source
stringlengths
70
218
subject
stringlengths
18
159
text
stringlengths
329
1.06M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-69-2012-TT-BTC-nguon-tien-thu-tu-khoan-vien-tro-khong-hoan-lai-cua-Nhat-139315.aspx
Thông tư 69/2012/TT-BTC nguồn tiền thu từ khoản viện trợ không hoàn lại của Nhật mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 69/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TIỀN THU TỪ KHOẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC CHO CÁC NÔNG DÂN BỊ THIỆT THÒI (DỰ ÁN 2KR) Căn cứ Công hàm trao đổi ký ngày 29/10/2009 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, Hiệp định viện trợ ký ngày 29/10/2009 giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA về khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho dự án đảm bảo an ninh lương thực cho các nông dân bị thiệt thòi (Dự án 2KR); Thực hiện công văn số 7844/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ ngày 14/11/2008 về cơ chế thực hiện việc tiếp nhận khoản viện trợ của Chính phủ Nhật Bản thuộc Chương trình 2KR và văn bản số 1642/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/9/2009 về Công hàm trao đổi và Hiệp định viện trợ của Chính phủ Nhật Bản cho nông dân bị thiệt thòi; Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng nguồn tiền thu từ khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho dự án đảm bảo an ninh lương thực cho các nông dân bị thiệt thòi (Dự án 2KR) như sau Phần I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về quản lý và sử dụng nguồn tiền bán hàng viện trợ thuộc khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho dự án 2KR. Điều 2. Tài khoản quỹ viện trợ và Ngân hàng phục vụ Tiền thu được do bán hàng viện trợ từ khoản viện trợ được chuyển vào một tài khoản riêng (Tài khoản quỹ viện trợ) tại một Ngân hàng (Ngân hàng phục vụ) và được sử dụng theo Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản cho các Dự án đầu tư phát triển. Điều 3. Lựa chọn công trình, dự án Trên cơ sở đăng ký dự án của các địa phương (Chủ Dự án) và mục đích sử dụng khoản viện trợ được thống nhất giữa hai Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thống nhất với đại diện Chính phủ Nhật Bản lựa chọn một số công trình, dự án cụ thể sử dụng nguồn vốn thu được từ các khoản viện trợ này thông báo chính thức cho phía Nhật Bản để phối hợp thực hiện. Điều 4. Thanh toán Bộ Tài chính thực hiện việc chuyển tiền cho Dự án sử dụng vốn viện trợ thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước các địa phương có dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ thuộc dự án 2KR thực hiện thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ theo quy định hiện hành về thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Điều 5. Trách nhiệm của Chủ dự án Các Chủ Dự án có trách nhiệm lập, trình duyệt, quản lý, sử dụng, báo cáo, quyết toán vốn đầu tư dự án theo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản; sử dụng vốn đúng mục đích theo đúng nội dung Dự án đã được phê duyệt. Phần II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 6. Lập danh mục dự án Căn cứ thoả thuận ghi trong Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ và các Thỏa thuận liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và đại diện Chính phủ Nhật Bản lựa chọn các dự án được sử dụng tiền bán hàng viện trợ (dưới đây gọi tắt là Danh mục Dự án sử dụng vốn viện trợ). Tổng số tiền phân bổ cho các dự án không được vượt quá tổng số tiền của khoản viện trợ. Điều 7. Phê duyệt Dự án 1. Các Dự án thuộc Danh mục Dự án sử dụng vốn viện trợ được phê duyệt theo các qui định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Chính phủ. Trường hợp tổng mức đầu tư cần thiết của Dự án lớn hơn số vốn viện trợ được phân bổ, phần vốn còn thiếu được dùng từ ngân sách địa phương hoặc từ các nguồn khác do địa phương huy động và được Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn cho Dự án. 2. Sau khi dự án được duyệt, Chủ Dự án gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) các tài liệu sau: - Công văn thông báo nội dung dự án đã được duyệt, tổng mức đầu tư của dự án trong đó ghi rõ trị giá vốn viện trợ dùng cho dự án, vốn đối ứng trong nước, tiến độ thực hiện dự án, thời gian hoàn thành. - Một bản chính Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án. Điều 8. Lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp và ký kết Hợp đồng Việc lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp và ký kết Hợp đồng thực hiện dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về đầu tư xây dựng cơ bản và đấu thầu. Điều 9. Kiểm soát thanh toán vốn 1. Mở tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ và chuyển tiền bán hàng viện trợ vào Tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ. a. Trên cơ sở Danh mục Dự án sử dụng vốn viện trợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) thông báo Danh mục này cho Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính các địa phương liên quan. Chủ dự án thực hiện mở một Tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ tại Kho bạc Nhà nước địa phương nơi có dự án. b. Sau khi tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ được mở, Chủ dự án có văn bản gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) đề nghị chuyển vốn lần đầu. Căn cứ đề nghị của Chủ dự án, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Ngân hàng phục vụ chuyển tiền từ Tài khoản quỹ viện trợ sang tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ được mở tại Kho bạc Nhà nước địa phương với trị giá chuyển lần đầu là 50% trị giá vốn phân bổ cho Dự án từ nguồn vốn viện trợ. c. Khi sử dụng từ 80% đến 90% vốn chuyển lần đầu phù hợp với các quy định về thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Chủ dự án gửi tiếp cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) Giấy đề nghị chuyển vốn lần hai bằng 50% trị giá vốn phân bổ cho Dự án từ nguồn vốn viện trợ kèm bản chính xác nhận kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước địa phương đối với phần vốn chuyển lần đầu. Trên cơ sở Giấy đề nghị chuyển tiền của Chủ dự án, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Ngân hàng phục vụ chuyển tiền từ Tài khoản quỹ viện trợ sang tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ mở tại Kho bạc Nhà nước địa phương nơi có dự án. d. Các Giấy đề nghị chuyển vốn được lập theo Mẫu tại Phụ lục đính kèm 2. Kiểm soát thanh toán vốn từ Tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ Việc tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành của các dự án sử dụng vốn viện trợ được thực hiện theo các quy định liên quan tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Điều 10. Ghi thu ghi chi vốn viện trợ Khi sử dụng hết vốn chuyển chuyển lần 2, Kho bạc Nhà nước các tỉnh có dự án thực hiện đóng tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ và có văn bản gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại). Căn cứ thông báo của Kho bạc Nhà nước các tỉnh về việc thanh toán hết vốn của tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, căn cứ Giấy chuyển tiền của ngân hàng phục vụ từ Tài khoản quỹ viện trợ sang Tài khoản tiếp nhận nguồn vốn viện trợ mở tại Kho bạc nhà nước các tỉnh nơi có dự án, Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) lập Lệnh ghi thu ngân sách (kèm theo Lệnh chi tiền) gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán chi bổ sung cho địa phương. Điều 11. Quyết toán Hàng năm Chủ dự án, cơ quan cấp trên của Chủ dự án thực hiện báo cáo quyết toán theo niên độ theo quy định tại Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm. Khi dự án hoàn thành, thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Điều 12. Chế độ báo cáo và kiểm tra Sau khi dự án hoàn thành, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo hoàn thành dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo cho Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện, hiệu quả các dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản. Phần III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 06 năm 2012. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Bộ KH&ĐT; - UBND, Sở TC các tinh, TP liên quan; - KBNN TW các tỉnh, TP liên quan; - Các Chủ đầu tư; - VP Ban chỉ đạo TW về Phòng chống tham nhũng; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán NN; - Công báo; - Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; - Các Vụ NSNN; ĐT; PC; - Lưu:VT, QLN. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung CHỦ DỰ ÁN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……., ngày…. tháng…. năm 20… Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) Căn cứ Thông tư số 69/2012/TT-BTC ngày 03/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn tiền thu từ khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho dự án đảm bảo an ninh lương thực cho các nông dân bị thiệt thòi (dự án 2KR) Căn cứ công văn số ……….. ngày…………của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo danh mục dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản thuộc dự án 2KR. Căn cứ Quyết định số………….ngày ……….của UBND tỉnh……..phê duyệt dự án (tên dự án) Chủ Dự án đề nghị Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) thực hiện chuyển tiền lần …………cho dự án (tên dự án) theo chi tiết sau: - Trị giá đề nghị chuyển: - Số tài khoản nhận tiền: - Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh………. Chủ dự án xin cảm ơn sự hợp tác của Bộ Tài chính ./. Nơi nhận: - Như trên - KBNN tỉnh………. - Lưu VT,… ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN (Ký tên & đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "03/05/2012", "sign_number": "69/2012/TT-BTC", "signer": "Trương Chí Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-65-2004-TTLT-BQP-BNV-biet-phai-si-quan-quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam-52120.aspx
Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BQP-BNV biệt phái sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam
BỘ NỘI VỤ-BỘ QUỐC PHÒNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 65/2004/TTLT-BQP-BNV Hà Nội , ngày 13 tháng 5 năm 2004 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ NỘI VỤ SỐ 65/2004/TTLT-BQP-BNV NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BIỆT PHÁI SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Thi hành Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về biệt phái Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 165/CP); sau khi thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau: I. XÁC ĐỊNH NHU CẦU BỐ TRÍ SĨ QUAN BIỆT PHÁI 1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của từng giai đoạn, tính chất nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) về nhu cầu bố trí sĩ quan biệt phái trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Các cơ quan, tổ chức, cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước đã được bố trí sĩ quan biệt phái trước ngày Nghị định 165/CP có hiệu lực, thì giữ nguyên tổ chức, biên chế sĩ quan biệt phái như hiện nay; khi nhiệm vụ thay đổi cần điều chỉnh tổ chức, tăng hoặc giảm nhu cầu bố trí sĩ quan biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có văn bản gửi Bộ Quốc phòng tổng hợp và trao đổi thống nhất với Bộ Nội vụ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để Bộ Quốc phòng thực hiện. II. QUẢN LÝ SĨ QUAN BIỆT PHÁI 1. Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động, kéo dài thời hạn biệt phái của từng sĩ quan; quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền tuyển chọn, quản lý sĩ quan biệt phái (sau đây gọi tắt là đơn vị cử sĩ quan biệt phái) ở từng cơ quan, tổ chức ngoài quân đội (sau đây gọi tắt là cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái. 2. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài quân đội xác định nhu cầu bố trí sĩ quan biệt phái, quản lý đội ngũ sĩ quan biệt phái, giải quyết những vấn đề liên quan đến sĩ quan biệt phái. 3. Đơn vị cử sĩ quan biệt phái có trách nhiệm: a. Phối hợp với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái quản lý toàn diện đối với sĩ quan biệt phái; hàng năm trao đổi với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái đế thống nhất đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khoẻ, tình hình hậu phương gia đình của sĩ quan biệt phái; định kỳ nghe sĩ quan biệt phái báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ biệt phái. b. Xét đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động, kéo dài thời hạn biệt phái, thăng quân hàm, năng lượng, tiếp nhận và bố trí công tác khi sĩ quan biệt phái hết thời hạn biệt phái; thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 165/CP. 4. Cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm: a. Trực tiếp Phân công công tác, quản lý mọi mặt hoạt động, đánh giá, nhận xét, đề nghị hướng sử dụng tiếp theo đối với sĩ quan biệt phái; b. Thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 165/CP; tạo mọi điều kiện thuận lợi để sĩ quan biệt phái hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: a. Quản lý công tác chuyên môn, quản lý số lượng, chất lượng đội ngũ sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ quản lý và giảng dạy môn giáo dục quốc phòng; b. Tham gia ý kiến với Bộ Quốc phòng về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan biệt phái, sử dụng, bổ nhiệm sĩ quan biệt phái giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống tổ chức quản lý và giảng dạy môn giáo dục quốc phòng. 6. Sĩ quan biệt phái có trách nhiệm: Thực hiện chế độ báo cáo kết quả công tác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả công tác với Thủ trưởng đơn vị cử sĩ quan biệt phái và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị cử sĩ quan biệt phái. III. THỰC HIỆN THỜI HẠN BIỆT PHÁI CỦA SĨ QUAN 1. Thời hạn biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm, được tính bằng 60 tháng kể từ tháng có quyết định điều động đi làm nhiệm vụ biệt phái. Trước 3 tháng sĩ quan hết thời hạn biệt phái, đơn vị cử sĩ quan biệt phải có trách nhiệm thông báo tới cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái để trao đổi thống nhất trình cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan khác thay thế hoặc kéo dài thời hạn biệt phái. 2. Đối với sĩ quan được điều động làm nhiệm vụ biệt phái trước ngày Nghị định 165/CP có hiệu lực: a. Những sĩ quan đã làm nhiệm vụ biệt phát trên 60 tháng được tính là hết một thời hạn biệt phái, nếu chưa có người thay thế thì thực hiện kéo dài thời hạn biệt phái để thay thế dần trong 5 năm; không ra quyết định kéo dài thời hạn biệt phái đối với sĩ quan thuộc đối tượng này. b. Những sĩ quan làm nhiệm vụ biệt phái chưa đủ 60 tháng thì đến khi hết thời hạn biệt phái cấp có thẩm quyền xem xét quyết định điều động sĩ quan khác thay thế hoặc kéo dài thời hạn biệt phái theo quy định. 3. Khi cần kéo dài thời hạn biệt phái của sĩ quan hoặc điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn, cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái hoặc đơn vị cử sĩ quan biệt phái căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình chủ động đề xuất, trao đổi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định. IV. ĐIỀU ĐỘNG, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM CHỨC VỤ ĐỐI VỚI SĨ QUAN BIỆT PHÁI 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động, kéo dài thời hạn biệt phái của sĩ quan. Sau khi thống nhất nhân sự với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái, đơn vị cử sĩ quan biệt phái tổng hợp, báo cáo Tổng cục Chính trị (qua Cục Cán bộ) trình Bộ Quốc phòng quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. 2. Thủ trưởng cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với sĩ quan biệt phái, sau khi thống nhất nhân sự với đơn vị cử sĩ quan biệt phái, cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái quyết định theo thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho đơn vị cử sĩ quan biệt phái quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm và hệ số phụ cấp trách nhiệm chức vụ đã bổ nhiệm. 3. Khi xét nhân sự điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan biệt phái, cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái căn cứ vào tiêu chuẩn sĩ quan biệt phái quy định tại Điều 4 Nghị định 165/CP đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng chức danh biệt phái, trao đổi thống nhất với đơn vị cử sĩ quan biệt phái để lựa chọn nhân sự báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. 4. Khi đơn vị cử sĩ quan biệt phái hoặc cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái có công văn trao đổi lấy ý kiến về việc điều động, kéo dài thời hạn biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan biệt phái, nếu sau một tháng không nhận được ý kiến trả lời thì đơn vị có công văn trao đổi lấy ý kiến trình cấp có thẩm quyền quyết định. V. ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG SĨ QUAN BIỆT PHÁI 1. Đơn vị cử biệt phái có trách nhiệm: tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức quân sự cần thiết để sĩ quan biệt phái đủ tiêu chuẩn, điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nơi đến biệt phái; hàng năm triệu tập sĩ quan biệt phái tham gia tập huấn quân sự, nghe thông báo tình hình nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, dự các hội nghị quân chính, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; khi cần cử sĩ quan biệt phái đi học tập trung dài hạn, đơn vị cử sĩ quan biệt phái phải trao đổi thống nhất với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái. 2. Cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm: bồi dưỡng kiến thức cần thiết về kinh tế, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức tập huấn và bố trí cho sĩ quan biệt phái tham gia các đợt học tập, sinh hoạt như đối với cán bộ, công chức thuộc quyền, tạo điều kiện để sĩ quan biệt phái có trình độ khả năng kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với nhiệm vụ của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Thông tư này; định kỳ hàng năm và 5 năm sơ kết, tổng kết nhiệm vụ biệt phái sĩ quan và đề ra biện pháp thực hiện cho những năm sau. 2. Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị, Vụ Công chức, viên chức - Bộ Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, nắm tình hình; đề xuất nhu cầu biệt phái sĩ quan, tổ chức phối hợp giữa đơn vị cử sĩ quan biệt phái và cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái trong việc quản lý, thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái. 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, các quy định hướng dẫn trước đây về biệt phái sĩ quan trái với Thông tư này đều bãi bỏ. 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các Bộ, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan đến biệt phái và các đơn vị quân đội phản ánh kịp thời về liên bộ để xem xét giải quyết. Nguyễn Trọng Điều (Đã ký) Nguyễn Văn Rinh nh (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "13/05/2004", "sign_number": "65/2004/TTLT-BQP-BNV", "signer": "Nguyễn Trọng Điều, Nguyễn Văn Rinh", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-236-2016-TT-BTC-gia-tham-dinh-thiet-ke-chat-luong-an-toan-ky-thuat-bao-ve-moi-truong-duong-sat-335718.aspx
Thông tư 236/2016/TT-BTC giá thẩm định thiết kế chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường đường sắt mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 236/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ thẩm định thiết kế, kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về giá dịch vụ thẩm định thiết kế, kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt vận hành trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan đăng kiểm thực hiện việc thẩm định thiết kế, kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện đường sắt chịu trách nhiệm thanh toán giá dịch vụ cho cơ quan đăng kiểm theo quy định tại Thông tư này. 2. Cơ quan đăng kiểm là cơ quan thực hiện việc kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện đường sắt. 3. Tổ chức, cá nhân có liên quan khác. Điều 3. Giá dịch vụ thẩm định, kiểm định 1. Giá dịch vụ thẩm định thiết kế, kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện đường sắt thực hiện theo quy định tại biểu giá dịch vụ kèm theo Thông tư này. Giá dịch vụ quy định tại Thông tư này đã gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không bao gồm lệ phí cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài chính và chi phí ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm tra ở những nơi xa trụ sở Cơ quan đăng kiểm trên 100 km. Chi phí ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm tra ở những nơi cách xa trụ sở Cơ quan đăng kiểm trên 100 km (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.. 2. Đối với những công việc thẩm định, kiểm định khác chưa quy định tại biểu giá dịch vụ kèm theo Thông tư này hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có khiếu nại về chất lượng, an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và khai thác phương tiện chưa quy định mức thu thì tính giá kiểm định theo thời gian thực tế thực hiện công việc kiểm định với mức thu là 200.000 đồng/01 giờ, nhưng tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng/01 lần kiểm định, trừ trường hợp khiếu nại về chất lượng, an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và khai thác phương tiện do lỗi của cơ quan đăng kiểm. Đối với công việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị bao gồm việc thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị khi xây dựng mới, nâng cấp và việc đánh giá, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành, Cục Đăng kiểm Việt Nam lập dự toán kinh phí cho từng dự án cụ thể theo tính chất đặc thù và quy mô của mỗi dự án làm căn cứ xác định mức thu giá thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống và đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận bằng văn bản. 3. Khi thu tiền dịch vụ, cơ quan đăng kiểm sử dụng hóa đơn cung ứng dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung (nếu có). Cơ quan đăng kiểm có nghĩa vụ công khai thông tin và niêm yết giá dịch vụ, nộp thuế đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền còn lại sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết định số 34/2008/QĐ-BTC ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn giao thông và chất lượng thiết bị, vật tư, phương tiện giao thông đường sắt. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Website Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục Đăng kiểm Việt Nam; - Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, QLG. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu BIỂU GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT (Ban hành kèm theo Thông tư số 236/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) A. MỨC GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT SẢN XUẤT, LẮP RÁP, HOÁN CẢI Mức giá dịch vụ thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp, hoán cải được áp dụng theo biểu sau: Biểu số 1: STT Nội dung thu Mức giá (đồng) 1 Đầu máy, toa xe động lực 1.150.000 2 Phương tiện chuyên dùng 500.000 3 Toa xe hàng 500.000 4 Toa xe khách 800.000 5 Phương tiện hoán cải (Đầu máy, toa xe động lực; Phương tiện chuyên dùng; Toa xe hàng; Toa xe khách) 200.000 B. MỨC GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỨC GIÁ DỊCH VỤ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt được áp dụng theo biểu sau: Biểu số 2: STT Nội dung thu Mức giá (đồng) 1 Kiểm định nhập khẩu - Đầu máy, toa xe động lực 3.350.000 - Phương tiện chuyên dùng 1.600.000 - Toa xe hàng 1.500.000 - Toa xe khách 2.400.000 2 Kiểm định sản xuất, lắp ráp a Đầu máy, toa xe động lực - Truyền động thủy lực 11.000.000 - Truyền động điện 12.000.000 b Phương tiện chuyên dùng - Phương tiện động lực chuyên dùng 5.300.000 - Toa xe chuyên dùng 4.900.000 c Toa xe hàng - Mặt bằng hoặc Thành thấp hoặc Thành cao 5.000.000 - Có mui 5.300.000 - Xitéc hoặc Mặt võng hoặc 3 giá chuyển hướng 5.500.000 d Toa xe khách - Ghế ngồi dọc hoặc Hành lý hoặc Công vụ hoặc Trưởng tàu 7.500.000 - Ghế ngồi cứng hoặc Giường nằm cứng 8.000.000 - Ghế ngồi mềm hoặc Giường nằm mềm hoặc Hàng ăn hoặc giải khát, bếp ăn hoặc Bưu vụ hoặc Toa xe phát điện 8.500.000 3 Kiểm định định kỳ A Đầu máy, toa xe động lực - Truyền động thủy lực 4.900.000 - Truyền động điện 5.400.000 B Phương tiện chuyên dùng - Phương tiện động lực chuyên dùng 400.000 - Toa xe chuyên dùng 300.000 C Toa xe hàng - Xitéc hoặc Mặt võng hoặc 3 giá chuyển hướng 1.300.000 - Mặt bằng hoặc Thành thấp hoặc Thành cao 1.400.000 - Có mui 1.500.000 D Toa xe khách - Ghế ngồi dọc hoặc Hành lý hoặc Công vụ hoặc Trưởng tàu 1.500.000 - Ghế ngồi cứng hoặc Giường nằm cứng 1.900.000 - Ghế ngồi mềm hoặc Giường nằm mềm hoặc Hàng ăn hoặc giải khát, bếp ăn hoặc Bưu vụ hoặc Toa xe phát điện 2.000.000 II. MỨC GIÁ DỊCH VỤ TỔNG THÀNH CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt được áp dụng theo biểu sau: Biểu số 3: STT Nội dung thu Mức giá (đồng) 1 Bộ móc nối, đỡ đấm 250.000 2 Van hãm 250.000 3 Giá chuyển hướng 2.000.000 4 Động cơ Diesel 1.500.000 5 Bơm gió 500.000 6 Máy phát điện chính 800.000 7 Động cơ điện kéo 600.000 8 Bộ truyền động thủy lực 800.000 9 Bộ tiếp điện 500.000 10 Bộ biến đổi điện 500.000 III. MỨC GIÁ DỊCH VỤ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT HOÁN CẢI Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường hoán cải được áp dụng theo biểu sau: Biểu số 4: STT Giá hoán cải phương tiện - C (triệu đồng) Mức giá (nghìn đồng) 1 Từ dưới 50 300 2 Từ 50 đến 100 300 + (C-50)x4 3 Từ 100 đến 500 500 + (C-100)x1,25 4 Từ 500 đến 2.500 1.000 + (C-500)x0,85 5 Từ trên 2.500 2.700 + (C-2.500)x0,5 Trường hợp kiểm định hoán cải trùng với các kiểm định định kỳ đối với các loại phương tiện giao thông đường sắt thì ngoài mức giá nêu trên tính thêm giá kiểm định tương ứng. IV. MỨC GIÁ DỊCH VỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT 1. Giá dịch vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ 1.1. Giá dịch vụ kiểm tra lần đầu (trước khi đưa vào sử dụng) đối với thiết bị xếp dỡ áp dụng theo biểu sau: Biểu số 5: STT Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn) Mức giá (đồng) 1 Đến 5 tấn 510.000 2 Trên 5 tấn đến 25 tấn 1.615.000 3 Trên 25 tấn đến 50 tấn 2.635.000 4 Trên 50 tấn 2.635.000 +(SWL-50) x 5.100 Ghi chú: Mức giá nêu trên đã bao gồm giá thử tải thiết bị xếp dỡ. 1.2. Việc kiểm tra hàng năm và định kỳ đối với thiết bị xếp dỡ phải thực hiện đồng thời với kiểm tra thử tải thiết bị xếp dỡ nên giá kiểm tra hàng năm, định kỳ thiết bị xếp dỡ được tính bằng tổng số giá dịch vụ kiểm tra thiết bị xếp dỡ cộng (+) với giá dịch vụ thử tải thiết bị xếp dỡ. Cụ thể như sau: a. Giá dịch vụ kiểm tra thiết bị xếp dỡ được tính bằng mức giá nêu tại Biểu 6 nhân với hệ số tuổi thiết bị xếp dỡ nêu tại Biểu 7. Biểu số 6: STT Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn) Mức giá (đồng) 1 Đến 3 255.000 2 Trên 3 đến 5 425.000 3 Trên 5 đến 10 595.000 4 Trên 10 đến 20 765.000 5 Trên 20 đến 35 935.000 6 Trên 35 đến 50 1.275.000 7 Trên 50 đến 100 1.904.000 8 Trên 100 2.550.000 Biểu số 7: STT Tuổi thiết bị xếp dỡ (năm) Hệ số 1 Đến 12 1,0 2 Trên 12 đến 24 1,2 3 Trên 24 1,5 b. Giá dịch vụ thử tải thiết bị xếp dỡ áp dụng như sau: Biểu số 8: STT Tải trọng làm việc an toàn, SWL (tấn) Mức giá (đồng) 1 Đến 5,0 170.000 2 Trên 5,0 đến 25 255.000 3 Trên 25 đến 50 333.200 4 Trên 50 333.200 + (SWL-50) x 3.400 1.3. Giá dịch vụ kiểm tra thiết bị xếp dỡ nhập khẩu (kiểm tra trước khi thông quan) Biểu số 9: STT Sức nâng (tấn) Mức giá (đồng) 1 Đến 5,0 5.610.000 2 Trên 5,0 đến 10 8.500.000 3 Trên 10 đến 20 12.920.000 4 Trên 20 đến 30 16.575.000 5 Trên 30 đến 40 19.635.000 6 Trên 40 đến 50 22.610.000 7 Trên 50 đến 60 25.245.000 8 Trên 60 đến 70 27.625.000 9 Trên 70 đến 80 30.005.000 10 Trên 80 đến 100 34.255.000 11 Trên 100 39.270.000 2. Giá dịch vụ kiểm tra thiết bị chịu áp lực 2.1. Giá dịch vụ kiểm tra lần đầu (trước khi đưa vào sử dụng) đối với bình chịu áp lực như sau: Biểu số 10: STT Thể tích bình, V (m3) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,3 527.000 2 Trên 0,3 đến 1,0 527.000 + (V-0,3) x 34.000 3 Trên 1,0 đến 2,5 550.800 + (V-1,0) x 17.000 4 Trên 2,5 đến 5,0 576.300 + (V-2,5) x 13.600 5 Trên 5,0 đến 10 610.300 + (V-5,0) x 10.200 6 Trên 10 661.300 + (V-10) x 6.800 2.2. Giá dịch vụ kiểm tra vận hành (hàng năm) đối với bình chịu áp lực như sau: Biểu số 11: STT Thể tích bình, V (m3) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,05 85.000 2 Trên 0,05 đến 0,1 127.500 3 Trên 0,1 đến 2,0 127.500 +(V-0,1) x 51.000 4 Trên 2,0 đến 10 224.400+(V-2) x 17.000 5 Trên 10 đến 25 360.400+(V-10) x 10.200 6 Trên 25 m3 513.400+(V-25) x 5.100, tối đa 2.720.000 2.3. Giá dịch vụ kiểm tra bên ngoài và bên trong đối với bình chịu áp lực như sau: Biểu số 12: STT Thể tích bình, V (m3) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,05 212.500 2 Trên 0,05 đến 0,1 297.500 3 Trên 0,1 đến 2,0 297.500 +(V-0,1) x 221.000 4 Trên 2,0 đến 10 717.400+(V-2) x 42.500 5 Trên 10 đến 25 1.057.400+(V-10) x 32.300 6 Trên 25 m3 1.541.900+(V-25) x 22.100, tối đa 5.440.000 2.4. Giá dịch vụ kiểm tra bên ngoài, bên trong và thử thủy lực đối với bình chịu áp lực như sau: Biểu số 13: STT Thể tích bình, V (m3) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,05 340.000 2 Trên 0,05 đến 0,1 467.500 3 Trên 0,1 đến 2,0 467.500 +(V-0,1) x 391.000 4 Trên 2,0 đến 10 1.210.400+(V-2) x 68.000 5 Trên 10 đến 25 1.754.400+(V-10) x 54.400 6 Trên 25 2.570.400+(V-25) x 39.100, tối đa 8.160.000 2.5. Giá dịch vụ kiểm tra đối với bình chịu áp lực nhập khẩu (kiểm tra trước khi thông quan) áp dụng như sau: Biểu số 14: STT Thể tích bình, V (m3) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,05 58.000 2 Trên 0,05 đến 0,1 115.000 3 Trên 0,1 đến 0,5 150.000 4 Trên 0,5 đến 1,0 200.000 5 Trên 1,0 đến 2,5 242.000 6 Trên 2,5 đến 5,0 320.000 7 Trên 5,0 đến 10 365.000 8 Trên 10 đến 25 446.000 9 Trên 25 616.000 3. Giá dịch vụ kiểm tra nồi hơi 3.1. Giá dịch vụ kiểm tra lần đầu (trước khi đưa vào sử dụng) đối với nồi hơi áp dụng như sau: Biểu số 15: STT Sản lượng hơi, E (tấn/giờ ) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,5 1.105.000 2 Trên 0,5 đến 1,0 1.615.000 3 Trên 1,0 đến 2,0 2.550.000 4 Trên 2,0 đến 4,0 3.825.000 5 Trên 4,0 4.675.000 6 Trên 6,0 4.675.000+ (E-6) x 340.000 3.2. Giá dịch vụ kiểm tra hàng năm đối với nồi hơi áp dụng như sau: Biểu số 16: STT Sản lượng hơi, E (tấn/giờ ) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,5 187.000 2 Trên 0,5 đến 1,0 272.000 3 Trên 1,0 đến 2,0 340.000 4 Trên 2,0 đến 4,0 391.000 5 Trên 4,0 391.000 + (E-4) x 170 3.3. Giá dịch vụ kiểm tra bên ngoài, bên trong đối với nồi hơi áp dụng như sau: Biểu số 17: STT Sản lượng hơi, E (tấn/giờ ) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,5 442.000 2 Trên 0,5 đến 1,0 637.500 3 Trên 1,0 đến 2,0 799.000 4 Trên 2,0 đến 4,0 545.000 5 Trên 4,0 545.000 + (E-4) x 680 3.4. Giá dịch vụ kiểm tra bên ngoài, bên trong và thử áp lực đối với nồi hơi áp dụng như sau: Biểu số 18: STT Sản lượng hơi, E (tấn/giờ ) Mức giá (đồng) 1 Đến 0,5 697.000 2 Trên 0,5 đến 1,0 1.003.000 3 Trên 1,0 đến 2,0 1.258.000 4 Trên 2,0 đến 4,0 1.462.000 5 Trên 4,0 1.462.000 + (E-4) x 1.190 3.5. Giá dịch vụ kiểm tra đối với nồi hơi nhập khẩu áp dụng như sau: Biểu số 19: STT Sản lượng hơi, E (tấn/giờ ) Mức giá (đồng) 1 Dưới 1,0 2.040.000 2 Từ 1,0 đến dưới 2,0 2.380.000 3 Từ 2,0 đến dưới 5,0 Sản lượng hơi tăng 1 tấn/giờ so với mức 2 2.380.000 + 722.500 4 Trên 5,0 5.270.000 4. Giá dịch vụ kiểm tra chất lượng thiết bị, vật tư bằng phương pháp không phá hủy Biểu số 20: STT Phương pháp kiểm tra Mức giá (đồng) 1 Đo chiều dày (điểm đo) 13.600 2 Siêu âm dò khuyết tật (mét đường hàn) 136.000 5. Giá dịch vụ kiểm tra chứng nhận tay nghề thợ hàn và nhân viên kiểm tra không phá hủy 5.1. Mức kiểm tra chứng nhận tay nghề thợ hàn được áp dụng như sau: Biểu số 21: STT Nội dung kiểm tra chứng nhận tay nghề thợ hàn Mức giá (đồng) 1 Kiểm tra chứng nhận lần đầu 680.000 2 Kiểm tra chứng nhận gia hạn 340.000 5.2. Giá dịch vụ kiểm tra chứng nhận nhân viên kiểm tra không phá hủy được áp dụng như sau: Biểu số 22: Nhân viên kiểm tra không phá hủy (NDT) (1 phương pháp/1 người) Mức giá (đồng) Kiểm tra chứng nhận lần đầu 1.020.000 Kiểm tra chứng nhận gia hạn 510.000
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "11/11/2016", "sign_number": "236/2016/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-90-2009-ND-CP-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-hoat-dong-hoa-chat-96350.aspx
Nghị định 90/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 90/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, bao gồm: a) Vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất; b) Vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm; c) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; d) Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm; đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất; e) Vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất; g) Vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất; h) Vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn hóa chất; i) Vi phạm quy định về bao gói hóa chất; k) Vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất; l) Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học; m) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; n) Vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng; o) Vi phạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; p) Vi phạm quy định về khai báo hóa chất; q) Vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới; r) Vi phạm quy định về điều kiện của người có liên quan tới các hoạt động hóa chất nguy hiểm; s) Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm; t) Vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất; u) Vi phạm quy định về báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm. 2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp; quản lý hóa chất Bảng thuộc Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và chất phóng xạ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. 3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam; trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Sản xuất hóa chất là quá trình chế tạo ra hóa chất. 2. Sử dụng hóa chất là quá trình đưa hóa chất ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các hoạt động kinh tế (sản xuất, xây dựng, điều tra cơ bản, đào tạo, nghiên cứu khoa học …) theo một quy trình công nghệ đã được xác định. 3. Mua bán, cung ứng hóa chất là quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, vận chuyển hóa chất. 4. Bảo quản hóa chất là quá trình cất giữ hóa chất tại kho chứa, các thùng, bồn chuyên dụng chứa hóa chất tại địa điểm cất giữ. 5. Nghiên cứu chế thử hóa chất là quá trình chế tạo ra sản phẩm hóa chất mới. Nghiên cứu chế thử có thể bao gồm toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm hoặc chỉ một trong những bước của quá trình để xác định thành phần, quy trình công nghệ, dây chuyền thiết bị… Điều 4. Quy định xử phạt vi phạm hành chính Nguyên tắc xử phạt; tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Chương 2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Để nguyên liệu hoặc sản phẩm hóa chất tồn đọng quá mức quy định tại khu vực sản xuất; b) Hệ thống sổ sách, biểu mẫu sử dụng cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hóa chất không có hoặc không đúng theo quy định. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Đưa cơ sở sản xuất hóa chất vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu, bàn giao và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện cho phép sản xuất hóa chất; b) Không khắc phục, bổ sung các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều kiện cho phép sản xuất đã tiến hành sản xuất hóa chất; c) Không có hoặc để hư hỏng nội quy, quy trình sản xuất, quy trình vận hành thiết bị tại các vị trí sản xuất theo quy định; d) Hệ thống thu lôi, tiếp địa không đạt các yêu cầu theo quy định; đ) Cắt bỏ hoặc làm hư hỏng các thiết bị, cơ cấu an toàn trang bị kèm theo thiết bị sản xuất hóa chất; e) Để người lao động vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy, phòng nổ, phòng độc tại khu vực sản xuất. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất không nằm trong danh mục hóa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; b) Sử dụng nguyên liệu sản xuất, kinh doanh hóa chất không rõ nguồn gốc; c) Sản xuất, kinh doanh không đúng loại sản phẩm hóa chất đã đăng ký và được phép đưa vào sản xuất, sử dụng; d) Không thực hiện hoặc không duy trì thường xuyên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hóa chất; 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh hóa chất khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất; b) Sửa chữa, thay đổi kết cấu, cấu trúc bộ phận xây dựng nhà xưởng vi phạm các yêu cầu về che chắn bảo vệ bên trong nhà xưởng hoặc vi phạm các yêu cầu về lối thoát nạn, khả năng chịu lực, chịu lửa của công trình, vi phạm các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động. 5. Hình thức xử phạt bổ sung Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; c) Buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành về vận chuyển hàng nguy hiểm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa. Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh. 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi không bố trí kho riêng hoặc không trang bị phương tiện cấp phát hóa chất nguy hiểm tại kho tiêu thụ. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Thực hiện không đúng chế độ thống kê báo cáo, thủ tục xuất nhập kho hóa chất nguy hiểm; b) Không thực hiện chế độ kiểm tra sổ sách thống kê, báo cáo xuất nhập khẩu hóa chất nguy hiểm; c) Không thiết lập các biển báo, ký hiệu cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Bảo quản hóa chất nguy hiểm vượt quá quy mô bảo quản của kho theo quy định; b) Bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc các nhóm khác nhau trong cùng một không gian kho khi chưa có đủ các điều kiện an toàn theo quy định; c) Không thực hiện công tác niêm phong, khóa cửa kho theo quy định. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Tập kết, xếp dỡ hoặc bảo quản hóa chất nguy hiểm tại địa điểm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; b) Bảo quản hóa chất nguy hiểm tại kho chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế hoặc chưa tổ chức nghiệm thu, bàn giao và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; c) Trang bị thiếu hoặc không sửa chữa kịp thời hệ thống thông tin liên lạc theo quy định; d) Không xây dựng hoặc không sửa chữa kịp thời hàng rào kho bảo quản hóa chất nguy hiểm; đ) Không duy trì, sửa chữa kịp thời các trạm canh gác, bảo vệ kho; e) Không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng; g) Không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của kết cấu kho, tường che chắn bảo vệ; h) Không sửa chữa hoặc không thực hiện chế độ kiểm tra, đo kiểm định kỳ hệ thống thu lôi tiếp địa chống sét; i) Không thực hiện công tác xử lý hóa chất quá hạn, hóa chất mất phẩm chất; k) Các hành vi vi phạm hành chính về quy trình bảo quản hàng hóa chất dự trữ quốc gia; vi phạm chế độ bảo mật hàng hóa chất về dự trữ quốc gia thì áp dụng theo các quy định tại Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi mở rộng, cải tạo khu vực kho bảo quản hóa chất vi phạm các yêu cầu về khoảng cách an toàn, vi phạm các yêu cầu an toàn về phòng cháy, phòng nổ, phòng độc, phòng chống lụt bão, lối thoát nạn. 6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi không xây dựng tường bảo vệ che chắn hoặc tường bảo vệ che chắn không đạt quy cách khi chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định. 7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấy cắp hóa chất nguy hiểm tại kho bảo quản hóa chất nguy hiểm. Hành vi lấy cắp hóa chất nguy hiểm nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này. Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Tự ý ra vào, tụ họp trong phạm vi vùng nguy hiểm hoặc vành đai an toàn; b) Chăn thả súc vật hoặc trồng hoa mầu trong phạm vi vành đai an toàn. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi đốt lửa hoặc thải chất cháy, rác, chất ăn mòn, chất độc vào khu vực vành đai an toàn. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xê dịch cột mốc vành đai an toàn hoặc tự ý di chuyển các loại biển báo ký hiệu vùng nguy hiểm. 4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Không có khoảng cách ngăn phòng độc, cháy hoặc không dọn, phát quang cây dễ cháy trong khu vực vành đai an toàn; b) Phá hoại hoặc làm hư hỏng hàng rào bảo vệ, tường che chắn an toàn khu vực kho bảo quản hóa chất nguy hiểm. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Mở rộng mặt bằng khu vực sản xuất vi phạm các điều kiện về khoảng cách an toàn đối với công trình và khu dân cư lân cận; b) Không có tường che chắn bảo vệ bên ngoài hoặc kết cấu tường che chắn bảo vệ bên ngoài không đạt yêu cầu khi chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định. 6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm đất xây dựng công trình trong phạm vi vành đai an toàn. 7. Hình thức xử phạt bổ sung Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và hành vi kết cấu tường che chắn bảo vệ bên ngoài không đạt yêu cầu khi chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này. Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất không đúng chủng loại, số lượng ghi trong hợp đồng; b) Kê khai sai lệch các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu khi làm thủ tục hải quan. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh các loại hóa chất phải xin phép, không đúng chủng loại, số lượng quy định trong giấy phép; b) Cố tình tái phạm kê khai sai lệch các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu khi làm thủ tục hải quan. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng đơn vị trực thuộc không có tên trong Giấy phép kinh doanh để kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất nguy hiểm; b) Ký kết hợp đồng hoặc bán hóa chất nguy hiểm nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động sử dụng hóa chất nguy hiểm; c) Mua hóa chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất nguy hiểm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc kê khai đúng các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này để cơ quan Hải quan kiểm tra đối chiếu khi làm thủ tục hải quan; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật do hành vi vi phạm về nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều này. Điều 10. hành vi vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất 1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất chưa triệt để theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Đối với hành vi vi phạm các quy định về xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất nếu ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích khác và gây ô nhiễm môi trường sinh thái thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 4. Hình thức xử phạt bổ sung Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến các hoạt động hóa chất. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thực hiện việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất Các hành vi vi phạm về quảng cáo hóa chất được áp dụng theo quy định của Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin. Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn, hóa chất 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Điều 27 của Luật Hóa chất. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khắc phục bổ sung phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định về phân loại, ghi nhãn hàng hóa là hóa chất. Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về bao gói hóa chất 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về bao gói hóa chất do cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực quy định. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân bao gói hóa chất để rò rỉ, phát tán ra ngoài trong vận chuyển, bảo quản, cất giữ. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân bao gói để hóa chất bên trong ăn mòn, phá hủy và gây nguy hại đến môi trường trong vận chuyển, bảo quản, cất giữ. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả. Buộc khắc phục, bổ sung bao gói hóa chất bảo đảm các yêu cầu về bao gói hóa chất do cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực quy định. Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân để sai sót thông tin, nội dung của phiếu an toàn hóa chất. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân dùng thủ đoạn gian dối cung cấp thông tin, nội dung sai lệch của hóa chất trong phiếu an toàn hóa chất. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khắc phục sai sót thông tin, nội dung của phiếu an toàn hóa chất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dụng cụ chứa hóa chất trong phòng thí nghiệm và trong kho chứa không có nhãn phù hợp yêu cầu về nhãn hóa chất theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp phòng thí nghiệm không lập hồ sơ theo dõi hóa chất để cập nhật định kỳ tình hình sử dụng hóa chất và không lưu giữ phiếu an toàn hóa chất. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp phòng thí nghiệm không có trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với tính chất nguy hiểm của hóa chất. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khắc phục sai sót về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm và nghiên cứu khoa học. Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm chưa bảo đảm điều kiện về khoảng cách an toàn, yêu cầu kỹ thuật an toàn trong cất giữ, bảo quản hóa chất. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có các cảnh báo cần thiết về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại nơi cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khắc phục sai sót đảm bảo các yêu cầu cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất. Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thải bỏ hóa chất được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình không theo khuyến nghị của nhà sản xuất và quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho người và môi trường. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ chưa phù hợp để xử lý thải, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất chưa triệt để theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, không bảo đảm an toàn cho người và môi trường. 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng, để hóa chất thải bỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 4. Đối với hành vi vi phạm các quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng nếu ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích khác và gây ô nhiễm môi trường sinh thái thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 5. Hình thức xử phạt bổ sung Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến các hoạt động hóa chất. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc xử lý triệt để hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho người và môi trường. Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm sai lệch nội dung xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất không đúng với thực tế để được thẩm định, phê duyệt. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất. Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về khai báo hóa chất 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Khai báo không đúng thực tế tên hóa chất, đặc tính cơ – hóa – lý, thành phần của hóa chất, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất, khối lượng và mục đích sử dụng hóa chất; b) Không lưu giữ hồ sơ khai báo và tài liệu liên quan đến xếp loại hóa chất nguy hiểm theo quy định; c) Khi chấm dứt hoạt động hóa chất nguy hiểm không thông báo cho cơ quan tiếp nhận khai báo biết. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: không khai báo hoặc dùng thủ đoạn gian dối khai báo không đúng thực tế tên hóa chất, đặc tính cơ – hóa – lý, thành phần của hóa chất, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất, khối lượng và mục đích thực hiện hoạt động hóa chất. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khắc phục tình trạng khai báo đúng thực tế; lưu giữ hồ sơ khai báo và tài liệu liên quan đến xếp loại hóa chất nguy hiểm theo quy định. Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký hóa chất mới, đánh giá hóa chất mới theo quy định. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc khắc phục tình trạng đăng ký hóa chất mới. Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người có liên quan đến các hoạt động hóa chất nguy hiểm 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Người trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; b) Sử dụng người lao động không có chuyên môn phù hợp theo quy định; c) Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, đào tạo về quy trình kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm và kỹ thuật an toàn phòng độc, phòng chống cháy, nổ theo quy định; d) Không tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại theo quy định đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác tiếp nhận, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thử nghiệm hóa chất nguy hiểm. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại theo quy định đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác tiếp nhận, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thử nghiệm hóa chất nguy hiểm. Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Tự ý cho người không có nhiệm vụ ra vào trong khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm; b) Không thực hiện chế độ giao nhận khi bàn giao ca trực; c) Bỏ trực hoặc không thực hiện chế độ canh gác, tuần tra trong ca trực; d) Không báo cáo kịp thời các tình huống bất thường trong ca trực. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Không xây dựng nội quy, chế độ bảo vệ canh gác khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm; b) Không thực hiện công tác kiểm tra việc canh gác, bảo vệ khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm theo quy định. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a) Không biên chế đủ lực lượng bảo vệ canh gác theo quy định; b) Xây dựng, trang bị thiếu hoặc không đúng, không đủ theo quy định các loại phương tiện, công trình bảo vệ canh gác khu vực hoạt động hóa chất nguy hiểm. Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất có một trong các hành vi sau đây: để lộ bí mật các thông tin hóa chất phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật và quy chế bảo mật thông tin khai báo hóa chất của Bộ Công thương. Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm theo quy định tại Điều 52 của Luật Hóa chất. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thực hiện báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm theo quy định. Chương 3. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương, cụ thể như sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có quyền xử phạt: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất; d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra; đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hóa chất. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa chất; d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra. đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hóa chất; e) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra; g) Buộc di chuyển hóa chất nguy hiểm dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định; h) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Công Thương Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công thương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong địa phương thuộc phạm vi quản lý. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất của thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể như sau: 1. Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công thương, Sở Công thương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất gây ra; đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra. 2. Chánh thanh tra Sở Công Thương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do hành vi vi phạm gây ra. 3. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do hành vi vi phạm gây ra; e) Buộc di chuyển hóa chất nguy hiểm dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định; g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định này, những người có thẩm quyền thuộc các lực lượng Công an, Hải quan, Quân đội và Quản lý thị trường, Thanh tra về an toàn lao động – vệ sinh lao động khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 28. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất 1. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất được áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất được áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất 1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP. 2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định hiện hành. 3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt. 4. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP . Điều 30. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất 1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật. 2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật. Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 31. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 31/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm. Điều 32. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Công thương có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - UB Giám sát tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu Văn thư, KTN (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/10/2009", "sign_number": "90/2009/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-97-2014-ND-CP-sua-doi-78-2009-ND-CP-huong-dan-Luat-Quoc-tich-Viet-Nam-254295.aspx
Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 97/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các Điều 4, 18, 19, 20 và Khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: “Điều 4. Lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch 1. Người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam phải nộp lệ phí, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. 2. Các trường hợp được miễn lệ phí xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam: a) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; b) Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật; c) Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam; d) Người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam. 3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính để quyết định việc miễn lệ phí cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này”. 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau: “Điều 18. Đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này (sau đây gọi là Người yêu cầu xác định quốc tịch). 2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện), nơi Người yêu cầu xác định quốc tịch đang thường trú, thực hiện tiếp nhận và giải quyết yêu cầu xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam. Trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp đăng tải trên cổng thông tin điện tử của mình danh sách các Cơ quan đại diện quy định tại Khoản này”. 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau: “Điều 19. Văn bản pháp luật và giấy tờ dùng để xác định quốc tịch Việt Nam của Người yêu cầu xác định quốc tịch 1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài áp dụng các văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam được ban hành từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 để xác định quốc tịch Việt Nam đối với Người yêu cầu xác định quốc tịch tại thời điểm đăng ký, bao gồm các văn bản sau đây: a) Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam; b) Sắc lệnh số 73/SL ngày 07 tháng 12 năm 1945 quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam; c) Sắc lệnh số 25/SL ngày 25 tháng 02 năm 1946 sửa đổi sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam; d) Sắc lệnh số 215/SL ngày 20 tháng 8 năm 1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người ngoại quốc giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam; đ) Sắc lệnh số 51/SL ngày 14 tháng 12 năm 1959 bãi bỏ Điều 5, 6 sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam; e) Nghị quyết số 1043/NQ-TVQHK6 ngày 08 tháng 02 năm 1971 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam; g) Quyết định số 268/TTg ngày 12 tháng 9 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho thôi và cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài; h) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 và các văn bản hướng dẫn thi hành; i) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành; k) Các điều ước quốc tế liên quan đến quốc tịch mà Việt Nam là thành viên. 2. Giấy tờ làm căn cứ hoặc cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam bao gồm: a) Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam. b) Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam. 3. Khi áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam về quốc tịch hoặc xem xét các giấy tờ để xác định quốc tịch Việt Nam nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trong các trường hợp cụ thể, nếu có vướng mắc thì Cơ quan đại diện phản ánh về Bộ Ngoại giao để phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an kịp thời hướng dẫn”. 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau: “Điều 20. Trình tự, thủ tục đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có yêu cầu xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam thì lập “Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam” theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo 4 ảnh 4 cm x 6 cm chụp chưa quá 6 tháng và bản sao của hai loại giấy tờ sau đây: a) Một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó như giấy tờ tùy thân, thẻ căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh về nhân thân; b) Một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Nghị định này. 2. Trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này thì chỉ cần nộp bản sao giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này và xuất trình bản chính để đối chiếu; nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Cơ quan đại diện thì bản sao giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này phải là bản sao có chứng thực. 3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện cấp giấy biên nhận cho Người yêu cầu xác định quốc tịch, trong đó ghi rõ địa điểm, thời gian tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ kèm theo và thời gian trả lời kết quả; trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, Cơ quan đại diện gửi giấy biên nhận cho người đó qua đường bưu điện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện nghiên cứu, so sánh, đối chiếu thông tin trong hồ sơ với thông tin trong Tờ khai. Nếu có căn cứ để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam thì ghi vào Sổ đăng ký xác định quốc tịch Việt Nam theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này là người đó có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp người đó yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam, Cơ quan đại diện làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam cho họ hoặc thông báo cho họ đến Cơ quan đại diện để làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam, nếu nhận hồ sơ qua đường bưu điện. Đối với trường hợp chỉ yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam, sau khi ghi vào sổ đăng ký là người đó có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện cấp cho họ bản trích lục theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này xác nhận về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam, trong đó ghi rõ mục đích và thời hạn sử dụng bản trích lục. Nếu sau này người đó có yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam, Cơ quan đại diện căn cứ thông tin trong sổ đăng ký, có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh và cho ý kiến. 4. Trong trường hợp Cơ quan đại diện thấy chưa đủ căn cứ tin cậy để xác định quốc tịch Việt Nam thì thực hiện như sau: a) Đối với trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch sinh ra tại Việt Nam và đã có thời gian thường trú tại Việt Nam: Cơ quan đại diện nghiên cứu, so sánh thông tin trên Tờ khai với thông tin trên giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu thấy có thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó (như: Giấy tờ có ghi họ tên Việt Nam; nơi sinh, nơi đã đăng ký hộ tịch ở Việt Nam; cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan, tổ chức đã làm việc, địa chỉ đã cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh; họ tên, địa chỉ thân nhân ở Việt Nam) thì gửi văn bản kèm theo các giấy tờ đó cho Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp xác minh theo quy định tại Khoản 5 Điều này. Sau khi nhận được kết quả xác minh và thấy có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đó có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp cơ quan trong nước không có căn cứ để xác định quốc tịch thì Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho Người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam của người đó. b) Đối với trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch sinh ra ở nước ngoài và chưa bao giờ thường trú tại Việt Nam: Cơ quan đại diện nghiên cứu các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu có những thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó thì tiến hành phỏng vấn, kiểm tra hoặc xác minh để làm rõ. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả phỏng vấn, xác minh, nếu có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đăng ký có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho Người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam của người đó. 5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh quốc tịch theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, Bộ Ngoại giao gửi văn bản cho Bộ Công an hoặc Bộ Tư pháp đề nghị xác minh, tra cứu. 6. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công an, Bộ Tư pháp thực hiện việc xác minh, tra cứu và trả lời kết quả cho Bộ Ngoại giao. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp về kết quả xác minh, tra cứu, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản kết quả xác minh, tra cứu cho Cơ quan đại diện để hoàn tất việc xác định có hay không có quốc tịch Việt Nam”. 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 30 như sau: “Điều 30. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ... 2. Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Điều 2. Bãi bỏ Khoản 12 Điều 26, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 27, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 30 của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định này. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, PL (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC MẪU GIẤY TỜ VỀ ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ CẤP HỘ CHIẾU VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ) Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 01 Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam. Mẫu số 02 Trích lục về việc đã được xác định có quốc tịch Việt Nam. Mẫu số 03 Tờ khai đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam. Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------- SỔ ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM Quyển số …………….. Mở ngày ….. tháng ….. năm ……….. Khóa ngày ….. tháng ….. năm ……… CƠ QUAN THỰC HIỆN: …………………….. STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế Công văn Bộ Tư pháp (số, ngày tháng năm) Công văn Bộ Công an (Số, ngày tháng năm) Kết quả xác minh (đối với trường hợp phải xác minh) Số Ngày cấp Có quốc tịch Việt Nam Không có quốc tịch Việt Nam Mẫu số 02 BỘ NGOẠI GIAO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM TẠI …………………….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Ảnh màu của người được cấp trích lục (cỡ 4 cm x 6 cm) TRÍCH LỤC VỀ VIỆC ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM Căn cứ Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, Quyển số mở ngày ... tháng ... năm ........ (ghi tên Cơ quan đại diện) tại ………………………………………………………………………. Tại trang: số …………………………………… , có ghi: Họ và tên: …………………………………………………………………………………… Tên gọi khác (nếu có): …………………………………………………………………….. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………. Nơi sinh: …………………………………………………………………………………….. Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… Là người đã được xác định có quốc tịch Việt Nam. Trích lục này được cấp nhằm mục đích(1) ……………………………………………… Thời hạn sử dụng(2): Từ ngày ….. tháng .... năm ….. đến ngày … tháng …. năm.... NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) ….. , ngày ….. tháng....... năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Ghi chú: (1) Ghi rõ mục đích cấp trích lục để sử dụng vào việc gì. (2) Sáu tháng kể từ ngày cấp. Mẫu số 03 Ảnh mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền trắng, cỡ 4 cm x 6 cm (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỜ KHAI Đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam Kính gửi: Cơ quan đại diện Việt Nam tại ………………………………. Họ và tên (2): ……………………………………………………………………………… Tên gọi khác: ……………………………………………………………………………… Giới tính: Nam: □ Nữ: □ Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………….. Số điện thoại ……………… Nơi sinh (3): ………………………………………………………………………………… Nơi đăng ký khai sinh (4): ………………………………………………………………… Quốc tịch hiện nay (5): ……………………………………………………………………. Quốc tịch gốc ………………………………………………………………………………. Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (6): …………………………….. Số: ……………….. Cấp ngày, tháng, năm:.................................. Cơ quan cấp: ………………………….. Địa chỉ thường trú: (7) …………………………………………………………………….. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………….. Nơi làm việc: ……………………………………………………………………………….. Thời điểm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có): …………………………………………… Địa chỉ cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ……………………………… ………………………………………………………………………………………………… Cha: Họ và tên ……………………….. sinh ngày …………….; quốc tịch: …………… Địa chỉ cư trú:..……………………………………………………………………………… Mẹ: Họ và tên………………………….. sinh ngày …………… quốc tịch: ……………. Địa chỉ cư trú:..……………………………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………………………… Họ và tên, địa chỉ cư trú, số điện thoại của thân nhân ở Việt Nam (nếu có) ……….. ..……………………………………………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………………………… Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi nhận thấy bản thân mình vẫn đang có quốc tịch Việt Nam, nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam. Vậy, tôi làm Tờ khai này đề nghị Quý cơ quan: - Xác định để tôi có quốc tịch Việt Nam: □ (8) - Xác định để tôi được có quốc tịch Việt Nam và được cấp Hộ chiếu Việt Nam: □ (9) Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai và các giấy tờ nộp kèm theo của mình./. Giấy tờ kèm theo - ………………………………. - ………………………………. - ………………………………. - ………………………………. NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: (1) Dán 01 ảnh vào khung; (2) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế; (3) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế nơi đã sinh ra; (4) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh; (5) Trường hợp có nước từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch; (6) Ghi rõ loại giấy tờ gì (ví dụ: giấy thông hành, thẻ cư trú, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.,.); (7) Ghi rõ địa chỉ nơi đang thường trú hiện nay; (8) Nếu chỉ có yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam thì đánh dấu vào ô này; (9) Nếu có yêu cầu xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam thì đánh dấu vào ô này.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/10/2014", "sign_number": "97/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-12-CT-UBND-tang-cuong-chi-dao-cuoc-tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-thuy-san-Ha-Noi-2016-313775.aspx
Chỉ thị 12/CT-UBND tăng cường chỉ đạo cuộc tổng điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản Hà Nội 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 12/CT-UBND Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2016 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016 Ngày 31 tháng 7 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1225/QĐ-TTg về việc tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 trên phạm vi cả nước. Cuộc Tổng điều tra nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn phục vụ việc đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện tốt cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 trên phạm vi toàn Thành phố, UBND Thành phố yêu cầu: 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm: - Tổ chức chỉ đạo, thực hiện cuộc Tổng điều tra theo đúng nội dung hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Thành phố; - Chủ động bố trí kinh phí hoạt động Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và lực lượng tham gia cuộc Tổng điều tra; - Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo Ban Chỉ đạo (qua Cục Thống kê-cơ quan Thường trực) để chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc vượt quá thẩm quyền, báo cáo UBND Thành phố theo quy định. 2. Cục Thống kê (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) có trách nhiệm: - Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ kịp thời các nội dung cuộc Tổng điều tra theo quy định. - Thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT và một số sở ngành liên quan rà soát, bổ sung các nội dung, tiêu chí cần điều tra riêng phục vụ công tác Lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố; - Tổ chức tập huấn cho Ban Chỉ đạo cấp huyện, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến cuộc Tổng điều tra để các đơn vị chủ động thực hiện; - Lập dự toán kinh phí hỗ trợ trình UBND Thành phố phê duyệt; - Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị, hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Thành phố để chỉ đạo. 3. Sở Thông tin và Truyền Thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Thành phố (Cục Thống kê) làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, mục đích cuộc Tổng điều tra để nhân dân biết, cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời. 4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và Hội Nông dân Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình vận động nhân dân, hội viên của Hội tích cực hưởng ứng, thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra trên địa bàn Thành phố. 5. Các sở, ngành liên quan và thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và phân công thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp với Cục Thống kê lập kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị thực hiện hiệu quả cuộc Tổng điều tra. Cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 rất quan trọng, phục vụ công tác Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, do vậy yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - BCĐ TĐT TW; - Thường trực Thành ủy, HĐND; - Chủ tịch UBND TP; - Các Phó Chủ tịch UBND TP; - Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, TNMT, TT&TT, Đài PTTH, MTTQ; Hội Nông dân, Cục Thống kê; - Các Ủy viên BCĐ TP; - CPV, PCVP Nguyễn Ngọc Sơn; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Chi cục Thống kê các quận, huyện, thị xã; - TKBT, TH, KT; - Lưu: VT, KT TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sửu
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "02/06/2016", "sign_number": "12/CT-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sửu", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-117-2017-TT-BTC-quan-ly-su-dung-kinh-bien-phap-co-so-cai-nghien-bat-buoc-351103.aspx
Thông tư 117/2017/TT-BTC quản lý sử dụng kinh biện pháp cơ sở cai nghiện bắt buộc
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 117/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TUÝ BẮT BUỘC TẠI CỘNG ĐỒNG Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây viết tắt là Luật phòng, chống ma túy); Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cai nghiện ma tuý tại cộng đồng; Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2016/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính; chế độ cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo Luật phòng, chống ma túy (sau đây viết tắt là chế độ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng. 2. Người nghiện ma tuý bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy trong thời gian chờ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính. 3. Người nghiện ma túy điều trị, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng theo Luật phòng, chống ma túy. Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện 1. Kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc cho các đối tượng quy định tại Chương II và Chương III Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 2. Kinh phí đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, chi đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở cai nghiện bắt buộc và cơ sở điều trị cắt cơn phục vụ cho công tác cai nghiện ma tuý tại cộng đồng được thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 3. Về bố trí dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện a) Kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính - Kinh phí lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, kinh phí tàu xe hoặc thuê mướn phương tiện vận chuyển đối tượng vào tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng hoặc từ tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng sang cơ sở bảo trợ xã hội (nếu có) quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Thông tư này và kinh phí truy tìm người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định bỏ trốn trong thời gian lập hồ sơ lưu trú tạm thời tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan công an cấp huyện; Riêng đối với kinh phí vận chuyển người nghiện ma túy trong trường hợp khó xác định tình trạng nghiện ma túy phải vận chuyển người nghiện ma túy chuyển tuyến để xác định tình trạng nghiện ma túy quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan được giao nhiệm vụ vận chuyển; - Kinh phí quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này được thực hiện như sau: + Đối với các cơ sở công lập được bố trí trong dự toán của cơ sở theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; + Đối với các cơ sở ngoài công lập được bố trí trong dự toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; - Kinh phí thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung chi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Phòng Tư pháp cấp huyện; - Kinh phí thực hiện đối chiếu hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung chi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; - Kinh phí thực hiện đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này và kinh phí truy tìm người nghiện ma túy đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan công an cấp huyện; - Kinh phí truy tìm học viên bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này và các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 6 Thông tư này được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của cơ sở cai nghiện bắt buộc; b) Kinh phí hỗ trợ đối với người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng; tổ chức cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách xã, phường, thị trấn. Điều 4. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí 1. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. 2. Thông tư này hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí đối với tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng ngoài công lập quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP và điểm b khoản 5 Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới như sau: a) Hàng năm, cùng thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ nội dung và mức chi chế độ hỗ trợ tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và dự kiến số lượng người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào lưu trú tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng ngoài công lập trên địa bàn (nếu có) lập dự toán kinh phí hỗ trợ tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng ngoài công lập và tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định; b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ kinh phí đối với tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng ngoài công lập trên cơ sở các căn cứ sau: - Biểu tổng hợp kinh phí đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản phô tô các Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp theo mẫu số 03 (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc); - Đối chiếu với các chứng từ chi tiêu có liên quan đến việc hỗ trợ cho người của tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng được phân công quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy; hỗ trợ cho người nghiện ma túy quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này (tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng ngoài công lập trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành); c) Trường hợp kinh phí đề nghị hỗ trợ vượt dự toán được giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Trường hợp không giải quyết hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chương II NỘI DUNG, MỨC CHI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC Điều 5. Nội dung, mức chi cho công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở quản lý người nghiện ma túy bắt buộc 1. Chi cho công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc a) Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, cước phí bưu chính, in ấn tài liệu, mẫu biểu phục vụ cho công tác lập hồ sơ: Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Chi xác định tình trạng nghiện ma túy: Mức chi theo giá dịch vụ y tế do cấp có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở công lập thực hiện dịch vụ; c) Chi công tác phí cho cán bộ đi xác minh nơi cư trú, bàn giao người vi phạm, xác minh, thu thập tài liệu để lập hồ sơ đề nghị hoặc thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC). 2. Chi quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định tại các tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc a) Chi hỗ trợ trực tiếp cho người của tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng được phân công quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy theo các chức danh nhân sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP - Đối với phụ trách đơn vị, y sỹ, bác sỹ điều trị: 150.000 đồng/người/ngày; - Đối với điều dưỡng viên, bảo vệ: 100.000 đồng/người/ngày; b) Chi hỗ trợ cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lưu trú tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng - Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày; - Tiền thuốc chữa bệnh thông thường: 50.000 đồng/người/tháng. Trường hợp phải điều trị cắt cơn theo chỉ định của bác sỹ: Hỗ trợ mức tối đa 650.000 đồng/người trong thời gian lưu trú tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng; - Quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết trang cấp một lần (chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân): 700.000 đồng/người. Số lượng cụ thể các vật dụng cá nhân cần thiết do Thủ trưởng tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng quy định phù hợp với tình hình thực tế và dự toán được giao hàng năm; - Tiền vệ sinh phụ nữ: 30.000 đồng/người/tháng; - Tiền điện, nước sinh hoạt: 80.000 đồng/người/tháng; - Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này. 3. Chi tiền tàu xe hoặc thuê mướn phương tiện vận chuyển đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng; đưa người nghiện ma túy đã có quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa người không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng sang cơ sở bảo trợ xã hội (nếu có); đưa người cần xác định nghiện ma túy chuyển tuyến để xác định tình trạng nghiện ma túy: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê. 4. Chi truy tìm người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định bỏ trốn trong thời gian lập hồ sơ lưu trú tạm thời tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng; truy tìm người nghiện ma túy đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm học viên bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc a) Chi cho người được giao nhiệm vụ truy tìm đối tượng bỏ trốn - Chi chế độ công tác phí: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC. Ngoài chế độ công tác phí, khi truy tìm được đối tượng bỏ trốn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc người truy tìm được bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày trong những ngày truy tìm đối tượng bỏ trốn; - Chi chế độ làm đêm, thêm giờ: Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức; b) Hỗ trợ cho người ma túy trong những ngày đi trên đường để đưa vào tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng, cơ sở cai nghiện bắt buộc kể từ ngày tìm được - Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày; - Tiền thuê phòng nghỉ (nếu có) theo mức quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC . Điều 6. Các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Chi phí cai nghiện, chăm sóc sức khỏe a) Khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ (bao gồm cả xét nghiệm HIV/AIDS): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; b) Tiền thuốc cắt cơn (trừ trường hợp đã được điều trị cắt cơn tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng), giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; thuốc chữa bệnh thông thường; khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần. Mức chi theo chi phí thực tế và hóa đơn chứng từ hợp pháp. Cơ sở lập dự toán phù hợp với tình hình thực tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Chi phí điều trị đối với học viên bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. 2. Tiền ăn, tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP. Căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cao hơn mức quy định tại khoản này; phần kinh phí chi vượt định mức này (nếu có) do ngân sách địa phương tự bảo đảm. 3. Tiền hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP: Mức 70.000 đồng/học viên/năm; Trường hợp hỗ trợ mức cao hơn mức quy định tại khoản này, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ cụ thể. 4. Chi học văn hóa a) Chi tiền lương đối với giáo viên - Đối với giáo viên thuộc biên chế: Chi trả lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP). Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập; - Đối với giáo viên ngoài biên chế: Mức chi tiền lương theo hợp đồng lao động tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ; b) Chi hỗ trợ học phẩm: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định về hỗ trợ học phẩm cho học sinh trung học cơ sở tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc; c) Chi tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm, thuê trang thiết bị dạy học (nếu có) phục vụ công tác dạy và học văn hóa cho học viên: Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Tiền điện, nước sinh hoạt: 80.000 đồng/học viên/tháng. 6. Chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an ninh, trật tự an toàn xã hội cho học viên: Nội dung và mức chi theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. 7. Chi phí học nghề ngắn hạn a) Học viên chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp, có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học. Căn cứ trình độ và năng lực của học viên; điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở và tình hình thực tế, Thủ trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định hình thức học nghề cho phù hợp. Mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng đối tượng, từng nghề, thời gian học thực tế và hình thức học nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; không hỗ trợ tiền học nghề cho học viên bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ lần thứ hai trở đi đã được học nghề; b) Hình thức học - Trường hợp cơ sở cai nghiện bắt buộc trực tiếp tổ chức đào tạo thì cơ sở được chi các nội dung: Khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ; mua tài liệu, giáo trình, học liệu đào tạo; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành; mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ công tác đào tạo; chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có); chi phí điện, nước phục vụ lớp học; sửa chữa tài sản, thiết bị đào tạo; chi thuê thiết bị đào tạo (nếu có); chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng kinh phí cho lớp đào tạo; - Trường hợp đào tạo cho học viên theo hình thức liên kết đào tạo giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở thanh toán theo hợp đồng đào tạo. 8. Đối với học viên bị nhiễm HIV/AIDS, ngoài các chế độ hỗ trợ nêu trên còn được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam. 9. Chế độ lao động a) Tiền công đối với học viên lao động tự nguyện: Mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động; b) Tiền thưởng cho học viên tham gia lao động trị liệu, lao động tự nguyện có thành tích xuất sắc: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/lần/người. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định tiêu chí, số lượng người có thành tích xuất sắc phù hợp với kết quả lao động của học viên. Kết quả lao động của học viên là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động của học viên. 10. Chi phí mai táng đối với trường hợp học viên chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm học viên chết. Mức chi phí mai táng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong trường hợp cần trưng cầu giám định pháp y để xác nhận nguyên nhân chết, cơ sở thanh toán chi phí giám định pháp y theo quy định tại Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14/8/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và các văn bản hướng dẫn. 11. Tiền ăn khi đi đường, tiền tàu xe a) Học viên là thân nhân người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, sau khi chấp hành xong quyết định trở về nơi cư trú được cấp tiền ăn khi đi đường, tiền tàu xe như sau: - Tiền ăn: Mức hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày trong những ngày đi đường, tối đa không quá 03 ngày; - Tiền tàu xe: Mức hỗ trợ theo giá phương tiện công cộng phổ thông; Trường hợp hỗ trợ mức cao hơn mức quy định tại điểm này, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ cụ thể; b) Học viên không thuộc đối tượng tại điểm a khoản này sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không xác định được nơi cư trú và không còn khả năng lao động được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. Mức chi theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này. 12. Các khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, bao gồm: a) Thuê chuyên gia tư vấn cho học viên về chuyển đổi hành vi phục hồi nhân cách, kỹ năng sống, tái hòa nhập cộng đồng, về phòng chống tái nghiện ma tuý, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác (nếu có); b) Chi mua, in ấn tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác tư vấn, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi phục hồi nhân cách, phòng chống tái nghiện ma tuý, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho học viên; c) Chi cho công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch. 13. Trường hợp trên thực tế phát sinh các khoản chi đặc thù chưa được quy định trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước. Chương III NỘI DUNG, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TUÝ BẮT BUỘC TẠI CỘNG ĐỒNG Điều 7. Nội dung, mức chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng 1. Chi lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng: 30.000 đồng/hồ sơ. 2. Chi hỗ trợ Tổ công tác cai nghiện ma tuý (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập) khi tham gia công tác thẩm tra, xét duyệt hồ sơ; điều trị, quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện: a) Chi họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng - Thành viên tham dự: 50.000 đồng/người/buổi; - Chi nước uống cho người tham dự: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ; b) Chi hỗ trợ công tác quản lý: Văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma tuý. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu và theo quy định của pháp luật về đấu thầu; c) Chi hỗ trợ cán bộ tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ người cai nghiện ma tuý trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma tuý bắt buộc tập trung tại cộng đồng: 50.000 đồng/người/ngày; d) Chi hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma tuý - 50.000 đồng/người cai nghiện ma tuý/buổi tư vấn; - 70.000 đồng/nhóm người cai nghiện ma tuý (từ hai người trở lên)/buổi tư vấn; đ) Chi hỗ trợ cán bộ theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện tại cộng đồng: Mức hỗ trợ cụ thể và số lượng cán bộ do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình cấp có thẩm quyền (theo phân cấp của địa phương) xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện thực tế về số lượng đối tượng nghiện ma tuý tại cộng đồng và điều kiện địa lý của từng xã, phường, thị trấn nhưng mức tối đa là 350.000 đồng/người/tháng. 3. Chi phí vận chuyển người nghiện ma tuý từ nơi cư trú của người nghiện ma túy đến cơ sở điều trị cắt cơn tập trung tại cộng đồng (nếu có): Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê. Điều 8. Các khoản đóng góp 1. Người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng hoặc gia đình của người nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí trong thời gian cai nghiện (trừ trường hợp được miễn, giảm và hỗ trợ theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này), gồm: a) Chi phí khám sức khoẻ; xét nghiệm phát hiện chất ma tuý và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn; b) Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện; c) Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở điều trị cắt cơn; d) Chi phí cho các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện (nếu có). 2. Mức đóng góp cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo nguyên tắc đảm bảo đủ chi phí, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Điều 9. Chế độ miễn, giảm Người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng được xét miễn hoặc giảm một phần chi phí trong thời gian cai nghiện tập trung tại cộng đồng. Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể chế độ miễn hoặc giảm đối với từng đối tượng. Điều 10. Chế độ hỗ trợ 1. Hỗ trợ người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật a) Tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định; b) Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung: 40.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa là 15 ngày. 2. Trường hợp hỗ trợ mức cao hơn mức quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và thực tế số người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật tại địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ phù hợp. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. 2. Các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng quy định tại Điều 1, 2, khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 3, Chương II và Chương V Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế đó. 4. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, các địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Sở LĐTBXH, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, HCSN (450 b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "06/11/2017", "sign_number": "117/2017/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-47-2007-ND-CP-vai-tro-trach-nhiem-cua-xa-hoi-trong-phong-chong-tham-nhung-huong-dan-luat-phong-chong-tham-nhung-17978.aspx
Nghị định 47/2007/NĐ-CP vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng hướng dẫn luật phòng, chống tham nhũng
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỐ 47/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005; Xét đề nghị của Tổng Thanh tra, NGHỊ ĐỊNH Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng. Điều 2. Vai trò, trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng 1. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng, biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong phòng, chống tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. 2. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; tích cực tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng; kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng. 3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. 4. Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng. Điều 3. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, tạo điều kiện để cơ quan báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, Ban thanh tra nhân dân, công dân trong phòng, chống tham nhũng. Chương 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Điều 4. Phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các thành viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân. 2. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhân dân; động viên hội viên, đoàn viên, nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Trong trường hợp cơ quan nhà nước chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp có liên quan tham gia phối hợp. 3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhân dân trong địa phương. Điều 5. Phối hợp trong hoạt động giám sát việc thực biện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1. Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở, cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp, Ban thanh tra nhân dân và ý kiến của nhân dân phản ánh thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 2. Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm mời đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia xây dựng kế hoạch giám sát, tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hội đồng nhân dân. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 4. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm: a) Cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; b) Cử đại diện tham gia hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khi được đề nghị; c) Xem xét, giải quyết và trả lời yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; d) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc biểu đương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đ) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật không phù hợp, làm nảy sinh tham nhũng. Điều 6. Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng 1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chúc thành viên khi có yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về vụ việc tham nhũng, trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật. 2. Khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham những, xử lý người có hành vi tham nhũng thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc xem xét, xử lý đó. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn cỏ thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tố cáo về vụ việc tham nhũng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chuyển đến có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong thời hạn bảy (7) ngày kể từ ngày vụ việc được giải quyết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đến biết kết quả. 4. Trong quá trình xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng để làm cơ sở xem xét, giải quyết. Thời hạn cung cấp thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử đại diện của tổ chức mình tham gia xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng. Điều 7. Phối hợp trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: a) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp của Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm tập hợp những ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp về dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân trình cơ quan có thẩm quyền; b) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp có liên quan tham gia ý kiến. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở địa phương. Điều 8. Phối hợp trong phòng, chống tham nhũng thông qua hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn Thầm phán, Kiểm sát viên, giới thiệu Hội thẩm Toà án nhân dân Khi nhận được yêu cầu xác minh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về dấu hiệu tham nhũng của những người được lựa chọn, giới thiệu là ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày. Điều 9. Xây dựng nội dung phối hợp công tác về phòng, chống tham nhũng 1. Cơ quan nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây đựng nội dung phối hợp về công tác phòng, chống tham nhũng. Nội dung phối hợp được quy định trong quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 2. Nội dung phối hợp về công tác phòng, chống tham nhũng phải căn cứ vào yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nội dung phối hợp có những hoạt động chủ yếu sau: a) Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham những; c) Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng; d) Các biện pháp tổ chức thực hiện; đ) Trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp. Chương 3: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÁO CHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Điều 10. Tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng Cơ quan báo chí, nhà báo thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình có trách nhiệm: 1. Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền về công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức. 2. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chống tham những. 3. Biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực của tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng; bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng. 4. Lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng. Điều 11. Việc thu thập, cung cấp thông tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng 1. Khi nhận được kiến nghị, phản ánh, tin, bài của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo có quyền: a) Thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật để làm rõ về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật. 2. Khi nhận được yêu cầu của cơ quan báo chí, nhà báo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan báo chí, nhà báo, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan báo chí, nhà báo về vụ việc tham nhũng và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phú ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật. Điều 12. Việc đưa tin của cơ quan báo chí, nhà báo về phòng, chống tham nhũng 1. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng. Khi đưa tin về vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo phải đưa tin trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa tin đó. Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận dược tố cáo của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân bằng văn bản. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết. Cơ quan báo chí có quyền đưa tin về vụ việc có dấu hiệu tham những từ các thông tin, tài liệu mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin được đăng tải trên báo chí. Trường hợp có căn cứ cho rằng kiến nghị, phản ánh, tin, bài, tố cáo của công dân về vụ việc tham nhũng không có cơ sở thì cơ quan báo chí thông báo cho công dân về việc không đưa tin và nêu rõ lý do. 2. Tổng biên tập, nhà báo chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí. 3. Cơ quan báo chí, nhà báo không được đưa tin về những vụ việc không có căn cứ rõ ràng; đưa tin sai sự thật; phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân; không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và các thông tin khác theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền và ngh~ã vụ từ chối tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, người cung cấp thông tin về vụ việc tham những, về người có hành vi tham nhũng nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử. 5. Khi đưa tin trên báo chí về vụ việc có dấu hiệu tham những, cơ quan báo chí, nhà báo đưa tin sai sự thật phải cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật về báo chí. Nếu lợi dụng quyền thông tin báo chí để xuyên tạc, vu khống thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Điều 13. Trách nhiệm của Hội Nhà báo Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội Nhà báo các cấp có trách nhiệm: 1. Tuyên truyền, động viên cơ quan báo chí, nhà báo là hội viên của mình tham gia phòng, chống tham nhũng; 2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng; 3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan báo chí, nhà báo là hội viên của mình bị đe doạ trả thù, trù dập khi đưa tin về phòng, chống tham nhũng. 4. Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin xây đựng quy định về đạo đức, quy tắc nghề nghiệp của nhà báo. Điều 14. Quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng 1. Trong quá trình tác nghiệp, khi có căn cứ cho rằng việc thông tin về vụ việc tham nhũng có thể dẫn đến nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, nhà báo có quyền đề nghị cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình. 2. Khi nhận được đề nghị được bảo vệ của nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ nhà báo đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ quan báo chí, nhà báo. Chương 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Điều 15. Tuyên truyền, động viên cán bộ, người lao động thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1. Trong điều kiện của mình, doanh nghiệp có trách nhiệm: a) Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp; vận động cán bộ, người lao động thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; b) Tổ chức các hình thức động viên, giáo dục cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp thực hiện quy tắc ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng. 2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm: a) Tổ chức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các hội viên của hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; vận động hội viên thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham những; b) Tổ chức các hình thức động viên, khuyến khích các hội viên xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng. Điều 16. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng 1. Doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ nhằm phòng, chống tham nhũng; khuyến khích việc phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng. Nghiêm cấm đưa hối lộ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền dưới mọi hình thức. 2. Doanh nghiệp ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp nhằm phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi tham nhũng phát sinh trong nội bộ hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý. Điều 17. Thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi tham nhũng Khi phát hiện có hành vi tham những thì doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi tham nhũng đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đó biết. Điều 18. Trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng 1. Khi nhận được yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm cung cấp thông tin mà mình có được về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, đồng thời áp dựng các biện pháp cần thiết trong phạm vi quyền và trách nhiệm của mình để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cho doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, góp phần phòng, chống tham nhũng. Điều 19. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phòng, chống tham nhũng Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp, làm phát sinh tham nhũng, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng. Điều 20. Trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm: 1. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, động viên doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tham gia phòng, chống tham nhũng. 2. Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. 3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng. 4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chương 5: TRÁCH NHIỆM CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Điều 21. Việc tham gia phòng, chống tham nhũng của Ban thanh tra nhân dân 1. Ban thanh tra nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham những ở xã, phường, thị trấn và ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. 2. Khi cần thiết, Ban thanh tra nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao cho xác minh những vụ việc nhất định. 3. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia khi được yêu cầu. Điều 22. Việc giám sát của Ban thanh tra nhân dân Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng thông qua: 1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, người lao động về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. 2. Phát hiện hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. 3. Trực tiếp hoặc thông qua Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, Ban chấp hành công đoàn cơ sở kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, hành vi tham nhũng và giám sát việc giải quyết đó. Điều 23. Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 1. Trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Ban Thanh tra nhân dân có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát. 2. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham những, người có hành vi tham nhũng thì Ban Thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban Thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh hoặc kiến nghị cấp trên trực tiếp của Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết. Chương 6: TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Điều 24. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng 1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để Ban thanh tra nhân dân, tổ chức đó kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu. 2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; góp ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Điều 25. Tố cáo hành vi tham nhũng 1. Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Người tố cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trả thù, trù dập do việc tố cáo hành vi tham nhũng. 2. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham những, bảo vệ bí mật, an toàn cho người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham những, Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Điều 26. Tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên 1. Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền: a) Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc; b) Phản ánh với tổ chức mà mình là thành viên. 2. Việc phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực. 3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó. 4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng xem xét và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. 5. Khi nhận được thông báo kết quả giải quyết vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho công dân đã có ý kiến phản ánh biết. Chương 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 27. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo. Điều 28. Trách nhiệm thi hành Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức hướng dẫn thi hành Nghị định này. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "27/03/2007", "sign_number": "47/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-96-2008-TT-BTC-huong-dan-ho-tro-kinh-phi-tu-ngan-sach-nha-nuoc-Trung-tam-hoc-tap-cong-dong-80727.aspx
Thông tư 96/2008/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước Trung tâm học tập cộng đồng mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 96/2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước; Căn cứ Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và kết luận của Thủ tướng Chính phủ về mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế tổ chức của các Trung tâm học tập cộng đồng; Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Trung tâm học tập cộng đồng như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Thông tư này áp dụng đối với các Trung tâm học tập cộng đồng (sau đây gọi là Trung tâm) tại xã, phường, thị trấn, theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Giáo dục và theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tại xã, phường, thị trấn. 2. Kinh phí hoạt động của các Trung tâm được đảm bảo từ nguồn đóng góp của các cá nhân, cộng đồng, tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đoàn thể và nguồn kinh phí được giao khi tham gia các chương trình dự án tại địa phương. 3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với các Trung tâm khi mới thành lập và trong quá trình hoạt động; ưu tiên hỗ trợ kinh phí đối với các Trung tâm thành lập ở các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện theo các chế độ quản lý tài chính hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư này. II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Nội dung và mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước: - Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị ban đầu: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 lần cho các Trung tâm mới thành lập để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, trang thiết bị, đồ dùng, sách giáo khoa tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Mức hỗ trợ kinh phí ban đầu tối thiểu là 30 triệu đồng đối với một Trung tâm mới thành lập. - Hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên: + Hỗ trợ kinh phí chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ tham gia vào công tác quản lý Trung tâm; Mức trả phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ tham gia vào công tác quản lý Trung tâm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định tuỳ thuộc và điều kiện kinh tế xã hội, khả năng ngân sách của địa phương. + Đối với Trung tâm học tập cộng đồng thuộc các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển: được ngân sách hỗ trợ kinh phí mua sắm bổ sung tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: + Mức hỗ trợ kinh phí đối với các Trung tâm thuộc các xã khu vực I, tối thiểu 20 triệu đồng/năm/Trung tâm. + Mức hỗ trợ kinh phí đối với các Trung tâm thuộc các xã khu vực II và III, mức hỗ trợ tối thiểu 25 triệu đồng/năm/Trung tâm. - Ngoài ra các Trung tâm được tham gia thực hiện các chương trình dự án phổ cập giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… và các chương trình dự án khác ở địa phương theo quyết định của cấp có thẩm quyền từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước bố trí cho từng dự án theo phương thức đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ. 2. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các Trung tâm được cân đối trong ngân sách địa phương từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề hàng năm và do địa phương thực hiện theo phân cấp ngân sách phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 3. Lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí: - Hàng năm, căn cứ chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các Trung tâm lập dự toán kinh phí theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hiện hành, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các Trung tâm. - Các Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ đúng chế độ, thực hiện quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành. - Cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát chi kinh phí ngân sách hỗ trợ theo quy định hiện hành. - Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cùng cấp, kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho ngân sách Nhà nước hỗ trợ, bảo đảm đúng chế độ, đúng mục đích; xét duyệt quyết toán theo quy định hiện hành. Trong thời gian đầu thực hiện, đối với các Trung tâm được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập nhưng chưa có tài khoản riêng thì nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các Trung tâm được cấp qua tài khoản ngân sách cấp xã. III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Việc thực hiện hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này đối với các Trung tâm học tập cộng đồng được thực hiện từ năm 2009. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương gửi văn bản về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết. Nơi nhận: - Thủ tướng và các PTT Chính phủ; - VP Chủ tịch nước; - VP Quốc hội; VP Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website của Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Sỹ Danh
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "27/10/2008", "sign_number": "96/2008/TT-BTC", "signer": "Phạm Sỹ Danh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-01-2020-TT-BKHDT-huong-dan-phan-loai-va-danh-gia-hop-tac-xa-434897.aspx
Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã mới nhất
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2020/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2020 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC XÃ Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017; Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013; Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển Hợp tác xã; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã. Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn về phân loại và đánh giá hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) hoạt động trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. 2. Đối tượng áp dụng a) Các hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012. b) Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động, chấm dứt hoạt động của hợp tác xã. c) Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng hợp tác xã, việc đánh giá thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 2. Nguyên tắc phân loại và đánh giá hợp tác xã 1. Thể hiện đúng bản chất của hợp tác xã quy định tại Luật Hợp tác xã; 2. Phù hợp với đặc thù của ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; Phản ánh đúng hoạt động chính của hợp tác xã đang hoạt động; 3. Tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Chương 2. PHÂN LOẠI HỢP TÁC XÃ Điều 3. Phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã được phân loại thành: 1. Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. 2. Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. 3. Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã. 4. Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên. Điều 4. Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành: 1. Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên; 2. Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên; 3. Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên; 4. Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên; Điều 5. Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành: 1. Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng; 2. Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng; 3. Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng; 4. Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên. Điều 6. Phân loại hợp tác xã theo ngành nghề Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được phân loại theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Chương 3. ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC XÃ Điều 7. Tiêu chí đánh giá hợp tác xã Hợp tác xã được đánh giá dựa trên 15 tiêu chí, với tổng điểm tối đa là 100 điểm và được chia thành 3 nhóm: 1. Nhóm tiêu chí về tài chính, tối đa 30 điểm, gồm 4 tiêu chí: a) Tiêu chí 1: Vốn của hợp tác xã; b) Tiêu chí 2: Tài sản của hợp tác xã; c) Tiêu chí 3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã; d) Tiêu chí 4: Trích lập các Quỹ của hợp tác xã. 2. Nhóm tiêu chí về quản trị, điều hành và năng lực của hợp tác xã, tối đa 30 điểm, gồm 5 tiêu chí: a) Tiêu chí 5: Chấp hành pháp luật trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã; b) Tiêu chí 6: Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại; c) Tiêu chí 7: Trình độ cán bộ quản lý, điều hành; d) Tiêu chí 8: Chế độ, chính sách cho thành viên và người lao động; đ) Tiêu chí 9: Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị. 3. Nhóm tiêu chí về thành viên, lợi ích thành viên và cộng đồng, tối đa 40 điểm, gồm 6 tiêu chí: a) Tiêu chí 10: Mức độ tham gia của thành viên đối với hợp tác xã; b) Tiêu chí 11: Lợi ích thành viên; c) Tiêu chí 12: Sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên; d) Tiêu chí 13: Công tác thông tin, truyền thông, đào tạo bồi dưỡng; đ) Tiêu chí 14: Mức độ ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; e) Tiêu chí 15: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm. Điều 8. Cách thức đánh giá và xếp loại hợp tác xã 1. Hàng năm, Hội đồng quản trị hợp tác xã tổ chức tự đánh giá và cho điểm hợp tác xã mình theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) kiểm tra kết quả việc tự đánh giá theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 2. 2. Căn cứ trên kết quả tự đánh giá đã được Hội đồng quản trị và ban kiểm soát (kiểm soát viên) thống nhất, hợp tác xã được xếp loại như sau: a) Tốt: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm đến 100 điểm; b) Khá: Tổng điểm đánh giá đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; c) Trung bình: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; d) Yếu: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm; 3. Trường hợp hợp tác xã mới thành lập và hoạt động chưa đủ 12 tháng hoặc hợp tác xã ngừng hoạt động từ trên 3 tháng trong năm thì không tiến hành đánh giá và xếp loại. Điều 9. Chế độ báo cáo 1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, hợp tác xã nộp bảng tự chấm điểm đến cơ quan đăng ký hợp tác xã theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã theo mẫu tại Phụ lục I-19 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã. 2. Chậm nhất vào ngày 18 tháng 12 hàng năm, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn huyện gửi cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh. 3. Chậm nhất vào ngày 21 tháng 12 hàng năm, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp, gửi các cơ quan có liên quan cùng cấp. Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020. Điều 11. Tổ chức thực hiện 1. Căn cứ các quy định tại Thông tư này, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành đánh giá và phân loại hợp tác xã phù hợp với nhu cầu của mình. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lãnh đạo Bộ; - Vụ Pháp chế; - Lưu: VT, HTX (5). BỘ TRƯỞNG Nguyễn Chí Dũng PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC TIÊU CHÍ VÀ MỨC ĐIỂM ĐÁNH GIÁ (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhóm tiêu chí, tên tiêu chí Điểm tối đa Mức xếp loại - Cách xác định Ghi chú II. Nhóm tiêu chí về tài chính (tối đa 30 điểm) Tiêu chí 1: Vốn của hợp tác xã 7 a) Tổng nguồn vốn bình quân của hợp tác xã (Toàn bộ nguồn vốn của hợp tác xã được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của hợp tác xã): - Dưới 100 triệu đồng: 0 điểm - Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 1 điểm - Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 2 điểm - Từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng: 3 điểm - Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng: 4 điểm - Từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: 5 điểm - Từ 50 tỷ đồng trở lên: 6 điểm b) Tổng nguồn vốn của hợp tác xã tăng so với năm trước: Cộng 1 điểm. Tiêu chí 2: Tài sản của hợp tác xã 6 a) Tổng tài sản không chia (bình quân) của hợp tác xã - Không có tài sản không chia: 0 điểm - Tài sản không chia dưới 100 triệu đồng: 1 điểm; - Tài sản không chia từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: 2 điểm; - Tài sản không chia từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 3 điểm; - Từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng: 4 điểm; - Từ 2 tỷ đồng trở lên: 5 điểm. b) Tổng tài sản không chia tăng so với năm trước: Cộng 1 điểm. Tiêu chí 3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã 4 a) Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm - Dưới 100 triệu đồng: 0 điểm; - Từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 1 điểm - Từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng: 2 điểm - Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng: 3 điểm - Từ 10 tỷ đồng trở lên: 4 điểm 3 b) Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên: Xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm, dịch vụ HTX giao dịch với thành viên (hoặc tiền lương HTX trả cho thành viên)/ Tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ HTX cung ứng (hoặc tổng tiền lương của HTX chi trả cho người tất cả người lao động): b1. Đối với HTX cung ứng sản phẩm, dịch vụ - Dưới 50%: 0 điểm - Từ 50% đến dưới 60%: 1 điểm - Từ 60% đến dưới 70 %: 2 điểm - Từ 70% đến dưới 100%: 3 điểm b2. Đối với HTX tạo việc làm: - Dưới 30%: 0 điểm - Từ 30% đến dưới 40%: 1 điểm - Từ 40% đến dưới 50 %: 2 điểm - Từ 50% đến dưới 100%: 3 điểm 4 c) Lợi nhuận (thu nhập) trước thuế của năm - Lỗ hoặc không có lợi nhuận: 0 điểm - Dưới 200 triệu đồng: 1 điểm - Từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu: 2 điểm - Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 3 điểm - Từ 1 tỷ đồng trở lên: 4 điểm Tiêu chí 4: Trích lập các Quỹ của hợp tác xã 6 a) Tỷ lệ trích lập Quỹ đầu tư phát triển/ tổng thu nhập (Lợi nhuận sau thuế): - Không trích hoặc trích dưới 20%: Trừ 1 điểm; - Từ 20% đến dưới 25%: 1 điểm - Từ 25% trở lên: 2 điểm b) Tỷ lệ trích lập Quỹ Dự phòng/ tổng thu nhập (Lợi nhuận sau thuế): - Không trích hoặc trích dưới 5%: Trừ 1 điểm; - Từ 5% đến dưới 10%: 1 điểm - Từ 10% trở lên: 2 điểm c) Có trích lập các Quỹ khác (Quỹ khen thưởng, phúc lợi,…)/ tổng thu nhập (lợi nhuận sau thuế): 2 điểm. II. Nhóm tiêu chí về quản trị, điều hành, năng lực của hợp tác xã (tối đa 30 điểm) Tiêu chí 5: Chấp hành pháp luật trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã 8 a) Chấp hành pháp luật trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã được 3 điểm, trường hợp hợp tác xã vi phạm và chưa có biện pháp khắc phục bị trừ 1 điểm cho mỗi vi phạm (trừ tối đa 3 điểm). b) Chấp hành pháp luật trong thành lập và đăng ký hợp tác xã được 3 điểm, trường hợp hợp tác xã vi phạm và chưa có biện pháp khắc phục bị trừ 1 điểm cho mỗi vi phạm (trừ tối đa 3 điểm). c) Chấp hành các quy định pháp luật khác được 2 điểm, trường hợp vi phạm, mỗi vi phạm trừ 1 điểm (trừ tối đa 2 điểm). Tiêu chí 6: Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại 6 a) Giải quyết đầy đủ, kịp thời khiếu nại, tố cáo trong hợp tác xã được 3 điểm, mỗi vụ việc còn tồn đọng bị trừ 1 điểm (trừ tối đa 3 điểm). b) Giải quyết đầy đủ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo bên ngoài hợp tác xã được 3 điểm, mỗi vụ việc còn tồn đọng bị trừ 1 điểm (trừ tối đa 3 điểm). Tiêu chí 7: Trình độ cán bộ quản lý điều hành (thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc). 6 a) Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo từ đại học, cao đẳng trở lên trên tổng số cán bộ quản lý HTX: - Từ 30% đến dưới 50%: 1 điểm; - Từ 50% trở lên: 2 điểm; b) Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo sơ cấp, trung cấp trở lên trên tổng số cán bộ quản lý HTX chiếm: - Từ 30% đến dưới 50%: 1 điểm - Từ 50% trở lên: 2 điểm c) Tỷ lệ cán bộ HTX trẻ (từ dưới 40 tuổi) trên tổng số cán bộ quản lý HTX: - Từ 10% đến dưới 30%: 1 điểm - Từ 30% trở lên: 2 điểm. Tiêu chí 8: Chế độ, chính sách cho thành viên và người lao động. Hợp tác xã thực hiện tốt các chế độ lương, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và bộ máy quản trị, điều hành của HTX, đảm bảo an ninh, an toàn lao động. 6 - Hợp tác xã không có nợ lương trái quy định được 2 điểm. Mỗi trường hợp nợ lương trái quy định trừ 0,5 điểm (trừ tối đa 2 điểm). - Hợp tác xã thực hiện đầy đủ chế độ phụ cấp cho hội đồng quản trị, ban kiểm soát theo quy định của điều lệ được 2 điểm. Mỗi vi phạm trừ 1 điểm (trừ tối đa 2 điểm). - Hợp tác xã thực hiện đầy đủ chính sách về BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động được 2 điểm, mỗi vi phạm trừ 0,5 điểm (trừ tối đa 2 điểm). Tiêu chí 9: Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị 4 Hợp tác xã được cộng 0,5 điểm cho mỗi nội dung sau đây (cộng tối đa 4 điểm): - Hợp tác xã có website, tham gia thương mại điện tử hoặc có giao dịch trên các diễn đàn, mạng xã hội (facebook, zalo, instagram,…); - HTX có nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa; - Hợp tác xã có nhận dạng, thương hiệu riêng; - Hợp tác xã có đầu tư máy móc, cơ giới áp dụng vào sản xuất kinh doanh, chế biến; - Hợp tác xã xây dựng sản phẩm chủ lực gắn với chuỗi giá trị hoặc có tham gia vào liên hiệp hợp tác xã, tham gia mạng lưới liên kết với các hợp tác xã khác; - HTX có văn bằng sáng chế, quyền sở hữu đối với giống cây trồng mới do HTX chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu; - HTX nông nghiệp có tổ chức quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp sạch – GAP, hữu cơ cho thành viên; - Hợp tác xã thực hiện chứng nhận truy xuất nguồn gốc; - Hợp tác xã áp dụng các tiến bộ, khoa học kỹ thuật khác. III. Nhóm tiêu chí về thành viên, lợi ích thành viên, cộng đồng (Tối đa 40 điểm) Tiêu chí 10: Mức độ tham gia của thành viên đối với hợp tác xã: Tổng số thành viên HTX (4 điểm); Tỷ lệ thành viên tham gia mới (3 điểm); Tỷ lệ thành viên tham gia Đại hội thành viên (3); Tỷ lệ thành viên sử dụng dịch vụ (3 điểm) 14 a) Tổng số thành viên hợp tác xã - Hợp tác xã có từ 100 thành viên trở xuống: 1 điểm - Hợp tác xã có từ 101 đến 300 thành viên: 2 điểm - Hợp tác xã có từ 301 đến 1000 thành viên: 3 điểm - Hợp tác xã có từ trên 1000 thành viên: 4 điểm Lưu ý: + Trường hợp hợp tác xã tạo việc làm được cộng thêm 2 điểm cho tiêu chí này và tổng điểm tối đa không vượt quá 4 điểm. + Đối với hợp tác xã (liên hiệp hợp tác xã) có thành viên là hợp tác xã thì được cộng thêm số lượng thành viên của HTX thành viên khi xác định tiêu chí này. Ví dụ: Liên hiệp Hợp tác xã A có 4 thành viên là các HTX B,C,D,E với số lượng thành viên tương ứng là 10,20,30,40 thì Tổng số thành viên của HTX A được xác định để cho điểm sẽ là 100 (10+20+30+40) thành viên, tương ứng với 3 điểm. b) Tỷ lệ thành viên tham gia mới: Xác định bằng tỷ lệ giữa số thành viên mới/ Tổng số thành viên hợp tác xã - Không có thành viên mới gia nhập: 0 điểm; - Tỷ lệ thành viên mới gia nhập dưới 10%: 1 điểm; - Đạt từ 10% đến dưới 20%: 2 điểm; - Đạt từ 20% trở lên: 3 điểm. c) Tỷ lệ thành viên tham gia đại hội thành viên: Xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số thành viên tham gia đại hội/ Tổng số thành viên đủ tư cách tham dự hội nghị - Đạt dưới 50%: 0 điểm; - Đạt từ 50% đến dưới 70%: 1 điểm; - Đạt từ 70% đến dưới 90%: 2 điểm; - Đạt từ 90% đến 100%: 3 điểm; d) Tỷ lệ thành viên sử dụng dịch vụ: Xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số lượng thành viên có sử dụng dịch vụ / Tổng số thành viên của hợp tác xã. - Đạt dưới 40%: 0 điểm; - Đạt từ 40% đến dưới 50%: 1 điểm; - Đạt từ 50% đến dưới 60%: 2 điểm; - Đạt từ 60% đến dưới 80%: 3 điểm; - Đạt từ 80% đến 100%: 4 điểm. Tiêu chí 11: Lợi ích thành viên 6 a) Hợp tác xã có giá ưu đãi cho thành viên so với khách hàng không phải thành viên: - Không có giá ưu đãi: 0 điểm - Có giá ưu đãi thấp hơn dưới 3%: 1 điểm; - Có giá ưu đãi thấp hơn từ 3 đến dưới 5%: 2 điểm - Giá ưu đãi thấp hơn từ 5 đến dưới 10%: 3 điểm - Giá ưu đãi thấp hơn từ 10% trở lên: 4 điểm. b) Tỷ lệ chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ: Được xác định bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận phân phối theo mức độ sử dụng/ Tổng số lợi nhuận phân phối. - Từ 50% trở xuống: 0 điểm; - Từ trên 50% đến 70%: 2 điểm; - Từ trên 70% đến 90%: 3 điểm; - Từ trên 90% trở lên: 4 điểm. Tổng điểm trên 6 thì tính là 6 điểm 4 c) Tỷ lệ tăng thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã so với năm trước: - Không tăng hoặc giảm so với năm trước: 0 điểm; - Tăng dưới 5% so với năm trước: 2 điểm; - Tăng từ 5% đến dưới 10% so với năm trước: 3 điểm; - Tăng từ 10% trở lên so với năm trước: 4 điểm Tiêu chí 12: Sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên 7 a) Số lượng dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên: - Hợp tác xã cung cấp 1 dịch vụ cho thành viên: 1 điểm - Hợp tác xã cung cấp từ 2 đến 3 dịch vụ cho thành viên: 2 điểm; - Hợp tác xã cung từ 4 dịch vụ trở lên cho thành viên: 3 điểm b) Chất lượng dịch vụ cung ứng cho thành viên: - Chất lượng dịch vụ trung bình: 1 điểm; - Chất lượng dịch vụ khá: 2 điểm; - Chất lượng dịch vụ tốt: 3 điểm; - Chất lượng dịch vụ rất tốt: 4 điểm. Tiêu chí 13: Công tác thông tin, truyền thông, đào tạo bồi dưỡng 4 Tỷ lệ số thành viên HTX được thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng trong năm trên tổng số thành viên HTX: - Dưới 10%: 0 điểm; - Từ 10% đến dưới 20%: 1 điểm; - Từ 20% đến dưới 40%: 2 điểm; - Từ 40% đến dưới 60%: 3 điểm; - Từ 60% trở lên: 4 điểm. Hợp tác xã thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của Điều lệ cho thành viên của hợp tác xã, mỗi vi phạm bị trừ 1 điểm. Tiêu chí 14: Mức độ ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng: Tích cực tham gia hoặc có đóng góp cho các hoạt động cộng đồng trong khu vực 3 Hợp tác xã được cộng 1 điểm cho mỗi nội dung sau đây (cộng tối đa 3 điểm): - Hợp tác xã có tổ chức đảng, đoàn thể; - Có đóng góp hoặc tổ chức các hoạt động từ thiện; - Hoạt động của hợp tác xã thân thiện và góp phần bảo vệ môi trường; - HTX có tổ chức lực lượng tự quản về an ninh; tham gia lực lượng dân quân tự vệ; - Trang bị, huấn luyện (diễn tập) phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn…; - Các hoạt động khác được cộng đồng công nhận. Tiêu chí 15: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm. (Chỉ tính theo cấp khen thưởng cao nhất) 2 - Hợp tác xã có khen thưởng từ cấp tỉnh trở lên: 2 điểm - Hợp tác xã có khen thưởng cấp quận, huyện: 1 điểm PHỤ LỤC 2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (Mẫu) BẢNG ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC XÃ NĂM …… Tên hợp tác xã:……………………………………………………………………… Địa chỉ:……………………………………………………………………………… Điện thoại:……………………………… Email:……………………………….. Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ………………………………………….. Phân loại theo ngành nghề: ………………………………………………………… Sản phẩm, DV cung ứng cho thành viên: □ Sản xuất □ TDùng □ Lao Động □ Hỗn hợp Phân loại theo quy mô thành viên: □ Siêu nhỏ □ Nhỏ □ Vừa □ Lớn Phân loại theo quy mô tổng nguồn vốn: □ Siêu nhỏ □ Nhỏ □ Vừa □ Lớn Số TT Tiêu chí đánh giá Thang điểm tối đa Điểm hợp tác xã tự chấm Ghi chú I Nhóm tiêu chí về tài chính 30 1 - Tiêu chí 1: Vốn của hợp tác xã; 7 a) Tổng nguồn vốn bình quân của HTX 6 b) Tổng nguồn vốn của HTX tăng so với năm trước 1 2 - Tiêu chí 2: Tài sản của hợp tác xã 6 a) Tổng tài sản không chia bình quân 5 b) Tổng tài sản không chia tăng so với năm trước 1 3 - Tiêu chí 3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã; 11 a) Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4 b) Tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên 3 c) Lợi nhuận (thu nhập) trước thuế 4 4 - Tiêu chí 4: Trích lập các Quỹ của hợp tác xã 6 a) Tỷ lệ trích lập Quỹ đầu tư phát triển 2 b) Tỷ lệ trích lập Quỹ Dự phòng 2 c) Tỷ lệ trích lập các Quỹ khác 2 II Nhóm tiêu chí về quản trị, điều hành, năng lực của hợp tác xã 30 5 - Tiêu chí 5: Chấp hành pháp luật trong hoạt động của hợp tác xã 8 6 - Tiêu chí 6: Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại 6 7 - Tiêu chí 7: Trình độ cán bộ quản lý điều hành. 6 a) Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo ĐH, CĐ trở lên 2 b) Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo sơ cấp, trung cấp 2 c) Tỷ lệ cán bộ trẻ 2 8 - Tiêu chí 8: Thực hiện các chế độ, chính sách cho thành viên và người lao động 6 9 - Tiêu chí 9: Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị 4 III Nhóm tiêu chí về thành viên, lợi ích thành viên, cộng đồng và tiêu chí khác 40 10 - Tiêu chí 10: Mức độ tham gia của thành viên đối với hợp tác xã; 14 a) Tổng số thành viên HTX 4 b) Tỷ lệ thành viên tham gia mới 3 c) Tỷ lệ thành viên tham gia đại hội thành viên 3 d) Tỷ lệ thành viên sử dụng dịch vụ 4 11 - Tiêu chí 11: Lợi ích thành viên; 10 a) HTX có giá ưu đãi cho thành viên 4 b) Tỷ lệ chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ 4 c) Thu nhập thành viên tăng so năm trước 3 12 - Tiêu chí 12: Sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên 7 a) Số lượng dịch vụ cung ứng 3 b) Chất lượng dịch vụ 4 13 - Tiêu chí 13: Công tác thông tin, truyền thông, đào tạo bồi dưỡng 4 14 - Tiêu chí 14: Mức độ ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng 3 15 - Tiêu chí 15: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm. 2 16 Tổng điểm 100 Hướng dẫn: Hợp tác xã căn cứ các tiêu chí và mức đánh giá hướng dẫn tại phụ lục 1 để tự đánh giá và điền kết quá đánh giá từng tiêu chí tại cột “Điểm hợp tác xã đánh giá” và diễn giải thêm (nếu có) ở cột “Ghi chú”. KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỢP TÁC XÃ năm……: …………………… BAN KIỂM SOÁT KIỂM TRA (ký, ghi rõ họ tên) ........, ngày..... tháng..... năm ......... HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "promulgation_date": "19/02/2020", "sign_number": "01/2020/TT-BKHĐT", "signer": "Nguyễn Chí Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-273-2016-TT-BTC-muc-thu-mien-quan-ly-su-dung-phi-quyen-hoat-dong-vien-thong-le-phi-cap-phep-337138.aspx
Thông tư 273/2016/TT-BTC mức thu miễn quản lý sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông lệ phí cấp phép mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 273/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, MIỄN, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ QUYỀN HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ GIẤY PHÉP NGHIỆP VỤ VIỄN THÔNG Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011; Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. 2. Thông tư này áp dụng đối với: người nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; cơ quan, tổ chức khác liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép nghiệp vụ viễn thông và thu phí, lệ phí. Điều 2. Người nộp và tổ chức thu phí, lệ phí 1. Tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép nghiệp vụ viễn thông phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này. 2. Cục Viễn thông và đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này. Điều 3. Các trường hợp miễn phí, lệ phí Miễn thu phí, lệ phí đối với các trường hợp sau: 1. Mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. 2. Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai. 3. Mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan và tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự. Điều 4. Mức thu phí, lệ phí Mức thu phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí của người nộp phí, lệ phí 1. Phí cung cấp dịch vụ viễn thông a) Doanh thu dịch vụ viễn thông để làm căn cứ tính phí thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về doanh thu dịch vụ viễn thông và Thông tư số 01/2016/TT-BTTTT ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013. Trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán doanh thu dịch vụ viễn thông theo các quy định trên, doanh thu dịch vụ viễn thông được xác định là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ viễn thông tại báo cáo tài chính (gồm cả doanh thu bán thẻ); b) Hàng quý, căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau: Số phí phải nộp = Doanh thu dịch vụ viễn thông quý x 0,5%. Thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý; c) Hàng năm, căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông năm, doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau: Số phí phải nộp năm = Doanh thu dịch vụ viễn thông năm x 0,5%. Trường hợp số phí phải nộp theo năm cao hơn số phí phải nộp của 04 quý, doanh nghiệp nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu, thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo năm. Trường hợp số phí phải nộp theo năm thấp hơn số phí phải nộp của 04 quý, doanh nghiệp được bù trừ phần chênh lệch cho số phí phải nộp của quý I của năm tiếp theo. c.1) Trường hợp số phí phải nộp theo năm tính theo doanh thu dịch vụ viễn thông (doanh thu x 0,5%) thấp hơn mức phí tối thiểu quy định tại Biểu mức thu phí, doanh nghiệp phải nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu; c.2) Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động sau ngày 01/01 hàng năm: Số phí phải nộp = Mức phí tối thiểu x Số tháng còn lại của năm (kể từ tháng sau của tháng cấp giấy phép)/12. 2. Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng: Doanh nghiệp viễn thông nộp hàng năm, thời gian nộp trong quý I. Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động sau ngày 01/01 hàng năm: Số phí phải nộp = Mức phí năm x Số tháng còn lại của năm (kể từ tháng sau của tháng cấp giấy phép)/12. 3. Lệ phí cấp giấy phép, phí thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, phí thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, phí lắp đặt cáp viễn thông trên biển: Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí khi được cấp giấy phép. 4. Phí, lệ phí được nộp trực tiếp cho tổ chức thu hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước của tổ chức thu phí, lệ phí. Điều 6. Kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu 1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước. 2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp 100% tiền lệ phí và số tiền phí thu được (theo tỷ lệ quy định tại Điều 7 Thông tư này) vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước. Điều 7. Quản lý và sử dụng phí 1. Đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao thực hiện thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp đơn vị này thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì được trích để lại 10% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 90% vào ngân sách nhà nước. 2. Cục Viễn thông được trích để lại 10% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 90% vào ngân sách nhà nước. 3. Số tiền được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Điều 8. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết định số 215/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông và Quyết định số 76/2006/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 215/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000. 2. Đối với các doanh nghiệp có giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông còn hiệu lực tại thời điểm Thông tư có hiệu lực, doanh nghiệp thực hiện nộp phí thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; phí thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông theo quy định tại Thông tư này. 3. Các nội dung khác liên quan đến việc đăng ký, kê khai, thu nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG (Kèm theo Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) I. LỆ PHÍ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG Số TT Tên loại giấy phép Mức thu (đồng/giấy) 1 Cấp lần đầu, cấp mới 1.000.000 - Cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần số vô tuyến điện - Thiết lập mạng viễn thông công cộng sử dụng băng tần vô tuyến điện - Lắp đặt cáp viễn thông trên biển - Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần số vô tuyến điện; - Cung cấp dịch vụ viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện; - Thiết lập mạng viễn thông công cộng không sử dụng băng tần vô tuyến điện; - Thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; - Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các công trình cáp viễn thông trên biển; - Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện. 2 Gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép quy định tại điểm 1 nêu trên 500.000 II. PHÍ QUYỀN HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG 1. Phí cung cấp dịch vụ viễn thông Hàng năm, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải nộp mức phí theo tỷ lệ 0,5% tính trên doanh thu dịch vụ viễn thông nhưng không thấp hơn mức tối thiểu trong Biểu dưới đây: Số TT Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông Mức tối thiểu (triệu đồng) 1 Cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện 2.000 2 Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện 1.000 3 - Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh - Cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng hải - Cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng không 50 4 Cung cấp dịch vụ viễn thông di động vệ tinh 100 5 - Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện - Cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện 250 2. Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng, dùng riêng; phí thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông; phí lắp cáp viễn thông trên biển áp dụng như sau: Số TT Hoạt động viễn thông Mức thu 1 Thiết lập mạng viễn thông công cộng (nộp hàng năm) 1.1 Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, không sử dụng số thuê bao viễn thông a Trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 100 triệu đồng b Trong phạm vi từ 02 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 300 triệu đồng c Trong phạm vi trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 600 triệu đồng 1.2 Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông a Trong phạm vi từ 02 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 800 triệu đồng b Trong phạm vi trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2.000 triệu đồng 1.3 Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện 200 triệu đồng 1.4 Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (MVNO) 2.000 triệu đồng 1.5 Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện 5.000 triệu đồng 1.6 Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định vệ tinh 100 triệu đồng 1.7 Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động vệ tinh 100 triệu đồng 2 Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông (nộp một lần cho toàn bộ thời hạn giấy phép) 2.1 Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện a Phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 200 triệu đồng b Phạm vi thử nghiệm từ 02 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 300 triệu đồng c Phạm vi thử nghiệm trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 400 triệu đồng 2.2 Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện a Phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 300 triệu đồng b Phạm vi thử nghiệm từ 02 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 400 triệu đồng c Phạm vi thử nghiệm trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 500 triệu đồng 3 Thiết lập mạng viễn thông dùng riêng (nộp một lần cho toàn bộ thời hạn giấy phép) 100 triệu đồng 4 Lắp đặt cáp viễn thông trên biển (nộp một lần cho toàn bộ thời hạn giấy phép) a Lắp đặt cáp 01 triệu Đô la Mỹ b Sửa chữa, bảo dưỡng các công trình cáp 500.000 Đô la Mỹ
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/11/2016", "sign_number": "273/2016/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-35-2010-TT-BGDDT-danh-muc-vi-tri-cong-tac-phai-dinh-ky-chuyen-doi-115802.aspx
Thông tư 35/2010/TT-BGDĐT danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 35/2010/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ CÔNG TÁC PHẢI THỰC HIỆN ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHÔNG GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG NGÀNH GIÁO DỤC Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục. 2. Công chức, viên chức được quy định tại khoản 1 Điều này đang làm công tác chuyên môn mà lĩnh vực chuyên môn đó thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác thì thực hiện theo quy định về danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi do Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn đó. Trong khi chưa có quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó, thì tạm thời thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Điều 2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi Nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4, Điều 5, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 158/2007/NĐ-CP). Điều 3. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác 1.Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 03 năm (đủ 36 tháng) đối với công chức, viên chức đảm nhiệm các vị trí công tác quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác có thể thực hiện sớm hơn (trước 36 tháng), trong một số trường hợp đặc biệt sau: a) Sức khỏe, năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc; b) Vi phạm phẩm chất đạo đức của công chức, viên chức; vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Điều 4. Những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi 1. Những trường hợp chưa chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP. 2. Những trường hợp không chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP. Điều 5. Danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi 1. Quản lý, cấp phát các loại phôi và văn bằng chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp phôi bằng, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp chứng chỉ ngoại ngữ; chứng chỉ tin học ứng dụng; chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; chứng chỉ giáo dục quốc phòng; chứng chỉ dạy tiếng dân tộc thiểu số; chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và các chứng chỉ đào tạo khác của hệ thống giáo dục quốc dân; 2. Công tác thi tuyển sinh, công tác phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo trong và ngoài nước, bao gồm: a) Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; b) Thẩm định hồ sơ, tham mưu, đề xuất kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; c) Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhận học bổng đi học, đào tạo ở nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; d) Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ký quyết định cử học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đi học nước ngoài; đ) Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ký quyết định cử công chức, viên chức đi học, đào tạo ở trong nước; e) Thẩm định hồ sơ, tham mưu, đề xuất kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo cử tuyển, dự bị đại học cho học sinh các dân tộc thiểu số. 3. Công tác mở ngành nghề đào tạo, thành lập trường, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm: a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đăng ký mở ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể, cấp phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp; c) Tham mưu, tổ chức hoạt động đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục. 4. Danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, tài sản của Nhà nước; quản lý công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hoạt động thẩm định giá, định giá trong đấu giá, hoạt động mua và bán nợ; quản lý dự án; công tác thuộc lĩnh vực hoạt động quản lý, điều hành công tác kế hoạch và đầu tư trong các cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp nhà nước; công tác thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng, bao gồm: a) Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách, cấp phát, thu chi tài chính, quyết toán; b) Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách hàng năm liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học và các lĩnh vực đầu tư khác; c) Thực hiện nhiệm vụ kế toán, quản lý theo dõi, mua sắm tài sản, hàng hóa; d) Quản lý dự án dùng vốn tài trợ, vốn vay của nước ngoài có góp vốn của Nhà nước; đ) Tham gia quản lý nhà nước về hoạt động của các doanh nghiệp, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; e) Thẩm định quy hoạch phát triển tổng thể các tổ chức, đơn vị sự nghiệp làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư, quyết toán dự án đầu tư; g) Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án, đề án, chương trình mục tiêu liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; h) Thẩm định danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị trường học, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục bằng nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật; i) Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu cho các gói thầu xây dựng, cải tạo các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước; k) Quản lý giải phóng mặt bằng, quản lý thi công, giám sát đầu tư dự án và thanh toán khối lượng công trình; g) Cấp phát kinh phí cho học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đi học, đào tạo ở nước ngoài. 5. Danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động đối ngoại, bao gồm: a) Thẩm định hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bộ và các dự án, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đi công tác nước ngoài ngắn hạn. Theo dõi, tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn ra do Lãnh đạo Bộ chủ trì và đoàn có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia; b) Tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị, các địa phương liên quan thẩm định hồ sơ xin mở văn phòng đại diện giáo dục nư­ớc ngoài; c) Thẩm định việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách hoặc giải thể cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài; d) Thẩm định việc cho phép thực hiện chư­ơng trình liên kết đào tạo với n­ước ngoài. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Hàng năm, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên (nếu có) cùng cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân công, phân cấp hiện hành về công tác tổ chức cán bộ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 2. Quy trình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức a) Chuyển đổi trong cơ quan, tổ chức và đơn vị - Công chức, viên chức báo cáo kết quả công tác trong thời gian được giao nhiệm vụ và đề xuất vị trí công tác chuyển đổi; - Tổ chức hội nghị gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Bí thư chi bộ (Đảng bộ), Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thảo luận về các vị trí chuyển đổi trong cơ quan, đơn vị; - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét, đánh giá đối với công chức, viên chức được thực hiện chuyển đổi, tổ chức thực hiện việc bàn giao và chuyển đổi vị trí công tác. b) Chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức và đơn vị - Công chức, viên chức báo cáo kết quả công tác trong thời gian được giao nhiệm vụ và đề xuất nguyện vọng nơi được chuyển đến; - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đơn vị nhận xét, đánh giá đối với công chức, viên chức được thực hiện chuyển đổi; - Gửi hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức giữa các cơ quan, tổ chức và đơn vị để xem xét, quyết định; - Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chuyển đổi. 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành giáo dục có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện định kỳ chuyển đổi hàng năm trước ngày 01 tháng 11 hằng năm cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2011. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức ngành giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Công báo; Website Chính phủ; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Bộ GD& ĐT:Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ; - Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, TCCB. BỘ TRƯỞNG Phạm Vũ Luận
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "14/12/2010", "sign_number": "35/2010/TT-BGDĐT", "signer": "Phạm Vũ Luận", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-6036-CT-BGDDT-nam-2014-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-lam-dung-do-uong-co-con-260611.aspx
Chỉ thị 6036/CT-BGDĐT năm 2014 phòng chống tác hại thuốc lá lạm dụng đồ uống có cồn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 6036/CT-BGDĐT Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2014 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ VÀ LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC Trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã tích cực triển khai nhiều hoạt động về công tác giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường lành mạnh, xanh-sạch-đẹp, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong đó có thuốc lá và lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện các quy định có liên quan trong các cơ quan, đơn vị, trường học trong toàn ngành Giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Để tăng cường thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người học tại cơ quan, đơn vị, trường học. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá tại cơ sở giáo dục, nơi làm việc, quyền của người không hút thuốc lá, trách nhiệm của người hút thuốc lá. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Quy định tại Chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành Giáo dục; b) Thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, cơ quan quản lý giáo dục. c) Cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng. d) Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị, trường học; đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nghiêm cấm việc mua, bán, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, hình ảnh liên quan đến thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị, trường học, trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng cơ quan, đơn vị và trường học. Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương để hỗ trợ, tư vấn và cai nghiện thuốc lá cho người hút thuốc. 2. Thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn a) Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn đối với sức khỏe và xã hội; chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn; về quyền của trẻ em không bị ép buộc hoặc khuyến khích sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn. Chú trọng truyền thông, giáo dục cho học sinh, sinh viên, học viên về tuổi được phép mua, được phép uống rượu, bia và đồ uống có cồn; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; b) Cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, trường học uống rượu, bia và đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực. Cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên không uống rượu, bia và các chất có cồn trước và trong khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông; c) Đẩy mạnh việc chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội và tội phạm do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây ra với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, xã hội và cộng đồng; d) Đưa nội dung phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm uống rượu bia và đồ uống có cồn vào quy chế nội bộ, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị, trường học. e) Không bán rượu bia và đồ uống có cồn trong trường học, căng tin, nhà ăn tập thể, ký túc xá. Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán, tiếp thị các sản phẩm rượu bia và đồ uống có cồn trong và xung quanh trường học. Phối hợp với cơ sở y tế địa phương để chủ động phát hiện sớm và can thiệp giảm tác hại cho người đã lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn. 3. Tổ chức thực hiện a) Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng; Phối hợp với Vụ Thi đua Khen thưởng tham mưu đề xuất Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo biểu dương khen thưởng những cá nhân và tập thể thực hiện tốt; Tham mưu, đề xuất bổ sung các nội dung về phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn vào quy chế học sinh, sinh viên. b) Các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ chức năng và nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này trong phạm vi và lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các sở giáo dục và đào tạo trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Đưa nội dung thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các quy định về cấm uống rượu bia trong cơ quan, nơi làm việc vào kế hoạch thanh tra hàng năm và định kỳ báo cáo Bộ trưởng về kết quả thanh tra, kiểm tra; d) Vụ Pháp chế phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viên và các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các Nghị định kèm theo, Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong toàn ngành Giáo dục; đ) Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này tại Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; e) Đề nghị Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến đến các tổ chức công đoàn, các công đoàn viên về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020; Các quy định văn hóa tại các cơ quan, đơn vị, trường học; g) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định cấm hút thuốc lá và cấm uống rượu bia tại các cơ sở giáo dục, nơi làm việc theo quy định; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học sinh, sinh viên) vào dịp tổng kết năm học. Chỉ thị này được phổ biến đến tất cả các công chức, viên chức ở các cấp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục trong cả nước và các đơn vị liên quan để tổ chức quán triệt và thực hiện./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban Các vấn đề Xã hội; - Ủy ban VHGDTTN của Quốc hội; - Bộ Y tế (Cục: QLKCB, YTDP); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT; - Công Đoàn Giáo dục Việt Nam; - Các ĐH, HV, trường ĐH, CĐ và TCCN; - Các Sở Giáo dục và Đào tạo; - Lưu: VT, Vụ CTHSSV. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Nghĩa
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "17/12/2014", "sign_number": "6036/CT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Thị Nghĩa", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-137-KH-VKSTC-2021-thuc-hien-Chi-thi-19-CT-TTg-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-500513.aspx
Kế hoạch 137/KH-VKSTC 2021 thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg phát triển kinh tế xã hội
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 137/KH-VKSTC Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 19/CT-TTG NGÀY 16/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HẰNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM (2021 - 2025) THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày 31/8/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Chỉ thị số 19/CT-TTg), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Thực hiện tốt Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) trong tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng. 2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành KSND trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua tạo động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ; phát hiện, nhân rộng các điển hình trong tổ chức phong trào thi đua và đề xuất, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị. II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP 1. Tổ chức quán triệt, triển khai đồng bộ Chỉ thị số 19/CT-TTg trong toàn ngành KSND; tập trung xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng a) Tổ chức quán triệt, triển khai đồng bộ, tuyên truyền có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 19/CT-TTg đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành KSND. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong việc triển khai các nội dung của Chỉ thị, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành. b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” với nội dung và hình thức phù hợp. c) Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành KSND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 2. Phát động, tổ chức, triển khai các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bám sát nội dung định hướng, chỉ đạo của Đảng và chủ đề thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” a) Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao tham mưu để Viện trưởng VKSND tối cao phát động phong trào thi đua mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND. Tiếp tục phát động và triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Viện trưởng VKSND tối cao phát động làm nòng cốt cho các phong trào thi đua của toàn Ngành. Tham mưu thực hiện sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua theo kế hoạch đề ra. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của đơn vị, tham mưu tổ chức phát động các phong trào thi đua phù hợp, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh thi đua toàn diện trên các lĩnh vực theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ. b) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong ngành KSND. Thực hiện phát động, triển khai phong trào thi đua, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong tổ chức phong trào thi đua. Phong trào thi đua cần có nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Cùng với việc phát động, tổ chức phong trào thi đua hằng năm, căn cứ nhiệm vụ trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể để phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề nhằm tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách; thực hiện đánh giá, rà soát những nội dung thi đua còn hình thức, chưa thiết thực để điều chỉnh cho phù hợp. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Thông qua các phong trào thi đua lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để khen thưởng kịp thời. 3. Đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến; tuyên truyền các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt a) Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến ngành KSND được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức phong trào thi đua trong giai đoạn 2021 - 2025. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm, trong cả giai đoạn, được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ tốt cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân rộng điển hình tiên tiến. Hằng năm mỗi đơn vị cần lựa chọn các điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội. Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác cũng như trong đời sống. b) Thực hiện đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt nhằm thúc đẩy cổ vũ phong trào thi đua. Các cơ quan truyền thông báo chí của ngành KSND xác định việc tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác tuyên truyền. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng để giới thiệu, tuyên truyền các phong trào thi đua hiệu quả, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong công tác và đời sống. 4. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng a) Thực hiện khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác khen thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng. b) Đổi mới phương pháp nhằm phát hiện, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; chú trọng khen thưởng người trực tiếp lao động, công tác. Quan tâm khen thưởng các tập thể, cá nhân ở cấp cơ sở. c) Chủ động khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân ngoài Ngành có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành KSND. d) Tăng cường kiểm tra, giám sát, có biện pháp cụ thể để chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác khen thưởng. 5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng a) Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng và các thành viên trong việc tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị triển khai các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng. Phân công các thành viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng. b) Tăng cường phối hợp, hợp tác trong và ngoài ngành KSND nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chỉ đạo và vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong ngành KSND và đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng VKSND các cấp. c) Bố trí đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ổn định bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất từ VKSND tối cao đến VKSND các địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng và có khả năng tổ chức vận động công chức, viên chức và người lao động tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước. d) Tiếp tục thực hiện việc triển khai, học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng tại đơn vị. 6. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng a) Bám sát các quy định của pháp luật thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng, gắn với trách nhiệm của từng cấp và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng từ VKSND tối cao tới VKSND các địa phương. b) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan nhằm tạo thuận lợi trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân được đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên các phương tiện thông tin truyền thông, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng. c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng và lưu trữ, tra cứu hồ sơ thi đua, khen thưởng. 7. Phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung cao độ, thi đua chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 a) Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm huy động sự chung tay vào cuộc, vận động các tập thể, cá nhân trong toàn ngành KSND tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đảm bảo thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, do Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động. Tuyên truyền, chủ động, linh hoạt, đề xuất các sáng kiến, mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh để chia sẻ, học tập, rút kinh nghiệm và nhân rộng. b) Khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động khen thưởng các hình thức thuộc thẩm quyền và tổ chức trao thưởng ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích để động viên, khích lệ kịp thời. Đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, phạm vi ảnh hưởng lớn thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước; đặc biệt quan tâm khen thưởng, động viên đối với các tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo, hiệu quả trong điều kiện vừa phòng, chống dịch vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm. Thực hiện phê bình, kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp lơ là, chủ quan, chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch tham mưu triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-TTg theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra. 2. Hằng năm tiến hành sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cần gắn với kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg , kịp thời rà soát, bổ sung biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nội dung đã nêu trong Chỉ thị. 3. Các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND chủ động, tích cực chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg trong lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại các Cụm, Khối thi đua được phân công phụ trách. 4. Đề nghị các tập thể, cá nhân đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. 5. Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao, đơn vị thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND tham mưu để Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và triển khai việc thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp kết quả báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành. Nơi nhận: - Đ/c Viện trưởng VKSND tối cao (để b/c); - Lãnh đạo VKSND tối cao; - Thành viên Hội đồng TĐKT Ngành; - Các đơn vị thuộc VKSND tối cao; - VKS quân sự Trung ương; - VKSND cấp cao 1, 2, 3; - VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cổng thông tin điện tử VKSND tối cao (để đăng tải); - Lưu: VT, V16. KT. VIỆN TRƯỞNG PHÓ VIỆN TRƯỞNG Nguyễn Hải Trâm
{ "issuing_agency": "Viện kiểm sát nhân dân tối cao", "promulgation_date": "24/11/2021", "sign_number": "137/KH-VKSTC", "signer": "Nguyễn Hải Trâm", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-21-2004-CT-TTg-cong-tac-phong-chong-lut-bao-tim-kiem-cuu-nan-nam-2004-52145.aspx
Chỉ thị 21/2004/CT-TTg công tác phòng, chống lụt, bão tìm kiếm cứu nạn năm 2004
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 21/2004/CT-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2004 CHỈ THỊ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2004 Từ đầu năm đến nay, thời tiết nước ta có một số biểu hiện bất thường, như nắng nóng và khô hạn kéo dài ở một số tỉnh phía Nam; rét đậm xuất hiện muộn, mưa lớn xảy ra sớm gây lũ trên một số lưu vực sông, ở phía Bắc; sóng to, gió lớn kết hợp với triều cường xảy ra trên vùng biển ở một số tỉnh Nam Trung Bộ... Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, năm 2004 cần đề phòng bão mạnh, lũ lớn có thể xảy ra ở một số nơi và một số diễn biến bất thường khác. Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương làm tốt một số việc sau đây: 1. Khẩn trương kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn ở các cấp, các ngành; phân công công việc và địa bàn cụ thể cho các thành viên của Ban Chỉ huy để thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch và các phương án đề ra. 2. Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, trong đó lưu ý: - Rà soát lại các phương án phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn cụ thể, nhất là ở những vùng, địa bàn trọng điểm, đảm bảo hiệp đồng chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để chủ động phòng tránh và đối phó kịp thời với các tình huống bất lợi xảy ra; - Kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về đê, kè, cống, các công trình hồ chứa nước và các công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn; có kế hoạch di dời, bảo vệ dân ở vùng ngập sâu, vùng bãi sông, ven biển và các vùng sạt lở nguy hiểm; - Kiểm tra nắm chắc số lượng vật tư, phương tiện và lực lượng phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo cơ số để huy động kịp thời khi có sự cố xảy ra; - Các Bộ, ngành Trung ương ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ, ngành mình, cần rà soát, kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết, đảm bảo sẵn sàng tham gia việc phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban phòng, chống lụt, bão Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp huy động mọi nguồn lực của địa phương theo qui định, thực hiện phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) để làm tốt công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn xảy ra trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương, phải thông tin, báo cáo kịp thời tới Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Thủ tướng Chính phủ. 4. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai của các Bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo điều hành, xử lý kịp thời, có hiệu quả trong việc đối phó với các tình huống của thiên tai và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. 5. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có phương án phối hợp lực lượng và phương tiện, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, địa phương liên quan trong công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. 6. Bộ Quốc phòng có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện hiệp đồng chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương, sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ đê, đập, các công trình phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ ứng cứu kịp thời các tình huống khẩn cấp do thiên tai gây ra. Đồng thời chỉ đạo Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các qui định về an toàn trên biển của các phương tiện hoạt động trong điều kiện thời tiết phức tạp. 7. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các phương tiện hoạt động trên sông, trên biển vào mùa bão, lũ; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các qui định về công tác bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai và tai nạn gây ra. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ các diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu; tiếp tục làm tốt công tác dự báo, cảnh báo và thông tin cần thiết về diễn biến của lũ, lụt, bão, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chuyển tải kịp thời, đầy đủ những thông tin này để mọi người chủ động phòng tránh và phục vụ việc chỉ đạo phòng, chống. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "12/06/2004", "sign_number": "21/2004/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-87-2011-TT-BNNPTNT-sua-doi-dieu-20-Thong-tu-79-2011-TT-BNNPTNT-133549.aspx
Thông tư 87/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi điều 20 Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 87/2011/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 20 THÔNG TƯ SỐ 79/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi là Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT) như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT như sau: “ Điều 20. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 41/2007/QĐ-BNN ngày 15/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn (Quyết định 41/2007/QĐ-BNN); thay thế khoản 4 Điều 3, Điều 5 của Thông tư 42/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận, giống lúa bố mẹ lúa lai và hạt lai F1. 2. Đối với số lượng bao bì đã in theo quy định tại Quyết định 41/2007/QĐ-BNN trước khi Thông tư này có hiệu lực được phép sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2012. 3. Giao Cục Trồng trọt làm đầu mối theo dõi, tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời giải quyết.” Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Công Thương; - Tổng cục Hải quan; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - UBND các tỉnh, tp. trực thuộc TW; - Các Sở Nông nghiệp và PTNT; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Lưu: VT, TT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "27/12/2011", "sign_number": "87/2011/TT-BNNPTNT", "signer": "Bùi Bá Bổng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-21-2011-CT-UBND-to-chuc-trien-khai-Chi-thi-725-CT-TTg-125577.aspx
Chỉ thị 21/2011/CT-UBND tổ chức triển khai Chỉ thị 725/CT-TTg
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 21/2011/CT-UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 6 năm 2011 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 725/CT-TTG NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011 VÀ KẾ HOẠCH 05 NĂM (2011 - 2015) THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 17/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và kế hoạch 05 năm (2006 - 2010) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố đã có nhiều cố gắng và chuyển biến tích cực, tạo động lực tích cực thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng hàng năm và kế hoạch 05 năm (2006 - 2010), góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Nhằm phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong 5 năm qua, đồng thời để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011 - 2015) đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX thông qua, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện tốt những nội dung trọng tâm sau đây: 1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân; tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. 2. Trong tổ chức phát động phong trào thi đua, cần chú trọng việc phát hiện nhân tố mới, công tác bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu các gương người tốt, việc tốt để học tập và làm theo tấm gương, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, cỗ vũ mọi người phát huy khả năng và phẩm chất tốt đẹp để cống hiến, đóng góp tích cực cho phong trào thi đua và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, việc làm tiêu cực, những thói hư, tật xấu trong đời sống xã hội. 3. Đổi mới nội dung, phương thức và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong các phong trào thi đua. Mục tiêu của thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và từng sở, ngành, địa phương, đơn vị trong từng thời gian cụ thể, trong đó chú trọng giải quyết các vấn đề cấp bách, khó khăn, phức tạp, những khâu yếu kém của từng địa phương, đơn vị. Ngoài việc tổ chức phát động phong trào thi đua thường xuyên hàng năm, cần tổ chức phát động phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nội dung, phương thức phù hợp, thiết thực và hiệu quả. Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả phong trào thi đua để làm cơ sở xem xét công nhận các danh hiệu thi đua cho các tập thể và cá nhân. 4. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, khen thưởng phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, được dư luận xã hội đồng tình; tránh khen thưởng tràn lan, làm suy giảm ý nghĩa của việc khen thưởng. Trong khen thưởng cần quan tâm đến việc phát hiện các điển hình, nhân tố mới, người lao động trực tiếp để khen thưởng. Thực hiện tốt quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp; bảo đảm tính tiêu biểu, nêu gương, giáo dục và tạo được tác động tích cực, lan tỏa trong cộng đồng, xã hội. 5. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng của thành phố thay thế cho các văn bản không còn phù hợp với Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định của Chính phủ và các văn bản của Bộ, ngành Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới. Tổ chức củng cố, kiện toàn bộ máy và nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng của các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, cơ quan, đơn vị, tổng công ty và công ty thuộc thành phố phù hợp với tình hình nhiệm vụ công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay; đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tới. Năm 2011, năm đầu thực hiện kế hoạch 05 năm (2011 - 2015), các sở, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện, cơ quan, đơn vị, tổng công ty và công ty thuộc thành phố căn cứ các nội dung của Chỉ thị này và Kế họach tổ chức thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Ban Bí thư Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2011; trong đó chú trọng đẩy mạnh phong trào “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào thi đua thực hiện chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015”, trước hết tập trung thực hiện có hiệu quả 06 nhóm giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển đô thị và nông thôn mới. 6. Tổ chức thực hiện: a) Các sở, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện, cơ quan, đơn vị, tổng công ty và công ty thuộc thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này. b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị và các tổ chức xã hội căn cứ tính chất, nhiệm vụ, nội dung của phong trào thi đua để phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong việc vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân thành phố tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua đạt được hiệu quả thiết thực, để phong trào thi đua yêu nước thực sự là phong trào hành động cách mạng của quần chúng, là động lực tác động tích cực trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố năm 2011 và kế hoạch 05 năm (2011 - 2015). c) Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các thành viên Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố, Hội đồng Thi đua và Khen thưởng các sở, ngành, quận, huyện, cơ quan, đơn vị, tổng công ty và công ty thuộc thành phố tổ chức kiểm tra, đôn đốc và báo cáo thường xuyên, kịp thời về tình hình triển khai thực hiện phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố trong việc tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào thi đua yêu nước hàng năm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực cho phong trào thi đua yêu nước của thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ hàng 6 tháng và tổng kết năm cho Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng - Sở Nội vụ)./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "09/06/2011", "sign_number": "21/2011/CT-UBND", "signer": "Lê Hoàng Quân", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-05-2003-TTLT-BGDDT-BNV-BTC-huong-dan-mot-so-chinh-sach-phat-trien-giao-duc-mam-non-17557.aspx
Thông tư liên tịch 05/2003/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 05/2003/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hà Nội , ngày 24 tháng 02 năm 2003 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 5-11-2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân; Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; Căn cứ Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15-11-2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non như sau: 1. Xây dựng đề án, quy hoạch mạng lưới phát triển giáo dục mầm non: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo: 1.1. Xây dựng chương trình, đề án và định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non trong tổng thể phát triển chung sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương, trong đó ưu tiên phát triển mẫu giáo 5 tuổi trong những năm trước mắt. 1.2. Quy hoạch mạng lưới các trường mầm non công lập, ngoài công lập phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội địa phương và thực hiện xã hội hóa đối với sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa bàn theo hướng: 1.2.1. Xây dựng trường, lớp mầm non công lập chủ yếu tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn ở miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quyết định; các xã vùng hải đảo, các xã thuộc địa bàn có mức phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ "Quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang" và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.2. Xây dựng trường, lớp mầm non bán công chủ yếu tại vùng nông thôn không thuộc diện nêu ở điểm 1.2.1 và địa bàn tại các thành phố, thị xã, thị trấn có điều kiện hạn chế phát triển về kinh tế-xã hội. 1.2.3. Khuyến khích việc thành lập trường, lớp mầm non dân lập, tư thục ở thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển. Các trường, lớp mầm non dân lập, tư thục được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Nghị định số 73-1999/NĐ-CP ngày 19-8-1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Thông tư số 18-2000/TT-BTC ngày 01-3-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73-1999/NĐ-CP ngày 19-8-1999; Thông tư liên tịch số 26-2000-TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 20-10-2000 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường mầm non công lập chuyển sang bán công. Lộ trình chuyển đổi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Quá trình thực hiện, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất để bảo đảm sự phát triển cho loại hình trường này. 1.2.4. Việc chuyển các trường mầm non công lập ở địa bàn kinh tế-xã hội phát triển, thành phố, thị xã, thị trấn và khu công nghiệp sang hoạt động theo mô hình trường bán công vận dụng theo quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập (ban hành kèm theo Quyết định số 89-2001/QĐ-BGDĐT ngày 28-8-2001của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 1.3. Thực hiện kế hoạch xây dựng trường, lớp mầm non, tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các trường, lớp mầm non theo quy hoạch, kế hoạch của địa phương. 2. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non: 2.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các trường sư phạm trực thuộc để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên, cán bộ quản lý ngành học mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục mầm non. 2.2. Các trường Sư phạm Mầm non đại học, cao đẳng, trung học của Trung ương và địa phương đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, xây dựng kế hoạch và tìm giải pháp tối ưu để đào tạo giáo viên mới và bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên mầm non. 3. Biên chế giáo viên mầm non: 3.1. Số lượng cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó) của các trường mầm non thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/TT ngày 4-9-1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc phân hạng trường học và phụ cấp chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm trong trường học: Trường mầm non hạng I có 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó. Trường mầm non hạng II có 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó. 3.2. Giáo viên mầm non ở các trường, lớp mầm non không phân biệt loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục phải đạt yêu cầu chuẩn đào tạo theo quy định tại Điều 32 Điều lệ trường mầm non (ban hành kèm theo Quyết định số 27-2000/QĐ-BGDĐT ngày 20-7-2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3.3. Định mức giáo viên trong các trường, lớp mầm non công lập, trường, lớp mầm non bán công được thành lập do chuyển đổi loại hình thực hiện theo quy định tại Quyết định số 304/CP ngày 29-8-1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy, biên chế của nhà trẻ thuộc khu vực nhà nước; Nghị định số 17/HĐBT ngày 31-1-1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về tổ chức bộ máy, biên chế trường mẫu giáo. 3.4. Tuyển dụng vào biên chế nhà nước đối với: 3.4.1. Hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non công lập, bán công. 3.4.2. Giáo viên mầm non ở các trường, lớp mầm non công lập (trường thành lập mới hoặc trường được củng cố, kiện toàn lại) thuộc các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn ở miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Riêng đối với giáo viên đã thực hiện chế độ hợp đồng không xác định thời gian trong chỉ tiêu biên chế ở các trường, lớp thuộc các xã nêu tại điểm này vẫn tiếp tục thực hiện chế độ hợp đồng. 3.4.3. Giáo viên nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ ở các trường, lớp mầm non công lập thuộc các xã vùng hải đảo, các xã thuộc địa bàn có mức phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ "Quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang" và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Địa bàn chưa có trường mầm non nhưng có từ 1 đến 2 lớp mầm non ở trong trường tiểu học thì giáo viên phụ trách lớp mầm non được tuyển vào biên chế nhà nước. Trường mầm non có 3 đến 4 nhóm, lớp được tuyển 1 biên chế là giáo viên nòng cốt. Trường mầm non có 5 đến 6 nhóm, lớp được tuyển 2 biên chế là giáo viên nòng cốt. 3.4.5. Việc tuyển dụng vào biên chế nhà nước theo quy định hiện hành. 3.5. Đối với giáo viên mầm non thuộc biên chế nhà nước tại các trường, lớp mầm non bán công ở vùng nông thôn; các trường, lớp mầm non công lập ở thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và những nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển khi các trường, lớp này chuyển sang trường, lớp bán công thì vẫn được ở trong biên chế nhà nước cho tới khi nghỉ chế độ hoặc chuyển sang công tác khác. Từ năm 2003 các trường, lớp này không tuyển bổ sung hoặc thay thế biên chế, nếu thiếu giáo viên so với định mức thì được tuyển đủ theo chế độ hợp đồng lao động. Việc ký hợp đồng lao động giao Hiệu trưởng chịu trách nhiệm sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo. Việc ký hợp đồng ngắn hạn giao cho Hiệu trưởng ký trực tiếp với người lao động. 4. Chế độ; chính sách đối với giáo viên mầm non: 4.1. Giáo viên mầm non (không phân biệt loại hình trường) được hưởng các chế độ ưu đãi: 4.1.1. Chế độ học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; 4.1.2. Chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo quy định tại Nghị tinh số 56-1998/NĐ-CP ngày 30-7-1998 của Chính phủ, Thông tư số 25-2001/TT-BTC ngày 16-4-2001của Bộ Tài chính "Hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và các văn bản hướng dẫn hiện hành; 4.1.3. Các danh hiệu tôn vinh nhà giáo (nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú): Tiêu chuẩn xét tặng theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức thưởng tiền kèm theo các danh hiệu tôn vinh nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành bố trí phần kinh phí tặng thưởng nêu trên theo quy định tại Nghị định số 56-1998/NĐ-CP ngày 30-7-1998 của Chính phủ và Thông tư số 25-2001/TT BTC ngày 16-4-2001của Bộ Tài chính. 4.2. Về tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 4.2.1. Giáo viên mầm non trong biên chế và hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế ở các trường, lớp mầm non công lập hoặc giáo viên trong biên chế ở các trường, lớp công lập chuyển sang bán công từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng các quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ "Quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang" và các văn bản hiện hành. 4.2.2. Giáo viên mầm non làm việc ở các trường, lớp mầm non bán công (trừ giáo viên ở trường, lớp bán công quy định tại điểm 4.2.1), dân lập, tư thục được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước và do nhà trường thỏa thuận với giáo viên về mức độ đóng góp. 5. Nguồn tài chính của các trường mầm non công lập, bán công: 5.1. Nguồn ngân sách nhà nước. Các địa phương bố trí kinh phí hợp lý trong phạm vi ngân sách địa phương để đầu tư cho giáo dục mầm non. Từ nay đến năm 2005 phấn đấu dành tối thiểu 10% tổng chi ngân sách nhà nước về giáo dục cho giáo dục mầm non; ưu tiên bố trí vốn xây dựng trường, lớp mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quyết định. 5.2. Nguồn thu học phí, đóng góp xây dựng trường theo quy định hiện hành. 5.3. Các khoản tài trợ, viện trợ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 5.4. Vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất. 5.5. Vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi. 6. Các nguồn thu hợp pháp khác. 6. Thu học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường: Căn cứ khung học phí do Chính phủ quy định và các văn bản hướng dẫn; Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng về các khoản đóng góp xây dựng trường; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu học phí; mức và các khoản đóng góp xây dựng trường cho từng bậc học (mẫu giáo, nhà trẻ) phù hợp từng loại hình (công lập, bán công) và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng vùng, địa phương trên cơ sở phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 7. Các trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu được quy định tại Nghị định số 10-2002/NĐ-CP ngày 16-01-2002 của Chính phủ, Thông tư số 25-2002/TT-BTC ngày 21-3-2002 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn khác về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Việc sử dụng các khoản thu về học phí, thu đóng góp xây dựng trường, lớp và các khoản tài trợ, các khoản thu hợp pháp khác theo quy định chung về thu và sử dụng học phí, thu và sử dụng khoản đóng góp trong các trường công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 8. Việc quản lý tài chính của trường mầm non bán công (bao gồm: trường mầm non xây mới do Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu; trường mầm non ở vùng nông thôn trước đây do hợp tác xã nông nghiệp đầu tư nay do Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn trực tiếp quản lý; trường mầm non bán công được thành lập do chuyển đổi loại hình) thực hiện như sau: 8.1. Trường mầm non bán công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, được phép sử dụng toàn bộ khoản thu về học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, các khoản tài trợ, vay, các khoản thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động thường xuyên của cơ sở, duy trì và phát triển cơ sở vật chất của đơn vị. 8.2. Trường mầm non bán công sử dụng đúng mục đích đối với các khoản thu về đóng tiền ăn của học sinh; thu đóng góp xây dựng trường; các khoản viện trợ, tài trợ có mục tiêu. 8.3. Đối với những trường, lớp mầm non bán công, nếu nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác (không bao gồm các khoản thu đóng góp xây dựng trường; thu về đóng tiền ăn của học sinh; các khoản viện trợ, tài trợ có mục tiêu) không đủ để chi trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho giáo viên hợp đồng trong định biên của cơ sở thì phần còn thiếu được ngân sách nhà nước (theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành) chi hỗ trợ để bảo đảm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và trả tiền lương của những giáo viên này không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Phần kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ này được xác định như sau: Kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù để thanh toán phần quỹ lương còn thiếu đối với số giáo viên hợp đồng trong định biên = Tổng số giáo viên hợp đồng trong định biên X Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) - Tổng số học sinh có mặt X Mức học phí thực tế theo khung do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định cho hệ bán công - Nguồn thu hợp pháp khác (không bao gồm thu đóng góp xây dựng trường, tiền ăn của học sinh, viện trợ, tài trợ có mục tiêu) Cơ quan tài chính cấp khoản kinh phí này cho các trường mầm non bán công theo chế độ hiện hành. 8.4. Học sinh thuộc diện chính sách theo học tại trường mầm non bán công đóng học phí theo quy định của trường mầm non, được Nhà nước thanh toán lại theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 23-2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 6-4-2001 của Liên Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội "Hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập". 8.5. Ngân sách nhà nước (theo phân cấp ngân sách hiện hành) bố trí cân đôi kinh phí để trường mầm non chi trả lương và các khoản trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho đối tượng: Cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó) được tuyển vào biên chế nhà nước ở các trường mầm non bán công; giáo viên mầm non được tuyển vào biên chế thuộc các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quyết định và giáo viên mầm non nòng cốt ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo theo quy định tại Quyết định số 161-2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không phân biệt biên chế có trước hay sau ngày 01-12-2002-ngày có hiệu lực thi hành của Quyết định số 161-2002/QĐ-TTg). Giáo viên ở trường mầm non bán công đã được tuyển vào biên chế trước ngày 01-12-2002. Các đối tượng này được hưởng chế độ về lương, phụ cấp lương từ ngân sách nhà nước cho đến khi nghỉ công tác theo chế độ. 8.6. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương (theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành), các địa phương xem xét để hỗ trợ kinh phí cho các trưởng mầm non bán công để bảo đảm chất lượng giáo dục theo các nội dung: Học tập, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quảnlý. Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh và cộng đồng, xã hội. Tổ chức các hội thi giáo dục mầm non. Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ (thiết bị-tài liệugiảngdạy,họctập;đồchơi). Tham quan thực tế của học sinh ở trường mầm non. 8.7. Việc lập dự toán, cấp phát kinh phí, quyết toán khoản kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính. 9. Tổ chức thực hiện: 9.1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-12-2002. 9.2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan và cấp dưới thực hiện Quyết định số 161-2002/QĐ-TTg ngày 15-11-2002 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Căn cứ Đề án phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền, Sở Tài chính-Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ban, ngành ở dịa phương xây dựng kế hoạch đầu tư và chỉ đạo thực hiện. Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức chính quyền xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch về đội ngũ giáo viên mầm non ở địa phương. Căn cứ mức học phí, mức đóng góp xây dựng trường, lớp mầm non bán công, công lập đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định, Sở Tài chính-Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường, lớp theo quy hoạch; tăng cường trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường, lớp mầm non; bảo đảm đủ kinh phí chi hoạt động thường xuyên, chi thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên mầm non, hỗ trợ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên mầm non. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và xây dựng cơ bản các cơ sở giáo dục mầm non và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm thực hiện các tiêu chuẩn về chế độ và chính sách cho giáo viên mầm non trên địa bàn. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng trường, lớp mầm non công lập, bán công trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường mầm non có trách nhiệm bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về liên Bộ để xem xét giải quyết BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TRƯỞNG Nguyễn Minh Hiển BỘ TÀI CHÍNH BỘ TRƯỞNG Nguyễn Sinh Hùng
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "24/02/2003", "sign_number": "05/2003/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC", "signer": "Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-02-2008-TTLT-BYT-BNV-quyen-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-62279.aspx
Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BYT-BNV quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
BỘ Y TẾ - BỘ NỘI VỤ ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 02/2008/TTLT-BYT-BNV Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2008 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2006/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP); Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trong lĩnh vực y tế công lập như sau: I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH 1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (gọi tắt là đơn vị), bao gồm: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở y tế dự phòng; các đơn vị nghiên cứu kỹ thuật y, dược học, kiểm nghiệm, kiểm định, giám định, truyền thông giáo dục sức khỏe; các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực dân số và các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khác. Các đơn vị nói trên thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Các báo, tạp chí trực thuộc Bộ Y tế trong khi chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ chuyên ngành được áp dụng Thông tư này. 3. Các đơn vị sự nghiệp y tế được phân loại là tổ chức khoa học công nghệ thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 4. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực y tế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. II. QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP 1. Về thực hiện nhiệm vụ 1.1. Các nhiệm vụ a. Nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; b. Các nhiệm vụ tự xác định khác ngoài nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực và Điều kiện thực hiện của đơn vị; c. Hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và các hợp đồng kinh tế khác, phù hợp với khả năng, lĩnh vực chuyên môn của đơn vị và quy định của pháp luật; d. Các hoạt động liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 1.2. Đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, tùy khả năng của đơn vị, được thực hiện thêm các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. 1.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Căn cứ các nhiệm vụ được xác định theo quy định tại các điểm 1.1, 1.2 Khoản 1 Mục II của Thông tư này, đơn vị tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 5 năm, hàng năm và quyết định các biện pháp thực hiện. 2. Về tổ chức bộ máy 2.1. Đơn vị được quyết định thành lập hoặc giải thể, tổ chức lại các khoa, phòng và tổ chức khác trực thuộc trên cơ sở quy hoạch hoặc phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 2.2. Đơn vị được thành lập, sắp xếp lại, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc tự bảo đảm kinh phí hoạt động để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của đơn vị. 3. Về biên chế 3.1. Lập kế hoạch biên chế Căn cứ Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu và khả năng thực tế, người đứng đầu đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, trong đó ghi rõ số lượng biên chế cần thiết của từng tổ chức trực thuộc, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu viên chức, thời gian sử dụng. 3.2. Thẩm quyền quyết định và phê duyệt biên chế Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, người đứng đầu đơn vị được quyền quyết định kế hoạch biên chế và có trách nhiệm báo cáo kế hoạch biên chế để cơ quan chủ quản tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, giám sát; Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị được ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch biên chế của đơn vị. 3.3. Người đứng đầu đơn vị được ký hợp đồng thuê, khoán đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng lao động và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 4. Về quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức 4.1. Về tuyển dụng và tiếp nhận Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch biên chế của đơn vị đã được phê duyệt, người đứng đầu đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển dụng, trong đó xác định rõ số lượng cần tuyển của từng ngạch, Điều kiện, tiêu chuẩn, hình thức, thời gian tuyển dụng và báo cáo kế hoạch tuyển dụng với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, người đứng đầu đơn vị được quyền quyết định kế hoạch tuyển dụng. Người đứng đầu đơn vị được quyết định tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng lĩnh vực cần tuyển và Điều kiện cụ thể của từng đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu đơn vị được quyền quyết định tiếp nhận viên chức ngạch tương đương ngạch bác sĩ chính trở xuống. 4.2. Về đào tạo, bồi dưỡng Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch biên chế và nhu cầu đào tạo, người đứng đầu đơn vị xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyết định cử cán bộ, viên chức trong đơn vị đi học tập, đào tạo trong nước và đi học tập, thăm quan, khảo sát ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu do cơ quan chủ quản quyết định việc đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trên cơ sở đề nghị của đơn vị. 4.3. Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị Người đứng đầu đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức cấp phó của người đứng đầu; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức các chức danh lãnh đạo, quản lý của các tổ chức trực thuộc đơn vị theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Đối với đơn vị đã được xếp hạng đặc biệt và các đơn vị được Bộ Y tế quyết định làm Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực, thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. 4.4. Về bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch Người đứng đầu đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch viên chức đối với các ngạch tương đương ngạch bác sĩ cao cấp; quyết định bổ nhiệm ngạch viên chức đối với những người được tuyển dụng lần đầu; quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch sau đào tạo hoặc sau thi nâng ngạch cho viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch tương đương bác sĩ chính trở xuống theo quy định của pháp luật. 4.5. Về bố trí, phân công công tác, Điều động, biệt phái, luân chuyển, chấm dứt hợp đồng làm việc Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm bố trí, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho viên chức phù hợp với trình độ đào tạo và ngạch của viên chức, bảo đảm các chế độ, chính sách và Điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ; Người đứng đầu đơn vị quyết định việc Điều động, biệt phái cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch tương đương ngạch bác sĩ chính trở xuống theo quy định của pháp luật. 4.6. Về nâng bậc lương Người đứng đầu đơn vị được quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch tương đương ngạch bác sĩ chính trở xuống theo quy định của pháp luật. 4.7. Về chế độ hưu trí, thôi việc, kéo dài thời gian công tác Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho tất cả cán bộ, viên chức của đơn vị trước 06 tháng tính đến ngày cán bộ, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Người đứng đầu đơn vị ra quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch tương đương ngạch bác sĩ chính trở xuống theo quy định của pháp luật. Đối với cán bộ, viên chức xếp ngạch tương đương ngạch bác sĩ cao cấp và cấp phó của người đứng đầu, sau khi ra thông báo về thời điểm nghỉ hưu, người đứng đầu đơn vị phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc cán bộ, viên chức nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu đơn vị được quyền giải quyết việc kéo dài thời gian công tác, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch tương đương ngạch bác sĩ chính trở xuống theo quy định của pháp luật. 4.8. Về nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật Người đứng đầu đơn vị do cơ quan chủ quản cấp trên nhận xét, đánh giá; Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm nhận xét, đánh giá tất cả cán bộ, viên chức trong đơn vị; thực hiện chế độ thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật; Người đứng đầu đơn vị được quyền quyết định kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch tương đương ngạch bác sĩ chính trở xuống theo quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và có các trách nhiệm cụ thể sau: 1.1. Phổ biến, quán triệt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện đến toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị; thống nhất trong lãnh đạo, cấp ủy Đảng, tổ chức công đoàn đơn vị về chủ trương, thời gian thực hiện, định hướng phát triển đơn vị trước mắt và lâu dài; xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Thông tư này; 1.2. Báo cáo với cấp ủy Đảng của đơn vị trước khi đề nghị với cấp trên hoặc quyết định những vấn đề: Quy hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện; thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức khác trực thuộc đơn vị; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo quản lý; phương án sắp xếp lao động; 1.3. Lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn đơn vị các vấn đề: Quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế dân chủ cơ quan; quy chế làm việc; quy chế khen thưởng, kỷ luật, quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ viên chức và người lao động; phương án liên doanh liên kết; phương án vay vốn tín dụng, hỗ trợ đầu tư; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm theo quy định; 1.4. Lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ, viên chức hoặc cán bộ chủ chốt của đơn vị trước khi đề nghị hoặc quyết định các vấn đề: Quy hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện của đơn vị; phương án sắp xếp lao động; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế dân chủ cơ quan; 1.5. Báo cáo bằng văn bản xin ý kiến của cơ quan chủ quản trước khi quyết định các nội dung tại điểm 1.2, 1.3 Khoản 1 Mục III Thông tư này trong trường hợp cấp ủy Đảng và Ban chấp hành công đoàn đơn vị có ý kiến chưa thống nhất với người đứng đầu đơn vị; 1.6. Gửi các quyết định đến cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành các quyết định về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự quy định tại Điều 6, 7 và 8 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; 1.7. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chủ quản về hoạt động của đơn vị. 2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 2.1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này; tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện gửi báo cáo về Bộ Y tế, Bộ Nội vụ trước 31 tháng 12 hàng năm. 2.2. Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước tháng 7 năm 2008. Yêu cầu về nội dung phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm không phải ghi chi tiết các nội dung về tài chính, nhưng hồ sơ trình với cơ quan chủ quản, phải kèm theo quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu hồ sơ liên quan. Cơ quan có thẩm quyền giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp phê duyệt phương án trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được phương án trình của đơn vị sự nghiệp. 3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức gửi báo cáo về Bộ Y tế, Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Trần Văn Tuấn BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Nguyễn Quốc Triệu Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ, Website Bộ Y tế; - Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế và Bộ Nội vụ; - Lưu: VT (Bộ Y tế, Bộ Nội vụ), Vụ TCCB (BYT) 03; Vụ TCBC (BNV) 03; Vụ Pháp chế (BNV) 03. PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 02/2008/TTLT/BYT-BNV ngày 23 tháng 1 năm 2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ) HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2006/NĐ-CP I. PHẦN CHUNG: 1. Tên tổ chức: 2. Địa chỉ: 3. Cơ quan chủ quản: 4. Cơ quan quyết định và ngày tháng thành lập: 5. Chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản: II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG: 1. Tình hình tổ chức: a) Lãnh đạo b) Cơ cấu tổ chức c) Cơ cấu cán bộ, viên chức và người lao động khác (phân theo ngạch viên chức, trình độ, độ tuổi, chuyên môn, ngoại ngữ…). 2. Tình hình tài chính và tài sản: a) Bảng thống kê tài sản b) Báo cáo tài chính hàng năm trong 3 năm liền kề c) Diện tích nhà làm việc, các cơ sở dịch vụ (nếu có) d) Diện tích đất được giao sử dụng (kèm theo các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). 3. Thực trạng hoạt động trong thời gian 3 năm gần đây: a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ do đơn vị tự tìm kiếm (tên nhiệm vụ, tổ chức đặt hàng, giá trị hợp đồng, kết quả triển khai) c) Kết quả thực hiện hoạt động dịch vụ (loại hợp đồng, giá trị hợp đồng, lợi nhuận, nộp ngân sách) d) Những hoạt động phối hợp, tham gia với tổ chức khác, hợp tác quốc tế (tên nhiệm vụ, công việc, tổ chức phối hợp, kết quả thực hiện). đ) Các công trình nghiên cứu khoa học, đề án, dự án, sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận ở trong và ngoài nước e) Đánh giá chung về kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn III. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG: 1. Dự kiến cơ cấu tổ chức: a) Dự kiến sắp xếp các bộ phận và tổ chức trực thuộc b) Xác định mô hình tổ chức, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và các bộ phận trực thuộc c) Dự kiến thay đổi biên chế, phương án giải quyết nhân lực sau khi sắp xếp lại tổ chức 2. Phương hướng hoạt động: a) Dự kiến thay đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ b) Định hướng hoạt động chuyên môn của đơn vị: nội dung, quy mô, phạm vi hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp (số lượng dự tính hàng năm) 3. Dự kiến Phương án sắp xếp lao động (nếu có): IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Các bước tiến hành, nội dung và thời gian thực hiện 2. Các giải pháp thực hiện: dự kiến bổ sung vốn, trang thiết bị, nhân lực (số lượng, từ nguồn nào?) V. KIẾN NGHỊ: 1. Kiến nghị với cơ quan chủ quản và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước khác. ……, ngày…… tháng…… năm 2008 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ký tên và đóng dấu Nơi nhận: - Cơ quan chủ quản; - Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án; - Lưu: VT.
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ, Bộ Y tế", "promulgation_date": "23/01/2008", "sign_number": "02/2008/TTLT-BYT-BNV", "signer": "Nguyễn Quốc Triệu, Trần Văn Tuấn", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-03-2009-CT-UBND-2009-bien-phap-phong-dich-cum-A-H1N1-o-nguoi-Binh-Thanh-Ho-Chi-Minh-293363.aspx
Chỉ thị 03/2009/CT.UBND 2009 biện pháp phòng dịch cúm A H1N1 ở người Bình Thạnh Hồ Chí Minh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2009/CT.UBND Bình Thạnh, ngày 18 tháng 05 năm 2009 KHẨN CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH CÚM A (H1N1) Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới dịch cúm A (H1N1) đã xảy ra tại 18 quốc gia, 2 quốc gia có trường hợp tử vong là Mexico và Mỹ. Tính đến ngày 03 tháng 5 năm 2009 tại Mỹ đã phát hiện 226 trường hợp dương tính với cúm A( H1N1), trong đó có 1 bé trai 23 tháng tuổi đến từ Mexico tử vong. Tại Mexico đã xác định 506 trường hợp mắc bệnh trong đó 19 trường hợp tử vong. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo rằng những diễn biến tại Mexico và Mỹ đã đặt cộng đồng quốc tế trước một tình trạng y tế khẩn cấp có quy mô toàn cầu và nâng mức báo động đại dịch lên cấp 5. Đến nay dịch cúm A (H1N1) có khả năng lây lan từ người sang người và tiếp tục lan rộng sang nhiều quốc gia khác như: Áo (1), Canada(85), Hồng Kông - Trung Quốc (1), Costa Rica (1), Đan Mạch (1), Pháp (2), Đức (8), Ai-len (1), Israel (3), Ý (1), Hà lan (1), Nam Triều tiên (1), Tây ban Nha (40), Anh (15), New Zealand (4), Thụy sĩ (1)… Tuy nhiên cho đến nay tại các ổ dịch chưa ghi nhận trường hợp heo mắc bệnh. Thực hiện chỉ thị số 07/2009/CT-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A (H1N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Thực hiện công văn số 2157/SYT-NVY ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm lợn A (H1N1) trên người tại thành phố Hồ Chí Minh; Trước tình hình dịch cúm A (H1N1) trên người đang tiếp tục lan rộng; để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân, tránh gây tâm lý hoang mang; Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh yêu cầu chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, thủ trưởng các phòng ban, trung tâm và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch cúm A (H1N1) trên địa bàn quận Bình Thạnh như sau: 1. Giao các chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: a) Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm (bao gồm cúm A (H1N1, H5N1) trên người và trên gia cầm, gia súc). b) Khẩn trương tổ chức triển khai hệ thống giám sát phát hiện, cách ly kiểm dịch đối với người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm A (H1N1), đặc biệt đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ các nước, các vùng lãnh thổ có dịch bao gồm các hoạt động cụ thể như sau: - Chỉ đạo công an phường, Ban điều hành khu phố, tổ dân phố tăng cường quản lý người nhập cảnh trên địa bàn. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi giám sát tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh cư trú trên địa bàn; người cư trú trên địa bàn có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): * Đối với người nhập cảnh từ các vùng có người mắc cúm A (H1N1) đã được xác định: thực hiện các biện pháp giám sát cấp 1 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế) * Đối với người nhập cảnh cùng chuyến bay với người nghi ngờ nhiễm cúm A(H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 2 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế) * Đối với người nhập cảnh cùng chuyến bay với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 3 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế) * Đối với người có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 1 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế) * Đối với người có tiếp xúc thông thường với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 2 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế) * Đối với người có tiếp xúc gần (người chăm sóc, sống cùng hay tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch cơ thể của người có thể nhiễm hay đã xác định nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 3 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế) - Chuẩn bị sẵn sàng ít nhất một khu vực cách ly kiểm dịch tập trung đối với những người thuộc diện phải giám sát cấp 3 theo chỉ định của ngành y tế. c) Chỉ đạo Trưởng trạm y tế: - Phối hợp với đội cơ động tuyến quận để giám sát kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly điều trị để cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1) - Phối hợp với tuyến trên để tổ chức chuẩn đoán xác định và điều trị kịp thời hiệu quả - Phối hợp với Ủy ban mặt trận và Hội liên hiệp phụ nữ phường truyền thông giáo dục rộng rãi trong nhân dân hiểu biết rõ về dịch bệnh cúm A (H1N1) và cách phòng ngừa bệnh; vận động hội viên và nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường. Có kế hoạch tổng vệ sinh môi trường hàng tuần vào ngày thứ bảy trên địa bàn từ các hộ dân đến khu ăn ở, sinh hoạt và khu vực công cộng. d) Báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày cho Trung tâm Y tế Dự phòng quận để tổng hợp báo cáo cho Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận (Phòng Y tế). Nơi nhận báo cáo: Khoa kiểm soát dịch bệnh - Trung tâm Y tế Dự phòng quận số 99/6 Nơ Trang Long, phường 11, điện thoại (08)2.2423.138, fax: (08) 35512.359 hoặc email: [email protected]. đ) Hỗ trợ chi kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong cộng đồng. 2. Giao Phòng Y tế quận: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận ban hành chỉ thị khẩn cấp phòng chống dịch cúm A (H1N1), thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cúm A (H1N1) cấp quận và phường. Giám sát điểm cách ly cộng đồng tại quận khi có dịch bệnh xảy ra và công tác tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện quận. Theo dõi tình hình triển khai thực hiện ở các đơn vị và kịp thời báo cáo cho Thường trực Ủy ban nhân dân quận. 3. Giao Trung tâm Y tế Dự phòng quận: - Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Phân phối tờ bướm, tờ rơi với nội dung phòng chống bệnh đến các đơn vị. Tăng cường công tác thông tin giáo dục sức khỏe về dịch bệnh (nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng chống). - Thành lập 2 đội cơ động chống dịch cấp quận, được trang bị đầy đủ các phương tiện cho công tác phòng chống dịch: trực tiếp và phối hợp với tổ chống dịch tại các phường thực hiện bao vây dập dịch thanh khiết môi trường, nhà cửa; phối hợp chính quyền địa phương, các cơ quan, xí nghiệp thực hiện giám sát, kiểm dịch, lấy mẫu bệnh phẩm cách ly người bệnh và người tiếp xúc. - Tập huấn các quy trình kỹ thuật chuyên môn trong công tác phòng chống dịch cúm lây qua đường hô hấp cho các cán bộ y tế dự phòng quận; đội cơ động chống dịch cấp quận và tổ chống dịch cấp phường. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị theo cơ số của đội chống dịch cơ động cấp quận; kiểm tra và bổ sung cơ số trang thiết bị cho 20 tổ chống dịch phường. - Phối hợp với Phòng Y tế, Bệnh viện quận bố trí và xây dựng phương án khu vực cách ly kiểm dịch cộng đồng cấp quận tại Trạm y tế phường 11. - Báo cáo nhanh tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tình hình giám sát cách ly kiểm dịch hàng ngày gởi về Ủy ban nhân dân quận (Phòng Y tế) và Sở Y tế . 4. Giao Bệnh viện quận: - Chuẩn bị sẵn sàng khu điều trị cách ly. Tổ chức thu dung và cách ly điều trị, phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện đúng quy trình, hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị. Chuẩn bị đầy đủ thuốc và các phương tiện cần thiết cho chuẩn đoán và chữa trị cho người bệnh. - Tổ chức huấn luyện cho nhân viên của đơn vị và 20 trạm Y tế phường phương pháp chẩn đoán phát hiện sớm, phòng ngừa nhiễm bệnh và xử lý đúng quy định theo Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày 29/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1). 5. Giao Trạm Thú y quận: - Thực hiện công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi. Tăng cường giám sát dịch tễ trên địa bàn kết hợp Chi cục Thú y lấy mẫu xét nghiệm đánh giá, giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm A (H1N1, H5N1) tại các cơ sở chăn nuôi. Phối hợp kiểm soát chặt chẽ sản phẩm động vật ngoại nhập lưu hành trên địa bàn quận. - Chuẩn bị đầy đủ hóa chất tiêu độc sát trùng, cung cấp hóa chất, hướng dẫn người chăn nuôi gia súc, gia cầm thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ; xử lý chất thải chăn nuôi. - Hướng dẫn người chăn nuôi, giết mổ, chế biến; tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động tối thiểu như: khẩu trang, găng tay, kính, quần áo bảo hộ lao động. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay chân bằng nước xà bông để tránh mầm bệnh lây sang người. Người bị bệnh nhất là sốt, cảm cúm không được tiếp xúc, chăm sóc đàn heo. - Theo dõi cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, cung cấp thông tin về các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các cơ quan chức năng. - Phối hợp các ban quản lý các chợ tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch. - Hoàn tất việc tiêm phòng đợt 1 năm 2009 các loại bệnh theo quy định trong tháng 5/2009, sau đó tiếp tục tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi. 6. Giao Phòng Kinh tế quận: Chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra xử lý các điểm mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép. 7. Giao Công an quận: - Chỉ đạo công an phường lập danh sách những người nhập cảnh (nhất là những người đến hoặc trở về từ vùng có trường hợp mắc cúm A (H1N1), người có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1) theo yêu cầu của ngành y tế. Chỉ đạo các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tăng cường quản lý lập danh sách người nhập cảnh cư trú tại khách sạn, nhà nghỉ. - Hỗ trợ ngành y tế và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện giám sát, cách ly kiểm dịch theo quy định, nhất là đối với các trường hợp cưỡng chế cách ly đối với các đối tượng trong diện giám sát nhưng cố tình không tuân thủ theo yêu cầu. - Tiếp tục thực hiện các biện pháp phối hợp liên ngành kiểm tra ngăn chặn xử lý việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép. 8. Giao Phòng Giáo dục đào tạo: - Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường hướng dẫn cán bộ- công nhân viên người lao động và toàn thể học sinh từ cấp tiểu học trở lên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tuân thủ các biện pháp giám sát cách ly của ngành y tế khi có trường hợp bệnh xảy ra. - Báo cáo hàng ngày về phòng Y tế số ca mắc bệnh phát hiện tại các cơ sở trường học. 9. Giao Phòng Văn hóa Thông tin : - Chỉ đạo Bản tin Gia Định thực hiện các bài viết về biện pháp phòng chống dịch cúm A (H1N1) tại cộng đồng theo khuyến cáo của Bộ Y tế: * Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với dịch tiết hầu, họng. * Sử dụng thường xuyên thuốc sát trùng đường mũi họng. * Làm thông thoáng nơi ở, hạn chế sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. * Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì cách ly với mọi người và không đến nơi tụ tập đông người tốt nhất là ở nhà để phòng cho người không bị mắc bệnh. - Chỉ đạo chuyên trách Văn hóa thông tin các phường dán các áp phích, treo băng rôn, phối hợp với trạm y tế phường phát tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. 10. Giao Trung tâm Văn hóa: Có kế hoạch tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức xe loa phát thanh, panô, áp phích, băng rôn, tại các khu vực trung tâm quận để mọi người dân biết và cùng phối hợp thực hiện. 11. Giao Phòng Tài chính-Kế hoạch: Đảm bảo công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư thiết yếu cho công tác phòng chống dịch bệnh. 12. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ hướng dẫn nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Nhắc nhở, động viên nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện nghiêm túc các yêu cầu giám sát của ngành y tế và chính quyền địa phương. 13. Thiết lập 02 đường dây nóng của quận Bình Thạnh để tư vấn, trả lời thắc mắc của người dân liên quan đến cúm A (H1N1): + Bệnh viện quận: 0908.811464 và 3.8417.403 + Trung tâm Y tế Dự phòng quận: 0918.348.359 và 2.2423.138 Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung trên./. Nơi nhận: - Sở Y tế, TTYTDP thành phố; - TTQU, TT.HĐND/Q; - UBND quận: CT, các PCT; - UBMTTQ, Trưởng các đoàn thể quận; - Thành viên BCĐ CSSKND/Q; - VPQU: Chánh văn phòng; - VP.HĐND và UBND quận; C,PVP, THVX; - Các UBND phường; - Lưu: VT. - Các đơn vị phòng ban TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thị Ngọc Anh
{ "issuing_agency": "Quận Bình Thạnh", "promulgation_date": "18/05/2009", "sign_number": "03/2009/CT.UBND", "signer": "Trần Thị Ngọc Anh", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-36-KH-UBND-2023-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-thanh-pho-Da-Nang-560624.aspx
Kế hoạch 36/KH-UBND 2023 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 36/KH-UBND Đà Nẵng, ngày 20 tháng 02 năm 2023 KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2023 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Bố trí nguồn lực và đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là DNNVV) quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2021/NĐ-CP) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, thu hút vốn đầu tư cho phát triển, giải quyết việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. b) Xác định nhiệm vụ trọng tâm, các chương trình, cơ chế chính sách và phân công rõ trách nhiệm cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của thành phố trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV. c) Hỗ trợ cho DNNVV phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho DNNVV là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Khơi thông các điểm nghẽn, huy động, giải phóng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Nêu cao tinh thần đồng hành, chia sẻ sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp. Bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chính sách. 2. Yêu cầu a) Kế hoạch Hỗ trợ DNNVV năm 2023 phải phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2021-2025. b) Công tác hỗ trợ DNNVV cần bám sát các nội dung, quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ; đảm bảo đúng đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền quy định. c) Bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng, minh bạch, hiệu quả và thực chất; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, thuận lợi, an toàn và thân thiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. d) Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với các biến động; triển khai các giải pháp phát triển mô hình kinh doanh mới dựa trên đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế xanh. đ) Sử dụng hiệu quả kinh phí, tiết kiệm thời gian và bảo đảm thiết thực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. e) DNNVV trên địa bàn thành phố cần nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong việc tiếp cận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ. II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 1. Mục tiêu tổng quát a) Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNNVV trên địa bàn thành phố phát triển. Thúc đẩy DNNVV tăng trưởng về chất lượng và hiệu quả, hình thành các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực tiềm năng tạo động lực tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. b) Phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ số, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. c) Thúc đẩy hình thành liên kết giữa các DNNVV, giữa DNNVV và các doanh nghiệp dẫn dắt trong chuỗi (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước); Hỗ trợ DNNVV tham gia thành công cụm liên kết, chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 2. Mục tiêu cụ thể a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNNVV, phấn đấu nâng số doanh nghiệp đăng ký mới trong năm 2023 đạt 4.000 doanh nghiệp; số doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh đạt 50 doanh nghiệp. b) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo cho từ 20 - 25 doanh nghiệp; có khoảng 10 học viên được hỗ trợ chi phí đào tạo khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị; có từ 5 - 6 doanh nghiệp được hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh; có từ 30 - 32 doanh nghiệp được hỗ trợ về phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường; có từ 4 - 5 doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DNNVV. c) Tổ chức các lớp đào tạo, trong đó: 01 lớp Khởi sự kinh doanh, 01 lớp Quản trị doanh nghiệp cơ bản và 01 lớp Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu cho DNNVV. d) Hỗ trợ DNNVV thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh và nâng tỷ lệ DNNVV tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. đ) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ trong công tác giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, phấn đấu đạt 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính. III. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ, NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HỖ TRỢ 1. Đối tượng hỗ trợ a) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . b) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hỗ trợ DNNVV. 2. Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh a) Sở Khoa học và Công nghệ - Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND và Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND của UBND thành phố (có một số nội dung phù hợp với Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP). - Hỗ trợ ít nhất 02 doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. - Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo các chính sách hỗ trợ của thành phố. b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. 2. Hỗ trợ thông tin cho DNNVV a) Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình, Cổng thông tin điện tử UBND thành phố các thông tin về kế hoạch, chương trình, hoạt động hỗ trợ DNNVV; thông tin thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, các thông tin khác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. b) Sở Thông tin và Truyền thông: - Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo đài tăng cường truyền thông về các kế hoạch, chương trình, hoạt động hỗ trợ DNNVV; thông tin thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, các thông tin khác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. - Hỗ trợ, hướng dẫn và phổ biến đến các DNNVV trên địa bàn thành phố được miễn phí truy cập các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ DNNVV trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV (www.business.gov.vn) và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Cổng thông tin điện tử UBND thành phố. 3. Hỗ trợ tư vấn, pháp lý cho DNNVV a) Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện - Hướng dẫn và thông tin đến các DNNVV thuộc ngành, lĩnh vực quản lý tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành) theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . - Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền các kiến nghị, phản ánh của DNNVV trên địa bàn thành phố theo quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 4522/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND thành phố. - Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo cho các đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 7136/KH-UBND ngày 21/10/2019 của UBND thành phố về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2025 và Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của Chủ tịch UBND thành phố về Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025. b) Sở Tư pháp - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2025 theo Kế hoạch số 7136/KH-UBND ngày 21/10/2019 và Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND thành phố. - Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý của DNNVV trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025; Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng (VCCI) và các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố có giải pháp trong việc nâng cao nhận thức trong công tác hỗ trợ pháp lý; tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trong bối cảnh nhiều tranh chấp và vấn đề vướng mắc phát sinh do cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. c) Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV đánh giá hiện trạng và các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin Chuyển đổi số của thành phố tại địa chỉ chuyendoiso.danang.gov.vn. d) Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở: Công Thương, Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư; các đơn vị liên quan - Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, xu hướng khách, kế hoạch khai thác các đường bay của các hãng hàng không, kế hoạch xúc tiến du lịch, sự kiện, lễ hội của thành phố để các doanh nghiệp định hướng kinh doanh; hỗ trợ kết nối, khai thác nguồn khách. Hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động quảng bá xúc tiến. - Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh quảng bá tour tuyến, dịch vụ, sản phẩm thông qua các kênh truyền thông của thành phố (đài truyền hình, báo chí, website, các trang mạng xã hội...), tổ chức và tạo điều kiện để doanh nghiệp du lịch cùng tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, các chương trình ngoại giao,... trong và ngoài nước của thành phố để kết hợp quảng bá sản phẩm, dịch vụ. đ) Bảo hiểm xã hội thành phố phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nâng cao công tác tuyên truyền, tư vấn, đối thoại với doanh nghiệp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; nâng cao hiệu quả công tác vận động doanh nghiệp, người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN. 4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV a) Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các lớp đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cơ bản và quản trị doanh nghiệp chuyên sâu cho DNNVV (tổ chức 03 lớp đào tạo trong năm 2023). b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của DNNVV khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống (Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong DNNVV tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo) theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. c) Các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, tổ chức các lớp đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ; các chương trình hỗ trợ đào tạo trực tiếp cho doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực phụ trách. d) Sở Du lịch tổ chức miễn phí các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách, chuyển đổi số... cho doanh nghiệp du lịch (cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành, khu điểm du lịch, vận chuyển du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn). 5. Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . - Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đối với các DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . b) Cục Thuế thành phố - Hướng dẫn, tư vấn miễn phí các thủ tục hành chính về thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh. - Tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức đến các hộ kinh doanh về các lợi ích khi chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, nắm bắt nhu cầu, khó khăn, vướng mắc của các hộ kinh doanh khi chuyển đổi thành doanh nghiệp; hỗ trợ, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng đối với các trường hợp có nhu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp. - Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn kê khai miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. c) Các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện - Có trách nhiệm bố trí bộ phận tư vấn, hướng dẫn các DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . 6. Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo a) Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 21/12/2021 của UBND thành phố về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025” giai đoạn 2022-2025; triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên” và thực hiện đồng bộ với các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo khác. b) Sở Công Thương hỗ trợ phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho DNNVV thông qua các hoạt động: hỗ trợ doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế và trong nước; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... c) Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng - Tổ chức khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức xét tuyển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong chương trình ươm tạo. - Tiếp tục hoàn thiện không gian làm việc chung, không gian sáng chế, phòng thí nghiệm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Ươm tạo Khu công nghệ cao Đà Nẵng. d) Cục Thuế thành phố duy trì, quản lý, cập nhật thông tin chuyên mục “Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp” trên website ngành Thuế; hướng dẫn từ khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp cho đến việc khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật. 7. Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị a) Sở Công Thương - Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ cho DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; trong đó: + Hỗ trợ đào tạo cho học viên của doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị; + Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh: hỗ trợ về tư vấn đánh giá năng lực của DNNVV trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ tư vấn cho DNNVV cải tiến, nâng cao kỹ thuật, quy trình sản xuất nhằm cải thiện năng lực sản xuất...; + Hỗ trợ phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho DNNVV: hỗ trợ doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế và trong nước; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tìm kiếm thị trường và phát triển thương hiệu cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; + Hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DNNVV. - Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm của thành phố; tích hợp các doanh nghiệp vào chuỗi để tăng cường kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong chuỗi và người tiêu dùng thông qua các hoạt động: + Tổ chức các chương trình, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. + Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó ưu tiên DNNVV và doanh nghiệp công nghệ số tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. - Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả Nghị quyết số 324/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết số 53/2021/NQ-HĐND của HĐND thành phố về chính sách khuyến công, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch và phát triển công nghiệp hỗ trợ; trong đó, thực hiện hiệu quả về hỗ trợ ứng dụng MMTB, công nghệ mới, áp dụng sản xuất sạch hơn cho DNNVV. b) Sở Khoa học và Công nghệ - Hỗ trợ tối đa 50% chi phí kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 30 doanh nghiệp (tối đa không quá 10 triệu/01 doanh nghiệp/năm bao gồm chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo hóa đơn thực tế được cấp bởi các tổ chức kiểm định được chỉ định). - Đối với các nội dung còn lại tại khoản 4 và điểm a, b khoản 5 Điều 25 Mục 3 Chương IV Nghị định số 80/2021/NĐ-CP , thực hiện lồng ghép theo Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 23/02/2022 của UBND thành phố về tổng thể thực hiện Chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. c) Sở Thông tin và Truyền thông - Tổ chức các buổi làm việc thực tế với Bộ ngành, các cơ quan, nhà đầu tư về các Khu công nghệ thông tin, Khu công viên phần mềm của thành phố để khảo sát thông tin, cập nhật tình hình dự án và giải quyết các yêu cầu vướng mắc trong triển khai. - Phối hợp các sở, ban, ngành nghiên cứu, thực hiện kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế; trong đó, chú trọng lĩnh vực phần mềm, nội dung số, điện tử - viễn thông ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (AI, AR, VR, Blockchain, Fintech,...). - Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố quy định chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển. d) Sở Ngoại vụ - Hỗ trợ kết nối các DNNVV với các đối tác nước ngoài thông qua các đoàn khách quốc tế đến thành phố Đà Nẵng thông qua sắp xếp chương trình và tổ chức cho các đoàn khách quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng tìm hiểu môi trường đầu tư tại thành phố; kết nối các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và cung cấp thông tin về các cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp thành phố. - Tổ chức các chương trình kết nối doanh nghiệp với các thị trường trọng điểm theo định hướng của thành phố như: phối hợp với Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức Sự kiện kết nối Doanh nghiệp Việt - Nhật tại miền Trung; tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Đà Nẵng với doanh nghiệp kiều bào tại Châu Âu...; Sự kiện kết nối Doanh nghiệp trong một số các lĩnh vực như công nghệ thông tin, Fintech, đổi mới sáng tạo... đ) Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hỗ trợ cho DNNVV tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm (giai đoạn 1)1, trong đó: - Hỗ trợ đào tạo cho học viên của doanh nghiệp tham gia tập huấn sử dụng và triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc thực phẩm; - Hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại doanh nghiệp; - Hỗ trợ phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho DNNVV tham gia chuỗi (hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm). 8. Hỗ trợ lãi suất cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị a) Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối thông tin đến các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng để thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh theo quy định tại Mục 4 Chương IV Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . b) Sở Công Thương thông tin đến các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên địa bàn thành phố được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng để thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh. c) Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố thực hiện cho vay có hỗ trợ lãi suất cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước bố trí theo quy định tại Mục 4 Chương IV Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . 9. Hỗ trợ lãi suất, tiếp cận tín dụng a) Sở Tài chính tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 84/2022/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của Hội đồng Nhân dân thành phố quy định chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố: Tăng cường công tác tiếp xúc, gặp gỡ với khách hàng để nắm bắt các nhu cầu, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc; đồng thời, nâng cao chất lượng công tác tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ, thủ tục vay vốn. c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. d) Các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố: Thực hiện đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, bố trí các gói tín dụng cho DNNVV vay với lãi suất hợp lý. đ) Quỹ Đầu tư phát triển thành phố - Căn cứ tình hình thực tế, nghiên cứu và báo cáo UBND thành phố điều chỉnh lãi suất cho vay tại Quỹ với chi phí tài chính thấp nhất nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp được sử dụng vốn của Quỹ Đầu tư phát triển. - Phối hợp với các DNNVV đã vay vốn để thực hiện các thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị quyết số 60/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố2. 10. Hỗ trợ thuế, kế toán a) Cục thuế thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan: - Hướng dẫn, tuyên truyền công tác quản lý thuế và kê khai thuế theo phương pháp đơn giản đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ. Thực hiện các chính sách miễn, giảm, ưu đãi về thuế đối với DNNVV theo quy định của pháp luật về thuế, kịp thời triển khai, hướng dẫn các DNNVV áp dụng chính sách thuế khi có sự thay đổi liên quan đến DNNVV. - Tiếp tục đa dạng hóa các kênh hỗ trợ về thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thông tin về thuế dễ dàng, nắm bắt đầy đủ, kịp thời chính sách thuế mới. b) Sở Tài chính phân công cán bộ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán cho DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP . 11. Hỗ trợ khác a) Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ theo Nghị quyết số 62/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố Đà Nẵng quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng mới; đăng ký bảo hộ ở nước ngoài...). b) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, UBND các quận, huyện, Liên minh HTX thành phố, Hội Nông dân thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức hiệu quả các hoạt động hội chợ triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm Việt Nam uy tín, chất lượng, sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của thành phố, sản phẩm OCOP Đà Nẵng (việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp được lồng ghép trong các chính sách, chương trình của UBND thành phố như chương trình xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm OCOP, thương mại điện tử...). c) Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thuê lại đất, thuê nhà xưởng trong các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Ngân sách nhà nước: ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách thành phố. 2. Nguồn vốn hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. - Tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thành phố, tham mưu UBND thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. 2. Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện - Trên cơ sở Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao đưa các nội dung hỗ trợ DNNVV vào kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị mình; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV theo quy định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ, Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Kế hoạch này. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi có yêu cầu. 3. Sở Tài chính - Trên cơ sở dự toán kinh phí ngân sách hỗ trợ DNNVV năm 2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, căn cứ Kế hoạch hỗ trợ DNNVV được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 4. Các tổ chức đại diện doanh nghiệp và các tổ chức khác (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Đà Nẵng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng, các hội, hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng) - Tích cực tuyên truyền Nghị định số 80/2021/NĐ-CP , Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT và Kế hoạch này đến các DNNVV, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Chủ động tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho DNNVV trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ, Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Kế hoạch này. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi có yêu cầu. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố để xem xét, xử lý./. Nơi nhận: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c); - TTTU, TT HĐND thành phố; - CT, các PCT UBND TP; - Các Sở, ban, ngành; - UBND các quận, huyện; - Cục Thuế thành phố; - Cục Hải quan thành phố; - Bảo hiểm xã hội thành phố; - Ngân hàng Nhà nước VN - Chi nhánh TP ĐN; - Phòng TM&CN VN - Chi nhánh TP.ĐN; - Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp; - Các tổ chức đại diện doanh nghiệp; - Cổng TTĐT thành phố; - Các cơ quan thông tấn, báo chí; - Lưu: VT, KT, SKHĐT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hồ Kỳ Minh PHỤ LỤC I: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ DNNVV NĂM 2023 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/02/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng) ĐVT: đồng TT Nội dung hỗ trợ Số kinh phí NSNN hỗ trợ Số kinh phí DNNVV chi trả / học phí của học viên Số kinh phí tài trợ (nếu có) Tổng chi phí Căn cứ tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP Ghi chú (Dự kiến phương án thực hiện) a b c d đ e = c + d + đ g h I Hỗ trợ công nghệ cho DNNVV 9.400.000.000 400.000.000 9.800.000.000 Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11 NĐ 80/2021/NĐ-CP - Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất 9.000.000.000 đồng. - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 800.000.000 đồng. 1 Hỗ trợ công nghệ cho DNNVV 9.400.000.000 400.000.000 9.800.000.000 II Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo 2.265.000.000 1.125.000.000 3.390.000.000 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 1.340.000.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 2.050.000.000 đồng. 1 Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo 2.265.000.000 1.125.000.000 3.390.000.000 III Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV 528.266.000 172.289.000 700.555.000 Khoản 1, 2, 3 Điều 14 NĐ 80/2021/NĐ-CP Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 1 Đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp 528.266.000 172.289.000 700.554.000 2 Đào tạo trực tuyến 3 Đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến IV Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV Điều 13 NĐ 80/2021/NĐ-CP 1 Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV 2 Quản lý, vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên V Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị 3.190.000.000 1.405.000.000 4.595.000.000 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 1 Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị 3.190.000.000 1.405.000.000 4.595.000.000 - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 950.000.000 đồng - Sở Công Thương đề xuất 3.645.000.000 đồng. VI Quản lý hoạt động hỗ trợ DNNVV 476.600.000 476.600.000 - Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 297.100.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 179.500.000 đồng. 1 Quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV 297.100.000 297.100.000 Sở Kế hoạch và Đầu tư 2 Quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV 179.500.000 179.500.000 Sở Công Thương Tổng cộng (=I+II+III+IV+V+VI) 15.859.866.000 3.102.289.000 18.962.155.000 Kinh phí tại Phụ lục 1 là tổng hợp số liệu tại Phụ lục 2 + Phụ lục 3 PHỤ LỤC II: KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ DNNVV KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VỀ CÔNG NGHỆ; TƯ VẤN; HỖ TRỢ DNNVV KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO; HỖ TRỢ DNNVV THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ NĂM 2023 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/02/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng) ĐVT: đồng TT Hoạt động/ Nội dung ĐVT Số lượng Định mức hỗ trợ từ NSNN số kinh phí NSNN hỗ trợ (tối đa) Số kinh phí DNNVV chi trả Số kinh phí tài trợ (nếu có) Tổng chi phí Căn cứ tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP Ghi chú Tỷ lệ % Số kinh phí a b c d đ e g = d x e h i K = g + h + i l m I Hỗ trợ công nghệ cho DNNVV (=1+2+3+4) 9.400.000.000 400.000.000 9.800.000.000 - Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất 9.000.000.000 đồng. - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 800.000.000 đồng. 1 Hỗ trợ tư vấn giải pháp chuyển đổi số DN 9.000.000.000 9.000.000.000 Khoản 1 Điều 11 NĐ 80/2021/NĐ-CP 1.1 Hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ DN 60 50% 50.000.000 3.000.000.000 - 3.000.000.000 1.2 Hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa DN 60 50% 100.000.000 6.000.000.000 - 6.000.000.000 2 Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số DN - Khoản 2 Điều 11 NĐ 80/2021/NĐ-CP 2.1 Hỗ trợ thuê, mua giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp siêu nhỏ DN 50% 20.000.000 - 2.2 Hỗ trợ thuê, mua giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ DN 50% 50.000.000 - 2.3 Hỗ trợ thuê, mua giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa DN 50% 100.000.000 - 3 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp DN 2 50% 100.000.000 200.000.000 200.000.000 400.000.000 Khoản 3 Điều 11 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 4 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp DN 2 50% 100.000.000 200.000.000 200.000.000 400.000.000 Khoản 4 Điều 11 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, lồng ghép hỗ trợ theo QĐ 36/2016/QĐ-UBND II Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (=1+2+3+4+5+6) 2.265.000.000 1.125.000.000 3.390.000.000 - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 1.340.000.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 2.050.000.000 đồng. 1 Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung DN 65.000.000 25.000.000 90.000.000 Khoản 1 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 1.1 Hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung DN 2 100% 20.000.000 40.000.000 40.000.000 1.2 Hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng tại các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung DN 5 50% 5.000.000 25.000.000 25.000.000 50.000.000 Lập kế hoạch cho 12 tháng với giá trị tối đa là 60 triệu đồng/DN/năm 2 Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ DN 390.000.000 50.000.000 440.000.000 Khoản 2 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 2.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước DN 3 100% 30.000.000 90.000.000 90.000.000 2.2 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn về xây dựng bản mô tả sáng chế, bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu DN 5 100% 30.000.000 150.000.000 150.000.000 2.3 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước DN 2 100% 50.000.000 100.000.000 100.000.000 2.4 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn xác lập chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài DN 1 50% 50.000.000 50.000.000 50.000.000 100.000.000 3 Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới DN 340.000.000 190.000.000 530.000.000 Khoản 3 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 3.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn 150.000.000 150.000.000 3.1.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở DN 5 100% 10.000.000 50.000.000 50.000.000 3.1.2 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng DN 2 100% 50.000.000 100.000.000 100.000.000 3.2 Hỗ trợ chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường DN 0 50% 10.000.000 - - 3.3 Hỗ trợ chi phí thử nghiệm sản phẩm mới tại các đơn vị, tổ chức thử nghiệm sản phẩm hàng hóa DN 3 50% 30.000.000 90.000.000 90.000.000 180.000.000 3.4 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới DN 2 50% 50.000.000 100.000.000 100.000.000 200.000.000 4 Hỗ trợ tư vấn tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp DN 50% 100.000.000 - Khoản 4 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP 5 Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu DN 50.000.000 50.000.000 100.000.000 Khoản 5 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 5.1 Hỗ trợ chi phí tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong nước cho học viên của doanh nghiệp về xây dựng phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học DN 10 50% 5.000.000 50.000.000 50.000.000 100.000.000 Lập kế hoạch tối đa 3 học viên/DN với giá trị hỗ trợ là 15 triệu đồng/DN/năm 5.2 Hỗ trợ chi phí tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài DN 50% 50.000.000 - - Lập kế hoạch tối đa 2 học viên/DN với giá trị hỗ trợ là 100 triệu đồng/DN/năm 6 Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo DN 1.420.000.000 810.000.000 2.230.000.000 Khoản 6 Điều 22 NĐ 80/2021/NĐ-CP - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 180.000.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 2.050.000.000 đồng. 6.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế DN 5 50% 100.000.000 500.000.000 500.000.000 1.000.000.000 Sở Công Thương đề xuất 6.2 Hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế DN 5 50% 50.000.000 250.000.000 250.000.000 500.000.000 Điểm c Khoản 6 Điều 22 NĐ số 80/2021/NĐ-CP Sở Công Thương đề xuất 6.3 Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại DN 610.000.000 610.000.000 6.3.1 Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước DN 12 30.000.000 360.000.000 360.000.000 - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất hỗ trợ 2 DN: 60.000.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất hỗ trợ 10 DN: 300.000.000 đồng. 6.3.2 Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nước ngoài DN 5 50.000.000 250.000.000 250.000.000 Sở Công Thương đề xuất 6.4 Hỗ trợ chi phí tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo DN 2 50% 30.000.000 60.000.000 60.000.000 120.000.000 Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, lồng ghép theo Kế hoạch Số 216/KH-UBND III Hỗ trợ tư vấn (=A+B+C) - - A Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV (=1+2+3) - - 1 Hỗ trợ tư vấn cho DN siêu nhỏ - - Điểm a khoản 2 Điều 13 NĐ 80/2021/NĐ-CP 1.1 Tư vấn cho doanh nghiệp siêu nhỏ DN 100% 50.000.000 - 1.2 Tư vấn cho doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội (nếu có) DN 100% 70.000.000 - 2 Hỗ trợ tư vấn cho DN nhỏ - - Điểm b khoản 2 Điều 13 NĐ 80/2021/NĐ-CP 2.1 Tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ DN 50% 100.000.000 - 2.2 Tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là DN xã hội (nếu có) DN 50% 150.000.000 - 3 Hỗ trợ tư vấn cho DN vừa - Điểm c khoản 2 Điều 13 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3.1 Tư vấn cho doanh nghiệp vừa DN 30% 150.000.000 - 3.2 Tư vấn cho doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp xã hội (nếu có) DN 30% 200.000.000 - B Quản lý , vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên (=1+2+3) - - 1 Công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới, đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới Tư vấn viên 100% 300.000 - 2 Tổ chức hội nghị, hội thảo tổng kết, đánh giá mạng lưới tư vấn viên Hội nghị 100% - 3 Mua sắm, xây dựng phần mềm quản lý mạng lưới tư vấn viên; mua sắm, nâng cấp, duy trì hạ tầng phần cứng, dịch vụ đường truyền, máy chủ và dịch vụ liên quan khác... 100% - C Đào tạo, bồi dưỡng phát triển mạng lưới tư vấn viên* Khóa 100% - IV Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (=1+2+3+4+5) 3.190.000.000 1.405.000.000 4.595.000.000 - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 950.000.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 3.645.000.000 đồng. 1 Đào tạo* 100.000.000 105.000.000 205.000.000 Khoản 1 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Công Thương đề xuất 1.1 Hỗ trợ chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp Khóa 50% 50.000.000 - 1.2 Hỗ trợ chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị Học viên 10 50% 10.000.000 100.000.000 105.000.000 205.000.000 Điểm b Khoản 1 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP (Lập kế hoạch tối đa 3 học viên/DN với giá trị hỗ trợ là 30 triệu đồng/DN/năm) 2 Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh DN 390.000.000 390.000.000 Khoản 2 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Công Thương đề xuất 2.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của DNNVV trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị DN 3 100% 30.000.000 90.000.000 90.000.000 Điểm a Khoản 2 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 2.2 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn cải tiến, nâng cấp kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu kết nối, trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đầu chuỗi DN 3 100% 100.000.000 300.000.000 300.000.000 Điểm b Khoản 2 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3 Hỗ trợ phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường 1.800.000.000 750.000.000 2.550.000.000 Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Công Thương đề xuất 3.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế DN 5 50% 100.000.000 500.000.000 500.000.000 1.000.000.000 Điểm c Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3.2 Hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế DN 5 50% 50.000.000 250.000.000 250.000.000 500.000.000 Điểm d Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3.3 Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại 850.000.000 850.000.000 3.3.1 Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước DN 10 50.000.000 500.000.000 500.000.000 Điểm đ Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3.3.2 Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nước ngoài DN 5 70.000.000 350.000.000 350.000.000 Điểm đ Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3.4 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước DN 2 100% 50.000.000 100.000.000 100.000.000 Điểm e Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 3.5 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị DN 5 100% 20.000.000 100.000.000 100.000.000 Điểm g Khoản 3 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP 4 Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng 530.000.000 300.000.000 830.000.000 Khoản 4 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 4.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn 230.000.000 230.000.000 4.1.1 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở DN 3 100% 10.000.000 30.000.000 30.000.000 Lồng ghép theo Kế hoạch số 37/KH-UBND và QĐ số 36/2016/QĐ-UBND 4.1.2 Hỗ trợ hợp đồng tư vấn xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng DN 4 100% 50.000.000 200.000.000 200.000.000 Lồng ghép theo Kế hoạch số 37/KH-UBND và QĐ số 36/2016/QĐ-UBND 4.2 Chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường DN 30 50% 10.000.000 300.000.000 300.000.000 600.000.000 4.3 Chi phí cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật DN 0 100% 20.000.000 - - 5 Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng DN 370.000.000 250.000.000 620.000.000 Khoản 5 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP - Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 120.000.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 500.000.000 đồng. 5.1 Hỗ trợ chi phí thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chi phí chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng DN 4 100% 30.000.000 120.000.000 120.000.000 Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, lồng ghép theo Kế hoạch số 37/KH-UBND và Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND . 5.2 Hỗ trợ chi phí đặt hàng các cơ sở, viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ DN 50% 30.000.000 - - 5.3 Hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DNNVV DN 5 50% 50.000.000 250.000.000 250.000.000 500.000.000 Điểm c Khoản 5 Điều 25 NĐ 80/2021/NĐ-CP Sở Công Thương đề xuất V Quản lý hoạt động hỗ trợ DNNVV 476.600.000 476.600.000 - Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 299.100.000 đồng. - Sở Công Thương đề xuất 179.500.000 đồng. 1 Quản lý chung 297.100.000 297.100.000 02% tổng kinh phí NSNN hỗ trợ DNNVV để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 2 Quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV về công nghệ; hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ tư vấn; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; 179,500,000 179,500,000 5% kinh phí NSNN hỗ trợ DN của đơn vị để thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV Sở Công Thương đề xuất Tổng cộng (=I+II+III+IV+V) 15.331.600.000 2.930.000.000 18.261.600.000 PHỤ LỤC III: KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ DNNVV VỀ ĐÀO TẠO NĂM 2023 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/02/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng) ĐVT: đồng TT Nội dung (khóa đào tạo/địa bàn) Số khóa đào tạo Số học viên tham dự Tổng chi phí Phân chia nguồn Căn cứ tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP Ghi chú NSNN hỗ trợ Nguồn thu học phí của học viên Nguồn tài trợ (nếu có) a b c d đ=(e + g + h) e g h i k I Đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp (=1+2+3+4) 700.555.000 528.266.000 172.289.000 Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 1 Khóa đào tạo khởi sự kinh doanh 1 100 126.260.000 126.260.000 0 Khoản 1 Điều 14 NĐ 80/2021/NĐ-CP 2 Khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản 1 100 210.949.000 147.664.000 63.285.000 Khoản 1 Điều 14 NĐ số 80/2021/NĐ-CP 3 Khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu 1 50 363.346.000 254.342.000 109.004.000 Khoản 1 Điều 14 NĐ 80/2021/NĐ-CP 4 Khóa đào tạo tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến Khoản 3 Điều 14 NĐ 80/2021/NĐ-CP II Đào tạo tao trực tuyến* (=1+2) 1 Hệ thống đào tạo trực tuyến Elearning (chỉ áp dụng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương có hệ thống) Điểm a khoản 2 Điều 14 NĐ số 80/2021/NĐ-CP 2 Đào tạo qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn Điểm b khoản 2 Điều 14 NĐ số 80/2021/NĐ-CP III Hình thức đào tạo kết hợp * (=1+2+3+4+5) 1 100% học viên học trực tiếp giảng viên dạy trực tuyến toàn bộ 2 100% học viên học trực tiếp; giảng viên dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến 3 30% học viên trở lên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến; giảng viên dạy trực tiếp toàn bộ 4 30% học viên trở lên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến; giảng viên dạy trực tuyến toàn bộ. 5 30% học viên trở lên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến; giảng viên dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến. IV Hoạt động lựa chọn bên cung cấp theo quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu có) Tổng cộng (=I+II+III+IV) 700.555.000 528.266,000 172.289.000 PHỤ LỤC IV: DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO DNNVV NĂM 2023 (Theo nội dung dự toán kinh phí đào tạo của Sở Công Thương tại Phụ lục II) (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/02/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng) ĐVT: đồng TT Nội dung ĐVT Số lượng Số ngày Đơn giá Thành tiền Ghi chú II Hỗ trợ chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị 205.000.000 1 Học phí người 10 15.000.000 150.000.000 2 Chi phí ăn ở cho học viên người 10 3.000.000 30.000.000 3 Chi phí đi lại cho học viên người 10 2.500.000 25.000.000 1 Đây là 01 hợp phần của Đề án “Xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030”. 2 Quy định hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng để thực hiện dự án phục hồi, mở rộng sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "20/02/2023", "sign_number": "36/KH-UBND", "signer": "Hồ Kỳ Minh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-61-2008-TT-BQP-che-do-phu-cap-chuc-vu-lanh-dao-phu-cap-kiem-nhiem-can-bo-trong-quan-doi-286652.aspx
Thông tư 61/2008/TT-BQP chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ trong quân đội mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 61/2008/TT-BQP Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM, PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN, THANH NIÊN, PHỤ NỮ VÀ HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRONG QUÂN ĐỘI Căn cứ Nghị định số 204/NĐ-CP, 205/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc ban hành chế độ tiền lương mới; Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư quy định chế độ tiền lư­ơng mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, đoàn thể; Thông t­ư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục, Bộ Quốc phòng h­ướng dẫn áp dụng thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn, thanh niên, phụ nữ và hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non trong quân đội như sau: I. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn áp dụng thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ bầu cử của tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ và cán bộ bổ nhiệm là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non trong quân đội. 2. Đối tượng áp dụng a) Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở (4 cấp, 3 cấp, 2 cấp, 1 cấp); công đoàn cơ sở thành viên; công đoàn bộ phận. b) Chủ tịch, phó chủ tịch hội phụ nữ cơ sở (3 cấp, 2 cấp, 1 cấp); chi hội phụ nữ. c) Bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở (3 cấp, 2 cấp, 1 cấp); liên chi đoàn. II. Các chế độ phụ cấp 1. Chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo Áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non trong quân đội và cán bộ chuyên trách (nơi có biên chế chuyên trách) của các tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ cơ sở. Mức hưởng theo hệ số lương tối thiểu chung. Cụ thể như sau: a) Đối với các doanh nghiệp: - Ở những doanh nghiệp có chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ chuyên trách: lương ngạch, bậc chuyên môn nghiệp vụ cộng với phụ cấp của chủ tịch công đoàn ngang lương phó giám đốc; lương cộng với phụ cấp của bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ ngang lương kế toán trưởng. - Phó chủ tịch công đoàn chuyên trách hưởng phụ cấp bằng phụ cấp chức vụ trưởng phòng doanh nghiệp; phó bí thư đoàn chuyên trách, phó chủ tịch hội phụ nữ chuyên trách hưởng phụ cấp bằng phụ cấp chức vụ phó phòng doanh nghiệp. b) Đối với cơ quan, đơn vị: Các chức vụ bầu cử chuyên trách chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, phụ nữ; bí thư, phó bí thư đoàn thanh niên được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương ứng mức phụ cấp trách nhiệm cho các cấp quy định tại tiết b điểm 3, Mục II Thông tư này. c) Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non: - Đối với trường mầm non hạng 1: Hiệu trưởng: hệ số 0,35 so với lương tối thiểu. Phó hiệu trưởng: hệ số 0,25 so với lương tối thiểu. - Đối với trường mầm non hạng 2: Hiệu trưởng: hệ số 0,25 so với lương tối thiểu. Phó hiệu trưởng: hệ số 0,15 so với lương tối thiểu. 2. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm Áp dụng đối với chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ cơ sở ở các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp có chỉ tiêu biên chế chuyên trách nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm Áp dụng đối với cán bộ bầu cử giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, phó bí thư tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ cơ sở nơi không có biên chế chuyên trách; chưa được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của các chức vụ chính quyền. Việc phân cấp các loại hình tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ thực hiện theo các quy định, hư­ớng dẫn của Tổng cục Chính trị về tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. a) Mức hưởng đối với doanh nghiệp: Cán bộ được bầu giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, bí thư, phó bí thư liên chi đoàn, chủ tịch, phó chủ tịch chi hội phụ nữ, được hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số 0,15 đến 0,5 so với lương tối thiểu. Trên cơ sở đề nghị của Đảng ủy cơ sở; tình hình phân hạng doanh nghiệp; số lượng thành viên và tổ chức thuộc quyền của đơn vị cơ sở, cấp trên trực tiếp quyết định mức hưởng đối với từng chức danh. b) Mức hưởng đối với cơ quan, đơn vị: - Đối với tổ chức cơ sở 3 cấp: Chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn cơ sở: hệ số 0,5 so với lương tối thiểu; phó chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch hội phụ nữ, phó bí thư đoàn cơ sở: hệ số 0,35 so với lương tối thiểu. Chủ tịch công đoàn bộ phận, bí thư liên chi đoàn, chi hội tr­ưởng phụ nữ: hệ số 0,25 so với lương tối thiểu; phó chủ tịch công đoàn bộ phận, phó bí thư liên chi đoàn, chi hội phó phụ nữ: hệ số 0,15 so với lương tối thiểu. - Đối với tổ chức cơ sở 2 cấp: Chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn cơ sở: hệ số 0,35 so với lương tối thiểu; phó chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch hội phụ nữ, phó bí thư đoàn cơ sở: hệ số 0,25 so với lương tối thiểu. - Đối với tổ chức cơ sở 1 cấp: Chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn cơ sở: hệ số 0,25 so với lương tối thiểu. Phó chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch hội phụ nữ, phó bí thư đoàn cơ sở, hệ số 0,15 so với lương tối thiểu. III. Tổ chức thực hiện 1. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi có quyết định bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền. Cán bộ công đoàn, thanh niên, phụ nữ do bầu cử được hưởng các chế độ phụ cấp kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả bầu cử. 2. Khoản phụ cấp nói trên được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. 3. Kinh phí bảo đảm: a) Đối với các doanh nghiệp đư­­ợc hoạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh. b) Đối với cơ quan, đơn vị hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước do ngân sách quốc phòng chi trả. 4. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 264/QĐ-TT ngày 14 tháng 02 năm 1997 của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn, thanh niên, phụ nữ trong quân đội. Chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2008. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để xem xét giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Văn Được
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "14/04/2008", "sign_number": "61/2008/TT-BQP", "signer": "Nguyễn Văn Được", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-dinh-11-2015-ND-CP-giao-duc-the-chat-hoat-dong-the-thao-trong-nha-truong-265320.aspx
Nghị định 11/2015/NĐ-CP giáo dục thể chất hoạt động thể thao trong nhà trường mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------------------ Số: 11/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2015 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO TRONG NHÀ TRƯỜNG Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 2. Nghị định này áp dụng đối với các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường trung cấp, trường cao đẳng; trường đại học, học viện, đại học vùng và đại học quốc gia (sau đây gọi chung là nhà trường) và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 3. Nghị định này không áp dụng về giáo dục thể chất đối với các trường đào tạo chuyên ngành thể dục, thể thao. Điều 2. Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường 1. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Điều 3. Chương trình môn học Giáo dục thể chất 1. Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. 2. Thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non; b) Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương. Điều 4. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao 1. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật Giáo dục. 2. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao thực hiện các quyền, nghĩa vụ, được hưởng các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi đặc thù khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương theo thẩm quyền ban hành quy định về vị trí việc làm và hướng dẫn cụ thể việc xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc, trong đó có vị trí và số lượng giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đối với các trường công lập. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý vị trí việc làm, trong đó có vị trí và số lượng giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đối với các trường công lập thuộc phạm vi quản lý. 5. Các nhà trường bảo đảm giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao để thực hiện chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 5. Hoạt động thể thao và thi đấu thể thao 1. Hoạt động thể thao a) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao trong trường trung cấp, trường cao đẳng; b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường đại học, học viện, đại học vùng và đại học quốc gia. 2. Thi đấu thể thao Thi đấu thể thao gồm: a) Các đại hội thể thao học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế; b) Các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế. 3. Thẩm quyền quyết định thi đấu thể thao a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức đại hội thể thao, các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên quy mô toàn quốc và thành lập các đoàn thể thao học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia đại hội thể thao, các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên quốc tế; b) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đăng cai tổ chức đại hội thể thao và các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên quốc tế tại Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 6. Tài chính và cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường 1. Tài chính cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành; từ nguồn thu sự nghiệp của các nhà trường; nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác. 2. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, bao gồm: Sân, bãi tập, nhà tập luyện đa năng, phòng tập, bể bơi, các trang thiết bị và các điều kiện bảo đảm an toàn để thực hiện có hiệu quả chương trình môn học Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao phù hợp với mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. 3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cân đối ngân sách để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao cho các trường công lập trực thuộc; tạo điều kiện cho các nhà trường được sử dụng các công trình thể thao trên địa bàn phục vụ công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 4. Ủy ban nhân dân các cấp quy hoạch quỹ đất dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường theo tiêu chuẩn quốc gia; thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng đối với các trường tư thục để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 5. Các nhà trường bảo đảm việc đầu tư xây dựng và sử dụng đúng mục đích cơ sở vật chất dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Thể dục, thể thao, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. Điều 7. Xã hội hóa giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao phục vụ công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 2. Các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, được bảo đảm quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các nhà trường có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ thể thao, các hội thể thao học sinh, sinh viên hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 4. Khuyến khích đầu tư các công trình phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các nhà trường theo hình thức đối tác công - tư. Điều 8. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Điều 9. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương theo thẩm quyền tổ chức thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "31/01/2015", "sign_number": "11/2015/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-04-2013-TT-BYT-huong-dan-viec-phe-duyet-ap-dung-gia-dich-vu-kham-chua-170347.aspx
Thông tư 04/2013/TT-BYT hướng dẫn việc phê duyệt áp dụng giá dịch vụ khám chữa
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2013/TT-BYT Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC PHÊ DUYỆT VÀ ÁP DỤNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THUỘC CÁC BỘ, NGÀNH KHÁC QUẢN LÝ Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Khoản 4 Điều 88 Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn việc phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc các bộ, ngành khác quản lý. Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định việc phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc các bộ, ngành khác quản lý, bao gồm cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bộ, ngành). 2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc Bộ Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc địa phương quản lý. Điều 2. Quy định việc phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 1. Đối với các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp các bộ, ngành: Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với từng cơ sở. 2. Đối với trạm y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trạm y tế quân dân y, phòng khám quân dân y: Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) quy định đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn của địa phương đó. 3. Đối với bệnh xá quân dân y: Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với phòng khám đa khoa khu vực của địa phương đó. 4. Đối với các bệnh viện hạng II, III, IV thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp các Bộ, ngành còn lại (bao gồm cả bệnh viện quân dân y): Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng hạng của địa phương đó. 5. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bộ, ngành chưa thực hiện việc xếp hạng thì cơ quan quản lý về y tế của bộ, ngành phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất việc áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng hạng của địa phương đó trong thời gian chờ xếp hạng theo quy định của Bộ Y tế. 6. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bộ, ngành thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chưa có trong quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của địa phương thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bộ, ngành phải thực hiện xây dựng phương án giá theo hướng dẫn của Bộ Y tế và báo cáo Bộ Y tế xem xét, quyết định. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Cơ quan quản lý về y tế của bộ, ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xếp hạng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc xếp hạng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Bộ Y tế. 2. Căn cứ quy định của Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm: a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Xây dựng phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế và gửi Bộ Y tế đề nghị phê duyệt; b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 2 Thông tư này: gửi văn bản báo cáo việc áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (nêu rõ sẽ áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương đương với hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên địa bàn mà cơ sở đó đặt trụ sở) kèm theo bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn mà cơ sở đó đặt trụ sở và quyết định phân hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có), đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở mình. Điều 4. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp 1. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 5 Điều 2 Thông tư này: trong thời gian chờ Bộ Y tế phê duyệt giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc chờ cơ quan quản lý về y tế của bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất việc áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì được tiếp tục thực hiện việc thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đến khi có bảng giá mới thay thế. 2. Đối với người bệnh đã vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bộ, ngành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục áp dụng mức thu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho đến khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế xem xét, giải quyết ./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGXV, Công báo, Cổng TTĐT CP); - Bộ trưởng (để b/c); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Y tế các Bộ, ngành; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, VPB; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Lưu: VT, PC, KCB, BHYT, KHTC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "21/01/2013", "sign_number": "04/2013/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Thị Xuyên", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-31-2021-TT-BTC-ap-dung-quan-ly-rui-ro-trong-quan-ly-thue-474647.aspx
Thông tư 31/2021/TT-BTC áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/2021/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2021 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp, bao gồm: 1. Thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin liên quan đến người nộp thuế phục vụ quản lý rủi ro. 2. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế. 3. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế tương ứng với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người nộp thuế. 2. Cơ quan thuế. 3. Công chức thuế. 4. Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế. 2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin về thuế và liên quan đến thuế được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. 3. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan thuế về chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. 4. Tiêu chí đánh giá tuân thủ là các tiêu chuẩn để đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. 5. Chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. 6. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. 7. Quản lý tuân thủ pháp luật thuế là việc cơ quan thuế thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro, phân tích hành vi của người nộp thuế, từ đó sử dụng nguồn lực hợp lý cho các biện pháp quản lý phù hợp với từng mức độ, nhằm khuyến khích tuân thủ và phòng ngừa hành vi không tuân thủ. 8. Phân tích rủi ro người nộp thuế là việc phân tích các thông tin về người nộp thuế nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế dẫn đến khả năng gây thất thu ngân sách nhà nước về thuế. 9. Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro. 10. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các tiêu chuẩn để đánh giá phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế. 11. Chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí phân loại mức độ rủi ro. 12. Đánh giá rủi ro là việc phân loại, xem xét, đối chiếu mức độ rủi ro với các chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro và việc xử lý các rủi ro trước đó để sắp xếp thứ tự ưu tiên. 13. Dấu hiệu rủi ro là yếu tố mang giá trị thông tin phản ánh sự tiềm ẩn của hành vi vi phạm pháp luật. 14. Dấu hiệu vi phạm về thuế là yếu tố mang giá trị thông tin, làm cơ sở nhận diện hành vi vi phạm pháp luật về thuế. 15. Giám sát trọng điểm là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với người nộp thuế (được đánh giá) rủi ro cao về thuế hoặc không tuân thủ pháp luật thuế theo từng lĩnh vực hoạt động, từng địa bàn trong từng thời kỳ. 16. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế (sau đây gọi là ứng dụng quản lý rủi ro) là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế. 17. Phân đoạn người nộp thuế là việc cơ quan thuế phân chia người nộp thuế thành những nhóm có đặc điểm chung để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. 18. Phân loại theo phương pháp học máy (machine learning) là thực hiện các thuật toán tính toán, thống kê trên máy tính để xác định các mô hình, hàm số, chỉ số giúp phân loại, dự báo mức độ rủi ro. 19. Phương pháp xếp hạng theo danh mục là phương pháp đánh giá người nộp thuế qua đối chiếu với các tiêu chí, chỉ số về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế, được sắp xếp theo các nhóm tương ứng với mỗi mức xếp hạng. Người nộp thuế đạt một mức xếp hạng cụ thể nếu được đánh giá thỏa mãn tiêu chí, chỉ số trong nhóm tiêu chí, chỉ số tương ứng với mức xếp hạng đó. 20. Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm là phương pháp đánh giá người nộp thuế trên cơ sở điểm số của các tiêu chí, chỉ số về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế. Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro 1. Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế. 2. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật. 3. Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư này trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư này và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế. 4. Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện: a) Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp. b) Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro. 5. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. 6. Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 7. Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền. 8. Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo. Điều 5. Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế Mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây: 1. Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm. 2. Phương pháp học máy. 3. Phương pháp xếp hạng theo danh mục. Điều 6. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro về thuế Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự sau: 1. Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro Cơ quan thuế thực hiện rà soát các rủi ro, sai phạm thường gặp của người nộp thuế trong việc thực hiện quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 hoặc quy định hiện hành để xác định các rủi ro chính cần được xử lý, người nộp thuế có rủi ro lớn và hướng xử lý. 2. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro Thông tin quản lý rủi ro được thu thập, xử lý theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp thông tin kê khai sai, không đầy đủ phát hiện trong quá trình phân tích rủi ro, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp, giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu và thời hạn thông báo của cơ quan thuế để đảm bảo đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được chính xác. 3. Thiết lập, cập nhật các chỉ số để phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế Căn cứ kết quả đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này, thông tin quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập, cập nhật các chỉ số tiêu chí, trọng số dùng đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế. 4. Phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế; xác định mức độ rủi ro người nộp thuế; xác định mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các trường hợp giám sát trọng điểm Người nộp thuế được phân đoạn theo điều kiện xác định phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ khi thực hiện việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế. Việc thực hiện phân tích, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện bằng các phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này. 5. Căn cứ kết quả xác định mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để áp dụng biện pháp quản lý thuế và xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể đối với người nộp thuế. 6. Theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế. 7. Thực hiện thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, thông tin; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế. Chương II THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN QUẢN LÝ RỦI RO Điều 7. Thông tin quản lý rủi ro Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm: 1. Thông tin trong cơ quan thuế a) Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; thông tin về nhân thân các thành viên sáng lập, chủ sở hữu và người đại diện pháp luật của người nộp thuế; đăng ký và sử dụng lao động; thông tin về trạng thái người nộp thuế; số lần thay đổi các thông tin đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; tình hình góp vốn của các thành viên; ngành nghề kinh doanh chính; b) Thông tin về các hồ sơ khai thuế; nộp thuế; nợ thuế; ưu đãi, miễn, giảm thuế; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế; hoàn thuế; đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; thông tin khiếu nại, tố cáo; thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; thông tin về giao dịch liên kết; c) Các thông tin khác. 2. Thông tin thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp a) Thông tin về người nộp thuế thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế hoặc theo quy định hiện hành; b) Thông tin từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế mà Việt Nam là thành viên. 3. Thông tin khác có liên quan đến người nộp thuế. Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro 1. Nguồn thu thập thông tin a) Từ hệ thống thông tin trong cơ quan thuế; b) Từ phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế; c) Từ phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; d) Tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của pháp luật; đ) Thông tin liên quan đến hoạt động của người nộp thuế thu thập được trong quá trình quản lý thuế; e) Mua thông tin theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; g) Tiếp nhận thông tin liên quan đến thuế từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; h) Từ các nguồn thông tin có liên quan khác theo quy định của pháp luật. 2. Hình thức thu thập thông tin a) Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử (e-mail), trao đổi qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế; tin nhắn và cuộc gọi đến số điện thoại được cơ quan thuế công bố chính thức; b) Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy; c) Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác. 3. Xử lý thông tin thu thập a) Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin; b) Phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin từ các nguồn theo từng nhóm thông tin phục vụ khai thác, phân tích thông tin; c) Phân tích thông tin, xem xét, phát hiện các yếu tố cấu thành nội dung thông tin phục vụ quản lý rủi ro; d) Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích để làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập phục vụ phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Điều 9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro 1. Ứng dụng quản lý rủi ro, cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được xây dựng, quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế, đảm bảo thông tin làm cơ sở đánh giá rủi ro được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời nhờ việc kết nối trao đổi thông tin với các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử thuế và các hệ thống thông tin dữ liệu liên quan Trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc lỗi đường truyền, việc cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ thông tin trên hệ thống được thực hiện ngay khi sự cố, lỗi hệ thống được khắc phục. 2. Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo quy định của pháp luật. 3. Tổng cục Thuế quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, công chức thuế các cấp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác, sử dụng ứng dụng quản lý rủi ro phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ thuế. Chương III ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ VÀ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG QUẢN LÝ THUẾ Điều 10. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế 1. Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau: a) Mức 1: Tuân thủ cao. b) Mức 2: Tuân thủ trung bình. c) Mức 3: Tuân thủ thấp. d) Mức 4: Không tuân thủ. 2. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được phân loại dựa trên các tiêu chí quy định tại Phụ lục I Thông tư này. 3. Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau: a) Đối với người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này; b) Đối với người nộp thuế thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ. Điều 11. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp 1. Phân loại mức độ rủi ro tổng thể a) Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau: a.1) Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp. a.2) Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp. a.3) Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình. a.4) Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao. a.5) Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao. b) Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư này. c) Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp c.1) Đối với người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này; c.2) Theo yêu cầu công tác quản lý thuế trong từng thời kỳ, người nộp thuế thuộc các mức rủi ro có thể tiếp tục được phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế a) Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau: a.1) Rủi ro cao. a.2) Rủi ro trung bình. a.3) Rủi ro thấp. b) Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại khoản 1 Điều này và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư này. c) Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại Chương IV Thông tư này. Điều 12. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân 1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau: a) Rủi ro cao. b) Rủi ro trung bình. c) Rủi ro thấp. 2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này. 3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này. Chương IV ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế 1. Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện: a) Quản lý tuân thủ pháp luật thuế; b) Quản lý rủi ro về đăng ký thuế; c) Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế; d) Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế; đ) Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; e) Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; g) Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ; h) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm; i) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân; k) Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế. 2. Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật, quản lý thông tin người nộp thuế có rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý thuế trong toàn ngành thuế. 3. Tổng cục Thuế quy định chi tiết định kỳ việc đánh giá, lập danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này để xác định trọng điểm trong công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ. 4. Nếu có thông tin nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, qua đơn thư tố cáo, qua thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, thay đổi biện pháp quản lý thuế khác theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều 14. Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế Căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế được quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ như sau: 1. Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế. 2. Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ: a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế; b) Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế; c) Được phân loại rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với các mức rủi ro người nộp thuế quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư này. Điều 15. Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân Căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo quy định. 1. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh a) Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau: a.1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; a.2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan. b) Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo; c) Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo. 2. Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) a) Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành; b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo. Trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập thì được kiểm soát qua việc phân tích dấu hiệu rủi ro của tổ chức chi trả thu nhập. 3. Đối với cá nhân có các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất a) Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định hiện hành đối với cá nhân và tổ chức có liên quan; b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo. Điều 16. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý về đăng ký thuế Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về đăng ký thuế tại Điều 13 Thông tư này để cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. 1. Trường hợp người nộp thuế có thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp: a) Rủi ro cao: Cơ quan thuế nơi chuyển đi và cơ quan thuế nơi chuyển đến phối hợp thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, thanh tra hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định pháp luật hiện hành; b) Rủi ro trung bình: Cơ quan thuế nơi chuyển đến thực hiện đưa vào giám sát, đề nghị người nộp thuế giải trình bổ sung thông tin tài liệu khi có yêu cầu của cơ quan thuế; c) Rủi ro thấp: Chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật người nộp thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo. 2. Trường hợp người nộp thuế thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh a) Rủi ro cao: Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý thuế theo quy định, phù hợp với tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế để xử lý kịp thời nợ thuế, hóa đơn, hành vi vi phạm (nếu có); b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện các biện pháp quản lý thuế theo quy định; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo. 3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế Ưu tiên theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống thấp để thực hiện thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định. Cập nhật trạng thái giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với các trường hợp đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định. Áp dụng các biện pháp đôn đốc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể, phá sản, ngừng hoạt động theo quy định. 4. Đối với trường hợp còn lại: Thường xuyên rà soát các trường hợp có dấu hiệu rủi ro cao để xác định danh sách cần kiểm tra, xác minh tình trạng hoạt động tại địa điểm kinh doanh. Điều 17. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hồ sơ khai thuế tại Điều 13 Thông tư này để áp dụng biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ khai thuế. 1. Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế theo quy định; 2. Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro hồ sơ khai thuế của người nộp thuế cho kỳ đánh giá tiếp theo. Điều 18. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế Cơ quan thuế phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoặc các quy định hiện hành. Đối với phân loại hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro, căn cứ kết quả phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ hoàn thuế như sau: 1. Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế a) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau Trong 12 tháng liên tục tính từ đầu năm tài chính, người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế liên tiếp được đánh giá là rủi ro cao: a.1) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề khác nhau về tổng số điểm rủi ro hoặc điểm rủi ro tại mỗi tiêu chí, chỉ số khác nhau: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. a.2) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề giống nhau về tổng số điểm và số điểm tại mỗi tiêu chí, chỉ số; hoặc hồ sơ hoàn thuế đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề có số điểm rủi ro tại mỗi chỉ số thấp hơn dẫn đến tổng điểm rủi ro thấp hơn tương ứng: - Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế không phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế. - Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế. b) Hồ sơ hoàn thuế thuộc các loại rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. c) Trường hợp, sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; việc phê duyệt thay đổi áp dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ. 2. Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế a) Việc sắp xếp thứ tự kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở tổng điểm rủi ro từ cao xuống thấp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế: a1) Rủi ro cao (đối với hồ sơ hoàn thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế; a2) Rủi ro trung bình: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế; a3) Rủi ro thấp: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế; a4) Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế có thể kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế sớm hơn thời hạn nêu trên. b) Tổng cục Thuế quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; kết hợp với thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế theo quy định. Điều 19. Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế 1. Cơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo: a) Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm; b) Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm. 2. Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh, tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau: a) Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống. b) Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều này. c) Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình. d) Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 3. Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế. Điều 20. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế thực hiện việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, có xem xét đến mức độ rủi ro để ưu tiên xử lý hoặc tăng cường đôn đốc. 1. Rủi ro cao: Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế lựa chọn người nộp thuế có khả năng thu hồi được số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, người nộp thuế có số thuế nợ lớn, người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn, người nộp thuế xuất cảnh ra nước ngoài để thực hiện tăng tần suất đôn đốc; hoặc ưu tiên triển khai trước trong danh sách người nôp thuế cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; 2. Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện theo dõi, đôn đốc và áp dụng các biện pháp thu nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 21. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế 1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý như sau: a) Rủi ro cao: Đưa vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra thực hiện chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành; quyết định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu; b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn. Tổng cục Thuế quy định phương pháp chọn mẫu phù hợp theo yêu cầu quản lý thuế của từng địa phương, trong từng thời kỳ. 2. Áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ khác Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác và các thông tin nghiệp vụ, cơ quan thuế quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ. Điều 22. Kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế 1. Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là người nộp thuế có một trong các dấu hiệu sau: a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế. b) Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ. c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế. d) Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế quy định tại Điều 10, danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế. 2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp tại khoản 1 Điều này. 3. Tổng cục Thuế quy định cụ thể việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ. Điều 23. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế 1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung sau: a) Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro; b) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế; c) Việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; d) Đánh giá hiệu quả của các tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế. 2. Biện pháp kiểm tra, đánh giá a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro; b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế; c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp. 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên; Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể. Điều 24. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ 1. Thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung sau: a) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ; b) Kết quả và hiệu quả thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ. Cụ thể: b.1) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý mà cơ quan thuế các cấp triển khai trên cơ sở phân tích, xác định rủi ro theo từng phân đoạn người nộp thuế; b.2) Kết quả thực tế và kết quả mong đợi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông qua việc đo lường tuân thủ. c) Việc áp dụng quy trình minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ; d) Việc cải thiện mức độ tuân thủ tổng thể của các nhóm người nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác nhau; đ) Về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả theo các mục tiêu đề ra. 2. Biện pháp giám sát, đánh giá a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ; b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả thực hiện; c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp. 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên, báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo yêu cầu về tiến độ triển khai kế hoạch nâng cao tuân thủ. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 25. Trách nhiệm thi hành 1. Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này. 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này có trách nhiệm ban hành: a) Các chỉ số tiêu chí quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ; định kỳ hàng năm có thể thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung chỉ số tiêu chí đảm bảo tính cập nhật, phù hợp thực tế; b) Các quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp, công chức thuế và biện pháp thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; điểm số, trọng số và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý thuế; c) Các quy trình, quy chế, quy định, hướng dẫn việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. 3. Đơn vị Quản lý rủi ro là đơn vị đầu mối, chủ trì có trách nhiệm: a) Quản lý, vận hành ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp; b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế; c) Quản lý bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục trưởng ban hành tại điểm a khoản 2 Điều này trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các hệ thống thông tin liên quan; theo dõi, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các chỉ số tiêu chí đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. 4. Các Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực, Cục Thuế, các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, công chức thuế có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung quy định về thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên quan. Điều 26. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2021. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này thì thực hiện theo văn bản mới được ban hành./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ; - VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - VP Tổng Bí thư; - VP Quốc hội; - VP Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; - Tòa án Nhân dân Tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Website Tổng cục Thuế; - Cục Thuế các tỉnh, thành phố; - Lưu: VT, TCT (05). BỘ TRƯỞNG Hồ Đức Phớc PHỤ LỤC I TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Stt Nhóm tiêu chí Tiêu chí (1) (2) (3) 1 Trạng thái hoạt động của người nộp thuế Người nộp thuế đang hoạt động và không thuộc diện bị cơ quan thuế ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 2 Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 3 Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 4 Hành vi vi phạm hành chính Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 5 Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi thiếu thuế, trốn thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 6 Người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 7 Người nộp thuế bị cơ quan quản lý thuế xử lý vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá 8 Tình hình nợ thuế Số tiền thuế nợ và số ngày chậm nộp của các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế tại thời điểm đánh giá 9 Nhóm tiêu chí khác Tiêu chí khác theo quy định của các văn bản có liên quan PHỤ LỤC II TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ DOANH NGHIỆP (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) STT Nhóm tiêu chí Tiêu chí (1) (2) (3) 1 Thông tin chung về doanh nghiệp Thời gian thành lập doanh nghiệp 2 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 3 Địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh 4 Loại hình doanh nghiệp 5 Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề đăng ký kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chính 6 Số vốn đăng ký Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Biến động vốn chủ sở hữu 7 Mức độ tương xứng giữa nhân viên với tính chất, quy mô doanh nghiệp 8 Thông tin của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Số lần và mức độ vi phạm pháp luật thuế của chủ doanh nghiệp 9 Tính đầy đủ của thông tin chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật 10 Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 11 Số lượng doanh nghiệp mà cá nhân là chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật 12 Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp Trạng thái hoạt động của doanh nghiệp 13 Số lần doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 14 Số lần doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh 15 Số lần thay đổi địa chỉ kinh doanh nhưng còn nợ thuế 16 Tình hình kê khai và nộp thuế Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế đã nộp trên số hồ sơ khai thuế phải nộp 17 Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên số hồ sơ khai thuế đã nộp 18 Doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế 19 Báo cáo tài chính được kiểm toán Ý kiến của kiểm toán báo cáo tài chính 20 Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Tổng doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra 21 Doanh thu thuần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ 22 Sự biến động doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra 23 Sự biến động doanh thu thuần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ 24 Chi phí doanh nghiệp Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào 25 Biến động của tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra 26 Tổng chi phí 27 Biến động chi phí 28 Lợi nhuận của doanh nghiệp Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp 29 Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp 30 Tổng số lỗ 31 Số lần kê khai lỗ 32 Biến động các khoản lợi nhuận 33 Tài sản của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn 34 Tài sản dài hạn 35 Biến động của tài sản 36 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nợ phải trả 37 Biến động nợ phải trả 38 Các khoản mục tài chính trọng yếu của doanh nghiệp Phải trả người bán 39 Người mua trả tiền trước 40 Các khoản dự phòng 41 Biến động khoản phải trả người bán 42 Biến động khoản người mua trả tiền trước 43 Biến động các khoản dự phòng 44 Tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước trong kỳ 45 Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trong kỳ 46 Số thuế được miễn giảm trong kỳ 47 Số thuế được hoàn trong kỳ 48 Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ 49 Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ 50 Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ 51 Thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ 52 Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau 53 Biến động thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra 54 Biến động thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào 55 Biến động thuế giá trị gia tăng phát sinh 56 Biến động thuế giá trị gia tăng phải nộp 57 Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ 58 Thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp trong kỳ 59 Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi, miễn giảm trong kỳ 60 Biến động thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 61 Biến động thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp 62 Biến động thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi, miễn giảm 63 Thuế tiêu thụ đặc biệt Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp 64 Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ 65 Biến động số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp 66 Biến động số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ 67 Các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất Thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng nhiều lần 68 Có sự sai lệch giữa thông tin người nộp thuế kê khai và thông tin cơ quan thuế thu thập được 69 Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận không đầy đủ thành phần, thông tin 70 Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính, hồ sơ khai thuế có số thuế miễn giảm, các khoản giảm trừ hoặc số thuế đề nghị miễn giảm 71 Hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước chưa có quyết định, hợp đồng cho thuê đất 72 Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp Số tiền thuế nợ theo tuổi nợ 73 Tổng số tiền chậm nộp 74 Số lần phát sinh tiền chậm nộp 75 Số ngày chậm nộp 76 Biến động tổng số tiền nợ thuế 77 Mức độ vi phạm hành chính về thuế Tổng số lần doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế 78 Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế 79 Tính chất, mức độ vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra Kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất 80 Số lần vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp 81 82 Số tiền thuế phải nộp, được khấu trừ, được hoàn, giảm lỗ cơ quan thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra thuế 83 Tình hình sử dụng hóa đơn Số hóa đơn doanh nghiệp sử dụng, xóa bỏ, hủy, mất, cháy, hỏng 84 Số lần bị xử phạt vi phạm về hóa đơn 85 Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đáng ngờ Phát sinh giao dịch chuyển nhượng vốn, liên doanh, liên kết 86 Chi phí lãi vay không được trừ đối với giao dịch liên kết 87 Giao dịch qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác có dấu hiệu đáng ngờ 88 Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế 89 Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro người nộp thuế của các cơ quan liên quan Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan, kế toán, thống kê tài chính doanh nghiệp và phân loại rủi ro người nộp thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 90 Dấu hiệu rủi ro theo từng thời kỳ Mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế trong từng thời kỳ 91 Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ 92 Các dấu hiệu rủi ro theo luật định Dấu hiệu rủi ro của người nộp thuế được quy định tại các chính sách thuế và chính sách liên quan khác 93 Chỉ tiêu đánh giá khác Việc chấp hành pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan, kế toán, thống kê, tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan 94 Thông tin về đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ 95 Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế khác 96 Tình hình chi trả cổ tức cho cổ đông 97 Các tiêu chí đánh giá khác PHỤ LỤC III TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ CÁ NHÂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Số TT Nhóm tiêu chí Tiêu chí 1 Tiêu chí đánh giá rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Thông tin chung về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Thời gian thành lập 2 Thời gian hoạt động 3 Địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh 4 Phương pháp kinh doanh 5 Ngành nghề đăng ký kinh doanh 6 Lịch sử nhân thân, thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 7 Số lần và mức độ vi phạm pháp luật thuế của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 8 Tính đầy đủ của thông tin chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo pháp luật 9 Sự thay đổi và tần suất thay đổi trạng thái của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Tình trạng hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 10 Số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh 11 Số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh 12 Mức độ tương xứng giữa nhân viên với tính chất, quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Số lượng nhân viên 13 Độ tuổi của nhân viên 14 Quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo các chỉ tiêu doanh thu, vốn, số lao động… 15 Ngành nghề tạo doanh thu chủ yếu Ngành nghề kinh doanh chính 16 Trị giá doanh thu, biến động đột biến doanh thu Tổng doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra 17 Sự biến động doanh thu hàng hóa, cung cấp dịch vụ bán ra 18 Sự biến động doanh thu so với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khác cùng lĩnh vực, ngành nghề 19 Chi phí hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào 20 Tổng chi phí 21 Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước trong kỳ 22 Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trong kỳ 23 Số thuế được miễn giảm trong kỳ 24 Số thuế được hoàn trong kỳ 25 Khả năng thanh toán nợ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Nợ phải trả 26 Biến động nợ phải trả 27 Tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai thuế và tuân thủ nộp khai hồ sơ Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế đã nộp trên số hồ sơ khai thuế phải nộp 28 Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên số hồ sơ khai thuế đã nộp 29 Nội dung hồ sơ khai thuế 30 Số lần không kê khai thuế 31 Tuổi nợ, số thuế nợ và tình hình chậm nộp thuế Số tiền thuế nợ theo tuổi nợ 32 Tổng số tiền chậm nộp 33 Số lần phát sinh tiền chậm nộp 34 Thời gian, tần suất thanh tra, kiểm tra Thời gian, số lần cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 35 Mức độ vi phạm hành chính về thuế Tổng số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế 36 Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế 37 Tính chất, mức độ vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra Số lần vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra tại trụ sở hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 38 Lịch sử vi phạm: tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật thuế và pháp luật liên quan khác 39 Số tiền thuế, tiền phí cơ quan thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra thuế 40 Số thuế thu hồi sau hoàn thuế 41 Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế khác 42 Chỉ tiêu về tình hình sử dụng hóa đơn Số hóa đơn hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng, xóa bỏ, hủy, mất, cháy, hỏng 43 Số lần bị xử phạt vi phạm về hóa đơn 44 Chỉ tiêu đánh giá khác Việc chấp hành pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, thống kê, tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan 45 Thông tin về đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ 46 Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế khác 47 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới 48 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản 49 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán, thường xuyên sử dụng từ mười (10) lao động nhưng không thành lập doanh nghiệp 50 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế 51 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có nợ thuế 52 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có từ hai địa điểm kinh doanh trở lên 53 So sánh doanh thu với các yếu tố liên quan Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí; so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với số lượng lao động; so với hàng hóa 54 Thu nhập từ kinh doanh qua mạng Thu nhập của hộ kinh doanh, cá nhân cư trú kinh doanh qua mạng 55 Thu nhập khác Thu nhập trả qua ví điện tử như Paypal, thu nhập từ các kênh như Google, Youtube… 56 Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản của cá nhân Chưa thực hiện khai thuế sau hai mươi (20) ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế 57 Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú Thu nhập chịu thuế Người nộp thuế có từ hai (02) nguồn thu nhập trở lên 58 Giảm trừ gia cảnh Người nộp thuế có nhiều người phụ thuộc 59 Người nộp thuế kê khai trùng người phụ thuộc 60 Người nộp thuế kê khai người phụ thuộc trong độ tuổi lao động 61 Các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất Thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng nhiều lần 62 Có sự sai lệch giữa thông tin người nộp thuế kê khai và thông tin cơ quan thuế thu thập được 63 Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận không đầy đủ thành phần, thông tin 64 Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính, hồ sơ khai thuế có số tiền miễn giảm, các khoản giảm trừ hoặc đề nghị miễn giảm 65 Hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước chưa có quyết định, hợp đồng cho thuê đất 66 Đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán) Không có tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi có thông tin về thay đổi thành viên góp vốn 67 Có sự sai lệch giữa thông tin người nộp thuế kê khai và cơ sở dữ liệu quản lý thuế hoặc thông tin cơ quan thuế thu thập được 68 Dấu hiệu rủi ro theo từng thời kỳ, địa bàn, ngành nghề Mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế trong từng thời kỳ, địa bàn, ngành nghề 69 Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, địa bàn, ngành nghề 70 Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế của cơ quan thuế Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế 71 Các dấu hiệu rủi ro theo luật định Dấu hiệu rủi ro của người nộp thuế được quy định tại các chính sách thuế và chính sách liên quan khác
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "17/05/2021", "sign_number": "31/2021/TT-BTC", "signer": "Hồ Đức Phớc", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-102-2015-TT-BTC-huong-dan-xay-dung-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-2016-280283.aspx
Thông tư 102/2015/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2016
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 102/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ ngân sách nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Chương I ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015 Điều 1. Quy định chung 1. Căn cứ đánh giá nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 a) Nhiệm vụ NSNN năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị quyết số 79/2014/QH13 ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2015, Quyết định số 2138/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm 2015, Quyết định số 2375/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2014 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn NSNN năm 2015; các quyết định khác về bổ sung ngân sách trong quá trình Điều hành NSNN năm 2015. b) Các văn bản Điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2015; Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2015 về việc tăng cường chỉ đạo Điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015. c) Thông tư số 211/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2015. d) Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm; các giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt dự toán NSNN 2015 trong những tháng còn lại đã được các cấp có thẩm quyền quyết định. 2. Ngoài các căn cứ nêu tại Khoản 1, Điều này, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương khi thực hiện đánh giá kết quả thu chi NSNN năm 2015 cần bám sát các thay đổi pháp lý (Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn các Luật); các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng đối với công tác cải cách hành chính, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng khi tổ chức thực hiện thu chi NSNN; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm kinh phí cho quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Điều 2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN Căn cứ kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh, diễn biến giá cả thị trường, thực hiện rà soát đánh giá các yếu tố tác động tăng, giảm thu, kiến nghị các giải pháp Điều hành thu để phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua. Khi đánh giá cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: 1. Đánh giá, phân tích kỹ nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách năm 2015 trong bối cảnh kinh tế tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, nhiều ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng tốt. Cụ thể: Tình hình sản xuất - kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế do tác động của các yếu tố (chi phí đầu vào, mức độ tiếp cận tín dụng, sức mua,...); kết quả thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm chủ yếu; giá bán, lợi nhuận; tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp; mức độ tăng, giảm vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; khả năng tiếp cận vốn tín dụng thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động tính toán các tác động làm tăng, giảm thu NSNN theo từng nguyên nhân cụ thể (giá dầu giảm tác động trực tiếp đến giảm thu NSNN nhưng tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh; giá điện Điều chỉnh tăng làm tăng chi đầu vào; giá các mặt hàng nông, lâm thủy sản giảm; việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập quốc tế tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và xuất nhập khẩu;...). 2. Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về thu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo Điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015; triển khai thực hiện các Luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội; các miễn, giảm và Điều chỉnh thuế suất năm 2015 của cấp có thẩm quyền, trong đó tập trung phân tích và tính toán kỹ tác động của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế đến thu NSNN theo các sắc thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...). 3. Đánh giá tình hình xử lý và thu hồi nợ đọng thuế Đánh giá tình hình xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế năm 2015: Xác định số nợ thuế đến ngày 31/12/2014, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2015, số nợ thuế được xóa theo quy định, số nợ thuế thu hồi được trong năm 2015 và số nợ thuế đến ngày 31/12/2015. Tổng hợp, phân loại đầy đủ, chính xác số thuế nợ đọng theo quy định (nợ đọng theo từng loại doanh nghiệp, từng sắc thuế và ở từng ngành). 4. Đánh giá tình hình kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2015; số hoàn thuế phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trong năm 2015; số dự kiến hoàn cho doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng ngay từ khâu kiểm tra hồ sơ, chứng từ; có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ để hạn chế tối đa việc lợi dụng các quy định trong quy trình hoàn thuế để chiếm dụng ngân sách; kiến nghị Điều chỉnh cơ chế, chính sách để giảm các yếu tố rủi ro trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng thời gian tới, đặc biệt là các rủi ro trong khâu hoàn thuế. 5. Đánh giá kết quả phối hợp giữa các cấp, các ngành xử lý vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý, đôn đốc và thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, chống chuyển giá; nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; cải cách các thủ tục hành chính thuế, hải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. 6. Đánh giá kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, thu xử phạt vi phạm hành chính 6 tháng và cả năm 2015. Điều 3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT 1. Đánh giá công tác bố trí và tổ chức thực hiện vốn ĐTPT năm 2015 a) Đánh giá tình hình phân bổ, giao dự toán chi ĐTPT năm 2015 - Việc phân bổ dự toán chi ĐTPT năm 2015 cho các dự án, công trình đã hoàn thành năm 2014 trở về trước chưa bố trí đủ vốn; bố trí vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi; các công trình, dự án hoàn thành năm 2015, các dự án chuyển tiếp và các dự án khởi công mới. - Thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư (khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành kinh tế). - Kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ XDCB thuộc nguồn NSNN. b) Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT năm 2015 - Đánh giá tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và Điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo Điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ĐTPT năm 2015 bao gồm giá trị khối lượng thực hiện, vốn thanh toán đến hết Quý II/2015 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến 31/12/2015 (có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2014, kế hoạch vốn năm 2015 thuyết minh đính kèm). - Đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình, dự án quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm; các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi (tiến độ giải ngân, khả năng đảm bảo vốn đối ứng). Riêng các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong cân đối NSNN xác định nhu cầu giải ngân vượt dự toán được giao (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. - Tổng hợp, đánh giá tình hình nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB nguồn NSNN theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015): Số nợ đến 31/12/2014, số xử lý trong năm 2015, dự kiến số nợ đến 31/12/2015 (chi tiết danh mục và số nợ của từng dự án). - Đánh giá tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6 năm 2015 và dự kiến đến hết năm 2015; số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán, nguyên nhân và giải pháp xử lý. - Đánh giá tình hình huy động, thu hồi và trả nợ các nguồn vốn (kể cả nguồn tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước) để thực hiện các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển năm 2015 a) Tình hình thực hiện tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước (tổng mức tăng trưởng tín dụng, nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng gồm nguồn thu hồi nợ vay vốn tín dụng, nguồn vốn huy động các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, nguồn NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất,...); đối tượng hưởng ưu đãi; phạm vi ưu đãi; đầu mối thực hiện chính sách tín dụng; giải pháp về Điều chỉnh, Điều hòa vốn; chất lượng tín dụng; lãi suất (căn cứ xác định lãi suất, mức lãi suất, chính sách lãi suất tín dụng ưu đãi trong trường hợp lãi suất thị trường có thay đổi); cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay. b) Tình hình thực hiện tín dụng chính sách đối với hộ nghèo; tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay làm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu long;... Mỗi chương trình cho vay cần làm rõ phạm vi, đối tượng; kết quả hoạt động, dư nợ cho vay, lãi suất huy động, số phát sinh bù chênh lệch lãi suất; Điều kiện vay; khả năng tiếp cận tín dụng. c) Tình hình thực hiện dự trữ quốc gia năm 2015 (dự trữ quốc gia bằng hiện vật theo từng nhóm hàng; mức dự trữ một số mặt hàng thiết yếu); kế hoạch xuất, nhập đổi hàng dự trữ quốc gia, xuất cấp không thu tiền, mua bù, mua tăng hàng dự trữ quốc gia (chi tiết về chủng loại, số lượng, giá trị) để tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đảm bảo an ninh lương thực; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Điều 4. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên 1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2015 (triển khai phân bổ, giao dự toán ngân sách, thực hiện dự toán,...) theo từng lĩnh vực chi được nhà nước giao cho Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong năm 2015. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án lớn của từng Bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý. 2. Báo cáo kết quả xác định số tạm giữ lại chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 của các cơ quan, đơn vị, các cấp ngân sách địa phương (NSĐP) theo Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo Điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015 và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 5652/BTC-NSNN ngày 27 tháng 4 năm 2015. 3. Đánh giá kết quả thực hiện cắt, giảm kinh phí đã giao trong dự toán đầu năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2015 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu. 4. Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2015, cụ thể: a) Đối với các chế độ, chính sách Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; chính sách bảo hiểm y tế hỗ trợ người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp; chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng; chính sách đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;...); các chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú, bán trú, học sinh học tại các trường ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020; hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh và phòng chống, khắc phục thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân; chính sách hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro khi bám biển, đánh bắt xa bờ; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;... Đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ; rà soát, xác định những nội dung chồng chéo, trùng lắp để kiến nghị lồng ghép hoặc bãi bỏ các chính sách, chế độ không phù hợp thực tế. b) Tình hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và bổ sung, sửa đổi tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ. c) Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực cụ thể theo các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. d) Đánh giá tình hình triển khai chương trình hành động của Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ và việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương khóa XI về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. đ) Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương báo cáo cụ thể việc triển khai 6 tháng đầu năm và thực hiện cả năm đối với các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công. e) Một số nội dung cần chú trọng trong đánh giá các lĩnh vực chi NSNN: - Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề Đánh giá kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP đến hết học kỳ II năm học 2014-2015 và các văn bản thay thế các Nghị định này (nếu có); Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Các Bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học công lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đánh giá cụ thể tiến độ và kết quả triển khai Đề án trong năm 2015; trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện các cam kết; trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học thực hiện Đề án thí điểm. - Lĩnh vực y tế Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, tính toán phần NSNN tăng thêm (nếu có). Báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ: Tình hình triển khai ở các Bộ, mức NSĐP bố trí để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện và khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho các bệnh viện vệ tinh thuộc phạm vi quản lý của các địa phương. Đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch, trong đó báo cáo cụ thể nguồn lực thực hiện chế độ (NSĐP, NSTW hỗ trợ có mục tiêu, nguồn thu sự nghiệp của cơ sở y tế và các khoản thu hợp pháp khác). 5. Đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa (tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục). Ngoài ra một số lĩnh vực cần bổ sung các nội dung đánh giá sau: a) Cơ sở giáo dục đại học công lập Đánh giá mức độ tự chủ trong các hoạt động chuyên môn, đào tạo (tuyển sinh, mở chuyên ngành đào tạo mới, xây dựng chương trình và giáo trình giảng dạy; tổ chức và quản lý đào tạo; cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ; hợp tác quốc tế;...); tự chủ tài chính; tổ chức bộ máy;.... b) Cơ sở khám, chữa bệnh công lập Đánh giá mức độ tự chủ của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên các mặt (tự chủ về hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, tài chính); đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất gắn với chất lượng khám chữa bệnh; giá dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản so với tổng chi phí khám chữa bệnh để kiến nghị khả năng Điều chỉnh giá phù hợp với khả năng đóng góp của người dân; yêu cầu đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ và các nguồn lực đảm bảo từ xã hội hóa;... c) Tổ chức khoa học công nghệ Đánh giá việc ban hành, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2005/NĐ-CP , nhất là các văn bản hướng dẫn về chế độ, định mức tài chính; cơ cấu bộ máy theo đặc thù tổ chức khoa học công nghệ tự chủ để làm cơ sở xác định mức độ giao quyền tự chủ thực sự về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân lực và liên kết, hợp tác quốc tế. Điều 5. Đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, Đề án do các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cùng thực hiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện đến năm 2015 1. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), các chương trình mục tiêu (CTMT) năm 2015; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong triển khai. Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các CTMTQG, CTMT giai đoạn 2011-2015; hiệu quả lồng ghép các CTMTQG, các CTMT trên địa bàn; kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục để làm cơ sở xây dựng các CTMTQG, CTMT trong giai đoạn 2016-2020 theo Chỉ thị số 22/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Đối với các CTMTQG, CTMT thực hiện bằng cả nguồn vốn ngoài nước, đánh giá kỹ về tình hình giải ngân nguồn vốn ngoài nước, cơ chế tài chính và các kiến nghị (nếu có). Rà soát các cam kết tài trợ trung và dài hạn của nhà tài trợ đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ nước ngoài để xây dựng các cơ chế, chính sách bổ sung nguồn lực thay thế tương ứng trong trường hợp nguồn tài trợ nước ngoài giảm dần. 3. Đánh giá khả năng cân đối NSĐP và huy động cộng đồng để thực hiện các CTMTQG, CTMT, chương trình, đề án trên địa bàn. Trường hợp mức huy động thấp so với dự kiến, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Điều 6. Kinh phí thực hiện Điều chỉnh tiền lương năm 2015 Báo cáo về biên chế, quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp, nhu cầu kinh phí tăng thêm, nguồn đảm bảo mức tiền lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng; biên chế, đối tượng, nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số từ 2,34 trở xuống, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; nguồn đảm bảo và xác định nguồn cải cách tiền lương còn dư chuyển sang năm 2016 (nếu có). Các Bộ, cơ quan Trung ương báo cáo theo biểu mẫu số 15 và 16, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo theo các biểu mẫu số 12 và 13 của Thông tư này. Điều 7. Một số điểm đặc thù trong việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2015 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ngoài các yêu cầu nêu trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đánh giá thêm một số nội dung sau: 1. Kết quả xác định số tạm giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên theo Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo Điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015, kết quả rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chưa thật sự cần thiết. 2. Khả năng cân đối NSĐP so với dự toán, các biện pháp đã và sẽ thực hiện để đảm bảo cân đối NSĐP bao gồm: phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, cắt giảm chi, sử dụng các nguồn lực tài chính còn dư của địa phương (nguồn cải cách tiền lương, nguồn kết dư 2014, quỹ dự trữ tài chính,...). Đề nghị làm rõ từng nguồn, số đã sử dụng, số còn dư (nếu có). 3. Kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật; Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú, bán trú; chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013; chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng; chính sách đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;...); hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh và phòng, chống, khắc phục thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân; chính sách hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro khi bám biển, đánh bắt xa bờ; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;... 4. Việc bố trí chi NSNN thực hiện các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo như: chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế, hỗ trợ người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp tham gia bảo hiểm y tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách hỗ trợ ngư dân; tình hình bố trí vốn cho công tác quy hoạch,... tại địa phương. 5. Báo cáo cụ thể việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP - nếu có) và sử dụng dự phòng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở người và trên gia súc, gia cầm, cây trồng; tình hình sử dụng dự phòng ngân sách đến 30/6/2015. 6. Tính đúng, tính đủ nhu cầu kinh phí phát sinh hỗ trợ người sản xuất lúa, hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. 7. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí trên địa bàn địa phương; tình hình triển khai thực hiện miễn thu các khoản đóng góp theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. 8. Đánh giá việc phân bổ, giao chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc phân bổ lập quỹ phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. 9. Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (bao gồm cả tình hình huy động, bố trí vốn để hoàn trả cả gốc và lãi đến 30/6/2015) quy định tại Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN, gồm: số dư nợ đầu năm, ước số huy động trong năm, số trả nợ đến hạn, ước dư nợ huy động đến 31/12/2015 (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá việc huy động vốn đầu tư theo cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù của địa phương do Chính phủ quy định); tình hình dư nợ, vay trả nợ của NSĐP chi tiết theo từng nguồn vay (phát hành trái phiếu, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vay tồn ngân kho bạc và các khoản vay khác); dự kiến nguồn trả nợ trong năm. 10. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thủy sản (bao gồm kết quả thực hiện, kết quả hoàn trả gốc khi đến hạn). 11. Đối với một số tỉnh, thành phố có khả năng hụt thu ngân sách, đánh giá việc sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để đưa ra phương án cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; và các giải pháp thực hiện tương ứng. 12. Đánh giá, phân tích tình hình thu, chi từ nguồn xổ số kiến thiết trên các góc độ: cơ cấu tỷ trọng nguồn thu từ xổ số so với thu ngân sách của địa phương; phân chia doanh thu xổ số (nộp thuế, trả thưởng cho khách hàng, chi phí cho đại lý bán vé, chi phí in vé, quản lý doanh nghiệp và trích lập các quỹ); tỷ lệ vé hủy không bán được; việc sử dụng số thu từ hoạt động xổ số đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư cho các công trình thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo quy định. 13. CTMTQG xây dựng nông thôn mới: Số xã hoàn thành mục tiêu chương trình, kinh phí thực hiện, chi tiết theo từng nguồn (NSTW, NSĐP, vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn huy động khác,...) Chương II XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2016 Điều 8. Mục tiêu, yêu cầu 1. Mục tiêu Năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; đồng thời, Luật NSNN (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Việc xây dựng dự toán NSNN năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý; từng bước cơ cấu lại NSNN, tiếp tục ưu tiên đầu tư hợp lý cho con người, giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong tình hình mới. 2. Yêu cầu - Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của ngành, lĩnh vực và địa phương và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong năm 2016. Dự toán chi NSNN lập theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, trong đó chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong năm 2016 để hoàn thành nhiệm vụ, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác. Quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập dự toán. - Các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khẩn trương rà soát tổng thể các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) để bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả để dành nguồn cho các chính sách an sinh xã hội cấp thiết. Chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Không trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới khi chưa cân đối được nguồn. - Lập dự toán NSNN đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN; thuyết minh về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán và giải trình cụ thể. Điều 9. Xây dựng dự toán thu NSNN Dự toán thu NSNN năm 2016 phải được xây dựng tích cực và theo đúng chính sách hiện hành, trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2015, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu năm 2016 có tính đến các tác động trong và ngoài nước trong tình hình mới; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các văn bản pháp luật về thuế mới sửa đổi, bổ sung và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế, dự báo mức đóng góp gia tăng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do đưa các dây chuyền sản xuất mới vào vận hành của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời dự kiến số tăng thu do thực hiện các giải pháp chống thất thu, thu nợ đọng thuế từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,... Trên cơ sở đó, đặt mục tiêu huy động vào NSNN năm 2016 từ thuế, phí khoảng 18-19% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ tiền sử dụng đất) phấn đấu tăng bình quân tối thiểu từ 15% trở lên so với đánh giá ước thực hiện năm 2015 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu phấn đấu tăng bình quân tối thiểu 6-8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2015. Mức tăng thu cụ thể tùy theo Điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. 1. Xây dựng dự toán thu nội địa Các địa phương khi xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2016 ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu như đã nêu trên, phải tổng hợp toàn bộ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn, số thu phát sinh thêm do đưa vào vận hành các dây chuyền sản xuất mới). Khi xây dựng dự toán thu NSNN năm 2016 phải dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2014; yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện năm 2015 và số kiểm tra về dự toán thu năm 2016 được cơ quan có thẩm quyền thông báo. Dự toán thu phải bảo đảm tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, pháp luật thu từ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó, cần chú ý những chế độ, chính sách thu mới được ban hành sửa đổi, bổ sung và đã có hiệu lực thi hành từ năm 2015 và những chính sách dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành trong năm 2015 và năm 2016; tác động từ việc sắp xếp, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tác động của việc thực thi các cam kết hội nhập quốc tế; hiệu quả từ các hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi trốn, lậu thuế, chuyển giá, làm giá. 2. Xây dựng dự toán thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu Được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế, tác động về giá, tỷ giá,... đến thu ngân sách; mức độ thuận lợi hóa thương mại, thuận lợi hóa đầu tư và hài hòa hóa tiêu chuẩn khi thực hiện xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với một số mặt hàng chủ lực có lợi ích về thuế quan sau khi hội nhập (trước khi hội nhập các mặt hàng đang phải chịu mức thuế cao ở một số thị trường và thuế quan là vấn đề chủ yếu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường này) khi tính toán kim ngạch xuất khẩu cần chú ý đến khả năng đáp ứng được những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay quy định về phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường, những Điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu để số liệu dự báo sát với thực tế. 3. Các khoản thu được để lại chi theo chế độ (học phí; giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp khác) Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ số thu thực hiện năm 2014, ước thực hiện thu năm 2015, dự kiến Điều chỉnh các mức thu trong năm 2016, khả năng đóng góp của người sử dụng dịch vụ và những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm 2016 để xây dựng dự toán thu phù hợp, tích cực. Các khoản thu sự nghiệp mang tính chất giá dịch vụ kinh doanh của cơ quan, đơn vị, không thuộc nguồn thu NSNN, không tổng hợp chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN, nhưng phải lập dự toán riêng, xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định. Điều 10. Xây dựng dự toán chi NSNN Khi xây dựng dự toán chi NSNN năm 2016, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cần chú ý các nội dung sau: 1. Xây dựng dự toán chi ĐTPT Việc xây dựng dự toán chi ĐTPT từ NSNN năm 2016 phải quán triệt các nguyên tắc sau: a) Thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công, yêu cầu tại các văn bản: Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn đầu tư công, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương. b) Ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); vốn đối ứng cho các dự án ODA; thanh toán nợ đọng XDCB và hoàn vốn ngân sách đã ứng trước; bố trí vốn cho những công trình hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 nhưng còn thiếu vốn, các công trình chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn. c) Các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây: Nằm trong quy hoạch đã được duyệt; đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; chậm nhất đến ngày 31 tháng 10 năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư. d) Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương xây dựng dự toán chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính cho các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt giai đoạn 2012-2015 và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 trong tổng mức vốn trái phiếu còn lại, trong đó bố trí đủ nguồn để thu hồi các khoản vốn trái phiếu Chính phủ ứng trước. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương sử dụng nguồn vốn NSNN, các nguồn vốn hợp khác để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ triển khai dở dang nhưng chưa được bố trí đủ vốn. đ) Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách của Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2015 dự kiến những thay đổi về chính sách và nhiệm vụ năm 2016 để xây dựng dự toán chi theo chế độ quy định. e) Đối với dự toán chi bổ sung dự trữ quốc gia: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ dự trữ quốc gia được giao, yêu cầu phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia trên cơ sở xác định mức dự trữ quốc gia do Bộ, ngành, đơn vị quản lý đến 31/12/2015; dự kiến mức bổ sung dự trữ từng loại hàng hóa, vật tư thiết bị thiết yếu, lập dự toán NSNN chi mua hàng dự trữ quốc gia và chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia, kế hoạch luân phiên đổi mới hàng dự trữ quốc gia năm 2016. 2. Chi thường xuyên a) Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của Bộ, cơ quan và từng địa phương, xây dựng dự toán chi thường xuyên trên cơ sở định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN và chính sách, chế độ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương tính theo mức tiền lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn. b) Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương báo cáo cụ thể Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP), trong đó làm rõ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng thực hiện năm 2016 (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ). Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành và địa phương phân loại các đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo mức giá phù hợp để chuyển đổi phương thức đầu tư, hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị. c) Trong Điều kiện cân đối NSNN còn khó khăn, yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị; hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với số thực hiện năm 2015. d) Xây dựng dự toán chi sự nghiệp kinh tế trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng: duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kinh tế trọng yếu (giao thông, thủy lợi,...) để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; kinh phí thực hiện công tác quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; nhiệm vụ đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới; chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản;... Tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trong tổ chức triển khai thực hiện. đ) Xây dựng và tổng hợp dự toán chi đảm bảo hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong dự toán chi thường xuyên lĩnh vực tương ứng của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. e) Chi nghiên cứu khoa học: Xây dựng dự toán căn cứ quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về danh mục, dự toán kinh phí và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ: - Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (trong đó có kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức khoa học và công nghệ) được lập dự toán theo quy định của Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở và hoạt động phục vụ quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền được lập dự toán theo quy định của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN. - Các nhiệm vụ không thường xuyên khác của tổ chức khoa học và công nghệ được lập dự toán theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện. g) Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: Thuyết minh rõ cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chi thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; kinh phí triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục (Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 về hỗ trợ học sinh ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;...). h) Chi sự nghiệp y tế: Thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện năm 2016 theo từng Dự án, nhiệm vụ cụ thể và các nguồn kinh phí để thực hiện. i) Ngoài các quy định chung nêu trên, các Bộ, cơ quan Trung ương khi xây dựng dự toán cần lưu ý thêm một số nội dung sau: - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên phục vụ hoạt động sự nghiệp theo các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao: Ưu tiên xây dựng và bố trí dự toán cho các chương trình, dự án đang thực hiện dở dang theo tiến độ phải hoàn thành trong năm 2016; các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Không xây dựng dự toán và phê duyệt chủ trương đối với các chương trình, dự án chưa được thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. - Các nhiệm vụ không thường xuyên được thực hiện bằng nguồn vốn ngoài nước (nếu có): Xây dựng dự toán đối với nguồn vốn ngoài nước và vốn đối ứng theo đúng các cam kết đã ký và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. k) Chi quản lý hành chính: Thuyết minh rõ các nội dung sau: - Số biên chế năm 2015 (số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2015 - số biên chế tinh giản trong năm + số bổ sung trong năm nếu có), trong đó số biên chế thực có mặt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có); số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn tại các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. - Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm: + Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ; các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). + Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế, các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). + Quỹ tiền lương, phụ cấp của số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thực có mặt tại thời điểm lập dự toán (cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm), được xác định tương tự như đối với số biên chế được duyệt. - Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi,...). 3. Các Bộ quản lý ngành ngoài việc lập dự toán thu-chi NSNN năm 2016 (phần Bộ trực tiếp thực hiện), cần dự báo kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đã được ban hành trong giai đoạn 2011-2015 tiếp tục thực hiện giai đoạn 2016-2020 và cơ chế, chính sách dự kiến ban hành mới trong giai đoạn 2016-­2020; đồng thời thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán. 4. Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương Năm 2016 tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); từ nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập và 50% tăng thu NSĐP (không kể tăng thu tiền sử dụng đất). 5. Xây dựng dự toán các CTMTQG, CTMT Các Bộ quản lý chương trình khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các CTMTQG, CTMT giai đoạn 2016-2020; đồng thời khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiến nghị mức ngân sách năm 2016 đối với các chương trình dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2016-2020; đồng thời kiến nghị mức kinh phí và phương thức phân bổ, giao dự toán năm 2016 đối với các chương trình, đề án, dự án từ năm 2016 chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương. 6. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi Lập dự toán chi NSNN từ nguồn vốn ngoài nước theo tiến độ giải ngân năm 2016 của các chương trình, dự án và vốn đối ứng theo Hiệp định đã ký, tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trong đó: chi tiết kế hoạch giải ngân theo nguồn (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn ODA, vốn vay ưu đãi) của từng nhà tài trợ và theo tính chất khoản chi (chi ĐTPT, chi thường xuyên). Đối với các chương trình, dự án do một số Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cùng tham gia, cơ quan chủ quản chương trình, dự án phân bổ và thuyết minh cụ thể cơ sở phân bổ để Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền quyết định và giao dự toán chi NSNN năm 2016 cho từng Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. 7. Dự toán dự phòng NSNN NSTW và NSĐP các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán. 8. Dự toán chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán thu (học phí, phí, lệ phí khác và các khoản huy động đóng góp) và dự toán chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ quy định theo đúng các nội dung đã quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này và tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. 9. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2016, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi phải chặt chẽ và chi tiết đối với từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi đã làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay công tác lập phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2016 của Bộ, cơ quan, địa phương mình để khi nhận được dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao, chủ động trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ và giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 theo đúng quy định của Luật NSNN. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo rà soát lại tất cả các khâu trong công tác phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN, đặc biệt là vốn đầu tư XDCB và vốn vay, viện trợ, nhằm đảm bảo việc phân bổ ngân sách đúng mục tiêu, đúng chế độ, đúng đối tượng; việc quản lý, sử dụng ngân sách phải chặt chẽ, hiệu quả, có chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí. Điều 11. Xây dựng dự toán NSĐP các cấp 1. Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn Căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 trình Đại hội Đảng các cấp thông qua, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2015, trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2016 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế của từng địa phương và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng khoản thu theo chế độ. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2016 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế. 2. Về xây dựng dự toán chi NSĐP Dự toán chi NSĐP năm 2016 được xây dựng đảm bảo cân đối đủ nguồn thực hiện các chế độ, chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành và đúng quy định của Luật NSNN, góp phần tích cực cùng Trung ương thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước tái cấu trúc nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững; đồng thời Luật NSNN (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015 kéo dài đến hết năm 2016 vì vậy dự toán chi NSĐP năm 2016 thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân các cấp chủ động xây dựng dự toán chi NSĐP mình trên cơ sở nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được phân cấp ổn định; dự toán chi ngân sách các cấp địa phương năm 2016 được xây dựng trên cơ sở: nguồn thu được xác định căn cứ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách, nguồn thu NSĐP được hưởng 100% theo quy định của Luật NSNN và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (nếu có) được ổn định theo mức dự toán năm 2015 đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp trên quyết định, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp trên giao. Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2016, chế độ chính sách, định mức chi hiện hành; xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2016 với những nội dung chủ yếu sau: a) Đối với dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP: Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công và yêu cầu xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, việc xây dựng dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT bằng nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020. b) Sau khi bố trí dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP theo Điểm a nêu trên, phần dự toán chi cân đối NSĐP còn lại bố trí chi thường xuyên và một số nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN và Nghị quyết của Quốc hội. Trường hợp dự toán chi thường xuyên năm 2016 thấp hơn dự toán năm 2015, NSTW hỗ trợ để các địa phương có nguồn thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo khả năng cân đối NSTW. c) Bố trí dự toán chi đầu tư XDCB của NSĐP từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; chủ động phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. d) Bố trí kinh phí thực hiện các Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội về giáo dục, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012) về phát triển khoa học và công nghệ, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ chi NSĐP. đ) Đối với nguồn thu từ xổ số kiến thiết tiếp tục được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội; trong đó, tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo quy định và thực hiện quản lý thu, chi qua NSNN (không đưa vào cân đối NSNN). e) Xây dựng phương án huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương, bố trí NSĐP đảm bảo hoàn trả đủ các khoản đến hạn (cả gốc và lãi) phải trả theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN. g) Đối với các nhiệm vụ đầu tư hạ tầng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ mục tiêu nhiệm vụ và nhu cầu nguồn vốn đầu tư đã quy định, kết quả đã đầu tư đến hết năm 2014, khả năng thực hiện năm 2015, các địa phương chủ động xây dựng, tính toán nhiệm vụ năm 2016, trong đó chủ động bố trí, sắp xếp NSĐP và các nguồn tài chính theo chế độ quy định để thực hiện các nhiệm vụ trên, giảm dần sự phụ thuộc các khoản trợ cấp từ NSTW. h) Lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội (kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên, người nghèo, hộ cận nghèo và một số đối tượng khác theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế; kinh phí chi bảo trợ xã hội, chế độ học bổng học sinh, miễn thu thủy lợi phí,...); chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020; quốc phòng, an ninh (Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh công an xã), trong đó chủ động nguồn NSĐP và dự kiến mức hỗ trợ từ NSTW. Một số chính sách theo quy định hết hiệu lực vào năm 2015 (ví dụ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015;...), các địa phương chủ động bố trí NSĐP tối thiểu theo mức NSĐP đã cân đối thực hiện năm 2015 để chủ động về nguồn khi có văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Một số chính sách mới đã được cấp có thẩm quyền ban hành các địa phương chủ động bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để thực hiện (như Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải và mức lợi nhuận hợp lý thì thực hiện cấp bù từ NSĐP; kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo Luật hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;...). i) Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2016, các địa phương chủ động tính toán dành các nguồn để thực hiện chi cải cách tiền lương như hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 10 của Thông tư này. k) Bố trí dự phòng NSĐP; bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN để chủ động ứng phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và xử lý những nhiệm vụ cấp bách ở địa phương. 3. Về cân đối NSĐP a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng và số bổ sung cân đối (nếu có) từ NSTW cho NSĐP theo mức ổn định như mức dự toán năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã giao cho địa phương. Đồng thời, đối với các địa phương được nhận bổ sung cân đối từ NSTW, kiến nghị cụ thể mức hỗ trợ khó khăn cấp bách của địa phương theo quy định tại Điểm 20, Mục II định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2011 ban hành kèm theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. b) Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu huy động thêm vốn trong nước để tăng ĐTPT phải xây dựng dự toán theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN đảm bảo mức dư nợ huy động (kể cả số dự kiến huy động năm 2015) không vượt quá 30% dự toán chi đầu tư XDCB trong nước của ngân sách cấp tỉnh, riêng các địa phương có cơ chế chính sách đặc thù thực hiện theo các quy định tại Nghị định của Chính phủ; đồng thời phải bố trí nguồn để hoàn trả các khoản đến hạn (cả gốc và lãi). Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các chương trình, đề án 1. Phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương liên quan dự kiến nhiệm vụ, mức kinh phí thực hiện CTMTQG, CTMT, các chương trình, đề án năm 2016 gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 năm 2015. 2. Lập phương án phân bổ dự toán chi năm 2016 đối với từng Bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo thời hạn quy định tại văn bản thông báo mức kinh phí năm 2016 cho các CTMTQG, CTMT, các chương trình, đề án của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương 1. Căn cứ số kiểm tra đã được thông báo, các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới theo quy định. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập và xây dựng phương án phân bổ chi đầu tư phát triển (bao gồm cả phương án phân bổ vốn chi ĐTPT các CTMTQG, CTMT) gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm 2015. 3. Việc tổ chức công tác xây dựng, tổng hợp và báo cáo dự toán ngân sách năm 2016 theo đúng quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn và những nội dung theo hướng dẫn của Thông tư này; báo cáo đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính và các biểu mẫu có liên quan quy định tại Thông tư này; gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước trước ngày 20 tháng 7 năm 2015 đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, trước ngày 25 tháng 7 năm 2015 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 14. Về biểu mẫu lập và báo cáo dự toán NSNN năm 2016 1. Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: Tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNN theo các biểu mẫu và thời gian quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC , các biểu mẫu bổ sung (Biểu số 2, 14, 15 và 16) quy định tại Thông tư này và biểu mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ; trong đó chú ý xây dựng dự toán ngân sách chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách (theo Biểu số 02 - Phụ lục số 2 - Thông tư số 59/2003/TT-BTC) và nhiệm vụ quan trọng của Bộ, cơ quan để giải trình báo cáo Quốc hội về dự toán ngân sách của từng Bộ, cơ quan Trung ương. 2. Đối với các địa phương: Tổng hợp lập dự toán NSĐP, báo cáo Bộ Tài chính theo các mẫu biểu (Biểu số 01, 02, 06, 07, 10, 12, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 - Phụ lục số 6) và thời gian quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC , các biểu mẫu bổ sung (Biểu số 01, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 và 13) quy định tại Thông tư này và các mẫu biểu (Biểu số 1.07, 1.08, 1.13 - Phụ lục I; Biểu số 2.01, 2.02 - Phụ lục II) quy định tại Thông tư số 53/2011/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2011. Điều 15. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2015. Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN 2016 được thực hiện theo quy định của Luật NSNN hiện hành, các văn bản hướng dẫn Luật và hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Trong quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2016, nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có thông báo hướng dẫn bổ sung; nếu phát sinh vướng mắc trong công tác tổ chức xây dựng dự toán NSNN năm 2016 đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Tổng bí thư; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn PHỤ LỤC BIỂU MẪU BỔ SUNG LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 (Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 của Bộ Tài chính) Biểu số 1: Tổng hợp kết quả thực hiện và dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 2: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2015 và dự toán năm 2016 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương) Biểu số 3: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2015 và dự toán năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 4: Báo cáo kết quả phân bổ, giao dự toán vốn đầu tư từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW để thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng năm 2015 và dự toán năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 5: Tổng hợp mức huy động vốn của NSĐP 2011-2015, kế hoạch 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 6: Tổng hợp vốn huy động đầu tư xã hội năm 2015 và dự toán năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 7: Tổng hợp vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết năm 2015 và năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 8: Báo cáo kết quả phân bổ, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015 và dự toán chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 9: Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP , Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật của các tỉnh, thành phố năm 2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 10: Số lượng học sinh dân tộc nội trú, học sinh dân tộc bán trú; học sinh trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn; sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo học ở các cơ sở giáo dục đại học, học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ gạo; trẻ em 3-5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa năm 2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 11: Báo cáo tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; trẻ em dưới 6 tuổi; người cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ lâm, ngư, diêm nghiệp (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 12: Báo cáo Quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP và Nghị định 73/2013/NĐ-CP của năm 2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 13: Báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 17/2015/NĐ-CP và Nghị định 09/2015/NĐ-CP của năm 2015 và 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Biểu số 14: Đánh giá huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực năm 2015 và dự kiến 2016 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý ngành, lĩnh vực) Biểu số 15: Quỹ tiền lương, phụ cấp, nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương) Biểu số 16: Báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của năm 2015 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương) Biểu số 1 Tỉnh, thành phố:……… TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 ƯTH 2015 KH 2016 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Diện tích ha Trong đó: - Đất nông nghiệp ha - Đất lâm nghiệp ha - Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên ha - Diện tích rừng tự nhiên ha - Diện tích trồng lúa ha 2. Dân số người Trong đó: - Trẻ em dưới 6 tuổi người - Dân số trong độ tuổi đến trường từ 1-18 tuổi người - Dân số sinh sống ở các loại đô thị: người + Loại đặc biệt người + Loại I người + Loại II người + Loại III người + Loại IV người - Dân số nhập cư vãng lai người 3. Đơn vị hành chính cấp huyện huyện Trong đó: - Số đô thị loại I (thuộc tỉnh) đô thị - Số đô thị loại II đô thị - Số đô thị loại III đô thị - Số đô thị loại IV đô thị - Số huyện đảo không có đơn vị hành chính xã huyện - Số đơn vị hành chính mới được thành lập (chưa được bổ sung kinh phí) đơn vị 4. Đơn vị hành chính cấp xã xã - Xã biên giới, hải đảo xã - Xã biên giới giáp Lào, CamPuChia xã - Xã biên giới giáp Trung Quốc xã 5. Số đơn vị hành chính mang tính đặc thù đơn vị Trong đó: - cấp tỉnh đơn vị - cấp huyện đơn vị 6. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % Trong đó: - Ngành công nghiệp xây dựng % - Ngành nông lâm thủy sản % - Ngành dịch vụ % 7. Cơ cấu kinh tế - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng tỷ đồng - Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản tỷ đồng - Giá trị ngành dịch vụ tỷ đồng 8. Kim ngạch xuất nhập khẩu triệu USD Trong đó: - Kim ngạch xuất khẩu triệu USD - Kim ngạch nhập khẩu triệu USD 9. Giải quyết việc làm người 10. Số lượt khách du lịch người 11. Số người (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015) người - Tỷ lệ nghèo % 12. Tốc độ tăng dân số % 13. Số doanh nghiệp trên địa bàn doanh nghiệp Trong đó: - Doanh nghiệp trung ương + Số doanh nghiệp doanh nghiệp + Tổng số vốn kinh doanh triệu đồng + Số nộp ngân sách triệu đồng - Doanh nghiệp địa phương + Số doanh nghiệp doanh nghiệp + Tổng số vốn kinh doanh triệu đồng + Số nộp ngân sách triệu đồng - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Số dự án được cấp giấy phép dự án Trong đó: số vốn đăng ký USD + Số doanh nghiệp đã hoạt động doanh nghiệp Trong đó: số vốn đầu tư USD + Tổng số vốn đã đầu tư triệu đồng + Số nộp ngân sách triệu đồng - Doanh nghiệp tư nhân + Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh doanh nghiệp + Số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế doanh nghiệp + Số nộp ngân sách triệu đồng - Kinh tế tập cá thể + Số hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh hộ + Số hộ quản lý thu thuế môn bài hộ + Số hộ quản lý thu cố định hộ + Số nộp ngân sách triệu đồng 14. Giáo dục, đào tạo - Số giáo viên người - Quỹ lương triệu đồng - Số học sinh học sinh Trong đó: + Học sinh học trường dân tộc nội trú học sinh + Học sinh dân tộc bán trú theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg học sinh + Học sinh trung học phổ thông ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK hưởng chính sách theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg học sinh - Số trường đại học công lập do địa phương quản lý trường Trong đó: dự toán chi năm 2015 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho trường đại học triệu đồng 15. Y tế: - Cơ sở khám chữa bệnh cơ sở Trong đó: + Số bệnh viện do địa phương quản lý hoạt động mang tính chất khu vực bệnh viện Trong đó: dự toán năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho bệnh viện triệu đồng - Số giường bệnh giường Trong đó: + Giường bệnh cấp tỉnh giường + Giường bệnh cấp huyện giường + Giường phòng khám khu vực giường + Giường y tế xã phường giường 16. Chỉ tiêu đảm bảo xã hội - Trại xã hội cơ sở - Số trại viên trại xã hội người - Đối tượng cứu trợ xã hội không tập trung người - Số gia đình bệnh binh gia đình - Số gia đình thương binh gia đình - Số gia đình liệt sỹ gia đình - Số gia đình có công với nước gia đình - Số gia đình có Bà mẹ Việt Nam anh hùng gia đình - Số gia đình có anh hùng lực lượng vũ trang gia đình - Số gia đình có người hoạt động kháng chiến gia đình - Số gia đình có người có công giúp đỡ cách mạng gia đình - Người bị nhiễm chất độc màu da cam người + Người mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động người + Người mắc bệnh bị suy giảm khả năng lao động người + Con đẻ còn sống bị dị dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt người + Con đẻ còn sống bị dị dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động nhưng còn tự lực được trong sinh hoạt người - Số hộ gia đình dân tộc thiểu số hộ Trong đó: + Số hộ gia đình được hỗ trợ đất sản xuất hộ + Số hộ gia đình được hỗ trợ đất ở, nhà ở hộ + Số hộ gia đình được hỗ trợ nước sinh hoạt hộ - Số hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo hộ - Số hộ gia đình chính sách hộ Trong đó: số hộ gia đình cần phải hỗ trợ về nhà ở hộ - Số cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT cán bộ - Tổng số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp theo Nghị định 67, 13, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật người Trong đó: - Số đối tượng bảo trợ xã hội từ đủ 80 tuổi đến dưới 85 tuổi người - Số đối tượng bảo trợ xã hội từ 85 tuổi trở lên người - Số người khuyết tật người 17. Văn hóa thông tin - Số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đoàn - Số đoàn nghệ thuật truyền thống đoàn - Số đội thông tin lưu động đội - Di sản văn hóa thế giới di sản - Di sản văn hóa cấp quốc gia di sản 18. Phát thanh, truyền hình Số huyện ở miền núi-vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu có trạm phát lại phát thanh truyền hình huyện 19. Thể dục thể thao - Số vận động viên đạt thành tích cao cấp quốc gia người - Số vận động viên khuyết tật người 20. Thực hiện chương trình Kiên cố hóa KM, GTNT, CSHT nuôi trồng thủy sản, CSHT làng nghề ở nông thôn - Số vốn đã vay từ Ngân hàng Phát triển triệu đồng - Số vốn ngân sách địa phương triệu đồng - Vốn huy động trong dân cư triệu đồng - Số km đường GTNT km - Số km kiên cố hóa kênh mương km - Số CSHT nuôi trồng thủy sản công trình - Số CSHT làng nghề nông thôn công trình - Số Trạm Bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trạm 21. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học - Số phòng học được kiên cố hóa phòng - Số kinh phí thực hiện triệu đồng 22. Thực hiện đầu tư cơ sở y tế từ nguồn trái phiếu Chính phủ - Số bệnh viện bệnh viện - Số kinh phí thực hiện triệu đồng - Số trạm y tế trạm - Số kinh phí thực hiện triệu đồng 23. Thực hiện pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi - Số thu thủy lợi phí của các Công ty thủy nông triệu đồng - Số thu thủy lợi phí của Hợp Tác xã triệu đồng 24. Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a - Số huyện nghèo huyện - Diện tích (các huyện nghèo) ha - Dân số (các huyện nghèo) người - Số xã (các huyện nghèo) xã Trong đó: số xã ĐBKK thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững xã - Tổng số thôn, bản (các huyện nghèo) thôn, bản Trong đó: + Số thôn, bản ĐBKK ở xã khu vực II thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững thôn, bản + Số thôn, bản biên giới thôn, bản ………., ngày … tháng … năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố……. Chủ tịch Bộ, cơ quan Trung ương ... Chương ... Biểu số 2 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2015 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2016 Đơn vị: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN 2015 ƯỚC THỰC HIỆN 2015 DỰ TOÁN 2016 A Tổng số thu, chi, nộp ngân sách phí, lệ phí 1 Số thu phí, lệ phí - Học phí - Phí, lệ phí khác 2 Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề - Phí, lệ phí khác 3 Số phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước B Dự toán chi ngân sách nhà nước I Chi đầu tư phát triển Trong đó: - Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề - Chi khoa học, công nghệ 1 Chi đầu tư XDCB 2 Chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp theo chế độ quy định 3 Chi dự trữ nhà nước 4 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên 1 Chi quốc phòng, an ninh, đặc biệt 2 Chi SN giáo dục - đào tạo và dạy nghề 3 Chi sự nghiệp y tế 4 Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 5 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 6 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 8 Chi sự nghiệp kinh tế 9 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 10 Chi quản lý hành chính 11 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 12 Chi khác III Chi Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu và các chương trình, dự án lớn khác …, ngày ... tháng... năm ... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tỉnh, thành phố: ………. Biểu số 3 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2015 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2016 Đơn vị: Triệu đồng Số TT CHỈ TIÊU TH 2014 DT 2015 ƯTH 2015 DT 2016 SO SÁNH ƯTH 2105/ TH 2014 ƯTH 2105/ DT 2015 DT 2016/ ƯTH 2105 A B 1 3 3 4 5 6 7 I THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 1 THU NỘI ĐỊA TRONG ĐÓ: 1.1 THU TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.2 THU TỪ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN 1.3 THU TỪ KHU VỰC KINH TẾ NQD 1.4 THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2 THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐÓ: 2.1 THUẾ XK, THUẾ NK, THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TTĐB HÀNG NK 2.2 THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU 3 THU HUY ĐỘNG THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 8 LUẬT NSNN II CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ (1) TRONG ĐÓ: 1 CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG ĐÓ: 1.1 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ 1.2 LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2 CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG ĐÓ: 2.1 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ 2.2 LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3 CHI TRẢ NỢ NGUỒN HUY ĐỘNG THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 8 LUẬT NSNN 4 CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH III SỐ BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 1 SỐ BỔ SUNG CÂN ĐỐI 2 SỐ BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU (2) Trong đó: - CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA - CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN QUAN TRỌNG KHÁC Ghi chú: (1) Được xác định trên cơ sở nguồn chi cân đối ngân sách địa phương và số bổ sung mục tiêu (nếu có) (2) Số bổ sung để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án quan trọng và các chế độ, chính sách mới. ..., ngày ... tháng … năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố... Chủ tịch Tỉnh, thành phố:…………. Biểu số 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ, GIAO DỰ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU TỪ NSTW ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG NĂM 2015 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2016 Đơn vị: Triệu đồng STT TÊN CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN QUYẾT ĐỊNH CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN THỜI GIAN KHỞI CÔNG HOÀN THÀNH SỐ VỐN ĐƯỢC DUYỆT TRONG ĐÓ GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG ĐÃ THỰC HIỆN TỪ KHỞI CÔNG ĐẾN 30/06/2015 SỐ VỐN ĐÃ BỐ TRÍ ĐẾN 31/12/2015 NHU CẦU VỐN 2015-2016 DỰ KIẾN BỐ TRÍ 2016 GHI CHÚ (TÊN VĂN BẢN, DIỄN GIẢI…) NSTW NSĐP NGUỒN VỐN KHÁC TỔNG SỐ TRONG ĐÓ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ TỔNG SỐ BỐ TRÍ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NGUỒN TÀI CHÍNH KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỀ NGHỊ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 DỰ ÁN A 2 DỰ ÁN B 3 CÔNG TRÌNH A 4 CÔNG TRÌNH B 5 …………… …, ngày .... tháng .... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.... Chủ tịch Tỉnh, thành phố: …………. Biểu số 5 TỔNG HỢP MỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 2011 - 2015 VÀ KẾ HOẠCH 2016 STT Nội dung Đơn vị TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 DT 2015 ƯTH 2015 KH 2016 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 I Kế hoạch vốn đầu tư XDCB trong nước của ngân sách cấp tỉnh Triệu đồng Trong đó: Triệu đồng 1 Vốn đầu tư XDCB tập trung Triệu đồng 2 Vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất Triệu đồng 3 Vốn đầu tư từ nguồn bổ sung có mục tiêu (không kể vốn ngoài nước) Triệu đồng 4 Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết Triệu đồng II Vay trong năm Triệu đồng Trong đó: 1 Tạm ứng Kho bạc Nhà nước Triệu đồng - Tạm ứng theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Tạm ứng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng Triệu đồng 2 Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam Triệu đồng - Vay vốn kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn Triệu đồng - Vay đầu tư cụm tuyến dân cư vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long. Triệu đồng - Tạm ứng đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả vốn vay Triệu đồng - Vay khác Triệu đồng 3 Vay Ngân hàng thương mại Triệu đồng - Vay đầu tư theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Vay đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả ngân hàng Triệu đồng 4 Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Triệu đồng - Vay đầu tư theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Vay đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả vốn huy động Triệu đồng 5 Vay khác (nếu có ghi cụ thể) Triệu đồng III Trả nợ trong năm Triệu đồng Trong đó: 1 Tạm ứng Kho bạc Nhà nước Triệu đồng - Tạm ứng theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Tạm ứng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng Triệu đồng 2 Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam Triệu đồng - Vay vốn kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn Triệu đồng - Vay đầu tư cụm tuyến dân cư vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long Triệu đồng - Tạm ứng đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả vốn vay Triệu đồng - Vay khác Triệu đồng 3 Vay Ngân hàng thương mại Triệu đồng - Vay đầu tư theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Vay đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả ngân hàng Triệu đồng 4 Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Triệu đồng - Vay đầu tư theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Vay đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả vốn huy động Triệu đồng 5 Vay khác (nếu có ghi cụ thể) Triệu đồng II Dư nợ vay đến ngày 31/12 Triệu đồng Trong đó: 1 Tạm ứng Kho bạc Nhà nước Triệu đồng - Tạm ứng theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Tạm ứng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng Triệu đồng 2 Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam Triệu đồng - Vay vốn kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn Triệu đồng - Vay đầu tư cụm tuyến dân cư vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long Triệu đồng - Tạm ứng đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả vốn vay Triệu đồng - Vay khác Triệu đồng 3 Vay Ngân hàng thương mại Triệu đồng - Vay đầu tư theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Vay đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả ngân hàng Triệu đồng 4 Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Triệu đồng - Vay đầu tư theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN Triệu đồng - Vay đầu tư Dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoàn trả vốn huy động Triệu đồng 5 Vay khác (nếu có ghi cụ thể) Triệu đồng III Tỷ lệ huy động vốn trên kế hoạch vốn đầu tư XDCB % Trong đó tỷ lệ huy động vốn theo K3 Đ8 Luật NSNN % …, ngày … tháng … năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố... Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 6 TỔNG HỢP VỐN HUY ĐỘNG ĐẦU TƯ XÃ HỘI NĂM 2015 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2016 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 DT 2015 ƯTH 2015 DT 2016 SO SÁNH ƯTH 2015/ TH 2014 DT 2016/ ƯTH 2015 A 1 2 3 4 5 6 7 8=6/4 9=7/6 Tổng vốn đầu tư xã hội Gồm: - Nguồn ngân sách nhà nước - Nguồn vốn tín dụng - Nguồn doanh nghiệp nhà nước - Nguồn đầu tư nước ngoài - Nguồn doanh nghiệp ngoài nhà nước - Nguồn vốn khác …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố… Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 7 TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN THU XỔ SỐ KIẾN THIẾT NĂM 2015 VÀ NĂM 2016 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ DỰ TOÁN NĂM 2015 ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2015 DỰ KIẾN NĂM 2016 SO SÁNH 2016/2015 A B 1 2 3 4=3/1 1. Tổng số thu Triệu đồng 2. Tổng số chi Triệu đồng Trong đó: - Chi cho giáo dục Triệu đồng + Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng số chi % - Chi cho Y tế Triệu đồng + Tỷ trọng chi cho y tế trong tổng số chi % …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố… Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 8 BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NĂM 2015 VÀ DỰ TOÁN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU NĂM 2016 Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Dự toán năm 2015 Ước thực hiện năm 2015 Dự kiến năm 2016 Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp A B 1=2+3 2 3 4=5+6 5 6 7=8+9 8 9 TỔNG CỘNG I CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA 1 CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … ............ 2 CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … ........... II CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU 1 CHƯƠNG TRÌNH ... - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … ............ 2 CHƯƠNG TRÌNH ... - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … - MỤC TIÊU (DỰ ÁN) … ………… …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố… Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 9 TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH 136/2013/NĐ-CP , LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI VÀ LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ NĂM 2015 Đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP , Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật Số người Mức hỗ trợ (triệu đồng/tháng) Nhu cầu kinh phí (triệu đồng) 1 2 3 4 I. Tổng số đối tượng trợ cấp và nuôi dưỡng hàng tháng 1. Trẻ em không nguồn nuôi dưỡng Trẻ em dưới 4 tuổi 0,675 Trẻ em từ 4 đến 16 tuổi 0,405 2. Đối tượng 16-22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang học 0,405 3. Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm HIV nghèo 0 Dưới 4 tuổi 0,675 Từ 4 tuổi - 16 tuổi 0,54 Từ 16 tuổi trở lên 0,405 4. Người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi con nhỏ 0 Nuôi 1 con 0,27 Nuôi 2 con 0,54 5. Người cao tuổi 0 Người cô đơn hộ nghèo từ 60-80 tuổi 0,405 Người cô đơn hộ nghèo từ 80 tuổi 0,54 Người cao tuổi từ 80 tuổi - Thuộc hộ nghèo 0,27 - Không thuộc hộ nghèo 0,18 Người cô đơn có người nhận chăm sóc tại cộng đồng 0,81 6. Người khuyết tật 0 6.1. Người khuyết tật đặc biệt nặng - Thuộc hộ nghèo 0,54 - Không thuộc hộ nghèo 0,36 6.2. Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, trẻ em - Thuộc hộ nghèo 0,675 - Không thuộc hộ nghèo 0,45 6.3. Người khuyết tật nặng - Thuộc hộ nghèo 0,405 - Không thuộc hộ nghèo 0,27 6.4. Người khuyết tật nặng là người cao tuổi, trẻ em - Thuộc hộ nghèo 0,54 - Không thuộc hộ nghèo 0,36 7. Hỗ trợ chăm sóc 0 Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi - Dưới 4 tuổi 0,45 - Từ 4 đến 16 tuổi 0,27 Gia đình, cá nhân nhận nuôi người cao tuổi cô đơn 0,27 Người khuyết tật - Mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng 0,27 - Mang thai và nuôi con dưới 36 tháng 0,36 - Nuôi 2 con từ 36 tháng 0,36 Hộ gia đình chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng 0,18 Chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng - Nuôi 1 người 0,27 - Nuôi từ 2 người 0,54 8. Nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội 0 Dưới 4 tuổi 1,35 Từ 4 đến 16 tuổi; từ 60 tuổi 1,08 Từ 16 đến 60 tuổi 0,81 II. Số đối tượng bảo trợ xã hội mua thẻ BHYT III. Số đối tượng bảo trợ xã hội mất năm 2014 …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố… Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 10 SỐ LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ, HỌC SINH DÂN TỘC BÁN TRÚ; HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; SINH VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HỌC Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC; HỌC SINH ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GẠO; TRẺ EM 3-5 TUỔI ĐƯỢC HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA NĂM 2015 STT Tỉnh, thành phố Số học sinh dân tộc nội trú Số học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn theo QĐ số 12/2013/QĐ-TTg Số học sinh dân tộc bán trú theo QĐ 85/2010/QĐ-TTg Số học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ gạo theo quy định tại Quyết định số 36/2013/QĐ- TTg Số trẻ em 3-5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa Đối tượng sinh viên thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT- BGDĐT-BTC Bao gồm Số học sinh được hỗ trợ tiền ăn Số học sinh được hỗ trợ nhà ở Số học sinh đang học tại các trường bán trú Số học sinh bán trú đang học tại các trường công lập khác Sinh viên khuyết tật thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo Sinh viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo còn lại Số học sinh được hỗ trợ tiền ăn Số học sinh được hỗ trợ nhà ở Số học sinh được hỗ trợ tiền ăn Số học sinh được hỗ trợ nhà ở 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố… Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 11 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG SINH SỐNG TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, NGƯỜI ĐANG SINH SỐNG TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, NGƯỜI ĐANG SINH SỐNG TẠI XÃ ĐẢO, HUYỆN ĐẢO; TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI; NGƯỜI CẬN NGHÈO; HỌC SINH, SINH VIÊN; NGƯỜI THUỘC HỘ LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP STT Nội dung Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự kiến năm 2016 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Ước thực hiện A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Đối tượng người - Kinh phí trđ 2 Bảo hiểm y tế cho người đang sinh sống tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo - Đối tượng người - Kinh phí trđ 3 Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi - Đối tượng người - Kinh phí trđ 4 Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo - Đối tượng người - Kinh phí trđ 5 Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên - Đối tượng người - Kinh phí trđ 6 Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ lâm, ngư, diêm nghiệp - Đối tượng người - Kinh phí trđ Ghi chú: …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân tỉnh (TP) Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 12 BÁO CÁO QUỸ LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2013/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 73/2013/NĐ-CP CỦA NĂM 2015 STT NỘI DUNG QUỸ LƯƠNG, PHỤ CẤP QUYẾT TOÁN 2013 (K. KỂ LÀM ĐÊM, THÊM GIỜ) QUỸ LƯƠNG, PHỤ CẤP THỰC HIỆN NĂM 2014 BIÊN CHẾ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN GIAO HOẶC PHÊ DUYỆT NĂM 2015 TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG CÓ MẶT ĐẾN 01/01/2015 QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP NĂM 2015 THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2013/NĐ-CP TỔNG CỘNG Trong đó TỔNG CỘNG Trong đó TỔNG CỘNG MỨC LƯƠNG THEO NGẠCH, BẬC, CHỨC VỤ TỔNG CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP Trong đó CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP BHXH, BHYT, KPCĐ LƯƠNG NGẠCH BẬC PHỤ CẤP, TRỢ CẤP LƯƠNG NGẠCH BẬC PHỤ CẤP, TRỢ CẤP PHỤ CẤP KHU VỰC PHỤ CẤP CHỨC VỤ PHỤ CẤP VƯỢT KHUNG PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGÀNH PHỤ CẤP THU HÚT PHỤ CẤP CÔNG TÁC LÂU NĂM Ở VÙNG KHÓ KHĂN PHỤ CẤP CÔNG VỤ PHỤ CẤP ĐẶC BIỆT PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ PHỤ CẤP KHÁC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI) I KHU VỰC HCSN, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ 1 SN giáo dục - đào tạo - Giáo dục: - Đào tạo 2 SN y tế 3 Khoa học-công nghệ 4 Văn hóa thông tin 5 Phát thanh truyền hình 6 Thể dục - thể thao 7 Đảm bảo xã hội 8 Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể II CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC XÃ III CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, THÔN IV HOẠT ĐỘNG PHÍ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP + Cấp tỉnh + Cấp huyện + Cấp xã V PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CẤP ỦY + Ủy viên cấp tỉnh + Ủy viên cấp huyện + Ủy viên cấp xã VI CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC + Bí thư, chủ tịch + Phó BT, phó CT, TT Đảng ủy, Ủy viên, TK UBND, TK HĐND, xã đội trưởng + Các chức danh còn lại …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân Tỉnh (TP) Chủ tịch Tỉnh, thành phố: ………… Biểu số 13 BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 17/2015/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 09/2015/NĐ-CP CỦA NĂM 2015 VÀ 2016 Số TT Nội dung ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2015 DỰ KIẾN NĂM 2016 Tổng số đối tượng có mặt đến 01/01/2015 (Người) Tổng số đối tượng có hệ số lương ngạch bậc, lương chức vụ từ 2,34 trở xuống có mặt đến 01/01/2015 (Người) Tổng hệ số tiền lương ngạch bậc, lương chức vụ của số đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống Tổng quỹ tiền lương tăng thêm năm 2015 theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP (Triệu đồng) Tổng số đối tượng có mặt đến 01/01/2016 (Người) Tổng số đối tượng có hệ số lương ngạch bậc, lương chức vụ từ 2,34 trở xuống có mặt đến 01/01/2016 (Người) Tổng hệ số tiền lương ngạch bậc, lương chức vụ của số đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống Tổng quỹ tiền lương tăng thêm năm 2016 (Triệu đồng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG CỘNG (I+II+III) I KHU VỰC HCSN, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ 1 SN giáo dục - đào tạo - Giáo dục: - Đào tạo 2 SN y tế 3 Khoa học-công nghệ 4 Văn hóa thông tin 5 Phát thanh truyền hình 6 Thể dục - thể thao 7 Đảm bảo xã hội 8 Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể II CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC XÃ III CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC + Bí thư, chủ tịch. + Phó BT, phó CT, TT Đảng ủy, Ủy viên, TK UBND, TK HĐND, xã đội trưởng + Các chức danh còn lại …, ngày … tháng ... năm 2015 TM. Ủy ban nhân dân Tỉnh (TP) Chủ tịch Bộ, cơ quan Trung ương … Chương ... Biểu số 14 ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC NĂM 2015 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2016 Đơn vị: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN 2015 ƯỚC THỰC HIỆN 2015 DỰ TOÁN 2016 TỔNG SỐ I Chi NSNN 1 Chi đầu tư XDCB a Ngân sách Trung ương b Ngân sách địa phương 2 Chi thường xuyên a Ngân sách Trung ương b Ngân sách địa phương 3 Chi Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu và các chương trình, dự án lớn khác II Chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ Trong đó: Cho ngành giao thông Cho lĩnh vực thủy lợi Cho ngành giáo dục Cho ngành y tế III Chi từ nguồn thu phí, lệ phí, đóng góp,... IV Chi đầu tư của các cơ sở ngoài công lập V Chi đầu tư khác …, ngày ... tháng... năm ... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Bộ, cơ quan Trung ương … Chương ... Biểu số 15 QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG CƠ SỞ 1,15 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG NĂM 2015 Đơn vị: Triệu đồng Stt Nội dung Số người làm việc được cấp có thẩm quyền quyết định thực có mặt tại thời điểm 30/6/2015 Quỹ tiền lương, phụ cấp thực hiện mức lương cơ sở 1,15 triệu đồng/tháng năm 2015 Nguồn đảm bảo Quỹ tiền lương, phụ cấp thực hiện mức lương cơ sở 1,15 triệu đồng/tháng Tổng số Trong đó: Số lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP Tổng số Trong đó: Quỹ tiền lương, phụ cấp của số lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP Tổng số 40% số thu để lại theo chế độ (riêng ngành y tế là 35%) NSNN TỔNG SỐ 1 Chi quốc phòng 2 Chi an ninh 3 Chi đặc biệt 4 Chi SN giáo dục - đào tạo và dạy nghề 5 Chi sự nghiệp y tế 6 Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 7 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 8 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 9 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 10 Chi sự nghiệp kinh tế 11 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 12 Chi quản lý hành chính …, ngày ... tháng... năm ... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Bộ, cơ quan Trung ương … Chương ... Biểu số 16 BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 17/2015/NĐ-CP CỦA NĂM 2015 (Dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương báo cáo Bộ Tài chính) Đơn vị: Triệu đồng Stt NỘI DUNG TỔNG SỐ Tổng biên chế năm 2015 được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt Tổng số biên chế có hệ số lương từ 2,34 trở xuống có mặt tại thời điểm 01/01/2015 (không bao gồm đối tượng hợp đồng theo Nghị định 68/2010/ NĐ-CP) Tổng số đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng [1] không thời hạn theo Nghị định 68/2010/NĐ-CP có hệ số lương từ 2,34 trở xuống có mặt thời điểm 01/01/2015 Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (1 tháng) Nhu cầu kinh phí tăng lương theo Nghị định số 17/2015/ NĐ-CP (1 tháng) Số tháng bình quân trong năm được Điều chỉnh tiền lương theo Nghị định số 17/2015/ NĐ-CP Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm năm 2015 A B 1 2 3 4 5 = (4) x 8% 6 7 = (5)x(6) TỔNG SỐ I Lĩnh vực chi giáo dục - đào tạo 1 Đơn vị ... 2 Đơn vị ... … II Lĩnh vực chi y tế 1 Đơn vị ... 2 Đơn vị ... … III Lĩnh vực chi ... 1 Đơn vị ... 2 Đơn vị ... … Ghi chú: [1] Chi tổng hợp đối tượng hợp đồng 68 (không thời hạn) của đơn vị quản lý hành chính, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. …, ngày ... tháng... năm ... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "30/06/2015", "sign_number": "102/2015/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-199-2013-TT-BTC-to-chuc-du-toan-ngan-sach-2014-217148.aspx
Thông tư 199/2013/TT-BTC tổ chức dự toán ngân sách 2014 mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 199/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014 Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII số 57/2013/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2013 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII số 61/2013/QH13 ngày 15 tháng 11 năm 2013 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; Thực hiện Quyết định số 2337/QĐ - TTg ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 như sau: Chương I PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014 Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương 1. Năm 2014 tiếp tục thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định năm 2011; ổn định về số bổ sung cân đối (nếu có) từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo mức đã được Quốc hội quyết định năm 2013 và bổ sung cho ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương đến mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng và được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương tại Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30/11/2013. Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất trong nước là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thuế bảo vệ môi trường từ hoạt động xuất nhập khẩu do cơ quan hải quan thu là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%. Tiền thu phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; riêng tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa điều tiết về ngân sách trung ương 70% để chi cho lực lượng công an, điều tiết cho ngân sách địa phương 30% để chi cho các hoạt động của các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn địa phương. 2. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện ổn định theo đúng Nghị quyết Hội đồng nhân dân và quyết định của ủy ban nhân dân đối với ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định. Đồng thời, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cân đối để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và quyết định của ủy ban nhân dân cùng cấp. 3. Thực hiện cơ chế dùng nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời các địa phương cần sử dụng tối thiểu 10% nguồn thu này để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sử dụng 30% đến 50% nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất để thành lập Quỹ phát triển đất theo đúng quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất. 4. Thực hiện Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội, nguồn thu xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối thu, chi ngân sách địa phương, được quản lý qua ngân sách nhà nước. ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các Công ty xổ số kiến thiết, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số và các biện pháp kiểm soát thị trường của Bộ Tài chính; đồng thời, căn cứ khả năng thu xổ số kiến thiết năm 2013 và năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ nguồn thu này để đầu tư các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội của địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Điều 2. Phân bổ và giao dự toán thu ngân sách: 1. Các Bộ, cơ quan Trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách năm 2014 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài việc giao dự toán thu ngân sách, các Bộ, cơ quan Trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thu sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc (nếu có). 2. Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2013; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn; yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại, tăng cường đôn đốc thu tiền nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, hạn chế nợ mới phát sinh, thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt phát hiện qua thanh tra, kiểm tra; thu đầy đủ kịp thời vào ngân sách nhà nước các khoản tiền thuế, tiền sử dụng đất được gia hạn đến hạn nộp vào ngân sách nhà nước năm 2014. Điều 3. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước 1. Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển: Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển (cả vốn ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ) đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, các dự án trọng điểm; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014; vốn đối ứng ODA theo tiến độ thực hiện dự án; bố trí hoàn trả các khoản vốn ứng trước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hạn chế tối đa khởi công mới các dự án, chỉ bố trí vốn cho các dự án thật sự cấp bách khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và có quyết định đầu tư phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 năm 2013, không được bố trí vốn cho các công trình, dự án không đúng quy định tại các chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án đầu tư thực hiện trong phạm vi mức vốn kế hoạch được giao, không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Ngoài việc thực hiện phân bổ, bố trí vốn và giao dự toán chi đầu tư phát triển như trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chú ý một số nội dung sau: - Bố trí trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước đến hạn phải trả trong năm 2014; trả các khoản vay tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thủy sản, chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long đến hạn phải trả trong năm 2014. Đảm bảo bố trí đủ vốn từ ngân sách địa phương cho các dự án, chương trình được ngân sách trung ương hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu dự án, chương trình. - Đối với các dự án ODA do địa phương quản lý: Tập trung bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho các dự án theo cam kết. - Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ không được thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao cho các lĩnh vực này. - Trường hợp có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thì được phép huy động vốn trong nước, đảm bảo mức dư nợ huy động tối đa không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước năm 2014 của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Riêng đối với thành phố Hà Nội mức huy động vốn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; đối với Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2004/NĐ-CP (nếu có). 2. Phân bổ và giao dự toán chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính năm 2014: a) Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khi phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật, những nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định, bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành, chủ động dành nguồn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020. Đồng thời đảm bảo yêu cầu chi tiêu ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh, bảo đảm đủ nguồn để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. b) Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương khi phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (đã bao gồm kinh phí cải cách tiền lương với mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng) cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn, Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; phân bổ dự toán chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, khi phân bổ giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp, trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, cơ quan Trung ương quyết định mức phân bổ kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả theo nguyên tắc các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp, thu phí dịch vụ phải phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu sự nghiệp, thu phí của mình, để dành nguồn ngân sách ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tiếp tục giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và thực hiện xã hội hóa các loại hình sự nghiệp, nhất là y tế, giáo dục với mức độ cao hơn. - Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách năm 2014 cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ không được thấp hơn mức dự toán chi Thủ tướng Chính phủ đã giao. Khi phân bổ giao dự toán chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các cấp học, trong đó chú ý bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ. Thực hiện đầy đủ chính sách phát triển giáo dục mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015". - Đối với chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ dự toán Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, chế độ chính sách, khối lượng nhiệm vụ phải thực hiện, căn cứ vào thực tế của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Trong đó, tập trung bố trí kinh phí để xử lý rác thải y tế, vệ sinh môi trường trong các trường học, bãi xử lý rác thải, mua sắm phương tiện phục vụ cho thu gom rác thải, xử lý các điểm nóng về môi trường. - Đối với chi sự nghiệp y tế: Trong thời gian chưa được tính phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và một phần tiền lương vào giá dịch vụ y tế, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các cơ sở y tế bố trí ngân sách nhà nước bảo đảm chi theo quy định hiện hành. - Căn cứ dự toán ngân sách giao năm 2014, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ Trung ương ban hành để các đối tượng hưởng chính sách được nhận tiền hỗ trợ ngay từ những tháng đầu năm 2014. 3. Phân bổ, giao dự toán chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, nhiệm vụ năm 2014: Căn cứ dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác Thủ tướng Chính phủ đã giao, các Bộ, cơ quan Trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo nguyên tắc triệt để tiết kiệm, tập trung phân bổ kinh phí cho các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung của từng chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền giao. Riêng đối với vốn đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án chuyển tiếp, hoàn thành trước năm 2015 sau đó mới bố trí vốn cho các công trình, dự án khởi công mới và phải đảm bảo hoàn thành trong năm 2015; không bố trí vốn cho công trình, dự án khởi công mới hoàn thành sau năm 2015. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện có hiệu quả. Năm 2014, vốn sự nghiệp Chương trình 135 (hỗ trợ sản xuất, duy tu bảo dưỡng), vốn sự nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (bao gồm kinh phí khoán chăm sóc bảo vệ rừng, hỗ trợ gạo) bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện. 4. Phân bổ và giao dự toán vốn vay, viện trợ từ nguồn vốn ngoài nước: Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải phân bổ chi tiết cho từng đơn vị sử dụng và đảm bảo khớp đúng với tổng mức dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao. 5. Bố trí dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức dự phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao để chủ động thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 6. Trong quá trình quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách, trường hợp Hội đồng nhân dân quyết định dự toán thu ngân sách cấp mình được hưởng theo chế độ quy định cao hơn mức cấp trên giao, thì dự toán chi bố trí tăng thêm tương ứng (không kể tăng chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất), sau khi dành 50% thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, phần còn lại cần ưu tiên để thực hiện những nhiệm vụ, chế độ, chính sách quan trọng được cấp có thẩm quyền quyết định, xử lý thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản theo chế độ quy định và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bổ sung dự phòng ngân sách địa phương, tăng quỹ dự trữ để chủ động trong quá trình điều hành ngân sách. 7. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương giao kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư chi tiết đến Loại, Khoản của Mục lục Ngân sách nhà nước theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính, mã số dự án theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính, Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn bổ sung của Bộ Tài chính (nếu có). Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 và văn bản bổ sung của Bộ Tài chính; trong đó giao cụ thể nguồn tiết kiệm 10% (nếu có) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương. Đối với cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại đơn vị sự nghiệp, dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên, phần dự toán chi hoạt động không thường xuyên. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được cơ quan có thẩm quyền Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì phân bổ và giao dự toán chi vào phần dự toán chi hoạt động không thường xuyên. Đối với các đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 và Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, việc phân bổ và giao dự toán chi tiết theo 3 phần: kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí không thường xuyên. Khi thực hiện giao dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các Bộ, cơ quan Trung ương giao chi tiết theo từng đề tài, dự án trong đó nêu rõ kinh phí được giao khoán, kinh phí không được giao khoán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục cấp kinh phí hoạt động thường xuyên năm 2014 từ ngân sách Nhà nước theo phương thức và định mức như năm 2013 cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Trường hợp các tổ chức khoa học công nghệ đã có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền chuyển đổi hoạt động sang hình thức tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên thì thực hiện tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên theo quyết định đã được phê duyệt. 8. Đối với các huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân, việc quyết định phân bổ và giao dự toán thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân. 9. Năm 2014, thực hiện hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); do vậy, ngoài các nội dung phân bổ, giao dự toán hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tham gia TABMIS thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 và văn bản số 3528/BTC-NSNN ngày 23/3/2010 của Bộ Tài chính. Điều 4. Thực hiện cơ chế tài chính tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 1. Các Bộ, cơ quan Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngoài lương và các khoản có tính chất lương, sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ quy định thực hiện mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng, đồng thời, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc dành 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2014 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh) để thực hiện chế độ cải cách tiền lương trong năm 2014. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2014 (không kể các khoản chi tiền lương, có tính chất lương) đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính đã hướng dẫn; Ủy ban nhân dân các cấp địa phương khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc không bao gồm 10% tiết kiệm chi thường xuyên năm 2014 (không kể các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ), để thực hiện chế độ cải cách tiền lương trong năm 2014. 3. Các địa phương phải sử dụng: + 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2013 so với dự toán (không kể số tăng thu tiền sử dụng đất) được Thủ tướng Chính phủ giao. Trường hợp địa phương khó khăn, tỷ lệ tự cân đối chi từ nguồn thu của địa phương thấp, số tăng thu năm 2013 so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao nhỏ và đối với các địa phương khi thực hiện cải cách tiền lương có khó khăn về nguồn do không điều hòa được tăng thu giữa các cấp ngân sách của địa phương, Bộ Tài chính sẽ xem xét cụ thể để xác định số tăng thu đưa vào nguồn thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2014; đồng thời tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; + 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2014 so dự toán năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ giao; + Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2013 chưa sử dụng chuyển sang; + 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán năm 2011 đã được cấp có thẩm quyền giao. + 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2012 tăng thêm so dự toán chi năm 2011 đã được cấp có thẩm quyền giao. + 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2013 tăng thêm so dự toán chi năm 2012 đã được cấp có thẩm quyền giao. + 10% tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2014 tăng thêm so dự toán chi năm 2013 đã được cấp có thẩm quyền giao. + 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2014; riêng ngành y tế là 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và đã được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu như: số thu học phí để lại cho trường công lập; số thu dịch vụ khám, chữa bệnh để lại cho bệnh viện công lập sau khi trừ chi phí thuốc, máu dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao,.. Số thu được để lại theo chế độ được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thu. + Số đã bố trí (nếu có) hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong dự toán năm 2014 để thực hiện cải cách tiền lương đến mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng. 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thực hiện các biện pháp tạo nguồn như trên mà không đủ nguồn thì ngân sách trung ương hỗ trợ để đảm bảo nguồn thực hiện. Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư lớn sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương theo lộ trình, báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1, Quyết định số 383/QĐ-TTg ngày 03/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 5. Thời gian phân bổ, giao dự toán 1. ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10/12/2013. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách huyện trước ngày 20/12/2013. ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã trước ngày 31/12/2013 và thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên theo từng Loại, Khoản của Mục lục ngân sách nhà nước ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quyết định này (nếu có); đồng thời gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (một bản) làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương (đối với ngân sách trung ương) quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách; ủy ban nhân dân các cấp (đối với ngân sách địa phương) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đảm bảo giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 31/12/2013 và tổ chức việc công khai dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả phân bổ, giao dự toán ngân sách địa phương về Bộ Tài chính chậm nhất là 05 ngày sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách theo đúng quy định tại Điều 40 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và Điểm 5.3 Mục 5 Phần III Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính; báo cáo mức huy động vốn năm 2014 theo Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước, dư nợ vốn huy động của ngân sách địa phương đến 31/12/2013 về Bộ Tài chính trước ngày 31/01/2014; báo cáo thu, chi và số dư Quỹ Dự trữ tài chính theo quy định tại Điểm 19.3 Mục 19 Phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính. 2. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ, ủy ban nhân dân giao, đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo đúng quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP và hướng dẫn bổ sung tại Thông tư này (báo cáo cơ quan tài chính theo mẫu số 1a, 1b và 1c đính kèm Thông tư này). Trong đó lưu ý một số điểm sau: a) Trong phạm vi 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ dự toán ngân sách, cơ quan tài chính phải có văn bản thông báo kết quả thẩm tra. Nếu quá 07 ngày làm việc mà cơ quan tài chính chưa có ý kiến coi như đồng ý với phương án phân bổ của cơ quan, đơn vị đã gửi cơ quan tài chính. Trường hợp cơ quan tài chính nhất trí với phương án phân bổ thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách giao ngay dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước cùng cấp (theo các mẫu số 2a, 2b và 2c đính kèm Thông tư này) và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (gửi thông qua đơn vị sử dụng ngân sách bản chi tiết đối với đơn vị). Trường hợp cơ quan tài chính đề nghị điều chỉnh thì trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của cơ quan tài chính, cơ quan, đơn vị phân bổ tiếp thu, điều chỉnh và gửi lại cơ quan tài chính để thống nhất; trường hợp không thống nhất nội dung điều chỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điểm 1.5, Mục 1, Phần IV, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính. b) Trường hợp sau ngày 31/12/2013, đơn vị dự toán cấp I chưa phân bổ xong dự toán được giao, đơn vị phải báo cáo với cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời gian phân bổ dự toán. Thời gian phân bổ dự toán kéo dài chậm nhất đến ngày 31/01/2014; quá thời hạn này, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định của Chính phủ. Trường hợp do nguyên nhân khách quan, vượt quá thẩm quyền của đơn vị như chưa có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện nhiệm vụ..., đơn vị dự toán cấp I phải dự kiến thời hạn hoàn thành để cơ quan tài chính cho kéo dài thời gian phân bổ, song chậm nhất không quá ngày 31/3/2014; quá thời hạn này, dự toán còn lại chưa phân bổ sẽ điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định. c) Khi phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp I phải thực hiện phân bổ để hoàn trả các khoản đã được tạm ứng, các khoản phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp đơn vị không phân bổ dự toán cho các khoản phải thu hồi này, cơ quan tài chính có văn bản thông báo cho các cơ quan, đơn vị để phân bổ lại, đồng thời thông báo cho cơ quan Kho bạc nhà nước cùng cấp để tạm thời chưa cấp kinh phí cho đến khi nhận được bản phân bổ theo đúng quy định trên. Trong quá trình điều hành, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương được bổ sung có mục tiêu cần khẩn trương phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, kịp thời; tránh việc chuyển nguồn sang năm sau theo Nghị quyết của Quốc hội. d) Trường hợp trong tháng 01/2014 đơn vị sử dụng ngân sách chưa được cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước tạm cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ. Sau ngày 31/01/2014, Kho bạc nhà nước dừng tạm cấp kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp). Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Điều 6. Tổ chức quản lý thu ngân sách 1. ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan liên quan có trách nhiệm: - Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật. - Tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật xử lý vi phạm hành chính và các cơ chế chính sách tài chính, thuế mới. Tiếp tục thực hiện tốt việc miễn, giảm thuế theo Nghị quyết của Quốc hội đảm bảo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch tạo điều kiện cho người nộp thuế. Đồng thời, theo dõi nắm chắc số tiền thuế, tiền sử dụng đất đã gia hạn cho người nộp thuế để tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước khi đến hạn phải nộp. - Tiếp tục thực hiện việc thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật, các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Để các đơn vị có nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao khi thực hiện miễn thu các loại phí, lệ phí theo Chỉ thị 24/2007/CT-TTg, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị từ nguồn ngân sách địa phương. - Tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra. 2. Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, trị giá, số lượng..., kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh. Tổ chức thu hồi kịp thời tiền nợ thuế của người nộp thuế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật; tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế không có khả năng thu. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, các doanh nghiệp rủi ro cao đã được hoàn thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Các ngành, lĩnh vực rủi ro cao, có dấu hiệu chuyển giá, hoạt động chuyển nhượng vốn, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, nhà thầu nước ngoài, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng,...để truy thu đầy đủ vào NSNN các khoản tiền thuế bị gian lận. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người nộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. 3. Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý và thu ngân sách đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ quy định, nhất là các khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 7. Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách được giao; cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Trong đó lưu ý: 1. Các khoản chi từ nguồn vốn vay và viện trợ thực hiện việc giải ngân, kiểm soát chi theo nguyên tắc: - Đối với dự toán chi từ nguồn vốn vay, viện trợ bằng tiền: Thực hiện đúng dự toán được giao và cơ chế thực hiện như nguồn vốn trong nước (trừ trường hợp hiệp định có quy định khác thì thực hiện theo hiệp định). - Đối với dự toán chi từ nguồn vốn vay, viện trợ theo phương thức ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước: Thực hiện theo tiến độ giải ngân thực tế của từng dự án. 2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với cơ quan tài chính chủ động bố trí vốn ngay từ đầu năm cho các dự án công trình quan trọng theo chế độ quy định, nhất là xây dựng tu bổ các công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, khắc phục hậu quả lũ lụt, dự án di dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm theo dự án được cấp có thẩm quyền quyết định. 3. Thực hiện việc ứng trước dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của năm sau phải đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. 4. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình thực hiện không đúng tiến độ phải kịp thời quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2014 nhưng chưa được bố trí đủ vốn. 5. Trong dự toán chi thường xuyên năm 2014 giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương; Bộ Tài chính thông báo rõ các khoản chi bằng ngoại tệ để các đơn vị chủ động thực hiện. Đối với kinh phí tương đương từ 500.000 USD/năm trở lên thì được đảm bảo chi bằng ngoại tệ theo dự toán đã giao, quá trình thực hiện Kho bạc nhà nước vẫn kiểm soát theo dự toán chi bằng nội tệ đã giao cho đơn vị, trường hợp do biến động tăng tỷ giá dẫn đến dự toán chi bằng nội tệ đã hết nhưng dự toán chi bằng ngoại tệ vẫn còn thì đơn vị thông báo cho Bộ Tài chính để kịp thời xử lý bổ sung kinh phí bằng nội tệ; trường hợp số kinh phí nhỏ hơn 500.000 USD/năm thì các Bộ, cơ quan Trung ương được rút dự toán bằng ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm giao dịch, nhưng không vượt quá dự toán giao bằng nội tệ. 6. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có nhu cầu chi đột xuất phát sinh ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, thì phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao, hoặc sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 58 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 7. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dưới; triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc; cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác, không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến thực hiện các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo,... cần có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chính sách, chế độ thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả. 8. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định. Điều 8. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí 1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách: Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc: - Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội,...) đảm bảo thanh toán chi trả từng tháng cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương; Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện nghiêm túc việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định. 2. Thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước đối với các nhiệm vụ chi dưới đây: a) Chi trợ giá cho các báo, tạp chí đã được giao trong dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương: Căn cứ dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được trợ giá, các báo, tạp chí làm thủ tục rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để được thanh toán theo đúng quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. b) Kinh phí đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia thuộc khoản chi viện trợ: Căn cứ dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao và yêu cầu công việc, các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia làm thủ tục rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để được thanh toán theo đúng quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính. c) Chi xúc tiến thương mại quốc gia: Căn cứ dự toán được giao, và tiến độ thực hiện của các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Bộ Công thương rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các chủ chương trình theo đúng quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. d) Chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Căn cứ dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cấp có thẩm quyền giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng cơ quan tài chính cấp dưới chủ động rút dự toán tại Kho bạc nhà nước đồng cấp để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; riêng ngân sách cấp xã rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, mức rút dự toán hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm. Trường hợp ngân sách địa phương đã được ứng trước dự toán bổ sung ngân sách năm sau từ ngân sách trung ương, cần phải thu hồi trong dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2014, Bộ Tài chính thông báo cho Kho bạc nhà nước trừ số thu hồi vào dự toán đầu năm đã giao cho địa phương; phần dự toán còn lại chia đều trong năm để rút. Số đã ứng trước cho ngân sách địa phương được thu hồi như sau: - Đối với số ứng trước theo hình thức lệnh chi tiền thì việc thu hồi số ứng trước cũng được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền từ ngân sách trung ương. - Đối với số ứng trước theo hình thức rút dự toán thì Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh hạch toán từ ứng trước sang thực chi ngân sách trung ương và thực thu ngân sách địa phương cấp bổ sung từ ngân sách trung ương. Trường hợp đặc biệt cần tăng tiến độ rút dự toán, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương, căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp trên quy định mức rút dự toán hàng tháng của ngân sách cấp dưới cho phù hợp thực tế địa phương. Căn cứ giấy rút dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số C2-09/NS đính kèm); Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, trong giới hạn rút vốn hàng tháng, sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung khoản bổ sung và Mục lục ngân sách nhà nước. Trường hợp trong năm ngân sách cấp trên ứng trước dự toán bổ sung ngân sách năm sau cho ngân sách cấp dưới, khi rút dự toán ứng trước phải hạch toán thu, chi vào ngân sách năm sau theo quy định. đ) Chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán đầu năm được thực hiện như sau: căn cứ dự toán giao, số vốn được tạm ứng theo chế độ và tiến độ thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp) do chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ) báo cáo; tham khảo kết quả thanh toán chi trả hàng tháng do cơ quan Kho bạc nhà nước nơi giao dịch gửi Sở Tài chính; Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu rút dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (theo mẫu số 3 đính kèm), kèm giấy rút dự toán (theo mẫu số C2-09/NS đính kèm) gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Mức rút tối đa bằng dự toán giao cho chương trình, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Sở Tài chính chịu trách nhiệm về mức đề nghị rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trường hợp rút kinh phí để sử dụng không đúng mục tiêu hoặc đúng mục tiêu nhưng không sử dụng hết phải hoàn trả ngân sách trung ương. Việc thanh toán, chi trả cho các chủ đầu tư và cho các đối tượng thụ hưởng các chính sách, chế độ (kinh phí sự nghiệp) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định hiện hành. Trường hợp ngân sách địa phương được ứng trước dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm sau (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp), cần phải thu hồi trong dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2014, Bộ Tài chính thông báo cho Kho bạc nhà nước trừ số phải thu hồi ngay trong dự toán đầu năm, phần còn lại thực hiện việc rút dự toán tại Kho bạc nhà nước theo quy định trên. Số đã ứng trước cho ngân sách địa phương được thu hồi như sau: - Đối với số ứng trước theo hình thức lệnh chi tiền thì việc thu hồi số ứng trước cũng được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền từ ngân sách trung ương; - Đối với số ứng trước theo hình thức rút dự toán thì Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh hạch toán từ ứng trước sang thực chi ngân sách trung ương và thực thu ngân sách địa phương cấp bổ sung từ ngân sách trung ương. e) Trường hợp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách (bao gồm cả việc ứng trước bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) được thực hiện như sau: - Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác: căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo bổ sung ngoài dự toán cho ngân sách địa phương. Căn cứ vào văn bản thông báo của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Đối với khoản ứng trước bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo Sở Tài chính thực hiện rút dự toán ứng trước tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Sở Tài chính lập giấy rút dự toán ứng trước dự toán năm sau theo quy định. - Đối với các khoản ngân sách trung ương tạm ứng cho ngân sách địa phương, khi rút dự toán các khoản tạm ứng thực hiện hạch toán tạm thu, tạm chi và thực hiện thu hồi theo quy định (hạch toán điều chỉnh sang thực thu, thực chi trong trường hợp chuyển thành số bổ sung cho ngân sách địa phương hoặc giảm tạm thu ngân sách địa phương, giảm tạm chi của ngân sách trung ương trong trường hợp phải hoàn trả tạm ứng cho ngân sách trung ương). g) Riêng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở các cấp địa phương (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán), căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, ủy ban nhân dân cấp trên quy định việc rút dự toán của ngân sách cấp dưới cho phù hợp thực tế ở địa phương. Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số C2-09/NS đính kèm), Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, tiến độ thực hiện, quyết định của cấp có thẩm quyền bổ sung trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách; sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung chi bổ sung có mục tiêu và Mục lục ngân sách nhà nước. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 15 của tháng sau, Kho bạc nhà nước (đối với ngân sách trung ương) và Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện (đối với ngân sách địa phương) thực hiện tổng hợp, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp về kết quả rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong tháng trước theo quy định hiện hành. Trường hợp phát hiện các địa phương rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu không đúng quy định, Kho bạc nhà nước địa phương có văn bản thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết, đồng thời tạm dừng rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu không đúng quy định. Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chính sách. Trường hợp địa phương không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng cấp kinh phí bổ sung cho địa phương cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ. Về việc hạch toán kế toán các khoản bổ sung, tạm ứng từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương thực hiện như quy định đối với các khoản bổ sung, tạm ứng từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. 3. Thực hiện cấp bằng hình thức lệnh chi tiền đối với các nhiệm vụ chi dưới đây: a) Chi chuyển vốn để cho vay theo chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động...) và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Chính phủ. b) Chi chuyển kinh phí cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. c) Chi góp vốn cổ phần, đóng niên liễm cho các tổ chức tài chính quốc tế (trừ các khoản đã giao trong dự toán các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước) d) Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật. đ) Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách. e) Chi xúc tiến đầu tư và du lịch. g) Chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp công ích, quốc phòng. h) Chi bổ sung dự trữ quốc gia và chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia (đối với những hàng hóa quan trọng được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp thực hiện dự trữ). i) Chi Chương trình biển Đông, hải đảo (phần kinh phí giao cho các Bộ, ngành thực hiện) k) Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan Công an, Quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. l) Chi đảm bảo hoạt động đối với các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam. m) Chi viện trợ đột xuất của Nhà nước cho nước ngoài; chi ủng hộ địa phương khác để khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, phòng trừ dịch bệnh. n) Chi trợ giá, trợ cước, tài trợ, đặt hàng theo chính sách của Nhà nước, hoặc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, đơn vị không thường xuyên giao dịch với Kho bạc Nhà nước. o) Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ. Các nhiệm vụ chi bằng lệnh chi tiền nêu trên được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: - Trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm hoặc bổ sung trong quá trình điều hành. - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định. - Đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo chế độ quy định. - Có văn bản đề nghị chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách đối với những trường hợp chế độ quản lý chi ngân sách có yêu cầu. Khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát, trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét đủ các điều kiện chi theo quy định và lập lệnh chi tiền trên hệ thống Tabmis (ngân sách trung ương do Bộ Tài chính nhập, ngân sách tỉnh do Sở Tài chính nhập, ngân sách huyện do phòng tài chính nhập). Kho bạc nhà nước có trách nhiệm in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống và thực hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng ngân sách theo đúng nội dung ghi trên lệnh chi tiền và đúng chế độ quy định. Riêng lệnh chi tiền của ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã gửi bản giấy đến Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp thanh toán, nhưng để đảm bảo yêu cầu về tính chất và tiến độ công việc, cơ quan tài chính thực hiện tạm cấp theo chế độ quy định, hoặc theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương) và Chủ tịch ủy ban nhân dân (đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương). Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chi tiền; căn cứ nội dung trên lệnh chi tiền, thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt theo chế độ quy định để chi trả, thanh toán cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách trong phạm vi thời gian chế độ quy định. Trường hợp các chứng từ không hợp lệ, hợp pháp thì chậm nhất 1 ngày (kể từ ngày nhận được chứng từ) phải có thông báo cho cơ quan Tài chính biết để xử lý. 4. Về chi trả nợ của ngân sách trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 6, Mục II, Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 9. Thực hiện điều chỉnh dự toán đơn vị sử dụng ngân sách 1. Trường hợp cần điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, đơn vị dự toán cấp I ra quyết định điều chỉnh, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra số dư dự toán và thực hiện điều chỉnh dự toán trong Tabmis, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi, cấp phát, thanh toán. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách phải giảm dự toán, Kho bạc nhà nước giao dịch kiểm tra, xác nhận số dư dự toán, xác nhận việc điều chỉnh để đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp I (bản fax, photocopy) thông báo cho các đơn vị sử dụng ngân sách khác được điều chỉnh tăng dự toán. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách được tăng dự toán, cơ quan tài chính kiểm tra xác nhận số dư dự toán, xác nhận điều chỉnh giảm dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách khác có liên quan trước khi điều chỉnh tăng dự toán cho đơn vị theo đề nghị của đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp không còn đủ số dư để điều chỉnh, đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo đơn vị dự toán cấp I để điều chỉnh lại. 2. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I được cấp có thẩm quyền giao bổ sung dự toán để thực hiện nhiệm vụ phát sinh, nếu quyết định bổ sung dự toán đã thể hiện chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì không phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm định, mà phân bổ giao dự toán cho đơn vị trực thuộc và thông báo Kho bạc nhà nước có liên quan để thực hiện; trường hợp quyết định bổ sung dự toán chưa chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì chậm nhất 7 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao bổ sung dự toán), đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm định theo quy định. 3. Trường hợp điều chỉnh dự toán từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên, điều chỉnh nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao không tự chủ, không thường xuyên nhưng đã được ghi chú theo nhiệm vụ chi trong Quyết định giao dự toán đầu năm hoặc Quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đơn vị cần phải có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ được giao. Điều 10. Thực hiện chuyển nguồn sang năm sau Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương thực hiện chuyển nguồn sang năm sau đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội. Điều 11. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đồng thời xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách. Điều 12. Thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước 1. Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai, trong đó lưu ý: a) Cơ quan tài chính các cấp thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với các khoản hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư. b) Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc công bố công khai theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. c) Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai theo đúng quy định tại Thông tư số 29/2005/TT-BTC ngày 14/04/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. d) Các cơ quan, đơn vị được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. đ) Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân thực hiện công khai theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/03/2005 của Bộ Tài chính về việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. 2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài sản nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Đồng thời để triển khai thực hiện Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện quy chế công khai và gửi cơ quan chức năng để tổng hợp theo dõi đánh giá chung trong cả nước theo chế độ quy định. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương (Sở Tài chính) có trách nhiệm gửi báo cáo công khai cho Bộ Tài chính ngay sau khi thực hiện việc công khai dự toán ngân sách năm 2014 và quyết toán ngân sách năm 2012. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và áp dụng đối với năm ngân sách 2014. 2. Các Bộ, cơ quan Trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện. Các quy định trước đây trái với quy định tại thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước, Cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Công Nghiệp Mẫu số 1a BỘ..................... -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........./......(ĐV) V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm.......... ...... , ngày...... tháng ...... năm ....... Kính gửi: Bộ Tài chính. - Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. - Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm ..... - Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành. Bộ........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm. Đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Bộ ..........hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu............. BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) (*) Mẫu này áp dụng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Mẫu số 1b SỞ..................... -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........./......(ĐV) V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm......... ..... , ngày ..... tháng ..... năm ...... Kính gửi: Sở Tài chính ........... - Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. - Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của ủy ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm ..... - Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành. Sở........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo phụ lục đính kèm. Đề nghị Sở Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Sở .......... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu........ GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) (*) Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Mẫu số 1c PHÒNG................. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........./......(ĐV) V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm......... ...... , ngày ...... tháng ....... năm ....... Kính gửi: Phòng Tài chính ........ - Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. - Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của ủy ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm ..... - Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành Phòng........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm. Đề nghị Phòng Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Phòng ....... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu............ TRƯỞNG PHÒNG (Ký tên, đóng dấu) (*) Mẫu này áp dụng cho các phòng, ban thuộc cấp huyện. PHỤ LỤC SỐ 01 (Kèm theo công văn (theo các mẫu số 1a, 1b, 1c) số ......... ngày ....... của .........) Đơn vị: 1.000 đồng Nội dung Tổng số Chi tiết theo đơn vị sử dụng (1) Đơn vị A Đơn vị B Đơn vị …. I. Thu, chi ngân sách về phí, lệ phí 1. Số thu phí, lệ phí. - ... 2. Chi từ nguồn phí, lệ phí được để lại 3. Số phí, lệ phí nộp ngân sách II. Dự toán chi NSNN 1. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề 1.1 Kinh phí thường xuyên Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 1.2 Kinh phí không thường xuyên(2) Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 2. Quản lý hành chính 2.1 Kinh phí thực hiện tự chủ Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 2.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ(2) Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 3. Nghiên cứu khoa học 3.1 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 3.2 Kinh phí thường xuyên Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 3.3 Kinh phí không thường xuyên(2) Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 4…. KBNN nơi đơn vị SDNS giao dịch KBNN..(3) KBNN.(3) KBNN..(3) (Mã số KBNN) (Mã số) (Mã số) (Mã số) Ghi chú: (1) Nếu số đơn vị trực thuộc nhiều, có thể đổi chỉ tiêu theo cột ngang thành chỉ tiêu theo hàng dọc; tổng hợp cả số phân bổ của các đơn vị tổ chức theo ngành dọc đã ủy quyền cho các đơn vị cấp II phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. (2) Kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn, các nhiệm vụ chi đã ghi trong Quyết định giao dự toán của Bộ trưởng Bộ Tài chính. (3) Ví dụ: KBNN Hai Bà Trưng - Hà Nội. (4) Đối với các nhiệm vụ chi cấp phát bằng hình thức lệnh chi tiền phải chi tiết vào từng lĩnh vực chi, phần kinh phí không thực hiện tự chủ ( kinh phí không thường xuyên). (5) Ngoài việc phục vụ cho dự kiến phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, mẫu phụ lục này còn sử dụng để đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước đồng cấp tổng hợp quyết định giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Mẫu số 2a BỘ .............. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........./......(ĐV) ...... , ngày........ tháng ...... năm ........ QUYẾT ĐỊNH (1) Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ...... BỘ TRƯỞNG BỘ .................... - Căn cứ Nghị định số ...... ngày ...... của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ ......... - Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm ........ - Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số........ ngày............về phương án phân bổ ngân sách năm.... QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Bộ... theo phụ lục(2) đính kèm . Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Tài chính; - KBNN; - Đơn vị sử dụng ngân sách; - KBNN nơi giao dịch ( gửi qua đơn vị sử dụng ngân sách); - Lưu.......... Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ Bản chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) (1) Mẫu này áp dụng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. (2) Mẫu phụ lục số 02; riêng đối với báo cáo gửi Bộ Tài chính và KBNN thực hiện theo mẫu phụ lục số 01 (tổng hợp các đơn vị). Mẫu số 2b SỞ .............. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........./......(ĐV) ...... , ngày........ tháng ....... năm ........ QUYẾT ĐỊNH (1) Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ...... GIÁM ĐỐC SỞ ................... - Căn cứ Quyết định số ...... ngày ...... của ủy ban nhân dân... về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở ...... - Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của ủy ban nhân dân ..... về giao dự toán NSNN năm ..... - Căn cứ ý kiến của Sở Tài chính tại văn bản số...... ngày.....về phương án phân bổ ngân sách năm......... QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Sở... theo phụ lục(2) đính kèm . Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Điều 3. Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Sở Tài chính; - KBNN tỉnh (thành phố); - Đơn vị sử dụng ngân sách; - KBNN nơi giao dịch (gửi qua đơn vị sử dụng ngân sách); - Lưu.......... Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Sở Bản chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) (1) Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành thuộc cấp tỉnh. (2) Mẫu phụ lục số 02; riêng đối với báo cáo gửi Sở Tài chính và KBNN tỉnh thực hiện theo mẫu phụ lục số 01 (tổng hợp các đơn vị). Mẫu số 2c PHÒNG .............. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........./......(ĐV) ...... , ngày........ tháng ....... năm ....... QUYẾT ĐỊNH (1) Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ...... TRƯỞNG PHÒNG .................. - Căn cứ Quyết định số ...... ngày ...... của ủy ban nhân dân ... về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng ...... - Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của ủy ban nhân dân..... về giao dự toán NSNN năm ..... - Căn cứ ý kiến của Phòng Tài chính tại văn bản số...... ngày.....về phương án phân bổ ngân sách năm.... QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Phòng ... theo phụ lục(2) đính kèm . Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Phòng Tài chính...; - KBNN huyện (thị xã,...); - Đơn vị sử dụng ngân sách; - Lưu............ Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Phòng Bản chi tiết của đơn vị TRƯỞNG PHÒNG (Ký tên, đóng dấu) (1) Mẫu này áp dụng cho các phòng, ban thuộc cấp huyện. (2) Mẫu phụ lục số 02; riêng đối với báo cáo gửi phòng Tài chính và KBNN Huyện thực hiện theo mẫu phụ lục số 01 (tổng hợp các đơn vị). PHỤ LỤC SỐ 02 DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM ......... Đơn vị: (Đơn vị sử dụng ngân sách) Mã số: (Đơn vị sử dụng ngân sách) (Kèm theo quyết định (theo các mẫu số 2a, 2b, 2c) số: .............. của .............) Đơn vị: 1.000 đồng Nội dung Tổng số I. Tổng số thu, chi, nộp ngân sách phí, lệ phí 1. Số thu phí, lệ phí - Học phí - ....... 2. Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại - Học phí - .......... 3. Số phí, lệ phí nộp NSNN II. Dự toán chi ngân sách nhà nước 1. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề 1.1 Kinh phí thường xuyên Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 1.2 Kinh phí không thường xuyên Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 2. Quản lý hành chính 2.1 Kinh phí thực hiện tự chủ Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 2.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 3. Nghiên cứu khoa học 3.1 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 3.2 Kinh phí thường xuyên Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 3.3 Kinh phí không thường xuyên Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương 4. … Ghi chú: (1) Chi thanh toán cá nhân, chi thường xuyên thực hiện rút dự toán đều theo từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định. Chi mua sắm, sửa chữa lớn, chi sự nghiệp kinh tế rút dự toán theo tiến độ thực hiện thực tế và chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã ban hành. (2) Trong trường hợp ủy quyền cho các đơn vị dự toán cấp II phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách thì do thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II ký theo ủy quyền của thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I. (3) Chi tiết: các khoản chi bằng lệnh chi tiền; ghi thu ghi chi các dự án ODA. Mẫu số 3 TỈNH, THÀNH PHỐ .............. SỞ TÀI CHÍNH............... -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ...... , ngày........ tháng ....... năm ....... TỔNG HỢP NHU CẦU RÚT VỐN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊUTỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị: 1.000 đồng Nội dung Dự toán giao (gồm cả số đã ứng, số tạm cấp) Khối lượng thực hiện theo kế hoạch vốn, dự án ngân sách đã được giao đến thời điểm báo cáo và số tạm ứng theo chế độ chưa thanh toán Số đã rút dự toán đến thời điểm báo cáo (gồm cả số đã ứng, số tạm cấp) Dự kiến nhu cầu vốn để thực hiện 30 ngày tiếp theo Số đề nghị rút dự toán Tổng số: 1. Vốn đầu tư (trong nước, viện trợ bằng tiền không kể Chương trình MTQG) 2. Vốn các chương trình, mục tiêu (1): - Chương trình MTQG Việc làm và dạy nghề - Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững - Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình - Chương trình MTQG Y tế - Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Chương trình MTQG Văn hoá - Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo - Chương trình MTQG Phòng, chống tội phạm - Chương trình MTQG Phòng, chống ma túy - Chương trình MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm - Chương trình MTQG khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường - Chương trình MTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu - Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới - Chương trình MTQG Phòng chống HIV/AIDS - Chương trình MTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo 3. Vốn sự nghiệp (chi tiết theo các chính sách, chế độ lớn không kể Chương trình MTQG): - Kinh phí thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP - ..... Nơi nhận: - KBNN tỉnh, thành phố .............; - Lưu.......... GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Đối với chương trình mục tiêu quốc gia theo danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ quyết định cho giai đoạn 2011-2015. Không ghi vào khu vực này GIẤY RÚT DỰ TOÁN BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN Tháng ….. năm 20….. Mẫu số: C2-09/NS Niên độ: ………. Số:..................... PHẦN KBNN GHI Nợ TK ............................................. Có TK .............................................. Mã quỹ........ Mã ĐBHC.................. Mã KBNN …………………….. Căn cứ dự toán NS.............................................. bổ sung cho NS…………….. Đề nghị KBNN:…………………………………………………………………………… Chi NS (Cấp):..................................... Tài khoản……………………………………. Cho NS (Cấp) :................................... Tài khoản……………………………………. Theo chi tiết: Diễn giải Mã nguồn NS Mã Chương Mã ngành KT Mã NDKT Số tiền 1. Bổ sung cân đối ngân sách 2. Bổ sung có mục tiêu Tổng cộng (1+2): Tổng số tiền ghi bằng chữ: …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. Ghi chú : KBNN đồng thời hạch toán số thu bổ sung từ NS (cấp)……… cho NS cấp) ….….., theo chi tiết sau : Diễn giải Mã nguồn NS Mã Chương Mã ngành KT Mã NDKT Số tiền 1. Bổ sung cân đối ngân sách[1] 2. Bổ sung có mục tiêu1 Tổng cộng (1+2): CƠ QUAN TÀI CHÍNH (UBND xã) Ngày …. tháng …. năm …….. Kế toán trưởng Thủ trưởng (Chủ tịch xã) KHO BẠC NHÀ NƯỚC Ngày …..... tháng ...…. năm …….. Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc [1] Chú ý: số thu, chi bổ sung cân đối ngân sách và thu, chi bổ sung có mục tiêu phải thống nhất.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "20/12/2013", "sign_number": "199/2013/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Công Nghiệp", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-07-2008-TT-BYT-huong-dan-cong-tac-dao-tao-lien-tuc-can-Bo-Y-te-66426.aspx
Thông tư 07/2008/TT-BYT hướng dẫn công tác đào tạo liên tục cán Bộ Y tế
BỘ Y TẾ ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 07/2008/TT-BYT Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/ 8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủBan hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; Bộ Y tế hướng dẫn quản lý công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về công tác đào tạo cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế; quy định về chương trình, tài liệu dạy học và công tác quản lý đào tạo liên tục trong ngành y tế. 2. Đối tượng áp dụng a) Thông tư này áp dụng đối với các cán bộ y tế, các cơ sở đào tạo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia quản lý đào tạo liên tục và các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực y tếtại Việt Nam. b) Thông tư này không áp dụng đối với các khoá đào tạo chuyên môn y tế để nhận văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (kể cả chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và bác sĩ nội trú) c) Những người đang học các khoá đào tạo để nhận văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc lĩnh vực mình đang làm việc không thuộc đối tượng phải học tập theo quy định của Thông tư này 3. Khái niệm dùng trong Thông tư Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: a) Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia. b) Cơ sở y tế bao gồm các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế và các cơ sở khác đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế công lập và tư nhân. c) Cơ sở đào tạo liên tụcngành y tế (gọi tắt là cơ sở đào tạo) bao gồm các trường/ khoa Đại học, trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề y tế; các đơn vị/ trung tâm đào tạo cán bộ y tế thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thuộc các bệnh viện, viện nghiên cứu; các cơ sở đào tạo cán bộ y tế khác sau khi được cấp có thẩm quyền thẩm định cho phép đào tạo. d) Cán bộ y tế bao gồm công chức, viên chức, những người đang làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế. 4. Yêu cầu về thời gian đào tạo liên tục của cán bộ y tế a) Tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thời gian được đào tạo mỗi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 5 năm mỗi cán bộ y tế phải tham gia học tập và tích luỹ đủ thời gian đào tạo liên tục ít nhất là 120 giờ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề. Thủ trưởng đơn vị y tế có trách nhiệm xem xét cho phép tiếp tục công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn với những người không tích luỹ đủ thời gian học trong 5 năm công tác. b) Những cán bộ đang hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ; những người tham dự các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài có chứng chỉ; người tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế, quốc gia có trình bày báo cáo của mình; người có đăng bài báo ở tạp chí chuyên ngành thì được Thủ trưởng đơn vị xem xét và quy đổi vào thời gian học tập liên tục. c) Những người tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của Bộ Nội vụ hoặc tham dự các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do các Bộ, ngành khác tổ chức mà được cấp giấy chứng nhận thì được tính vào thời gian học tập liên tục. d) Mọi cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam đều có nghĩa vụ tham gia học tập theo quy định của Thông tư này. II. CHƯƠNG TRÌNH, TÀILIỆU DẠY-HỌC Bộ Y tế thống nhất quản lý về chương trình và tài liệu dạy- học liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ được sử dụng trong các cơ sở đào tạo ngành y tế. Chương trình và tài liệu dạy-học được biên soạn bao gồm các nội dung sau: 1. Chương trình đào tạo Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu về đào tạo liên tục cán bộ y tế mà các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo liên tục. Chương trình đào tạo có các nội dung: a) Tên của khoá học. b) Mục tiêu khoá học. c) Thời gian, đối tượng đào tạo. d) Yêu cầu cần đạt được sau khoá học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. đ) Yêu cầu đầu vào của học viên. e) Chương trình chi tiết được cụ thể đến tên bài và số tiết học. g) Tiêu chuẩn giảng viên và phương pháp dạy học. h) Yêu cầu về trang thiết bị, tài liệu học tập cho khoá học. i) Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận. Bộ Y tế khuyến khích những khoá đào tạo sau đại học có thời gian từ 3 tháng tập trung trở lên thiết kế chương trình hướng liên thông với chương trình chính quy theo số tín chỉ của một chương trình sau đại học như: chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 để người học có thể tích lũy số tín chỉ và được xét miễn giảm khi tham gia học lấy bằng sau đại học ngành y tế. 2. Tài liệu dạy -học a) Căn cứ vào chương trình đào tạo liên tục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ sở đào tạo xây dựng tài liệu dạy-học cho phù hợp. Tài liệu dạy-học được cấu trúc theo chương, bài. Trong mỗi bài có mục tiêu, nội dung và lượng giá. Phần nội dung, lượng giá cần phù hợp với mục tiêu của bài giảng. b) Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở đào tạo biên soạn tài liệu cho giảng viên kèm theo tài liệu dạy-học để thuận lợi cho việc tổ chức các khoá đào tạo. c) Chương trình và tài liệu dạy- học có thể biên soạn và ban hành riêng biệt hoặc gộp chung, nhưng phải thể hiện rõ phần chương trình và phần tài liệu dạy-học. 3. Thẩm định và phê duyệt chương trình và tài liệu dạy-học a) Bộ Y tế phê duyệt chương trình, tài liệu dạy-học cho các cơ sở đào tạo tuyến trung ương và các khoá đào tạo nhân lực y tế áp dụng cho hai tỉnh/thành phố trở lên, các khoá đào tạo của các dự án y tế trung ương, trên cơ sở đề nghị của các Hội đồng thẩm định chuyên môn của Bộ Y tế. Thành viên của Hội đồng thẩm định do Vụ Khoa học và Đào tạo đề xuất, trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định. Thời gian hoàn thành công việc thẩm định là 2 tháng. b) Bộ Y tế uỷ quyền cho các Sở Y tế phê duyệt chương trình và tài liệu day-học cho các cơ sở đào tạo liên tục trong phạm vi thuộc Sở Y tế quản lý trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu dạy-học chuyên môn do Sở Y tế thành lập. Hiệu trưởng trường Cao đẳng và Trung cấp của tỉnh là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định chuyên môn của Sở Y tế. Thời gian hoàn thành việc thẩm định là 1 tháng. c) Bộ Y tế uỷ quyền cho các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y dược thẩm định và phê duyệt các chương trình và tài liệu đào tạo liên tục tương quan với các mã ngành nghề của chương trình đào tạo chính quy mà viện/trường đang thực hiện, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng chương trình của viện/trường. d) Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu dạy học và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức khoá đào tạo. đ) Bộ Y tế sẽ phân cấp việc thẩm định và phê duyệt chương trình đào tạo liên tục cho các cơ sở đào tạo liên tục khác khi có đủ điều kiện. III. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC 1. Xây dựng kế hoạch a) Kế hoạch đào tạo liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ: - Các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế xây dựng kế hoạch 5 năm trình Bộ Y tếphê duyệt. - Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch 5 năm (cho cả y tế tư nhân thuộc địa bàn) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt. - Kế hoạch đào tạo hàng năm của các cơ sở y tế do Thủ trưởng phê duyệt. Trong bản kế hoạch phải thể hiện nguồn kinh phí và phương án tổ chức thực hiện. - Các cơ sở y tếcó trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo liên tục và báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về cơ quan quản lý cấp trên. b) Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Nội Vụ: - Các cơ sở y tế trực thuộc, thực hiện theo kế hoạch của Bộ Y tế giao. - Các cơ sở vị y tế thuộc các tỉnh, thành phố, thực hiện theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố giao. 2. Cơ sở đào tạo liên tục a) Các cơ sở đào tạo Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề đã được phép đào tạo chính quy thì được phép tổ chức các khoá đào tạo liên tục theo mã ngành đào tạo tương ứng, theo chương trình và tài liệu đã được thẩm định. b) Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến trình Bộ Y tế chương trình, tài liệu đào tạo và danh sách giảng viên để được chính thức giao nhiệm vụ đào tạo liên tục của ngành. c) Các cơ sở y tế khác khi tham gia đào tạo liên tục để cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư này cần được thẩm định về: cơ sở vật chất, chương trình, tài liệu và đội ngũ giảng viên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 3. Triển khai đào tạo a) Sau khi nhận được kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị báo cáo kế hoạch mở lớp kèm theo chương trình và tài liệu dạy-học và đội ngũ giảng viên về cơ quan quản lý có thẩm quyền giao kế hoạch. Triển khai công tác đào tạo theo đúng kế hoạch đã đăng ký và báo cáo kết quả sau khoá học. Trừ trường hợp đặc biệt, các lớp học về chuyên môn, nghiệp vụ không bố trí quá 30 người, đặt ở nơi có môi trường sư phạm để dạy-học. b) Các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành khác đăng ký và báo cáo triển khai kế hoạch đào tạo hàng năm với Bộ Y tế, các cơ sở y tế địa phương đăng ký và báo cáo kế hoạch đào tạo với Sở Y tế để tổng hợp và nhận phôi giấy chứng nhận đào tạo liên tục. c) Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc tổ chức đào tạo liên tục. 4. Kinh phí cho đào tạo liên tục thông qua các nguồn sau đây a) Kinh phí đóng góp của người tham gia khoá đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân theo quy định của Nhà nước. b) Kinh phí đào tạo liên tục được kết cấu từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm của các cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền phân bổ. c) Các cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí kinh phí để đào tạo cán bộ của đơn vịtừ kinh phí chi thường xuyên với tỷ lệ hợp lý, phù hợp với kế hoạch đào tạo liên tục. d) Kinh phí có từ nguồn thu hợp pháp khác. 5. Quản lý đào tạo a) Bộ Y tế:Quản lý chương trình, tài liệu dạy- học của những khoá học ở tuyến trung ương và những khoá học liên quan đến nhiều cơ sở y tế (từ 2 tỉnh/thành phố trở lên); những khoá học có kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật thuộc lĩnh vực y học mới,lần đầu tiên được đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Các cơ sở y tế trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến đã được Bộ Y tế uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực, nhiêm vụ được giao và theo kế hoạch của Bộ Y tế. b) Các Sở Y tế: Chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục trong địa phương mình và tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Sở. c) Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề y tế thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham mưu, phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo liên tục tại địa phương. d) Các cơ sở đào tạo liên tục phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình, học liệu,...) và chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo định kỳ về cơ quan quản lý cấp trên. đ) Bộ Y tế và các Sở Y tế tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức đào tạo liên tục của các cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng. 6. Giấy chứng nhận đào tạo liên tục a) Chứng nhận đào tạo liên tục về chuyên môn cho cán bộ y tế được cấp theo mẫu của Bộ Y tế, trong đó có ghi các nội dung cụ thể của khoá học kèm theo số giờ học. Chứng nhận đào tạo liên tục có giá trị tích luỹ trong 5 năm và được quản lý tương tự như quy định quản lý văn bằng hệ chính quy. b) Các cơ sở có đủ điều kiện và được giao nhiệm vụ đào tạo liên tục có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục cho những người đã học tập và đạt yêu cầu của khoá học. Chỉ những khoá đào tạo có thời gian từ 15 giờ thực học trở lên theo chương trình và tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được cấpgiấy chứng nhận. c) Quản lý giấy chứng nhận đào tạo liên tục: Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) quản lý việc cấp mã số giấy chứng nhận đào tạo liên tục trong toàn quốc; trực tiếp quản lý việc cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục cho các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành khác. Các Sở Y tế được giao quyền in giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo mẫu của Bộ Y tế để cấp cho các cơ sở đào tạo liên tục ở địa phương; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y tế thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Sở Y tế quản lý việc cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục tại địa phương. Bộ Y tế sẽ giao quyền in giấy chứng nhận đào tạo liên tục cho các cơ sở khác khi đủ điều kiện. IV. ĐÀO TẠO TRONG CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ 1) Công tác đào tạo nhân lực y tế thuộc các dự án viện trợ được triển khai theo kế hoạch dự án đã được phê duyệt và tuân theo pháp luật của Việt Nam.Việc đào tạo lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục. 2) Các khoá đào tạo ngắn hạn áp dụng cho nhiều tỉnh/thành phố (2 tỉnh/thành phố trở lên) phải báo cáo Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) để được phê duyệt chương trình và tài liệu dạy-học trước khi tiến hành mở lớp. Quy trình phê duyệt chương trình và tài liệu dạy- học của dự án tuân theo quy trình tổ chức các khoá học về đào tạo liên tục ngành y tế đã nêu ở trong mục 3 phần IItrong Thông tư này. 3) Kế hoạch đào tạo tổng thể của dự án phải được báo cáo về cơ quan quản lý khi dự án triển khai đồng thời đăng ký số lượng giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo kế hoạch của dự án (các dự án ở trung ương báo cáo Bộ Y tế, dự án do địa phương quản lý báo cáo Sở Y tế). 4) Những khoá học đào tạo của dự án mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, tài liệu dạy-học và triển khai theo các quy định trong Thông tư này thìkhông được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục của ngành y tế. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Y tế và đơn vị trực thuộc tỉnh tổ chức triển khai công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. 2) Thủ trưởng các cơ sở y tế chịu trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tạo điều kiện để cán bộ của mình được tham gia các khoá đào tạo liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ theo chuyên ngành đang làm việc theo quy định ở mục 3 phần I trong Thông tư này. Các cán bộ y tế có trách nhiệm tham gia các khoá học để cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của mình. 3) Giám đốc các Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện. 4) Bộ Y tế (Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo) có trách nhiệm quản lý chương trình, nội dung, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục cán bộ trong ngành y tế, hướng dẫn cụ thể về chương trình, tài liệu, điều kiện tổ chức lớp, giấy chứng nhận,... trực tiếp quản lý công tác đào tạo liên tục ở các cơ sở y tế trực thuộc và các chương trình, dự án y tế do Bộ Y tế quản lý. 5) Chế độ báo cáo: các Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) kết quả triển khai công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế thuộc đơn vị phụ trách trong năm, kế hoạch cho năm tới. Báo cáo vào cuối tháng 12 hàng năm. VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc các cơ sở y tế báo cáo về Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Triệu BỘ Y TẾ TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- Số: ……./Mã GCN(*) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC Ảnh 4 x 6 Tên cơ sở đào tạo: Chứng nhận: ông/bà Sinh ngày: Đơn vị công tác: Đã hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo liên tục, chuyên ngành: ............................................................................................................ ............................................................................................................ Tổng số: giờ học (bằng chữ……………………………………..) Từ ngày….. tháng….. năm 200… đến ngày….. tháng…. năm 200… PHỤ TRÁCH KHÓA HỌC (Ký tên, ghi rõ họ tên) Nơi cấp, ngày…. tháng…. năm 200… THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên) Ghi chú: (Kích thước Giấy chứng nhận: 19 x 27cm – khổ ngang) (*) Mã số do Bộ Y tế cấp.
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "28/05/2008", "sign_number": "07/2008/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Quốc Triệu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-1129-KH-STTTT-2016-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-tan-so-vo-tuyen-dien-Ho-Chi-Minh-537190.aspx
Kế hoạch 1129/KH-STTTT 2016 tăng cường công tác quản lý nhà nước tần số vô tuyến điện Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1129/KH-STTTT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 8 năm 2016 KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 ban hành; Căn cứ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 về ban hành quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện; Căn cứ Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành “Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển”; Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BTTTT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyền hình và truyền thanh không dây; Hiện nay trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện phục vụ mục đích thông tin nội bộ, kinh doanh không đúng quy định pháp luật về sử dụng tần số vô tuyến điện cũng như sử dụng, kinh doanh thiết bị điện thoại cố định không dây chuẩn Dect 6.0 (điện thoại cố định kéo dài mẹ - con) không đúng quy định gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin di động mặt đất. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện trên địa bàn thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành kế hoạch, cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU - Đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện đúng quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện. - Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện đến các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện, điện thoại cố định không dây chuẩn Dect 6.0 (không đúng quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện). - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định pháp luật. II. NỘI DUNG 1. Đối với hoạt động truyền thanh không dây - Lấy ý kiến thẩm định của Sở Thông tin và Truyền thông về quy hoạch phổ tần số, thiết bị mã hóa/giải mã, máy phát sóng vô tuyến điện và văn bản đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông đối với hoạt động truyền thanh không dây cấp phường, xã, thị trấn trên địa bàn quận, huyện trước khi thực hiện thủ tục đầu tư. - Thực hiện thủ tục cấp và gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đúng quy định pháp luật. 2. Đối với sử dụng điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 - Tuyên truyền, yêu cầu các tổ chức, cá nhân ngừng kinh doanh, sử dụng điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng quy định về quy hoạch phổ tần số, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thiết bị vô tuyến điện. - Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng quy định pháp luật trên địa bàn quận, huyện. 3. Đối với thiết bị tần số vô tuyến điện dùng trong liên lạc (máy bộ đàm, thiết bị thông tin liên lạc đặt trên phương tiện nghề cá) - Đảm bảo việc thực hiện thủ tục cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trước khi đưa thiết bị vào hoạt động, khai thác; các thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm, thiết bị thông tin liên lạc đặt trên phương tiện nghề cá) phải được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định pháp luật trước khi lưu thông trên thị trường. - Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đang sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (đã được cấp phép theo quy định) thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép trước thời điểm hết hạn 30 ngày. - Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) không đúng quy định pháp luật trên địa bàn quận, huyện. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Thông tin và Truyền thông - Xây dựng nội dung tuyên truyền, kế hoạch phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra về sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn thành phố. - Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định. - Hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp giấy phép đối với các đài truyền thanh không dây trên địa bàn thành phố; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện các thủ tục đề nghị cấp phép theo quy định. - Phối hợp với Trung tần Tần số vô tuyến khu vực II khảo sát và xử lý các trường hợp gây can nhiễu do sử dụng thiết bị điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng tiêu chuẩn. - Phối hợp Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện cho các thiết bị liên lạc đặt trên phương tiện nghề cá đánh bắt xa bờ. - Tổng hợp và báo cáo công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân Thành phố. 2. Ủy ban nhân dân quận, huyện a. Chỉ đạo các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc của Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban Nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, đối với các nội dung sau: - Đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện có đài truyền thanh không dây trên địa bàn: Kiểm tra và nhắc nhở các đài truyền thanh huyện; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (đài truyền thanh không dây) và các đơn vị có liên quan đã/đang sử dụng thiết bị vô tuyến điện thực hiện thủ tục đầu tư, cấp và gia hạn giấy phép theo quy định pháp luật. - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thiết bị liên lạc nội bộ (máy bộ đàm), điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 (không đúng quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện, tiêu chuẩn kỹ thuật); Phổ biến nội dung tuyên truyền về việc sử dụng điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng quy định pháp luật gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin di động (đoạn băng tần số 1900-1930MHz) đến Tổ dân phố để cung cấp thông tin, hướng dẫn cho nhân dân trong khu phố biết và thực hiện (đính kèm dự thảo nội dung tuyên truyền). - Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh, sử dụng thiết bị liên lạc nội bộ (máy bộ đàm), điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0. - Phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tần số vô tuyến điện trong công tác thanh tra (định kỳ hoặc đột xuất) và xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thiết bị liên lạc nội bộ (máy bộ đàm), điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 trên địa bàn quận, huyện. - Đối với Thiết bị thông tin liên lạc đặt trên phương tiện nghề cá (áp dụng đối với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ): Triển khai rà soát, thống kê các phương tiện nghề cá (đánh bắt xa bờ, gần bờ thực hiện đăng kiểm phương tiện tại thành phố), địa điểm phương tiện nghề cá đang hoạt động (neo đậu, xuất bến) và hướng dẫn thủ tục cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định. b. Báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn quận, huyện quản lý trước ngày 30/11/2016. 3. Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố - Kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã và đang sử dụng thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) khẩn trương lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định (đính kèm bản khai-1g). - Phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định pháp luật của các tổ chức đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố. 4. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II - Bố trí cán bộ, phương tiện kỹ thuật phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định pháp luật trên địa bàn thành phố. - Thường xuyên rà soát, cập nhật và cung cấp danh sách, chủng loại các thiết bị vô tuyến điện hoạt động không đúng băng tần số quy hoạch, không đảm bảo chất lượng đang lưu hành trên địa bàn thành phố cho Sở Thông tin và Truyền thông. - Phối hợp với các đơn vị viễn thông tổ chức khảo sát và xử lý các trường hợp gây can nhiễu do sử dụng thiết bị điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng tiêu chuẩn. - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện cho các thiết bị liên lạc đặt trên phương tiện nghề cá đánh bắt xa bờ. V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Kế hoạch tăng cường công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện được triển khai thực hiện kể từ ngày ký ban hành kế hoạch này, đề nghị các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo đúng tiến độ của kế hoạch./. Nơi nhận: - Ủy ban nhân dân Thành phố; - Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực II; - Phòng Văn hóa Thông tin của 24 Ủy ban nhân dân Quận/Huyện; - Giám đốc Lê Thái Hỷ; - Phó Giám đốc Lê Quốc Cường; - Phòng Bưu chính Viễn thông; - Lưu: VT (TK.31). KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Lê Quốc Cường PHỤ LỤC 1 TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1129/KH-STTTT ngày 26/8/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) STT NỘI DUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP 1 Xây dựng nội dung tuyên truyền, kế hoạch phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra về sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn thành phố. Từ 01/9/2016 đến 09/9/2016 Sở Thông tin và Truyền thông 2 Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định. Tháng 9/2016 Sở Thông tin và Truyền thông - Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II 3 Nhắc nhở các đài truyền thanh huyện; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (đài truyền thanh không dây) và các đơn vị có liên quan đã/đang sử dụng thiết bị vô tuyến điện thực hiện thủ tục đầu tư, cấp và gia hạn giấy phép theo quy định pháp luật. Từ 01/9/2016 đến 16/9/2016 UBND Quận, Huyện 4 Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thiết bị liên lạc nội bộ (máy bộ đàm), điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0. Từ 01/9/2016 đến 16/9/2016 UBND Quận, Huyện 5 Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh, sử dụng thiết bị liên lạc nội bộ (máy bộ đàm), điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 trên địa bàn quận, huyện. Từ 03/10/2016 đến 31/10/2016 UBND Quận, Huyện 6 Triển khai rà soát, thống kê các phương tiện nghề cá (đánh bắt xa bờ, gần bờ thực hiện đăng kiểm phương tiện tại thành phố), địa điểm phương tiện nghề cá đang hoạt động (neo đậu, xuất bến) và hướng dẫn thủ tục cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định. Tháng 10/2016 UBND huyện Cần Giờ 7 Kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã và đang sử dụng thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) khẩn trương lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định. Từ 01/9/2016 đến 16/9/2016 Ban Quản lý các khu chế xuất, công nghiệp 8 Rà soát, cập nhật và cung cấp danh sách, chủng loại các thiết bị vô tuyến điện hoạt động không đúng băng tần số quy hoạch, không đảm bảo chất lượng. Từ 01/9/2016 đến 16/9/2016 Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II 9 Khảo sát, thống kê và xử lý các trường hợp gây can nhiễu do sử dụng thiết bị điện thoại cố định không dây chuẩn DECT 6.0 không đúng tiêu chuẩn. Từ 01/10/2016 đến 31/10/2016 Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II - Sở Thông tin và Truyền thông - Ủy ban nhân dân Quận, Huyện 10 Cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện cho các thiết bị liên lạc đặt trên phương tiện nghề cá đánh bắt xa bờ. Từ 01/9/2016 đến 30/9/2016 Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II - Sở Thông tin và Truyền thông - Ủy ban nhân dân Quận, Huyện PHỤ LỤC 2 NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1129/KH-STTTT ngày 26/8/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) A. Những điều cần biết về sản xuất, kinh doanh và sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện I. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (gọi tắt VTĐ) 1. Theo quy định của Luật Tần số VTĐ các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số VTĐ, thiết bị VTĐ phải có giấy phép sử dụng tần số VTĐ tương ứng. - Một số loại thiết bị VTĐ đang được lưu thông và sử dụng phổ biến: + Máy bộ đàm (HF, VHF, UHF); + Máy bộ đàm và máy chủ (repeater); + Hệ thống truyền thanh không dây; Thiết bị phát thanh AM, FM,... - Một số đơn vị, dịch vụ thường sử dụng thiết bị VTĐ: + Cơ quan công sở: trường học, bệnh viện,.. + Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, café, karaoke; + Dịch vụ bảo vệ, giữ xe, xây dựng công trình; + Tụ điểm vui chơi giải trí, công trường, nông trường (quy mô lớn) có gắn hệ thống truyền thanh không dây, thiết bị phát thanh AM, FM,... 2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số VTĐ: a. Vi phạm các quy định về giấy phép và sử dụng tần số VTĐ, cụ thể một số hành vi vi phạm điển hình và mức phạt tương ứng như sau: - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành vi: đặt anten sai vị trí hoặc thiết bị phát sóng VTĐ sai địa điểm; phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150W theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ; - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150W không có giấy phép theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 77 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ. b. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định; c. Biện pháp khắc phục hậu quả: truy thu phí sử dụng tần số VTĐ trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép. Các vi phạm khác được nêu cụ thể trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ. II. Kinh doanh, sản xuất thiết bị VTĐ. - Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu họp quy. - Thiết bị VTĐ là hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu. - Danh mục thiết bị VTĐ gồm: thiết bị phát, thu-phát sóng VTĐ có băng tần nằm trong khoảng 9KHz đến 400GHz, có công suất phát từ 60mW trở lên. - Vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ VTĐ, như sau: + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy. + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường nhưng không thực hiện một trong các hoạt động sau đây: a) Chứng nhận hợp quy; b) Công bố hợp quy; c) Sử dụng dấu hợp quy. + Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận. III. Quy định về cấp phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ tại thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010. 1. Thành phần hồ sơ: Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ. a. Hồ sơ cấp mới gồm: - Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 1 của Thông tư này; - Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ); - Bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép. b. Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm: - Bản khai đề nghị cấp gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư này; - Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (nếu giấy phép được cấp trước đây có thay đổi). c. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm: - Bản khai đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 1 của Thông tư này; - Các tài liệu giải thích nội dung cần sửa đổi, bổ sung (khi được yêu cầu). 2. Thời gian xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. IV. Dấu hợp chuẩn hợp quy trên thiết bị đúng quy định: 1. Hình dạng: Dấu hợp quy có hình dạng mô tả tại Hình 3 Hình 3 - Hình dạng của dấu hợp quy 2. Nội dung: - ICT: Tên viết tắt tiếng Anh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. - NAME: Thông tin quản lý do tổ chức, cá nhân đăng ký với Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy. 3. Kích thước cơ bản: Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy như Hình 4: Hình 4 - Kích thước cơ bản của dấu hợp quy Chú thích: H = 1,5 a h = 0,75 a C = 10a B. Những điều cần biết về kinh doanh và sử dụng thiết bị điện thoại không dây (mẹ bồng con) chuẩn DECT 6.0 I. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (gọi tắt VTĐ) 1. Theo kết quả đo đạc, kiểm tra, kiểm soát sóng vô tuyến điện của cơ quan chức năng cho thấy: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có một số tổ chức, cá nhân đang sử dụng máy điện thoại không dây kéo dài (dạng mẹ bồng con) chuẩn DECT 6.0 không hợp quy chuẩn có xuất xứ từ các khu vực Mỹ - Latinh, Trung Quốc, Nhật được nhập khẩu không chính thức vào Việt Nam dưới hình thức hàng nhập lậu, xách tay không qua kiểm soát của hải quan, không được đăng kiểm, công bố hợp chuẩn hợp quy. Các thiết bị này khi hoạt động thường gây ra tình trạng can nhiễu, kém chất lượng cho hệ thống điện thoại di động ở Việt Nam, cụ thể là gây ảnh hưởng đến hệ……….
{ "issuing_agency": "Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "26/08/2016", "sign_number": "1129/KH-STTTT", "signer": "Lê Quốc Cường", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-93-KH-UBND-phong-chong-dich-cum-a-H1N1-o-nguoi-2009-Ha-noi-90916.aspx
Kế hoạch 93/KH-UBND phòng chống dịch cúm a(H1N1) ở người 2009 Hà nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------- Số: 93/KH-UBND Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2009 KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H1N1) Ở NGƯỜI NĂM 2009 Ngày 11/6/2009 Tổ chức Y tế Thế giới đã nâng mức cảnh báo dịch cúm A(H1N1) từ mức 5 lên mức 6 (mức đại dịch). Theo tính toán của các chuyên gia, khi đại dịch xảy ra sẽ có khoảng 1/3 dân số Thế giới mắc. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 29/6/2009 đã có 59.814 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 112 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 263 trường hợp tử vong. Số người mắc cúm A(H1N1) vẫn đang tiếp tục tăng tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Tính đến ngày 29/6/2009, Việt Nam có 123 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1). Tại Hà Nội, đến 29/6/2009 có 12 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), tất cả những trường hợp này đều đến Việt Nam từ vùng có dịch. Dự báo, trong thời gian tới số trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) ở Hà Nội tiếp tục gia tăng và theo đó, gia tăng số người trong cộng đồng tiếp xúc với những trường hợp mắc cúm A(H1N1). Vì vậy, nguy cơ dịch lan ra cộng đồng rất lớn. Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H1N1), UBND Thành phố ban hành kế hoạch phòng, chống dịch cúm A(H1N1) trên địa bàn Hà Nội như sau: A. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU CHUNG Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, cách ly và điều trị triệt để các trường hợp cúm A(H1N1) không để dịch lan rộng ra cộng đồng; hạn chế thấp nhất số mắc, biến chứng và tử vong do dịch cúm A(H1N1); giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch cúm A(H1N1) tới kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân Thủ đô. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Giám sát 100% hành khách đến từ vùng có dịch. - 100% các trường hợp nghi cúm được cách ly kịp thời; giám sát, theo dõi sức khỏe cho 100% các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân cúm A(H1N1). - Đảm bảo 100% bệnh nhân cúm A(H1N1) được điều trị triệt để, không có biến chứng và tử vong. - 100% Sở, ngành trong Ban chỉ đạo và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kết hoạch, phương án phòng chống dịch cúm A(H1N1) theo từng cấp độ dịch. B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Kiện toàn BCĐ phòng chống dịch từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn. Huy động các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch cúm A(H1N1) tại cộng đồng. 2. Củng cố hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở, giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm A(H1N1) tại cộng đồng để phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ cúm A(H1N1) nhằm cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không cho dịch lan rộng. 3. Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch cúm A(H1N1) và các biện pháp phòng chống dịch; tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch để nhân dân biết và tự giác áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, tham gia tích cực công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1) tại cộng đồng. 4. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao đáp ứng diễn biến dịch theo từng cấp độ. 5. Các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án tổ chức diễn tập phòng chống cúm A(H1N1) nhằm chủ động ứng phó với tình huống dịch xảy ra. 6. Đảm bảo chế độ thông tin giúp công tác điều hành và phối hợp lực lượng giữa các cấp được kịp thời. Thực hiện báo cáo dịch theo quy định. C. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH TP - Đôn đốc, kiểm tra các Sở, ngành; quận, huyện, thị xã thực hiện kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H1N1). - Chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1) của Thành phố theo từng cấp độ dịch. - Tổ chức giao ban định kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết). Nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo kịp thời. II. CÁC SỞ, NGÀNH 1. Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nội dung sau: - Tăng cường giám sát dịch tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ cúm A(H1N1) để tổ chức cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không cho dịch lan rộng. - Tiếp tục giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh, đặc biệt hành khách đến từ vùng có dịch để phát hiện sớm, cách ly và thông tin kịp thời về những trường hợp nghi ngờ hoặc tiếp xúc với bệnh nhân cúm A(H1N1) giúp cho việc theo dõi tiếp tại cộng đồng. - Chỉ đạo các cơ sở điều trị đảm bảo nhân lực, khu cách ly đủ giường bệnh, trang thiết bị, thuốc, hóa chất vật tư tiêu hao sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cúm A(H1N1). - Phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí của Trung ương và Hà Nội thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch. 2. Sở Văn hóa Thể thao Du lịch - Chỉ đạo các công ty du lịch, các công ty lữ hành, khách sạn báo cáo kịp thời danh sách về các trường hợp nghi ngờ và hành trình của các đoàn khách từ vùng có dịch cho Sở Y tế để phối hợp quản lý sức khỏe. - Xem xét việc tạm ngừng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao không cần thiết nhằm hạn chế tập trung đông người trong thời gian có dịch. 3. Sở Thông tin, Truyền thông: - Chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố tăng cường tần xuất, thời lượng thông tin về các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) nhằm định hướng cho nhân dân tự bảo vệ sức khỏe và cộng tác chặt chẽ với cơ quan Y tế trong phòng chống dịch. - Phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí của Trung ương đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch, các biện pháp phòng chống dịch được triển khai trên địa bàn Thành phố gây hoang mang hoặc chủ quan trong công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1). 4. Sở Giáo dục và Đào tạo - Cung cấp thông tin về dịch cúm A(H1N1) và các biện pháp phòng chống dịch cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho học sinh, sinh viên. Khi cần, huy động học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng. 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng cúm A(H5N1) cho gia cầm, thủy cầm nhằm hạn chế nguy cơ vi rút cúm A(H5N1) tái tổ hợp với vi rút cúm A(H1N1) thành chủng vi rút mới nguy hiểm. - Đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân thủ đô trong tình huống dịch lan rộng. - Thường trực 24/24 giờ tại các chốt kiểm dịch để ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh không được vào Thành phố. 6. Công an Thành phố: - Chỉ đạo các lực lượng trong ngành triển khai công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố. - Chỉ đạo công an cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cung cấp danh sách những người về từ vùng có dịch cho Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế để giám sát, quản lý sức khỏe; giải quyết nhanh thủ tục xuất, nhập cảnh cho các hành khách nhằm hạn chế tập trung đông người. - Chỉ đạo lực lượng an ninh quản lý chặt chẽ hành khách nước ngoài tại các khu vực cách ly ở cộng đồng khi có dịch xảy ra. 7. Bộ tư lệnh Thủ đô: - Xây dựng phương án sử dụng doanh trại để triển khai bệnh viện dã chiến sẵn sàng chi viện cho Ngành Y tế cách ly, điều trị bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp theo đề nghị của ngành Y tế. - Chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô xây dựng kế hoạch phòng chống dịch của từng đơn vị. 8. Sở Công thương: - Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm của các cơ sở kinh doanh: nhà hàng, siêu thị… - Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường không để thực phẩm không rõ nguồn gốc xâm nhập vào địa bàn Thành phố. 9. Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng phương án huy động các phương tiện vận tải công cộng đáp ứng với tình huống cần vận chuyển người dân đến khu vực cách ly theo yêu cầu của BCĐ phòng chống dịch Thành phố. 10. Sở Tài chính: - Cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch; chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng chống dịch trong trường hợp cần thiết… - Hướng dẫn chế độ chi phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố. 11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo các công ty Môi trường đô thị, các đơn vị trực thuộc quản lý tốt nguồn rác thải, chất thải ở các địa phương; đặc biệt là rác thải y tế, rác thải sân bay Nội Bài. Đảm bảo việc xử lý nguồn rác thải, chất thải, không để dịch bệnh lây lan. 12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: - Chỉ đạo các đơn vị nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành quản lý thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1). - Chỉ đạo phòng Lao động thương binh và xã hội các quận, huyện, thị xã triển khai trợ cấp kịp thời cho những gia đình có người bị tử vong do dịch cúm A(H1N1) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Chỉ đạo Ban phục vụ Tang lễ phối hợp chặt chẽ với các cơ sở Y tế xử lý các trường hợp bị tử vong do dịch cúm A(H1N1) theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. 13. Cảng vụ Hàng không Miền bắc: Chỉ đạo các đơn vị tại sân bay quốc tế Nội Bài triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo kế hoạch đã xây dựng. 14. Cục Hải quan: Chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài và các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế xử lý hàng hóa bị ô nhiễm. 15. UBND các quận, huyện, thị xã - Chỉ đạo củng cố BCĐ phòng chống dịch từ quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn. Ban chỉ đạo các cấp xây dựng phương án đáp ứng y tế theo từng cấp độ dịch; có kế hoạch sử dụng nơi làm việc của các công sở làm khu vực cách ly trong tình huống có nhiều người cần cách ly. - Chỉ đạo các ban, ngành thực hiện công tác phòng chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. Huy động lực lượng của các đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng chống dịch. - Chỉ đạo tăng cường công tác thông tin về diễn biến dịch; tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh cho mình, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng. - Tổ chức giao ban định kỳ, trường hợp cần thiết giao ban đột xuất để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch. III. CHẾ ĐỘ THƯỜNG TRỰC VÀ THÔNG TIN, BÁO CÁO - Duy trì giao ban BCĐ phòng chống dịch Thành phố định kỳ 1 lần/quý (khi không có dịch), khi có dịch giao ban định kỳ 1 lần/tuần (khi có tình huống khẩn cấp BCĐ Thành phố sẽ triệu tập họp đột xuất). - Sở Y tế là cơ quan thường trực BCĐ Thành phố đôn đốc các thành viên BCĐ triển khai các hoạt động phòng chống dịch và tổng hợp báo cáo với BCĐ Thành phố và Bộ Y tế. Các thành viên BCĐ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. - Chế độ thông tin, báo cáo: Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo dịch theo Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. IV. KINH PHÍ - Các ngành thành viên BCĐ dự trù kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch của ngành mình, trình UBND Thành phố phê duyệt. - Các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí nguồn kinh phí của địa phương cho hoạt động phòng chống dịch; huy động kinh phí từ các nguồn phục vụ công tác phòng chống dịch. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, thành viên Ban chỉ đạo từ Thành phố đến cơ sở tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./. Nơi nhận: - Bộ Y tế (Cục YTDP&MT); - TT Thành ủy, Thường trực HĐND TP; - Chủ tịch UBND TP; - Các PCT UBND TP; - Thành viên BCĐ PCD Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - CVP, PVP (N.N.Sơn); - Phòng: LĐCSXH, NN, CT, TH; - Lưu VT, Dần (LĐCSXH). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đào Văn Bình
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "02/07/2009", "sign_number": "93/KH-UBND", "signer": "Đào Văn Bình", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-42-2014-TT-NHNN-Che-do-ke-toan-Cong-ty-Quan-ly-tai-san-cua-cac-to-chuc-tin-dung-Viet-Nam-261123.aspx
Thông tư 42/2014/TT-NHNN Chế độ kế toán Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 42/2014/TT-NHNN Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Kế toán năm 2003; Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm 3 chương: 1. Chương I - Hệ thống tài khoản kế toán và nội dung hạch toán các tài khoản. 2. Chương II - Hệ thống báo cáo tài chính. 3. Chương III - Chế độ chứng từ và Chế độ sổ kế toán. Điều 2. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2015. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Vụ Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai các nội dung quy định tại Thông tư này. 2. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Như điều 3 (để thực hiện); - Ban lãnh đạo NHNN (để b/c); - Văn phòng Chính phủ (2 bản); - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Bộ Tài chính; - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TCKT (4 bản). KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Đào Minh Tú CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2014/TT-NHNN ngày 19/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước) Chương I HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC TÀI KHOẢN Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG 1. Hệ thống tài khoản kế toán này áp dụng đối với Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). 2. VAMC chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được phép hoạt động. 3. Hệ thống tài khoản kế toán của VAMC gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 10 loại: a) Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 9 loại (từ loại 1 đến loại 9); b) Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 0); c) Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán (gọi tắt là tài khoản nội bảng) và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (gọi tắt là tài khoản ngoại bảng) được bố trí từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp III, ký hiệu từ 3 đến 5 chữ số; d) Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 3 chữ số từ 111 đến 999; đ) Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 4 chữ số, 3 số đầu (từ trái sang phải) là số ký hiệu tài khoản cấp I, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9; e) Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 5 chữ số, 4 số đầu (từ trái sang phải) là số ký hiệu tài khoản cấp II, số thứ 5 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9. 4. Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Các tài khoản cấp IV, V ... là những tài khoản tổng hợp do Tổng giám đốc của VAMC quy định để đáp ứng yêu cầu cụ thể về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị nhưng phải phù hợp với tính chất, nội dung của các tài khoản cấp I, II, III do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. 5. Tài khoản chi tiết (tiểu khoản): Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) là tài khoản dùng để phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài khoản chi tiết được thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản, số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp và được ngăn cách với số hiệu tài khoản tổng hợp bằng dấu chấm (.). Ngoài ra, VAMC được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết. 6. Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ, vàng quy định trong hệ thống tài khoản kế toán này, VAMC phải thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Quy đổi ngoại tệ, vàng ra đồng Việt nam và thực hiện theo dõi tình hình thu vào, chi ra và số ngoại tệ, vàng còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ, vàng tại VAMC; b) Ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Mục 2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Số TT SỐ HIỆU TK TÊN TÀI KHOẢN Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 LOẠI TK1: TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN, HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ 01 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng 02 112 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 1121 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam 11211 Tiền gửi không kỳ hạn 11212 Tiền gửi có kỳ hạn 11213 Tiền gửi chuyên dùng 1122 Tiền gửi bằng ngoại tệ 11221 Tiền gửi không kỳ hạn 11222 Tiền gửi có kỳ hạn 11223 Tiền gửi chuyên dùng 1123 Vàng 11231 Vàng gửi chuyên dùng 03 113 Tiền, vàng đang chuyển 1131 Tiền Việt Nam 1132 Ngoại tệ 1133 Vàng 04 122 Cung cấp tài chính 1221 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 12211 Nợ trong hạn 12212 Nợ quá hạn 1222 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ 12221 Nợ trong hạn 12222 Nợ quá hạn 1223 Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 12231 Nợ trong hạn 12232 Nợ quá hạn 1224 Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ 12241 Nợ trong hạn 12242 Nợ quá hạn 1225 Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 12251 Nợ trong hạn 12252 Nợ quá hạn 1226 Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ 12261 Nợ trong hạn 12262 Nợ quá hạn 1227 Cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam 1228 Cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ 1229 Dự phòng rủi ro cung cấp tài chính 12291 Dự phòng cụ thể 12292 Dự phòng chung 12299 Dự phòng giảm giá 05 123 Trả thay bảo lãnh 1231 Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam 1232 Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ 1239 Dự phòng rủi ro 12391 Dự phòng cụ thể 12392 Dự phòng chung 06 124 Cho thuê tài sản bảo đảm 1241 Cho thuê tài sản bảo đảm bằng đồng Việt Nam 12411 Nợ trong hạn 12412 Nợ quá hạn 1242 Cho thuê tài sản bảo đảm bằng ngoại tệ 12421 Nợ trong hạn 12422 Nợ quá hạn 1249 Dự phòng rủi ro 12491 Dự phòng cụ thể 12492 Dự phòng chung 07 125 Đầu tư tài chính 1251 Mua trái phiếu doanh nghiệp 1258 Đầu tư tài chính khác 1259 Dự phòng rủi ro 12591 Dự phòng cụ thể 12592 Dự phòng chung 12599 Dự phòng giảm giá 08 132 Nợ mua 1321 Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt 13211 Nợ mua bằng đồng Việt Nam 13212 Nợ mua bằng ngoại tệ 13213 Nợ mua bằng vàng 1322 Nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt 13221 Nợ mua bằng đồng Việt Nam 13222 Nợ mua bằng ngoại tệ 13223 Nợ mua bằng vàng 1323 Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt đã thu hồi được 13231 Nợ mua bằng đồng Việt Nam 13232 Nợ mua bằng ngoại tệ 13233 Nợ mua bằng vàng 1329 Dự phòng rủi ro 13291 Dự phòng cụ thể 13292 Dự phòng chung LOẠI TK2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ TÀI SẢN CÓ KHÁC 09 211 Tài sản cố định hữu hình 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 2112 Máy móc, thiết bị 2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2118 TSCĐ khác 10 212 Tài sản cố định thuê tài chính 11 213 Tài sản cố định vô hình 2131 Quyền sử dụng đất 2135 Phần mềm máy vi tính 2138 TSCĐ vô hình khác 12 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 13 221 Đầu tư vào công ty con 14 222 Vốn góp liên doanh 15 223 Đầu tư vào công ty liên kết 16 228 Đầu tư dài hạn khác 2281 Cổ phiếu 2282 Giấy tờ có giá khác 2288 Đầu tư dài hạn khác 17 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 18 231 Cầm cố, ký quỹ, ký cược 19 232 Phải thu của khách hàng 2321 Phải thu về hoạt động mua bán nợ 2322 Thuế GTGT đầu vào 2328 Phải thu khác 2329 Dự phòng phải thu khó đòi 20 233 Tạm ứng và phải thu nội bộ 2331 Tạm ứng 2332 Phải thu nội bộ 2333 Tài sản thiếu chờ xử lý 2338 Phải thu khác 21 237 Lãi phải thu 2371 Lãi phải thu từ hoạt động cung cấp tài chính 2372 Lãi phải thu từ hoạt động trả thay bảo lãnh 2373 Lãi phải thu từ hoạt động cho thuê tài sản bảo đảm 2374 Lãi phải thu tự hoạt động đầu tư tài chính 22 238 Chi phí chờ phân bổ 23 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 2413 Xây dựng cơ bản Sửa chữa lớn TSCĐ 24 242 Tài sản khác 2421 Công cụ dụng cụ 2422 Vật liệu 25 251 Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua 2511 Sửa chữa nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt 2512 Sửa chữa nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt 26 261 Tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý 2611 Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý 2612 Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý 27 271 Chi dự án 2711 Chi quản lý dự án 2712 Chi thực hiện dự án LOẠI TK 3: NỢ PHẢI TRẢ 28 311 Vay ngắn hạn 29 331 Phải trả cho khách hàng 3311 Phải trả từ hoạt động mua bán nợ 3318 Phải trả khác 332 Lãi phải trả 30 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 31 334 Phải trả người lao động 3341 Phải trả công nhân viên 3348 Phải trả người lao động khác 32 336 Phải trả nội bộ 33 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 3389 Bảo hiểm thất nghiệp 34 341 Vay dài hạn 35 342 Nợ dài hạn 36 343 Trái phiếu phát hành 3431 Trái phiếu đặc biệt 3432 Trái phiếu 34321 Mệnh giá trái phiếu 34322 Chiết khấu trái phiếu 34323 Phụ trội trái phiếu 37 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 38 352 Dự phòng phải trả 39 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3531 Quỹ khen thưởng 3532 Quỹ phúc lợi 3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định 3534 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành VAMC 40 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ 41 371 Nguồn kinh phí dự án LOẠI TK 4: VỐN CHỦ SỞ HỮU 42 411 Vốn chủ sở hữu 4111 Vốn điều lệ 4118 Vốn khác 43 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 44 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4131 Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại 4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB 45 414 Quỹ đầu tư phát triển 46 418 Các quỹ khác 47 421 Lợi nhuận chưa phân phối 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 48 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản LOẠI TK 5: DOANH THU 49 511 Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB 5111 Doanh thu từ đòi nợ, khách hàng trả 5112 Doanh thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm 5113 Doanh thu từ chuyển khoản nợ thành cổ phần, vốn góp 5114 Doanh thu từ hoạt động cho thuê, khai thác tài sản 5118 Doanh thu khác 50 514 Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ mua bằng TPĐB 51 515 Doanh thu từ hoạt động tài chính 5151 Doanh thu từ cung cấp tài chính 5152 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 5153 Doanh thu từ góp vốn, mua cổ phần 5154 Doanh thu từ đầu tư tài chính 5158 Doanh thu từ hoạt động tài chính khác 52 518 Doanh thu khác 5181 Doanh thu từ hoạt động môi giới, tư vấn 5182 Doanh thu từ đấu giá tài sản 5188 Doanh thu khác LOẠI TK 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 53 631 Chi phí hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB 6311 Chi phí đòi nợ 6312 Chi phí bán nợ 6318 Chi phí khác 54 632 Giá vốn của khoản nợ đã được thu hồi 55 634 Chi phí hoạt động thu hồi nợ mua bằng TPĐB 56 635 Chi phí tài chính 6351 Chi phí hoạt động cung cấp tài chính 6352 Chi phí hoạt động bảo lãnh 6353 Chi phí đầu tư tài chính 6358 Chi phí tài chính khác 57 638 Chi phí khác 6381 Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ và tài sản 6382 Chi phí cho hoạt động đấu giá tài sản 6388 Chi phí khác 58 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí cho nhân viên 64211 Lương và phụ cấp lương 64212 Các khoản chi để đóng góp theo lương 64213 Chi công tác xã hội 64214 Chi ăn ca 6422 Chi về tài sản 64221 Khấu hao cơ bản TSCĐ 64222 Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 64223 Mua sắm công cụ lao động 64224 Chi bảo hiểm tài sản 64225 Chi thuê tài sản 6423 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6424 Thuế, phí và lệ phí 6425 Công tác phí 6426 Chi về vật liệu, giấy tờ in 6427 Chi phí dự phòng 6428 Chi phí bằng tiền khác LOẠI TK 7: THU NHẬP KHÁC 59 711 Thu nhập khác LOẠI TK 8: CHI PHÍ KHÁC 60 811 Chi phí khác LOẠI TK 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 61 911 Xác định kết quả kinh doanh LOẠI TK 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 62 001 Tài sản thuê ngoài 63 002 Tài sản nhận giữ hộ 64 003 Cam kết bảo lãnh 65 004 Nợ khó đòi đã xử lý 66 005 Nợ mua bằng TPĐB 0051 Nợ gốc 00511 Nợ gốc bằng đồng Việt Nam 00512 Nợ gốc bằng ngoại tệ 00513 Nợ gốc bằng vàng 0052 Nợ lãi 00521 Nợ lãi bằng đồng Việt Nam 00522 Nợ lãi bằng ngoại tệ 00523 Nợ lãi bằng vàng 67 006 Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB 0061 Nợ gốc 00611 Nợ gốc bằng đồng Việt Nam 00612 Nợ gốc bằng ngoại tệ 00613 Nợ gốc bằng vàng 0062 Nợ lãi 00621 Nợ lãi bằng đồng Việt Nam 00622 Nợ lãi bằng ngoại tệ 00623 Nợ lãi bằng vàng 68 007 Vàng, ngoại tệ các loại 69 008 Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua 0081 Tài sản bảo đảm VAMC đang quản lý 0082 Tài sản bảo đảm VAMC đã ủy quyền cho TCTD 0083 Tài sản bảo đảm đang cho thuê Mục 3: NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC TÀI KHOẢN LOẠI 1- TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN, HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có cũng như tình hình biến động của các khoản tiền và tương đương tiền, các hoạt động mua, bán và xử lý nợ. Bao gồm: tiền mặt bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và các nghiệp vụ của hoạt động mua, bán và xử lý nợ: cung cấp tài chính, bảo lãnh, đầu tư, nâng cấp và cho thuê tài sản bảo đảm,... . Tài khoản 111- Tiền mặt Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1111- Tiền Việt Nam 1112- Ngoại tệ 1113- Vàng Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của tiền mặt tồn quỹ tại quỹ VAMC. Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có chứng từ thu, chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ kế toán nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. 2. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. 3. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 4. Trường hợp có vàng, ngoại tệ nhập quỹ kế toán phải quy đổi ngoại tệ, vàng ra Đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán. Trường hợp xuất quỹ ngoại tệ, vàng thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 111 theo phương pháp bình quân gia quyền. Tiền mặt bằng ngoại tệ, vàng được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 - Ngoại tệ, vàng các loại. Bên Nợ ghi: - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng nhập quỹ. - Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ, vàng cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ, vàng). Bên Có ghi: - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng xuất quỹ. - Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ, vàng cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ, vàng). Số dư Nợ: - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng còn tồn quỹ tiền mặt. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 112- Tiền gửi tại TCTD Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại TCTD của VAMC. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1121- Tiền gửi bằng đồng Việt Nam 1122- Tiền gửi bằng Ngoại tệ 1123- Vàng Tài khoản 1121 có các tài khoản cấp III sau: 11211- Tiền gửi không kỳ hạn 11212- Tiền gửi có kỳ hạn 11213- Tiền gửi chuyên dùng Tài khoản 1122 có các tài khoản cấp III sau: 11221- Tiền gửi không kỳ hạn 11222- Tiền gửi có kỳ hạn 11223- Tiền gửi chuyên dùng Tài khoản 1123 có tài khoản cấp III sau: 11231- Vàng gửi chuyên dùng Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 - Tiền gửi tại TCTD là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của TCTD kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,...). 2. Khi nhận được chứng từ của TCTD gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của VAMC, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD thì VAMC phải thông báo cho TCTD để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của TCTD trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. 3. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng TCTD để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Ngoài ra, đối với tiền gửi có kỳ hạn, VAMC phải hạch theo dõi theo từng nhóm kỳ hạn. 4. Kế toán phải quy đổi ngoại tệ, vàng ra Đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán. 5. Tài khoản Tiền/vàng gửi chuyên dùng: dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng VAMC gửi vào TCTD và không được rút trước thời điểm thanh toán trái phiếu đặc biệt. Bên Nợ ghi: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng gửi vào TCTD. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ, vàng cuối kỳ. Bên Có ghi: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng rút ra từ TCTD. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ, vàng cuối kỳ. Số dư Nợ: - Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng hiện còn gửi tại TCTD. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD. Tài khoản 113- Tiền, vàng đang chuyển Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1131- Tiền Việt Nam 1132- Ngoại tệ 1133- Vàng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của VAMC đã nộp vào TCTD, Kho bạc Nhà nước, trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Có. Bên Nợ ghi: - Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào TCTD nhưng chưa nhận giấy báo Có. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ. Bên Có ghi: - Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - Tiền gửi tại TCTD, hoặc tài khoản có liên quan. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ. Số dư Nợ: - Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản tiền đang chuyển. Tài khoản 122- Cung cấp tài chính Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản cung cấp tài chính cho khách hàng bao gồm cho vay bằng tiền mặt, ngoại tệ và các hoạt động cung cấp tài chính khác. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1221- Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 1222- Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ 1223- Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 1224- Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ 1225- Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 1226- Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ 1227- Cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam. 1228- Cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ. 1229- Dự phòng rủi ro cung cấp tài chính Tài khoản 1221- Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC cho khách hàng vay ngắn hạn. Tài khoản 1221 có các tài khoản cấp III sau: 12211- Nợ trong hạn 12212- Nợ quá hạn Tài khoản 12211- Nợ trong hạn Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam mà VAMC cho khách hàng vay còn trong hạn theo hợp đồng hoặc còn trong thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các khoản vay được VAMC gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Bên Nợ ghi: - Số tiền cho khách hàng vay. - Chuyển từ tài khoản thích hợp sang. Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng trả nợ. - Chuyển sang tài khoản thích hợp. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền khách hàng đang nợ trong hạn, được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay tiền. Tài khoản 12212- Nợ quá hạn Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền VAMC cho khách hàng vay đã quá hạn và không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Bên Nợ ghi: - Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn. Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng trả nợ. - Chuyển sang tài khoản thích hợp. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền cho khách hàng vay đã quá hạn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ quá hạn. Tài khoản 1222- Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền bằng ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay ngắn hạn. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12221- Nợ trong hạn 12222- Nợ quá hạn Tài khoản 12221- Nợ trong hạn Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay còn trong hạn theo hợp đồng hoặc còn trong thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các khoản vay được VAMC gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Bên Nợ ghi: - Số tiền cho khách hàng vay. - Chuyển từ tài khoản thích hợp sang. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng trả nợ. - Chuyển sang tài khoản thích hợp. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay bằng ngoại tệ. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền khách hàng đang nợ trong hạn, được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay tiền. Tài khoản 12222- Nợ quá hạn Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay đã quá hạn và không được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Bên Nợ ghi: - Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng trả nợ. - Chuyển sang tài khoản thích hợp. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền cho khách hàng vay đã quá hạn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ quá hạn. Tài khoản 1223- Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC cho khách hàng vay trung hạn. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12231- Nợ trong hạn 12232- Nợ quá hạn Nội dung hạch toán các tài khoản 12231, 12232 giống nội dung hạch toán tài khoản 12211, 12212. Tài khoản 1224- Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay trung hạn. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12241- Nợ trong hạn 12242- Nợ quá hạn Nội dung hạch toán các tài khoản 12241, 12242 giống nội dung hạch toán tài khoản 12221, 12222. Tài khoản 1225- Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC cho khách hàng vay trung hạn. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12251- Nợ trong hạn 12252- Nợ quá hạn Nội dung hạch toán các tài khoản 12251, 12252 giống nội dung hạch toán tài khoản 12211, 12212. Tài khoản 1226- Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ VAMC cho khách hàng vay dài hạn. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12261- Nợ trong hạn 12262- Nợ quá hạn Nội dung hạch toán các tài khoản 12261, 12262 giống nội dung hạch toán tài khoản 12221, 12222. Tài khoản 1227- Cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động nghiệp vụ cung cấp tài chính khác bằng đồng Việt Nam VAMC cung cấp cho khách hàng. Bên Nợ ghi: - Số tiền cung cấp tài chính tăng. Bên Có ghi: - Số tiền cung cấp tài chính giảm. Số dư Nợ: - Số tiền cung cấp tài chính khác hiện còn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC cung cấp tài chính. Tài khoản 1228- Cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động nghiệp vụ cung cấp tài chính khác bằng ngoại tệ VAMC cung cấp cho khách hàng. Bên Nợ ghi: - Số tiền cung cấp tài chính tăng. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cung cấp tài chính bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Số tiền cung cấp tài chính giảm. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cung cấp tài chính bằng ngoại tệ. Số dư Nợ: - Số tiền cung cấp tài chính khác hiện còn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC cung cấp tài chính. Tài khoản 1229- Dự phòng rủi ro cung cấp tài chính Tài khoản này phản ánh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro của các khoản cho vay, cung cấp tài chính khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Dự phòng rủi ro được lập nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan. Định kỳ, theo quy định VAMC thực hiện trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng rủi ro liên quan đến cung cấp tài chính. Tài khoản 1229 có các tài khoản cấp III sau: 12291- Dự phòng cụ thể 12292- Dự phòng chung 12299- Dự phòng giảm giá Bên Nợ ghi: - Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. - Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định. Bên Có ghi: - Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí. Số dư Có: - Số dự phòng hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 123- Trả thay bảo lãnh Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1231- Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam 1232- Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ 1239- Dự phòng rủi ro Tài khoản 1231- Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam VAMC bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: Đối với khoản trả thay này, VAMC phải đôn đốc thu hồi nợ nếu khách hàng không có khả năng trả, VAMC phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Bên Nợ ghi: - Số tiền VAMC đã trả thay. Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi được từ khách hàng được bảo lãnh. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền VAMC bảo lãnh đã trả thay khách hàng nhưng chưa thu hồi được. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC trả thay. Tài khoản 1232- Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngoại tệ mà VAMC bảo lãnh trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán. Bên Nợ ghi: - Số tiền VAMC đã trả thay. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi được từ khách hàng được bảo lãnh. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền VAMC bảo lãnh đã trả thay khách hàng nhưng chưa thu hồi được. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được VAMC trả thay. Tài khoản 1239- Dự phòng rủi ro Tài khoản này dùng để phản ánh việc VAMC lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản trả thay khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh. Việc trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12391- Dự phòng cụ thể 12392- Dự phòng chung Bên Nợ ghi: - Sử dụng dự phòng để xử lý. - Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định. Bên Có ghi: - Số dự phòng được lập tính vào chi phí. Số dư Có: - Số dự phòng cho nghiệp vụ trả thay bảo lãnh. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 124- Cho thuê tài sản bảo đảm Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản bảo đảm cho thuê trong trường hợp hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 06. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1241- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng đồng Việt Nam 1242- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng ngoại tệ 1249- Dự phòng rủi ro Tài khoản 1241- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng đồng Việt Nam Tài khoản 1241 có các tài khoản cấp III sau: 12411- Nợ trong hạn 12412- Nợ quá hạn Nội dung hạch toán các tài khoản 12411, 12412 giống nội dung hạch toán giống các tài khoản 12211, 12212. Tài khoản 1242- Cho thuê tài sản bảo đảm bằng ngoại tệ Tài khoản 1242 có các tài khoản cấp III sau: 12421- Nợ trong hạn 12422- Nợ quá hạn Nội dung hạch toán các tài khoản 12421, 12422 giống nội dung hạch toán giống các tài khoản 12221,12222. Tài khoản 1249- Dự phòng rủi ro Tài khoản 1249 có các tài khoản cấp III sau: 12491- Dự phòng cụ thể 12492- Dự phòng chung Nội dung hạch toán các tài khoản 12491, 12492 giống nội dung hạch toán các tài khoản 12291, 12292. Tài khoản 125- Đầu tư tài chính Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính do VAMC hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1251- Mua trái phiếu doanh nghiệp 1258- Đầu tư tài chính khác 1259- Dự phòng rủi ro Tài khoản 1251- Mua trái phiếu doanh nghiệp Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình mua, bán và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp. Bên Nợ ghi: - Trị giá thực tế trái phiếu doanh nghiệp mua vào. Bên Có ghi: - Trị giá thực tế trái phiếu doanh nghiệp bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán. Số dư Nợ: - Trị giá thực tế trái phiếu doanh nghiệp do VAMC đang nắm giữ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng. Tài khoản 1258- Đầu tư tài chính khác Nội dung hạch toán tài khoản này giống nội dung hạch toán tài khoản 1251. Tài khoản 1259- Dự phòng rủi ro Tài khoản này dùng để phản ánh việc VAMC lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản đầu tư tài chính. Việc trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 12591- Dự phòng cụ thể 12592- Dự phòng chung 12593- Dự phòng giảm giá Nội dung hạch toán các tài khoản 12591, 12592, 12599 giống nội dung hạch toán các tài khoản 12291, 12292, 12299. Tài khoản 132- Nợ mua Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD. Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Việc mua bán nợ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết phù hợp với các quy định của pháp luật về mua bán nợ. 2. Giá của khoản nợ đã mua được phản ánh vào tài khoản này là giá vốn của khoản nợ mua, bao gồm: giá mua khoản nợ và chi phí giao dịch ban đầu liên quan trực tiếp đến khoản nợ mua. 3. Định kỳ, VAMC phải tiến hành phân loại nợ để trích lập dự phòng đối với các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD. 4. VAMC phải theo dõi số tiền gốc và lãi của khoản nợ được mua trên tài khoản ngoại bảng và mở sổ (hoặc có hệ thống thông tin quản lý) để theo dõi chi tiết khoản nợ mua theo từng hợp đồng tín dụng, theo từng khách hàng vay, từng TCTD bán nợ. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 1321- Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt 1323- Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt đã thu hồi 1329- Dự phòng rủi ro Tài khoản 1321- Nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 13211- Nợ mua bằng đồng Việt Nam 13212- Nợ mua bằng ngoại tệ 13213- Nợ mua bằng vàng Tài khoản 13211- Nợ mua bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam. Bên Nợ ghi: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam tăng. Bên Có ghi: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam giảm. Số dư Nợ: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng Việt Nam hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD. Tài khoản 13212- Nợ mua bằng ngoại tệ Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB bằng ngoại tệ. Tỷ giá hạch toán khi mua nợ được quy đổi theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và TCTD. Bên Nợ ghi: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng ngoại tệ tăng. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng đồng ngoại tệ giảm. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua bằng ngoại tệ. Số dư Nợ: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD. Tài khoản 13213- Nợ mua bằng vàng Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB bằng vàng. Tỷ giá hạch toán khi mua nợ được quy đổi theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và TCTD . Nội dung hạch toán tài khoản 13213 giống nội dung hạch toán tài khoản 13212. Tài khoản 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 13221- Nợ mua bằng đồng Việt Nam 13222- Nợ mua bằng ngoại tệ 13223- Nợ mua bằng vàng Nội dung hạch toán các tài khoản 13221, 13222, 13223 giống nội dung hạch toán các tài khoản 13211, 13212, 13213. Tài khoản 1323- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình xử lý của các khoản mua nợ giữa VAMC và TCTD bằng TPĐB đã thu hồi được. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 13231- Nợ mua bằng đồng Việt Nam 13232- Nợ mua bằng ngoại tệ 13233- Nợ mua bằng vàng Bên Nợ ghi: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi tăng. - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua đã thu hồi bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi giảm. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư nợ mua đã thu hồi bằng ngoại tệ. Số dư Nợ: - Giá trị khoản nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD. Tài khoản 1329- Dự phòng rủi ro Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động tăng/giảm khoản dự phòng các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 13291- Dự phòng cụ thể 13292- Dự phòng chung Nội dung hạch toán các tài khoản 13291, 13292 giống nội dung hạch toán các tài khoản 12291, 12292. LOẠI 2- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀ TÀI SẢN CÓ KHÁC Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có cũng như tình hình biến động về tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình theo 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ; tài sản cố định thuê tài chính, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác, tình hình thanh toán các khoản tạm ứng và phải thu nội bộ diễn ra tại VAMC. Tài khoản 211- Tài sản cố định hữu hình Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của VAMC theo nguyên giá. Hạch toán tài khoản này, VAMC phải thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- Tài sản cố định hữu hình và các quy định của pháp luật liên quan. Ngoài sổ tài khoản chi tiết theo dõi giá trị của tài sản, VAMC phải lập thẻ tài sản cố định cho từng tài sản và các sổ theo dõi khác về tài sản cố định theo quy định về chế độ hạch toán tài sản cố định của Bộ Tài chính. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc 2112- Máy móc, thiết bị 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý 2118- TSCĐ khác Bên Nợ ghi: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, hoặc nơi khác điều chuyển đến,... - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình do cải tạo nâng cấp hoặc do đánh giá lại. Bên Có ghi: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do nhượng bán, thanh lý hoặc điều chuyển đi nơi khác hoặc đem đi góp vốn liên doanh,... - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình do đánh giá lại. Số dư Nợ: - Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ hữu hình. Tài khoản 212- Tài sản cố định thuê tài chính Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của VAMC. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06- Thuê tài sản và các quy định của pháp luật liên quan. Bên Nợ ghi: - Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có ghi: - Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do điều chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của VAMC. Số dư Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có ở VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ đi thuê tài chính. Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của VAMC. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- Tài sản cố định vô hình và các quy định của pháp luật liên quan. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp II sau: 2131- Quyền sử dụng đất 2135- Phần mềm máy vi tính 2138- TSCĐ vô hình khác Bên Nợ ghi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng. Bên Có ghi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm. Số dư Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ vô hình. Tài khoản 214- Hao mòn tài sản cố định Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ. Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ hiện có của VAMC có liên quan đến hoạt động kinh doanh (bao gồm tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định của pháp luật. Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, VAMC phải thanh lý và xử lý theo các quy định của pháp luật. 2. Đối với TSCĐ vô hình, phải tùy thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Việc trích khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. 3. Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo thu hồi đủ vốn. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143- Hao mòn TSCĐ vô hình Bên Nợ ghi: - Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh,... Bên Có ghi: - Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ. - Tăng giá trị hao mòn do tăng nguyên giá (nhận điều chuyển,...). Số dư Có: - Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hiện có ở VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 221- Đầu tư vào công ty con Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp của VAMC vào công ty con. 1. Hạch toán tài khoản này cần tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực này. 2. Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm Giá mua cộng (+) Các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng... 3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con. 4. Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (Lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của VAMC. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của VAMC. Bên Nợ ghi: - Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng. Bên Có ghi: - Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm. Số dư Nợ: - Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty con. Tài khoản 222- Vốn góp liên doanh Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh. 1. Hạch toán các tài khoản này cần thực hiện theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh và các quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực này. 2. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi, chuyển nhượng. Bên Nợ ghi: - Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng. Bên Có ghi: - Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng, do không còn quyền đồng kiểm soát. Số dư bên Nợ: - Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Tài khoản 223- Đầu tư vào công ty liên kết Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của VAMC vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết. 1. Hạch toán vào tài khoản này cần tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết và các quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực này. 2. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết. 3. VAMC chỉ được ghi nhận khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi có nghị quyết hoặc quyết định chia của công ty liên kết. Bên Nợ ghi: - Giá gốc các khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng. Bên Có ghi: - Giá gốc khoản đầu tư giảm do nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia. - Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư. Số dư Nợ: - Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết đang nắm giữ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty liên kết. Tài khoản 228- Đầu tư dài hạn khác Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết), như: Đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu, hoặc đầu tư vào đơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết)... và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Khi VAMC đầu tư bằng hình thức mua giấy tờ có giá thì kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng phát hành giấy tờ có giá, thời hạn và lãi suất trái phiếu. 2. Trường hợp VAMC mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mà VAMC chỉ nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết thì kế toán phải phản ánh khoản đầu tư vào tài khoản này và mở sổ chi tiết theo dõi từng loại mệnh giá cổ phiếu, từng đối tượng phát hành cổ phiếu. 3. Trường hợp VAMC góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng không có quyền đồng kiểm soát mà nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong liên doanh thì hạch toán phần vốn góp vào tài khoản 228- Đầu tư dài hạn khác theo giá gốc. 4. Trường hợp đầu tư dài hạn bằng ngoại tệ, VAMC phải quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm đầu tư. VAMC không được đánh giá lại vốn góp kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng (giảm) vốn góp. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2281- Cổ phiếu 2282- Giấy tờ có giá khác 2288- Đầu tư dài hạn khác Nội dung hạch toán các tài khoản: 2281- Cổ phiếu 2282- Giấy tờ có giá khác 2288- Đầu tư dài hạn khác Bên Nợ ghi: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng. Bên Có ghi: - Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm. Số dư Nợ: - Giá trị khoản đầu tư dài hạn khác hiện có. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại hình đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu....) Tài khoản 229- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn được thực hiện theo định kỳ vào thời điểm cuối kỳ kế toán (sau đây gọi tắt là cuối kỳ). 2. Định kỳ, VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn theo quy định hiện hành về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với doanh nghiệp. Bên Nợ ghi: - Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn kỳ này phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết. - Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra. Bên Có ghi: - Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (tính lần đầu và tính số chênh lệch dự phòng tăng). Số dư Nợ: - Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết Tài khoản 231- Cầm cố, ký quỹ, ký cược Tài khoản này phản ánh tài sản, tiền vốn của VAMC mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược tại các tổ chức trong quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật. Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán. Số dư Nợ: - Giá trị tài sản còn đang cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cược. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nhận. Tài khoản 232- Phải thu khách hàng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của VAMC với khách hàng (TCTD, khách hàng vay,...) về việc bán nợ, TSCĐ, cung cấp dịch vụ,... Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2321- Phải thu về hoạt động mua bán nợ 2322- Thuế GTGT đầu vào 2328- Phải thu khác 2329- Dự phòng phải thu khó đòi Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, kỳ hạn thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các TCTD bán nợ cho VAMC, là các khách hàng có quan hệ kinh tế với VAMC về việc bán nợ, TSCĐ, cung cấp dịch vụ,... 2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán nợ, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua TCTD). 3. Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. Tài khoản 2321- Phải thu về hoạt động mua bán nợ Bên Nợ ghi: - Số tiền phải thu về hoạt động bán nợ xác định là đã bán trong kỳ. - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng trả. - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng. Số dư Có: - Phản ánh số tiền ứng trước của khách hàng cho VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng. Tài khoản 2322- Thuế GTGT đầu vào Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của VAMC. Bên Nợ ghi: - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có ghi: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá. - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Số dư Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 2328- Phải thu khác Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi phản ánh ở các tài khoản phải thu (tài khoản 2321, 2322) và tình hình thanh toán của các khoản phải thu này. Bên Nợ ghi: - Phải thu khác tăng. Bên Có ghi: - Phải thu khác giảm. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền còn phải thu khác. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu. Tài khoản 2329- Dự phòng phải thu khó đòi Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động tăng/giảm khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối kỳ. Bên Nợ ghi: - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi. - Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi. Bên Có ghi: - Số dự phòng phải thu khó đòi được trích lập vào chi phí quản lý doanh nghiệp của VAMC. Số dư Có: - Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 233- Tạm ứng và phải thu nội bộ Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2331- Tạm ứng 2332- Phải thu nội bộ 2333- Tài sản thiếu chờ xử lý 2338- Phải thu khác Tài khoản 2331- Tạm ứng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của VAMC cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do VAMC giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại VAMC. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính phải được Tổng giám đốc chỉ định bằng văn bản. 2. Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với VAMC về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng. Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo chứng từ gốc để thanh toán toàn bộ, dứt điểm theo từng lần hoặc từng khoản số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì VAMC sẽ chi bổ sung số còn thiếu. 3. Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được tạm ứng tiếp kỳ sau. 4. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. Bên Nợ ghi: - Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động. Bên Có ghi: - Các khoản tạm ứng đã được thanh toán. - Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương. - Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho. Số dư Nợ: - Số tiền tạm ứng chưa thanh toán. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nhận tạm ứng. Tài khoản 2332- Phải thu nội bộ Tài khoản phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán giữa các đơn vị có tổ chức kế toán riêng thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong VAMC. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Các quan hệ thanh toán của VAMC với các khách hàng độc lập không phản ánh vào tài khoản này. 2. Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng chi nhánh, văn phòng đại diện có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản tạm ứng hay các khoản phải thu. Từng đơn vị cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản phải thu nội bộ trong niên độ kế toán. 3. Cuối kỳ, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư các tài khoản 2332 - Phải thu nội bộ và tài khoản 336 - Phải trả nội bộ với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Bên Nợ ghi: - Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới (bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác). - Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới. - Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp. - Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống. - Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ. Bên Có ghi: - Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí đã cấp, đã sử dụng. - Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền VAMC đang tạm ứng để phục vụ hoạt động nghiệp vụ hay còn phải thu. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nội bộ. Tài khoản 2333- Tài sản thiếu chờ xử lý Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý. Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết. Bên Có ghi: - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. Số dư Nợ: - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết còn lại. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán. Tài khoản 2338- Phải thu khác Tài khoản này phản ánh tất cả các khoản phải thu cá nhân khác ngoài phạm vi phản ánh ở các tài khoản phải thu (tài khoản 2331, 2332, 2333). Bên Nợ ghi: - Số tiền VAMC phải thu. Bên Có ghi: - Số tiền VAMC đã thu được. - Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền VAMC còn phải thu khác. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán. Tài khoản 237- Lãi phải thu Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên hoạt động đầu tư và cung cấp tài chính theo quy định. Tài khoản này có các tài khoản cấp II: 2371- Lãi phải thu từ hoạt động cung cấp tài chính 2372- Lãi phải thu từ hoạt động trả thay bảo lãnh 2373- Lãi phải thu từ hoạt động cho thuê tài sản bảo đảm 2374- Lãi phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Lãi từ hoạt động đầu tư và cung cấp tài chính được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ. 2. Lãi phải thu từ hoạt động đầu tư và cung cấp tài chính thể hiện số lãi tính dồn tích mà VAMC đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng thanh toán (chi trả). Bên Nợ ghi: - Số lãi phải thu từ khách hàng tính cộng dồn. Bên Có ghi: - Số tiền lãi do khách hàng đã trả. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền lãi còn phải thu của khách hàng. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại hình đầu tư, cung cấp tài chính. Tài khoản 238- Chi phí chờ phân bổ Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán. Bên Nợ ghi: - Chi phí trả trước thực tế phát sinh. Bên Có ghi: - Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ. Số dư Nợ: - Phản ánh các khoản chi phí chờ phân bổ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ. Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (sau đây gọi tắt là XDCB) bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB tại VAMC khi tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ. Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của VAMC có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Nếu VAMC tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2411- Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng bao gồm cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng. Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này. 2412- Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư và ở mỗi hạng mục công trình phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB. 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Bên Nợ ghi: - Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình). - Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ. - Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ. Bên Có ghi: - Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng. - Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt. - Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt. - Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vào các tài khoản có liên quan. Số dư Nợ: - Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang. - Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo công trình, hạng mục công trình. Tài khoản 242- Tài sản khác Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2421- Công cụ, dụng cụ 2422- Vật liệu Tài khoản 2421- Công cụ dụng cụ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của VAMC. Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: - Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho. - Ngoài sổ tài khoản chi tiết hạch toán theo giá trị của công cụ dụng cụ, kế toán phải mở sổ chi tiết công cụ dụng cụ để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại công cụ, dụng cụ. Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại công cụ, dụng cụ phù hợp với việc mở sổ của kế toán. - Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động kinh doanh: phải được ghi chép, theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết theo dõi từng nơi sử dụng và người chịu trách nhiệm về vật chất. - Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động kinh doanh phải phân bổ một lần 100% giá trị vào chi phí. - Đối với các công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được hạch toán vào tài khoản 238 - Chi phí chờ phân bổ và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán. - Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho giữa sổ chi tiết công cụ, dụng cụ và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho giữa sổ chi tiết công cụ, dụng cụ và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định. Bên Nợ ghi: - Giá trị công cụ, dụng cụ nhập kho. Bên Có ghi: - Giá trị công cụ, dụng cụ xuất khỏi tài sản của VAMC hoặc xuất kho đưa ra sử dụng. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm công cụ, dụng cụ hoặc từng loại công cụ, dụng cụ. Tài khoản 2422- Vật liệu Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vật liệu của VAMC như giấy tờ in, vật liệu văn phòng, phụ tùng thay thế, xăng, dầu,... Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: - Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho. - Ngoài sổ tài khoản chi tiết hạch toán theo giá trị của vật liệu, kế toán phải mở sổ chi tiết vật liệu để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại vật liệu. Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại vật liệu phù hợp với việc mở sổ của kế toán. - Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị vật liệu tồn kho giữa sổ chi tiết vật liệu và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho giữa sổ chi tiết vật liệu và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định. Bên Nợ ghi: - Giá trị vật liệu nhập kho. Bên Có ghi: - Giá trị vật liệu xuất khỏi tài sản của VAMC hoặc xuất kho đưa ra sử dụng. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị vật liệu tồn kho của đơn vị. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm vật liệu hoặc từng loại vật liệu. Tài khoản 251- Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản sửa chữa nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm để bán hoặc khai thác theo quy định của pháp luật. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng các quy định sau: - Đối với các khoản nợ xấu được mua bằng TPĐB: Khi thu hồi được khoản nợ xấu, hoặc thu được tiền từ việc khai thác tài sản, VAMC thực hiện tất toán dần khoản phải thu tương ứng với chi phí VAMC đã sử dụng để sửa chữa, nâng cấp tài sản. - Đối với khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB: Kế toán xử lý hạch toán theo quy định tại Chế độ tài chính của VAMC. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2511- Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng TPĐB. 2512- Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Bên Nợ ghi: - Giá trị sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm tăng. Bên Có ghi: - Giá trị sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm giảm. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm hiện còn của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản bảo đảm nợ và từng khoản nợ. Tài khoản 261- Tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý. VAMC phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 2611- Tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng TPĐB đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý 2612- Tài sản bảo đảm của các khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý. Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã xử lý. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC, chờ xử lý. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản nhận gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC. Tài khoản 271- Chi dự án Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án. Các khoản chi dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp, hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại. Tài khoản này được mở theo dõi lũy kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng Tài khoản này có các tài khoản cấp II: 2711- Chi quản lý dự án 2712 - Chi thực hiện dự án Bên Nợ ghi: - Các khoản chi quản lý, thực hiện dự án thực tế phát sinh. Bên Có ghi: - Số chi dự án sai quy định không được duyệt, phải xuất toán thu hồi. - Số chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí dự án. Số dư Nợ: - Các khoản chi dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt. Hạch toán chi tiết: - Mở các tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau). LOẠI 3- NỢ PHẢI TRẢ Tài khoản 311- Vay ngắn hạn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của VAMC, bao gồm các khoản tiền vay TCTD, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị. Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau: 1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay. 2. Kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán. Bên Nợ ghi: - Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn. - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ. Bên Có ghi: - Số tiền vay ngắn hạn. - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ. Số dư Có: - Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng cho vay. Tài khoản 331- Phải trả cho khách hàng Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 3311- Phải trả về hoạt động mua bán nợ 3318- Phải trả khác Tài khoản 3311- Phải trả về hoạt động mua bán nợ Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của VAMC cho đối tác mua bán nợ theo thỏa thuận/hợp đồng kinh tế đã ký kết. VAMC mở sổ chi tiết theo dõi riêng từng khoản tạm ứng của từng TCTD bán nợ. Bên Nợ ghi: - Số tiền đã trả cho bên bán nợ về hoạt động mua nợ xác định là đã mua trong kỳ. - Số tiền ứng trước cho bên bán nợ. Bên Có ghi: - Số tiền phải trả cho bên bán nợ. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền ứng trước cho bên bán nợ. Số dư Có: - Phản ánh số tiền VAMC còn phải trả cho bên bán nợ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng bán nợ. Tài khoản 3318- Phải trả khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của VAMC với các đối tác khác theo thỏa thuận. Bên Nợ ghi: - Số phải trả khác giảm. Bên Có ghi: - Số phải trả khác tăng. Số dư Có: - Phản ánh số tiền còn phải trả khác của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả nhiều hơn số phải trả. Tài khoản 332- Lãi phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau. Bên Nợ ghi: - Các khoản lãi đã trả. Bên Có ghi: - Các khoản lãi phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Số dư Có: - Chi phí phải trả đã tính vào chi phí trong kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng hình thức. Tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa VAMC với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. Tài khoản này có các tài khoản cấp II như sau: 3331- Thuế GTGT phải nộp 3333- Thuế xuất, nhập khẩu 3335- Thuế thu nhập cá nhân 3336- Thuế tài nguyên 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338- Các loại thuế khác 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau: 1. VAMC chủ động tính và xác định số phí, lệ phí... và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của VAMC. 2. VAMC phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phí, lệ phí... cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. 3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp. 4. VAMC nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. Bên Nợ ghi: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ; - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước; - Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp; Bên Có ghi: - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số dư Có: - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại thuế, phí. Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của tài khoản 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. Tài khoản 334- Phải trả người lao động Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của VAMC về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Tài khoản này có các tài khoản cấp II như sau: 3341- Phải trả công nhân viên 3348- Phải trả người lao động khác Bên Nợ ghi: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên Có ghi: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. Số dư Có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 336- Phải trả nội bộ Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp hoặc các khoản đã chi, đã thu hộ giữa các đơn vị trong quá trình hoạt động nội bộ của VAMC. Bên Nợ ghi: - Số tiền VAMC đã trả, đã nộp hoặc được giải quyết chuyển vào tài khoản khác. Bên Có ghi: - Số tiền phải trả, phải nộp cho đơn vị khác trong nội bộ. Số dư Có: - Số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị trong nội bộ VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nội bộ VAMC. Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm tài khoản 33 (từ tài khoản 331 đến tài khoản 336). Tài khoản này có các tài khoản cấp II: 3381- Tài sản thừa chờ giải quyết 3382- Kinh phí công đoàn 3383- Bảo hiểm xã hội 3384- Bảo hiểm y tế 3386- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3387- Doanh thu chưa thực hiện 3388- Phải trả, phải nộp khác 3389- Bảo hiểm thất nghiệp Tài khoản 3381- Tài sản thừa chờ giải quyết Bên Nợ ghi: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Số dư Có: - Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Nội dung hạch toán các tài khoản: 3382- Kinh phí công đoàn 3383- Bảo hiểm xã hội 3384- Bảo hiểm y tế 3389- Bảo hiểm thất nghiệp Bên Có ghi: - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Bên Nợ ghi: - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp đã nộp. Số dư Có: - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp chưa nộp. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. Tài khoản 3386- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà VAMC nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn dưới một năm để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán. Bên Nợ ghi: - Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Bên Có ghi: - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Số dư Có: - Tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn chưa trả. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Tài khoản 3387- Doanh thu chưa thực hiện Bên Nợ ghi: - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán. Bên Có ghi: - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ. Số dư Có: - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản doanh thu chờ phân bổ. Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả ngoài phạm vi phản ánh ở các tài khoản phải trả (tài khoản 3381 đến tài khoản 3387) và tình hình thanh toán của các khoản phải trả này. Bên Có ghi: - Phải trả khác tăng Bên Nợ ghi: - Phải trả khác giảm Số dư Có: - Phản ánh số tiền còn phải trả khác Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp. Tài khoản 341- Vay dài hạn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của VAMC. Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả trên một năm. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau: 1. Cuối mỗi niên độ kế toán, VAMC phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả. Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo dõi từng đối tượng vay và từng khế ước vay nợ. 2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp để ghi sổ kế toán. Bên Nợ ghi: - Số tiền đã trả nợ của các khoản vay dài hạn. - Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối kỳ. Bên Có ghi: - Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ. - Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối kỳ. Số dư Có: - Số dư vay dài hạn còn nợ chưa đến hạn trả. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng cho vay. Tài khoản 342- Nợ dài hạn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác. Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn trả trên một năm. Bên Nợ ghi: - Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn. - Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận. - Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ. Bên Có ghi: - Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ. - Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ. Số dư Có: - Các khoản nợ dài hạn còn chưa trả. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng nợ. Tài khoản 343- Trái phiếu phát hành Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành, thanh toán trái phiếu của VAMC. Tài khoản này có các tài khoản cấp II: 3431- Trái phiếu đặc biệt 3432- Trái phiếu Tài khoản 3431- Trái phiếu đặc biệt Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành, thanh toán TPĐB của VAMC theo mệnh giá trái phiếu. Bên Nợ ghi: - Giá trị TPĐB theo mệnh giá đã thanh toán; Bên Có ghi: - Giá trị TPĐB phát hành theo mệnh giá trong kỳ. Số dư Có: - Phản ánh giá trị TPĐB đã phát hành theo mệnh giá chưa thanh toán. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng trái phiếu và từng TCTD bán nợ. Tài khoản 3432- Trái phiếu Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành, thanh toán trái phiếu của VAMC phát hành. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Thực hiện theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay. 2. Phải phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến phát hành trái phiếu, gồm: mệnh giá trái phiếu, chiết khấu trái phiếu, phụ trội trái phiếu. VAMC mở sổ theo dõi chi tiết từng loại trái phiếu đã phát hành, thời hạn phát hành trái phiếu để quản lý việc phát hành và đối chiếu khi thanh toán. 3. VAMC phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ. 4. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ, VAMC phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí. 5. Khi lập báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành trái phiếu được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng giá trị trái phiếu theo mệnh giá trừ chiết khấu trái phiếu cộng phụ trội trái phiếu). Tài khoản này có các tài khoản cấp III: 34321- Mệnh giá trái phiếu 34322- Chiết khấu trái phiếu 34323- Phụ trội trái phiếu Tài khoản 34321- Mệnh giá trái phiếu Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của trái phiếu phát hành theo mệnh giá khi VAMC huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu và việc thanh toán trái phiếu đáo hạn trong kỳ. Bên Có ghi: - Giá trị trái phiếu phát hành theo mệnh giá trong kỳ. Bên Nợ ghi: - Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn. Số dư Có: - Phản ánh giá trị trái phiếu đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu. Tài khoản 34322- Chiết khấu trái phiếu Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu trái phiếu phát sinh khi VAMC huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ. Bên Nợ ghi: - Chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ. Bên Có ghi: - Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ. Số dư Nợ: - Phản ánh chiết khấu trái phiếu chưa phân bổ cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu. Tài khoản 34323- Phụ trội trái phiếu Các tài khoản này dùng để phản ánh phụ trội trái phiếu phát sinh khi VAMC huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu có phụ trội và việc phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ. Bên Có ghi: - Phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ. Bên Nợ ghi: - Phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ. Số dư Có: - Phản ánh phụ trội trái phiếu chưa phân bổ cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu. Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà VAMC nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn từ một năm trở lên để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán. Bên Nợ ghi: - Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Bên Có ghi: - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Số dư Có: - Tiền ký quỹ, ký cược dài hạn chưa trả. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Tài khoản 352- Dự phòng phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của VAMC. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện các quy định sau: 1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - VAMC có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra; - Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và - Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. 2. Khi lập dự phòng phải trả, VAMC được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 3. VAMC trích lập, sử dụng dự phòng phải trả theo đúng các quy định chung về thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng phải trả áp dụng đối với doanh nghiệp. Bên Nợ ghi: - Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu. - Hoàn nhập dự phòng phải trả khi VAMC chắc chắn không còn phải chịu sự giám sát về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ. - Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết. Bên Có ghi: - Số dự phòng phải trả trích lập vào chi phí. Số dư Có: - Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tài khoản này dùng để phản ánh quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng Ban điều hành của VAMC được trích lập theo quy định của pháp luật. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 3531- Quỹ khen thưởng 3532- Quỹ phúc lợi 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định 3534- Quỹ thưởng ban quản lý điều hành VAMC Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ. Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ. Số dư Có: - Phản ánh số tiền hiện có của quỹ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Tài khoản này có các tài khoản cấp II: Tài khoản 3561- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Tài khoản 3562- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định. Tài khoản 3561- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của VAMC. Bên Nợ ghi: - Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. - Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định. - Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Bên Có ghi: - Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí. - Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định. Số dư Có: - Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của VAMC tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Hạch toán chi tiết: - Mở 01 tài khoản chi tiết. Tài khoản 3562- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định. Bên Có ghi: - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định tăng. Bên Nợ ghi: - Giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ. - Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý. - Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định khi tài sản cố định hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Số dư Có: - Nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định hiện có của VAMC tại thời điểm cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết Tài khoản 371- Nguồn kinh phí dự án Tài khoản này dùng để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc do tài trợ. Bên Nợ ghi: - Số kinh phí dự án sử dụng không hết trả lại nhà tài trợ hoặc nộp lại ngân sách nhà nước. - Các khoản được phép chi ghi giảm nguồn kinh phí dự án. - Kết chuyển số chi của dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của dự án. Bên Có ghi: - Số kinh phí dự án đã thực nhận trong kỳ. - Khi Kho bạc thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí dự án. Số dư bên Có: - Số kinh phí dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt. Hạch toán chi tiết: - Mở các tài khoản chi tiết cho năm liền trước, năm hiện tại, năm liền sau. LOẠI 4- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn, các quỹ dự trữ được trích lập theo quy định và kết quả kinh doanh của VAMC. Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. VAMC có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành. 2. Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. Tài khoản 411- Vốn chủ sở hữu Tài khoản này phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu của VAMC. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 4111- Vốn điều lệ 4118- Vốn khác Tài khoản 4111- Vốn điều lệ Tài khoản này mở tại Trụ sở chính của VAMC dùng để phản ánh số vốn được ngân sách cấp hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp cho VAMC. Bên Có ghi: - Nguồn vốn được cấp tăng. Bên Nợ ghi: - Nguồn vốn được cấp giảm. Số dư Có: - Phản ánh vốn được cấp hiện có của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 4118- Vốn khác Tài khoản này mở tại Trụ sở chính của VAMC dùng để phản ánh các nguồn vốn khác của VAMC được hình thành trong quá trình hoạt động theo chế độ quy định. Bên Có ghi: - Số vốn được hình thành. Bên Nợ ghi: - Số vốn đã sử dụng. Số dư Có: - Phản ánh nguồn vốn khác hiện có. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn. Tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó của VAMC. Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ,... 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau: - Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá lại tài sản; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật như khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp,... 3. Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con. 4. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định. 5. Số chênh lệch giá do đánh lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản. - Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản. Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản. - Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản. Số dư Nợ: - Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý. Số dư Có: - Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản đánh giá lại. Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 4131- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại 4132- Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp: 1. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện), bao gồm: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh. 2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối kỳ. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối kỳ bao gồm: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối kỳ do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối kỳ do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hạch toán tài khoản này theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối kỳ; - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (lãi tỷ giá) vào tài khoản Doanh thu; - Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB vào tài khoản Doanh thu hoặc Doanh thu chưa thực hiện (nếu phải phân bổ dần). Bên Có ghi: - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối kỳ; - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối kỳ vào tài khoản Chi phí; - Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào tài khoản Chi phí hoặc vào chi phí trả trước dài hạn (nếu phải phân bổ dần). Số dư bên Nợ: - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối kỳ; Số dư bên Có: - Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối kỳ; Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo loại ngoại tệ. Tài khoản 414- Quỹ đầu tư phát triển Tài khoản 418- Quỹ khác Các tài khoản này dùng để phản ánh các quỹ được trích lập theo chế độ. Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ hàng năm. Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ. Số dư Có: - Phản ánh số tiền hiện có của từng quỹ. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh của VAMC. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 4212- Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Kết quả từ hoạt động kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 421 là lợi nhuận hoặc lỗ trong hoạt động kinh doanh. 2. Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của VAMC phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch. Trường hợp đặc biệt, kết thúc năm tài chính, VAMC bị lỗ thì xử lý theo đúng chế độ tài chính. 3. Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của năm liền trước và năm hiện tại; đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của VAMC (trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, v.v.. 4. Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu Chênh lệch thu chi trên Bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót. Bên Nợ ghi: - Số lỗ về hoạt động kinh doanh của VAMC. - Trích lập các quỹ của VAMC. - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh. - Nộp lợi nhuận lên cấp trên. Bên Có ghi: - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của VAMC trong kỳ. - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù. - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh. Số dư Nợ: - Phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý. Số dư Có: - Phản ánh số lợi nhuận chưa sử dụng. Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết. Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. Tài khoản 441- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tài khoản này mở tại Trụ sở chính của VAMC dùng để phản ánh nguồn vốn đầu tư XDCB của VAMC ngoài phần vốn điều lệ được sử dụng để XDCB. Bên Nợ ghi: - Số vốn đầu tư XDCB giảm do. - Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt. - Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho nhà nước. Bên Có ghi: - Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư XDCB. - Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ. - Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển. Số dư Có: - Phản ánh số vốn đầu tư XDCB hiện có của VAMC. Hạch toán chi tiết: - Hạch toán chi tiết theo dõi theo từng nguồn hình thành. LOẠI 5- DOANH THU Loại tài khoản này phản ánh toàn bộ doanh thu từ hoạt động mua bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, tiền lãi, cổ tức, và lợi nhuận được chia. Hạch toán loại tài khoản này phải được thực hiện theo các quy định sau: 1. Việc ghi nhận doanh thu vào tài khoản loại 5 theo quy định về chế độ tài chính của VAMC. 2. Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập của VAMC. Cuối kỳ, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư. Tài khoản 511- Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB Tài khoản này phản ánh toàn bộ doanh thu trực tiếp từ hoạt động mua, bán nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB bao gồm: đòi nợ, khách hàng trả; bán nợ, tài sản bảo đảm; sử dụng khoản nợ để góp vốn, mua cổ phần; hoạt động cho thuê, khai thác tài sản. Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng những quy định sau đây: 1. Doanh thu được ghi nhận vào tài khoản này phải thực hiện đồng thời với việc kết chuyển giá vốn vào tài khoản 632 theo quy định tại chế độ tài chính. 2. Doanh thu được ghi nhận trong trường hợp VAMC chuyển khoản nợ của khách hàng vay thành cổ phần, vốn góp là giá trị khoản vốn góp theo biên bản góp vốn. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 5111- Doanh thu từ đòi nợ, khách hàng trả 5112- Doanh thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm 5113- Doanh thu từ chuyển khoản nợ thành cổ phần, vốn góp 5114- Doanh thu từ hoạt động cho thuê, khai thác tài sản 5118- Doanh thu khác Bên Nợ ghi: - Số tiền thoái thu từ hoạt động mua, bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB trong năm. - Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu từ hoạt động mua, bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB vào Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có ghi: - Các khoản thu từ hoạt động mua, bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 514- Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản VAMC thu được từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB. Bên Nợ ghi: - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu từ mua bán nợ bằng TPĐB phát sinh trong năm sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có ghi: - Các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB phát sinh trong năm. Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 515- Doanh thu từ hoạt động tài chính Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi từ hoạt động tiền gửi, chênh lệch tỷ giá, cung cấp tài chính, đầu tư tài chính; phí bảo lãnh; số lãi nhận được từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần và doanh thu hoạt động tài chính khác của VAMC. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 5151- Doanh thu từ cung cấp tài chính 5152- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 5153- Doanh thu từ góp vốn, mua cổ phần 5154- Doanh thu từ đầu tư tài chính 5158- Doanh thu từ hoạt động tài chính khác Bên Nợ ghi: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu từ hoạt động tài chính. - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có ghi: - Các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 518- Doanh thu khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu của VAMC ngoài các khoản doanh thu nêu trên như: doanh thu từ hoạt động môi giới, tư vấn,... Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 5181- Doanh thu từ hoạt động môi giới, tư vấn 5182- Doanh thu từ đấu giá tài sản 5188- Doanh thu khác Bên Nợ ghi: - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản doanh thu khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có ghi: - Các khoản doanh thu khác tăng. Cuối kỳ, kết chuyển số dư Có vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. LOẠI 6- CHI PHÍ Loại tài khoản này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí của VAMC: Chi phí mua, bán nợ; chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,... Loại tài khoản này trong kỳ kế toán luôn được phản ánh bên Nợ. Cuối kỳ, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư. Việc ghi nhận chi phí vào tài khoản loại 6 theo quy định về chế độ tài chính của VAMC. Tài khoản 631- Chi phí hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB Tài khoản này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải TPĐB như: chi phí đòi nợ, chi phí bán nợ,... Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 6311- Chi phí đòi nợ 6312- Chi phí bán nợ 6313- Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ 6318- Chi phí khác Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Bên Có ghi: - Số tiền giảm chi các khoản chi phí của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB trong năm. Tài khoản 632- Giá vốn của khoản nợ đã được thu hồi Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB được thu hồi trong kỳ. Việc hạch toán tài khoản này, VAMC phải thực hiện theo các nguyên tắc ghi nhận chi phí quy định tại Chế độ tài chính của VAMC và các quy định của pháp luật có liên quan. Bên Nợ ghi: - Kết chuyển giá vốn của khoản nợ đã thu hồi trong kỳ. Bên Có ghi: - Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của khoản nợ đã thu hồi trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 634- Chi phí hoạt động thu hồi nợ mua bằng TPĐB Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh do thu hồi nợ mua bằng TPĐB của VAMC. Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí phát sinh do thu hồi nợ mua bằng TPĐB phát sinh. Bên Có ghi: - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm chi phí phát sinh do thu hồi nợ mua bằng TPĐB. Tài khoản 635- Chi phí tài chính Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cung cấp tài chính và đi vay vốn; dự phòng rủi ro đầu tư tài chính, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái... Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 6351- Chi phí hoạt động cung cấp tài chính 6352- Chi phí hoạt động bảo lãnh 6353- Chi phí đầu tư tài chính 6358- Chi phí tài chính khác Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí của hoạt động tài chính tăng. Bên Có ghi: - Số tiền thu giảm chi các khoản chi phí của hoạt động tài chính. - Cuối kỳ, kết chuyển số dư Nợ vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 638- Chi phí khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu của VAMC ngoài các khoản chi phí nêu trên như: chi phí từ hoạt động môi giới, tư vấn,... Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 6381- Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ và tài sản 6382- Chi phí cho hoạt động đấu giá tài sản 6318- Chi phí khác Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí khác của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Bên Có ghi: - Số tiền giảm chi các khoản chi phí khác của hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB trong năm - Cuối kỳ, kết chuyển số dư Nợ vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của VAMC gồm các chi phí về lương nhân viên; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…). Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 6421- Chi phí cho nhân viên 6422- Chi về tài sản 6423- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6424- Thuế, phí, lệ phí 6425- Công tác phí 6426- Chi về vật liệu, giấy tờ in 6427- Chi phí dự phòng 6428- Chi phí bằng tiền khác Bên Nợ ghi: - Các chi phí quản lý VAMC thực tế phát sinh trong kỳ. - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); Bên Có ghi: - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý VAMC vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. LOẠI 7- THU NHẬP KHÁC Tài khoản 711- Thu nhập khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của VAMC. Cuối kỳ, số dư tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư. Bên Nợ ghi: - Thu nhập khác giảm. - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có ghi: - Các khoản thu nhập khác tăng. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản thu nhập khác. LOẠI 8- CHI PHÍ KHÁC Tài khoản 811- Chi phí khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của VAMC. Cuối kỳ, số dư tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư. Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có ghi: - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. LOẠI 9- XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của VAMC trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của VAMC bao gồm: Kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Bên Nợ ghi: - Kết chuyển từ các tài khoản chi phí, chi phí khác: giá vốn của khoản nợ, chi phí hoạt động tài chính,... - Kết chuyển lãi. Bên Có ghi: - Kết chuyển từ các tài khoản doanh thu, thu nhập khác: Doanh thu từ hoạt động bán nợ, doanh thu hoạt động tài chính,... - Kết chuyển lỗ. LOẠI 0- TÀI KHOẢN NGOẠI BẢNG Tài khoản 001- Tài sản thuê ngoài Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm TSCĐ và công cụ, dụng cụ) mà VAMC thuê của đơn vị khác. Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động (thuê xong trả lại tài sản cho bên cho thuê). Tài sản này không phản ánh giá trị tài sản thuê tài chính. 2. Kế toán tài sản thuê ngoài phải theo dõi chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và từng loại tài sản. Khi thuê tài sản phải có biên bản giao nhận tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê. Đơn vị thuê tài sản có trách nhiệm bảo quản an toàn và sử dụng đúng mục đích tài sản thuê ngoài. Mọi trường hợp trang bị thêm, thay đổi kết cấu, tính năng kỹ thuật của tài sản phải được đơn vị cho thuê đồng ý. Mọi chi phí có liên quan đến việc sử dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán. Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản thuê ngoài tăng. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản thuê ngoài giảm. Số dư bên Nợ: - Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản thuê ngoài. Tài khoản 002- Tài sản nhận giữ hộ Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản của đơn vị khác nhờ VAMC giữ hộ. Giá trị của tài sản nhận giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán. Các chi phí liên quan đến việc bảo quản tài sản không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng Cân đối kế toán. Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản nhận giữ hộ. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu thuê giữ hộ. Số dư bên Nợ: - Giá trị tài sản còn giữ hộ. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản. Tài khoản 003- Cam kết bảo lãnh Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản VAMC bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của các TCTD. VAMC phải mở sổ chi tiết theo dõi theo từng khách hàng bảo lãnh và từng cam kết bảo lãnh. Bên Nợ ghi: - Số tiền bảo lãnh. Bên Có ghi: - Số tiền TCTD hết nghĩa vụ bảo lãnh hoặc đã phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền còn phải bảo lãnh cho khách hàng. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được bảo lãnh. Tài khoản 004- Nợ khó đòi đã xử lý Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản nợ bị tổn thất đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của pháp luật. Bên Nợ ghi: - Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp, đưa ra theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán. Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi được của khách hàng. - Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi. Số dư Nợ: - Phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp, tiếp tục theo dõi thu hồi. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ. Tài khoản 005- Nợ mua bằng TPĐB Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị các khoản nợ (gốc và lãi) mà VAMC mua bằng TPĐB. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau: 0051- Nợ gốc 0052- Nợ lãi Tài khoản 0051- Nợ gốc Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị gốc các khoản nợ mà VAMC mua bằng TPĐB. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 00511- Nợ gốc bằng VNĐ 00512- Nợ gốc bằng ngoại tệ 00513- Nợ gốc bằng vàng Bên Nợ ghi: - Số nợ gốc theo hợp đồng giữa khách hàng vay và TCTD mà VAMC đã mua. Bên Có ghi: - Số tiền gốc thu được. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền nợ gốc được mua theo hợp đồng giữa khách hàng vay và TCTD mà VAMC đã mua nhưng chưa thu được. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD và từng khoản nợ. Tài khoản 0052- Nợ lãi Tài khoản này dùng để theo dõi số lãi tính trên nợ gốc của các khoản nợ mà VAMC mua bằng TPĐB. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 00521- Nợ gốc bằng VNĐ 00522- Nợ gốc bằng ngoại tệ 00523- Nợ gốc bằng vàng Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi tính trên nợ gốc phải thu từ bên nợ của khoản nợ đã mua. Bên Có ghi: - Số tiền thu được từ bên nợ. Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền lãi tính trên nợ gốc của khoản nợ đã mua nhưng chưa thu được Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD và từng khoản nợ Tài khoản 006- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị khoản nợ (gốc và lãi) mà VAMC đã mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp II sau: 0061- Nợ gốc 0062- Nợ lãi Tài khoản 0061- Nợ gốc Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị gốc của khoản nợ mà VAMC đã mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Tài khoản 0061 có các tài khoản cấp III sau: 00611- Nợ gốc bằng VNĐ 00612- Nợ gốc bằng ngoại tệ 00613- Nợ gốc bằng vàng Nội dung hạch toán tài khoản 0061 giống như nội dung hạch toán tài khoản 0051. Tài khoản 0062- Nợ lãi Tài khoản này dùng để theo dõi lãi của khoản nợ mà VAMC đã mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 00621- Nợ lãi bằng VNĐ 00622- Nợ lãi bằng ngoại tệ 00623- Nợ lãi bằng vàng Nội dung hạch toán tài khoản 0062 giống như nội dung hạch toán tài khoản 0052. Tài khoản 007- Vàng, ngoại tệ các loại Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ, vàng ở VAMC . Bên Nợ ghi: - Số vàng, ngoại tệ thu vào (nguyên tệ). Bên Có ghi: - Số vàng, ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ). Số dư bên Nợ: - Số vàng, ngoại tệ còn lại tại VAMC (nguyên tệ). Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ, vàng. Tài khoản 008- Tài sản bảo đảm của khoản nợ mua Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản bảo đảm của các khoản nợ mà VAMC đã thu mua. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp II sau: 0081- Tài sản bảo đảm VAMC đang quản lý. 0082- Tài sản bảo đảm VAMC đã ủy quyền cho TCTD. 0083- Tài sản bảo đảm đang cho thuê. Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ khi bán lại cho TCTD. - Giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ được đem phát mại Số dư Nợ: - Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp VAMC đang quản lý hoặc ủy quyền cho TCTD quản lý. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản. Ngoài ra, VAMC cần mở sổ theo dõi chi tiết tài sản bảo đảm của từng khoản nợ đã mua. Chương II HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Chương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của VAMC và việc lập, gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán đối với VAMC. Báo cáo tài chính của VAMC (sau đây gọi tắt là Báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của VAMC. Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của VAMC (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này. 2. Mục đích của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và các luồng tiền của VAMC đáp ứng yêu cầu quản lý của VAMC, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của VAMC về: - Tài sản; - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí hoạt động nghiệp vụ và chi phí khác; - Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận; - Tài sản khác có liên quan đến VAMC; - Các luồng tiền. Ngoài các thông tin trên, VAMC phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính - Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính: (i) Hoạt động liên tục, (ii) cơ sở dồn tích, (iii) nhất quán, (iv) trọng yếu và tập hợp, (v) bù trừ, (vi) có thể so sánh. VAMC cũng phải thực hiện các nội dung quy định cụ thể tại các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam khác có liên quan. 4. Hệ thống báo cáo tài chính, kế toán 4.1. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: a) Hệ thống Báo cáo tài chính năm - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B02/VAMC - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B03/VAMC - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B04/VAMC - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B05/VAMC b) Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B02A/VAMC - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B03A/VAMC - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B04A/VAMC - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B05A/VAMC 4.2. Bảng cân đối tài khoản kế toán: Mẫu số A01/VAMC 5. Báo cáo tài chính hợp nhất 5.1. Trường hợp VAMC có một hoặc nhiều công ty con thì VAMC có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. VAMC thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và quy định tại Chương này. 5.2. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: a) Hệ thống Báo cáo tài chính năm - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B02/VAMC-HN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B03/VAMC-HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B04/VAMC-HN - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B05/VAMC-HN b) Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B02B/VAMC-HN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B03B/VAMC-HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B04B/VAMC-HN - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B05B/VAMC-HN 6. Kỳ báo cáo tài chính 6.1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm VAMC lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch. Trường hợp đặc biệt, VAMC được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. 6.2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV). 6.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác - VAMC có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của chủ sở hữu. - Trường hợp VAMC bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động. 7. Thời hạn nộp báo cáo tài chính 7.1. Báo cáo tài chính giữa niên độ: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý là 15 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. 7.2. Báo cáo tài chính năm: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. VAMC phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán độc lập kèm theo báo cáo kiểm toán về Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính (cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp) chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm kế tiếp; 8. Kiểm toán và công khai báo cáo tài chính VAMC phải thực hiện kiểm toán độc lập và công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quy định tại Điều 24 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. 9. Lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán 9.1. Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo kế toán phản ánh chi tiết tình hình tài chính và hoạt động của VAMC và/hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của VAMC (Mẫu A01/VAMC). VAMC, các chi nhánh, văn phòng đại diện của VAMC phải lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán theo các quy định sau đây: a) Các chi nhánh, văn phòng đại diện của VAMC phải lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định nội bộ của VAMC. b) Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 tháng kế tiếp, VAMC phải lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán về Ngân hàng Nhà nước. 9.2. Yêu cầu khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán a) Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ, VAMC phải gửi kèm cả bản thuyết minh về các khoản thu nhập và chi phí này khi lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán. b) Đối với bảng cân đối tài khoản của tháng cuối quý, VAMC phải lập và gửi Ngân hàng Nhà nước Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng khi chưa kết chuyển thu nhập, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Riêng đối với tháng 12, VAMC lập và gửi bảng cân đối tài khoản kế toán chưa kết chuyển thu nhập, chi phí nhưng đã xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý, chênh lệch đánh giá lại tài sản cuối năm tài chính theo chế độ hiện hành. 10. Nơi nhận báo cáo Tên báo cáo Kỳ lập báo cáo Nơi nhận báo cáo NHNN BTC Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê Báo cáo tài chính Quý, năm x x x x Bảng cân đối tài khoản kế toán Tháng x Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: A01/VAMC (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Tháng …. năm ….. A. CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng Việt Nam Tên tài khoản Số hiệu tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) … Tổng cộng B. CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng Việt Nam Tên tài khoản Số hiệu tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Nợ Có (1) (2) (3) (4) (5) (6) … Tổng cộng Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ………, ngày.... tháng.... năm….. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Yêu cầu của phần các tài khoản nội bảng là: + Tổng dư Nợ đầu kỳ = Tổng dư Có đầu kỳ. + Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng số phát sinh Có trong kỳ. + Tổng dư Nợ cuối kỳ = Tổng dư Có cuối kỳ. Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B02/VAMC: đối với BCTC - B02/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (HỢP NHẤT) Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm …. Đơn vị: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Thuyết minh Năm nay Năm trước Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Bảng CĐKT) Cách lấy số liệu đối với Bảng CĐKT hợp nhất (1) (2) (3) (4) (5) (6) A Tài sản I Tiền mặt, tiền gửi các TCTD V.01, V.02 DN 111, 112, 113 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC. II Cung cấp tài chính V.03 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 1 Cung cấp tài chính DN 1221 ® 1228, DN 1231, 1232, 1241, 1242 2 Dự phòng rủi ro (*) (xxx) (xxx) DC 1229, 1239, 1249 III Đầu tư tài chính V.04 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC. 1 Mua trái phiếu doanh nghiệp DN 1251 2 Đầu tư tài chính khác DN 1258 3 Dự phòng rủi ro đầu tư tài chính (*) v.06 (xxx) (xxx) DC 1259 IV Nợ mua V.05 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 1 Nợ mua bằng TPĐB DN 1321 2 Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB DN 1322 3 Dự phòng rủi ro đối với khoản nợ mua (*) v.07 (xxx) (xxx) DC 1329 (nếu nội dung kinh tế phù hợp) V Góp vốn, đầu tư dài hạn V.08 1 Đầu tư vào công ty con DN 221 Không thể hiện trên Bảng CĐKT hợp nhất 2 Vốn góp liên doanh DN 222 - Giá trị ghi sổ của khoản vốn góp được điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của bên góp vốn: (i) Trong lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN của công ty LD, LK; (ii) Khi vốn chủ sở hữu của công ty LD, LK thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty LD, LK (như đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ); (iii) Khi công ty LD, LK áp dụng các chính sách kế toán khác với bên góp vốn. - Lấy số liệu từ hệ thống sổ kế toán phục vụ cho hợp nhất. 3 Đầu tư vào công ty liên kết DN 223 4 Đầu tư dài hạn khác DN 2281, 2282, 2288 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 5 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) (xxx) (xxx) DC 229 VI Tài sản cố định 1 Tài sản cố định hữu hình V.09 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC. a Nguyên giá TSCĐ DN 211 b Hao mòn TSCĐ (*) (xxx) (xxx) DC 2141 2 Tài sản cố định thuê tài chính V.10 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC a Nguyên giá TSCĐ DN 212 b Hao mòn TSCĐ (*) (xxx) (xxx) DC 2142 3 Tài sản cố định vô hình V.10 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC a Nguyên giá TSCĐ DN 213 b Hao mòn TSCĐ (*) (xxx) (xxx) DC 2143 VI Đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua V.12 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC. 1 Đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng TPĐB DN 2511 2 Đầu tư nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB DN 2512 VII Tài sản Có khác Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 1 Các khoản phải thu từ hoạt động mua bán nợ V.13 DN 2321 2 Các khoản lãi phải thu DN 237 3 Tài sản Có khác DN 241, 242, 2322, 2328, 2331, 2333, 2338, 261, 271, Chênh lệch DN 2332 trừ (-) DC 336 (nếu chênh lệch dương), 238, 231. 4 Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có nội bảng khác (*) (xxx) (xxx) DC 2329 (nếu nội dung kinh tế phù hợp) Tổng tài sản B Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu I Nợ ngắn hạn V.14 DC 311 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC. II Nợ dài hạn V.14 DC 341, 342 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC III Phải trả từ hoạt động mua bán nợ V.15 DC 3311 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC IV Lãi phải trả DC 332 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC V Trái phiếu đặc biệt phát hành V.16 1 Mệnh giá TPĐB phát hành DC 3431 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 2 Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được(*) (xxx) (xxx) DN 1323 VI Trái phiếu phát hành V.17 Chênh lệch (DC-DN) 3432 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC VII Các khoản phải trả và công nợ khác 1 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có) DC 333 2 Phải trả người lao động DC 334 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 3 Các khoản công nợ khác DC 3318, 338, 344, 353, 356, 371, Chênh lệch DN 2332 trừ (-) DC 336 (nếu chênh lệch âm) Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC VIII Dự phòng phải trả DC 352 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC Tổng nợ phải trả IX Vốn và các quỹ V.18 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC. 1 Vốn của VAMC a Vốn điều lệ DC 4111 b Vốn đầu tư xây dựng cơ bản DC 441 c Vốn khác DC 4118 2 Quỹ của VAMC DC 414, 418 3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch (DC-DN) 413 (Nếu DN ghi bằng số âm) Bao gồm giá trị khoản mục này trên Bảng CĐKT của công ty mẹ, công ty con và giá trị của khoản điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ trong công ty LD, LK (theo phương pháp vốn chủ sở hữu) khi vốn CSH (phần chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản) của công ty LD, LK thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty LD, LK. 4 Chênh lệch đánh giá lại tài sản DC 412 (Nếu DN ghi bằng số âm) 5 Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế DC 421 (Nếu DN ghi bằng số âm) Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Stt Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Bảng CĐKT) Cách lấy số liệu đối với Bảng CĐKT hợp nhất (1) (2) (3) (4) (5) 1 Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, bảo đảm, Số dư TK 001, 002, 008 2 Nợ khó đòi đã xử lý Số dư TK 004 3 Nợ mua a Nợ mua bằng TPĐB - Nợ gốc của khoản nợ mua Số dư TK 0051 - Nợ lãi của khoản nợ mua Số dư TK 0052 b Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB - Nợ gốc của khoản nợ mua Số dư TK 0061 - Nợ lãi của khoản nợ mua Số dư TK 0062 4 Vàng, ngoại tệ các loại Số dư TK 007 5 Cam kết bảo lãnh Số dư TK 003 Ghi chú: - VAMC lập Bảng cân đối kế toán dựa trên số liệu từ Bảng cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh của tháng 12 hoặc tháng cuối cùng của năm tài chính. Bảng Cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh là Bảng cân đối tài khoản kế toán đã bao gồm các nghiệp vụ xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản và đã kết chuyển thu nhập, chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. - Các chỉ tiêu có đánh dấu (*) là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx) - Các cột 4, 5 là các cột hướng dẫn lấy số liệu để lập BCTC, VAMC không đưa các nội dung này khi lập và trình bày BCTC. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ……., ngày.... tháng.... năm ….. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B03/VAMC: đối với BCTC - B03/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (HỢP NHẤT) Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm….. Đơn vị: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Thuyết minh Năm nay Năm trước Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Báo cáo KQHĐKD) Cách lấy số liệu đối với Báo cáo KQHĐKD hợp nhất (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB V.19 DC 514 Tổng các khoản mục tương ứng trên BCTC 2 Chi phí hoạt động mua nợ bằng TPĐB V.24 DN 634 I Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB 1 - 2 3 Doanh thu từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường V.20 DC 511 4 Giá vốn của khoản nợ đã được thu hồi V.23 DN 632 II Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động mua nợ theo giá thị trường 3 - 4 5 Doanh thu hoạt động tài chính V.21 DC 515 6 Chi phí tài chính V.25 DN 635 III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động tài chính 5-6 7 Thu nhập khác V.22 DC 711, 518 8 Chi phí khác V.26 DN 811, DN (631-632) (nếu có), 638 IV Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 7-8 V Chi phí quản lý doanh nghiệp V.27 DN 642 VI Lợi nhuận/Lỗ I+II+III+IV-V Ghi chú: - Cách lấy số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh (số dư Có/Nợ các tài khoản Thu nhập/Chi phí) là số dư của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản kế toán sau khi đã xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản vào các tài khoản thu nhập, chi phí phù hợp nhưng chưa kết chuyển thu nhập, chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. - Các cột 5, 6 là các cột hướng dẫn lấy số liệu, VAMC không đưa các nội dung này khi lập và trình bày BCTC. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ……., ngày.... tháng.... năm…. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B04/VAMC: đối với BCTC - B04/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (HỢP NHẤT) (Theo phương pháp gián tiếp) Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm…. Đơn vị: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Thuyết minh Năm nay Năm trước Cách lấy số liệu (1) (2) (3) (4) (5) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 01 Lợi nhuận trước thuế Lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh Điều chỉnh cho các khoản: 02 Khấu hao TSCĐ Số dư TK 64221 03 Các khoản dự phòng rủi ro trong kỳ tăng/ (hoàn nhập) trong năm Số dư trong năm TK 6427; số dự phòng rủi ro hoàn nhập trong năm được hạch toán vào tài khoản thu nhập 04 Lãi và phí phải thu trong kỳ thực tế chưa thu (*) Lãi và phí phải thu hạch toán vào thu nhập trong kỳ trừ (-) phần thoái thu lãi và phí phải thu hạch toán vào chi phí 05 Lãi và phí phải trả trong kỳ (thực tế chưa trả) Lãi và phí phải trả hạch toán vào chi phí trong kỳ trừ (-) phần thoái chi lãi và phí phải thu 06 (Lãi)/lỗ do thanh lý TSCĐ Chênh lệch số tiền thu được do bán, thanh lý TSCĐ trừ (-) phần giá trị còn lại của TSCĐ 07 Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện Số kết chuyển vào báo cáo kết quả kinh doanh cuối của kỳ báo cáo TK 413 08 (Lãi), lỗ từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn vào đơn vị khác, cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư, góp vốn dài hạn Chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán khoản đầu tư cho đơn vị khác với giá trị ghi sổ kế toán 09 Các điều chỉnh khác Dùng để điều chỉnh các khoản khác không thuộc hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 10 (Tăng), giảm khoản cung cấp tài chính, bảo lãnh, cho thuê tài sản bảo đảm Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK cung cấp tài chính, bảo lãnh, cho thuê tài sản bảo đảm 11 (Tăng), giảm khoản mua trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư tài chính khác Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK mua trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư tài chính khác 12 (Tăng) giảm khoản nợ mua không bao gồm khoản nợ mua bằng TPĐB Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước tài khoản nợ mua 13 (Tăng), giảm các khoản phải thu Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK phải thu (+) chỉ tiêu tại số thứ tự 04 Mục I. 14 (Giảm) tăng nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước các tài khoản dự phòng trừ (-) chỉ tiêu tại số thứ tự 03 Mục I. 15 (Tăng) giảm khác về tài sản Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các tài khoản khác phản ánh tài sản ngoại trừ các tài khoản nêu trên 16 Tăng, (giảm) các khoản phải trả bao gồm cả phát hành trái phiếu không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp, TPĐB phát hành Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK phải trả (-) chỉ tiêu tại số thứ tự 05 Mục I. 17 Tăng, (giảm) công nợ, các khoản phải trả khác Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK phải trả khác phản ánh công nợ ngoại trừ các tài khoản nêu trên. I Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh S(01¸17) Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ (*) Số tiền đã chi ra mua sắm TSCĐ theo nguyên giá trong kỳ báo cáo tăng 2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ Số tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 3 Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (*) Số tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (bao gồm cả chi phí bù đắp cho giá trị còn lại) 4 Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác bao gồm chi đầu tư mua công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác (*) Số tiền chi ra trong kỳ để đầu tư vào các đơn vị khác bao gồm thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác. 5 Tiền thu đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác bao gồm thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác. Số tiền thu hồi về trong kỳ từ đầu tư vào các đơn vị khác bao gồm thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác. 6 Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ khoản đầu tư, góp vốn dài hạn Số tiền thực thu phản ánh cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia do đầu tư, góp vốn dài hạn. II Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư S(01¸06) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu từ nhận vốn của ngân sách 2 Tăng/giảm các khoản cho vay, cung cấp tài chính, mua các công cụ nợ (*) Chênh lệch giữa số dư kỳ này và số dư kỳ trước của các TK cho vay, cung cấp tài chính khác, mua trái phiếu doanh nghiệp không bao gồm khoản dự phòng III Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính S(01¸02) IV Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ I+II+III V Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển đầu kỳ Chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển cuối kỳ của báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước VI Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá của các khoản mục VII Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển cuối kỳ Số kỳ này của các chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD, tiền đang chuyển cuối kỳ. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ……, ngày.... tháng.... năm…. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: 1. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Cột 5 là cột hướng dẫn cách lấy số liệu chung nhất, trong quá trình làm, VAMC cần thực hiện loại bỏ đi các giao dịch phi tiền tệ tương ứng của từng khoản mục và không đưa nội dung cột này khi lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Chỉ tiêu (*) /() trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx). 2. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: - VAMC lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất tương tự như việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bổ sung thêm một số nguyên tắc kế toán hợp nhất sau: + Các hoạt động mua và thanh lý công ty con: khi một công ty con thêm vào hay bớt đi khỏi VAMC trong năm tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất phải bao gồm cả luồng tiền của các công ty con này thực hiện trong giai đoạn mà báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm cả kết quả kinh doanh của các công ty con này. Tổng luồng tiền phát sinh từ mua hay thanh lý công ty con được phải được trình bày riêng biệt. + Loại bỏ các giao dịch nội bộ của VAMC. + Ảnh hưởng của tỷ giá. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập theo phương pháp gián tiếp căn cứ vào bảng cân đối kế toán hợp nhất và các tài liệu liên quan đến hợp nhất báo cáo. Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B05/VAMC: đối với BCTC - B05/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (HỢP NHẤT) Cho năm tài chính kết thúc ngày.... tháng.... năm.... (hoặc Quý.... năm....) I. Đặc điểm hoạt động của VAMC 1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị. 2. Hình thức sở hữu vốn. 3. Hoạt động của VAMC. 4. Thành phần Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người). 5. Trụ sở chính ……………; Số chi nhánh: …………. Số công ty con: ……………………….. 6. Công ty con: Tên, giấy phép thành lập và hoạt động, tỷ lệ góp vốn vào Công ty con. 7. Tổng số cán bộ, công nhân viên. II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày ..…/…../…. kết thúc vào ngày ..…/…../…. ). 2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng - Chế độ và hình thức kế toán áp dụng. - Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng. - Hợp nhất báo cáo (nếu có): Các đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính. - Cơ sở điều chỉnh các sai sót. IV- Chính sách kế toán áp dụng 1. Chuyển đổi tiền tệ: nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền và ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh. 2. Nguyên tắc thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính 3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản mua bán nợ - Mua nợ bằng TPĐB - Mua nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB 4. Nguyên tắc ghi nhận đối với các khoản cho vay khách hàng, cung cấp tài chính - Nguyên tắc ghi nhận khoản vay - Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro - Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro 5. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB 6. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB. 7. Kế toán thu nhập lãi, chi phí lãi và ngừng dự thu lãi. 8. Kế toán các khoản thu từ phí và hoa hồng 9. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) - Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định - Phương pháp và thời gian khấu hao TSCĐ. 10. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính - Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát; - Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác; - Phương pháp lập và dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn. 10. Kế toán cho thuê tài sản bảo đảm 11. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả 12. Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng phải trả 13. Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính 14. Nguyên tắc cơ cấu lại nợ 15. Các điều chỉnh số liệu kế toán kỳ trước (Việc điều chỉnh vào các số liệu kỳ trước để đảm bảo khả năng so sánh trong trường hợp có những thay đổi trong ước tính kế toán hoặc chính sách kế toán áp dụng) V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, VAMC có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị. Đơn vị: Đồng Việt Nam 1. Tiền Cuối kỳ Đầu kỳ 1.1. Tiền mặt - Tiền mặt bằng VNĐ - Tiền mặt bằng ngoại tệ 1.2. Tiền đang chuyển 1.3. Vàng … … … … … … … … Tổng … … 2. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác Cuối kỳ Đầu kỳ 2.1. Tiền gửi tại các TCTD khác Tiền gửi không kỳ hạn: - Bằng VND - Bằng ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn: - Bằng VND - Bằng ngoại tệ Tiền gửi chuyên dùng - Bằng VND - Bằng ngoại tệ 2.2. Vàng gửi chuyên dùng … … … … … … Tổng tiền, vàng gửi tại các TCTD … … 3. Cung cấp tài chính Cuối kỳ Đầu kỳ 3.1. Cho vay ... ... - Bằng VNĐ ... ... - Bằng ngoại tệ ... ... 3.2. Cung cấp tài chính khác ... … - Bằng VNĐ - Bằng ngoại tệ 3.3. Trả thay bảo lãnh - Bằng VNĐ - Bằng ngoại tệ 3.4. Cho thuê tài sản bảo đảm - Bằng VNĐ - Bằng ngoại tệ 3.5. Dự phòng rủi ro hoạt động cung cấp tài chính … … Tổng … … - Phân tích chất lượng nợ cho vay (bao gồm cả các khoản cho thuê tài sản bảo đảm): Cuối kỳ Đầu kỳ - Nợ trong hạn … ... - Nợ quá hạn Tổng ... ... - Phân tích dư nợ theo thời hạn Cuối kỳ Đầu kỳ - Nợ trong hạn … ... - Nợ quá hạn - Nợ dài hạn Tổng ... ... 4. Đầu tư tài chính Cuối kỳ Đầu kỳ 3.1. Mua trái phiếu doanh nghiệp … ... 3.2. Đầu tư tài chính khác 3.3. Dự phòng rủi ro hoạt động đầu tư tài chính … … Tổng ... ... 5. Nợ mua 5.1. Nợ mua bằng TPĐB Cuối kỳ Đầu kỳ - Nợ mua bằng TPĐB … ... - Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi … … - Nợ mua bằng TPĐB chưa thu hồi 5.2. Nợ mua bằng nguồn vốn không phải bằng TPĐB Cuối kỳ Đầu kỳ - Nợ mua bằng nguồn vốn không phải bằng TPĐB - Dự phòng rủi ro … ... Tổng ... ... 6. Đối với sự thay đổi (tăng/ giảm) của dự phòng rủi ro hoạt động cung cấp tài chính Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Kỳ này Số dư đầu kỳ … … Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/(Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) … … Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng (...) (...) Số dư cuối kỳ … … Kỳ trước Số dư đầu kỳ … … Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) … … Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng (...) (...) Số dư cuối kỳ … … 7. Đối với sự thay đổi (tăng/ giảm) của dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ theo giá thị trường Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Kỳ này Số dư đầu kỳ … … Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/(Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) … … Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng (...) (...) Số dư cuối kỳ … … Kỳ trước Số dư đầu kỳ … … Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) … … Dự phòng giảm do xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng (...) (...) Số dư cuối kỳ … … 8. Góp vốn, đầu tư dài hạn: 8.1. Giá trị đầu tư theo loại hình đầu tư: Cuối kỳ Đầu kỳ Đầu tư vào công ty con (*) … … Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh … … Các khoản đầu tư vào công ty liên kết … … Các khoản đầu tư dài hạn khác … … Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (…) (…) Tổng … … Ghi chú: (*) Giá trị này bằng 0 đối với báo cáo tài chính hợp nhất. 8.2. Danh sách và giá trị khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh: Tên Kỳ này Kỳ trước Giá gốc Giá trị hiện tại (*) tỷ phần nắm giữ (%) Giá gốc Giá trị hiện tại (*) tỷ phần nắm giữ (%) Công ty.... Ghi chú: (*) đối với BCTC hợp nhất. 9. Tăng, giảm Tài sản cố định hữu hình: Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ khác Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ hữu hình Số dư đầu kỳ - Mua trong kỳ - Đầu tư XDCB hoàn thành - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác Số dư cuối kỳ Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu kỳ - Khấu hao trong kỳ - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác Số dư cuối kỳ Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình - Tại ngày đầu kỳ - Tại ngày cuối kỳ - Các thông tin khác về tài sản cố định hữu hình: Cuối kỳ Đầu kỳ Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng vào hoạt động kinh doanh … … Nguyên giá TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng … … Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý … … Các thay đổi khác … … 10. Tăng, giảm Tài sản cố định thuê tài chính: Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ khác Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Số dư đầu kỳ - Thuê tài chính trong kỳ - Tăng khác - Mua lại TSCĐ thuê tài chính - Trả lại TSCĐ thuê tài chính - Giảm khác Số dư cuối kỳ Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu kỳ - Khấu hao trong kỳ - Tăng khác - Mua lại TSCĐ thuê tài chính - Trả lại TSCĐ thuê tài chính - Giảm khác Số dư cuối kỳ Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính - Tại ngày đầu kỳ - Tại ngày cuối kỳ 11. Tăng, giảm Tài sản cố định vô hình Khoản mục Quyền sử dụng đất có thời hạn Phần mềm máy vi tính TSCĐ vô hình khác Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ vô hình Số dư đầu kỳ - Mua trong kỳ - Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp - Tăng do hợp nhất kinh doanh - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác Số dư cuối kỳ Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu kỳ - Khấu hao trong kỳ - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác Số dư cuối kỳ Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình - Tại ngày đầu kỳ - Tại ngày cuối kỳ 12. Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua Cuối kỳ Đầu kỳ Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng TPĐB … … Sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB … … Tổng … … 13. Các khoản phải thu Cuối kỳ Đầu kỳ Phải thu về hoạt động mua bán nợ Các khoản phải thu nội bộ … … Tài sản thiếu chờ xử lý … … Các khoản phải thu bên ngoài … … Dự phòng rủi ro các khoản phải thu Tổng … … 14. Nợ ngắn và dài hạn Thuyết minh về các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn của VAMC phân loại theo kỳ hạn của khoản nợ (dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 5 năm, và từ 5 năm trở lên). 15. Các khoản phải trả Cuối kỳ Đầu kỳ Phải trả về hoạt động mua bán nợ … … Phải trả nội bộ Tài sản thừa chờ xử lý … … Các khoản phải trả khác … … Dự phòng rủi ro Tổng … … 16. Trái phiếu đặc biệt phát hành Cuối kỳ Đầu kỳ TPĐB có thời hạn phát hành 5 năm … … TPĐB có thời hạn phát hành khác (nếu có) Tổng … … 17. Trái phiếu phát hành Thuyết minh về trái phiếu VAMC đã phát hành, phân loại theo kỳ hạn (dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 5 năm, từ 5 năm trở lên), mệnh giá, chiết khấu, phụ trội... 18. Vốn và quỹ của VAMC Vốn góp/Vốn điều lệ Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá hối đoái Quỹ đầu tư phát triển Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Chênh lệch thu- chi Vốn chủ sở hữu khác Tổng cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu kỳ Tăng trong kỳ - Tăng vốn trong kỳ - Lợi nhuận tăng trong kỳ - Trích bổ sung các quỹ cho kỳ trước - Tạm trích lập các quỹ dự trữ cho kỳ. - Các khoản tăng khác Giảm trong kỳ - Sử dụng trong kỳ - Các khoản giảm khác Số dư cuối kỳ VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, VAMC có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị. 19. Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB Thuyết minh cụ thể về khoản doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB: cơ sở ghi nhận doanh thu, tỷ lệ thu hồi sử dụng để ghi nhận doanh thu,... 20. Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB Kỳ này Kỳ trước Thu từ hoạt động thu hồi nợ … … Thu từ bán nợ, bán tài sản bảo đảm Thu từ sử dụng khoản mua nợ để góp vốn mua cổ phần Thu từ hoạt động cho thuê, khai thác tài sản Thu khác … … Tổng … … 21. Doanh thu tài chính Kỳ này Kỳ trước Lãi tiền gửi … … Lãi từ hoạt động cung cấp tài chính + Cho vay + Bảo lãnh + Cung cấp tài chính khác Lãi đầu tư tài chính (trái phiếu,..) … … Cổ tức, lợi nhuận được chia … … Thu khác từ hoạt động tài chính … … Tổng … … 22. Doanh thu khác Kỳ này Kỳ trước Thu từ hoạt động môi giới, tư vấn … … Thu từ đấu giá tài sản … … Thu khác … … Tổng … … 23. Chi phí hoạt động mua nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB Kỳ này Kỳ trước Chi phí đòi nợ … … Chi phí bán nợ … … Chi phí khác Tổng … … 24. Chi phí mua nợ bằng TPĐB 25. Chi phí tài chính Kỳ này Kỳ trước Chi phí lãi (phát hành trái phiếu,...) … … Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn … … Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn Chi phí khác từ hoạt động tài chính … … Tổng … … 26. Chi phí khác Kỳ này Kỳ trước Chi phí tư vấn, môi giới mua bán xử lý nợ và TSĐB … … Chi phí cho hoạt động đấu giá tài sản … … Chi phí khác Tổng … … 27. Chi phí hoạt động Kỳ này Kỳ trước 1. Chi nộp thuế (nếu có) và các khoản phí, lệ phí … … 2. Chi phí cho nhân viên: … … Trong đó: - Chi lương và phụ cấp … … - Các khoản chi đóng góp theo lương … … - Chi trợ cấp … … - Chi công tác xã hội … … 3. Chi về tài sản: … … - Trong đó khấu hao tài sản cố định … … 4. Chi phí hoạt động khác … … Tổng … … VIII. Các thông tin khác Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, VAMC có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị. 28. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước I. Tổng số cán bộ, CNV II. Thu nhập của cán bộ 1. Tổng quỹ lương 2. Tiền thưởng 3. Thu nhập khác 4. Tổng thu nhập (1+2+3) 5. Tiền lương bình quân 6. Thu nhập bình quân 29. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước Thuyết minh cụ thể các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. 30. Loại hình và giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng VAMC trình bày cụ thể về loại hình tài sản, giá trị tài sản ghi nhận tại thời điểm cầm cố thế chấp, giá trị ghi nhận tài sản và các cam kết bán tài sản bảo đảm trong tương lai tại thời điểm lập BCTC của tài sản thế chấp. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ….…, ngày.... tháng.... năm…. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B02A/VAMC: đối với BCTC - B02B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ Quý.... năm ... Tại ngày... tháng... năm... Đơn vị: Đồng Việt Nam TÀI SẢN Thuyết minh Số cuối quý Số đầu năm (1) (2) (3) (4) A. TÀI SẢN I. Tiền mặt, tiền gửi các TCTD II. Cung cấp tài chính …(*) Ghi Chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và cách lấy số liệu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B02/VAMC. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) …….., ngày.... tháng.... năm…. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B03A/VAMC: đối với BCTC - B03B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ Quý ...năm... Đơn vị: Đồng Việt Nam CHỈ TIÊU Thuyết minh Quý..... Lũy kể từ đầu năm đến cuối quý này Năm nay Năm trước Năm nay Năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1. Doanh thu từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB ... (*) Ghi Chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và cách lấy số liệu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả kinh doanh năm - Mẫu sổ B03/VAMC. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ………. , ngày.... tháng.... năm Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B04A/VAMC: đối với BCTC - B04B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIỮA NIÊN ĐỘ (Dạng đầy đủ) (Theo phương pháp gián tiếp) Quý…..năm….. Đơn vị: Đồng Việt Nam TÀI SẢN Thuyết minh Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này Năm nay Năm trước (1) (2) (3) (4) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 01. Lợi nhuận trước thuế Điều chỉnh cho các khoản 02. Khấu hao TSCĐ …..(*) Ghi Chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và cách lấy số liệu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm- Mẫu số B04/VAMC. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ………, ngày.... tháng.... năm…. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… Mẫu số: - B05A/VAMC: đối với BCTC - B05B/VAMC-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-NHNN ngày / /2014 của Ngân hàng Nhà nước) THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ Quý....năm.... I. Đặc điểm hoạt động của VAMC 1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị 2. Hình thức sở hữu vốn 3. Hoạt động của VAMC 4. Thành phần Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người) 5. Trụ sở chính ……………..; Số chi nhánh: …………….. Số công ty con: ……………… 6. Công ty con: Tên, giấy phép thành lập và hoạt động, tỷ lệ góp vốn vào Công ty con 7. Tổng số cán bộ, công nhân viên II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày …../…../…. kết thúc vào ngày …../…../….) 2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng - Chế độ và hình thức kế toán áp dụng. - Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng. - Hợp nhất báo cáo (nếu có): Các đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính. - Cơ sở điều chỉnh các sai sót IV- Chính sách kế toán áp dụng … Nội dung các chỉ tiêu trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính năm của VAMC - Mẫu số B05/VAMC. Lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ………, ngày.... tháng.... năm…. Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) Chương III CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ VÀ CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN VAMC áp dụng chế độ chứng từ và chế độ sổ kế toán theo quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, các văn bản sửa đổi bổ sung Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các quy định khác của pháp luật liên quan. Việc xác định thời hạn và thời điểm lưu trữ tài liệu kế toán, VAMC thực hiện theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong ngành Ngân hàng. THỐNG ĐỐC
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "19/12/2014", "sign_number": "42/2014/TT-NHNN", "signer": "Đào Minh Tú", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-130-KH-UBND-2020-hanh-dong-loai-tru-giang-mai-lay-truyen-tu-me-sang-con-Can-Tho-463794.aspx
Kế hoạch 130/KH-UBND 2020 hành động loại trừ giang mai lây truyền từ mẹ sang con Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 130/KH-UBND Cần Thơ, ngày 14 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TIẾN TỚI LOẠI TRỪ HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030 và Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con”, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn thành phố, với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con (viết tắt là 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con) vào năm 2030. 2. Mục tiêu cụ thể a) Rà soát, bổ sung và xây dựng hướng dẫn, quy trình chuyên môn, cơ chế phối hợp giữa các chương trình/đơn vị tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con. b) Đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng. c) Nâng cao nhận thức của các đối tượng can thiệp về dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con. d) Hoàn thiện mạng lưới y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu quả can thiệp của các hoạt động trong Kế hoạch. 3. Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Giai đoạn 2020 - 2025 2026 - 2030 1 Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai (ít nhất 01 lần) 100% 100% 2 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trong thời kỳ mang thai ≥ 96% ≥ 98% 3 Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV 100 % 100% 4 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trong thời kỳ mang thai ≥ 90% ≥ 95% 5 Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm gan B được điều trị ≥ 70% ≥ 95% 6 Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu ≥ 85% ≥ 90% 7 Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B ≥ 98% ≥ 98% 8 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc giang mai trong thời kỳ mang thai ≥ 85% ≥ 95% 9 Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai được điều trị ≥ 70% ≥ 95% II. ĐỐI TƯỢNG CAN THIỆP 1. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, chuyển dạ, sau sinh, cho con bú; trẻ sơ sinh; trẻ em. 2. Cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, da liễu, truyền nhiễm, phòng, chống HIV/AIDS, y tế dự phòng ở tất cả các tuyến, ưu tiên cán bộ tuyến cơ sở. 3. Trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm 3 bệnh. 4. Chồng, bạn tình, các thành viên gia đình của phụ nữ và các nhóm bị ảnh hưởng trong cộng đồng. III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH 1. Giải pháp về chính sách và vận động xã hội a) Vận động sự phối hợp của các Sở, ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về dự phòng và loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con. b) Cập nhật liên tục thường xuyên các văn bản, hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật về dự phòng 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con để phổ biến áp dụng trong các cơ sở y tế. c) Xây dựng các quy trình về chuyển tuyến chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc liên tục. d) Xây dựng và kiện toàn cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, các chương trình liên quan trong việc triển khai các can thiệp loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con. đ) Tạo môi trường thuận lợi, phát huy tối đa vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong dự phòng, kiểm soát 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con. 2. Giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thông a) Đẩy mạnh truyền thông, vận động, huy động sự tham gia của các Sở, ban ngành, đoàn thể, các đại biểu dân cử, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vận động chính sách, tạo nguồn lực và môi trường xã hội thuận lợi. b) Nâng cao năng lực truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng về nguy cơ của việc lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con, các biện pháp dự phòng, lợi ích của việc khám thai sớm để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tuân thủ điều trị. c) Lồng ghép việc tuyên truyền và tư vấn dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con với tư vấn và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và tư vấn sàng lọc trước sinh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ. d) Phối hợp và phát triển các hình thức truyền thông, tài liệu truyền thông thích hợp. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo hình, báo điện tử, hệ thống loa, đài phát thanh. Ứng dụng các loại hình truyền thông mới như internet, SMS, mạng xã hội... đ) Phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình truyền thông đến các nhóm đối tượng ưu tiên. 3. Giải pháp về bảo đảm tài chính cho việc loại trừ 3 bệnh a) Huy động thêm từ ngân sách địa phương, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con. b) Tăng cường tính chủ động của các địa phương trong việc xây dựng Kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con. Vận động đảm bảo nguồn tài chính cho việc xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai. c) Triển khai xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con cho các đối tượng. 4. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật a) Tăng cường chất lượng các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, quản lý, theo dõi. - Nâng cấp, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu công tác dự phòng và kiểm soát 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con. - Đảm bảo các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh hoặc Trạm Y tế xã có đỡ đẻ có sẵn vắc xin viêm gan B để thực hiện tốt việc tư vấn và tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc ARV điều trị cho bà mẹ, trẻ nhiễm HIV ngay sau sinh tại các cơ sở y tế tuyến huyện, thành phố. - Mở rộng triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con tại Trạm Y tế có cung cấp dịch vụ quản lý thai nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ mang thai. - Thực hiện đúng quy trình khám thai bao gồm tư vấn, xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai để phát hiện và điều trị dự phòng kịp thời. - Đẩy mạnh thực hiện liên kết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với phòng chống, điều trị và chuyển tuyến đối với HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. b) Nâng cao năng lực cho y tế các tuyến về tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị và quản lý các can thiệp dự phòng 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con. - Cập nhật kiến thức cho cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em các tuyến về tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị dự phòng và tiêm chủng. - Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá can thiệp dự phòng 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con lồng ghép trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ tại các tuyến. - Tăng cường giám sát hỗ trợ, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dự phòng 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con tại các cơ sở y tế, bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân. c) Giải pháp về nâng cao năng lực báo cáo thống kê, giám sát, theo dõi và đánh giá - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống ghi chép, thống kê và báo cáo về dự phòng 3 bệnh tại các tuyến. - Cải thiện và phối hợp hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ triển khai các can thiệp về dự phòng lây truyền 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con lồng ghép trong hệ thống hiện hành. - Ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc thực hiện tin học hóa hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử, hệ thống thống kê báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe sinh sản. IV. KINH PHÍ 1. Nguồn ngân sách Trung ương (Chương trình Mục tiêu Y tế Dân số). 2. Nguồn ngân sách địa phương. 3. Nguồn huy động cộng đồng và các tổ chức, cá nhân trong nước. 4. Nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế. 5. Các nguồn ngân sách hợp pháp khác. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai các hoạt động và điều phối các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch này. b) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về triển khai dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con cho nhân viên y tế tại các cơ sở y tế từ tuyến thành phố đến cơ sở. c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan. 2. Sở Tài chính Bố trí mức đầu tư ngân sách hàng năm cho các hoạt động trong Kế hoạch này; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng nguồn kinh phí hàng năm. 3. Sở Kế hoạch và đầu tư Bố trí mức đầu tư ngân sách hàng năm, đảm bảo đủ kinh phí triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp của Kế hoạch này và thực hiện các chính sách hỗ trợ của địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công (nếu có) và các quy định có liên quan. 4. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về ý nghĩa, mục đích của dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con; lợi ích của các can thiệp dự phòng bao gồm cả tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của cán Bộ Y tế. 5. Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ Tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền, đăng các tin, bài phổ biến về dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con để người dân hiểu và thực hiện. 6. Ủy ban nhân dân quận, huyện a) Xây dựng Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. b) Triển khai thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Kế hoạch trên địa bàn, bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch. c) Bố trí nguồn kinh phí của địa phương và các nguồn hợp pháp khác cho các hoạt động truyền thông thực hiện Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con đạt kết quả cao. 7. Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể thành phố Phối hợp với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên, thanh niên, sinh viên và người dân về công tác dự phòng và kiểm soát 3 bệnh từ mẹ sang con, tiến tới loại trừ 3 bệnh lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020 - 2030. Trên đây là Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020 - 2030 của thành phố Cần Thơ. Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ được phân công phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Y tế trước tháng 12 để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc các đơn vị gửi báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - CT, PCTUBND TP (1AC); - UB, MTTQVN và các Đoàn thể TP; - Các Sở, ban ngành TP; - UBND quận, huyện; - VP. UBND TP (2AD, 3BC); - Cổng TTĐT TP; - Lưu: VT, H. CVĐ21684 KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Thị Hồng Ánh
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "14/10/2020", "sign_number": "130/KH-UBND", "signer": "Võ Thị Hồng Ánh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-12-2010-TT-BVHTTDL-Quy-dinh-mau-to-chuc-hoat-dong-tieu-chi-117377.aspx
Thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL Quy định mẫu tổ chức, hoạt động tiêu chí mới nhất
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 12/2010/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MẪU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO XÃ Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Căn cứ Quyết định 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"; Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Thông tư này Quy định về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. Trung tâm Văn hóa-Thể thao thuộc các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang, các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo, các khu vui chơi giải trí chuyên biệt trên địa bàn xã không thuộc đối tượng của Thông tư này. Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1. Chức năng: Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương. 2. Nhiệm vụ: a) Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm, trình UBND xã phê duyệt; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; b) Đề xuất, tham mưu cho UBND xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã; thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa-thể thao trong phạm vi xã; c) Phối hợp với các ngành, đoàn thể ở xã để tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao trên địa bàn; hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao ở các khu dân cư ở xã; xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng tác viên; quản lý tài sản, tài chính được giao theo chế độ hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc; d) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em; đ) Tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao do cấp huyện tổ chức; 3. Quyền hạn: a) Kiến nghị với UBND xã và cơ quan quản lý văn hóa cấp trên về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã; b) Được ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; trợ cấp cán bộ, cộng tác viên và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; c) Được cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn do cơ quan chuyên ngành cấp trên tổ chức; d) Được mời những người có chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực văn hóa-thể thao để chỉ đạo, hướng dẫn hoặc dàn dựng các chương trình hoạt động của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã theo quy định của pháp luật; đ) Được liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu, tổ chức 1. Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã, do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ sở hiện có như: Nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể dục thể thao hoặc đài truyền thanh, trung tâm học tập công đồng ở xã; 2. Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã chịu sự lãnh đạo của UBND xã, sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp huyện và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; 3. Tổ chức, cán bộ: a) Chủ nhiệm: Là công chức xã phụ trách về văn hóa-xã hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã; Chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp về chuyên ngành văn hóa-xã hội hoặc thể dục thể thao trở lên. b) Phó Chủ nhiệm: Do Chủ tịch UBND xã bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. c) Cán bộ, chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách là những người đã qua đào tạo, tập huấn về: văn nghệ quần chúng; hướng dẫn viên thể dục thể thao; biên tập viên tuyên truyền; kẻ vẽ; thư viện, bảo tàng; kỹ thuật viên (âm thanh, ánh sáng, truyền thanh); phương pháp viên, công tác câu lạc bộ, công tác đội... d) Cộng tác viên là trưởng các ngành, đoàn thể ở địa phương và những người tự nguyện, nhiệt tình, có khả năng tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Điều 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí 1. Cơ sở vật chất: a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã được Nhà nước giao đất sử dụng thuộc quỹ đất dành cho phúc lợi văn hóa-xã hội với diện tích theo quy hoạch đã được phê duyệt; b) Quy mô Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã, theo quy hoạch tập trung, tại Trung tâm xã, gồm các thành phần, chức năng chính: Hội trường Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã: là hội trường đa năng, dùng để tổ chức các hoạt động học tập cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, triển lãm; phòng đọc sách báo, đài truyền thanh xã, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ sở thích và sân khấu ngoài trời; Cụm các công trình thể dục thể thao: Có ít nhất một công trình thể dục thể thao như sân tập thể thao; nhà tập luyện thể thao; bể bơi hoặc hồ bơi và các công trình thể thao khác. 2. Trang thiết bị: a) Trang thiết bị nhà văn hóa xã: Bàn, ghế hội trường; phông màn; thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang chuyên dùng hoạt động văn nghệ; thiết bị truyền thanh, tủ giá sách, báo, tạp chí... b) Trang thiết bị thể dục thể thao: Các dụng cụ thể dục thể thao chuyên dùng đảm bảo theo từng môn thể thao. 3. Kinh phí: a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã là đơn vị sự nghiệp, được ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đầu tư 100% kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị và đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao; b) Công chức xã về văn hóa-xã hội là Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa-Thể thao; các cán bộ cấp xã kiêm nhiệm nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao, cán bộ không chuyên trách hoạt động tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã được hưởng chế độ, chính sách và phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; c) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã chủ động tạo nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ văn hóa-thể thao, hội phí sinh hoạt các câu lạc bộ, nhóm sở thích; d) Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa-thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã. Điều 5. Nội dung, phương thức hoạt động 1. Hoạt động tuyên truyền cổ động: Tổ chức các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền bằng văn nghệ cổ động tại trung tâm và lưu động ở các khu dân cư trên địa bàn, phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, các sự kiện trọng đại của đất nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương; 2. Hoạt động văn nghệ quần chúng: Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; các tổ, đội văn nghệ; bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ làm nòng cốt cho phong trào; tổ chức biểu diễn văn nghệ, các cuộc liên hoan, giao lưu hội diễn văn nghệ quần chúng hàng năm; tổ chức đón các đoàn văn công chuyên nghiệp về biểu diễn tại địa phương; khai thác, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, các diễn xướng dân gian… truyền thống ở địa phương; 3. Hoạt động thể dục thể thao: Xây dựng và phát triển phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", tăng số lượng người, gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian ở địa phương, đưa vào hoạt động của các lễ hội truyền thống, ngày Hội văn hoá thể thao ở các cấp; tổ chức các giải và đại hội thể dục thể thao định kỳ; 4. Hoạt động câu lạc bộ: Xây dựng và phát triển các loại hình câu lạc bộ sở thích, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên; 5. Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngày giỗ, ngày tết và các hình thức sinh hoạt văn hóa-xã hội ở địa phương; xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, giao tiếp, ứng xử văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng; bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên, môi trường và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống các tệ nạn xã hội; 6. Hoạt động triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Giúp Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào trên địa bàn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng "Gia đình văn hoá", "Khu dân cư tiên tiến", "Làng văn hóa”, "Tổ dân phố văn hóa"; 7. Các hoạt động văn hóa-thể thao khác: Tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hóa-thể thao; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa-thể thao, điểm hoạt động thể dục thể thao ở các làng (thôn, bản, ấp…); xây dựng thư viện, tủ sách, phong trào đọc và làm theo sách báo; tham gia các hội thi, hội diễn, thi đấu thể dục thể thao… do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên tổ chức; phối hợp với các ngành, đoàn thể xã tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Điều 6. Tiêu chí của Trung tâm-Văn hóa thể thao xã (Tham khảo thiết kế điển hình khu Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Bộ Xây dựng). TT TIÊU CHÍ NỘI DUNG CỤ THỂ THEO VÙNG Đô thị, đồng bằng Miền núi, hải đảo 1 Diện tích đất được sử dụng Diện tích đất qui hoạch khu Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã (không tính diện tích sân vận động) Tối thiểu 2.500m2 Tối thiểu 1.500m2 2 Quy mô xây dựng 2.1. Hội trường Văn hóa đa năng Tối thiểu 250 chỗ ngồi Tối thiểu 200 chỗ ngồi 2.2. Phòng chức năng nhà văn hoá đa năng (hành chính; đọc sách, báo, thư viện; thông tin truyền thanh; câu lạc bộ; hoặc tập các môn thể thao đơn giản) 5 phòng 4 phòng trở lên 2.3. Sân bóng đá tối thiểu 90m x 120m (không tính diện tích các sân khác) Sân bóng đá tối thiểu 90m x 120m (không tính diện tích các sân khác) Sân bóng đá tối thiểu 90m x 120m (không tính diện tích các sân khác) 2.4. Công trình phụ trợ Trung tâm Văn hoá, Thể thao (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa) Có đủ Đạt 80% 3 Trang thiết bị 3.1. Hội trường Văn hoá đa năng có đủ: Bàn, ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thanh Có đủ Đạt 80% 3.2.Dụng cụ thể dục thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao và các môn thể thao của từng xã Có đủ Đạt 80% 4 Cán bộ 4.1. Cán bộ quản lý: có trình độ trung cấp về văn hóa, thể dục thể thao trở lên; được hưởng phụ cấp chuyên trách và bán chuyên trách Đạt Đạt 4.2. Cán bộ nhiệp vụ có chuyên môn về văn hóa, thể thao; được hợp đồng và hưởng thù lao bán chuyên trách Đạt Có cộng tác viên thường xuyên 5 Kinh phí hoạt động 5.1 Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định hàng năm. 5.2 Thù lao cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách được quy định tại Thông tư liên tịch 03/2010/TTTL-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 12 tháng 5 năm 2010 Đảm bảo Đảm bảo 6 Hoạt động văn hóa văn nghệ 6.1. Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị 12 cuộc/năm Tối thiểu 4 cuộc/ năm 6.2. Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng 4 cuộc/năm Tối thiểu 2 cuộc/năm 6.3. Duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ 5 câu lạc bộ trở lên 3 câu lạc bộ trở lên 6.4. Thư viện, phòng đọc sách, báo Hoạt động tốt ơCó hoạt động 6.5. Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc Hoạt động tốt Có hoạt động 6.6. Thu hút nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa Tối thiểu 30% trở lên/tổng số dân Tối thiểu 20% trở lên/tổng số dân 7 Hoạt động thể dục thể thao 7.1. Thi đấu thể thao 6 cuộc/năm 4 cuộc/năm 7.2. Thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên Tối thiểu 25%/tổng số dân Tối thiểu 20 %/tổng số dân 8 Hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em Thu hút trẻ em trên địa bàn dân cư tham gia hoạt động văn hóa, thể thao Đạt 30% thời gian hoạt động Đạt 20% thời gian hoạt động 9 Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ Chỉ đạo, hướng dẫn Nhà văn hóa, khu thể thao thôn (làng, ấp, bản) hiện có Đạt 100% Đạt 100% Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Căn cứ Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp, ban hành văn bản chỉ đạo về: quy hoạch sử dụng đất; chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước; quy định cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động; số lượng cán bộ, cộng tác viên và chế độ thù lao; cơ chế, biện pháp thực hiện xã hội hóa văn hóa đối với Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. 2. UBND cấp xã cần thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất cho Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã được phê duyệt; cân đối ngân sách, đảm bảo chi thường xuyên và chỉ đạo toàn diện về tổ chức, hoạt động theo tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. 3. Các cơ quan, đơn vị Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Nhà nước ở Trung ương và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên cho Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. 4. Các phường, thị trấn tùy điều kiện cụ thể căn cứ vào Thông tư này để vận dụng, tổ chức, triển khai thực hiện. Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 22/2007/TTL/BVHTT-UBTDTT ngày 24 tháng 7 năm 2007 của Bộ Văn hóa-Thông tin và Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã, phường, thị trấn và Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chuẩn Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Bộ VHTTDL: BT, các TT, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Sở VHTTDL; - UBND cấp huyện; - Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, VHCS (02), Tuấn.1000. BỘ TRƯỞNG Hoàng Tuấn Anh
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "22/12/2010", "sign_number": "12/2010/TT-BVHTTDL", "signer": "Hoàng Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-396-CT-BNN-TCLN-2015-tang-cuong-quan-ly-co-so-nuoi-dong-vat-hoang-da-hung-du-263521.aspx
Chỉ thị 396/CT-BNN-TCLN 2015 tăng cường quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------------------ Số: 396/CT-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2015 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ HUNG DỮ Trong thời gian gần đây, có nhiều cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ như voi, hổ, gấu, cá sấu, trăn, rắn trên toàn quốc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, không thực hiện đúng các quy trình về quản lý, nuôi, chăm sóc, đã đe doạ đến tính mạng, an toàn của người dân, gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng, đặc biệt có một số cơ sở đã để động vật hoang dã tấn công gây thương vong cho người. Việc quản lý các cơ sở này có nơi còn buông lỏng, chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, hiện tượng vi phạm các quy định về quản lý, buôn bán, sử dụng mẫu vật động vật hoang dã diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Để ngăn chặn có hiệu quả những rủi ro trong hoạt động nuôi động vật hoang dã hung dữ, thực thi nghiêm những quy định của pháp luật về quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tập trung thực hiện các giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý các trại nuôi, hoạt động mua bán, sử dụng động vật hoang dã như sau: 1. Tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ đặc biệt là đối với những loài như voi, hổ, gấu, cá sấu, trăn, rắn trên địa bàn, bao gồm cả những cơ sở là vườn thú, biểu diễn xiếc; kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi và tịch thu những các thể động vật hoang dã hung dữ của những cơ sở không đảm bảo yêu cầu về an toàn, tiêu chuẩn chuồng trại theo quy định. 2. Quy hoạch các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, từng bước di dời các trại nuôi động vật hoang dã hung dữ ra khỏi khu dân cư và những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai, làm động vật sổng ra ngoài môi trường có kiểm soát. 3. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, sử dụng trái phép động vật hoang dã. 4. Ban hành quy định cụ thể về điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp với thực tế địa phương và các quy định của pháp luật; chủ động ứng phó kịp thời với tình trạng động vật tấn công người hoặc thoát khỏi môi trường có kiểm soát. 5. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật trong việc quản lý và gây nuôi động vật hoang dã; nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc nuôi các loài động vật hung dữ. Yêu cầu tất cả các chủ nuôi động vật hoang dã hung dữ có cam kết và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh. Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./. Nơi nhận: - PTTg Hoàng Trung Hải (để báo cáo); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các đ/c Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; - Văn phòng Chính phủ; - Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; - Sở NN và PTNT, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố; - Cục Cảnh sát Môi trường; - Lưu: VT, TCLN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hà Công Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "15/01/2015", "sign_number": "396/CT-BNN-TCLN", "signer": "Hà Công Tuấn", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-thi-hanh-an-dan-su-2008-26-2008-QH12-82197.aspx
Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12 mới nhất
QUỐC HỘI ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ Luật số: 26/2008/QH12 Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2008 LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật thi hành án dân sự. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự. Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm: 1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; e) Quyết định của Trọng tài thương mại. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án. 2. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. 3. Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành. 4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự. 5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này. 6. Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án. 7. Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. 8. Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả. Điều 4. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Điều 5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Điều 6. Thoả thuận thi hành án 1. Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận. Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án. 2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định. Điều 7. Quyền yêu cầu thi hành án Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Điều 8. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự 1. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự là tiếng Việt. Đương sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch. Đương sự là người dân tộc thiểu số mà không biết tiếng Việt thì cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch. 2. Người phiên dịch phải dịch đúng nghĩa, trung thực, khách quan, nếu cố ý dịch sai thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 9. Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án 1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. 2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này. Điều 10. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Cơ quan, tổ chức và cá nhân vi phạm quy định của Luật này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 11. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên 1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật này. Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 12. Giám sát và kiểm sát việc thi hành án Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nước khác trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật. CHƯƠNG II HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CHẤP HÀNH VIÊN Điều 13. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm: 1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự: a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Cơ quan thi hành án dân sự: a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh); b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện); c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu). Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự. Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh 1. Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: a) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; b) Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; c) Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; d) Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. 2. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này. 3. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù. 4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này. 5. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. 6. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật này. 7. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu. Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu 1. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này. 2. Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. 3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này. 4. Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. 5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù. 6. Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 của Luật này. Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện 1. Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này. 2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này. 3. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. 4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. 5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự. 6. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này. 7. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu. Điều 17. Chấp hành viên 1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. 2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. 3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên. Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên 1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên. 2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp: a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên; b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp. 3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp: a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên; b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp. 4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp: a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên; b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp. 5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. 6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển. 7. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp. Điều 19. Miễn nhiệm Chấp hành viên 1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây: a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên; b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên. 3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên. Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên 1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền. 2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên. 3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án. 4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án. 5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án. 6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật. 7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm. 8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác. 9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ. 10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín. Điều 21. Những việc Chấp hành viên không được làm 1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm. 2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật. 3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án. 4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án. 5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. 6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án. 8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật. Điều 22. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm. 2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án trong quân đội. Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền; b) Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự; c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án; d) Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành; đ) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật; e) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm; g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên; h) Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thi hành án; i) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền điều động, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn và những việc khác theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. 2. Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao. Điều 24. Biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự Nhà nước bảo đảm biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, công cụ hỗ trợ thi hành án, ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện, trang thiết bị cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự. Điều 25. Trang phục, phù hiệu, chế độ đối với công chức làm công tác thi hành án dân sự Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục, phù hiệu để sử dụng trong khi thi hành công vụ, được hưởng tiền lương, chế độ phụ cấp phù hợp với nghề nghiệp và chế độ ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ. CHƯƠNG III THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án. Điều 27. Cấp bản án, quyết định Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật này phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành". Điều 28. Chuyển giao bản án, quyết định 1. Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. 2. Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. 3. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định. 4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Toà án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan. Điều 29. Thủ tục nhận bản án, quyết định Khi nhận bản án, quyết định do Toà án chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Toà án đã ra bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan. Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên. Trong trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã chuyển giao biết. Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án 1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. 2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. 3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án 1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. 2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. 3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này. Điều 32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án 1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây: a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự; b) Gửi đơn qua bưu điện. 2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Điều 33. Nhận đơn yêu cầu thi hành án 1. Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn. 2. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu; b) Số, ngày, tháng, năm ra bản án, quyết định; tên cơ quan ra bản án, quyết định; c) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; d) Họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; người được thi hành án; đ) Nội dung yêu cầu thi hành án; e) Tài liệu khác kèm theo. Điều 34. Từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án 1. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án; c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án. 2. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án. Điều 35. Thẩm quyền thi hành án 1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở; b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở; c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở; d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác. 2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn; b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; c) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; d) Quyết định của Trọng tài thương mại; đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; e) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác; g) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành; h) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án. 3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn; b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn; c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; đ) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác. Điều 36. Ra quyết định thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây: a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. 2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án. 3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó. Điều 37. Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án 1. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định về thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền; b) Quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc; c) Căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn; d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này. 2. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án. 3. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định huỷ hoặc yêu cầu huỷ quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây: a) Phát hiện các trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi có yêu cầu; b) Quyết định về thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 4. Quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ. Điều 38. Gửi quyết định về thi hành án Quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án. Điều 39. Thông báo về thi hành án 1. Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó. 2. Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. 3. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây: a) Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; b) Niêm yết công khai; c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu. Điều 40. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân 1. Văn bản thông báo cho cá nhân phải được giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ. 2. Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự. Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ. Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này. 3. Trường hợp người được thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thông báo theo địa chỉ mới của người được thông báo. Điều 41. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức Trường hợp người được thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được thông báo có người đại diện tham gia việc thi hành án hoặc cử người đại diện nhận văn bản thông báo thì những người này ký nhận văn bản thông báo. Ngày ký nhận là ngày được thông báo hợp lệ. Điều 42. Niêm yết công khai 1. Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết. 2. Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây: a) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo; b) Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến. 3. Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ. Điều 43. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng 1. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc khi đương sự có yêu cầu. 2. Trường hợp xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa phương đó hai lần trong 02 ngày liên tiếp. Trường hợp xác định đương sự không có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lần trong 02 ngày liên tiếp. 3. Ngày thực hiện việc thông báo lần hai trên phương tiện thông tin đại chúng là ngày được thông báo hợp lệ. Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án 1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh. Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án 1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. 2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này. Điều 46. Cưỡng chế thi hành án 1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. 2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án 1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này, được thanh toán theo thứ tự sau đây: a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần; b) Án phí; c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định. 2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau: a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án; b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án. 3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án. 4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 48. Hoãn thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định; b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án; c) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên; d) Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết; đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 179 của Luật này. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết. Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. 3. Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án. Điều 49. Tạm đình chỉ thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án. 3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây: a) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền; b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị; c) Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Điều 50. Đình chỉ thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế; c) Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ; đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác; e) Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án; g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án; h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên. 2. Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 51. Trả đơn yêu cầu thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án; b) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình; c) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án; d) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thoả thuận khác. 2. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này, kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành. Điều 52. Kết thúc thi hành án Việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau đây: 1. Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình; 2. Có quyết định đình chỉ thi hành án; 3. Có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án. Điều 53. Xác nhận kết quả thi hành án Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án. Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án 1. Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện như sau: a) Trường hợp hợp nhất thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Trường hợp sáp nhập thì tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách; d) Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản để thi hành án không còn do thực hiện quyết định giải thể trái pháp luật thì cơ quan ra quyết định giải thể phải chịu trách nhiệm thi hành phần nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể tương ứng với tài sản đó; đ) Trường hợp phá sản thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định về phá sản; e)Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp đó tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. 2. Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây. Đối với các quyết định, thông báo khác về thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thi hành án dân sự giữ nguyên, thu hồi hoặc ra các quyết định, thông báo khác phù hợp theo quy định của Luật này. 4. Trường hợp đương sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ về thi hành án cho người thứ ba thì người thứ ba có quyền, nghĩa vụ của đương sự. Điều 55. Ủy thác thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải uỷ thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở. 2. Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó. Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án. 3. Việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác. Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác. Điều 56. Thẩm quyền uỷ thác thi hành án 1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh uỷ thác thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Uỷ thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác thi hành các bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên; bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài hoặc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; b) Ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành vụ việc mà đương sự hoặc tài sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn; c) Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện vụ việc khác, trừ những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b của khoản này. 2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành. 3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có điều kiện thi hành. Điều 57. Thực hiện ủy thác thi hành án 1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành. 2. Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác. Điều 58. Bảo quản tài sản thi hành án 1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây: a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản; b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản; c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. 2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước. 3. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do. Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án. 5. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 59. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật này để thi hành án. Điều 60. Phí thi hành án dân sự Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự. Chính phủ quy định mức phí thi hành án dân sự, thủ tục thu nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự. Điều 61. Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì có thể được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi hết thời hạn sau đây: a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch; b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 5.000.000 đồng. 2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi hết thời hạn sau đây: a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng; b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 10.000.000 đồng. 3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây: a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng. 4. Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án được tiến hành thường xuyên nhưng mỗi người phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm một lần trong 01 năm. Trường hợp một người phải thi hành nhiều khoản nộp ngân sách nhà nước trong nhiều bản án, quyết định khác nhau thì đối với mỗi bản án, quyết định, người phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm thi hành án một lần trong 01 năm. Điều 62. Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước Cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây: 1. Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt; 2. Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự; 3. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm; 4. Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; 5. Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Điều 63. Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước 1. Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Toà án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở. 2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phải mở phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. 3. Phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham dự của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm. Khi tiến hành xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, đại diện cơ quan thi hành án dân sự trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm; đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, Thẩm phán ra quyết định chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải gửi quyết định đó cho người được xét miễn, giảm thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, trại giam, trại tạm giam nơi người được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đang chấp hành hình phạt tù. Điều 64. Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước 1. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Hết thời hạn kháng nghị, Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành. 2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát, Toà án đã ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án phải chuyển hồ sơ và văn bản kháng nghị lên Toà án cấp trên trực tiếp. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng nghị, Toà án cấp trên trực tiếp phải mở phiên họp để xét kháng nghị. Phiên họp xét kháng nghị do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án yêu cầu đại diện cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tham dự. Thẩm phán chủ trì phiên họp ra quyết định giải quyết kháng nghị. Quyết định của Tòa án về giải quyết kháng nghị việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án có hiệu lực thi hành. 4. Trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị trước hoặc trong phiên họp xét kháng nghị thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét kháng nghị. Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành. 5. Trường hợp sau khi quyết định cho miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn, giảm, trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định miễn, giảm thi hành án theo thủ tục tái thẩm. Điều 65. Bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án Trường hợp cơ quan, tổ chức hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phải thi hành án đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không có khả năng thi hành án thì ngân sách nhà nước bảo đảm nghĩa vụ thi hành án. Việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với người gây ra thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, đối tượng, thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án. CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN Mục 1. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án 1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. 2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. 3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: a) Phong toả tài khoản; b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ; c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Điều 67. Phong tỏa tài khoản 1. Việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. 2. Khi tiến hành phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án. Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật này. Điều 68. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự 1. Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. 2. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây: a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án; b) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên. Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Mục 2. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN Điều 70. Căn cứ cưỡng chế thi hành án Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: 1. Bản án, quyết định; 2. Quyết định thi hành án; 3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án 1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. 2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. 3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. 4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. 5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. 6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Điều 72. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án 1. Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay. 2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; b) Thời gian, địa điểm cưỡng chế; c) Phương án tiến hành cưỡng chế; d) Yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế; đ) Dự trù chi phí cưỡng chế. 3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. 4. Căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan Công an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội. Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án 1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án; b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án; c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này; d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ; e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án. 2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: a) Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá; b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. 3. Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá; b) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; c) Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ; d) Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật. 4. Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. 5. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. 6. Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó. 7. Chính phủ quy định mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thủ tục thu, nộp, miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung 1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. 2. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau: a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án; b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. 3. Khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản. Điều 75. Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp Trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chấp hành viên xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định của Toà án, cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chấp hành viên yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy định của Luật này. Mục 3. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ TIỀN Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản 1. Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. 2. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ. Điều 77. Chấm dứt phong tỏa tài khoản 1. Việc phong toả tài khoản được chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án; b) Cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án; c) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này. 2. Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc phong toả tài khoản ngay sau khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án 1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. 2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận của đương sự; b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. 3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Điều 79. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án 1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án. Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình. 2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án. Điều 80. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng. Điều 81. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng. Mục 4. CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ Điều 82. Thu giữ giấy tờ có giá 1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. 2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án. Điều 83. Bán giấy tờ có giá Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật. Mục 5. CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Điều 84. Kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ 1. Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên. 2. Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. 3. Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì Chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao. 4. Chấp hành viên quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. 5. Trường hợp người phải thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì Chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án. Điều 85. Định giá quyền sở hữu trí tuệ 1. Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo quy định tại Điều 98 và Điều 99 của Luật này và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. 2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, phương pháp định giá và thẩm quyền định giá quyền sở hữu trí tuệ. Điều 86. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ 1. Quyền sở hữu trí tuệ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. 2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục bán đấu giá và thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ. Mục 6. CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ VẬT Điều 87. Tài sản không được kê biên 1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. 2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân: a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình; e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình. 3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường. Điều 88. Thực hiện việc kê biên 1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này. 2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản. Điều 89. Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm 1. Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký. 2. Sau khi kê biên, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 178 của Luật này. Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp 1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. 2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này. Điều 91. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án. Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết. Điều 92. Kê biên vốn góp 1. Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án. 2. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án. Điều 93. Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói Khi kê biên đồ vật đang bị khoá hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói. Trường hợp cần thiết, sau khi mở khoá, phá khoá, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật này. Việc mở khoá, phá khoá, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng. Điều 94. Kê biên tài sản gắn liền với đất Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó. Điều 95. Kê biên nhà ở 1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án. 2. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà. 3. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết. Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự. 4. Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này. Điều 96. Kê biên phương tiện giao thông 1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có. 2. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp. Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông. 3. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên. 4. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển. Điều 97. Kê biên hoa lợi Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi, Chấp hành viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực, thực phẩm thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 của Luật này. Điều 98. Định giá tài sản kê biên 1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây: a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá; b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ; c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này. 3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây: a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này; b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ. Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên 1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. 2. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 của Luật này. Điều 100. Giao tài sản để thi hành án 1. Trường hợp đương sự thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản về việc thoả thuận. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng. 2. Việc giao tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thoả thuận. Điều 101. Bán tài sản đã kê biên 1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây: a) Bán đấu giá; b) Bán không qua thủ tục đấu giá. 2. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng. 3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây: a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá. 4. Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên. 5. Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. 6. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Điều 102. Huỷ kết quả bán đấu giá tài sản 1. Đương sự, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản. 2. Trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị huỷ theo bản án, quyết định của Toà án thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật này. 3. Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị huỷ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 103. Giao tài sản bán đấu giá Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không giao tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản thì thủ tục cưỡng chế giao tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật này. Điều 104. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án. Điều 105. Giải toả kê biên tài sản 1. Việc giải toả kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Đương sự thoả thuận về việc giải toả kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này; c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản; d) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này. 2. Chấp hành viên ra quyết định giải toả kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 106. Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản 1. Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. 3. Hồ sơ đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng gồm có: a) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án dân sự; b) Bản sao bản án, quyết định; c) Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản; d) Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án; đ) Giấy tờ khác có liên quan đến tài sản, nếu có. 4. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất mà không có giấy chứng nhận hoặc không thu hồi được giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà không có giấy tờ đăng ký hoặc không thu hồi được giấy tờ đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu. Giấy tờ được cấp mới có giá trị thay thế cho giấy tờ không thu hồi được. Mục 7. CƯỠNG CHẾ KHAI THÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN Điều 107. Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án 1. Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án; b) Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. 2. Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản. Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của Chấp hành viên. Điều 108. Hình thức cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án Tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế khai thác để thi hành án theo các hình thức sau đây: 1. Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thì người đang khai thác được tiếp tục khai thác. Trường hợp tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất mà chưa khai thác thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản. 2. Người khai thác tài sản quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không ký hợp đồng khai thác với người khác thì Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án. Điều 109. Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản 1. Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp sau đây: a) Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án; b) Người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên về việc khai thác tài sản; c) Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án; d) Có quyết định đình chỉ thi hành án. 2. Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Chấp hành viên tiếp tục kê biên và xử lý tài sản đó để thi hành án. Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định, Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc cưỡng chế khai thác tài sản và trả lại tài sản cho người phải thi hành án. Mục 8. CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Điều 110. Quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án 1. Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó. Điều 111. Kê biên quyền sử dụng đất 1. Khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự. 2. Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất. 3. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ ký của những người tham gia kê biên. Điều 112. Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên 1. Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do người phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho người đó. Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do tổ chức hoặc cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng thì tạm giao cho tổ chức, cá nhân đó. 2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này không nhận thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng. Trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào nhận thì cơ quan thi hành án dân sự tiến hành ngay việc định giá và bán đấu giá theo quy định của pháp luật. 3. Việc tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ: a) Diện tích, loại đất, vị trí, số thửa đất, số bản đồ; b) Hiện trạng sử dụng đất; c) Thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất; d) Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất. 4. Trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên, người được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất; không được sử dụng đất trái mục đích. Điều 113. Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên 1. Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau: a) Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thoả thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thoả thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất. Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất; b) Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất. Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản; c) Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản. 2. Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án gắn liền với quyền sử dụng đất đã kê biên thì Chấp hành viên xử lý tài sản cùng với quyền sử dụng đất. 3. Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch hoặc tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, Chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín. Mục 9. CƯỠNG CHẾ TRẢ VẬT, GIẤY TỜ, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Điều 114. Thủ tục cưỡng chế trả vật 1. Đối với vật đặc định, việc cưỡng chế được thực hiện như sau: a) Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành thì Chấp hành viên thu hồi vật để trả cho người được thi hành án; b) Trường hợp vật phải trả giảm giá trị mà người được thi hành án không đồng ý nhận thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thoả thuận việc thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên cưỡng chế trả vật cho người được thi hành án. Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả bị giảm giá trị; c) Trường hợp vật không còn hoặc bị hư hỏng đến mức không sử dụng được mà đương sự có thoả thuận khác về việc thi hành án thì Chấp hành viên thi hành theo thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án. Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không sử dụng được. 2. Đối với vật cùng loại thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo nội dung bản án, quyết định. Trường hợp vật phải trả không còn hoặc hư hỏng, giảm giá trị thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. 3. Trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng vật phải trả có thể tẩu tán, huỷ hoại vật đó thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 68 của Luật này. Điều 115. Cưỡng chế trả nhà, giao nhà 1. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà. Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản. 2. Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản bảo quản không đến nhận thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng. 4. Việc cưỡng chế để trả lại công trình xây dựng, vật kiến trúc theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 5. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này. Điều 116. Cưỡng chế trả giấy tờ 1. Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế buộc người phải thi hành án trả giấy tờ cho người được thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó trả giấy tờ để thi hành án. Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ giấy tờ phải trả thì Chấp hành viên yêu cầu người đó giao giấy tờ đang giữ, nếu người thứ ba không tự nguyện giao thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó giao giấy tờ để thi hành án. 2. Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp giấy tờ mới cho người được thi hành án. Đối với giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án và hướng dẫn đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. Điều 117. Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất 1. Trường hợp bản án, quyết định tuyên nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án. Khi tiến hành giao đất phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao. 2. Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao thực hiện theo quy định sau đây: a) Trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu. Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản, giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản. Hết thời hạn thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 126 của Luật này; b) Trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 3. Việc cưỡng chế giao quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá hoặc cho người nhận quyền sử dụng đất để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Mục 10. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ BUỘC THỰC HIỆN HOẶC KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định 1. Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án. 2. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau: a) Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu; b) Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Điều 119. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định 1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. 2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Điều 121. Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc 1. Trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, đồng thời ấn định thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người sử dụng lao động thực hiện việc nhận người lao động trở lại làm việc. Hết thời hạn đã ấn định mà người sử dụng lao động không thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. 2. Trường hợp không thể bố trí người lao động trở lại làm công việc theo nội dung bản án, quyết định thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc khác với mức tiền lương tương đương theo quy định của pháp luật lao động. Trường hợp người lao động không chấp nhận công việc được bố trí và yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán các chế độ theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thanh toán để chấm dứt nghĩa vụ thi hành án. 3. Người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động khoản tiền lương trong thời gian chưa bố trí được công việc theo bản án, quyết định, kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi người lao động được nhận trở lại làm việc hoặc được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này. CHƯƠNG V THI HÀNH ÁN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Mục 1. THI HÀNH KHOẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC; TIÊU HUỶ TÀI SẢN; HOÀN TRẢ TIỀN, TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ Điều 122. Chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án, quyết định 1. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án chuyển giao bản án, quyết định. 2. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản. 3. Việc tiếp nhận tài sản phải có sự tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, thủ kho, kế toán. Điều 123. Thủ tục tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ Việc tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành theo thủ tục sau đây: 1. Thủ kho có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng, chủng loại, hiện trạng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của cơ quan Công an hoặc Toà án. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận tài sản đủ và đúng với hiện trạng ghi trong biên bản thu giữ ban đầu. Trong trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ giao, nhận đã bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về những thay đổi đó. Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, nếu có. 2. Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi có kết quả giám định rõ số lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là các chất ma tuý, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền. Khi giao, nhận phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản được niêm phong, có chữ ký của bên giao, bên nhận. Trường hợp niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu khả nghi trên đó thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền. Điều 124. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước 1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành thì chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở. Chi phí xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan tài chính nơi nhận vật chứng, tài sản tạm giữ chi trả theo quy định của pháp luật. 2. Khi chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ phải kèm theo quyết định thi hành án, bản án, quyết định hoặc bản sao bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính. 3. Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ phải có sự tham gia của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, kế toán, thủ kho và đại diện cơ quan tài chính. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản tạm giữ, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, nếu có. 4. Trường hợp quyết định tịch thu vật chứng, tài sản tạm giữ đã được thi hành nhưng sau đó phát hiện có sai lầm và đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ quyết định tịch thu thì cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở để làm thủ tục hoàn trả lại số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Điều 125. Tiêu huỷ vật chứng, tài sản 1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay. 2. Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết. 3. Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản. Điều 126. Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án. 2. Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước. 3. Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này. Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định. 4. Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự. Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật. 5. Việc trả lại tiền tạm ứng án phí theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Điều 127. Xử lý tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án Chấp hành viên xử lý theo quy định tại các điều 98, 99, 100 và 101 của Luật này đối với tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Điều 128. Thu án phí, tiền phạt và các khoản phải thu khác đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù 1. Giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án và chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người phải thi hành án chuyển trại giam, trại tạm giam hoặc được đặc xá, được miễn chấp hành hình phạt tù hoặc chết thì Giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người đó chấp hành hình phạt tù phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự. Điều 129. Thủ tục trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù 1. Chấp hành viên gửi thông báo, quyết định về việc nhận lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thông qua Giám thị trại giam, trại tạm giam. Trường hợp người được thi hành án uỷ quyền cho người khác nhận tiền, tài sản thì văn bản uỷ quyền phải có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam. Chấp hành viên trả tiền, tài sản cho người được uỷ quyền. 2. Trường hợp người được thi hành án có yêu cầu và được nhận tiền, tài sản tại nơi đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật thì Chấp hành viên gửi tiền, tài sản cho người đó thông qua Giám thị trại giam, trại tạm giam. Chi phí cho việc gửi tiền, tài sản do người được thi hành án chịu. Khi giao tiền, tài sản cho đương sự, Giám thị trại giam, trại tạm giam lập biên bản và gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. 3. Trường hợp người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù từ chối nhận lại tiền, tài sản bằng văn bản có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản để sung quỹ nhà nước hoặc tiêu huỷ theo quy định của Luật này. Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI Điều 130. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế sau đây: a) Biện pháp cưỡng chế quy định tại các điều 118, 119, 120 và 121 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động; b) Biện pháp cưỡng chế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 71 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; c) Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 75 của Luật này để đảm bảo thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định về kê biên tài sản đang tranh chấp. d) Biện pháp bảo đảm quy định tại các điều 66, 67, 68 và 69 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; đ) Biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 3 Điều 71 và các điều 98, 99, 100 và 101 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hoá khác. 2. Trường hợp người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở địa phương khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định uỷ thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều 131. Thi hành quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời 1. Trường hợp nhận được quyết định thay đổi hoặc áp dụng bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra ngay quyết định thi hành án, đồng thời thu hồi quyết định thi hành án đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã bị thay đổi. 2. Trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bị thay đổi đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Toà án và giải thích cho đương sự quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Điều 132. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 1. Trường hợp Toà án hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chấp hành viên làm thủ tục giải toả kê biên, trả lại tài sản, giải toả việc phong toả tài sản hoặc tài khoản của người có nghĩa vụ. 2. Trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bị Toà án hủy bỏ, nhưng cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành được một phần hoặc thi hành xong thì việc giải quyết quyền lợi của đương sự được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 131 của Luật này. Điều 133. Chi phí thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án 1. Chí phí thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này. Trường hợp người yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thì người đó phải thanh toán các chi phí thực tế do việc thi hành quyết định đó. Khoản tiền đặt trước được đối trừ, tài sản bảo đảm bị xử lý để thanh toán nghĩa vụ. 2. Trường hợp Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chi phí thi hành án được thanh toán từ ngân sách nhà nước. Mục 3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM Điều 134. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bản án, quyết định đó chưa thi hành hoặc đã thi hành được một phần thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án. Trường hợp bản án, quyết định đó đã thi hành xong thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Toà án đã ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự. Điều 135. Thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa 1. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa thì việc thi hành được thực hiện theo quyết định giám đốc thẩm và bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa. 2. Đối với phần bản án, quyết định của Toà án cấp dưới không bị huỷ, bị sửa mà chưa được thi hành thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án; nếu đã thi hành xong thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Toà án đã ra quyết định giám đốc thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự. 3. Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản. Trường hợp tài sản thi hành án là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu. Trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản. Trường hợp có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì cơ quan ra bản án, quyết định bị huỷ, sửa giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 136. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 1. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới. 2. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị hủy đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 135 của Luật này. Mục 4. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN Điều 137. Tạm đình chỉ, đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản 1. Sau khi nhận được văn bản của Toà án thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Toà án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản. Việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật phá sản. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo Chấp hành viên bàn giao cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của Luật này. Điều 138. Thi hành các quyết định của Toà án trong quá trình mở thủ tục phá sản 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành án đối với các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, kể cả quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ trường hợp quy định tại Điều 139 của Luật này. Chấp hành viên và Tổ quản lý, thanh lý tài sản căn cứ các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức thi hành. 2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập hồ sơ thi hành án phá sản. Điều 139. Thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thanh toán nợ phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì chủ nợ chưa được thanh toán nợ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án giải quyết. Khi có quyết định giải quyết của Toà án, đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành theo quy định của Luật này. CHƯƠNG VI KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Mục 1. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 140. Quyền khiếu nại về thi hành án 1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau: a) Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; b) Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; c) Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; d) Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại. Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. Điều 141. Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết 1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình. 4. Thời hiệu khiếu nại đã hết. 5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này. Điều 142. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây: a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; b) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; c) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành. 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây: a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành. 4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây: a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành; b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 5. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu. 6. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây: a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu; b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành. 7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây: a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành; b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại điểm b khoản 6 Điều này. Điều 143. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại 1. Người khiếu nại có các quyền sau đây: a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại; c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại; d) Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó; đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có; e) Được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; g) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. 2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây: a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này. Điều 144. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại 1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây: a) Được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại; b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại. 2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây: a) Giải trình về quyết định, hành vi bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu; b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này; c) Bồi thường, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Điều 145. Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại 1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có các quyền sau đây: a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; b) Tạm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tạm ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại. 2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây: a) Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại; b) Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình. Điều 146. Thời hạn giải quyết khiếu nại 1. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. 2. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. 3. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. 4. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Điều 147. Hình thức khiếu nại Người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại bằng một trong các hình thức sau đây: 1. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đơn của người khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. 2. Trình bày trực tiếp nội dung khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. 3. Khiếu nại thông qua người đại diện. Người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 148. Thụ lý đơn khiếu nại Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 141 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo và nêu rõ lý do. Điều 149. Hồ sơ giải quyết khiếu nại 1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có: a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại; b) Văn bản giải trình của người bị khiếu nại; c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định; d) Quyết định giải quyết khiếu nại; đ) Tài liệu khác có liên quan. 2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Điều 150. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền. Điều 151. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu 1. Ngày, tháng, năm ra quyết định. 2. Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại. 3. Nội dung khiếu nại. 4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; 5. căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại. 6. Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. 7. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại. 8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra. 9. Hướng dẫn quyền khiếu nại lần hai của đương sự. Điều 152. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai 1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. 2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có các quyền được quy định tại Điều 145 của Luật này và có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Điều 153. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai 1. Ngày, tháng, năm ra quyết định. 2. Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại. 3. Nội dung khiếu nại. 4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại. 5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại. 6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. 7. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại. 8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra. Mục 2. TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 154. Người có quyền tố cáo Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Điều 155. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo 1. Người tố cáo có các quyền sau đây: a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù. 2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây: a) Trình bày trung thực, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật. Điều 156. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo 1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây: a) Được thông báo về nội dung tố cáo; b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; c) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra; d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật. 2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây: a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Điều 157. Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo 1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. 2. Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giải quyết. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày. 3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 4. Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 158. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 159. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật. Mục 3. KHÁNG NGHỊ VÀ GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 160. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát 1. Viện kiểm sát kháng nghị đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm. Điều 161. Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định về thi hành án của mình hoặc của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị. Trường hợp chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản trả lời kháng nghị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện kháng nghị của Viện kiểm sát. 2. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì giải quyết như sau: a) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi có quyết định, hành vi bị kháng nghị phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh phải xem xét, trả lời trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành; b) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyết định, hành vi bị kháng nghị phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp xem xét và trả lời trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành; c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có quyết định, hành vi bị kháng nghị phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự trung ương. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng phải xem xét và trả lời trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành. 3. Trường hợp xét thấy văn bản trả lời kháng nghị được quy định tại khoản 2 Điều này không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét lại văn bản trả lời đã có hiệu lực thi hành của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét lại văn bản trả lời đã có hiệu lực thi hành của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. CHƯƠNG VII XỬ LÝ VI PHẠM Điều 162. Hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự 1. Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng. 2. Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay. 3. Không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định. 4. Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án. 5. Tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản. 6. Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng. 7. Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 8. Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 9. Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 10. Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Điều 163. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 1. Những người sau đây có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự: a) Chấp hành viên đang giải quyết việc thi hành án; b) Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án phá sản; c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; d) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu. 2. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Điều 164. Xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự 1. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và trình tự, thủ tục xử phạt cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 165. Xử lý vi phạm 1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 4. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG VIII NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong thi hành án dân sự 1. Thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. 2. Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự. 3. Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự. 4. Định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án dân sự. Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự 1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án dân sự; c) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự; d) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên; đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự; e) Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; g) Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án dân sự; i) Tổng kết công tác thi hành án dân sự; k) Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự; l) Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự. 2. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của Chính phủ. Điều 168. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong thi hành án dân sự 1. Phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội: a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự trong quân đội; b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và nhân viên làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội; c) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự; 2. Thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự trong quân đội; b) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án trong quân đội; bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu; khen thưởng, kỷ luật đối với quân nhân làm công tác thi hành án trong quân đội; c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về thi hành án trong quân đội; d) Quản lý, lập kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thi hành án trong quân đội. 3. Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này theo quy định của Chính phủ. Điều 169. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong thi hành án dân sự 1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. 2. Chỉ đạo cơ quan Công an bảo vệ cưỡng chế thi hành án, phối hợp bảo vệ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết. 3. Chỉ đạo trại giam, trại tạm giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án. 4. Chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Toà án xét, quyết định miễn, giảm hình phạt cho những người phải thi hành án có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 5. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự. Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự 1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. 2. Chỉ đạo Toà án các cấp phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác thi hành án dân sự, giải quyết các yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn quy định của pháp luật. 3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự. Điều 171. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự 1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. 2. Kiểm sát và chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện việc kiểm sát thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. 3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự. Điều 172. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh quân khu và tương đương trong thi hành án dân sự 1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu và tương đương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu. 2. Yêu cầu cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo công tác, kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án trên địa bàn quân khu và tương đương. 3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu. 4. Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự. Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự 1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn. 2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. 3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. 4. Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự. 5. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương. 6. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án ở địa phương. Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự 1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn. 2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. 3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. 4. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tự kiểm tra, đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương. 5. Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự. 6. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Điều 175. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn. Điều 176. Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong thi hành án dân sự 1. Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. 2. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, phong toả tài sản; khấu trừ tiền trong tài khoản; giải toả việc phong toả tài khoản, phong toả tài sản của người phải thi hành án. 3. Thực hiện đầy đủ yêu cầu khác của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này. Điều 177. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự 1. Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về các khoản thu nhập của người phải thi hành án đang được chi trả qua Bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. 2. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án. 3. Thực hiện đầy đủ yêu cầu khác của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này. Điều 178. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong thi hành án dân sự 1. Tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. 2. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. 3. Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Điều 179. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án 1. Bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế. 2. Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. 3. Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. 4. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án. Điều 180. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự Cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự về các việc sau đây: 1. Giáo dục người đang chấp hành án hình sự thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Toà án; 2. Cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự thông tin liên quan về người phải thi hành nghĩa vụ về dân sự đang chấp hành án hình sự; thực hiện việc thông báo giấy tờ về thi hành án dân sự cho người phải thi hành án đang chấp hành án hình sự; 3. Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thu tiền thi hành án theo quy định của Luật này; 4. Kịp thời thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự về nơi cư trú của người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù, được đặc xá, được miễn chấp hành hình phạt tù. CHƯƠNG IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 181. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án 1. Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án, việc tiếp nhận và xử lý uỷ thác tư pháp về thi hành án của nước ngoài trong quá trình thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp. 2. Cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án phải lập hồ sơ uỷ thác tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp. Điều 182. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Điều 183. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Phú Trọng
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/11/2008", "sign_number": "26/2008/QH12", "signer": "Nguyễn Phú Trọng", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ke-hoach-258-KH-UBND-2022-trien-khai-Nghi-quyet-quan-ly-su-dung-nha-dat-so-huu-nha-nuoc-Ha-Noi-531589.aspx
Kế hoạch 258/KH-UBND 2022 triển khai Nghị quyết quản lý sử dụng nhà đất sở hữu nhà nước Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 258/KH-UBND Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND THÀNH PHỐ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG LÀ NHÀ, ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ Căn cứ Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND Thành phố về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố; Thông báo số 32/TB-HĐND ngày 21/7/2022 của HĐND Thành phố về kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7 HĐND Thành phố. Để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022, Thông báo số 32/TB-HĐND ngày 21/7/2022 của HĐND Thành phố. - Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phòng, chống thất thoát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Xây dựng, cập nhật đầy đủ, khoa học cơ sở dữ liệu về tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố. - Xử lý, khắc phục dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố. 2. Yêu cầu: - Bám sát quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật liên quan; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 và kết luận tại Thông báo số 32/TB-HĐND ngày 21/7/2022 của HĐND Thành phố. - Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị theo quy định pháp luật về tài sản công (Sở Tài chính; các Sở chuyên ngành; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công), đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành thuộc Thành phố theo phương châm “rõ người - rõ việc - rõ trách nhiệm - rõ quy trình - rõ hiệu quả” trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố theo thẩm quyền đảm bảo quản lý đồng bộ, chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu sót, bất cập hoặc chồng chéo trong phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Trong đó chú trọng đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và doanh nghiệp trong công tác quản lý tài sản công. 2. Rà soát, thống kê tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố làm cơ sở tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả theo đúng quy định pháp luật hiện hành. 3. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất, khẩn trương hoàn thành rà soát, lập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Thành phố theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đảm bảo sử dụng nhà, đất đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả. 4. Kiên quyết thu hồi để xử lý theo quy định các diện tích nhà, đất không sử dụng, sử dụng không đúng quy định, sử dụng kém hiệu quả, nợ nghĩa vụ tài chính về nhà, đất kéo dài và lập phương án sử dụng hiệu quả nhà, đất đã thu hồi, chưa sử dụng để phát huy nguồn lực từ các tài sản này, tránh lãng phí. Phân loại, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm (nợ đọng tiền thuê, bị chiếm dụng hoặc tự bố trí cho thuê trái phép, vi phạm trật tự xây dựng; có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng, sở hữu...). 5. Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quy định theo pháp luật về tài sản công. 6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, trước mắt tập trung cập nhật đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu về tài sản công của Thành phố đồng thời xây dựng phần mềm khai thác hiệu quả dữ liệu về tài sản công phục vụ công tác quản lý của Thành phố. 7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật. 8. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình hoạt động, phương thức giao quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố giao Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý đảm bảo nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp và cơ chế thị trường. 9. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, sử dụng tài sản công nói chung và tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố nói riêng. III. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi có yêu cầu; định kỳ hàng năm: 3 tháng (trước ngày 15/3), 6 tháng (trước ngày 15/6), 9 tháng (trước ngày 15/9), 01 năm (trước ngày 15/12) báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (đồng thời gửi Sở Tài chính, Sở Xây dựng để tổng hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao). (Chi tiết phân công nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo). 2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức Chính trị - Xã hội, các đoàn thể quần chúng và nhân dân tích cực tham gia giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố theo quy định. 3. Đề nghị các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, Hội đồng nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng cường thực hiện giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố. 4. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị tăng cường thông tin truyền thông, động viên kịp thời những điển hình tốt trong bảo vệ, quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố; tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan của Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./. Nơi nhận: - Đ/c Bí thư Thành ủy; (để b/c); - Thường trực Thành ủy; (để b/c); - Thường trực HĐND Thành phố; (để b/c); - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các PCT UBND Thành phố; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHN; - Các Ban Đảng của Thành ủy; - Các Ban HĐND Thành phố; - Các Sở, ban, ngành Thành phố; - HĐND, UBND quận, huyện, thị xã; - DNNN thuộc Thành phố; - Đài PTTH HN; - Các báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị; - Công ty TNHH MTV QL&PT nhà HN; - VPUB: CVP, các PCVP, các phòng chuyên môn; - Lưu: VT, KTTHNam. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Sỹ Thanh PHỤ LỤC BẢNG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ (Kèm theo Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND Thành phố) Stt Nhiệm vụ Cơ quan chủ trì Cơ quan, đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện Lãnh đạo UBND TP chỉ đạo VP UBND TP và các Phòng Chuyên môn Ghi chú 1 2 3 4 5 6 I Rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố theo thẩm quyền đảm bảo quản lý đồng bộ, chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu sót, bất cập hoặc chồng chéo trong phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Trong đó chú trọng đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp trong công tác quản lý tài sản công. 1. Rà soát, tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh những bất cập phát sinh (nếu có) trong cơ chế, chính sách chung về quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực tế của Thành phố. Sở Tài chính Cơ quan, đơn vị liên quan Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 2. Tham mưu, trình UBND Thành phố/Chủ tịch UBND Thành phố phân cấp/ủy quyền thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý tài sản công theo đúng quy định pháp luật và đúng thẩm quyền; theo hướng đẩy mạnh phân cấp/ủy quyền thẩm quyền để tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đi đôi với thực hiện công tác giám sát và hậu kiểm theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Sở Tài chính Cơ quan, đơn vị liên quan Quý IV/2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 3. Rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước (SHNN) của Thành phố, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu sót hoặc chồng chéo trong phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Sở Xây dựng Cơ quan, đơn vị liên quan Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị Trong đó: - Tham mưu UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 quy định về quản lý, sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước vào mục đích kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố. - Rà soát lại Bảng giá cho thuê nhà chuyên dùng đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và yêu cầu thực tế quản lý, sử dụng. Sở Xây dựng Sở Tài chính; Cơ quan, đơn vị liên quan Quý IV/2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 4. Rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu sót hoặc chồng chéo trong phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý thuộc Thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường Cơ quan, đơn vị liên quan Hàng năm PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường II Rà soát, thống kê tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố làm cơ sở tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả theo đúng quy định pháp luật hiện hành. 1. Đối với nhà, đất là trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp: 1.1. Rà soát tình hình, hiện trạng sử dụng trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp làm cơ sở trình UBND Thành phố phương án tổng thể bố trí, sử dụng trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, đảm bảo hiệu quả và phù hợp điều kiện thực tế. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Thành phố trong công tác bảo trì, cải tạo, xây dựng lại trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp. Sở Xây dựng Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 1.2. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị rà soát, hoàn thiện Đề án sử dụng tài sản công là nhà, đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, cho ý kiến, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, tăng nguồn thu và nâng mức tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập. Sở Tài chính Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 1.3. Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 138 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 31/10/2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 1.4. Rà soát, nâng cao chất lượng lập Đề án sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 2. Đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố giao đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác (bao gồm Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH MTV kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội, UBND quận Hà Đông, UBND thị xã Sơn Tây) 2.1. Rà soát, thống kê toàn bộ quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố giao các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà quản lý, khai thác, tổ chức phân loại theo từng nhóm nhà, phương án sử dụng, đối tượng thuê, vướng mắc, vi phạm; làm cơ sở đề xuất kế hoạch, lộ trình xử lý, biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo UBND Thành phố. Sở Xây dựng Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Quý IV/2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 2.2. Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thuê nhà chấp hành các quy định và nội dung của hợp đồng thuê nhà. Khi phát hiện các vi phạm trong quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất do Thành phố giao quản lý của tổ chức thuê nhà, lập hồ sơ thực hiện xử lý, thu hồi theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo Sở Xây dựng xem xét, xử lý. Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Sở Xây dựng Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 2.3. Rà soát, xây dựng giá thuê và định mức chi phí công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng theo quy định. Sở Xây dựng Sở Tài chính, Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 2.4. Đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà được giao quản lý, khai thác quỹ diện tích kinh doanh dịch vụ khẩn trương thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức đấu giá quyền thuê quỹ diện tích kinh doanh dịch vụ theo quy định tại Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 10/03/2021 của UBND Thành phố và pháp luật liên quan. Chủ động rà soát, đề xuất UBND Thành phố phương án giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định. Sở Xây dựng Sở Tài chính, Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 2.5. Chủ động, kịp thời lập dự toán thu, chi hoạt động cho thuê, cho thuê mua và bán quỹ nhà, đất do Thành phố giao quản lý, gửi Sở Xây dựng để xem xét, tổng hợp gửi Sở Tài chính báo cáo UBND Thành phố phê duyệt theo quy định. - Dự toán thu, chi Quỹ nhà Tái định cư thuộc sở hữu nhà nước (PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo) - Dự toán thu, chi Quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước (nhà ở cũ, nhà sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, Cung Tri thức), (PCT UBND TP Dương Đức Tuấn chỉ đạo) Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP/ Sở Xây dựng/Sở Tài chính Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN, Sở Xây dựng Hàng năm (cho kỳ dự toán tài chính năm tiếp theo) PCT UBND Thành phố phụ trách khối Lãnh đạo Văn phòng UBND TP phụ trách khối, các Phòng chuyên môn 3. Thường xuyên rà soát, đôn đốc để tiếp nhận quỹ nhà 30% - 50%, quỹ đất 20% - 25% tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn phải bàn giao lại cho Thành phố theo các Quyết định của UBND Thành phố (số 123/2001/QĐ-UBND ngày 06/12/2001, số 74/2004/QĐ-UB ngày 19/5/2004, số 153/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 và số 26/2010/QĐ-UBND ngày 21/6/2010) Sở Xây dựng (đối với quỹ nhà 30% - 50%); Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với quỹ đất 20-25%) Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường 4. Rà soát tổng thể việc tiếp nhận, quản lý, khai thác đối với quỹ nhà 30% - 50%, quỹ đất 20% - 25%, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đối với nhóm tài sản công nêu trên, báo cáo UBND Thành phố. Sở Xây dựng (quỹ nhà 30% - 50%); Sở Tài nguyên và Môi trường (quỹ đất 20- 25%) Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Quý IV/2022 PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường 5. Tham mưu UBND Thành phố ban hành Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030. Sở Tài chính Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, DNNN thuộc T.phố Năm 2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH Ill Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất, khẩn trương hoàn thành rà soát, lập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Thành phố theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đảm bảo sử dụng nhà, đất đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả. 1. Tham mưu UBND Thành phố ban hành Văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng rà soát, điều chỉnh Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, giao trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp liên quan thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, đảm bảo 5 rõ “rõ người - rõ việc - rõ quy trình - rõ trách nhiệm - rõ hiệu quả”. Sở Tài chính Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, DNNN thuộc Thành phố Quý IV/2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 2. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trình tự, thủ tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai theo đúng quy định pháp luật (Quyết định giao đất/cho thuê đất; Hợp đồng thuê đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ...) và có biện pháp xử lý trường hợp không thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, DNNN thuộc Thành phố Quý IV/2022 PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường 3. Cung cấp thông tin quy hoạch; Chỉ giới đường đỏ (tại các khu vực đã có Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 hoặc Chỉ giới đường đỏ được cấp thẩm quyền phê duyệt) đối với từng cơ sở nhà, đất trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở yêu cầu, đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN. Sở Quy hoạch và Kiến trúc Viện Quy hoạch xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 4. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất đang được giao quản lý, sử dụng (đo đạc và lập bản đồ hiện trạng nhà, đất; liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện Quyết định giao đất/cho thuê đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Xác định, phản ánh đầy đủ giá trị công trình xây dựng và giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản theo đúng quy định) Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp nhà nước thuộc TP Hàng năm PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường 5. Khẩn trương hoàn thành rà soát, báo cáo tổng thể phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP; Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ (trong đó phân loại rõ các cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án; cơ sở nhà, đất thực tế sử dụng có thay đổi so với phương án đã được phê duyệt đề nghị điều chỉnh; các cơ sở nhà, đất chưa hoàn thành bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án được duyệt), gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo theo quy định. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp nhà nước thuộc TP 30/10/2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH IV Kiên quyết thu hồi để xử lý theo quy định các diện tích nhà, đất không sử dụng, sử dụng không đúng quy định, sử dụng kém hiệu quả và lập phương án sử dụng hiệu quả nhà, đất đã thu hồi, chưa sử dụng để phát huy nguồn lực từ các tài sản này, tránh lãng phí. Phân loại, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm. 1. Chủ động xây dựng lộ trình và tổ chức thu hồi các khoản nợ từ hoạt động bán, cho thuê quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do Thành phố giao quản lý. Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP; Cục Thuế Hà Nội Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 2. Rà soát, thống kê, phân loại các khoản nợ (theo đối tượng, tuổi nợ,...) từ hoạt động bán, cho thuê quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do Thành phố giao quản lý, đề xuất biện pháp thu hồi nợ, báo cáo Sở Xây dựng, Sở Tài chính tổng hợp theo quy định. Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP; Cục Thuế Hà Nội Sở Xây dựng, Sở Tài chính 10/10/2022 PCT UBND Thành phố phụ trách khối Lãnh đạo Văn phòng UBND TP phụ trách khối, các Phòng chuyên môn 3. Tổng hợp số tiền nợ phải thu từ quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước do Thành phố giao đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố quản lý, phân loại từng loại nợ đối với từng đối tượng cụ thể. gửi Sở Xây dựng tổng hợp. Sở Tài chính Sở Xây dựng, Cục Thuế TP, Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP 15/10/2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 4. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố các biện pháp, chế tài xử lý; thu hồi, đối với các trường hợp nợ đọng tiền bán, thuê nhà, sử dụng sai mục đích, vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố (vi phạm nghĩa vụ tài chính kéo dài, bị chiếm dụng hoặc tự bố trí cho thuê trái phép, vi phạm trật tự xây dựng, có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng, sở hữu...). Sở Xây dựng Sở Tài chính, Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Quý IV/2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 5. Đối với diện tích cho thuê kinh doanh dịch vụ tại các chung cư tái định cư, nhà ở công nhân, các diện tích còn trống khác tại quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố: Khẩn trương rà soát, lập phương án cụ thể làm cơ sở tổ chức vận hành, cho thuê; đặc biệt đối với nhiều điểm có vị trí thuận lợi cho kinh doanh, dịch vụ. Trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng để báo cáo UBND TP xem xét, chỉ đạo. Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Sở Xây dựng Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 6. Thường xuyên rà soát thực trạng sử dụng các căn hộ tái định cư, kịp thời có phương án đưa các căn hộ tái định cư còn trống vào sử dụng đảm bảo hiệu quả. Chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý, vận hành các tòa nhà tái định cư đảm bảo theo các quy định về quản lý nhà chung cư, trong đó bao gồm công tác cải tạo, sửa chữa nếu cần thiết. Trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng để báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo. Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Sở Xây dựng Hàng năm PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị Trong đó: Đối với khu nhà có vị trí thuận lợi, đã được sử dụng là khu cách ly, điều trị bệnh nhân Covid, sớm bàn giao lại cho Sở Xây dựng vận hành, bàn giao cho các hộ dân thuộc diện tái định cư theo quy định. Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Sở Xây dựng 31/10/2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 7. Tham mưu báo cáo UBND Thành phố xem xét phương án xử lý đối với các hợp đồng thuê nhà chuyên dùng đã hết thời hạn theo quy định. Sở Xây dựng Sở Tài chính, Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP 31/10/2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị V Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quy định theo pháp luật về tài sản công 1. Nghiên cứu, tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân lực của cơ quan quản lý tài sản công đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản công của Thành phố theo quy định. Sở Nội vụ Sở Tài chính, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT TT UBND TP Lê Hồng Sơn PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Nội chính 2. Kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND Thành phố kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức Công ty theo quy định để thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác quỹ nhà, đất do Thành phố giao quản lý Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Tài chính Năm 2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị VI Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, trước mắt tập trung cập nhật đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu về tài sản công của Thành phố đồng thời xây dựng phần mềm khai thác hiệu quả dữ liệu về tài sản công phục vụ công tác quản lý của Thành phố 1. Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố kê khai, đăng ký đầy đủ, kịp thời số liệu nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về tài sản công của Thành phố Sở Tài chính Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Năm 2022 PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 2. Chủ trì, nghiên cứu xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước giao các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà quản lý, khai thác Sở Xây dựng Đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Năm 2022 PCT UBND TP Dương Đức Tuấn PCVP Võ Tuấn Anh, Phòng Đô thị 3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công nói chung, tài sản công là nhà, đất nói riêng, trước mắt trong năm 2022 tập trung cập nhật đầy đủ, chính xác hồ sơ, tài liệu về nhà, đất vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà, đất của TP. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH VII Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật 1. Thực hiện thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, báo cáo UBND Thành phố. Thanh tra Thành phố Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường Quý IV/2022 PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường Để báo cáo HĐND TP vào kỳ họp cuối năm 2022 2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên đề việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm; đồng thời tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những bất cập trong cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất. Thanh tra Thành phố, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã (theo chức năng, nhiệm vụ được giao) Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với người sử dụng đất để chấn chỉnh, kịp thời xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, DNNN thuộc Thành phố Hàng năm PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Tài nguyên Môi trường 4. Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về giá cho thuê nhà chuyên dùng; Giám sát việc quản lý và sử dụng tiền thuê, bán nhà chuyên dùng, việc thực hiện chế độ hạch toán thu chi tài chính, chế độ báo cáo tài chính của đơn vị, DN kinh doanh nhà được giao quản lý. khai thác quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của TP. Sở Tài chính Sở Xây dựng, Đơn vị, DN quản lý, khai thác quỹ nhà thuộc SHNN của TP Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 5. Rà soát, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc phạm vi quản lý nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý theo đúng quy định pháp luật. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp nhà nước thuộc TP Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 6. Thực hiện các kết luận thanh tra đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc phạm vi quản lý còn tồn tại, chưa thực hiện xong, chưa được xử lý triệt để; báo cáo các vướng mắc với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết cụ thể. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp nhà nước thuộc TP Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH VIII Nghiên cứu hoàn thiện mô hình hoạt động, phương thức giao quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố giao Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý đảm bảo nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp và cơ chế thị trường. 1. Tham mưu UBND Thành phố về mô hình hoạt động của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành và khai thác quỹ nhà, đất do Thành phố giao quản lý. Sở Nội vụ Sở Xây dựng, Sở Tài chính, CT TNHH MTV QL và PT nhà HN 31/10/2022 PCT TT UBND TP Lê Hồng Sơn PCVP Cù Ngọc Trang, Phòng Nội chính IX Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, sử dụng tài sản công nói chung và tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố nói riêng. 1. Định kỳ tổ chức tập huấn về triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là những chính sách mới được sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài sản công tại các Sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã. Sở Tài chính Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, TX Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH 2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến về cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, sử dụng tài sản công cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hàng năm PCT UBND TP Hà Minh Hải PCVP Đinh Quốc Hùng, Phòng Kinh tế TH
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "04/10/2022", "sign_number": "258/KH-UBND", "signer": "Trần Sỹ Thanh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-110-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-bo-tro-tu-phap-hanh-chinh-tu-phap-208274.aspx
Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính tư pháp
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 110/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP, HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000; Căn cứ Luật phá sản ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Luật trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật trọng tài thương mại ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; Căn cứ Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật; Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật; Căn cứ Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật; Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bản đấu giá tài sản; Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Căn cứ Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây: a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: Luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại; b) Hành chính tư pháp, bao gồm: Chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm; c) Hôn nhân và gia đình; d) Thi hành án dân sự; đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 2. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt. Điều 2. Đối tượng bị xử phạt 1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này. 2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm: a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; d) Cơ quan Trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị trực thuộc của các tổ chức này thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài; đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; e) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này. Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả 1. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này, bao gồm: a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản; b) Hủy bỏ giấy tờ giả; c) Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định của pháp luật; d) Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng không đúng quy định của pháp luật. 2. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền xử phạt không có thẩm quyền hủy bỏ thì kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ. Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức 1. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 15, 18, 21, 22, 29, 44, 51, 58, 59, 60, 62 và 63 của Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức. Chương 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề luật sư 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng; b) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không thực hiện việc đăng ký hành nghề với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp chuyển Đoàn luật sư. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên; b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa; b) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này; c) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam khi giấy phép hành nghề đã hết hạn; d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam để hành nghề luật sư. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Luật sư hành nghề khi chưa được cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư; chưa được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; b) Luật sư nước ngoài hoạt động không đúng hình thức, phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam; c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc sử dụng giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của người khác để hành nghề luật sư; d) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa giả. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa; b) Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào; c) Cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước; d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đ) Hành nghề luật sư khi không có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư; e) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam trong trường hợp không đủ điều kiện hành nghề. 6. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng bằng văn bản hoặc ký hợp đồng thiếu một trong các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Luật luật sư; b) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc; c) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; d) Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; đ) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4, các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 5, Điểm a và Điểm b Khoản 6 Điều này. Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài; b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài; đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình tổ chức hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền; e) Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Phân công một luật sư hướng dẫn quá 03 (ba) người tập sự hành nghề luật sư trong cùng một thời điểm; c) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động; d) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; c) Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình; d) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình; g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động khi không bảo đảm có ít nhất 02 (hai) luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài; h) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; b) Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết; c) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư; d) Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; đ) Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; e) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư; g) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. 6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; b) Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, d và h Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này, 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và g Khoản 4, Khoản 5, Điểm b Khoản 6 Điều này. Điều 8. Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội hoặc kết quả đại hội của Đoàn luật sư; b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư và không trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về trung tâm tư vấn pháp luật 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết mức thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động theo định kỳ hàng năm hoặc khi được yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu; b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nội dung đăng ký hoặc chấm dứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi giám đốc trung tâm, trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư; mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động; b) Phân công người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm để thực hiện tư vấn pháp luật; c) Cử người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tư vấn pháp luật; d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động; đ) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động. 4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động; b) Cho người không phải là tư vấn viên pháp luật của trung tâm hoạt động tư vấn pháp luật dưới danh nghĩa của tổ chức mình; c) Không đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền; d) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động. 6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi của tổ chức không có chức năng tư vấn pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ tư vấn viên pháp luật; b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao mà trung tâm tư vấn pháp luật đã thu; c) Lợi dụng danh nghĩa trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật để thu lợi cho riêng mình; d) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật; đ) Sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật giả. 4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả thẻ tư vấn viên pháp luật; b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật; d) Cố ý tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc; đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác; e) Không phải là tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, các Điểm b, c, d và đ Khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm d và Điểm đ Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm b, c và đ Khoản 3, Điểm a và Điểm e Khoản 4 Điều này. MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng; c) Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứng hoặc làm chứng; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để được công chứng hợp đồng, giao dịch. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để được công chứng hợp đồng, giao dịch. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để được công chứng hợp đồng, giao dịch. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 13. Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ, không giao giấy nhận lưu giữ cho người lập di chúc khi nhận lưu giữ di chúc; b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về địa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định của Luật công chứng; b) Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; c) Công chứng di chúc mà không ghi rõ trong văn bản công chứng lý do người lập di chúc không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa; d) Công chứng văn bản khai nhận di sản trong trường hợp không có sự thỏa thuận của những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật về việc không phân chia di sản đó; đ) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản hoặc thừa kế theo di chúc mà người yêu cầu công chứng không có di chúc; e) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhưng người yêu cầu công chứng không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó; g) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không xác định rõ người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật; h) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không thực hiện niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc niêm yết không đúng thời hạn, địa điểm, nội dung theo quy định; i) Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trường hợp người thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về công chứng viên 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng; b) Công chứng không đúng thời hạn quy định; c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định; d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; đ) Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có căn cứ. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tiết lộ nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký của người yêu cầu công chứng, công chứng viên vào từng trang của hợp đồng, giao dịch; c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định của pháp luật, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thỏa thuận; d) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng trừ trường hợp do pháp luật quy định; đ) Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Luật công chứng; b) Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi; c) Cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng; d) Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng; đ) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch; e) Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ công chứng viên. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng thẻ công chứng viên giả; b) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả thẻ công chứng viên; b) Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa người có thẩm quyền công chứng. 6. Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên 12 tháng đối với hành vi công chứng trước vào hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch đó. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều này. Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; b) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động; c) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định; b) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định; c) Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động; b) Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; c) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng; d) Không thỏa thuận việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không đúng quy định của pháp luật; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không thỏa thuận được với người lập di chúc; đ) Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động giả. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động. 6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này. MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về người yêu cầu giám định tư pháp 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu kèm theo văn bản yêu cầu giám định. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Giả mạo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định; b) Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật. Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về người giám định tư pháp; hồ sơ xin phép thành lập; hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện giám định đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng; b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản; c) Thực hiện giám định khi không đủ điều kiện giám định. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định; b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định; c) Tiết lộ kết quả giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản; d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định; đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định; e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định; g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bản giám định; h) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên; i) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp. 4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc giám định của mình để trục lợi; b) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác; c) Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng; d) Cố ý kết luận giám định sai sự thật; đ) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên; e) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp; g) Giám định trong trường hợp phải từ chối giám định; h) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 3, Điểm đ và Điểm e Khoản 4 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này. Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về văn phòng giám định tư pháp 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động; b) Không phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định của văn phòng mình để thực hiện giám định; c) Không bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định mà vẫn thực hiện giám định; d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định; đ) Tiếp nhận và tổ chức việc giám định trong trường hợp phải từ chối giám định; e) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này. MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về đấu giá viên và những người khác có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá; b) Không lập biên bản hoặc ghi biên bản không đầy đủ chi tiết diễn biến của phiên đấu giá; không ghi kết quả cuộc bán đấu giá vào sổ đăng ký bán đấu giá tài sản. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá; c) Người làm việc cho tổ chức bán đấu giá tài sản, thành viên hội đồng bán đấu giá, người giúp việc cho hội đồng bán đấu giá tham gia hoặc cho phép người không được tham gia đấu giá tài sản mà tham gia cuộc bán đấu giá; d) Cản trở, gây khó khăn đối với người tham gia đấu giá trong quá trình bán đấu giá tài sản; đ) Điều hành cuộc bán đấu giá không đúng trình tự; e) Chống đối, cản trở việc niêm yết, thông báo bán đấu giá tài sản; g) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của người khác để điều hành cuộc bán đấu giá; h) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá để điều hành cuộc bán đấu giá. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá giả; b) Không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc bán đấu giá trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả chứng chỉ hành nghề đấu giá. 6. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 06 tháng đến 09 tháng đối với đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá do tổ chức không có chức năng bán đấu giá thực hiện. 7. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá 12 tháng đối với đấu giá viên có một trong các hành vi sau: a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá, lập hồ sơ khống, lập hồ sơ sai sự thật; b) Thông đồng, dìm giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này; b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này trong trường hợp người mua được tài sản là người không được tham gia đấu giá tài sản; c) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7 Điều này; d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này. Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về người tham gia đấu giá tài sản 1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về điều kiện tham gia đấu giá tài sản. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp người mua được tài sản là người có hành vi gian lận; b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh đóng trụ sở. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thu phí, tiền đặt trước, chi phí dịch vụ bán đấu giá, các khoản tiền khác không đúng quy định; b) Không bảo quản tài sản bán đấu giá đúng quy định khi được giao; c) Bán đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quy định của pháp luật tài sản này phải được giám định; d) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo, không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu; đ) Không đăng ký danh sách đấu giá viên, không đăng ký việc thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết, thông báo bán đấu giá tài sản, xem tài sản bán đấu giá; b) Không niêm yết; không thông báo việc bán đấu giá tài sản; không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản bán đấu giá; c) Không trưng bày tài sản bán đấu giá, hạn chế việc xem tài sản bán đấu giá, hồ sơ tài sản bán đấu giá trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản; d) Không ban hành nội quy, quy chế bán đấu giá tài sản; đ) Cử người không phải là đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản; e) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bán đấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình; g) Cấp thẻ đấu giá viên cho người không đủ tiêu chuẩn, người không làm việc tại tổ chức mình; h) Thẩm định giá và bán đấu giá đối với cùng một tài sản. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản khi không có chức năng bán đấu giá tài sản. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, các Điểm b, đ và h Khoản 3, Khoản 4 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về trung tâm trọng tài và tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của trung tâm trọng tài, trưởng chi nhánh của trung tâm trọng tài; trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của trung tâm trọng tài, chi nhánh trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài; d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập của chi nhánh của trung tâm trọng tài, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; đ) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động; e) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần quy định khi thành lập trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; g) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ danh sách trọng tài viên và các nội dung chủ yếu về trung tâm trọng tài; h) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng thời hạn việc thay đổi nội dung giấy phép thành lập. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập trung tâm trọng tài; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; điều lệ của trung tâm trọng tài; b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động; c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động; d) Không xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài hoặc nội dung quy tắc tố tụng của trung tâm trái quy định của pháp luật về trọng tài; đ) Không lưu trữ hồ sơ trọng tài hoặc lưu trữ không đúng quy định tại Điều 64 của Luật trọng tài thương mại; e) Không cung cấp bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Không xóa tên trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài khi trọng tài viên không còn đủ tiêu chuẩn làm trọng tài viên; h) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động; i) Hoạt động theo điều lệ sửa đổi, bổ sung khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động giả; b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này. Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về trọng tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập, hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến nội dung vụ tranh chấp mà trọng tài viên giải quyết dẫn đến thiệt hại cho các bên tham gia tố tụng; b) Đòi hỏi khách hàng đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí trọng tài; c) Không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên mà hoạt động trọng tài; d) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2, Khoản 3 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Chương 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính để chứng thực bản sao; nội dung bản dịch để chứng thực chữ ký người dịch. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực; b) Sử dụng giấy tờ giả là bản sao có chứng thực; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực; b) Làm giả bản sao có chứng thực. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để được chứng thực hợp đồng, giao dịch. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để đủ thủ tục chứng thực chữ ký người dịch. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người dịch sử dụng giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ giả để đủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người dịch có một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để đủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch; b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao dịch thuật đã thỏa thuận; c) Dịch sai để trục lợi. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này. MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh 1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định. 2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh; b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh; c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này. Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn; b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn; c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này. Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, trụ sở, người đứng đầu; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động; b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động; b) Khai không đúng sự thật trong tờ khai đăng ký hoạt động; c) Cung cấp giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở không đúng sự thật; d) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, người đứng đầu hoặc nội dung hoạt động mà không có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động; b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả; c) Hoạt động vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động; d) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao theo quy định khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy đăng ký hoạt động; b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hoạt động trong trường hợp không còn đủ điều kiện hoạt động. 6. Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để trục lợi. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả hoặc làm chứng sai sự thật cho người khác để làm thủ tục đăng ký khai tử. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đăng ký khai tử cho người đang sống; b) Cố ý không đăng ký khai tử cho người chết để trục lợi. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này. Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ; b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký giám hộ. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký giám hộ. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; c) Ép buộc người khác nhận cha, mẹ, con. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm chứng sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch; b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu có nội dung không đúng sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch; c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch; d) Nhờ người làm chứng không đúng sự thật để thay đổi, cải chính hộ tịch. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này. Điều 35. Hành vi vi phạm quy định về xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 36. Hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng giấy tờ hộ tịch 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả về hộ tịch. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ hộ tịch; b) Hủy hoại giấy tờ hộ tịch. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này. Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch; c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục về quốc tịch; d) Sử dụng giấy tờ giả về quốc tịch. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục về quốc tịch. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Hủy hoại giấy tờ về quốc tịch; b) Làm giả giấy tờ về quốc tịch. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2, Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này. Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử; b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp; c) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp; b) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này. MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Truyền đạt sai lệch nội dung pháp luật được phổ biến; b) Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao để trục lợi. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về hợp tác quốc tế về pháp luật 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không xin phép; không đúng chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không gửi báo cáo sau khi tổ chức hội nghị, hội thảo. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không tuân thủ quy định về trình cơ quan có thẩm quyền khi sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án hợp tác làm thay đổi mục tiêu của chương trình, dự án hợp tác đó; b) Không theo dõi, đánh giá chương trình, dự án trong quá trình thực hiện; c) Ký kết các thỏa thuận hợp tác không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật khi không có văn bản ký kết hoặc có văn bản ký kết nhưng chưa có hiệu lực pháp luật; b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý 1. Cảnh cáo đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý. 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Cảnh cáo đối với hành vi không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã được cấp trong trường hợp phải nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. 2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi; b) Sử dụng thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc lợi dụng tư cách người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi; c) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ; e) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật trợ giúp pháp lý. 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý; c) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xúi giục người được trợ giúp pháp lý khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật; d) Sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý giả; đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý mà không đủ điều kiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý. 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; làm giả thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 4 Điều này. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và d Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này. Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện việc báo cáo, thống kê; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu; b) Không thực hiện việc thông báo theo quy định khi chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sửa chữa, tẩy xóa, thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; b) Từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định của pháp luật; c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký; d) Thực hiện trợ giúp pháp lý khi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã bị thu hồi hoặc hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý đã bị chấm dứt; đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; e) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang thực hiện đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trái pháp luật; b) Sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý giả. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này. MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đúng thời hạn quy định đối với các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu có chứng nhận của cơ quan đăng ký. 3. Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo; b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm; c) Sử dụng giấy chứng nhận giả, văn bản cung cấp thông tin giả, đơn yêu cầu có chứng nhận giả. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm; b) Làm giả giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại thông tin về giao dịch bảo đảm bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Chương 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó. Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về giám hộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục đăng ký giám hộ. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để trục lợi; b) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 50. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho, nhận con nuôi; b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi; b) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi; c) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; d) Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; c) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật; d) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm d Khoản 3, các điểm b, c và d Khoản 4 Điều này. Điều 51. Hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc chấm dứt hoạt động; b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thay đổi người đứng đầu khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; b) Sử dụng giấy phép hoạt động giả của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; c) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật; d) Cho tổ chức khác sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc sử dụng giấy phép của văn phòng con nuôi nước ngoài khác. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc giấy phép đã hết hạn; b) Hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam; c) Làm giả giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. 6. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 24 tháng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam vi phạm nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Chương 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định; b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án; c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân; d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản; b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên; c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản; b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên; c) Hủy hoại tài sản đã kê biên; d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án; b) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ. 7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này. Chương 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ Điều 53. Hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn của những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Điều 54. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định. Điều 55. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, xuất trình giấy tờ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có một trong các hành vi sau: a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không kịp thời tài liệu do pháp luật quy định theo yêu cầu của Tòa án nhân dân; b) Không sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu hoặc quá hạn trong việc sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của Tòa án nhân dân. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có hành vi không xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu trong thời hạn quy định. Điều 56. Hành vi vi phạm trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nộp đơn có hành vi gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều 57. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia hoặc không cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn yêu cầu của Tòa án nhân dân. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán: a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; b) Nhận tài sản từ hợp đồng chuyển nhượng; c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; d) Vay tiền; đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau: a) Cất giấu, tẩu tán tài sản; b) Thanh toán nợ không có bảo đảm; c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 58. Hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thực hiện việc kiểm kê tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án nhân dân và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định. Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà vẫn thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, trừ trường hợp việc thanh toán được thẩm phán phụ trách tiến hành phá sản đồng ý bằng văn bản. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của tổ chức tín dụng. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về thông báo về tình trạng phá sản Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thông báo công khai cho nhân viên và người lao động của mình biết sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân. Điều 61. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của nhân viên, người lao động liên quan đến thủ tục phá sản 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi che giấu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi tẩu tán, chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất và không nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn quy định. Điều 63. Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn quy định. Điều 64. Hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng. Chương 7. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 65. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính 1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. 2. Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính: a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69 và 70 của Nghị định này lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của mình; b) Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này; c) Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này; d) Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đ) Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương V của Nghị định này; e) Công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình; g) Công chức Tòa án nhân dân các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này; h) Công chức, viên chức cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này; i) Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định này; k) Công chức, viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này; l) Công chức, viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 5 Chương III của Nghị định này; m) Công chức, viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 42 của Nghị định này. Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này. Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp 1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Ngoài thẩm quyền quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, thanh tra viên Bộ Tư pháp có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương V của Nghị định này. 2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này. 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này. 4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này. Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự 1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này. 3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này. 4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này. 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này. Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền: 1. Phạt cảnh cáo; 2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; 3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này. Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau: 1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này. 2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng. 3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này. Điều 71. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 66; Điểm b và Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 của Điều 67; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 5 của Điều 68; Khoản 2 Điều 69; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 70 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với hành vi vi phạm của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân. Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Nghị định này. 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra: a) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 67 của Nghị định này; b) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự theo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 67 của Nghị định này. 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự: a) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 68 của Nghị định này; b) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 68 của Nghị định này; c) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương VI theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 68 của Nghị định này; d) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 68 của Nghị định này; đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 5 Điều 68 của Nghị định này. 4. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài xử phạt đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 của Nghị định này. 5. Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 của Nghị định này. Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt. Chương 8. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 74. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. 2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý. 3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Điều 75. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, PL (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "24/09/2013", "sign_number": "110/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-91-2009-TT-BTC-danh-muc-bo-sung-mat-hang-duoc-giam-50-muc-thue-suat-gia-tri-gia-tang-huong-dan-Quyet-dinh-16-2009-QD-TTg-88218.aspx
Thông tư 91/2009/TT-BTC danh mục bổ sung mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất giá trị gia tăng hướng dẫn Quyết định 16/2009/QĐ-TTg
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------- Số: 91/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2009 THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC BỔ SUNG MỘT SỐ MẶT HÀNG ĐƯỢC GIẢM 50% MỨC THUẾ SUẤT THUẾ GTGT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/2009/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 01 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp; Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung chi tiết mã số một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg như sau: Điều 1. Danh mục một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bổ sung một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. 2. Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với các mặt hàng trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BTC và Danh mục bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. 3. Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó. Những mặt hàng thuộc đối tượng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều 1 của Quyết định 16/2009/QĐ-TTg thì phế liệu, phế phẩm thu hồi được khi bán ra cũng thuộc đối tượng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. Ví dụ: Nhựa phế thải thu hồi khi bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của sản phẩm nhựa là 10%; xỉ than thu hồi được khi bán ra từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT như mặt hàng than. 4. Những mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT được đánh dấu “x” tại cột “Mặt hàng được giảm” trong Danh mục. Đối với nhóm 84.13, máy bơm nước có công suất trên 10 m3/h được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT; máy bơm nước có công suất từ 10 m3/h trở xuống không được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. 5. Những nội dung khác không được hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Thông tư số 18/2009/TT-BTC . Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009. Đối với các lô hàng thuộc danh mục qui định tại Điều 1 của Thông tư này nhập khẩu theo tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 01 tháng 02 năm 2009: nếu chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu thì người nhập khẩu thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định để cơ quan hải quan thực hiện điều chỉnh giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này; nếu đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu mà đã kê khai, khấu trừ số thuế GTGT này với cơ quan thuế thì không điều chỉnh lại; nếu đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu mà người nhập khẩu chưa kê khai, khấu trừ số thuế GTGT này với cơ quan thuế thì người nhập khẩu được lựa chọn không điều chỉnh lại và kê khai, khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp, hoặc đề nghị cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả theo quy định. Đối với các lô hàng thuộc danh mục qui định tại Điều 1 của Thông tư này được bán ra từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 mà cơ sở kinh doanh bán hàng chưa ghi giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn bán hàng thì: - Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán điều chỉnh lại hoá đơn để được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT, bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do điều chỉnh giảm mức thuế suất là thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này, đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh theo mức thuế suất được giảm 50%. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào. - Trường hợp bên mua không yêu cầu điều chỉnh lại hoá đơn để được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT, bên bán hàng phải kê khai, nộp thuế tính theo thuế suất 10% ghi trên hoá đơn; bên mua hàng được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá mua vào tính theo thuế suất 10% đã ghi trên hoá đơn theo quy định. - Trường hợp không xác định được người mua, cơ sở kinh doanh bán hàng không được lập hoá đơn điều chỉnh giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT và phải kê khai, nộp thuế theo thuế suất 10% ghi trên hoá đơn bán hàng. 2. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện việc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại, cơ quan thuế và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - HĐND, UBND, Sở Tài Chính, Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc NN các địa phương; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn DANH MỤC BỔ SUNG MỘT SỐ MẶT HÀNG ĐƯỢC GIẢM 50% MỨC THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính) Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) Mặt hàng được giảm 26.18 00 00 00 Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép. 10 x 26.19 00 00 00 Xỉ, địa xỉ (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép. 10 x 26.20 Xỉ, tro và cặn (trừ tro và cặn thu được từ quá trình sản xuất sắt hoặc thép), có chứa arsen, kim loại hoặc các hợp chất của chúng. - Chứa chủ yếu là kẽm: 2620 11 00 00 - - Kẽm tạp chất cứng (sten tráng kẽm) 10 x 2620 19 00 00 - - Loại khác 10 x - Chứa chủ yếu là chì: 2620 21 00 00 - - Cặn của xăng pha chì và cặn của hợp chất chì chống kích nổ 10 - 2620 29 00 00 - - Loại khác 10 x 2620 30 00 00 - Chứa chủ yếu là đồng 10 x 2620 40 00 00 - Chứa chủ yếu là nhôm 10 x 2620 60 00 00 - Chứa asen, thuỷ ngân, tali hoặc hỗn hợp của chúng, là loại dùng để tách asen hoặc những kim loại trên hoặc dùng để sản xuất các hợp chất hoá học của chúng 10 x - Loại khác: 2620 91 00 00 - - Chứa antimon, berily, cađimi, crom hoặc các hỗn hợp của chúng 10 x 2620 99 00 00 - - Loại khác 10 x 26.21 Xỉ và tro khác, kể cả tro tảo biển (tảo bẹ); tro và cặn từ quá trình đốt rác thải đô thị. 2621 10 00 00 - Tro và cặn từ quá trình đốt rác thải đô thị 10 - 2621 90 00 00 - Loại khác 10 x 71.12 Phế liệu và mảnh vụn của kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý; phế liệu và mảnh vụn khác chứa kim loại quý hoặc hỗn hợp kim loại quý, loại sử dụng chủ yếu cho việc thu hồi kim loại quý. 7112 30 00 00 - Tro (xỉ) có chứa kim loại quý hoặc các hợp chất kim loại quý 10 x - Loại khác: 7112 91 00 00 - - Từ vàng, kể cả kim loại dát phủ vàng trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác 10 - 7112 92 00 00 - - Từ bạch kim, kể cả kim loại dát phủ bạch kim trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác 10 x 7112 99 - - Loại khác: 7112 99 10 00 - - - Từ bạc, kể cả kim loại dát phủ bạc trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác 10 x 7112 99 90 00 - - - Loại khác 10 x 73.11 Các loại thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng bằng sắt hoặc thép. - Dạng hình trụ bằng thép đúc liền, trừ loại chứa khí gas hoá lỏng (LPG): 7311 00 11 00 - - Có dung tích dưới 30 lít 10 - 7311 00 19 - - Loại khác: 7311 00 19 10 - - - Có dung tích từ 30 lít đến dưới 110 lít 10 x 7311 00 19 90 - - - Loại khác 10 x - Loại khác: 7311 00 91 00 - - Có dung tích dưới 30 lít 10 - 7311 00 99 - - Loại khác: 7311 00 99 10 - - - Có dung tích từ 30 lít đến dưới 110 lít 10 x 7311 00 99 90 - - - Loại khác 10 x 73.19 Kim khâu, kim đan, cái xỏ dây, kim móc, kim thêu và các loại tương tự, để sử dụng bằng tay, bằng sắt hoặc thép; kim băng và các loại kim khác bằng sắt hoặc thép, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác. 7319 20 00 00 - Kim băng 10 x 7319 30 00 00 - Các loại kim khác 10 x 7319 90 00 00 - Loại khác 10 x 73.22 Lò sưởi của hệ thống nhiệt trung tâm không dùng điện và các bộ phận rời của nó, bằng sắt hoặc thép; thiết bị làm nóng không khí và bộ phận phân phối khí nóng (kể cả loại có khả năng phân phối không khí tự nhiên hoặc khí điều hoà) không sử dụng năng lượng điện, có lắp quạt chạy bằng mô tơ hoặc quạt gió và bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép. - Lò sưởi và bộ phận của chúng: 7322 11 00 00 - - Bằng gang 10 x 7322 19 00 00 - - Loại khác 10 x 7322 90 00 00 - Loại khác 10 x 73.26 Các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép. - Đã được rèn hoặc dập nhưng chưa được gia công tiếp: 7326 20 - Sản phẩm bằng dây sắt hoặc thép: 7326 20 20 00 - - Bẫy chuột 10 - 7326 20 50 00 - - Lồng nuôi gia cầm và loại tương tự 10 x 7326 90 - Loại khác: 7326 90 50 00 - - Bẫy chuột 10 - 7326 90 70 00 - - Móng ngựa; mấu, gai, đinh móc lắp trên giầy để thúc ngựa 10 - 7326 90 90 - - Loại khác: 7326 90 90 10 - - - Xích khoá nòng súng lục hoặc súng ô quay với cò súng 10 x 76.07 Nhôm lá mỏng (đã hoặc chưa ép hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự) có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2 mm. - Chưa được bồi: 7607 19 - - Loại khác: 7607 19 10 - - - Lá mỏng bằng hợp kim A1075 hoặc A3903: 7607 19 10 10 - - - - Được phủ hai mặt tương ứng bằng hợp kim nhôm A4245 và A4247 10 x 7607 19 10 90 - - - - Loại khác 10 - 7607 19 90 00 - - - Loại khác 10 - 7607 20 - Đã bồi: 7607 20 40 00 - - Đã bồi vàng giả hoặc bạc giả 10 - 7607 20 90 - - Loại khác: 7607 20 90 10 - - - Đã in màu 10 - 7607 20 90 90 - - - Loại khác 10 - 76.11 00 00 00 Các loại bể chứa nước, két, bình chứa và các loại tương tự dùng để chứa các loại vật liệu (trừ ga nén hoặc ga lỏng), có dung tích trên 300 lít, bằng nhôm, đã hoặc chưa lót hoặc cách nhiệt nhưng chưa lắp ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt. 10 x 80.03 Thiếc ở dạng thanh, que, dạng hình và dây. 8003 00 00 10 - Que hàn 10 x 82.08 Dao và lưỡi cắt, dùng cho máy hoặc dụng cụ cơ khí. 8208 10 00 00 - Để gia công kim loại 10 x 8208 20 00 00 - Để chế biến gỗ 10 x 8208 30 00 00 - Dùng cho dụng cụ nhà bếp hoặc cho máy dùng trong công nghiệp thực phẩm 10 x 8208 40 00 00 - Dùng cho máy nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp 10 x 8208 90 00 00 - Loại khác 10 x 82.09 00 00 00 Chi tiết hình đĩa, thanh cỡ nhỏ, mũi chóp và các bộ phận tương tự cho dụng cụ, chưa lắp ráp, làm bằng gốm kim loại. 10 x 82.11 Dao có lưỡi cắt, có hoặc không có răng cưa (kể cả dao tỉa), trừ loại dao thuộc nhóm 82.08, và lưỡi của nó. 8211 10 00 00 - Bộ sản phẩm tổ hợp 10 x - Loại khác: 8211 91 00 00 - - Dao ăn có lưỡi cố định 10 - 8211 92 - - Dao khác có lưỡi cố định: 8211 92 50 00 - - - Dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp 10 x 8211 92 90 00 - - - Loại khác 10 - 8211 93 - - Dao khác, trừ loại có lưỡi cố định: 8211 93 20 00 - - - Dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp 10 x 8211 93 90 00 - - - Loại khác 10 - 8211 94 00 00 - - Lưỡi dao 10 x 8211 95 00 00 - - Cán dao bằng kim loại cơ bản 10 x 83.11 Dây, que, ống, tấm, cực điện và các sản phẩm tương tự, bằng kim loại cơ bản hoặc cacbua kim loại, được bọc, phủ hoặc có lõi bằng chất dễ chẩy thuộc loại dùng để hàn xì, hàn hơi, hàn điện hoặc bằng cách ngưng tụ kim loại hoặc cacbua kim loại; dây và thanh, bằng bột kim loại cơ bản, đã được thiêu kết, sử dụng trong phun kim loại. 8311 10 - Điện cực kim loại cơ bản được phủ để hàn hồ quang điện: 8311 10 10 00 - - Dạng cuộn 10 x 8311 10 90 00 - - Loại khác 10 x 8311 20 - Dây hàn có lõi bằng kim loại cơ bản, dùng để hàn hồ quang điện: 8311 20 10 00 - - Dạng cuộn 10 x 8311 20 90 00 - - Loại khác 10 x 8311 30 - Dạng que hàn được phủ, bọc và dây hàn có lõi, bằng kim loại cơ bản, dùng để hàn xì, hàn hơi hoặc hàn bằng lửa: 8311 30 10 00 - - Dạng cuộn 10 x 8311 30 90 00 - - Loại khác 10 x 8311 90 00 00 - Loại khác 10 x Chương 84 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng 84.01 Lò phản ứng hạt nhân; các bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ, dùng cho các lò phản ứng hạt nhân; máy và thiết bị để tách chất đồng vị. 8401 10 00 00 - Lò phản ứng hạt nhân 10 x 8401 20 00 00 - Máy và thiết bị để tách chất đồng vị, và bộ phận của chúng 10 x 8401 30 00 00 - Bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ 10 x 8401 40 00 00 - Các bộ phận của lò phản ứng hạt nhân 10 x 84.02 Nồi hơi tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi khác (trừ các nồi hơi đun nóng nước trung tâm có khả năng sản xuất ra hơi với áp suất thấp); nồi hơi nước quá nhiệt. - Nồi hơi nước hoặc sản ra hơi khác: 8402 11 - - Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ: 8402 11 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8402 11 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8402 12 - - Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 45 tấn/giờ: - - - Hoạt động bằng điện: 8402 12 11 00 - - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ 10 x 8402 12 19 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Hoạt động không bằng điện: 8402 12 21 00 - - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ 10 x 8402 12 29 00 - - - - Loại khác 10 x 8402 19 - - Nồi hơi tạo ra hơi khác, kể cả loại nồi hơi kiểu lai ghép: - - - Hoạt động bằng điện: 8402 19 11 00 - - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ 10 x 8402 19 19 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Hoạt động không bằng điện: 8402 19 21 00 - - - - Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ 10 x 8402 19 29 00 - - - - Loại khác 10 x 8402 20 - Nồi hơi nước quá nhiệt: 8402 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8402 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8402 90 - Bộ phận: 8402 90 10 00 - - Thân hoặc vỏ nồi hơi 10 x 8402 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.03 Nồi đun nước sưởi trung tâm, trừ các loại thuộc nhóm 84.02. 8403 10 00 00 - Nồi hơi 10 x 8403 90 - Bộ phận: 8403 90 10 00 - - Thân hoặc vỏ nồi hơi 10 x 8403 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.04 Máy phụ trợ sử dụng với các loại nồi hơi thuộc nhóm 84.02 hoặc 84.03 (ví dụ, bộ tiết kiệm nhiên liệu, thiết bị quá nhiệt, máy cạo rửa nồi hơi, thiết bị thu hồi chất khí); thiết bị ngưng tụ dùng cho các tổ máy động lực hơi nước hoặc hơi khác. 8404 10 - Máy phụ trợ sử dụng với các loại nồi hơi thuộc nhóm 84.02 hoặc 84.03: 8404 10 10 00 - - Dùng cho nồi hơi thuộc nhóm 84.02 10 x 8404 10 20 00 - - Dùng cho nồi hơi thuộc nhóm 84.03 10 x 8404 20 00 00 - Thiết bị ngưng tụ dùng cho bộ phận máy động lực hơi nước hoặc hơi khác 10 x 8404 90 - Bộ phận: - - Của máy phụ trợ thuộc phân nhóm 8404.10.10: 10 x 8404 90 11 00 - - - Thân hoặc vỏ nồi hơi 10 x 8404 90 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Của máy phụ trợ thuộc phân nhóm 8404.10.20: 8404 90 21 00 - - - Thân hoặc vỏ nồi hơi 10 x 8404 90 29 00 - - - Loại khác 10 x 8404 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.05 Máy sản xuất chất khí hoặc khí dạng lỏng, có hoặc không kèm theo bộ lọc; máy sản xuất khí acetylen và các loại máy sản xuất chất khí từ qui trình sản xuất nước tương tự, có hoặc không kèm theo bộ lọc. 8405 10 00 00 - Máy sản xuất chất khí hoặc khí dạng lỏng, có hoặc không kèm theo bộ lọc; máy sản xuất khí acetylen và các loại máy sản xuất chất khí từ qui trình sản xuất nước tương tự, có hoặc không kèm theo bộ lọc 10 x 8405 90 00 00 - Bộ phận 10 x 84.06 Tua bin hơi nước và các loại tua bin khí khác. 8406 10 00 00 - Tua bin dùng cho động cơ máy thủy 10 x - Tua bin loại khác: 8406 81 00 00 - - Công suất trên 40 MW 10 x 8406 82 00 00 - - Công suất không quá 40 MW 10 x 8406 90 00 00 - Bộ phận 10 x 84.13 Bơm chất lỏng, có hoặc không lắp dụng cụ đo lường; máy đẩy chất lỏng. - Bơm có lắp hoặc thiết kế để lắp bộ phận đo lường: 8413 11 00 00 - - Bơm phân phối nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn, loại dùng cho trạm đổ xăng hoặc trạm sửa chữa bảo dưỡng ô tô, xe máy 10 x 8413 19 - - Loại khác: 8413 19 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8413 19 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8413 20 - Bơm tay, trừ loại thuộc phân nhóm 8413.11 hoặc 8413.19: 8413 20 10 00 - - Bơm nước 10 x 8413 20 90 00 - - Loại khác 10 x 8413 30 - Bơm nhiên liệu, dầu bôi trơn hoặc chất làm mát dùng cho động cơ đốt trong kiểu piston: - - Dùng cho máy dọn đất hoặc xe có động cơ: 8413 30 11 00 - - - Loại chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay 10 x 8413 30 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Loại khác: 8413 30 91 00 - - - Loại chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay 10 x 8413 30 99 00 - - - Loại khác 10 x 8413 40 - Bơm bê tông: 8413 40 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8413 40 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8413 50 - Bơm hoạt động kiểu piston chuyển động tịnh tiến khác: 8413 50 10 - - Hoạt động bằng điện: 8413 50 10 10 - - - Bơm nước được thiết kế để đặt chìm dưới biển 10 x 8413 50 10 20 - - - Loại khác, bơm nước công suất không quá 8.000 m3/h 10 - 8413 50 10 30 - - - Loại khác, bơm nước có công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h 10 x 8413 50 10 90 - - - Loại khác 10 x 8413 50 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8413 60 - Bơm hoạt động kiểu piston quay khác: 8413 60 10 - - Hoạt động bằng điện: 8413 60 10 10 - - - Bơm nước được thiết kế để đặt chìm dưới biển 10 x 8413 60 10 20 - - - Loại khác, bơm nước công suất không quá 8.000 m3/h 10 - 8413 60 10 30 - - - Loại khác, bơm nước có công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h 10 x 8413 60 10 90 - - - Loại khác 10 x 8413 60 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8413 70 - Bơm ly tâm loại khác: 8413 70 10 00 - - Bơm nước một tầng, một cửa hút, trục ngang được truyền động bằng dây đai hay khớp nối trực tiếp, trừ loại bơm đồng trục với động cơ dẫn động 10 x - - Loại khác, hoạt động bằng điện: 8413 70 22 00 - - - Bơm nước kiểu tua bin xung lực có công suất không quá 100 W, loại phù hợp sử dụng trong gia đình 10 - 8413 70 29 - - - Loại khác: 8413 70 29 10 - - - - Bơm nước được thiết kế đặt chìm dưới biển 10 x 8413 70 29 20 - - - - Loại khác, bơm nước công suất không quá 8.000 m3/h 10 - 8413 70 29 30 - - - - Loại khác, bơm nước công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h 10 x 8413 70 29 90 - - - - Loại khác 10 x 8413 70 30 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Bơm khác; máy đẩy chất lỏng: 8413 81 - - Bơm: 8413 81 10 - - - Hoạt động bằng điện: 8413 81 10 10 - - - - Bơm nước được thiết kế đặc biệt để đặt chìm dưới biển 10 x 8413 81 10 20 - - - - Máy bơm phòng nổ trong hầm lò 10 x 8413 81 10 30 - - - - Loại khác, có công suất không quá 8.000 m3/h 10 - 8413 81 10 40 - - - - Loại khác, có công suất trên 8.000 m3/h nhưng không quá 13.000 m3/h 10 x 8413 81 10 90 - - - - Loại khác 10 x 8413 81 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8413 82 - - Máy đẩy chất lỏng: 8413 82 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8413 82 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Bộ phận: 8413 91 - - Của bơm: 8413 91 10 00 - - - Của bơm thuộc phân nhóm 8413.20.10 10 x 8413 91 20 00 - - - Của bơm thuộc phân nhóm 8413.20.90 10 x 8413 91 30 00 - - - Của bơm thuộc phân nhóm 8413.70.10 10 x 8413 91 40 00 - - - Của bơm ly tâm khác 10 x 8413 91 50 - - - Của bơm khác, hoạt động bằng điện: 8413 91 50 10 - - - - Của bơm nước công suất không quá 8.000 m3/h, trừ loại thiết kế đặc biệt để đặt chìm dưới biển 10 - 8413 91 50 20 - - - - Của bơm nước thiết kế đặc biệt để đặt chìm dưới biển 10 x 8413 91 50 90 - - - - Loại khác 10 x 8413 91 90 00 - - - Của bơm khác, hoạt động không bằng điện 10 x 8413 92 - - Của máy đẩy chất lỏng: 8413 92 10 00 - - - Của máy đẩy chất lỏng hoạt động bằng điện 10 x 8413 92 20 00 - - - Của máy đẩy chất lỏng hoạt động không bằng điện 10 x + Riêng loại bơm nước có công suất trên 10 m3/h đến công suất 8.000m3/h thuộc nhóm 8413 10 x 84.14 Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén và quạt không khí hay chất khí khác; nắp chụp điều hòa gió hoặc cửa thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. 8414 10 - Bơm chân không: 8414 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 - 8414 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 - 8414 20 - Bơm không khí điều khiển bằng tay hoặc chân: 8414 20 10 00 - - Bơm xe đạp 10 - 8414 20 90 00 - - Loại khác 10 - 8414 30 - Máy nén sử dụng trong thiết bị lạnh: 8414 30 10 00 - - Có công suất trên 21 kW; có dung tích công tác trên một chu kỳ từ 220 cc trở lên 10 x 8414 30 90 00 - - Loại khác 10 x 8414 40 00 00 - Máy nén khí lắp trên khung có bánh xe di chuyển 10 x - Quạt: 8414 51 - - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W: 8414 51 10 00 - - - Quạt bàn và quạt dạng hộp 10 - 8414 51 90 00 - - - Loại khác 10 - 8414 59 - - Loại khác: 8414 59 10 - - - Công suất không quá 125 kW: 8414 59 10 10 - - - - Quạt gió cục bộ và quạt gió chính phòng nổ trong hầm lò 10 x 8414 59 10 90 - - - - Loại khác 10 - 8414 59 90 - - - Loại khác: 8414 59 90 10 - - - - Quạt gió cục bộ và quạt gió chính phòng nổ trong hầm lò 10 x 8414 59 90 90 - - - - Loại khác 10 x 8414 60 - Nắp chụp có kích thước chiều ngang tối đa không quá 120 cm: 8414 60 10 00 - - Đã lắp với bộ phận lọc 10 - 8414 60 90 00 - - Loại khác 10 - 8414 80 - Loại khác: - - Nắp chụp có kích thước chiều ngang tối đa trên 120 cm: 8414 80 11 00 - - - Đã lắp với bộ phận lọc 10 x 8414 80 12 00 - - - Chưa lắp với bộ phận lọc, sử dụng trong công nghiệp 10 x 8414 80 19 00 - - - Chưa lắp với bộ phận lọc, trừ loại sử dụng trong công nghiệp 10 - 8414 80 30 00 - - Thiết bị tạo gió có cơ cấu piston dịch chuyển tự do dùng cho tua bin khí 10 x - - Máy nén trừ loại thuộc phân nhóm 8414.30 và 8414.40: 8414 80 41 00 - - - Modun nén khí sử dụng trong khoan dầu mỏ 10 x 8414 80 42 - - - Loại khác, có công suất trên 21 kW; có dung tích công tác trên một chu kỳ từ 220 cc trở lên 10 x 8414 80 42 10 - - - - Dùng cho máy điều hoà ô tô 10 - 8414 80 42 90 - - - - Loại khác 10 - 8414 80 49 - - - Loại khác: 8414 80 49 10 - - - - Dùng cho máy điều hoà ô tô 10 - 8414 80 49 90 - - - - Loại khác 10 - - - Máy bơm không khí: 8414 80 51 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8414 80 59 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x - - Loại khác: 8414 80 91 - - - Hoạt động bằng điện: 8414 80 91 10 - - - - Quạt gió và loại tương tự 10 x 8414 80 91 90 - - - - Loại khác 10 x 8414 80 99 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8414 90 - Bộ phận: - - Của thiết bị hoạt động bằng điện: 8414 90 11 00 - - - Của bơm hoặc máy nén 10 x 8414 90 12 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8414.60 hoặc 8414.80: 8414 90 12 10 - - - - Của phân nhóm 8414.60 10 - 8414 90 12 90 - - - - Của phân nhóm 8414.80 10 x 8414 90 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Của thiết bị hoạt động không bằng điện: 8414 90 91 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8414.10, 8414.20 hoặc 8414.40: 8414 90 91 10 - - - - Của phân nhóm 8414.20 10 - 8414 90 91 90 - - - - Loại khác 10 - 8414 90 99 - - - Loại khác: 8414 90 99 10 - - - - Của phân nhóm 8414.30 và 8414.80 10 x 8414 90 99 20 - - - - Của phân nhóm 8414.60 10 - 8414 90 99 90 - - - - Loại khác 10 x 84.16 Lò nung chạy bằng nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn tán thành bột hoặc bằng chất khí; máy nạp nhiên liệu cơ khí, kể cả ghi lò, bộ phận xả tro xỉ và các bộ phận tương tự. 8416 10 00 00 - Lò nung sử dụng nhiên liệu lỏng 10 x 8416 20 00 00 - Lò nung khác, kể cả lò nung dùng nhiên liệu kết hợp 10 x 8416 30 00 00 - Máy nạp nhiên liệu cơ khí kể cả ghi lò, bộ phận xả tro xỉ và các bộ phận tương tự 10 x 8416 90 00 00 - Bộ phận 10 x 84.17 Lò nung và lò dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm, kể cả lò thiêu không dùng điện. 8417 10 00 00 - Lò nung và lò dùng để nung, nấu chảy hoặc xử lý nhiệt các loại quặng, quặng pirit hoặc kim loại 10 x 8417 20 00 00 - Lò làm bánh, kể cả lò làm bánh qui 10 x 8417 80 00 00 - Loại khác 10 x 8417 90 00 00 - Bộ phận 10 x 84.18 Máy làm lạnh, máy làm đá và thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15. 8418 10 - Máy làm lạnh và đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị lạnh có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt: 8418 10 10 00 - - Loại sử dụng trong gia đình 10 - 8418 10 90 00 - - Loại khác 10 x - Máy làm lạnh (tủ lạnh), loại sử dụng trong gia đình: 8418 21 00 00 - - Loại sử dụng máy nén 10 - 8418 29 00 00 - - Loại khác 10 - 8418 30 00 - Máy làm đông lạnh kiểu tủ, dung tích không quá 800 lít : 8418 30 00 10 - - Dung tích không quá 200 lít 10 - 8418 30 00 90 - - Dung tích trên 200 lít nhưng không quá 800 lít 10 x 8418 40 00 - Máy làm đông lạnh kiểu đứng, dung tích không quá 900 lít: 8418 40 00 10 - - Dung tích không quá 200 lít 10 - 8418 40 00 90 - - Dung tích trên 200 lít nhưng không quá 900 lít 10 x 8418 50 - Thiết bị có kiểu dáng nội thất khác (tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng và loại tương tự) để bảo quản và trưng bày, có lắp thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh: 8418 50 10 - - Buồng lạnh dung tích trên 200 lít : 8418 50 10 10 - - - Phù hợp để dùng trong y tế 5 - 8418 50 10 90 - - - Loại khác 10 x 8418 50 90 - - Loại khác: 8418 50 90 10 - - - Phù hợp để dùng trong y tế 5 - 8418 50 90 90 - - - Loại khác 10 x - Thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh khác; bơm nhiệt: 8418 61 00 00 - - Bơm nhiệt trừ loại máy điều hòa không khí của nhóm 84.15 10 - 8418 69 - - Loại khác: 8418 69 10 00 - - - Thiết bị làm lạnh đồ uống 10 - 8418 69 20 00 - - - Thiết bị làm lạnh nước có công suất làm lạnh từ 100.000 lít trở lên 10 x 8418 69 30 00 - - - Thiết bị làm lạnh nước uống 10 - 8418 69 50 00 - - - Thiết bị sản xuất đá vảy 10 x 8418 69 90 00 - - - Loại khác 10 x - Bộ phận: 8418 91 - - Đồ có kiểu dáng nội thất được thiết kế để chứa thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh: 8418 91 10 00 - - - Dùng cho hàng hóa thuộc phân nhóm 8418.10, 8418.21, 8418.29, 8418.30 hoặc 8418.40 10 x 8418 91 90 00 - - - Loại khác 10 x 8418 99 - - Loại khác: 8418 99 10 00 - - - Thiết bị làm bay hơi và ngưng tụ 10 x 8418 99 20 00 - - - Vỏ, thân và cửa, đã hàn hoặc sơn 10 x 8418 99 40 00 - - - Dàn ống nhôm dạng tấm (được tạo thành từ các tấm nhôm dập và được hàn, ghép nối với nhau) dùng cho phân nhóm 8418.10.10, 8418.21, hoặc 8418.29 10 x 8418 99 90 00 - - - Loại khác 10 x 84.19 Máy, thiết bị dùng cho công xưởng hoặc cho phòng thí nghiệm, gia nhiệt bằng điện hoặc không bằng điện (trừ lò nấu luyện, lò nung sấy và các thiết bị khác thuộc nhóm 85.14) để xử lý các loại vật liệu bằng quá trình thay đổi nhiệt như làm nóng, nấu, rang, chưng cất, tinh cất, sát trùng, thanh trùng, phun hơi nước, sấy, làm bay hơi, làm khô, cô đặc hoặc làm mát, trừ các loại máy hoặc thiết bị dùng cho gia đình; bình đun nước nóng ngay hoặc bình chứa nước nóng, không dùng điện. - Máy, thiết bị đun nước nóng nhanh hoặc bình đun chứa nước nóng, không dùng điện: 8419 11 - - Máy, thiết bị đun nước nóng nhanh bằng gas: 8419 11 10 00 - - - Loại sử dụng trong gia đình 10 - 8419 11 90 00 - - - Loại khác 10 x 8419 19 - - Loại khác: 8419 19 10 00 - - - Loại sử dụng trong gia đình 10 - 8419 19 90 00 - - - Loại khác 10 x 8419 20 00 00 - Thiết bị khử trùng trong y tế, phẫu thuật hoặc phòng thí nghiệm 5 - - Máy sấy: 8419 31 - - Dùng để sấy nông sản: 8419 31 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8419 31 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 x 8419 32 - - Dùng để sấy gỗ, bột giấy, giấy hoặc các tông: 8419 32 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8419 32 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 x 8419 39 - - Loại khác: - - - Hoạt động bằng điện: 8419 39 11 00 - - - - Máy xử lý vật liệu bằng quá trình nung nóng, để sản xuất tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8419 39 19 00 - - - - Loại khác 10 x 8419 39 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 x 8419 40 - Thiết bị chưng cất hoặc tinh cất: 8419 40 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8419 40 20 00 - - Không hoạt động bằng điện 10 x 8419 50 - Bộ phận trao đổi nhiệt: 8419 50 10 00 - - Tháp làm mát 10 x 8419 50 20 00 - - Bộ ngưng dùng cho máy điều hòa không khí lắp trên xe có động cơ 10 - 8419 50 30 00 - - Bộ ngưng khác dùng cho máy điều hòa không khí 10 - 8419 50 40 00 - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8419 50 90 00 - - Loại khác, hoạt động không bằng điện 10 x 8419 60 - Máy hóa lỏng không khí hay các loại chất khí khác: 8419 60 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8419 60 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Máy và thiết bị khác: 8419 81 - - Để làm nóng đồ uống hoặc nấu hoặc hâm nóng thực phẩm: 8419 81 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 - 8419 81 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 - 8419 89 - - Loại khác: - - - Hoạt động bằng điện: 8419 89 11 00 - - - - Thiết bị làm bay hơi dùng cho máy điều hòa không khí lắp trên xe có động cơ 10 - 8419 89 13 00 - - - - Máy xử lý vật liệu bằng quá trình nung nóng, để sản xuất tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8419 89 19 00 - - - - Loại khác 10 x 8419 89 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 x 8419 90 - Bộ phận: - - Của thiết bị hoạt động bằng điện: 8419 90 12 00 - - - Bộ phận của máy xử lý vật liệu bằng quá trình liên quan đến gia nhiệt, để sản xuất tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8419 90 19 00 - - - Loại khác 10 x 8419 90 20 00 - - Của thiết bị hoạt động không bằng điện 10 x 84.21 Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí. - Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm: 8421 11 00 00 - - Máy tách kem 10 x 8421 12 00 00 - - Máy làm khô quần áo 10 x 8421 19 - - Loại khác: 8421 19 10 00 - - - Loại sử dụng sản xuất đường 10 x 8421 19 90 00 - - - Loại khác 10 x - Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế chất lỏng: 8421 21 - - Để lọc hoặc tinh chế nước: - - - Công suất lọc không quá 500 lít /giờ: 8421 21 11 00 - - - - Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia đình 10 - 8421 21 19 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Công suất lọc trên 500 lít/giờ: 8421 21 21 - - - - Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia đình: 8421 21 21 10 - - - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8421 21 21 90 - - - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8421 21 29 - - - - Loại khác: 8421 21 29 10 - - - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8421 21 29 90 - - - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8421 22 - - Để lọc hoặc tinh chế đồ uống trừ nước: 8421 22 10 00 - - - Công suất không quá 500 lít/giờ 10 x 8421 22 20 - - - Công suất lọc trên 500 lít/giờ: 8421 22 20 10 - - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8421 22 20 90 - - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8421 23 - - Bộ lọc dầu hoặc xăng cho động cơ đốt trong: - - - Dùng cho máy dọn đất: 8421 23 11 00 - - - - Bộ lọc dầu 10 x 8421 23 19 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Dùng cho xe có động cơ thuộc Chương 87: 8421 23 21 - - - - Bộ lọc dầu: 8421 23 21 10 - - - - - Loại dùng cho xe ô tô 10 x 8421 23 21 90 - - - - - Loại khác 10 x 8421 23 29 - - - - Loại khác: 8421 23 29 10 - - - - - Loại dùng cho xe ô tô 10 x 8421 23 29 90 - - - - - Loại khác 10 x - - - Loại khác: 8421 23 91 00 - - - - Bộ lọc dầu 10 x 8421 23 99 00 - - - - Loại khác 10 x 8421 29 - - Loại khác: 8421 29 10 00 - - - Loại phù hợp sử dụng trong y tế hoặc phòng thí nghiệm 10 x 8421 29 20 00 - - - Loại sử dụng trong sản xuất đường 10 x 8421 29 30 00 - - - Loại sử dụng trong hoạt động khoan dầu 10 x 8421 29 40 00 - - - Thiết bị lọc xăng 10 x 8421 29 50 00 - - - Thiết bị lọc dầu trừ loại thuộc phân nhóm 8421.23 10 x 8421 29 90 00 - - - Loại khác 10 x - Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế các loại khí: 8421 31 - - Bộ lọc khí nạp cho động cơ đốt trong: 8421 31 10 00 - - - Dùng cho máy dọn đất 10 x 8421 31 20 00 - - - Dùng cho xe có động cơ thuộc Chương 87 10 x 8421 31 90 00 - - - Loại khác 10 x 8421 39 - - Loại khác: 8421 39 10 00 - - - Thiết bị tách dòng 10 x 8421 39 90 00 - - - Loại khác 10 x - Bộ phận: 8421 91 - - Của máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm: 8421 91 10 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.12 10 x 8421 91 20 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.19.10 10 x 8421 91 90 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.11 hoặc 8421.19.90 10 x 8421 99 - - Loại khác: 8421 99 20 00 - - - Lõi lọc của thiết bị lọc thuộc phân nhóm 8421.23 10 x 8421 99 30 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.31 10 x - - - Loại khác: 8421 99 91 00 - - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.29.20 10 x 8421 99 92 00 - - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.21.11 hoặc 8421.21.21 10 - 8421 99 93 00 - - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8421.23.11, 8421.23.19, 8421.23.91 hoặc 8421.23.99 10 x 8421 99 99 00 - - - - Loại khác 10 x 84.22 Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co); máy nạp ga cho đồ uống. - Máy rửa bát đĩa: 8422 11 - - Loại sử dụng trong gia đình: 8422 11 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 - 8422 11 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 - 8422 19 00 00 - - Loại khác 10 x 8422 20 00 00 - Máy làm sạch hay làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác 10 x 8422 30 00 00 - Máy rót, đóng kín, đóng nắp, làm kín hoặc dán nhãn, vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai, lọ, ống và các đồ chứa tương tự; máy nạp ga cho đồ uống 10 x 8422 40 00 00 - Máy đóng gói khác hoặc bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt) 10 x 8422 90 - Bộ phận: 8422 90 10 00 - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8422.11 10 - 8422 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.23 Cân (trừ loại cân đo có độ nhậy 5cg hoặc nhậy hơn), kể cả máy đếm hoặc máy kiểm tra, hoạt động bằng nguyên lý cân; các loại quả cân. 8423 10 - Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình: 8423 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 - 8423 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 - 8423 20 - Cân hàng hóa sử dụng trong băng truyền: 8423 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8423 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8423 30 - Cân trọng lượng cố định và cân dùng cho việc đóng gói vật liệu với trọng lượng xác định trước vào bao túi hoặc đồ chứa, kể cả cân phễu: 8423 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8423 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Cân trọng lượng khác: 8423 81 - - Có khả năng cân tối đa không quá 30 kg: 8423 81 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 - 8423 81 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 - 8423 82 - - Có khả năng cân tối đa trên 30 kg nhưng không quá 5.000 kg: - - - Hoạt động bằng điện: 8423 82 11 00 - - - - Có khả năng cân tối đa không quá 1.000 kg 10 x 8423 82 19 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Không hoạt động bằng điện: 8423 82 21 00 - - - - Có khả năng cân tối đa không quá 1.000 kg 10 x 8423 82 29 00 - - - - Loại khác 10 x 8423 89 - - Loại khác: 8423 89 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8423 89 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8423 90 - Quả cân của các loại cân; các bộ phận của cân: 8423 90 10 00 - - Quả cân 10 x - - Bộ phận khác của cân: 8423 90 21 00 - - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8423 90 29 00 - - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.24 Thiết bị cơ khí (được điều khiển bằng tay hoặc không) để phun bắn, phun rải, hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột; bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp; súng phun và các loại tương tự; máy phun bắn bằng hơi nước hoặc cát và các loại máy bắn tia tương tự. 8424 10 - Bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp: 8424 10 10 00 - - Loại sử dụng trên máy bay 10 x 8424 10 90 00 - - Loại khác 10 x 8424 20 - Súng phun và các thiết bị tương tự: - - Hoạt động bằng điện: 8424 20 11 00 - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8424 20 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Hoạt động không bằng điện: 8424 20 21 00 - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8424 20 29 00 - - - Loại khác 10 x 8424 30 - Máy phun bắn bằng hơi nước hoặc cát và các loại máy bắn tia tương tự: 8424 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8424 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Thiết bị khác: 8424 81 - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn: 8424 81 10 00 - - - Hệ thống tưới kiểu nhỏ giọt 10 x 8424 81 20 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8424 81 30 00 - - - Thiết bị phun thuốc trừ sâu điều khiển bằng tay 5 - 8424 81 40 00 - - - Loại khác, hoạt động không bằng điện 10 x 8424 89 - - Loại khác: 8424 89 10 00 - - - Thiết bị phun, xịt điều khiển bằng tay sử dụng trong gia đình có công suất không quá 3 lít 10 - 8424 89 20 00 - - - Đầu bình phun, xịt có gắn vòi 10 x 8424 89 40 00 - - - Thiết bị gia công ướt, bằng cách phun bắn, phun rải hoặc phun áp lực các dung dịch hóa học hoặc điện hóa lên các đế của các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in; thiết bị tạo vết của các chất lỏng, bột hàn nhão, bi hàn, vật liệu hàn hoặc chất bịt kín lên tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc linh kiện của chúng; thiết bị có ứng dụng phim khô, dung dịch cản quang, lớp cảm quang, bột hàn nhão, vật liệu hàn hoặc vật liệu kết dính lên các đế của tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc linh kiện của chúng 10 x 8424 89 50 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8424 89 90 00 - - - Loại khác, hoạt động không bằng điện 10 x 8424 90 - Bộ phận: - - Của bình dập lửa: 8424 90 11 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8424 90 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Của súng phun và các thiết bị tương tự: - - - Hoạt động bằng điện: 8424 90 21 00 - - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.20.11 10 x 8424 90 23 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Hoạt động không bằng điện: 8424 90 24 00 - - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.20.21 10 x 8424 90 29 00 - - - - Loại khác 10 x - - Của máy phun bắn bằng hơi nước hoặc cát và các loại máy bắn tia tương tự: 8424 90 31 00 - - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8424 90 32 00 - - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x - - Của thiết bị khác: 8424 90 91 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.81.10 hoặc 8424.81.20 10 x 8424 90 92 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8424.81.30 hoặc 8424.81.40 10 x 8424 90 99 00 - - - Loại khác 10 x 84.25 Hệ ròng rọc và hệ tời, trừ tời nâng kiểu thùng (trục tải thùng kíp); tời ngang và tời dọc; kích các loại. - Hệ ròng rọc và hệ tời, trừ tời nâng kiểu thùng (trục tải thùng kíp) hoặc hệ tời dùng để nâng xe: 8425 11 00 00 - - Loại chạy bằng động cơ điện 10 x 8425 19 00 00 - - Loại khác 10 x - Tời ngang khác; tời dọc: 8425 31 00 00 - - Loại chạy bằng động cơ điện 10 x 8425 39 00 00 - - Loại khác 10 x - Kích; tời nâng xe: 8425 41 00 00 - - Hệ thống kích tầng dùng trong ga ra ô tô 10 x 8425 42 - - Loại kích và tời khác, dùng thủy lực: 8425 42 10 00 - - - Kích nâng dùng cho cơ cấu tự đổ của xe tải 10 x 8425 42 90 00 - - - Loại khác 10 x 8425 49 - - Loại khác: 8425 49 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8425 49 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.28 Máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng khác (ví dụ, thang máy nâng hạ theo chiều thẳng đứng, cầu thang máy, băng tải chuyển hàng, thùng cáp treo). 8428 10 - Thang máy nâng hạ theo chiều đứng và tời nâng kiểu thùng: 8428 10 10 00 - - Thang máy kiểu dân dụng 10 x - - Thang máy nâng hạ khác: 8428 10 21 00 - - - Loại sử dụng trong xây dựng 10 x 8428 10 29 00 - - - Loại khác 10 x 8428 10 90 00 - - Tời nâng kiểu thùng 10 x 8428 20 - Máy nâng và băng tải dùng khí nén: 8428 20 10 00 - - Loại sử dụng trong nông nghiệp 10 x 8428 20 20 00 - - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8428 20 90 00 - - Loại khác 10 x - Máy nâng hạ và băng tải hoạt động liên tục khác, để vận tải hàng hóa hoặc vật liệu: 8428 31 00 00 - - Thiết kế chuyên sử dụng dưới lòng đất 10 x 8428 32 - - Loại khác, dạng gàu: 8428 32 10 00 - - - Loại sử dụng trong nông nghiệp 10 x 8428 32 90 00 - - - Loại khác 10 x 8428 33 - - Loại khác, dạng băng tải: 8428 33 10 00 - - - Loại sử dụng trong nông nghiệp 10 x 8428 33 20 00 - - - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8428 33 90 00 - - - Loại khác 10 x 8428 39 - - Loại khác: 8428 39 10 00 - - - Loại sử dụng trong nông nghiệp 10 x 8428 39 30 00 - - - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8428 39 90 00 - - - Loại khác 10 x 8428 40 00 00 - Cầu thang máy và băng tải tự động dùng cho người đi bộ 10 x 8428 60 00 00 - Thùng cáp treo, ghế treo, cơ cấu kéo người trượt tuyết lên cao dùng trong môn trượt tuyết; cơ cấu kéo dùng cho đường sắt leo núi 10 x 8428 90 - Máy khác: 8428 90 20 00 - - Máy tự động để chuyên chở, kẹp giữ và bảo quản tấm mạch in, tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8428 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.32 Máy nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp dùng cho việc làm đất hoặc trồng trọt; máy cán cỏ hoặc sân chơi thể thao. 8432 10 00 00 - Máy cày 5 - - Máy bừa, máy cào, máy xới, máy làm cỏ và máy cuốc: 8432 21 00 00 - - Bừa đĩa 5 - 8432 29 00 00 - - Loại khác 5 - 8432 30 00 00 - Máy gieo hạt, máy trồng cây và máy cấy 5 - 8432 40 00 00 - Máy vãi phân và máy rắc phân 10 x 8432 80 - Máy khác: 8432 80 10 00 - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8432 80 20 00 - - Máy cán cho bãi cỏ hay sân chơi thể thao 10 x 8432 80 90 00 - - Loại khác 10 x 8432 90 - Bộ phận: 8432 90 10 00 - - Của máy thuộc phân nhóm 8432.80.90 10 x 8432 90 20 00 - - Của máy cán cho bãi cỏ hay sân chơi thể thao 10 x 8432 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.33 Máy thu hoạch hoặc máy đập, kể cả máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô; máy cắt cỏ tươi hoặc cỏ khô; máy làm sạch, phân loại hoặc lựa chọn trứng, hoa quả hoặc nông sản khác, trừ các loại máy thuộc nhóm 84.37. - Máy cắt cỏ dùng cho các bãi cỏ, công viên hay sân chơi thể thao: 8433 11 00 00 - - Chạy bằng động cơ, với chi tiết cắt quay trên mặt phẳng ngang 10 x 8433 19 - - Loại khác: 8433 19 10 00 - - - Điều khiển bằng tay 10 x 8433 19 90 00 - - - Loại khác 10 x 8433 20 00 00 - Máy cắt cỏ khác, kể cả các thanh cắt lắp vào máy kéo 10 x 8433 30 00 00 - Máy dọn cỏ khô khác 10 x 8433 40 00 00 - Máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô, kể cả máy nâng (thu dọn) các kiện đã được đóng 10 x - Máy thu hoạch loại khác; máy đập: 8433 51 00 00 - - Máy gặt đập liên hợp 5 - 8433 52 00 00 - - Máy đập loại khác 5 - 8433 53 00 00 - - Máy thu hoạch sản phẩm củ hoặc rễ 5 - 8433 59 - - Loại khác: 8433 59 10 00 - - - Máy hái bông và máy nhặt hạt bông khỏi bông 5 - 8433 59 90 00 - - - Loại khác 5 - 8433 60 - Máy làm sạch, phân loại hay chọn trứng, hoa quả hay nông sản khác: 8433 60 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8433 60 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8433 90 - Bộ phận: 8433 90 10 00 - - Các bánh xe, có đường kính (gồm cả lốp) trên 100 mm nhưng không quá 250 mm, với kích thước chiều ngang của các bánh xe hoặc lốp lắp trên loại bánh xe đó vượt quá 30 mm 10 x 8433 90 20 00 - - Loại khác, của hàng hóa thuộc phân nhóm 8433.11 hoặc 8433.19.90 10 x 8433 90 30 00 - - Loại khác, của hàng hóa thuộc phân nhóm 8433.19.10 10 x 8433 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.34 Máy vắt sữa và máy chế biến sữa. 8434 10 - Máy vắt sữa: 8434 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8434 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8434 20 - Máy chế biến sữa: 8434 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8434 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8434 90 - Bộ phận: 8434 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8434 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.35 Máy ép, máy nghiền và các loại máy tương tự dùng trong sản xuất rượu vang, rượu táo, nước trái cây hoặc các loại đồ uống tương tự. 8435 10 - Máy: 8435 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8435 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8435 90 - Bộ phận: 8435 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8435 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.36 Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi ong, kể cả máy ươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở. 8436 10 - Máy chế biến thức ăn gia súc: 8436 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8436 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Máy chăm sóc gia cầm, máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở: 8436 21 - - Máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở: 8436 21 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8436 21 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8436 29 - - Loại khác: 8436 29 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8436 29 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8436 80 - Máy loại khác: - - Hoạt động bằng điện: 8436 80 11 00 - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8436 80 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Hoạt động không bằng điện: 8436 80 21 00 - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8436 80 29 00 - - - Loại khác 10 x - Bộ phận: 8436 91 - - Của máy chăm sóc gia cầm, máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở: 8436 91 10 00 - - - Của máy và thiết bị hoạt động bằng điện 10 x 8436 91 20 00 - - - Của máy và thiết bị hoạt động không bằng điện 10 x 8436 99 - - Loại khác: - - - Của máy và thiết bị hoạt động bằng điện: 8436 99 11 00 - - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8436 99 19 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Của máy và thiết bị hoạt động không bằng điện: 8436 99 21 00 - - - - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn 10 x 8436 99 29 00 - - - - Loại khác 10 x 84.37 Máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, ngũ cốc hay các loại rau họ đậu đã được làm khô; máy dùng trong công nghiệp xay sát, chế biến ngũ cốc hoặc rau họ đậu dạng khô, trừ các loại máy nông nghiệp. 8437 10 - Máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, ngũ cốc hay các loại rau họ đậu đã được làm khô: 8437 10 10 00 - - Cho các loại hạt dùng để làm bánh mỳ; máy sàng sảy hạt và các loại máy làm sạch tương tự, hoạt động bằng điện 10 x 8437 10 20 00 - - Cho các loại hạt dùng để làm bánh mỳ; máy sàng sảy hạt và các loại máy làm sạch tương tự, hoạt động không bằng điện 10 x 8437 10 30 00 - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8437 10 40 00 - - Loại khác, hoạt động không bằng điện 10 x 8437 80 - Máy loại khác: 8437 80 10 00 - - Máy bóc vỏ trấu và máy xát gạo hình côn, hoạt động bằng điện 10 x 8437 80 20 00 - - Máy bóc vỏ trấu và máy xát gạo hình côn, hoạt động không bằng điện 10 x 8437 80 30 00 - - Máy nghiền cà phê và ngô dạng công nghiệp, hoạt động bằng điện 10 x 8437 80 40 00 - - Máy nghiền cà phê và ngô dạng công nghiệp, hoạt động không bằng điện 10 x - - Loại khác, hoạt động bằng điện: 8437 80 51 00 - - - Máy đánh bóng gạo, máy giần, sàng, rây, máy làm sạch cám và máy bóc vỏ 10 x 8437 80 59 00 - - - Loại khác 10 x - - Loại khác, hoạt động không bằng điện: 8437 80 61 00 - - - Máy đánh bóng gạo, máy giần, sàng, rây, máy làm sạch cám và máy bóc vỏ 10 x 8437 80 69 00 - - - Loại khác 10 x 8437 90 - Bộ phận: - - Của máy hoạt động bằng điện: 8437 90 11 00 - - - Của máy thuộc phân nhóm 8437.10 10 x 8437 90 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Của máy hoạt động không bằng điện: 8437 90 21 00 - - - Của máy thuộc phân nhóm 8437.10 10 x 8437 90 29 00 - - - Loại khác 10 x 84.38 Máy chế biến công nghiệp hoặc sản xuất thực phẩm hay đồ uống, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác trong Chương này, trừ các loại máy để chiết xuất hay chế biến dầu mỡ động vật hoặc dầu hoặc chất béo từ thực vật. 8438 10 - Máy làm bánh mỳ và máy để sản xuất mỳ macaroni, spaghetti hoặc các sản phẩm tương tự: 8438 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8438 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8438 20 - Máy sản xuất mứt kẹo, ca cao hay sô cô la: 8438 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8438 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8438 30 - Máy sản xuất đường: 8438 30 10 - - Hoạt động bằng điện: 8438 30 10 10 - - - Công suất không quá 100 tấn mía/ngày 10 x 8438 30 10 90 - - - Loại khác 10 x 8438 30 20 - - Hoạt động không bằng điện: 8438 30 20 10 - - - Công suất không quá 100 tấn mía/ngày 10 x 8438 30 20 90 - - - Loại khác 10 x 8438 40 - Máy sản xuất bia: 8438 40 10 - - Hoạt động bằng điện: 8438 40 10 10 - - - Công suất tối đa không quá 5 triệu lít/năm 10 x 8438 40 10 90 - - - Loại khác 10 x 8438 40 20 - - Hoạt động không bằng điện: 8438 40 20 10 - - - Công suất tối đa không quá 5 triệu lít/năm 10 x 8438 40 20 90 - - - Loại khác 10 x 8438 50 - Máy chế biến thịt gia súc hoặc gia cầm: 8438 50 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8438 50 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8438 60 - Máy chế biến hoa quả, quả hạch hoặc rau: 8438 60 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8438 60 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8438 80 - Máy loại khác: - - Máy xay vỏ cà phê: 8438 80 11 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8438 80 12 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x - - Loại khác: 8438 80 91 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8438 80 92 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8438 90 - Bộ phận: - - Của máy hoạt động bằng điện: 8438 90 11 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8438.30.10 10 x 8438 90 12 00 - - - Của máy xay vỏ cà phê 10 x 8438 90 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Của máy hoạt động không bằng điện: 8438 90 21 00 - - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8438.30.20 10 x 8438 90 22 00 - - - Của máy sát tách vỏ cà phê 10 x 8438 90 29 00 - - - Loại khác 10 x 84.39 Máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xen lu lô hoặc máy dùng cho quá trình sản xuất hoặc hoàn thiện giấy hoặc các tông. 8439 10 00 00 - Máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xen lu lô 10 x 8439 20 00 00 - Máy dùng sản xuất giấy hoặc các tông 10 x 8439 30 00 00 - Máy hoàn thiện sản phẩm giấy hoặc các tông 10 x - Bộ phận: 8439 91 - - Của máy sản xuất bột giấy từ vật liệu sợi xen lu lô: 8439 91 10 00 - - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8439 91 20 00 - - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 8439 99 - - Loại khác: 8439 99 10 00 - - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8439 99 20 00 - - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.40 Máy đóng sách, kể cả máy khâu sách. 8440 10 - Máy: 8440 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8440 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8440 90 - Bộ phận: 8440 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8440 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.41 Các máy khác dùng để sản xuất bột giấy, giấy hoặc các tông, kể cả máy cắt xén các loại. 8441 10 - Máy cắt xén các loại: 8441 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8441 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8441 20 - Máy làm túi, bao hoặc phong bì: 8441 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8441 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8441 30 - Máy làm thùng các tông, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa tương tự, trừ loại máy sử dụng phương pháp đúc khuôn: 8441 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8441 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8441 40 - Máy làm các sản phẩm từ bột giấy, giấy hoặc các tông bằng phương pháp đúc khuôn: 8441 40 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8441 40 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8441 80 - Máy loại khác: 8441 80 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8441 80 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8441 90 - Bộ phận: 8441 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8441 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.42 Máy, thiết bị và dụng cụ (trừ loại máy công cụ thuộc các nhóm từ 84.56 đến 84.65) dùng để đúc chữ hoặc chế bản, làm bản in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in ấn khác; mẫu ký tự in, bản in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khác; khối, tấm, trục lăn và đá in ly tô, được chuẩn bị cho các mục đích in (ví dụ, đã được làm phẳng, đã được làm nổi hạt, đã được đánh bóng). 8442 30 - Máy, thiết bị và dụng cụ: 8442 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8442 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8442 40 - Bộ phận của các máy, thiết bị hoặc dụng cụ kể trên: 8442 40 10 00 - - Của máy, thiết bị hoặc dụng cụ hoạt động bằng điện 10 x 8442 40 20 00 - - Của máy, thiết bị hoặc dụng cụ hoạt động không bằng điện 10 x 8442 50 00 00 - Khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác; khuôn in, trục lăn và đá in ly tô, được chuẩn bị cho các mục đích in (ví dụ, đã được làm phẳng, nổi vân hạt hoặc đánh bóng) 10 x 84.43 Máy in sử dụng các bộ phận in như bát chữ, trục lăn và các bộ phận in của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machine) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các linh kiện của chúng. - Máy in sử dụng các bộ phận in như bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khác thuộc nhóm 84.42: 8443 11 00 00 - - Máy in offset, in cuộn 10 x 8443 12 00 00 - - Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy mở ra một chiều không quá 22 cm và chiều kia không quá 36 cm) 10 x 8443 13 00 00 - - Máy in offset khác 10 x 8443 14 00 00 - - Máy in nổi, in cuộn, trừ loại máy in nổi bằng khuôn mềm 10 x 8443 15 00 00 - - Máy in nổi, trừ loại in cuộn, trừ loại máy in nổi bằng khuôn mềm 10 x 8443 16 00 00 - - Máy in nổi bằng khuôn mềm 10 x 8443 17 00 00 - - Máy in ảnh trên bản kẽm 10 x 8443 19 00 00 - - Loại khác 10 x - Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau: 8443 31 - - Máy kết hợp hai hoặc ba chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: 8443 31 10 00 - - - Máy in - copy, in bằng công nghệ in phun 10 x 8443 31 20 00 - - - Máy in - copy, in bằng công nghệ laser 10 x 8443 31 30 00 - - - Máy in - copy - fax kết hợp 10 x 8443 31 90 00 - - - Loại khác 10 x 8443 32 - - Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: 8443 32 10 00 - - - Máy in kim 10 x 8443 32 20 00 - - - Máy in phun 10 x 8443 32 30 00 - - - Máy in laser 10 x 8443 32 40 00 - - - Máy fax 10 x 8443 32 50 00 - - - Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in 10 x 8443 32 90 00 - - - Loại khác 10 x 8443 39 - - Loại khác: - - - Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp): 8443 39 11 00 - - - - Loại màu 10 x 8443 39 19 00 - - - - Loại khác 10 x 8443 39 20 00 - - - Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp), hoạt động thông qua việc mã hóa dữ liệu gốc 10 x 8443 39 30 00 - - - Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học 10 x 8443 39 40 00 - - - Máy in phun 10 x 8443 39 90 00 - - - Loại khác 10 x - Bộ phận và phụ tùng: 8443 91 00 00 - - Bộ phận và phụ tùng của máy in sử dụng các bộ phận in như bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 84.42 10 x 8443 99 - - Loại khác: 8443 99 10 00 - - - Của máy in kiểu lưới dùng để sản xuất tấm mạch in hay tấm mạch dây in 10 x 8443 99 20 00 - - - Hộp mực in đã có mực in 10 x 8443 99 30 00 - - - Bộ phận cung cấp và phân loại giấy 10 x 8443 99 90 00 - - - Loại khác 10 x 84.44 Máy ép đùn, kéo chuỗi, tạo dún hoặc máy cắt vật liệu dệt nhân tạo. 8444 00 10 00 - Hoạt động bằng điện 10 x 8444 00 20 00 - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.45 Máy chuẩn bị xơ sợi dệt; máy kéo sợi, máy đậu sợi hoặc máy xe sợi và các loại máy khác dùng cho sản xuất sợi dệt, máy guồng hoặc máy đánh ống sợi dệt (kể cả máy đánh suốt sợi ngang) và các loại máy chuẩn bị sơ sợi dệt cho công việc trên các máy thuộc nhóm 84.46 hoặc 84.47. - Máy chuẩn bị sợi dệt: 8445 11 - - Máy chải thô: 8445 11 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 11 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 12 - - Máy chải kỹ: 8445 12 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 12 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 13 - - Máy ghép cúi hoặc máy sợi thô: 8445 13 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 13 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 19 - - Loại khác: 8445 19 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 19 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 20 - Máy kéo sợi: 8445 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 30 - Máy đậu hoặc máy xe sợi: 8445 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 40 - Máy đánh ống (kể cả máy đánh suốt sợi ngang) hoặc máy guồng sợi: 8445 40 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 40 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8445 90 - Loại khác: 8445 90 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8445 90 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.46 Máy dệt. 8446 10 - Cho vải dệt có khổ rộng vải không quá 30 cm: 8446 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8446 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Cho vải dệt có khổ rộng vải từ 30 cm trở lên, loại dệt thoi: 8446 21 00 00 - - Máy dệt khung cửi có động cơ 10 x 8446 29 00 00 - - Loại khác 10 x 8446 30 00 00 - Cho vải dệt có khổ rộng vải từ 30 cm trở lên, loại dệt không thoi 10 x 84.47 Máy dệt kim, máy khâu đính và máy tạo sợi cuốn, sản xuất vải tuyn, ren, thêu, trang trí, dây tết hoặc lưới và chần sợi nổi vòng. - Máy dệt kim tròn: 8447 11 - - Có đường kính trục cuốn không quá 165 mm: 8447 11 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8447 11 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8447 12 - - Có đường kính trục cuốn trên 165 mm: 8447 12 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8447 12 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8447 20 - Máy dệt kim phẳng; máy khâu đính: 8447 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8447 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8447 90 - Loại khác: 8447 90 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8447 90 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.48 Máy phụ trợ dùng với các máy thuộc nhóm 84.44, 84.45, 84.46 hoặc 84.47 (ví dụ, đầu tay kéo, đầu Jacquard, cơ cấu tự dừng, cơ cấu thay thoi); các bộ phận và phụ tùng phù hợp để chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các máy thuộc nhóm này hoặc của nhóm 84.44, 84.45, 84.46 hoặc 84.47 (ví dụ, cọc sợi và gàng, kim chải, lược chải kỹ, phễu đùn sợi, thoi, go và khung go, kim dệt). - Máy phụ trợ dùng cho các loại máy thuộc nhóm 84.44, 84.45, 84.46 hoặc 84.47: 8448 11 - - Đầu tay kéo, đầu Jacquard; máy thu nhỏ bìa, máy sao bìa, máy đục lỗ hoặc các máy ghép bìa được sử dụng cho mục đích trên: 8448 11 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8448 11 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8448 19 - - Loại khác: 8448 19 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8448 19 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8448 20 00 00 - Bộ phận và phụ tùng của máy thuộc nhóm 84.44 hoặc các máy phụ trợ của chúng 10 x - Bộ phận và phụ tùng của máy thuộc nhóm 84.45 hoặc các máy phụ trợ của chúng: 8448 31 00 00 - - Kim chải 10 x 8448 32 00 00 - - Của máy chuẩn bị xơ sợi dệt, trừ kim chải 10 x 8448 33 00 00 - - Cọc sợi, gàng, nồi và khuyên 10 x 8448 39 00 00 - - Loại khác 10 x - Bộ phận và phụ tùng của máy dệt (khung cửi) hoặc máy phụ trợ của chúng: 8448 42 00 00 - - Lược dệt, go và khung go 10 x 8448 49 - - Loại khác: - - - Bộ phận của máy hoạt động bằng điện: 8448 49 11 00 - - - - Thoi 10 x 8448 49 19 00 - - - - Loại khác 10 x 8448 49 20 00 - - - Bộ phận của máy hoạt động không bằng điện 10 x - Bộ phận và phụ tùng của máy thuộc nhóm 84.47 hoặc máy phụ trợ của chúng: 8448 51 00 00 - - Platin tạo vòng (sinker), kim dệt và các chi tiết tạo vòng khác 10 x 8448 59 00 00 - - Loại khác 10 x 84.49 Máy dùng để sản xuất hay hoàn tất phớt hoặc các sản phẩm không dệt dạng mảnh hoặc dạng hình, kể cả máy làm mũ phớt; cốt làm mũ. 8449 00 10 00 - Hoạt động bằng điện 10 x 8449 00 20 00 - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.51 Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn; máy để quấn, tở, gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt. 8451 10 00 00 - Máy giặt khô 10 x - Máy sấy: 8451 21 00 00 - - Công suất mỗi lần sấy không quá 10 kg vải khô 10 - 8451 29 00 00 - - Loại khác 10 x 8451 30 00 00 - Máy là và là hơi ép (kể cả ép mếch) 10 x 8451 40 00 00 - Máy giặt, tẩy trắng hoặc nhuộm 10 x 8451 50 00 00 - Máy để quấn, tở, gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt 10 x 8451 80 - Máy loại khác: 8451 80 10 00 - - Dùng trong gia đình 10 - 8451 80 90 00 - - Loại khác 10 x 8451 90 - Bộ phận: 8451 90 10 00 - - Của máy có công suất mỗi lần sấy không quá 10 kg vải khô 10 - 8451 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.52 Máy khâu, trừ các loại máy khâu sách thuộc nhóm 84.40; bàn, tủ, chân máy và nắp thiết kế chuyên dùng cho các loại máy khâu; kim máy khâu. 8452 10 00 00 - Máy khâu dùng cho gia đình 10 - - Máy khâu loại khác: 8452 21 00 00 - - Loại tự động 10 x 8452 29 00 00 - - Loại khác 10 x 8452 30 00 00 - Kim máy khâu 10 x 8452 40 00 - Bàn, tủ, chân máy và nắp cho máy khâu và các bộ phận của chúng: 8452 40 00 10 - - Của máy thuộc phân nhóm 8452.10 10 - 8452 40 00 90 - - Loại khác 10 x 8452 90 - Bộ phận khác của máy khâu: - - Của máy thuộc phân nhóm 8452.10: 8452 90 11 00 - - - Thân trên và thân dưới máy, đế đỡ có hoặc không có khung; bánh đà; bộ phận che chắn dây đai; bàn đạp các loại 10 - 8452 90 19 00 - - - Loại khác 10 - 8452 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.53 Máy dùng để sơ chế, thuộc da hoặc chế biến da sống, da thuộc hoặc máy để sản xuất hay sửa chữa giày dép hoặc các sản phẩm khác từ da sống hoặc da thuộc, trừ các loại máy may. 8453 10 - Máy dùng để sơ chế, thuộc hoặc chế biến da sống hoặc da thuộc: 8453 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8453 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8453 20 - Máy để sản xuất hoặc sửa chữa giày dép: 8453 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8453 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8453 80 - Máy khác: 8453 80 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8453 80 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8453 90 00 00 - Bộ phận 10 x 84.56 Máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia i-on hoặc hồ quang plasma. 8456 10 00 00 - Hoạt động bằng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm tia phô-tông 10 x 8456 20 00 00 - Hoạt động bằng phương pháp siêu âm 10 x 8456 30 00 00 - Hoạt động bằng phương pháp phóng điện tử 10 x 8456 90 - Loại khác: 8456 90 10 00 - - Máy công cụ, điều khiển số, để gia công vật liệu bằng phương pháp bóc tách vật liệu, phương pháp plasma, để sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in 10 x 8456 90 20 00 - - Thiết bị gia công ướt ứng dụng công nghệ nhúng dung dịch điện hóa, có hoặc không dùng để tách vật liệu trên các đế của tấm mạch in hay tấm mạch dây in 10 x 8456 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.57 Trung tâm gia công cơ, máy kết cấu một vị trí và máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch để gia công kim loại. 8457 10 00 00 - Trung tâm gia công cơ 10 x 8457 20 00 00 - Máy một vị trí gia công 10 x 8457 30 00 00 - Máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch 10 x 84.60 Máy công cụ dùng để mài bavia, mài sắc, mài nhẵn, mài khôn, mài rà, đánh bóng hoặc bằng cách khác để gia công lần cuối kim loại và gốm kim loại bằng các loại đá mài, vật liệu mài hoặc các chất đánh bóng, trừ các loại máy cắt răng, mài răng hoặc gia công hoàn thiện bánh răng thuộc nhóm 84.61. - Máy mài phẳng, trong đó việc xác định vị trí theo trục tọa độ nào đó có thể đạt tới độ chính xác tối thiểu là 0,01 mm: 8460 11 00 00 - - Điều khiển số 10 x 8460 19 - - Loại khác: 8460 19 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8460 19 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Máy mài khác, trong đó việc xác định vị trí theo trục tọa độ nào đó có thể đạt tới độ chính xác tối thiểu là 0,01 mm: 8460 21 00 00 - - Điều khiển số 10 x 8460 29 - - Loại khác: 8460 29 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8460 29 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Máy mài sắc (mài dụng cụ làm việc hay lưỡi cắt): 8460 31 - - Điều khiển số: 8460 31 10 00 - - - Máy công cụ, điều khiển số, có bộ phận đồ gá kẹp mẫu gia công hình ống lắp cố định và có công suất không quá 0,74 kW, để mài sắc các mũi khoan bằng vật liệu các bua với đường kính chuôi không quá 3,175 mm 10 x 8460 31 90 00 - - - Loại khác 10 x 8460 39 - - Loại khác: 8460 39 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8460 39 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8460 40 - Máy mài khôn hoặc máy mài rà: 8460 40 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8460 40 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8460 90 - Loại khác: 8460 90 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8460 90 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.63 Máy công cụ khác để gia công kim loại hoặc gốm kim loại, không cần bóc tách vật liệu. 8463 10 - Máy kéo thanh, ống, hình, dây hoặc loại tương tự: 8463 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8463 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8463 20 - Máy lăn ren: 8463 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8463 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8463 30 - Máy gia công dây: 8463 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8463 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8463 90 - Loại khác: 8463 90 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8463 90 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.64 Máy công cụ để gia công đá, gốm, bê tông, xi măng - amiăng hoặc các loại khoáng vật tương tự hoặc máy dùng để gia công nguội thủy tinh. 8464 10 - Máy cưa: 8464 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8464 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8464 20 - Máy mài nhẵn hay mài bóng: 8464 20 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8464 20 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8464 90 - Loại khác: 8464 90 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8464 90 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 84.65 Máy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim, dán hoặc lắp ráp bằng cách khác) dùng để gia công gỗ, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hay các vật liệu cứng tương tự. 8465 10 00 00 - Máy có thể thực hiện các nguyên công gia công cơ khác nhau mà không cần thay dụng cụ giữa các nguyên công 10 x - Loại khác: 8465 91 - - Máy cưa: 8465 91 10 00 - - - Để khắc vạch lên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc các tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in, hoạt động bằng điện 10 x 8465 91 20 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8465 91 90 00 - - - Loại khác 10 x 8465 92 - - Máy bào, máy phay hay máy tạo khuôn (bằng phương pháp cắt): 8465 92 10 00 - - - Để khắc vạch lên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc các tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in, có thể lắp vừa được mũi khắc có đường kính chuôi không quá 3,175 mm, dùng để khắc vạch lên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc các tấm đế của tấm mạch in hay tấm đế của tấm mạch dây in 10 x 8465 92 20 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8465 92 90 00 - - - Loại khác 10 x 8465 93 - - Máy mài nhẵn, máy phun cát hoặc máy mài bóng: 8465 93 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8465 93 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8465 94 - - Máy uốn hoặc máy lắp ráp: 8465 94 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8465 94 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8465 95 - - Máy khoan hoặc đục mộng: 8465 95 10 00 - - - Máy khoan để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in, có tốc độ quay trên 50.000 vòng/phút và có thể lắp vừa được mũi khoan có đường kính chuôi không quá 3,175 mm 10 x 8465 95 30 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8465 95 90 00 - - - Loại khác 10 x 8465 96 - - Máy xẻ, lạng hay máy bóc tách: 8465 96 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8465 96 20 00 - - - Không hoạt động bằng điện 10 x 8465 99 - - Loại khác: 8465 99 30 00 - - - Máy tiện, hoạt động bằng điện 10 x 8465 99 40 00 - - - Máy tiện, hoạt động không bằng điện 10 x 8465 99 50 00 - - - Máy để đẽo bavia bề mặt của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in trong quá trình sản xuất; để khắc vạch lên tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in hoặc tấm đế của tấm mạch in hay tấm mạch dây in; máy ép lớp mỏng để sản xuất tấm mạch in hay tấm mạch dây in 10 x 8465 99 60 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8465 99 90 00 - - - Loại khác 10 x 84.66 Bộ phận và phụ tùng chỉ dùng hay chủ yếu dùng với các loại máy thuộc các nhóm từ 84.56 đến 84.65, kể cả gá kẹp sản phẩm hay giá kẹp dụng cụ, đầu cắt ren tự mở, đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho các máy công cụ, giá kẹp dụng cụ dùng cho mọi loại dụng cụ để làm việc bằng tay. 8466 10 - Bộ phận kẹp dụng cụ, đầu cắt ren tự mở: 8466 10 10 00 - - Dùng cho máy công cụ thuộc các phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20, 8460.31.10, 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50 10 x 8466 10 90 00 - - Loại khác 10 x 8466 20 - Bộ phận kẹp sản phẩm: 8466 20 10 00 - - Dùng cho máy công cụ thuộc các phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20, 8460.31.10, 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50 10 x 8466 20 90 00 - - Loại khác 10 x 8466 30 - Đầu chia độ và những bộ phận phụ trợ chuyên dùng khác dùng cho máy công cụ: 8466 30 10 00 - - Dùng cho máy công cụ thuộc phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20, 8460.31.10, 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50 10 x 8466 30 90 00 - - Loại khác 10 x - Loại khác: 8466 91 00 00 - - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.64 10 x 8466 92 - - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.65: 8466 92 10 00 - - - Dùng cho máy thuộc phân nhóm 8465.91.10, 8465.92.10, 8465.95.10 hoặc 8465.99.50 10 x 8466 92 90 00 - - - Loại khác 10 x 8466 93 - - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.56 đến 84.61: 8466 93 20 00 - - - Dùng cho máy thuộc phân nhóm 8456.90.10, 8456.90.20 hoặc 8460.31.10 10 x 8466 93 90 00 - - - Loại khác 10 x 8466 94 00 00 - - Dùng cho máy thuộc nhóm 84.62 hoặc 84.63 10 x 84.74 Máy dùng để phân loại, sàng lọc, phân tách, rửa, nghiền, xay, trộn hay nhào đất, đá, quặng hoặc các khoáng vật khác, dạng rắn (kể cả dạng bột hoặc dạng bột nhão); máy dùng để đóng khối, tạo hình hoặc tạo khuôn các nhiên liệu khoáng rắn, bột gốm nhão, xi măng chưa đóng cứng, thạch cao hoặc các sản phẩm khoáng khác ở dạng bột hoặc bột nhão; máy để tạo khuôn đúc bằng cát. 8474 10 - Máy phân loại, sàng lọc, phân tách hoặc rửa: 8474 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8474 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8474 20 - Máy nghiền hoặc xay: - - Hoạt động bằng điện: 8474 20 11 00 - - - Dùng cho đá 10 x 8474 20 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Hoạt động không bằng điện: 8474 20 21 00 - - - Dùng cho đá 10 x 8474 20 29 00 - - - Loại khác 10 x - Máy trộn hoặc nhào: 8474 31 - - Máy trộn bê tông hoặc nhào vữa: 8474 31 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8474 31 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8474 32 - - Máy trộn khoáng vật với bi-tum: 8474 32 10 - - - Hoạt động bằng điện: 8474 32 10 10 - - - - Máy trộn khoáng vật với bi-tum, công suất không quá 80 tấn/giờ 10 x 8474 32 10 90 - - - - Loại khác 10 x 8474 32 20 - - - Hoạt động không bằng điện: 8474 32 20 10 - - - - Máy trộn khoáng vật với bi-tum, công suất không quá 80 tấn/giờ 10 x 8474 32 20 90 - - - - Loại khác 10 x 8474 39 - - Loại khác: 8474 39 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8474 39 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8474 80 - Máy khác: 8474 80 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8474 80 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8474 90 - Bộ phận: 8474 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8474 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.75 Máy để lắp ráp đèn điện hoặc đèn điện tử, bóng đèn ống, đèn chân không hoặc đèn nháy với vỏ bọc bằng thủy tinh; máy để chế tạo hoặc gia công nóng thủy tinh hay đồ thủy tinh. 8475 10 - Máy để lắp ráp đèn điện hay đèn điện tử, đèn ống hoặc đèn chân không hay đèn nháy, với vỏ bọc bằng thủy tinh: 8475 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8475 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x - Máy để chế tạo hoặc gia công nóng thủy tinh hay đồ thủy tinh: 8475 21 00 00 - - Máy sản xuất sợi quang học và phôi tạo hình trước của chúng 10 x 8475 29 00 00 - - Loại khác 10 x 8475 90 - Bộ phận: 8475 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8475 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.77 Máy dùng để gia công cao su hoặc plastic hay dùng trong việc chế biến sản phẩm từ những vật liệu kể trên, không được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này. 8477 10 - Máy đúc phun: 8477 10 10 00 - - Để đúc cao su 10 x - - Để đúc plastic: 8477 10 31 00 - - - Máy đúc phun sản phẩm PVC (Poly Vinyl Chloride) 10 x 8477 10 39 00 - - - Loại khác 10 x 8477 20 - Máy đùn: 8477 20 10 00 - - Để đùn cao su 10 x 8477 20 20 00 - - Để đùn plastic 10 x 8477 30 00 00 - Máy đúc thổi 10 x 8477 40 - Máy đúc chân không và các loại máy đúc nhiệt khác: 8477 40 10 00 - - Để đúc hay tạo hình cao su 10 x 8477 40 20 00 - - Để đúc hay tạo hình plastic 10 x - Máy đúc hay tạo hình khác: 8477 51 00 00 - - Để đúc hay tái chế lốp hơi hay để đúc hay tạo hình loại săm khác 10 x 8477 59 - - Loại khác: 8477 59 10 00 - - - Dùng cho cao su 10 x 8477 59 20 00 - - - Dùng cho plastic 10 x 8477 80 - Máy loại khác: 8477 80 10 00 - - Để chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su, hoạt động bằng điện 10 x 8477 80 20 00 - - Để chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su, hoạt động không bằng điện 10 x - - Để chế biến plastic hoặc sản xuất các sản phẩm từ plastic, hoạt động bằng điện: 8477 80 31 00 - - - Máy ép lớp mỏng dùng để sản xuất tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in 10 x 8477 80 39 00 - - - Loại khác 10 x 8477 80 40 00 - - Để chế biến plastic hoặc sản xuất các sản phẩm từ plastic, hoạt động không bằng điện 10 x 8477 90 - Bộ phận: 8477 90 10 00 - - Của máy chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su, hoạt động bằng điện 10 x 8477 90 20 00 - - Của máy để chế biến cao su hoặc sản xuất các sản phẩm từ cao su, hoạt động không bằng điện 10 x - - Của máy chế biến plastic hoặc sản xuất các sản phẩm từ plastic, hoạt động bằng điện: 8477 90 32 00 - - - Bộ phận của máy ép lớp mỏng dùng để sản xuất tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in 10 x 8477 90 39 00 - - - Loại khác 10 x 8477 90 40 00 - - Để chế biến plastic hoặc các sản phẩm từ plastic, hoạt động không bằng điện 10 x 84.78 Máy chế biến hay đóng gói thuốc lá, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này. 8478 10 - Máy: 8478 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8478 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8478 90 - Bộ phận: 8478 90 10 00 - - Của máy hoạt động bằng điện 10 x 8478 90 20 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.79 Thiết bị và phụ kiện cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác thuộc Chương này. 8479 10 - Máy dùng cho các công trình công cộng, xây dựng hoặc các mục đích tương tự: 8479 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8479 10 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8479 20 - Máy dùng để chiết xuất hoặc chế biến dầu hoặc mỡ động vật, dầu hoặc mỡ thực vật: - - Hoạt động bằng điện: 8479 20 11 00 - - - Máy chế biến dầu cọ 10 x 8479 20 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Hoạt động không bằng điện: 8479 20 21 00 - - - Máy chế biến dầu cọ 10 x 8479 20 29 00 - - - Loại khác 10 x 8479 30 - Máy ép dùng để sản xuất tấm, ván ép từ sơ sợi hoặc dăm gỗ hay từ các vật liệu bằng gỗ khác và các loại máy khác dùng để xử lý gỗ hoặc lie: 8479 30 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8479 30 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8479 40 - Máy sản xuất dây cáp hoặc dây chão: 8479 40 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 8479 40 20 00 - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8479 50 00 00 - Rô bốt công nghiệp, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác 10 x 8479 60 00 00 - Máy làm mát không khí bằng bay hơi 10 x - Máy và thiết bị cơ khí khác: 8479 81 - - Để gia công kim loại, kể cả máy cuộn ống dây điện: 8479 81 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8479 81 20 00 - - - Hoạt động không bằng điện 10 x 8479 82 - - Máy trộn, máy nhào, máy xay, máy nghiền, máy sàng, máy rây, máy trộn đồng hóa, máy tạo nhũ tương hoặc máy khuấy: 8479 82 10 00 - - - Hoạt động bằng điện 10 x 8479 82 20 00 - - - Họat động không bằng điện 10 x 8479 89 - - Loại khác: 8479 89 20 00 - - - Máy lắp ráp các bo mạch nhánh của bộ xử lý trung tâm (CPU) vào các vỏ, hộp đựng bằng plastic; thiết bị tái sinh dung dịch hóa học dùng trong sản xuất tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in; thiết bị làm sạch cơ học bề mặt của tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in trong sản xuất; thiết bị tự động sắp đặt hoặc loại bỏ các linh kiện hoặc phần tử tiếp xúc trên các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc tấm đế khác; thiết bị đồng chỉnh tấm mạch in hay tấm mạch dây in hay tấm mạch in đã lắp ráp trong quá trình sản xuất 10 x 8479 89 30 00 - - - Loại khác, hoạt động bằng điện 10 x 8479 89 40 00 - - - Loại khác, hoạt động không bằng điện 10 x 8479 90 - Bộ phận: 8479 90 20 00 - - Của hàng hóa thuộc phân nhóm 8479.89.20 10 x 8479 90 30 00 - - Của máy hoạt động bằng điện khác 10 x 8479 90 40 00 - - Của máy hoạt động không bằng điện 10 x 84.81 Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt. 8481 10 - Van giảm áp: - - Bằng sắt hoặc thép: 8481 10 11 00 - - - Van cổng điều khiển bằng tay có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm 10 x 8481 10 19 00 - - - Loại khác 10 x 8481 10 20 00 - - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng 10 x 8481 10 90 00 - - Loại khác 10 x 8481 20 - Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén: 8481 20 10 00 - - Van cổng điều khiển bằng tay có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm 10 x 8481 20 90 - - Loại khác: 8481 20 90 10 - - - Van từ dùng cho ô tô con chở khách và xe buýt 10 x 8481 20 90 90 - - - Loại khác 10 x 8481 30 - Van kiểm tra (van một chiều): 8481 30 10 00 - - Van đúc thuộc loại van cản (van kiểm tra) có đường kính trong cửa nạp từ 40 mm đến 600 mm 10 x 8481 30 20 00 - - Bằng đồng hoặc hợp kim đồng, với đường kính trong từ 25 mm trở xuống 10 - 8481 30 90 00 - - Loại khác 10 x 8481 40 - Van an toàn hay van xả: 8481 40 10 00 - - Bằng đồng hay hợp kim đồng, với đường kính trong từ 25 mm trở xuống 10 x 8481 40 90 00 - - Loại khác 10 x 8481 80 - Thiết bị khác: - - Van dùng cho săm: 8481 80 11 00 - - - Bằng đồng hay hợp kim đồng 10 x 8481 80 12 00 - - - Bằng vật liệu khác 10 x - - Van dùng cho lốp không cần săm: 8481 80 13 00 - - - Bằng đồng hay hợp kim đồng 10 x 8481 80 14 00 - - - Bằng vật liệu khác 10 x - - Van xi lanh (LPG) bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có kích thước như sau: 8481 80 21 00 - - - Có đường kính cửa nạp hoặc cửa thoát không quá 2,5 cm 10 x 8481 80 22 00 - - - Có đường kính cửa nạp hoặc cửa thoát trên 2,5 cm 10 x 8481 80 30 00 - - Van, đã hoặc chưa lắp bộ phận đánh lửa điện từ, dùng cho các bếp nấu hoặc bếp có lò nướng bằng ga 10 - - - Van chai nước sô đa; bộ phận nạp bia hoạt động bằng ga: 8481 80 41 00 - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 - 8481 80 49 00 - - - Loại khác 10 x - - Van có vòi kết hợp: 8481 80 51 00 - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 - 8481 80 59 00 - - - Loại khác 10 x - - Van đường ống nước: 8481 80 61 00 - - - Van cổng và van cống điều khiển bằng tay có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm 10 x 8481 80 62 00 - - - Van cổng đúc bằng thép có đường kính cửa nạp từ 4 cm trở lên và van bướm đúc bằng thép có đường kính cửa nạp từ 8 cm trở lên 10 x 8481 80 63 00 - - - Loại khác 10 x - - Van nước có núm dùng cho súc vật: 8481 80 64 00 - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 x 8481 80 65 00 - - - Loại khác 10 x - - Van nối có núm: 8481 80 66 00 - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 - 8481 80 67 00 - - - Loại khác 10 x - - Loại khác: - - - Van hình cầu (van kiểu phao): 8481 80 71 00 - - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 - 8481 80 72 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Van cổng, điều khiển bằng tay, bằng sắt hoặc thép, có kích thước như sau: 8481 80 73 00 - - - - Có đường kính trong cửa nạp và cửa thoát trên 5 cm nhưng không quá 40 cm 10 x 8481 80 74 00 - - - - Có đường kính trong cửa nạp và cửa thoát trên 40 cm 10 x - - - Van nhiều cửa: 8481 80 75 00 - - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 - 8481 80 76 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Van điều khiển bằng khí nén: 8481 80 81 00 - - - - Bằng plastic và có đường kính trong từ 1 cm đến 2,5 cm 10 - 8481 80 82 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Van plastics khác, có kích thước như sau: 8481 80 83 00 - - - - Có đường kính cửa nạp không dưới 1 cm và đường kính cửa thoát không quá 2,5 cm 10 x 8481 80 84 00 - - - - Có đường kính cửa nạp không dưới 1 cm và đường kính cửa thoát trên 2,5 cm 10 x 8481 80 85 - - - - Loại khác: 8481 80 85 10 - - - - - Van cầu điều khiển bằng tay (Glove valve) 10 x 8481 80 85 90 - - - - - Loại khác 10 x 8481 80 86 00 - - - Loại khác, điều khiển bằng tay, trọng lượng dưới 3 kg, đã được xử lý bề mặt hoặc làm bằng thép không gỉ hoặc niken 10 x - - - Loại khác: 8481 80 91 - - - - Vòi nước bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống: 8481 80 91 10 - - - - - Van cầu điều khiển bằng tay (Glove valve) 10 x 8481 80 91 90 - - - - - Loại khác 10 x 8481 80 99 - - - - Loại khác: 8481 80 99 10 - - - - - Van cầu điều khiển bằng tay (Glove valve) 10 x 8481 80 99 90 - - - - - Loại khác 10 x 8481 90 - Bộ phận: 8481 90 10 00 - - Vỏ của van cổng hoặc van cống điều khiển bằng tay có đường kính trong cửa nạp hoặc cửa thoát trên 50 mm nhưng không quá 400 mm 10 x - - Dùng cho vòi, van các loại (trừ van dùng cho săm hoặc lốp không cần săm) và các thiết bị tương tự, có đường kính trong từ 25 mm trở xuống: 8481 90 21 00 - - - Thân, dùng cho vòi nước 10 x 8481 90 23 00 - - - Thân, loại khác 10 x 8481 90 29 00 - - - Loại khác 10 x 8481 90 30 00 - - Thân hoặc đầu van của săm hoặc lốp không cần săm 10 x 8481 90 40 00 - - Lõi van của săm hoặc lốp không cần săm 10 x 8481 90 90 00 - - Loại khác 10 x 84.82 Ổ bi hoặc ổ đũa. 8482 10 00 00 - Ổ bi 10 x 8482 20 00 00 - Ổ đũa côn, kể cả cụm linh kiện vành côn và đũa côn 10 x 8482 30 00 00 - Ổ đũa lòng cầu 10 x 8482 40 00 00 - Ổ đũa kim 10 x 8482 50 00 00 - Các loại ổ đũa hình trụ khác 10 x 8482 80 00 00 - Loại khác, kể cả ổ kết hợp bi cầu/bi đũa 10 x - Bộ phận: 8482 91 00 00 - - Bi, kim và đũa của ổ 10 x 8482 99 00 00 - - Loại khác 10 x 84.84 Đệm và gioăng làm bằng tấm kim loại mỏng kết hợp với các vật liệu dệt khác hoặc bằng hai hay nhiều lớp kim loại; bộ hoặc một số chủng loại đệm và gioăng tương tự, thành phần khác nhau, được đóng trong các túi, bao hoặc đóng gói tương tự; phớt làm kín. 8484 10 00 00 - Đệm và gioăng tương tự làm bằng tấm kim loại mỏng kết hợp với các vật liệu dệt khác hoặc bằng hai hay nhiều lớp kim loại 10 x 8484 20 00 00 - Phớt cơ khí làm kín 10 x 8484 90 00 00 - Loại khác 10 x 84.86 Máy và thiết bị chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng để sản xuất các khối bán dẫn hoặc tấm bán dẫn mỏng, linh kiện bán dẫn, mạch điện tử tích hợp hoặc màn hình dẹt; máy và thiết bị nêu ở Chú giải 9 (C) của Chương này; bộ phận và linh kiện. 8486 10 - Máy và thiết bị để sản xuất khối hoặc tấm bán dẫn mỏng: 8486 10 10 00 - - Thiết bị làm nóng nhanh tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 10 20 00 - - Máy sấy khô bằng phương pháp quay ly tâm để sản xuất tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 10 30 00 - - Máy công cụ để gia công mọi vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông trong sản xuất tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 10 40 00 - - Máy và thiết bị để cắt khối bán dẫn đơn tinh thể thành các lớp, hoặc cưa miếng mỏng đơn tinh thể thành các chip 10 x 8486 10 50 00 - - Máy mài, đánh bóng và phủ dùng trong chế tạo tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 10 60 00 - - Thiết bị làm phát triển hoặc kéo khối bán dẫn đơn tinh thể 10 x 8486 10 90 00 - - Loại khác 10 x 8486 20 - Máy và thiết bị để sản xuất linh kiện bán dẫn hoặc mạch điện tử tích hợp: - - Thiết bị tạo lớp màng mỏng: 8486 20 11 00 - - - Thiết bị kết tủa khí hoá dùng cho ngành sản xuất bán dẫn 10 x 8486 20 12 00 - - - Máy kết tủa epitaxi dùng cho các tấm bán dẫn mỏng; thiết bị để tạo lớp phủ nhũ tương in ảnh lên các tấm bán dẫn mỏng bằng phương pháp quay 10 x 8486 20 13 00 - - - Thiết bị tạo kết tủa vật lý bằng phương pháp phun phủ lên các tấm bán dẫn mỏng; thiết bị lắng đọng vật lý dùng cho sản xuất bán dẫn 10 x 8486 20 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Thiết bị tạo hợp kim hóa: 8486 20 21 00 - - - Máy cấy ghép ion cho quá trình xử lý vật liệu bán dẫn 10 x 8486 20 29 00 - - - Loại khác 10 x - - Thiết bị tẩm thực và khắc axít: 8486 20 31 00 - - - Thiết bị dùng tia sáng để làm sạch và tẩy rửa chất bẩn bám trên các đầu chân dẫn điện kim loại của các cụm linh kiện bán dẫn trước khi tiến hành điện phân; dụng cụ phun dùng để khắc axit, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 20 32 00 - - - Thiết bị sử dụng cho các bản mẫu khắc khô trên vật liệu bán dẫn 10 x 8486 20 33 00 - - - Thiết bị để khắc axit ướt, hiện ảnh, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 20 39 00 - - - Loại khác 10 x - - Thiết bị in ly tô: 8486 20 41 00 - - - Thiết bị in trực tiếp lên tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 20 42 00 - - - Thiết bị hiệu chỉnh vị trí mẫu theo bước và lặp lại 10 x 8486 20 49 00 - - - Loại khác 10 x - - Thiết bị xử lý các tấm bán dẫn mỏng đã được phơi sáng hiện ảnh: 8486 20 51 00 - - - Thiết bị khắc để đánh dấu hoặc khắc vạch lên các tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 20 59 00 - - - Loại khác 10 x - - Loại khác: 8486 20 91 00 - - - Máy cắt laser để cắt các đường tiếp xúc bằng các chùm tia laser trong các sản phẩm bán dẫn 10 x 8486 20 92 00 - - - Máy uốn, gấp và làm thẳng các đầu chân dẫn điện của bán dẫn 10 x 8486 20 93 00 - - - Lò sấy và lò luyện dùng điện trở sử dụng trong sản xuất linh kiện bán dẫn trên các tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 20 94 00 - - - Lò sấy và lò luyện hoạt động bằng hiệu ứng cảm ứng điện hoặc điện môi dùng cho sản xuất linh kiện bán dẫn trên các tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 20 95 00 - - - Máy tự động dịch chuyển hoặc bóc tách các linh kiện hoặc phần tiếp xúc trên các nguyên liệu bán dẫn 10 x 8486 20 99 00 - - - Loại khác 10 x 8486 30 - Máy và thiết bị dùng để sản xuất tấm màn hình dẹt: 8486 30 10 00 - - Thiết bị khắc axít bằng phương pháp khô lên tấm đế của màn hình dẹt 10 x 8486 30 20 00 - - Thiết bị khắc axít bằng phương pháp ướt, hiện ảnh, tẩy rửa hoặc làm sạch tấm màn hình dẹt 10 x 8486 30 30 00 - - Thiết bị kết tủa và bay hơi dùng để sản xuất màn hình dẹt; thiết bị để tạo phủ lớp nhũ tương cảm quang lên các đế của màn hình dẹt bằng phương pháp quay; thiết bị tạo kết tủa vật lý lên các lớp đế của màn hình dẹt 10 x 8486 30 90 00 - - Loại khác 10 x 8486 40 - Máy và thiết bị nêu tại Chú giải 9 (C) Chương này: 8486 40 10 00 - - Máy phay bằng chùm tia ion hội tụ để sản xuất hoặc sửa chữa màn và lưới quang của các định dạng trên linh kiện bán dẫn 10 x 8486 40 20 00 - - Thiết bị gắn khuôn, nối băng tự động, nối dây và bọc nhựa để lắp ráp các chất bán chất; máy tự động để chuyên chở, xử lý và bảo quản các tấm bán dẫn mỏng, các khung miếng mỏng, hộp mỏng và vật liệu khác dùng cho thiết bị bán dẫn 10 x 8486 40 30 00 - - Khuôn để sản xuất linh kiện bán dẫn 10 x 8486 40 40 00 - - Kính hiển vi quang học soi nổi được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn 10 x 8486 40 50 00 - - Kính hiển vi chụp ảnh được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn 10 x 8486 40 60 00 - - Kính hiển vi điện tử được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn 10 x 8486 40 70 00 - - Thiết bị tạo mẫu dùng cho quá trình tạo màn (khuôn in) hoặc lưới quang trên các đế phủ lớp chịu axít trong quá trình khắc 10 x 8486 40 90 00 - - Loại khác 10 x 8486 90 - Bộ phận và linh kiện: - - Của máy móc và thiết bị để sản xuất khối hoặc tấm bán dẫn mỏng: 8486 90 11 00 - - - Của thiết bị nung nóng nhanh tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 90 12 00 - - - Của thiết bị sấy khô bằng phương pháp quay dùng cho quá trình gia công tấm bản mỏng 10 x 8486 90 13 00 - - - Của máy công cụ để gia công mọi vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông trong sản xuất tấm bán dẫn mỏng 10 x - - - Của máy dùng để cắt khối bán dẫn đơn tinh thể thành các lớp, hoặc cưa miếng mỏng đơn tinh thể thành các chip: 8486 90 14 00 - - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận phụ trợ đặc biệt khác dùng cho máy công cụ 10 x 8486 90 15 00 - - - - Loại khác 10 x 8486 90 16 00 - - - Của máy mài, đánh bóng và mài rà dùng cho quá trình sản xuất tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 90 17 00 - - - Của thiết bị làm phát triển hoặc kéo dài khối bán dẫn đơn tinh thể 10 x 8486 90 19 00 - - - Loại khác 10 x - - Của máy và thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn hoặc mạch điện tử tích hợp: 8486 90 21 00 - - - Của thiết bị kết tủa và bay hơi dùng cho sản xuất bán dẫn 10 x 8486 90 22 00 - - - Của máy kết tủa epitaxi dùng cho các tấm bán dẫn mỏng; của thiết bị để tạo lớp phủ nhũ tương cảm quang in ảnh lên các tấm bán dẫn mỏng bằng phương pháp quay 10 x 8486 90 23 00 - - - Của máy cấy ghép ion cho quá trình xử lý vật liệu bán dẫn; của thiết bị tạo kết tủa vật lý bằng phương pháp phun phủ lên tấm bán dẫn; của thiết bị để lắng đọng vật lý; của thiết bị ghi trực tiếp lên tấm bán dẫn mỏng, thiết bị hiệu chỉnh vị trí mẫu theo bước và lặp lại và thiết bị in ly tô khác 10 x - - - Của dụng cụ phun dùng để khắc axít, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bán dẫn mỏng; của thiết bị để khắc axít ướt, hiện ảnh, tẩy rửa hoặc làm sạch các tấm bản dẫn mỏng; của các bản mẫu khắc khô trên vật liệu bán dẫn: 8486 90 24 00 - - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy công cụ 10 x 8486 90 25 00 - - - - Loại khác 10 x - - - Của máy khắc để đánh dấu hoặc khắc vạch lên các tấm bán dẫn mỏng; của máy cắt laser để cắt các đường tiếp xúc bằng các chùm tia laser trong các sản phẩm bán dẫn; của máy uốn, gấp và làm thẳng các đầu chân dẫn điện của bán dẫn: 8486 90 26 00 - - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy công cụ 10 x 8486 90 27 00 - - - - Loại khác 10 x 8486 90 28 00 - - - Của lò sấy và lò luyện dùng điện trở sử dụng trong sản xuất linh kiện bán dẫn trên tấm bán dẫn mỏng; của lò sấy và lò luyện hoạt động bằng hiệu ứng cảm ứng điện hoặc điện môi dùng trong sản xuất linh kiện bán dẫn trên tấm bán dẫn mỏng 10 x 8486 90 29 00 - - - Loại khác 10 x - - Của máy và thiết bị sản xuất tấm màn hình dẹt: 8486 90 31 00 - - - Của thiết bị để khắc axít bằng phương pháp khô lên các lớp đế của tấm màn hình dẹt 10 x - - - Của thiết bị khắc axít bằng phương pháp ướt, máy điện ảnh, thiết bị tẩy rửa hoặc làm sạch tấm màn hình dẹt: 8486 90 32 00 - - - - Bộ phận kẹp dụng cụ và đầu cắt ren tự mở; bộ phận kẹp sản phẩm; đầu chia độ và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy công cụ 10 x 8486 90 33 00 - - - - Loại khác 10 x 8486 90 34 00 - - - Của thiết bị kết tủa và bay hơi dùng để sản xuất tấm màn hình dẹt 10 x 8486 90 35 00 - - - Của thiết bị để tạo lớp phủ nhũ tương cảm quang lên các đế của màn hình dẹt 10 x 8486 90 36 00 - - - Của thiết bị để tạo kết tủa vật lý lên các đế của màn hình dẹt 10 x 8486 90 39 00 - - - Loại khác 10 x - - Của máy hoặc thiết bị nêu tại Chú giải 9 (C) của Chương này: 8486 90 41 00 - - - Của máy phay bằng chùm tia ion hội tụ để sản xuất hoặc sửa chữa màn và lưới quang của các định dạng trên linh kiện bán dẫn 10 x 8486 90 42 00 - - - của thiết bị gắn khuôn, nối băng tự động, nối dây và bọc nhựa để lắp ráp các chất bán dẫn 10 x 8486 90 43 00 - - - Của máy tự động để chuyên chở, xử lý và bảo quản các tấm bán dẫn mỏng, các khung miếng mỏng, hộp mỏng và vật liệu khác dùng cho thiết bị bán dẫn 10 x 8486 90 44 00 - - - Của kính hiển vi quang học soi nổi và kính hiển vi chụp ảnh được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn 10 x 8486 90 45 00 - - - Của kính hiển vi điện tử được lắp với thiết bị chuyên dùng để kẹp giữ và dịch chuyển tấm bán dẫn bản mỏng hoặc tấm lưới bán dẫn 10 x 8486 90 46 00 - - - Của máy phay bằng chùm tia ion hội tụ để sản xuất hoặc sửa chữa màn và lưới quang của các định dạng trên linh kiện bán dẫn, kể cả tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8486 90 49 00 - - - Loại khác 10 x 85.05 Nam châm điện; nam châm vĩnh cửu và các mặt hàng dùng làm nam châm vĩnh cửu sau khi từ hóa; bàn cặp, giá kẹp và các dụng cụ để giữ khác, hoạt động bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu; các khớp nối, khớp ly hợp và phanh hoạt động bằng điện từ; đầu nâng hoạt động bằng điện từ. - Nam châm vĩnh cửu và các mặt hàng được dùng làm nam châm vĩnh cửu sau khi từ hóa: 8505 11 00 00 - - Bằng kim loại 10 x 8505 19 00 00 - - Loại khác 10 x 8505 20 00 00 - Các khớp nối, ly hợp và phanh hoạt động bằng điện từ 10 x 8505 90 - Loại khác, kể cả bộ phận: 8505 90 10 00 - - Bàn cặp khởi động bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu, giá kẹp và các dụng cụ để giữ tương tự hoạt động bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu 10 x 8505 90 20 00 - - Bộ phận của hàng hóa thuộc phân nhóm 8505.20 10 x 8505 90 90 00 - - Loại khác 10 x 85.11 Thiết bị đánh lửa hoặc khởi động bằng điện loại dùng cho động cơ đốt trong đốt cháy bằng tia lửa điện hoặc bằng sức nén (ví dụ, magneto, dynamo magneto, bobin đánh lửa, bugi đánh lửa và nến đánh lửa (glow plugs), động cơ khởi động); máy phát điện (ví dụ, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều) và thiết bị ngắt mạch loại được sử dụng cùng các động cơ nêu trên. 8511 10 - Bugi: 8511 10 10 00 - - Sử dụng cho động cơ máy bay 10 x 8511 10 90 - - Loại khác: 8511 10 90 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 10 90 90 - - - Loại khác 10 x 8511 20 00 - Magneto đánh lửa; dynamo mangneto; bánh đà từ tính: 8511 20 00 10 - - Dùng cho động cơ máy bay 10 x 8511 20 00 20 - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 20 00 90 - - Loại khác 10 x 8511 30 - Bộ phân phối điện; cuộn đánh lửa: 8511 30 20 - - Bộ phân phối điện chưa lắp ráp hoàn chỉnh và cuộn đánh lửa chưa lắp ráp hoàn chỉnh, trừ loại sử dụng cho động cơ máy bay: 8511 30 20 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 30 20 90 - - - Loại khác 10 x 8511 30 90 - - Loại khác: 8511 30 90 10 - - - Dùng cho động cơ máy bay 10 x 8511 30 90 20 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 30 90 90 - - - Loại khác 10 x 8511 40 - Động cơ khởi động và máy tổ hợp hai tính năng khởi động và phát điện: 8511 40 10 00 - - Sử dụng cho động cơ máy bay 10 x 8511 40 20 - - Động cơ khởi động khác chưa lắp ráp hoàn chỉnh: 8511 40 20 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 40 20 90 - - - Loại khác 10 x 8511 40 30 - - Động cơ khởi động của các nhóm từ 87.01 đến 87.05: 8511 40 30 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 40 30 90 - - - Loại khác 10 x 8511 40 90 - - Loại khác: 8511 40 90 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 40 90 90 - - - Loại khác 10 x 8511 50 - Máy phát điện khác: 8511 50 10 00 - - Sử dụng cho động cơ máy bay 10 x 8511 50 20 - - Máy phát điện xoay chiều khác chưa lắp ráp hoàn chỉnh: 8511 50 20 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 50 20 90 - - - Loại khác 10 x 8511 50 30 - - Máy phát điện xoay chiều dùng cho xe thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05: 8511 50 30 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 50 30 90 - - - Loại khác 10 x 8511 50 90 - - Loại khác: 8511 50 90 10 - - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 50 90 90 - - - Loại khác 10 x 8511 80 00 - Thiết bị khác: 8511 80 00 10 - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 80 00 20 - - Dùng cho động cơ máy bay 10 x 8511 80 00 90 - - Loại khác 10 x 8511 90 00 - Bộ phận: 8511 90 00 10 - - Dùng cho động cơ ô tô 10 x 8511 90 00 20 - - Dùng cho động cơ máy bay 10 x 8511 90 00 90 - - Loại khác 10 x 85.14 Lò luyện và lò sấy điện dùng trong công nghiệp, hoặc trong phòng thí nghiệm (kể cả các loại hoạt động bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi); các thiết bị khác dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm để xử lý nhiệt vật liệu bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi. 8514 10 00 00 - Lò luyện và lò sấy dùng điện trở 10 x 8514 20 - Lò luyện và lò sấy hoạt động bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi: 8514 20 20 00 - - Lò luyện hoặc lò sấy điện cho sản xuất tấm mạch in/ tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8514 20 90 00 - - Loại khác 10 x 8514 30 - Lò luyện và lò sấy khác: 8514 30 20 00 - - Lò luyện hoặc lò sấy điện cho sản xuất tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8514 30 90 00 - - Loại khác 10 x 8514 40 00 00 - Thiết bị khác để xử lý nhiệt các vật liệu bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi 10 x 8514 90 - Bộ phận: 8514 90 20 00 - - Bộ phận của lò luyện hoặc lò sấy dùng trong công nghiệp hay phòng thí nghiệm sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in hoặc tấm mạch in đã lắp ráp 10 x 8514 90 90 00 - - Loại khác 10 x 85.15 Máy và dụng cụ hàn các loại dùng điện (kể cả khí ga nung nóng bằng điện), dùng chùm tia laser hoặc chùm tia sáng khác, chùm phô-tông, siêu âm, chùm electron, xung từ hoặc hồ quang, có hoặc không có khả năng cắt; máy, dụng cụ dùng điện để xì nóng kim loại hoặc gốm kim loại. - Máy và dụng cụ để hàn chảy (nguyên lý hàn thiếc, chỉ có phần nguyên liệu hàn được làm nóng chảy, đối tượng được hàn không bị nóng chảy): 8515 11 00 00 - - Mỏ hàn sắt và súng hàn 10 x 8515 19 - - Loại khác: 8515 19 10 00 - - - Máy và thiết bị để hàn các linh kiện trên tấm mạch in/tấm mạch dây in 10 x 8515 19 90 00 - - - Loại khác 10 x - Máy và thiết bị để hàn kim loại bằng nguyên lý điện trở: 8515 21 00 00 - - Loại tự động hoàn toàn hoặc một phần 10 x 8515 29 00 00 - - Loại khác 10 x - Máy và thiết bị hàn hồ quang kim loại (kể cả hồ quang plasma): 8515 31 00 00 - - Loại tự động hoàn toàn hoặc một phần 10 x 8515 39 - - Loại khác: 8515 39 10 00 - - - Máy hồ quang xoay chiều, có biến thế 10 x 8515 39 90 00 - - - Loại khác 10 x 8515 80 - Máy và thiết bị khác: 8515 80 10 00 - - Máy và thiết bị điện để xì nóng kim loại hoặc cácbua kim loại đã nung kết 10 x 8515 80 90 00 - - Loại khác 10 x 8515 90 - Bộ phận: 8515 90 10 00 - - Của máy hàn hồ quang xoay chiều, có biến thế 10 x 8515 90 20 00 - - Bộ phận của máy và thiết bị để hàn linh kiện trên tấm mạch in/tấm mạch dây in 10 x 8515 90 90 00 - - Loại khác 10 x 85.16 Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng, đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45. 8516 10 - Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng và đun nước nóng kiểu nhúng: 8516 10 10 00 - - Loại đun nước nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng 10 - 8516 10 30 00 - - Loại đun nước nóng kiểu nhúng 10 - - Dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất: 8516 21 00 00 - - Máy sưởi giữ nhiệt 10 - 8516 29 00 00 - - Loại khác 10 - - Dụng cụ làm tóc hoặc máy sấy làm khô tay nhiệt điện: 8516 31 00 00 - - Máy sấy khô tóc 10 - 8516 32 00 00 - - Dụng cụ làm tóc khác 10 - 8516 33 00 00 - - Máy sấy làm khô tay 10 - 8516 40 - Bàn là điện: 8516 40 10 00 - - Loại được thiết kế sử dụng hơi nước từ hệ thống nồi hơi công nghiệp 10 x 8516 40 90 00 - - Loại khác 10 - 8516 50 00 00 - Lò vi sóng 10 - 8516 60 - Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng: 8516 60 10 00 - - Nồi nấu cơm 10 - 8516 60 90 00 - - Loại khác 10 - - Dụng cụ nhiệt điện khác: 8516 71 00 00 - - Dụng cụ pha chè hoặc cà phê 10 - 8516 72 00 00 - - Lò nướng bánh (toasters) 10 - 8516 79 - - Loại khác: 8516 79 10 00 - - - Ấm đun nước 10 - 8516 79 90 00 - - - Loại khác 10 - 8516 80 - Điện trở đốt nóng bằng điện: 8516 80 10 00 - - Dùng cho đúc chữ hoặc máy sắp chữ; dùng cho lò công nghiệp 10 x 8516 80 20 00 - - Các tấm toả nhiệt (sealed hotplates) dùng cho thiết bị gia đình 10 - 8516 80 30 00 - - Loại khác, dùng cho thiết bị gia đình 10 - 8516 80 90 00 - - Loại khác 10 - 8516 90 - Bộ phận: 8516 90 20 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8516.33, 8516.50, 8516.60, 8516.71 hoặc 8516.79.10 10 - 8516 90 30 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8516.10 10 - 8516 90 90 00 - - Loại khác 10 - 85.17 Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền và nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác bao gồm thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như nối mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền và nhận của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28. - Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác: 8517 11 00 00 - - Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây 10 - 8517 12 00 00 - - Điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác 10 - 8517 18 00 00 - - Loại khác 10 - - Thiết bị khác để phát hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu, bao gồm thiết bị thông tin hữu tuyến hoặc vô tuyến (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng): 8517 61 00 00 - - Trạm thu phát gốc 10 - 8517 62 - - Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, bao gồm thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến: 8517 62 10 00 - - - Thiết bị phát và thu sóng vô tuyến sử dụng cho phiên dịch trực tiếp tại các hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng 10 - - - - Bộ phận của máy xử lý dữ liệu tự động, trừ loại của nhóm 84.71: 8517 62 21 00 - - - - Bộ điều khiển và bộ thích ứng (adaptor), kể cả cổng nối, cầu nối và bộ định tuyến 10 x 8517 62 29 - - - - Loại khác: 8517 62 29 10 - - - - - Thiết bị hội nghị truyền hình qua internet 10 x 8517 62 29 90 - - - - - Loại khác 10 x 8517 62 30 00 - - - Thiết bị chuyển mạch điện báo hay điện thoại 10 - - - - Thiết bị dùng cho hệ thống hữu tuyến sóng mang hoặc hệ thống hữu tuyến kỹ thuật số: 8517 62 41 00 - - - - Bộ điều biến/giải biến (modem) kể cả loại sử dụng cáp nối và dạng thẻ cắm 10 - 8517 62 42 00 - - - - Bộ tập trung hoặc bộ dồn kênh 10 - 8517 62 49 00 - - - - Loại khác 10 - - - - Thiết bị truyền dẫn khác kết hợp với thiết bị thu: 8517 62 51 00 - - - - Thiết bị mạng nội bộ không dây 10 - 8517 62 52 00 - - - - Thiết bị phát và thu dùng cho phiên dịch trực tiếp tại các hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng 10 - 8517 62 53 00 - - - - Thiết bị phát dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng khác 10 - 8517 62 59 00 - - - - Loại khác 10 - - - - Thiết bị truyền dẫn khác: 8517 62 61 00 - - - - Dùng cho điện báo hay điện thoại 10 - 8517 62 69 00 - - - - Loại khác 10 - 8517 62 90 00 - - - Loại khác 10 - 8517 69 - - Loại khác: 8517 69 10 00 - - - Thiết bị thu xách tay để gọi, báo hiệu hoặc nhắn tin và thiết bị cảnh báo bằng tin nhắn, kể cả máy nhắn tin 10 - 8517 69 20 00 - - - Dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến) 10 - 8517 69 90 00 - - - Loại khác 10 - 8517 70 - Bộ phận: 8517 70 10 00 - - Của bộ điều khiển và bộ thích ứng (adaptor) kể cả cổng nối, cầu nối và bộ định tuyến 10 - - - Của thiết bị truyền dẫn, trừ loại dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị phát truyền hình, hoặc của loại thiết bị thu xách tay để gọi, báo hiệu hoặc nhắn tin và thiết bị cảnh báo bằng tin nhắn, kể cả máy nhắn tin: 8517 70 21 00 - - - Điện thoại di động (telephones for cellular networks) 10 - 8517 70 29 - - - Loại khác: 8517 70 29 10 - - - - Bộ phận của thiết bị cảnh báo bằng nhắn tin 10 - 8517 79 29 90 - - - - Loại khác 10 - - - Tấm mạch in khác, đã lắp ráp hoàn chỉnh: 8517 70 31 00 - - - Dùng cho thông tin viễn thông hữu tuyến 10 - 8517 70 32 00 - - - Dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến) 10 - 8517 70 39 00 - - - Loại khác 10 - 8517 70 40 00 - - Anten sử dụng với thiết bị điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến) 10 - - - Loại khác: 8517 70 91 00 - - - Dùng cho điện báo hoặc điện thoại hữu tuyến 10 - 8517 70 92 00 - - - Dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng (vô tuyến) 10 - 8517 70 99 00 - - - Loại khác 10 - 85.28 Màn hình và máy chiếu, không gắn với máy thu dùng trong truyền hình; máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh vô tuyến hoặc âm thanh hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh. - Màn hình sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt: 8528 41 - - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71: 8528 41 10 00 - - - Loại màu 10 x 8528 41 20 00 - - - Loại đen trắng hoặc đơn sắc khác 10 x 8528 49 - - Loại khác: 8528 49 10 00 - - - Loại màu 10 - 8528 49 20 00 - - - Loại đen trắng hoặc đơn sắc khác 10 - - Màn hình khác: 8528 51 - - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71: 8528 51 10 00 - - - Màn hình dẹt kiểu chiếu hắt (Projection type flat panel display units) 10 x 8528 51 20 00 - - - Loại khác, màu 10 x 8528 51 30 00 - - - Loại khác, đen trắng hoặc đơn sắc khác 10 x 8528 59 - - Loại khác: 8528 59 10 00 - - - Loại màu 10 - 8528 59 20 00 - - - Loại đen trắng hoặc đơn sắc khác 10 - - Máy chiếu: 8528 61 - - Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71: - 8528 61 10 00 - - - Kiểu màn hình dẹt (Flat panel display types) 10 - 8528 61 90 00 - - - Loại khác 10 - 8528 69 00 - - Loại khác: 8528 69 00 10 - - - Công suất chiếu lên màn ảnh từ 300 inch trở lên 10 - 8528 69 00 90 - - - Loại khác 10 - - Máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh: 8528 71 - - Không thiết kế để gắn với thiết bị hiển thị video hoặc màn ảnh: 8528 71 10 00 - - - Thiết bị chuyển đổi tín hiệu (set top boxes which have a communication funtion) 10 - 8528 71 90 - - - Loại khác: 8528 71 90 10 - - - - Loại màu 10 - 8528 71 90 90 - - - - Loại khác 10 - 8528 72 - - Loại khác, màu: 8528 72 10 00 - - - Máy thu, hoạt động bằng pin 10 - 8528 72 90 00 - - - Loại khác 10 - 8528 73 - - Loại khác, đen trắng hoặc đơn sắc: 8528 73 10 00 - - - Máy thu, hoạt động bằng điện hoặc hoạt động bằng pin 10 - 8528 73 90 00 - - - Loại khác 10 - 85.42 Mạch điện tử tích hợp. - Mạch điện tử tích hợp: 8542 31 00 00 - - Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ và mạch định giờ, hoặc các mạch khác 10 - 8542 32 00 00 - - Chíp nhớ 10 x 8542 33 00 00 - - Khuếch đại 10 - 8542 39 00 00 - - Loại khác 10 - 8542 90 00 00 - Bộ phận 10 - 85.43 Máy và thiết bị điện, có chức năng riêng, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này. 8543 10 00 00 - Máy gia tốc hạt 10 x 8543 20 00 00 - Máy phát tín hiệu 10 - 8543 30 - Máy và thiết bị dùng trong mạ điện, điện phân hay điện di: 8543 30 20 00 - - Thiết bị xử lý ướt bằng phương pháp nhúng trong dung dịch hoá chất hoặc điện hoá, để tách hoặc không tách vật liệu gia công trên nền (tấm đế) của bản mạch PCB/PWB 10 x 8543 30 90 00 - - Loại khác 10 x 8543 70 - Máy và thiết bị khác: 8543 70 10 00 - - Máy cung cấp năng lượng cho hàng rào điện 10 - 8543 70 20 00 - - Thiết bị điều khiển từ xa, trừ thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng radio - 8543 70 30 00 - - Máy, thiết bị điện có chức năng phiên dịch hay từ điển 10 - 8543 70 40 00 - - Máy tách bụi hoặc khử tĩnh điện trong quá trình chế tạo tấm mạch PCB/PWBs hoặc PCAs; máy làm đóng rắn vật liệu bằng tia cực tím dùng trong sản xuất tấm mạch PCB/PWBs hoặc PCAs 10 x 8543 70 50 00 - - Bộ thu/giải mã tích hợp (IRD) cho hệ thống đa phương tiện truyền thông trực tiếp 10 - 8543 70 90 00 - - Loại khác 10 - 8543 90 - Bộ phận: 8543 90 10 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8543.10 hoặc 8543.20 10 x 8543 90 20 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8543.30.20 10 x 8543 90 30 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8543.70.30 10 - 8543 90 40 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8543.70.40 10 x 8543 90 50 00 - - Của hàng hoá thuộc phân nhóm 8543.70.50 10 - 8543 90 90 00 - - Loại khác 10 - 87.06 Khung gầm đã lắp động cơ dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05. - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01: 8706 00 11 00 - - Dùng cho máy kéo nông nghiệp thuộc phân nhóm 8701.10 hoặc 8701.90 10 x 8706 00 19 00 - - Loại khác 10 x 8706 00 20 00 - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.02 10 x 8706 00 30 00 - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03 10 x 8706 00 40 00 - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.04 10 x 8706 00 50 00 - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.05 10 x 87.07 Thân xe (kể cả ca-bin), dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05. 8707 10 00 00 - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.03 10 x 8707 90 - Loại khác: 8707 90 10 00 - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.01 10 x 8707 90 30 00 - - Dùng cho xe thuộc nhóm 87.05 10 x 8707 90 90 00 - - Loại khác 10 x 90.24 Máy và thiết bị thử độ cứng, độ bền, độ nén, độ đàn hồi hay các tính chất cơ học khác của vật liệu (ví dụ, kim loại, gỗ, hàng dệt, giấy, plastic). 9024 10 - Máy và thiết bị để thử kim loại: 9024 10 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 9024 10 90 00 - - Loại khác 10 x 9024 80 - Máy và thiết bị khác: 9024 80 10 00 - - Hoạt động bằng điện 10 x 9024 80 90 00 - - Loại khác 10 x 9024 90 - Bộ phận và phụ tùng: 9024 90 10 00 - - Của máy và thiết bị hoạt động bằng điện 10 x 9024 90 20 00 - - Của máy và thiết bị không hoạt động bằng điện 10 x
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "12/05/2009", "sign_number": "91/2009/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-168-KH-BGDDT-2015-chuan-bi-tieng-Viet-cho-tre-mam-non-hoc-sinh-tieu-hoc-vung-dan-toc-thieu-so-270418.aspx
Kế hoạch 168/KH-BGDĐT 2015 chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 168 /KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2015 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Thực hiện chương trình công tác năm 2015 về việc xây dựng Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tại công văn số 10502/VPCP-V.III ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch xây dựng Đề án, cụ thể như sau. I. Mục đích yêu cầu - Đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. - Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số. - Xây dựng và ban hành Đề án đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả. II. Tiến độ thực hiện (Theo phụ lục đính kèm). III. Phân công thực hiện 1. Vụ Giáo dục Mầm non - Đơn vị chủ trì, đầu mối trong quá trình biên soạn Đề án; + Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí; + Xây dựng nội dung thực hiện; + Phối hợp với các đơn vị hữu quan để huy động nguồn lực; + Triển khai xây dựng Đề án theo kế hoạch; + Chịu trách nhiệm đến khi Đề án được ban hành. 2. Các đơn vị liên quan - Vụ Giáo dục Dân tộc, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ: + Cử người tham gia Ban soạn thảo Đề án; + Tham gia xây dựng Đề án theo kế hoạch; + Phối hợp với đơn vị đầu mối, ban soạn thảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Đề án đến khi Đề án được ban hành. - Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non: + Tham gia góp ý, xây dựng Đề án. 3. Các sở giáo dục và đào tạo - Phối kết hợp, cung cấp thông tin, rà soát tình hình, thống kê số liệu, báo cáo khi Ban soạn thảo yêu cầu; - Góp ý, tham gia xây dựng Đề án. IV. Kinh phí - Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ bố trí kinh phí triển khai xây dựng Đề án theo đúng lộ trình. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Bộ trưởng (để b/c); - Vụ GDMN, GDDT, GDTH, Pháp chế, KHTC,TCCB, VP Bộ(để t/h); - Viện KHGDVN (để phối hợp); - Lưu: VT, GDMN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Nghĩa PHỤ LỤC Kèm theo Kế hoạch số 168 /KH-BGDĐT ngày 01 tháng 4 năm 2015 về việc xây dựng Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số TT Thời gian Nội dung công việc Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Dự kiến sản phẩm 1 Từ tháng 2 đến tháng 3 /2015 - Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, trình Thứ trưởng phê duyệt Vụ GDMN Vụ GDTH, GDDT Ban hành Kế hoạch 2 Tháng 3/2015 - Thành lập BST xây dựng Đề án (Vụ GDMN, GDTH, GDDT, Pháp chế, KHTC, TCCB, Bộ Tư pháp, Văn phòng CP); - Xây dựng đề cương Đề án; xây dựng mẫu phiếu khảo sát để gửi địa phương. Vụ GDMN Ban soạn thảo Vụ GDTH, GDDT Quyết định thành lập BST Đề cương Đề án 3 Từ tháng 3 đến tháng 4 /2015 - Gửi mẫu báo cáo, phiếu khảo sát đến các địa phương có trẻ DTTS để rà soát thông tin; - Khảo sát thực tế tại 9 tỉnh đại diện cho 3 vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ban soạn thảo Ban soạn thảo Vụ GDMN, GDTH, GDDT Các đơn vị hữu quan Biểu mẫu báo cáo Báo cáo tổng hợp tình hình thực tế 4 Từ tháng 4 đến tháng 5 /2015 - Viết các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp; - Xây dựng Dự thảo Đề án. Ban soạn thảo Vụ GDMN, GDTH, GDDT Các báo cáo chuyên đề; báo cáo tổng hợp 5 Tháng 6/2015 - Hoàn thành Dự thảo 1, - Hội thảo 3 miền để lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo 1, chỉnh sửa Dư thảo 1 sau hội thảo; - Gửi Vụ Pháp chế để lấy ý kiến về hồ sơ trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Ban soạn thảo Vụ GDMN, GDTH, GDDT Các đơn vị hữu quan Dự thảo 1 6 Từ tháng 7 đến tháng 9 /2015 - Hoàn thành Dự thảo 2 - Trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định đăng tải lên mạng để lấy ý kiến rộng rãi; - Ban hành các thủ tục hành chính (nếu có); - Gửi Cục Kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để kiểm soát các thủ tục HC mới ban hành; - Gửi Bộ Công an để lấy ý kiến về tác động của VB đối với yêu cầu về bảo vệ an ninh, trật tự. Ban soạn thảo, các đơn vị hữu quan Vụ GDMN, GDTH, GDDT Dự thảo 2 7 Từ tháng 9 đến tháng 10 /2015 - Hoàn thành Dự thảo 3 sau khi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và ý kiến về kiểm soát thủ tục hành chính; - Gửi Dự thảo 3 sang Bộ Tư pháp thẩm định. Ban soạn thảo, các đơn vị hữu quan Vụ GDMN, GDTH, GDDT Dự thảo 3 8 Tháng 11/2015 - Hoàn thành Dự thảo 4, trình Chính phủ xem xét, ban hành. Ban soạn thảo, Vụ GDMN, GDTH, GDDT Các đơn vị hữu quan Dự thảo 4 9 Tháng 12/2015 - Hoàn thành Dự thảo 5, ban hành Đề án Ban soạn thảo, các đơn vị hữu quan Vụ GDMN, GDTH, GDDT Dự thảo 5
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "01/04/2015", "sign_number": "168/KH-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Thị Nghĩa", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-38-2011-TT-BCT-che-do-bao-cao-thong-ke-co-so-ap-dung-130509.aspx
Thông tư 38/2011/TT-BCT chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 38/2011/TT-BCT Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY, CÔNG TY THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Căn cứ Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Căn cứ Quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2011 quy định hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể Chế độ báo cáo Thống kê cơ sở áp dụng đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ như sau: Mục I. Hệ thống biểu mẫu báo cáo: Điều 1. Biểu mẫu báo cáo 1. Danh mục biểu mẫu báo cáo: a/. Báo cáo tháng: 1 biểu mẫu. b/. Báo cáo 6 tháng: 4 biểu mẫu. c/. Báo cáo năm: 6 biểu mẫu. d/. Báo cáo chính thức năm: 1 biểu mẫu. 2. Biểu mẫu báo cáo: a/. Biểu số 01/BCT: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng b/. Biểu số 02a/BCT: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng c/. Biểu số 02b/BCT: Báo cáo thực hiện các dự án đầu tư 6 tháng, năm d/. Biểu số 02c/BCT: Báo cáo thực hiện giải ngân các dự án đầu tư 6 tháng, năm đ/. Biểu số 02d/BCT: Báo cáo lao động và thu nhập 6 tháng, năm e/. Biểu số 03a/BCT: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm g/. Biểu số 03b/BCT: Báo cáo năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp năm h/. Biểu số 03c/BCT: Báo cáo cân đối một số sản phẩm công nghiệp năm i/. Biểu số 04/BCT: Báo cáo chính thức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm Điều 2. Giải thích biểu mẫu báo cáo Giải thích cụ thể các chỉ tiêu trong biểu mẫu báo cáo: 1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế 2. Sản phẩm chủ yếu sản xuất 3. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ 4. Sản phẩm chủ yếu tồn kho 5. Doanh thu 6. Khối lượng hàng hóa kinh doanh và dịch vụ chủ yếu 7. Doanh thu thuần 8. Thuế và các khoản phải nộp 9. Xuất khẩu 10. Nhập khẩu 11. Thực hiện vốn đầu tư phát triển 12. Tổng chi phí 13. Lợi nhuận trước thuế 14. Tổng tài sản 15. Các khoản phải thu 16. Tổng nguồn vốn 17. Lao động và thu nhập 18. Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp Điều 3. Các Hệ thống áp dụng 1. Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007) 2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam) 3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam (Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành) Mục II. Đơn vị báo cáo: Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ Công Thương, bao gồm: 1. Doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước; 2. Công ty cổ phần, Công ty TNHH sở hữu vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ. Mục III. Thời hạn báo cáo: 1. Báo cáo tháng: Ngày 17 hàng tháng 2. Báo cáo 6 tháng: Ngày 17 tháng 6 hàng năm 3. Báo cáo năm: Ngày 17 tháng 11 hàng năm 4. Báo cáo chính thức năm: Ngày 17 tháng 4 năm sau Mục IV. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương. Mục V. Yêu cầu báo cáo: Điều 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ báo cáo Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ có trách nhiệm và nghĩa vụ: 1. Chấp hành báo cáo đầy đủ, chính xác những chỉ tiêu quy định trong từng biểu mẫu báo cáo. 2. Lập báo cáo theo đúng quy định về thời điểm báo cáo, thời kỳ báo cáo. 3. Gửi báo cáo cho đơn vị nhận báo cáo theo đúng quy định về thời hạn. Điều 5. Phương thức gửi báo cáo Báo cáo được gửi dưới hai hình thức: 1. Bằng văn bản và phải có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị. 2. Bằng tệp dữ liệu báo cáo (gửi kèm thư điện tử) cho Vụ Kế hoạch và công chức trực tiếp được phân công theo dõi hoạt động của đơn vị (có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị). Mục VI. Tổ chức thực hiện: 1. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2011. 2. Các Vụ, Tổng cục, Cục chức năng thuộc Bộ; các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) để kịp thời xem xét, chỉnh lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó TT Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; - Tổng cục Thống kê - Bộ KH và ĐT; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các Vụ , Tổng cục, Cục (qua mạng nội bộ); - Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ; - Website Chính phủ; - Công báo; - Website Bộ. - Lưu: VT, KH (02b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hồ Thị Kim Thoa FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "14/10/2011", "sign_number": "38/2011/TT-BCT", "signer": "Hồ Thị Kim Thoa", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-14-2009-TT-BTNMT-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-trinh-tu-thu-tuc-thu-hoi-dat-giao-dat-cho-thue-dat-95436.aspx
Thông tư 14/2009/TT-BTNMT bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 14/2009/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất tại các Nghị định sau: 1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP); 2. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP); 3. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP); 4. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. 2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất). 3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư; tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Chương II BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Mục 1. BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT Điều 3. Điều kiện để được bồi thường về đất Điều kiện để người đang sử dụng đất được bồi thường về đất thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Một số điểm tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất và giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 bao gồm: a) Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật; b) Giấy tờ tặng, cho nhà đất có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tại thời điểm tặng, cho; c) Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà. 2. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 8, trường hợp này phải bảo đảm các điều kiện sau: a) Nhà thanh lý, hóa giá, nhà bán phải thuộc sở hữu nhà nước. Nhà thuộc sở hữu nhà nước gồm: nhà ở tiếp quản từ chế độ cũ, nhà vô chủ, nhà vắng chủ đã được xác lập sở hữu nhà nước; nhà ở tạo lập do ngân sách nhà nước đầu tư; nhà ở được tạo lập bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nhà ở được tạo lập bằng tiền theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; các nhà ở khác thuộc sở hữu nhà nước. b) Nhà được cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở, bán nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 hoặc giấy tờ bán nhà ở do tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. 3. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người đang sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 bao gồm: a) Bằng khoán điền thổ; b) Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; c) Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; d) Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận; đ) Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp; e) Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành; g) Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ở (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công nhận. Điều 4. Khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện Việc khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện vào tiền bồi thường, hỗ trợ tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Người được bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm). 2. Nghĩa vụ tài chính về đất đai khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Điều 5. Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại 1. Giá đất để tính bồi thường quy định tại Điều 11 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm. Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất. 2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng (=) tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ (-) đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm: a) Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ hóa đơn nộp tiền); b) Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất mà đã được bồi thường về đất thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất; c) Các khoản chi phí khác có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc xác định khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với các trường hợp không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Điều 6. Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau: 1. Đất nông nghiệp được bồi thường gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. 2. Đối với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Điều 7. Bồi thường đối với đất ở 1. Người bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng việc giao đất ở mới hoặc bằng nhà ở tái định cư hoặc bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường bằng đất ở, nhà ở tái định cư được thực hiện khi người bị thu hồi đất ở thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 của Thông tư này. 2. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 15 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất mà giấy tờ về đất không xác định được diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của từng tổ chức, từng hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc tiếp nhận và phân chia tiền bồi thường về đất. Điều 8. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất: a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng; b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng. 2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương. 3. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 9. Xử lý các trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường quy định tại Điều 17 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Các tổ chức là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước được Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này nếu chi phí đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường hợp phải di chuyển đến địa điểm mới thì được hỗ trợ bằng tiền để thực hiện dự án đầu tư tại địa điểm mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa tương đương với mức bồi thường cho diện tích đất tại địa điểm bị thu hồi. Tổ chức bị thu hồi đất được sử dụng số tiền này để chi trả tiền bồi thường và đầu tư tại địa điểm mới theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu số tiền này không sử dụng hết cho dự án đầu tư tại địa điểm mới thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Mục 2. BỒI THƯỜNG VỀ TÀI SẢN Điều 10. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình quy định tại Điều 20 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. 2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất và xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; nếu xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Điều 11. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau: 1. Khoản 1 Điều 21 quy định về phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp khi được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép. 2. Khoản 2 Điều 21 quy định về người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà tại nơi tái định cư; trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% trị giá đất và 60% trị giá nhà đang thuê; trường hợp có nhà tái định cư để bố trí mà người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền. Điều 12. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau: 1. Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một (01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. 2. Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau: a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương; b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có); c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có); d) Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây. Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ quy định tại khoản này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây. 3. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có). Điều 13. Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước Việc sử dụng tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 25 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: Tổ chức bị thu hồi đất có tài sản được Nhà nước giao quản lý, sử dụng bị thiệt hại và phải di dời đến địa điểm mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại địa điểm mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số tiền bồi thường tài sản này do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả; nếu không sử dụng hết thì số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước. Mục 3. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Điều 14. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau: a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 2-CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó; c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó. 2. Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và được xác định như sau: a) Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ đó; b) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được xác định theo phương án đó; c) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ, phương án giao đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì xác định theo hiện trạng thực tế đang sử dụng. 3. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ tối đa bằng 30% một (01) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba (03) năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế. Điều 15. Xác định khu dân cư để tính hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư 1. Khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của làng, bản, thôn, ấp, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể việc xác định ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 16. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này mà bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. 2. Việc áp dụng hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một (01) suất đất ở hoặc một (01) căn hộ chung cư hoặc một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện một lần khi có đủ các điều kiện sau: a) Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; b) Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở; c) Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP phải bằng hoặc lớn hơn giá trị một (01) suất đất ở hoặc giá một (01) căn hộ chung cư hoặc giá trị một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. 3. Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất nông nghiệp về phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện đồng thời khi lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hình thức lấy ý kiến thực hiện như việc lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Điều 17. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 30 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: Hộ gia đình, cá nhân đang hợp đồng thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Mục 4. TÁI ĐỊNH CƯ Điều 18. Các trường hợp được bố trí tái định cư Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư). 2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi. 3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi. 4. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư. Điều 19. Bố trí tái định cư Việc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau: 1. Công khai phương án bố trí tái định cư; đối với dự án đã có khu tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân được tái định cư được xem nơi dự kiến tái định cư trước khi chuyển đến. 2. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Giá bán nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở suất đầu tư nhà ở và thực tế tại địa phương. Giá cho thuê nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù với thực tế tại địa phương. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định, trừ trường hợp được hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Mục 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Điều 20. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 2. Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: a) Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi; b) Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất; c) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ; d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư); đ) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng. Điều 21. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau: 1. Thời điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng là thời điểm xét duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư. 2. Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi phê duyệt được thực hiện độc lập nhưng phải đảm bảo yêu cầu về tiến độ của dự án đầu tư. Điều 22. Thẩm định và ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Việc thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau: 1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: a) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP; b) Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi. 2. Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất có liên quan từ hai (02) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất trong phạm vi một (01) đơn vị hành chính cấp huyện. 3. Nội dung thẩm định gồm: a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội; d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ; đ) Việc bố trí tái định cư; e) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; g) Việc di dời mồ mả. 4. Kinh phí lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được sử dụng từ khoản kinh phí chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. 5. Căn cứ vào thực tế tại địa phương và tính chất, quy mô của dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được nhanh chóng và hiệu quả. Điều 23. Việc thuê thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng Việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau: 1. Các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm có: a) Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng; trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính (trường hợp chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính đã bị biến động không còn phù hợp với hiện trạng thì trích đo, lập hồ sơ thửa đất); b) Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; c) Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư; d) Dịch vụ khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 2. Trường hợp thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thì việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định sau: a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng; b) Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Mục 6. CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Điều 24. Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác cưỡng chế thu hồi đất 1. Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập bao gồm các nội dung sau: a) Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án; b) Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác; c) Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; d) Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đ) Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy định về bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường; e) Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định (nếu có); g) Chi in ấn và văn phòng phẩm; h) Chi phí trả lương, bảo hiểm xã hội cho việc thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; i) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường thực hiện phê duyệt dự toán và quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. 3. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được tính vào vốn đầu tư của dự án. 4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể ứng trước kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật. Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT Điều 25.Trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; một số nội dung được quy định cụ thể tại các Điều 26, 27, 28 và 29 của Thông tư này. Điều 26. Thông báo thu hồi đất 1. Căn cứ vào kết quả xử lý hồ sơ về đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo ủy quyền) ra thông báo thu hồi đất; trong thông báo thu hồi đất phải thể hiện các nội dung sau: a) Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; b) Giao nhiệm vụ cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; c) Cho phép nhà đầu tư được tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư. 2. Thông báo thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Điều 27. Nội dung thẩm định, xác nhận nhu cầu sử dụng đất Việc thẩm định, xác nhận về nhu cầu sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Nội dung thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án đầu tư: a) Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt thì đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. b) Đánh giá về yêu cầu sử dụng đất của dự án theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất. Đối với loại dự án chưa có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất thì cơ quan thẩm định căn cứ vào quy mô, tính chất dự án và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa phương để đánh giá. 2. Nội dung xác nhận nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và yêu cầu về diện tích sử dụng đất, mục đích sử dụng đất và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa phương. Điều 28. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất 1. Tổ chức xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư phải lập hồ sơ và gửi hai (02) bộ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm: a) Văn bản (đơn) đề nghị giao đất hoặc thuê đất; b) Dự án đầu tư đã được xét duyệt hoặc chấp thuận; Trường hợp thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì không phải nộp dự án đầu tư nhưng phải nộp trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; c) Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất; d) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định; trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành cùng với việc thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. 2. Đối với trường hợp giao đất, thuê đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người xin giao đất, thuê đất lập hồ sơ và gửi hai (02) bộ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm: a) Đơn xin giao đất, thuê đất; b) Văn bản xác nhận nhu cầu sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã; c) Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất; d) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất cùng với việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Điều 29. Quy định về bàn giao đất 1. Khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, người có đất bị thu hồi có trách nhiệm nộp (bản gốc) các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất không bị thu hồi. 2. Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày, kể từ ngày được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Việc bàn giao đất giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người có đất bị thu hồi phải lập thành biên bản và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Trường hợp người được nhận bồi thường ủy quyền cho người khác nhận tiền bồi thường thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 30. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2009. 2. Thông tư này thay thế các thông tư sau: a) Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; b) Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 3. Bãi bỏ Phần VII và Phần IX của Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan tài nguyên và môi trường, kế hoạch đầu tư, xây dựng, tài chính, các cơ quan khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa"; b) Quy định cụ thể thời gian thực hiện các bước công việc trong việc thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho phù hợp với thời hạn thông báo thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Đất đai; c) Thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất; trường hợp địa phương đã có các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng mà không phải là Tổ chức phát triển quỹ đất thì chuyển đổi thành Tổ chức phát triển quỹ đất. 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng phát triển Việt Nam; - Cơ quan TƯ của các đoàn thể; - UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Công báo; Website Chính phủ, Website Bộ TN&MT; - L­ưu VT, TCQLĐĐ, CSPC(5b). BỘ TRƯỞNG Phạm Khôi Nguyên
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "01/10/2009", "sign_number": "14/2009/TT-BTNMT", "signer": "Phạm Khôi Nguyên", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-59-2018-TT-BGTVT-dan-nhan-nang-luong-doi-voi-xe-mo-to-san-xuat-lap-rap-va-nhap-khau-392612.aspx
Thông tư 59/2018/TT-BGTVT dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 59/2018/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2018 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-Ttg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy (sau đây viết tắt là xe) được sản xuất, lắp ráp mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng. 2. Thông tư này không áp dụng đối với a) Xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; b) Xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, chuyển khẩu; xe của cơ quan ngoại giao, lãnh sự; c) Xe nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh xe; đ) Xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ; d) Xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, điêzen, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG). Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh xe; tổ chức liên quan đến thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dán nhãn năng lượng xe. Điều 3. Giải thích từ ngữ Một số từ ngữ quy định tại Thông tư này được hiểu như sau: 1. Nhãn năng lượng của xe (sau đây viết tắt là nhãn năng lượng) là nhãn cung cấp các thông tin liên quan đến loại nhiên liệu sử dụng, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe. 2. Mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe (mức tiêu thụ nhiên liệu) là lượng nhiên liệu tiêu hao của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử nghiệm xác định. Đơn vị đo mức tiêu thụ nhiên liệu là lít (l)/100 ki lô mét (km) (đối với nhiên liệu là xăng, LPG và điêzen) hoặc mét khối (m3­)/100 ki lô mét (km) (đối với nhiên liệu là NG). 3. Xe mô tô, xe gắn máy được định nghĩa tại mục 1.3.1, mục 1.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy - QCVN 14:2015/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. 4. Kiểu loại xe được định nghĩa tại các văn bản sau đây: a) Mục 1.3.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới - QCVN 04:2009/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (sau đây viết tắt là QCVN 04:2009/BGTVT); b) Mục 1.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới - QCVN 77:2014/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (sau đây viết tắt là QCVN 77:2014/BGTVT). 5. Cơ quan quản lý chất lượng (sau đây viết tắt là cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. 6. Cơ sở sản xuất, lắp ráp là tổ chức sản xuất, lắp ráp xe (sau đây viết tắt là cơ sở sản xuất) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. 7. Cơ sở nhập khẩu là tổ chức thực hiện việc nhập khẩu xe. 8. Cơ sở kinh doanh xe là tổ chức thực hiện việc bán, phân phối xe ra thị trường. 9. Cơ sở thử nghiệm, phòng thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu xe (sau đây viết tắt là cơ sở thử nghiệm) là tổ chức thử nghiệm chuyên ngành đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế (ILAC), Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC)); có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực thử nghiệm được quy định tại một trong các quy chuẩn sau: QCVN 04:2009/BGTVT; QCVN 77:2014/BGTVT. Chương II THỬ NGHIỆM MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU Điều 4. Thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu 1. Kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu được sử dụng làm căn cứ để công khai mức tiêu thụ nhiên liệu. 2. Việc thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu xe được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với thử nghiệm khí thải. Trường hợp kết hợp với thử nghiệm khí thải, giá trị mức tiêu thụ nhiên liệu được tính toán theo phương pháp tính toán cân bằng các bon quy định tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Yêu cầu về thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu a) Xe mô tô 2 bánh thực hiện theo chu trình của phép thử khí thải Loại I được quy định trong QCVN 77:2014/BGTVT; b) Xe mô tô (trừ xe mô tô 2 bánh), xe gắn máy thực hiện theo chu trình của phép thử khí thải Loại I được quy định trong QCVN 04:2009/BGTVT; c) Trường hợp kiểu loại xe có kết cấu, công nghệ mới chưa có quy định về thử nghiệm theo quy chuẩn QCVN 77:2014/BGTVT và QCVN 04:2009/BGTVT thì được thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu theo các tiêu chuẩn, quy định UNECE, EC, EEC tương ứng. Điều 5. Nội dung báo cáo thử nghiệm 1. Báo cáo kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu (sau đây viết tắt là báo cáo thử nghiệm) do cơ sở thử nghiệm cấp cho xe đăng ký thử nghiệm có các nội dung quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đối với các xe đáp ứng được điều kiện mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải quy định tại mục 3.6 QCVN 77:2014/BGTVT hoặc mục 3.7 QCVN 04:2009/BGTVT thì được phép sử dụng kết quả tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe này. Chương III CÔNG KHAI THÔNG TIN MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG Điều 6. Công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu 1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng. 2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu căn cứ vào báo cáo thử nghiệm quy định tại Điều 5 Thông tư này để công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu. Mức tiêu thụ nhiên liệu công khai không được nhỏ hơn 4% so với kết quả đo trung bình ghi trong báo cáo thử nghiệm. Bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với xe nhập khẩu cùng kiểu loại với kiểu loại xe đã công khai mức tiêu thụ nhiên liệu, các cơ sở nhập khẩu được phép sử dụng giá trị mức tiêu thụ nhiên liệu đã công khai để đăng ký mà không phải thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu. 3. Việc công khai thông tin liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu thực hiện bằng các hình thức sau: a) Gửi bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe tới cơ quan QLCL để công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan QLCL; b) Đăng tải mức tiêu thụ nhiên liệu trên trang thông tin điện tử của cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe (nếu có). 4. Thông tin công khai phải được duy trì trong suốt thời gian cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe cung cấp kiểu loại xe đó ra thị trường. Điều 7. Dán nhãn năng lượng 1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu in nhãn năng lượng theo mẫu quy định của Bộ Công Thương. 2. Sau khi gửi thông tin công khai tới cơ quan QLCL, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực hiện dán nhãn năng lượng trên từng xe tại vị trí dễ quan sát trước khi đưa ra thị trường. Nhãn năng lượng phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng. Điều 8. Công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán lại nhãn năng lượng 1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng khi: a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng thay đổi; b) Kiểu loại xe đã được công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng có những thay đổi mà không đáp ứng được điều kiện mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải quy định tại mục 3.6 QCVN 77:2014/BGTVT hoặc mục 3.7 QCVN 04:2009/BGTVT; c) Công khai sai mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc kết quả kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 9 phát hiện mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế vượt quá 4% so với mức công khai của cơ sở sản xuất, nhập khẩu. 2. Nội dung, hình thức công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán lại nhãn năng lượng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này. Điều 9. Kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng Cơ quan QLCL tổ chức kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng như sau: 1. Hàng năm, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc tuân thủ về công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và thực hiện dán nhãn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh xe theo quy định tại Chương III của Thông tư này. 2. Kiểm tra đột xuất trong trường hợp nhận được phản ánh, khiếu nại về dấu hiệu vi phạm quy định liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng của cơ sở sản xuất, nhập khẩu. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm rõ ràng đến mức tiêu thụ nhiên liệu đã công khai, cơ quan QLCL có quyền yêu cầu cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thử nghiệm lại mức tiêu thụ nhiên liệu. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan QLCL 1. Công khai cơ sở thử nghiệm đủ điều kiện thực hiện việc thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu trên trang thông tin điện tử của cơ quan QLCL. 2. Tiếp nhận công khai thông tin liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe theo quy định tại Thông tư này trên trang thông tin điện tử. 3. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm liên quan đến việc công khai mức tiêu thụ nhiên liệu xe và dán nhãn năng lượng. 4. Thông báo tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định khi phát hiện cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh xe vi phạm các quy định liên quan đến việc dán nhãn năng lượng. 5. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra dán nhãn năng lượng xe, báo cáo Bộ Giao thông vận tải khi có yêu cầu. Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở thử nghiệm Chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm và cung cấp báo cáo thử nghiệm chính xác theo quy định tại Thông tư này. Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe 1. Thực hiện công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng cho xe theo quy định tại Thông tư này trước khi đưa ra thị trường. 2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung mức tiêu thụ nhiên liệu đã công khai. 3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu lưu trữ tài liệu liên quan đến công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu, gồm: bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu; bản sao báo cáo thử nghiệm về mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe tối thiểu 03 năm kể từ thời điểm dừng sản xuất, nhập khẩu kiểu loại xe. 4. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực hiện báo cáo định kỳ gửi về cơ quan QLCL trước ngày 15 tháng 01 hàng năm theo mẫu quy định tại Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 13. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020; khuyến khích cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe thực hiện việc công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực. 2. Trường hợp các văn bản, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dẫn chiếu trong Thông tư này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Điều 14. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ; - Các Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Công báo; - Lưu: VT, MT(Hn). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ Phụ lục (Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2018/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Mẫu số 01 Công thức tính toán mức tiêu thụ nhiên liệu Mẫu số 02 Báo cáo thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu Mẫu số 03 Bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe Mẫu số 04 Báo cáo định kỳ về việc dán nhãn năng lượng Mẫu số 01 CÔNG THỨC TÍNH TOÁN MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU ● Đối với xe sử dụng nhiên liệu xăng: FC = (0,866 HC + 0,429 CO + 0,273 CO2); ● Đối với xe sử dụng nhiên liệu điêzen: FC = (0,862 HC + 0,429 CO + 0,273 CO2); ● Đối với xe sử dụng nhiên liệu LPG: FC = (0,825 HC + 0,429 CO + 0,273 CO2); ● Đối với xe sử dụng nhiên liệu NG: FC = (0,749 HC + 0,429 CO + 0,273 CO2); Trong đó: FC: mức tiêu thụ nhiên liệu đo được từ phép thử Loại I, đơn vị là l/100km đối với nhiên liệu: xăng, điêzen, LPG; là m3/100km đối với nhiên liệu NG; HC: lượng hydrô cácbon đo được, đơn vị là g/km; CO: lượng cácbon mônôxít đo được, đơn vị là g/km; CO2: lượng cácbon điôxít đo được, đơn vị là g/km; D: khối lượng riêng của nhiên liệu thử nghiệm, đơn vị là kg/l. Mẫu số 02 BÁO CÁO THỬ NGHIỆM MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU Số:......................... 1. Tên cơ sở sản xuất/nhập khẩu: .. 1.1. Địa chỉ: .. 2. Xe 2.1. Loại phương tiện: xe mô tô 2 bánh/xe gắn máy 2 bánh/loại xe khác:...............(1) 2.2. Nhãn hiệu:.......................................................................................................... .. 2.3. Tên thương mại:.................................................................................................... 2.4. Mã kiểu loại (số loại):.......................................................................................... 2.5. Khối lượng bản thân:....................................................................................... kg 2.6. Khối lượng chuẩn:.......................................................................................... kg 2.7. Khối lượng toàn bộ lớn nhất: ......................................................................... kg 2.8. Động cơ 2.8.1. Kiểu động cơ:...................................... loại động cơ:........................................ 2.8.2. Thể tích làm việc (dung tích xy lanh):....................................................... cm3 2.8.3. Tốc độ không tải nhỏ nhất:........................................................................ rpm 2.8.4. Tốc độ tại công suất lớn nhất:.................................................................... rpm 2.8.5. Công suất lớn nhất: .................................................................................... kW 2.9. Hệ thống cung cấp nhiên liệu 2.9.1. Bằng bộ chế hòa khí: có/không(1) - Nhãn hiệu: - Kiểu: Hoặc 2.9.2. Bằng hệ thống phun nhiên liệu: có/không(1) - Nhãn hiệu: - Kiểu: - Mô tả chung: 2.10. Hộp số 2.10.1. Điều khiển: cơ khí/tự động(1) 2.10.2. Số lượng tỷ số truyền: .................................................................................... 2.10.3. Tỷ số truyền từng cấp số:........./............/........./......../......../......../......../.......... 2.10.4. Tỷ số truyền cuối cùng:................................................................................... 2.11. Lốp 2.11.1. Ký hiệu cỡ lốp trục 1:..................................... áp suất:.............................kPa 2.11.2. Ký hiệu cỡ lốp trục 2:..................................... áp suất:..............................kPa 2.12. Vận tốc thiết kế lớn nhất do cơ sở sản xuất quy định:...............................km/h 3. Thử nghiệm tiêu thụ nhiên liệu 3.1. Nhiên liệu thử nghiệm:......................................................................................... 3.2. Kết quả thử nghiệm theo chu trình: TCVN 7357:2010/TCVN 7358:2010/ TCVN 9726:2013/....(1) Hạng mục Đơn vị Kết quả thử nghiệm Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình CO g/km HC g/km HC + NO g/km CO2 g/km Quãng đường chạy km Lượng nhiên liệu tiêu thụ l Mức tiêu thụ nhiên liệu l/100 km 4. Xe mẫu thử nghiệm 4.1. Số khung:.............................................................................................................. 4.2. Số động cơ:........................................................................................................... 4.3. Ảnh chụp xe: 5. Ghi chú:................................................................................................................... ........., ngày........ tháng....... năm....... Cơ sở thử nghiệm (Ký tên, đóng dấu ) Ghi chú: (1) Gạch ngang phần không áp dụng. Mẫu số 03 BẢN CÔNG KHAI MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA KIỂU LOẠI XE 1. Thông tin chung 1.1. Tên cơ sở sản xuất/nhập khẩu: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Loại phương tiện: xe mô tô 2 bánh/xe gắn máy 2 bánh/loại xe khác:..............(1) 1.4. Nhãn hiệu: 1.5. Tên thương mại: 1.6. Mã kiểu loại (số loại): 1.7. Số giấy chứng nhận(2): 1.8. Báo cáo thử nghiệm tiêu thụ nhiên liệu số:................................. ngày:............... 2. Thông số kỹ thuật của xe 2.1. Khối lượng bản thân:........................................................................................kg 2.2. Khối lượng toàn bộ lớn nhất:...........................................................................kg 2.3. Động cơ 2.3.1. Kiểu động cơ:....................................... Loại động cơ:...................................... 2.3.2. Thể tích làm việc (dung tích xy lanh): ............................................................. 2.3.3. Công suất lớn nhất/số vòng quay:........................................................kW/rpm 2.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu: chế hòa khí/phun nhiên liệu/khác:..................(1) 2.5. Hộp số 2.5.1. Điều khiển: cơ khí/tự động(1) 2.5.2. Số lượng tỷ số truyền:....................................................................................... 2.5.3. Tỷ số truyền từng cấp số:............./.........../........../........./........./......../......../...... 2.6. Tỷ số truyền cuối cùng:........................................................................................ 2.7. Lốp 2.7.1. Ký hiệu cỡ lốp trục 1:................................ áp suất lốp:..............................kPa 2.7.2. Ký hiệu cỡ lốp trục 2:............................... áp suất lốp:...............................kPa 2.8. Vận tốc thiết kế lớn nhất do cơ sở sản xuất quy định:.................................km/h 3. Công khai mức tiêu thụ nhiên liệu 3.1. Chu trình thử: TCVN 7357:2010/TCVN 7358:2010/TCVN 9726:2013/.......(1) 3.2. Mức tiêu thụ nhiên liệu công khai:........................................................l/100 km 4. Mẫu nhãn năng lượng công khai 5. Ghi chú (nếu có): ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........., ngày........tháng.......năm....... Cơ sở sản xuất/nhập khẩu (Ký tên, đóng dấu ) Ghi chú: (1) Gạch ngang phần không áp dụng. (2) Đối với xe sản xuất, lắp ráp: số giấy chứng nhận kiểu loại; Đối với xe nhập khẩu: số giấy chứng nhận cấp cho xe nhập khẩu thử nghiệm. Mẫu số 04 TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT/ NHẬP KHẨU Số:....../......... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ....., ngày...... tháng..... năm....... BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ VIỆC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG (Từ ngày.... tháng...... năm..... đến ngày.... tháng....... năm......) Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tên cơ sở sản xuất/nhập khẩu: Địa chỉ: ...................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Người đại diện (Ông/Bà): Điện thoại:............................................, Email: Căn cứ quy định tại Thông tư số...../...../TT-BGTVT ngày.... tháng.... năm... của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cơ sở sản xuất/nhập khẩu xin được báo cáo việc dán nhãn năng lượng cho xe như phụ lục kèm theo./. Người lập bảng báo cáo (Ký và ghi rõ họ, tên) Cơ sở sản xuất/nhập khẩu (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu) PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ VIỆC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG Số......... ngày.... tháng.... năm..... Thông tin về kiểu loại xe Kiểu loại xe 1 2 3 --- 1. Báo cáo số lượng các kiểu loại xe dán nhãn năng lượng (số liệu theo chu kỳ 12 tháng) Loại phương tiện (Vehicle Type) L3 L3 L3 Nhãn hiệu (Make/Mark) HONDA HONDA HONDA --- Tên thương mại (Commercial name) AIR BLADE CPX WAVE Mã kiểu loại (Số loại) (Model code) JF650 KF50 JA360 Kiểu động cơ (Engine model) HONDA JF65E HONDA KF50E HONDA JA36E Loại động cơ (Engine type) Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh Loại nhiên liệu (Type of fuel) Xăng không chì ≥ RON 92 Xăng không chì ≥ RON 92 Xăng không chì ≥ RON 92 Kiểu hộp số (Gear box type) Vô cấp, tự động Vô cấp, tự động Cơ khí, 4 số tiến Khối lượng bản thân (Kerb mass) Khối lượng toàn bộ lớn nhất (Gross mass) Số lượng nhãn năng lượng đã dùng (No. of labels used) Mức TTNL công bố (Registed) Số GCN kiểu loại (số GCN xe nhập khẩu thử nghiệm) (Certificate No.) Ghi chú (nếu có) 2. Báo cáo về tiêu thụ nhiên liệu trung bình chung trong 01 năm của mỗi Cơ sở sản xuất và/ hoặc nhập khẩu: 1 2 3 --- Tổng hợp Số lượng xe sản xuất, lắp ráp và/hoặc nhập khẩu (chiếc) (3) Σ (3) Mức TTNL được thử nghiệm (l/100 km) (4) Tổng TTNL (l/100 km) (5) = (3) x (4) Σ (5) TTNL trung bình chung (l/100 km) (6) Σ (5)/Σ (3)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "17/12/2018", "sign_number": "59/2018/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-16-2021-TT-BVHTTDL-ma-so-tieu-chuan-chuc-danh-vien-chuc-nganh-di-san-van-hoa-498202.aspx
Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL mã số tiêu chuẩn chức danh viên chức ngành di sản văn hóa mới nhất
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2021/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ XẾP LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH DI SẢN VĂN HÓA Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. 2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành di sản văn hóa làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa bao gồm: 1. Di sản viên hạng I Mã số: V.10.05.29; 2. Di sản viên hạng II Mã số: V.10.05.16; 3. Di sản viên hạng III Mã số: V.10.05.17; 4. Di sản viên hạng IV Mã số: V.10.05.18. Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành di sản văn hóa 1. Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. 2. Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 3. Có ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. 4. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao. 5. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực. Chương II TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Điều 4. Di sản viên hạng I - Mã số: V.10.05.29 1. Nhiệm vụ: a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; b) Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; c) Xây dựng đề cương trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, dự án bảo tồn di tích; tổ chức thực hiện trưng bày các chủ đề đặc biệt quan trọng, quy mô quốc gia và quốc tế; d) Xây dựng đề án, dự án và tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát, sưu tầm, khai quật khảo cổ quy mô quốc gia và quốc tế; đ) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, chiến lược về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; e) Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho di sản viên hạng dưới. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; b) Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; d) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I: a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành trở lên trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt hoặc đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 cuộc sưu tầm, khai quật khảo cổ, trưng bày quy mô quốc gia và quốc tế. Điều 5. Di sản viên hạng II - Mã số: V.10.05.16 1. Nhiệm vụ: a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; b) Chủ trì hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; c) Xây dựng đề án, đề cương trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, phương án bảo tồn di tích; tổ chức thực hiện trưng bày các chủ đề trọng tâm của bảo tàng; d) Xây dựng đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích; trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền đối với các đối tượng nghiên cứu, tham quan có yêu cầu nghiệp vụ chuyên sâu; đ) Tổ chức kiểm kê, xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát, sưu tầm, khai quật khảo cổ được giao; e) Tham gia tổng kết đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy phạm về các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; g) Tham gia xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho di sản viên hạng dưới. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; b) Am hiểu kiến thức về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy phạm về các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao tham mưu, quản lý; d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II: a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III hoặc tương đương đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt. Điều 6. Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17 1. Nhiệm vụ: a) Xây dựng kế hoạch hàng năm về nhiệm vụ chuyên môn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; b) Xây dựng hồ sơ hiện vật, hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đạt các tiêu chuẩn khoa học; phân tích, xác định sơ bộ giá trị của hiện vật, di tích, di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các kết luận khoa học đã được công nhận để chuẩn bị cho việc quyết định nhập hiện vật vào kho bảo quản hoặc đăng ký hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu; lập danh mục và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể; c) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện vật, đề xuất kế hoạch bảo quản, tu bổ, sắp xếp hiện vật trong kho bảo quản theo hệ thống đúng quy định; d) Tham gia xây dựng các đề cương thiết kế trưng bày giới thiệu di sản văn hóa; phương án tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng mới, sửa chữa bảo tàng; đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; đ) Tham gia xây dựng nội dung và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích; e) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; b) Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; c) Có năng lực phân tích, tổng hợp những vấn đề được giao tham mưu, quản lý; d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Điều 7. Di sản viên hạng IV - Mã số: V.10.05.18 1. Nhiệm vụ: a) Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường xuyên tại đơn vị; b) Thực hiện các công việc phục vụ nghiên cứu, tham gia điều tra, khảo sát hoặc trợ giúp việc xử lý, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong phạm vi được giao; c) Thực hiện phương án tu sửa hiện vật được phân công. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Có bằng trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Nắm được những quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; b) Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; c) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Chương III XẾP LƯƠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH DI SẢN VĂN HÓA Điều 8. Nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành di sản văn hóa 1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức. 2. Khi bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Điều 9. Cách xếp lương 1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: a) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55; b) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; c) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; d) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. 2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau: a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1; b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 ngạch viên chức loại A1; c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1; d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B; đ) Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B. 3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chuyên ngành di sản văn hóa làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm rà soát các vị trí việc làm của đơn vị; quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa theo thẩm quyền phân cấp. 3. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có thể áp dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ người làm việc về chuyên ngành di sản văn hóa. Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp 1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. 2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng viên chức chuyên ngành di sản văn hóa theo quy định của pháp luật trước thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (ngày 30 tháng 6 năm 2022) được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức di sản văn hóa tương ứng và được sử dụng khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này. Điều 12. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2022. 2. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. 3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó. 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 5. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở DL; - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; - Cổng TTĐT Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, Vụ TCCB, VTN(300). BỘ TRƯỞNG Nguyễn Văn Hùng
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "22/12/2021", "sign_number": "16/2021/TT-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Văn Hùng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-91-2005-ND-CP-Quy-che-dat-ten-doi-ten-duong-pho-cong-trinh-cong-cong-2318.aspx
Nghị định 91/2005/NĐ-CP Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố công trình công cộng mới nhất
CHÍNH PHỦ _______ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 91/2005/NĐ-CP Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2005 NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, NGHỊ ĐỊNH : Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng". Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - Công báo; - VPCP : BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu : Văn thư, VX (5b). Hà ( ) TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ) Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế. Điều 3. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị. 2. Đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh. 3. Phố là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu. 4. Ngõ (kiệt) là lối đi lại nhỏ từ đường, phố vào các cụm dân cư đô thị. 5. Ngách (hẻm) là lối đi lại hẹp từ ngõ (kiệt) vào sâu trong các cụm dân cư đô thị. 6. Công trình công cộng trong Quy chế này bao gồm quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hoá - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí. 7. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm : đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. Chương 2: NGUYÊN TẮC VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG,PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Mục 1: NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 4. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên. Điều 5. Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng. Điều 6. Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp. Điều 7. Đô thị loại đặc biệt cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của cả nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Các đô thị còn lại, căn cứ vào phân loại cấp đô thị để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hoá, danh nhân đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương mình để đặt tên đường, phố và công trình công cộng. Điều 8. Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân. Điều 9. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân. Mục 2:ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ Điều 10. Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây : 1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt. 2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội. 3. Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá. 4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương. 5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Điều 11. Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất. Điều 12. Đường, phố quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên. Điều 13. Không đặt tên cho ngõ (kiệt), ngách (hẻm). Ngõ (kiệt) được gọi theo biển số nhà đầu ngõ (kiệt), tính từ đầu phố kèm theo tên phố; ngách (hẻm) được gọi theo biển số nhà đầu ngách (hẻm), tính từ đầu ngõ (kiệt). Mục 3:ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Điều 14. Việc đặt tên công trình công cộng được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 của Quy chế này. Điều 15. Việc đặt tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. Các công trình công cộng khác ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc đặt tên hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định. Chương 3: THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Điều 16. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng. Điều 17. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ: 1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn (Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ...), các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học. Cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm. Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét ra Nghị quyết. 2. Quyết định đặt tên các công trình công cộng thuộc thẩm quyền. Kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên các công trình công cộng đã ủy quyền cho chính quyền các cấp. Tên công trình công cộng thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công trình công cộng ủy quyền cho chính quyền các cấp cũng phải lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hoá, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp, các nhà nghiên cứu và cơ quan cấp trên trực tiếp trước khi quyết định. 3. Giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng thực hiện việc gắn biển tên đường, phố và công trình công cộng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực. 4. Chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình...) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, tuyên truyền cho việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để mọi người được biết ./.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "11/07/2005", "sign_number": "91/2005/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-32-2011-TT-BTNMT-quy-trinh-ky-thuat-quan-trac-chat-luong-nuoc-127684.aspx
Thông tư 32/2011/TT-BTNMT quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 32/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường; Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUY ĐỊNH: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường chất lượng nước mưa, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau: a) Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương; các trạm, trung tâm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương; b) Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động quan trắc môi trường, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để giao nộp báo cáo, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương; 2. Thông tư này không áp dụng cho hoạt động quan trắc chất lượng nước mưa bằng các thiết bị tự động, liên tục. Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn 1. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Chương II của Thông tư này; 2. Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích quy định tại Chương II của Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới. Chương II QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA Điều 4. Mục tiêu quan trắc Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc chất lượng nước mưa là: 1. Đánh giá chất lượng nước mưa phục vụ kiểm soát phát thải và tình hình ô nhiễm của khu vực, địa phương, vùng và ô nhiễm xuyên biên giới; 2. Đánh giá, giám sát lắng đọng axit (lắng đọng ướt) theo không gian và thời gian; 3. Đánh giá hiện trạng và xu hướng chất lượng nước mưa; 4. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản. Việc thiết kế chương trình quan trắc chất lượng nước mưa cụ thể như sau: 1. Kiểu quan trắc Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động. 2. Địa điểm, vị trí quan trắc Điểm quan trắc được lựa chọn phải đảm bảo rằng các mẫu nước mưa được lấy có tính đại diện cho khu vực quan trắc và đáp ứng mục tiêu của chương trình quan trắc. Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc dựa vào các quy định sau: a) Các quy định tại mục 7 tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5997:1995 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-8:1993) về hướng dẫn lấy mẫu nước mưa; b) Vị trí các điểm quan trắc có thể được chọn tại các vườn khí tượng của các trạm khí tượng, với điều kiện trạm khí tượng đó đáp ứng các yêu cầu ở trên. 3. Thông số quan trắc Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc, nguồn ô nhiễm xung quanh mà quan trắc các thông số sau: a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời; b) Thông số khác: - Thông số bắt buộc quan trắc: độ pH, độ dẫn điện (EC), các ion canxi (Ca+2), magie (Mg+2), natri (Na+), kali (K+), amoni (NH4+), clorua (Cl­-), nitrat (NO3-), sunphat (SO4-2); - Thông số không bắt buộc quan trắc: nitrit (NO2-), florua (F-), bromua (Br‑), hidrocacbonat (HCO3-), axit hữu cơ, photphat (PO43-), kim loại nặng, nhôm (Al), và các hợp chất hữu cơ. 4. Thời gian và tần suất quan trắc Mẫu nước mưa được lấy với thời gian và tần suất như sau: a) Các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa. Trường hợp này phải chú ý xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc trận mưa và yêu cầu quan trắc viên phải có mặt 24/24 giờ để thực hiện việc lấy mẫu; b) Trong trường hợp không thể thực hiện việc lấy mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ). Trường hợp này thì thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp); c) Trong trường hợp không có khả năng phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần, tức là gộp các mẫu ngày lại trong vòng 01 tuần hoặc cũng có thể chấp nhận lấy liên tục trong 01 tuần khi mà mẫu được giữ nguyên vẹn (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp). 5. Lập kế hoạch quan trắc Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau: a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia; b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có); c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường; đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu; e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường; h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. Điều 6. Thực hiện chương trình quan trắc Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau: 1. Công tác chuẩn bị Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau: a) Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu; b) Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết; c) Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, phân tích trước khi ra hiện trường; d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu; đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định; e) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu; g) Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động; h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc; i) Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày; k) Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác. 2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường a) Lấy mẫu nước mưa phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5997:1995 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-8:1993) về hướng dẫn lấy mẫu nước mưa; b) Ngoài các thông số đo, phân tích tại hiện trường, các thông số pH và EC phải được phân tích càng sớm càng tốt, ngay tại hiện trường hoặc ngay sau khi vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm; c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. 3. Bảo quản và vận chuyển mẫu 3.1. Mẫu nước mưa sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-3:2003); 3.2. Đối với mẫu nước mưa phải lưu ý: a) Bảo quản mẫu - Sau khi đo pH và EC, lọc mẫu qua màng lọc sạch với kích thước lỗ là 0,45 mm, rồi chuyển mẫu vào bình sạch, phân tích ngay sau đó hoặc bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC không quá 28 ngày; - Để chống lại các quá trình phân huỷ sinh học có thể thêm một trong các chất bảo quản sau: cloroform (0,2ml/100ml mẫu) hoặc thymol (40mg/100ml); - Các chai lọ để đựng mẫu phải sạch và được cung cấp bởi phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. b) Vận chuyển mẫu - Mẫu được đặt trong thùng bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm cùng với ghi chép về các thông số khí tượng liên quan; - Không được làm nhiễm bẩn hoặc đổ mẫu, bình đựng mẫu phải được đóng nắp kín hoặc gói kín trong túi để không bị nhiễm bẩn hoặc thất thoát mẫu trong quá trình vận chuyển; - Nếu mẫu được lấy theo ngày thì phải được vận chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 1-2 tuần. Nếu mẫu được lấy theo tuần thì phải được vận chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng một tháng. 4. Phân tích trong phòng thí nghiệm a) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp 1 pH • TCVN 6492:2010; • ISO 10523:2008; • APHA 4500 H+ 2 EC • EPA 120.1 3 SO42-, F-, NO2- , NO3-, Cl-, PO43- • TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007); • APHA 3500/4500 4 NH4+, Na+, K+, Ca2+, Mg+ • TCVN 6660: 2000; • TCVN 6201(Ca2+, Mg+); • TCVN 6196-1:1996 (Na+, K+); • APHA 3500/4500 b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại Bảng 1 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Bảng 1 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn. c) Khi phân tích mẫu nước mưa phải lưu ý: - Có thể pha loãng mẫu nếu lượng mẫu là nhỏ và mẫu có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao, vượt quá giới hạn phân tích. Mẫu đã pha loãng không được sử dụng để đo pH và EC; - Trường hợp mẫu được pha loãng bằng nước khử ion thì phải đo nồng độ các ion cần phân tích cả trong nước khử ion sử dụng. d) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. 5. Xử lý số liệu và báo cáo 5.1. Xử lý số liệu Sau khi phân tích xong một đợt mẫu, phải tính toán cân bằng ion và độ dẫn điện để đánh giá chất lượng số liệu. Nếu tỷ số cân bằng ion và độ dẫn điện tính toán được lệch khỏi các giá trị cho phép phải tiến hành kiểm tra và phân tích lại mẫu đó: a) Cân bằng anion và cation, tỷ số R1 ® Tổng anion (A), biểu diễn bằng đơn vị meq/L, tính theo công thức : A = S nCAi(mmol/L) = [Cl-] + [NO3-] + 2[SO42-] (1) Trong đó: - n, [CAi ]: là điện tích và nồng độ của ion thứ i (tính bằng mmol/L). ® Tổng cation (C), biểu diễn bằng đơn vị meq/L, tính theo công thức: C=S nCCi (mmol/L)=10(6-pH) + [Na+] + [NH4+] + [K+] + 2[Mg2+] + 2[Ca2+] (2) Trong đó: - n, [CCi]: là điện tích và nồng độ của ion thứ i. ® Tỷ số R1 được tính theo công thức: R1 = 100 x (C-A)/(C+A) (3) Kết quả được chấp nhận khi giá trị R1 nằm trong phạm vi cho phép như được trình bày trong Bảng 2 dưới đây: Bảng 2. Giá trị R1 yêu cầu (C+A), meq/L R1(%) <50 <± 30 50-100 <± 15 >100 <± 8 b) So sánh giá trị tính toán độ dẫn điện với giá trị đo được, tỷ số R2 ® Độ dẫn điện có thể tính toán theo công thức sau: ECtt (mS/m)= {349.7 x 10(6-pH) + 80.0 x 2[SO42-] + 71.5[NO3-] + 76.3[Cl-] + 73.5[NH4+] + 50.1[Na+] + 73.5[K+] + 59.8 x 2[Ca2+] + 53.3 x 2[Mg2+]}/1000 (4) Trong đó: - [ ]: là nồng độ các ion, tính bằng mmol/L; - Các thừa số đứng trước nồng độ ion: là độ dẫn điện riêng của ion đó, tính bằng S.cm2/mol ở 25oC. ® Tỉ số R2 được tính toán như sau: R2 = 100 x (ECtt -ECdđ)/(ECtt + ECdđ) (5) Trong đó: - ECtt: là độ dẫn điện; - ECdđ: là độ dẫn điện đo bằng máy đo ở 25oC. Kết quả được chấp nhận khi giá trị R2 nằm trong phạm vi cho phép như được trình bày trong Bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Giá trị R2 yêu cầu ECdđ (mS/m) R2 <0.5 <± 20 0.5-3 <± 13 > 3 <± 9 (1 mS/m = 10 mS/cm) Khi nước mưa có giá trị pH > 6, và giá trị R1>0 thì phải tính đến sự có mặt ion bicacbonat (HCO3-) trong các giá trị R1, R2. Nồng độ HCO3- được tính toán theo công thức: [HCO3-] = [H2CO3] x Ka1/ [H+] (6) Trong đó: - Ka1: là hằng số phân ly bậc 1 của axit cacbonic. Nồng độ CO2 trong không khí là 360 ppm, Ka1 = 10-6.35, khi đó ta có: [HCO3-] = [H2CO3] x 10(pH-6.35) = 1.24 x 10(pH-5.35) (7) - Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. 5.2. Báo cáo kết quả Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này; 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2011. 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để kịp thời xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; - Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Lưu: VT, KHCN, PC, TCMT (QTMT). 300 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Cách Tuyến
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "01/08/2011", "sign_number": "32/2011/TT-BTNMT", "signer": "Bùi Cách Tuyến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-64-2011-TT-BGTVT-bien-phap-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-133491.aspx
Thông tư 64/2011/TT-BGTVT biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 64/2011/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quy hoạch giao thông; hoạt động đầu tư, xây dựng công trình giao thông; sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phương tiện vận tải để lưu hành; hoạt động vận tải. Điều 3. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quy hoạch, xây dựng, cải tạo công trình giao thông 1. Công tác quy hoạch Tổ chức, cá nhân khi xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải đưa nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một tiêu chí để lựa chọn phương án; ưu tiên phát triển vận tải công cộng, phát triển phương tiện vận tải khối lượng lớn, hiệu suất sử dụng năng lượng cao (đường sắt, đường thủy, phương tiện vận tải khác); quan tâm khả năng kết nối các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm nhiên liệu. 2. Đầu tư xây dựng, cải tạo công trình giao thông a) Khuyến khích tổ chức, cá nhân khi tham gia thiết kế, lập dự án đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải lựa chọn hướng tuyến có cự ly ngắn, lợi dụng dòng chảy, hạn chế độ dốc; lựa chọn công nghệ, giải pháp thi công tiết kiệm năng lượng; tối ưu hóa nguồn cung ứng nguyên, vật liệu nhằm giảm khối lượng vận chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường. b) Đơn vị tổ chức thi công có trách nhiệm: áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nêu trong dự án đã được phê duyệt; sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị thi công; xây dựng và thực hiện định mức nhiên liệu, định mức ca máy, định ngạch bảo dưỡng sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu của máy móc, thiết bị thi công. c) Đơn vị nhận bàn giao khai thác, sử dụng công trình giao thông có trách nhiệm thực hiện công tác bảo trì theo quy định, duy trì tình trạng kỹ thuật của công trình nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu trong khai thác vận tải. Điều 4. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động vận tải 1. Tổ chức vận tải a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khi xây dựng phương án tổ chức vận tải phải đưa nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một tiêu chí để lựa chọn phương án. Ưu tiên các phương án: rút ngắn cự ly vận chuyển, nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải, hệ số lợi dụng quãng đường. b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành vận tải; kết hợp các phương thức vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động vận tải tại đơn vị. 2. Đầu tư và quản lý sử dụng phương tiện vận tải Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải có trách nhiệm: a) Xây dựng và thực hiện định mức tiêu thụ nhiên liệu tại doanh nghiệp; hàng năm cập nhật, hoàn thiện định mức nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật. b) Xây dựng định ngạch và thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ phương tiện, thiết bị vận tải trong quá trình khai thác, sử dụng tại doanh nghiệp nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. c) Tuân thủ niên hạn sử dụng của phương tiện vận tải và xây dựng kế hoạch loại bỏ phương tiện không bảo đảm mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quy định hiện hành. 3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới trong giao thông vận tải. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành được kết hợp các nguồn lực theo quy định hiện hành để tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải. Điều 5. Quản lý chỉ tiêu mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận tải nhằm quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1. Phương tiện giao thông vận tải sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu để lưu hành phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức tiêu thụ nhiên liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải phải đưa chỉ tiêu mức tiêu hao nhiên liệu cho 1000 đơn vị sản phẩm vận tải (T.Km; Hk.Km) vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vận hành phương tiện của đơn vị; triển khai các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm chỉ tiêu này tại đơn vị mình. Điều 6. Chế độ báo cáo, thống kê sử dụng năng lượng 1. Các doanh nghiệp vận tải thuộc đối tượng cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP có trách nhiệm bố trí người quản lý năng lượng xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng năm năm và hàng năm, báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. 2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tại địa phương cập nhật danh sách cơ sở vận tải sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc địa phương quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Công Thương có báo cáo về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 01 tháng 02 hàng năm. 3. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP; tổng hợp kế hoạch, báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các đơn vị trực thuộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP và gửi về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 01 tháng 02 hàng năm. Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan 1. Vụ Môi trường a) Đôn đốc, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải, hàng năm báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện. b) Tham mưu, đề xuất kết hợp nguồn kinh phí để triển khai các đề án, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, ứng dụng năng lượng mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải theo các quy định hiện hành 2. Vụ Vận tải Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải công cộng; các biện pháp điều tiết nhu cầu vận tải giữa các phương thức vận tải; hạn chế phương tiện có năng lực thông qua thấp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu; thúc đẩy phát triển phương thức vận tải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 3. Cục Đăng kiểm Việt Nam a) Xây dựng và trình Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức tiêu thụ nhiên liệu đối với một số loại phương tiện giao thông vận tải phù hợp với từng thời kỳ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ. b) Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với kiểu loại phương tiện giao thông vận tải sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. c) Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kiểm tra việc tuân thủ quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 4. Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam: a) Thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác tổ chức, điều hành hệ thống giao thông vận tải theo phân cấp. b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các đơn vị trong phạm vi quản lý; hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện. 5. Các Sở Giao thông vận tải a) Tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông nhằm hạn chế ùn tắc, giảm cự ly vận tải; phát triển và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến vận tải công cộng; tùy theo điều kiện từng khu vực đô thị, thúc đẩy phát triển giao thông phi cơ giới (tuyến phố đi bộ; tuyến đường dành riêng cho xe đạp …). b) Thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác tổ chức, điều hành hệ thống giao thông vận tải, quản lý phương tiện vận tải theo phân cấp; báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kết quả thực hiện các quy định quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải tại địa phương. Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 8; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Website CP, Website BGTVT; - Lưu: VT, MT. BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "26/12/2011", "sign_number": "64/2011/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-54-2018-TT-BGTVT-khung-gia-dich-vu-hoa-tieu-dich-vu-su-dung-cau-ben-phao-neo-400702.aspx
Thông tư 54/2018/TT-BGTVT khung giá dịch vụ hoa tiêu dịch vụ sử dụng cầu bến phao neo
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 54/2018/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2018 THÔNG TƯ BAN HÀNH BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ HOA TIÊU, DỊCH VỤ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO, DỊCH VỤ BỐC DỠ CONTAINER VÀ DỊCH VỤ LAI DẮT TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 146/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển; Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, bao gồm: giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải; giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ lai dắt (sau đây gọi tắt là giá dịch vụ tại cảng biển). 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tại cảng biển Việt Nam. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ. 2. Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí là tàu thuyền phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ dầu khí. 3. Tàu lai là tàu được thiết kế, đăng kiểm và đăng ký hoạt động làm dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu vào, rời cập cầu, bến, phao neo. 4. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT) là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định. 5. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài. 6. Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam. 7. Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 8. Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp. 9. Lượt dẫn tàu được tính là việc hoa tiêu hàng hải dẫn tàu liên tục từ vị trí hoa tiêu lên tàu đến vị trí hoa tiêu rời tàu theo quy định. 10. Một chuyến được tính là tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng hải 01 lượt. 11. Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo bao gồm các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam được công bố theo quy định của pháp luật. 12. Khung giá dịch vụ tại cảng biển là các mức giá liên tục từ giá tối thiểu đến giá tối đa cho dịch vụ tại cảng biển. Điều 3. Đối tượng tính giá dịch vụ 1. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm: a) Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển Việt Nam; b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải; c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải; đ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thủy nội địa vào, rời khu vực hàng hải. 2. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm: a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; b) Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam; d) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải; e) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải. 3. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này. 4. Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo. Điều 4. Nguyên tắc xác định giá dịch vụ tại cảng biển 1. Biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá và các quy định của pháp luật khác có liên quan. 2. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, chất lượng dịch vụ và tình hình thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển quyết định mức giá cụ thể thuộc khung giá được ban hành theo quy định tại Thông tư này. 3. Các mức giá của khung giá quy định tại Thông tư này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. 4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển khi tính giá dịch vụ phải sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật. Điều 5. Đồng tiền tính giá dịch vụ 1. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế. 2. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa. 3. Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 6. Đơn vị tính và cách làm tròn 1. Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ tại cảng biển. 2. Đối với tàu thuyền không ghi GT chọn phương thức quy đổi có dung tích GT lớn nhất, được quy đổi như sau: a) Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT; b) Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT; c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền tính bằng 06 GT; d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT; đ) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: tính bằng tổng dung tích của cả đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn, bao gồm: sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy. 3. Đơn vị tính công suất máy: công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW tính tròn là 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW. 4. Đơn vị thời gian: a) Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày; b) Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ. 5. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì) là tấn hoặc mét khối (m3); phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính bằng 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính giá là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn. 6. Đơn vị khoảng cách tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải là hải lý (HL); phần lẻ dưới 01 HL tính bằng 01 HL. 7. Đơn vị tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo đối với tàu thuyền là mét (m) cầu, bến, phao neo; phần lẻ dưới 01 m tính bằng 01 m. Điều 7. Phân chia khu vực cảng biển Khu vực cảng biển Việt Nam đối với dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt được chia thành 03 khu vực như sau: 1. Khu vực I: các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ trở lên phía Bắc bao gồm các cảng biển khu vực tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. 2. Khu vực II: các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ đến dưới vĩ tuyến 20 độ bao gồm các cảng biển khu vực tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. 3. Khu vực III: các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ trở vào phía Nam bao gồm các cảng biển khu vực tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh. Chương II BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI, DỊCH VỤ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO, DỊCH VỤ BỐC DỠ CONTAINER VÀ DỊCH VỤ LAI DẮT TẠI CẢNG BIỂN Mục 1. BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI Điều 8. Khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa 1. Khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với một số tuyến dẫn tàu và một số loại tàu thuyền được quy định như sau: TT Loại dịch vụ Đơn vị tính Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực cảng dầu khí ngoài khơi; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 2.000.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT/HL 31,50 35,00 2 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); Bình Trị, Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT/HL 36,00 40,00 3 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Cửa Lò, Bến Thủy (tỉnh Nghệ An); Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh); Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế); Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT/HL 54,00 60,00 4 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Định An; qua luồng Sông Hậu; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 1.500.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT/HL 27,00 30,00 5 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực dàn khoan dầu khí, cảng dầu khí ngoài khơi Đồng/GT 135,00 150,00 6 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền di chuyển trong cảng có sử dụng dịch vụ hoa tiêu mà khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 300.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT 54,00 60,00 7 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền di chuyển trong cảng có sử dụng dịch vụ hoa tiêu mà khoảng cách dẫn tàu từ 05 hải lý trở lên; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 300.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT/HL 22,50 25,00 8 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Vũng Rô (tỉnh Phú Yên), Vân Phong, Ba Ngòi (tỉnh Khánh Hòa), Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu Đồng/GT/HL 22,50 25,00 9 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với các loại tàu thuyền còn lại; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu. Đồng/GT/HL 22,50 25,00 2. Các quy định cụ thể: a) Khi yêu cầu dịch vụ hoa tiêu hàng hải, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 06 giờ. Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến tối thiểu là 03 giờ; b) Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu mà thời gian báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến dưới 03 giờ, người yêu cầu hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi thì áp dụng mức giá bằng 20.000 đồng/người/giờ. Đối với trường hợp bao gồm cả phương tiện thì áp dụng mức giá bằng 200.000 đồng/người và phương tiện/giờ. Trường hợp hoa tiêu chưa xuất phát thì tính 01 giờ; hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát, thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu được tính tối thiểu là 01 giờ; hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu sau thời điểm yêu cầu dịch vụ hoa tiêu không quá 04 giờ, quá thời gian trên việc yêu cầu dịch vụ hoa tiêu coi như đã hủy bỏ và người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và trong khung giá quy định tại Điều này; c) Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hoa tiêu hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu thì người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và trong khung giá quy định tại Điều này; d) Hoa tiêu đã hoàn thành việc dẫn tàu, trường hợp thuyền trưởng yêu cầu hoa tiêu ở lại trên tàu thì tiền chờ đợi được tính theo số giờ giữ lại thực tế; đ) Tàu thuyền có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn thì khung giá áp dụng bằng 110% khung giá quy định tại Điều này; e) Chủ tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải tối thiểu 04 chuyến/tàu/tháng thì từ chuyến thứ tư trở đi của tàu này trong tháng, khung giá áp dụng bằng 80% khung giá quy định tại Điều này; g) Chủ tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 04 chuyến/ tháng tại 01 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ tư trở đi khung giá áp dụng bằng 50% khung giá quy định tại Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó nhưng không thấp hơn giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu theo khung giá quy định tại khoản 1 Điều này; h) Tàu thuyền không tới thẳng cảng đến mà yêu cầu neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh cho việc đón trả hoa tiêu. Giá dịch vụ phương tiện đưa đón hoa tiêu không vượt quá 300.000 đồng/tàu/lượt; i) Tàu thuyền đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đã yêu cầu được cảng vụ hàng hải tại khu vực và tổ chức hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới khiến tàu phải chờ đợi thì tổ chức hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu là 250.000 đồng/giờ, tính theo số giờ thực tế phải chờ đợi; k) Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí đón hoa tiêu nhưng tàu thuyền không vận hành được vì lý do bất khả kháng, có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực thì tổ chức hoa tiêu thu giá dịch vụ hoa tiêu bằng giá tối thiểu cho 01 tàu/lượt dẫn tàu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 9. Khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế 1. Khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với một số tuyến dẫn tàu và một số loại tàu thuyền được quy định như sau: TT Loại dịch vụ Đơn vị tính Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Bình Trị, Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang); Vân Phong, (tỉnh Khánh Hòa); Cửa Lò (tỉnh Nghệ An); Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế); Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh); Hòn La (tỉnh Quảng Bình); Năm Căn (tỉnh Cà Mau); Vạn Gia (tỉnh Quảng Ninh); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,0041 0,0045 2 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Định An; qua luồng Sông Hậu; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,0029 0,0032 3 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại tuyến dẫn tàu khu vực Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,0063 0,0070 4 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực cảng dầu khí ngoài khơi hoặc di chuyển giữa các cảng dầu khí; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 200USD/lượt dẫn tàu USD/GT 0,027 0,030 5 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền di chuyển trong cảng có sử dụng dịch vụ hoa tiêu mà khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 100USD/lượt dẫn tàu USD/GT 0,0135 0,0150 6 Dịch vụ hoa tiêu áp dụng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT (kể cả tàu đánh bắt cá) USD/lượt dẫn tàu 36,36 40,00 7 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với một lượt dẫn tàu thuyền chở container xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải có dung tích từ 50.000GT trở lên thì áp dụng mức giá như sau: 7.1 Dưới 10 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,00153 0,00170 7.2 Từ 10 hải lý đến 30 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,00099 0,00110 7.3 Trên 30 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,00067 0,00075 2. Đối với các trường hợp sử dụng dịch vụ hoa tiêu ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và sử dụng dịch vụ hoa tiêu tại các tuyến Vũng Rô (tỉnh Phú Yên), các khu chuyển tải cát các tỉnh Bình Định, Phú Yên; Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh), Ba Ngòi (tỉnh Khánh Hòa), giá dịch vụ hoa tiêu được tính như sau: TT Loại dịch vụ Đơn vị tính Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Dưới 10 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300 USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,00306 0,00340 2 Từ 10 hải lý đến 30 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300 USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,00198 0,00220 3 Trên 30 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu 300 USD/lượt dẫn tàu USD/GT/HL 0,00135 0,00150 3. Các quy định cụ thể: a) Khi yêu cầu dịch vụ hoa tiêu hàng hải, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 06 giờ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến tối thiểu là 03 giờ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi là 08 giờ; b) Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu mà thời gian báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến dưới 03 giờ, đối với cảng dầu khí ngoài khơi dưới 08 giờ, người yêu cầu hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi thì áp dụng mức giá bằng 10 USD/người/giờ. Đối với trường hợp bao gồm cả phương tiện thì áp dụng mức giá bằng 20 USD/người và phương tiện/giờ. Trường hợp hoa tiêu chưa xuất phát thì tính 01 giờ; hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát, thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu được tính tối thiểu là 01 giờ; hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu sau thời điểm yêu cầu dịch vụ hoa tiêu không quá 04 giờ, quá thời gian trên việc yêu cầu dịch vụ hoa tiêu coi như đã hủy bỏ và người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và mức giá quy định tại Điều này; c) Hoa tiêu đã hoàn thành việc dẫn tàu, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi và tiền chờ đợi được tính theo số giờ giữ lại thực tế; d) Tàu thuyền có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn thì khung giá áp dụng bằng 110% khung giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, theo cự ly dẫn tàu thực tế; đ) Tàu thuyền không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật thì khung giá áp dụng bằng 150% khung giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, theo cự ly dẫn tàu thực tế; e) Tàu thuyền yêu cầu hoa tiêu đột xuất (ngoài quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này) thì khung giá áp dụng bằng 110% khung giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, theo cự ly dẫn tàu thực tế; g) Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu nhưng tàu thuyền không vận hành được vì lý do bất khả kháng có cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận thì giá dịch vụ hoa tiêu bằng 300 USD/tàu/lượt dẫn; h) Tàu thuyền không tới thẳng cảng đến mà yêu cầu neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) người yêu cầu hoa tiêu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu. Giá dịch vụ phương tiện đón trả hoa tiêu không quá 30 USD/tàu/lượt dẫn; i) Tàu thuyền đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đã yêu cầu được cảng vụ hàng hải khu vực và tổ chức hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì tổ chức hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu, tiền chờ đợi là 100 USD/giờ, tính theo số giờ thực tế phải chờ đợi; k) Tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải nhiều hơn 03 chuyến/tháng/khu vực hàng hải, từ chuyến thứ tư trở đi của tàu này trong tháng, khung giá áp dụng bằng 80% khung giá dịch vụ hoa tiêu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng không thấp hơn 300 USD; l) Chủ tàu thuyền có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 4 chuyến/tháng/khu vực hàng hải, khung giá áp dụng bằng 50% khung giá dịch vụ hoa tiêu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng không thấp hơn 300 USD/ m) Tàu thuyền chở khách có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên vào, rời một khu vực hàng hải, khung giá áp dụng bằng 40% khung giá dịch vụ hoa tiêu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng không thấp hơn 300 USD; n) Tàu thuyền phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi bến cảng theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp cảng thì áp dụng theo khung giá dịch vụ hoa tiêu dịch chuyển trong cảng đối với tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; o) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng khung giá dịch vụ hoa tiêu bằng 50% khung giá dịch vụ hoa tiêu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, quy định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020; p) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa hoặc đóng mới mà không bốc dỡ hàng hóa, không đón, trả khách, khung giá áp dụng bằng 70% khung giá dịch vụ hoa tiêu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Điều 10. Cơ sở xác định giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải 1. Giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải được tính theo từng lượt dẫn tàu, bằng tích số của giá dịch vụ tương ứng quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này với cự ly dẫn tàu với tổng dung tích của tàu thuyền; riêng đối với điểm 5, điểm 6 khoản 1 Điều 8 và điểm 4, điểm 5 khoản 1 Điều 9 thì được tính bằng tích số của giá dịch vụ tương ứng với tổng dung tích của tàu thuyền. 2. Trường hợp giá dịch vụ hoa tiêu tính theo quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn giá tối thiểu cho 01 lượt dẫn tàu thì áp dụng bằng giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu quy định tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư này. 3. Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ hoa tiêu, trong đó: a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định, không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn; b) Đối với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định. Mục 2. BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO Điều 11. Khung giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo thuộc khu vực hàng hải đối với tàu thuyền, hàng hóa, hành khách hoạt động vận tải nội địa TT Loại dịch vụ Đơn vị tính Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa I Đối với tàu thuyền 1 Tàu thuyền neo buộc tại cầu, bến Đồng/GT/giờ 13,50 15,00 2 Tàu thuyền neo buộc tại phao neo Đồng/GT/giờ 9,00 10,00 3 Nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm cầu, bến Đồng/GT/giờ 13,50 15,00 4 Nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm phao neo Đồng/GT/giờ 9,00 10,00 5 Cập mạn với tàu thuyền khác ở cầu, phao neo Đồng/GT/giờ 6,75 7,50 6 Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí neo, buộc tại bến cảng dịch vụ dầu khí có làm hàng hoặc nhận dầu, nước; giá tối thiểu cho một lượt cập cầu là 2.000.000 đồng/tàu Đồng/m-giờ 4.500 6.750 7 Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí neo, buộc tại bến cảng dịch vụ dầu khí không làm hàng hoặc không nhận dầu, nước hoặc phục vụ mục đích khác; giá tối thiểu cho một lượt cập cầu là 2.250.000 đồng/tàu Đồng/m-giờ 3.300 7.980 8 Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí cập mạn với các tàu thuyền khác cập tại bến cảng dịch vụ dầu khí; giá tối thiểu cho một lượt đỗ áp mạn là 600.000 đồng/tàu Đồng/m-giờ 1.500 1.840 9 Tàu thuyền chở khách thông qua cầu, bến, phao neo từ 04 chuyến/tháng/khu vực hàng hải, từ chuyến thứ 4 trở đi áp dụng mức: 9.1 Neo buộc tại cầu, bến Đồng/GT/giờ 6,75 7,50 9.2 Neo buộc tại phao Đồng/GT/giờ 4,50 5,00 II Đối với hàng hóa thông qua cầu, bến, phao neo 1 Hàng hóa qua cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí Đồng/tấn 18.500 20.250 Điều 12. Khung giá sử dụng cầu, bến, phao neo thuộc khu vực hàng hải đối với tàu thuyền, hàng hóa, hành khách hoạt động vận tải quốc tế TT Loại dịch vụ Đơn vị tính Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa I Đối với tàu thuyền 1 Tàu thuyền neo buộc tại cầu, bến USD/GT/giờ 0,0028 0,0031 2 Tàu thuyền neo buộc tại phao neo USD/GT/giờ 0,0012 0,0013 3 Tàu thuyền nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm cầu, bến USD/GT/giờ 0,0054 0,0060 4 Tàu thuyền nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm phao neo USD/GT/giờ 0,0018 0,0020 5 Tàu thuyền cập mạn với tàu thuyền khác ở cầu, phao neo USD/GT/giờ 0,0014 0,0015 6 Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí neo buộc tại bến cảng dịch vụ dầu khí mà có làm hàng hoặc nhận dầu, nước; giá tối thiểu cho một lượt cập cầu là 90 USD/tàu USD/m-giờ 0,27 0,30 7 Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí neo buộc tại bến cảng dịch vụ dầu khí mà không làm hàng hoặc không nhận dầu, nước hoặc phục vụ mục đích khác; giá tối thiểu cho một lượt cập cầu là 100 USD/tàu USD/m-giờ 0,15 0,354 8 Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí cập mạn với các tàu thuyền khác cập tại bến cảng dịch vụ dầu khí; giá tối thiểu cho một lượt cập mạn là 25 USD/tàu USD/m-giờ 0,074 0,081 9 Tàu thuyền chở khách thông qua cầu, bến, phao neo từ 04 chuyến/tháng/khu vực hàng hải, từ chuyến thứ 4 trở đi áp dụng mức: 9.1 Neo buộc tại cầu, bến USD/GT/giờ 0,0014 0,0015 9.2 Neo buộc tại phao USD/GT/giờ 0,00054 0,00064 II Đối với hàng hóa, hành khách thông qua cầu, bến, phao neo 1 Làm hàng tại cầu cảng 1.1 Hàng hóa USD/tấn 0,16 0,18 1.2 Container 20 feet USD/cont 1,44 1,60 1.3 Container 40 feet USD/cont 2,88 3,20 1.4 Container trên 40 feet USD/cont 3,60 4,00 2 Làm hàng tại phao USD/tấn 0,08 0,09 3 Hàng hóa là phương tiện vận tải thông qua cầu, bến, phao neo 3.1 Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng USD/chiếc 2,43 2,70 3.2 Xe ô tô 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải 2,5 tấn trở xuống USD/chiếc 0,81 0,90 3.3 Các loại ô tô khác USD/chiếc 1,62 1,80 4 Hàng hóa là hàng lỏng (gas lỏng, xăng dầu, nhựa đường lỏng...) USD/tấn 0,81 0,90 5 Hàng hóa qua cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí USD/tấn 0,81 0,90 6 Hành khách trên tàu khách du lịch quốc tế hoạt động tại các cảng biển ở Việt Nam thông qua cầu cảng, bến, phao neo tại cảng biển khai thác dịch vụ làm hàng hóa kết hợp đón tàu khách du lịch 6.1 Lượt vào USD/người 2,50 3,50 6.2 Lượt rời USD/người 2,50 3,50 6.3 Trường hợp tàu thuyền đậu tại khu vực neo đậu được phép sử dụng phương tiện vận tải thủy khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại đất liền hoặc các đảo và ngược lại USD/người 2,50 3.50 Điều 13. Cơ sở tính giá dịch vụ cầu, bến, phao neo 1. Tàu thuyền neo, buộc tại nhiều vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc khu vực hàng hải của một cảng biển thì giá dịch vụ cầu, bến, phao neo được tính bằng tổng thời gian thực tế neo, buộc tại từng vị trí. 2. Trường hợp tàu thuyền không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 1 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thuyền khác theo lệnh điều động của Giám đốc cảng vụ hàng hải thì không tính giá dịch vụ cầu, bến, phao neo trong thời gian không làm hàng. 3. Trường hợp các tàu thuyền không phải tàu chuyên dùng phục vụ dầu khí vào cảng dịch vụ dầu khí làm hàng thì áp dụng theo điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5 mục I, mục II Điều 11 và điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5 mục I, toàn bộ mục II Điều 12 của Thông tư này. 4. Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ cầu, bến, phao neo, trong đó: a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định, không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn; b) Đối với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 100% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định. 5. Khung giá dịch vụ hành khách thông qua cầu, bến, phao neo quy định tại Điều này không áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Mục 3. BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ BỐC DỠ CONTAINER Điều 14. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực I 1. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nội địa Đơn vị tính: đồng/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 1.1. Container 20 feet Có hàng 260.000 427.000 208.000 342.000 Rỗng 152.000 218.000 122.000 174.000 1.2. Container 40 feet Có hàng 439.000 627.000 351.000 502.000 Rỗng 231.000 331.000 185.000 265.000 1.3. Container trên 40 feet Có hàng 658.000 940.000 526.000 752.000 Rỗng 348.000 498.000 278.000 398.000 2. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất (không áp dụng đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện) Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 2.1. Container 20 feet Có hàng 33 53 26 42 Rỗng 20 29 16 23 2.2. Container 40 feet Có hàng 50 81 40 65 Rỗng 29 43 23 34 2.3. Container trên 40 feet Có hàng 57 98 46 78 Rỗng 34 62 27 50 3. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển (không áp dụng đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện) Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 3.1. Container 20 feet Có hàng 25 40 20 32 Rỗng 15 22 12 18 3.2. Container 40 feet Có hàng 38 61 30 49 Rỗng 22 32 18 26 3.3. Container trên 40 feet Có hàng 43 74 34 60 Rỗng 26 47 21 38 4. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất áp dụng đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện a) Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện, áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 4.1. Container 20 feet Có hàng 46 60 Rỗng 29 40 4.2. Container 40 feet Có hàng 68 88 Rỗng 43 56 4.3. Container trên 40 feet Có hàng 75 98 Rỗng 48 62 b) Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện, áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 4.1. Container 20 feet Có hàng 52 60 Rỗng 32 40 4.2. Container 40 feet Có hàng 77 88 Rỗng 49 56 4.3. Container trên 40 feet Có hàng 85 98 Rỗng 54 62 5. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển áp dụng đối với khu vực cảng quốc tế Lạch Huyện a) Khung giá dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển áp dụng đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện, áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 5.1. Container 20 feet Có hàng 28 36 Rỗng 17 24 5.2. Container 40 feet Có hàng 41 53 Rỗng 26 34 5.3. Container trên 40 feet Có hàng 45 59 Rỗng 29 37 b) Khung giá dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển áp dụng đối với khu vực bến cảng quốc tế Lạch Huyện, áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 5.1. Container 20 feet Có hàng 31 36 Rỗng 19 24 5.2. Container 40 feet Có hàng 46 53 Rỗng 29 34 5.3. Container trên 40 feet Có hàng 51 59 Rỗng 32 37 6. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container từ tàu (sà lan) sang bãi cảng và ngược lại áp dụng đối với bốc dỡ container phục vụ vận chuyển qua lại giữa các cảng để xuất hàng, chuyển cảng đích Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 6.1. Container 20 feet Có hàng 6 15 Rỗng 6 15 6.2. Container 40 feet Có hàng 10 23 Rỗng 10 23 6.3. Container trên 40 feet Có hàng 10 23 Rỗng 10 23 Điều 15. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực II 1. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nội địa Đơn vị tính: đồng/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 1.1. Container 20 feet Có hàng 260.000 427.000 208.000 342.000 Rỗng 152.000 218.000 122.000 174.000 1.2. Container 40 feet Có hàng 439.000 627.000 351.000 502.000 Rỗng 231.000 331.000 185.000 265.000 1.3. Container trên 40 feet Có hàng 658.000 940.000 526.000 752.000 Rỗng 348.000 498.000 278.000 398.000 2. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập, tái xuất Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 2.1. Container 20 feet Có hàng 45 59 36 47 Rỗng 27 35 22 28 2.2. Container 40 feet Có hàng 68 89 54 71 Rỗng 36 47 29 38 2.3. Container trên 40 feet Có hàng 102 132 82 106 Rỗng 54 70 43 56 3. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 3.1. Container 20 feet Có hàng 34 44 27 35 Rỗng 20 26 16 21 3.2. Container 40 feet Có hàng 51 67 41 54 Rỗng 27 35 22 28 3.3. Container trên 40 feet Có hàng 76 99 61 79 Rỗng 41 52 33 42 Điều 16. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực III 1. Khung giá dịch vụ bốc dỡ Container nội địa Đơn vị tính: đồng/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 1.1. Container 20 feet Có hàng 260.000 427.000 208.000 342.000 Rỗng 152.000 218.000 122.000 174.000 1.2. Container 40 feet Có hàng 439.000 627.000 351.000 502.000 Rỗng 231.000 331.000 185.000 265.000 1.3. Container trên 40 feet Có hàng 658.000 940.000 526.000 752.000 Rỗng 348.000 498.000 278.000 398.000 2. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập, tái xuất (không áp dụng đối với khu vực bến cảng Cái Mép, Thị Vải và khu vực bến cảng Đồng bằng sông Cửu Long) Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng; Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 2.1. Container 20 feet Có hàng 41 53 33 42 Rỗng 22 29 18 23 2.2. Container 40 feet Có hàng 62 81 50 65 Rỗng 33 43 26 34 2.3. Container trên 40 feet Có hàng 75 98 60 78 Rỗng 48 62 38 50 3. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển (không áp dụng đối với khu vực bến cảng Cái Mép, Thị Vải và khu vực bến cảng Đồng bằng sông Cửu Long) Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 3.1. Container 20 feet Có hàng 28 40 22 32 Rỗng 15 21 12 17 3.2. Container 40 feet Có hàng 42 60 34 48 Rỗng 22 32 18 26 3.3. Container trên 40 feet Có hàng 51 73 41 58 Rỗng 32 47 26 38 4. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất áp dụng đối với khu vực bến cảng Cái Mép - Thị Vải Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 4.1. Container 20 feet Có hàng 52 60 Rỗng 32 40 4.2. Container 40 feet Có hàng 77 88 Rỗng 49 56 4.3. Container trên 40 feet Có hàng 85 98 Rỗng 54 62 5. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container trung chuyển, quá cảnh áp dụng đối với khu vực bến cảng Cái Mép - Thị Vải Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 5.1. Container 20 feet Có hàng 31 36 Rỗng 19 24 5.2. Container 40 feet Có hàng 46 53 Rỗng 29 34 5.3. Container trên 40 feet Có hàng 51 59 Rỗng 32 37 6. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập, tái xuất áp dụng đối với khu vực bến cảng Đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 6.1. Container 20 feet Có hàng 21 27 17 22 Rỗng 11 15 9 12 6.2. Container 40 feet Có hàng 31 41 25 33 Rỗng 17 22 14 18 6.3. Container trên 40 feet Có hàng 38 49 30 39 Rỗng 24 31 19 25 7. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container trung chuyển, quá cảnh áp dụng đối với khu vực bến cảng Đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng Giá tối thiểu Giá tối đa Giá tối thiểu Giá tối đa 7.1. Container 20 feet Có hàng 16 20 13 16 Rỗng 8 11 6 9 7.2. Container 40 feet Có hàng 23 31 18 25 Rỗng 13 16 10 13 7.3. Container trên 40 feet Có hàng 28 37 22 30 Rỗng 18 24 14 19 8. Khung giá dịch vụ bốc dỡ container từ tàu (sà lan) sang bãi cảng và ngược lại áp dụng đối với bốc dỡ container phục vụ vận chuyển qua lại giữa các cảng để xuất hàng, chuyển cảng đích. Đơn vị tính: USD/container Loại container Khung giá dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Bãi cảng Giá tối thiểu Giá tối đa 8.1. Container 20 feet Có hàng 6 15 Rỗng 6 15 8.2. Container 40 feet Có hàng 10 23 Rỗng 10 23 8.3. Container trên 40 feet Có hàng 10 23 Rỗng 10 23 Điều 17. Cơ sở tính giá dịch vụ bốc dỡ container 1. Giá dịch vụ bốc dỡ container quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Thông tư này áp dụng đối với container hàng hóa thông thường. 2. Giá dịch vụ bốc dỡ container đối với container hàng hóa quá khổ, quá tải, container chứa hàng nguy hiểm, container có yêu cầu bốc dỡ, chất xếp, bảo quản đặc biệt, khung giá áp dụng không vượt quá 150% khung giá quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Thông tư này. Trong trường hợp doanh nghiệp cảng biển phải bố trí thêm các thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ việc bốc dỡ hàng hóa, giá dịch vụ của thiết bị phát sinh do hai bên tự thỏa thuận. Mục 4. BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ LAI DẮT Điều 18. Khung giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền tại khu vực I 1. Khung giá dịch vụ lai dắt đối với tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa Đơn vị tính: đồng/giờ Công suất tàu lai hỗ trợ (HP) Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa Từ 500 đến dưới 800 3.000.000 3.900.000 Từ 800 đến dưới 1300 4.400.000 5.700.000 Từ 1300 đến dưới 1800 5.800.000 7.600.000 Từ 1800 đến dưới 2200 9.900.000 12.800.000 Từ 2200 đến dưới 3000 11.000.000 14.300.000 Từ 3000 đến dưới 4000 12.400.000 16.100.000 Từ 4000 đến dưới 5000 16.800.000 21.900.000 Từ 5000 trở lên 24.200.000 31.400.000 2. Khung giá dịch vụ lai dắt đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế Đơn vị tính: USD/giờ Công suất tàu lai hỗ trợ (HP) Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa Từ 500 đến dưới 800 207 298 Từ 800 đến dưới 1300 273 473 Từ 1300 đến dưới 1800 311 702 Từ 1800 đến dưới 2200 415 877 Từ 2200 đến dưới 3000 630 975 Từ 3000 đến dưới 4000 792 1.230 Từ 4000 đến dưới 5000 1.080 1.620 Từ 5000 trở lên 1.620 2.430 Điều 19. Khung giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền tại khu vực II 1. Khung giá dịch vụ lai dắt đối với tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa Đơn vị tính: đồng/giờ Công suất tàu lai hỗ trợ (HP) Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa Từ 500 đến dưới 800 3.200.000 4.200.000 Từ 800 đến dưới 1300 6.000.000 7.800.000 Từ 1300 đến dưới 1800 7.600.000 9.900.000 Từ 1800 đến dưới 2200 9.100.000 11.900.000 Từ 2200 đến dưới 3000 12.200.000 15.900.000 Từ 3000 đến dưới 4000 13.300.000 17.200.000 Từ 4000 đến dưới 5000 18.000.000 23.500.000 Từ 5000 trở lên 22.300.000 29.000.000 2. Khung giá dịch vụ lai dắt đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế Đơn vị tính: USD/giờ Công suất tàu lai hỗ trợ (HP) Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa Từ 500 đến dưới 800 307 399 Từ 800 đến dưới 1300 444 577 Từ 1300 đến dưới 1800 634 824 Từ 1800 đến dưới 2200 855 1.112 Từ 2200 đến dưới 3000 1.143 1.486 Từ 3000 đến dưới 4000 1.323 1.720 Từ 4000 đến dưới 5000 1.503 1.954 Từ 5000 trở lên 1.683 2.188 Điều 20. Khung giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền tại khu vực III 1. Khung giá dịch vụ lai dắt đối với tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa Đơn vị tính: đồng/giờ Công suất tàu lai hỗ trợ (HP) Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa Từ 500 đến dưới 800 3.200.000 4.200.000 Từ 800 đến dưới 1300 6.100.000 7.900.000 Từ 1300 đến dưới 1800 7.500.000 9.800.000 Từ 1800 đến dưới 2200 9.400.000 12.200.000 Từ 2200 đến dưới 3000 11.000.000 14.300.000 Từ 3000 đến dưới 4000 11.900.000 15.500.000 Từ 4000 đến dưới 5000 14.900.000 19.400.000 Từ 5000 trở lên 22.600.000 29.400.000 2. Khung giá dịch vụ lai dắt đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế Đơn vị tính: USD/giờ Công suất tàu lai hỗ trợ (HP) Khung giá dịch vụ Giá tối thiểu Giá tối đa Từ 500 đến dưới 800 230 298 Từ 800 đến dưới 1300 300 473 Từ 1300 đến dưới 1800 350 702 Từ 1800 đến dưới 2200 450 878 Từ 2200 đến dưới 3000 650 975 Từ 3000 đến dưới 4000 820 1.231 Từ 4000 đến dưới 5000 1.080 1.620 Từ 5000 trở lên 1.620 2.430 Điều 21. Cơ sở tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền 1. Cách tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt tàu thuyền có trách nhiệm cung cấp tàu lai với số lượng và công suất theo quy định tại nội quy cảng biên khu vực. Giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền cho một lượt lai dắt bằng tích số của giá lai dắt tương ứng quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Thông tư này với thời gian lai dắt thực tế: Giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền cho một lượt lai dắt = Giá lai dắt nằm trong khung giá dịch vụ lai dắt x Thời gian lai dắt thực tế b) Thời gian lai dắt thực tế được tính từ thời điểm tàu lai bắt đầu thực hiện việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai cho đến khi kết thúc việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai theo yêu cầu của thuyền trưởng tàu được lai và hoa tiêu hàng hải dẫn tàu. Trong trường hợp thời gian lai dắt nhỏ hơn 01 giờ được làm tròn là 01 giờ. Thời gian lai dắt tàu thuyền phải có xác nhận của thuyền trưởng tàu được lai hoặc hoa tiêu dẫn tàu đó; c) Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải tại khu vực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng và công suất tàu lai quy định tại nội quy cảng biển khu vực và khung giá để tính giá dịch vụ lai dắt; d) Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất lớn hơn mức quy định tại nội quy cảng biển khu vực, theo yêu cầu của cảng vụ, hoa tiêu, thuyền trưởng hoặc hãng tàu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng, công suất tàu lai thực tế và khung giá để tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền; đ) Trường hợp dịch vụ lai dắt tàu thuyền không đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền vào khu vực cảng, bên thuê lai dắt được quyền ký kết hợp đồng thuê tàu lai từ khu vực khác; e) Trường hợp dịch vụ lai dắt tàu thuyền không đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền vào khu vực cảng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt phải điều động tàu lai từ khu vực khác đến vị trí lai dắt, giá do hai bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 70% khung giá dịch vụ lai dắt theo quy định tại Thông tư này và theo số giờ điều động thực tế; g) Trường hợp doanh nghiệp cung cấp tàu lai không đáp ứng được công suất yêu cầu theo quy định tại nội quy cảng biển, phải sử dụng từ hai tàu lai trở lên thì giá dịch vụ lai dắt tàu biển tính theo khung giá tương ứng với công suất tàu lai theo quy định của nội quy cảng biển. 2. Đối với tàu lai chuyên dùng Azimuth được áp dụng khung giá tối đa bằng 150% khung giá dịch vụ lai dắt quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Thông tư này. 3. Trường hợp tàu lai đã tới vị trí đón tàu được lai dắt đúng thời gian theo yêu cầu của chủ tàu được lai và được cảng vụ hàng hải chấp thuận nhưng tàu được lai dắt chưa tới khiến tàu lai phải chờ đợi thì bên thuê lai dắt phải trả thêm tiền chờ đợi bằng 50% khung giá quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Thông tư này và theo số giờ chờ đợi thực tế. 4. Trường hợp tàu lai đã tới vị trí đón tàu được lai dắt đúng giờ mà bên thuê lai dắt đã yêu cầu và được cảng vụ hàng hải chấp thuận nhưng tàu yêu cầu được lai dắt không sẵn sàng để điều động, tàu lai phải trở về vị trí xuất phát hoặc chuyển sang hoạt động khác thì bên thuê lai dắt phải trả bằng 50% khung giá quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Thông tư này và theo số giờ điều động thực tế. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 22. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. 2. Bãi bỏ Quyết định số 3863/QĐ-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành biểu khung giá dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam và Quyết định số 3946/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành biểu khung giá dịch hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo tại cảng biển Việt Nam. Điều 23. Tổ chức thực hiện 1. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. 2. Trường hợp các yếu tố hình thành giá thay đổi có thể làm cho giá dịch vụ tại cảng biển thấp hơn mức giá tối thiểu hoặc cao hơn mức giá tối đa trong biểu khung giá quy định tại Thông tư này thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại cảng biển đề xuất mức giá dịch vụ tại cảng biển báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Thông tư. 3. Trường hợp các cầu, bến cảng được đầu tư xây dựng mới chuyên dùng để khai thác tàu khách quốc tế (không kết hợp khai thác hàng hóa), doanh nghiệp khai thác cảng biển đề xuất mức giá dịch vụ báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Thông tư. 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như khoản 4 Điều 23; - Bộ trưởng Bộ GTVT; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính); - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, VTải (10). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Công
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "14/11/2018", "sign_number": "54/2018/TT-BGTVT", "signer": "Nguyễn Văn Công", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-101-KH-UBND-2020-thuc-hien-Quyet-dinh-771-QD-TTg-Ha-Noi-443316.aspx
Kế hoạch 101/KH-UBND 2020 thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 101/KH-UBND Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2020 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2018-2025” Thực hiện Công văn 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018- 2025”; Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 9127/BTC-HCSN ngày 31/7/2018 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” như sau: I. Mục đích yêu cầu 1. Mục tiêu chung Trang bị, nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Năm 2020 - Nhóm Đối tượng 1: Ban Dân tộc Thành phố tổng hợp số lượng báo cáo Ủy ban Dân tộc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. - Nhóm Đối tượng 2, nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4: Phấn đấu 50% cán bộ, công chức, viên chức của cấp Thành phố được cập nhật kiến thức dân tộc. - Nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4: Phấn đấu có 20% cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số. 2.2. Từ năm 2021 đến năm 2025 - Nhóm Đối tượng 1; Ban Dân tộc Thành phố tổng hợp số lượng báo cáo Ủy ban Dân tộc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. - Nhóm Đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4: Tối thiểu có 80% cán bộ, công chức, viên chức của cấp Thành phố được cập nhật kiến thức dân tộc. - Nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4: Tối thiểu có 80% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số. II. Đối tượng Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau: 1. Nhóm Đối tượng 1: Bí thư thành ủy, Phó Bí thư thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. 2. Nhóm Đối tượng 2: Giám đốc, Phó Giám đốc sở, cơ quan tương đương sở; Trưởng, phó ban ngành trực thuộc Thành ủy; Trưởng phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Ủy viên ban thường vụ huyện ủy ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. 3. Nhóm Đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú trên địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. 4. Nhóm Đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan Thành phố, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. III. Chương trình, tài liệu hình thức bồi dưỡng 1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Sử dụng tài liệu do Ủy ban Dân tộc ban hành. 2. Hình thức bồi dưỡng 2.1. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc a) Nhóm Đối tượng 1: Do Ủy ban Dân tộc quy định. b) Nhóm Đối tượng 2: Học tập trung 03 ngày/năm (3 chuyên đề giảng dạy và 5 chuyên đề tham khảo). c) Nhóm Đối tượng 3: Học tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo). d) Nhóm Đối tượng 4: Học tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo). 2.2. Tiếng dân tộc thiểu số - Tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức cho nhóm Đối tượng 3 và nhóm Đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu. IV. Kế hoạch thực hiện (Theo phụ lục đính kèm) V. Kinh phí thực hiện Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Ngân sách Thành phố được giao hàng năm để bố trí thực hiện Kế hoạch và thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. VI. Tổ chức thực hiện 1. Ban Dân tộc - Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan và UBND các huyện trong việc xác định cụ thể các nhóm đối tượng cần được bồi dưỡng. - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn chương trình, tài liệu bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. - Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. - Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban Dân tộc. - Hàng năm, lập kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo nội dung kế hoạch đã đề ra. 2. Sở Nội vụ Phối hợp với Ban Dân tộc rà soát tổng hợp nhóm Đối tượng 1, trình UBND Thành phố quyết định cử tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc; Tổng hợp kết quả bồi dưỡng báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Nội vụ. 3. Sở Tài chính Cân đối và bố trí kinh phí thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt, theo dõi và quyết toán kinh phí đúng theo quy định. 4. UBND các quận, huyện, thị xã và cơ quan, đơn vị liên quan Phối hợp với Ban Dân tộc rà soát, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức theo đối tượng, phạm vi của Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định./. Nơi nhận: - Ủy ban Dân tộc (Để b/c); - Thành ủy; UBND Thành phố (Để b/c); - Chủ tịch UBND Thành phố (Để b/c); - PCTTT UBND Nguyễn Văn Sửu (Để b/c); - Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội; - Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội; - UBND huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức; - VP UBTP: CVP; Các P.CVP; Các phòng: NC, TH, TKBT; - Lưu: VT, NC, SNV. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sửu BIỂU KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2020-2025 (Kèm theo Kế hoạch số: 101/KH-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) TT Nhóm đối tượng Tổng số CBCCVC dự kiến Năm 2020 Từ năm 2021 đến năm 2025 Tổng số đến năm 2025 Ghi chú Số người Số lớp Đạt tỷ lệ % Số người Số lớp Đạt tỷ lệ % Số người Số lớp Đạt tỷ lệ % I BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC 1 Đối tượng 1 13 13 100 Thực hiện theo KH Ủy ban Dân tộc 2 Đối tượng 2 380 50 1 13,16 330 8 86,84 380 9 100 3 Đối tượng 3 5244 650 8 12,40 4594 40 87,60 5244 48 100 4 Đối tượng 4 12257 934 10 7,62 11323 6 92,38 12257 16 100 Tổng I 17881 1634 19 9,14 16247 54 90,86 17.881 73 100 II BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1 Đối tượng 3 240 40 1 16,67 200 5 83,33 240 7 100 2 Đối tượng 4 400 40 1 10,00 360 9 90,00 400 10 100 Tổng II 640 80 2 12,50 560 14 87,50 640 17 100
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "15/05/2020", "sign_number": "101/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sửu", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-86-KH-BHXH-2024-ra-soat-van-ban-cua-Bao-hiem-xa-hoi-Viet-Nam-595470.aspx
Kế hoạch 86/KH-BHXH 2024 rà soát văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 86/KH-BHXH Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2024 KẾ HOẠCH RÀ SOÁT VĂN BẢN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2024 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Đánh giá một cách toàn diện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, các quy định, quy chế có phạm vi điều chỉnh toàn Ngành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, trên cơ sở đó: a) Lập và công bố các danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành, văn bản đang còn hiệu lực thi hành nhằm công khai, minh bạch hệ thống văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. b) Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản không còn phù hợp, văn bản chồng chéo, mâu thuẫn nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản. c) Đề xuất việc hủy bỏ, bãi bỏ các văn bản có nội dung trái pháp luật (nếu có) bảo đảm tính hợp pháp của văn bản. d) Đề xuất việc ban hành văn bản mới cho lĩnh vực cần thiết, lĩnh vực còn trống chưa có văn bản điều chỉnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. 2. Yêu cầu a) Đánh giá, phân tích những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Ngành, đề xuất giải pháp hoàn thiện. b) Rà soát tất cả các văn bản thuộc phạm vi, đối tượng rà soát, không bỏ sót văn bản, bảo đảm tiến độ, chất lượng. c) Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong quá trình rà soát cần chủ động tham mưu việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung thay thế văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách; Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tích cực phản ánh những vấn đề bất cập từ thực tiễn tổ chức thực hiện văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn của Ngành phù hợp với thực tiễn; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI 1. Đối tượng rà soát là những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các quy định, quy chế có phạm vi điều chỉnh toàn Ngành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, bao gồm: a) Quyết định ban hành quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ có phạm vi điều chỉnh toàn Ngành; b) Công văn hướng dẫn nghiệp vụ toàn Ngành; c) Các văn bản khác có chứa nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn Ngành. 2. Phạm vi rà soát: - Các văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ; - Các văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trước ngày 01/01/2023 nhưng đã hết hiệu lực (một phần/toàn bộ) hoặc trong quá trình tổ chức thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, thay thế. III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Xây dựng kế hoạch rà soát văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2024. 2. Lập danh mục và tổng hợp danh mục thuộc đối tượng rà soát. 3. Rà soát văn bản và tổng hợp kết quả rà soát. 4. Xây dựng báo cáo và dự thảo Quyết định phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát. 5. Công bố và triển khai thực hiện phương án xử lý kết quả rà soát. (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch; b) Tổng hợp kết quả rà soát, trao đổi, thảo luận với các đơn vị về kết quả rà soát; Trình lãnh đạo Ngành phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát. 2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc thực hiện các công việc được giao theo phân công tại Phụ lục kèm theo./. Nơi nhận: - Tổng Giám đốc (để b/c); - Các Phó Tổng Giám đốc; - Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; - Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam; - BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Lưu: VT, PC. KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Chu Mạnh Sinh PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 86/KH-BHXH ngày 12 tháng 01 năm 2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) TT Nội dung công việc ĐV chủ trì thực hiện ĐV phối hợp Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc I Xây dựng Kế hoạch rà soát văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2024 Vụ Pháp chế 01/2024 II Lập danh mục và tổng hợp danh mục thuộc đối tượng rà soát 2.1 Tập hợp và phân loại văn bản, lập danh mục văn bản thuộc đối tượng rà soát gửi Vụ Pháp chế Các đơn vị nghiệp vụ Tháng 02,3/2024 2.2 Tổng hợp, hoàn chỉnh danh mục văn bản thuộc đối tượng rà soát gửi các đơn vị và BHXH các tỉnh, thành phố Vụ Pháp chế Văn phòng; TT Lưu trữ Tháng 4/2024 III Rà soát văn bản và tổng hợp kết quả rà soát - Vụ Pháp chế; - Các đơn vị nghiệp vụ; - BHXH tỉnh, thành phố 5/2024 10/2024 3.1 Đối chiếu, so sánh các quy định trong các văn bản với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan còn hiệu lực thi hành tại thời điểm rà soát để xác định các nội dung chưa phù hợp với quy định pháp luật Vụ Pháp chế Các đơn vị nghiệp vụ 5/2024 7/2024 3.2 Đối chiếu các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngành (thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị) với nhau để phát hiện sự chồng chéo, mâu thuẫn. 3.3 Đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi và sự phù hợp của văn bản do BHXH Việt Nam ban hành với thực tiễn hoạt động nghiệp vụ tại địa phương (theo Danh mục văn bản do BHXH Việt Nam gửi) BHXH tỉnh, thành phố 3.4 - Tổng hợp ý kiến đề xuất của BHXH tỉnh, thành phố; - Lập 04 biểu mẫu tổng hợp, gồm: + Danh mục văn bản còn hiệu lực thi hành; + Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành; + Danh mục văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ; + Danh mục văn bản cần ban hành mới. - Gửi lấy ý kiến của các đơn vị nghiệp vụ Vụ Pháp chế Các đơn vị nghiệp vụ Tháng 8/2024 3.5 Tổng hợp kết quả rà soát của các đơn vị. Vụ Pháp chế 9/2024 10/2024 IV Xây dựng báo cáo và dự thảo Quyết định phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát 4.1 Xây dựng báo cáo và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát trình lãnh đạo Ngành phê duyệt Vụ Pháp chế Tháng 11/2024 4.2 Xây dựng dự thảo quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành; văn bản còn hiệu lực thi hành trình Lãnh đạo Ngành ký ban hành Vụ Pháp chế Tháng 12/2024 V Công bố và triển khai thực hiện phương án xử lý kết quả rà soát 5.1 Công bố trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, Báo, Tạp chí BHXH. Vụ Pháp chế Trung tâm Truyền thông; Tạp chí BHXH Tháng 12/2024 5.2 Triển khai thực hiện phương án xử lý kết quả rà soát đã được duyệt Các đơn vị nghiệp vụ
{ "issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "promulgation_date": "12/01/2024", "sign_number": "86/KH-BHXH", "signer": "Chu Mạnh Sinh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-33-KH-LDLD-2022-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-Lien-doan-Lao-dong-Ha-Noi-546859.aspx
Kế hoạch 33/KH-LĐLĐ 2022 thực hành tiết kiệm chống lãng phí Liên đoàn Lao động Hà Nội
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 33/KH-LĐLĐ Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2022 KẾ HOẠCH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2025 Thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025 của Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai các nội dung công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về tài chính, ngân sách, nhân lực và trong công tác chuyên môn nghiệp vụ của các cấp công đoàn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị trọng tâm, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. 2. Yêu cầu a) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn gắn với việc thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. b) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của các cấp công đoàn, gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện; đảm bảo phân công, phân cấp cụ thể, rõ đầu mối thực hiện. c) Các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định; d) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 -2025; và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 như sau: a) Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. b) Tăng cường công tác quản lý thu kinh phí, đoàn phí và các khoản thu khác của tài chính Công đoàn. c) Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong các đơn vị kinh tế công đoàn, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn trong tình hình mới. d) Thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong hoạt động công đoàn gắn với các mục tiêu thực hiện chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng liên thông Chính phủ điện tử. e) Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch, yêu cầu triệt để tiết kiệm chống lãng phí trong thực hiện các nhiệm vụ, các đề án, dự án. h) Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp Thành phố cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện. III. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM TRONG CÁC LĨNH VỰC 1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên a) Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước và nguồn tài chính công đoàn (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. b) Rà soát các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác nước ngoài chưa thực sự cần thiết. c) Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý nguồn tài chính công đoàn trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, đề cao tinh thần tự lực, tự cường; tích cực thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. d) Quyết liệt đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình, đảm bảo công khai, minh bạch. 2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công a) Thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công. c) Việc bố trí vốn đầu tư công phải phù hợp với định hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển của tổ chức Công đoàn, thực hiện theo đúng Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. d) Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; thực hiện cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm từng dự án khởi công mới phải có giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật. đ) Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn công đoàn, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán dự án hoàn thành. 3. Trong quản lý, sử dụng tài sản công a) Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. b) Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017; Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 01/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 167 về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công; xử lý nghiêm các sai phạm. c) Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch. Rà soát xử lý dứt điểm về việc sử dụng xe ô tô theo Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô. d) Có cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường hợp được pháp luật quy định; kiên quyết chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định. 4. Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của công đoàn trong các doanh nghiệp trực thuộc LĐLĐ Thành phố a) Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc tổ chức công đoàn theo các định hướng đề ra tại các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước; thu gọn đối tượng doanh nghiệp công đoàn không hiệu quả, tập trung nguồn lực đầu tư vào các doanh nghiệp công đoàn có vị trí quan trọng. b) Chỉ đạo kiểm toán độc lập bắt buộc và công khai tài chính trong các doanh nghiệp công đoàn; phát hiện kịp thời, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi gây lãng phí vốn, tài sản, lao động, tài nguyên thiên nhiên. Giám sát các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp trực thuộc theo thẩm quyền; nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, cơ cấu sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng. 5. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động a) Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban, đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các ban, đơn vị. Đẩy mạnh tinh giản biên chế, cải cách quản lý biên chế theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. b) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ đoàn viên, người lao động. IV. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Liên đoàn Lao động Thành phố thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của giai đoạn 2021 - 2025 theo định hướng, chủ trương của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt cả nhiệm kỳ công tác. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng năm, từng lĩnh vực được giao phụ trách, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị trực thuộc, từng công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên, đảm bảo thực hiện Chương trình đạt hiệu quả. Rà soát, bổ sung các quy định hiện hành của LĐLĐ Thành phố trong việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đơn vị thực hiện: LĐLĐ thành phố, LĐLĐ Quận, Huyện, Thị xã, Công đoàn Ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các đơn vị trực thuộc LĐLĐ Thành phố 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí a) Đẩy mạnh thông tin, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước có liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các hình thức đa dạng nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí để thực hiện tuyên truyền, vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả. Đơn vị thực hiện: Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố chủ trì phối hợp với Báo Lao động Thủ đô và các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố b) Các công chức, viên chức và người lao động tích cực tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương nơi sinh sống. c) Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng. Đơn vị thực hiện: LĐLĐ Thành phố và các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. 3. Tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực a) Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn tài chính công đoàn, gắn với tăng cường trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn tài chính công đoàn, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn tài chính công đoàn và các nguồn lực tài chính công. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố và các đơn vị dự toán thuộc, trực thuộc LĐLĐ Thành phố. b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm. Đơn vị thực hiện: Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ Thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. c) Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đơn vị thực hiện: Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. d) Hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ, vị trí việc làm viên chức theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ làm căn cứ cho việc quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động hiệu quả và làm cơ sở để thực hiện cải cách tiền lương. Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức và thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ LĐLĐ Thành phố và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ LĐLĐ Thành phố, công chức, viên chức. Đơn vị thực hiện: Ban Tổ chức LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. 4. Triển khai thực hiện chế độ tự chủ tại các đơn vị quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập a) Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan công đoàn; cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc LĐLĐ Thành phố b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố rà soát lại quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công của đơn vị mình để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Công đoàn, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật có liên quan. Đơn vị thực hiện: Các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc LĐLĐ Thành phố c) Các đơn vị sự nghiệp xây dựng phương án tự chủ tài chính theo giai đoạn trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật. Đơn vị thực hiện: Các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc LĐLĐ Thành phố 5. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước và nguồn tài chính công đoàn a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn tài chính công đoàn. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc LĐLĐ Thành phố b) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao đối với các đơn vị dự toán thuộc LĐLĐ Thành phố quản lý theo quy định; chú trọng kiểm tra chặt chẽ các khoản chi bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định, trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại tại đơn vị. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự toán thuộc LĐLĐ Thành phố c) Thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí trong sử dụng ngân sách gồm: - Tập trung theo dõi và tham mưu, đề xuất Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố tạm ngừng hoặc đình chỉ cấp kinh phí đối với các đơn vị dự toán không chấp hành quy định của pháp luật về lập và chấp hành quyết toán ngân sách; xuất toán và thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai chế độ, chính sách nhà nước đã quy định. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính, UBKT LĐLĐ Thành phố - Tận dụng, khai thác có hiệu quả tài sản, trang thiết bị làm việc; chỉ đầu tư xây dựng, mua sắm mới khi thực sự cần thiết và bảo đảm việc mua sắm phải đúng tiêu chuẩn, định mức, thủ tục theo quy định, trong dự toán được giao. Đơn vị thực hiện: Các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc LĐLĐ Thành phố - Quản lý và sử dụng phương tiện đi lại của các đơn vị phải đúng chế độ, đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; bố trí, phân công người quản lý, sử dụng các phương tiện công hiệu quả, định kỳ cuối năm tiến hành kiểm kê lại toàn bộ các phương tiện trong cơ quan, đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. Đơn vị thực hiện: Văn phòng LĐLĐ Thành phố, các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố và các cơ quan được giao quản lý tài sản. d) Xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý của LĐLĐ Thành phố để làm căn cứ quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và việc Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố e) Thực hiện các quy định về công khai quản lý, sử dụng vốn, tài sản như: công khai các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao; công khai việc mua sắm, quản lý tài sản; công khai quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố và các đơn vị dự toán thuộc LĐLĐ Thành phố 6. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản Kiểm tra, giám sát các hoạt động về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; tổng hợp, đánh giá hiệu quả công tác đầu tư qua việc rà soát danh mục dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn 5 năm 2021-2025. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống thông tin về đầu tư công để cập nhật, lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm (trong đó có nội dung giải ngân vốn đầu tư công). Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả việc tiết kiệm trong chi thường xuyên, công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Đơn vị thực hiện: Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với Văn phòng LĐLĐ Thành phố, các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố 7. Triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác. Đơn vị thực hiện: Các đơn vị dự toán thuộc LĐLĐ Thành phố 8. Thực hiện triệt để tiết kiệm, phòng chống lãng phí trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, lễ hội, ngày kỷ niệm - Đảm bảo 100% kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, quy định; không sử dụng kinh phí hội nghị, hội thảo để chi cho các nội dung ngoài chương trình. Tổ chức lồng ghép nhiều nội dung trong một hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nhất là những nội dung có thành phần tham dự giống nhau, thời gian tổ chức gần nhau thì dùng chung địa điểm tổ chức... bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức các ngày kỷ niệm theo hướng tiếp tục tiết giảm quy mô, thời gian tổ chức, bảo đảm thiết thực, thật sự tiết kiệm và có ý nghĩa giáo dục cao. Đơn vị thực hiện: Các đơn vị thuộc dự toán thuộc và trực thuộc LĐLĐ Thành phố - Tận dụng tối đa hội trường, phòng họp hiện có của cơ quan LĐLĐ Thành phố và của các đơn vị khác thuộc LĐLĐ Thành phố để tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Khi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm các đơn vị phải có nội dung thiết thực, thành phần tham dự cần thiết, gọn nhẹ và trình Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố phê duyệt. Đơn vị thực hiện: Văn phòng LĐLĐ Thành phố phối hợp với các đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố 9. Rà soát các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới. Đảm bảo quá trình tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ được bố trí gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả. Tránh kéo dài gây tốn kém về thời gian, vật chất cho đơn vị được kiểm tra. Các nhiệm vụ cụ thể: - Lồng ghép nhiệm vụ kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản có liên quan đến công tác này vào một số lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực (mua sắm tài sản có giá trị lớn) và quản lý, sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp tại một đơn vị thuộc LĐLĐ Thành phố. Đơn vị thực hiện: Ủy ban kiểm tra LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố. 10. Thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong việc đi công tác nước ngoài - Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài theo kế hoạch hoạt động đối ngoại của LĐLĐ Thành phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo việc đi công tác nước ngoài có mục đích, nội dung, kế hoạch rõ ràng, tránh trùng lắp với các đoàn đi trước, thành phần đoàn gọn, thời gian đi hợp lý, chi phí tiết kiệm theo đúng quy định. Đơn vị thực hiện: Văn phòng LĐLĐ Thành phố chủ trì, phối hợp với các ban có liên quan thực hiện III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với các LĐLĐ Quận, Huyện, Thị xã, Công đoàn Ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các đơn vị trực thuộc LĐLĐ Thành phố. Căn cứ nội dung Kế hoạch của LĐLĐ Thành phố và tình hình thực tế của cơ sở, xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của đơn vị và chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS thực hiện. Các đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tăng cường sự lãnh đạo, giám sát, tham gia việc Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, động viên cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên và người lao động thống nhất tư tưởng và hành động thực hiện có hiệu quả việc Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và của Tổng LĐLĐ Việt Nam. 2. Đối với các Ban của LĐLĐ Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. 2.1. Ủy ban Kiểm tra: Là bộ phận thường trực; chủ trì, phối hợp với các Ban của LĐLĐ Thành phố giúp Ban Thường vụ xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các trường hợp không Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị. Theo dõi, đôn đốc, định kỳ báo cáo Thường trực LĐLĐ Thành phố về việc thực hiện kế hoạch này. Đề xuất Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực trong thực hiện tích cực, chống lãng phí; có sáng kiến áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm triệt để tiết kiệm; phê bình, xử lý các tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng quy định của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. 2.2. Ban Tài chính: chủ trì, phối hợp với các Ban của LĐLĐ Thành phố giúp Ban Thường vụ xây dựng dự toán kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tham mưu, đề xuất xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của LĐLĐ Thành phố và hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả. 2.3. Ban Tuyên giáo: phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức các hình thức thông tin, phổ biến nội dung và quá trình thực hiện Kế hoạch này. 2.4. Ban Tổ chức: Đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào chương trình đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị; của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, công chức. 2.5. Văn phòng: Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động công đoàn, nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu dùng chung của LĐLĐ Thành phố, đăng tải, cập nhật liên tục các thông tin, bài viết trên trang web của LĐLĐ Thành phố về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 3. Về chế độ thông tin, báo cáo: Xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 gửi về LĐLĐ thành phố Hà Nội (qua Ủy ban Kiểm tra) trong quý III năm 2022. Trên đây là Kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của LĐLĐ Thành phố. Đề nghị các LĐLĐ Quận, Huyện, Thị xã, CĐ Ngành, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Văn phòng Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ Thành phố./. Nơi nhận: - Tổng LĐLĐ Việt Nam; (để báo cáo) - Các đ/c Thường trực LĐLĐ TP; (để báo cáo) - Các đ/c UV BCH, UV UBKT LĐLĐ TP;( để t/hiện) - LĐLĐ Quận, Huyện, TX, CĐN, CĐCTTTCS các đơn vị trực thuộc LĐLĐ TP; (để t/hiện) - Lưu VP, UBKT. TM. BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH Nguyễn Phi Thường
{ "issuing_agency": "Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "21/06/2022", "sign_number": "33/KH-LĐLĐ", "signer": "Nguyễn Phi Thường", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-lien-tich-07-2013-TTLT-BTP-BCA-BTC-huong-dan-thu-tuc-thu-nop-tien-178732.aspx
Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC hướng dẫn thủ tục thu nộp tiền
BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2013 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU, NỘP, QUẢN LÝ TIỀN, GIẤY TỜ CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ TRẢ TIỀN, GIẤY TỜ CHO NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LÀ PHẠM NHÂN Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14/11/2008; Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 17/6/2010; Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ có giá hoặc giấy tờ khác (gọi chung là giấy tờ) của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, trại tạm giam (gọi chung là trại giam), cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án dân sự; trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; trách nhiệm của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây: 1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. 2. Trại giam nơi phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc phạm nhân là người được thi hành án dân sự đang chấp hành án. 3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. 4. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự. 5. Phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ. 6. Phạm nhân là người được thi hành án dân sự hoặc người được phạm nhân ủy quyền theo quy định của pháp luật. 7. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án dân sự; trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Điều 3. Trách nhiệm của Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện 1. Thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm họ, tên, địa chỉ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc phạm nhân là người được thi hành án dân sự theo bản án hình sự, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận phạm nhân vào trại giam. Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc phạm nhân là người được thi hành án dân sự đang chấp hành án phạt tù trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm biết nơi phạm nhân chấp hành án, phần nghĩa vụ dân sự chưa thực hiện trong bản án hình sự. 2. Tiếp nhận quyết định thi hành án dân sự trong bản án hình sự và các tài liệu khác có liên quan của cơ quan thi hành án dân sự nêu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. 3. Tiếp nhận tiền, giấy tờ do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để giao cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. 4. Tiếp nhận tiền, giấy tờ mà phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án theo quyết định thi hành án dân sự và quyết định của bản án hình sự. 5. Lập, sử dụng và quản lý các loại sổ về thi hành án dân sự theo mẫu 1a, 1b quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, gồm các loại sổ sau đây: a) Sổ theo dõi thu tiền, giấy tờ do phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp; b) Sổ theo dõi trả tiền, giấy tờ do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để giao trả cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự; Sổ được bảo quản cẩn thận, đánh số thứ tự từng trang, đóng dấu giáp lai; ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong sổ; không tẩy xóa, sửa chữa tùy tiện. Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận tổng số trang ở trang đầu của sổ và ký tên, đóng dấu. Định kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng và hằng năm phải kết sổ. Nội dung kết sổ phải phản ánh đúng các cột mục của sổ, có chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. 6. Lưu quyết định thi hành án dân sự và các tài liệu khác có liên quan đến thi hành án dân sự vào hồ sơ phạm nhân và cập nhật vào phần mềm quản lý thông tin, dữ liệu phạm nhân tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Trường hợp phải chuyển giao tiền, giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chuyển tiền, giấy tờ và trích sao giấy tờ liên quan gửi cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao quyết định thi hành án dân sự hoặc cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm. 7. Lưu trữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu thu, nộp, quản lý, trả tiền, giấy tờ: Sổ sách, hồ sơ, tài liệu về thu, nộp, quản lý, trả tiền, giấy tờ được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Các tài liệu có trong hồ sơ được sắp xếp, đánh số bút lục đầy đủ. Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm duyệt hồ sơ trước khi đưa vào lưu trữ. 8. Trường hợp phạm nhân là người được thi hành án dân sự từ chối nhận tiền, giấy tờ thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm lập biên bản về việc phạm nhân là người được thi hành án dân sự từ chối nhận tiền, giấy tờ. Biên bản được lập thành 03 (ba) bản, trại giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giữ 01 (một) bản, phạm nhân là người được thi hành án dân sự giữ 01 (một) bản và 01 (một) bản gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. 9. Trường hợp phạm nhân là người được thi hành án dân sự trực tiếp đề nghị được ủy quyền cho người thân nhận tiền, giấy tờ thì trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm lập biên bản về việc ủy quyền (hoặc xác nhận vào giấy ủy quyền) và gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Trong biên bản về việc ủy quyền hoặc giấy ủy quyền phải ghi đầy đủ, cụ thể họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người được ủy quyền, nội dung uỷ quyền. 10. Mở và thông báo số tài khoản tạm gửi của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao quyết định thi hành án dân sự. 11. Định kỳ 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm hoặc đột xuất, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh về kết quả thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ đối với phạm nhân là người phải thi hành án dân sự; trả tiền, giấy tờ đối với phạm nhân là người được thi hành án dân sự và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền biết. Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 1. Gửi quyết định thi hành án dân sự, quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho phạm nhân là người phải thi hành án dân sự thông qua trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; đồng thời gửi quyết định thi hành án dân sự, quyết định ủy thác thi hành án dân sự, quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự và văn bản thông báo cho trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân là người phải thi hành án dân sự đang chấp hành án. Văn bản thông báo gồm các nội dung cơ bản sau: địa chỉ, số tài khoản tạm gửi của cơ quan thi hành án dân sự; số tiền, giấy tờ mà phạm nhân là người phải thi hành án dân sự còn phải nộp; số tiền, giấy tờ mà phạm nhân là người được thi hành án dân sự được nhận; quyền từ chối nhận tiền, giấy tờ hoặc ủy quyền cho người khác nhận thay; trách nhiệm thanh toán các chi phí cho việc gửi tiền, giấy tờ tới nơi chấp hành án của phạm nhân là người được thi hành án dân sự. Trường hợp phạm nhân vừa là người được thi hành án vừa là người phải thi hành án thì văn bản thông báo phải ghi rõ, nếu không tự nguyện thi hành án dân sự thì số tiền, giấy tờ đó sẽ được xử lý để đảm bảo thi hành án theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự khác thì phải thông báo bằng văn bản cho trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án biết về việc ủy thác thi hành án dân sự; kết quả thi hành án dân sự. 3. Lập sổ theo dõi chuyển giao quyết định thi hành án dân sự theo mẫu 1c quy định tại Phụ lục I của Thông tư này; ghi đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong Sổ; không tẩy xóa, sửa chữa tùy tiện. Trường hợp cần sửa chữa, thì gạch bỏ và phải được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm. 4. Trường hợp phạm nhân là người được thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp chuyển tiền cho người được thi hành án thông qua Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc chuyển vào tài khoản tạm gửi của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Đối với giấy tờ khác thì cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao cho Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để trả lại cho phạm nhân là người được thi hành án. 5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về việc thu, trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc phạm nhân là người được thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Điều 5. Giao nhận quyết định thi hành án Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chuyển trực tiếp hoặc qua bưu điện quyết định thi hành án dân sự cho Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Trường hợp chuyển trực tiếp thì phải lập biên bản giao, nhận, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên người giao, người nhận, nội dung giao nhận; họ tên, chữ ký của bên giao, bên nhận. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án dân sự và các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan, Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giao quyết định thi hành án dân sự cho phạm nhân là người phải thi hành án dân sự; giải thích quyền và nghĩa vụ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự và quy định của pháp luật có liên quan đến việc thi hành án dân sự; yêu cầu ký nhận vào phiếu chuyển và gửi phiếu chuyển đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Điều 6. Thông báo về việc phạm nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án dân sự bị chết, được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, được đặc xá, miễn chấp hành án phạt tù, đã chấp hành xong án phạt tù, chuyển trại giam 1. Trường hợp phạm nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án dân sự bị chết thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản kèm các tài liệu khác có liên quan (nếu có) cho cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao quyết định thi hành án dân sự hoặc cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm. 2. Trường hợp phạm nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án dân sự chuyển trại giam thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện gửi quyết định thi hành án dân sự và các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được chuyển đến; đồng thời, thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao quyết định chuyển trại giam cho cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao quyết định thi hành án dân sự hoặc cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm. 3. Trường hợp phạm nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án dân sự được đặc xá, đã chấp hành xong án phạt tù, được miễn chấp hành án phạt tù hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao giấy chứng nhận đặc xá hoặc giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc quyết định miễn chấp hành án phạt tù hoặc quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và các tài liệu khác liên quan (nếu có) cho cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao quyết định thi hành án dân sự hoặc cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm biết. Trước khi phạm nhân được ra trại 02 (hai) tháng, trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thi hành bản án biết về việc phạm nhân được ra trại. Nhận được thông báo của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm thông báo ngay cho trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện biết nghĩa vụ thi hành án dân sự mà phạm nhân còn phải thi hành. Văn bản thông báo gồm các nội dung: họ, tên, địa chỉ của phạm nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án dân sự; kết quả thu tiền, giấy tờ của phạm nhân tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; số tiền, giấy tờ người phải thi hành án dân sự chưa nộp, chưa nhận; địa chỉ, nơi phạm nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án dân sự chuyển về cư trú sau khi được đặc xá; đã chấp hành xong án phạt tù; được miễn chấp hành án phạt tù hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Điều 7. Thủ tục thu tiền, giấy tờ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án 1. Việc thu tiền của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án phải được lập biên lai thu tiền thi hành án theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Biên lai thu tiền thi hành án dân sự phải ghi đầy đủ họ, tên và chữ ký của người thu tiền, người nộp tiền (trường hợp thân nhân của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự tự nguyện nộp thay phải ghi rõ), lý do nộp tiền; số tiền thu viết bằng số, bằng chữ; nếu phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ không biết chữ thì điểm chỉ, ghi rõ ngón tay thứ mấy của bàn tay nào. Không tẩy xóa, sửa chữa biên lai; trường hợp viết sai, thì gạch chéo, ghi chữ "bỏ" và giữ nguyên trong quyển biên lai. 2. Việc thu giấy tờ không phải là tiền của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập biên bản thu giấy tờ theo mẫu 2a tại Phụ lục II của Thông tư này. Trong biên bản thu giấy tờ phải ghi rõ thời gian, địa điểm, lý do, căn cứ thu giấy tờ, số lượng, tình trạng giấy tờ; họ, tên, chữ ký của người nộp, người thu; họ, tên, chữ ký của Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Biên bản thu giấy tờ được lập thành 03 (ba) bản, 01 (một) bản giao cho phạm nhân là người nộp giấy tờ hoặc thân nhân của họ, 01 (một) bản lưu tại trại giam, hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, 01 (một) bản chuyển cơ quan thi hành án dân sự. 3. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền, tạm thu tiền thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 8. Thủ tục chuyển tiền, giấy tờ đã thu của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho cơ quan thi hành án dân sự 1. Trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày thu được tiền hoặc giấy tờ, Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chuyển số tiền thu được vào tài khoản tạm gửi của cơ quan thi hành án dân sự đã gửi quyết định thi hành án dân sự; gửi trực tiếp hoặc qua phương tiện vận chuyển khác đối với giấy tờ đã thu được và phiếu thu, danh sách người nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự đã gửi quyết định thi hành án. 2. Trường hợp giao nhận giấy tờ trực tiếp, phải lập biên bản giao nhận theo mẫu 2b tại Phụ lục II của Thông tư này, trong đó ghi đầy đủ, cụ thể về nội dung, tình trạng giấy tờ và phải có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan và đóng dấu của cơ quan nơi thực hiện việc giao, nhận. Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản. 3. Đối với các khoản tiền tồn đọng do phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chuyển khoản tiền đó kèm theo bảng kê ngày, tháng, năm thu tiền, giấy tờ; bản sao bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, quyết định của Tòa án (nếu có) về cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm để xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 9. Thủ tục tạm thu tiền, giấy tờ do phạm nhân phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp khi trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chưa nhận được quyết định thi hành án. Trường hợp chưa nhận được quyết định thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao, Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tiền, giấy tờ do phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ nộp; đồng thời, lập biên bản theo mẫu 2c ban hành kèm theo Thông tư này và tạm thu tiền, giấy tờ của phạm nhân theo thủ tục quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thu tiền, giấy tờ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp để thi hành án, trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thông báo việc thu tiền, giấy tờ kèm theo biên bản tự nguyện nộp tiền, giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm để ra quyết định thi hành án dân sự theo quy định. Căn cứ thông báo của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo và các giấy tờ khác có liên quan, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án dân sự, gửi quyết định đó và thông báo bằng văn bản cho trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện biết số tài khoản, địa chỉ của cơ quan thi hành án dân sự. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án dân sự và thông báo của cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm chuyển số tiền thu được vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự; gửi trực tiếp giấy tờ thu được cho cơ quan thi hành án dân sự hoặc gửi qua phương tiện vận chuyển khác. Điều 10. Thủ tục trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án 1. Trường hợp phạm nhân là người được thi hành án dân sự có đơn đề nghị được nhận tiền, giấy tờ tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thì trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết; trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm gửi tiền, giấy tờ cho Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiến hành việc trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự theo quyết định trả tiền, giấy tờ. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền, giấy tờ do cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên gửi đến, trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tiến hành trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự theo quyết định trả tiền, giấy tờ. 2. Việc trả tiền thi hành án dân sự phải lập Phiếu chi tiền theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp trả giấy tờ thì phải lập biên bản trả giấy tờ theo mẫu 2d tại Phụ lục II của Thông tư này. 3. Trường hợp phạm nhân là người được thi hành án dân sự ủy quyền cho người khác nhận thay tiền, giấy tờ thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm xác nhận vào giấy ủy quyền và gửi giấy ủy quyền cho người được ủy quyền; người được ủy quyền nhận tiền chịu trách nhiệm gửi giấy ủy quyền đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm trả tiền, giấy tờ cho người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật. 4. Trường hợp phạm nhân là người được thi hành án dân sự và không phải là người phải thi hành án dân sự mà từ chối nhận tiền, giấy tờ thì Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm xác nhận vào văn bản từ chối đó và gửi cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao quyết định thi hành án để tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 11. Chi phí bảo đảm thực hiện 1. Chi phí chuyển tiền, giấy tờ từ cơ quan thi hành án dân sự cho trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và ngược lại, chi phí thu tiền, giấy tờ của phạm nhân tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được đảm bảo bằng khoản thu phí thi hành án dân sự được sử dụng theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp. 2.Chi phí cho việc gửi tiền, giấy tờ cho phạm nhân do phạm nhân chi trả. Điều 12. Thu, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự Việc thu phí thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí thi hành án dân sự. Số tiền phí thi hành án dân sự được sử dụng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chuyển vào tài khoản của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Giám thị Trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán phí thi hành án dân sự theo quy định về phí thi hành án dân sự và các quy định hiện hành của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Điều 13. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2013. 2. Những văn bản hướng dẫn trước đây của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính về trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Điều 14. Trách nhiệm thi hành Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và là đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính để có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Công Nghiệp KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Trung tướng Lê Quý Vương KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP THỨ TRƯỞNG Nguyễn Đức Chính FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "06/02/2013", "sign_number": "07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC", "signer": "Nguyễn Công Nghiệp, Nguyễn Đức Chính, Lê Quý Vương", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-07-2005-TT-BXD-huong-dan-phuong-phap-quy-doi-chi-phi-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-thoi-diem-ban-giao-dua-vao-su-dung-53068.aspx
Thông tư 07/2005/TT-BXD hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng
BỘ XÂY DỰNG ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- Số: 07/2005/TT-BXD Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2005 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI THỜI ĐIỂM BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 16/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng như sau : Phần 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình là việc tính chuyển chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí khác đã thực hiện từng năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa công trình vào sử dụng. 2. Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí khác đã thực hiện từng năm là các chi phí đã được Chủ đầu tư xác định khi lập báo cáo quyết toán hoặc đã được kiểm toán (sau đây gọi tắt là chi phí dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện). 3. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình mà mỗi công trình hoặc nhóm công trình khi hoàn thành được đưa vào khai thác, sử dụng độc lập, thì Chủ đầu tư có thể quy đổi chi phí đầu tư xây dựng đã thực hiện của công trình hoặc nhóm công trình này về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Việc quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành do người quyết định đầu tư quyết định, khi quy đổi thì thực hiện theo nội dung của Thông tư này. Phần 2. PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI 1. Căn cứ quy đổi : - Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện hàng năm. - Mặt bằng giá, các chế độ chính sách của Nhà nước tại thời điểm bàn giao. - Phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng tại Thông tư này. 2. Trình tự quy đổi Bước 1: Tổng hợp chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí khác đã thực hiện từng năm. Bước 2: Xác định các hệ số quy đổi của chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí khác đã thực hiện từng năm về mặt bằng giá thời điểm bàn giao theo hướng dẫn của Thông tư này. Bước 3: Tính toán và tổng hợp giá trị quy đổi chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí khác đã thực hiện từng năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. 3. Phương pháp quy đổi Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo công thức sau : GQĐDA =GiXD +GiTB + GĐB + GQLDA (1) Trong đó: n: Số công trình thuộc dự án. GQĐDA: Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quy đổi. GiXD : Chi phí xây dựng công trình thứ i đã được quy đổi. GiTB: Chi phí thiết bị công trình thứ i đã được quy đổi. GĐB: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được quy đổi. GQLDA: Chi phí quản lý dự án và chi phí khác đã được quy đổi. Các khoản chi phí nói trên được xác định như sau: 3.1. Quy đổi chi phí xây dựng công trình Chi phí xây dựng công trình đã được quy đổi (GiXD) về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng là tổng chi phí xây dựng đã thực hiện từng năm được quy đổi về thời điểm bàn giao do sự biến động của các yếu tố trong chi phí xây dựng bao gồm : Vật liệu, nhân công, máy thi công và các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng như chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Chi phí xây dựng của công trình đã được quy đổi xác định theo công thức sau : GiXD =GjXD (2) Trong đó: k: Số năm tính toán quy đổi GjXD: Chi phí xây dựng công trình năm thứ j đã được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao Chi phí xây dựng năm thực hiện được quy đổi về về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao (GjXD) xác định theo công thức sau: GjXD = (VLj x KjVL + NCj x KjNC + MTCj x KjMTC) x Hxd (3) Trong đó : GjXD: Chi phí xây dựng năm thực hiện thứ j của công trình đã được quy đổi VLj, NCj, MTCj: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công năm thực hiện thứ j trong chi phí xây dựng của công trình. KjVL, KjNC, KjMTC: Hệ số quy đổi VL, NC, MTC ở năm thực hiện thứ j về thời điểm bàn giao và được xác định theo phương pháp nêu trong phụ lục 1 của Thông tư này Hxd: Hệ số các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm trực tiếp phí khác, chi phí chung và chi phí thu nhập chịu thuế tính trước được tính trên chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công của chi phí xây dựng theo qui định của Nhà nước tại thời điểm bàn giao nêu trong Phụ lục 1 của Thông tư này. 3.2. Quy đổi chi phí thiết bị Chi phí thiết bị đã thực hiện bao gồm: + Chi phí mua thiết bị, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); Chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, bảo quản (sau đây gọi tắt là chi phí khác của thiết bị) + Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) Chi phí thiết bị của công trình được quy đổi (GTB) về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng là tổng chi phí mua thiết bị, chi phí khác của thiết bị; Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) đã được quy đổi theo công thức: GTB = QĐMTB + QĐCFKTB + QĐLĐ (4) Trong đó: GTB: Chi phí thiết bị đã được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao QĐMTB: Chi phí mua thiết bị (bằng nội tệ và ngoại tệ), chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có) đã được quy đổi. QĐCFKTB: Chi phí khác của thiết bị đã được quy đổi QĐLĐ: Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) đã được quy đổi. 3.2.1 Quy đổi chi phí mua thiết bị, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có): a/ Đối với thiết bị mua bằng ngoại tệ : Quy đổi chi phí mua thiết bị bằng ngoại tệ được tính bằng chi phí ngoại tệ đã thực hiện nhân với tỷ giá giữa VND và đồng ngoại tệ tại mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao. b/ Đối với thiết bị mua bằng nội tệ : Quy đổi chi phí mua thiết bị bằng nội tệ được tính bằng chi phí đã thực hiện (K = 1). c/ Đối với chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có) : Quy đổi chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) được tính bằng chi phí đã thực hiện (K = 1). 3.2.2 Quy đổi chi phí khác của thiết bị; Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có): Các chi phí khác của thiết bị, chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm hiệu chỉnh (nếu có) được tính bằng chi phí đã thực hiện (K = 1). 3.3. Quy đổi chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư Quy đổi chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư có liên quan đến giải phóng mặt bằng của dự án, chi phí thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư; Chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng (nếu có) trong dự án được tính bằng chi phí đã thực hiện (K = 1). 3.4 Quy đổi chi phí quản lý dự án và chi phí khác Quy đổi chi phí quản lý dự án, chi phí khác (GQLDA) được tính bằng chi phí đã thực hiện (K = 1). Phần 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở liên quan căn cứ phương pháp quy định tại Thông tư này để tính toán và báo cáo UBND cấp tỉnh công bố hệ số quy đổi chi phí xây dựng hàng năm theo loại công trình có trên địa bàn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương làm cơ sở để tính toán quy đổi chi phí xây dựng công trình. Căn cứ Thông tư này, Chủ đầu tư quy đổi chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí khác. Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 11/2000/TT-BXD ngày 25/10/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong quá trình áp dụng, nếu có vấn đề gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các Bộ, địa phương, các Chủ đầu tư phản ảnh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG THỨ TRƯỞNG Đinh Tiến Dũng PHỤ LỤC 1 (Kèm theo Thông tư số 07/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005) PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ QUY ĐỔI CHI PHÍ XÂY DỰNG I. Xác định hệ số quy đổi chi phí xây dựng đã thực hiện Hệ số quy đổi chi phí xây dựng do sự biến động của các yếu tố chi phí cấu thành chi phí xây dựng công trình được xác định theo trình tự như sau: I.1 Tổng hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng đã thực hiện. Chi phí VL, NC, MTC trong chi phí xây dựng đã thực hiện từng năm của công trình xây dựng được tổng hợp theo nội dung trong Bảng 1 dưới đây : Bảng 1: Bảng tổng hợp chi phí VL, NC, MTC trong chi phí xây dựng của công trình Số thứ tự Năm thực hiện Chi phí xây dựng thực hiện Chi phí trực tiếp Vật liệu Nhân công Máy thi công (1) (2) (3) (4) (5) (6) Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm ... n Thời điểm bàn giao I.2 Xác định hệ số quy đổi VL, NC, MTC trong chi phí trực tiếp (KjVL; KjNC; KjMTC) a. Xác định hệ số quy đổi VL (KjVL): - Tổng hợp sự thay đổi về giá của một số loại VL chủ yếu theo từng năm thực hiện đến thời điểm bàn giao. Căn cứ vào giá VL tại thời điểm bàn giao và nhu cầu vật liệu chủ yếu, (được phân tích từ định mức dự toán XDCB và khối lượng chủ yếu của công trình) để xác định tỷ trọng chi phí của một số loại VL chủ yếu trong chi phí VL theo nội dung trong Bảng 2. Bảng 2: Bảng tỷ trọng chi phí của một số loại VL xây dựng chủ yếu so với chi phí VL trong chi phí xây dựng của công trình (%) Số thứ tự Loại VL Loại công trình Xi măng Sắt Gỗ Nhựa đường Cát mịn Cát vàng Gạch Đá ... Vật liệu khác Tổng cộng (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (n) (n+1) 100 Công thức xác định hệ số quy đổi chi phí vật liệu (KVL) năm thứ j về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao như sau : KjVL =1 + (1.1) Trong đó : VLBGi: Giá vật liệu thứ i tại thời điểm bàn giao VLTHi: Giá vật liệu thứ i tại thời điểm năm thực hiện thứ j PVLi: Tỷ trọng chi phí vật liệu thứ i trong chi phí vật liệu của công trình tính tại thời điểm bàn giao. (Theo Bảng 2). b. Xác định hệ số quy đổi chi phí nhân công (KjNC) : Công thức xác định hệ số quy đổi chi phí nhân công (KNC) như sau: KNC = 1+ (1.2) Trong đó : NCBG: Tiền lương ngày công bậc 3,5/7 tại thời điểm bàn giao NCTH: Tiền lương ngày công bậc 3,5/7 tại thời điểm năm thực hiện thứ j c. Xác định hệ số quy đổi MTC (KjMTC) : - Tổng hợp sự thay đổi về giá ca máy của một số loại MTC chủ yếu theo từng năm thực hiện đến thời điểm bàn giao. - Căn cứ vào giá ca máy tại thời điểm bàn giao và nhu cầu máy thi công chủ yếu, (được phân tích từ định mức dự toán XDCB và khối lượng chủ yếu của công trình) để xác định tỷ trọng chi phí của một số loại MTC chủ yếu trong chi phí máy theo nội dung trong Bảng 3. Bảng 3: Bảng tỷ trọng chi phí của một số loại MTC chủ yếu so với chi phí MTC trong chi phí xây dựng công trình (%) Số thứ tự Loại VL Loại công trình Máy xúc Máy ủi Ôtô tự đổ Vận thăng Cần cẩu Máy trộn vữa Máy trộn BT Trạm trộn BT .... Máy khác Tổng cộng (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (n) (n+1) 100 Công thức xác định hệ số quy đổi chi phí máy thi công (KM) năm thứ j về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao như sau : KjM =1 + (1.3) Trong đó : CMBGi: Giá ca máy thứ i tại thời điểm điểm bàn giao CMTHi: Giá ca máy thứ i tại thời điểm năm thực hiện thứ j PMi: Tỷ trọng chi phí ca máy thứ i trong chi phí máy thi công của công trình tính tại thời điểm bàn giao (theo Bảng 3). Đối với việc xác định hệ số quy đổi chi phí nhân công (KNC), máy thi công (KM) tại từng thời điểm. Chủ đầu tư căn cứ vào các Thông tư hướng dẫn về việc điều chỉnh và lập dự toán chi phí của Nhà nước trong thời gian thực hiện để xác định hệ số quy đổi nhân công (KNC), máy thi công (KM). I.3 Xác định hệ số các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng được tính trên chi phí VL, NC và MTC tại thời điểm bàn giao Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán chi phí xây dựng ban hành tại thời điểm bàn giao và loại công trình, Chủ đầu tư xác định hệ số các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm: trực tiếp phí, chi phí chung, chi phí thu nhập chịu thuế tính trước được tính trên chi phí vật liệu, nhân công và chi phí máy thi công. PHỤ LỤC 2 (Kèm theo Thông tư số 07/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005) VÍ DỤ TÍNH TOÁN QUY ĐỔI CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN VỀ MẶT BẰNG GIÁ TẠI THỜI ĐIỂM BÀN GIAO NĂM 2005 Dự án đầu tư xây dựng công trình Công nghiệp A đã hoàn thành. Được thực hiện từ năm 2000 đến khi kết thúc đưa vào bàn giao khai thác sử dụng năm 2005. Chi phí dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện, Chủ đầu tư lập và đề nghị quyết toán là : 34.680,68 triệu đồng Trong đó: Đơn vị tính: 106đồng 1. Chi phí xây dựng : 6.241,75 - Năm 2002 thực hiện 918,73 - Năm 2003 thực hiện 2.249,62 - Năm 2004 thực hiện 3.073,39 2. Chi phí thiết bị : 20.955,22 + Thiết bị mua bằng ngoại tệ 16.475,41 - Năm 2002 thực hiện 1.450,40 - Năm 2003 thực hiện 15.025,01 + Thiết bị mua bằng nội tệ 2.035,00 - Năm 2002 thực hiện 750,00 - Năm 2003 thực hiện 1.285,00 + Chi phí khác của thiết bị và lắp đặt 2.444,80 - Chi phí khác của thiết bị 1.631,12 - Lắp đặt 813,68 Năm 2002 thực hiện : 609,16 Năm 2003 thực hiện : 204,52 3. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư : 5.106,00 + Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 3.235,85 - Năm 2001 thực hiện: 1.020,85 - Năm 2002 thực hiện: 2.215,00 + Chi phí tái định cư: 1.870,15 - Năm 2002 thực hiện: 1.055,15 - Năm 2003 thực hiện: 815,00 4. Chi phí quản lý dự án và chi phí khác : 2.377,72 - Năm 2000 thực hiện: 894,69 - Năm 2001 thực hiện: 602,85 - Năm 2002 thực hiện: 215,00 - Năm 2003 thực hiện: 355,15 - Năm 2004 thực hiện: 210,02 - Năm 2005 thực hiện: 100,00 TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN QUY ĐỔI NHƯ SAU: 1. Tính toán và quy đổi chi phí xây dựng Bước 1 :Tổng hợp chi phí xây dựng Căn cứ vào chi phí xây dựng đã thực hiện hàng năm đề nghị quyết toán, các khoản mục trong chi phí xây dựng được ghi trong cột 3, 4, 5, 6 và 7 tại Bảng 1 - Phụ lục 3 Bước 2 : Xác định các hệ số quy đổi chi phí xây dựng + Cột 8, 9 và 10 : Lấy theo bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi bảng số 1.1; 1.2 và 1.3 + Cột 11 : Lấy theo bảng hệ số các chi phí còn lại trong chi phí xây dựng tính trên VL; NC và MTC của loại công trình tại thời điểm bàn giao - Bảng số 1.4 Bước 3 : Tổng hợp và tính toán quy đổi chi phí xây dựng. + Cột (12) = (cột 5 x cột 8 + cột 6 x cột 9 + cột 7 x cột 10) x cột 11 + Cột (13) = cột 12 x Thuế giá trị gia tăng theo quy định Bảng 1. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH TOÁN QUY ĐỔI CHI PHI XÂY DỰNG THỰC HIỆN HÀNG NĂM VỀ MẶT BẰNG GIÁ TẠI THỜI ĐIỂM BÀN GIAO NĂM 2005 Số thứ tự Năm thực hiện Chi phí XD thực hiện hàng năm Trong đó Hệ số quy đổi Các khoản mục còn lại (Hxd) Giá trị quy đổi (Trước thuế) Giá trị quy đổi (Sau thuế) Chi phí trực tiếp Gồm KVL KNC KM VL NC MTC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Năm 2002 918,729 776,83 480,00 78,41 218,42 1,354 1,907 1,203 1,135 1.205,50 1.265,77 2 Năm 2003 2.249,62 1.896,08 1.600,78 201,09 94,21 1,252 1,385 1,140 1,135 2.713,04 2.848,69 3 Năm 2004 3.073,39 2.309,22 1.600,88 694,37 13,96 1,058 1,385 1,140 1,135 3.031,31 3.182,88 Tổng cộng 6.241,75 7.297,35 Chi phí xây dựng đã thực hiện là: 6.241,75 Chi phí xây dựng quy đổi là: 7.297,35 Phụ lục 2: BẢNG TỔNG HỢP GIÁ VẬT LIỆU CHỦ YẾU VÀ TÍNH TOÁN HỆ SỐ QUY ĐỔI VẬT LIỆU Bảng số 1.1 Số TT Loại vật liệu Đơn vị Tỷ trọng (%) Giá vật liệu bình quân Chênh lệch vật liệu chủ yếu năm bàn giao so với năm thực hiện 2002 2003 2004 2005 (Năm b.giao) 2002 2003 2004 2005 (Năm b.giao) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Xi măng T 14,53 691.000 691.000 691.000 691.000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 2 Cát m3 9,08 59.148 62.000 65.000 79.836 0,0317 0,0261 0,0207 0,0000 3 Đá dăm m3 3,34 78.100 98.119 110.000 115.000 0,0158 0,0058 0,0015 0,0000 4 Sắt tròn T 44,14 4.800.000 5.352.000 7.352.000 7.765.000 0,2726 0,1990 0,0248 0,0000 5 Gỗ ván khuôn m3 4,78 1.645.915 1.845.910 1.859.100 1.979.662 0,0097 0,0035 0,0031 0,0000 6 Gạch lát Viên 4,34 5.255 5.362 5.622 5.991 0,0061 0,0051 0,0028 0,0000 7 Gạch xây Viên 6,79 330 338 338 340 0,0021 0,0004 0,0004 0,0000 8 Granito m2 1,65 205.000 200.000 200.000 217.902 0,0010 0,0015 0,0015 0,0000 9 Sơn Sil, cát Kg 7,97 39.500 39.700 40.550 41.000 0,0030 0,0026 0,0009 0,0000 10 Vật liệu khác % 3,39 0,0116 0,0083 0,0019 0,0000 Tổng cộng 100,00 0,3537 0,2522 0,0576 0,0000 Hệ số KVL 1,354 1,252 1,058 1,000 Ghi chú: - Cột 4: Căn cứ loại công trình, nhu cầu vật liệu để hoàn thành công trình - Phụ lục 3 bảng 1.2.1 - Cột 5, 6, 7 & cột 8: Tổng hợp giá vật liệu bình quân thanh toán hàng năm theo quy định hiện hành của công trình. + Cột 9 = cột 4 x {(cột 8 - cột 5)} : cột 5; + Cột 11 = cột 4 x {(cột 8 - cột 7)} : cột 7; + Cột 10 = cột 4 x {(cột 8 - cột 6)} : cột 6; + Cột 12 = cột 4 x {(cột 8 - cột 8)} : cột 8; Hệ số KVL Năm 2002 K1VL = 1 + 0,354 = 1,354 Năm 2003 K2VL = 1 + 0,252 = 1,252 Năm 2004 K3VL = 1 + 0,058 = 1,058 Năm 2005 K4VL = 1 + 0,0000 = 1,000 Phụ lục 2 BẢNG TÍNH TOÁN TỶ TRỌNG CHI PHÍ VẬT LIỆU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH THEO MẶT BẰNG GIÁ TẠI THỜI ĐIỂM BÀN GIAO Bảng số 1.1.1 STT Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Tỷ trọng chi phí VL chủ yếu 1 Xi măng PC30 kg 823.872,762 691 569.296.079 0,1453 2 Cát vàng m3 4.453,409 79.836 355.542.370 0,0908 Cát mịn ML 1,5 - 2,0 m3 1.373,215 59.333 81.476.948 3 Đá dăm 1x2 m3 1.139,023 115.000 130.987.659 0,0334 Đá dăm 4x6 m3 0,932 98.000 4 Thép tròn D > 18mm kg 92.134,254 7.765 715.388.853 0,4414 Thép tròn D<= 18mm kg 54.772,725 7.765 425.290.218 Thép tròn D<=10mm kg 73.863,830 7.965 588.298.448 5 Gỗ ván khuôn m3 94,618 1.979.662 187.312.017 0,0478 Gỗ chống m3 82,723 300.000 24.816.841 Gỗ ván m3 9,934 2.379.662 23.639.967 Gỗ đà nẹp m3 16,410 1.579.662 25.922.175 Gỗ đà, chống m3 2,242 1.679.662 3.765.105 Cây chống cây 1.590,704 10.700 17.020.537 6 Gạch ceramic 40x40cm viên 28.375,588 5.991 170.001.266 0,0434 Gạch chống nóng 22x15x10,5 6lỗ viên 47.897,850 510 24.440.309 Gạch lá nem 20x20 viên 82.582,500 345 28.490.963 Gạch men sứ 20x30cm viên 22.998,280 3.185 73.249.522 7 Gạch xây (6,5x10,5x22) viên 781.412,915 340 265.815.576 0,0679 8 Lát đá Granit bậc tam cấp m2 37,900 486.991 18.456.955 Lát tấm Granito bậc thang m2 296,255 217.902 64.554.602 0,0165 9 Sơn sili cát kg 7.612,966 41.000 312.131.586 0,0797 Ven tonit kg 26.101,596 4.550 118.762.262 10 Vật liệu khác % 101.941.379 0,0339 Vật liệu khác % 26.330.616 . . . Tổng cộng 3.917.386.217 1,0000 Phụ lục 2 BẢNG TÍNH TOÁN HỆ SỐ QUY ĐỔI CHI PHÍ NHÂN CÔNG tính theo thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán Bảng số 1.2 Số TT Nội dung Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công theo thông tư Hệ số Ghi chú 1 Năm 1999 1,00 2,784 Thông tư số 01/1999/TT - BXD ngày 16/01/1999 áp dụng từ ngày 01/01/1999 2 Năm 2000 1,25 2,2272 Thông tư số 02/2000/TT - BXD ngày 19/5/2000 áp dụng từ ngày 01/01/2000 3 Năm 2001 1,46 1,907 Thông tư số 03/2001/TT - BXD ngày 13/02/2001 áp dụng từ ngày 01/01/2001 4 Năm 2002 1,46 1,907 5 Năm 2003 2,01 1,385 Thông tư số 05/2002/TT - BXD ngày 14/03/2003 áp dụng từ ngày 01/01/2003 đến nay 6 Năm 2004 2,01 1,385 7 Năm 2005 2,784 1.000 Thông tư số 03/2005/TT - BXD ngày 04/3/2005 áp dụng từ ngày 01/10/2004 Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán, xác định hệ số quy đổi chi phí máy thi công như trên. Phụ lục 2 BẢNG TỔNG HỢP GIÁ CA MÁY CHỦ YẾU VÀ TÍNH TOÁN HỆ SỐ QUY ĐỔI CHI PHÍ MÁY THI CÔNG Bảng số 1.3 Số TT LOẠI MÁY Đơn vị Tỷ trọng (%) Giá ca máy Chênh lệch giá ca máy chủ yếu năm bàn giao so với năm thực hiện 2002 2003 2004 2005 (Năm b.giao) 2002 2003 2004 2005 (Năm b.giao) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Máy bơm BT 50 m3/h Ca 15,39 1.547.983 1.633.983 1.633.983 1.863.313 0,0314 0,0216 0,0216 0,0000 2 Máy trộn 80L Ca 1,93 48.918 51.635 51.635 58.882 0,0039 0,0027 0,0027 0,0000 3 Máy búa rung Ca 63,72 1.085.929 1.146.259 1.146.259 1.307.137 0,1298 0,0894 0,0894 0,0000 4 Trạm trộn BT 16m3/h Ca 5,10 930.327 982.012 982.012 1.119.838 0,0104 0,0072 0,0072 0,0000 5 Máy đầm dùi 1,5kw Ca 2,70 40.452 42.700 42.700 48.693 0,0055 0,0038 0,0038 0,0000 6 Máy hàn 23kw Ca 5,00 83.525 88.165 88.165 100.539 0,0102 0,0070 0,0070 0,0000 7 Máy vận thăng 0,8T Ca 1,75 73.275 77.346 77.346 88.201 0,0036 0,0025 0,0025 0,0000 8 Máy khác % 4,41 0,0086 0,0059 0,0059 0,0000 Tổng cộng 100,00 0,2033 0,1401 0,1401 0,0000 Hệ số KMTC 1,203 1,140 1,140 1,000 Ghi chú: - Cột 4: Căn cứ loại công trình, nhu cầu loại máy để hoàn thành công trình - Phụ lục 3 bảng 1.2.1 - Cột 5, 6, 7 và cột 8: Tổng hợp giá ca máy bình quân thanh toán hàng năm theo quy định hiện hành. + Cột 9 = cột 4 x {(cột 8 - cột 5)} : cột 5; + Cột 11 = cột 4 x {(cột 8 - cột 7)} : cột 7; + Cột 10 = cột 4 x {(cột 8 - cột 6)} : cột 6; + Cột 12 = cột 4 x {(cột 8 - cột 8)} : cột 8; Hệ số KM Năm 2002 K1M = 1 + 0,203 = 1,203 Năm 2003 K2M = 1 + 0,140 = 1,140 Năm 2004 K3M = 1 + 0,140 = 1,140 Năm 2005 K4M = 1 + 0,0000 = 1,000 Phụ lục 2 BẢNG TÍNH TOÁN TỶ TRỌNG CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CHỦ YẾU THEO MẶT BẰNG GIÁ TẠI THỜI ĐIỂM BÀN GIAO Theo loại hình công trình Bảng số 1.3.1 Số thứ tự Loại máy Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Tỷ trọng chi phí MTC chủ yếu 1 Máy bơm BT 50m3/h Ca 31,672 1.863.313 59.014.544 0,1539 2 Máy bơm nước 1,1kw Ca 186,900 29.195 5.456.620 3 Máy búa rung Ca 186,900 1.307.137 244.303.905 0,6372 4 Máy cắt uốn Ca 60,868 51.726 3.148.420 5 Máy hàn 23kw Ca 190,500 100.539 19.152.738 0,0500 6 Máy trộn 250L Ca 36,010 125.154 4.506.750 7 Máy trộn 80L Ca 125,732 58.882 7.403.348 0,0193 8 Máy vận thăng 0,8T Ca 94,495 70.844 6.694.365 0,0175 9 Máy đầm bàn 1kw Ca 0,089 42.283 3.763 10 Máy đầm dùi 1,5kw Ca 212,526 48.693 10.348.492 0,0270 11 Trạm trộn BT 16m3/h Ca 17,467 1.119.838 19.560.767 0,0510 12 Máy khác % 3.795.937 0,0441 Tổng cộng 383.389.649 1,0000 Phụ lục 2 BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÒN LẠI TÍNH TRÊN THÀNH PHẦN CHI PHÍ VL; NC; MTC (Theo loại công trình) Bảng 1.4 Số thứ tự Khoản mục chi phí Vật liệu (VL) Nhân công (NC) Máy thi công (MTC) 1 Chi phí vật liệu (A) VL Vật liệu trong đơn giá 2 Chi phí nhân công B Nhân công trong đơn giá (b1) NC 3 Chi phí máy t/công C Máy thi công trong đơn giá (c1) MTC 4 Trực tiếp phí khác 1,5% (VL + NC + M) TT = 1,5% (VL + NC + M) 0,015 VL 0,015 NC 0,015 MTC 5 Cộng chi phí trực tiếp T= VL + NC + M + TT 1,015 VL 1,015 NC 1,015 MTC 6 Chi phí chung C = 6% x T 0,061 VL 0,061 NC 0,061 MTC 7 Giá thành dự toán xây dựng Z = T + C 1,076 VL 1,076 NC 1,076 MTC 8 Thu nhập chịu thuế tính trước: TL = 5,5% x (T + C) 0,059 VL 0,059 NC 0,059 MTC 9 Giá trị dự toán xây dựng trước thuế G = T + C + L 1,135 VL 1,135 NC 1,135 MTC Bảng 2 - Phụ lục 2 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ VÀ QUY ĐỔI CHI PHÍ THIẾT BỊ Chi phí thiết bị đã thực hiện, đề nghị quyết toán là: 20.955,22 106 đồng Trong đó: Thiết bị mua bằng ngoại tệ: 16.475,41 106 đồng Tương đương với 1.078.000,94 USD - Quy đổi chi phí mua thiết bị bằng ngoại tệ 17.008,70 106 đồng Chi phí ngoại tệ đã thực hiện: 1.078.000,94 USD Tỷ giá tại thời điểm bàn giao 15.778,0 VNĐ/USD 1.078.000,94 x 15.778,00 = 17.008,70 106 đồng BẢNG TỔNG HỢP QUY ĐỔI CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VỀ MẶT BẰNG GIÁ TẠI THỜI ĐIỂM BÀN GIAO NĂM 2005 Đơn vị tính: 106 đồng Số thứ tự Nội dung chi phí Tổng dự toán được duyệt Chi phí dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện Chi phí dự án đầu tư xây dựng quy đổi Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Xây dựng Thiết bị G.P Mặt bằng & TĐC QLDA & CPK Xây dựng Thiết bị G.P Mặt bằng & TĐC QLDA & CPK 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chi phí dự án đầu tư xây dựng 35.789,4 34.680,68 6.241,75 20.955,22 5.106,00 2.377,72 36.269,56 7.297,35 21.488,50 5.106,00 2.377,72 1 Xây dựng 6.950,00 6.241,75 7.297,35 Năm 2002 1.100,00 918,73 918,73 1.265,77 1.265,77 Năm 2003 2.500,00 2.249,62 2.249,62 2.848,69 2.848,69 Năm 2004 3.350,00 3.073,39 3.073,39 3.182,88 3.182,88 2 Thiết bị 21.236,95 20.955,22 20.955,22 21.488,50 21.488,50 2.1 Mua TB bằng ngoại tệ 16.475,41 16.475,41 16.475,41 17.008,70 17.008,70 Năm 2002 1.450,40 Năm 2003 15.025,01 2.2 Mua sắm TB bằng nội tệ 2.200,00 2.035,00 2.035,00 2.035,00 2.035,00 Năm 2002 750,00 750,00 Năm 2003 1.285,00 1.285,00 2.3 Chi phí khác của thiết bị và lắp đặt 2.444,80 2.444,80 - Chi phí khác của thiết bị 1.636,01 1.631,12 1.631,12 1.631,12 - Lắp đặt 925,52 813,68 813,68 813,68 Năm 2002 609,16 Năm 2003 204,52 3 Đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư 5.172,41 5.106,00 5.106,00 5.106,00 Đền bù giải phóng mặt bằng 3.267,34 3.235,85 3.235,85 - Năm 2001 1.041,27 1.020,85 1.020,85 - Năm 2002 2.226,08 2.215,00 2.215,00 Tái định cư 1.905,06 1.870,15 1.870,15 - Năm 2002 1.086,80 1.055,15 1.055,15 - Năm 2003 818,26 815,00 815,00 4 Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 2.430,00 2.377,72 2.377,72 2.377,72 - Năm 2000 912,59 894,69 894,69 - Năm 2001 605,87 602,85 602,85 - Năm 2002 221,45 215,00 215,00 - Năm 2003 356,57 355,15 355,15 - Năm 2004 231,02 210,02 210,02 - Năm 2005 102,50 100,00 100,00
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "15/04/2005", "sign_number": "07/2005/TT-BXD", "signer": "Đinh Tiến Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-113-2008-TT-BTC-huong-dan-quan-ly-kiem-soat-cam-ket-chi-ngan-sach-nha-nuoc-qua-Kho-bac-Nha-nuoc-82508.aspx
Thông tư 113/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 113/2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NÐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 235/2003/QÐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Để triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách – kho bạc và từng bước thực hiện kế toán dồn tích; hỗ trợ lập ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng bao gồm: các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị dự toán); các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (trừ ngân sách cấp xã); cơ quan tài chính và các đơn vị Kho bạc Nhà nước. 2. Các khái niệm: 2.1. TABMIS: là hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc. 2.2. Cam kết chi thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi là: - Đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách: Là số tiền được nêu trong hợp đồng. - Đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm ngân sách: Là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của hợp đồng đó. 2.3. Cam kết chi đầu tư là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi. 2.4. Giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi là chênh lệch giữa giá trị của hợp đồng với tổng giá trị của các khoản đã cam kết chi cho hợp đồng đó (bao gồm cả số cam kết chi đã được thanh toán). 2.5. Giao diện ứng dụng là phương thức kết nối trao đổi thông tin dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau nhằm thực hiện các quy trình nghiệp vụ. 2.6. Đơn vị dự toán có giao diện với TABMIS là đơn vị có phần mềm kế toán giao diện được với TABMIS. 2.7. Đơn vị dự toán không giao diện với TABMIS là đơn vị không có phần mềm kế toán giao diện với TABMIS. 2.8. Dự toán còn được phép sử dụng: - Đối với chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu và chi sự nghiệp kinh tế có tính chất thường xuyên (sau đây gọi chung là chi thường xuyên) là chênh lệch giữa dự toán ngân sách đã giao trong năm cho đơn vị với tổng số tiền của các khoản đã cam kết chi chưa được thanh toán và số tiền đã thanh toán trong năm (bao gồm cả số đã thanh toán và số đang tạm ứng). - Đối với chi đầu tư, chi chương trình mục tiêu và chi sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tư (sau đây gọi chung là chi đầu tư) là chênh lệch giữa kế hoạch vốn đã giao trong năm cho một dự án đầu tư với tổng giá trị của các khoản đã cam kết chi trong năm chưa được thanh toán và tổng số tiền đã thực hiện thanh toán trong năm của dự án đó (bao gồm cả số đã thanh toán và số đang tạm ứng). 2.9. Số cam kết chi (thường xuyên, đầu tư) là mã số do chương trình TABMIS tạo ra đối với từng khoản cam kết chi để theo dõi, quản lý khoản cam kết chi đó trên TABMIS. 2.10. Điểm nhà cung cấp là Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp thanh toán cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo đề nghị của các đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư 3. Nguyên tắc quản lý, kiểm soát cam kết chi: 3.1. Tất cả các khoản chi của ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng trở lên đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 500 triệu đồng trở lên trong chi đầu tư xây dựng cơ bản thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước trừ các trường hợp cụ thể sau: - Các khoản chi của ngân sách xã; - Các khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng; - Các khoản thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước, của Chính phủ; - Các khoản chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ chương trình, dự án; chi viện trợ trực tiếp; - Các khoản chi góp cổ phần, đóng góp nghĩa vụ tài chính, đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế; - Các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền của cơ quan tài chính các cấp; - Các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; - Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng hiện vật và ngày công lao động; Mức giá trị hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải làm thủ tục kiểm soát cam kết chi với Kho bạc Nhà nước được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ. 3.2. Các khoản cam kết chi ngân sách nhà nước phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam; các khoản cam kết chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được theo dõi theo nguyên tệ; đồng thời, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ hàng tháng do Bộ Tài chính quy định để hạch toán cam kết chi. Các phân đoạn mã kế toán đồ của tài khoản chi ngân sách nhà nước (nếu có) phải được hạch toán ở mức chi tiết nhất. Trường hợp khoản cam kết chi ngân sách nhà nước có nhiều nguồn vốn (các khoản cam kết chi đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ của dự án ODA,…), thì được hạch toán chi tiết theo số tiền được cam kết chi của từng nguồn vốn. 3.3. Cam kết chi chỉ được thanh toán khi số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số tiền chưa được thanh toán của khoản cam kết chi đó. Trường hợp số tiền đề nghị thanh toán lớn hơn số tiền còn lại chưa được thanh toán của khoản cam kết chi, thì trước khi làm thủ tục thanh toán cam kết chi, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch điều chỉnh số tiền của khoản cam kết chi đó phù hợp với số tiền đề nghị thanh toán và đảm bảo đúng quy định nêu tại khoản 2 mục II Thông tư này. 3.4. Trong quá trình quản lý, kiểm soát, nếu phát hiện các khoản cam kết chi sai chế độ quy định hoặc các khoản dự toán để cam kết chi không được chuyển nguồn sang năm sau hoặc đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng tiếp, thì khoản cam kết chi sẽ được huỷ bỏ. Kho bạc Nhà nước thực hiện huỷ các khoản cam kết chi của đơn vị dự toán, chủ đầu tư theo chế độ quy định (đối với các khoản cam kết chi không được phép chuyển năm sau sử dụng tiếp) hoặc theo quyết định của cơ quan tài chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với các khoản cam kết chi sai quy định) hoặc đề nghị của đơn vị dự toán, chủ đầu tư (đối với các khoản cam kết chi mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng tiếp). II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Quản lý và kiểm soát cam kết chi: 1.1. Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi: - Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ mức quy định tại điểm 3.1 khoản 3 mục I Thông tư này, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. - Trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước phải thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ chối cam kết chi cho đơn vị được biết. 1.2. Hình thức gửi đề nghị tạo mới, điều chỉnh, huỷ cam kết chi: 1.2.1. Tạo mới, điều chỉnh cam kết chi: - Đối với chi thường xuyên: + Đối với các đơn vị dự toán có giao diện với TABMIS, thì gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước thông qua chương trình giao diện giữa phần mềm kế toán của đơn vị với TABMIS. Riêng đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ (để làm căn cứ kiểm soát cam kết chi), thì đơn vị dự toán gửi đến Kho bạc Nhà nước bằng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử theo nguyên tắc trao đổi thông tin nêu tại điểm 1.3 khoản 1 mục II Thông tư này. + Đối với các đơn vị dự toán không có giao diện với TABMIS, thì gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi và hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ (để làm căn cứ kiểm soát cam kết chi) đến Kho bạc Nhà nước bằng văn bản giấy (theo mẫu số 01 hoặc 02 đính kèm). - Đối với chi đầu tư: Chủ đầu tư gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đầu tư và hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ (để làm căn cứ kiểm soát cam kết chi) đến Kho bạc Nhà nước bằng văn bản giấy (theo mẫu số 01 hoặc 02 đính kèm). 1.2.2. Huỷ cam kết chi: - Trường hợp không có nhu cầu chi tiếp đối với các khoản đã cam kết chi, đơn vị dự toán, chủ đầu tư gửi đề nghị huỷ cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước bằng văn bản giấy (theo mẫu số 03 đính kèm). - Trường hợp các khoản cam kết chi bị phát hiện sai chế độ quy định thì căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện huỷ cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư. 1.3. Nguyên tắc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử: Việc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về cam kết chi được thực hiện tự động bằng chương trình giao diện giữa phần mềm kế toán của đơn vị với TABMIS; đồng thời, phải có đầy đủ chỉ tiêu thông tin và được bảo mật, đúng định dạng trao đổi dữ liệu điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, các văn bản hướng dẫn dưới Luật của Chính phủ và Bộ Tài chính. Tất cả các cơ quan, đơn vị tham gia trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về cam kết chi có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác và toàn vẹn của dữ liệu điện tử trong phạm vi nhiệm vụ của mình; đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống. 1.4. Điều kiện thực hiện cam kết chi: 1.4.1. Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể: + Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước thông qua chương trình giao diện, thì phải đảm bảo các nguyên tắc nêu tại điểm 1.3 khoản 1 mục II Thông tư này. + Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành; + Nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo có trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư). 1.4.2. Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng. - Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán được điều chỉnh của đơn vị dự toán. - Trường hợp chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán ứng trước của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư. 1.4.3. Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30/12 năm hiện hành. 1.5. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi thường xuyên: 1.5.1. Hồ sơ cam kết chi thường xuyên: Khi có nhu cầu cam kết chi, ngoài dự toán chi ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước 1 lần vào đầu năm, đơn vị dự toán gửi Kho bạc Nhà nước các hồ sơ, tài liệu có liên quan như sau: - Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên (gửi lần đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng); - Đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi. 1.5.2. Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ, tài liệu của đơn vị, bao gồm : - Kiểm soát, đối chiếu cam kết chi so với dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt quá dự toán còn được phép sử dụng của đơn vị; - Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo phù hợp với dự toán được giao của đơn vị; - Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của đơn vị, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định; 1.5.3. Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của đơn vị dự toán: - Trường hợp đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại điểm 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này, thì Kho bạc Nhà nước ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo số cam kết chi được quản lý trên TABMIS cho đơn vị dự toán được biết để quản lý và thanh toán cam kết chi. - Trường hợp không đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại điểm 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này, Kho bạc Nhà nước từ chối chấp thuận ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho đơn vị dự toán được biết theo quy định tại điểm 1.3 khoản 1 mục III Thông tư này (theo mẫu số 04 đính kèm hoặc hoặc qua chương trình giao diện giữa phần mềm kế toán của đơn vị với TABMIS). 1.5.4. Quản lý cam kết chi đối với các hợp đồng nhiều năm: Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện trong nhiều năm ngân sách và có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, đơn vị dự toán gửi hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, quản lý. Hàng năm, thủ trưởng đơn vị dự toán có trách nhiệm xác định số kinh phí bố trí cho hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ; đồng thời, được quyền chủ động điều chỉnh tăng, giảm số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó, đảm bảo trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi. Căn cứ số kinh phí bố trí cho hợp đồng trong một năm ngân sách, đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết chi trong năm cho hợp đồng đó đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục kiểm soát cam kết chi. Quy trình quản lý, kiểm soát hợp đồng nhiều năm và cam kết chi đối với chi thường xuyên từ hợp đồng nhiều năm được thực hiện tương tự như quản lý hợp đồng và cam kết chi đầu tư được quy định tại điểm 1.6. khoản 1 mục II Thông tư này. 1.6. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi đầu tư: 1.6.1. Hồ sơ cam kết chi đầu tư: Khi có nhu cầu cam kết chi, ngoài các hồ sơ, tài liệu gửi 1 lần và gửi hàng năm theo chế độ quy định, chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước các hồ sơ, tài liệu có liên quan như sau: - Hợp đồng có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên (gửi lần đầu khi đề nghị cam kết chi hoặc gửi khi có điều chỉnh hợp đồng); - Đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi. 1.6.2. Quản lý hợp đồng chi đầu tư : Căn cứ hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ do chủ đầu tư gửi đến, Kho bạc Nhà nước kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng theo quy định tại tiết 1.4.1 điểm 1.4 khoản 1 phần II Thông tư này, nếu phù hợp thì nhập các thông tin của hợp đồng vào TABMIS và thông báo số số cam kết chi được quản lý trên TABMIS cho chủ đầu tư được biết để quản lý và thanh toán cam kết chi. - Hàng năm, chủ đầu tư phải có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư bố trí cho từng hợp đồng; đồng thời, được quyền chủ động điều chỉnh tăng, giảm số vốn đầu tư bố trí cho từng hợp đồng, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của dự án đó. + Trường hợp hợp đồng được thực hiện trọn trong 1 năm ngân sách, thì số vốn bố trí trong năm cho hợp đồng đúng bằng giá trị của hợp đồng đó. + Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có nhiều loại tiền (các khoản cam kết chi đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ của các dự án ODA,…), thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại tiền. + Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có nhiều loại nguồn vốn, thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại nguồn vốn. 1.6.3. Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư: Trên cơ sở số vốn đã bố trí cho từng hợp đồng chi đầu tư trong năm, chủ đầu tư gửi đề nghị cam kết chi đầu tư đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước thực hiện: - Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi. - Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của chủ đầu tư, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định; 1.6.4. Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư: - Trường hợp đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại điểm 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này, thì Kho bạc Nhà nước ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho chủ đầu tư được biết. - Trường hợp không đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại điểm 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này, Kho bạc Nhà nước được phép từ chối ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho chủ đầu tư được biết theo quy định tại điểm 4.3 khoản 4 mục I Thông tư này (mẫu số 04 đính kèm). 2. Điều chỉnh, huỷ cam kết chi và hợp đồng: 2.1. Điều chỉnh cam kết chi và hợp đồng: 2.1.1. Các trường hợp điều chỉnh: - Dự toán của đơn vị dự toán hoặc kế hoạch vốn của chủ đầu tư bị điều chỉnh giảm dẫn đến phải điều chỉnh cam kết chi. - Điều chỉnh số tiền của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa đơn vị dự toán, chủ đầu tư với nhà cung cấp hoặc điều chỉnh số kinh phí bố trí cho hợp đồng (hợp đồng nhiều năm đối với chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) trong năm ngân sách. Việc điều chỉnh số tiền đã cam kết chi chỉ được thực hiện đối với số tiền còn lại của khoản cam kết chi đó, chi tiết cho từng nội dung cam kết chi; Việc điều chỉnh số tiền của hợp đồng (hợp đồng nhiều năm trong chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) phải đảm bảo số tiền sau khi điều chỉnh không nhỏ hơn số tiền đã thực hiện cam kết chi của hợp đồng đó. - Thay đổi giá trị các phân đoạn mã của tài khoản hạch toán cam kết chi và diễn giải chi tiết của từng nội dung cam kết chi. - Thay đổi ngày hạch toán của khoản cam kết chi. 2.1.2. Quy trình điều chỉnh: Đơn vị dự toán, chủ đầu tư gửi yêu cầu điều chỉnh cam kết chi hoặc điều chỉnh hợp đồng (hợp đồng nhiều năm đối với chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (theo mẫu số 02 đính kèm). Căn cứ đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh và thông báo lại ý kiến chấp thuận (hoặc từ chối) điều chỉnh cam kết chi hoặc hợp đồng cho đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư. 2.2. Huỷ cam kết chi và hợp đồng: 2.2.1. Các trường hợp huỷ cam kết chi và hợp đồng : - Huỷ hợp đồng hoặc tạm dừng, giãn tiến độ thực hiện hợp đồng dẫn đến đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng cam kết chi để thanh toán cho các hợp đồng trong năm; - Các khoản cam kết chi hoặc hợp đồng (hợp đồng nhiều năm trong chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) mà đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng tiếp; - Các khoản cam kết chi không đủ điều kiện thanh toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; - Dự toán dành để cam kết chi không được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau. - Hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ bị huỷ bỏ hoặc có sự thay đổi về loại tiền hoặc các thông tin liên quan đến nhà cung cấp (tên, mã số và điểm nhà cung cấp). 2.2.2. Quy trình huỷ: - Đơn vị dự toán, chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản nêu rõ lý do và số cam kết chi hoặc mã số hợp đồng (hợp đồng nhiều năm trong chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) được quản lý tại TABMIS cần huỷ đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (mẫu số 03 đính kèm). - Căn cứ đề nghị của đơn vị dự toán, chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước kiểm tra đảm bảo: + Trường hợp huỷ cam kết chi: Đơn vị chỉ được đề nghị huỷ đối với số tiền còn lại chưa được thanh toán của khoản cam kết chi đó. + Trường hợp huỷ hợp đồng nhiều năm đối với chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư: Đề nghị huỷ của đơn vị chỉ được chấp thuận khi các hợp đồng này chưa được tạo cam kết chi hoặc tất cả các khoản đã cam kết chi của hợp đồng đều đã được huỷ trước đó. Sau khi kiểm tra, nếu đảm bảo các điều kiện huỷ theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện huỷ cam kết chi hoặc hợp đồng trên TABMIS. 3. Xử lý cuối năm: 3.1. Xử lý các khoản cam kết chi từ dự toán chi được giao trong năm: Các khoản đã cam kết chi thuộc năm ngân sách nào chỉ được chi trong năm ngân sách đó, thời hạn thanh toán đối với các khoản đã cam kết chi phù hợp với thời hạn chi quy định đối với các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư. Hết thời hạn chi ngân sách nhà nước, số cam kết chi chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết phải bị huỷ bỏ, trừ các trường hợp sau: - Đối với số dư dự toán được chuyển sang năm sau chi tiếp theo chế độ quy định (cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phải xét chuyển): Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển dự toán hoặc kế hoạch vốn cùng với chuyển cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư sang năm sau để theo dõi, quản lý và thanh toán tiếp. - Đối với số dư dự toán được phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với ngân sách Trung ương), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan tài chính được uỷ quyền (đối với ngân sách địa phương): Căn cứ quyết định cho phép chuyển số dư dự toán sang năm sau chi tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư sang năm sau để theo dõi, quản lý và thanh toán tiếp. 3.2. Xử lý các khoản cam kết chi từ dự toán ứng trước: Số dư chưa thanh toán của các khoản cam kết chi đến 31/12 được tự động chuyển sang năm sau để thanh toán và hạch toán vào niên độ ngân sách năm sau. 4. Hạch toán kế toán cam kết chi tại Kho bạc Nhà nước: Hạch toán cam kết chi, điều chỉnh cam kết chi, thanh toán cam kết chi và kết chuyển cam kết chi từ năm trước sang năm sau được thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị: 1.1. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc và cấp dưới thực hiện cam kết chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này. 1.2. Đối với các đơn vị dự toán và chủ đầu tư: - Tất cả các đơn vị dự toán và chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc ký kết các hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao; đồng thời, phải làm thủ tục kiểm soát cam kết chi với Kho bạc Nhà nước trước khi thực hiện thanh toán đối với những khoản chi thuộc phạm vi phải cam kết chi theo chế độ quy định. - Thủ trưởng các đơn vị dự toán và chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ những quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, kiểm soát chi và những nội dung hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 1.3. Đối với Kho bạc Nhà nước: 1.3.1. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán, chủ đầu tư và thực hiện ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS cho các khoản cam kết chi đủ điều kiện quy định tại điểm 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này. 1.3.2. Kho bạc Nhà nước được quyền từ chối thanh toán đối với các khoản cam kết chi không đúng quy định và thông báo cho đơn vị dự toán, chủ đầu tư biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp: - Hợp đồng kinh tế giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp không đảm bảo tính pháp lý; - Số tiền đề nghị cam kết chi vượt quá số dự toán còn được phép sử dụng hoặc vượt quá tổng giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi. 2. Hiệu lực thi hành: 2.1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và được áp dụng đối với công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước từ năm ngân sách 2009. 2.2. Các cơ quan tài chính, đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước, các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Kiểm toán Nhà nước; - Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tổng cục, Cục, Vụ, các đơn vị trực thuộc BTC; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Lưu: VT, KBNN KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Sỹ Danh Mẫu số 01 ĐƠN VỊ…… Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- ……, ngày tháng năm ….. Kính gửi: Kho bạc Nhà nước…. GIẤY ĐỀ NGHỊ CAM KẾT CHI NSNN I. Thông tin chung cam kết chi Mã nhà cung cấp: Mã số hợp đồng được quản lý tại TABMIS Tên nhà cung cấp: Tống số tiền cam kết chi Mã tiền tệ: Diễn giải cam kết chi Số hợp đồng giấy: II. Thông tin chi tiết cam kết chi Stt Số tiền Diễn giải Mã quỹ Mã TKKT Mã NDKT Mã cấp NS Mã ĐV có QHNS Mã địa bàn Mã chương Mã ngành Mã CTMT Mã KBNN Mã nguồn Mã DP 1 2 .. Người đề nghị Thủ trưởng đơn vị Ký tên (đóng dấu-nếu có) Ghi chú: các chỉ tiêu được lập như sau: - Mã số hợp đồng được quản lý tại TABMIS chỉ áp dụng cho các cam kết chi đầu tư và các cam kết chi thường xuyên được tạo từ hợp đồng hợp đồng nhiều năm; chỉ tiêu này ghi theo mã số đã được Kho bạc Nhà nước thông báo. - Tên nhà cung cấp: ghi theo tên nhà cung cấp trong hợp đồng - Mã nhà cung cấp: là mã số nhà cung cấp được quản lý trên TABMIS. Trường hợp đơn vị dự toán/ chủ đầu tư không biết mã nhà cung cấp thì ghi số 1; - Mã tiền tệ: ghi theo mã loại tiền cam kết chi ( ví dụ cam kết bằng đồng Việt Nam ghi VNĐ; bằng Đô la ghi USD,.. ); - Số hợp đồng giấy là số trên hợp đồng giữa đơn vị dự toán/ chủ đầu tư và nhà cung cấp; - Các phân đoạn mã của kế toán đồ ghi như sau: + Mã quỹ: ghi 01; + Mã TKKT: ghi mã tài khoản chi thường xuyên hoặc mã chi đầu tư (đối với cam kết chi dự toán được giao chính thức) hoặc mã tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên đủ điều kiện thanh toán hoặc mã tài khoản ứng trước kinh phí chi đầu tư đủ điều kiện thanh toán (đối với cam kết chi từ dự toán ứng trước); + Mã NDKT: ghi mục, tiểu mục của khoản cam kết chi, trường hợp khoản cam kết chi chưa xác định được cụ thể mục, tiểu mục thì ghi 0000- mã nội dung kinh tế chưa xác định nội dung chi; + Mã cấp ngân sách: ghi số 1 nếu khoản cam kết chi thuộc NSTW, ghi số 2 nếu khoản cam kết chi thuộc NS tỉnh, ghi số 3 nếu khoản cam kết chi thuộc ngân sách huyện; + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: ghi theo mã số của đơn vị dự toán hoặc dự án đầu tư. + Mã địa bàn: bỏ trống; + Mã chương: ghi mã chương của khoản cam kết chi (nếu có); + Mã ngành: ghi loại, khoản của khoản cam kết chi; + Mã CTMT: ghi theo mã số CTMT của cam kết chi đó (nếu có); + Mã KBNN: ghi theo mã số KBNN nơi đơn vị giao dịch; + Mã nguồn: ghi theo mã số nguồn vốn trong cam kết chi đó (nếu có); + Mã dự phòng: bỏ trống. Mẫu số 02 ĐƠN VỊ…… Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- ……, ngày tháng năm ….. Kính gửi: Kho bạc Nhà nước ………. GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỈNH SỬA CAM KẾT CHI Căn cứ thông báo cam kết chi số ………. đã được Kho bạc Nhà nước chấp thuận thanh toán, đơn vị đề nghị Kho bạc Nhà nước điều chỉnh một số thông tin liên quan đến cam kết chi như sau: I. Thông tin chung cam kết chi Số cam kết chi Tổng số tiền cam kết chi Số hợp đồng giấy: Diễn giải cam kết: Mã số hợp đồng được quản lý tại TABMIS II. Thông tin chi tiết cam kết chi Stt Số tiền Diễn giải Mã quỹ Mã TKKT Mã NDKT Mã cấp NS Mã ĐV có QHNS Mã địa bàn Mã chương Mã ngành Mã CTMT Mã KBNN Mã nguồn Mã DP 1 2 .. Người đề nghị Thủ trưởng đơn vị Ký tên (đóng dấu-nếu có) Ghi chú: Mã số hợp đồng được quản lý tại TABMIS chỉ áp dụng cho các cam kết chi đầu tư và các cam kết chi thường xuyên được tạo từ hợp đồng nhiều năm và ghi theo mã số được KBNN thông báo; các chỉ tiêu khác được ghi tương tự như cách ghi nêu ở giấy đề nghị cam kết chi (mẫu số 01). Mẫu số 03 ĐƠN VỊ…… Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- …, ngày tháng năm….. Kính gửi: Kho bạc Nhà nước ……… Căn cứ ………….. đề nghị Kho bạc Nhà nước huỷ cam kết chi số …. (hoặc hợp đồng số …. ); Lý do huỷ:…………………. Thủ trưởng cơ quan/đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 04 KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHO BẠC NHÀ NƯỚC .............. ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: /TB-KB….. ............., ngày ... tháng ... năm ......... THÔNG BÁO TỪ CHỐI CHẤP THUẬN CAM KẾT CHI Kính gửi:…………………………… Kho bạc Nhà nước ............................. từ chối ghi nhận và hạch toán cam kết chi vào TABMIS tại đề nghị cam kết chi số........ ngày…..tháng.... năm ...... của đơn vị. Số tiền bằng số: ........................................................................ Bằng chữ:…………………………………………………………………… Lý do từ chối cam kết chi: ………………………….……………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. Kho bạc Nhà nước ...................................... xin thông báo cho đơn vị biết để có biện pháp xử lý./. Nơi nhận: - Như trên; - Cơ quan chủ quản; - Cơ quan tài chính đồng cấp; - Lưu: KT hoặc TTVĐT, VT. GIÁM ĐỐC Mẫu số 05 KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHO BẠC NHÀ NƯỚC .............. ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: /TB-KB….. ............., ngày ... tháng ... năm ......... THÔNG BÁO CHẤP THUẬN GHI NHẬN HỢP ĐỒNG NHIỀU NĂM TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ HỢP ĐỒNG CHI ĐẦU TƯ TẠI TABMIS Kính gửi:………………. Kho bạc Nhà nước đồng ý ghi nhận hợp đồng số …… ngày …. tháng …. năm ….. của đơn vị (đơn vị dự toán/chủ đầu tư/ban quản lý dự án) tại TABMIS, cụ thể: 1. Số hợp đồng giấy: 2. Mã số hợp đồng được quản lý tại TABMIS 3. Tổng giá trị hợp đồng: Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: KT hoặc TTVĐT, VT. GIÁM ĐỐC Ghi chú: Mã số hợp đồng được quản lý tại TABMIS chỉ áp dụng đối với các khoản cam kết chi đầu tư hoặc cam kết chi thường xuyên từ những hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ nhiều năm và ghi theo mã số do KBNN đã thông báo trước đây; đối với các khoản cam kết chi thường xuyên cho những hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách KBNN sẽ không thông báo chỉ tiêu này.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "27/11/2008", "sign_number": "113/2008/TT-BTC", "signer": "Phạm Sỹ Danh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-28-2018-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-40-2011-TT-NHNN-401578.aspx
Thông tư 28/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 40/2011/TT-NHNN mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 28/2018/TT-NHNN Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 40/2011/TT-NHNN NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI KHÁC CÓ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 40/2011/TT-NHNN) 1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 3. Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.” 2. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.” 3. Tên Mục 2 Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau: “Mục 2. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN, THÀNH VIÊN SÁNG LẬP CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHỦ SỞ HỮU LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI CỦA NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI, NGÂN HÀNG MẸ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI” 4. Tên Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 9. Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần” 5. Tên Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 10. Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài của ngân hàng 100% vốn nước ngoài” 6. Tên Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 11. Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài” 7. Điểm a khoản 4 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp: Đối với người có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; Đối với người không có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa; thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không quá 06 (sáu) tháng;” 8. Điểm a (iii) khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “(iii) Ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập phải có thêm các văn bản sau: - Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; Phiếu lý lịch tư pháp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không quá 06 (sáu) tháng; - Báo cáo tài chính 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp do cổ đông sáng lập quản lý hoặc Bản sao văn bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật; - Bảng kê khai các loại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, các khoản nợ và tài liệu chứng minh liên quan của cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 Thông tư này;” 9. Điểm b (vi) khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “(vi) Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đại diện vốn góp của tổ chức tại ngân hàng;” 10. Điểm b (ix) khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “(ix) Ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập phải có thêm các văn bản sau: - Sơ yếu lý lịch của người đại diện vốn góp theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này; - Báo cáo tài chính 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh nghiệp và các báo cáo tài chính này không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán;” 11. Khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này có xác nhận của ngân hàng mẹ; Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan của Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến.” 12. Khoản 7 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau: “7. Sơ yếu lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến tại Việt Nam.” 13. Điểm b khoản 2 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trường hợp ngân hàng thương mại đăng ký đặt trụ sở chính tại nhiều hơn một số nhà hoặc tòa nhà có địa chỉ khác nhau, các số nhà hoặc tòa nhà này phải liền kề nhau;” 14. Điểm b khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);” 15. Khoản 4 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Trụ sở của văn phòng đại diện phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).” 16. Điểm b khoản 1 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Bộ Công an về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng thương mại, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng Văn phòng đại diện.” 17. Khoản 2 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan nêu trên có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước.” 18. Khoản 6 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau: “6. Cục Công nghệ thông tin: a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản đề nghị, Cục Công nghệ thông tin thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và có văn bản gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; b) Đánh giá các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” 19. Điểm b mục 4 Phụ lục số 05a và điểm b mục 6 Phụ lục số 05b được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Không sử dụng vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp thành lập ngân hàng;” Điều 2. 1. Bỏ đoạn “và thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư này” tại điểm c khoản 3 Điều 18b Thông tư số 40/2011/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN). 2. Bỏ đoạn “và văn bản xác nhận đăng ký điều lệ của ngân hàng thương mại” tại điểm a (ii) khoản 2 Điều 36 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN. 3. Thay đổi cụm từ “Chứng minh nhân dân” thành “Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu” tại Phụ lục số 07 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN . 4. Bãi bỏ Điều 7, Điều 8, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11, Điều 12, Điều 20, Điều 21, Điều 24, Điều 27, Điều 28 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN. Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Điều 4. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, TTGSNH5. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "30/11/2018", "sign_number": "28/2018/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Đồng Tiến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-32-2021-TT-BGTVT-sua-doi-Thong-tu-19-2017-TT-BGTVT-quan-ly-hoat-dong-bay-497408.aspx
Thông tư 32/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quản lý hoạt động bay mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/2021/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 19/2017/TT-BGTVT NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT- BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay tại Việt Nam và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. 2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý hoạt động bay ngoài đường hàng không, hoạt động bay đặc biệt.”. 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 46, khoản 47, khoản 63, khoản 64 và bổ sung khoản 75, khoản 76 Điều 3 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 46 Điều 3 như sau: “46. METAR (Aerodrome routine meteorological report in meteorological code): Bản tin báo cáo khí tượng thường lệ tại sân bay dạng mã hóa.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 47 Điều 3 như sau: “47. MET REPORT (Local routine meteorological report in abbreviated plain language): Bản tin báo cáo khí tượng thường lệ tại sân bay dạng minh ngữ.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 63 Điều 3 như sau: “63. SPECI (Aerodrome Special meteorological report in meteorological code): Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 64 Điều 3 như sau: “64. SPECIAL (Local special meteorological report in abbreviated plain language): Bản tin báo cáo khí tượng đặc biệt tại sân bay dạng minh ngữ.”; đ) Bổ sung khoản 75 Điều 3 như sau: “75. PAPI (Precision approach path indicator): Hệ thống đèn chỉ thị đường trượt tiếp cận chính xác.”; e) Bổ sung khoản 76 Điều 3 như sau: “76. ARO (Air traffic services reporting office): Phòng thủ tục bay.”. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 13, 29, 38, 52, 57, 71, 72 và khoản 87; bổ sung khoản 99 Điều 4 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 4 như sau: “13. Bộ dữ liệu (Data set) là tập hợp dữ liệu có thể nhận dạng được.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 29 Điều 4 như sau: “29. Dịch vụ kiểm soát tại sân bay là dịch vụ điều hành bay cung cấp cho hoạt động tại sân bay.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 38 Điều 4 như sau: “38. Đài kiểm soát tại sân bay là cơ sở điều hành bay cung cấp dịch vụ điều hành bay cho hoạt động tại sân bay.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 52 Điều 4 như sau: “52. Hoạt động tại sân bay là tất cả hoạt động trên khu vực di chuyển tại sân bay và tất cả hoạt động bay trong khu vực lân cận sân bay.”; đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 57 Điều 4 như sau: “57. Khu vực hoạt động tại sân bay (movement area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bánh, bao gồm khu vực di chuyển và sân đỗ tàu bay.”; e) Sửa đổi, bổ sung khoản 71 Điều 4 như sau: “71. PIB là bản thông báo gồm các NOTAM còn hiệu lực có tính chất khai thác quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bay, được chuẩn bị trước chuyến bay.”; g) Sửa đổi, bổ sung khoản 72 Điều 4 như sau: “72. Phòng thủ tục bay (ARO) là một cơ sở được thiết lập để nhận các báo cáo liên quan đến dịch vụ không lưu và các kế hoạch bay không lưu được nộp trước khi tàu bay khởi hành.”; h) Sửa đổi, bổ sung khoản 87 Điều 4 như sau: “87. Sản phẩm tin tức hàng không là dữ liệu hàng không và tin tức hàng không được cung cấp dưới dạng bộ dữ liệu số hoặc dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử được tiêu chuẩn hóa, bao gồm: a) AIP (các tập tu chỉnh AIP và các tập bổ sung AIP); b) AIC; c) Sơ đồ hàng không; d) NOTAM; đ) Bộ dữ liệu số. ”; i) Bổ sung khoản 99 Điều 4 như sau: “99. Phụ ước của ICAO là phụ lục của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944.”. 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau: “Điều 7. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không 1. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam a) Thực hiện theo thẩm quyền về quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức bay HKDD, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn, quy trình, phương thức liên quan đến bảo đảm hoạt động bay theo quy định tại Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác; b) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm hoạt động bay trình Bộ Giao thông vận tải ban hành; c) Nghiên cứu, đề xuất áp dụng và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn của ICAO, WMO và công nghệ kỹ thuật liên quan đến quản lý và bảo đảm hoạt động bay phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; d) Xây dựng phương án, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để phối hợp với Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thiết lập, hủy bỏ đường hàng không, phê duyệt ranh giới phần FIR trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật; đ) Tổ chức phân định khu vực trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; quản lý việc cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; e) Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị HKDD; quản lý và sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định; g) Công bố danh mục sân bay dự bị phục vụ bay HKDD; bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không; AIP, tập tu chỉnh AIP, tập bổ sung AIP, AIC, các bản đồ, sơ đồ hàng không; tổ chức việc xây dựng và ban hành các loại bản đồ, sơ đồ hàng không; dữ liệu địa hình và chướng ngại vật hàng không phục vụ cho các hoạt động HKDD; h) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD; tổ chức thực hiện diễn tập tìm kiếm, cứu nạn cấp ngành; phối hợp hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn HKDD với các quốc gia có liên quan trong khu vực; tổ chức thực hiện ứng phó không lưu HKDD; i) Tổ chức quản lý công tác huấn luyện nhân viên bảo đảm hoạt động bay; k) Tổ chức sát hạch; cấp, gia hạn, hủy bỏ, đình chỉ giấy phép nhân viên bảo đảm hoạt động bay; giấy phép khai thác hệ thống, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và giấy phép khai thác các cơ sở ANS; ấn định mã số, địa chỉ kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS, thiết bị điện tử trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; l) Quản lý an toàn hoạt động bay và an toàn trong cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; tổ chức thực hiện chương trình an toàn đường cất hạ cánh; m) Tổ chức điều tra các sự cố, tai nạn liên quan đến hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo đảm hoạt động bay và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; n) Chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện ký kết văn bản hiệp đồng điều hành bay giữa cơ sở ATS của Việt Nam với cơ sở ATS nước ngoài, văn bản thoả thuận hợp tác quốc tế trong bảo đảm hoạt động bay; hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo đảm hoạt động bay và thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; b) Kiểm tra, giám sát hoạt động bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị HKDD tại cảng hàng không, sân bay; c) Tham gia việc sát hạch để cấp, gia hạn giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay; tham gia kiểm tra để cấp giấy phép khai thác hệ thống, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và giấy phép khai thác các cơ sở ANS; d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”. 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau: “3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, tổ lái phải tuân theo một trong các quy tắc sau: a) VFR; b) IFR. ”. 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau: “1. Nhân viên không lưu bao gồm: a) Kiểm soát viên không lưu tại sân bay, tiếp cận, đường dài; b) Nhân viên thủ tục bay; c) Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay; d) Nhân viên ATFM; đ) Nhân viên đánh tín hiệu; e) Nhân viên khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF A/G); g) Nhân viên xử lý dữ liệu bay; h) Kíp trưởng không lưu (tại các vị trí được quy định chi tiết tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này); i) Nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay; k) Huấn luyện viên không lưu, huấn luyện viên ATFM.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 5 Điều 24 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 24 như sau: “2. Độ cao bay an toàn thấp nhất trên đường bay được tính so với điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân tạo trong dải bảo vệ 25 km về mỗi bên trục đường bay ATS, trong dải bảo vệ theo quy định của từng kiểu loại dẫn đường RNAV/RNP như sau: a) Tối thiểu là 300 m đối với địa hình đồng bằng, trung du và mặt nước; b) Tối thiểu là 600 m đối với địa hình vùng núi.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 24 như sau: “5. Đối với hai phương thức bay sử dụng hai thiết bị dẫn đường đặt cách nhau không quá 09 km, độ cao bay an toàn thấp nhất cho từng phân khu được chọn là độ cao có giá trị lớn hơn.”. 8. Bổ sung khoản 6 Điều 41 như sau: “6. Cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo bay sử dụng một trong các cách thức sau để truyền phát thông tin tới tàu bay: a) Liên lạc thoại trực tiếp giữa cơ sở ATS và tổ lái tàu bay liên quan, đảm bảo rằng tổ lái nhận được các thông tin liên quan; b) Liên lạc thoại tới tất cả các tàu bay không cần tổ lái xác nhận đã nhận thông tin; c) Phát quảng bá (HF, VHF, ATIS); d) Đường truyền dữ liệu.”. 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau: “Điều 47. Chi tiết về dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo thông tin liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở ATS Chi tiết về dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở ATS thực hiện theo Phụ ước 11 của ICAO về ATS.”. 10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 48 như sau: “2. AIS bao gồm các dịch vụ sau: a) NOTAM; b) AIS sân bay; c) AIP. ”. 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 như sau: “1. Các cơ sở AIS bao gồm: a) Phòng NOTAM; b) Cơ sở AIS sân bay; c) Phòng AIP. ”. 12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 50 như sau: “1. Nhân viên AIS bao gồm: a) Nhân viên AIS sân bay; b) Nhân viên NOTAM; c) Nhân viên AIP; d) Kíp trưởng NOTAM; đ) Kíp trưởng AIS sân bay; e) Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động; g) Huấn luyện viên AIS.”. 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau: “Điều 55. Nội dung dữ liệu hàng không và tin tức hàng không; kiểm tra, xác nhận dữ liệu hàng không và tin tức hàng không 1. Nội dung dữ liệu hàng không và tin tức hàng không bao gồm: a) Các quy trình, quy định pháp luật; b) Sân bay và sân bay trực thăng; c) Vùng trời; d) Đường bay ATS; đ) Phương thức bay bằng thiết bị; e) Hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến; g) Chướng ngại vật; h) Địa hình; i) Tin tức địa lý. 2. Bộ dữ liệu số bao gồm: a) Bộ dữ liệu AIP; b) Bộ dữ liệu địa hình; c) Bộ dữ liệu chướng ngại vật; d) Bộ dữ liệu lập bản đồ sân bay; đ) Bộ dữ liệu phương thức bay bằng thiết bị. 3. Phát hiện lỗi dữ liệu Các kỹ thuật phát hiện lỗi dữ liệu số phải được các cơ sở AIS sử dụng trong quá trình truyền phát, lưu trữ dữ liệu hàng không và các bộ dữ liệu số. 4. Kiểm tra, xác nhận dữ liệu hàng không và tin tức hàng không a) Văn bản sử dụng làm căn cứ biên soạn, phát hành sản phẩm tin tức hàng không phải được các cơ quan, đơn vị liên quan đến cung cấp tin tức hàng không, dữ liệu hàng không kiểm tra kỹ trước khi gửi đến cơ sở AIS để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác; b) Cơ sở AIS phải thiết lập các quy trình kiểm tra và xác nhận để đảm bảo người sử dụng nhận được tin tức hàng không và dữ liệu hàng không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng độ chính xác, độ phân giải, tính toàn vẹn, khả năng truy nguyên, tính kịp thời, sự đầy đủ và định dạng dữ liệu.”. 14. Sửa đổi, bổ sung khoản 12, khoản 20 và bổ sung khoản 25, khoản 26 Điều 60 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 60 như sau: “12. Xuất hiện các nguy hiểm chưa được công bố ảnh hưởng đến hoạt động bay bao gồm: chướng ngại vật, tập trận và hoạt động quân sự, can nhiễu tần số vô tuyến, phóng tên lửa, bay trình diễn, bay thể thao, bắn pháo hoa, thả đèn lồng, mảnh vỡ tên lửa và nhảy dù quy mô lớn ở ngoài những khu vực công bố; kế hoạch phát xạ la-de, trình chiếu la-de và các đèn tìm kiếm nếu tầm nhìn ban đêm của người lái có khả năng bị suy giảm.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 20 Điều 60 như sau: “20. Quan trắc hoặc dự báo về hiện tượng thời tiết trong không gian, ngày và thời gian xảy ra, các mực bay và phần vùng trời có thể bị ảnh hưởng.”; c) Bổ sung khoản 25 Điều 60 như sau: “25. Hệ thống dự phòng không sẵn sàng để sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác.”; d) Bổ sung khoản 26 Điều 60 như sau: “26. Khu vực có xung đột ảnh hưởng đến hoạt động bay bao gồm: tin tức cụ thể liên quan đến tính chất, mức độ đe dọa của xung đột và hậu quả của nó đối với hàng không dân dụng.”. 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau: “Điều 61. Các trường hợp không yêu cầu khởi tạo và phát hành NOTAM 1. Công việc bảo dưỡng thường xuyên trên sân đỗ và đường lăn mà không ảnh hưởng đến việc di chuyển an toàn của tàu bay. 2. Công việc sơn kẻ dấu hiệu trên đường cất hạ cánh khi các hoạt động bay có thể được thực hiện một cách an toàn trên các đường cất hạ cánh khác hoặc các thiết bị được sử dụng để sơn kẻ có thể được di chuyển khi cần thiết. 3. Chướng ngại vật tạm thời trong khu vực lân cận của sân bay, sân bay trực thăng không ảnh hưởng tới việc khai thác tàu bay một cách an toàn. 4. Thiết bị chiếu sáng sân bay, sân bay trực thăng bị hư hỏng một phần mà không ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác tàu bay. 5. Thông tin liên lạc không - địa tạm thời bị hư hỏng một phần khi vẫn có các tần số phù hợp khác hoạt động và đáp ứng yêu cầu. 6. Thiếu dịch vụ đánh tín hiệu sân đỗ và kiểm soát việc di chuyển trên mặt đất. 7. Ký hiệu chỉ dẫn vị trí, điểm đến hoặc những ký hiệu chỉ dẫn khác trên khu vực hoạt động của sân bay mất khả năng cung cấp mà không ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác tàu bay. 8. Hoạt động nhảy dù theo quy tắc bay bằng mắt trong vùng trời không có kiểm soát, hoặc trong vùng trời có kiểm soát, tại những khu vực được công bố hoặc khu vực nguy hiểm hoặc khu vực cấm bay. 9. Hoạt động huấn luyện do đơn vị mặt đất thực hiện mà không ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác tàu bay. 10. Hệ thống dự phòng không sẵn sàng để sử dụng, nếu các hệ thống này không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác. 11. Hạn chế đối với phương tiện hoặc dịch vụ của sân bay mà không ảnh hưởng đến khai thác. 12. Quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan của Việt Nam không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không chung. 13. Thông báo hoặc cảnh báo về hạn chế có thể xảy ra mà không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác. 14. Nhắc nhở chung về tin tức đã được công bố. 15. Khả năng đáp ứng của thiết bị đối với các đơn vị mặt đất mà không bao gồm tin tức ảnh hưởng đến khai thác đối với người sử dụng thiết bị, vùng trời. 16. Tin tức về chiếu la-de mà không ảnh hưởng đến khai thác, tin tức về bắn pháo hoa dưới độ cao bay tối thiểu. 17. Đóng một phần khu vực hoạt động tại sân bay đối với công việc được tiến hành theo kế hoạch đã được phối hợp nội bộ với thời gian thực hiện ít hơn 01 giờ mà không ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác tàu bay. 18. Đóng, không đáp ứng hoặc thay đổi việc khai thác của sân bay, sân bay trực thăng ngoài giờ hoạt động của sân bay, sân bay trực thăng đó. 19. Thông tin khác có tính chất tạm thời tương tự.”. 16. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 và bổ sung khoản 4 Điều 62 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 Điều 62 như sau: “a) Hoạt động quân sự ngoài các khu vực cấm bay, nguy hiểm, hạn chế bay đã được công bố trong AIP Việt Nam; b) Hoạt động trong khu vực cấm bay, nguy hiểm, hạn chế bay không tuân theo các quy định đã được công bố trong AIP Việt Nam;”; b) Bổ sung khoản 4 Điều 62 như sau: “4. Cơ quan, đơn vị khởi tạo tin tức có trách nhiệm đánh giá, xác định các trường hợp ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động bay để làm căn cứ quyết định việc đề nghị phát hành hay không phát hành điện văn NOTAM và chịu trách nhiệm việc đề nghị này.”. 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau: “Điều 65. NOTAM nhắc lại Khi cơ sở AIS phát hành tập tu chỉnh AIP hoặc tập bổ sung AIP theo chu kỳ AIRAC, phải phát hành một NOTAM nhắc lại nêu tóm tắt nội dung, ngày có hiệu lực và số tập tu chỉnh AIP hoặc số tập bổ sung AIP theo chu kỳ AIRAC đó.”. 18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 66 như sau: “3. Các quy định chi tiết về AIP thực hiện theo Phụ ước 15 của ICAO về AIS.”. 19. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 68 như sau: “3. Các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ nghiêm việc cung cấp dữ liệu hàng không và tin tức hàng không, soạn thảo, phát hành tập bổ sung AIP Việt Nam theo chu kỳ AIRAC đối với các trường hợp quy định tại Điều 70 của Thông tư này. 4. Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc đối với các nội dung không quy định phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC, áp dụng phát hành tập bổ sung AIP như sau: a) Các cơ quan, đơn vị phải gửi cho Cục Hàng không Việt Nam các văn bản liên quan đến nội dung cần công bố ít nhất 28 ngày trước ngày tin tức bắt đầu có hiệu lực; b) Cơ sở AIS dự thảo tập bổ sung AIP thông thường để doanh nghiệp cung cấp AIS gửi Cục Hàng không Việt Nam phát hành ít nhất 14 ngày trước ngày tin tức có hiệu lực.”. 20. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau: “ Điều 70. Các trường hợp phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC và quy định về việc phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC 1. Các trường hợp phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC Việc phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC được thực hiện trong trường hợp thiết lập, hủy bỏ hoặc có những thay đổi quan trọng về: a) Giới hạn, phương thức khai thác FIR, khu vực kiểm soát và vùng trời kiểm soát; khu vực tư vấn không lưu; đường bay ATS; khu vực cấm bay, nguy hiểm, hạn chế bay và vùng nhận dạng phòng không (ADIZ); khu vực, đường bay hoặc các phần của vùng và đường bay có khả năng xảy ra bay chặn; b) Vị trí, tần số, tên gọi, các hiện tượng bất thường đã biết, chu kỳ bảo dưỡng của hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến và thông tin liên lạc, giám sát; c) Phương thức bay chờ, phương thức tiếp cận, SID, STAR, phương thức giảm tiếng ồn và phương thức không lưu khác; d) Mực bay chuyển tiếp, độ cao chuyển tiếp, độ cao bay tối thiểu theo phân khu; đ) Thiết bị khí tượng, phương thức khai thác; e) Đường cất hạ cánh và các đoạn dừng, đường lăn, sân đỗ; g) Phương án vận hành trên khu vực hoạt động tại sân bay (bao gồm cả phương án khai thác trong điều kiện tầm nhìn thấp); h) Đèn tiếp cận, đèn đường cất hạ cánh; i) Tiêu chuẩn khai thác tối thiểu của sân bay cho cất cánh, hạ cánh. 2. Các quy định chi tiết về tin tức theo chu kỳ AIRAC thực hiện theo Phụ ước 15 của ICAO về AIS.”. 21. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 7 như sau: “Mục 7. DỊCH VỤ THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG SÂN BAY.”. 22. Sửa đổi, bổ sung Điều 75 như sau: “ Điều 75. Cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không sân bay 1. Cơ sở AIS sân bay chịu trách nhiệm cung cấp AIS sân bay. 2. Cơ sở AIS sân bay được thành lập phụ thuộc vào các yếu tố: số lượng, loại hình khai thác, tầm hoạt động của tàu bay đi, đến cảng hàng không. 3. Cơ sở AIS sân bay được đặt ở vị trí thuận lợi, có biển báo chỉ dẫn để tạo điều kiện cho tổ lái có đủ thời gian làm các thủ tục trước và sau chuyến bay. 4. Cơ sở AIS sân bay phải thiết lập và duy trì mối liên hệ thường xuyên với đại diện các hãng hàng không liên quan hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp thủ tục bay để chuẩn bị, cung cấp tin tức trước chuyến bay phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. 5. Cơ sở AIS sân bay chịu trách nhiệm về chất lượng, tính kịp thời của tin tức hàng không trong trường hợp sử dụng hệ thống cung cấp PIB tự động.". 23. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 76 như sau: “1. PIB được soạn thảo dựa trên cơ sở chặng đầu tiên của lộ trình bay, từ lúc cất cánh đến điểm hạ cánh đầu tiên.”. 24. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau: “ Điều 77. Cung cấp PIB 1. PIB được làm thành 02 bản (dạng giấy hoặc dạng điện tử): 01 bản giao cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay và 01 bản để lưu. 2. PIB được soạn thảo, in, cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay trước 03 giờ so với giờ dự định khởi hành đối với chuyến bay quốc tế và 02 giờ so với giờ dự định khởi hành đối với chuyến bay nội địa trong trường hợp áp dụng phương thức làm thủ tục bay từ xa; trong trường hợp nộp kế hoạch bay trực tiếp, PIB được cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay ngay sau khi kế hoạch bay không lưu được chấp thuận. 3. Việc cung cấp PIB từ xa thực hiện theo phương thức làm thủ tục bay từ xa. 4. Tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay tự thực hiện tư vấn, thuyết trình nội dung PIB khi được trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật đáp ứng theo yêu cầu. Khi thực hiện tư vấn, thuyết trình, nếu có tin tức cần làm rõ hoặc cần được cung cấp chi tiết, tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay yêu cầu nhân viên AIS sân bay hỗ trợ.”. 25. Sửa đổi, bổ sung Điều 78 như sau: “Điều 78. Cập nhật PIB 1. Cơ sở AIS sân bay khi soạn xong PIB phải theo dõi những NOTAM mới nhận để cập nhật ngay vào PIB nếu những NOTAM này có liên quan trực tiếp đến chuyến bay. 2. Trong trường hợp tổ lái đã nhận PIB, nếu có các thông tin đột xuất quan trọng liên quan đến chuyến bay thì thông báo ngay cho tổ lái nội dung của các thông tin đó thông qua cơ sở điều hành bay, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay liên quan hoặc trực tiếp cập nhật cho tổ lái trên tàu bay trong điều kiện hệ thống, thiết bị tự động và hệ thống mạng đáp ứng yêu cầu khai thác. ”. 26. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 79 như sau: “2. Trong trường hợp tổ lái có tin tức muốn báo cáo sau chuyến bay bằng văn bản, cơ sở AIS sân bay hoặc cơ sở ARO hướng dẫn tổ lái thực hiện.”. 27. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau: “ Điều 80. Xử lý tin tức sau chuyến bay 1. Khi nhận được thông báo sau chuyến bay của tổ lái hoặc người khai thác tàu bay bằng văn bản hoặc điện thoại về các tin tức chưa được phổ biến bằng NOTAM, các tập bổ sung AIP, AIC hoặc AIP mà những tin tức này có thể ảnh hưởng đến hoạt động bay thì cơ sở AIS sân bay phải thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan để kiểm tra, xử lý. 2. Trường hợp thông báo sau chuyến bay của tổ lái hay người khai thác tàu bay được xác nhận là chính xác thì cơ sở AIS sân bay phải: a) Thông báo ngay cho các cơ sở ATS có liên quan để cảnh báo hoặc cảnh báo trực tiếp cho các tổ lái khác; b) Thông báo ngay cho cơ sở có liên quan đến tin tức nói trên. 3. Trường hợp thông báo sau chuyến bay của tổ lái hay người khai thác tàu bay được xác nhận là không chính xác thì cơ sở AIS sân bay phải thông báo lại việc này cho tổ lái hoặc đại diện người khai thác tàu bay đã thực hiện thông báo sau chuyến bay.”. 28. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 81 như sau: “1. Việc nhận và gửi tin tức hàng không được thực hiện qua hệ thống AIS/AIM tự động, hệ thống NOTAM bán tự động, AFTN hoặc AMHS, fax, thư điện tử, dịch vụ bưu chính, điện thoại được ghi âm trong hệ thống bảo đảm hoạt động bay khi cần thông báo ngay trong trường hợp khẩn, sau đó được xác nhận lại bằng văn bản, thư điện tử.”. 29. Sửa đổi, bổ sung Điều 82 như sau: “Điều 82. Chi tiết về AIS Chi tiết về AIS thực hiện theo Phụ ước 15 của ICAO về AIS.”. 30. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 88 như sau: “3. Khi chuyển giao hệ thống, thiết bị CNS từ đơn vị khai thác, bảo trì này sang đơn vị khai thác, bảo trì khác phải chuyển kèm theo hồ sơ, tài liệu, bản ghi thông số liên quan đến hệ thống, thiết bị đó.”. 31. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 95 như sau: “a) Thông báo ngay cho cơ sở điều hành bay có liên quan trực tiếp về tình trạng bất thường của các dịch vụ CNS; trong trường hợp này, ngay sau khi tàu bay hạ cánh, người chỉ huy tàu bay phải thông báo cho cơ sở AIS sân bay theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;”. 32. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 97 như sau: “1. Hệ thống, thiết bị CNS hoạt động thử phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo Phụ ước 10 của ICAO về viễn thông hàng không.”. 33. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 103 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 103 như sau: “1. Nhân viên CNS bao gồm: a) Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS; b) Kíp trưởng CNS; c) Huấn luyện viên CNS.”. b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 103 như sau: “2. Nhân viên CNS quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.”. 34. Sửa đổi, bổ sung Điều 110 như sau: “ Điều 110. Chi tiết về CNS Chi tiết về CNS thực hiện theo Phụ ước 10 của ICAO về viễn thông hàng không.”. 35. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 116 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 116 như sau: “a) MET REPORT phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất hạ cánh và phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;”. b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 116 như sau: “a) SPECIAL phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất cánh, hạ cánh, phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;”. 36. Sửa đổi, bổ sung Điều 120 như sau: “ Điều 120. Bản tin dự báo thời tiết phục vụ hạ cánh (TREND) 1. Cơ sở khí tượng sân bay phối hợp với trạm quan trắc khí tượng sân bay lập và phát hành TREND cho các sân bay trong khu vực trách nhiệm. 2. Trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ sở khí tượng sân bay nêu tại khoản 1 Điều này để bảo đảm chất lượng thông tin dự báo TREND. 3. TREND được báo cáo kèm theo bản tin quan trắc thời tiết sân bay và có hiệu lực 02 giờ tính từ thời điểm báo cáo bản tin. Các quy định chi tiết về TREND thực hiện theo Phụ ước 3 của ICAO về khí tượng hàng không.”. 37. Sửa đổi, bổ sung Điều 121 như sau: “ Điều 121. Bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh 1. Cơ sở khí tượng sân bay lập và cung cấp bản tin dự báo khí tượng phục vụ tàu bay cất cánh từ sân bay trong khu vực trách nhiệm theo thỏa thuận giữa cơ sở khí tượng sân bay và người khai thác tàu bay. 2. Trạm quan trắc khí tượng sân bay phối hợp với cơ sở khí tượng sân bay nêu tại khoản 1 Điều này để nhận và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay khi có yêu cầu.”. 38. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 124 như sau: “2. Nội dung, cách thức lập bản tin cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của ICAO.”. 39. Sửa đổi, bổ sung Điều 130 như sau: “Điều 130. Thu thập, lưu trữ số liệu khí tượng hàng không 1. Đối với các cơ sở MET: a) Số liệu quan trắc khí tượng sân bay phải được lưu trữ ít nhất là 90 ngày; dữ liệu quan trắc bằng hệ thống quan trắc tự động (AWOS) phải được lưu trữ đầy đủ trên hệ thống máy chủ của hệ thống này; dữ liệu quan trắc bằng thiết bị quan trắc thủ công phải được ghi chép vào sổ, có chữ ký của người thực hiện; b) Các điện văn khí tượng nhận được, phát đi phải được lưu trữ ít nhất là 90 ngày; c) Sổ ghi thảo luận bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết; sổ giao nhận ca; các loại bản đồ, giản đồ thời tiết; báo cáo thời tiết tháng, quý, năm; các sổ ký hoặc dấu tích xác nhận giao nhận sản phẩm dịch vụ khí tượng hàng không phải được lưu trữ ít nhất là 02 năm. 2. Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng hàng không: a) METAR và SPECI phải được lưu trữ lâu dài, ít nhất là 05 năm; b) Các dữ liệu, sản phẩm ra đa thời tiết; ảnh mây vệ tinh khí tượng phải được lưu trữ ít nhất là 02 năm; các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết của Việt Nam; dữ liệu khí tượng cơ bản (GTS) phải được lưu trữ lâu dài, ít nhất là 05 năm; c) Hồ sơ khí tượng lưu trữ theo quy định tại khoản 4 Điều 134. 3. Các số liệu, sản phẩm khí tượng có liên quan đến việc điều tra tai nạn, sự cố hoạt động bay phải được lưu trữ, bảo quản theo yêu cầu cho đến khi các số liệu, sản phẩm này không cần thiết nữa. 4. Cơ sở MET thu thập, lưu trữ số liệu khí tượng theo tài liệu hướng dẫn khai thác.”. 40. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 132 như sau: “3. Thủ tục cung cấp và tiếp nhận tin tức khí tượng cho chuyến bay được thực hiện giữa nhân viên khí tượng hàng không và thành viên tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.”. 41. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 133 như sau: “1. Để có cơ sở chuẩn bị số liệu khí tượng cần thiết cho mỗi chuyến bay, phòng thủ tục bay thông báo cho cơ sở MET tại sân bay các thông tin chi tiết về kế hoạch bay: a) Đối với chuyến bay thường lệ: thông báo về lịch bay theo mùa được xác định; khi kế hoạch có thay đổi thì phải thông báo trước ít nhất 12 giờ so với giờ chuyến bay dự định khởi hành; b) Đối với chuyến bay không thường lệ: thông báo về kế hoạch bay ngay sau khi nhận được.”. 42. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 2, điểm b, c khoản 3 và khoản 4 Điều 134 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 134 như sau: “d) Thông báo SIGMET, thông báo mây tro núi lửa, bão hay áp thấp nhiệt đới liên quan đến toàn bộ chặng bay.”. b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 134 như sau: “2. Cung cấp hồ sơ khí tượng a) Đối với chuyến bay quốc tế, hồ sơ khí tượng được chuẩn bị sẵn sàng và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay trước 03 giờ so với giờ dự định khởi hành; b) Đối với chuyến bay nội địa, hồ sơ khí tượng được chuẩn bị sẵn sàng và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay trước 02 giờ so với giờ dự định khởi hành; c) Trong trường hợp tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay cần nhận các tin tức khí tượng cho một hoặc nhiều chuyến bay cụ thể sớm hơn thời gian nêu trên thì phải thông báo cho cơ sở MET liên quan biết trước 12 giờ so với giờ dự định khởi hành.”. c) Sửa đổi, bổ sung điểm b và c khoản 3 Điều 134 như sau: “b) Trường hợp tổ lái đã nhận hồ sơ khí tượng nhưng chuyến bay bị hoãn khởi hành quá 03 giờ so với kế hoạch ban đầu thì tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay phải làm lại thủ tục tiếp nhận dịch vụ khí tượng hàng không để được cập nhật các tin tức mới nhất; c) Trường hợp tổ lái đã làm xong thủ tục tiếp nhận dịch vụ khí tượng hàng không nhưng tàu bay còn chưa khởi hành, nếu nhận được tin tức mới có khác biệt so với tin tức đã được cung cấp trước đó, nhân viên khí tượng trực sẽ thông báo bổ sung kịp thời cho tổ lái thông qua đài kiểm soát tại sân bay, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.”. d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 134 như sau: “4. Hồ sơ khí tượng phải được cơ sở MET và hãng hàng không liên quan lưu trữ dưới dạng bản in hoặc tập tin dạng PDF trong khoảng thời gian ít nhất là 30 ngày kể từ ngày phát hành. Thông tin này sẽ được cung cấp theo yêu cầu cho công tác điều tra và sẽ được giữ lại cho đến khi công tác điều tra được hoàn tất.”. 43. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 135 như sau: “3. Việc cung cấp hồ sơ khí tượng từ xa thực hiện theo phương thức làm thủ tục bay từ xa.”. 44. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 140 như sau: “1. Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không của các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ khí tượng hàng không; việc sử dụng dịch vụ khí tượng hàng không của tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.”. 45. Sửa đổi, bổ sung Điều 142 như sau: “Điều 142. Chi tiết về khí tượng hàng không Chi tiết về khí tượng hàng không thực hiện theo Phụ ước 3 của ICAO về khí tượng hàng không.”. 46. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 150 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 150 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 150 như sau: “Điều 150. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn HKDD . ”. b) Sửa đổi, bổ sung điểm a và b khoản 1 Điều 150 như sau: “a) Nhân viên trạm báo động tại Trung tâm Khẩn nguy sân bay; b) Nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn (tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không, Trung tâm Khẩn nguy sân bay);”. 47. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 155 như sau: “2. Diễn tập vận hành cơ chế tìm kiếm, cứu nạn HKDD a) Hàng năm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD lập kế hoạch, tổ chức thực hiện nhằm kiểm tra, vận hành cơ chế tham mưu, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn cho tình huống giả định tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong khu vực trách nhiệm chủ trì tìm kiếm, cứu nạn với các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; b) Kinh phí đảm bảo loại hình diễn tập này do đơn vị tự đảm bảo theo nguồn kinh phí huấn luyện hàng năm. “3. Diễn tập tìm kiếm, cứu nạn HKDD a) Định kỳ 02 năm một lần, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì lập kế hoạch, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD tổ chức thực hiện nhằm kiểm tra, vận hành cơ chế tham mưu, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng và huy động lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn cho tình huống giả định tàu bay lâm nạn trong khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn HKDD của Việt Nam; b) Kinh phí đảm bảo loại hình diễn tập gồm nguồn ngân sách và phần kinh phí do các doanh nghiệp hàng không đảm bảo cho phương tiện, thiết bị và lực lượng của mình tham gia diễn tập.”. 48. Sửa đổi, bổ sung Điều 165 như sau: “ Điều 165. Chi tiết về tìm kiếm, cứu nạn HKDD Chi tiết về tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Phụ ước 12 của ICAO về tìm kiếm và cứu nạn.”. 49. Sửa đổi, bổ sung điểm k khoản 1 Điều 170 như sau: “k) Xây dựng dự thảo thỏa thuận CDM trên đường bay; đề nghị sửa đổi, bổ sung thỏa thuận CDM phù hợp nhu cầu, yêu cầu thực tế.”. 50. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 174 như sau: “d) Huấn luyện viên ATFM.”. 51. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 190 như sau: “3. Phương thức bay truyền thống phải được định kỳ rà soát, đánh giá lại theo chu kỳ 05 năm một lần tính từ thời điểm phương thức bay ban hành có hiệu lực. Việc rà soát, đánh giá đột xuất phương thức bay do Cục Hàng không Việt Nam quyết định phù hợp với yêu cầu khai thác thực tế.”. 52. Sửa đổi, bổ sung Điều 193 như sau: “Điều 193. Các trường hợp phải bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị và chu kỳ bay đánh giá phương thức bay 1. Các phương thức bay truyền thống và PBN mới, sửa đổi phải được bay đánh giá: a) Phương thức tiếp cận bằng thiết bị mới trước khi đưa vào khai thác; b) Phương thức tiếp cận bằng thiết bị được điều chỉnh lại có sự thay đổi về tiêu chuẩn thiết kế; c) SID, STAR mới tại khu vực có địa hình phức tạp do Cục Hàng không Việt Nam xác định. 2. Các phương thức bay PBN đang áp dụng phải được bay đánh giá định kỳ với chu kỳ như sau: a) Phương thức tiếp cận: 02 năm một lần; b) SID, STAR tại khu vực có địa hình phức tạp: 03 năm một lần; c) SID, STAR khác: 05 năm một lần.”. 53. Sửa đổi, bổ sung Điều 220 như sau: “Điều 220. Chi tiết về bản đồ, sơ đồ hàng không Chi tiết về bản đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo Phụ ước 4 của ICAO về sơ đồ hàng không.”. 54. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 230 như sau: “2. Phương thức tiếp cận đặc biệt phải được đánh giá trên hệ thống huấn luyện bay giả định.”. 55. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 263 như sau: “1. Giám sát viên an toàn hoạt động bay trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, được Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ giám sát viên để thực hiện nhiệm vụ, bao gồm một hoặc các lĩnh vực cụ thể sau: a) Quản lý hoạt động bay (AN); b) ATM; c) CNS; d) Khí tượng hàng không (MET); đ) Thông báo tin tức hàng không (AIS); e) Tìm kiếm, cứu nạn HKDD (SAR); g) Phương thức bay (PANS-OPS); h) Bản đồ, sơ đồ hàng không (MAP/CHART); dữ liệu hàng không.”. 56. Sửa đổi, bổ sung tên Chương XVI như sau: Chương XVI BAY KIỂM TRA, HIỆU CHUẨN HỆ THỐNG, THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT VÀ BAY ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC BAY BẰNG THIẾT BỊ 57. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 267 như sau: “Điều 267. Mục đích bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát” 58. Sửa đổi, bổ sung Điều 268 như sau: “Điều 268. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ bao gồm: VOR, NDB, GP, LLZ, đài chỉ mốc vô tuyến (Marker beacons), DME, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay, GBAS, hệ thống PSR, hệ thống SSR, hệ thống ADS-B.”. 59. Sửa đổi, bổ sung Điều 269 như sau: “ Điều 269. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu lại 1. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu: a) VOR; b) NDB; c) GP; d) LLZ; đ) Đài chỉ mốc vô tuyến (Marker beacons); e) DME; g) Hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay; h) GBAS; i) Hệ thống PSR; k) Hệ thống SSR; l) Hệ thống ADS-B. 2. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu lại sau khi thay đổi ăng-ten, sửa chữa lớn có liên quan đến việc phát xạ của ăng-ten, có kết luận chính thức hệ thống, thiết bị liên quan là nguyên nhân gây ra sự cố tai nạn tàu bay. Việc bay kiểm tra, hiệu chuẩn thực hiện theo hướng dẫn của ICAO về bay kiểm tra hiệu chuẩn.”. 60. Sửa đổi, bổ sung Điều 278 như sau: “Điều 278. Thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát Hệ thống, thiết bị dẫn đường giám sát phải được bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ như sau: 1. ILS (CAT.1, 2), GBAS (CAT.1, 2): 06 tháng một lần; 2. NDB, VOR, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay: 12 tháng một lần; 3. DME, PAPI: định kỳ tương ứng với thiết bị ILS, VOR liên quan lắp đặt cùng; 4. PSR, SSR, ADS-B: 01 năm một lần để kiểm tra các mã số giám sát đặc biệt, 03 năm một lần để đánh giá tầm phủ và chất lượng hệ thống thiết bị.”. 61. Sửa đổi, bổ sung Điều 279 như sau: “Điều 279. Điều chỉnh thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường Trong trường hợp hệ thống, thiết bị dẫn đường VOR/DME, NDB có 04 lần bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ liên tục mà không cần phải điều chỉnh máy phát, dung sai vẫn duy trì được trong dung sai cho phép và có sự tương quan tốt giữa dữ liệu hồ sơ kiểm tra mặt đất và dữ liệu hồ sơ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, Cục Hàng không Việt Nam xem xét gia hạn thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ thêm 12 tháng.”. 62. Bổ sung khoản 3 Điều 297 như sau: “3. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ thực hiện để đánh giá chất lượng và tầm phủ thực tế PSR/SSR phục vụ công tác điều hành bay.”. 63. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 333 như sau: “2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế, yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp giấy phép khai thác cơ sở ANS; trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị biết và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”. 64. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 334 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 334 như sau: “d) Phục hồi và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của giấy phép khai thác cơ sở ANS (áp dụng trong trường hợp giấy phép khai thác bị thu hồi).”. b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 334 như sau: “a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác cơ sở ANS theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao tài liệu liên quan đến nội dung quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này.”. c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 334 như sau: “4. Đối với trường hợp cấp lại theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này: trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế; yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp lại giấy phép khai thác cơ sở ANS; trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị biết và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”. 65. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 336 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 336 như sau: “b) Có biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;”. b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 336 như sau: “b) Có biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;”. 66. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 337 như sau: “2. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế, yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”. 67. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 338 như sau: “4. Trường hợp cấp lại theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này: trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế (nếu cần thiết); yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp lại giấy phép hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải gửi văn bản thông báo cho người đề nghị và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”. 68. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1; bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2; sửa đổi, bổ sung khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 339 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 339 như sau: “a) Là công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, không có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với nhân viên ATFM phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm điều hành bay hoặc hiệp đồng, thông báo bay hoặc tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành không lưu hoặc quản lý hoạt động bay;”. b) Bổ sung điểm d và điểm đ vào khoản 2 Điều 339 như sau: “d) Huấn luyện viên các chuyên ngành khác (trừ huấn luyện viên đánh tín hiệu tàu bay) phải có trình độ tiếng Anh TOEIC 550 hoặc tương đương hoặc trình độ tiếng Anh mức 3; đ) Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh nhân viên bảo đảm hoạt động bay có hiệu lực 03 năm đối với mức 3 và mức 4, 06 năm đối với mức 5 và không xác định thời hạn hiệu lực đối với mức 6.”. c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 339 như sau: “3. Thời gian đào tạo, huấn luyện đối với nhân viên bảo đảm hoạt động bay theo quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.”. d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 339 như sau: “d) Trình độ tiếng Anh thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này.”. 69. Sửa đổi, bổ sung Điều 340 như sau: “Điều 340. Thời hạn hiệu lực, danh mục giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay. 1. Giấy phép nhân viên có hiệu lực 07 năm kể từ ngày ký. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên như sau: a) 12 tháng đối với các năng định nhân viên không lưu: kiểm soát tại sân bay; kiểm soát tiếp cận không có giám sát ATS; kiểm soát tiếp cận giám sát ATS; kiểm soát đường dài không có giám sát ATS; kiểm soát đường dài giám sát ATS; ATFM (trừ huấn luyện viên ATFM); đánh tín hiệu; kíp trưởng không lưu ở các vị trí kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài; b) 24 tháng đối với các năng định nhân viên không lưu còn lại và các nhân viên bảo đảm hoạt động bay khác.”. 2. Danh mục giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay quy định chi tiết tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.”. 70. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 341 như sau: “2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch và cấp giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay theo mẫu số 03 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp giấy phép, năng định phải gửi văn bản trả lời tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”. 71. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 342 như sau: “4. Đối với giấy phép, năng định cấp lại do hết hạn hiệu lực của giấy phép, năng định: trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch và cấp lại giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay; trường hợp không cấp phải gửi văn bản trả lời tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”. 72. Sửa đổi, bổ sung mục 7.2, mục 8.1 và mục 8.5 Phụ lục I như sau: a) Sửa đổi, bổ sung mục 7.2 Phụ lục I như sau: “7.2. Điền kế hoạch bay không lưu: Kế hoạch bay không lưu phải được điền đầy đủ từ mục đầu cho đến mục cuối của kế hoạch bay không lưu;”. b) Sửa đổi, bổ sung mục 8.1 Phụ lục I như sau: “8.1. Tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay phải nộp kế hoạch bay không lưu liên quan đến chuyến bay hoặc một phần của chuyến bay dự định tới cơ sở ATS liên quan.”. c) Sửa đổi, bổ sung mục 8.5 Phụ lục I như sau: “8.5. Người khai thác tàu bay thực hiện phương thức nộp kế hoạch bay từ xa khi đáp ứng các điều kiện về hạ tầng cơ sở, hệ thống thiết bị, phần mềm tạo và xử lý kế hoạch bay không lưu, đảm bảo nhân lực và huấn luyện, tài liệu hướng dẫn khai thác, địa chỉ liên lạc và bảo mật thông tin cho các chuyến bay dân dụng cất cánh từ các cảng hàng không tại Việt Nam. Việc nộp kế hoạch bay từ xa theo mẫu quy định tại mục 7 Phần I Phụ lục này thực hiện theo phương thức làm thủ tục bay từ xa, phù hợp với điều kiện khai thác thực tế của các hãng hàng không Việt Nam đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động bay.”. Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số điểm, khoản, điều, Phụ lục của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay 1. Bãi bỏ khoản 33 Điều 4; khoản 2 Điều 76; khoản 4 Điều 111; khoản 4 Điều 132; khoản 3 Điều 341. 2. Thay thế Mẫu số 03 tại Phụ lục IX bằng Mẫu số 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Thay thế Phụ lục X bằng Mẫu số 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Thay thế Phụ lục XI bằng Mẫu số 3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022. 2. Đối với năng định của Giấy phép nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có giá trị đến hết ngày hiệu lực năng định của Giấy phép. 3. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 09/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay. Điều 4. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; - Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; - Các hãng hàng không Việt Nam; - Lưu: VT, VTải (B5). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Anh Tuấn PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2021/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Mẫu số 01 Mẫu giấy phép nhân viên bảo đảm hoạt động bay Mẫu số 02 Danh mục hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào khai thác Mẫu số 03 Danh mục giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay Mẫu số 01 MẪU GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM MINISTRY OF TRANSPORT CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIETNAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------- Ảnh/Photo (3x4) GIẤY PHÉP/ LICENCE NHÂN VIÊN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY AIR NAVIGATION SERVICES PERSONNEL Số giấy phép/Licence No: Họ và tên/Full Name: Ngày sinh/Date of birth: Nơi sinh/Place of birth: Địa chỉ/Address: Quốc tịch/Nationality: Việt Nam (Chức vụ, họ tên của người ký cấp giấy phép, năng định/ Title, full name of person issuing this Licence) Ngày cấp/Issue Date: Hiệu lực GP/Licence Validity: 7 năm Chữ ký Số giấy phép/Licence No: Năng định Ratings Hiệu lực từ ngày/đến ngày Valid from/until Ghi chú Note Năng định 1 ..../…./…. - …./…./…. Năng định 2 ..../…./…. - …./…./…. Năng định 3 ..../…./…. - …./…./…. Năng định 4 ..../…./…. - …./…./…. English Language Proficiency: Level … Medical assessment: Class … Mẫu số 02 DANH MỤC HỆ THỐNG KỸ THUẬT, THIẾT BỊ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY PHẢI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO KHAI THÁC 1. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS bao gồm: a) Đài thu phát sóng cực ngắn không - địa bằng thoại hoặc bằng dữ liệu hoặc bằng thoại và dữ liệu; b) Đài thu phát sóng ngắn không - địa bằng thoại hoặc bằng dữ liệu; c) AMSS; d) AMHS; đ) Hệ thống chuyển mạch thoại; e) Thiết bị ghi âm, dữ liệu; g) NDB; h) VOR; i) DME; k) ILS; l) GBAS; m) Hệ thống PSR, hệ thống SSR; n) Trạm ADS-B và hệ thống, thiết bị xử lý dữ liệu ADS-B; o) Hệ thống xử lý dữ liệu ra đa, ADS-B, ADS-C; hệ thống xử lý dữ liệu bay; p) Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo; hệ thống dẫn đỗ tàu bay (VDGS) tại cảng hàng không; q) Hệ thống thông báo tự động tại khu vực sân bay; r) Thiết bị huấn luyện giả định cho kiểm soát viên không lưu; s) Hệ thống giám sát đa điểm (MLAT); t) Hệ thống giám sát đa điểm khu vực (WAM); u) Hệ thống ATFM. 2. Hệ thống ATM tự động. 3. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị AIS/AIM bao gồm: a) Hệ thống AIS/AIM tự động; b) Hệ thống NOTAM bán tự động; 4. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị khí tượng hàng không, bao gồm: a) Hệ thống quan trắc khí tượng tự động; b) Hệ thống đo đạc, cảnh báo hiện tượng gió đứt; c) Hệ thống ra đa thời tiết; d) Hệ thống thu thập, xử lý số liệu khí tượng cơ bản; đ) Hệ thống thu sản phẩm dự báo thời tiết toàn cầu; e) Hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng hàng không; g) Hệ thống thu thập, xử lý và trao đổi dữ liệu OPMET; h) Các thiết bị đo đạc quan trắc thông dụng. Mẫu số 03 DANH MỤC GIẤY PHÉP, NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY 1. Giấy phép nhân viên không lưu với các năng định sau: a) Thủ tục bay; b) Kiểm soát tại sân bay; c) Kiểm soát tiếp cận không có giám sát ATS; d) Kiểm soát tiếp cận giám sát ATS; đ) Kiểm soát đường dài không có giám sát ATS; e) Kiểm soát đường dài giám sát ATS; g) Thông báo, hiệp đồng bay; h) ATFM; i) Kíp trưởng không lưu ở các vị trí: thủ tục bay; kiểm soát tại sân bay; kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài; thông báo, hiệp đồng bay; ATFM; k) Huấn luyện viên không lưu, huấn luyện viên ATFM; l) Đánh tín hiệu; m) Xử lý dữ liệu bay; n) Khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF A/G); o) Trợ giúp thủ tục kế hoạch bay. 2. Giấy phép nhân viên CNS với các năng định sau: a) Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G); b) Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G); c) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS); d) Khai thác, bảo dưỡng VOR; đ) Khai thác, bảo dưỡng DME; e) Khai thác, bảo dưỡng NDB; g) Khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/DME/Marker); h) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống PSR; i) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống SSR; k) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống ADS-B; l) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu bay; m) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu ra đa, ADS-B, hệ thống ATM, hệ thống xử lý dữ liệu giám sát; n) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống đèn tín hiệu và biển báo tại sân bay; o) Khai thác, bảo dưỡng GBAS; p) Bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS); bay đánh giá phương thức bay; q) Khai thác, bảo dưỡng VHF và VCCS (áp dụng cho đài kiểm soát không lưu tại cảng hàng không nội địa); r) Kíp trưởng CNS. 3. Giấy phép nhân viên khí tượng hàng không với các năng định sau: a) Dự báo khí tượng hàng không; b) Quan trắc khí tượng hàng không; c) Kíp trưởng khí tượng hàng không. 4. Giấy phép nhân viên AIS với các năng định sau: a) AIS sân bay; b) NOTAM; c) AIP; d) Kíp trưởng AIS sân bay; kíp trưởng NOTAM. 5. Giấy phép nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn HKDD. a) Nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không; b) Nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Khẩn nguy sân bay. 6. Giấy phép nhân viên thiết kế phương thức bay. 7. Giấy phép nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không với các năng định sau: a) Bản đồ, sơ đồ hàng không; b) Dữ liệu hàng không./.
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "14/12/2021", "sign_number": "32/2021/TT-BGTVT", "signer": "Lê Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-298-2017-TT-BQP-huong-dan-che-do-doi-voi-to-chuc-ca-nhan-quy-tap-hai-cot-liet-si-369108.aspx
Thông tư 298/2017/TT-BQP hướng dẫn chế độ đối với tổ chức cá nhân quy tập hài cốt liệt sĩ mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 298/2017/TT-BQP Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀM NHIỆM VỤ TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Căn cứ Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chế độ phụ cấp, trợ cấp, bồi dưỡng, tiêu chuẩn vật chất, hậu cần đối với những người làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và một số chế độ, chính sách đối với những người liên quan; bảo đảm trang bị, phương tiện, vật tư, hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với các Đội trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và các tổ chức được giao trực tiếp chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước theo quy định tại Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết gọn là Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc biên chế của các Đội trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước. 2. Các tổ chức trực tiếp chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, gồm: a) Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ các cấp (sau đây viết gọn là Ban Chỉ đạo 1237 các cấp); Ban Công tác đặc biệt các cấp; Ủy ban Chuyên trách Chính phủ, Ban Chuyên trách cấp tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237 các cấp; Cơ quan Thường trực Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ; b) Các Đội trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (sau đây viết gọn là Đội tìm kiếm, quy tập) ở trong nước và ngoài nước; c) Các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thu thập, hoàn thiện hồ sơ về liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ; đơn vị Quân đội đón tiếp thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ. 3. Người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (người dẫn đường, bảo vệ, trực tiếp tham gia các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ); người cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ. 4. Thành viên các tổ chức nêu tại điểm a khoản 2 Điều này. Điều 3. Chế độ, chính sách đối với đối tượng thuộc biên chế của các Đội tìm kiếm, quy tập ở trong nước và ngoài nước. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này khi trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung. Ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định, còn được hưởng các chế độ sau: 1. Phụ cấp bằng 100% mức tiền lương cấp bậc quân hàm hoặc ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đối với người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước, được tính hưởng theo tháng; trường hợp không đủ tháng thì từ 15 ngày trở lên được tính hưởng bằng 01 tháng, dưới 15 ngày được tính bằng 1/2 tháng. 2. Phụ cấp khu vực bằng 1,0 so với mức lương cơ sở đối với người hưởng lương, so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì đối với hạ sĩ quan, binh sĩ, được tính hưởng theo tháng khi trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước. 3. Phụ cấp trách nhiệm bằng 0,5 so với mức lương cơ sở đối với người hưởng lương, so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì đối với hạ sĩ quan, binh sĩ, được tính hưởng theo tháng kể từ tháng được cấp có thẩm quyền quyết định trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước. 4. Bồi dưỡng mức 220.000 đồng/người/ngày đối với những ngày trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước. Khi hưởng chế độ bồi dưỡng, không được hưởng chế độ công tác phí. 5. Bồi dưỡng sức khỏe mức 500.000 đồng/người (không quá 02 lần/năm), được tính hưởng như sau: Thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được bồi dưỡng 02 lần; dưới 06 tháng được bồi dưỡng 01 lần. 6. Ăn thêm bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh, được tính hưởng theo ngày trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước. 7. Hỗ trợ học tiếng Lào, tiếng Campuchia mức 500.000 đồng/người/năm (thời gian không quá 03 năm), được cấp phát tập trung cho Đội tìm kiếm, quy tập ở ngoài nước theo quân số thực tế làm nhiệm vụ. 8. Được cấp trang phục chuyên dùng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung. 9. Chi thanh toán viện phí, chuyển thương được thực hiện như sau: a) Trường hợp bị bệnh, bị thương phải khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nước Bạn thì được thanh toán các khoản chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của nước sở tại; Đội tìm kiếm, quy tập lưu giữ chứng từ, giấy tờ liên quan làm cơ sở thanh, quyết toán (giấy vào viện, giấy ra viện; chứng từ, hóa đơn thanh toán viện phí); b) Trường hợp phải chuyển bệnh nhân về nước điều trị, được thanh toán chi phí vận chuyển theo thực chi; Đội tìm kiếm, quy tập lập văn bản kê khai hành trình vận chuyển bệnh nhân và những chi phí cụ thể cho từng trường hợp làm cơ sở thanh, quyết toán. Điều 4. Chế độ, chính sách đối với thành viên Ban Chỉ đạo 1237 các cấp, Ban Công tác đặc biệt các cấp, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ, Ban Chuyên trách cấp tỉnh; thành viên Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237 các cấp; thành viên Cơ quan Thường trực Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ. Thành viên các tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư này trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung. Ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định, còn được hưởng các chế độ sau: 1. Sinh hoạt phí mức 220.000 đồng/người/ngày đối với những ngày thực tế được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước. Trường hợp hưởng chế độ sinh hoạt phí thì không hưởng chế độ phụ cấp lưu trú theo quy định đối với cán bộ, công chức đi công tác trong nước. 2. Khi thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước được hưởng chế độ công tác phí đối với những ngày trực tiếp làm nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài (sau đây viết gọn là Thông tư số 102/2012/TT-BTC), do ngân sách Nhà nước bảo đảm. 3. Trường hợp bị bệnh, bị thương được thanh toán viện phí, chi phí chuyển thương như hướng dẫn tại khoản 9 Điều 3 Thông tư này. Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; người cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ 1. Người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (bao gồm người dẫn đường, bảo vệ, trực tiếp tham gia các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ) được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung; thực hiện như sau: a) Bồi dưỡng mức 220.000 đồng/người/ngày đối với những ngày thực tế được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước; b) Được đảm bảo tiền ăn bằng hai (02) lần mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh, được tính hưởng theo ngày thực tế được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước; c) Được cấp tiền mua trang phục chuyên dùng, nếu có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ ba (03) tháng trở lên; d) Được bố trí phương tiện đi lại hoặc thanh toán tiền đi lại như quy định đối với cán bộ, công chức đi công tác trong những ngày được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước; đ) Trường hợp bị bệnh, bị thương được thanh toán viện phí, chi phí chuyển thương như hướng dẫn tại khoản 9 Điều 3 Thông tư này; e) Căn cứ chi trả: Quyết định về việc huy động của Trưởng ban Chỉ đạo 1237 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc của Thủ trưởng Cục Chính trị quân khu, trên cơ sở kế hoạch tìm kiếm, quy tập đã được Trưởng ban Chỉ đạo 1237 Quân khu phê duyệt (Quyết định ghi rõ thời gian được huy động, các chế độ được hưởng, kinh phí chi trả); g) Tổ chức chi trả: Ở trong nước do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) chi trả; ở ngoài nước do Đội tìm kiếm, quy tập chi trả; lập phiếu chi trả (Mẫu 02) làm chứng từ thanh, quyết toán. 2. Người cung cấp thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được hài cốt liệt sĩ, được hưởng chế độ bồi dưỡng và được khen thưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung; thực hiện như sau: a) Bồi dưỡng mức 3.000.000 đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được 01 hài cốt liệt sĩ; mức 5.000.000 đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được mộ tập thể có từ 02 đến 05 hài cốt liệt sĩ; mức 10.000.000 đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được mộ tập thể có từ 06 hài cốt liệt sĩ trở lên; b) Người có thành tích xuất sắc về cung cấp thông tin chính xác được khen thưởng ngay sau khi có kết quả tìm kiếm, quy tập; do Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định; c) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Đội tìm kiếm, quy tập (nếu làm nhiệm vụ ở ngoài nước) lập văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương sở tại (cấp xã) và chỉ huy đơn vị tìm kiếm, quy tập (Mẫu 01) trực tiếp chi trả chế độ cho người cung cấp thông tin chính xác; lập phiếu chi trả (Mẫu 02) làm chứng từ thanh, quyết toán. 3. Thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung; thực hiện như sau: a) Được hỗ trợ tiền đi lại (bao gồm cả lượt đi và lượt về) theo khoảng cách từ nơi cư trú đến các đơn vị nơi liệt sĩ đã tham gia công tác, tham gia chiến đấu; số lượng không quá 03 người, mỗi năm một lần; mức chi cụ thể một lượt như sau: - Khoảng cách dưới 100 km: Mức 150.000 đồng/người; - Khoảng cách từ 100 km đến dưới 300 km: Mức 300.000 đồng/người; - Khoảng cách từ 300 km đến dưới 500 km: Mức 500.000 đồng/người; - Khoảng cách từ 500 km đến dưới 1.000 km: Mức 800.000 đồng/người; - Khoảng cách từ 1.000 km đến dưới 1.500 km: Mức 1.100.000 đồng/người; - Khoảng cách từ 1.500 km đến dưới 2.000 km: Mức 1.500.000 đồng/người; - Khoảng cách từ 2.000 km trở lên: Mức 1.700.000 đồng/người. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, là thân nhân của liệt sĩ Nguyễn Văn B; thường trú tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; làm đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân phường Khương Mai cấp Giấy giới thiệu đến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên/Quân khu 5 tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Văn B; đi cùng ông Nguyễn Văn A có 02 thân nhân liệt sĩ. Khoảng cách từ nhà ông Nguyễn Văn A đến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên là 1.170 km. Theo quy định ông Nguyễn Văn A được hỗ trợ tiền đi lại như sau: 1.100.000 đòng/người x 02 lượt x 03 người = 6.600.000 đồng. b) Được hỗ trợ tiền ăn với số lượng không quá 03 người; thời gian không quá 05 ngày; mức hỗ trợ tiền ăn một ngày cho một người bằng 02 lần mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh; c) Thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ khi đến đơn vị nơi liệt sĩ đã tham gia công tác, tham gia chiến đấu nộp Giấy giới thiệu (Mẫu 03, bản chính), 01 bản sao có chứng thực Giấy báo tử liệt sĩ hoặc Bằng Tổ quốc ghi công. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc đơn vị cấp Sư đoàn hoặc tương đương trở lên quyết định hỗ trợ; lập phiếu chi trả (Mẫu 02) và lưu các giấy tờ nêu trên làm chứng từ thanh, quyết toán. Điều 6. Bảo đảm, chi phí hoạt động đối với các Đội tìm kiếm, quy tập ở trong nước và ngoài nước Các Đội tìm kiếm, quy tập ở trong nước và ngoài nước được bảo đảm theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung; thực hiện như sau: 1. Bảo đảm trang bị, phương tiện chuyên dụng, hậu cần, đời sống thực hiện theo quy định tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung. 2. Bảo đảm xăng, dầu, bao gồm: Chi mua xăng, dầu phục vụ nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ (cả trong nước và ngoài nước) được thanh toán theo thực tế thực hiện nhiệm vụ. 3. Kinh phí làm nhà tạm mức 150.000.000 đồng/nhà/đội. 4. Chi cất bốc mộ liệt sĩ có hài cốt mức 1.000.000 đồng/mộ. Nội dung chi gồm: Tiểu sành, vải liệm, ny lon, rượu hoặc cồn, hương, nến, xà phòng và đồ lễ theo phong tục của địa phương. 5. Chi sửa chữa, thay thế phụ tùng ô tô mức 40.000.000 đồng/xe/năm. 6. Chi hỗ trợ cho Ban Công tác đặc biệt, Ban Chuyên trách cấp tỉnh của Bạn làm lễ tiễn hài cốt liệt sĩ mức 30.000.000 đồng/lần, không quá 02 lần/năm. 7. Chi hỗ trợ vận động nhân dân nước Bạn mức 30.000.000 đồng/đội/năm đối với một tỉnh Bạn. 8. Chi mua thuốc phòng và chữa bệnh thông thường mức 20.000.000 đồng/đội/năm (ngoài nguồn thuốc Bộ Quốc phòng cấp theo chế độ). 9. Chi mua quà đối ngoại khi sang nước Bạn phối hợp triển khai nhiệm vụ mức 30.000.000 đồng/lần, không quá 02 lần/đội/năm đối với một tỉnh Bạn. 10. Trường hợp bị bệnh, bị thương được thanh toán viện phí, chi phí chuyển thương như hướng dẫn tại khoản 9 Điều 3 Thông tư này. 11. Chi mua thiết bị lọc nước; chi lệ phí hộ chiếu, các phí, lệ phí khác được thanh toán theo thực chi. 12. Chi thuê phương tiện, đền bù thiệt hại về công trình, cây cối hoa màu a) Mức chi dưới 100.000.000 đồng do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo 1237 tỉnh xem xét, quyết định; b) Mức chi từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng do Ban Chỉ đạo 1237 cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo 1237 Quân khu xem xét, quyết định; c) Mức chi từ 150.000.000 đồng trở lên do Ban Chỉ đạo 1237 cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo 1237 Quân khu; Ban Chỉ đạo 1237 Quân khu báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo quốc gia 1237 (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị - Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237). Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, các đơn vị xác lập hợp đồng thuê phương tiện, biên bản đền bù thiệt hại (có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã), phiếu thanh toán để làm chứng từ thanh, quyết toán. 13. Chi mua dụng cụ phục vụ đào bới (cuốc, xẻng, xà beng, dao, rựa và các vật dụng khác) mức 10.000.000 đồng/đội/năm. Điều 7. Bảo đảm chi cho hoạt động của Ban Chỉ đạo 1237 các cấp; Ban Công tác đặc biệt các cấp; Ủy ban Chuyên trách Chính phủ, Ban Chuyên trách cấp tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237 các cấp; Cơ quan Thường trực Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ và các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thu thập, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ; đón nhận, bàn giao, an táng hài cốt liệt sĩ. Nội dung chi bảo đảm cho hoạt động của các tổ chức theo quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 2 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung; thực hiện như sau: 1. Chi bảo đảm phục vụ đoàn ra, đón tiếp đoàn vào đối với Ban Chỉ đạo 1237 cấp quân khu, cấp tỉnh; Ban Công tác đặc biệt. Ban Chuyên trách cấp tỉnh một năm không quá 02 lần; mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước. 2. Chi hỗ trợ Ban Công tác đặc biệt Chính phủ, Ban Công tác đặc biệt cấp tỉnh của Lào; Ủy ban Chuyên trách Chính phủ, Ban Chuyên trách cấp quân khu, Ban Chuyên trách cấp tỉnh của Campuchia thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Chi hội nghị sơ kết, tổng kết; khen thưởng a) Chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định tại Thông tư số 259/2017/TT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; b) Chi khen thưởng: Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được chi tiền khen thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng. Mức chi tiền thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về mức tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 4. Chi hỗ trợ hoạt động tuyên truyền a) Mức hỗ trợ đối với các cơ quan tuyên truyền của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối đa là 150.000.000 đồng/01 năm; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo 1237 tỉnh xem xét, quyết định; b) Mức hỗ trợ đối với các cơ quan tuyên truyền của Quân khu tối đa là 200.000.000 đồng/01 năm; Cục Chính trị Quân khu báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo 1237 Quân khu xem xét, quyết định; c) Mức hỗ trợ đối với các cơ quan tuyên truyền ở Trung ương do Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị - Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237 báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo quốc gia 1237 xem xét, quyết định. 5. Chi cho việc tổ chức thu thập, xử lý thông tin, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu, dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị; lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ a) Người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; khảo sát, đo đạc, đối chiếu, xác định khu vực có mộ liệt sĩ đã được quy tập, khu vực chưa được tìm kiếm, quy tập; kiểm đếm, lập danh sách mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ được hưởng chế độ bồi dưỡng mức 220.000đ/người/ngày thực tế làm nhiệm vụ, không hưởng chế độ công tác phí; b) Chi hội nghị, hội thảo để chuẩn hóa thông tin, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; kết luận địa bàn phục vụ lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 259/2017/TT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; c) Chi cho việc đối chiếu, so sánh, khử trùng, bổ sung thông tin, tích hợp cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; trích lục thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước; d) Chi cho công tác lập bản đồ và in tài liệu bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000) được thực hiện theo quy định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về việc phê duyệt đơn giá sản phẩm quốc phòng năm 2016 ngành Trắc địa Bản đồ và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ; đ) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch bảo đảm và thanh, quyết toán theo quy định. 6. Chi xuất bản các ấn phẩm; đăng ký trang thông tin điện tử trên Internet; cập nhật dữ liệu, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Ngành Chính sách Quân đội được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và Chương II Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. 7. Bảo đảm trang bị, phương tiện a) Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237; Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 1237, Cơ quan chuyên môn các cấp được bảo đảm trang bị, phương tiện theo quy định tại Phụ lục III, ban hành kèm theo Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung; b) Cấp Sư đoàn và tương đương trở lên (trừ Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và Cục Chính trị các Quân khu) được trang bị 01 bộ máy vi tính để bàn, 01 máy in, 01 tủ đựng tài liệu. 8. Chi bảo đảm xăng dầu, bao gồm: Chi mua xăng, dầu phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (cả trong nước và ngoài nước); tổ chức thu thập thông tin, kiện toàn hệ thống tài liệu, dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; bàn giao sơ đồ mộ chí; di chuyển, bàn giao hài cốt liệt sĩ về các địa phương được thanh toán theo thực tế thực hiện nhiệm vụ. 9. Chi tổ chức Lễ truy điệu, bàn giao, an táng hài cốt liệt sĩ a) Chi cho việc di chuyển, bàn giao hài cốt liệt sĩ về các địa phương: Người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ di chuyển, bàn giao hài cốt liệt sĩ xác định được danh tính về các địa phương được hưởng chế độ bồi dưỡng mức 220.000đ/người/ngày thực tế làm nhiệm vụ, không hưởng chế độ công tác phí; b) Chi tổ chức Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ, bao gồm: Trang trí khánh tiết, vòng hoa, hương, nến, lễ vật thờ cúng theo phong tục địa phương, bồi dưỡng lực lượng phục vụ; mức chi tối đa không quá 40.000.000 đồng/01 buổi lễ đối với cấp tỉnh, 15.000.000 đồng/01 buổi lễ đối với cấp huyện (quận, thị xã); c) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch bảo đảm và thanh, quyết toán theo quy định. Điều 8. Kinh phí thực hiện 1. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách và công tác bảo đảm quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công xây dựng dự toán kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách, gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo quy định. 2. Các khoản chi quy định tại Thông tư này được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước, hạch toán vào loại 370, khoản 371, mục 7150, tiểu mục 7157, tiết mục 20, ngành 38 “chi tìm kiếm mộ liệt sĩ’ và quyết toán theo quy định. Điều 9. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Chính trị a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu, các Tổng cục và các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng triển khai, tổ chức thực hiện Thông tư này; b) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ về nội dung Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung và Thông tư này. c) Chỉ đạo Cục Chính sách - Hằng năm, căn cứ vào các quy định về lập dự toán ngân sách năm và yêu cầu nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Cục Chính sách lập và phân bổ dự toán ngân sách năm báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị phê duyệt để tổng hợp trong dự toán ngân sách năm của Tổng cục Chính trị, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng) theo quy định; - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc, phát sinh. 2. Bộ Tổng Tham mưu Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng bảo đảm phương tiện, trang bị; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện theo quy định. 3. Tổng cục Kỹ thuật Phối hợp bảo đảm trang bị, phương tiện; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định. 4. Tổng cục Hậu cần Chỉ đạo, hướng dẫn việc bảo đảm trang phục, phương tiện hậu cần, đời sống, vật tư, xăng dầu theo quy định; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định. 5. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng a) Căn cứ vào dự toán ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Tổng cục Chính trị, tổng hợp vào dự toán ngân sách năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, gửi Bộ Tài chính. Thẩm định phân bổ dự toán ngân sách báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt, giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện; b) Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và giải quyết các vướng mắc, phát sinh. 6. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng a) Tổ chức phổ biến, quán triệt, hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ có liên quan về nội dung Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung và Thông tư này; b) Trên cơ sở dự toán kinh phí hằng năm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng); phân bổ kinh phí theo quy định; c) Bảo đảm chế độ, chính sách cho các đối tượng được hưởng theo quy định tại Thông tư này. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng); tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định; giải quyết các vướng mắc, phát sinh theo thẩm quyền. Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2018. Các chế độ, chính sách và công tác bảo đảm hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2017. 2. Bãi bỏ Hướng dẫn liên cục số 748/HD-LC-CS-TC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Cục Chính sách, Cục Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung bảo đảm cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. 3. Giao Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn quyết định điều chỉnh, quản lý, sử dụng bảo đảm chặt chẽ, đúng mục đích, có hiệu quả đối với xe ô tô UOAT, xe ô tô Xitec chở xăng dầu đã cấp nay không còn trang bị cho các Đội tìm kiếm, quy tập theo quy định tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg, đã được sửa đổi, bổ sung. 4. Các văn bản viện dẫn trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì nội dung được thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Điều 11. Trách nhiệm thi hành 1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); - Bộ trưởng, CNTCCT và các Thứ trưởng; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Tài chính, LĐTB-XH; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; - Cục Kiểm tra văn bản/Bộ Tư pháp; - C20, C41, C56, C10, C85, C17 (05), C31, C34; - Vụ Pháp chế/Bộ Quốc phòng; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Lưu: VT, NCTH (02). BỘ TRƯỞNG Đại tướng Ngô Xuân Lịch PHỤ LỤC MẪU BIỂU (Ban hành kèm theo Thông tư số 298/2017/TT-BQP ngày 01/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) TT NỘI DUNG KÝ HIỆU 1 Biên bản xác nhận mộ liệt sĩ Mẫu 01 2 Phiếu chi trả Mẫu 02 3 Giấy giới thiệu Mẫu 03 Mẫu 01 ĐƠN VỊ: …………………….. ………………………………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …………, ngày ….. tháng …. năm …… BIÊN BẢN Xác nhận mộ liệt sĩ Hôm nay, vào hồi …. giờ ….. phút, tại ................................................................................ Chúng tôi gồm: 1. Đại diện đơn vị tìm kiếm: ................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Đại diện chính quyền địa phương: ................................................................................. ............................................................................................................................................ Căn cứ thông tin về mộ liệt sĩ do: Họ và tên (người cung cấp thông tin): ................................................................................ Trú quán: ............................................................................................................................ Đơn vị đã tổ chức tìm kiếm, quy tập được …. bộ hài cốt liệt sĩ. Biên bản đã được thông qua, những người có mặt nhất trí nội dung trên là đúng và ký tên dưới đây./. ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) CHỈ HUY ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ, tên) Mẫu 02 ĐƠN VỊ: …………………….. ………………………………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …………, ngày ….. tháng …. năm …… PHIẾU CHI TRẢ Đơn vị: ................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Chi trả cho Ông (Bà): ......................................................................................................... Trú quán: ............................................................................................................................ Nghề nghiệp: ...................................................................................................................... Lý do chi trả: ....................................................................................................................... ............................................................................................................................................ Tổng số tiền: ....................................................................................................................... (Bằng chữ: ........................................................................................................................ ) NGƯỜI NHẬN TIỀN (Ký, ghi rõ họ, tên) NGƯỜI GIAO TIỀN (Ký, ghi rõ họ, tên) CHỈ HUY ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ, tên) Mẫu 03 …………………..(1) ………………….(2) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …./GGT-…… ….. …. ….., ngày … … tháng …. năm …… GIẤY GIỚI THIỆU Kính gửi: ........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... (3) Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ............................................................................ ...................................................................................................................... (2) giới thiệu Ông (bà): .......................................................................................... ; năm sinh:…………. Nghề nghiệp: ...................................................................................................................... Quê quán: .......................................................................................................................... Nơi đăng ký HKTT: ............................................................................................................ Là thân nhân (hoặc người thờ cúng) của liệt sĩ: ................................................................ Nay đến …………………………………………….. để tìm mộ liệt sĩ: .................................. Giấy tờ kèm theo: CMND; bản sao Bằng Tổ quốc ghi công (hoặc Giấy báo tử). Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………………………………………… (2) cấp Giấy giới thiệu cho ông (bà) …………………………… để đi tìm mộ của liệt sĩ lần thứ ……. trong năm 20... Đi cùng ông (bà) ………………. có các ông (bà) sau: ………………………………………………….…. Đề nghị đơn vị tạo điều kiện, hỗ trợ cho ông (bà) và thân nhân theo quy định hiện hành./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ….. ……………………..(4) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Ghi chú: (1) Cấp trên trực tiếp; (2) Tên UBND xã (phường, thị trấn) cấp Giấy giới thiệu; (3) Đơn vị nơi thân nhân đến tìm mộ liệt sĩ; (4) Chức danh người ký Giấy giới thiệu. (Đơn vị nơi thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đến tìm mộ giữ lại Giấy giới thiệu và các giấy tờ kèm theo sau khi đã thực hiện hỗ trợ cho đối tượng để làm cơ sở thanh, quyết toán).
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "01/12/2017", "sign_number": "298/2017/TT-BQP", "signer": "Ngô Xuân Lịch", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-72-2010-TT-BQP-nhiem-vu-quyen-han-cac-co-quan-don-vi-quan-doi-106655.aspx
Thông tư 72/2010/TT-BQP nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, đơn vị quân đội
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 72/2010/TT-BQP Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 289/QĐ-TTG NGÀY 26/02/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật dân quân tự vệ; Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng, THÔNG TƯ: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Thông tư này Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật dân quân tự vệ cho các cơ quan, đơn vị trong Quân đội, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở. Điều 2. Bộ Tổng tham mưu Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 1. Cục Dân quân tự vệ Cục Dân quân tự vệ là cơ quan Thường trực giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có các nhiệm vụ sau: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài Quân đội giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng soạn thảo 02 Nghị định của Chính phủ: - Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ; - Nghị định của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng Dân quân tự vệ với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng. b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Bộ, ngành có liên quan giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng soạn thảo 04 Thông tư liên tịch: - Thông tư liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ; - Thông tư liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, khắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, Ban chỉ huy quân sự cấp xã; - Thông tư liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Dân quân tự vệ với lực lượng Công an cơ sở trong giữ gìn an ninh trật tự; - Thông tư liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm trong công tác bảo vệ phòng, chống cháy rừng. c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị quân đội có liên quan giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng soạn thảo 21 Thông tư của Bộ Quốc phòng (có Phụ lục kèm theo). d) Cùng với các cơ quan chức năng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng 04 Thông tư của các Bộ, ngành có liên quan về lực lượng Dân quân tự vệ: - Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách công tác Dân quân tự vệ; - Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn địa phương quản lý, sử dụng đất thao trường, bãi tập phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao; - Thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở; - Thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở. đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị quân đội có liên quan giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng xây dựng, chỉ đạo các quân khu, địa phương triển khai tổ chức thực hiện 03 đề án: - Đề án tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật dân quân tự vệ; - Đề án xây dựng mô hình điểm tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, những giải pháp quản lý Dân quân tự vệ giai đoạn 2010 - 2012; - Đề án đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở (mỗi loại hình đào tạo 01 lớp 80 học viên). e) Chủ trì, phối hợp với các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội biên soạn hệ thống giáo trình đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở. g) Chủ trì, phối hợp với các quân khu, địa phương, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan giúp Bộ Quốc phòng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn pháp luật về Dân quân tự vệ. h) Phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự toán, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch triển khai thi hành Luật dân quân tự vệ. i) Hàng năm giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg , báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Cục Quân lực Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng xây dựng Thông tư của Bộ Quốc phòng về trang bị vũ khí cho lực lượng Dân quân tự vệ và đề án huấn luyện Dân quân tự vệ hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1. 3. Cục Quân huấn Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng xây dựng 02 Thông tư: a) Thông tư quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện Dân quân tự vệ nòng cốt; b) Thông tư quy định danh mục, định mức vật chất bảo đảm huấn luyện Dân quân tự vệ nòng cốt. 4. Cục Nhà trường a) Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng xây dựng 02 Thông tư: - Thông tư quy định chương trình chi tiết đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở; - Thông tư quy định chương trình chi tiết đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở. b) Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ và các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội biên soạn hệ thống giáo trình đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở. c) Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đào tạo thí điểm cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở tại Trường quân sự quân khu 1, Trường quân sự quân khu 2 và Trường Sỹ quan Lục quân 1; tổ chức sơ kết, tổng kết làm điểm, báo cáo Bộ Quốc phòng, Chính phủ. Chủ trì đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở sau làm điểm. d) Chỉ đạo Trường Sỹ quan Lục quân 1, Trường quân sự quân khu 1, Trường quân sự quân khu 2 chuẩn bị cơ sở, đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học ngành quân sự cơ sở. Điều 3. Tổng cục Chính trị 1. Phối hợp với Bộ Tổng tham mưu, các cơ quan chức năng thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, lực lượng Dân quân tự vệ và nhân dân về Luật dân quân tự vệ và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật dân quân tự vệ. 2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền phối hợp với Cục Dân quân tự vệ giúp Bộ Quốc phòng xây dựng các Nghị định, Thông tư, đề án thực hiện Luật dân quân tự vệ. 3. Chỉ đạo Cục Tuyên huấn phối hợp với Cục Dân quân tự vệ nội dung tuyên truyền, giáo dục, tập huấn thực hiện Luật dân quân tự vệ. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình Quân đội nhân dân tuyên truyền Luật dân quân tự vệ. 4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan, hướng dẫn học viện, nhà trường đào tạo, đào tạo thí điểm cán bộ quân sự cấp xã; xét duyệt phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cho học viên tốt nghiệp đào tạo. Điều 4. Các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 1. Bộ Tư lệnh Quân khu 1 a) Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ chỉ đạo Trường quân sự quân khu chuẩn bị cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo thí điểm 80 đồng chí từ nguồn lên trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở; thời gian đào tạo 36 tháng, khai giảng vào tháng 9 năm 2010. b) Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). 2. Bộ Tư lệnh Quân khu 2 a) Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ chỉ đạo Trường quân sự quân khu chuẩn bị cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo thí điểm 80 đồng chí liên thông từ trung cấp lên cao đẳng ngành quân sự cơ sở; thời gian đào tạo 18 tháng, khai giảng vào tháng 9 năm 2010. b) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang phối hợp với Cục Dân quân tự vệ tổ chức huấn luyện thí điểm 01 đại đội Dân quân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt, đủ điều kiện chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1. c) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). d) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm Ban chỉ huy quân sự Sở Tài nguyên và Môi trường. 3. Bộ Tư lệnh Quân khu 3 a) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm trung đội Dân quân tự vệ biển 2010 - 2012 (xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh). b) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh). c) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ và Ban chỉ huy quân sự Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, xây dựng điểm Ban Chỉ huy quân sự Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông bí. d) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm trung đội tự vệ doanh nghiệp ngoài nhà nước. 4. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 a) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ tổ chức huấn luyện thí điểm 01 đại đội Dân quân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1. b) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm 01 trung đội Dân quân tự vệ biển 2010 - 2012 (trung đội Dân quân biển xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). c) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, phối hợp Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). 5. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 a) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm 01 trung đội Dân quân tự vệ biển 2010 - 2012 (trung đội Dân quân biển xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). b) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum, phối hợp Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). c) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ, xây dựng điểm 18 trung đội và 02 đại đội dân quân tự vệ cơ động từ 2010 - 2012 (thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai). 6. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 a) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm 02 trung đội Dân quân tự vệ biển 2010 - 2012 (trung đội Dân quân biển phường Phước Hội, thị xã La Gi; trung đội Dân quân tự vệ biển xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận). b) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An, phối hợp Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An). e) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm trung đội tự vệ doanh nghiệp ngoài nhà nước. 7. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 a) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ tổ chức huấn luyện thí điểm 01 đại đội Dân quân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1. b) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm 01 trung đội Dân quân tự vệ biển 2010 - 2012 (trung đội Dân quân biển thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). c) Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang phối hợp với Cục Dân quân tự vệ xây dựng điểm tiểu đội Dân quân thường trực biên giới 2010 - 2012 (tiểu đội Dân quân xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang). 8. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, lực lượng Dân quân tự vệ và nhân dân về Luật dân quân tự vệ. b) Xây dựng 01 điểm xã hoặc phường, thị trấn về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật dân quân tự vệ. Điều 5. Trường sĩ quan Lục quân 1 1. Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ chuẩn bị cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, tổ chức đào tạo 80 đồng chí từ nguồn lên trình độ đại học ngành quân sự cơ sở, thời gian đào tạo 48 tháng, khai giảng vào tháng 9 năm 2010. 2. Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ tổ chức đào tạo 80 đồng chí liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành quân sự cơ sở; thời gian đào tạo 18 tháng, khai giảng vào tháng 9 năm 2012. Điều 6. Ban Chỉ huy quân sự xây dựng điểm 1. Ban Chỉ huy quân sự Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ Bộ Tổng tham mưu xây dựng điểm Ban chỉ huy quân sự của Tập đoàn. 2. Ban Chỉ huy quân sự Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ Bộ Tổng tham mưu xây dựng điểm Ban chỉ huy quân sự của Sở. 3. Ban chỉ huy quân sự Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Uông Bí, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ Bộ Tổng tham mưu xây dựng điểm Ban chỉ huy quân sự của Công ty. Điều 7. Các cơ quan, đơn vị và Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành 1. Trực tiếp và làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp tham gia vào dự thảo các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch; Thông tư của Bộ Quốc phòng và các đề án thực hiện Luật dân quân tự vệ. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên cơ quan, đơn vị, lực lượng Dân quân tự vệ và nhân dân về Luật dân quân tự vệ. 3. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng 01 điểm xã hoặc phường, thị trấn về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật dân quân tự vệ. Điều 8. Cục Tài chính Chỉ đạo cơ quan hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị có liên quan lập dự toán, bảo đảm ngân sách cho thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Văn phòng TW Đảng, các Ban của Đảng; - Ủy ban Dân tộc, UBQPAN, UBKTTW, UBTW MTTQVN; - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM; - Các Thứ trưởng BQP; - BTTM, TCCT; - TCHC; TCKT; TCCNQP, TC2; - BTL các QK, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; - UBND, BCHQS 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - BCHQS Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; - BCHQS Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam; - BCHQS Sở NN&PTNN tỉnh Vĩnh Phúc; - C20, C41; - C50, C57, C55, C56, C63, C69/BTTM, C85, C12, C11/TCCT; - Trường SQLQ1, Trường quân sự quân khu 1, 2; - Vụ Pháp chế/BQP. - Lưu: VT, Hung (250b). BỘ TRƯỞNG ĐẠI TƯỚNG Phùng Quang Thanh PHỤ LỤC Kèm theo Thông tư số 72/2010/TT-BQP ngày 31 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, đơn vị quân đội thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật Dân quân tự vệ 1. Thông tư của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Luật dân quân tự vệ, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật dân quân tự vệ. 2. Thông tư của Bộ Quốc phòng về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị quân đội, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương thực hiện Luật dân quân tự vệ. 3. Thông tư của Bộ Quốc phòng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng Dân quân tự vệ. 4. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Dân quân tự vệ, huấn luyện lực lượng Dân quân tự vệ nòng cốt. 5. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định Chương trình chi tiết đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở. 6. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định Chương trình chi tiết đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở. 7. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định danh mục, định mức vật chất bảo đảm bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Dân quân tự vệ, huấn luyện Dân quân tự vệ nòng cốt. 8. Thông tư của Bộ Quốc phòng về trang bị, đăng ký, quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng Dân quân tự vệ. 9. Thông tư của Bộ Quốc phòng về việc mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ, trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu và trạng thái quốc phòng. 10. Thông tư của Bộ Quốc phòng ban hành quy chế về đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở. 11. Thông tư của Bộ Quốc phòng ban hành quy chế về đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở. 12. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định về màu sắc, chất lượng và quản lý sử dụng trang phục, sao, mũ, phù hiệu của lực lượng Dân quân tự vệ nòng cốt. 13. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc xử lý vi phạm kỷ luật đối với cán bộ, chiến sỹ và tổ chức Dân quân tự vệ. 14. Thông tư của Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ thực hiện một số điều của Luật dân quân tự vệ và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. 15. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định về quy chế hoạt động Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và Ban chỉ huy quân sự cấp xã. 16. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, chính trị viên, chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự ở cấp xã và cán bộ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ. 17. Thông tư của Bộ Quốc phòng về chương trình huấn luyện Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ Dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện tiêu chuẩn chuyển thành quân dự bị hạng 1. 18. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, đơn vị quân đội thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật dân quân tự vệ. 19. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở. 20. Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ đại học ngành quân sự cơ sở. 21. Thông tư của Bộ Quốc phòng hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn pháp luật về Dân quân tự vệ.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "31/05/2010", "sign_number": "72/2010/TT-BQP", "signer": "Phùng Quang Thanh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ke-hoach-210-KH-UBND-De-an-tang-cuong-xu-ly-vi-pham-ve-quan-ly-su-dung-dat-dai-Ha-Noi-2020-2016-331518.aspx
Kế hoạch 210/KH-UBND Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý sử dụng đất đai Hà Nội 2020 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 210/KH-UBND Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Căn cứ Luật Đất đai 2013; Căn cứ Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố như sau: I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích (1) Tổ chức, triển khai có hiệu quả Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo sát với thực tiễn và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố; (2) Thông qua việc thực hiện Đề án, bằng các giải pháp cụ thể để ngăn chặn, và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; (3) Tăng cường năng lực cho Thanh tra chuyên ngành đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) Thanh tra Nhà nước các quận, huyện và thị xã, công chức địa chính cấp xã trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; (4) Thông qua việc thực hiện Đề án để tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân. 2. Yêu cầu (1) Thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án, các sản phẩm của Đề án báo cáo đầy đủ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ; (2) Khi thực hiện Đề án, tiến hành rà soát đánh giá hệ thống pháp luật đất đai và đánh giá tình hình chấp hành pháp luật đất đai; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai; (3) Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã xác định việc thực hiện Đề án là nhiệm vụ quan trọng từ nay đến năm 2020. II- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Phạm vi: Thực hiện tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Đối tượng: (1) Đối tượng tăng cường năng lực thực hiện thanh tra gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; Thanh tra quận, huyện, thị xã; Công chức địa chính xã, phường, thị trấn. (2) Đối tượng thanh tra: - UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai (trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất); - UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây dựng trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp; - Các tổ chức sử dụng đất tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài Khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai. 3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai (1) Kiện toàn tăng cường năng lực cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Thanh tra quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thanh tra; rà soát, phân công, luân chuyển cán bộ từ đơn vị khác nhằm tăng cường lực lượng cho tổ chức thực hiện chức năng thanh tra về đất đai mà không làm tăng biên chế của từng địa phương; (2) Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai; (3) Trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra. 2. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã công bố địa chỉ tiếp nhận, hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cả cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo phân cấp và người sử dụng đất; đồng thời tổ chức tiếp nhận, xử lý đầy đủ các thông tin đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật. 3. Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai Căn cứ tình hình quản lý, sử dụng đất đai hiện nay và tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trên phạm vi toàn Thành phố trong thời gian qua, xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, thường xuyên, định kỳ để thanh tra không chồng chéo, không trùng lặp về đối tượng, nội dung trong một số năm liên tiếp và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn Thành phố, tập trung đối với một số nhóm đối tượng quản lý, sử dụng đất đang có nhiều nổi cộm; mỗi năm sẽ thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định. Cụ thể như sau: 3.1. Năm 2016, Tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai đối với một số UBND quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn Thành phố. - Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp huyện và 02 đơn vị cấp xã của mỗi huyện (đơn vị thanh tra do Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn); Tổng hợp, báo cáo kết quả chung toàn Thành phố gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2016; - Giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp xã thuộc mỗi quận, huyện, thị xã (đơn vị thanh tra do UBND các quận, huyện, thị xã tự lựa chọn), tổng hợp, báo cáo kết quả gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2016 3.2. Năm 2017, tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp, trong đó: - Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Thành phố chủ động phối hợp, cung cấp các hồ sơ, tài liệu phục vụ yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh tra thực hiện thủ tục hành chính và đất đai tại Thành phố Hà Nội và 02 đơn vị cấp huyện. - Giao Thanh tra Thành phố chủ trì cùng Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường và tại 05 đơn vị cấp huyện, tổng hợp, báo cáo kết quả chung gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thanh tra Thành phố có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2016 để triển khai thực hiện trong năm 2017. 3.3. Năm 2018, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 03-05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm, tổng hợp, báo cáo kết quả chung toàn Thành phố gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2017 để triển khai thực hiện trong năm 2018. 3.4. Năm 2019, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra 20 cơ sở, tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai, tổng hợp, báo cáo kết quả chung gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2018 để triển khai thực hiện trong năm 2019. 3.5. Năm 2020, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật. Giao Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các cơ quan nhà nước có liên quan ở cấp Thành phố và tại 05 đơn vị cấp huyện, tổng hợp, báo cáo kết quả chung gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thanh tra Thành phố có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2019 để triển khai thực hiện trong năm 2020. 4. Đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung (1) (2) và (3) nêu trên, thực hiện việc tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện và những tồn tại, vướng mắc trong việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với các loại đối tượng thanh tra; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai và các quy định khác có liên quan đến các nội dung thanh tra. Việc đánh giá, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai được thực hiện sau khi thực hiện định kỳ vào cuối quý 1 và quý 3 hằng năm (từ năm 2017 đến năm 2020); Cuối năm 2020 đánh giá và đề xuất tổng thể cho cả thời kỳ thực hiện Đề án. 5. Báo cáo các sản phẩm của Đề án Hàng năm, trên cơ sở kết quả thực hiện, kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố) theo đề cương hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong đó phải phản ánh rõ từng nội dung tồn tại, vi phạm của từng đối tượng thanh tra đã phát hiện trong năm; kết quả thực hiện xử lý tồn tại vi phạm đối với các trường hợp đã phát hiện trong năm trước), gồm các sản phẩm sau: (1) Báo cáo kết quả kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai các cấp, trong đó thể hiện rõ về chất lượng cán bộ, số cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được bổ sung và được đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; số lượng từng loại thiết bị được đầu tư; (2) Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra hàng năm (theo năm): + Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất của UBND cấp huyện, cấp xã; + Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp; + Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên phạm vi toàn Thành phố; + Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài Khu công nghiệp; + Báo cáo tổng hợp kết quả thanh chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa. (3) Báo cáo tổng hợp những tồn tại, vướng mắc và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trong quá trình thực hiện; (4) Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch này và Đề án theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp đề cương báo cáo (do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập) và hướng dẫn các đơn vị xây dựng báo cáo. 6. Kinh phí thực hiện 1- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, thị xã lập dự kinh phí thực hiện, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và bố trí vốn theo nguyên tắc: Ngân sách các quận, huyện, thị xã bố trí vốn để thực hiện các nội dung công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cấp huyện, cấp xã (trừ nội dung tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra và UBND các phường, xã, thị trấn); Bố trí ngân sách Thành phố để thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố và nhiệm vụ của các Sở, ngành Thành phố. 2- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí được phê duyệt để cân đối, bố trí vốn ngân sách thực hiện. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: - Chủ động làm việc, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; - Chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nội dung của Kế hoạch này; - Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi toàn Thành phố. - Đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; - Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch này gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối ngân sách, bố trí kinh phí, xây dựng dự toán chi tiết trình UBND Thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện Kế hoạch này. 3. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai. 4. Giao Thanh tra Thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai theo phân cấp. Yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện ngay Kế hoạch này và Đề án của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo hiệu quả, chất lượng, thời gian. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND thành phố Hà Nội (qua sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp) theo quy định./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; (để b/c) - Thanh tra Chính phủ; (để b/c) - Bộ Tài nguyên và Môi trường; (để b/c) - Thường trực Thành ủy; (để b/c) - Thường trực HĐND Thành phố; (để b/c) - Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/c) - Các PCT UBND Thành phố; - VP: Thành ủy, HĐND TP; - Các Sở, ban, ngành Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - UBND các xã, phường, thị trấn; - VP UBND TP: C.PCVP, TH, NC, TKBT(trang, thực), KT, ĐT(ch,thg,b,điệp,qn); - Lưu: VT.(42802) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Chung
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "21/11/2016", "sign_number": "210/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Chung", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-256-KH-UBND-2017-pho-bien-giao-duc-phap-luat-hoa-giai-o-co-so-Ha-Noi-371755.aspx
Kế hoạch 256/KH-UBND 2017 phổ biến giáo dục pháp luật hòa giải ở cơ sở Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 256/KH-UBND Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT, XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2018 Thực hiện Chương trình công tác năm 2018 của Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng hương ước, quy ước năm 2018 của Bộ Tư pháp; các Chương trình công tác trọng tâm của Thành phố năm 2018, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn Thành phố năm 2018 như sau: I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích - Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hương ước, quy ước, các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua đặc biệt chú trọng các văn bản mới liên quan đến công tác tư pháp; Các Điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên; các văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố liên quan đến “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, kỷ cương hành chính, trật tự văn minh đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông....; tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thành phố trong năm 2018. - Tiếp tục đổi mới nội dung, đang dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL), nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân Thủ đô. Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân; nghĩa vụ học tập pháp luật, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. 2. Yêu cầu - Bám sát nội dung, yêu cầu của Trung ương và Thành phố, các Chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác PBGDPL, Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật, Luật của UBND Thành phố. - Đảm bảo các hoạt động PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, có sự kết hợp, lồng ghép việc thực hiện các Chương trình, đề án khác có liên quan, phù hợp đối tượng, địa bàn, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả; hướng công tác PBGDPL về cơ sở. - Gắn kết công tác PBGDPL với công tác xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. - Huy động được sự tham gia, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể nhân dân Thủ đô trong hoạt động PBGDPL; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, hương ước, quy ước. II. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ và các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. 1. Đối tượng - Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; người dân thành thị và nông thôn, miền núi, phụ nữ; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp, người nước ngoài cư trú trên địa bàn Thành phố. - Chú trọng phổ biến pháp luật cho các đối tượng đặc thù như người dân ở các xã có hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn đặc biệt, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, người phạm tội theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật và đồng bào dân tộc miền núi, thiểu số. 2. Nội dung - Tập trung phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII, XIV thông qua như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Đấu giá tài sản, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý nhà nước, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.... và các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản pháp luật, các văn bản quy phạm dưới luật của Trung ương và Thành phố; Tiếp tục phổ biến sâu rộng Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thủ đô và các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô; phổ biến các văn bản pháp luật mới sẽ được Quốc hội thông qua năm 2018; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, phổ biến thực tiễn chấp hành pháp luật, chính sách mới thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố v.v... - Tiếp tục phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của Thành phố năm 2018 “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” và các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố về kỷ cương hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, trật tự và văn minh đô thị, về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy nổ, xây dựng nếp sống văn hóa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường, cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp,...; Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố.... - Tập trung tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp, các văn bản pháp luật của Thành phố cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp... 3. Các hoạt động và nhiệm vụ cụ thể 3.1. Thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017- 2021 trên địa bàn Thành phố, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về PBGDPL của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố (Phụ lục 01). - Đơn vị chủ trì: Các đơn vị chủ trì thực hiện Đề án. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố; cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 3.2. Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến pháp luật. a) Khai thác, vận hành, sử dụng có hiệu quả Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (http://pbgdpl.hanoi.gov.vn) theo hướng truy cập tập trung, liên thông, kết nối, lồng ghép, chia sẻ thông tin, tài liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nhà nước, tạo thuận lợi trong khai thác, trao đổi thông tin pháp luật giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan, tổ chức có liên quan. Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. b) Tăng cường đăng tải thông tin tuyên truyền pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và cung cấp thông tin theo quy định Luật Tiếp cận thông tin. - Đơn vị chủ trì và thực hiện: Cổng giao tiếp điện tử Thành phố; sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện, thị xã, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Hà Nội mới, Báo Pháp luật và Xã hội và các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. c) Tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc tuyên truyền pháp luật trực tuyến, tổ chức hội nghị trực tuyến. Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện thị xã. Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan, tổ chức có liên quan. d) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền phổ biến pháp luật Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông. Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn Hà Nội và cơ quan, tổ chức có liên quan. e) Tuyên truyền phổ biến pháp luật về nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng hiện đại trong các khung giờ khác nhau đặc biệt trong khung giờ vàng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và sóng phát thanh. - Đơn vị chủ trì: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và hệ thống truyền thanh ở cơ sở - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian thực hiện: Cả năm 2018 3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình của Trung ương và Thành phố, mạng xã hội a) Xây dựng phóng sự, đĩa video, clip về tình huống, tiểu phẩm,.. chú trọng kết hợp tuyên truyền pháp luật với kỹ năng sống. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ. - Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. b) Tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền pháp luật mới ban hành tại các chuyên trang, chuyên mục pháp luật của các báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. - Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, các cơ quan báo chí của Thành phố. - Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương, cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 3.4. Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ Luật hình sự năm 2015” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 (có Kế hoạch riêng). - Đơn vị chủ trì: UBND Thành phố. - Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp. - Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các xã, phường thị trấn, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố. - Thời gian thực hiện: Quý II, III, IV năm 2018. 3.5. Triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn Thành phố (có Kế hoạch riêng). a) Tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa của Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật mới ban hành bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. - Đơn vị chủ trì: UBND Thành phố - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/11/2018 b) Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và một số hoạt động về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018. - Đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp. - Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. - Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/11/2018 đến ngày 9/11/2018. 3.6. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, về an toàn thực phẩm, chế độ, chính sách liên quan đến thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. - Cơ quan chủ trì: Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin, truyền thông báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 3.7. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù. a) Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân tộc miền núi, thiểu số, người dân ở vùng xa trung tâm Thành phố có hoàn cảnh khó khăn, người mù, người khuyết tật, người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện v.v...bằng các hình thức, nội dung phù hợp. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành đoàn Hà Nội, Công an Thành phố. - Đơn vị phối hợp: Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Liên đoàn lao động Thành phố, Hội Người mù, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo, Hội Người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. b) Tổ chức cuộc thi sân khấu hóa tìm hiểu pháp luật cho học viên tại các Cơ sở cai nghiện ma túy (có Kế hoạch riêng). - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố. - Đơn vị thực hiện: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2018. 3.8. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Nội dung: Nâng cao chất lượng việc giáo dục pháp luật trong nhà trường chú trọng giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, Bộ luật Hình sự, quyền và bổn phận của trẻ em theo Luật trẻ em trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân theo xu hướng tiên tiến, hiện đại, cập nhật kiến thức phù hợp; tổng kết, đánh giá thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16/11/2010 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. - Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo. - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục của hệ thống quốc dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 3.9. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Nội dung: Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương; Triển khai thí điểm tủ sách pháp luật điện tử, phần mềm điện tử về tủ sách pháp luật tại một số phường trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 3.10. Biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu hỏi-đáp, tờ gấp tuyên truyền pháp luật. - Đơn vị chủ trì: Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố - Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp. - Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã; các xã, phường thị trấn, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018 3.11. Phát hiện, nhân rộng, thực hiện mô hình, cách làm mới, sáng tạo, linh hoạt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018 3.12. Củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật các cấp; đội ngũ tuyên truyền pháp luật. - Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã. - Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 3.13. Tổ chức Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đi trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ngoài. Đơn vị chủ trì và thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố. Thời gian: Quý II/2018 III. Nội dung, các hoạt động và nhiệm vụ cụ thể công tác hòa giải ở cơ sở 1. Nội dung Đẩy mạnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên; tổ chức kiện toàn, củng cố tổ hòa giải; tổ chức thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, động viên, khen thưởng cho đội ngũ hòa giải viên và cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở; thực hiện chi kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải viên ở cơ sở; tăng cường kiểm tra, theo dõi, phát hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Các hoạt động và nhiệm vụ cụ thể 2.1. Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên; tổ chức hội thảo, tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. + Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố. + Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp + Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 2.2. Tổ chức kiện toàn Tổ hòa giải, đánh giá triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. + Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. + Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, UBND các xã, phường, thị trấn. + Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2018 2.3. Tổng kết, khen thưởng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở + Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã + Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, UBND các xã, phường, thị trấn. + Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2018 IV. Đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện hương ước, quy ước. 1. Đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. a) Hướng dẫn triển khai nhiệm vụ, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chú trọng xây dựng nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. + Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã. + Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới. + Thời gian thực hiện: Cả năm 2018 b) Tổ chức đánh giá thực hiện nhiệm vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. + Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã + Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và truyền thông và các đơn vị, tổ chức có liên quan. + Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. c) Tổ chức đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. + Đơn vị chủ trì: UBND các quận, huyện, thị xã. + Đơn vị phối hợp: UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, tổ chức có liên quan. + Thời gian thực hiện: Cả năm 2018. 2. Về hương ước, quy ước ở cơ sở a) Xây dựng Kế hoạch về thực hiện hương ước, quy ước ở cơ sở trên địa bàn Thành phố theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. + Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố. + Thời gian thực hiện: Năm 2018. b) Tổ chức quán triệt, hướng dẫn, triển khai thực hiện hương ước, quy ước, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. + Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã + Thời gian thực hiện: Cả năm 2018 V. Kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện hương ước, quy ước (có Kế hoạch riêng) + Đơn vị chủ trì: Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố. + Đơn vị thực hiện: Các Sở, ngành, đoàn thể, Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã được kiểm tra. + Thời gian thực hiện: Năm 2018 VI. Tổ chức tổng kết và khen thưởng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trung ương và Thành phố + Đơn vị chủ trì: UBND Thành phố + Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố + Thời gian thực hiện: Năm 2018 VII. Tổ chức thực hiện 1. Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố: Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch; phối hợp với Sở Tài chính phân bổ kinh phí của Thành phố cấp cho công tác PBGDPL năm 2018 tới các sở, ban, ngành, đoàn thể; đôn đốc, phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện các Đề án trọng tâm của Chương trình hành động PBGDPL trên địa bàn Thành phố; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo công tác PBGDPL với Bộ Tư pháp, UBND Thành phố; lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí phục vụ công tác của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố; biên soạn tài liệu phục vụ công tác PBGDPL trên địa bàn Thành phố; phát hiện và tổng kết cách làm hay, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mới. Chủ trì các Kế hoạch, Đề án thuộc Chương trình hành động PBGDPL của Thành phố do mình phụ trách và triển khai Đề án của đơn vị mình, đảm bảo tiến độ, hiệu quả. 2. Sở Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố, hệ thống truyền thanh ở cơ sở dành thời lượng phù hợp phổ biến các văn bản pháp luật đã được Trung ương và thành phố ban hành có liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân. Chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, trên phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố những văn bản pháp luật thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, kỷ cương hành chính, trật tự văn minh đô thị, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, về an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy nổ; xây dựng nếp sống văn hóa; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường 3. Sở Giáo dục và Đào tạo Chủ trì triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. Chú trọng việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, bộ luật hình sự, quyền và bổn phận của trẻ em theo Luật Trẻ em....; kết hợp việc tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn với kỹ năng sống cho học sinh về phòng chống cháy nổ, xâm hại tình dục, phòng chống thương tích cho trẻ em. 4. Công an Thành phố Triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống ma túy, Bộ luật Dân sự,.... đến cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên địa bàn Thành phố, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền PBGDPLcho các đối tượng đặc thù là người vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch số 135/KHPH-LTBND-BGDĐT ngày 12/7/2016 về phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2018. 5. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Chủ trì, triển khai Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 7/4/2017 của UBND thành phố Hà Nội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017-2021. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống cháy nổ kết hợp với tuyên truyền kỹ năng phòng, chống cháy nổ, thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn Thành phố. 6. Sở Giao thông Vận tải Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu về giao thông đường bộ, đường thủy cho cán bộ, công chức, viên chức ngành mình và nhân dân trên địa bàn Thành phố 7. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Chủ trì, triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” Chú trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật quy định pháp luật về pháp luật lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, y tế, phòng chống cháy nổ.... 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì, triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố. Chú trọng tuyên truyền Luật Đất đai, Luật Đê điều, Luật Thú y, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Bảo vệ và phát triển rừng... 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, triển khai thực hiện tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến doanh nghiệp, các văn bản pháp luật của thành phố cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp.... 10. Thanh Tra thành phố Chủ trì, triển khai thực hiện Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 20/10/2017 của UBND thành phố về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng trên địa bàn thành phố, chú trọng tuyên truyền kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố 11. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn Luật đất đai, pháp luật về xây dựng, trật tự đô thị, nhà ở, bảo vệ môi trường đặc biệt là pháp luật về vệ sinh môi trường các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô trong lĩnh vực xây dựng, môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. 12. Sở Văn hóa và Thể thao Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thủ đô; các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô trong lĩnh vực văn hóa; tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động quảng cáo, rao vặt gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn Thủ đô. 13. Sở Y tế Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khám, chữa bệnh; bảo hiểm y tế; phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. 14. Sở Nội vụ, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Chủ trì, Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị, pháp luật về kỷ cương hành chính, cải cách thủ tục hành chính, kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện thị xã; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố 15. Sở Công Thương Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định về thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật Việt Nam về chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng. 16. Ban Dân tộc Thành phố Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền,vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố” 17. Các Cơ quan thông tin báo, đài Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các báo: Hà Nội mới, Kinh tế & Đô thị, Pháp luật và Xã hội, Lao động Thủ đô, An ninh Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô...tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục Phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến đời sống nhân dân; chú trọng tuyên truyền đến các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Quốc hội thông qua; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về cải cách hành chính, trật tự đô thị, phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông v.v...trên địa bàn Thành phố. 18. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện phổ biến pháp luật trên sóng và trên truyền hình. Chú trọng đa dạng hóa xây dựng, phát sóng chương trình, chuyên mục về pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội theo xu hướng hiện đại với nhiều hình thức phản ánh, đưa tin, phân tích - bình luận chuyên sâu, phổ biến kiến thức, giải đáp pháp luật, các phim ngắn định dạng video, viral, phóng sự, chạy chữ, giao lưu tọa đàm,...về các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm của Thành phố trong các khung giờ khác nhau đặc biệt là vào khung giờ vàng. 19. Sở Tài chính Bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2018. 20. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của nhà nước đã được Quốc hội ban hành liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân và các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua năm 2018, các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên của Thành phố, bồi dưỡng nâng cao chất lượng tin bài của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về Pháp luật. Định kỳ hàng tháng, định hướng thông tin PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. 21. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Luật gia Thành phố Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật ban hành có liên quan đến hội viên, đoàn viên trực thuộc, đặc biệt đến người dân ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp; tích cực phối hợp với các sở, ngành đoàn thể Thành phố triển khai thực hiện Chương trình PBGDPL năm 2018 của Thành phố và những Đề án, Chương trình PBGDPL do đơn vị mình chủ trì, nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, có hiệu quả trong công tác PBGDPL ở cơ sở. 22. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố. Xây dựng kế hoạch tăng cường PBGDPL các văn bản về tư pháp mới được Quốc hội thông qua và đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL thông qua các hoạt động truy tố, xét xử, thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhân dân; chú trọng xét xử lưu động. Tích cực phối hợp với các sở, ngành đoàn thể Thành phố triển khai thực hiện Chương trình hành động PBGDPL năm 2018 của Thành phố. Tập huấn chuyên sâu về các văn bản pháp luật về tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức ngành mình như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự,... 23. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã - Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước quy ước năm 2018; chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố về công tác PBGDPL; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Kế hoạch, Đề án PBGDPL phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương. - Bố trí công chức chuyên trách làm công tác PBGDPL; chủ động bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện công tác PBGDPL theo Kế hoạch. - Lựa chọn các nội dung và hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với đối tượng, địa bàn để công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. - Tăng cường biên soạn tài liệu pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu, phục vụ công tác PBGDPLtrên địa bàn. - Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, chú trọng kiện toàn đội ngũ hòa giải viên, xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt, quan tâm bố trí chi hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải ở cơ sở. - Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở cơ sở. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch tại đơn vị, địa phương mình; tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả; định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả gửi Sở Tư pháp-Cơ quan Thường trực của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố để tổng hợp. Kèm theo Kế hoạch này là Danh mục nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 - đối với những đơn vị sử dụng nguồn kinh phí của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục Thành phố năm 2018 (Phụ lục 02 )./. Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy, - Thường trực HĐND Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các PCTUBND Thành phố; - Đoàn Đại biểu QH Hà Nội; - Thành viên HĐPBGD PL TP; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể; - UBND các quận, huyện, thị xã; - VPUBND TP: CVP, PCVP Phạm Chí Công; Các phòng: NC, TKBT, KT, KGVX; - Lưu VT, NC(B). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Sơn DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND Thành phố năm 2017) (Phụ lục 01) STT Đề án, chương trình Đơn vị chủ trì, tham mưu Đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện Ghi chú 1 Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 21/7/2016 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện chương trình số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về "nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" Thanh Tra Thành phố - Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị trực thuộc thành phố. - Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 2 Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 20/10/2017 của UBND thành phố về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội Thanh Tra Thành phố - Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, các sở ban, ngành thành phố, UBND các quận huyện, thị xã và cơ quan có liên quan. - Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 3 Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 14/9/2017 của UBND thành phố thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 Sở Giáo dục và Đào Tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Tư pháp, Hội Luật gia thành phố - Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan. - Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cả năm 2018 4 Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" Sở Giáo dục và Đào Tạo Sở Tư pháp, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và truyền thông, Thành đoàn Hà Nội, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan Cả năm 2018 Xây dựng ban hành Kế hoạch 5 Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2021" Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động thành phố và các cơ quan có liên quan Cả năm 2018 Xây dựng ban hành Kế hoạch 6 Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến năm 2021" Hội Luật gia thành phố Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Đoàn luật sư thành phố và các cơ quan có liên quan. Cả năm 2018 Xây dựng ban hành Kế hoạch 7 Kế hoạch số 191/KH-UBND tiếp tục thực hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội" Sở Tư pháp Hà Nội - Công an thành phố, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Y tế, Sở giao thông vận tải, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Công thương, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm. - Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 8 Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 22/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 Sở Tư pháp Hà Nội Thành Đoàn Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố, Sở Nội vụ Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan Cả năm 2018 9 Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù Sở Tư pháp Hà Nội - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan Cả năm 2018 10 Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 23/4/2015 triển khai Đề án "Đẩy mạnh phổ biến, nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2015-2020 Sở Tư pháp Hà Nội - Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. - Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 11 Kế hoạch số 135/KHPH-UBND-BGD ĐT ngày 12/7/2016 về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường giữa Ủy ban thành phố và Bộ Giáo dục & Đào tạo Sở Tư pháp Hà Nội, Công an Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội và các cơ quan có liên quan Cả năm 2018 12 Chương trình số 02-Tr/BCĐ_HĐPH ngày 8/12/2015 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội và Hội đồng PBGDPL về phối hợp thông tin tuyên truyền chủ trương nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020 Ban Nội chính Thành ủy, Sở Tư pháp Hà Nội - Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan - Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 13 Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 20/10/2016 của UBND thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô" giai đoạn 2017 - 2021 Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố - Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan. - Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 14 Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 10/11/2017 "thực hiện Đề án" Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018-2027" trên địa bàn thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố - Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan Cả năm 2018 15 Kế hoạch số 8137/QĐ-UBND ngày 24/11/2017 của UBND thành phố thực hiện "Đề án đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021" Ban Dân tộc thành phố Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện Ba Vì, Thạch thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. - Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố phối hợp thực hiện Cả năm 2018 16 Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 7/4/2017 về tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2021 Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo, đài, các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn thành phố - Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện Cả năm 2018 17 Tiếp tục triển khai, thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc và Sở Tư pháp giai đoạn 2015-2020 Sở Tư pháp Hà Nội, Ban dân tộc Hà Nội UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và các cơ quan có liên quan Cả năm 2018 DANH MỤC NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2018 Các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND thành phố Hà Nội năm 2018 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND Thành phố năm 2017) (Phụ lục 02) STT Đơn vị thực hiện Nhiệm vụ triển khai Thời gian thực hiện 1 Sở Tư pháp 1.1 Tổ chức triển khai hội nghị, tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật Hội nghị tổng kết công tác PBGDPL năm 2017 và triển khai công tác năm 2018 Tháng 1/2018 Tập huấn một số văn bản pháp luật mới ban hành cho báo cáo viên pháp luật cấp thành phố và quận, huyên, thị xã Quý I, II, III, IV Phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố tổ chức tuyên truyền pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp Quý II, III Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo cho chức sắc, tín đồ tôn giáo Quý II, III Phối hợp với Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tuyên truyền pháp luật cho người khuyết tật Quý II, III Phối hợp Hội người mù thành phố Hà Nội tuyên truyền pháp luật cho người mù Quý II, III Phối hợp với Công đoàn viên chức thành phố tập huấn, phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác công đoàn Quý II, III 1.2 Triển khai các chương trình, kế hoạch theo chỉ đạo của UBND Thành phố và Trung ương 1.2.1 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo Quý I, II, III, IV Triển khai thực hiện 01 đơn vị trực thuộc Thành phố về pháp luật phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo Triển khai thực hiện các chuyên đề về pháp luật phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã Triển khai thực hiện các chuyên đề về pháp luật phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho các trường THPT trên địa bàn Thành phố. Xây dựng phóng sự tuyên truyền về tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và video tiểu phẩm về phòng, chống tham nhũng (đất đai, xây dựng, tổ chức cán bộ, kê khai tài sản...) * Tuyên truyền trên báo Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế và đô thị về pháp luật phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, hoạt động của các ngành, các cấp, tình hình thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo 1.2.2 Triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch 103/KH-UBND ngày 23/4/2015 của UBND Thành phố thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015-2020" Quý I, II, III, IV Tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo chí viết về pháp luật Tổ chức bồi dưỡng quyền dân sự, chính trị cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường THPT Nhân rộng mô hình chỉ đạo điểm thực hiện Đề án tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Phối hợp tuyên truyền trên Báo Pháp luật & Xã hội và Báo Kinh tế & đô thị về Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị 1.2.3 Thực hiện Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 22/12/2016 thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020" Quý I, II, III, IV Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tại 4 huyện của thành phố Tuyên truyền trên Báo Pháp luật & Xã hội và Báo Kinh tế & đô thị nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội Xây dựng vi deo clip tình huống kèm đồ họa tuyên truyền trên truyền hình (10 phút) và Trang thông tin điện tử PBGDL cho thanh thiếu niên về phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm; in sao và phát hành đĩa tuyên truyền trong trường học trên địa bàn thành phố Thí điểm mô hình Câu lạc bộ Thanh niên với PL tại một số phường, xã trên địa bàn Thành phố 1.2.4 Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho đối tượng phụ nữ theo Chương trình, Kế hoạch của thành phố Quý I, II, III, IV Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên là phụ nữ tại một số quận, huyện, thị xã Tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật mới cho phụ nữ vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội Phối hợp tuyên truyền trên Báo Kinh tế và Đô thị về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, Luật bình đẳng giới. 1.2.5 Triển khai các nhiệm vụ theo Chương trình phối hợp công tác số 2416/CTPH-BDT-STP ngày 17/8/2015 giữa Ban Dân tộc và Sở Tư pháp giai đoạn 2015-2020 Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã có đồng bào dân tộc Biên soạn và phát hành tài liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số Xây dựng phóng sự về phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.6 Thực hiện Chương trình số 02-CTr/BCĐ-HĐPH ngày 8/12/2015 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội và Hội đồng PBGDPL thành phố về phối hợp thông tin tuyên truyền chủ trương nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020. Quý I, II, III, IV Tổ chức phổ biến pháp luật liên quan đến cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật thành phố, cán bộ pháp chế các sở, ngành, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở Tuyên truyền trên Báo Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị nhằm tuyên truyền chủ trương nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp Phóng sự phản ánh thực hiện các hoạt động liên quan đến cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp 1.2.7 Tổ chức triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở theo Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 19/3/2014 của UBND Thành phố; Tọa đàm trao đổi nâng cao nghiệp vụ hòa giải, đánh giá mô hình hòa giải 5 tốt Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở In sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở 1.2.8 Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 28/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện xây dựng xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Quý I, II, III, IV Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ tư pháp các cấp, cán bộ, công chức sở, ban, ngành đoàn thể thành phố Biên soạn và phát hành tài liệu về chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ, công chức cấp cơ sở Tổ chức tọa đàm về chuẩn tiếp cận pháp luật Phối hợp tuyên truyền trên Báo Pháp luật & Xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị nhằm tuyên truyền chủ trương nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật 1.2.9 Triển khai xây dựng hương ước, quy ước trên địa bàn thành phố Quý I, II, III, IV Tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng hương ước, quy ước cho cán bộ tư pháp các cấp và các cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố Phối hợp tuyên truyền trên Báo Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị về thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn thành phố 1.2.10 Thực hiện Kế hoạch số 191/KH-UBND thực hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021" Quý I, II, III, IV Thực hiện chỉ đạo điểm về tăng cường công tác PBGDPL theo lĩnh vực tại một số địa bàn trọng điểm Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật về vi phạm pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm Hội thảo lấy ý kiến phương án điều tra, phiếu điều tra Biên soạn in và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm Phóng sự tuyên truyền pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm 1.2.11 Kế hoạch số 135/KHPH-UBND-BGDĐT ngày 12/7/2016 phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2018 Quý I, II, III, IV Biên soạn in và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật cho sinh viên Tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật cho sinh viên về hỗ trợ khởi nghiệp 1.2.12 Tổ chức Cuộc thi viết "Tìm hiểu về Bộ luật Hình sự năm 2015" Quý II, III, IV 1.2.13 Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy cho học viên tại Cơ sở cai nghiện của Thành phố Quý I, II, III 1.2.14 Tổ chức thực hiện một số mô hình tuyên truyền pháp luật mới, có hiệu quả như tin nhắn điện tử, phiên tòa giả định.... Quý II, III, IV 1.2.15 Tuyên truyền các văn bản pháp luật mới phát trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở Quý I, II, III, IV 1.2.16 Tổ chức "Ngày Pháp luật" tại Sở Tư pháp Quý I, II, III, IV 1.2.17 Tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" Quý IV 1.2.18 Duy trì các hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Quý I, II, III, IV 1.2.19 Phối hợp với Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Hà Nội biên soạn, in ấn phát hành tài liệu; mua sách phục vụ công tác chuyên môn Quý I, II, III, IV 1.2.20 Chi vận hành Trang Thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (http://pbgdpl.hanoi.gov.vn) Quý I, II, III, IV 1.2.21 Phối hợp với Báo Làng nghề Việt tuyên truyền pháp luật về môi trường, pháp luật về lao động Quý I, II, III, IV 1.2.22 Phối hợp với Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền thông đa phương tiện thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (kênh VOV giao thông) tuyên truyền pháp luật lý lịch tư pháp Quý I, II 1.2.23 Phối hợp với Đài truyền hình Hà Nội phát trên kênh phát thanh 90MHZ tuyên truyền pháp luật về đất đai, xây dựng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự an toàn xã hội, chế tài xử lý, ý thức tôn trọng, chấp hành bảo vệ pháp luật... Quý I, II, III, IV 1.2.24 Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tuyên truyền pháp luật Quý I, II, III, IV 1.2.25 Phối hợp tuyên truyền trên Báo Hà Nội mới tuyên truyền pháp luật Quý I, II, III, IV 1.2.26 Phối hợp với Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo thành phố Hà Nội tuyên truyền pháp luật Quý II, III, IV 1.2.27 Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Ngày pháp luật nước CHXH Việt Nam và một số các hoạt động khác Quý II, III, IV 1.2.28 Phối hợp với Đài truyền hình VTC phổ biến giáo dục pháp luật Quý I, II, III, IV 1.2.30 Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đi học tập kinh nghiệm nước ngoài Quý II 1.3 Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Quý I, II, III, IV 2 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hội nghị phổ biến các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, một số văn bản mới được ban hành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người dân tại các xã ở các huyện ngoại thành của thành phố (10 cuộc) Quý II, III 3 Báo Pháp luật và Xã hội Xây dựng chuyên mục tuyên truyền pháp luật, chú trọng tuyên truyền văn bản pháp luật về tư pháp và nhiệm vụ trọng tâm của thành phố về “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, kỷ cương hành chính, trật tự văn minh đô thị, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp.... Quý I, II, III, IV Phát báo cho Tổ hòa giải 15 huyện ngoại thành của thành phố Quý I, II, m, IV 4 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hội nghị tập huấn tuyên truyền các văn bản pháp luật mới cho người dân nông thôn tại 4 huyện (4 cuộc) Quý II, III In ấn tờ gấp tuyên truyền về chính sách thu hồi đất của thành phố, quy định về chấp hành sản xuất, kinh doanh và bán rượu thủ công, các quy định về xây dựng nông thôn mới của thành phố... phát cho các hộ gia đình nông dân tại các huyện trên địa bàn thành phố (3 tờ gấp) Quý II, III 5 Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội Hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp tại Hà Nội (2 cuộc) Quý II, III In tờ gấp tuyên truyền bảo hiểm xã hội đối với lao động là người nước ngoài (2 tờ gấp) Quý II, III 6 Thanh tra Thành phố Hội nghị tập huấn Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng cho đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác thanh tra và tiếp dân quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố (03 cuộc) Quý II, III Hội nghị tập huấn để quán triệt, tuyên truyền pháp luật về Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố (01 cuộc) Quý III Tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp pháp luật trên trang Web của Thanh tra Thành phố Quý I, II, III, IV 7 Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hội nghị đánh giá và tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL tới MTTQ các cấp (01 cuộc) Quý I Hội nghị tập huấn văn bản pháp luật mới và văn bản pháp luật có liên quan phục vụ nhiệm vụ chính trị của thành phố cho cán bộ Mặt trận tổ quốc các cấp (03 cuộc ) Quý I, II, III Tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cho cán bộ Mặt trận tổ quốc các cấp (03 cuộc) Quý I, II, III Tổ chức hội nghị tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (01 cuộc) Quý III Mua sách tuyên truyền phát cho cán bộ MTTQ các cấp Quý II 8 Hội Luật gia Thành phố Hội nghị phổ biến về Bộ luật Hình sự năm 2017 (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2017 (sửa đổi); Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước cho hội viên, các tư vấn viên pháp luật, thành viên “tổ PBGDPL và TGPL ở cơ sở” (2 cuộc) Quý I, II Hội nghị tuyên truyền phổ biến và và trợ giúp pháp lý cho cộng đồng dân cư ở xã, phường, thị trấn (20 cuộc) Quý I, II, III Biên soạn in và phát hành 5 tờ gấp tuyên truyền pháp luật (một số quy định của: Bộ Luật Hình sự năm 2017 (sửa đổi); Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2017 ( sửa đổi); Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Quý I, II, III 9 Sở Giáo dục và Đào tạo Hội thi tuyên truyền pháp luật cho học sinh THPT (Hội thi cấp Cụm qua sân chơi “Đấu trường 100” tại 16 cụm) Quý IV In Tờ gấp về quyền và bổn phận trẻ em, các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Trẻ em phát cho học sinh cấp trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Quý IV 10 Công an Thành phố Hội nghị tập huấn Thông tư của Bộ Công an quy định về công tác Điều tra hình sự trong CAND và Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (01 cuộc) Quý I, II Tổ chức tuyên truyền PBGDPL về an ninh trật tự cho học sinh các trường THPT, THCS trên địa bàn Thành phố năm 2018 Quý III, IV Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền PBGDPL về an ninh trật tự cho học sinh các trường THPT, THCS trên địa bàn Thành phố năm 2018 Biên soạn Đề cương tuyên truyền Tổ chức tuyên truyền (khối PTTH: 07 trường, khối THCS: 05 trường) Làm pano ảnh trưng bày, khẩu hiệu tuyên truyền Trưng bày triển lãm ảnh. Tổng số: 40 chiếc, KT 50x70cm/chiếc Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố theo Kế hoạch số 135/KHPH-UBTP-BGDĐT Quý III, IV Biên soạn Đề cương tuyên truyền Tổ chức tuyên truyền tại 10 trường điểm Tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại 50 trường Đại học, Cao đẳng Tổ chức hưởng ứng "Ngày Pháp luật Việt Nam" Quý IV In ấn, thiết kế, căng khung băng rôn, khẩu hiệu treo tại các trụ sở của CATP phục vụ PBGDPL Biên soạn và in tờ gấp tuyên truyền PBGDPL 11 Hội Nông dân Thành phố Hội nghị tuyên truyền Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền văn bản pháp luật mới... cho cán bộ hội viên là nông dân tại các huyện, thị xã của thành phố (21 cuộc) Quý I, II, III, IV 12 Ban Dân tộc Thành phố Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trợ giúp pháp lý... cho đồng bào vùng dân tộc miền núi cho cán bộ, người có uy tín, đại biểu tiêu biểu của các thôn bản tại một số xã dân tộc của thành phố (4 cuộc) Quý I, II, III 13 Thành đoàn Hà Nội Hội nghị tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật thanh niên, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ đoàn (2 cuộc) Quý III, IV Hội thảo Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em (01 cuộc) In tờ gấp tuyên truyền về Luật Thanh niên, Luật nghĩa vụ quân sự Quý III, IV Tổ chức thi tìm hiểu "Sinh viên với pháp luật về an toàn giao thông", Sinh viên với việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự (trắc nghiệm) Quý III, IV Hội nghị đối thoại chính sách khởi nghiệp cho các bạn trẻ khởi nghiệp của thành phố sinh viên trên địa bàn thành phố (01 cuộc) 14 Hội Cựu chiến binh Thành phố Hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật và các văn bản pháp luật mới cho hội viên của Hội (03 cuộc) Quý II, III Truyền thông về Pháp lệnh Cựu chiến binh hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 Quý IV Biên soạn, in tờ gấp về bộ tài liệu tuyên truyền pháp luật cho CCB ở cơ sở Quý III Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các cấp hội năm 2018 Quý IV 15 Sở Giao thông vận tải Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Bộ luật hình sự, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật mới, pháp luật về kỷ cương hành chính... cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giao thông vận tải (2 cuộc) Quý I, II, III Tập huấn bồi dưỡng về an toàn giao thông cho lực lượng tự quản, lực lượng dân phòng của quận, huyện, thị xã (Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo: 5 lớp) Quý II, III 16 Báo Lao động Thủ đô Viết tin, bài để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật mới, chính sách của thành phố về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp và các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người người lao động trong doanh nghiệp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân và doanh nghiệp... trên báo in và báo điện tử Quý I, II, III, IV 17 Báo Kinh tế Đô thị Viết tin, bài phản ánh hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền các văn bản pháp luật mới và các văn bản pháp luật thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của thành phố về “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, kỷ cương hành chính, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp của thành phố... Phản ánh việc chấp hành, thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên báo in và báo điện tử Quý I, II, III, IV Tọa đàm, giải đáp pháp luật (giao lưu trực tuyến) về các chủ đề trọng tâm của thành phố và vấn đề dư luận quan tâm Quý I, II, III, IV Xây dựng và đăng tải video clip tuyên truyền pháp luật Quý I, II, III, IV 18 Sở Y tế Hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế cho người dân tại 10 xã thuộc 05 huyện, thị xã Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Thạch Thất, Thị xã Sơn Tây (10 cuộc) Quý I, II, III, IV Hội nghị tập huấn, tuyên truyền Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ cấp xã, phường, thị trấn tại 5 quận, huyện, thị xã: Phúc Thọ, Mê Linh, Sơn Tây, Hoàng Mai, Cầu Giấy (5 cuộc) Quý II, III 19 Bộ Tư Lệnh Thủ đô Hội nghị tập huấn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ luật Hình sự, Luật Cảnh vệ.... cho báo cáo viên, trợ lý tuyên huấn, quân lực, bảo vệ an ninh, quân khí các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô ( 01 cuộc) Quý I, II, III In ấn và phát hành tài liệu giáo dục, truyền truyền pháp luật cho các đối tượng trong Bộ Tư lệnh Thủ đô Quý II 20 Sở Xây dựng Tuyên truyền phổ biến Luật Quy hoạch, các văn bản mới ban hành trong lĩnh vực thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng công trình, cấp phép xây dựng, quản lý, sử dụng nhà chung cư cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (3 cuộc) Quý I, II, III 21 Liên đoàn Lao động Thành phố Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện và các chế độ chính sách người lao động cho công nhân lao động, người lao động, chủ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (17 cuộc) Quý I, II, III 22 Đoàn Luật sư Thành phố Hội nghị tuyên truyền về Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, chính sách pháp luật đất đai, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... cho đối tượng là nhân dân ở một số quận, huyện phường, xã trên địa bàn TP Hà Nội (5 lớp) Quý I, II, III Trợ giúp pháp lý cho người dân tại một số địa bàn trọng điểm trên địa bàn thành phố (2 cuộc) Quý II, III Biên soạn, in và phát hành tài liệu pháp luật Quý II 23 Liên minh Hợp tác xã Thành phố Hội nghị tuyên truyền về các Nghị định, chính sách liên quan đến kinh tế tập thể cho đối tượng các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (2 cuộc) Quý II, III 24 Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật (8 cuộc) Quý I, II, III, IV Tuyên truyền và truyền thông các văn bản pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người và pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ xa trung tâm thành phố (9 cuộc) Quý I, II, III, IV Tuyên truyền các văn bản pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ vùng dân tộc và vùng tôn giáo (8 cuộc) Quý I, II, III, IV Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho nữ lao động nhập cư (4 cuộc) Quý I, II, III, IV Thành lập, duy trì các nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng (5 câu lạc bộ) Quý I, II, III, IV Thi viết tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Quý I, II, III, IV Biên soạn, in ấn và phát hành sổ tay tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ Quý IV Hội thảo đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ năm 2018 Quý III 25 Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Xây dựng một số video clip về kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn và in sao đĩa phát cho các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Quý I, II, III, IV Tổ chức tuyên truyền về kỹ năng phòng cháy, chữa cháy tại 30 quận, huyện, thị xã (30 cuộc) Quý I, II, III, IV Hội nghị tập huấn Bộ luật Hình sự, các văn bản pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức làm công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn (01 cuộc) Quý II Tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 Quý IV In ấn và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng cháy, chữa cháy Quý II, III Hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy và chữa cháy năm 2018 Quý IV 26 Sở Công Thương Hội nghị tuyên truyền luật hóa chất; luật điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đối tượng là chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp (01 cuộc) Quý II Biên soạn, in ấn và phát hành tuyên truyền về hoạt động bán hàng đa cấp phát cho chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Quý II 27 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Tin về hoạt động tuyên truyền phổ biến, pháp luật của thành phố Quý I, II, III, IV Phóng sự tuyên truyền phổ biến pháp luật Quy I, II, III, IV Chạy chữ trong chương trình để tuyên truyền pháp luật Quy I, II, III, IV Chuyên mục mới phát sóng hàng ngày vào khung giờ vàng (5 phút/chương trình) để tuyên truyền pháp luật Quý I, II, III, IV Giao lưu tọa đàm Quý I, II, III, IV Clip truyền thông Viral Marketing Quy I,II, III, IV Thực hiện các nhiệm vụ khác để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật Quy I, II, III, IV
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "29/12/2017", "sign_number": "256/KH-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-41-2016-ND-CP-cap-phep-to-chuc-ca-nhan-nuoc-ngoai-nghien-cuu-khoa-hoc-vung-bien-Viet-Nam-315704.aspx
Nghị định 41/2016/NĐ-CP cấp phép tổ chức cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học vùng biển Việt Nam mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 41/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC CẤP PHÉP CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết việc cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, thu hồi văn bản cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Điều 3. Hình thức, nội dung, thời hạn cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Hình thức cấp phép nghiên cứu khoa học: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam và việc chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được thể hiện bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học lập theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Tên, địa chỉ, quốc tịch của tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp phép; b) Tên, quốc tịch của các nhà khoa học nước ngoài; tên của các nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu; c) Mục tiêu, nội dung hoạt động nghiên cứu; d) Vị trí, tọa độ khu vực biển thực hiện hoạt động nghiên cứu; đ) Phương pháp nghiên cứu; phương tiện, thiết bị nghiên cứu; vật liệu nổ, hóa chất độc được phép sử dụng để nghiên cứu; e) Lịch trình nghiên cứu; g) Thời hạn cấp phép nghiên cứu khoa học. 3. Thời hạn cấp phép nghiên cứu khoa học được xác định căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học nhưng tối đa không quá 02 năm và được gia hạn một lần tối đa không quá 01 năm. Trường hợp thời hạn gia hạn đã hết nhưng hoạt động nghiên cứu chưa hoàn thành và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp tục nghiên cứu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài làm hồ sơ đề nghị cấp phép mới theo quy định tại Nghị định này. Điều 4. Các trường hợp từ chối cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài không vì mục đích hòa bình; làm phương hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên biển đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam. 3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có xây dựng đảo nhân tạo, công trình trên biển. 5. Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp không chính xác hoặc thông tin về mục tiêu, nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học không phù hợp với sự thực hiển nhiên. 6. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được cấp phép trước đây để tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 7. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép thực hiện. 8. Tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển không hợp tác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam khi Việt Nam có yêu cầu. Điều 5. Sự tham gia của nhà khoa học Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam 1. Nhà khoa học Việt Nam được cử tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải có năng lực, trình độ chuyên môn hoặc lĩnh vực công tác phù hợp với nội dung nghiên cứu. 2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cử các nhà khoa học Việt Nam thuộc cơ quan mình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm sau đây: a) Tham gia các hoạt động nghiên cứu và chủ động thu thập các thông tin, dữ liệu khoa học trong hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; b) Giám sát, kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân nước ngoài không tuân thủ nội dung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học hoặc vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; c) Báo cáo quá trình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan cử mình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học về quá trình nghiên cứu, các hoạt động nghiên cứu, thông tin, dữ liệu khoa học của hoạt động nghiên cứu đã thu thập được chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều 6. Hợp tác nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác với tổ chức, cá nhân của Việt Nam tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyền yêu cầu, đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. 2. Hợp tác nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đề nghị nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển phải có sự hợp tác với phía Việt Nam khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; b) Việc hợp tác nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với phía Việt Nam phải được thể hiện bằng văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học. Điều 7. Báo cáo kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học 1. Báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ, báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu khoa học và các tài liệu khác quy định tại điểm h và điểm i khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ được lập theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Chương II CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN, CẤP LẠI QUYẾT ĐỊNH CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học được lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của nước nơi tổ chức được thành lập nêu là tổ chức; văn bản chứng minh năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của nước nơi cá nhân mang quốc tịch nếu là cá nhân đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học; c) Văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức, cá nhân Việt Nam trong trường hợp có hợp tác với phía Việt Nam ở khu vực biển dự kiến tiến hành nghiên cứu khoa học; d) Dự án hoặc kế hoạch nghiên cứu khoa học ở khu vực biển dự kiến tiến hành nghiên cứu khoa học. 2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bao gồm: a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, trong đó nêu rõ nội dung, lý do sửa đổi, bổ sung được lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung; c) Bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp. 3. Hồ sơ đề nghị gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bao gồm: a) Đơn đề nghị gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, trong đó nêu rõ thời gian, lý do đề nghị gia hạn được lập theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện đến thời điểm đề nghị gia hạn; c) Bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp. 4. Hồ sơ đề nghị cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện đến thời điểm đề nghị cấp lại. 5. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Số lượng hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học là 01 bộ. Điều 9. Phương thức, thời gian gửi hồ sơ 1. Phương thức gửi hồ sơ: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học qua đường ngoại giao đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức nước ngoài là tổ chức liên chính phủ thì gửi hồ sơ qua đường ngoại giao hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài mà nước đó chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì gửi hồ sơ trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Thời gian gửi hồ sơ: a) Hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường với đầy đủ thông tin theo quy định chậm nhất 6 tháng trước thời điểm dự kiến tiến hành nghiên cứu khoa học; b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm nhất là 90 ngày trước ngày quyết định cấp phép hết hạn. Điều 10. Sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được xem xét sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây: a) Thay đổi nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học; b) Thay đổi một trong các nội dung về vị trí, tọa độ, phương pháp, phương tiện, thiết bị, lịch trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. 2. Việc sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học nộp đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ; b) Đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; c) Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học còn hiệu lực. 3. Việc sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thể hiện bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mới. Thời hạn tối đa của quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mới bằng thời hạn còn lại của quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp trước đó. Điều 11. Gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được xem xét gia hạn trong trường hợp thời hạn của quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học không đủ để hoàn thành các hoạt động nghiên cứu đã được cấp phép và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu gia hạn thời gian để thực hiện. 2. Việc gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học nộp đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ; b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; c) Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp còn hiệu lực và thời hạn còn lại ít nhất là 90 ngày. 3. Việc gia hạn được thể hiện bằng quyết định gia hạn hoạt động nghiên cứu khoa học được lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 12. Cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được xem xét cấp lại trong trường hợp bị hư hỏng, thất lạc hoặc bị mất. 2. Việc cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học nộp đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ; b) Đến thời điểm đề nghị cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 3. Việc cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thực hiện bằng việc cấp bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 13. Trình tự cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; b) Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; c) Thẩm định; d) Quyết định việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học. 2. Việc cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; b) Cấp bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học. Điều 14. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hình thức, thành phần, nội dung của hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo đúng quy định. Điều 15. Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về việc cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp phép đến Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc cấp phép nghiên cứu khoa học. 2. Nội dung văn bản lấy ý kiến gồm những nội dung sau: a) Đề nghị cho ý kiến về việc đồng ý hay không đồng ý cấp phép nghiên cứu khoa học; b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, văn bản lấy ý kiến phải có nội dung đề nghị các cơ quan có liên quan cho ý kiến đề xuất về yêu cầu hợp tác nghiên cứu khoa học của phía Việt Nam; c) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan phải có nội dung đề nghị cho ý kiến về việc cho phép hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển; cho ý kiến đề xuất về yêu cầu hợp tác nghiên cứu khoa học của phía Việt Nam trong trường hợp đồng ý cho phép nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển; d) Đề nghị cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước có liên quan đến mục tiêu, nội dung nghiên cứu khoa học cử nhà khoa học tham gia hoạt động nghiên cứu. 3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường; quá thời hạn 30 ngày mà không có văn bản trả lời thì coi như cơ quan được lấy ý kiến đồng ý với các nội dung được lấy ý kiến và phải chịu trách nhiệm đầy đủ về những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của ngành, lĩnh vực mình quản lý. Nội dung của văn bản trả lời phải bao gồm các nội dung sau: a) Nêu rõ đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép, lý do nếu không đồng ý cấp phép; b) Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học độc lập trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam. Trong trường hợp có yêu cầu tổ chức, cá nhân nước ngoài phải hợp tác với phía Việt Nam nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, văn bản trả lời phải nêu cụ thể về nội dung, yêu cầu hợp tác nghiên cứu khoa học của phía Việt Nam; c) Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển. Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học độc lập có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển. Trong trường hợp có yêu cầu tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển phải hợp tác với phía Việt Nam, văn bản trả lời phải nêu cụ thể về nội dung, yêu cầu hợp tác nghiên cứu khoa học của phía Việt Nam; d) Cử nhà khoa học tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam kèm theo lý lịch khoa học của người được cử. 4. Sau khi nhận được văn bản trả lời, trường hợp có ý kiến không thống nhất của một trong các bộ là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định từ chối cấp phép, ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc từ chối cấp phép. Điều 16. Giải quyết hồ sơ đề nghị cấp phép đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển; nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có yêu cầu hợp tác của phía Việt Nam 1. Sau khi nhận được văn bản trả lời của các cơ quan theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, trường hợp có ý kiến từ một trong các bộ là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học độc lập có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc không đồng ý khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và yêu cầu tổ chức, cá nhân điều chỉnh nội dung nghiên cứu, chỉnh sửa và gửi lại hồ sơ đề nghị cấp phép trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không điều chỉnh nội dung nghiên cứu, chỉnh sửa và gửi lại hồ sơ đề nghị cấp phép trong thời hạn quy định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc từ chối cấp phép. 2. Sau khi nhận được văn bản trả lời của các cơ quan theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, trường hợp có yêu cầu hợp tác của phía Việt Nam đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, đánh giá khả năng và nhu cầu hợp tác của phía Việt Nam trên cơ sở ý kiến đề xuất hợp tác của các cơ quan và ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài về nội dung, yêu cầu hợp tác. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý hợp tác. Trường hợp đồng ý hợp tác, tổ chức, cá nhân nước ngoài và phía Việt Nam trao đổi, thảo luận các nội dung và điều kiện hợp tác, ký văn bản thỏa thuận hợp tác gửi bổ sung vào hồ sơ đề nghị cấp phép đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không đồng ý hợp tác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc từ chối cấp phép. Điều 17. Thẩm định cấp phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Nội dung thẩm định: a) Tính đầy đủ về hình thức, thành phần, nội dung và tính chính xác của thông tin trong hồ sơ; b) Sự phù hợp giữa mục tiêu và nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học; c) Việc đáp ứng các điều kiện cấp phép quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều kiện sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này. 2. Việc thẩm định được thực hiện theo quy định sau đây: a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc tổ chức thẩm định cấp phép theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả thẩm định phải được lập bằng văn bản; b) Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc tổ chức thẩm định đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả thẩm định phải được lập bằng văn bản. Điều 18. Quyết định việc cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Trên cơ sở kết quả thẩm định, trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định, không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 4 Nghị định này và có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp phép, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép không đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 4 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc từ chối cấp phép. 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quyết định về việc cấp phép nghiên cứu khoa học chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển; nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có yêu cầu hợp tác của phía Việt Nam theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, thời hạn 120 ngày được tính từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận được văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học bổ sung vào hồ sơ hoặc nhận được hồ sơ đã điều chỉnh nội dung nghiên cứu khoa học không có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi quyết định cấp phép hoặc văn bản thông báo từ chối cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam đến tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan. Điều 19. Quyết định việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thực hiện việc lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và thẩm định theo quy định tại Điều 15 và Điều 17 Nghị định này. Trong thời hạn 80 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định về việc đồng ý hoặc không đồng ý sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học; ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học hoặc ban hành văn bản thông báo trong trường hợp không đồng ý sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học hoặc văn bản thông báo không đồng ý sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam đến tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học theo quy định, trường hợp hồ sơ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp không đủ điều kiện cấp lại phải ban hành văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 20. Các điều kiện và yêu cầu khi tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp phép, lệ phí cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí của Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp phép nghiên cứu khoa học có trách nhiệm tuân thủ đúng các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thực hiện đúng các yêu cầu có liên quan theo quy định của pháp luật về biển, hàng hải, hàng không, hải quan, thuế, lao động, y tế, xuất nhập cảnh, quốc phòng, an ninh và các quy định khác có liên quan của Việt Nam. 3. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, khi có bất cứ thay đổi nào so với nội dung đã được cấp phép, trừ các trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Nghị định này, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thông báo ngay cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ được thực hiện sự thay đổi đó sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài trước khi vào vùng biển Việt Nam bắt đầu tiến hành nghiên cứu học và trước khi rời khỏi vùng biển Việt Nam phải thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước 05 ngày; thông báo cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hàng hải và pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. Chương III ĐÌNH CHỈ, THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 21. Đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bị đình chỉ trong những trường hợp sau đây: a) Không thực hiện đúng nội dung nghiên cứu, vị trí, tọa độ khu vực biển thực hiện hoạt động nghiên cứu; phương pháp, phương tiện, thiết bị nghiên cứu; lịch trình nghiên cứu theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp; b) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên biển đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam; c) Hoạt động nghiên cứu khoa học gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo; d) Mang vào vùng biển Việt Nam vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp vật liệu nổ, hóa chất độc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép sử dụng để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; đ) Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học khi thời hạn của quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã hết mà không được gia hạn; e) Không bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết bao gồm cả chi phí cho các nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cử tham gia nghiên cứu; g) Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về hàng hải và pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 2. Việc đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển khi phát hiện hoặc nhận được thông báo về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này lập biên bản về hành vi vi phạm và quyết định xử lý theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; gửi hồ sơ xử lý vi phạm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu, tổ chức, cá nhân khác phát hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông tin về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc đình chỉ hoặc không đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quyết định đình chỉ được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đến tổ chức, cá nhân nước ngoài và thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. Quyết định đình chỉ được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân nước ngoài đồng thời gửi thông qua các hệ thống thông tin, liên lạc trên biển. 3. Khi nhận được quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải dừng ngay hoạt động nghiên cứu khoa học; trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc gây thiệt hại đến môi trường thì phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài bị đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Đã chấm dứt các hành vi vi phạm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học; b) Đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại, phục hồi môi trường trong trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc gây thiệt hại đến môi trường; c) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chấp thuận bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mới đối với trường hợp bị đình chỉ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này. 5. Việc tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sau khi bị đình chỉ được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi văn bản đề nghị được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó nêu rõ kết quả thực hiện các quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, kiểm tra việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thực hiện các quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này; c) Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra văn bản cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; d) Đối với trường hợp bị đình chỉ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chấp thuận bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mới. Điều 22. Thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học 1. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bị thu hồi trong những trường hợp sau đây: a) Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài làm phương hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; tiến hành hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Lợi dụng hoạt động nghiên cứu khoa học đã được cấp phép để thực hiện các hoạt động không vì mục đích hòa bình hoặc tiến hành hoạt động khác ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép; c) Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã bị đình chỉ nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện các yêu cầu theo quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học; d) Đã bị đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mà lại tái phạm hành vi vi phạm sau khi được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học. 2. Việc thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức, cá nhân khác về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ; phối hợp với các lực lượng thực thi trên biển tiến hành kiểm tra, xác minh nếu cần thiết; chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, các bộ được đề nghị cho ý kiến có trách nhiệm gửi văn bản trả lời; b) Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc thu hồi hoặc không thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quyết định thu hồi được lập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đến tổ chức, cá nhân nước ngoài và thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc gửi quyết định thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đến tổ chức, cá nhân nước ngoài được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân nước ngoài đồng thời gửi thông qua các hệ thống thông tin, liên lạc trên biển. 3. Khi nhận được quyết định thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải chấm dứt ngay hoạt động nghiên cứu khoa học, tháo dỡ và đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, cơ quan có liên quan thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đình chỉ, thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. 2. Chủ động, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam. 3. Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. 4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này. Điều 24. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: a) Cho ý kiến về việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học theo nội dung văn bản lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; c) Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; thông báo, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. 2. Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng tuần tra, kiểm soát thuộc thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo nội dung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn; phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam có hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. 3. Bộ Công an có trách nhiệm chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam có hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. 4. Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền. Điều 25. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số 242-HĐBT ngày 05 tháng 8 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 26. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC MẪU CÁC VĂN BẢN CẤP PHÉP CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM (Kèm theo Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ) Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 01 Đơn đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 02 Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 03 Đơn đề nghị gia hạn Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 04 Đơn đề nghị cấp lại Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 05 Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 06 Quyết định về việc gia hạn Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 07 Quyết định đình chỉ Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 08 Quyết định về việc thu hồi Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Mẫu số 09 Báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu khoa học Mẫu số 01 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- Tên địa danh, ngày... tháng... năm .... ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Thông tin chung 1.1. Tên dự án/kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học: 1.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị cấp phép: Tên tổ chức, cá nhân nước ngoài: Quốc tịch: Địa chỉ: Chức danh, tổ chức nơi làm việc (nếu là cá nhân): Số điện thoại: Email: Trang thông tin điện tử của tổ chức, có lý lịch khoa học của cá nhân (nếu có): Tên và cơ quan chịu trách nhiệm điều phối dự án lớn (nếu như hoạt động nghiên cứu là một dự án nhỏ trong một dự án lớn hơn): 1.3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác (nếu có): Tên tổ chức, cá nhân Việt Nam: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: Trang thông tin điện tử của tổ chức, có lý lịch khoa học của cá nhân (nếu có): 1.4. Tổ chức tài trợ (nếu có): Tên tổ chức: Người đại diện tổ chức: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: Trang thông tin điện tử của tổ chức tài trợ (nếu có): 1.5. Các nhà khoa học (nước ngoài) tham gia hoạt động nghiên cứu: Tên nhà khoa học: Quốc tịch: Chức danh, tổ chức nơi làm việc: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: Trang thông tin điện tử có lý lịch khoa học của nhà khoa học (nếu có): 1.6. Các nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu (nếu có): Tên nhà khoa học: Chức danh, tổ chức nơi làm việc: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: Trang thông tin điện tử có lý lịch khoa học của nhà khoa học (nếu có): 2. Mô tả hoạt động nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu: 2.2. Nội dung và nhiệm vụ chính của hoạt động nghiên cứu: 2.3. Sản phẩm chính của hoạt động nghiên cứu: 2.4. Các hoạt động nghiên cứu đã tiến hành hoặc dự kiến sẽ tiến hành trong tương lai có liên quan đến hoạt động nghiên cứu: 2.5. Các công bố khoa học trước đây có liên quan đến hoạt động nghiên cứu: 3. Vị trí, tọa độ khu vực biển dự kiến tiến hành hoạt động nghiên cứu 3.1. Chỉ rõ vị trí, tọa độ khu vực biển dự kiến tiến hành các hoạt động nghiên cứu (nêu rõ cả vị trí, tọa độ và độ sâu của các điểm lấy mẫu, tuyến đường thực hiện nghiên cứu, vị trí của thiết bị nghiên cứu) 3.2. Bản đồ với tỉ lệ thích hợp thể hiện rõ vị trí, tọa độ khu vực biển dự kiến tiến hành hoạt động nghiên cứu, vị trí, tọa độ và độ sâu của các điểm lấy mẫu, tuyến đường thực hiện nghiên cứu, vị trí của thiết bị nghiên cứu (kèm theo Đơn đề nghị cấp phép) 4. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 4.1. Thông tin chi tiết của tàu thuyền: Tên: Loại: Quốc tịch (quốc gia tàu mang cờ): Số đăng ký (IMO/Lloyds No.): Trang thông tin điện tử có sơ đồ và thông số kỹ thuật: Chủ sở hữu: Chủ sử dụng: Tổng chiều dài (mét): Hạ thủy tối đa (mét): Tổng trọng tải: Động cơ: Tốc độ tối đa: Ký hiệu: Tính năng kỹ thuật (mô tả chi tiết tính năng kỹ thuật của tàu thuyền nghiên cứu): Số INMARSAT, phương thức và khả năng liên lạc (bao gồm cả tần số trong trường hợp khẩn cấp): Tên thuyền trưởng: Số thuyền viên: Số các nhà khoa học trên tàu: Tài liệu có liên quan được yêu cầu theo các quy định và điều ước quốc tế: Các thông tin có liên quan khác: 4.2. Thông tin chi tiết của tàu bay: Tên: Loại: Quốc tịch (quốc gia tàu bay mang cờ): Trang thông tin điện tử có sơ đồ và thông số kỹ thuật: Chủ sở hữu: Chủ sử dụng: Tổng chiều dài: Tổng trọng tải: Tốc độ tối đa: Tính năng kỹ thuật (mô tả chi tiết tính năng kỹ thuật của tàu bay): Phương thức và khả năng liên lạc (bao gồm cả tần số trong trường hợp khẩn cấp): Chi tiết về gói cảm biến: Thông tin liên quan khác: 4.3. Phương tiện nghiên cứu khác sử dụng: 4.4. Thông tin chi tiết về các phương pháp và các công cụ nghiên cứu khoa học: Các loại mẫu vật và phương pháp lấy mẫu Phương pháp sử dụng Công cụ được sử dụng 4.5. Số lượng, tính chất của các chất đưa vào môi trường biển: 4.6. Nêu rõ việc khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển dự kiến sẽ được thực hiện (Nếu có, chỉ rõ vị trí, tọa độ, độ sâu của việc khoan; chi tiết về phương án kỹ thuật triển khai công tác khoan, phương án hủy giếng khoan, tác động đến môi trường và việc phục hồi môi trường đáy biển, lòng đất dưới đáy biển sau khi khoan): 4.7. Nêu rõ hóa chất dự kiến sử dụng, vụ nổ dự kiến thực hiện (Nếu có, chỉ rõ loại, tên thương mại, thành phần hóa học, kích thước, độ sâu của vụ nổ, tần suất của vụ nổ và vị trí, tọa độ nơi dự kiến thực hiện): 5. Thiết bị nghiên cứu Thông tin chi tiết về các thiết bị nghiên cứu (bao gồm tên, loại thiết bị, hình vẽ mô tả (nếu có) ngày lắp đặt, phương thức, thời gian dự kiến cho việc bảo dưỡng, vị trí, độ sâu và phương pháp lắp đặt): 6. Lịch trình nghiên cứu 6.1. Dự kiến ngày đầu tiên và ngày cuối cùng thực hiện hoạt động nghiên cứu: 6.2. Chi tiết lịch trình của toàn bộ chuyến nghiên cứu: 7. Các cảng tàu sẽ dừng 7.1. Ngày và tên các cảng dự định dừng: 7.2. Dịch vụ dự kiến sử dụng tại cảng dừng (nếu có): 7.3. Tên/địa chỉ/số điện thoại của hãng tàu (nếu có): 8. Đăng ký thông tin liên lạc 8.1. Kiểu, loại máy thông tin liên lạc: 8.2. Tần số vô tuyến sử dụng: 8.3. Thời gian liên lạc trong ngày: 9. Sự tham gia của nhà khoa học Việt Nam 9.1. Số người, thời gian tham gia nghiên cứu: 9.2. Quyền lợi, nghĩa vụ của nhà khoa học Việt Nam: 9.3. Ngày dự kiến và các cảng đón, trả nhà khoa học Việt Nam: 10. Báo cáo, chuyển giao thông tin, dữ liệu, mẫu vật và kết quả nghiên cứu 10.1. Ngày dự kiến gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ: 10.2. Ngày dự kiến gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu và các thông tin, dữ liệu, mẫu vật: 10.3. Phương thức gửi báo cáo, chuyển giao thông tin, dữ liệu, mẫu vật thu được từ hoạt động nghiên cứu: 10.4. Phương thức để cung cấp cho Việt Nam việc đánh giá thông tin, dữ liệu, mẫu vật và kết quả nghiên cứu: 10.5. Phương thức cung cấp sự hỗ trợ cho Việt Nam trong việc đánh giá, phân tích các thông tin, dữ liệu, mẫu vật và kết quả nghiên cứu: 10.6. Phương thức xây dựng báo cáo kết quả cuối cùng của hoạt động nghiên cứu trên phương diện quốc tế: 11. Các điều kiện và yêu cầu khác phải đáp ứng Nêu rõ việc thực hiện các điều kiện và yêu cầu khác phải đáp ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nghiên cứu: 12. Các tài liệu kèm theo Nêu rõ các tài liệu gửi kèm theo. Tổ chức/cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 02 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- Tên địa danh, ngày... tháng... năm .... ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Thông tin chung Tên dự án/kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học:.................................................... Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………. Quốc tịch:................................ Địa chỉ:............................................................................................................................. Số điện thoại: ………………………………………. Email:................................................ Đã được cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo Quyết định số ... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Tóm tắt tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện. 3. Đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định số ... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: - Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung: ................................................................................. - Lý do và giải trình đề nghị sửa đổi, bổ sung: ................................................................... 4. ...(Tên tổ chức, cá nhân)... cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học trong vùng biển của Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. 5. Tài liệu gửi kèm theo đơn này: - Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện. - Bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp. - Các tài liệu làm cơ sở giải trình, chứng minh cho đề nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có). Tổ chức/cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 03 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- Tên địa danh, ngày... tháng... năm .... ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN QUYẾT ĐỊNH CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Thông tin chung Tên dự án/kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học: ..................................................... Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………. Quốc tịch: .......................... Địa chỉ:............................................................................................................................... Số điện thoại: ……………………………………………….. Email: ..................................... Đã được cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo Quyết định số ... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Tóm tắt tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện. 3. Đề nghị được gia hạn Quyết định số ... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lý do (nêu rõ lý do và giải trình) về đề nghị gia hạn: ........................................................................................................................................... Thời gian đề nghị gia hạn: Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm... 4. ...(Tên tổ chức, cá nhân)... cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học trong vùng biển của Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. 5. Tài liệu gửi kèm theo đơn này: - Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện. - Bản sao quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp. Tổ chức/cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 04 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- Tên địa danh, ngày... tháng... năm .... ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI QUYẾT ĐỊNH CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Thông tin chung Tên dự án/kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học: .................................................... Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………….. Quốc tịch: ............................... Địa chỉ:.............................................................................................................................. Số điện thoại: ……………………………………… Email: ................................................. Đã được cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo Quyết định số ... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Tóm tắt tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện. 3. Đề nghị được cấp lại bản sao Quyết định số .... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lý do đề nghị cấp lại: ........................................................................................................ 4. ... (Tên tổ chức, cá nhân)... cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học trong vùng biển của Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. 5. Gửi kèm theo đơn này Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện. Tổ chức/cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 05 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày.... tháng.... năm …… QUYẾT ĐỊNH Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam (sửa đổi, bổ sung)1 BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Căn cứ Nghị định số ......./NĐ-CP ngày .... tháng .... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Xét hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học/sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ….; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho phép Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, quốc tịch) ... và Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân Việt Nam trong trường hợp có hợp tác nghiên cứu khoa học) ... được tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam2. Chấp thuận cho Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, quốc tịch) ... và Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân Việt Nam trong trường hợp có hợp tác nghiên cứu khoa học) ... được tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam3. a) Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu: ............................................................................ b) Nội dung chính của hoạt động nghiên cứu: ................................................................. c) Vị trí, tọa độ khu vực biển thực hiện hoạt động nghiên cứu: ........................................ d) Phương pháp nghiên cứu; phương tiện, thiết bị nghiên cứu: ...................................... đ) Vật liệu nổ, hóa chất độc được phép sử dụng để nghiên cứu (nếu có):....................... e) Lịch trình nghiên cứu: ................................................................................................... g) Các cảng đến và đi (nếu có): ........................................................................................ h) Tên, quốc tịch của các nhà khoa học nước ngoài; tên của các nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu: ........................................................................................................................................... i) Thời hạn nghiên cứu: Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm.. Điều 2. Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ... có trách nhiệm: a) Thực hiện đúng các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp phép/hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; b) Tuân thủ đúng các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; c) Tuân thủ đúng quy định về công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điều 21 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; d) Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về biển, hàng hải, hàng không, hải quan, thuế, lao động, y tế, xuất nhập cảnh, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam trong quá trình tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Điều 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, .... và Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: - …………; - …………; - Lưu: VT,.... BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) _______________ 1 Ghi trong trường hợp được sửa đổi, bổ sung. 2 Áp dụng trong trường hợp cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam. 3 Áp dụng trong trường hợp cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Mẫu số 06 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày.... tháng.... năm …… QUYẾT ĐỊNH Về việc gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Căn cứ Nghị định số ……./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm…. của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Xét hồ sơ đề nghị gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) …; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Gia hạn thời hạn nghiên cứu khoa học đã được cấp phép tại Quyết định số ... /QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Thời hạn gia hạn là ... ngày/tháng, kể từ ngày ... tháng ... năm ... Ông/Bà/Tổ chức... (tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, quốc tịch)... có trách nhiệm: .......................................................................................................................................... Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, .... và Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: - …………; - …………; - Lưu: VT,.... BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 07 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày.... tháng.... năm …… QUYẾT ĐỊNH Đình chỉ Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Căn cứ Nghị định số …../NĐ-CP ngày … tháng .... năm …. của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Xét đề nghị của tổ chức ...(tên tổ chức)... về hành vi vi phạm của Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ... trong quá trình tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Đình chỉ Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, quốc tịch) ... phải dừng ngay hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện các nghĩa vụ sau: ........................................................................................................................................ Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, .... và Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân)... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: - …………; - …………; - Lưu: VT,.... BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 08 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày.... tháng.... năm …… QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Căn cứ Nghị định số …../NĐ-CP ngày … tháng .... năm … của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Xét đề nghị của tổ chức ... (tên tổ chức) ... về hành vi vi phạm của Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ... trong quá trình tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thu hồi Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, quốc tịch) ... phải phải chấm dứt ngay hoạt động nghiên cứu khoa học, tháo dỡ và đưa thiết bị, phương tiện nghiên cứu khoa học ra khỏi vùng biển Việt Nam và thực hiện các nghĩa vụ sau: ............................................................................................................................................... Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, .... và Ông/Bà/Tổ chức ... (tên tổ chức, cá nhân) ... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: - …………; - …………; - Lưu: VT,.... BỘ TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 09 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- Tên địa danh, ngày... tháng... năm .... BÁO CÁO SƠ BỘ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Tên dự án/kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học: - Tóm tắt mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học: - Tóm tắt nội dung, nhiệm vụ chính của hoạt động nghiên cứu khoa học: 2. Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học (số, ngày, tháng, năm): 3. Nhà khoa học xây dựng báo cáo: Tên: Chức danh: Quốc tịch: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: Trang thông tin điện tử có lý lịch khoa học (nếu có): 4. Kết quả nghiên cứu khoa học: - Mô tả tóm tắt các hoạt động đã tiến hành (Nêu rõ vị trí lấy mẫu, phương thức lấy mẫu, các loại mẫu): - Dữ liệu thô: - Dữ liệu đã xử lý: - Phân tích dữ liệu: - Những sản phẩm, kết quả quan trọng thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học: 5. Đánh giá chung về việc thực hiện nghiên cứu khoa học (nêu rõ tỷ lệ thực hiện khối lượng công việc): 6. Dự kiến ngày gửi báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu khoa học: 7. Tài liệu, hình ảnh đính kèm thể hiện lịch trình nghiên cứu, vị trí các nơi lấy mẫu... Tên tổ chức/cá nhân (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "15/05/2016", "sign_number": "41/2016/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-36-CT-TWPCTT-2020-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-thien-tai-441358.aspx
Chỉ thị 36/CT-TWPCTT 2020 tăng cường công tác phòng chống thiên tai
BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 36/CT-TWPCTT Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2020 CHỈ THỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2020 Từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn ra cực đoan, bất thường gây thiệt hại lớn tại nhiều khu vực trong cả nước, điển hình là: Hạn hán xảy ra ở cả 3 miền; xâm nhập mặn vượt mức lịch sử tại đồng bằng sông Cửu Long; mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra liên tiếp tại miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Tây nguyên, trong đó có đợt ngay trong đêm 30, sáng 01 Tết Nguyên đán; mưa lớn từ ngày 12-14/4 ở các tỉnh duyên hải miền Trung làm trên 19.500ha lúa bị ngập úng, gãy, đổ. Đây là hiện tượng hiếm gặp, báo hiệu sự bất thường, cực đoan của thiên tai. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thiên tai năm 2020 còn diễn biến phức tạp với khoảng 11-13 cơn bão trên biển Đông, trong đó có 05-06 cơn trực tiếp ảnh hưởng đến đất liền cùng với hạn hán, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất... đặc biệt là nguy cơ xuất hiện mưa, lũ đặc biệt lớn có thể xảy ra sau các đợt khô hạn kéo dài tương tự như các năm 2006, 2010 và 2016 vừa qua. Để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) yêu cầu Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN (Ban Chỉ huy) các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: 1. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Bộ Nông nghiệp &PTNT): - Chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá tình hình diễn biến và kết quả công tác phòng chống thiên tai năm 2019, những tháng đầu năm 2020, triển khai nhiệm vụ công tác trong thời gian còn lại trong năm một cách sát thực, hiệu quả. Thời gian tổ chức phù hợp khi dịch Covid - 19 được kiểm soát. - Trên cơ sở nhận định của các cơ quan dự báo trong nước và quốc tế, tổng hợp, phân tích, báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Chính phủ về các tình huống thiên tai lớn, đặc biệt lớn có thể xảy ra, cũng như các kịch bản ứng phó cụ thể, tránh để xảy ra bị động bất ngờ, gây hậu quả lớn dẫn đến thảm họa. Đề xuất các giải pháp cần thiết trước mắt và lâu dài nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. - Nâng cao năng lực theo dõi, giám sát diễn biến và đánh giá tác động của thiên tai đến các mặt của đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng để tiếp nhận và truyền tải thông tin được kịp thời, chính xác, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ thường trực, trực ban, hợp chỉ đạo điều ứng phó, cũng như tổ chức các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương đến hiện trường xảy ra thiên tai được hiệu quả. - Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Bộ ngành, địa phương thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ huy, chỉ đạo, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, không để chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm. 2. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành và địa phương: - Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai Chỉ thị số 42- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai theo hướng chuyên trách, đảm bảo tập trung, thống nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Kiện toàn Ban Chỉ huy các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm, hiệu quả; tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. - Tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch những tháng còn lại; chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các vùng miền, địa phương để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại. Tổ chức cảnh báo, bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các ngầm tràn, các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu, chia cắt, cô lập. - Chỉ đạo và triển khai các giải pháp nâng cao năng lực của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy các cấp, trong đó ưu tiên củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ theo dõi, giám sát, phân tích diễn biến, tác động của thiên tai đến đời sống kinh tế xã hội tại địa phương, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu đồng thời cung cấp, kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai tại trung ương; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai đảm bảo tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Khẩn trương kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản... Xác định các trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố đê điều, hồ đập, xả lũ khẩn cấp. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành hồ chứa, nhất là các hồ đã xảy ra sự cố, các hồ có nguy cơ cao, do tư nhân quản lý. - Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão hoặc có phương án bảo vệ an toàn các công trình đang thi công. Huy động tối đa nguồn lực xử lý dứt điểm các sự cố thiên tai lớn trong những năm gần đây; chú trọng công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới đảm bảo sinh kế, bền vững. - Tăng cường quản lý, kiểm soát tàu thuyền, kiên quyết không để các tàu đánh bắt thủy, hải sản hết hạn đăng kiểm; trang thiết bị an toàn, thông tin liên lạc không đảm bảo; thuyền trưởng, máy trưởng thiếu chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ ra khơi. Kiểm tra rà soát hiện trạng các khu neo đậu, chủ động sửa chữa các hư hỏng, nạo vét luồng lạch và cung cấp thông tin liên quan để tàu thuyền ra vào tránh trú bão thuận lợi, an toàn. Chỉ đạo tổ chức hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tại các khu nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, trên biển. - Rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại các khu vực dân cư có nguy cơ rủi ro cao khi xảy ra các tình huống thiên tai như: Bão, bão mạnh, mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,... nhất là đối với Nhân dân, khách du lịch tại các khu du lịch ven biển, trên các đảo và vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất. - Chú trọng công tác thông tin phòng, chống thiên tai và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; tổ chức xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo để chủ động ứng phó tại chỗ ngay từ giờ đầu khi xảy ra thiên thiên tai, đặc biệt là trong trường hợp chi viện từ bên ngoài không kịp thời do chia cắt hoặc ảnh hưởng của dịch bệnh. - Đẩy mạnh hoạt động quỹ phòng chống thiên tai, xây dựng kế hoạch, triển khai thu và sử dụng theo đúng quy định, phát huy hiệu quả quỹ, tạo nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai của địa phương. - Thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi do thiên tai. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, đảm bảo hiệu quả và bền vững. - Tổ chức thường trực, trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình thiên tai và thiệt hại, công tác chỉ đạo ứng phó cũng như nhu cầu về nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả tại Bộ, ngành, địa phương về Ban Chỉ đạo (qua Văn phòng thường trực) để kịp thời xử lý hoặc báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Giao Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp, kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ huy các Bộ, ngành, địa phương và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Phó Thủ tướng CP - Trưởng ban (để b/c); - Các thành viên Ban Chỉ đạo; - Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ; - Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, tp; - Lưu VT, ƯPKP (ĐHƯP_3b). KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC Nguyễn Xuân Cường
{ "issuing_agency": "Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai", "promulgation_date": "16/04/2020", "sign_number": "36/CT-TWPCTT", "signer": "Nguyễn Xuân Cường", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Chi-thi-14-CT-UBND-2023-tuyen-chon-goi-cong-dan-nhap-ngu-Ha-Noi-580427.aspx
Chỉ thị 14/CT-UBND 2023 tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 14/CT-UBND Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2023 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2024 Năm 2023, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (gọi chung là công tác tuyển quân) được Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, phát huy được vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mọi tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện; việc triển khai thực hiện quy trình các bước công tác tuyển quân bảo đảm đúng Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015, Luật Công an nhân dân (CAND) năm 2018, sửa đổi bổ sung năm 2023 và các nghị định, thông tư, hướng dẫn của cấp trên về công tác tuyển quân; bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai; đạt chất lượng, hiệu quả cao hoàn thành 100% chỉ tiêu Chính phủ giao về tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và chỉ tiêu thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót như: Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành của địa phương trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo chưa chặt chẽ; chưa bám sát vào các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên. Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Ban CHQS cấp huyện chưa cụ thể (nhất là nội dung, phương pháp thực hiện của cấp xã, cấp thôn), do đó quá trình thực hiện còn sai sót, chưa đúng quy định. Một số địa phương công tác đăng ký, quản lý số lượng và chất lượng công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ chưa chặt chẽ; công tác bình cử, đề cử ở cấp thôn, tổ dân phố thực hiện chưa đúng quy định; sơ tuyển, xét duyệt ở xã, phường, thị trấn chưa hết đối tượng, chất lượng, hiệu quả chưa cao; chất lượng sơ tuyển sức khỏe NVQS còn có mặt hạn chế; việc ban hành quyết định danh sách công dân thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ theo Điều 42 Luật NVQS của Chủ tịch UBND cấp huyện chưa kịp thời; danh sách niêm yết đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ ở các xã, phường, thị trấn còn chậm, chưa rõ đối tượng. Đặc biệt vẫn còn sót lọt công dân vi phạm pháp luật nhập ngũ vào quân đội; tỷ lệ công dân là đảng viên, công chức, viên chức nhập ngũ còn thấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển quân năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ thị: 1. Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mọi tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện; kiện toàn Hội đồng NVQS các cấp bảo đảm đúng, đủ số lượng theo quy định của pháp luật và tổ chức hoạt động có hiệu quả; các thành viên Hội đồng NVQS các cấp theo chức năng nhiệm vụ, nâng cao vai trò trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác tuyển quân. 2. Tiếp tục quán triệt và làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sâu, rộng trong Nhân dân trên địa bàn Thành phố, chú trọng đối tượng là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ nâng cao nhận thức về ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng của công tác tuyển quân; phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống Quân đội nhân dân, CAND và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng; các sở, ban, ngành Thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên bằng nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú phù hợp với từng địa phương để tạo phong trào quần chúng sôi nổi, đồng thời cổ vũ, khích lệ, động viên thanh niên hăng hái nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND. 3. Giao Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (cơ quan thường trực Hội đồng NVQS Thành phố) chủ trì phối hợp với Công an Thành phố, các sở, ngành và cơ quan liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công tác tuyển quân năm 2024 đúng Luật NVQS, Luật CAND và các nghị định, thông tư, hướng dẫn. 4. Công an Thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chặt chẽ nhiệm vụ tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND đúng quy định, hoàn thành chỉ tiêu được giao. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai bảo đảm về tiêu chuẩn chính trị, đạo đức đối với công dân thực hiện NVQS và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND. 5. Các sở, ngành Thành phố: Sở Y tế Thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai về tiêu chuẩn sức khỏe công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, hướng dẫn các địa phương công tác phòng, chống dịch bệnh trong suốt quá trình thực hiện công tác tuyển quân. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn văn hóa của công dân nhập ngũ; các Sở: Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao; Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp dưới và các địa phương trong quá trình thực hiện công tác tuyển quân năm 2024 đạt chất lượng, hiệu quả. 6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện của cấp mình, hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho cơ sở về công tác tuyển quân bảo đảm thực hiện đúng các bước trong quy trình tuyển quân, đúng Luật NVQS, Luật CAND, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, hoàn thành chỉ tiêu được giao, đạt hiệu quả, chất lượng cao; tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024 bảo đảm trang trọng, nhanh gọn, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh theo quy định. 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố và các ban, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ làm tốt công tác tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện tốt quy trình công tác tuyển quân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và công tác chính sách hậu phương Quân đội và Công an. 8. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tuyển quân theo quy định; đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng; gắn chất lượng công tác tuyển quân với kết quả hoàn thành nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các thành viên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Quốc phòng; - Bộ công an; - Bộ Tổng Tham mưu; - Thường trực Thành ủy, HĐND TP; - Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố; - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội; - Thành viên HĐNVQS Thành phố; - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; - Công an thành phố Hà Nội; - Các sở, ban, ngành Thành phố; - Viện KSND, TAND TP Hà Nội; - Liên đoàn Lao động Thành phố; - Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; - Hội Cựu chiến binh Thành phố; - Đoàn Thanh niên CSHCM TP; - UBND, Ban CHQS, Công an các quận, huyện, thị xã; - VPUBTP: CVP, PCVP; - Các phòng: NC, TKBT, KGVX, KT; - Báo Hà Nội mới, Đài PTTH Hà Nội; - Lưu: VT, NC (Bình), BTLTĐ (5b). CHỦ TỊCH Trần Sỹ Thanh
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "21/09/2023", "sign_number": "14/CT-UBND", "signer": "Trần Sỹ Thanh", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-lien-tich-43-2005-TTLT-BTC-BQP-chinh-sach-thue-thu-Ngan-sach-Nha-nuoc-san-xuat-kinh-doanh-hang-hoa-dich-vu-don-vi-thuoc-Bo-quoc-phong-2233.aspx
Thông tư liên tịch 43/2005/TTLT/BTC-BQP chính sách thuế thu Ngân sách Nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đơn vị thuộc Bộ quốc phòng
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 43/2005/TTLT/BTC-BQP Hà Nội , ngày 02 tháng 6 năm 2005 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH- QUỐC PHÒNG SỐ 43/2005/TTLT/BTC-BQP NGÀY 02 THÁNG 6 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ các Luật, Pháp lệnh thuế và Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành; Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 10 tháng 12 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Để phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách thuế đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như sau: I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Đối tượng nộp thuế áp dụng Thông tư này là các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, bao gồm: Doanh nghiệp nhà Nước (kể cả công ty quốc phòng); Các đơn vị hành chính, sự nghiệp tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động có hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác. II. KÊ KHAI, NỘP THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ: 1. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng (trừ các Công ty quốc phòng theo quyết định của Bộ Quốc phòng quy định trong từng thời kỳ thực hiện nghĩa vụ thuế theo hướng dẫn tại điểm 2 dưới đây): Thực hiện kê khai, nộp đầy đủ các khoản thuế và thu khác (như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí...) vào Ngân sách Nhà nước và thực hiện việc quyết toán thuế với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại các văn bản hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các Luật thuế, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí và thu Ngân sách Nhà nước hiện hành. 2. Đối với Công ty quốc phòng: Việc kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế được thực hiện như sau: a) Đăng ký, kê khai, nộp đầy đủ các khoản thuế và các khoản thu khác (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) của hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác vào Ngân sách nhà nước; Công ty quốc phòng được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất cần thiết sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ quốc phòng. Trường hợp, Công ty quốc phòng sử dụng một phần diện tích đất được cơ quan có thẩm quyền giao sử dụng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác thì phải kê khai, nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phần diện tích sử dụng cho hoạt động kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các Luật thuế, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí và thu Ngân sách Nhà nước. b) Kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong kỳ kế hoạch mỗi quý một lần, các công ty quốc phòng có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và nộp về tài khoản của Bộ Quốc phòng mở tại Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội. Cuối năm, các công ty quốc phòng thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác với Bộ Quốc phòng theo đúng chế độ quy định. Trên cơ sở quyết toán của các công ty quốc phòng, Bộ Quốc phòng xác định số nộp chính thức vào Ngân sách Nhà nước của các công ty quốc phòng và nộp vào Ngân sách nhà nước Trung ương. c. Hàng năm, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Công ty quốc phòng thực hiện kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác theo quy định hiện hành. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng để nghiên cứu, giải quyết. Nguyễn Văn Rinh (Đã ký) Trương Chí Trung (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "02/06/2005", "sign_number": "43/2005/TTLT/BTC-BQP", "signer": "Nguyễn Văn Rinh, Trương Chí Trung", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-12-2011-TT-BGDDT-Dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-pho-thong-va-truong-120867.aspx
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 12/2011/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011 THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về tổ chức và quản lý nhà trường; chương trình và các hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 2. Điều lệ này áp dụng cho các trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học), tổ chức và cá nhân có liên quan. 3. Trường do các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư được quy định tại văn bản khác. Điều 2. Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục. 2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. 6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. 7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục. 9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 4. Loại hình và hệ thống trường trung học 1. Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. a) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm; b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. 2. Các trường có một cấp học gồm: a) Trường trung học cơ sở; b) Trường trung học phổ thông. 3. Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm: a) Trường tiểu học và trung học cơ sở; b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông; c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 4. Các trường chuyên biệt gồm: a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; b) Trường chuyên, trường năng khiếu; c) Trường dành cho người tàn tật, khuyết tật; d) Trường giáo dưỡng. Điều 5. Tên trường, biển tên trường 1. Việc đặt tên trường được quy định như sau: Trường trung học cơ sở (hoặc: trung học phổ thông; tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung học phổ thông chuyên) + tên riêng của trường. 2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên trường và giấy tờ giao dịch. 3. Biển tên trường ghi những nội dung sau: a) Góc phía trên, bên trái: - Đối với trường trung học có cấp học cao nhất là cấp THCS: Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) trực thuộc tỉnh và tên huyện (quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh; Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo. - Đối với trường trung học có cấp THPT: Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Dòng thứ hai: Sở giáo dục và đào tạo. b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại Điều 5 của Điều lệ này; c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại. 4. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó. Điều 6. Phân cấp quản lý 1. Trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS do phòng giáo dục và đào tạo quản lý. 2. Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT do sở giáo dục và đào tạo quản lý. 3. Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó. Điều 7. Tổ chức và hoạt động của trường trung học có cấp tiểu học, trường trung học chuyên biệt và trường trung học tư thục 1. Trường trung học có cấp tiểu học phải tuân theo các quy định của Điều lệ này và Điều lệ trường tiểu học. 2. Các trường trung học chuyên biệt, trường trung học tư thục quy định tại Điều 4 của Điều lệ này tuân theo các quy định của Điều lệ này và quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt, trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều 8. Nội quy trường trung học Các trường trung học căn cứ các quy định của Điều lệ này và các quy chế, điều lệ quy định tại Điều 7 của Điều lệ này (đối với trường trung học có cấp tiểu học, trường trung học chuyên biệt, trường trung học tư thục) để xây dựng nội quy của trường mình. Chương II TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG Điều 9. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục 1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học: a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. 2. Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục: a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường; b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên; d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học; đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi. 4. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học chuyên biệt được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt. Điều 10. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. 2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Điều 11. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học 1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học: a) Đề án thành lập trường; b) Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường; c) Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng; d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường; đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có). 2. Trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học: a) Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này; b) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) hoặc cấp tỉnh (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT); c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Trường hợp chưa quyết định thành lập hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết. 3. Hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục: a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục; b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này. 4. Trình tự, thủ tục cho phép nhà trường hoạt động giáo dục: a) Trường trung học công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 3 của Điều này; b) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết. Điều 12. Sáp nhập, chia, tách trường trung học 1. Việc sáp nhập, chia, tách trường phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; b) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; c) Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách trường. Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định. 3. Hồ sơ, trình tự và thủ tục sáp nhập, chia, tách trường để thành lập hoặc cho phép thành lập trường mới tuân theo các quy định tại Điều 11 của Điều lệ này. Điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học 1. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này; c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền; d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục; đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ; e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử; f) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật. 2. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động giáo dục, thời hạn đình chỉ; các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nhân viên, học sinh và người lao động trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học: a) Khi trường trung học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm; b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) căn cứ mức độ vi phạm, ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường. c) Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục và đơn vị bị đình chỉ có hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại (thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Điều lệ này) thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết. 4. Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục: a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; b) Biên bản kiểm tra; c) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục. Điều 14. Giải thể trường trung học 1. Trường trung học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường; b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; c) Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường. 2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trường. 3. Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập); sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập); tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể nhà trường, trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể nhà trường. Quyết định giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nhân viên và học sinh. Quyết định giải thể nhà trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Trình tự, thủ tục giải thể trường trung học: a) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 của Điều này hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường. b) Cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 5. Hồ sơ giải thể nhà trường: a) Trường trung học giải thể theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm: - Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm điểm a khoản 1 Điều này; - Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; - Biên bản kiểm tra; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT). b) Trường trung học giải thể theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm: - Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục; - Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT). Điều 15. Lớp, tổ học sinh 1. Lớp a) Học sinh được tổ chức theo lớp. Mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học; b) Mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh; c) Số học sinh trong mỗi lớp của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt đông của trường chuyên biệt. 2. Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh. Mỗi tổ không quá 12 học sinh, có tổ trưởng, 1 tổ phó do các thành viên của tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học. Điều 16. Tổ chuyên môn 1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. Điều 17. Tổ Văn phòng 1. Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác. 2. Tổ Văn phòng có tổ trưởng và tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ. 3. Tổ Văn phòng sinh hoạt hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. Điều 18. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng 1. Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học. 2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau: a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó; b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. 3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường. 4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học. Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này; c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Điều 20. Hội đồng trường 1. Hội đồng trường đối với trường trung học công lập, Hội đồng quản trị đối với trường trung học tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường trung học công lập: Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ Văn phòng. Hội đồng trường có Chủ tịch, 1 thư ký và các thành viên khác. Tổng số thành viên của Hội đồng trường từ 9 đến 13 người. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học công lập: a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; d) Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường. 4. Hoạt động của Hội đồng trường trung học công lập: a) Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết. b) Phiên họp Hội đồng trường được coi là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch Hội đồng). Quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt tại cuộc họp nhất trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai. c) Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này. 5. Thủ tục thành lập Hội đồng trường trung học công lập: Căn cứ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng bầu; thư kí do Chủ tịch Hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có yêu cầu đột xuất về việc thay đổi nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường. 6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường của trường tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục. Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường 1. Hội đồng thi đua và khen thưởng Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp. 2. Hội đồng kỷ luật a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định. Điều 22. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 2. Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Điều 23. Quản lý tài sản, tài chính Việc quản lý tài chính, tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; mọi thành viên của trường có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà trường. Chương III CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Điều 24. Chương trình giáo dục 1. Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. 2. Căn cứ chương trình giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và thời khoá biểu để điều hành hoạt động giáo dục, dạy học. 4. Học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật. Điều 25. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và thiết bị dạy học sử dụng trong giảng dạy và học tập tại trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 2. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng dạy học. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Điều 26. Các hoạt động giáo dục 1. Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. 2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Điều 27. Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm: 1. Đối với nhà trường: a) Sổ đăng bộ; b) Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến; c) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục; d) Sổ gọi tên và ghi điểm; đ) Sổ ghi đầu bài; e) Học bạ học sinh; g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; h) Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường; i) Hồ sơ thi đua; k) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên; l) Hồ sơ kỷ luật; m) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến; n) Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục; o) Sổ quản lý tài chính; p) Hồ sơ quản lý thư viện; q) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh; r) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có). 2. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn. 3. Đối với giáo viên: a) Giáo án (bài soạn); b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; c) Sổ điểm cá nhân; d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh 1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 3. Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học. 4. Học sinh tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học. 5. Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS. 6. Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT. Điều 29. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường 1. Trường trung học có phòng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. 2. Mỗi trường có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường. 3. Học sinh cũ của trường được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Chương IV GIÁO VIÊN Điều 30. Giáo viên trường trung học Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh. Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học 1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh; g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây: a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. 3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng. 4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường. 5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường. 6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt. Điều 32. Quyền của giáo viên 1. Giáo viên có những quyền sau đây: a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường; d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ; g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể; h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây: a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. 3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. 4. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành. Điều 33. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên 1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau: a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên tiểu học; b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS; c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT. 2. Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn. 3. Giáo viên có trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chính sách theo quy định của Nhà nước, được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục. Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. 2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm Giáo viên không được có các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp. 2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 36. Khen thưởng và xử lý vi phạm 1. Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác. 2. Giáo viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chương V HỌC SINH Điều 37. Tuổi học sinh trường trung học 1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước. 2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định. 3. Học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học. 4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau: a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường; b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học; giáo viên dạy lớp trên; nhân viên y tế; c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét, quyết định. 5. Học sinh trong độ tuổi THCS, THPT ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường THCS hoặc trường THPT tại nơi cư trú hoặc trường THCS và THPT ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau: a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường; b) Hiệu trưởng nhà trường tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp. Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. 2. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước. 3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Điều 39. Quyền của học sinh 1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định. 2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 37 của Điều lệ này. 3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống. 4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt. 5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. 2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tuỳ điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đồng ý. Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. 3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục. 4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội. Điều 42. Khen thưởng và kỷ luật 1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây: a) Khen trước lớp, trước trường; b) Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi; c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; d) Các hình thức khen thưởng khác. 2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây: a) Phê bình trước lớp, trước trường; b) Khiển trách và thông báo với gia đình; c) Cảnh cáo ghi học bạ; d) Buộc thôi học có thời hạn. Chương VI TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG Điều 43. Địa điểm, diện tích của trường 1. Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường. 2. Tổng diện tích sử dụng của trường tối thiểu đủ theo tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục. Điều 44. Các khối công trình của trường 1. Phòng học, phòng học bộ môn a) Phòng học: - Có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày; - Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định; - Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát. b) Phòng học bộ môn: Thực hiện theo Quy định về tiêu chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống. 3. Khối hành chính - quản trị. Gồm phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể... 4. Khu sân chơi, bãi tập. Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân chơi có hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn. 5. Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước. a) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên và học sinh, riêng cho nam, nữ, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường; b) Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường. 6. Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh. 7. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. Chương VII QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Điều 45. Trách nhiệm của nhà trường Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh 1. Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trong mỗi năm học gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh. 2. Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: 1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "28/03/2011", "sign_number": "12/2011/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Vinh Hiển", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-76-2015-TT-BGTVT-quan-ly-sat-hach-cap-moi-cap-lai-thu-hoi-giay-phep-lai-tau-tren-duong-sat-297836.aspx
Thông tư 76/2015/TT-BGTVT quản lý sát hạch cấp mới cấp lại thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 76/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP MỚI, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu đối với người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng. 2. Thông tư này không áp dụng đối với những người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu (depot) đường sắt đô thị; phạm vi nội bộ đường sắt chuyên dùng trực tiếp phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp mà không đi qua khu dân cư, không giao cắt với hệ thống đường bộ. Chương II GIẤY PHÉP LÁI TÀU VÀ SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI TÀU Điều 3. Giấy phép lái tàu 1. Giấy phép lái tàu bao gồm các loại sau: a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel); b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện); c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước; d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt; đ) Giấy phép lái tàu điện (trên đường sắt đô thị). 2. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp. 3. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Điều 4. Sử dụng giấy phép lái tàu 1. Người được cấp giấy phép chỉ được điều khiển loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép và phải mang theo giấy phép khi lái tàu. 2. Người được cấp giấy phép lái đầu máy diesel, đầu máy điện được phép lái các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt nhưng phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 15 của Thông tư này. 3. Lái tàu không đảm nhiệm chức danh theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh thì phải thực hiện sát hạch và cấp mới giấy phép lái tàu theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Điều 5. Thu hồi giấy phép lái tàu 1. Giấy phép lái tàu bị thu hồi trong các trường hợp sau: a) Cấp cho người không đủ điều kiện quy định tại Điều 10 của Thông tư này; b) Có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này. 2. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép lái tàu; doanh nghiệp trực tiếp quản lý lái tàu có trách nhiệm thu hồi giấy phép và gửi về Cục Đường sắt Việt Nam. Chương III QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP MỚI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI TÀU Điều 6. Nội dung và quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu 1. Nội dung sát hạch bao gồm 2 phần: a) Sát hạch lý thuyết; b) Sát hạch thực hành. 2. Quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Điều 7. Địa điểm sát hạch Địa điểm tổ chức sát hạch do doanh nghiệp bố trí. Doanh nghiệp phải bố trí nhân lực, cơ sở vật chất và các loại phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị chuyên môn, tuyến đường sắt đang khai thác bảo đảm cho việc sát hạch các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này. Điều 8. Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu 1. Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (Hội đồng sát hạch) do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thành lập. 2. Thành phần của Hội đồng sát hạch có từ 05 đến 07 thành viên, gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam hoặc người được Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ủy quyền; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo doanh nghiệp có địa điểm được chọn để tổ chức sát hạch; c) Các thành viên khác của Hội đồng do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quyết định. 3. Nguyên tắc hoạt động: a) Hội đồng sát hạch chỉ làm việc khi có mặt Chủ tịch Hội đồng và tối thiểu 60% tổng số thành viên của Hội đồng; b) Kết luận đánh giá của Hội đồng sát hạch chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 80% tổng số thành viên có mặt nhất trí; c) Hội đồng sát hạch tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sát hạch: a) Chỉ đạo và kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ sát hạch; b) Chủ trì xây dựng và trình Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt nội dung sát hạch trước khi tổ chức kỳ sát hạch; c) Chỉ đạo việc sát hạch theo đúng các quy định của Bộ Giao thông vận tải; d) Phổ biến, hướng dẫn nội dung, quy trình sát hạch và các quy định cần thiết khác cho các sát hạch viên; đ) Sắp xếp lịch sát hạch và tổ chức sát hạch; e) Tạm ngừng việc sát hạch và báo cáo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam khi thấy không đủ điều kiện tổ chức kỳ sát hạch; g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và lập biên bản, gửi lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại Cục Đường sắt Việt Nam; h) Quyết định xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm quy trình sát hạch do Tổ sát hạch báo cáo. Điều 9. Tổ sát hạch 1. Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thành lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch. 2. Tổ sát hạch có ít nhất 05 thành viên, bao gồm tổ trưởng, các sát hạch viên lý thuyết và sát hạch viên thực hành. Tổ trưởng Tổ sát hạch là công chức Cục Đường sắt Việt Nam, các sát hạch viên là người đang công tác tại doanh nghiệp có thí sinh tham dự kỳ sát hạch và người đang công tác tại các cơ sở đào tạo liên quan đến lái tàu. 3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên: a) Có tư cách đạo đức tốt và có chuyên môn phù hợp; b) Đã qua khóa huấn luyện về nghiệp vụ sát hạch lái tàu do Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức và được cấp thẻ sát hạch viên. Sát hạch viên lý thuyết phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến lái tàu, sát hạch viên thực hành phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu, riêng sát hạch viên lái tàu đường sắt đô thị phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu đường sắt đô thị. 4. Nội dung khóa huấn luyện nghiệp vụ sát hạch lái tàu được quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này. 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ sát hạch: a) Giúp Hội đồng sát hạch xây dựng nội dung sát hạch trình Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt; b) Kiểm tra tiêu chuẩn, quy cách của phương tiện, trang thiết bị chuyên môn phục vụ sát hạch và phương án bảo đảm an toàn cho kỳ sát hạch; c) Phổ biến nội dung, quy trình sát hạch và kiểm tra việc chấp hành nội quy sát hạch; d) Chấm thi và tổng hợp kết quả kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch; đ) Sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả chấm thi. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả sát hạch; e) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy sát hạch theo quyền hạn được giao hoặc báo cáo Chủ tịch Hội đồng sát hạch giải quyết nếu vượt thẩm quyền. 6. Tổ sát hạch tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 10. Điều kiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu 1. Đối với chức danh lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: a) Là cá nhân có đầy đủ quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độ tuổi từ 23 đến 55 đối với nam, từ 23 đến 50 đối với nữ, có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ Y tế; b) Đã có bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp; c) Đã qua thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên. 2. Đối với chức danh lái tàu trên đường sắt đô thị: a) Có độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; b) Có bằng, chứng chỉ đào tạo lái tàu đường sắt đô thị. 3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Điều 11. Thủ tục sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu 1. Trình tự thực hiện a) Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sát hạch cấp giấy phép lái tàu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam; b) Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, cá nhân thời gian, địa điểm sát hạch nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định hoặc hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả sát hạch, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện cấp giấy phép lái tàu cho những người được công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch. 2. Hồ sơ đề nghị sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu bao gồm: a) Đơn đề nghị sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này; b) Công văn đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này; c) Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ Y tế; d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp; đ) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. 3. Hồ sơ sát hạch cấp giấy phép lái tàu quy định tại khoản 2 Điều này được lưu trữ tại Cục Đường sắt Việt Nam trong thời hạn 05 năm. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành. Điều 12. Thủ tục cấp lại giấy phép lái tàu 1. Giấy phép lái tàu được cấp lại trong các trường hợp sau: a) Hết hạn sử dụng; b) Bị hư hỏng, mất. 2. Trình tự thực hiện: a) Trước khi giấy phép lái tàu hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, mất, cá nhân có nhu cầu cấp lại phải nộp 01 hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam; b) Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác). Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp lại giấy phép lái tàu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp không cấp lại thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này; b) Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ Y tế; c) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. 4. Hồ sơ cấp lại giấy phép lái tàu quy định tại khoản 3 Điều này được lưu trữ tại Cục Đường sắt Việt Nam trong thời hạn 05 năm. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành. Điều 13. Phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái tàu Người tham gia kỳ sát hạch cấp giấy phép hoặc đề nghị cấp lại giấy phép phải nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam 1. Quản lý công tác sát hạch, cấp mới, cấp lại giấy phép lái tàu. Lập kế hoạch và tổ chức kỳ sát hạch trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đăng ký. 2. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra hoạt động sát hạch. 3. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sát hạch viên. 4. Xây dựng biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý sát hạch, cấp giấy phép. 5. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu. Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lái tàu Đào tạo, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ cho lái tàu trước khi thay đổi tuyến đường sắt hoặc loại phương tiện giao thông đường sắt điều khiển theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này và chỉ cho phép chuyển đổi đối với những lái tàu đạt yêu cầu. Điều 16. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2016. Bãi bỏ các quy định sau: 1. Quyết định số 44/2005/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái tàu. 2. Điều 1 Quyết định số 37/2007/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung “Quy chế quản lý sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái tàu” ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2005 và “Quy định nội dung và quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt” ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 3. Thông tư số 04/2011/TT-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến thủ tục hành chính của Quy chế quản lý sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái tàu ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Điều 17. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 17; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, TCCB (Nđt). BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC 1 MẪU GIẤY PHÉP LÁI TÀU (Ban hành kèm theo Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) 1. Mặt trước BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM ảnh (3x4 cm) Số giấy phép........................ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ GIẤY PHÉP LÁI ...................... Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Cấp cho:.......................................... Ngày sinh:........................................... Nơi công tác:....................................... Ngày cấp :......../........../......... Ngày hết hạn:........./........./.......... 2. Mặt sau CHÚ Ý Người được cấp giấy phép phải: 1. Mang theo giấy phép khi lái phương tiện giao thông đường sắt; 2. Giữ gìn bảo quản không để nhàu nát, tẩy xóa giấy phép. Nếu nhàu nát, tẩy xóa, giấy phép không có giá trị. CỤC TRƯỞNG/HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC CỤC TRƯỞNG ỦY QUYỀN KÝ (Ký, ghi rõ họ tên) 3. Quy cách a) Kích thước khung: 66 mm x 94 mm; b) Tiêu đề “Giấy phép lái ...“ in hoa màu đỏ, các chữ khác màu xanh; c) Chất liệu giấy tất, màu trắng, có in chữ “Cục Đường sắt Việt Nam“ mờ màu vàng; d) Các dòng chữ khi cấp giấy phép phải dùng chữ đánh máy hoặc in vi tính; e) Sau khi được ký, dán ảnh, đóng dấu nổi và dấu đỏ, giấy phép phải được ép plastic trước khi trao cho người được cấp. PHỤ LỤC 2 NỘI DUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VÀ CẤP THẺ SÁT HẠCH VIÊN LÁI TÀU (Ban hành kèm theo Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) TT Nội dung bồi dưỡng Thời gian (giờ) 1. Kiến thức pháp luật về đường sắt 02 2. Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt 02 3. Tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành đường sắt đô thị 02 4. Thông tư quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại giấy phép lái tàu trên đường sắt 0,5 5. Thông tư quy định nội dung, quy trình sát hạch lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị 1,5 6. Hướng dẫn xây dựng nội dung sát hạch lý thuyết, thực hành 04 7. Đi thực tế hiện trường trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị 09 8. Tổ chức đánh giá cấp thẻ sát hạch viên lái tàu 01 Tổng cộng 22 PHỤ LỤC 3 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU (Ban hành kèm theo Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ Sát hạch, cấp giấy phép lái tàu Loại ......................................................... Kính gửi: CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Tên tôi là: ......................................................................................................... Sinh ngày............... tháng ........... năm .……...tại………..…………………………… Quê quán: .............……………………………………………………………………… Nơi ở hiện nay: .......................................................... Điện thoại: ................. Đơn vị công tác hiện nay: .................................................................................. Số Giấy CMND...............................Cấp ngày..........tháng...........năm........... tại .......................... Hiện tại có bị quản chế, cải tạo tại chỗ, đang bị khởi tố, điều tra hoặc đang thi hành án không? Tóm tắt quá trình công tác Từ tháng năm đến tháng năm Công việc đảm nhiệm Chức vụ Nơi công tác Đối chiếu với điều kiện dự sát hạch để được cấp giấy phép lái tàu, tôi thấy mình đủ điều kiện để tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu. Đề nghị Cục đường sắt Việt Nam xem xét, để tôi được tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu loại: ……………………… Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. ......., ngày....... tháng........ năm …… NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (Ký, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 4 VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU (Ban hành kèm theo Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) ĐƠN VỊ: …………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……, ngày … tháng …. năm ….. Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam Căn cứ Thông tư số: /2015/TT-BGTVT ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt, Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu cho các cá nhân theo danh sách dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Trình độ chuyên môn chuyên ngành đào tạo Kinh nghiệm công tác Ghi chú (Gửi kèm theo Hồ sơ đề nghị sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của từng cá nhân có tên trên) Nơi nhận: - Như trên; - Lưu…….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 5 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI TÀU (Ban hành kèm theo Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ Cấp lại giấy phép lái tàu Loại ................................................................. Kính gửi: CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Tên tôi là: ......................................................................................................... Sinh ngày .............. tháng ........... năm ….......tại................................................. Quê quán: ........................................................................................................ Nơi ở hiện nay: .......................................................... Điện thoại: ........................... Đơn vị công tác hiện nay: ........................................................................................ Số Giấy CMND................................Cấp ngày........tháng.........năm....... tại............................. Hiện tại có bị quản chế, cải tạo tại chỗ, đang bị khởi tố, điều tra hoặc đang thi hành án không?.… …………………..……………………………………………….. Tôi đã được Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy phép lái tàu: Loại giấy phép: .............................................................................................. Số giấy phép: ................................................................................................. Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam xét, cấp lại cho tôi giấy phép lái tàu: Loại: ................................................................................................................. Lý do: ................................................................................................................ Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý người đề nghị Ông (Bà): ...............................................là lái tàu hiện đang công tác tại.............................. Giấy phép lái tàu của ông (bà): ....................... (nêu lý do cấp lại). Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp lại giấy phép lái tàu. ………, ngày....... tháng........ năm ……… NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (Ký, ghi rõ họ tên) ......., ngày....... tháng........ năm …… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "01/12/2015", "sign_number": "76/2015/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-06-CT-TTg-2024-don-doc-thuc-hien-nhiem-vu-trong-tam-sau-ky-nghi-Tet-nguyen-dan-598883.aspx
Chỉ thị 06/CT-TTg 2024 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 06/CT-TTg Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2024 CHỈ THỊ VỀ VIỆC ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM SAU KỲ NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024 Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các bộ, cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; triển khai đầy đủ, kịp thời, có đổi mới trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Hàng hóa trong dịp Tết dồi dào, bảo đảm chất lượng và giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu; hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc. Nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã thi công xuyên Tết để đẩy nhanh tiến độ; nhiều nhà máy duy trì hoạt động sản xuất xuyên Tết để bảo đảm đơn hàng. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được thực hiện tốt. Giao thông vận tải cơ bản thông suốt, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. An ninh chính trị, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra sôi động, được quản lý và tổ chức đúng quy định, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm nếp sống văn minh, nhất là đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nhân dân ta đã đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình; mọi người, mọi nhà đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trong dịp Tết, đặc biệt là các bác sỹ, cán bộ và nhân viên y tế trực cấp cứu, điều trị, chăm sóc người bệnh; các cán bộ, chiến sỹ không quản ngại khó khăn, ngày đêm canh giữ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của Nhân dân; công nhân vệ sinh môi trường, người lao động trực, làm việc, thi công xuyên Tết, “3 ca, 4 kíp” trên các công trường, nhà máy... để đất nước ta luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn... Tuy nhiên, trong thời gian Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tình hình vi phạm an toàn giao thông vẫn diễn ra phức tạp, còn xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ tại một số thời điểm và trên một số tuyến giao thông chính; vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự tại một số địa bàn. Sức mua hàng hóa tăng thấp; việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, khu du lịch, công tác vệ sinh môi trường có nơi, có lúc còn chưa tốt... Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; gây áp lực lớn đối với công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những tháng đầu năm 2024. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn phải tập trung ngay vào xử lý công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là đối với các công việc bị tồn đọng do nghỉ Tết; tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024, Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2024; chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội bảo đảm toàn diện, đa tầng, hiện đại, bao trùm, bền vững; đồng thời, tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ, công việc trọng tâm sau đây: 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao: a) Rà soát, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo từng tháng, quý để tập trung chỉ đạo, điều hành, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, giải quyết tháo gỡ dứt điểm gắn với tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhất là đối với những nội dung, vấn đề còn vướng mắc, phức tạp, tồn đọng kéo dài, những vấn đề phát sinh... b) Tiếp tục theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước, nhất là những vấn đề mới phát sinh, việc điều chỉnh chính sách của các nước để kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp trọng tâm nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chủ động theo dõi sát diễn biến để kịp thời có các giải pháp cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhất là các mặt hàng, dịch vụ có nhu cầu tăng cao như ăn uống, vận tải, du lịch tại các điểm vui chơi, thăm quan, lễ hội... c) Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển đất nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5; đồng thời tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. d) Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024; coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm để tạo ra động lực “tăng tốc” cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết 100% vốn đầu tư công ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật đầu tư công và các nghị quyết của Chính phủ. Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện thủ tục đầu tư, tiến độ thi công và giải ngân vốn các dự án ngay từ đầu năm. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình giải ngân theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, kịp thời xử lý theo thẩm quyền và báo cáo đề xuất các khó khăn, vướng mắc với các cấp có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện. đ) Tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia như các dự án thành phần thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn), Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La), Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Tuyên Quang - Hà Giang, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; đường dây tải điện 500 Kv mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên)... Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi công các dự án được giao làm cơ quan chủ quản, nhất là các dự án được dự kiến bố trí nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 và 2024. e) Quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện thực chất cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm quy định kinh doanh. Tập trung đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2024. g) Đẩy nhanh tiến độ lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo kịp thời, khả thi, thống nhất, đồng bộ theo đúng quy định của pháp luật đất đai, pháp luật quy hoạch; tổ chức kiểm kê đất đai năm 2024 theo quy định pháp luật. h) Kịp thời khen thưởng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng phù hợp để ghi nhận, động viên các tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng có thành tích nổi bật, xuất sắc và tinh thần phục vụ Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các tuyến cao tốc đi qua hoặc là cơ quan chủ quản các dự án được Chính phủ giao chịu trách nhiệm: a) Bổ sung nhân lực, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng theo tiến độ yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tập trung xây dựng các khu tái định cư để ổn định cuộc sống của người dân; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành phương án và tổ chức di dời đường điện cao thế. Đối với các địa phương còn chậm của các dự án đường bộ cao tốc, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý I năm 2024. b) Phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thành các thủ tục khai thác khoáng sản đối với mỏ vật liệu xây dựng thông thường theo cơ chế đặc thù được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đáp ứng tiến độ thi công; tham gia cùng chủ đầu tư, nhà thầu làm việc, thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, tuyệt đối nghiêm cấm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, “ép giá”, trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức nào vi phạm thì các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo pháp luật; sử dụng các chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, “ép giá”, đầu cơ đất khu vực mỏ. c) Các địa phương có nguồn vật liệu đắp nền cho các dự án đường bộ cao tốc chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các nhà thầu để triển khai các thủ tục giao mỏ cho các nhà thầu khai thác đảm bảo trữ lượng, công suất khai thác đáp ứng yêu cầu; hỗ trợ tối đa chủ đầu tư và các nhà thầu tiếp cận, khảo sát các mỏ cát (cát sông, cát biển) trên địa bàn. d) Đối với dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long khẩn trương cấp “Bản xác nhận” theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với 05 mỏ (tỉnh An Giang) nhà thầu đã trình hồ sơ để hoàn thiện thủ tục thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí và có thể khai thác trước ngày 20 tháng 02 năm 2024; hỗ trợ các nhà thầu được khai thác tối đa công suất hoạt động của thiết bị, phương tiện và thời gian khai thác trong ngày để đảm bảo sản lượng khai thác, đồng thời căn cứ tình hình thực tế khai thác của các mỏ đã cấp, tiến hành rà soát nội dung đánh giá tác động môi trường được duyệt để xem xét, có phương án điều chỉnh tăng công suất khai thác các mỏ đã cấp (nếu đủ điều kiện); rà soát các mỏ đang khai thác, các khu vực mỏ mới trên địa bàn (đặc biệt tỉnh An Giang, Vĩnh Long), ưu tiên các mỏ gia hạn, nâng công suất để cung ứng cho dự án và giao thêm các mỏ mới cho các nhà thầu triển khai thủ tục khai thác, bảo đảm đủ công suất để đến 30 tháng 6 năm 2024 cung cấp đủ về công trường khối lượng cát đã được Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo các cơ quan đơn vị rút ngắn tối thiểu thời gian thực hiện các thủ tục để có thể khai thác trước ngày 20 tháng 3 năm 2024. đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư, các nhà thầu để triển khai các thủ tục giao mỏ cát biển cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù nêu tại các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Theo dõi tiến độ, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các giải pháp toàn diện, kịp thời để điều hành linh hoạt, hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2024. Trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương, rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 việc kéo dài thời gian bố trí vốn cho các dự án đã được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm theo đúng quy định. b) Chủ động chuẩn bị báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 06 vùng kinh tế - xã hội; đánh giá thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương. c) Tập trung hoàn thiện Đề cương chi tiết Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, gửi các bộ, cơ quan, địa phương để triển khai thực hiện. d) Khẩn trương xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới, báo cáo Chính phủ trong tháng 02 năm 2024. đ) Đẩy nhanh tiến độ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án cao tốc giai đoạn chuẩn bị đầu tư để sớm phê duyệt, khởi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu. e) Khẩn trương hoàn thiện đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2024 - 2030, trong đó đào tạo khoảng 50 - 100 nghìn kỹ sư chíp bán dẫn. 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024; quản lý chặt chẽ các nguồn thu; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, các khoản chi không thật sự cấp bách theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Rà soát, tổng hợp và kịp thời trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán năm 2024 đối với các nhiệm vụ của ngân sách trung ương chưa phân bổ trong dự toán đầu năm theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 theo đúng quy định. Riêng đối với các khoản chi của ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ đầu năm cho các bộ, cơ quan để thực hiện mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin, đề nghị thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại văn bản số 820/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. b) Khẩn trương hoàn thiện báo cáo phục vụ Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp năm 2023 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại các văn bản số 49/TTg-ĐMDN ngày 10 tháng 01 năm 2024 và số 8298/VPCP-ĐMDN ngày 24 tháng 10 năm 2023. c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, địa phương liên quan rà soát, thực hiện việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân trong thời gian giáp hạt đầu năm 2024, bảo đảm kịp thời, đúng quy định. d) Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành cho các chủ đầu tư, đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước; công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, bảo đảm giao dịch thông suốt, liên tục, không để tồn đọng hồ sơ thanh toán mà không rõ lý do và phát sinh chi phí cho chủ đầu tư. đ) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư năm 2024 và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ. e) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xử lý nhanh chóng các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 6 năm 2024. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Khẩn trương tổng kết Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong tình hình mới, hoàn thành trong quý I năm 2024. b) Điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạ lãi suất cho vay, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế “tín dụng đen”. c) Tiếp tục thực hiện các giải pháp để triển khai các chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ; 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. d) Khẩn trương hoàn thiện xác định giá trị các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại theo quy định. 6. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Tập trung thúc đẩy, đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đôn đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các nhà thầu dầu khí triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí năm 2024 theo kế hoạch được phê duyệt; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tăng sản lượng khai thác nội địa đáp ứng yêu cầu sản xuất điện. Tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh thủ tục, di dời các đường điện cao thế đáp ứng tiến độ thi công các dự án ngành giao thông vận tải; tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu sớm đưa vào vận hành các công trình lưới điện trong năm 2024, nhất là đường dây 500Kv mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên); chỉ đạo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, hiệu quả, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân. b) Theo dõi chặt chẽ nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây bất ổn thị trường. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xử lý nghiêm theo quy định. c) Tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, kịp thời có các giải pháp xử lý phù hợp, không để tình trạng ùn tắc hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các bộ, cơ quan, hiệp hội, hãng tàu, doanh nghiệp để nắm bắt tình hình vận tải hàng hóa quốc tế qua khu vực Biển Đỏ, đề xuất các giải pháp giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo đảm luồng hàng xuất khẩu không bị cản trở và tăng khả năng chống chịu với các biến động của môi trường kinh doanh quốc tế. d) Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 về phương án xử lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để kịp thời cảnh báo, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có phương án sản xuất kinh doanh nông sản phù hợp, bảo đảm nước tưới, vật tư, nguyên liệu đầu vào; hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân. b) Thường xuyên, chủ động chỉ đạo công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tích cực hỗ trợ các địa phương kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. c) Tăng cường kiểm tra bảo đảm an toàn, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, hồ chứa, đê sông, đê biển; công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Thực hiện hiệu quả Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn 2024. Tiếp tục triển khai các biện pháp khai thác thủy sản bền vững, ngăn chặn đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. d) Khẩn trương chuẩn bị báo cáo phục vụ Phiên họp chuyên đề của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp về sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, trình Trưởng Ban Chỉ đạo trước ngày 20 tháng 02 năm 2024. đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trước mắt tập trung nội dung bổ sung quy định về việc tạm sử dụng rừng để triển khai ngay các công trình xây dựng tạm phục vụ thi công dự án đường dây 500 kv mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối và các dự án truyền tải điện cấp thiết khác theo trình tự, thủ tục rút gọn, ban hành Nghị định trước ngày 28 tháng 02 năm 2024, bảo đảm đóng điện đúng kế hoạch được giao và an ninh năng lượng quốc gia; việc sửa đổi, bổ sung các nội dung khác được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chỉ đạo bảo đảm bố trí đủ phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại sau Tết của Nhân dân; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến trong vận tải hàng không; tuyệt đối không để hành khách không có phương tiện trở lại nơi làm việc, học tập. b) Triển khai có hiệu quả các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, chủ động tổ chức giao thông, phân luồng từ xa, xả trạm thu phí (mở barie) để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc kéo dài nhất là các tuyến kết nối khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và đầu mối giao thông lớn; yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. c) Chỉ đạo Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục giao mỏ bảo đảm trữ lượng và công suất để có thể khai thác phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng tiến độ yêu cầu. Triển khai kế hoạch bảo trì, sửa chữa, cải tạo an toàn giao thông của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát, xử lý các điểm đen tiềm ẩn tai nạn giao thông; rà soát lắp đặt bổ sung, nâng cấp rào chống chói mắt trên Quốc lộ 1A, các quốc lộ trọng điểm và các tuyến cao tốc. d) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” bảo đảm hoàn thành 02 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc các nhà thầu triển khai thi công các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu đúng kế hoạch đề ra. đ) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền, các địa phương để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công các dự án trọng điểm, có tính liên vùng như đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, Ninh Bình - Hải Phòng, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. e) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 kết quả đánh giá thử nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, kết luận rõ việc sử dụng cát biển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với đường ô tô cao tốc để đề xuất nhân rộng cho các dự án giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 9. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tổ chức Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội trong tháng 02 năm 2024; tập trung nguồn lực hoàn thiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu đối với các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); sớm hướng dẫn phương pháp xác định giá vật liệu tại mỏ được khai thác theo cơ chế đặc thù để các địa phương công bố giá làm cơ sở để các chủ đầu tư phê duyệt giá thanh toán cho nhà thầu. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương: a) Tăng cường theo dõi, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất; hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các lễ hội, địa điểm du lịch. Chỉ đạo các địa phương, các chủ hồ thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, bảo đảm khai thác tối ưu, hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chủ động dự trữ nước cho các tháng cao điểm mùa khô. b) Khẩn trương hoàn thành Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết. Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương về: trình tự, nguyên tắc đàm phán trong thỏa thuận, bồi thường để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng; thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; thủ tục khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng. c) Tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật). 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Tích cực, chủ động chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai hội lễ truyền thống, dân gian ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, bảo đảm an toàn, văn minh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2024, nhất là vi phạm về thu, quản lý tiền công đức và đốt vàng mã (nếu có). Tăng cường công tác quản lý điểm đến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch và người dân. Yêu cầu các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch tuyên truyền, vận động du khách thực hiện nghiêm “đã uống rượu, bia không lái xe”. b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, cổ động, triển lãm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) vào tháng 3 năm 2024 tại các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. c) Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch; trong đó bổ sung các cơ quan thành viên có nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với phát triển du lịch. 12. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Chỉ đạo các cơ sở y tế chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch bảo đảm đủ thuốc, vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội Xuân năm 2024. Hoàn thành việc xử lý 02 bệnh viện cơ sở 2 Bạch Mai, Việt Đức tại tỉnh Hà Nam theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý I năm 2024. 13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường lao động, nắm bắt kịp thời tình hình lao động, việc làm sau kỳ nghỉ Tết tại các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp để có giải pháp thu hút lao động quay trở lại làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động cục bộ, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khẩn trương tham mưu, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tập trung thực hiện tốt kế hoạch năm học 2023 - 2024; vận động các gia đình ở vùng sâu, vùng xa đưa con em trở lại các cơ sở giáo dục và đào tạo sau kỳ nghỉ Tết; chủ động phối hợp với cơ sở y tế địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân để chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan trong trường học. Tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh thực hiện tốt quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. 15. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Khẩn trương xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, báo cáo Chính phủ trước ngày 01 tháng 3 năm 2024. b) Trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban Chỉ đạo. 16. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, bảo đảm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong các Lễ hội xuân 2024 theo đúng quy định của pháp luật, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. b) Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” từ nay đến năm 2025; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc tham mưu Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung sức phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” giai đoạn 2023 - 2030. c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2024, bảo đảm tiến độ và mục tiêu của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. d) Phối hợp với bộ, cơ quan, địa phương hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 3 năm 2024. 17. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nâng cao chất lượng công tác lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết, nhất là 35 văn bản còn nợ đọng (16 nghị định, 02 quyết định, 17 thông tư quy định chi tiết 09 luật đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024). 18. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng của đất nước, các lễ hội đầu xuân Giáp Thìn. Tập trung bảo vệ an ninh quốc gia, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự; bảo đảm an ninh, an toàn mạng quốc gia, chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các hoạt động tấn công mạng. Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các loại đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, hoạt động buôn lậu; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phục vụ các hoạt động giao thương, đi lại thăm thân, du lịch của người dân. b) Đẩy mạnh thực hiện các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm có xu hướng lợi dụng lễ hội gia tăng hoạt động trong dịp đầu xuân, như tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, chống người thi hành công vụ, tội phạm xâm phạm sở hữu. Đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo và các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm. c) Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, trọng tâm là bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải có phương án phân luồng, điều tiết, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, các tuyến giao thông trọng điểm; xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, nhất là vi phạm về nồng độ cồn. Chủ động triển khai các phương án phòng chống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ tại các địa điểm tổ chức các lễ hội, nơi tập trung đông người. d) Nghiên cứu đề xuất chính sách mở rộng miễn thị thực cho công dân một số nước phù hợp với tình hình mới và quan hệ hợp tác song phương. 19. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chỉ đạo toàn quân duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, ngoại biên, không gian mạng; nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ; phối hợp với các lực lượng chức năng giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn cả nước. b) Theo dõi, quản lý chặt chẽ các tuyến biên giới, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm về xuất, nhập cảnh. Tăng cường tuyên truyền, tuần tra, xua đuổi, ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm, xâm phạm vùng biển và bảo vệ an toàn hoạt động kinh tế biển của ta. c) Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức tốt công tác tuyển quân, giao nhận quân chặt chẽ, chất lượng; khai thác cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ công tác tuyển sinh quân sự. Tập trung chuẩn bị, phục vụ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. 20. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Triển khai sớm, hiệu quả chương trình đối ngoại cấp cao đã được phê duyệt trong quý I năm 2024, tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước. Chủ động có các biện pháp xử lý, phối hợp trong các tình huống đột xuất liên quan đến lợi ích quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, quan hệ đối ngoại, bảo hộ công dân, các thủ tục hành chính trong trường hợp khẩn cấp, nhân đạo. b) Khẩn trương tổng kết, đánh giá việc áp dụng chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân của 13 nước thời gian qua; chủ động phối hợp với Bộ Công an đề xuất mở rộng các nước có công dân được đơn phương miễn thị thực Việt Nam. 21. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan, địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản và hệ thống thông tin cơ sở tập trung đẩy mạnh ngay từ đầu năm công tác thông tin, tuyên truyền, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong lao động, sản xuất, công tác và học tập; động viên người dân và doanh nghiệp cùng chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; nêu cao nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, cổ vũ các hoạt động thực hiện lời dạy của Bác “mùa Xuân là Tết trồng cây”; đấu tranh có hiệu quả, phản bác các thông tin xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, xử lý nghiêm các vi phạm. Xây dựng kế hoạch đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số. 22. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2024 và các cuộc thanh tra đột xuất được giao, khẩn trương hoàn thành cuộc thanh tra chuyên đề về công vụ; tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực. b) Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc đông người, phức tạp để chủ động đôn đốc, phối hợp xử lý, giải quyết; kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về khiếu nại, tố cáo. 23. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Tăng cường nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau Tết Nguyên đán, kịp thời tham mưu đề xuất hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn, hộ gia đình vùng bị thiên tai, trong những tháng giáp hạt sau Tết để ổn định đời sống, không để xảy ra thiếu đói. b) Tập trung chỉ đạo, quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, khẩn trương tổ chức triển khai quyết định phân bổ vốn ngân sách nhà nước nguồn chi thường xuyên năm 2024 cho các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình và Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện. 24. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc khẩn trương triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và tổ chức cơ cấu lại theo các Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, các Đề án đã được phê duyệt; tiếp tục hoàn thiện mô hình, đổi mới hoạt động, quyết liệt tập trung thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2023 về Kế hoạch triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 để họp Thường trực Chính phủ về phương án xử lý 03 dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém còn lại theo quy định trước khi trình Bộ Chính trị. 25. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương triển khai nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch được giao về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; xử lý dứt điểm những vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 26. Các Viện Hàn lâm: Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khoa học xã hội Việt Nam khẩn trương xây dựng các đề án đã được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2024; tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo các Nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Viện Hàn lâm. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 27. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xây dựng kế hoạch cụ thể tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền từng tháng, từng quý về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; không khí ra quân thực hiện nhiệm vụ đầu năm mới của các bộ, cơ quan, địa phương; chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc, tiêu cực, sai sự thật; góp phần tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin trong Nhân dân. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh dân tộc, vẻ đẹp truyền thống, giá trị nhân văn của Việt Nam, tuyên truyền, phổ biến các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình để khơi dậy khí thế, niềm tự hào dân tộc, truyền cảm hứng, tạo niềm tin cho người dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tăng cường các bản tin về vấn đề an toàn giao thông, công tác phòng, chống dịch bệnh, các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. 28. Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tập trung triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển đã được phê duyệt, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra; đẩy mạnh đầu tư các dự án lớn, quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa, dẫn dắt; tiếp tục xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp thua lỗ hoặc không hiệu quả, hiệu quả thấp. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp. 29. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan khẩn trương giải quyết, xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, đặc biệt là những công việc tồn đọng, chậm tiến độ do nghỉ Tết; thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, không tổ chức du xuân, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian, hiệu quả công việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…; lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. 30. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động toàn dân, đoàn viên, hội viên chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2024; các hiệp hội, doanh nghiệp, các doanh nhân và toàn thể Nhân dân tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức, tổ chức lao động sản xuất, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả với khí thế mới để đạt nhiều thắng lợi mới. 31. Văn phòng Chính phủ: a) Tiếp tục thúc đẩy cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; tích cực theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 32. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực được phân công, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động, tích cực nắm tình hình, kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả; luôn đồng hành với doanh nghiệp, người dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật; phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, tạo nền tảng hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025./ Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó TTg; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI); - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; - Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; - VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg, các Vụ, Cục, đơn vị, Cổng TTĐTCP; - Lưu: Văn thư, TH (3b). THỦ TƯỚNG Phạm Minh Chính
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "15/02/2024", "sign_number": "06/CT-TTg", "signer": "Phạm Minh Chính", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-03-2018-TT-BTNMT-sua-doi-thu-tuc-hanh-chinh-ve-kiem-tra-chuyen-nganh-Bo-Tai-nguyen-394608.aspx
Thông tư 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành Bộ Tài nguyên mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2018/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2018 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BÃI BỎ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật thương mại năm 2005; Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất 1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 4 như sau: “b) Một (01) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này.”. 2. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4. 3. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 như sau: “1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP lập hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.”. 4. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 như sau: “3. Giấy xác nhận có thời hạn ba (03) năm kể từ ngày cấp và theo mẫu quy định tại Phụ lục 8a, 8b ban hành kèm theo Thông tư này”. 5. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 7 như sau: “b) Một (01) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;” 6. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 7 như sau: “b) Một (01) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này;” 7. Sửa đổi khoản 7 Điều 7 như sau: “7. Trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2c ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân.”. 8. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau: “4. Sau khi tiến hành phân tích mẫu phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính”. Hồ sơ gồm có: a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Một (01) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này; c) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; d) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có); đ) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh); e) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung); g) Một (01) mẫu phế liệu nhập khẩu và kết quả phân tích do tổ chức giám định hoặc tổ chức có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phù hợp với các chỉ tiêu cần phân tích thực hiện; h) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).”. 9. Sửa đổi Khoản 1 Điều 10 như sau: “1. Trước khi làm thủ tục xếp, dỡ phế liệu xuống cảng thuộc lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đối với từng lô hàng phế liệu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan cửa khẩu nhập (bằng bản fax hoặc thư điện tử). Chỉ cho phép xếp, dỡ phế liệu xuống cảng thuộc lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam sau khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu xuất trình đầy đủ các văn bản, gồm: Giấy xác nhận (bản sao) còn hiệu lực; văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản sao) còn hiệu lực.” 10. Bổ sung Khoản 7 Điều 13 như sau: “7. Gửi Tổng cục Hải quan, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin một cửa Quốc gia Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản chấp thuận nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất trong thời hạn (03) ngày làm việc, kể từ ngày cấp, ban hành. 11. Bổ sung Khoản 5 Điều 14 như sau: Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Hải quan; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng thông tin một cửa Quốc gia Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong thời hạn (03) ngày làm việc, kể từ ngày cấp, ban hành. Điều 2. Bãi bỏ một số nội dung của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn 1. Bãi bỏ điểm a khoản 3 Điều 2. 2. Bãi bỏ cụm từ “trên cơ sở xác nhận đăng ký nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 và cụm từ “được thực hiện trên cơ sở đăng ký của thương nhân có xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường” tại điểm d khoản 3 Điều 2. 3. Bãi bỏ khoản 1 Điều 4. 4. Bãi bỏ “đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận: một (01) bản chính” tại điểm a khoản 2 Điều 4. 5. Bãi bỏ Điều 5. 6. Bãi bỏ khoản 1 Điều 6. 7. Bãi bỏ điểm a Khoản 2 Điều 6. 8. Bãi bỏ cụm từ “nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b”, cụm từ “và Bộ Tài nguyên và Môi trường”, cụm từ “theo xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường” tại Điều 8. 9. Bãi bỏ cụm từ “Bộ Tài nguyên và Môi trường” trong phần Kính gửi và cụm từ “Xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường” tại Phụ lục II của Thông tư liên tịch này. 10. Bãi bỏ Phụ lục IV và Phụ lục V của Thông tư liên tịch này. 11. Bãi bỏ cụm từ “Bộ Tài nguyên và Môi trường” trong phần Kính gửi và cụm từ “và nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b” tại Phụ lục VII của Thông tư liên tịch này. Điều 3. Bãi bỏ một số nội dung của Thông tư liên tịch số 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT ngày 12/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia 1. Bãi bỏ điểm b, c và d mục 3 Phụ lục I của Thông tư liên tịch này. 2. Bãi bỏ điểm b, c và d mục 3 Phụ lục II của Thông tư liên tịch này. Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp 1. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ. 2. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến thời điểm hết hiệu lực được ghi trên giấy xác nhận. 3. Trước ngày 01 tháng 12 hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Bộ Công Thương văn bản thông báo về khối lượng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) phải kiểm soát của năm tiếp theo để xem xét cấp giấy phép nhập khẩu các chất HCFC. Văn bản thông báo này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cổng thông tin một cửa quốc gia. 4. Trước ngày 15 tháng 3 hằng năm, Bộ Công Thương gửi văn bản thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả cấp giấy phép, lượng các chất ODS, polyol trộn sẵn HCFC-141b đã cấp phép, xác nhận nhập khẩu của năm trước (bao gồm thống kê tờ khai hải quan của từng chuyến hàng của thương nhân) để Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quốc gia giám sát, tổng hợp và báo cáo lượng tiêu thụ các chất ODS và polyol trộn sẵn HCFC-141b của Việt Nam. Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Bộ TNMT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ; - Bộ Tư pháp; Cục Kiểm tra VBQPPL, Cục KSTTHC; - Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC; - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở TNMT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ TNMT; - Lưu: VT, PC. BỘ TRƯỞNG Trần Hồng Hà
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "14/08/2018", "sign_number": "03/2018/TT-BTNMT", "signer": "Trần Hồng Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-76-2017-TT-BTNMT-quy-dinh-danh-gia-kha-nang-tiep-nhan-nuoc-thai-cua-nguon-nuoc-song-374649.aspx
Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 76/2017/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI, SỨC CHỊU TẢI CỦA NGUỒN NƯỚC SÔNG, HỒ Căn cứ Luật tài nguyên nước năm 2012; Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, suối, kênh, rạch, đầm, hồ (sau đây gọi chung là đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ). Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, môi trường, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ 1. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước. 2. Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá. 3. Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông. 4. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm. 5. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chương II ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI, SỨC CHỊU TẢI CỦA NGUỒN NƯỚC SÔNG, HỒ Điều 4. Các nguồn nước phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước 1. Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2. Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3. Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước. Điều 5. Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông 1. Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau: a) Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông; b) Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông; c) Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều; d) Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước; đ) Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh. 2. Đoạn sông được xác định như sau: a) Một (01) đoạn sông được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này. Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề; b) Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn; c) Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn. Điều 6. Xác định mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ 1. Mục đích sử dụng nước của đoạn sông, hồ được xác định căn cứ quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đoạn sông, hồ có nhiều mục đích sử dụng nước thì lựa chọn mục đích sử dụng nước có yêu cầu về chất lượng nước cao nhất. 2. Các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này, căn cứ vào hiện trạng khai thác, sử dụng nước thực tế của đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, xác định mục đích sử dụng nước của đoạn sông để đánh giá. Điều 7. Thông số để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ 1. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, Nitrat, Photphat và các thông số quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng, tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp. Điều 8. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ 1. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm: a) Phương pháp đánh giá trực tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông. Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó. b) Phương pháp đánh giá gián tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông. c) Phương pháp đánh giá bằng mô hình: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm; d) Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. 2. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ áp dụng các phương pháp quy định tại Khoản 1 Điều này và thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. 3. Căn cứ các nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ quy định tại Điều 3 Thông tư này và các thông tin, số liệu về lưu lượng, chất lượng nước sông, lưu lượng, chất lượng nước của các nguồn nước thải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định áp dụng các phương pháp đánh giá phù hợp đối với từng đoạn sông, hệ thống sông, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. 4. Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư này chỉ áp dụng phương pháp mô hình để đánh giá. Điều 9. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông 1. Phương pháp đánh giá trực tiếp: Công thức đánh giá: Ltn = (Ltđ - Lnn) x FS Trong đó: a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày; b) Ltđ: tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày; c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày; d) FS: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định. 2. Phương pháp đánh giá gián tiếp: Công thức đánh giá: Ltn = (Ltđ - Lnn - Lt) x FS Trong đó: a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày; b) Ltd, FS: được xác định theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều này; c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày; d) Lt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày. 3. Đánh giá bằng phương pháp mô hình: Căn cứ đặc điểm về dòng chảy của đoạn sông, dòng sông hoặc của cả hệ thống sông, thông tin số liệu về dòng chảy, chất lượng nước và các nguồn thải thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định lựa chọn mô hình phù hợp để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chuẩn trước khi thực hiện việc đánh giá. 4. Kết quả đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Thông tư này. Điều 10. Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt 1. Công thức xác định: Ltđ = Cqc x QS x 86,4 Trong đó: a) Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l; b) QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là m3/s; c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày). 2. Lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định trên cơ sở dòng chảy tối thiểu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp đoạn sông chưa xác định dòng chảy tối thiểu thì lưu lượng dòng chảy được xem xét, xác định trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của ba (03) tháng nhỏ nhất. Điều 11. Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước 1. Công thức xác định: Lnn = Cnn x QS x 86,4 Trong đó: a) Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/l; b) QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là m3/s; c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên. 2. Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt được xác định tại các mặt cắt của đoạn sông đánh giá và trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước sông với tần suất lấy mẫu ba (03) ngày/mẫu, thời gian lấy mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ba (03) tháng có dòng chảy nhỏ nhất; trường hợp tại đoạn sông đánh giá có số liệu quan trắc chất lượng nước của trạm quan trắc thủy văn, tài nguyên nước, môi trường thì xem xét sử dụng số liệu này để đánh giá. Vị trí lấy mẫu nước tại các mặt cắt được thực hiện như sau: a) Tại vị trí mặt cắt cuối của đoạn sông đánh giá đối với trường hợp áp dụng phương pháp trực tiếp; b) Tại vị trí mặt cắt đầu của đoạn sông đánh giá đối với trường hợp áp dụng phương pháp gián tiếp. Điều 12. Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải 1. Công thức xác định: Lt = Ct x Qt x 86,4 Trong đó: a) Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/l; b) Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đơn vị tính là m3/s; c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên. 2. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước thải với tần suất lấy mẫu 03 ngày/mẫu. Trường hợp nguồn nước thải đã được quan trắc theo quy định của pháp luật thì xem xét sử dụng số liệu quan trắc này để đánh giá. 3. Lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc lưu lượng của nguồn nước thải theo quy định của pháp luật hoặc lưu lượng lớn nhất được ghi trong giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền cấp. 4. Trường hợp có nhiều nguồn nước thải xả vào đoạn sông thì việc xác định tải lượng thông số ô nhiễm được thực hiện đối với từng nguồn nước thải. 5. Trường hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà đã xác định được nguồn nước thải, lưu lượng, thông số ô nhiễm dự kiến xả vào đoạn sông đánh giá thì xem xét, xác định thêm tải lượng của từng thông số ô nhiễm. Giá trị của từng thông số ô nhiễm để đánh giá được xác định trên cơ sở giá trị giới hạn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về nước thải. Điều 13. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ 1. Đối với hồ chứa trên sông: a) Trường hợp hồ chứa được vận hành theo chế độ hàng ngày thì khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ chứa được đánh giá trên cơ sở đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông có hồ chứa theo các phương pháp, công thức đánh giá quy định tại Điều 9 Thông tư này; b) Trường hợp hồ chứa không vận hành theo chế độ hàng ngày thì khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ chứa được đánh giá theo công thức sau: Mtn = (Cqc - Cnn) x Vh x 10-3 x FS Trong đó: Mtn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm của hồ, đơn vị tính là kg; Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng của hồ, đơn vị tính là mg/l; Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước hồ và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/l; Vh: dung tích của hồ và được xác định trên cơ sở dung tích của hồ trong mùa cạn, đơn vị tính là m3; FS: hệ số an toàn, lấy bằng 0,7. 2. Kết quả phân tích thông số chất lượng nước hồ được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước hồ với tần suất lấy mẫu 03 ngày/mẫu; thời gian lấy mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ba (03) tháng mùa cạn; trường hợp tại hồ đã được quan trắc chất lượng nước theo quy định của pháp luật thì xem xét sử dụng số liệu này để đánh giá. 3. Đối với hồ không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, trong đó hệ số an toàn FS lấy bằng 0,3. 4. Đối với các hồ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều này, căn cứ đặc điểm của hồ, thông tin số liệu về chất lượng nước và các nguồn thải thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định áp dụng phương pháp mô hình để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chuẩn trước khi thực hiện việc đánh giá. 5. Kết quả đánh giá phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này. Điều 14. Yêu cầu về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ 1. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải được luận chứng, thuyết minh rõ về việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, xác định lưu lượng dòng chảy, các thông số đánh giá, hệ số an toàn và việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy định tại Thông tư này; kết quả đánh giá phải thể hiện rõ đoạn sông còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm. 2. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông phải tổng hợp, thể hiện trên sơ đồ hệ thống sông; lập thành danh mục các đoạn sông đã được đánh giá, trong đó, mỗi đoạn sông được đánh giá phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau: a) Tên của đoạn sông, tên của sông, tên lưu vực sông; b) Chiều dài đoạn sông, địa giới hành chính nơi đoạn sông đánh giá; c) Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông đối với từng thông số đánh giá. 3. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ phải được luận chứng, thuyết minh rõ về việc xác định mục đích sử dụng nước của hồ, xác định dung tích hồ, các thông số đánh giá, hệ số an toàn và việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy định tại Thông tư này; kết quả đánh giá phải thể hiện rõ hồ còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm. Điều 15. Phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh. 2. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham mưu, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia, lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ; tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh, lấy ý kiến các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ; tổng hợp ý kiến, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. 4. Hồ sơ lấy ý kiến quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này gồm: dự thảo Quyết định phê duyệt kèm theo danh mục các đoạn sông, hồ đã được đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; báo cáo thuyết minh kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. 5. Việc công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều này xem xét, quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16. Tổ chức thực hiện 1. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Thông tư này đối với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4; Khoản 2 Điều 6; Khoản 2 Điều 7; Khoản 3 Điều 8; Điểm d Khoản 1, Khoản 3 Điều 9; Khoản 2 Điều 10; Khoản 4 Điều 13 Thông tư này và nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Định kỳ năm (05) năm một lần tổ chức thực hiện việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ vào trước kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá lại khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước khi có một trong các trường hợp sau: a) Có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích sử dụng nước, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước; b) Có dự án, công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước mới mà làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, chất lượng nước sông, hồ; c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 4. Tổng cục Môi trường phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn nước thải xả vào sông liên tỉnh, sông liên quốc gia. 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. 6. Trường hợp đối với sông, hồ chưa được phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào kết quả tự đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải đối với nguồn nước tiếp nhận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu xả thải vào nguồn nước trên cơ sở quy định của Thông tư này để xem xét, quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép theo quy định của pháp luật, số lượng mỗi loại mẫu nước sông, hồ tại khu vực tiếp nhận và nước thải (nếu có) từ 1 đến 3 mẫu và được xác định trên cơ sở đặc điểm nguồn nước tiếp nhận, tính chất, quy mô của nguồn nước thải. Điều 17. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ TN&MT; - Lưu: VT, PC, TCMT, TNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Võ Tuấn Nhân
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "29/12/2017", "sign_number": "76/2017/TT-BTNMT", "signer": "Võ Tuấn Nhân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-40-2015-TT-BCA-su-dung-thiet-bi-ky-thuat-nghiep-vu-phat-hien-vi-pham-an-toan-giao-thong-301540.aspx
Thông tư 40/2015/TT-BCA sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện vi phạm an toàn giao thông mới nhất
BỘ CÔNG AN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 40/2015/TT-BCA Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Căn cứ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong Công an nhân dân để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định, hiệu chuẩn trước khi được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. 2. Công an các đơn vị, địa phương. 3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân. Điều 3. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ Các đơn vị được giao sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường (sau đây viết gọn là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) phải thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường và quy định của Bộ Công an về quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ trong Công an nhân dân. Điều 4. Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ 1. Việc kiểm định phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26-9-2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. 2. Việc hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quy định của Luật đo lường, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19-10-2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường, Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30-9-2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 3. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, gồm: a) Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; b) Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; c) Phương tiện đo hàm lượng bụi trong không khí; d) Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; đ) Phương tiện đo nồng độ khí thải xe cơ giới; e) Phương tiện đo độ ồn; g) Phương tiện đo độ rung động. 4. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được hiệu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng, gồm: a) Thiết bị ghi đo bức xạ; b) Thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới; c) Thiết bị đo chiều cao hoa lốp xe cơ giới; d) Thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới; đ) Thiết bị đo âm lượng; e) Thiết bị đo cường độ ánh sáng; g) Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới; h) Thước thủy bình; i) Thước đo chiều cao đầu đấm móc nối; k) Thước đo giang cách bánh xe trên một trục; l) Thước đo đường kính bánh xe; m) Thước đo gờ lợi, chiều dày đai bánh xe; n) Đồng hồ bấm giây; o) Thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe; p) Thiết bị đo độ sâu của nước; q) Thiết bị đo nhanh khí; r) Thiết bị đo nhanh nước; s) Thiết bị đo sóng vi ba; t) Thiết bị đo phóng xạ; u) Thiết bị đo điện từ trường; v) Thiết bị đo vi khí hậu; x) Thiết bị đo lưu tốc dòng. 5. Đối với các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không thuộc quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng, sản phẩm hàng hóa và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, gồm: a) Thiết bị đo, thử chất ma túy; b) Thiết bị ghi âm và ghi hình; c) Thiết bị định vị vệ tinh; d) Thiết bị đánh dấu hóa chất; đ) Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; e) Thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả; g) Thiết bị phân tích khí; h) Thiết bị phân tích nước và chất lỏng; i) Thiết bị phân tích đất; k) Thiết bị phân tích chất rắn; l) Thiết bị phân tích các yếu tố vi sinh vật; m) Thiết bị thu mẫu môi trường; n) Thiết bị bảo quản mẫu môi trường; o) Trạm kiểm định môi trường di động; p) Thiết bị trắc địa; q) Thiết bị quan trắc tự động khí thải, nước thải. Điều 5. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-10-2015. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Trần Đại Quang
{ "issuing_agency": "Bộ Công An", "promulgation_date": "24/08/2015", "sign_number": "40/2015/TT-BCA", "signer": "Trần Đại Quang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Lenh-09-2010-L-CTN-cong-bo-Luat-cac-to-chuc-tin-dung-2010-108090.aspx
Lệnh 09/2010/L-CTN công bố Luật các tổ chức tín dụng 2010
CHỦ TỊCH NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ Số: 09/2010/L-CTN Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2010 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Điều 91 của Luật tổ chức Quốc hội; Căn cứ Điều 57 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ Luật các tổ chức tín dụng Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nguyễn Minh Triết
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "29/06/2010", "sign_number": "09/2010/L-CTN", "signer": "Nguyễn Minh Triết", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-169-2016-ND-CP-xu-ly-hang-hoa-do-nguoi-van-chuyen-luu-giu-tai-cang-bien-Viet-Nam-320510.aspx
Nghị định 169/2016/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 169/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016 NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ LÝ HÀNG HÓA DO NGƯỜI VẬN CHUYỂN LƯU GIỮ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. 2. Nghị định này không áp dụng đối với việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hàng hóa bị lưu giữ là hàng hóa do người vận chuyển hoặc người được người vận chuyển ủy quyền lưu giữ tại cảng biển hoặc khu vực kho bãi để bảo đảm việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 2. Người lưu giữ là người quản lý hàng hóa trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ trên cơ sở hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người vận chuyển. Hợp đồng gửi giữ hàng hóa được giao kết giữa người vận chuyển và người lưu giữ theo quy định tại Điều 554 của Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định tại Nghị định này. 3. Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định. 4. Hàng hóa mau hỏng bao gồm các loại hàng hóa là hàng thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa có thời hạn sử dụng chỉ còn dưới 60 ngày kể từ ngày bị lưu giữ. Chương II XỬ LÝ HÀNG HÓA BỊ LƯU GIỮ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM Mục 1. LƯU GIỮ HÀNG HÓA Điều 4. Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây: 1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng. 2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng. 4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết. Điều 5. Lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển để thanh toán các khoản nợ 1. Người vận chuyển chi được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Giá trị hàng hóa là căn cứ để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hóa đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hóa và tại thời điểm hàng hóa bị lưu giữ. 2. Người vận chuyển được lưu giữ nguyên container đối với hàng hóa đóng trong container trong trường hợp giá trị của hàng hóa đóng trong container lớn hơn giá trị thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Mục 2. XỬ LÝ HÀNG HÓA BỊ LƯU GIỮ Điều 6. Nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển 1. Khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng gửi giữ hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản, đồng thời còn bao gồm cả các nội dung thỏa thuận về việc lấy hàng hóa trước thời hạn, quyền và trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa trong việc giao hàng hóa cho người đến nhận hàng. 2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ. 3. Trường hợp chưa đến 60 ngày quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ nếu người nhận hàng đến nhận hàng hóa thì người lưu giữ hàng hóa được xử lý hàng hóa trên cơ sở hợp đồng gửi giữ tài sản đã giao kết với người vận chuyển theo quy định của pháp luật. Sau khi giao hàng hóa cho người nhận hàng hợp pháp theo thông báo của người vận chuyển, người lưu giữ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển, đồng thời gửi kèm theo biên bản giao hàng hóa giữa người lưu giữ và người nhận hàng và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Điều 7. Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ 1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa, người vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho người giao hàng, người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hóa bị lưu giữ để thanh toán các khoản nợ; nội dung của thông báo phải có tối thiểu các thông tin sau đây: a) Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa; b) Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả; c) Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có). 2. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo quy định tại khoản 1 Điều này, người vận chuyển không nhận được trả lời của người giao hàng, người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người vận chuyển phải đăng tải ít nhất trên một trong các báo giấy phát hành hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa trong ba số liên tiếp. Thời gian thực hiện việc đăng tải thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo cho người giao hàng. Điều 8. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bị lưu giữ 1. Đối với hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này được người vận chuyển mang bán đấu giá phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo quy định có liên quan của pháp luật. Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, người vận chuyển phải nộp kèm các giấy tờ sau đây cho cơ quan hải quan: a) Văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa bị lưu giữ; b) Bằng chứng liên quan đến việc thông báo theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này (bản chính). 2. Đối với hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, sau thời hạn thông báo lưu giữ, người vận chuyển phải làm thủ tục nhập khẩu, thông báo từ bỏ hoặc tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày tàu đến cảng trả hàng. Điều 9. Giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ 1. Trước khi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người vận chuyển phải yêu cầu giám định về số lượng, chất lượng và xác định giá trị hàng hóa, các tổn thất khác (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. 2. Chi phí giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được chi trả bằng tiền bán đấu giá hàng hóa. 3. Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá hàng hóa do người vận chuyển quyết định sau khi hàng hóa đã được giám định về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa; giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định. Điều 10. Bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ 1. Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. 2. Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng cho người vận chuyển theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định. 3. Người trúng đấu giá hàng hóa đã thanh toán xong các khoản tiền mua hàng được quyền định đoạt đối với hàng hóa đó và phải nhanh chóng giải phóng hàng hóa khỏi cảng. Điều 11. Xử lý hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp đặc biệt 1. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải được xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan chủ trì xử lý đối với hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cẩm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập phải lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 4. Trong quá trình thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa bị lưu giữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, an toàn và sức khỏe của con người thì người vận chuyển hoặc người lưu giữ có trách nhiệm thông báo cho người gửi hàng, người nhận hàng, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan hải quan liên quan biết để tổ chức xử lý, tiêu hủy theo quy định. Điều 12. Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ 1. Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây: a) Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa; b) Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định; c) Chi phí giám định, định giá hàng hóa; d) Chi phí bán đấu giá hàng hóa; đ) Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa; e) Các khoản nợ đối với người lưu giữ; g) Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan. 2. Việc chi trả số tiền quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thời gian chi trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày người vận chuyển nhận được tiền bán đấu giá hàng hóa. 3. Trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu theo quy định. Điều 13. Thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, người vận chuyển phải thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó. Điều 14. Xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả 1. Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định; trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người. 2. Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa. 3. Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền. Điều 15. Trách nhiệm của người nhận hàng Người nhận hàng có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí và tổn thất hàng hóa phát sinh do việc lưu giữ gây ra; không có quyền đòi lại hàng hóa sau khi người vận chuyển đã hoàn thành việc bán đấu giá hàng hóa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan về bán đấu giá tài sản. Điều 16. Trách nhiệm của người vận chuyển Người vận chuyển thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, xử lý hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và xử lý hàng hóa bị lưu giữ. Điều 17. Trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa Người lưu giữ hàng hóa có trách nhiệm bảo quản hàng hóa bị lưu giữ an toàn; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan hải quan Cơ quan hải quan tại khu vực có hàng bị lưu giữ hướng dẫn cho các bên liên quan khai báo, giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị lưu giữ theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 19. Điều khoản thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. 2. Bãi bỏ Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. Điều 20. Tổ chức thực hiện Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Hàng hải Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN. (3b).PC TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "27/12/2016", "sign_number": "169/2016/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-148-2006-ND-CP-quy-hoach-xay-dung-quan-ly-bao-ve-Vanh-dai-an-toan-kho-dan-duoc-vat-lieu-no-nha-may-san-xuat-dan-duoc-vat-lieu-no-15783.aspx
Nghị định 148/2006/NĐ-CP quy hoạch xây dựng quản lý bảo vệ Vành đai an toàn kho đạn dược vật liệu nổ nhà máy sản xuất đạn dược vật liệu nổ mới nhất
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 148/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ VÀNH ĐAI AN TOÀN CÁC KHO ĐẠN DƯỢC, VẬT LIỆU NỔ, NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐẠN DƯỢC,VẬT LIỆU NỔ DO BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, NGHỊ ĐỊNH : Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về Vành đai an toàn và việc quy hoạch, xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ (sau đây gọi tắt là Vành đai an toàn kho). Điều 2. Đối tượng điều chỉnh Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh và chấp hành các quy định của Nghị định này. Điều 3. Nguyên tắc quy hoạch, xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho Xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân khi quy hoạch, xây dựng công trình liên quan đến phạm vi Vành đai an toàn kho quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định này phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng và chấp hành các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ (sau đây gọi tắt là kho đạn dược) là nơi sản xuất và dự trữ đạn dược, vật liệu nổ của Quân đội nhân dân Việt Nam, là công trình quốc phòng và khu quân sự loại 2. 2. Vành đai an toàn kho là phạm vi vùng bao quanh các nhà kho thuộc kho đạn dược, gồm trên mặt đất và trong lòng đất, nằm giữa giới hạn trong và giới hạn ngoài với khoảng cách bằng bán kính an toàn. 3. Giới hạn trong của Vành đai an toàn kho là tường rào hoặc hàng rào khép kín khu vực các nhà kho thuộc kho đạn dược. 4. Giới hạn ngoài của Vành đai an toàn kho là một đường khép kín tập hợp bởi các điểm ngoài cùng của bán kính an toàn. 5. Bán kính an toàn là khoảng cách nhỏ nhất tính từ giới hạn trong của Vành đai an toàn kho trở ra xung quanh, bảo đảm an toàn cho người và các công trình kinh tế dân sinh trên mặt đất hoặc trong lòng đất nếu kho đạn dược xảy ra sự cố cháy, nổ. Điều 5. Quy định Vành đai an toàn kho 1. Tất cả các kho đạn dược phải xác định Vành đai an toàn kho. Vành đai an toàn kho phải bảo đảm ngăn chặn được các yếu tố xâm hại, gây mất an toàn cho kho đạn dược và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nếu kho đạn dược xảy ra sự cố cháy, nổ. 2. Vành đai an toàn kho được xác định trên thực địa bằng hàng rào, cột mốc, biển báo và có bản đồ địa chính, trong đó xác định rõ vị trí, diện tích chiếm đất của kho đạn dược và Vành đai an toàn kho. 3. Các kho đạn dược, ngoài hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự phải có hồ sơ quản lý Vành đai an toàn kho; việc lập hồ sơ quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Điều 6. Bán kính an toàn của các kho đạn dược Bán kính an toàn của các kho đạn dược phụ thuộc vào đương lượng nổ của từng kho, tính chất của nền đất và công trình, các chướng ngại vật ngăn cách giữa kho đạn dược với người và các công trình, quy định cụ thể như sau: 1. Đối với kho cấp Bộ Quốc phòng và kho cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, vùng hải quân và tương đương: từ 1.200 mét đến 1.500 mét. 2. Đối với kho cấp sư đoàn, kho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương: từ 800 mét đến 1.000 mét. 3. Đối với các kho cấp lữ đoàn, trung đoàn, huyện, thị, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ và tương đương do Bộ Quốc phòng quy định. 4. Trường hợp xung quanh sát hàng rào khu vực các nhà kho thuộc kho đạn dược có đồi núi che chắn, nếu lấy đỉnh núi thấp nhất kéo một đường thẳng tới chân tường của nhà kho xa nhất tạo với mặt bằng nền nhà kho một góc lớn hơn 450 thì các khoảng cách quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được phép giảm 50%. Điều 7. Bảo vệ Vành đai an toàn kho 1. Trong phạm vi Vành đai an toàn kho, cấm những hoạt động sau: a) Người không có trách nhiệm vào Vành đai an toàn kho; b) Xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh; c) Sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, các vật liệu dễ gây cháy, gây nổ, vật thể bay mang lửa; d) Canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong phạm vi 50 mét tính từ giới hạn trong của Vành đai an toàn kho trở ra xung quanh; đ) Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản; e) Săn bắn, nổ mìn; g) Neo đậu các phương tiện vận chuyển; h) Tham quan du lịch, các hoạt động tập thể (trừ các hoạt động phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn). 2. Trong phạm vi bán kính 50 mét tính từ giới hạn trong trở ra xung quanh đến giới hạn ngoài của Vành đai an toàn kho, được phép: a) Xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động trực tiếp của kho; b) Canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này; c) Xây dựng các công trình thủy nông quy mô vừa và nhỏ, các công trình phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn; d) Xây dựng công trình hạ tầng giao thông quy mô vừa và nhỏ để phục vụ hoạt động trực tiếp của kho và phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn. 3. Trong phạm vi bán kính 500 mét tính từ giới hạn trong trở ra xung quanh đến giới hạn ngoài của Vành đai an toàn kho, được xây dựng đường điện cao thế dưới 110 KV. 4. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng vùng đất, vùng nước, khoảng không vào các mục đích khác ngoài quy định của khoản 2, khoản 3 Điều này, phải được phép của Thủ tướng Chính phủ. 5. Ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong Vành đai an toàn kho phải tuân theo pháp luật về bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự. 6. Nghiêm cấm việc cấp giấy phép, tổ chức xây dựng nhà ở, các công trình kinh tế dân sinh vi phạm các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. 7. Khi có sự cố cháy, nổ hoặc nguy cơ xảy ra cháy, nổ kho đạn dược, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trên địa bàn phải phối hợp với người chỉ huy kho đạn dược tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời. Nghiêm cấm mọi cá nhân không có trách nhiệm vào Vành đai an toàn kho trong thời gian có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ hoặc đang xảy ra sự cố cháy, nổ, hoặc đang khắc phục sự cố cháy, nổ đối với kho đạn dược. 8. Các tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến Vành đai an toàn kho có nghĩa vụ và trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định này. Khi phát hiện các biểu hiện, hành vi vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý kịp thời. 9. Mọi hành vi xâm hại đến Vành đai an toàn kho phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 8. Quy hoạch, xây dựng các kho đạn dược 1. Quy hoạch, xây dựng hệ thống kho đạn dược phải phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng và các quy định tại Điều 6 Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 2. Khi quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng mới các kho đạn dược và sắp xếp, bố trí các nhà kho thuộc kho đạn dược phải lựa chọn vị trí có địa hình, địa vật che chắn, bảo đảm phạm vi Vành đai an toàn kho; phải tính toán sự ảnh hưởng của động đất, lũ lụt, sụt lở đất và các hiện tượng tự nhiên khác. 3. Việc xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. 4. Khu vực, vị trí xây dựng kho đạn dược phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân theo quy định của pháp luật về đất đai, về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. 5. Các loại đạn hoả lực, thuốc nổ không được để ở các nhà kho gần khu dân cư. Các kho đạn dược hiện đang nằm gần các khu tập trung đông dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, đường quốc lộ, lưới điện quốc gia và các công trình quan trọng khác phải điều chỉnh trữ lượng phù hợp; trường hợp không điều chỉnh được phải di dời đến vị trí khác để bảo đảm quy định về phạm vi Vành đai an toàn kho. Các nhà kho thuộc kho đạn dược không bảo đảm đủ tiêu chuẩn phòng, chống cháy, nổ phải gia cố, sửa chữa hoặc xây mới. 6. Không xây dựng mới kho đạn dược ở khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư. Trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, khi quyết định xây dựng phải tính toán, thiết kế bảo đảm cự ly an toàn và phải được phép của Thủ tướng Chính phủ. Chương 2: TRÁCH NHIỆM QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀNH ĐAI AN TOÀN KHO Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng 1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng đề án quy hoạch hệ thống kho đạn dược toàn quốc và xác định Vành đai an toàn cho từng loại kho đạn dược, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Căn cứ nội dung đề án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng và cải tạo các kho đạn dược, tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất thuộc Vành đai an toàn kho theo quy định của pháp luật về đất đai và giải toả, di dời nhà ở, các công trình nằm trong Vành đai an toàn kho. 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (phần chi ngân sách quốc phòng thường xuyên) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phần chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung) trong công tác lập và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm cho xây dựng, quản lý và bảo vệ Vành đai an toàn kho, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 4. Chỉ đạo các đơn vị quản lý kho đạn dược phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác định Vành đai an toàn kho. 5. Chỉ đạo các đơn vị quản lý kho đạn dược phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nơi có các công trình kinh tế dân sinh, nhà ở hiện đang tồn tại không phù hợp với khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định này, để giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ liên quan đến Vành đai an toàn kho. 2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng lập đề án quy hoạch hệ thống kho đạn dược toàn quốc. 3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong công tác lập và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước phần chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung bảo đảm cho xây dựng, quản lý và bảo vệ Vành đai an toàn kho, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Điều 11.Trách nhiệm của Bộ Tài chính 1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong công tác lập và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước phần chi ngân sách quốc phòng thường xuyên bảo đảm cho xây dựng, quản lý và bảo vệ Vành đai an toàn kho, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng đề án quy hoạch hệ thống kho đạn dược toàn quốc. Điều 12. Trách nhiệm của các bộ, ngành khác 1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành gắn với xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. 2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, hướng dẫn thực hiện các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Căn cứ nội dung đề án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành các thủ tục giao đất để xây dựng kho, tổ chức quản lý và sử dụng đất thuộc Vành đai an toàn kho theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý kho đạn dược xác định Vành đai an toàn kho và lập bản đồ địa chính khu vực. 3. Tổ chức di dời, tái định cư các hộ dân, các công trình kinh tế dân sinh để xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho theo quy định của pháp luật. 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương gắn với xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. 5. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, chỉ đạo các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. 6. Xử lý các vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho theo thẩm quyền. Điều 14. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Vành đai an toàn kho 1. Đơn vị quản lý kho đạn dược chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. 2. Khi phát hiện những hành vi xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại đến kho đạn dược và vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho, đơn vị quản lý kho đạn dược chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan liên quan trên địa bàn tổ chức ngăn chặn và có biện pháp phù hợp để đình chỉ kịp thời các hành vi xâm phạm đến an toàn kho, Vành đai an toàn kho. 3. Hàng năm Bộ Quốc phòng tổ chức thanh tra, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ Vành đai an toàn kho. Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo 1. Các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm Vành đai an toàn kho có quyền khiếu nại đối với những quyết định xử lý của người có thẩm quyền. 2. Công dân có quyền tố cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Vành đai an toàn kho. 3. Khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Chương 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 16. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 17. Trách nhiệm tổ chức thực hiện 1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - BQL KKTCKQT Bờ Y; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "04/12/2006", "sign_number": "148/2006/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1084-KH-BGDDT-phap-dien-he-thong-quy-pham-phap-luat-doi-voi-de-muc-giao-duc-dai-hoc-2015-296030.aspx
Kế hoạch 1084/KH-BGDĐT pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với đề mục giáo dục đại học 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1084/KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỀ MỤC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (ĐỀ MỤC 2, CHỦ ĐỀ 13) Căn cứ Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật số 03/2012/UBTVQH ngày 16/4/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Thông tư số 13/2014/TT-BTP ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; Căn cứ Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục; Căn cứ Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ Pháp điển; Căn cứ Quyết định số 832/QĐ-BGDĐT ngày 20/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với đề mục Giáo dục đại học (Đề mục 2, chủ đề 13 - Giáo dục, đào tạo) như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Bảo đảm việc tổ chức triển khai thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với đề mục Giáo dục đại học (Đề mục 2, chủ đề 13) được hiệu quả, đúng quy định. 2. Xác định các công việc cụ thể cần tiến hành, thời hạn hoàn thành và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục này. II. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN Nội dung hoạt động Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian hoàn thành Sản phẩm 1. Tập hợp, thu thập, rà soát văn bản QPPL dự kiến đưa vào pháp điển Đề mục Giáo dục đại học; kiến nghị xử lý QPPL mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn Vụ Pháp chế Văn phòng Bộ, Vụ Giáo dục đại học và các Vụ, Cục, Thanh tra theo chức năng, nhiệm vụ Quý III/2016 Văn bản QPPL và Danh mục VBQPPL dự kiến đưa vào pháp điển Đề mục Giáo dục đại học 2. Tổ chức họp góp ý Danh mục văn bản QPPL dự kiến đưa vào pháp điển Đề mục Giáo dục đại học Vụ Pháp chế Các Bộ, ngành; Tổ công tác thực hiện pháp điển hệ thống QPPL thuộc lĩnh vực giáo dục; Vụ Giáo dục đại học và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan Quý III/2016 Danh mục văn bản QPPL đưa vào pháp điển Đề mục Giáo dục đại học 3. Thực hiện pháp điển Đề mục Giáo dục đại học Vụ Pháp chế Các Bộ, ngành; Vụ Giáo dục đại học và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan Quý IV/2016 Dự thảo Kết quả pháp điển Đề mục Giáo dục đại học 4. Lấy ý kiến góp ý về kết quả pháp điển Đề mục Giáo dục đại học Vụ Pháp chế Các Bộ, ngành; Tổ công tác thực hiện pháp điển hệ thống QPPL thuộc lĩnh vực giáo dục; các đơn vị thuộc Bộ có liên quan Quý I/2017 Kết quả pháp điển Đề mục Giáo dục đại học 5. Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình; báo cáo kiểm tra kết quả pháp điển Đề mục Giáo dục đại học Vụ Pháp chế Vụ Giáo dục đại học và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan Quý II/2017 Báo cáo 6. Xây dựng hồ sơ kết quả pháp điển theo Đề mục gửi Bộ Tư pháp thẩm định Vụ Pháp chế Vụ Giáo dục đại học và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan Quý III/2017 Hồ sơ kết quả pháp điển 7. Hoàn thiện kết quả pháp điển sau khi thẩm định Vụ Pháp chế Vụ Giáo dục đại học và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan Quý IV/2017 Kết quả pháp điển Đề mục Giáo dục đại học III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trên cơ sở Kế hoạch này, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ pháp điển theo đúng tiến độ, bảo đảm việc thực hiện pháp điển đối với đề mục Giáo dục được kịp thời và hiệu quả. 2. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Pháp chế bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ pháp điển theo Kế hoạch này./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, PC(05). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Mạnh Hùng
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "12/11/2015", "sign_number": "1084/KH-BGDĐT", "signer": "Phạm Mạnh Hùng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-32-CT-TTg-2017-thuc-hien-Nghi-quyet-42-2017-QH14-xu-ly-no-xau-to-chuc-tin-dung-355698.aspx
Chỉ thị 32/CT-TTg 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 xử lý nợ xấu tổ chức tín dụng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/CT-TTg Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2017 CHỈ THỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết), trong đó quy định một số biện pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng), tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu bảo đảm các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện một số công việc sau đây: I. MỤC TIÊU Triển khai kịp thời, hiệu quả các quy định tại Nghị quyết để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong xử lý nợ xấu; phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng). II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1. Chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện a) Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến: - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức quán triệt nội dung của Nghị quyết đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, VAMC. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt nội dung Nghị quyết đến các cơ quan, đơn vị, các cán bộ, công chức thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC. - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị quyết. Việc phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết phải hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017. b) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Nghị quyết: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị quyết. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC theo quy định tại Nghị quyết. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết phải ban hành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017. c) Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thực hiện: - Bộ Tư pháp chỉ đạo cơ quan thi hành án các cấp thực hiện các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC theo quy định tại Nghị quyết; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp luật. - Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế quán triệt, hướng dẫn chính sách liên quan đến thuế quy định tại Nghị quyết. - Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định tại Nghị quyết. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị quyết. - Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết tại địa phương; đặc biệt là trách nhiệm hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC trong quá trình thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên trong phạm vi toàn ngành, lĩnh vực và địa phương mình trước ngày 15 tháng 8 năm 2017. d) Về xử lý nợ xấu liên quan đến ngân sách nhà nước: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách trung ương và nợ xấu của chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ. - Chính quyền địa phương có trách nhiệm lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương. 2. Về thanh tra, giám sát, kiểm tra a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra tổ chức tín dụng, VAMC trong việc thực hiện Nghị quyết này; b) Các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao nêu tại khoản 1 Phần II Chỉ thị này đối với các đơn vị trực thuộc. 3. Về hoàn thiện pháp luật a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ về đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định tại Nghị quyết trước ngày 15 tháng 8 năm 2021; b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cấp tín dụng của tổ chức tín dụng để hạn chế nợ xấu phát sinh; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; c) Bộ Tư pháp có trách nhiệm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về giao dịch bảo đảm. 4. Tổ chức thực hiện a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn và nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này. Định kỳ hằng năm (trước ngày 15 tháng 9) gửi báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo Chính phủ; b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo của Chính phủ để trình Quốc hội về kết quả xử lý nợ xấu hằng năm (trước ngày 01 tháng 10) và báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết (trước ngày 31 tháng 12 năm 2021), đồng thời gửi các bộ, ngành có liên quan để theo dõi, phối hợp thực hiện. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, trường hợp phát sinh vướng mắc kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2b).KN THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "19/07/2017", "sign_number": "32/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-07-2007-CT-UBND-bien-phap-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-Phu-Nhuan-188450.aspx
Chỉ thị 07/2007/CT-UBND biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Phú Nhuận
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2007/CT-UBND Phú Nhuận, ngày 16 tháng 7 năm 2007 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Thực hiện Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn cấp các việc sau: 1. Trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường: - Tổ chức củng cố lại hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm phường; tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn phường quản lý, đánh giá kết quả thức hiện 6 tháng đầu năm, báo cáo về Phòng Y tế trước ngày 31 tháng 7 năm 2007 để tổng hợp chung; căn cứ kế hoạch của thành phố, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai chương trình hành động 6 tháng cuối năm 2007 và đề ra biện pháp tích cực, hiệu quả, phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm chủ động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận, báo cáo Ủy ban nhân dân quận trước ngày 31 tháng 7 năm 2007. - Tăng cường phối hợp các cơ quan hữu quan quận thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, khẩn trương triển khai việc tập huấn, thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện. Đảm bảo hoàn tất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008. - Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các tổ chức đoàn thể tại địa phương và các ngành chức năng liên quan quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân những kiến thức về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan. Đồng thời, kiểm tra thay thế các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng, chống dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm. - Chỉ đạo Trạm Y tế phường rà soát lại trang thiết bị, phương tiện, thuốc men … trong việc phòng, chống dịch để báo cáo Trung tâm Y tế Dự phòng quận bổ sung đầy đủ số thuốc nhằm kịp thời xử lý vệ sinh môi trường, chủ động đối phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. 2. Trách nhiệm của Trưởng Phòng Y tế quận: - Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường các hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận nhằm thực hiện kiểm tra có hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận. Đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan. - Phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng quận tiến hành thẩm định và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thực hiện đủ thủ tục và đạt điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện (đối với các cơ sở đang hoạt động) trước ngày 01 tháng 01 năm 2008. Sau ngày 01 tháng 01 năm 2008, tổ chức thanh tra, xử lý nghiêm mọi cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Trách nhiệm Trưởng Phòng Kinh tế quận: - Chủ động phối hợp với Đoàn Thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra nhắc nhở các chủ kinh doanh thực phẩm ăn uống và Ban Quản lý các chợ Phú Nhuận, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Hữu Trang thực hiện đúng các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, chỉ đạo Ban Quản lý các chợ sắp xếp lại khu vực kinh doanh thực phẩm theo đúng quy trình chuỗi thực phẩm phù hợp. - Cùng các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các chợ, kể cả đối với các chợ tự phát chưa dẹp bỏ được. 4. Trách nhiệm Trưởng Phòng Giáo dục quận: - Chỉ đạo các trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống bếp ăn tập thể và căn tin. Tuyệt đối không để các cơ sở cung ứng dịch vụ ăn uống và các sản phẩm không rõ nguồn gốc trong các trường học. Các bếp ăn tập thể, căn tin tại các trường phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước ngày 01 tháng 01 năm 2008. - Hoàn chỉnh việc xây dựng mô hình điểm về việc cung ứng xuất ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học trên địa bàn quận. Phối hợp các ban ngành, Ủy ban nhân dân phường liên quan giám sát các quầy, gánh hàng rong thực phẩm đang kinh doanh xung quanh trường. - Phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng quận tổ chức tuyên truyền, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học, đồng thời huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. 5. Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin - Thể dục thể thao: - Phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Văn hóa tổ chức các hình thức tuyên truyền, cổ động, phổ biến kiến thức pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân, các hộ kinh doanh bằng nhiều hình thức (phát thanh, treo băng rôn, áp phích, pa-nô…) trên các tuyến đường lớn, nơi công cộng trên toàn quận nhằm nâng cao nhận thức, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chỉ đạo hệ thống truyền thanh ở các địa bàn phường, chợ, các đối tượng thông tin lưu động, dành thời lượng thích đáng để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. - Lồng ghép nội dung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, công sở văn minh sạch đẹp an toàn. - Kiểm tra và quản lý chặt chẽ việc quảng cáo các sản phẩm thực phẩm. 6. Trưởng Phòng Nội vụ: có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan hoàn chỉnh quy chế phối hợp liên ngành trong các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 7. Giao Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch: tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí trang thiết bị cho các hoạt động chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân quận phê duyệt. Đồng thời, hướng dẫn sử dụng tiền phạt về vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định. 8. Trách nhiệm Trưởng Trạm Thú y: - Thường xuyên kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh thú y, thủy hải sản đối với các hoạt động vận chuyển kinh doanh thịt động vật và thủy hải sản trên địa bàn, kết hợp với việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Kiểm tra giám sát việc kinh doanh sản phẩm gia cầm trong tủ bảo ôn, tiến tới việc quy định các sản phẩm động vật hoang dã qua giết mổ phải được bày bán trong tủ bảo ôn. 9. Trung tâm Y tế Dự phòng: - Tổ chức củng cố, kiện toàn nhân sự khoa vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm và trang bị đầy đủ phương tiện nhằm bảo đảm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các lớp tập huấn cho việc cấp giấy chứng nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, tổ chức thẩm định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện và xử lý những cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 10. Giao Đội Quản lý thị trường chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp với các đơn vị: Quân sự quận, Công an quận, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng, Trạm Thú y, các ban ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân 15 phường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn (kể cả các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể ở các trường,…); tập trung tổ chức thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm không đạt tiêu chuẩn. 11. Công an quận chỉ đạo lực lượng Công an 15 phường có biện pháp hỗ trợ đoàn kiểm tra liên ngành, xử lý kịp thời các trường hợp chống đối với lực lượng tham gia kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ liên quan, phối hợp với Đội Quản lý thị trường kiểm soát ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm vào các chợ trong quận. 12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể chính trị quận chỉ đạo hệ thống trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường vận động tuyên truyền sâu rộng đến từng ngành, từng giới thuộc phạm vi quản lý để từng đoàn viên, hội viên nêu cao tính gương mẫu trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để ngăn chặn, xử lý kịp thời và phòng, chống ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn quận có hiệu quả, Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thị Hóa
{ "issuing_agency": "Quận Phú Nhuận", "promulgation_date": "16/07/2007", "sign_number": "07/2007/CT-UBND", "signer": "Trần Thị Hóa", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-18-KH-UBND-trien-khai-ho-tro-doanh-nghiep-xay-dung-phat-trien-thuong-hieu-Ha-Noi-2016-301219.aspx
Kế hoạch 18/KH-UBND triển khai hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phát triển thương hiệu Hà Nội 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/KH-UBND Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUY CHẾ “HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU” Thực hiện Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; Thực hiện Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 27/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế “Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu” năm 2016 trên địa bàn Thành phố như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Hà Nội xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm hướng tới sản xuất - kinh doanh bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ và phân phối sản phẩm. 2. Yêu cầu Thu hút sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất trên địa bàn Thành phố. Tạo sự chuyển biến từ nhận thức tới hành động của doanh nghiệp về phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh. Phổ biến các chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố. II. NỘI DUNG 1. Đơn vị thực hiện - Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Hà Nội. - Đơn vị thực hiện: + Các Sở: Công thương, Tài chính; + Các báo: Công thương, Đấu thầu. - Đơn vị tham gia: đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp được phê duyệt. - Nguyên tắc thực hiện: theo Quy chế “Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu”. 2. Phương thức thực hiện: 2.1. Lựa chọn doanh nghiệp hỗ trợ: * Sở Công thương Hà Nội: - Phối hợp cơ quan thông tấn, báo chí thông báo nội dung hỗ trợ tới các doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông. - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ của doanh nghiệp. - Tổng hợp danh sách, phối hợp Sở Tài chính thẩm định trình UBND Thành phố. * UBND Thành phố ban hành Quyết định phê duyệt nội dung hỗ trợ chi tiết cho các doanh nghiệp. 2.2. Lựa chọn đơn vị tư vấn: * Sở Công thương Hà Nội: - Xây dựng nội dung để lựa chọn đơn vị tư vấn. - Thông báo đấu thầu rộng rãi và nhận hồ sơ của các đơn vị tư vấn. - Tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, thông báo kết quả đấu thầu và trình UBND Thành phố. * UBND Thành phố căn cứ tờ trình của Sở Công thương, ban hành Quyết định giao đơn vị tư vấn thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. 2.3. Triển khai thực hiện: Sau khi UBND Thành phố ban hành Quyết định, Sở Công thương, đơn vị tư vấn cùng các doanh nghiệp được phê duyệt triển khai các nội dung chương trình theo các bước sau: - Sở Công thương thông báo bằng văn bản cho các doanh nghiệp đã được phê duyệt và đơn vị tư vấn sau khi có Quyết định của UBND Thành phố. - Sở Công thương, doanh nghiệp và đơn vị tư vấn ký hợp đồng ba bên trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên để thực hiện nhiệm vụ của UBND Thành phố theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt. - Sau khi hoàn thành các nội dung tư vấn, Sở Công thương, doanh nghiệp và đơn vị tư vấn có trách nhiệm thanh lý hợp đồng. 3. Nội dung hỗ trợ năm 2016: 3.1. Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu. 3.2. Hỗ trợ đặt tên thương hiệu; Thiết kế biểu tượng (lô gô) hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho các thương hiệu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sản phẩm. 3.3. Hỗ trợ tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển các thương hiệu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sản phẩm. 3.4. Hỗ trợ các hoạt động truyền thông marketing, quảng bá các thương hiệu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sản phẩm bằng các loại hình marketing như: quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, sản xuất phim thương hiệu, xây dựng Website, truyền thông online, in ấn các sản phẩm truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp/sản phẩm, quảng cáo bảng/biển, tổ chức sự kiện... 4. Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện: Phụ lục 01 5. Kinh phí thực hiện: Trích từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại Thành phố giao Sở Công thương thực hiện năm 2016 theo Quyết định số 6788/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2016 của thành phố Hà Nội. - Tổng dự toán kinh phí năm 2016: 2.858.800.000 đồng. + Trích từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại: 2.060.800.000 đồng. + Kinh phí doanh nghiệp đóng góp: 798.000.000 đồng. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ căn cứ Quy chế “Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu” ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 27/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung “Quy chế Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu”, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc; cụ thể: - Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất các doanh nghiệp tham gia chương trình; chủ động phối hợp Sở Công thương tổ chức tuyên truyền quảng bá chương trình tới các doanh nghiệp. - Báo Công thương, Báo Đấu thầu phối hợp Sở Công thương thực hiện các chuyên mục, phóng sự và các hình thức tuyên truyền khác nhằm giới thiệu nội dựng Quy chế; tuyên truyền và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. - Sở Tài chính phối hợp Sở Công thương thẩm định nội dung và định mức hỗ trợ trình UBND Thành phố phê duyệt; hướng dẫn các đơn vị xây dựng kinh phí sử dụng ngân sách, thanh, quyết toán theo đúng quy định pháp luật và Thành phố. - Sở Công thương chủ trì, triển khai thực hiện, thông báo Quy chế, phối hợp Sở Tài chính thẩm định danh sách, nội dung và định mức hỗ trợ các doanh nghiệp trình UBND Thành phố phê duyệt. Chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế; đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Tuấn Phụ lục 01: Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện Quy chế “Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu” (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 18/(KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố) STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp 1 Thông báo Quy chế hỗ trợ trên các Báo. 2/2016 SCT 2 Lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình. 2.1 Thông báo nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp. 2/2016 SCT 2.2 Nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ. 3/2016 SCT 2.3 Thẩm định danh sách doanh nghiệp tham gia chương trình. 4/2016 SCT SCT 2.4 Trình UBND Thành phố ra Quyết định phê duyệt doanh nghiệp tham gia chương trình. 5/2016 UBND TP và SCT 3 Lựa chọn đơn vị tư vấn 3.1 Xây dựng nội dung để lựa chọn đơn vị tư vấn. 5/2016 SCT 3.2 Thông báo đấu thầu rộng rãi và nhận hồ sơ của đơn vị tư vấn. 5/2016 SCT Các báo 3.3 Tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả đấu thầu. 6/2016 SCT 3.4 Trình UBND Thành phố phê duyệt đơn vị tư vấn trúng thầu. 7/2016 UBND TP 4 Tập huấn cho các doanh nghiệp về thương hiệu. 7/2016 SCT 5 Thông báo bằng văn bản cho các doanh nghiệp đã được phê duyệt sau khi có Quyết định của UBND Thành phố Trong vòng 5 ngày (7/2016) SCT 6 Ký hợp đồng tư vấn ba bên trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên để thực hiện nhiệm vụ của UBND Thành phố theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày có Quyết định (7/2016) SCT DN và đơn vị tư vấn 7 Sau khi hoàn thành các nội dung tư vấn, Sở Công thương, Doanh nghiệp và đơn vị tư vấn có trách nhiệm thanh lý hợp đồng. Hoàn thành trước ngày 25/11/2016 SCT DN và đơn vị tư vấn
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "21/01/2016", "sign_number": "18/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Tuấn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-43-2013-ND-CP-huong-dan-Dieu-10-Luat-cong-doan-quyen-trach-nhiem-186878.aspx
Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 10 Luật công đoàn quyền trách nhiệm mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 43/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH ĐIỀU 10 CỦA LUẬT CÔNG ĐOÀN VỀ QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức công đoàn các cấp trong hệ thống công đoàn theo quy định tại Điều 7 của Luật công đoàn. 2. Công chức, viên chức, công nhân và người lao động (gọi chung là người lao động). 3. Đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều 3. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về các vấn đề sau đây: 1. Hình thức, nguyên tắc, loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên về cung cấp thông tin, thời gian thử việc, thời gian tập sự và những vấn đề liên quan khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; 2. Nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác, các trường hợp tạm hoãn, nhận lại người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; 3. Trình tự, thủ tục và các chế độ, chính sách đối với người lao động khi phát sinh sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Điều 4. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể 1. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: a) Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động thương lượng tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; b) Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động; c) Phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; yêu cầu người sử dụng lao động thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi người sử dụng lao động thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động. 2. Công đoàn ngành thực hiện quyền, trách nhiệm như công đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này trong việc đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành. Điều 5. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: 1. Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của người lao động, tham gia bằng văn bản với người sử dụng lao động trong việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật về lao động; 2. Tổ chức giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; kiến nghị với người sử dụng lao động nội dung sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động. Điều 6. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: 1. Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động; 2. Tiến hành đối thoại định kỳ hoặc đột xuất với người sử dụng lao động; phối hợp cùng người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị người lao động, Hội nghị cán bộ công chức theo quy định của pháp luật; 3. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, các thỏa thuận đạt được qua đối thoại tại nơi làm việc và quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Điều 7. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động Công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt động của các cấp công đoàn. Điều 8. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 1. Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. 2. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm sau đây: a) Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu; đại diện cho người lao động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền; b) Tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo yêu cầu. 3. Công đoàn cấp trên có trách nhiệm sau đây: a) Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động; b) Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 9. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm 1. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: a) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm; b) Tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động. 2. Công đoàn cơ sở tại cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp có quyền, trách nhiệm sau đây: a) Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm; b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi không chấp nhận quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc hết thời hạn quy định mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa giải quyết yêu cầu về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động. Điều 10. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: 1. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật; 2. Đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật. Điều 11. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: 1. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động; 2. Đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật. Điều 12. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây: 1. Lấy ý kiến của tập thể lao động để đình công theo quy định của pháp luật về lao động; 2. Ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công; 3. Rút quyết định đình công nếu chưa đình công; 4. Tiến hành đình công theo quy định của pháp luật về lao động; 5. Thực hiện quy định về không được đình công, hoãn, ngừng đình công theo quy định của pháp luật về lao động; 6. Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Điều 13. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm sau đây: 1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11 và 12 Nghị định này ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở khi được người lao động ở đó yêu cầu; 2. Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này. Điều 14. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên 1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công đoàn quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động theo quy định tại Nghị định này. 2. Công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động theo quy định tại Nghị định này. Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Đơn vị sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động quy định tại Nghị định này. Điều 16. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. 2. Nghị định số 133/HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về hướng dẫn thi hành Luật công đoàn và Nghị định số 302/HĐBT ngày 19 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Điều 17. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "10/05/2013", "sign_number": "43/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Chi-thi-24-CT-TTg-2019-tang-cuong-xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-de-dieu-425720.aspx
Chỉ thị 24/CT-TTg 2019 tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 24/CT-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2019 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2011 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, từ đó công tác quản lý, bảo vệ đê điều đã có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất đai, vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao nên tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, tập kết vật liệu với quy mô lớn trên bãi sông và trong hành lang bảo vệ đê, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép trên bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ; số vụ vi phạm xảy ra giảm dần qua từng năm nhưng nhiều vụ có mức độ và quy mô vi phạm tăng; việc ngăn chặn, xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng chưa xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm còn nhiều (trên 70% số vụ vi phạm). Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau: 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn. b) Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên, đột xuất; mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm, nhất là các vụ vi phạm nổi cộm, trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. c) Tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó xác định cụ thể phương án quản lý, sử dụng đất ở bãi sông, số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời và xây dựng phương án, lộ trình di dời đảm bảo khả thi để tổ chức thực hiện. d) Tổ chức quản lý chặt chẽ công trình đê điều, đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông theo đúng quy định pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan. đ) Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều tuân thủ nghiêm các quy định liên quan đến việc cấp phép đối với các hoạt động phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về đê điều và giám sát việc thực hiện bảo đảm đúng quy định. e) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ven đê. g) Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều được cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật Luật Đê điều và Luật Ngân sách nhà nước. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Tiếp tục rà soát đề xuất sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều (sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và đê điều được Quốc hội thông qua) nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật. c) Thường xuyên tổng hợp tình hình vi phạm và chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. 3. Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, đặc biệt là đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường đầu tư củng cố, nâng cấp, duy tu hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III trở lên và xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu nhằm đảm bảo an toàn chống lũ cho các tuyến đê. 5. Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản và các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc quản lý khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát sỏi lòng sông để bảo đảm không gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư TW Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, CN, NC, KTTH, KGVX, QHĐP; - Lưu: Văn thư, NN (3). Tuynh KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Trịnh Đình Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "07/10/2019", "sign_number": "24/CT-TTg", "signer": "Trịnh Đình Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-280-KH-UBND-2019-kiem-tra-cong-tac-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinh-Binh-Tan-Ho-Chi-Minh-544459.aspx
Kế hoạch 280/KH-UBND 2019 kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính Bình Tân Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 280/KH-UBND Bình Tân, ngày 26 tháng 4 năm 2019 KẾ HOẠCH KIỂM TRA, KHẢO SÁT CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN NĂM 2019 Căn cứ Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn quận Bình Tân; Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch kiểm tra, khảo sát công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn quận năm 2019 như sau: 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Kiểm tra, khảo sát việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; việc khắc phục những hạn chế sau kiểm tra năm 2017 tại các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 10 phường; - Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong thực hiện thủ tục hành chính; xử lý nghiêm các trường hợp tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính, gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu đối với cá nhân, tổ chức trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; - Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời có giải pháp tháo gõ; biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả; - Tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp nhận và xử lý triệt để các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng, liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà. 2. Yêu cầu - Công tác kiểm tra, khảo sát được thực hiện đúng nội dung, thẩm quyền, quy trình, phù hợp với mục đích kiểm tra, khảo sát; - Đảm bảo tính khách quan, công khai, kịp thời, không gây nhũng nhiễu, phiền hà, trở ngại cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm tra, khảo sát, tránh trùng lặp, chồng chéo trong kiểm tra, khảo sát. - Cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát báo cáo trung thực, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, khảo sát. II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA, KHẢO SÁT 1. Cách thức kiểm tra, khảo sát Đoàn kiểm tra, khảo sát sẽ làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát và gián tiếp thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị. 2. Nội dung kiểm tra, khảo sát 2.1. Kiểm tra, khảo sát định kỳ a) Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính - Việc triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019; - Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; - Việc kiểm tra, giám sát, theo dõi nội bộ về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị. - Việc kiện toàn và thực hiện chế độ hỗ trợ tài chính cho đội ngũ cán bộ, công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính. b) Việc thực hiện rà soát, dự thảo Quyết định công bố danh mục, thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành (đối với các danh mục, thủ tục hành chính thuộc phạm vi tham mưu, phụ trách của các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường). d) Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính Kiểm tra tính đầy đủ, kịp thời, chính xác các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị theo Quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại trụ sở nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có). đ) Việc giải quyết thủ tục hành chính - Việc tuân thủ quy định thủ tục hành chính đã được công bố, công khai trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. - Việc giải quyết thủ tục hành chính: tổng số hồ sơ đã tiếp nhận; tổng số hồ sơ giải quyết đúng hạn; tổng số hồ sơ giải quyết trễ hạn (nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan); các trường hợp trả hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ (nêu rõ tỷ lệ, thời hạn yêu cầu, nguyên nhân). - Việc thực hiện Thư xin lỗi đối với hồ sơ giải quyết trễ hạn theo Quyết định số 5157/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Kế hoạch số 577/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện Quyết định số 5157/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố. e) Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính - Việc niêm yết công khai địa chỉ cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng tại trụ sở cơ quan, đơn vị. - Việc xử lý phản ánh, kiến nghị do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận chuyển đến để xử lý theo thẩm quyền (gồm tổng số phản ánh, kiến nghị được chuyển đến; số phản ánh, kiến nghị đã xử lý; số phản ánh, kiến nghị chưa xử lý - nguyên nhân); việc công khai kết quả xử lý. g) Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị - Việc thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; - Việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị; - Việc thực hiện kết hợp, liên thông các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó chú trọng về quy trình thực hiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện; - Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong giải quyết thủ tục hành chính. h) Việc thực hiện công tác truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính i) Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị 2.2. Kiểm tra, khảo sát chuyên đề a) Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính; b) Việc thực hiện Thư xin lỗi đối với hồ sơ giải quyết trễ hạn; c) Việc khắc phục những tồn tại, hạn chế của các cơ quan, đơn vị theo kết quả kiểm tra năm 2018; d) Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. III. THÀNH PHẦN THAM GIA KIỂM TRA, KHẢO SÁT 1. Thành phần Đoàn kiểm tra, khảo sát - Đại diện lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận - Trưởng đoàn; - Đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp quận - Phó Trưởng đoàn; - Đại diện Phòng Nội vụ quận; - Đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin quận; - Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan (do Trưởng đoàn quyết định). 2. Thành phần cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát - Đối với cơ quan, đơn vị quận: Lãnh đạo phụ trách công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cán bộ đầu mối phụ trách công tác kiểm soát thủ tục hành chính; cán bộ phụ trách công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và các công chức khác có liên quan. - Đối với Ủy ban nhân dân phường: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch phụ trách công tác kiểm soát thủ tục hành chính); cán bộ đầu mối phụ trách công tác kiểm soát thủ tục hành chính và các cán bộ, công chức có liên quan. IV. THỜI KỲ THỰC HIỆN KIỂM TRA, KHẢO SÁT Thời kỳ kiểm tra, khảo sát hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính: Tính từ ngày 16/12/2018 đến hết ngày 15/6/2019. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm tra, khảo sát có thể quyết định xem xét các hồ sơ ngoài thời kỳ kiểm tra, khảo sát. V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA, KHẢO SÁT 1. Địa điểm kiểm tra, khảo sát: Tại trụ sở các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát. 2. Thời gian tiến hành kiểm tra, khảo sát a) Kiểm tra, khảo sát chuyên đề: Dự kiến trong Quý II, III/2019. b) Kiểm tra, khảo sát định kỳ: Dự kiến trong quý III/2019. VI. CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA, KHẢO SÁT Theo phụ lục đính kèm. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận a) Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc cử người tham gia Đoàn kiểm tra, khảo sát; ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, khảo sát. b) Thông báo lịch kiểm tra, khảo sát cụ thể đến các cơ quan, đơn vị trên cơ sở Kế hoạch này. c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát thực hiện việc báo cáo tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị; chuẩn bị nội dung, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, khảo sát. d) Tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại các cơ quan, đơn vị theo nội dung kế hoạch và tổng hợp kết quả kiểm tra, khảo sát. đ) Đề xuất Ủy ban nhân dân quận thực hiện việc kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị không nằm trong danh mục được kiểm tra theo Kế hoạch này nếu xét thấy cần thiết. 2. Đối với Đoàn kiểm tra, khảo sát a) Chủ động trao đổi, tìm hiểu các nội dung kiểm tra, khảo sát theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. b) Có ý kiến kết luận sơ bộ về nhưng vấn đề đã kiểm tra, khảo sát tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát. c) Ban hành văn bản kết luận kiểm tra, khảo sát sau khi kết thúc thời gian thực hiện kiểm tra, khảo sát. d) Căn cứ điều kiện cụ thể và nội dung kiểm tra, khảo sát, Trưởng Đoàn quyết định việc mời một số cơ quan, đơn vị khác có liên quan cử cán bộ tham gia hoạt động của Đoàn kiểm tra, khảo sát. 3. Đối với cơ quan, đơn vị được kiểm tra, khảo sát a) Báo cáo bàng văn bản theo các nội dung yêu cầu kiểm tra, khảo sát. b) Phân công lãnh đạo và cán bộ tham dự trong quá trình kiểm tra, khảo sát. c) Chuẩn bị địa điểm làm việc và các hồ sơ, sổ sách, tài liệu có liên quan. 4. Đối với các cơ quan, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân 10 phường a) Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra tại đơn vị. b) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức. c) Báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, gửi về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận để theo dõi. VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí cho hoạt động của Đoàn kiểm tra, khảo sát được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định. 2. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch quận có trách nhiệm hướng dẫn Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận sử dụng kinh phí hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 và quyết toán kinh phí theo quy định để thực hiện Kế hoạch này. Trên đây là nội dung Kế hoạch kiểm tra, khảo sát công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn quận Bình Tân năm 2019./. Nơi nhận: - Ủy ban nhân dân Thành phố; - Văn phòng UBND Thành phố/P.KSTTHC; - Sở Nội vụ Thành phố; - TT.QU; - TT.HĐND quận; - UBND quận: CT, các PCT; - UBMTTQVN và các tổ chức CT-XH quận; - Các cơ quan chuyên môn thuộc quận; - Chi Cục thuế quận; - Công an quận; - Bảo hiểm Xã hội quận; - Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận; - Các đơn vị sự nghiệp thuộc quận; - VP.HĐND và UBND quận: CVP, các PCVP; - Tổ Tin học (để đăng Website); - Lưu: VT, TH, XQ. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Thị Ngọc Diệu PHỤ LỤC CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA, KHẢO SÁT KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận) STT Đơn vị được kiểm tra, kháo sát1 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2 Phòng Tài chính - Kế hoạch quận 3 Phòng Tư pháp quận 4 Thanh tra quận 5 Phòng Nội vụ quận 6 Phòng Văn hóa và Thông tin quận 7 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8 Phòng Quản lý đô thị quận 9 Phòng Kinh tế quận 10 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 11 Ủy ban nhân dân 10 phường 1 Trên cơ sở danh sách này, Văn phòng HĐND và UBND quận sẽ có Thông báo lịch kiểm tra, khảo sát cụ thể về thời gian và đơn vị được kiểm tra, khảo sát định kỳ và chuyên đề theo cách thức trực tiếp.
{ "issuing_agency": "Quận Bình Tân", "promulgation_date": "26/04/2019", "sign_number": "280/KH-UBND", "signer": "Phạm Thị Ngọc Diệu", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-66-KH-UBND-2024-Cham-soc-suc-khoe-tam-than-tre-em-cham-soc-tre-em-mo-Ha-Noi-599230.aspx
Kế hoạch 66/KH-UBND 2024 Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em chăm sóc trẻ em mồ Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 66/KH-UBND Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM, CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thực hiện Quyết định số 1591/QĐ-TTg ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 (gọi tắt là Quyết định số 1591), căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích Trẻ em được chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em nhằm thực hiện hiệu quả quyền của trẻ em. 2. Yêu cầu Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Bảo đảm việc lồng ghép và gắn việc thực hiện mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch với các Kế hoạch liên quan như Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 03/6/2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 24/6/2021 thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 06/9/2022 thực hiện Chương trình sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 14/11/2022 phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025;… II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN 1. Mục tiêu - Phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng. - Đảm bảo 100% trẻ em mồ côi được quan tâm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 100% trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ trong nhóm trẻ em không nơi nương tựa theo quy định được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định. 2. Đối tượng - Trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần; trẻ em mồ côi bao gồm trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 3. Phạm vi thực hiện: trên toàn Thành phố III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với các hình thức đa dạng, phong phú, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em tại gia đình. Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện các chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe t âm thần, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung. 2. Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em mồ côi - Nội dung truyền thông Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhất là các chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, cam kết trách nhiệm và thúc đẩy hành động, sự tham gia tích cực của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cộng đồng, gia đình, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em. Chú trọng cung cấp các kiến thức về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi. - Hình thức truyền thông Xây dựng các sản phẩm, tài liệu truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng, vùng, miền. Tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức phong phú trực tiếp và gián tiếp như: truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng và truyền thông đến các gia đình, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và tại cộng đồng; truyền thông lồng ghép trong các sự kiện, hoạt động cộng đồng… 3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, giáo viên, đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội tại cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng - Tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành nhất là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, y tế cơ sở, cán bộ làm công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi, đặc biệt tập huấn chuyên sâu về can thiệp, hỗ trợ cho nhóm trẻ em này. - Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, cha mẹ/người chăm sóc trẻ, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về các kiến thức cơ bản, kỹ năng nhận biết các rối loạn về sức khỏe tâm thần, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nói chung, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi theo quy định và hỗ trợ trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp. - Tổ chức tập huấn cho trẻ em về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí, các kiến thức phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường và các kỹ năng sống. 4. Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em toàn diện và liên tục - Tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trong phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; củng cố công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; nghiên cứu xây dựng mạng lưới dịch vụ, kết nối, chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; phát triển chương trình tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần. - Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học; triển khai giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh; phát triển mạng lưới giáo viên, nhân viên, cộng tác viên có kiến thức, kỹ năng phát hiện sớm, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh, đặc biệt hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình, nâng cao nhận thức và giảm kỳ thị về sức khỏe tâm thần tại các cơ sở giáo dục phổ thông. - Phát triển các điểm vui chơi, tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao, phát triển giao thông công cộng an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông, chú trọng xây dựng mới các cầu đi bộ sang đường tại các trục đường lớn, đông dân cư, nhiều trường học để đảm bảo an toàn cho trẻ em, người dân khi sang đường phòng, chống tai nạn thương tích, sang chấn tâm thần. 5. Phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi - Trẻ em mồ côi được chăm sóc nuôi dưỡng và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu để phát triển toàn diện. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em mồ côi theo quy định pháp luật. - Từng bước xây dựng, hình thành mạng lưới cá nhân/gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế trẻ em làm cơ sở cho việc thực hiện chăm sóc thay thế tại cộng đồng theo quy định của Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em và Thông tư số 14/2020/TT-BLĐTBXH ngày 28/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tư vấn, hỗ trợ các gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em về các kiến thức, kỹ năng chăm sóc thay thế trẻ em theo quy định; hướng dẫn việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ cho trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định pháp luật. - Rà soát, đánh giá trẻ em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội có nhu cầu và đủ điều kiện chuyển hình thức chăm sóc thay thế tại cộng đồng. 6. Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi Thường xuyên rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo công tác trẻ em, nhóm công tác liên ngành các cấp, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã; đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa các cấp, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng; Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 03 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội và giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức với trẻ em nhằm đảm bảo trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi thực hiện các quyền trẻ em, được chăm sóc phát triển toàn diện. 7. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. Triển khai việc khảo sát đánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em mồ côi. - Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách đối với chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em mồ côi trên địa bàn. - Triển khai việc thu thập thông tin, thống kê, báo cáo về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em mồ côi trên địa bàn theo hướng dẫn của Trung ương. - Tiến hành kiểm tra, giám sát hoặc lồng ghép kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch thuộc lĩnh vực, phạm vi trách nhiệm quản lý của sở, ban, ngành và các địa phương. 8. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động mọi nguồn lực xã hội, kinh nghiệm, sáng kiến để chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi - Đẩy mạnh xã hội hóa, vận động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi. - Tích cực trao đổi học tập mô hình, kinh nghiệm, sáng kiến của các tỉnh/thành trong cả nước, các quốc gia, các tổ chức trong khu vực và quốc tế trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Là cơ quan Thường trực, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai, thực hiện hiệu quả Quyết định số 1591 trên phạm vi Thành phố. - Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến chăm sóc trẻ em mồ côi. - Tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi, các chính sách cho trẻ em mồ côi theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. - Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, nhân viên công tác xã hội, cán bộ các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em về chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em thuộc lĩnh vực được giao theo quy định; triển khai, thực hiện một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi theo quy định: Tổ chức việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các Trung tâm/Làng/Cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em thuộc Sở; hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ theo quy định. - Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, tham vấn, hỗ trợ cho trẻ em nói chung, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi nói riêng. - Tăng cường công tác xã hội hóa nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn ảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần,... - Phối hợp với các Sở ngành có liên quan từng bước thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Thực hiện thí điểm một số mô hình như mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Thường xuyên rà soát, tham mưu kiện toàn Tổ công tác liên ngành phối hợp thực hiện công tác trẻ em của Thành phố. - Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã theo dõi, thu thập, quản lý số liệu, khảo sát tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi trách nhiệm của Ngành hoặc lồng ghép trong việc kiểm tra chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định. 2. Sở Y tế - Chủ trì triển khai chỉ đạo củng cố công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phát triển hệ thống dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, hướng dẫn chuyên môn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em có nguy cơ và có rối loạn sức khỏe tâm thần; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần. - Lồng ghép, tích hợp triển khai các giải pháp về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần (Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 14/11/2022) và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại Kế hoạch này; thống kê, tổng hợp số liệu trẻ em được chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các cơ sở y tế. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn về nhận diện trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần và cách chăm sóc, phục hồi cho trẻ em. - Rà soát, đề xuất kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các đối tượng nói chung trong đó có trẻ em nói riêng. - Nâng cao năng lực chuyên môn sâu cho bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế, cộng tác viên y tế trong chăm sóc, tư vấn chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với trẻ em theo quy định. - Kiểm tra việc triển khai, thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn Thành phố trong đó lồng ghép kiểm tra về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em. 3. Sở Giáo dục và Đào tạo - Chủ trì triển khai hoạt động trợ giúp giáo dục cho học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần, học sinh mồ côi theo quy định pháp luật. - Triển khai công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trong trường học; triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học; lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống của các cơ sở giáo dục; hướng dẫn công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh,… bằng nhiều hình thức phong phú. - Tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe học đường nói chung, sức khỏe tâm thần nói riêng. - Chỉ đạo và quản lý hiệu quả, nâng cao chất lượng của các cơ sở cung cấp dịch vụ thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc cung cấp các dịch vụ cho học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhất là chất lượng của phòng tư vấn tâm lý trong nhà trường; quan tâm hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình trẻ, nâng cao nhận thực và xóa bỏ kỳ thị về sức khỏe tâm thần cho học sinh trong nhà trường. - Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường cơ chế phối hợp, kết nối giữa trường học và gia đình trong hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh. - Chỉ đạo các nhà trường quan tâm đến phát hiện sớm các dấu hiệu sức khỏe tâm thần của trẻ thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. - Bố trí, nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư y tế nhằm đảm bảo đủ điều kiện triển khai thực hiện công tác sức khỏe học đường nói chung, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh nói riêng. - Kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trong đó lồng ghép kiểm tra về Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi tại các trường học. 4. Sở Tư pháp - Tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi theo quy định của pháp luật. - Thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật, trẻ em trong các vụ việc xâm hại, bảo đảm thân thiện, tránh bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần. 5. Sở Văn hóa và Thể thao - Lồng ghép, triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch với Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 179/KH- UBND về thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. - Tiếp tục phối hợp với Sở, ngành có liên quan để phổ biến, hướng dẫn các bài tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, phòng, chống rối loạn sức khỏe tâm thần cho trẻ em. - Chủ trì, triển khai cung cấp các dịch vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao vui chơi giải trí cho trẻ em nói chung và trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần nói riêng, tạo điều kiện để trẻ tiếp cận các dịch vụ đó. - Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh trong gia đình nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, ly hôn và những hủ tục lạc hậu đối với trẻ em; trang bị cho gia đình kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần cho trẻ em. - Lồng ghép kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch với các nhiệm vụ của ngành. 6. Sở Thông tin và Truyền thông Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành, đơn vị liên quan cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương và địa phương ký Chương trình phối hợp công tác với Thành phố. Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền phổ biến kiến thức nhận diện, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi, công tác triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao nhận thức thực hiện hiệu quả quyền của trẻ em. 7. Sở Giao thông vận tải Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp phát triển giao thông công cộng và hạ tầng cơ sở cho giao thông phi cơ giới, bảo đảm an toàn và tiện ích cho trẻ em khi tham gia giao thông phòng, chống tai nạn thương tích, sang chấn tâm thần. 8. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện các dự án có mục tiêu hướng đến trẻ em theo quy định của pháp luật về đầu tư công và phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Thành phố; vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên quan đến trẻ em. 9. Sở Tài chính Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành. 10. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hướng dẫn trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi nói riêng theo quy định. 11. Các Sở, ban, ngành Thành phố Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội theo quy định. 12. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố - Tăng cường công tác tuyên truyền tới các cấp Hội, hội viên về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi; tiếp tục tăng cường tuyên truyền cho phụ nữ về kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, mô hình hỗ trợ trẻ em như: “Đồng hành cùng con”, “Mẹ đỡ đầu”,... 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố và các tổ chức thành viên: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, tăng cường công tác truyền thông, vận động các tổ chức thành viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc nói chung, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng. 14. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố và tình hình thực tế của địa phương, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương, lồng ghép để đảm bảo thực hiện Kế hoạch này với các Kế hoạch liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn, trong đó, chú trọng một số nội dung như sau: - Tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ, người dân và cộng đồng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng. - Tổ chức, phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội tại cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương; tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về các kiến thức cơ bản, kỹ năng nhận biết các rối loạn về sức khỏe tâm thần, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nói chung, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi theo quy định và hỗ trợ trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp; tập huấn cho trẻ em về quyền trẻ em, các kiến thức phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường và các kỹ năng sống. - Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; phối hợp nghiên cứu xây dựng mạng lưới dịch vụ, kết nối, chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; phát triển chương trình tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần. - Đầu tư, nâng cấp các điểm vui chơi dành cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao phù hợp tại địa phương. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em mồ côi theo quy định pháp luật; từng bước xây dựng, hình thành mạng lưới cá nhân/gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế trẻ em làm cơ sở cho việc thực hiện chăm sóc thay thế tại cộng đồng theo quy định. - Thường xuyên rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo công tác trẻ em, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã; đội ngũ cán bộ làm c ông tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. - Bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch theo phân cấp quản lý; đồng thời, huy động nguồn lực hợp pháp khác theo quy định nhằm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn. Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em mồ côi, kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác. - Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh quyết toán theo quy định. Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể Thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/11 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định./. Nơi nhận: - Bộ LĐTBXH; - T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Cục Trẻ em - Bộ LĐTBXH; - UBMTTQVN thành phố Hà Nội; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - VP UB: CVP, PCVP P.T.T.Huyền; Phòng: KGVX, TH; TTTTĐT Thành phố; - Lưu: VT, KGVX(Ngọc). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Vũ Thu Hà
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "19/02/2024", "sign_number": "66/KH-UBND", "signer": "Vũ Thu Hà", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-22-2016-TT-BYT-quy-chuan-ky-thuat-chieu-sang-muc-cho-phep-noi-lam-viec-318342.aspx
Thông tư 22/2016/TT-BYT quy chuẩn kỹ thuật chiếu sáng mức cho phép nơi làm việc mới nhất
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 22/2016/TT-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc. Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 22/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc. Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016. Điều 3. Trách nhiệm thi hành Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các đơn vị thuộc Bộ Y tế; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Trung tâm BVSKLĐ&MT các tỉnh, thành phố Thuộc TW; - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (để đăng bạ); - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; - Lưu: VT, K2ĐT, PC, MT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long QCVN 22:2016/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VẾ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC National Technical Regulation on Lighting - Permissible Levels of Lighting in the Workplace Lời nói đầu QCVN 22:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn. Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VẾ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC National Technical Regulation on Lighting - Permissible Levels of Lighting in the Workplace I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi Điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc trong nhà. 2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động mà người lao động chịu ảnh hưởng của Điều kiện chiếu sáng trong môi trường lao động. 3. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 3.1. Độ rọi hay độ chiếu sáng (illuminance): Là độ sáng của một vật được một chùm sáng chiếu vào, đơn vị là Lux. 1 Lux là độ sáng của một vật được một nguồn sáng ở cách xa 1m có quang thông bằng 1 Lumen chiếu trên diện tích bằng 1m2. 3.2. Độ rọi duy trì (Em) (maintained illuminance): Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị này. II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 1. Độ rọi duy trì tối thiểu với các loại hình công việc được quy định ở bảng sau: Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc Loại phòng, công việc hoặc các hoạt động Em (Lux) 1. Khu vực chung trong nhà Tiền sảnh 100 Phòng đợi 200 Khu vực lưu thông và hành lang 100 Cầu thang (máy, bộ), thang cuốn 150 Căng tin 150 Phòng nghỉ 100 Phòng tập thể dục 300 Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh 200 Phòng cho người bệnh 500 Phòng y tế 500 Phòng đặt tủ điện 200 Phòng thư báo, bảng điện 500 Nhà kho, kho lạnh 100 Khu vực đóng gói hàng gửi đi 300 Băng tải 150 Khu vực giá để hàng hóa 150 Khu vực kiểm tra 150 2. Hoạt động công nghiệp và thủ công 2.1. Công nghiệp sắt thép Máy móc sản xuất không yêu cầu thao tác bằng tay 50 Máy móc sản xuất đôi khi yêu cầu thao tác bằng tay 150 Khu vực sản xuất thường xuyên thao tác bằng tay 200 Kho thép 50 Lò luyện 200 Máy cán, cuộn, cắt thép 300 Sàn Điều khiển và bảng Điều khiển 300 Thử nghiệm, đo đạc và kiểm tra 500 Đường hầm dưới sàn, băng tải, hầm chứa 50 2.2. Các lò đúc và xí nghiệp đúc kim loại Đường hầm dưới sàn, hầm chứa 50 Sàn thao tác 100 Chuẩn bị cát 200 Gọt giũa ba via 200 Sàn làm việc khu vực lò đúc và trạm trộn 200 Xưởng làm khuôn đúc 200 Khu vực dỡ khuôn 200 Đúc máy 200 Đổ khuôn bằng tay và đúc lõi 300 Đúc khuôn dập 300 Nhà làm mẫu 500 2.3. Công nghiệp cơ khí chế tạo Tháo khuôn phôi 200 Rèn, hàn, nguội 300 Gia công thô và chính xác trung bình: dung sai ≥ 0,1 mm 300 Gia công chính xác: dung sai<0,1mm 500 Vạch dấu, kiểm tra 750 Xưởng kéo dây, làm ống (nguội) 300 Gia công đĩa độ dày ≥5mm 200 Gia công thép tấm độ dày <5mm 300 Chế tạo dụng cụ, thiết bị cắt 750 Lắp ráp chi Tiết: - Thô 200 - Trung bình 300 - Nhỏ 500 - Chính xác 750 Mạ điện 300 Xử lý bề mặt và sơn 750 Chế tạo công cụ, khuôn mẫu, đồ gá lắp, cơ khí chính xác và siêu nhỏ 1000 2.4. Công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô Làm thân xe và lắp ráp 500 Sơn, buồng phun sơn, buồng đánh bóng 750 Sơn: sửa, kiểm tra 1000 Sản xuất ghế 1000 Kiểm tra hoàn thiện 1000 Dịch vụ ô tô, sửa chữa, kiểm tra 300 2.5. Nhà máy điện Trạm cấp nhiên liệu 50 Xưởng nồi hơi 100 Phòng máy 200 Các phòng phụ trợ, phòng máy bơm, phòng ngưng tụ, bảng điện 200 Phòng Điều khiển 500 2.6. Công nghiệp điện Sản xuất cáp và dây điện 300 Quấn dây: - Cuộn dây lớn 300 - Cuộn dây trung bình 500 - Cuộn dây nhỏ 750 Nhúng cách điện 300 Mạ điện 300 Công việc lắp ráp: - Chi Tiết thô; ví dụ: biến thế lớn 300 - Chi Tiết trung bình; ví dụ: bảng điện 500 Chi Tiết nhỏ; ví dụ: điện thoại, đài radio, sản phẩm kỹ thuật thông tin (máy vi tính) 750 - Chính xác; ví dụ: thiết bị đo lường, bảng mạch in 1000 Xưởng điện tử, thử nghiệm, hiệu chỉnh 1500 2.7. Công nghiệp xi măng, bê tông, gạch Phơi sấy vật liệu 50 Chuẩn bị vật liệu, làm việc ở máy trộn, lò nung 200 Vận hành máy móc 300 Làm khuôn thô 300 2.8. Công nghiệp gốm, thủy tinh, tấm lợp Phơi sấy vật liệu 50 Chuẩn bị, vận hành máy móc 300 Tráng men, lăn, ép, tạo hình các chi Tiết đơn giản, lắp kính, thổi thủy tinh 300 Mài, khắc, đánh bóng thủy tinh, tạo hình các chi Tiết chính xác, chế tạo các dụng cụ thủy tinh 750 Mài kính quang học, mài và khắc pha lê bằng tay 750 Công việc chính xác; ví dụ: mài, vẽ, trang trí... 1000 Chế tác đá quý nhân tạo 1500 2.9. Công nghiệp hóa chất, chất dẻo và cao su Lắp đặt quy trình sản xuất Điều khiển từ xa 50 Lắp đặt quy trình sản xuất với thao tác bằng tay 150 Công việc ổn định trong quy trình sản xuất 300 Phòng đo chính xác, phòng thí nghiệm 500 Sản xuất dược phẩm 500 Sản xuất lốp xe 500 Kiểm tra màu 1000 Cắt, sửa, kiểm tra 750 2.10. Công nghiệp giấy Bóc gỗ, máy nghiền bột giấy 200 Sản xuất giấy, máy gấp giấy, sản xuất bìa các tông 300 Công việc đóng sách; ví dụ: gấp giấy, sắp xếp, dán keo, xén, đóng bìa, khâu sách 500 2.11. Công nghiệp in Xén giấy, mạ vàng, chạm nổi, chế bản khắc chữ, làm trên đá và tấm ấn giấy, máy in, làm ma trận (matrix) 500 Phân loại giấy và in bằng tay 500 Sắp chữ, sửa bản bông, in li tô 1000 Kiểm tra màu trong in nhiều màu 1500 Khắc bản thép và đồng 2000 2.12. Công nghiệp da Bể, thùng ngâm, hầm chứa da 200 Lọc, bào, chà, xát, giũ da 300 Làm yên ngựa, đóng giày, khâu, may, đánh bóng, tạo phom, cắt, dập 500 Phân loại 500 Nhuộm da (máy nhuộm) 500 Kiểm tra chất lượng 1000 Kiểm tra màu 1000 Làm giày 500 Làm găng tay 500 2.13. Công nghiệp dệt Vị trí làm việc và vùng tháo dỡ kiện bông 200 Chải, giặt, là, máy xé bông, kéo sợi, ghép sợi thô, hồ sợi, cắt, xe sợi thô, xe sợi đay và sợi gai 300 Xe sợi con, đánh ống, mắc khung cửi, dệt, tết sợi, đan len 500 May, đan sợi nhỏ, thêu móc 750 Thiết kế bằng tay, vẽ mẫu 750 Hoàn thiện, nhuộm 500 Phòng phơi sấy 100 In vải tự động 500 Gỡ nút sợi, chỉnh sửa 1000 Kiểm tra màu, kiểm tra vải 1000 Sửa lỗi 1500 May mũ 500 2.14. Công nghiệp sản xuất đồ gỗ Quy trình tự động; ví dụ: sấy khô, sản xuất gỗ dán 50 Hầm xông hơi 150 Xưởng cưa 300 Làm trên bàn mộc, gắn keo, lắp ghép 300 Đánh bóng, sơn, làm đồ mộc tinh xảo 750 Làm việc trên các máy gia công gỗ; ví dụ: bào, soi, gọt đẽo, làm rãnh ghép ván, cắt, cưa, đục, khoan 500 Chọn gỗ bọc, dát gỗ, chạm, khảm 750 Kiểm tra chất lượng 1000 2.15. Công nghiệp thực phẩm Vị trí làm việc và vùng làm việc trong: - Nhà máy bia, xưởng mạch nha 200 - Rửa, đóng thùng, làm sạch, sàng lọc, bóc vỏ 200 - Nơi nấu trong nhà máy làm mứt và sôcôla 200 - Vùng làm việc và nơi làm việc trong nhà máy đường 200 - Sấy khô, ủ men thuốc lá thô, lên men 200 Phân loại và rửa sản phẩm, nghiền, trộn, đóng gói 300 Nơi làm việc và vùng giới hạn trong nhà giết mổ, cửa hàng thịt, nhà máy sản xuất bơ sữa, trên sàn lọc, ở nơi tinh chế đường 500 Cắt và phân loại rau quả 300 Chế biến thức ăn sẵn, công việc nhà bếp 500 Sản xuất xì gà và thuốc lá 500 Kiểm tra thủy tinh và chai lọ, kiểm tra sản phẩm, chỉnh sửa, trang trí 500 Phòng thí nghiệm 500 Kiểm tra màu 1000 2.16. Làm bánh Chuẩn bị và nướng bánh 300 Sửa sang, đóng hộp, trang trí 500 2.17. Nông nghiệp Bốc xếp hàng hóa, sử dụng thiết bị và máy móc 200 Nhà chăn nuôi súc vật 50 Nơi nhốt súc vật ốm, chuồng cho súc vật đẻ 200 Chuẩn bị thức ăn, nơi trữ và sản xuất bơ sữa, rửa dụng cụ 200 2.18. Chế tác đồ trang sức Chế tác đá quý 1500 Chế tác đồ trang sức 1000 Làm đồng hồ (bằng tay) 1500 Làm đồng hồ (tự động) 500 2.19. Hiệu làm đầu Làm tóc 500 2.20. Xưởng giặt là và giặt khô Nhận hàng hóa, đánh dấu và phân loại 300 Giặt và giặt khô 300 Là, ép 300 Kiểm tra và chỉnh sửa 750 2.21. Cửa hàng bán lẻ Khu vực bán hàng 300 Khu thu ngân 500 Bàn đóng gói hàng 500 2.22. Văn phòng, công sở Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy 300 Phòng đánh máy, xử lý dữ liệu 500 Phòng vẽ kỹ thuật 750 Thiết kế vi tính 500 Phòng họp, hội nghị 300 Bàn tiếp dân 300 Phòng lưu trữ 200 3. Khu vực công cộng 3.1. Khu vực chung Lối vào, tiền sảnh 100 Phòng gửi đồ 200 Phòng đợi 200 Phòng bán vé 300 3.2. Nhà hàng, khách sạn Bàn tiếp tân, thu ngân, bàn ký gửi hành lý 300 Nhà bếp 300 Nhà hàng, phòng ăn, phòng chức năng 200 Nhà hàng tự phục vụ 200 Búp phê (Buffets) 300 Phòng họp 300 Hành lang 100 3.3. Nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim Phòng tập, phòng thay trang phục 300 Bảo trì, làm vệ sinh khu vực ghế ngồi 200 Xây dựng, lắp ráp sân khấu 300 3.4. Hội chợ thương mại, phòng triển lãm Chiếu sáng chung 300 3.5. Thư viện Giá sách 200 Phòng đọc 500 Quầy thu ngân, nhận sách 300 3.6. Nơi để xe công cộng (trong nhà) Đường dốc ra/vào (ban ngày) 300 Đường dốc ra/vào (ban đêm) 75 Đường lưu thông 75 Khu vực đỗ xe 75 Phòng vé 300 4. Nhà trường 4.1. Nhà trẻ, mẫu giáo Phòng chơi 300 Phòng chăm sóc trẻ 300 Phòng học thủ công 300 4.2. Trường học Giảng đường, lớp học, phòng học 300 Bảng đen, bảng xanh treo tường, bảng trắng 500 Bàn trình diễn 500 Phòng học mỹ thuật 500 Phòng học mỹ thuật trong các trường mỹ thuật 750 Phòng học vẽ kỹ thuật 750 Phòng thực hành và thí nghiệm 500 Xưởng dạy nghề, phòng thủ công 500 Phòng thực hành âm nhạc 300 Phòng thực hành máy tính 300 Phòng chuẩn bị và xưởng thực nghiệm 300 Khu vực lưu thông, hành lang 100 Cầu thang 150 Phòng học chung của sinh viên và phòng họp của Hội đồng nhà trường 200 Phòng giáo viên 300 Thư viện: Giá sách 200 Thư viện: Phòng đọc 500 Kho chứa dụng cụ giảng dạy 100 Phòng thể thao, thể dục, bể bơi (sử dụng chung) 300 Căng tin nhà trường 150 Nhà bếp 300 5. Cơ sở chăm sóc sức khỏe 5.1. Các phòng sử dụng chung Hành lang: ban ngày 100 Hành lang: làm vệ sinh 100 Hành lang: ban đêm 50 Hành lang: sử dụng cho nhiều Mục đích 200 Cầu thang máy cho người 100 Cầu thang máy phục vụ (chuyển máy móc, thiết bị, dụng cụ) 200 Phòng đợi 200 Phòng trực 200 Phòng tắm và vệ sinh của bệnh nhân 200 5.2. Phòng nhân viên Phòng hành chính 300 Phòng nhân viên 300 5.3. Phòng khám phụ sản Chiếu sáng chung 300 Khám thông thường 500 Khám và Điều trị 1000 5.4. Phòng khám chung Chiếu sáng chung 300 Khám và Điều trị 1000 5.5. Phòng khám mắt Chiếu sáng chung 300 Khám mắt 1000 Kiểm tra thị lực và sắc giác bằng các biểu đồ 500 5.6. Phòng khám tai Chiếu sáng chung 300 Khám tai 1000 5.7. Phòng chẩn đoán hình ảnh (Scanner) Chiếu sáng chung 300 Máy chụp cắt lớp có phóng đại hình ảnh và các hệ thống ti vi 50 5.8. Phòng đẻ Chiếu sáng chung 300 Khám và Điều trị 1000 5.9. Phòng Điều trị (chung) Phòng chạy thận nhân tạo 500 Phòng da liễu 500 Phòng nội soi 300 Phòng bó bột 500 Phòng tắm trị liệu 300 Phòng mát xa và xạ trị 300 5.10. Khu phẫu thuật Phòng tiền phẫu thuật và hậu phẫu 500 Phòng phẫu thuật 1000 5.11. Phòng Điều trị tích cực Chiếu sáng chung 100 Khám thông thường 300 Khám và Điều trị 1000 Chiếu sáng trực đêm 20 5.12. Phòng khám, chữa răng Chiếu sáng chung 500 Chỗ bệnh nhân 1000 5.13. Các phòng thí nghiệm và phòng dược Chiếu sáng chung 500 Kiểm tra màu 1000 5.14. Phòng tiệt trùng Phòng tiệt trùng, tẩy uế 300 5.15. Phòng mổ tử thi và nhà xác Chiếu sáng chung 500 Bàn mổ tử thi và bàn giải phẫu 5000 6. Cảng hàng không Phòng đi và đến, khu nhận hành lý 200 Khu chuyển tiếp, băng chuyền 150 Bàn thông tin, bàn đăng ký bay 500 Hải quan và bàn kiểm tra hộ chiếu 500 Khu vực đợi vào cửa 200 Phòng lưu giữ hành lý 200 Khu kiểm tra an ninh 300 Trạm kiểm soát không lưu 500 Nhà chứa máy bay để kiểm tra và sửa chữa 500 Khu vực thử nghiệm động cơ 500 Khu vực đo kiểm trong nhà chứa máy bay 500 Bậc lên xuống và đường ngầm cho hành khách 50 Phòng làm thủ tục và phòng chờ 200 Phòng mua vé gửi hành lý và thu tiền 300 Phòng đợi lên máy bay 200 2. Độ rọi duy trì tối đa với các loại hình công việc không vượt quá 10.000 Lux. III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Xác định chiếu sáng theo TCVN 5176:1990 Chiếu sáng nhân tạo - Phương pháp đo độ rọi. IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ 1. Cơ sở có người lao động chịu ảnh hưởng của Điều kiện chiếu sáng nơi làm việc phải định kỳ đo đạc, đánh giá cường độ chiếu sáng tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh động. 2. Nếu chiếu sáng nơi làm việc không đạt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện đảm bảo vệ sinh chiếu sáng và bảo vệ sức khỏe người lao động. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho Tiêu chuẩn chiếu sáng trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10/10/2002. 2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này. 3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về chiếu sáng được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "30/06/2016", "sign_number": "22/2016/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Thanh Long", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-04-2001-CT-UB-tang-cuong-quan-ly-bao-ve-loai-Gau-nuoi-nhot-dong-vat-hoang-da-quy-hiem-dia-ban-Ha-Noi-35717.aspx
Chỉ thị 04/2001/CT-UB tăng cường quản lý bảo vệ loài Gấu nuôi nhốt động vật hoang dã, quý hiếm địa bàn Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 04/2001/CT-UB Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2001 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ LOÀI GẤU NUÔI NHỐT (ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, QUÝ HIẾM) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tại Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và quy định chế độ quản lý, bảo vệ trong đó nêu rõ: Các loài Gấu hiện đang sinh sống trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, được xếp loại động vật hoang dã quý hiếm (Gấu chó: nhóm IB, Gấu ngựa: nhóm IIB), nghiêm cấm săn bắt, khai thác và sử dụng dưới mọi hình thức. Những năm gần đây, trên địa bàn Thành phố Hà nội, mặc dù không được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng có nhiều hộ gia đình nuôi Gấu nhốt, lấy mật bán thu lợi lớn và gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến việc săn bắt Gấu sống ở môi trường tự nhiên hoang dã tăng nhanh. Vì vậy, khả năng loài Gấu có nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu không có biện pháp ngăn chặn nạn nuôi Gấu nhốt trái Pháp luật kịp thời và có hiệu quả. Để tăng cường công tác bảo vệ loài Gấu sinh sống trong môi trường tự nhiên và kiểm tra, kiểm soát, quản lý số Gấu nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội có hiệu quả, nhằm chấm dứt tình trạng nuôi Gấu nhốt trái Pháp luật và bảo vệ môi trường sinh thái. UBND Thành phố yêu cầu Chi cục Kiểm lâm cùng các ngành liên quan và các cấp chính quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau: 1/ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng và UBND các Quận, Huyện: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới các tổ chức quần chúng, các đoàn thể và nhân dân Thủ đô về chủ trương chính sách của Nhà nước đối với việc quản lý, bảo vệ các loài Gấu (động vật hoang dã quý hiếm); đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vận chuyển, kinh doanh Gấu và các sản phẩm của Gấu trái pháp luật. 2/ Giao Chủ tịch UBND các Quận, Huyện phối hợp với Chi cục kiểm lâm và các ngành liên quan: Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đã nuôi Gấu nhốt sau kiểm kê (theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT) phải thực hiện nghiêm các quy định tại văn bản cam kết và biên bản kiểm kê với cơ quan Nhà nước; đồng thời nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khác nuôi Gấu mới với bất cứ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3/ Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm liên hệ, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc xử lý số Gấu nuôi nhốt trái phép trên địa bàn Hà Nội và phạm vi cả nước; đồng thời có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước, nhằm bảo vệ có hiệu quả số Gấu nuôi hiện nay có và chấm dứt tình trạng nuôi Gấu nhốt như hiện nay trên địa bàn Hà Nội. UBND Thành phố yêu cầu các cấp chính quyền, các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và giao Chi cục Kiểm lâm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc về UBND Thành phố để kịp thời xem xét, giải quyết./. TM/UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Quý Đôn
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "15/02/2001", "sign_number": "04/2001/CT-UB", "signer": "Lê Quý Đôn", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-1394-CT-CHK-2021-thuc-hien-nghiem-cong-tac-khai-bao-y-te-truoc-chuyen-bay-469851.aspx
Chỉ thị 1394/CT-CHK 2021 thực hiện nghiêm công tác khai báo y tế trước chuyến bay
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1394/CT-CHK Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2021 CHỈ THỊ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊM CÔNG TÁC KHAI BÁO Y TẾ TRƯỚC CHUYẾN BAY Tiếp theo Chỉ thị 917/CT-CHK ngày 08/3/2021 của Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN), để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cảng hàng không, tránh lây lan ra cộng đồng. Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không, các cảng hàng không, Cảng vụ hàng không khu vực và các cơ quan, đơn vị trong ngành Hàng không khẩn trương thực hiện các nội dung sau: 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về yêu cầu bắt buộc khai báo y tế trước chuyến bay và công tác phòng, chống dịch bệnh theo các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid 19, Ban chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế. 2. Các hãng hàng không: - Thực hiện nghiêm túc việc hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử khi làm thủ tục trực tuyến tại website: https://tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration) mục Khai y tế nội địa. - Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc khai báo y tế của hành khách, đảm bảo hành khách khai báo y tế trước khi lên tàu bay. Từ chối vận chuyển các trường hợp không thực hiện khai báo y tế và các quy định về an toàn dịch bệnh. Trường hợp để hành khách chưa khai báo y tế theo quy định lên tàu bay, các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Bố trí nhân sự của hãng tại các quầy ki-ốt check-in tại nhà ga hành khách để hỗ trợ và hướng dẫn đối với hành khách khai báo y tế. - Phối hợp với các cảng hàng không để triển khai thông báo cho hành khách yêu cầu phải khai báo y tế trước chuyến bay trên hệ thống phát thanh tại nhà ga hành khách. - Phối hợp với các cảng hàng không để triển khai thông báo cho hành khách yêu cầu phải khai báo y tế trước chuyến bay trên hệ thống màn hình thông báo tại các cảng hàng không và qua các pano thông báo tại khu vực khách dễ quan sát như quầy làm thủ tục, khu vực an ninh soi chiếu và khu vực kiểm tra trước khi ra tàu bay (khu vực gate ra tàu bay). 3. Các cảng hàng không: - Phối hợp với hàng hàng không hỗ trợ và hướng dẫn hành khách hoàn thành việc khai báo y tế và bố trí nhân sự kiểm tra khai báo y tế của hành khách trước khi xếp hàng vào khu vực soi chiếu an ninh, đảm bảo 100% hành khách khai báo y tế và tránh ùn tắc khi qua điểm kiểm tra soi chiếu an ninh tại các cảng hàng không. - Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hãng hàng không thực hiện việc thông báo cho hành khách yêu cầu bắt buộc phải khai báo y tế trước chuyến bay trên hệ thống phát thanh hoặc trên màn hình thông báo tại các cảng hàng không. 4. Cảng vụ hàng không: triển khai các nội dung trên đến tất cả các hãng hàng không nước ngoài đang hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay. Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung trên, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Cục HKVN qua đường dây nóng: 024.38727912, Email: [email protected] để có những chỉ đạo kịp thời./. Nơi nhận: - Các Phó Cục trưởng; - Phòng: ANHK, VTHK, VP; - TTYTHK; - CVHK: MB, MT, MN; - ACV, CHKQT Vân Đồn; - VNA, VJA, PIC, VASCO, Bamboo, Vietstar, Viettravel; - Lưu: VT, QLC (H15b). CỤC TRƯỞNG Đinh Việt Thắng
{ "issuing_agency": "Cục Hàng không Việt Nam", "promulgation_date": "02/04/2021", "sign_number": "1394/CT-CHK", "signer": "Đinh Việt Thắng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-52-2018-TT-NHNN-xep-hang-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-361021.aspx
Thông tư 52/2018/TT-NHNN xếp hạng tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 52/2018/TT-NHNN Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2018 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH XẾP HẠNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: a) Tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại (bao gồm ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài), ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị giải thể (trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải thể tự nguyện) hoặc đã bị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu thanh lý tài sản, thành lập Hội đồng thanh lý, Tổ giám sát thanh lý (trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép) theo quy định của pháp luật; c) Thời gian hoạt động chưa đủ 24 tháng kể từ ngày khai trương hoạt động. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tỷ lệ an toàn vốn là chỉ tiêu được xác định theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi tắt là Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi tắt là Thông tư 41/2016/TT-NHNN), tỷ lệ an toàn vốn được xác định theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. 2. Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 là chỉ tiêu được xác định cụ thể như sau: a) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được xác định bằng công thức: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (%) = Vốn cấp 1 riêng lẻ x 100% Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ Việc xác định Vốn cấp 1 riêng lẻ, Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN. b) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được xác định bằng công thức: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (%) = Vốn cấp 1 x 100% RWA + 12,5 x (KOR + KMR) Trong đó: - RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng - KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động - KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường Việc xác định vốn cấp 1, RWA, KOR, KMR theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. 3. Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu là các khoản nợ chưa chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4. Nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được là các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và chưa được xử lý, thu hồi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 5. Khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn là khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có dư nợ cấp tín dụng chiếm từ 5% vốn tự có trở lên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 6. Chi phí hoạt động là khoản mục Chi phí hoạt động phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 7. Tổng thu nhập hoạt động là tổng của các khoản Thu nhập lãi thuần, Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ, Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác và Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 8. Vốn chủ sở hữu bình quân là khoản mục vốn chủ sở hữu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được tính bình quân các quý trong năm. 9. Tổng tài sản bình quân là khoản mục tổng tài sản phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được tính bình quân các quý trong năm. 10. Thu nhập lãi cận biên (NIM) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Thu nhập lãi cận biên (NIM) = Thu nhập lãi thuần Tài sản Có sinh lãi bình quân Trong đó: - Thu nhập lãi thuần là khoản mục Thu nhập lãi thuần phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tài sản Có sinh lãi bình quân là tổng các khoản mục Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác (không bao gồm dự phòng rủi ro), Cho vay khách hàng (không bao gồm dự phòng rủi ro), Mua nợ (không bao gồm dự phòng rủi ro), Chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng giảm giá), phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được tính bình quân các quý trong năm. 11. Số ngày lãi phải thu là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản lãi phải thu đã ghi nhận vào thu nhập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Số lãi ngày phải thu = Lãi và phí phải thu x 365 Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự n Trong đó: - Lãi và phí phải thu là khoản mục Lãi và phí phải thu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự là Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - n nhận các giá trị lần lượt như sau: n =4 nếu ước tính số ngày lãi phải thu của năm xếp hạng dựa trên số liệu của Quý, n = 2 nếu ước tính số ngày lãi phải thu của năm xếp hạng dựa trên số liệu 6 tháng, n = 4/3 nếu ước tính số ngày lãi phải thu của năm xếp hạng dựa trên số liệu 9 tháng, n = 1 nếu xác định số ngày lãi phải thu của năm xếp hạng dựa trên số liệu năm. 12. Tài sản có tính thanh khoản cao bình quân là tài sản có tính thanh khoản cao được xác định theo quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tỷ lệ khả năng chi trả), được tính bình quân các ngày làm việc cuối cùng của các quý trong năm. 13. Khách hàng có số dư tiền gửi lớn là 10 khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có số dư tiền gửi lớn nhất tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 14. Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình quân được xác định như sau: Trong đó: - k nhận các giá trị từ 1 đến 12, tương ứng với 12 tháng trong năm xếp hạng. Trong trường hợp k = 1, vốn tự có riêng lẻ tháng (k-1) là vốn tự có riêng lẻ tại thời điểm cuối tháng 12 của năm liền kề trước năm xếp hạng. - Tổng trạng thái ngoại tệ dương tháng k và tổng trạng thái ngoại tệ âm tháng k được xác định theo quy định pháp luật về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại ngày làm việc cuối cùng của tháng k. - Vốn tự có riêng lẻ được xác định theo quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). 15. Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu được xác định như sau: Tỷ lệ = |Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nợ phải trả nhạy cảm lãi suất| Vốn chủ sở hữu Trong đó: - Tài sản nhạy cảm lãi suất là Tổng tài sản nội bảng nhạy cảm với lãi suất (không bao gồm tài sản không chịu lãi) phản ánh trên Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Nợ phải trả nhạy cảm lãi suất là Tổng nợ phải trả nội bảng cân đối kế toán nhạy cảm với lãi suất phản ánh trên Thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Vốn chủ sở hữu khoản mục vốn chủ sở hữu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 16. Mức phạt tiền trung bình đối với vi phạm là giá trị trung bình của mức phạt tiền tối đa và mức phạt tiền tối thiểu của khung tiền phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức được quy định tại Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1. Việc xếp hạng cần đảm bảo phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động, rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chia thành các nhóm đồng hạng, cụ thể như sau: a) Nhóm 1: Ngân hàng thương mại có quy mô lớn (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng trên 100.000 tỷ đồng); b) Nhóm 2: Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng bằng hoặc thấp hơn 100.000 tỷ đồng); c) Nhóm 3: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; d) Nhóm 4: Công ty tài chính; đ) Nhóm 5: Công ty cho thuê tài chính; e) Nhóm 6: Ngân hàng hợp tác xã. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp hạng theo hệ thống tiêu chí. Từng tiêu chí xếp hạng bao gồm nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính. Nhóm chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ lành mạnh hoạt động ngân hàng trên cơ sở số liệu hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhóm chỉ tiêu định tính đo lường mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4. Trọng số của nhóm chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu theo từng nhóm đồng hạng được xác định trên cơ sở tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu, từng chỉ tiêu đối với mức độ lành mạnh hoạt động ngân hàng và yêu cầu của công tác thanh tra, giám sát. 5. Căn cứ vào mức điểm xếp hạng đạt được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp vào một trong các hạng sau: Tốt (A), Khá (B), Trung bình (C), Yếu (D) hoặc Yếu kém (E). Điều 5. Tài liệu, thông tin, dữ liệu để xếp hạng 1. Tài liệu, thông tin, dữ liệu sử dụng để xếp hạng: a) Tài liệu, thông tin, dữ liệu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định pháp luật về chế độ báo cáo, thống kê; b) Kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bao gồm Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước khác và công ty kiểm toán độc lập); c) Các tài liệu, thông tin và dữ liệu khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định pháp luật và theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 2. Số liệu được sử dụng để tính điểm xếp hạng là: a) Số liệu riêng lẻ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm công ty con, công ty liên kết); b) Số liệu tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngoại trừ các chỉ tiêu được tính bình quân; c) Trường hợp thực hiện xếp hạng đột xuất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phạm vi tài liệu, thông tin, dữ liệu được sử dụng để tính điểm xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều 6. Hệ thống tiêu chí xếp hạng 1. Hệ thống tiêu chí được sử dụng để xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm: a) Vốn (C); b) Chất lượng tài sản (A); c) Quản trị điều hành (M); d) Kết quả hoạt động kinh doanh (E); đ) Khả năng thanh khoản (L); e) Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S). 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính điểm theo các tiêu chí, nhóm chỉ tiêu được quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12 Thông tư này. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1. TIÊU CHÍ, NHÓM CHỈ TIÊU XẾP HẠNG Điều 7. Vốn Tiêu chí vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây: 1. Nhóm chỉ tiêu định lượng: a) Tỷ lệ an toàn vốn; b) Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1. 2. Nhóm chỉ tiêu định tính: a) Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung, báo cáo Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; b) Tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; c) Tuân thủ các quy định pháp luật về giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp; d) Tuân thủ các quy định pháp luật về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn. Điều 8. Chất lượng tài sản Tiêu chí chất lượng tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây: 1. Nhóm chỉ tiêu định lượng: a) Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng nợ cộng thêm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được; b) Tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng nợ; c) Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân; d) Tỷ lệ nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5; đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay thành viên quỹ tín dụng nhân dân so với tổng dư nợ cho vay; e) Tỷ lệ dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng rủi ro đã trích lập liên quan đến trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC) so với tổng số dư chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư (không bao gồm số dư trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC); g) Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn so với tổng số dư góp vốn đầu tư dài hạn. 2. Nhóm chỉ tiêu định tính: a) Tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay; b) Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro; c) Tuân thủ các quy định pháp luật về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; d) Tuân thủ các quy định pháp luật về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đ) Tuân thủ các quy định pháp luật về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi; e) Tuân thủ các quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành; g) Tuân thủ các quy định pháp luật về hạn chế và giới hạn cấp tín dụng; h) Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng. Điều 9. Quản trị điều hành Tiêu chí quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây: 1. Nhóm chỉ tiêu định lượng: Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động. 2. Nhóm chỉ tiêu định tính: a) Tuân thủ các quy định pháp luật về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu; b) Tuân thủ các quy định pháp luật về giới hạn góp vốn, mua cổ phần; c) Tuân thủ các quy định pháp luật về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Ban điều hành và các quy định pháp luật khác về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; d) Tuân thủ các quy định pháp luật về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro (không bao gồm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro thị trường) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đ) Tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm toán độc lập; e) Tuân thủ các quy định pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo; g) Tuân thủ các quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng khác ngoài các quy định đã được đề cập tại các chỉ tiêu định tính quy định tại Điều 7, 8, 10, 11, 12 Thông tư này và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 2 Điều này. Điều 10. Kết quả hoạt động kinh doanh Tiêu chí kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây: 1. Nhóm chỉ tiêu định lượng: a) Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân; b) Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân; c) Thu nhập lãi cận biên (NIM); d) Số ngày lãi phải thu. 2. Nhóm chỉ tiêu định tính: Tuân thủ quy định pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều 11. Khả năng thanh khoản Tiêu chí khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây: 1. Nhóm chỉ tiêu định lượng: a) Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân; b) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; d) Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi. 2. Nhóm chỉ tiêu định tính: a) Tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; b) Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản. Điều 12. Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường Tiêu chí mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây: 1. Nhóm chỉ tiêu định lượng: a) Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình quân; b) Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu. 2. Nhóm chỉ tiêu định tính: a) Tuân thủ giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật; b) Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường. Mục 2. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG Điều 13. Cách tính điểm từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu định lượng Điểm của từng chỉ tiêu định lượng tại 06 tiêu chí xếp hạng được tính theo các mức điểm 1, 2, 3, 4 hoặc 5; điểm của nhóm chỉ tiêu định lượng được tính theo các mức điểm từ 1 đến 5; trong đó mức điểm 5 là tốt nhất và mức điểm 1 là kém nhất, cụ thể như sau: 1. Điểm của từng chỉ tiêu định lượng được xác định trên cơ sở so sánh giá trị của chỉ tiêu định lượng với các ngưỡng tính điểm của chỉ tiêu định lượng đó. Ngưỡng tính điểm định lượng được xác định căn cứ vào dữ liệu lịch sử về các chỉ tiêu định lượng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức điểm của từng chỉ tiêu định lượng được xác định cụ thể như sau: a) Trường hợp chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng giảm: (i) Điểm 5 nếu giá trị chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng ngưỡng 1; (ii) Điểm 4 nếu giá trị chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng ngưỡng 2 và nhỏ hơn ngưỡng 1; (iii) Điểm 3 nếu giá trị chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng ngưỡng 3 và nhỏ hơn ngưỡng 2; (iv) Điểm 2 nếu giá trị chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng ngưỡng 4 và nhỏ hơn ngưỡng 3; (v) Điểm 1 nếu giá trị chỉ tiêu nhỏ hơn ngưỡng 4. b) Trường hợp chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng: (i) Điểm 5 nếu giá trị chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 1; (ii) Điểm 4 nếu giá trị chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 2 và lớn hơn ngưỡng 1; (iii) Điểm 3 nếu giá trị chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 3 và lớn hơn ngưỡng 2; (iv) Điểm 2 nếu giá trị chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 4 và lớn hơn ngưỡng 3; (v) Điểm 1 nếu giá trị chỉ tiêu lớn hơn ngưỡng 4. c) Trường hợp chỉ tiêu định lượng có giá trị càng sát giá trị 0 thì mức độ rủi ro càng giảm: (i) Điểm 5 nếu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 1; (ii) Điểm 4 nếu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 2 và lớn hơn ngưỡng 1; (iii) Điểm 3 nếu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 3 và lớn hơn ngưỡng 2; (iv) Điểm 2 nếu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng 4 và lớn hơn ngưỡng 3; (v) Điểm 1 nếu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu lớn hơn ngưỡng 4. d) Các ngưỡng 1, ngưỡng 2, ngưỡng 3 và ngưỡng 4 của từng chỉ tiêu định lượng áp dụng đối với từng nhóm đồng hạng được quy định tại Điều 14 Thông tư này. 2. Điểm của nhóm chỉ tiêu định lượng tại từng tiêu chí được xác định bằng tổng điểm của từng chỉ tiêu định lượng sau khi nhân với trọng số của từng chỉ tiêu định lượng. Trọng số của từng chỉ tiêu định lượng áp dụng đối với từng nhóm đồng hạng được quy định tại Điều 15 Thông tư này. 3. Đối với các chỉ tiêu định lượng quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này, trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN , điểm của chỉ tiêu định lượng quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này sẽ được cộng thêm một điểm sau khi đã được xác định theo quy định tại Điểm a, d Khoản 1 Điều này. Điều 14. Ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng Các ngưỡng 1, ngưỡng 2, ngưỡng 3 và ngưỡng 4 của từng chỉ tiêu định lượng theo từng nhóm đồng hạng được xác định cụ thể như sau: STT Tiêu chí/chỉ tiêu Đơn vị tính Ngưỡng Ngưỡng 1 Ngưỡng 2 Ngưỡng 3 Ngưỡng 4 1 VỐN (C) 1.1 Tỷ lệ an toàn vốn % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng giảm Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 15,00 12,00 8,00 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 15,00 12,00 8,00 5,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15,00 12,00 8,00 5,00 Công ty tài chính 20,00 16,00 9,00 6,00 Công ty cho thuê tài chính 20,00 16,00 9,00 6,00 Ngân hàng hợp tác xã 15,00 12,00 9,00 5,00 1.2 Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng giảm Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 12,00 10,00 7,00 4,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 12,00 10,00 7,00 4,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 12,00 10,00 7,00 4,00 Công ty tài chính 19,00 15,00 8,00 5,00 Công ty cho thuê tài chính 19,00 15,00 8,00 5,00 Ngân hàng hợp tác xã 12,00 10,00 7,00 4,00 2 CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A) 2.1 Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng nợ cộng thêm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 1,00 1,50 3,00 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 1,00 2,00 3,00 5,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1,00 2,00 3,00 5,00 Công ty tài chính 1,00 3,00 5,00 7,00 Công ty cho thuê tài chính 1,00 2,00 3,00 5,00 Ngân hàng hợp tác xã 1,00 2,00 3,00 5,00 2.2 Tỷ lệ nợ Nhóm 2 so với tổng nợ % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 1,00 2,00 3,00 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 1,00 2,50 4,00 6,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1,00 2,50 4,00 6,00 Công ty tài chính 1,00 3,00 6,00 8,00 Công ty cho thuê tài chính 1,00 2,50 4,00 6,00 Ngân hàng hợp tác xã 1,00 2,50 4,00 6,00 2.3 Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 10,00 15,00 20,00 25,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 10,00 20,00 30,00 40,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 10,00 20,00 30,00 40,00 Ngân hàng hợp tác xã 5,00 10,00 15,00 20,00 2.4 Tỷ lệ nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5 % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 1,00 2,00 3,00 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 1,50 2,50 3,50 7,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1,00 2,50 3,50 7,00 Công ty tài chính 1,00 3,00 5,00 8,00 Công ty cho thuê tài chính 1,00 2,50 4,00 7,00 Ngân hàng hợp tác xã 1,00 2,50 3,50 7,00 2.5 Tỷ lệ dư nợ cho vay thành viên quỹ tín dụng nhân dân so với tổng dư nợ cho vay % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng Ngân hàng hợp tác xã 10,00 20,00 30,00 40,00 2.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng rủi ro đã trích lập liên quan đến trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC) so với tổng số dư chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư (không bao gồm số dư trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC) % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 3,00 5,00 10,00 15,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 5,00 7,00 12,00 17,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 5,00 7,00 12,00 17,00 Công ty tài chính 5,00 7,00 12,00 17,00 Ngân hàng hợp tác xã 2,00 5,00 7,00 10,00 2.7 Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn so với tổng số dư góp vốn đầu tư dài hạn % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 3,00 7,00 11,00 15,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 5,00 7,00 12,00 18,00 Công ty tài chính 5,00 7,00 10,00 15,00 Ngân hàng hợp tác xã 5,00 7,00 10,00 15,00 3 QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH (M) 3.1 Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 35,00 45,00 50,00 60,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 40,00 50,00 60,00 70,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 40,00 50,00 60,00 70,00 Công ty tài chính 25,00 35,00 45,00 55,00 Công ty cho thuê tài chính 25,00 35,00 45,00 55,00 Ngân hàng hợp tác xã 40,00 50,00 60,00 70,00 4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (E) 4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 15,00 13,00 10,00 8,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 14,00 12,00 8,00 6,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 14,00 12,00 8,00 6,00 Công ty tài chính 30,00 20,00 15,00 10,00 Công ty cho thuê tài chính 14,00 12,00 8,00 6,00 Ngân hàng hợp tác xã 5,00 4,00 3,00 2,00 4.2 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 1,50 1,10 0,80 0,60 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 1,30 1,00 0,70 0,50 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1,30 1,00 0,70 0,50 Công ty tài chính 5,00 4,00 3,00 2,00 Công ty cho thuê tài chính 4,00 3,00 2,00 1,00 Ngân hàng hợp tác xã 1,00 0,70 0,40 0,20 4.3 Thu nhập lãi cận biên (NIM) % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 3,00 2,50 2,00 1,50 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 2,80 2,40 1,90 1,40 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 2,80 2,40 1,90 1,40 Công ty tài chính 20,00 15,00 10,00 5,00 Công ty cho thuê tài chính 8,00 5,00 3,50 2,00 Ngân hàng hợp tác xã 2,40 2,00 1,60 1,20 4.4 Số ngày lãi phải thu ngày Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 55,00 70,00 85,00 95,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 60,00 75,00 90,00 100,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 60,00 75,00 90,00 100,00 Công ty tài chính 20,00 25,00 35,00 50,00 Công ty cho thuê tài chính 25,00 30,00 40,00 55,00 Ngân hàng hợp tác xã 60,00 75,00 90,00 100,00 5 KHẢ NĂNG THANH KHOẢN (L) 5.1 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 20,00 15,00 9,00 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 18,00 14,00 8,00 4,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 25,00 20,00 15,00 10,00 Công ty tài chính 20,00 15,00 10,00 5,00 Công ty cho thuê tài chính 18,00 14,00 8,00 5,00 Ngân hàng hợp tác xã 16,00 13,00 8,00 4,00 5.2 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 25,00 30,00 35,00 40,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 30,00 35,00 40,00 45,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30,00 35,00 40,00 45,00 Công ty tài chính 40,00 70,00 90,00 100,00 Công ty cho thuê tài chính 40,00 70,00 90,00 100,00 Ngân hàng hợp tác xã 30,00 35,00 40,00 45,00 5.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 70,00 80,00 90,00 95,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 60,00 70,00 80,00 90,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 70,00 80,00 90,00 95,00 Ngân hàng hợp tác xã 60,00 70,00 80,00 90,00 5.4 Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 5,00 10,00 13,00 18,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 7,00 12,00 15,00 20,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30,00 40,00 50,00 60,00 Ngân hàng hợp tác xã 7,00 12,00 15,00 20,00 6 MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG (S) 6.1 Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình quân % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng tiệm cận 0 càng tốt Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 10,00 15,00 20,00 25,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 10,00 15,00 20,00 25,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 10,00 15,00 20,00 25,00 6.2 Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu % Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng tiệm cận 0 càng tốt Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 50,00 65,00 80,00 95,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 55,00 70,00 85,00 100,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 80,00 90,00 100,00 120,00 Công ty tài chính 55,00 70,00 85,00 100,00 Công ty cho thuê tài chính 80,00 90,00 100,00 120,00 Ngân hàng hợp tác xã 70,00 80,00 90,00 100,00 Điều 15. Trọng số của từng chỉ tiêu định lượng Trọng số của từng chỉ tiêu định lượng áp dụng đối với từng nhóm đồng hạng được xác định cụ thể như sau: STT Tiêu chí/chỉ tiêu Trọng số (%) 1 VỐN (C) 1.1 Tỷ lệ an toàn vốn Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 50,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 50,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 50,00 Công ty tài chính 50,00 Công ty cho thuê tài chính 50,00 Ngân hàng hợp tác xã 50,00 1.2 Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 50,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 50,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 50,00 Công ty tài chính 50,00 Công ty cho thuê tài chính 50,00 Ngân hàng hợp tác xã 50,00 2 CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A) 2.1 Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng nợ cộng thêm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 45,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 45,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 40,00 Công ty tài chính 50,00 Công ty cho thuê tài chính 50,00 Ngân hàng hợp tác xã 40,00 2.2 Tỷ lệ nợ Nhóm 2 so với tổng nợ Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 15,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 15,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 25,00 Công ty tài chính 30,00 Công ty cho thuê tài chính 40,00 Ngân hàng hợp tác xã 20,00 2.3 Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 20,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 20,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 20,00 Công ty tài chính 0,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 10,00 2.4 Tỷ lệ nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5 Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 10,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 10,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 10,00 Công ty tài chính 10,00 Công ty cho thuê tài chính 10,00 Ngân hàng hợp tác xã 10,00 2.5 Tỷ lệ dư nợ cho vay thành viên quỹ tín dụng nhân dân so với tổng dư nợ cho vay Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 0,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 0,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0,00 Công ty tài chính 0,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 10,00 2.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng rủi ro đã trích lập liên quan đến trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC) so với tổng số dư chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư (không bao gồm số dư trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC) Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 5,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 5,00 Công ty tài chính 5,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 5,00 2.7 Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn so với tổng số dư góp vốn đầu tư dài hạn Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 5,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 5,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0,00 Công ty tài chính 5,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 5,00 3 QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH (M) 3.1 Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 100,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 100,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 100,00 Công ty tài chính 100,00 Công ty cho thuê tài chính 100,00 Ngân hàng hợp tác xã 100,00 4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (E) 4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 30,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 30,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30,00 Công ty tài chính 30,00 Công ty cho thuê tài chính 30,00 Ngân hàng hợp tác xã 30,00 4.2 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 30,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 30,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30,00 Công ty tài chính 30,00 Công ty cho thuê tài chính 30,00 Ngân hàng hợp tác xã 30,00 4.3 Thu nhập lãi cận biên (Nim) Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 20,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 20,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 20,00 Công ty tài chính 20,00 Công ty cho thuê tài chính 20,00 Ngân hàng hợp tác xã 20,00 4.4 Số ngày lãi phải thu Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 20,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 20,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 20,00 Công ty tài chính 20,00 Công ty cho thuê tài chính 20,00 Ngân hàng hợp tác xã 20,00 5 KHẢ NĂNG THANH KHOẢN (L) 5.1 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 25,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 20,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 20,00 Công ty tài chính 40,00 Công ty cho thuê tài chính 40,00 Ngân hàng hợp tác xã 30,00 5.2 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 25,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 30,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30,00 Công ty tài chính 60,00 Công ty cho thuê tài chính 60,00 Ngân hàng hợp tác xã 30,00 5.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 30,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 30,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30,00 Công ty tài chính 0,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 20,00 5.4 Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 20,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 20,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 20,00 Công ty tài chính 0,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 20,00 6 MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG (S) 6.1 Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình quân Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 50,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 50,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 50,00 Công ty tài chính 0,00 Công ty cho thuê tài chính 0,00 Ngân hàng hợp tác xã 0,00 6.2 Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu Ngân hàng thương mại có quy mô lớn 50,00 Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ 50,00 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 50,00 Công ty tài chính 100,00 Công ty cho thuê tài chính 100,00 Ngân hàng hợp tác xã 100,00 Điều 16. Cách tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính 1. Điểm của nhóm chỉ tiêu định tính tại từng tiêu chí xếp hạng được xác định trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mức điểm 5 là tốt nhất và mức điểm 0,1 là kém nhất, cụ thể như sau: 2. Điểm 5 nếu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuân thủ toàn bộ các quy định pháp luật tại từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu định tính. 3. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ nhận các mức điểm thấp dần khi vi phạm các quy định pháp luật nêu tại các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu định tính quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12 Thông tư này. Các vi phạm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng để tính điểm theo nguyên tắc sau: a) Các vi phạm được phát hiện trong năm xếp hạng: (i) Đối với hành vi vi phạm có quy định mức phạt tiền tại Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, điểm của nhóm chỉ tiêu định tính sẽ được xác định căn cứ vào mức tiền phạt trung bình đối với vi phạm, cụ thể như sau: - Điểm 4 nếu mức phạt tiền trung bình đối với vi phạm nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu đồng; - Điểm 3 nếu mức phạt tiền trung bình đối với vi phạm nhỏ hơn hoặc bằng 200 triệu đồng và lớn hơn 100 triệu đồng; - Điểm 2 nếu mức phạt tiền trung bình vi phạm nhỏ hơn hoặc bằng 300 triệu đồng và lớn hơn 200 triệu đồng; - Điểm 1 nếu mức phạt tiền trung bình đối với vi phạm lớn hơn 300 triệu đồng. (ii) Đối với các hành vi vi phạm khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ nhận mức điểm 4; (iii) Trường hợp vi phạm nhiều quy định khác nhau (tại cùng một nhóm chỉ tiêu định tính) tương ứng với các mức điểm khác nhau, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ nhận mức điểm thấp nhất trong số các mức điểm tương ứng với các vi phạm; (iv) Sau khi xác định mức điểm đối với nhóm chỉ tiêu định tính căn cứ vào quy định nêu tại Điểm a (i), a (ii), a (iii) Khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tiếp tục bị trừ điểm với điều kiện số điểm trừ tối đa không nhiều hơn 0,9 điểm theo nguyên tắc như sau: - Trường hợp vi phạm cùng một quy định nhiều lần, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ bị trừ 0,1 điểm đối với mỗi lần vi phạm (áp dụng từ lần vi phạm thứ hai trở lên); - Trường hợp vi phạm nhiều lần đối với các quy định khác nhau (tại cùng một nhóm chỉ tiêu định tính), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ bị trừ 0,1 điểm đối với mỗi lần vi phạm (áp dụng từ lần vi phạm thứ hai trở lên). b) Các vi phạm được phát hiện trước năm xếp hạng chưa được khắc phục xong được sử dụng để chấm điểm trong năm xếp hạng theo quy định tại Điểm a (i), a (ii), a (iii), a (iv) Khoản này cho đến khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn thành khắc phục; c) Vi phạm được sử dụng để tính điểm nhóm chỉ tiêu định tính bao gồm: (i) Vi phạm được xác định thông qua kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bao gồm Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước khác và công ty kiểm toán độc lập) hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cấp có thẩm quyền; (ii) Vi phạm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự báo cáo. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa hoặc không thuộc đối tượng phải tuân thủ một hoặc các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu định tính quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này theo quy định của pháp luật thì chưa hoặc không bị tính điểm đối với một hoặc các chỉ tiêu đó. Điều 17. Điểm của từng tiêu chí Điểm của từng tiêu chí được quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12 Thông tư này bằng tổng điểm của nhóm chỉ tiêu định lượng và điểm của nhóm chỉ tiêu định tính thuộc tiêu chí sau khi nhân với trọng số của từng nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính. Trọng số của từng nhóm chỉ tiêu định lượng, nhóm chỉ tiêu định tính được quy định tại Điều 18 Thông tư này. Điều 18. Trọng số từng tiêu chí, nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính trong từng tiêu chí 1. Trọng số của từng tiêu chí, nhóm chỉ tiêu định lượng, nhóm chỉ tiêu định tính được xác định cụ thể như sau: STT Tiêu chí, nhóm chỉ tiêu Trọng số (%) 1 VỐN (C) 20,00 1.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 15,00 1.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 5,00 2 CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A) 30,00 2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 25,00 2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 5,00 3 QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH (M) 10,00 3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 3,00 3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 7,00 4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (E) 20,00 4.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 15,00 4.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 5,00 5 KHẢ NĂNG THANH KHOẢN (L) 15,00 5.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 10,00 5.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 5,00 6 MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG (S) 5,00 6.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 2,00 6.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 3,00 2. Đối với công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và ngân hàng hợp tác xã, trọng số của tiêu chí Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường là 5%, trọng số của nhóm chỉ tiêu định lượng của tiêu chí Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường là 5% và trọng số của nhóm chỉ tiêu định tính của tiêu chí Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường là 0%. Điều 19. Cách tính tổng điểm xếp hạng 1. Tổng điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định trên cơ sở tổng điểm của từng tiêu chí sau khi nhân với trọng số của từng tiêu chí. Trọng số của từng tiêu chí được quy định tại Điều 18 Thông tư này. 2. Tổng điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị trừ điểm khi điểm của nhóm chỉ tiêu định tính của từ 4 tiêu chí trở lên nhỏ hơn hoặc bằng 1 điểm theo các trường hợp sau: a) Trường hợp tổng điểm xếp hạng lớn hơn 1, tổng điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị trừ 1 điểm; b) Trường hợp tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn hoặc bằng 1, tổng điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị trừ điểm và bằng 0,1 điểm. Điều 20. Xếp hạng Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp vào các hạng như sau: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng A (Tốt) nếu Tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 4,5. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng B (Khá) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng C (Trung bình) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 3,5 và lớn hơn hoặc bằng 2,5. 4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng D (Yếu) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5. 5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng E (Yếu kém) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 1,5. 6. Ngoài quy định nêu tại Khoản 4 Điều 20 Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng (D) nếu lâm vào một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung). 7. Ngoài quy định nêu tại Khoản 5 Điều 20 Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng E nếu lâm vào một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và chưa được Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Mục 3. KẾT QUẢ XẾP HẠNG Điều 21. Tần suất, thời gian thực hiện, phê duyệt xếp hạng 1. Trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng của năm trước liền kề đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng của năm trước liền kề đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Trong trường hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đột xuất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời gian thực hiện xếp hạng và phê duyệt kết quả xếp hạng khác quy định tại Khoản 1, 2 Điều này. Điều 22. Thông báo kết quả xếp hạng 1. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo kết quả xếp hạng cho từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính. 2. Nội dung thông báo kết quả xếp hạng: a) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Thông báo kết quả xếp hạng (bao gồm hạng và tổng điểm xếp hạng) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Thông báo kết quả xếp hạng (bao gồm hạng và tổng điểm xếp hạng) của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, thành phố. 3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm cung cấp kết quả xếp hạng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị này khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. 4. Ngân hàng Nhà nước thực hiện cung cấp kết quả xếp hạng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác theo đúng quy định pháp luật. 5. Việc thông báo kết quả xếp hạng ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nước ngoài cho ngân hàng trung ương nước ngoài, cơ quan giám sát tài chính nước ngoài thực hiện theo Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài. Điều 23. Quản lý kết quả xếp hạng 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp kết quả xếp hạng cho bên thứ ba (bao gồm cả ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) dưới bất kỳ hình thức nào. 2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác thuộc đối tượng được cung cấp kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Thông tư này phải thực hiện lưu trữ và sử dụng kết quả xếp hạng theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, thông tin, dữ liệu cung cấp và có trách nhiệm giải trình, báo cáo bổ sung các nội dung liên quan tới việc xếp hạng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 2. Quản lý kết quả xếp hạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Thông tư này và các quy định pháp luật khác. Điều 25. Trách nhiệm, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Làm đầu mối, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Tham mưu, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Tham mưu, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật trên cơ sở kết quả xếp hạng đã được phê duyệt. 4. Lưu trữ, thông báo, cung cấp kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo đúng quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều 26. Trách nhiệm, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện việc xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Tham mưu, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật trên cơ sở kết quả xếp hạng đã được phê duyệt. 3. Lưu trữ kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo đúng quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều 27. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2019 và bắt đầu áp dụng để xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ năm 2019. 2. Bãi bỏ Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 03 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần. Điều 28. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong phạm vi chức năng của mình chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 28; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Lưu: VP, PC, TTGSNH4 (3 bản). KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Đoàn Thái Sơn
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2018", "sign_number": "52/2018/TT-NHNN", "signer": "Đoàn Thái Sơn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-595-KH-BGDDT-2023-Tuyen-truyen-guong-dien-hinh-tien-tien-nganh-Giao-duc-564895.aspx
Kế hoạch 595/KH-BGDĐT 2023 Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến ngành Giáo dục
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 595/KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN GIAI ĐOẠN 2023 - 2025” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC Thực hiện Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 - 2025”, căn cứ Quyết định số 2559/QĐ-BGDĐT ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2023 - 2025” của ngành Giáo dục với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích 1.1. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Quyết định số 2559/QĐ-BGDĐT ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. 1.2. Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, quản lý; khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, khởi nghiệp. 1.3. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân phối hợp triển khai đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. 1.4. Kịp thời phát hiện, tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, nhân rộng, tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong quản lý, giảng dạy, học tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, góp phần tạo động lực, động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2. Yêu cầu 2.1. Kế hoạch được triển khai sâu rộng và là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của từng cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. 2.2. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo kịp thời phát hiện điển hình tiên tiến để bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng và tôn vinh với nhiều hình thức, phương pháp đổi mới. 2.3. Các điển hình tiên tiến được phát hiện, lựa chọn, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng phải là những tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu, nổi bật, có tác động tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong ngành, lĩnh vực để các tập thể, cá nhân khác tham khảo, học tập, làm theo. 2.4. Việc biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến phải được thực hiện công khai, minh bạch, kịp thời, đúng người, đúng thành tích; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các điển hình tiên tiến phát huy được vai trò, tầm ảnh hưởng trên các lĩnh vực công tác, trong toàn ngành và trong xã hội. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, nổi bật để xây dựng điển hình tiên tiến 1.1. Các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục, đặc biệt là người đứng đầu trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng và công tác tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Triển khai có hiệu quả Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020 - 2025 và các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động. Thông qua các phong trào thi đua phát hiện các điển hình tiên tiến. 1.2. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nhất là cấp cơ sở phải là nơi kiến tạo, hỗ trợ, tạo điều kiện để mỗi nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên có môi trường sư phạm thuận lợi nhất, phát huy tối đa khả năng, phẩm chất và năng lực cá nhân; tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; tăng cường gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học trong việc tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, thực tập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; khuyến khích được nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện tham gia thi đua đổi mới, sáng tạo, phấn đấu trở thành điển hình tiên tiến. 1.3. Các cấp Công đoàn và Đoàn thanh niên trong ngành Giáo dục tăng cường vận động, tuyên truyền cho đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của thi đua yêu nước và công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, tuyên truyền điển hình tiên tiến; tổ chức tốt các phong trào thi đua và tuyên truyền điển hình tiên tiến. 1.4. Bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp trong ngành Giáo dục tích cực, chủ động tham mưu lãnh đạo đơn vị phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, nhân viên trong ngành và học sinh, sinh viên về vai trò, ý nghĩa của các phong trào thi đua và tuyên truyền gương điển hình tiên tiến. 2. Chủ động, tích cực bồi dưỡng điển hình tiên tiến 2.1. Đối với những điển hình tiên tiến cơ sở: Trên cơ sở xác định các nhân tố mới cần bồi dưỡng để trở thành điển hình tiên tiến, các đơn vị tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố mới phát huy hết khả năng, sáng tạo, đồng thời, có biện pháp cụ thể khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế để từng bước được hoàn thiện, bồi dưỡng, phát triển, trở thành những tấm gương lan tỏa trong ngành và địa phương, đơn vị. 2.2. Đối với những điển hình tiên tiến đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và địa phương công nhận và tuyên dương, các đơn vị cần tiếp tục theo dõi, tạo môi trường thuận lợi, trực tiếp hỗ trợ vật chất, tinh thần để điển hình tiếp tục phát huy khả năng và sức sáng tạo. Đồng thời, cần động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho các điển hình phấn đấu liên tục trở thành điển hình tiên tiến xuất sắc toàn quốc. 3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức phổ biến, tuyên truyền điển hình tiên tiến 3.1. Đơn vị làm công tác truyền thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trong ngành Giáo dục phải xác định việc tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền. Chủ động, tích cực phối hợp với bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp trong ngành Giáo dục để tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình mới, nhân tố mới trong các phong trào thi đua. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt nhằm phổ cập rộng rãi, tạo sự tương tác với khán giả, thính giả, độc giả, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong ngành Giáo dục và trong xã hội. Đa dạng hóa, hiện đại hóa phương thức tuyên truyền: Sử dụng và kết hợp hài hòa các hình thức tuyên truyền bằng báo cáo viên, tuyên truyền viên; tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các trang, kênh, mạng di động... Tận dụng sức mạnh của Internet, nền tảng số để lan tỏa hiệu ứng xã hội tích cực và sâu rộng trong ngành Giáo dục và trong xã hội. Mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân được khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh, cấp Nhà nước trên các báo, tạp chí, cổng thông tin của đơn vị; phát hành ấn phẩm tuyên truyền điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục (có thể bằng hình thức điện tử). Tổ chức cuộc thi viết, làm phóng sự về điển hình tiên tiến, mô hình mới, gương người tốt, việc tốt. 3.2. Bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phối hợp với các đơn vị thông tin truyền thông để phát hiện, nhân rộng gương điển hình tiên tiến; là đầu mối tổng hợp, cung cấp thông tin về các điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục. 3.3. Bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và các đơn vị làm công tác truyền thông, đơn vị liên quan tổ chức cho điển hình tiên tiến tiêu biểu giao lưu, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho các tổ chức, đối tượng cùng chuyên môn, lĩnh vực công tác và học sinh, sinh viên trong trường phổ thông, đại học để thắp sáng ước mơ, hoài bão cho thế hệ trẻ. 4. Tăng cường phát hiện để khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến tiêu biểu 4.1. Các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường phát hiện, lựa chọn để khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến tiêu biểu. Quan tâm tuyên dương, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng chuyên đề, đặc biệt khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân được phát hiện thông qua các phong trào thi đua yêu nước (kèm minh chứng, sản phẩm). 4.2. Tổ chức tôn vinh, khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị tại mỗi đơn vị; quan tâm khen thưởng các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến đối với các cơ sở giáo dục 5.1. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng, các phong trào thi đua và công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến đối với một số cơ sở giáo dục, lồng ghép với việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng. 5.2. Các sở giáo dục và đào tạo phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng, các phong trào thi đua và công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến đối với một số đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. 6. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng, cán bộ tuyên truyền 6.1. Bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, trình độ, tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm; có năng lực tham mưu, hoạch định, tổ chức phong trào thi đua, đáp ứng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng. 6.2. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng, báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên trong cả nước. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN 1. Đối tượng 1.1. Tập thể: Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. 1.2. Cá nhân: Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên ngành Giáo dục. 2. Tiêu chuẩn gương điển hình tiên tiến Điển hình tiên tiến là các nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, tích cực đổi mới, sáng tạo và là nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong quản lý, giảng dạy và học tập và các phong trào thi đua; trong đó có minh chứng, sản phẩm cụ thể, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực, được đồng nghiệp, xã hội tôn vinh, học tập làm theo. 2.1. Đối với tập thể - Nội bộ đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. - Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua thiết thực, đạt hiệu quả cao; có mô hình mới, cách làm hay, nhiều sáng kiến, giải pháp sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực và là nhân tố nổi trội, tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào thi đua. - Có nhiều giải pháp kiến tạo, hỗ trợ, phục vụ để mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên, học viên có môi trường sư phạm thuận lợi, phát huy tối đa phẩm chất, năng lực cá nhân. - Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội khác nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. 2.2. Đối với cá nhân a) Cán bộ quản lý giáo dục - Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trở lên. - Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, tâm huyết; có uy tín về chuyên môn; có ảnh hưởng trong ngành và địa phương; có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo. - Tập thể do cá nhân lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn của tập thể điển hình tiên tiến. - Có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và các hoạt động giáo dục, được tập thể ghi nhận; là nhân tố nổi trội, tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào thi đua. - Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động xã hội khác nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. b) Giảng viên, giáo viên - Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trở lên. - Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, tâm huyết, tận tụy với nghề, thương yêu học trò; có tài năng sư phạm; có uy tín về chuyên môn; được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng. - Có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học đạt chất lượng, hiệu quả cao; tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhà giáo có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người học có hoàn cảnh khó khăn, vận động được nhiều người học đến trường. - Là nhân tố nổi trội, tiêu biểu, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị, có sức lan tỏa tại địa phương và trong ngành. c) Nhân viên - Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trở lên. - Có giải pháp đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực, được tập thể ghi nhận. d) Học sinh, sinh viên, học viên - Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, khởi nghiệp hoặc đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế hoặc có sáng kiến trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hoặc vượt khó, vươn lên học giỏi hoặc có hoặc hành động mưu trí, dũng cảm, nghĩa cử cao đẹp; - Tham gia có hiệu quả các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng được cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ghi nhận. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phân công trách nhiệm 1.1. Đối với các đơn vị thuộc Bộ a) Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị đầu mối, chủ trì thực hiện Kế hoạch có trách nhiệm: - Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục đính kèm. - Tổng hợp, giới thiệu điển hình tiên tiến của các đơn vị, cơ sở giáo dục, chuyển Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục), Báo Giáo dục và Thời đại để tổ chức tuyên truyền và thi đua cùng các điển hình tiên tiến; giới thiệu điển hình tiên tiến tiêu biểu nổi bật về Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp, lựa chọn tuyên truyền toàn quốc. - Thẩm định, đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân là điển hình tiên tiến tiêu biểu theo quy định hiện hành. - Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch về Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). b) Văn phòng - Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục đính kèm. - Chủ trì xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước và điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin truyền thông. - Rà soát, mở chuyên mục, chuyên trang, tăng thời lượng đưa tin bài và duy trì thường xuyên chuyên mục tuyên truyền về người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên trang thông tin điện tử của Bộ; xây dựng phim, chương trình về gương điển hình tiên tiến. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và điển hình tiên tiến; tổ chức phối hợp các loại hình truyền thông để làm tốt công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của ngành, của đất nước. - Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo theo quy định, bản mềm gửi về địa chỉ email [email protected]. c) Báo Giáo dục và Thời đại - Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục đính kèm. - Mở chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tin bài, thường xuyên giới thiệu, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến và nhân tố mới trong các phong trào thi đua. - Phối hợp với Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục) và các đơn vị liên quan tổ chức giao lưu nhằm cổ vũ, lan tỏa các tấm gương tiêu biểu trong ngành Giáo dục, thông qua đó phản ánh những thành quả đạt được của các phong trào thi đua. - Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo theo quy định, bản mềm gửi về địa chỉ email [email protected]. d) Các đơn vị thuộc Bộ - Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục đính kèm. - Chủ động, tích cực làm tốt công tác phát hiện, thường xuyên giới thiệu các điển hình tiên tiến thuộc lĩnh vực phụ trách, chuyển Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục), Báo Giáo dục và Thời đại để tổ chức tuyên truyền và thi đua cùng các điển hình tiên tiến. - Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo theo quy định, bản mềm gửi về địa chỉ email [email protected]. đ) Đề nghị Công đoàn Giáo dục Việt Nam - Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Báo Giáo dục và Thời đại và các đơn vị liên quan tổ chức tốt các nội dung của Kế hoạch. - Chỉ đạo Công đoàn giáo dục các cấp tích cực, chủ động phát hiện, giới thiệu các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến để tuyên truyền, nhân rộng trong ngành Giáo dục. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Công đoàn giáo dục các cấp đổi mới, đa dạng hóa các phương thức, hình thức tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước và các điển hình tiên tiến. - Định kỳ tổ chức các hoạt động cho Công đoàn giáo dục các cấp tổ chức gặp mặt, tọa đàm, trao đổi giữa điển hình tiên tiến và công đoàn viên công đoàn để nhân rộng điển hình và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. 1.2. Các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm a) Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Kế hoạch này. b) Tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi cho các điển hình tiên tiến 01 lần/năm theo cụm thi đua, hoàn thành trước ngày 31 tháng 8. c) Chủ động, tích cực làm tốt công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến ở đơn vị. d) Thường xuyên tổ chức tôn vinh, giới thiệu, thi đua cùng điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức phù hợp, đa dạng, phong phú, gắn với thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Hằng năm, mỗi đơn vị có ít nhất 05 điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu đại diện cho ngành; mỗi đơn vị thuộc và trực thuộc có ít nhất 01 điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu được phổ biến, nhân rộng. đ) Giới thiệu điển hình tiên tiến tiêu biểu nổi bật về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ) tổng hợp, lựa chọn tuyên truyền trong toàn ngành Giáo dục và gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tuyên truyền toàn quốc trước ngày 30 tháng 11 hằng năm. e) Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo theo quy định, bản mềm gửi về địa chỉ email [email protected]. 2. Kinh phí thực hiện 2.1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, các đơn vị liên quan có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.2. Hằng năm các đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự toán kinh phí chi tiết với nội dung công việc được giao tại Kế hoạch, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định hiện hành về phân cấp ngân sách. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, cơ sở giáo dục báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn, phối hợp xử lý./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để chỉ đạo); - Bộ Nội vụ; - Ban TĐKT Trung ương; - UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để ph/h); - Công đoàn GDVN (để ph/h); - Đại học Quốc gia (để thực hiện); - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ (để thực hiện); - Các Sở Giáo dục và Đào tạo (để thực hiện); - Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm (để thực hiện); - Cổng Thông tin điện tử của Bộ; - Lưu: VT, Vụ TCCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Ngô Thị Minh PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN GIAI ĐOẠN 2023 - 2025” (Kèm theo Kế hoạch số 595/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) STT Tên nhiệm vụ Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian hoàn thành Sản phẩm 1. Mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân được khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh, cấp Nhà nước trên các báo, tạp chí, cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục) Báo GDTĐ Các đơn vị Thường xuyên Các điển hình tiên tiến được tuyên truyền 2. Phát hành ấn phẩm tuyên truyền điển hình tiên tiến ngành Giáo dục (có thể bằng hình thức điện tử) Báo GDTĐ Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục) Vụ TCCB Hằng năm, hoàn thành trước ngày 20/11 Ấn phẩm được phát hành 3. Tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi cho các điển hình tiên tiến 01 lần/năm theo cụm thi đua Vụ Tổ chức cán bộ Cụm trưởng các cụm thi đua Các đơn vị Hằng năm, hoàn thành trước ngày 31/8 Hội nghị được tổ chức, lồng ghép với việc tổng kết năm học theo cụm thi đua 4. Tổ chức cuộc thi viết, làm phóng sự về điển hình tiên tiến, mô hình mới, gương người tốt, việc tốt Báo GDTĐ Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục) Hằng năm, hoàn thành trước ngày 31/8 5. Tổ chức Hội nghị tôn vinh điển hình tiên tiến là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Cục NGCB Vụ TCCB, Văn phòng, các vụ cấp học, Công đoàn GDVN, Báo GDTĐ Hằng năm, hoàn thành trước ngày 20/11 Hội nghị được tổ chức. Năm 2023 lồng ghép với việc sơ kết PTTĐ Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập 6. Lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế Báo GDTĐ Văn phòng, Vụ GDCTHSSV, Vụ TCCB, Vụ GDTrH, Cục QLCL Hằng năm, hoàn thành trước ngày 15/12 Lễ tuyên dương được tổ chức 7. Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Vụ GDCTHSSV Văn phòng, Báo GDTĐ Hằng năm, hoàn thành trước ngày 15/12 Lễ tuyên dương được tổ chức 8. Lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục Vụ GDCTHSSV Văn phòng, Báo GDTĐ Hằng năm, hoàn thành trước ngày 26/3 Lễ tuyên dương được tổ chức 9. Lễ trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Vụ KHCNMT Vụ TCCB, Vụ GDCTHSSV Hằng năm, hoàn thành trước ngày 15/12 Lễ trao giải được tổ chức 10. Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến đối với các cơ sở giáo dục Vụ TCCB Các đơn vị Hằng năm, hoàn thành trước ngày 30/11 Báo cáo kết quả kiểm tra, Thông báo kết quả (lồng ghép với việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng) 11. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng Vụ TCCB Văn phòng Hằng năm, hoàn thành trước ngày 30/11 Tài liệu tập huấn 12. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên tuyên truyền điển hình tiên tiến ngành Giáo dục Văn phòng Vụ TCCB Hằng năm, hoàn thành trước ngày 30/11 Tài liệu tập huấn 13. Tổ chức Hội nghị sơ kết Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” Vụ TCCB Văn phòng, Vụ KHTC, các vụ cấp học, Vụ CSVC Năm 2025 Báo cáo kết quả thực hiện, khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu 14. Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (lĩnh vực giáo dục) giai đoạn 2021-2025 Vụ CSVC Các vụ cấp học, Cục NGCB, Vụ TCCB, Văn phòng Năm 2025 Báo cáo kết quả thực hiện, khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu 15. Tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trong ngành Giáo dục giai đoạn 2019-2025 Vụ TCCB Văn phòng, Vụ KHTC, các vụ cấp học, Cục NGCB Năm 2025 Báo cáo kết quả thực hiện, khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu 16. Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII (lồng ghép với tổng kết Phong trào thi đua Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập giai đoạn 2020-2025) Vụ TCCB Các đơn vị Tháng 10 năm 2025 Báo cáo Đại hội thi đua yêu nước, khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "10/04/2023", "sign_number": "595/KH-BGDĐT", "signer": "Ngô Thị Minh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-06-2002-CT-UB-trien-khai-lap-du-an-xay-dung-ke-duong-du-lich-dieu-chinh-sap-xep-lai-dan-cu-qui-hoach-khai-thac-su-dung-dat-ngoai-de-song-Hong-35673.aspx
Chỉ thị 06/2002/CT-UB triển khai lập dự án xây dựng kè đường du lịch điều chỉnh sắp xếp lại dân cư qui hoạch khai thác sử dụng đất ngoài đê sông Hồng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 06/2002/CT-UB Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2002 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG KÈ, LÀM ĐƯỜNG DU LỊCH; ĐIỀU CHỈNH, SẮP XẾP LẠI DÂN CƯ VÀ QUI HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT NGOÀI ĐỂ SÔNG HỒNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ THEO Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. Ngày 14/01/2002 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 05/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải về chuyến khảo sát, làm việc với UBND tỉnh Nam Định và UBND Thành phố Hà Nội. Để triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc lập dự án xây kè, làm đường du lịch hai bên sông Hồng nhằm ổn định bờ sông, chống lấn chiếm, đổ phế thải thu hẹp dòng sông, tạo thông thoáng dòng chảy, thoát lũ tốt hơn trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn hơn cho Thủ đô; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư hiện có ngoài đê, cải thiện đời sống, vệ sinh môi trường và qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý diện tích đất ngoài đê cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, UBND Thành phố yêu cầu : 1) UBND các Quận, huyện ven sông Hồng: - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư, xây dựng; chống lấn chiếm đất công, mua bán, chuyển nhượng, xây dựng nhà, công trình không phép, trái phép ở khu vực ngoài đê hai bên sông Hồng. - Tổ chức thông tin tuyên truyền, có biện pháp kiên quyết ngăn chặn, phá dỡ các công trình xây dựng trái phép, không phép; đồng thời thu hồi đất để hoang hoá, đất công bị lấn chiếm, giao quản lý và tạm sử dụng vào mục đích công cộng. 2) Kiến trúc sư trưởng Thành phố chủ trì, phối hợp với Giám đốc các Sở : Nông nghiệp và PTNT, Giao thông Công chính, Xây dựng, Địa chính Nhà đất, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, UBND các quận huyện liên quan, cơ quan chuyên môn của các Bộ, Ngành Trung ương; các nhà khoa học, chuyên gia và các tổ chức tư vấn có kinh nghiệm triển khai khẩn trương, hoàn thành dự án xây dựng kè, làm đường du lịch; điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư và qui hoạch khai thác, sử dụng đất ngoài để sông Hồng cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ Đô, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/02/2002, để tổ chức họp với các bộ, ngành Trung ương tham gia ý kiến và tổng hợp, hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ vào 25/2/2002. Đồng thời với việc lập dự án tổng thể, Kiến trúc sư trưởng Thành phố lập dự án khả thi xây dựng, cải tạo thí điểm trên một đoạn bãi sông dài khoảng 1km ở bờ Hữu sông Hồng thuộc Quận Tây Hồ, báo cáo UBND Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai ngay trong năm 2002 để có cơ sở thực tế, rút kinh nghiệm triển khai trên toàn tuyến. 3) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Kiến trúc sư trưởng Thành phố. - Thống nhất dự trù kinh phí, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án, báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố đưa vào kế hoạch năm 2002. - Đề xuất cơ chế huy động các nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án. 4) Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét, tập hợp các vấn đề có vướng mắc khi triển khai các dự án khai thác quĩ đất để xây dựng các công trình cho phát triển kinh tế - xã hội ở hai bên bờ sông Hồng, đề xuất biện pháp kinh tế - xã hội ở hai bên bờ sông Hồng, đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT để Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến Bộ Chính trị và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép xử lý đặc điểm riêng khu vực đê Hà Nội để Pháp lệnh Đê điều phù hợp với Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội. Việc lập các dự án trên đòi hỏi phải nghiên cứu chi tiết và rất khẩn trương. Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện có liên quan tập trung chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ để hoàn thành đúng thời gian qui định. T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHỦ TỊCH Hoàng Văn Nghiên
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "29/01/2002", "sign_number": "06/2002/CT-UB", "signer": "Hoàng Văn Nghiên", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-127-KH-UBND-2017-cap-nhat-du-lieu-ho-ngheo-ho-can-ngheo-Can-Tho-2016-2020-363510.aspx
Kế hoạch 127/KH-UBND 2017 cập nhật dữ liệu hộ nghèo hộ cận nghèo Cần Thơ 2016 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 127/KH-UBND Cần Thơ, ngày 21 tháng 8 năm 2017 KẾ HOẠCH THU THẬP VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO, HỘ CÓ ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt hoạt động thu thập và cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc và hộ có đối tượng tăng thêm của dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tại 4 tỉnh Hà Giang, Quãng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh. Thực hiện Công văn số 65/BQLDA-KTNV ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” (gọi tắt là Ban quản lý dự án Trung ương) về việc hỗ trợ thu thập và nhập thông tin về hộ nghèo, cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội vào hệ thống MIS Posasoft. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch thu thập và cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU Hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, trên địa bàn thành phố Cần Thơ. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN 1. Đối tượng a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo và thành viên trong hộ, phát sinh mới theo kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo hàng năm (theo Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 về Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020). b) Hộ và người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng, phát sinh trong các năm từ 2016 đến 2020 (quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội). 2. Nội dung: a) Với hộ nghèo, cận nghèo cũ và hộ có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng đã có trong hệ thống: Rà soát và cập nhật tất cả những thông tin về hộ và thành viên trong hộ vào hệ thống thông tin quản lý giảm nghèo và trợ giúp xã hội (MIS Posasoft). b) Với hộ nghèo và cận nghèo mới phát sinh qua kết quả rà soát hộ nghèo các năm từ 2016 đến 2020: Thu thập và nhập thông tin về hộ và thành viên trong hộ nghèo và cận nghèo mới phát sinh bằng phiếu C vào cơ sở dữ liệu của hệ thống MIS Posasoft theo quy trình, đã được Ban Quản lý dự án Trung ương tập huấn cho địa bàn thành phố Cần Thơ vào tháng 3 năm 2017. c) Với hộ có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng, phát sinh mới trong các năm từ 2016 đến 2020: Thu thập và nhập thông tin về hộ và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng theo thông tin trên phiếu C1 vào cơ sở dữ liệu của hệ thống MIS Posasoft. 3. Thời gian: Thời gian thực hiện 5 năm, dữ liệu thu thập và cập nhật dữ liệu từ năm 2016 đến năm 2020. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện a) Kinh phí để thu thập và nhập dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng phát sinh mới từ năm 2016 đến năm 2020 do Ban Quản lý dự án Trung ương hỗ trợ một phần thông qua Hợp đồng giao khoán ký giữa Ban Quản lý dự án Trung ương và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ và một phần chi từ ngân sách thành phố. b) Đơn giá làm căn cứ tính toán mức hỗ trợ: - Đơn giá thu thập thông tin phiếu C và C1 được áp dụng theo Quyết định số 1732/QĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt dự toán chi phí điều tra và đơn giá khoán/phiếu điều tra (Phiếu C và C1) cho các tỉnh thực hiện thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng là 16.071đồng/phiếu/hộ. - Đơn giá nhập dữ liệu từ phiếu C và C1 được áp theo đơn giá Ban Quản lý dự án Trung ương thực hiện là 8.000đ/phiếu/hộ. c) Mức hỗ trợ: - Kinh phí thu thập và nhập dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng phát sinh mới trong các năm từ 2016 đến 2020 theo mức như sau: + Năm 2016: Ban Quản lý dự án Trung ương hỗ trợ 70%, ngân sách thành phố cấp 30%. + Năm 2017: Ban Quản lý dự án Trung ương hỗ trợ 50%, ngân sách thành phố cấp 50%. + Năm 2018: Ban Quản lý dự án Trung ương hỗ trợ 30%, ngân sách thành phố cấp 70%. + Năm 2019: ngân sách thành phố cấp 100%. Năm 2020: ngân sách thành phố cấp 100%. Kinh phí thu thập và nhập thông tin phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện đúng theo quy định hiện hành. d) Tổng kinh phí dự kiến trong 5 năm là 829.197.811 đồng, trong đó: - Kinh phí hỗ trợ từ Ban Quản lý dự án Trung ương là 245.504.945 đồng. - Kinh phí do ngân sách thành phố cấp là 583.692.866 đồng. 2. Tiến độ thực hiện a) Đợt 1: - Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2017: Cập nhật thông tin về hộ và các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2016. - Tháng 8 đến tháng 9 năm 2017: Cập nhật thông tin về hộ và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng ngoài cộng đồng phát sinh trong năm 2016. b) Đợt 2: - Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018: Cập nhật thông tin về hộ và các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2017. - Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017: Hàng tháng cập nhật thông tin về hộ và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng ngoài cộng đồng phát sinh trong năm 2017 (cập nhật thường xuyên khi đối tượng có quyết định trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên ngoài cộng đồng). c) Đợt 3: - Từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019: Cập nhật thông tin về hộ và các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên trong năm và định kỳ cuối năm 2018. - Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2018: Hàng tháng cập nhật thông tin về hộ và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng ngoài cộng đồng phát sinh trong năm 2018 (cập nhật thường xuyên khi đối tượng có quyết định trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên ngoài cộng đồng). d) Đợt 4: - Từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020: Cập nhật thông tin về hộ và các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên trong năm và định kỳ cuối năm 2019. - Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2019: Hàng tháng cập nhật thông tin về hộ và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng ngoài cộng đồng phát sinh trong năm 2019 (cập nhật thường xuyên khi đối tượng có quyết định trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên ngoài cộng đồng). đ) Đợt 5: - Từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021: Cập nhật thông tin về hộ và các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên trong năm và định kỳ cuối năm 2020. - Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2020: Hàng tháng cập nhật thông tin về hộ và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng ngoài cộng đồng phát sinh trong năm 2020 (cập nhật thường xuyên khi đối tượng có quyết định trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên ngoài cộng đồng). 3. Tổ chức thực hiện a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: - Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc thu thập và cập nhật dữ liệu trên địa bàn thành phố. - Giao kinh phí từ nguồn hỗ trợ của Ban quản lý dự án Trung ương cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện để thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu liên quan trên cơ sở Hợp đồng giao khoán ký kết giữa Ban quản lý dự án Trung ương và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện thực hiện tốt việc thu thập và nhập dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trên địa bàn. - Nghiên cứu Video hướng dẫn sử dụng phần mềm hệ thống MIS Posasoft chỉ đạo và hỗ trợ các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện thực hiện nhập số liệu, đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra. b) Sở Tài chính: Tính toán cân đối bố trí lại phù hợp với khả năng của ngân sách để thực hiện; lồng ghép các nhiệm vụ đã được bố trí trong định mức được giao dự toán đầu năm, đồng thời phải lồng ghép với nhiệm vụ chuyên môn của các ngành và theo phân cấp kinh phí thành phố, kinh phí quận, huyện đảm bảo các chế độ quy định. c) Ủy ban nhân dân quận, huyện: - Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội + Báo cáo về các hoạt động triển khai liên quan tới thu thập và nhập thông tin; triển khai, kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng phát sinh mới hàng năm, thông qua phiếu C và C1 chính xác, đầy đủ và thực hiện nghiệm thu phiếu. + Chịu trách nhiệm thực hiện cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn quận, huyện vào phần mềm hệ thống MIS Posasoft, đảm bảo khớp với kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt và Ủy ban nhân dân xã Quyết định công nhận danh sách hộ, thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn; phân công cụ thể cán bộ phụ trách công tác nhập liệu, đảm bảo chính xác, đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra và chịu trách nhiệm trực tiếp về dữ liệu mình cập nhật. - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Thực hiện thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn thông qua phiếu C và C1, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác; đáp ứng cho công tác cập nhật dữ liệu hàng năm của cấp huyện vào hệ thống MIS Posasoft theo quy định. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, liên hệ với Sở lao động - Thương binh và Xã hội để được hỗ trợ hướng dẫn thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ LĐ-TB&XH; - Văn phòng QG về giảm nghèo; - TT.TU, TT.HĐND; - CT,PCT.UBND TP (1AB); - Sở LĐ-TB&XH; - Sở Tài chính; - UBND quận, huyện; - VP UBND TP (3C); - Lưu: VT.TP TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Tâm
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "21/08/2017", "sign_number": "127/KH-UBND", "signer": "Lê Văn Tâm", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-98-2011-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-36-2004-TT-BTC-126370.aspx
Thông tư 98/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 36/2004/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 98/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2011 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 36/2004/TT-BTC NGÀY 26/4/2004 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ HỢP PHÁP HOÁ, CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao; Sau khi có ý kiến của Bộ Ngoại giao tại công văn số 1738/BNG-LS ngày 31/5/2011, Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hoá và chứng nhận lãnh sự như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 mục I Thông tư số 36/2004/TT-BTC như sau: “3. Mức thu lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự cụ thể như sau: a) Hợp pháp hoá lãnh sự, thu 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần. b) Chứng nhận lãnh sự, thu 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần. c) Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu, thu 5.000 (năm nghìn) đồng/lần”. Điều 2. 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2011. 2. Các nội dung khác liên quan đến lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự không được đề cập trong Thông tư này vẫn được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự. 3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp lệ phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo; - Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Lưu VT, CST (CST 5). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "05/07/2011", "sign_number": "98/2011/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-64-2018-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-09-2016-TT-BTC-quy-dinh-quyet-toan-du-an-hoan-thanh-393223.aspx
Thông tư 64/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định quyết toán dự án hoàn thành
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 64/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 09/2016/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2016 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước như sau 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạm vi điều chỉnh: a) Thông tư này quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án. Vốn nhà nước bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. b) Các dự án đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. c) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và vốn huy động khác: Các công trình, hạng mục, gói thầu công trình độc lập không sử dụng vốn nhà nước thì không phải thực hiện quyết toán theo quy định tại Thông tư này. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp giá trị các công trình, hạng mục, gói thầu công trình độc lập không sử dụng vốn nhà nước vào tổng quyết toán toàn bộ dự án. Các công trình, hạng mục, gói thầu công trình độc lập sử dụng vốn nhà nước thì thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư này, trừ các dự án đặc thù có quy định riêng. Dự án có các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động hoặc giá trị công trình hoàn thành để hoạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý. d) Các dự án đầu tư sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: thực hiện quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư này hoặc Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Trường hợp các quy định của Thông tư này trái với Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.” b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn thuộc nguồn vốn nhà nước.” 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: “Điều 4. Quyết toán dự án thành phần, tiểu dự án; hạng mục công trình độc lập hoàn thành 1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, các chương trình dự án có nhiều dự án thành phần, tiểu dự án độc lập có quyết định phê duyệt dự án đầu tư riêng biệt thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập thực hiện lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như một dự án đầu tư độc lập theo quy định tại Thông tư này. Sau khi toàn bộ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, chương trình dự án hoàn thành; Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý dự án thành phần chính hoặc được giao làm đầu mối tổng hợp dự án chịu trách nhiệm Báo cáo kết quả tổng quyết toán toàn bộ dự án (theo Mẫu số 09/QTDA kèm theo Thông tư này) gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không phải kiểm toán quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán lại các dự án thành phần hoặc tiểu dự án đã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định. 2. Dự án (hoặc chi phí) chuẩn bị đầu tư được bố trí kế hoạch vốn độc lập khi hoàn thành phải quyết toán như tiểu dự án độc lập và tổng hợp quyết toán dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp dự án dừng thực hiện vĩnh viễn hoặc thay đổi dẫn đến nội dung chuẩn bị đầu tư không được sử dụng, phải bố trí vốn kế hoạch khác để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì chi phí chuẩn bị đầu tư đã thực hiện được quyết toán như dự án dừng thực hiện vĩnh viễn. 3. Đối với công trình, hạng mục công trình, gói thầu độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Giá trị quyết toán của công trình, hạng mục công trình, gói thầu bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, các khoản chi phí tư vấn và chi khác có liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục, gói thầu đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư tổng hợp giá trị quyết toán của công trình, hạng mục công trình, gói thầu vào báo cáo quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung cho từng hạng mục công trình thuộc dự án, trình người có thẩm quyền phê duyệt. 4. Đối với dự án có toàn bộ dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục xây lắp và thiết bị đã hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng nhưng dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành thì chủ đầu tư thực hiện lập báo cáo quyết toán dự án trình cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán trong đó dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng được quyết toán là giá trị hợp pháp đã thực hiện. Trường hợp dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục thực hiện bổ sung thì chủ đầu tư trình cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán bổ sung.” 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 7 như sau: “a) Đối với dự án hoàn thành, hạng mục công trình độc lập hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu gồm các Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 06A, 07/QTDA kèm theo Thông tư này.” 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau: “d) Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm các tài liệu (bản chính hoặc do chủ đầu tư sao y bản chính): hợp đồng xây dựng và các phụ lục hợp đồng (nếu có); các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán; biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành toàn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (quyết toán A-B); biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng; các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng liên quan đến nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành”. b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: “4. Trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định hoặc cá nhân, tổ chức không thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán dự án, chủ đầu tư có văn bản yêu cầu nhà thầu, cá nhân, tổ chức thực hiện quyết toán hợp đồng hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quyết toán hợp đồng hoặc hoàn thành các nội dung công việc để quyết toán dự án kèm theo thời hạn thực hiện (theo Mẫu số 14/QTDA). Sau khi chủ đầu tư đã gửi văn bản lần thứ 03 (mỗi văn bản cách nhau 10 ngày) đến nhà thầu, cá nhân, tổ chức, nhưng nhà thầu, cá nhân, tổ chức vẫn không thực hiện các nội dung theo yêu cầu; chủ đầu tư được căn cứ những hồ sơ thực tế đã thực hiện để lập hồ sơ quyết toán (không cần bao gồm quyết toán A-B), thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (nếu có), xác định giá trị đề nghị quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ghi rõ nội dung về việc nhà thầu, cá nhân, tổ chức không hợp tác để quyết toán dự án hoặc thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán dự án trong Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư. Nhà thầu, cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện dự án chịu hoàn toàn các tổn thất, thiệt hại (nếu có) và có trách nhiệm chấp hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án của cấp có thẩm quyền.” 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Thẩm quyền phê duyệt, cơ quan thẩm tra quyết toán 1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán: a) Đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: - Đối với dự án hoặc dự án thành phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc Bộ, ngành trung ương quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp tỉnh quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần thuộc cấp huyện quản lý. - Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án, dự án thành phần không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Sau khi quyết toán xong toàn bộ dự án, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý dự án thành phần chính hoặc được giao làm đầu mối tổng hợp dự án thành phần chính chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả quyết toán toàn bộ dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. b) Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. 2. Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành: a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra; b) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm tra. c) Đối với các dự án còn lại: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trước khi phê duyệt. d) Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm đại diện của các đơn vị, cơ quan có liên quan.” 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại, trường hợp cần thiết cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán báo cáo người phê duyệt quyết toán yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Theo yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của người phê duyệt quyết toán, người có thẩm quyền (theo quy định của pháp luật về đấu thầu) phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu kiểm toán trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án; chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ký kết hợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật về hợp đồng. Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này.” b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Đối với các dự án được cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra: a) Trường hợp Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra chưa đủ các nội dung quy định tại Điều 12 Thông tư này, chủ đầu tư xác định nội dung, phạm vi kiểm toán bổ sung và lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung theo yêu cầu của người phê duyệt quyết toán. Chi phí kiểm toán bổ sung được xác định trên cơ sở giá trị đề nghị quyết toán tương ứng với phần kiểm toán bổ sung và phạm vi, nội dung kiểm toán bổ sung. Cơ quan chủ trì thẩm tra sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra và kết quả báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án. b) Trường hợp Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra có quyết định kiểm toán, thanh tra dự án khi chủ đầu tư và nhà thầu kiểm toán độc lập đang thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì nhà thầu kiểm toán độc lập vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và hợp đồng đã ký kết.” 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: “d) Trường hợp nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạng mục tách ra từ một dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán; gửi báo cáo quyết toán đã được phê duyệt tới chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình để tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chung toàn bộ dự án. Khi thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án, không phải thẩm tra lại phần chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt quyết toán.” b) Bổ sung điểm d khoản 6 như sau: “d) Đối với các khoản chi phí tư vấn, chi phí phi tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, giá hợp đồng kết hợp: thẩm tra áp dụng theo quy định thẩm tra chi phí xây dựng đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, giá hợp đồng kết hợp tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này”. 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau: “2. Thẩm tra các khoản chi phí không hình thành tài sản để trình cấp có thẩm quyền cho phép không tính vào giá trị tài sản như: Chi phí đào tạo, tăng cường và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý hoặc cộng đồng; chi phí các Ban quản lý dự án không liên quan trực tiếp đến tài sản được hình thành và bàn giao ở các địa phương; chi phí đầu tư thiệt hại do nguyên nhân chủ quan như khối lượng đầu tư bị hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chi phí đã thực hiện, không xảy ra thiệt hại, có tạo ra sản phẩm nhưng sản phẩm đó không được sử dụng cho dự án như sản phẩm chi phí khảo sát, thiết kế đã hoàn thành, đạt chất lượng nhưng không được sử dụng do chủ đầu tư thay đổi thiết kế; chi phí đầu tư xây dựng dở dang (dự án dừng thực hiện vĩnh viễn) không hình thành tài sản; chi phí sửa chữa, khắc phục thiên tai không được hạch toán tăng giá trị tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và quản lý tài sản,...”. 9. Bổ sung Điều 20a như sau: “Điều 20a. Quy định về hồ sơ quyết toán và thẩm tra quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn 1. Hồ sơ quyết toán Hồ sơ quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành gồm các mẫu báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành kèm theo các văn bản pháp lý liên quan theo Mẫu số 15/QTDA và 16/QTDA (cách lập mẫu báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành a) Trường hợp, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của người quyết định đầu tư không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; người quyết định đầu tư lựa chọn một trong các hình thức sau: - Đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. - Yêu cầu chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. b) Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập Tổ thẩm tra quyết toán để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của Tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm thành viên của các đơn vị có liên quan.” 10. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b và c khoản 1 Điều 21 như sau: “1. Xác định chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán độc lập: a) Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở giá trị đề nghị quyết toán và tỷ lệ quy định tại Bảng Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán dưới đây: Giá trị đề nghị quyết toán (Tỷ đồng) ≤ 5 10 50 100 500 1.000 ≥ 10.000 Thẩm tra, phê duyệt (%) 0,95 0,65 0,475 0,375 0,225 0,15 0,08 Kiểm toán (%) 1,60 1,075 0,75 0, 575 0,325 0,215 0,115 Giá trị đề nghị quyết toán là giá trị quyết toán tại Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do chủ đầu tư lập bao gồm giá trị đề nghị quyết toán A-B đối với các gói thầu ký kết hợp đồng, giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư đối với gói thầu do chủ đầu tư tự thực hiện và giá trị đề nghị quyết toán các khoản chi phí hợp pháp khác. b) Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (ký hiệu là KTTPD) và định mức chi phí kiểm toán (ký hiệu là KKT) được xác định theo công thức tổng quát sau: Ki = Kb - (Kb - Ka) x ( Gi - Gb) Ga - Gb Trong đó: + Ki: Định mức chi phí tương ứng với dự án/hạng mục/gói thầu cần tính (đơn vị tính: %); + Ka: Định mức chi phí tương ứng với dự án/hạng mục/gói thầu cận trên (đơn vị tính: %); + Kb: Định mức chi phí tương ứng với dự án/hạng mục/gói thầu cận dưới (đơn vị tính: %); + Gi: Giá trị đề nghị quyết toán của dự án/hạng mục/gói thầu cần tính, đơn vị: tỷ đồng; + Ga: Giá trị đề nghị quyết toán của dự án/hạng mục/gói thầu cận trên, đơn vị: tỷ đồng; + Gb: Giá trị đề nghị quyết toán của dự án/hạng mục/gói thầu cận dưới, đơn vị: tỷ đồng. c) Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán của dự án/hạng mục/gói thầu được xác định theo công thức sau: + Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối đa = Ki-TTPD % x Giá trị đề nghị quyết toán + Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x Giá trị đề nghị quyết toán + Thuế GTGT + Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là năm trăm ngàn đồng; chi phí kiểm toán tối thiểu là một triệu đồng cộng với thuế GTGT. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và kiểm toán tạm tính để phê duyệt dự án, dự toán, giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, trong đó tổng mức đầu tư dự án hoặc dự toán của hạng mục/gói thầu được sử dụng thay cho giá trị đề nghị quyết toán. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và kiểm toán được xác định theo quy định tại điểm a và b khoản này không được phép cao hơn chi phí tạm tính nêu trên. Tổng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và kiểm toán các hạng mục, gói thầu không được vượt chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và kiểm toán tạm tính của dự án.” 11. Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 23 như sau: “d) Chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm, Ủy ban nhân dân cấp xã lập báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý (theo Mẫu số 11/QTDA ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Hội đồng nhân dân cấp xã (nếu có), Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện”. 12. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 26 như sau: “b) Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ nội dung, yêu cầu theo quy định; hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả trực tiếp thẩm tra trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp và yêu cầu cung cấp bổ sung”. 13. Sửa đổi, bổ sung các mẫu báo cáo quyết toán như sau: a) Sửa đổi các mẫu sau: Mẫu số 02/QTDA, Mẫu số 10/QTDA, Mẫu số 11/QTDA, Mẫu số 12/QTDA (kèm theo Thông tư này). b) Bổ sung các mẫu sau: Mẫu số 06A/QTDA, Mẫu số 15/QTDA, Mẫu số 16/QTDA (kèm theo Thông tư này). Điều 2. Bãi bỏ Điều 5 Thông tư số 09/2016/BTC-ĐT ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Điều 3. Quy định chuyển tiếp Các dự án đang triển khai quyết toán dở dang được xử lý như sau: Những dự án, công trình, hạng mục công trình, gói thầu đã nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành về cơ quan thẩm tra quyết toán trước ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này, thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; những dự án, công trình, hạng mục công trình, gói thầu còn lại thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư này. Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018. Thông tư này thay thế quy định về quyết toán dự án đầu tư hoàn thành tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. 2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu Mẫu số: 02/QTDA (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG STT Tên văn bản Ký hiệu; ngày tháng năm ban hành Cơ quan ban hành Tổng giá trị được duyệt (nếu có) Ghi chú 1 2 3 4 5 6 I Các văn bản pháp lý 1 2 3 ... II Hợp đồng xây dựng 1 2 3 ... III Kết luận của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, kiểm tra, kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật 1 (Trường hợp không có thì phải ghi rõ là không có) 2 3 ... NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) …….., ngày... tháng... năm…. CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 06A/QTDA (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) GIÁ TRỊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ TỒN ĐỌNG STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Giá trị còn lại Đơn vị tiếp nhận hoặc xử lý theo quy định 1 2 3 4 5 = 3 x 4 6 7 Tổng số I Vật tư, thiết bị tồn đọng giao cho đơn vị tiếp nhận 1 2 … II Vật tư, thiết bị tồn đọng xử lý theo quy định 1 2 … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên) ........, ngày.. tháng… năm… CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 10/QTDA (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) CƠ QUAN PHÊ DUYỆT Số: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ...., ngày.... tháng... năm... QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt quyết toán dự án (dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, hạng mục công trình) hoàn thành NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN Căn cứ:.................... QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt quyết toán dự án (dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, hạng mục công trình) hoàn thành - Tên dự án: - Tên (dự án thành phần/tiểu dự án độc lập/hạng mục công trình) hoàn thành: - Chủ đầu tư: - Địa điểm xây dựng: - Thời gian khởi công, hoàn thành (thực tế): Điều 2. Kết quả đầu tư 1. Nguồn vốn đầu tư: Đơn vị tính: đồng Nguồn Giá trị phê duyệt quyết toán Thực hiện Đã thanh toán Còn được thanh toán 1 2 3 4 Tổng số 1. Vốn Ngân sách trung ương (gồm hỗ trợ có mục tiêu và CTMTQG) 2. Vốn TPCP; 3. Vốn ODA; 4. Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; 5. Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; 6. Vốn ĐTPT của doanh nghiệp Nhà nước; 7. ...... 2. Chi phí đầu tư Đơn vị tính: đồng Nội dung Dự toán Giá trị quyết toán 1 2 3 Tổng số 1. Bồi thường, hỗ trợ, TĐC 2. Xây dựng 3. Thiết bị 4. Quản lý dự án 5. Tư vấn 6. Chi phí khác 3. Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản: 3.1. Chi phí thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng: 3.2. Chi phí không tạo nên tài sản: 4. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Đơn vị tính: đồng Nội dung Thuộc chủ đầu tư quản lý Giao đơn vị khác quản lý Giá trị thực tế Giá trị quy đổi (nếu có) Giá trị thực tế Giá trị quy đổi (nếu có) 1 2 3 4 5 Tổng số 1. Tài sản dài hạn (tài sản cố định) 2. Tài sản ngắn hạn 5. Vật tư thiết bị tồn đọng: Điều 3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan: 1. Trách nhiệm của chủ đầu tư: - Được phép tất toán nguồn và chi phí đầu tư công trình là: Đơn vị tính: đồng Nguồn Số tiền Ghi chú Tổng số 1. Vốn Ngân sách trung ương (gồm hỗ trợ có mục tiêu và CTMTQG) 2. Vốn TPCP; 3. Vốn ODA; 4. Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; 5. Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; 6. Vốn ĐTPT của doanh nghiệp Nhà nước; 7. ...... - Tổng các khoản công nợ tính đến ngày... tháng... năm... là: + Tổng nợ phải thu: + Tổng nợ phải trả: Chi tiết các khoản công nợ theo số phải thu, phải trả của từng đơn vị tại phụ lục số:..... kèm theo. 2. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản: Được phép ghi tăng tài sản: Đơn vị tính: đồng Tên đơn vị tiếp nhận tài sản Tài sản dài hạn/cố định Tài sản ngắn hạn 1 2 3 3. Trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan có liên quan: 4. Các nghiệp vụ thanh toán khác (nếu có): Điều 4. Trách nhiệm thi hành Nơi nhận: (ghi theo quy định Khoản 4 Điều 20 của Thông tư số 09/2016/TT-BTC) NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 11/QTDA (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) ĐƠN VỊ TỔNG HỢP BÁO CÁO: Số: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH 6 tháng, cả năm…. 1. Dự án đã phê duyệt quyết toán trong kỳ báo cáo Đơn vị: Triệu đồng STT Loại dự án (Công trình) Chủ đầu tư Số dự án Tổng mức đầu tư Giá trị đề nghị quyết toán Giá trị quyết toán được duyệt Chênh lệch Số vốn còn lại chưa thanh toán so với giá trị QT được duyệt 1 2 3 4 5 6 7 8 = 6-7 9 Phần I BÁO CÁO TỔNG SỐ DỰ ÁN Tổng cộng Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C Phần II CHI TIẾT THEO ĐƠN VỊ CẤP DƯỚI I … Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C II … Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C … 2. Dự án chưa phê duyệt quyết toán a) Dự án đã nộp hồ sơ quyết toán STT Loại dự án (Công trình) Chủ đầu tư Dự án trong thời hạn thẩm tra, phê duyệt quyết toán Dự án chậm thẩm tra, phê duyệt quyết toán dưới 24 tháng Dự án chậm thẩm tra, phê duyệt quyết toán trên 24 tháng Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng giá trị đề nghị QT Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng giá trị đề nghị QT Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng giá trị đề nghị QT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phần I BÁO CÁO TỔNG SỐ DỰ ÁN Tổng cộng Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C Phần II CHI TIẾT THEO ĐƠN VỊ CẤP DƯỚI I … Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C II … Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C … b) Dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán (gồm cả dự án hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng) STT Loại dự án (Công trình) Chủ đầu tư Dự án trong thời hạn lập báo cáo quyết toán Dự án chậm nộp báo cáo quyết toán dưới 24 tháng Dự án chậm nộp báo cáo quyết toán trên 24 tháng Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng số vốn đã thanh toán Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng số vốn đã thanh toán Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng số vốn đã thanh toán 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phần I BÁO CÁO TỔNG SỐ DỰ ÁN Tổng cộng Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C Phần II CHI TIẾT THEO ĐƠN VỊ CẤP DƯỚI I … Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C II … Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C … 3. Tồn tại, vướng mắc về công tác quyết toán dự án hoàn thành 4. Đề xuất và kiến nghị về công tác quyết toán dự án hoàn thành LẬP BIỂU ....., ngày tháng năm.... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Ghi chú: Chi tiết theo đơn vị cấp dưới tại địa phương là cấp quản lý dự án (tỉnh, từng huyện, từng xã); trong đó Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tổng hợp tình hình quyết toán của các dự án hoàn thành theo từng huyện và từng đơn vị cấp xã thuộc cấp huyện quản lý gửi Sở Tài chính để tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của cấp tỉnh. Mẫu số: 12/QTDA (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) CHỦ ĐẦU TƯ: Số: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH 6 tháng, cả năm…. 1. Dự án đã phê duyệt quyết toán trong kỳ báo cáo STT Loại dự án (Công trình) Số dự án Tổng mức đầu tư Giá trị đề nghị quyết toán Giá trị quyết toán được duyệt Chênh lệch Số vốn còn lại chưa thanh toán so với giá trị QT được duyệt 1 2 3 4 5 6 7 = 5-6 8 Tổng cộng 1 Dự án QTQG 2 Nhóm A 3 Nhóm B 4 Nhóm C 2. Dự án chưa phê duyệt quyết toán a) Dự án đã nộp hồ sơ quyết toán STT Loại dự án (Công trình) Dự án trong thời hạn thẩm tra, phê duyệt quyết toán Dự án chậm thẩm tra, phê duyệt quyết toán dưới 24 tháng Dự án chậm thẩm tra, phê duyệt quyết toán trên 24 tháng Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng giá trị đề nghị QT Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng giá trị đề nghị QT Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng giá trị đề nghị QT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng cộng 1 Dự án QTQG 2 Nhóm A 3 Nhóm B 4 Nhóm C b) Dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán (gồm cả dự án hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng) STT Loại dự án (Công trình) Dự án trong thời hạn lập báo cáo quyết toán Dự án chậm nộp báo cáo quyết toán dưới 24 tháng Dự án chậm nộp báo cáo quyết toán trên 24 tháng Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng số vốn đã thanh toán Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng số vốn đã thanh toán Số dự án Tổng mức đầu tư Tổng số vốn đã thanh toán 1 2 3 4 5 6 7 8 10 11 12 Tổng cộng 1 Dự án QTQG 2 Nhóm A 3 Nhóm B 4 Nhóm C 3. Tồn tại, vướng mắc về công tác quyết toán dự án hoàn thành 4. Đề xuất và kiến nghị về công tác quyết toán dự án hoàn thành LẬP BIỂU ....., ngày tháng năm.... CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ I HƯỚNG DẪN LẬP CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) 1. Mẫu số 15/QTDA: - Điểm 1. Các văn bản pháp lý và hồ sơ tài liệu liên quan: Cột (2) tên văn bản: ghi theo trình tự thời gian của các văn bản liên quan đến toàn bộ quá trình, giai đoạn đầu tư của dự án, từ chủ trương đầu tư, Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, Quyết định phê duyệt thiết kế dự toán hoặc Quyết định phê duyệt dự toán chi tiết và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có), Quyết định chỉ định thầu hoặc trúng thầu (nếu có), hồ sơ quyết toán hợp đồng, biên bản nghiệm thu; báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của đơn vị kiểm toán độc lập (nếu có); kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước và các hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra quyết toán. - Điểm 2. Nguồn vốn đầu tư của dự án: + Cột (2) tên các nguồn vốn: ghi tất cả những nguồn vốn tham gia đầu tư vào dự án (nguồn nào không có thì không ghi); + Cột (3) ghi theo số liệu trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc trong quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; + Cột (4) nguồn vốn đã thực hiện: ghi theo số liệu của bảng đối chiếu số liệu sử dụng nguồn vốn đầu tư (theo biểu mẫu số 16/QTDA) và nguồn đóng góp của nhân dân. + Cột (5) chênh lệch tăng, giảm: Số chênh lệch được tính = Cột (4) - Cột (3). - Điểm 3. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: là tổng cộng toàn bộ các chi phí của dự án đầu tư sau khi Chủ đầu tư đối chiếu, rà soát tất cả các bản quyết toán với từng nhà thầu tham gia thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư đề nghị quyết toán được phân theo cơ cấu: xây dựng, thiết bị, chi phí khác để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Điểm 4: ghi giá trị chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản của dự án đầu tư; - Điểm 5: ghi tổng giá trị tài sản dài hạn (cố định) được hình thành qua đầu tư của dự án đầu tư; - Điểm 6: ghi tổng giá trị tài sản ngắn hạn (nếu có) của dự án đầu tư; - Điểm 7: ghi giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng của dự án đầu tư; - Điểm 8. tình hình thanh toán và công nợ của dự án đầu tư Ghi chi tiết theo từng cá nhân, đơn vị thực hiện tương ứng với từng nội dung công việc, hợp đồng thực hiện. Số phải trả = Giá trị được A-B chấp nhận thanh toán - Đã thanh toán, tạm ứng Số phải thu = Giá trị đã thanh toán, tạm ứng - Giá trị được A-B chấp nhận thanh toán Tài sản cố định và Tài sản ngắn hạn được phân loại theo quy định hiện hành. - Điểm 9: thuyết minh ngắn gọn, ghi các ý kiến nhận xét và những kiến nghị quan trọng. 2. Mẫu số 16/QTDA: - Điểm 1. Nguồn vốn đầu tư đã thanh toán đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán: tổng hợp toàn bộ số vốn đã thanh toán cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện dự án tính đến ngày bàn giao, khoá sổ để lập báo cáo quyết toán. + Cột (3) do Chủ đầu tư ghi. + Cột (4) do cơ quan thanh toán vốn (nơi Chủ đầu tư mở tài khoản) ghi (yêu cầu ghi đúng số vốn đã thanh toán cho dự án đầu tư trên sổ sách theo dõi). ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.... Biểu mẫu số: 15/QTDA (Kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH Tên dự án đầu tư: 1. Các văn bản pháp lý liên quan: SỐ TT TÊN VĂN BẢN KÝ HIỆU, NGÀY THÁNG NĂM BAN HÀNH CƠ QUAN BAN HÀNH GIÁ TRỊ ĐƯỢC DUYỆT (NẾU CÓ) GHI CHÚ (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 ... 2. Nguồn vốn đầu tư của dự án: Đơn vị tính: đồng SỐ TT TÊN CÁC NGUỒN VỐN NGUỒN VỐN THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỢC DUYỆT NGUỒN VỐN ĐÃ THỰC HIỆN TĂNG (+), GIẢM (-) SO VỚI ĐƯỢC DUYỆT (1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Ngân sách xã 2 Ngân sách cấp trên hỗ trợ 3 Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài 4 Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước 5 Nguồn đóng góp của nhân dân: Trong đó: - Bằng tiền mặt - Giá trị hiện vật - Giá trị công lao động Tổng cộng 1+2+3+4+5 3. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: Đơn vị tính: đồng SỐ TT NỘI DUNG CHI PHÍ DỰ TOÁN ĐƯỢC DUYỆT GIÁ TRỊ ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN TĂNG, GIẢM SO VỚI DỰ TOÁN (1) (2) (3) (4) (5) 1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 2 Chi phí xây dựng 3 Chi phí thiết bị 4 Chi phí quản lý dự án 5 Chi phí tư vấn 6 Chi phí khác Tổng cộng: 4. Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: 5. Giá trị tài sản cố định mới tăng: 6. Giá trị tài sản lưu động bàn giao: 7. Giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng: 8. Tình hình thanh toán và công nợ của dự án (Tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán): SỐ TT TÊN CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN NỘI DUNG CÔNG VIỆC, HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN GIÁ TRỊ ĐƯỢC A-B CHẤP NHẬN THANH TOÁN ĐÃ THANH TOÁN. TẠM ỨNG CÔNG NỢ ĐẾN NGÀY KHÓA SỔ LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN PHẢI TRẢ PHẢI THU (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 3 ... Tổng cộng 9. Thuyết minh, nhận xét, kiến nghị: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) ..., ngày tháng năm.... CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 16/QTDA (Kèm theo Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính) BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Tên dự án đầu tư: 1. Nguồn vốn đầu tư đã thanh toán đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán: Đơn vị tính: đồng SỐ TT TÊN CÁC NGUỒN VỐN SỐ LIỆU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ SỐ LIỆU CỦA CƠ QUAN THANH TOÁN VỐN CHÊNH LỆCH (1) (2) (3) (4) (5) = (3) - (4) 1 Ngân sách xã chi cho dự án đầu tư 2 Ngân sách cấp trên hỗ trợ 3 Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân nước ngoài 4 Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong nước Tổng cộng 1+2+3+4 2. Nhận xét, kiến nghị: Ý kiến nhận xét, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của cơ quan quản lý, thanh toán vốn đầu tư; nêu những nguyên nhân chênh lệch và kiến nghị xử lý (nếu có): ..., Ngày tháng năm... ..., Ngày tháng năm.... ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.... CƠ QUAN THANH TOÁN VỐN KẾ TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) KIỂM SOÁT CHI (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "30/07/2018", "sign_number": "64/2018/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-3522-KH-BCD-2021-to-chuc-tiem-chung-COVID19-cho-tre-tu-12-den-17-tuoi-Ho-Chi-Minh-492229.aspx
Kế hoạch 3522/KH-BCĐ 2021 tổ chức tiêm chủng COVID19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3522/KH-BCĐ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2021 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 12 ĐẾN 17 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022; Căn cứ Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Căn cứ Quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Căn cứ Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin phòng COVID-19, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố xây dựng Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, như sau: I. MỤC TIÊU - Cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi sinh sống trên địa bàn Thành phố. - Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19. II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC TIÊM VẮC XIN 1. Đối tượng - Tất cả trẻ từ 12 đến 17 tuổi sinh sống hoặc học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 đến 17 tuổi. - Dự kiến số lượng: 780.000 trẻ. 2. Phạm vi triển khai: thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. 3. Hình thức - Đối với trẻ đi học: tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. - Đối với trẻ không đi học: tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện lựa chọn. - Đối với trẻ có bệnh nền: tiêm tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi. - Đối với các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi: lập danh sách trẻ từ 12 đến 17 tuổi tuổi tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) để tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. 4. Thời gian triển khai - Thực hiện tiêm theo thứ tự lứa tuổi giảm dần: ưu tiên tiêm trước cho trẻ từ 16 đến 17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. - Tiêm mũi 1 trong 05 ngày, dự kiến bắt đầu ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm vét trong vòng 2 ngày. - Tiêm mũi 2 trong 07 ngày, sau khi đối tượng trên đã đủ thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. 5. Loại vắc xin sử dụng - Vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi. - Vắc xin được sử dụng 02 liều cơ bản/đối tượng và tiêm chủng cùng loại vắc xin. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Lập danh sách đối tượng - Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách tiêm cho tất cả các học sinh đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện lập danh sách tiêm cho nhóm trẻ có lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi không đi học hoặc các học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. 2. Đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin, phân phối và quản lý sử dụng vắc xin - Đề xuất với Bộ Y tế nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 để bao phủ 02 liều vắc xin cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn Thành phố. - Tiếp nhận nguồn vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế cấp cho Thành phố; Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) phân phối, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng cho các Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các cơ sở tiêm chủng để thực hiện tiêm chủng đầy đủ số trẻ theo danh sách của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các bệnh viện, đúng thời gian theo lịch trình tổ chức tiêm. - Tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin trên địa bàn Thành phố; thống kê báo cáo đầy đủ theo quy định. 3. Vận chuyển, bảo quản vắc xin - Các đơn vị y tế được phân công tiếp nhận vắc xin sử dụng kho lạnh/thiết bị dây chuyền lạnh đủ điều kiện để bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại tuyến tỉnh, tuyến huyện. - Các địa phương tổ chức điểm tiêm trong cộng đồng phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố rà soát, bố trí đầy đủ thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tại các điểm tiêm, đảm bảo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại điểm tiêm chủng. - Trung tâm Y tế sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp để tiếp nhận vắc xin phân phối từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố; bố trí đầy đủ phương tiện và sắp xếp thời gian hợp lý để vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến từng địa điểm tiêm hàng ngày, đảm bảo đúng tiến độ tổ chức tiêm. - Tổ chức tập huấn và kiểm tra giám sát quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin tại các đơn vị, đảm bảo tối đa chất lượng bảo quản theo quy định. 4. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng - Tổ chức tiêm tại trường học, cộng đồng và các bệnh viện có chuyên khoa Nhi (trẻ có bệnh nền). - Ngành Y tế huy động lực lượng nhân viên y tế đã được tập huấn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân để tổ chức các đội tiêm phục vụ các điểm tiêm đã được ngành Giáo dục lựa chọn. - Ngành Giáo dục bổ sung lực lượng hỗ trợ hậu cần, nhập liệu,... tại các điểm tiêm đã chọn lựa, mỗi điểm tối thiểu 04 nhân sự để đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, cân đo trẻ (nếu cần thiết), hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin; hỗ trợ nhập liệu thông tin người tiêm vào Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Bộ phận chuyên môn: tại 01 địa điểm tiêm có thể có nhiều bàn tiêm, mỗi bàn tiêm có tối thiểu 03 nhân sự: + 01 bác sĩ thực hiện sàng lọc (kiểm tra thông tin trên Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, kết luận đủ điều kiện tiêm hoặc tạm hoãn hoặc chống chỉ định); thực hiện xử trí tại chỗ phản ứng sau tiêm. + 01 điều dưỡng thực hiện tiêm; + 01 điều dưỡng theo dõi sau tiêm; - Các đơn vị y tế phân công nhân sự cụ thể của đội tiêm để phụ trách từng điểm tiêm, lập danh sách (có thông tin liên hệ) và nhập lên phần mềm quản lý tiêm vắc xin để các đơn vị phụ trách cùng nắm và phối hợp theo dõi; đồng thời chủ động xử lý các tình huống cần điều động nhân sự. - Sắp xếp khu vực để tiêm chủng phải đủ rộng, đảm bảo giãn cách, trang bị đủ phương tiện cấp cứu và bố trí thêm khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh. - Đội tiêm chủ yếu là các y, bác sĩ và điều dưỡng của Trung tâm Y tế và Trạm Y tế trên địa bàn; tùy theo tình hình nguồn lực tại địa phương và số lượng trẻ dự kiến tiêm chủng tại các trường, Sở Y tế sẽ huy động các đội tiêm từ các bệnh viện công lập, ngoài công lập và phòng khám đa khoa để hỗ trợ y tế địa phương. 5. Đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch COVID-19 - Các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố tham gia Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo phân công của Sở Y tế và huy động của chính quyền địa phương, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn về tiêm chủng. - Tổ chức tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định như: đảm bảo khoảng cách giữa các khâu trong 01 dây chuyền tiêm và giữa các dây chuyền tiêm tại 01 địa điểm; đảm bảo an toàn giãn cách đúng quy định, chia nhiều buổi tiêm, mỗi buổi với số lượng phù hợp. - Tổ chức buổi tiêm chủng theo quy định tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế; Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; lưu ý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phân luồng 01 chiều đối với trẻ đến tiêm từ bước tiếp đón đến bước cấp giấy xác nhận, kể cả đối với trẻ hoãn tiêm hoặc chống chỉ định; đảm bảo nhập liệu đầy đủ thông tin và kết quả của trẻ đến tiêm trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Tư vấn cho phụ huynh hoặc người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; thông báo cho trẻ tiêm chủng, người giám hộ về hiệu quả, liều lượng của loại vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng; tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ). - Thực hiện sàng lọc cho trẻ đầy đủ trước khi tiêm chủng theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, kịp thời phát hiện những trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn. - Sau khi trẻ được tiêm chủng sẽ được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19. - Bố trí các đội cấp cứu lưu động hoặc có đội cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ khi có thông báo sự cố tại các điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng nếu có. - Thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo Công văn số 102/MT-YT ngày 04 tháng 3 năm 2021 về hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định. - Tại tất cả các điểm tiêm chủng chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu. - Xây dựng phương án, quy trình phối hợp giữa điểm tiêm và cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để đảm bảo xử trí cấp cứu cho các trường hợp sự cố sau tiêm trong buổi tiêm chủng. 6. Giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng - Các địa phương phối hợp ngành Y tế tổ chức thực hiện các phương án đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: + Tại tất cả các điểm tiêm chủng, đội tiêm đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cấp cứu phản ứng phản vệ. + Sở Y tế bố trí đội cấp cứu lưu động cùng với xe cấp cứu của các bệnh viện tại mỗi địa bàn để sẵn sàng xử trí tại chỗ và vận chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về bệnh viện; bố trí vị trí đậu xe cấp cứu tại mỗi địa phương đảm bảo thuận tiện khi cần tiếp cận các điểm tiêm. + Sở Y tế phân công các bệnh viện theo địa bàn sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu cho người có tai biến nặng sau tiêm vắc xin. + Sở Y tế xây dựng, triển khai phương án, quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm bao gồm nội dung xử trí tại chỗ của đội tiêm, nội dung phối hợp giữa điểm tiêm với đội cấp cứu ngoại viện với bệnh viện trên địa bàn để hỗ trợ cấp cứu nâng cao và tiếp nhận điều trị cho các trường hợp tai biến nặng. - Các điểm tiêm thực hiện giầm sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 để chủ động phát hiện và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm, đặc biệt là tai biến nặng. - Cấp đầy đủ giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người được tiêm. - Thực hiện theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng, cung cấp số điện thoại của Trung tâm Y tế hoặc Trạm Y tế để người được tiêm chủng liên hệ khi cần. - Các Trường có tổ chức tiêm hoặc điểm tiêm chủng phân công nhân sự phụ trách tiếp nhận thông tin sự cố bất lợi sau tiêm chủng, báo cáo ngay về Trung tâm Y tế để tổng hợp báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố theo quy định. 7. Công tác truyền thông, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Đẩy mạnh và thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn Thành phố theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với trẻ, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng khi đến lượt và đảm bảo quy tắc 5K của Bộ Y tế trong quá trình tiêm chủng. - Truyền thông Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Thành phố và địa phương; lợi ích và hiệu quả của vắc xin trong phòng, chống dịch COVID-19; các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi an toàn, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Nguồn kinh phí: Sở Y tế chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao năm 2021 và nguồn xã hội hóa. - Nội dung chi: + Chi phí vận chuyển vắc xin, trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định. + Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng,... + Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm Y tế cấp huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn. + Các hoạt động truyền thông tại địa phương và trường học. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế - Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế. - Căn cứ số lượng trẻ được tiêm chủng tại các trường, phân công và đảm bảo lực lượng nhân viên y tế tham gia đội tiêm tại các trường và địa phương (nếu cần). - Phân công đội cấp cứu và vận chuyển cấp cứu phù hợp với các địa điểm tiêm trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc có mặt ngay từ 03 đến 05 phút đến nơi có sự cố bất lợi sau tiêm. - Thường xuyên theo dõi tiến độ tiêm, quản lý chặt chẽ việc điều phối, cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đơn vị. - Báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày và tổng hợp kết quả thực hiện Chiến dịch về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố. - Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố: + Tập huấn về tổ chức tiêm chủng cho toàn bộ người thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. + Phổ biến biểu mẫu để Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách người đăng ký tiêm. + Tổ chức truyền thông, phổ biến về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn Thành phố. + Thực hiện phân bổ, quản lý vắc xin cho Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; cung ứng hậu cần vắc xin, thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin và vật tư y tế cho các đơn vị tổ chức tiêm theo đúng quy định, hướng dẫn chuyên môn. + Thực hiện giám sát chuyên môn trong Chiến dịch; giám sát sự cố bất lợi sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế. - Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện: + Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin theo đúng quy trình của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát, hạn chế tối đa hao phí vắc xin trong quá trình tổ chức tiêm; hoàn trả ngay vắc xin không sử dụng về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố. + Phối hợp ngành Giáo dục, ngành lao động thương binh và xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức điểm tiêm, buổi tiêm đảm bảo các quy định chuyên môn; đặc biệt đảm bảo yêu cầu an toàn phòng dịch; đảm bảo sẵn sàng xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng. + Sử dụng Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để tổ chức quản lý người được tiêm vắc xin trên địa bàn. + Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả thực hiện tiêm hằng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và Sở Y tế. - Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiêm vắc xin: + Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. + Cấp giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ ngay tại điểm tiêm. + Cung cấp số điện thoại hướng dẫn, giải đáp cho người dân nếu có vấn đề sau tiêm vắc xin. - Chỉ đạo Trung tâm Cấp cứu 115 và các đơn vị y tế bố trí đầy đủ đội cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tại các địa phương. - Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin liên hệ hoặc trực tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại cơ sở theo quy định. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo - Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, vận động phụ huynh cho con em tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19. - Chịu trách nhiệm rà soát học sinh trong độ tuổi quy định theo lộ trình tiêm chủng của ngành y tế không phân biệt công lập và ngoài công lập; đồng thời rà soát hiện trạng sử dụng của từng trường học cùng với Trung tâm Y tế trên địa bàn lựa chọn điểm tiêm phù hợp, đảm bảo đủ diện tích để bố trí các khu vực theo quy định; trong trường hợp trường học vẫn còn được trưng dụng để tổ chức điểm cách ly/hoặc không đảm bảo cơ sở vật chất thì phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện chọn điểm tiêm khác thay thế. Yêu cầu các điểm được chọn đảm bảo giãn cách, đủ chỗ ngồi; đủ diện tích bố trí các khu vực tiêm chủng; ngoài ra bố trí thêm khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh. - Thống kê, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng (tiêm trước cho trẻ từ 16 đến 17 tuổi và hạ dần độ tuổi); thống kê số liệu đồng thuận theo trường học tại mỗi phường/xã của từng quận/huyện bao gồm thông tin: tổng số trường cấp 2, cấp 2-3, cấp 3,... tổng số lớp học, tổng số học sinh, độ tuổi, số đồng thuận, số không đồng thuận, số trẻ bệnh nền theo độ tuổi; danh sách các trường có thể thực hiện tiêm và địa điểm thay thế nếu trường đó không thực hiện được. Toàn bộ thông tin này cung cấp về Sở Y tế trước ngày 24 tháng 10 năm 2021. - Chỉ đạo các trường lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh hoặc người giám hộ và hướng dẫn phụ huynh mang theo phiếu đồng thuận khi đến tiêm nộp lại cho Thầy/Cô lưu giữ. - Huy động giáo viên, nhân viên của các trường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng tại trường: + Rà soát, lập danh sách và quản lý thông tin theo từng lớp học. + Truyền thông, vận động phụ huynh đồng thuận cho trẻ tiêm chủng. + Hỗ trợ công tác tổ chức tại điểm tiêm: tiếp nhận, điều phối đảm bảo khoảng cách, mời trẻ và phụ huynh đến tiêm theo khung giờ tránh ùn ứ, tập trung vào cùng một thời điểm, nhập liệu tiêm chủng, ghi nhận các sự cố bất lợi sau tiêm của trẻ, thống kê kết quả tiêm chủng và báo cáo về Trung tâm Y tế trên địa bàn. - Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các trường học. - Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường học phối hợp với ngành y tế và chính quyền địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19. - Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về kết quả thực hiện tiêm hằng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Sở Y tế. - Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế. 3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đến đội ngũ nhân viên, giáo viên các trường nghề, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm giáo dục thường xuyên, vận động phụ huynh hoặc người giám hộ đồng ý cho trẻ tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19. - Chịu trách nhiệm rà soát học sinh trong độ tuổi quy định theo lộ trình tiêm chủng của ngành Y tế thuộc Sở quản lý. - Thống kê, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 đến 17 tuổi và hạ dần độ tuổi); thống kê số liệu đồng thuận theo trường học tại mỗi phường, xã, thị trấn bao gồm thông tin: tổng số trường, tổng số lớp học, tổng số học sinh, độ tuổi, số đồng thuận, số không đồng thuận, số trẻ bệnh nền theo độ tuổi. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện rà soát, lập danh sách trẻ không đi học tại địa bàn để mời tiêm chủng, tổ chức lấy ý kiến đồng thuận với cha mẹ/người giám hộ của trẻ; cung cấp cho Sở Y tế danh sách chi tiết bao gồm số trẻ đồng thuận và không đồng thuận theo từng phường, xã, thị trấn trước ngày 24 tháng 10 năm 2021. - Hỗ trợ việc điều tra, lập danh sách, tổ chức tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ tại các cơ sở đào tạo. - Phối hợp với ngành y tế trong triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. - Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế. 4. Sở Thông tin và Truyền thông - Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện công tác tuyên truyền Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo các cơ quan báo đài trên địa bàn Thành phố thông tin tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn Thành phố, thời gian và địa điểm triển khai để người dân biết và đồng thuận cho trẻ tiêm chủng. - Theo dõi việc điều chỉnh các tính năng để đáp ứng hoạt động nhập liệu trên hệ thống thông tin tiêm chủng COVID-19 đối với hoạt động tiêm chủng cho trẻ 12 đến 17 tuổi. 5. Sở Tài chính Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí nguồn ngân sách đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Thành phố. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường Phối hợp Ủy ban ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức việc thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại các điểm tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế. 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh - Phối hợp, hỗ trợ các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. - Phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát việc triển khai Kế hoạch này. 8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức - Chủ trì, chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, rà soát trẻ học từ lớp 6 đến hết lớp 12 trên địa bàn và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định. - Chủ trì, chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, rà soát trẻ từ 12 đến 17 tuổi không đi học cư trú trên địa bàn hoặc các học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định. - Huy động nhân lực của các đơn vị trực thuộc, trang thiết bị và phương tiện tham gia phục vụ công tác hậu cần, an ninh, tổ chức chiến dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế. - Chỉ đạo bộ phận Công nghệ thông tin phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức tập huấn cho giáo viên nhập liệu trẻ được tiêm trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp Trung tâm Y tế giám sát buổi tiêm tuân thủ yêu cầu chuyên môn tại các địa điểm, đảm bảo các yêu cầu khác về phòng, chống dịch. - Chủ động quản lý, điều phối lịch tiêm dựa trên số lượng trẻ được tiêm, địa điểm tiêm, đội tiêm, đội cấp cứu đã phân công cho địa phương và thực tế tình hình dịch bệnh. - Báo cáo hàng ngày kịp thời, đầy đủ kết quả thực hiện của địa phương và ngay khi kết thúc Chiến dịch về Sở Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố. - Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế. Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn thì báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Y tế) để kịp thời hướng dẫn./. Nơi nhận: - BCĐQG PCD COVID-19; - Bộ Y tế; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQVN Thành phố; - Văn phòng Thành ủy; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; - UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức; - VPUB: CPVP; Phòng VX, TH; - Lưu: VT, (VX-HC). KT. TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Dương Anh Đức
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "22/10/2021", "sign_number": "3522/KH-BCĐ", "signer": "Dương Anh Đức", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-02-CT-BTC-2023-day-manh-luan-chuyen-cong-tac-cua-cong-chuc-vien-chuc-Bo-Tai-chinh-576940.aspx
Chỉ thị 02/CT-BTC 2023 đẩy mạnh luân chuyển công tác của công chức viên chức Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/CT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2023 CHỈ THỊ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TÀI CHÍNH Thực hiện Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về luân chuyển cán bộ (Quy định số 65-QĐ/TW); Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Nghị định số 59/2019/NĐ-CP); Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 30/8/2021 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức Bộ Tài chính (Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ); Nghị quyết số 11-NQ/BCSĐ ngày 13/7/2023 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính về công tác cán bộ (Nghị quyết số 11-NQ/BCSĐ); nhằm đảm bảo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, phát huy năng lực, kinh nghiệm công tác; hạn chế tư tưởng cục bộ, khép kín, tâm lý thỏa mãn, trì trệ của một bộ phận công chức lãnh đạo tại các đơn vị, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu cấp ủy Đảng, tập thể lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính nghiêm túc thực hiện những nội dung sau: 1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt đến từng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính nêu trên về công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và Quyết định số 2028/QĐ-BTC ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Danh mục vị trí công tác và thời hạn điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính (Quyết định số 2028/QĐ-BTC); Quyết định số 2626/QĐ-BTC ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý, từ chức, miễn nhiệm; luân chuyển, điều động, biệt phái và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính” (Quyết định số 2626/QĐ-BTC); Quyết định số 283/QĐ-BTC ngày 02/3/2023 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2626/QĐ-BTC (Quyết định số 283/QĐ-BTC) và Thông báo số 284/TB-VP ngày 08/8/2018 của Văn phòng Chính phủ; tạo sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng cho toàn thể công chức, viên chức ngành Tài chính và đảm bảo thực hiện thống nhất, đồng bộ trong toàn ngành. 2. Thực hiện công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo nguyên tắc, mục đích, đối tượng như sau: 2.1. Nguyên tắc chung: - Việc thực hiện luân chuyển, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là quy định bắt buộc, thường xuyên và phải căn cứ các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính. - Chủ động đổi mới, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm, khoa học, hợp lý và phát huy trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu đơn vị. Phải căn cứ vào yêu cầu công tác, vị trí việc làm, phù hợp với trình độ, năng lực của công chức, viên chức và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, viên chức, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. - Công chức, viên chức được luân chuyển, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo đủ điều kiện, đúng đối tượng theo quy định và phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của cấp có thẩm quyền. 2.2. Mục đích: - Tạo điều kiện để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, tạo nguồn công chức, viên chức trước mắt và lâu dài cho ngành. - Tăng cường tính chủ động và hiệu quả trong quản lý, sử dụng công chức, viên chức, xây dựng cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức hợp lý; tăng cường năng lực cho các đơn vị có khó khăn về công tác cán bộ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy. - Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chung của toàn ngành. - Phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ. - Hạn chế tư tưởng cục bộ, khép kín, tâm lý thỏa mãn, trì trệ của một bộ phận công chức, viên chức lãnh đạo. 2.3. Đối tượng: - Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch chức danh cao hơn của cơ quan, tổ chức. - Công chức, viên chức thuộc đối tượng phải điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Quyết định số 2028/QĐ-BTC ; - Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc Cơ quan Bộ, lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc Tổng cục có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo quá 02 nhiệm kỳ (08 năm); - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương. 3. Đẩy mạnh và thực hiện nghiêm, có hiệu quả công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức tại các đơn vị, đảm bảo đúng phạm vi, quy trình, thủ tục theo quy định, cụ thể: 3.1. Luân chuyển: - Phạm vi: Từ Vụ, Cục này sang Vụ, Cục khác thuộc cơ quan Bộ; từ Vụ, Cục thuộc cơ quan Bộ về Vụ, Cục thuộc Tổng cục và ngược lại; từ Vụ, Cục này sang Vụ, Cục khác thuộc Cơ quan Tổng cục; từ Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục sang Cục địa phương và ngược lại; từ Vụ, Cục thuộc Tổng cục này sang Vụ, Cục thuộc Tổng cục khác; từ Cục địa phương này sang Cục địa phương khác cùng Tổng cục hoặc khác Tổng cục. - Quy trình, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại văn bản của Đảng, Chính phủ, Quyết định số 2626/QĐ-BTC và Quyết định số 283/QĐ-BTC. 3.2. Điều động: - Phạm vi: Từ Vụ, Cục này sang Vụ, Cục khác thuộc cơ quan Bộ; từ Vụ, Cục thuộc cơ quan Bộ về Vụ, Cục thuộc Tổng cục và ngược lại; từ Vụ, Cục này sang Vụ, Cục khác thuộc Cơ quan Tổng cục; từ Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục sang Cục địa phương và ngược lại; từ Vụ, Cục thuộc Tổng cục này sang Vụ, Cục thuộc Tổng cục khác; từ Cục địa phương này sang Cục địa phương khác cùng Tổng cục hoặc khác Tổng cục. - Quy trình, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại văn bản của Đảng, Chính phủ, Quyết định số 2626/QĐ-BTC và Quyết định số 283/QĐ-BTC. 3.3. Chuyển đổi vị trí công tác: - Phạm vi: Thực hiện trong phạm vi nội bộ đơn vị hoặc ngoài đơn vị. - Quy trình, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại văn bản của Đảng, Chính phủ, Quyết định số 2626/QĐ-BTC và Quyết định số 283/QĐ-BTC. 4. Thẩm quyền quyết định luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. 5. Cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm: - Xây dựng kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cho từng giai đoạn và hằng năm để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của năm trước, cụ thể: + Đối với năm 2023: Hoàn thành kế hoạch luân chuyển, điều động lãnh đạo cấp Cục trở lên, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9/2023; tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kết quả thực hiện trước ngày 31/12/2023. + Đối với các năm còn lại: Hoàn thành kế hoạch luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác trong năm và báo cáo kết quả thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của năm trước chậm nhất vào ngày 31/3 hằng năm. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định. - Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với công chức, viên chức; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển của cấp có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng và những trường hợp vì tư tưởng cục bộ, động cơ cá nhân mà cản trở, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được điều động tới hoặc lợi dụng việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác để phục vụ mục đích cá nhân, lạm quyền, trù dập cán bộ. - Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều cố gắng và có thành tích trong công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác. - Thủ trưởng các đơn vị không thực hiện đúng Nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác chịu trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xem xét kỷ luật theo quy định. 6. Công chức, viên chức thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm: - Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Tài chính về công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác. - Trường hợp cá nhân được điều động, luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác nếu không thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng sẽ chịu hình thức kỷ luật nghiêm theo quy định. Cấp ủy, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và thực hiện nghiêm túc các nội dung theo yêu cầu của Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; - Các Cục Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước khu vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đồng chí Lãnh đạo Bộ (để chỉ đạo); - Lưu: VT, TCCB ( 50 b) BỘ TRƯỞNG Hồ Đức Phớc
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "25/07/2023", "sign_number": "02/CT-BTC", "signer": "Hồ Đức Phớc", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-01-2017-TT-BTP-quan-ly-kho-vat-chung-tai-san-tam-giu-trong-thi-hanh-an-dan-su-317056.aspx
Thông tư 01/2017/TT-BTP quản lý kho vật chứng tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự mới nhất
BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2017/TT-BTP Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2017 THÔNG TƯ QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng; Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về nguyên tắc quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ; kho vật chứng, nội quy kho vật chứng, tài sản tạm giữ; trách nhiệm của Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Kế toán, Thủ kho vật chứng, Bảo vệ kho vật chứng và các cá nhân có liên quan khác trong quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự; tiếp nhận, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, người làm công tác thi hành án dân sự và tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự. Điều 3. Nguyên tắc quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ 1. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự do cơ quan có thẩm quyền chuyển giao theo quy định của pháp luật hoặc tài sản do cơ quan thi hành án dân sự kê biên, tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58, Điều 68 và khoản 1 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự phải được bảo quản tại kho vật chứng, tài sản tạm giữ (sau đây gọi chung là kho vật chứng) của cơ quan thi hành án dân sự. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thuê trông giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật. 2. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự phải được bảo quản an toàn và được xử lý kịp thời, theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm phạm, phá hủy niêm phong, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, thêm bớt, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại và các hành vi khác làm hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự đều bị xử lý theo quy định. 3. Không sử dụng kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự vào mục đích khác. 4. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được ra, vào kho vật chứng. Chương II QUẢN LÝ, XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Điều 4. Kho vật chứng 1. Kho vật chứng phải bảo đảm yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để bảo quản vật chứng tài sản, tạm giữ; bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường và các yêu cầu khác trong việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ. 2. Trường hợp chưa có kho vật chứng hoặc số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ quá lớn mà kho không thể đáp ứng được, cơ quan thi hành án dân sự có thể thuê kho để bảo quản. Kho thuê phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị, an ninh, an toàn quy định tại khoản 1 Điều này; việc bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tại kho thuê thực hiện tương tự như tại kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự. 3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí phòng hoặc khu vực làm việc của Thủ kho vật chứng và Bảo vệ kho vật chứng. Trường hợp kho vật chứng nằm trong trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì Bảo vệ cơ quan có trách nhiệm bảo vệ kho vật chứng. Điều 5. Nội quy kho vật chứng 1. Kho vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự (kể cả trường hợp kho thuê) phải có nội quy. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành và tổ chức thực hiện nội quy kho vật chứng của cơ quan mình. 3. Nội quy kho vật chứng phải có các nội dung sau: a) Quy định về thời gian, đối tượng ra, vào kho vật chứng; b) Quy định về bảo đảm an ninh, an toàn vật chứng, tài sản tạm giữ; c) Quy định về phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường; d) Quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; đ) Những nội dung khác theo quy định của pháp luật. Điều 6. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ 1. Đề xuất việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa kho vật chứng; thực hiện việc thuê kho vật chứng bảo đảm quy mô, diện tích theo quy định; quy định định mức, tiêu chuẩn sử dụng, diện tích làm việc của Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng. 2. Chỉ đạo và tổ chức việc giao nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bảo đảm đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. 3. Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm kê, tổng hợp báo cáo về việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự (sau đây gọi là Thông tư số 01/2016/TT-BTP). 4. Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc giao nhận, bảo quản xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật. 5. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tồn đọng. 6. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, nơi cụm kho vật chứng được xây dựng có trách nhiệm làm đầu mối đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường xung quanh khu vực cụm kho; ban hành quy chế phối hợp trong việc bảo vệ cụm kho vật chứng (nếu thấy cần thiết). Điều 7. Trách nhiệm của Chấp hành viên 1. Đề xuất, lập lệnh nhập kho trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền để nhập kho vật quản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 và khoản 1 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự. 2. Lập giấy đề nghị xuất kho và lệnh xuất kho vật chứng, tài sản tạm giữ trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền để xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định. 3. Phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường. Điều 8. Trách nhiệm của kế toán nghiệp vụ thi hành án trong tiếp nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ 1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu; kiểm tra giám sát tình hình quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế toán nghiệp vụ thi hành án. 2. Lập các chứng từ về việc giao nhận, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ. 3. Định kỳ hàng tháng, quý, năm phối hợp với Thủ kho vật chứng tiến hành việc đối chiếu, kiểm kê, đánh giá tình hình, kết quả bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ. Điều 9. Thủ kho vật chứng 1. Căn cứ vào biên chế được giao, quy mô kho, tình hình, số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí Thủ kho vật chứng. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí thủ kho vật chứng chuyên trách hoặc thủ kho vật chứng kiêm nhiệm. Thủ kho vật chứng chuyên trách, được tuyển dụng đúng vị trí việc làm, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ. Thủ kho vật chứng kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ. 2. Thủ kho vật chứng có trách nhiệm: a) Thực hiện việc xuất, nhập kho và bảo quản vật chứng tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; b) Lập giấy đề nghị nhập kho, xuất kho; lệnh nhập kho, xuất kho; biên bản giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ khi cơ quan có thẩm quyền chuyển giao hoặc cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền xem xét, quyết định việc nhập kho, xuất kho; c) Phối hợp với Chấp hành viên, kế toán kiểm tra các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người giao, gồm các thông tin: chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, tài sản tạm giữ cần nhập kho; lý do, thời gian nhập kho; họ và tên, chức vụ của người giao; chữ ký của Thủ trưởng và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ việc; giấy tờ tùy thân của người giao vật chứng, tài sản tạm giữ; d) Tiếp nhận, xác định tình trạng, đặc điểm vật chứng, tài sản tạm giữ, tình trạng niêm phong (nếu có) khi tiếp nhận và nhập kho vật chứng theo quy định. Việc kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ phải đối chiếu với biên bản thu giữ ban đầu; đ) Xuất kho vật chứng, tài sản tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật bảo đảm đúng danh sách do Chấp hành viên lập và lệnh xuất kho của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền; e) Thực hiện việc dán nhãn vật chứng, tài sản tạm giữ; ghi rõ tên của vụ việc; cơ quan, đơn vị, cá nhân chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ; sắp xếp, bố trí vị trí bảo quản riêng biệt, tránh nhầm lẫn; g) Lập thẻ kho đối với từng vật chứng, tài sản tạm giữ; ghi chép, cập nhật đầy đủ tình hình vào sổ kho theo dõi vật chứng, tài sản tạm giữ; h) Báo cáo kịp thời cho Thủ trưởng cơ quan khi phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất, hư hỏng, thiếu hụt, thay đổi hiện trạng niêm phong và thực hiện các công việc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; i) Phối hợp với Chấp hành viên, kế toán thực hiện việc kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; kiểm tra bảo đảm sự an toàn, chắc chắn của các kệ, giá, trang thiết bị dùng để cất giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ, tránh trường hợp gãy, đổ, mất an toàn. Điều 10. Bảo vệ kho vật chứng 1. Bảo vệ kho vật chứng là người được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo chế độ hợp đồng, có nhiệm vụ bảo vệ, canh gác, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn kho vật chứng. 2. Bảo vệ kho vật chứng có trách nhiệm phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc kiểm kê, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn khu vực kho vật chứng. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Bảo vệ kho vật chứng do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi Bảo vệ kho vật chứng làm việc quy định. Điều 11. Tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù 1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể di chuyển về kho vật chứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự nhận chuyển giao từ cơ quan điều tra tại nơi đang bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ và đề nghị cơ quan điều tra chuyển giao các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc giao bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ. Cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp vật chứng, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ trông giữ, bảo quản. Trường hợp các cá nhân, tổ chức nêu trên không tiếp tục nhận trông giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuê tổ chức, cá nhân khác trông giữ, bảo quản. 2. Đối với vật chứng phải bảo quản tại cơ quan, tổ chức chuyên trách được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan điều tra chuyển giao biên bản bàn giao vật chứng từ cơ quan điều tra sang cơ quan chuyên trách và các tài liệu liên quan để cơ quan thi hành án theo dõi, ra quyết định xử lý vật chứng theo bản án, quyết định của Tòa án. 3. Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, khi Tòa án chuyển giao bản án, quyết định, cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu cơ quan đang bảo quản các vật chứng, tài sản tạm giữ chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự (kể cả tài liệu, giấy tờ liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ). Điều 12. Bảo quản, kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; trích xuất vật chứng 1. Việc bảo quản, kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; trích xuất vật chứng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BTP. Vật chứng, tài sản tạm giữ là loại mau hỏng hoặc có thể bị trích xuất hoặc thuộc vụ việc đã có bản án, quyết định của Tòa án phải được bảo quản, sắp xếp ở vị trí thuận lợi, dễ dàng cho việc xử lý. 2. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân khác, nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ bảo quản theo quy định, định kỳ hàng tháng, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm kiểm tra việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ. Việc kiểm tra vật chứng, tài sản phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm kiểm tra; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và người được giao bảo quản. Trường hợp xét thấy việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân được giao (hoặc thuê) bảo quản có biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn hoặc xem xét, giao (hoặc thuê) tổ chức, cá nhân khác bảo quản. Điều 13. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù 1. Đối với vật chứng là chất độc, hóa chất nguy hiểm, ma túy (số lượng lớn) hoặc các loại vật chứng đặc thù khác phải tiêu hủy, nếu xét thấy việc tiêu hủy có thể dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng đến môi trường, cơ quan thi hành án dân sự phải lập kế hoạch (bao gồm cả kinh phí xử lý), phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành thuê tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để tiến hành tiêu hủy theo quy định. Trường hợp có nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì có thể tổ chức đấu thầu để lựa chọn. 2. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ tồn đọng từ 01 năm trở lên, chưa xử lý (trừ trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ đang phải bảo quản theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền), cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp và các cơ quan chức năng để xác định tình trạng, lập danh sách vật chứng, tài sản tạm giữ còn tồn đọng, chưa xử lý và tiến hành xử lý như sau: a) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà vụ án bị đình chỉ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan đã ra quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ để tiến hành xử lý theo quy định. b) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định; Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chưa chuyển giao tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị các cơ quan có liên quan nêu trên chuyển giao để tiến hành xử lý theo quy định. c) Đối với trường hợp không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ hoặc không có tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì tổ chức họp liên ngành với các cơ quan có liên quan ở địa phương (Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tài chính) thống nhất phương án, biện pháp xử lý. Trường hợp không thống nhất được phương án, biện pháp xử lý thì báo cáo cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự để được chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết. Điều 14. Xử lý trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất, hư hỏng Khi phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, không còn giá trị, biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an toàn thì xử lý như sau: 1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất thì phải làm rõ trách nhiệm và phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra; xác minh làm rõ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm. 2. Đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng thì thực hiện tiêu hủy theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2016/TT-BTP. 3. Đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an toàn thì phối hợp với các cơ quan chuyên môn để trao đổi, thống nhất phương án và tiến hành xử lý, đảm bảo an toàn đối với con người và vệ sinh, môi trường. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 15. Trách nhiệm thi hành 1. Đối với Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự a) Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với Thủ kho vật chứng, Bảo vệ kho vật chứng; b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, nghiệp vụ quản lý kho vật chứng cho Thủ kho vật chứng, Bảo vệ kho vật chứng và các cá nhân có liên quan; c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong việc giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự; phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết vướng mắc, khó khăn trong việc xử lý vật chứng đặc thù; d) Tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo công tác quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; đ) Xây dựng quy hoạch kho vật chứng trên toàn quốc. 2. Đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Tham mưu, đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức xây dựng, sửa chữa kho vật chứng theo quy định của Thông tư này; chỉ đạo, tổ chức việc nhập kho, xuất kho, lưu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định; b) Kiểm tra, thống nhất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vật chứng đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm, bị giảm, mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc xảy ra mất an toàn; c) Lập dự toán kinh phí phục vụ việc quản lý, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp kho vật chứng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, chi phí bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật; d) Tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra việc thuê kho vật chứng; việc giao nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ đối với cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc. đ) Tổ chức kiểm tra, báo cáo tình hình, kết quả công tác giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự tại địa phương. 3. Đối với Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Thực hiện các quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này; b) Tự kiểm tra, báo cáo tình hình, kết quả công tác giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự tại đơn vị mình. Điều 16. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2017. 2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức, người lao động làm công tác thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Kiểm toán nhà nước; - Bộ Tư pháp (Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ); - Tư lệnh các quân khu, quân chủng; - Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; - Thi hành án các quân khu, quân chủng; - Công báo, website Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Tổng cục THADS. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Tiến Dũng
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "23/01/2017", "sign_number": "01/2017/TT-BTP", "signer": "Trần Tiến Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-88-2003-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-quan-ly-Hoi-51171.aspx
Nghị định 88/2003/NĐ-CP tổ chức, hoạt động quản lý Hội
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 88/2003/NĐ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88/2003/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI CHÍNH PHỦ Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội; Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995; Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý nhà nước đối với hội. 2. Nghị định này không áp dụng với các tổ chức: a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; b) Các tổ chức giáo hội. Điều 2. Hội 1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Hội có các tên gọi khác nhau: Liên hiệp hội, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội). 3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm: a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện); d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Điều 3. Thành lập hội và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội 1. Thành lập hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. 2. Hội được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật; hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hội 1. Cơ quan nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để hội hoạt động theo Điều lệ, có hiệu quả. 2. Hội được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước được ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tên và biểu tượng của hội 1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Hội được chọn tên và biểu tượng theo quy định của pháp luật. Chương 2: ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘI Điều 6. Điều kiện thành lập hội 1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lắp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ. 2. Có Điều lệ. 3. Có trụ sở. 4. Có đủ số hội viên đăng ký tham gia. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định số lượng hội viên đăng ký tham gia hội. Điều 7. Ban vận động thành lập hội 1. Muốn thành lập hội những người sáng lập phải thành lập Ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định số lượng thành viên Ban vận động thành lập hội. 2. Sau khi được công nhận, Ban vận động thành lập hội thực hiện các công việc sau: a) Vận động công dân, tổ chức vào hội, hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội; b) Người đứng đầu Ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ xin phép thành lập hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. Điều 8. Hồ sơ xin phép thành lập hội 1. Đơn xin phép thành lập hội. 2. Dự thảo Điều lệ. 3. Dự kiến phương hướng hoạt động. 4. Danh sách những người trong Ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 5. Sơ yếu lý lịch người đứng đầu Ban vận động thành lập hội có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. 6. Các văn bản xác định về trụ sở và tài sản của hội. Điều 9. Nội dung chính của Điều lệ hội 1. Tên gọi của hội. 2. Tôn chỉ mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội. 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động. 5. Thể thức vào hội, ra hội. 6. Tiêu chuẩn hội viên. 7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên. 8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội. 9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội. 10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính. 11. Khen thưởng, xử lý vi phạm. 12. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ. 13. Hiệu lực thi hành. Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội Cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định tại Điều 15 Nghị định này khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Nếu hồ sơ xin phép đầy đủ và hợp pháp thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Điều 11. Thời gian tiến hành Đại hội thành lập hội 1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội phải tổ chức Đại hội. 2. Nếu quá thời hạn trên không tổ chức Đại hội, Ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức Đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Điều 12. Nội dung chủ yếu trong Đại hội thành lập hội 1. Công bố quyết định cho phép thành lập hội. 2. Thảo luận và biểu quyết Điều lệ. 3. Bầu Ban lãnh đạo và Ban kiểm tra theo quy định của Điều lệ hội. 4. Thông qua chương trình hoạt động của hội. 5. Thông qua nghị quyết Đại hội. Điều 13. Báo cáo kết quả Đại hội Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Đại hội, Ban lãnh đạo hội gửi tài liệu Đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm: 1. Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ hội; 2. Biên bản bầu Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch của người đứng đầu hội; 3. Chương trình hoạt động của hội; 4. Nghị quyết Đại hội. Điều 14. Phê duyệt Điều lệ hội và hiệu lực của Điều lệ hội 1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này quyết định phê duyệt Điều lệ hội khi Điều lệ hội đã được Đại hội thông qua. Trường hợp quy định của Điều lệ hội trái với pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội sửa đổi. 2. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Điều 15. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ hội 1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Chương 3: HỘI VIÊN Điều 16. Điều kiện trở thành hội viên Công dân, tổ chức của Việt nam đủ tiêu chuẩn là hội viên theo quy định của Điều lệ hội, tự nguyện xin gia nhập hội, đều có thể trở thành hội viên của hội. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do Điều lệ hội quy định. Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của hội viên Quyền và nghĩa vụ của hội viên do Điều lệ hội quy định. Điều 18. Hội viên liên kết và hội viên danh dự 1. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành Điều lệ hiệp hội, thì được hiệp hội của các tổ chức kinh tế xem xét công nhận là hội viên liên kết. Hội viên liên kết được tham gia các hoạt động và tham dự Đại hội của hiệp hội. Hội viên liên kết không tham gia bầu cử và ứng cử Ban lãnh đạo hiệp hội, không biểu quyết các vấn đề của hiệp hội. Thủ tục kết nạp hội viên liên kết do Điều lệ hiệp hội quy định. 2. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên của hội nhưng có đóng góp với hội, có thể được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự. Quyền và nghĩa vụ của hội viên liên kết và hội viên danh dự do Điều lệ hội quy định. Chương 4: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI Điều 19. Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường 1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. 2. Nhiệm kỳ Đại hội do Điều lệ hội quy định nhưng không quá 5 năm. 3. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị. Điều 20. Nội dung chủ yếu quyết định tại Đại hội 1. Phương hướng hoạt động của hội. 2. Bầu Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra hội. 3. Đổi tên hội, sửa đổi Điều lệ (nếu có). 4. Gia nhập Liên hiệp các hội cùng lĩnh vực hoạt động. 5. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội. 6. Tài chính của hội. Điều 21. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội 1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định. 2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành. Điều 22. Quyền của hội 1.Tuyên truyền mục đích của hội. 2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội. 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội và hội viên. 4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hoà giải tranh chấp trong nội bộ hội. 5. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. 6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân. 7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo qui định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. 8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội. 9. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. 10. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 11. Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực theo quy định tại Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20/02/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 23. Nghĩa vụ của hội 1. Hoạt động của hội phải theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt. 2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó. 3. Trước khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 30 ngày, Ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động. 4. Việc lập Văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. 5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi bổ sung Điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. 6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. 7. Hàng năm hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm. 8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật. 9. Danh sách hội viên, chi hội, các đơn vị trực thuộc hội, các chứng từ về tài chính của hội, biên bản các cuộc họp Ban lãnh đạo hội được lập thành hồ sơ và lưu giữ tại trụ sở hội. 10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 22 Nghị định này phải dành cho hoạt động hội theo quy định của Điều lệ hội, không được chia cho hội viên. 11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước và gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Chương 5: CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT VÀ GIẢI THỂ HỘI Điều 24. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể 1. Tuỳ theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, Ban lãnh đạo hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Hội giải thể trong các trường hợp sau: a) Tự giải thể; b) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này quyết định giải thể. Điều 25. Hội tự giải thể Hội tự giải thể trong các trường hợp sau: 1. Hết thời hạn hoạt động; 2. Theo đề nghị của quá 1/2 tổng số hội viên chính thức; 3. Mục tiêu đã hoàn thành. Điều 26. Trách nhiệm của Ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể 1. Gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này các văn bản sau: a) Đơn đề nghị giải thể hội; b) Nghị quyết giải thể hội; c) Bản kê tài sản, tài chính; d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ. 2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 5 số báo liên tiếp ở Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và liên tỉnh; báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Điều 27. Quyết định việc giải thể hội Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này quyết định giải thể hội sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại. Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội có hiệu lực. Điều 28. Hội bị giải thể Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này trong các trường hợp sau: 1. Hội không hoạt động liên tục 12 tháng; 2. Khi có nghị quyết của Đại hội về việc giải thể mà Ban lãnh đạo hội không chấp hành; 3. Hoạt động của hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hội bị giải thể Khi hội bị giải thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này phải: a) Ra quyết định giải thể hội; b) Thông báo quyết định giải thể hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 30. Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể; hợp nhất; sáp nhập; chia, tách 1. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của hội được giải quyết như sau: a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do hội quyết định theo quy định của Điều lệ hội. 2. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi hội hợp nhất: a) Sau khi hợp nhất hội thành hội mới, các hội cũ chấm dứt tồn tại, hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà các hội cũ đang thực hiện; b) Tài sản, tài chính của các hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho hội mới. 3. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi sáp nhập: a) Hội được sáp nhập vào hội khác, thì tài sản, tài chính của hội được sáp nhập chuyển giao cho hội sáp nhập; b) Hội sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có của hội được sáp nhập, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện. 4. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi chia, tách: a) Sau khi chia hội, hội bị chia chấm dứt hoạt động, quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính được chuyển giao cho hội mới theo quyết định chia hội; b) Sau khi tách, các hội thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính của mình phù hợp với mục đích hoạt động của hội đó. Điều 31. Quyền khiếu nại Trường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động. Chương 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI Điều 32. Quản lý nhà nước đối với hội 1. Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội. 2. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành pháp luật về hội. 3. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ hội theo quy định tại Điều 15 Nghị định này. 4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội. 5. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hội. 6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện Điều lệ hội đối với các hội. 7. Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật. 8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội. 9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước. Điều 33. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hội hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý trong phạm vi cả nước 1. Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 15 Nghị định này về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt Điều lệ hội; công nhận Ban vận động thành lập hội. 2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. 3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với hội, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Điều 34. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh 1. Thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này và quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của hội. 2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội. 3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội. 4. Xem xét hỗ trợ đối với các hội có phạm vi hoạt động tại địa phương. 5. Xem xét và cho phép hội có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 6. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý hội. 7. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở địa phương. Chương 7: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 35. Khen thưởng 1. Hội hoạt động có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. 2. Hội viên có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo quy định của hội và của Nhà nước. Điều 36. Xử lý vi phạm 1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép thành lập hội trái với quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cố tình kéo dài thời hạn Đại hội nhiệm kỳ do Điều lệ hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chương 8: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 37. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 2. Nghị định này thay thế Nghị định 258/TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội. 3. Hội được Bộ Nội vụ và Uỷ ban hành chính tỉnh trước đây cho phép thành lập theo Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) hoặc Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép thành lập theo Chỉ thị 01/CT ngày 05/01/1989 về việc quản lý, tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, không phải xin phép thành lập lại. 4. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế được thành lập theo Quyết định 38/HĐBT ngày 10/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ, không phải xin phép thành lập lại. Điều 38. Tổ chức thực hiện Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "30/07/2003", "sign_number": "88/2003/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-41-2019-TT-BLDTBXH-sua-doi-Thong-tu-38-2015-TT-BLDTBXH-chung-chi-ky-nang-nghe-446111.aspx
Thông tư 41/2019/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH chứng chỉ kỹ năng nghề mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 41/2019/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 38/2015/TT-BLĐTBXH NGÀY 19/10/2015 QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA, CẤP VÀ QUẢN LÝ VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA VÀ THÔNG TƯ SỐ 19/2016/TT-BLĐTBXH NGÀY 28/6/2016 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2015/NĐ-CP NGÀY 24/3/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT VIỆC LÀM VỀ ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và Thông tư số 19/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH) 1. Sửa đổi một số nội dung của Điều 3 như sau: a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “khả năng” bằng cụm từ “năng lực”; b) Tại khoản 2, sửa đổi các số kiểu chữ số La Mã là I, II, III, IV, V bằng kiểu chữ số Ả Rập tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5. 2. Sửa đổi cụm từ “và năm cấp chứng chỉ” bằng cụm từ “, năm cấp chứng chỉ và loại chứng chỉ (cấp mới, cấp lại hoặc đổi)” tại khoản 1 Điều 4. 3. Sửa đổi và bỏ một số nội dung của Điều 6 như sau: a) Bỏ cụm từ “công nhận và” tại tên Điều và khoản 1; b) Bổ sung cụm từ “(ảnh chụp trong vòng 6 tháng)” sau cụm từ “của người đó” tại điểm b khoản 1; c) Bãi bỏ khoản 2. 4. Sửa đổi và bỏ một số nội dung của Điều 7 như sau: a) Tại khoản 1, bổ sung cụm từ “(ảnh chụp trong vòng 6 tháng)” sau cụm từ “của người đó”; b) Bỏ cụm từ “và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu” tại khoản 2. 5. Sửa đổi và bỏ một số nội dung của Điều 8 như sau: a) Bỏ cụm từ “do người được cấp chứng chỉ có sự thay đổi, cải chính hộ tịch” tại khổ văn đầu tiên của Điều; b) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Mẫu 02, Phụ lục 05” bằng cụm từ “Mẫu 03 Phụ lục 04” và bổ sung cụm từ “(ảnh chụp trong vòng 6 tháng)” sau cụm từ “của người đó”; c) Tại khoản 2, bỏ cụm từ “và bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đó để đối chiếu”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Đối với trường hợp đề nghị sửa đổi một số nội dung ghi trên chứng chỉ đã cấp, đề nghị nộp bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi hoặc bản chụp giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi kèm theo xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp trực tiếp.”. 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia 1. Thành phần hồ sơ: a) Đối với đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động đạt yêu cầu tại kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này; b) Đối với đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, người có nhu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này; c) Đối với đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, người có nhu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. 2. Trình tự, cách thức thực hiện: a) Tổ chức kỹ năng nghề hoặc người có nhu cầu nộp hồ sơ đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo 1 trong 3 cách thức sau: trực tiếp tại Bộ phận Một cửa; thông qua dịch vụ bưu chính; trực tuyến tại cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp nộp trực tiếp, các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản chính hoặc hoặc bản chụp đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính, các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản chính hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng Dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, chính xác, đủ điều kiện tiếp nhận, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, quyết định cấp, đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không đủ điều kiện để cấp, đổi, cấp lại theo quy định tại thông tư này hoặc do các điều kiện khách quan, bất khả kháng khác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”. 7. Bổ sung Điều 9a như sau: “Điều 9a. Công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người đạt giải tại hội thi tay nghề quốc gia, ASEAN, thế giới Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp căn cứ kết quả đạt giải/huy chương của thí sinh tại hội thi tay nghề quốc gia, ASEAN, thế giới để thực hiện công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”. 8. Sửa đổi cụm từ “Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại khoản 2 Điều 10. 9. Bỏ cụm từ “công nhận và” tại tên Điều và nội dung của Điều 11. 10. Tại khoản 1 Điều 12, bỏ cụm từ “công nhận và” và sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện công bố công khai trên trang thông tin điện tử http://vanbang.gdnn.gov.vn”, 11. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 13 như sau: a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “, báo cáo về quá trình tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, đánh giá về những hạn chế của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, những thiếu hụt kỹ năng phổ biến của người lao động tham gia đánh giá và dự kiến về nhu cầu kỹ năng nghề của người lao động trên địa bàn trong thời gian từ 3 - 5 năm tới (nếu có) về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”; b) Tại khoản 2, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”. 12. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 14 như sau: a) Tại tên Điều 14, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” thành “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”; b) Tại khoản 2, sửa đổi cụm từ “quy định các biểu mẫu báo cáo, sổ sách quản lý nghiệp vụ liên quan đến cấp, đổi, cấp lại” bằng cụm từ “thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp, đổi, cấp lại hoặc bị hủy bỏ, thu hồi”; c) Tại khoản 4, bổ sung cụm từ “và tìm kiếm thông tin trên môi trường mạng” sau cụm từ “việc xử lý, tra cứu”. 13. Sửa đổi một số nội dung của Điều 15 như sau: a) Sửa đổi nội dung khoản 1 như sau: “1. Quyết định công nhận kết quả đánh giá của Ban giám khảo theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”; b) Tại khoản 2, bỏ cụm từ “công nhận và” và bổ sung cụm từ “căn cước công dân hoặc” trước cụm từ “chứng minh nhân dân”. 14. Sửa đổi một số nội dung của Điều 17 như sau: a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Tổng cục Dạy nghề” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”; b) Tại khoản 2, bỏ cụm từ “công nhận và”. 15. Thay thế Phụ lục 01 của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 16. Thay thế Mẫu 01 và Mẫu 02 của Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu 01 và Mẫu 02 của Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 17. Sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung của Phụ lục 04 kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH như sau: a) Bãi bỏ Mẫu 01; b) Thay thế Mẫu 02 và Mẫu 03 của Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu 01 và Mẫu 02 của Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. 18. Bãi bỏ Điều 5. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH) 1. Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp, cấp lại, cấp đổi” tại nội dung của Điều 5. 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 6 như sau: a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là Nghị định số 31/2015/NĐ-CP)” bằng cụm từ “khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP)”; b) Tại điểm c khoản 1, sửa đổi cụm từ “khoản 2 Điều 3 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP” bằng cụm từ “khoản 1 Điều 3 Nghị định 140/2018/NĐ-CP”; c) Tại khoản 2, sửa đổi cụm từ “Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP” bằng cụm từ “khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP”; d) Tại điểm b khoản 2, bỏ cụm từ “quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP” 3. Tại Điều 7, sửa đổi cụm từ “hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại” bằng cụm từ “hồ sơ đề nghị cấp; cấp lại; cấp đổi” và sửa đổi cụm từ “tờ khai đề nghị cấp, cấp lại” bằng cụm từ “tờ khai đề nghị cấp; cấp lại, cấp đổi” tại tên Điều và nội dung của Điều. 4. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 10 như sau: a) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại khoản 1; b) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, xây dựng” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổng hợp, xây dựng và trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt” tại khoản 2. 5. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 11 như sau: a) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3; b) Bổ sung cụm từ “và tài liệu hướng dẫn theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này” sau cụm từ “danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành” tại điểm đ khoản 1. 6. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 12 như sau: a) Tại khoản 1, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” và bổ sung cụm từ “, khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP” vào sau cụm từ “Khoản 4 Điều 20 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP”; b) Tại điểm a khoản 2, sửa đổi cụm từ “Chậm nhất sau 02 (hai) ngày” bằng cụm từ “Chậm nhất là 02 (hai) ngày” và sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp”; c) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại điểm b khoản 2 và điểm e khoản 3; d) Tại điểm a khoản 3, sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cung cấp”; đ) Tại điểm c khoản 3, sửa đổi cụm từ “điểm c Điều 10” bằng cụm từ “điểm c khoản 1 Điều 10”. 7. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 13 như sau: a) Sửa đổi cụm từ “chứng minh nhân dân” bằng cụm từ "căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu” tại điểm b khoản 1 và điểm d khoản 2; b) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau: “c) Không được mang theo các tài liệu, vật dụng không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra theo thông báo được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12;”. c) Sửa đổi điểm đ khoản 2 như sau: “đ) Yêu cầu người tham dự không mang theo các tài liệu, vật dụng không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra;”. 8. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 15 như sau: a) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau: “c) Không được mang theo các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra theo thông báo được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12;”. b) Sửa đổi điểm e khoản 2 như sau: “e) Yêu cầu người tham dự không mang theo các tài liệu, vật dụng, thiết bị, dụng cụ không được phép vào vị trí thực hiện bài kiểm tra;”. 9. Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại khoản 1 Điều 18, khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 19, điểm b khoản 3 Điều 19 và điểm b khoản 2 Điều 22. 10. Sửa đổi Điều 23 như sau: “Điều 23. Đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ khi đăng tải, niêm yết thông báo kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề đạt yêu cầu và gửi đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 6, Điều 9 của Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”. 11. Sửa đổi bổ sung một số nội dung của Điều 24 như sau: a) Sửa đổi cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” tại tên Điều; b) Sửa đổi cụm từ “Thống nhất quản lý việc thực hiện” bằng cụm từ “Tham mưu, giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về” tại khoản 1; c) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 như sau: “1a. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo thẩm quyền;” d) Sửa đổi khoản 4 như sau: “4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ và thống nhất các biểu mẫu sử dụng liên quan đến hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; công bố công khai trên trang thông tin điện tử http://vanbang.gdnn.gov.vn về danh sách những người đã được cấp, cấp lại, cấp đổi hoặc bị hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;”. 12. Thay thế Phụ lục 01 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này. 13. Thay thế Phụ lục 02 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này. 14. Thay thế Mẫu số 02 Phụ lục 03 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 06 kèm theo Thông tư này. 15. Thay thế Mẫu số 01 và Mẫu số 02 của Phụ lục 04 kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH tương ứng bằng Mẫu số 01 và Mẫu số 02 của Phụ lục 07 kèm theo Thông tư. 16. Thay thế Phụ lục 05 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này. 17. Thay thế Phụ lục 06 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 09 kèm theo Thông tư này. 18. Thay thế Phụ lục 10 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này. 19. Thay thế Phụ lục 14 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này. 20. Bãi bỏ Phụ lục 13 của Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH . Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp Các Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (BTP); - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP); - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH tỉnh, TP trực thuộc - Công báo, Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc BLĐTBXH, Website BLĐTBXH; - Lưu: VT, TCGDNN (20 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quân PHỤ LỤC 01 MẪU CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Hình thức và nội dung của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau: a) Mặt ngoài Mặt ngoài chứng chỉ có kích thước 210 mm x 145 mm và nền màu xanh đậm; phía bên phải có khung màu vàng, kích thước 99 mm x 139 mm và khoảng cách từ mép khung đến mép giấy phía ngoài là 03mm. Nội dung trong khung gồm có: - Hàng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và hàng chữ “THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu vàng; - Quốc huy có đường kính 35 mm; - Các hàng chữ “CHỨNG CHỈ”, “KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA”, “NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS”, “CERTIFICATE” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu vàng. b) Mặt trong Mặt trong của chứng chỉ có kích thước 210 mm x 145 mm, nền màu trắng có hoa văn màu vàng nhạt in chìm, ở chính giữa có in chìm hình trống đồng màu cam nhạt; bao quanh mặt trong là khung hoa văn màu vàng có kích thước 204mm x 139mm và khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 03mm; Nội dung trong khung gồm có: - Hàng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và hàng chữ “THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen; - Hàng chữ “CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA” và hàng chữ “NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS CERTIFICATE” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu đỏ; - Các chữ “LEVEL” và “BẬC” được trình bày bằng kiểu chữ in đứng, màu đỏ; - Các nội dung khác trên chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: (1) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề bằng chữ số Ả Rập (từ bậc 1 đến bậc 5) kiểu chữ in đứng, màu đỏ; (2) In ảnh 03 x 04 cm của người được cấp chứng chỉ; (3) Ghi họ và tên đầy đủ của người được cấp chứng chỉ bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen; (3a) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người được cấp chứng chỉ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen; (3b) Ghi quốc tịch của người được cấp chứng chỉ kiểu chữ in đứng, màu đen; (4) Ghi số căn cước công dân, hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp chứng chỉ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen; (5) Ghi ngày, tháng, năm cấp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp chứng chỉ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen; (7) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề (từ bậc 1 đến bậc 5) bằng chữ số kiểu đứng, màu đen; (8) Ghi tên nghề bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen; (9) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng kiểu chữ thường, màu đen; ghi ngày tháng năm cấp chứng chỉ bằng kiểu chữ số Ả Rập, kiểu nghiêng, màu đen. Đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước; (10) Ghi chức danh của người ký cấp chứng chỉ bằng kiểu chữ in hoa, đứng, màu đen; (11) Chữ ký và dấu của cơ quan người ký cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (12) Ghi họ và tên đầy đủ của người ký chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng kiểu chữ thường, đứng, đậm, màu đen; (13) Ghi theo số trong sổ cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng chữ số kiểu đứng, màu đen; (14) Ghi số thứ tự của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại mục a Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này bằng chữ số kiểu đứng, màu đỏ; (15) Ghi mã hiệu vùng theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này bằng kiểu chữ in hoa, màu đen; (16) Ghi hai số cuối của năm cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bằng chữ số kiểu đứng, màu đen và ký hiệu “CL” đối với chứng chỉ được cấp lại hoặc “CĐ” đối với chứng chỉ được đổi. PHỤ LỤC 02 MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Mẫu 01 …… (1) ….. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /CV-….(2).... V/v Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia …...(3)……, ngày tháng năm 20… Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ………………………………………….……….. (1) ……………………………………………… Địa chỉ:......................................................................... (5).............................................. Điện thoại/Fax:................................................. Email:.................................................... Trang thông tin điện tử (Website): ....................................................................(1) …………………, xin gửi kèm theo công văn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau: 1. Quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo; 2. Bản tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành của người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; 3. Danh sách đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đạt yêu cầu. Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người có tên trong danh sách nêu trên./. (9) (6) (7) (8) __________________________ (1) Tên của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (2) Chữ viết tắt của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (3) Tên của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (5) Ghi rõ địa chỉ nơi đóng trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (6) Chức danh người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (7) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (8) Họ và tên đầy đủ của người ký; (9) Ghi nơi nhận và lưu theo quy định của văn bản hành chính. Mẫu 02 …… (1) ….. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /CV-….(2).... …...(3)……, ngày tháng năm 20… DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Danh sách đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề …… (4) ………………………………………………… được tổ chức từ ngày (5) ……………….. tại………. (6)…………………………………….. số TT Họ và tên Ảnh 03x04cm Giới tính Ngày sinh Quốc tịch CCCD/CMND/ Hộ chiếu Bậc trình độ Số Ngày cấp 1 2 ... Tổng cộng có......... (7)......... người trong danh sách đề nghị./. NGƯỜI LẬP (11) (8) (9) (10) ___________________________ (1) Tên của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (2) Chữ viết tắt của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (4) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (4) Ghi đầy đủ tên nghề thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (5) Ghi ngày, tháng, năm tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; (6) Ghi địa điểm thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (7) Ghi tổng số người trong danh sách đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (8) Chức danh người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (9) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (10) Họ và tên đầy đủ của người ký; (11) Chữ ký, họ và tên đầy đủ của người lập danh sách. PHỤ LỤC 03 MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Mẫu 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …....(1)……, ngày .... tháng .... năm 20.... TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐỔI CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Họ và tên: ……………. (2) …………………………………. Giới tính: .................................. Ngày sinh:......................... (3).............................. Quốc tịch:........................................... Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………… Ngày cấp ................. Địa chỉ liên lạc:............................................................................................................... Điện thoại:........................................................... Email (nếu có):.................................... Tôi đã tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia năm: ...(4)…. tại: ……………...................(5)………………………….. và đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia số: ........................(6)……………….. Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này các giấy tờ sau: 1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp 2. Ảnh 03 X 04 cm Đề nghị Quý cơ quan xem xét đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho tôi. Tôi xin cam đoan những điều khai trên là sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ và tên) _________________________ (1) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (2) Ghi họ và tên theo kiểu chữ in hoa; (3) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người đề nghị đổi chứng chỉ; (4) Ghi rõ năm tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (5) Ghi rõ tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đã đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (6) Ghi số hiệu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp. Mẫu 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….…(1)……., ngày .... tháng .... năm 20.... TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Họ và tên: ……………. (2) …………………………………. Giới tính: .................................. Ngày sinh:......................... (3).............................. Quốc tịch:........................................... Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………… Ngày cấp ................. Địa chỉ liên lạc:............................................................................................................... Điện thoại:........................................................... Email (nếu có):.................................... Tôi đã tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia năm: …..(4)…. tại: ……….(5)……. và đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia số: ............(6)……….. Lý do xin cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp: (7) 1. Do bị hỏng, rách □ 2. Do có sự thay đổi nội dung trên chứng chỉ đã cấp □ 3. Do bị mất □ Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này các giấy tờ sau(8) 1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hỏng, rách □ 2. Giấy tờ chứng minh sự thay đổi nội dung trên chứng chỉ đã cấp (.....(9).....) □ 3. Ảnh 3 x 4 cm □ Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho tôi. Tôi xin cam đoan những điều khai trên là sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ và tên) _________________________ (1) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (2) Ghi họ và tên theo kiểu chữ in hoa; (3) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người đề nghị cấp lại chứng chỉ; (4) Ghi rõ năm tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (5) Ghi rõ tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đã đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (6) Ghi số hiệu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp; (7) (8) Đánh dấu X vào ô thích hợp; (9) Ghi rõ tên giấy tờ chứng minh sự thay đổi nội dung. PHỤ LỤC 04 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ...../BLĐTBXH-GCNHĐ Hà Nội, ngày …tháng…. năm 20… GIẤY CHỨNG NHẬN Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chứng nhận: 1. Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề (ghi bằng chữ in hoa):................................................. Tên giao dịch tiếng quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):............................................................. Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................................. Điện thoại/Fax:.................................................................. Email:........................................ Trang thông tin điện tử (Website):............................................................................... Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …….. ngày……. tháng ....... năm…….. của ………….(1)…………... 2. Được thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề theo các bậc trình độ kỹ năng sau đây: STT Tên nghề Bậc trình độ kỹ năng 1 .... Tại địa điểm:.......................................................... (2)........................................................... (3) (4) (5) (1) Tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (2) Địa chỉ nơi thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; (3) Chức danh của người ký cấp giấy chứng nhận; (4) Chữ ký và dấu cơ quan của người ký cấp giấy chứng nhận; (5) Họ và tên của người ký cấp giấy chứng nhận. PHỤ LỤC 05 MẪU THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 1. Mặt trước thẻ: 2. Mặt sau thẻ: 3. Hình thức và các nội dung trên thẻ: a) Hình thức thẻ: - Thẻ có kích thước: chiều dài 87 mm, chiều rộng 61 mm; - Mặt trước và mặt sau thẻ có nền màu trắng, có hoa văn màu vàng nhạt in chìm, ở chính giữa có in chìm hình trống đồng màu cam nhạt. b) Các nội dung trên mặt trước thẻ: - Hàng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, màu đen; - Hàng chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng kiểu chữ thường, đứng, màu đen; - Các hàng chữ “THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA”, “NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS ASSESSOR CERTIFICATE” được trình bày bằng kiểu chữ in hoa đứng, đậm, màu đỏ; - Cách ghi các nội dung khác trên thẻ như sau: (1) Ghi tên nghề bằng kiểu chữ hoa đứng, màu đỏ; (2) Dán ảnh màu nền màu trắng của người được cấp thẻ cỡ 03 x 04 cm chụp kiểu căn cước công dân/chứng minh nhân dân; (3) Ghi họ và tên của người được cấp thẻ bằng kiểu chữ hoa đứng, màu đen; (4) Ghi các bậc trình độ kỹ năng nghề bằng chữ số Ả Rập kiểu đứng, màu đen; (5) Chức danh của người ký cấp thẻ bằng kiểu chữ in hoa, đứng, màu đen; (6) Chữ ký và dấu cơ quan của người ký cấp thẻ; (7) Họ và tên của người ký cấp thẻ; (8) Ghi mã hiệu vùng theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; (9) Ghi số thứ tự của thẻ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen theo cách đánh số thứ tự được quy định tại mục a Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; (10) Ghi hai số cuối của năm cấp thẻ bằng chữ số kiểu đứng, màu đen. c) Các nội dung trên mặt sau thẻ: - Hàng chữ “Thẻ chỉ có giá trị trong hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với người có tên và ảnh ở mặt trước thẻ” và “This certificate is valid only in the National Occupational Skills Assessment activities for the person with the name and picture on the front of this certificate” được trình bày theo kiểu chữ in thường nghiêng, màu đen. PHỤ LỤC 06 MẪU TÀI LIỆU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN (Ban hành kèm theo thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ………....(1)……….. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ….. (2)….., ngày ….. tháng …năm 20….. BẢN KÊ KHAI VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ I. Phần kê khai chung về cơ sở vật chất 1. Tổng diện tích mặt bằng:.................................... m2; trong đó: a) Diện tích xây dựng nhà, xưởng:................................................... m2; b) Diện tích xây dựng công trình khác (biến áp, xử lý nước, bể bơi, ...):...................... m2; c) Diện tích mặt bằng kỹ thuật (sân, bến, bãi sát hạch, thi công, ...):............................ m2; d) Diện tích khác (vườn hoa, sân thể thao, ...):....................................... m2; 2. Sơ đồ mặt bằng bố trí nhà, xưởng, mặt bằng kỹ thuật, công trình xây dựng khác. 3. Tổng diện tích xây dựng sử dụng:................................. m2; trong đó: a) Diện tích các xưởng, phòng chuyên môn, kỹ thuật:................................................. m2; b) Diện tích các phòng học, hội họp:........................................... m2; c) Diện tích văn phòng, phòng làm việc:........................................... m2; d) Diện tích phụ trợ (cầu thang, sảnh chờ, hành lang, khu vệ sinh):.............................. m2; 5. Hệ thống phụ trợ. a) Báo cháy, phòng cháy, chữa cháy: b) Máy phát điện: c) Hệ thống kỹ thuật khác (cấp khí, cấp nhiệt, ...): 5. Hệ thống thiết bị giám sát, quan sát, thông tin liên lạc (camera, màn hình, ...): 6. Trang thông tin điện tử. 7. Cơ sở vật chất khác. II. Phần kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo từng nghề A. Đối với nghề:..................................... (3)............. 1. Diện tích sử dụng cho người tham dự thực hiện bài kiểm tra kiến thức. Số phòng kiểm tra kiến thức có gắn camera giám sát: ...(4)... ; trong đó: a) Phòng:........................... (5)........... ……………..; diện tích: ........................m2 bố trí được: ...(6)... vị trí kiểm tra; có: ...(7)... camera giám sát; ….(8)…. 2. Diện tích sử dụng cho người tham dự thực hiện bài kiểm tra thực hành. a) Số xưởng, phòng chuyên môn, kỹ thuật có gắn camera giám sát: ...(4)..trong đó: - Xưởng, phòng................. (5)............................. ; diện tích …………........ m2; bố trí được: ...(6)... vị trí kiểm tra; có: ... (7)... camera giám sát; ….(8)…. b) Số lượng mặt bằng kỹ thuật: ...(4)… trong đó: Mặt bằng kỹ thuật.............. (5)...................... ……; diện tích .......................m2; bố trí được: ...(6)... vị trí kiểm tra; ….(8)…. 3. Khu vực chờ và quan sát người tham dự thực hiện bài kiểm tra. a) Số khu vực chờ và quan sát người tham dự thực hiện bài kiểm tra: ...(4)...; trong đó: Khu vực chờ và quan sát có màn hình kết nối với các camera gắn trong các phòng kiểm tra ...(4)... và có: tổng diện tích m2; Khu vực chờ và quan sát tại các mặt bằng kỹ thuật ...(4) ... và có: tổng diện tích ..................m2; 4. Danh mục trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) phục vụ người tham dự thực hiện bài kiểm tra thực hành và cho ban giám khảo đánh giá kỹ năng thực hành: Số TT Tên trang thiết bị Hãng sản xuất Đặc tính, thông số kỹ thuật Số lượng Năm sản xuất Tình trạng sử dụng Ghi chú 1 2 ... Số lượng trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) đủ để trang bị cho ...(6)... vị trí kiểm tra ở các bậc trình độ kỹ năng ...(9)... . B. Đối với nghề:...................... (3)........................... …(10)… C. …(11)… III. Địa điểm dự kiến thực hiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 1. Tại địa điểm: .............................(15) ……………….... dựkiến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia STT Tên nghề Bậc trình độ kỹ năng 1 … 2. Tại địa điểm …………………. (15) ………………..…. dự kiến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia: STT Tên nghề Bậc trình độ kỹ năng 1 … ………………………………………………………………………………….……….. ...............................(1)………………....... cam kết và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị trong bản kê khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị này là thuộc quyền sở hữu và được quyền sử dụng (xin gửi kèm theo đây các bản sao giấy tờ để chứng minh) trong việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia./. (12) (13) (14) __________________________ (1) Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận; (2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Ghi tên nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (4) Ghi rõ số lượng phòng/xưởng, phòng chuyên môn kỹ thuật/mặt bằng kỹ thuật/khu vực chờ; (5) Ghi tên hoặc số thứ tự của phòng/xưởng, phòng chuyên môn kỹ thuật/mặt bầng kỹ thuật/khu vực chờ đó; (6) Ghi số lượng vị trí kiểm tra; (7) Ghi rõ số lượng camera giám sát có trong phòng, xưởng đó; (8) Tiếp tục kê khai đối với phòng, xưởng, mặt bằng, khu vực chờ khác tương tự như đã kê khai trước đó; (9) Ghi theo bậc trình độ kỹ năng nghề; (10) Các nội dung kê khai đối với nghề này tương tự như với nghề đã kê khai trước; (11) Tiếp tục với các nghề khác (nếu có); (12) Chức danh của người đứng đầu tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận; (13) Chữ ký của người đứng đầu và dấu của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận; (14) Họ và tên của người đứng đầu tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận; (15) Địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề. PHỤ LỤC 07 MẪU TÀI LIỆU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Mẫu số 01 Ảnh (03x04 cm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Họ và tên:......................................................................... Giới tính :............................ Ngày sinh:........................................................................ Quốc tịch:........................... CCCD/CMND/Hộ chiếu số:................................................ Ngày cấp:........................... Địa chỉ liên hệ:.............................................................................................................. Điện thoại:................................................................ Email:......................................... Tôi đang làm nghề:................................. (1)....................... và có được một trong điều kiện sau(2) a) Đã được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia về nghề đó □ b) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 về nghề đó □ c) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 về nghề đó và: c1. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □ c2. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □ d) Đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và: d1. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp □ d2. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp □ đ) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 về nghề đó □ e) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 về nghề đó và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó □ g) Đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và: g1. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát □ g2. Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát □ g3. Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát □ h) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 về nghề đó □ i) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 về nghề đó và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □ k) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 về nghề đó và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó □ Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Bản chụp bằng/giấy chứng nhận nghệ nhân cấp quốc gia □(3) 2. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 □(4) 3. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 và hợp đồng lao động □(5) 4. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng/ đại học và hợp đồng lao động □(6) 5. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 □(7) 6. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 và hợp đồng lao động □(8) 7. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học và hợp đồng lao động □(9) 8. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 □(10) 9. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 và hợp đồng lao động □(11) 10. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 và hợp đồng lao động □(12) Đề nghị Quý Cơ quan xem xét cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho tôi ./. ……. (13)……, ngày ... tháng ... năm 20…. NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ và tên) _____________________ (1) Ghi tên nghề mà người khai đang làm; (2) Đánh dấu X vào ô có được điều kiện đó; (3) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện a; (4) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện b; (5) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện c1 hoặc c2; (6) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện d1 hoặc d2; (7) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện đ; (8) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện e; (9) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện g1 hoặc g2 hoặc g3; (10) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện h; (11) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện i; (12) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp đã đánh dấu X vào ô có được điều kiện k; (13) Địa danh tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Mẫu số 02 Ảnh (03x04 cm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI/CẤP ĐỔI THẺ ĐÁNH GIÁ VIÊN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Kính gửi: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Họ và tên: ……………………………. Giới tính: ...................................................... Ngày sinh: ……………………………. Quốc tịch: …………………………………….. CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ………………… Ngày cấp: ......................................... Địa chỉ liên hệ:................................................................................................................ Điện thoại:................................................................ Email:........................................... Tôi đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia của nghề: .....................................(1)……………………...... và các bậc trình độ được phép đánh giá: ........................(1a)………………..... ngày cấp .............................. Mã số: ……………….(2)....................... Lý do đề nghị cấp lại/cấp đổi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia(3) 1. Do bổ sung, thay đổi bậc trình độ kỹ năng nghề được phép đánh giá □ 2. Do thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp bị hư, hỏng □ 3. Do bị mất thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp □ Tôi xin gửi kèm theo tờ khai này bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ và tài liệu sau: 1. Bản chụp các giấy tờ chứng minh có được một trong các điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP của Chính phủ □(4) 2. Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp □(5) 3. Một (01) ảnh màu của cá nhân nền màu trắng cỡ 03x04cm chụp kiểu chứng minh nhân dân. Đề nghị Quý Cơ quan xem xét cấp lại/cấp đổi thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho tôi./. ….....(6)……., ngày ... tháng ... năm 20..... NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ và tên) ___________________ (1) Ghi tên nghề đã được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia; (1a) Ghi các bậc trình độ được phép đánh giá có trong thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp (2) Ghi mã số có trong thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp; (3) Đánh dấu X vào một ô thích hợp; (4) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp bổ sung thay đổi bậc trình độ kỹ năng nghề được phép đánh giá; (5) Đánh dấu X vào ô này với trường hợp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đã được cấp bị hư, hỏng; (6) Địa danh tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. PHỤ LỤC 08 MẪU PHIẾU BÁO DỰ KIỂM TRA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) …….(1)…….. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……. (2)…….., ngày ... tháng ... năm 20.... PHIẾU BÁO DỰ KIỂM TRA ................................. (1)......................... thông báo: Họ và tên người tham dự:........................................................ Giới tính:........................ Ngày sinh:............................................................................... Quốc tịch:...................... Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:....................................................... ngày cấp:...................... Địa chỉ liên hệ:................................................................................................................ Điện thoại:............................................................. Email:.............................................. Đã đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc(3) .... của nghề.................................................................................. (4)............................................... Có mặt để tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ...(5)... năm.................................. Thời gian:.............................................................. (6)..................................................... Địa điểm:............................................................... (7)..................................................... Khi đến tham dự cần chuẩn bị và mang theo các loại giấy tờ, vật dụng sau đây: 1. Giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu và phiếu báo dự kiểm tra này; (đối với trường hợp đăng ký trực tuyến ngoài mang theo các giấy tờ trên, cần mang theo phiếu đăng ký tham dự đã in được khi đăng ký trực tuyến có ảnh màu nền màu trắng của cá nhân, cỡ 04x06cm chụp kiểu chứng minh nhân dân và kèm theo bản chụp các loại giấy tờ chứng minh đáp ứng được điều kiện đã đăng ký tham dự) 2. Tài liệu, vật dụng, dụng cụ, thiết bị được mang theo để sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra lý thuyết, bài kiểm tra thực hành và trang bị bảo hộ lao động (có danh mục (8) kèm theo); 3. Tiền thuê dụng cụ, thiết bị và mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu để sử dụng khi thực hiện bài kiểm tra (có bảng giá (9) kèm theo); 4. Đồ dùng cá nhân và tiền sinh hoạt phí trong thời gian tham dự. (10) (11) (12) ___________________ (1) Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề. (2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề mà người tham dự đã đăng ký; (4) Ghi tên nghề mà người tham dự đã đăng ký; (5) Ghi theo số của kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó; (6) Ghi rõ thời gian có mặt cụ thể về giờ, ngày, tháng, năm; (7) Ghi rõ địa chỉ cụ thể của địa điểm nơi tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó; (8) Danh mục được lập theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cung cấp; (9) Bảng giá tiền thuê, mua do tổ chức đánh giá kỹ năng nghề lập căn cứ mức giá cả theo cơ chế thị trường; (10) Chức danh của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (11) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (12) Họ và tên của người ký. PHỤ LỤC 09 MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) (Ảnh (04 X 06 cm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Nghề.......................... (1)......................... Bậc trình độ kỹ năng nghề ….(2)…. Họ và tên:........................................................ Giới tính: …………………………………. Ngày sinh:....................................................... Quốc tịch: ………………………………… CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ………………………....... Ngày cấp: …………………….…….. Địa chỉ liên hệ:.............................................................................................................. Điện thoại:............................................................... E.mail:.......................................... Xin gửi kèm theo phiếu đăng ký này các giấy tờ chứng minh đáp ứng được một trong những điều kiện để tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đăng ký như sau:(3) 1. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó □ 2. Bản chụp chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ nghề và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó □ 3. Bản chụp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề/bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc giấy xác nhận học xong chương trình trung cấp nghề/học xong chương trình trung cấp chuyên nghiệp □ 4. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó □ 5. Bản chụp bằng nghề/bằng công nhân kỹ thuật và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng đó □ 6. Bản chụp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề/bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó □ 7. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề/bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc giấy xác nhận học xong chương trình cao đẳng nghề/học xong chương trình cao đẳng □ 8. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó □ 9. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề/bằng tốt nghiệp cao đẳng và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng đó □ 10. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy xác nhận học xong chương trình đại học □ 11. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó □ 12. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó □ 13. Bản chụp hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc □ 14. Bản chụp giấy tờ ghi nhận/chứng nhận thành tích, huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN □ ..…..(1)……, ngày... tháng ... năm 20..... NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ và tên) _________________________ (1) Ghi tên nghề đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (2) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (3) Đánh dấu X vào ô đáp ứng được điều kiện đó với trường hợp đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 2 trở lên; (4) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. PHỤ LỤC 10 DANH SÁCH NGƯỜI THAM DỰ ĐẾN DỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC, DỰ KIỂM TRA THỰC HÀNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) ..…(1)…… -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- DANH SÁCH NGƯỜI THAM DỰ ĐẾN DỰ KIỀM TRA KIẾN THỨC, DỰ KIỂM TRA THỰC HÀNH Kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ...(3)... năm ... Từ ngày ... tháng ... đến ngày ... tháng ... I. Nghề ...(4)... 1. Bậc trình độ kỹ năng nghề …(5)… Số TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Quốc tịch CCCD/CMND/ Hộ chiếu Địa chỉ liên hệ/ Điện thoại/ Email Dự kiểm tra kiến thức Dự kiểm tra thực hành số Ngày cấp 1 2 2. ….(6)… …(7)…. II. Nghề …(4)… …(8)…. III. …(9)…. .... (2)…, ngày....tháng....năm 20 (10) (11) (12) _________________________ (1) Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Ghi theo số của kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó; (4) Ghi tên nghề thực hiện đánh giá kỹ năng nghề trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; (5) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề thực hiện đánh giá của nghề này; (6) Tiếp tục với các bậc trình độ khác của nghề này (nếu có); (7) Các nội dung của các bậc trình độ kỹ năng nghề này tương tự như với bậc trình độ kỹ năng nghề trước đó; (8) Các nội dung của nghề này tương tự như nghề trước đó; (9) Tiếp tục với các nghề khác (nếu có); (10) Chức danh của người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (11) Chữ ký và dấu của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (12) Họ tên của người ký. PHỤ LỤC 11 MẪU BIÊN BẢN THU, NỘP BÀI KIỂM TRA (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ..…(1)…… -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……(2)…, ngày .... tháng .... năm 20... BIÊN BẢN THU, NỘP BÀI KIỂM TRA Kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ...(3)... năm ... Từ ngày ... tháng ... đến ngày ... tháng ... Tại …………………….(4)……………………. Đại diện ban giám khảo: Ông/Bà:......................................................................................................................... Chức vụ:........................................................................................................................ Đã tiến hành thu bài kiểm tra......................... (5) ………. của những người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, cụ thể như sau: TT Danh sách người giao nộp bài kiểm tra Số hiệu kiểm tra của người giao nộp bài kiểm tra Tình trạng bài kiểm tra giao nộp (6) Ký xác nhận của người giao nộp bài kiểm tra Ghi chú 1 2 3 ... Biên bản này lập vào hồi......................... giờ ngày .... tháng .... năm 20….. ./. NGƯỜI THU BÀI KIỂM TRA (Ký và ghi rõ họ, tên) __________________________ (1) Tên tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; (2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Ghi theo số của kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đó; (4) Ghi rõ địa điểm cụ thể khi giao, nhận bài kiểm tra; (5) Ghi rõ “bài kiểm tra kiến thức” hay “bài kiểm tra thực hành”; (6) Ghi rõ số lượng “tờ” hay “trang bài kiểm tra” hoặc “ sản phẩm bài kiểm tra” hay “ kết quả thực hiện bài kiểm tra” hay những thu âm, hình ảnh dưới dạng quay, chụp.
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "30/12/2019", "sign_number": "41/2019/TT-BLĐTBXH", "signer": "Lê Quân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-4575-KH-BHXH-2017-to-chuc-thuc-hien-Phong-trao-thi-dua-Ca-nuoc-chung-tay-vi-nguoi-ngheo-369050.aspx
Kế hoạch 4575/KH-BHXH 2017 tổ chức thực hiện Phong trào thi đua Cả nước chung tay vì người nghèo
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4575/KH-BHXH Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CẢ NƯỚC CHUNG TAY VÌ NGƯỜI NGHÈO - KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU” GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Thực hiện Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020 (gọi chung là Phong trào thi đua), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau: I. Mục đích yêu cầu 1. Mục đích: a) Phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của các tập thể, cá nhân trong Ngành đối với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể trong việc trực tiếp tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; b) Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 90,7% dân số vào năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016; phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhất là những người thuộc hộ nghèo và cận nghèo; xác định việc đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT cho người nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người dân tộc thiểu số; người thuộc diện chính sách xã hội là giải pháp xóa đói, giảm nghèo bền vững. 2. Yêu cầu: a) Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị; b) Việc thực hiện Phong trào thi đua phải được cụ thể hóa bằng kế hoạch, chương trình cụ thể và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào thi đua của đơn vị giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời gắn với Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. c) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu thi đua, chú trọng việc phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng, tổng kết nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo. Kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân trong Ngành có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua. d) Cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện mục tiêu Phong trào thi đua đã đề ra. II. Nội dung phong trào thi đua 1. Tổ chức quán triệt nội dung Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm liên quan đến nhiệm vụ của Ngành, của đơn vị trong việc thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo, các chương trình ủng hộ, hỗ trợ người nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội. 2. Tham mưu tổ chức, triển khai đồng bộ các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển số người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện nhất là đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số. BHXH các tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức Phong trào thi đua gắn với Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thực hiện tốt các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn, đảm bảo 100% người nghèo, người có công, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT kịp thời; đồng thời đề xuất các giải pháp vận động, quyên góp, ủng hộ phần kinh phí chưa được Ngân sách nhà nước hỗ trợ để người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc diện chính sách xã hội được tham gia BHYT. 3. BHXH tỉnh tăng cường phối hợp với Ban Chỉ đạo giảm nghèo tại địa phương, tích cực tham gia các chương trình, kế hoạch giảm nghèo bằng các hoạt động đóng góp theo khả năng của đơn vị hoặc tổ chức chương trình quyên góp, vận động chính quyền, đoàn thể tại địa phương ủng hộ phần kinh phí chưa được ngân sách nhà nước hỗ trợ để mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc diện chính sách xã hội; tổ chức các chương trình hỗ trợ người dân đã thoát nghèo tiếp tục tham gia BHYT, BHXH tự nguyện... III. Giải pháp thực hiện 1. Phối hợp với bộ, ban ngành, đoàn thể ở Trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến các chương trình giảm nghèo, thoát nghèo; kế hoạch hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc diện chính sách xã hội; kế hoạch vận động phát triển BHXH tự nguyện đối với từng nhóm đối tượng. 2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt hướng đến nhóm đối tượng là người nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên và người thuộc diện chính sách xã hội. 3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức đại lý thu, phát hành thẻ BHYT điện tử theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo thuận lợi cho đơn vị và người tham gia BHXH, BHYT; nâng cao chất lượng công tác giám định BHYT; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia BHXH, BHYT. 4. Gắn kết quả tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua với việc đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân của đơn vị. IV. Tiêu chuẩn thi đua và hình thức khen thưởng 1. Tiêu chuẩn thi đua a) Đối với tập thể: - Có xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua; hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các chỉ tiêu trong Chương trình, kế hoạch giảm nghèo của địa phương. - Tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua có hiệu quả, thiết thực; gắn với kết quả thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, hằng năm hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao và hoàn thành tỷ lệ bao phủ BHYT Thủ tướng Chính phủ giao. - Tích cực tham gia hưởng ứng các đợt phát động, huy động nguồn lực để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tổ chức vận động, quyên góp để mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc diện chính sách xã hội; vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. b) Đối với cá nhân - Có nhiều thành tích trong việc bám sát cơ sở, có sáng kiến, giải pháp hữu ích xây dựng, ban hành hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc diện chính sách xã hội, học sinh, sinh viên... - Tham gia hưởng ứng tích cực Phong trào thi đua, luôn phấn đấu thực hiện tốt công việc được giao, có nhiều đóng góp về vật chất và tinh thần trong các chương trình vì người nghèo. 2. Hình thức khen thưởng a) Khen thưởng hằng năm - Hội đồng thi đua khen thưởng BHXH tỉnh lựa chọn một số tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua để khen thưởng theo thẩm quyền. - Trường hợp có thành tích xuất sắc, tiêu biểu có phạm vi ảnh hưởng đối với toàn Ngành thì đề nghị Tổng Giám đốc khen thưởng. b) Khen thưởng sơ kết phong trào thi đua (dự kiến cuối năm 2018). Hội đồng thi đua khen thưởng BHXH Việt Nam lựa chọn: - 05 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc. c) Khen thưởng tổng kết phong trào thi đua (dự kiến cuối năm 2020). Hội đồng thi đua khen thưởng BHXH Việt Nam lựa chọn: - 01 tập thể, 02 - 03 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất, có phạm vi ảnh hưởng đối với toàn ngành đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. - 05 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc. V. Tổ chức thực hiện 1. Các đơn vị xây dựng kế hoạch, đề ra các nội dung và giải pháp triển khai có hiệu quả, kịp thời phổ biến, phát động Phong trào thi đua đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. 2. Các cơ quan truyền thông, báo chí của Ngành có trách nhiệm tuyên truyền, mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền Phong trào thi đua và nêu các gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua. 3. Các đơn vị chủ động tiến hành sơ kết Phong trào thi đua vào quý 3/2018 và tiến hành tổng kết phong trào thi đua vào cuối năm 2020. BHXH Việt Nam tiến hành tổng kết phong trào thi đua vào quý IV năm 2020. 4. Các đơn vị bổ sung nội dung báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua trong các báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng hằng năm gửi về BHXH Việt Nam. 5. Vụ Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch này và phối hợp với các đơn vị liên quan lựa chọn các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Tổng Giám đốc khen thưởng. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh, đề nghị kịp thời về BHXH Việt Nam (Vụ Thi đua - Khen thưởng) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban TĐKTTW (để b/c); - Các Phó Tổng Giám đốc; - Các đơn vị trực thuộc CQ BHXH Việt Nam; - BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Đảng ủy; - Công đoàn cơ quan BHXH VN; - Lưu: VT, TĐKT (3b). TỔNG GIÁM ĐỐC Nguyễn Thị Minh
{ "issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "promulgation_date": "17/10/2017", "sign_number": "4575/KH-BHXH", "signer": "Nguyễn Thị Minh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-72-2012-TT-BTC-huong-dan-thuc-hien-muc-thue-suat-thue-nhap-khau-uu-dai-139073.aspx
Thông tư 72/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 72/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710 TẠI BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005; Căn cứ Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Điều 1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành tại Thông tư số 39/2012/TT-BTC ngày 08/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BTC ngày 08/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - VP BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Cục Hải quan tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CST (PXNK). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai DANH MỤC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710 (Ban hành kèm theo Thông tư số 72 /2012/TT-BTC ngày 10 /5/2012 của Bộ Tài chính) Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) 27.10 Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. - Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, trừ nhiên liệu sinh học và trừ dầu thải: 2710.12 - - Dầu nhẹ và các chế phẩm: - - - Xăng động cơ: 2710.12.11 - - - - RON 97 và cao hơn, có pha chì 2 2710.12.12 - - - - RON 97 và cao hơn, không pha chì 2 2710.12.13 - - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 có pha chì 2 2710.12.14 - - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 không pha chì 2 2710.12.15 - - - - Loại khác, có pha chì 2 2710.12.16 - - - - Loại khác, không pha chì 2 2710.12.20 - - - Xăng máy bay, trừ loại sử dụng làm nhiên liệu máy bay phản lực 2 2710.12.30 - - - Tetrapropylen 2 2710.12.40 - - - Dung môi trắng (white spirit) 2 2710.12.50 - - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% tính theo trọng lượng 2 2710.12.60 - - - Dung môi nhẹ khác 2 2710.12.70 - - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng động cơ 2 2710.12.80 - - - Alpha olefin khác 2 2710.12.90 - - - Loại khác 2 2710.19 - - Loại khác: 2710.19.20 - - - Dầu thô đã tách phần nhẹ 5 2710.19.30 - - - Nguyên liệu để sản xuất than đen 5 - - - Dầu và mỡ bôi trơn: 2710.19.41 - - - - Dầu khoáng đã tinh chế để sản xuất dầu bôi trơn 5 2710.19.42 - - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay 5 2710.19.43 - - - - Dầu bôi trơn khác 5 2710.19.44 - - - - Mỡ bôi trơn 5 2710.19.50 - - - Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực (dầu phanh) 3 2710.19.60 - - - Dầu biến thế và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch 5 - - - Nhiên liệu diesel; các loại dầu nhiên liệu: 2710.19.71 - - - - Nhiên liệu diesel cho ô tô 2 2710.19.72 - - - - Nhiên liệu diesel khác 2 2710.19.79 - - - - Dầu nhiên liệu 3 2710.19.81 - - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23o C trở lên 2 2710.19.82 - - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23o C 2 2710.19.83 - - - Các kerosine khác 3 2710.19.89 - - - Dầu trung khác và các chế phẩm 15 2710.19.90 - - - Loại khác 3 2710.20.00 - Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa từ 70% trọng lượng trở lên là dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, có chứa dầu diesel sinh học, trừ dầu thải 5 - Dầu thải: 2710.91.00 - - Có chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs) 20 2710.99.00 - - Loại khác 20
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "10/05/2012", "sign_number": "72/2012/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-17-2017-TT-BCT-huong-dan-khu-cho-bien-gioi-Hiep-dinh-Thuong-mai-Viet-Nam-Trung-Hoa-362029.aspx
Thông tư 17/2017/TT-BCT hướng dẫn khu chợ biên giới Hiệp định Thương mại Việt Nam Trung Hoa mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2017/TT-BCT Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ KHU (ĐIỂM) CHỢ BIÊN GIỚI TẠI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 12 tháng 9 năm 2016; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Hiệp định). Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Hiệp định, bao gồm: 1. Trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới. 2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thương nhân và cư dân biên giới của Việt Nam. 2. Thương nhân và cư dân biên giới của Trung Quốc được tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa tại khu (điểm) chợ biên giới. 3. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. 4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Điều 3. Khu (điểm) chợ biên giới 1. Khu (điểm) chợ biên giới bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới. 2. Người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua các cửa khẩu và lối mở biên giới. Điều 4. Trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới 1. Sở Công Thương tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh bao gồm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố biên giới thuộc tỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới. 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo khảo sát, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc đề nghị tiến hành hội đàm hoặc cho ý kiến về việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên. 3. Trên cơ sở hội đàm hoặc ý kiến bằng văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có văn bản gửi Bộ Công Thương về thiết lập khu (điểm) chợ biên giới, trong đó nêu rõ việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên hoặc chỉ thiết lập khu (điểm) chợ biên giới trong lãnh thổ Việt Nam. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, Bộ Công Thương xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành được gửi lấy ý kiến có văn bản trả lời. 5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến của các Bộ, ngành, Bộ Công Thương có ý kiến về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới. 6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới ban hành Quyết định thiết lập khu (điểm) chợ biên giới; đồng thời có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc về việc thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới. 7. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về Danh sách các khu (điểm) chợ biên giới đang hoạt động và mới thiết lập. Điều 5. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới 1. Thương nhân và cư dân biên giới Việt Nam kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới theo điều kiện quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. 2. Thương nhân và cư dân biên giới Trung Quốc kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới đăng ký theo trình tự, thủ tục sau: a) Thương nhân và cư dân biên giới Trung Quốc có nhu cầu kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Công Thương hoặc cơ quan được Sở Công Thương ủy quyền (Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); hồ sơ bao gồm: - Đơn đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. - 01 (một) bản sao có chứng thực (hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ: (i) Hợp đồng hoặc thỏa thuận với Đơn vị (Ban, Cơ quan) quản lý chợ về việc thuê quầy hàng hoặc sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng tại chợ (nếu có); (ii) Giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh còn giá trị của cư dân biên giới hoặc đại diện theo pháp luật của thương nhân (hộ chiếu hoặc giấy thông hành biên giới hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh khác); (iii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thương nhân. - Ảnh của cư dân biên giới hoặc đại diện theo pháp luật của thương nhân: 02 (hai) ảnh cỡ 4x6. b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương hoặc cơ quan được Sở Công Thương ủy quyền căn cứ vào nhu cầu của thị trường địa phương, khả năng bố trí địa điểm kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới có trách nhiệm xem xét, xác nhận thương nhân kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này hoặc không xác nhận và nêu rõ lý do. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương hoặc cơ quan được Sở Công Thương ủy quyền gửi văn bản đề nghị thương nhân hoặc cư dân biên giới bổ sung. - Trong trường hợp cần thêm thời gian để xin ý kiến phối hợp với các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Trung Quốc, Sở Công Thương hoặc cơ quan được Sở Công Thương ủy quyền thông báo bằng văn bản cho thương nhân hoặc cư dân biên giới biết. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này. 2. Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Thông tư này. Điều 7. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017. 2. Các Giấy phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành còn thời hạn thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép. 3. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Ban của Đảng; - Các Văn phòng: TW, TBT, CTN, CP, QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Các Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Công Thương; - Bộ Công Thương: BT, các TT, các đơn vị thuộc Bộ; - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lưu: VT, TTTN (5b). BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC I MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI KHU (ĐIỂM) CHỢ BIÊN GIỚI CỦA THƯƠNG NHÂN HOẶC CƯ DÂN BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC (Kèm theo Thông tư số 17/2017/TT-BCT ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ KINH DOANH Tại khu (điểm) chợ biên giới ……… Số sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng (nếu có): …….. ……, ngày …. tháng …. năm …… Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh…./Ủy ban nhân dân huyện…… 1. Tổ chức, cá nhân làm đơn: - Tên thương nhân/Họ và tên cư dân biên giới.................................................................... - Đại diện (Trường hợp thương nhân): ………………………………… Chức vụ:................. - Sinh năm: …………………………. 2. Giấy tờ xuất nhập cảnh: - Số: ………………… - Ngày cấp: …………………… Cơ quan cấp: …………………………. - Thời hạn: ……………………. 3. Địa chỉ: - Nơi đăng ký trụ sở chính (Trường hợp thương nhân): ...................................................... - Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ....................................................................................... - Điện thoại: ………………. Fax: ............................................................................. Cam kết: Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trong đơn là đúng sự thật. Nếu có sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. Khi được chấp thuận, tôi xin cam kết tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước Việt Nam./. Người làm đơn - Đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh chỉ cần ký và ghi họ tên - Đối với thương nhân phải ghi rõ chức danh, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu PHỤ LỤC II MẪU GIẤY XÁC NHẬN KINH DOANH TẠI KHU (ĐIỂM) CHỢ BIÊN GIỚI CỦA THƯƠNG NHÂN HOẶC CƯ DÂN BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC (Kèm theo Thông tư số 17/2017/TT-BCT ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ….. SỞ CÔNG THƯƠNG/ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……../XN-…… ……., ngày ….. tháng ….. năm ….. Ảnh 4x6 GIẤY XÁC NHẬN KINH DOANH Tại khu (điểm) chợ biên giới ……… Số sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng (nếu có):……… 1. Cấp cho: ......................................................................................................................... Đại diện (Trường hợp thương nhân): …………………………… Chức vụ: ........................ - Sinh năm: …………………………. 2. Giấy tờ xuất nhập cảnh: - Số: ………………….. Ngày: …………………………… Nơi cấp: ...................................... 3. Địa chỉ: Được phép kinh doanh tại chợ …………………………………… Số sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng (nếu có): …………………………. Thời hạn: 01 năm, kể từ ngày …… tháng …… năm …………… đến ngày ………. tháng …… năm ………….. GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH (Hoặc người được ủy quyền) (Ký tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "19/09/2017", "sign_number": "17/2017/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-18-2009-CT-UBND-tang-cuong-kiem-tra-chan-chinh-vi-pham-kinh-doanh-san-pham-dong-vat-dong-lanh-nhap-khau-97018.aspx
Chỉ thị 18/2009/CT-UBND tăng cường kiểm tra chấn chỉnh vi phạm kinh doanh sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 18/2009/CT-UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2009 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, CHẤN CHỈNH CÁC VI PHẠM TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT ĐÔNG LẠNH NHẬP KHẨU Trong 6 tháng đầu năm 2009, sản lượng sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu tiêu thụ trên thị trường thành phố đạt mức trên 38.000 tấn, trong đó chủ yếu là thịt gia cầm, thịt trâu, thịt heo và các loại phụ phẩm với mức tiêu thụ bình quân 180 - 220 tấn/ngày. Qua kiểm tra các ngành chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm trong nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của nhiều sở, ngành như việc thực hiện các quy định về nhãn hàng hóa không đúng quy định; sản phẩm quá hạn sử dụng; sản phẩm động vật không sử dụng làm thực phẩm cho người; sản phẩm động vật nhập khẩu bị nhiễm vi sinh phải qua xử lý chiếu xạ. Các doanh nghiệp xuất hàng hóa không qua kiểm dịch của ngành thú y đã gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thành phố. Một số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chế biến sử dụng sản phẩm đông lạnh nhập khẩu kém chất lượng, không bảo đảm quy định về thời hạn sử dụng với giá rẻ tạo sự cạnh tranh không bình đẳng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nước. Việc phối hợp kiểm tra của các cơ quan Trung ương, các sở, ngành thành phố đối với mặt hàng sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu trong thời gian vừa qua chưa chặt chẽ, đồng bộ và khép kín trên địa bàn. Nhằm tập trung triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ngành thành phố và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung như sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện: - Rà soát, củng cố và duy trì hoạt động các Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả hoạt động giữa các đơn vị thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành. - Chấn chỉnh hoạt động các đơn vị kinh doanh sản phẩm động vật nhập khẩu trên địa bàn. Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu tại các kho lạnh, chợ, siêu thị, bếp ăn tập thể, các cơ sở chế biến… đảm bảo việc kinh doanh đúng quy định của pháp luật (về nhãn hàng hóa, bao bì xuất xứ, sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng...), cũng như điều kiện vệ sinh thú y của kho lạnh và hoạt động bảo quản sản phẩm kinh doanh phải đảm bảo đạt yêu cầu. Kịp thời phát hiện, nhanh chóng xử lý vi phạm trên địa bàn theo thẩm quyền. 2. Sở Y tế, Thường trực Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố: - Chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng đến việc kiểm tra, giám sát các sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu. - Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu và việc quản lý, giám sát thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, làm rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các vấn đề phát sinh mà quy định pháp luật chưa chặt chẽ như việc xử lý các lô hàng nhiễm khuẩn vượt mức giới hạn cho phép được xử lý chiếu xạ. - Thống nhất phương pháp lấy mẫu kiểm nghiệm, chỉ định đơn vị xét nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu một cách khoa học, khách quan, công khai rõ ràng. 3. Sở Công Thương: - Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp với ngành y tế, thú y và Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các quận, huyện kiểm tra, phát hiện, kiên quyết xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, bảo quản sản phẩm đông lạnh nhập khẩu kinh doanh trên thị trường. - Chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp kinh doanh kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật nhập khẩu chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các quận, huyện, cung cấp các thông tin liên quan đến các lô hàng bảo quản trong kho khi có yêu cầu phối hợp, chấn chỉnh việc sắp xếp kho thực phẩm chuyên dụng tránh nhiễm chéo các hóa chất độc hại ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Phối hợp với Sở Y tế tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị các Bộ, ngành chức năng trong việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. - Chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường phối hợp với ngành y tế, Quản lý thị trường và Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các quận, huyện kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, nhãn hàng hóa, bảo quản sản phẩm đông lạnh nhập khẩu kinh doanh trên thị trường. 5. Hải quan thành phố: - Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với Cơ quan thú y Vùng VI chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sản phẩm động vật đông lạnh, giám sát chặt chẽ việc tái xuất các lô hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo 127 thành phố (Ban Chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại). - Phối hợp với Công an kinh tế xác minh, xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp nhập khẩu đưa hàng hóa về các cảng nhưng không làm các thủ tục thông quan. 6. Công an thành phố: Hỗ trợ Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố điều tra xác minh, xử lý theo quy định đối với các trường hợp các doanh nghiệp vi phạm xuất bán sản phẩm đông lạnh nhập khẩu không khai báo kiểm dịch, xuất bán các lô hàng chưa hoàn tất các thủ tục thông quan với số lượng lớn. Xử lý hành vi tẩu tán xuất bán sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 7. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố: Phối hợp với các ngành chức năng trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh tình hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Do tính cấp bách trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân thành phố, bảo vệ ngành chăn nuôi phát triển bền vững, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các Sở ngành thành phố khẩn trương triển khai thực hiện./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Nguyễn Thành Tài
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "02/11/2009", "sign_number": "18/2009/CT-UBND", "signer": "Nguyễn Thành Tài", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-44-KH-UBND-2022-ra-soat-sap-xep-to-chuc-bo-may-cac-co-quan-don-vi-Ha-Noi-503772.aspx
Kế hoạch 44/KH-UBND 2022 rà soát sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan đơn vị Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 44/KH-UBND Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2022 KẾ HOẠCH VỀ RÀ SOÁT, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC THÀNH PHỐ THEO THÔNG BÁO SỐ 631-TB/TU NGÀY 06/01/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY Thực hiện Thông báo số 631-TB/TU ngày 06/01/2022 Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố theo Thông báo số 469-TB/TU ngày 19/8/2021 và Thông báo số 10-TB/BCĐ ngày 15/12/2021 của Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy và biên chế đã cơ bản thống nhất với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố (Tờ trình số 1176-TTr/BCSĐ ngày 21/12/2021 và các Tờ trình, Báo cáo số: 1082-TTr/BCSĐ, 1083-TTr/BCSĐ, 1084-TTr/BCSĐ, 1085-BC/BCSĐ và 1086-TTr/BCSĐ ngày 30/11/2021) đối với 04 chuyên đề, gồm: (1) sắp xếp các Ban Quản lý dự án chuyên ngành Thành phố; (2) sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; (3) sắp xếp hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và (4) sắp xếp các chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố theo Thông báo số 631-TB/TU ngày 06/01/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Bảo đảm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả phương án sắp xếp, đảm bảo phù hợp với các Nghị định của Chính phủ và các quy định, chỉ đạo có liên quan của Thành ủy, UBND Thành phố. 2. Yêu cầu - Xác định cụ thể nội dung triển khai, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc triển khai Thông báo số 631-TB/TU. - Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan để bảo đảm tiến độ và hiệu quả triển khai thực hiện. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Về sắp xếp các Ban Quản lý dự án chuyên ngành Thành phố 1.1. Phương án sắp xếp Sắp xếp tổ chức lại 06 Ban Quản lý dự án Thành phố thành 04 Ban Quản lý dự án Thành phố, giảm 02 Ban gồm: (1) Hợp nhất Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội và Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng; (2) Hợp nhất Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường và Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp. (3) Giữ nguyên các đơn vị: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội. Tổ chức bộ máy các Ban là 08 phòng, trong đó cơ cấu cứng gồm 05 phòng và một số phòng theo đặc thù công việc của Ban; trường hợp phát sinh nhiệm vụ thì số phòng tối đa không quá 09 phòng. 1.2. Tổ chức thực hiện 1.2.1. Giám đốc các Ban Quản lý dự án chuyên ngành: a) Chủ trì hoàn thiện Đề án, phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND Thành phố, ban hành Quyết định tổ chức lại các Ban và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị, hoàn thành trước ngày 10/3/2022. Trong đó: - Giao Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng chủ trì, phối hợp với Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội xây dựng đề án hợp nhất hai đơn vị. - Giao Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường xây dựng đề án hợp nhất hai đơn vị. b) Tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng về sự cần thiết, mục tiêu của việc sắp xếp để tạo sự đồng thuận cao. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các Ban tại các khâu: Đánh giá, sử dụng nhân sự nghiêm túc, trách nhiệm; Kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Tuyển dụng nhân sự mới theo yêu cầu. c) Hoàn thiện lại đề án vị trí việc làm; xác định rõ bản mô tả và khung năng lực của từng vị trí theo hướng chuyên môn sâu theo từng lĩnh vực; xác định viên chức và người lao động dôi dư (nếu có) và kiến nghị, đề xuất cụ thể phương án điều động, tinh giản biên chế. Hoàn thành trong Quý II/2022. d) Về giải phóng mặt bằng: Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường, các Sở và UBND quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố đề xuất biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng Quy chế phối hợp theo hướng rõ trách nhiệm, hiệu quả. Hoàn thành trong Quý II/2022. e) Về công tác quyết toán, giải quyết công nợ: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính rà soát các dự án chưa đủ điều kiện quyết toán dự án hoàn thành theo quy định và khả năng thanh toán công nợ, báo cáo UBND Thành phố để kịp thời tháo gỡ. Hoàn thành trong Quý II/2022. f) Định kỳ hằng tháng, quý, tổng hợp các nội dung khó khăn, vướng mắc báo cáo đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách để kịp thời tháo gỡ và nâng cao hiệu quả hoạt động; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Ban Chỉ đạo của Thành phố đối với các dự án có quy mô lớn, trọng điểm. 1.2.2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Xây dựng vị trí việc làm và bố trí nhân sự phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lập và trình báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công; rà soát, quy định rõ thời gian giải quyết TTHC đối với lĩnh vực quản lý dự án. Đối với một số dự án lớn, phức tạp và trong trường hợp cần thiết, đề xuất 01 Ban QLDA chuyên ngành Thành phố phối hợp (nếu có) để tham mưu, triển khai thực hiện. 1.2.3. Văn phòng UBND Thành phố Tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố để phân công Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách hoạt động của Ban theo khối đảm bảo nguyên tắc một việc một đầu mối xuyên suốt; tổ chức giao ban định kỳ hằng tháng, quý đối với các Sở ngành, Quận huyện, Ban QLDA để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.2.4. Giám đốc Sở Nội vụ a) Tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các Ban. Hoàn thành trong Quý I/2022. b) Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị về trình tự, thủ tục hợp nhất; về thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, sắp xếp viên chức và người lao động sau hợp nhất; về việc rà soát, chuyển giao nguyên trạng số lượng người làm việc (biên chế viên chức), lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định. c) Phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tham mưu, đề xuất đội ngũ lãnh đạo Ban đảm bảo có phẩm chất, năng lực và chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 1.2.5. Giám đốc Sở Tài chính a) Hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của các đơn vị hợp nhất theo quy định. Tham mưu UBND Thành phố quyết định các phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất khi có vấn đề vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình hợp nhất các đơn vị. b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban Quản lý dự án rà soát các dự án chưa đủ điều kiện quyết toán dự án hoàn thành theo quy định và khả năng thanh toán công nợ, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Hoàn thành trong Quý II/2022. c) Nghiên cứu, kiến nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 72/2017/TT-BTC và 74/2015/TT-BTC , các quy định về tạm ứng và hoàn trả tạm ứng ngân sách. Hoàn thành trong Quý II/2022. d) Chủ trì nghiên cứu cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các Ban để thực hiện tinh giản biên chế sau sắp xếp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê duyệt. 1.2.6. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư a) Tham mưu UBND Thành phố giao dự án đúng theo chức năng, nhiệm vụ của các Ban QLDA chuyên ngành và quyết định phân cấp của UBND Thành phố; phân cấp, ủy quyền cho các địa phương đảm bảo năng lực thực hiện các dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn. b) Tham mưu UBND Thành phố quyết định thay thế Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Thành phố về quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội. Hoàn thành trong Quý I/2022. c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ban Quản lý dự án chuyên ngành đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo của Thành phố đối với dự án có quy mô lớn, trọng điểm. d) Phối hợp với Sở Tài chính và các Ban Quản lý dự án rà soát các dự án chưa đủ điều kiện quyết toán dự án hoàn thành theo quy định và khả năng thanh toán công nợ, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Hoàn thành trong Quý II/2022. e) Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; xây dựng phần mềm theo dõi quá trình giải quyết thủ tục đầu tư. Hoàn thành trong năm 2022. 1.2.7. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban QLDA chuyên ngành và UBND quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và ban hành Quy chế phối hợp theo hướng rõ trách nhiệm. Hoàn thành trong Quý II/2022. 1.2.8. Giám đốc Sở Xây dựng Chủ trì triển khai phương án sắp xếp tập trung trụ sở các Ban QLDA chuyên ngành tại Khu liên cơ Võ Chí Công; xem xét quy định về mức thu phí vận hành khi về trụ sở mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện của các Ban. Hoàn thành trong Quý II/2022. 1.2.9. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường và các Sở, ngành tham mưu, đề xuất biện pháp đấy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; phối hợp tham mưu ban hành Quy chế phối hợp theo hướng rõ trách nhiệm, hiệu quả. 2. Về sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp 2.1. Phương án sắp xếp Sắp xếp 21 trường cao đẳng, trung cấp thành 19 trường cao đẳng, trung cấp (10 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp), giảm 02 đơn vị, cụ thể: (1) Hợp nhất Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. (2) Hợp nhất Trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội và Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội. 2.2. Tổ chức thực hiện 2.2.1. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội và Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội a) Giao Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội xây dựng Đề án hợp nhất hai trường, hoàn thành trước ngày 28/02/2022; gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND Thành phố báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. b) Xây dựng lộ trình tự chủ tài chính; đổi mới mô hình quản trị nhà trường, hoạch định chiến lược phát triển dài hạn; nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường. c) Chủ động phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu UBND Thành phố đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn trường cao đẳng. 2.2.2. Giám đốc Sở Nội vụ a) Thẩm định đề án hợp nhất Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội với Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường trước ngày 15/3/2022; tham mưu Văn bản của UBND Thành phố báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường cao đẳng và ban hành Quyết định tổ chức lại đối với trường trung cấp; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các đơn vị. Hoàn thành trong Quý I/2022. b) Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị về trình tự, thủ tục hợp nhất; về thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác cán bộ sau hợp nhất; về việc rà soát, chuyển giao nguyên trạng số lượng người làm việc (biên chế viên chức), lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định. 2.2.3. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Hoàn thiện đề án hợp nhất hai trường trung cấp nghề, tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định sắp xếp (qua Sở Nội vụ thẩm định). Hoàn thành trong tháng 02/2022. Chỉ đạo các trường trung cấp tổ chức thực hiện việc sắp xếp theo đề án được phê duyệt đảm bảo công khai, minh bạch, bài bản và thống nhất. Hoàn thành trong Quý II/2022. b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan và trường cao đẳng tham mưu Văn bản của UBND Thành phố báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hoàn thành trong Quý I/2022. c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng quy hoạch lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo phù hợp với quy hoạch của Trung ương và thực tiễn của Thành phố. 2.2.4. Giám đốc Sở Tài chính a) Hướng dẫn các trường cao đẳng, trung cấp lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp xây dựng phương án tự chủ tài chính. b) Hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của các đơn vị hợp nhất theo quy định. Tham mưu UBND Thành phố quyết định các phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất khi có vấn đề vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình hợp nhất các đơn vị. 3. Về sắp xếp hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội 3.1. Phương án sắp xếp Tạm thời giữ nguyên mô hình tổ chức hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội như hiện nay (gồm Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội; 27 Chi nhánh tại 27 quận, huyện, thị xã; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm - Đống Đa) đến thời điểm Hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong thời gian Hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố chưa được đưa vào vận hành, sử dụng, Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đề xuất, báo cáo UBND Thành phố sớm sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017[1] và Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/20172 của UBND thành phố Hà Nội, theo hướng ủy quyền triệt để cho Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm - Đống Đa thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: (1) Sở Tài nguyên & Môi trường ủy quyền cho Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thực hiện 07 Thủ tục hành chính áp dụng đối với tổ chức. (2) Sở Tài nguyên & Môi trường ủy quyền cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thực hiện 13 Thủ tục hành chính áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân. 3.2. Tổ chức thực hiện Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: a) Tham mưu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, đưa vào vận hành sử dụng Hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố. Hoàn thành trong Quý IV/2022. - Báo cáo UBND Thành phố phê duyệt giá dịch vụ thu phí cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của người dân. - Triển khai hệ thống Phần mềm hệ thống thông tin đất đai (Land Information System) đồng bộ 3 cấp thành phố, quận - huyện, phường - xã. b) Nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 và Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017, để tăng cường ủy quyền triệt để cho Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. Hoàn thành trong Quý II/2022. c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Đề án báo cáo UBND Thành phố tổ chức lại các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội các quận, huyện, thị xã thành Chi nhánh khu vực, sau khi Hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố đua vào sử dụng. 4. Về sắp xếp các chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở Nông nghiệp và PTNT 4.1. Phương án sắp xếp (1) Đối với các Chi cục: Tổ chức lại từ 08 chi cục thành 07 chi cục trên cơ sở hợp nhất Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phòng, chống thiên tai. Hoàn thành trong Quý I/2022. (2) Đối với các Đơn vị sự nghiệp: tổ chức lại 08 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thành 06 đơn vị trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Phát triển nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông; hợp nhất Ban Quản lý và dịch vụ thủy lợi và Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hoàn thành trong Quý I/2022. (3) Thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện trong 03 năm (2022-2024) trên cơ sở hợp nhất 03 mô hình: các Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm khuyến nông thuộc Trung tâm Khuyến nông. Hoàn thành trong Quý I/2022. 4.2. Tổ chức thực hiện 4.2.1. Giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a) Xây dựng Tờ trình, đề án hợp nhất Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phòng, chống thiên tai, hoàn thành trước ngày 28/02/2022. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức các chi cục. Hoàn thành trong Quý I/2022. b) Xây dựng Tờ trình, đề án hợp nhất Ban Quản lý và dịch vụ thủy lợi và Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và PTNT, hoàn thành trước ngày 28/02/2022. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Hoàn thành trong Quý I/2022. c) Phối hợp với Sở Nội vụ và UBND cấp huyện tham gia xây dựng đề án thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện, hoàn thành trước ngày 10/3/2022 và trình UBND Thành phố phê duyệt Đề án trong tháng 4/2022. d) Xây dựng Tờ trình, đề án tổ chức lại Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hoàn thành trong tháng 4/2022 (sau khi UBND Thành phố phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện). Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Hoàn thành trong tháng 5/2022. e) Xây dựng Tờ trình, đề án hợp nhất Trung tâm Phát triển nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông, hoàn thành trong tháng 4/2022 (sau khi UBND Thành phố phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện). Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Hoàn thành trong tháng 5/2022. f) Phối hợp UBND quận, huyện, thị xã xây dựng quy chế phối hợp, đánh giá kết quả thực hiện thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp sau thời gian thí điểm. 4.2.2. Giám đốc sở Nội vụ a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phòng, chống thiên tai và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Hoàn thành trong Quý I/2022. b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý và dịch vụ thủy lợi và Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và PTNT và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Hoàn thành trong Quý I/2022. c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện, thị xã xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện, hoàn thành trước ngày 10/3/2022. Tham mưu UBND Thành phố phê duyệt Đề án và ban hành Quyết định thí điểm thành lập Trung tâm trong 03 năm (2022-2024). Hoàn thành trong tháng 4/2022. d) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định tổ chức lại Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sau khi UBND Thành phố phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện). Hoàn thành trong tháng 5/2022. e) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND Thành phố ban hành quyết định tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Phát triển nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông (sau khi UBND Thành phố phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện) và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Hoàn thành trong tháng 5/2022. f) Rà soát, cân đối bố trí biên chế công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP giữa các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện. Hoàn thành trong Quý II/2022. 4.2.3. Giám đốc Sở Tài chính Hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của các đơn vị sắp xếp theo quy định. Tham mưu UBND Thành phố quyết định các phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất khi có vấn đề vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình sắp xếp các đơn vị. 4.2.4. Chủ tịch UBND huyện, thị xã a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Nội vụ tham gia xây dựng đề án thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện. Hoàn thành trong Quý I/2022. b) Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp theo Quyết định của UBND Thành phố. c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy chế phối hợp, đánh giá kết quả thực hiện thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp sau thời gian thí điểm. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất, gửi Sở Nội vụ để tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Thường trực Thành ủy (để b/c); - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND TP; - Ban Tổ chức Thành ủy; - Các Sở, ban, ngành Thành phố; - UBND quận, huyện, thị xã; - Các Ban Quản lý dự án thuộc UBND TP; - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao HN và Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường HN; - VP UBNDTP: CVP, các PCVP; NC, TH; - Lưu: VT, SNV. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Chu Ngọc Anh [1] Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 ban hành Quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội 2 Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "11/02/2022", "sign_number": "44/KH-UBND", "signer": "Chu Ngọc Anh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-04-2011-TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC-huong-dan-thuc-hien-che-do-huu-127280.aspx
Thông tư liên tịch 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ hưu
BỘ CÔNG AN - BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2011 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 TRỞ VỀ TRƯỚC CÓ 20 NĂM TRỞ LÊN CÔNG TÁC TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐÃ XUẤT NGŨ, THÔI VIỆC VỀ ĐỊA PHƯƠNG Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ; Thi hành Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ; Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân đã xuất ngũ, thôi việc về địa phương trước ngày 01 tháng 4 năm 2000. Điều 2. Đối tượng áp dụng Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có 20 năm trở lên công tác trong Công an nhân dân, gồm cả thời gian phục vụ trong Quân đội nhân dân sau đó chuyển sang Công an nhân dân, hiện không thuộc diện đang được hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng, thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Đã xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000. 2. Thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang điều trị tại các Trung tâm Điều dưỡng thương binh hoặc từ Trung tâm Điều dưỡng thương binh đã về gia đình trước ngày 01 tháng 4 năm 2000. 3. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân, viên chức công an rồi thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đã có quyết định chuyển ngành trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 nhưng không thực hiện được, hoặc đã về địa phương mà chưa được giải quyết chế độ thôi việc, xuất ngũ. 4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xuất ngũ, thôi việc đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế sau khi về nước đã xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000. Điều 3. Đối tượng không áp dụng Đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này không được hưởng chế độ quy định tại Nghị định số 11/2011/NĐ-CP , thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi. 2. Vi phạm pháp luật đang chấp hành án tù chung thân; đang thi hành án tù giam; bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích. 3. Xuất cảnh trái phép hoặc đang bị tòa án tuyên bố là mất tích. Điều 4. Thời gian công tác làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí 1. Là tổng thời gian công tác thực tế trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân (nếu có), có đóng bảo hiểm xã hội hoặc được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tính đến thời điểm xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, hoặc chuyển sang Trung tâm Điều dưỡng thương binh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và được xác định trong hồ sơ cán bộ, hồ sơ xuất ngũ, thôi việc, hoặc hồ sơ thương binh. Thời gian công tác trong Công an nhân dân (hoặc Quân đội nhân dân) nếu có đứt quãng thì được cộng dồn. Trường hợp chuyển ngành rồi thôi việc; hoặc đã xuất ngũ, thôi việc sau đó lại tiếp tục vào công tác ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài Công an nhân dân (hoặc Quân đội nhân dân) rồi thôi việc, hoặc đã xuất ngũ, thôi việc đi lao động hợp tác quốc tế, hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế về nước sau đó xuất ngũ, thôi việc thì thời gian công tác ngoài Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, thời gian đi lao động hợp tác quốc tế không được tính hưởng chế độ hưu trí. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1948, nhập ngũ vào Quân đội nhân dân tháng 02 năm 1968, đến tháng 5 năm 1975 chuyển sang Công an nhân dân, đến tháng 10 năm 1991 xuất ngũ. Theo quy định, thời gian công tác trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí của ông A là 23 năm 09 tháng (Bao gồm thời gian công tác trong Quân đội nhân dân từ tháng 02 năm 1968 đến tháng 4 năm 1975 và thời gian công tác trong Công an nhân dân từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 10 năm 1991). Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1950, vào Công an nhân dân tháng 3 năm 1967, đến tháng 8 năm 1987 ông B được giải quyết chế độ thôi việc và đi hợp tác lao động quốc tế tại Liên Xô (cũ), năm 1991 về nước. Theo quy định, thời gian công tác trong Công an nhân dân làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí của ông B là 20 năm 06 tháng (từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 8 năm 1987). Ví dụ 3: Bà Hoàng Thị C, sinh năm 1949, vào Công an nhân dân tháng 3 năm 1968, tháng 4 năm 1976 bà C được chuyển sang làm Công an nhân dân, đến tháng 3 năm 1989 thôi việc. Theo quy định, thời gian công tác trong Công an nhân dân làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí của bà C là 21 năm 01 tháng (từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 3 năm 1989). 2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí nếu có tháng lẻ thì dưới 03 tháng không tính, có từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính bằng một nửa (1/2) mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội, có từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính bằng mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội. Chương 2. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH Điều 5. Lương hưu hàng tháng 1. Mức lương hưu hàng tháng được tính theo số năm thực tế công tác được tính hưởng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau: Đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; sau đó, cứ thêm một năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ 4: Ông Trần Văn T, sinh năm 1948, vào Công an nhân dân tháng 5 năm 1965, thôi việc tháng 8 năm 1988 với lương cấp bậc hàm Đại úy, có 23 năm 04 tháng công tác trong Công an nhân dân; nay được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, cách tính tỷ lệ % lương hưu của ông T như sau: - Đủ 15 năm = 45% - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 23 (8 năm): 2% x 8 (năm) = 16% - Có 4 tháng lẻ được tính thêm: 2% x 0,5 = 1% Tỷ lệ % lương hưu của ông T là: 45% + 16% + 1% = 62%. Ví dụ 5: Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1950, tháng 3 năm 1967 nhập ngũ vào Quân đội nhân dân, tháng 6 năm 1975 chuyển sang Công an nhân dân, tháng 3 năm 1987 thôi việc với lương cấp bậc hàm Thượng úy, có 20 năm 01 tháng công tác trong quân đội và công an; nay được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, cách tính tỷ lệ % lương hưu của bà N như sau: - Đủ 15 năm = 45% - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 (5 năm): 3% x 5 (năm) = 15% - Có 01 tháng lẻ: không được tính Tỷ lệ % lương hưu của bà N là: 45% + 15% = 60%. 2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu là mức bình quân tiền lương (lương cấp bậc hàm, ngạch, bậc và phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ (nếu có)) trong 05 năm cuối (60 tháng) trước khi xuất ngũ, thôi việc hoặc trước khi chuyển sang Trung tâm Điều dưỡng thương binh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (trong đó hệ số lương và phụ cấp được chuyển đổi thành hệ số lương, phụ cấp tương ứng quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang (mức lương cấp bậc hàm chuẩn úy tính bằng hệ số 3,0)). Tiền lương tối thiểu để làm cơ sở tính lương hưu là mức 290.000 đồng/tháng. Ví dụ 6: Trường hợp ông Trần Văn T ở ví dụ 4, có diễn biến tiền lương 5 năm cuối trước khi thôi việc như sau: - Từ tháng 9 năm 1983 đến tháng 6 năm 1986 (34 tháng), lương cấp bậc hàm Thượng úy (hệ số 3,80), phụ cấp thâm niên nghề 21%. - Từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 8 năm 1988 (26 tháng), lương cấp bậc hàm Đại úy (hệ số 4,15), phụ cấp thâm niên nghề 23%. Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu: - 3,80 x 290.000 đồng x 1,21 x 34 tháng = 45.336.280 đồng. - 4,15 x 290.000 đồng x 1,23 x 26 tháng = 38.487.930 đồng. (45.336.280 đồng + 38.487.930 đồng) : 60 tháng = 1.397.070 đồng Lương hưu hàng tháng của ông T được tính theo thời điểm trước tháng 10 năm 2004 là: 1.397.070 đồng x 62% = 866.183 đồng. a) Trường hợp có thời gian hưởng lương hưu chưa đủ 5 năm (60 tháng) thì tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu là mức bình quân tiền lương của các tháng được hưởng lương theo cấp bậc hàm, ngạch, bậc. b) Trường hợp hồ sơ chỉ xác định được mức tiền lương cuối cùng trước khi xuất ngũ, thôi việc thì áp dụng thời hạn thăng cấp, nâng lương quy định tại Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam và Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1991 để xác định diễn biến tiền lương 5 năm cuối làm căn cứ tính lương hưu. c) Đối với các trường hợp chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân sau đó thôi việc thì việc tính lương hưu được thực hiện như sau: Được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (tính đến thời điểm thôi việc), cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề đã được hưởng tại tháng liền kề trước khi chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân (được chuyển đổi theo hệ số lương, phụ cấp tương ứng quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ; tiền lương tối thiểu làm cơ sở tính lương hưu là mức 290.000 đồng/tháng) làm cơ sở tính lương hưu. Trường hợp mức lương hưu được tính như trên mà thấp hơn mức lương hưu tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân (được chuyển đổi theo hệ số lương, phụ cấp tương ứng quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ; tiền lương tối thiểu làm cơ sở tính lương hưu là mức 290.000 đồng/tháng) để tính lương hưu. 3. Đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này được hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, lương hưu hàng tháng được áp dụng điều chỉnh tăng theo quy định của Chính phủ đối với người hưởng lương hưu trước tháng 10 năm 2004. Cụ thể là: a) Tăng 10% lương hưu tính theo thời điểm trước tháng 10 năm 2004 theo quy định tại Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004. b) Tăng 8% lương hưu tính theo điểm a khoản này theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005. c) Tăng 20,7% lương hưu tính theo điểm b khoản này theo quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005. d) Tăng 8% lương hưu tính theo điểm c khoản này theo quy định tại Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006. đ) Tăng 28,6% lương hưu tính theo điểm d khoản này theo quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006. e) Tăng 20% lương hưu tính theo điểm đ khoản này theo quy định tại Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2007. f) Tăng 15% lương hưu tính theo điểm e khoản này theo quy định tại Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2008. g) Tăng 5% lương hưu tính theo điểm f khoản này theo quy định tại Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009. h) Tăng 12,3% lương hưu tính theo điểm g khoản này theo quy định tại Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010. i) Từ ngày 01 tháng 5 năm 2011, tăng 13,7% lương hưu tính theo điểm h khoản này theo quy định tại Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011. Khi Chính phủ tiếp tục điều chỉnh lương hưu thì lương hưu của các đối tượng cũng được điều chỉnh tương ứng. Ví dụ 7: Trường hợp ông Trần Văn T ở ví dụ 4 (lương hưu hàng tháng được tính tại ví dụ 6), được điều chỉnh lương hưu hàng tháng như sau: - Tăng 10% theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP là: 866.183 đồng x 1,10 = 952.801 đồng - Tăng 8% theo Nghị định số 117/2005/NĐ-CP là: 952.801 đồng x 1,08 = 1.029.025 đồng - Tăng 20,7% theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP là: 1.029.025 đồng x 1,207 = 1.242.033 đồng - Tăng 8% theo Nghị định số 93/2006/NĐ-CP là: 1.242.033 đồng x 1,08 = 1.341.396 đồng - Tăng 28,6% theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP là: 1.341.396 đồng x 1,286 = 1.725.035 đồng. - Tăng 20% theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP là: 1.725.035 đồng x 1,20 = 2.070.042 đồng - Tăng 15% theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP là: 2.070.042 đồng x 1,15 = 2.380.548 đồng - Tăng 5% theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP là: 2.380.548 đồng x 1,05 = 2.499.575 đồng - Tăng 12,3% theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP là: 2.499.575 đồng x 1,123 = 2.807.023 đồng Lương hưu của ông T được hưởng từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến hết tháng 4 năm 2011 là 2.807.023 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 lương hưu của ông T được điều chỉnh tăng 13,7% theo Nghị định số 23/2011/NĐ-CP là: 2.807.023 đồng x 1,137 = 3.191.585 đồng/tháng. 4. Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này nhưng hưởng sinh hoạt phí thì mức lương hưu hàng tháng được hưởng bằng mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ cho từng thời kỳ. Điều 6. Chế độ bảo hiểm y tế, tử tuất, trợ cấp khu vực một lần 1. Đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng và thân nhân được nhận trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. 2. Đối tượng quy định tại Khoản 1, 3 và 4 Điều 2 Thông tư này từ trần trước ngày 01 tháng 4 năm 2011 thì một trong các thân nhân của đối tượng (vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp) được đại diện nhận chế độ một lần bằng 3.600.000 đồng (ba triệu sáu trăm nghìn đồng). 3. Đối tượng quy định tại Khoản 1, 3 và 4 Điều 2 Thông tư này từ trần sau ngày 01 tháng 4 năm 2011 nhưng chưa được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì thân nhân của đối tượng được truy lĩnh tiền lương hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến tháng đối tượng từ trần và được hưởng các chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này nếu quá trình công tác có đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực, hoặc được coi là đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực thì đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với trường hợp đã từ trần) được hưởng trợ cấp khu vực một lần theo quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Chương 3. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO Điều 7. Hồ sơ xét hưởng chế độ 1. Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ hưu trí hàng tháng bao gồm: a) Bản khai cá nhân của đối tượng (05 bản) theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Một hoặc một số giấy tờ gốc, hoặc được coi là giấy tờ gốc, hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao có xác nhận của Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) làm căn cứ xét duyệt phải đủ yếu tố xác định được thời gian công tác thực tế trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân (tháng, năm vào Công an hoặc nhập ngũ, xuất ngũ, thôi việc, đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành, chuyển sang công nhân, viên chức công an) và diễn biến tiền lương của 05 năm cuối trước khi xuất ngũ, thôi việc sau đây: - Lý lịch cán bộ, hoặc lý lịch quân nhân, hoặc lý lịch Đảng viên, hoặc sổ bảo hiểm xã hội; - Quyết định thôi việc, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân; bản khai quá trình đóng bảo hiểm xã hội hoặc quyết định giải quyết chế độ xuất ngũ, thôi việc; - Các giấy tờ liên quan khác có thể chứng minh được quá trình công tác trong Công an nhân dân và diễn biến tiền lương như: quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương; giấy chiêu sinh vào học tại các trường Công an nhân dân; danh sách cán bộ; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật, giấy chứng nhận thương binh (đối với đối tượng là thương binh) … - Trường hợp không còn giấy tờ để xác định được thời gian công tác trong Công an nhân dân, hoặc Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của đơn vị công tác (cấp Vụ, Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương) trước khi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thôi việc, xuất ngũ, hoặc đi lao động hợp tác quốc tế (trường hợp đơn vị công tác của cán bộ, chiến sĩ đã giải thể hoặc tách ra thành nhiều đơn vị thì đơn vị quản lý cấp trên theo thẩm quyền quản lý hồ sơ xác nhận); - Huân, Huy chương kháng chiến (hoặc giải phóng) và các hình thức khen thưởng khác; c) Văn bản đề nghị xét hưởng chế độ (kèm danh sách) của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư này. 2. Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ 1 lần bao gồm: a) Bản khai thân nhân (03 bản) theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này. c) Giấy chứng tử hoặc báo tử. d) Văn bản đề nghị xét hưởng chế độ (kèm danh sách) của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư này. 3. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng chuyển Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú để quản lý và chi trả lương hưu gồm: a) Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân theo mẫu số 03 kèm theo Thông tư này; b) Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân theo mẫu số 04 kèm theo Thông tư này; c) Bản ghi quá trình công tác được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. d) Bản khai cá nhân theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này. 4. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng chuyển Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý, lưu trữ gồm các giấy tờ quy định tại Điểm b, c và d Khoản 3 nêu trên. Điều 8. Trình tự và trách nhiệm thực hiện 1. Đối tượng hoặc thân nhân đối tượng lập bản khai theo mẫu và nộp các giấy tờ quy định tại điểm a, b Khoản 1 hoặc điểm a, b, c Khoản 2 Điều 7 Thông tư này cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. 2. Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh a) Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng có hộ khẩu thường trú trên địa bàn; b) Tổ chức thẩm tra, xác minh, lập danh sách, gửi hồ sơ, báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Tiếp nhận hồ sơ do Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chuyển đến; b) Tổ chức thẩm tra, xác minh, xét duyệt và lập hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 7 Thông tư này gửi về Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). c) Tiếp nhận hồ sơ do Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã giải quyết chuyển về; tổ chức trao giấy chứng nhận hưu trí cho các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; chi trả trợ cấp một lần; truy trả lương hưu (bao gồm cả trợ cấp khu vực nếu có) cho thân nhân đối tượng đã từ trần theo quyết định của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân và thanh quyết toán với Cục Tài chính, Bộ Công an theo quy định. d) Chuyển 01 bộ hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này để Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và chi trả lương hưu cho đối tượng. 4. Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân a) Tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chế độ. b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp một lần; cấp số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí; cấp giấy chứng nhận hưu trí; cấp giấy giới thiệu hưởng chế độ hưu trí; ra quyết định truy trả lương lưu, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tử tuất một lần (hoặc hàng tháng) đối với các đối tượng đã từ trần theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này; lưu trữ 01 bộ hồ sơ và chuyển hồ sơ đã giải quyết về Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định. c) Chuyển 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư này đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý và lưu trữ. d) Tổng hợp đề nghị của Công an các địa phương gửi Cục Tài chính, Bộ Công an để làm căn cứ lập dự toán kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần và truy trả lương hưu theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 6 Thông tư này. Điều 9. Kinh phí đảm bảo 1. Kinh phí lập, xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Thông tư này là 20.000 đồng/1 hồ sơ (hai mươi ngàn đồng/một hồ sơ) và kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần (bao gồm cả kinh phí truy trả lương hưu, mai táng phí, trợ cấp tử tuất một lần, trợ cấp khu vực một lần) do ngân sách nhà nước đảm bảo và được Bộ Tài chính cấp qua Bộ Công an. 2. Kinh phí chi trả lương hưu hàng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo và bố trí trong dự toán cho ngân sách hàng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành 1. Bộ Công an Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện, cụ thể như sau: a) Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Tuyên truyền, phổ biến chính sách; hướng dẫn, kiểm tra và chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006; Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ và Thông tư này. Chủ trì phối hợp với các cơ quan trong và ngoài Công an nhân dân theo dõi, kiểm tra, đề xuất giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. b) Cục Tài chính Lập dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này để Bộ Công an gửi Bộ Tài chính duyệt, cấp kinh phí. Tổ chức cấp kinh phí cho Công an các đơn vị, địa phương và thanh quyết toán theo quy định. c) Công an các đơn vị, địa phương Tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Phối hợp, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan hoặc xác nhận thời gian công tác của đối tượng đã công tác tại đơn vị, khi có yêu cầu của Công an địa phương nơi đối tượng hoặc thân nhân đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú để làm căn cứ giải quyết chế độ. 2. Bộ Tài chính Đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006; Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ và Thông tư này. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội a) Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này. b) Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu hàng tháng theo quy định của Chính phủ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Thông tư này. c) Chỉ đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận khoản trợ cấp hàng tháng của đối tượng nộp trả theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 Thông tư này. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam a) Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ hưu trí do Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân chuyển đến; thực hiện quản lý, chỉ trả lương hưu hàng tháng và các chế độ khác đối với người hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Thông tư này. b) Tiếp nhận hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng do Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân chuyển đến và lưu trữ theo quy định. Điều 11. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. 2. Khi hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, đối tượng không phải nộp lại số tiền trợ cấp xuất ngũ, thôi việc đã nhận. Đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đồng thời là thương binh vẫn được hưởng các chế độ quyền lợi đối với thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành. 3. Đối với các đối tượng đã được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 159/2006/NĐ-CP mà nay thuộc đối tượng bổ sung theo quy định tại Nghị định số 11/2011/NĐ-CP , nếu có thời gian tính hưởng hưu trí tăng lên thì lương hưu được điều chỉnh tương ứng với thời gian công tác thực tế và tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu mới (nếu có thay đổi) theo quy định kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. 4. Đối với các đối tượng đã được giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008, hoặc Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010, hoặc Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, nếu nay đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 11/2011/NĐ-CP thì được chuyển sang thực hiện chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này đồng thời dừng hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Khi hưởng chế độ hưu trí hàng tháng các đối tượng trên phải nộp lại số tiền trợ cấp đã nhận cho đơn vị đã chi trả chế độ trợ cấp một lần hoặc nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi trả trợ cấp hàng tháng (đối với đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng) để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. 5. Đối tượng vừa có thời gian công tác trong Công an nhân dân vừa có thời gian công tác trong Quân đội nhân dân nếu thuộc biên chế Công an nhân dân trước khi xuất ngũ, thôi việc lần cuối thì do Bộ Công an giải quyết chế độ hưu trí hoặc trợ cấp 1 lần theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này. 6. Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này, bị kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân, hoặc bị kết án tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã chấp hành xong án phạt tù, chuyển về địa phương nhưng chưa được giải quyết chế độ, chính sách, Bộ Công an cân nhắc mức độ sai phạm và quá trình cống hiến đối với từng trường hợp cụ thể xem xét vận dụng giải quyết chế độ hưu trí sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về liên Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an) để xem xét, giải quyết, hướng dẫn bổ sung kịp thời. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Công Nghiệp KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Phạm Minh Huân KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG TRUNG TƯỚNG Đặng Văn Hiếu Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Website Chính phủ; - Bộ Công an: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các Tổng cục, Vụ, Cục … trực thuộc Bộ; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở LĐ-TB và XH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu: Bộ Công an (V11, V19, X33). Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Tài chính. Mẫu số 01 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BẢN KHAI CÁ NHÂN Đề nghị hưởng chế độ hưu trí theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ Họ và tên: ………………………………….. Giới tính: ................................................................. Sinh ngày …../…../………; Số CMND: ……………… cấp ngày: …../……./................................. Quê quán: ............................................................................................................................ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................................................................... ............................................................................................................................................. Vào Công an nhân dân (hoặc Quân đội nhân dân) ngày: ……./…../.......................................... Xuất ngũ, thôi việc ngày: ……./………/…………… Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc: ................................................................... ............................................................................................................................................. Chế độ đã được hưởng (1): .................................................................................................. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Từ tháng năm Đến tháng năm Cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác Thời gian Lương cấp bậc hàm, ngạch, bậc Phụ cấp thâm niên nghề Phụ cấp chức vụ Năm Tháng Tổng thời gian thực tế trong CAND, QĐNĐ: ……….. năm …….. tháng Kèm theo các giấy tờ sau (2): ................................................................................................ Tôi xin cam đoan nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị các cấp giải quyết cho tôi được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ. Xác nhận của UBND xã (phường) Ông (bà): …………….. có hộ khẩu thường trú tại …………………………………………….. ………………………………………………….. TM. UBND XÃ (phường) Chủ tịch (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) …., ngày … tháng … năm …….. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Ghi chú: (1) Ghi rõ đã được hưởng chế độ: Xuất ngũ, thôi việc, thương binh, bệnh binh, MSLĐ, hưu trí … (2) Ghi rõ các tài liệu kèm theo (nếu có): Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, quyết định tuyển dụng, quyết định thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định điều động, quyết định xuất ngũ, thôi việc … Mẫu số 02 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC BỘ CÔNG AN CÔNG AN TỈNH (TP) ……. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/…………….. V/v đề nghị giải quyết chế độ hưu trí theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP …………., ngày ….. tháng ….. năm ….. Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 18/7/2011 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên công tác trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, thôi việc về địa phương. Căn cứ vào hồ sơ của đối tượng, Công an tỉnh (thành phố) ……………….. đã tổ chức xét duyệt và đề nghị Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân giải quyết chế độ hưu trí (hoặc một lần) đối với ……………….. đối tượng (có danh sách và hồ sơ kèm theo). Nơi nhận: - Như trên; - ………… GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu số 02-A Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC BỘ CÔNG AN CÔNG AN TỈNH (THÀNH PHỐ) ……. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …………., ngày ….. tháng ….. năm ….. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ HÀNG THÁNG (theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ) STT Họ và tên Năm sinh Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Cấp bậc, chức vụ khi xuất ngũ, thôi việc Đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc Thời gian công tác được tính hưởng chế độ Ghi chú Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Nơi nhận: - Bảo hiểm xã hội CAND; - Lưu:………… GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu số 02-B Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC BỘ CÔNG AN CÔNG AN TỈNH (THÀNH PHỐ) ……. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …………., ngày ….. tháng ….. năm ….. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN (theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ) STT Họ và tên đối tượng Năm sinh Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Cấp bậc, chức vụ khi xuất ngũ, thôi việc Đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc Thời gian công tác được tính hưởng chế độ Ngày, tháng, năm từ trần Họ và tên người đại diện nhận trợ cấp Ghi chú Nam Nữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Nơi nhận: - Bảo hiểm xã hội CAND; - Lưu:………… GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC BỘ CÔNG AN BẢO HIỂM XÃ HỘI CAND ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /GT-BH Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ….. GIẤY GIỚI THIỆU CHI TRẢ LƯƠNG HƯU Theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố) ……………….. BẢO HIỂM XÃ HỘI CÔNG AN NHÂN DÂN GIỚI THIỆU Ông (bà) …………………………….. Sinh ngày: ……./………./…………………. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................................................................... Được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 Số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí: ............................................................................................ Lương hưu hàng tháng: ……………………………… đồng (Bằng chữ: .......................................................................................................................... ) Nơi nhận lương hưu: ............................................................................................................. Đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố) ………………………………….. tiếp nhận, quản lý hồ sơ và chi trả lương hưu đối với ông (bà) …………………………………. từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 theo quy định. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng kèm theo gồm: - Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân; - Bản ghi Quá trình công tác được tính hưởng chế độ hưu trí; - Bản khai quá trình công tác của đối tượng GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu số 04 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC BỘ CÔNG AN BẢO HIỂM XÃ HỘI CAND ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BH Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ….. Số hồ sơ......... QUYẾT ĐỊNH Về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI CÔNG AN NHÂN DÂN Căn cứ Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 18/7/2011 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên công tác trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, thôi việc về địa phương; Theo đề nghị của Công an tỉnh (thành phố) ………………… tại công văn số …../……. ngày …/…/……….. và hồ sơ của ông (bà) .............................................................................................................................. , QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ông (bà) ................................................................... Sinh ngày: ………/……../……… Quê quán: ............................................................................................................................ Ngày vào Công an nhân dân (Quân đội nhân dân): …../………/…….......................................... Ngày xuất ngũ, thôi việc: ……../……../…………… Cấp bậc, chức vụ khi xuất ngũ, thôi việc: ............................................................................... Đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc ................................................................................................ Tổng thời gian công tác được tính hưởng BHXH: ……….. năm ……………. tháng Thời gian công tác ở nơi có phụ cấp khu vực: ……………. năm …………… tháng (1) Mức lương bình quân tiền lương để tính lương hưu: ……………..................................... đồng Tỷ lệ % để tính lương hưu: ………..%. Được hưởng trợ cấp khu vực một lần bằng: …………………. đồng (2) Nơi nhận: ………………………………………………………………… (3) Được hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 Mức lương hưu hàng tháng: ………………………………. đồng (Bằng chữ …………………………………………………………) Nơi nhận lương hưu: ............................................................................................................. Điều 2. Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh (thành phố) ……………………………………………….. và ông (bà) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - BHXH Việt Nam; - BHXH tỉnh (TP) ………; - Lưu: BHXH CAND. GIÁM ĐỐC (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Nếu đối tượng có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực thì thể hiện các nội dung (1), (2) và (3) trong Quyết định, nếu không có thì không ghi. Mẫu số 05 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC BỘ CÔNG AN BẢO HIỂM XÃ HỘI CAND ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ….. BẢN GHI QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Để giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ Họ và tên: .............................................................................................. Giới tính …………… Sinh ngày …../…../……….; Số CMND: ……………………….. cấp ngày: ……../………/………….. Quê quán: ............................................................................................................................ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................................................................... ............................................................................................................................................. Vào Công an nhân dân (hoặc Quân đội nhân dân) ngày: ............/……/…… Xuất ngũ, thôi việc ngày: ……../……../………….. Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc: ................................................................... ............................................................................................................................................. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Từ tháng năm Đến tháng năm Cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác Thời gian Lương cấp bậc hàm, ngạch, bậc Phụ cấp thâm niên nghề Phụ cấp chức vụ Phụ cấp khu vực Năm Tháng I. Lương tháng làm căn cứ để tính lương hưu 1. Diễn biến lương của 60 tháng cuối trước khi thôi việc, xuất ngũ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Tổng lương 60 tháng cuối trước khi thôi việc, xuất ngũ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Mức lương bình quân tháng làm căn cứ để tính hưởng lương hưu: …………………… đồng : 60 tháng = …………… đồng II. Tỷ lệ phần trăm để tính lương hưu: ……………. % III. Lương hưu hàng tháng tính theo thời điểm trước tháng 10/2004 …………………… đồng x ….. % = …………. đồng IV. Quá trình điều chỉnh lương hưu - Theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,10 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 117/2005/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,08 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,207 = ..…………… đồng - Theo Nghị định số 93/2006/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,08 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,286 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,20 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,15 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,05 = ……………… đồng - Theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP: ………….. đồng x 1,123 = ……………… đồng V. Lương hưu từ tháng 5/2010: …………………….. đồng VI. Lương hưu từ tháng 5/2011: ……………………. đồng x 1,137 = ……………. đồng VII. Trợ cấp khu vực một lần (nếu có): …………….. đồng CÁN BỘ XÉT DUYỆT (Ký, ghi rõ họ tên) TUQ. GIÁM ĐỐC BHXH CAND TRƯỞNG PHÒNG BHXH CAND (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu số 06 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BẢN KHAI THÂN NHÂN Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ (đối với đối tượng đã từ trần) 1. Phần khai về thân nhân của đối tượng Họ và tên: ............................................................................................................................ Sinh ngày …../…../……….; Số CMND: ……………………….. cấp ngày: ……../………/………….. Quê quán: ............................................................................................................................ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................................................................... ............................................................................................................................................. Quan hệ với đối tượng: ......................................................................................................... 2. Phần khai về đối tượng Họ và tên: ............................................................................................................................ Sinh ngày …../…../…………………. Vào Công an nhân dân (hoặc Quân đội nhân dân) ngày: ………/……/…… Xuất ngũ, thôi việc ngày: ……../……../………….. Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi xuất ngũ, thôi việc: ................................................................... ............................................................................................................................................. Chế độ đã được hưởng (1): .................................................................................................. Từ trần ngày: ……/………/………………… QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Từ tháng, năm Đến tháng, năm Cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác Thời gian Năm Tháng Tổng thời gian công tác thực tế trong CAND, QĐND:……….. năm ………. tháng Kèm theo các giấy tờ sau (2): ................................................................................................ Tôi xin cam đoan nội dung khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. …., ngày … tháng … năm …….. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Ý KIẾN ỦY QUYỀN VÀ CHỮ KÝ CỦA CÁC THÂN NHÂN CÒN LẠI XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) (Ký, ghi rõ chức danh, họ tên và đóng dấu) Ghi chú: (1) Ghi rõ đã được hưởng chế độ: Xuất ngũ, thôi việc, thương binh, bệnh binh, MSLĐ, hưu trí … (2) Ghi rõ các tài liệu kèm theo (nếu có): Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, quyết định tuyển dụng, quyết định thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định điều động, quyết định xuất ngũ, thôi việc, giấy chứng tử, hoặc giấy báo tử …
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "18/07/2011", "sign_number": "04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC", "signer": "Nguyễn Công Nghiệp, Phạm Minh Huân, Đặng Văn Hiếu", "type": "Thông tư liên tịch" }