cửa hàng xăng dầu trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cửa hàng xăng dầu
Là công trình xây dựng chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu, các loại dầu mỡ nhờn, có thể kết hợp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai hoặc cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Dịch vụ tiện ích
Là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông như: rửa xe, bảo dưỡng xe, bãi đỗ xe, dịch vụ dừng nghỉ, cửa hàng bách hóa, máy rút tiền tự động.
3. Khu bán hàng
Nơi bố trí cột bơm xăng dầu và các gian bán hàng (dầu mỡ nhờn, khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai...).
4. Các hạng mục xây dựng khác
Gồm các hạng mục cung cấp dịch vụ tiện ích, phòng nghỉ trực ban, khu vệ sinh, để máy phát điện, v.v…
5. Đảo bơm
Là diện tích dành riêng để lắp đặt cột bơm xăng dầu và được nâng cao hơn so với mặt bằng của cửa hàng.
6. Đường ống công nghệ
Là đường ống (bao gồm ống và các mối liên kết) cùng các thiết bị lắp trên đường ống dùng để dẫn xăng dầu và hơi xăng dầu.
Đường ống công nghệ gồm có: ống nhập (dùng để dẫn xăng dầu từ phương tiện vận chuyển xăng dầu vào bể chứa), họng nhập kín (thiết bị được gắn cố định ở đầu ống nhập dùng để nối kín với ống dẫn xăng dầu từ phương tiện vận chuyển vào bể chứa), ống xuất (dùng để dẫn xăng dầu từ bể chứa đến cột bơm) và các ống dẫn hơi (dùng để dẫn hơi xăng dầu từ bể chứa đến van thở hoặc từ bể chứa đến phương tiện vận chuyển xăng dầu).
7. Van thở
Thiết bị để kiểm soát áp suất dư và áp suất chân không trong bể để đảm bảo an toàn cho bể chứa và chống tổn thất do bay hơi xăng dầu trong quá trình vận hành. Van thở phải có lưới ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào bên trong bể chứa xăng dầu.
8. Nhập kín
Là phương pháp nhập xăng dầu từ phương tiện vận chuyển xăng dầu vào bể chứa theo chu trình kín qua họng nhập kín.
9. Nước thải của cửa hàng xăng dầu
Là nước thải trong quá trình hoạt động của cửa hàng xăng dầu bao gồm:
a) Nước thải nhiễm xăng dầu (đối với cửa hàng xăng dầu có dịch vụ rửa xe, bảo dưỡng xe): nước rửa xe, nước vệ sinh nền bãi khu rửa xe, bảo dưỡng xe.
b) Nước thải sinh hoạt không nhiễm xăng dầu.
10. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu
Là hệ thống các thiết bị nhằm thu hồi và hạn chế hơi xăng dầu thoát ra ngoài không khí khi nhập xăng dầu vào bể chứa tại cửa hàng xăng dầu.
Điều 4. Tiêu chuẩn viện dẫn
a) TCVN 4090:1985 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.
b) TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
c) TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
d) TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.
Chương II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 5. Phân cấp cửa hàng xăng dầu
Cửa hàng xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu như quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Phân cấp cửa hàng xăng dầu
Cấp cửa hàng
Tổng dung tích (m3)
1
Từ 151 đến 210
2
Từ 101 đến 150
3
Nhỏ hơn hoặc bằng 100
Điều 6. Yêu cầu chung
1. Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Kiến trúc cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị.
2. Đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m. Đường hai làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m.
b) Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.
3. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2 m bằng vật liệu không cháy. Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, trường hợp mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành.
4. Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
5. Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng thì kết cấu và vật liệu mái che phải có bậc chịu lửa I, II theo quy đ ịnh tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Chiều cao của mái che bán hàng không nhỏ hơn 4,75 m.
6. Nếu có gian bán khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ quy định về yêu cầu an toàn tại TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.
7. Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Khoảng cách tối thiểu giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng
Đơn vị tính bằng mét
Hạng mục
Bể chứa đặt ngầm
Cột bơm
Gian bán hàng
1. Bể chứa đặt ngầm
0,5
Không quy định
2
2. Họng nhập kín
Không quy định
Không quy định
3
3. Cột bơm
Không quy định
Không quy định
Không quy định
4. Các hạng mục xây dựng khác
2
2
2
Chú thích:
1) Không quy định khoảng cách an toàn giữa các bể chứa với gian bán hàng phía tường không có cửa sổ, cửa đi.
2) Không quy định khoảng cách an toàn giữa cột bơm với tường nhà nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho việc lắp đặt, thao tác và sửa chữa.
Điều 7. Phân cấp vùng nguy hiểm
Phân cấp vùng nguy hiểm cháy nổ đối với các hạng mục công trình tại cửa hàng xăng dầu được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Phân cấp vùng nguy hiểm cháy nổ
Tên hạng mục công trình
Cấp vùng nguy hiểm
1. Các khu vực tồn chứa, kinh doanh xăng dầu:
- Bể chứa xăng dầu, họng nhập, hố thao tác
- Van thở
- Cột bơm xăng dầu
- Cột bơm xăng dầu khi bán hàng cho phương tiện giao thông
- Xe ô tô xitec khi nhập hàng tại của hàng xăng dầu
Xem hình 2, 3, 4
Xem hình 5, 6
Xem hình 7
Xem hình 8
Xem hình 9, 10
2. Các khu vực tồn chứa và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ khác:
- Kho chứa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng
- Kho chứa dầu mỡ nhờn
Z1
Z2
3. Các hạng mục xây dựng khác:
Vùng không nguy hiểm
Chú thích: Định nghĩa vùng nguy hiểm cháy nổ, chi tiết các hình vẽ về phân cấp vùng nguy hiểm cháy nổ xem tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chuẩn này.
Điều 8. Bể chứa xăng dầu
1. Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy.
2. Lắp đặt bể chứa xăng dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.
b) Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng.
c) Khi lắp đặt bể chứa xăng dầu phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể.
d) Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m.
đ) Bể chứa lắp đặt dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
e) Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu.
3. Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại TCVN 4090:1985 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Khoảng cách an toàn từ bể chứa xăng dầu đến các công trình bên ngoài cửa hàng được quy định trong Bảng 4.
Điều 9. Cột bơm xăng dầu
1. Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu cầu sau:
a) Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng. Nếu cột bơm đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.
b) Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.
2. Cột bơm phải được đặt trên đảo bơm. Đảo bơm phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu sau:
a) Cao độ phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,2 m.
b) Chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m.
c) Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5 m.
3. Khoảng cách an toàn từ cột bơm đến các công trình bên ngoài cửa hàng được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng
Đơn vị tính bằng mét
Hạng mục xây dựng
Khoảng cách an toàn
{không nhỏ hơn (2), (3)}
Cửa hàng cấp 1
Cửa hàng cấp 2
Cửa hàng cấp 3
Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa
18
18
18
Công trình công cộng (4)
50
50
50
Công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (5)
Bậc chịu lửa (1)
I, II
5
5
5
III
15
12
10
IV; V
20
14
14
Đường cáp điện
Đường cáp viễn thông
- Theo quy định hiện hành về hành lang an toàn lưới điện.
- Theo quy định hiện hành của ngành viễn thông.
Chú thích:
1) Bậc chịu lửa của công trình theo QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình .
2) Khoảng cách đối với bể tính từ mép bể.
3) Khoảng cách đối với cột bơm tính từ tâm cột bơm.
4) Khoảng cách đối với công trình công cộng tính đến ranh giới công trình.
Công trình công cộng bao gồm: trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và trung tâm thương mại.
5) Khoảng cách đối với công trình dân dụng tính đến chân công trình.
a) Khoảng cách an toàn trong Bảng 4 được phép giảm 30 % khi cửa hàng có lắp hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.
b) Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình công cộng được giảm xuống còn 25 mét (17 mét nếu có hệ thống thu hồi hơi xăng dầu) nếu cửa hàng xăng dầu được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định.
Điều 10. Đường ống công nghệ
1. Đường ống công nghệ trong cửa hàng xăng dầu phải được chế tạo từ vật liệu chịu xăng dầu và không cháy. Đường kính trong của ống ít nhất phải bằng 32 mm. Đối với đường ống thép phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Đối với đường ống bằng vật liệu không dẫn điện phải tính đến biện pháp triệt tiêu tĩnh điện trong quá trình xuất, nhập xăng dầu.
2. Các mối liên kết trên đường ống công nghệ phải đảm bảo kín, bền cơ học và hóa học.
3. Đường ống công nghệ trong cửa hàng phải đặt ngầm trực tiếp trong đất hoặc đặt trong rãnh có nắp, xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn ít nhất bằng 15 cm. Cho phép đặt nổi đường ống công nghệ tại các vị trí không bị tác động bởi người và phương tiện qua lại.
Đường ống công nghệ trong các khu vực ô tô qua lại, phải đặt trong ống lồng đặt ngầm hoặc trong rãnh chèn cát có nắp. Hai đầu ống lồng phải được xảm kín. Độ sâu chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ bền của toàn bộ hệ thống đường ống.
4. Các đường ống công nghệ đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng một lần đường kính ống. Đối với ống có kiên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích cộng thêm 3 cm.
5. Đối với bể chôn ngầm, đường ống công nghệ phải dốc về phía bể chứa, độ dốc không được nhỏ hơn 1%.
6. Khoảnh cách từ điểm thấp nhất của đường ống xuất xăng dầu trong bể chứa để xuất xăng dầu cho cột bơm phải cách đáy bể ít nhất 15 cm.
Đối với công nghệ bơm hút, khi một bể chứa cùng cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm thì mỗi cột bơm phải có đường ống xuất riêng biệt, ống xuất trong bể chứa đặt ngầm phải có van một chiều.
7. Nhập xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nhập kín. Đường ống nhập xăng dầu vào từng bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể không quá 20 cm.
8. Tất cả các bể chứa xăng dầu đều phải lắp đặt van thở. Cho phép lắp đặt chung một van thở đối với các bể chứa cùng nhóm nhiên liệu.
9. Van thở phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Thông số kỹ thuật phù hợp với kết cấu, dung tích và điều kiện vận hành bể chứa. Miệng xả của van thở phải hướng sang ngang hoặc hướng lên phía trên.
b) Đường kính trong của ống nối từ bể tới van thở không được nhỏ hơn 50 mm.
c) Van thở phải cách mặt đất ít nhất 3 m.
d) Trường hợp ống nối van thở lắp dọc theo tường bao của cửa hàng xăng dầu: cho phép điều chỉnh ống nối van thở chếch 45o theo phương thẳng đứng, đảm bảo khoảng cách từ van thở đến mép trong bờ tường về phía cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn 2 m. Khoảnh cách này được giảm còn 0,5 m nếu cửa hàng có lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.
đ) Trường hợp ống nối van thở lắp dọc theo tường, cột của các hạng mục xây dựng thì miệng xả của van thở phải cao hơn nóc hoặc mái nhà ít nhất 1 m và cách các loại cửa không ít hơn 3,5 m.
e) Van thở của cửa hàng xăng dầu phải có hệ thống chống sét đánh thẳng riêng hoặc phải nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh thẳng chung của cửa hàng xăng dầu.
Điều 11. Hệ thống điện
1. Các yêu cầu về an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
2. Trường hợp sử dụng máy phát điện trong khu vực cửa hàng xăng dầu thì vị trí đặt máy nằm ngoài vùng nguy hiểm cháy nổ. Ống khói của máy phát điện phải có bộ dập lửa và bọc cách nhiệt.
3. Dây dẫn và cáp điện lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Dây dẫn và cáp điện sử dụng loại ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp.
b) Cáp điện đặt ngầm trực tiếp trong đất phải dùng loại cáp ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp chịu xăng dầu và có vỏ thép bảo vệ.
c) Trường hợp cáp điện không có vỏ thép bảo vệ khi đặt ngầm dưới đất phải luồn trong ống thép (nơi đường bãi có ôtô, xe máy đi qua) hoặc luồn trong ống nhựa (nơi không có phương tiện ô tô, xe máy đi qua) hoặc đặt trong hào riêng được phủ cát kín và có nắp đậy.
Cấm đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu.
d) Tất cả các đường cáp điện đặt ngầm khi: vượt qua đường ô tô, các hạng mục xây dựng và giao nhau với đường ống dẫn xăng dầu, thì cáp phải được luồn trong ống thép bảo vệ, đầu ống luồn cáp phải nhô ra ngoài mép của công trình, chiều dài đoạn nhô ra về mỗi phía là 0,5 m.
đ) Trong một ống lồng để luồn cáp, không được luồn cáp điện động lực và cáp chiếu sáng chung với các loại cáp điều khi ển, cáp thông tin, cáp tín hiệu.
e) Các ống lồng để luồn cáp được nối với nhau bằng ren. Khi nối hoặc chia nhánh dây dẫn, dây cáp phải dùng hộp nối dây và hộp chia dây phòng nổ.
4. Các đường dây cáp sử dụng cho thiết bị tự động hóa, thông tin tín hiệu phải tuân thủ theo khoản 3 Điều này.
5. Thiết bị lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cháy nổ cấp Z0 và Z1 phải là loại phòng nổ.
6. Phải có hệ thống chống sét đánh thẳng cho các hạng mục xây dựng trong cửa hàng.
Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có trị số điện trở nối đất không vượt quá 10 Ω. Chiều cao của kim thu sét phải đảm bảo cho van thở nằm hoàn toàn trong vùng bảo vệ của kim thu sét. Trường hợp các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình cao xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng các cột thu sét được nối đẳng thế. Đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất là 5 m.
7. Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10 Ω.
8. Tại các vị trí nhập xăng dầu phải có thiết bị nối đất chống tĩnh điện dùng để tiếp địa cho phương tiện khi nhập xăng dầu vào bể chứa.
9. Hệ thống nối đất an toàn phải có trị số điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω. Tất cả các phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối đất an toàn.
a) Hệ thống nối đất này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5 m (khoảng cách trong đất).
b) Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu trị số điện trở nối đất không vượt quá 1 Ω.
10. Thiết kế chống sét và nối đất cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy định hiện hành về thiết kế thi công bảo vệ chống sét cho kho xăng dầu.
Điều 12. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy ở các vị trí dễ thấy, có biển cấm lửa và hiệu lệnh báo cháy.
2. Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng và theo quy định tại quy chuẩn này.
3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.
4. Phải trang bị và bố trí phương tiện, chữa cháy ban đầu tại các vị trí sau đây của cửa hàng:
a) Cột bơm xăng dầu.
b) Vị trí nhập xăng dầu vào bể.
c) Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác.
d) Nơi rửa xe, bảo dưỡng xe.
đ) Phòng giao dịch bán hàng, trực bảo vệ.
e) Máy phát điện, trạm biến áp.
5. Tại gian hàng bán khí dầu mỏ hóa lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định trong TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.
6. Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu
Tên hạng mục cửa hàng
Bình bột
(cái)
Chăn sợi
(cái)
≥ 25 kg
≥ 4 kg
1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2
2
2
4
2. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 3
1
2
2
3. Cột bơm xăng dầu và vị trí nhập xăng dầu vào bể chứa
-
2
1
4. Nơi rửa xe, bảo dưỡng xe
-
1 (1)
-
5. Nơi bán dầu nhờn và sản phẩm khác
-
1 (1)
1
6. Phòng giao dịch bán hàng
-
1 (1)
-
7. Phòng bảo vệ
-
1 (1)
-
8. Máy phát điện, trạm biến áp
1
2
-
a) Tùy điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy bằng bình bọt, khí CO2 có tính năng chữa cháy tương đương.
b) Số lượng bình chữa cháy trong ngoặc đơn ( ) là số lượng bình dự trữ. Bình dự trữ được bố trí thành một cụm riêng bên trong cửa hàng.
c) Tại cửa hàng phải bố trí phương tiện chứa nước phù hợp để thấm ướt chăn sợi chữa cháy khi dùng.
7. Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:
a) Dễ thấy.
b) Dễ lấy sử dụng.
c) Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác.
d) Tránh mưa, nắng và sự phá hủy môi trường.
8. Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng.
9. Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà…Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25 m.
Trường hợp đặt trên nền và sàn nhà, các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo và có thể có giá đỡ chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc đặt cách mép cửa 1 m.
10. Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chứa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc nếu có thể bố trí theo từng cụm tùy thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ, nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.
Điều 13. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
1. Nước sinh hoạt, nước chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được lấy từ nguồn nước công cộng, nước ngầm hoặc nước mặt.
2. Có thể kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt và nước chữa cháy cho cửa hàng.
3. Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo hệ thống rãnh thoát riêng có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép có lỗ thoát khí hoặc tấm đan nan thép để tránh tích tụ hơi xăng dầu.
Phải bố trí hố bịt trước khi đấu nối hệ thống rãnh thoát nước thải nhiễm dầu vào hệ thống thoát nước chung.
4. Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được xử lý đáp ứng các quy định tại QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
Điều 14. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu
1. Sơ đồ và nguyên lý của một hệ thống thu hồi hơi xăng dầu điển hình được mô tả trong Phụ lục II ban hành kèm theo Quy chuẩn này.
2. Hệ thống thu hồi hơi phải đảm bảo toàn bộ hơi xăng dầu sinh ra trong quá trình nhập hàng phải được hoàn lưu về xitéc của ô tô.
3. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống thu hồi hơi phải làm bằng vật liệu chịu xăng dầu và không cháy.
4. Yêu cầu chung đối với hệ thống thu hồi hơi:
a) Hệ thống van thở của các bể chứa phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 10.
b) Họng chờ thu hồi hơi của cửa hàng được lắp đặt độc lập tương ứng với hệ thống van thở của bể chứa.
c) Các khớp nối nhanh phải đảm bảo yêu cầu chất lượng và độ kín: gioăng cao su phải là loại chịu dầu, đầu đực và đầu cái của các khớp nối nhanh tại cửa hàng xăng dầu và trên ôtô xitéc phải đồng bộ.
d) Sau khi lắp đặt hệ thống phải tiến hành thử nghiệm độ kín và kiểm tra chất lượng của các chi tiết van thở, van chặn, khớp nối nhanh,... của toàn bộ hệ thống.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này cho phù hợp với thực tiễn.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này tại địa phương, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc định kỳ trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo hoặc đột xuất.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC I
MINH HỌA VÀ PHÂN CẤP VÙNG NGUY HIỂM CHÁY NỔ TẠI CỬA HÀNG XĂNG DẦU
1. Vùng nguy hiểm (hazardous zone)
Vùng mà trong đó tồn tại hoặc có thể xuất hiện các chất dễ cháy dưới dạng khí hoặc hơi để tạo thành môi trường khí nổ . Vùng nguy hiểm cháy nổ được phân cấp như sau:
- Vùng nguy hiểm cấp Z0 (Zone 0): vùng mà môi trường khí nổ xuất hiện tích tụ một cách thường xuyên, liên tục và/hoặc trong một thời gian dài.
- Vùng nguy hiểm cấp Z1 (Zone 1): vùng mà môi trường khí nổ có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên trong các điều kiện hoạt động bình thường
- Vùng nguy hiểm cấp Z2 (Zone 2): vùng mà môi trường khí nổ không có khả năng xuất hiện trong các điều kiện hoạt động bình thường, hoặc nếu xuất hiện thì chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Hình 1: Minh họa vùng nguy hiểm cháy nổ
2. Vùng không nguy hiểm (non-hazardous zone)
Vùng không tồn tại hoặc không có khả năng xuất hiện các chất dễ cháy dưới dạng khí hoặc hơi để tạo thành môi trường khí nổ. Các vùng nằm ngoài vùng nguy hiểm cháy nổ và không có minh họa như Hình 1 thì được quy định là vùng không nguy hiểm.
3. Vùng nguy hiểm tại một số vị trí trong cửa hàng xăng dầu
Hình 2: Vùng nguy hiểm cháy nổ bể chứa ngầm, họng nhập kín và họng thu hồi hơi ngay vị trí cổ bể và đặt trong hố thao tác
Hình 3: Vùng nguy hiểm cháy nổ bể chứa ngầm, họng nhập kín và họng thu hồi hơi xa vị trí cổ bể và đặt trong hố thao tác
Hình 4: Vùng nguy hiểm cháy nổ bể chứa ngầm, họng nhập kín và họng thu hồi hơi xa vị trí cổ bể và không đặt trong hố thao tác
Hình 5: Vùng nguy hiểm cháy nổ của van thở khi có thu hồi hơi
Hình 6: Vùng nguy hiểm cháy nổ của van thở khi không có thu hồi hơi
Hình 7: Vùng nguy hiểm cháy nổ xung quanh cột bơm
Hình 8: Vùng nguy hiểm cháy nổ xung quanh vị trí cột bơm khi đang bán hàng cho phương tiện giao thông
Hình 9: Sơ đồ mô tả hình chiếu ngang vùng nguy hiểm cháy nổ của xe xitec khi nhập hàng tại cửa hàng
Hình 10: Sơ đồ mô tả hình chiếu dọc vùng nguy hiểm cháy nổ xe xitec khi nhập hàng tại cửa hàng
PHỤ LỤC II
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ MỘT HỆ THỐNG THU HỒI HƠI ĐIỂN HÌNH
Nguyên lý thu hồi hơi:
Khi xe xitec vào bãi đỗ để nhập hàng tại cửa hàng xăng dầu, dùng ống mềm nối vào vị trí họng chờ hơi thu hồi của xe xitec và họng chờ hơi phát sinh tại bể chứa tại cửa hàng xăng dầu. Trong quá trình nhập hàng, xăng dầu được dẫn theo ống mềm từ xitec vào bể ngầm của cửa hàng và điền đầy thể tích trống của bể chứa đồng thời đẩy hơi xăng dầu từ bể chứa thoát ra theo đường ống van thở. Nhờ việc điều chỉnh áp lực dương của van thở bể mà hơi xăng dầu sẽ theo đường ống thu hồi hơi quay trở lại xe xitec và không phát thải ra ngoài qua van thở bể. Khi nhập xăng dầu vào bể phải sử dụng phương pháp nhập kín.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
2. QCXDVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng.
3. QCVN 07:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
4. QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu.
5. NFPA 30A, Code for motor fuel dispensing facilities and repair garages
6. NFPA 30, Flammable and combustible liquid.
7. IFC 2009, International fire code.
8. APEA/EI, Design, construction, modification, maintenance and decommissioning of filling station.
9. EN 60079-10-1, Explosive atmospheres. Classification of areas. Explosive gas atmospheres.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Tiêu chuẩn viện dẫn
Điều 5. Phân cấp cửa hàng xăng dầu
Điều 6. Yêu cầu chung
Điều 7. Phân cấp vùng nguy hiểm
Điều 8. Bể chứa xăng dầu
Điều 9. Cột bơm xăng dầu
Điều 10. Đường ống công nghệ
Điều 11. Hệ thống điện
Điều 12. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
Điều 13. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
Điều 14. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu
Điều 15. Tổ chức thực hiện
Phụ lục I: Minh họa và phân cấp vùng nguy hiểm cháy nổ tại cửa hàng xăng dầu
Phụ lục II: Sơ đồ nguyên lý công nghệ một hệ thống thu hồi hơi điển hình
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "18/06/2013",
"sign_number": "11/2013/TT-BCT",
"signer": "Nguyễn Cẩm Tú",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Thong-tu-134-2017-TT-BTC-huong-dan-giao-dich-dien-tu-tren-thi-truong-chung-khoan-372688.aspx | Thông tư 134/2017/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 134/2017/TT-BTC
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2017
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử trên thị trường chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch và hoạt động trên thị trường chứng khoán bằng phương tiện điện tử, bao gồm:
a) Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty đại chúng;
b) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
d) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên thị trường trái phiếu hoặc thị trường chứng khoán phái sinh, ngân hàng giám sát, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ;
đ) Nhà đầu tư;
e) Các tổ chức, cá nhân khác tham gia giao dịch và hoạt động trên thị trường chứng khoán bằng phương tiện điện tử.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến là hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống công nghệ thông tin và môi trường mạng Internet, mạng viễn thông hoặc các mạng mở khác, bao gồm: Giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; giao dịch chứng khoán giữa thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán; giao dịch liên quan đến chứng khoán giữa thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến là hệ thống phục vụ quản lý và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, bao gồm: Trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính.
3. Chứng từ điện tử trong lĩnh vực chứng khoán là thông điệp dữ liệu về hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
4. Phiếu lệnh điện tử là thông điệp dữ liệu ghi lại những thông tin nhà đầu tư đã đặt lệnh giao dịch qua hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến tại một thời điểm nhất định mà chỉ có nhà đầu tư đó truy cập được vào hệ thống thông qua xác thực truy cập và đặt lệnh.
5. Xác thực hai yếu tố là phương pháp xác thực yêu cầu hai yếu tố để chứng minh tính đúng đắn của một danh tính. Xác thực hai yếu tố dựa trên những thông tin mà người dùng biết như số PIN, mã khóa bí mật cùng với những thông tin mà người dùng có như thẻ thông minh, thiết bị token, điện thoại di động hoặc những dấu hiệu sinh trắc học của người dùng để xác minh danh tính.
6. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
7. Địa chỉ vật lý của thiết bị đặt lệnh (còn gọi là địa chỉ MAC - Media Access Control) là mã duy nhất được gán bởi nhà sản xuất dùng để nhận dạng thiết bị khi đặt, hủy lệnh trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
8. Số điện thoại đặt lệnh là số điện thoại của nhà đầu tư đăng ký với tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến để thực hiện đặt lệnh giao dịch chứng khoán.
9. Dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là dịch vụ do các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp cho nhà đầu tư để mở tài khoản, đặt lệnh, đưa ra yêu cầu đối với các giao dịch chứng khoán hoặc nhận kết quả giao dịch thông qua mạng Internet hoặc điện thoại.
10. Tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
11. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
12. Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
13. Sự cố nghiêm trọng là các sự cố kỹ thuật xảy ra đối với hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến gây hậu quả là hệ thống phải dừng hoặc tạm dừng hoạt động.
Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
Giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương II
HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Mục 1. YÊU CẦU DỊCH VỤ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT, AN NINH BẢO MẬT VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU
Điều 5. Yêu cầu về dịch vụ
1. Đối với Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam:
a) Xây dựng, ban hành quy định kết nối hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, các quy trình về xử lý sự cố, dự phòng hệ thống, kiểm soát rủi ro trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định tại Thông tư này;
b) Đảm bảo cung cấp hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến công khai, công bằng, minh bạch, an toàn và hiệu quả cho các thành viên sử dụng cùng một loại dịch vụ.
2. Đối với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến:
a) Trực tiếp cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư;
b) Xây dựng trang thông tin điện tử với tên miền đã đăng ký trên mạng Internet để cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các chương trình, ứng dụng dùng để giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đăng tải hoặc tích hợp trên trang thông tin điện tử này;
c) Ban hành quy trình thực hiện dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến bao gồm: Quy trình vận hành theo dõi quản trị hàng ngày; quy trình đăng ký, hủy sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; quy trình về xử lý sự cố; quy trình sao lưu dự phòng hệ thống, dữ liệu; quy trình kiểm soát rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư và các quy trình khác phù hợp Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định của Thông tư này, trong đó phải nêu rõ trách nhiệm của đối tượng tham gia quy trình;
d) Bố trí đội ngũ nhân viên có bằng cấp, chứng chỉ công nghệ thông tin về quản trị phần mềm, quản trị hệ thống và an ninh thông tin để quản lý và giám sát các hoạt động của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến đảm bảo liên tục và thông suốt;
đ) Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến với nhà đầu tư phải được thể hiện bằng hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, trong đó quy định cụ thể về phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến, những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này, trách nhiệm bồi thường của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và trách nhiệm khác liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến;
e) Ghi nhận thông tin về các yêu cầu giao dịch của nhà đầu tư trên hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các thông tin này phải lưu trữ để tra cứu được theo thời gian, phiên đăng nhập, kết quả thực hiện giao dịch, số dư phát sinh trước và sau giao dịch đối với tài khoản của nhà đầu tư;
g) Thông báo kết quả thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư ngay sau khi lệnh được khớp trên hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều này.
Điều 6. Yêu cầu về hạ tầng, kỹ thuật hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Đối với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến:
a) Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tách biệt về mặt vật lý với các hệ thống kinh doanh khác của công ty để đảm bảo an toàn thông tin mạng, giảm thiểu rủi ro và tránh xung đột giữa các hệ thống;
b) Trang bị máy chủ chuyên dùng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, không sử dụng máy tính cá nhân đóng vai trò máy chủ và không sử dụng chung với máy chủ của các đơn vị hoặc công ty khác. Trang thiết bị công nghệ thông tin chuyên dùng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có dự phòng;
c) Khu vực đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải bảo đảm các điều kiện an ninh, môi trường và an toàn hệ thống: Khu vực riêng biệt, có hệ thống khóa từ hoặc thiết bị tương đương kiểm soát vào ra, hệ thống ghi hình; hệ thống báo cháy và chữa cháy chuyên dụng; hệ thống điều hòa không khí, theo dõi kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm; hệ thống lưu điện và máy phát điện dự phòng chuyên dụng; hệ thống chống sét lan truyền;
d) Công ty có thể thuê chỗ đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến tại các trung tâm dữ liệu (Data Center). Các trung tâm dữ liệu này phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về hoạt động của Data Center. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến đặt tại Data Center phải có các giải pháp đảm bảo tránh truy cập và khai thác dữ liệu bất hợp pháp;
đ) Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tích hợp giải pháp có sử dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các giải pháp xác thực khác (nếu có) theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
e) Cung cấp phương thức giao dịch qua điện thoại phải trang bị hệ thống tổng đài có chức năng ghi âm, quản lý, tra cứu cuộc gọi và có dự phòng. Mọi cuộc gọi đặt lệnh của nhà đầu tư phải được ghi âm lưu trữ đầy đủ và phải đảm bảo an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu;
g) Áp dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc quản lý để thiết lập các mức giới hạn về mua bán chứng khoán theo quy định của pháp luật cho nhà đầu tư tham gia dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các giới hạn này phải được thông báo cho nhà đầu tư trên trang giao dịch chứng khoán trực tuyến và phải có quy trình phê duyệt đối với sự thay đổi các mức giới hạn này.
2. Đối với công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm a, b và e khoản 1 và khoản 3 Điều này.
3. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có phương án dự phòng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến và cung cấp phương thức giao dịch thay thế trong trường hợp hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến gặp sự cố.
Điều 7. Quy định về an ninh bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu của tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Trang thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải được xác thực bởi chứng thư số.
2. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải được thiết lập để ngăn chặn việc truy cập bất hợp pháp vào hệ thống kinh doanh nội bộ thông qua hoạt động giao dịch trực tuyến và phải được phân quyền hệ thống giữa các bộ phận nghiệp vụ có tiềm ẩn xung đột lợi ích theo quy trình kiểm soát nội bộ.
3. Hệ thống phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào khai thác, vận hành phải được rà soát, quét lỗ hổng bảo mật và có báo cáo đánh giá bằng biên bản. Môi trường vận hành hệ thống phần mềm giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tách biệt với môi trường kiểm thử, môi trường phát triển phần mềm. Định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến một (01) năm một (01) lần.
4. Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin mạng và bảo mật dữ liệu hệ thống.
5. Các chứng từ điện tử, phiếu lệnh điện tử, dữ liệu điện tử và ghi âm các cuộc gọi đặt lệnh của khách hàng, bao gồm cả lệnh hủy phải được lưu trữ ít nhất mười (10) năm ở dạng nguyên bản.
6. Thông tin về khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến, các lệnh giao dịch và thông tin trao đổi trên hệ thống phải được mã hóa trên đường truyền và ở mức ứng dụng, được bảo mật theo quy định của pháp luật trừ khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8. Quy định về xác thực
1. Các giải pháp xác thực áp dụng trong giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có độ an toàn tối thiểu tương đương giải pháp xác thực hai yếu tố trở lên, bao gồm:
a) Giải pháp xác thực hai yếu tố;
b) Giải pháp xác thực sử dụng chứng thư số;
c) Các giải pháp xác thực khác được pháp luật cho phép và phù hợp với các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đặt lệnh qua điện thoại, nhà đầu tư phải sử dụng số điện thoại đặt lệnh và cung cấp tối thiểu các thông tin sau: số tài khoản giao dịch, thông tin xác thực theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Giao dịch chỉ được thực hiện khi thông tin nhà đầu tư cung cấp được so khớp với thông tin nhà đầu tư đã đăng ký và lưu trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3. Nhà đầu tư được lựa chọn giải pháp xác thực do tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp khi đăng ký sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và được đăng ký lại giải pháp xác thực khi có nhu cầu.
Điều 9. Quy định về phiếu lệnh điện tử
1. Phiếu lệnh điện tử phải có tối thiểu các thông tin: số hiệu lệnh, loại lệnh, số tài khoản đặt lệnh, phương thức giao dịch, mã chứng khoán hoặc tên chứng khoán, số lượng và giá giao dịch, thời gian giao dịch (năm, tháng, ngày, giờ, phút), thiết bị đặt lệnh, địa chỉ vật lý của thiết bị đặt lệnh hoặc thông tin nhận dạng khác đảm bảo tính duy nhất của thiết bị đặt lệnh.
2. Phiếu lệnh hủy phải có thông tin về số hiệu lệnh, khối lượng hủy và xác nhận lệnh hủy.
3. Phiếu lệnh điện tử phải được ký bằng chữ ký số hoặc gắn liền, kết hợp một cách lô gíc với thông tin xác thực của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trước khi được gửi vào hệ thống.
4. Phiếu lệnh điện tử trong giao dịch chứng chỉ quỹ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật về giao dịch chứng chỉ quỹ và đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 2. ĐĂNG KÝ, THU HỒI CHẤP THUẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Điều 10. Đối tượng đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
Đối tượng đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, đã thực hiện kết nối với hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán và không thuộc trường hợp sau:
1. Đang trong quá trình giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị ngừng giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán.
2. Bị rút nghiệp vụ môi giới hoặc đang thực hiện thủ tục rút nghiệp vụ môi giới.
3. Bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.
4. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến bao gồm:
1. Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh sách tên và lý lịch của các chuyên gia quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo thiết kế hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận và biên bản kiểm tra hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở giao dịch chứng khoán đối với thành viên giao dịch.
Điều 12. Thủ tục chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
Công ty chứng khoán lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và lựa chọn phương thức giải quyết thủ tục với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung hoặc giải trình bằng văn bản đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sau thời hạn này nếu công ty chứng khoán không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối chấp thuận.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Thu hồi quyết định chấp thuận, tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Trường hợp công ty chứng khoán bị tạm ngừng hoạt động hoặc bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán hoặc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động, công ty chứng khoán phải tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho đến khi khắc phục được các tình trạng này.
2. Công ty chứng khoán bị thu hồi Quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến trong các trường hợp sau:
a) Đã đăng ký rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán và đã được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Bị rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
c) Bị chấm dứt tư cách thành viên với các Sở giao dịch chứng khoán;
d) Bị sáp nhập, bị chia, bị hợp nhất;
đ) Bị giải thể, bị phá sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;
e) Không duy trì, đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 1 và khoản 3 Điều 6, Điều 7, khoản 1 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
g) Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin sai sự thật;
h) Các trường hợp khác do yêu cầu từ phía cơ quan quản lý hoặc do công ty tự nguyện nộp đơn xin ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3. Công ty chứng khoán bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại các điểm b, c, e và g khoản 2 Điều này được đăng ký cung cấp lại dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
4. Công ty chứng khoán bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này phải duy trì và đảm bảo thời gian lưu trữ dữ liệu của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Mục 3. BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Điều 14. Quy định về báo cáo trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Công ty chứng khoán được chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo sau:
a) Báo cáo năm về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm;
b) Báo cáo kèm theo các tài liệu liên quan khi có nâng cấp, thay đổi hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến: Thay đổi core hệ thống, thay đổi phương thức giao dịch, thay đổi nhân sự công nghệ thông tin, thay đổi địa điểm đặt hệ thống theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo trong vòng bảy (07) ngày làm việc sau khi công ty chứng khoán thực hiện nâng cấp hoặc thay đổi.
2. Sở giao dịch chứng khoán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo sau:
a) Báo cáo năm về hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm;
b) Báo cáo về các thay đổi quy định tiêu chuẩn công nghệ đối với thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Thời hạn báo cáo trong vòng bảy (07) ngày làm việc sau khi có thay đổi.
3. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo năm về tình hình giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm.
4. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng liên quan đến hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước ngày triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư; thực hiện báo cáo năm về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm.
6. Báo cáo phải được gửi bằng bản điện tử trên các hệ thống trao đổi thông tin điện tử theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều 15. Công bố thông tin trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến
1. Trang thông tin điện tử chính thức và phần mềm ứng dụng phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải công bố các quy định về dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và những rủi ro có thể xảy ra khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các rủi ro bao gồm:
a) Trong khi truyền tải qua mạng internet, lệnh giao dịch có thể bị treo, bị ngừng, bị trì hoãn hoặc có lỗi dữ liệu;
b) Việc nhận dạng các tổ chức hoặc nhà đầu tư có thể không chính xác, lỗi về bảo mật có thể xảy ra;
c) Giá cả thị trường và các thông tin chứng khoán khác có thể có lỗi hoặc sai lệch;
d) Những rủi ro có thể xảy ra của các phương thức xác thực đặt lệnh cho nhà đầu tư;
đ) Những rủi ro khác mà các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ thấy cần thiết phải công bố.
2. Sở giao dịch chứng khoán công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và các văn bản quy định về hoạt động giao dịch điện tử do Sở giao dịch chứng khoán ban hành.
3. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam công bố trên trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam danh sách các sản phẩm, dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến được phép cung cấp; quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và các văn bản quy định về hoạt động giao dịch điện tử do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước danh sách công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, thủ tục, quy định về hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, danh sách công ty chứng khoán bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Chương III
HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Điều 16. Quy định về hoạt động trao đổi thông tin điện tử
1. Nội dung trao đổi thông tin điện tử bao gồm thông tin trao đổi qua Internet hoặc mạng riêng liên quan đến các hoạt động sau:
a) Chào bán chứng khoán ra công chúng, đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, niêm yết, đăng ký giao dịch và giao dịch chứng khoán;
b) Hoạt động quản lý các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
c) Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
d) Hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử có trách nhiệm:
a) Tạo lập trang thông tin điện tử trên mạng Internet đóng vai trò như một cổng vào cho dịch vụ trao đổi thông tin điện tử;
b) Bảo mật thông tin cho các đối tượng đăng ký sử dụng dịch vụ và đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống trao đổi thông tin điện tử;
c) Ban hành quy chế hướng dẫn về dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.
3. Đối tượng tham gia trao đổi thông tin điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ và thực hiện theo quy chế hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.
4. Việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Điều 17. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
1. Tuân thủ quy định trong hoạt động giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin trong hoạt động giao dịch điện tử và các quy định về an toàn bảo mật, về nhân sự, về hệ thống dữ liệu.
3. Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty; Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin chính xác, thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thông tin không chính xác và không được bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định; Thực hiện lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hoặc khi quyết định chấp thuận bị thu hồi.
5. Thực hiện báo cáo đúng thời hạn, báo cáo đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều 18. Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ và các tổ chức, cá nhân khác về thực hiện giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán theo quy định hoặc khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và sự an toàn của thị trường chứng khoán.
2. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm phối hợp giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến của tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu và các tài liệu liên quan đến hoạt động giao dịch điện tử khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 và thay thế Thông tư số 87/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các công ty chứng khoán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, an ninh bảo mật, yêu cầu về xác thực và lưu trữ dữ liệu theo quy định của Thông tư này.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các Sở GDCK, TTLKCK;
- Lưu: VT, UBCK (400).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
Phụ lục số 01. Mẫu đơn đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… …, ngày... tháng ... năm ...
ĐƠN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Tên đầy đủ của công ty (ghi bằng chữ in hoa): ...................................................................
Tên viết tắt: ..........................................................................................................................
Được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số... ngày... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho khách hàng.
I. Các thông tin chung:
1. Địa điểm:
1.1. Trụ sở chính:
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại: …………………………………………Fax:........................................................
- Website:…………………………………………….Email:....................................................
- Địa chỉ trang thông tin điện tử để truy nhập vào dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty: ……………………………………………………………
1.2. Các chi nhánh, phòng giao dịch:
- Chi nhánh 1, Phòng giao dịch 1/Văn phòng đại diện 1: Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax.
- Chi nhánh 2, Phòng giao dịch 2/Văn phòng đại diện 2: Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax...
2. Các nghiệp vụ kinh doanh đã được cấp phép:
Môi giới chứng khoán
□
Tự doanh chứng khoán
□
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
□
Tư vấn đầu tư chứng khoán
□
Lưu ký chứng khoán
□
Nghiệp vụ khác: ..................................................................................................................
II. Phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến:
1. Giao dịch qua Internet
□
2. Giao dịch qua điện thoại
□
3. Phương thức khác (ghi cụ thể phương thức, nếu có): ....................................................
Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là chính xác, trung thực và cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, giao dịch điện tử. Nếu vi phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục số 02. Danh sách tên và lý lịch của các chuyên gia quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… …, ngày... tháng ... năm ...
DANH SÁCH ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CHUYÊN MÔN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN QUẢN LÝ HỆ THỐNG DỊCH VỤ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
STT
Họ và tên
Văn bằng, chứng chỉ
Vị trí công việc đảm nhận
Văn bằng(1)
Chứng chỉ(2)
1
2
….
Ghi chú:
(1) Văn bằng (tốt nghiệp cao đẳng trở lên): Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân, Kỹ sư,...
(2) Chứng chỉ: Chứng chỉ chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin.
Chúng tôi cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực những nội dung trên.
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
LÝ LỊCH CHUYÊN GIA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1) Họ và tên:
Giới tính: nam/nữ;
Ảnh chân dung 4x6
2) Ngày, tháng, năm sinh: ………………
Nơi sinh:……………
3) Quốc tịch:
4) Số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu (hoặc mã số định danh cá nhân): …………… ngày cấp ………. nơi cấp …… ngày giá trị hiệu lực (đối với hộ chiếu) …………..
5) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: số nhà …… phường/xã.... quận/huyện ………… tỉnh/thành phố....
6) Chỗ ở hiện tại:
7) Trình độ văn hóa:
8) Trình độ chuyên môn cao nhất:
9) Quá trình học tập, đào tạo chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin(1):
Từ tháng, năm đến tháng, năm
Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng
Hình thức đào tạo(2)
Văn bằng, chứng chỉ
Tên cơ sở đào tạo
Văn bằng(3)
Chứng chỉ(4)
10) Kinh nghiệm làm việc (liệt kê tất cả các công việc, dự án, sản phẩm đã tham gia phát triển, xây dựng)
Từ tháng, năm đến tháng, năm
Tên công ty/dự án/sản phẩm đã làm hoặc tham gia
Vị trí công việc có liên quan
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực các nội dung nói trên.
Xác nhận của đơn vị công tác
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Tài liệu gửi kèm: Bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ liên quan (bản sao có xác nhận sao y bản chính của đơn vị công tác, kèm theo bản dịch tiếng Việt nếu là văn bằng, chứng chỉ nước ngoài). Lĩnh vực chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin bao gồm: khoa học máy tính và thông tin, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính, truyền thông dữ liệu và an toàn hệ thống, công nghệ thông tin và ứng dụng,...
(2) Hình thức đào tạo: Chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng, ....
(3) Văn bằng (tốt nghiệp cao đẳng trở lên): Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân, Kỹ sư,...
(4) Chứng chỉ: Chứng chỉ chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin.
Phụ lục số 03. Báo cáo thiết kế hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm...
BÁO CÁO THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi thay mặt các cổ đông sáng lập (hoặc các thành viên sáng lập, chủ sở hữu công ty) báo cáo thiết kế hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến (GDTT) cho [Tên Công ty (1)] như sau:
1. Tổng quan về hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến (GDTT)
1.1. Mô tả sơ lược quy trình hoạt động của hệ thống GDTT của [Công ty]
1.2. Các quy trình giao dịch chứng khoán trực tuyến tại công ty
- Mô tả quy trình giao dịch chứng khoán qua Internet;
- Mô tả quy trình giao dịch chứng khoán qua điện thoại;
- Mô tả quy trình giao dịch chứng khoán trực tuyến qua các phương thức khác.
(Đính kèm các quy trình thực hiện dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến đã ban hành của Công ty).
1.3. Địa điểm đặt hệ thống GDTT:
2. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống GDTT
2.1 Giải pháp xây dựng hệ thống
- Kiến trúc hệ thống mạng:
+ Kiến trúc và mô hình tổng thể hệ thống mạng của công ty;
+ Kiến trúc và mô hình hệ thống mạng GDTT kèm theo các thuyết minh chi tiết.
- Hệ thống máy chủ: Cách bố trí, cấu hình hệ thống máy chủ đảm bảo tính bảo mật, tính dự phòng, sẵn sàng của hệ thống GDTT.
STT
Tên máy chủ
Số lượng
Mô tả chức năng
Nhà cung cấp
1
....
- Đường truyền mạng: Cách bố trí, cấu hình đường truyền, số lượng đường truyền và dung lượng đường truyền để duy trì sự liên tục của hệ thống.
STT
Tên đường truyền
Mô tả chức năng
Nhà cung cấp
1
2
....
- Thiết bị hệ thống mạng và hệ thống phụ trợ liên quan đến hệ thống GDTT. Việc bố trí hệ thống và thiết bị dự phòng. Cách thiết lập hệ thống để khắc phục các tình huống sự cố xảy ra và các quy trình xử lý liên quan.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Mô tả chức năng
Nhà cung cấp
1
2
....
- Hệ thống tổng đài điện thoại: mô tả hệ thống tổng đài (tên hệ thống tổng đài, tên máy chủ cài đặt, tên phần mềm giao dịch qua điện thoại, tên đường truyền tổng đài điện thoại), số lượng, tên nhà cung cấp.
STT
Mô tả hệ thống tổng đài điện thoại
Số lượng
Mô tả chức năng
Nhà cung cấp
1
2
....
2.2 Giải pháp an ninh bảo mật của hệ thống
- Giải pháp an ninh bảo mật cho hệ thống GDTT:
+ Thiết bị an ninh bảo mật và mô tả cách thức tổ chức hệ thống để đảm bảo an toàn bảo mật.
+ Mô tả hệ thống phần mềm bảo mật, cấu hình và giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Giải pháp an ninh bảo mật cho website giao dịch trực tuyến: Xác thực website, mã hóa thông tin giao dịch trên đường truyền, chống đột nhập, giả mạo qua giao diện Web...
- Quy định chính sách về an ninh bảo mật: Các chính sách được thiết lập trên hệ thống; Chính sách quy định trong nội bộ công ty và giữa công ty với khách hàng; Giải pháp kiểm soát an ninh phòng máy chủ; Đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng của hệ thống GDTT.
- Giải pháp xác thực trong giao dịch chứng khoán trực tuyến:
+ Mô tả các giải pháp xác thực lệnh đối với mỗi phương thức đặt lệnh (Internet, điện thoại,...) do công ty sử dụng.
+ Giải pháp xác thực sử dụng chứng thư số: Tên nhà cung cấp chứng thư số, số lượng chứng thư số được cung cấp và sử dụng, nội dung áp dụng chứng thư số.
+ Xác thực hai yếu tố: Tên giải pháp (SMS, Matrix, OTP,..), nhà cung cấp giải pháp;
+ Giải pháp xác thực khác (nếu có):
3. Giải pháp xây dựng phần mềm GDTT
- Thông tin về nhà cung cấp phần mềm, tên đầy đủ và tên viết tắt của phần mềm.
- Công nghệ phát triển, nền tảng cơ sở dữ liệu, hệ điều hành được lựa chọn.
- Các chức năng chính của phần mềm.
- Các giải pháp bảo mật của phần mềm: Bao gồm quản trị hệ thống, phân quyền, việc kiểm soát vào ra hệ thống, khả năng cho phép tích hợp các giải pháp an ninh bảo mật của các hãng khác.
(Đính kèm báo cáo hoặc biên bản đánh giá hệ thống phần mềm GDTT).
4. Kế hoạch dự phòng, kiểm soát rủi ro hệ thống
- Giải pháp dự phòng dữ liệu: Bao gồm cách bố trí, thiết lập cấu hình; các giải pháp lưu trữ, sao lưu dữ liệu và quy trình khôi phục dữ liệu.
- Giải pháp thiết kế dự phòng cho hệ thống GDTT: Phương án, cách thiết lập, cấu hình hệ thống dự phòng (bao gồm: Dự phòng cho hệ thống máy chủ; Dự phòng hệ thống mạng, đường truyền; Dự phòng hệ thống tổng đài điện thoại; Dự phòng hệ thống giao dịch; Dự phòng về nhân sự quản lý hệ thống GDTT).
- Giải pháp hệ thống điện dự phòng: Hệ thống UPS, Hệ thống máy phát điện dự phòng. Cách tổ chức, bố trí thiết lập khi có các tình huống xấu xảy ra.
- Giải pháp hệ thống chống sét (chống sét lan truyền, chống sét phòng máy chủ,..), hệ thống làm mát, hệ thống kiểm soát an ninh phòng máy chủ, hệ thống phòng cháy chữa cháy,..
- Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống GDTT.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực những nội dung trên.
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Công ty: Công ty chứng khoán đối với trường hợp là Báo cáo của Công ty chứng khoán; Công ty Quản lý quỹ đối với trường hợp là Báo cáo của Công ty Quản lý quỹ; Đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đối với trường hợp là Báo cáo của Đại lý phân phối chứng chỉ quỹ.
Phụ lục số 04. Báo cáo hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến năm của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ/đại lý phân phối chứng chỉ quỹ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
CÔNG TY....
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BCGDTT
...., ngày... tháng... năm...
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
NĂM...
(Tính từ thời điểm ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp cho khách hàng:
1.1. Giao dịch qua internet □
1.2. Giao dịch qua điện thoại □
1.3. Phương thức khác (ghi cụ thể phương thức, nếu có):................................................
2. Giải pháp xác thực:
- Chứng thư số □
- Hai yếu tố □ (Thẻ ma trận, Token key, Smart OTP,...)
- Xác thực khác □ (Mô tả rõ phương thức xác thực)
3. Báo cáo chi tiết tình hình giao dịch chứng khoán trực tuyến trong năm
Tổng số lượng tài khoản: ………………………………..,
Tổng số tài khoản đăng ký giao dịch chứng khoán trực tuyến:…….
3.1. Các phương thức giao dịch được áp dụng trong giao dịch chứng khoán trực tuyến
STT
Phương thức giao dịch
Tổng số tài khoản đăng ký
Tổng số tài khoản giao dịch thực tế
Tổng số lệnh giao dịch
Tổng số lệnh khớp
Tổng khối lượng giao dịch
Tổng giá trị giao dịch
1
Qua internet
2
Qua điện thoại
3
Phương thức giao dịch khác (nếu có)
TỔNG:
3.2. Các giải pháp xác thực trong giao dịch chứng khoán trực tuyến
STT
Giải pháp xác thực
Tổng số tài khoản đăng ký
Tổng số tài khoản giao dịch thực tế
Tổng số lệnh giao dịch
Tổng số lệnh khớp
Tổng khối lượng giao dịch
Tổng giá trị giao dịch
1
Chứng thư số
2
Xác thực hai yếu tố
3
Phương thức xác thực khác (nếu có)
TỔNG:
4. Báo cáo những thay đổi hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến
4.1. Hệ thống, trang thiết bị
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp (1)
Thay mới (2)
Máy chủ
Thiết bị mạng
Hệ thống tổng đài
Thiết bị lưu điện
Hệ thống chống sét
Hệ thống phụ trợ khác (nếu có)
4.2. Đường truyền
STT
Tên đường truyền
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp(1)
Thay mới(1)
1
2
....
4.3. Hệ thống phần mềm
STT
Tên phần mềm
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp (1)
Thay mới(1)
1
Phần mềm giao dịch chứng khoán trực tuyến
2
Hệ điều hành
3
Cơ sở dữ liệu
4
Phần mềm khác (nếu có)
4.4. Chứng thư số
STT
Tên nhà cung cấp
Số lượng
Nội dung áp dụng
1
2
...
5. Báo cáo về đội ngũ tin học vận hành hệ thống
STT
Họ và tên
Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng(2)
Văn bằng, chứng chỉ
Tên cơ sở đào tạo
Vị trí công việc(5)
Văn bằng(3)
Chứng chỉ(4)
1
2
...
Ghi chú:
(1) Đánh dấu “X” nếu có nâng cấp hoặc thay mới hệ thống.
(2) Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến công nghệ thông tin bao gồm: khoa học máy tính và thông tin, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính, truyền thông dữ liệu và an toàn hệ thống, công nghệ thông tin và ứng dụng,...
(3) Văn bằng (tốt nghiệp cao đẳng trở lên): Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân, Kỹ sư,...
(4) Chứng chỉ: Chứng chỉ chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin.
(5) Vị trí công việc: quản trị phần mềm, quản trị hệ thống, an ninh thông tin,... (Gửi kèm bản sao có xác nhận bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên mới)
_______________________________________________________________________
Thông tin về người lập báo cáo
Họ và tên: ............................................................................................................................
Địa chỉ Email: ………………………………………Điện thoại di động:..................................
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục số 05. Báo cáo hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến năm của Sở GDCK
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
BỘ TÀI CHÍNH
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /SGDCK…..
…….., ngày ….. tháng ……. năm……
BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
NĂM....
(Tính từ thời điểm ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Các văn bản quy định liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến do Sở GDCK ban hành
STT
Tên văn bản
Số văn bản
Ngày ban hành
1
2
...
Đính kèm các quy trình mới ban hành trong năm báo cáo (nếu có).
2. Tình hình giao dịch chứng khoán trực tuyến trong năm
Loại chứng khoán
Tổng số lượng chứng khoán giao dịch
Tổng giá trị giao dịch
Tổng số lượng lệnh giao dịch
Cổ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ quỹ
Chứng khoán phái sinh
3. Thành viên kết nối
Biểu 1: Thống kê thành viên giao dịch
Thị trường
Số thành viên đầu kỳ
Số thành viên được chấp thuận trong năm
Số thành viên bị hủy bỏ tư cách
Số thành viên cuối kỳ
Niêm yết
Upcom
Biểu 2: Hoạt động chấp thuận tư cách thành viên
Thị trường
Tên Thành viên
Ngày chấp thuận
Niêm yết
Upcom
Biểu 3: Hoạt động hủy bỏ tư cách thành viên
Thị trường
Tên Thành viên
Ngày hủy bỏ
Niêm yết
Upcom
Biểu 4: Danh sách thành viên hiện tại
Thị trường
Tên Thành viên
Ghi chú
Niêm yết
Upcom
4. Báo cáo hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến
4.1. Hệ thống, trang thiết bị
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp(1)
Thay mới(1)
Máy chủ
Thiết bị mạng
Hệ thống bảo mật
Thiết bị lưu điện
Hệ thống chống sét
Hệ thống phụ trợ khác (nếu có)
4.2. Đường truyền
STT
Tên đường truyền
Chức năng
Nhà cung cấp
1
2
....
4.3. Hệ thống phần mềm
STT
Tên phần mềm
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp (1)
Thay đổi (1)
1
Phần mềm giao dịch chứng khoán trực tuyến
2
Hệ điều hành
3
Cơ sở dữ liệu
…
Các phần mềm khác (nếu có)
5. Danh sách đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin
STT
Họ và tên
Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng(2)
Văn bằng, chứng chỉ
Tên cơ sở đào tạo
Vị trí công việc(5)
Văn bằng(3)
Chứng chỉ(4)
1
2
...
Ghi chú:
(1) Đánh dấu “X” nếu có nâng cấp hoặc thay đổi hệ thống.
(2) Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến công nghệ thông tin bao gồm: khoa học máy tính và thông tin, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính, truyền thông dữ liệu và an toàn hệ thống, công nghệ thông tin và ứng dụng,...
(3) Văn bằng (tốt nghiệp cao đẳng trở lên): Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân, Kỹ sư,...
(4) Chứng chỉ: Chứng chỉ chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin.
(5) Vị trí công việc: quản trị phần mềm, quản trị hệ thống, an ninh thông tin,...
_______________________________________________________________________
Thông tin của người lập báo cáo:
Họ và tên: ............................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………Email:...........................................................
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục số 06. Báo cáo tình hình giao dịch chứng khoán trực tuyến năm của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
BỘ TÀI CHÍNH
TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TTLK
………, ngày ….. tháng …… năm ………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
NĂM...
(Tính từ thời điểm ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Các văn bản quy định liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến do TTLK ban hành
STT
Tên văn bản
Số văn bản
Ngày ban hành
1
2
...
Đính kèm các quy trình mới ban hành trong năm báo cáo (nếu có).
2. Tình hình cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
2.1. Tài khoản khách hàng
Tổng số tài khoản khách hàng đăng ký
Tổng giá trị giao dịch
Tổng số lượng lệnh giao dịch
2.2. Tình hình cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho thành viên
STT
Tên dịch vụ
Số lượng thành viên đăng ký
Số lượng thành viên sử dụng dịch vụ
3. Quản lý thành viên lưu ký
3.1. Thành viên Lưu ký
Biểu 1: Thống kê thành viên lưu ký
Số thành viên đầu kỳ
Số thành viên được chấp thuận trong năm
Số thành viên bị hủy bỏ tư cách
Số thành viên cuối kỳ
Biểu 2: Hoạt động chấp thuận tư cách thành viên
STT
Tên Thành viên
Ngày chấp thuận
Biểu 3: Hoạt động hủy bỏ tư cách thành viên
STT
Tên Thành viên
Ngày hủy bỏ
Biểu 4: Danh sách thành viên hiện tại
STT
Tên Thành viên
Ghi chú
3.2. Thành viên Bù trừ
Biểu 1: Thống kê thành viên bù trừ
Số thành viên đầu kỳ
Số thành viên được chấp thuận trong năm
Số thành viên bị hủy bỏ tư cách
Số thành viên cuối kỳ
Biểu 2: Hoạt động chấp thuận tư cách thành viên
STT
Tên Thành viên
Ngày chấp thuận
Biểu 3: Hoạt động hủy bỏ tư cách thành viên
STT
Tên Thành viên
Ngày hủy bỏ
Biểu 4: Danh sách thành viên hiện tại
STT
Tên Thành viên
Ghi chú
4. Báo cáo các thay đổi của hệ thống
4.1. Hệ thống, thiết bị phần cứng
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp(1)
Thay mới(1)
Máy chủ
Thiết bị mạng
Hệ thống tổng đài
Thiết bị lưu điện
Hệ thống chống sét
Hệ thống phụ trợ khác (nếu có)
4.2. Đường truyền
STT
Tên đường truyền
Chức năng
Nhà cung cấp
1
2
....
4.3. Hệ thống phần mềm
STT
Tên phần mềm
Chức năng
Nhà cung cấp
Nâng cấp (1)
Thay đổi(1)
1
Phần mềm giao dịch chứng khoán trực tuyến
2
Hệ điều hành
3
Cơ sở dữ liệu
....
Các phần mềm khác (nếu có)
4.4. Chứng thư số
STT
Tên nhà cung cấp
Số lượng
Phạm vi áp dụng
1
2
...
5. Danh sách đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin
STT
Họ và tên
Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng(2)
Văn bằng, chứng chỉ
Tên cơ sở đào tạo
Vị trí công việc(5)
Văn bằng(3)
Chứng chỉ(4)
1
2
…
Ghi chú:
(1) Đánh dấu “X” nếu có nâng cấp/thay đổi hệ thống.
(2) Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến công nghệ thông tin bao gồm: khoa học máy tính và thông tin, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính, truyền thông dữ liệu và an toàn hệ thống, công nghệ thông tin và ứng dụng,...
(3) Văn bằng (tốt nghiệp cao đẳng trở lên): TSKH, TS, Ths, Cử nhân, Kỹ sư,...
(4) Chứng chỉ: Chứng chỉ chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin.
(5) Vị trí công việc: quản trị phần mềm, quản trị hệ thống, an ninh thông tin,... (Gửi kèm bản sao có xác nhận bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên mới).
______________________________________________________________________
Thông tin của người lập báo cáo:
Họ và tên: ..........................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………….Email:........................................................
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục số 07. Báo cáo sự cố giao dịch chứng khoán trực tuyến
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm...
BÁO CÁO SỰ CỐ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Tên (Tổ chức kinh doanh chứng khoán, Sở GDCK, Trung tâm LKCK): .............................
Thông tin người phụ trách GDTT: .......................................................................................
Họ và tên: ............................................................................................................................
Địa chỉ Email: ……………………………………Điện thoại: ..................................................
Báo cáo sự cố giao dịch chứng khoán trực tuyến như sau:
1. Thời gian, địa điểm phát sinh sự cố:.................................................................................
2. Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng khi xảy ra sự cố: ..........................................................
3. Nguyên nhân sự cố: ........................................................................................................
4. Đánh giá rủi ro, ảnh hưởng đối với thị trường, khách hàng, hệ thống GDTT và các hệ thống khác có liên quan:
5. Tình hình thiệt hại: ...........................................................................................................
6. Các biện pháp đã thực hiện để khắc phục sự cố, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro: .......
7. Kết quả khắc phục sự cố: .................................................................................................
8. Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ..............................................................................................
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục số 08. Báo cáo nâng cấp, thay đổi hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty chứng khoán
(Ban hành kèm theo Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN …..
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BCGDTT
……, ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO NÂNG CẤP, THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty ………….. xin báo cáo các thay đổi nâng cấp liên quan đến hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty như sau:
1. Hệ thống Core giao dịch chứng khoán trực tuyến (khi có nâng cấp, thay đổi):
- Mô tả mô hình hệ thống Core kèm thuyết minh chi tiết hệ thống;
- Mô tả các nội dung nâng cấp, thay đổi hệ thống Core chứng khoán của công ty: bao gồm máy chủ, các thiết bị mạng, đường truyền, giải pháp an ninh bảo mật hệ thống, giải pháp xây dựng phần mềm, giải pháp dự phòng và kiểm soát rủi ro đối với hệ thống.
- Thời gian vận hành chính thức sau khi thực hiện nâng cấp, thay đổi.
2. Phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến (khi có nâng cấp, thay đổi):
- Tên phương thức giao dịch;
- Mô tả quy trình giao dịch chứng khoán trực tuyến của phương thức giao dịch khi có thay đổi
- Mô tả giải pháp xác thực đối của phương thức giao dịch
- Mô tả nhà cung cấp giải pháp.
3. Nhân sự công nghệ thông tin quản lý hệ thống (nếu có thay đổi):
4. Địa điểm đặt hệ thống:
- Mô tả địa điểm đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến (khi có thay đổi).
5. Nội dung nâng cấp, thay đổi khác (nếu có): ..............................................................
______________________________________________________________________
Thông tin của người lập báo cáo:
Họ và tên: ..........................................................................................................................
Điện thoại di động: ………………………………………Email:............................................
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "19/12/2017",
"sign_number": "134/2017/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-187-KH-UBND-2017-De-an-don-gian-hoa-che-do-bao-cao-hoat-dong-co-quan-hanh-chinh-Ha-Noi-359303.aspx | Kế hoạch 187/KH-UBND 2017 Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo hoạt động cơ quan hành chính Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 187/KH-UBND
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2017
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Thực hiện đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố nhằm xây dựng Hệ thống báo cáo của Thành phố và góp phần vào xây dựng Hệ thống quốc gia được đồng bộ, thống nhất, bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước các cấp thành phố Hà Nội;
b) Việc đơn giản hóa chế độ báo cáo nhằm loại bỏ các báo cáo, nội dung báo cáo không cần thiết, giảm tải áp lực hành chính trong tuân thủ chế độ báo cáo tại các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực thực hiện.
2. Yêu cầu:
a) Việc đơn giản hóa chế độ báo cáo phải nhằm thực hiện thống nhất, đồng bộ về chế độ báo cáo, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, kỳ và thời hạn gửi báo cáo theo quy định; sử dụng thống nhất nguồn thông tin từ các báo cáo, phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.
b) Giảm tối thiểu 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết đảm bảo giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí.
c) Xây dựng phân hệ phần mềm báo cáo theo Kế hoạch xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; đảm bảo sự kết nối, liên thông và chia sẻ quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng hiệu quả; mẫu, biểu báo cáo được tối ưu hóa, phù hợp với yêu cầu báo cáo của từng cấp quản lý, phục vụ có hiệu quả hoạt động báo cáo.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa, rà soát, đơn giản hóa chế độ báo cáo
a) Hệ thống hóa toàn bộ các báo cáo, chế độ báo cáo theo ngành, lĩnh vực phụ trách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu thực hiện, gồm: Các báo cáo định kỳ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện bằng văn bản (không bao gồm báo cáo thống kê, báo cáo đột xuất) thực hiện giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và báo cáo của các tổ chức, cá nhân gửi cơ quan hành chính nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành. Danh mục báo cáo được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hệ thống hóa gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp thành Danh mục báo cáo chung trình UBND Thành phố phê duyệt (theo Biểu mẫu 01 và 02).
b) Rà soát, đơn giản hóa chế độ báo cáo:
- Căn cứ vào Danh mục báo cáo, chế độ báo cáo đã được hệ thống hóa, các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, đánh giá, xây dựng Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo được xây dựng theo các tiêu chí, gồm: Sự cần thiết; tính pháp lý của báo cáo được thực hiện; tần suất báo cáo, kỳ báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo; trách nhiệm báo cáo, mức độ và sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện báo cáo; hình thức, nội dung báo cáo (rà soát, đánh giá cụ thể về tính rõ ràng, minh bạch, phù hợp,... của hình thức, nội dung báo cáo); mẫu, biểu báo cáo (rà soát, đánh giá, kiến nghị cụ thể về mẫu đề cương báo cáo, biểu mẫu báo cáo,...); khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình báo cáo; đồng thời, phải xác định cụ thể các báo cáo loại bỏ, hoặc đề nghị loại bỏ, lý do loại bỏ, đề nghị loại bỏ; các báo cáo tiếp tục duy trì thực hiện, hoặc đề nghị duy trì thực hiện, các báo cáo bổ sung thực hiện hoặc đề nghị bổ sung thực hiện, lý do duy trì, đề nghị duy trì, bổ sung (theo Biểu mẫu 03).
- Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc thẩm quyền các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi về Sở Tư pháp tham mưu xây dựng Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn Thành phố, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt (theo Biểu mẫu 04).
c) Tổ chức thực thi Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo:
- Trên cơ sở Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo đã được UBND Thành phố phê duyệt, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố; đồng thời, tham mưu UBND Thành phố xây dựng văn bản đề nghị về những nội dung đề xuất đơn giản hóa chế độ báo cáo không thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố, kèm theo Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo đã được UBND Thành phố phê duyệt, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để nghiên cứu, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND Thành phố xây dựng văn bản hướng dẫn hoặc quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND Thành phố trên cơ sở nội dung Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo đã được phê duyệt.
2. Xây dựng Phân hệ phần mềm báo cáo
Triển khai thực hiện việc xây dựng Phân hệ phần mềm báo cáo theo Kế hoạch xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đảm bảo kết nối, liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
3. Nội dung cụ thể
Các công việc cụ thể để triển khai Kế hoạch và thời gian hoàn thành của các đơn vị.
(Chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp là cơ quan thường trực giúp UBND Thành phố thực hiện đơn giản hóa chế độ báo cáo chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
a) Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này.
b) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện việc hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo theo ngành, lĩnh vực phụ trách theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; thẩm định Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, và xây dựng văn bản đề nghị gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp về những nội dung đề xuất đơn giản hóa chế độ báo cáo vượt thẩm quyền của UBND Thành phố.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tổng hợp, thẩm định Danh mục các văn bản cần ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố để thực thi Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, trình UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, ban hành; thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt Danh mục báo cáo định kỳ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu thực hiện; trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội; xây dựng văn bản đề nghị gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp thực thi nội dung đơn giản hóa chế độ báo cáo không thuộc phạm vi, thẩm quyền của Thành phố.
d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng Phân hệ phần mềm báo cáo theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND Thành phố xây dựng văn bản hướng dẫn hoặc quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND Thành phố.
f) Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND Thành phố xây dựng văn bản hướng dẫn hoặc quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND Thành phố.
g) Kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các Sở, ban, ngành, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí, tài chính để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan xây dựng Phân hệ phần mềm báo cáo và tham mưu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở, ban, ngành, địa phương để đảm bảo việc kết nối, khai thác có hiệu quả các thông tin báo cáo.
4. Trách nhiệm của Sở Nội vụ.
a) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức thực hiện chế độ báo cáo theo quy định pháp luật.
5. Trách nhiệm của Văn phòng UBND Thành phố
a) Phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
b) Kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chế độ báo cáo, trên cơ sở đề xuất của cơ quan thường trực.
6. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã.
a) Tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng tiến độ và đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra theo kế hoạch.
b) Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
d) Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo, giải quyết (thông qua Sở Tư pháp).
Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PCVP Phạm Chí Công; Các phòng: NC, TKBT, HCTC;
- Trung tâm tin học công báo;
- Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố;
- Lưu: VT, NC(B), STP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)
TT
Nội dung công việc
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Sản phẩm
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
Hệ thống hóa chế độ báo cáo thuộc phạm vi chức năng quản lý, thực hiện
Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
Sở Tư pháp
Danh mục báo cáo được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hệ thống hóa
Tháng 8/2017
Báo cáo gửi về Sở tư pháp để theo dõi, tổng hợp thành Danh mục báo cáo chung
2
Rà soát, đơn giản hóa chế độ báo cáo
Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
Sở Tư pháp
Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo (kèm theo Danh mục báo cáo đề nghị thực hiện, báo cáo đề nghị bỏ)
Tháng 02/2018
Sản phẩm sau khi hoàn thành gửi về Sở Tư pháp theo dõi, tham mưu UBND Thành phố xây dựng Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn Thành phố
3
Thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo
Sở Tư pháp
Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
Văn bản đề nghị về những nội dung đề xuất đơn giản hóa chế độ báo cáo.
Tháng 5/2018
Sản phẩm sau khi được phê duyệt gửi về Văn phòng Chính phủ.
4
Tổng hợp danh mục các văn bản cần ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố để thực thi Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo
Sở Tư pháp
Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
Văn bản hướng dẫn hoặc quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND Thành phố trên cơ sở Phương án đơn giản hóa để phê duyệt.
Tháng 11/2018
Sở Tư pháp
Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
Danh mục văn bản và văn bản cần ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố
Tháng 12/2018
5
Xây dựng Phân hệ phần mềm báo cáo
Sở Thông tin và Truyền thông
Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
Phân hệ phần mềm báo cáo được xây dựng và đảm bảo kết nối, liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia
Theo Kế hoạch xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Biểu mẫu số 1
DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THÀNH PHỐ/SỞ/NGÀNH, QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ/XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC)
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND-... ngày 14 tháng 8 năm 2017 của UBND Thành phố....)
STT
Tên báo cáo
Nội dung báo cáo
VB quy định báo cáo
Ngành, lĩnh vực
Hình thức thực hiện báo cáo
Cơ quan nhận báo cáo
Cơ quan thực hiện báo cáo
Tên Cơ quan/đơn vị chủ trì rà soát, xây dựng PA ĐGH
BC giấy (Đánh dấu X nếu yêu cầu BC giấy)
BC qua Hệ thống phần mềm
(Ghi rõ địa chỉ truy cập)
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp xã
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
2
…
HƯỚNG DẪN GHI BIỂU
Cột (1): Ghi tên báo cáo
Cột (2): Ghi tóm tắt nội dung yêu cầu báo cáo
Cột (3): Ghi cụ thể điều, khoản yêu cầu báo cáo; số văn bản và ngày tháng năm ban hành văn bản, cơ quan ban hành ở cấp cao nhất về yêu cầu báo cáo
Cột (4): Báo cáo thuộc ngành, lĩnh vực nào ghi rõ và thống nhất cách ghi trong cùng một ngành với nhau
Cột (5) và (6): Trường hợp nếu yêu cầu báo cáo giấy thì đánh dấu X vào cột số (5), trường hợp yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì ghi rõ tên địa chỉ truy cập phần mềm vào cột (6). Trường hợp vừa yêu cầu báo cáo giấy, vừa yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì điền đầy đủ thông tin vào cả 2 cột (5) và (6)
Cột (7): Ghi rõ tên cơ quan nhận báo cáo để tổng hợp cuối cùng
Cột (8), (9), (10): Trường hợp yêu cầu thông tin báo cáo từ cơ quan thuộc cấp nào thì ghi rõ tên cơ quan tương ứng với từng cấp
Cột (11): Ghi rõ tên Sở, ban, ngành,... chịu trách nhiệm chủ trì rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa với từng chế độ
Biểu mẫu số 2
DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THÀNH PHỐ/SỞ/NGÀNH, QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ/XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC)
(Kèm theo Kế hoạch số 187/KH-UBND-... ngày 14 tháng 8 năm 2017 của UBND Thành phố....)
STT
Tên báo cáo
Nội dung báo cáo
VB quy định báo cáo
Ngành, lĩnh vực
Hình thức thực hiện báo cáo
Cơ quan nhận báo cáo
Đối tượng thực hiện báo cáo
Tên Cơ quan/đơn vị chủ trì rà soát, xây dựng PA ĐGH
BC giấy (Đánh dấu X nếu yêu cầu BC giấy)
BC qua Hệ thống phần mềm
(Ghi rõ địa chỉ truy cập)
Cá nhân
Tổ chức
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
1
2
…
HƯỚNG DẪN GHI BIỂU
Cột (1): Ghi tên báo cáo
Cột (2): Ghi tóm tắt nội dung yêu cầu báo cáo
Cột (3): Ghi cụ thể điều, khoản yêu cầu báo cáo; số văn bản và ngày tháng năm ban hành văn bản, cơ quan ban hành ở cấp cao nhất về yêu cầu báo cáo
Cột (4): Báo cáo thuộc ngành, lĩnh vực nào ghi rõ và thống nhất cách ghi trong cùng một ngành với nhau
Cột (5) và (6): Trường hợp nếu yêu cầu báo cáo giấy thì đánh dấu X vào cột số (5), trường hợp yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì ghi rõ tên địa chỉ truy cập phần mềm vào cột (6). Trường hợp vừa yêu cầu báo cáo giấy, vừa yêu cầu báo cáo qua Hệ thống phần mềm thì điền đầy đủ thông tin vào cả 2 cột (5) và (6)
Cột (7): Ghi rõ tên cơ quan nhận báo cáo để tổng hợp cuối cùng
Cột (8), (9): Trường hợp yêu cầu thông tin báo cáo từ phía người dân hay doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác như: tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, hội, hiệp hội,.... thì đánh dấu X vào ô tương ứng
Cột (10): Ghi rõ tên Sở, ban, ngành,... chịu trách nhiệm chủ trì rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa với từng chế độ báo cáo
THÀNH PHỐ….
SỞ/BAN/UBND………………
-------
(Biểu mẫu 03)
BIỂU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên báo cáo
2. Lĩnh vực
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá
B. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
I. TÍNH CẦN THIẾT CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Mục tiêu của cơ quan hành chính nhà nước khi quy định chế độ báo cáo là gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Báo cáo có đáp ứng được mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước không?
Có □ Không □
Nếu không, đề nghị nêu lý do:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Các thông tin yêu cầu báo cáo có thể lấy từ nguồn khác không?
Có □ Không □
Nếu có, lấy từ nguồn nào: ………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Có cần thiết duy trì chế độ báo cáo này không?
Có □ Không □
Nếu Có thì trả lời các câu hỏi tiếp theo. Nếu không, dừng tại đây.
II. TÍNH HỢP LÝ CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Tên báo cáo
1.1. Tên báo cáo đã được quy định rõ ràng, thống nhất trong các văn bản không?
Có □ Không □
- Nếu không, đề xuất hướng xử lý: ……………………………………………
……………………………………………………………………………………..
1.2. Tên chế độ báo cáo có phù hợp với nội dung yêu cầu báo cáo không?
Có □ Không □
Nếu không, đề xuất hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp:
………………………………………………………………………………………
2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo
2.1. Thời điểm chốt số liệu báo cáo có được quy định rõ ràng không?
Có □ Không □
Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi:
………………………………………………………………………………………
2.2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo có thống nhất với các báo cáo trong lĩnh vực khác mà bộ, ngành, địa phương đang quản lý không?
Có □ Không □
(i) Nếu Không, có thể thống nhất thời điểm chốt số liệu giữa các lĩnh vực trong Bộ, tỉnh được không?
Có □ Không □
(ii) Nếu có, đề xuất thời điểm chốt số liệu cho từng kỳ báo cáo: ……………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Thời điểm gửi báo cáo
3.1. Có quy định thời điểm gửi rõ ràng cho từng đối tượng báo cáo không?
Có □ Không □
Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi: ……………………………………………
……………………………………………………………………………………….
3.2. Quy định về thời điểm gửi báo cáo có đủ thời gian cho cơ quan các cấp tổng hợp báo cáo không?
Có □ Không □ . ... .
Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi: ……………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
3.3. Có thể quy định thống nhất thời điểm gửi báo cáo cho từng đối tượng báo cáo trong cùng ngành, lĩnh vực, địa phương hay không?
Có □ Không □
- Nếu Có, đề xuất thời điểm cụ thể: …………………………………………….
- Nếu Không, đề nghị nêu lý do: …………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
4. Hình thức báo cáo
4.1. Báo cáo thực hiện theo hình thức nào?
1. Báo cáo giấy: □
2. Báo cáo qua phần mềm điện tử: □
Trường hợp chưa quy định hình thức báo cáo qua phần mềm điện tử, cần đề xuất phương án sửa đổi cho phép áp dụng cả 2 hình thức là báo cáo giấy và báo cáo qua phần mềm điện tử.
5. Nội dung báo cáo
5.1. Có yêu cầu rõ ràng về các thông tin cần báo cáo không?
Có □ Không □
(i) Nếu Không, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung: ………………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
5.2. Các nội dung báo cáo có thể đơn giản hóa được không?
Có □ Không □
(i) Nếu Có, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung: ……..……………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
5.3. Có nội dung trùng lặp với các chế độ báo cáo khác không?
Có □ Không □
Nếu Có, đề xuất hướng đơn giản hóa: …………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5.4. Nội dung yêu cầu báo cáo có phù hợp với đối tượng phải thực hiện báo cáo không?
Có □ Không □
Nếu không, đề xuất hướng xử lý:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6. Đề cương báo cáo, mẫu bảng biểu số liệu báo cáo
6.1. Chế độ báo cáo có quy định về mẫu biểu số liệu BC không?
Có □ Không □
Nếu Có, mẫu biểu số liệu có phù hợp với nội dung báo cáo, thuận tiện để tổng hợp số liệu không?
Có □ Không □
Nếu không, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung: …………………………………
……………………………………………………………………………………….
6.2. Chế độ báo cáo có quy định mẫu Đề cương báo cáo không?
Có □ Không □
Nếu Không, cần đề xuất phương án ban hành Đề cương báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hệ thống.
6.3. Đề cương, mẫu bảng biểu số liệu báo cáo có chứa các thông tin không cần thiết không?
Có □ Không □
Nếu Có, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung: ………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6.4. Số liệu yêu cầu báo cáo có trùng lặp với số liệu tại báo cáo khác không?
Có □ Không □
Nếu Có, tỷ lệ trùng lặp là bao nhiêu:………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6.5. Đề cương, mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo có được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng báo cáo không?
Có □ Không □
Nếu Không, đề xuất hướng xử lý: ………………………………………………
6.6. Mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo có được hướng dẫn điền rõ ràng, dễ hiểu không?
Có □ Không □
Nếu Không, đề xuất hướng xử lý:……………………………………………….
7. Đối tượng phải thực hiện báo cáo
7.1. Đối tượng thực hiện báo cáo có được quy định rõ ràng, cụ thể không?
Có □ Không □
Nếu Không, đề xuất hướng xử lý: …………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
7.2. Có thể giảm bớt đối tượng phải thực hiện báo cáo không?
Có □ Không □
Nếu Có, đề nghị nêu cụ thể: …………………………………………………………
Nếu Không, đề nghị nêu lý do: ..……………………………………………………
8. Tần suất thực hiện báo cáo trong năm
8.1. Tần suất báo cáo
Số lần: ……../năm
Kỳ báo cáo: □ Tháng □ Quý □ 6 tháng □ Năm □ Khác
Điều, khoản, điểm văn bản quy định: ………………………………………………
8.2. Có thể giảm tần suất thực hiện báo cáo không?
Có □ Không □
(Nếu Có. Đề xuất tần suất là bao nhiêu lần/năm: …………………………………
III. TÍNH HỢP PHÁP CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Báo cáo được quy định ở văn bản nào? Có phải Văn bản quy phạm pháp luật không?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. Cơ quan yêu cầu báo cáo có đúng thẩm quyền không?
Có □ Không □
Nếu không, đề xuất hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp: ……………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
3. Quy định về báo cáo trong văn bản hiện hành có chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành không?
Có □ Không □
Nếu có, đề nghị chỉ ra văn bản chồng chéo (cụ thể đến điều, điểm, khoản nếu đó là văn bản quy phạm pháp luật): …………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
IV. PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
□ Bãi bỏ chế độ BC
Lý do bãi bỏ: ……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
□ Duy trì chế độ báo cáo hiện hành
Lý do duy trì: …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
□ Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ BC
Nội dung sửa đổi bổ sung cụ thể:
- Tên báo cáo:................................................................................................................................
- Thời điểm chốt số liệu báo cáo: ........................................................................................................................................................
- Thời điểm gửi báo cáo: ...............................................................................................................
- Hình thức báo cáo: .......................................................................................................................
- Nội dung báo cáo: ........................................................................................................................
- Đề cương báo cáo: ......................................................................................................................
- Mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo: ...................................................................................................
- Đối tượng phải thực hiện báo cáo: ...............................................................................................
- Tần suất báo cáo: .........................................................................................................................
- Gộp vào báo cáo khác (nêu cụ thể tên báo cáo được gộp):...........................................................
(Biểu mẫu 04)
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ…
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-….
…., ngày tháng năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC THẨM QUYỀN BAN HÀNH, THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ...
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền ban hành, thực hiện trên địa bàn tỉnh/thành phố... tại phụ lục kèm theo quyết định này.
Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, căn cứ Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ được phê duyệt:
- Xây dựng Quyết định hướng dẫn/quy định chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh/thành phố, trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành chậm nhất trong tháng 12 năm 2018.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện triển khai thực hiện các phương án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong tháng 12 năm 2018.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN, BÃI BỎ, SỬA ĐỔI BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH/THÀNH PHỐ...
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-... ngày tháng năm 2018)
I. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ
1. Báo cáo....
- Lý do:....
- Kiến nghị thực thi:......
2. Báo cáo....
- Lý do:...
- Kiến nghị thực thi:……
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Báo cáo....
- Phương án đơn giản hóa (đề nghị nêu rõ nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung tại các văn bản quy định về chế độ báo cáo).
- Lý do:
- Kiến nghị thực thi:
2. Báo cáo....
- Phương án đơn giản hóa (đề nghị nêu rõ nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung tại các văn bản quy định về chế độ báo cáo).
- Lý do:
- Kiến nghị thực thi:
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN
1. Báo cáo....
- Lý do:
2. Báo cáo....
- Lý do: | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "14/08/2017",
"sign_number": "187/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Nghi-dinh-62-2015-ND-CP-huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-Luat-Thi-hanh-an-dan-su-284071.aspx | Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 62/2015/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13 về thủ tục thi hành án dân sự; hệ thống tổ chức cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp (sau đây gọi chung là Chấp hành viên); Thẩm tra viên thi hành án, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án (sau đây gọi chung là Thẩm tra viên); Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án (sau đây gọi chung là Thư ký thi hành án); Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; việc thi tuyển, tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên; thẻ, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và người làm công tác thi hành án dân sự.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, người làm công tác thi hành án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
Điều 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự
1. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân các cấp, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về thi hành án dân sự; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn.
2. Trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự để chỉ đạo đối với các việc thi hành án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương; theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự.
3. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thi hành án đối với khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu nhà nước không yêu cầu thi hành án thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án.
Chương II
THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Đương sự có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
2. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
3. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
4. Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:
a) Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản này;
b) Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;
c) Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;
d) Đối với trường hợp do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
đ) Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa đối với tổ chức phải thi hành án thì phải có xác nhận của cơ quan ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa.
e) Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
5. Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có.
Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.
6. Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận.
Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà người được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyết định thi hành án khác, nếu có.
Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
1. Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.
Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
3. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.
Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.
4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này. Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.
Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.
Điều 6. Chủ động ra quyết định thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định, trừ trường hợp:
a) Trong một bản án, quyết định có khoản chủ động về trả lại tiền, tài sản thì ra một quyết định thi hành án đối với mỗi người được thi hành án;
b) Trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành nhiều khoản chủ động khác nhau thì ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc điện chủ động thi hành án đối với mỗi người phải thi hành án.
2. Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.
3. Các khoản thu khác cho Nhà nước quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án bao gồm khoản truy thu thuế; khoản viện trợ cho Nhà nước và các khoản bồi thường cho Nhà nước trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các khoản thu khác nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước.
Điều 7. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều yêu cầu.
Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án khác theo bản án, quyết định đó biết để yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã có yêu cầu hoặc người đại diện của những người đã có yêu cầu để quản lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
3. Việc ra quyết định thi hành án đối với quyền, nghĩa vụ liên đới thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành.
Điều 8. Hồ sơ thi hành án
1. Quyết định thi hành án là căn cứ để lập hồ sơ thi hành án. Mỗi quyết định thi hành án lập thành một hồ sơ thi hành án.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải tiến hành lập hồ sơ thi hành án.
2. Hồ sơ thi hành án phải thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với việc thi hành án, lưu giữ tất cả các tài liệu đã, đang thực hiện và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
1. Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Nội dung kê khai phải nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cần làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin trên.
Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải thể hiện bằng văn bản, nêu rõ bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy quyền phải trả lời bằng văn bản kết quả xác minh và những nội dung cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền xác minh.
Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp việc xác minh tài sản khó khăn, phức tạp thì thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
3. Trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.
5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;
b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự;
c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
6. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc thi hành án.
Điều 10. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
1. Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
Điều 11. Công khai thông tin của người phải thi hành án
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; gửi quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết công khai. Thời gian niêm yết công khai quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án là 03 tháng, kể từ ngày niêm yết.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được thông tin về sự thay đổi tên, địa chỉ, nghĩa vụ và điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đã công khai thông tin phải bổ sung, sửa đổi thông tin và công khai nội dung thay đổi.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải chấm dứt việc công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự để chấm dứt tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chấm dứt niêm yết công khai.
4. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án; duy trì, bảo dưỡng Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
5. Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, quản lý, khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về thi hành án dân sự.
Điều 12. Thông báo về thi hành án
1. Việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện như sau:
a) Do Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo;
b) Do bưu tá; người được cơ quan thi hành án ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo.
2. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.
3. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thay đổi về địa chỉ liên lạc thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án biết để thực hiện việc thông báo theo địa chỉ mới. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thông báo địa chỉ mới thì việc thông báo theo địa chỉ được xác định trước đó được coi là hợp lệ.
4. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan từ chối không nhận thông báo thì người thực hiện thông báo trực tiếp phải lập biên bản, có chữ ký của người chứng kiến và việc thông báo được coi là hợp lệ.
5. Việc thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự, ngoài ra có thể được công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Công thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.
2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
3. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu và tương đương ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 172, Khoản 2 Điều 173 và Khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.
4. Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản.
Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người đã nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Hoãn thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án phải tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định.
2. Trường hợp đương sự có tài sản khác ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản đó để thi hành án.
Điều 15. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án
1. Quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:
a) Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại; hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.
2. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về chuyển giao quyền, nghĩa vụ; không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của của tổ chức, cá nhân khác và phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của người chuyển giao, người nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền được thi hành án của mình cho người thứ ba thì người thứ ba trở thành người được thi hành án tương ứng với phần quyền được chuyển giao và có các nghĩa vụ của người được thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Người chuyển giao quyền về thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án biết về việc chuyển giao quyền về thi hành án. Việc chuyển giao quyền về thi hành án không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp người phải thi hành án chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba thì phải được sự đồng ý của người được thi hành án. Người nhận chuyển giao nghĩa vụ có các nghĩa vụ của người phải thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Điều 16. Thực hiện ủy thác thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức thi hành.
2. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.
3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm.
4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
5. Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở ở địa phương thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành.
Điều 17. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
1. Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản mà tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả định giá, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận tài sản nộp số tiền tương ứng với tỷ lệ giá trị tài sản mà đương sự được nhận theo bản án, quyết định so với giá tài sản đã định quy định tại Khoản 2 Điều này để thanh toán cho người được nhận tiền thi hành án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người được nhận tài sản không tự nguyện nộp tiền thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định bán đấu giá tài sản để thi hành án. Số tiền thu được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng so với số tiền, tài sản mà các đương sự được nhận theo bản án, quyết định nhưng không tính lãi chậm thi hành án.
4. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại Khoản 3 Điều này do đương sự chịu tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận theo quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án.
5. Người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án và phải chịu chi phí theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án.
Điều 18. Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án
1. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án.
2. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.
Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.
Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự.
3. Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.
4. Trường hợp trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ mà đương sự không nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.
Điều 19. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Điều 20. Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
1. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa.
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
3. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.
Điều 21. Khấu trừ tiền trong tài khoản
1. Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
b) Căn cứ ban hành quyết định;
c) Tên tài khoản, số tài khoản của người phải thi hành án;
d) Tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản;
đ) Số tiền phải khấu trừ;
e) Tên tài khoản, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ;
g) Thời hạn thực hiện việc khấu trừ.
2. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhau thì Chấp hành viên căn cứ số dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án, nếu có.
3. Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản; nếu không thực hiện ngay mà đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Điều 23. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
1. Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.
2. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.
Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án
1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
2. Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự theo quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì Chấp hành viên kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; trường hợp chưa xác định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
c) Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.
3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp mà kết quả xác minh tại thời điểm thi hành án cho thấy tài sản có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết.
Cơ quan thi hành án dân sự kê biên tài sản sau khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi xử lý tài sản để thanh toán hợp đồng đã ký, nếu có.
Nếu người nhận cầm cố, thế chấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
5. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
6. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản. Biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản. Chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật do người phải thi hành án chịu.
Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.
Điều 25. Thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá
1. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên hoặc tổ chức thẩm định giá trên địa bàn khác thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn.
2. Việc thỏa thuận của đương sự về lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng được thực hiện đối với việc định giá lại tài sản kê biên.
Điều 26. Xác định giá đối với tài sản kê biên
1. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
2. Tài sản kê biên có giá trị nhỏ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.
Điều 27. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
1. Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá.
2. Giá trị động sản được bán đấu giá theo quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự là giá trị từng động sản; đối với vật cùng loại, vật đồng bộ là tổng giá trị các động sản đó trong một lần tổ chức bán để thi hành một việc thi hành án.
3. Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.
4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
5. Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
1. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự không thu hồi được giấy tờ có liên quan đến tài sản quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự thì có văn bản nêu rõ lý do, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ có liên quan đến tài sản để thực hiện việc hủy giấy tờ cũ, cấp giấy tờ mới theo quy định.
2. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không thu hồi được Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản nêu rõ lý do không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.
Điều 29. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Trường hợp Chấp hành viên quyết định chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền nói trên phải phù hợp với các quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 30. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
1. Việc định giá quyền sở hữu trí tuệ để thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự.
Điều 31. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
1. Thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ:
a) Tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị trên 10.000.000 đồng;
b) Chấp hành viên thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị đến 10.000.000 đồng hoặc trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi hành án chưa có tổ chức bán đấu giá, hoặc tuy có nhưng tổ chức đó từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.
2. Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 32. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
1. Cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan thi hành án cấp quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản có trách nhiệm tiếp nhận để xử lý vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự và pháp luật về xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
2. Cơ quan thi hành án dân sự thông báo và ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận.
Hết thời hạn nêu trên mà không tiếp nhận vật chứng, tài sản thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phải thanh toán các khoản chi phí cho việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.
Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước được thực hiện tại kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng, tài sản tạm giữ; việc thi hành án xong tại thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản.
3. Trường hợp cơ quan tài chính có thẩm quyền có văn bản ủy quyền thực hiện xử lý tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đang tổ chức thi hành án xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước sau khi đã trừ các chi phí xử lý theo quy định của pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Điều 33. Tiêu hủy vật chứng, tài sản
1. Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thành lập.
2. Việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản được thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác.
Trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng hoặc chuyên gia thì Chấp hành viên ký hợp đồng với chuyên gia, cơ quan bảo đảm điều kiện tiêu hủy vật chứng, tài sản để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy.
3. Kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản do ngân sách nhà nước chi trả.
Điều 34. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác không đủ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người, tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường hợp tẩu tán, trốn tránh việc thi hành án.
Điều 35. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:
a) Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;
b) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành.
Điều 36. Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
Giá trị tài sản được bồi hoàn cho chủ sở hữu ban đầu trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa một phần hoặc toàn bộ theo quy định tại Khoản 3 Điều 135 Luật Thi hành án dân sự là giá tài sản trên thị trường ở địa phương tại thời điểm giải quyết việc bồi hoàn.
Điều 37. Xác nhận kết quả thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận bằng văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự theo quyết định thi hành án khi có yêu cầu của đương sự hoặc thân nhân của họ.
2. Nội dung của văn bản xác nhận phải thể hiện rõ khoản nghĩa vụ theo bản án, quyết định, nghĩa vụ phải thi hành theo quyết định thi hành án và kết quả thi hành án cho đến thời điểm xác nhận.
Kết quả thi hành án được xác nhận thể hiện việc đương sự đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ của mình theo quyết định thi hành án hoặc thi hành xong nghĩa vụ thi hành án của từng định kỳ trong trường hợp việc thi hành án được tiến hành theo định kỳ.
Điều 38. Giải quyết khiếu nại về thi hành án
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc trường hợp không phải thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Trường hợp đơn khiếu nại vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì nội dung khiếu nại về thi hành án được giải quyết theo quy định về giải quyết khiếu nại về thi hành án, nội dung tố cáo được giải quyết theo quy định về giải quyết tố cáo.
2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc cơ quan quản lý thi hành án cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành được xem xét lại theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 7 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;
b) Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;
c) Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.
5. Trường hợp khiếu nại được giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại nhưng không đưa ra bằng chứng mới thì người giải quyết khiếu nại lưu đơn khiếu nại và thông báo để đương sự biết.
Điều 39. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án
1. Cơ quan nhà nước.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
3. Đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Điều 40. Điều kiện được bảo đảm tài chính để thi hành án
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án và cơ quan đó đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ được cấp nhưng vẫn không có khả năng thi hành án. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra thuộc điện bồi thường Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 41. Thẩm quyền quyết định bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí bảo đảm để thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm; kinh phí bảo đảm thi hành án đối với các đơn vị trong lực lượng vũ trang do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Thẩm quyền, mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
Điều 42. Thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được đảm bảo tài chính để thi hành án có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án.
Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập hồ sơ, thời hạn, thủ tục đề nghị, xem xét, quyết định việc bảo đảm tài chính để thi hành án, dự toán, cấp phát, quyết toán và hoàn trả kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án.
Kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án không được sử dụng vào mục đích khác.
Điều 43. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Chi phí cần thiết khác quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự bao gồm:
a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;
b) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự; tài sản cưỡng chế theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng; người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế; người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;
c) Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự;
d) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;
đ) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;
e) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự;
g) Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.
2. Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế theo Khoản 7 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:
a) Đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động để cưỡng chế thi hành án;
b) Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ cưỡng chế thi hành án, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp bàn cưỡng chế thi hành án, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết;
3. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể mức chi phí bồi dưỡng và hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
Điều 44. Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.
c) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
2. Đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc điện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
3. Mức miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án được xác định như sau:
a) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp;
b) Đương sự thuộc diện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
4. Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, trong việc ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế sai quy định dẫn đến việc ngân sách nhà nước phải trả chi phí cưỡng chế có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.
Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế bị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thu hồi hoặc hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án hoặc cung cấp các căn cứ không đúng sự thật để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Điều 45. Tạm ứng, lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được thực hiện như sau:
a) Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
b) Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án hoặc dự trù chi phí cưỡng chế trong trường hợp không phải lập kế hoạch cưỡng chế, trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43 Luật Thi hành án dân sự.
Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.
2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện.
Điều 46. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án
1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí sau đây:
a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 190.000.000 đồng cộng với 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 220.000.000 đồng cộng với 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.
2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và chứng kiến các đương sự thỏa thuận tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì phải chịu 1/3 mức phí thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.
4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.
Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.
5. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.
Điều 47. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
4. Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.
Điều 48. Miễn, giảm phí thi hành án
1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án trong trường hợp sau đây:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật, ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án như sau:
a) Giảm đến 80% đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
b) Giảm 30% phí thi hành án tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
c) Giảm 20% phí thi hành án trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
Điều 49. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
1. Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế.
Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu.
Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án.
2. Đối với khoản tiền chi trả cho người được nhận là cá nhân, cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận đến nhận.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không đến nhận nếu họ ở xa trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, đã xác định được địa chỉ rõ ràng của họ và khoản tiền có giá trị nhỏ hơn 01 tháng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định thì cơ quan thi hành án dân sự lập phiếu chi và gửi tiền cho họ qua đường bưu điện. Trường hợp bưu điện trả lại tiền do không có người nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Trường hợp người được nhận tiền cung cấp tài khoản và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển khoản.
3. Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự thu được tiền thi hành án nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà người được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự có thể chi trả cho họ bằng tiền mặt.
4. Khi thi hành án tại cơ sở, trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án cùng có mặt, Chấp hành viên có thể chi trả ngay cho đương sự số tiền, tài sản thu được, sau khi đã trừ khoản phí thi hành án. Việc chi trả tiền, tài sản phải lập biên bản ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, họ tên đương sự, lý do, nội dung giao nhận, số tiền, tài sản, chữ ký và họ tên của đương sự, Chấp hành viên và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc chi trả tiền, tài sản. Biên bản phải giao cho đương sự, lưu hồ sơ thi hành án và chuyển cho kế toán cơ quan thi hành án dân sự để vào sổ theo dõi.
5. Cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục gửi tiền vào ngân hàng, gửi tài sản bằng hình thức thuê bảo quản hoặc bảo quản tại kho cơ quan thi hành án dân sự đối với khoản tiền, tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
a) Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, mà người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án không đến nhận;
Sau khi gửi tiền, tài sản, nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận.
Trường hợp hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.
b) Khoản tiền, tài sản đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
6. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản tiền, thuê bảo quản tài sản quy định tại Điều này do người được nhận tiền, tài sản chịu.
Điều 50. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án
1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phòng Thi hành án cấp quân khu trong quá trình thi hành bản án, quyết định có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp.
Trường hợp việc thi hành án đang do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành cần yêu cầu tương trợ tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để thực hiện việc ủy thác tư pháp.
2. Trình tự, thủ tục yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật về tương trợ tư pháp.
3. Đối với việc thi hành án có yêu cầu ủy thác tư pháp thì xử lý như sau:
a) Sau khi nhận được đủ kết quả ủy thác tư pháp theo đúng nội dung yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Trường hợp kết quả ủy thác chưa đáp ứng theo nội dung đã yêu cầu hoặc sau 06 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ nhất mà cơ quan thi hành án dân sự đã yêu cầu ủy thác tư pháp không nhận được thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác tư pháp lần thứ hai;
c) Trường hợp sau 03 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào những tài liệu đã có để giải quyết việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Kể từ thời điểm này, nếu cần yêu cầu tương trợ tư pháp đối với cùng một đương sự trong cùng một việc thi hành án thì thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này là 03 tháng; thời hạn quy định tại Điểm c Khoản này là 01 tháng.
d) Trường hợp ủy thác tư pháp về việc giao trả giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp lần hai không có kết quả hoặc đương sự không đến nhận thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điểm c Khoản này hoặc hết thời hạn thông báo mà đương sự không đến nhận, cơ quan thi hành án làm thủ tục gửi cho người đó; trường hợp không xác định được địa chỉ người nhận thì gửi cho cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu hoặc cơ quan đại diện của nước có cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu.
4. Việc thực hiện tương trợ tư pháp của nước ngoài trong thi hành án dân sự như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Phòng Thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự;
b) Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật về tương trợ tư pháp và pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án
1. Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;
d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;
đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.
Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền.
Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.
4. Việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành hoặc khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn.
Chương III
CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Mục 1. CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 52. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 54 Nghị định này được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:
a) Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
b) Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
c) Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp
1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự quy định tại Điều 167 Luật Thi hành án dân sự, quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương gồm các cục, vụ và tương đương.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 54. Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội
Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội gồm có:
1. Ở Bộ Quốc phòng: Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng;
2. Ở quân khu và tương đương: Phòng Thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu) là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu và tương đương.
Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.
Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu
1. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 168 Luật Thi hành án dân sự, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong quân đội.
Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có cơ cấu tổ chức gồm các phòng, ban trực thuộc; có Cục trưởng, các Phó Cục trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án.
2. Phòng Thi hành án cấp quân khu là cơ quan trực thuộc quân khu và tương đương, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Phòng Thi hành án cấp quân khu có Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Trưởng phòng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Phó Trưởng phòng, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, Thư ký thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ Quốc phòng quy định.
Mục 2. CHẤP HÀNH VIÊN, THẨM TRA VIÊN, THƯ KÝ, THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 56. Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên
1. Việc bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên phải qua kỳ thi tuyển theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về cán bộ, công chức, trừ trường hợp bổ nhiệm không qua thi tuyển quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên; quy định nội dung, hình thức, trình tự thủ tục thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Nội dung, hình thức thi nâng ngạch từ Chấp hành viên sơ cấp lên Chấp hành viên trung cấp, từ Chấp hành viên trung cấp lên Chấp hành viên cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Chấp hành viên để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Điều 57. Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên
1. Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự.
2. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận, quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 58. Sơ tuyển và cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên
1. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự lập danh sách người của đơn vị mình tham dự thi tuyển Chấp hành viên gửi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Trưởng Phòng Thi hành án cấp quân khu lập danh sách người của đơn vị mình tham dự thi tuyển Chấp hành viên gửi Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên đối với công chức thuộc Cục Thi hành án dân sự, công chức Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên đối với công chức thuộc Phòng Thi hành án cấp quân khu.
3. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự; Cục trưởng, các Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện sơ tuyển đối với những người được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên.
4. Bộ Tư pháp quy định điều kiện, việc sơ tuyển, hồ sơ thi tuyển đối với người không phải là công chức tham gia thi tuyển Chấp hành viên và trường hợp công chức từ các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh này tham gia thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh khác.
Điều 59. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên
1. Đơn tham dự thi tuyển của người dự thi.
2. Văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Điều 60. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi tuyển Chấp hành viên
1. Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi đối với việc thi tuyển Chấp hành viên của các cơ quan thi hành án dân sự.
2. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi đối với việc thi tuyển Chấp hành viên của Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Điều 61. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo kế hoạch thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên; thể lệ, quy chế thi; môn thi, hình thức thi, thời gian thi, địa điểm thi;
b) Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi;
c) Chỉ đạo và tổ chức thi; báo cáo kết quả thi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi.
3. Việc thành lập Hội đồng thi nâng ngạch từ Chấp hành viên sơ cấp lên Chấp hành viên trung cấp, từ Chấp hành viên trung cấp lên Chấp hành viên cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 62. Bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên gửi kết quả kỳ thi về Bộ Tư pháp. Căn cứ kết quả kỳ thi, Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định.
2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự lập hồ sơ gửi Tổng cục Thi hành án dân sự để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định tại các Khoản 6, 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định tại Khoản này.
Điều 63. Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển
1. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển thuộc địa bàn biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020, khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, không phải là đơn vị thủ phủ của tỉnh, có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên, thuộc biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người được tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên có đơn cam kết tình nguyện công tác tại cơ quan thi hành án dân sự nêu tại Điểm a Khoản này từ 05 năm trở lên.
2. Danh sách các cơ quan thi hành án dân sự thuộc địa bàn được tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên.
4. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên được thành lập ở cấp tỉnh, gồm Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; các Ủy viên là đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, thường trực Ban Chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh; thư ký giúp việc là Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự. Danh sách Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập theo đề nghị của Cục trưởng Thi hành án dân sự. Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có ít nhất hai phần ba số thành viên trở lên tham gia. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng; thông qua quyết định khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Điều 64. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên gồm có:
a) Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên, nếu có, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm Chấp hành viên;
b) Các tài liệu chứng minh lý do xin miễn nhiệm Chấp hành viên: giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 6 tháng hoặc giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc các giấy tờ phù hợp khác, nếu có;
c) Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Điều 65. Cách chức Chấp hành viên
Chấp hành viên có thể bị cách chức Chấp hành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án chưa đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét thấy cần phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.
2. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự mà xét thấy cần thiết phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.
Trình tự, thủ tục xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cách chức Chấp hành viên thực hiện theo quy định về kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Điều 66. Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm tra viên trong quân đội là sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Thẩm tra viên để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
1. Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
2. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.
3. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.
Điều 68. Trách nhiệm của Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn Thẩm tra viên.
2. Khi tiến hành thẩm tra, kiểm tra, Thẩm tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thẩm tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;
b) Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;
c) Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;
d) Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;
e) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.
4. Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;
c) Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Điều 69. Bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên
1. Việc bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên; nội dung, hình thức thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên thi hành án lên Thẩm tra viên chính thi hành án, từ Thẩm tra viên chính thi hành án lên Thẩm tra viên cao cấp thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Bộ Quốc phòng tổ chức Hội đồng xét, duyệt những người đủ điều kiện, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thẩm tra viên trong quân đội.
Điều 70. Điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên
1. Thẩm quyền điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên cao cấp không giữ chức vụ lãnh đạo; Chấp hành viên, Thẩm tra viên hiện đang giữ chức vụ lãnh đạo thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên từ tỉnh này sang tỉnh khác; Chấp hành viên đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Thẩm tra viên đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên trong địa bàn do mình quản lý. Trường hợp điều động, luân chuyển Chấp hành viên, Thẩm tra viên đang giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì phải báo cáo xin ý kiến của người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trước khi thực hiện điều động, luân chuyển, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về cán bộ, công chức và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu, Thẩm tra viên trong quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho người được luân chuyển, biệt phái.
Điều 71. Thư ký thi hành án
1. Thư ký thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp thực hiện các trình tự, thủ tục thi hành án dân sự hoặc giúp Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Thư ký thi hành án để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
3. Thư ký thi hành án trong quân đội là sỹ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp. Việc quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thư ký thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 72. Tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Chi Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là Chấp hành viên sơ cấp trở lên;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác;
c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;
d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chi cục Thi hành án dân sự;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là Chấp hành viên trung cấp trở lên;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác.
c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;
d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
Mục 3. THẺ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ, TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CHẤP HÀNH VIÊN, THẨM TRA VIÊN, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 73. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án
1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên được cấp thẻ để sử dụng trong khi thi hành nhiệm vụ; khi thay đổi chức vụ hoặc chức danh được đổi thẻ khác phù hợp với chức vụ, chức danh mới; khi thôi giữ chức vụ phải trả lại thẻ; nếu Chấp hành viên, Thẩm tra viên làm mất thẻ phải báo cáo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan thi hành án nơi người đó công tác biết.
2. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên do Bộ Tư pháp cấp.
3. Mẫu thẻ, việc cấp phát, thay đổi và thu hồi thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Điều 74. Đối tượng và loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự
1. Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự, Phòng Thi hành án cấp quân khu được trang bị công cụ hỗ trợ để cấp cho Chấp hành viên sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Các loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự gồm có:
a) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, găng tay điện;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê;
c) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, chất gây mê và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này.
Điều 75. Lập kế hoạch và trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án
1. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 74 Nghị định này, hàng năm, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự lập kế hoạch trang bị công cụ hỗ trợ cho cơ quan thi hành án dân sự thuộc quyền quản lý trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan thi hành án dân sự.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao công cụ hỗ trợ cho Chấp hành viên sử dụng khi thi hành công vụ. Khi giao công cụ hỗ trợ phải lập danh sách, có phiếu giao nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cho người sử dụng.
Điều 76. Việc mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án
1. Việc mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Việc trang bị, mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý công cụ hỗ trợ thi hành án đối với Phòng thi hành án cấp quân khu thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 77. Thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án
1. Hàng năm, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, phân loại chất lượng từng loại công cụ hỗ trợ được trang bị. Trường hợp công cụ hỗ trợ không còn khả năng sửa chữa, khôi phục thì Cục Thi hành án dân sự tổng hợp các công cụ hỗ trợ cần thanh lý, tiêu hủy của Cục và các Chi cục trực thuộc, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, phân loại, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ.
2. Việc thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Kết quả thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ của Cục Thi hành án dân sự báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự để theo dõi.
2. Việc thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án đối với Phòng thi hành án cấp quân khu thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 78. Lương và phụ cấp của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự được hưởng thang bậc lương, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2. Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp được xếp lương công chức nhóm 1 của loại A1, A2 và A3 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Thư ký thi hành án xếp lương công chức loại A1 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Thư ký trung cấp thi hành án xếp lương công chức loại B bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
3. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề và chế độ ưu đãi khác.
Điều 79. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
1. Phù hiệu thi hành án dân sự trên mũ: có hình tròn bằng kim loại, phía ngoài hình tròn có cành tùng kép bao quanh, chính giữa có ngôi sao vàng năm cánh nổi nằm ở trung tâm hình tròn, xung quanh hai bên có bông lúa vàng, phía dưới ngôi sao là bánh xe răng cưa màu vàng. Bên ngoài phù hiệu trên phần cành tùng kép có hàng chữ “THI HÀNH ÁN” màu đỏ.
2. Cấp hiệu thi hành án dân sự gồm: cấp hiệu trên cầu vai áo và cấp hiệu trên ve áo.
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo: bằng vải màu xanh đậm, xung quanh có viền màu đỏ boóc-đô. Trên nền cấp hiệu, ở phần đầu là một khối hình tròn có dập nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa, 2 cành tùng bao quanh, phần giữa cấp hiệu có các ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng;
b) Cấp hiệu trên ve áo gồm các loại: Cành tùng đơn bằng kim loại; cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn và xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng hoặc không có viền kim loại.
Việc sử dụng loại cấp hiệu trên ve áo được áp dụng tùy theo từng chức vụ; chức danh công chức và người khác làm công tác thi hành án dân sự.
Điều 80. Đối tượng được cấp phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự được cấp phù hiệu, cấp hiệu để thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Phù hiệu, cấp hiệu của Chấp hành viên, các chức danh khác của cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 81. Cấp hiệu đối với công chức và những người khác làm công tác thi hành án dân sự
1. Cấp hiệu của lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự không có vạch, có 2 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo chiều dọc ở giữa, phần cuối cấp hiệu là 2 cành tùng bằng kim loại màu vàng xếp chéo nhau; cấp hiệu trên ve áo là cành tùng đơn màu vàng;
b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai có 1 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng.
2. Cấp hiệu của lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều ngang; cấp hiệu trên ve áo của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn, xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng;
b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 1 sao nằm dọc cấp hiệu.
3. Cấp hiệu của lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự như sau:
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên mà người đó đang giữ;
b) Cấp hiệu trên ve áo của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là cành tùng đơn màu vàng.
4. Cấp hiệu của lãnh đạo đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự như sau:
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của người đứng đầu đơn vị, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch công chức mà người đó đang giữ;
b) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên mà người đó đang giữ;
c) Cấp hiệu trên ve áo của người đứng đầu đơn vị, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn, xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng.
5. Cấp hiệu của Chấp hành viên như sau:
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Chấp hành viên cao cấp có 2 đường chỉ bằng sợi màu vàng nằm theo chiều dọc ở giữa cấp hiệu, trên nền cấp hiệu có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu; cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn bằng kim loại màu vàng;
b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Chấp hành viên trung cấp thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 1 sao nằm dọc cấp hiệu;
c) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Chấp hành viên sơ cấp thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 2 sao hình khối bằng kim loại màu vàng nằm dọc cấp hiệu.
6. Cấp hiệu của Thẩm tra viên thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự như sau:
a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Thẩm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp và tương đương có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều ngang; cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn bằng kim loại màu vàng;
b) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của Thẩm tra viên chính, Chuyên viên chính và tương đương thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 1 sao nằm dọc cấp hiệu;
c) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của Thẩm tra viên, Chuyên viên và tương đương thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 2 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng nằm dọc cấp hiệu;
d) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại Điểm a Khoản này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 1 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng nằm ở giữa cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 1 gạch kim loại màu vàng nằm ngang.
Điều 82. Trang phục của người làm công tác thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án trong quân đội được cấp trang phục để thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Trang phục được cấp cho người làm công tác thi hành án dân sự gồm có: Quần áo thu đông, áo khoác ngoài mùa đông, áo chống rét mùa đông, quần áo xuân hè mặc ngoài, áo sơ mi dài tay, bảng tên trên ngực áo, giày da, thắt lưng da, dép da, tất chân, caravat, áo mưa, mũ kêpi, mũ bảo hiểm thi hành án, cặp da đựng tài liệu.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu, màu sắc, nguyên tắc sử dụng trang phục của người làm công tác thi hành án dân sự để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Việc cấp, sử dụng trang phục của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án tại Phòng Thi hành án cấp quân khu, Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 83. Niên hạn, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
1. Niên hạn trang phục như sau:
a) Quần áo thu đông mặc ngoài: 01 bộ 03 năm;
b) Áo khoác ngoài mùa đông: 01 cái 03 năm;
c) Áo chống rét mùa đông: 01 cái 03 năm, cấp cho công chức, viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thuộc các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị vùng Tây Nguyên;
d) Quần áo xuân hè mặc ngoài: 02 bộ 02 năm;
đ) Áo sơ mi dài tay: 01 cái 01 năm;
e) Lễ phục mùa đông: 01 bộ 05 năm;
g) Lễ phục mùa hè: 01 bộ 03 năm;
h) Giày da: 01 đôi 01 năm;
i) Thắt lưng da: 01 cái 01 năm;
k) Dép da: 01 đôi 01 năm;
l) Tất chân: 02 đôi 01 năm;
m) Caravat: 02 cái 02 năm;
n) Áo mưa: 01 cái 01 năm;
o) Mũ kêpi: 01 cái 02 năm;
p) Mũ bảo hiểm thi hành án: 01 cái 02 năm;
q) Cặp da đựng tài liệu: 01 cái 02 năm.
2. Việc cấp phát và sử dụng trang phục như sau:
a) Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục theo niên hạn quy định tại Khoản 1 Điều này. Đối với quần áo thu đông, quần áo xuân hè lần đầu được cấp 02 bộ; áo sơ mi dài tay lần đầu cấp 02 cái;
b) Trường hợp trang phục bị mất hoặc hư hỏng có lý do chính đáng thì được cấp hoặc đổi lại.
3. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự được cấp phù hiệu, cấp hiệu để sử dụng trong niên hạn 03 năm 01 bộ, lần đầu được cấp 02 bộ. Hết niên hạn được đổi và cấp phù hiệu, cấp hiệu mới. Khi có sự thay đổi chức vụ, chức danh hoặc trường hợp phù hiệu, cấp hiệu bị mất, bị hư hỏng thì được đổi hoặc cấp lại phù hiệu, cấp hiệu mới. Khi chuyển công tác khác, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự có trách nhiệm nộp lại phù hiệu, cấp hiệu cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi mình công tác.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP VÀ THI HÀNH
Điều 84. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 và thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.
2. Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 85. Trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thi hành
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án, cá nhân và tổ chức khác không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm các quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao và những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL(3b).Q240
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CÁC ĐỊA BÀN BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO, VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CÓ PHỤ CẤP KHU VỰC TỪ 0,3 TRỞ LÊN ĐƯỢC TUYỂN CHỌN NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN LUẬT LÀM CHẤP HÀNH VIÊN KHÔNG QUA THI TUYỂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ)
TT tỉnh
TT đơn vị
Đơn vị
1
Bà Rịa - Vũng Tàu
1
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Côn Đảo
2
Bắc Kạn
2
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chợ Đồn
3
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngân Sơn
4
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông
5
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Na Rỳ
6
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Bể
7
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Pắc Nặm
3
Bình Phước
8
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bù Đăng
4
Bình Thuận
9
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Quý
5
Cao Bằng
10
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thông Nông
11
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hà Quảng
12
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phục Hòa
13
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hạ Lang
14
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hòa An
15
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quảng Uyên
16
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trùng Khánh
17
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trà Lĩnh
18
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nguyên Bình
19
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lạc
20
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lâm
21
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thạch An
6
Đắk Lắk
22
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Búk
23
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Buôn Đôn
24
Chi cục Thi hành án dân sự huyện M’Đrăk
25
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kư Cuin
26
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Hleo
27
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Kar
28
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cư Mgar.
29
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Ana
30
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Súp
31
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng
32
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lăk.
33
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Bông
7
Đắk Nông
34
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk G’long
35
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk R’Lấp
36
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Song
37
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Mil
38
Chi cục Thi hành án dân sự huyện CưJút
39
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Nô
40
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy Đức
8
Điện Biên
41
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Chà
42
Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Mường Lay
43
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Điện Biên
44
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo
45
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tủa Chùa
46
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Điện Biên Đông
47
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Nhé
48
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Ảng
49
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nậm Pồ
9
Gia Lai
50
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Pơ
51
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Pa
52
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Pa
53
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ayun Pa
54
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Grai
55
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Thiện
56
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Păh
57
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Pưh
58
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mang Yang
59
Chi cục Thi hành án dân sự huyện K Bang
60
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kông Chro
61
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Cơ
62
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Prông
63
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chư Sê
64
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Đoa
10
Hà Giang
65
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Xín Mần
66
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quang Bình
67
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vỵ Xuyên
68
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Quang
69
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đồng Văn
70
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mèo Vạc
71
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Minh
72
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quản Bạ
73
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Mê
74
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoàng Su Phì
11
Hà Tĩnh
75
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vũ Quang
12
Hải Phòng
76
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cát Hải
77
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Long Vĩ
13
Hòa Bình
78
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đà Bắc
79
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mai Châu
14
Khánh Hòa
80
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Khánh Sơn
15
Kiên Giang
81
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Quốc
82
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kiên Hải
16
Kon Tum
83
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Glei
84
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngọc Hồi
85
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Tô
86
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy
87
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Plông
88
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Rẫy
89
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Hà
90
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tu Mơ Rông
17
Lai Châu
91
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phong Thổ
92
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sìn Hồ
93
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Tè
94
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tam Đường
95
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Than Uyên
96
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Uyên
97
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nậm Nhùn
18
Lâm Đồng
98
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cát Tiên
99
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lâm
100
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Trọng
101
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đơn Dương
102
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Di Linh
103
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạc Dương
104
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Hà
105
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đạ Huoai
106
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đạ Tẻh
107
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đam Rông
19
Lạng Sơn
108
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Quan
109
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Sơn
110
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Bình
111
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Gia
112
Chỉ cục Thi hành án dân sự huyện Tràng Định
113
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chi Lăng
114
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cao Lộc
115
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Lãng
116
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đình Lập
20
Lào Cai
117
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Pa
118
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Hà
119
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Thắng
120
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Yên
121
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Khương
122
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Si Ma Cai
123
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bát Xát
124
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Bàn
21
Nghệ An
125
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kỳ Sơn
126
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương
127
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Con Cuông
128
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳ Hợp
129
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳ Châu
130
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quế Phong
22
Quảng Bình
131
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuyên Hóa
132
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Minh Hóa
23
Quảng Nam
133
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Giang
134
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tây Giang
135
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Trà My
136
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nam Trà My
137
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nam Giang
138
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Sơn
24
Quảng Ngãi
139
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lý Sơn
140
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tây Trà
25
Quảng Ninh
141
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Liêu
142
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Chẽ
143
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cô Tô
26
Quảng Trị
144
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đắk Rông
145
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hướng Hóa
27
Sơn La
146
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳnh Nhai
147
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sốp Cộp
148
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mai Sơn
149
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Châu
150
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mộc Châu
151
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phù Yên
152
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Yên
153
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thuận Châu
154
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La
155
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sông Mã
156
Chi cục thi hành án dân sự huyện Vân Hồ
28
Thái Nguyên
157
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Định Hóa
29
Thanh Hóa
158
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quan Sơn
159
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Lát
30
Thừa Thiên Huế
160
Chi cục Thi hành án dân sự huyện A Lưới
161
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nam Đông
31
Tuyên Quang
162
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hàm Yên
163
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Na Hang
164
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Bình
32
Yên Bái
165
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lục Yên
166
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mù Căng Chải
167
Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Nghĩa Lộ
168
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trạm Tấu
169
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trấn Yên
170
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Chấn
171
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Yên | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "18/07/2015",
"sign_number": "62/2015/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-07-CT-TTg-2019-cong-tac-giai-phong-mat-bang-xay-dung-duong-bo-cao-toc-tuyen-Bac-Nam-409795.aspx | Chỉ thị 07/CT-TTg 2019 công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đường bộ cao tốc tuyến Bắc Nam | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/CT-TTg
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2019
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐOẠN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC TRÊN TUYẾN BẮC - NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thời gian qua, Chính phủ đã ưu tiên nguồn lực đầu tư nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, mang tính kết nối, là động lực cho phát triển kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được cải thiện rõ rệt, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, còn những bất cập phải tập trung để đầu tư, hoàn thiện; đặc biệt là phát triển hệ thống đường cao tốc.
Hành lang vận tải Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua 32 tỉnh và thành phố, kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các đô thị lớn, cảng biển, trung tâm kinh tế lớn... Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, dự báo đến năm 2020 nhu cầu hành khách, hàng hóa trên hành lang vận tải Bắc - Nam là 45,37 triệu hành khách/năm và 62,27 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2020, nếu không xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn, công nghệ phức tạp, chắc chắn không thể triển khai trước năm 2025. Đồng thời, các công trình hạ tầng như cảng hàng không, cảng biển, đường thủy nội địa tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu,... nên chưa thể phát huy tối đa hiệu quả.
Quốc hội đã có Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2017 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trước mắt đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 03 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT. Đến nay, các phần việc của dự án đã được triển khai gấp rút, đáp ứng yêu cầu tiến độ, thể hiện tinh thần làm việc tập trung, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cùng các Bộ, ngành trung ương và các địa phương có tuyến đi qua.
Để đáp ứng tiến độ Dự án hoàn thành vào năm 2021 theo yêu cầu của Quốc hội, cần tập trung hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Trong đó, công tác GPMB là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, quyết định đến tiến độ Dự án.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung tối đa để triển khai các nội dung sau:
1. Về công tác giải phóng mặt bằng:
a) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm kiểm tra và chỉ đạo Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và các cơ quan chức năng thực hiện các nội dung sau:
- Cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết và tiến độ thực hiện dự án cũng như kế hoạch phân bổ vốn cho công tác GPMB;
- Tổ chức triển khai ngay công tác cắm mốc GPMB, mốc lộ giới theo hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB được phê duyệt (cuối Quý I, đầu Quý II/2019);
- Phối hợp với các địa phương trong việc đảm bảo tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và công khai phương án chi tiết GPMB theo quy định;
- Thực hiện tốt chế độ phối hợp và cung cấp thông tin với chính quyền và các cơ quan có liên quan của địa phương, đảm bảo minh bạch các thông tin về dự án đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây dựng; đặc biệt, cần thông tin về tiến độ thực hiện dự án thành phần GPMB theo định kỳ hàng tháng, quý để theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện;
- Báo cáo kịp thời các tồn tại, vướng mắc về cơ chế chính sách ảnh hưởng đến công tác GPMB, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
b) Các Bộ, ngành trung ương:
- Khẩn trương thống nhất phương án giao vốn để các địa phương thực hiện công tác đền bù, GPMB, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các địa phương di dời các công trình truyền thông, công trình điện đáp ứng tiến độ GPMB và kịp thời xử lý các vấn đề khác có liên quan.
- Yêu cầu các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh để kịp thời thực hiện các thủ tục và di dời các công trình trong phạm vi GPMB đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án đi qua:
- Huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc, bàn giao mặt bằng để phục vụ thi công trong thời gian sớm nhất, bảo đảm đúng quy định pháp luật. Đồng thời, hỗ trợ cung cấp các nguồn vật liệu phục vụ thi công dự án; đảm bảo an toàn, an ninh, không để xảy ra các điểm nóng trong quá trình thi công.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo Chủ đầu tư dự án thành phần GPMB và các ban, ngành của địa phương thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Thực hiện tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng, ý nghĩa của công trình; chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, hợp lý của người dân;
+ Khẩn trương triển khai ngay các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ công tác GPMB, tái định cư;
+ Khẩn trương rà soát quy hoạch tái định cư, triển khai các thủ tục xây dựng các khu tái định cư; chỉ đạo triển khai các thủ tục về thu hồi đất, lập và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Phối hợp với Chủ đầu tư dự án trong việc xác định và cắm mốc giới phạm vi GPMB (cọc GPMB và mốc lộ giới) để tiếp nhận, quản lý và tổ chức thực hiện các bước tiếp theo của công tác GPMB;
+ Tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự và đúng tiến độ công tác lập hồ sơ, thông báo thu hồi đất, thẩm định, quyết định thu hồi đất, giao đất; lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Thực hiện kịp thời các thủ tục và triển khai di dời các công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc phạm vi dự án;
+ Quản lý chặt chẽ phạm vi GPMB, không để xây dựng trái phép các công trình kiến trúc, mồ mả, trồng cây,... nhằm trục lợi;
+ Thực hiện tốt công tác giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định pháp luật (hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp);
+ Chủ trì, phối hợp với Chủ đầu tư dự án trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ thi công, áp dụng các biện pháp hành chính theo quy định.
2. Về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo cung cấp vật liệu phục vụ cho dự án:
a) Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cụ thể về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng để phục vụ thi công dự án, trên tinh thần giảm thủ tục nhưng đảm bảo đúng quy định pháp luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án đi qua chỉ đạo các ban, ngành chức năng của địa phương:
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Ban Quản lý dự án, Tư vấn để thống nhất vị trí mỏ vật liệu đảm bảo đủ trữ lượng, chất lượng;
- Ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh thủ tục cấp hoặc gia hạn giấy phép khai thác mỏ vật liệu cho các nhà đầu tư, các nhà thầu thi công dự án.
3. Về một số nội dung khác:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình Chính phủ trong quý I năm 2019 việc sửa đổi nội dung không phải thực hiện việc lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đối với các dự án đi qua 2 tỉnh trở lên.
- Đối với một số công trình, đất nông nghiệp nằm ngoài mốc GPMB (nhưng nằm trong hành lang an toàn đường bộ) không còn nhu cầu sử dụng, không còn khả năng canh tác hoặc diện tích còn lại nhỏ lẻ: Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát, nếu không thực hiện được việc dồn điền đổi thửa thì có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu hồi để thuận lợi cho công tác GPMB.
- Đối với việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ công tác GPMB, tái định cư: Các địa phương khẩn trương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp thật sự cần thiết, cần áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, các địa phương xây dựng phương án cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, XD, TC, QP, CA, TN&MT, TT&TT, CT, NN&PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long;
- Ủy ban QLVNN tại doanh nghiệp;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Thông tấn xã Việt Nam;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, PL, NN, QHĐP;
- Lưu VT, CN (2).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "21/03/2019",
"sign_number": "07/CT-TTg",
"signer": "Trịnh Đình Dũng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-36-2009-TT-BXD-huong-dan-ban-cho-thue-thue-mua-quan-ly-su-dung-nha-o-cho-nguoi-co-thu-nhap-thap-tai-khu-vuc-do-thi-97555.aspx | Thông tư 36/2009/TT-BXD hướng dẫn bán, cho thuê, thuê mua quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 36/2009/TT-BXD
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2009
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC BÁN, CHO THUÊ, CHO THUÊ MUA VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị;
Căn cứ Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này điều chỉnh các nội dung có liên quan đến việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (sau đây gọi chung là nhà ở thu nhập thấp), bao gồm: đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua; mẫu hợp đồng mua, thuê, thuê mua và quản lý việc sử dụng, vận hành khai thác quỹ nhà ở thu nhập thấp theo quy định của Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bán, cho thuê, thuê mua; quản lý sử dụng và vận hành khai thác nhà ở thu nhập thấp.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, MẪU HỢP ĐỒNG MUA, THUÊ, THUÊ MUA VÀ QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG, VẬN HÀNH KHAI THÁC QUỸ NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
Điều 3. Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
1. Hộ gia đình có ít nhất 01 người hoặc cá nhân (hộ độc thân) thuộc đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định);
b) Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định); người lao động tự do, kinh doanh cá thể có thu nhập đảm bảo để thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định.
2. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị Nhà nước thu hồi nhà ở, đất ở để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện cải tạo chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp đã được bồi thường bằng tiền theo quy định của pháp luật mà không được bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Điều 4. Điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Chưa có nhà ở hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích quá chật chội, cụ thể là:
a) Là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình mà phải ở nhờ, thuê, mượn nhà ở của người khác; có nhà ở nhưng thuộc diện bị Nhà nước thu hồi để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành, đã được bồi thường bằng tiền mà không được bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
b) Là người có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích quá chật chội, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc có nhà ở đảm bảo đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đất đai. Cụ thể là:
- Có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5m2 sử dụng/người;
- Có nhà ở riêng lẻ, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức, cụ thể là:
a) Chưa được Nhà nước giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Chưa được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, chưa được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở;
c) Chưa được thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
d) Chưa được tặng nhà tình thương, tình nghĩa;
đ) Chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thực hiện cải tạo chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp (đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này);
e) Chưa được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án. Trường hợp đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, nếu chưa có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người đó đang công tác về chức vụ, thời gian công tác, thực trạng về nhà ở.
4. Có mức thu nhập hàng tháng (tính bình quân theo đầu người) dưới mức bình quân của địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (không tính số tiền được bồi thường vào mức thu nhập hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này).
Điều 5. Nguyên tắc lựa chọn đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
1. Việc lựa chọn đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp thực hiện theo phương pháp chấm điểm, người có tổng số điểm cao hơn sẽ được ưu tiên giải quyết trước (với thang điểm tối đa là 100).
2. Bảng điểm được xác định trên cơ sở các tiêu chí cụ thể sau:
STT
Tiêu chí chấm điểm
Số điểm
1.
Tiêu chí khó khăn về nhà ở:
- Chưa có nhà ở (bao gồm cả trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này).
- Có nhà ở bình quân dưới 5 m2 sử dụng/người và diện tích đất ở thấp hơn tiêu chuẩn được phép cải tạo, xây dựng lại.
50
30
2.
Tiêu chí về đối tượng:
- Đối tượng 1 (quy định tại điểm a Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 3 Thông tư này).
- Đối tượng 2 (quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư này).
30
20
3.
Tiêu chí ưu tiên khác:
- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1.
- Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2.
- Hộ gia đình có từ 2 người trở lên thuộc đối tượng 2.
Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất.
10
7
4
4.
Tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định:
(theo điều kiện cụ thể của từng địa phương)
10
3. Căn cứ theo nguyên tắc chấm điểm và bảng điểm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn phù hợp với đặc thù của địa phương để hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thu nhập thấp đúng đối tượng theo quy định.
4. Chủ đầu tư các dự án nhà ở thu nhập thấp căn cứ vào quy định cụ thể về việc lựa chọn các đối tượng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện việc công khai nguyên tắc, thứ tự và đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp đối với dự án do mình làm chủ đầu tư.
Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
1. Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án (Tên dự án; chủ đầu tư dự án; địa chỉ liên lạc, địa chỉ nộp đơn đăng ký; địa điểm xây dựng dự án; tiến độ thực hiện dự án; quy mô dự án; số lượng căn hộ, trong đó bao gồm: số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua; thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký và các nội dung khác có liên quan) để công bố công khai tại trụ sở của Sở Xây dựng, trang web của Sở Xây dựng nơi có dự án; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện giám sát.
2. Chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở Xây dựng biết và kiểm tra (hậu kiểm).
3. Trên cơ sở các thông tin về các dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn đã được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này; hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp nộp Hồ sơ đăng ký cho chủ đầu tư dự án. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 01;
b) Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng chỗ ở theo mẫu tại Phụ lục số 01a do Ủy ban nhân dân cấp phường xác nhận (chỉ cấp 01 lần). Riêng đối tượng chưa có hộ khẩu thuộc lực lượng vũ trang thì việc xác nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này;
c) Giấy xác nhận về đối tượng và mức thu nhập theo mẫu tại Phụ lục số 01b do cơ quan, đơn vị nơi từng thành viên trong hộ gia đình đang làm việc xác nhận (chỉ cấp 01 lần); đối với trường hợp lao động tự do, kinh doanh cá thể do Ủy ban nhân dân cấp phường xác nhận về đối tượng, nghề nghiệp không cần xác nhận mức thu nhập;
d) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì ngoài các Giấy xác nhận theo quy định tại điểm b, điểm c Khoản 3 Điều này, cần bổ sung Bản sao Quyết định thu hồi nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kèm theo giấy xác nhận chưa được giải quyết bồi thường nhà ở, đất ở của Ủy ban nhận dân cấp quận, huyện cấp;
e) Đối với các đối tượng đăng ký thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi thêm 01 bản sao Giấy xác nhận theo mẫu tại Phụ lục số 01b do cơ quan, đơn vị nơi đang công tác xác nhận về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương nơi có dự án để tổng hợp.
4. Sau khi tập hợp đầy đủ Hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp có trách nhiệm xem xét từng Hồ sơ đăng ký, đối chiếu với các quy định về đối tượng, điều kiện, thứ tự ưu tiên theo quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này để lập danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư.
Trường hợp người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp đã nộp Hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 3 Điều này cho chủ đầu tư, nhưng trong dự án không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm ghi rõ lý do và gửi trả lại Hồ sơ (bao gồm cả Bản xác nhận về đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp mà người đăng ký đã nộp) để người đó biết và nộp Hồ sơ tại dự án khác.
Khi người có nhu cầu nộp Hồ sơ, người nhận Hồ sơ phải ghi giấy biên nhận. Nếu Hồ sơ chưa hợp lệ (chưa đúng theo quy định tại Khoản 3 Điều này), người nhận Hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp Hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tối đa không vượt quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày trả lại Hồ sơ.
5. Chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Thông tư này) về Sở Xây dựng nơi có dự án để kiểm tra nhằm tránh tình trạng người thu nhập thấp được hỗ trợ nhiều lần. Trong trường hợp người được dự kiến giải quyết theo Danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này hoặc đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong Danh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được Danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
6. Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp chỉ được nộp Đơn đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu nộp tại dự án khác. Việc thanh toán nhà ở thu nhập thấp do người mua, thuê, thuê mua nhà thực hiện trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua, thuê, thuê mua nhà tự thống nhất, thỏa thuận.
7. Sau khi ký Hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thu nhập thấp (theo nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này), chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ Danh sách các đối tượng (bao gồm cả các thành viên trong hộ) đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp (đã được ký Hợp đồng) gửi về Sở Xây dựng nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được Danh sách này) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm). Đồng thời, chủ đầu tư có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn giao dịch bất động sản hoặc trang web về nhà ở thu nhập thấp của chủ đầu tư (nếu có).
Điều 7. Hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
1. Việc mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp phải được lập thành Hợp đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2, 3, 4 của Thông tư này.
Thời hạn tối đa của Hợp đồng thuê nhà ở thu nhập thấp là 03 năm (36 tháng). Trước khi hết hạn Hợp đồng, Bên thuê phải làm thủ tục xin xác nhận vẫn đủ điều kiện (theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này) để được tiếp tục thuê nhà ở thu nhập thấp với thời hạn nêu trên.
2. Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp ghi trong Hợp đồng do chủ đầu tư dự án đề xuất trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 của Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt (phương pháp xác định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp thực hiện theo Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng).
3. Phương thức thanh toán tiền mua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp do chủ đầu tư dự án và bên mua, bên thuê, bên thuê mua thỏa thuận trong Hợp đồng theo nguyên tắc:
a) Đối với nhà ở thu nhập thấp dành để bán thực hiện theo hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần (trả góp). Nếu chủ đầu tư dự án thỏa thuận huy động tiền ứng trước của khách hàng thì công trình nhà ở đó phải có thiết kế đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng. Trường hợp mua trả góp (trả dần) thì người mua nhà phải nộp lần đầu không quá 20% giá nhà ở (trừ trường hợp người mua có thỏa thuận khác với chủ đầu tư dự án).
b) Đối với nhà ở thu nhập thấp dành để cho thuê thì người thuê nhà thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng theo thỏa thuận trong Hợp đồng.
c) Đối với nhà ở thu nhập thấp dành để cho thuê mua thì người thuê mua nhà nộp lần đầu không quá 20% giá nhà ở (trừ trường hợp người mua, thuê mua có thỏa thuận khác với chủ đầu tư dự án). Thời gian thanh toán số tiền còn lại (ngoài số tiền đã trả lần đầu) do chủ đầu tư và người thuê mua tự thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 10 năm. Phương thức thanh toán cũng do chủ đầu tư và người thuê mua nhà thỏa thuận (có thể trả hàng tháng, hàng quý hoặc theo định kỳ).
Điều 8. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp
1. Chủ đầu tư dự án được quyền:
a) Ký kết Hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở đảm bảo đúng đối tượng quy định; thu tiền bán, cho thuê, thuê mua nhà ở theo Hợp đồng đã ký; thanh lý Hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở; chấm dứt Hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở đối với các trường hợp vi phạm quy định đã thỏa thuận trong Hợp đồng hoặc những trường hợp người thuê nhà ở không còn là đối tượng thuộc diện thu nhập thấp;
b) Trực tiếp thực hiện hoặc ký kết với tổ chức, cá nhân để cung cấp các dịch vụ nhà ở trong dự án do mình làm chủ đầu tư;
c) Khai thác, kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 của Thông tư này để tạo nguồn thu bù đắp chi phí quản lý vận hành và bảo trì nhà ở;
d) Được hưởng các quyền lợi khác của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 6; điểm a Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 11; Khoản 1 và Khoản 6 Điều 12; không được tự ý chuyển nhượng dự án hoặc tự chuyển đổi mục đích sử dụng nhà ở thu nhập thấp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
b) Thực hiện việc quản lý vận hành hoặc lựa chọn doanh nghiệp có chức năng và chuyên môn để quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp;
c) Thực hiện các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác);
d) Xây dựng và ban hành (hoặc ủy quyền cho đơn vị quản lý vận hành) Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp, thông báo công khai để bên mua, thuê, thuê mua nhà ở và các tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện. Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp phải bao gồm các nội dung chính như sau: Trách nhiệm của các tổ chức có liên quan trong quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp; quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp; các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp; các khoản kinh phí phải đóng góp dùng cho công tác quản lý vận hành, bảo trì nhà ở thu nhập thấp và các khoản chi phí hợp lý khác; xác định danh mục, vị trí, diện tích và quy mô các phần sở hữu riêng trong nhà ở thu nhập thấp, phần sở hữu và sử dụng chung trong và ngoài nhà ở thu nhập thấp. Bản nội quy này được đính kèm theo và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thu nhập thấp;
đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện (hoặc ủy quyền cho đơn vị quản lý vận hành) việc bảo trì nhà ở thu nhập thấp; phối hợp với cơ quan y tế, cơ quan phòng, chống cháy nổ, chính quyền địa phương, công an khu vực để thực hiện các công tác về phòng chống dịch bệnh, phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho khu nhà ở thu nhập thấp;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về xây dựng.
Điều 9. Quyền của người mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
1. Đối với người mua (chủ sở hữu) nhà ở thu nhập thấp
a) Nhận bàn giao nhà ở kèm theo bản vẽ, hồ sơ nhà ở và sử dụng nhà ở đã mua theo đúng Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư dự án;
b) Yêu cầu chủ đầu tư dự án làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật sau khi trả hết tiền mua nhà; yêu cầu chủ đầu tư tạo điều kiện và cung cấp các giấy tờ có liên quan để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (trong trường hợp người mua nhà tự thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận);
c) Yêu cầu chủ đầu tư dự án (hoặc đơn vị quản lý vận hành) sửa chữa các hư hỏng của nhà ở trong thời gian bảo hành, nếu hư hỏng đó không phải do người mua gây ra;
d) Được hưởng các quyền lợi khác của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về dân sự sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
2. Đối với người thuê nhà ở thu nhập thấp
a) Nhận bàn giao, sử dụng nhà và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo đúng Hợp đồng thuê nhà đã ký với chủ đầu tư dự án;
b) Yêu cầu chủ đầu tư (hoặc đơn vị quản lý vận hành) sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở đang thuê, nếu hư hỏng đó không phải do người thuê gây ra; được gia hạn hợp đồng hoặc ký tiếp hợp đồng thuê, nếu vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở thu nhập thấp;
c) Được hưởng các quyền lợi khác của bên thuê nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về dân sự.
3. Đối với người thuê mua nhà ở thu nhập thấp
a) Nhận bàn giao, sử dụng nhà và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo đúng Hợp đồng thuê nhà đã ký với chủ đầu tư dự án;
b) Khi chưa thanh toán hết tiền thuê mua nhà ở, người thuê mua nhà ở thu nhập thấp được quyền yêu cầu chủ đầu tư (hoặc đơn vị quản lý vận hành) sửa chữa kịp thời những hư hỏng mà không phải thanh toán chi phí sửa chữa (nếu hư hỏng đó không phải do người thuê mua nhà gây ra); trường hợp đã thanh toán hết tiền thuê mua nhà thì người thuê mua phải thanh toán chi phí sửa chữa thuộc phần sở hữu riêng của mình;
c) Khi thanh toán hết tiền thuê mua nhà ở, người thuê mua được quyền yêu cầu chủ đầu tư dự án thay mặt mình làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật; yêu cầu chủ đầu tư tạo điều kiện và cung cấp các giấy tờ có liên quan để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (trong trường hợp người thuê mua nhà tự thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận); được chủ đầu tư bàn giao bản vẽ, hồ sơ nhà ở và được hưởng các quyền lợi khác của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về dân sự sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Điều 10. Nghĩa vụ của người mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp
1. Đối với người mua (chủ sở hữu) nhà ở thu nhập thấp
a) Thực hiện đầy đủ những cam kết trong Hợp đồng mua nhà ở đã ký; chấp hành đầy đủ những quy định trong Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp và các nghĩa vụ khác của người mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự;
b) Không được cho thuê, cho thuê lại, thế chấp hoặc bán (chuyển nhượng) nhà ở trong thời hạn chưa trả hết tiền mua nhà (đối với trường hợp mua nhà trả chậm, trả dần);
c) Chỉ được phép thực hiện các giao dịch nhà ở thu nhập thấp (bán, cho thuê, cho thuê mua) sau khi trả hết tiền cho chủ đầu tư và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà. Các giao dịch về nhà ở thu nhập thấp (sau thời gian 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà) quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
d) Trong trường hợp đã trả hết tiền mua nhà, nhưng chưa đủ 10 năm kể từ thời điểm ký Hợp đồng mua bán nhà ở thì người mua nhà ở thu nhập thấp chỉ được bán nhà ở đó (nếu có nhu cầu) cho Cơ quan quản lý nhà ở của địa phương hoặc chủ đầu tư dự án hoặc cho đối tượng được mua nhà ở thu nhập thấp (theo giá bán không được vượt quá mức giá nhà ở thu nhập thấp cùng loại tại thời điểm bán).
2. Đối với người thuê nhà ở thu nhập thấp
a) Thực hiện đầy đủ những cam kết trong Hợp đồng thuê nhà ở đã ký;
b) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm tự sửa chữa hoặc trả tiền để sửa chữa những hư hỏng, bồi thường thiệt hại do mình gây ra; trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng; thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chi phí sử dụng điện, nước và các dịch vụ khác ngoài các khoản chi phí đã được tính trong giá thuê nhà ở (nếu có);
c) Trả lại nhà ở cho chủ đầu tư dự án khi Hợp đồng thuê nhà hết hiệu lực theo quy định;
d) Chấp hành đầy đủ các quy định trong Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp và các nghĩa vụ khác của người thuê nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự.
3. Đối với người thuê mua nhà ở thu nhập thấp
a) Thực hiện đầy đủ những cam kết trong Hợp đồng thuê mua nhà ở đã ký; chấp hành đầy đủ những quy định trong Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp và các nghĩa vụ khác của người thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự;
b) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm tự sửa chữa hoặc trả tiền để sửa chữa những hư hỏng, bồi thường thiệt hại do mình gây ra; trả đủ tiền thuê mua nhà theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng; thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chi phí sử dụng điện, nước và các dịch vụ khác ngoài các khoản đã được tính trong giá thuê mua nhà ở (nếu có); không được cho thuê, cho thuê lại, thế chấp hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức khi chưa thanh toán hết tiền thuê mua nhà và chưa đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký Hợp đồng;
c) Khi thanh toán hết tiền thuê mua nhà, nhưng chưa đủ 10 năm kể từ thời điểm ký Hợp đồng thuê mua nhà ở với chủ đầu tư, người thuê mua nhà ở thu nhập thấp chỉ được bán nhà ở đó (nếu có nhu cầu) cho Cơ quan quản lý nhà ở của địa phương hoặc chủ đầu tư dự án hoặc cho đối tượng được mua nhà ở thu nhập thấp (theo giá bán không vượt quá mức giá nhà ở thu nhập thấp cùng loại tại thời điểm bán). Các giao dịch về nhà ở thu nhập thấp cho thuê mua sau khi người thuê mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Điều 11. Tổ chức quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp
1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp
a) Sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp, Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm thành lập đơn vị trực thuộc hoặc thuê hoặc uỷ thác cho một doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư để thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp;
b) Hoạt động dịch vụ quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp được hưởng các chế độ như đối với các hoạt động dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
2. Ban quản trị nhà ở thu nhập thấp
a) Ban quản trị nhà ở thu nhập thấp do Hội nghị các chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp (gồm: người mua, người thuê hoặc người thuê mua) bầu ra. Hội nghị các chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp có thể tổ chức cho một nhà hoặc một cụm nhà (sau đây gọi chung là khu nhà ở thu nhập thấp) và được tổ chức mỗi năm 01 lần; trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội nghị bất thường khi có trên 50% tổng số các chủ sở hữu, chủ sử dụng đề nghị bằng văn bản hoặc khi có đề nghị của Ban quản trị khu nhà ở thu nhập thấp, đồng thời có văn bản đề nghị của trên 30% chủ sở hữu, chủ sử dụng khu nhà ở đó;
b) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày khu nhà ở thu nhập thấp được bàn giao đưa vào sử dụng và khu nhà ở đó đã có trên 50% số căn hộ có chủ sở hữu, chủ sử dụng đến ở thì Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức Hội nghị các chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp lần đầu;
c) Ban quản trị khu nhà ở thu nhập thấp gồm từ 05 đến 07 thành viên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của khu nhà đó. Thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện các chủ sở hữu, chủ sử dụng và 01 đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp. Cơ cấu Ban quản trị gồm 01 Trưởng ban và 01 hoặc 02 Phó trưởng ban.
3. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị khu nhà nhà ở thu nhập thấp được quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Bảo hành nhà ở thu nhập thấp
Việc bảo hành nhà ở thu nhập thấp được thực hiện theo cam kết trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng, đơn vị cung ứng thiết bị và đảm bảo theo quy định tại Điều 74 của Luật Nhà ở.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ
a) Chủ đầu tư nhà ở thu nhập thấp có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Luật Nhà ở và văn bản hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; giao bản sao hồ sơ hoàn công cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp;
b) Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm lưu trữ bản sao bản vẽ hoàn công và các hồ sơ có liên quan đến quá trình quản lý vận hành, bảo hành và bảo trì nhà ở thu nhập thấp;
c) Cơ quan quản lý nhà ở các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý hồ sơ nhà ở thu nhập thấp theo quy định của pháp luật về nhà ở;
d) Cơ quan quản lý có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ về các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn, bao gồm: danh sách (kể cả các thành viên trong hộ); diện tích căn hộ, địa chỉ căn hộ được mua, thuê, thuê mua và các thông tin về thu nhập, điều kiện về nhà ở của các đối tượng để theo dõi và quản lý;
đ) Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở thu nhập thấp có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hồ sơ nhà ở khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Điều 12. Nội dung và chi phí quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp
1. Công tác quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp bao gồm: quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống trang thiết bị (gồm thang máy, máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị khác) thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung của nhà ở thu nhập thấp; cung cấp các dịch vụ (bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác) đảm bảo cho khu nhà ở thu nhập thấp hoạt động bình thường.
2. Chi phí quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp đối với trường hợp cho thuê và cho thuê mua được xác định theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng.
Chi phí quản lý vận hành đối với trường hợp mua bán nhà ở thu nhập thấp được thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán nhà theo nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng.
Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xác định chi phí quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp và quy định rõ trong hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở, nhưng không vượt quá 85% mức chi phí quản lý vận hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định áp dụng cho nhà chung cư thương mại hạng 4.
3. Mức đóng góp chi phí quản lý vận hành được tính theo tháng, phân bổ theo diện tích phần sở hữu hoặc sử dụng riêng của từng chủ sở hữu, chủ sử dụng và nộp mỗi tháng một lần.
Đối với trường hợp thuê và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì chi phí quản lý vận hành có thể nộp cùng với tiền thuê, thuê mua nhà ở hàng tháng hoặc nộp riêng. Trong trường hợp chi phí quản lý vận hành được tính gộp cùng với tiền thuê, thuê mua nhà ở hàng tháng thì Chủ đầu tư có trách nhiệm trích phần chi phí quản lý vận hành cấu thành trong tiền thuê, thuê mua nhà ở để chuyển cho đơn vị quản lý vận hành.
4. Các chi phí dịch vụ về sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước và các chi phí dịch vụ khác mà có hợp đồng riêng đối với từng chủ sở hữu, chủ sử dụng thì do người sử dụng trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ đó. Trường hợp các chi phí dịch vụ mà không có hợp đồng riêng thì người sử dụng chi trả theo khối lượng tiêu thụ, trong đó có cộng thêm phần hao hụt.
5. Chi phí trông giữ xe đạp, xe máy được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng chung trên phạm vi địa bàn.
6. Trong quá trình lập dự án phát triển nhà ở thu nhập thấp, Chủ đầu tư dự án có thể tính toán, bố trí một phần diện tích phù hợp (sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu diện tích sử dụng chung trong phạm vi dự án theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện kinh doanh, tạo kinh phí bù đắp cho chi phí quản lý vận hành, đảm bảo người mua, thuê và thuê mua nhà ở thu nhập thấp chỉ phải đóng góp chi phí quản lý vận hành nhà ở đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 13. Nội dung và chi phí bảo trì nhà ở thu nhập thấp
1. Bảo trì nhà ở thu nhập thấp bao gồm việc duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa,sửa chữa lớn và sửa chữa đột xuất nhà ở nhằm duy trì chất lượng của nhà ở. Việc bảo trì được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác bảo trì công trình xây dựng.
2. Việc bảo trì đối với phần sở hữu chung, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị sử dụng chung và các căn hộ để cho thuê, cho thuê mua do chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực về hoạt động xây dựng thực hiện và phải tuân thủ các chỉ dẫn của nhà thiết kế, chế tạo, quy trình, quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Việc bảo trì phần sở hữu riêng trong nhà ở thu nhập thấp dành để bán do người mua nhà ở thu nhập thấp tự bảo trì.
4. Mức chi phí đóng góp để bảo trì phần sở hữu hoặc sử dụng chung trong khu nhà ở thu nhập thấp được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà ở thu nhập thấp dành để bán thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng;
b) Đối với nhà ở thu nhập thấp dành để cho thuê, cho thuê mua thì chi phí bảo trì công trình do chủ đầu tư xác định, tính toán trong giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở thu nhập thấp theo công thức tính nêu tại Điều 6 và Điều 8 Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng.
5. Trong vòng 30 ngày kể từ khi khu nhà ở thu nhập thấp được đưa vào sử dụng, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để gửi khoản tiền đóng góp kinh phí bảo trì theo quy định (trong trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền). Số tiền lãi phát sinh trong mỗi kỳ gửi tiền tại ngân hàng phải được bổ sung vào kinh phí bảo trì nhà ở thu nhập thấp.
Đối với trường hợp thuê và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì kinh phí bảo trì có thể nộp cùng với tiền thuê, thuê mua nhà ở hàng tháng hoặc nộp riêng. Trong trường hợp kinh phí bảo trì nộp cùng với tiền thuê, thuê mua nhà ở hàng tháng thì Chủ đầu tư có trách nhiệm trích phần kinh phí bảo trì cấu thành trong tiền thuê, thuê mua nhà ở để nộp cho đơn vị quản lý vận hành.
6. Công tác bảo trì nhà ở thu nhập thấp phải được thực hiện thông qua hợp đồng. Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng bảo trì được thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật dân sự.
7. Đơn vị quản lý vận hành phải lập sổ theo dõi thu chi đối với kinh phí bảo trì và phối hợp thực hiện kiểm tra việc quyết toán và quản lý thu chi theo quy định pháp luật về tài chính; công khai các khoản thu, chi kinh phí thực hiện việc bảo trì nhà ở thu nhập thấp tại Hội nghị nhà ở thu nhập thấp hàng năm.
Điều 14. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị khu nhà ở thu nhập thấp
1. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành:
a) Thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà ở theo hợp đồng đã ký hoặc được ủy thác của chủ đầu tư, đảm bảo an toàn, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Ký kết hợp đồng phụ với các doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư đối với các doanh nghiệp nêu trên để đảm bảo thực hiện theo hợp đồng đã ký;
c) Thông báo bằng văn bản về những yêu cầu, những điều cần chú ý cho chủ sở hữu, chủ sử dụng khi bắt đầu sử dụng nhà ở thu nhập thấp; hướng dẫn chủ sở hữu, chủ sử dụng việc lắp đặt các trang thiết bị thuộc phần sở hữu riêng vào hệ thống trang thiết bị sử dụng chung trong khu nhà ở thu nhập thấp; xây dựng và ban hành Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp (trong trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền), thông báo công khai để chủ sở hữu, chủ sử dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện;
d) Định kỳ kiểm tra cụ thể theo thời hạn quy định của pháp luật về xây dựng đối với chất lượng nhà ở thu nhập thấp để thực hiện việc quản lý vận hành, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng theo quy định;
đ) Thực hiện kịp thời việc ngăn ngừa nguy cơ gây thiệt hại đối với chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp và có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa mọi hư hỏng của phần sở hữu chung hoặc trang thiết bị dùng chung trong khu nhà ở thu nhập thấp, đảm bảo cho khu nhà hoạt động bình thường;
e) Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
g) Khai thác, kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu bù đắp chi phí quản lý vận hành và bảo trì nhà ở thu nhập thấp theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 của Thông tư này.
h) Thu kinh phí bảo trì, quản lý kinh phí bảo trì và thực hiện công tác bảo trì phần sở hữu chung của nhà ở thu nhập thấp theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
i) Định kỳ 6 tháng một lần, báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp với Ban quản trị và phối hợp với Ban quản trị lấy ý kiến của chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành;
k) Phối hợp với Ban quản trị, tổ dân phố trong việc bảo vệ an ninh, trật tự và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà ở thu nhập thấp.
2. Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị khu nhà ở thu nhập thấp:
a) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp theo quy định của pháp luật; kiểm tra, đôn đốc chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thực hiện đúng Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thu nhập thấp; tạo điều kiện để doanh nghiệp quản lý vận hành hoàn thành tốt nhiệm vụ theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
b) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở về các vấn đề liên quan tới việc quản lý sử dụng và cung cấp dịch vụ nhà ở thu nhập thấp để phản ánh với doanh nghiệp quản lý vận hành, các cơ quan chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư được giao quản lý;
d) Định kỳ 6 tháng một lần, Ban quản trị lấy ý kiến của chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà ở thu nhập thấp để làm cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ quản lý vận hành của đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
đ) Kiến nghị với chủ đầu tư thay đơn vị quản lý vận hành nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo theo quy định.
Điều 15. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp
1. Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng nhà ở;
2. Cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài nhà ở.
3. Phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định.
4. Gây tiếng ồn quá mức quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an trong khu nhà ở thu nhập thấp.
5. Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi; gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trong khu nhà ở thu nhập thấp.
6. Quảng cáo, viết, vẽ trái quy định hoặc có những hành vi khác mà pháp luật không cho phép; sử dụng vật liệu hoặc màu sắc mặt ngoài căn hộ, nhà ở thu nhập thấp trái với quy định; thay đổi kết cấu, thiết kế của phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng (xây tường ngăn lên mặt sàn, di chuyển các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật gắn với phần sở hữu chung, đục phá căn hộ, cơi nới diện tích dưới mọi hình thức).
7. Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng nhà ở thu nhập thấp trái với mục đích quy định.
8. Nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng trong khu nhà ở thu nhập thấp (nếu nuôi vật cảnh thì phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật).
9. Sử dụng không đúng mục đích kinh phí quản lý vận hành và kinh phí bảo trì nhà ở thu nhập thấp.
10. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chương III
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Giải quyết tranh chấp
1. Các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nhà ở thu nhập thấp do Tòa án giải quyết.
2. Các tranh chấp về quyền sử dụng nhà ở thu nhập thấp được giải quyết trên cơ sở hòa giải, nhưng phải bảo đảm các quy định của Thông tư này. Nếu không hòa giải được thì do tòa án giải quyết.
3. Các tranh chấp về hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp trong quá trình thực hiện theo Thông tư này thì xử lý theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự.
Điều 17. Xử lý vi phạm
1. Các hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Thông tư này được xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở.
2. Các tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối về đối tượng, điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và phát triển nhà ở, còn bị buộc phải trả lại nhà đã mua, thuê, thuê mua.
3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định liên quan đến xác nhận đối tượng, cũng như việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.
4. Các chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp thực hiện việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp không đúng theo quy định tại Thông tư này thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và phát triển nhà còn bị buộc phải hoàn trả các khoản chi phí được ưu đãi; bị thu hồi dự án; không được thực hiện các dự án kinh doanh bất động sản trong thời gian 02 năm kể từ ngày dự án bị thu hồi hoặc bị thu hồi đăng ký kinh doanh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu, xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp hàng năm và giai đoạn 2009-2015 trên phạm vi địa bàn;
b) Quy định cụ thể và công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp trên phạm vi địa bàn; tổ chức quản lý và theo dõi chặt chẽ việc bán, cho thuê, cho thuê mua của các chủ đầu tư nhằm hạn chế triệt để tình trạng trục lợi để kiếm lời;
c) Ban hành theo thẩm quyền các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xét duyệt, thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp cũng như các quy định cụ thể về quản lý sử dụng, khai thác vận hành nhà ở thu nhập thấp trên phạm vi địa bàn; thẩm định và phê duyệt giá bán, giá cho thuê, giá thuê mua nhà ở thu nhập thấp theo đề nghị của chủ đầu tư dự án;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến việc xét chọn đối tượng cũng như việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thu nhập thấp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền;
đ) Tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý sử dụng, khai thác vận hành quỹ nhà ở thu nhập thấp theo định kỳ 06 tháng và hàng năm, báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra và tổng hợp báo cáo theo định kỳ tình hình quản lý sử dụng, khai thác vận hành các dự án nhà ở thu nhập thấp trên phạm vi địa bàn;
b) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thu nhập thấp; công tác bảo trì nhà ở thu nhập thấp; hoạt động cung cấp các dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân ở tại các dự án nhà ở thu nhập thấp và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm;
c) Theo dõi, tổng hợp tình hình về mua bán, cho thuê, cho thuê mua; tình hình quản lý sử dụng, khai thác vận hành nhà ở thu nhập thấp trên phạm vi địa bàn; báo cáo với UBND cấp tỉnh và Bộ Xây dựng theo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu).
3. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình mua bán, cho thuê, cho thuê mua; quản lý sử dụng, khai thác vận hành nhà ở thu nhập thấp của các địa phương trên toàn quốc và tình hình triển khai thực hiện Thông tư này. Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Thông tư này theo định kỳ và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, ban hành theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, PC, Cục QLN (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trần Nam
PHỤ LỤC SỐ 01:
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2009/TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
Hình thức đăng ký[1] Mua ÿ Thuê ÿ Thuê mua ÿ
Kính gửi[2]:
Tên[3] tôi là:
CMND số , cấp ngày............tháng.............năm...................,
Nơi cấp
Nghề nghiệp: ....................................... Đang làm việc ÿ Đã nghỉ chế độ ÿ
Nơi làm việc/công tác:
Nơi ở hiện tại:
Hộ khẩu thường trú số tại:
Số thành viên trong hộ gia đình..............................................................................
Thu nhập bình quân[4] là.......................................triệu đồng/người/tháng (có Giấy xác nhận về thu nhập của từng thành viên trong hộ kèm theo đơn này).
Tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay như sau: (có Giấy xác nhận về thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân kèm theo đơn này).
Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ □
Có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5 m2 sử dụng/người □
Tôi làm đơn này đề nghị được giải quyết 01 căn hộ nhà ở thu nhập thấp theo hình thức[5]:................... tại dự án:....................................................................
............................................................................................................................
Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng nhà ở thu nhập thấp và cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.
.........., ngày ....... tháng ......năm ........
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC SỐ 01A:
MẪU GIẤY XÁC NHẬN THỰC TRẠNG VỀ NHÀ Ở CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
GIẤY XÁC NHẬN VỀ HỘ KHẨU VÀ THỰC TRẠNG NHÀ Ở CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
Kính gửi[6]:
Họ và tên chủ hộ[7]:
Nơi ở hiện tại:
Hộ khẩu thường trú tại:
Số sổ hộ khẩu:
Số thành viên trong hộ gia đình:........................người
Họ và tên các thành viên trong hộ:
1. Họ và tên: Tuổi:
2. Họ và tên: Tuổi:
3. Họ và tên: Tuổi:
4. Họ và tên: Tuổi:
5. Họ và tên: Tuổi:
6. Họ và tên: Tuổi:
................................................................................................................................
Tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay như sau:
Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ □
Có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5 m2 sử dụng/người □
Tôi xin cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.
.........., ngày ....... tháng ......năm ........
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu và tình trạng nhà ở hiện tại của hộ gia đình:
TM. Ủy ban nhân dân phường..............
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
Tổ dân phố.............................................
Tổ trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC SỐ 01B:
MẪU GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ THU NHẬP CỦA TỪNG CÁ NHÂN TRONG HỘ GIA ĐÌNH ĐỂ ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009 /TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ THU NHẬP CỦA TỪNG CÁ NHÂN TRONG HỘ GIA ĐÌNH ĐỂ ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
Tên Cơ quan, đơn vị[8]...............................................................................xác nhận: Ông (bà):
CMND số: , cấp ngày............tháng.............năm...................,
Nơi cấp
Nghề nghiệp: .............................................
Nơi làm việc/công tác:
Thu nhập[9]/mức lương triệu đồng/tháng
.........., ngày ....... tháng ......năm ........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
Hợp đồng số: ...................................
Căn cứ Luật Nhà ở năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở;
Căn cứ Thông tư số ......./2009/TT-BXD ngày.......tháng năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp tại đô thị;
Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh số ................... cấp ngày ..........;
Căn cứ Quyết định[10] số ...........................................................................;
Căn cứ Quyết định[11] số..........................................................................;
Căn cứ khác[12] .........................................................................................;
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ này được lập ngày...... tháng......năm...... giữa các bên:
BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên bán)
Công ty[13]:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Tài khoản số:
Ngân hàng giao dịch:
Mã số thuế:
Đại diện bởi Ông (bà):
CMND (Hộ chiếu) số:
Cấp ngày:
Chức vụ:
và
BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên mua):
Ông (bà) :
CMND (Hộ chiếu) số :
Cấp ngày:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
Tài khoản (nếu có):
Mã số thuế :
Hai bên thoả thuận giao kết hợp đồng này với những điều khoản và điều kiện được quy định dưới đây:
Điều 1: Bên bán đồng ý bán và Bên mua đồng ý mua 01 căn hộ thuộc toà nhà chung cư cho người có thu nhập thấp với những đặc điểm dưới đây:
1. Đặc điểm về căn hộ
Căn hộ số: Tầng (tầng có căn hộ):
Diện tích sàn căn hộ: …………………………m2
Diện tích sàn căn hộ được ghi rõ trong bản vẽ kèm theo. Diện tích này được tính theo cách [14]....................
Năm hoàn thành:
Căn hộ trên thuộc toà nhà chung cư thu nhập thấp[15] số...........đường (hoặc phố) ...........phường (xã).............quận (huyện, thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh).................tỉnh (thành phố)..............
Các đặc điểm khác nêu tại Phần mô tả căn hộ[16] đính kèm theo hợp đồng này, Phần mô tả căn hộ là một phần không tách rời của hợp đồng này.
2. Đặc điểm về đất xây dựng toà nhà chung cư thu nhập thấp có căn hộ nêu tại Khoản 1 Điều này:
Thửa đất số:...................................
Tờ bản đồ số: ...............................
Diện tích đất sử dụng chung:......................m2 (nếu nhà chung cư thu nhập thấp có diện tích sử dụng chung bao gồm đất trong khuôn viên thì ghi diện tích đất của toàn bộ khuôn viên nhà chung cư đó, nếu nhà chung cư không có khuôn viên thì ghi diện tích đất xây dựng nhà chung cư đó).
Điều 2. Giá bán căn hộ và phương thức thanh toán
1 Tổng Giá bán căn hộ:.......................................
(Bằng chữ:.........................................................................................)
Ghi rõ giá bán này đã hoặc chưa bao gồm kinh phí đóng góp cho việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thu nhập thấp.......
2. Hình thức thanh toán:
Tất cả các khoản thanh toán theo hợp đồng này phải trả bằng tiền đồng Việt Nam. Tất cả các khoản thanh toán có thể trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên bán theo địa chỉ sau:
Chủ tài khoản:
Ngân hàng ...................
Tài khoản số:................
3. Phương thức thanh toán:
Bên mua sẽ thanh toán cho Bên bán theo ... đợt trên tổng giá bán căn hộ được quy định như sau:
a) Thanh toán đợt 1:........................đồng (bằng chữ:................); thời hạn thanh toán:.........................
b) Thanh toán đợt 2:...........................đồng (bằng chữ..................); thời hạn thanh toán..........................
...................................................................................
n) Thanh toán đợt cuối........................đồng (bằng chữ...................); thời hạn thanh toán...........................
Điều 3. Chất lượng công trình
Bên bán cam kết bảo đảm chất lượng công trình nhà chung cư thu nhập thấp trong đó có căn hộ nêu tại Điều 1 hợp đồng này theo đúng yêu cầu của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn do Bộ Xây dựng ban hành).
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán
1. Quyền của Bên bán
a) Yêu cầu Bên mua trả tiền mua nhà đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
b) Yêu cầu Bên mua nhận nhà đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
c) Có quyền ngừng hoặc yêu cầu các nhà cung cấp ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ tiện ích khác nếu Bên mua vi phạm nghiêm trọng Bản quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp đính kèm theo Hợp đồng này;
d) Các quyền khác do hai Bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo phù hợp với pháp luật về nhà ở..............
2. Nghĩa vụ của Bên bán
a) Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tổng thể đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo khi bàn giao, Bên mua có thể sử dụng và sinh hoạt bình thường ([17]);
b) Thiết kế căn hộ và thiết kế công trình tuân theo các quy định về pháp luật xây dựng (Thiết kế căn hộ và quy hoạch tổng thể sẽ không bị thay đổi trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
c) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng căn hộ để đảm bảo chất lượng xây dựng, kiến trúc kỹ thuật và mỹ thuật theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Điều 3 hợp đồng này;
d) Bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho Bên mua. Thực hiện bảo hành đối với căn hộ và nhà chung cư thu nhập thấp theo quy định nêu tại Điều 9 của hợp đồng này;
đ) Chuyển giao căn hộ cho Bên mua đúng thời hạn kèm theo bản vẽ thiết kế tầng nhà có căn hộ và thiết kế kỹ thuật liên quan đến căn hộ;
e) Thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng độc lập đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
g) Có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho Bên mua căn hộ và bàn giao các giấy tờ có liên quan đến căn hộ cho Bên mua sau khi bên mua đã thanh toán hết tiền mua nhà theo thỏa thuận;
h) Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận ([18]).............................................
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua
1. Quyền của Bên mua:
a) Nhận căn hộ có chất lượng với các thiết bị, vật liệu nêu tại Phần mô tả căn hộ đính kèm hợp đồng này và bản vẽ hồ sơ thiết kế theo đúng thời hạn nêu tại Điều 8 của hợp đồng này.
b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ theo thời hạn quy định của pháp luật hiện hành;
c) Sử dụng các dịch vụ hạ tầng do doanh nghiệp dịch vụ cung cấp trực tiếp hoặc thông qua Bên bán sau khi nhận bàn giao căn hộ.
d) Các quyền khác do hai Bên thoả thuận (8) ................................................
2. Nghĩa vụ của Bên mua
a) Không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng căn hộ (công năng căn hộ) theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Thanh toán cho Bên bán tiền mua căn hộ theo những điều khoản và điều kiện quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;
c) Thanh toán các khoản thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật như nội dung nêu tại Điều 6 của hợp đồng này;
d) Thanh toán các khoản chi phí dịch vụ như: điện, nước, truyền hình cáp, thông tin liên lạc...
đ) Thanh toán kinh phí quản lý vận hành (trông giữ tài sản, vệ sinh môi trường, bảo vệ, an ninh...) và các chi phí khác theo đúng thoả thuận quy định tại điểm 4 và điểm 5 Điều 11 của Hợp đồng này;
e) Thực hiện đúng các quy định tại Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp đính kèm theo Hợp đồng này;
g) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý vận hành trong việc bảo trì, quản lý vận hành nhà chung cư thu nhập thấp;
h) Chỉ được thực hiện các giao dịch nhà ở thu nhập thấp theo quy định tại Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị của Bộ Xây dựng;
i) Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận................................
Điều 6. Thuế và các khoản phí, lệ phí phải nộp
Các bên mua bán thoả thuận trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính khi mua bán căn hộ có liên quan đến việc chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ...)([19]).
Điều 7. Chậm trễ trong việc thanh toán và chậm trễ trong việc giao nhà
Thoả thuận cụ thể về trách nhiệm của Bên mua nếu chậm trễ thanh toán và trách nhiệm của Bên bán nếu chậm trễ giao nhà (chấm dứt hợp đồng; phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện khi vi phạm....).
Điều 8. Giao nhận căn hộ
1. Bên bán có trách nhiệm bàn giao căn hộ cho Bên mua vào thời gian (ghi rõ thời gian bàn giao căn hộ):......................
2. Căn hộ được sử dụng các thiết bị, vật liệu nêu tại Phần mô tả căn hộ đính kèm Hợp đồng này.
Điều 9. Bảo hành
1. Bên bán bảo hành công trình trong thời gian 60 tháng, kể từ ngày bàn giao căn hộ ([20]).
2. Việc bảo hành được thực hiện bằng phương thức thay thế hoặc sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng trở lại tình trạng tại thời điểm bàn giao căn hộ. Trường hợp thay thế thì phải đảm bảo các thiết bị, vật liệu cùng loại, có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn.
3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp căn hộ, phần sở hữu chung nhà ở thu nhập thấp bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do sự bất cẩn của người sử dụng, sử dụng sai hoặc tự ý sửa chữa thay đổi.
4. Bên mua có trách nhiệm kịp thời thông báo cho Bên bán khi có hư hỏng thuộc diện được bảo hành.
5. Sau thời hạn bảo hành được quy định ở trên, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên mua.
Điều 10. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ
1. Trong thời hạn 10 năm kể từ khi ký kết hợp đồng, Bên mua chỉ được chuyển nhượng cho Nhà nước hoặc cho chủ đầu tư dự án hoặc cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở thu nhập thấp theo quy định của pháp luật.
2. Người nhận chuyển nhượng lại nhà ở thu nhập thấp theo quy định tại Khoản 1 của Điều này được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ của Bên mua quy định trong hợp đồng này và trong Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp đính kèm theo hợp đồng này.
Điều 11. Cam kết đối với phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và các công trình dịch vụ của toà nhà chung cư thu nhập thấp([21])
1. Bên mua được quyền sở hữu riêng đối với diện tích sàn căn hộ là ......m2. Bên mua được quyền sử dụng đối với các phần diện tích thuộc sở hữu chung trong nhà chung cư thu nhập thấp([22]): .......................................................
..............................................................................................................................
2. Các diện tích và hạng mục công trình thuộc quyền sở hữu riêng của Bên bán ([23]): ...........................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Các diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác (nếu có) trong nhà chung cư thu nhập thấp (công trình dịch vụ khác...)............................
.......................................................................................................................
4. Mức phí đóng góp dùng cho quản lý vận hành nhà chung cư thu nhập thấp.................đồng/ tháng.
5. Các thoả thuận khác (nếu có):................................................................
..............................................................................................................................
Điều 12. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng bằng văn bản, (trong trường hợp này, hai bên sẽ thoả thuận các điều kiện và thời hạn chấm dứt).
2. Bên mua chậm trễ thanh toán tiền mua nhà quá ....tháng theo thoả thuận tại Điều 6 và Điều 7 của hợp đồng này.
3. Bên bán giao nhà chậm theo hợp đồng quá ……tháng phải chịu phạt số tiền là……….. ;trường hợp chậm quá ………tháng bên mua có thể chấm dứt hợp đồng.
4. Các thoả thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật...............................................
Điều 13. Thoả thuận chung
1. Các bên sẽ trợ giúp và hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện Hợp đồng này.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung đối với hợp đồng này đều phải được Bên bán và Bên mua thoả thuận bằng văn bản
3. Thoả thuận khác...........................
Điều 14. Cam kết thực hiện và giải quyết tranh chấp
1. Các Bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong hợp đồng này.
2. Các Phần mô tả căn hộ và Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp[24] đính kèm là một phần không thể tách rời của hợp đồng này. Các Bên đã đọc kỹ và thống nhất các nội dung ghi trong Phần mô tả căn hộ và Bản nội quy này.
3. Mọi tranh chấp liên quan hoặc phát sinh từ hợp đồng này sẽ được bàn bạc giải quyết trên tinh thần thương lượng, hoà giải giữa hai bên. Trong trường hợp không thể giải quyết thông qua thương lượng hoà giải, các bên có thể đưa tranh chấp ra Toà án để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Ngày có hiệu lực và số bản của hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày............
2. Hợp đồng này sẽ được lập thành... bản gốc, Bên bán giữ... bản, Bên mua giữ.... bản, các bản hợp đồng này có nội dung và giá trị pháp lý ngang nhau./.
BÊN MUA
(ký và ghi rõ họ tên)
BÊN BÁN
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký và đóng dấu của doanh nghiệp bán nhà)
PHỤ LỤC SỐ 03:
VỀ MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ CĂN HỘ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2009/TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở
(Căn hộ nhà ở cho người có thu nhập thấp)
Hợp đồng số: ...................................
Căn cứ Luật Nhà ở năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở;
Căn cứ Thông tư số ......./2009/TT-BXD ngày.......tháng năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp;
Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh số ................... cấp ngày ..........;
Căn cứ Quyết định[25] số ...........................................................................;
Căn cứ Quyết định[26] số..........................................................................;
Căn cứ khác[27] .........................................................................................;
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ này được lập ngày...... tháng......năm...... giữa các bên:
BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê)
Công ty ([28]):
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Tài khoản số:
Ngân hàng giao dịch:
Mã số thuế:
Đại diện bởi Ông (bà):
CMND (Hộ chiếu) số:
Cấp ngày:
Chức vụ:
và
BÊN THUÊ NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên thuê):
Ông (bà) :
CMND số :
Cấp ngày:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
Tài khoản (nếu có):
Mã số thuế :
Hai bên đồng ý ký hợp đồng thuê và cho thuê nhà với những điều khoản được quy định dưới đây:
Điều 1. Bên cho thuê đồng ý cho thuê và Bên thuê đồng ý thuê 01 căn hộ thuộc toà nhà chung cư cho người có thu nhập thấp (nhà ở thu nhập thấp) cùng với những đặc điểm dưới đây:
Đặc điểm về căn hộ
Căn hộ số: Tầng (tầng có căn hộ):
Diện tích sàn căn hộ: m2
Diện tích sử dụng chung bao gồm cầu thang, hành lang, khuôn viên nhà nếu có.
Căn hộ trên thuộc toà nhà chung cư thu nhập thấp ở tại số...........đường (hoặc phố) ...........phường (xã).............quận (huyện, thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh).................tỉnh (thành phố)..............
Các đặc điểm khác nêu tại Phần mô tả căn hộ đính kèm theo hợp đồng này, Phần mô tả căn hộ là một phần không tách rời của hợp đồng này.
Điều 2. Thời hạn, giá cho thuê và phương thức thanh toán
1. Thời hạn cho thuê: .......... tháng (không vượt quá 36 tháng).
2. Giá cho thuê căn hộ:.......................................
(Bằng chữ:.........................................................................................)
Giá cho thuê này đã bao gồm cả kinh phí đóng góp cho việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và bao gồm (hoặc không bao gồm) thuế giá trị gia tăng (VAT).
3. Phương thức thanh toán:
Tất cả các khoản thanh toán theo hợp đồng này phải trả bằng tiền đồng Việt Nam vào ngày hàng tháng.
Các khoản thanh toán có thể trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên cho thuê theo địa chỉ sau:
Chủ tài khoản:
Ngân hàng ...................
Tài khoản số:................
Điều 3. Chất lượng công trình
Bên cho thuê cam kết bảo đảm chất lượng công trình nhà chung cư thu nhập thấp trong đó có căn hộ nêu tại Điều 1 hợp đồng này theo đúng yêu cầu của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn do Bộ Xây dựng ban hành).
Bên cho thuê sẽ thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng độc lập đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
Điều 4. Thời điểm giao nhận nhà ở và gia hạn hợp đồng
1. Thời điểm giao nhận nhà ở: ngày……tháng……năm …… là ngày tính tiền thuê nhà.
2. Trước khi hết hạn hợp đồng, Bên thuê phải làm thủ tục xin xác nhận vẫn thuộc đối tượng và đủ điều kiện được thuê nhà ở thu nhập thấp trong trường hợp muốn tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở thu nhập thấp.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê
1. Quyền của Bên cho thuê
a) Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà ở đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp tại Thông tư số /2009/TT-BXD ngày … tháng … năm 2009 của Bộ Xây dựng và Bản nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp đính kèm hợp đồng thuê nhà ở này; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở;
b) Yêu cầu Bên thuê trả đủ và đúng thời hạn tiền thuê nhà ghi trong hợp đồng;
c) Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm trả tiền để sửa chữa phần hư hỏng, bồi thường thiệt hại do lỗi Bên thuê gây ra;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật Nhà ở;
đ) Nhận lại nhà ở trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại Điều 7 của hợp đồng này.
2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê
a) Giao nhà ở cho Bên thuê đúng thời gian quy định tại Điều 3 của hợp đồng này;
b) Xây dựng nội quy sử dụng nhà ở thu nhập thấp theo những nguyên tắc quy định tại Thông tư số /2009/TT-BXD ngày tháng … năm 2009 của Bộ Xây dựng; phổ biến cho Bên thuê quy định về sử dụng nhà ở thu nhập thấp;
c) Quản lý vận hành, bảo trì nhà ở cho thuê theo quy định;
d) Thông báo cho Bên thuê những thay đổi về giá cho thuê ít nhất là 03 tháng trước khi điều chỉnh giá mới.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê
1. Quyền của Bên thuê:
a) Nhận nhà ở theo đúng ngày quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở và trang thiết bị trong phòng ở để đảm bảo việc sử dụng bình thường và an toàn;
c) Được tiếp tục thuê nếu vẫn thuộc đối tượng và đủ điều kiện thuê nhà ở thui nhập thấp;
2. Nghĩa vụ của Bên thuê
a) Trả đủ tiền thuê nhà ở đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
b) Sử dụng nhà đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm trả tiền để sửa chữa những hư hỏng, bồi thường thiệt hại do mình gây ra; không được tự ý dịch chuyển vị trí hoặc thay đổi trang thiết bị đã lắp đặt sẵn trong nhà ở;
c) Chấp hành đầy đủ nội quy về sử dụng nhà ở;
d) Không chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác thuê lại hoặc cho mượn;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật Nhà ở;
e) Trả lại nhà ở cho Bên cho thuê trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 7 của hợp đồng này.
Điều 7. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng thuê nhà ở thu nhập thấp chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hợp đồng thuê nhà ở đã hết hạn;
2. Hai Bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
3. Nhà ở thuê không còn;
4. Nhà ở cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước;
5. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Nhà ở.
Điều 8. Những quy định khác (nếu có)
.......................................................................................................................
……………………………………………………………………………
Điều 9. Cam kết thực hiện và giải quyết tranh chấp
1. Hai Bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong hợp đồng này.
2. Mọi tranh chấp liên quan hoặc phát sinh từ hợp đồng này sẽ được bàn bạc giải quyết trên tinh thần thương lượng, hoà giải giữa hai bên. Trường hợp không tự giải quyết được thì đưa ra Tòa án để xét xử.
Điều 10. Điều khoản thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng này sẽ được lập thành ……bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ bản, bản lưu tại doanh nghiệp nơi Bên thuê làm việc./.
BÊN THUÊ
(ký và ghi rõ họ tên)
BÊN CHO THUÊ
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký và đóng dấu của doanh nghiệp cho thuê nhà)
PHỤ LỤC SỐ 04:
MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2009/TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
HỢP ĐỒNG THUÊ MUA NHÀ Ở THU NHẬP THẤP
Hợp đồng số: ...................................
Căn cứ Luật Nhà ở năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở;
Căn cứ Thông tư số ......./2009/TT-BXD ngày.......tháng ... năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp tại đô thị;
Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh số ................... cấp ngày ..........;
Căn cứ Quyết định[29] số ...........................................................................;
Căn cứ Quyết định[30] số..........................................................................;
Căn cứ khác[31] .........................................................................................;
HỢP ĐỒNG THUÊ MUA NHÀ Ở này được lập ngày...... tháng......năm...... giữa các bên:
BÊN CHO THUÊ MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê)
Công ty[32]:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Tài khoản số:
Ngân hàng giao dịch:
Mã số thuế:
Đại diện bởi Ông (bà):
CMND (Hộ chiếu) số:
Cấp ngày:
Chức vụ:
và
BÊN THUÊ MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên thuê):
Ông (bà) :
CMND số :
Cấp ngày:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
Tài khoản (nếu có):
Mã số thuế :
Hai bên thoả thuận giao kết hợp đồng này với những điều khoản và điều kiện được quy định dưới đây:
Điều 1: Bên cho thuê đồng ý cho thuê mua và Bên thuê đồng ý thuê mua 01 căn hộ thuộc toà nhà chung cư cho người có thu nhập thấp với những đặc điểm dưới đây:
1. Đặc điểm về căn hộ
Căn hộ số: Tầng (tầng có căn hộ):
Diện tích sàn căn hộ: …………………………m2
Diện tích sàn căn hộ được ghi rõ trong bản vẽ kèm theo. Diện tích này được tính theo cách [33]....................
Năm hoàn thành:
Căn hộ trên thuộc toà nhà chung cư thu nhập thấp[34] số...........đường (hoặc phố) ...........phường (xã).............quận (huyện, thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh).................tỉnh (thành phố)..............
Các đặc điểm khác nêu tại Phần mô tả căn hộ[35] đính kèm theo hợp đồng này, Phần mô tả căn hộ là một phần không tách rời của hợp đồng này.
2. Đặc điểm về đất xây dựng toà nhà chung cư thu nhập thấp có căn hộ nêu tại khoản 1 Điều này:
Thửa đất số:...................................
Tờ bản đồ số: ...............................
Diện tích đất sử dụng chung:......................m2 (nếu nhà chung cư thu nhập thấp có diện tích sử dụng chung bao gồm đất trong khuôn viên thì ghi diện tích đất của toàn bộ khuôn viên nhà chung cư đó, nếu nhà chung cư không có khuôn viên thì ghi diện tích đất xây dựng nhà chung cư đó).
Điều 2. Giá thuê mua căn hộ và phương thức thanh toán
1. Tổng Giá thuê mua căn hộ trong thời hạn[36] năm là..............................
(Bằng chữ:.........................................................................................)
Ghi rõ giá thuê mua này đã hoặc chưa bao gồm cả kinh phí đóng góp cho việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thu nhập thấp, kinh phí cung cấp dịch vụ…
2. Hình thức thanh toán:
Tất cả các khoản thanh toán theo hợp đồng này phải trả bằng tiền đồng Việt Nam. Tất cả các khoản thanh toán có thể trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên cho thuê theo địa chỉ sau:
Chủ tài khoản:
Ngân hàng ...................
Tài khoản số:................
3. Phương thức thanh toán:
Bên thuê mua sẽ thanh toán cho Bên cho thuê mua theo ... đợt trên tổng giá bán căn hộ được quy định như sau:
a) Thanh toán trước khi nhận bàn giao căn hộ[37]:........................đồng (bằng chữ:................); thời hạn thanh toán:.........................
b) Thanh toán hàng năm[38] :...........................đồng (bằng chữ..................); thời hạn thanh toán..........................
Điều 3. Chất lượng công trình
Bên cho thuê mua cam kết bảo đảm chất lượng công trình nhà chung cư thu nhập thấp trong đó có căn hộ nêu tại Điều 1 hợp đồng này theo đúng yêu cầu của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn do Bộ Xây dựng ban hành).
Bên cho thuê mua sẽ thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng độc lập đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê mua
1. Quyền của Bên cho thuê mua
a) Yêu cầu Bên thuê mua trả tiền theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
b) Yêu cầu Bên thuê mua nhận nhà đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
c) Có quyền ngừng hoặc yêu cầu các nhà cung cấp ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ tiện ích khác nếu Bên thuê mua vi phạm nghiêm trọng Bản quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp[39] đính kèm theo Hợp đồng này;
d) Các quyền khác do hai Bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo phù hợp với pháp luật về nhà ở
2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê mua
a) Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tổng thể đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo khi bàn giao, Bên thuê mua có thể sử dụng và sinh hoạt bình thường [40];
b) Thiết kế căn hộ và thiết kế công trình tuân theo các quy định về pháp luật xây dựng (Thiết kế căn hộ và quy hoạch tổng thể sẽ không bị thay đổi trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
c) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng căn hộ để đảm bảo chất lượng xây dựng, kiến trúc kỹ thuật và mỹ thuật theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Điều 3 hợp đồng này.
d) Bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho Bên thuê mua. Thực hiện bảo hành đối với căn hộ và nhà chung cư thu nhập thấp theo quy định nêu tại Điều 9 của hợp đồng này;
đ) Chuyển giao căn hộ cho Bên thuê mua đúng thời hạn kèm theo bản vẽ thiết kế tầng nhà có căn hộ và thiết kế kỹ thuật liên quan đến căn hộ.
e) Thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng độc lập đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
g) Có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho Bên thuê mua căn hộ và bàn giao các giấy tờ có liên quan đến căn hộ cho Bên thuê mua sau khi Bên thuê mua đã trả hết số tiền thuê mua theo thỏa thuận;
h) Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận [41].............................................
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê mua
1. Quyền của Bên thuê mua:
a) Nhận căn hộ có chất lượng với các thiết bị, vật liệu nêu tại Phần mô tả căn hộ đính kèm hợp đồng này và bản vẽ hồ sơ thiết kế theo đúng thời hạn nêu tại Điều 8 của hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên cho thuê mua làm thủ tục nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ sau năm[42], kể từ ngày nhận bàn giao căn hộ;
c) Sử dụng các dịch vụ hạ tầng do doanh nghiệp dịch vụ cung cấp trực tiếp hoặc thông qua Bên bán sau khi nhận bàn giao căn hộ.
đ) Không được chuyển đổi mục đích sử dụng căn hộ (công năng căn hộ) theo quy định của pháp luật về nhà ở;
e) Các quyền khác do hai Bên thoả thuận ................................................
2. Nghĩa vụ của Bên thuê mua
a) Thanh toán cho Bên cho thuê mua tiền trả trước thuê mua căn hộ theo những điều khoản và điều kiện quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;
b) Thanh toán các khoản thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật như nội dung nêu tại Điều 6 của hợp đồng này;
c) Thanh toán các khoản chi phí dịch vụ như: điện, nước, truyền hình cáp, thông tin liên lạc...
d) Thanh toán kinh phí quản lý vận hành (trông giữ tài sản, vệ sinh môi trường, bảo vệ, an ninh...) và các chi phí khác theo đúng thoả thuận quy định tại Hợp đồng này.
đ) Thực hiện đúng các quy định tại Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp đính kèm theo Hợp đồng này;
e) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý vận hành trong việc bảo trì, quản lý vận hành nhà chung cư thu nhập thấp;
h) Chỉ được thực hiện các giao dịch nhà ở thu nhập thấp theo quy định tại Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị của Bộ Xây dựng;
h) Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận................................
Điều 6. Thuế và các khoản phí, lệ phí phải nộp
Các bên cho thuê mua và bên thuê mua thoả thuận trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính khi thuê mua căn hộ có liên quan đến việc chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ...)[43].
Điều 7. Chậm trễ trong việc thanh toán và chậm trễ trong việc giao nhà
Thoả thuận cụ thể về trách nhiệm của Bên thuê mua nếu chậm trễ thanh toán và trách nhiệm của Bên cho thuê mua nếu chậm trễ giao nhà (chấm dứt hợp đồng; phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện khi vi phạm....).
Điều 8. Giao nhận căn hộ
1. Bên cho thuê mua có trách nhiệm bàn giao căn hộ cho Bên thuê mua vào thời gian (ghi rõ thời gian bàn giao căn hộ):......................
2. Căn hộ được sử dụng các thiết bị, vật liệu nêu tại Phần mô tả căn hộ đính kèm hợp đồng này (Phần mô tả căn hộ là một phần không tách rời của hợp đồng này).
Điều 9. Bảo hành
1. Bên cho thuê mua bảo hành công trình trong suốt thời gian thuê mua, kể từ ngày bàn giao căn hộ.
2. Việc bảo hành được thực hiện bằng phương thức thay thế hoặc sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng trở lại tình trạng tại thời điểm bàn giao căn hộ. Trường hợp thay thế thì phải đảm bảo các thiết bị, vật liệu cùng loại, có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn.
3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp căn hộ, phần sở hữu chung nhà chung bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do người sử dụng gây ra do sự bất cẩn, sử dụng sai hoặc tự ý sửa chữa thay đổi (trường hợp có thoả thuận khác hoặc cụ thể hơn thì cũng ghi rõ tại khoản này).
4. Bên thuê mua có trách nhiệm kịp thời thông báo cho Bên cho thuê mua khi có hư hỏng thuộc diện được bảo hành.
5. Sau thời hạn thuê mua, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên thuê mua.
Điều 10. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ
1. Bên thuê mua chỉ được chuyển nhượng cho Nhà nước hoặc cho chủ đầu tư dự án hoặc cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở thu nhập thấp theo quy định của địa phương nếu thời gian ít hơn 10 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê mua.
2. Người nhận chuyển nhượng lại căn hộ theo Khoản 1 Điều này được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ của Bên thuê mua theo quy định trong hợp đồng này và trong Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp đính kèm theo hợp đồng này.
Điều 11. Cam kết đối với phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và các công trình dịch vụ của toà nhà chung cư thu nhập thấp([44])
1. Bên thuê mua được quyền sở hữu riêng đối với diện tích sàn căn hộ là ......m2. Bên thuê mua được quyền sử dụng đối với các phần diện tích thuộc sở hữu chung trong nhà chung cư thu nhập thấp[45]: ...................................................
..............................................................................................................................
2. Các diện tích và hạng mục công trình thuộc quyền sở hữu riêng của Bên cho thuê mua [46]: ..........................................................................................
...............................................................................................................................
3. Các diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác (nếu có) trong nhà chung cư thu nhập thấp (công trình dịch vụ khác...)..............................
…………………………………………………………………………
4. Các thoả thuận khác (nếu có):................................................................
..............................................................................................................................
Điều 12. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn cho thuê mua theo quy định.
2. Bên thuê mua chậm trễ thanh toán tiền mua nhà quá ....tháng theo thoả thuận tại Điều 6 và Điều 7 của hợp đồng này.
3. Bên cho thuê mua giao nhà chậm theo hợp đồng quá ……tháng phải chịu phạt số tiền là……….. ; trường hợp chậm quá ………tháng bên thuê mua có thể chấm dứt hợp đồng.
4. Các thoả thuận khác (nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật) ...............................................
Điều 13. Thoả thuận chung
1. Các bên sẽ trợ giúp và hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện Hợp đồng này.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung đối với hợp đồng này đều phải được Bên cho thuê mua và Bên thuê mua thoả thuận bằng văn bản
3. Thoả thuận khác...........................
Điều 14. Cam kết thực hiện và giải quyết tranh chấp
1. Các Bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong hợp đồng này.
2. Các Phần mô tả căn hộ và Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư thu nhập thấp đính kèm là một phần không thể tách rời của hợp đồng này. Các Bên đã đọc kỹ và thống nhất các nội dung ghi trong Phần mô tả căn hộ và Bản nội quy này.
3. Mọi tranh chấp liên quan hoặc phát sinh từ hợp đồng này sẽ được bàn bạc giải quyết trên tinh thần thương lượng, hoà giải giữa hai bên. Trong trường hợp không thể giải quyết thông qua thương lượng hoà giải, các bên có thể đưa tranh chấp ra Toà án để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Ngày có hiệu lực và số bản của hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày............
2. Hợp đồng này sẽ được lập thành... bản gốc, Bên bán giữ... bản, Bên mua giữ.... bản, các bản hợp đồng này có nội dung và giá trị pháp lý ngang nhau./.
BÊN THUÊ MUA
(ký và ghi rõ họ tên)
BÊN CHO THUÊ MUA
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký và đóng dấu của doanh nghiệp bán nhà)
[1] Đánh dấu vào ô mà người đứng tên muốn đăng ký.
[2] Gửi trực tiếp cho các chủ đầu tư dự án.
[3] Người đứng đơn đăng ký.
[4] Mức thu nhập bình quân của hộ gia đình là tổng thu nhập (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập thường xuyên khác) của các thành viên có thu nhập thường xuyên (được kê khai và có xác nhận của đơn vị quản lý) chia cho tổng số các thành viên của hộ gia đình đó.
[5] Mua, thuê, thuê mua.
[6] Gửi Uỷ ban nhân dân cấp phường nơi ở hiện tại.
[7] Theo hộ khẩu đã đăng ký.
[8] Tên cơ quan, đơn vị quản lý của người được xác nhận;
[9] Đối với lao động tự do, kinh doanh cá thể không cần xác nhận về thu nhập.
[10] Ghi các Quyết định liên quan như Quyết định cho thuê đất, giao đất, văn bản phê duyệt dự án đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp.
[11] Ghi các văn bản liên quan đến Quy hoạch dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.
[12] Các căn cứ liên quan đến việc mua bán căn hộ (như văn bản đăng ký mua ......)
[13] Ghi tên tổ chức kinh doanh nhà.
[14]
Ghi rõ cách tính diện tích căn hộ (tính theo diện tích thông thủy hay tính từ tim tường....)
[15] Ghi rõ địa chỉ toà nhà chung cư
[16] Theo mẫu được quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009.
[17] Ghi rõ nguồn cung cấp điện, nước là do các cơ quan chức năng địa phương hay do bộ phận quản lý dự án cung cấp.
[18] Các thoả thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.
[19] Theo quy định của pháp luật thì bên mua có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nếu có thoả thuận khác (mà hai bên đã thống nhất tại Điều 2 của hợp đồng này) thì cũng phải ghi rõ tại Điều này
[20] Ghi quy định thời gian bảo hành đối với từng loại nhà theo quy định tại Điều 74 của Luật Nhà ở
[21] Các cam kết tại điều này phải phù hợp quy định về phần sở hữu chung của pháp luật về nhà ở và nội dung của dự án nhà chung cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
[22] Ghi rõ những nội dung của phần sở hữu chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở (như hành lang, lối đi chung, cầu thang, nơi để xe, thiết bị chống cháy......); ghi rõ những diện tích khác như phòng họp chung, công trình dịch vụ thuộc sở hữu chung của nhà chung cư... (nếu có).
[23] Ghi rõ phần diện tích trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của Bên bán (nếu có). Trường hợp có thoả thuận trích kinh phí thu được từ phần kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu của Bên bán cho việc quản lý vận hành nhà chung cư thì cũng phải ghi cụ thể.
[24] Do Chủ đầu tư lập theo các nguyên tắc được quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009 của Bộ Xây dựng và Thông tư hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị.
[25] Ghi các Quyết định liên quan như Quyết định cho thuê đất, giao đất, văn bản phê duyệt dự án đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp.
[26] Ghi các văn bản liên quan đến Quy hoạch dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.
[27] Các căn cứ liên quan đến việc mua bán căn hộ (như văn bản đăng ký mua ......)
([28]) Ghi tên tổ chức kinh doanh nhà
[29] Ghi các Quyết định liên quan như Quyết định cho thuê đất, giao đất, văn bản phê duyệt dự án đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp.
[30] Ghi các văn bản liên quan đến Quy hoạch dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.
[31] Các căn cứ liên quan đến việc mua bán căn hộ (như văn bản đăng ký mua ......)
[32] Ghi tên tổ chức kinh doanh nhà.
[33]
Ghi rõ cách tính diện tích căn hộ (tính theo diện tích thông thủy hay tính từ tim tường....).
[34] Ghi rõ địa chỉ toà nhà chung cư.
[35] Theo mẫu được quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009.
[36] Thời hạn tối thiểu là 10 năm.
[37] Không quá 20% giá trị căn hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên cho thuê mua.
[38] Số tiền còn lại sẽ được chia cho số năm thuê mua, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên cho thuê mua.
[39] Do Chủ đầu tư lập theo các nguyên tắc được quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009 của Bộ Xây dựng và và Thông tư hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị..
[40]
Ghi rõ nguồn cung cấp điện, nước là do các cơ quan chức năng địa phương hay do bộ phận quản lý dự án cung cấp
[41] Các thoả thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg .
[42] Thời hạn tối thiểu là 10 năm.
[43] Theo quy định của pháp luật thì bên mua có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nếu có thoả thuận khác (mà hai bên đã thống nhất tại Điều 2 của hợp đồng này) thì cũng phải ghi rõ tại Điều này
[44] Các cam kết tại điều này phải phù hợp quy định về phần sở hữu chung của pháp luật về nhà ở và nội dung của dự án nhà chung cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
[45] Ghi rõ những nội dung của phần sở hữu chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở (như hành lang, lối đi chung, cầu thang, nơi để xe, thiết bị chống cháy......); ghi rõ những diện tích khác như phòng họp chung, công trình dịch vụ thuộc sở hữu chung của nhà chung cư... (nếu có).
([46]) Ghi rõ phần diện tích trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của Bên bán (nếu có). Trường hợp có thoả thuận trích kinh phí thu được từ phần kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu của Bên bán cho việc quản lý vận hành nhà chung cư thì cũng phải ghi cụ thể. | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "16/11/2009",
"sign_number": "36/2009/TT-BXD",
"signer": "Nguyễn Trần Nam",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-02-2024-TT-BKHDT-dao-tao-thi-cap-thu-hoi-chung-chi-nghiep-vu-chuyen-mon-ve-dau-thau-591580.aspx | Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT đào tạo thi cấp thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu mới nhất | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2024/TT-BKHĐT
Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2024
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ THI, CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; tổ chức thi, cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn và thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là chứng chỉ do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này cấp cho cá nhân tham dự thi và đạt kết quả quy định tại khoản 3 Điều 20 của Thông tư này.
2. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là chi phí dự thi và cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (sau đây gọi là Hệ thống) là Hệ thống công nghệ thông tin có địa chỉ tại https://chungchidauthau.mpi.gov.vn thực hiện các chức năng:
a) Đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Tiếp nhận và phản hồi thông tin đối với hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
c) Tổ chức thi trực tuyến nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
d) Quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân được cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
đ) Quản lý cơ sở dữ liệu cơ quan tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
e) Các chức năng liên quan khác.
4. Hướng dẫn sử dụng là tài liệu điện tử được đăng tải trên Hệ thống để hướng dẫn người dùng thực hiện các giao dịch trên Hệ thống.
5. Tổ chức tham gia Hệ thống là các cơ quan, đơn vị đăng ký tham gia Hệ thống để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động như sau:
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
c) Cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
6. Tài khoản tham gia Hệ thống là tài khoản được cấp cho Tổ chức tham gia Hệ thống để thực hiện một hoặc một số hoạt động quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Tài khoản chức năng là tài khoản được tạo bởi Tài khoản tham gia Hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ được giao trên Hệ thống.
8. Thi trực tuyến là hình thức thí sinh làm bài thi trên máy tính thông qua phần mềm thi thuộc Hệ thống.
9. Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và nâng cấp Hệ thống.
Điều 4. Đăng ký tham gia Hệ thống và xử lý hồ sơ đăng ký
1. Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện đăng ký trên Hệ thống. Đơn đăng ký quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục 03 của Thông tư này. Quy trình đăng ký thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
2. Bổ sung, sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống:
Việc sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống (bao gồm việc bổ sung các hoạt động cho Tài khoản tham gia Hệ thống) được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
3. Chấm dứt hoặc tạm ngừng tham gia Hệ thống:
Hệ thống chấm dứt hoặc tạm ngừng hoạt động của Tài khoản tham gia Hệ thống khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống có yêu cầu tạm ngừng toàn bộ hoặc một số hoạt động của Tài khoản tham gia Hệ thống thì thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng;
b) Trường hợp đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không nộp chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này thì Hệ thống tạm ngừng hoạt động tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu của Tài khoản tham gia Hệ thống;
c) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống đã giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì Hệ thống sẽ cập nhật trạng thái chấm dứt Tài khoản tham gia Hệ thống.
4. Khôi phục Tài khoản tham gia Hệ thống:
Việc khôi phục Tài khoản tham gia Hệ thống sau khi đã tạm ngừng hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
5. Quy trình và thời hạn xử lý hồ sơ:
Trung tâm có trách nhiệm xử lý hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 và khoản 4 Điều này trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu trên Hệ thống, đồng thời thông báo kết quả xử lý cho Tổ chức tham gia Hệ thống qua bảng thông báo trên Hệ thống, thư điện tử (e-mail), ứng dụng trên thiết bị di động hoặc các kênh thông tin khác và được hướng dẫn chi tiết trong Hướng dẫn sử dụng.
Chương II
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Điều 5. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
Người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.
Điều 6. Nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
a) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo quy định trên cơ sở tham khảo các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này bảo đảm phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng học viên;
b) Thời lượng của mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đấu thầu xác định bảo đảm đáp ứng mục đích, yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo hình thức tập trung, bán tập trung, từ xa.
Chương III
TỔ CHỨC THI, CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Mục 1. CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Điều 7. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm:
a) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu;
b) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trong một hoặc các trường hợp sau đây:
a) Cấp chứng chỉ lần đầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt kỳ thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định của Thông tư này;
b) Cấp lại chứng chỉ được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
c) Cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thực hiện trong trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này. Cá nhân thực hiện đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn tối thiểu 15 ngày trước ngày hết hiệu lực của chứng chỉ. Sau thời hạn này, cá nhân không được đăng ký gia hạn hiệu lực chứng chỉ và phải dự thi, cấp chứng chỉ lần đầu theo quy định tại điểm a khoản này nếu có nhu cầu.
Điều 8. Hiệu lực, quy cách của chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc được gia hạn. Trường hợp cấp lại chứng chỉ thì ghi thời hạn theo chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trước đó.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có quy cách và nội dung theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Cơ quan, đơn vị tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều này giao đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, hồ sơ đăng ký cấp lại, hồ sơ đăng ký cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu và tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Điều 10. Thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Cá nhân là thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 125 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
2. Quy trình thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, cơ quan cấp chứng chỉ gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải thông tin trên Hệ thống, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải nộp lại bản gốc chứng chỉ cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không nộp lại chứng chỉ, cơ quan cấp chứng chỉ quyết định hủy chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, gửi thông báo cho cá nhân bị hủy chứng chỉ và đăng tải thông tin trên Hệ thống, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi thông tin đến Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;
c) Thông tin của cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thể hiện trạng thái “chứng chỉ bị thu hồi”.
3. Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được thi cấp chứng chỉ mới sau ít nhất 02 năm kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ.
Mục 2. HỘI ĐỒNG XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI, ĐỀ THI, HỘI ĐỒNG THI VÀ CÁC BAN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG THI
Điều 11. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi do Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
2. Thành phần Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu; các Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Nhập ngân hàng câu hỏi và thiết lập cấu trúc đề thi trên Hệ thống;
c) Bảo mật đề thi;
d) Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu.
4. Ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Ngân hàng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung ngân hàng câu hỏi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học; mỗi câu hỏi có đáp án, thang điểm chi tiết; ngân hàng câu hỏi được lưu trữ, bảo mật thông tin;
b) Đề thi được xây dựng trên cơ sở hoán vị tự động các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi theo từng kỳ thi; được bảo mật trên Hệ thống và được gửi tự động ngẫu nhiên đến máy tính từng thí sinh trước giờ thi.
Điều 12. Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do người đứng đầu đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quyết định thành lập. Chủ tịch Hội đồng thi sử dụng con dấu của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu khi giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tổ chức thi và các hoạt động liên quan khác.
2. Thành phần Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Các ủy viên.
3. Hội đồng thi có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi;
b) Trình lãnh đạo đơn vị tổ chức thi quyết định thành lập các Ban giúp việc cho Hội đồng thi, bao gồm: Ban Thư ký - Giám sát, Ban Coi thi - Hậu cần;
c) Tổ chức thi;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi;
đ) Giải quyết kiến nghị liên quan đến kỳ thi;
e) Tổng kết công tác thi;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
4. Chế độ làm việc của Hội đồng thi:
a) Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi thực hiện theo nguyên tắc biểu quyết với trên 50% ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi;
b) Hội đồng thi tổ chức các cuộc họp theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng thi. Nội dung các cuộc họp được ghi thành biên bản và lưu giữ theo quy định.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban giúp việc Hội đồng thi
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký - Giám sát:
a) Bộ phận Thư ký: chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi; tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi; tổng hợp các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi để báo cáo Hội đồng thi xem xét, giải quyết; thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Bộ phận Giám sát: tổ chức giám sát toàn bộ các công việc trong quá trình tổ chức thi; báo cáo và đề xuất Chủ tịch Hội đồng thi xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi của thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi; thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Thành viên Ban Thư ký - Giám sát không được tham gia Ban Coi thi - Hậu cần.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Coi thi - Hậu cần:
a) Bộ phận Coi thi: xây dựng kế hoạch coi thi, phân công giám thị coi thi và tổ chức thực hiện coi thi theo quy chế thi; thông báo cho Trưởng ban Coi thi - Hậu cần để xem xét, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định việc đình chỉ coi thi đối với giám thị, đình chỉ thi đối với thí sinh nếu phát hiện vi phạm quy chế thi; bố trí Giám thị phòng thi bảo đảm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình làm bài thi của thí sinh, mỗi phòng thi được bố trí tối thiểu 01 giám thị; thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Bộ phận Hậu cần: chủ trì, phối hợp với các Ban giúp việc liên quan để tổng hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để trình lãnh đạo đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu xem xét, quyết định; thực hiện công tác hậu cần phục vụ kỳ thi bao gồm: địa điểm thi; thiết bị; văn phòng phẩm; bố trí phương tiện đi lại của các thành viên Hội đồng thi, thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi; thực hiện việc đăng tải các thông tin về kỳ thi, kết quả thi lên Hệ thống theo quy định; thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Thành viên Ban Coi thi - Hậu cần thực hiện công tác coi thi không được tham gia Ban Thư ký - Giám sát.
3. Các Ban giúp việc cho Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với từng kỳ thi hoặc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của mình đối với các kỳ thi tiếp theo nếu không có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhân sự.
Mục 3. TỔ CHỨC THI NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Điều 14. Yêu cầu tổ chức thi
1. Điều kiện đối với đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Là đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Có hồ sơ đăng ký tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Có năng lực, nguồn lực để tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Điều 12, Điều 13 và khoản 3 Điều này.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này thực hiện đăng ký để tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo Hướng dẫn sử dụng;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải danh sách đơn vị được tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trên Hệ thống
3. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức thi đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất gồm:
a) Khu vực tổ chức thi có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 50 máy tính;
b) Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN) và có kết nối mạng Internet. Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực tổ chức thi bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong quá trình thí sinh làm bài thi;
c) Hệ thống camera quan sát: có bố trí camera giám sát có độ phân giải tối thiểu 1920 x 1080 (1080P), bảo đảm quan sát được toàn bộ khu vực tổ chức thi và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức thi;
d) Máy in: được bố trí tối thiểu 01 máy in phục vụ in phiếu kết quả thi và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Điều 15. Kế hoạch tổ chức thi và mở kỳ thi trên Hệ thống
1. Kế hoạch tổ chức thi được đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu xây dựng trên Hệ thống bảo đảm tổ chức không quá 01 kỳ thi mỗi tháng, trừ trường hợp đột xuất. Mỗi kỳ thi phải bảo đảm có tối thiểu 50 thí sinh đăng ký dự thi.
2. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gửi kế hoạch tổ chức thi theo từng quý hoặc theo năm trên Hệ thống. Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch tổ chức thi trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu gửi trên Hệ thống.
3. Kế hoạch tổ chức thi phải được đăng tải trên Hệ thống trước thời điểm tổ chức kỳ thi đầu tiên tối thiểu 30 ngày.
4. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm:
a) Thực hiện mở kỳ thi trên Hệ thống bằng tài khoản tham gia Hệ thống đã được cấp theo tiến độ tổ chức phù hợp với kế hoạch thi đã được phê duyệt;
b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự thi, phê duyệt danh sách đủ điều kiện dự thi, chia phòng thi cho các thí sinh đủ điều kiện dự thi trên Hệ thống;
c) Chuẩn bị khu vực tổ chức thi đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Thông tư này.
Điều 16. Công tác chuẩn bị tổ chức thi
1. Thời gian dự kiến tổ chức thi, chi phí dự thi được thông báo trên Hệ thống trước ngày thi dự kiến tối thiểu 30 ngày.
2. Trước ngày thi tối thiểu 10 ngày, danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, thông báo triệu tập thi được đăng tải trên Hệ thống, đồng thời Hệ thống tự động gửi email thông báo triệu tập thi tới các thí sinh đủ điều kiện dự thi.
3. Trước ngày thi tối thiểu 03 ngày, danh sách chia phòng thi (họ và tên thí sinh dự thi, số báo danh, địa điểm thi, số phòng thi) được đăng tải trên Hệ thống.
4. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi tại địa điểm tổ chức thi.
5. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày, Ban Coi thi - Hậu cần phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:
a) Chuẩn bị các mẫu biên bản, tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức thi;
b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban Coi thi - Hậu cần, Ban Thư ký - Giám sát;
c) Chuẩn bị các tài liệu và thực hiện các công việc khác có liên quan.
Điều 17. Đăng ký thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gửi hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống đến đơn vị tổ chức thi thuộc danh sách công khai trên Hệ thống theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
2. Cá nhân được đưa vào danh sách thí sinh đủ điều kiện dự khi đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký thi, cấp chứng chỉ bao gồm:
a) Đơn đăng ký thi theo Mẫu số 03 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đăng ký thi trên Hệ thống);
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo mẫu số 04 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống);
c) Bản gốc chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin. Trường hợp bị mất chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại (đính kèm tệp tin ảnh màu chụp từ bản chính chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc bản cam kết vào hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống).
5. Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo mẫu số 05 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự (đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị gia hạn trên Hệ thống).
Điều 18. Hình thức, nội dung thi trực tuyến
1. Hình thức thi: thi trắc nghiệm trong thời gian tối đa 90 phút.
2. Nội dung đề thi bao gồm:
a) Câu hỏi kiến thức liên quan đến từng lĩnh vực đấu thầu cụ thể;
b) Câu hỏi kiến thức về pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu;
c) Câu hỏi kiến thức chuyên sâu về quy định của pháp luật đấu thầu;
d) Câu hỏi kiến thức, bài tập về xử lý tình huống trong đấu thầu.
Điều 19. Kết thúc bài thi và bàn giao danh sách điểm bài thi
1. Kết thúc thời gian làm bài thi, giám thị phòng thi bàn giao danh sách điểm, danh sách nộp bài thi có chữ ký của thí sinh và toàn bộ biên bản, tài liệu liên quan cho đại diện Ban Coi thi - Hậu cần.
2. Trưởng ban Ban Coi thi - Hậu cần tổng hợp và bàn giao danh sách, các tài liệu liên quan cho Trưởng ban Ban Thư ký - Giám sát chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi.
Điều 20. Chấm thi và công bố kết quả thi
1. Chức năng thi trực tuyến trên Hệ thống tự động chấm điểm bài thi của thí sinh theo đề thi và đáp án tương ứng.
2. Điểm của bài thi phải được ghi rõ bằng số vào phần chấm điểm trên Hệ thống.
3. Kết quả xếp loại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Loại xuất sắc: đối với bài thi có kết quả đạt lớn hơn 90% tổng số điểm trở lên;
b) Loại giỏi: đối với bài thi có kết quả đạt từ 80% đến dưới 90% tổng số điểm;
c) Loại khá: đối với bài thi có kết quả đạt từ 60% đến dưới 80% tổng số điểm;
d) Loại trung bình: đối với bài thi có kết quả đạt từ 50% đến dưới 60% tổng số điểm;
đ) Không đạt yêu cầu: đối với bài thi có kết quả đạt dưới 50% tổng số điểm;
4. Ban Thư ký - Giám sát tổng hợp kết quả thi và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi.
5. Căn cứ vào kết quả thi do Hội đồng thi tổng hợp, đơn vị tổ chức thi trình, cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định công nhận kết quả thi. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu công khai quyết định công nhận kết quả thi trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.
Điều 21. Giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh trong quá trình dự thi
1. Trong quá trình tham dự thi, trường hợp cá nhân tham dự thi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng thì gửi đơn kiến nghị, phản ánh đến Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi xem xét, giải quyết trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, phản ánh. Trường hợp đơn kiến nghị, phản ánh không có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người gửi đơn hoặc nội dung kiến nghị, phản ánh sai sự thật, Hội đồng thi không xem xét, giải quyết.
Điều 22. Thời hạn cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả thi, đơn vị tổ chức thi trình cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của đơn vị tổ chức thi, cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu công khai quyết định cấp chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp chứng chỉ.
3. Cá nhân được cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp lại chứng chỉ.
4. Cá nhân được cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp gia hạn chứng chỉ.
Điều 23. Lưu trữ hồ sơ cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hồ sơ đăng ký thi, đề nghị cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được lưu trữ trên Hệ thống.
2. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm lưu trữ các quyết định liên quan đến việc tổ chức thi trong thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ khi ban hành quyết định, bao gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng thi; quyết định thành lập các Ban giúp việc Hội đồng thi;
b) Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi;
c) Các tài liệu liên quan khác đến việc tổ chức kỳ thi.
3. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm lưu trữ các quyết định liên quan đến việc cấp, thu hồi chứng chỉ trong thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ khi ban hành quyết định, bao gồm:
a) Quyết định công nhận kết quả thi;
b) Quyết định cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Bộ đề thi kèm theo đáp án, bài thi của từng kỳ thi được lưu trữ trên Hệ thống.
Mục 4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC BÊN THAM GIA KỲ THI
Điều 24. Yêu cầu đối với thành viên tổ chức thi, thí sinh
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho phép thí sinh dự thi mang và sử dụng các vật dụng, thiết bị quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Trực tiếp giải bài hoặc hướng dẫn cho thí sinh trong thời gian thi;
c) Làm lộ đề thi; mua, bán đề thi;
d) Sửa chữa, thêm, bớt vào bài thi của thí sinh trên Hệ thống thi;
đ) Bao che, tạo điều kiện để thí sinh làm bài hộ nhau;
e) Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Thành viên Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi, Hội đồng thi và thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này, nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thí sinh tham dự thi không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Trao đổi thông tin, tài liệu với thí sinh khác trong quá trình thi;
b) Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
c) Nhìn bài, chép bài của thí sinh khác hoặc có bất kỳ hành vi gian lận nào trong quá trình thi;
d) Mang vào khu vực thi và phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, phương tiện thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng gây nguy hại khác;
đ) Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài dưới mọi hình thức;
e) Có hành động gây gổ, đe dọa, hành hung cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hoặc thí sinh khác;
g) Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;
h) Có hành động phá hoại kỳ thi;
i) Các hành vi khác làm thay đổi kết quả của bài thi, kỳ thi.
Điều 25. Các hình thức xử lý vi phạm trong kỳ thi
1. Thí sinh vi phạm quy định của kỳ thi bị lập biên bản và tuỳ mức vi phạm bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
a) Nhắc nhở: áp dụng đối với thí sinh dự thi vi phạm lần đầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 của Thông tư này;
b) Khiển trách: áp dụng đối với thí sinh bị nhắc nhở lần thứ hai hoặc vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 24 của Thông tư này; thí sinh bị khiển trách sẽ bị trừ 25% số điểm thi của bài thi đó;
c) Cảnh cáo: áp dụng đối với thí sinh bị khiển trách lần thứ hai hoặc vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 của Thông tư này; thí sinh bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% số điểm thi của bài thi đó;
d) Đình chỉ thi: áp dụng đối với thí sinh bị cảnh cáo lần thứ hai hoặc vi phạm quy định tại các điểm đ, e, i khoản 2 Điều 24 của Thông tư này; thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi sẽ bị điểm không (0) bài thi đó và phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định;
đ) Thí sinh vi phạm quy định tại các điểm g, h khoản 2 Điều 24 của Thông tư này bị đình chỉ thi và không được tham dự các kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày vi phạm.
2. Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được lập thành biên bản, có chữ ký của giám thị coi thi phòng thi đó và được thông báo cho thí sinh. Trường hợp thí sinh không ký tên vào biên bản thì các giám thị coi thi ghi rõ nội dung này trong biên bản. Trường hợp giữa các giám thị coi thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến vào biên bản để báo cáo Trưởng ban Ban Coi thi - Hậu cần xem xét, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
3. Việc xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này do giám thị phòng thi quyết định. Trường hợp thí sinh không đồng ý chấp hành hình thức kỷ luật theo quyết định này, giám thị phòng thi báo cáo Trưởng ban Ban Coi thi - Hậu cần quyết định.
4. Việc đình chỉ thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định; việc cấm thi do người đứng đầu đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
Chương IV
NGUYÊN TẮC THU, CHI, NỘI DUNG CHI, MỨC THU VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHI PHÍ THI, CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Điều 26. Nguyên tắc thu, chi và quản lý, sử dụng khoản thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hoạt động thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước của đơn vị tổ chức thi.
2. Cá nhân có nhu cầu đăng ký dự thi và cấp chứng chỉ lần đầu, cấp lại chứng chỉ, cấp gia hạn chứng chỉ phải nộp chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thực hiện thu, quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ và phương thức nộp chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thực hiện theo thông báo của đơn vị tổ chức thi. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không được hoàn trả, trừ trường hợp đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thông báo hủy tổ chức thi.
4. Chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là khoản thu hợp pháp của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại khoản 3 Điều này và được sử dụng để chi trả cho các hoạt động phục vụ công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trường hợp thu lớn hơn chi thì đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được bổ sung số tiền còn dư vào nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để sử dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị.
Điều 27. Nội dung chi phục vụ hoạt động thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Nội dung chi phục vụ hoạt động thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gồm:
a) Chi phục vụ hoạt động của Hội đồng thi và các Ban giúp việc Hội đồng thi;
b) Chi công tác phí cho các cá nhân tham gia tổ chức thi;
c) Chi mua sắm, thuê máy móc, thiết bị (nếu có); địa điểm phục vụ thi;
d) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc;
đ) Chi tổ chức hội nghị, chi tổ chức họp phục vụ thi, cấp chứng chỉ;
e) Chi xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống và chi cho công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
g) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (nếu có).
2. Mức chi của các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính của pháp luật hiện hành và cơ chế tài chính của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Điều 28. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu tối đa là 800.000 đồng/thí sinh/kỳ thi.
2. Mức thu chi phí cấp lại hoặc cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là 100.000 đồng/lần.
3. Không thu chi phí cấp lại chứng chỉ đối với trường hợp cơ quan cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ghi sai thông tin trên chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này. Trường hợp cần điều chỉnh mức thu chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác tổ chức thi, Cục Quản lý đấu thầu trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 29. Quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế thu, chi để quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu tiết kiệm, bảo đảm hiệu quả hoạt động của công tác thi, cấp chứng chỉ và phù hợp với cơ chế tài chính của đơn vị theo quy định của pháp luật; quyết toán thu, chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày tổ chức thi, đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có trách nhiệm chi trả cho Trung tâm 200.000 đồng/thí sinh/kỳ thi (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn Luật này) để Trung tâm quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này.
Điều 30. Quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng ngân hàng câu hỏi và bù đắp chi phí xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp Hệ thống
1. Trung tâm sử dụng kinh phí thu tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này để chi cho các nội dung sau:
a) Chi trả thù lao xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và các chi phí khác phục vụ công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Chi bù đắp kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và nâng cấp Hệ thống;
c) Chi hoạt động hướng dẫn, đào tạo người sử dụng Hệ thống;
d) Chi hoạt động liên quan đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống;
đ) Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư khác phục vụ Hệ thống;
e) Chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định (nếu có).
2. Mức chi đối với các nội dung tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tài chính của Trung tâm và được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. Trường hợp thu lớn hơn chi thì được bổ sung số tiền còn dư vào nguồn kinh phí hoạt động để sử dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị.
3. Chênh lệch thu, chi sau khi nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) được trích lập vào các quỹ và sử dụng theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Việc hạch toán kế toán, quyết toán thu, chi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU VÀ THI, CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Điều 31. Trách nhiệm của Cục Quản lý đấu thầu
1. Phê duyệt kế hoạch tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bảo đảm kịp thời đáp ứng nhu cầu của các cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.
2. Thành lập Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Quản lý hoạt động tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này.
Điều 32. Trách nhiệm của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu
1. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp Hệ thống để bảo đảm các chức năng của Hệ thống quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này hoạt động ổn định, an toàn.
2. Tổ chức thu, quản lý, sử dụng chi phí để bù đắp xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp Hệ thống và chi phí cho công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi theo quy định tại khoản 2 Điều 29 và Điều 30 của Thông tư này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đấu thầu giao.
Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
1. Xây dựng tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
2. Lựa chọn giảng viên có uy tín, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Đăng tải quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu kèm theo danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
2. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo hoạt động tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua Hệ thống. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 35. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu tuân thủ quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng và ban hành quy chế thu, chi để quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại Thông tư này và các hướng dẫn liên quan.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu giao.
Điều 36. Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Tự cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật hoặc tham gia cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức để hoàn thành trách nhiệm được giao theo quy định của Luật Đấu thầu.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đấu thầu.
3. Báo cáo về quá trình hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Quy định chuyển tiếp
1. Chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư này và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải tham dự thi để được cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này.
2. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp, cấp lại theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và còn hiệu lực ghi trên chứng chỉ có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư này và tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi tại chứng chỉ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Sau thời hạn ghi tại chứng chỉ, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư này.
3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp nhưng hết hiệu lực trong năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư này và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cá nhân có nhu cầu gia hạn hiệu lực chứng chỉ thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư này.
4. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 38. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các nội dung quy định tại Điều 37 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu hết hiệu lực thi hành.
Điều 39. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy Ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Kế hoạch và Đầu tư;
- Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu: VT, Cục QLĐT ( ).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
PHỤ LỤC 1
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đấu thầu bao gồm các chuyên đề sau:
A. Đối với lựa chọn nhà thầu
I. Chuyên đề 1: Tổng quan lựa chọn nhà thầu
1. Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu
2. Các nguyên tắc của đấu thầu mua sắm công
3. Các chức năng của đấu thầu mua sắm công
4. Tính liêm chính và đạo đức nghề nghiệp trong đấu thầu mua sắm công
II. Chuyên đề 2: Quy định chung trong lựa chọn nhà thầu
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
2. Tư cách hợp lệ của nhà thầu
3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
4. Cung cấp và đăng tải thông tin trong đấu thầu
5. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
6. Chi phí trong đấu thầu
7. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu và xử lý vi phạm
8. Trách nhiệm của các bên trong hoạt động lựa chọn nhà thầu
III. Chuyên đề 3: Kế hoạch tổng thể và kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Nguyên tắc lập kế hoạch
2. Kỹ năng lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch
3. Bài tập về kế hoạch tổng thể, kế hoạch lựa chọn nhà thầu
IV. Chuyên đề 4: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu không qua mạng
1. Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế:
a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
b) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
c) Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
d) Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
2. Đối với chào hàng cạnh tranh
3. Đối với chỉ định thầu
4. Đối với mua sắm trực tiếp
5. Đối với tự thực hiện
6. Đối với lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
7. Đối với lựa chọn tư vấn cá nhân
8. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
V. Chuyên đề 5: Mua sắm tập trung
1. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung
2. Quy trình mua sắm tập trung
3. Nội dung thoả thuận khung
4. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
VI. Chuyên đề 6: Mua sắm trong lĩnh vực y tế
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
2. Ưu đãi trong mua thuốc
3. Bài tập thực hành
VII. Chuyên đề 7: Đấu thầu qua mạng
1. Quy định chung về đấu thầu qua mạng
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng
3. Thực hành kỹ năng đăng tải thông tin, lập hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tham dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
VIII. Chuyên đề 8: Hợp đồng
1. Các loại hợp đồng
2. Điều kiện ký kết hợp đồng
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
4. Sửa đổi hợp đồng
5. Điều chỉnh giá hợp đồng
6. Quản lý thực hiện hợp đồng
7. Thanh toán hợp đồng
8. Thanh lý hợp đồng
9. Uy tín của nhà thầu trong việc tham dự thầu, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, đánh giá chất lượng hàng hóa đã sử dụng
10. Bài tập thực hành
IX. Chuyên đề 9: Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Các quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu
2. Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu
3. Bài tập thực hành
X. Chuyên đề 10: Xử lý kiến nghị, kiểm tra, giám sát trong đấu thầu
1. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị
2. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
3. Khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
4. Kiểm tra và báo cáo công tác đấu thầu
5. Giám sát hoạt động đấu thầu
B. Đối với lựa chọn nhà đầu tư
I. Chuyên đề 1: Tổng quan lựa chọn nhà đầu tư
1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
2. Các nguyên tắc của đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
3. Các chức năng của đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
4. Tính liêm chính và đạo đức nghề nghiệp trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
II. Chuyên đề 2: Quy định chung trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
2. Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư
3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
4. Cung cấp và đăng tải thông tin trong đấu thầu
5. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư
6. Chi phí trong đấu thầu
7. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
III. Chuyên đề 3: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP không qua mạng
1. Tổng quan về đầu tư theo phương thức PPP
2. Trình tự, thủ tục triển khai dự án PPP
3. Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư
4. Sơ tuyển
5. Quy trình đấu thầu rộng rãi
6. Quy trình đàm phán cạnh tranh
7. Quy trình chỉ định thầu
8. Triển khai thực hiện dự án PPP
9. Hợp đồng dự án PPP
10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
11. Giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
12. Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
13. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư
IV. Chuyên đề 4: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh
1. Tổng quan về pháp luật đầu tư dự án đầu tư kinh doanh
2. Trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư kinh doanh
3. Mời quan tâm
4. Quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn
5. Quy trình đấu thầu hạn chế
6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát dự án đầu tư kinh doanh
7. Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
8. Triển khai thực hiện dự án
9. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
10. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư
V. Chuyên đề 5: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng
1. Tổng quan về dự án đầu tư có sử dụng đất
2. Mời quan tâm
3. Quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn
4. Quy trình đấu thầu hạn chế
5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát dự án đầu tư có sử dụng đất
6. Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
7. Triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
8. Giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu
9. Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất
10. Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư
VI. Chuyên đề 6: Đấu thầu qua mạng
1. Quy định chung về đấu thầu qua mạng
2. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP qua mạng
3. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng
4. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực qua mạng
5. Thực hành kỹ năng đăng tải thông tin, lập hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tham dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
VII. Chuyên đề 7: Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Các quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng
2. Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu
3. Bài tập thực hành
C. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ nhu cầu của học viên về cập nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cơ sở đào tạo đấu thầu có thể tổ chức bồi dưỡng theo một hoặc các chuyên đề sau đây:
1. Chuyên đề: Cập nhật các quy định mới về đấu thầu
2. Chuyên đề: Kỹ năng lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các lĩnh vực xây lắp, mua sắm hàng hoá, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ tư vấn, hỗn hợp.
3. Chuyên đề: Kỹ năng lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
4. Chuyên đề: Kỹ năng thẩm định trong đấu thầu
5. Chuyên đề: Xây dựng giá đánh giá
6. Chuyên đề: Kỹ năng thương thảo, soạn thảo và quản lý hợp đồng.
7. Chuyên đề: Quản trị rủi ro trong đấu thầu
8. Chuyên đề: Đấu thầu trong lĩnh vực y tế
9. Chuyên đề: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm trong đấu thầu
10. Chuyên đề: Xử lý các vướng mắc, tình huống trong đấu thầu
11. Chuyên đề: Đấu thầu qua mạng
12. Các chuyên đề khác theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC 2
MẪU CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
a) Mặt trong:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
ĐỐI VỚI ____________________________(1)
[CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ]
Cấp cho Ông (Bà): ___________________________________________________________
Ngày sinh: ____________ Số thẻ căn cước/hộ chiếu: _______________________________
Xếp loại chứng chỉ: __________________________________________________________(2)
Hiệu lực chứng chỉ: 05 năm kể từ ngày __________________________________________(3)
___, ngày__tháng __ năm __(4)
THỦ TRƯỞNG
[Ký, họ tên và đóng dấu]
Số chứng chỉ: ______________
b) Mặt ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
CHỨNG CHỈ
NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Kích thước chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu: 14,8 cm x 21 cm.)
Ghi chú:
(1) Ghi loại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
- Ghi “LỰA CHỌN NHÀ THẦU” hoặc “LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ” nếu chỉ tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ đối với lựa chọn nhà thầu hoặc lựa chọn nhà đầu tư.
- Ghi “LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ” nếu tham gia cả 2 kỳ thi cấp chứng chỉ đối với lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư.
(2) Ghi “gia hạn” đối với chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp gia hạn từ chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.
(3) Ghi ngày ban hành quyết định cấp lần đầu, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
(4) Ghi ngày cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
PHỤ LỤC 3:
CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Mẫu số 01 (webform trên Hệ thống)
[CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN
THAM GIA HỆ THỐNG]
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .......
....., ngày ..... tháng .... năm .....
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN THAM GIA HỆ THỐNG
(Đối với cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên cơ quan: ……………………………………………………………………………………
2. Thông tin chứng thực
2.1 Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………..
2.2 Quyết định chức năng, nhiệm vụ số: ……………………. ngày: …………………………
3. Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện: Cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Địa chỉ trụ sở
4.1 Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
4.2 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5. Thông tin người đại diện theo pháp luật của cơ quan:
5.1 Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….
5.2 Chức danh: ……………………………………………………………………………………..
5.3 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: …………………………………….. Ngày cấp:……………….
5.4 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5.5 Email: ……………………………………………………………………………………………
6. Thông tin người quản lý tài khoản tham gia hệ thống:
6.1 Họ và tên: ………………………………………………………………………………………
6.2 Chức danh: …………………………………………………………………………………….
6.3 Phòng ban: …………………………………………………………………………………….
6.4 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: ………………………………… Ngày cấp:…………………..
6.5 Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..
6.6 Email: …………………………………………………………………………………………..
6.7 Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu văn thư.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CẤP, THU HỒI
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ
CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Ký tên và đóng dấu)
* Ghi chú: Hồ sơ đăng ký tổ chức tham gia Hệ thống của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm: quyết định thành lập hoặc quyết định chức năng, nhiệm vụ hoặc văn bản tương đương của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; đơn đăng ký theo mẫu đã được ký đóng dấu và các hồ sơ khác (nếu có).
Mẫu số 02 (webform trên Hệ thống)
[CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN
THAM GIA HỆ THỐNG]
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …….
….., ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN THAM GIA HỆ THỐNG
(Đối với đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu)
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………..
2. Thông tin chứng thực
2.1 Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………..
2.2 Quyết định thành lập số: ………………………….……. ngày: ……………………….……
3. Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện: (Chọn 01 hoặc nhiều hoạt động):
□ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
□ Tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Địa chỉ trụ sở
4.1 Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
4.2 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5. Thông tin người đại diện theo pháp luật của đơn vị:
5.1 Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….
5.2 Chức danh: ……………………………………………………………………………………..
5.3 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: …………………………………….. Ngày cấp:……………….
5.4 Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
5.5 Email: ……………………………………………………………………………………………
6. Thông tin người quản lý tài khoản tham gia hệ thống:
6.1 Họ và tên: ………………………………………………………………………………………
6.2 Chức danh: …………………………………………………………………………………….
6.3 Phòng ban: …………………………………………………………………………………….
6.4 Số thẻ căn cước/Hộ chiếu: ………………………………… Ngày cấp:…………………..
6.5 Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..
6.6 Email: …………………………………………………………………………………………..
6.7 Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………..
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu văn thư.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THI
CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ
CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
(Ký tên và đóng dấu)
* Ghi chú: Hồ sơ đăng ký tổ chức tham gia Hệ thống của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm: quyết định thành lập hoặc quyết định chức năng, nhiệm vụ hoặc văn bản tương đương của đơn vị sự nghiệp công lập; đơn đăng ký theo mẫu đã được ký đóng dấu và các hồ sơ khác (nếu có).
Mẫu số 03 (webform trên Hệ thống)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
___, ngày ____ tháng
____năm____
ĐĂNG KÝ THI
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi : …………………………………………………….….
1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................Nam/Nữ:................
2. Sinh ngày: ................. tháng ............. năm .......................................................
3. Số thẻ căn cước/hộ chiếu:.................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………..
5. Email:…………………………………………………………………………………….
6. Địa chỉ nhận chứng chỉ: ……………………………………………………………….
7. Địa điểm đăng ký dự thi: …………………………………………………….............
8. Đơn vị tổ chức thi: …………………………………………………..........................
9. Thời gian đăng ký dự thi: ……………………………………………………............
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai nêu trên là trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong đơn./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 04 (webform trên Hệ thống)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
___, ngày ____ tháng
____năm____
ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi : …………………………………………………….
1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................Nam/Nữ:................
2. Sinh ngày: ................. tháng ............. năm .......................................................
3. Số thẻ căn cước/hộ chiếu:.................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ:..…………………………………………………………………
5. Email:…………………………………………………………………………………….
6. Địa chỉ nhận chứng chỉ: ………………………………………………………………
7. Địa điểm dự thi: ………………………………………………………………............
8. Cơ quan cấp chứng chỉ: ……………………………………………………………..
9. Thời gian dự thi: ………………………………………………………………………
10. Số chứng chỉ đã được cấp: ……………………………ngày cấp……………….
11. Lý do đề nghị cấp lại: ……………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai nêu trên là trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong đơn./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 05 (webform trên Hệ thống)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
___, ngày ____ tháng
____năm____
ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi :…………………..........................................……….
1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................Nam/Nữ:.................
2. Sinh ngày: ................. tháng ............. năm ........................................................
3. Số thẻ căn cước/hộ chiếu:...................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ:..…………………………………………………………………..
5. Email:………………………………………………………………………………………
6. Địa chỉ nhận chứng chỉ: ……………………………………………………….............
7. Số chứng chỉ đã được cấp: ………………………ngày cấp…………………………
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai nêu trên là trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong đơn./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 06 (webform trên Hệ thống)
MẪU BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU NĂM …
[TÊN CƠ QUAN]
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ____/____
___, ngày ____ tháng ____năm____
BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ ĐẤU THẦU NĂM …
Kính gửi: ………………………………………………………….
- Tên đầy đủ của cơ quan: [Ghi tên đầy đủ] ___________________________________
- Mã số thuế (nếu có):____________________________________________________
- Tên tiếng Anh: [Ghi tên tiếng Anh (nếu có)] __________________________________
- Địa chỉ: [Ghi địa chỉ của cơ quan] __________________________________________
- Điện thoại: [Ghi số điện thoại liên lạc] _______________________________________
- E-mail: [Ghi địa chỉ hộp thư điện tử] _________________________________________
- Website: [Ghi địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có)] _________________
- Đại diện pháp nhân: [Ghi tên người đại diện theo pháp luật] ______________________
I. THÔNG TIN VỀ CÁC KỲ THI ĐÃ TỔ CHỨC NĂM …
Stt
Tên kỳ thi
Thời gian tổ chức thi
Địa điểm tổ chức thi
Số lượng thí sinh đủ điều kiện dự thi
Số lượng thí sinh được cấp chứng chỉ
Tỉ lệ % thí sinh được cấp chứng chỉ
Ghi chú
1
2
Tổng cộng
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC CẤP LẠI, THU HỒI CHỨNG CHỈ NĂM …
Stt
Nội dung
Số lượng
Ghi chú
1
Số lượng cá nhân cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
2
Số lượng cá nhân bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (Ghi rõ lý do thu hồi tại cột ghi chú)
III. THÔNG TIN VỀ CÁC KỲ CẤP GIA HẠN NĂM …
Stt
Tên kỳ cấp gia hạn
Số lượng thí sinh đã được cấp chứng chỉ lần đầu
Số lượng thí sinh được cấp gia hạn chứng chỉ
Tỷ lệ % thí sinh cấp gia hạn chứng chỉ
Ghi chú
1
2
Tổng cộng
- Các thông tin, ý kiến khác: _______________________________________________
- Đề xuất, kiến nghị: _____________________________________________________
Đại diện hợp pháp của cơ quan, đơn vị
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu] | {
"issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư",
"promulgation_date": "06/03/2024",
"sign_number": "02/2024/TT-BKHĐT",
"signer": "Nguyễn Chí Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-223-KH-BCD-tim-kiem-quy-tap-hai-cot-liet-si-Ha-Noi-2016-2018-341097.aspx | Kế hoạch 223/KH-BCĐ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ Hà Nội 2016 2018 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO 1237
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 223/KH-BCĐ
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2016
KẾ HOẠCH
TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 CỦA BAN CHỈ ĐẠO 1237 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Kế hoạch số 252/KH-BCĐQG ngày 07/11 /2013 của ban Chỉ đạo Quốc gia 1237; Chương trình số 1468/CTr-VP ngày 15/6/2016 của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2016-2018; Ban Chỉ đạo 1237 thành phố Hà Nội về việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1237 thành phố Hà Nội).
Ban Chỉ đạo 1237 thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2016 - 2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo Đề án 1237; xác định chủ trương, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2016 - 2018.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công thực hiện chặt chẽ, đạt kết quả cao nhất.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy các cấp đối với nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; tiếp nhận, cung cấp, xử lý thông tin liệt sĩ.
- Chỉ đạo cơ quan Thường trực xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1237 giai đoạn 2016-2018 của Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố và hướng dẫn các Sở, ban, ngành của Thành phố tiếp nhận, cung cấp, xử lý thông tin, tham gia hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.
- Tổ chức tập huấn thực hiện Đề án, triển khai kế hoạch thực hiện, nhằm thống nhất giữa các Sở, ban, ngành của Thành phố trong tiếp nhận, cung cấp, xử lý thông tin hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2016-2018.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
- Các cơ quan báo, đài của Thành phố và hệ thống thông tin đại chúng các địa phương tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ nhằm đạt kết quả cao trong công tác thông tin tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội mở chuyên mục cung cấp thông tin liệt sĩ có quê quán ở Hà Nội đã hy sinh qua các thời kỳ, hiện đang an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc.
3. Công tác thu thập, xử lý thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; phân tích, chuyển giao cho các đơn vị, địa phương phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận, hoàn thành cơ sở dữ liệu thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ trong nghĩa trang do địa phương báo cáo.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
- Tiếp tục giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị Quân đội trong chiến tranh; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả kết quả giải mã phiên hiệu đơn vị và trích lục thông tin liệt sĩ, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ cho thân nhân liệt sĩ.
4. Tổ chức các hoạt động tìm kiếm, quy tập
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của Thành phố tổ chức thực hiện tốt Đề án 1237; tích cực hoạt động tìm kiếm, xác minh, hoàn thiện đầy đủ thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ; bàn giao cung cấp thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ cho các địa phương trên cả nước theo quy định.
- Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã phối hợp Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, các đoàn thể chính trị của địa phương rà soát, hoàn thiện thông tin liệt sĩ trên địa bàn, cung cấp đầy đủ với Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố để hoàn thiện, bổ sung vào danh sách liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
- Làm tốt công tác quản lý địa bàn không để xảy ra hiện tượng tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ trái quy định.
- Tổ chức lễ tiếp nhận, an táng hài cốt liệt sĩ là người Hà Nội do các đơn vị tìm kiếm, quy tập bàn giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
5. Bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo 1237, cơ quan chuyên môn
- Tham mưu, đề xuất UBND Thành phố kịp thời kiện toàn, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố, cơ quan chuyên môn khi có thay đổi vị trí công tác.
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ban, ngành Thành phố, các địa phương tăng cường cán bộ thực hiện nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
6. Hoạt động hỗ trợ nhận dạng và phối hợp thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ sở lấy mẫu sinh phẩm hài cốt, giám định ADN, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ khi thân nhân và gia đình liệt sĩ có yêu cầu.
- Phối hợp Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 tiếp nhận danh tính hài cốt liệt sĩ; mẫu sinh phẩm, giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ khi Viện Pháp y quân đội cung cấp.
- Tham gia xử lý dữ liệu thông tin về liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng; cung cấp, tiếp nhận, đối chiếu, xác minh thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ.
7. Công tác kiểm tra, sơ kết thực hiện Đề án
- Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, thẩm tra, xác minh, kết luận, hoàn thiện danh sách thông tin liệt sĩ và mộ liệt sĩ.
- Tiến hành xây dựng kế hoạch, tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện danh sách, cung cấp thông tin còn thiếu về liệt sĩ và mộ liệt sĩ tại một số quận, huyện, thị xã.
- Chuẩn bị tốt nội dung phục vụ Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố tiến hành hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thẩm tra, xác minh, đối chiếu, kết luận thông tin liệt sĩ giai đoạn 2016 - 2018 và đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1237 hàng năm.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Quý IV/2016: Xây dựng kế hoạch và triển khai đến các Sở, ban, ngành và địa phương trong Thành phố.
- Quý I/2017 đến Quý IV/2018: Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, thẩm tra, xác minh, đối chiếu, kết luận, hoàn thiện đầy đủ danh sách thông tin liệt sĩ giai đoạn 2016-2018.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố
- Tham mưu Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố, xây dựng kế hoạch rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; cung cấp thông tin, xác định số lượng hài cốt liệt sĩ cần tìm kiếm, quy tập và xác minh; kết luận đầy đủ thông tin về liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2018.
- Chủ động phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố thẩm định, hoàn thiện danh sách liệt sĩ; xác minh và kết luận thông tin về liệt sĩ, phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập; cung cấp đầy đủ danh sách liệt sĩ cho các địa phương trên cả nước theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã phối hợp Phòng Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp, xác minh, thẩm định và kết luận những thông tin còn thiếu về liệt sĩ và mộ liệt sĩ hiện đang quản lý. Tổng hợp báo cáo theo quy định. Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp báo cáo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 theo quy định.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã rà soát, cung cấp thông tin liệt sĩ đơn vị đang quản lý; phối hợp cơ quan quân sự cùng cấp và các ngành liên quan thẩm tra, xác minh, kết luận, hoàn thiện đầy đủ thông tin liệt sĩ còn thiếu.
- Phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và các Sở, ban, ngành Thành phố liên quan xác minh, thẩm định, hoàn thiện danh sách, kết luận thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới tiếp nhận thông tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam và phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cơ quan liên quan mở chuyên mục riêng, cung cấp thông tin liệt sĩ có quê quán ở Hà Nội đã hy sinh qua các thời kỳ, hiện đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 1237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 168/KH-BCĐ ngày 28/8/2015 của Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố về việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; bàn giao, cung cấp thông tin; xác định hài cốt liệt sĩ cần tìm kiếm, quy tập và xác minh, kết luận thông tin liệt sĩ.
4. Công an thành phố Hà Nội
Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã phối hợp các ngành liên quan rà soát liệt sĩ là công an; hoàn thiện thông tin liệt sĩ còn thiếu cung cấp cho cơ quan quân sự theo quy định.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội
Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân về thực hiện chính sách với người có công, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Tích cực vận động nhân dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin về phần mộ liệt sĩ, giám sát việc thực hiện kế hoạch, tố giác những hành vi làm trái với quy định về công tác tìm kiếm, quy tập, cất bốc....
6. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội
Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp phối hợp ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong các cấp, rà soát, xác minh, bổ sung thông tin liệt sĩ là Thanh niên xung phong trên địa bàn, bàn giao cho cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố.
7. Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các cấp Hội Cựu chiến binh cơ sở phối hợp ngành Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan quân sự rà soát danh sách liệt sĩ trên địa bàn; cung cấp thông tin, đối chiếu, xác minh thông tin, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ và mộ liệt sĩ phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
8. Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các cấp hội cơ sở phối hợp cơ quan quân sự, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên rà soát liệt sĩ là Thanh niên xung phong trên địa bàn; cung cấp thông tin, đối chiếu, xác minh thông tin liên quan liệt sĩ là Thanh niên xung phong.
9. UBND các quận, huyện, thị xã
- Làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; tập trung xử lý, tiếp nhận thông tin, thẩm tra, xác minh, kết luận thông tin liệt sĩ và mộ liệt sĩ trên địa bàn.
- Tiến hành xây dựng kế hoạch rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ giai đoạn 2016-2018; chỉ đạo cơ quan quân sự, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, các ban, ngành liên quan cung cấp danh sách liệt sĩ; tiến hành thẩm tra, xác minh, đối chiếu, kết luận thông tin liệt sĩ và mộ liệt sĩ.
- Hoàn thành việc rà soát, thẩm tra, xác minh, đối chiếu, kết luận thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ; báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố trước ngày 30/7/2018.
- Trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp những trường hợp mất tin, mất tích, từ trần chưa được kết luận là liệt sĩ, lập danh sách riêng báo cáo đề nghị thẩm tra, xác minh, kết luận làm rõ.
Ban Chỉ đạo 1237 Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã; đề nghị các đoàn thể Thành phố chủ động phối hợp đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội để được giải thích, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Văn phòng BCĐQG 1237;
- Chủ tịch UBND thành phố;
- Th.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý;
- Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Dân vận Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.N.Kỳ, P.C.Công, các Phòng KGVX, TKBT, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVX(Tue).
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ
Ngô Văn Quý | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "08/12/2016",
"sign_number": "223/KH-BCĐ",
"signer": "Ngô Văn Quý",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-01-2017-TT-TANDTC-quy-dinh-phong-xu-an-344924.aspx | Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định phòng xử án mới nhất | TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2017/TT-TANDTC
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2017
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG XỬ ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về phòng xử án,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.
Điều 2. Phòng xử án
1. Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.
2. Phòng xử án bao gồm phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm.
3. Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm bao gồm:
a) Phòng xử án hình sự;
b) Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Điều 3. Nguyên tắc bố trí phòng xử án
1. Phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa.
2. Việc bố trí phòng xử án phải thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử; bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3. Việc bố trí phòng xử án phải phù hợp với yêu cầu xét xử từng loại vụ án, vụ việc nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án.
4. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.
Điều 4. Hình thức phòng xử án
1. Phòng xử án phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền ốp gỗ ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
2. Phòng xử án được bố trí hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.
3. Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
4. Sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp xét xử lưu động thì phòng xử án phải bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử. Bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền.
Điều 5. Trang thiết bị trong phòng xử án
1. Phòng xử án phải có Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bục vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; bàn, ghế, bục khai báo, hàng rào ngăn cách, bảng nội quy phòng xử án, biển ghi chức danh của những người tiến hành tố tụng, biển ghi tư cách của người tham gia tố tụng, hệ thống chiếu sáng, quạt điện và hệ thống âm thanh.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi Tòa án mà phòng xử án có thể được trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình, màn hình ti vi, máy tính, mạng internet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử.
2. Bàn, ghế, nền ốp gỗ để bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bục khai báo, hàng rào ngăn cách trong phòng xử án bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Màu sắc: màu nâu;
b) Chất liệu: bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp.
3. Bảng nội quy phòng xử án có nền màu xanh, chữ màu trắng được treo bên ngoài cửa chính của phòng xử án; biển ghi chức danh những người tiến hành tố tụng có nền màu đỏ, chữ màu vàng; biển ghi tư cách tham gia tố tụng của những người khác có nền màu xanh, chữ màu trắng.
4. Kích thước của Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền ốp gỗ để bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bục vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; bàn, ghế, bục khai báo, hàng rào ngăn cách, bảng nội quy phòng xử án, biển ghi chức danh của những người tiến hành tố tụng, biển ghi tư cách của người tham gia tố tụng thực hiện theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên
1. Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh.
Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng.
3. Ngoài các quy định tại điều này, phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên phải bảo đảm quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Kinh phí để bố trí các phòng xử án được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
3. Cục Kế hoạch - Tài chính Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm:
a) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc bảo đảm kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí trong việc thực hiện tổ chức phòng xử án;
b) Thống nhất các quy chuẩn hình thức và trang thiết bị phòng xử án của các Tòa án, lập Đề án trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định phê duyệt quy chuẩn hình thức và trang thiết bị phòng xử án của các Tòa án.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Hội Luật gia Việt Nam;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Các PCA, các TP TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Các TAND và TAQS các cấp;
- Công báo 02 bản (để đăng Công báo);
- Lưu: VT (TANDTC, Vụ PC&QLKH). A…..
CHÁNH ÁN
Nguyễn Hòa Bình
PHỤ LỤC SỐ 01
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG, THAM DỰ PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP; BỤC KHAI BÁO; HÀNG RÀO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
1. Phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm
Mô tả:
(1) Vị trí của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;
(2) Vị trí của Thư ký phiên tòa được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào Hội đồng xét xử;
(3) Vị trí của bục khai báo (trường hợp người khai báo là người bị kết án thì Cảnh sát bảo vệ phiên tòa phải đứng phía sau bục khai báo);
(5) Vị trí của đại diện Viện kiểm sát được bố trí phía dưới và đối diện với vị trí của Thư ký phiên tòa;
(4) (6) Vị trí của đơn vị chức năng của Tòa án;
(7) (8) Vị trí của người tham gia tố tụng như người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, người bị kết án được bố trí ngang hàng và ở dưới vị trí của đơn vị chức năng của Tòa án;
(9) (10) Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa;
(11) (12) Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí phía sau cùng phòng xử án.
2. Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm
2.1. Phòng xử án hình sự
Mô tả:
(1) Vị trí của Hội đồng xét xử (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn) được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;
(2) Vị trí của Thư ký phiên tòa được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào Hội đồng xét xử (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa);
(3) (4) Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa;
(5) (6) (7) Vị trí bục khai báo của những người tham gia tố tụng khác, vị trí bục khai báo của bị cáo và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí ngang hàng và phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Người tham gia tố tụng khác cũng có thể đứng tại chỗ để khai báo theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
(8) Vị trí của bị cáo được bố trí phía sau bục khai báo của bị cáo;
(9) Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa được bố trí phía sau vị trí của bị cáo;
(10) (11) (12) Vị trí của những người tham gia tố tụng khác được bố trí phía sau vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa;
(13) Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa;
(14) (15) Vị trí của những người tham dự phiên tòa được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
(16) (17) Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
(18) (19) Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí phía sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
2.2. Phòng xử án hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Mô tả:
(1) Vị trí của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp) được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;
(2) Vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);
(3) (4) Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp;
(5) (6) (7) Vị trí của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và vị trí của những người tham gia tố tụng khác được bố trí ngang hàng và phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và người phiên dịch, dịch thuật. Đối với phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị và những người tham gia tố tụng khác được Thẩm phán chủ tọa phiên họp bố trí theo vị trí tương ứng;
(8) Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí phía sau vị trí của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
(9) Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa, phiên họp;
(10) (11) Vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;
(12) (13) Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;
(14) (15) Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí phía sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
2.3. Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Mô tả:
(1) Vị trí của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp) được bố trí ở giữa, phía dưới Quốc huy;
(2) Vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp được bố trí phía trước, bên phải của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);
(3) Vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí ngang hàng vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp phía bên trái của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);
(4) (5) Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bố trí đối diện với nhau, ở phía dưới vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật;
(6) (7) Vị trí của bị cáo hoặc đương sự là người dưới 18 tuổi, đại diện người dưới 18 tuổi và những người tham gia tố tụng khác (tham gia tố tụng khác gồm nguyên đơn, bị đơn, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...) được bố trí phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
(8) Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa, phiên họp;
(9) (10) Vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;
(11)
(12) Vị
trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;
(13) (14) Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
PHỤ LỤC SỐ 02
KÍCH THƯỚC CỦA QUỐC HUY NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, NỀN ỐP GỖ ĐỂ BỐ TRÍ QUỐC HUY, BỤC VỊ TRÍ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ (HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ, PHÁ SẢN, THẨM PHÁN CHỦ TỌA PHIÊN TÒA, CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP), BÀN, GHẾ, BỤC KHAI BÁO, HÀNG RÀO, BẢNG NỘI QUY PHÒNG XỬ ÁN, BIỂN GHI CHỨC DANH CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, BIỂN GHI TƯ CÁCH CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
STT
Tên loại trang thiết bị
Kích thước
1
Quốc huy
Gồm 03 loại kích thước đường kính là 0.8m; 0.9m và 1.0m
2
Nền ốp gỗ để bố trí Quốc huy
- Rộng gấp hai lần kích thước đường kính Quốc huy tương ứng cụ thể 1.60m; 1.80m và 2.0m
- Dày không quá 0.05m
- Cao không quá 3.0m
3
Bục vị trí của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp)
Dài: từ 2.50m đến không quá 5.0m
Rộng: theo thực tế của phòng xử án
Cao: từ 0.30m đến không quá 0.9m
4
Bảng nội quy phòng xử án
Dài: không quá 2.0m
Rộng: không quá 1.50m
5
Biển chức danh của những người tiến hành tố tụng
Dài: theo thực tế số chữ ghi trên biển
Cao: từ 0.15m đến 0.25m
6
Biển ghi tư cách của những người tham gia tố tụng
Dài: theo thực tế số chữ ghi trên biển
Cao: từ 0.15m đến 0.25m
7
Bàn của Hội đồng xét xử gồm 05 người
Dài: 4.50m; Rộng: 0.75m; Cao: 0.86m
8
Bàn của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản gồm 03 người
Dài: 3.30m; Rộng: 0.75m; Cao: 0.86m
9
Bàn của Thẩm phán chủ tọa phiên họp 01 người
Dài: 1.40m; Rộng: 0.75m; Cao: 0.86m
10
Bàn của Thư ký, Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác
Dài: 1.40m; Rộng: 0.75m; Cao: 0.86m
11
Ghế của thành viên Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản
Dài: 0.55m; Rộng: 0.55m; Cao: 1.6m
12
Ghế của Thư ký, Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác
Dài: 0.55m; Rộng: 0.55m; Cao: 1.20m
13
Ghế băng không tựa
Dài: 2.0m; Rộng: 0.35m; Cao: 0.45m
14
Ghế băng có tựa
Dài: 0.55m; Rộng: 0.55m; Cao: 1.0m
15
Bục khai báo
Dài: 1.0m; Rộng: 0.75m; Cao: 0.86m
16
Hàng rào
Dài: theo thực tế của phòng xử án.
Rộng: 0.10m; Cao: 0.80m (có cửa đi ở giữa) | {
"issuing_agency": "Tòa án nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "28/07/2017",
"sign_number": "01/2017/TT-TANDTC",
"signer": "Nguyễn Hòa Bình",
"type": "Thông tư"
} |