source
stringlengths 70
218
| subject
stringlengths 18
159
| text
stringlengths 329
1.06M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-23-2014-TT-BLDTBXH-huong-dan-03-2014-ND-CP-huong-dan-Bo-luat-lao-dong-ve-viec-lam-249318.aspx | Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/2014/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2014/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm (sau đây gọi chung là Nghị định số 03/2014/NĐ-CP).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động theo quy định tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP .
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.
Chương II
CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM
Điều 3. Số người lao động có việc làm tăng thêm
1. Số người lao động có việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP là số người chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo trước.
2. Số người lao động có việc làm tăng thêm được chia theo khu vực thành thị, nông thôn; nhóm ngành kinh tế; giới tính.
3. Số người lao động có việc làm tăng thêm được tổng hợp từ thông tin về việc làm của người lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật về thông tin thị trường lao động.
Điều 4. Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 11 theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 12 theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12 theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
TUYỂN, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Điều 5. Thủ tục, trình tự tuyển lao động
1. Việc thông báo công khai quy định tại các Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau đây:
a) Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người lao động có nhu cầu trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển lao động.
Điều 6. Báo cáo sử dụng lao động
1. Việc khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về việc khai trình sử dụng lao động, tình hình thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 hàng năm theo các mẫu số 06, 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về việc khai trình sử dụng lao động, tình hình thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hằng năm theo các mẫu số 06, 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
a) Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
c) Bậc trình độ kỹ năng nghề;
d) Vị trí việc làm;
đ) Loại hợp đồng lao động;
e) Thời điểm bắt đầu làm việc;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
h) Tiền lương;
i) Nâng bậc, nâng lương;
k) Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
l) Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
m) Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
n) Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
o) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
p) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
q) Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/1998/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 4 năm 1998 về việc hướng dẫn về khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; Thông tư số 29/1999/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 06 tháng 12 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, báo cáo sử dụng lao động trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp trong quân đội và Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về tuyển lao động.
3. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Lưu: VT, CVL (30 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hòa
Mẫu số 01: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ PHƯỜNG/THỊ TRẤN …………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………./BC-UBND
……, ngày … tháng … năm …..
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM
Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện/thị xã/thành phố....
Đơn vị: người
Stt
Tổ dân phố/thôn/ bản/ấp
Số người lao động có việc làm kỳ trước
Số người lao động có việc làm kỳ báo cáo
Số người lao động có việc làm tăng thêm
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)
(24)
(25)
(26)
1
2
3
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ghi chú: (19) = (11) - (3), (20) = (12) - (4), (21) = (13) - (5), (22) = (14) - (6), 23 = (15) - (7), (24) = (16) - (8), (25) = (17) - (9), (26) = (18) - (10)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Mẫu số 01: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ, THÀNH PHỐ …………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………./BC-UBND
……, ngày … tháng … năm …..
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố....
Đơn vị: người
Stt
Xã/ phường/ thị trấn
Số người lao động có việc làm kỳ trước
Số người lao động có việc làm kỳ báo cáo
Số người lao động có việc làm tăng thêm
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)
(24)
(25)
(26)
1
2
3
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ghi chú: (19) = (11) - (3), (20) = (12) - (4), (21) = (13) - (5), (22) = (14) - (6), 23 = (15) - (7), (24) = (16) - (8), (25) = (17) - (9), (26) = (18) - (10)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Mẫu số 03: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ …………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………./BC-UBND
……, ngày … tháng … năm …..
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Đơn vị: người
Stt
Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố
Số người lao động có việc làm kỳ trước
Số người lao động có việc làm kỳ báo cáo
Số người lao động có việc làm tăng thêm
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Tổng số
Giới tính
Khu vực
Nhóm ngành kinh tế
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)
(24)
(25)
(26)
1
2
3
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ghi chú: (19) = (11) - (3), (20) = (12) - (4), (21) = (13) - (5), (22) = (14) - (6), 23 = (15) - (7), (24) = (16) - (8), (25) = (17) - (9), (26) = (18) - (10)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Mẫu số 04: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
Ảnh chụp không quá 06 tháng, cỡ 04 x 06 cm, phông nền sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày….. tháng ….. năm…..
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG
Kính gửi: …………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
Họ và tên (chữ in): ………………………………………………Giới tính: ...............................
Ngày, tháng, năm sinh: ...................................................................................................
Số chứng minh nhân dân / Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: …../…../….. Nơi cấp:..............
Dân tộc: …………………………………… Tôn giáo: ..........................................................
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: ........................................................................................
Bậc trình độ kỹ năng nghề (nếu có): ................................................................................
Ngoại ngữ: …………………………………. Trình độ: .........................................................
Địa chỉ liên hệ: ...............................................................................................................
......................................................................................................................................
Điện thoại: ………………….. Fax: ………………. E-mail: ...................................................
I. Quá trình đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên)
Stt
Trình độ
Trường, cơ sở đào tạo
Chuyên ngành đào tạo
Bằng cấp / chứng chỉ
1
2
3
…
II. Quá trình làm việc
Stt
Đơn vị làm việc
Thời gian làm việc
(Từ tháng năm đến tháng năm)
Vị trí việc làm
1
2
3
…
III. Khả năng, sở trường
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
IV. Giấy tờ kèm theo
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
2. Giấy khám sức khỏe;
3. Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật;
4. Các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động, tôi đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm:
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và thực hiện đúng các quy định về tuyển lao động./.
Người đăng ký dự tuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 05: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……….
……, ngày … tháng … năm …..
KHAI TRÌNH VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện/thị xã/thành phố...)
(Hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố...)
Doanh nghiệp được thành lập theo ………………………… có trụ sở tại …………. bắt đầu hoạt động kể từ ngày.../..../....
Loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần): …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Khai trình việc sử dụng lao động của đơn vị như sau:
Stt
Họ và tên
Năm sinh
Giới tính
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Vị trí việc làm
Thời điểm bắt đầu làm việc
Đối tượng khác
Ghi chú
Nam
Nữ
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
1
2
3
…
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ghi chú:
- Trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đặt tại địa phương nào thì báo cáo địa phương đó
- Cột 17 ghi những người giữ các chức danh được bổ nhiệm trong doanh nghiệp
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Mẫu số 06: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ …
PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Hoặc ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ …
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /………
……, ngày … tháng … năm …..
BÁO CÁO
VỀ VIỆC KHAI TRÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM …………. (HOẶC CUỐI NĂM ………….)
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ……………
(hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Đơn vị: người
Stt
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số lao động
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Đối tượng khác
Ghi chú
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
1
Doanh nghiệp tư nhân
2
Công ty hợp danh
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
5
Công ty cổ phần
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ghi chú: Cột 14 ghi những người giữ các chức danh được bổ nhiệm trong doanh nghiệp
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Mẫu số 07: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
TÊN DOANH NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………
……, ngày … tháng … năm …..
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THAY ĐỔI VỀ LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM ………….. (HOẶC CUỐI NĂM …………..)
Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện/thị xã/thành phố...
(hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố...)
Loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần): ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Báo cáo tình hình thay đổi về lao động của đơn vị như sau:
I. Số lao động đầu kỳ
Đơn vị: người
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Ghi chú
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
X
II. Số lao động tăng trong kỳ
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Ghi chú
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
III. Số lao động giảm trong kỳ
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Lý do giảm
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
Nghỉ hưu
Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động/Hợp đồng làm việc
Kỷ luật sa thải
Thỏa thuận chấm dứt
Lý do khác
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
IV. Số lao động cuối kỳ
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Ghi chú
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Mẫu số 08: Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ …
PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Hoặc ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ …
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ …
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /………
……, ngày … tháng … năm …..
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THAY ĐỔI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM ……… (HOẶC NĂM)....
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố...
(Hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. Số lao động đầu kỳ
Đơn vị: người
Stt
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Ghi chú
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
Doanh nghiệp tư nhân
2
Công ty hợp danh
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
5
Công ty cổ phần
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
II. Tăng lao động trong kỳ
Stt
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Ghi chú
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
Doanh nghiệp tư nhân
2
Công ty hợp danh
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
5
Công ty cổ phần
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
III. Giảm lao động trong kỳ
Stt
Loại hình doanh nghiệp
Số lao động giảm
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Lý do giảm
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
Nghỉ hưu
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc
Kỷ luật sa thải
Thỏa thuận chấm dứt
Lý do khác
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
1
Doanh nghiệp tư nhân
2
Công ty hợp danh
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4
Công ty trách nhiệm hữu hai thành viên trở lên
5
Công ty cổ phần
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
IV. Số lao động cuối kỳ
Stt
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số
Trong đó lao động nữ
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Loại hợp đồng lao động
Ghi chú
Đại học trở lên
Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
Trung cấp/ Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Chưa qua đào tạo
Không xác định thời hạn
Xác định thời hạn
Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
Doanh nghiệp tư nhân
2
Công ty hợp danh
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
4
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
5
Công ty cổ phần
Tổng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "29/08/2014",
"sign_number": "23/2014/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Thanh Hòa",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-5591-CT-BNN-PC-2014-chan-chinh-lam-dung-yeu-cau-khong-phu-hop-van-ban-thu-tuc-hanh-chinh-240348.aspx | Chỉ thị 5591/CT-BNN-PC 2014 chấn chỉnh lạm dụng yêu cầu không phù hợp văn bản thủ tục hành chính | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5591/CT-BNN-PC
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2014
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẤN CHỈNH TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG CÁC YÊU CẦU KHÔNG PHÙ HỢP ĐỐI VỚI GIẤY TỜ, VĂN BẢN QUY ĐỊNH, THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngày 20 tháng 06 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ nội dung quy định tại Điều 6 của Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định 79/2007/NĐ-CP): “1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. 2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.” Tuy nhiên, trên thực tế các quy định trên không được thực hiện nghiêm, vẫn có tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản; khi giải quyết thủ tục hành chính vẫn có tình trạng yêu cầu người dân, tổ chức xuất trình bản chính khi họ nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính.
Mặt khác, trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn tình trạng quy định về hồ sơ thủ tục hành chính chưa theo đúng quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2007/NĐ-CP, những thành phần hồ sơ không liên quan trực tiếp đến nội dung giải quyết thủ tục hành chính hoặc bao gồm cả những thành phần hồ sơ là kết quả công việc của chính cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;...
Những việc làm như trên không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân, tổ chức, lãng phí cho xã hội mà còn tạo nên áp lực, quá tải cho các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là các cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ:
1. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính:
a) Quy định rõ trong văn bản nội dung Điều 6, Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính có quyền lựa chọn các hình thức nộp các loại bản sao; trường hợp nộp bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người tiếp nhận hồ sơ phải tự đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính; trong một số trường hợp có thể nộp bản sao không có chứng thực (bản sao chụp) mà không cần xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Chỉ quy định trong hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính những loại giấy tờ cần thiết, có liên quan trực tiếp đến nội dung giải quyết thủ tục hành chính. Không quy định các loại hồ sơ là kết quả công việc của chính cơ quan giải quyết thủ tục hành chính; áp dụng những hình thức giảm nhẹ đối với yêu cầu chứng thực một số văn bản, giấy tờ như sử dụng bảng kê danh mục hồ sơ, chấp nhận bản tự sao của tổ chức, vv...đồng thời với việc thực hiện biện pháp hậu kiểm.
2. Thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời việc công bố, công khai thủ tục hành chính tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, tại các địa điểm giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện đúng các quy định có liên quan đến yêu cầu nộp bản sao có chứng thực được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo thẩm quyền, nhất là tại các nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức.
Nghiêm túc triển khai việc tiếp nhận, xử lý ý kiến người dân, tổ chức về các quy định, thủ tục hành chính; thiết lập và công khai đường dây nóng.
Kiên quyết xử lý các tổ chức trực thuộc, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về nội dung thủ tục hành chính, tự đặt ra thủ tục hành chính, gây sách nhiễu phiền hà cho người dân, tổ chức.
4. Triển khai rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, tổ chức như quy định tại nội dung phần 1 trên đây.
Tổ chức rà soát, phát hiện những văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác có quy định nội dung thủ tục hành chính không đúng quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính để kiến nghị bãi bỏ hoặc tự bãi bỏ theo thẩm quyền.
Các công việc trên được hoàn thành và gửi kết quả về Bộ (Vụ Pháp chế) trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
5. Tổ chức thực hiện
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quán triệt nội dung Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này tới tất cả các tổ chức trực thuộc; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; có văn bản chỉ đạo cụ thể và thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
b) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này; tiếp nhận, tổng hợp báo cáo, đề xuất của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng báo cáo chung của Bộ;
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật với công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
c) Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có chức năng truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi nội dung Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này, đưa tin về tình hình triển khai, kết quả thực hiện Chỉ thị, đăng tải và chuyển các cơ quan có trách nhiệm xử lý các kiến nghị, phản ánh của người dân, tổ chức về quy định, thủ tục hành chính.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị gửi về Bộ (Vụ Pháp chế) trước ngày 31 tháng 03 năm 2015./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Tư pháp;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;
- Các Trung tâm, các Ban Quản lý Dự án;
- Các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp ngành nông nghiệp và PTNT;
- Báo NNVN, Tạp chí NNPTNT, Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu VT, PC (VT,KSTTHC).
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "15/07/2014",
"sign_number": "5591/CT-BNN-PC",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-16-2021-TT-BGTVT-bao-ve-moi-truong-phuong-tien-giao-thong-co-gioi-duong-bo-484636.aspx | Thông tư 16/2021/TT-BGTVT bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/2021/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô (sau đây gọi chung là xe cơ giới).
2. Thông tư này không áp dụng đối với xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là ATKT và BVMT) xe cơ giới.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng ATKT và BVMT.
3. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định công nhận lẫn nhau về Giấy chứng nhận kiểm định.
4. Xe cơ giới nguyên thủy là xe cơ giới không có sự thay đổi cấu tạo, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của toàn bộ các hệ thống, tổng thành so với thiết kế của nhà sản xuất.
5. Phiếu lập hồ sơ phương tiện là bản ghi các thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới nguyên thủy và cập nhật những thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
6. Phiếu kiểm định là bản ghi nhận kết quả kiểm tra và ảnh chụp xe cơ giới của mỗi lần kiểm định.
7. Ấn chỉ kiểm định là phôi của Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và Phiếu lập hồ sơ phương tiện.
8. Hồ sơ phương tiện gồm Phiếu lập hồ sơ phương tiện và các giấy tờ liên quan đến thông tin hành chính, thông số kỹ thuật, kể cả những thay đổi trong suốt quá trình sử dụng xe cơ giới.
9. Hồ sơ kiểm định gồm các giấy tờ ghi nhận kết quả của mỗi lần kiểm định.
10. Chủ xe gồm chủ xe cơ giới, lái xe hoặc người đưa xe cơ giới đến kiểm định.
11. Chương trình Quản lý kiểm định là hệ thống phần mềm do Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng để quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định và quản lý công tác kiểm định của xe cơ giới, được sử dụng tại các đơn vị đăng kiểm và Cục Đăng kiểm Việt Nam.
12. Tài liệu kỹ thuật là các tài liệu của nhà sản xuất, giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, sổ tay thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc các ấn phẩm kỹ thuật khác đã được phát hành và có nguồn gốc rõ ràng.
Điều 4. Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới
1. Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
3. Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
4. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
5. Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
6. Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
7. Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
8. Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Chương II
KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Điều 5. Địa điểm thực hiện kiểm định
1. Việc lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
2. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định. Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền. Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.
Điều 6. Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
1. Lập Hồ sơ phương tiện
Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
a) Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
b) Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
c) Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
2. Kiểm định
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới
1. Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới khi kiểm định được quy định tại Bảng 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định được phân thành 3 mức như sau:
a) Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS - MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
b) Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS - MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;
c) Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS - DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
3. Xe cơ giới đồng thời có những hư hỏng ở các mức khác nhau sẽ bị đánh giá ở mức hư hỏng cao nhất trong các hư hỏng.
4. Xe cơ giới có nhiều hư hỏng cùng một mức sẽ bị đánh giá vào mức hư hỏng cao hơn kế tiếp nếu như sự kết hợp các hư hỏng gây nguy hiểm hơn cho xe cơ giới.
5. Xe cơ giới kiểm định lại ngay trong ngày tại cùng một đơn vị đăng kiểm. đơn vị đăng kiểm chỉ cần kiểm định lại các hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng. Riêng đối với các hạng mục liên quan đến hệ thống phanh, hệ thống lái nếu có hạng mục không đạt, phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống phanh, hệ thống lái. Trường hợp kiểm định lại vào ngày khác hoặc tại đơn vị khác thì phải kiểm định lại tất cả các hạng mục;
6. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới phải do các đăng kiểm viên thực hiện; mỗi xe cơ giới có thể phân công một hoặc nhiều đăng kiểm viên. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới được chia làm 05 công đoạn, nội dung kiểm tra của mỗi công đoạn được quy định tại Bảng 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 05 công đoạn bao gồm:
a) Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
7. Xe cơ giới vào kiểm định phải được chụp ảnh tại đơn vị đăng kiểm, cụ thể như sau.
a) Chụp ảnh tổng thể xe và ảnh biển số đăng ký của xe cơ giới để in trên Phiếu kiểm định: Ảnh chụp thể hiện được tổng thể xe và biển số xe, phần ảnh xe cơ giới chiếm khoảng 75% diện tích của ảnh.
b) Chụp ảnh xe cơ giới để in trên Giấy chứng nhận kiểm định: Ảnh chụp ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía sau bên phải theo chiều tiến của xe, thể hiện được tổng thể xe và biển số xe, phần ảnh xe cơ giới chiếm khoảng 75% diện tích của ảnh.
c) Chụp ảnh khoang hành lý (hầm hàng); chụp ảnh khoang hành khách từ đầu xe và từ cuối xe đối với ô tô chở người trên 09 chỗ kể cả người lái.
d) Ảnh chụp rõ nét (độ phân giải tối thiểu 1280 x 720), thể hiện thời gian chụp đầy đủ về ngày, tháng, năm, giờ và phút chụp ảnh.
8. Đăng kiểm viên tự lái xe khi kiểm tra xe. Trường hợp đối với tổ hợp xe (đầu kéo và sơ mi rơ moóc; xe thân liền và rơ moóc), ô tô chở người trên 30 chỗ nếu không lái được xe thì đăng kiểm viên có thể đề nghị chủ xe thực hiện lái xe.
Điều 8. Trình tự, cách thức thực hiện
1. Lập Hồ sơ phương tiện
a) Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, nội dung kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại.
b) Đơn vị đăng kiểm in thông số kỹ thuật của xe từ cơ sở dữ liệu sản xuất lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam; kiểm tra xe cơ giới và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật. Trường hợp xe cơ giới thanh lý, xe mang biển số đăng ký ngoại giao không có trong cơ sở dữ liệu sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị thực hiện theo mục 3 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu đạt yêu cầu thì nhập thông số kỹ thuật, thông tin hành chính của xe cơ giới vào chương trình quản lý kiểm định; cách thức thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; in Phiếu lập hồ sơ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; nếu không đạt thì thông báo cho chủ xe khắc phục, hoàn thiện lại.
d) Chụp 02 ảnh tổng thể rõ biển số của xe cơ giới để lưu (ảnh ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh xe và ảnh từ phía sau góc đối diện, có thể hiện thời gian chụp trên ảnh); chụp 02 ảnh (ảnh từ đầu xe và ảnh từ cuối xe) phần gầm của xe cơ giới để lưu trừ trường hợp ô tô chở người đến 09 chỗ.
2. Kiểm định tại đơn vị đăng kiểm
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận giấy tờ và thực hiện kiểm định theo trình tự quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định, nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại; nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện. Đối với xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định. Trường hợp xe cơ giới có thông báo kiểm định không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo;
c) Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi Thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ xe để sửa chữa, khắc phục. Trường hợp kiểm định không đạt và không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì đơn vị đăng kiểm phải nhập nội dung không đạt vào mục cảnh báo phương tiện không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm
a) Chủ xe có văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này nêu rõ lý do, địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
b) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ xe, đơn vị đăng kiểm có văn bản thông báo cho chủ xe về thời gian kiểm tra. Trường hợp không đủ điều kiện đường thử thì có văn bản thông báo cho chủ xe và nêu rõ lý do.
c) Chủ xe đưa xe đến địa điểm kiểm tra, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe cơ giới theo trình tự và cách thức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Ghi nhận bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện khi xe cơ giới có thay đổi thông tin trên giấy tờ về đăng ký xe.
a) Chủ xe các mang các giấy tờ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Thông tư này đến đơn vị đăng kiểm để ghi nhận thay đổi.
b) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra giấy tờ: nếu đầy đủ thì ghi nhận thay đổi vào Hồ sơ phương tiện và chương trình quản lý kiểm định; nếu không đầy đủ thì hướng dẫn ngay để chủ xe hoàn thiện lại. Trường hợp đơn vị đăng kiểm không quản lý Hồ sơ phương tiện thì phải gửi bản sao giấy tờ về đăng ký xe có đóng dấu của đơn vị về đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện để cập nhật và lưu trữ vào Hồ sơ phương tiện.
5. Ghi nhận bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện khi xe cơ giới có thay đổi thông số kỹ thuật.
a) Chủ xe đưa xe cơ giới cùng các giấy tờ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và giấy tờ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, ghi nhận thay đổi.
b) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra giấy tờ, đối chiếu với chương trình quản lý kiểm định: nếu không đầy đủ thì hướng dẫn để chủ xe hoàn thiện lại; nếu đầy đủ thì kiểm định, chụp ảnh và ghi nhận bổ sung, sửa đổi vào Hồ sơ phương tiện, chương trình quản lý kiểm định. Trường hợp đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định không phải là đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện thì đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định phải gửi Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo, tài liệu kỹ thuật liên quan đến bổ sung, sửa đổi, bản sao Giấy chứng nhận kiểm định đến đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện để cập nhật và lưu trữ vào Hồ sơ phương tiện.
6. Trình tự thực hiện bổ sung Hồ sơ phương tiện đối với một số trường hợp
a) Xe cơ giới thanh lý không có thông tin trong cơ sở dữ liệu sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, kiểm định đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, lập Hồ sơ phương tiện nếu có kết quả kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, dán Tem kiểm định cho phương tiện, đồng thời thực hiện xác minh sự phù hợp của xe cơ giới thanh lý trên cơ sở dữ liệu về đăng ký xe hoặc cơ quan đăng ký xe. Trường hợp nội dung xác minh không phù hợp với xe thực tế, đơn vị đăng kiểm thông báo cho chủ xe, đồng thời thực hiện hủy Hồ sơ phương tiện đã lập, thông báo thu hồi Tem kiểm định đã cấp và cảnh báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam; trường hợp nội dung xác minh phù hợp với xe thực tế, đơn vị đăng kiểm thông báo và trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe.
b) Trường hợp xe của các tổ chức được phép tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu: sau khi lập Hồ sơ phương tiện, các đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn không vượt quá thời hạn ghi trên Giấy đăng ký xe, đồng thời gửi thông tin phương tiện về Cục Đăng kiểm Việt Nam để thực hiện cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định. Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới thực hiện kiểm định lần đầu đối với xe tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu sau khi xe được chuyển nhượng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải tiến hành xác minh sự phù hợp trên cơ sở dữ liệu về đăng ký xe hoặc cơ quan đăng ký xe và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Chương III
HỒ SƠ, ẤN CHỈ VÀ BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH
Điều 9. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định
1. Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.
b) Xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định.
c) Đối với xe cơ giới có Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT ô tô sản xuất lắp ráp có ghi nội dung chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp và các xe quá khổ quá tải theo quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định, trên Giấy chứng nhận kiểm định có ghi dòng chữ: “Khi tham gia giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ”.
2. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm định quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không vượt quá ngày hết hạn của Giấy đăng ký xe (nếu có) hoặc ngày xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
3. Xe cơ giới được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày khi kiểm định đạt yêu cầu trong các trường hợp sau:
a) Xe cơ giới bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
b) Xe cơ giới đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ chuyển vùng; xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo; xe cơ giới mới sản xuất lắp ráp đã có Phiếu kiểm tra xuất xưởng; xe cơ giới nhập khẩu đã có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu; xe cơ giới xuất khẩu đã có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất lắp ráp (trường hợp không có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất lắp ráp phải có tài liệu của nhà sản xuất) có nhu cầu tham gia giao thông để di chuyển về địa điểm xác định (khi kiểm định không phải xuất trình, nộp các giấy tờ quy định tại Điều 6 của Thông tư này).
c) Xe cơ giới có nhu cầu di chuyển để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm trước khi thực hiện chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Đối với trường hợp này, khi kiểm định chủ xe không phải xuất trình, nộp các giấy tờ quy định tại Điều 6 của Thông tư này tuy nhiên cần cung cấp các tài liệu sau: hồ sơ thiết kế; tài liệu chứng minh phương tiện được chạy tự kiểm tra trong đường nội bộ của nhà máy đảm bảo an toàn tối thiểu 3000 km; văn bản cam kết của nhà sản xuất về việc chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình di chuyển để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm trong đó bao gồm cả phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động; bản khai thông số kỹ thuật kèm theo biên bản kiểm tra chất lượng sản xuất lắp ráp của nhà sản xuất và mục ghi chú của Giấy chứng nhận kiểm định được cấp phải ghi: “Chủ xe phải chạy đúng phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển”.
4. Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe ô tô; đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký, bên ngoài có lớp bảo vệ trong suốt.
5. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
6. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới đã kiểm định, đơn vị đăng kiểm phải có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp cho xe cơ giới (nếu còn hiệu lực) và báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam.
7. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định hết hiệu lực khi:
a) Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;
b) Đã có khai báo mất của chủ xe với đơn vị đăng kiểm;
c) Đã có thông báo thu hồi của các đơn vị đăng kiểm;
d) Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
đ) Đã có xác nhận của đơn vị đăng kiểm về sự không phù hợp giữa thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận kiểm định và thông số kỹ thuật thực tế của xe cơ giới.
Điều 10. Cấp phát ấn chỉ kiểm định
1. Đơn vị đăng kiểm lập và gửi phiếu đề nghị cung cấp ấn chỉ kiểm định (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 20 của tháng cuối của mỗi quý.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị đăng kiểm để gửi ấn chỉ kiểm định qua đường bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho đơn vị đăng kiểm tương ứng từ ngày 23 đến ngày 30 của tháng cuối của mỗi quý.
3. Trường hợp đề nghị cấp bổ sung, đơn vị đăng kiểm lập và gửi phiếu đề nghị cung cấp ấn chỉ kiểm định bổ sung (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của đơn vị đăng kiểm để gửi ấn chỉ kiểm định qua đường bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho đơn vị đăng kiểm sau 15 ngày kể từ ngày nhận được phiếu đề nghị cung cấp ấn chỉ kiểm định bổ sung.
Điều 11. Báo cáo công tác kiểm định
1. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định:
a) Tên báo cáo: báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: báo cáo số lượng xe kiểm định kể cả xe kiểm định ngoài đơn vị (nếu có), số lượng ấn chỉ đã sử dụng, số lượng ấn chỉ còn tồn;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: đơn vị đăng kiểm;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định, báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định và báo cáo kiểm kê ấn chỉ kiểm định; Sở Giao thông vận tải địa phương đối với báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử;
e) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 hàng tháng;
g) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ hàng tháng;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: theo Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo danh sách ô tô hết niên hạn, báo cáo danh sách ô tô sắp hết niên hạn:
a) Tên báo cáo: báo cáo danh sách ô tô hết niên hạn, báo cáo danh sách ô tô sắp hết niên hạn;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: báo cáo số lượng xe hết niên hạn và số lượng xe sắp hết niên hạn;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: đơn vị đăng kiểm;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải địa phương;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử;
e) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 01 hàng năm đối với báo cáo xe hết niên hạn và trước ngày 20 tháng 8 hàng năm đối với báo cáo xe sắp hết niên hạn;
g) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ hàng năm;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: số lượng xe hết niên hạn từ ngày 01 tháng 01 của năm báo cáo đối với báo cáo xe hết niên hạn và số lượng xe sắp hết niên hạn từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo xe sắp hết niên hạn.
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: theo Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Lưu trữ hồ sơ, dữ liệu kiểm định
Đơn vị đăng kiểm phải quản lý, lưu trữ hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và dữ liệu kiểm định. Hồ sơ lưu trữ yêu cầu phải đầy đủ, được bảo quản tốt, dễ theo dõi, dễ kiểm tra.
1. Hồ sơ phương tiện được lưu và sắp xếp thành bộ riêng, theo thứ tự số quản lý Hồ sơ phương tiện. Hồ sơ phương tiện gồm:
a) Phiếu lập hồ sơ phương tiện;
b) Giấy tờ nêu tại điểm b khoản 1, Điều 6 Thông tư này;
c) Các Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới cải tạo);
d) Bản in các ảnh tổng thể xe cơ giới theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Thông tư này (kể cả khi xe cơ giới cải tạo thay đổi thông số kỹ thuật, hình dáng bố trí chung);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu sau khi lập Hồ sơ phương tiện hoặc do thay đổi thông số kỹ thuật;
e) Bản sao giấy tờ về đăng ký xe khi kiểm định lần đầu sau khi lập Hồ sơ phương tiện hoặc sau khi đổi Giấy đăng ký xe;
g) Các giấy tờ liên quan đến việc bổ sung, sửa đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật trong quá trình sử dụng của xe cơ giới (nếu có).
h) Các giấy tờ liên quan đến việc xác minh sự phù hợp trên cơ sở dữ liệu về đăng ký xe hoặc cơ quan đăng ký xe đối với xe cơ giới phải xác minh theo quy định.
2. Hồ sơ kiểm định của mỗi xe cơ giới được xếp thành bộ riêng theo thứ tự số Phiếu theo dõi hồ sơ và lưu riêng theo từng ngày kèm theo bản sao chụp Phiếu phân công nhiệm vụ hàng ngày, bản in Báo cáo kết quả công tác kiểm định trong ngày. Hồ sơ kiểm định gồm:
a) Phiếu theo dõi hồ sơ, các phiếu kiểm định; đối với trường hợp kiểm định lại trong ngày làm việc thì các phiếu kiểm định lưu trong cùng một bộ hồ sơ kiểm định;
b) Bản sao các giấy tờ: giấy tờ về đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp mới cho xe cơ giới. Đối với trường hợp không cấp Tem kiểm định thì lưu phôi Tem kiểm định;
c) Các giấy tờ liên quan đến bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện không do đơn vị quản lý;
d) Bản in kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát thông qua trang thông tin điện tử;
đ) Bản in ảnh chụp khoang hành lý (hầm hàng); ảnh chụp khoang hành khách từ đầu xe và từ cuối xe đối với ô tô chở người trên 09 chỗ kể cả người lái.
3. Lập các sổ quản lý hồ sơ, ấn chỉ để theo dõi việc lưu trữ, báo cáo, bao gồm:
a) Sổ theo dõi cấp phát Giấy chứng nhận, Tem kiểm định theo mẫu tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi sửa Phiếu lập hồ sơ phương tiện theo mẫu tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ phân công nhiệm vụ kiểm định theo mẫu tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sổ quản lý Phiếu lập hồ sơ phương tiện theo mẫu tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Dữ liệu kiểm định được lưu trữ tại đơn vị đăng kiểm và trên cơ sở dữ liệu của chương trình quản lý kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
5. Các ấn chỉ hỏng được lưu trữ theo từng loại, theo thứ tự số sê ri ấn chỉ và lưu trữ riêng hàng tháng, trên ấn chỉ ghi rõ lý do hỏng để hủy khi có hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
6. Thời gian, địa điểm lưu trữ
a) Hồ sơ phương tiện và các sổ quản lý, cấp phát trong quá trình lập Hồ sơ phương tiện: lưu tại đơn vị đăng kiểm lập Hồ sơ phương tiện trong suốt quá trình sử dụng của xe cơ giới. Đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng, hủy sau 03 năm (36 tháng) kể từ khi xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
b) Hồ sơ kiểm định và các sổ quản lý, cấp phát trong quá trình kiểm định; ảnh chụp khi xe cơ giới vào kiểm định: lưu tại đơn vị đăng kiểm kiểm định và hủy sau 03 năm (36 tháng) kể từ ngày kiểm định.
c) Xe cơ giới vào kiểm định phải được ghi hình quá trình kiểm tra trên dây chuyền và lưu trữ tại đơn vị đăng kiểm. Hình ảnh camera IP giám sát quá trình kiểm định trên dây chuyền phải được lưu trữ tại đơn vị đăng kiểm dưới dạng video tối thiểu 30 ngày làm việc kể từ ngày kiểm định.
d) Ảnh chụp khi xe cơ giới vào kiểm định theo quy định tại khoản 7 Điều 7 của Thông tư này phải được lưu dưới định dạng .JPEG theo ngày kiểm định trong thời gian 03 năm (36 tháng) kể từ ngày kiểm định.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 13. Trách nhiệm của chủ xe
Ngoài việc thực hiện các nội dung trong Thông tư này chủ xe còn có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
1. Chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
2. Không được thuê, mượn tổng thành, linh kiện xe cơ giới nhằm mục đích đối phó để đạt yêu cầu khi đi kiểm định; làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
3. Chịu trách nhiệm cung cấp, khai báo chính xác các thông tin có liên quan tới nội dung kiểm định, thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các đơn vị đăng kiểm.
4. Bảo quản Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
5. Nộp lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của đơn vị đăng kiểm.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Tổ chức, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về kiểm định xe cơ giới theo quy định của Thông tư này.
2. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất chương trình quản lý kiểm định, cơ sở dữ liệu kiểm định trên cả nước, tiếp nhận và quản lý dữ liệu xe cơ giới kiểm định của các đơn vị đăng kiểm.
3. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định của các đơn vị đăng kiểm. Xử lý sai phạm của đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo quy định, đồng thời có văn bản thông báo kết quả xử lý sai phạm cho Sở Giao thông vận tải địa phương.
4. Cảnh báo và xóa cảnh báo trên chương trình quản lý kiểm định đối với những xe cơ giới có sự không phù hợp về thông tin hành chính, thông số kỹ thuật, các trường hợp theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ.
5. In ấn, quản lý, cấp phát và hướng dẫn sử dụng các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định, hướng dẫn hủy các loại ấn chỉ hỏng, không còn giá trị sử dụng.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kiểm định xe cơ giới trên địa bàn.
2. Cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu có liên quan đến công tác kiểm định xe cơ giới.
3. Xử lý sai phạm trong công tác đăng kiểm đối với lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ theo thẩm quyền.
4. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm định xe cơ giới và thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền trên địa bàn địa phương.
Điều 16. Trách nhiệm của Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới
1. Thực hiện việc kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo quy định. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm, phụ trách dây chuyền, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ thực hiện kiểm định phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định.
2. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc.
3. Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định.
4. Bảo mật tài khoản đăng nhập vào Cổng thông tin điển tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam và cập nhật dữ liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định.
5. Truyền dữ liệu kết quả kiểm định, dữ liệu thu phí sử dụng đường bộ về Cơ sở dữ liệu của Chương trình Quản lý kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam tối thiểu mỗi ngày hai lần dưới dạng file nén được giữ nguyên tên file kết xuất từ Chương trình Quản lý kiểm định vào thư mục của đơn vị tại máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
6. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của cơ quan chức năng. Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.
7. Quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định đúng quy định; hủy ấn chỉ hỏng theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
8. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt động của thiết bị, dụng cụ kiểm định theo quy định, ghi chép đầy đủ vào Sổ quản lý thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX của Thông tư này. Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương khi thiết bị, dây chuyền kiểm định ngừng hoạt động.
9. Sử dụng phần mềm quản lý kiểm định, phần mềm điều khiển thiết bị theo đúng phiên bản do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.
10. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm định tại đơn vị.
11. Thực hiện việc tiếp nhận đăng ký kiểm định (qua điện thoại, trang thông tin điện tử) cho xe cơ giới khi chủ xe có nhu cầu.
12. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm và dài hạn cho đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong đơn vị để đảm bảo và nâng cao trình độ kiểm định xe cơ giới.
13. Cung cấp chính xác các thông tin liên quan đến phương tiện trong quá trình thực hiện kiểm định cho các đơn vị đăng kiểm khác khi có yêu cầu.
14. Chịu trách nhiệm về việc gửi và cập nhật các Giấy tờ liên quan đến thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 8 của Thông tư này.
15. Thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, đăng kiểm viên và nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm định của đơn vị; nhắc nhở chủ xe không để tiền, đồ vật có giá trị trên xe khi vào kiểm định.
16. Kiểm kê, xác nhận vào Phiếu cấp phát ấn chỉ và gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ấn chỉ kiểm định từ Cục Đăng kiểm Việt Nam.
17. Thực hiện xác minh sự phù hợp trên cơ sở dữ liệu về đăng ký xe hoặc cơ quan đăng ký xe đối với xe cơ giới thanh lý.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021, thay thế Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định do các đơn vị đăng kiểm đã cấp cho xe cơ giới trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực.
3. Trường hợp văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được ban hành mới hoặc được bổ sung, sửa đổi thì sẽ áp dụng theo văn bản mới hoặc theo văn bản bổ sung, sửa đổi.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "12/08/2021",
"sign_number": "16/2021/TT-BGTVT",
"signer": "Lê Đình Thọ",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-72-2020-TT-BTC-bai-bo-Thong-tu-84-2017-TT-BTC-huong-dan-Nghi-dinh-68-2016-ND-CP-448828.aspx | Thông tư 72/2020/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 84/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 68/2016/NĐ-CP mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 72/2020/TT-BTC
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020
THÔNG TƯ
BÃI BỎ THÔNG TƯ SỐ 84/2017/TT-BTC NGÀY 15/8/2017 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2016/NĐ-CP NGÀY 01/07/2016 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/06/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư bãi bỏ Thông tư số 84/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ.
Điều 1. Bãi bỏ Thông tư số 84/2017/TT-BTC ngày 05/08/2017 hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
Điều 2. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 08 năm 2020.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu VT; TCHQ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "31/07/2020",
"sign_number": "72/2020/TT-BTC",
"signer": "Vũ Thị Mai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-108-2001-TT-BTC-huong-dan-ke-toan-hoat-dong-kinh-doanh-xuat-nhap-khau-uy-thac-48877.aspx | Thông tư 108/2001/TT-BTC hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 108/2001/TT-BTC
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 108/2001/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC
Căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu, Luật thuế GTGT;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ban hành kèm theo Lệnh số 06/LCT-HĐNN ngày 20/5/1988 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu uỷ thác thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu uỷ thác phải thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa uỷ thác xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
3. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu uỷ thác, được phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định hiện hành.
II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU UỶ THÁC
A. KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ UỶ THÁC NHẬP KHẨU
1. Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở LC,..., căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112.
2. Khi nhận hàng uỷ thác nhập khẩu do đơn vị nhận uỷ thác giao trả, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
2.1. Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có, căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng của bên nhận uỷ thác nhập khẩu và các chứng từ liên quan, ghi:
2.1.1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
a/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu nộp hộ các khoản thuế vào NSNN, ghi:
Nợ TK 151, 152, 156, 211 (Giá trị hàng nhập khẩu không bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu).
b/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp thuế vào NSNN thì giá trị hàng nhập khẩu được phản ánh như bút toán tại điểm a. Khi nộp các khoản thuế vào NSNN, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112.
2.1.2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ, ghi:
a/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu nộp hộ các khoản thuế vào NSNN, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211 (Giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả các khoản thuế phải nộp)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu).
b/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế, nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp các khoản thuế vào NSNN, thì giá trị hàng nhập khẩu được kế toán như bút toán tại điểm a. Khi nộp thuế vào NSNN, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112.
2.2. Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận uỷ thác, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 151, 152, 156, 211
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu).
2.3. Số tiền phải trả đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu các khoản chi hộ cho hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 151, 152, 156, 211
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu).
3. Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền thuế nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu nhờ đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ vào NSNN), phí uỷ thác nhập khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112.
4. Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu chuyển trả hàng uỷ thác nhập khẩu chưa nộp thuế GTGT, ghi:
4.1. Khi nhận hàng, căn cứ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu ủy thác theo giá đã có thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211 (Giá trị hàng nhập khẩu bao gồm các khoản thuế phải nộp)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán. (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
4.2. Khi nhận hóa đơn GTGT hàng uỷ thác nhập khẩu của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
4.2.1. Trường hợp hàng hóa uỷ thác nhập khẩu còn tồn kho, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152, 156, 211.
4.2.2. Trường hợp hàng hóa uỷ thác nhập khẩu đã xuất bán, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
B. KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC NHẬP KHẨU
1. Khi nhận của đơn vị uỷ thác nhập khẩu một khoản tiền mua hàng trả trước để mở LC,..., căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu).
2. Khi chuyển tiền hoặc vay ngân hàng để ký quỹ mở LC (nếu thanh toán bằng thư tín dụng), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 111, 112, 311.
3. Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, ghi:
3.1. Số tiền hàng uỷ thác nhập khẩu phải thanh toán hộ với người bán cho bên giao uỷ thác, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường (Nếu hàng đang đi đường)
Nợ TK 156 - Hàng hóa (Nếu hàng về nhập kho)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng người bán).
Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết người bán nước ngoài).
3.2. Thuế nhập khẩu phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).
Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).
3.3. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không qua nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không qua nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.5. Khi trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hóa đơn GTGT xuất trả hàng và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 156 - Hàng hóa (Giá trị hàng nhập khẩu đã bao gồm các khoản thuế phải nộp)
Có TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường.
3.6. Trường hợp trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu chưa nộp thuế GTGT, căn cứ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, ghi như bút toán 3.5. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu uỷ thác, phải lập hóa đơn GTGT gửi cho đơn vị giao uỷ thác.
4. Đối với phí uỷ thác nhập khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 131, 111, 112 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
5. Đối với các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu liên quan đến hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi thuê kho, thuê bãi chi bốc xếp vận chuyển hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112.
6. Khi đơn vị uỷ thác nhập khẩu chuyển trả nốt số tiền hàng nhâp khẩu, tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu đơn vị uỷ thác nhờ nộp hộ vào NSNN các khoản thuế này), và các khoản chi hộ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác, phí uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu).
7. Khi thanh toán hộ tiền hàng nhập khẩu với người bán cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng người bán)
Có TK 112, 144.
8. Khi nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 3331, 3332, 3333
Có TK 111, 112.
9. Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục nộp thuế nhập khẩu, đơn vị uỷ thác nhập khẩu tự nộp các khoản thuế này vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền đơn vị uỷ thác nhập khẩu đã nộp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3331, 3332, 3333
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu).
III. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG UỶ THÁC XUẤT KHẨU
A. KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ UỶ THÁC XUẤT KHẨU
1. Khi giao hàng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có TK 156 - Hàng hóa
Có TK 155 - Thành phẩm.
2. Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã xuất khẩu hàng cho người mua, căn cứ chứng từ liên quan, ghi:
2.1. Giá vốn hàng xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
2.2. Doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.
2.3. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, bên nhận uỷ thác xuất khẩu nộp hộ vào NSNN, ghi:
- Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3332, 3333.
- Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 3332, 3333
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
- Trả tiền nộp hộ các loại thuế cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
2.4. Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu).
3. Phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388). (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
4. Bù trừ khoản tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu).
5. Khi nhận số tiền bán hàng uỷ thác xuất khẩu còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản do đơn vị nhận uỷ thác chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu).
B. KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC XUẤT KHẨU
1. Khi nhận hàng của đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
2. Khi đã xuất khẩu hàng, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
2.1. Số tiền hàng uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước ngoài)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu).
- Đồng thời ghi trị giá hàng đã xuất khẩu:
Có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
2.2. Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN).
2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN).
3. Đối với phí uỷ thác xuất khẩu, và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
4. Đối với các khoản chi hộ cho bên uỷ thác xuất khẩu (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi vận chuyển bốc xếp hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 chi tiết từng đơn vị uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
5. Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước ngoài).
6. Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị ủy thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN)
Có TK 111, 112.
7. Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí uỷ thác xuất khẩu, và các khoản chi hộ, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 138 - Phải thu khác (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu).
8. Khi chuyển trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ, những phần hạch toán khác không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Trần Văn Tá
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "31/12/2001",
"sign_number": "108/2001/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-44-2019-TT-BGTVT-che-do-bao-cao-dinh-ky-thuoc-pham-vi-quan-ly-nha-nuoc-427924.aspx | Thông tư 44/2019/TT-BGTVT chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2019/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thông tư này không điều chỉnh:
a) Chế độ báo cáo chuyên đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;
b) Chế độ báo cáo đột xuất thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;
c) Chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê;
d) Chế độ báo cáo mật theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước;
đ) Chế độ báo cáo trong nội bộ cơ quan Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc ban hành và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Chương II
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Điều 3. Nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo định kỳ
1. Chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
2. Chế độ báo cáo định kỳ phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
3. Bảo đảm cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giao thông vận tải.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Điều 4. Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo định kỳ
Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 5. Thành phần, nội dung và yêu cầu của một báo cáo định kỳ
1. Khi đưa ra yêu cầu về một báo cáo định kỳ trong Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT, phải quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung sau:
a) Tên báo cáo;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo;
d) Cơ quan nhận báo cáo;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo;
e) Thời hạn gửi báo cáo;
g) Tần suất thực hiện báo cáo;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo;
i) Mẫu đề cương báo cáo;
k) Biểu mẫu số liệu báo cáo;
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
2. Một chế độ báo cáo định kỳ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
a) Tên báo cáo phải bảo đảm rõ ràng, ngắn gọn và thể hiện được bao quát nội dung, phạm vi yêu cầu báo cáo;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo phải bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, nội dung yêu cầu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung yêu cầu báo cáo có thể chỉ có phần lời văn, chỉ có phần số liệu hoặc bao gồm cả phần lời văn và phần số liệu.
c) Chế độ báo cáo phải xác định rõ đối tượng thực hiện báo cáo (bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân) và xác định cụ thể tên cơ quan nhận báo cáo. Việc quy định đối tượng thực hiện báo cáo phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thực hiện báo cáo.
d) Phương thức gửi, nhận báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua Fax; gửi qua hệ thống thư điện tử, gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng, các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
đ) Thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý. Thời gian chốt số liệu báo cáo phải thống nhất với thời gian chốt số liệu của các chế độ báo cáo khác trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.
e) Thời hạn gửi báo cáo được xác định căn cứ vào đối tượng thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo, nhưng phải bảo đảm thời gian không ít hơn 01 ngày làm việc tính từ thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo đến thời hạn gửi báo cáo hoặc ước tính thời gian từ khi nhận được báo cáo để tổng hợp đến thời gian hoàn thành báo cáo và gửi đi. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ đối với trường hợp báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau thì quy định rõ thời hạn đối với từng đối tượng, từng cấp báo cáo đó. Thời hạn gửi báo cáo đối với từng loại báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 6 của thông tư này.
g) Quy định về tần suất thực hiện báo cáo phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mục đích và yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành; thực hiện lồng ghép các nội dung báo cáo, bảo đảm chi yêu cầu báo cáo một lần trong một kỳ báo cáo đối với các nội dung thuộc cùng ngành, lĩnh vực quản lý.
h) Mẫu đề cương báo cáo: Đối với phần lời văn trong báo cáo, chế độ báo cáo phải quy định mẫu đề cương để hướng dẫn thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo nêu rõ kết cấu các thông tin chủ yếu về: Tình hình thực hiện; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; phương hướng nhiệm vụ; đề xuất, kiến nghị; Nếu chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều loại đối tượng thực hiện với nội dung yêu cầu báo cáo khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn cụ thể hoặc thiết kế mẫu đề cương phù hợp với từng đối tượng báo cáo.
Mẫu Đề cương của một chế độ báo cáo định kỳ được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
i) Biểu mẫu số liệu báo cáo: Trường hợp báo cáo yêu cầu phải có phần số liệu thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn về biểu mẫu số liệu để bảo đảm thực hiện thống nhất, thuận tiện cho công tác tổng hợp, phân tích; Nếu chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều loại đối tượng thực hiện với các yêu cầu về số liệu khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn cụ thể hoặc thiết kế biểu mẫu số liệu báo cáo phù hợp với từng đối tượng báo cáo; Biểu mẫu số liệu phải có ký hiệu biểu để thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu. Ký hiệu biểu bao gồm cả chữ và số. Phần số được ghi theo thứ tự 001, 002, 003...; phần chữ được ghi viết tắt bằng chữ in hoa phù hợp với ngành, lĩnh vực báo cáo, loại báo cáo và kỳ báo cáo.
k) Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải hướng dẫn quy trình thực hiện, trong đó nêu rõ thời gian chốt số liệu báo cáo thống nhất chung cho các đối tượng; mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu và thời hạn gửi báo cáo phù hợp với từng đối tượng thực hiện.
Điều 6. Thời gian chốt số liệu báo cáo
1. Báo cáo định kỳ hàng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hàng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hàng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu báo cáo được thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp nội dung của báo cáo định kỳ đó.
Điều 7. Thời hạn gửi báo cáo
1. Báo cáo định kỳ hàng tháng: Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hàng quý: Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20/6 và ngày 20/12 hàng năm.
4. Báo cáo định kỳ hàng năm: Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là ngày 20/12 hàng năm.
5. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời hạn gửi báo cáo được thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp nội dung của báo cáo định kỳ đó.
6. Căn cứ vào nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý, thời hạn gửi báo cáo có thể khác thời hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, nhưng phải được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp nội dung của báo cáo định kỳ đó.
Điều 8. Phương thức báo cáo
1. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu cơ quan, đơn vị.
2. Đối với các báo cáo trực tuyến trên phần mềm và sử dụng chữ ký điện tử phê duyệt thì không cần báo cáo giấy, trừ trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật, sự việc bất khả kháng.
Điều 9. Công bố danh mục báo cáo định kỳ
1. Danh mục báo cáo định kỳ phải được công bố, công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
2. Các Vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục và các Cục thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát, xây dựng đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo gửi Bộ (qua Văn phòng Bộ) để trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành. Thời hạn gửi đề nghị công bố danh mục báo cáo đến Bộ chậm nhất là sau 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành. Nội dung công bố gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo.
Mẫu văn bản đề nghị công bố Danh mục báo cáo định kỳ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn phòng Bộ rà soát, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định công bố. Thời hạn công bố chậm nhất là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành.
4. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải và duy trì danh mục báo cáo định kỳ lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Điều 10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo để thực hiện báo cáo điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết kiệm về thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo.
2. Giá trị pháp lý của báo cáo điện tử và việc sử dụng chữ ký số, xây dựng các biểu mẫu điện tử thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy định về chế độ báo cáo định kỳ
1. Các Vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục và các Cục thuộc Bộ có trách nhiệm:
a) Rà soát các chế độ báo cáo định kỳ để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Thông tư này;
b) Thực hiện công bố chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chia sẻ, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan, đơn vị mình khi các cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm:
a) Đăng tải và duy trì danh mục báo cáo định kỳ lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
b) Xây dựng, duy trì hệ thống thông tin báo cáo định kỳ của Bộ.
3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc công bố chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này;
b) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các quy định liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ; tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ khi có yêu cầu.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 13:
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KSTTHC (5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
PHỤ LỤC I
MẪU ĐỀ CƯƠNG YÊU CẦU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA BỘ GTVT
(Kèm theo Thông tư số 44/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
……(tên báo cáo)...
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Đối tượng phải báo cáo:
2. Cơ quan nhận, tổng hợp báo cáo:
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo:
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo:
5. Thời hạn gửi báo cáo:
6. Tần suất thực hiện báo cáo;
7. Biểu mẫu số liệu báo cáo;
8. Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Tình hình thực hiện:
- Đối với nội dung/nhiệm vụ A....
- Đối với nội dung/nhiệm vụ B....
2. Kết quả đạt được:
- Đối với nội dung/nhiệm vụ A....
- Đối với nội dung/nhiệm vụ B....
- Biểu mẫu số liệu kèm theo (nếu có)
3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
4. Phương hướng nhiệm vụ; đề xuất, kiến nghị.
Ghi chú:
- Ngoài những nội dung nêu trên, đề cương báo cáo định kỳ có thể gồm những nội dung khác tùy theo yêu cầu tại văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp chế độ báo cáo.
- Đối với báo cáo có yêu cầu thống kê số liệu thì phải có biểu mẫu chi tiết kèm theo Đề cương báo cáo, trừ trường hợp số liệu yêu cầu thống kê đơn giản, ít kiểu loại.
PHỤ LỤC II
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ DANH MỤC BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA BỘ GTVT
(Kèm theo Thông tư số 44/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…
V/v: đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ
…….., ngày …… tháng ….. năm …….
Kính gửi: ……(2)………………
Thực hiện quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT, …(1)… đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ như sau:
STT
Tên báo cáo
Đối tượng thực hiện báo cáo
Cơ quan nhận báo cáo
Tần suất thực hiện báo cáo
Văn bản quy định chế độ báo cáo
1
…
Trên đây là Danh mục báo cáo định kỳ quy định tại ...(3).... Đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT,...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): ghi tên cơ quan đề nghị;
(2): ghi tên cơ quan có thẩm quyền công bố (Bộ Giao thông vận tải);
(3): ghi số ký hiệu, ngày tháng năm, tên văn bản quy định chế độ báo cáo. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "07/11/2019",
"sign_number": "44/2019/TT-BGTVT",
"signer": "Nguyễn Ngọc Đông",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-80-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-tieu-chuan-do-luong-chat-luong-san-pham-201710.aspx | Nghị định 80/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 80/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy; dấu hợp chuẩn; dấu hợp quy; giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; giấy chứng nhận kiểm định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn; quyết định chứng nhận kiểm định viên; quyết định công nhận khả năng kiểm định, quyết định chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; quyết định phê duyệt mẫu; giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với vi phạm về đo lường trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 và vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, công nhận, kết quả thử nghiệm, kết quả đánh giá sự phù hợp;
b) Buộc tái chế hoặc tái xuất hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chuẩn đo lường sản xuất, nhập khẩu không đúng quy định về đo lường;
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã lưu thông;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
đ) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
e) Buộc hủy bỏ kết quả hiệu chuẩn hoặc kết quả so sánh đã thực hiện.
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các Điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 15; các Điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 16 và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 20 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định này.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐO LƯỜNG
Điều 4. Vi phạm trong hoạt động giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;
b) Không thực hiện định kỳ việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;
c) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
d) Không thiết lập và duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài; hiệu chuẩn, so sánh truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
b) Không báo cáo khi có các sai, hỏng chuẩn quốc gia hoặc đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả hiệu chuẩn hoặc so sánh đã thực hiện đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định hoặc không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định trước khi đưa chuẩn đo lường vào sử dụng;
b) Không thực hiện thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định trước khi đưa vào sử dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chất chuẩn, chuẩn đo lường hoặc buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với chất chuẩn, chuẩn đo lường đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái chế hoặc buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định;
b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo nhóm 2 nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;
b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, c Khoản 1, Khoản 4 Điều này.
Điều 8. Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thay thế cấu trúc của phương tiện đo nhưng chưa làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo hoặc chưa sai lệch phương tiện đo.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tác động hoặc thay thế cấu trúc của phương tiện đo làm sai lệch phương tiện đo hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 9. Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng nội dung quy định;
b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa kiểm định;
b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;
c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị nhỏ hơn 1.000.000 đồng tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định (sau đây gọi tắt là chứng chỉ kiểm định) theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo;
d) Phương tiện đo không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Không có chứng chỉ kiểm định theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo;
d) Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Sử dụng chứng chỉ kiểm định giả mạo;
b) Làm thay đổi cấu trúc kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
c) Tác động, điều chỉnh, sửa chữa, lắp thêm, rút bớt, thay thế cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;
d) Không thực hiện việc kiểm định phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, c Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ chứng chỉ kiểm định đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 4; các điểm b, c Khoản 5 Điều này.
Điều 11. Vi phạm của kiểm định viên, tổ chức kiểm định
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kiểm định viên đo lường:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố hoặc quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Thực hiện kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường hoặc quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng chứng chỉ kiểm định không đúng quy định; niêm phong, kẹp chì không đúng quy định;
d) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Không đăng ký hoạt động kiểm định theo quy định;
b) Thực hiện kiểm định ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức kiểm định:
a) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 vượt quá phạm vi được chỉ định hoặc khả năng kiểm định được công nhận;
b) Tiến hành kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi quyết định chỉ định hoặc quyết định công nhận khả năng kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng chuẩn đo lường có chứng chỉ hiệu chuẩn đã hết hiệu lực để kiểm định phương tiện đo nhóm 2;
d) Sử dụng chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chứng nhận chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 hoặc quyết định này đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo nhóm 2.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 12. Vi phạm của kỹ thuật viên hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên hiệu chuẩn:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc quy trình hiệu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ hiệu chuẩn không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Không đăng ký hoạt động hiệu chuẩn theo quy định;
b) Thực hiện hiệu chuẩn ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức hiệu chuẩn:
a) Hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 vượt quá phạm vi được chỉ định;
b) Tiến hành hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã được chỉ định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệu chuẩn mà cấp chứng chỉ hiệu chuẩn cho chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 13. Vi phạm của kỹ thuật viên thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên thử nghiệm:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố hoặc quy trình thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ thử nghiệm không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Không đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định;
b) Thực hiện thử nghiệm ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức thử nghiệm được chỉ định:
a) Thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 vượt quá phạm vi được chỉ định;
b) Tiến hành thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 khi quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã được chỉ định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thử nghiệm mà cấp kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kết quả thử nghiệm đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 14. Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý về đo lường;
b) Không bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa, dịch vụ.
2. Mức phạt tiền đối với vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn:
a) Không ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;
b) Lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố;
c) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực;
d) Không thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán hàng đóng gói sẵn không ghi lượng trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; ghi, khắc đơn vị đo không đúng đơn vị đo lường pháp định;
b) Buôn bán hàng đóng gói sẵn có lượng không phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố;
c) Buôn bán hàng đóng gói sẵn nhóm 2 không thể hiện dấu định lượng trên nhãn theo quy định.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền bằng từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền bằng từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT; CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 17. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về hợp chuẩn
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công bố hợp chuẩn, dấu hợp chuẩn hoặc sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được công bố trong bán buôn, bán lẻ như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với lô hàng vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 160.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vi phạm về công bố hợp chuẩn:
a) Không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn;
b) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định;
c) Sử dụng dấu hợp chuẩn không đúng quy định;
d) Thực hiện công bố hợp chuẩn mà không đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
đ) Không thực hiện lại việc công bố hợp chuẩn khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp chuẩn;
3. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 300.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định;
b) Không tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; không ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Không tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp công bố hợp chuẩn;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp đang lưu thông trên thị trường hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng, buộc tái chế hoặc tái xuất sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm b, c Khoản 4 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công bố hợp quy, dấu hợp quy trong buôn bán sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện công bố hợp quy như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 200.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công bố hợp quy, dấu hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 160.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 320.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền các tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định;
c) Không thông báo trên các phương tiện thông tin về công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận;
d) Không cung cấp bản sao giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy theo quy định cho tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không thực hiện công bố hợp quy;
b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
c) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định;
d) Không sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
đ) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;
g) Sử dụng hóa chất, chất phụ gia chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định khi sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các Điểm e, g Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp đang lưu thông trên thị trường hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tái chế hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp chuẩn trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường.
2. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp quy trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường.
3. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định này để xử phạt hành vi gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa.
4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.
5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
6. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
7. Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 5 đến Khoản 7 Điều này khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 9 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước ngoài lĩnh vực đã được chỉ định;
b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã được đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
d) Không tuân thủ các quy trình đánh giá sự phù hợp đã được phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định;
đ) Không thực hiện đánh giá giám sát định kỳ đối với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp;
e) Sử dụng tổ chức thử nghiệm chưa được đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp sai;
b) Thực hiện đánh giá không đảm bảo tính độc lập, khách quan.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp hoặc đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp;
b) Không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp;
c) Giả mạo hồ sơ, tài liệu đánh giá sự phù hợp;
d) Thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
đ) Gian lận trong hoạt động đánh giá sự phù hợp;
e) Không thực hiện khắc phục về các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kết quả đánh giá sự phù hợp đã cấp đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm b, c, d, đ Khoản 4 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện đào tạo, tư vấn ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã được đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
b) Không tuân thủ các quy trình đào tạo, tư vấn đã được phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động đào tạo, tư vấn khi chưa được đăng ký hoạt động đào tạo, tư vấn;
b) Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đăng ký hoạt động đào tạo, tư vấn;
c) Giả mạo hồ sơ, tài liệu đào tạo, tư vấn;
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động công nhận
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký hoạt động công nhận theo quy định;
b) Thực hiện công nhận ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận theo quy định;
b) Không công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động công nhận;
c) Tiến hành đánh giá, công nhận không theo quy trình, thủ tục đã công bố, không theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sử dụng để đánh giá, công nhận hoặc thực hiện không đầy đủ các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nêu trên.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cấp chứng chỉ công nhận vượt quá thẩm quyền hoặc không thực hiện giám sát định kỳ đối với tổ chức được công nhận;
b) Thực hiện đánh giá công nhận không đảm bảo tính độc lập, khách quan;
c) Thực hiện ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn về công nhận cho tổ chức đề nghị công nhận;
d) Không khắc phục vi phạm sau khi có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận vi phạm các quy định pháp luật liên quan.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ, tài liệu trong hoạt động công nhận;
b) Không thực hiện khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cấp, duy trì chứng chỉ công nhận cho tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm các yêu cầu và điều kiện đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động công nhận từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các chứng chỉ công nhận đã cấp đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy hoặc chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy để ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;
b) Giả mạo kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm tra hoặc kết quả giám định hoặc kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán sản phẩm, hàng hóa từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu kết quả thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận kiểm tra hoặc giám định hoặc kiểm định chất lượng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA VÀ MÃ SỐ MÃ VẠCH
Điều 25. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;
c) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;
d) Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
4. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả;
b) Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa;
c) Vi phạm về nhãn hàng hóa đối với hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, đồ chơi trẻ em.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy đinh tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
d) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;
d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 28. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này trừ hành vi buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chuẩn đo nhập khẩu không đúng quy định về đo lường.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân, hải quan, quản lý thị trường và thanh tra chuyên ngành khác
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 39 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Các chức danh nêu tại Điều 29, Điều 30, Điều 31 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
2. Trưởng đoàn kiểm tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi phát hiện hành vi vi phạm thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
2. Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 34. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 35. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "19/07/2013",
"sign_number": "80/2013/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-395-CT-BNN-TY-phong-chong-dich-cum-gia-cam-135581.aspx | Chỉ thị 395/CT-BNN-TY phòng, chống dịch cúm gia cầm | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 395/CT-BNN-TY
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM
Từ đầu năm 2012 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 30 xã, phường của 23 huyện, quận thuộc 12 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bắc Ninh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 35.130 con, trong đó gà là 4.888 con (chiếm 13,90%), vịt là 29.876 con (chiếm 85,0%), ngan là 366 con (chiếm 1,0%). Nguyên nhân chủ yếu là: thời gian này, thời tiết diễn biến bất thường làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, trong khi nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc được nuôi mới; sau Tết Nguyên đán các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân trong nhiều hoạt động lễ hội ở các địa phương tăng cao…
Hiện nay, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa có vắc xin phù hợp để tiêm phòng do chủng vi rút cúm gia cầm đã biến đổi nên vắc xin đang sử dụng (RE- 5) tiêm phòng không có tác dụng do vậy trong thời gian tới, nguy cơ dịch lan rộng là rất cao. Để nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, ngăn ngừa dịch lây lan gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tập trung triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo nội dung Công điện số 04/CĐ-BNN-TY , ngày 05 tháng 02 năm 2012, trong đó cần chú trọng một số nội dung sau đây:
1. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tập trung mọi lực lượng, phương tiện và thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm nhanh chóng dập tắt dịch, không để dịch lây lan rộng. Tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm, khi có dịch xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm và tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực có dịch, đồng thời lập chốt kiểm dịch ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch.
b) Kiện toàn và khôi phục hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; giao trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân về công tác phòng chống dịch; Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo thực hiện việc phòng, chống dịch đến cấp thôn, ấp tại các địa bàn có nguy cơ cao. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương cùng với nhân dân triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 258/BNN-TY , ngày 9/02/2012 nhằm tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh ổ dịch, không để dịch lây lan rộng;
c) Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn. Chính quyền địa phương cấp xã nơi có ổ dịch cúm gia cầm phải tổ chức quản lý chặt ổ dịch, cấm vận chuyển, cấm giết mổ gia cầm trong vùng dịch. Các cơ quan thú y, các trạm kiểm dịch phải thông tin và phối hợp chặt chẽ với nhau để kiểm soát tốt việc vận chuyển gia cầm.
Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu rà soát toàn bộ số gia cầm thuộc đối tượng tiêm trong địa bàn tỉnh để tiêm phòng bổ sung, đặc biệt chú ý đàn thủy cầm, yêu cầu tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% cho đàn vịt đến tuổi tiêm phòng theo quy định; khuyến cáo người dần không nuôi vịt thả đồng trong thời gian này.
d) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người về sự nguy hại của bệnh cúm gia cầm, tránh tiếp xúc và ăn gia cầm mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi nghi ngờ có ổ dịch cúm gia cầm phải báo ngay cho cơ quan chức năng, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để chủ động ngăn chặn dịch lây lan và phòng ngừa dịch cúm gia cầm lây sang người.
2. Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền ở Trung ương và địa phương tuyên truyền sâu rộng cho người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống. Khi có dịch phải khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Đặc biệt nghiêm cấm giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cục Thú y tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm tại các địa phương để xác định chủng vi rút gây bệnh, xây dựng bản đồ dịch tễ về các chủng vi rút gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam, tiếp tục thử nghiệm tìm ra vắc xin phù hợp phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; tổ chức hội nghị tư vấn kỹ thuật bao gồm các nhà khoa học, quản lý trong nước và quốc tế, nhằm đánh giá, tư vấn về công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, hướng dẫn địa phương sử dụng vắc xin tiêm phòng có hiệu quả;
- Cục Chăn nuôi có văn bản hướng dẫn chỉ đạo các địa phương thực hiện chăn nuôi vệ sinh phòng dịch, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi và xây dựng mô hình khuyến nông chăn nuôi an toàn sinh học tại các địa phương.
- Viện Thú y, Viện Chăn nuôi và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát dịch bệnh, giải trình tự gen vi rút cúm trong các ổ dịch tại một số địa phương theo chỉ đạo của Cục Thú y.
4. Các Bộ, ngành thành viên trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được phân công.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này và báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c)
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố;
- Các Bộ thành viên Ban CĐQGPCDCGC;
- Sở NN và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, TP;
- Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Trường Đại học NN Hà Nội;
- Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "22/02/2012",
"sign_number": "395/CT-BNN-TY",
"signer": "Diệp Kỉnh Tần",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-02-2014-CT-UBND-cong-tac-quoc-phong-dia-phuong-nam-2014-Binh-Tan-Ho-Chi-Minh-225032.aspx | Chỉ thị 02/2014/CT-UBND công tác quốc phòng địa phương năm 2014 Bình Tân Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2014/CT-UBND
Bình Tân, ngày 07 tháng 3 năm 2014
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014
Thực hiện Chỉ thị số 02/2014/CT-UBND-M ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2014.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương năm 2013. Ủy ban nhân dân quận Bình Tân triển khai chỉ thị thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2014, như sau:
1. Giao Ban Chỉ huy Quân sự quận:
Tham mưu giúp Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác quốc phòng địa phương năm 2014 và các văn bản của cấp trên chỉ đạo về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, với các nội dung cụ thể sau:
a) Công tác sẵn sàng chiến đấu:
- Thường xuyên duy trì công tác sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang; chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an quận, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 98/2008/CT-UBND-M ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới; Nghị định số 32/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quốc phòng về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm. Triển khai lực lượng bảo vệ an toàn thời gian tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng, các ngày Lễ, Tết trong năm.
- Điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và xây dựng mới Quyết tâm tác chiến phòng thủ và hệ thống văn kiện nhóm “A”; Hướng dẫn các ban, ngành địa phương xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh và hệ thống văn kiện nhóm “B” theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 78/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện khảo sát động viên nền kinh tế quốc dân bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh.
- Thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khóa XI về quốc phòng; Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác Quốc phòng ở các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự; Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ. Đề xuất Ủy ban nhân dân quận bảo đảm kinh phí phù hợp cho hoạt động của lực lượng vũ trang quận. Củng cố các công trình phòng thủ, mua sắm bổ sung các loại trang bị, phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trong khu vực phòng thủ.
- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch số 32/KH-UBND-M ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về thực hiện quy chế kết hợp kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng trên địa bàn quận Bình Tân.
- Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết thế trận quân sự khu vực phòng thủ cấp quận; xây dựng công trình phòng thủ theo quy hoạch được phê duyệt.
- Tham mưu và tổ chức diễn tập chiến đấu trị an cho 20 - 30% phường, có 01 phường tổ chức diễn tập điểm về chiến đấu trị an ở địa hình đô thị theo sự chỉ đạo của cấp trên; diễn tập phòng, chống thảm họa thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn quận.
- Tổ chức lực lượng dân quân phối hợp cùng Cảnh sát giao thông bảo đảm trật tự, điều tiết giao thông vào giờ cao điểm tại những khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định trên địa bàn.
b) Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hoàn thành chỉ tiêu ở 2 cấp năm 2014, đúng quy định của pháp luật (chú trọng chất lượng chính trị và gọi đảng viên trẻ nhập ngũ có thời gian kết nạp trên 6 tháng, đạt 5% trở lên).
c) Công tác huấn luyện, đào tạo:
- Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, Quân khu và Thành phố về ổn định tổ chức biên chế, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện. Triển khai xây dựng thao trường huấn luyện theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Thành phố.Làm tốt công tác chuẩn bị và thực hành huấn luyện đúng, đủ nội dung chương trình, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Tổ chức tốt hội thi, hội thao năm 2014, luyện tập và tham gia hội thao cấp cụm và hội thao do cấp trên tổ chức đạt thành tích cao.
- Phối hợp với các ban, ngành thực hiện Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự phường trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
d) Công tác xây dựng lực lượng:
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư; Hướng dẫn số 01/HD ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và kết luận số 41-KL/TW ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới; Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.
- Tiếp tục thực hiện đề án đã được phê duyệt về “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2011 - 2015”,nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng “Quân báo - Trinh sát” trên địa bàn.
đ) Công tác giáo dục quốc phòng an ninh:
- Tham mưu tổ chức tuyên truyền Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh trong năm 2014; phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu giúp Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận thực hiện việc cử cán bộ tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
e) Công tác chính sách hậu phương quân đội:
- Thực hiện tốt các chính sách đối với quân nhân, gia đình quân nhân, các đối tượng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế sau ngày 30 tháng 3 năm 1975 theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 532-CT/QUTW ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với hậu phương quân đội giai đoạn 2011 - 2015; Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Tham mưu giúp Đảng ủy tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội cấp tá nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn nhân kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
g) Công tác hậu cần, kỹ thuật:
- Bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chế độ tiêu chuẩn cho bộ đội; chú trọng củng cố đơn vị chính quy, có cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Thực hiện dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác quốc phòng địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 382/NQ-DUQSTW ngày 29 tháng 01 năm 2008 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới.
h) Công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật:
- Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 917/1999/CT-BQP ngày 22 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 235-CT/ĐUQK của Thường vụ Đảng ủy Quân khu về xây dựng tổ chức Đảng và đảng viên; Chỉ thị 333/CT-BTL ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Tư lệnh Quân khu về tăng cường công tác quản lý, duy trì kỷ luật và an toàn trong lực lượng vũ trang Quân khu, xây dựng cơ quan quân sự các cấp vững mạnh toàn diện. Tập trung thực hiện Đề án “Xây dựng Ban Chỉ huy Quân sự phường vững mạnh toàn diện giai đoạn 2011 - 2015”, chú trọng củng cố doanh trại sáng - xanh - sạch - đẹp.
i) Công tác kiểm tra, giám sát:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương.
2. Giao trách nhiệm cho lãnh đạo các đơn vị Công an quận, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận:
a) Công an quận chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự quận và các lực lượng chức năng thực hiện tốt Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng. Thường xuyên luyện tập, diễn tập kiểm tra phương án sẵn sàng chiến đấu. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nhiệm vụ quốc phòng và trong phòng, chống khủng bố, xử trí các tình huống khắc phục hậu quả thiên tai... góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn quận.
Phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận và các ngành chức năng thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân năm 2014.
b) Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận: phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận, Công an quận và các lực lượng liên quan thường xuyên luyện tập, diễn tập kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy, tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn và các tình huống có liên quan đến quốc phòng - an ninh trong khu vực phòng thủ.
3. Giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quận: khi xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận phải phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận để gắn với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và điều chỉnh kịp thời kế hoạch, bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh (Kế hoạch B) của ngành phù hợp với tình hình thực tế trong năm 2014.
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: phối hợp với các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Ban Chỉ huy Quân sự quận và các ngành có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2014. Tập trung kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng và an ninh tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận giải quyết tốt các trường hợp tồn đọng chính sách đối với quân nhân phục viên, quân nhân xuất ngũ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ quân đội nghỉ hưu đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
b) Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tư pháp quận: phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự quận thực hiện tốt việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quốc phòng an ninh, nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên, dân quân tự vệ trong các ban ngành, đoàn thể và nhân dân; đồng thời phản ánh các hoạt động quốc phòng - quân sự địa phương trên các phương tiện thông tin để tăng cường công tác giáo dục ý thức quốc phòng trong các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục nâng cấp hệ thống phương tiện liên lạc phục vụ lãnh đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
c) Phòng Tài chính - Kế hoạch: phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận, trình Ủy ban nhân dân quận bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong năm 2014.
d) Phòng Kinh tế phối hợp với các ban ngành liên quan triển khai khảo sát xây dựng (Kế hoạch B) theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với Ban Chỉ huy Quân sự quận tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng; Kế hoạch số 32/KH-UBND-M ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về thực hiện quy chế kết hợp kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng trên địa bàn quận Bình Tân.
đ) Phòng Y tế, Bệnh viện quận Bình Tân phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận và các ngành liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tổ chức kiểm tra sức khỏe lần đầu cho thanh niên tuổi 17 và khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự cho thanh niên tuổi 18-25 phục vụ công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự và tuyển sinh thiếu sinh quân năm 2014 đúng quy định pháp luật.
e) Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận lập dự án quy hoạch và xây dựng các công trình quốc phòng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
g) Phòng Nội vụ: Phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận và các ban, ngành cử cán bộ đi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; tập huấn bồi dưỡng cán bộ quân sự phường; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.
4. Ủy ban nhân dân 10 phường:
a) Căn cứ Chỉ thị này, tổ chức triển khai thực hiện những nội dung theo hướng dẫn của Ban Chỉ huy Quân sự quận về thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương năm 2014 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận.
b) Chỉ đạo xây dựng huấn luyện, hoạt động của của lực lượng quân sự phường. Tăng cường các hoạt động, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tham gia diễn tập chiến đấu trị an theo ý định diễn tập của Ban Chỉ đạo diễn tập quận.
c) Tổ chức thống kê, nắm chắc số lượng từng đối tượng để điều động tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ ở cơ sở (đối tượng 4, 5), đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đúng, đủ thành phần theo kế hoạch chiêu sinh của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Thành phố và đề nghị của Ban Chỉ huy Quân sự quận, hoàn thành 100% theo chỉ tiêu kế hoạch. Làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện luật Giáo dục quốc phòng, an ninh tại địa phương.
d) Chỉ đạo, triển khai thực hiện quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hoàn thành 100% chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân quận giao cho phường năm 2014 theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu cấp trên giao.
đ) Tiếp tục quan tâm, đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc của cơ quan quân sự phường, tập trung chỉ đạo xây dựng Ban Chỉ huy Quân sự phường vững mạnh toàn diện. Phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự quận tham mưu Ủy ban nhân dân quận trong việc chọn nguồn đưa đi đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự phường có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành quân sự cơ sở
e) Tập trung giải quyết chính sách cho các đối tượng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tiến độ, đúng thời gian quy định, chặt chẽ, công bằng, không để sai sót; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào toàn dân chăm sóc các đối tượng chính sách, hậu phương quân đội.
g) Chỉ đạo cho Ban Chỉ huy Quân sự phường tổ chức họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống Dân quân tự vệ (28/3/1935 - 28/3/2014); 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam (22/12/1944 - 22/12/2014). Tăng cường vận động thu và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh, góp phần bảo đảm nhu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh tại địa phương, đặc biệt là bảo đảm cho hoạt động của lực lượng dân quân trinh sát khu phố.
Ban Chỉ huy Quân sự quận theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương của các đơn vị quận và 10 phường, thường xuyên báo cáo cho Thường trực Ủy ban nhân dân quận.
Ủy ban nhân dân quận yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày ký ban hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Chính | {
"issuing_agency": "Quận Bình Tân",
"promulgation_date": "07/03/2014",
"sign_number": "02/2014/CT-UBND",
"signer": "Huỳnh Văn Chính",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-19-2011-ND-CP-huong-dan-Luat-Nuoi-con-nuoi-120635.aspx | Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 19/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 7; thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo Điều 12; thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới theo Điều 42; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí và thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 43; thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Nghị định này hướng dẫn thi hành một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện), nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các Điều 9, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36 của Luật Nuôi con nuôi; đăng ký lại việc nuôi con nuôi và công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.
Điều 3. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
2. Trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thì được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.
3. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để xác định trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Người Khuyết tật đối với trẻ em khuyết tật hoặc của chuyên gia y tế đối với trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Điều 4. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Việc hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam thông qua chương trình, dự án bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cộng đồng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.
2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam không được hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở nuôi dưỡng được chỉ định cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ
1. Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và giấy tờ quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
3. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm e và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI
MỤC 1. NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC
Điều 6. Lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế
1. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em (sau đây gọi là Danh sách 1) xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc có hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách riêng (sau đây gọi là Danh sách 2) xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp.
Nếu trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi, Sở Tư pháp xác nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và gửi hồ sơ kèm theo Danh sách 2 cho Cục Con nuôi để thông báo cho người nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.
3. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận làm con nuôi, thì cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm cấp 01 bộ hồ sơ của trẻ em cho người nhận con nuôi và xóa tên trẻ em trong Danh sách quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau:
1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.
2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.
Điều 8. Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi
1. Việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Nuôi con nuôi và do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.
2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú nhưng không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình phối hợp lấy ý kiến của những người liên quan.
b) Trường hợp không thể cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi lấy ý kiến của những người liên quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu.
3. Việc lấy ý kiến phải thể hiện bằng văn bản và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Điều 9. Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan
1. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.
2. Khi lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình.
Trường hợp cho trẻ em làm con nuôi là giải pháp cuối cùng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn đầy đủ cho những người liên quan về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ đối với con theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
MỤC 2. NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
1. Cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là cơ sở nuôi dưỡng được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật; có đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và am hiểu về lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài; được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức thành lập cơ sở nuôi dưỡng kiểm tra, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Sở Tư pháp thông báo cho Cục Con nuôi về danh sách cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định để theo dõi và phối hợp quản lý.
Điều 12. Thông báo danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu
Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Cục Lãnh sự) có trách nhiệm lập, cập nhật và thông báo cho Cục Con nuôi danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại quy định tại Điều 30 của Luật Nuôi con nuôi.
Điều 13. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ được lập theo quy định tại Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:
1. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.
2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1, thì phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;
b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.
Điều 15. Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
1. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và cử cán bộ trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Việc kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Điều 16. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài
1. Trước khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp phải thẩm định hồ sơ của trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.
2. Việc xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi phải bảo đảm trẻ em đáp ứng đủ các yêu cầu về độ tuổi, đối tượng được nhận đích danh, đối tượng phải thông qua thủ tục giới thiệu; hồ sơ phải có đủ các giấy tờ hợp lệ.
3. Trường hợp trẻ em thuộc Danh sách 1 có đủ điều kiện làm con nuôi, Sở Tư pháp phải có văn bản xác nhận đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
2. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
3. Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
Điều 18. Yêu cầu về kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
Việc kiểm tra hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định:
a) Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
b) Người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.
2. Khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 19. Yêu cầu chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài cho Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật Nuôi con nuôi. Việc chuyển hồ sơ phải căn cứ số lượng trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và số lượng hồ sơ của người nhận con nuôi đã được chấp thuận.
Điều 20. Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 35, Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, khách quan, phù hợp với nhu cầu và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý, Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi kèm theo văn bản nêu rõ lý do.
3. Trong khi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Cục Con nuôi có thể lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để thẩm định kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi. Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp.
MỤC 3. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI
Điều 21. Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
1. Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải có đơn kèm theo các giấy tờ sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp:
a) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó;
d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
đ) Giấy khám sức khỏe;
e) Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải được dịch ra tiếng Việt, lập thành 02 bộ hồ sơ. Người nhận con nuôi phải nộp 02 bộ hồ sơ của mình kèm theo 02 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi; mỗi bộ hồ sơ của trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ, người nhận con nuôi phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi và 01 bộ hồ sơ của trẻ em để xin ý kiến.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi theo thủ tục quy định tại Điều 10 của Nghị định này; trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nhận con nuôi.
Điều 22. Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi
1. Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và các điều kiện theo quy định pháp luật của nước láng giềng.
2. Hồ sơ xin nhận con nuôi phải có các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và các giấy tờ khác theo quy định pháp luật của nước láng giềng; số bộ hồ sơ được lập theo quy định pháp luật của nước láng giềng.
3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và xác nhận nếu người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.
4. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã, nơi người đó thường trú.
MỤC 4. NUÔI CON NUÔI TRÊN THỰC TẾ MÀ CHƯA ĐĂNG KÝ
Điều 23. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 24. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
1. Người nhận con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
2. Kèm theo Tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;
d) Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.
Điều 25. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
MỤC 5. NUÔI CON NUÔI GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NHAU TẠM TRÚ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người đó có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.
2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người được nhận làm con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì giấy khám sức khỏe và giấy tờ tương ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.
Điều 27. Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện
1. Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Cơ quan đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 này, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi. Việc kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
3. Nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi, thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày lấy ý kiến của những người liên quan, Cơ quan đại diện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Cơ quan đại diện ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên, đồng thời gửi văn bản thông báo cho Cục Con nuôi và Cục Lãnh sự kèm theo bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp hồ sơ nuôi con nuôi không rõ ràng, cần yêu cầu cơ quan trong nước kiểm tra, xác minh, Cơ quan đại diện có văn bản kèm bản chụp hồ sơ gửi Cục Con nuôi, đồng gửi Cục Lãnh sự, yêu cầu xác minh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cục Con nuôi đề nghị cơ quan có liên quan trong nước thẩm tra, xác minh và trả lời cho Cơ quan đại diện.
Trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đại diện thông báo lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi.
Điều 28. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm định kỳ 6 tháng gửi báo cáo cho Cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình trạng sức khỏe, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng; trường hợp việc nuôi con nuôi tiếp tục thực hiện tại Việt Nam, thì trong thời hạn này việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Nuôi con nuôi.
MỤC 6. ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC NUÔI CON NUÔI, CÔNG NHẬN VIỆC NUÔI CON NUÔI ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
Điều 29. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
1. Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.
5. Trong mục ghi chú của bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này và Sổ đăng ký nuôi con nuôi phải ghi rõ là đăng ký lại.
Điều 30. Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại Việt Nam và ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Việc ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú.
3. Người có yêu cầu ghi chú việc nuôi con nuôi phải xuất trình với Sở Tư pháp bản chính giấy tờ đăng ký việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
4. Sở Tư pháp ghi chú việc nuôi con nuôi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và cấp cho đương sự Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi đó.
Chương 3.
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 31. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
1. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn của tổ chức con nuôi nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam;
b) Bản sao Điều lệ, Quy chế hoạt động hoặc văn bản thành lập tổ chức con nuôi nước ngoài;
c) Bản sao giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
d) Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế trong 03 năm gần nhất, bao gồm cả tình hình thu, chi tài chính về con nuôi quốc tế, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập xác nhận; trường hợp đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì phải có báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam;
đ) Báo cáo đánh giá về sự hiểu biết của các nhân viên xã hội và nhân viên pháp lý làm việc tại tổ chức con nuôi nước ngoài về các lĩnh vực pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi;
e) Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, bản sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài;
g) Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, bản sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và văn bản của tổ chức chấp thuận cử người đó làm người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại Cục Con nuôi.
Điều 32. Tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
1. Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam thì không thuộc diện công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức tốt;
c) Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội Việt Nam liên quan đến nuôi con nuôi và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi.
2. Một người chỉ được đứng đầu một Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 33. Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép) cho tổ chức con nuôi nước ngoài và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
4. Giấy phép có giá trị trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn mỗi lần tối đa là 05 năm.
Điều 34. Gia hạn Giấy phép
1. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam, nếu chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thì được gia hạn Giấy phép.
2. Chậm nhất 60 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, tổ chức con nuôi nước ngoài phải làm đơn xin gia hạn gửi Cục Con nuôi, kèm theo Giấy phép và báo cáo hoạt động tại Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Con nuôi thẩm định hồ sơ; kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; đánh giá lại năng lực chuyên môn của tổ chức con nuôi nước ngoài, nếu thấy cần thiết; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định gia hạn Giấy phép và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối gia hạn Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
Điều 35. Sửa đổi Giấy phép
1. Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở chính tại nước nơi tổ chức được thành lập, thay đổi trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì tổ chức phải có đơn gửi Cục Con nuôi đề nghị ghi chú nội dung thay đổi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị ghi chú thay đổi, Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ghi nội dung thay đổi vào Giấy phép; thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý.
2. Trường hợp thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải có đơn gửi Cục Con nuôi, kèm theo đơn phải có Giấy phép và 02 bộ giấy tờ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi thẩm định hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp không chấp nhận người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
Điều 36. Thu hồi Giấy phép
1. Tổ chức con nuôi nước ngoài bị thu hồi Giấy phép hoạt động con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:
a) Tổ chức con nuôi nước ngoài đã chấm dứt hoạt động tại nước nơi tổ chức đó được thành lập;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không cho phép tổ chức tiếp tục hoạt động tại Việt Nam;
c) Tổ chức con nuôi nước ngoài đề nghị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trước thời hạn ghi trong Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp;
d) Hết hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam mà tổ chức không đề nghị gia hạn hoặc có đơn đề nghị nhưng không được gia hạn;
đ) Bị tước quyền sử dụng Giấy phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức con nuôi nước ngoài phải nộp lại Giấy phép cho Cục Con nuôi và thanh toán mọi khoản nợ (nếu có) với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
3. Cục Con nuôi thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thu hồi Giấy phép.
Điều 37. Quản lý tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
1. Căn cứ tình hình thực tiễn, sau khi trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của các nước có liên quan, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao ấn định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 4.
LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI, LỆ PHÍ CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI GIẤY PHÉP CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI, CHI PHÍ GIẢI QUYẾT NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI
Điều 38. Nguyên tắc thu, nộp, quản lý và sử dụng
1. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước.
2. Chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là khoản tiền mà người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp khi nhận con nuôi ở Việt Nam để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Toàn bộ số tiền thu được theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải nộp vào tài khoản của cơ quan thu mở tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi quản lý, sử dụng theo quy định.
Cơ quan thu có trách nhiệm lập dự toán thu, chi hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh quyết toán theo chế độ hiện hành.
MỤC 1. LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI, LỆ PHÍ CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI GIẤY PHÉP CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI
Điều 39. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Nuôi con nuôi gồm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện.
Điều 40. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được quy định như sau:
1. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là bốn trăm nghìn đồng (400.000 đồng)/trường hợp.
2. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là chín triệu đồng (9.000.000 đồng)/trường hợp.
3. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện là ba triệu đồng (3.000.000 đồng)/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng đô la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại.
Điều 41. Thẩm quyền thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
2. Cục Con nuôi thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện.
Điều 42. Đối tượng phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi.
3. Công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cơ quan đại diện.
Điều 43. Đối tượng được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này làm con nuôi và việc nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa.
2. Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Điều 23, đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 29, công nhận và ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký ở nước ngoài theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.
Điều 44. Chế độ sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện được sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi để phục vụ công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ; trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi; theo dõi báo cáo về tình hình nuôi con nuôi và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục Con nuôi được sử dụng 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định này để chi cho các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để đánh giá toàn diện về điều kiện của người nhận con nuôi;
b) Chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp;
c) Thông tin liên lạc, gửi tài liệu, trao đổi thư tín với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để giải quyết việc nuôi con nuôi;
d) In ấn, phát hành biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về nuôi con nuôi;
đ) Tập hợp, xử lý, thống kê và báo cáo số liệu về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
e) Tập hợp, theo dõi, tổng hợp và đánh giá báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài;
g) Mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thiết bị cần thiết liên quan trực tiếp đến việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi;
h) Mua sắm và sửa chữa tài sản, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác thu lệ phí;
i) Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc thu lệ phí, bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương, trừ chi phí trả lương cho cán bộ công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
3. Sở Tư pháp được sử dụng 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định này để chi cho các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi;
b) Tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi;
c) Tiến hành giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài; lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
d) Chuyển hồ sơ giới thiệu trẻ em làm con nuôi cho Bộ Tư pháp để thông báo cho người nhận con nuôi;
đ) Tập hợp, xử lý, thống kê và báo cáo số liệu về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
e) Mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thiết bị cần thiết liên quan trực tiếp đến việc giải quyết nuôi con nuôi.
Điều 45. Mức thu, cơ quan thu lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài
1. Mức thu lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép là sáu mươi lăm triệu đồng (65.000.000 đồng)/giấy phép;
b) Lệ phí gia hạn giấy phép là ba mươi lăm triệu đồng (35.000.000 đồng)/lần gia hạn;
c) Lệ phí sửa đổi giấy phép là hai triệu đồng (2.000.000 đồng)/lần sửa đổi.
2. Cục Con nuôi thu lệ phí khi tổ chức con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Điều 46. Chế độ sử dụng lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài
Lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được sử dụng để chi cho các nội dung sau đây:
1. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Phỏng vấn, kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
3. Kiểm tra điều kiện, tư cách và năng lực pháp lý của tổ chức con nuôi nước ngoài tại nước nơi tổ chức được thành lập.
4. Kiểm tra, theo dõi, quản lý và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
5. Theo dõi báo cáo và trực tiếp kiểm tra tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài.
MỤC 2. CHI PHÍ GIẢI QUYẾT NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI
Điều 47. Mức thu, cơ quan thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
1. Mức thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng)/trường hợp.
Khoản tiền này không bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả, kể cả chi phí đưa trẻ em ra nước ngoài sau khi được giải quyết cho làm con nuôi.
2. Cục Con nuôi có trách nhiệm thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Điều 48. Đối tượng nộp, miễn nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
1. Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài khi người đó đồng ý nhận trẻ em Việt Nam được giới thiệu làm con nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này làm con nuôi được miễn nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Điều 49. Chế độ sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
1. Cơ quan thu chuyển 95% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này cho ngân sách cấp tỉnh để phân bổ sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, trong đó:
a) 70% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu, lợi ích của trẻ em;
b) 15% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được bổ sung quỹ lương và nâng cao năng lực cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng;
c) 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc xác minh nguồn gốc của trẻ em được cho làm con nuôi;
d) 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc hoàn tất thủ tục và giao nhận con nuôi.
Cơ quan, tổ chức sử dụng chi phí có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích phần chi phí được phân bổ, lập sổ sách theo dõi và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Tư pháp tổng hợp để báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Cơ quan thu được trích lại 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này để chi cho việc thu và chuyển chi phí; xác nhận và cấp biên lai thu chi phí cho người nộp; lập sổ sách theo dõi, kiểm tra việc sử dụng khoản chi phí này bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả; tổng hợp và báo cáo công khai hằng năm về tình hình thu, nộp, sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước trong phạm vi toàn quốc theo quy định và phù hợp thông lệ quốc tế.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước do Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và hồ sơ do Cơ quan đại diện tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa giải quyết xong, thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch và các văn bản liên quan khác.
2. Hồ sơ xin nhận con nuôi nước ngoài do Cục Con nuôi tiếp nhận và đã thông báo cho người nhận con nuôi về trẻ em có đủ điều kiện được giới thiệu làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa giải quyết xong, thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và các văn bản liên quan khác.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài đã được cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 được hoạt động tại Việt Nam đến ngày 30 tháng 9 năm 2011; nếu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức con nuôi nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện và được cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định này.
Điều 51. Bãi bỏ các quy định về nuôi con nuôi tại các Nghị định liên quan
1. Bãi bỏ chương IV “Nuôi con nuôi” từ Điều 35 đến Điều 64, Điều 71 và những quy định liên quan khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Bãi bỏ các khoản 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Điều 2 và những quy định liên quan khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Bãi bỏ các điều từ Điều 25 đến Điều 28 và những quy định liên quan khác về trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch.
4. Bãi bỏ Chương IV “Đăng ký nhận nuôi con nuôi” từ Điều 15 đến Điều 17 tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
Điều 52. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2011.
2. Bộ Tư pháp tổ chức thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND, Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "21/03/2011",
"sign_number": "19/2011/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-53-KH-UBND-2022-su-tham-gia-binh-dang-cua-phu-nu-vi-tri-lanh-dao-quan-ly-Hai-Phong-517013.aspx | Kế hoạch 53/KH-UBND 2022 sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vị trí lãnh đạo quản lý Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 53/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 09 tháng 3 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2282/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC VỊ TRÍ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở CÁC CẤP HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2021-2030”
Thực hiện Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030’' và hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 6164/BNV-TH ngày 03/12/2021 về việc thực hiện Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” (sau đây viết tắt là Chương trình). Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với việc thực hiện Chương trình.
2. Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định, chính sách về bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách góp phần từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đảm bảo quyền phụ nữ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
II. MỤC TIÊU
1. Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý các cấp hoạch định chính sách (bao gồm nữ cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp, gọi tắt là nữ lãnh đạo, quản lý) nhằm phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, hướng tới thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát triển bền vững về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
2. Trên cơ sở mục tiêu tại Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
a) Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, ban, ngành và tương đương) là nữ. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù có tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thấp dưới 30% có thể điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị.
b) Tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt 50% vào năm 2030.
c) Tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực đạt 75% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác đối với nữ lãnh đạo, quản lý. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và các quy định về nữ lãnh đạo, quản lý. Rà soát, tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật đối với nữ lãnh đạo, quản lý.
a) Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các chỉ tiêu thực hiện Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” đối với các ngành, các cấp khối chính quyền trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp cùng với cơ quan có liên quan xây dựng và đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn (nếu có) theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách có liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn thành phố.
c) Sở Tư pháp:
- Thực hiện các giải pháp về xây dựng, hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị (nếu có).
- Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chính sách đối với phụ nữ nói chung và nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng trên địa bàn thành phố.
2. Đổi mới, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức gắn với quy hoạch, tạo nguồn lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan hoạch định chính sách các cấp.
a) Sở Nội vụ:
- Đánh giá thực trạng đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ cho việc xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
- Đổi mới, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nữ lãnh đạo, quản lý.
- Triển khai các mô hình vườn ươm lãnh đạo nữ trẻ cho cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên các cơ sở đào tạo để tạo nguồn lãnh đạo nữ theo hướng dẫn của Trung ương.
- Xây dựng mạng lưới, nhóm phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động kết nối nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của nữ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn của Trung ương.
b) Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố:
- Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế của đơn vị, xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nữ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu vị trí lãnh đạo, quản lý; đặc biệt là các đối tượng trong diện quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý các cấp đảm bảo tính tiếp nối, kế thừa.
- Chú trọng công tác quy hoạch nữ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, trình độ phù hợp vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị.
3. Truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vai trò, vị trí tiềm năng của phụ nữ trong thời kỳ mới.
a) Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về bình đẳng giới và vai trò, vị trí tiềm năng của phụ nữ trong thời kỳ mới, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo quản lý ở các cấp, cụ thể:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí thành phố, Cổng Thông tin điện tử thành phố, hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền các nội dung triển khai Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình "Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030";
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền cho các cơ quan truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về bình đẳng giới và vai trò, vị trí tiềm năng của phụ nữ trong thời kỳ mới, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác với các tổ chức để triển khai các hoạt động truyền thông liên quan đến công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
- Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cho đội ngũ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.
- Tổ chức các hoạt động tôn vinh các tấm gương tốt, điển hình về lãnh đạo nữ thành công ở cả khu vực công và khu vực tư nhằm tạo dư luận xã hội ủng hộ phụ nữ tham gia lãnh đạo.
c) Các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý để nâng cao nhận thức về vai trò cũng như tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp hoạch định chính sách.
- Tăng cường truyền thông về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và công tác đối với nữ lãnh đạo, quản lý.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế về sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệm; huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện Chương trình.
Các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Tạo điều kiện cho nữ lãnh đạo, quản lý trẻ tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tham gia đào tạo ngắn và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong công việc.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tại các ngành và địa phương trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và các chính sách về công tác đối với nữ lãnh đạo, quản lý; thực hiện thống kê theo cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Sở Nội vụ chủ trì:
- Lồng ghép nội dung thực hiện chính sách và bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức trong chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm.
- Vận hành và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức để thống kê, tổng hợp dữ liệu nữ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và theo dõi đánh giá việc tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo quản lý các cấp và bình đẳng giới ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bố trí từ dự toán hàng năm cho các cơ quan, đơn vị; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện hoạt động và giải pháp của Kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; các nguồn đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Các cơ quan, đơn vị lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, xây dựng kế hoạch lồng ghép các chỉ tiêu thực hiện công tác đối với nữ lãnh đạo, quản lý giai đoạn và hàng năm góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Chương trình đến năm 2030.
- Xây dựng Kế hoạch và kinh phí triển khai thực hiện phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị.
- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 10 tháng 11 hàng năm. Triển khai tổ chức sơ kết 05 năm và tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Giao Sở Nội vụ theo dõi, kiểm tra hoạt động triển khai và tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Nội vụ định kỳ và đột xuất. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết 05 năm và tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Giao Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ngành liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách hàng năm theo phân cấp cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch (nếu có).
* Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội thành phố phối hợp triển khai thực hiện:
Công tác vận động xã hội và các cấp, các ngành thực hiện bình đẳng giới; giám sát, phản biện xã hội một số mục tiêu cũng như việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới nói chung và tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ nói riêng; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất bổ sung, hoàn thiện quy định về công tác đối với nữ lãnh đạo, quản lý.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (để b/c);
- TT Thành ủy; TT HĐND TP;
- CT, các PCTUBND TP;
- BTCTU,VPTU;
- Các Sở, ban, ngành, ĐVSN trực thuộc UBNDTP;
- UBND các quận, huyện;
- UBMTTQVN TP, Hội LHPN TP;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Phòng KSTTHC;
- Lưu: VT
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "09/03/2022",
"sign_number": "53/KH-UBND",
"signer": "Lê Khắc Nam",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-83-2007-ND-CP-quan-ly-khai-thac-cang-hang-khong-san-bay-20497.aspx | Nghị định 83/2007/NĐ-CP quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay | CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 83/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng đất cảng hàng không, sân bay; điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng cảng hàng không, sân bay; quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; danh mục dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; sử dụng sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
2. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến cảng hàng không, sân bay.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Bảo đảm sự phát triển đồng bộ hệ thống cảng hàng không, sân bay; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế; đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không.
2. Bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không; bảo đảm dây chuyền hoạt động cảng hàng không, sân bay thống nhất, đồng bộ, liên tục, hiệu quả; bảo đảm văn minh, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm tính cạnh tranh của cảng hàng không, sân bay của Việt Nam; bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng, lợi ích của khách hàng; bảo vệ môi trường.
3. Bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; bảo đảm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đơn vị hàng không dân dụng và quân sự liên quan đối với sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, giữa các đơn vị quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay.
Chương 2:
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 3. Phân loại đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay
1. Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bao gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, đài kiểm soát không lưu và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay.
2. Đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không, bao gồm đất để xây dựng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hoá, kho hàng hoá; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất; khu suất ăn hàng không; khu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay; cơ sở an ninh hàng không; khu xăng dầu hàng không.
3. Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
4. Đất xây dựng khách sạn, nhà hàng và các công trình cung cấp dịch vụ khác.
Điều 4. Hình thức giao đất, cho thuê đất tại cảng hàng không, sân bay
1. Đất giao không thu tiền sử dụng bao gồm:
a) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
b) Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
2. Đất cho thuê thu tiền bao gồm các loại đất tại cảng hàng không, sân bay không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tiền thuê đất được thực hiện theo các quy định của pháp luật về tiền thuê đất.
Điều 5. Thời hạn giao đất, cho thuê đất
1. Đất xây dựng quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định này được giao hoặc cho thuê không thời hạn.
2. Đất xây dựng các công trình quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này được cho thuê có thời hạn trên cơ sở xem xét dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm. Việc gia hạn được thực hiện trên cơ sở xem xét nhu cầu sử dụng đất và việc chấp hành pháp luật trong quá trình sử dụng đất.
Điều 6. Thủ tục giao lại đất, cho thuê đất
1. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cảng hàng không, sân bay trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nội dung quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải xác định rõ diện tích đất công cộng không có mục đích kinh doanh và diện tích có mục đích kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay gửi hồ sơ đề nghị giao lại đất, cho thuê đất cho Cảng vụ hàng không.
3. Hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị giao lại đất, cho thuê đất, bao gồm các thông tin: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị giao lại đất, cho thuê đất; mục đích sử dụng, diện tích đất; thời gian dự kiến sử dụng đất;
b) Bản sao các giấy tờ sau: quyết định thành lập đối với các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước; Giấy phép kinh doanh cảng hàng không hoặc Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay;
c) Phương án và kế hoạch sử dụng đất;
d) Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, ban hành quyết định giao đất, ký hợp đồng cho thuê đất với tổ chức, cá nhân thuê đất và tiến hành bàn giao đất.
5. Việc quyết định giao lại đất, cho thuê đất phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Đối với khu vực liên quan đến việc sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự, việc giao lại đất và cho thuê đất phải có sự đồng ý của Bộ Quốc phòng.
6. Thủ tục gia hạn cho thuê đất tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này được thực hiện theo quy định về thủ tục cho thuê đất.
Điều 7. Trình tự, thủ tục về việc chấp thuận bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê
1. Tổ chức, cá nhân thuê đất có nhu cầu thế chấp, bảo lãnh tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị bao gồm các thông tin: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị; tên cảng hàng không, sân bay; vị trí của tài sản gắn liền với đất thuê;
b) Bản sao Hợp đồng thuê đất;
c) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng bảo lãnh;
d) Trích lục bản đồ địa chính.
2. Tổ chức, cá nhân thuê đất có nhu cầu bán, cho thuê, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê phải được sự đồng ý của Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Tài liệu nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không phù hợp của tổ chức, cá nhân nhận bán, nhận cho thuê tài sản, nhận góp vốn.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tài sản, xem xét chấp thuận việc thế chấp, bảo lãnh, bán, cho thuê tài sản, góp vốn hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp. Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, bán, cho thuê, góp vốn chỉ có hiệu lực sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 8. Thu hồi đất
1. Đất được giao lại, cho thuê bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Hết hạn cho thuê đất mà không được gia hạn;
c) Chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay;
d) Sử dụng đất không đúng mục đích;
đ) Bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ;
e) Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
g) Đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép;
h) Người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Luật Đất đai.
2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tối thiểu 180 ngày trước ngày thu hồi đất về lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng.
Chương 3:
MỞ, ĐÓNG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 9. Trình tự, thủ tục mở cảng hàng không, sân bay
1. Người được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay muốn mở cảng hàng không, sân bay phải gửi hồ sơ đề nghị cho Cục Hàng không Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị mở cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Đơn đề nghị mở cảng hàng không, sân bay, bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay;
b) Bản sao Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mở cảng hàng không, sân bay.
Điều 10. Trình tự, thủ tục mở lại cảng hàng không, sân bay
1. Người được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay muốn mở lại cảng hàng không, sân bay gửi hồ sơ đề nghị cho Cục Hàng không Việt Nam, trừ trường hợp cảng hàng không, sân bay được mở lại trong thẩm quyền của Giám đốc Cảng vụ hàng không quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị mở lại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Đơn đề nghị mở lại cảng hàng không, sân bay, bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay;
b) Bản sao Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Tài liệu chứng minh lý do đóng cảng hàng không, sân bay đã được khắc phục hoặc loại bỏ;
d) Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp cải tạo, mở rộng, sửa chữa cảng hàng không, sân bay.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mở lại cảng hàng không, sân bay bị đóng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quyết định mở lại cảng hàng không, sân bay trong trường hợp cảng hàng không, sân bay bị đóng theo quyết định của mình.
Điều 11. Công bố mở, đóng, mở lại cảng hàng không, sân bay
1. Cục Hàng không Việt Nam công bố trên hệ thống thông tin hàng không và thông báo cho cơ quan liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Mở cảng hàng không, sân bay;
b) Đóng cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Mở lại cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Cảng vụ hàng không thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau đây:
a) Đóng cảng hàng không, sân bay;
b) Mở lại cảng hàng không, sân bay.
Chương 4:
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY VÀ KHU VỰC LÂN CẬN CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay
1. Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phục vụ, cung cấp dịch vụ cho chuyến bay hoạt động đảm bảo an toàn, thuận tiện, nhanh chóng.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay cho Cảng vụ hàng không theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ngoài các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này tại cảng hàng không, sân bay nộp phí nhượng quyền khai thác cho doanh nghiệp cảng hàng không theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho Cảng vụ hàng không khi có yêu cầu.
Điều 13. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay
1. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với mục đích sử dụng và quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt.
2. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà có kế hoạch ngừng cung cấp dịch vụ trên 24 giờ phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.
3. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình hoặc lắp đặt trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay ngoài quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo Cảng vụ hàng không.
Điều 14. Nộp tài liệu chuyến bay
Người khai thác tàu bay phải nộp bản cân bằng trọng tải, bản khai tổng hợp, danh sách hành khách, bản kê khai hàng hoá của mỗi chuyến bay cho Cảng vụ hàng không trong vòng một giờ sau khi tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh.
Điều 15. Quy trình làm thủ tục tại cảng hàng không, sân bay
1. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy trình làm thủ tục đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư tại cảng hàng không, sân bay trên cơ sở thống nhất với các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan.
2. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị liên ngành hàng năm hoặc khi cần thiết để triển khai thực hiện quy trình quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 16. Kiểm soát hoạt động tại cảng hàng không, sân bay
1. Người, đồ vật, phương tiện ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay chịu sự kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không.
2. Cán bộ, nhân viên của các cơ quan, tổ chức khi vào làm nhiệm vụ tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay phải đeo Thẻ kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan cấp.
3. Các phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay phải có Giấy phép do Cảng vụ hàng không liên quan cấp.
Điều 17. Điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Cục Hàng không Việt Nam khảo sát, công bố cảng hàng không, sân bay được điều phối, giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay được điều phối giờ hạ, cất cánh đối với chuyến bay thường lệ trên cơ sở các yếu tố sau đây:
a) Điều kiện khai thác;
b) Cơ sở hạ tầng, trang bị, thiết bị;
c) Khả năng cung cấp dịch vụ.
2. Cục Hàng không Việt Nam điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay trên cơ sở giới hạn khai thác được công bố quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Xác định ranh giới khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
1. Cảng vụ hàng không phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay để xác định ranh giới trên bản đồ địa chính.
2. Ủy ban nhân dân các cấp công bố ranh giới khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay trên thực địa trong khu vực mình quản lý.
Chương 5:
SÂN BAY DÙNG CHUNG DÂN DỤNG VÀ QUÂN SỰ
Điều 19. Xác định khu vực quản lý tại sân bay dùng chung dân dụng và quân sự
1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng;
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
Điều 20. Trách nhiệm quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
3. Cảng vụ hàng không chủ trì phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không và đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay ban hành văn bản hiệp đồng quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Văn bản hiệp đồng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quản lý, khai thác khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự;
b) Phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng và trang bị, thiết bị thuộc khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự, dân dụng có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của nhau;
c) Phối hợp sử dụng mặt bằng, trang bị, thiết bị, dịch vụ dành riêng cho hoạt động dân dụng, quân sự trong trường hợp cần thiết.
Chương 6:
DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 21. Danh mục dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động bay, bao gồm:
1. Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
2. Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá;
3. Dịch vụ khai thác khu bay;
4. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
5. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
6. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
7. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay;
8. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không;
9. Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
10. Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
11. Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không.
Điều 22. Vốn pháp định đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
1. Doanh nghiệp cảng hàng không:
a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng Việt Nam.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:
a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng Việt Nam.
Điều 23. Kiểm soát giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay
1. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải bảo đảm chất lượng dịch vụ và các sản phẩm bán ra.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không hiệp thương thống nhất giá dịch vụ phi hàng không giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay nhằm bảo đảm một mặt bằng giá cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của khách hàng, phù hợp với mặt bằng giá của thị trường và pháp luật về giá.
3. Giá dịch vụ phi hàng không phải được niêm yết công khai.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Nghị định số 29/CP ngày 02 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay dân dụng.
Điều 25. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "25/05/2007",
"sign_number": "83/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-06-CT-BGTVT-2016-tang-cuong-cong-tac-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-thuy-322807.aspx | Chỉ thị 06/ CT-BGTVT 2016 tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/CT-BGTVT
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2016
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Trong thời gian qua, trên toàn quốc đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt, trong tháng 3/2016 đã xảy ra 02 vụ phương tiện thủy nội địa đâm va vào công trình cầu đường bộ, đường sắt vượt sông gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động vận tải trên tuyến đường thủy nội địa cũng như tuyến đường sắt quốc gia; gần đây nhất vào ngày 4/6/2016 đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng trên sông Hàn làm chết 03 người và nhiều người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy nội địa không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông (như: chở quá tải trọng, quá số người quy định, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, không có hoặc thiếu áo phao và các thiết bị cứu sinh...), công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa tại một số nơi còn chưa chặt chẽ, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng còn hạn chế, chưa thường xuyên và chưa bao quát hết địa bàn quản lý.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong thời gian tới nhất là trong mùa mưa bão và mùa du lịch ở một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung trong "Quy chế phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa tại các vị trí có cầu đường bộ, đường sắt vượt sông" đã được các cơ quan xây dựng.
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
- Rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác quản lý an toàn giao thông đường thủy nội địa để nghiên cứu, có phương án đề xuất điều chỉnh, sửa đổi nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- Nâng cao và gắn trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa, trong hoạt động vận tải hành khách, khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa, cảng vụ đường thủy nội địa tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn của cảng, bến thủy nội địa, phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy; siết chặt kiểm tra điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện chở khách du lịch, phương tiện chở khách ngang sông, nhà hàng nổi, khách sạn nổi trên đường thủy nội địa. Cương quyết đình chỉ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, phương tiện thủy nội địa không bảo đảm điều kiện về an toàn giao thông;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa thường xuyên rà soát để bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi tại các khu vực cầu vượt sông có tĩnh không thấp, khoang thông thuyền hẹp và trên các đoạn tuyến sông có mật độ phương tiện thủy tham gia giao thông cao;
- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; đảm bảo thực hiện đúng quy trình đào tạo, sát hạch theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ sát hạch;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa. Tập trung xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn như: cảng, bến hoạt động khi chưa được công bố, cấp phép hoạt động; phương tiện không bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm theo quy định, thiếu dụng cụ cứu sinh, cứu đắm; chở quá số người được phép, chở hàng hóa quá tải trọng, quá vạch dấu mớn nước an toàn; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, sử dụng rượu bia và các chất gây nghiện khác khi điều khiển phương tiện, để cho hành khách không sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh lên phương tiện...;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của mô hình '‘Văn hóa giao thông đường thủy”; mô hình “đoạn, tuyến sông văn hóa - an toàn”; mô hình “bến khách ngang sông văn hóa, văn minh, an toàn”, đặc biệt là các địa phương có hoạt động vận chuyển hành khách ngang sông, khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
- Xây dựng chương trình và chuẩn bị các nội dung liên quan để Lãnh đạo Bộ GTVT đến làm việc với Lãnh đạo UBND của một số tỉnh, thành phố có tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa diễn biến phức tạp, gia tăng tai nạn giao thông đường thủy, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đường thủy nội địa tại các địa phương.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm tăng cường công tác kiểm định chất lượng phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là kiểm định các phương tiện chở khách ngang sông, phương tiện chở khách du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi; phối hợp với địa phương, giám sát, xử lý đối với các phương tiện thủy nội địa đã quá hạn kiểm định mà chưa thực hiện kiểm định lại theo quy định, thông báo cho các cơ quan chức năng đường thủy nội địa và Ban ATGT các tỉnh, thành phố danh sách các phương tiện quá hạn kiểm định, các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn;
- Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, thống kê số lượng phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là phương tiện thủy nội địa chưa đăng ký, đăng kiểm trong đó tập trung vào phương tiện thủy chở khách.
4. Cục Hàng hải Việt Nam:
- Chỉ đạo các cảng vụ hàng hải tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện chạy trên tuyến từ bờ ra đảo. Cương quyết đình chỉ hoạt động các phương tiện không bảo đảm điều kiện về an toàn giao thông;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý hàng hải thường xuyên rà soát để bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời hệ thống phao tiêu, báo hiệu hàng hải; đặc biệt trên các tuyến từ bờ ra đảo.
5. Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, Nhà đầu tư, các đơn vị thi công:
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác tổ chức phân luồng nhằm bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa tại khu vực thi công dự án;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động trong khu vực dự án đang triển khai thi công; xử lý nghiêm theo quy định đối với những trường hợp vi phạm.
6. Thanh tra Bộ:
- Hướng dẫn và chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các cơ quan chức năng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến công tác quản lý, hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ở các địa phương có tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa diễn biến phức tạp, gia tăng về tai nạn giao thông đường thủy.
7. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa, vận tải hành khách ngang sông trên địa bàn; đặc biệt lưu ý đến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc, vận tải khách du lịch, hoạt động của nhà hàng nổi, khách sạn nổi trên đường thủy nội địa;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các cơ quan chức năng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thủy. Tập trung xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn như: cảng, bến hoạt động khi chưa được công bố, cấp phép hoạt động; phương tiện không bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm theo quy định, thiếu dụng cụ cứu sinh, cứu đắm; chở quá số người được phép, chở hàng hóa quá tải trọng, quá vạch dấu mớn nước an toàn; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, sử dụng rượu bia và các chất gây nghiện khác khi điều khiển phương tiện, để cho hành khách không sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh lên phương tiện...;
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa của địa phương thường xuyên rà soát để bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác điều tiết, khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi tại các khu vực cầu vượt sông có tĩnh không thấp, khoang thông thuyền hẹp và trên các đoạn tuyến sông có mật độ phương tiện thủy tham gia giao thông cao;
- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải; đảm bảo thực hiện đúng quy trình đào tạo, sát hạch theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ sát hạch;
- Nâng cao và gắn trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa, trong hoạt động vận tải hành khách, khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
- Chủ động phối hợp các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động người dân sinh sống khu vực ven sông, kênh, hồ, đập, các khu vực bến khách ngang sông, bến có tiếp nhận khách du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường thủy; có phương án bố trí người ứng trực tại các bến khách ngang sông có mật độ phương tiện hành khách cao;
- Công bố số điện thoại đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải tại các cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông và trên các phương tiện thủy vận tải khách để kịp thời tiếp nhận phản ánh của người dân về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
8. Tổ chức thực hiện:
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa và các nội dung của Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban ATGTQG;
- Bộ Công an (để p/h);
- Các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ, Thanh tra Bộ;
- Các Cục, Tổng cục ĐBVN;
- Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Báo GT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VP, ATGT (5b).
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "09/06/2016",
"sign_number": "06/CT-BGTVT",
"signer": "Trương Quang Nghĩa",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-20-CT-UBND-cham-lo-Tet-Dinh-dau-Ho-Chi-Minh-2017-2016-333054.aspx | Chỉ thị 20/CT-UBND chăm lo Tết Đinh dậu Hồ Chí Minh 2017 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2016
CHỈ THỊ
VỀ CHĂM LO TẾT ĐINH DẬU NĂM 2017
Nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Đinh Dậu năm 2017, đồng thời tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân thành phố, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty nhà nước thuộc thành phố khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
1. Thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2016; tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, đảm bảo mọi người dân, mọi gia đình đều có Tết
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty nhà nước thuộc thành phố khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách để đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2016; chuẩn bị kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017. Từ nay cho đến Tết các cơ quan, đơn vị tập trung cho công việc, hạn chế đi công tác, tham quan, học tập trong và ngoài nước.
+ Tập trung chỉ đạo và tổ chức giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân trước dịp Tết, không để hoặc hạn chế tối đa phát sinh các vụ khiếu nại bức xúc, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Xây dựng kế hoạch chăm lo Tết theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất tinh thần người lao động; chi trả lương, thưởng sớm để người lao động chủ động mua sắm Tết; phối hợp các đoàn thể ở địa phương tổ chức thăm hỏi, chăm lo các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, đảm bảo bảo mọi người dân, mọi gia đình đều có Tết đầm ấm vui vẻ.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách khác trước Tết; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công, cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trực Tết, các đối tượng xã hội; giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi... Tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện chi trả đảm bảo chu đáo, đầy đủ và kịp thời, việc tổ chức các đoàn đi thăm phải gọn nhẹ, tránh phô trương hình thức gây phiền hà cho các đơn vị và gia đình chính sách.
c) Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghiệp cao thành phố phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể thành phố tổ chức chăm lo, hỗ trợ cho công nhân, người lao động; phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ công nhân không có điều kiện về quê ăn Tết.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo phía Nam, Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chăm lo cho học sinh, sinh viên không có điều kiện về quê ăn Tết; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc giảng dạy, học tập nghiêm túc trong những ngày cận Tết và những ngày đầu năm mới sau khi nghỉ Tết.
2. Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, quản lý nhà nước về giá; chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ. Giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán đối với mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt thiếu chính xác gây bất ổn thị trường, giá cả.
b) Sở Công Thương theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc tồn ứ hàng hóa sau Tết. Thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu dịp Tết; hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng để tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Triển khai truy xuất nguồn gốc heo, cung cấp heo sạch cho thành phố trong tháng 12 năm 2016, phấn đấu Tết Đinh Dậu năm 2017 là gà sạch, rau sạch.
Tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Chương trình bình ổn thị trường và tôn vinh doanh nghiệp tham gia Chương trình, thực hiện trong quý I năm 2017.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, kiểm tra vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, các thủ đoạn gian lận đo lường, đóng gói để tăng giá nhằm thu lợi bất chính; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường
c) Các doanh nghiệp thuộc thành phố chủ động rà soát, đánh giá cung cầu theo giai đoạn, có kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt; điều tiết nguồn cung hàng hợp lý và kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong các dịp cao điểm; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý găm hàng, nâng giá.
d) Các Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường, đặc biệt trong các dịp cao điểm Lễ, Tết, mùa vụ.
đ) Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm mầu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc xác nhận nội dung quảng cáo; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thực hiện quảng cáo quá mức, sai sự thật và quảng cáo không theo nội dung đã được xác nhận.
e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh phục vụ Tết; chuẩn bị đủ lượng tiền mặt (về số lượng và cơ cấu mệnh giá) để đáp ứng nhu cầu chi trả trong dịp Lễ, Tết; chỉ đạo hệ thống Ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch triển khai và dự phòng các vấn đề về tiếp quỹ ATM, về sự cố kỹ thuật để đảm bảo hệ thống ATM hoạt động thông suốt, liên tục, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu rút tiền của nhân dân, đặc biệt cho lực lượng công nhân, người lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.
g) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương tập trung theo dõi chỉ đạo tốt sản xuất vụ Đông Xuân năm 2016 - 2017. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch thú y, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, mang mầm bệnh, giết mổ trái phép trên địa bàn.
h) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường tuyên truyền vận động bà con tiểu thương kinh doanh trên địa bàn thực hiện văn minh thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; bán hàng bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không mua bán hàng gian, hàng giả. Tổ chức kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; báo cáo và đề xuất kịp thời Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp ổn định thị trường. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước về bình ổn thị trường; các quy định pháp luật về thương mại; tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
3. Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí gắn với tuyên truyền chính trị; không tổ chức các lễ, hội quá sớm trước Tết hoặc kéo dài nhiều ngày sau Tết, xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, thu lợi bất chính
a) Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức trang trí hoa, bố trí cây xanh, hoa kiểng tại các trục đường trung tâm thành phố, các khu vui chơi giải trí; phối hợp các ngành chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức Lễ hội Tết 2017... đảm bảo đậm đà bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và trật tự, mỹ quan, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự. Việc tổ chức các hoạt động phải tiết kiệm, đúng quy định, không tổ chức các lễ, hội quá sớm trước Tết hoặc kéo dài nhiều ngày sau Tết.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn bản quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Các hoạt động văn hóa công cộng phải thực hiện đúng theo quy định, ngăn chặn các trò chơi có tính chất cờ bạc trá hình, lưu hành văn hóa phẩm ngoài luồng trong khu vực di tích, nơi tổ chức lễ hội. Kiên quyết ngăn chặn việc giắt tiền, thả tiền nơi thờ tự, đốt đồ mã nơi công cộng; rà soát việc bố trí đồ thờ tự và các hiện vật trong di tích đúng hồ sơ, đảm bảo mỹ quan.
Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, thu lợi bất chính. Chủ động trao đổi thông tin, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về thời gian tổ chức, để giảm tải khách tham gia lễ hội tại một khu vực trong một thời gian nhất định.
b) Các bảo tàng, Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa trưng bày chuyên đề về bản sắc văn hóa dân tộc, về Đảng, Bác Hồ, về sự nghiệp đấu tranh cách mạng và những thành tựu đổi mới đất nước, của thành phố Hồ Chí Minh; mở cửa thường xuyên phục vụ nhân dân.
c) Sở Du lịch thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch; không để xảy ra tình trạng găm giữ phòng khách sạn và dịch vụ du lịch, gây sốt giá, kiếm lời bất chính, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngành du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức đón giao thừa và các hoạt động vui chơi giải trí cho khách du lịch, các hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi, vui xuân, tham dự các lễ hội của khách du lịch, những nơi có điều kiện, tổ chức sự kiện đón vị khách đầu tiên đến tham quan, du lịch địa phương trong năm mới.
d) Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các báo đài thành phố tăng cường thông tin, phản ánh không khí vui Xuân, đón Tết của nhân dân; tiếp tục thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ và đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động, tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết. Thông tin đầy đủ về tình hình tài chính, tiền tệ; thị trường giá cả; công tác chống sản xuất, buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; phòng, chống cháy, nổ; các hoạt động triển khai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với những gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; công tác triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X.
4. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, quan hệ lao động ổn định tại doanh nghiệp, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ và mỹ quan đô thị
a) Công an thành phố mở đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm; thường xuyên tuần tra, kiểm soát các địa bàn trọng yếu; tăng cường các giải pháp phòng ngừa tội phạm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông; phòng, chống buôn bán vật liệu nổ, pháo nổ; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nếu không quyết liệt ngăn chặn để tình trạng pháo nổ xảy ra trên địa bàn mình quản lý.
b) Bộ Tư lệnh thành phố phối hợp Công an thành phố, Bộ đội Biên phòng thành phố tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo tổ chức bắn pháo hoa phục vụ nhân dân thành phố trong đêm giao thừa, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.
c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy tại nơi có nguy cơ cháy cao như Khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, nhất là thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán 2017. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra cháy phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
d) Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội thành phố tăng cường, giám sát và nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp thuộc địa bàn, phạm vi quản lý trong việc điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, kế hoạch trả lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động trong dịp Tết Đinh Dậu năm 2017.
Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, bên cạnh việc giám sát chặt tình hình quan hệ lao động, các cơ quan cần có giải pháp hỗ trợ, tham vấn cho doanh nghiệp giải quyết khó khăn, đối thoại với người lao động, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công; giải quyết nhanh và hiệu quả các tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp trên địa bàn.
đ) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành trước Tết và từ các tỉnh, thành về thành phố Hồ Chí Minh sau Tết, xử lý nghiêm các hành vi chèn ép khách, đầu cơ vé; cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách ngang sông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, chở quá số người quy định.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các Ban quản lý dự án, các Khu quản lý giao thông đô thị chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện nghiêm quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường, có phương án tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, bảo đảm cho phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công công trình đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt là các công trình vừa thi công vừa khai thác.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo, phối hợp các đơn vị cung ứng dịch vụ giải quyết tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và quét dọn, vệ sinh trên địa bàn quận, huyện theo phân công, phân cấp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan thành phố; không để rác thải tồn động trong những ngày Tết.
g) Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ trong các trường hợp cấp cứu. Trường hợp người bệnh nhập viện không đúng tuyến, không đúng chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu, qua giai đoạn nguy hiểm mới được chuyển đi các cơ sở y tế phù hợp tuyến điều trị; tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch, đặc biệt là Zika, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, tiêu chảy do vi rút Rota và các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa khác có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân nhất là dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội.
h) Tổng Công ty Điện lực TNHH Một thành viên, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên có trách nhiệm đảm bảo cung cấp ổn định và liên tục điện, nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt trong suốt thời gian Tết.
i) Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và internet tổ chức triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin, bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp; đáp ứng tối đa các nhu cầu thông tin liên lạc trong dịp Tết của nhân dân.
k) Cục Hải quan thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam, Công an thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng khi làm thủ tục hải quan đối với hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, giải phóng hàng hóa xuất - nhập khẩu kịp thời, nhanh chóng tại các cửa khẩu và tập trung công tác, phòng chống buôn lậu, gian lận qua cửa khẩu hàng không, cảng biển,...
l) Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, hộ dân tổ chức tổng vệ sinh; dọn dẹp đường phố, cơ quan, sạch đẹp. Ủy ban nhân dân quận 9, 12, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi tăng cường chỉ đạo tổng vệ sinh các cửa ngõ vào thành phố, đảm bảo mỹ quan đô thị.
5. Bảo đảm chất lượng, tiến độ công việc của cơ quan, đơn vị trước và sau các ngày nghỉ Tết; chấm dứt các hoạt động chúc tụng đầu năm, tập trung ngay vào công việc không được để người dân, doanh nghiệp chờ đợi
a) Trước Tết, các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty nhà nước thuộc thành phố chủ động, rà soát giải quyết dứt điểm những công việc còn tồn đọng; trong thời gian nghỉ Tết phải phân công người trực bảo vệ, đảm bảo an toàn tài sản cơ quan, đơn vị và giải quyết kịp thời các công việc phát sinh, không để công việc trì trệ đến sau Tết. Giáo dục, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn hóa và phòng, chống các tệ nạn xã hội. Lãnh đạo từng đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố phải dành nhiều thời gian để đi thực tế cơ sở nắm tình hình đón Tết của các đơn vị trực thuộc.
Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; không tổ chức du xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Hạn chế tổ chức họp mặt cuối năm, đầu năm để tránh lãng phí. Không tổ chức các đoàn đến chúc Tết, tặng hoa cho lãnh đạo các cấp. Cán bộ, công chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.
Tổ chức tổng kết năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 trên tinh thần làm nội bộ, thiết thực, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
b) Ngay khi hết thời gian nghỉ Tết theo quy định, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty nhà nước thuộc thành phố phải nhanh chóng đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, công việc, học tập... trở lại bình thường. Giám đốc Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân, các báo của thành phố tập trung thông tin tình hình khai trương hoạt động của các doanh nghiệp; tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, người lao động những ngày sau Tết.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty nhà nước thuộc thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, hoàn thành trước ngày 11 tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ “để báo cáo”;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- Thường trực UBND. TP;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Đảng;
- Các Sở - Ban - ngành thành phố;
- Các đoàn thể thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo thành phố;
- Các Tổng cty và Cty thuộc UBND TP;
- Các Báo, Đài thành phố;
- VPUB: CPVP; các Phòng CV; TH (3b); Trung tâm Công báo; Trung tâm Tin học;
- Lưu: VT, (TH/V) XP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "30/11/2016",
"sign_number": "20/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thành Phong",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-14-2010-TT-BKHCN-huong-dan-tieu-chuan-quy-trinh-thu-tuc-xet-tang-112632.aspx | Thông tư 14/2010/TT-BKHCN hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình thủ tục xét tặng | BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 14/2010/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ (Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho tác giả của công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ đã được sáng tạo, công bố, sử dụng tại Việt Nam kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) 02 tháng 9 năm 1945 đến nay, trong đó:
Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xét tặng cho tác giả của công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học và công nghệ; có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ của đất nước.
Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được xét tặng cho tác giả của công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ xuất sắc, có giá trị cao về khoa học và công nghệ; mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng-an ninh và sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
2. Thông tư này áp dụng đối với: tác giả, đồng tác giả của công trình, cụm công trình là người Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình khoa học và công nghệ
được xét thưởng là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, bao gồm công trình nghiên cứu khoa học và công trình nghiên cứu công nghệ.
a) Công trình nghiên cứu khoa học được xét thưởng là công trình nghiên cứu, khám phá các quy luật tự nhiên và xã hội, các phát minh khoa học, các lý thuyết khoa học dẫn đến những thay đổi quan trọng trong nhận thức, có ảnh hưởng lớn trong khoa học, kinh tế - xã hội của đất nước.
b) Công trình nghiên cứu công nghệ được xét thưởng, bao gồm Công trình nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ và Công trình ứng dụng công nghệ có sáng tạo đặc biệt.
- Công trình nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ tạo ra các giải pháp kỹ thuật mới, vật liệu mới, giống mới, sản phẩm mới dẫn tới những chuyển biến quan trọng đối với nền công nghệ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh và sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
- Công trình ứng dụng công nghệ có sáng tạo đặc biệt là công trình ứng dụng thành công và sáng tạo các thành tựu kỹ thuật trong các công trình kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước như công trình xây dựng - kiến trúc, công trình quốc phòng - an ninh và các công trình khác, có tác động quyết định đến hiệu quả của các công trình kinh tế - kỹ thuật đó.
2. Cụm công trình khoa học và công nghệ được xét thưởng, bao gồm:
a) Tập hợp các công trình của cùng một tác giả hoặc các đồng tác giả đã được xác định thuộc một lĩnh vực khoa học hoặc một lĩnh vực áp dụng.
b) Tập hợp các công trình do nhiều tác giả thực hiện độc lập, tạo ra cùng một kết quả nhưng sử dụng các phương pháp, nguyên lý, kỹ thuật khác nhau.
3. Công trình khoa học và công nghệ và cụm công trình khoa học và công nghệ được gọi tắt là công trình.
4. Tác giả công trình là người bằng lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra công trình. Đồng tác giả công trình là hai người hoặc nhiều người bằng lao động của mình cùng trực tiếp sáng tạo ra công trình.
Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí cho tác giả, đồng tác giả mà không trực tiếp tham gia sáng tạo ra công trình thì không được coi là tác giả, đồng tác giả công trình.
Điều 3. Quyền lợi của tác giả có công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
Tác giả có công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ do Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tặng kèm theo tiền thưởng theo quy định của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Thời gian xét tặng Giải thưởng
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xét tặng và công bố 5 năm 1 lần vào dịp Quốc khánh 02 tháng 9.
2. Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được xét tặng và công bố 2 năm 1 lần vào dịp Quốc khánh 02 tháng 9.
Điều 5. Các cấp xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (dưới đây được gọi chung là xét thưởng) được tiến hành độc lập và theo 3 cấp:
1. Cấp Cơ sở: xét thưởng tại Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở do Thủ trưởng đơn vị cơ sở thành lập.
2. Cấp Bộ, Tỉnh, Thành phố và tương đương (sau đây gọi chung là cấp Bộ): xét thưởng
tại Hội đồng Giải thưởng cấp Bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thành lập.
3. Cấp Nhà nước: xét thưởng theo 2 bước:
- Bước 1: xét thưởng tại các Hội đồng giải thưởng chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập trên cơ sở thống nhất với Hội đồng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Bước 2: xét thưởng tại Hội đồng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (dưới đây gọi tắt là Hội đồng giải thưởng cấp Nhà nước) do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Điều 6. Trách nhiệm công khai kết quả xét tặng giải thưởng
Trước khi gửi Hồ sơ đề nghị xét thưởng lên Hội đồng giải thưởng cấp trên, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở và cấp Bộ có trách nhiệm thông báo công khai trên một số phương tiện thông tin của nhà nước hoặc của Bộ ngành về kết quả xét thưởng trong đơn vị mình trong thời gian 10 ngày làm việc sau khi có kết quả xét thưởng (Biểu E1-2).
Điều 7. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét thưởng; cá nhân có quyền tố cáo về những hành vi vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét thưởng và chịu trách nhiệm về các nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
a) Đơn khiếu nại của tổ chức phải ghi rõ tên cơ quan, đơn vị khiếu nại, lý do khiếu nại, nội dung khiếu nại; có dấu và chữ ký của cấp có thẩm quyền.
b) Đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân phải ghi rõ họ, tên, chức danh, địa chỉ người khiếu nại, tố cáo, lý do khiếu nại, tố cáo, nội dung khiếu nại, tố cáo và có chữ ký trực tiếp vào đơn.
c) Đơn khiếu nại, tố cáo lần đầu được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng giải thưởng nơi mà tổ chức, cá nhân thấy vi phạm.
2. Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng giải thưởng, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại, tố cáo, có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định; không xem xét đơn không ghi đầy đủ các nội dung quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này hoặc đơn nặc danh.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 8. Điều kiện được xét tặng Giải thưởng
Công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Một công trình chỉ được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước trong một đợt xét thưởng.
2. Công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước phải được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 03 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng.
3. Không có tranh chấp về quyền tác giả, không có khiếu kiện, tố cáo về nội dung và kết quả công trình tại thời điểm xét thưởng.
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu của công trình đã được nộp tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia- Bộ Khoa học và Công nghệ), tại các Sở Khoa học và Công nghệ đối với những công trình là kết quả của các đề tài khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được nghiệm thu sau năm 1980 (theo Quy định số 271/QĐ ngày 20 tháng 6 năm 1980 của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về đăng ký đề tài và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu và Quy định đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) hoặc tại Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các đề tài do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý.
Điều 9. Tiêu chuẩn công trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
1. Đối với công trình nghiên cứu khoa học
Công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1.1. Về giá trị khoa học:
a) Đạt được những thành tựu khoa học đặc biệt xuất sắc, dẫn tới những thay đổi đặc biệt quan trọng trong nhận thức, sản xuất và đời sống xã hội.
b) Có giá trị rất cao về khoa học.
c) Được công bố và trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước.
1.2. Về giá trị thực tiễn
a) Có ảnh hưởng rộng lớn và tác dụng lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của đất nước và thuộc một trong các đối tượng sau:
- Những phát hiện mới về bản chất, quy luật của tự nhiên hoặc xã hội có tác động đặc biệt quan trọng đến nhận thức và đời sống xã hội;
- Những đề xuất có giá trị về lý luận làm sáng tỏ con đường phát triển của Việt Nam; những luận cứ khoa học có đóng góp đặc biệt quan trọng cho việc hoạch định các đường lối, chính sách phát triển bền vững và hội nhập kinh tế; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Những kết quả nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng có tác động quyết định đối với việc lựa chọn, tiếp thu, làm chủ và phát triển các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Những thành tựu khoa học đặc biệt quan trọng trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giám sát và dự báo thiên tai, thảm họa.
b) Có đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực hoặc ngành khoa học trong nước, khu vực và thế giới.
2. Đối với công trình nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ
2.1 Công trình nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Về giá trị công nghệ
Có tính sáng tạo và đổi mới đặc biệt quan trọng về công nghệ:
- Giải quyết được những vấn đề then chốt để cải tiến công nghệ, phát triển hoặc tạo sản phẩm mới;
- Góp phần đặc biệt quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện hình thành và phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế;
- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của sản phẩm, công nghệ đạt trình độ quốc tế hoặc cao hơn chỉ tiêu của sản phẩm, quy trình, hệ thống tương tự khác trong nước (nêu được địa chỉ so sánh cụ thể).
b) Về hiệu quả kinh tế, kinh tế - xã hội và khoa học và công nghệ
- Tạo ra hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn; đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng- an ninh.
- Có đóng góp quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ của lĩnh vực.
2.2 Công trình có các giải pháp được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được tính điểm ưu tiên khi xét tặng giải thưởng.
3. Đối với công trình ứng dụng công nghệ có sáng tạo đặc biệt
Công trình ứng dụng công nghệ có sáng tạo đặc biệt được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
3.1 Về giá trị công nghệ
Xây dựng được phương án tổng thể với các giải pháp kỹ thuật kèm theo hoặc tạo ra những cải tiến kỹ thuật đặc biệt quan trọng để ứng dụng thành công và sáng tạo các công nghệ tiên tiến trong công trình kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước như: công trình xây dựng - kiến trúc, công trình quốc phòng- an ninh hoặc các công trình khác, có tác động quyết định đến hiệu quả của các công trình kinh tế - kỹ thuật đó.
3.2 Về hiệu quả kinh tế, kinh tế - xã hội và khoa học và công nghệ
a) Tạo ra hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn; đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng- an ninh.
b) Có đóng góp quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ của lĩnh vực.
Điều 10. Tiêu chuẩn công trình được xét tặng Giải thưởng Nhà nước
1. Đối với công trình nghiên cứu khoa học
Công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1.1 Về giá trị khoa học:
a) Đạt được những thành tựu khoa học xuất sắc, dẫn tới những thay đổi quan trọng trong nhận thức, sản xuất và đời sống xã hội.
b) Có giá trị cao về khoa học.
c) Được công bố và trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước.
1.2 Về giá trị thực tiễn
a) Có tác dụng và ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội và thuộc một trong các đối tượng sau:
- Những phát hiện mới về bản chất, quy luật của tự nhiên hoặc xã hội có tác động quan trọng đến nhận thức và đời sống xã hội;
- Những đề xuất có giá trị về lý luận làm sáng tỏ con đường phát triển của Việt Nam; những luận cứ khoa học có đóng góp quan trọng cho việc hoạch định các đường lối, chính sách phát triển bền vững và hội nhập kinh tế; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Những kết quả nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng có tác động quan trọng đối với việc lựa chọn, thích nghi, làm chủ và phát triển các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Những thành tựu khoa học quan trọng trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giám sát và dự báo thiên tai, thảm hoạ.
b) Có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực hoặc ngành khoa học trong nước và khu vực.
2. Đối với công trình nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ
2.1 Công trình nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ được xét tặng Giải thưởng Nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Về giá trị công nghệ
Có tính sáng tạo và đổi mới quan trọng về công nghệ:
- Giải quyết được những vần đề quan trọng để cải tiến công nghệ, phát triển hoặc tạo sản phẩm mới;
- Góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện hình thành và phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế;
- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của sản phẩm, công nghệ cao hơn chỉ tiêu của sản phẩm, quy trình, hệ thống tương tự khác trong nước (nêu được địa chỉ so sánh cụ thể).
b) Về hiệu quả kinh tế, kinh tế - xã hội và khoa học và công nghệ
- Tạo ra hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng- an ninh.
- Có đóng góp trong phát triển khoa học và công nghệ của lĩnh vực.
2.2 Công trình có các giải pháp được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được tính điểm ưu tiên khi xét tặng giải thưởng.
3. Đối với công trình ứng dụng công nghệ có sáng tạo đặc biệt
Công trình ứng dụng công nghệ có sáng tạo đặc biệt được xét tặng Giải thưởng Nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
3.1 Về giá trị công nghệ
Xây dựng được phương án tổng thể với các giải pháp kỹ thuật kèm theo hoặc tạo ra những cải tiến kỹ thuật quan trọng để ứng dụng thành công và sáng tạo các công nghệ tiên tiến trong công trình kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước như: công trình xây dựng - kiến trúc, công trình quốc phòng- an ninh hoặc các công trình khác, có tác động quan trọng đến hiệu quả của các công trình kinh tế - kỹ thuật đó.
3.2 Về hiệu quả kinh tế, kinh tế - xã hội và khoa học và công nghệ
a) Tạo ra hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.
b) Có đóng góp trong phát triển khoa học và công nghệ của lĩnh vực.
Chương 3.
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC XÉT THƯỞNG
Điều 11. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng giải thưởng
1. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng giải thưởng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở, cấp Bộ và Hội đồng chuyên ngành (sau đây gọi chung là Hội đồng giải thưởng) gồm đại diện cho các cơ sở đã áp dụng kết quả công trình, các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình.
3. Mỗi thành viên Hội đồng giải thưởng có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá hồ sơ đề nghị xét thưởng công trình bằng văn bản. Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở và cấp Bộ phân công 02 chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình làm phản biện viết nhận xét, đánh giá công trình.
4. Các Hội đồng giải thưởng hoạt động theo nguyên tắc sau:
a) Kỳ họp đánh giá xét thưởng (có bỏ phiếu kín) của Hội đồng giải thưởng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 uỷ viên phản biện. Trường hợp uỷ viên phản biện vắng mặt, phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
b) Hội đồng đánh giá công trình theo nguyên tắc công bằng, dân chủ và khách quan. Những công trình được ít nhất 3/4 tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đề nghị mới được chuyển Hội đồng cấp trên xem xét. Phiếu đánh giá xét thưởng hợp lệ là phiếu được thành viên Hội đồng đánh dấu theo quy định vào một trong hai ô tương ứng trên phiếu.
c) Hội đồng giải thưởng cấp trên chỉ xem xét những công trình đã được Hội đồng giải thưởng cấp dưới đề nghị.
d) Thành viên của Hội đồng giải thưởng không tham dự xét thưởng (không tham gia thảo luận và không bỏ phiếu đánh giá) các công trình mà mình là tác giả, đồng tác giả hoặc có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét thưởng.
5. Hội đồng giải thưởng chỉ xem xét những hồ sơ đề nghị xét thưởng hợp lệ. Hồ sơ hợp lệ là những hồ sơ nộp đúng hạn, có đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 13 và Khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
Điều 12. Xét thưởng cấp Cơ sở
1. Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp Cơ sở gồm:
a) Đơn đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước của tác giả, các đồng tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả, các đồng tác giả.
b) Báo cáo tóm tắt công trình (theo các Biểu E1-1-KH, E1-1-CN, E1-1-UD tương ứng cho công trình nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu công nghệ, công trình ứng dụng có sáng tạo đặc biệt).
c) Bản giới thiệu tóm tắt công trình với danh sách tác giả (Biểu E1-2).
d) Bản sao các văn bản, tư liệu khoa học và công nghệ liên quan đến công trình:
- Luận văn, sách chuyên khảo, bài báo (trang bìa và trang mục lục).
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có).
- Nhận xét của tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả công trình.
- Giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định công nghệ hoặc đo đạc, kiểm nghiệm các sản phẩm khoa học và công nghệ của công trình đối với những công trình là kết quả của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và được đánh giá nghiệm thu sau năm 2004.
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
đ) Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ hoặc dự án sản xuất thử nghiệm của Hội đồng đánh giá cấp Nhà nước hoặc của Hội đồng do cấp quản lý đề tài, dự án tương ứng thành lập.
e) Giấy xác nhận đã nộp báo cáo kết quả nghiên cứu theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
2. Tổ chức xét thưởng cấp Cơ sở:
a) Các công trình sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký và xét thưởng tại cơ sở có tư cách pháp nhân, nơi chủ trì tạo ra công trình, nơi quản lý tác giả công trình hoặc nơi tác giả đang làm việc.
Trong trường hợp các cơ sở nêu trên không còn tồn tại ở thời điểm đăng ký xét thưởng thì Bộ, Tỉnh, Thành phố và tương đương là cơ quan chủ quản cấp trên sau cùng của cơ sở nơi chủ trì tạo ra công trình có trách nhiệm chỉ định tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc có chuyên môn phù hợp với nội dung công trình tổ chức Hội đồng xét giải thưởng cấp Cơ sở.
Các công trình không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký và xét thưởng tại các Hội khoa học chuyên ngành hoặc Hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành tương ứng.
Đối với những công trình khoa học xã hội không sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, nhưng chưa có các hội khoa học chuyên ngành như xã hội học, tôn giáo, triết học phải được đăng ký và xét thưởng tại các Viện chuyên ngành tương ứng trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
b) Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở có từ 07 đến 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở phải là nhà khoa học có uy tín, am hiểu lĩnh vực khoa học của công trình. Trong trường hợp thiếu chuyên gia am hiểu công trình, Thủ trưởng đơn vị cơ sở có thể mời thêm chuyên gia bên ngoài tham gia Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở.
c) Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở có trách nhiệm xem xét, đánh giá từng công trình: viết phiếu nhận xét (Biểu E1-3-KH, E1-3-CN, E1-3-UD) xác nhận danh sách đồng tác giả (nếu có), bỏ phiếu đánh giá (Biểu E1-4, E1-5), kiểm phiếu (Biểu E1-6, E1-7), lập biên bản đánh giá (Biểu E1-8) và gửi hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp Bộ đến các địa chỉ tương ứng sau:
- Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố chủ quản;
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đối với những công trình không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước đăng ký xét thưởng qua các Hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành).
Điều 13. Xét thưởng cấp Bộ
1. Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp Bộ gồm:
a) Công văn đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước của Thủ trưởng đơn vị cơ sở.
b) Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp cơ sở nêu tại Khoản 1, Điều 12 của Thông tư này.
c) Biên bản xét thưởng của Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở.
2. Tổ chức xét thưởng cấp Bộ:
a) Các đơn vị quản lý khoa học và công nghệ trực thuộc các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là các bộ, ngành, tỉnh thành phố) có trách nhiệm giúp thủ trưởng các bộ, ngành, tỉnh thành phố tổ chức Hội đồng giải thưởng cấp Bộ để đánh giá, xét chọn các công trình.
b) Hội đồng giải thưởng cấp Bộ có từ 09 đến 11 thành viên. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá, lựa chọn các công trình đạt tiêu chuẩn xét thưởng: viết phiếu nhận xét (Biểu E2-1-KH, E2-1-CN, E2-1-UD), bỏ phiếu đánh giá (Biểu E2-2, E2-3), kiểm phiếu (Biểu E2-4, E2-5) lập biên bản đánh giá (Biểu E2-6) và gửi hồ sơ đề nghị xét thưởng tới Hội đồng giải thưởng cấp Nhà nước.
Điều 14. Xét thưởng cấp Nhà nước tại các Hội đồng chuyên ngành
1. Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp Nhà nước tại các Hội đồng chuyên ngành bao gồm:
a)
Công văn đề nghị xét thưởng của Thủ trưởng các cơ quan nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 13 của Thông tư này (theo Biểu E3-1-CV) và kèm theo các Phụ lục 1, 2 và 3
1 bản gốc
b)
Báo cáo tóm tắt công trình (theo các Biểu E1-1-KH, E1-1-CN hoặc E1-1-UD).
15 bản
(01 bản gốc và 14 bản sao)
c)
Bản giới thiệu tóm tắt công trình với danh sách tác giả (Biểu E1-2).
1 bản gốc
(kèm theo bản điện tử)
d)
Bản sao các văn bản, tư liệu liên quan đến công trình:
- Luận văn, sách chuyên khảo, bài báo (trang bìa và mục lục).
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có).
- Nhận xét của tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả công trình.
- Giấy chứng nhận giám định công nghệ hoặc đo đạc, kiểm nghiệm sản phẩm khoa học và công nghệ của công trình (đối với những công trình là kết quả của các đề tài khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và được đánh giá nghiệm thu sau năm 2004)
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
Mỗi loại 15 bản
đ)
Biên bản đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ hoặc dự án sản xuất thử nghiệm của Hội đồng đánh giá cấp Nhà nước hoặc Hội đồng đánh giá do cấp quản lý đề tài, dự ỏn tương ứng thành lập.
15 bản sao
e)
Biên bản xét thưởng của Hội đồng giải thưởng cấp Cơ sở và cấp Bộ.
Mỗi loại 15 bản
(01 bản gốc và 14 bản sao)
g)
Giấy xác nhận đã nộp báo cáo kết quả nghiên cứu theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 của Thông tư này.
1 bản sao
Khi có yêu cầu, tác giả, các đồng tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả, các đồng tác giả phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành viên Hội đồng được làm việc trực tiếp với bản gốc của văn bản, tài liệu liên quan đến công trình đã nêu tại Điểm d, Khoản 1 Điều này.
2. Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp Nhà nước theo thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngày nhận hồ sơ được tính theo dấu bưu điện của Bưu điện Hà Nội (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu “Văn bản đến” của Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ (trường hợp gửi trực tiếp).
Cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng giải thưởng cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập có trách nhiệm cử các chuyên viên kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xét thưởng.
4.
Tổ chức xét thưởng cấp Nhà nước:
a) Hội đồng giải thưởng chuyên ngành có từ 11 đến 13 thành viên, gồm: các thành viên Hội đồng Giải thưởng cấp Nhà nước có chuyên môn cùng lĩnh vực với Hội đồng chuyên ngành; các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình và đại diện các cơ sở đã áp dụng kết quả nghiên cứu của công trình. Hội đồng cử 01 thành viên làm thư ký khoa học của Hội đồng.
b) Hội đồng giải thưởng chuyên ngành phân công 03 chuyên gia viết nhận xét, đánh giá công trình (Biểu E3-2-KH, E3-2-CN, E3-2-UD). Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Hội đồng giải thưởng chuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ mời thêm các chuyên gia am hiểu công trình, không phải là thành viên Hội đồng tham gia viết nhận xét, đánh giá về công trình.
c) Hội đồng giải thưởng chuyên ngành căn cứ tiêu chuẩn của mỗi loại giải thưởng để xem xét, đánh giá từng công trình và bỏ phiếu đánh giá (Biểu E3-3 đối với công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Biểu E3-4 cho công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước), đồng thời, lập biên bản kiểm phiếu (Biểu E3-5, E3-6), biên bản xét thưởng (Biểu E3-7), bản tổng hợp kết quả xét thưởng (Biểu E3-8) với danh sách công trình đề nghị tặng giải thưởng (theo hai loại giải thưởng tương ứng) trình Hội đồng giải thưởng cấp Nhà nước xem xét.
Chương 4.
TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 15. Nguồn kinh phí
Kinh phí cho việc tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được cân đối trong ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, cụ thể:
1. Kinh phí tổ chức xét giải thưởng tại cấp Cơ sở: bằng nguồn kinh phí của đơn vị cơ sở.
2. Kinh phí tổ chức xét giải thưởng tại cấp Bộ: được cân đối trong kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giao về các bộ, ngành, tỉnh thành phố.
3. Kinh phí tổ chức xét giải thưởng tại cấp Nhà nước, kinh phí tổ chức trao Giải thưởng và tiền thưởng kèm theo Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước: được cân đối trong kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giao về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Thời hạn tổ chức xét tặng Giải thưởng
1. Thời hạn hoàn thành việc tổ chức các đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Hội đồng giải thưởng các cấp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Thời hạn Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ kết quả xét thưởng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương sau khi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 17. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn, thực hiện đầy đủ, chính xác, công khai các quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để kịp thời xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan trung ương các Hội, đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu: VT, KHTC.
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Văn Phong
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "26/08/2010",
"sign_number": "14/2010/TT-BKHCN",
"signer": "Hoàng Văn Phong",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-707-KH-BTP-2019-Chuong-trinh-muc-tieu-xay-dung-nong-thon-moi-408398.aspx | Kế hoạch 707/KH-BTP 2019 Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 707/KH-BTP
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2019
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2019
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.
1.2. Tạo cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa Bộ, ngành Tư pháp với các bộ, ngành, địa phương, đồng thời, tăng cường vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong chủ trì, điều phối thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tham gia xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
2.1. Bám sát các nội dung, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong các văn bản, quy định hiện hành để đề ra hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
2.2. Các nội dung, hoạt động phải bảo đảm khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp của cơ quan, tổ chức.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn năm 2019
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) (Sở Tư pháp tham mưu tổ chức thực hiện).
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành:
+ Bộ Tư pháp: Tháng 3/2019.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tháng 3/2019.
- Kết quả, sản phẩm: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành (có thể ban hành văn bản riêng hoặc lồng ghép trong các văn bản có liên quan).
2. Tiếp tục theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
- Kết quả, sản phẩm: Văn bản, báo cáo.
3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
3.1. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật; chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện tiêu chí phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 03 khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam).
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật).
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Theo Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2019.
- Kết quả, sản phẩm: Hội nghị được tổ chức, báo cáo kết quả.
3.2. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về các tiêu chí tiếp cận pháp luật; chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho công chức Tư pháp cấp huyện, công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và đội ngũ làm công tác xây dựng nông thôn mới của một số tỉnh, huyện, xã theo vùng, miền.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Dân chủ - Pháp luật), Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương), cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Theo Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2019.
- Kết quả, sản phẩm: Hội nghị được tổ chức, báo cáo kết quả.
4. Kiểm tra, khảo sát; sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (bằng hình thức phù hợp) gắn với tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
4.1. Tổ chức kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) tổ chức kiểm tra, khảo sát theo khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp) tổ chức kiểm tra, khảo sát tại địa phương.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương); các Bộ, ngành theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Theo Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2019.
- Kết quả, sản phẩm: Các đoàn kiểm tra, khảo sát được tổ chức, báo cáo kết quả.
4.2. Tổ chức các hội thảo, hội nghị đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất phương hướng, giải pháp về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương), Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Theo Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2019.
- Kết quả, sản phẩm: Các hội thảo được tổ chức, báo cáo kết quả.
4.3. Tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương), Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Thi đua - Khen thưởng, cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian hoàn thành:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc sơ kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2019.
+ Bộ Tư pháp hoàn thành việc sơ kết và gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/10/2019.
- Kết quả, sản phẩm: Văn bản hướng dẫn; Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tài liệu liên quan.
4.4. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tiếp cận pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Viện Khoa học pháp lý, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Cả năm.
- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo nghiên cứu, đề xuất.
4.5. Rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản, quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phù hợp với thực tiễn
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương), Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Quý III, IV/2019.
- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo rà soát, đề xuất.
5. Biên soạn tài liệu, cập nhật các kiến thức phục vụ tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật và xây dựng nông thôn mới
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Cả năm.
- Kết quả, sản phẩm: Tài liệu được biên soạn, phát hành.
6. Truyền thông về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương (trong đó có báo của ngành Tư pháp).
- Thời gian hoàn thành: Cả năm.
- Kết quả, sản phẩm: Chương trình, phóng sự, tọa đàm, bài viết... được xây dựng, phát sóng hoặc đăng tải.
7. Thực hiện chỉ đạo điểm, hỗ trợ tập huấn về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với nhiệm vụ được giao trong Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020” (ban hành kèm theo Quyết định số 2288/QĐ-BTP ngày 31/10/2016)
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương); đại diện các Bộ, ngành theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; đại diện đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp; Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Quý II, III năm 2019.
- Kết quả, sản phẩm: Các đoàn kiểm tra, khảo sát được tổ chức; báo cáo kết quả.
8. Công tác quản lý, hành chính, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2019
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Công tác quản lý, hành chính: Cả năm.
+ Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019: Quý II, IV/2019.
- Kết quả, sản phẩm: Các báo cáo, số liệu, thông tin, tài liệu liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
1.1. Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật là đơn vị đầu mối tham mưu, giúp Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở Trung ương, địa phương thực hiện các nhiệm vụ và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
1.2. Đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt tại Kế hoạch này.
1.3. Trên cơ sở trách nhiệm, nhiệm vụ được giao tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định số 699/QĐ-BTP ; căn cứ Kế hoạch này và yêu cầu triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đồng thời bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
2. Kinh phí thực hiện
2.1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có) theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.2. Căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch này, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện hoạt động lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
3.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp) có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này định kỳ 6 tháng (trước ngày 02/6/2019) và báo cáo năm 2018 (trước ngày 02/12/2019) về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - 58, 60 Trần Phú, Hà Nội) trong Báo cáo kết quả công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 theo Quyết định số 3121/QĐ-BTP ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3.2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đơn vị được giao làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động đề xuất với Bộ Tư pháp để xem xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để biết);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới TW (để biết);
- UBND, STP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Bộ; Vụ Thi đua-Khen thưởng; Cục Kế hoạch - Tài chính (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, PBGDPL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "05/03/2019",
"sign_number": "707/KH-BTP",
"signer": "Phan Chí Hiếu",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-11-2023-TT-BCT-han-ngach-thue-quan-nhap-khau-thuoc-la-nguyen-lieu-565903.aspx | Thông tư 11/2023/TT-BCT hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2023/TT-BCT
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2023
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU NĂM 2023
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2023.
Điều 1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2023
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2023 là 68.414 tấn.
Điều 2. Phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được thực hiện theo phương thức phân giao quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Điều 3. Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 6 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK(5), hangh.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Sinh Nhật Tân | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "08/05/2023",
"sign_number": "11/2023/TT-BCT",
"signer": "Nguyễn Sinh Nhật Tân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-12-2005-TT-BYT-huong-dan-tuyen-sinh-dai-hoc-Y-Duoc-he-tap-trung-4-nam-nam-2005-4712.aspx | Thông tư 12/2005/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đại học Y - Dược hệ tập trung 4 năm - năm 2005 | BỘ Y TẾ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 12/2005/TT-BYT
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2005
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HỆ TẬP TRUNG 4 NĂM - NĂM 2005
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứLuật Giáo dục đã được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09L/CTN ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm2005;
Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;
Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đại học Y - Dược hệ tập trung 4 năm (hệ chuyên tu) năm 2005 .
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Cùng với hình thức đào tạo chính qui, đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ hệ tập trung 4 năm (hệ chuyên tu) là hình thức đào tạo nhằm tăng cường Bác sỹ, Dược sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở. Đối với hình thức đào tạo này, Bộ Y tế chủ trương tuyển sinh dưới các hình thức thi tuyển, cử tuyển, tuyển sinh theo địa chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho Y sỹ đang công tác tại Trạm Y tếxã, Dược sỹ trung học đang công tác tại cơ sở y tế tuyến xã, huyện được đào tạo lên bậc đại học để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc tốt hơn.
2. Đối với các xã, huyện miền núi, vùng cao, vùng sâu và các xã đặc biệt khó khăn, Bộ Y tế áp dụng hình thức đào tạo theo chế độ cử tuyển và hợp đồng đào tạo theo địa chỉsử dụng để đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế. Trước khi vào học chính thức, các học viên này được bồi dưỡng văn hoá và chuyên môn 01 năm theo chương trình do Bộ Y tế qui định.
3. Chỉ tiêu đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ hệ tập trung 4 năm được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho từng Trường đại học Y, Dược.Các tỉnh có khó khăn đặc biệt về nhân lực y tế và có nhu cầu đào tạo theo địa chỉ sử dụng phải làm việc với Bộ Y tế và các Trường đại học trước tháng 8 hằng năm để thẩm định nhu cầu và khả năng của cơ sở dự kiến giao chỉ tiêu đào tạo. Trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân các tỉnh và cấp có thẩm quyền, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo xemxét để xây dựng kế hoạch tuyển sinh.
4. Kết thúc khoá đào tạo, các Trường đại học Y, Dược bàn giao học viên kèm theo hồ sơ cho các tỉnh hoặc cơ quan cử người đi học để bố trí công tác tại tuyến y tế cơ sở. Những học viên không tốt nghiệp hoặc phải ngừng học tập trước khi tốt nghiệp cũng sẽ được trả về tỉnh hoặc cơ quan cử đi học để giải quyết.
Cơ sở đào tạo không giao hồ sơ và cấp giấy tờ cho học viên để tự liên hệ công tác.
5. Các khu vực tuyển sinh: Bao gồm Khu vực 1 (KV1), Khu vực 2 (KV2), Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT), Khu vực 3 (KV3), được phân chia theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khu vực dự thi của mỗi thí sinh được xác địnhdựa vào địa chỉ cơ quan nơi thí sinh đang làm việc.
6. Một số quy định khác:
- Tuyến Y tế cơ sở được hiểu là tuyến y tế huyện và xã.
- Hợp đồng lao động dài hạn được hiểu là hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 nămtrở lên và người lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đây gọi tắt là hợp đồng lao động.
- Hợp đồng trong định biên được hiểu là hợp đồng ký theo quy định tại Thông tư Liên bộ số08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ. Hợp đồng trong định biên được coi là một hình thức của hợp đồng lao động dài hạn.
II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Thí sinh phải là công dân Việt Nam đang làm việc đúng chuyên ngành và trình độ đào tạo tại các cơ sở y tế.
1. Đối tượng thi tuyển
1. 1. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹ đa khoa
a) Y sỹđang làm việc tại các cơ sở y tế công lập sau:
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thuộc KV1, KV2, KV2-NT;
- Phòng khám đa khoa khu vực, Đội Y tế của các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thuộc KV1, KV2, KV2-NT;
- Trạm Y tế và Bệnh xá của các Bộ, Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2, KV2-NT;
- Bệnh viện Phong - Da liễu, Khu điều trị Phong, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao, Trung tâm phòng chống Lao đóng trên địa bàn KV1, KV2, KV2-NT;
-Phòng Y tế, bệnh viện các huyện KV1.
b) Y sỹ đang làm việc tại Phòng khám đa khoa tư nhân đóng trên địa bàn KV1, KV2, KV2-NT.
c) Y sỹđã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại KV1 ít nhất 24tháng, hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế sau đóng trên địabàn KV3:
- Cơ sở y tế công lập: Trạm Y tế phường,Phòng khám đa khoa khu vực, Đội Y tế của các Trung tâm Y tế quận, Bệnh viện Phong - Da liễu, Khu điều trị Phong, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao, Trung tâm phòng chống Lao; Trạm Y tế và Bệnh xá của các Bộ, Ngành khác.
- Cơ sở y tế ngoài công lập: Phòng khám đa khoa tư nhân.
d) Y sỹ đang trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS, khám nghiệm tử thi và đã làm công tác này liên tục ít nhất 24 tháng.
1.2. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹy học cổ truyền (YHCT)
-Y sỹ YHCT đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đóng trên địa bàn KV1, KV2, KV2-NT.
- Y sỹ YHCT đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại KV1 ít nhất 24tháng, hiện nay đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đóng trên địa bànKV3.
1. 3. Đối tượng tuyển sinh Dược sỹ đại học
- Dược sỹ trung học đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đóng trên địa bàn KV1, KV2, KV2-NT.
- Dược sỹ trung học đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã làm việc liên tục tại KV1 ít nhất 24tháng, hiện nay đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đóng trên địa bàn KV3.
- Dược sỹ trung học đang trực tiếp sản xuất dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm và đã làm công tác này liên tục ít nhất 24 tháng.
2. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹ đa khoa và Dược sỹ đào tạo theo hình thức cử tuyển
Y sỹ, Dược sỹ trung học đáp ứng yêu cầu về đối tượng tuyển sinh qui định tại Thông tư liên tịch Hướng dẫn tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-UBDT&MN ngày 26/02/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (dưới đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-UBDT&MN).
3. Đối tượng tuyểnsinh Bác sỹ đa khoa và Dược sỹ hình thức đào tạo hợp đồngtheo địa chỉ sử dụng
3.1. Y sỹ là người dân tộc thiểu số đang công tác, có biên chế hay hợp đồng lao động tại tuyến y tế cơ sở các huyện thuộc KV1 hoặc Trạm Y tế xã; nếu là người Kinh phải có hộ khẩu thường trú và đã công tác liên tục ở khu vực nói trênít nhất 24 tháng.
3.2. Dược sỹ trung học là người dân tộc thiểu số, có biên chế hoặc hợp đồng lao động tại các cơ sở y tế thuộc KV1 hoặc tuyến y tế cơ sở thuộc KV2, KV2-NT; nếu là người Kinh phải có hộ khẩu thường trú và đã công tác liên tục tại khu vực nói trên ít nhất 24 tháng.
III.TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH
1. Tiêu chuẩn chính trị
Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật (từ khiển trách trở lên) không được dự tuyển.
2. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và văn hoá
2.1. Về trình độ chuyên môn
- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Bác sỹ đa khoa phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ trung học đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Thí sinh dự thi vào các lớp Bác sỹ YHCT phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ YHCT hoặc Y sỹ định hướng YHCT đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Dược sỹ đại học phải có bằng tốt nghiệp Dược sỹ trung học đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Các thí sinh đã được đào tạo trong quân đội phải có bằng tốt nghiệp Trung học Y, Dược do Trường Trung học Quân Y 1 (nay là Học viện Quân Y), Trường Trung học QuânY 2 cấp; hoặc có bằng tốt nghiệp trung học Y, Dược do các Trường Trung học Quân Y thuộc Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương cấp từ năm 1994 trở về trước vàthời gian đào tạo ít nhấtlà 2 năm học.
2.2. Về trình độ văn hoá
Các đối tượng tuyển sinh đều phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc văn hoá hoặc đã tốt nghiệp các môn văn hoá trong chương trình đào tạo trung học Y, Dược,được cơ sở đào tạo xác nhận.
3. Tiêu chuẩn về thâm niên chuyên môn
Yêu cầu thâm niên chuyên môn ít nhất là 2 năm (đủ 24 tháng) đối với ngườicó hộ khẩu và đang làm việc tại KV1 và 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các đối tượng còn lại.
Thâm niên chuyên môn là thời gian làm việc liên tục đúng chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp trung học Y, Dược, tính từ khi có Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền, hợp đồng làm việc đúng chuyên môn đào tạo trong các cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân hợp pháp hoặc bản thân được phép hành nghề Y, Dược tư nhân đến ngày 31 tháng 10 năm dự thi.
4. Tiêu chuẩn sức khoẻ
Phải có đủ sức khoẻ để học tập như quy định tại
Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TSngày 20/8/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
IV. CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Điểm tuyển vào trường được xét ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vựccó các ưu tiên cho các đối tượng theo chính sách.
1. Ưu tiên về khu vực
Theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ưu tiên về chính sách
2.1.Nhóm ưu tiên 1
- Anh hùng lao động, anh hùng các lực lượng vũ trang, chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Người dân tộc thiểu số đang làm việc tại KV1.
- Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh.
2.2. Nhóm ưu tiên 2
- Người được thưởng huân chương, huy chương kháng chiến, chiến thắng, huân chương lao động hoặc là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương2 năm liền.
- Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh.
- Người dân tộc thiểu số đang làm việctại KV2, KV2-NT.
- Người đang trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS, khám nghiệm tử thi và đã làm công tác này liên tục từ 24 tháng trở lên.
- Người đang làm việc tại Trạm Y tế xã thuộc KV1, Bệnh viện Phong - Da liễu, Khu điều trị Phong, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao, Trung tâm phòng chống Lao, đã công tác liên tục tại đó từ 24 tháng trở lên tính đến ngày 31 tháng 10 của năm dự thi.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất về chính sách.
V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN
Hồ sơ dự tuyển gồm có:
1. Một phiếu dự tuyển do cơ quan sử dụng người lao độngcử đi dự tuyển và có ý kiến phê duyệt của Sở Y tế tỉnh, thành phố. Các thí sinh đang làm việc trong các đơn vị không thuộc Ngành Y tế phải có ý kiến đề nghị của cơ quan chủ quản cấp Sở hoặc tương đương.
2. Bản sao hợp pháp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá tương đương, khi nhập học phải xuất trình bản chính. Những trường hợp cần thiết, nhà trường yêu cầu thí sinh xuất trình học bạ khoá đào tạo trung học chuyên nghiệp Y tế.
3. Bản sao hợp pháp giấy khai sinh.
4. Bản sao hợp pháp các giấy tờ liên quan tới quá trình làm việc như sau (khi nhập học phải xuất trình bản chính):
- Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền hoặc hợp đồng làm việc trong các cơ sở y tế công lập.
- Chứng chỉhành nghề Y, Dược tư nhân, giấy xác nhận thời gian đã hành nghề do Sở Y tế xác nhận (đối với người hành nghề Y, Dược tư nhân).
- Hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm xã hội (đối với các đối tượng khác).
Thí sinh đang làm việc tại KV3 phải có bản sao hợp pháp Quyết định phân công công tác và giấy xác nhận thời gian làm việc tại KV1 hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Người đang trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS, khám nghiệm tử thi phải có giấy xác nhận thời gian đã trực tiếp chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS, khám nghiệm tử thi của Sở Y tế hay cơ quan chủ quản cấp Sở hoặc tương đương.
Người đang trực tiếp sản xuất dược phẩm, vắc - xin, sinh phẩm phải có giấy xác nhận thời gian đã trực tiếp sản xuất dược phẩm, vắc - xin, sinh phẩm của Sở Y tế hay cơ quan chủ quản cấp Sở hoặc tương đương.
5. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên tuyển sinh (như quy định tại phần IV) của cơ quan sử dụng người lao động
và được Sở Y tế tỉnh, thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
6. Một bản cam kết của thí sinh sau khi kết thúc học tập sẽ trở về công tác tại tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của tỉnh.
7. Bốn ảnh mới chụp không quá 6 tháng cỡ 4x6 (một ảnh dán vào phiếu dự tuyển, đóng dấu giáp lai của đơn vị cử đi học).
8. Khi nhập học, thí sinh trúng tuyển phải nộp thêm quyết định cử đi học của Sở Y tế tỉnh, thành phố; thí sinh không thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố quản lý phải có quyết định cử đi học của cơ quan quản lý Nhà nước cấp Sở hoặc tương đương thuộc Bộ, Ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi quản lý người lao động.
Thí sinh diện cử tuyển và diện hợp đồng đào tạo theo địa chỉ phải có quyết định cử đi học của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Các giấy tờ khác: Theo quy định của trường.
Thí sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ dự thi về Ban tuyển sinh của các trường theo vùng tuyển sinh đúng thời hạn qui định của từng trường.
Cán bộ ký quyết định cử người đi học phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ của người xin đi học.
VI. THI TUYỂN VÀ CỬ TUYỂN
1. Thi tuyển
1.1. Các môn thi
Thí sinh trong diện thi tuyển phải thi 3 môn: Toán, Hoá và Chuyên môn.
a) Môn Toán và môn Hoá
Trình độ trung học phổ thông (hay bổ túc văn hoá tương đương) theo chương trình hiện hành.
b) Môn chuyên môn
Theo chương trình đào tạo Y sỹ trung học (Y sỹ đa khoa hoặc Y sỹ YHCT) hoặc Dược sỹ trung học hiện hành của Bộ Y tế.
1.2. Tổ chức thi
Các trường tổ chức thi tuyển theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày thi tuyển sinh do các trường quy định (nên tổ chức cùng ngày với thi tuyển sinh đại học hệ chính qui) và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thông báo cho thí sinh.
Các Sở Y tế cần có kế hoạch bồi dưỡng văn hoá và chuyên môn cho người được cử đi học để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Bộ Y tế khuyến khích các trường có cùng ngày thi tổ chức làm đề và sử dụng đề chung để tiết kiệm và đảm bảo mặt bằng kiến thức.
1.3. Điều kiện trúng tuyển
Thí sinh đúng đối tượng, có đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh, điểm thi môn chuyên môn không dưới 5 điểm và các mônvăn hoá không có điểm 0, đạt mức điểm tuyển của trường sẽ được xét trúng tuyển.
2. Đào tạo hợp đồng theo địa chỉ
Sau một năm học tập theo chương trình do Bộ Y tế qui định, các thí sinh diện đào tạo hợp đồng theo địa chỉ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh chung cùng với các thí sinh diện thi tuyển và được xét trúng tuyển theo điểm chuẩn riêng dành cho các đối tượng này.
3. Cử tuyển
Việc tuyển chọn học viên cử tuyển được thực hiện theo qui trình tuyển chọnqui định tại Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-UBDT&MN.
Sau khi kết thúc một năm bồi dưỡng kiến thức văn hoá và chuyên môn, các thí sinh diện cử tuyển phải kiểm tra các môn học thêm, nếu đạt yêu cầu sẽ được xét vào học chính thức.
Các trường phải báo cáo điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển, danh sách sinh viên nhập học về Bộ Y tế và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VII. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ VÀ HỌC PHÍ
1. Học viên trúng tuyển (do thi tuyển và cử tuyển) thuộc chỉ tiêu Nhà nước cấp ngân sách phải đóng học phí theo đúng các qui định hiện hành; đối với học viên diện đào tạo theo địa chỉ, các địa phương ký hợp đồng trực tiếp với cơ sở đào tạo.
2. Trong thời gian học tập, lương và mọi chế độ của học viên do cơ quan cử người đi học giải quyết theo chế độ hiện hành.
3. Học viên trúng tuyển không thuộc diện Nhà nước cấp ngân sách phải đóng học phí và các khoản phí, lệ phí khác (nếu có) theo đúng các qui định hiện hành.
VIII .ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Các đơn vị, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, xét cử cán bộ tham dự kỳ thi tuyển sinh và đi học theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
Các Trường đại học thông báo rộng rãi cho thí sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy định hiện hành để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội.
Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị, địa phương có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) để xem xét, giải quyết kịp thời.
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Lê Ngọc Trọng | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "12/04/2005",
"sign_number": "12/2005/TT-BYT",
"signer": "Lê Ngọc Trọng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Chi-thi-22-CT-TW-nam-2008-xay-dung-quan-he-lao-dong-on-dinh-va-tien-bo-140501.aspx | Chỉ thị 22-CT/TW năm 2008 xây dựng quan hệ lao động ổn định và tiến bộ | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 22-CT/TW
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HOÀ, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao; vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; hàng năm tạo việc làm cho hàng triệu lao động; thu nhập và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp được cải thiện; từng bước hình thành quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, xuất hiện nhiều mô hình, nhiều doanh nghiệp có quan hệ lao động tốt.
Đạt được kết quả trên là do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện; công tác quản lý nhà nước về đầu tư và lao động có chuyển biến tích cực; nhiều tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp đã trở thành người đại diện, bảo vệ quyền lợi pháp của người lao động, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động có xu hướng gia tăng với quy mô lớn, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và môi trường đầu tư, làm thiệt hại cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của người lao động trong nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được bảo đảm; công tác quản lý nhà nước về lao động còn bất cập; nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có tổ chức CĐ, hoặc có tổ chức CĐ nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa trở thành người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong DN; hầu hết các DN ngoài nhà nước chưa có tổ chức Đảng, đoàn thanh niên để lãnh đạo, tập hợp, vận động, giáo dục NLĐ; đa số NLĐ xuất thân từ nông thôn nên nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động còn hạn chế; quan hệ cung – cầu về lao động còn mất cân đối.
Để khắc phục tình trạng trên, từ đó góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các DN, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; có chương trình, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho công nhân; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ; hoàn thiện chính sách tiền lương, BHXH, BHYT; quy hoạch các KCN-KCX gắn với quy hoạch khu dân cư; có giải pháp phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội nhằm cải thiện đời sống của NLĐ.
2. Tổ chức tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 23.11.1996 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài; đánh giá những việc làm được, chưa làm được, rút ra những kinh nghiệm, những mô hình tổ chức cơ sở đảng hoạt động có hiệu quả để nhân rộng trong các doanh nghiệp khác. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chỉ đạo kiên quyết việc thành lập, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức chính trị – xã hội tại các doanh nghiệp.
3. Các tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg, ngày 6.3.2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp luật lao động, xác định đúng trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương theo quy định của pháp luật đối với các cuộc đình công của công nhân xảy ra không đúng trình tự của pháp luật trên địa bàn, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực để tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới, nhằm hạn chế xảy ra tranh chấp lao động.
4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách lao động và tổ chức triển khai thực hiện đến tận DN và NLĐ; bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra lao động nhằm tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động trong DN; hoàn thiện thể chế và chính sách để thị trường lao động phát triển lành mạnh, bảo đảm cân đối cung – cầu lao động giữa các ngành, các vùng, giữa thành thị, nông thôn và cơ cấu trình độ tay nghề.
5. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo lập môi trường để đại diện người sử dụng lao động, hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ DN trong việc thực thi pháp luật và chính sách về lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên ở cấp ngành và địa phương về quan hệ lao động, thúc đẩy ký kết TƯLĐTT cấp ngành, cấp khu vực.
6. Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN có kế hoạch cụ thể củng cố, phát triển và đổi mới cơ chế hoạt động của tổ chức CĐ trong các DN, để tổ chức CĐ thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trên tinh thần hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà đầu tư, NLĐ và Nhà nước; nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ CĐCS trong DN.
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng và phát triển mô hình hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên trong doanh nghiệp ngoài nhà nước để tập hợp, tuyên truyền, vận động, giáo dục về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người lao động.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nâng cao hiệu quả công tác nữ công của công đoàn tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp.
7. Các cơ quan thông tin, truyền thông tổ chức tốt việc tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư để phản ánh trung thực, khách quan những việc làm được, chưa làm được, tránh thông tin, đưa tin một chiều tạo nên những phản ứng không tốt trong quan hệ lao động và dư luận xã hội.
8. Các cấp uỷ, tổ chức Đảng có hình thức phù hợp quán triệt nội dung của chỉ thị này trong toàn hệ thống chính trị; coi nội dung xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài để thực hiện cho được mục tiêu ổn định chính trị, xã hội, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tạo việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ.
Các ban cán sự đảng, đảng đoàn cán bộ, ngành, đoàn thể TW, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Văn phòng TW Đảng chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo Ban Bí thư.
T/M BAN BÍ THƯ
Trương Tấn Sang
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "05/06/2008",
"sign_number": "22-CT/TW",
"signer": "Trương Tấn Sang",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-13-2019-TT-BGDDT-quy-dinh-tieu-chuan-chuc-danh-Giam-doc-Pho-Giam-doc-so-giao-duc-423674.aspx | Thông tư 13/2019/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc Phó Giám đốc sở giáo dục mới nhất | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2019/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo).
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức, viên chức thực hiện quy trình để quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo;
c) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng
1. Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định tại Thông tư này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện; kiểm tra, giám sát, thanh tra việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng công chức giữ chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định chung của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực liên quan để vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo ở địa phương. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
2. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc, quản lý, điều hành; phong cách làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; quyết đoán, chịu trách nhiệm với công việc, quản lý, điều hành; có tinh thần dám nghĩ, dám làm và có lòng say mê học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; lối sống trung thực, khiêm tốn, liêm chính, giản dị; tích cực ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục đào tạo ở địa phương.
3. Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi; năng lực xử lý thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo.
4. Có năng lực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo; năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của sở giáo dục và đào tạo theo quy định để giải quyết các vấn đề về giáo dục và đào tạo tại địa phương.
5. Có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
6. Có năng lực phối hợp với các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chăm lo phát triển giáo dục tại địa phương.
7. Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 05 năm trở lên.
Điều 4. Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc sở giáo dục và đào tạo
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
3. Đã đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc chức vụ tương đương trở lên.
4. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc chức danh tương đương.
Điều 5. Tiêu chuẩn chức danh Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm.
3. Đã đảm nhiệm chức vụ trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng thuộc sở giáo dục và đào tạo hoặc chức vụ tương đương trở lên.
4. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc chức danh tương đương.
Điều 6. Điều khoản áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét quy hoạch vào các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn quy hoạch của Đảng, Nhà nước và các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 Điều 3 của Thông tư này.
2. Căn cứ tiêu chuẩn chức danh quy định tại văn bản này, cấp có thẩm quyền thực hiện việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo.
3. Đối với trường hợp nữ từ đủ 50 tuổi trở lên và nam từ đủ 55 tuổi trở lên đã được bổ nhiệm giữ chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không yêu cầu phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.
4. Các trường hợp dưới 50 tuổi đối với nữ và dưới 55 tuổi đối với nam đã được bổ nhiệm giữ chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì trong thời gian nhiệm kỳ bổ nhiệm phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2019.
2. Quyết định số 81/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở GDĐT, Sở Nội vụ các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, Cục NGCB (05b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "30/08/2019",
"sign_number": "13/2019/TT-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Hữu Độ",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-96-2011-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-kham-chua-benh-130812.aspx | Nghị định 96/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính khám chữa bệnh | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 96/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật;
d) Vi phạm các quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện điều trị nội trú;
đ) Vi phạm các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp;
e) Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học;
g) Vi phạm các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
h) Vi phạm các quy định về xác định lại giới tính;
i) Vi phạm các quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về khám bệnh, chữa bệnh không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Nghị định này trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tới mức tối đa 40.000.000 đồng.
2. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc hoàn trả tiền hoặc hiện vật bất hợp pháp để sung vào công quỹ;
b) Buộc tiếp nhận người bệnh thuộc diện bắt buộc chữa bệnh;
c) Buộc trực tiếp xin lỗi người hành nghề khi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người hành nghề đó;
d) Buộc chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe cho người hành nghề khi gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề đó;
đ) Buộc chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
e) Buộc phải khắc phục tình trạng không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Điều 4. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt; xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt; thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh để thi hành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 5. Vi phạm các quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo với người có thẩm quyền khi phát hiện người hành nghề có hành vi lừa dối đối với người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác khi được người có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không tham gia hoạt động bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng khi được yêu cầu;
d) Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề;
c) Không tôn trọng quyền của người bệnh được quy định tại các điều 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
d) Lạm dụng nghề nghiệp để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh;
đ) Trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng;
e) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch dịch sang tiếng Việt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi;
c) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề;
b) Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;
d) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;
đ) Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền bắt mạch kê đơn;
c) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hoàn trả tiền hoặc hiện vật để sung vào công quỹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 của Điều này.
Điều 6. Vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng được ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động;
c) Không công khai thời gian làm việc hoặc không niêm yết giá dịch vụ;
d) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa niêm yết giá hoặc thu cao hơn giá đã niêm yết;
c) Từ chối tiếp nhận người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý tổ chức thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép;
b) Thuê, mượn giấy phép hoạt động;
c) Cho thuê, mượn giấy phép hoạt động.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế;
d) Sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm b, c khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu thuốc vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hoặc lập nhưng không ghi chép đầy đủ hồ sơ, bệnh án đối với người bệnh;
b) Không ghi sổ y bạ theo dõi điều trị đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
c) Không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về lưu trữ hồ sơ bệnh án;
d) Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật về giải quyết đối với người bệnh không có người nhận;
đ) Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về giải quyết đối với người bệnh tử vong;
e) Không thực hiện việc trực khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
g) Không thực hiện hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi;
h) Không tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập sổ sách theo dõi và lưu đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc theo quy định của pháp luật về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiết bị, dụng cụ y tế và cơ số thuốc cấp cứu.
Điều 8. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện điều trị nội trú
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc nhưng không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc;
b) Không kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc hoặc không đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn sử dụng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc;
c) Không đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, cách dùng, thời gian dùng thuốc trước khi cho người bệnh sử dụng;
d) Không ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh;
đ) Không theo dõi và ghi các diễn biến lâm sàng sau khi sử dụng thuốc của người bệnh vào hồ sơ bệnh án;
e) Không phát hiện kịp thời các tai biến sau khi sử dụng thuốc và khẩn cấp báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc không đúng bệnh;
b) Không theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm thu hoa hồng từ các cơ sở kinh doanh thuốc.
Điều 9. Vi phạm các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển hiệu;
b) Biển hiệu ghi không đúng quy định;
c) Phòng xoa bóp không treo bản quy trình kỹ thuật xoa bóp hoặc có treo nhưng không đúng quy định;
d) Không mặc trang phục và đeo phù hiệu đúng quy định khi hành nghề;
đ) Hành nghề không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giường xoa bóp không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Không đặt chuông cấp cứu từ phòng xoa bóp;
c) Không bảo đảm ánh sáng, vệ sinh theo quy định;
d) Không bảo đảm diện tích phòng hành nghề theo quy định;
đ) Không có tủ thuốc cấp cứu hoặc có nhưng không có đủ thuốc theo Danh mục quy định hoặc thuốc hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hệ thống cửa ra vào của các phòng xoa bóp, day ấn huyệt không đúng quy định của pháp luật về hướng dẫn hành nghề dịch vụ xoa bóp;
b) Thực hiện xoa bóp không theo đúng quy trình kỹ thuật;
c) Lợi dụng nghề nghiệp để hoạt động mại dâm.
Điều 10. Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện việc cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép thực hiện;
b) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật về sinh con theo phương pháp khoa học.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mang thai hộ;
b) Sinh sản vô tính;
c) Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải khắc phục tình trạng không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật về sinh con theo phương pháp khoa học đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo, môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người;
b) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được phép trừ trường hợp có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại;
b) Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;
b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi;
c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về xác định lại giới tính
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính;
b) Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về xác định lại giới tính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trực tiếp xin lỗi người bị phân biệt đối xử đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 của Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không trung thực liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình hoặc không hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành kết luận chẩn đoán và chỉ định điều trị của người hành nghề, trừ một số trường hợp được từ chối theo quy định tại Điều 12 Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật;
b) Không thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định của pháp luật để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật về quảng cáo trong lĩnh vực y tế;
b) Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trực tiếp xin lỗi người hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất là 40.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra về y tế
1. Thanh tra viên y tế khi đang thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất là 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Ngoài những người quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này, những người khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Bãi bỏ các điều 25, 26, 27, 28, 29, 30 và 31 của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Điều 18. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám người theo thủ tục hành chính.
4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
5. Mẫu biên bản số 05: Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
6. Mẫu biên bản số 06: Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
7. Mẫu biên bản số 07: Biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
8. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
9. Mẫu quyết định số 02: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
10. Mẫu quyết định số 03: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
11. Mẫu quyết định số 04: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
12. Mẫu quyết định số 05: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh (theo thủ tục đơn giản).
13. Mẫu quyết định số 06: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
14. Mẫu quyết định số 07: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
15. Mẫu quyết định số 08: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt về khám bệnh, chữa bệnh.
Mẫu biên bản số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-VPHC2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ............................................... ;
Chúng tôi gồm:4
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Với sự chứng kiến của:5
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về 6 .............................................................. đối với:
Ông (bà)/tổ chức:7 .................................................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......................................................................................... ;
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ..............................................
Cấp ngày: ………………………………. tại .............................................................................. ;
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau: 8 .....................................................................
.............................................................................................................................................
Các hành vi trên đã vi phạm vào điểm …… khoản … Điều … Nghị định số ……… quy định về xử phạt vi phạm hành chính 9
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại: 10
Ông (bà)/tổ chức: ................................................................................................................. ;
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ..............................................
Cấp ngày: …………………………….. Nơi cấp: ........................................................................ ;
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ..................
.............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người làm chứng: ...................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có) ....
.............................................................................................................................................
Người có thẩm quyền đã yêu cầu ……………………………. đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:
.............................................................................................................................................
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: .. để cấp có thẩm quyền giải quyết.
STT
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 11
Ghi chú 12
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ………………… vi phạm có mặt tại 13 ….. lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …….. để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành ….. bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo cáo người có thẩm quyền xử phạt và …….. 14 .........................................
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 15 .............................................................................................
Biên bản này gồm: ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH16
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản: 17 .........................................
.............................................................................................................................................
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
5 Họ và tên người làm chứng, nếu đại diện cho chính quyền phải ghi rõ tên cấp chính quyền.
6 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
7 Nếu là tổ chức ghi rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
8 Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
9 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
10 Nếu là tổ chức ghi rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
11 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.
12 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không; nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm và người chứng kiến đại diện cho gia đình, tổ chức hoặc đại diện chính quyền … (nếu có).
13 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
14 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
15 Ghi cụ thể ý kiến khác nếu có, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
16 Người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì phải trình thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền xử phạt ký, đóng dấu.
17 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối ký biên bản.
Mẫu biên bản số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-TGTVPT2
A3......., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 ;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……… ngày ………. tháng …….. năm ……. do5 ……………. chức vụ ........................................................................................................ ký;
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ................................................
Chúng tôi gồm:6
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Người/tổ chức vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức:7 ................................................................................................................ ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......................................................................................... ;
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ..............................................
Ngày cấp: ……………….. Nơi cấp: ........................................................................................ ;
Với sự chứng kiến của:8
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 9
Ghi chú 10
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.
Biên bản này gồm: ….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 11 .............................................................................................
.............................................................................................................................................
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi họ tên, chức vụ của người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
6 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
7 Ghi tên, địa chỉ, ………. của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; nếu tổ chức thì ghi thêm họ tên, chức vụ của người đại diện.
8 Họ và tên người làm chứng, nếu đại diện cho chính quyền phải ghi rõ tên cấp chính quyền.
9 Nếu là phương tiện phải ghi số đăng ký.
10 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …
11 Ghi cụ thể ý kiến khác nếu có, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu biên bản số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-KN2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 ............................................................................................................................................ ;
Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số ……… ngày ……. tháng …….. năm ……. do5 ……………. chức vụ ............................................................................................ ký hoặc căn cứ …………………6
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ................................................
Chúng tôi gồm:7
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Với sự chứng kiến của:8
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Tiến hành khám người và lập biên bản về việc khám người đối với
Ông (bà) ……………………………. Năm sinh .......................................................................... ;
Nghề nghiệp: ........................................................................................................................ ;
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………. Ngày cấp: .............................................................
Cơ quan cấp: ....................................................................................................................... ;
Sau khi khám người, chúng tôi thu giữ được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
STT
Tên đồ vật, tài liệu, phương tiện
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ
Ghi chú
Việc khám kết thúc vào hồi ……….. ngày ….. giờ ….. tháng ….. năm .......................................
Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và giá trị như nhau. Người bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho …………9 và một bản lưu hồ sơ.
Biên bản này gồm ….. trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 10 .............................................................................................
...............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NGƯỜI BỊ KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi họ tên, chức vụ của người ký quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
6 Ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy; họ tên, chức vụ người quyết định việc khám người (nếu người ra quyết định khám không phải là người có thẩm quyền theo Điều 45 Pháp lệnh).
7 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
8 Họ và tên người làm chứng, nếu đại diện cho chính quyền phải ghi rõ tên cấp chính quyền.
9 Ghi rõ thêm biên bản này được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng (nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh).
10 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu biên bản số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-KPTVTĐV2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 ............................................................................................................................................ ;
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ................................................
Chúng tôi gồm:5
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Với sự chứng kiến của:6
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là:7 ........................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải):8
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Phạm vi khám .......................................................................................................................
Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:
STT
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng
Ghi chú
Việc khám phương tiện vận tải (đồ vật) theo thủ tục hành chính kết thúc hồi ….. giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm ………………
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải ……….. được giao một bản.
Biên bản này gồm ….. trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 9 ..............................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI,
ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI THAM GIA KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
6 Họ và tên người làm chứng, nếu đại diện cho chính quyền phải ghi rõ tên cấp chính quyền.
7 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện).
8 Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải.
9 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ, tên.
Mẫu biên bản số 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-KNCGTVPT2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số …….. ngày ….. tháng ……. năm do 5 ……………………… chức vụ ............................................................................................. ký;
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ................................................
Chúng tôi gồm:6
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Với sự chứng kiến của:7
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Tiến hành khám:8 ...................................................................................................................
Là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám.
Người chủ nơi bị khám là:9
Ông (bà)/tổ chức: 10 .............................................................................................................. ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......................................................................................... ;
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ...............................................
Ngày cấp: ………………………………….Nơi cấp: ....................................................................
Sau khi khám chúng tôi thu giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng11
Ghi chú12
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Việc khám kết thúc vào hồi ……….. giờ ….. ngày …… tháng ….. năm ......................................
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho chủ nơi bị khám một bản.
Biên bản này gồm ….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 13 .............................................................................................
CHỦ NƠI KHÁM HOẶC NGƯỜI
THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nẵng, ….
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi họ tên, chức vụ của người ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
6 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
7 Họ và tên người làm chứng, nếu đại diện cho chính quyền phải ghi rõ tên cấp chính quyền.
8 Ghi rõ địa chỉ nơi bị khám.
9 Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt thì ghi rõ họ tên người thành niên trong gia đình họ.
10 Nếu nơi bị khám là của tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
11 Nếu có phương tiện phải ghi rõ biển kiểm soát.
12 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …
13 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu biên bản số 06
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-TTTVPT2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 ............................................................................................................................................ ;
Thực hiện Quyết định số ………/……. ngày …../…../……… của5 …………… về xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh;
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ................................................
Chúng tôi gồm:6
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Người/tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện là:
Ông (bà)/tổ chức:7................................................................................................................. ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......................................................................................... ;
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ..............................................
Ngày cấp: …………………. Cơ quan cấp: .............................................................................. ;
Với sự chứng kiến của:8
1. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
2. ……………………………………………… Nghề nghiệp: ........................................................ ;
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………………. Ngày cấp: .........................................
Nơi cấp: ...............................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ9
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 10
Ghi chú11
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tịch thu thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.
Biên bản này gồm ….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 12 .............................................................................................
.............................................................................................................................................
NGƯỜI BỊ TỊCH THU
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ TỊCH THU)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nẵng, ….
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi số, ngày, tháng, người ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính làm cơ sở để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
6 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
7 Ghi tên, địa chỉ , … của cá nhân, tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nếu tổ chức thì ghi thêm họ tên, chức vụ của người đại diện.
8 Họ và tên người chứng kiến, nếu đại diện cho chính quyền phải ghi rõ tên cấp chính quyền.
9 Ghi tên của phương tiện, tang vật và chỉ tịch thu các loại tang vật được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
10 Nếu là phương tiện phải ghi số đăng ký.
11 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …
12 Ghi cụ thể ý kiến khác nếu có, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu biên bản số 07
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BB-TGGTTVPT2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN
Tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi ………… giờ … ngày ... tháng … năm ………. tại ................................................
Chúng tôi gồm:5
1. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
2. …………………………………………… Chức vụ: .................................................................. ;
Người/tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức:6................................................................................................................. ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......................................................................................... ;
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ..............................................
Ngày cấp: …………………. Cơ quan cấp: .............................................................................. ;
Lập biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm:
STT
Giấy tờ, tang vật, phương tiện bị tạm giữ
Số lượng
Tên, dấu hiệu nhận biết giấy tờ, tang vật, phương tiện7
Ngoài những giấy tờ, tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.
Biên bản này gồm ….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức bị xử phạt vi phạm, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 8 ..............................................................................................
.............................................................................................................................................
NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản như Hà Nội, Đà Nẵng, ….
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
6 Ghi tên, địa chỉ … của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; nếu tổ chức thì ghi thêm họ tên, chức vụ của người đại diện.
7 Nếu là phương tiện phải ghi số đăng ký, tình trạng của tang vật.
8 Ghi cụ thể ý kiến khác nếu có, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu quyết định số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-TGN2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ……….. 5 ................. ;
Tôi: 6 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Tạm giữ ông (bà) ……………………………….. Năm sinh: ........................................................ ;
Nghề nghiệp: .........................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………….. Ngày cấp ..........................................................
Nơi cấp: .............................................................................................................................. ;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 7 ......................................................................................
quy định tại điểm ……. khoản ……… Điều ………. Nghị định số ……./………./NĐ-CP ngày …../…../……… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
Thời hạn tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ là hồi: … giờ ….. ngày ….. tháng …….. năm ………………..
Vì lý do:8 .................................................... nên thời hạn tạm giữ được kéo dài là ……….. giờ.
Theo yêu cầu của ông (bà)9 ………………………………, việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập là: 10
Vì ông (bà) …………………….. là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng ….. năm ………. cho cha/mẹ người giám hộ là: ………………………… Địa chỉ .............................................................................................................................................
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà): ..................................................................................................... để chấp hành;
2. .........................................................................................................................................
3. .........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi rõ lý do tạm giữ người, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.
6 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.
7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
8 Nếu thời hạn tạm giữ dài hơn 12 tiếng phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.
9 Nếu người bị tạm giữ không có yêu cầu thì ghi không có yêu cầu.
10 Ghi rõ họ tên, địa chỉ người được thông báo.
Mẫu quyết định số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-TGTVPT2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Xét …………. 5 ..................................................................................................................... ;
Tôi: 6 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Tạm giữ: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của
Ông (bà)/tổ chức:7 .................................................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD................................................
Ngày cấp: ………………………….. Cơ quan cấp: .................................................................... ;
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính: 8 ........................................................................................
Quy định tại điểm …. khoản …… Điều ………. Nghị định số ……./………./NĐ-CP ngày …../…../……… của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 9 .........................................................................
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ......................................................................................... để chấp hành;
2. ....................................................................................................................................... 10
3. .........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ: 11 ............................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.
6 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.
7 Nếu là tổ chức ghi rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
8 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
9 Ghi rõ lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của Nghị định được áp dụng.
10 Trường hợp người quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ.
11 Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.
Mẫu quyết định số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-KN2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Xét …………. 5 ..................................................................................................................... ;
Tôi: 6 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Khám người ông (bà) …………………..; Năm sinh: ................................................................. ;
Nghề nghiệp: .........................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: …………………………Ngày cấp: …………………………..............
Nơi cấp: .............................................................................................................................. ;
Quyết định khám người này đã được thông báo cho ông (bà)7 ..................................................
Việc khám người có người chứng kiến là ông (bà)8 ................................................................. ;
Nghề nghiệp: .........................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy chứng minh nhân dân số: …………………………Ngày cấp: …………………………..............
Nơi cấp: .............................................................................................................................. ;
Việc khám người được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà) ...................................................................................................... để chấp hành;
2. .........................................................................................................................................
3. .........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi rõ lý do khám người, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.
6 Họ tên người ra Quyết định khám người.
7 Họ tên người bị khám.
8 Họ và tên người chứng kiến.
Mẫu quyết định số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-KNCGTVPT2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Xét …………. 5 ..................................................................................................................... ;
Tôi: 6 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Khám:7 .................................................................................................................................
Chủ nơi bị khám là: ông/bà/đại diện tổ chức:8 ..........................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD................................................
Ngày cấp: ………………………….. Cơ quan cấp: .................................................................... ;
Lý do: .................................................................................................................................. ;
Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được: ............................................................................................................
1. Giao cho: Ông/bà/đại diện tổ chức: ............................................................... để chấp hành;
2. Gửi. ................................................................................................................................ 9
Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở: .............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
(Ký, ghi rõ họ tên)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi rõ lý do khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.
6 Họ tên người ra Quyết định khám.
7 Ghi rõ địa điểm bị khám.
8 Nếu không có người chủ nơi bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ.
9 Ghi rõ nơi gửi quyết định.
Mẫu quyết định số 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-XPHC2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
(theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Xét hành vi vi phạm hành chính do ............................................................................ thực hiện;
Tôi: 5 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức:6 ................................................................................................................ ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD................................................
Ngày cấp: ………………………….. Cơ quan cấp: .................................................................... ;
Hình thức xử phạt chính là: 7
.............................................................................................................................................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính:8 .......................................................................................
Quy định tại điểm ……… khoản ………. Điều ………. Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm ……… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 9 ...................................................................
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ...........................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:10 ....................................................................................... để chấp hành;
2. ……………………………. 11 ................................................................................................
Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra Quyết định xử phạt.
6 Nếu là tổ chức gh rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
7 Ghi hình thức là cảnh cáo hoặc phạt tiền; nếu hành vi là phạt tiền thì ghi mức xử phạt của từng hành vi và tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định.
8 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
9 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm.
10 Ghi rõ họ tên cá nhân hoặc tên tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính.
11 Ghi Kho bạc Nhà nước, nếu áp dụng hình thức phạt tiền và những nơi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu quyết định số 06
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-XPHC2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
(Theo thủ tục thông thường)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do5 …………………… lập hồi ………. ngày ….. tháng ….. năm ……………. tại ;
Tôi: 6 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức:7 ................................................................................................................ ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD................................................
Ngày cấp: ………………………….. Cơ quan cấp: .................................................................... ;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính: 8
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là: ............................................................................. (đồng).
(Viết bằng chữ: ................................................................................................................... ).
2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: .........................................................
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm: .............................
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): .........................................................................
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính:9 .........................................................................................
Quy định tại điểm …… khoản ……. Điều ………. Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm …………… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 10 ..................................................................
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:11 .........................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt 12
Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ………………………………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số: …………… của Kho bạc Nhà nước ………………… 13 trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/tổ chức …………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …………..14.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ......................................................................................... để chấp hành;
2. Kho bạc .................................................................................................... để thu tiền phạt;
3. .........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo lĩnh vực áp dụng.
5 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.
6 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
7 Nếu là tổ chức ghi rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
8 Ghi cụ thể từng mức xử phạt sau đó tổng hợp thành số tiền xử phạt chung nếu đối tượng vi phạm bị xử phạt về nhiều hành vi vi phạm hành chính.
9 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
10 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm.
11 Ghi những tình tiết có liên quan được áp dụng để quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính.
12 Ghi rõ số lần, thời hạn và số tiền phải nộp phạt trong một lần nếu nộp phạt nhiều lần. Nếu nộp phạt một lần ghi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
13 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước nơi nộp tiền xử phạt.
14 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.
Mẫu quyết định số 07
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-CC2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về ………… số ….. ngày ….. tháng ….. năm …………… của ;
Tôi: 5 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……/QĐ-XPHC ngày ……. tháng ….. năm ……… của …………………… về .....................................................................................
Đối với:
Ông (bà)/tổ chức:6 ................................................................................................................ ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD................................................
Ngày cấp: ………………………….. Cơ quan cấp: .................................................................... ;
* Biện pháp cưỡng chế:7 ........................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……………………………. phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …………..
Quyết định có …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho ông (bà)/tổ chức .................................................. để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. ……………………….. để ................................................................................................... 8
2. ……………………….. để ....................................................................................................
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Họ tên người ra Quyết định cưỡng chế.
6 Nếu là tổ chức ghi rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
7 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.
8 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện. Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định được gửi chi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
Mẫu quyết định số 08
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-KPHQ2
A3 ….., ngày ….. tháng ….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt về khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ………….. Nghị định số ……./……../NĐ-CP ngày …../…../…….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính4 .................................................................................................................................. ;
Vì ………………….. 5 …………. nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
Tôi: 6 …………………………….; Chức vụ: ............................................................................... ;
Đơn vị ..................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với: 7 .........................
Ông (bà)/tổ chức:8 ................................................................................................................ ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD................................................
Ngày cấp: ………………………….. Cơ quan cấp: .................................................................... ;
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính:9 .........................................................................................
Quy định tại điểm …….. khoản ……… Điều …….. Nghị định số ……../……./NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm ……… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 10 ..................................................................
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: 11 ........................................................
.............................................................................................................................................
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ................................................................................
Hậu quả cần khắc phục là: .....................................................................................................
Biện pháp để khắc phục hậu quả là: ........................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn ……… ngày, kể từ ngày được giao Quyết định. Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ………………………………….. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/tổ chức ………………………. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …………..12
Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: .......................................................................................... để chấp hành;
2. .........................................................................................................................................
3. .........................................................................................................................................
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
____________
1 Ghi tên cơ quan chủ quản và cơ quan của người lập biên bản theo đúng thể thức văn bản.
2 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh nơi lập biên bản.
4 Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước theo Nghị định được áp dụng.
5 Ghi rõ lý do không xử phạt.
6 Họ tên người ra Quyết định khắc phục hậu quả.
7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Nếu là tổ chức ghi rõ: tên tổ chức vi phạm; họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm; lĩnh vực hoạt động; địa chỉ trụ sở chính; quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là cá nhân ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú (người nước ngoài ghi địa chỉ tạm trú tại Việt Nam) và giấy chứng minh nhân dân.
9 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
10 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm.
11 Ghi những tình tiết có liên quan được áp dụng để quyết định việc xử phạt việc xử phạt vi phạm hành chính.
12 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định./. | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "21/10/2011",
"sign_number": "96/2011/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-04-2017-TT-BLDTBXH-Danh-muc-nganh-nghe-dao-tao-cap-IV-trinh-do-trung-cap-trinh-do-cao-dang-325050.aspx | Thông tư 04/2017/TT-BLĐTBXH Danh mục ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp trình độ cao đẳng | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/2017/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2017
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO CẤP IV TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017//NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 1.
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp.
Điều 2.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2017 và bãi bỏ Thông tư số 21/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.
Điều 3.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có những ngành, nghề đào tạo mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
BẢNG DANH MỤC
NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO CẤP IV TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Nguyên tắc gán mã các cấp:
- Mã cấp I - Trình độ đào tạo: 01 chữ số
- Mã cấp II - Lĩnh vực đào tạo: 03 chữ số (gồm 2 số tiếp theo và số mã sinh ra nó)
- Mã cấp III - Nhóm ngành, nghề: 05 chữ số (gồm 2 số tiếp theo và số mã sinh ra nó)
- Mã cấp IV - Tên ngành, nghề: 07 chữ số (gồm 2 số tiếp theo và số mã sinh ra nó)
TRUNG CẤP
CAO ĐẲNG
Mã
Tên gọi
Mã
Tên gọi
5
Trình độ trung cấp
6
Trình độ cao đẳng
514
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
614
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
51402
Đào tạo giáo viên
61402
Đào tạo giáo viên
5140201
Sư phạm dạy nghề
6140201
Sư phạm dạy nghề
6140202
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp
6140203
Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
521
Nghệ thuật
621
Nghệ thuật
52101
Mỹ thuật
62101
Mỹ thuật
5210101
Kỹ thuật điêu khắc gỗ
6210101
Kỹ thuật điêu khắc gỗ
5210102
Điêu khắc
6210102
Điêu khắc
5210103
Hội họa
6210103
Hội họa
5210104
Đồ họa
6210104
Đồ họa
5210105
Gốm
6210105
Gốm
52102
Nghệ thuật trình diễn
62102
Nghệ thuật trình diễn
5210201
Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế
5210202
Nghệ thuật biểu diễn dân ca
5210203
Nghệ thuật biểu diễn chèo
5210204
Nghệ thuật biểu diễn tuồng
5210205
Nghệ thuật biểu diễn cải lương
5210206
Nghệ thuật biểu diễn kịch múa
5210207
Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc
5210208
Nghệ thuật biểu diễn xiếc
5210209
Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ
5210210
Nghệ thuật biểu diễn kịch nói
5210211
Diễn viên kịch - điện ảnh
6210211
Diễn viên kịch - điện ảnh
6210212
Diễn viên sân khấu kịch hát
6210213
Diễn viên múa
5210214
Biên đạo múa
6210214
Biên đạo múa
6210215
Huấn luyện múa
5210216
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
6210216
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
5210217
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
6210217
Biểu diễn nhạc cụ phương tây
5210218
Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ
5210219
Nhạc công kịch hát dân tộc
5210220
Nhạc công truyền thống Huế
5210221
Piano
6210221
Piano
5210222
Nhạc Jazz
6210222
Nhạc Jazz
5210223
Violon
5210224
Organ
5210225
Thanh nhạc
6210225
Thanh nhạc
5210226
Lý thuyết âm nhạc
5210227
Sáng tác âm nhạc
6210227
Sáng tác âm nhạc
5210228
Chỉ huy hợp xướng
6210228
Chỉ huy âm nhạc
5210229
Biên tập và dàn dựng ca, múa, nhạc
5210230
Sản xuất phim
6210230
Sản xuất phim
5210231
Sản xuất phim hoạt hình
6210231
Sản xuất phim hoạt hình
5210232
Quay phim
6210232
Quay phim
5210233
Phục vụ điện ảnh, sân khấu
6210233
Phục vụ điện ảnh, sân khấu
6210234
Đạo diễn sân khấu
5210235
Sản xuất nhạc cụ
6210235
Sản xuất nhạc cụ
5210236
Văn hóa, văn nghệ quần chúng
5210237
Tổ chức sự kiện
52103
Nghệ thuật nghe nhìn
62103
Nghệ thuật nghe nhìn
5210301
Dựng ảnh
5210302
Chụp ảnh
5210303
Nhiếp ảnh
6210303
Nhiếp ảnh
5210304
Ghi dựng đĩa, băng từ
6210304
Ghi dựng đĩa, băng từ
5210305
Khai thác thiết bị phát thanh
6210305
Khai thác thiết bị phát thanh
5210306
Khai thác thiết bị truyền hình
6210306
Khai thác thiết bị truyền hình
5210307
Tu sửa tư liệu nghe nhìn
6210307
Tu sửa tư liệu nghe nhìn
5210308
Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình
6210308
Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình
5210309
Công nghệ điện ảnh - truyền hình
6210309
Công nghệ điện ảnh - truyền hình
5210310
Thiết kế âm thanh - ánh sáng
6210310
Thiết kế âm thanh - ánh sáng
5210311
Thiết kế nghe nhìn
5210312
Chiếu sáng nghệ thuật
52104
Mỹ thuật ứng dụng
62104
Mỹ thuật ứng dụng
5210401
Thiết kế công nghiệp
6210401
Thiết kế công nghiệp
5210402
Thiết kế đồ họa
6210402
Thiết kế đồ họa
5210403
Thiết kế thời trang
6210403
Thiết kế thời trang
5210404
Thiết kế nội thất
6210404
Thiết kế nội thất
5210405
Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh
6210405
Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh
5210406
Tạo hình hóa trang
5210407
Thủ công mỹ nghệ
5210408
Đúc, dát đồng mỹ nghệ
6210408
Đúc, dát đồng mỹ nghệ
5210409
Chạm khắc đá
6210409
Chạm khắc đá
5210410
Gia công đá quý
6210410
Gia công đá quý
5210411
Kim hoàn
6210411
Kim hoàn
5210412
Sơn mài
5210413
Kỹ thuật sơn mài và khảm trai
6210413
Kỹ thuật sơn mài và khảm trai
5210414
Đồ gốm mỹ thuật
6210414
Đồ gốm mỹ thuật
5210415
Thêu ren mỹ thuật
5210416
Sản xuất hàng mây tre đan
5210417
Sản xuất tranh
5210418
Trang trí nội thất
6210418
Trang trí nội thất
5210419
Thiết kế trang trí sản phẩm, bao bì
6210419
Thiết kế trang trí sản phẩm, bao bì
5210420
Thiết kế tạo dáng, tạo mẫu sản phẩm vật liệu xây dựng
6210420
Thiết kế tạo dáng, tạo mẫu sản phẩm vật liệu xây dựng
5210421
Thiết kế đồ gỗ
5210422
Mộc mỹ nghệ
5210423
Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
6210423
Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
522
Nhân văn
622
Nhân văn
52201
Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
62201
Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
5220101
Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
6220101
Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
6220102
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
6220103
Việt Nam học
5220104
Ngôn ngữ Chăm
5220105
Ngôn ngữ H'mong
5220106
Ngôn ngữ Jrai
5220107
Ngôn ngữ Khme
5220108
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
52202
Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài
62202
Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài
5220201
Phiên dịch tiếng Anh hàng không
6220201
Phiên dịch tiếng Anh hàng không
5220202
Phiên dịch tiếng Anh thương mại
6220202
Phiên dịch tiếng Anh thương mại
5220203
Phiên dịch tiếng Anh du lịch
6220203
Phiên dịch tiếng Anh du lịch
5220204
Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế, thương mại
6220204
Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế, thương mại
5220205
Phiên dịch tiếng Đức kinh tế, thương mại
6220205
Phiên dịch tiếng Đức kinh tế, thương mại
5220206
Tiếng Anh
6220206
Tiếng Anh
5220207
Tiếng Nga
5220208
Tiếng Pháp
6220208
Tiếng Pháp
5220209
Tiếng Trung Quốc
6220209
Tiếng Trung Quốc
5220210
Tiếng Đức
5220211
Tiếng Hàn Quốc
6220211
Tiếng Hàn Quốc
5220212
Tiếng Nhật
6220212
Tiếng Nhật
6220213
Tiếng Thái
6220214
Tiếng Khơ me
6220215
Tiếng Lào
52203
Nhân văn khác
62203
Nhân văn khác
5220301
Quản lý văn hóa
6220301
Quản lý văn hóa
531
Khoa học xã hội và hành vi
631
Khoa học xã hội và hành vi
53103
Xã hội học và nhân học
63103
Xã hội học và nhân học
5310301
Giáo dục đồng đẳng
6310301
Giáo dục đồng đẳng
532
Báo chí và thông tin
632
Báo chí và thông tin
53201
Báo chí và truyền thông
63201
Báo chí và truyền thông
5320101
Phóng viên, biên tập đài cơ sở
6320101
Phóng viên, biên tập đài cơ sở
5320102
Báo chí
6320102
Báo chí
5320103
Phóng viên, biên tập
6320103
Truyền thông đa phương tiện
5320104
Công nghệ phát thanh - truyền hình
6320104
Công nghệ truyền thông
5320105
Công nghệ truyền thông
5320106
Truyền thông đa phương tiện
5320107
Quan hệ công chúng
53202
Thông tin - Thư viện
63202
Thông tin - Thư viện
5320201
Thư viện
6320201
Thư viện
6320202
Khoa học thư viện
5320203
Thư viện - Thiết bị trường học
5320204
Thông tin đối ngoại
53203
Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng
63203
Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng
5320301
Văn thư hành chính
6320301
Văn thư hành chính
5320302
Văn thư - lưu trữ
5320303
Lưu trữ và quản lý thông tin
5320304
Hệ thống thông tin quản lý
6320304
Hệ thống thông tin quản lý
5320305
Lưu trữ
6320305
Lưu trữ
5320306
Thư ký
6320306
Thư ký
5320307
Hành chính văn phòng
5320308
Thư ký văn phòng
6320308
Thư ký văn phòng
5320309
Bảo tàng
6320309
Bảo tàng
5320310
Bảo tồn và khai thác di tích, di sản lịch sử - văn hóa
53204
Xuất bản - Phát hành
63204
Xuất bản - Phát hành
5320401
Phát hành xuất bản phẩm
6320401
Phát hành xuất bản phẩm
5320402
Xuất bản
5320403
Quản lý xuất bản phẩm
534
Kinh doanh và quản lý
634
Kinh doanh và quản lý
53401
Kinh doanh
63401
Kinh doanh
5340101
Kinh doanh thương mại và dịch vụ
6340101
Kinh doanh thương mại
5340102
Kinh doanh xuất nhập khẩu
5340103
Kinh doanh ngân hàng
5340104
Kinh doanh bưu chính viễn thông
5340105
Kinh doanh xăng dầu và khí đốt
5340106
Kinh doanh xuất bản phẩm
5340107
Kinh doanh vật liệu xây dựng
5340108
Kinh doanh bất động sản
5340109
Kinh doanh vận tải đường thủy
5340110
Kinh doanh vận tải đường bộ
5340111
Kinh doanh vận tải đường sắt
5340112
Kinh doanh vận tải hàng không
5340113
Kinh doanh xuất bản phẩm văn hóa
6340113
Kinh doanh xuất bản phẩm văn hóa
6340114
Quản trị kinh doanh
5340115
Quản trị kinh doanh vận tải biển
6340115
Quản trị kinh doanh vận tải biển
5340116
Quản trị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
6340116
Quản trị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
5340117
Quản trị kinh doanh vận tải đường bộ
6340117
Quản trị kinh doanh vận tải đường bộ
5340118
Quản trị kinh doanh vận tải đường sắt
6340118
Quản trị kinh doanh vận tải đường sắt
5340119
Quản trị kinh doanh vận tải hàng không
6340119
Quản trị kinh doanh vận tải hàng không
5340120
Quản trị kinh doanh lương thực - thực phẩm
6340120
Quản trị kinh doanh lương thực - thực phẩm
5340121
Quản trị kinh doanh vật tư nông nghiệp
6340121
Quản trị kinh doanh vật tư nông nghiệp
5340122
Quản trị kinh doanh vật tư công nghiệp
6340122
Quản trị kinh doanh vật tư công nghiệp
5340123
Quản trị kinh doanh vật tư xây dựng
6340123
Quản trị kinh doanh vật tư xây dựng
5340124
Quản trị kinh doanh thiết bị vật tư văn phòng
6340124
Quản trị kinh doanh thiết bị vật tư văn phòng
5340125
Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas
6340125
Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas
5340126
Quản trị kinh doanh bất động sản
6340126
Quản trị kinh doanh bất động sản
5340127
Quản lý kinh doanh điện
6340127
Quản lý kinh doanh điện
5340128
Quản lý doanh nghiệp
5340129
Quản lý và kinh doanh du lịch
5340130
Quản lý và kinh doanh khách sạn
5340131
Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống
5340132
Quản lý và bán hàng siêu thị
5340133
Quản lý kho hàng
5340134
Dịch vụ thương mại hàng không
6340134
Dịch vụ thương mại hàng không
5340135
Marketing
6340135
Marketing
5340136
Marketing du lịch
6340136
Marketing du lịch
5340137
Marketing thương mại
6340137
Marketing thương mại
5340138
Nghiệp vụ bán hàng
6340138
Quản trị bán hàng
5340139
Bán hàng trong siêu thị
5340140
Quan hệ công chúng
6340140
Quan hệ công chúng
5340141
Logistic
6340141
Logistic
5340142
Kế hoạch đầu tư
5340143
Thương mại điện tử
53402
Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
63402
Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
5340201
Tài chính doanh nghiệp
6340201
Tài chính doanh nghiệp
5340202
Tài chính - Ngân hàng
6340202
Tài chính - Ngân hàng
5340203
Tài chính tín dụng
6340203
Tài chính tín dụng
5340204
Bảo hiểm
6340204
Bảo hiểm
5340205
Bảo hiểm xã hội
6340205
Bảo hiểm xã hội
53403
Kế toán - Kiểm toán
63403
Kế toán - Kiểm toán
6340301
Kế toán
5340302
Kế toán doanh nghiệp
6340302
Kế toán doanh nghiệp
5340303
Kế toán lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội
6340303
Kế toán lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội
5340304
Kế toán vật tư
6340304
Kế toán vật tư
5340305
Kế toán ngân hàng
6340305
Kế toán ngân hàng
5340306
Kế toán tin học
5340307
Kế toán hành chính sự nghiệp
5340308
Kế toán hợp tác xã
5340309
Kế toán xây dựng
5340310
Kiểm toán
Kiểm toán
53404
Quản trị - Quản lý
63404
Quản trị - Quản lý
5340401
Quản trị nhân sự
6340401
Quản trị nhân sự
5340402
Quản trị nhân lực
6340402
Quản trị nhân lực
6340403
Quản trị văn phòng
5340404
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
6340404
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
5340405
Quản trị nhà máy sản xuất may
6340405
Quản trị nhà máy sản xuất may
5340406
Quản lý nhà đất
6340406
Quản lý nhà đất
5340407
Quản lý công trình đô thị
5340408
Quản lý giao thông đô thị
6340408
Quản lý giao thông đô thị
5340409
Quản lý khai thác công trình thủy lợi
6340409
Quản lý khai thác công trình thủy lợi
5340410
Quản lý khu đô thị
6340410
Quản lý khu đô thị
5340411
Quản lý cây xanh đô thị
6340411
Quản lý cây xanh đô thị
5340412
Quản lý công trình đường thủy
6340412
Quản lý công trình đường thủy
5340413
Quản lý công trình biển
6340413
Quản lý công trình biển
5340414
Quản lý tòa nhà
6340414
Quản lý tòa nhà
5340415
Quản lý lao động tiền lương và bảo trợ xã hội
5340416
Quản lý thiết bị trường học
538
Pháp luật
638
Pháp luật
53802
Dịch vụ pháp lý
63802
Dịch vụ pháp lý
5380201
Dịch vụ pháp lý
6380201
Dịch vụ pháp lý
5380202
Công chứng
6380202
Công chứng
542
Khoa học sự sống
642
Khoa học sự sống
54202
Sinh học ứng dụng
64202
Sinh học ứng dụng
5420201
Sinh học ứng dụng
6420201
Sinh học ứng dụng
5420202
Công nghệ sinh học
6420202
Công nghệ sinh học
5420203
Vi sinh - hóa sinh
6420203
Vi sinh - hóa sinh
544
Khoa học tự nhiên
644
Khoa học tự nhiên
54402
Khoa học trái đất
64402
Khoa học trái đất
5440201
Quan trắc khí tượng hàng không
6440201
Quan trắc khí tượng hàng không
5440202
Quan trắc khí tượng nông nghiệp
6440202
Quan trắc khí tượng nông nghiệp
5440203
Quan trắc hải văn
6440203
Quan trắc hải văn
5440204
Quan trắc khí tượng bề mặt
6440204
Quan trắc khí tượng bề mặt
5440205
Địa chất học
5440206
Khí tượng
6440206
Khí tượng học
5440207
Thủy văn
6440207
Thủy văn
546
Toán và thống kê
646
Toán và thống kê
54602
Thống kê
64602
Thống kê
5460201
Thống kê
6460201
Thống kê
5460202
Thống kê doanh nghiệp
6460202
Thống kê doanh nghiệp
5460203
Hệ thống thông tin kinh tế
6460203
Hệ thống thông tin kinh tế
548
Máy tính và công nghệ thông tin
648
Máy tính và công nghệ thông tin
54801
Máy tính
64801
Máy tính
5480101
6480101
Khoa học máy tính
5480102
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
6480102
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
5480103
Thiết kế mạch điện tử trên máy tính
6480103
Thiết kế mạch điện tử trên máy tính
5480104
Truyền thông và mạng máy tính
6480104
Truyền thông và mạng máy tính
5480105
Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính
6480105
Công nghệ kỹ thuật máy tính
5480106
Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính
54802
Công nghệ thông tin
64802
Công nghệ thông tin
6480201
Công nghệ thông tin
5480202
Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)
6480202
Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)
6480203
Hệ thống thông tin
5480204
Tin học văn phòng
6480204
Tin học văn phòng
5480205
Tin học viễn thông ứng dụng
6480205
Tin học viễn thông ứng dụng
5480206
Tin học ứng dụng
6480206
Tin học ứng dụng
5480207
Xử lý dữ liệu
6480207
Xử lý dữ liệu
5480208
Lập trình máy tính
6480208
Lập trình máy tính
5480209
Quản trị cơ sở dữ liệu
6480209
Quản trị cơ sở dữ liệu
5480210
Quản trị mạng máy tính
6480210
Quản trị mạng máy tính
5480211
Quản trị hệ thống
5480212
Lập trình/Phân tích hệ thống
5480213
Vẽ thiết kế mỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính
5480214
Vẽ và thiết kế trên máy tính
6480214
Vẽ và thiết kế trên máy tính
5480215
Thương mại điện tử
6480215
Thương mại điện tử
5480216
Thiết kế đồ họa
6480216
Thiết kế đồ họa
5480217
Thiết kế trang Web
6480217
Thiết kế trang Web
5480218
Thiết kế và quản lý Website
5480219
An ninh mạng
6480219
An ninh mạng
551
Công nghệ kỹ thuật
651
Công nghệ kỹ thuật
55101
Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng
65101
Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng
6510101
Công nghệ kỹ thuật kiến trúc
5510102
Công nghệ kỹ thuật công trình giao thông
6510102
Công nghệ kỹ thuật giao thông
5510103
Công nghệ kỹ thuật xây dựng
6510103
Công nghệ kỹ thuật xây dựng
5510104
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
6510104
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
5510105
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
6510105
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
5510106
Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình
5510107
Công trình thủy lợi
5510108
Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi
6510108
Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi
5510109
Xây dựng công trình thủy
6510109
Xây dựng công trình thủy
5510110
Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt
6510110
Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt
5510111
Bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đường sắt đô thị
6510111
Bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đường sắt đô thị
5510112
Lắp đặt cầu
6510112
Lắp đặt cầu
5510113
Lắp đặt giàn khoan
6510113
Lắp đặt giàn khoan
5510114
Xây dựng công trình thủy điện
5510115
Xây dựng công trình mỏ
5510116
Kỹ thuật xây dựng mỏ
6510116
Kỹ thuật xây dựng mỏ
5510117
Trùng tu di tích lịch sử
6510117
Trùng tu di tích lịch sử
5510118
Kỹ thuật phục chế, gia công nhà gỗ cổ
6510118
Kỹ thuật phục chế, gia công nhà gỗ cổ
5510119
Sửa chữa, bảo trì cảng hàng không
6510119
Sửa chữa, bảo trì cảng hàng không
5510120
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
55102
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
65102
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
5510201
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
6510201
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
5510202
Công nghệ kỹ thuật ô tô - máy kéo
6510202
Công nghệ kỹ thuật ô tô
5510203
Công nghệ kỹ thuật đầu máy, toa xe
5510204
Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển
6510204
Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển
5510205
Công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy
5510206
Công nghệ kỹ thuật máy nông - lâm nghiệp
5510207
Công nghệ kỹ thuật máy và thiết bị hóa chất
5510208
Công nghệ kỹ thuật thủy lực
5510209
Công nghệ kỹ thuật kết cấu thép
5510210
Công nghệ kỹ thuật đo lường
5510211
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
6510211
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
5510212
Công nghệ chế tạo dụng cụ
6510212
Công nghệ chế tạo máy
5510213
Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
6510213
Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
5510214
Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng toa xe
6510214
Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng toa xe
5510215
Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng đầu máy
6510215
Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng đầu máy
5510216
Công nghệ ô tô
6510216
Công nghệ ô tô
5510217
Công nghệ hàn
55103
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
65103
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
5510301
Nhiệt điện
5510302
Thủy điện
5510303
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
6510303
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
5510304
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
6510304
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
5510305
Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động
6510305
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
5510306
Công nghệ kỹ thuật chiếu sáng đô thị
5510307
Công nghệ kỹ thuật điện tàu thủy
5510308
Công nghệ kỹ thuật điện đầu máy và toa xe
5510309
Công nghệ kỹ thuật điện máy bay
5510310
Công nghệ kỹ thuật điện máy mỏ
5510311
Công nghệ kỹ thuật thiết bị y tế
5510312
6510312
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
55104
Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường
65104
Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường
5510401
Công nghệ kỹ thuật hóa học
6510401
Công nghệ kỹ thuật hóa học
5510402
Công nghệ hóa hữu cơ
5510403
Công nghệ hóa vô cơ
5510404
Hóa phân tích
5510405
Công nghệ hóa nhựa
5510406
Công nghệ hóa nhuộm
6510406
Công nghệ hóa nhuộm
5510407
Công nghệ hóa Silicat
5510408
Công nghệ điện hóa
5510409
Công nghệ chống ăn mòn kim loại
6510409
Công nghệ chống ăn mòn kim loại
5510410
Công nghệ mạ
6510410
Công nghệ mạ
5510411
Công nghệ sơn
5510412
Công nghệ sơn tĩnh điện
6510412
Công nghệ sơn tĩnh điện
5510413
Công nghệ sơn điện di
5510414
Công nghệ sơn ô tô
5510415
Công nghệ sơn tàu thủy
6510415
Công nghệ sơn tàu thủy
5510416
Công nghệ kỹ thuật vật liệu
6510416
Công nghệ vật liệu
5510417
Công nghệ nhiệt luyện
6510417
Công nghệ nhiệt luyện
5510418
Công nghệ đúc kim loại
6510418
Công nghệ đúc kim loại
5510419
Công nghệ cán, kéo kim loại
6510419
Công nghệ cán, kéo kim loại
5510420
Công nghệ gia công kim loại
5510421
Công nghệ kỹ thuật môi trường
6510421
Công nghệ kỹ thuật môi trường
5510422
Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước
6510422
Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước
55105
Công nghệ sản xuất
65105
Công nghệ sản xuất
5510501
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
6510501
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
5510502
Công nghệ sản xuất alumin
6510502
Công nghệ sản xuất alumin
5510503
Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su
6510503
Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su
5510504
Công nghệ sản xuất chất dẻo từ Polyme
6510504
Công nghệ sản xuất chất dẻo từ Polyme
5510505
Công nghệ sản xuất ván nhân tạo
6510505
Công nghệ sản xuất ván nhân tạo
5510506
Công nghệ gia công kính xây dựng
6510506
Công nghệ gia công kính xây dựng
5510507
Sản xuất vật liệu hàn
6510507
Sản xuất vật liệu hàn
5510508
Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
6510508
Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
5510509
Sản xuất các chất vô cơ
6510509
Sản xuất các chất vô cơ
5510510
Sản xuất sản phẩm giặt tẩy
6510510
Sản xuất sản phẩm giặt tẩy
5510511
Sản xuất phân bón
6510511
Sản xuất phân bón
5510512
Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
6510512
Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
5510513
Sản xuất sơn
6510513
Sản xuất sơn
5510514
Sản xuất xi măng
6510514
Sản xuất xi măng
5510515
Sản xuất bao bì xi măng
5510516
Sản xuất gạch Ceramic
5510517
Sản xuất gạch Granit
5510518
Sản xuất đá bằng cơ giới
5510519
Sản xuất vật liệu chịu lửa
5510520
Sản xuất vật liệu phụ trợ dùng trong đóng tàu
5510521
Sản xuất bê tông nhựa nóng
5510522
Sản xuất sứ xây dựng
6510522
Sản xuất sứ xây dựng
5510523
Sản xuất sản phẩm sứ dân dụng
6510523
Sản xuất sản phẩm sứ dân dụng
5510524
Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh
6510524
Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh
5510525
Sản xuất pin, ắc quy
6510525
Sản xuất pin, ắc quy
5510526
Sản xuất khí cụ điện
6510526
Sản xuất khí cụ điện
5510527
Sản xuất sản phẩm cách điện
6510527
Sản xuất sản phẩm cách điện
5510528
Sản xuất dụng cụ đo điện
6510528
Sản xuất dụng cụ đo điện
5510529
Sản xuất động cơ điện
6510529
Sản xuất động cơ điện
5510530
Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối
6510530
Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối
5510531
Sản xuất dụng cụ chỉnh hình
6510531
Sản xuất dụng cụ chỉnh hình
5510532
Sản xuất dụng cụ phục hồi chức năng
6510532
Sản xuất dụng cụ phục hồi chức năng
5510533
Sản xuất dụng cụ thể thao
6510533
Sản xuất dụng cụ thể thao
5510534
Sản xuất vật liệu không nung và cốt liệu
6510534
Sản xuất vật liệu không nung và cốt liệu
5510535
Sản xuất tấm lợp Fibro xi măng
5510536
Sản xuất gốm xây dựng
6510536
Sản xuất gốm xây dựng
5510537
Sản xuất sản phẩm gốm dân dụng
6510537
Sản xuất sản phẩm gốm dân dụng
5510538
Chế biến mủ cao su
6510538
Chế biến mủ cao su
55106
Quản lý công nghiệp
65106
Quản lý công nghiệp
5510601
Quản lý sản xuất công nghiệp
6510601
Quản lý công nghiệp
5510602
Công nghệ quản lý chất lượng
5510603
Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm
6510603
Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm
5510604
Kiểm nghiệm đường mía
6510604
Kiểm nghiệm đường mía
5510605
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy
6510605
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy
5510606
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ
6510606
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ
5510607
Phân tích cơ lý hóa xi măng
6510607
Phân tích cơ lý hóa xi măng
5510608
Phân tích các sản phẩm alumin và bauxit
6510608
Phân tích các sản phẩm alumin và bauxit
5510609
Kiểm tra và phân tích hóa chất
6510609
Kiểm tra và phân tích hóa chất
5510610
Giám định khối lượng, chất lượng than
6510610
Giám định khối lượng, chất lượng than
5510611
Đo lường dao động và cân bằng động
6510611
Đo lường dao động và cân bằng động
5510612
Kiểm tra phân tích kết cấu thép và kim loại
6510612
Kiểm tra phân tích kết cấu thép và kim loại
5510613
Đo lường và phân tích các thành phần kim loại
6510613
Đo lường và phân tích các thành phần kim loại
5510614
Kiểm nghiệm chất lượng cao su
6510614
Kiểm nghiệm chất lượng cao su
5510615
Kiểm nghiệm, phân tích gốm, sứ, thủy tinh
6510615
Kiểm nghiệm, phân tích gốm, sứ, thủy tinh
55107
Công nghệ dầu khí và khai thác
65107
Công nghệ dầu khí và khai thác
5510701
Công nghệ kỹ thuật hóa dầu
6510701
5510702
Khoan khai thác dầu khí
6510702
Khoan khai thác dầu khí
5510703
Khoan thăm dò dầu khí
6510703
Khoan thăm dò dầu khí
5510704
Sản xuất các sản phẩm lọc dầu
6510704
Sản xuất các sản phẩm lọc dầu
5510705
Kỹ thuật phân tích các sản phẩm hóa dầu và lọc dầu
5510706
Kỹ thuật xăng dầu
5510707
Phân tích các sản phẩm lọc dầu
6510707
Phân tích các sản phẩm lọc dầu
5510708
Thí nghiệm các sản phẩm hóa dầu
6510708
Thí nghiệm các sản phẩm hóa dầu
5510709
Vận hành thiết bị hóa dầu
6510709
Vận hành thiết bị hóa dầu
5510710
Vận hành trạm phân phối các sản phẩm dầu khí
6510710
Vận hành trạm phân phối các sản phẩm dầu khí
5510711
Vận hành trạm sản xuất khí, khí hóa lỏng
6510711
Vận hành trạm sản xuất khí, khí hóa lỏng
5510712
Vận hành thiết bị chế biến dầu khí
6510712
Vận hành thiết bị chế biến dầu khí
5510713
Vận hành thiết bị khai thác dầu khí
6510713
Vận hành thiết bị khai thác dầu khí
5510714
Vận hành thiết bị lọc dầu
6510714
Vận hành thiết bị lọc dầu
5510715
Vận hành thiết bị sản xuất phân đạm từ khí dầu mỏ
6510715
Vận hành thiết bị sản xuất phân đạm từ khí dầu mỏ
5510716
Vận hành trạm và đường ống dẫn dầu khí
6510716
Vận hành trạm và đường ống dẫn dầu khí
5510717
Chọn mẫu và hóa nghiệm dầu khí
6510717
Chọn mẫu và hóa nghiệm dầu khí
5510718
Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí
6510718
Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí
55108
Công nghệ kỹ thuật in
65108
Công nghệ kỹ thuật in
5510801
Công nghệ chế tạo khuôn in
6510801
Công nghệ chế tạo khuôn in
5510802
Công nghệ in
6510802
Công nghệ in
5510803
Công nghệ hoàn thiện xuất bản phẩm
5510804
Công nghệ chế bản điện tử
55109
Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa
65109
Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa
5510901
Công nghệ kỹ thuật địa chất
6510901
Công nghệ kỹ thuật địa chất
5510902
Công nghệ kỹ thuật trắc địa
6510902
Công nghệ kỹ thuật trắc địa
5510903
Địa chất công trình
5510904
Địa chất thủy văn
5510905
Địa chất thăm dò khoáng sản
5510906
Địa chất dầu khí
5510907
Trắc địa - Địa hình - Địa chính
6510907
Trắc địa - địa hình - địa chính
5510908
Đo đạc bản đồ
6510908
Đo đạc bản đồ
5510909
Đo đạc địa chính
6510909
Đo đạc địa chính
5510910
Trắc địa công trình
6510910
Trắc địa công trình
5510911
Quan trắc khí tượng
6510911
Quan trắc khí tượng
5510912
Khảo sát địa hình
6510912
Khảo sát địa hình
5510913
Khảo sát địa chất
6510913
Khảo sát địa chất
5510914
Khảo sát thủy văn
6510914
Khảo sát thủy văn
5510915
Khoan thăm dò địa chất
6510915
Khoan thăm dò địa chất
5510916
Biên chế bản đồ
5510917
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
5510918
Quản lý thông tin tư liệu địa chính
55110
Công nghệ kỹ thuật mỏ
65110
Công nghệ kỹ thuật mỏ
5511001
Công nghệ kỹ thuật mỏ
6511001
Công nghệ kỹ thuật mỏ
5511002
Công nghệ tuyển khoáng
6511002
Công nghệ tuyển khoáng
5511003
Khai thác mỏ
5511004
Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò
6511004
Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò
5511005
Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên
5511006
Vận hành thiết bị sàng tuyển than
6511006
Vận hành thiết bị sàng tuyển than
5511007
Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại
6511007
Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại
5511008
Khoan nổ mìn
6511008
Khoan nổ mìn
5511009
Khoan đào đường hầm
6511009
Khoan đào đường hầm
5511010
Khoan khai thác mỏ
6511010
Khoan khai thác mỏ
5511011
Vận hành thiết bị mỏ hầm lò
6511011
Vận hành thiết bị mỏ hầm lò
5511012
Vận hành trạm khí hóa than
6511012
Vận hành trạm khí hóa than
5511013
Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò
6511013
Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò
552
Kỹ thuật
652
Kỹ thuật
55201
Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật
65201
Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật
5520101
Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay
6520101
Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay
5520102
Kỹ thuật máy nông nghiệp
6520102
Kỹ thuật máy nông nghiệp
5520103
Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ
6520103
Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ
5520104
Chế tạo thiết bị cơ khí
6520104
Chế tạo thiết bị cơ khí
5520105
Chế tạo khuôn mẫu
6520105
Chế tạo khuôn mẫu
5520106
Gia công ống công nghệ
6520106
Gia công ống công nghệ
5520107
Gia công và lắp dựng kết cấu thép
6520107
Gia công và lắp dựng kết cấu thép
5520108
Gia công khuôn dưỡng và phóng dạng tàu thủy
6520108
Gia công khuôn dưỡng và phóng dạng tàu thủy
5520109
Gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy
6520109
Gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy
5520110
Gia công và lắp ráp nội thất tàu thủy
6520110
Gia công và lắp ráp nội thất tàu thủy
5520111
Lắp ráp ô tô
6520111
Lắp ráp ô tô
5520112
Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy
6520112
Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy
5520113
Lắp đặt thiết bị cơ khí
6520113
Lắp đặt thiết bị cơ khí
5520114
Lắp đặt thiết bị lạnh
6520114
Lắp đặt thiết bị lạnh
5520115
Cơ khí động lực
5520116
Cơ khí hóa chất
5520117
Cơ khí chế tạo
5520118
Cơ - Điện mỏ
5520119
Cơ - Điện tuyển khoáng
5520120
Cơ - Điện nông nghiệp
5520121
Cắt gọt kim loại
6520121
Cắt gọt kim loại
5520122
Gò
6520122
Gò
5520123
Hàn
6520123
Hàn
5520124
Rèn, dập
6520124
Rèn, dập
5520125
Nguội chế tạo
6520125
Nguội chế tạo
5520126
Nguội sửa chữa máy công cụ
6520126
Nguội sửa chữa máy công cụ
5520127
Nguội lắp ráp cơ khí
6520127
Nguội lắp ráp cơ khí
5520128
Sửa chữa, lắp ráp xe máy
5520129
Sửa chữa, vận hành tàu cuốc
5520130
Sửa chữa máy tàu biển
6520130
Sửa chữa máy tàu biển
5520131
Sửa chữa máy tàu thủy
6520131
Sửa chữa máy tàu thủy
5520132
Sửa chữa thiết bị dệt
6520132
Sửa chữa thiết bị dệt
5520133
Sửa chữa thiết bị may
6520133
Sửa chữa thiết bị may
5520134
Sửa chữa thiết bị chế biến gỗ
6520134
Sửa chữa thiết bị chế biến gỗ
5520135
Sửa chữa thiết bị chế biến đường
6520135
Sửa chữa thiết bị chế biến đường
5520136
Sửa chữa thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm
6520136
Sửa chữa thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm
5520137
Sửa chữa cơ khí ngành giấy
6520137
Sửa chữa cơ khí ngành giấy
5520138
Sửa chữa thiết bị in
6520138
Sửa chữa thiết bị in
5520139
Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò
6520139
Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò
5520140
Sửa chữa cơ máy mỏ
6520140
Sửa chữa cơ máy mỏ
5520141
Sửa chữa thiết bị hóa chất
6520141
Sửa chữa thiết bị hóa chất
5520142
Sửa chữa thiết bị luyện kim
6520142
Sửa chữa thiết bị luyện kim
5520143
Sửa chữa thiết bị khoan dầu khí
6520143
Sửa chữa thiết bị khoan dầu khí
5520144
Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí
6520144
Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí
5520145
Sửa chữa máy nâng chuyển
6520145
Sửa chữa máy nâng chuyển
5520146
Sửa chữa máy thi công xây dựng
6520146
Sửa chữa máy thi công xây dựng
5520147
Sửa chữa, lắp đặt thiết bị cơ khí xi măng
6520147
Sửa chữa, lắp đặt thiết bị cơ khí xi măng
5520148
Sửa chữa cơ khí động lực
5520149
Bảo trì thiết bị cơ điện
6520149
Bảo trì thiết bị cơ điện
5520150
Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ điện
5520151
Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí
6520151
Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí
5520152
Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ khí
5520153
Bảo trì và sửa chữa thiết bị luyện kim
5520154
Bảo trì hệ thống thiết bị cảng hàng không
6520154
Bảo trì hệ thống thiết bị cảng hàng không
5520155
Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp
6520155
Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp
6520156
Bảo dưỡng công nghiệp
5520157
Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt
5520158
Bảo trì và sửa chữa máy công cụ
5520159
Bảo trì và sửa chữa ô tô
5520160
Bảo trì và sửa chữa khung, vỏ ô tô
5520161
Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ giới hạng nặng
5520162
Bảo trì và sửa chữa xe máy
5520163
Bảo dưỡng, sửa chữa tàu điện
6520163
Bảo dưỡng, sửa chữa tàu điện
5520164
Bảo trì và sửa chữa đầu máy, toa xe
5520165
Bảo trì và sửa chữa máy bay
5520166
Bảo trì và sửa chữa máy tàu thủy
5520167
Bảo trì và sửa chữa thiết bị vô tuyến vận tải
5520168
Bảo trì và sửa chữa hệ thống kỹ thuật vô tuyến khí tượng
5520169
Bào trì và sửa chữa máy xây dựng và máy nâng chuyển
5520170
Bảo trì và sửa chữa máy, thiết bị công nghiệp
5520171
Bảo trì và sửa chữa máy nông lâm nghiệp
5520172
Bảo trì và sửa chữa thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm
5520173
Bảo trì và sửa chữa máy mỏ và thiết bị hầm lò
5520174
Bảo trì và sửa chữa thiết bị sợi - dệt
5520175
Bảo trì và sửa chữa thiết bị may
5520176
Bảo trì và sửa chữa thiết bị hóa chất
5520177
Bảo trì và sửa chữa thiết bị khoan dầu khí
5520178
Bảo trì và sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí
5520179
Bảo trì và sửa chữa thiết bị sản xuất các sản phẩm da
5520180
Bảo trì và sửa chữa thiết bị in
5520181
Bảo trì và sửa chữa thiết bị y tế
5520182
Vận hành cần, cầu trục
6520182
Vận hành cần, cầu trục
5520183
Vận hành máy thi công nền
6520183
Vận hành máy thi công nền
5520184
Vận hành máy thi công mặt đường
6520184
Vận hành máy thi công mặt đường
5520185
Vận hành máy xây dựng
6520185
Vận hành máy xây dựng
5520186
Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi
5520187
Vận hành máy nông nghiệp
5520188
Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt
6520188
Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt
5520189
Vận hành, sửa chữa máy tàu cá
6520189
Vận hành, sửa chữa máy tàu cá
5520190
Vận hành máy và thiết bị hóa chất
6520190
Vận hành máy và thiết bị hóa chất
5520191
Điều khiển tàu cuốc
6520191
Điều khiển tàu cuốc
55202
Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
65202
Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
5520201
Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
6520201
Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
5520202
Kỹ thuật cơ điện sản xuất gốm, sứ, thủy tinh
6520202
Kỹ thuật cơ điện sản xuất gốm sứ, thủy tinh
5520203
Kỹ thuật cơ điện chế biến cao su
6520203
Kỹ thuật cơ điện chế biến cao su
5520204
Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
6520204
Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
5520205
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
6520205
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
5520206
Kỹ thuật điện cảng hàng không
6520206
Kỹ thuật điện cảng hàng không
5520207
Kỹ thuật điện tử cảng hàng không
6520207
Kỹ thuật điện tử cảng hàng không
6520208
Kỹ thuật điện tàu bay
5520209
Kỹ thuật điện tử tàu bay
6520209
Kỹ thuật điện tử tàu bay
5520210
Kỹ thuật điện, điện tử tàu biển
6520210
Kỹ thuật điện, điện tử tàu biển
5520211
Kỹ thuật điện tử tàu thủy
6520211
Kỹ thuật điện tử tàu thủy
5520212
Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không
6520212
Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không
5520213
Kỹ thuật dẫn đường hàng không
6520213
Kỹ thuật dẫn đường hàng không
5520214
Kỹ thuật thiết bị viễn thông và nghi khí hàng hải
6520214
Kỹ thuật thiết bị viễn thông và nghi khí hàng hải
5520215
Kỹ thuật thiết bị radar
5520216
Kỹ thuật nguồn điện thông tin
5520217
Kỹ thuật mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối
6520217
Kỹ thuật mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối
5520218
Kỹ thuật đài trạm viễn thông
6520218
Kỹ thuật đài trạm viễn thông
5520219
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông
6520219
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông
5520220
Kỹ thuật truyền hình cáp
6520220
Kỹ thuật truyền hình cáp
5520221
Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến
6520221
Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến
5520222
Điện tử công nghiệp và dân dụng
5520223
Điện công nghiệp và dân dụng
5520224
Điện tử dân dụng
6520224
Điện tử dân dụng
5520225
Điện tử công nghiệp
6520225
Điện tử công nghiệp
5520226
Điện dân dụng
6520226
Điện dân dụng
5520227
Điện công nghiệp
6520227
Điện công nghiệp
5520228
Điện tàu thủy
6520228
Điện tàu thủy
5520229
Điện đầu máy đường sắt
6520229
Điện đầu máy đường sắt
5520230
Điện toa xe đường sắt
5520231
Sửa chữa điện máy mỏ
6520231
Sửa chữa điện máy mỏ
5520232
Sửa chữa điện máy công trình
6520232
Sửa chữa điện máy công trình
5520233
Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng
6520233
Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng
5520234
Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành
6520234
Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành
5520235
Sửa chữa thiết bị tự động hóa
6520235
Sửa chữa thiết bị tự động hóa
5520236
Sửa chữa đồng hồ đo thời gian
5520237
Sửa chữa đồng hồ đo điện, nhiệt, áp lực
6520237
Sửa chữa đồng hồ đo điện, nhiệt, áp lực
5520238
Sửa chữa thiết bị đo lường trọng lượng
6520238
Sửa chữa thiết bị đo lường trọng lượng
5520239
Lắp đặt điện công trình
6520239
Lắp đặt điện công trình
5520240
Lắp đặt thiết bị điện
6520240
Lắp đặt thiết bị điện
5520241
Lắp đặt, sửa chữa hệ thống truyền dẫn điện đường sắt
6520241
Lắp đặt, sửa chữa hệ thống truyền dẫn điện đường sắt
5520242
Xây lắp đường dây và trạm điện
5520243
Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên
6520243
Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên
5520244
Lắp đặt đường dây tải điện và
6520244
Lắp đặt đường dây tải điện và
trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở xuống
trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở xuống
5520245
Vận hành điện trong nhà máy điện
6520245
Vận hành điện trong nhà máy điện
5520246
Vận hành nhà máy thủy điện
6520246
Vận hành nhà máy thủy điện
5520247
Vận hành nhà máy nhiệt điện
6520247
Vận hành nhà máy nhiệt điện
5520248
Vận hành và sửa chữa trạm thủy điện
6520248
Vận hành và sửa chữa trạm thủy điện
5520249
Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện
6520249
Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện
5520250
Vận hành trạm, mạng điện
6520250
Vận hành trạm, mạng điện
5520251
Vận hành điện trong nhà máy thủy điện
6520251
Vận hành điện trong nhà máy thủy điện
5520252
Vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy
6520252
Vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy
5520253
Vận hành tổ máy phát điện Diesel
6520253
Vận hành tổ máy phát điện Diesel
5520254
6520254
Vận hành nhà máy điện hạt nhân
5520255
Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh
6520255
Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh
5520256
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên
6520256
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên
5520257
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống
6520257
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống
5520258
Điều độ lưới điện phân phối
6520258
Điều độ lưới điện phân phối
5520259
Đo lường điện
6520259
Đo lường điện
5520260
Thí nghiệm điện
6520260
Thí nghiệm điện
5520261
Cơ điện lạnh thủy sản
6520261
Cơ điện lạnh thủy sản
5520262
Cơ điện nông thôn
6520262
Cơ điện nông thôn
5520263
Cơ điện tử
6520263
Cơ điện tử
5520264
Tự động hóa công nghiệp
6520264
Tự động hóa công nghiệp
5520265
Hệ thống điện
5520266
Quản lý và vận hành lưới điện
5520267
Hệ thống điện đường sắt đô thị
6520267
Hệ thống điện đường sắt đô thị
5520268
Khai thác thiết bị dẫn đường vô tuyến mặt đất hàng không
6520268
Khai thác thiết bị dẫn đường vô tuyến mặt đất hàng không
6520269
Bảo trì thiết bị điện trong nhà máy điện hạt nhân
55203
Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường
65203
Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường
5520301
Luyện gang
6520301
Luyện gang
5520302
Luyện thép
6520302
Luyện thép
5520303
Luyện kim đen
5520304
Luyện kim màu
6520304
Luyện kim màu
5520305
Luyện Ferro hợp kim
6520305
Luyện Ferro hợp kim
5520306
Xử lý chất thải công nghiệp và y tế
5520307
Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu
6520307
Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu
5520308
Xử lý chất thải trong sản xuất thép
6520308
Xử lý chất thải trong sản xuất thép
5520309
Xử lý nước thải công nghiệp
6520309
Xử lý nước thải công nghiệp
5520310
Xử lý chất thải trong sản xuất cao su
6520310
Xử lý chất thải trong sản xuất cao su
5520311
Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải
6520311
Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải
5520312
Cấp, thoát nước
6520312
Cấp, thoát nước
55290
Khác
65290
Khác
5529001
Kỹ thuật lò hơi
6529001
Kỹ thuật lò hơi
5529002
Kỹ thuật tua bin
6529002
Kỹ thuật tua bin
5529003
Kỹ thuật tua bin nước
5529004
Kỹ thuật tua bin khí
5529005
Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế
6529005
Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế
5529006
Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế
6529006
Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế
5529007
Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế
6529007
Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế
5529008
Kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế
6529008
Kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế
5529009
Kỹ thuật thiết bị sản xuất Dược
6529009
Kỹ thuật thiết bị sản xuất Dược
5529010
Lắp đặt, vận hành và sửa chữa bơm, quạt, máy nén khí
6529010
Lắp đặt, vận hành và sửa chữa bơm, quạt, máy nén khí
5529011
Lắp ráp và thử nghiệm lò hơi, tua bin
6529011
Lắp ráp và thử nghiệm lò hơi, tua bin
5529012
Lặn trục vớt
6529012
Lặn trục vớt
5529013
Lặn nghiên cứu khảo sát
6529013
Lặn nghiên cứu khảo sát
5529014
Lặn hướng dẫn tham quan, du lịch
5529015
Lặn thi công
6529015
Lặn thi công
554
Sản xuất và chế biến
654
Sản xuất và chế biến
55401
Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống
65401
Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống
5540101
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản lương thực
5540102
Chế biến lương thực
6540102
Chế biến lương thực
5540103
Công nghệ thực phẩm
6540103
Công nghệ thực phẩm
5540104
Chế biến thực phẩm
6540104
Chế biến thực phẩm
5540105
Chế biến dầu thực vật
6540105
Chế biến dầu thực vật
5540106
Chế biến rau quả
6540106
Chế biến rau quả
5540107
Chế biến hạt điều
5540108
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm
5540109
Chế biến sữa
5540110
Sản xuất bột ngọt, gia vị
5540111
Công nghệ kỹ thuật sản xuất đường, bánh kẹo
5540112
Sản xuất bánh, kẹo
6540112
Sản xuất bánh, kẹo
5540113
Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối
5540114
Sản xuất muối từ nước biển
5540115
Sản xuất muối công nghiệp
5540116
Công nghệ kỹ thuật lên men
5540117
Sản xuất cồn
6540117
Sản xuất cồn
5540118
Sản xuất rượu bia
6540118
Sản xuất rượu bia
5540119
Sản xuất nước giải khát
6540119
Sản xuất nước giải khát
5540120
Công nghệ kỹ thuật chế biến cồn, rượu, bia và nước giải khát
5540121
Chế biến nước quả cô đặc
5540122
Sản xuất đường glucoza
5540123
Sản xuất đường mía
5540124
Công nghệ chế biến chè
6540124
Công nghệ chế biến chè
5540125
Chế biến cà phê, ca cao
6540125
Chế biến cà phê, ca cao
5540126
Chế biến thuốc lá
6540126
Chế biến thuốc lá
5540127
Công nghệ kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm
5540128
Quản lý chất lượng lương thực, thực phẩm
55402
Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da
65402
Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da
5540201
Công nghệ sợi
6540201
Công nghệ sợi
5540202
Công nghệ dệt
6540202
Công nghệ dệt
5540203
Công nghệ may và thời trang
6540203
Công nghệ may
5540204
May thời trang
6540204
May thời trang
5540205
Thiết kế thời trang
6540205
Thiết kế thời trang
5540206
Công nghệ may Veston
6540206
Công nghệ may Veston
5540207
Thiết kế may đo áo dài
5540208
Công nghệ giặt - là
5540209
Công nghệ da giày và sản xuất các sản phẩm từ da
6540209
Công nghệ da giày
5540210
Công nghệ kỹ thuật thuộc da
5540211
Thuộc da
6540211
Thuộc da
5540212
Sản xuất hàng da, giầy
6540212
Sản xuất hàng da, giầy
55403
Sản xuất, chế biến khác
65403
Sản xuất, chế biến khác
5540301
Công nghệ kỹ thuật chế biến lâm sản
6540301
Công nghệ chế biến lâm sản
5540302
Công nghệ kỹ thuật chế biến mủ cao su
5540303
Công nghệ chế biến tinh dầu và hương liệu mỹ phẩm
558
Kiến trúc và xây dựng
658
Kiến trúc và xây dựng
55801
Kiến trúc và quy hoạch
65801
Kiến trúc và quy hoạch
5580101
Thiết kế kiến trúc
5580102
Họa viên kiến trúc
5580103
Thiết kế cảnh quan, hoa viên
55802
Xây dựng
65802
Xây dựng
5580201
Kỹ thuật xây dựng
6580201
Kỹ thuật xây dựng
5580202
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
5580203
Xây dựng cầu đường
5580204
Kỹ thuật thi công lắp dựng kính xây dựng
6580204
Kỹ thuật thi công lắp dựng kính xây dựng
5580205
Xây dựng cầu đường bộ
6580205
Xây dựng cầu đường bộ
5580206
Bê tông
5580207
Cốp pha - giàn giáo
5580208
Cốt thép - hàn
5580209
Nề - Hoàn thiện
5580210
Mộc xây dựng và trang trí nội thất
6580210
Mộc xây dựng và trang trí nội thất
5580211
Mộc dân dụng
5580212
Điện - nước
55803
Quản lý xây dựng
65803
Quản lý xây dựng
5580301
6580301
Quản lý xây dựng
562
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
662
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
56201
Nông nghiệp
66201
Nông nghiệp
5620101
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản nông sản
5620102
Công nghệ kỹ thuật chế biến sản phẩm cây nhiệt đới
5620103
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp
5620104
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm cây ăn quả
6620104
Công nghệ sau thu hoạch
5620105
Chế biến nông lâm sản
6620105
Chế biến nông lâm sản
5620106
Sản xuất thức ăn chăn nuôi
5620107
Nông vụ mía đường
6620108
Khoa học cây trồng
5620109
Trồng trọt
5620110
Trồng trọt và bảo vệ thực vật
5620111
Trồng cây lương thực, thực phẩm
6620111
Trồng cây lương thực, thực phẩm
5620112
Trồng rau
5620113
Trồng cây công nghiệp
6620113
Trồng cây công nghiệp
5620114
Trồng cây ăn quả
6620114
Trồng cây ăn quả
5620115
Bảo vệ thực vật
6620115
Bảo vệ thực vật
5620116
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
6620116
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
5620117
Chăn nuôi và chế biến thịt Bò
6620117
Chăn nuôi và chế biến thịt Bò
5620118
Chăn nuôi
6620118
Chăn nuôi
5620119
Chăn nuôi - Thú y
6620120
Khuyến nông
5620121
Khuyến nông lâm
6620121
Khuyến nông lâm
5620122
Kỹ thuật dâu tằm tơ
6620122
Kỹ thuật dâu tằm tơ
5620123
Chọn và nhân giống cây trồng
6620123
Chọn và nhân giống cây trồng
5620124
Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao
6620124
Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao
5620125
Thủy lợi tổng hợp
5620126
Quản lý thủy nông
5620127
Quản lý nông trại
5620128
Phát triển nông thôn
6620128
Phát triển nông thôn
5620129
Quản lý và kinh doanh nông nghiệp
6620129
Quản lý và kinh doanh nông nghiệp
56202
Lâm nghiệp
66202
Lâm nghiệp
5620201
Lâm nghiệp
6620201
Lâm nghiệp
5620202
Lâm sinh
6620202
Lâm sinh
5620203
Làm vườn - cây cảnh
6620203
Làm vườn - cây cảnh
5620204
Kỹ thuật cây cao su
6620204
Kỹ thuật cây cao su
5620205
Sinh vật cảnh
6620205
Sinh vật cảnh
5620206
Lâm nghiệp đô thị
6620206
Lâm nghiệp đô thị
5620207
Quản lý tài nguyên rừng
6620207
Quản lý tài nguyên rừng
5620208
Kiểm lâm
6620208
Kiểm lâm
56203
Thủy sản
66203
Thủy sản
5620301
Chế biến và bảo quản thủy sản
6620301
Chế biến và bảo quản thủy sản
5620302
Nuôi trồng thủy sản
6620302
Nuôi trồng thủy sản
5620303
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
6620303
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
5620304
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
6620304
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
5620305
Khai thác, đánh bắt hải sản
6620305
Khai thác, đánh bắt hải sản
5620306
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
5620307
Khai thác hàng hải thủy sản
5620308
Bệnh học thủy sản
5620309
Phòng và chữa bệnh thủy sản
6620309
Phòng và chữa bệnh thủy sản
5620310
Khuyến ngư
5620311
Kiểm ngư
6620311
Kiểm ngư
564
Thú y
664
Thú y
56402
Dịch vụ thú y
66402
Dịch vụ thú y
5640201
Dịch vụ thú y
6640201
Dịch vụ thú y
5640202
Dược thú y
5640203
Thú y
6640203
Thú y
56403
Sản xuất thuốc thú y
66403
Sản xuất thuốc thú y
5640301
Sản xuất thuốc thú y
6640301
Sản xuất thuốc thú y
5640302
Sản xuất thuốc thủy y
6640302
Sản xuất thuốc thủy y
572
Sức khỏe
672
Sức khỏe
57202
Y học cổ truyền
67202
Y học cổ truyền
5720201
Y sỹ y học cổ truyền
6720201
Y học cổ truyền
5720202
Điều dưỡng y học cổ truyền
6720202
Điều dưỡng y học cổ truyền
57203
Dịch vụ y tế
67203
Dịch vụ y tế
5720302
Y sỹ
6720302
Y sỹ đa khoa
5720303
Y sỹ y học dự phòng
5720304
Dân số y tế
5720305
Kỹ thuật hình ảnh y học
6720305
Kỹ thuật hình ảnh y học
5720306
Kỹ thuật xét nghiệm y tế
6720306
Kỹ thuật xét nghiệm y tế
5720307
Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
6720307
Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
57204
Dược học
67204
Dược học
5720401
Dược sỹ trung cấp
6720401
Dược sỹ cao đẳng
5720402
Kỹ thuật dược
6720402
Kỹ thuật dược
5720403
Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc
6720403
Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc
57205
Điều dưỡng, hộ sinh
67205
Điều dưỡng, hộ sinh
5720501
Điều dưỡng
6720501
Điều dưỡng
5720502
Hộ sinh
6720502
Hộ sinh
57206
Răng - Hàm - Mặt
67206
Răng - Hàm - Mặt
5720601
Kỹ thuật phục hình răng
6720601
Kỹ thuật phục hình răng
576
Dịch vụ xã hội
676
Dịch vụ xã hội
57601
Công tác xã hội
67601
Công tác xã hội
5760101
Công tác xã hội
6760101
Công tác xã hội
5760102
Công tác thanh thiếu niên
6760102
Công tác thanh thiếu niên
5760103
Công tác công đoàn
5760104
Lao động - Xã hội
57602
Dịch vụ xã hội
67602
Dịch vụ xã hội
5760201
Dịch vụ xã hội
5760202
Chăm sóc và hỗ trợ gia đình
5760203
Dịch vụ chăm sóc gia đình
6760203
Dịch vụ chăm sóc gia đình
581
Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
681
Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
58101
Dịch vụ du lịch
68101
Dịch vụ du lịch
5810101
Du lịch lữ hành
6810101
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
5810102
Du lịch sinh thái
5810103
Hướng dẫn du lịch
6810103
Hướng dẫn du lịch
5810104
Quản trị lữ hành
6810104
Quản trị lữ hành
5810105
Quản trị du lịch MICE
6810105
Quản trị du lịch MICE
5810106
Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao
6810106
Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao
5810107
Điều hành tour du lịch
6810107
Điều hành tour du lịch
5810108
Đặt giữ chỗ du lịch
5810109
Đại lý lữ hành
58102
Khách sạn, nhà hàng
68102
Khách sạn, nhà hàng
5810201
Quản trị khách sạn
6810201
Quản trị khách sạn
5810202
Quản trị khu Resort
6810202
Quản trị khu Resort
5810203
Nghiệp vụ lễ tân
6810203
Quản trị lễ tân
5810204
Nghiệp vụ lưu trú
6810204
Quản trị buồng phòng
5810205
Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn
6810205
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
5810206
Nghiệp vụ nhà hàng
6810206
Quản trị nhà hàng
5810207
Kỹ thuật chế biến món ăn
6810207
Kỹ thuật chế biến món ăn
5810208
Kỹ thuật pha chế và phục vụ đồ uống
5810209
Kỹ thuật pha chế đồ uống
6810209
Kỹ thuật pha chế đồ uống
5810210
Kỹ thuật làm bánh
6810210
Kỹ thuật làm bánh
58103
Thể dục thể thao
68103
Thể dục thể thao
5810301
Thể dục thể thao
6810302
Y sinh học thể dục thể thao
5810303
Quản lý thể dục, thể thao
6810303
Quản lý thể dục thể thao
58104
Dịch vụ thẩm mỹ
68104
Dịch vụ thẩm mỹ
5810401
Dịch vụ thẩm mỹ
5810402
Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp
5810403
Kỹ thuật chăm sóc tóc
5810404
Chăm sóc sắc đẹp
6810404
Chăm sóc sắc đẹp
58105
Kinh tế gia đình
68105
Kinh tế gia đình
5810501
Kinh tế gia đình
6810501
Kinh tế gia đình
584
Dịch vụ vận tải
684
Dịch vụ vận tải
58401
Khai thác vận tải
68401
Khai thác vận tải
5840101
Quản trị kinh doanh vận tải biển
6840101
Quản trị kinh doanh vận tải biển
6840102
Khai thác vận tải
5840103
Khai thác cảng hàng không
5840104
Khai thác vận tải đường biển
5840105
Khai thác vận tải thủy nội địa
5840106
Khai thác vận tải đường bộ
5840107
Khai thác vận tải đường không
5840108
Khai thác vận tải đường sắt
5840109
Điều khiển phương tiện thủy nội địa
6840109
Điều khiển phương tiện thủy nội địa
5840110
Điều khiển tàu biển
6840110
Điều khiển tàu biển
5840111
Khai thác máy tàu biển
6840111
Khai thác máy tàu biển
5840112
Khai thác máy tàu thủy
6840112
Khai thác máy tàu thủy
5840113
Vận hành máy tàu thủy
6840113
Vận hành khai thác máy tàu
5840114
Dịch vụ trên tàu biển
5840115
Bảo đảm an toàn hàng hải
6840115
Bảo đảm an toàn hàng hải
5840116
Vận hành thiết bị xếp dỡ hàng hóa hàng hải
6840116
Vận hành thiết bị xếp dỡ hàng hóa hàng hải
5840117
Xếp dỡ cơ giới tổng hợp
6840117
Xếp dỡ cơ giới tổng hợp
5840118
Đặt chỗ bán vé
5840119
Dịch vụ trên tàu bay
5840120
Lái tàu bay dân dụng
6840120
Lái tàu bay dân dụng
5840121
Điều hành bay
6840121
Điều hành bay
5840122
Kiểm soát không lưu
6840122
Kiểm soát không lưu
5840123
Thông tin tín hiệu đường sắt
6840123
Thông tin tín hiệu đường sắt
5840124
Điều khiển tàu hỏa
5840125
Lái tàu đường sắt
6840125
Lái tàu đường sắt
5840126
Điều hành chạy tàu hỏa
6840126
Điều hành chạy tàu hỏa
5840127
Lái xe chuyên dụng
6840127
Lái xe chuyên dụng
5840128
Lái tàu điện
6840128
Lái tàu điện
5840129
Điều hành đường sắt đô thị
6840129
Điều hành đường sắt đô thị
5840130
Vận tải hành khách, hàng hóa đường sắt
6840130
Vận tải hành khách, hàng hóa đường sắt
58402
Dịch vụ bưu chính
68402
Dịch vụ bưu chính
5840201
Dịch vụ bưu chính
5840202
Kinh doanh thiết bị viễn thông tin học
6840202
Kinh doanh thiết bị viễn thông tin học
5840203
Kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông
6840203
Kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông
585
Môi trường và bảo vệ môi trường
685
Môi trường và bảo vệ môi trường
58501
Kiểm soát và bảo vệ môi trường
68501
Kiểm soát và bảo vệ môi trường
5850101
Quản lý tài nguyên nước
5850102
Quản lý đất đai
6850102
Quản lý đất đai
5850103
Quản lý tài nguyên và môi trường
5850104
Bảo vệ môi trường đô thị
6850104
Bảo vệ môi trường đô thị
5850105
Bảo vệ môi trường công nghiệp
6850105
Bảo vệ môi trường công nghiệp
5850106
Bảo vệ môi trường biển
6850106
Bảo vệ môi trường biển
5850107
Quản lý tài nguyên biển và hải đảo
5850108
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
5850109
Xử lý dầu tràn trên biển
6850109
Xử lý dầu tràn trên biển
5850110
Xử lý rác thải
6850110
Xử lý rác thải
5850111
An toàn phóng xạ
58502
Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
68502
Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
5850201
An toàn lao động
5850202
Bảo hộ lao động và môi trường
5850203
Bảo hộ lao động
6850203
Bảo hộ lao động
586
An ninh, quốc phòng
686
An ninh, quốc phòng
58601
An ninh và trật tự xã hội
68601
An ninh và trật tự xã hội
5860101
Kiểm tra an ninh hàng không
6860101
Kiểm tra an ninh hàng không
5860102
Kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không
5860103
Nghiệp vụ an ninh khách sạn
6860103
Nghiệp vụ an ninh khách sạn
6860104
Nghiệp vụ an ninh vận tải
5860105
Kỹ thuật hình sự
5860106
Điều tra trinh sát an ninh
5860107
Điều tra trinh sát cảnh sát
5860108
Quản lý xuất, nhập cảnh
5860109
Quản lý hành chính về trật tự xã hội
5860110
Quản lý trật tự an toàn giao thông
5860111
Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân
5860112
Quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở
5860113
Cảnh vệ
5860114
Cảnh sát vũ trang
5860115
Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn
6860115
Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
5860116
Kỹ thuật mật mã an ninh
58602
Quân sự
68602
Quân sự
5860201
Biên phòng
6860201
Biên phòng
5860202
Đặc công
6860202
Chỉ huy tham mưu Lục quân
5860203
Hậu cần quân sự
5860204
Quân sự cơ sở
5860205
Điệp báo chiến dịch
5860206
Tình báo quân sự
5860207
Trinh sát
5860208
Trinh sát biên phòng
5860209
Trinh sát đặc nhiệm
5860210
Trinh sát kỹ thuật
5860211
Huấn luyện động vật nghiệp vụ
5860212
Kỹ thuật mật mã quân sự
5860213
Quân khí
5860214
Vũ khí bộ binh
5860215
Kỹ thuật cơ điện tăng thiết giáp
5860216
Sử dụng và sửa chữa thiết bị vô tuyến phòng không
5860217
Sửa chữa xe máy công binh
5860218
Sửa chữa và khai thác khí tài hóa học
5860219
Khí tài quang học
5860220
Phân tích chất độc quân sự
58690
Khác
68690
Khác
5869001
Vệ sỹ
6869001
Vệ sỹ
5869002
Bảo vệ
6869002
Bảo vệ | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "02/03/2017",
"sign_number": "04/2017/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Doãn Mậu Diệp",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-lien-tich-06-2009-TTLT-BCA-BVHTTDL-huong-dan-phoi-hop-cong-tac-bao-ve-an-ninh-quoc-gia-trat-tu-an-toan-xa-hoi-trong-hoat-dong-du-lich-92929.aspx | Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch | BỘ CÔNG AN - BỘ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Số: 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2009
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005 và Nghị định số 43/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân;
Căn cứ Luật Du lịch năm 2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Để tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là đảm bảo an ninh, trật tự) trong hoạt động du lịch, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất hướng dẫn như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định những nội dung và biện pháp phối hợp công tác giữa hai ngành Công an và Du lịch nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch.
b. Đối tượng áp dụng:
Công an các cấp từ trung ương đến địa phương; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và cơ quan quản lý du lịch cấp địa phương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch.
2. Nguyên tắc phối hợp
a. Đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động, kinh doanh du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân liên quan, trong đó Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là nòng cốt.
b. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, ngành Công an và Du lịch có trách nhiệm phối hợp giải quyết những vấn đề có liên quan, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển gắn liền với đảm bảo an ninh, trật tự.
c. Công tác phối hợp giữa hai ngành phải được thống nhất từ trung ương đến địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành; khi xử lý, giải quyết các vấn đề do hai ngành phối hợp thực hiện, cần có sự trao đổi, thống nhất trước khi quyết định.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trách nhiệm của Bộ Công an
a. Bộ Công an tham khảo ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự có liên quan đến hoạt động du lịch.
b. Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp du lịch về nội dung, hình thức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng chế độ, nội quy bảo vệ cơ quan; công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm, bảo vệ bí mật nhà nước; củng cố, kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và các quy định, hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự.
c. Thông tin kịp thời về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng hoạt động du lịch xâm phạm an ninh, trật tự, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên ngành Du lịch đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
d. Thông báo các chủ trương, quy định mới về an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động du lịch; những địa bàn cụ thể không được tổ chức cho khách du lịch đến; những địa bàn trọng điểm về quốc phòng và an ninh cần được tham khảo ý kiến của ngành Công an trước khi mở tuyến du lịch mới tới những khu vực này. Cung cấp thông tin về số lượng và quốc tịch khách du lịch nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam và các thông tin liên quan hoạt động du lịch; tham gia ý kiến, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chủ động trao đổi với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động, kinh doanh du lịch có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam khi cần thiết và những kinh nghiệm, phương pháp hiệu quả của các nước trong việc bảo vệ an ninh, trật tự cho hoạt động du lịch.
đ. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện đúng quy định về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam và các quy định khác liên quan an ninh, trật tự.
e. Phát hiện điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch theo pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trong hoạt động du lịch.
g. Các đơn vị Công an theo trách nhiệm được phân công chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp nghiệp vụ tại các địa bàn, tuyến, điểm du lịch để đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động kinh doanh và khách du lịch trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham khảo ý kiến Bộ Công an trước khi ban hành, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, quyết định:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch liên quan đến an ninh, trật tự.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và những vùng trọng điểm (theo vùng và lãnh thổ);
- Tham gia ký kết các điều ước quốc tế về du lịch có liên quan đến an ninh, trật tự.
- Mở các tuyến, điểm du lịch nằm trong những địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng; các loại hình du lịch mới có liên quan đến an ninh, trật tự.
b. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường, an toàn tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch và của các cơ quan, doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài; trong việc điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật.
c. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp du lịch thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch liên quan đến an ninh, trật tự và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá theo định kỳ. Chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm tích cực hợp tác với cơ quan Công an trong việc triển khai các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng du lịch xâm phạm an ninh, trật tự.
d. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần cảnh giác trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự đối với những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch.
đ. Thường xuyên thông báo cho Bộ Công an về những yêu cầu, kiến nghị của các đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công an.
e. Tăng cường phối hợp với ngành Công an trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động, kinh doanh du lịch.
3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, kinh doanh du lịch
a. Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của nhà nước về an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
b. Quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc phát hiện và giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến khách du lịch. Cung cấp kịp thời cho cơ quan Công an nếu phát hiện khách du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam.
c. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự cho cơ quan Công an. Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự.
d. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp du lịch chịu trách nhiệm toàn diện đối với cơ quan, doanh nghiệp mình phụ trách về công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn. Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức và chỉ đạo lực lượng bảo vệ trong cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng chế độ, nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự.
đ. Khi xảy ra các vụ khủng bố, phá hoại, cháy nổ, mất tài liệu, xuất hiện tờ rơi, khẩu hiệu, tài liệu, thư tín điện tử có nội dung tuyên truyền chống nhà nước, các vụ xâm phạm đến tài sản, gây mất trật tự an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp… Tùy từng trường hợp cụ thể, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp sau khi tiến hành các biện pháp xử lý khẩn cấp ban đầu, có trách nhiệm chỉ đạo bảo vệ hiện trường và thông báo ngay cho cơ quan Công an để tiến hành điều tra, xử lý theo chức năng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư liên bộ số 767/LB-NV-DL ngày 08/9/1993 của liên bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Tổng cục Du lịch về việc phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động, kinh doanh du lịch.
2. Bộ Công an giao Tổng cục An ninh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Tổng cục Du lịch là cơ quan đầu mối phối hợp tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai, thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc cần phải được hướng dẫn, giải thích thì đề nghị phản ánh về Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được giải thích, hướng dẫn kịp thời.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THỨ TRƯỞNG
Trần Chiến Thắng
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG
Nguyễn Văn Hưởng
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn phòng TW Đảng, các ban của TW Đảng;
- Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch;
- UBND các tỉnh, trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
- Lưu: VT, A11 (BCA), TCDL (Bộ VHTTDL). | {
"issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "22/07/2009",
"sign_number": "06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL",
"signer": "Nguyễn Văn Hưởng, Trần Chiến Thắng",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-13-2018-TT-BKHCN-sua-doi-Thong-tu-lien-tich-13-2014-TTLT-BKHCN-BYT-an-toan-buc-xa-394758.aspx | Thông tư 13/2018/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT an toàn bức xạ mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2018/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2018
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG Y TẾ
Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Thông tư liên tịch này quy định các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ sử dụng trong y tế và thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân; yêu cầu đối với phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ (tiêm, truyền, uống thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ) và kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ; yêu cầu đối với việc lắp đặt, vận hành thiết bị bức xạ; yêu cầu kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế; yêu cầu về ứng phó sự cố bức xạ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 2 như sau:
“4. Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y sỹ, y tá, hộ lý, dược sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở hoặc chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 2 như sau:
“6. Thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là các thiết bị phát tia X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: Thiết bị X-quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón); thiết bị X-quang chụp vú; thiết bị X-quang di động; thiết bị X-quang đo mật độ xương; thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp; thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình; thiết bị chụp cắt lớp vi tính; thiết bị X-quang thú y.”
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 2 như sau:
“7. Thiết bị xạ trị là các thiết bị phát bức xạ ion hóa được sử dụng trong y tế để điều trị bệnh, ví dụ như thiết bị X-quang xạ trị, máy gia tốc tuyến tính, thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị áp sát, thiết bị Gamma Knife, thiết bị Cyber Knife, thiết bị X Knife, thiết bị Tomotherapy, thiết bị xạ trị Proton và các thiết bị khác.”
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 2 như sau:
“8. Thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân là thiết bị hoặc hệ thiết bị được sử dụng trong chuyên ngành y học hạt nhân để chụp ảnh từ bên trong cơ thể nhờ bức xạ phát ra từ thuốc phóng xạ mà người bệnh được tiêm, truyền, uống hoặc để ghi đo hoạt độ phóng xạ, ví dụ như thiết bị Rectilinear Scanner, Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT, PET/MRI, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ, máy xạ ký, máy đo độ tập trung phóng xạ và các thiết bị khác.”
6. Bổ sung Khoản 9 trong Điều 2 như sau:
“9. Mức điều tra là giá trị liều hiệu dụng hoặc suất liều bức xạ tại các vị trí làm việc của nhân viên bức xạ y tế, xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ; mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích tại các khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ trong cơ sở y học hạt nhân. Các giá trị này được thiết lập dựa trên số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt từ cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự và khi bị vượt quá trong quá trình hoạt động phải tiến hành điều tra xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 10 như sau:
“c) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình chụp can thiệp/chụp mạch) không vượt quá 10 µSv/h;”
8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Cơ sở y tế không được sử dụng người dưới 18 tuổi để vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.”
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 21 như sau:
“3. Chỉ cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ I-131 được xuất viện về nhà khi mức hoạt độ phóng xạ được đánh giá còn trong người bệnh không vượt quá 1100 MBq. Khi cho người bệnh điều trị I-131 xuất viện, bác sỹ điều trị phải trực tiếp tư vấn và cung cấp văn bản hướng dẫn cho người bệnh về các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ cho người thân, đồng nghiệp và cộng đồng.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 3 Điều 25 như sau:
“d. Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra, thanh tra viên thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân; cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết khi được yêu cầu;”
11. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 29 như sau:
“c. Thanh tra, xử lý vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế;”
12. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 29 như sau:
“c. Thanh tra, xử lý vi phạm; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế đối với các cơ sở y tế hoạt động trên địa bàn quản lý;”
13. Thay thế Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATBXHN (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Công Tạc
PHỤ LỤC
MỨC CHỈ DẪN TRONG CHIẾU XẠ Y TẾ (*)
(Kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bảng 1. Mức chỉ dẫn liều đối với chụp X-quang chẩn đoána
TT
Kiểu chụp
Liều xâm nhập bề mặt trong 1 lần chụpb (mGy)
(1)
(2)
(3)
1
Chụp sọ
1.1
Tư thế sau - trước
PA
5
1.2
Tư thế nghiêng
LAT
3
2
Chụp ngực
2.1
Tư thế sau - trước
PA
0,4
2.2
Tư thế nghiêng
LAT
1,5
3
Chụp cột sống vùng ngực
3.1
Tư thế trước - sau
AP
7
3.2
Tư thế nghiêng
LAT
20
4
Chụp bụng, chụp tĩnh mạch, chụp đường tiết niệu và chụp túi mật
Tư thế trước - sau
AP
10
5
Chụp cột sống thắt lưng
5.1
Tư thế trước - sau
AP
10
5.2
Tư thế nghiêng
LAT
30
5.3
Hướng chụp khớp thắt lưng - đốt sống cùng
LSJ
40
6
Chụp khung chậu
Tư thế trước - sau
AP
10
7
Chụp khớp háng
Tư thế trước - sau
AP
10
8
Chụp răng
8.1
Chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng
7
8.2
Tư thế trước - sau
AP
5
(*) Phụ lục này thay thế Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
a Áp dụng cho người trưởng thành.
b Đo trong không khí với tia tán xạ ngược. Giá trị này áp dụng đối với tổ hợp phim - bìa tăng quang thông thường có độ nhạy 200. Với tổ hợp phim - bìa tăng quang có độ nhạy cao (400-600) giá trị này sẽ giảm khoảng 2 - 3 lần.
Bảng 2. Mức chỉ dẫn liều đối với chụp X-quang vú a
TT
Liều mô trung bình trên một lần chụp theo hướng đỉnh - đáy b
1
Không sử dụng lưới chống tán xạ
1 mGy
2
Sử dụng lưới chống tán xạ
3 mGy
a Áp dụng cho người trưởng thành.
b Được xác định với chiều dày vú ép là 45 mm gồm 50% mô tuyến và 50% mô mỡ đối với thiết bị chụp X-quang vú sử dụng bia Mo, phin lọc Mo và hệ phim-bìa tăng quang.
Bảng 3. Mức chỉ dẫn liều đối với chụp cắt lớp vi tính CT Scannera
TT
Kiểu chụp
Liều trung bình cho một lần chụp với nhiều lát cắt b (mGy)
1
Chụp đầu
50
2
Chụp cột sống thắt lưng
35
3
Chụp ổ bụng
25
a Áp dụng cho người trưởng thành.
b Đo trên trục quay trong phantom tương đương nước có độ dài 15 cm và đường kính 16 cm (đối với chụp sọ) và đường kính 30 cm (đối với chụp cột sống thắt lưng và chụp ổ bụng).
Bảng 4. Mức chỉ dẫn suất liều đối với soi chiếu X-quang a
TT
Kiểu soi chiếu
Suất liều bề mặt lối vào b (mGy/phút)
1
Bình thường
25
2
Mức caoc
100
a Áp dụng cho người trưởng thành.
b Đo trong không khí với tia tán xạ ngược.
c Áp dụng cho thiết bị có lựa chọn chế độ làm việc soi chiếu “mức cao” - “high level” như các thiết bị chụp X-quang can thiệp.
Bảng 5. Hoạt độ phóng xạ trong y học hạt nhân áp dụng cho người trưởng thành
TT
Phép kiểm tra
Hạt nhân phóng xạ
Dạng hóa chất
Hoạt độ lớn nhất thường dùng cho một kiểm tra (MBq)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Xương
1.1
Xạ hình xương
Tc-99m
Phosphonat và phosphat hợp chất
600
1.2
Xạ hình xương bằng chụp cắt lớp đơn photon (SPECT)
Tc-99m
Phosphonat và phosphat hợp chất
800
1.3
Xạ hình tủy xương
Tc-99m
Keo đánh dấu
400
2
Não
2.1
Xạ hình não (tĩnh)
Tc-99m
TcO4-
500
Tc-99m
Axit diethylene triamin penta axetic (DTPA), gluconat và glucoheptonat
500
2.2
Xạ hình não (SPECT)
Tc-99m
TcO4-
800
Tc-99m
DTPA, gluconat và glucoheptonat
800
Tc-99m
Exametazin
500
2.3
Lưu thông máu não
Xe-133
Trong dung dịch natri clorua đẳng trương.
400
Tc-99m
Hexametyl propylene amin oxym (HM-PAO).
500
2.4
Xạ hình dịch não tủy
In-111
DTPA
40
3
Tuyến lệ
3.1
Lưu thông tuyến lệ
Tc-99m
TcO4-
4
Tc-99m
Keo đánh dấu
4
4
Tuyến giáp
4.1
Xạ hình tuyến giáp
Tc-99m
TcO4-
200
I-123
I-
20
4.2
Điều trị di căn tuyến giáp (sau cắt bỏ)
I-131
I-
400
4.3
Xạ hình tuyến cận giáp
T1-201
Taliclorua
80
5
Phổi
5.1
Xạ hình thông khí phổi
Kr-81m
Khí
6000
Tc-99m
DTPA sol khí
80
5.2
Nghiên cứu thông khí phổi
Xe-133
Khí
400
Xe-127
Khí
200
5.3
Xạ hình tưới máu phổi
Kr-81m
Dung dịch nước
6000
Tc-99m
Albumin của người (macroagregate hoặc microsphere)
100
5.4
Xạ hình tưới máu phổi (Với tĩnh mạch)
Tc-99m
Albumin của người (macroagregate hoặc microsphere)
160
5.5
Nghiên cứu tưới máu phổi
Xe-133
Dung dịch đẳng trương
200
Xe-127
Dung dịch clorua đẳng trương
200
5.6
Xạ hình phổi (SPECT)
Tc-99
Macroaggregated albumin (MAA)
200
6
Gan và lá lách
6.1
Xạ hình gan và lá lách
Tc-99m
Keo đánh dấu
80
6.2
Chụp hình chức năng hệ bài tiết mật
Tc-99m
Irninodiaxetat và dung môi tương đương
150
6.3
Xạ hình lá lách
Tc-99m
Tế bào hồng cầu biến tính được đánh dấu
100
6.4
Xạ hình gan (SPECT)
Tc-99m
Keo đánh dấu
200
7
Hệ tim mạch
7.1
Nghiên cứu dòng máu qua tim lần đầu.
Tc-99m
TcO4-
800
Tc-99m
DTPA
800
Tc-99m
Macroaggregated Globulin 3
400
7.2
Xạ hình bể máu ở buồng tim
Tc-99 m
Phức hợp albumin của người
40
7.3
Xạ hình hệ tim mạch /nghiên cứu thử
Tc-99 m
Phức hợp albumin của người
800
Tc-99 m
Tế bào hồng cầu lành được đánh dấu
800
7.4
Xạ hình cơ tim/nghiên cứu thử
Tc-99m
Phosphonat và phosphat hợp chất
600
7.5
Xạ hình cơ tim
Tc-99m
Isonitril
300
T1-201
Taliclorua
100
7.6
Xạ hình cơ tim (SPECT)
Tc-99m
Phosphonat và phosphat hợp chất
800
Tc-99m
Isonitril
600
8
Dạ dày, hệ tiêu hóa
8.1
Xạ hình dạ dày và tuyến nước bọt
Tc-99m
TcO4-
40
8.2
Xạ hình chẩn đoán túi thừa Meckel
Tc-99m
TcO4-
400
8.3
Xạ hình chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa (Chảy máu ruột non)
Tc-99m
Keo đánh dấu
400
Tc-99m
Tế bào hồng cầu lành đánh dấu
400
8.4
Xạ hình chức năng thực quản và trào ngược dạ dày - thực quản
Tc-99m
Keo đánh dấu
40
Tc-99m
Hợp chất không hấp thụ
40
8.5
Xạ hình co bóp làm trống dạ dày
Tc-99m
Hợp chất không hấp thụ
12
In-111
Hợp chất không hấp thụ
12
In-113m
Hợp chất không hấp thụ
12
9
Thận, hệ thống tiết niệu và thượng thận
9.1
Xạ hình chức năng thận
Tc-99m
Acid dimercaptosuccinic
160
9.2
Xạ hình thận/thận đồ đồng vị
Tc-99m
DTPA, gluconat và Glucoheptonat
350
Tc-99m
Macroaggregated Globulin 3
100
I-123
O-iodohippurat
20
9.3
Xạ hình tuyến thượng thận
Se-75
Selenor cholesterol
8
10
Một số phép kiểm tra khác
10.1
Xạ hình áp xe và các khối u
Ga-67
xitrat
300
T1-201
Taliclorua
100
10.2
Xạ hình chẩn đoán khối u
Tc-99 m
Acid dimercaptosuccinic
400
10.3
Xạ hình khối u thần kinh
I-123
Meta-iodo-benzyl guanidin
400
I-131
Meta-iodo-benzyl guanidin
20
10.4
Xạ hình bạch mạch
Tc-99m
Keo đánh dấu
80
10.5
Xạ hình áp xe
Tc-99m
Tế bào bạch cầu đánh dấu bởi exametazim
400
In-111
Tế bào bạch cầu đánh dấu
20
10.6
Xạ hình chẩn đoán tắc mạch
In-111
Tiểu huyết cầu đánh dấu
20 | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "05/09/2018",
"sign_number": "13/2018/TT-BKHCN",
"signer": "Phạm Công Tạc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-48-2014-TT-BTNMT-ky-thuat-xac-dinh-duong-dia-gioi-hanh-chinh-cam-moc-dia-gioi-254943.aspx | Thông tư 48/2014/TT-BTNMT kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính cắm mốc địa giới mới nhất | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 48/2014/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2014
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, CẮM MỐC ĐỊA GIỚI VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Đường địa giới hành chính (ĐGHC) là đường ranh giới phân chia lãnh thổ các đơn vị hành chính theo phân cấp quản lý hành chính. Đường ĐGHC các cấp bao gồm: đường ĐGHC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), đường ĐGHC huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), đường ĐGHC xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã). Đường ĐGHC các cấp được xác định trên cơ sở các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên thực địa.
2. Mốc ĐGHC là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường ĐGHC giữa các đơn vị hành chính với nhau. Mốc ĐGHC các cấp bao gồm: mốc ĐGHC cấp tỉnh, mốc ĐGHC cấp huyện, mốc ĐGHC cấp xã.
3. Điểm đặc trưng là điểm địa vật dễ nhận biết trên thực địa được lựa chọn để phục vụ cho việc xác định và mô tả đường ĐGHC.
4. Bản đồ ĐGHC gốc thực địa là bản đồ được thành lập từ bản đồ in trên giấy thể hiện đường ĐGHC, các vị trí cắm mốc và các điểm đặc trưng ở thực địa trên bản đồ nền có sự thống nhất và xác nhận của các địa phương có liên quan làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ ĐGHC cấp xã.
5. Bản đồ nền là bản đồ địa hình quốc gia được sử dụng để xác định đường địa giới, cắm mốc ĐGHC, thành lập bản đồ ĐGHC gốc thực địa.
6. Hồ sơ ĐGHC bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm: hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện, hồ sơ địa giới hành chính cấp xã.
Điều 4. Nội dung công việc xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp
1. Công tác chuẩn bị.
2. Xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc và các điểm đặc trưng; lập bản đồ địa giới hành chính gốc thực địa.
3. Lập bản mô tả đường ĐGHC các cấp.
4. Cắm mốc ĐGHC.
5. Thành lập bản đồ ĐGHC các cấp.
6. Lập mới, chỉnh lý hồ sơ ĐGHC các cấp.
7. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.
Chương II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 5. Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị bao gồm việc thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tài liệu sau:
1. Các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ĐGHC.
2. Hồ sơ ĐGHC của các đơn vị hành chính có liên quan.
3. Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính và các tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.
Điều 6. Xác định đường địa giới hành chính, vị trí cắm mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng; lập bản đồ địa giới hành chính gốc thực địa
1. Trên cơ sở các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ĐGHC, tiến hành chuyển vẽ đường ĐGHC lên bản đồ nền. Đường ĐGHC các cấp phải được biểu thị đầy đủ, chính xác trên bản đồ nền. Trường hợp đường ĐGHC các cấp trùng nhau thì chỉ thể hiện đường ĐGHC cấp cao hơn. Trường hợp đường ĐGHC các cấp trùng với đường biên giới quốc gia thì thể hiện theo đường biên giới quốc gia. Sau khi chuyển vẽ xong đường ĐGHC phải thiết kế sơ bộ vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên bản đồ nền.
2. Xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng.
2.1. Xác định đường ĐGHC được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Đo đạc, xác định đường ĐGHC ở thực địa trên cơ sở thiết kế sơ bộ và sự thống nhất của các địa phương có liên quan;
b) Trong phạm vi 2cm trên bản đồ về mỗi bên của đường ĐGHC cần đo vẽ bổ sung các yếu tố địa lý mới xuất hiện và xóa bỏ trên bản đồ nền các nội dung không tồn tại trên thực địa. Những yếu tố địa lý được chọn làm vật chuẩn để xác định vị trí các mốc ĐGHC và những yếu tố địa lý có ý nghĩa định hướng được dùng để mô tả đường ĐGHC chưa có trên bản đồ nền đều phải được đo vẽ bổ sung đầy đủ. Các đối tượng hình tuyến phải vẽ đến điểm ngoặt gần nhất, kể cả trường hợp ngoài phạm vi 2cm dọc theo đường địa giới. Việc đo vẽ bổ sung phải tuân thủ theo các quy định về thành lập bản đồ địa hình hiện hành ở tỷ lệ tương ứng;
c) Độ chính xác của đường ĐGHC phải đảm bảo độ chính xác của bản đồ nền ở tỷ lệ tương ứng.
2.2. Xác định vị trí cắm mốc ĐGHC trên bản đồ và thực địa được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Mốc ĐGHC phải được xác định tại vị trí giao nhau của đường ĐGHC và ở những vị trí dễ phát sinh tranh chấp sau này. Khi không chọn được vị trí cắm mốc nằm đúng trên đường ĐGHC thì được phép chọn ở vị trí thuận lợi, ổn định lâu dài và gần đường ĐGHC nhất. Vị trí cắm mốc phải được các địa phương có liên quan thống nhất và đánh dấu ở thực địa bằng cọc gỗ. Trường hợp vị trí giao nhau của đường ĐGHC các cấp là đỉnh núi hoặc trên sông, suối, hồ, biển thì không cần xác định vị trí cắm mốc;
b) Số lượng vị trí cắm mốc, loại mốc ĐGHC cần phải cắm do Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan đến đường địa giới thống nhất quyết định;
c) Số hiệu mốc ĐGHC trên mỗi tuyến ĐGHC do các địa phương liên quan thỏa thuận, đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết hoặc tiếp theo số thứ tự mốc đã có, trên nguyên tắc không có số trùng nhau, bao gồm những thành phần theo trình tự sau:
- Tên các địa phương viết tắt để trong ngoặc đơn, có gạch nối giữa các tên viết tắt của đơn vị hành chính quản lý trực tiếp mốc.
- Số lượng các đơn vị hành chính quản lý trực tiếp mốc.
- Chữ viết tắt của cấp mốc hành chính ghi tiếp ngay sau số lượng đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc: cấp tỉnh là T., cấp huyện là H., cấp xã là X.
Ví dụ: (PT-TĐ-LC) 3H.1 là số hiệu mốc ĐGHC giữa huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu khi mốc được cắm đúng trên trên đường ĐGHC.
2.3. Xác định vị trí điểm đặc trưng trên đường ĐGHC được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã là các điểm ngoặt, vị trí giao nhau của đường ĐGHC cấp xã không cắm mốc. Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã được đánh số liên tục từ 1 đến hết, chiều đánh số do các đơn vị hành chính liền kề thống nhất;
b) Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện là các mốc ĐGHC cấp xã nằm trên đường ĐGHC cấp huyện và vị trí giao nhau của các đường ĐGHC cấp xã với đường ĐGHC cấp huyện không cắm mốc. Số hiệu điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện là chữ viết tắt của tên các đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện có liên quan.
Ví dụ: (NT-NN-BG) ngã ba địa giới của ba xã Nậm Tăm huyện Sìn Hồ và xã Nùng Nàng, Bản Giang huyện Tam Đường;
c) Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh là các mốc ĐGHC cấp huyện nằm trên đường ĐGHC cấp tỉnh và vị trí giao nhau của các đường địa giới cấp huyện với đường ĐGHC cấp tỉnh không cắm mốc. Số hiệu điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh là chữ viết tắt của tên các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp tỉnh có liên quan.
Ví dụ: (SH-TC-MC) ngã ba địa giới của ba huyện: Sìn Hồ tỉnh Lai Châu và huyện Tủa Chùa, Mường Chà Tỉnh Điện Biên.
2.4. Lập sơ đồ thuyết minh
a) Sơ đồ thuyết minh chỉ lập đối với khu vực đô thị, dân cư đông đúc khi bản đồ ĐGHC không thể hiện được vị trí của đường ĐGHC. Tỷ lệ của sơ đồ thuyết minh, phạm vi lập sơ đồ thuyết minh cho toàn bộ đường ĐGHC của đơn vị hành chính, lập riêng cho từng tuyến hoặc từng đoạn địa giới tùy theo mức độ cần thiết do các đơn vị hành chính liền kề thống nhất quyết định;
b) Tài liệu sử dụng để lập sơ đồ thuyết minh ĐGHC là bản đồ địa hình mới nhất có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ ĐGHC cấp xã hoặc bản đồ địa chính mới nhất có trong khu vực. Trường hợp khu vực không có bất kỳ một loại tài liệu nào thì phải tiến hành đo vẽ sơ đồ thuyết minh tại thực địa. Sơ đồ thuyết minh ĐGHC có kích thước bằng kích thước của tờ bản đồ nền địa hình và được trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2.5. Toàn bộ kết quả của quá trình xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng được thể hiện trên bản đồ ĐGHC gốc thực địa.
3. Quy định thành lập bản đồ ĐGHC gốc thực địa
Trên bản đồ nền ĐGHC cấp xã đã in trên giấy, những nội dung mới xuất hiện, chỉnh sửa hoặc xóa bỏ phải được chỉ dẫn chi tiết bằng các ký hiệu thống nhất, cụ thể như sau:
3.1. Trong phạm vi 2cm về mỗi bên đường ĐGHC, đo đạc bổ sung các yếu tố địa lý mới xuất hiện và đưa lên bản đồ bằng các ký hiệu tương tự bộ ký hiệu dạng số nhưng phải phân biệt được với nội dung cũ hiện có trên bản đồ. Trong một số trường hợp, yếu tố địa lý bổ sung ở dạng đường hoặc vùng được phép vẽ chờm ra ngoài phạm vi trên nhằm theo dõi được một cách liên tục.
3.2. Kết quả đo vẽ bổ sung phải được tu chỉnh ngay sau khi đo đạc tại thực địa. Kết quả phải được trình bày một cách cẩn thận, rõ ràng bằng việc sử dụng loại bút có lực nét nhỏ, không nhòe, hạn chế sửa chữa, gạch xóa tùy tiện và kẻ tay. Phía nam của tờ bản đồ ĐGHC gốc thực địa phải ghi rõ các thông tin: người đo vẽ, ngày đo vẽ, người kiểm tra, tu chỉnh, ngày kiểm tra, tu chỉnh.
3.3. Nội dung đo vẽ bổ sung, chỉnh sửa bản đồ ĐGHC gốc thực địa bao gồm:
a) Các yếu tố địa danh mới xuất hiện chưa có trên bản đồ hoặc sai lệch phải bổ sung hoặc chỉnh sửa theo nguyên tắc về phiên chuyển địa danh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trường hợp trên bản đồ không đủ chỗ điền viết, được phép bổ sung trên các sổ tay để chuyển cho khâu nội nghiệp;
b) Khu vực xâm canh, xâm cư phải bổ sung toàn bộ kể cả ở ngoài khu vực 2cm về mỗi bên đường ĐGHC;
c) Khu vực cấm không thể điều tra đo vẽ bổ sung thì thể hiện đường khoanh bao và ghi chú “khu cấm”;
d) Sông, suối, kênh, mương liên quan đến việc xác định đường ĐGHC phải được đo đạc bổ sung đầy đủ kể cả trường hợp sông, suối, kênh, mương ngắn hơn 2cm trên tỷ lệ bản đồ và độ rộng dưới 1m. Đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm cũng phải bổ sung đầy đủ và ghi rõ thuộc đơn vị hành chính nào;
đ) Đối với khu vực dân cư đô thị hoặc nơi địa vật dày đặc, việc đo đạc chỉnh lý bổ sung các yếu tố địa lý phục vụ việc xác định ĐGHC ngoài việc tuân thủ theo quy định của bản đồ nền còn phải thực hiện theo các quy định sau:
- Đường ĐGHC đi theo đường phố, ngõ thì đường phố, ngõ phải vẽ theo tỷ lệ bản đồ địa hình.
- Tại những nơi cần thông tin để mô tả đường ĐGHC, các yếu tố địa lý bao gồm: nhà hai bên đường, ranh giới tường rào, các công trình văn hóa, điểm phương vị, điểm đặc trưng và các yếu tố địa lý liên quan khác phải đo vẽ theo tỷ lệ. Trường hợp còn lại được phép vẽ gộp khối hoặc tổng quát hóa, biểu thị nửa tỷ lệ hoặc phi tỷ lệ theo quy định của bản đồ địa hình.
- Trường hợp mật độ yếu tố địa lý quá dày, không cho phép thể hiện trên bản đồ gốc thực địa ở tỷ lệ đã thiết kế ban đầu, cho phép thu nhỏ ký hiệu hoặc tạo thêm bản trích đo trong trường hợp cần thiết,
e) Trên bản đồ nền, gạch bỏ các đối tượng địa vật, các địa danh không còn tồn tại bằng ký hiệu gạch chéo “X” mầu đỏ phủ hết đối tượng. Khi đối tượng cần gạch bỏ có dạng hình tuyến, dùng các dấu gạch chéo cách nhau 1 cm để đánh dấu gạch bỏ, đặc biệt chú ý phải chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối của đoạn cần gạch bỏ. Trường hợp cần thay thế bằng đoạn mới, phải dùng mực khác màu để dễ nhận biết;
g) Xác định vị trí Ủy ban nhân dân và biểu thị bằng chữ “UB” có gạch chân màu đỏ.
3.4. Các kết quả đo vẽ bổ sung, các điểm khống chế đo vẽ (nếu có) ngoài việc thể hiện trên bản đồ ĐGHC gốc thực địa phải được đưa lên bản vẽ dạng số.
Điều 7. Lập bản mô tả đường địa giới hành chính các cấp
1. Quy định chung về mô tả đường ĐGHC các cấp
1.1. Mô tả đường ĐGHC được lập cho tất cả các tuyến ĐGHC và khép kín theo đơn vị hành chính. Đối với những đơn vị hành chính có đường biên giới quốc gia thì đường ĐGHC phải được mô tả đến đường biên giới quốc gia. Đối với những đơn vị hành chính có đường bờ biển thì đường ĐGHC cấp xã phải được mô tả đến đường bờ nước, trường hợp đường ĐGHC cấp xã trùng với đường ĐGHC cấp huyện hoặc đường ĐGHC cấp xã trùng với đường ĐGHC cấp tỉnh thì đường ĐGHC cấp xã phải được mô tả tiếp đến đường cơ sở.
1.2. Khi mô tả đường ĐGHC cấp xã phải lập biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã có xác nhận của các địa phương liên quan. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được thực hiện trên cơ sở biên tập, tổng hợp nội dung từ các biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã.
1.3. Số liệu trong bản mô tả phải phù hợp với bản đồ hoặc sơ đồ thuyết minh (nếu có).
1.4. Mỗi tuyến ĐGHC có thể mô tả liên tục theo toàn tuyến hoặc chia thành một số đoạn. Nội dung mô tả bao gồm:
a) Hiện trạng đường ĐGHC trên thực địa;
b) Vị trí và khoảng cách giữa các mốc ĐGHC, các điểm đặc trưng đã được xác định trên thực địa;
c) Không mô tả những yếu tố địa lý không có trên bản đồ.
1.5. Trường hợp tuyến ĐGHC chưa có sự thống nhất giữa các địa phương liên quan, trong mô tả phải nêu rõ thực trạng và ý kiến đề xuất giải quyết theo quan điểm của mỗi bên.
1.6. Phương pháp mô tả
a) Sử dụng lời văn rõ ràng để diễn đạt chính xác vị trí của đường ĐGHC trên thực địa một cách tuần tự theo hướng đã chọn;
b) Việc mô tả đoạn ĐGHC phải dựa theo các yếu tố địa lý tồn tại ổn định trên thực địa mà đường ĐGHC đi qua hoặc được dùng làm căn cứ để xác định;
c) Trường hợp đặc biệt khi đường ĐGHC đi theo các yếu tố địa lý có khả năng biến động như sông, suối, đường giao thông... thì trong biên bản xác nhận mô tả phải nêu rõ ý kiến thống nhất giữa các đơn vị hành chính liền kề về biện pháp xử lý.
1.7. Lập bản mô tả tình hình chung về ĐGHC các cấp
Sau khi lập bản mô tả đường ĐGHC các cấp phải lập bản mô tả tình hình chung về ĐGHC. Trong bản mô tả tình hình chung về ĐGHC mỗi cấp phải nêu khái quát hiện trạng công tác quản lý ĐGHC, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ĐGHC, diện tích tự nhiên và dân số của đơn vị hành chính. Bản mô tả tình hình chung về ĐGHC lập theo mẫu quy định tại các Phụ lục 15a,15b, 15c ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quy định lập biên bản xác nhận bản mô tả đường ĐGHC cấp xã
2.1. Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã phải thể hiện rõ những nội dung sau:
a) Số hiệu tờ bản đồ có đường ĐGHC;
b) Sơ đồ thuyết minh ĐGHC kèm theo (nếu có);
c) Các đoạn ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh trùng với tuyến ĐGHC cấp xã;
d) Điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tuyến ĐGHC cấp xã;
đ) Số lượng mốc ĐGHC các cấp và các điểm đặc trưng;
e) Số đoạn ĐGHC, chiều dài và phương pháp đo, hướng đi của mỗi đoạn.
2.2. Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quy định lập bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh
3.1. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo từng tuyến ĐGHC bắt đầu từ điểm giao nhau của đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh.
3.2. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện được biên tập, tổng hợp nội dung từ biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã trùng cấp huyện. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp tỉnh được biên tập, tổng hợp nội dung từ bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện trùng cấp tỉnh.
3.3. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải thể hiện rõ những nội dung sau:
a) Số hiệu tờ bản đồ có đường ĐGHC;
b) Các đoạn ĐGHC cấp tỉnh trùng với tuyến ĐGHC cấp huyện (đối với bản mô tả đường ĐGHC cấp huyện);
c) Điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tuyến ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh;
d) Số lượng mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh;
đ) Số đoạn ĐGHC, chiều dài, hướng đi của mỗi đoạn.
3.4. Nội dung và số liệu trong bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải phù hợp với nội dung và số liệu trong hồ sơ ĐGHC của cấp xã, cấp huyện liên quan.
3.5. Bản xác nhận mô tả ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 13, Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Cắm mốc địa giới hành chính
1. Quy cách mốc địa giới hành chính
Mốc ĐGHC được chia thành 3 cấp: xã, huyện, tỉnh và được sử dụng phù hợp cho từng cấp hành chính tương ứng. Tùy theo điều kiện địa hình cụ thể để thiết kế và triển khai lựa chọn một trong ba loại mốc sau đây:
1.1. Mốc chôn: sử dụng cho tất cả các vùng, mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 (39 TCVN 6025 1995) trở lên. Mốc có lõi sắt F8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc. Mốc có thể được đúc sẵn rồi chôn hoặc đổ trực tiếp tại thực địa. Quy cách mốc chôn được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.2. Mốc gắn: sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn trên nền đá. Mốc có kích thước bề mặt 30cm x 30cm, có chiều cao tối thiểu 20cm so với mặt đá và được trát phẳng các mặt. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt F8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc.
1.3. Mốc chôn ngang bằng mặt hè phố, đường giao thông: Được sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn là hè phố hoặc đường giao thông. Mốc có kích thước bề mặt là 40cm x 40cm, có chiều cao 40cm. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt 08 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc ngang bằng mặt mốc.
1.4. Ghi chú trên mặt mốc
a) Đối với mốc chôn ghi chú thành 3 hàng được viết bằng chữ in hoa:
- Hàng trên: “ĐỊA GIỚI TỈNH” (HUYỆN, XÃ) hoặc có thể viết tắt chữ địa giới Đ.G.
- Hàng giữa: Tên đơn vị hành chính.
- Hàng dưới: số đầu là số đơn vị hành chính cùng chung mốc, sau đó là chữ ‘T”, “H” hoặc “X” tương ứng với mốc cấp tỉnh, huyện hoặc xã, tiếp theo là dấu chấm và số thứ tự của mốc.
- Các ghi chú trên mặt mốc phải khắc chìm sâu khoảng 0,5 cm. Các chữ, số có kích thước cao 3cm, rộng 2cm; nét chữ khoảng 0,5cm. Hàng chữ trên cùng cách mép trên khoảng 5cm - 6cm, giãn cách giữa các hàng chữ khoảng 2,5cm - 3,0cm.
b) Mốc gắn trên nền đá và mốc chôn ngang bằng mặt hè phố, đường giao thông:
- Trên mặt mốc, cách mép trên 5cm là dòng chữ “MỐC ĐỊA GIỚI” cao 6cm, rộng 3cm. Ở giữa là vòng tròn, trong đó phía trên ghi số hiệu mốc, phía dưới là chữ số khoảng cách đến điểm giao nhau của đường ĐGHC các cấp. Phía ngoài vòng tròn là phạm vi của các đơn vị hành chính và mũi tên chỉ hướng đến điểm giao nhau của đường ĐGHC các cấp. Kích thước các chữ, số là cao 4cm và rộng 2cm. Các ghi chú, chữ và số đều khắc chìm, nét chữ khoảng 0,5cm.
Chi tiết các ghi chú trên mặt mốc xem tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cắm mốc ĐGHC
2.1. Mốc ĐGHC các cấp phải được cắm tại vị trí đã được các đơn vị hành chính liền kề thống nhất lựa chọn và xác nhận pháp lý. Mặt mốc có ghi tên của đơn vị hành chính nào thì hướng mặt mốc về phía đơn vị hành chính đó.
2.2. Khi cắm mốc ĐGHC phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính nhà nước các đơn vị hành chính liền kề và đại diện cơ quan hành chính nhà nước cấp cao hơn chứng kiến. Khi cắm mốc ĐGHC cấp tỉnh phải có đại diện cơ quan hành chính nhà nước của các đơn vị hành chính liền kề chứng kiến.
2.3. Sau khi cắm mốc ĐGHC phải lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí mốc ĐGHC phải chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy sau này. Các số liệu đo từ mốc đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1 m;
Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 03a, 03b, 03c ban hành kèm theo Thông tư này.
2.4. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc ĐGHC, phải bàn giao mốc ĐGHC các cấp cho các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đo tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính cấp xã
3.1. Tọa độ, độ cao của mốc ĐGHC cấp xã được đo trực tiếp ở thực địa bằng các thiết bị đo đạc thông dụng như máy thu GPS, máy toàn đạc điện tử. Các điểm khống chế tọa độ, độ cao dùng để khởi tính là các điểm tọa độ, độ cao nhà nước có trong khu đo. Trường hợp sử dụng công nghệ GPS, tùy theo khoảng cách từ các điểm khống chế đến mốc ĐGHC cần xác định tọa độ mà chọn thời gian quan trắc cho phù hợp nhưng không được ít hơn 60 phút.
3.2. Quy trình tính toán bình sai xác định tọa độ, độ cao mốc ĐGHC được thực hiện như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ các cấp. Tọa độ các mốc ĐGHC cấp xã được tính toán bình sai trong Hệ VN-2000, múi chiếu 3° phù hợp với kinh tuyến trục của bản đồ địa hình được sử dụng làm nền để thành lập bản đồ ĐGHC cấp xã khu vực đó.
3.3. Sai số trung phương tọa độ, độ cao mốc ĐGHC cấp xã sau bình sai không được phép vượt quá 0,3m đối với mặt phẳng và 0,5m đối với độ cao. Ở khu vực ẩn khuất, khó khăn các sai số này được phép nâng lên 0,5m đối với mặt phẳng và 0,7m đối với độ cao;
3.4. Sau khi tính toán bình sai phải lập Bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC cấp xã, giá trị tọa độ, độ cao mốc ĐGHC được điền viết đến 0,01m theo mẫu được quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xác định tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã
Tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã được xác định trên bản đồ địa hình dạng số sử dụng làm nền cho bản đồ ĐGHC cấp xã đó. Tọa độ điểm đặc trưng lấy đến 0,01m, Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Xác định tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện, cấp tỉnh
5.1. Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập trên cơ sở bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC cấp xã. Trong đó:
a) Các mốc ĐGHC cấp xã nằm trên đường ĐGHC cấp huyện và giao điểm giữa đường ĐGHC cấp xã với đường ĐGHC cấp huyện không cắm mốc được coi là những điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện;
b) Các mốc ĐGHC cấp huyện nằm trên đường ĐGHC cấp tỉnh và giao điểm giữa đường ĐGHC cấp huyện với đường ĐGHC cấp tỉnh không cắm mốc được coi là những điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh.
5.2. Trường hợp bản đồ ĐGHC cấp xã có cơ sở toán học khác với cơ sở toán học của bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh thì phải tính chuyển các giá trị tọa độ này về đúng cơ sở toán học của bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh.
5.3. Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này. Giá trị tọa độ, độ cao lấy đến 0,01m.
Điều 9. Thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp
1. Bản đồ nền sử dụng để thành lập bản đồ ĐGHC các cấp là bản đồ địa hình quốc gia dạng số mới nhất được cung cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tỷ lệ bản đồ nền được sử dụng để thành lập bản đồ ĐGHC các cấp được quy định như sau:
Cấp hành chính
Vùng đô thị, đồng bằng
Vùng trung du, miền núi
Cấp xã
1:2.000 - 1:10.000
1:5.000 - 1:10.000
Cấp huyện
1:5.000 - 1:50.000
1:10.000 - 1:50.000
Cấp tỉnh
1:10.000 - 1:50.000
1:25.000 - 1:50.000
3. Phiên hiệu mảnh bản đồ ĐGHC là phiên hiệu của mảnh bản đồ nền tương ứng. Ngoài phiên hiệu được đánh số theo quy định của bản đồ địa hình, mỗi mảnh bản đồ ĐGHC phải được đánh số thứ tự theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo thứ tự sắp xếp của các tờ bản đồ trong mỗi đơn vị hành chính. Ví dụ:
4. Bản đồ ĐGHC cấp xã được thành lập bằng công nghệ số trên cơ sở bản đồ nền dạng số, bản đồ ĐGHC gốc thực địa, các bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC và bảng tọa độ các điểm đặc trưng. Bản đồ ĐGHC cấp huyện và cấp tỉnh được thành lập trên bản đồ nền có tỷ lệ nhỏ hơn, trong đó các yếu tố ĐGHC và các yếu tố địa lý có liên quan đến ĐGHC được tổng hợp từ bản đồ ĐGHC cấp xã.
5. Nội dung bản đồ ĐGHC các cấp
5.1. Các yếu tố nội dung của bản đồ nền.
5.2. Các yếu tố ĐGHC: Đường ĐGHC, mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC; Trong trường hợp trên tuyến ĐGHC còn tranh chấp thì trên bản đồ phải thể hiện đường ĐGHC đúng thực trạng quản lý theo quan điểm của từng đơn vị hành chính liền kề và thể hiện ký hiệu đường địa giới chưa xác định.
5.3. Các yếu tố địa lý có liên quan đến đường ĐGHC được sử dụng như vật định hướng phục vụ việc xác định vị trí và mô tả đường ĐGHC.
5.4. Địa danh các đơn vị hành chính trong mảnh bản đồ; địa danh dân cư, thủy văn, sơn văn trong phạm vi đơn vị hành chính và phạm vi 2cm ngoài đường ĐGHC các cấp tại thời điểm lập bản đồ. Toàn bộ địa danh thể hiện trên bản đồ ĐGHC trong phạm vi đơn vị hành chính phải được lập phiếu thống kê địa danh dân cư, địa danh sơn văn, địa danh thủy văn theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
5.5. Các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm phải ghi chú tên đơn vị hành chính quản lý ở trong ngoặc đơn đặt dưới tên đảo hoặc bên cạnh đảo. Trường hợp đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm nằm cách xa đất liền (ngoài phạm vi của tờ bản đồ có phần đất liền) thì phải làm sơ đồ thuyết minh kèm theo.
5.6. Đối với những đơn vị hành chính có đường biên giới quốc gia thì đường ĐGHC phải thể hiện đến đường biên giới quốc gia.
6. Trình bày bản đồ ĐGHC
6.1. Bản đồ ĐGHC các cấp được giới hạn bởi đường ĐGHC từng cấp, trong đó các yếu tố bản đồ nền trình bày theo quy định bản đồ địa hình, các yếu tố ĐGHC thể hiện theo ký hiệu bản đồ ĐGHC quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
6.2. Tại các điểm đầu hoặc cuối đường ĐGHC các cấp bao quanh đơn vị hành chính hoặc lãnh thổ, đoạn địa giới được kéo dài thêm 2cm ở tỷ lệ bản đồ.
6.3. Đường ĐGHC các cấp phải được tô viền bằng các dải màu (dải bo) có màu hồng sáng, đảm bảo không làm mờ các yếu tố ĐGHC và các yếu tố địa lý. Đối với đường ĐGHC bao quanh đơn vị hành chính thì chỉ tiến hành tạo dải bo về phía ngoài, đối với các đường ĐGHC nội bộ bên trong thì dải bo được tạo về hai phía của đường ĐGHC.
6.4. Trên bản đồ ĐGHC cấp huyện phải tạo dải bo cho đường ĐGHC cấp xã, trên bản đồ ĐGHC cấp tỉnh chỉ tạo dải bo cho ĐGHC cấp huyện.
6.5. Độ rộng dải bo của đường ĐGHC bao quanh đơn vị hành chính các cấp trên bản đồ được quy định như sau:
a) Cấp tỉnh rộng 15mm;
b) Cấp huyện rộng 10mm;
c) Cấp xã rộng 5mm.
6.6. Độ rộng dải bo đối với đường ĐGHC cấp huyện trên bản đồ ĐGHC cấp tỉnh là 8mm, chia đều mỗi bên 4mm. Độ rộng dải bo đối với đường ĐGHC cấp xã trên bản đồ ĐGHC cấp huyện là 4mm, chia đều mỗi bên 2mm.
6.7. Trình bày khung ngoài của bản đồ ĐGHC được quy định tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Quy định thành lập bản đồ ĐGHC cấp xã
7.1. Mốc ĐGHC các cấp được thể hiện trên bản đồ số theo đúng giá trị tọa độ trong bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC cấp xã.
7.2. Điểm đặc trưng được thể hiện trên bản đồ số theo đúng giá trị tọa độ trong bảng tọa độ điểm đặc trưng trên đường ĐGHC.
7.3. Trên cơ sở bản đồ ĐGHC gốc thực địa, xóa bỏ các yếu tố không còn tồn tại trên thực địa đồng thời biên tập bổ sung các yếu tố địa lý đã được thực hiện theo quy định tại tiết b điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
7.4. Đường ĐGHC các cấp được thể hiện trên bản đồ ĐGHC cấp xã trên cơ sở bản đồ ĐGHC gốc thực địa đã được các đơn vị hành chính liền kề thống nhất xác định. Trên bản đồ số, đường ĐGHC phải đi qua các điểm đặc trưng, các mốc ĐGHC nằm trên đường địa giới.
7.5. Đường ĐGHC cấp xã chỉ vẽ đến bờ biển. Đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải được thể hiện đến đường cơ sở.
7.3. Biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số:
a) Việc biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số tuân thủ theo các quy định về biên tập bản đồ địa hình dạng số hiện hành cùng tỷ lệ có bổ sung các yếu tố ĐGHC vào nhóm đối tượng biên giới, địa giới. Các yếu tố ĐGHC phải được thể hiện ở dạng số theo quy định tại điểm 6.1 khoản 6 Điều 9 Thông tư này;
b) Các yếu tố ĐGHC được tổ chức, tách lớp riêng biệt và biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Các yếu tố địa lý khác được giữ nguyên theo đơn vị mảnh bản đồ nền;
c) Trường hợp có sự mâu thuẫn về vị trí của mốc ĐGHC so với các yếu tố địa lý lân cận, phải tiến hành biên tập lại các yếu tố địa lý trên bản đồ cho phù hợp;
d) Tại các khu vực có mật độ địa vật quá dày, khi mốc ĐGHC, điểm đặc trưng trùng với yếu tố địa lý trên bản đồ thì ưu tiên thể hiện các yếu tố địa giới, các yếu tố địa lý có trong mô tả ĐGHC và các yếu tố địa lý lân cận có tính định hướng;
đ) Trường hợp đường ĐGHC đi trùng đối tượng hình tuyến trên bản đồ, căn cứ vào bản mô tả tiến hành chuẩn hóa lại đối tượng hình tuyến và các đối tượng có liên quan theo đúng tương quan hình học trên cơ sở giữ nguyên các điểm mốc ĐGHC, các điểm đặc trưng. Sau khi chuẩn hóa, đối tượng đường ĐGHC được sao chép trùng khít từ đối tượng hình tuyến đó;
e) Mỗi đối tượng đường ĐGHC phải là một đường liên tục (Linestring) hoặc bao gồm nhiều đoạn tiếp nối với nhau với dung sai 0,001 m. Tại những nơi đường ĐGHC các cấp trùng nhau phải thể hiện đầy đủ bằng cách sao chép trùng khít tuyệt đối;
g) Khi biên tập bản đồ ĐGHC dạng số được phép sử dụng công cụ làm sạch tự động với dung sai 0,001m đối với các vị trí điểm mốc ĐGHC, điểm đặc trưng trên đường ĐGHC và điểm giao cắt giữa các tuyến ĐGHC; 0,1m đối với các đối tượng khác.
7.7. Biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã phục vụ in trên giấy
a) Bản đồ ĐGHC in trên giấy được xác lập tính pháp lý theo quy định tại điểm 4.1 khoản 4 Điều 10 Thông tư này;
b) Biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã phục vụ in trên giấy được thực hiện trên cùng phiên bản phần mềm và bộ thư viện ký hiệu đã sử dụng trong biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số;
c) Độ chính xác và tính đầy đủ của phiên bản dữ liệu bản đồ phục vụ in trên giấy không được thay đổi so với bộ dữ liệu bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số;
d) Quá trình biên tập chỉ được phép xê dịch vị trí các ghi chú hoặc một số ký hiệu có tính đại diện để các nội dung liên quan đến đường ĐGHC các cấp trên bản in được trình bày rõ ràng, dễ đọc;
đ) Trường hợp đối tượng quá dày, cho phép viết tắt các ghi chú theo quy định của bản đồ địa hình truyền thống, cá biệt có thể được phép thu nhỏ đến 2/3 so với quy định để đảm bảo dung nạp hết những nội dung cần thiết;
e) Trường hợp đoạn ĐGHC đi trùng đối tượng hình tuyến, ký hiệu đường ĐGHC được biên tập chéo cánh xẻ hai bên đoạn đối tượng hình tuyến để chỉ rõ giới hạn đoạn ĐGHC đi trùng. Ký hiệu chéo cánh xẻ tuân theo quy tắc thể hiện của bản đồ địa hình truyền thống.
8. Quy định thành lập bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh
8.1. Bản đồ ĐGHC cấp huyện được thành lập bằng công nghệ số từ nguồn dữ liệu bản đồ ĐGHC cấp xã phục vụ in trên giấy. Bản đồ ĐGHC cấp tỉnh được thành lập bằng công nghệ số từ bản đồ ĐGHC cấp huyện.
8.2. Mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng cấp huyện, cấp tỉnh được thể hiện theo đúng giá trị tọa độ trong bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp có sự mâu thuẫn về vị trí của mốc so với các yếu tố địa lý lân cận, phải tiến hành biên tập lại các yếu tố địa lý liên quan trên bản đồ cho phù hợp.
8.3. Các yếu tố ĐGHC và các yếu tố địa lý có liên quan đến đường ĐGHC từ kết quả biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã được tổng quát hóa và thể hiện trên bản đồ nền theo các quy định về nội dung và yêu cầu thể hiện ở tỷ lệ tương ứng. Các đối tượng nội dung liên quan trên bản đồ nền phải được chỉnh sửa, biên tập cho phù hợp, không được mâu thuẫn.
8.4. Đường ĐGHC các cấp thể hiện trong bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh trên cơ sở kế thừa kết quả biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã. Trường hợp có mâu thuẫn cần tiến hành chính sửa, biên tập cho phù hợp trên cơ sở ưu tiên các yếu tố ĐGHC đồng thời phải đảm bảo mức độ đầy đủ như trong bản mô tả đường ĐCHC ở cấp tương ứng.
8.5. Biên tập bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phục vụ in trên giấy được thực hiện theo các quy định như đối với việc biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã in trên giấy.
Điều 10. Lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp
1. Nội dung của hồ sơ ĐGHC cấp xã
Hồ sơ ĐGHC cấp xã bao gồm các tài liệu sau:
a) Các văn bản pháp lý về thành lập xã và điều chỉnh ĐGHC xã;
b) Bản đồ ĐGHC cấp xã;
c) Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp xã, huyện, tỉnh trên đường ĐGHC của xã;
d) Bản xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC cấp xã;
đ) Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã;
e) Mô tả tình hình chung về ĐGHC cấp xã;
g) Các biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã;
h) Các phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn);
i) Biên bản bàn giao mốc ĐGHC các cấp.
2. Nội dung của hồ sơ ĐGHC cấp huyện
Hồ sơ ĐGHC cấp huyện bao gồm các tài liệu sau:
a) Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh ĐGHC huyện;
b) Bản đồ ĐGHC cấp huyện;
c) Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp huyện, tỉnh trên đường ĐGHC của huyện;
d) Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện;
đ) Mô tả tình hình chung về ĐGHC cấp huyện;
e) Các bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện.
3. Nội dung của hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh
Hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh bao gồm các tài liệu sau:
a) Các văn bản pháp lý về thành lập tỉnh và điều chỉnh ĐGHC tỉnh;
b) Bản đồ ĐGHC cấp tỉnh;
c) Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp tỉnh trên đường ĐGHC của tỉnh;
d) Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh;
đ) Mô tả tình hình chung về ĐGHC cấp tỉnh;
e) Các bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp tỉnh.
4. Xác lập tính pháp lý của các tài liệu trong hồ sơ ĐGHC các cấp
4.1. Xác lập tính pháp lý trên bản đồ ĐGHC các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh ký xác nhận ở ngoài góc khung Đông nam các mảnh bản đồ trong bộ bản đồ ĐGHC thuộc phạm vi quản lý hành chính của mình;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh liên quan ký xác nhận bên trong nội dung các mảnh bản đồ ĐGHC vào phạm vi thuộc quản lý hành chính của mình và cách đường ĐGHC chung với cấp lập hồ sơ từ 2cm đến 3cm.
4.2. Xác lập tính pháp lý trên sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý mốc ĐGHC ký xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp tỉnh, đại diện Bộ Nội vụ ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý mốc ký xác nhận và Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp huyện
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý mốc ký xác nhận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp xã.
4.3. Xác lập tính pháp lý trên bản xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quản lý trực tiếp mốc ĐGHC ký xác nhận vào bản xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC cấp tương ứng;
b) Đại diện đơn vị thi công ký xác nhận; người lập, người kiểm tra ký và ghi rõ họ tên.
4.4. Xác lập tính pháp lý đối với bản mô tả tình hình chung về ĐGHC các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ký xác nhận;
b) Người lập ký và ghi rõ họ tên.
4.5. Xác lập tính pháp lý đối với biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã của hai bên liên quan ký xác nhận;
b) Đại diện cơ quan chuyên môn cấp huyện gồm phòng Nội vụ và đơn vị thi công ký chứng kiến.
4.6. Xác lập tính pháp lý đối với bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh liên quan trực tiếp ký xác nhận.
4.7. Xác lập tính pháp lý đối với phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn) thuộc địa phận hành chính cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận, người lập phiếu ký và ghi rõ họ tên.
4.8. Xác lập tính pháp lý đối với biên bản bàn giao mốc ĐGHC các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận bên giao mốc;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký xác nhận bên nhận mốc.
4.9. Đối với bản sao các văn bản pháp lý về điều chỉnh ĐGHC các cấp: việc ký sao y bản chính tuân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
5. Trình bày và đóng tập hồ sơ ĐGHC lập mới
5.1. Hồ sơ ĐGHC các cấp lập mới được trình bày và đóng tập theo quy định tại Phụ lục 16a, 16b, 16c; bìa hồ sơ ĐGHC trình bày theo quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
5.2. Bản đồ ĐGHC lập mới được trình bày và đóng tập theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC đối với các đơn vị hành chính có sự điều chỉnh
1. Trường hợp đơn vị hành chính được điều chỉnh ĐGHC theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC theo quy định sau:
1.1. Giữ nguyên hiện trạng bộ hồ sơ ĐGHC hiện đang sử dụng sau khi có Quyết định điều chỉnh ĐGHC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không chỉnh sửa làm thay đổi nội dung, tẩy xóa, xé lẻ bộ hồ sơ hiện có.
1.2. Những tài liệu và văn bản pháp lý trong hồ sơ hiện đang sử dụng có nội dung còn phù hợp với nội dung Quyết định điều chỉnh ĐGHC mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được sao lục đưa vào hồ sơ ĐGHC chỉnh lý, bổ sung.
1.3. Đối với tuyến ĐGHC không thay đổi và không chôn thêm mốc ĐGHC phải bổ sung bản sao Quyết định điều chỉnh ĐGHC mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào tập hồ sơ ĐGHC hiện đang sử dụng.
1.4. Những tài liệu lập mới trong hồ sơ ĐGHC được phải được xác lập tính pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
1.5. Những tài liệu bổ sung thêm và những tài liệu liên quan đến chỉnh lý hồ sơ ĐGHC đều phải đóng bổ sung vào tập hồ sơ hiện đang sử dụng.
2. Trường hợp có điều chỉnh đường ĐGHC và chôn thêm mốc mới thì phải bổ sung vào tập hồ sơ hiện đang sử dụng những tài liệu sau:
2.1. Bản thống kê danh mục tài liệu mới bổ sung.
2.2. Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chỉnh ĐGHC.
2.3. Bản tổng hợp những thay đổi về ĐGHC.
2.4. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc mới bổ sung.
2.5. Bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC và bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC mới bổ sung.
2.6. Biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC mới lập.
2.7. Biên bản bàn giao mốc ĐGHC mới bổ sung.
3. Tài liệu pháp lý sử dụng để chỉnh lý, bổ sung bản đồ ĐGHC bao gồm:
3.1. Bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền về điều chỉnh ĐGHC.
3.2. Bản đồ ĐGHC hiện đang sử dụng.
3.3. Bản đồ nền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
3.4. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC mới bổ sung; biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC mới điều chỉnh; bản xác nhận tọa độ mốc ĐGHC; bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC.
4. Thực hiện chỉnh lý, bổ sung bản đồ ĐGHC theo quy định sau:
4.1. Căn cứ vào tài liệu, văn bản pháp lý về điều chỉnh ĐGHC tiến hành bổ sung, chỉnh sửa các ký hiệu đường địa giới, mốc ĐGHC, địa danh hành chính, địa danh dân cư, thủy văn, sơn văn cho phù hợp đồng thời bổ sung chỉnh sửa các yếu tố địa lý liên quan đến đường ĐGHC trong phạm vi 2cm trên bản đồ về hai bên đường ĐGHC cấp xã.
4.2. Trình bày bản đồ ĐGHC sau khi đã được chỉnh lý bổ sung theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này, góc phía Đông bắc ngoài khung mảnh bản đồ có ghi chú nội dung: “Mảnh bản đồ được chỉnh lý bổ sung theo quyết định số..., ngày..., tháng..., năm... của...” (điền tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc điều chỉnh ĐGHC phải được ghi chính xác theo các văn bản pháp lý).
5. Xác lập tính pháp lý trên các tài liệu chỉnh lý, bổ sung của hồ sơ ĐGHC các cấp được thực hiện theo các quy định sau:
5.1. Các tài liệu lập mới thì xác lập tính pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
5.2. Các tài liệu có nội dung không thay đổi được sao lục và xác nhận bởi cơ quan hành chính nhà nước cấp trên quản lý trực tiếp đơn vị hành chính có sự điều chỉnh.
6. Đóng tập các tài liệu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC các cấp:
6.1. Bản đồ ĐGHC mới chỉnh lý, bổ sung được đóng tiếp vào tập bản đồ ĐGHC hiện đang sử dụng hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6.2. Các văn bản tài liệu mới chỉnh lý, bổ sung được đóng tiếp vào tập hồ sơ ĐGHC hiện đang sử dụng hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 12. Kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ địa giới hành chính các cấp
1. Yêu cầu về kiểm tra, nghiệm thu:
1.1. Nhiệm vụ kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ ĐGHC phải được thực hiện ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục công việc, sản phẩm.
1.2. Hồ sơ ĐGHC khi nghiệm thu phải đảm bảo được lập đầy đủ theo quy định tại Thông tư này, các số liệu phải chính xác, từ ngữ sử dụng trong các văn bản phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất giữa các cấp.
1.3. Đảm bảo tính thống nhất và chính xác về mặt kỹ thuật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đo vẽ bổ sung các yếu tố ĐGHC, các yếu tố địa lý từ thực địa lên bản đồ địa hình và về lập hồ sơ, bản đồ ĐGHC.
1.4. Xác nhận rõ khối lượng nhiệm vụ đã thực hiện, đối chiếu với Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán để làm cơ sở cho việc quyết toán.
1.5. Khi kết thúc nghiệm thu hồ sơ ĐGHC phải lập báo cáo gửi cơ quan quản lý cấp trên nêu rõ số lượng và chất lượng từng tài liệu trong hồ sơ ĐGHC. Trong báo cáo phải có kết luận rõ ràng và đánh giá chất lượng tốt hoặc đạt yêu cầu, những thiếu sót cần phải bổ sung, sửa chữa hoặc làm lại, thời gian hoàn thành, khi nộp lên cấp trên phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.
1.6. Phiếu ghi ý kiến kiểm tra, Biên bản nghiệm thu, Bảng danh mục tài liệu đã nghiệm thu trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 19a, 19b, 19c ban hành kèm theo Thông tư này.
1.7. Những ý kiến liên quan đến đề nghị xử lý của cơ quan Trung ương (Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường) phải lập thành văn bản đề nghị riêng.
2. Trình tự trách nhiệm các cấp trong kiểm tra nghiệm thu:
2.1. Đơn vị thi công chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các hạng mục của sản phẩm theo các chỉ tiêu kỹ thuật đưa ra trong nội dung Thông tư này.
2.2. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với đơn vị thi công kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình và kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC của cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý.
2.3. Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tra kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC, các cấp.
2.4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiệm thu và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng toàn bộ hồ sơ ĐGHC các cấp thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Để bảo đảm giá trị sử dụng lâu dài, nếu trong quá trình sử dụng phát hiện có sai sót thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có biện pháp chỉ đạo các cấp liên quan chỉnh lý, bổ sung kịp thời và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, không để kéo dài.
2.5. Hồ sơ ĐGHC các cấp trước khi giao nộp để kiểm tra nghiệm thu phải được xem xét kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng của tất cả các tài liệu có liên quan đảm bảo bốn tính chất đầy đủ, chính xác, thống nhất và pháp lý của hồ sơ.
3. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu
3.1. Ủy ban nhân dân mỗi cấp thành lập một tổ chuyên viên giúp việc để thực hiện công tác kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ ĐGHC thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp và kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC của cấp dưới thuộc quyền quản lý. Tổ chuyên viên có nhiệm vụ:
a) Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện và chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm ngay sau khi hoàn thành;
b) Thực hiện kiểm tra cơ sở pháp lý và nội dung kỹ thuật đối với các sản phẩm đưa vào kiểm tra nghiệm thu;
c) Chỉ ra những thiếu sót và yêu cầu đơn vị thi công có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa kịp thời hoặc yêu cầu làm lại khi cần thiết;
d) Xác nhận việc sửa chữa, bổ sung hoặc làm lại (nếu có); giúp Ủy ban nhân dân cấp mình xác nhận tính pháp lý cho hồ sơ, xác nhận việc hoàn thành của đơn vị thi công và soạn thảo báo cáo nghiệm thu gửi cấp trên.
3.2. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu trên toàn bộ các hạng mục sản phẩm bản đồ ĐGHC và các tài liệu theo quy định trong bộ hồ sơ ĐGHC, các tài liệu liên quan trong quá trình thi công như: sổ đo, kết quả đo bù, bảng tính, biên bản kiểm nghiệm máy và các tài liệu khác.
3.3. Khi kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ ĐGHC ở mỗi cấp, phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tham gia; riêng đối với bộ hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh, thì Ủy ban nhân dân tỉnh tự tổ chức kiểm tra nghiệm thu.
3.4. Các tài liệu giao nộp trước khi kiểm tra nghiệm thu:
a) Bản đồ ĐGHC;
b) Sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC;
c) Bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC;
d) Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC;
đ) Các biên bản xác nhận mô tả ĐGHC;
e) Các phiếu thống kê địa danh.
4. Mức độ kiểm tra nghiệm thu
4.1. Đối với hồ sơ ĐGHC cấp xã:
a) Đơn vị thi công tự tổ chức kiểm tra 100% các hạng mục công việc và tài liệu trong hồ sơ ĐGHC;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình thi công tại thực địa và kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu của hồ sơ ĐGHC cấp xã của mình trong quá trình đơn vị thi công tổ chức thực hiện;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
Kiểm tra xem xét tài liệu, chất lượng mốc ĐGHC 30%;
Đối chiếu kết quả đo tọa độ mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên dữ liệu bản đồ ĐGHC 30%.
Đối chiếu giữa tài liệu với thực địa: kiểm tra 30% cho các loại công việc và tài liệu: bản đồ ĐGHC, sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, biên bản xác nhận mô tả ĐGHC và các bản thống kê địa danh.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
Kiểm tra xem xét tài liệu, chất lượng mốc 20%;
Đối chiếu kết quả đo tọa độ vị trí mốc và các điểm đặc trưng trên bản đồ ĐGHC 10%.
Đối chiếu giữa tài liệu với thực địa: kiểm tra 10% cho các loại công việc và tài liệu: bản đồ ĐGHC, sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, biên bản xác nhận mô tả ĐGHC và các bản thống kê địa danh.
4.2. Đối với hồ sơ ĐGHC cấp huyện
a) Đơn vị thi công tự tổ chức kiểm tra 100% các hạng mục công việc và tài liệu trong hồ sơ ĐGHC;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu của hồ sơ ĐGHC cấp huyện của mình do đơn vị thi công thực hiện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra 50% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu.
4.3. Đối với hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh
a) Đơn vị thi công tự tổ chức kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu trong hồ sơ ĐGHC do đơn vị thi công thực hiện;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu của hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh do đơn vị thi công thực hiện; Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ tình hình cụ thể để quyết định mức độ kiểm tra các hạng mục công việc và tài liệu thuộc hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh trong quá trình thẩm định.
5. Đóng gói sản phẩm hồ sơ ĐGHC các cấp
5.1. Trước khi đóng gói sản phẩm bản đồ ĐGHC các cấp, phải rà soát toàn bộ sản phẩm theo các nội dung sau:
a) Thông tin định tính, định lượng của các yếu tố địa lý cùng tên trên bản đồ ĐGHC các cấp không được mâu thuẫn, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến mô tả đường ĐGHC các cấp;
b) Các yếu tố ĐGHC và yếu tố địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình có liên quan phải được rà soát, chuẩn hóa 100% về độ chính xác, mức độ phù hợp giữa bản đồ số, bản đồ gốc thực địa và bản xác nhận mô tả đường ĐGHC các cấp;
c) Bản đồ ĐGHC các cấp in trên giấy phải có chất lượng tốt, tông màu đồng đều, hình thức, màu sắc ký hiệu phải thống nhất trên toàn bộ sản phẩm. Các yếu tố nội dung về ĐGHC phải rõ ràng, dễ nhận biết.
5.2. Việc tiếp biên phải được tiến hành trước khi tổng hợp nội dung bản đồ cấp xã lên cấp huyện và cấp huyện lên cấp tỉnh. Phải tiếp biên tất cả các đối tượng kiểu đường, kiểu vùng có giao cắt với đường biên theo nguyên tắc các đối tượng kiểu đường và kiểu vùng không được biến dạng, đổi hướng hoặc gãy khúc. Các đối tượng địa vật, địa danh cùng tên giữa các đơn vị hành chính lân cận phải thống nhất.
5.3. Việc đóng gói, giao nộp sản phẩm chỉ được thực hiện sau khi đã thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cuối cùng của toàn dự án. Bản đồ ĐGHC được đóng gói theo quy định của việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp, bao gồm:
a) Dữ liệu bản đồ dạng số và kết quả biên tập phục vụ in trên giấy;
b) Các thư viện ký hiệu được sử dụng để thành lập và biên tập bản đồ ĐGHC các cấp;
c) Các bảng biểu thống kê tọa độ điểm mốc, điểm đặc trưng và các sản phẩm trung gian khác đã sử dụng trong quá trình thành lập bản đồ.
5.4. Số đo GPS theo mẫu tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ.
5.5. Kết quả tính toán bình sai tọa độ, độ cao mốc ĐGHC các cấp.
5.6. Các hạng mục sản phẩm dạng số được ghi trên đĩa CD, DVD có chất lượng tốt hoặc các thiết bị lưu trữ số khác.
6. Việc thẩm định hồ sơ ĐGHC thực hiện theo quy định tại khoản 3 mục 2 Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính và biên giới quốc gia.
7. Việc quản lý, sử dụng hồ sơ ĐGHC các cấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 mục 2 Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính và biên giới quốc gia.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 11 năm 2014 và hủy bỏ QCVN12:2008/BTNMT được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân định địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp”.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, KHCN, PC, ĐĐBĐVN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Linh Ngọc
PHỤ LỤC
VỀ MẪU TRÌNH BÀY QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, CẮM MỐC ĐỊA GIỚI VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
(Kèm theo Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phụ lục 1: Quy cách mốc đúc bê tông thông thường
Phụ lục 2: Mẫu ghi chú trên mặt mốc địa giới hành chính
Phụ lục 3: Mẫu Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính
- Phụ lục 3a: cấp xã; phụ lục 3b: cấp huyện; phụ lục 3c: cấp tỉnh
Phụ lục 4: Mẫu Bảng xác nhận tọa độ mốc địa giới hành chính cấp xã
Phụ lục 5: Mẫu Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã
Phụ lục 6: Mẫu Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện (hoặc tỉnh)
Phụ lục 7: Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính
Phụ lục 8: Mẫu ký hiệu bản đồ địa giới hành chính
Phụ lục 9: Trình bày ngoài khung bản đồ địa giới hành chính các cấp
Phụ lục 10: Mẫu phiếu thống kê địa danh
Phụ lục 11: Sơ đồ thuyết minh địa giới hành chính
Phụ lục 12: Mẫu biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính cấp xã
Phụ lục 13: Mẫu bản xác nhận mô tả địa giới hành chính cấp huyện
Phụ lục 14: Mẫu bản xác nhận mô tả địa giới hành chính cấp tỉnh
Phụ lục 15: Mẫu mô tả tình hình chung về địa giới hành chính
- Phụ lục 15a: cấp xã; phụ lục 15b: cấp huyện; phụ lục 15c: cấp tỉnh
Phụ lục 16: Hướng dẫn đóng gói hồ sơ địa giới hành chính
- Phụ lục 16a: cấp xã; phụ lục 16b: cấp huyện; phụ lục 16c: cấp tỉnh
Phụ lục 17: Mẫu bìa tập hồ sơ địa giới hành chính các cấp
Phụ lục 18: Mẫu trình bày bìa tập bản đồ địa giới hành chính các cấp
Phụ lục 19: Trình bày các tài liệu về kiểm tra, nghiệm thu
- Phụ lục 19a: Mẫu phiếu ghi ý kiến kiểm tra, nghiệm thu
- Phụ lục 19b: Mẫu biên bản nghiệm thu sản phẩm hồ sơ địa giới hành chính
- Phụ lục 19c: Mẫu bảng danh mục tài liệu đã nghiệm thu
PHỤ LỤC 01
QUY CÁCH MỐC ĐÚC BÊ TÔNG THÔNG THƯỜNG
TT
Cấp
A cm
B cm
C cm
D cm
E cm
F cm
1
Xã
30
20
80
30
50
15
2
Huyện
35
25
80
30
50
15
3
Tỉnh
40
30
80
30
50
15
Kích thước mốc đúc bê tông thông thường
PHỤ LỤC 02
MẪU GHI CHÚ TRÊN MẶT MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
1,2,3,4 Vị trí 4 ốc vít cách góc của mốc 10 cm
Đinh ốc đường kính 8, dài 15 cm, đầu ngoài êcu dài 15 cm
(Các ghi chú, chữ, số đều khắc chìm, nét chữ 0,5 cm)
PHỤ LỤC 03
MẪU BẢN XÁC NHẬN SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐC ĐGHC
Phụ lục 03a: cấp xã
BẢN XÁC NHẬN SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Số hiệu mốc:
Thuộc mảnh bản đồ địa hình:
Nơi cắm mốc (nói rõ vị trí):
Tại (gần) thôn (xóm) ………………..Xã……………Huyện……………. Tỉnh.............................
Tại (gần) thôn (xóm) ………………..Xã……………Huyện……………. Tỉnh.............................
Tại (gần) thôn (xóm) ………………..Xã……………Huyện……………. Tỉnh.............................
STT
Tên vật chuẩn
Số liệu đo từ mốc
Ghi chú
Góc phương vị
º ‘ “
Khoảng cách
(m)
A
B
C
………,ngày …tháng …..năm...
Địa phương cắm mốc xác nhận
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
xã…………..
xã…………..
xã…………..
xã…………..
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Cấp quản lý chứng thực
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
huyện ………….
huyện ………….
huyện ………….
huyện ………….
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Ghi chú: Nội dung trong sơ đồ mốc vẽ màu như bản đồ địa hình ở tỷ lệ tương ứng
Phụ lục 03b: cấp huyện
BẢN XÁC NHẬN SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Số hiệu mốc:
Thuộc mảnh bản đồ địa hình:
Nơi cắm mốc (nói rõ vị trí):
Tại (gần) thôn (xóm) …………………..Xã………………. Huyện …………Tỉnh.........................
Tại (gần) thôn (xóm) …………………..Xã………………. Huyện …………Tỉnh.........................
Tại (gần) thôn (xóm) …………………..Xã………………. Huyện …………Tỉnh.........................
STT
Tên vật chuẩn
Số liệu đo từ mốc
Ghi chú
Góc phương vị
º ‘ “
Khoảng cách
(m)
A
B
C
………,ngày …tháng …..năm...
Địa phương cắm mốc xác nhận
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
huyện ………….
huyện ………….
huyện ………….
huyện ………….
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Cấp quản lý chứng thực
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
tỉnh………..
tỉnh………..
tỉnh………..
tỉnh………..
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Ghi chú: Nội dung trong sơ đồ mốc vẽ màu như bản đồ địa hình ở tỷ lệ tương ứng
Phụ lục 03c: cấp tỉnh
BẢN XÁC NHẬN SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Số hiệu mốc:
Thuộc mảnh bản đồ địa hình:
Nơi cắm mốc (nói rõ vị trí):
Tại (gần) thôn (xóm) …………………..Xã………………. Huyện …………Tỉnh........................ .
Tại (gần) thôn (xóm) …………………..Xã………………. Huyện …………Tỉnh.........................
Tại (gần) thôn (xóm) …………………..Xã………………. Huyện …………Tỉnh.........................
STT
Tên vật chuẩn
Số liệu đo từ mốc
Ghi chú
Góc phương vị
º ‘ “
Khoảng cách
(m)
A
B
C
….,ngày ……tháng …..năm ...
Địa phương cắm mốc xác nhận
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
TM. UBND
tỉnh………..
tỉnh………..
tỉnh………..
tỉnh………..
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Ngày, tháng, năm
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
Chức vụ
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
ký tên,
đóng dấu
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Cấp quản lý chứng thực
ĐẠI DIỆN BỘ NỘI VỤ
Ngày, tháng, năm
Chức vụ
ký tên,
đóng dấu
Họ và tên
Ghi chú: Nội dung trong sơ đồ mốc vẽ màu như bản đồ địa hình ở tỷ lệ tương ứng
PHỤ LỤC 04
MẪU BẢNG XÁC NHẬN TỌA ĐỘ MỐC ĐGHC CẤP XÃ
BẢNG XÁC NHẬN TỌA ĐỘ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Xã …….. huyện ……….. tỉnh………..
Và các
Xã …….. huyện ……….. tỉnh………..
Xã …….. huyện ……….. tỉnh………..
Xã …….. huyện ……….. tỉnh………..
STT
Số hiệu mốc
Tọa độ
Độ cao (m)
Ghi chú
X(m)
Y(m)
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
…
Người lập bảng:…………..
(ký và ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra:………….
(ký và ghi rõ họ tên)
……ngày .. tháng ... năm……
Cơ quan thi công…………….
(ký tên, đóng dấu)
……, ngày….. tháng ... năm……….
TM. UBND xã ……………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 05
MẪU BẢNG TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐƯỜNG ĐGHC CẤP XÃ
BẢNG TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
THEO ĐOẠN MÔ TẢ: TỪ ………….ĐẾN……………..
Xã……………….Huyện ……………….. Tỉnh……………….
Và xã …………………Huyện …………………. Tỉnh……………
STT
Số hiệu mốc,
số hiệu điểm
Tọa độ
Độ cao (m)
Ghi chú
X(m)
Y(m)
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
…
Người lập bảng:…………..
(ký và ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra:………….
(ký và ghi rõ họ tên)
……ngày .. tháng ... năm……
Cơ quan thi công…………….
(ký tên, đóng dấu)
……, ngày….. tháng ... năm……….
TM. UBND xã ……………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 06
MẪU BẢNG TỌA ĐỘ CÁC MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐƯỜNG ĐGHC CẤP HUYỆN (TỈNH)
BẢNG TỌA ĐỘ CÁC MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
THEO ĐOẠN MÔ TẢ: TỪ ………….ĐẾN……………..
Huyện ……………….. Tỉnh……………….
Và Huyện …………………. Tỉnh……………
(Tỉnh ………. và tỉnh …………..)
STT
Số hiệu mốc,
số hiệu điểm
Tọa độ
Độ cao (m)
Ghi chú
X(m)
Y(m)
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
…
Người lập bảng:…………..
(ký và ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra:………….
(ký và ghi rõ họ tên)
……ngày .. tháng ... năm……
Cơ quan thi công…………….
(ký tên, đóng dấu)
……, ngày….. tháng ... năm……….
TM. UBND huyện (tỉnh)……………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 07
MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO MỐC ĐGHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc ĐGHC các cấp;
Thực hiện Nghị quyết số …./ .../NQ-CP ngày……… tháng …… năm …… của Chính phủ về việc ………………………(hoặc là các văn bản của cấp có thẩm quyền về điều chỉnh địa giới hành chính có liên quan đến đơn vị hành chính sở tại)
Ủy ban nhân dân tỉnh ………………..bàn giao cho UBND xã ……………………….có số hiệu sau để bảo quản:
- Mốc ĐGHC cấp tỉnh:
- Mốc ĐGHC cấp huyện:
- Mốc ĐGHC cấp xã:
Trong quá trình bảo quản, nếu phát hiện thấy mốc ĐGHC bị phá hủy, hư hỏng hoặc xê dịch thì UBND các xã có liên quan có trách nhiệm khôi phục lại trong thời hạn nhanh nhất, đồng thời báo cáo lên cấp quản lý cao hơn.
Biên bản này được lưu vào hồ sơ ĐGHC các cấp theo quy định.
……, ngày ... tháng .... năm ....
Bên nhận
TM. UBND xã …………….
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
Bên giao
TM. UBND tỉnh …………….
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 08
Mẫu ký hiệu bản đồ địa giới hành chính
TT
LOẠI ĐỐI TƯỢNG
KÝ HIỆU
GIẢI THÍCH
1
Tô bo đường địa giới tỉnh
Địa giới hành chính tỉnh bao ngoài lãnh thổ 15 mm
Đoạn 2 cm của địa giới 2 tỉnh khác: mỗi phía rộng 15 mm
2
Tô bo đường địa giới huyện
Địa giới hành chính huyện bao ngoài lãnh thổ 10 mm
Đoạn 2 cm của địa giới 2 huyện khác: mỗi phía rộng 10 mm
Địa giới hành chính huyện trong nội bộ tỉnh: mỗi phía rộng 4 mm
3
Tô bo đường địa giới xã
Địa giới hành chính xã bao ngoài lãnh thổ 5 mm
Đoạn 2 cm của địa giới 2 xã khác: mỗi phía rộng 5 mm
Địa giới hành chính xã trong nội bộ huyện: mỗi phía rộng 2 mm
4
Các loại mốc (dùng chung một ký hiệu)
Vòng tròn đường kính 4 mm, weight = 5
5
Số hiệu mốc địa giới tỉnh
(HB-NB )2T.9
Font: VnTimeH, cao 3 mm
6
Số hiệu mốc địa giới huyện
(TH-VH )2H.11
Font: VnTimeH, cao 3 mm
7
Số hiệu mốc địa giới xã
(XL-DĐ-MH )3X15
Font: VnTimeH, cao 3 mm
8
Điểm đặc trưng và số hiệu
23
Vòng tròn đường kính 2,8 mm, weight = 3
Ghi chú: Các ký hiệu khác trên bản đồ ĐGHC sử dụng theo quy định ký hiệu của bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng
PHỤ LỤC 09
TRÌNH BÀY NGOÀI KHUNG BẢN ĐỒ ĐGHC CÁC CẤP
PHỤ LỤC 10
MẪU PHIẾU THỐNG KÊ ĐỊA DANH
PHIẾU THỐNG KÊ ĐỊA DANH DÂN CƯ
Xã ……………. Huyện……………. Tỉnh…………….
Tổng số dân: ... người
Tổng số hộ: ……….hộ
Diện tích tự nhiên: ……ha
STT
Cấp (ấp, buôn, bản,
thôn, xóm, tổ, ...)
Tên đang dùng trong các văn bản (hoặc là tên chính)
Tên dùng trước khi có tên hiện nay
1
2
.
Ngày .... tháng .... năm….
Người lập phiếu: .....................
Người kiểm tra: .....................
……., ngày……. tháng …..năm ……
TM. UBND xã………………….
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHIẾU THỐNG KÊ ĐỊA DANH THỦY VĂN
Xã……………. Huyện……………. Tỉnh…………….
STT
Loại (sông, suối, kênh,mương, hồ, đập, cửa biển,..)
Tên đang dùng trong các văn bản (hoặc là tên chính)
Tên dùng trước khi có tên hiện nay
1
2
.
Ngày .... tháng .... năm….
Người lập phiếu: .....................
Người kiểm tra: .....................
……., ngày……. tháng …..năm ……
TM. UBND xã………………….
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHIẾU THỐNG KÊ ĐỊA DANH SƠN VĂN
Xã……………. Huyện……………. Tỉnh…………….
STT
Loại (dãy núi, núi, đồi, đèo, hang động, ...)
Tên đang dùng trong các văn bản (hoặc là tên chính)
Tên đùng trước khi có tên hiện nay
1
2
.
Ngày .... tháng .... năm….
Người lập phiếu: .....................
Người kiểm tra: .....................
……., ngày……. tháng …..năm ……
TM. UBND xã………………….
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 11
SƠ ĐỒ THUYẾT MINH ĐGHC
PHỤ LỤC 12
MẪU BIÊN BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐGHC CẤP XÃ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tuyến ĐGHC giữa
Xã……………………. Huyện ……………… Tỉnh…………………
Và
Xã……………………. Huyện ……………… Tỉnh…………………
Chúng tôi gồm:
1. Ông: ………………….. Chức vụ: Chủ tịch UBND xã ……………………………
2. Ông: ………………….. Chức vụ: Chủ tịch UBND xã ……………………………
Với sự chứng kiến của các:
1. Ông: ………………………….. Chức vụ: ……………………………………………………
2. Ông: ………………………….. Chức vụ: ……………………………………………………
3. Ông: ………………………….. Chức vụ: ……………………………………………………
4. Ông: ………………………….. Chức vụ: ……………………………………………………
5. Ông: ………………………….. Chức vụ: Tổ trưởng, đại diện đơn vị thi công.
Cơ quan thi công: …………………………………………………………………………………….
Sau khi đã cùng nhau xem xét trên bản đồ và đi khảo sát ở thực địa, dọc theo tuyến ĐGHC, chúng tôi thống nhất xác nhận mô tả tuyến ĐGHC giữa hai xã như sau:
Tuyến ĐGHC giữa xã ………………………… trùng với tuyến ĐGHC giữa
huyện ……………………(nếu có) nằm trên các mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ ………………………có các phiên hiệu sau:
………………………………………………………………………………………………………..
Tuyến ĐGHC khởi đầu từ ngã ba địa giới 3 xã: ………………………, được đánh dấu trên thực địa bằng mốc bê tông …………………Theo hướng chính là hướng ……………….., đường địa giới chủ yếu đi theo và kết thúc tại ngã ba địa giới ba xã …………………, được đánh dấu trên thực địa bằng mốc bê tông ………………………. (mốc chôn tại ……………. cách ngã ba địa giới ……….m về phía………………… ).
Tổng chiều dài của tuyến địa giới là ……………..m, gồm …..... mốc địa giới, ....
điểm đặc trưng, chia làm…… đoạn; chiều dài các đoạn đo ……………và được mô tả cụ thể như sau:
Đoạn 1: Khởi đầu từ ngã ba địa giới 3 xã: ……………………………, theo hướng Đông-Đông bắc, đường địa giới đi …………………………….., đến điểm đặc trưng số ................ Đoạn …………..địa giới này dài ....m.
………………………
Đoạn ………………Từ điểm đặc trưng số ……, theo hướng ……………………, đường địa giới đi ………………………
,đến kết thúc tại ngã ba địa giới ba xã: ………………….được đánh dấu trên thực địa bằng mốc bê tông ……………………………………(mốc chôn tại …………………… cách ngã ba địa giới ....m về phía ………). Đoạn địa giới này dài ....m.
Chúng tôi cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng với thực địa, phù hợp với bản đồ ĐGHC, biên bản này có giá trị pháp lý trong công tác quản lý nhà nước đối với các cấp chính quyền từ nay về sau.
Biên bản này làm thành 10 bản có nội dung như nhau. Mỗi UBND xã giữ 05 bản để đưa vào Hồ sơ ĐGHC xã của mình.
Biên bản làm tại xã ………………………..ngày ... tháng ... năm ...
TM. UBND xã…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
TM. UBND xã…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
Người chứng kiến
Đại diện
Đơn vị thi công
(ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện
Phòng Nội vụ
(ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 13
MẪU BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐGHC CẤP HUYỆN
BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tuyến ĐGHC giữa
Huyện ……………… Tỉnh…………………
Và huyện ………… Tỉnh…………………
Tuyến ĐGHC giữa huyện.......... tỉnh.......... và huyện.......... tỉnh.......... nằm trên ………mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ ……… Hệ VN-2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm ……….., có phiên hiệu sau: ……………………………….
Tuyến ĐGHC khởi đầu từ ngã ba địa giới giữa ba xã, đồng thời là ngã ba địa giới giữa ba huyện: xã.......... huyện.......... tỉnh.........., xã.........., huyện..........và xã.......... huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh núi), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (……………….). Hướng chung của đường địa giới là hướng ……………, đường địa giới đi theo sống núi và kết thúc tại ngã ba địa giới giữa ba huyện.........., đồng thời
là ngã ba địa giới giữa ba tỉnh..........: huyện.......... và huyện.......... tỉnh.......... , huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh cao.......... ), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: ( …………….).
Tổng chiều dài toàn tuyến là …………m. Trên tuyến ĐGHC này có ………….mốc, có…………. điểm đặc trưng, chia thành …………đoạn và được mô tả cụ thể như sau:
Đoạn 1: Khởi đầu từ ngã ba địa giới giữa ba xã.........., đồng thời là ngã ba địa giới giữa ba huyện: xã.......... huyện.......... tỉnh.......... , xã.......... huyện.......... và xã.......... huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh núi), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (………………. ), theo hướng………, đường địa giới đi theo sống núi đến ngã ba địa giới giữa ba xã: xã.......... huyện.......... tỉnh.........., xã.......... và xã.......... huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh cao.......... ), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: ( ………..). Đoạn này dài ………….m. Đây chính là tuyến địa giới giữa xã.......... huyện.......... tỉnh.......... và xã.......... huyện.......... tỉnh..........
Đoạn ……: Từ ngã ba địa giới giữa ba xã: xã.......... và xã.......... huyện.......... tỉnh.......... , xã.......... huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh núi), được đánh dấu trên bản
đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: ( ……………….), theo hướng ………….rồi chuyển hướng …………. , đường địa giới đi theo sống núi và kết thúc tại ngã ba địa giới giữa ba xã.........., đồng thời là ngã ba địa giới giữa ba huyện: xã.......... huyện.......... và xã.......... huyện.......... tỉnh.........., xã.......... huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh cao.......... ), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: ( ………………….). Đoạn này dài …………….m. Đây chính là tuyến địa giới giữa xã ……….huyện……. tỉnh………. và xã ……..huyện……. tỉnh ......
Bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC này được lập trên cơ sở các biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC giữa các xã có đường ĐGHC trùng lên đường ĐGHC của hai huyện.
Bản xác nhận mô tả này được làm thành 08 bản có nội dung và giá trị như nhau. Mỗi UBND huyện giữ 04 bản để đưa vào hồ sơ ĐGHC huyện của mình.
Ngày ………. tháng…….. năm………
TM. UBND huyện…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
Ngày ………. tháng…….. năm………
TM. UBND huyện…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 14
MẪU BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐGHC CẤP TỈNH
BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tuyến ĐGHC giữa
Tỉnh…………………….
Và tỉnh……………………….
Tuyến ĐGHC giữa tỉnh.......... và tỉnh.......... nằm trên mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ ……..Hệ VN-2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm …………….., có phiên hiệu sau: ……….
Tuyến ĐGHC khởi đầu từ ngã ba địa giới giữa ba huyện.........., đồng thời là ngã ba địa giới giữa ba tỉnh: huyện.......... tỉnh.........., huyện.......... và huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh núi), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (..........). Hướng chung của đường địa giới là hướng ………., đường địa giới đi theo
sống núi và kết thúc tại ngã ba địa giới giữa ba huyện.........., đồng thời là ngã ba địa giới
giữa ba tỉnh: huyện.......... và huyện.......... tỉnh.........., huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh cao..........), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (..........).
Tổng chiều dài toàn tuyến là ………..m. Trên tuyến ĐGHC này không chôn mốc, gồm có ……….điểm đặc trưng, chia thành ………….đoạn và được mô tả cụ thể như sau:
Đoạn 1; khởi đầu từ ngã ba địa giới giữa ba huyện.........., đồng thời là ngã ba địa giới giữa ba tỉnh: huyện.......... tỉnh.........., huyện.......... và huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh núi), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (..........),
theo hướng ……., đường địa giới đi theo sống núi đến ngã ba địa giới giữa ba huyện: huyện.......... tỉnh.........., huyện.......... và huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh cao..........), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (..........). Đoạn này dài..........m. Đây chính là tuyến địa giới giữa huyện.......... tỉnh.......... và huyện.......... tỉnh..........
Đoạn ……: từ ngã ba địa giới giữa ba huyện: huyện.......... và huyện.......... tỉnh.........., huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh núi), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (..........), theo hướng ……..rồi chuyển hướng ……….., đường địa giới đi theo sống núi và kết thúc tại ngã ba địa giới giữa ba huyện.........., đồng thời là ngã
ba địa giới giữa ba tỉnh: huyện.......... và huyện.......... tỉnh.........., huyện.......... tỉnh.......... (đỉnh cao.......... ), được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu: (..........). Đoạn này dài..........m. Đây chính là tuyến địa giới giữa huyện.......... tỉnh.......... và huyện.......... tỉnh..........
Bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC này được lập trên cơ sở các biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC giữa các huyện có đường ĐGHC trùng lên đường ĐGHC của hai tỉnh.
Bản xác nhận mô tả này được làm thành 08 bản có nội dung và giá trị như nhau. Mỗi UBND tỉnh giữ 04 bản để đưa vào hồ sơ ĐGHC tỉnh của mình.
Ngày ……. tháng…….. năm………
TM. UBND tỉnh…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
Ngày ……. tháng…….. năm………
TM. UBND tỉnh…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 15
Mẫu Bản mô tả tình hình chung về ĐGHC
Phụ lục 15a: cấp xã
MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Xã………. Huyện ………. Tỉnh ……….
Xã………., huyện………., tỉnh ……….được thành lập theo Nghị định số
/ /NĐ-CP ngày / / của Chính phủ, trên cơ sở ………., có vị trí địa lý
nằm ở phía………. của huyện ………., tỉnh ………. (*)
Phía………… giáp với xã ………., huyện ………., tỉnh ……….
Phía………… giáp với xã ………., huyện ………., tỉnh ……….
Phía………… giáp với xã ………., huyện ………., tỉnh ……….
Tổng chiều dài toàn tuyến là ……………..m, trong đó:
Với xã …………….., dài ……………..m
Với xã …………….., dài ……………..m
Với xã …………….., dài ……………..m
Đường ĐGHC chủ yếu đi theo ………………………………………..Gồm …….mốc ĐGHC.
Trong đó:
- Mốc ba mặt: ………………………..
- Mốc hai mặt: ………………………..
Các tuyến địa giới đã được UBND xã ………………………..và các xã, (phường, thị trấn) liên quan xác nhận trên thực địa, lập biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC; cắm mốc địa giới và lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc, lập bản đồ ĐGHC.
Các mốc địa giới, ngã ba địa giới và điểm đặc trưng đều được đo tọa độ và thống kê theo bảng riêng.
Ghi chú:
- Mục (*) đối với các xã chỉ điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên thì phần đầu bản mô tả chung bổ sung là: “Xã ……………., huyện ……………. tỉnh ……………., được điều chỉnh theo Nghị định số / /NĐ-CP ngày …………….của Chính phủ, trên cơ sở
……………., có vị trí địa lý nằm ở phía …………….của huyện…………….tỉnh …………….”, (tiếp theo mô tả
như trên).
- Mục (*) đối với các xã có liên quan (không điều chỉnh về diện tích tự nhiên) thì phần đầu bản mô tả chung bổ sung là: “Khi thực hiện Chỉ thị 364/CT của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), xã ……………., huyện ……………., tỉnh……………. …………….
Nay thực hiện Nghị định số / /NĐ-CP ngày …………….của Chính phủ, xã ……………... (nêu tình hình điều chỉnh; hoặc có số thay đổi giáp ranh một số tuyến với xã liên quan); có vị trí địa lý nằm ở phía …………….của huyện …………….tỉnh …………….”, (tiếp theo mô tả
như trên).
Ngày ……. tháng…….. năm………
Người lập:……………………………
Người kiểm tra……………………….
Ngày ……. tháng…….. năm………
TM. UBND xã…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 15b: Cấp huyện
MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Huyện………………………… Tỉnh …………………………
Dân số: …………………………người
Tổng số hộ: …………………………hộ
Diện tích tự nhiên: …………………ha
Huyện ……….nằm ở phía………. của tỉnh, có diện tích tự nhiên là ... ha, dân số …….người (tính đến tháng ... năm……), có ... thị trấn và ...xã.
Huyện ……….tiếp giáp với ……………..huyện cùng tỉnh, với các huyện………. của tỉnh ………., với (nước nào) và giáp biển ở phía ………. với tổng chiều dài đường ĐGHC (kể cả tuyến trùng lên cấp tỉnh, Quốc giới, đường bờ biển) là
………. km. Đường ĐGHC cấp huyện trên thực địa chủ yếu chạy ………. (nêu khái quát như chạy theo sông, suối, đường phân thủy, tụ thủy, theo bờ vùng, bờ thửa ....) và tiếp giáp với huyện, tỉnh khác như sau:
- Phía Bắc giáp huyện (huyện cùng tỉnh), tuyến ĐGHC dài ……….km.
- Phía Đông giáp huyện ……….tỉnh ………., tuyến ĐGHC dài ……….km.
……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….
Trên đường ĐGHC các cấp của huyện đã cắm ……….mốc. Trong đó mốc cấp
tỉnh là ………., mốc cấp huyện ………., mốc cấp xã ……….
Trên địa bàn cả huyện có ………. tuyến ĐGHC cấp xã, với tổng chiều dài là ………. km, trong đó trùng lên ĐGHC cấp tỉnh là ……….tuyến, trùng lên ĐGHC cấp huyện là ……….tuyến và có ……….xã giáp với nước ……….
Bản đồ ĐGHC cấp xã của huyện được thành lập năm ……….trên nền bản đồ địa
hình tỷ lệ ………. do ……….xuất bản năm………. Đã làm hoàn chỉnh hồ sơ
của ……….xã, thị trấn.
Bản đồ ĐGHC cấp huyện thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ ……….do ………. xuất bản năm ………., bằng phương pháp ………. từ các bộ bản đồ ĐGHC của cấp xã. Bộ bản đồ ĐGHC cấp huyện gồm ……….tờ, có phiên hiệu sau: ……….và được đóng thành tập.
Các mốc ĐGHC, các tuyến ĐGHC trên địa bàn cả huyện đã được UBND cấp xã, huyện có liên quan xác định tại thực địa, cắm mốc, lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, lập biên bản xác nhận mô tả ĐGHC, đã được thể hiện trên bản đồ ĐGHC của huyện và đã được xác nhận, chứng thực theo quy định.
Ngày ……. tháng…….. năm………
Người lập:……………………………
Người kiểm tra……………………….
Ngày ……. tháng…….. năm………
TM. UBND huyện…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 15c: cấp tỉnh
MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tỉnh……………….
Dân số: …………………người
Tổng số hộ: …………….….hộ
Diện tích tự nhiên: ………..ha
Tỉnh ………..nằm ở ………..có diện tích tự nhiên là ... ha, dân số ……….. người (tính đến tháng ... năm ………), có ………..thành phố, ………..quận, ………..huyện với ……….. phường, ………..thị trấn và ………..xã.
Đường ĐGHC của tỉnh dài ………..km, trên thực địa chủ yếu chạy ... và tiếp giáp với các tỉnh ……….., nước……………… cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp nước ………..đoạn quốc giới dài ………..km.
- Phía Đông giáp tỉnh ……….., tuyến ĐGHC dài……….. km.
……………………………………………………………………..
Trên đường ĐGHC các cấp của tỉnh đã cắm……….. mốc. Trong đó cấp tỉnh là ………..
mốc, cấp huyện ………..mốc và cấp xã ………..mốc,
Trên địa bàn cả tỉnh có……….. tuyến ĐGHC cấp xã, dài ……….. km, có ……….. tuyến ĐGHC cấp huyện dài ……….. km, có ………..huyện giáp với nước và có……….. huyện giáp với biển ……….. số tuyến ĐGHC cấp xã trùng lên ĐGHC cấp huyện là ……….. tuyến. Trên đường ĐGHC cấp tỉnh có ……….. tuyến ĐGHC cấp huyện và……….. tuyến ĐGHC cấp xã đi trùng lên.
Bản đồ ĐGHC cấp xã được thành lập năm……….. trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ ……….. do xuất bản năm ………..đã làm đầy đủ cho.... xã.
Bản đồ ĐGHC cấp huyện được thành lập năm……….. trên nền bản đồ địa hình
tỷ lệ ………..do ………..xuất bản năm……….. Đã làm đầy đủ cho…… huyện.
Bản đồ ĐGHC của tỉnh thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ ……….. do ……….. xuất bản năm ……….., bằng phương pháp ……….. từ các bộ bản đồ
ĐGHC của cấp xã, huyện. Bộ bản đồ ĐGHC cấp tỉnh gồm ………..tờ, có phiên hiệu
sau: ………..và được đóng thành tập.
Các mốc ĐGHC, các tuyến ĐGHC trên địa bàn cả tỉnh đã được UBND cấp xã, huyện, tỉnh có liên quan xác định tại thực địa, cắm mốc, lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, lập biên bản xác nhận mô tả ĐGHC, đã được thể hiện trên bản đồ ĐGHC các cấp, có xác nhận, chứng thực theo quy định.
Ngày ……. tháng…….. năm………
Người lập:……………………………
Người kiểm tra……………………….
Ngày ……. tháng…….. năm………
TM. UBND tỉnh…………………
Chủ tịch (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 16
HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI HỒ SƠ ĐGHC
Phụ lục 16a: cấp xã
BẢN THỐNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
1. Bản sao các văn bản pháp lý về thành lập xã và điều chỉnh ĐGHC xã của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền:
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
2. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
3. Bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
4. Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
5. Mô tả tình hình chung về ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
6. Biên bản xác nhận mô tả ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
7. Phiếu thống kê địa danh dân cư
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
8. Phiếu thống kê địa danh thủy văn
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
9. Phiếu thống kê địa danh sơn văn
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
10. Biên bản bàn giao mốc ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
11. Bộ bản đồ ĐGHC
Số lượng …...mảnh
12. Các tài liệu khác liên quan (nếu có):
Số lượng …...
Phụ lục 16b: cấp huyện
BẢN THỐNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
1. Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thành lập huyện và điều
chỉnh ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
2. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
3. Bảng tọa độ các mốc và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
4. Mô tả tình hình chung về ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
5. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
6. Bộ bản đồ ĐGHC
Số lượng …...mảnh
Phụ lục 16c: cấp tỉnh
BẢN THỐNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
1. Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thành lập tỉnh và điều
chỉnh ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
2. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
3. Bảng tọa độ các mốc và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
4. Mô tả tình hình chung về ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
5. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC
Số lượng …...bản
Từ trang ....đến trang
6. Bộ bản đồ ĐGHC
Số lượng …...mảnh
PHỤ LỤC 18
MẪU TRÌNH BÀY BÌA TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Ghi chú:
- Tại phụ lục 17, 18 đối với hồ sơ cấp huyện (hoặc tỉnh) thì dòng tên xã, được thay thế vị trí dòng tên huyện (hoặc tỉnh) tương ứng.
- Đối với các dãn cách là 130, 100 mm thì giảm đi tương ứng đối với bản đồ tỷ lệ nhỏ (1/25.000 và 1/50.000)
PHỤ LỤC 19
CÁC TÀI LIỆU KIỂM TRA, NGHIỆM THU
Phụ lục 19a: Mẫu Phiếu ghi ý kiến kiểm tra, nghiệm thu
PHIẾU GHI Ý KIẾN KIỂM TRA NGHIỆM THU
Tên thành quả: ................................................................................................................
Người sản xuất ……………………………..Người kiểm tra ...................................................
Ngày kiểm tra …………………..
Số hiệu
Trang
Dòng
Nội dung vấn đề
Ý kiến kiểm tra
Ý kiến kiểm tra lại
Tình hình sửa chữa
Người được kiểm tra
(ký và ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra
(ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 19b : Mẫu Biên bản nghiệm thu sản phẩm hồ sơ ĐGHC
Tỉnh:……………………………
Huyện………………………….
Xã:..........................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày…. tháng…. năm…
BIÊN BẢN NGHIỆM THU SẢN PHẨM HỒ SƠ ĐGHC
TỈNH: ………………………………
(Theo Dự án, Thiết kế KT-DT...)
Phần Hồ sơ ĐGHC cấp xã (huyện, tỉnh)
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà)…………………………. Chức vụ…………………. Đại diện ……………………
2. Ông (bà)…………………………. Chức vụ…………………. Đại diện ……………………
3. Ông (bà)…………………………. Chức vụ…………………. Đại diện ……………………
Có sự chứng kiến của
1. Ông (bà)…………………………. Chức vụ…………………. Đại diện ……………………
2. Ông (bà)…………………………. Chức vụ…………………. Đại diện ……………………
3. Ông (bà)…………………………. Chức vụ…………………. Đại diện ……………………
Đã tiến hành kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ ĐGHC cấp xã (huyện, tỉnh) do ……………….thực hiện
Kết quả kiểm tra nghiệm thu như sau
1. Tổ chức và phương pháp kiểm tra nghiệm thu: (nêu ngắn gọn về tổ chức và phương pháp đã tiến hành kiểm tra nghiệm thu).
2. Tài liệu đã giao nộp để kiểm tra, nghiệm thu (thống kê đầy đủ)
3. Kết quả kiểm tra chất lượng sản lượng.
(Nêu trình tự kết quả chất lượng đối với từng loại hồ sơ)
A- Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã.
B- Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện
C- Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh
Mỗi chủng loại công việc, mỗi loại tài liệu cần nêu rõ tổng khối lượng, số lượng đã kiểm tra trong phòng, ngoài thực địa, tỷ lệ kiểm tra, chất lượng đạt được.
Nhận xét và đánh giá
Nhận xét chung về kết quả đo các đơn vị sản xuất thực hiện đã được các cấp nghiệm thu. Đánh giá cụ thể các hồ sơ nào đạt, mức độ; Hồ sơ nào không đạt, lý do. Kiến nghị biện pháp khắc phục cụ thể, khối lượng công việc đã hoàn thành.
Ngày tháng năm
Đại diện đơn vị thi công
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm
Đại diện UBND cấp kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 19c: Mẫu Bảng danh mục tài liệu đã nghiệm thu
BẢNG DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ NGHIỆM THU
(Kèm theo biên bản kiểm tra nghiện thu…..ngày…..tháng ….năm …..)
Hồ sơ địa giới hành chính …………………………………………………………………
STT
Loại sản phẩm
Đơn vị
Hình thức và khối lượng nghiệm thu
Phân loại
Thời gian nghiệm thu
Ghi chú
Ngày… tháng ….năm……..
Ý kiến người được nghiệm thu
(Ghi rõ ý kiến đồng ý, không đồng ý)
(Ký ghi rõ họ tên)
Ngày… tháng ….năm……..
Người nghiệm thu
(Ký ghi rõ họ tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "22/08/2014",
"sign_number": "48/2014/TT-BTNMT",
"signer": "Nguyễn Linh Ngọc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-32-2010-TT-BCT-he-thong-dien-phan-phoi-109578.aspx | Thông tư 32/2010/TT-BCT hệ thống điện phân phối | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 32/2010/TT-BCT
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam;
Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Các tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện phân phối.
2. Đầu tư phát triển lưới điện phân phối.
3. Dự báo nhu cầu phụ tải điện.
4. Điều kiện và thủ tục đấu nối vào lưới điện phân phối.
5. Điều độ và vận hành hệ thống điện phân phối.
6. Đo đếm điện năng tại các điểm giao nhận giữa lưới điện phân phối và nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối không tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Đơn vị phân phối điện;
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối;
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:
a) Hạ áp là cấp điện áp danh định dưới 1000V;
b) Trung áp là cấp điện áp danh định từ 1000V đến 35kV;
c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35kV đến 220kV;
d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220kV.
2. Biến dòng điện (CT) là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm điện.
3. Biến điện áp (VT) là thiết bị biến đổi điện áp, mở rộng phạm vi đo điện áp và điện năng cho hệ thống đo đếm điện.
4. Công suất khả dụng của tổ máy phát điện là công suất phát thực tế cực đại của tổ máy phát điện có thể phát ổn định, liên tục trong một khoảng thời gian xác định.
5. Dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp danh định trong thời gian dài hơn một (01) phút.
6. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối hoặc Đơn vị phân phối điện khác vào lưới điện phân phối.
7. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải để bán điện cho Khách hàng sử dụng điện hoặc các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện khác.
8. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện.
9. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.
10. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, quản lý, điều phối các giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện.
11. Hệ số sự cố chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch một (01) pha hoặc ngắn mạch hai (02) pha chạm đất).
12. Hệ thống điện phân phối là hệ thống điện bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối.
13. Hệ thống đo đếm là hệ thống bao gồm các thiết bị đo đếm và mạch điện được tích hợp để đo đếm và xác định lượng điện năng truyền tải qua một vị trí đo đếm.
14. Hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống thu thập số liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện.
15. Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện từ lưới điện phân phối để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
16. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là tổ chức, cá nhân có trang thiết bị điện, lưới điện đấu nối vào lưới điện phân phối để sử dụng dịch vụ phân phối điện, bao gồm:
a) Khách hàng sử dụng điện;
b) Tổ chức, cá nhân sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối;
c) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
17. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng là Khách hàng có trạm biến áp, lưới điện riêng đấu nối vào lưới điện phân phối ở cấp điện áp trung áp và 110kV.
18. Khách hàng lớn
sử dụng lưới điện phân phối là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện có quy mô công suất đặt và Khách hàng sử dụng điện có quy mô tiêu thụ điện được Cục Điều tiết điện lực quy định.
19. Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, các đường dây và trạm biến áp có điện áp 110kV có chức năng phân phối điện.
20. Lưới điện truyền tải
là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 220kV trở lên, các đường dây và trạm biến áp có điện áp 110kV có chức năng truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia.
21. Ngày điển hình là ngày được chọn có chế độ tiêu thụ điện điển hình của phụ tải điện. Ngày điển hình bao gồm ngày điển hình của ngày làm việc và ngày cuối tuần cho năm, tháng và tuần.
22. Ngừng, giảm cung cấp điện theo kế hoạch là việc ngừng cung cấp điện cho Khách hàng sử dụng điện để thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện; điều hòa, hạn chế phụ tải do thiếu điện theo kế hoạch hạn chế phụ tải được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông báo.
23. Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) là giá trị đo được trong khoảng thời gian mười (10) phút bằng thiết bị đo tiêu chuẩn theo IEC868.
Pst95% là ngưỡng giá trị của Pst sao cho trong khoảng 95% thời gian đo (ít nhất một tuần) và 95% số vị trí đo Pst không vượt quá giá trị này.
24. Mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) được tính từ 12 kết quả đo Pst liên tiếp (trong khoảng thời gian hai (02) giờ), theo công thức:
Plt95% là ngưỡng giá trị của Plt sao cho trong khoảng 95% thời gian đo (ít nhất một tuần) và 95% số vị trí đo Plt không vượt quá giá trị này.
25. Rã lưới là sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện, trạm điện dẫn đến mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
26. Ranh giới vận hành
là ranh giới phân định trách nhiệm vận hành lưới điện hoặc trang thiết bị điện giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối hoặc với các Đơn vị phân phối điện khác.
27. Sa thải phụ tải là quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có sự cố trong hệ thống điện hoặc khi có quá tải cục bộ ngắn hạn nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ.
28. Sóng hài là sóng điện áp và dòng điện hình sin có tần số là bội số của tần số cơ bản.
29. Tách đấu nối là việc tách lưới điện hoặc thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi lưới điện phân phối tại điểm đấu nối.
30. Thiết bị đo đếm là các thiết bị bao gồm công tơ, máy biến dòng điện, máy biến điện áp và các thiết bị phụ trợ phục vụ đo đếm điện năng.
31. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng để đấu nối các trang thiết bị điện của khách hàng vào lưới điện phân phối.
32. Tiêu chuẩn IEC là tiêu chuẩn về kỹ thuật điện do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế ban hành.
33. Vị trí đo đếm
là vị trí vật lý trên mạch điện nhất thứ, tại đó điện năng mua bán được đo đếm và xác định.
Chương II
TIÊU CHUẨN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI
Mục 1. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 4. Tần số
Tần số định mức trong hệ thống điện quốc gia là 50Hz. Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ±0,2Hz so với tần số định mức. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ±0,5Hz so với tần số định mức.
Điều 5. Điện áp
1. Điện áp danh định
Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 6kV và 0,4kV.
2. Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
a) Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ±5%;
b) Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và -5%.
3. Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và –10% so với điện áp danh định.
4. Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10% so với điện áp danh định.
5. Trong trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có yêu cầu chất lượng điện áp cao hơn so với quy định, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có thể thỏa thuận giá trị dao động điện áp tại điểm đấu nối khác với các giá trị quy định trong khoản 2 Điều này.
Điều 6. Cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV hoặc 5% điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Điều 7. Sóng hài
1. Tổng độ biến dạng sóng hài (THD) là tỷ lệ của giá trị điện áp hiệu dụng của sóng hài với giá trị hiệu dụng của điện áp cơ bản, biểu diễn bằng đơn vị phần trăm (%), theo công thức sau:
Trong đó:
THD:
Tổng độ biến dạng sóng hài của điện áp;
Vi:
Thành phần điện áp tại sóng hài bậc i;
V1:
Thành phần điện áp tại tần số cơ bản (50Hz).
2. Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 1 như sau:
Bảng 1: Độ biến dạng sóng hài điện áp
Cấp điện áp
Tổng biến dạng sóng hài
Biến dạng riêng lẻ
110kV
3,0%
1,5%
Trung và hạ áp
6,5%
3,0%
3. Cho phép đỉnh nhọn điện áp bất thường trên lưới điện phân phối trong thời gian ngắn vượt quá tổng mức biến dạng sóng hài quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không được gây hư hỏng thiết bị của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
Điều 8. Nhấp nháy điện áp
1. Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 2 như sau:
Bảng 2: Mức nhấp nháy điện áp
Cấp điện áp
Mức nhấp nháy cho phép
110kV
Pst95% = 0,80
Plt95% = 0,60
Trung áp
Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80
Hạ áp
Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80
2. Tại điểm đấu nối trung và hạ áp, mức nhấp nháy ngắn hạn (Pst) không được vượt quá 0,9 và mức nhấp nháy dài hạn (Plt) không được vượt quá 0,7 căn cứ tiêu chuẩn IEC1000-3-7.
Điều 9. Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố
1. Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố được quy định trong Bảng 3 như sau:
Bảng 3: Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố
Điện áp
Dòng ngắn mạch lớn nhất (kA)
Thời gian loại trừ sự cố (ms)
Thời gian chịu đựng của thiết bị
(s)
Trung áp
25
500
3
110kV
31,5
150
3
2. Trường hợp đặc biệt, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đề xuất để được phép áp dụng mức dòng ngắn mạch lớn nhất cho một số khu vực trong hệ thống điện phân phối cao hơn mức quy định tại Bảng 3.
3. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập hồ sơ bao gồm đánh giá ảnh hưởng việc áp dụng giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cao hơn mức quy định tại Bảng 3 tới Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối bị ảnh hưởng trực tiếp, trình Cục Điều tiết điện lực xem xét phê duyệt.
4. Đơn vị phân phối điện phải thông báo giá trị dòng ngắn mạch cực đại cho phép tại điểm đấu nối để Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phối hợp trong khi lắp đặt thiết bị.
Điều 10. Chế độ nối đất
Chế độ nối đất trung tính trong hệ thống điện phân phối được quy định trong Bảng 4 như sau:
Bảng 4: Chế độ nối đất
Cấp điện áp
Điểm trung tính
110kV
Nối đất trực tiếp
35 kV
Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng
15, 22 kV
Nối đất trực tiếp (3 pha 3 dây) hoặc nối đất lặp lại (3 pha 4 dây)
6, 10 kV
Trung tính cách ly
Dưới 1000V
Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết hợp)
Điều 11. Hệ số sự cố chạm đất
Hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối không được vượt quá 1,4 đối với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp và 1,7 đối với lưới điện có trung tính cách ly hoặc lưới điện có trung tính nối đất qua trở kháng.
Mục 2. TIÊU CHUẨN ĐỘ TIN CẬY
Điều 12. Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối
1. Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối bao gồm:
a) Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average Interruption Duration Index - SAIDI);
b) Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average Interruption Frequency Index - SAIFI);
c) Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối (Momentary Average Interruption Frequency Index - MAIFI).
2. Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối được tính toán như sau:
a) SAIDI được tính bằng tổng thời gian mất điện của các Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong một quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức sau:
Trong đó:
Ti: Thời gian mất điện lần thứ i kéo dài trên 5 phút trong quý j;
Ki: Số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong quý j;
n: số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.
b) SAIFI được tính bằng tổng số lần mất điện của Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức sau:
Trong đó:
n: số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số khách hàng trong quý j của Đơn vị phân phối điện.
c) MAIFI được tính bằng tổng số lần mất điện thoáng qua của Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo công thức sau:
Trong đó:
m: số lần mất điện thoáng qua trong quý j;
K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.
Điều 13. Các trường hợp ngừng cung cấp điện không xét đến khi tính toán các chỉ số độ tin cậy
1. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đề nghị cắt điện.
2. Thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn để được khôi phục cung cấp điện.
3. Do sự cố thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
4. Do mất điện từ lưới điện truyền tải.
5. Sa thải phụ tải theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
6. Cắt điện khi xét thấy có khả năng gây mất an toàn nghiêm trọng đối với con người và thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống điện.
7. Do Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối điện vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện quy định tại Điều 6 Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện (sau đây viết là Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN).
8. Do các sự kiện bất khả kháng, ngoài khả năng kiểm soát của Đơn vị phân phối điện theo quy định tại Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN .
Điều 14. Trình tự phê duyệt tiêu chuẩn độ tin cậy hàng năm cho lưới điện phân phối
1. Trước ngày 15 tháng 9 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp các tính toán độ tin cậy cho năm tiếp theo của các Đơn vị phân phối điện để trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, phê duyệt.
2. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực phê duyệt chỉ tiêu độ tin cậy cho lưới điện phân phối của từng Đơn vị phân phối điện làm cơ sở tính toán giá phân phối điện cho các Đơn vị phân phối điện.
Điều 15. Chế độ báo cáo
1. Trước ngày 15 tháng đầu tiên hàng quý, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản về việc thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối trong quý trước đó.
2. Cục Điều tiết điện lực quy định mẫu báo cáo về độ tin cậy của các Đơn vị phân phối điện.
Mục 3. TIÊU CHUẨN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
Điều 16. Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối
Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối bao gồm:
1. Tổn thất điện năng kỹ thuật: là tổn thất điện năng gây ra do tổn thất công suất kỹ thuật trên đường dây và thiết bị điện trên lưới điện phân phối.
2. Tổn thất điện năng phi kỹ thuật: là tổn thất điện năng do trộm cắp điện, do sai số của thiết bị đo đếm điện năng hoặc do lỗi quản lý hệ thống đo đếm điện năng.
Điều 17. Trình tự phê duyệt chỉ tiêu tổn thất điện năng của lưới điện phân phối
1. Trước ngày 15 tháng 9 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp các tính toán tổn thất điện năng của lưới điện phân phối cho năm tới của các Đơn vị phân phối điện để trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, phê duyệt.
2. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực phê duyệt chỉ tiêu tổn thất điện năng của lưới điện phân phối cho các Đơn vị phân phối điện để làm cơ sở tính toán giá phân phối điện cho các Đơn vị phân phối điện.
Mục 4. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Điều 18. Các loại tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Các loại tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bao gồm:
1. Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc thời gian điều chỉnh đấu nối cho khách hàng.
2. Chất lượng trả lời khiếu nại bằng văn bản.
Nội dung văn bản trả lời khiếu nại của khách hàng bao gồm:
a) Trả lời rõ ràng khiếu nại được chấp nhận hay không;
b) Giải thích rõ ràng phương án giải quyết trong trường hợp khiếu nại được chấp nhận;
c) Trong trường hợp không chấp nhận khiếu nại, Đơn vị phân phối điện phải nêu rõ lý do và hướng dẫn khách hàng theo từng trường hợp cụ thể;
d) Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khác giúp khách hàng đánh giá được phương án giải quyết;
đ) Văn bản trả lời trong thời gian quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư này.
3. Chất lượng trả lời khiếu nại của khách hàng qua điện thoại được đánh giá trên các tiêu chí:
a) Tỷ lệ số cuộc gọi của khách hàng được trả lời thỏa đáng;
b) Thời gian trả lời các cuộc gọi trong thời gian quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19 Thông tư này.
Điều 19. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cho lưới điện phân phối
1. Đơn vị phân phối điện phải tổ chức, duy trì và cập nhật hệ thống thông tin để ghi nhận tất cả khiếu nại từ khách hàng bằng văn bản hay qua điện thoại.
2. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ được quy định như sau:
a) Thời gian xem xét và ký thỏa thuận đấu nối kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối hoàn chỉnh, hợp lệ theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Thông tư này;
b) Chất lượng trả lời bằng văn bản:
- Có trên 85% văn bản giải thích việc ngừng cung cấp điện cho khách hàng trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ thời điểm ngừng cung cấp điện;
- Có trên 95% văn bản trả lời các khiếu nại bằng văn bản (fax hoặc công văn) trong thời hạn năm (05) ngày làm việc.
c) Chất lượng trả lời khiếu nại qua điện thoại: Có trên 85% các cuộc điện thoại của khách hàng được phản hồi trong thời gian ba mươi (30) giây.
Điều 20. Báo cáo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực về kết quả thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bao gồm các nội dung sau:
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ năm trước đó theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
2. Giải trình nguyên nhân trong trường hợp không đạt các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
3. Kế hoạch nâng cao tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
Chương III
DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TẢI ĐIỆN HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI
Điều 21. Quy định chung
1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối là dự báo cho toàn bộ phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện phân phối, trừ các phụ tải có nguồn cung cấp điện riêng. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm, kế hoạch và phương thức vận hành hệ thống điện phân phối.
2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối bao gồm dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng và tuần tới.
3. Trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối:
a) Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện phân phối thuộc phạm vi quản lý của mình và phụ tải điện tại tất cả các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải;
b) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu tổ máy phát điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện của mình, trong đó bao gồm dự báo nhu cầu phụ tải điện tổng hợp toàn đơn vị và nhu cầu phụ tải điện tại từng điểm đấu nối.
Điều 22. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm
1. Các thông tin, dữ liệu sử dụng cho dự báo nhu cầu phụ tải điện năm bao gồm:
a) Các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện đã được duyệt;
b) Yếu tố giá điện, tốc độ tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế trên địa bàn của Đơn vị phân phối điện và các yếu tố kinh tế - xã hội khác có liên quan;
c) Diễn biến nhu cầu phụ tải điện trong năm (05) năm trước gần nhất;
d) Dự báo tăng trưởng nhu cầu điện của các phụ tải điện hiện có trong các năm tới;
đ) Nhu cầu điện của các phụ tải mới, các dự án, các khu - cụm công nghiệp đã có kế hoạch đầu tư xây dựng và tiến độ đưa vào vận hành;
e) Các chương trình tiết kiệm năng lượng, quản lý nhu cầu phụ tải và các giải pháp giảm tổn thất điện năng;
g) Công suất và sản lượng điện mua, bán tại mỗi điểm đấu nối với lưới điện của Đơn vị phân phối điện khác;
h) Công suất và sản lượng điện xuất, nhập khẩu (nếu có);
i) Các yếu tố, sự kiện xã hội ảnh hưởng tới nhu cầu phụ tải.
2. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm
a) Cho năm đầu tiên
- Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng tháng của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải;
- Biểu đồ ngày điển hình hàng tháng của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải.
b) Cho bốn (04) năm tiếp theo
- Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng năm của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải;
- Biểu đồ ngày điển hình hàng năm của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải.
3. Trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện
a) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải cung cấp các thông tin sau:
- Biểu đồ phụ tải điện ngày điển hình hiện trạng;
- Dự kiến công suất cực đại và sản lượng điện đăng ký sử dụng hàng tháng trong năm tới; dự kiến công suất cực đại và sản lượng điện đăng ký sử dụng hàng năm trong bốn (04) năm tiếp theo;
- Các thông số bổ sung về lưới điện, máy cắt và sơ đồ bố trí bảo vệ cho các thiết bị trực tiếp đấu nối hoặc có ảnh hưởng tới lưới điện phân phối.
b) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu tổ máy phát điện phải cung cấp các thông tin sau:
- Dự báo sản lượng, công suất hàng tháng có thể phát lên lưới điện phân phối;
- Thông số kỹ thuật của các tổ máy phát điện mới và tiến độ đưa vào vận hành trong năm (05) năm tiếp theo.
c) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải cung cấp các thông tin sau:
- Tổng số khách hàng thống kê theo năm thành phần;
- Dự báo nhu cầu công suất và điện năng của năm thành phần khách hàng trong năm (05) năm tiếp theo;
- Biểu đồ phụ tải ngày điển hình hàng tháng tại điểm đấu nối cho năm tới;
- Các thông số bổ sung về lưới, máy cắt và sơ đồ bố trí bảo vệ cho các thiết bị trực tiếp đấu nối hoặc có ảnh hưởng tới lưới điện phân phối.
d) Các Đơn vị phân phối điện khác có đấu nối với lưới điện của Đơn vị phân phối điện phải cung cấp các thông tin về công suất cực đại và sản lượng giao nhận dự kiến tại điểm đấu nối trong từng tháng của năm tới; công suất cực đại và sản lượng giao nhận dự kiến tại điểm đấu nối trong từng năm trong giai đoạn bốn (04) năm tiếp theo.
4. Trình tự thực hiện
a) Trước ngày 01 tháng 6 hàng năm, các đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này phải cung cấp thông tin cho Đơn vị phân phối điện để lập dự báo nhu cầu phụ tải điện cho năm tới và bốn (04) năm tiếp theo;
b) Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện hàng năm theo quy định tại khoản 2 Điều này để cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Điều 23. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng
1. Các thông tin, dữ liệu sử dụng cho dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng:
a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm;
b) Các số liệu thống kê về điện năng tiêu thụ, công suất cao điểm ngày và cao điểm tối trong tháng tương ứng của năm trước đó;
c) Các thông tin cần thiết khác.
2. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng:
a) Công suất cực đại, điện năng tiêu thụ hàng tuần của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải;
b) Công suất cực đại, điện năng giao nhận hàng tuần tại các điểm mua bán điện với nước ngoài thông qua lưới điện của Đơn vị phân phối điện;
c) Công suất cực đại, điện năng giao nhận hàng tuần của các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối;
d) Biểu đồ ngày điển hình hàng tuần của toàn Đơn vị phân phối điện.
3. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện về dự báo điện năng tiêu thụ, công suất cực đại trong tháng tới tại các điểm đấu nối trong các trường hợp sau:
a) Công suất điện tiêu thụ chênh lệch trên 2MW so với số liệu của tháng tương ứng trong dự báo nhu cầu phụ tải điện năm;
b) Công suất phát của khách hàng là nhà máy điện chênh lệch trên 1MW so với công suất phát dự kiến của tháng tương ứng trong dự báo nhu cầu phụ tải điện năm.
4. Trình tự thực hiện:
a) Trước ngày 15 hàng tháng, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này để phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới;
b) Trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới và thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Điều 24. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần
1. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần bao gồm các thông số sau:
a) Công suất cực đại, điện năng tiêu thụ theo từng ngày của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải;
b) Công suất cực đại, điện năng giao nhận theo từng ngày tại các điểm mua bán điện với nước ngoài thông qua lưới điện của Đơn vị phân phối điện;
c) Biểu đồ phụ tải từng ngày trong tuần của toàn Đơn vị phân phối điện.
2. Trước 11h00 thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành và cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện dự báo nhu cầu phụ tải hai (02) tuần tới để lập phương thức vận hành cho hai (02) tuần tới.
Điều 25. Nghiên cứu phụ tải
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu phụ tải phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện và tính toán giá bán lẻ điện.
2. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xây dựng Thông tư quy định nội dung, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Chương IV
LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Điều 26. Nguyên tắc chung
1. Hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối cho năm tới và có xét đến bốn (04) năm tiếp theo trong phạm vi quản lý.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm được lập căn cứ trên các cơ sở sau đây:
a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm;
b) Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt và các thỏa thuận đấu nối đã ký.
Điều 27. Yêu cầu đối với kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm
1. Đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu phụ tải của khách hàng hiện có và các khách hàng mới; đấu nối các nguồn điện mới vào lưới điện phân phối.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện phân phối quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Đề xuất danh mục và tiến độ đưa vào vận hành các công trình lưới điện phân phối cần đầu tư trong năm tới và tổng khối lượng đầu tư theo các hạng mục công trình cho bốn (04) năm tiếp theo.
4. Đề xuất danh mục các công trình lưới điện truyền tải cần đầu tư, nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu về tiến độ đầu tư các công trình trong kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối.
Điều 28. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối bao gồm các nội dung sau:
1. Đánh giá hiện trạng lưới điện phân phối.
2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm tới của từng điểm giao nhận điện với lưới điện truyền tải và dự báo nhu cầu phụ tải điện theo các thành phần phụ tải của toàn Đơn vị phân phối điện cho bốn (04) năm tiếp theo.
3. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư các công trình lưới điện phân phối đã được phê duyệt.
4. Danh mục các đấu nối mới với Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối kèm theo dự kiến điểm đấu nối đã được thỏa thuận.
5. Các tính toán phân tích, lựa chọn sơ đồ kết lưới tối ưu, bao gồm:
a) Tính toán chế độ vận hành lưới điện phân phối;
b) Tính toán tổn thất điện áp;
c) Tính toán ngắn mạch tới thanh cái trung thế của các trạm 110kV;
d) Tính toán tổn thất điện năng trên lưới phân phối;
đ) Tính toán bù công suất phản kháng;
e) Kế hoạch thực hiện bù công suất phản kháng trên lưới điện phân phối.
6. Danh mục các công trình đường dây và trạm biến áp phân phối điện xây mới hoặc cần cải tạo cho năm tới và tổng khối lượng đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện phân phối theo các cấp điện áp và các hạng mục công trình cho bốn (04) năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.
7. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện phân phối theo các cấp điện áp.
Điều 29. Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
1. Hồ sơ kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình phê duyệt;
b) Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm theo nội dung quy định tại Điều 28 Thông tư này.
2. Hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam hồ sơ kế hoạch đầu tư phát triển lưới phân phối trong phạm vi quản lý để tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư lưới điện phân phối toàn quốc cho năm tới.
3. Trước ngày 31 tháng 8 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối toàn quốc và của từng Đơn vị phân phối điện cho năm tới.
4. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực thẩm định và thông qua kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối toàn quốc và của từng Đơn vị phân phối điện để làm cơ sở tính toán và xây dựng giá bán điện.
Chương V
ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Mục 1. NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 30. Điểm đấu nối
1. Điểm đấu nối là:
a) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện;
b) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện giữa hai Đơn vị phân phối điện;
c) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện của Khách hàng sử dụng điện vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
2. Điểm đấu nối phải được mô tả chi tiết bằng các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh có liên quan trong thoả thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Điều 31. Ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành
1. Ranh giới phân định tài sản giữa Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là điểm đấu nối.
2. Tài sản của mỗi bên tại ranh giới phân định tài sản phải được liệt kê chi tiết kèm theo các bản vẽ, sơ đồ có liên quan trong thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
3. Tài sản thuộc sở hữu của bên nào thì bên đó có trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành theo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 32. Tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực
1. Phương án đấu nối các thiết bị điện, lưới điện và nhà máy điện mới vào lưới điện phân phối phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong trường hợp phương án đấu nối đề nghị của khách hàng không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.
3. Trường hợp phương án đấu nối vào cấp điện áp 110kV hoặc đấu nối nhà máy điện mới không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt, chủ đầu tư có phương án đề nghị đấu nối phải lập hồ sơ báo cáo UBND cấp tỉnh để trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
4. Trường hợp phương án đấu nối vào cấp điện áp trung thế không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt, chủ đầu tư có phương án đề nghị đấu nối phải lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trình Sở Công Thương thẩm định trình UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quận, huyện.
Điều 33. Trách nhiệm phối hợp thực hiện
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp thực hiện phương án đấu nối khi khách hàng có hồ sơ đề nghị đấu nối hợp lệ. Việc đấu nối và điều chỉnh đấu nối phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành tại điểm đấu nối quy định tại Mục 2 Chương này.
2. Trường hợp các thiết bị tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo và phối hợp với khách hàng đưa ra biện pháp khắc phục. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu mọi chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục.
Mục 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT TẠI ĐIỂM ĐẤU NỐI
Điều 34. Yêu cầu về cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải đảm bảo thiết bị của mình không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV hoặc quá 5% điện áp danh định đối với cấp điện áp dưới 110kV.
Điều 35. Yêu cầu về sóng hài
1. Giá trị cực đại cho phép (tính theo giá trị tuyệt đối của dòng điện hoặc % dòng điện phụ tải tại điểm đấu nối) của tổng độ biến dạng dòng điện do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra tùy theo cấp điện áp được quy định như sau:
a) Đối với đấu nối vào cấp điện áp hạ áp có công suất tới 10kW:
- Khách hàng đấu nối vào cấp điện áp hạ áp 1 pha: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không quá 5A;
- Khách hàng đấu nối vào cấp điện áp hạ áp 3 pha: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không quá 14A.
b) Đối với đấu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đấu nối có công suất trên 10kW và nhỏ hơn 50kW: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 20% dòng điện phụ tải;
c) Đối với đấu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc các đấu nối có công suất từ 50kW trở lên: giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 12% dòng điện phụ tải.
2. Tổng độ biến dạng sóng hài do Đơn vị phân phối điện đo tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối được đo đếm theo tiêu chuẩn IEC1000-4-7, kéo dài ít nhất 24 giờ với chu kỳ 10 phút 1 lần. Chậm nhất sáu (06) tháng kể từ thời điểm phát hiện thiết bị của khách hàng không đạt được giá trị quy định tại khoản 1 Điều này, khách hàng phải áp dụng các biện pháp khắc phục để đạt được tổng độ biến dạng sóng hài trong giới hạn cho phép.
Điều 36. Yêu cầu về nhấp nháy điện áp
Mức nhấp nháy điện áp tối đa cho phép tại điểm đấu nối với lưới điện phân phối phải theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 37. Yêu cầu về nối đất
1. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải sử dụng các chế độ nối đất trung tính trong lưới điện của mình theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp khách hàng được cung cấp điện từ nhiều phía, khách hàng có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị bảo vệ thích hợp nhằm ngăn chặn và hạn chế dòng điện chạy qua điểm trung tính xuống đất.
Điều 38. Yêu cầu về hệ số công suất
Khách hàng sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100kVA trở lên có trách nhiệm duy trì hệ số công suất (cosj) tại điểm đấu nối không nhỏ hơn 0,85 trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 39. Yêu cầu về hệ thống rơ le tần số thấp
Trong trường hợp cần thiết, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng đấu nối vào cấp điện áp 110kV có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt rơ le tần số thấp phục vụ tự động sa thải phụ tải theo tính toán của Đơn vị phân phối điện. Yêu cầu về rơ le tần số thấp phải được ghi rõ trong Thỏa thuận đấu nối.
Điều 40. Yêu cầu về hệ thống thông tin
1. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW và các trạm biến áp 110kV có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và kết nối hệ thống này với hệ thống thông tin của Đơn vị phân phối điện phục vụ thông tin liên lạc và truyền dữ liệu trong vận hành hệ thống điện. Các thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải tương thích với hệ thống thông tin hiện có của Đơn vị phân phối điện.
2. Khách hàng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quyền thoả thuận về việc lắp đặt hệ thống thông tin nhưng phải ghi rõ trong thoả thuận đấu nối.
3. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý lưới điện của mình phục vụ vận hành hệ thống điện phân phối.
4. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối các yêu cầu về dữ liệu thông tin, truyền dữ liệu và giao diện thông tin cần thiết và phối hợp với khách hàng trong việc thử nghiệm, kiểm tra và kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu của khách hàng vào hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có trong phạm vi quản lý.
Điều 41. Yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS
1. Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW và các trạm biến áp 110kV phải được trang bị hệ thống điều khiển phân tán DCS hoặc RTU có hai (02) cổng độc lập với nhau và được kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
2. Đối với nhà máy điện có công suất nhỏ hơn 10MW đấu nối trực tiếp vào lưới điện 110kV, yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS được thỏa thuận giữa các bên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và phải được ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối.
3. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt và kết nối đường truyền dữ liệu hệ thống SCADA/DMS từ lưới điện thuộc phạm vi quản lý với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
4. Hệ thống SCADA/DMS của khách hàng phải có đặc tính kỹ thuật tương thích và đảm bảo kết nối được với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
5. Việc kết nối hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống SCADA/DMS hiện có của Đơn vị phân phối điện phải được hai bên phối hợp thực hiện. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp đường truyền đến điểm đấu nối và tích hợp các thông số của hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị.
6. Trong trường hợp hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện có sự thay đổi về công nghệ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau thời điểm ký thoả thuận đấu nối dẫn đến phải thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống SCADA/DMS của khách hàng, Đơn vị phân phối điện và khách hàng có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết để các thiết bị của khách hàng tương thích với các thay đổi của hệ thống SCADA/DMS. Khách hàng có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hệ thống SCADA/DMS để đảm bảo kết nối với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
7. Yêu cầu danh sách các dữ liệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị thuộc hệ thống DCS/RTU được quy định cụ thể tại Quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA/DMS.
8. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và ban hành Quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA/DMS.
Điều 42. Yêu cầu về hệ thống bảo vệ
1. Hệ thống rơ le bảo vệ của các trạm điện và đường dây cấp điện áp 110kV phải tuân thủ quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến áp do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải thống nhất các yêu cầu về hệ thống bảo vệ trong Thỏa thuận đấu nối.
3. Cấp điều độ có quyền điều khiển lưới điện phân phối có trách nhiệm ban hành phiếu chỉnh định rơ le thuộc phạm vi lưới điện phân phối và thông qua các trị số chỉnh định liên quan đến lưới điện phân phối đối với các thiết bị bảo vệ rơ le của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
4. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải phối hợp với Đơn vị phân phối điện để thiết kế, lắp đặt, thí nghiệm và vận hành hệ thống bảo vệ trên lưới điện của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật về thời gian tác động, độ nhạy và tính chọn lọc đối với các sự cố nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lưới điện phân phối.
5. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng không được tự ý lắp đặt thiết bị để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại thanh cái đấu nối với lưới điện phân phối, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với Đơn vị phân phối điện.
6. Đơn vị phân phối điện phải cung cấp cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng về các thông số của hệ thống rơ le bảo vệ trên lưới điện phân phối trong Thỏa thuận đấu nối.
Điều 43. Yêu cầu đối với tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối
Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Máy cắt của tổ máy phát điện tại điểm đấu nối phải có khả năng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và cách ly được tổ máy ra khỏi lưới điện phân phối trong mọi chế độ vận hành.
2. Có khả năng phát công suất tác dụng định mức liên tục trong dải tần số từ 49Hz đến 51Hz. Trong dải tần số từ 47Hz đến 49Hz, mức giảm công suất không được vượt quá giá trị tính theo tỷ lệ yêu cầu của mức giảm tần số hệ thống điện, phù hợp với đặc tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy. Trong trường hợp tần số thấp hơn 47Hz hoặc cao hơn 51Hz, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có tổ máy phát điện có quyền quyết định tách hoặc không tách đấu nối các tổ máy phát điện khỏi lưới phân phối điện .
3. Trong điều kiện vận hành bình thường, tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng phát công suất phản kháng theo đặc tính công suất của tổ máy và giữ được độ lệch điện áp trong dải quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có khả năng cung cấp công suất phản kháng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng phát lên lưới điện phân phối để điều chỉnh điện áp trên lưới điện phân phối;
b) Có hệ thống kích từ đảm bảo duy trì điện áp đầu ra ổn định trong dải vận hành của các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối.
5. Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng chịu được mức mất đối xứng điện áp trong hệ thống điện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và chịu được thành phần dòng điện thứ tự không và thứ tự nghịch không nhỏ hơn thời gian loại trừ ngắn mạch pha-pha và pha-đất gần máy phát bằng bảo vệ dự phòng có liên hệ với điểm đấu nối.
6. Trong trường hợp điểm đấu nối được trang bị thiết bị tự động đóng lại, hệ thống rơ le bảo vệ của nhà máy điện phải đảm bảo phối hợp được với thiết bị tự động đóng lại của Đơn vị phân phối điện và phải được thiết kế để đảm bảo tách được tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối ngay sau khi máy cắt, thiết bị tự động đóng lại hoặc dao phân đoạn của lưới điện phân phối mở ra lần đầu tiên và duy trì cách ly tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối cho tới khi lưới điện phân phối được khôi phục hoàn toàn.
7. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Điều này, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối còn phải đáp ứng các quy định tại các Điều 34, 35, 36, 40 và Điều 41 Thông tư này.
Điều 44. Yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối giữa Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
Khách hàng sử dụng điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm:
1. Đảm bảo trang thiết bị lưới điện phân phối đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này.
2. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối đáp ứng các quy định tại các Điều 34, 35, 36, 37 và Điều 38 Thông tư này.
Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỎA THUẬN ĐẤU NỐI
Điều 45. Hồ sơ đề nghị đấu nối
1. Trường hợp đấu nối vào cấp điện áp hạ áp, khi có nhu cầu đấu nối mới vào lưới điện phân phối hoặc thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải gửi cho Đơn vị phân phối điện các tài liệu quy định tại Phụ lục 2A, 2B và thực hiện theo quy định tại Điều 48 Thông tư này.
2. Trường hợp đấu nối ở cấp điện áp trung áp và 110kV, khi có nhu cầu đấu nối mới vào lưới điện phân phối hoặc thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải gửi cho Đơn vị phân phối điện các tài liệu sau:
a) Hồ sơ đề nghị đấu nối theo mẫu quy định tại các Phụ lục từ 2C đến 2Đ của Thông tư này;
b) Sơ đồ nguyên lý các thiết bị điện chính sau điểm đấu nối;
c) Tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự kiến tại điểm đấu nối hiện tại, thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế - kỹ thuật của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại.
Điều 46. Trình tự thỏa thuận đấu nối vào cấp điện áp trung áp và 110kV
1. Khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Xem xét các yêu cầu liên quan đến thiết bị điện dự kiến tại điểm đấu nối;
b) Đánh giá ảnh hưởng của việc đấu nối trang thiết bị, lưới điện, nhà máy điện của khách hàng đề nghị đấu nối đối với lưới điện phân phối về khả năng mang tải của các đường dây, trạm biến áp hiện có; sự ảnh hưởng đến dòng ngắn mạch, ảnh hưởng đến chất lượng điện năng của lưới điện phân phối sau khi thực hiện đấu nối; công tác phối hợp các hệ thống bảo vệ;
c) Lập và thỏa thuận sơ đồ một sợi có các thông số kỹ thuật các thiết bị và sơ đồ mặt bằng điểm đấu nối lưới điện của khách hàng vào lưới điện phân phối làm sơ đồ chính thức sử dụng trong Thỏa thuận đấu nối;
d) Dự thảo Thỏa thuận đấu nối theo các nội dung được quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này và gửi cho khách hàng đề nghị đấu nối.
3. Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xem xét, thỏa thuận thực hiện phương án đấu nối và ký Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối điện.
4. Trường hợp không thỏa thuận được phương án đấu nối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng và báo cáo Cục Điều tiết điện lực về lý do không thống nhất phương án đấu nối.
Điều 47. Thời hạn xem xét và ký Thoả thuận đấu nối
Thời hạn để thực hiện đàm phán và ký Thỏa thuận đấu nối được quy định tại Bảng 5 như sau:
Bảng 5. Thời hạn xem xét và ký Thỏa thuận đấu nối
Các bước chuẩn bị và đạt được thỏa thuận đấu nối
Thời gian
Trách nhiệm thực hiện
Lưới điện
trung áp
Lưới điện
110kV
Gửi hồ sơ đề nghị đấu nối
Khách hàng đề nghị đấu nối
Xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối
10 ngày làm việc
20 ngày làm việc
Đơn vị phân phối điện
Chuẩn bị dự thảo Thỏa thuận đấu nối
10 ngày làm việc
10 ngày làm việc
Đơn vị phân phối điện
Thực hiện đàm phán và ký Thỏa thuận đấu nối
15 ngày làm việc
20 ngày làm việc
Đơn vị phân phối điện và khách hàng đề nghị đấu nối
Điều 48. Trình tự cung cấp điện cho Khách hàng sử dụng điện đấu nối vào cấp điện áp hạ áp
1. Đối với trường hợp cung cấp điện phục vụ mục đích sinh hoạt, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải ký và gửi khách hàng hợp đồng cung cấp điện.
2. Đối với trường hợp cung cấp điện ngoài mục đích sinh hoạt, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm kiểm tra, khảo sát và lập phương án cấp điện cho khách hàng đề nghị cung cấp điện.
3. Trường hợp không cung cấp được điện cho khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm thông báo cho khách hàng và phải ghi rõ lý do có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và ban hành Quy định trình tự cung cấp điện cho Khách hàng sử dụng điện đấu nối vào cấp điện áp hạ áp.
Mục 4. THỰC HIỆN ĐẤU NỐI
Điều 49. Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối
1. Đơn vị phân phối điện có quyền tiếp cận các thiết bị tại điểm đấu nối trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị này.
2. Khách hàng có quyền tiếp cận các thiết bị thuộc phạm vi quản lý tại điểm đấu nối trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị này.
Điều 50. Cung cấp hồ sơ điều kiện đóng điện điểm đấu nối
1. Trước ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện hai (02) bộ hồ sơ phục vụ kiểm tra tổng thể điều kiện đóng điện điểm đấu nối (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho các tài liệu kỹ thuật có xác nhận của khách hàng đề nghị đấu nối và bản sao các tài liệu pháp lý được chứng thực), bao gồm:
a) Tài liệu thiết kế kỹ thuật được phê duyệt và sửa đổi, bổ sung (nếu có) so với thiết kế ban đầu, bao gồm thuyết minh chung, sơ đồ nối điện chính, mặt bằng bố trí thiết bị điện, sơ đồ nguyên lý của hệ thống bảo vệ và điều khiển, các sơ đồ có liên quan khác và thông số kỹ thuật của thiết bị điện chính;
b) Tài liệu hướng dẫn vận hành và quản lý thiết bị của nhà chế tạo;
c) Các biên bản nghiệm thu từng phần và toàn phần các thiết bị đấu nối của nhà máy điện, đường dây và trạm biến áp vào lưới điện phân phối tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam công nhận và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đấu nối quy định từ Điều 34 đến Điều 44 Thông tư này;
d) Dự kiến lịch chạy thử và vận hành.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn cho phép như sau:
a) Chậm nhất hai (02) tháng trước ngày dự kiến đưa nhà máy điện vào vận hành thử lần đầu;
b) Chậm nhất một (01) tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm biến áp vào vận hành thử lần đầu (trừ biên bản nghiệm thu toàn phần đường dây và trạm biến áp).
3. Chậm nhất hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm chuyển cho khách hàng đề nghị đấu nối các tài liệu sau:
a) Sơ đồ đánh số thiết bị;
b) Các yêu cầu đối với chỉnh định rơle bảo vệ của khách hàng từ điểm đấu nối về phía khách hàng; phiếu chỉnh định rơ le và các trị số chỉnh định liên quan đối với các thiết bị bảo vệ rơ le của khách hàng đề nghị đấu nối được cấp điều độ có quyền điều khiển lưới điện phân phối ban hành;
c) Các yêu cầu về thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;
d) Các yêu cầu về phương thức nhận lệnh điều độ;
đ) Các yêu cầu về thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ;
e) Các yêu cầu về thu thập và truyền dữ liệu hệ thống SCADA/DMS (nếu có);
g) Phương thức điều khiển tự động (nếu có);
h) Phương thức khởi động (đối với nhà máy điện);
i) Danh mục các Quy trình liên quan đến vận hành hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện phân phối và quy trình phối hợp vận hành;
k) Danh sách các cán bộ liên quan và các kỹ sư điều hành hệ thống điện kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc.
4. Chậm nhất mười (10) ngày làm việc trước ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các nội dung sau:
a) Lịch chạy thử (đối với các nhà máy điện) và đóng điện vận hành các trang thiết bị điện;
b) Thỏa thuận phân định trách nhiệm mỗi bên về quản lý, vận hành trang thiết bị đấu nối;
c) Các quy định nội bộ cho an toàn vận hành thiết bị đấu nối;
d) Danh sách các nhân viên vận hành của khách hàng bao gồm họ tên, chức danh chuyên môn, trách nhiệm kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc.
Điều 51. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
1. Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm thoả thuận với Đơn vị phân phối điện ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại điểm đấu nối.
2. Trường hợp Đơn vị phân phối điện thông báo điểm đấu nối hoặc trang thiết bị liên quan đến điểm đấu nối của khách hàng đề nghị đấu nối chưa đủ điều kiện đóng điện thì khách hàng đề nghị đấu nối phải hiệu chỉnh, bổ sung hoặc thay thế trang thiết bị theo yêu cầu và thoả thuận lại với Đơn vị phân phối điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau.
3. Đơn vị phân phối điện và khách hàng đề nghị đấu nối phải cùng ký biên bản đủ điều kiện đóng điện điểm đấu nối và thỏa thuận thời điểm đóng điện điểm đấu nối.
Điều 52. Đóng điện điểm đấu nối
1. Trước khi đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối phải hoàn thiện và cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các tài liệu liệu xác nhận công trình đủ các thủ tục về pháp lý và kỹ thuật sau:
a) Các thiết bị trong phạm vi đóng điện đã được thí nghiệm, kiểm tra đủ tiêu chuẩn vận hành;
b) Hệ thống đo đếm điện đã được hoàn thiện, đã chốt chỉ số các công tơ giao nhận điện năng;
c) Đã ký kết hợp đồng mua bán điện;
d) Thiết bị nhất thứ đã được đánh số đúng theo sơ đồ nhất thứ do cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành;
đ) Rơle bảo vệ và tự động đã được chỉnh định đúng theo các yêu cầu của cấp điều độ có quyền điều khiển;
e) Nhân viên vận hành đã được đào tạo đủ năng lực vận hành, đã có chứng chỉ vận hành được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cấp bao gồm họ tên, chức danh chuyên môn, trách nhiệm;
g) Phương tiện thông tin điều độ (trực thông, điện thoại quay số, fax) hoạt động tốt;
h) Hoàn thiện ghép nối với hệ thống SCADA/DMS.
2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập và đăng ký phương thức đóng điện điểm đấu nối với cấp điều độ có quyền điều khiển lưới điện phân phối.
3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thực hiện đóng điện điểm đấu nối theo phương thức được cấp điều độ có quyền điều khiển duyệt.
Điều 53. Trình tự thử nghiệm để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
1. Trong thời gian thử nghiệm để đưa vào vận hành các thiết bị sau điểm đấu nối của khách hàng đề nghị đấu nối, khách hàng phải cử nhân viên vận hành trực và thông báo danh sách nhân viên trực kèm theo số điện thoại, số fax cho Đơn vị phân phối điện để phối hợp vận hành khi cần thiết.
2. Trong thời gian nghiệm thu chạy thử, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị phân phối điện để đảm bảo các thông số vận hành đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối trong giới hạn cho phép quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Kết thúc quá trình nghiệm thu chạy thử, khách hàng đề nghị đấu nối phải xác nhận thông số vận hành thực tế tại điểm đấu nối của các thiết bị điện, đường dây, trạm biến áp và tổ máy phát điện. Trường hợp các thông số vận hành tại điểm đấu nối không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục 2 Chương này do lưới điện hoặc thiết bị điện của khách hàng gây ra, Đơn vị phân phối điện có quyền tách nhà máy điện hoặc lưới điện của khách hàng ra khỏi hệ thống điện phân phối và yêu cầu khách hàng tiến hành các biện pháp khắc phục.
4. Lưới điện, nhà máy điện và các thiết bị điện sau điểm đấu nối của khách hàng đề nghị đấu nối chỉ được phép chính thức đưa vào vận hành sau khi đã được nghiệm thu chạy thử từng phần, toàn phần và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Mục 2 Chương này. Trong nghiệm thu chạy thử và vận hành chính thức, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải tuân thủ Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và các quy trình khác có liên quan.
Điều 54. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối
1. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm vận hành thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối trong giới hạn quy định tại Thông tư này. Trường hợp thông số vận hành thiết bị điện của khách hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối, Đơn vị phân phối điện có quyền yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm tra thử nghiệm lại các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của khách hàng để xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
2. Trường hợp hai bên không thống nhất về kết quả kiểm tra và nguyên nhân gây ra vi phạm, hai bên phải thỏa thuận về phạm vi kiểm tra để khách hàng thuê bên thứ ba độc lập tiến hành kiểm tra thử nghiệm lại. Trường hợp kết quả kiểm tra của bên thứ ba cho thấy các vi phạm gây ra do thiết bị của khách hàng mà khách hàng không chấp nhận các giải pháp khắc phục, Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối các thiết bị của khách hàng ra khỏi lưới điện phân phối.
3. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu chi phí thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ sung trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị của khách hàng vi phạm các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối. Đơn vị phân phối điện phải chịu chi phí thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ sung trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị của khách hàng không vi phạm các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối .
4. Trước khi kiểm tra thiết bị đấu nối để xác định các vi phạm tiêu chuẩn vận hành điểm đấu nối, Đơn vị phân phối điện phải thông báo trước cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối thời gian kiểm tra, danh sách người kiểm tra. Trường hợp kiểm tra có thể gây mất điện của khách hàng, Đơn vị phân phối điện phải thông báo trước ít nhất mười lăm (15) ngày cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra.
5. Trong quá trình kiểm tra, Đơn vị phân phối điện được phép lắp đặt các thiết bị đo đếm điện và kiểm tra tại thiết bị đấu nối nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn vận hành của nhà máy điện, lưới điện và thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
6. Trong quá trình vận hành, nếu tại điểm đấu nối phát hiện thấy có nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện do các thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng gây ra, Đơn vị phân phối điện phải thông báo ngay cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng và yêu cầu thời gian khắc phục để loại trừ nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện. Nếu sau thời gian khắc phục yêu cầu mà nguyên nhân kỹ thuật vẫn chưa được giải quyết, Đơn vị phân phối điện có quyền tách điểm đấu nối và thông báo cho khách hàng. Khách hàng phải tiến hành thử nghiệm lại để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối theo quy định tại Điều 53 Thông tư này.
Điều 55. Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối
1. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng dự định thay thế, nâng cấp các thiết bị đấu nối, lắp đặt các thiết bị điện mới có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất và chế độ làm việc của lưới điện phân phối, phải thông báo và thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện về các thay đổi này và nội dung thay đổi phải được bổ sung trong Thỏa thuận đấu nối.
2. Trường hợp không chấp thuận đề xuất của khách hàng thì Đơn vị phân phối điện phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng các yêu cầu bổ sung cần thiết khác đối với các thiết bị mới dự kiến thay đổi.
3. Toàn bộ thiết bị thay thế tại điểm đấu nối phải được kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 Thông tư này.
Điều 56. Thực hiện đấu nối vào lưới điện hạ áp đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
1. Đối với trường hợp cung cấp điện phục vụ mục đích sinh hoạt, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải hoàn thành việc lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm điện và cung cấp điện cho khách hàng.
2. Đối với trường hợp cung cấp điện ngoài mục đích sinh hoạt, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra thực tế điểm đấu nối theo quy định tại Điều 48 Thông tư này, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải hoàn thành việc lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm và cung cấp điện cho khách hàng.
Mục 5. TÁCH ĐẤU NỐI VÀ KHÔI PHỤC ĐẤU NỐI
Điều 57. Quy định chung
1. Các trường hợp tách đấu nối bao gồm:
a) Tách đấu nối tự nguyện là tách đấu nối theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, bao gồm tách đấu nối vĩnh viễn và tách đấu nối tạm thời.
b) Tách đấu nối bắt buộc là tách đấu nối trong các trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm Thỏa thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách đấu nối và khôi phục đấu nối.
Điều 58. Tách đấu nối tự nguyện
1. Tách đấu nối vĩnh viễn
a) Các trường hợp tách đấu nối vĩnh viễn Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối và trách nhiệm của các bên liên quan phải được quy định trong Thoả thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện;
b) Khi có nhu cầu tách đấu nối vĩnh viễn ra khỏi hệ thống điện phân phối, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện ít nhất một (01) tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn. Trường hợp là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối thì phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và các cấp điều độ liên quan ít nhất ba (03) tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn.
2. Tách đấu nối tạm thời
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện về thời điểm và thời gian tách đấu nối tạm thời ra khỏi hệ thống điện phân phối.
Điều 59. Tách đấu nối bắt buộc
Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi hệ thống điện phân phối trong các trường hợp sau:
1. Theo yêu cầu tách đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các trường hợp tách đấu nối bắt buộc được quy định trong hợp đồng mua bán điện hoặc thoả thuận đấu nối.
Điều 60. Khôi phục đấu nối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối trong các trường hợp sau:
1. Khi có yêu cầu khôi phục đấu nối của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi các nguyên nhân dẫn đến tách đấu nối đã được loại trừ, các hậu quả đã được khắc phục và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán.
2. Khi có đề nghị khôi phục đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán trong trường hợp tách đấu nối tạm thời.
Chương VI
VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI
Mục 1. TRÁCH NHIỆM VẬN HÀNH
Điều 61. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
1. Quản lý, vận hành trang thiết bị và lưới điện trong phạm vi quản lý của mình.
2. Lập kế hoạch vận hành, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị điện và lưới điện hàng năm, tháng, tuần, ngày theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương này.
3. Vận hành, duy trì chất lượng điện áp của lưới điện phân phối và đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Chương II Thông tư này.
4. Đầu tư, lắp đặt, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống SCADA/DMS, hệ thống rơ le bảo vệ làm việc ổn định, tin cậy và liên tục trong phạm vi quản lý của mình. Lập phương thức, tính toán hệ thống rơ le bảo vệ cho hệ thống bảo vệ của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối tại điểm đấu nối với lưới điện phân phối để đảm bảo tính chọn lọc, độ nhạy và khả năng loại trừ sự cố.
5. Tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trừ trường hợp việc thực hiện có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người, thiết bị hoặc lệnh điều độ đó vi phạm các quy định đã được ban hành.
6. Vận hành hệ thống điện phân phối tuân thủ quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia.
7. Phối hợp với Đơn vị phân phối điện khác và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng trong quá trình vận hành các thiết bị tại điểm đấu nối với lưới điện của mình.
8. Tuân thủ các quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, công trình điện theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
1. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm:
a) Vận hành trang thiết bị điện và lưới điện trong phạm vi quản lý đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này;
b) Tuân thủ quyền chỉ huy, lệnh điều độ, vận hành của Đơn vị phân phối điện theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
c) Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho Đơn vị phân phối điện để lập kế hoạch vận hành, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối;
d) Phối hợp với Đơn vị phân phối điện duy trì chất lượng điện năng và vận hành kinh tế hệ thống điện phân phối theo thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy phát điện đấu nối với lưới điện phân phối có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo vận hành nhà máy điện theo cam kết trong Thỏa thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện;
c) Cung cấp chính xác, kịp thời kế hoạch và số liệu vận hành của nhà máy điện cho Đơn vị phân phối điện.
3. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối vào cấp điện áp hạ áp có trách nhiệm vận hành trang thiết bị điện và lưới điện của mình đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này;
Mục 2. KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI
Điều 63. Quy định chung về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối năm, tháng và tuần bao gồm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối và các nhà máy điện có công suất đặt từ 30MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối phục vụ cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối.
2. Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện phân phối được lập cần xem xét đến kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy;
b) Tối ưu việc phối hợp bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện.
3. Trường hợp không thể thực hiện được kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối dự kiến, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải thông báo lại và phối hợp với Đơn vị phân phối điện để điều chỉnh.
Điều 64. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm
1. Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin về kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho hai (02) năm tiếp theo, bao gồm:
a) Danh mục các đường dây, thiết bị điện liên quan đến điểm đấu nối với lưới điện của Đơn vị phân phối điện dự kiến bảo dưỡng, sửa chữa;
b) Lý do bảo dưỡng, sửa chữa;
c) Phạm vi ngừng cung cấp điện do công tác bảo dưỡng, sửa chữa;
d) Lượng điện năng, công suất tính toán của phụ tải bị ngừng cung cấp điện;
đ) Lượng điện năng, công suất tính toán không phát được lên lưới điện phân phối của nhà máy điện.
2. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự thảo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho hai (02) năm tiếp theo trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:
a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện;
b) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và các yêu cầu thay đổi lịch bảo dưỡng, sửa chữa (nếu có);
c) Các yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải;
d) Phối hợp các kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, phù hợp với điều kiện vận hành thực tế nhằm tối ưu vận hành kinh tế kỹ thuật hệ thống điện phân phối;
đ) Các yêu cầu khác có liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa.
3. Trường hợp không thống nhất với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị phân phối điện, trước ngày 15 tháng 8 hàng năm, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có quyền gửi văn bản đề nghị Đơn vị phân phối điện điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm phù hợp với đề nghị của khách hàng. Trường hợp không thể điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng, Đơn vị phân phối điện phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho hai (02) năm tiếp theo trên trang thông tin điện tử của đơn vị, bao gồm các nội dung sau:
a) Danh mục các thiết bị điện, đường dây cần được đưa ra bảo dưỡng, sửa chữa;
b) Lý do đưa thiết bị, đường dây ra bảo dưỡng, sửa chữa;
c) Nội dung công việc chính;
d) Dự kiến thời gian bảo dưỡng, sửa chữa;
đ) Các yêu cầu khác có liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
Điều 65. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng
1. Trường hợp kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng tới có thay đổi so với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm đã công bố, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 64 Thông tư này trước ngày 15 hàng tháng.
2. Trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự thảo kế hoạch kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng tới trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:
a) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm đã công bố;
b) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới;
c) Đề nghị điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
d) Các yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa trên lưới điện truyền tải.
3. Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tháng tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị, bao gồm các nội dung sau:
a) Tên các thiết bị điện, đường dây cần được đưa ra bảo dưỡng, sửa chữa;
b) Lý do đưa thiết bị, đường dây ra bảo dưỡng, sửa chữa;
c) Nội dung công việc chính;
d) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công tác bảo dưỡng, sửa chữa;
đ) Các yêu cầu khác có liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa;
e) Ước tính công suất và điện năng không cung cấp được do bảo dưỡng, sửa chữa.
Điều 66. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần
1. Hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tuần thứ ba tính từ tuần lập kế hoạch cho hai (02) tuần kế tiếp dựa trên các căn cứ sau:
a) Kế hoạch vận hành tháng được duyệt;
b) Kết quả dự báo phụ tải hai (02) tuần tới;
c) Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện và lưới điện được cập nhật;
d) Đề nghị điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
2. Trường hợp có thay đổi so với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 64 Thông tư này trước 16h30 ngày thứ Ba của hai (02) tuần trước đó.
3. Trường hợp có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa trên phạm vi lưới điện thuộc phạm vi quản lý của mình, trước 16h30 ngày thứ Ba hàng tuần, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng đấu nối ở cấp điện áp trung áp có trách nhiệm đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa với Đơn vị phân phối điện để phối hợp lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần tới, bao gồm các thông tin sau đây:
a) Danh mục thiết bị cần tách ra bảo dưỡng, sửa chữa;
b) Nguyên nhân tách thiết bị;
c) Dự kiến các thời điểm bắt đầu và kết thúc công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
4. Trước 16h30 ngày thứ Năm hàng tuần, căn cứ trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng và thông tin do Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối cung cấp, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho hai (02) tuần tiếp theo trên trang thông tin điện tử của đơn vị, bao gồm các nội dung sau:
a) Tên các thiết bị điện, đường dây cần được đưa ra bảo dưỡng, sửa chữa;
b) Lý do đưa thiết bị, đường dây ra bảo dưỡng, sửa chữa;
c) Nội dung công việc chính;
d) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công tác bảo dưỡng, sửa chữa;
đ) Các yêu cầu khác có liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa;
e) Phạm vi ngừng cung cấp điện do công tác bảo dưỡng, sửa chữa;
g) Ước tính công suất và điện năng không cung cấp được do bảo dưỡng, sửa chữa.
5. Trước 16h30 ngày thứ Sáu hàng tuần, căn cứ vào kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa tuần do Đơn vị phân phối điện công bố, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa cho lưới điện hạ áp trong phạm vi quản lý và thông báo đến khách hàng bị ảnh hưởng theo quy định tại Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN .
Mục 3. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
Điều 67. Kế hoạch vận hành năm
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối cho năm tới bao gồm các nội dung chính như sau:
a) Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm tới;
b) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm tới;
c) Dự kiến lượng điện năng phát năm tới của các nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối.
2. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành năm tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành năm tới của lưới điện 110kV, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối và các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các Đơn vị phân phối điện khác có liên quan để phối hợp thực hiện.
Điều 68. Kế hoạch vận hành tháng
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối cho tháng tới căn cứ vào kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối năm được công bố, bao gồm các nội dung sau:
a) Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới;
b) Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng tháng tới;
c) Dự kiến lượng điện năng phát tháng tới của từng nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối.
2. Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành tháng tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành tháng tới của lưới điện trung áp và 110kV, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối và các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các Đơn vị phân phối điện khác có liên quan để phối hợp thực hiện.
Điều 69. Kế hoạch vận hành tuần
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối cho hai (02) tuần tới căn cứ vào kế hoạch vận hành tháng đã công bố, bao gồm các nội dung sau:
a) Dự báo nhu cầu phụ tải điện hai (02) tuần tới;
b) Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng trong hai (02) tuần tới;
c) Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện trong hai (02) tuần tới;
d) Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát trong hai (02) tuần tới của từng nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối.
2. Trước 15 giờ 00 phút ngày thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành của hai (02) tuần tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành hai (02) tuần tới của lưới điện trung áp và 110kV, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối và các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
3. Trước ngày 15 giờ 00 phút ngày thứ Sáu hàng tuần, căn cứ vào kế hoạch vận hành tuần, Đơn vị phân phối điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch vận hành lưới điện hạ thế và thông báo tới khách hàng bị ảnh hưởng trong phạm vi quản lý của mình.
Điều 70. Phương thức vận hành ngày
1. Hàng ngày, căn cứ trên kế hoạch vận hành tuần được công bố, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập phương thức vận hành ngày tới, bao gồm các nội dung sau:
a) Danh mục nguồn điện và lưới điện bảo dưỡng, sửa chữa;
b) Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện ngày tới;
c) Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát hàng giờ ngày tới của từng nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối.
2. Trước 15 giờ 00 phút hàng ngày, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố phương thức vận hành ngày tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
Điều 71. Vận hành hệ thống điện phân phối
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm vận hành hệ thống điện phân phối theo phương thức vận hành ngày đã công bố, tuân thủ Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và các quy định có liên quan.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm tuân thủ lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển lưới điện phân phối, phối hợp và cung cấp thông tin cho Đơn vị phân phối điện phục vụ điều độ hệ thống điện phân phối.
Mục 4. VẬN HÀNH TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
Điều 72. Tình huống khẩn cấp
1. Tình huống khẩn cấp trên hệ thống điện phân phối là tình huống khi xảy ra mất điện toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải hoặc hệ thống điện phân phối gây ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường hoặc gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
2. Các tình huống khẩn cấp bao gồm:
a) Sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải gây ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối;
b) Sự cố trên hệ thống điện truyền tải dẫn đến một phần hệ thống điện phân phối vận hành trong tình trạng tách đảo;
c) Sự cố trên đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110kV gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
Điều 73. Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải
1. Trường hợp sự cố trên hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Liên hệ ngay với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện để biết thông tin về khoảng thời gian dự kiến ngừng cung cấp điện và phạm vi ảnh hưởng đến phụ tải của hệ thống điện phân phối từ sự cố này;
b) Áp dụng các biện pháp điều khiển công suất phụ tải và các biện pháp vận hành khác để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng do sự cố trên hệ thống điện truyền tải gây ra.
2. Trường hợp rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Tuân thủ Quy trình khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia và Quy định hệ thống điện truyền tải;
b) Tách lưới điện phân phối thuộc quyền quản lý của đơn vị thành các vùng phụ tải riêng biệt theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
c) Khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên tuân thủ phương thức đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phê duyệt trong phạm vi lưới điện phân phối do Đơn vị phân phối điện quản lý;
d) Duy trì liên lạc trực tiếp với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho đến khi hệ thống điện được khôi phục hoàn toàn.
3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải giữ thông tin liên lạc, cử các chuyên gia kỹ thuật và thông báo danh sách họ tên, chức vụ, quyền hạn của các chuyên gia này cho các bên liên quan để phối hợp vận hành trong suốt quá trình xử lý và khôi phục tình huống khẩn cấp.
Điều 74. Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp tách đảo
1. Trường hợp một phần hệ thống điện phân phối bị tách đảo, Đơn vị phân phối điện phải xem xét và quyết định việc vận hành các nhà máy điện đấu nối với phần lưới điện phân phối này. Đơn vị phân phối điện phải chỉ huy điều độ các nhà máy điện vận hành ở chế độ tách đảo và đảm bảo sẵn sàng hòa đồng bộ với hệ thống điện khi có lệnh từ Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
2. Trường hợp nhà máy điện được thiết kế có chế độ vận hành tách đảo độc lập và đã có sự thống nhất với Đơn vị phân phối điện, nhà máy đấu nối vào lưới điện phân phối có thể vận hành tách đảo sử dụng hệ thống tự dùng và cung cấp điện cho phụ tải hoặc thiết bị của khách hàng khác với điều kiện:
a) Nhà máy được thiết kế đầy đủ về hệ thống rơ le bảo vệ và có các phương thức điều khiển đối với các tổ máy cả ở chế độ tách đảo và chế độ vận hành nối với hệ thống điện phân phối;
b) Đảm bảo khả năng xác định và cắt các sự cố trong khi vận hành tách đảo để bảo vệ các tổ máy và lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối khác trong phần lưới điện phân phối bị tách đảo;
c) Đảm bảo tiêu chuẩn nối đất trung tính của phần lưới điện phân phối bị tách đảo.
3. Trường hợp phần hệ thống điện phân phối bị tách đảo không có khả năng hòa đồng bộ với phần hệ thống điện đã được phục hồi, Đơn vị phân phối điện phải tách các nhà máy điện đấu nối với phần lưới điện phân phối bị tách đảo để khôi phục cung cấp điện cho vùng bị tách đảo từ hệ thống điện đã được phục hồi, sau đó khôi phục vận hành các nhà máy điện đã bị tách.
Điều 75. Vận hành hệ thống điện phân phối khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên lưới điện phân phối
Trường hợp xảy ra sự cố trên đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110kV gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
1. Khẩn trương cô lập và xử lý sự cố tuân thủ Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia.
2. Thông báo thông tin sự cố cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối chịu ảnh hưởng của sự cố.
3. Thay đổi phương thức kết dây, đảm bảo tối đa khả năng cung cấp điện cho phụ tải hệ thống điện phân phối trong thời gian sự cố.
Điều 76. Khôi phục hệ thống điện phân phối
1. Khi hệ thống điện phân phối bị tan rã, vận hành ở chế độ tách đảo hoặc khi xảy ra sự cố lớn trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối và các đơn vị liên quan đưa hệ thống điện phân phối về chế độ vận hành bình thường trong thời gian sớm nhất.
2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phân các vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng của các nhà máy điện khởi động đen, báo cáo Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, bảo đảm nhanh chóng khôi phục hệ thống điện phân phối.
3. Các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối trong chế độ vận hành tách đảo và hòa đồng bộ phải tuân theo lệnh điều độ của Đơn vị phân phối điện.
4. Trường hợp lưới điện phân phối không có các nhà máy điện có khả năng tự khởi động để vận hành tách đảo, lưới điện phân phối chỉ được khôi phục từ hệ thống điện truyền tải thì Đơn vị phân phối điện phải thực hiện khôi phục hệ thống điện phân phối theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Đơn vị phân phối điện phải khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên và theo kế hoạch đã được phê duyệt.
5. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo với Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối để phối hợp trong quá trình xử lý sự cố khôi phục hệ thống điện phân phối.
Mục 5. ĐIỀU KHIỂN PHỤ TẢI VÀ ĐIỆN ÁP
Điều 77. Điều khiển phụ tải
Điều khiển phụ tải bao gồm các biện pháp ngừng, giảm cung cấp điện, sa thải phụ tải hoặc điều khiển giảm công suất tác dụng của phụ tải điện theo đăng ký tự nguyện của Khách hàng sử dụng điện tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện để tránh rã lưới hay quá tải trên lưới điện.
Điều 78. Ngừng, giảm cung cấp điện
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo kế hoạch tuân thủ kế hoạch vận hành tuần đã được công bố quy định tại Điều 69 Thông tư này.
2. Đơn vị phân phối điện được ngừng cung cấp điện không theo kế hoạch trong các trường hợp sau:
a) Theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện;
b) Xảy ra sự cố hoặc đe doạ sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện;
c) Khi có trường hợp bất khả kháng trên lưới điện phân phối.
3. Trường hợp ngừng, giảm cung cấp điện, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải thực hiện trình tự, thủ tục thông báo đến các Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng theo quy định tại Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN .
Điều 79. Xây dựng phương án sa thải phụ tải
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xây dựng phương án sa thải phụ tải trong phạm vi quản lý căn cứ trên:
a) Yêu cầu vận hành an toàn hệ thống điện;
b) Kế hoạch ngừng cung cấp điện do đe dọa an ninh cung cấp điện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
c) Thứ tự ưu tiên của các phụ tải;
d) Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có cùng thứ tự ưu tiên cấp điện.
2. Phương án sa thải phụ tải phải bao gồm các mức công suất, thứ tự thực hiện và thời gian sa thải phụ tải.
3. Trước 15h00 ngày thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố phương án sa thải phụ tải cho hai (02) tuần tiếp theo.
Điều 80. Các biện pháp sa thải phụ tải
1. Sa thải phụ tải tự động là sa thải do rơle tần số tác động để cắt có chọn lọc phụ tải ở cấp điện áp trung áp nhằm giữ tần số trong giới hạn cho phép, tránh mất điện trên diện rộng.
2. Sa thải phụ tải theo lệnh là sa thải theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện hoặc Đơn vị phân phối điện trong trường hợp thiếu nguồn hoặc có sự cố trên hệ thống điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
Điều 81. Thực hiện sa thải phụ tải
1. Đơn vị phân phối điện phải thực hiện sa thải phụ tải theo phương án sa thải phụ tải đã được xây dựng và công bố.
2. Trường hợp sa thải phụ tải theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện hoặc để bảo vệ lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải thông báo cho Khách hàng sử dụng điện theo quy định tại Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN .
3. Sau khi sa thải phụ tải tự động hoặc sa thải phụ tải theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Báo cáo Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường về công suất, thời gian, khu vực phụ tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số;
b) Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
4. Trường hợp phụ tải thuộc phạm vi quản lý của khách hàng bị sa thải phụ tải tự động, hoặc sa thải theo lệnh từ Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm:
a) Báo cáo Đơn vị phân phối điện về công suất, thời gian, khu vực phụ tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số;
b) Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Đơn vị phân phối điện.
Điều 82. Thực hiện điều khiển điện áp
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm tính toán điện áp tại các nút trên lưới điện phân phối thuộc phạm vi quản lý theo các chế độ vận hành và phối hợp với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối để đảm bảo duy trì chất lượng điện áp thông qua các biện pháp điều khiển công suất phản kháng và điều chỉnh nấc phân áp của máy biến áp.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm phối hợp vận hành với Đơn vị phân phối điện để duy trì điện áp trên hệ thống điện phân phối theo thỏa thuận.
Điều 83. Giám sát và điều khiển từ xa
1. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải thống nhất về phương thức giám sát và điều khiển.
2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lắp đặt các trạm đo xa và các thiết bị tích hợp cần thiết để giám sát hệ thống lưới điện của khách hàng khi hai bên có thỏa thuận. Trong trường hợp đó, Đơn vị phân phối điện phải lắp đặt các trạm điều khiển từ xa cần thiết, bao gồm cả phần điều khiển máy cắt và được quyền điều khiển hệ thống máy cắt trong phạm vi lưới điện của khách hàng.
3. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị phân phối điện trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển và giám sát từ xa.
Mục 6. TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRONG VẬN HÀNH VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 84. Hình thức trao đổi thông tin
1. Đơn vị phân phối điện, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối và các Đơn vị phân phối điện khác phải thoả thuận thống nhất hình thức trao đổi thông tin để đảm bảo việc liên lạc vận hành được liên tục và thông suốt 24/24 giờ.
2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải chỉ định cán bộ phụ trách liên lạc vận hành và trao đổi danh sách cán bộ phụ trách liên lạc và nhân viên vận hành.
Điều 85. Trao đổi thông tin trong vận hành
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối trong trường hợp nhận thấy chế độ vận hành lưới điện phân phối có thể ảnh hưởng tới chế độ vận hành lưới điện hoặc tổ máy phát điện của khách hàng, bao gồm các thông tin sau đây:
a) Chế độ vận hành hệ thống điện phân phối và những ảnh hưởng có thể xảy ra cho lưới điện hoặc tổ máy phát điện của khách hàng;
b) Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tới lưới điện hoặc tổ máy phát điện của khách hàng.
2. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo ngay cho Đơn vị phân phối điện khi nhận thấy chế độ vận hành lưới điện hoặc các tổ máy phát điện của mình có thể ảnh hưởng đến lưới điện phân phối, bao gồm các thông tin sau đây:
a) Nguyên nhân gây ra sự thay đổi chế độ vận hành lưới điện của khách hàng;
b) Những ảnh hưởng có thể xảy ra cho lưới điện của Đơn vị phân phối điện.
Điều 86. Thông báo các tình huống bất thường
1. Tình huống bất thường là tình huống hệ thống điện phân phối bị sự cố, đe doạ sự cố hoặc các thông số vận hành nằm ngoài dải cho phép.
2. Khi xuất hiện tình huống bất thường trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Thông báo ngay cho Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có thể bị ảnh hưởng đến lưới điện của khách hàng;
b) Bổ sung, làm rõ thông tin đã cung cấp cho các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện khi có yêu cầu.
3. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo ngay cho Đơn vị phân phối điện khi có tình huống bất thường trên lưới điện của khách hàng gây ảnh hưởng đến hệ thống điện phân phối.
Điều 87. Thông báo về sự cố nghiêm trọng
1. Sự cố nghiêm trọng là các sự cố dẫn đến đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110kV bị tách ra khỏi vận hành gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
2. Đơn vị phân phối điện hoặc Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo thông tin sự cố trên lưới điện của mình ngay sau khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên lưới điện.
3. Thông báo về sự cố nghiêm trọng bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày giờ xảy ra sự cố;
b) Khoảng thời gian tồn tại sự cố;
c) Địa điểm xảy ra sự cố và khu vực bị ảnh hưởng;
d) Thiết bị bị sự cố;
đ) Mô tả ngắn gọn sự cố;
e) Nguyên nhân gây ra sự cố (nếu có);
g) Thời gian dự kiến khắc phục sự cố;
h) Các biện pháp sa thải phụ tải đã được thực hiện (nếu có).
4. Đơn vị phân phối điện hoặc Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm bổ sung, làm rõ các nội dung trong thông báo sự cố nghiêm trọng khi có yêu cầu.
5. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo về các sự cố nghiêm trọng bằng văn bản cho Sở Công Thương nơi xảy ra sự cố theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 88. Báo cáo kết quả vận hành hệ thống điện phân phối
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện, kết quả vận hành hệ thống điện phân phối hàng năm và hàng tháng. Trong đó đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Chương II Thông tư này; đánh giá kết quả vận hành hệ thống điện phân phối; tình hình quá tải, sự cố thiết bị và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn tin cậy và hiệu quả.
2. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải lập báo cáo về kết quả vận hành hệ thống điện phân phối năm trước; trước ngày 05 hàng tháng lập báo cáo về kết quả vận hành hệ thống điện phân phối tháng trước gửi Cục Điều tiết điện lực và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Trong trường hợp đột xuất, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành hệ thống điện phân phối theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
Mục 7. PHỐI HỢP VẬN HÀNH
Điều 89. Trách nhiệm phối hợp vận hành
1. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải thống nhất về trách nhiệm, phạm vi điều khiển vận hành đối với thiết bị trên lưới điện phân phối liên quan giữa hai bên; cử người có trách nhiệm trong việc phối hợp vận hành an toàn lưới điện và thiết bị.
2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải phối hợp, thiết lập và duy trì thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi tiến hành công tác hoặc thử nghiệm trong phạm vi quản lý của mình.
3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong công tác vận hành, thí nghiệm, bao gồm các nội dung sau:
a) Nguyên tắc và các thủ tục phối hợp vận hành;
b) Trách nhiệm và quyền hạn trong việc điều khiển, vận hành, thí nghiệm hệ thống điện phân phối.
4. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm thống nhất về việc phối hợp vận hành và lưu trữ, quản lý, cập nhật, trao đổi các tài liệu liên quan.
Điều 90. Phối hợp thực hiện vận hành
1. Khi thực hiện công tác, thao tác trên lưới điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng phải tuân thủ quy định phối hợp vận hành an toàn và các quy định điều độ, vận hành an toàn khác có liên quan.
2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm phối hợp lắp đặt các biển báo, thiết bị cảnh báo và hướng dẫn an toàn, cung cấp các phương tiện phục vụ công tác phù hợp tại vị trí công tác để đảm bảo công tác an toàn.
3. Việc kiểm tra, giám sát và điều khiển thiết bị đấu nối tại ranh giới vận hành phải do người được Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng chỉ định thực hiện.
Mục 8. THÍ NGHIỆM TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN PHÂN PHỐI
Điều 91. Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối
1. Thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối bao gồm việc thí nghiệm trên lưới điện của Đơn vị phân phối điện và lưới điện, nhà máy điện hoặc thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
2. Việc thí nghiệm chỉ được tiến hành trong khả năng làm việc của thiết bị điện hoặc tổ máy phát điện và trong thời gian được thông báo tiến hành thí nghiệm, có sự chứng kiến của đại diện các bên có liên quan và phải tuân thủ các quy trình, quy định hiện hành.
3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho người và thiết bị trên hệ thống điện phân phối trong quá trình thí nghiệm.
4. Việc thí nghiệm thiết bị điện tại điểm đấu nối với lưới điện truyền tải phải tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải.
5. Chi phí thí nghiệm do bên đề nghị thí nghiệm chi trả nếu kết quả thí nghiệm cho thấy lưới điện hoặc tổ máy phát điện đạt các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Thông tư này hoặc các thông số ghi trong thoả thuận đấu nối. Trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy lưới điện hoặc tổ máy phát điện không đạt các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Thông tư này hoặc không đúng với các thông số ghi trong thoả thuận đấu nối thì bên sở hữu lưới điện hoặc tổ máy phát điện không đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành phải trả chi phí thí nghiệm.
Điều 92. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
1. Thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lưới điện phân phối.
2. Thí nghiệm đột xuất thiết bị trên lưới điện phân phối trong trường hợp:
a) Để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của lưới điện phân phối;
b) Khi có khiếu nại của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối liên quan đến vi phạm chất lượng điện năng trên lưới điện phân phối quy định tại Chương II Thông tư này hoặc tại Thỏa thuận đấu nối;
c) Theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện khi nhận thấy thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối gây ảnh hưởng xấu đến lưới điện phân phối.
Điều 93. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện
1. Đơn vị phân phối điện có quyền thí nghiệm mỗi tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối không quá hai (02) lần trong năm, trừ các trường hợp sau:
a) Kết quả thí nghiệm xác định một hoặc nhiều đặc tính vận hành của tổ máy phát điện không đúng với các đặc tính ghi trong Thoả thuận đấu nối;
b) Khi Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện không thống nhất ý kiến về các thông số và đặc tính vận hành của tổ máy phát điện trong kết quả thí nghiệm;
c) Theo yêu cầu của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện;
d) Thí nghiệm về chuyển đổi nhiên liệu.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện có quyền yêu cầu thí nghiệm trong các trường hợp sau:
a) Để kiểm tra lại các đặc tính vận hành của tổ máy phát điện đã được hiệu chỉnh sau mỗi lần xảy ra sự cố hư hỏng liên quan đến tổ máy phát điện;
b) Để kiểm tra tổ máy phát điện sau khi lắp đặt, sửa chữa lớn, thay thế, cải tiến hoặc lắp ráp lại.
Điều 94. Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Tiến hành thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lưới điện phân phối thuộc phạm vi quản lý vận hành;
b) Tiến hành thí nghiệm đột xuất trên lưới điện phân phối trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lưới điện phân phối vận hành an toàn, ổn định;
c) Tiến hành thí nghiệm trên lưới điện của khách hàng theo yêu cầu của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối;
d) Phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, các Đơn vị phân phối điện khác tiến hành các thí nghiệm thiết bị tại các điểm đấu nối có liên quan;
đ) Thông báo trước bằng văn bản cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và các đơn vị có liên quan về lịch thí nghiệm.
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm:
a) Thực hiện thí nghiệm lưới điện và tổ máy phát điện trong phạm vi quản lý;
b) Phối hợp với Đơn vị phân phối điện trong việc thí nghiệm các thiết bị điện tại điểm đấu nối với lưới điện phân phối;
c) Thông báo trước bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện về lịch thí nghiệm;
d) Tổ chức thí nghiệm và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện các thiết bị đấu nối vào lưới điện phân phối, hàng năm phải gửi các biên bản thí nghiệm cho Đơn vị phân phối điện để theo dõi.
Điều 95. Trình tự, thủ tục thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện
1. Khi có nhu cầu thí nghiệm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối bị ngừng, giảm cung cấp điện do việc thí nghiệm và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có thiết bị thí nghiệm ít nhất mười lăm (15) ngày trước ngày dự kiến thí nghiệm. Thông báo bao gồm các nội dung sau:
a) Mục đích thí nghiệm;
b) Vị trí thí nghiệm;
c) Thời gian dự kiến thí nghiệm;
d) Hạng mục và trình tự thí nghiệm dự kiến;
đ) Kế hoạch ngừng, giảm cung cấp điện do yêu cầu của thí nghiệm (nếu có).
2. Trường hợp việc thí nghiệm được tiến hành trong phạm quản lý của Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối, nếu không nhất trí với thông báo thí nghiệm của Đơn vị phân phối điện, trong thời hạn bẩy (07) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, khách hàng phải thông báo lại và đề xuất phương án giải quyết để thống nhất với Đơn vị phân phối điện điều chỉnh kế hoạch thí nghiệm.
Điều 96. Trình tự, thủ tục thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối
1. Khi có nhu cầu thí nghiệm, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải gửi văn bản đề nghị thí nghiệm cho Đơn vị phân phối điện, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục đích thí nghiệm;
b) Lý do đề nghị thí nghiệm;
c) Vị trí và hạng mục thí nghiệm;
d) Thời gian dự kiến tiến hành thí nghiệm.
2. Trường hợp thí nghiệm tổ máy phát điện, khách hàng phải bổ sung các thông tin sau:
a) Lý lịch của tổ máy phát điện;
b) Các đặc tính của tổ máy phát điện;
c) Dự kiến chế độ vận hành tổ máy phát điện trong thời gian thí nghiệm.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thí nghiệm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xem xét và yêu cầu khách hàng bổ sung các thông tin cần thiết.
4. Trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thí nghiệm hợp lệ, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng đề nghị thí nghiệm và các đơn vị có liên quan về kế hoạch thí nghiệm.
5. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thí nghiệm cho khách hàng đề nghị thí nghiệm sau khi hoàn thành việc thí nghiệm.
Điều 97. Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm
1. Đơn vị phân phối điện phải điều chỉnh, nâng cấp thiết bị trên lưới điện phân phối trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị trên lưới điện phân phối thuộc phạm vi quản lý vận hành của Đơn vị phân phối điện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
2. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải điều chỉnh, nâng cấp thiết bị trong thời hạn thoả thuận với Đơn vị phân phối điện trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị của khách hàng không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này hoặc các yêu cầu trong Thỏa thuận đấu nối.
Chương VII
ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Điều 98. Nguyên tắc xác định vị trí đo đếm chính
1. Vị trí đo đếm chính được xác định trùng hoặc liền kề với điểm đấu nối.
2. Trường hợp không đủ điều kiện để bố trí hệ thống đo đếm điện theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vị trí đo đếm chính không đảm bảo đo đếm chính xác điện năng giao nhận, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối hoặc Đơn vị phân phối điện khác phải thỏa thuận vị trí đo đếm điện năng thay thế, đồng thời xác định phương phức quy đổi điện năng từ vị trí đo đếm thay thế về điểm đấu nối.
Điều 99. Xác định vị trí đo đếm đối với cấp điện áp cao áp và trung áp
1. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện
a) Đối với các điểm đấu nối tại cấp điện áp 110kV, tại mỗi điểm đấu nối phải xác định vị trí đo đếm chính và một (01) vị trí đo đếm dự phòng;
b) Đối với các đấu nối cấp điện áp từ 1000V đến 35 kV, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có thể thỏa thuận vị trí đo đếm dự phòng nếu thấy cần thiết;
c) Điểm đấu nối thuộc trạm biến áp của Đơn vị phân phối điện:
- Vị trí đo đếm chính được xác định tại các xuất tuyến lộ đường dây của trạm điện của Đơn vị phân phối điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng được xác định theo thoả thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối;
d) Điểm đấu nối thuộc trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối:
- Vị trí đo đếm chính được xác định tại máy cắt tổng hoặc đầu cực phía cao áp của máy biến áp đấu nối trực tiếp với lưới điện phân phối trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
đ) Trường hợp điểm đấu nối khác với quy định tại điểm c và điểm d Khoản này, vị trí đo đếm chính và vị trí đo đếm dự phòng được xác định theo thoả thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
2. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện:
a) Đối với các nhà máy điện đấu nối tại cấp điện áp 110kV, tại mỗi điểm đấu nối phải xác định vị trí đo đếm chính và hai (02) vị trí đo đếm dự phòng;
b) Đối với các nhà máy điện đấu nối tại cấp điện áp từ 1000V đến 35kV, tại mỗi điểm đấu nối phải xác định vị trí đo đếm chính và một (01) vị trí đo đếm dự phòng;
c) Điểm đấu nối thuộc trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có các tổ máy phát điện:
- Vị trí đo đếm chính được xác định tại máy cắt tổng hoặc đầu cực phía cao áp của máy biến áp tăng áp đấu nối trực tiếp với lưới điện phân phối trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng 1 được xác định tại các xuất tuyến lộ đường dây của trạm biến áp của nhà máy điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng 2, trong trường hợp đấu nối tại cấp điện áp 110kV được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện.
d) Điểm đấu nối không thuộc trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện:
- Trường hợp trạm biến áp của Khách hàng có tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối có một đường dây liên hệ với điểm đấu nối và không có điện năng đi vòng qua thanh cái của trạm biến áp của khách hàng thì vị trí đo đếm chính trùng hoặc liền kề với điểm đấu nối;
- Trường hợp trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có tổ máy phát điện có từ hai (02) đường dây trở lên và có điện năng vòng qua thanh cái trạm biến áp của khách hàng thì vị trí đo đếm chính được chọn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Các vị trí đo đếm dự phòng được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có tổ máy phát điện.
đ) Trường hợp điểm đấu nối khác với quy định tại điểm c và điểm d Khoản này, vị trí đo đếm chính và các vị trí đo đếm dự phòng được xác định theo thoả thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có tổ máy phát điện.
3. Điểm đấu nối giữa hai Đơn vị phân phối điện:
Vị trí đo đếm chính và vị trí đo đếm dự phòng được xác định theo thỏa thuận giữa các Đơn vị phân phối điện.
4. Điểm đấu nối giữa Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện:
Vị trí đo đếm chính và vị trí đo đếm dự phòng (nếu có) được xác định theo thỏa thuận giữa hai bên.
Điều 100. Xác định vị trí đo đếm đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối hạ áp
Vị trí đo đếm đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối hạ áp được xác định tại điểm đấu nối của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 101. Hệ thống đo đếm điện năng
1. Hệ thống đo đếm điện năng phải được bố trí tại vị trí đo đếm chính để xác định chính xác, đầy đủ các đại lượng đo đếm, giao nhận điện năng qua điểm đấu nối và loại trừ được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo đếm từ kết cấu mạch vòng của hệ thống điện.
2. Hệ thống đo đếm điện năng dự phòng được lắp đặt tại vị trí đo đếm dự phòng để thực hiện các chức năng sau:
a) Thay thế cho hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính, làm cơ sở tính toán các đại lượng mua bán điện trong trường hợp hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính hoạt động không chính xác hoặc bị sự cố;
b) Hỗ trợ việc giám sát, kiểm tra kết quả đo đếm của hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính trong trường hợp hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính làm việc bình thường;
c) Kết hợp với hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính và các hệ thống đo đếm dự phòng khác để tính toán sản lượng điện năng giao nhận trong một số trường hợp đặc biệt.
Mục 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Điều 102. Cấu hình của hệ thống đo đếm điện năng
1. Cấu hình đầy đủ đối với hệ thống đo đếm điện năng bao gồm:
a) Biến dòng điện;
b) Biến điện áp;
c) Công tơ đo đếm điện năng;
d) Mạch điện và cáp nhị thứ;
đ) Thiết bị phục vụ thu thập số liệu đo đếm và đường truyền dữ liệu;
e) Thiết bị bảo vệ an toàn, vị trí niêm phong, kẹp chì;
g) Thiết bị phụ trợ, thiết bị chuyển đổi đấu nối, thiết bị cô lập mạch đo phục vụ thử nghiệm, thiết bị logic phục vụ chuyển điện áp VT, thiết bị kiểm tra điện áp và dòng điện.
2. Cấu hình cụ thể của một hệ thống đo đếm được xác định theo cấp điện áp và đặc thù của vị trí đo đếm.
Điều 103. Hệ thống đo đếm cấp điện áp 110kV
1. Yêu cầu đối với công tơ đo đếm điện năng:
a) Là loại 3 pha 4 dây;
b) Kiểu điện tử tích hợp chức năng và có thể lập trình được;
c) Có nhiều biểu giá;
d) Đo đếm điện năng tác dụng và phản kháng theo hai chiều nhận và phát riêng biệt theo 4 góc phần tư;
đ) Có chức năng đo công suất cực đại, ghi biểu đồ phụ tải tổng;
e) Có giao thức thích hợp để thu thập, đọc số liệu tại chỗ và từ xa;
g) Được cấp nguồn từ hệ thống điện áp thứ cấp đo lường và phải đảm bảo duy trì hoạt động khi mất điện áp 1 hoặc 2 pha bất kỳ;
h) Có nhiều mức mật khẩu;
i) Có các vị trí niêm phong, kẹp chì đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực đấu dây và thay đổi các thông số cài đặt trong công tơ nếu không phá bỏ chì niêm phong;
k) Có chức năng lưu trữ thông tin đo đếm, biểu đồ phụ tải ít nhất 60 ngày với chu kỳ ghi giá trị đo đếm không quá 30 phút;
l) Đối với hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính, công tơ đo điện năng tác dụng phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và cấp chính xác 2,0 theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 nếu đo đếm điện năng phản kháng hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
m) Đối với hệ thống đo đếm dự phòng, công tơ đo điện năng tác dụng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và cấp chính xác 2,0 theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 nếu đo đếm điện năng phản kháng hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
2. Yêu cầu đối với biến dòng điện dùng cho đo đếm điện năng:
a) Có các cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1A hoặc 5A;
c) Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong;
d) Biến dòng điện phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
đ) Biến dòng điện phục vụ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
3. Yêu cầu đối với biến điện áp dùng cho đo đếm điện năng:
a) Có cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị điện áp hệ thống thứ cấp danh định là 100V hoặc 110V;
c) Có vị trí niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối;
d) Biến điện áp phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
đ) Biến điện áp phục vụ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
Điều 104. Hệ thống đo đếm cấp điện áp từ 1000V đến 35 kV
1. Yêu cầu đối với công tơ đo đếm điện năng:
a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k, khoản 1 Điều 103 Thông tư này;
b) Đối với hệ thống đo đếm chính, công tơ đo điện năng tác dụng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và cấp chính xác 2.0 theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 nếu đo đếm điện năng phản kháng hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
c) Cấp chính xác của hệ thống đo đếm dự phòng (nếu có) được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
2. Yêu cầu đối với biến dòng điện dùng cho đo đếm điện năng:
a) Có các cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1A hoặc 5A;
c) Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong;
d) Biến dòng điện phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
e) Cấp chính xác của biến dòng điện phục vụ đo đếm dự phòng (nếu có) được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
3. Yêu cầu đối với biến điện áp dùng cho đo đếm điện năng
a) Có các cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị điện áp hệ thống thứ cấp danh định là 100V hoặc 110V;
c) Có vị trí niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối;
d) Biến điện áp phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
e) Cấp chính xác của biến điện áp phục vụ đo đếm dự phòng (nếu có) được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
Điều 105. Hệ thống đo đếm hạ áp
1. Yêu cầu đối với công tơ đo đếm điện năng:
a) Là loại 3 pha 4 dây hoặc 3 pha 3 dây đối với công tơ 3 pha và loại 1 pha 2 dây đối với công tơ 1 pha;
b) Có các vị trí niêm phong, kẹp chì đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực đấu dây và thay đổi các thông số cài đặt trong công tơ nếu không phá bỏ niêm phong;
c) Đối với công tơ 3 pha, công tơ đo điện năng tác dụng phải đạt cấp chính xác 1,0 theo tiêu chuẩn IEC 62053-21 đối với công tơ kiểu điện tử, tiêu chuẩn IEC 62053-11 đối với công tơ kiểu cảm ứng hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương. Đối với công tơ 1 pha, công tơ đo đếm điện năng tác dụng phải đạt cấp chính xác 2,0 theo tiêu chuẩn IEC 62053-21 đối với công tơ kiểu điện tử, tiêu chuẩn IEC 62053-11 đối với công tơ kiểu cảm ứng hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
2. Yêu cầu đối với biến dòng điện trong trường hợp sử dụng cho đo đếm điện năng hạ áp:
a) Có cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1A hoặc 5A;
c) Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong;
d) Đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
Điều 106. Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm
1. Cáp nhị thứ của mạch đo đếm phải được đi theo đường ngắn nhất, số lượng điểm nối qua hàng kẹp là ít nhất và phải có đủ điều kiện thực hiện biện pháp niêm phong, kẹp chì mạch đo đếm tại các điểm nối.
2. Đối với hệ thống đo đếm 110 kV, cuộn thứ cấp của CT, VT và cáp nhị thứ nối với công tơ đo đếm điện năng của hệ thống đo đếm chính không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và phải hoàn toàn độc lập với hệ thống đo đếm dự phòng. Cáp nhị thứ của hệ thống đo đếm chính phải đi riêng và nối trực tiếp từ hộp đấu dây của CT, VT đến tủ công tơ mà không qua hàng kẹp tại tủ trung gian.
3. Trường hợp công tơ được cấp điện áp từ một trong những VT thanh cái thông qua bộ chuyển mạch điện áp, các đầu đấu dây bộ chuyển mạch điện áp phải đảm bảo điều kiện niêm phong kẹp chì và công tơ đo đếm điện năng phải được lập trình để ghi lại thời điểm và khoảng thời gian chuyển mạch điện áp.
4. Phụ tải mạch thứ cấp CT, VT bao gồm cả công tơ đo đếm điện năng không được vượt quá phụ tải định mức của CT, VT.
5. Trường hợp mạch dòng điện của hệ thống đo đếm dự phòng sử dụng chung với các thiết bị đo lường khác, phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới độ chính xác của hệ thống đo đếm và đủ điều kiện thực hiện niêm phong kẹp chì toàn bộ mạch dòng điện, thiết bị đo lường, công tơ đo đếm điện năng.
6. Các hộp nối thí nghiệm phải được lắp đặt để phục vụ cho việc kiểm định thiết bị đo đếm và đủ điều kiện niêm phong, kẹp chì.
Điều 107. Yêu cầu kỹ thuật đối với niêm phong kẹp chì và bảo mật
1. Toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng bao gồm hộp đấu dây CT, VT, công tơ đo đếm điện năng, hàng kẹp, con nối, mạch dòng điện, mạch điện áp, thiết bị phụ trợ, mạch logic chuyển đổi, tủ công tơ, mạng thông tin phải được niêm phong kẹp chì để chống can thiệp trái phép.
2. Đối với công tơ đo đếm điện năng điện tử, phần mềm của công tơ phải có mật khẩu bảo vệ với nhiều mức phân quyền truy nhập khác nhau.
3. Trường hợp Đơn vị phân phối điện lắp đặt và khai thác hệ thống thu thập số liệu đo đếm tự động thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Số liệu đo đếm điện năng sau khi được đọc và truyền về máy chủ đặt tại vị trí đo đếm phải được mã hóa để tránh sự thay đổi trái phép;
b) Phần mềm quản lý hệ thống đọc, truyền và tổng hợp số liệu đo đếm điện năng phải được bảo mật bằng nhiều cấp mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật, chính xác và tin cậy của số liệu đo đếm.
Mục 3. ĐẦU TƯ, LẮP ĐẶT VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG
Điều 108. Trách nhiệm đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng
1. Đối với các điểm đấu nối giữa Đơn vị phân phối điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện
a) Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
- Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm chính, các hệ thống đo đếm dự phòng, hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại các vị trí đo đếm và các thiết bị phục vụ thu thập số liệu nếu cần thiết;
- Đảm bảo vị trí đo đếm phù hợp với thoả thuận vị trí đo đếm giữa các đơn vị liên quan;
- Đảm bảo hệ thống đo đếm và thu thập số liệu đặt tại chỗ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với thiết kế hệ thống đo đếm đã được thỏa thuận và các quy định pháp luật về đo lường có liên quan;
- Chủ trì thực hiện các công việc sau:
+ Thí nghiệm, kiểm định ban đầu các thiết bị đo đếm, lập trình, cài đặt các thông số làm việc của công tơ thuộc các hệ thống đo đếm;
+ Thực hiện các biện pháp niêm phong kẹp chì các thiết bị đo đếm bao gồm công tơ, CT, VT, mạch đo, hàng kẹp, tủ trung gian đảm bảo tính bảo mật của hệ thống đo đếm;
+ Xây dựng kế hoạch nghiệm thu hệ thống đo đếm và thống nhất với các đơn vị có liên quan.
b) Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị phân phối điện thực hiện lắp đặt và kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm trong trường hợp vị trí đo đếm thuộc phạm vi lưới điện của khách hàng.
2. Đối với điểm đấu nối giữa Đơn vị phân phối điện và nhà máy điện
a) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện có trách nhiệm đầu tư lắp đặt hệ thống đo đếm theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện trong quá trình lắp đặt và kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm.
3. Đối với các điểm đấu nối giữa hai Đơn vị phân phối điện
Trách nhiệm đầu tư hệ thống đo đếm tại điểm đấu nối được thực hiện theo thỏa thuận giữa các Đơn vị phân phối điện.
4. Đối với các điểm đấu nối giữa Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện
a) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm đầu tư lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị phân phối và bán lẻ điện thực hiện lắp đặt và kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm trong trường hợp vị trí đo đếm thuộc phạm vi lưới điện của khách hàng.
Điều 109. Trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống đo đếm
1. Đơn vị đầu tư, sở hữu hệ thống đo đếm chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý, vận hành và thực hiện các công tác kiểm tra, kiểm định và bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống đo đếm.
2. Đơn vị phân phối điện phải thỏa thuận với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối điện khác đấu nối vào lưới điện của mình để phối hợp quản lý, vận hành, bảo dưỡng, thay thế các hệ thống đo đếm đảm bảo các hệ thống đo đếm làm việc chính xác, ổn định, tin cậy và bảo mật.
3. Trong quá trình quản lý, vận hành, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đo đếm. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố trong hệ thống đo đếm phải thông báo ngay cho các bên liên quan để phối hợp xử lý.
Điều 110. Trách nhiệm xây dựng quy trình quản lý, vận hành hệ thống đo đếm
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và ban hành Quy trình giao nhận và vận hành hệ thống đo đếm điện năng.
Chương VIII
MIỄN TRỪ THỰC HIỆN
Điều 111. Các trường hợp được xét miễn trừ thực hiện
Các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này có quyền nộp hồ sơ đề nghị để được xét miễn trừ thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Đã có hợp đồng được ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà hợp đồng có nội dung khác với quy định tại Thông tư này.
2. Việc áp dụng Thông tư này làm tăng chi phí quá mức và không hợp lý cho đơn vị đó.
3. Đơn vị chứng minh được việc được hưởng miễn trừ phù hợp với các nguyên tắc của Thông tư này.
Điều 112. Thẩm quyền và căn cứ quyết định miễn trừ thực hiện
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xem xét và chấp thuận các trường hợp miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 111 Thông tư này.
2. Các căn cứ để xem xét miễn trừ thực hiện bao gồm:
a) Quyền của các bên trong các hợp đồng mua bán điện, Thỏa thuận đấu nối đã được ký kết trước khi Thông tư này có hiệu lực;
b) Chi phí phát sinh cho các đơn vị có liên quan để đáp ứng các quy định của Thông tư này;
c) Ý kiến của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về ảnh hưởng của việc miễn trừ thực hiện tới việc đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành được quy định tại Chương II Thông tư này;
d) Phạm vi và thời hạn đề nghị được hưởng miễn trừ thực hiện;
đ) Các căn cứ khác liên quan đến việc hưởng miễn trừ (nếu có).
Điều 113. Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện bao gồm:
1. Văn bản đề nghị hưởng miễn trừ phải kèm theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 112 Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ Giấy phép hoạt động điện lực đối với Đơn vị điện lực.
3. Giải trình chi tiết ảnh hưởng đến vận hành của hệ thống điện và các cam kết nếu được miễn trừ thực hiện.
Điều 114. Thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo những nội dung cần bổ sung.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực phải hoàn thành thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện và có trách nhiệm ban hành văn bản cho phép miễn trừ thực hiện. Trường hợp không chấp thuận đề nghị miễn trừ thực hiện, Cục Điều tiết điện lực phải có văn bản thông báo cho đơn vị đề nghị, nêu rõ lý do không chấp thuận.
3. Trường hợp đề nghị miễn trừ thực hiện có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan tới nhiều đơn vị khác, cho phép gia hạn thời gian thẩm định nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.
4. Đơn vị nộp hồ sơ phải nộp chi phí thẩm định đề nghị miễn trừ thực hiện theo quy định.
Điều 115. Trách nhiệm cung cấp thông tin
Đơn vị phân phối điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và các đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và có ý kiến bằng văn bản về đề nghị được miễn trừ thực hiện theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
Điều 116. Rút đề nghị miễn trừ thực hiện
Trường hợp rút đề nghị được miễn trừ thực hiện, đơn vị nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện phải thông báo bằng văn bản tới Cục Điều tiết điện lực.
Điều 117. Bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện
Cục Điều tiết điện lực có quyền bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị được miễn trừ thực hiện.
2. Đơn vị được miễn trừ thực hiện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều kiện, nghĩa vụ đã cam kết và thời gian thực hiện quy định tại Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện.
3. Các điều kiện cho phép miễn trừ thực hiện không còn tồn tại.
Chương IX
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 118. Giải quyết tranh chấp
Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các đơn vị liên quan đến việc thực hiện Thông tư này, các đơn vị có quyền trình vụ việc lên Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong hoạt động điện lực do Bộ Công Thương ban hành.
Điều 119. Xử lý vi phạm
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này, các tổ chức, cá nhân có quyền trình báo Cục Điều tiết điện lực.
2. Trình báo về hành vi vi phạm phải nêu rõ các thông tin sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Thông tư này;
b) Hành vi vi phạm;
c) Thời gian vi phạm;
d) Các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm;
đ) Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
3. Cục Điều tiết điện lực có quyền yêu cầu các bên có liên quan cung cấp thông tin về hành vi vi phạm trong quá trình kiểm tra và xử lý vi phạm.
Chương X
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 120. Thời hạn đáp ứng các tiêu chuẩn của Quy định hệ thống điện phân phối
1. Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư nâng cấp các trang thiết bị để đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
2. Trong thời hạn hai (02) năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, đối với khu vực lưới điện phân phối hiện tại chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp lưới điện để đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
Điều 121. Tổ chức thực hiện
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phải báo cáo Cục Điều tiết điện lực để xem xét và đề xuất Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư.
Điều 122. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2010.
2. Bãi bỏ Quyết định số 37/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy định đấu nối vào hệ thống điện quốc gia./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Tòa án Nhân dân tối cao;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Kiểm toán nhà nước;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;
- Các Tổng công ty Điện lực;
- Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia;
- Lưu: VT, ĐTĐL, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hữu Hào
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "30/07/2010",
"sign_number": "32/2010/TT-BCT",
"signer": "Đỗ Hữu Hào",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-20-2019-TT-BCT-kiem-tra-viec-chap-hanh-phap-luat-luc-luong-Quan-ly-thi-truong-428224.aspx | Thông tư 20/2019/TT-BCT kiểm tra việc chấp hành pháp luật lực lượng Quản lý thị trường mới nhất | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2019/TT-BCT
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KIỂM TRA NỘI BỘ VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nội bộ và xử lý kết quả kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra nội bộ).
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường các cấp (sau đây gọi tắt là cơ quan Quản lý thị trường).
2. Công chức đang làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là công chức) bao gồm công chức Quản lý thị trường và công chức chưa được bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ của lực lượng Quản lý thị trường.
Điều 3. Mục đích kiểm tra nội bộ
1. Bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường; phát hiện và biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, chấn chỉnh ngay các sai sót, hạn chế và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; là cơ sở để đánh giá công chức, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
2. Thông qua kiểm tra nội bộ phát hiện những hạn chế, bất cập, từ đó kiến nghị các biện pháp cần thiết để sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường; có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức.
Điều 4. Nguyên tắc trong kiểm tra nội bộ
1. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện theo đúng nội dung, hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra nội bộ.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện được trong quá trình kiểm tra nội bộ phải bị đình chỉ ngay cùng với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa phù hợp và bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
3. Các hành vi cản trở, gây khó khăn, nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra nội bộ hoặc vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương II
HÌNH THỨC, NỘI DUNG, THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM TRONG KIỂM TRA NỘI BỘ
Điều 5. Hình thức kiểm tra nội bộ
1. Kiểm tra nội bộ định kỳ theo kế hoạch hằng năm đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng), Cục trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) phê duyệt, ban hành.
2. Kiểm tra nội bộ đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có văn bản yêu cầu kiểm tra nội bộ của cấp trên có thẩm quyền;
b) Khi nhận được thông tin, tài liệu, chứng cứ về dấu hiệu vi phạm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường và có cơ sở để thẩm tra, xác minh;
c) Khi thực hiện kiểm tra nhanh về kỷ luật, kỷ cương hành chính hoặc việc chấp hành quy định của pháp luật của lực lượng Quản lý thị trường tại nơi đang tiến hành kiểm tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là kiểm tra nhanh).
Điều 6. Nội dung kiểm tra nội bộ
1. Nội dung kiểm tra nội bộ gồm có:
a) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các hoạt động công vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền;
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng Thẻ kiểm tra thị trường; số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường; mẫu biên bản, quyết định; quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các tài sản công khác tại cơ quan Quản lý thị trường;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
d) Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường;
đ) Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của công chức, cơ quan Quản lý thị trường;
e) Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động công vụ khác của công chức, cơ quan Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kế hoạch và hình thức kiểm tra nội bộ, người có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này (sau đây gọi tắt là người quyết định kiểm tra) có thể quyết định kiểm tra một hoặc nhiều nội dung kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định việc kiểm tra nội bộ
1. Tổng cục trưởng quyết định việc kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất đối với các cơ quan Quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục).
2. Cục trưởng quyết định việc kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất đối với công chức, cơ quan Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục) theo phân cấp quản lý được giao.
3. Các chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền quyết định việc kiểm tra nội bộ. Việc giao quyền thực hiện bằng văn bản dưới hình thức thường xuyên hoặc theo vụ việc.
Điều 8. Số lần kiểm tra và thời gian trực tiếp thực hiện kiểm tra nội bộ
1. Số lần kiểm tra nội bộ được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra nội bộ định kỳ không quá một lần kiểm tra trong năm đối với một Cục và tương đương; không quá hai lần kiểm tra trong năm đối với một Đội Quản lý thị trường và tương đương;
b) Kiểm tra nội bộ đột xuất không giới hạn số lần kiểm tra đối với một công chức, cơ quan Quản lý thị trường.
2. Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ tại nơi được kiểm tra như sau:
a) Cuộc kiểm tra nội bộ của Tổng cục không quá 15 ngày làm việc; trường hợp phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 5 ngày làm việc;
b) Cuộc kiểm tra nội bộ của Cục không quá 10 ngày làm việc; trường hợp phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 5 ngày làm việc.
3. Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ đột xuất tại nơi được kiểm tra như sau:
a) Các cuộc kiểm tra nội bộ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cuộc kiểm tra nhanh không quá 2 giờ làm việc; trường hợp phát hiện công chức đang thực hiện vi phạm hoặc vừa thực hiện xong nhưng chưa kịp xóa dấu vết thì có thể kéo dài, nhưng không quá 2 ngày làm việc.
4. Thời gian trực tiếp thực hiện được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra nội bộ đến ngày kết thúc việc kiểm tra nội bộ trực tiếp tại nơi được kiểm tra.
5. Việc kéo dài thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ do người quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản, trong trường hợp kiểm tra nhanh có thể quyết định bằng thư điện tử công vụ (email).
Điều 9. Ban hành kế hoạch và xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra nội bộ
1. Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước, Tổng cục trưởng quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra nội bộ định kỳ năm tiếp theo của Tổng cục trước ngày 20 tháng 12 hằng năm. Quyết định ban hành kế hoạch được gửi ngay cho cơ quan Quản lý thị trường có liên quan để biết và tổ chức thực hiện.
2. Căn cứ kế hoạch của Tổng cục và yêu cầu quản lý nhà nước thực tế tại đơn vị, Cục trưởng quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra nội bộ định kỳ năm tiếp theo của Cục trước ngày 30 tháng 12 hằng năm. Quyết định ban hành kế hoạch được gửi ngay cho cơ quan Quản lý thị trường có liên quan để biết và tổ chức thực hiện; gửi cho Tổng cục để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
3. Danh sách kiểm tra nội bộ định kỳ của Cục không được trùng với danh sách các cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ định kỳ của Tổng cục.
4. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng, Cục trưởng ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung kế hoạch kiểm tra nội bộ định kỳ và gửi cho cơ quan Quản lý thị trường có liên quan để biết, tổ chức thực hiện.
5. Trường hợp trong cùng một thời điểm, cùng một đối tượng là công chức hoặc cơ quan Quản lý thị trường mà có chồng chéo về hoạt động kiểm tra nội bộ thì việc kiểm tra nội bộ do Tổng cục trưởng quyết định.
Điều 10. Quyết định kiểm tra nội bộ
1. Trước khi kiểm tra nội bộ, người quyết định kiểm tra phải ban hành quyết định kiểm tra nội bộ. Quyết định kiểm tra nội bộ phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Căn cứ phù hợp với hình thức kiểm tra nội bộ quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này hoặc yêu cầu quản lý cụ thể theo từng giai đoạn đối với hình thức kiểm tra nhanh;
b) Họ, tên công chức, tên cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ với hình thức kiểm tra nội bộ quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này hoặc địa bàn, tên cơ quan Quản lý thị trường đối với hình thức kiểm tra nhanh;
c) Nội dung kiểm tra nội bộ;
d) Thời gian kiểm tra nội bộ hoặc khoảng thời gian thực hiện đối với hình thức kiểm tra nhanh;
đ) Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra nội bộ (sau đây gọi tắt là Trưởng Đoàn) và thành viên Đoàn kiểm tra nội bộ; họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra nội bộ.
2. Quyết định kiểm tra nội bộ phải gửi cho công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra trước ngày tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất là 5 ngày làm việc, trừ trường hợp kiểm tra nhanh.
3. Quyết định kiểm tra nội bộ của Cục phải gửi Tổng cục để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
Điều 11. Đoàn kiểm tra nội bộ
1. Đoàn kiểm tra nội bộ được thành lập để thực hiện quyết định kiểm tra nội bộ của người quyết định kiểm tra. Việc thành lập Đoàn kiểm tra nội bộ được thể hiện trong quyết định kiểm tra nội bộ.
2. Đoàn kiểm tra nội bộ có từ hai công chức trở lên, do một công chức được người quyết định kiểm tra phân công làm Trưởng Đoàn và đáp ứng các điều kiện:
a) Trưởng Đoàn phải là công chức giữ ngạch từ Kiểm soát viên thị trường trở lên và đáp ứng các quy định tại điểm b khoản này;
b) Thành viên phải là công chức có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm tra; không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật; không có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là công chức được kiểm tra nội bộ hoặc giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ.
Điều 12. Trách nhiệm của người quyết định kiểm tra
1. Kịp thời chỉ đạo, giám sát, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm tra nội bộ theo báo cáo, kiến nghị của Đoàn kiểm tra nội bộ.
2. Chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường và trước pháp luật về các quyết định, kết luận trong quá trình kiểm tra nội bộ.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn kiểm tra nội bộ
1. Trưởng Đoàn có trách nhiệm:
a) Công bố, giao quyết định kiểm tra nội bộ cho công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ;
b) Tổ chức việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra nội bộ;
c) Phân công công việc cụ thể cho thành viên Đoàn kiểm tra nội bộ;
d) Chịu trách nhiệm trước người quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của Đoàn kiểm tra nội bộ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ;
e) Lập, ký biên bản kiểm tra nội bộ ngay sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra nội bộ và giao cho công chức hoặc người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ một bản để biết;
g) Báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra nội bộ với người quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ vụ việc khi kết thúc kiểm tra; dự thảo kết luận kiểm tra nội bộ trình người quyết định kiểm tra ký, ban hành;
h) Thực hiện quy định tại các điểm a, c, d khoản 2 Điều này.
2. Thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
a) Mặc trang phục, đeo cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu theo đúng quy định;
b) Thực hiện kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Trưởng Đoàn;
c) Có thái độ ứng xử, giao tiếp văn minh khi kiểm tra nội bộ;
d) Không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản, tài liệu, sổ sách, chứng từ được công chức, cơ quan Quản lý thị trường cung cấp;
đ) Đề xuất với Trưởng Đoàn áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra nội bộ có hiệu quả, đúng pháp luật;
e) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Trưởng Đoàn và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất.
3. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra nội bộ có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ bố trí người làm việc với Đoàn kiểm tra để báo cáo, cung cấp hồ sơ vụ việc và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm tra nội bộ, trường hợp các tài liệu được bảo quản theo chế độ mật thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Làm việc với từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong cơ quan được kiểm tra hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan để thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ yêu cầu kiểm tra nội bộ;
c) Niêm phong tài liệu, hiện vật có liên quan đến việc kiểm tra nội bộ trong trường hợp xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng phục vụ việc kiểm tra;
d) Yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật và kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ thi hành các quyết định hành chính trái pháp luật nếu xét thấy các quyết định đó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Yêu cầu công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra nội bộ;
e) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ hoặc thu hồi Thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật;
g) Kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, sửa chữa và xử lý vi phạm phát hiện được trong quá trình kiểm tra nội bộ;
h) Đề xuất với cấp có thẩm quyền hình thức khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện hoạt động công vụ.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ
1. Công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ có trách nhiệm:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra của người quyết định kiểm tra; bố trí người có thẩm quyền làm việc với Đoàn kiểm tra nội bộ khi được yêu cầu;
b) Báo cáo, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu, trừ các tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra nội bộ;
c) Không được lôi kéo, mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm tra nội bộ hoặc gây khó khăn, cản trở việc kiểm tra nội bộ;
d) Thực hiện ngay các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn kiểm tra nội bộ và kết luận kiểm tra nội bộ của người quyết định kiểm tra. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại (nếu có), công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ vẫn phải thực hiện kết luận kiểm tra nội bộ của người có thẩm quyền.
2. Công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ có quyền:
a) Nhận quyết định kiểm tra để biết trước về nội dung, thời gian kiểm tra nội bộ, trừ trường hợp kiểm tra nhanh;
b) Báo cáo, giải trình khó khăn, vướng mắc từ thực tế hoạt động công vụ của đơn vị; xuất trình các tài liệu, đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến nội dung kiểm tra nội bộ;
c) Kiến nghị, phản ánh các quyết định, biên bản, kết luận kiểm tra nội bộ đến cơ quan Quản lý thị trường cấp trên khi có căn cứ cho rằng các quyết định, biên bản, kết luận đó là không có căn cứ và trái với các quy định của pháp luật;
d) Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra nội bộ trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm tra nội bộ.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA NỘI BỘ
Điều 15. Công bố quyết định kiểm tra nội bộ
1. Việc công bố quyết định kiểm tra nội bộ được Đoàn kiểm tra nội bộ thực hiện như sau:
a) Thực hiện công bố việc kiểm tra nội bộ đúng thời gian ghi trong quyết định kiểm tra nội bộ, trừ trường hợp được người quyết định kiểm tra cho phép bằng văn bản;
b) Trưởng Đoàn nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra nội bộ, thời gian kiểm tra nội bộ, quyền hạn và trách nhiệm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn kiểm tra nội bộ với công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra;
c) Trưởng Đoàn lập biên bản công bố quyết định kiểm tra nội bộ với công chức hoặc lãnh đạo cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyết định kiểm tra nội bộ dưới hình thức kiểm tra nhanh được Đoàn kiểm tra nội bộ công bố tại thời điểm tiến hành kiểm tra nội bộ.
Điều 16. Lập biên bản kiểm tra nội bộ
1. Trưởng Đoàn thực hiện việc lập biên bản kiểm tra nội bộ để ghi nhận kết quả kiểm tra ngay sau khi kết thúc thời gian trực tiếp thực hiện kiểm tra nội bộ.
2. Biên bản kiểm tra nội bộ phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực về căn cứ tiến hành kiểm tra nội bộ; thời gian, địa điểm lập biên bản; thời gian trực tiếp đã tiến hành kiểm tra nội bộ; tên các thành viên Đoàn kiểm tra nội bộ; kết quả theo từng nội dung kiểm tra nội bộ; các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đã áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng; nhận xét, đánh giá của Đoàn kiểm tra nội bộ; ý kiến của công chức có liên quan hoặc người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ; ý kiến khác nhau (nếu có).
3. Biên bản kiểm tra nội bộ phải có đủ chữ ký của đại diện các bên liên quan đến việc kiểm tra, lập biên bản. Trường hợp biên bản có nhiều trang, nhiều liên kể cả phụ lục, bảng kê kèm theo biên bản thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang, từng liên của biên bản, phụ lục và bảng kê kèm theo.
Điều 17. Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ
1. Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời gian trực tiếp thực hiện kiểm tra nội bộ, căn cứ vào Biên bản kiểm tra nội bộ và các tài liệu có liên quan, Trưởng Đoàn phải báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ bằng văn bản với người quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với kiểm tra nhanh, người quyết định kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý để quyết định về thời gian Trưởng Đoàn phải báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ của Đoàn kiểm tra nội bộ phải có các nội dung: nhận xét, đánh giá cụ thể về từng nội dung kiểm tra; xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường có vi phạm (nếu có); ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn kiểm tra nội bộ hoặc công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ (nếu có); các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đã áp dụng theo thẩm quyền (nếu có); kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý (nếu có).
Điều 18. Kết luận kiểm tra nội bộ
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ và các tài liệu có liên quan, người quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra nội bộ, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 Thông tư này.
2. Kết luận kiểm tra nội bộ phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ theo từng nội dung kiểm tra;
b) Kết luận về nội dung kiểm tra theo quyết định kiểm tra nội bộ;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý (nếu có).
3. Trường hợp còn nội dung kiểm tra nội bộ chưa rõ, chưa đủ căn cứ kết luận thì người quyết định kiểm tra yêu cầu Trưởng Đoàn hoặc công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ báo cáo, giải trình hoặc quyết định xác minh tình tiết bổ sung để làm rõ, bảo đảm việc ban hành kết luận kiểm tra nội bộ có căn cứ, khách quan, chính xác.
4. Trước khi có kết luận kiểm tra nội bộ chính thức, nếu xét thấy còn ý kiến khác nhau, người quyết định kiểm tra có thể gửi dự thảo kết luận kiểm tra nội bộ cho công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ để được giải trình. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra nội bộ, công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra nội bộ bằng văn bản kèm theo các chứng cứ chứng minh cho ý kiến giải trình của mình.
5. Kết luận kiểm tra nội bộ phải gửi cho công chức, cơ quan Quản lý thị trường có liên quan, Tổng cục trưởng, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục. Trường hợp cần thiết, người quyết định kiểm tra có thể tổ chức công bố và lập biên bản về việc công bố kết luận kiểm tra nội bộ.
Điều 19. Xác minh tình tiết bổ sung
1. Trong trường hợp cần thiết, người quyết định kiểm tra có quyền xác minh bổ sung các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc kết luận kiểm tra nội bộ.
2. Việc xác minh tình tiết bổ sung phải được thể hiện bằng văn bản.
3. Thời hạn xác minh tình tiết bổ sung không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xác minh tình tiết bổ sung; thời gian xác minh tình tiết bổ sung không tính vào thời gian quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này.
Điều 20. Thực hiện kết luận kiểm tra nội bộ
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra nội bộ, công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngay các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục vi phạm;
b) Tiến hành xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
c) Báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận kiểm tra với người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp, Tổng cục trưởng, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục.
2. Việc đình chỉ, hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính không đúng pháp luật phát hiện được trong quá trình kiểm tra nội bộ được xử lý căn cứ theo từng trường hợp cụ thể và tình trạng pháp lý của các quyết định hành chính đó.
Điều 21. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kiểm tra nội bộ
1. Các cuộc kiểm tra nội bộ theo Thông tư này đều phải lập hồ sơ lưu trữ.
2. Hồ sơ kiểm tra nội bộ phải đánh bút lục, ghi số trang theo thứ tự thời gian của toàn bộ tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ, gồm có:
a) Quyết định kiểm tra nội bộ của người quyết định kiểm tra;
b) Các biên bản, văn bản, tài liệu do Đoàn kiểm tra nội bộ lập hoặc thu thập được trong quá trình tiến hành kiểm tra nội bộ;
c) Báo cáo, văn bản giải trình của công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ (nếu có);
d) Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ;
đ) Kết luận kiểm tra nội bộ (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc kiểm tra nội bộ (nếu có).
3. Trưởng Đoàn có trách nhiệm lập hồ sơ cuộc kiểm tra nội bộ, niêm phong và bàn giao cho bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ. Việc quản lý, lưu trữ, sử dụng hồ sơ các cuộc kiểm tra nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng có trách nhiệm:
a) Phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này đối với công chức, cơ quan Quản lý thị trường;
b) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn hoạt động kiểm tra nội bộ theo quy định của Thông tư này;
c) Định kỳ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình thực hiện, kết quả công tác kiểm tra nội bộ và xử lý vi phạm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường theo quy định;
d) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ; website Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục QLTT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, PC, TCQLTT (05).
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "30/10/2019",
"sign_number": "20/2019/TT-BCT",
"signer": "Trần Tuấn Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-02-2008-TT-BCT-huong-dan-dieu-kien-kinh-doanh-cap-giay-phep-kinh-doanh-Nitrat-Amon-ham-luong-cao-62794.aspx | Thông tư 02/2008/TT-BCT hướng dẫn điều kiện kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh Nitrat Amôn hàm lượng cao | BỘ CÔNG THƯƠNG
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 02/2008/TT-BCT
Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2008
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH NITRAT AMÔN HÀM LƯỢNG CAO
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Nitrat amôn hàm lượng cao là mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Bộ Công thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh và cấp Giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá Nitrat amôn hàm lượng cao có công thức hoá học NH4NO3 với hàm lượng Nitrat amôn từ 98,5% trở lên tính theo khối lượng khô.
2. Phạm vi áp dung
Doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao chỉ được bán cho hộ tiêu thụ có Giấy đăng ký sử dụng Nitrat amôn hàm lượng cao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Chỉ doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và Giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao mới được bán Nitrat amôn hàm lượng cao cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
1. Điều kiện kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao
Hoạt động kinh doanh mặt hàng Nitrat amôn hàm lượng cao phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Về chất lượng hàng hoá:
Nitrat amôn hàm lượng cao đưa vào kinh doanh phải thực hiện theo Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ và phải được Bộ quản lý ngành cho phép đưa vào kinh doanh.
Việc kiểm tra chất lượng Nitrat amôn hàm lượng cao thực hiện theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng.
b) Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có Giấy chứng nhận đặng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có đăng ký mã số thuế.
c) Về đăng ký sử dụng hàng hoá:
Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp (Nitrat amôn hàm lượng cao) của Sở quản lý ngành theo quy định tại "Quy chế quản lý an toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp" ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ Công nghiệp.
d) Điều kiện về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác:
- Các trang thiết bị, công trình, nhà kho sử dụng trong kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao phải đảm bảo các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
- Có quy trình kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao ban hành áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp.
- Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao.
- Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hoá, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải có Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ký kết với Giám đốc doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao
a) Đối với doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (theo Mẫu số 1 Ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản sao Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Đối với doanh nghiệp sản xuất Nitrat amôn hàm lượng cao, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (theo Mẫu số 1 Ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản sao Quyết định cho phép đưa nhà máy sản xuất Nitrat amôn hàm lượng cao vào hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm Nitrat amôn hàm lượng cao do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà máy sản xuất.
c) Đối với doanh nghiệp không thuộc điểm a, b nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (theo Mẫu số 1 Ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản sao đăng ký mã số thuế.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp (Nitrat amôn hàm lượng cao) do Sở quản lý ngành cấp.
- Bản sao các hợp đồng lao động và danh sách của đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác mua, bán Nitrat amôn làm lượng cao kèm theo bản sao chứng chỉ đã học qua lớp huấn luyện quy trình kinh doanh và bồi dưỡng kiến thức kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao do doanh nghiệp tổ chức.
- Quy trình kinh doanh mặt hàng Nitrat amôn hàm lượng cao của doanh nghiệp.
- Bản sao các hợp đồng đã thực hiện mua, bán Nitrat amôn hàm lượng cao của 03 năm gần nhất.
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng thiết bị, nhà xưởng và công trình xây dựng khác (như nhà kho, bến bãi...) để hoạt động kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cần phải có thêm bản sao các Giấy chứng nhận về đủ điều kiện bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của trang thiết bị, nhà xưởng và công trình xây dựng nêu trên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Thời hạn của giấy phép kinh doanh
Thời hạn của một giấy phép kinh doanh là: năm (05) năm đối với doanh nghiệp sản xuất Nitrat amôn hàm lượng cao và doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; ba (03) năm đối với doanh nghiệp khác.
4. Thời gian xét cấp giấy phép kinh doanh
Trong thời gian mười năm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp theo Mẫu số 2 Ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
5. Thu hồi, đổi và cấp lại giấy phép kinh doanh
a) Bộ Công Thương xem xét và thu hồi giấy phép kinh doanh đã cấp đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không kinh doanh trong thời gian 1 năm liên tục, hoặc kinh doanh không đúng theo nội dung của giấy phép.
b) Khi có nhu cầu đổi lại giấy phép do thay đổi tên, địa chỉ hoặc tổ chức của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi giấy phép đã được cấp kèm theo đơn đề nghị, các văn bản pháp lý mới của doanh nghiệp và hồ sơ quy định tại khoản 2 Mục II của Thông tư này.
c) Khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp có nhu cầu cấp lại phải nộp giấy phép đã được cấp kèm theo đơn đề nghị, không phải lập lại hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Mục II của Thông tư này.
Thời hạn của giấy phép và thời gian xét cấp lại giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Mục II Thông tư này.
6. Chế độ báo cáo
Doanh nghiệp lập báo cáo kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao định kỳ 6 tháng và 1 năm gửi Sở quản lý ngành và Bộ Công Thương theo quy định hiện hành. Hạn chậm nhất gửi báo cáo là ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng và ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ các quy định trước đây do Bộ Công nghiệp ban hành trái với nội dung quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh vướng mắc về Bộ Công Thương để được xem xét, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
MẪU SỐ 1
BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 02/2008/TT-BCT NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2008
CÔNG TY ......................
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: /.........
................, ngày .... tháng .... năm 200..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH NITRAT AMÔN HÀM LƯỢNG CAO
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp:.........................................................................................................................
Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số:.........................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:........................................................................................
Do................................................................... cấp ngày:.............................................................
Nội dung đăng ký kinh doanh:.........................................................................................................
Nơi đặt trụ sở chính:......................................................................................................................
Điện thoại:........................................................ Fax:.....................................................................
Căn cứ Thông tư số............./2008/TT-BCT ngày... tháng... năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao;
Đề nghị Bộ Công Thương xét cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao cho doanh nghiệp với các nội dung chính như sau:
- Hình thức, nội dung kinh doanh: (thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao, bao gồm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện việc mua, bán Nitrat amôn hàm tượng cao như: bán buôn, bán lẻ trực tiếp cho người tiêu thụ, bán nguyên liệu mua sản phẩm, dịch vụ cung ứng, đầu mối thủ tục dịch vụ xuất, nhập khẩu, tự mua để phục vụ nhu cầu sản xuất...).
- Quy mô kinh doanh:........................................................................................................ tấn/năm.
- Thời hạn kinh doanh: từ ngày: .../..../200... đến ngày..../..../200...
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước về kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao và các nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh do Bộ Công Thương cấp.
(có hồ sơ kèm theo)
Nơi nhận:
- Như trên,
-
- Lưu
GIÁM ĐỐC
(ký tên và đóng dấu)
MẪU SỐ 2
BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 02/2008/TT-BCT NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2008
BỘ CÔNG THƯƠNG
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: /GP-BCT
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 200..
GIẤY PHÉP
KINH DOANH NITRAT AMÔN HÀM LƯỢNG CAO
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Thông tư số /2008/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2008 của Bộ Công thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao.
Xét đề nghị của ...(tên doanh nghiệp) tại đơn đề nghị số......ngày .... tháng .... năm 200.. về việc cấp giấy phép kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép: …. (tên đầy đủ của doanh nghiệp).
Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số:.........................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:........................................................................................
Do................................................................... cấp ngày:.............................................................
Nơi đặt trụ sở chính:......................................................................................................................
Được kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao với các nội dung chính sau đây:
- Hình thức, nội dung kinh doanh: (thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình kinh doanh Nitrat amôn hàm lượng cao, bao gồm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện việc mua, bán Nitrat amôn hàm lượng cao như: bán buôn, bán lẻ trực tiếp cho người tiêu thụ, bán nguyên liệu mua sản phẩm, dịch vụ cung ứng, đầu mối thủ tục dịch vụ xuất, nhập khẩu, tự mua để phục vụ nhu cầu sản xuất...).
- Quy mô kinh doanh:........................................................................................................ tấn/năm.
- Thời hạn kinh doanh: từ ngày..../..../200.....đến ngày..../..../200...
Điều 2. ….. (Tên doanh nghiệp) phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 và Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ....../..../200..../…
Nơi nhận:
- Như trên,
- Sở quản lý ngành tỉnh, thành phố...,
-
- Lưu: VT.
BỘ TRƯỞNG | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "19/02/2008",
"sign_number": "02/2008/TT-BCT",
"signer": "Vũ Huy Hoàng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-35-2011-CT-UBND-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-va-su-dung-hieu-qua-vien-132299.aspx | Chỉ thị 35/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả viện | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 35/2011/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2011
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Để việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đúng quy định, đạt hiệu quả; đồng thời, tăng cường trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan của Thành phố phù hợp với quy định của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2010/TT-BKH), Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện triển khai thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:
I. Về chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
1. Về chuẩn bị tiếp nhận khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:
Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài là các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn, các tổ chức khác theo quy định tại Điều 1 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (gọi tắt là Quy chế) được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, có nhiệm vụ:
Làm đầu mối phối hợp với các tổ chức trong nước và Bên tài trợ trong quá trình lập văn kiện chương trình, dự án, hồ sơ viện trợ phi dự án, đảm bảo tiến độ xây dựng, chất lượng, nội dung của văn kiện chương trình, dự án và hồ sơ viện trợ phi dự án.
Lập kế hoạch, tổ chức huy động các nguồn lực thích hợp cho việc chuẩn bị chương trình, dự án và hồ sơ viện trợ phi dự án, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị với cơ quan chủ quản về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, dự thảo Quy chế tổ chức hoạt động của Ban và các văn bản cần thiết khác.
d) Đề xuất bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị và vốn đối ứng đối với các chương trình, dự án thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Đối với các chương trình, dự án không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tự cân đối và bố trí vốn chuẩn bị, vốn đối ứng theo quy định hiện hành.
Trường hợp nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính để chuẩn bị chương trình, dự án, chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có trách nhiệm đưa nguồn vốn chuẩn bị vào tổng vốn chung của khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Về thẩm định:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định đối với chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ viện trợ phi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài lập 08 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quy chế và Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2010/TT-BKH gửi cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định.
c) Khi cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức việc thẩm định mời các cơ quan chuyên môn ở trung ương và thành phố, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định. Các cơ quan hữu quan tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài cũng như hồ sơ viện trợ phi dự án liên quan đến phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
d) Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, lập báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung văn kiện chương trình, dự án, hồ sơ viện trợ phi dự án. Báo cáo thẩm định phải kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt nội dung chương trình, dự án, quyết định phê duyệt hồ sơ phi dự án.
đ) Khi tiếp nhận đối với các khoản viện trợ trang thiết bị, hàng hóa có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng nhưng còn trên 80% giá trị sử dụng (chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục), các đơn vị tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài phải trình Sở Kế hoạch và Đầu tư để chuẩn bị hồ sơ cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định hiện hành và đảm bảo việc tiếp nhận hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Quy trình thẩm định và thời hạn thẩm định thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 07/2010/TT-BKH .
3. Về phê duyệt:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 15 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
Sau 06 tháng kể từ ngày chương trình, dự án được phê duyệt, nếu chương trình, dự án vẫn chưa triển khai được hoạt động nào mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét thu hồi quyết định phê duyệt chương trình, dự án.
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố gửi Quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (bản gốc) kèm theo văn kiện chương trình, dự án, thỏa thuận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, hồ sơ viện trợ phi dự án có đóng dấu giáp lai cũng như các tài liệu liên quan khác cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được phê duyệt.
Đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Quy chế), Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị hồ sơ để Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
II. Về quản lý thực hiện các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
1. Hình thức quản lý, thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:
- Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện hoặc giao cho một đơn vị thuộc thẩm quyền làm chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.
- Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án đầu tư.
- Các chương trình, dự án phải có Ban quản lý chương trình, dự án theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ. Riêng đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ với tổng mức đầu tư dưới 7 (bảy) tỷ đồng và khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án, Chủ đầu tư có thể sử dụng bộ máy hiện có của đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án.
- Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chương trình, dự án thực hiện theo Điều 19 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Điều 6 Thông tư số 07/2010/TT-BKH .
2. Về công tác đấu thầu:
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt kế hoạch đấu thầu của các dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có trách nhiệm:
+ Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu của dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư theo đúng các nội dung được quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu và Khoản 19 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu đảm bảo không vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
+ Tăng cường năng lực của các bộ phận trực thuộc (bao gồm Ban quản lý dự án) về đấu thầu và bảo đảm các cán bộ, công chức trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định.
3. Về đấu giá:
Việc đấu giá đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Về chế độ báo cáo thực hiện viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:
a) Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm: lập và gửi báo cáo định kỳ cho Chủ dự án, cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 07/2010/TT-BKH. Báo cáo 6 tháng gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 6; báo cáo năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo. Báo cáo kết thúc thực hiện khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài chậm nhất không quá 4 tháng sau khi kết thúc.
b) Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có trách nhiệm: Xây dựng và gửi báo cáo 6 tháng chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 của năm báo cáo, báo cáo năm chậm nhất vào ngày 10 tháng 01 của năm tiếp sau và báo cáo kết thúc thực hiện khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài chậm nhất không quá 06 tháng sau khi kết thúc cho cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân thành phố, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP và Điều 10 của Thông tư số 07/2010/TT-BKH .
- Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn viện trợ, thực hiện việc hạch toán viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và báo cáo quyết toán khi kết thúc dự án theo quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
c) Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng và gửi báo cáo 6 tháng chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo, báo cáo năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm tiếp sau cho Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP và Điều 11 của Thông tư số 07/2010/TT-BKH .
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp 06 tháng và hàng năm về kết quả phê duyệt, tình hình giải ngân, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố để duyệt ký gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài chậm nhất vào ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo và ngày 25 tháng 01 của năm tiếp sau.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm chung và tổng hợp báo cáo cho các Bộ, ngành theo đúng quy định.
III. Quản lý nhà nước về viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vốn ngân sách đối ứng hàng năm và phối hợp với Sở Tài chính cân đối và bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Phối hợp các ngành, các cấp thực hiện việc theo dõi, đánh giá và kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Báo cáo tổng hợp tình hình chung về tiếp nhận quản lý và thực hiện viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Dự thảo văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài theo quy định.
2. Giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài chính đối với viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với việc sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách thành phố đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương. Phối hợp với Bộ Tài chính ghi thu, ghi chi ngân sách thành phố các khoản ghi chi bổ sung có mục tiêu từ nguồn thu viện trợ của ngân sách Trung ương. Báo cáo tổng hợp tình hình thực tế tiếp nhận giải ngân các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố.
- Tham gia góp ý kiến thẩm định đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Giao Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố là cơ quan đầu mối trong công tác quan hệ và vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và hướng dẫn các tổ chức tiếp nhận viện trợ trong công tác vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Chủ trì tổ chức thẩm định viện trợ phi dự án và tham gia góp ý kiến đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Khi tham mưu, trình duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án, phải kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt (theo mẫu tại Phụ lục 3b Thông tư số 07/2010/TT-BKH).
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước thành phố lập báo cáo tổng hợp 6 tháng và hàng năm về tình hình tiếp nhận, kết quả phê duyệt, giải ngân, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền của Thành phố.
4. Giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, hạch toán ghi thu - ghi chi ngân sách quận - huyện đối với khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do các đơn vị thuộc quận - huyện tiếp nhận và hàng quý báo cáo cho Sở Tài chính.
5. Giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan đến hoạt động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành và giải quyết các kiến nghị của các chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền xử lý của ngành trong thời hạn được quy định. Bố trí nhân sự thực hiện công tác theo dõi về viện trợ phi Chính phủ nước ngoài để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề ngoài thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành, cần báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo xử lý kịp thời.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây tại các văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trái với Chỉ thị này đều hết hiệu lực thi hành và bị bãi bỏ./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "22/11/2011",
"sign_number": "35/2011/CT-UBND",
"signer": "Hứa Ngọc Thuận",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Chi-thi-06-2002-CT-UB-dam-bao-noi-dung-thoi-gian-lap-phuong-an-xu-ly-sap-xep-lai-nha-dat-thuoc-so-huu-Nha-nuoc-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-34694.aspx | Chỉ thị 06/2002/CT-UB đảm bảo nội dung thời gian lập phương án xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 06/2002/CT-UB
TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2002
CHỈ THỊ
VỀ ĐẢM BẢO NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN LẬP PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, SẮP XẾP LẠI NHÀ ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Ngày 24 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg về xử lý, sắp xếp lại nhà đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Tài chính có Thông tư số 83/2001/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2001 hướng dẫn tổ chức thực hiện. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã phối hợp với Bộ Tài chính thành lập Ban chỉ đạo xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban chỉ đạo 80). Ban chỉ đạo 80 đã tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp (gọi tắt là đơn vị) của Trung ương, các Tỉnh, Thành phố có nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố và các đơn vị thuộc thành phố, quận-huyện, phường-xã.
Để đảm bảo tiến độ lập và báo cáo phương án xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ; Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị như sau :
1. Đối với các đơn vị của Trung ương, các Tỉnh, Thành phố có nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước đóng trên địa bàn thành phố, đề nghị khẩn trương lập và báo cáo phương án xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước của đơn vị mình theo đúng các biểu mẫu quy định và gửi về Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố, các Tổng công ty 91 để các đơn vị này kiểm tra, xem xét và có ý kiến bằng văn bản đề nghị xử lý, sắp xếp nhà đất của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp của mình quản lý gửi về Ban chỉ đạo 80 trước ngày 15 tháng 5 năm 2002.
2. Đối với các sở-ngành và đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân quận-huyện, các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước độc lập thuộc thành phố :
2.1- Phải chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đến từng đơn vị cơ sở nhằm quán triệt mục đích, yêu cầu của đợt xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố ; hướng dẫn các đơn vị cơ sở lập phương án xử lý kèm theo các biểu mẫu quy định và khẩn trương kiểm tra, tổng hợp, thông qua phương án xử lý chung của toàn ngành, toàn khối, toàn đơn vị gửi về Ban chỉ đạo 80 trước ngày 30 tháng 4 năm 2002.
2.2- Lãnh đạo các đơn vị trực tiếp tổ chức họp định kỳ để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị cơ sở trong quá trình kiểm tra hiện trạng nhà đất, tra cứu hồ sơ, tài liệu gốc, lập báo cáo phương án xử lý của từng đơn vị cơ sở và tổng hợp báo cáo phương án xử lý của toàn ngành, toàn khối, toàn đơn vị. Lãnh đạo các đơn vị chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về tiến độ nộp báo cáo tổng hợp đúng thời gian quy định.
3. Đối với Ban chỉ đạo 80 :
3.1- Thường trực Ban Chỉ đạo 80 và Tổ chuyên viên chủ động đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị để đảm bảo tiến độ báo cáo và kiểm tra, xem xét thực tế tình hình quản lý, sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước của các đơn vị để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án xử lý đối với những trường hợp vượt thẩm quyền.
3.2- Các thành viên Ban chỉ đạo 80 tăng cường biện pháp phối hợp, phân công cụ thể để đảm bảo triển khai các mặt công tác được đồng bộ, kịp thời, toàn diện.
Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị các cơ quan Trung ương, các Tỉnh, Thành phố có nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu Thủ trưởng các sở-ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện, Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước độc lập thuộc thành phố khẩn trương triển khai thực hiện nghiệm túc Chỉ thị này và thuờng xuyên báo cáo tiến độ thực hiện cho Ban chỉ đạo 80./.
Nơi nhận :
- Bộ Tài chính
- Thường trực Thành Ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố
- Thường trực Ban Chỉ đạo 80 (Sở Tài chánh-Vật giá để sao gửi cho các đơn vị thuộc Trung ương, các Tỉnh, Thành phố và các doanh nghiệp Nhà nước có nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP)
- Các sở-ngành và Đoàn thể thành phố
- Ủy ban nhân dân các quận-huyện
- Các Tổng công ty thuộc thành phố
- VP HĐ-UB : CVP, PVP/KT, ĐT
- Tổ TM, ĐT
- Lưu (TM)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Lê Thanh Hải | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "02/04/2002",
"sign_number": "06/2002/CT-UB",
"signer": "Lê Thanh Hải",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-114-2016-ND-CP-le-phi-dang-ky-nuoi-con-nuoi-le-phi-cap-giay-phep-to-chuc-con-nuoi-nuoc-ngoai-317584.aspx | Nghị định 114/2016/NĐ-CP lệ phí đăng ký nuôi con nuôi lệ phí cấp giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 114/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI, LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định người nộp, cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài; miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí; kinh phí thực hiện giải quyết việc nuôi con nuôi và cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm:
a) Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là lệ phí thu đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
b) Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là lệ phí thu đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
c) Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là lệ phí thu đối với trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
2. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài là lệ phí thu đối với tổ chức nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, gia hạn giấy phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Người nộp lệ phí
1. Công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp).
3. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Sở Tư pháp.
4. Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam tạm trú ở nước ngoài phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
6. Tổ chức con nuôi nước ngoài khi được cấp, gia hạn giấy phép hoạt động tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp).
Điều 4. Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Điều 5. Cơ quan thu lệ phí
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
2. Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.
3. Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.
4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 6. Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép;
b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.
Điều 7. Chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí
1. Cơ quan thu lệ phí mở tài Khoản tạm thu ngân sách tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp để tổ chức thu tiền lệ phí; hàng tuần, nộp 100% tiền lệ phí thu được vào tài Khoản tạm thu ngân sách tại Kho bạc Nhà nước. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng, cơ quan thu lệ phí nộp hết số tiền lệ phí thu của tháng liền trước vào ngân sách nhà nước (sau khi đã trừ số tiền lệ phí phải trả lại cho người nộp lệ phí) theo quy định; hàng tháng khai, nộp lệ phí vào ngân sách nhà nước và quyết toán năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Trường hợp cơ quan thu lệ phí là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì khai, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp đã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, nhưng hồ sơ chưa được chuyển tới Sở Tư pháp mà người nhận nuôi con nuôi đề nghị rút hồ sơ thì cơ quan thu lệ phí có trách nhiệm trả lại cho người nộp lệ phí tiền lệ phí đã nộp. Trường hợp người nộp lệ phí tiếp tục xin nhận con nuôi thì số tiền lệ phí đã nộp được bù trừ cho số lệ phí phải nộp đối với hồ sơ sau. Trường hợp không tiếp tục xin nhận con nuôi thì cơ quan thu lệ phí trích từ tài Khoản tạm thu ngân sách tại Kho bạc Nhà nước để trả lại số lệ phí đã nộp cho người nộp lệ phí và được trừ vào số lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước, thực hiện khai và quyết toán lệ phí với cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Điều 8. Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
1. Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thực hiện giải quyết nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi gồm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi; lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để đánh giá toàn diện về Điều kiện của người nhận con nuôi và của người được giới thiệu làm con nuôi theo quy định của pháp luật;
b) Kinh phí cho cơ sở trợ giúp xã hội hưởng ngân sách nhà nước trong việc lập hồ sơ trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội đó được giới thiệu làm con nuôi;
c) Chi phí trang trải cho công tác lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi, xác minh nguồn gốc của trẻ em được cho làm con nuôi, hoàn tất thủ tục giao nhận trẻ em được cho làm con nuôi;
d) Thông tin liên lạc, gửi tài liệu, trao đổi thư tín với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc nuôi con nuôi;
đ) In ấn, phát hành biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách, lưu trữ, số hóa hồ sơ về nuôi con nuôi;
e) Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện việc thu lệ phí, bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các Khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương, trừ chi phí trả lương cho cán bộ công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
g) Chi phí phục vụ cho công tác kiểm tra, theo dõi tình hình phát triển của con nuôi;
h) Chi phí khác phục vụ trực tiếp giải quyết việc nuôi con nuôi.
4. Kinh phí thực hiện công tác cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam;
b) Phỏng vấn, kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kiểm tra Điều kiện, tư cách và năng lực pháp lý tổ chức con nuôi nước ngoài tại nước nơi tổ chức được thành lập;
d) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Trực tiếp kiểm tra tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài;
e) Chi phí khác phục vụ trực tiếp giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 9. Điều Khoản chuyển tiếp
Trường hợp người nộp hồ sơ xin nhận con nuôi đã nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hoặc nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam đã nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì việc thu, quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật nuôi con nuôi.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cụm từ “lệ phí đăng ký nuôi con nuôi”, “mức thu, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí” tại Khoản 1 Điều 1; cụm từ “Khoản 1 và” tại Khoản 3 Điều 38; quy định tại Khoản 1 Điều 38 và các Điều: 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật nuôi con nuôi hết hiệu lực thi hành.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "08/07/2016",
"sign_number": "114/2016/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-34-2005-CT-UBND-to-chuc-don-Tet-Binh-Tuat-nam-2006-7501.aspx | Chỉ thị 34/2005/CT-UBND tổ chức đón Tết Bính Tuất năm 2006 | UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 34/2005/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2005
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC ĐÓN TẾT BÍNH TUẤT NĂM 2006
Năm 2005, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất gay gắt nhưng kinh tế - xã hội thành phố đã có bước chuyển biến tích cực hơn so năm 2004, hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 2005 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Tết Bính Tuất năm 2006 đến vào thời điểm thành phố ta bước vào năm đầu tiên thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của thành phố ; đồng thời phải tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được của thành phố trong năm 2005, Ủy ban nhân dân thành phố chủ trương đón Tết Bính Tuất năm 2006 theo phương châm “An toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh” và yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện tốt các công việc chủ yếu sau đây :
1. Lãnh đạo các sở-ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận, các Đoàn thể, chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp, địa phương và lực lượng vũ trang tổ chức các hoạt động vui Xuân an toàn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, vận động giúp đỡ đồng bào nghèo để mọi nhà đều có Tết, cần quan tâm hỗ trợ giúp đỡ các gia đình, hộ chăn nuôi gia cầm thủy cầm gặp khó khăn, bị thiệt hại do dịch cúm gia cầm H5N1; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các yêu cầu chỉ đạo của thành phố về phòng chống dịch cúm gia cầm thủy cầm H5N1.
Nghiêm cấm lợi dụng Lễ, Tết để tổ chức liên hoan ăn uống lãng phí tiền và tài sản Nhà nước, tập thể hoặc từ nguồn tiền có gốc từ ngân sách, từ công quỹ, từ các nguồn tài trợ để thưởng, biếu tặng cho các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức không đúng chế độ Nhà nước (việc nghiêm cấm này được thực hiện kể cả vào các ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết, mừng công, đón nhận danh hiệu Nhà nước). Những đơn vị được trích quỹ thưởng theo chế độ cho cá nhân, đơn vị có công trong phối hợp, giúp đỡ thì phải công khai danh sách thưởng và mức thưởng cho toàn thể cơ quan, đơn vị biết. Thủ trưởng các sở - ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm kiểm tra và xử lý tập thể, cá nhân vi phạm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra vi phạm ở đơn vị trực thuộc. Từng cơ quan, đơn vị tổ chức việc chúc Tết với tinh thần đơn giản, tiết kiệm.
Giao Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận - huyện và sở - ngành chỉ đạo kiên quyết và xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, đậu xe trái phép. Các khu vực thường ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm phải bố trí lực lượng tập trung thường xuyên giải quyết thật nhanh tại các giao lộ thường xảy ra ùn tắc.
Tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định cấm đốt pháo, giữ gìn trật tự giao thông đô thị. Tăng cường cảnh giác, bố trí lực lượng thường trực chặt chẽ bảo vệ cơ quan, đơn vị. Chấp hành các quy định về hoạt động văn hóa lành mạnh.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các địa điểm tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý ; chỉ đạo cho lực lượng công an và ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, tăng cường quản lý, giáo dục các đối tượng thuộc diện giáo dục tại cộng đồng dân cư, đối tượng cực đoan quá khích và số đối tượng hình sự khác để ngăn ngừa những hoạt động vi phạm pháp luật trong thời gian Tết. Các sở, ban, ngành, các đơn vị, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội phải chịu trách nhiệm bảo vệ cơ quan đơn vị mình, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý chặt chẽ vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc được giao quyền quản lý sử dụng. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hóa... chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, đảm bảo phòng chống cháy, nổ tại địa điểm tổ chức.
2. Ủy ban nhân dân các quận-huyện chỉ đạo các phường - xã, ban ngành trực thuộc tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh đường phố, tham gia bảo vệ an ninh khu phố, phát hiện tố giác truy bắt các loại tội phạm, tham gia giải quyết các tệ nạn xã hội, phòng chống tệ cờ bạc mê tín dị đoan kiên quyết xóa các bãi giữ xe tự phát ở các khu vực chợ và các điểm vui chơi giải trí. Phối hợp bảo đảm trật tự nơi mua bán, điểm giữ xe hai bánh... góp phần xử lý vi phạm giao thông. Ủy ban nhân dân các quận - huyện tăng cường chỉ đạo các lực lượng kiểm tra tại các điểm giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm (nếu có). Trong những ngày cận Tết cho đến tuần lễ sau Tết cần chú ý không triển khai các hoạt động dễ dẫn đến phức tạp về an ninh trật tự, tạm thời ngưng thực hiện các quyết định cưỡng chế, giải toả để giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư. Công an thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường chỉ đạo công tác giữ gìn an ninh trật tự, tấn công truy quét các loại tội phạm, giải quyết tệ nạn xã hội ; đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị bảo vệ an toàn cơ quan, chủ động phòng chống cháy nổ ; bố trí lực lượng tuần tra bảo vệ an toàn các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng, tụ điểm giải trí, các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà cao tầng, chợ, khu đông dân cư...; đảm bảo điều hòa giao thông, kịp thời giải quyết ùn tắc giao thông, ngăn chặn và xử lý nghiêm tệ đua xe trái phép, cờ bạc, mại dâm. Đảm bảo tốt an ninh trật tự, từng địa bàn phường - xã.
Lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện... phải chủ động làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, có sẵn phương án xử lý giải quyết ngay khi xảy ra cháy.
Triệt để thực hiện nghiêm lệnh cấm đốt pháo. Ủy ban nhân dân các quận-huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân và Công an phường-xã xử lý nhanh và kiên quyết các trường hợp đốt pháo trên địa bàn phường-xã của mình. Công an thành phố phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường thành phố kiểm tra xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh pháo nổ các loại. Kiên quyết không để xảy ra đốt pháo trên địa bàn thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Công an phường-xã có trách nhiệm quán triệt các nội dung chỉ đạo này xuống tận Tổ dân phố.
3. Sở Thương mại thành phố có trách nhiệm dự báo cung cầu hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh chủ động, có kế hoạch về nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, bảo đảm nguồn hàng ổn định phục vụ đồng bào thành phố trước, trong và sau Tết không để xảy ra tình trạng tăng giá do thiếu thực phẩm thay thế cho sản phẩm thịt gia cầm thủy cầm khan hiếm trong thời điểm có dịch H5N1; tuyên truyền vận động nhằm tăng cường văn minh thương mại, thực hiện đầy đủ niêm yết giá, không mua bán hàng gian - hàng giả, bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Chủ động kiểm tra tiến độ thực hiện dự trữ thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ và thay thế thịt gia cầm trong dịp Tết cổ truyền đến hết quý I năm 2006 của các đơn vị : Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố và các doanh nghiệp khác. Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường khẩn trương phối hợp với các lực lượng Công an, Thú y, Lực lượng Thanh niên xung phong tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để phát hiện và xử lý kịp thời việc nuôi gia cầm, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm trái pháp luật trên địa bàn thành phố.
Sở Thương mại phối hợp với Sở Giao thông Công chính, Ủy ban nhân dân quận - huyện và Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và chấm dứt việc mua bán dưa hấu, trái cây ở lòng lề đường. Sở Thương mại cần tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các việc sau :
3.1- Ban quản lý các chợ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản, quản lý vệ sinh thực phẩm, môi trường. Sắp xếp bố trí mua bán trật tự an toàn, không chiếm dụng lòng lề đường trước cửa và chung quanh chợ để mua bán. Tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho Ban quản lý tại hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại Thủ Đức và Hóc Môn cũng như ở chợ tạm thủy-hải sản Chánh Hưng (huyện Bình Chánh) trong tổ chức tốt việc mua bán, giao dịch ở các chợ này đi vào nề nếp, phát huy được tác dụng của chợ đầu mối nông sản thực phẩm của thành phố.
3.2- Lực lượng quản lý thị trường chủ động phối hợp với Công an các quận - huyện, Cảnh sát kinh tế, Thuế và các ngành chức năng liên quan lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết. Tập trung công tác đấu tranh chống đầu cơ buôn lậu ; chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, giữ xe quá giá quy định, bán quá giá niêm yết, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt phối hợp với Chi cục Thú y và các ngành liên quan trong chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Thú y, giết mổ lậu, nhất là tại các cửa ngõ ra vào thành phố để kiểm tra thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch. Phối hợp với lực lượng Công an và Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố thực hiện tốt việc ngăn chặn gia cầm thủy cầm ở các vùng có dịch H5N1 xâm nhập trái phép vào thành phố để tiêu thụ.
3.3- Tổng Công ty Thương mại Sài gòn cần phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đã có và có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp thành viên được phân công phục vụ Tết, bảo đảm dự trữ cung cấp thực phẩm thiết yếu theo nhiệm vụ được giao, không để biến động giá do thiếu các mặt hàng này nhất là vào những ngày cận và sau Tết.
3.4- Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố thực hiện tốt nhu cầu dự trữ để cung cấp các mặt hàng thiết yếu có chất lượng phục vụ nhân dân qua hệ thống Co.opMart, thường xuyên tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa đang kinh doanh ; đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm công nghệ, nguồn rau, cá, thịt các loại… và nhãn hàng hóa đúng theo quy định.
4. Sở Tài chính thành phố phối hợp các ngành hướng dẫn các quận - huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành giá hàng hóa thực phẩm thiết yếu, giá dịch vụ tại các chợ, nơi mua bán tập trung và khu vui chơi, giải trí ; báo cáo kịp thời các biến động giá cả và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường trước, trong và sau Tết.
5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố có kế hoạch chăm lo diện chính sách và phối hợp với quận - huyện, các đoàn thể chuẩn bị cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố thăm hỏi các gia đình diện chính sách, diện khó khăn, các lực lượng võ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Các Trường, Trại giáo dục của thành phố ở các tỉnh ; vận động nhân dân phát huy truyền thống tương trợ gia đình nghèo khó, trẻ em lang thang, người già, người tàn tật để có điều kiện vui Tết. Phối hợp Công an thành phố có phương án thực hiện trước Tết việc tập trung các đối tượng tệ nạn xã hội là gái mại dâm, người nghiện ma túy, người ăn xin, trẻ em đường phố, v.v... vào các Trường trại để chữa trị và đón Tết ; đồng thời hướng dẫn và theo dõi việc chi kịp thời tiền lương, tiền thưởng cho công nhân, viên chức.
6. Sở Văn hóa và Thông tin thành phố, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân chuẩn bị chương trình văn hóa văn nghệ phong phú phục vụ đồng bào thành phố đón Tết phù hợp với truyền thống, tập quán dân tộc ; chú ý gắn kết với việc tổ chức các chương trình hoạt động phục vụ Tết Bính Tuất 2006 trong chào mừng 76 năm ngày thành lập Đảng, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X bảo đảm yêu cầu chỉ đạo và có chương trình văn nghệ cho các huyện ngoại thành, các đơn vị vũ trang vùng xa, hải đảo.
7. Sở Giao thông-Công chính thành phố tập trung điều hành tốt việc vận chuyển hàng hóa, hành khách tại các bến xe, bến tàu, không để ứ đọng, ách tắc, giải quyết tốt trường hợp học sinh - sinh viên, công nhân về quê ăn Tết. Về lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, Sở Giao thông Công chính có kế hoạch tăng chuyến, đảm bảo số lượng xe buýt phục vụ nhân dân đi lại trên các tuyến. Về lĩnh vực cầu đường - chiếu sáng, tập trung công tác trung tu, duy tu sửa chữa các công trình cầu đường bộ, thoát nước ; tăng cường trực gác các cầu yếu. Sở Giao thông Công chính phối hợp Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông và điều tiết giao thông tại những nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là ở trục giao thông ra vào thành phố ; đảm bảo hệ thống đèn tín hiệu giao thông, chiếu sáng công cộng luôn hoạt động tốt ; hỗ trợ các đơn vị liên quan thực hiện đèn trang trí, bảng đèn tại các trục đường trung tâm thành phố, các khu vui chơi để đảm bảo phục vụ tốt nhân dân trong dịp Tết.
Thành phố cho phép tổ chức chợ hoa Xuân tại Công viên Gia Định, Công viên 23 tháng 9, Công viên Lê Văn Tám, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (trong khuôn viên đường nội bộ của Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng) và đường hoa Nguyễn Huệ. Thời gian tổ chức chợ hoa Xuân là mười ngày từ ngày 19 đến ngày 28 tháng 01 năm 2006 (từ 20 đến 29 tháng 12 âm lịch) Chợ hoa xuân chấm dứt vào lúc 12 giờ 00 ngày 28 tháng 01 năm 2006. Về Đường hoa Nguyễn Huệ và Lễ Hội Bánh Tét 2006 giao Tổng Công ty Du lịch Sài gòn phối hợp với các sở - ngành liên quan tổ chức trong 5 ngày từ 27 tháng 01 đến 31 tháng 01 năm 2006 (từ 28 Tết đến mùng 3 Tết). Riêng Hội hoa Xuân được tổ chức tại Công viên Tao Đàn từ 24 tháng 01 đến 04 tháng 02 năm 2006 (25 tháng chạp đến mùng 7 Tết).
8. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các Công ty Dịch vụ công ích quận - huyện có trách nhiệm phối hợp Công ty Môi trường đô thị thành phố giải quyết tốt việc thu gom rác và vệ sinh trên từng địa bàn theo phân công, phân cấp. Riêng tại các chợ, điểm bán hoa kiểng, v.v... phải giải quyết trước 22 giờ 00 ngày 28 tháng 01 năm 2006 (29 Tết).
9. Ngành Điện lực, Cấp nước có phương án cung cấp ổn định điện, nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt trong tháng Tết, nhất là trong những ngày nghỉ Tết.
10. Sở Y tế thành phố tăng cường kiểm tra, phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường có phương án kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và các loại thuốc chữa bệnh. Xử lý nghiêm các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ở các điểm buôn bán, nơi có nhiều người ăn uống tập thể như các xí nghiệp, trường học... tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về giữ vệ sinh ăn uống, lên án tệ uống rượu bia say sưa trong các ngày Tết. Bảo đảm tốt việc cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trong các ngày Tết, không để xảy ra thiệt mạng do bất cẩn hoặc chậm xử lý.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền vận động nông dân thực hiện đúng quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt chẽ Sở Y tế, Sở Thương mại, Lực lượng Quản lý thị trường thành phố, Công an thành phố kiểm tra thực hiện thường xuyên các nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm xảy ra ở người. Tập trung chỉ đạo kiến quyết không để xảy ra dịch cúm gia cầm và dịch cúm ở người trên địa bàn thành phố.
12. Cục Hải quan thành phố giải quyết nhanh chóng thủ tục xuất- nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất cho khách nước ngoài đến thành phố và bà con Việt kiều về quê ăn Tết.
13. Lực lượng Quân sự thành phố phối hợp Công an thành phố tuần tra canh gác, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống trộm cướp tại các khu dân cư, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, xí nghiệp, đồng thời phối với lực lượng Chi cục Quản lý thị trường thành phố, Chi cục Thú y thành phố kiểm tra nghiêm ngặt việc lưu thông gia cần thủy cầm ở các vùng có dịch và tiêu thụ ở thành phố.
14. Giao Thủ trưởng các sở - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện :
14.1- Thông tin và báo cáo nhanh hàng ngày các hoạt động những ngày Tết gởi về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2006 (22 tháng 12 âm lịch).
14.2- Trước 12 giờ 00 ngày 28 tháng 01 năm 2006 (29 Tết) báo cáo tóm tắt tình hình Tết, có nhận định đánh giá, gởi về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
14.3- Ngày 31 tháng 01 năm 2006 (mồng 3 Tết) báo cáo hoạt động đón Xuân vui Tết của nhân dân thành phố gởi về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố trước 12 giờ 00, để kịp tổng hợp báo cáo Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố vào sáng ngày 03 tháng 02 năm 2006 (mồng 6 Tết).
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Lãnh đạo các doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ, tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, báo cáo kịp thời các trở ngại phát sinh và đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết./.
Nơi nhận :
- Văn phòng Chính phủ
- TT/TU, TT.HĐND/TP, TT.UBND/TP
- Ủy ban MTTQ/TP ;Các Sở-Ban-Ngành TP
- UBND các quận-huyện, VP/TU
- Các Ban Đảng, Các Đoàn thể thành phố
- Các Báo, Đài
- VPHĐ-UB : CPVP, các Tổ NCTH, TM (5b)
- Lưu (TM/L) D.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "15/12/2005",
"sign_number": "34/2005/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Tín",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-86-2013-ND-CP-kinh-doanh-tro-choi-dien-tu-co-thuong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-202681.aspx | Nghị định 86/2013/NĐ-CP kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 86/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
VỀ KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Thực hiện Công văn số 257/UBTVQH13-TCNS ngày 27 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Nghị định kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
b) Các đối tượng được phép chơi và các đối tượng được phép ra, vào các Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Trò chơi điện tử có thưởng” là các trò chơi may rủi được tổ chức trên máy trò chơi điện tử có thưởng mà người chơi bỏ tiền để tham gia và có thể trúng thưởng bằng tiền.
2. “Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài” là hoạt động kinh doanh có điều kiện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh các trò chơi có thưởng trên máy trò chơi điện tử có thưởng.
3. “Máy trò chơi điện tử có thưởng” là thiết bị điện tử chuyên dụng được phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này để thực hiện các trò chơi có thưởng được cài đặt sẵn trong máy. Quá trình chơi diễn ra hoàn toàn tự động giữa người chơi với máy.
4. “Máy giật xèng” là máy trò chơi điện tử có thưởng có từ 03 cuộn hình ảnh trở lên trên màn hình để xác định kết quả thắng cược hoặc trúng thưởng ngẫu nhiên dừng lại sau mỗi lần quay với tỷ lệ trả thưởng cố định được cài đặt sẵn trong máy.
5. “Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng” (sau đây gọi tắt là Điểm kinh doanh) là một căn phòng hoặc một số căn phòng thuộc địa điểm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh các trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Nghị định này.
6. “Người chơi” là các cá nhân thuộc đối tượng được phép chơi các loại hình trò chơi điện tử có thưởng tại Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
7. “Tỷ lệ trả thưởng” là tỷ lệ phần trăm trả thưởng bình quân cho người chơi của máy giật xèng trong một khoảng thời gian hoặc trên số vòng quay nhất định được nhà sản xuất thiết kế và cài đặt cố định trong máy giật xèng hoặc tỷ lệ trúng thưởng trên giá trị cá cược của người chơi đối với các trò chơi điện tử có thưởng khác được quy định tại Thể lệ trò chơi.
8. “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng do Bộ Tài chính cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Nghị định này.
9. “Đồng tiền quy ước” là đồng xèng, thẻ được sử dụng thay thế tiền để phục vụ cho việc tổ chức loại hình trò chơi điện tử có thưởng và chỉ có giá trị sử dụng trong Điểm kinh doanh.
Điều 3. Nguyên tắc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
1. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải gắn với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển về du lịch và phải đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
3. Việc tổ chức, tham gia các trò chơi điện tử có thưởng phải đảm bảo minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, tham gia các trò chơi điện tử có thưởng phải tuân thủ đầy đủ quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Sửa chữa, tẩy xóa, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Để các cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 của Nghị định này vào Điểm kinh doanh với bất kỳ hình thức, lý do nào.
6. Cho phép, tổ chức cá cược trực tiếp giữa người chơi với người chơi dựa trên kết quả của các trò chơi điện tử có thưởng tại Điểm kinh doanh.
7. Gian lận trong quá trình tổ chức, tham gia các trò chơi điện tử có thưởng tại Điểm kinh doanh.
8. Có các hành vi làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại Điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn trái phép địa điểm để tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
10. Tổ chức, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng trái phép qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
11. Lợi dụng hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng để buôn lậu, vận chuyển ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý và thực hiện các hình thức rửa tiền.
12. Xác nhận số tiền trúng thưởng khống, xác nhận không đúng sự thật hoặc không đúng thẩm quyền hoặc gây khó khăn cho người chơi khi xác nhận mà không có lý do chính đáng.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG
Điều 5. Điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) chỉ được phép tổ chức các trò chơi điện tử có thưởng tại một Điểm kinh doanh duy nhất được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Điểm kinh doanh phải được bố trí cách ly ra khỏi các khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có cửa ra, vào riêng;
b) Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ mọi hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu từ 15 đến 30 ngày, kể từ ngày ghi hình tùy từng vị trí trong Điểm kinh doanh. Trong các trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Có lực lượng bảo vệ, có đủ trang thiết bị bảo vệ, phòng, chống cháy nổ, lối thoát hiểm, bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Có niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng nước ngoài khác (nếu có) ở vị trí dễ nhận biết tại cửa ra, vào Điểm kinh doanh.
Điều 6. Thời gian hoạt động
1. Thời gian doanh nghiệp được phép tổ chức hoạt động kinh doanh là tất cả các ngày trong năm, trừ các ngày không được hoạt động theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Doanh nghiệp được quyền tự tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo nhu cầu quản lý. Trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh tối thiểu mười lăm (15) ngày làm việc, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản với cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Thuế địa phương. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời điểm tạm ngừng kinh doanh, lý do tạm ngừng kinh doanh, thời gian dự kiến tiếp tục kinh doanh trở lại. Trong trường hợp có thay đổi về thời điểm tiếp tục kinh doanh trở lại, doanh nghiệp phải thông báo lại cho các cơ quan này bằng văn bản. Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết tại Điểm kinh doanh tối thiểu 24 giờ trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh.
3. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người chơi biết về thời điểm ngừng kinh doanh, ngay sau khi cơ quan quản lý nhà nước công bố quyết định yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Điều 7. Số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi điện tử có thưởng
1. Số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh căn cứ vào tổng số buồng lưu trú tại cơ sở lưu trú với tỷ lệ 05 buồng lưu trú thì doanh nghiệp được phép kinh doanh tối đa không quá 01 máy trò chơi điện tử có thưởng.
2. Các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được kinh doanh các chủng loại máy, loại hình trò chơi trên máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 8. Thể lệ trò chơi
1. Tất cả các trò chơi điện tử có thưởng khi đưa vào kinh doanh, doanh nghiệp phải xây dựng Thể lệ trò chơi phù hợp với cách thức chơi, tỷ lệ trả thưởng, thiết kế riêng của từng loại máy và gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương để theo dõi. Thể lệ trò chơi phải phù hợp với quy định pháp luật và thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
a) Mô tả và giải thích từ ngữ của trò chơi điện tử có thưởng;
b) Hình ảnh và chỉ dẫn cách sử dụng các chức năng của máy;
c) Cách thức chơi;
d) Tỷ lệ trả thưởng;
đ) Cách xác định trúng thưởng;
e) Xử lý các vấn đề bất thường;
g) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
2. Doanh nghiệp phải niêm yết và phát hành tờ rơi công khai Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.
3. Khi thay đổi bất kỳ nội dung nào của Thể lệ trò chơi, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung của Thể lệ trò chơi, doanh nghiệp phải gửi lại bằng văn bản Thể lệ trò chơi đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương và văn bản nêu rõ điều khoản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và lý do sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Đồng thời doanh nghiệp phải niêm yết công khai Thể lệ trò chơi đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tại Điểm kinh doanh.
4. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện Thể lệ trò chơi có những nội dung không rõ ràng, không hợp lệ hoặc không phù hợp với quy định pháp luật, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Tài chính có công văn yêu cầu, hướng dẫn về sửa đổi Thể lệ trò chơi, doanh nghiệp phải thực hiện sửa đổi Thể lệ trò chơi cho phù hợp với quy định pháp luật và gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương để theo dõi.
Điều 9. Đối tượng được phép chơi tại các Điểm kinh doanh
1. Người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
2. Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi và các quy định tại Nghị định này.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người chơi
1. Người chơi có các quyền sau:
a) Được doanh nghiệp xác nhận và trả thưởng đầy đủ khi trúng thưởng;
b) Được nhận tiền trả thưởng và chuyển hoặc mang tiền trả thưởng bằng ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Được yêu cầu doanh nghiệp giữ bí mật về thông tin trúng thưởng và nhận thưởng;
d) Được quyền khiếu nại, khiếu kiện đối với doanh nghiệp về kết quả trả thưởng; tố cáo các hành vi gian lận, vi phạm quy định của Nghị định này và quy định pháp luật;
đ) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác theo quy định trong Thể lệ trò chơi do doanh nghiệp công bố.
2. Người chơi có các nghĩa vụ sau:
a) Phải mang theo các giấy tờ để chứng minh thuộc đối tượng được phép chơi quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Có trách nhiệm tuân thủ Thể lệ trò chơi, nội quy, quy định quản lý nội bộ có liên quan của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Không được sử dụng kết quả của các trò chơi điện tử có thưởng tại Điểm kinh doanh để cá cược trực tiếp với nhau;
d) Không được gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại Điểm kinh doanh;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 11. Đối tượng được ra, vào Điểm kinh doanh
1. Các đối tượng được phép chơi quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
2. Các nhân viên, người lao động của doanh nghiệp được phép ra, vào Điểm kinh doanh để làm việc theo sự phân công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lập và công bố danh sách cập nhật các nhân viên, người lao động được phép ra, vào để làm việc tại Điểm kinh doanh.
3. Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi việc kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp theo quy định của luật pháp.
4. Các cá nhân nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này chỉ được vào Điểm kinh doanh để thực thi các nhiệm vụ liên quan theo phân công, nghiêm cấm vào Điểm kinh doanh để tham gia các trò chơi điện tử có thưởng.
5. Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để kiểm soát, tất cả các đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh, sổ theo dõi, thông tin điện tử phải được lưu trữ theo quy định và đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 12. Quản lý đồng tiền quy ước
1. Các đồng tiền quy ước của từng doanh nghiệp phải có dấu, ký hiệu riêng để nhận dạng và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Mệnh giá của đồng tiền quy ước được phép ghi bằng đồng Việt Nam hoặc bằng một loại ngoại tệ chuyển đổi. Việc quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước bằng ngoại tệ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp không được phép sử dụng đồng tiền quy ước của các doanh nghiệp khác để kinh doanh.
2. Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý chặt chẽ đồng tiền quy ước theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính để làm cơ sở cho việc xác định doanh thu của doanh nghiệp và phải đăng ký về mẫu mã, số lượng, chủng loại với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương để theo dõi, quản lý.
3. Trường hợp có thay đổi về mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi về mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Điều 13. Quản lý thiết bị trò chơi
1. Các máy trò chơi điện tử có thưởng sử dụng trong Điểm kinh doanh phải phù hợp với số lượng, chủng loại và các loại hình trò chơi điện tử có thưởng mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo quy định tại Nghị định này.
2. Các máy trò chơi điện tử có thưởng được mua (mua ở trong nước hoặc nhập khẩu) để sử dụng trong Điểm kinh doanh phải là máy mới 100%, có xuất xứ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp máy trò chơi điện tử có thưởng đã được một tổ chức độc lập có chức năng kiểm định cấp giấy chứng nhận kiểm định phù hợp với các điều kiện kỹ thuật do Bộ Tài chính công bố hoặc ban hành.
3. Doanh nghiệp phải mở sổ quản lý máy trò chơi điện tử có thưởng, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi điện tử có thưởng;
b) Tên nhà sản xuất;
c) Xuất xứ, ký mã hiệu (số series) của máy;
d) Năm sản xuất;
đ) Năm hết hạn sử dụng (nếu có);
e) Phần mềm cài đặt trong máy trò chơi điện tử có thưởng;
g) Ngày mua;
h) Ngày tái xuất hoặc tiêu hủy;
i) Giá trị máy;
k) Số giấy chứng nhận kiểm định và tên tổ chức kiểm định.
Điều 14. Mua, tái xuất và tiêu hủy đồng tiền quy ước, thiết bị trò chơi
1. Doanh nghiệp được phép làm thủ tục mua các đồng tiền quy ước, máy trò chơi điện tử có thưởng sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Việc nhập khẩu các đồng tiền quy ước, máy trò chơi điện tử có thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập khẩu có liên quan.
2. Doanh nghiệp chỉ được mua không vượt quá số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng được cấp phép và đúng điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối tượng, trường hợp được mua, việc quản lý và sử dụng các thiết bị của máy trò chơi điện tử có thưởng dự phòng để thay thế khi cần thiết, số lượng thiết bị dự phòng không được vượt quá 10% trên tổng số thiết bị của các máy trò chơi điện tử có thưởng được phép kinh doanh.
4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, doanh nghiệp phải thực hiện việc tái xuất hoặc tiêu hủy đồng tiền quy ước, máy trò chơi điện tử có thưởng trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
b) Máy trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước hết hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất hoặc bị hỏng, hư hại không thể sửa chữa hoặc khôi phục hoạt động bình thường;
c) Máy trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước không còn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh do không phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh.
5. Việc tiêu hủy các máy trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước phải có sự chứng kiến, xác nhận bằng văn bản của đại diện Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Việc tái xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
6. Trong quá trình sử dụng nếu các máy trò chơi điện tử có thưởng bị hư hỏng hoặc cần bảo dưỡng định kỳ, doanh nghiệp được quyền tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhưng không được phép can thiệp vào tỷ lệ trả thưởng. Nếu việc bảo dưỡng, sửa chữa máy trò chơi điện tử có thưởng liên quan đến các bộ phận làm thay đổi tỷ lệ trả thưởng thì doanh nghiệp phải thuê tổ chức kiểm định trong danh sách được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố được cung cấp dịch vụ kiểm định để kiểm định lại trước khi đưa máy vào sử dụng.
Điều 15. Quy chế quản lý nội bộ và kiểm soát nội bộ
1. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ trong Điểm kinh doanh. Quy chế quản lý nội bộ phải có nội dung cơ bản sau đây:
a) Quy định về quản lý Điểm kinh doanh, bao gồm: Thời gian mở, đóng cửa; kiểm soát đối tượng ra, vào; biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Quy định về quản lý nhân viên làm việc tại Điểm kinh doanh, bao gồm: Đối tượng làm việc, quản lý tại Điểm kinh doanh; trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bộ phận, vị trí công tác;
c) Quy định về quy chế tài chính, quy trình quản lý đồng tiền quy ước;
d) Quy định về quy trình quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy trò chơi điện tử có thưởng, thiết bị trò chơi khác;
đ) Quy định về phương thức giải quyết mối quan hệ giữa người chơi với người chơi, giữa người chơi với doanh nghiệp và giữa người chơi với nhân viên của doanh nghiệp, trong đó quy định rõ phương thức xử lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp trên cơ sở của các quy định pháp luật liên quan;
e) Các quy định khác phù hợp với pháp luật của Việt Nam để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải thành lập Bộ phận kiểm soát nội bộ; quy định cụ thể bằng văn bản chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận kiểm soát nội bộ và chỉ được tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi đã hoàn thành các nội dung này để đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ đúng Quy chế quản lý nội bộ, quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật tại doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi đã gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh và Bộ Tài chính bản Quy chế quản lý nội bộ. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bản Quy chế quản lý nội bộ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bản Quy chế quản lý nội bộ, doanh nghiệp phải gửi bản cập nhật cho các cơ quan nêu trên.
Điều 16. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
1. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn.
2. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi đã gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bản quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bản quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bản quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, doanh nghiệp phải gửi bản cập nhật cho các cơ quan nêu trên.
Điều 17. Quản lý về việc thanh toán và ngoại hối
1. Doanh nghiệp được chấp nhận sử dụng tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền mặt, thẻ tín dụng của người chơi để đổi đồng tiền quy ước khi tham gia các trò chơi điện tử có thưởng. Việc thu, chi ngoại tệ của doanh nghiệp được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Doanh nghiệp được thu ngoại tệ tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và sử dụng số ngoại tệ tiền mặt này để trả thưởng cho người chơi khi trúng thưởng và các hoạt động ngoại hối khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có quyền:
a) Tổ chức kinh doanh các chủng loại, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp và quy định tại Nghị định này;
b) Từ chối bất kỳ cá nhân không thuộc đối tượng được phép ra, vào, chơi tại Điểm kinh doanh;
c) Yêu cầu rời khỏi Điểm kinh doanh bất kỳ đối tượng nào vi phạm Thể lệ trò chơi, nội quy, Quy chế quản lý nội bộ mà doanh nghiệp đã công bố;
d) Yêu cầu tất cả người chơi xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh thuộc đối tượng được phép chơi tại Điểm kinh doanh;
đ) Ký hợp đồng thuê quản lý. Việc thuê quản lý và trả phí thuê quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và không được vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;
b) Bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh theo đúng danh sách đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, trong trường hợp có thay đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí người quản lý, điều hành đáp ứng đầy đủ về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức kinh doanh để theo dõi;
c) Tổ chức các loại hình trò chơi theo đúng Thể lệ trò chơi đã công bố với người chơi;
d) Thanh toán đầy đủ, kịp thời các giải thưởng cho người chơi. Thực hiện xác nhận tiền trúng thưởng đúng số thực tế nếu người chơi yêu cầu;
đ) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của người chơi theo đúng Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật;
e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh;
g) Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
i) Giữ bí mật về thông tin trúng thưởng theo yêu cầu của người chơi, ngoại trừ việc cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
k) Chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
Chương 3.
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG
Điều 19. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng từ 5 sao hoặc hạng cao cấp trở lên do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xếp hạng theo quy định của Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn;
b) Có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
c) Có người quản lý, điều hành có đạo đức tốt; có trình độ đào tạo tối thiểu từ đại học trở lên; có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp, Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các văn bản hướng dẫn, thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có);
d) Đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các văn bản hướng dẫn, thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có);
đ) Có đủ năng lực tài chính; năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế;
e) Có phương án kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có hiệu quả và đảm bảo duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Mỗi cơ sở lưu trú du lịch chỉ được xem xét, cấp một (01) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chỉ cấp cho doanh nghiệp đứng tên sở hữu cơ sở lưu trú du lịch đó.
Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gồm các tài liệu cơ bản sau:
1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
3. Bản sao có chứng thực Quyết định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Hồ sơ chứng minh số lượng buồng lưu trú tại cơ sở lưu trú du lịch đã đưa vào kinh doanh.
5. Sơ đồ bố trí Điểm kinh doanh.
6. Báo cáo tài chính năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được kiểm toán.
7. Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
8. Dự thảo Quy chế quản lý nội bộ, tổ chức Bộ phận kiểm soát nội bộ, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền và Thể lệ trò chơi.
9. Phương án kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi điện tử có thưởng, đánh giá hiệu quả kinh doanh, dự kiến nhu cầu thu, chi ngoại tệ, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với Điểm kinh doanh và kế hoạch triển khai thực hiện.
10. Danh sách, lý lịch, bản sao các văn bằng có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản lý, điều hành.
Điều 21. Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi sáu (06) bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.
2. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.
3. Trình tự thủ tục thẩm định hồ sơ:
a) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan gồm: Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp xin phép tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về những nội dung được lấy ý kiến;
c) Sau khi nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến và xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Nội dung thẩm định
Căn cứ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ theo các nội dung phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
Điều 22. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, trò chơi điện tử có thưởng có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
d) Số lượng, chủng loại trò chơi điện tử có thưởng;
đ) Địa điểm kinh doanh, khu vực bố trí Điểm kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch;
e) Thời hạn hiệu lực;
g) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định cụ thể thời hạn hiệu lực được phép kinh doanh (sau đây gọi tắt là thời hạn) trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp nhưng không được vượt quá thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tối đa không quá mười (10) năm kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có hiệu lực thi hành, ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 51 của Nghị định này.
Điều 23. Cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp bị mất, thất lạc, bị hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do các nguyên nhân khách quan khác, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại và nêu rõ lý do xin cấp lại.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần cấp lại. Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cấp lại là số đã được cấp trước đây.
2. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh bất kỳ nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, doanh nghiệp phải làm đơn xin điều chỉnh và gửi đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh điều chỉnh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần điều chỉnh.
3. Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
a) Các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết thời hạn theo quy định tại Nghị định này, nếu có nhu cầu tiếp tục kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng thì tối thiểu sáu (06) tháng trước khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết thời hạn phải tiến hành xin gia hạn. Thời gian gia hạn trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp nhưng không được vượt quá thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tối đa không quá mười (10) năm kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được gia hạn.
b) Điều kiện được gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh còn hiệu lực tối thiểu là sáu (06) tháng trước khi làm đơn xin gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều 19 của Nghị định này;
- Đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo kết luận của cơ quan kiểm tra đối với các đợt kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 của Nghị định này;
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình thủ tục, nội dung xem xét cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Điều 24. Lệ phí cấp phép
Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí do Bộ Tài chính hướng dẫn.
Điều 25. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mà không triển khai hoạt động kinh doanh;
b) Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo kết luận của cơ quan kiểm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 33 của Nghị định này;
đ) Vi phạm tất cả các quy định về tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo kết luận của cơ quan kiểm tra theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 33 của Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh tự động bị hết hiệu lực và bị thu hồi đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các trường hợp quy định tại Điểm a, d và đ Khoản 1 Điều này. Quyết định này sẽ được thông báo cho doanh nghiệp trước mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện thu hồi.
4. Doanh nghiệp phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại thời điểm bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
5. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp được Bộ Tài chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chương 4.
THÔNG TIN, QUẢNG CÁO, KHUYẾN MẠI
Điều 26. Cung cấp thông tin
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào cửa và công bố công khai đầy đủ Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.
2. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã công bố và cung cấp.
Điều 27. Quảng cáo
Việc quảng cáo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được thực hiện theo đúng quy định về pháp luật quảng cáo và các quy định pháp luật khác liên quan.
Điều 28. Giảm giá, khuyến mại
1. Doanh nghiệp được quyền thực hiện chính sách giảm giá đối với người chơi, mức giảm giá tối đa 2% trên tổng giá trị đồng tiền quy ước đã mua. Khi xác định giá tính thuế được tính theo nguyên tắc thực thu, đã trừ khoản giảm giá.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối tượng được giảm giá, định mức giảm giá và phương thức xác định giá tính thuế được giảm trừ đối với từng sắc thuế quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ngoài khoản giảm giá quy định tại Khoản 1 Điều này, trường hợp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại để khuyến mại cho người chơi thì các khoản khuyến mại này chỉ được hạch toán vào chi phí theo tỷ lệ quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng chi phí để làm căn cứ xác định mức chi phí khuyến mại tối đa là tổng chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, không bao gồm chi phí khuyến mại và chi phí trả thưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp không được khuyến mại cho người chơi dưới mọi hình thức khác.
4. Doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động khuyến mại ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại có liên quan.
Chương 5.
TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Điều 29. Chế độ tài chính, thuế
1. Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng năm tài chính theo công ty mẹ, năm tài chính phải là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp phép đến ngày cuối cùng của năm tài chính đăng ký.
2. Doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi đối với nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc mua các máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng và các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. Các khoản ưu đãi về thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về thuế và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, phương thức thu thuế phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
Điều 30. Chế độ kế toán và báo cáo
1. Chế độ kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán riêng các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. Trường hợp các khoản doanh thu, chi phí gắn với các hoạt động kinh doanh khác, doanh nghiệp thực hiện việc phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Chế độ báo cáo nghiệp vụ của các doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 31. Kiểm toán, công khai báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán hàng năm.
2. Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện công bố báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, KIỂM TRA, THANH TRA
Điều 32. Quản lý nhà nước về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện các công việc như sau:
1. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, bao gồm:
a) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;
b) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo đúng quy định tại Nghị định này;
c) Ban hành quy định Danh mục chi tiết các chủng loại, loại hình trò chơi điện tử có thưởng;
d) Công bố danh sách nhà sản xuất, cung cấp máy trò chơi điện tử có thưởng và các tổ chức kiểm định độc lập máy trò chơi điện tử có thưởng; hướng dẫn điều kiện kỹ thuật đối với máy trò chơi điện tử có thưởng;
đ) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của Nghị định này;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xem xét, có ý kiến đối với việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
3. Bộ Công an
a) Chịu trách nhiệm quản lý về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan để đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác đấu tranh phòng, chống hoạt động đánh bạc trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xem xét, có ý kiến đối với việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;
đ) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Hướng dẫn quản lý về mặt nội dung, hình ảnh các máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định hiện hành để đảm bảo các máy trò chơi điện tử có thưởng sử dụng trong Điểm kinh doanh phù hợp với thuần phong, mỹ tục, thẩm mỹ của người Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xem xét, có ý kiến đối với việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;
c) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, doanh nghiệp viễn thông chủ động ngăn chặn và không được cung cấp trò chơi điện tử có thưởng qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet;
b) Phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan ngăn chặn việc cung cấp dịch vụ đánh bạc qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet từ nước ngoài vào Việt Nam.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận để doanh nghiệp được thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
b) Thực hiện quản lý hoạt động thu, sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xem xét, có ý kiến đối với việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;
d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
7. Bộ Công Thương
Thực hiện quản lý hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xem xét, có ý kiến đối với việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;
b) Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tuân thủ đầy đủ, đúng các quy định của Nghị định này và theo quy định pháp luật;
c) Theo thẩm quyền quy định tại Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn sau khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;
d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thuộc địa bàn quản lý triển khai công tác quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn đảm bảo được thực hiện thường xuyên, liên lục.
Điều 33. Kiểm tra, thanh tra
1. Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo phương thức định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra định kỳ hàng năm đối với việc tuân thủ đầy đủ, đúng các quy định về điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng của doanh nghiệp. Kiểm tra định kỳ không quá một (01) lần trong năm đối với một doanh nghiệp.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh kiểm tra định kỳ ba (03) năm một lần để xem xét khả năng tiếp tục duy trì hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều 19 của Nghị định này.
Riêng đối với các doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Nghị định này, kiểm tra việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại Điểm b, c và d Khoản 3 Điều 19 của Nghị định này.
b) Kiểm tra việc tuân thủ đầy đủ, đúng các quy định về tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Nghị định này, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Về quản lý máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước;
- Về quản lý đối tượng được phép chơi, đối tượng được ra, vào Điểm kinh doanh;
- Việc chấp hành Quy chế quản lý nội bộ, kiểm soát nội bộ, quy chế tài chính và Thể lệ trò chơi;
- Việc quản lý ngoại hối và chấp hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;
- Việc chấp hành quy định pháp luật về tài chính, kế toán, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
4. Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khi có tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp.
5. Việc kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này được quyền:
1. Tiếp cận tất cả các căn phòng trong Điểm kinh doanh.
2. Yêu cầu doanh nghiệp, các cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra.
3. Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trong Điểm kinh doanh trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đủ cơ sở cho rằng doanh nghiệp đang vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biết để cùng xem xét, phối hợp kiểm tra, thanh tra xử lý theo quy định.
Chương 7.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 35. Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Các hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chưa cấu thành tội phạm và theo quy định tại Chương này thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có các hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác theo quy định tại các văn bản pháp luật khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 36. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
4. Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước;
c) Buộc cải chính thông tin, số liệu đã báo cáo sai sự thật, không đầy đủ hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc nộp lại số tiền vi phạm hành chính hoặc phải thu hồi các khoản tiền đã chi, đã thu trái quy định của pháp luật;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định cụ thể từ Điều 37 đến Điều 48 của Nghị định này.
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định tại khoản này.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gian lận hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định tại khoản này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện trong quá trình xem xét hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung tài liệu trong hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện trong quá trình xem xét hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm hành vi quy định tại khoản này.
4. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hai mươi bốn (24) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại toàn bộ khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về Điểm kinh doanh, khu vực bố trí Điểm kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bố trí Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục việc bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và đúng địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi điện tử có thưởng
1. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh không đúng chủng loại máy, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh vượt số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định.
3. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hai mươi bốn (24) tháng đối với hành vi tái phạm.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải tiêu hủy hoặc tái xuất các máy trò chơi điện tử có thưởng vượt quá số lượng, không đúng chủng loại máy, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng, gửi và công bố Thể lệ trò chơi
1. Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với hành vi không công bố Thể lệ trò chơi.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không thực hiện việc gửi Thể lệ trò chơi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không xây dựng Thể lệ trò chơi.
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện việc xây dựng, gửi và công bố Thể lệ trò chơi theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về theo dõi, quản lý đối tượng được phép chơi và ra, vào Điểm kinh doanh
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ để kiểm soát các đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng với doanh nghiệp có hành vi cho phép đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh không đúng quy định của pháp luật.
3. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này nếu vi phạm lần đầu;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hai mươi bốn (24) tháng nếu tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc theo dõi, quản lý đối tượng được phép chơi và ra, vào Điểm kinh doanh.
Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người chơi
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân có hành vi không tuân thủ đầy đủ Thể lệ trò chơi, nội quy của Điểm kinh doanh do doanh nghiệp đã công bố.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại Điểm kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi điện tử có thưởng tại Điểm kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định tại Khoản này.
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ba (03) tháng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người chơi.
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về quản lý đồng tiền quy ước
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi sử dụng đồng tiền quy ước không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không đăng ký đồng tiền quy ước với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi sử dụng đồng tiền quy ước của doanh nghiệp khác hoặc không đúng với đồng tiền quy ước đã đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.
4. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ các đồng tiền quy ước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc quản lý đồng tiền quy ước.
Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về quản lý máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không mở sổ quản lý máy trò chơi điện tử có thưởng.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi mua thiết bị dự phòng, quản lý thiết bị dự phòng không đúng quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi mua máy trò chơi điện tử có thưởng không đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, từ các nhà sản xuất, cung cấp máy trò chơi điện tử có thưởng không nằm trong danh sách do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố.
4. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc mã số quản lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát nội bộ, người quản lý, điều hành
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ trong Điểm kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không thành lập Bộ phận kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bố trí người quản lý, điều hành không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kiểm soát nội bộ, người quản lý, điều hành.
Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng và xác nhận tiền trúng thưởng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho người chơi mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc trả thưởng cho người chơi theo đúng yêu cầu của người chơi và quy định của Thể lệ trò chơi;
b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng sai quy định.
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về giảm giá, khuyến mại và chế độ quản lý tài chính
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại tại Nghị định này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi toàn bộ các khoản chi khuyến mại không đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.
Điều 49. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính và các chức danh tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn theo quy định tại Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Nghị định này.
6. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 50. Thủ tục xử phạt và các vấn đề khác
1. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương 8.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Quy định chuyển tiếp
Trong thời hạn mười hai (12) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành phải làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo đúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Ngoài thời hạn trên (mười hai (12) tháng), doanh nghiệp không làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
1. Đối với doanh nghiệp đang tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng:
a) Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn hiệu lực, trong đó quy định được phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;
- Đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điểm b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều 19 của Nghị định này.
b) Số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng của doanh nghiệp được quy định như sau:
- Trường hợp trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có quy định cụ thể về số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng thì doanh nghiệp được phép tiếp tục kinh doanh với số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng đã được quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không quy định cụ thể về số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng thì doanh nghiệp được kinh doanh số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng không được vượt quá số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
c) Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp được quy định như sau:
- Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có quy định cụ thể thời hạn kinh doanh thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tối đa bằng thời hạn hoạt động còn lại được quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn hoạt động còn lại của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xác định trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp hoặc điều chỉnh tại thời điểm gần nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2012. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo đúng quy định tại Nghị định này;
- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không quy định cụ thể về thời hạn kinh doanh thì thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
d) Hồ sơ, quy trình thủ tục và nội dung thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của Nghị định này.
2. Đối với doanh nghiệp chưa tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng:
a) Điều kiện và trình tự thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Nghị định này;
b) Số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Điều 52. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
2. Bãi bỏ Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "29/07/2013",
"sign_number": "86/2013/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-34-2015-TT-NHNN-huong-dan-hoat-dong-cung-ung-dich-vu-nhan-va-chi-tra-ngoai-te-299797.aspx | Thông tư 34/2015/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 34/2015/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước và Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, bao gồm hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức kinh tế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được phép khác.
3. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.
4. Tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép.
5. Người thụ hưởng là người trong nước được hưởng số ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là người thụ hưởng).
6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.
Điều 3. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ chỉ được ủy quyền cho tổ chức tín dụng, không được ủy quyền cho tổ chức kinh tế khác làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không được ủy quyền lại việc chi, trả cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác.
3. Một tổ chức tín dụng, một tổ chức kinh tế có thể làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng được phép.
4. Một tổ chức tín dụng chỉ được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một tổ chức kinh tế.
5. Trường hợp hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký với tổ chức ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ phải chấm dứt hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ với tổ chức ủy quyền đó.
6. Trường hợp hợp đồng nhận và chi, trả ngoại tệ ký với đối tác nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế phải chấm dứt hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ với đối tác nước ngoài đó.
Điều 4. Thẩm quyền chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) có trách nhiệm:
a) Chấp thuận hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
b) Chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
c) Thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
d) Thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính có trách nhiệm:
a) Chấp thuận hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
b) Chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ;
c) Thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
d) Thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ (bao gồm trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; đại lý chi, trả ngoại tệ), không phải làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Các trường hợp thay đổi, bổ sung
1. Các trường hợp thay đổi, bổ sung liên quan đến các nội dung sau phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước:
a) Đối với tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên, địa chỉ tổ chức kinh tế;
(ii) Thay đổi, bổ sung đối tác nước ngoài;
b) Đối với tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ;
(ii) Bổ sung tổ chức tín dụng được phép ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ;
c) Đối với tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên, địa chỉ tổ chức kinh tế;
(ii) Bổ sung tổ chức tín dụng được phép ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ.
2. Các trường hợp thay đổi, bổ sung liên quan đến các nội dung sau chỉ thực hiện báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này, không phải làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận:
a) Đối với tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi, bổ sung, giảm địa điểm chi, trả ngoại tệ;
(ii) Thay đổi, bổ sung, giảm chi nhánh của tổ chức kinh tế nơi thực hiện hoạt động chi, trả ngoại tệ;
(iii) Thay đổi liên quan đến tài khoản chuyên dùng ngoại tệ: thay đổi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép nơi mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để nhận và chi, trả ngoại tệ; bổ sung tài khoản chuyên dùng tương ứng với loại ngoại tệ khác; bổ sung, đóng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ nơi có các chi nhánh thực hiện chi, trả ngoại tệ;
b) Đối với tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ: Bổ sung, giảm chi nhánh nơi thực hiện hoạt động chi, trả ngoại tệ;
c) Đối với tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi, bổ sung, giảm địa điểm đặt đại lý chi, trả ngoại tệ;
(ii) Bổ sung, giảm chi nhánh nơi thực hiện hoạt động chi, trả ngoại tệ.
3. Định kỳ ngày 10 tháng 1 và ngày 10 tháng 7 hàng năm, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Ngân hàng Nhà nước (đối với Tổng công ty bưu điện Việt Nam) về những thay đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó nêu cụ thể lý do thay đổi, bổ sung (nếu có phát sinh thay đổi, bổ sung).
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
Điều 6. Phí chuyển tiền, tỷ giá áp dụng
1. Phí chuyển tiền:
a) Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ thỏa thuận với đối tác nước ngoài để hưởng phí dịch vụ chuyển tiền, không thu phí từ người thụ hưởng;
b) Đối với tổ chức tín dụng được phép:
(i) Trường hợp chuyển tiền thông qua tổ chức tín dụng được phép ký kết hợp đồng dịch vụ chuyển tiền với đối tác nước ngoài: Tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với đối tác nước ngoài để hưởng phí dịch vụ chuyển tiền, không thu phí từ người thụ hưởng;
(ii) Trường hợp chuyển tiền thông qua tổ chức tín dụng được phép không thuộc trường hợp nêu tại điểm b (i) khoản này: Tổ chức tín dụng được phép được thu phí dịch vụ từ người thụ hưởng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí dịch vụ. Tổ chức tín dụng được phép phải thông báo công khai về phí dịch vụ tại nơi chi, trả ngoại tệ.
2. Tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam: Trường hợp người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ có trách nhiệm chi trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá phù hợp với quyết định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm chuyển đổi.
Điều 7. Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ
1. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ phải mở 01 (một) tài khoản thanh toán cho từng loại ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép trên địa bàn nơi đặt trụ sở chính để thực hiện chi, trả ngoại tệ (sau đây gọi là tài khoản chuyên dùng ngoại tệ).
2. Trường hợp tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ thực hiện chi, trả ngoại tệ tại chi nhánh trên địa bàn tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính, tổ chức kinh tế được mở 01 (một) tài khoản chuyên dùng cho từng loại ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế mở chi nhánh để chi nhánh sử dụng tài khoản này thực hiện chi, trả ngoại tệ trên địa bàn đó.
3. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước các nội dung liên quan đến tài khoản chuyên dùng ngoại tệ bao gồm: số tài khoản, loại ngoại tệ, tên, địa chỉ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản tại Đơn đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
a) Đối với tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của tổ chức kinh tế trên địa bàn nơi đặt trụ sở chính:
(i) Nhận ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về;
(ii) Nhận lại ngoại tệ từ tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của tổ chức kinh tế mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép trên địa bàn nơi có các chi nhánh thực hiện chi, trả ngoại tệ chuyển về trong trường hợp không chi trả được cho người thụ hưởng;
(iii) Chi trả cho người thụ hưởng trong nước bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt;
(iv) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ để chi trả cho người thụ hưởng;
(v) Chi chuyển sang tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của tổ chức kinh tế trên địa bàn nơi có các chi nhánh thực hiện chi, trả ngoại tệ;
(vi) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam để chi trả cho người thụ hưởng;
b) Đối với tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của tổ chức kinh tế trên địa bàn nơi có các chi nhánh thực hiện chi, trả ngoại tệ:
(i) Nhận ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của tổ chức kinh tế nơi đặt trụ sở chính;
(ii) Chi trả cho người thụ hưởng trong nước bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt;
(iii) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam để chi trả cho người thụ hưởng;
(iv) Chi chuyển trả lại vào tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của tổ chức kinh tế mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép trên địa bàn nơi đặt trụ sở chính trong trường hợp không chi trả được cho người thụ hưởng.
Điều 8. Hoạt động của đại lý chi, trả ngoại tệ
Tổ chức làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được phép thực hiện chi, trả ngoại tệ theo quy định sau:
1. Nhận ngoại tệ tiền mặt từ tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế ủy quyền.
2. Chi trả cho người thụ hưởng bằng ngoại tệ tiền mặt hoặc đồng Việt Nam tiền mặt theo tỷ giá do tổ chức ủy quyền quy định.
Điều 9. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài, tổ chức được lựa chọn nộp tài liệu đã được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam hoặc tài liệu có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức.
2. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các giấy tờ bản sao không phải là bản sao có chứng thực, bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức thì tổ chức phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHẤP THUẬN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ; CHẤP THUẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Điều 10. Điều kiện chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm: máy tính, điện thoại, máy fax…;
c) Có hợp đồng với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
d) Có phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ do người đại diện hợp pháp ký.
2. Điều kiện để tổ chức kinh tế được xem xét, cho phép gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
a) Văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 (ba mươi) ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
b) Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 22 Thông tư này trong tối thiểu 04 (bốn) quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt hợp đồng nhận và chi, trả ngoại tệ ký với đối tác nước ngoài, bao gồm những nội dung chính sau:
(i) Tên, địa chỉ, người đại diện và tư cách pháp nhân của các bên;
(ii) Số tài khoản, ngân hàng nơi mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của trụ sở chính tổ chức kinh tế;
(iii) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
(iv) Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong trường hợp người thụ hưởng có nhu cầu nhận bằng đồng Việt Nam (nếu có);
(v) Phí hoa hồng được hưởng;
(vi) Các thỏa thuận khác (về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thời hạn của hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, giải quyết tranh chấp phát sinh và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật);
d) Phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, bao gồm những nội dung chính sau:
(i) Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực dự kiến;
(ii) Nội dung, phương thức, quy trình nhận và chi, trả ngoại tệ;
(iii) Dự kiến về doanh số, thu nhập từ hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ;
đ) Báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất;
e) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp;
c) Các giấy tờ cần thiết có liên quan đến việc thay đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp;
c) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt hợp đồng nhận và chi, trả ngoại tệ ký với đối tác nước ngoài còn hiệu lực.
Điều 12. Trình tự, thủ tục chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức kinh tế có nhu cầu thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ) gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản thông báo rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ) đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam:
a) Tổng công ty Bưu điện Việt Nam gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo rõ lý do.
4. Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận, văn bản chấp thuận gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
a) Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ, văn bản chấp thuận gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ căn cứ theo thời hạn hiệu lực của Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài hoặc căn cứ vào Hợp đồng có thời hạn hiệu lực dài nhất trong trường hợp có nhiều Hợp đồng trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ và tối đa không quá 5 (năm) năm kể từ ngày ký;
b) Trường hợp gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ, trong thời hạn tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước khi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hết thời hạn, tổ chức kinh tế phải nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
Chương III
ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ; CHẤP THUẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Điều 13. Điều kiện chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ bao gồm: máy tính, điện thoại, máy fax…;
c) Được tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
2. Điều kiện để tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế được xem xét, cho phép gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 (ba mươi) ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
b) Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 22 Thông tư này trong tối thiểu 04 (bốn) quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 3, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký với tổ chức ủy quyền bao gồm những nội dung chính sau: Phương thức chi, trả; mạng lưới chi, trả; tỷ lệ phí hoa hồng; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hợp đồng;
d) Báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ đã được cấp;
c) Các giấy tờ cần thiết có liên quan đến việc thay đổi, bổ sung nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ đã được cấp;
c) Bản sao hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký với tổ chức ủy quyền còn hiệu lực.
Điều 15. Trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có nhu cầu thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý) gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn xem xét, cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản thông báo rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý) đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam:
a) Tổng công ty Bưu điện Việt Nam gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo rõ lý do.
4. Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận, văn bản chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ:
a) Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ, văn bản chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ căn cứ theo thời hạn hiệu lực của Hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký với tổ chức ủy quyền hoặc căn cứ vào Hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ có thời hạn hiệu lực dài nhất trong trường hợp có nhiều Hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ và tối đa không quá 5 (năm) năm kể từ ngày ký;
b) Trường hợp gia hạn hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ, trong thời hạn tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước khi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hết thời hạn, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế phải nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
Chương IV
CÁC TRƯỜNG HỢP TỰ ĐỘNG HẾT HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN CHẤP THUẬN; THU HỒI VĂN BẢN CHẤP THUẬN
Điều 16. Các trường hợp tự động hết hiệu lực
Văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ tự động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
1. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương.
Điều 17. Thu hồi văn bản chấp thuận
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế không hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp văn bản chấp thuận;
b) Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ngừng hoạt động hoặc không phát sinh doanh số chi trả trong 12 tháng liên tục;
c) Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị chấm dứt hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hoặc đại lý chi, trả ngoại tệ;
d) Các trường hợp thu hồi theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi:
Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (theo mẫu tại Phụ lục 14, Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này).
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức ủy quyền cho tổ chức làm đại lý
1. Hướng dẫn tổ chức làm đại lý chi, trả ngoại tệ thực hiện nghiệp vụ chi, trả ngoại tệ. Chấp hành và hướng dẫn tổ chức làm đại lý chi, trả ngoại tệ thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với hoạt động chi, trả ngoại tệ của đại lý được ủy quyền. Trường hợp phát hiện đại lý vi phạm các quy định tại hợp đồng đại lý và Thông tư này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức ủy quyền cho tổ chức khác làm đại lý có biện pháp xử lý thích hợp.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ bị chấm dứt trước hạn, tổ chức ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức làm đại lý đặt trụ sở chính.
Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Thực hiện đúng nội dung quy định trong Hợp đồng ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ.
2. Thực hiện cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định hiện hành và phải xuất trình đầy đủ chứng từ liên quan đến hoạt động chi, trả ngoại tệ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước nơi cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ.
4. Chấp hành nghiêm túc các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ khi thực hiện chuyển khoản hoặc rút ngoại tệ tiền mặt từ tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để chi, trả cho người thụ hưởng trong nước phải xuất trình cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép nơi mở tài khoản các giấy tờ sau:
a) Văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (chỉ xuất trình lần đầu);
b) Danh sách người thụ hưởng ghi rõ họ tên, số Chứng minh nhân dân (hoặc các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật), số tiền của từng người thụ hưởng theo từng loại ngoại tệ.
2. Thực hiện cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định hiện hành và phải xuất trình đầy đủ chứng từ liên quan đến hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng nhận và chi, trả ngoại tệ hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước nơi cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.
4. Chấp hành đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối:
a) Triển khai thực hiện, hướng dẫn tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế chấp hành nghiêm túc các quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận hồ sơ, xem xét và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận sửa đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;
c) Làm đầu mối xử lý các vướng mắc liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
a) Triển khai thực hiện, hướng dẫn tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các quy định tại Thông tư này;
b) Cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
c) Thực hiện chuyển đổi sang văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này;
d) Trường hợp cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có nhu cầu chi, trả ngoại tệ trên địa bàn tỉnh, thành phố khác nơi tổ chức đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi cấp các văn bản trên gửi 01 (một) bản sao cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức đặt địa điểm chi, trả để phối hợp và theo dõi;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ của các tổ chức trên địa bàn (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc phối hợp với Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ của các tổ chức trên địa bàn (nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng);
e) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Chế độ báo cáo
1. Đối với tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ: Hàng quý, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý sau, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn về số liệu chi, trả ngoại tệ trên địa bàn của quý trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ: Hàng quý, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý sau, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn về số liệu nhận và chi, trả ngoại tệ trên địa bàn của quý trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp tổ chức kinh tế trực tiếp chi, trả ngoại tệ trên nhiều địa bàn tỉnh, thành phố khác nhau, việc báo cáo thực hiện theo quy định sau:
a) Trụ sở chính của tổ chức kinh tế báo cáo số liệu nhận và chi, trả ngoại tệ toàn hệ thống cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi đặt trụ sở chính;
b) Chi nhánh của tổ chức kinh tế báo cáo số liệu chi, trả ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi đặt chi nhánh.
3. Đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam: Hàng quý, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý sau, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về số liệu nhận và chi, trả ngoại tệ của quý trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 16 và Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với tổ chức tín dụng được phép: Báo cáo số liệu nhận và chi, trả ngoại tệ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
5. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
a) Báo cáo số liệu nhận và chi, trả của các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ trên địa bàn theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước;
b) Báo cáo danh sách các tổ chức cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ trên địa bàn:
(i) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn chuyển đổi theo quy định tại Điều 23 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) danh sách các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ và danh sách các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này);
(ii) Định kỳ hàng quý, trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo cập nhật các thay đổi trong danh sách các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ và danh sách các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ trên địa bàn (nếu có) (theo mẫu tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 23. Quy định chuyển đổi
1. Nguyên tắc chuyển đổi:
a) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ phải thực hiện chuyển đổi sang văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này. Quá thời hạn nêu trên, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng không thực hiện chuyển đổi hoặc không được chuyển đổi do không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này phải chấm dứt hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
b) Trong thời gian thực hiện chuyển đổi, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được tiếp tục thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp.
2. Điều kiện chuyển đổi:
a) Các tổ chức kinh tế đã được cấp Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ được chuyển đổi sang văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ được chuyển đổi sang văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
3. Hồ sơ chuyển đổi:
a) Hồ sơ chuyển đổi sang văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm:
(i) Đơn đề nghị chuyển đổi (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này);
(ii) Bản gốc Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp;
(iii) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư này;
b) Hồ sơ chuyển đổi sang văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ bao gồm:
(i) Đơn đề nghị chuyển đổi (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này);
(ii) Bản gốc Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ đã được cấp;
(iii) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục chuyển đổi:
a) Tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, chuyển đổi thành văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ. Trường hợp từ chối chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải có văn bản thông báo rõ lý do.
5. Đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam:
a) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải thực hiện các thủ tục đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này;
b) Trong thời gian thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận quy định tại điểm a khoản này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được tiếp tục thực hiện nhận và chi, trả ngoại tệ. Quá thời hạn nêu tại điểm a khoản này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam không thực hiện các thủ tục để được chấp thuận hoặc không được chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ thì phải chấm dứt hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.
Điều 24. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2016.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước;
b) Quyết định số 472/2000/QĐ-NHNN7 ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước;
c) Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 của Ngân hàng Nhà nước;
d) Điều 4 và Điều 12 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 25;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ QLNH.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Thị Hồng
Phụ lục 1
TÊN TỔ CHỨC KINH TẾ
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
(Tên tổ chức kinh tế) đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ………………..cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo các nội dung sau:
Tên tổ chức kinh tế:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....cấp ngày ……/……../…….
Cơ quan cấp:
Trên cơ sở hợp đồng số …………. ngày .... tháng …… năm ... ký giữa (tên tổ chức kinh tế)……….. và (tên đối tác nước ngoài) …….. để nhận ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về chi trả cho người thụ hưởng trong nước;
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.... xem xét, chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ tại các địa điểm sau:
STT
Tên tổ chức trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
Địa điểm chi trả
Địa chỉ
Điện thoại, Fax
1
Trụ sở chính
2
Địa điểm chi trả số 1
3
Địa điểm chi trả số 2
n
Địa điểm chi trả số n (địa điểm chi trả có thể ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính)
Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để trực tiếp thực hiện nhận và chi, trả ngoại tệ:
1. Trụ sở chính:
Tên ngân hàng mở tài khoản:
STT
Loại tài khoản
Số tài khoản
1
USD
2
EUR
3
GBP
…
…
2. Địa điểm chi trả số...:
Tên ngân hàng mở tài khoản:
STT
Loại tài khoản
Số tài khoản
1
USD
2
EUR
3
GBP
…
…
(Tên tổ chức) xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ, (tên tổ chức) cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 2
TÊN CÔNG TY
BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo các nội dung sau:
Tên tổ chức kinh tế: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Địa chỉ:
Số điện thoại: Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số....cấp ngày ……./…../……
Cơ quan cấp:
Trên cơ sở hợp đồng số …….ngày .... tháng ……năm ……. ký giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và (tên đối tác nước ngoài) ……để nhận ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về chi trả cho người thụ hưởng trong nước;
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ với các nội dung sau:
- Các địa điểm chi, trả ngoại tệ thuộc mạng lưới bưu chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo danh sách địa điểm đính kèm theo Đơn.
- Các tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để trực tiếp thực hiện nhận và chi, trả ngoại tệ theo danh sách tài khoản chuyên dùng ngoại tệ đính kèm theo Đơn.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 3
TỔ CHỨC KINH TẾ/
TỔ CHỨC TÍN DỤNG/
CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố…….
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ...của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
(Tên tổ chức) đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ……..cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ theo các nội dung sau:
Tên tổ chức:
Trụ sở tại:
Số điện thoại: Số Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số…...cấp ngày ……../……./……..
Cơ quan cấp:
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ số …….ngày ………ký giữa (tên tổ chức làm đại lý)……. với (tên tổ chức ủy quyền) ……
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh …….xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ với các nội dung sau:
STT
Tên tổ chức làm đại lý chi trả ngoại tệ
Địa điểm chi trả
Địa chỉ
Điện thoại, Fax
1
Trụ sở chính
2
Địa điểm chi trả số 1
3
Địa điểm chi trả số 2
n
Địa điểm chi trả số n (địa điểm chi trả có thể ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính)
(Tên tổ chức) xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ, (tên tổ chức) cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 4
TÊN CÔNG TY
BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm ……..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ theo các nội dung sau:
Tên tổ chức: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Trụ sở tại:
Số điện thoại: Số Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....cấp ngày ……./……./……..
Cơ quan cấp:
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ số ………ngày……ký giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam với (tên tổ chức ủy quyền) …….
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt nam xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ tại các địa điểm chi, trả ngoại tệ thuộc mạng lưới bưu chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (danh sách địa điểm được đính kèm theo Đơn).
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số…….và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 5
TỔ CHỨC KINH TẾ/
TỔ CHỨC TÍN DỤNG/
CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ/ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) (đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam)
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....Cấp ngày: …../……/
Cơ quan cấp:
Văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (hoặc văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ) số .... cấp ngày: ……/…..
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Chúng tôi đề nghị thay đổi, bổ sung, gia hạn văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ) với nội dung như sau:
1.......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
3.......................................................................................................................................
(Tên tổ chức) xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đại lý chi, trả ngoại tệ, (Tên tổ chức) cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 6
TỔ CHỨC KINH TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN ĐỔI VĂN BẢN CHẤP THUẬN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....Cấp ngày: …./…./
Cơ quan cấp:
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.... xem xét, chuyển đổi Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ số...cấp ngày ....cơ quan cấp... thành văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo các nội dung sau:
1. Tên tổ chức:
2. Địa chỉ:
3. Số điện thoại: Fax:
4. Nội dung chi tiết về các địa điểm chi, trả ngoại tệ:
STT
Tên tổ chức trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
Địa điểm chi trả
Địa chỉ
Điện thoại, Fax
1
Trụ sở chính
2
Địa điểm chi trả số 1
3
Địa điểm chi trả số 2
N
Địa điểm chi trả số n (địa điểm chi trả có thể ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính)
5. Đối tác nước ngoài: (ghi cụ thể từng đối tác; số, ngày của hợp đồng)
6. Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
a) Trụ sở chính:
Tên ngân hàng mở tài khoản:
STT
Loại tài khoản
Số tài khoản
1
USD
2
EUR
3
GBP
...
....
b) Địa điểm chi trả...:
Tên ngân hàng mở tài khoản:
STT
Loại tài khoản
Số tài khoản
1
USD
2
EUR
3
GBP
...
....
(Tên tổ chức) xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ, (tên tổ chức) cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 7
TỔ CHỨC KINH TẾ/
TỔ CHỨC TÍN DỤNG/
CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày …… tháng …… năm …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN ĐỔI VĂN BẢN CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....Cấp ngày: ......../........./
Cơ quan cấp:
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.... xem xét, chuyển đổi Giấy xác nhận làm đại lý chi, trả ngoại tệ số...cấp ngày ....cơ quan cấp... thành văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ theo các nội dung sau:
1. Tên tổ chức:
2. Địa chỉ:
3. Số điện thoại: Fax:
4. Nội dung chi tiết về các địa điểm chi, trả ngoại tệ:
STT
Tên tổ chức làm đại lý chi, trả ngoại tệ
Địa điểm chi trả
Địa chỉ
Điện thoại, Fax
1
Trụ sở chính
2
Địa điểm chi trả số 1
3
Địa điểm chi trả số 2
N
Địa điểm chi trả số n (địa điểm chi trả có thể ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính)
(Tên tổ chức) xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung trong đơn và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ, (tên tổ chức) cam kết chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 8
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Chi nhánh tỉnh, thành phố…
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-…
………, ngày …… tháng …… năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ...
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/ Quyết định số 2686/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội/ Quyết định số 2687/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của (tổ chức kinh tế) tại Đơn đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ số... ngày...tháng....năm....
QUYẾT ĐỊNH:
1. Điều 1
Cho phép………………(tổ chức kinh tế)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....cấp ngày ......../........./……..
Cơ quan cấp:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
được trực tiếp thực hiện dịch vụ nhận ngoại tệ của người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài từ nước ngoài chuyển về để chi, trả cho người thụ hưởng ở trong nước theo các nội dung sau:
a) Địa điểm thực hiện hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ:
Địa điểm chi trả
Địa chỉ
Điện thoại, Fax
1
Trụ sở chính
2
Địa điểm chi trả số 1
3
Địa điểm chi trả số 2
n
Địa điểm chi trả số n (địa điểm chi trả có thể ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính)
b) Đối tác nước ngoài: (ghi cụ thể từng đối tác; số, ngày của hợp đồng)
c) Tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để trực tiếp thực hiện nhận và chi, trả ngoại tệ:
c.1. Trụ sở chính:
Tên ngân hàng mở tài khoản:
STT
Loại tài khoản
Số tài khoản
1
USD
2
EUR
3
GBP
...
....
c.2. Địa điểm chi trả….:
Tên ngân hàng mở tài khoản:
STT
Loại tài khoản
Số tài khoản
1
USD
2
EUR
3
GBP
...
....
Điều 2. (Tổ chức kinh tế)... phải chấp hành đúng các quy định hiện hành về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, các quy định pháp luật có liên quan, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời hạn hiệu lực của Quyết định này là ... năm kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Tên tổ chức kinh tế;
- NHNN chi nhánh....
(nơi tổ chức kinh tế đặt địa điểm chi trả để phối hợp, theo dõi);
- Lưu NHNN chi nhánh tỉnh, TP...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 9
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-NHNN
………, ngày …… tháng …… năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số.../2015/TT-NHNN ngày... tháng...năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Xét đề nghị của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tại Đơn đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ số... ngày...tháng....năm....
QUYẾT ĐỊNH:
1. Điều 1
Cho phép Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số....cấp ngày ......../........./……..
Cơ quan cấp:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
được trực tiếp thực hiện dịch vụ nhận ngoại tệ của người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài từ nước ngoài chuyển về để chi, trả cho người thụ hưởng ở trong nước theo các nội dung sau:
- Các địa điểm chi, trả ngoại tệ thuộc mạng lưới bưu chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo danh sách địa điểm đính kèm Đơn……….
- Các tài khoản chuyên dùng ngoại tệ để trực tiếp thực hiện nhận và chi, trả ngoại tệ theo danh sách tài khoản chuyên dùng ngoại tệ đính kèm Đơn…………
- Đối tác nước ngoài: (ghi cụ thể từng đối tác, số, ngày, tháng của hợp đồng).
Điều 2. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải chấp hành đúng các quy định hiện hành về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, các quy định pháp luật có liên quan, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời hạn hiệu lực của Quyết định này là....năm kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
- Lưu NHNN.
THỐNG ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 10
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Chi nhánh tỉnh, thành phố…
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-…….
………, ngày …… tháng …… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ...
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Quyết định số 2686/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội/Quyết định số 2687/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của (tên tổ chức) tại Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ số....ngày….tháng....năm
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số…………do (tên cơ quan cấp) ………. ngày ... tháng ... năm...
Số điện thoại: Fax:
Được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho.... (tên tổ chức ủy quyền) theo hợp đồng đại lý số.... tại các địa điểm sau:
STT
Tên tổ chức làm đại lý chi trả ngoại tệ
Địa điểm chi trả
Địa chỉ
Điện thoại, Fax
1
Trụ sở chính
2
Địa điểm chi trả số 1
3
Địa điểm chi trả số 2
n
Địa điểm chi trả số n (địa điểm chi trả có thể ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính)
Điều 2. Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ, ...(tổ chức) phải chấp hành đúng các quy định hiện hành về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời hạn hiệu lực của Quyết định này là ... năm kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Tên tổ chức;
- NHNN chi nhánh....
(nơi tổ chức đặt địa điểm chi trả để phối hợp, theo dõi);
- Lưu NHNN chi nhánh tỉnh, TP...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 11
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-NHNN
………, ngày …… tháng …… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Xét đề nghị của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tại Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ số... ngày...tháng....năm....
QUYẾT ĐỊNH
1. Điều 1
Cho phép Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số....cấp ngày ......./......../…….
Cơ quan cấp:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho ... (tên tổ chức ủy quyền) theo hợp đồng đại lý số ……….. tại các địa điểm chi, trả ngoại tệ thuộc mạng lưới bưu chính của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam theo danh sách địa điểm đính kèm Đơn………..
Điều 2. Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải chấp hành đúng các quy định hiện hành về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và các quy định pháp luật có liên quan; Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thời hạn hiệu lực của Quyết định này là.....năm kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
- Lưu NHNN.
THỐNG ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 12
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Chi nhánh tỉnh, thành phố…
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-……
………, ngày …… tháng …… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
(Quyết định chấp thuận lần đầu số…….ngày……, Quyết định chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn lần... số... ngày...)
GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ ...
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/ Quyết định số 2686/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội/Quyết định số 2687/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của (tên tổ chức) tại Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ/ số……ngày.....tháng….năm...
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số....Cấp ngày: ......../........./
Cơ quan cấp:
Quyết định chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ/trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ số....cấp ngày: ……/……
đã đăng ký thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đại lý chi, trả ngoại tệ với các nội dung sau:
1.......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
3.......................................................................................................................................
Các nội dung khác trong Quyết định chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ số...cấp ngày...vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.
Điều 2. Quyết định này là một bộ phận không tách rời của Quyết định chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ/ số....ngày....của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố)....
Nơi nhận:
- Tên tổ chức;
- NHNN chi nhánh....
(nơi tổ chức đặt địa điểm chi trả để phối hợp, theo dõi);
- Lưu NHNN chi nhánh tỉnh, TP...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 13
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-NHNN
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
(Quyết định chấp thuận lần đầu số……. ngày …….., Quyết định chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn lần... số... ngày...)
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm ... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Xét đề nghị của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tại Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ số... ngày....tháng...năm
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Cho phép Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số....cấp ngày ......../........./……..
Cơ quan cấp:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
đã đăng ký thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đại lý chi, trả ngoại tệ với các nội dung sau:
1.......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
3.......................................................................................................................................
Các nội dung khác trong Quyết định chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ số...cấp ngày...vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.
Điều 2. Quyết định này là một bộ phận không tách rời của Quyết định chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ số....ngày....của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nơi nhận:
- Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;
- Lưu NHNN.
THỐNG ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 14
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-NHNN
………, ngày …… tháng …… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi Quyết định chấp thuận trực tiếp, thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/Đăng ký, thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ…
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/ Quyết định số 2686/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội/Quyết định số 2687/QĐ-NHNN ngày 19/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thu hồi Quyết định số .... ngày….. tháng... năm... cấp cho (tên tổ chức kinh tế) về việc được trực tiếp; thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc về việc được làm đại lý; thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ). Lý do thu hồi:………..
Điều 2. (Tổ chức )... phải chấm dứt các hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc hoạt động làm đại lý chi, trả ngoại tệ) từ ngày ………… Tất toán và đóng các tài khoản chuyên dùng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại.
Điều 3. Quyết định thu hồi này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Tên tổ chức kinh tế;
- Vụ QLNH (để b/c);
- NHNN chi nhánh....
(nơi tổ chức kinh tế đặt địa điểm chi trả để phối hợp, theo dõi);
- Tổ chức ủy quyền (để phối hợp)
(trường hợp thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý);
- Lưu NHNN chi nhánh tỉnh, TP...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 15
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-NHNN
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi Quyết định chấp thuận trực tiếp, thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ/Đăng ký, thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số... ngày... tháng...năm... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thu hồi Quyết định số .... ngày…... tháng... năm... cấp cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về việc được trực tiếp; thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc về việc được làm đại lý; thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ). Lý do thu hồi:………..
Điều 2. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc hoạt động làm đại lý chi, trả ngoại tệ) từ ngày ……… Tất toán và đóng các tài khoản chuyên dùng ngoại tệ tại các ngân hàng được phép.
Điều 3. Quyết định thu hồi này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;
- Lưu NHNN.
THỐNG ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
Phụ lục 16
TÊN TỔ CHỨC……………….
ĐT: (Bộ phận trực tiếp làm báo cáo)
BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐẠI LÝ CHI TRẢ NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ, TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI LÀM ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Quý...năm...
Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối)
(đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam)
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
Đơn vị: Nghìn USD
STT
Tên tổ chức ủy quyền
Tổng số tiền nhận từ tổ chức ủy quyền trong kỳ (quy USD)*
Chi trả cho người thụ hưởng
Bằng ngoại tệ (quy USD)*
Đồng Việt Nam
1
2
3
…..
Tổng
* Quy đổi theo tỷ giá ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 17
TÊN TỔ CHỨC……………………...
ĐT: (Bộ phận trực tiếp làm báo cáo)
BÁO CÁO SỐ LIỆU NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Quý...năm...
Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối)
(đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam)
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
1. Biểu 1: Áp dụng cho: (i) tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trên một địa bàn; (ii) chi nhánh của tổ chức kinh tế trong trường hợp tổ chức kinh tế chi, trả ngoại tệ thông qua chi nhánh trên nhiều địa bàn.
Đơn vị: Nghìn USD
STT
Tên nước chuyển tiền về Việt Nam1
Tổng số ngoại tệ nhận2 (quy USD)3
Chi trả cho người thụ hưởng
Bằng ngoại tệ (quy USD)3
Bằng Đồng Việt Nam
1
2
3
....
Tổng
1 Không áp dụng cho chi nhánh của tổ chức kinh tế.
2 Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trên một địa bàn báo cáo tổng số ngoại tệ nhận từ nước ngoài chuyển về; chi nhánh của tổ chức kinh tế báo cáo tổng số ngoại tệ nhận từ trụ sở chính của tổ chức kinh tế.
3 Quy đổi theo tỷ giá ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
2. Biểu 2: Áp dụng cho: (i) trụ sở chính của tổ chức kinh tế trong trường hợp tổ chức kinh tế chi, trả ngoại tệ trên nhiều địa bàn; (ii) Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Đơn vị: Nghìn USD
Tên nước chuyển tiền về Việt Nam1
Tổng số ngoại tệ nhận từ nước ngoài (quy USD)2
Số ngoại tệ chuyển cho chi nhánh
Chi trả cho người thụ hưởng
Bằng ngoại tệ (quy USD)2
Bằng Đồng Việt Nam
Trụ sở chính
Chi nhánh 1
Chi nhánh 2
Chi nhánh n
Tổng
1 Áp dụng cho trụ sở chính.
2 Quy đổi theo giá ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 18
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Chi nhánh tỉnh, thành phố…
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
………, ngày …… tháng …… năm ……..
BÁO CÁO DANH SÁCH TỔ CHỨC KINH TẾ TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ/ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC KINH TẾ LÀM ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
1. Danh sách tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
STT
Tên tổ chức kinh tế
Số văn bản chấp thuận
Ghi chú
1
2
3
…
2. Danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
STT
Tên tổ chức
Số văn bản chấp thuận
Ghi chú
1
2
3
…
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu NHNN chi nhánh tỉnh, TP...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "31/12/2015",
"sign_number": "34/2015/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Thị Hồng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-25-2015-TT-BTC-Bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-cua-Viet-Nam-269641.aspx | Thông tư 25/2015/TT-BTC Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 25/2015/TT-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2015
THÔNG TƯ
BAN HÀNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2015-2019
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 57/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019 như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019 (thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất VJEPA).
1) Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN 2012 (AHTN 2012) và phân loại theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.
2) Cột “Thuế suất VJEPA (%)”: mức thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm:
- 01/4/2015-31/3/2016: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2016;
- 01/4/2016-31/3/2017: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017;
- 01/4/2017-31/3/2018: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2018;
- 01/4/2018-31/3/2019: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019.
+ Ký hiệu “*”: hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt VJEPA tại thời điểm tương ứng.
Điều 2. Điều kiện để hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VJEPA
Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này.
2) Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
3) Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương.
4) Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản mẫu VJ (viết tắt là C/O - Mẫu VJ) theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015, thay thế Thông tư số 21/2012/TT-BTC ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2012-2015, thông tư 63/2012/TT-BTC ngày 23/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tư pháp;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ HTQT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "14/02/2015",
"sign_number": "25/2015/TT-BTC",
"signer": "Trương Chí Trung",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-03-2009-CT-UBND-thuc-hien-nghiem-chinh-sach-tai-khoa-thuc-hien-ket-luan-kien-nghi-co-quan-kiem-toan-thanh-tra-85945.aspx | Chỉ thị 03/2009/CT-UBND thực hiện nghiêm chính sách tài khóa thực hiện kết luận, kiến nghị cơ quan kiểm toán thanh tra | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 03/2009/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2009
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊM CÁC CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ THỰC HIỆN CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA CƠ QUAN KIỂM TOÁN, THANH TRA
Thực hiện Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra. Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước; thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra; Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành, các cơ quan đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước:
a) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của các Luật thuế, chế độ thu, bảo đảm tính tích cực, vững chắc và bao quát hết các nguồn thu ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng tăng trưởng kinh tế và khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Trong quá trình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước phải bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định. Khẩn trương xử lý, nộp và phản ánh đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản vay nợ, viện trợ; các khoản thuế đã được kê khai, thông báo nhưng chậm nộp; các khoản thuế ẩn lậu được thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị; nghiêm cấm việc để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái với quy định;
b) Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố phối hợp với các sở - ngành tăng cường công tác chống gian lận thương mại, chống thất thu và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách nhà nước. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các Luật thuế; kiểm tra các tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế; đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định của Luật Quản lý thuế; kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động; tổ chức, đánh giá phân loại nợ thuế; triển khai tổ chức thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008.
2. Về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước:
2.1. Đối với các khoản chi thường xuyên:
a) Việc lập và quyết định dự toán chi ngân sách nhà nước của các sở - ngành, quận - huyện phải trên cơ sở các chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện phân bổ, giao dự toán đúng thời hạn, nội dung, đối tượng, lĩnh vực theo quy định; đảm bảo phân bổ, giao dự toán chi khoa học công nghệ, chi giáo dục đào tạo và dạy nghề, chi bảo vệ môi trường, chi chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và dự toán Ủy ban nhân dân thành phố giao. Ngoài ra, khi xây dựng và quyết định ngân sách, phải bố trí dự phòng đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức Ủy ban nhân dân thành phố giao để có nguồn chủ động thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh ngoài dự toán (khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh...);
Cơ quan tài chính phải tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết các sai phạm về phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. Đối với các sai phạm về quyết định, phân bổ dự toán của ngân sách cấp dưới, cơ quan tài chính cấp trên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp dưới khắc phục kịp thời những sai phạm, cơ quan cấp dưới có trách nhiệm thực hiện nghiêm yêu cầu của cơ quan tài chính cấp trên để đảm bảo dự toán ngân sách cấp dưới phải phù hợp với dự toán ngân sách được cấp trên giao theo đúng chế độ quy định;
b) Nghiêm cấm việc lập các quỹ ngoài ngân sách và sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định. Không sử dụng dự phòng để chi cho các nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn và nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Sử dụng số tăng thu ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của Chính phủ;
c) Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tạm ứng; tổ chức thu hồi số đã tạm ứng theo lộ trình cam kết. Kiểm soát chặt chẽ số chuyển nguồn sang năm sau, chỉ chuyển nguồn cho các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và các nhiệm vụ đã có chế độ quy định được chuyển nguồn sang năm sau; giảm tối đa số chuyển nguồn do triển khai chậm các dự án, nhiệm vụ và phải có giải pháp cụ thể để khắc phục ngay tình trạng này; các cơ quan, đơn vị phải chấp hành nghiêm về thời hạn chuyển nguồn;
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước để đảm bảo chi ngân sách nhà nước đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo các ưu đãi của Nhà nước (trợ cước, trợ giá, bảo hiểm y tế đối với người nghèo và các chính sách an sinh xã hội khác...) đến được với người dân.
2.2. Đối với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, không để xảy ra tình trạng thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản vượt dự toán ngân sách được giao, quyết định dự án đầu tư xây dựng cơ bản vượt quá khả năng cân đối ngân sách, phân bổ kế hoạch vốn không sát với tiến độ thực hiện. Quyết định dự án đầu tư phải phù hợp với khả năng cân đối vốn; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, các công trình cấp bách, vốn đối ứng cho các công trình sử dụng vốn vay, viện trợ, các chính sách an sinh xã hội. Rà soát danh mục các dự án, công trình đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục theo quy định; các công trình, dự án chưa thực sự cấp bách, không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Chủ động trình Ủy ban nhân dân thành phố điều chuyển vốn đầu tư của các dự án, công trình bị đình hoãn để tập trung cho các dự án, công trình có hiệu quả, quan trọng cấp bách. Không giao kế hoạch vốn cho các dự án, công trình không có khả năng thực hiện;
Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các chủ đầu tư trong công tác giám sát công trình; tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và quyết toán công trình hoàn thành trong thời hạn quy định;
b) Về thực hiện tiết kiệm chống lãng phí: thủ trưởng các sở - ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố. Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán, trừ các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và an sinh xã hội. Một số nguồn thu cần phải tuân thủ như sau: nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; nguồn thu xổ số kiến thiết được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương và được quản lý theo quy định tại Công văn số 3447/UBND-TM ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về phương thức quản lý và sử dụng số thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội.
2.3. Đối với việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra:
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước phải nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và tài sản của Nhà nước. Xử lý triệt để các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra kiến nghị và thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Về cơ chế tài chính ngân sách:
a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện khẩn trương rà soát, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng các quy định của pháp luật đối với các cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách không còn phù hợp thực tiễn;
b) Tiếp tục thực hiện rà soát, bãi bỏ các khoản thu phí, lệ phí ban hành không đúng thẩm quyền, không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí. Bãi bỏ các khoản huy động đóng góp của nhân dân không đúng quy định; đối với các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện, không giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân.
4. Về công tác quyết toán ngân sách nhà nước:
Sở Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện nâng cao chất lượng công tác quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Thực hiện xét duyệt, thẩm định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành của các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới theo đúng chế độ và thời hạn quy định.
5. Về công tác đôn đốc, kiểm tra, xử lý, báo cáo:
a) Các sở - ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra và những nội dung thực hiện theo Chỉ thị này gửi về Sở Tài chính chậm nhất cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong báo cáo phải nêu rõ những tồn tại về quản lý tài chính - ngân sách đã được khắc phục, những tồn tại chưa khắc phục và thời gian, biện pháp để khắc phục trong thời gian tới. Các sở - ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán tới các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật;
Thủ trưởng các sở - ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc chậm thực hiện các kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra đối với các sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm được giao quản lý;
b) Các sở - ngành được giao quản lý các ngành, lĩnh vực, hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách gắn với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo từng ngành, lĩnh vực mà sở - ngành được giao quản lý, gửi cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố, đôn đốc, kiểm tra các sở - ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Các sở - ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân quận - huyện không chấp hành chế độ báo cáo quy định tại Chỉ thị này hoặc tiến độ xử lý các sai phạm chậm, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tạm dừng cấp kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố;
d) Thủ trưởng các sở - ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm hoặc để xảy ra sai phạm theo đúng chế độ quy định. Các sở - ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân quận - huyện, định kỳ cuối năm, tổng hợp kết quả xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân, gửi Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp việc thực hiện xử lý kỷ luật, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ hàng năm.
6. Tổ chức thực hiện:
Thủ trưởng các Sở - ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "23/02/2009",
"sign_number": "03/2009/CT-UBND",
"signer": "Lê Hoàng Quân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-dinh-97-2023-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-81-2021-ND-CP-quan-ly-hoc-phi-593349.aspx | Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP quản lý học phí mới nhất | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 97/2023/NĐ-CP
Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2023
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) như sau:
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Học phí từ năm học 2023 - 2024:
a) Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.
b) Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023 như sau:
a) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh, sinh viên/tháng
TT
Nhóm ngành, nghề đào tạo
Năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023
1
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh, quản lý
1.1
Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh, quản lý
780
1.2
Nghệ thuật
940
2
Khoa học, pháp luật và toán
940
3
Kỹ thuật và công nghệ thông tin
940
4
Sản xuất, chế biến và xây dựng
940
5
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y
780
6
Sức khỏe
1.140
7
Dịch vụ, du lịch và môi trường
940
8
An ninh, quốc phòng
940
b) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh, sinh viên/tháng
TT
Nhóm ngành, nghề đào tạo
Năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023
1
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh, quản lý
1.1
Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh, quản lý
1.640
1.2
Nghệ thuật
1.920
2
Khoa học, pháp luật và toán
1.920
3
Kỹ thuật và công nghệ thông tin
1.920
4
Sản xuất, chế biến và xây dựng
1.920
5
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y
1.640
6
Sức khỏe
4.040
7
Dịch vụ, du lịch và môi trường
1.920
8
An ninh, quốc phòng
1.920
b) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 và điểm a khoản 2 như sau:
“2. Mức trần học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:
a) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:
Đơn vị: Nghìn đồng/học sinh, sinh viên/tháng
TT
Nhóm ngành, nghề đào tạo
Năm học 2023 - 2024
Năm học 2024 - 2025
Năm học 2025 - 2026
Năm học 2026 - 2027
1
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh, quản lý
1.248
1.328
1.360
1.600
2
Khoa học, pháp luật và toán
1.326
1.411
1.445
1.700
3
Kỹ thuật và công nghệ thông tin
1.870
1.992
2.040
2.400
4
Sản xuất, chế biến và xây dựng
1.794
1.909
1.955
2.300
5
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y
1.287
1.370
1.400
1.650
6
Sức khỏe
2.184
2.324
2.380
2.800
7
Dịch vụ, du lịch và môi trường
1.560
1.660
1.700
2.000
8
An ninh, quốc phòng
1.716
1.820
1.870
2.200
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 11 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023:
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021, mức cụ thể như sau:
a) Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Khối ngành
Năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
980
Khối ngành II: Nghệ thuật
1.170
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật
980
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên
1.170
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y
1.170
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác
1.430
Khối ngành VI.2: Y dược
1.430
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường
980
b) Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Khối ngành
Năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
2.050
Khối ngành II: Nghệ thuật
2.400
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật
2.050
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên
2.400
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y
2.400
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác
5.050
Khối ngành VI.2: Y dược
5.050
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường
2.050
b) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 và điểm a khoản 2 như sau:
“2. Học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:
a) Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng
Khối ngành
Năm học 2023 - 2024
Năm học 2024 - 2025
Năm học 2025 - 2026
Năm học 2026 - 2027
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
1.250
1.410
1.590
1.790
Khối ngành II: Nghệ thuật
1.200
1.350
1.520
1.710
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật
1.250
1.410
1.590
1.790
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên
1.350
1.520
1.710
1.930
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y
1.450
1.640
1.850
2.090
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác
1.850
2.090
2.360
2.660
Khối ngành VI.2: Y dược
2.450
2.760
3.110
3.500
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường
1.200
1.500
1.690
1.910
4. Sửa đổi tiêu đề khoản 2 Điều 28 và sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm học 2022 - 2023 như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định này.”
5. Bổ sung khoản 3 Điều 28 như sau:
“3. Mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ năm học 2023 - 2024 như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng mức học phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
b) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng mức học phí quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định này”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và tiêu đề khoản 2 Điều 29 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Mức trần giá dịch vụ giáo dục đại học năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023: Tối đa bằng mức học phí quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.”
b) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 như sau:
“2. Mức trần giá dịch vụ giáo dục đại học từ năm học 2023 - 2024 như sau:”
7. Sửa đổi bổ sung khoản 1 và tiêu đề khoản 2 Điều 30 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023: Tối đa bằng mức học phí quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.”
b) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 như sau:
“2. Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2023 – 2024 như sau:”
Điều 2. Bãi bỏ quy định sau
Bãi bỏ khoản 3 Điều 31.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập
Trường hợp Hội đồng nhân dân các tỉnh và các cơ sở giáo dục đã ban hành khung học phí hoặc mức thu học phí năm học 2023 - 2024 theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP với mức học phí tăng so với năm học 2021 - 2022 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.
Trường hợp Hội đồng nhân dân các tỉnh và các cơ sở giáo dục đã ban hành khung học phí hoặc mức thu học phí năm học 2023 - 2024 theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP với mức học phí tăng so với năm học 2021 - 2022 nhưng ngân sách địa phương không đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với mức thu học phí năm học 2021 - 2022 thì phải thực hiện điều chỉnh theo quy định của Nghị định này.
b) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập đã ban hành mức thu học phí năm học 2023 - 2024 theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP thực hiện rà soát, điều chỉnh theo quy định của Nghị định này.
c) Đối với các cơ sở giáo dục đã được phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được tiếp tục thực hiện cơ chế thu học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính đã phê duyệt. Trường hợp việc thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định này dẫn đến có biến động về nguồn thu làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính đã được phê duyệt, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm rà soát lại các khoản thu, chi, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên rà soát, chịu trách nhiệm thẩm định để phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).Sơn.
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "31/12/2023",
"sign_number": "97/2023/NĐ-CP",
"signer": "Trần Hồng Hà",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-45-2010-TT-BCT-nhap-khau-hang-hoa-117006.aspx | Thông tư 45/2010/TT-BCT nhập khẩu hàng hóa | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 45 /2010/TT-BCT
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUỘC DANH MỤC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NĂM 2011
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9523/VPCP-KTTH ngày 30 tháng 12 năm 2010 về việc điều hành nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan;
Sau khi trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2011 như sau,
Điều 1. Lượng hàng hóa nhập khẩu theo ngạch thuế quan năm 2011
TT
Mã số hàng hoá
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
1
04070091
Trứng gà
tá
38.000
04070092
Trứng vịt
04070099
Loại khác
2
2401
Thuốc lá nguyên liệu
tấn
38.000
3
2501
Muối
tấn
102.000
4
1701
Đường tinh luyện, đường thô
tấn
250.000
Điều 2. Nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan
1. Thương nhân được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, đường, thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
2. Bộ Công Thương phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn muối công nghiệp cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và 2.000 tấn muối tinh khiết cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.
3. Bộ Công Thương phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 150.000 tấn đường tinh luyện và đường thô cho các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, 50.000 tấn đường thô cho một số nhà máy đường để tinh luyện và 50.000 tấn đường tinh luyện cho một số thương nhân kinh doanh thương mại để bổ sung nguồn cung cho thị trường.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và hết hiệu lực thi hành sau ngày 31 tháng 12 năm 2011.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Viện KSND tối cao;
- Toà án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Kiểm toán Nhà nước
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng
các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, XNK.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "31/12/2010",
"sign_number": "45/2010/TT-BCT",
"signer": "Nguyễn Thành Biên",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-38-2010-TT-BTC-huong-dan-thuc-hien-thue-to-chuc-ca-nhan-chuyen-nhuong-quyen-tham-do-khai-thac-che-bien-khoang-san-102656.aspx | Thông tư 38/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 38/2010/TT-BTC
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THUẾ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật Khoáng sản và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ các Luật, Pháp lệnh về thuế, phí và lệ phí hiện hành và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 50/VPCP-KTTH ngày 05/01/2010 của Văn phòng Chính phủ,
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tổ chức, cá nhân được phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP nay có chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được xác định như chuyển nhượng dự án đầu tư và thực hiện nghĩa vụ thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 2. Về Thuế giá trị gia tăng
Hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản có kèm theo công trình, kết cấu hạ tầng trên đất; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thì phải tách riêng giá trị công trình, kết cấu hạ tầng trên đất; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyển nhượng để nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp không tách riêng được giá trị công trình, kết cấu hạ tầng trên đất; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyển nhượng thì phải nộp thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 10% trên toàn bộ giá trị chuyển nhượng.
Điều 3. Về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổ chức có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
=
Thu nhập tính thuế
x
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế
=
Giá chuyển nhượng
-
Chi phí đã đầu tư chưa thu hồi
-
Chi phí chuyển nhượng
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng là tổng giá trị thực tế chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì giá chuyển nhượng là tổng giá trị thực tế chuyển nhượng theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không được xác định theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra, yêu cầu các bên tham gia chuyển nhượng cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định giá trị hiện tại và tương lai của dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chuyển nhượng trước khi các bên quyết định việc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng và ấn định giá trị thanh toán của hợp đồng trên cơ sở tham khảo giá thị trường, giá có thể bán cho bên thứ ba hoặc giá bán các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.
- Chi phí đã đầu tư vào dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa thu hồi là chi phí hợp lý theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ tính đến thời điểm chuyển nhượng, sau khi trừ đi các chi phí đã thu hồi. Chi phí đã thu hồi là chi phí đã tính vào thu nhập chịu thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trước đó.
Trường hợp tổ chức tiếp tục chuyển nhượng lại quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, chi phí đã đầu tư vào dự án được xác định bằng giá trị của hợp đồng nhận chuyển nhượng ngay trước đó cộng với chi phí bổ sung thêm (nếu có chứng từ chứng minh), trừ đi các chi phí đã được thu hồi.
- Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng có chứng từ chứng minh.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản là 25%.
3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được hạch toán riêng, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Trường hợp chuyển nhượng dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản có gắn với chuyển nhượng bất động sản thì phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản để kê khai nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bù trừ vào thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động kinh doanh khác.
Điều 4. Về Thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, cụ thể như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp
=
Thu nhập tính thuế
x
Thuế suất
1. Xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế
=
Giá chuyển nhượng
-
Chi phí đã đầu tư chưa thu hồi
-
Chi phí chuyển nhượng
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng là tổng giá trị thực tế chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì giá chuyển nhượng là tổng giá trị thực tế chuyển nhượng theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không được xác định theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
- Chi phí đã đầu tư vào dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa thu hồi là chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ tính đến thời điểm chuyển nhượng, sau khi trừ đi các chi phí đã thu hồi. Chi phí đã thu hồi là chi phí đã tính vào thu nhập chịu thuế để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trước đó.
Trường hợp cá nhân tiếp tục chuyển nhượng lại quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, chi phí đã đầu tư vào dự án được xác định bằng giá trị của hợp đồng nhận chuyển nhượng ngay trước đó cộng với chi phí bổ sung thêm (nếu có chứng từ chứng minh), trừ đi các chi phí đã được thu hồi.
- Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng; các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn áp dụng thuế suất là 20% theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
3. Trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản có gắn với chuyển nhượng bất động sản thì phải tách riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản để kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 5. Về các loại thuế, phí, lệ phí khác
Các loại thuế, phí, lệ phí khác thực hiện theo các quy định tại các văn bản pháp luật về thuế, phí, lệ phí hiện hành.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Đối với các trường hợp đã hoàn thành hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà đã thực hiện nộp thuế thì không điều chỉnh lại. Thời điểm hoàn thành hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản là thời điểm các Bên trong Hợp đồng chuyển nhượng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó chấp thuận.
Các nội dung khác không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (TN).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "19/03/2010",
"sign_number": "38/2010/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-14-CT-UBND-2013-quan-ly-moi-truong-du-lich-bao-dam-an-toan-khach-du-lich-Da-Nang-234079.aspx | Chỉ thị 14/CT-UBND 2013 quản lý môi trường du lịch bảo đảm an toàn khách du lịch Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/CT-UBND
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 10 năm 2013
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH, BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN CHO KHÁCH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam nói chung cũng như thành phố Đà Nẵng nói riêng có nhiều khó khăn, phức tạp, tuy nhiên, hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan, lượng khách du lịch tiếp tục tăng, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2004-2013 là 19%, trong đó khách quốc tế tăng 13%, khách nội địa tăng 21%. Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch giai đoạn 2004-2013 là 24%. Trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng lượt khách tham quan du lịch Đà Nẵng đạt 2.541.000 lượt khách, tăng 19, 6%, trong đó khách quốc tế đạt 555.000 lượt, tăng 16, 5 %, khách nội địa ước đạt 1.985.500 lượt tăng 20, 5% so với cùng kỳ năm 2012.
Thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, trung tâm du lịch mang tầm cỡ khu vực và xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường đến năm 2020, Đà Nẵng đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, cả về sản phẩm và cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch theo hướng chất lượng cao phục vụ du khách; tình hình an ninh trật tự ngày càng ổn định, môi trường được cải thiện, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước; đã từng bước khẳng định được vị trí trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước.
Tuy đạt được kết quả khả quan trên nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để du lịch phát triển bền vững. Một trong các mặt hạn chế đó là về môi trường du lịch tại một số điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố còn có những bất cập, hiện tượng đeo bám chèo kéo khách du lịch, buôn bán hàng rong, ăn xin trá hình vẫn còn xảy ra, môi trường du lịch biển chưa đồng bộ, nếp sống văn hóa văn minh đô thị chưa thật sự đi vào đời sống nhân dân đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Nhằm phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, phát triển du lịch gắn với gìn giữ và bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn là yếu tố hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan thường trực theo dõi, tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo về công tác bảo đảm an ninh trật tự, môi trường du lịch, chống đeo bám, chèo kéo khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Cung cấp kịp thời thông tin về tình hình hoạt động du lịch (lịch đón khách tàu biển, các đoàn khách du lịch đến tham quan...) cho các đơn vị và địa phương liên quan nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.
- Tổ chức cung cấp thông tin du lịch cho khách bằng nhiều hình thức; Chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ du khách tăng cường công tác thông tin cho du khách, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý, giải quyết ý kiến phản hồi của du khách.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức các lớp tập huấn văn minh du lịch cho toàn thể cán bộ, nhân viên, các đơn vị, cá nhân phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì và phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DRT), các đài truyền hình xây dựng các chương trình về công tác đảm bảo giữ gìn môi trường du lịch.
- Đảm bảo công tác cứu hộ, không để xảy ra tình trạng chết đuối đối với nhân dân và du khách khi tham quan, vui chơi, giải trí và tắm biển.
- Chỉ đạo các khu, điểm du lịch hoàn thành 100% nhà vệ sinh đạt chuẩn trong năm 2013 và lắp đặt bảng nội quy bảo vệ môi trường.
2. Công an thành phố Đà Nẵng:
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các ngành liên quan chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản của khách du lịch; xử lý nghiêm các trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
- Xử lý nghiêm các trường hợp người nước ngoài điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và cá nhân người Việt Nam cho người nước ngoài thuê, mượn ô tô, xe gắn máy tham gia giao thông không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trung tâm thành phố, các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, các trung tâm mua sắm, các khu vực công cộng, những khu vực có nguy cơ xảy ra mất an toàn cho du khách, đặc biệt khi vào những ngày lễ, tết, những ngày tổ chức đón khách du lịch tàu biển tham quan thành phố nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, taxi dù, xe thồ, xích lô đón khách không đúng quy định.
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, phường (xã) chủ động điều tra và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành xử phạt nghiêm minh các đối tượng tham gia đeo bám, chèo kéo khách du lịch.
- Chỉ đạo lực lượng công an, cảnh sát có liên quan đến hoạt động du lịch có thái độ ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, tổ chức các lớp tập huấn về “Nụ cười thân thiện” cho lực lượng cán bộ, chiến sỹ đơn vị.
3. Sở Giao thông Vận tải:
- Chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng taxi tranh giành, ép giá, nâng giá, đi không đúng hành trình; tăng cường công tác thanh kiểm tra xe vận chuyển khách du lịch tại các sân bay, nhà ga, bến cảng; xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khách du lịch không có biển hiệu “Xe vận chuyển khách du lịch”, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có “Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch”.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các quy định về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa…, tăng cường kiểm tra đăng kiểm các loại phương tiện phục vụ khách du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo các nhà ga, bến tàu, cảng biển, bến xe tăng cường các phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ thông tin, nhân lực phục vụ du khách và tăng cường đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại khu vực này.
4. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận để tổ chức các lớp tập huấn văn minh thương mại cho các đối tượng là hộ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chỉ đạo Ban quản lý các chợ, các cửa hàng kinh doanh buôn bán tiến hành niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai đăng ký cam kết không để xảy ra tình trạng chèo kéo, buôn bán hàng rong kết hợp ăn xin trá hình xảy ra trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống, cơ sở du lịch và các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chỉ đạo Tổ thường trực xử lý thông tin về người lang thang xin ăn phối hợp với các đơn vị chức năng ngăn chặn, xử lý đối với người đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo, bán hàng rong, ăn xin trá hình trên một số tuyến đường đã bị cấm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Có phương án giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin trá hình, lợi dụng, chèn ép, lừa đảo khách du lịch.
- Rà soát, phân loại, hỗ trợ tạo việc làm cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, ăn xin trá hình ... trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn thành phố, trong đó chú trọng xử lý rác thải tại các bãi biển du lịch; các khu điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai cuộc vận động toàn dân hưởng ứng giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp gắn với bảo vệ môi trường du lịch thành phố Đà Nẵng.
- Kiểm tra toàn bộ nhà vệ sinh công cộng trên toàn thành phố, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ phục vụ người dân và du khách.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo hướng dẫn tăng cường hoạt động thông tin cơ sở, hệ thống truyền thanh ở các phường xã, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng góp phần cải thiện môi trường du lịch.
8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Chỉ đạo các Tổ chuyên trách trật tự du lịch triển khai thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn môi trường du lịch, an ninh trật tự, an toàn cho du khách, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải coi nhiệm vụ giữ gìn môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.
- Phân công, bố trí các lực lượng thường xuyên tại các khu, điểm du lịch, các tuyến đường chính, các địa điểm vui chơi, giải trí, mua sắm phục vụ khách du lịch.
- Chỉ đạo các đoàn thể thực hiện công tác vận động, tuyên truyền không để tình trạng “cò giá”, đeo bám, chèo kéo khách; vận động, tạo điều kiện các đối tượng này chuyển đổi ngành nghề.
- Triển khai tuyên truyền đến thôn và tổ dân phố để phổ biến chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng về văn hóa, văn minh đô thị; phát động toàn dân thực hiện ra quân làm vệ sinh môi trường vào các ngày chủ nhật, khơi thông cống rãnh, mương nước tại các khu dân cư.
- Chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo tình hình an ninh trật tự du lịch trên địa bàn quản lý của mình. Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Đà Nẵng nếu để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại địa bàn quản lý.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố Đà Nẵng
- Xây dựng chương trình tuyên truyền thường kỳ với nội dung giáo dục ý thức cộng đồng, người dân về văn hóa, văn minh đô thị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng thành phố thành điểm đến thân thiện, mến khách.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các phóng sự, các bài viết biểu dương những hành vi đẹp và phê phán các hành vi tiêu cực liên quan đến môi trường du lịch, an ninh trật tự, nhằm góp phần tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân, đồng thời góp phần chấn chỉnh, hạn chế tối đa tình trạng trên.
10. Đề nghị Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng hỗ trợ xây dựng những phóng sự tuyên truyền về xây dựng văn hóa, văn minh đô thị, các bài viết biểu dương hoặc phê phán các hành vi vi phạm nhằm góp phần tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng, các đoàn thể cùng phối hợp với chính quyền các cấp để vận động toàn dân tham gia thực hiện đảm bảo môi trường du lịch phát triển bền vững, an ninh trật tự đảm bảo góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện triển khai thực hiện nghiêm túc. Định kỳ vào cuối quý, giữa năm, cuối năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND thành phố ./.
Nơi nhận:
- Văn phòng CP (b/c);
- TT Thành ủy (b/c);
- TT HĐND (b/c);
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành (t/hiện);
- UBND các quận, huyện (t/hiện);
- Lưu: VT, VX.
CHỦ TỊCH
Văn Hữu Chiến | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "16/10/2013",
"sign_number": "14/CT-UBND",
"signer": "Văn Hữu Chiến",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-172-2007-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giong-cay-trong-sua-doi-Nghi-dinh-57-2005-ND-CP-59208.aspx | Nghị định 172/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng sửa đổi Nghị định 57/2005/NĐ-CP | CHÍNH PHỦ
*****
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 172/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/2005/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG CÂY TRỒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24 tháng 03 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 01 tháng 07 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
1. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định về xác lập quyền đối với giống cây trồng.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về việc giữ bí mật các thông tin liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng của người nộp đơn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm sai lệch kết quả thẩm định dẫn đến việc cấp, từ chối cấp, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng;
b) Công bố kết quả khảo nghiệm DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định không đúng sự thật;
c) Không thực hiện đúng quy phạm khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc chấp nhận.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng sau:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;
h) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;
i) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng không có sự khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;
k) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
4. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc công bố chính xác kết quả khảo nghiệm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này”.
2. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Vi phạm các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng giống cây trồng có tên trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
b) Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Sửa chữa, tẩy xoá một trong các loại giấy tờ sau: Bằng bảo hộ giống cây trồng; hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng và các quyết định liên quan đến quyền đối với giống cây trồng;
d) Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng giả; Bằng đã hết hiệu lực; Bằng bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng;
đ) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; không nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ; không cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và không duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cung cấp tài liệu, thông tin, chứng cứ sai sự thật khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp đình chỉ, huỷ bỏ hoặc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng sau khi chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng đã thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
4. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và các loại giấy tờ vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c, d khoản 1; điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục
Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; điểm b khoản 3 Điều này".
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các Điều 14 và 15 Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website Chính phủ;
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu : Văn thư, NN (5b). Hoà (315 bản).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "28/11/2007",
"sign_number": "172/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-326-KH-SYT-2019-ung-dung-cong-nghe-ket-noi-co-so-cung-ung-thuoc-So-Y-te-Ho-Chi-Minh-544463.aspx | Kế hoạch 326/KH-SYT 2019 ứng dụng công nghệ kết nối cơ sở cung ứng thuốc Sở Y tế Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 326/KH-SYT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 01 năm 2019
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KẾT NỐI CƠ SỞ CUNG ỨNG THUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN NĂM 2019
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển ngành dược đó là “Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc”.
- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, trong đó có nội dung “Tổ chức triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9/2018; trong năm 2018, hoàn thành đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã; phấn đấu năm 2019 hoàn thành đối với quầy thuốc”.
- Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc quy định “đến 01/01/2019, nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu”.
- Tình hình triển khai thực tế trên địa bàn trong năm 2018.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Triển khai kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng, giá cả. Trong quá trình triển khai thực hiện việc kết nối ứng dụng Công nghệ thông tin phải bảo đảm hoạt động kinh doanh bình thường của các cơ sở cung ứng thuốc.
III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Tổ chức tập huấn đào tạo
- Tổ chức các lớp đào tạo tập trung theo từng quận/huyện tại Phòng Y tế quận/huyện (thời gian cụ thể theo kế hoạch thực tế tại quận/huyện) đảm bảo hoàn thành đào tạo và triển khai tất cả các cơ sở còn lại trước tháng 02/2019.
2. Triển khai kết nối
❖
Đối với các cơ sở sử dụng phần mềm của Viettel:
- Đăng ký ngay tại buổi tập huấn hoặc liên hệ với Viettel Hồ Chí Minh để được hỗ trợ hướng dẫn cài đặt và cung cấp tài khoản đăng nhập.
- Tiến hành kết nối dữ liệu và liên thông với hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia”. Cần đảm bảo thực hiện việc liên thông dữ liệu cho mỗi lần giao dịch mua bán tại cơ sở.
❖ Đối với các cơ sở sử dụng phần mềm của công ty cung ứng phần mềm khác:
- Đối với các đơn vị cung cấp phần mềm:
■ Bước 1: Các đơn vị cung cấp phần mềm có nhu cầu kết nối dữ liệu với hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” gửi yêu cầu đề nghị liên thông kết nối bằng văn bản về Cục Quản lý Dược.
■ Bước 2: Trong thời gian 02 ngày kể từ khi nhận được văn bản, Cục Quản lý Dược chuyển danh sách các đơn vị cho Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel.
■ Bước 3: Trong thời gian 02 ngày kể từ khi nhận được danh sách từ Cục Quản lý Dược, Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel có trách nhiệm mở cổng, cấp tài khoản, thiết lập kênh kết nối để các đơn vị thực hiện được việc kết nối và chuyển dữ liệu vào hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia”.
- Đối với các các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn đang sử dụng phần mềm của đơn vị cung cấp khác:
■ Bước 1: Cơ sở có nhu cầu kết nối, cần cung cấp tài khoản liên thông kết nối dữ liệu tự rà soát phần mềm sử dụng đáp ứng yêu cầu về “Chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc: phiên bản 1.0” theo Quyết định số 540/QĐ-QLD ngày 20/8/2018 của Cục Quản lý Dược và “Chuẩn kết nối dữ liệu phần mềm ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc phiên bản 1.0” theo Quyết định số 777/QĐ-QLD ngày 27/11/2018 của Cục Quản lý Dược.
■ Bước 2: Cơ sở gửi văn bản đề nghị cho Sở Y tế - Phòng Nghiệp vụ Dược, nêu rõ thông tin: tên cơ sở, tên dược sĩ phụ trách chuyên môn, địa chỉ nhà thuốc, email, số điện thoại liên hệ, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và giấy chứng nhận thực hành tốt (nếu có).
■ Bước 3: Sở Y tế lập danh sách các cơ sở có nhu cầu kết nối và chuyển danh sách cho Viettel Hồ Chí Minh.
■ Bước 4: Trong thời gian 02 ngày kể từ khi nhận được danh sách từ Sở Y tế, Viettel Hồ Chí Minh thực hiện cấp tài khoản, hướng dẫn kết nối cho các cơ sở cung ứng thuốc.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Tổ chức tập huấn: hoàn tất việc tổ chức tập huấn cho các nhà thuốc còn lại chưa tham gia các đợt tập huấn trước hoặc cần tham dự lại buổi tập huấn trước tháng 02/2019
- Triển khai kết nối: hoàn tất việc kết nối tất cả nhà thuốc trên địa bàn trong Quý 1/2019.
- Các nhà thuốc đăng ký duy trì đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc hoặc đăng ký mở mới nộp hồ sơ về Sở Y tế từ 01/01/2019 bắt buộc phải thực hiện được việc kết nối liên thông theo quy định tại Thông tư số 02/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
- Các cơ sở đang hoạt động: từ 01/4/2019 phải hoàn tất việc kết nối, liên thông dữ liệu. Sở Y tế sẽ tiến hành thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) trong việc kết nối liên thông theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của thành phố và Viettel Hồ Chí Minh thông báo với các cơ sở cung ứng thuốc về việc triển khai các nội dung theo Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc các bên về tiến độ triển khai từng nhiệm vụ cụ thể, kết quả hoàn thành, các khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ trong quá trình thực hiện của các đơn vị; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế; định kỳ hàng tháng giao ban giữa Phòng Y tế và các đơn vị cung ứng phần mềm về tiến độ, chất lượng triển khai theo kế hoạch.
2. Phòng Y tế quận/huyện
- Lập danh sách các nhà thuốc chưa tham gia tập huấn và chưa kết nối dữ liệu trên địa bàn, xây dựng kế hoạch chi tiết đảm bảo hoàn tất việc tập huấn và kết nối dữ liệu với hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Theo dõi, đôn đốc, đảm bảo tiến độ thực hiện và báo cáo định kỳ cho Sở Y tế.
3. Viettel Hồ Chí Minh
- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai các phần việc: Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng, tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm đến từng cơ sở cung ứng thuốc.
4. Các đơn vị cung cấp phần mềm
- Báo cáo kết quả triển khai với Sở Y tế định kỳ 1 lần/tuần.
5. Các cơ sở cung ứng thuốc
- Thực hiện các nội dung công việc được phân công tại Mục III theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Y tế đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ./.
Nơi nhận:
- Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế;
- UBND thành phố;
- UBND các quận/huyện;
- PYT các quận/huyện;
- Viettel Hồ Chí Minh;
- Đơn vị cung cấp phần mềm;
- Ban Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu: VT, NVD
ĐVD (52)
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tăng Chí Thượng | {
"issuing_agency": "Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "17/01/2019",
"sign_number": "326/KH-SYT",
"signer": "Tăng Chí Thượng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-09-2013-TT-BCT-hoat-dong-kiem-tra-va-xu-phat-cua-Quan-ly-thi-truong-183990.aspx | Thông tư 09/2013/TT-BCT hoạt động kiểm tra và xử phạt của Quản lý thị trường | BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2013/TT-BCT
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường bao gồm:
a) Đối tượng và nội dung kiểm tra; hình thức và căn cứ kiểm tra; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; tổ kiểm tra; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra;
b) Xây dựng, ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch, phương án kiểm tra;
c) Tiếp nhận, xử lý thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp và quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, công chức Quản lý thị trường.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
1. Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các quy định tại Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường; phát hiện, ngăn chặn, xử ký kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
3. Tuân thủ quy chế công tác và sử dụng đúng các mẫu biên bản, quyết định (gọi tắt là ấn chỉ) theo quy định trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
4. Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính phải có căn cứ, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường và theo quy định của pháp luật.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CĂN CỨ, THẨM QUYỀN KIỂM TRA VÀ TỔ KIỂM TRA
Điều 4. Đối tượng và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường.
2. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Hình thức và căn cứ kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
Điều 6. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường).
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra như sau:
a) Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc;
b) Việc giao quyền phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn giao quyền;
c) Cấp phó được giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật;
d) Cấp phó được giao quyền không được giao quyền hoặc uỷ quyền cho bất kỳ người nào khác.
Điều 7. Tổ kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Quản lý thị trường do Tổ kiểm tra trực tiếp thực hiện.
2. Tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 công chức Quản lý thị trường, do một công chức làm Tổ trưởng.
3. Công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra phải:
a) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thị trường theo quy định của Bộ Công Thương;
b) Không trong thời gian thi hành xử lý kỷ luật, xem xét kỷ luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được thủ trưởng cơ quan quản lý công chức tiến hành xem xét, xác minh làm rõ;
c) Chủ động báo cáo để được phép không tham gia Tổ kiểm tra trong trường hợp có vợ hoặc chồng, con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình hoặc của vợ hoặc của chồng là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong tổ chức là đối tượng được kiểm tra.
4. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, ngoài điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có Thẻ kiểm tra thị trường được cấp theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
1. Cử công chức Quản lý thị trường hoặc trực tiếp điều hành Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra. Ngoài công chức Quản lý thị trường, trường hợp cần thiết có thể cử thêm những người khác thuộc thẩm quyền quản lý của mình tham gia giúp việc cho Tổ kiểm tra.
2. Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị của các công chức được cử đi kiểm tra hoặc tham gia giúp việc Tổ kiểm tra và các nội dung kiểm tra vào Sổ nhật ký kiểm tra của Đội Quản lý thị trường theo quy định.
3. Chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra của Tổ kiểm tra đảm bảo đúng pháp luật và có hiệu quả; kịp thời chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong và khi kết thúc kiểm tra theo báo cáo, kiến nghị của Tổ kiểm tra.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra đã ban hành.
Điều 9. Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra
1. Tổ trưởng Tổ kiểm tra có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra và phương án kiểm tra theo quy định của Thông tư này;
b) Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra của Tổ kiểm tra;
c) Phân công công việc cụ thể cho công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra;
d) Thực hiện quyền hạn của Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
e) Kết thúc kiểm tra phải báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
2. Công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Tổ trưởng Tổ kiểm tra;
b) Đề xuất với Tổ trưởng Tổ kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật;
c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Tổ trưởng Tổ kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất.
3. Những người được cử tham gia giúp việc Tổ kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các công việc theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ kiểm tra và không được trực tiếp tham gia các hoạt động kiểm tra có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Chương III
XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA
Điều 10. Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường gồm có:
a) Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm;
b) Kế hoạch kiểm tra theo mặt hàng, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần kiểm tra (sau đây gọi tắt là kế hoạch kiểm tra chuyên đề).
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
c) Loại, nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực và địa bàn kiểm tra;
d) Các nội dung kiểm tra;
đ) Thời gian tiến hành kiểm tra;
e) Kinh phí, phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra;
g) Tổ chức lực lượng kiểm tra, bao gồm cả phối hợp với các cơ quan nhà nước khác để kiểm tra nếu có;
h) Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra;
i) Chế độ báo cáo.
Điều 11. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Cục Quản lý thị trường
1. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Vào tuần thứ hai của tháng 11 hằng năm, căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản lý thị trường hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra của Cục trong năm tiếp theo trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hằng năm và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt phải gửi Thanh tra Bộ Công Thương, Sở Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Chi cục Quản lý thị trường) để biết, phối hợp công tác.
2. Việc xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Căn cứ tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa bàn cần phải tập trung kiểm tra ngăn chặn hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Cục Quản lý thị trường chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề được ban hành phải gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương để báo cáo và Chi cục Quản lý thị trường để biết, phối hợp công tác.
3. Kế hoạch kiểm tra của Cục Quản lý thị trường được xây dựng, phê duyệt, ban hành theo quy định tại Điều này tập trung kiểm tra những đối tượng kinh doanh quy mô lớn hoặc hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn hoặc ở những địa bàn trọng điểm, liên tuyến, liên vùng.
Điều 12. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường
1. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Vào tuần thứ nhất của tháng 12 hằng năm, căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản lý thị trường trên địa bàn hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra của Chi cục trong năm tiếp theo trình Giám đốc Sở Công Thương phê duyệt trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện và Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
2. Việc xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này như sau:
a) Căn cứ tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa bàn cần phải tập trung kiểm tra ngăn chặn trên địa bàn địa phương hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền, Chi cục Quản lý thị trường chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề được ban hành phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện, Giám đốc Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
Điều 13. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra của Đội Quản lý thị trường
1. Trong thời hạn chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp được phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Điều 11 và 12 của Thông tư này, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc căn cứ kế hoạch nói trên có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra trên địa bàn hoặc theo lĩnh vực được giao nhiệm vụ;
b) Trình Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai việc thực hiện.
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra;
c) Dự kiến tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh được kiểm tra;
d) Dự kiến thời gian tiến hành kiểm tra;
đ) Phân công công chức thực hiện kiểm tra;
e) Dự kiến cơ quan phối hợp kiểm tra nếu có.
3. Căn cứ kế hoạch kiểm tra được xây dựng và phê duyệt theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Thông báo việc kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra ít nhất ba ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Ban hành quyết định kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra;
c) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành việc kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
d) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp kết quả kiểm tra khi kết thúc việc kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Điều này.
Chương IV
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA ĐỘT XUẤT
Điều 14. Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất
1. Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.
3. Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân.
4. Thông tin từ phát hiện của công chức quản lý địa bàn, công chức được giao nhiệm vụ trinh sát, theo dõi, phát hiện vi phạm hành chính hoặc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
5. Thông tin từ văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
Điều 15. Tiếp nhận và xử lý thông tin
1. Công chức thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Điều 14 của Thông tư này phải báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường trực tiếp để xử lý thông tin.
2. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin quy định tại Điều 14 của Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận thông tin xử lý như sau:
a) Trường hợp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật là có căn cứ cần phải tiến hành kiểm tra ngay để ngăn chặn thì ban hành quyết định kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền để tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật chưa đủ căn cứ để kiểm tra thì tổ chức ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
Điều 16. Trường hợp kiểm tra ngay
1. Trừ trường hợp pháp luật sở hữu công nghiệp có quy định khác, việc kiểm tra ngay theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Thông tư này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc vừa thực hiện xong thì bị phát hiện, đang chạy trốn hoặc đang tẩu tán, tang vật, phương tiện vi phạm mà nhiều người cùng nhìn thấy (sau đây gọi tắt là hành vi vi phạm pháp luật quả tang);
b) Nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì đối tượng vi phạm sẽ bỏ trốn, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra (sau đây gọi tắt là trường hợp khẩn cấp).
c) Văn bản đề xuất của công chức Quản lý thị trường về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật là có đủ căn cứ để kiểm tra;
d) Theo văn bản chỉ đạo kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền;
2. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra hoặc tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra chịu trách nhiệm về việc kiểm tra ngay theo quy định tại Điều này.
Điều 17. Tổ chức thẩm tra, xác minh thông tin
1. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin có trách nhiệm:
a) Tổ chức ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin tiếp nhận được theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;
b) Có văn bản chỉ đạo về các nội dung cần phải thẩm tra, xác minh thông tin và tên công chức được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin.
2. Công chức Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tiến hành ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin theo đúng sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên giao nhiệm vụ;
b) Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều này với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên giao nhiệm vụ để xem xét xử lý kết quả thẩm tra, xác minh theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh thông tin của công chức Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành thẩm tra, xác minh;
b) Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người thực hiện thẩm tra xác minh;
c) Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức hoặc địa điểm thẩm tra, xác minh;
d) Thời gian thẩm tra, xác minh;
đ) Nội dung và kết quả thẩm tra, xác minh;
e) Đề xuất, kiến nghị của người thực hiện thẩm tra, xác minh;
g) Họ tên và chữ ký của người báo cáo.
Điều 18. Xử lý kết quả thẩm tra, xác minh thông tin
Ngay sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh thông tin của công chức Quản lý thị trường, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận báo cáo có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả thẩm tra, xác minh thông tin và xử lý như sau:
1. Trường hợp kết quả thẩm tra, xác minh là có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì quyết định việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền để tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Thông tư này;
2. Trường hợp kết quả thẩm tra, xác minh không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo hoặc đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính.
Điều 19. Phương án kiểm tra
1. Trừ trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 16 và trường hợp kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của Thông tư này, trước khi ban hành quyết định kiểm tra đột xuất phải có phương án kiểm tra để bảo đảm việc kiểm tra đúng pháp luật và có kết quả.
2. Phương án kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành kiểm tra;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh được kiểm tra;
c) Nội dung và phạm vi kiểm tra;
d) Phân công công chức thực hiện việc kiểm tra;
đ) Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra;
e) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra;
g) Dự kiến vi phạm hành chính và văn bản quy phạm pháp luật áp dụng;
h) Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý nếu có;
i) Dự kiến về phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra nếu có;
k) Dự kiến cơ quan phối hợp nếu có;
l) Họ tên, chữ ký của người ban hành và con dấu.
3. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm xây dựng, ban hành, giám sát việc thực hiện phương án kiểm tra theo quy định tại Điều này.
Điều 20. Bảo mật thông tin
Các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính quy định tại Chương này phải được bảo mật theo quy định và không được tiết lộ cho những người không có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến vụ việc.
Chương V
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 21. Ban hành quyết định kiểm tra
1. Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang, mọi trường hợp kiểm tra đều phải có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền chỉ ban hành quyết định kiểm tra khi:
a) Có căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Đúng với thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao nhiệm vụ.
3. Nội dung của quyết định kiểm tra theo mẫu quy định.
4. Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra phải:
a) Đúng đối tượng, nội dung kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Đúng đối tượng, nội dung, thời hạn kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này và trong một năm không được tiến hành kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung đối với đối tượng kiểm tra;
c) Đúng đối tượng, nội dung về hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính đã tiếp nhận hoặc kết quả thẩm tra, xác minh trong trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;
5. Quyết định kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 22. Thực hiện quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của Thông tư này phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra.
2. Quyết định kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này phải tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
3. Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải:
a) Xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường và công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra;
b) Thông báo cho đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra về các công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra, những người tham gia giúp việc của Tổ kiểm tra, cơ quan phối hợp và người chứng kiến nếu có;
c) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
4. Tổ trưởng Tổ kiểm tra tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
5. Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra được quyền:
a) Yêu cầu đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Kiểm tra hàng hóa, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra. Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trốn tránh hoặc cản trở việc kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa mà có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần phải kiểm tra, thu giữ thì đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra tại nơi kiểm tra;
d) Lấy mẫu hàng hóa để trưng cầu kiểm nghiệm, giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật;
đ) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi cần thiết theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
e) Lập biên bản theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này khi kết thúc việc kiểm tra.
6. Thời hạn kiểm tra trực tiếp:
a) Thời hạn mỗi cuộc kiểm tra trực tiếp không quá 05 ngày làm việc và được tính từ thời điểm công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại nơi kiểm tra;
b) Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn kiểm tra trực tiếp có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn kiểm tra trực tiếp do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản;
c) Thời gian đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra không tính vào thời hạn kiểm tra trực tiếp quy định tại khoản này.
Điều 23. Xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình kiểm tra
1. Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm pháp luật ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra thì Tổ kiểm tra được tiến hành kiểm tra ngay mà không phải đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra đối với hành vi vi phạm hành chính đã phát hiện.
2. Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài nội dung kiểm tra mà xét thấy cần phải tiến hành kiểm tra làm rõ hành vi vi phạm thì Tổ kiểm tra phải có văn bản đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung có dấu hiệu vi phạm hành chính cần kiểm tra làm rõ. Chỉ sau khi có quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền thì Tổ kiểm tra mới tiến hành kiểm tra đối với nội dung kiểm tra được bổ sung.
Điều 24. Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính
1. Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính ngay sau khi kết thúc kiểm tra tại nơi kiểm tra trong ngày làm việc, như sau:
a) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều chấp hành đúng pháp luật thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp vi phạm pháp luật quả tang thì Tổ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
d) Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, có nội dung kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác minh làm rõ thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để tổ chức thẩm tra, xác minh theo quy định của Thông tư này hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Biên bản kiểm tra phải lập theo đúng mẫu quy định. Khi lập biên bản kiểm tra phải có mặt đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra. Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra vắng mặt hoặc cố tình trốn tránh thì phải có người chứng kiến việc lập biên bản và ghi rõ lý do vắng mặt hoặc trốn tránh vào biên bản; trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra từ chối ký biên bản kiểm tra thì phải có người chứng kiến việc lập biên bản và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.
3. Nội dung biên bản kiểm tra:
a) Biên bản kiểm tra phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực kết quả nội dung kiểm tra, ý kiến của đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra, cơ quan phối hợp kiểm tra, người chứng kiến nếu có theo quy định tại khoản 2 Điều này và ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị đề xuất của Tổ kiểm tra đối với vụ việc kiểm tra;
b) Có chữ ký của đại diện các bên liên quan đến việc kiểm tra, lập biên bản. Trường hợp biên bản có nhiều trang, nhiều liên kể cả phụ lục biên bản, bảng kê tang vật, phương tiện vi phạm thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang, từng liên của biên bản, phụ lục và bản kê kèm theo.
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ thời điểm lập xong biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đến Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để xử lý kết quả kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính phát hiện được theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ kiểm tra ban hành ngay quyết định xử phạt theo thẩm quyền và báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt hành chính với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
Điều 25. Xử lý kết quả kiểm tra
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc kiểm tra của Tổ kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phải xem xét xử lý kết quả kiểm tra như sau:
1. Trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này và trong thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phải xem xét quyết định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc làm thủ tục trình hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại của Thông tư này.
2. Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ căn cứ kết luận về vi phạm hành chính thì tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra để kết luận theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
Điều 26. Thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra
1. Theo yêu cầu cụ thể của vụ việc kiểm tra, việc tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra có thể thực hiện một hoặc nhiều hình thức như sau:
a) Mời đối tượng được kiểm tra đến làm việc;
b) Làm việc với đối tượng kiểm tra khi đối tượng kiểm tra có yêu cầu;
c) Làm việc với tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc kiểm tra;
d) Cử người xác minh hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm tra, xác minh;
đ) Lấy mẫu hàng hóa để kiểm nghiệm, giám định;
e) Xin ý kiến chuyên môn của chuyên gia hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan;
g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra hoặc thụ lý vụ việc kiểm tra phải xem xét xử lý như sau:
a) Trường hợp không có hành vi vi phạm pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức được kiểm tra biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận;
b) Trường hợp có hành vi vi phạm hành chính phải lập ngay biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và xem xét quyết định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc làm thủ tục trình hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại của Thông tư này.
Điều 27. Xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 28. Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác
1. Đối với vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra phát hiện hoặc chủ trì kiểm tra phát hiện nhưng thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các ngành khác thì thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ việc phải:
a) Có văn bản chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
b) Chuyển giao đầy đủ hồ sơ vụ việc và tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính;
c) Lập biên bản giao nhận hồ sơ và tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có giữa bên giao và bên nhận;
d) Tiếp tục bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt có yêu cầu.
2. Đối với vụ việc vi phạm hành chính do Quản lý thị trường kiểm tra phát hiện hoặc chủ trì kiểm tra phát hiện nhưng xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ việc phải chuyển giao ngay vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc chuyển giao hồ sơ, tang vật và thủ tục giao, nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 29. Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường
1. Việc chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc vi phạm hành chính phải:
a) Có văn bản báo cáo ngay với người có thẩm quyền xử phạt về việc chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính;
b) Chuyển giao đầy đủ hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính và lập biên bản giao nhận hồ sơ giữa bên giao và bên nhận;
c) Tiếp tục bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu có khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt có yêu cầu.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền xử phạt tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Thủ tục trình vụ việc vi phạm hành chính
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường hoặc Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp sau đây:
a) Vụ việc có nhiều loại hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, trong đó có vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường;
b) Vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường;
c) Vụ việc vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt hành chính của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường.
2. Không được chia, tách một vụ việc vi phạm hành chính để xử phạt hành chính nhiều lần cho phù hợp với thẩm quyền của mình trừ trường hợp có hành vi vi phạm hành chính phải chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền khác.
Điều 31. Thủ tục tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan Quản lý thị trường
1. Việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan Quản lý thị trường như sau:
a) Phải có văn bản chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính của người có thẩm quyền của cơ quan chuyển giao;
b) Chỉ tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính chuyển giao trong trường hợp xét thấy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quản lý thị trường và thẩm quyền xử phạt của cấp mình;
c) Làm thủ tục tiếp nhận việc chuyển giao với bên chuyển giao theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
2. Trong thời hạn của pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận chuyển giao có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 29 và 30 của Thông tư này.
Điều 32. Quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
1. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính bao gồm toàn bộ tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi kết thúc vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường thụ lý vụ việc tổ chức lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
3. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải có bảng kê các tài liệu có trong hồ sơ và được đánh bút lục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ theo quy định như sau:
a) Cấp nào ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính kết thúc vụ việc phải lưu trữ hồ sơ vụ việc ở cấp đó;
b) Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Chi cục Quản lý thị trường lưu trữ hồ sơ vụ việc tại Chi cục Quản lý thị trường;
c) Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Đội Quản lý thị trường trên địa bàn đó lưu trữ hồ sơ vụ việc.
5. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải được bảo quản, lưu trữ và tiêu huỷ tài liệu hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Chương VI
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 33. Quy định chung về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, những người của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:
a) Bảo đảm việc áp dụng biện các pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là có căn cứ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tuân thủ đúng thủ tục quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 34. Ban hành quyết định khám người theo thủ tục hành chính, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính
1. Trừ trường hợp cần phải khám ngay theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, mọi trường hợp khám người theo thủ tục hành chính, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là khám) đều phải có quyết định khám bằng văn bản của người có thẩm quyền.
2. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường chỉ ban hành quyết định khám khi:
a) Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật được tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức thẩm tra xác minh thông tin, xử lý kết quả thẩm tra xác minh thông tin, bảo mật thông tin thực hiện tương tự như quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18 và 20 hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b, đ khoản 5 Điều 22 của Thông tư này;
b) Đúng với thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao nhiệm vụ;
c) Có phương án tổ chức khám theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này để bảo đảm việc tổ chức khám đúng pháp luật và có kết quả.
Điều 35. Phương án tổ chức khám
1. Trừ trường hợp cần phải khám ngay theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, những người của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định khám có trách nhiệm xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức khám quy định tại Điều này.
2. Phương án tổ chức khám phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tiến hành khám;
b) Đối tượng khám hoặc nơi khám;
c) Lý do khám;
d) Phạm vi khám;
đ) Phân công công chức thực hiện việc khám;
e) Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành khám;
g) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc khám;
h) Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý;
i) Dự kiến vi phạm hành chính và văn bản quy phạm pháp luật áp dụng;
k) Dự kiến phương tiện, điều kiện phục vụ việc khám nếu có;
l) Dự kiến cơ quan phối hợp nếu có.
m) Họ tên, chữ ký của người ban hành và con dấu.
Điều 36. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám và xử lý kết quả khám
Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám; xử lý nội dung phát sinh trong quá trình khám; lập biên bản khám, biên bản vi phạm hành chính; xử lý kết quả khám; thẩm tra xác minh, bổ sung tài liệu chứng cứ; xử phạt vi phạm hành chính; chuyển giao, tiếp nhận, trình hồ sơ vụ việc và quản lý lưu giữ hồ sơ thực hiện tương tự như quy định từ Điều 22 đến Điều 32 của Thông tư này.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
b) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường địa phương trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
c) Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công Thương tình hình, kết quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý thị trường và lực lượng Quản lý thị trường theo quy định;
d) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm của cơ quan Quản lý thị trường địa phương;
b) Theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của cơ quan và công chức Quản lý thị trường địa phương theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường địa phương theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
b) Tổ chức thực hiện văn bản chỉ đạo kiểm tra, quyết định kiểm tra của Cục Quản lý thị trường hoặc phối hợp với Cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường của địa phương khác để kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính khi được yêu cầu;
c) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này;
d) Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường tình hình, kết quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường địa phương theo quy định.
4. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp tình hình, kết quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Đội Quản lý thị trường trên địa bàn hoặc lĩnh vực được giao.
5. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ vụ việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Quản lý thị trường;
b) Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan Quản lý thị trường;
c) Phối hợp tổ chức thực hiện các quyết định kiểm tra, quyết định khám, quyết định xử phạt và các quyết định khác của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền.
Điều 38. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Bãi bỏ các Thông tư của Bộ Công Thương số 26/2009/TT-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2009 quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường; số 12/2008/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Thứ trưởng Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, PC, QLTT (05).
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "02/05/2013",
"sign_number": "09/2013/TT-BCT",
"signer": "Vũ Huy Hoàng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-340-KH-UBND-2022-kiem-tra-ra-soat-van-ban-quy-pham-Ha-Noi-2023-549605.aspx | Kế hoạch 340/KH-UBND 2022 kiểm tra rà soát văn bản quy phạm Hà Nội 2023 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 340/KH-UBND
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VÀ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2023, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thông qua công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan, cá nhân ban hành, kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản trái pháp luật để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định.
2. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản phải thực hiện thường xuyên, kịp thời, khách quan, toàn diện, tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành phải được kiểm tra, xử lý bằng các hình thức và biện pháp phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản, không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, tuân thủ nghiêm túc trình tự, thủ tục thực hiện rà soát theo quy định tại Chương IX Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý kết quả rà soát.
4. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân các cấp với các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong công tác ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan có trách nhiệm chủ động thực hiện, phối hợp thực hiện trong quá trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các văn bản lập theo danh mục được chính xác, đúng quy định.
II. NỘI DUNG
1. Về Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hàng năm ở đơn vị, địa phương mình; sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra văn bản và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Bảo đảm các điều kiện cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản: việc bố trí cán bộ chuyên trách, tổ chức đội ngũ công tác viên kiểm tra văn bản; các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, bố trí kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản của đơn vị, địa phương; công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức mạng lưới tiếp nhận thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản.
1.2. Công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật:
- Công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên đối với toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp ban hành trong năm 2023, gồm: Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn ban hành từ 01/01/2023 đến 31/12/2023, gồm: Nghị quyết của HĐND quận, huyện, thị xã và xã, thị trấn; Quyết định của UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Rà soát và tự kiểm tra các văn bản có chứa quy phạm pháp luật của UBND và Chủ tịch UBND các cấp; HĐND và Chủ tịch HĐND cấp huyện và xã, thị trấn; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và các phòng, ban thuộc UBND quận, huyện, thị xã.
1.3. Tổ chức kiểm tra và thời gian thực hiện:
a) Tổ chức tự kiểm tra văn bản:
- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành chủ động tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật do UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi tham mưu, quản lý Nhà nước của ngành; thực hiện nhiệm vụ giúp UBND Thành phố trong công tác rà soát văn bản; tự kiểm tra văn bản (công văn, thông báo, quy chế điều lệ, chương trình: hướng dẫn nghiệp vụ...) do Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành ban hành có chứa quy phạm pháp luật.
- HĐND và UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn tổ chức tự kiểm tra văn bản do mình ban hành.
Kết quả kiểm tra văn bản và danh mục các văn bản kiểm tra được tổng hợp ngay gửi Sở Tư pháp theo quy định. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu giúp UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp kết quả kiểm tra và xây dựng báo cáo của UBND Thành phố theo quy định.
b) Kiểm tra theo thẩm quyền:
- Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện tốt việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND gửi đến theo quy định, kịp thời phát hiện các văn bản đã ban hành trái pháp luật, hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức Đoàn kiểm tra Thành phố:
+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các Quận, huyện: Mỹ Đức, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Sơn Tây, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Thời gian thực hiện từ Quý II/2023.
+ Kiểm tra tại các Sở, ban, ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quy hoạch kiến trúc, Lao Động - Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc về việc thực hiện nhiệm vụ giúp UBND Thành phố trong công tác rà soát, tự kiểm tra văn bản thuộc lĩnh vực QLNN và tổ chức rà soát, kiểm tra các văn bản hành chính (công văn, thông báo, quy chế, điều lệ, chương trình; hướng dẫn nghiệp vụ...) do Giám đốc Sở ban hành có chứa quy phạm pháp luật. Thời gian thực hiện từ Quý II/2023.
1.4. Trách nhiệm của các Sở; ngành và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác kiểm tra:
- Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành có trách nhiệm và chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tự rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Thành phố ban hành liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành mình, kịp thời báo cáo UBND Thành phố những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
- UBND Thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Đoàn kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 1.3 mục 1 phần II Kế hoạch này; thông báo lịch kiểm tra đối với các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã được kiểm tra (Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra cho Giám đốc Sở Tư pháp và UBND Thành phố). Căn cứ vào lịch kiểm tra, các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã được kiểm tra chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu để làm việc với Đoàn kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
- HĐND và UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tổ chức tự kiểm tra văn bản do mình ban hành theo quy định. UBND quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra văn bản, chú trọng việc tổ chức tự kiểm tra văn bản do mình ban hành và kiểm tra văn bản theo địa bàn.
2. Về Rà soát văn bản quy phạm pháp luật
2.7. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên:
- Văn bản là căn cứ để rà soát được quy định tại Khoản 1 Điều 142 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát và thuộc một trong các trường hợp: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; Văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát.
- Rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội phải được các cơ quan, đơn vị thực hiện ngay khi có căn cứ theo Khoản 2 Điều 142 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP , đảm bảo về nội dung, trình tự rà soát và xử lý kết quả rà soát theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2.2. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực:
- Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được quy định tại Khoản 49 Điều 1 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020 và Khoản 1, 2, 3 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và phải được lập danh mục theo mẫu số 03, 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ và công bố theo quy định tại Điều 157 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (tính từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023). Việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực là văn bản hành chính.
- Văn bản được xác định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 157 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
2.3. Rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực:
Tổ chức rà soát các văn bản do HĐND và UBND Thành phố ban hành (từ ngày 01/8/2008 đến hết ngày 31/12/2023) về Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quy hoạch kiến trúc, Lao động - Thương binh và Xã hội...
2.4. Trách nhiệm của Giám đốc Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành Thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác rà soát:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện rà soát thường xuyên các văn bản do HĐND và UBND Thành phố ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình (Khoản 2.1 Mục 2 Phần II Kế hoạch này). Việc rà soát văn bản phải được thiết lập hồ sơ và gửi Sở Tư pháp lấy ý kiến theo quy định tại Điều 153 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ. Kịp thời trình UBND Thành phố hồ sơ rà soát văn bản để xem xét, quyết định việc xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả rà soát theo thẩm quyền.
- Giám đốc Sở; Thủ Trưởng ban, ngành Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức rà soát văn bản tại Khoản 2.3 Mục 2 Phần II Kế hoạch này. Văn phòng UBND Thành phố phối hợp, tạo điều kiện để các Sở, ban, ngành thu thập đầy đủ các văn bản do UBND Thành phố ban hành thuộc đối tượng rà soát.
- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch này, có trách nhiệm ban hành Kế hoạch thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương.
Kết quả rà soát gửi về Sở Tư pháp trước ngày 30/11/2023 và địa chỉ Email: [email protected].
- UBND Thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Tổ rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố (Tổ rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố bao gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp làm Tổ trưởng, các thành viên là đại diện các Sở, ban, ngành có liên quan và công chức làm công tác rà soát văn bản của Sở Tư pháp); Trình UBND Thành phố công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định; có trách nhiệm tổng hợp kết quả rà soát chung của các cơ quan chuyên môn liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, xử lý và rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động lập dự toán kinh phí gửi cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định, bố trí vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giao Sở Tư pháp và các Sở, ngành, đơn vị liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chi, thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành Thành phố và Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để hướng dẫn và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
2. Đề nghị Thường trực HĐND Thành phố chỉ đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố, Ban Pháp chế phối hợp và tạo điều kiện để các Sở, ban, ngành tập hợp đầy đủ các văn bản do HĐND Thành phố ban hành thuộc đối tượng rà soát.
3. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị, định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP UBTP: CVP. PCVP C.N.Trang; NC. TH;
- Lưu: VT.
69097 - 6
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "27/12/2022",
"sign_number": "340/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-05-2008-CT-BTTTT-day-manh-phat-trien-cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin-Viet-Nam-67862.aspx | Chỉ thị 05/2008/CT-BTTTT đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam | BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
--------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 05/2008/CT-BTTTT
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin (CNTT) về công nghiệp công nghệ thông tin. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010, Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/05/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 và Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (sau đây gọi chung là Chương trình phát triển công nghiệp CNTT).
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẩn trương tổ chức thực hiện Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên đến nay việc tổ chức triển khai và kết quả đạt được còn hạn chế. Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp CNTT mà Chính phủ và Thủ tướng đã giao trong các văn bản nêu trên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ thị:
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình và nội dung, nhiệm vụ mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao, nghiên cứu, đề xuất các nội dung công việc cụ thể trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện nhằm hoàn thành các nội dung, mục tiêu đã đề ra trong Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên. Bộ trưởng phân công trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1.1. Vụ Công nghệ thông tin
a. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp CNTT;
b. Chủ trì thực hiện dự án điều tra, khảo sát thu thập số liệu thống kê và đánh giá về tình hình phát triển công nghiệp CNTT tại Việt Nam;
c. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình phát triển doanh nghiệp CNTT. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng Khu tổ hợp công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức triển khai thực hiện;
d. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực giúp Bộ trưởng phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị tham gia triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển công nghiệp CNTT.
1.2. Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam
a. Xây dựng và triển khai dự án nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam;
b. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực bậc cao cho các doanh nghiệp phần mềm và nội dung số trong nước;
c. Tổ chức đánh giá, kiểm thử các sản phẩm phần mềm nguồn mở (PMNM), đề xuất đưa vào Danh mục các sản phẩm PMNM để khuyến cáo các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mua sắm và sử dụng đồng thời hỗ trợ chuyển giao sử dụng PMNM;
d. Xây dựng, triển khai dự án phát triển một số sản phẩm phần mềm, nội dung số trọng điểm;
đ. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính và Vụ CNTT trình Bộ trưởng việc thành lập Quỹ phát triển công nghiệp phần mềm;
e. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai dự án đầu tư xây dựng hình ảnh, thương hiệu Quốc gia cho công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam;
g. Xây dựng và triển khai dự án đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực hoạt động của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam.
1.3. Vụ Khoa học Công nghệ
a. Tổ chức, rà soát, nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành và hướng dẫn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghiệp CNTT, đặc biệt là các chuẩn kỹ thuật về phần mềm, nội dung thông tin số, chuẩn hoá trang thông tin điện tử, chuẩn hoá dữ liệu và chuẩn trao đổi thông tin;
b. Nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng đề án thành lập và quy chế quản lý, khai thác Kho tài sản trí tuệ phần mềm;
c. Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các quy định, cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp CNTT.
1.4. Vụ Tổ chức Cán bộ
a. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách, hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực CNTT về số lượng cũng như chất lượng;
b. Chủ trì, phối hợp với Vụ CNTT nghiên cứu, xây dựng trình Bộ trưởng các quy định về điều kiện hoạt động đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên ngành và công nghệ mới cho đội ngũ nhân lực công nghiệp CNTT, cấp chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT.
1.5. Vụ Kế hoạch Tài chính
a. Chủ trì phối hợp với Vụ CNTT hướng dẫn các đơn vị liên quan: Đăng ký kế hoạch kinh phí, phương hướng xây dựng, thẩm định các đề án, dự án cụ thể; Là đầu mối kết nối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước (NSNN); Huy động các nguồn lực để đầu tư cho các đề án, dự án, chương trình được giao;
b. Xây dựng quy chế về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn NSNN, định mức cho các dự án CNTT, đặc biệt là các dự án phần mềm.
1.6. Vụ Viễn thông
a. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị rà soát và hoàn thiện các quy định quản lý và phát triển Internet, đề xuất phương án để tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt hạ tầng Internet, viễn thông cho sự phát triển của công nghiệp CNTT;
b. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp CNTT lớn, các khu CNTT tập trung về hạ tầng viễn thông và kết nối Internet.
1.7. Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT)
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chính sách về an toàn thông tin, các quy định về bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và đảm bảo an toàn mạng cho phát triển công nghiệp CNTT; Điều phối khắc phục sự cố an ninh mạng, đánh giá mức độ an toàn thông tin cho các sản phẩm và hệ thống CNTT.
2. Các Sở Thông tin và Truyền thông
Các Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình phát triển công nghiệp CNTT nêu trên và tình hình thực tế tại địa phương tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển công nghiệp CNTT; Giao cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để trình phê duyệt và tiến hành triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
2.1. Rà soát, bổ sung, sửa đổi trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cơ chế chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT tại địa phương;
2.2. Chủ động, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phương án phát triển các khu CNTT tập trung, khu công nghiệp phần mềm;
2.3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp CNTT tại địa phương;
2.4. Tích cực, chủ động xây dựng, triển khai các dự án phát triển công nghiệp CNTT tại địa phương, gồm: Điều tra, khảo sát, thu thập, đánh giá số liệu thống kê về hoạt động công nghiệp CNTT trên địa bàn; Đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT tại địa phương; Xây dựng kế hoạch tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực cho công nghiệp CNTT trên địa bàn; Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển PMNM; Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm CNTT trọng điểm; Phát triển hạ tầng thông tin cho công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số.
3. Các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT
3.1. Các Hiệp hội CNTT
a. Phối hợp các doanh nghiệp thành viên nghiên cứu, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam;
b. Chủ động, tích cực tổng hợp các đề xuất của các doanh nghiệp thành viên về việc triển khai Chương trình phát triển công nghiệp CNTT để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông; Hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vào các nội dung của Chương trình;
c. Liên kết, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp CNTT, hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong các hoạt động triển khai các dự án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp CNTT;
d. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) chủ trì tổ chức hội thảo, hội nghị, các cuộc gặp gỡ, trao đổi nhằm xây dựng thương hiệu, hình ảnh, xúc tiến thương mại phát triển thị trường gia công, xuất khẩu phần mềm; Phát động các cuộc thi viết kịch bản cho trò chơi điện tử, đặc biệt là các kịch bản cho trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác phù hợp với văn hoá và lịch sử Việt Nam;
đ. Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) chủ trì nghiên cứu, triển khai dự án tái cơ cấu sản xuất sản phẩm điện tử
e. Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT.
3.2. Các doanh nghiệp CNTT
a. Tích cực tham gia thực hiện các dự án, đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp CNTT; Tăng cường đầu tư phát triển thị trường, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh;
b. Đề xuất nghiên cứu phát triển các sản phẩm trọng điểm như: Ưu tiên chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài để áp dụng sản xuất các trò chơi điện tử của Việt Nam; Đầu tư nghiên cứu sản xuất một số trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động; Phát triển một số sản phẩm giải trí trên mạng, các trò chơi trên Internet.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội, doanh nghiệp CNTT có trách nhiệm quán triệt tinh thần của Chỉ thị, tổ chức triển khai và hàng năm báo cáo kết quả theo quy định.
4.2. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong có trách nhiệm chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.
4.3. Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai và tổng hợp báo cáo Bộ trưởng kết quả việc thực hiện Chỉ thị này ./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ (để b/c);
- VP Chính phủ;
- Các Bộ: TC, KHĐT, GDĐT, KHCN, LĐTBXH, CT, VHTTDL, YT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các doanh nghiệp, Hiệp hội CNTT;
- Công báo; Website CP;
- Bộ TT &TT: BT, các TT, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, CNTT.
BỘ TRƯỞNG
Lê Doãn Hợp | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "08/07/2008",
"sign_number": "05/2008/CT-BTTTT",
"signer": "Lê Doãn Hợp",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-42-2017-TT-BQP-sua-doi-17-2016-TT-BQP-thuc-hien-cong-tac-tuyen-sinh-vao-truong-trong-Quan-doi-341799.aspx | Thông tư 42/2017/TT-BQP sửa đổi 17/2016/TT-BQP thực hiện công tác tuyển sinh vào trường trong Quân đội | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42/2017/TT-BQP
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2017
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 17/2016/TT-BQP NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG TRONG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội
1. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).
Các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển đối với các thí sinh đủ tiêu chuẩn, gửi hồ sơ sơ tuyển đến các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình. Trường hợp đơn vị có nhiều thí sinh đăng ký sơ tuyển, đơn vị phải lựa chọn số lượng thí sinh đi dự tuyển phù hợp, bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu”.
2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Khu vực tuyển sinh
1. Đối với Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2
a) Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra phía Bắc;
b) Trường Sĩ quan Lục quân 2: Tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào phía Nam;
c) Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: Tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2;
d) Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.
2. Đối với các trường còn lại được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này: Tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.
3. Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm dự tuyển phải đủ 03 năm thường trú liên tục trở lên.
4. Ban Tuyển sinh quân sự các cơ quan, đơn vị, địa phương lập danh sách những thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam nhưng không đủ điều kiện được tính điểm chuẩn theo khu vực phía Nam, bàn giao cho các học viện, trường cùng với hồ sơ đăng ký sơ tuyển của thí sinh”.
3. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Tiêu chuẩn về sức khỏe
1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP) về các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng), tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, vòng ngực.
2. Một số tiêu chuẩn quy định riêng, như sau:
a) Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:
- Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
- Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.
b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pich):
- Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe Loại 1 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);
- Về Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Khoản 1 Mục II Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Loại 1 và Loại 2 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;
d) Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người được Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đưa vào Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2020 (gồm các dân tộc: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Phù Lá) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung;
đ) Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;
e) Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân (nếu có), chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự”.
4. Khoản 1 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký sơ tuyển: Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển đại học, cao đẳng do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in, phát hành thống nhất trong toàn quốc, gồm:
a) 03 phiếu đăng ký sơ tuyển;
b) 01 phiếu khám sức khỏe;
c) 01 bản thẩm tra, xác minh chính trị;
d) 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có);
đ) 04 ảnh chân dung theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 20 Thông tư này”.
5. Điểm a Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1
- Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội mua hồ sơ và đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện;
- Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn;
- Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành); các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường Quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường Quân đội chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất). Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện có trách nhiệm thông báo rộng rãi, hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ sơ tuyển, thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an thì không tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện chủ động phối hợp với Ban Tuyển sinh Công an cấp huyện để đối chiếu danh sách thí sinh sơ tuyển”.
6. Khoản 7 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Thời gian tổ chức sơ tuyển và đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:
a) Thí sinh đăng ký sơ tuyển từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4 hằng năm;
b) Thí sinh đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội thực hiện đăng ký sơ tuyển trước hoặc sau khi đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn mới được đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia”.
7. Khoản 2, Khoản 3 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội
a) Do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện khám sơ tuyển: Khám lâm sàng và kết luận sức khỏe theo 8 chỉ tiêu quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;
b) Trường hợp trúng tuyển: Trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khỏe phải có đủ các loại xét nghiệm (được làm tại trung tâm y tế cấp huyện trở lên) gồm: Phim X - quang chụp tim, phổi thắng; kết quả điện tim; kết quả xét nghiệm HIV, ma tuý; Protein và đường nước tiểu.
3. Hằng năm, các đơn vị, địa phương tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký dự tuyển vào 2 đợt:
a) Đợt 1: Vào tuần 4 tháng 3;
b) Đợt 2: Vào tuần 2 tháng 4.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch công tác tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng hướng dẫn các đơn vị, địa phương về thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh dự tuyển”.
8. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Tổ hợp môn xét tuyển, hồ sơ đăng ký xét tuyển và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
1. Tổ hợp môn xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ hợp xét tuyển gồm: Tổ hợp xét tuyển A00 (gồm các môn: Toán, Lý, Hóa); Tổ hợp xét tuyển A01 (gồm các môn: Toán, Lý, tiếng Anh); Tổ hợp xét tuyển B00 (gồm các môn: Toán, Hóa, Sinh); Tổ hợp xét tuyển C00 (gồm các môn: Văn, Sử, Địa); Tổ hợp xét tuyển D01 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Anh); Tổ hợp xét tuyển D02 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Nga); Tổ hợp xét tuyển D03 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Pháp); Tổ hợp xét tuyển D04 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Trung Quốc).
a) Học viện Quân y: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển B00 và A00;
b) Học viện Biên phòng: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển C00 và A01;
c) Học viện Khoa học quân sự: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển D01, D02, D04 và A00, A01;
d) Trường Sĩ quan Chính trị: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển C00, A00 và D01;
đ) Các học viện: Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Phòng không - Không quân và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Thông tin, Công binh, Đặc công, Kỹ thuật quân sự (Vin - Hem Pich): Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển A00 và A01;
e) Học viện Hải quân và các trường sĩ quan: Lục quân 2, Không quân, Pháo binh, Phòng hóa, Tăng - Thiết giáp: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển A00;
g) Trường hợp các trường có văn bản đề nghị thay đổi tổ hợp môn xét tuyển, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định và thông báo trong kế hoạch tuyển sinh, tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh vào các trường trong Quân đội”.
2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự
a) Các trường trong Quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trong năm đăng ký xét tuyển để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào trường thí sinh đăng ký;
b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển: Hằng năm, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trường hợp thí sinh không gửi hoặc gửi không đủ hồ sơ xét tuyển về trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển theo đúng thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng thì sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đã sơ tuyển;
d) Trường hợp thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển vào trường không nộp hồ sơ sơ tuyển thì không được xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đó.
3. Đăng ký xét tuyển
a) Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường;
b) Sau khi có kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;
c) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đăng ký xét tuyển và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin đăng ký xét tuyển và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc;
d) Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại trường Quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong Quân đội có tuyển sinh đào tạo.
Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển.
4. Các trường thực hiện các đợt xét tuyển theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Quốc phòng”.
9. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28. Xét tuyển đợt 1 và xét tuyển bổ sung
1. Xét tuyển đợt 1
a) Sau khi kết thúc thời gian đăng ký xét tuyển, các trường tham khảo thông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp;
b) Sau khi kết thúc thời gian thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, các trường khai thác thông tin (của trường mình và của các trường khác có liên quan) trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường;
c) Trên cơ sở kết quả đăng ký xét tuyển theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo, các trường đề xuất điểm tuyển nguyện vọng 1, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;
d) Các trường nộp cơ sở dữ liệu tuyển sinh (theo file máy tính), danh sách kết quả của thí sinh theo thứ tự cao trên, thấp dưới và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển cùng với báo cáo đề nghị điểm chuẩn;
đ) Sau khi có thông báo của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, các trường nhập danh sách thí sinh trúng tuyển lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hệ thống tự động loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh được dự kiến trúng tuyển nhiều nguyện vọng;
e) Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong Quân đội có tuyển sinh, theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xét tuyển bổ sung
a) Các trường sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Quốc phòng;
b) Việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào đào tạo đại học quân sự: Chỉ xét tuyển những thí sinh đã đăng ký dự tuyển vào đào tạo đại học hệ quân sự các trường trong Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1; tham dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (trong năm đăng ký xét tuyển); đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng quân sự có xét tuyển nguyện vọng bổ sung và phải có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của trường đăng ký xét tuyển;
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo chỉ tiêu, các trường tiếp nhận hồ sơ, xét tuyển, tổng hợp báo cáo theo quy trình, khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triệu tập thí sinh nhập học;
c) Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần;
d) Các trường thông báo điều kiện xét tuyển bổ sung, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1; công bố lịch xét tuyển;
đ) Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định.
3. Quy định xét tuyển
Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh, gồm tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25 (các trường có quy định bài thi/môn thi chính, bài thi/môn thi chính nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và điểm ưu tiên; các trường xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.
Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:
a) Tiêu chí 1:
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng như sau:
+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ là môn thi chính nhân hệ số 2) thì thí sinh có điểm môn Ngoại ngữ cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Học viện Quân y: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có điểm thi môn Sinh học cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển.
b) Tiêu chí 2:
Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau:
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng như sau:
+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Học viện Quân y: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
c) Tiêu chí 3:
Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau:
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Địa cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng như sau:
+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Học viện Quân y: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.
d) Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định”.
10. Khoản 2 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thực hiện một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội; thực hiện điểm chuẩn riêng theo từng tổ hợp môn xét tuyển, theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu.
Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện: Có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.
Quy định về tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn theo tổ hợp các môn xét tuyển, theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu như sau:
a) Theo tổ hợp môn xét tuyển:
- Số lượng tuyển sinh của từng tổ hợp xét tuyển thi tại Học viện Quân y: Chỉ tiêu tổ hợp A00: 25%, chỉ tiêu tổ hợp B00: 75%; Trường Sĩ quan Chính trị: Chỉ tiêu tổ hợp A00: 30%, chỉ tiêu tổ hợp C00: 60%, chỉ tiêu tổ hợp D01: 10% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm;
- Các học viện, trường có xét tuyển đồng thời 02 Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (Tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, tiếng Anh (Tổ hợp A01): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cả 2 tổ hợp xét tuyển A00 và A01;
- Chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Biên phòng theo tổ hợp xét tuyển A01: Không quá 25% tổng chỉ tiêu.
b) Theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu:
- Học viện Biên phòng tuyển 45% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra), thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam được xác định đến từng quân khu: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế): 04 %, Quân khu 5: 14%, Quân khu 7: 17%, Quân khu 9: 20%;
- Trường Sĩ quan Lục quân 2 xác định điểm chuẩn đến từng quân khu phía Nam theo tỷ lệ: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế): 05%, Quân khu 5: 33%, Quân khu 7: 35%, Quân khu 9: 27%;
- Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin - Hem Pích) tuyển 40% thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 60% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Các học viện: Hậu cần, Hải quân và các trường sĩ quan: Công binh, Thông tin, Chính trị, Đặc công tuyển 65% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 35% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Học viện Quân y, Phòng không - Không quân và các trường sĩ quan: Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Phòng hóa tuyển 70% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 30% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Học viện Khoa học quân sự và Trường Sĩ quan Không quân tuyển 75% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 25% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Học viện Kỹ thuật quân sự tuyển 80% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 20% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam”.
11. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 30. Công bố kết quả tuyển sinh
1. Các trường công bố công khai kết quả xét tuyển của thí sinh (danh sách theo thứ tự cao trên, thấp dưới), trên Trang Thông tin điện tử (website) của trường, Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng (http://bqp.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội.
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng công bố điểm chuẩn đại học, cao đẳng vào các trường trong Quân đội.
3. Các trường tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
12. Khoản 2 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tổ chức khám, phân loại sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP , nội dung khám: Khám lâm sàng và cận lâm sàng (xét nghiệm công thức máu; nhóm máu; chức năng gan: SGOT, SGPT; chức năng thận (Ure, Creatinin); đường máu; nước tiểu 10 thông số; điện tim; siêu âm tổng quát; X - quang tim phổi thẳng; xét nghiệm sàng lọc HIV, ma tuý)”.
13. Khoản 4 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Kết luận sức khỏe
- Sau 15 ngày, kể từ ngày thí sinh nhập học (theo thời gian quy định trong giấy báo nhập học), các trường phải thông báo kết luận về phân loại tiêu chuẩn sức khỏe đến thí sinh đã nhập học biết, làm thủ tục trả về địa phương đối với các thí sinh không đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày thí sinh nhận được quyết định trả về địa phương do không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, nếu có khiếu nại, thí sinh phải nộp đơn về Hội đồng tuyển sinh nhà trường (thời gian nộp đơn được tính tại thời điểm thí sinh đến nộp đơn trực tiếp tại trường hoặc theo dấu bưu điện, ngoài thời gian quy định nêu trên, Hội đồng tuyển sinh nhà trường không xem xét giải quyết). Hội đồng tuyển sinh nhà trường lập danh sách đề nghị Hội đồng giám định y khoa cấp Bộ Quốc phòng tổ chức giám định sức khỏe;
- Giao Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 103 thuộc Học viện Quân y chịu trách nhiệm giám định với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ Thừa Thiên Huế trở ra, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 175 chịu trách nhiệm giám định với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ Đà Nẵng trở vào. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tuyển sinh các trường, Hội đồng giám định y khoa các bệnh viện phải hoàn thành việc giám định sức khỏe cho thí sinh, thông báo về kết luận giám định y khoa cho các trường và báo cáo kết quả giám định y khoa về Cục Quân y Bộ Quốc phòng;
- Giao Cục Quân y Bộ Quốc phòng chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 103 thuộc Học viện Quân y, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 175 tổ chức giám định sức khỏe cho các thí sinh; tổng hợp kết quả giám định, đề xuất, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng”.
14. Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Xét tuyển
a) Đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ cao đẳng: Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn các trường tổ chức tuyển sinh cho phù hợp với đối tượng tuyển sinh của từng trường;
b) Đào tạo cao đẳng quân sự ngành Kỹ thuật
Trương Sĩ quan Không quân, xét tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung vào đào tạo cao đẳng quân sự ngành Kỹ thuật Hàng không, thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học hệ chính quy; tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
- Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam (kể cả quân nhân tại ngũ, quân nhân đã xuất ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng, thanh niên ngoài Quân đội) đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thay đổi phương thức tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện;
- Điểm chuẩn: Xác định theo 2 miền Nam - Bắc (phía Bắc từ Quảng Bình trở ra, phía Nam từ Quảng Trị trở vào);
- Căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, trường dự kiến điểm tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
- Sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì trường được xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
c) Đào tạo cao đẳng Văn thư lưu trữ
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, xét tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung vào đào tạo cao đẳng quân sự ngành Văn thư lưu trữ, thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học hệ chính quy; tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
- Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam, nữ là quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng. Chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ: Không quá 50% chỉ tiêu tuyển sinh;
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thay đổi phương thức tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện;
- Điểm chuẩn: Xác định theo 2 miền Nam - Bắc (phía Bắc từ Quảng Bình trở ra, phía Nam từ Quảng Trị trở vào);
- Căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, trường dự kiến điểm tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
- Sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì trường được xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
15. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 38. Các trường tuyển sinh đào tạo
1. Học viện Hậu cần.
2. Trường Sĩ quan Không quân.
3. Trường Sĩ quan Phòng hóa.
4. Trường Sĩ quan Đặc công.
5. Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích).
6. Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng.
7. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô.
8. Trường Cao đẳng Quân y 1.
9. Trường Trung cấp Kỹ thuật Phòng không - Không quân.
10. Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân.
11. Trường Trung cấp Biên phòng 1.
12. Trường Trung cấp Biên phòng 2.
13. Trường Trung cấp 24 Biên phòng.
14. Trường Trung cấp Kỹ thuật Thông tin.
15. Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh.
16. Trường Trung cấp Trinh sát.
17. Trường Trung cấp Quân y 2.
18. Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí.
19. Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã.
20. Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng - Thiết giáp.
21. Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung”.
16. Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ 1. Đối tượng
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Số lượng đăng ký dự tuyển theo chỉ tiêu phân bổ cho từng đơn vị;
b) Các ngành, nghề có tuyển nữ đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho Quân đội: Y, dược, cơ khí, công nghệ thông tin, thông tin, cơ yếu, nấu ăn, tài chính. Căn cứ nhu cầu biên chế, chỉ tiêu dự tuyển được phân bổ hằng năm; đơn vị tuyển chọn đi đào tạo phù hợp với kế hoạch sử dụng.
2. Tiêu chuẩn
a) Chính trị, đạo đức, văn hóa: Thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư này. Riêng xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương phải đạt khá trở lên; xếp loại học lực các năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương phải đạt trung bình trở lên;
b) Tuổi đời: Từ 18 đến 27 tuổi (tính đến năm xét tuyển);
c) Sức khỏe:
- Tuyển chọn thí sinh đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, hàm - mặt, vòng ngực; được lấy đến sức khỏe đạt Điểm 3 về răng;
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo, phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào) và thí sinh là người dân tộc thiểu số: Được lấy đến sức khỏe đạt Loại 3 về thể lực;
- Tổ chức khám sơ tuyển, khám tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 32 Thông tư này”.
17. Khoản 1, Khoản 2 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phương thức xét tuyển: Thực hiện xét tuyển theo kết quả học bạ Trung học phổ thông hoặc tương đương.
Thống nhất sử dụng kết quả học bạ Trung học phổ thông cộng với điểm ưu tiên làm tiêu chí xét tuyển.
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp (thời gian đào tạo 2 năm), chưa có bằng tốt nghiệp trung học, đủ tiêu chuẩn xét tuyển; thống nhất tiêu chí xét tuyển bằng tổng cộng điểm tổng kết trung bình các môn học 2 năm trung cấp chia 2 nhân với 3, cộng với điểm ưu tiên để xét tuyển.
2. Quy định xét tuyển: Thực hiện tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ, tập trung ưu tiên cho các đơn vị còn thiếu so với biên chế.
a) Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức sơ tuyển, tuyển chọn, lập hồ sơ (kèm theo bản sao có công chứng học bạ Trung học phổ thông hoặc tương đương) và danh sách, gửi về trường tuyển sinh theo đúng chỉ tiêu được giao;
b) Hội đồng tuyển sinh các trường tổ chức thẩm định danh sách, hồ sơ dự tuyển của thí sinh theo chỉ tiêu đào tạo được phân bổ cho các đơn vị; tổng hợp, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định công nhận trúng tuyển;
c) Về hộ khẩu thường trú xác định thí sinh được hưởng theo điểm chuẩn phía Nam hoặc phía Bắc, thực hiện như quy định tuyển sinh đại học cấp phân đội”.
18. Điểm a Khoản 1 Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Tuyển chọn trong số quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (khối chiến đấu) đang phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh), đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương”.
19. Điểm b Khoản 1 Điều 56 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Tuổi đời không quá 35 (tính đến năm tuyển sinh), đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương, qua sơ tuyển đạt các tiêu chuẩn quy định”.
20. Điều 76 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 76. Chính sách ưu tiên theo đối tượng
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.
21. Điều 77 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 77. Chính sách ưu tiên theo khu vực
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.
22. Điều 78 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 78. Chính sách xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
1. Đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chỉ tiêu và phương thức xét tuyển thẳng vào các trường trong Quân đội thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Riêng đối tượng thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 (ba) năm trở lên, học 03 (ba) năm và tốt nghiệp Trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học Trung học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ đăng ký xét tuyển thẳng vào các trường trong Quân đội thực hiện như sau:
a) Các trường xét tuyển thẳng
- Các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh cao hơn 100 được xét tuyển thẳng không quá 3% so với chỉ tiêu; các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh từ 100 trở xuống được xét tuyển thẳng không quá 5% so với chỉ tiêu;
- Riêng các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Học viện Phòng không - Không quân (hệ đào tạo Kỹ sư Hàng không) và Trường Sĩ quan Không quân (hệ đào tạo Phi công quân sự), chưa thực hiện xét tuyển thẳng các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Tổ chức xét tuyển
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn các trường về thủ tục hồ sơ, tiêu chuẩn xét tuyển và tổ chức xét tuyển”.
23. Khoản 1 Điều 79 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Căn cứ kế hoạch và lịch tuyển sinh hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn bộ các khâu trong công tác tuyển sinh quân sự”.
Điều 2. Bãi bỏ
Bãi bỏ các Điều 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 và Điều 75, Chương IX, Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng; Giám đốc, Hiệu trưởng các học viện, nhà trường trong Quân đội; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Các lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
- Các đầu mối trực thuộc Bộ;
- Các cơ quan thành viên Ban TSQSBQP;
- Các học viện, trường có tuyển sinh quân sự;
- Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT BQP;
- C20 (CVP, BTK, VPC);
- Lưu: VT, NCTH; T180.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trung tướng Phan Văn Giang | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "27/02/2017",
"sign_number": "42/2017/TT-BQP",
"signer": "Phan Văn Giang",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-14-2013-TT-BNNPTNT-cap-Giay-chung-nhan-du-dieu-kien-san-xuat-kinh-doanh-174892.aspx | Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2013/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Điều lệ về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/ NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói (sau đây gọi chung là sản xuất) và kinh doanh (buôn bán) thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (trừ tổ chức, cá nhân chỉ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích) trên lãnh thổ Việt Nam.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 3. Điều kiện về nhà xưởng, kho chứa
1. Địa điểm
a) Nhà xưởng và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định của khu công nghiệp.
b) Trong trường hợp địa điểm nằm ngoài khu công nghiệp:
Vị trí đặt nhà xưởng và kho chứa phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp xã trở lên; cách xa trường học, công sở, bệnh viện, chợ tối thiểu 200 mét (m); đảm bảo các yêu cầu về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm và giao thông.
Nhà xưởng và kho chứa có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Hệ thống đường giao thông nội bộ được bố trí đảm bảo an toàn cho vận chuyển và chữa cháy.
2. Bố trí mặt bằng, kết cấu và bố trí kiến trúc công trình nhà xưởng, kho chứa
a) Khu nhà xưởng sản xuất và kho chứa phải tách rời nhau.
b) Nhà xưởng
Nhà xưởng đạt tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604/1988: Xí nghiệp công nghiệp, nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN: 2622/1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
c) Kho chứa
Kho chứa có khu thành phẩm và khu nguyên liệu riêng biệt.
Kho chứa nguyên liệu được bố trí tùy thuộc vào loại nguyên liệu cần được bảo quản, phân loại theo nguy cơ nổ, cháy nổ, cháy và bảo đảm tách riêng các chất có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau.
Kho chứa thành phẩm phải bố trí, sắp xếp gọn gàng, hợp lý. Hàng hóa được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm). Lối đi chính rộng tối thiểu 1,5 mét (m), thuận tiện cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra, giám sát.
d) Vật liệu xây dựng nhà xưởng, kho chứa là vật liệu không bắt lửa, khó cháy; khung nhà được xây bằng gạch, làm bằng bê tông hoặc thép. Sàn được làm bằng vật liệu không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt, không có khe nứt và có các gờ hay lề bao quanh.
đ) Nhà xưởng, kho chứa phải có lối thoát hiểm, được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ) và dễ mở khi xảy ra sự cố.
Điều 4. Điều kiện về trang thiết bị
1. Thiết bị sản xuất
a) Có dây chuyền, công nghệ sản xuất đảm bảo chủng loại, chất lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở sản xuất ra.
b) Thiết bị được bố trí, lắp đặt phù hợp với từng công đoạn sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn lao động theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290 – 1978 Thiết bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn.
c) Thiết bị có hướng dẫn vận hành, được kiểm tra các thông số kỹ thuật, được bảo trì bảo dưỡng, có quy trình vệ sinh công nghiệp.
d) Phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác được lắp đặt tại vị trí cần thiết, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải có bộ ngắt mạch khi rò điện, chống quá tải.
2. Hệ thống xử lý khí thải và chất thải
a) Nhà xưởng có hệ thống xử lý khí thải, kho chứa có hệ thống thông gió. Khí thải của nhà xưởng, kho chứa phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
b) Nhà xưởng có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
c) Xử lý chất thải rắn của nhà xưởng, kho chứa tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nhà xưởng, kho chứa có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực sản xuất sau mỗi ca sản xuất, nơi chứa chất thải kín, cách biệt với khu sản xuất.
Điều 5: Điều kiện về vận hành an toàn
1. Cơ sở sản xuất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn hóa chất theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507 - 2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
2. Cơ sở sản xuất có nội quy an toàn lao động, có khu vực riêng biệt để thay đồ, tắm rửa cho công nhân trước và sau ca sản xuất.
3. Cơ sở sản xuất phải xây dựng bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
4. Cơ sở sản xuất có trang bị và sử dụng trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động (găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, quần áo bảo hộ) khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật. Có dụng cụ, thuốc y tế, trang thiết bị cấp cứu.
5. Việc vận hành tại kho chứa phải đảm bảo tính an toàn, phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ, chảy tràn. Đối với kho chứa có nguyên liệu: nhân viên phụ trách kho phải tuân thủ các chỉ dẫn trong phiếu an toàn hóa chất của tất cả các hóa chất được lưu trữ, các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh, các hướng dẫn khi có sự cố.
Điều 6: Điều kiện về phòng, chống cháy nổ
1. Cơ sở sản xuất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ theo Luật phòng cháy và chữa cháy.
2. Cơ sở sản xuất trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở, hệ thống báo cháy, dập cháy được lắp đặt tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm ở tình trạng sẵn sàng sử dụng tốt.
3. Cơ sở sản xuất có nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển hiệu “Cấm lửa” để ở nơi dễ nhìn thấy.
Điều 7. Điều kiện về nhân lực
1. Người trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất phải có Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
2. Lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, người trực tiếp sản xuất, buôn bán, vận chuyển, cất giữ, bảo quản được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất.
3. Lãnh đạo, nhân viên kỹ thuật và thủ kho được huấn luyện và nắm vững các quy định về quản lý hoạt động hóa chất; phòng cháy, chữa cháy; khoảng cách an toàn; thực hiện biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
4. Người lao động được đào tạo và tập huấn về quy trình sản xuất, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, các biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 8. Hệ thống quản lý chất lượng
1. Có hệ thống quản lý chất lượng.
2. Có quy trình công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được phê duyệt bởi chủ cơ sở sản xuất.
3. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng thử nghiệm phải được tách biệt với khu vực sản xuất, có đầy đủ trang thiết bị tối thiểu dùng cho việc kiểm tra chất luợng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở.
4. Trong trường hợp cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm có đủ năng lực kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật mà cơ sở sản xuất và có hồ sơ lưu kết quả kiểm tra đối với từng lô sản phẩm trước khi xuất xưởng.
5. Mẫu kiểm tra chất lượng của lô hàng được lưu tối thiểu 03 (ba) tháng.
Điều 9. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
1. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương để bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm.
2. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 10. Điều kiện chung
1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật buôn bán tại cửa hàng ở dạng thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
2. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng tiêu dùng khác.
3. Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong các khu vực kinh doanh hàng hóa thực phẩm, các khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
Điều 11. Điều kiện cụ thể
1. Nhân sự
a) Người quản lý trực tiếp của cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
b) Người trực tiếp bán hàng được huấn luyện về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh tổ chức hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp trở lên.
2. Địa điểm
a) Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp xã, có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê nhà hợp pháp tối thiểu là 01 (một) năm trong trường hợp thuê địa điểm đặt cửa hàng.
b) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 5 mét vuông (m2). Phải là nhà cấp 4 trở lên, bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng gió, đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản, không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.
c) Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 10 mét (m) và cửa hàng phải được gia cố bờ kè chắc chắn chống sạt lở, nền cửa hàng phải cao ráo không ngập nước.
d) Tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường nhà và nền nhà phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập.
3. Trang thiết bị
a) Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
b) Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
c) Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
d) Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
đ) Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.
4. Yêu cầu khác
a) Có biển hiệu rõ ràng bằng tiếng Việt. Ghi rõ tên chủ cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.
b) Có sổ ghi chép việc xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật;
c) Có bảng niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật.
5. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng
a) Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 5.000 kilôgam (kg) trở lên áp dụng theo khoản 2, Điều 3 và khoản 2, Điều 9 của Thông tư này.
b) Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật dưới 5.000 kilôgam (kg)
Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ.
Kệ giá để hàng cách mặt đất ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm).
Việc sắp xếp các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng và riêng biệt từng loại.
Chương IV
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 12. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Cục Bảo vệ thực vật cấp, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương quản lý.
3. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là 05 (năm) năm.
4. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục VI và VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản giấy và 01 file điện tử định dạng PDF.
c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
c) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật cho người trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất.
d) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (nếu có).
đ) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
e) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực phương án chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy được cơ quan công an phòng cháy chữa cháy cấp quận, huyện phê duyệt.
g) Tờ khai về điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
b) Thành lập đoàn đánh giá
Trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đánh giá và đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành.
Thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và phạm vi đánh giá.
c) Nội dung đánh giá
Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Chương II của Thông tư này.
d) Phương pháp đánh giá:
Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan;
Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở;
Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của cơ sở;
đ) Kết quả đánh giá
Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Chương II của Thông tư này phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trong trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
e) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả đánh giá trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá:
Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), nếu hợp lệ thì Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp.
c) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở.
d) Tờ khai về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc từ 5000 kg trở lên).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
a) Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
b) Thành lập đoàn đánh giá
Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 2-3 thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đánh giá và đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành.
Thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và phạm vi đánh giá.
c) Nội dung đánh giá
Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Chương III của Thông tư này.
d) Phương pháp đánh giá:
Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan;
Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở;
Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của cơ sở.
đ) Kết quả đánh giá
Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Chương III của Thông tư này phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trong trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
e. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả đánh giá trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá:
Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), nếu hợp lệ thì Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 15. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Trước 03 (ba) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản giấy và 01 file điện tử định dạng PDF.
c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (nếu có thay đổi).
c) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật cho người trực tiếp điều hành sản xuất (nếu có thay đổi).
d) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực phương án phòng cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy được cơ quan công an có thẩm quyền phê duyệt (nếu có thay đổi).
đ) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
e) Tờ khai về điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
g) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Biểu mẫu hoặc Biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của các cơ quan chức năng theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
a) Nếu hồ sơ hợp lệ thì làm thủ tục theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, khoản 3, Điều 13 của Thông tư này.
Trong trường hợp cơ sở có các kết quả kiểm tra định kỳ theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt Loại A trong vòng 01 (một) năm tính đến thời điểm gia hạn, thì Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, không thành lập đoàn đánh giá thực địa.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 16. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Trước 03 (ba) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (nếu có thay đổi)
c) Bản sao chụp (mang theo bản gốc để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở (nếu có thay đổi).
d) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
đ) Tờ khai về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Bản sao chứng thực Biểu mẫu hoặc Biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của các cơ quan chức năng theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
a) Nếu hồ sơ hợp lệ thì làm thủ tục theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, khoản 3, Điều 14 của Thông tư này
Trong trường hợp cơ sở có các kết quả kiểm tra định kỳ theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt Loại A trong vòng 01 (một) năm tính đến thời điểm gia hạn, thì Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, không thành lập đoàn đánh giá thực địa.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 17. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Các trường hợp cấp lại
a) Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc;
b) Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng;
c) Khi phát hiện có sai sót hoặc thay đổi các thông tin trên Giấy chứng nhận.
Các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này, khi cấp lại phải thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.
2. Nộp hồ sơ
a) Cơ sở sản xuất, buôn bán đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Thông tư này tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
3. Thành phần hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận đã được cấp (đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1, Điều này).
4. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, đối chiếu với hồ sơ lưu trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
a) Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI hoặc Phụ lục VII của Thông tư này. Số, ngày cấp và thời hạn hiệu lực theo bản Giấy chứng nhận gốc và ghi rõ bản sao.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
c) Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
a) Cơ sở không còn đáp ứng các điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
b) Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
c) Cơ sở có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi.
Điều 19. Phí, lệ phí
Việc thu phí, lệ phí chứng nhận cơ sở đủ điều sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chương V
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 20. Quyền và trách nhiệm của cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Quyền của cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: Được quyền khiếu nại khi không đồng ý với kết luận trong biên bản đánh giá.
2. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
a) Đăng ký làm thủ tục cấp, gia hạn và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và chấp hành theo đúng các quy định tại Thông tư này.
b) Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan đánh giá thực hiện nhiệm vụ.
c) Thường xuyên duy trì, đảm bảo các điều kiện trong sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được chứng nhận.
d) Nghiêm túc sửa chữa các sai sót đã nêu trong Biên bản đánh giá của cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
đ) Tham gia các lớp tập huấn về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tổ chức
e) Nộp phí, lệ phí theo quy định.
Điều 21. Quyền và trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có quyền hạn sau:
a) Giám sát và yêu cầu cơ sở khắc phục những thiếu sót về điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
b) Yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá việc chấp hành các quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo đúng các quy định tại Thông tư này.
b) Thành lập đoàn đánh giá.
c) Bảo đảm khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
d) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật
Điều 22. Quyền và trách nhiệm của Đoàn đánh giá
1. Đánh giá, xem xét sự phù hợp của cơ sở so với quy định tại Chương II (đối với cơ sở sản xuất), Chương III (đối với cơ sở buôn bán) của Thông tư này.
2. Đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá.
3. Báo cáo trung thực kết quả đánh giá với cơ quan có thẩm quyền.
4. Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật của cơ sở được đánh giá, tuân thủ mọi quy định của Pháp luật hiện hành.
5. Được phép phỏng vấn, yêu cầu cho xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến cơ sở; thu thập, ghi chép các thông tin cần thiết, yêu cầu thực hiện các công việc chuyên môn và cung cấp các bằng chứng phục vụ hoạt động đánh giá.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Quy định chuyển tiếp
1. Các cơ sở đang hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực đã được cấp Chứng chỉ hành nghề sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 của Thông tư này.
Đối với cơ sở đạt loại A theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vòng một (01) năm tính đến thời điểm nộp đơn, thì làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 13 hoặc khoản 1, 2 Điều 14 của Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không thành lập đoàn đánh giá tại thực địa.
2. Thời gian thực hiện khoản 1 Điều này trong vòng 02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2013.
Bãi bỏ Điều 5 của Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Quyết Định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo VPCP;
- Web Chính phủ; Web Bộ NN&PTNT.
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN & PTNT;
- Vụ Pháp chế Bộ NN & PTNT;
- Cục Bảo vệ thực vật;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Sở NN & PTNT các tỉnh;
- Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh;
- Lưu VP, PC, Cục BVTV.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "25/02/2013",
"sign_number": "14/2013/TT-BNNPTNT",
"signer": "Bùi Bá Bổng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-66-QD-TW-the-loai-tham-quyen-ban-hanh-van-ban-the-thuc-van-ban-cua-Dang-2017-342917.aspx | Quyết định 66-QĐ/TW thể loại thẩm quyền ban hành văn bản thể thức văn bản của Đảng 2017 | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 66-QĐ/TW
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2017
QUY ĐỊNH
VỀ THỂ LOẠI, THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
- Theo đề nghị của Văn phòng Trung ương Đảng,
Ban Bí thư quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành văn bản và thể thức văn bản của Đảng như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Văn bản và hệ thống văn bản
1- Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức đảng, do các cấp ủy, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành (hoặc phối hợp ban hành) theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương.
2- Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Điều 2. Ban hành văn bản
Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản của Đảng phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thể loại và đúng về thể thức.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản
1- Văn bản của Đảng chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ bởi chính cơ quan đã ban hành văn bản, hoặc cơ quan đảng cấp trên có thẩm quyền.
2- Khi ban hành văn bản mới, phải ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản, nội dung của văn bản đã ban hành trái hoặc không còn phù hợp.
3- Một văn bản của Đảng có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nội dung trong một số văn bản khác do cùng một cơ quan đảng ban hành.
II- THỂ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
Điều 4. Thể loại văn bản
Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.
Các thể loại văn bản của Đảng gồm:
1- Cương lĩnh chính trị
Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.
2- Điều lệ Đảng
Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng.
3- Chiến lược
Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định.
4- Nghị quyết
Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
5- Quyết định
Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
6- Chỉ thị
Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
7- Kết luận
Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
8- Quy chế
Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
9- Quy định
Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.
10- Thông tri
Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
11- Hướng dẫn
Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên.
12- Thông báo
Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
13- Thông cáo
Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.
14- Tuyên bố
Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng.
15- Lời kêu gọi
Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
16- Báo cáo
Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
17- Kế hoạch
Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
18- Quy hoạch
Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm.
19- Chương trình
Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể.
20- Đề án
Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
21- Phương án
Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức.
22- Dự án
Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra.
23- Tờ trình
Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
24- Công văn
Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
25- Biên bản
Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
Điều 5. Các loại văn bản, giấy tờ hành chính
Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng thường dùng các loại văn bản, giấy tờ hành chính sau đây:
1- Giấy giới thiệu
Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng.
2- Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó.
3- Giấy đi đường
Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định.
4- Giấy nghỉ phép
Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định.
5- Phiếu gửi
Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu.
6- Giấy mời
Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội nghị, hội thảo…).
7- Phiếu chuyển
Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
8- Thư công
Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.
III- THẨM QUYẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
Điều 6. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp Trung ương
1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành:
a) Đại hội
- Cương lĩnh chính trị.
- Điều lệ Đảng.
- Chiến lược.
- Nghị quyết.
- Quy chế.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Tuyên bố.
- Lời kêu gọi.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
b) Đoàn Chủ tịch
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
c) Đoàn Thư ký
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
d) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
Báo cáo
e) Ban Kiểm phiếu
Báo cáo.
2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành:
- Chiến lược.
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Tuyên bố.
- Lời kêu gọi.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
3- Bộ Chính trị ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
4- Ban Bí thư ban hành:
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông tri
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Điều 7. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
1-Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành:
a) Đại hội
- Nghị quyết.
- Quy chế.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
b) Đoàn chủ tịch
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
c) Đoàn Thư lý
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
d) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
Báo cáo.
e) Ban Kiểm phiếu
Báo cáo.
2- Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
3- Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông tri.
- Hướng dẫn.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Điều 8. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp huyện, quận, thị, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp ủy huyện)
1-Đại hội đại biểu đảng bộ cấp ủy huyện ban hành:
a) Đại hội
- Nghị quyết.
- Quy chế.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
b) Đoàn Chủ tịch
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
c) Đoàn Thư ký
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
d) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
e) Ban Kiểm phiếu
Báo cáo.
2- Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện ủy ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
3- Ban Thường vụ cấp ủy huyện ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông tri.
- Hướng dẫn.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Điều 9. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp cơ sở và chi bộ
1- Đại hội đảng bộ cơ sở ban hành:
a) Đại hội
- Nghị quyết.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản,
b) Đoàn Chủ tịch
- Thông báo
- Báo cáo
- Chương trình
- Công văn.
- Biên bản.
c) Đoàn Thư ký
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
d) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu)
Báo cáo.
e) Ban Kiểm phiếu
Báo cáo.
2- Ban Chấp hành đảng bộ cơ sở ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
3- Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy định.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn
- Biên bản.
4-Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở ban hành:
a) Đại hội
- Nghị quyết
- Chương trình
- Công văn.
- Biên bản.
b) Chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận
- Nghị quyết.
- Quyết định
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
-Tờ trình
- Công văn.
- Biên bản.
c) Đảng ủy bộ phận
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Quy chế.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Điều 10. Tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quyết định của Bộ Chính trị
1- Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước và các đảng bộ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Các đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo đảng cấp huyện.
3- Các đảng ủy trực thuộc huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo đảng cấp cơ sở.
Điều 11. Các cơ quan tham mưu, giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…. hoạt động có thời hạn của cấp ủy ban hành.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Hướng dẫn.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Điều 12. Các đảng đoàn, ban cán sự đảng các cấp ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Hướng dẫn.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Điều 13. Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, các cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng được ban hành các loại văn bản, giấy tờ hành chính được nêu tại Điều 5 của Quy định này.
IV- THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
Điều 14. Thể thức văn bản của Đảng
Thể thức văn bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.
Điều 15. Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
2- Tên cơ quan ban hành văn bản.
3- Số và ký hiệu văn bản.
4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
6- Phần nội dung văn bản.
7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9- Nơi nhận văn bản.
Điều 16. Các thành phần thể thức bổ sung
Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại Điều 15, đối với từng văn bản cụ thể. Tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:
1- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật).
2- Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc hẹn giờ).
3- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.
Điều 17. Bản gốc, bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao
1- Bản gốc: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
2-Bản chính: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành.
3- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao.
Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải bảo đảm đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây:
- Tên cơ quan sao văn bản.
- Số và ký hiệu bản sao.
- Địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản.
Chức vụ, chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao.
- Nơi nhận bản sao.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, Quy định này thay thế Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng (ban hành kèm theo Quyết định số 31-QĐ/TW, ngày 01/10/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII); Quyết định số 91-QĐ/TW, ngày 16/02/2004 của Ban Bí thư khóa IX bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản trong một số điều của “Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”.
Điều 19. Giao cho Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện thống nhất Quy định này trong toàn Đảng.
Điều 20. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
T/M BAN BÍ THƯ
Đinh Thế Huynh | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "06/02/2017",
"sign_number": "66-QĐ/TW",
"signer": "Đinh Thế Huynh",
"type": "Quy định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quy-dinh-163-QD-VTLTNN-thoi-han-bao-quan-ho-so-tai-lieu-110790.aspx | Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu | BỘ NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 163/QĐ-VTLTNN
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2010
QUY ĐỊNH
VỀ THỜI HẠN BẢO QUẢN HỒ SƠ, TÀI LIỆU HÌNH THÀNH PHỔ BIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 89/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn thư – Lưu trữ Trung ương,
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về thời hạn bảo quản các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
2. Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân.
Điều 2. Thời hạn bảo quản
1. Thời hạn bảo quản là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc.
Thời hạn bảo quản được xác định trên cơ sở mục đích hình thành và giá trị sử dụng của hồ sơ.
2. Các mức thời hạn bảo quản được quy định như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn gồm: hồ sơ, tài liệu về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, chế độ, quy định; kế hoạch dài hạn, báo cáo tổng kết, số liệu tổng hợp; đề án, dự án, chương trình mục tiêu, trọng điểm quốc gia; dự án xây dựng cơ bản nhóm A; hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ thanh tra, kiểm tra vụ việc nghiêm trọng; vấn đề, sự kiện quan trọng … hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính của cơ quan, tổ chức.
b) Bảo quản có thời hạn là những hồ sơ, tài liệu phản ánh các công việc cụ thể, có giá trị sử dụng trong thời gian nhất định, gồm các mức sau đây:
- Từ 20 năm trở lên bao gồm các nhóm hồ sơ: giải quyết việc liên quan đến nhân sự; tài sản cố định, đất đai; dự án xây dựng cơ bản nhóm B, C; đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; thư, điện trao đổi với nước ngoài; sổ đăng ký và tập lưu công văn đi, sổ đăng ký văn bản đến …
- Từ 10 đến 15 năm bao gồm những hồ sơ, tài liệu liên quan đến thanh tra, kiểm tra các vụ việc không nghiêm trọng; chứng từ kế toán; sửa chữa nhỏ công trình; báo cáo khảo sát, phiếu điều tra; công văn trao đổi …
- Từ 5 năm trở xuống bao gồm những tài liệu có tính chất hành chính sự vụ như: lịch công tác, báo cáo ngày, tuần, tháng; giấy mời họp; thông báo tuyển sinh; tài liệu quảng cáo; sổ chuyển giao văn bản trong nội bộ cơ quan; tư liệu tham khảo …
Điều 3. Các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến
Các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến bao gồm:
1. Tài liệu chung
a) Tài liệu tổng hợp;
b) Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê;
c) Tài liệu tổ chức, cán bộ;
d) Tài liệu lao động, tiền lương;
đ) Tài liệu tài chính, kế toán;
e) Tài liệu xây dựng cơ bản;
g) Tài liệu khoa học công nghệ;
h) Tài liệu hợp tác quốc tế;
i) Tài liệu thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
k) Tài liệu thi đua, khen thưởng;
l) Tài liệu pháp chế, hành chính, văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
2. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ
Đây là nhóm tài liệu hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ được giao của từng ngành, lĩnh vực (gọi chung là ngành); phản ánh những vấn đề mang tính đặc thù của ngành. Do tính đa dạng của tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, nên trong Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến chỉ đưa ra các nhóm hồ sơ, tài liệu mang tính định hướng để các ngành cụ thể hóa cho phù hợp.
3. Tài liệu của tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên cơ quan
a) Tài liệu của tổ chức Đảng;
b) Tài liệu của tổ chức Công đoàn;
c) Tài liệu của tổ chức Đoàn Thanh niên.
Điều 4. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức (gọi tắt là Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến) là bảng kê các nhóm hồ sơ, tài liệu có chỉ dẫn thời hạn bảo quản (xem Bảng đính kèm).
Điều 5. Sử dụng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến
1. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến được dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Một số trường hợp cần lưu ý:
a) Khi xác định thời hạn bảo quản các hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến, không được quy định thấp hơn mức thời hạn bảo quản trong Quy định này.
b) Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, đồng thời lưu ý đến những giai đoạn, thời điểm lịch sử để có thể nâng mức thời hạn bảo quản của tài liệu hiện có.
c) Đối với hồ sơ, tài liệu đã hết thời hạn bảo quản, Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét, đánh giá lại, nếu cần có thể gia hạn thời hạn bảo quản.
2. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến được dùng làm căn cứ xây dựng Bảng thời hạn tài liệu chuyên ngành. Các cơ quan, tổ chức quản lý ngành ở Trung ương căn cứ vào Quy định này để cụ thể hóa đầy đủ các nhóm hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành và quy định thời hạn bảo quản cho các nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng.
3. Trường hợp trong thực tế có những hồ sơ, tài liệu chưa được quy định tại Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến thì cơ quan, tổ chức có thể vận dụng các mức thời hạn bảo quản của các nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng trong Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến để xác định.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện mẫu ban hành theo Công văn số 25/NV ngày 10 tháng 9 năm 1975 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty 91 và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện Quy định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Các đơn vị thuộc Cục (16);
- Lãnh đạo Cục (03);
- Lưu: VT, NVTW.
CỤC TRƯỞNG
Vũ Thị Minh Hương
BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN
HỒ SƠ, TÀI LIỆU HÌNH THÀNH PHỔ BIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ban hành kèm theo Quy định số 163/QĐ-VTLTNN ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)
STT
TÊN NHÓM HỒ SƠ, TÀI LIỆU
THBQ
(1)
(2)
(3)
I. TÀI LIỆU CHUNG
1. Tài liệu tổng hợp
1
Tập văn bản gửi chung đến các cơ quan
- Hồ sơ nguyên tắc
Theo hiệu lực văn bản
- Gửi để biết (đổi tên cơ quan, đổi trụ sở, đổi dấu, thông báo chữ ký …)
5 năm
2
Hồ sơ xây dựng, ban hành các văn bản quy định những vấn đề chung của ngành, cơ quan
- Văn bản quy phạm pháp luật
Vĩnh viễn
- Văn bản khác
15 năm
3
Hồ sơ kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng do cơ quan chủ trì tổ chức
Vĩnh viễn
4
Hồ sơ hội nghị tổng kết, sơ kết công tác của cơ quan
- Tổng kết năm
- Sơ kết 6 tháng quý …
Vĩnh viễn
5 năm
5
Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác định kỳ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng, tuần
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
6
Kế hoạch, báo cáo công tác của cơ quan chủ quản cấp trên
- Dài hạn, hàng năm
- Quý, 6 tháng, 9 tháng
10 năm
5 năm
7
Kế hoạch, báo cáo công tác của các đơn vị chức năng
- Hàng năm
- Tháng, quý, 6 tháng
10 năm
5 năm
8
Tài liệu về công tác thông tin, tuyên truyền của cơ quan
- Văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch, báo cáo năm
- Kế hoạch, báo cáo tháng, quý, công văn trao đổi
Vĩnh viễn
10 năm
9
Tài liệu về hoạt động của Lãnh đạo (báo cáo, bản thuyết minh/giải trình, trả lời chất vấn tại Quốc hội, bài phát biểu tại các sự kiện lớn …)
Vĩnh viễn
10
Sổ ghi biên bản các cuộc họp giao ban, sổ tay công tác của lãnh đạo cơ quan, thư ký lãnh đạo
- Bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương
- UBND tỉnh và tương đương
- Cơ quan, tổ chức khác
Vĩnh viễn
Vĩnh viễn
5 năm
2. Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê
11
Kế hoạch, báo cáo công tác quy hoạch, kế hoạch, thống kê
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
2.1. Tài liệu quy hoạch
12
Tập văn bản về quy hoạch gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
13
Hồ sơ xây dựng quy hoạch phát triển ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
14
Hồ sơ về xây dựng đề án, dự án, chương trình mục tiêu của ngành, cơ quan
- Được duyệt
- Không được duyệt
Vĩnh viễn
10 năm
15
Hồ sơ quản lý, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
16
Hồ sơ thẩm định đề án chiến lược, đề án quy hoạch phát triển, đề án, dự án, chương trình mục tiêu của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, cơ quan
- Phê duyệt
- Không phê duyệt
Vĩnh viễn
10 năm
17
Báo cáo đánh giá thực hiện các đề án chiến lược, đề án quy hoạch phát triển, đề án, dự án, chương trình, mục tiêu của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nhà nước
- Tổng kết
- Sơ kết
Vĩnh viễn
10 năm
18
Công văn trao đổi về công tác quy hoạch
10 năm
2.2. Tài liệu kế hoạch
19
Tập văn bản về kế hoạch gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
20
Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
- Cơ quan ban hành
- Cơ quan thực hiện
- Cơ quan để biết
Vĩnh viễn
Vĩnh viễn
5 năm
21
Hồ sơ xây dựng kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch của ngành, cơ quan
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
22
Kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
23
Hồ sơ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
20 năm
24
Kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về kế hoạch
- Hàng năm
- Quý, 6 tháng, 9 tháng
Vĩnh viễn
5 năm
25
Công văn trao đổi về công tác kế hoạch
10 năm
2.3. Tài liệu thống kê
26
Tập văn bản về thống kê gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
27
Hồ sơ xây dựng, ban hành các văn bản chế độ/ quy định, hướng dẫn về thống kê của ngành
Vĩnh viễn
28
Báo cáo thống kê tổng hợp, thống kê chuyên đề
- Dài hạn, hàng năm
- Quý, 6 tháng, 9 tháng
Vĩnh viễn
20 năm
29
Báo cáo điều tra cơ bản
- Báo cáo tổng hợp
- Báo cáo cơ sở, phiếu điều tra
Vĩnh viễn
10 năm
30
Báo cáo phân tích và dự báo
Vĩnh viễn
31
Công văn trao đổi về công tác thống kê, điều tra
10 năm
3. Tài liệu tổ chức, cán bộ
32
Tập văn bản về công tác tổ chức, cán bộ gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
33
Hồ sơ xây dựng, ban hành Điều lệ tổ chức, Quy chế làm việc, chế độ/ quy định, hướng dẫn về tổ chức, cán bộ
Vĩnh viễn
34
Kế hoạch, báo cáo công tác tổ chức, cán bộ
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
35
Hồ sơ xây dựng đề án tổ chức ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
36
Hồ sơ về việc thành lập, đổi tên, thay đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và các đơn vị trực thuộc
Vĩnh viễn
37
Hồ sơ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cơ quan và các đơn vị trực thuộc
Vĩnh viễn
38
Hồ sơ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức.
Vĩnh viễn
39
Hồ sơ về xây dựng và thực hiện chỉ tiêu biên chế
Vĩnh viễn
40
Báo cáo thống kê danh sách, số lượng, chất lượng cán bộ
Vĩnh viễn
41
Hồ sơ về quy hoạch cán bộ
20 năm
42
Hồ sơ về việc bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển cán bộ
70 năm
43
Hồ sơ về việc thi tuyển, thi nâng ngạch, kiểm tra chuyển ngạch hàng năm
- Báo cáo kết quả, danh sách trúng tuyển
- Hồ sơ dự thi, bài thi, tài liệu tổ chức thi
10 năm
5 năm
44
Hồ sơ kỷ luật cán bộ
70 năm
45
Hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức
Vĩnh viễn
46
Sổ, phiếu quản lý hồ sơ cán bộ
70 năm
47
Kế hoạch, báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
48
Tài liệu quản lý các cơ sở đào tạo, dạy nghề trực thuộc
- Văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch, báo cáo năm
- Kế hoạch, báo cáo tháng, quý, công văn trao đổi, tư liệu tham khảo
Vĩnh viễn
10 năm
49
Hồ sơ tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ của cơ quan
10 năm
50
Hồ sơ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan
20 năm
51
Hồ sơ về công tác bảo hiểm xã hội của cơ quan
70 năm
52
Công văn trao đổi về công tác tổ chức, cán bộ
10 năm
4. Tài liệu lao động, tiền lương
53
Kế hoạch, báo cáo công tác lao động, tiền lương
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
4.1. Tài liệu lao động
54
Tập văn bản về lao động gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
55
Hồ sơ xây dựng, ban hành định mức lao động của ngành và báo cáo thực hiện
Vĩnh viễn
56
Hồ sơ xây dựng chế độ bảo hộ, an toàn, vệ sinh lao động của ngành
Vĩnh viễn
57
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng năm của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
58
Hồ sơ các vụ tai nạn lao động
- Nghiêm trọng
- Không nghiêm trọng
Vĩnh viễn
20 năm
59
Hợp đồng lao động vụ việc
5 năm sau khi chấm dứt Hợp đồng
60
Công văn trao đổi về công tác lao động
10 năm
4.2. Tài liệu tiền lương
61
Tập văn bản về tiền lương gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
62
Hồ sơ xây dựng, ban hành thang bảng lương của ngành và báo cáo thực hiện
Vĩnh viễn
63
Hồ sơ xây dựng, ban hành chế độ phụ cấp của ngành và báo cáo thực hiện
Vĩnh viễn
64
Hồ sơ nâng lương của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan
20 năm
65
Công văn trao đổi về tiền lương
10 năm
5. Tài liệu tài chính, kế toán
66
Tập văn bản về tài chính, kế toán gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
67
Hồ sơ xây dựng, ban hành chế độ/quy định về tài chính, kế toán
Vĩnh viễn
68
Kế hoạch, báo cáo công tác tài chính, kế toán
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
69
Hồ sơ về ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan và các đơn vị trực thuộc
Vĩnh viễn
70
Kế hoạch, báo cáo tài chính và quyết toán
- Hàng năm
- Tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng
Vĩnh viễn
20 năm
71
Hồ sơ xây dựng chế độ/ quy định về giá
Vĩnh viễn
72
Báo cáo kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định
20 năm
73
Hồ sơ, tài liệu về việc chuyển nhượng, bàn giao, thanh lý tài sản cố định
- Nhà đất
- Tài sản khác
Vĩnh viễn
20 năm
74
Hồ sơ kiểm tra, thanh tra tài chính tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc
- Vụ việc nghiêm trọng
- Vụ việc khác
Vĩnh viễn
10 năm
75
Hồ sơ kiểm toán tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc
- Vụ việc nghiêm trọng
- Vụ việc khác
Vĩnh viễn
10 năm
76
Sổ sách kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Vĩnh viễn
10 năm
77
Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
10 năm
78
Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính (phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho …)
5 năm
79
Công văn trao đổi về công tác tài chính, kế toán
10 năm
6. Tài liệu xây dựng cơ bản
80
Tập văn bản về xây dựng cơ bản gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
81
Hồ sơ xây dựng văn bản chế độ/quy định, hướng dẫn về xây dựng cơ bản của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
82
Kế hoạch, báo cáo công tác đầu tư xây dựng cơ bản
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
83
Hồ sơ công trình xây dựng cơ bản
- Công trình nhóm A, công trình áp dụng các giải pháp mới về kiến trúc, kết cấu, công nghệ, thiết bị, vật liệu mới; công trình xây dựng trong điều kiện địa chất, địa hình đặc biệt công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa;
Vĩnh viễn
- Công trình nhóm B, C và sửa chữa lớn
Theo tuổi thọ công trình
84
Hồ sơ sửa chữa nhỏ các công trình
15 năm
85
Công văn trao đổi về công tác xây dựng cơ bản
10 năm
7. Tài liệu khoa học công nghệ
86
Tập văn bản về hoạt động khoa học công nghệ gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
87
Hồ sơ về việc xây dựng quy chế hoạt động khoa học công nghệ của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
88
Hồ sơ hội nghị, hội thảo khoa học do cơ quan tổ chức
Vĩnh viễn
89
Kế hoạch, báo cáo công tác khoa học, công nghệ
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
90
Hồ sơ hoạt động của Hội đồng khoa học ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
91
Hồ sơ chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học
- Cấp nhà nước
- Cấp bộ, ngành
- Cấp cơ sở
Vĩnh viễn
Vĩnh viễn
20 năm
92
Hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ hoặc giải pháp hữu ích được công nhận
- Cấp nhà nước
- Cấp bộ, ngành
- Cấp cơ sở
Vĩnh viễn
Vĩnh viễn
10 năm
93
Hồ sơ xây dựng các tiêu chuẩn ngành
Vĩnh viễn
94
Hồ sơ xây dựng, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
95
Các báo cáo khoa học chuyên đề do cơ quan thực hiện để tham gia các hội thảo khoa học
20 năm
96
Hồ sơ xây dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
97
Công văn trao đổi về công tác khoa học, công nghệ
10 năm
8. Tài liệu hợp tác quốc tế
98
Tập văn bản về hợp tác quốc tế gửi chung, đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
99
Hồ sơ hội nghị, hội thảo quốc tế do cơ quan chủ trì
Vĩnh viễn
100
Kế hoạch, báo cáo công tác hợp tác quốc tế
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
101
Hồ sơ xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế của ngành, cơ quan
Vĩnh viễn
102
Hồ sơ về việc thiết lập quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức nước ngoài
Vĩnh viễn
103
Hồ sơ gia nhập thành viên các hiệp hội, tổ chức quốc tế
Vĩnh viễn
104
Hồ sơ về việc tham gia các hoạt động của hiệp hội, tổ chức quốc tế (hội nghị, hội thảo, điều tra, khảo sát, thống kê …)
Vĩnh viễn
105
Hồ sơ niên liễm, đóng góp của cơ quan cho các hiệp hội, tổ chức quốc tế
Vĩnh viễn
106
Hồ sơ đoàn ra
- Ký kết hợp tác
- Hội thảo, triển lãm, học tập, khảo sát …
Vĩnh viễn
20 năm
107
Hồ sơ đoàn vào
- Ký kết hợp tác
- Hội thảo, triển lãm, học tập, khảo sát …
Vĩnh viễn
20 năm
108
Thư, điện, thiếp chúc mừng của các cơ quan, tổ chức nước ngoài
- Quan trọng
- Thông thường
Vĩnh viễn
20 năm
109
Công văn trao đổi về công tác hợp tác quốc tế
10 năm
9. Tài liệu thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
110
Tập văn bản về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
111
Hồ sơ xây dựng, ban hành quy chế/quy định, hướng dẫn về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Vĩnh viễn
112
Kế hoạch, báo cáo công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
113
Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng
- Hàng năm
- Tháng, quý, sáu tháng
20 năm
5 năm
114
Hồ sơ thanh tra các vụ việc
- Vụ việc nghiêm trọng
- Vụ việc khác
Vĩnh viễn
15 năm
115
Hồ sơ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo
- Vụ việc nghiêm trọng
- Vụ việc khác
Vĩnh viễn
15 năm
116
Tài liệu về hoạt động của tổ chức Thanh tra nhân dân
- Báo cáo năm
- Tài liệu khác
Vĩnh viễn
5 năm
117
Công văn trao đổi về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
10 năm
10. Tài liệu thi đua, khen thưởng
118
Tập văn bản về thi đua, khen thưởng gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
119
Hồ sơ xây dựng, ban hành quy chế/quy định, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng
Vĩnh viễn
120
Hồ sơ hội nghị thi đua do cơ quan chủ trì tổ chức
Vĩnh viễn
121
Kế hoạch, báo cáo công tác thi đua, khen thưởng
- Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng
- Quý, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
5 năm
122
Hồ sơ tổ chức thực hiện phong trào thi đua nhân các dịp kỷ niệm
10 năm
123
Hồ sơ khen thưởng cho tập thể, cá nhân
- Các hình thức khen thưởng của Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ
Vĩnh viễn
- Các hình thức khen thưởng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương
20 năm
- Các hình thức khen thưởng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
10 năm
124
Công văn trao đổi về công tác thi đua, khen thưởng
10 năm
11. Tài liệu về pháp chế, hành chính, văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng
11.1. Tài liệu về công tác pháp chế
125
Tập văn bản về công tác pháp chế gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
126
Hồ sơ xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn về công tác pháp chế do cơ quan chủ trì
Vĩnh viễn
127
Kế hoạch, báo cáo công tác pháp chế
- Dài hạn, hàng năm
- Tháng, quý, 6 tháng
Vĩnh viễn
20 năm
128
Hồ sơ thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Vĩnh viễn
129
Hồ sơ về việc góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác chủ trì
5 năm
130
Hồ sơ về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật
10 năm
131
Công văn trao đổi về công tác pháp chế
10 năm
11.2. Tài liệu về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ
132
Tập văn bản về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
133
Hồ sơ xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn công tác hành chính, văn thư, lưu trữ
Vĩnh viễn
134
Hồ sơ hội nghị công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ do cơ quan tổ chức
20 năm
135
Kế hoạch, báo cáo công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ của ngành, cơ quan hàng năm
20 năm
136
Hồ sơ về cải cách hành chính của cơ quan
20 năm
137
Hồ sơ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trực thuộc
20 năm
138
Báo cáo thống kê văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ
20 năm
139
Hồ sơ tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ (thu thập, bảo quản, chỉnh lý, khai thác sử dụng …)
20 năm
140
Hồ sơ về quản lý và sử dụng con dấu
20 năm
141
Tập lưu, sổ đăng ký văn bản đi của cơ quan
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, hướng dẫn
- Văn bản khác
Vĩnh viễn
Vĩnh viễn
70 năm
142
Sổ đăng ký văn bản đến
20 năm
143
Công văn trao đổi về hành chính, văn thư, lưu trữ
10 năm
11.3. Tài liệu về công tác quản trị văn phòng
144
Tập văn bản về công tác quản trị văn phòng gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
145
Hồ sơ xây dựng, ban hành các quy định, quy chế về công tác quản trị văn phòng
Vĩnh viễn
146
Hồ sơ về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ của cơ quan
10 năm
147
Hồ sơ về phòng chống cháy, nổ, thiên tai … của cơ quan
10 năm
148
Hồ sơ về công tác bảo vệ trụ sở cơ quan
10 năm
149
Hồ sơ về sử dụng, vận hành ô tô, máy móc, thiết bị của cơ quan
Theo tuổi thọ thiết bị
150
Công văn trao đổi về công tác quản trị văn phòng
10 năm
II. TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
151
Tập văn bản về chuyên môn nghiệp vụ gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
152
Hồ sơ xây dựng, ban hành văn bản quản lý chuyên môn nghiệp vụ
Vĩnh viễn
153
Hồ sơ hội nghị về chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan tổ chức
Vĩnh viễn
154
Kế hoạch, báo cáo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc
- Hàng năm
- Tháng, quý, sáu, tháng
Vĩnh viễn
20 năm
155
Kế hoạch, báo cáo về chuyên môn nghiệp vụ của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý
- Hàng năm
- Tháng, quý, sáu tháng
Vĩnh viễn
10 năm
156
Hồ sơ quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
- Văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch, báo cáo năm
- Kế hoạch, báo cáo tháng, quý, công văn trao đổi
Vĩnh viễn
10 năm
157
Hồ sơ xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án chuyên môn
Vĩnh viễn
158
Hồ sơ chỉ đạo điểm về chuyên môn nghiệp vụ
Vĩnh viễn
159
Hồ sơ kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
Vĩnh viễn
160
Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ
- Vụ việc quan trọng
- Vụ việc khác
Vĩnh viễn
20 năm
161
Báo cáo phân tích, thống kê chuyên đề
Vĩnh viễn
162
Sổ sách quản lý về chuyên môn nghiệp vụ
20 năm
163
Công văn trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ
10 năm
III. TÀI LIỆU CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG, CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN THANH NIÊN CƠ QUAN
1. Tài liệu của tổ chức Đảng
164
Tập văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, của tổ chức Đảng cấp trên gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
165
Hồ sơ Đại hội
Vĩnh viễn
166
Chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác
- Tổng kết năm, nhiệm kỳ
- Tháng, quý, 6 tháng
Vĩnh viễn
10 năm
167
Hồ sơ tổ chức thực hiện các cuộc vận động lớn, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và các cấp ủy Đảng
Vĩnh viễn
168
Tài liệu về đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở Đảng, Đảng viên
70 năm
169
Hồ sơ đảng viên
70 năm
170
Sổ sách (đăng ký Đảng viên, Đảng phí, ghi biên bản)
20 năm
171
Công văn trao đổi về công tác Đảng
10 năm
2. Tài liệu của tổ chức Công đoàn
172
Tập văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tổ chức Công đoàn cấp trên gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
173
Hồ sơ Đại hội
Vĩnh viễn
174
Chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác
- Tổng kết năm, nhiệm kỳ
- Tháng, quý, 6 tháng
Vĩnh viễn
10 năm
175
Hồ sơ tổ chức thực hiện các cuộc vận động lớn, thực hiện nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Công đoàn cơ quan
Vĩnh viễn
176
Hồ sơ hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của cơ quan
20 năm
177
Sổ sách
20 năm
178
Công văn trao đổi về công tác Công đoàn
10 năm
3. Tài liệu của tổ chức Đoàn Thanh niên
179
Tập văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tổ chức Đoàn cấp trên gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)
Theo hiệu lực văn bản
180
Hồ sơ Đại hội
Vĩnh viễn
181
Chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác
- Tổng kết năm, nhiệm kỳ
- Tháng, quý, 6 tháng
Vĩnh viễn
10 năm
182
Hồ sơ tổ chức thực hiện các cuộc vận động lớn, thực hiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên
Vĩnh viễn
183
Tài liệu về tổ chức, nhân sự và các hoạt động của Đoàn Thanh niên cơ quan
20 năm
184
Sổ sách
20 năm
185
Công văn trao đổi về công tác Đoàn
10 năm | {
"issuing_agency": "Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước",
"promulgation_date": "04/08/2010",
"sign_number": "163/QĐ-VTLTNN",
"signer": "Vũ Thị Minh Hương",
"type": "Quy định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-31-2022-ND-CP-ho-tro-lai-suat-tu-ngan-sach-nha-nuoc-khoan-vay-cua-doanh-nghiep-513904.aspx | Nghị định 31/2022/NĐ-CP hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước khoản vay của doanh nghiệp mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2022/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2022
NGHỊ ĐỊNH
VỀ HỖ TRỢ LÃI SUẤT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHOẢN VAY CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, HỘ KINH DOANH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 5 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
Theo Đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất (sau đây gọi là khách hàng) thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63); trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg .
b) Có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất
1. Việc hỗ trợ lãi suất bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách.
2. Ngân sách nhà nước bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất để các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng.
3. Ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất đảm bảo đúng quy định, tạo thuận lợi cho khách hàng.
4. Khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi theo đánh giá nội bộ của ngân hàng thương mại, sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất đúng mục đích, có trách nhiệm trong việc phối hợp với ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất.
5. Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
6. Ngân hàng thương mại dừng hỗ trợ lãi suất sau thời điểm 31 tháng 12 năm 2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí (hạn mức hỗ trợ lãi suất) được thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất
1. Khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác.
3. Khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.
b) Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.
Điều 5. Thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ
1. Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31 tháng 12 năm 2023.
2. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Phương thức hỗ trợ lãi suất
Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại thực hiện giảm cho khách hàng số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 7. Lập dự toán và thực hiện dự toán và quyết toán hỗ trợ lãi suất
1. Lập dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất
a) Việc lập dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các ngân hàng thương mại đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước cho cả 02 năm 2022, 2023 và chi tiết từng năm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c) Trong vòng 20 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp kế hoạch hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại, đảm bảo trong phạm vi tổng mức 40.000 tỷ Đồng, chi tiết theo từng ngân hàng thương mại và theo từng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
d) Căn cứ kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 và tổng hợp, bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trình Quốc hội quyết định.
2. Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất
a) Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán năm 2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao vốn ngân sách trung ương bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 thực hiện theo quy định hiện hành.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện.
b) Trước ngày 20 của tháng đầu tiên hằng quý, ngân hàng thương mại gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị thanh toán trước số tiền đã hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này của quý trước liền kề; riêng hồ sơ của quý IV hằng năm gửi trước ngày 05 tháng 01 năm kế tiếp. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thanh toán trước số tiền đã hỗ trợ lãi suất, trong đó ghi rõ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng trong quý, số tiền đề nghị thanh toán trước bằng 85% số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng trong quý, tài khoản nhận tiền của ngân hàng thương mại;
- Báo cáo về tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng của ngân hàng thương mại theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bảng kê chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất trong quý theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán trước số tiền đã hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại hằng quý, ngân hàng nhà nước Việt Nam có ý kiến về danh mục hồ sơ, số tiền đề nghị thanh toán trước của ngân hàng thương mại không vượt hạn mức hỗ trợ lãi suất được thông báo, gửi Bộ Tài chính để đề nghị thực hiện thanh toán trước cho ngân hàng thương mại. Riêng hồ sơ của quý IV hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến gửi Bộ Tài chính trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của ngân hàng thương mại.
d) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiện thanh toán trước cho ngân hàng thương mại số tiền đã hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này theo hình thức lệnh chi tiền và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phối hợp thực hiện.
đ) Tổng số tiền thanh toán trước cho ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm d khoản này trong năm ngân sách không vượt quá hạn mức hỗ trợ lãi suất đã thông báo trong năm. Đến ngày 31 tháng 01 năm 2023, trường hợp dự toán hỗ trợ lãi suất năm 2022 chưa sử dụng hết được chuyển nguồn sang năm 2023 để tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.
e) Trong quá trình triển khai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh hạn mức hỗ trợ lãi suất giữa các ngân hàng thương mại khi cần thiết, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện.
3. Quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm
a) Ngân hàng thương mại có trách nhiệm thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm và lập hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất, trong đó các khoản vay được hỗ trợ lãi suất trong hồ sơ quyết toán phải đảm bảo đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này, xác định chính xác số tiền hỗ trợ lãi suất cho từng khách hàng và tổng hợp chung của cả ngân hàng, số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng có đầy đủ chứng từ hợp pháp.
b) Số tiền hỗ trợ lãi suất quyết toán được xác định như sau:
- Số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế thanh toán cho một khoản giải ngân được tính theo công thức:
I = 2% x ∑(DixTi)/365
Trong đó: - I là số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế thanh toán cho khoản giải ngân;
- ∑(DixTi) là tổng các tích số giữa số dư nợ với số ngày dư nợ thực tế được hỗ trợ lãi suất của khoản giải ngân.
- Số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế thanh toán cho một khoản vay là tổng số tiền lãi thực tế thanh toán cho tất cả các khoản giải ngân của khoản vay đó.
- Số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán là tổng số tiền lãi thực tế thanh toán cho tất cả các khoản vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán của các ngân hàng thương mại không vượt quá 40.000 tỷ đồng.
4. Tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm
a) Trước ngày 10 tháng 02 năm 2023 (đối với các khoản hỗ trợ lãi suất năm 2022) và trước ngày 10 tháng 02 năm 2024 (đối với các khoản hỗ trợ lãi suất năm 2023), ngân hàng thương mại gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất năm (03 bộ hồ sơ). Hồ sơ bao gồm: Công văn về việc quyết toán hỗ trợ lãi suất năm, trong đó ghi rõ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi, số tiền ngân sách nhà nước đã thanh toán trước hằng quý, số tiền còn lại đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán; Báo cáo số liệu đề nghị tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bảng kê chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất trong năm quyết toán theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ, số liệu quyết toán hỗ trợ lãi suất.
b) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất năm của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất chi tiết theo từng ngân hàng thương mại theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Kiểm toán Nhà nước để Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo quy định tại Luật Kiểm toán Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
c) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước theo quy định tại điểm b khoản này, căn cứ hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kết quả kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản này (nếu có), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất chi tiết theo từng ngân hàng thương mại (theo số liệu đã được kiểm toán) gửi Bộ Tài chính để thẩm định, đồng thời gửi các ngân hàng thương mại để biết. Nội dung tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất bao gồm:
- Đối chiếu các số liệu khi thực hiện tổng họp báo cáo quyết toán, gồm: số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong năm so với hạn mức hỗ trợ lãi suất được thông báo, số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi, số tiền đã được ngân sách nhà nước thanh toán trước trong năm; đảm bảo phù hợp với kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Số tiền ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất thiếu hoặc thừa (nếu có); trường hợp số đã thanh toán trước trong năm thấp hơn số tổng hợp quyết toán thì số chênh lệch sẽ được thanh toán tiếp; trường hợp số đã thanh toán trước trong năm cao hơn số tổng hợp quyết toán thì số chênh lệch sẽ được thu hồi, hoặc giảm trừ vào số thanh toán hỗ trợ lãi suất của năm tiếp theo;
- Các vấn đề phát hiện qua quá trình tổng hợp báo cáo quyết toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có);
- Các nội dung, nhận xét khác (nếu có).
d) Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 10 Nghị định này thực hiện kiểm tra hồ sơ của khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo quy chế hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành và quy định tại Nghị định này.
5. Kiểm toán nhà nước tổ chức kiểm toán việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan.
6. Thẩm định báo cáo tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm
a) Trước ngày 01 tháng 10 năm kế tiếp năm quyết toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm định báo cáo tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản của Kiểm toán nhà nước về kết quả kiểm toán việc thực hiện hỗ trợ lãi suất năm quyết toán theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, Đồng thời gửi các ngân hàng thương mại để biết.
b) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thẩm định báo cáo tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định báo cáo tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất theo các nội dung sau:
- Kiểm tra số tiền ngân sách nhà nước đã thanh toán trước;
- Kiểm tra số Đề nghị thẩm định báo cáo tổng hợp quyết toán nằm trong mức vốn ngân sách trung ương bổ sung kế hoạch đầu tư công giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hạn mức hỗ trợ lãi suất đã thông báo đối với từng ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Số tiền ngân sách nhà nước đã thanh toán trước cho ngân hàng thương mại thiếu hoặc thừa (nếu có) so với số thẩm định; trường hợp số đã thanh toán trước trong năm thấp hơn số thẩm định thì số chênh lệch sẽ được thanh toán tiếp; trường hợp số đã thanh toán trước trong năm cao hơn số thẩm định thì số chênh lệch sẽ được thu hồi, hoặc giảm trừ vào số thanh toán hỗ trợ lãi suất của năm tiếp theo;
- Các nội dung, nhận xét khác (nếu có).
c) Căn cứ kết quả thẩm định quy định tại điểm b khoản này, Bộ Tài chính có thông báo thẩm định gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để thông báo các số liệu như sau:
- Số tiền ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất theo kết quả thẩm định, trong đó số liệu đưa vào quyết toán ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách là số tiền ngân sách nhà nước đã thanh toán cho ngân hàng thương mại từ ngày 01 tháng 01 năm ngân sách đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2023 đối với các khoản hỗ trợ lãi suất năm 2022 và đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2024 đối với các khoản hỗ trợ lãi suất năm 2023;
- Số tiền ngân sách nhà nước còn phải thanh toán cho ngân hàng thương mại, hoặc thu hồi, hoặc giảm trừ vào số thanh toán năm tiếp theo.
Điều 8. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất cả chương trình
1. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo số liệu thẩm định năm 2023 của Bộ Tài chính theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định này, ngân hàng thương mại gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất cả chương trình (tổng hợp số liệu năm 2022 và 2023 đã được Bộ Tài chính thẩm định), bao gồm: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo từng ngành, lĩnh vực; Báo cáo tổng hợp kết quả hỗ trợ lãi suất cả chương trình trong 02 năm 2022, 2023 theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất cả chương trình, trong đó bao gồm cả tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất, báo cáo Chính phủ để trình báo cáo Quốc hội.
Điều 9. Xử lý thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất
1. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát hiện khoản vay của khách hàng được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, ngân hàng thương mại thông báo cho khách hàng và thực hiện chuyển khoản vay được hỗ trợ lãi suất thành khoản vay thông thường, đồng thời thu hồi toàn bộ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.
2. Trường hợp ngân sách nhà nước đã thanh toán số tiền hỗ trợ lãi suất hoặc đã quyết toán hỗ trợ lãi suất cho khoản vay quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại hoàn trả ngân sách nhà nước hoặc báo cáo để giảm trừ vào số tiền ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất.
3. Trường hợp khách hàng không hoàn trả số tiền đã được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi khách hàng đặt trụ sở chính) để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn phối hợp với ngân hàng thương mại thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này, trong đó quy định cách thức quản lý để đảm bảo tổng số tiền hỗ trợ lãi suất không vượt quá 40.000 tỷ đồng.
b) Tổng hợp kế hoạch hỗ trợ lãi suất, thông báo và điều chỉnh hạn mức hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định này.
c) Thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại.
d) Tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất năm 2022, năm 2023 của các ngân hàng thương mại; báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất cả chương trình theo quy định tại Nghị định này.
đ) Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì thành lập Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng để kiểm tra hồ sơ của khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định này; ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành, trong đó quy định nguyên tắc, phương pháp kiểm tra hồ sơ của khoản vay được hỗ trợ lãi suất, nhiệm vụ của các thành viên Tổ và các nội dung khác.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Bảo đảm đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất để thanh toán hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Thẩm định báo cáo tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất năm 2022, năm 2023 theo quy định tại Nghị định này.
c) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đối tượng hỗ trợ lãi suất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định này; trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Tổng hợp danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công bố bằng văn bản và trên cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng danh mục này trong vòng 30 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành và thực hiện điều chỉnh, bổ sung danh mục theo đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đối tượng hỗ trợ lãi suất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
c) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ gửi Bộ Xây dựng trong vòng 15 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và thực hiện điều chỉnh, bổ sung danh mục gửi Bộ Xây dựng khi cần thiết, trong đó các nội dung, thông tin công bố bao gồm: Chủ đầu tư dự án; Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân: Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đã được giao đất, cho thuê đất và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đã được cấp phép xây dựng hoặc được miễn cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng; Đối với dự án cải tạo chung cư cũ: đã có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; các thông tin khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn phối hợp với ngân hàng thương mại để thu hồi từ khách hàng số tiền đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
c) Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất tại địa phương theo quy định tại Nghị định này.
6. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc cho vay, xác định đối tượng khách hàng vay đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, thực hiện thanh toán, quyết toán hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
b) Báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ, số liệu đề nghị thanh toán, quyết toán hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
c) Cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền các tài liệu liên quan đến việc hỗ trợ lãi suất khi được yêu cầu (bản chính hoặc bản sao do ngân hàng thương mại đóng dấu sao y), bao gồm: thỏa thuận cho vay, chứng từ nhận nợ hoặc các giấy tờ tương đương để xác định đối tượng khách hàng vay vốn, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, thu nợ, bảng kê tích số để xác định số tiền hỗ trợ lãi suất, chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất (sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng để xác định số tiền hỗ trợ lãi suất hoặc phiếu hạch toán chuyển đến khách hàng số tiền được hỗ trợ lãi suất hoặc các chứng từ chứng minh khác).
d) Hoàn trả ngân sách nhà nước và thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay của khách hàng được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
đ) Công bố công khai thời điểm dừng hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
7. Trách nhiệm của khách hàng
a) Có đề nghị hỗ trợ lãi suất; cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ cần thiết theo đề nghị của ngân hàng thương mại trong quá trình hỗ trợ lãi suất, quyết toán hỗ trợ lãi suất; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của thông tin, tài liệu, chứng từ cung cấp cho ngân hàng thương mại.
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích được hỗ trợ lãi suất theo thỏa thuận với ngân hàng thương mại.
c) Hoàn trả số tiền đã được hỗ trợ lãi suất của khoản vay được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Trường hợp khách hàng không hoàn trả số tiền đã được hỗ trợ lãi suất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
8. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam
Thông tin, truyền thông về chính sách hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc các ngân hàng thương mại và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo.
- Lưu: VT, KTTH (2).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
PHỤ LỤC
Kèm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ)
Mẫu số 01
Đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số...
Mẫu số 02
Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng
Mẫu số 03
Bảng kê chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất
Mẫu số 04
Báo cáo số liệu đề nghị tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất
Mẫu số 05
Bảng kê chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất
Mẫu số 06
Tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại năm 2022/2023
Mẫu số 07
Báo cáo tổng hợp kết quả hỗ trợ lãi suất cả chương trình trong 02 năm 2022, 2023
Mẫu số 01
TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ ...
Đơn vị: Đồng
STT
Năm
Dư nợ cho vay bình quân năm kế hoạch (*)
Số tiền hỗ trợ lãi suất kế hoạch
(1)
(2)
(3)
(4) = 2% x (3)
1
Năm 2022
2
Năm 2023
Tổng cộng
(*) Dự kiến dư nợ cho vay bình quân đối với các đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này trong năm kế hoạch.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày... tháng... năm...
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỖ TRỢ LÃI SUẤT ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
Quý....... Năm ……
Đơn vị: Đồng
STT
Tên chi nhánh ngân hàng thương mại (theo địa bàn)
Dư nợ HTLS đầu quý
Doanh số phát sinh trong quý
Dư nợ HTLS cuối quý
Số tiền NHTM đã HTLS trong quý
Số tiền đã HTLS bị thu hồi phải giảm trừ trong quý
Số tiền đề nghị NSNN thanh toán trước trong quý
Cho vay
Thu nợ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9) = 85%x[(7)-(8)]
1
TP. Hà Nội
1.1
Chi nhánh A
1.2
Chi nhánh B
…..
2
TP. Hồ Chí Minh
2.1
Chi nhánh X
2.2
Chi nhánh Y
…..
3
Tỉnh..........
3.1
…
…
Tổng số
Ghi chú:
- Cột (3), (4), (5), (6) báo cáo dư nợ hỗ trợ lãi suất đầu quý, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất trong quý, doanh số thu nợ hỗ trợ lãi suất trong quý, dư nợ hỗ trợ lãi suất cuối quý (không bao gồm các khoản vay quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này).
- Cột (7) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong quý (bao gồm cả số tiền đã hỗ trợ lãi suất trong quý phải thu hồi).
- Cột (8) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất (phát sinh từ đầu chương trình đến hết quý báo cáo) nhưng trong quý báo cáo được xác định phải thu hồi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Cột (9) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Trường hợp số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong quý nhỏ hơn số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi phải giảm trừ trong quý thì số tiền ngân hàng thương mại đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất trong quý = 0. Phần chênh lệch giữa số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi phải giảm trừ trong quý và số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong quý được tính vào số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi phải giảm trừ trong quý tiếp theo, hoặc hoàn trả ngân sách nhà nước.
- Ngân hàng thương mại gửi bản chính (ký tên, đóng dấu) kèm bản excel (copy trong thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa, usb, hoặc gửi email theo địa chỉ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp), đảm bảo khớp đúng dữ liệu giữa các bản.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày... tháng... năm...
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ CHỨNG MINH KHÁCH HÀNG ĐÃ ĐƯỢC HỖ TRỢ LÃI SUẤT
Quý…… Năm ……
Đơn vị: Đồng
STT
Tên chi nhánh ngân hàng thương mại (theo địa bàn)/Tên khách hàng
Mã số thuế/ ĐKKD
Số hiệu khế ước nhận nợ/Số tài khoản nhận nợ chi tiết trên hệ thống
Ngày khế ước/Ngày tài khoản nhận nợ chi tiết trên hệ thống
Số hiệu chứng từ HTLS
Ngày chứng từ HTLS
Số tiền đã HTLS theo chứng từ phát sinh trong quý
Số tiền đã HTLS bị thu hồi phải giảm trừ trong quý
Số tiền đề nghị NSNN thanh toán trước trong quý
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10) = 85%x [(8) - (9)]
1
TP. Hà Nội
1.1
Chi nhánh A
1.1.1
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị Định
1.1.1.1
Khách hàng X
...
1.1.1.2
Khách hàng Y
…
1.1.2
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định
1.1.2.1
Khách hàng X’
…
1.1.2.2
Khách hàng Y’
…
2
TP. Hồ Chí Minh
2.1
Chi nhánh X
2.1.1
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định
2.1.1.1
Khách hàng X
…
2.1.1.2
Khách hàng Y
…
2.1.2
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định
2.1.2.1
Khách hàng X’
…
2.1.2.2
Khách hàng Y’
…
…
Tổng số
Ghi chú:
- Cột (8) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất theo các chứng từ hỗ trợ lãi suất phát sinh trong quý (bao gồm cả số tiền đã hỗ trợ lãi suất trong quý phải thu hồi).
- Cột (9) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất theo các chứng từ hỗ trợ lãi suất (gồm chứng từ phát sinh từ đầu chương trình đến hết quý báo cáo) nhưng trong quý báo cáo được xác định phải thu hồi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Cột (10) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Trường hợp số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong quý nhỏ hơn số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi phải giảm trừ trong quý thì số tiền ngân hàng thương mại đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất trong quý = 0. Phần chênh lệch giữa số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi phải giảm trừ trong quý và số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong quý được tính vào số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi phải giảm trừ trong quý tiếp theo, hoặc hoàn trả ngân sách nhà nước.
- Ngân hàng thương mại gửi bản chính (ký tên, Đóng dấu) kèm bản excel (copy trong thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa, usb, hoặc gửi email theo địa chỉ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp), đảm bảo khớp đúng dữ liệu giữa các bản.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày... tháng... năm...
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 4
TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------
BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐỀ NGHỊ TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN HỖ TRỢ LÃI SUẤT
Năm 2022/Năm 2023
Đơn vị: Đồng
STT
Tên chi nhánh ngân hàng thương mại (theo địa bàn)
Dư nợ HTLS Đầu năm
Doanh số phát sinh trong năm
Dư nợ HTLS cuối năm
Số tiền NHTM đã HTLS trong năm
Số tiền đã HTLS bị thu hồi phải giảm trừ trong năm
Số tiền đã được NSNN thanh toán trước trong năm
Số tiền còn lại đề nghị NSNN thanh toán/hoặc giảm trừ trong năm tiếp theo/hoặc hoàn trả NSNN
Cho vay
Thu nợ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)=(7)-(8)-(9)
1
TP. Hà Nội
1.1
Chi nhánh A
1.2
Chi nhánh B
....
2
TP. Hồ Chí Minh
2.1
Chi nhánh X
2.2
Chi nhánh Y
…
3.
Tỉnh..........
3.1
...
…
Tổng số
Ghi chú:
- Cột (3), (4), (5), (6) báo cáo dư nợ hỗ trợ lãi suất đầu năm, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm, doanh số thu nợ hỗ trợ lãi suất trong năm, dư nợ hỗ trợ lãi suất cuối năm (không bao gồm các khoản vay quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này).
- Cột (7) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong năm (bao gồm cả số tiền đã hỗ trợ lãi suất trong năm phải thu hồi).
- Cột (8) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất (phát sinh từ đầu chương trình đến hết năm quyết toán) nhưng trong năm quyết toán được xác định phải thu hồi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Cột (9) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã được ngân sách nhà nước thanh toán trước trong năm theo đề nghị của ngân hàng thương mại tại hồ sơ đề nghị thanh toán trước số tiền đã hỗ trợ lãi suất các quý trong năm. Cột (9) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Cột (10) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Ngân hàng thương mại gửi bản chính (ký tên, đóng dấu) kèm bản excel (copy trong thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa, usb, hoặc gửi email theo địa chỉ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp), đảm bảo khớp đúng dữ liệu giữa các bản.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày... tháng... năm...
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 5
TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ CHỨNG MINH KHÁCH HÀNG ĐÃ ĐƯỢC HỖ TRỢ LÃI SUẤT
Năm 2022/Năm 2023
Đơn vị: Đồng
STT
Tên chi nhánh ngân hàng thương mại (theo địa bàn) /Tên khách hàng
Mã số thuế/ ĐKKD
Số hiệu khế ước nhận nợ /Số tài khoản nhận nợ chi tiết trên hệ thống
Ngày khế ước/Ngày tài khoản nhận nợ chi tiết trên hệ thống
Số hiệu chứng từ HTLS
Ngày chứng từ HTLS
Số tiền đã HTLS theo chứng từ phát sinh trong năm
Số tiền đã HTLS bị thu hồi phải giảm trừ trong năm
Số tiền đã được NSNN thanh toán trước trong năm
Số tiền còn lại đề nghị NSNN thanh toán /hoặc giảm trừ trong năm tiếp theo/hoặc hoàn trả NSNN
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)=(8)-(9)-(10)
1
TP. Hà Nội
1.1
Chi nhánh A
1.1.1
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định
1.1.1.1
Khách hàng X
...
1.1.1.2
Khách hàng Y
…
1.1.2
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị Định
1.1.2.1
Khách hàng X’
…
1.1.2.2
Khách hàng Y’
…
2
TP. Hồ Chí Minh
2.1
Chi nhánh X
2.1.1
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị Định
2.1.1.1
Khách hàng X
…
2.1.1.2
Khách hàng Y
...
2.1.2
Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị Định
2.1.2.1
Khách hàng X’
…
2.1.2.2
Khách hàng Y’
…
...
Tống số
Ghi chú:
- Cột (8) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất theo các chứng từ hỗ trợ lãi suất phát sinh trong năm (bao gồm cả số tiền đã hỗ trợ lãi suất trong năm phải thu hồi).
- Cột (9) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất theo các chứng từ hỗ trợ lãi suất (phát sinh từ đầu chương trình đến hết năm quyết toán) nhưng trong năm quyết toán được xác định phải thu hồi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Cột (10) báo cáo số tiền ngân hàng thương mại đã được ngân sách nhà nước thanh toán trước trong năm theo đề nghị của ngân hàng thương mại tại hồ sơ đề nghị thanh toán trước số tiền đã hỗ trợ lãi suất các quý trong năm. Cột (10) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Cột (11) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Ngân hàng thương mại gửi bản chính (ký tên, đóng dấu) kèm bản excel (copy trong thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa, usb, hoặc gửi email theo địa chỉ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp), đảm bảo khớp đúng dữ liệu giữa các bản.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày... tháng... năm...
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
-------
TỔNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HỖ TRỢ LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NĂM 2022/2023
(Đính kèm Công văn số .../NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính)
Đơn vị: Đồng
STT
Tên ngân hàng thương mại
Dư nợ HTLS đầu năm
Doanh số phát sinh trong năm
Dư nợ HTLS cuối năm
Hạn mức HTLS được thông báo
Theo báo cáo quyết toán của NHTM
Theo báo cáo tổng hợp quyết toán của NHNNVN
Cho
vay
Thu
nợ
Số tiền NHTM đã HTLS
Số tiền đã HTLS bị thu hồi
Số tiền đã được NSNN thanh toán trước
Số tiền còn lại đề nghị NSNN thanh toán /hoặc giảm trừ trong năm tiếp theo/hoặc hoàn trả NSNN
Số tiền NHTM đã HTLS
Số tiền đã HTLS bị thu hồi
Số tiền đã được NSNN thanh toán trước
Số tiền NSNN còn phải thanh toán [nếu (15)>0], hoặc giảm trừ vào năm tiếp theo hoặc phải hoàn trả NSNN [nếu(15)<0]
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)=(12)-(13)-(14)
1
…
Tổng số
Ghi chú:
- Cột (8), (9), (10), (11) báo cáo số liệu theo báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại theo Mẫu số 04 và Mẫu số 05;
- Cột (12), (13), (14), (15) báo cáo số liệu theo báo cáo tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
Mẫu số 07
TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
-------
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỖ TRỢ LÃI SUẤT CẢ CHƯƠNG TRÌNH TRONG 02 NĂM 2022, 2023
Đơn vị: Đồng
STT
Tên chi nhánh ngân hàng thương mại (theo địa bàn)
Dư nợ HTLS đầu chương trình
Doanh số phát sinh trong 02 năm
Dư nợ HTLS cuối chương trình
Theo báo cáo quyết toán của NHTM
Theo thông báo thẩm định của Bộ Tài chính
Cho vay
Thu nợ
Số tiền NHTM đã HTLS trong 02 năm
Số tiền đã HTLS bị thu hồi trong 02 năm
Số tiền đã được NSNN thanh toán trước trong 02 năm
Số tiền NHTM Đã HTLS trong 02 năm
Số tiền Đã HTLS bị thu hồi trong 02 năm
Số tiền đã được NSNN thanh toán trước trong 02 năm
Số tiền NSNN còn phải thanh toán, hoặc NHTM phải hoàn trả NSNN
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
1
TP. Hà Nội
1.1
Chi nhánh A
1.2
Chi nhánh B
…..
2
TP. Hồ Chí Minh
2.1
Chi nhánh X
2.2
Chi nhánh Y
…
3.
Tỉnh ..........
3.1
…
…
Tổng số
Ghi chú:
- Các cột (10), (11), (12), (13) chỉ báo cáo số liệu tại dòng Tổng số.
- Ngân hàng thương mại gửi bản chính (ký tên, đóng dấu) kèm bản excel (copy trong thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa, usb, hoặc gửi email theo địa chỉ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp), đảm bảo khớp đúng dữ liệu giữa các bản.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày... tháng... năm...
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "20/05/2022",
"sign_number": "31/2022/NĐ-CP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-Tu-Lien-tich-12-2001-TTLT-BTP-VKSTC-huong-dan-quy-dinh-phap-luat-thi-hanh-an-dan-su-47428.aspx | Thông Tư Liên tịch 12/2001/TTLT-BTP-VKSTC hướng dẫn quy định pháp luật thi hành án dân sự | BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC
Hà Nội , ngày 26 tháng 2 năm 2001
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TƯ PHÁP - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 12/2001/TTLT-BTP-VKSTC NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Để áp dụng một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự như sau:
I. CÁCH XÁC ĐỊNH "VIỆC" THI HÀNH ÁN:
1. Để thống nhất cách lập hồ sơ, thống kê thi hành án, nay quy định mỗi quyết định thi hành án được coi là một "việc" thi hành án.
Đối với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Toà án (sau đây gọi chung là bản án, quyết định), Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án, cụ thể là:
a. Đối với những bản án, quyết định có nhiều khoản, trong đó có một hoặc nhiều khoản thuộc diện chủ động và một hoặc nhiều khoản thuộc diện thi hành theo đơn yêu cầu, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho tất cả các khoản thuộc diện chủ động thi hành án, còn đối với các khoản thi hành theo đơn yêu cầu, thì tuỳ từng trường hợp, căn cứ vào số lượng đơn yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án.
b. Đối với bản án, quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới,
2. Những trường hợp sau được xác định là việc chưa có điều kiện thi hành án:
a. Người phải thi hành án không có tài sản, thu nhập hợp pháp để thi hành án;
b. Người phải thi hành có tài sản nhưng có giá trị nhỏ không đáng kể để thi hành án;
c. Người phải thi hành án chỉ có tài sản đã bị kê biên, phát mại nhưng không bán được, mà người được thi hành án không đồng ý nhận để thi hành án và người phải thi hành án không còn tài sản có giá trị nào khác;
d. Người phải thi hành án có tài sản nhưng tài sản thuộc diện không được kê biên hoặc chưa được xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tài sản thuộc diện chưa được xử lý (như: di sản thừa kế chưa chia, tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản đang có sự tranh chấp về quyền sở hữu...) mà cơ quan thi hành án đã hướng dẫn cho người được thi hành án, người có quyền lợi liên quan khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết nhưng đương sự chưa khởi kiện hoặc chưa có quyết định của Toà án về việc xử lý tài sản đó.
đ. Người phải thi hành nghĩa vụ trả đất nhưng trên đất có bất động sản được xây dựng hợp lệ trước khi có bản án, quyết định của Toà án mà trong bản án, quyết định đó không đề cập đến việc xử lý bất động sản, khiến cơ quan thi hành án không thể thực hiện việc giao đất đúng theo nội dung bản án, quyết định của Toà án. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án phải có văn bản kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị để khắc phục những thiếu sót trong bản án, quyết định của Toà án.
e. Người phải thi hành nghĩa vụ giao vật đặc định mà vật đó đã bị mất, hư hỏng mà hai bên không thoả thuận được về phương thức thanh toán, cơ quan thi hành án đã hướng dẫn các đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết việc bồi thường, nhưng chưa có quyết định giải quyết của Toà án.
g. Bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ, có sai sót về số liệu hoặc có sai lầm nên không thể thi hành được, cơ quan thi hành án đã có văn bản kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân có thẩm quyền giải thích hoặc thực hiện việc kháng nghị để khắc phục những thiếu sót trong bản án, quyết định của Toà án nhưng chưa có kết quả.
h. Việc thi hành nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, nếu do điều kiện khách quan (ốm đau, đi công ở nước ngoài từ 1 năm trở lên...) mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được các nghĩa vụ đó hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án;
i. Các trường hợp khác do nguyên nhân khách quan mà cơ quan thi hành án không thể thi hành được.
Để xác định bản án, quyết định của Toà án là chưa có điều kiện thi hành, trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Việc xác minh phải lập văn bản, có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án cư trú, công tác hoặc có tài sản.
Khi xác định được một việc là chưa có điều kiện thi hành án, thì tuỳ từng trường hợp mà cơ quan thi hành án ra các quyết định phù hợp: hoãn, tạm đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp chủ động thi hành án thì cơ quan thi hành án phải lập sổ theo dõi riêng và ít nhất mỗi quý có một lần xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.
II. THỜI HIỆU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:
Khi áp dụng quy định về thời hiệu thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án cần lưu ý một số điểm sau:
1. Thời hiệu thi hành án dân sự được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định có phần bị kháng cáo, kháng nghị mà việc xét kháng cáo, kháng nghị của Toà án không ảnh hưởng đến các phần khác, thì thời hiệu thi hành đối với các phần không bị kháng cáo, kháng nghị vẫn được tính từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.
Đối với bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay, thì cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định thi hành án, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu trong thời gian án chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng thời hiệu thi hành án vẫn tính từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp bản án, quyết định quy định cụ thể thời điểm người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn thực hiện. Đối với bản án, quyết định được thi hành theo định kỳ, thì thời hiệu thi hành án được tính cho từng kỳ hạn.
3. Thời hiệu thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày 1.1.1990 (ngày Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 có hiệu lực) được thực hiện như sau:
- Nếu chưa được thi hành thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày 1/1/1990.
- Nếu trước 1/1/1990, bản án, quyết định đã được đưa ra thi hành nhưng chưa được thi hành hoặc được thi hành một phần, thì cơ quan thi hành án phải tiếp tục tổ chức thi hành;
- Nếu sau ngày 1/1/1990 đơn yêu cầu thi hành án đã được trả lại do người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
III. THOẢ THUẬN VÀ TỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN:
1. Trong quá trình thi hành án, chỉ các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế tư nhân mới có quyền thoả thuận với nhau về nội dung việc thi hành án, nhưng việc thoả thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp các bên đương sự thoả thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án, thì cơ quan thi hành án lập biên bản về nội dung thoả thuận và ra quyết định đình chỉ thi hành về phần đó.
2. Trong quá trình thi hành án, các bên được thoả thuận với nhau về thời gian, địa điểm và phương thức thi hành án. Cơ quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ nội dung thoả thuận và để cho các đương sự tự nguyện thi hành thoả thuận đó. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo đúng nội dung thoả thuận thì cơ quan thi hành án thi hành theo đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án.
IV. KÊ BIÊN, GIAO BẢO QUẢN, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN:
1. Kê biên tài sản:
a. Đối với những tài sản phải làm thủ tục sang tên, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án đã mua hoặc đã được tặng cho hợp pháp (có giấy mua bán hợp pháp, xác nhận của chủ sở hữu...) nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên, đăng ký quyền sử hữu, quyền sử dụng các tài sản đó thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên để bảo đảm thi hành án.
Đối với các trường hợp sau khi có bản án, quyết định của Toà án, người phải thi hành án đã chuyển nhượng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, thì Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản đó và có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ giao dịch đó. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ bỏ giao dịch đó.
b. Việc kê biên nhà ở chỉ thực hiện khi các tài sản khác không đủ để thi hành án và số tiền phải thi hành án tương đối lớn đòi hỏi phải kê biên nhà, trừ trường hợp người phải thi hành án đề nghị kê biên nhà để đảm bảo thi hành án. Việc xác định số tiền phải thi hành án là tương đối lớn cần căn cứ vào mức sinh hoạt của từng địa phương, tương quan giữa số tiền phải thi hành án và giá trị nhà tại thời điểm kê biên.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người phải thi thi hành án có nhà đất tuy chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nhưng nếu có căn cứ xét thấy căn nhà do người phải thi hành án đã tạo dựng, sử dụng ổn định, không có tranh chấp, không nằm trong khu quy hoạch, di dời và thuộc diện được xét cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, thì cơ quan thi hành án được kê biên để đảm bảo thi hành án.
c. Việc xác định công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường không được kê biên, cần căn cứ vào điều kiện lao động tối thiểu theo từng ngành nghề hoặc điều kiện sinh hoạt tối thiểu hàng ngày tại địa phương nơi người phải thi hành án sinh sống và các tài sản này có giá trị không lớn.
Công cụ lao động thông thường cần thiết là những công cụ lao động tối thiểu phục vụ sản xuất có giá trị không lớn như: cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xích lô .... Các công vụ lao động có giá trị như: xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy cày, máy xay xát..., thì Chấp hành viên vẫn kê biên, phát mại để thi hành án và trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác.
Đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết là vật dụng phục vụ điều kiện sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của người phải thi hành án và gia đình như: nồi xoong, bát đĩa, gường, tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác.
Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang có giá trị như: ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà, máy giặt, máy vi tính, nhẫn vàng..., thì cơ quan thi hành án vẫn kê biên để đảm bảo thi hành án.
d. Việc kê biên tài sản đã được thế chấp, cầm cố:
Đối với tài sản của người phải thi hành án đã được thế chấp, cầm cố hợp pháp trong các giao dịch dân sự, nếu không có tài sản nào khác và tài sản đó có giá trị lớn hơn toàn bộ nghĩa vụ đã được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố, kể cả các chi phí liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê biên, bán đấu giá tài sản, thì chấp hành viên có thể kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án mặc dù hợp đồng thế chấp, cầm cố chưa đến hạn, nhưng trước khi kê biên tài sản Chấp hành viên phải thông báo cho người nhận thế chấp, cầm cố biết.
Trong các trường hợp kê biên tài sản, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản kê biên, thì cơ quan thi hành án phải giải thích cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản về quyền khởi kiện ra Toà án trong thời hạn theo quy định chung. Nếu vụ việc được Toà án thụ lý, thì việc xử lý tài sản, đã kê biên chỉ được thực hiện sau khi quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án có hiệu lực pháp luật.
2. Giao bảo quản tài sản kê biên.
a. Sau khi kê biên tài sản, Chấp hành viên giao tài sản cho người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản. Nếu người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản từ chối bảo quản tài sản hoặc xét thấy đương sự có khả năng tẩu tán, huỷ hoại tài sản, thì Chấp hành viên có thể giao cho cơ quan chức năng hoặc thuê bảo quản tài sản.
Đối với các trường hợp giao, thuê bảo quản tài sản nêu trên phải được lập biên bản xác định rõ tình trạng tài sản.
b. Đối với loại tài sản theo quy định phải do các cơ quan chức năng khác quản lý, bảo quản, như: vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tác phẩm văn hoá, nghệ thuật..., thì sau khi kê biên, cơ quan thi hành án giao các loại tài sản đó cho các cơ quan chức năng bảo quản theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý tài sản kê biên:
a. Sau khi kê biên, định giá, nếu người phải thi hành án, người được thi hành án thoả thuận được với nhau về việc nhận tài sản kê biên để thi hành án, thì cơ quan thi hành án giao tài sản đã kê biên cho người được thi hành án nhận để trừ vào nghĩa vụ thi hành án.
b. Đối với tài sản thuộc diện tươi sống, mau hỏng như: rau quả, thực phẩm tươi sống..., sau khi kê biên, cơ quan thi hành án tổ chức bán ngay với sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát cùng cấp, Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bán tài sản và phải lập biên bản về việc bán tài sản.
c. Trong trường hợp trả nhà, giao nhà cho người mua theo thủ tục đấu giá hoặc người được thi hành án nhận nhà để thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu người phải thi hành án và gia đình tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Nếu người phải thi hành án và gia đình họ không tự nguyện, thì cơ quan thi hành án lập biên bản liệt kê chi tiết các loại tài sản, cho chuyển tài sản ra khỏi nhà và yêu cầu người phải thi hành án và gia đình họ nhận lại tài sản. Nếu người phải thi hành án và gia đình từ chối nhận tài sản thì cơ quan thi hành án thuê bảo quản tài sản, thông báo và ấn định thời hạn thích hợp (ĩt nhất là ba tháng) để người phải thi hành án và gia đình họ đến nhận lại tài sản. Sau thời hạn ấn định, người phải thi hành án và gia đình họ không đến nhận lại tài sản, thì cơ quan thi hành án xử lý các tài sản đó như sau:
- Đối với các loại tài sản có giá trị, cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá và gửi số tiền bán tài sản vào ngân hàng đồng thời thông báo cho người phải thi hành án nhận tiền bán tài sản. Sau thời hạn một năm, kể từ ngày thông báo mà người phải thi hành án không đến nhận số tiền bán tài sản, thì cơ quan thi hành án nộp số tiền đó vào Kho bạc nhà nước để sung công.
- Đối với các loại tài sản đã bị hư hỏng, cơ quan thi hành án tiến hành tiêu huỷ theo quy định của pháp luật. Riêng những loại giấy tờ, tài liệu, các loại chứng chỉ, văn bằng hoặc đồ vật có giá trị về tinh thần, cơ quan thi hành án tiếp tục thuê bảo quản.
Chi phí bán, bảo quản tài sản trong các trường hợp trên do người phải thi hành án chịu.
d. Trước khi bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, các đồng sở hữu được quyền ưu tiên mua lại tài sản trong thời hạn 3 tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản theo giá Hội đồng định giá tài sản đã định. Hết thời hạn ưu tiên mà các đồng sở hữu không mua thì tài sản được bán đấu giá theo thủ tục chung.
đ. Đối với tài sản đã đưa ra bán đấu giá ít nhất là hai lần nhưng không bán được, thì cơ quan thi hành án yêu cầu người được thi hành án nhận để thi hành án. Việc nhận tài sản phải đảm bảo nguyên tắc: người nhận tài sản chỉ được hưởng phần giá trị tài sản tương ứng với phần mà họ được nhận theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ chi trả tiền thi hành án được quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự và Điểm g Mục 3 phần IV của Thông tư này, nếu như tài sản bán được.
e. Trường hợp cơ quan thi hành án uỷ quyền bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản, thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thông báo cho đương sự biết và theo dõi việc thực hiện hợp đồng của Trung tâm bán đấu giá tài sản.
g. Thanh toán tiền bán tài sản:
- Tính đến thời điểm chi trả tiền thi hành án, số tiền thu được từ việc bán tài sản của người phải thi hành án được chi trả cho tất cả những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu thi hành án theo thứ tự, tỷ lệ quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự, mặc dù thời điểm làm đơn yêu cầu thi hành án của các đương sự là khác nhau.
- Trường hợp nhiều người được thi hành án nhưng chỉ có một số người có đơn yêu cầu thi hành án trong khi người phải thi hành án chỉ có duy nhất một tài sản có giá trị (nhà, đất...), thì số tiền thu được từ việc bán tài sản, cơ quan thi hành án tạm thời gửi vào Ngân hàng khoản tiền tương ứng với tỷ lệ những người được thi hành án khác chưa làm đơn yêu cầu sẽ được nhận, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 3 tháng cho những người được thi hành án khác về quyền làm đơn yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án không nhận được đơn yêu cầu thi hành án của những người khác, thì số tiền còn lại được thanh toán tiếp cho những người đã có đơn yêu cầu thi hành án trước đây.
- Số tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp, cầm cố hợp pháp hoặc tài sản đã được Toà án tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án cho một nghĩa vụ cụ thể, thì được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đó.
- Nếu người phải thi hành án không có tài sản có giá trị nào khác ngoài nhà ở và đó là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình, thì khi kê biên, bán đấu giá, tuỳ vào điều kiện cụ thể của đương sự, sau khi thống nhất với Viện Kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thể trích lại một khoản tiền để tạo điều kiện về chỗ ở cho người phải thi hành án và gia đình họ.
- Trường hợp chỉ có vợ hoặc chồng là người phải thi hành án, nếu vợ hoặc chồng không khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia khối tài sản chung, thì khi bán tài sản, cơ quan thi hành án thanh toán lại cho vợ hoặc chồng số tiền thu được từ việc bán tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình (chưa trừ đi chi phí về kê biên, bán đấu giá).
V. THI HÀNH NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN ĐÃ CHẾT:
1. Trường hợp bản án, quyết định của Toà án mà theo đó nghĩa vụ liên đới không xác định rõ phần nghĩa vụ của từng người, thì cơ quan thi hành án yêu cầu một hoặc một số người có điều kiện thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới.
2. Trường hợp bản án, quyết định của Toà án mà theo đó nghĩa vụ liên đới xác định rõ phần của từng người và họ đều có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu mỗi người thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Nếu một trong những người có nghĩa vụ liên đới không có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu những người có điều kiện thi hành án thực hiện thay phần nghĩa vụ của người đó.
3. Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án của người khác có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định tại Điều 304 của Bộ luật dân sự.
4. Việc thi hành nghĩa vụ tài sản của người phải thi hành án đã chết được áp dụng theo quy định tại Điều 640 của Bộ luật dân sự.
VI. KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN:
1. Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản để thi hành án theo quy định của Điều 19, Điều 20, Điều 21 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân và quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự.
Chậm nhất 7 ngày sau khi ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, cơ quan thi hành án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để thực hiện kiểm sát theo chức năng.
2. Phối hợp trong công tác thi hành án:
a. Hàng năm, Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức họp ít nhất là 1 lần vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 để rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo và biện pháp thực hiện công tác thi hành án.
b. Giao cho Vụ Kiểm sát thi hành án và Cục quản lý thi hành án dân sự phối hợp kiểm sát, kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương mỗi năm ít nhất một lần.
c. Giao cho Vụ Kiểm sát thi hành án và Cục quản lý thi hành án dân sự thống nhất mẫu thống kê và số liệu báo cáo kết quản thi hành án dân sự vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm để hai ngành báo cáo trước Quốc hội.
d. Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân, thủ trưởng cơ quan thi hành án tại các địa phương phải thường xuyên phối hợp để thực hiện tốt công tác thi hành án và kiểm sát thi hành án.
e. Trường hợp Viện Kiểm sát nhân dân rút hồ sơ thi hành án để thực hiện chức năng kiểm sát phải thực hiện bằng văn bản. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, Viện Kiểm sát nhân dân phải thông báo kết quả kiểm sát đối với vụ việc và trả lại hồ sơ để cơ quan thi hành án có cơ sở tiếp tục việc thi hành án. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, cần phải có sự trao đổi thống nhất ý kiến giữa các ngành hữu quan, thì thời hạn nói trên cũng không vượt quá 60 ngày.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có biện pháp giải quyết.
KT. Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Thứ trưởng
Nguyễn Văn Sản
(Đã ký)
KT. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Phó viện trưởng
Trần Thu
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "26/02/2001",
"sign_number": "12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC",
"signer": "Nguyễn Văn Sản, Trần Thu",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-01-2019-TT-BKHCN-quy-dinh-ve-bao-dam-an-ninh-nguon-phong-xa-417052.aspx | Thông tư 01/2019/TT-BKHCN quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2019/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ kín và Pu-239 được sử dụng như nguồn phóng xạ có hoạt độ trên mức miễn trừ khai báo, cấp giấy phép (sau đây gọi tắt là nguồn phóng xạ) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ và vận chuyển nguồn phóng xạ theo quy định tại khoản 1 Điều này trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh và Cơ quan Công an.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành động tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại, vận chuyển và chuyển giao trái phép nguồn phóng xạ; và áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ.
2. Nguồn phóng xạ kín là chất phóng xạ được kết cấu kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt hoặc được chế tạo dưới dạng một khối rắn bảo đảm không cho chất phóng xạ thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường và trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra.
3. Khóa an ninh là loại khóa được thiết; kế với độ tin cậy cao đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
4. Khu vực kiểm soát an ninh là vùng được kiểm soát ngăn chặn người không có nhiệm vụ đi vào khu vực này nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: sử dụng khóa an ninh, thiết bị phát hiện và báo động xâm nhập, thiết bị quan sát bằng hình ảnh và các biện pháp kiểm soát hành chính. Khu vực kiểm soát an ninh bao gồm phòng đặt nguồn phóng xạ và các lối tiếp cận, phòng điều khiển nguồn, phòng điều khiển hệ thống an ninh, bể xử lý nước cho bể chứa nước bảo quản nguồn phóng xạ và các khu vực khác có thể gây ảnh hưởng tới an ninh nguồn phóng xạ.
5. Kiểm đếm là việc kiểm tra xác nhận sự tồn tại và số lượng của nguồn phóng xạ tại nơi đặt nguồn bằng mắt thường hoặc bằng cách sử dụng thiết bị đo bức xạ thích hợp hoặc bằng biện pháp kiểm tra gián tiếp khác.
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
1. Người đứng đầu tổ chức hoặc cá nhân có nguồn phóng xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
2. Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ.
3. Việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện trong suốt vòng đời của nguồn đến khi nguồn phóng xạ đạt mức miễn trừ khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ phải được xem xét từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau, không gây ảnh hưởng xấu đến nhau.
Điều 4. Mức an ninh nguồn phóng xạ
1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.
2. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;
b) Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;
c) Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;
d) Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B và C theo quy định tại các điểm a, b, và c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh theo các mẫu tương ứng với mức an ninh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa và dấu hiệu cảnh báo bức xạ bổ sung theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp nguồn phóng xạ sử dụng di động, phải xây dựng và thực hiện bổ sung Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này); thông báo cho các Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại địa phương trên tuyến đường vận chuyển về thời điểm dự kiến vận chuyển nguồn phóng xạ đến và đi, thời gian, địa điểm sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ tại các địa phương đó.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ hàng quý; lập hồ sơ kiểm đếm, ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm. Trong trường hợp bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, tạm dừng dây chuyền sản xuất đối với các thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ lắp đặt trên dây chuyền sản xuất, việc kiểm đếm phải được thực hiện hàng tuần;
b) Gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa theo quy định tại mục 1 và 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện có đối tượng tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ hoặc có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, phá hoại nguồn phóng xạ phải:
a) Áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục;
b) Trong vòng 08 giờ kể từ khi phát hiện sự việc: thông báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự việc và Cơ quan Công an nơi gần nhất bằng văn bản hoặc fax hoặc qua điện thoại;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự việc: gửi báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự việc và Cơ quan Công an gần nhất. Báo cáo phải trình bày rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả, các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng và kế hoạch thực hiện để tránh xảy ra sự việc tương tự.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển nguồn phóng xạ
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ, đường sắt, và đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển theo Mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường hàng không có trách nhiệm tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân phải:
a) Áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục;
b) Trong vòng 08 giờ kể từ khi phát hiện sự cố: thông báo cho Cục An toàn,bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Cơ quan Công an nơi gần nhất bằng văn bản hoặc fax hoặc qua điện thoại;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự cố: gửi báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Cơ quan Công an gần nhất. Báo cáo phải trình bày rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả, các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng và kế hoạch thực hiện để tránh xảy ra sự việc tương tự.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ trên địa bàn thực hiện Thông tư này.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
2. Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT- BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Thông tư số 05/2017/TT- BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ngưng hiệu lực một phần Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, ATBXHN, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Công Tạc
PHỤ LỤC I
MẪU KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG, LƯU GIỮ VÀ VẬN CHUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Thể thức bản kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
a) Bản kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ bao gồm trang bìa chính, trang bìa phụ, nội dung chính của kế hoạch và các tài liệu kèm theo (nếu có).
b) Bản kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ và các tài liệu kèm theo trong kế hoạch (nếu có) phải đóng thành quyển.
2. Cấu trúc và nội dung bản kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
TT
Mẫu kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
Mẫu số
I
Mẫu kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong sử dụng và lưu giữ
1
Trang bìa chính
Mẫu số 01/PLI
2
Trang bìa phụ
Mẫu số 02/PLI
3
Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
3.1
Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B trong quá trình sử dụng và lưu giữ
Mẫu số 03/PLI
3.2
Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C trong quá trình sử dụng và lưu giữ
Mẫu số 04/PLI
3.3
Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B, C sử dụng di động
Mẫu số 05/PLI
II
Mẫu kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển
1
Trang bìa chính
Mẫu số 06/PLI
2
Trang bìa phụ
Mẫu số 07/PLI
3
Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
Mẫu số 08/PLI
Mẫu số 01/PLI
01/2019/TT-BKHCN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH
ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG, LƯU GIỮ
NGUỒN PHÓNG XẠ
……., tháng …… năm 20…….
Mẫu số 02/PLI
01/2019/TT-BKHCN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH
ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG, LƯU GIỮ NGUỒN PHÓNG XẠ
Phiên bản:
Số trang:
Ngày hiệu lực:
Đại diện Bộ phận lập Kế hoạch an ninh
Đại diện Tổ chức phê duyệt
Họ và tên/
Chức danh
Chữ ký
…, ngày/tháng/năm
…….., ngày tháng năm 20…....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(ký, đóng dấu)
Phụ trách ATBX
Kiểm tra
Họ và tên/
Chức danh
Chữ ký
…, ngày/tháng/năm
Trưởng phòng Hành chính quản trị
Mẫu số 03/PLI
01/2019/TT-BKHCN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ THUỘC MỨC AN NINH A, B TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ
A. Phần I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Thông tin về cơ sở
- Tên cơ sở:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác với địa chỉ trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
- Địa chỉ nơi đặt nguồn phóng xạ:
2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên:
- Chức vụ:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
3. Thông tin về người phụ trách an toàn bức xạ
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ: số......., ngày…….tháng…….năm……..
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn bức xạ: số……., ngày…….tháng…….năm………..
4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của cá nhân liên quan
a) Quy định rõ cơ cấu tổ chức và có sơ đồ tổ chức liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở.
b) Nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong cơ sở liên quan tới việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, bao gồm:
- Người đứng đầu tổ chức;
- Người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở;
- Lực lượng an ninh, bảo vệ;
- Nhân viên bức xạ và các nhân viên khác có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ;
- Các phòng ban liên quan (nếu có).
B. Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
I. Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh
Cơ sở phải thiết lập khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ và mô tả chi tiết về khu vực này với các nội dung như sau:
1. Thông tin về cơ sở, khu vực xung quanh
- Địa điểm của cơ sở: Mô tả đầy đủ và rõ ràng vị trí của cơ sở đối với cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt lưu ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến an ninh như các trung tâm thương mại, chính trị, xã hội, các trục đường lớn dẫn vào cơ sở, đồn công an, doanh trại quân đội v.v.. trong khu vực xung quanh cơ sở.
- Mô tả khu vực làm việc chung, bao gồm các khu vực bên ngoài khu vực kiểm soát an ninh như khu vực hành chính, tiếp khách... chỉ rõ khu vực có đông người qua lại, khu vực có ít người qua lại.
- Các sơ đồ mặt bằng liên quan tới vấn đề bảo đảm an ninh: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của cơ sở và các khu vực xung quanh; sơ đồ mặt bằng chi tiết của cơ sở và sơ đồ mặt bằng của khu vực có nguồn phóng xạ.
- Mô tả khu vực làm việc bên trong khu vực kiểm soát an ninh, trong đó nêu rõ vị trí đặt nguồn phóng xạ (vị trí tòa nhà chứa nguồn, vị trí cụ thể của nguồn trong tòa nhà).
- Thời gian làm việc của cơ sở và thời gian làm việc với nguồn phóng xạ.
2. Thông tin về nguồn phóng xạ
- Tên đồng vị phóng xạ.
- Hoạt độ nguồn phóng xạ và ngày xác định hoạt độ.
- Phân nhóm nguồn phóng xạ và mức an ninh tương ứng.
- Số Model và Sêri của nguồn và của thiết bị chứa nguồn.
- Dấu hiệu nhận biết và ảnh chụp nguồn.
- Dạng vật lý và hóa học của nguồn.
- Suất liều phóng xạ trong điều kiện không vận hành.
II. Đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ
Mục này mô tả đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở, bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích vị trí của cơ sở liên quan tới khả năng tiếp cận trái phép, chiếm đoạt nguồn phóng xạ hoặc thực hiện hành vi phá hoại đối với cơ sở, nguồn phóng xạ;
- Phân tích tình hình an ninh, trật tự xã hội ở khu vực xung quanh cơ sở;
- Phân tích những nguy cơ tiềm ẩn hoặc sự cố đã từng xảy ra liên quan đến việc sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ như:
+ Kẻ xấu thực hiện hành vi phá hoại sử dụng chất nổ, gây cháy, đập phá khu vực đặt nguồn phóng xạ;
+ Kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, người lạ xâm nhập trái phép khu vực kiểm soát an ninh;
+ Sự cố mất nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng, lưu giữ;
+...
III. Hệ thống bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ của cơ sở
Hệ thống bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải bao gồm các nội dung sau:
- Lực lượng an ninh: Nêu số lượng và vị trí lực lượng bảo vệ đối với từng ca làm việc trong và ngoài giờ hành chính; tần suất tuần tra, số lượng nhân viên thực hiện tuần tra.
- Danh mục các thiết bị an ninh, trong đó bao gồm tên, số lượng, mô tả đặc trưng, thông số kỹ thuật của từng thiết bị, sơ đồ lắp đặt của các thiết bị an ninh. Cụ thể bao gồm:
+ Các thiết bị bảo đảm chức năng phát hiện bao gồm: hệ thống camera giám sát để đánh giá tình trạng của khu vực kiểm soát an ninh cũng như kiểm soát lối ra vào của khu vực kiểm soát an ninh. Đối với nguồn nhóm A phải trang bị hệ thống cảm biến phát hiện xâm nhập trái phép, hệ thống báo động lối ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ;
+ Các thiết bị bảo đảm chức năng trì hoãn bao gồm: tường bao, cửa, khóa1, hàng rào và các tủ chứa. Thiết bị chứa nguồn có thể là biện pháp trì hoãn nếu thiết bị đó không thể di chuyển hoặc cần nhiều thời gian để tháo nguồn ra khỏi thiết bị.
IV. Quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
1. Quy định chung
- Cơ sở phải xây dựng các quy trình cụ thể để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
- Từng quy trình được cung cấp cho các cá nhân có liên quan trong quy trình đó sử dụng. Cá nhân sử dụng quy trình có trách nhiệm vận hành thành thạo quy trình và bảo mật thông tin liên quan tới quy trình.
- Các quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện cả trong thời gian cơ sở tạm dừng sản xuất, tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.
- Các quy trình được xây dựng riêng và là phụ lục đính kèm theo Kế hoạch bảo đảm an ninh.
2. Các quy trình cụ thể
2.1. Quy trình hoạt động trong giờ làm việc và giờ nghỉ
Quy trình hoạt động trong giờ làm việc và giờ nghỉ bao gồm các nội dung sau:
- Xác định giờ làm việc, giờ nghỉ và thiết lập hệ thống an ninh tương ứng trong giờ làm việc và giờ nghỉ;
- Mô tả các bước để chuyển giao trách nhiệm khi đổi ca làm việc (nếu có);
- Liệt kê từng bước cụ thể để khóa và mở khóa cửa ra vào, kích hoạt hoặc tạm ngừng hoạt động hệ thống cảm biến phát hiện xâm nhập trái phép, hệ thống camera giám sát trong giờ làm việc hoặc trong giờ nghỉ tại cơ sở.
2.2 Quy trình bảo dưỡng thiết bị an ninh
Quy trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị an ninh bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm bảo dưỡng;
- Tần suất bảo dưỡng;
- Thời gian bảo dưỡng;
- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ được áp dụng trong quá trình bảo dưỡng và trong trường hợp thiết bị an ninh bị hỏng đột xuất;
- Các nội dung bảo dưỡng bao gồm: kiểm tra hoạt động của thiết bị và độ chính xác của thiết bị trong điều kiện hoạt động bình thường.
2.3. Quy trình quản lý khóa và chìa khóa
Quy trình quản lý khóa và chìa khóa bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khóa và chìa khóa;
- Loại khóa được sử dụng;
- Tần suất, thời gian kiểm kê và kiểm tra định kỳ khóa và chìa khóa tại cơ sở.
2.4. Quy trình kiểm tra lý lịch nhân viên
Quy trình kiểm tra lý lịch nhân viên bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra;
- Các biện pháp được áp dụng để kiểm tra lý lịch nhân viên: sơ yếu lý lịch, lịch sử làm việc và lý lịch tư pháp đối với những cá nhân có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ và/hoặc thông tin an ninh nhạy cảm;
- Thời điểm và tần suất kiểm tra để bảo đảm độ tin cậy của nhân viên trong quá trình làm việc. Việc kiểm tra phải được thực hiện trước và định kỳ trong thời gian nhân viên có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ, khu vực kiểm soát an ninh, thông tin an ninh nhạy cảm liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
2.5. Quy trình kiểm soát ra vào
Quy trình kiểm soát ra vào để bảo đảm chỉ có người được phép mới có quyền ra vào khu vực kiểm soát an ninh và tiếp cận nguồn phóng xạ, được áp dụng với các đối tượng sau:
- Người được phép ra vào không cần có người đi kèm: là nhân viên của tổ chức được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và được người đứng đầu tổ chức này cho phép bằng văn bản, phải mang thẻ có dấu hiệu nhận dạng;
- Đối tượng khác khi vào khu vực kiểm soát an ninh: cần có người phụ trách an toàn bức xạ hoặc người được người đứng đầu tổ chức được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phân công đi kèm.
Quy trình kiểm soát ra vào bao gồm các nội dung sau:
- Thủ tục hành chính đối với cá nhân làm việc tại cơ sở, các đối tượng khác và các bước thực hiện;
- Biện pháp kỹ thuật như: khóa nhận diện người được phép ra vào và các bước thực hiện.
2.6. Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ
Cơ sở phải có phòng an ninh riêng, có cán bộ giám sát để bảo đảm khả năng kiểm soát và bảo vệ nguồn phóng xạ.
Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
- Trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trong việc vận hành các thiết bị an ninh, tuần tra, quản lý hệ thống camera, cảm biến, báo động,... trong và ngoài giờ làm việc;
- Danh mục các phương tiện thông tin liên lạc trang bị cho lực lượng bảo vệ để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng ứng phó khi có sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ.
2.7. Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh hạt nhân (trong và ngoài giờ làm việc)
Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh bao gồm các thông tin sau:
- Các tình huống mất an ninh (tiếp cận trái phép vùng kiểm soát an ninh, phá hoại vùng kiểm soát an ninh, sự cố cháy, nổ...);
- Phân công trách nhiệm đối với Ban lãnh đạo cơ sở, nhân viên bảo vệ, đội ứng phó;
- Phối hợp với lực lượng bên ngoài: lực lượng cứu hỏa, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và hệ thống ứng phó khẩn cấp địa phương và quốc gia;
- Số điện thoại liên lạc của các cá nhân liên quan;
- Các bước cụ thể được tiến hành khi có sự cố xảy ra;
- Tần suất thực hành/ diễn tập ứng phó sự cố mất an ninh hạt nhân.
2.8. Quy trình kiểm đếm nguồn
Nguồn thuộc mức an ninh A phải được kiểm đếm hàng ngày. Nguồn thuộc mức an ninh B phải được kiểm đếm hàng tuần.
Quy trình kiểm đếm nguồn bao gồm:
- Thông tin chi tiết về người chịu trách nhiệm kiểm đếm nguồn;
- Thời gian, tần suất và cách thức kiểm đếm nguồn.
2.9. Quy trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở
Quy trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở bao gồm các nội dung sau:
- Phân công trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong quá trình chuyển giao nguồn phóng xạ tại cơ sở;
- Mẫu biên bản giao nhận (bao gồm thời gian chuyển giao, cá nhân tham gia).
2.10. Quy trình đánh giá thực trạng an ninh tại cơ sở
Định kỳ hàng năm, cơ sở phải tiến hành đánh giá thực trạng an ninh tại cơ sở về:
- Hiệu quả vận hành của hệ thống an ninh;
- Mức độ chấp hành của các cá nhân, đơn vị có liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở;
- Tính hiệu quả, mức độ chấp hành các quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở;
- Nhận thức về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ của các cá nhân liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở.
Quy trình đánh giá thực trạng an ninh tại cơ sở cần nêu rõ:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá thực trạng an ninh;
- Thời gian thực hiện việc đánh giá;
- Các nội dung thực hiện đánh giá và các bước tiến hành cụ thể.
2.11. Quy trình cập nhật, sửa đổi kế hoạch bảo đảm an ninh
Việc cập nhật, sửa đổi kế hoạch bảo đảm an ninh phải dựa trên nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ (xây dựng tại mục II) và kết quả đánh giá thực trạng an ninh định kỳ tại cơ sở. Quy trình cập nhật, sửa đổi kế hoạch bảo đảm an ninh phải quy định rõ:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm sửa đổi, cập nhật kế hoạch bảo đảm an ninh;
- Các trường hợp cần sửa đổi, cập nhật kế hoạch bảo đảm an ninh;
- Các bước để tiến hành phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch cập nhật.
2.12. Quy trình bảo mật thông tin
Danh mục về những nội dung, thông tin nhạy cảm, bao gồm:
- Thông tin về nguồn phóng xạ và vị trí đặt nguồn phóng xạ;
- Thiết bị chứa nguồn phóng xạ;
- Kế hoạch di chuyển nguồn phóng xạ;
- Các loại thiết bị an ninh được sử dụng và vị trí lắp đặt;
- Kế hoạch bảo đảm an ninh; người được quyền tiếp cận và thời gian tiếp cận khu vực kiểm soát an ninh;
- Sự phân công và bố trí lực lượng bảo vệ;
- Mã PIN và mã số bí mật của khóa cửa, hộp đựng chìa khóa, thiết bị an ninh;
- Danh sách cá nhân được quyền tiếp cận nguồn phóng xạ, khu vực kiểm soát an ninh;
- Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị bảo đảm an ninh;
- Kết quả đánh giá thực trạng an ninh định kỳ tại cơ sở.
Quy trình bảo mật thông tin bao gồm các nội dung:
- Các biện pháp bảo mật thông tin được áp dụng;
- Thông tin về cá nhân, đơn vị liên quan đến việc bảo mật thông tin tại cơ sở và phân công trách nhiệm tương ứng;
- Quy định về việc cá nhân được quyền tiếp cận thông tin nhạy cảm phải bảo đảm việc giữ bí mật các thông tin liên quan tới an ninh nguồn phóng xạ;
- Quy định trách nhiệm, hình thức xử lý nếu cung cấp thông tin trái phép cho cá nhân/ tổ chức khác.
V. Đào tạo về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở, lưu giữ hồ sơ và báo cáo
1. Đào tạo về bảo đảm an ninh tại cơ sở
Nội dung này quy định về:
- Đối tượng cần đào tạo;
- Nội dung đào tạo;
- Cách thức đào tạo;
- Tần suất đào tạo cho các đối tượng: việc tổ chức đào tạo về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện khi các cá nhân liên quan bắt đầu vào làm việc và định kỳ 03 năm một lần phải tổ chức đào tạo nhắc lại.
2. Lưu giữ hồ sơ
Việc lưu giữ hồ sơ bao gồm các nội dung sau:
- Quy định rõ cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ.
- Các thông tin sau phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ tại cơ sở:
+ Thông tin về nguồn phóng xạ;
+ Thông tin về hệ thống an ninh;
+ Kết quả bảo dưỡng thiết bị an ninh;
+ Kết quả kiểm kê khóa, chìa khóa;
+ Kết quả kiểm tra lý lịch nhân viên;
+ Lịch sử ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
+ Kết quả kiểm đếm nguồn;
+ Hồ sơ chuyển giao nguồn trong nội bộ cơ sở;
+ Kết quả đánh giá thực trạng an ninh;
+ Kết quả cập nhật, sửa đổi kế hoạch bảo đảm an ninh;
+ Hồ sơ về sự cố mất an ninh xảy ra tại cơ sở;
+ Hồ sơ đào tạo.
3. Báo cáo nội bộ
Mục này quy định các loại báo cáo trong nội bộ cơ sở (có thể gồm báo cáo nội bộ định kỳ hàng năm và báo cáo nội bộ bất thường khi có sự cố liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ).
Mẫu số 04/PLI
01/2019/TT-BKHCN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
THUỘC MỨC AN NINH C TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ
A. Phần I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Thông tin về cơ sở
- Tên cơ sở:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác với địa chỉ trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
- Địa chỉ nơi đặt nguồn phóng xạ:
2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên:
- Chức vụ:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
3. Thông tin về người phụ trách an toàn bức xạ
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ: số……., ngày……..tháng…….năm……..
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn bức xạ: số…….., ngày…….tháng……..năm………..
4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của cá nhân liên quan
a) Quy định rõ cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở.
b) Nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong cơ sở liên quan tới việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, bao gồm:
- Người đứng đầu tổ chức;
- Người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở;
- Lực lượng an ninh, bảo vệ;
- Nhân viên bức xạ và các nhân viên khác có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ;
- Các phòng ban liên quan (nếu có).
B. Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
I. Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh
Cơ sở phải thiết lập khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ và mô tả chi tiết về khu vực này với các nội dung như sau:
1. Thông tin về cơ sở, khu vực xung quanh
- Địa điểm của cơ sở: Mô tả đầy đủ và rõ ràng vị trí của cơ sở đối với cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt lưu ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến an ninh như các trung tâm thương mại, chính trị, xã hội, các trục đường lớn dẫn vào cơ sở, đồn công an, doanh trại quân đội v.v... trong khu vực xung quanh cơ sở.
- Mô tả khu vực làm việc chung, bao gồm các khu vực bên ngoài khu vực kiểm soát an ninh, chỉ rõ khu vực có đông người qua lại, khu vực có ít người qua lại.
- Các sơ đồ mặt bằng liên quan tới vấn đề bảo đảm an ninh: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của cơ sở và các khu vực xung quanh; sơ đồ mặt bằng chi tiết của cơ sở và sơ đồ mặt bằng của khu vực có nguồn phóng xạ.
- Mô tả khu vực làm việc bên trong khu vực kiểm soát an ninh, trong đó nêu rõ vị trí đặt nguồn phóng xạ (vị trí tòa nhà chứa nguồn, vị trí cụ thể của nguồn trong tòa nhà).
- Thời gian làm việc của cơ sở và thời gian làm việc với nguồn phóng xạ.
2. Thông tin về nguồn phóng xạ
- Tên đồng vị phóng xạ.
- Hoạt độ nguồn và ngày xác định hoạt độ.
- Số Model và Sêri của nguồn và của thiết bị chứa nguồn.
- Dấu hiệu nhận biết và ảnh chụp nguồn.
- Dạng vật lý và hóa học của nguồn.
- Suất liều phóng xạ trong điều kiện không vận hành.
II. Đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ
Mục này mô tả đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở, trong đó bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích vị trí của cơ sở liên quan tới khả năng tiếp cận trái phép, chiếm đoạt nguồn phóng xạ hoặc thực hiện hành vi phá hoại đối với cơ sở, nguồn phóng xạ;
- Phân tích tình hình an ninh, trật tự xã hội ở khu vực xung quanh cơ sở;
- Phân tích những nguy cơ tiềm ẩn hoặc sự cố đã từng xảy ra liên quan đến việc sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ như:
+ Kẻ xấu thực hiện hành vi phá hoại sử dụng chất nổ, gây cháy, đập phá khu vực đặt nguồn phóng xạ;
+ Kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, người lạ xâm nhập trái phép khu vực kiểm soát an ninh;
+ Sự cố mất nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng, lưu giữ;
+...
III. Hệ thống bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ của cơ sở
Hệ thống bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải bao gồm các nội dung sau:
- Lực lượng an ninh: Nêu số lượng và vị trí lực lượng bảo vệ đối với từng ca làm việc trong và ngoài giờ hành chính; tần suất tuần tra, số lượng nhân viên thực hiện tuần tra.
- Danh mục các thiết bị an ninh, trong đó bao gồm tên, số lượng, mô tả đặc trưng, thông số kỹ thuật của từng thiết bị, sơ đồ lắp đặt của các thiết bị an ninh. Cụ thể bao gồm:
+ Hệ thống camera giám sát (nếu có) để đánh giá tình trạng của khu vực kiểm soát an ninh cũng như kiểm soát lối ra vào của khu vực kiểm soát an ninh;
+ Tường bao, cửa, khóa, hàng rào, tủ chứa, thiết bị chứa nguồn nếu thiết bị đó không thể di chuyển hoặc cần nhiều thời gian để tháo nguồn ra khỏi thiết bị.
IV. Quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
1. Quy định chung
- Cơ sở phải xây dựng các quy trình cụ thể để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
- Từng quy trình được cung cấp cho các cá nhân có liên quan trong quy trình đó sử dụng. Cá nhân sử dụng quy trình có trách nhiệm vận hành thành thạo quy trình và bảo mật thông tin liên quan tới quy trình.
- Các quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện cả trong thời gian cơ sở tạm dừng sản xuất, tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.
- Các quy trình được xây dựng riêng và là phụ lục đính kèm theo Kế hoạch bảo đảm an ninh.
2. Các quy trình cụ thể
2.1. Quy trình hoạt động trong giờ làm việc và giờ nghỉ
Quy trình hoạt động trong giờ làm việc và giờ nghỉ bao gồm các nội dung sau:
- Xác định giờ làm việc, giờ nghỉ và thiết lập hệ thống an ninh tương ứng trong giờ làm việc và giờ nghỉ;
- Mô tả các bước để chuyển giao trách nhiệm khi đổi ca làm việc (nếu có);
- Liệt kê từng bước cụ thể để khóa và mở khóa cửa ra vào, kích hoạt hoặc tạm ngừng hệ thống camera giám sát trong giờ làm việc hoặc trong giờ nghỉ tại cơ sở.
2.2. Quy trình quản lý khóa và chìa khóa
Quy trình quản lý khóa và chìa khóa bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khóa và chìa khóa;
- Loại khóa được sử dụng;
- Tần suất, thời gian kiểm kê và kiểm tra định kỳ khóa, chìa khóa tại cơ sở.
2.3. Quy trình kiểm soát ra vào
Quy trình kiểm soát ra vào để bảo đảm chỉ có người được phép mới có quyền ra vào khu vực kiểm soát an ninh và tiếp cận nguồn phóng xạ, được áp dụng với các đối tượng sau:
- Người được phép ra vào mà không cần có người đi kèm: là nhân viên của tổ chức được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và được người đứng đầu tổ chức này cho phép bằng văn bản, phải mang thẻ có dấu hiệu nhận dạng;
- Đối tượng khác khi vào khu vực kiểm soát an ninh: cần có người phụ trách an toàn bức xạ hoặc người được người đứng đầu tổ chức được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phân công đi kèm.
Quy trình kiểm soát ra vào bao gồm: thủ tục hành chính đối với cá nhân làm việc tại cơ sở, các đối tượng khác và các bước thực hiện.
2.4. Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ
Cơ sở phải có phòng quản lý hệ thống camera giám sát và có cán bộ phụ trách để bảo đảm khả năng kiểm soát và bảo vệ nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc.
Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ phải quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng nhân viên bảo vệ trong việc vận hành các thiết bị an ninh, tuần tra, quản lý hệ thống camera, các trách nhiệm khác trong và ngoài giờ làm việc.
2.5. Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh hạt nhân (trong và ngoài giờ làm việc)
Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh bao gồm các thông tin về danh sách cá nhân, đơn vị có liên quan cùng số điện thoại liên hệ, phân công trách nhiệm khi có sự cố xảy ra và các bước cần tiến hành khi có sự cố mất an ninh.
2.6. Quy trình kiểm đếm nguồn
Nguồn thuộc mức an ninh C phải được kiểm đếm hàng tháng. Quy trình kiềm đếm nguồn bao gồm:
- Thông tin chi tiết về người chịu trách nhiệm kiểm đếm nguồn;
- Thời gian, tần suất và cách thức kiểm đếm nguồn.
2.7. Quy trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở
Quy trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở bao gồm các nội dung sau:
- Phân công trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong quá trình chuyển giao nguồn phóng xạ tại cơ sở;
- Mẫu biên bản giao nhận (bao gồm thời gian chuyển giao, cá nhân tham gia).
V. Lưu giữ hồ sơ và báo cáo
1. Lưu giữ hồ sơ
Việc lưu giữ hồ sơ bao gồm các nội dung sau:
- Quy định rõ cá nhân/ đơn vị chịu trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ.
- Các thông tin sau phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ tại cơ sở:
+ Thông tin về nguồn phóng xạ;
+ Thông tin về hệ thống an ninh;
+ Kết quả kiểm kê khóa, chìa khóa;
+ Lịch sử ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
+ Kết quả kiểm đếm nguồn;
+ Hồ sơ chuyển giao nguồn trong nội bộ cơ sở;
+ Kết quả cập nhật, sửa đổi kế hoạch bảo đảm an ninh;
+ Hồ sơ về sự cố mất an ninh xảy ra tại cơ sở.
2. Báo cáo
Mục này quy định các loại báo cáo trong nội bộ cơ sở (có thể gồm báo cáo nội bộ định kỳ hàng năm và báo cáo nội bộ bất thường khi có sự cố liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ).
Mẫu số 05/PLI
01/2019/TT-BKHCN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
THUỘC MỨC AN NINH B, C SỬ DỤNG DI ĐỘNG
A. Phần I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Thông tin về cơ sở
- Tên cơ sở:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác với địa chỉ trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
- Địa chỉ nơi đặt nguồn phóng xạ:
2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên:
- Chức vụ:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
3. Thông tin về người phụ trách an toàn bức xạ
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ: số…….., ngày……..tháng…….năm………
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn bức xạ: số………., ngày……..tháng……..năm……..
4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của cá nhân liên quan
a) Quy định rõ cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở;
b) Nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong cơ sở liên quan tới việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, bao gồm:
- Người đứng đầu tổ chức;
- Người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở;
- Cán bộ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại công trường;
- Cán bộ chịu trách nhiệm giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc bức xạ tại công trường;
- Lực lượng an ninh, bảo vệ;
- Nhân viên bức xạ và các nhân viên khác có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ;
- Các phòng ban liên quan (nếu có).
B. Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
I. Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh tại công trường
Cơ sở sử dụng di động nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B, C phải lập rào chắn và bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc, mô tả chi tiết về khu vực làm việc tại công trường với các nội dung như sau:
1. Mô tả cơ sở, khu vực xung quanh
- Địa điểm làm việc: Mô tả đầy đủ và rõ ràng vị trí của công trường đối với cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt lưu ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến an ninh như các trung tâm thương mại, chính trị, xã hội, các trục đường lớn dẫn vào cơ sở, đồn công an, doanh trại quân đội v.v.. trong khu vực xung quanh khu vực công trường.
- Các sơ đồ mặt bằng liên quan tới vấn đề bảo đảm an ninh: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công trường và các khu vực xung quanh; sơ đồ mặt bằng chi tiết của công trường, bao gồm vị trí rào chắn, vị trí làm việc với nguồn phóng xạ và vị trí cất giữ tạm thời nguồn phóng xạ.
- Mô tả khu vực có đông người qua lại và khu vực có ít người qua lại.
- Thời gian làm việc tại công trường nói chung và thời gian làm việc với nguồn phóng xạ nói riêng.
2. Thông tin về nguồn phóng xạ
- Tên đồng vị phóng xạ.
- Hoạt độ nguồn và ngày xác định hoạt độ.
- Phân nhóm nguồn phóng xạ và mức an ninh tương ứng.
- Số Model và Sêri của nguồn và của thiết bị chứa nguồn.
- Dấu hiệu nhận biết và ảnh chụp nguồn.
- Dạng vật lý và hóa học của nguồn.
- Suất liều phóng xạ trong điều kiện không vận hành.
II. Đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ
Mục này mô tả đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ tại công trường, trong đó bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích vị trí của công trường liên quan tới khả năng tiếp cận trái phép, chiếm đoạt nguồn phóng xạ hoặc thực hiện hành vi phá hoại nguồn phóng xạ;
- Phân tích tình hình an ninh, trật tự xã hội ở khu vực xung quanh công trường;
- Phân tích những nguy cơ tiềm ẩn hoặc sự cố đã từng xảy ra liên quan đến việc sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ như:
+ Kẻ xấu thực hiện hành vi phá hoại sử dụng chất nổ, gây cháy, đập phá khu vực đặt nguồn phóng xạ;
+ Kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, người lạ xâm nhập trái phép khu vực kiểm soát an ninh;
+ Sự cố mất nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng, lưu giữ tại công trường;
+...
III. Hệ thống bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ của cơ sở
Hệ thống bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải bao gồm các nội dung sau:
- Lực lượng bảo vệ: Nêu số lượng và vị trí lực lượng bảo vệ đối với từng ca làm việc trong và ngoài giờ hành chính; tần suất tuần tra, số lượng nhân viên thực hiện tuần tra tại công trường. Phải có người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, giám sát liên tục khi nguồn phóng xạ sử dụng tại công trường;
- Thông tin cụ thể về số lượng, mô tả đặc trưng, thông số kỹ thuật, sơ đồ lắp đặt của hệ thống hàng rào, khóa để kiểm soát lối ra vào khu vực làm việc và nơi cất giữ nguồn tạm thời tại công trường.
IV. Quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
1. Quy định chung
- Cơ sở phải xây dựng các quy trình cụ thể để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ tại công trường.
- Từng quy trình được cung cấp cho các cá nhân có liên quan trong quy trình đó sử dụng. Cá nhân sử dụng quy trình có trách nhiệm vận hành thành thạo quy trình và bảo mật thông tin liên quan tới quy trình.
- Các quy trình bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện cả trong thời gian tạm dừng sản xuất, tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.
- Các quy trình được xây dựng riêng và là phụ lục đính kèm theo Kế hoạch bảo đảm an ninh.
2. Các quy trình cụ thể
2.1. Quy trình hoạt động trong giờ làm việc và giờ nghỉ
Quy trình hoạt động trong giờ làm việc và giờ nghỉ bao gồm các nội dung sau:
- Xác định giờ làm việc, giờ nghỉ, và thiết lập hệ thống khóa, hàng rào tương ứng trong giờ làm việc và giờ nghỉ;
- Mô tả các bước để chuyển giao trách nhiệm khi đổi ca làm việc (nếu có).
2.2. Quy trình quản lý khóa và chìa khóa
Quy trình quản lý khóa và chìa khóa bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân chịu trách nhiệm quản lý khóa và chìa khóa;
- Loại khóa được sử dụng;
- Tần suất, thời gian kiểm kê và kiểm tra định kỳ khóa và chìa khóa.
2.3. Quy trình kiểm tra lý lịch nhân viên
Quy trình kiểm tra lý lịch nhân viên bao gồm các nội dung sau:
- Cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra;
- Các biện pháp được áp dụng để kiểm tra lý lịch nhân viên: sơ yếu lý lịch, lịch sử làm việc và lý lịch tư pháp đối với những cá nhân có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ và/hoặc thông tin an ninh nhạy cảm;
- Thời điểm và tần suất kiểm tra để bảo đảm độ tin cậy của nhân viên trong quá trình làm việc. Việc kiểm tra phải được thực hiện trước và định kỳ trong thời gian nhân viên có quyền tiếp cận nguồn phóng xạ, khu vực kiểm soát an ninh, thông tin an ninh nhạy cảm liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
2.4. Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ
Cơ sở phải bố trí lực lượng bảo vệ tại công trường.
Quy trình hoạt động của lực lượng bảo vệ bao gồm các thông tin sau:
- Danh sách lực lượng bảo vệ;
- Các bước, biện pháp để nhân viên bảo vệ thực hiện việc tuần tra, giám sát liên tục nguồn phóng xạ trong thời gian làm việc trong và ngoài giờ làm việc tại công trường.
2.5. Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh hạt nhân (trong và ngoài giờ làm việc)
Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh bao gồm thông tin sau:
- Các tình huống mất an ninh tại công trường có thể xảy ra;
- Danh sách các cá nhân có liên quan và phân công trách nhiệm khi có sự cố mất an ninh tại công trường;
- Số điện thoại liên lạc của các cá nhân liên quan;
- Các bước cụ thể được tiến hành khi có sự cố xảy ra.
2.6. Quy trình kiểm đếm nguồn
Nguồn thuộc mức an ninh B sử dụng di động phải được kiểm đếm sau mỗi ca làm việc và định kỳ hàng tuần. Nguồn thuộc mức an ninh C sử dụng di động phải kiểm đếm sau mỗi ca làm việc và định kỳ hàng tháng. Quy trình kiểm đếm nguồn bao gồm:
- Thông tin chi tiết về người chịu trách nhiệm kiểm đếm nguồn;
- Thời gian, tần suất và cách thức kiểm đếm nguồn.
2.7. Quy trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở
Quy trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở bao gồm các nội dung sau:
- Phân công trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong quá trình chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
- Mẫu biên bản giao nhận (bao gồm thời gian chuyển giao, cá nhân tham gia).
2.8. Quy trình lưu giữ nguồn phóng xạ tại công trường
Phải bố trí nơi cất giữ nguồn phóng xạ tại công trường trong thời gian không sử dụng, nơi cất giữ phải có rào chắn, được lắp khóa an ninh và có liệt kê từng bước cụ thể và các thông tin cần thiết để khóa và mở khóa ra vào nơi cất giữ nguồn phóng xạ tại công trường.
Quy trình lưu giữ nguồn phóng xạ tại công trường bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin chi tiết về cá nhân phụ trách việc lưu giữ nguồn phóng xạ tại công trường;
- Trách nhiệm cụ thể trong và ngoài giờ làm việc.
V. Lưu giữ hồ sơ và báo cáo
1. Lưu giữ hồ sơ
Việc lưu giữ hồ sơ bao gồm các nội dung sau:
- Quy định rõ cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ.
- Các thông tin sau phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ tại cơ sở:
+ Thông tin về nguồn phóng xạ;
+ Thông tin về lịch trình làm việc tại công trường;
+ Nhật ký sử dụng nguồn phóng xạ, bao gồm thông tin về mục đích sử dụng, địa điểm sử dụng, người sử dụng và thời gian sử dụng nguồn phóng xạ;
+ Kết quả kiểm kê khóa, chìa khóa;
+ Kết quả kiểm đếm nguồn;
+ Hồ sơ chuyển giao nguồn trong nội bộ cơ sở;
+ Kết quả cập nhật, sửa đổi kế hoạch bảo đảm an ninh;
+ Hồ sơ về sự cố mất an ninh xảy ra tại công trường.
2. Báo cáo
Mục này quy định các loại báo cáo trong nội bộ cơ sở (có thể gồm báo cáo nội bộ định kỳ hàng năm và báo cáo nội bộ bất thường khi có sự cố liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ).
Mẫu số 06/PLI
01/2019/TT-BKHCN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH
TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ
……., tháng…….năm 20……..
Mẫu số 07/PLI
01/2019/TT-BKHCN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ
Phiên bản:
Số trang:
Ngày hiệu lực:
Đại diện Bộ phận lập Kế hoạch an ninh
Đại diện Tổ chức phê duyệt
Họ và tên/
Chức danh
Chữ ký
…, ngày/tháng/năm
……, ngày tháng năm 20…….
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(ký, đóng dấu)
Phụ trách ATBX
Kiểm tra
Họ và tên/
Chức danh
Chữ ký
…, ngày/tháng/năm
Trưởng phòng Hành chính quản trị
Mẫu số 08/PLI
01/2019/TT-BKHCN
KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
A. Phần I
THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân xin cấp phép
1.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
1.2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên:
- Chức vụ:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
2. Thông tin về tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan trong vận chuyển nguồn phóng xạ
2.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân gửi nguồn phóng xạ (bên gửi)
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
2 2. Thông tin về tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ (bên vận chuyển)
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
2.3. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận nguồn phóng xạ (bên nhận)
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính):
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:
3. Thông tin về người tham gia vận chuyển nguồn phóng xạ
3.1. Thông tin về người áp tải
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Đơn vị chủ quản:
- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận):
3.2. Thông tin về người giám sát
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Đơn vị chủ quản:
3.3. Thông tin về lái xe2
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Đơn vị chủ quản:
3.4. Thông tin về cán bộ Công an tham gia vận chuyển3
- Họ tên:
- Thông tin liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail):
- Đơn vị chủ quản:
4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển
4.1. Quy định chung
- Tổ chức, cá nhân được cấp phép vận chuyển nguồn phóng xạ có trách nhiệm phối hợp với các bên có liên quan xây dựng, thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ và chỉ định người giám sát kiện hàng trong suốt quá trình vận chuyển. Rà soát, bổ sung, cập nhật kế hoạch bảo đảm an ninh vận chuyển khi có khuyến cáo từ cơ quan quản lý nhà nước hoặc khi có những bài học kinh nghiệm rút ra từ những sự cố đã xảy ra.
- Tổ chức, cá nhân được cấp phép vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A có trách nhiệm thỏa thuận với cơ quan công an để cử cán bộ cùng tham gia áp tải chuyến hàng để có được quyền ưu tiên khi lưu thông trên đường và sẵn sàng ứng phó với các trường hợp mất an ninh đối với kiện hàng vận chuyển.
- Bảo đảm nhân thân tin cậy của người tham gia vận chuyển.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh theo quy định trong giai đoạn nguồn phóng xạ thuộc quyền kiểm soát và trách nhiệm của mình.
- Việc chuyển giao trách nhiệm về bảo đảm an ninh giữa bên gửi, bên vận chuyển và bên nhận tại các thời điểm giao, nhận nguồn phóng xạ.
4.2. Trách nhiệm của bên gửi
- Thực hiện các yêu cầu được mô tả tại mục 4.1. của Kế hoạch này.
- Kiểm tra khóa và dấu niêm phong của kiện hàng chứa nguồn phóng xạ trước khi bàn giao cho bên vận chuyển.
- Đối với nguồn phóng xạ mức an ninh A và B, thông báo và xác nhận với bên nhận về thời gian dự kiến chuyển giao hàng trước khi thực hiện việc vận chuyển nguồn phóng xạ.
4.3. Trách nhiệm của bên vận chuyển
- Thực hiện các yêu cầu được mô tả tại mục 4.1. của kế hoạch này.
- Lựa chọn tuyến đường vận chuyển thích hợp bảo đảm ít bị ùn tắc giao thông, ít rủi ro về an toàn giao thông, tránh những khu vực có vấn đề về mặt an ninh, bảo đảm thời gian vận chuyển tối thiểu, xác định rõ các điểm dừng đỗ trên tuyến đường vận chuyển; lập phương án và tuyến đường vận chuyển dự phòng trong trường hợp tuyến đường vận chuyển chính không thể đi được.4
- Gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa và dấu hiệu cảnh báo bức xạ bổ sung theo quy định Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Áp dụng biện pháp để xác định vị trí phương tiện vận chuyển nguồn phóng xạ.
- Hướng dẫn về các yêu cầu bảo đảm an ninh, trách nhiệm và quy trình ứng phó cho mọi thành viên tham gia vận chuyển, bao gồm cả trách nhiệm thường xuyên kiểm tra an ninh đối với kiện hàng trong quá trình vận chuyển; chỉ định trong nhóm vận chuyển một người chịu trách nhiệm áp tải kiện hàng trong suốt quá trình vận chuyển và tại các điểm dừng đỗ dọc tuyến đường vận chuyển; trang bị thẻ nhận diện cho các thành viên tham gia vận chuyển.
- Kiểm tra và xác nhận lại về thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận kiện hàng với bên gửi, bên nhận, các địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và thông tin của lộ trình tuyến đường (tắc đường, mưa lũ, đường bị chặn tạm thời vì các lý do khác) trước khi bắt đầu kế hoạch bảo đảm an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ.
- Đối với vận chuyển bằng đường sắt, sử dụng toa chở hàng cố khóa để vận chuyển và áp dụng biện pháp để cố định kiện hàng với toa tàu nhằm ngăn chặn việc di dời trái phép.
- Kiểm tra khóa và dấu niêm phong của kiện hàng chứa nguồn phóng xạ trước khi nhận từ bên gửi và bàn giao cho bên nhận.
4.4. Trách nhiệm của bên nhận
- Thực hiện các yêu cầu được mô tả tại mục 4.1. của kế hoạch này.
- Kiểm tra khóa và dấu niêm phong của kiện hàng chứa nguồn phóng xạ trước khi nhận bàn giao từ bên vận chuyển.
- Bảo đảm trách nhiệm tiếp nhận nguồn phóng xạ theo đúng kế hoạch vận chuyển đã được báo trước.
- Thông báo cho bên gửi về việc đã nhận hay không nhận được kiện hàng theo thời gian dự kiến.
4.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực hiện trong quá trình vận chuyển
Xây dựng sơ đồ, cơ chế hoạt động và liệt kê các tổ chức có liên quan trong quá trình vận chuyển. Sơ đồ được xây dựng theo cấu trúc như ví dụ dưới đây:
- Liệt kê các bộ phận, đơn vị, phòng ban chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh
- Cung cấp danh sách các cán bộ liên quan đến bản Kế hoạch.
B. Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ
1. Thông tin nguồn phóng xạ/thiết bị bức xạ
1.1. Mô tả thông tin về nguồn phóng xạ
- Tên đồng vị phóng xạ;
- Mã hiệu (Model):
- Số sêri (Serial Number):
- Hoạt độ (Bq hoặc Ci):
Ngày xác định hoạt độ:
- Hãng, nước sản xuất:
- Nhóm nguồn phóng xạ:
Mức an ninh:
- Thành phần hóa học:
Dạng vật lý (rắn, lỏng, khí)):
- Loại hình đóng gói:
- Số kiện hàng:
- Mã Liên hợp quốc:
- Chỉ số vận chuyển:
1.2. Mô tả thông tin thiết bị đi kèm sử dụng nguồn phóng xạ nói trên5
- Mã hiệu (Model):
- Số sêri (Serial Number):
- Hãng, nước sản xuất:
- Năm sản xuất:
- Thiết bị di động hay lắp đặt cố định: □ Di động □ Cố định
- Khối lượng urani nghèo dùng để che chắn nguồn (nếu có):
2. Phân tích và đánh giá các nguy cơ gây ra việc mất an ninh trong quá trình vận chuyển
2.1. Đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển
- Phân tích khả năng tiếp cận trái phép, chiếm đoạt nguồn phóng xạ hoặc thực hiện hành vi phá hoại trên tuyến đường dự kiến.
- Phân tích nguy cơ mất an ninh đối với loại phương tiện dự kiến sử dụng để vận chuyển nguồn phóng xạ.
2.2. Phân tích kịch bản mất an ninh có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển
- Kẻ xấu thực hiện hành vi phá hoại sử dụng chất nổ, gây cháy, đập phá trên đường vận chuyển hoặc tại địa điểm lưu giữ nguồn phóng xạ tạm thời.
- Kẻ xấu chiếm đoạt hoặc phá hoại phương tiện đang vận chuyển nguồn phóng xạ.
- Kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, người lạ xâm nhập trái phép phương tiện vận chuyển nguồn phóng xạ hoặc địa điểm lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ.
- Sự cố mất nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển.
- …
3. Bảo đảm an ninh trong quá trình vận chuyển
3.1. Các biện pháp bảo đảm an ninh trong quá trình vận chuyển
- Liệt kê nguồn nhân lực và trang thiết bị bảo đảm an ninh trong quá trình vận chuyển.
- Mô tả quy cách đóng gói để vận chuyển nguồn phóng xạ.
- Mô tả chi tiết về phương tiện chuyên chở được thiết kế đặc biệt cho việc vận chuyển kiện hàng.
- Các thiết bị phát hiện can thiệp và gắn niêm phong đối với kiện hàng và phương tiện vận chuyển.
- Loại khóa đối với kiện hàng, khoang chứa hàng và phương tiện vận chuyển.6
- Phương thức trao đổi thông tin trong quá trình vận chuyển và biện pháp trao đổi thông tin thay thế khi cần và phải bao gồm việc trao đổi thông tin giữa bên gửi, bên vận chuyển, bên nhận, cơ quan công an và cơ quan hỗ trợ khác trong trường hợp khẩn cấp.
- Trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, phải có xe hộ tống đi kèm.
- Mô tả biện pháp xác định vị trí phương tiện vận chuyển nguồn phóng xạ.
3.2. Các quy trình
a) Quy trình giao - nhận nguồn phóng xạ và chuyển giao trách nhiệm
Quy trình giao - nhận nguồn phóng xạ và chuyển giao trách nhiệm bao gồm các nội dung sau:
- Mô tả việc chuyển giao trách nhiệm trong quá trình giao - nhận, thời gian, địa điểm giao nhận nguồn phóng xạ giữa bên gửi, bên vận chuyển và bên nhận;
- Kiểm tra số lượng, chủng loại nguồn được bàn giao;
- Lập biên bản bàn giao kiện hàng và giao trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình vận chuyển, bao gồm danh sách người tham gia quá trình giao - nhận nguồn (mỗi bên tối thiểu 02 người).
b) Quy trình lưu kho tạm thời trên đường vận chuyển
Quy trình lưu kho tạm thời trên đường vận chuyển bao gồm:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại nguồn khi nhập và xuất kho lưu tạm thời;
- Thiết lập biện pháp bảo đảm an ninh tạm thời đối với nguồn phóng xạ tại kho lưu tạm thời;
- Phân công trách nhiệm của các cá nhân liên quan;
- Lập biên bản nhập và xuất kho lưu tạm thời.
c) Quy trình diễn tập
Quy trình diễn tập bao gồm nội dung:
- Mô tả kế hoạch đào tạo bao gồm các vị trí cần đào tạo liên quan đến vận chuyển nguồn phóng xạ và tần suất đào tạo cho mỗi vị trí;
- Đưa ra kế hoạch diễn tập cụ thể và tần suất thực hiện.
3.3. Quản lý thông tin
Các loại thông tin liên quan đến hoạt động vận chuyển nguồn phóng xạ cần bảo vệ bao gồm:
- Thông tin về nguồn phóng xạ/thiết bị bức xạ;
- Tuyến đường vận chuyển;
- Thời gian vận chuyển;
- Địa điểm giao nhận;
- Nhân viên trực tiếp giao nhận, nhân viên tham gia vận chuyển;
- Các biện pháp bảo đảm an ninh được áp dụng.
Nhân viên trực tiếp giao nhận, nhân viên tham gia vận chuyển phải bảo đảm việc giữ bí mật các thông tin liên quan tới an ninh nguồn phóng xạ và chịu trách nhiệm khi cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân khác.
4. Ứng phó sự cố
4.1. Trao đổi thông tin khi xảy ra sự cố
Đưa ra danh sách đầu mối liên lạc trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh nguồn phóng xạ, bao gồm:
- Nhân viên áp tải, giám sát;
- Bên vận chuyển, bên gửi và bên nhận;
- Cơ quan quản lý liên quan đến quá trình vận chuyển;
- Lực lượng ứng phó.
4.2. Kịch bản ứng phó sự cố
- Cần có cơ chế phối hợp với lực lượng ứng phó sự cố trước khi thực hiện chuyến hàng.
- Xây dựng kịch bản ứng phó sự cố trong trường hợp xảy ra sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ dựa trên các nguy cơ và kịch bản đã được phân tích, đánh giá tại mục 2, phần II của Kế hoạch này. Trong mỗi kịch bản cần mô tả: Tình huống xảy ra, các biện pháp ứng phó, lực lượng tham gia ứng phó sự cố, các trang thiết bị, đặc biệt quan tâm đến việc vô hiệu hóa kẻ xấu để lấy lại quyền kiểm soát đối với chuyến hàng, kiện hàng và nguồn phóng xạ.
PHỤ LỤC II
DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỨC XẠ ION HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa
Hình 1: Dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa dùng cho tất cả các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ (nguồn phóng xạ, thiết bị có gắn nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B, C và D)
- Dấu hiệu cảnh báo có hình tam giác đều (tỷ lệ kích thước ghi trên hình vẽ).
- D: Đường kính hình tròn nằm ở trung tâm của biểu tượng hình cánh quạt ba cánh.
- Vòng tròn, ba cánh quạt và khung viền có màu đen trên nền vàng.
- Ô ghi chú có viền và chữ màu đen, gồm hai hàng chữ:
PHÓNG XẠ
NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI
2. Dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa bổ sung
Hình 2: Dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa bổ sung sử dụng cho các nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B và C
Kích thước, màu sắc của dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa bổ sung thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8663:2011 - ISO 21482:2007: An toàn bức xạ - Cảnh báo bức xạ ion hóa - Dấu hiệu bổ sung.
3. Gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa và dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa bổ sung
Dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa và dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa bổ sung phải được khắc hoặc in để gắn chặt với nguồn hoặc vỏ chứa nguồn phóng xạ, tránh gắn đè hoặc che các vùng có thông tin nhận biết của nguồn/thiết bị chứa nguồn như phần nhãn mác, model, seri,…
1 Đối với nguồn thuộc mức an ninh A, khóa cửa ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ nên có chức năng nhận diện người được phép ra vào.
2 Không áp dụng trong trường hợp vận chuyển bằng đường sắt
3 Áp dụng trong trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A.
4 Áp dụng trong trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A và B bằng đường bộ
5 Áp dụng trong trường hợp nguồn đã được lắp đặt sẵn trên thiết bị tại thời điểm xin cấp phép
6 Trong trường hợp vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A và B, cá nhân/tổ chức được cấp phép nên sử dụng ít nhất 02 khóa có trang bị công nghệ bảo mật khác nhau. | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "30/05/2019",
"sign_number": "01/2019/TT-BKHCN",
"signer": "Phạm Công Tạc",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-176-KH-UBND-2023-thuc-hien-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa-Da-Nang-579696.aspx | Kế hoạch 176/KH-UBND 2023 thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 176/KH-UBND
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 9 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Công văn số 3532-CV/TU ngày 15 tháng 8 năm 2023 về việc chuẩn bị triển khai xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Nghị quyết số 117/NQ-CP ; tạo chuyển biến về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp thành phố và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
- Xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng năm theo từng giai đoạn, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Nghị quyết số 117/NQ-CP .
- Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương các cấp có liên quan trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
2. Yêu cầu
a) Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã ngoài việc căn cứ theo các tiêu chuẩn quy định về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; cần phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội; phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị; xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho phù hợp trong từng giai đoạn.
b) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan cấp thành phố, địa phương nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Nghị quyết số 117/NQ-CP bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
c) Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan cấp thành phố, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Nghị quyết số 117/NQ-CP .
d) Các cơ quan cấp thành phố, địa phương căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Nghị quyết số 117/NQ-CP , các hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công tại Kế hoạch này thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
II. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Năm 2023
UBND thành phố, UBND cấp huyện tiến hành việc xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; ĐVHC cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định. Khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp ĐVHC phù hợp với thực tiễn địa phương (kể cả các ĐVHC đã đảm bảo tiêu chuẩn) để giảm số lượng ĐVHC, tăng quy mô của từng ĐVHC, giải quyết các vấn đề còn bất hợp lý về phân định địa giới ĐVHC, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân.
2. Năm 2024
a) Hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
b) Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
c) Giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
d) Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
đ) Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
e) Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
3. Năm 2025
a) Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (trong đó có những ĐVHC hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025).
b) Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 ở những ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
c) Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
d) Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
đ) Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
e) Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
g) Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Tổ chức triển khai và công tác tuyên truyền, vận động
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan cấp thành phố và địa phương tham mưu UBND thành phố triển khai việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Nghị quyết số 117/NQ-CP , ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch này.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành, địa phương thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước và thành phố về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, của các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, thời gian bắt đầu từ khi Kế hoạch này được ban hành. Chỉ đạo các cơ quan báo chí chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thường xuyên thông tin về kết quả đạt được; những kinh nghiệm hay, cách làm tốt; những việc chưa làm được, nguyên nhân; giải pháp khắc phục và những bài học kinh nghiệm quý trong việc triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
c) Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng có phương án và thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về quá trình thực hiện, kết quả đạt được, những gương làm tốt và những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, thời gian bắt đầu từ khi Kế hoạch này được ban hành.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố phối hợp, thực hiện việc tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, của các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân ở địa phương trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, thời gian bắt đầu từ khi Kế hoạch này được ban hành.
2. Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, báo cáo Bộ Nội vụ và các bộ, ngành Trung ương cho ý kiến
a) Xây dựng Phương án tổng thể
- UBND các quận, huyện căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số của từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã do cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15; tiêu chuẩn của ĐVHC cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC1 và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng và trình Ban Thường vụ Quận, Huyện ủy xem xét, thống nhất Phương án sắp xếp ĐVHC của địa phương giai đoạn 2023 - 2025 trước khi báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để tổng hợp báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy.
- Nội dung Phương án theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 15 tháng 9 năm 2023.
b) Báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổng hợp Phương án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã từ các địa phương gửi đến; xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trình UBND thành phố, Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy quyết định (theo quy định tại điểm a Khoản 4 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 117/NQ-CP).
- Nội dung Phương án tổng thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm 2023.
c) Báo cáo Bộ Nội vụ về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Thành ủy, Sở Nội vụ hoàn thiện, tham mưu UBND thành phố trình Bộ Nội vụ Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 31 tháng 10 năm 2023.
d) Hoàn thiện Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tham mưu UBND thành phố hoàn thiện Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp.
3. Xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
a) Xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của từng địa phương
- UBND các quận, huyện căn cứ Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được hoàn thiện theo ý kiến của Bộ Nội vụ và quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của địa phương, trình Ban Thường vụ Quận, Huyện ủy thông qua trước khi báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ).
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 29 tháng 02 năm 2024.
b) Xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố
- Trên cơ sở Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của từng địa phương, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan tổng hợp, xây dựng và hoàn thiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Đề án sắp xếp ĐVHC); trình UBND thành phố, Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, chỉ đạo (trước khi gửi lấy ý kiến cử tri).
- Mẫu Đề án sắp xếp ĐVHC được quy định tại Phụ lục Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 30 tháng 4 năm 2024.
4. Tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua Đề án sắp xếp ĐVHC
a) Tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn ĐVHC cấp xã liên quan Đề án sắp xếp ĐVHC
- UBND các quận, huyện căn cứ Đề án sắp xếp ĐVHC được UBND thành phố gửi đến để tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn ĐVHC cấp xã liên quan Đề án sắp xếp ĐVHC theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15; Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2023); tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND thành phố (cùng gửi Sở Nội vụ để tổng hợp).
- UBND các quận, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương chú trọng việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận của cử tri trên địa bàn trước khi tổ chức lấy ý kiến cử tri.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 31 tháng 5 năm 2024.
b) Tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri
- Sở Nội vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn toàn thành phố về Đề án sắp xếp ĐVHC; báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo (trước khi gửi lấy ý kiến HĐND các cấp liên quan).
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2024.
- Trường hợp kết quả lấy ý kiến cử tri chưa đạt trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn ĐVHC cấp xã liên quan Đề án sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã thì Sở Nội vụ tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã có liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động cử tri và căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức lấy ý kiến cử tri lần thứ 2. Trường hợp lấy ý kiến cử tri lần thứ 2 vẫn chưa đạt trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn ĐVHC cấp xã liên quan đề án sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã thì Sở Nội vụ tham mưu UBND thành phố thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 5 Mục III Kế hoạch ban hành kèm Nghị quyết số 117/NQ-CP .
c) Trình HĐND các cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
- HĐND cấp huyện, cấp xã tại các ĐVHC có liên quan xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tại kỳ họp HĐND gần nhất; hoặc tổ chức kỳ họp HĐND chuyên đề.
- Tại ĐVHC quận, phường đang thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị và không tổ chức HĐND quận, phường thì UBND quận tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC quận, phường.
- Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng hoàn thiện thành 01 Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2024.
5. Trình Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
Căn cứ nghị quyết của HĐND thành phố, Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu UBND thành phố có Tờ trình Chính phủ (kèm theo hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng), gửi Bộ Nội vụ xem xét, thẩm định. Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 31 tháng 8 năm 2024.
6. Tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiện toàn tổ chức bộ máy và áp dụng các chế độ, chính sách đặc thù của ĐVHC hình thành sau sắp xếp
Căn cứ Đề án sắp xếp ĐVHC đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thông qua, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan theo chức năng nhiệm vụ, kịp thời tổ chức thực hiện hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện các nội dung sau:
a) Về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách dôi dư
- Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (Thời hạn hoàn thành theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 và Khoản 3 Điều 11 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
- Sắp xếp, đảm bảo số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã (theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15); thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp huyên, cấp xã (theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
- Tiếp tục duy trì, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
b) Về sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công
- Phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương kịp thời tiến hành sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn ĐVHC thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Tổ chức thực hiện việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 (Thời hạn hoàn thành sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
c) Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới và chuyển đổi các loại giấy tờ của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Cơ quan Công an có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp, hoàn thành chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã có hiệu lực thi hành.
- UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ thẩm quyền để tổ chức thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp (thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
d) Về thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù và chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia
- Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND thành phố xây dựng chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, trình HĐND thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Thời gian hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.
- Các cơ quan có liên quan thuộc UBND thành phố quản lý rà soát để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù và chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia đối với ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp (thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
- Trong trường hợp cần thiết, nếu có phát sinh, các cơ quan chuyên môn liên quan thuộc UBND thành phố rà soát để trình cấp có thẩm quyền công nhận ĐVHC cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I, thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ĐVHC cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; ĐVHC cấp huyện, cấp xã là vùng an toàn khu, xã an toàn khu, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, ĐVHC thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo và ĐVHC huyện, cấp xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động (thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
đ) Về phân loại ĐVHC và lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp
- Rà soát, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp (theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC).
- Tổ chức thực hiện việc lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp liên quan đến ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp, hoàn thành trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã có hiệu lực thi hành hoặc kể từ ngày sản phẩm hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp của địa phương thực hiện theo quy định tại Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu đủ điều kiện đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia.
- Kinh phí lập hồ sơ phân loại ĐVHC cấp huyện, cấp xã và thực hiện lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp do ngân sách địa phương bảo đảm.
7. Sơ kết việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
a) Cấp huyện
- UBND các quận, huyện nơi thực hiện sắp xếp ĐVHC tổ chức sơ kết việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương giai đoạn 2023 - 2025, báo cáo UBND thành phố (cùng gửi Sở Nội vụ tổng hợp).
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025;
b) Cấp thành phố
- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND thành phố tổ chức sơ kết sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố; báo cáo kết quả đến Bộ Nội vụ.
- Thời gian hoàn thành: chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm 2025.
III. BẢO ĐẢM KINH PHÍ THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
1. Cấp thành phố
a) Sở Tài chính căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và các văn bản pháp luật có liên quan để tham mưu UBND thành phố cân đối ngân sách thành phố, trong đó sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên trong khoản ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách của các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của các cơ quan thành phố và các địa phương (đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách thành phố).
b) Kinh phí tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã ở các cơ quan cấp thành phố bao gồm: Tổ chức tuyên truyền, vận động về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; tổ chức khảo sát hiện trạng ĐVHC cấp huyện, cấp xã; xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; tổ chức thẩm định hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của địa phương; đánh giá tác động của việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; tổ chức lấy ý kiến cử tri; trình HĐND các cấp; trình Chính phủ về nội dung Đề án; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; hỗ trợ cho các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới thành lập sau sắp xếp; công tác tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã; hoạt động kiến thiết thị chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp ĐVHC.
2. Cấp huyện
a) UBND các quận, huyện căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và các văn bản pháp luật có liên quan chỉ đạo, tổ chức: lập dự toán, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND thành phố xem xét, phân bổ kinh phí; sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương.
b) Trường hợp gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện thì UBND các quận, huyện có văn bản đề xuất gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách thành phố.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy
Hướng dẫn công tác chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030 đối với những ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp; chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư của các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác điều tra xã hội học để lấy ý kiến rộng rãi về chủ trương, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố; đồng thời chỉ đạo công tác định hướng thông tin, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, chính quyền, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 - 2025 trước, trong và sau khi phương án chính thức được cấp có thẩm quyền thông qua.
b) Phối hợp tham gia ý kiến đối với Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 - 2025, nhất là các nội dung liên quan đến lịch sử truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị trước khi Đề án được cấp có thẩm quyền thông qua.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố
Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp; tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố.
4. Sở Nội vụ
a) Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND thành phố: tổ chức thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các địa phương khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã;
b) Theo dõi, đôn đốc, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện trình tự, thủ tục, hồ sơ; tổ chức thẩm định theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo thời gian, tiến độ sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã đề ra; định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo UBND thành phố.
c) Hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp theo chủ trương, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
d) Hướng dẫn việc rà soát, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
đ) Theo dõi, tổng hợp và kịp thời báo cáo, kiến nghị UBND thành phố hoặc tham mưu UBND thành phố kiến nghị cấp có thẩm quyền các giải pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Nghị quyết 117/NQ-CP và Kế hoạch này của UBND thành phố.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước và thành phố về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; công tác tuyên truyền vận động theo Khoản 1 Mục III Kế hoạch này của UBND thành phố.
6. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch và rà soát việc đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại đô thị của ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp; việc lập chương trình phát triển đô thị và việc phân loại, đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị tại ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
b) Hướng dẫn các địa phương rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn đảm bảo các quy hoạch này có phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Đối với các ĐVHC đô thị dự kiến sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, chủ động rà soát tình hình quy hoạch đô thị có liên quan, đề xuất các biện pháp để đảm bảo và tiếp tục nâng cao chất lượng đô thị sau khi hoàn thành sắp xếp.
c) Hướng dẫn việc thực hiện phân loại đô thị và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đối với quận, phường khi thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị.
7. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn theo thẩm quyền đối với các nội dung:
a) Công tác lập dự toán; việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã;
b) Việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp;
c) Việc thực hiện quy định về miễn phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
d) Việc thực hiện kinh phí quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch và các quy định của pháp luật về quy hoạch đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
b) Hướng dẫn việc thực hiện nguồn vốn đầu tư công tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp; việc hưởng ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư trong trường hợp sắp xếp ĐVHC làm thay đổi về địa giới hành chính và việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
c) Sau khi Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tham mưu UBND thành phố bổ sung vào Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn rà soát, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi sắp xếp ĐVHC do thay đổi đường địa giới hành chính và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
10. Sở Tư pháp
Hướng dẫn các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực hộ tịch và lý lịch tư pháp; hướng dẫn theo thẩm quyền việc áp dụng pháp luật về các nội dung liên quan khi thực hiện thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
11. Công an thành phố
a) Rà soát, cung cấp số liệu quy mô dân số gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố theo quy định tại Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 để Sở Nội vụ và các địa phương có căn cứ xây dựng Phương án tổng thể và Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
b) Có các ý kiến, số liệu, dữ liệu để phục vụ giải trình về dân cư và những tác động về an ninh đối với các phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của thành phố.
c) Hướng dẫn, thực hiện việc thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp; hướng dẫn việc chuyển đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
d) Hướng dẫn và thực hiện rà việc soát, xác định ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp là đơn vị trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
12. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
a) Có các ý kiến, số liệu, dữ liệu để phục vụ giải trình những tác động về quốc phòng đối với các phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của thành phố.
b) Hướng dẫn và thực hiện rà soát, xác định đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp là đơn vị thuộc khu vực trọng điểm về quốc phòng.
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn việc rà soát, bổ sung thực hiện các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
b) Hướng dẫn và thực hiện theo thẩm quyền việc công nhận ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn việc rà soát, thực hiện dự án, tiểu dự án và các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.
b) Hướng dẫn việc rà soát, điều chỉnh các chính sách thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội khác tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
15. Sở Văn hóa và Thể thao
a) Nghiên cứu, xin ý kiến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa để tham mưu những vấn đề liên quan địa danh, địa giới, tính đặc thù của lịch sử, văn hóa của các địa phương trước khi tiến hành sáp nhập.
b) Hướng dẫn việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện việc xác định ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp có di tích được công nhận, xếp hạng là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hoặc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
16. UBND quận, huyện
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn; thực hiện các nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng quy định và lộ trình công việc theo Kế hoạch này; xây dựng Phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tại địa phương; phối hợp với Sở Nội vụ hoàn thiện Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố; hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri; kiểm tra, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ, đề án báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ).
b) Bố trí kinh phí thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
c) Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tổ chức bộ máy, hồ sơ, tài liệu, cơ sở vật chất... sau khi nhập, điều chỉnh, thành lập ĐVHC; rà soát quy hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư cho các đơn vị, đảm bảo tiêu chuẩn của đô thị.
d) Chủ trì, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với trụ sở, tài sản công, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định
đ) Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và giao dịch ở ĐVHC sau khi sắp xếp, thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức theo thẩm quyền.
17. UBND phường, xã
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về sắp xếp ĐVHC trên địa bàn; thực hiện các nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng quy định và lộ trình công việc theo Kế hoạch này; hướng dẫn thôn, tổ dân phố trong việc lấy ý kiến cử tri; kiểm tra, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo UBND cấp huyện.
b) Thực hiện bàn giao, tiếp nhận tổ chức bộ máy, hồ sơ, tài liệu, cơ sở vật chất... sau khi sáp nhập, điều chỉnh, thành lập ĐVHC.
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và giao dịch ở ĐVHC sau khi sắp xếp, thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức theo thẩm quyền.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, phường, xã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ theo quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Đoàn ĐBQH TP;
- TT HĐND TP;
- UBMTTQVN TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc TU;
- Các Ban HĐND TP;
- Các đoàn thể chính trị - xã hội TP;
- Công an TP; BCHQS TP; BCH BĐBP TP;
- Các sở, ban, ngành;
- Các Quận, Huyện ủy;
- UBND các quận, huyện;
- Đảng ủy, UBND phường, xã;
- Báo ĐN; Đài PTTH ĐN; Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, SNV.
TM. UBND THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng)
STT
Tên nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì, tham mưu
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện
Sản phẩm dự kiến
I
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG
1
Thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước và thành phố về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; tạo sự đồng thuận trong xã hội, của các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân; cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Liên tục
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; các chương trình, chuyên đề, chuyên mục, ấn phẩm...
2
Thông tin, tuyên truyền về quá trình thực hiện, kết quả đạt được, những gương làm tốt và những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Các chương trình, chuyên đề, chuyên mục, ấn phẩm...
II
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
1
UBND các quận, huyện xây dựng; trình Ban Thường vụ Quận, Huyện ủy xem xét, thống nhất Phương án sắp xếp ĐVHC của địa phương giai đoạn 2023 - 2025; báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ)
UBND cấp huyện có ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/8/2023
Phương án của các quận, huyện
2
Xây dựng Dự thảo Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 30/9/2023
Dự thảo Phương án tổng thể
3
Hoàn thiện, báo cáo Bộ Nội vụ về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/10/2023
Văn bản của UBND thành phố kèm theo Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC
4
Hoàn thiện Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ; báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của Bộ Nội vụ
Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC sau khi tiếp thu ý kiến, hoàn thiện
III
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1
UBND các quận, huyện xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của địa phương, trình Ban Thường vụ Quận, Huyện ủy thông qua; báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ).
UBND cấp huyện có ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 29/02/2024
Đề án của các quận, huyện
2
Xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trình UBND thành phố, Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, chỉ đạo (trước khi gửi lấy ý kiến cử tri).
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 30/4/2024
Dự thảo Đề án sắp xếp ĐVHC
IV
TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VÀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐVHC
1
Tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn ĐVHC cấp xã liên quan Đề án sắp xếp ĐVHC theo trình tự, thủ tục quy định định; tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND thành phố
UBND cấp huyện có ĐVHC cấp huyện,cấp xã thuộc diện sắp xếp
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/5/2024
Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri từng địa phương
2
Tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn toàn thành phố về Đề án sắp xếp ĐVHC; báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo (trước khi gửi lấy ý kiến HĐND các cấp liên quan)
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 30/6/2024
Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri tại các địa phương
3
Trình HĐND các cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/7/2024
Nghị quyết của HĐND
V
TRÌNH ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
1
Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu UBND thành phố có Tờ trình Chính phủ (kèm theo hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng), gửi Bộ Nội vụ xem xét, thẩm định
Sở Nội vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/8/2024
Tờ trình của UBND thành phố (kèm theo hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC)
VI
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CỦA ĐVHC HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP
1
Sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách dôi dư
Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC
Sở Nội vụ
Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
2
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công
Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC
Sở Tài chính
Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
3
Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới và chuyển đổi các loại giấy tờ của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Cơ quan công an có thẩm quyền, UBND các cấp
Cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
4
Thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù và chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia
a
Xây dựng chính sách của thành phố hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, trình HĐND thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền
Sở Nội vụ
Cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/12/2024
Nghị quyết của HĐND thành phố
b
Rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù và chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia đối với ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố
Cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
5
Phân loại ĐVHC và lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp
a
Rà soát, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp
UBND cấp huyện, cấp xã
Sở Nội vụ
b
Tổ chức thực hiện việc lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp liên quan đến ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp
Sở Nội vụ
UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị quyết số 117/NQ-CP của Chính phủ
Hồ sơ, Bản đồ địa giới ĐVHC các cấp
VII
SƠ KẾT VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
1
Sơ kết việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023 - 2025, báo cáo UBND thành phố
UBND cấp huyện
Cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan
Hoàn thành chậm nhất 31/7/2025
Hội nghị
2
Sơ kết việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố; báo cáo kết quả đến Bộ Nội vụ.
Sở Nội vụ
Cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
Hoàn thành chậm nhất 30/9/2025
Hội nghị
1 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính) | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "15/09/2023",
"sign_number": "176/KH-UBND",
"signer": "Lê Trung Chinh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-224-2016-TT-BTC-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-phi-tham-dinh-quan-ly-thanh-ly-tai-san-333897.aspx | Thông tư 224/2016/TT-BTC chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí thẩm định quản lý thanh lý tài sản mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 224/2016/TT-BTC
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ, HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; LỆ PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ QUẢN TÀI VIÊN
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên.
2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên.
Điều 2. Người nộp phí, lệ phí
1. Cá nhân khi đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quản tài viên phải nộp phí, lệ phí.
2. Quản tài viên khi đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải nộp phí.
3. Doanh nghiệp khi đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phải nộp phí.
Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí
1. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thực hiện thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại mục 2a Điều 4 của Thông tư này; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên quy định tại mục 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu phí thẩm định điều kiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản quy định tại mục 2b Điều 4 của Thông tư này.
Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
Stt
Nội dung
Mức thu
(Đồng/hồ sơ)
1
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên
100.000
2
Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản
a
Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
800.000
b
Thẩm định điều kiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản đối với quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân và doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
500.000
Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 6. Quản lý phí, lệ phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "10/11/2016",
"sign_number": "224/2016/TT-BTC",
"signer": "Vũ Thị Mai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-41-2013-TT-BGDDT-Quy-che-to-chuc-hoat-dong-Truong-Du-bi-dai-hoc-218125.aspx | Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức hoạt động Trường Dự bị đại học mới nhất | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2013/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 24/2011/TT-BGDĐT NGÀY 13/6/2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BGDĐT ngày 13/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BGDĐT ngày 13/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Cơ cấu tổ chức của trường dự bị đại học
Cơ cấu tổ chức của trường dự bị đại học gồm:
1. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng.
2. Các phòng chức năng.
3. Các tổ bộ môn hoặc tổ chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ bộ môn).
4. Các hội đồng tư vấn.
5. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội.”
2. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường dự bị đại học: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín, năng lực quản lý và đã giữ chức vụ từ tổ trưởng bộ môn hoặc tổ trưởng chuyên môn của trường trung học phổ thông hoặc trưởng phòng trở lên ít nhất 5 năm; có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cấp trung học phổ thông hoặc dự bị đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên; đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục; có sức khỏe tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.”
3. Điểm a, điểm c khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Quyết định thành lập và giải thể các tổ chức của nhà trường quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quy chế này;
c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong các tổ chức của nhà trường quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quy chế này.”
4. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực công tác do hiệu trưởng phân công. Trường dự bị đại học có không quá 02 phó hiệu trưởng.
Phó hiệu trưởng có các tiêu chuẩn sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín và năng lực quản lý; có trình độ đại học trở lên; đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục; có sức khỏe tốt. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn phải có trình độ thạc sĩ trở lên; có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cấp trung học phổ thông hoặc dự bị đại học.
Độ tuổi khi bổ nhiệm phó hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.”
5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Phòng chức năng
1. Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng quyết định thành lập không quá 5 phòng chức năng để thực hiện các lĩnh vực công tác như: hành chính, quản trị; tổ chức cán bộ; bồi dưỡng, quản lý chất lượng; kế hoạch, tài chính; công tác học sinh.
2. Nhiệm vụ của các phòng chức năng:
a) Tham mưu, giúp hiệu trưởng trong việc tổ chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao;
b) Quản lý viên chức và người lao động của đơn vị theo phân công của hiệu trưởng.
3. Đứng đầu phòng chức năng là trưởng phòng. Trưởng phòng do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho trưởng phòng có phó trưởng phòng. Nhiệm kỳ của trưởng phòng, phó trưởng phòng là 5 năm theo nhiệm kỳ hiệu trưởng. Độ tuổi khi bổ nhiệm trưởng, phó phòng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.
4. Trưởng phòng, phó trưởng phòng có các tiêu chuẩn sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên; có sức khỏe tốt.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng, phó trưởng phòng do hiệu trưởng quy định.”
6. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Tổ bộ môn
1. Tổ bộ môn trực thuộc trường. Tổ bộ môn được tổ chức theo môn học hoặc nhóm môn học. Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng quyết định thành lập các tổ bộ môn.
2. Tổ bộ môn có các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường;
b) Xây dựng nội dung dạy học và tài liệu tham khảo của môn học theo đề cương chi tiết các môn học dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
c) Tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của hiệu trưởng; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong tổ.
3. Tổ bộ môn có tổ trưởng do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của tổ trưởng là 5 năm. Giúp việc cho tổ trưởng có tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổ trưởng. Nhiệm kỳ của tổ phó là 5 năm theo nhiệm kỳ tổ trưởng.
4. Tổ trưởng, tổ phó có các tiêu chuẩn sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và có chuyên ngành được đào tạo phù hợp với chuyên môn; có uy tín về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đối với các giáo viên trong tổ; có sức khỏe tốt.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng, tổ phó do hiệu trưởng quy định.”
7. Bổ sung Điều 14a và Điều 14b sau Điều 14 như sau:
“ Điều 14a. Hội đồng tư vấn
1. Hội đồng tư vấn của nhà trường được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, số lượng thành viên của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.
Điều 14b. Lớp học
Học sinh được tổ chức thành lớp học theo khối thi. Mỗi lớp học không ít hơn 30 học sinh và không quá 45 học sinh.”
Điều 2. Bãi bỏ Điều 11, Điều 13 và Điều 15.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và hiệu trưởng các trường dự bị đại học, trường dự bị đại học dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc Quốc Hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 4;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDDT; Vụ PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "31/12/2013",
"sign_number": "41/2013/TT-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Thị Nghĩa",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-2080-KH-SYT-2020-thuc-hien-Nghi-dinh-55-2019-ND-CP-So-Y-te-Ho-Chi-Minh-533750.aspx | Kế hoạch 2080/KH-SYT 2020 thực hiện Nghị định 55/2019/NĐ-CP Sở Y tế Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2080/KH-SYT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2020
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2019/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Kế hoạch số 1207/KH-UBND ngày 01 tháng 04 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Y tế ban hành Kế hoạch triển khai hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm triển khai hiệu quả Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.
- Xác định cụ thể các nội dung triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực Y tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các phòng chức năng, nghiệp vụ và đơn vị thuộc Sở có liên quan đến việc triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Yêu cầu
- Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bám sát quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.
- Nội dung thực hiện có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp.
- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mà doanh nghiệp quan tâm như vấn đề khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ ưu đãi, hòa giải, giải quyết tranh chấp...
- Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý dịch vụ Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Tổ chức Cán bộ và Thanh tra Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
2. Tiếp tục quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của địa phương liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới để bảo đảm thi hành hiệu quả Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.
- Đơn vị thực hiện: Các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác Cải cách hành chính, chủ động phối hợp đề xuất giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Thực hiện công khai minh bạch về thành phần thủ tục hồ sơ hành chính, chủ động đề xuất đơn giản hóa dần các quy định không cần thiết, chưa phù hợp đối với các giao dịch hành chính của doanh nghiệp; chủ động tham mưu triển khai mở rộng dịch vụ công mức độ 3, 4 cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện giao dịch hành chính trực tuyến. Đề xuất các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác hiệu các dữ liệu từ Trung tâm điều hành y tế thông minh.
- Đơn vị thực hiện: Các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Tiếp tục quản lý, duy trì hoạt động đối thoại doanh nghiệp định kỳ hàng năm, tiếp công dân hàng tuần và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để phổ biến các chính sách mới của Nhà nước và giải thích, giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Y tế áp dụng chung về pháp luật. Đồng thời, phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố chủ động thực hiện đối thoại Doanh nghiệp qua mạng (www.doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn)
- Đơn vị chủ trì: Các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn năm 2020 - 2025:
- Căn cứ nhu cầu về hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố và thực tiễn quản lý ngành, các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở đề xuất nội dung thực hiện cụ thể trong Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn năm 2020 - 2025, đảm bảo phù hợp quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ (hình thức: Đề án, Kế hoạch, Chương trình,...; nội dung đề xuất cần nêu rõ tính cần thiết thực hiện, các hoạt động cụ thể, thời gian thực hiện, dự kiến nguồn kinh phí thực hiện,...). Văn bản đề xuất gửi về Văn phòng Sở tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Các phòng chức năng, nghiệp vụ và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 10/06/2020
III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã bố trí dự toán trong năm tại các cơ quan, đơn vị để thực hiện hoặc nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
- Lãnh đạo các phòng chức năng, nghiệp vụ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở báo cáo kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng và hàng năm theo quy định hoặc theo yêu cầu đột xuất. Nội dung báo cáo có thể lồng ghép vào báo cáo công tác Phổ biến, Giáo dục pháp luật.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các đơn vị chủ động phối hợp Văn phòng Sở tổng hợp, đề xuất Ban Giám đốc Sở Y tế quyết định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lãnh đạo các phòng chức năng, nghiệp vụ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch; chủ trì thực hiện các nội dung được phân công; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các nội dung tại Kế hoạch này.
2. Văn phòng Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp và UBND Thành phố theo quy định.
3. Phòng Kế hoạch Tài chính Xây dựng dự toán và bổ sung nội dung kinh phí về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên (dự toán chi thường xuyên) của đơn vị; gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt dự toán kinh phí hoạt động của mỗi đơn vị (trong đó có bao gồm hoạt động về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Các phòng chức năng, nghiệp vụ và đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo đúng nội dung kế hoạch đề ra và báo cáo về Văn phòng Sở để tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất cho Sở Tư pháp và UBND Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Sở Y tế, đề nghị các phòng chức năng, nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Sở nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- UBND Thành phố: CT và các PCT;
- Văn phòng UBND TP;
- Sở Tư pháp; (để b/c và phối hợp)
- Các Sở, ban, ngành TP; (để phối hợp)
- UBND 24 quận/huyện; (để phối hợp)
- Đảng ủy Sở Y tế;
- Ban Giám đốc Sở Y tế;
- Các phòng ban thuộc Sở; (để thực hiện)
- Các đơn vị trực thuộc Sở; (để thực hiện)
- Lưu: VT, VPS. (NTHM/TTN 10b)
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Tấn Bỉnh | {
"issuing_agency": "Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "10/04/2020",
"sign_number": "2080/KH-SYT",
"signer": "Nguyễn Tấn Bỉnh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-18-2021-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-134-2016-ND-CP-huong-dan-Luat-Thue-xuat-nhap-khau-386321.aspx | Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất nhập khẩu mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2021/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2021
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:
“Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ
a) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (sau đây gọi là Nghị định số 122/2016/NĐ-CP), Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
b) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan quy định tại điểm c khoản này) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
c) Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và đáp ứng các điều kiện khác để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc và không đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.
d) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định về Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).”
2. Khoản 3, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Miễn thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
3. Ngoài các mặt hàng quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được nhập khẩu miễn thuế các hàng hóa cần thiết khác để phục vụ cho nhu cầu công tác. Chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo xác nhận của Bộ Ngoại giao.
6. Hồ sơ miễn thuế
a) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, trừ trường hợp mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế;
b) Sổ định mức miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều này: 01 bản chụp, trừ trường hợp Sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: 01 bản chụp;
d) Văn bản xác nhận của Bộ Ngoại giao đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này: 01 bản chụp;
đ) Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều này: 01 bản chụp.
7. Thủ tục miễn thuế: Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này: Tổ chức nước ngoài có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao theo Mẫu số 02a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có văn bản xác nhận theo Mẫu số 02b Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc có văn bản từ chối (nêu rõ lý do từ chối). Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều này để thực hiện miễn thuế.
b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn bản theo Mẫu số 02c Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Ngoại giao đề nghị xác nhận chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có văn bản xác nhận theo Mẫu số 02d Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc có văn bản từ chối (nêu rõ lý do từ chối). Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều này để thực hiện miễn thuế.
c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn bản theo Mẫu số 02e Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao về chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế. Thủ tướng Chính phủ xem xét và có Quyết định miễn thuế nhập khẩu theo Mẫu số 02g Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều này để thực hiện miễn thuế.
Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng định mức miễn thuế bằng phương thức điện tử. Trường hợp chưa thực hiện theo dõi định mức miễn thuế bằng phương thức điện tử, người nộp thuế có trách nhiệm nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính Sổ định mức miễn thuế để đối chiếu, trừ lùi.
8. Thủ tục cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế
a) Hồ sơ đề nghị đối với cơ quan, tổ chức:
Văn bản đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 01a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
Văn bản thông báo về việc thành lập cơ quan đại diện tại Việt Nam khi cấp Sổ định mức miễn thuế lần đầu: 01 bản chụp;
Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng trong trường hợp đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đề nghị cấp bổ sung định lượng xe ô tô, xe gắn máy vào Sổ định mức miễn thuế: 01 bản chụp;
Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế: 01 bản chụp;
Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài không quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế (đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này): 01 bản chụp.
b) Hồ sơ đề nghị đối với cá nhân:
Văn bản đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 02i Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng trong trường hợp đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đề nghị cấp bổ sung định lượng xe ô tô, xe gắn máy vào Sổ định mức miễn thuế: 01 bản chụp.
Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với thành viên của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này): 01 bản chụp;
Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế: 01 bản chụp;
Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài không quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế (đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này): 01 bản chụp.
c) Thẩm quyền cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế
Cục Lễ tân Nhà nước thuộc Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 02h1 hoặc Mẫu số 02h2 hoặc Mẫu số 02h3 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế theo Mẫu số 02h4 hoặc Mẫu số 02h5 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bộ Ngoại giao tiếp tục theo dõi và cấp Sổ định mức miễn thuế đối với các đối tượng ưu đãi miễn trừ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đã được Bộ Ngoại giao cấp Sổ định mức miễn thuế trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Sau khi cấp Sổ định mức miễn thuế, cơ quan cấp Sổ định mức quy định tại điểm này cập nhật thông tin của Sổ định mức miễn thuế cho Tổng cục Hải quan thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.”
3. Điểm b khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng
2. Định mức miễn thuế
b) Đối với quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện là toàn bộ trị giá của quà biếu, quà tặng và không quá 04 lần/năm.”
4. Điểm g khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:
g) Sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định tại điểm này nếu sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
2. Cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Người nộp thuế kê khai số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công trên tờ khai hải quan.
b) Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công trên lãnh thổ Việt Nam và phải thực hiện thông báo cơ sở gia công, gia công lại; hợp đồng gia công, hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công lại cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Trường hợp người nộp thuế thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định.
c) Trường hợp người nộp thuế (có hợp đồng gia công) giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này thuê tổ chức, cá nhân khác nhận gia công lại đáp ứng quy định tại điểm b khoản này để gia công một số công đoạn hoặc toàn bộ công đoạn của sản phẩm sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục gia công hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khẩu thì người nộp thuế được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giao gia công lại.
Người nộp thuế (có hợp đồng gia công) giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác nhận gia công lại tại khu phi thuế quan hoặc tại nước ngoài thì hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm giao gia công lại được miễn thuế xuất khẩu. Sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài nhập khẩu trở lại Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
d) Người nộp thuế (có hợp đồng gia công) chịu trách nhiệm thực hiện quyết toán tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế theo quy định của pháp luật hải quan.
đ) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân trong nội địa (không nằm trong khu phi thuế quan), sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại điểm g, h khoản này.
e) Hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu dư thừa không xuất khẩu, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
g) Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là hàng hóa thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ nếu người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Quá thời hạn nêu trên, nếu người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.
h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.
4. Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.”
5. Điểm a khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu
1. Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa (trừ phế liệu tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công xuất khẩu từ hàng hóa nhập khẩu) xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thì không được miễn thuế xuất khẩu.
Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP .”
6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để đóng gói, dán nhãn hoặc gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;
đ) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Người nộp thuế thực hiện thông báo về cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất của người nộp thuế; thông báo cơ sở sản xuất, gia công của người nhận sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Trường hợp người nộp thuế thông báo cơ sở sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định.
Người nộp thuế giao hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này để thuê tổ chức, cá nhân khác có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để sản xuất, gia công lại theo các trường hợp sau:
a1) Người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại.
a2) Người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ bán thành phẩm do người nộp thuế sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu để sản xuất bán thành phẩm giao sản xuất, gia công lại.
a3) Người nộp thuế giao một phần hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại toàn bộ các công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại thành phẩm để xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại.
a4) Người nộp thuế giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan hoặc nước ngoài theo một trong các trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản này được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại nước ngoài nhập khẩu trở lại Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
b) Người nộp thuế nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều này giao toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức thuộc sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của người nộp thuế sản xuất, gia công sản phẩm sau đó nhận lại sản phẩm để xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công (bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận sản xuất thuê đơn vị khác sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm xuất khẩu). Tổ chức nhận sản xuất gia công sản phẩm phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Người nộp thuế phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất, gia công của tổ chức nhận sản xuất, gia công, cơ sở sản xuất, gia công lại của đơn vị nhận sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Trường hợp người nộp thuế thông báo cơ sở sản xuất, gia công lại của đơn vị nhận sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định.
Người nộp thuế phải nộp thêm các chứng từ sau cho cơ quan hải quan tại thời điểm thông báo cơ sở sản xuất của tổ chức nhận sản xuất, gia công lại:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất của tổ chức nhận sản xuất và của người nộp thuế: 01 bản sao có chứng thực;
Điều lệ về tổ chức hoạt động của tổ chức nhận sản xuất và của người nộp thuế: 01 bản sao có chứng thực;
Sổ cổ đông của doanh nghiệp đối với công ty cổ phần hoặc Sổ đăng ký thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên của tổ chức nhận sản xuất và của người nộp thuế: 01 bản sao có chứng thực.
Người nộp thuế giao toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu để thuê tổ chức nhận sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan hoặc tại nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại nước ngoài nhập khẩu trở lại Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
c) Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện quyết toán tình hình sử dụng hàng hóa được miễn thuế theo quy định của pháp luật hải quan.
d) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan được miễn thuế là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân trong nội địa (không nằm trong khu phi thuế quan) và sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, sản phẩm nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại điểm e, g, h khoản này.
đ) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng không sử dụng hoặc hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất nhưng không xuất khẩu sản phẩm thì không được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
e) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Quá thời hạn nêu trên, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.
g) Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ.
h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.
3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.
4. Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật thuế.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 14 như sau:
“Điều 14. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
4. Căn cứ để xác định vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ để xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư thực hiện theo Danh mục hoặc tiêu chí để xác định hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc theo văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư.
6. Cơ sở để xác định đối tượng được miễn thuế
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 118/2015/NĐ-CP) và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
b) Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở kê khai của chủ dự án đầu tư.
Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế có trách nhiệm thực hiện kiểm tra việc giải ngân vốn đầu tư, các tiêu chí về tổng doanh thu và tiêu chí về sử dụng lao động tại trụ sở của chủ dự án theo trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan. Trường hợp dự án đầu tư chưa thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đầu tư đã thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không đáp ứng tiêu chí về tổng doanh thu hoặc tiêu chí về sử dụng lao động theo quy định pháp luật đầu tư thì người nộp thuế không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này và phải kê khai, nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng): Thời điểm xác định số lao động của dự án đầu tư được tính sau 12 tháng kể từ ngày dự án chính thức hoạt động. Chủ dự án tự kê khai, tự chịu trách nhiệm và thực hiện thông báo với cơ quan hải quan về ngày dự án đầu tư chính thức hoạt động theo Mẫu số 21 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này và phải bảo đảm đáp ứng tiêu chí sử dụng từ 500 lao động trở lên trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Sau khi dự án chính thức hoạt động, cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế có trách nhiệm kiểm tra số lao động của dự án đầu tư.
Tại thời điểm xác định tiêu chí về số lao động của dự án đầu tư, dự án chưa sử dụng từ 500 lao động trở lên thì không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Dự án đầu tư có sử dụng từ 500 lao động trở lên đầu tư tại địa bàn vừa là vùng nông thôn, vừa không phải vùng nông thôn thì căn cứ theo số lao động làm việc trong công trình, hạng mục tại vùng nông thôn để xác định, không tính số lao động làm việc trong công trình, hạng mục không phải vùng nông thôn.
d) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học và công nghệ.
đ) Cơ sở để xác định miễn thuế của các đối tượng ưu đãi đầu tư khác quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật chuyên ngành có liên quan.
e) Ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các dự án đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.”
8. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm
1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư quy định tại điểm a, b, c khoản này được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
a) Dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục I Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
b) Dự án đầu tư thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) hoặc dự án đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
c) Dự án đầu tư của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ.
Thời gian bắt đầu sản xuất là thời gian sản xuất chính thức, không bao gồm thời gian sản xuất thử. Người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về ngày thực tế sản xuất và thông báo trước khi làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế.
Hết thời hạn miễn thuế 05 năm, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ thuế theo quy định đối với lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được miễn thuế nhưng không sử dụng hết.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 5 và bổ sung khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 28 như sau:
“Điều 28. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 23 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được cần thiết nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho dự án thuộc chương trình phục vụ đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu;
b) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh được miễn thuế nhập khẩu;
c) Mặt hàng trầm hương được sản xuất từ cây Dó bầu trồng và mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản được miễn thuế xuất khẩu;
d) Sản phẩm nông sản chưa qua chế biến thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này do các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam, nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan để làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu.
Các trường hợp chỉ mua lại sản phẩm hoặc đầu tư tại các tỉnh của Campuchia không tiếp giáp biên giới với Việt Nam không được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này;
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt khác được Thủ tướng Chính phủ quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
5. Hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt khác, gồm:
a) Công văn đề nghị miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại và trị giá hàng hóa, số tiền thuế đề nghị được miễn thuế: 01 bản chính;
b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
7. Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác:
Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này cho Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị miễn thuế, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị miễn thuế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định kèm theo Danh mục hàng hóa đề nghị miễn thuế. Đối với trường hợp đặc biệt khác cần xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, thời hạn thẩm định hồ sơ có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị miễn thuế. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ có quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Mẫu số 23 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc có văn bản không đồng ý miễn thuế gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị miễn thuế.
Căn cứ Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
8. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng trầm hương được sản xuất từ cây Dó bầu trồng và mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản:
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Đối với mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản, người nộp thuế nộp thêm các chứng từ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã do cơ quan Kiểm lâm địa phương hoặc cơ quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cấp: 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần xuất khẩu đầu tiên để đối chiếu;
b) Giấy xác nhận số lượng trăn được giết mổ có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản do cơ quan Kiểm lâm địa phương xác nhận mỗi lần làm thủ tục xuất khẩu: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
9. Thủ tục miễn thuế đối với sản phẩm nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước:
a) Hàng năm, người nộp thuế thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử cho Cục Hải quan tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia. Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bằng giấy, người nộp thuế thông báo cho Cục Hải quan tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
Ngoài hồ sơ thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này, người nộp thuế là doanh nghiệp nộp thêm các chứng từ sau:
Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư: 01 bản chụp kèm 01 bản dịch tiếng Việt có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
Hợp đồng hoặc Thỏa thuận ký kết với phía Campuchia về việc hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản, trong đó ghi rõ số tiền, hàng đầu tư vào từng lĩnh vực và tương ứng là số lượng, chủng loại, trị giá từng loại nông sản sẽ thu hoạch được: 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu;
Chứng từ liên quan đến việc hỗ trợ đầu tư, trồng nông sản tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam (nếu có): 01 bản chụp và xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên để đối chiếu.
b) Trên cơ sở Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã thông báo cho cơ quan hải quan, người nộp thuế thực hiện thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế, danh sách hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hỗ trợ đầu tư, trồng sản phẩm nông sản tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân cư trú công bố hàng năm, kiểm tra, đối chiếu với hàng hóa thực tế nhập khẩu để xử lý miễn thuế nhập khẩu cho từng lô hàng nhập khẩu.
Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp giáp biên giới Việt Nam - Campuchia công bố danh sách hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân cư trú tại tỉnh có hoạt động đầu tư, trồng sản phẩm nông sản tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam hàng năm theo Mẫu số 11 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời gửi Cục Hải quan tỉnh và các Chi cục Hải quan quản lý cửa khẩu thuộc các tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia. Trường hợp có sự thay đổi các tiêu chí trong văn bản đã công bố phải ban hành văn bản điều chỉnh cho phù hợp.”
10. Bổ sung Điều 28a như sau:
“Điều 28a. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan
1. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
2. Thủ tục kiểm tra, xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư đăng ký doanh nghiệp chế xuất.
a) Trường hợp nhà đầu tư đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư mới hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Nhà đầu tư nộp 01 bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Mẫu số 24 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư có văn bản lấy ý kiến của cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (sau đây gọi là Nghị định số 82/2018/NĐ-CP) và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và quy định tại Nghị định này kèm theo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản chụp) và văn bản cam kết của doanh nghiệp (01 bản chính).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư, căn cứ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và văn bản cam kết của doanh nghiệp, cơ quan hải quan xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo cam kết của doanh nghiệp trên Mẫu số 24 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
b) Trường hợp nhà đầu tư đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mở rộng:
Nhà đầu tư nộp 01 bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Mẫu số 24 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với phần dự án đầu tư mở rộng cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư có văn bản lấy ý kiến của cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và quy định tại Nghị định này đối với phần dự án đầu tư mở rộng kèm theo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản chụp) và văn bản cam kết của doanh nghiệp (01 bản chính).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư, căn cứ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và văn bản cam kết của doanh nghiệp, cơ quan hải quan xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo cam kết của doanh nghiệp trên Mẫu số 24 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
c) Trường hợp đăng ký chuyển đổi từ doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất:
Căn cứ đề nghị của nhà đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có văn bản lấy ý kiến của cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và quy định tại Nghị định này.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo Mẫu số 26 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng) được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu kể từ thời điểm là doanh nghiệp chế xuất nêu tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Việc kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này.
4. Kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất (bao gồm doanh nghiệp có dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng):
a) Chậm nhất 30 ngày trước thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản xác nhận của cơ quan đăng ký đầu tư về việc thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động chậm tiến độ so với thời điểm nêu tại các văn bản kể trên, doanh nghiệp chế xuất gửi thông báo đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, không nêu thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động thì thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu sản xuất chính thức theo thông báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan.
b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp chế xuất, Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoàn thành kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này và gửi văn bản xác nhận cho doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 26 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhận được văn bản xác nhận không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp tiếp tục hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không quá 01 năm kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất cấp văn bản xác nhận lần đầu.
c) Khi doanh nghiệp chế xuất đã hoàn chỉnh điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp tiếp tục có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này và đề nghị Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất kiểm tra lại các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp chế xuất, Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm hoàn thành kiểm tra lại việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và có văn bản gửi doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 26 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này nhiều lần nhưng không quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất cấp văn bản xác nhận lần đầu.
d) Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp văn bản xác nhận lần đầu của Chi cục Hải quan, doanh nghiệp chế xuất không thực hiện việc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan. Doanh nghiệp phải nộp đủ các loại thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tương ứng với dự án đầu tư mới hoặc phần dự án đầu tư mở rộng không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này. Khi doanh nghiệp chế xuất đã hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chế xuất có thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp chế xuất, Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoàn thành kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này và gửi văn bản xác nhận cho doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 26 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhận được văn bản xác nhận không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp tiếp tục hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
c) Khi doanh nghiệp chế xuất đã hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp tiếp tục có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này và đề nghị Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất kiểm tra lại các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp chế xuất, Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm hoàn thành kiểm tra lại việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và có văn bản gửi doanh nghiệp chế xuất theo Mẫu số 26 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này nhiều lần nhưng không quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
d) Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất quy định tại khoản này không thực hiện thông báo theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 01 năm nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình xây dựng, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (nếu có) thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Các trường hợp nêu tại khoản 5, khoản 6 Điều này chưa được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến trước thời điểm được cơ quan hải quan có văn bản xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và quy định tại Nghị định này, sau khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa của pháp luật về quản lý thuế.”
11. Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 29. Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
2. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.
3. Hàng hóa có tổng trị giá hải quan từ 500.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp từ 50.000 đồng Việt Nam trở xuống cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Quy định tại khoản này không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.
4. Hồ sơ miễn thuế: Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.”
12. Bổ sung Điều 29a như sau:
“Điều 29a. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
a) Chủng loại, định lượng hàng hóa được quy định tại điều ước quốc tế;
b) Văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng miễn thuế.
Trường hợp cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành thì căn cứ theo văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế.
3. Thủ tục xác nhận trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa miễn thuế có công văn đề nghị cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Mẫu số 13 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị, cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành có văn bản xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Mẫu số 14 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi tổ chức, cá nhân hoặc có văn bản từ chối trong trường hợp hàng hóa đề nghị miễn thuế không phù hợp với điều ước quốc tế.
4. Thông báo Danh mục miễn thuế
Trước khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đầu tiên, tổ chức, cá nhân thực hiện thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho cơ quan hải quan (gọi tắt là Danh mục miễn thuế).
a) Hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế
- Công văn thông báo Danh mục miễn thuế theo Mẫu số 05 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Danh mục miễn thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Trường hợp hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân nộp 02 bản chính Danh mục miễn thuế bản giấy theo Mẫu số 06 và 01 bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi theo Mẫu số 07 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp máy móc, thiết bị phải xuất khẩu, nhập khẩu làm nhiều chuyến, không trừ lùi được số lượng tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là tổ hợp, dây chuyền), tổ chức, cá nhân nộp 02 bản chính Danh mục miễn thuế (bản giấy) theo Mẫu số 06 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Danh mục miễn thuế được xây dựng thống nhất với điều ước quốc tế hoặc văn bản xác nhận chủng loại, định lượng miễn thuế của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành;
- Điều ước quốc tế đối với trường hợp điều ước quốc tế quy định chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế: 01 bản chụp;
- Văn bản xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định tại điểm b khoản 3 Điều này: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
b) Địa điểm thông báo, sửa đổi Danh mục miễn thuế; trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thông báo Danh mục miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 30 Nghị định này.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân không trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc công ty cho thuê tài chính xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, công ty cho thuê tài chính được sử dụng Danh mục miễn thuế do tổ chức, cá nhân đã thông báo với cơ quan hải quan.
5. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.”
13. Điểm b, điểm k khoản 3, điểm đ khoản 7 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 30. Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế
3. Hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế
b) Danh mục miễn thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Trường hợp hệ thống gặp sự cố, chủ dự án nộp 02 bản chính Danh mục miễn thuế bản giấy theo Mẫu số 06 và 01 bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi theo Mẫu số 07 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp máy móc, thiết bị phải nhập khẩu làm nhiều chuyến, không trừ lùi được số lượng tại thời điểm nhập khẩu (sau đây gọi là tổ hợp, dây chuyền), chủ dự án nộp 02 bản chính Danh mục miễn thuế (bản giấy) theo Mẫu số 06 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
k) Hợp đồng thuê chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 11, điểm b khoản 15, điểm a khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 01 bản chụp.
Trường hợp các chứng từ quy định tại khoản này được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia thì chủ dự án không phải nộp khi thông báo Danh mục miễn thuế cho cơ quan hải quan.
7. Trách nhiệm của chủ dự án:
đ) Thông báo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy định tại Điều 31a Nghị định này.”
14. Sửa đổi điểm e, bổ sung điểm h khoản 2, điểm c khoản 3 và bổ sung khoản 5 Điều 31 như sau:
“Điều 31. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan
2. Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm một trong các chứng từ sau:
e) Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định tại khoản 11, khoản 15, khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 01 bản chính;
h) Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, đ khoản 1 Điều 28 Nghị định này: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
3. Thủ tục miễn thuế:
c) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế kê khai chi tiết hàng hóa trên tờ khai hải quan. Trường hợp không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan, người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này và đính kèm tờ khai hải quan. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với các trường hợp đặc thù
a) Người nộp thuế được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không nhập khẩu hàng hóa mà được phép tiếp nhận hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu từ tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì người nộp thuế thực hiện đăng ký tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa nhận chuyển nhượng và được miễn thuế nhập khẩu với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hàng hóa không phải nộp lại số thuế nhập khẩu đã được miễn.
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu ủy thác hoặc trúng thầu nhập khẩu hàng hóa để cung cấp cho đối tượng quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác, trúng thầu với điều kiện giá cung cấp hàng hóa theo hợp đồng ủy thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu.
c) Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa để cung cấp cho đối tượng quy định tại Điều 14, Điều 16, Điều 17, Điều 19, Điều 25 Nghị định này thuê tài chính được miễn thuế nhập khẩu với điều kiện giá cho thuê không bao gồm thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu cho thuê tài chính không sử dụng đúng mục đích miễn thuế thì công ty cho thuê tài chính phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trường hợp không đăng ký tờ khai hải quan mới, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định.
d) Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác, chủ dự án thông báo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 17 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước khi chuyển nhượng dự án và không phải nộp lại số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn đối với hàng hóa chuyển nhượng theo dự án. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải đăng ký tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa nhận chuyển nhượng và được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Tại thời điểm chuyển nhượng, dự án đầu tư vẫn thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư; giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là chủ đầu tư của dự án chuyển nhượng được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản có giá trị tương đương.
Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế của chủ dự án chuyển nhượng dừng sử dụng Danh mục miễn thuế trên Hệ thống hoặc thu hồi Danh mục miễn thuế bản giấy và Phiếu theo dõi trừ lùi của chủ dự án chuyển nhượng; tiếp nhận Danh mục miễn thuế đối với số lượng hàng hóa chủ dự án chuyển nhượng chưa nhập khẩu hết.
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án nhưng chủ dự án chưa nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục miễn thuế hoặc chuyển nhượng một phần dự án nhưng chủ dự án chưa nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục miễn thuế thuộc phần dự án chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thông báo Danh mục miễn thuế đối với hàng hóa chưa nhập khẩu hết thuộc dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng.
Trường hợp chuyển nhượng một phần dự án mà chủ dự án chưa nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục miễn thuế thuộc phần dự án tiếp tục thực hiện, chủ dự án chuyển nhượng thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế đối với số lượng hàng hóa chưa nhập khẩu hết thuộc phần dự án tiếp tục thực hiện.
đ) Hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư được sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư khác của cùng chủ dự án thì chủ đầu tư đăng ký tờ khai hải quan mới đối với số hàng hóa điều chuyển và được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện sau: Giá của hàng hóa nhập khẩu được điều chuyển không bao gồm thuế nhập khẩu; phù hợp với lĩnh vực, quy mô của dự án ưu đãi đầu tư tiếp nhận; đáp ứng quy định về tài sản cố định; có tên trong Danh mục miễn thuế của dự án tiếp nhận đã thông báo cho cơ quan hải quan.
Hàng hóa tiếp nhận được trừ lùi trên Danh mục miễn thuế của dự án tiếp nhận đã thông báo với cơ quan hải quan. Chủ dự án điều chuyển được nhập khẩu bổ sung số lượng hàng hóa thay thế hàng hóa đã điều chuyển. Chủ dự án điều chuyển thực hiện thông báo bổ sung Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định này.
e) Hàng hóa nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 16) buộc phải tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật được miễn thuế nhập khẩu. Việc tiêu hủy phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và có sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan. Trước khi tiêu hủy, người nộp thuế phải có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan nêu rõ lý do tiêu hủy, tên gọi hàng hóa tiêu hủy, thời gian và địa điểm tiêu hủy (01 bản chính); văn bản cho phép tiêu hủy của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiêu hủy, người nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu: Biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy phải có họ tên, chữ ký, dấu của giám đốc doanh nghiệp có hàng hóa tiêu hủy; họ tên, chữ ký của công chức hải quan giám sát việc tiêu hủy, những người được giám đốc doanh nghiệp giao thực hiện và giám sát việc tiêu hủy; chữ ký của đại diện của cơ quan nhà nước liên quan (nếu có) (01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).”
15. Bổ sung Điều 31a như sau:
“Điều 31a. Thông báo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
1. Thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
a) Đối tượng thông báo:
Chủ dự án có trách nhiệm thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 18 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế đối với các trường hợp phải thông báo Danh mục miễn thuế với cơ quan hải quan.
b) Thời điểm và thời hạn thông báo:
Định kỳ hàng năm, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức, cá nhân thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế cho đến khi toàn bộ dự án chấm dứt hoạt động hoặc hàng hóa đã tái xuất khẩu ra khỏi Việt Nam hoặc khi hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng miễn thuế, chuyển tiêu thụ nội địa, đã được tiêu hủy.
Đối với các trường hợp miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 15, Điều 23 Nghị định này, việc thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế phải được thực hiện hàng năm trong thời hạn 05 năm kể từ ngày dự án chính thức hoạt động. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 05 năm, chủ dự án thực hiện đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã miễn thuế chưa sử dụng hết trong thời hạn 05 năm.
2. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo quy định tại điểm a khoản 11, điểm b khoản 15, điểm a khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chủ dự án thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thiện việc chế tạo máy móc, thiết bị hoặc linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị, chủ dự án thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế về việc hoàn thành chế tạo theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 19 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không sử dụng hết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thiện việc chế tạo, chủ dự án phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của chủ dự án nêu tại điểm a khoản này, cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của chủ dự án để xác định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng đúng mục đích chế tạo máy móc, thiết bị hoặc linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện chủ dự án không sử dụng hết hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế nhưng không đăng ký tờ khai hải quan mới thì thực hiện ấn định thuế theo quy định.
c) Chủ dự án thực hiện thông báo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu để chế tạo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kể từ năm hoàn thiện việc chế tạo, chủ dự án thực hiện thông báo việc sử dụng đối với sản phẩm sau chế tạo.
3. Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền phải nhập khẩu làm nhiều chuyến, không trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, chủ dự án thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thiện việc lắp đặt tổ hợp, dây chuyền, chủ dự án có thông báo với cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế về việc hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 20 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không sử dụng hết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thiện việc lắp đặt tổ hợp, dây chuyền, chủ dự án phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoàn thiện việc lắp đặt tổ hợp, dây chuyền của chủ dự án, cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của chủ dự án để xác định hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng đúng mục đích lắp đặt vào tổ hợp, dây chuyền được miễn thuế. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện chủ dự án không sử dụng hết hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền nhưng không đăng ký tờ khai hải quan mới, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định.
c) Chủ dự án thực hiện thông báo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu để hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kể từ năm hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền, chủ dự án thực hiện thông báo tình hình sử dụng đối với sản phẩm sau hoàn thiện lắp đặt.
4. Kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế
a) Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế thực hiện kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế tại trụ sở của chủ dự án theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
b) Việc kiểm tra được thực hiện theo trình tự, thủ tục về kiểm tra sau thông quan.”
16. Khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 32. Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2. Hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm:
a) Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp;
c) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.
d) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.
3. Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế:
c) Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và quyết định giảm thuế theo Mẫu số 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.”
17. Điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 34. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.
Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu;
2. Hồ sơ hoàn thuế gồm:
b) Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn hoặc hóa đơn thương mại: 01 bản chụp.”
18. Điểm a khoản 2 Điều 33, điểm a khoản 2 Điều 34, điểm a khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 5 Điều 36, khoản 3 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.”
19. Bổ sung Điều 37a như sau:
“Điều 37a. Không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Các trường hợp không thu thuế
a) Không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định này.
b) Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.
2. Hồ sơ không thu thuế
Công văn yêu cầu không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 02 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, ngoài công văn yêu cầu không thu thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ tương tự như hồ sơ hoàn thuế.
3. Thời điểm nộp hồ sơ không thu thuế: Người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan.
4. Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ không thu thuế:
a) Đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ không thu thuế thực hiện như thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế.
b) Đối với trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
Trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu của lô hàng không phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn và người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế tại thời điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tái nhập, không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa tái xuất trong thời hạn làm thủ tục hải quan nếu có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đã xuất khẩu trước đây, hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa đã nhập khẩu trước đây.
Trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu của lô hàng có phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu của lô hàng không phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn nhưng người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị không thu thuế sau khi hàng hóa đã thông quan: Thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ không thu thuế thực hiện như thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế. Cơ quan hải quan ban hành quyết định không thu thuế lô hàng tái xuất hoặc tái nhập cùng với quyết định hoàn thuế lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu lần đầu. Số tiền thuế đã nộp của lô hàng tái xuất hoặc tái nhập được hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
20. Sửa các cụm từ sau:
a) Sửa từ “hoặc” tại điểm d khoản 3 Điều 8 thành “và”;
b) Sửa cụm từ “được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu” tại điểm b khoản 2 Điều 11 thành “được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu để gia công sản phẩm nhập khẩu”;
c) Sửa cụm từ “khoản 2” tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 30 thành “khoản 3”;
d) Sửa cụm từ “01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan” tại các khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 8, khoản 4 Điều 19, khoản 3 Điều 20, khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 28, khoản 3 Điều 30, khoản 2 Điều 31, khoản 2 Điều 32, khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 35, khoản 5 Điều 36 thành “01 bản chụp”;
đ) Sửa cụm từ “để phát triển” tại điểm b khoản 4 Điều 19 và cụm từ “để phục vụ” tại điểm c khoản 4 Điều 19 thành cụm từ “để sử dụng trực tiếp cho”;
e) Sửa cụm từ “Quyết định số 219/2009/QĐ-TTg” tại khoản 2 Điều 38 thành “Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg .”
21. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 5 Điều 40 như sau:
“Điều 40. Trách nhiệm thi hành
2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục hoặc tiêu chí để xác định hàng hóa nhập khẩu miễn thuế hoặc thực hiện xác nhận miễn thuế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu quy định tại các khoản 11, khoản 15, khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 21 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trừ khoản 1 Điều này.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.”
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2021.
2. Nghị định này bãi bỏ, bổ sung, thay thế:
a) Bãi bỏ một số nội dung tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP gồm:
Điểm c khoản 3 Điều 8, điểm b khoản 4 Điều 20, khoản 1 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
Các cụm từ sau: Cụm từ “(đối với trường hợp miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan) hoặc Mẫu số 03b tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị miễn thuế sau khi làm thủ tục hải quan)” tại điểm a khoản 3 Điều 20; cụm từ “Trường hợp đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan” tại điểm a khoản 4 Điều 20; cụm từ “khoản 2 Điều 8” tại khoản 4 Điều 31; cụm từ “Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế” tại khoản 3 Điều 33, khoản 3 Điều 34, khoản 3 Điều 35, khoản 6 Điều 36, khoản 4 Điều 37.
b) Bãi bỏ các Thông tư:
Thông tư số 90/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng trầm hương được sản xuất, tạo ra từ cây Dó bầu trồng; Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước; Thông tư số 81/2013/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012; Thông tư số 116/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản.
c) Bãi bỏ Điều 5 Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
d) Thay thế Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP bằng Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
đ) Bổ sung Phụ lục VIIa và Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quy định về chuyển tiếp ưu đãi thuế nhập khẩu cho đối tượng được miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định này:
Đối với các dự án đầu tư, trồng sản phẩm nông sản thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này đang được hưởng chính sách ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định này trong thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp Campuchia điều chỉnh địa giới hành chính dẫn đến tên tỉnh Campuchia nêu tại Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp đang được hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định này không còn là tỉnh tiếp giáp biên giới Việt Nam thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định này trong thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Quy định chuyển tiếp đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ:
Việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực thi hành.
5. Quy định chuyển tiếp về thủ tục miễn thuế:
a) Trường hợp danh mục hàng hóa miễn thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì người nộp thuế được tiếp tục sử dụng danh mục miễn thuế này cho đến khi nhập khẩu hết số lượng hàng hóa ghi trong danh mục miễn thuế đã được phê duyệt;
b) Sổ định mức miễn thuế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được sử dụng sổ cho đến khi hết thời hạn ghi trên sổ hoặc khi có tăng, giảm biên chế (đối với tổ chức, cơ quan).
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC VII
BIỂU MẪU MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ, KHÔNG THU THUẾ
(Kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
Mẫu số 01
Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc
Mẫu số 01 a
Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế của cơ quan đại diện tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ
Mẫu số 02
Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế của cá nhân thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc
Mẫu số 02a
Văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác nhận miễn thuế rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu vượt định lượng
Mẫu số 02b
Văn bản xác nhận của Bộ Ngoại giao về danh mục rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu vượt định lượng được miễn thuế
Mẫu số 02c
Văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác nhận chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ nhu cầu công tác được miễn thuế
Mẫu số 02d
Văn bản xác nhận của Bộ Ngoại giao về chủng loại và định lượng hàng hóa cần thiết nhập khẩu để phục vụ nhu cầu công tác được miễn thuế
Mẫu số 02e
Văn bản đề nghị Bộ Tài chính xác nhận chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Mẫu số 02g
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Mẫu số 02h1
Sổ định mức miễn thuế của tổ chức ngoại giao (do Bộ Ngoại giao cấp)
Mẫu số 02h2
Sổ định mức miễn thuế của viên chức ngoại giao (do Bộ Ngoại giao cấp)
Mẫu số 02h3
Sổ định mức miễn thuế của nhân viên ngoại giao (do Bộ Ngoại giao cấp)
Mẫu số 02h4
Sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ (do cơ quan hải quan cấp)
Mẫu số 02h5
Sổ định mức miễn thuế của cá nhân thuộc cơ quan đại diện tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ (do cơ quan hải quan cấp)
Mẫu số 02i
Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế của thành viên cơ quan đại diện tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ
Mẫu số 03a
Công văn đề nghị miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng
Mẫu số 04
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị miễn thuế để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
Mẫu số 05
Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu
Mẫu số 06
Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu
Mẫu số 07
Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Mẫu số 08
Công văn đề nghị giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Mẫu số 09
Công văn đề nghị hoàn thuế
Mẫu số 09a
Công văn đề nghị không thu thuế
Mẫu số 10
Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế nhập khẩu .
Mẫu số 11
Danh sách cá nhân/hộ gia đình/hộ kinh doanh đầu tư, trồng nông sản tại tỉnh của Campuchia giáp tỉnh.... của Việt Nam năm....
Mẫu số 12
Quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu
Mẫu số 13
Công văn đề nghị xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế theo điều ước quốc tế
Mẫu số 14
Văn bản xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế theo điều ước quốc tế đối với trường hợp điều ước quốc tế không quy định cụ thể chủng loại, định lượng miễn thuế
Mẫu số 15
Bảng kê chi tiết hàng hóa dự kiến nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền
Mẫu số 16
Thông báo kết thúc nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp dây chuyền
Mẫu số 17
Văn bản thông báo chuyển nhượng dự án đầu tư
Mẫu số 18
Thông báo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
Mẫu số 19
Thông báo về việc hoàn thành chế tạo máy móc, thiết bị
Mẫu số 20
Thông báo về việc hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
Mẫu số 21
Thông báo ngày dự án chính thức hoạt động của dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên
Mẫu số 22
Thông báo hoàn thành thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu tại chỗ
Mẫu số 23
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
Mẫu số 24
Văn bản cam kết về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Mẫu số 25
Thông báo về việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan
Mẫu số 26
Giấy xác nhận về việc đáp ứng/không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với khu phi thuế quan
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC…
-------
Số: …/…
V/v cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế
…, ngày ... tháng ... năm ...
Kính gửi: Bộ Ngoại giao.
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
Đề nghị Bộ Ngoại giao cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho ...(tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc).
Địa chỉ: ...
Số điện thoại:... Số Fax: ...
Tổng số lượng cán bộ, nhân viên tính đến ngày: ..., trong đó, số lượng người tăng thêm tính từ ngày .../tháng.../năm... là: ... người theo công hàm số ... ngày.../tháng.../năm... của ... (tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc).
(Tên cơ quan, tổ chức đề nghị)... kính đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho cơ quan... theo quy định hiện hành./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Mẫu này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
Mẫu số 01a
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC…
-------
Số: …/…
V/v cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế
…, ngày ... tháng ... năm …
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ...
Căn cứ điểm c, điểm d khoản 1, khoản 8 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho... (tên cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ).
Địa chỉ: ...
Số điện thoại: ... Số Fax:...
Được hưởng ưu đãi theo Điều ước... /Thỏa thuận... từ ngày ... đến ngày...
(Tên cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ) ... kính đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố ... thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho ... (tên cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ) theo quy định hiện hành./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Mẫu này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
Mẫu số 02
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
-------
Số: …/…
V/v cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế
…, ngày ... tháng ... năm …
Kính gửi: Bộ Ngoại giao.
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
Đề nghị Bộ Ngoại giao cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho ông/bà: ...
Chứng minh thư ngoại giao/công vụ số: ..., ngày cấp …/…/…
Nơi cấp: ...
Có giá trị đến ngày: .../.../...
Cơ quan công tác: ...
Số điện thoại: ... Số Fax: ...
(Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc) ... kính đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho ông/bà ... theo quy định hiện hành./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Mẫu này áp dụng đối với cá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
Mẫu số 02a
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
-------
Số: …/…
V/v đề nghị xác nhận miễn thuế rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu vượt định lượng
…, ngày ... tháng ... năm …
Kính gửi: Bộ Ngoại giao.
Căn cứ khoản 2, khoản 7 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc: ...
Địa chỉ: ...
Số điện thoại: ...
(Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc)... đề nghị Bộ Ngoại giao xác nhận miễn thuế đối với số lượng rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu vượt định lượng như sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Lý do: ...
Tên Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu: ...
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 02b
BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ........./...
V/v xác nhận danh mục rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu vượt định lượng miễn thuế
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
Kính gửi:
- Cơ quan/Tổ chức...
- Chi cục Hải quan ... (nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu).
Căn cứ khoản 2, khoản 7 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Xét văn bản đề nghị số ... ngày ... của ..., địa chỉ ...
Bộ Ngoại giao xác nhận số lượng các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá được nhập khẩu miễn thuế vượt định lượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ như sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Lưu: ...
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC LỄ TÂN NHÀ NƯỚC
Mẫu số 02c
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC(1)
-------
Số: .../…
V/v xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác được miễn thuế
…, ngày ... tháng ... năm …
Kính gửi: Bộ Ngoại giao.
Căn cứ khoản 3, khoản 7 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân: ...
Chứng minh thư ngoại giao/công vụ(2) số: ... Ngày cấp: ... Nơi cấp: ...
Địa chỉ: ...;
Số điện thoại: ...;
Đề nghị Bộ Ngoại giao xác nhận:
Chủng loại và định lượng hàng hóa cần thiết nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu công tác được miễn thuế như sau:
STT
Chủng loại (Tên hàng)
Đơn vị tính
Định lượng (Số lượng)
Lý do: ...
Tên Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu: ...
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
NƠI CÁ NHÂN LÀM VIỆC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2), (3) Đối với tổ chức: Bỏ trống.
Mẫu số 02d
BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .../...
V/v xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa cần thiết nhập khẩu để phục vụ công tác được miễn thuế
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
Kính gửi:
- Cơ quan/Tổ chức/cá nhân;
- Chi cục Hải quan ... (nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu).
Căn cứ khoản 3, khoản 7 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Xét văn bản đề nghị số... ngày ... của ..., địa chỉ ...
Bộ Ngoại giao xác nhận chủng loại và định lượng hàng hóa cần thiết nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu công tác ngoài các mặt hàng quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được miễn thuế như sau:
STT
Chủng loại (Tên hàng)
Đơn vị tính
Định lượng (Số lượng)
Ghi chú
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Lưu: ...
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC LỄ TÂN NHÀ NƯỚC
Mẫu số 02e
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC (1)
-------
Số: …./…
V/v đề nghị xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận
…, ngày ... tháng ... năm …
Kính gửi: Bộ Tài chính.
Căn cứ khoản 4, khoản 7 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Tên tổ chức/cá nhân: ...
Chứng minh thư ngoại giao/công vụ/Hộ chiếu (2): ...
Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp: ... Quốc tịch: ...
Địa chỉ: ...
Số điện thoại: ...; Số Fax: ...
Do Điều ước quốc tế/Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài... ngày ... về... không quy định cụ thể chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận.
(Tên tổ chức/cá nhân)... đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài dự kiến nhập khẩu dưới đây:
STT
Chủng loại (Tên hàng)
Đơn vị tính
Định lượng (Số lượng)
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Cột (4): Ghi số lượng hàng hóa dự kiến nhập khẩu.
Thời gian dự kiến nhập khẩu từ ... đến ...
Nơi dự kiến đăng ký tờ khai hải quan:...
(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết sử dụng hàng hóa nhập khẩu đúng mục đích đã được miễn thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
NƠI CÁ NHÂN LÀM VIỆC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2), (3) Đối với tổ chức: Bỏ trống.
Mẫu số 02g
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ../QĐ-TTg
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
QUYẾT ĐỊNH
Về việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
Căn cứ theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận .... ngày... giữa tổ chức ... và Chính phủ Việt Nam;
Căn cứ...;
Theo đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số ... ngày...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo Điều ước quốc tế/Thỏa thuận ...
1. Tên tổ chức, cá nhân:...
2. Chủng loại, định lượng:
Số TT
Chủng loại (Tên hàng)
Đơn vị tính
Định lượng (Số lượng)
Ghi chú
Điều 2. Tổ chức/cá nhân nêu tại Điều 1 có trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đúng mục đích được miễn thuế.
Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, tổ chức, cá nhân phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp thuế theo quy định của pháp luật trước khi thay đổi mục đích.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ... và tổ chức/cá nhân... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Bộ Ngoại giao;
- Tổng cục Hải quan;
- ....;
- Tổ chức/cá nhân...;
- Lưu: VT, ... .
THỦ TƯỚNG
Mẫu số 02h1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS
BỘ NGOẠI GIAO
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
SỔ ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ
QUOTA BOOK FOR DUTY FREE GOODS
Số sổ: .................................CQ/................................
Số quản lý:..................................
Số sổ đã được cấp:............................................................
Số quản lý: ................................................
Sổ cơ quan
(Office book)
HƯỚNG DẪN
1. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng để mua hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam trong 03 năm.
2. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng khi người được cấp sổ tự nhập khẩu hay ủy thác nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Khi mua hàng tại cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam, người mua hàng xuất trình:
a) Sổ định mức miễn thuế.
b) Hộ chiếu hoặc chứng minh thư do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao cấp.
c) Công hàm đề nghị mua hàng.
4. Khi mất Sổ, cơ quan được cấp Sổ cần thông báo ngay cho Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao.
5. Khi thay Sổ mới, cơ quan được cấp Sổ phải gửi trả Sổ định mức miễn thuế này về Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao.
6. Sổ này gồm 11 trang được đánh số từ trang 1 đến trang 11 (trừ trang bìa), được in trên khổ A5, trang bìa có màu đỏ.
7. Sổ này kèm phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá.
8. Bộ Tài chính in, phát hành, quản lý, sử dụng Sổ định mức miễn thuế.
INSTRUCTION
1. The quota book is used to purchase commodities at Duty Free Shops in Vietnam within 03 years.
2. The quota book is also used when the user of the quota book (the person to whom the quota book is issued) imports commodities by himself/herself or authorizes the other import commodities into Vietnam.
3. To purchase commodities at Duty Free Shops in Vietnam, the followings are presented:
a. The quota book.
b. Passport or I.D Card which is granted by the Directorate of State Protocol Ministry of Foreign Affairs.
c. Letter of recommendation.
4. If the book is lost, the user is requested to inform immediately to the Directorate of State Protocol - Ministry of Foreign Affairs.
5. If change the book, the user should return the quota book to the Directorate of State Protocol - Ministry of Foreign Affairs.
6. This book includes 11 pages, numbered from 1 to 11 (except for the cover page) and printed on A5 size; the cover page is red.
7. This book is attached with stamps of alcohol, beer and cigarettes.
8. The Ministry of Finance prints, issues, manages and uses the quota book.
Xác nhận của cơ quan sở hữu Sổ định mức miễn thuế:
Cơ quan/Mission: ..................................................................................................................
Địa chỉ/Address: ..................................................................................................................
Điện thoại/Telephone: .............................................................................................................
Số lượng biên chế của cơ quan/Number of staff members: ...................................................
..., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
The Head of Mission
(Signed and Sealed)
XÁC NHẬN CỦA CỤC LỄ TÂN NHÀ NƯỚC BỘ NGOẠI GIAO VỀ THÂN PHẬN VÀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ
Certification of the Directorate of State Protocol
Cơ quan: ……………………………………………………………………………………
Mission
Số lượng người: ……………………………………………………………………………………
Number of Staff Members
Được hưởng ưu đãi miễn trừ theo Nghị định số 73/CP ngày 30-07-1994 của Chính phủ
Enjoys the privileges and immunities under the Decree No. 73/CP dated 30 July 1994
Từ ngày/from: ……………………………………………………………………………………
Đến ngày/to: ……………………………………………………………………………………
Danh mục và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ gồm:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased pursuant to Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 which was amended and supplemented by Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated 11 March 2021 consist of:
1.
Ô tô/Automobile
…………….. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
……………. Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
…………. Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………… Tút/Quý/carton(s)/quarter
Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm…….
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước
Chief of State Protocol
THAY ĐỔI VỀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ CỦA CƠ QUAN SỞ HỮU SỔ
CHANGE OF QUOTA OF DUTY-FREE GOODS
Danh mục và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ thay đổi do:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased pursuant to Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 which was amended and supplemented by Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated 18 March 2021 have changed due to:
Do tăng/giảm số lượng biên chế của cơ quan/Increase/decrease of staff members: ………….tổng số/Total: ………..
Do đã thanh lý (tái xuất, chuyển nhượng, tiêu hủy)/Re-export, transfer, destruction of …………. xe ô tô/Automobiles; ………….xe hai bánh gắn máy/Motorcycles
Gồm/Consisting of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm…….
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước
Chief of State Protocol
THAY ĐỔI VỀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ CỦA CƠ QUAN SỞ HỮU SỔ
CHANGE OF QUOTA OF DUTY-FREE GOODS
Danh mục và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ thay đổi do:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased pursuant to Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 which was amended and supplemented by Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated 11 March 2021 have changed due to:
Do tăng/giảm số lượng biên chế của cơ quan/Increase/decrease of staff members: ………….tổng số/Total: ………..
Do đã thanh lý (tái xuất, chuyển nhượng, tiêu hủy)/Re-export, transfer, destruction of …………. xe ô tô/Automobiles; ………….xe hai bánh gắn máy/Motorcycles
Gồm/Consisting of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm…….
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước
Chief of State Protocol
THAY ĐỔI VỀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ CỦA CƠ QUAN SỞ HỮU SỔ
CHANGE OF QUOTA OF DUTY-FREE GOODS
Danh mục và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ thay đổi do:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased pursuant to Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 which was amended and supplemented by Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated 11 March 2021 have changed due to:
Do tăng/giảm số lượng biên chế của cơ quan/Increase/decrease of staff members: ………….tổng số/Total: ………..
Do đã thanh lý (tái xuất, chuyển nhượng, tiêu hủy)/Re-export, transfer, destruction of …………. xe ô tô/Automobiles; ………….xe hai bánh gắn máy/Motorcycles
Gồm/Consisting of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm…….
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước
Chief of State Protocol
THEO DÕI ĐỊNH LƯỢNG MIỄN THUẾ MẶT HÀNG XE Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY/THE QUOTA OF DUTY-FREE GOODS (AUTOMOBILE, MOTORCYCLE)
1. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import ……..ngày/dated …………….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
2. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
3. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
4. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
5. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
6. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
Ghi chú: Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cập nhật thông tin Giấy tạm nhập khẩu tại trang này, thực hiện đóng dấu treo của đơn vị.
BỊ CHÚ/OBSERVATION
Phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá
Appendix on stamps of alcohol, beer and cigarettes
1. Phụ lục gồm các loại tem để quản lý 3 mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá/The appendix comprises stamps for the management of 3 goods: alcohol, beer and cigarettes.
2. Số Sổ định mức miễn thuế được in trên mỗi tem/The Quota book number is printed on each stamp.
3. Số lượng tem tại Phụ lục phù hợp với định lượng trong 1 năm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)/The quantity of stamps in the Appendix is consistent with the annual quantity stipulated in Appendix I of Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 and in the Decree’s amending/supplementing documents (if any).
4. Các chủng loại tem/Types of Stamps:
a) Đối với mặt hàng rượu gồm các loại tem: 0,75 lít, 1,5 lít, 2 lít, 3 lít, 4,5 lít, 6 lít, 18 lít được đánh số thứ tự trên mặt tem từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for alcohol: includes types of 0,75 liters, 1,5 liters, 2 liters, 3 liters, 4,5 liters, 6 liters, 18 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
b) Đối với mặt hàng bia gồm các loại tem: 8 lít, 12 lít, 16 lít được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for beer: includes types of 8 liters, 12 liters, 16 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
c) Đối với mặt hàng thuốc lá gồm loại tem: 1 tút được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for cigarette: includes types of 1 carton, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
5. Tem ở quý nào chỉ có giá trị sử dụng ở quý đó/Stamp in each quarter is only valid for use in that quarter.
6. Tem này chỉ có giá trị khi xuất trình cùng với Sổ định mức miễn thuế/This stamp is only valid when presented with the Quota book.
Mẫu số 02h2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS
BỘ NGOẠI GIAO
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
SỔ ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ
QUOTA BOOK FOR DUTY FREE GOODS
Số sổ: ……………….VC/…………….
Số quản lý:………………………
Sổ viên chức ngoại giao
(Personal book)
HƯỚNG DẪN
1. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng để mua hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam theo nhiệm kỳ công tác.
2. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng khi người được cấp sổ tự nhập khẩu, tạm nhập khẩu hay ủy quyền nhập khẩu, tạm nhập khẩu các hàng hóa vào Việt Nam.
3. Khi mua hàng tại cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam, người được cấp Sổ xuất trình:
a) Sổ định mức miễn thuế.
b) Hộ chiếu hoặc chứng minh thư do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao cấp.
4. Khi mất Sổ, người được cấp sổ cần thông báo ngay cho Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao.
5. Khi kết thúc nhiệm kỳ công tác, Sổ định mức miễn thuế này phải được gửi trả về Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao.
6. Sổ này gồm 6 trang được đánh số từ trang 1 đến trang 6 (trừ trang bìa), được in trên khổ A5, trang bìa có màu xanh lá cây.
7. Sổ này kèm phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá.
8. Bộ Tài chính in, phát hành, quản lý, sử dụng Sổ định mức miễn thuế.
INSTRUCTION
1. The Quota book is used to purchase commodities at Duty Free Shops in Viet Nam within mission term.
2. The quota book is also used when the User of the quota book (the person to whom the quota book is issued) imports commodities by himself/herself or authorises the other to import commodities into Viet Nam.
3. To purchase commodities at Duty Free Shops in Viet Nam, the followings are presented:
a. The quota book.
b. Passport or I.D Card which is granted by the Directorate of State Protocol Ministry of Foreign Affairs.
4. If the book is lost, the user is requested to inform immediately to the Directorate of State Protocol - Ministry of Foreign Affairs.
5. When completing the mission term, the user should return the quota book to the Directorate of State Protocol - Ministry of Foreign Affairs.
6. This book includes 6 pages, is numbered from 1 to 6 (except for the cover page) and printed on A5 size; the cover page is green.
7. This book is attached with stamps of alcohol, beer and cigarettes.
8. The Ministry of Finance prints, issues, manages and uses the quota book.
XÁC NHẬN CỦA CỤC LỄ TÂN NHÀ NƯỚC BỘ NGOẠI GIAO VỀ THÂN PHẬN VÀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ
Certification of the Directorate of State Protocol
Ông/bà: ………………………………………………………………………………………
Mr/Mrs
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………
Position:
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………
Mission:
Chứng minh thư số: ………………………………………………………………………………………
ID card:
Được hưởng ưu đãi miễn trừ theo Nghị định số 73/CP ngày 30-07-1994 của Chính phủ
Enjoys the privileges and immunities under the Decree No. 73/CP date 30 Jul. 1994
Từ ngày/from: ………………………………………………………………………………………
Đến ngày /to: ………………………………………………………………………………………
Danh mục và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ gồm:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased pursuant to Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 which was amended and supplemented by Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated 11 March 2021 consist of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm…….
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước
Chief of State Protocol
THEO DÕI ĐỊNH LƯỢNG MIỄN THUẾ MẶT HÀNG XE Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY/THE QUOTA OF DUTY-FREE GOODS (AUTOMOBILE, MOTORCYCLE)
1. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import ……..ngày/dated …………….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
2. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
3. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
Ghi chú:
- Người kế nhiệm chỉ được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe hai bánh gắn máy khi người tiền nhiệm đã hoàn thành thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy theo quy định. Trường hợp người kế nhiệm nhận chuyển nhượng xe ô tô của người tiền nhiệm, Bộ Ngoại giao thực hiện cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức miễn thuế khi xe ô tô tạm nhập khẩu của người tiền nhiệm chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng theo quy định, Bộ Ngoại giao ghi thông tin về người tiền nhiệm, thông tin về xe của người tiền nhiệm trên trang bị chú của sổ định mức hàng miễn thuế.
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cập nhật thông tin Giấy tạm nhập khẩu tại trang này, thực hiện đóng dấu treo của đơn vị.
BỊ CHÚ/OBSERVATION
Phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá
Appendix on stamps of alcohol, beer and cigarettes
1. Phụ lục gồm các loại tem để quản lý 3 mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá/The appendix comprises stamps for the management of 3 goods: alcohol, beer and cigarettes.
2. Số Sổ định mức miễn thuế được in trên mỗi tem/The Quota book number is printed on each stamp.
3. Số lượng tem tại Phụ lục phù hợp với định lượng trong 1 năm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)/The quantity of stamps in the Appendix is consistent with the annual quantity stipulated in Appendix I of Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 and in the Decree’s amending/supplementing documents (if any).
4. Các chủng loại tem/Types of Stamps:
a) Đối với mặt hàng rượu gồm các loại tem: 0,75 lít, 1,5 lít, 2 lít, 3 lít, 4,5 lít, 6 lít, 18 lít được đánh số thứ tự trên mặt tem từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for alcohol: includes types of 0,75 liters, 1,5 liters, 2 liters, 03 liters, 4,5 liters, 6 liters, 18 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
b) Đối với mặt hàng bia gồm các loại tem: 8 lít, 12 lít, 16 lít được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for beer: includes types of 8 liters, 12 liters, 16 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
c) Đối với mặt hàng thuốc lá gồm loại tem: 1 tút được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for cigarette: includes types of 1 carton, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
5. Tem ở quý nào chỉ có giá trị sử dụng ở quý đó/Stamp in each quarter is only valid for use in that quarter.
6. Tem này chỉ có giá trị khi xuất trình cùng với sổ định mức miễn thuế/This stamp is only valid when presented with the Quota book.
Mẫu số 02h3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS
BỘ NGOẠI GIAO
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
SỔ ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ
QUOTA BOOK FOR DUTY FREE GOODS
Số sổ: ……………………NV/………………….
Số quản lý:……………….
Sổ nhân viên
(Executive staff book)
HƯỚNG DẪN
1. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng để mua hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam theo nhiệm kỳ công tác.
2. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng khi người được cấp sổ tự nhập khẩu, tạm nhập khẩu hay ủy quyền nhập khẩu, tạm nhập khẩu các hàng hóa vào Việt Nam.
3. Khi mua hàng tại cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam, người được cấp sổ xuất trình:
a) Sổ định mức miễn thuế.
b) Hộ chiếu hoặc chứng minh thư do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao cấp.
4. Khi mất Sổ, người được cấp Sổ cần thông báo ngay cho Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao.
5. Khi kết thúc nhiệm kỳ công tác, Sổ định mức miễn thuế này phải được gửi trả về Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao.
6. Sổ này gồm 6 trang được đánh số từ trang 1 đến trang 6 (trừ trang bìa), được in trên khổ A5, trang bìa có xanh da trời.
7. Sổ này kèm phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá.
8. Bộ Tài chính in, phát hành, quản lý, sử dụng Sổ định mức miễn thuế.
INSTRUCTION
1. The Quota book is used to purchase commodities at Duty Free Shops in Viet Nam within mission term.
2. The quota book is also used when the User of the quota book (the person to whom the quota book is issued) imports commodities by himself/herself or authorises the other to import commodities into Viet Nam.
3. To purchase commodities at Duty Free Shops in Viet Nam, the followings are presented:
a. The quota book.
b. I.D Card which is granted by the Directorate of State Protocol Ministry of Foreign Affairs.
4. If the book is lost, the user is requested to inform immediately to the Directorate of State Protocol - Ministry of Foreign Affairs.
5. When completing the mission term, the user should return the quota book to the Directorate of State Protocol - Ministry of Foreign Affairs.
6. This book includes 6 pages, is numbered from 1 to 6 (except for the cover page) and printed on A5 size; the cover page is blue.
7. This book is attached with stamps of alcohol, beer and cigarettes.
8. The Ministry of Finance prints, issues, manages and uses the quota book.
XÁC NHẬN CỦA CỤC LỄ TÂN NHÀ NƯỚC BỘ NGOẠI GIAO VỀ THÂN PHẬN VÀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ
Certification of the Directorate of State Protocol
Ông/bà: ………………………………………………………………………………………
Mr/Mrs
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………
Position:
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………
Mission:
Chứng minh thư số: ………………………………………………………………………………………
ID card:
Được hưởng ưu đãi miễn trừ theo Nghị định số 73/CP ngày 30-07-1994 của Chính phủ
Enjoys the privileges and immunities under the Decree No. 73/CP date 30 Jul. 1994
Từ ngày/from: ………………………………………………………………………………………
Đến ngày /to: ………………………………………………………………………………………
Danh mục và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ gồm:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased pursuant to Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 which was amended and supplemented by Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated 11 March 2021 consist of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm…….
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước
Chief of State Protocol
THEO DÕI ĐỊNH LƯỢNG MIỄN THUẾ MẶT HÀNG XE Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY/THE QUOTA OF DUTY-FREE GOODS
(AUTOMOBILE, MOTORCYCLE)
1. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import ……..ngày/dated …………….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
2. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
3. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
Ghi chú:
- Người kế nhiệm chỉ được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe hai bánh gắn máy khi người tiền nhiệm đã hoàn thành thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy theo quy định. Trường hợp người kế nhiệm nhận chuyển nhượng xe ô tô của người tiền nhiệm, Bộ Ngoại giao thực hiện cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức miễn thuế khi xe ô tô tạm nhập khẩu của người tiền nhiệm chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng theo quy định, Bộ Ngoại giao ghi thông tin về người tiền nhiệm, thông tin về xe của người tiền nhiệm trên trang bị chú của sổ định mức hàng miễn thuế.
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cập nhật thông tin Giấy tạm nhập khẩu tại trang này, thực hiện đóng dấu treo của đơn vị.
BỊ CHÚ/OBSERVATION
Phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá
Appendix on stamps of alcohol, beer and cigarettes
1. Phụ lục gồm các loại tem để quản lý 3 mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá/The appendix comprises stamps for the management of 3 goods: alcohol, beer and cigarettes.
2. Số Sổ định mức miễn thuế được in trên mỗi tem/The Quota book number is printed on each stamp.
3. Số lượng tem tại Phụ lục phù hợp với định lượng trong 1 năm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)/The quantity of stamps in the Appendix is consistent with the annual quantity stipulated in Appendix I of Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated 01 September 2016 and in the Decree’s amending/supplementing documents (if any).
4. Các chủng loại tem/Types of Stamps:
a) Đối với mặt hàng rượu gồm các loại tem: 0,75 lít, 1,5 lít, 2 lít, 3 lít, 4,5 lít, 6 lít, 18 lít được đánh số thứ tự trên mặt tem từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for alcohol: includes types of 0,75 liters, 1,5 liters, 2 liters, 03 liters, 4,5 liters, 6 liters, 18 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
b) Đối với mặt hàng bia gồm các loại tem: 8 lít, 12 lít, 16 lít được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for beer: includes types of 8 liters, 12 liters, 16 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
c) Đối với mặt hàng thuốc lá gồm loại tem: 1 tút được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for cigarette: includes types of 1 carton, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
5. Tem ở quý nào chỉ có giá trị sử dụng ở quý đó/Stamp in each quarter is only valid for use in that quarter.
6. Tem này chỉ có giá trị khi xuất trình cùng với Sổ định mức miễn thuế/This stamp is only valid when presented with the Quota book.
Mẫu số 02h4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS
BỘ TÀI CHÍNH
MINISTRY OF FINANCE
SỔ ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ
QUOTA BOOK FOR DUTY FREE GOODS
Số sổ: ……………..TC/……………
Sổ quản lý:…………………
Sổ tổ chức
(Office book)
HƯỚNG DẪN
1. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng khi người được cấp Sổ tự nhập khẩu hay ủy thác nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
2. Khi mất Sổ, cơ quan được cấp sổ cần thông báo ngay cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Sổ.
3. Khi thay Sổ mới, cơ quan được cấp Sổ phải gửi trả Sổ định mức miễn thuế này về Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Sổ.
4. Sổ này gồm 8 trang được đánh số từ trang 1 đến trang 8 (trừ trang bìa), được in trên khổ A5, trang bìa có màu vàng.
5. Sổ này kèm phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá.
6. Bộ Tài chính in, phát hành, quản lý, sử dụng Sổ định mức miễn thuế.
INSTRUCTION
1. The quota book is also used when the user of the quota book (the person to whom the quota book is issued) imports commodities by himself/herself or authorizes the other import commodities into Vietnam.
2. If the book is lost, the user is requested to inform immediately to the Provincial or Municipal Customs Department.
3. If change the book, the user should return the quota book to the Provincial or Municipal Customs Department.
4. This book includes 8 pages, is numbered from 1 to 8 (except for the cover page) and printed on A5 size; the cover page is yellow.
5. This book is attached with stamps of alcohol, beer and cigarettes.
6. The Ministry of Finance prints, issues, manages and uses the quota book.
Xác nhận của cơ quan sở hữu Sổ định mức miễn thuế:
Cơ quan/Mission: ………………………………………………………………………………..
Địa chỉ/Address: ………………………………………………………………………………..
Điện thoại/Telephone: ………………………………………………………………………………..
Số lượng biên chế của cơ quan/Number of staff members: ……………………………….
…., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
The Head of Mission
(Signed and Sealed)
XÁC NHẬN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ VỀ THÂN PHẬN VÀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ
Certification of the Provincial or Municipal Customs Department.
Cơ quan: …………………………………………………………………………………..
Mission
Số lượng người: …………………………………………………………………………………..
Number of Staff Members
Được hưởng ưu đãi theo Điều ước …… hoặc thỏa thuận…….. từ ngày …….
Enjoys the privileges and immunities under …………… date ……………………
Chủng loại và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo Điều ước/thỏa thuận/Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Điều ước quốc tế/thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased as stipulated in Treaties/Agreements/Prime Minister's Decisions approving the list and quota of duty-free imported goods according to International Treaties/Agreements between the Government of Viet Nam and foreign non-government organizations consist of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
6.
Hàng hóa khác/Others
…, ngày ... tháng ... năm ...
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Chief of Provincial or Municipal Customs Department
THEO DÕI ĐỊNH LƯỢNG MIỄN THUẾ MẶT HÀNG XE Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY/THE QUOTA OF DUTY-FREE GOODS (AUTOMOBILE, MOTORCYCLE)
1. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import ……..ngày/dated …………….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
2. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
3. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
4. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
5. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
6. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
7. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
8. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
9. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
Ghi chú: Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cập nhật thông tin Giấy tạm nhập khẩu tại trang này, thực hiện đóng dấu treo của đơn vị.
BỊ CHÚ/OBSERVATION
Phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá
Appendix on stamps of alcohol, beer and cigarettes
1. Phụ lục gồm các loại tem để quản lý 3 mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá/The appendix comprises stamps for the management of 3 goods: alcohol, beer and cigarettes.
2. Số Sổ định mức miễn thuế được in trên mỗi tem/The Quota book number is printed on each stamp.
3. Số lượng tem mặt hàng rượu, bia, thuốc lá tại Phụ lục phù hợp với định lượng miễn thuế quy định tại điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoặc định lượng tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Điều ước quốc tế/thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài)/The quantity of stamps for the management of alcohol, beer and cigarettes in the Appendix is consistent with the duty-free quota stipulated in international treaties/agreements between the Government of Viet Nam and foreign non-government organizations or consistent with the quota stipulated in the Prime Minister’s Decision approving the list and quota of duty-free imported goods according to international treaties/agreements between the Government of Viet Nam and foreign non-government organizations.
4. Các chủng loại tem/Types of Stamps:
a) Đối với mặt hàng rượu gồm các loại tem: 0,75 lít, 1,5 lít, 2 lít, 3 lít, 4,5 lít, 6 lít, 18 lít được đánh số thứ tự trên mặt tem từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for alcohol: includes types of 0,75 liters, 1,5 liters, 2 liters, 03 liters, 4,5 liters, 6 liters, 18 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
b) Đối với mặt hàng bia gồm các loại tem: 8 lít, 12 lít, 16 lít được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for beer: includes types of 8 liters, 12 liters, 16 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
c) Đối với mặt hàng thuốc lá gồm loại tem: 1 tút được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for cigarette: includes types of 1 carton, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
5. Tem này chỉ có giá trị khi xuất trình cùng với Sổ định mức miễn thuế/This stamp is only valid when presented with the Quota book.
Mẫu số 02h5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS
BỘ TÀI CHÍNH
MINISTRY OF FINANCE
SỔ ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ
QUOTA BOOK FOR DUTY FREE GOODS
Số sổ: ……………..CN/……………
Sổ quản lý:…………………
Sổ cá nhân
(Personal book)
HƯỚNG DẪN
1. Sổ định mức miễn thuế được sử dụng khi người được cấp sổ tự nhập khẩu, tạm nhập khẩu hay ủy quyền nhập khẩu, tạm nhập khẩu các hàng hóa vào Việt Nam.
2. Khi mất Sổ, người được cấp Sổ cần thông báo ngay cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Sổ.
3. Khi kết thúc nhiệm kỳ công tác, Sổ định mức miễn thuế này phải được gửi trả về Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp Sổ.
4. Sổ này gồm 6 trang được đánh số từ trang 1 đến trang 6 (trừ trang bìa), được in trên khổ A5, trang bìa có màu da cam.
5. Sổ này kèm phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá.
6. Bộ Tài chính in, phát hành, quản lý, sử dụng Sổ định mức miễn thuế.
INSTRUCTION
1. The quota book is also used when the user of the quota book (the person to whom the quota book is issued) imports commodities by himself/herself or authorizes the other to import commodities into Viet Nam.
2. If the book is lost, the user is requested to inform immediately to the Provincial or Municipal Customs Department issues the book.
3. When completing the mission term, the user should return the quota book to the Provincial or Municipal Customs Department issues the book.
4. This book includes 6 pages, is numbered from 1 to 6 (except for the cover page) and printed on A5 size; the cover page is orange.
5. This book is attached with stamps of alcohol, beer and cigarettes.
6. The Ministry of Finance prints, issues, manages and uses the quota book.
XÁC NHẬN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ VỀ THÂN PHẬN VÀ TIÊU CHUẨN MUA HÀNG MIỄN THUẾ
Certification of the Provincial or Municipal Customs Department
Ông/bà: ………………………………………………………………………………………
Mr/Mrs
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………
Position:
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………
Mission:
Được hưởng ưu đãi theo Điều ước …… hoặc thỏa thuận ….. từ ngày ……..
Enjoys the privileges and immunities under ……………….. date …………………..
Chủng loại và định lượng được nhập khẩu, tạm nhập khẩu, mua hàng miễn thuế theo Điều ước/thỏa thuận/Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Điều ước quốc tế/thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm:
The list and quota of duty-free goods allowed to be imported, temporarily imported, purchased as stipulated in Treaties/Agreements/Prime Minister's Decisions approving the list and quota of duty-free imported goods according to International Treaties/Agreements between the Government of Viet Nam and foreign non-Government organizations consist of:
1.
Ô tô/Automobile
…………. Chiếc/vehicle(s)
2.
Xe hai bánh gắn máy/Motorcycle
…………… Chiếc/vehicle(s)
3.
Rượu/Wine, alcohol
………Lít/Quý/liter(s)/quarter
4.
Bia/Beer
……….Lít/Quý/liter(s)/quarter
5.
Thuốc lá/Cigarette
………Tút/Quý/carton(s)/quarter
6.
Hàng hóa khác/Others
…, ngày ... tháng ... năm ...
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Chief of Provincial or Municipal Customs Department
THEO DÕI ĐỊNH LƯỢNG MIỄN THUẾ MẶT HÀNG XE Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY/THE QUOTA OF DUTY-FREE GOODS (AUTOMOBILE, MOTORCYCLE)
1. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import ……..ngày/dated …………….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
2. Giấy tạm nhập khẩu số/Number of permit for temporary import………..ngày/dated……….. của Cục Hải quan tỉnh, thành phố/Issued by Provincial or Municipal Customs Department of………………..
Số lượng/Quantity: ………..xe ô tô/Automobile(s);
…………xe hai bánh gắn máy/Motorcycle(s).
Đóng dấu treo của cơ quan Hải quan nơi cấp Giấy tạm nhập khẩu/Hanging seal of Customs Department By which the permit for temporary import was issued
Ghi chú: Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cập nhật thông tin Giấy tạm nhập khẩu tại trang này, thực hiện đóng dấu treo của đơn vị.
BỊ CHÚ/OBSERVATION
Phụ lục tem rượu, bia, thuốc lá
Appendix on stamps of alcohol, beer and cigarettes
1. Phụ lục gồm các loại tem để quản lý 3 mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá/The appendix comprises stamps for the management of 3 goods: alcohol, beer and cigarettes.
2. Số Sổ định mức miễn thuế được in trên mỗi tem/The Quota book number is printed on each stamp.
3. Số lượng tem mặt hàng rượu, bia, thuốc lá tại Phụ lục phù hợp với định lượng miễn thuế quy định tại điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoặc định lượng tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Điều ước quốc tế/thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi chính phủ nước ngoài)/The quantity of stamps for the management of alcohol, beer and cigarettes in the Appendix is consistent with the duty-free quota stipulated in international treaties/agreements between the Government of Viet Nam and foreign non-government organizations or consistent with the quota stipulated in the Prime Minister’s Decision approving the list and quota of duty-free imported goods according to international treaties/agreements between the Government of Viet Nam and foreign non-government organizations.
4. Các chủng loại tem/Types of Stamps:
a) Đối với mặt hàng rượu gồm các loại tem: 0,75 lít, 1,5 lít, 2 lít, 3 lít, 4,5 lít, 6 lít, 18 lít được đánh số thứ tự trên mặt tem từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for alcohol: includes types of 0,75 liters, 1,5 liters, 2 liters, 03 liters, 4,5 liters, 6 liters, 18 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
b) Đối với mặt hàng bia gồm các loại tem: 8 lít, 12 lít, 16 lít được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for beer: includes types of 8 liters, 12 liters, 16 liters, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
c) Đối với mặt hàng thuốc lá gồm loại tem: 1 tút được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng tem theo từng quý/Stamps for cigarette: includes types of 1 carton, numbered from 1 to the maximum number as quarterly allowed.
5. Tem này chỉ có giá trị khi xuất trình cùng với Sổ định mức miễn thuế/This stamp is only valid when presented with the Quota book.
Mẫu số 02i
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …./….
V/v cấp Sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa miễn thuế
…., ngày … tháng … năm …
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố...
Căn cứ điểm c, điểm d khoản 1, khoản 8 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố ... cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho ông/bà: ...
Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị tương đương số: ..., ngày cấp …/…/…
Nơi cấp: ...
Có giá trị đến ngày: .../.../...
Cơ quan công tác: ...
Số điện thoại: ...; Số Fax:....
(Tên cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc/Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ)... kính đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố... thực hiện cấp Sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào Sổ định mức miễn thuế cho ông/bà ... theo quy định hiện hành./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
Ghi chú: Mẫu này áp dụng đối với cá nhân quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ.
Mẫu số 03a
TÊN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh/quốc phòng
…, ngày … tháng … năm …
Kính gửi: Tổng cục Hải quan.
Căn cứ khoản 22 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016.
Căn cứ Điều 20 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số ... ngày …/…./… của ... về việc phê duyệt kế hoạch nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh/quốc phòng năm ...
Căn cứ Giấy phép nhập khẩu số ... ngày …/…./…. của ...
Cơ quan...(1) đề nghị Tổng cục Hải quan miễn thuế hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh/quốc phòng, cụ thể như sau:
1. Tên doanh nghiệp nhập khẩu: ...
2. Mã số thuế: ... Địa chỉ: ...
3. Tên hàng: ...
4. Số lượng: ...
5. Trị giá (tính bằng USD hoặc nguyên tệ): ...
6. Hàng hóa nhập khẩu thuộc mục: ..., phụ lục: ... Quyết định số ... ngày …/…./…. của ...
7. Giấy phép nhập khẩu số ... ngày …/…./….
8. Hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... /... /...
9. Hợp đồng ủy thác nhập khẩu/hợp đồng mua bán/hợp đồng cung cấp hàng hóa số ... ngày .../.../...
10. Nơi dự kiến đăng ký tờ khai hải quan (ghi rõ tại Chi cục thuộc Cục Hải quan): ...
Cơ quan... (1) đề nghị Tổng cục Hải quan miễn thuế đối với lô hàng nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Doanh nghiệp nhập khẩu;
- …
- Lưu: …
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan đề nghị (Bộ Công an/Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp)
Hồ sơ gửi kèm công văn này gồm:
- Giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
- Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp;
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu/hợp đồng mua bán/hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp;
- Các tài liệu, chứng từ khác có liên quan (nếu có); 01 bản chụp.
Mẫu số 04
DANH MỤC HÀNG HÓA ĐỀ NGHỊ MIỄN THUẾ ĐỂ PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, THẢM HỌA, DỊCH BỆNH VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC
(Kèm theo công văn số ... ngày ... của ....)
1. Tên tổ chức/cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu: ...
2. Mã số thuế: ...
3. CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: …/…/…
4. Nơi cấp: ... Quốc tịch: ...
5. Địa chỉ: ...
6. Số điện thoại: ... Số Fax:...
7. Tên chương trình, dự án (nếu có); ...
8. Địa điểm thực hiện chương trình, dự án (nếu có): ...
9. Dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan: ...
10. Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa miễn thuế: ...
11. Thời gian dự kiến kết thúc việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa miễn thuế ...
12. Nội dung về hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu:
STT
Tên hàng, quy cách phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá
Số, ngày chứng từ liên quan (1)
Ghi chú
Ghi chú:
(1) Số ngày Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, vận đơn hoặc các chứng từ khác có liên quan.
Mẫu số 05
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu
…, ngày … tháng … năm …
Kính gửi: Cơ quan hải quan ...(2)
Tên tổ chức/cá nhân: ...(3)
Mã số thuế:...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ... Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:... Quốc tịch:...
Địa chỉ: ...
Số điện thoại: ... Số Fax: ...
Lĩnh vực hoạt động: ...
Lý do miễn thuế: (ghi cụ thể đối tượng miễn thuế, cơ sở xác định đối tượng miễn thuế)...
Nay, ...(3) thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu của:
Dự án đầu tư ...
- Ngành nghề đầu tư:...
- Địa bàn đầu tư: ...
- Hạng mục công trình: ...
-…
(Nếu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho toàn bộ dự án thì không cần ghi chi tiết hạng mục công trình)
Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ... số ... ngày ... được cấp bởi...
Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu từ ... đến ...
Các giấy tờ kèm theo gồm:
- 02 Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, 01 phiếu theo dõi, trừ lùi (trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bằng giấy); trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (tổ chức/cá nhân nêu rõ số ... ngày ... Danh mục miễn thuế đã được thông báo trên Hệ thống).
- Các chứng từ làm cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Tổ chức/cá nhân...(3) cam kết xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đúng mục đích đã được miễn thuế.
Đề nghị Cơ quan hải quan...(2) tiếp nhận thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho tổ chức/cá nhân ..../.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Ghi tên cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế.
(3) Ghi tên tổ chức/cá nhân thông báo Danh mục miễn thuế.
Mẫu số 06
DANH MỤC
HÀNG HÓA MIỄN THUẾ DỰ KIẾN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Số: ... ngày ...
1. Tên tổ chức/cá nhân: ...
Mã số thuế:...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ... Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:... Quốc tịch:...
Số điện thoại: ... Số Fax: ...
2. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân:...
3. Tên dự án đầu tư:...
4. Địa điểm thực hiện dự án:...
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ... số ... ngày ... được cấp bởi...
6. Ngày bắt đầu nhập khẩu:... Ngày bắt đầu sản xuất:...
Số, ngày công văn thông báo ngày bắt đầu sản xuất(1):...
7. Thông báo tại cơ quan hải quan:...
8. Thời gian dự kiến kết thúc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa miễn thuế:...
STT
Tên hàng, quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá/Trị giá dự kiến
Ghi chú
Ngày … tháng ... năm…
CƠ QUAN HẢI QUAN TIẾP NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)
Ngày ... tháng ... năm...
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Trường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bằng giấy, cơ quan hải quan làm thủ tục tiếp nhận ghi số, ngày Danh mục hàng hóa miễn thuế theo số, ngày ghi trong Sổ theo dõi tiếp nhận.
- (1) Đối với trường hợp miễn thuế 05 năm.
Mẫu số 07
Tờ số.../Tổng số tờ
PHIẾU THEO DÕI,
TRỪ LÙI HÀNG HÓA MIỄN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1. Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu số... ngày... tháng ... năm...
2. Tên tổ chức/cá nhân...
Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ... Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp: ... Quốc tịch: ...
Số điện thoại: ... Số Fax: ...
3. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân: ...
4. Tên dự án đầu tư: ...
STT
Số, ngày tờ khai hải quan
Tên hàng, quy cách phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tờ khai hải quan
Số lượng hàng hóa còn lại chưa xuất khẩu, nhập khẩu
Công chức hải quan trừ lùi, ký tên, đóng dấu công chức
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
CƠ QUAN HẢI QUAN
TIẾP NHẬN PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
Đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bằng giấy.
- Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận phiếu theo dõi trừ lùi ghi các tiêu chí tại các mục 1, 2, 3, 4, tờ số/tổng số tờ; (Trường hợp Phiếu theo dõi trừ lùi gồm nhiều tờ, cơ quan hải quan đóng dấu treo lên tất cả các tờ).
- Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ghi số liệu các cột từ 1 đến 7 của Phiếu theo dõi trừ lùi.
- Khi tổ chức/cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục đã thông báo, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính “đã xuất khẩu/nhập khẩu hết hàng hóa miễn thuế” và gửi 01 bản sao y bản chính cho Cục Hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.
Mẫu số 08
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số.../...
V/v đề nghị giảm thuế xuất khẩu/nhập khẩu
…, ngày … tháng … năm …
Kính gửi:...(2)
1. Tên tổ chức/cá nhân: ...
2. Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ... Ngày cấp: .../.../…
Nơi cấp: ... Quốc tịch: ...
Số điện thoại: ... Số Fax:...
3. Địa chỉ trụ sở: ...
4. Nội dung đề nghị: ...
5. Lý do đề nghị giảm thuế:...(3)
6. Thông tin về tiền thuế đề nghị giảm:
STT
Tên hàng, quy cách, phẩm chất
Số, ngày tờ khai hải quan
Đơn vị tính
Số lượng hàng hóa theo tờ khai hải quan
Trị giá tính thuế
Tỷ lệ tổn thất
Loại thuế
Số tiền thuế phải nộp (VNĐ)
Số tiền thuế đề nghị giảm (VNĐ)
Tổng cộng
Tổng số tiền thuế đề nghị giảm bằng chữ:...
Hồ sơ, tài liệu kèm theo ...(4)
Tổ chức/cá nhân... cam đoan nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Tên cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ giảm thuế.
(3) Ghi rõ lý do và điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật áp dụng.
(4) Liệt kê tên loại tài liệu kèm theo.
Mẫu số 09
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số.../...
V/v đề nghị hoàn thuế…
…, ngày … tháng … năm …
Kính gửi: ...(2) (Tên cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế)
I. Thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị hoàn thuế:
1. Tên người nộp thuế: ...
Mã số thuế:
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:... Ngày cấp:.. ./..../....Nơi cấp:....
Quốc tịch:...
Địa chỉ:...
Quận/huyện:... Tỉnh/thành phố: ...
Điện thoại:... Fax:... Email:...
2. Tên người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác: ...
Mã số thuế:
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:... Ngày cấp:,../.../... Nơi cấp:...
Quốc tịch:...
Địa chỉ : ...
Quận/huyện:... Tỉnh/thành phố: ...
Điện thoại:... Fax:... Email: ...
Hợp đồng đại lý hải quan số: ... ngày ...
II. Nội dung đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước
1. Thông tin về tiền thuế đề nghị hoàn trả:
Đơn vị tiền: VNĐ
STT
Loại thuế
Thông tin tờ khai hải quan/tờ khai hải quan bổ sung
Thông tin Số, ngày Quyết định ấn định thuế
Số tiền thuế đã nộp vào tài khoản
Số tiền thuế đề nghị
Số tờ khai
Ngày tờ khai
Số Quyết định
Ngày Quyết định
Thu Ngân sách nhà nước
Tài khoản tiền gửi
Bù trừ số tiền thuế, thu khác còn nợ
Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp
Hoàn trả trực tiếp
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
Tổng cộng:
(Bằng chữ:...)
2. Lý do đề nghị hoàn thuế: ...(3)
3. Thông tin về hàng hóa đề nghị hoàn thuế:
3.1. Thực hiện thanh toán qua Ngân hàng:
□ Có, số chứng từ thanh toán: ….
□ Không.
3.2. Hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến
□ Có
□ Không
3.3. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất
a) Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam:
b) Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa:
c) Thực hiện theo hình thức thuê
□ Có
□ Không
d) Giá tính thuế nhập khẩu tính trên giá đi thuê, đi mượn:(4)
□ Có.
□ Không.
4. Hình thức hoàn trả
4.1. Bù trừ cho số tiền thuế, thu khác còn nợ (cột 9) thuộc tờ khai hải quan số... ngày...
4.2. Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp (cột 10) thuộc tờ khai hải quan số... ngày...
4.3. Hoàn trả trực tiếp (cột 11):
Số tiền hoàn trả: Bằng số: ...
Bằng chữ: ...
Trong đó:
□ Chuyển khoản: Tài khoản số:... Tại Ngân hàng (Kho bạc nhà nước)...
□ Tiền mặt: Nơi nhận tiền hoàn thuế: Kho bạc Nhà nước ....
Hồ sơ, tài liệu kèm theo:... (5)
Tổ chức/cá nhân cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ HẢI QUAN
Họ và tên:....
Chứng chỉ hành nghề số:...
NGƯỜI NỘP THUẾ
hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế.
(3) Ghi rõ lý do và điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật áp dụng.
(4) Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất khi tạm nhập giá tính thuế nhập khẩu được tính trên giá đi thuê, đi mượn thì không thuộc các trường hợp được hoàn thuế.
(5) Liệt kê tài liệu kèm theo.
Mẫu số 9a
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số.../...
V/v đề nghị không thu thuế…
…, ngày … tháng … năm …
Kính gửi:…….. (2)
I. Thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị không thu thuế
1. Tên người nộp thuế: ...
Mã số thuế:
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số... Ngày cấp:.../.../... Nơi cấp: ...
Quốc tịch:...
Địa chỉ:...
Quận/huyện:... Tỉnh/thành phố: ...
Điện thoại:... Fax:... Email:...
2. Tên người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác: ...
Mã số thuế:
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:... Ngày cấp:,../.../... Nơi cấp:...
Quốc tịch:...
Địa chỉ : ...
Quận/huyện:... Tỉnh/thành phố: ...
Điện thoại:... Fax:... Email: ...
Hợp đồng đại lý hải quan số: ... ngày ...
II. Thông tin về hàng hóa đề nghị không thu thuế
1. Số tờ khai:... ngày... tháng... năm... Nơi đăng ký tờ khai: ...
Tên hàng, mô tả hàng hóa: ...
Số lượng: ...
Trị giá: ...
2. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng:
□ Có, số chứng từ thanh toán: ……………
□ Không.
3. Hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến
□ Có
□ Không
4. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất thuộc trường hợp hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế
a) Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam:
b) Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa:
c) Thực hiện theo hình thức thuê
□ Có
□ Không
d) Giá tính thuế nhập khẩu tính trên giá đi thuê, đi mượn: (3)
□ Có.
□ Không.
III. Thông tin về số tiền thuế đề nghị không thu
1. Thông tin về tiền thuế
Đơn vị: VNĐ
STT
LOẠI THUẾ
Số tiền đề nghị không thu
1
Thuế xuất khẩu
2
Thuế nhập khẩu
3
Thuế tự vệ
4
Thuế chống bán phá giá
5
Thuế chống trợ cấp
6
Thuế tiêu thụ đặc biệt
7
Thuế bảo vệ môi trường
8
Thuế giá trị gia tăng
Tổng cộng (bằng số)
(Bằng chữ:...)
2. Lý do đề nghị không thu thuế: ...(4)
3. Hồ sơ, tài liệu kèm theo: ...(5)
Tổ chức/cá nhân cam đoan thông tin khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ HẢI QUAN
Họ và tên:....
Chứng chỉ hành nghề số:...
NGƯỜI NỘP THUẾ
hoặc
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền xử lý không thu thuế.
(3) Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất khi tạm nhập giá tính thuế nhập khẩu được tính trên giá đi thuê, đi mượn thì không thuộc các trường hợp được hoàn thuế, không thu thuế.
(4) Ghi rõ lý do và điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật áp dụng. Trường hợp đề nghị không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải ghi rõ vào mục này.
(5) Liệt kê tài liệu kèm theo.
Mẫu số 10
BÁO CÁO TÍNH THUẾ NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU
(Kèm theo công văn đề nghị hoàn thuế số .... ngày ....)
Tên người nộp thuế: ...
Mã số thuế:... Địa chỉ:...
Số, ngày Hợp đồng nhập khẩu: ...
Số, ngày Hợp đồng xuất khẩu: ...
STT
Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (NL, VT)
Tờ khai xuất khẩu sản phẩm
Mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Mã sản phẩm xuất khẩu
Lượng NL, VT sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu
Định mức sử dụng thực tế
Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp
Số tiền thuế đề nghị hoàn/ không thu
Ghi chú
Số, ngày tờ khai hải quan
Tên nguyên liệu, vật tư theo tờ khai hải quan
Đơn vị tính
Lương
Trị giá tính thuế
Thuế suất thuế nhập khẩu
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp
Số, ngày tờ khai hải quan
Tên sản phẩm theo tờ khai hải quan
Đơn vị tính
Lượng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
..., ngày... tháng...năm...
NGƯỜI NỘP THUẾ (hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 11
DANH SÁCH CÁ NHÂN/HỘ GIA ĐÌNH, HỘ KINH DOANH ĐẦU TƯ, TRỒNG SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI TỈNH …….. CỦA CAMPUCHIA TIẾP GIÁP TỈNH ... BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM NĂM………
(Kèm theo văn bản số ... ngày... tháng... năm ... của Ủy ban nhân dân tỉnh ...)
STT
Tên cá nhân/đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh
Địa chỉ cư trú(1)
Tên sản phẩm nông sản đầu tư, trồng tại Campuchia
Diện tích đầu tư hiện tại
Diện tích đầu tư dự kiến mở rộng trong năm ...
Dự kiến sản lượng sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam năm ...
Ghi chú
Ghi chú:
(1) Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mẫu số 12
CỤC HẢI QUAN ...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: .../QĐ...
…., ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ...(1)
Căn cứ Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
Căn cứ...;
Căn cứ hồ sơ đề nghị giảm thuế của (Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ)...;
Theo đề nghị của....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giảm số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu của (Tên/Địa chỉ người nộp thuế, mã số thuế, thuộc tờ khai/quyết định ấn định thuế số... ngày...) như sau:
STT
LOẠI THUẾ
SỐ TIỀN
1
Thuế xuất khẩu
2
Thuế nhập khẩu
3
Thuế tự vệ
4
Thuế chống bán phá giá
5
Thuế chống trợ cấp
6
Thuế tiêu thụ đặc biệt
7
Thuế bảo vệ môi trường
8
Thuế giá trị gia tăng
Tổng cộng
Bằng chữ:...
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (Tên người nộp thuế); (các đơn vị có liên quan của cơ quan hải quan) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, ...
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Trường hợp giảm thuế trong thông quan thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan: Ghi “Chi cục trưởng Chi cục Hải quan...”.
Mẫu số 13
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v đề nghị xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế theo điều ước quốc tế
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: ...(2)
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Tên tổ chức/cá nhân: ...
Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:...
Quốc tịch: ...
Địa chỉ:...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
Lĩnh vực hoạt động: ...
Lý do miễn thuế: (ghi cụ thể đối tượng miễn thuế, cơ sở xác định đối tượng miễn thuế)...
Do điều ước quốc tế... không quy định cụ thể chủng loại, định lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế theo điều ước quốc tế, tổ chức, cá nhân... đề nghị...(2) xác nhận hàng hóa miễn thuế theo điều ước quốc tế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu dưới đây của:
- Dự án đầu tư/hoạt động sử dụng hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...
- Ngành nghề, địa bàn đầu tư ...
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện (ghi rõ mục đích xác nhận Danh mục thực hiện miễn thuế cho toàn bộ dự án hoặc theo hạng mục công trình hoặc giai đoạn hoặc tổ hợp, dây chuyền hoặc năm tài chính) ...
- Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ... số... ngày... được cấp bởi...
STT
Tên hàng, quy cách phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng dự kiến xuất khẩu/nhập khẩu
Trị giá dự kiến xuất khẩu/nhập khẩu
Ghi chú
Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu từ ... đến ...
Tổ chức/cá nhân... cam kết xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đúng mục đích đã được miễn thuế.
Đề nghị ... (2) xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho tổ chức/cá nhân ... theo quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Ghi tên cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành.
Mẫu số 14
TÊN CƠ QUAN (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế theo điều ước quốc tế
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: Tổ chức/Cá nhân...(2)
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Điều ước quốc tế ... ngày ... ký giữa...
Căn cứ hồ sơ đề nghị xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế của tổ chức/cá nhân(2)...
Nay, ...(1) xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, cụ thể như sau:
1. Tên tổ chức/cá nhân: ...
Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:...
Quốc tịch:....
Số điện thoại: ...;
Số Fax:...
2. Địa chỉ:...
3. Tên dự án đầu tư/hoạt động sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ...
4. Địa điểm thực hiện dự án/hoạt động sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế...
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ... số ... ngày ... được cấp bởi...
6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện (ghi rõ mục đích xác nhận Danh mục thực hiện miễn thuế cho toàn bộ dự án hoặc theo hạng mục công trình hoặc giai đoạn hoặc tổ hợp, dây chuyền hoặc năm tài chính)...
STT
Tên hàng quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng dự kiến xuất khẩu/nhập khẩu
Trị giá dự kiến xuất khẩu/nhập khẩu
Ghi chú
7. Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu từ ... đến ...
Nơi nhận:
- Như trên;
- …
- Lưu: VT,…
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
(2) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận chủng loại, định lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo điều ước quốc tế.
Mẫu số 15
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
BẢNG KÊ CHI TIẾT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ THEO TỔ HỢP, DÂY CHUYỀN
(Theo tờ khai số... ngày... tháng... năm ... tại Chi cục Hải quan....)
1. Tên tổ chức/cá nhân: ...
Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: ...
Nơi cấp:...
Quốc tịch:....
2. Địa chỉ:...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
3. Tên dự án đầu tư:...
4. Địa điểm thực hiện dự án:...
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ... số ... ngày ... được cấp bởi...
6. Tên tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu:...
7. Danh mục miễn thuế nhập khẩu số ... ngày ... đăng ký tại cơ quan hải quan ...
8. Thời gian dự kiến kết thúc nhập khẩu hàng hóa miễn thuế: ...
9. Thời gian dự kiến hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền: ...
STT
Tên hàng quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá/trị giá dự kiến nhập khẩu
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Tổng số
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
Cột 2: Ghi rõ tên, quy cách, phẩm chất của từng máy móc, thiết bị thuộc tổ hợp dây chuyền.
- Trường hợp tách được trị giá/trị giá dự kiến của từng dòng hàng nhập khẩu thì khai vào cột (5);
- Trường hợp không tách được thì khai tổng trị giá của lô hàng theo tờ khai vào dòng tổng số.
Mẫu số 16
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v thông báo kết thúc nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: Cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế.
1. Tên tổ chức/cá nhân (chủ dự án); ...
Mã số thuế:...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: ...
Nơi cấp:...
Quốc tịch: ...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
2. Địa chỉ:...
3. Tên dự án đầu tư:...
4. Địa điểm thực hiện dự án: …
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... số ... ngày ... được cấp bởi...
6. Tên tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu:...
7. Danh mục miễn thuế nhập khẩu số ... ngày ... đăng ký tại cơ quan hải quan ...
8. Thời gian nhập khẩu hàng hóa miễn thuế từ ngày ... đến ngày ...
9. Thời gian dự kiến hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền: ...
10. Số tiền thuế nhập khẩu của tổ hợp dây chuyền được miễn:...
11. Cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền:....
12. Hàng hóa đã nhập khẩu thuộc tổ hợp, dây chuyền bao gồm:
STT
Tên hàng quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá nhập khẩu
Tờ khai nhập khẩu số/ngày
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Tổng số
Tổ chức/cá nhân... cam đoan nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
- Cột (5): Trường hợp không khai báo được trị giá theo từng dòng hàng thì tổ chức, cá nhân khai báo trị giá theo tổ hợp, dây chuyền tại dòng tổng số.
Mẫu số 17
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v thông báo chuyển nhượng dự án đầu tư
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: Cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế.
1. Tên tổ chức/cá nhân chuyển nhượng dự án (Chủ dự án): ...
Mã số thuế:...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:... Ngày cấp: ... Nơi cấp: ...
Quốc tịch:...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
2. Địa chỉ trụ sở của tổ chức/cá nhân:...
3. Tên dự án đầu tư: …
4. Địa điểm thực hiện dự án: ...
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...
6. Lý do miễn thuế:
7. Tổ chức/cá nhân chuyển nhượng... đã thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế số ... ngày ... với cơ quan hải quan để thực hiện dự án ... và đã nhập khẩu hàng hóa miễn thuế; nay, tổ chức/cá nhân... thông báo về việc chuyển nhượng toàn bộ/một phần dự án nêu trên cho ... tổ chức/cá nhân nhận chuyển nhượng... mã số thuế..., tại địa chỉ..., tiếp tục thực hiện dự án theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... số... ngày... được cấp bởi..., hàng hóa chuyển nhượng như sau:
STT
Tờ khai nhập khẩu ban đầu (số, ngày)
Hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế
Hàng hóa chuyển nhượng
Hàng hóa còn lại chưa chuyển nhượng (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần dự án)
Ghi chú
Tên hàng
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
8. Danh mục hàng hóa chưa nhập khẩu hết theo Danh mục miễn thuế số đã đăng ký/thông báo với cơ quan hải quan, được chủ dự án chuyển nhượng dự kiến tiếp tục nhập khẩu để thực hiện dự án:
STT
Tên hàng quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá/trị giá dự kiến nhập khẩu
Ghi chú
9. Danh mục hàng hóa chưa nhập khẩu hết theo Danh mục miễn thuế số...(2) đã đăng ký/thông báo với cơ quan hải quan, được tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự kiến tiếp tục nhập khẩu:
STT
Tên hàng, quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá/trị giá dự kiến nhập khẩu
Ghi chú
10. Tổ chức/cá nhân chuyển nhượng ... xin nộp lại bản chính Danh mục miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi và bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng dự án (kèm theo) cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế (đối với trường hợp thông báo Danh mục bản giấy) để cơ quan hải quan được biết và theo dõi.
Tổ chức/cá nhân chuyển nhượng... xin cam kết những thông tin kê khai là hoàn toàn trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai.
Trân trọng!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Ghi số, ngày Danh mục miễn thuế đã được tổ chức/cá nhân chuyển nhượng hàng hóa (chủ dự án) đã thông báo/đăng ký với cơ quan hải quan.
Mẫu số 18
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ
Tên tổ chức/cá nhân (chủ dự án): ... Mã số thuế: ...
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:... ngày cấp ... nơi cấp ... tại...
Tên dự án đầu tư (Hạng mục đầu tư):...
Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án đầu tư (Hạng mục đầu tư)... Thời điểm kết thúc nhập khẩu hàng hóa ...
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... số ... ngày ... được cấp bởi...
Tên Hợp đồng: ...
Số: ... Ngày: ...
STT
Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
Đã sử dụng đúng mục đích miễn thuế
Đã thay đổi mục đích miễn thuế
Đã tiêu hủy
Tồn kho chưa sử dụng
Hạch toán vào sổ tài sản cố định theo quy định
Ghi chú
Tên hàng
Số lượng
Tờ khai số, ngày
Số lượng
Số lượng
Tờ khai thay đổi mục đích sử dụng số, ngày
Số lượng
Số lượng
Được hạch toán tài sản cố định
Không được hạch toán tài sản cố định
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 19
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v thông báo hoàn thành chế tạo máy móc, thiết bị
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
1. Tên tổ chức/cá nhân (chủ dự án): ...
Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:...
Quốc tịch: ...
Địa chỉ: ...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
2. Tên dự án đầu tư:.
3. Địa điểm thực hiện dự án:...
4. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... số ... ngày... được cấp bởi...
Tổ chức/cá nhân ... thông báo với cơ quan hải quan từ ngày... đã hoàn thành chế tạo máy móc, thiết bị từ hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục miễn thuế số ... ngày ... tại... số lượng hàng hóa nhập khẩu đã được sử dụng để chế tạo máy móc, thiết bị như sau:
STT
Thông tin hàng hóa nhập khẩu dùng để chế tạo
Số lượng hàng hóa đã sử dụng để chế tạo
Số lượng hàng hóa dư thừa sau chế tạo
Thông tin hàng hóa được chế tạo
Ghi chú
Tên hàng, quy cách, phẩm chất (chi tiết theo từng dòng hàng)
Tờ khai nhập khẩu số/ngày
Đơn vị tính
Số lượng
Tên hàng sau chế tạo
Đơn vị tính
Số lượng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
Tổ chức/cá nhân... cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu khai báo với cơ quan hải quan và lưu giữ các tài liệu có liên quan để xuất trình cơ quan hải quan khi thực hiện thanh tra, kiểm tra./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
Mẫu số 20
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v thông báo hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
1. Tên tổ chức/cá nhân (chủ dự án):...
Mã số thuế:...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:...
Quốc tịch: ...
Địa chỉ: ...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
2. Tên dự án đầu tư:...
3. Địa điểm thực hiện dự án:...
4. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ... số ... ngày... được cấp bởi...
Tổ chức/cá nhân ... thông báo với cơ quan hải quan về việc đã hoàn thiện lắp đặt hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền đã đăng ký theo Danh mục miễn thuế số ... ngày ... tại ... từ ngày... số lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để lắp đặt như sau:
STT
Thông tin hàng hóa nhập khẩu
Số lượng hàng hóa đã sử dụng để lắp đặt
Số lượng hàng hóa dư thừa sau lắp đặt
Thông tin hàng hóa được lắp đặt
Ghi chú
Tên hàng, quy cách, phẩm chất (chi tiết theo từng dòng hàng)
Tờ khai nhập khẩu số/ngày
Đơn vị tính
Số lượng
Tên tổ hợp, dây chuyền
Đơn vị tính
Số lượng
Tổ chức/cá nhân... cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu khai báo với cơ quan hải quan và lưu giữ các tài liệu có liên quan để xuất trình cơ quan hải quan khi thực hiện thanh tra, kiểm tra./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
Mẫu số 21
TÊN TỔ CHỨC (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
V/v thông báo dự án chính thức hoạt động đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên
……, ngày … tháng … năm…
Kính gửi: Cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
1. Tên tổ chức/cá nhân (chủ dự án):...
Mã số thuế: ...
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...
Ngày cấp: .../.../...
Nơi cấp:...
Quốc tịch: ...
Số điện thoại: ...
Số Fax:...
2. Địa chỉ trụ sở của chủ dự án: ...
3. Tên dự án đầu tư ...
4. Địa điểm thực hiện dự án ...
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... số... ngày... được cấp bởi...
Tổ chức/cá nhân... thông báo với cơ quan hải quan về ngày chính thức hoạt động của dự án là ...
Tổ chức/cá nhân... cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu khai báo với cơ quan hải quan và lưu giữ các tài liệu có liên quan để xuất trình cơ quan hải quan khi thực hiện thanh tra, kiểm tra./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
Mẫu số 22
TÊN TỔ CHỨC
XUẤT KHẨU TẠI CHỖ (1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/…
……, ngày … tháng … năm…
THÔNG BÁO HOÀN THÀNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU TẠI CHỖ (2)
Kính gửi: Tên cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ.
1. Thông tin về tổ chức/cá nhân xuất khẩu tại chỗ
Tên người xuất khẩu tại chỗ: ...
Mã số thuế:
Địa chỉ:...
Điện thoại:... Fax:... Email:...
Hợp đồng đại lý hải quan (nếu có) số: ... ngày ...
2. Thông tin về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ (3)
- Số, ngày tờ khai: ... tại Chi cục Hải quan: ... thuộc Cục Hải quan tỉnh/TP...
- Mã loại hình tờ khai: ...
- Người mua hàng/người đặt gia công/người chỉ định giao hàng/người ủy quyền (tên, địa chỉ): ...
- Số ngày Hợp đồng xuất khẩu/hợp đồng gia công/chỉ định giao hàng/ủy quyền của thương nhân nước ngoài:...
3. Thông tin về tổ chức/cá nhân nhập khẩu tại chỗ
Tên người nhập khẩu tại chỗ: ...
Mã số thuế:
Địa chỉ:...
Điện thoại:... Fax:... Email:...
Tên đại lý hải quan (nộp thuế theo ủy quyền):...
Mã số thuế:
Địa chỉ: ...
Điện thoại:... Fax:... Email:...
Hợp đồng đại lý hải quan (nếu có) số: ... ngày...
4. Thông tin về hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan (4)
- Số, ngày tờ khai:... tại Chi cục Hải quan: ... thuộc Cục Hải quan tỉnh/TP...
- Mã loại hình tờ khai:...
- Số, ngày Hợp đồng nhập khẩu: ...
5. Thông tin khác có liên quan (nếu có): ...
Người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật vê những số liệu đã khai./.
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
Ghi chú:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Hải quan số 54/2014/QH13.
(3), (4) Trường hợp có nhiều tờ khai phải ghi chi tiết theo từng tờ khai vào phụ lục đính kèm Thông báo hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ như sau:
Tờ khai xuất khẩu
Tờ khai nhập khẩu
Số, ngày tờ khai
Mã loại hình
Tên Chi cục Hải quan
Số, ngày hợp đồng xuất khẩu/hợp đồng gia công/chỉ định giao hàng/ủy quyền của thương nhân nước ngoài
Người mua hàng/người đặt gia công/người chỉ định giao hàng/người ủy quyền (tên, địa chỉ)
Số, ngày tờ khai
Mã loại hình
Tên Chi cục Hải quan
Số, ngày Hợp đồng nhập khẩu
Mẫu số 23
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/QĐ-TTg
……, ngày … tháng … năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc miễn thuế xuất khẩu/nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội/khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh/các trường hợp đặc biệt khác
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
Căn cứ...;
Theo đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số... ngày...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn thuế xuất khẩu/nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội/khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh/trường hợp đặc biệt khác...:
1. Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân được miễn thuế: ...
2. Chủng loại và số lượng hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu được miễn thuế gồm:
STT
Tên hàng quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Lượng dự kiến
Trị giá/Trị giá dự kiến
Số ngày chứng từ liên quan (Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu; vận đơn...)
Ghi chú
Điều 2. Cơ quan/tổ chức/cá nhân nêu tại Điều 1 có trách nhiệm sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đúng mục đích được miễn thuế.
Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, cơ quan/tổ chức/cá nhân phải đăng ký tờ khai tờ khai hải quan mới, nộp thuế theo quy định của pháp luật trước khi thay đổi mục đích.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ... và cơ quan/tổ chức/cá nhân... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ….
- Lưu: VT,...
THỦ TƯỚNG
Mẫu số 24
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……, ngày … tháng … năm…
BẢN CAM KẾT
Về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất
I. Thông tin về nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư đăng ký là doanh nghiệp chế xuất
1. Tên nhà đầu tư:...
2. Địa chỉ: ...
3. Thời điểm dự án dự kiến đi vào hoạt động:...
II. Nội dung cam kết
Chúng tôi xin cam kết về khả năng đáp ứng đủ các điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất chậm nhất 30 ngày trước thời điểm doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, cụ thể như sau:
1. Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
2. Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.
3. Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nêu trên./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
……………………………………….
………………………………………..
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 25
TÊN DOANH NGHIỆP…
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:…
……, ngày … tháng … năm…
THÔNG BÁO
Về việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất
I. Thông tin về doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp:...
2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số:... ngày... tháng... năm... Nơi cấp:...
Điều chỉnh lần thứ ... ngày .... tháng ... năm ... (nếu có).
3. Địa chỉ:...
4. Mã số thuế: ...
5. Số điện thoại: ... số Fax:...
6. Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan:...
7. Thời gian hoàn thành việc xây dựng:...
8. Thời gian chính thức đi vào hoạt động: ...(1)
II. Nội dung thông báo
Doanh nghiệp…………………… xin trân trọng thông báo cho Chi cục Hải quan... về việc đã đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất kể từ ngày ..., bao gồm:
TT
CHỈ TIÊU
1
Hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài.
Cổng/cửa ra, vào đảm bảo đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
2
Hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp.
Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.
3
Phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Doanh nghiệp... xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông báo nêu trên. Đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra và có xác nhận điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp... ./.
Nơi nhận:
- Chi cục Hải quan...
- Lưu: VT.....
..., ngày... tháng... năm ...
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Ghi theo thời điểm nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản xác nhận của cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, không nêu thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động thì thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu sản xuất chính thức theo thông báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan.
Mẫu số 26
TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …
…, ngày … tháng … năm
GIẤY XÁC NHẬN
Về việc đáp ứng/không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất
I. Chi cục Hải quan ...:
Xác nhận lần đầu □
Xác nhận lại lần thứ:...
1. Tên doanh nghiệp:...
2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số... ngày... tháng... năm... Nơi cấp:...
Điều chỉnh lần thứ... ngày... tháng... năm ... (nếu có)
3. Địa chỉ:...
4. Mã số thuế: ...
5. Lĩnh vực đầu tư:...
6. Số điện thoại: ...
Số Fax:...
II. Nội dung xác nhận
Doanh nghiệp... đã đáp ứng/không đáp ứng quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan như sau(1):
TT
CHỈ TIÊU
Đáp ứng
Không đáp ứng
1
Hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài.
Cổng/cửa ra, vào đảm bảo đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
2
Hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp.
Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.
3
Phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Cơ quan Hải quan... xin thông báo để doanh nghiệp biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Doanh nghiệp;
- Lưu: VT…
…,ngày... tháng... năm...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan được tiếp tục hoàn chỉnh điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày cấp văn bản xác nhận lần đầu.
PHỤ LỤC VIIA
CHỈ TIÊU THÔNG TIN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
I. DANH SÁCH CÁC MẪU BIỂU KHAI BÁO
Mẫu số
Tên chứng từ
1
Công văn đề nghị hoàn thuế
2
Công văn đề nghị không thu thuế
3
Công văn đề nghị giảm thuế
4
Bảng kê chi tiết hàng hóa nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền
5
Thông báo kết thúc nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền
6
Thông báo chuyển nhượng dự án
7
Thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế
8
Thông báo hoàn thành chế tạo máy móc, thiết bị
9
Thông báo hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
II. CHỈ TIÊU THÔNG TIN KHAI BÁO
STT
Chỉ tiêu thông tin
Mô tả
Bảng mã
1
Mẫu số 01
Công văn đề nghị hoàn thuế
1.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp số công văn
1.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày phát hành công văn
1.3
Trường hợp hoàn thuế
Chọn một trong hai trường hợp sau:
Hoàn thuế trước, kiểm tra sau
Kiểm tra trước, hoàn thuế sau
1.4
Nơi nhận
Nhập tên, mã cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị hoàn thuế
1.5
Tên người nộp thuế
Nhập tên người nộp thuế
1.6
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của người nộp thuế
1.7
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Nhập số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của người nộp thuế.
1.8
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của người nộp thuế
1.9
Điện thoại
Nhập điện thoại của người nộp thuế
1.10
Fax
Nhập số fax của người nộp thuế
1.11
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế
1.12
Tên của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập tên người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác trong trường hợp nộp thuế theo ủy quyền/ủy thác
1.13
Mã số thuế của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập mã số thuế của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
1.14
Địa chỉ của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập địa chỉ của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
1.15
Điện thoại của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập số điện thoại của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
1.16
Fax của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập số fax của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
1.17
Email của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập địa chỉ thư điện tử của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
1.18
Số hợp đồng đại lý hải quan
Nhập số hợp đồng đại lý hải quan đối với trường hợp người được ủy quyền là đại lý hải quan
1.19
Ngày hợp đồng đại lý hải quan
Nhập ngày của hợp đồng đại lý hải quan
Nội dung đề nghị hoàn trả số tiền đã nộp ngân sách nhà nước (có thể nhập nhiều lần)
1.20
Loại thuế
1.21
Thuế xuất khẩu
Nhập số tiền thuế xuất khẩu
1.22
Thuế nhập khẩu
Nhập số tiền thuế nhập khẩu
1.23
Thuế tự vệ
Nhập số tiền thuế tự vệ
1.24
Thuế chống bán phá giá
Nhập số tiền thuế chống bán phá giá
1.25
Thuế chống trợ cấp
Nhập số tiền thuế chống trợ cấp
1.26
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhập số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt
1.27
Thuế bảo vệ môi trường
Nhập số tiền thuế bảo vệ môi trường
1.28
Thuế giá trị gia tăng
Nhập số tiền thuế giá trị gia tăng
1.29
Tờ khai hải quan, tờ khai bổ sung
Nhập số tờ khai hải quan, tờ khai bổ sung
1.30
Ngày tờ khai
Nhập ngày tờ khai hải quan, tờ khai bổ sung
1.31
Quyết định ấn định thuế
Nhập số Quyết định ấn định thuế
1.32
Ngày Quyết định
Nhập ngày ban hành Quyết định ấn định thuế
1.33
Số tiền thuế đã nộp vào tài khoản
Chọn một trong hai ô sau đây:
“Thu Ngân sách nhà nước”: Nhập số tiền thuế đã nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước theo từng sắc thuế
“Tài khoản tiền gửi”: Nhập số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi theo từng sắc thuế
1.34
Số tiền thuế đề nghị bù trừ từ số tiền thuế, thu khác còn nợ
Nhập số tiền thuế đề nghị bù trừ từ số tiền thuế, thu khác còn nợ
1.35
Số tiền thuế đề nghị bù trừ vào số tiền thuế phải nộp
Nhập số tiền thuế đề nghị bù trừ vào số tiền thuế phải nộp
1.36
Số tiền thuế đề nghị hoàn trả trực tiếp
Nhập số tiền thuế đề nghị hoàn trả trực tiếp
1.37
Lý do đề nghị hoàn
Nhập nội dung đề nghị hoàn theo quy định tại điểm, khoản, Điều của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
1.38
Tổng số tiền
Hệ thống tự động nhập tổng số tiền thuế tại các mục
Thông tin về hàng hóa đề nghị hoàn thuế
1.39
Thực hiện thanh toán qua ngân hàng
Chọn một trong hai ô sau:
Chọn có và nhập số chứng từ thanh toán
Chọn không
1.40
Hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến
Chọn một trong hai ô sau:
Có
Không
1.41
Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập tái xuất
“Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam”: Nhập thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam
“Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa”: Nhập tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa
“Thực hiện theo hình thức thuê”: Chọn nhập thực hiện theo hình thức thuê:
Có
Không
“Giá tính thuế nhập khẩu tính trên giá đi thuê, đi mượn”: Chọn nhập một trong ô sau:
Có
Không
1.42
Hình thức hoàn trả
Chọn một trong các hình thức hoàn trả tại các ô sau:
Bù trừ cho số tiền thuế, thu khác còn nợ thuộc tờ khai hải quan, nhập:
- Số tờ khai hải quan
- Ngày tờ khai hải quan
Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp thuộc tờ khai hải quan
- Nhập số tờ khai hải quan
- Nhập ngày tờ khai hải quan
Hoàn trả trực tiếp bằng tiền mặt nhập các chỉ tiêu:
- Số tiền bằng số
- Số tiền bằng chữ
- Kho bạc nhà nước nơi người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế
Hoàn trả trực tiếp bằng chuyển khoản nhập các chỉ tiêu:
- Số tiền bằng số
- Số tiền bằng chữ
- Nhập tên ngân hàng (kho bạc nhà nước)
1.43
Hồ sơ tài liệu kèm theo
Nhập danh sách hồ sơ tài liệu đính kèm
1.44
Xác nhận của nhân viên đại lý hải quan
Nhập các chỉ tiêu sau:
- Họ và tên
- Số Chứng chỉ hành nghề
1.45
Xác nhận của người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế
Nhập các chỉ tiêu sau:
- Họ và tên
- Chức vụ
2
Mẫu số 02
Công văn đề nghị không thu thuế
2.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp số công văn
2.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày phát hành công văn
2.3
Nơi nhận
Nhập tên, mã cơ quan hải quan có thẩm quyền không thu thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị không thu thuế
2.4
Tên người nộp thuế
Nhập tên người nộp thuế
2.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của người nộp thuế
2.6
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Nhập số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của người nộp thuế.
2.7
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của người nộp thuế
2.8
Điện thoại
Nhập điện thoại của người nộp thuế
2.9
Fax
Nhập số fax của người nộp thuế
2.10
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế
2.11
Tên của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập tên của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
2.12
Mã số thuế của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập mã số thuế của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
2.13
Địa chỉ của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập địa chỉ của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
2.14
Điện thoại của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập số điện thoại của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
2.15
Fax của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập số fax của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
2.16
Email của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
Nhập địa chỉ thư điện tử của người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác
2.17
Số hợp đồng đại lý hải quan
Nhập số hợp đồng đại lý hải quan đối với trường hợp người được ủy quyền là đại lý hải quan
2.18
Ngày hợp đồng đại lý hải quan
Nhập ngày của hợp đồng đại lý hải quan đối với trường hợp người được ủy quyền là đại lý hải quan
Thông tin về hàng hóa đề nghị không thu thuế
2.19
Số tờ khai hải quan
Nhập số tờ khai hải quan
2.20
Ngày tháng năm của tờ khai
Nhập ngày tháng năm đăng ký tờ khai hải quan
2.21
Nơi đăng ký tờ khai có hàng hóa đề nghị không thu thuế
Nhập tên cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có hàng hóa đề nghị không thu thuế
2.22
Tên hàng đề nghị không thu thuế
Nhập mã hàng, tên hàng, mô tả hàng hóa đề nghị không thu thuế
2.23
Số lượng hàng hóa đề nghị không thu thuế
Nhập số lượng hàng hóa đề nghị không thu thuế
2.24
Trị giá hàng hóa đề nghị không thu thuế
Nhập trị giá hàng hóa đề nghị không thu thuế
2.25
Thực hiện thanh toán qua ngân hàng
Chọn một trong hai chỉ tiêu:
Có và nhập số chứng từ thanh toán
Không
2.26
Hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến
Chọn một trong hai chỉ tiêu sau để xác nhận hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến:
Có
Không
2.27
Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất thuộc trường hợp hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế
“Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam”: Nhập thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam
“Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa”: Nhập tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa
“Thực hiện theo hình thức thuê”: Chọn một trong hai ô sau:
Có
Không
Giá tính thuế nhập khẩu tính trên giá đi thuê, đi mượn”: Chọn một trong hai ô sau:
Có
Không
Thông tin về số tiền thuế đề nghị không thu thuế (có thể nhập nhiều lần)
2.28
Thuế xuất khẩu
Nhập số tiền thuế xuất khẩu đề nghị không thu
2.29
Thuế nhập nhập
Nhập số tiền thuế nhập khẩu đề nghị không thu thuế
2.30
Thuế chống bán phá giá
Nhập số tiền thuế chống bán phá giá đề nghị không thu thuế
2.31
Thuế tự vệ
Nhập số tiền thuế tự vệ đề nghị không thu thuế
2.32
Thuế chống trợ cấp
Nhập số tiền thuế chống trợ cấp đề nghị không thu thuế
2.33
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhập số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đề nghị không thu thuế
2.34
Thuế bảo vệ môi trường
Nhập số tiền thuế bảo vệ môi trường đề nghị không thu thuế
2.35
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Nhập số tiền thuế giá trị gia tăng đề nghị không thu thuế
2.36
Tổng cộng
Hệ thống tự động tính tổng số tiền thuế đề nghị không thu của các sắc thuế từ chỉ tiêu 2.28 đến 2.35
2.37
Lý do đề nghị không thu thuế
Nhập lý do đề nghị không thu thuế, trong đó nêu rõ điều, khoản của văn bản áp dụng
2.38
Hồ sơ tài liệu kèm theo
Nhập danh sách hồ sơ tài liệu đính kèm
2.39
Xác nhận của nhân viên đại lý hải quan
Nhập các chỉ tiêu sau:
- Họ và tên
- Số Chứng chỉ hành nghề
2.40
Xác nhận của người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế
Nhập các chỉ tiêu sau:
- Họ và tên
- Chức vụ
3
Mẫu số 3
Công văn đề nghị giảm thuế
3.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp số công văn
3.2
Ngày
Hệ thống tự động ngày phát hành công văn
3.3
Nơi nhận
Nhập tên cơ quan hải quan có thẩm quyền xử lý giảm thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị giảm thuế
3.4
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế
3.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế
3.6
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Nhập số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế
3.7
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế
3.8
Điện thoại
Nhập số điện thoại của tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế
3.9
Fax
Nhập số fax của tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế.
Nội dung đề nghị giảm thuế
3.10
Nội dung đề nghị giảm
Nhập nội dung đề nghị giảm thuế
3.11
Lý do đề nghị giảm thuế
Nhập lý do đề nghị giảm thuế
Thông tin về hàng hóa bị thiệt hại đề nghị giảm thuế (có thể nhập nhiều lần)
3.12
Tên hàng, quy cách, phẩm chất
Nhập tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất của hàng hóa bị thiệt hại đề nghị giảm thuế theo tên đã khai báo trên tờ khai hải quan
3.13
Số tờ khai
Nhập số tờ khai hải quan có hàng hóa bị thiệt hại đề nghị giảm thuế
3.14
Ngày phát sinh tờ khai
Nhập ngày của tờ khai hải quan có hàng hóa bị thiệt hại đề nghị giảm thuế
3.15
Lượng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan
Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu theo số lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa bị thiệt hại đề nghị giảm thuế
3.16
Đơn vị tính
Nhập đơn vị tính của hàng hóa đề nghị giảm thuế theo đơn vị tính đã khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu
3.17
Trị giá tính thuế
Nhập trị giá tính thuế của hàng hóa đề nghị giảm thuế theo trị giá tính thuế đã khai báo trên tờ khai nhập khẩu
3.18
Tỷ lệ tổn thất
Nhập tỷ lệ tổn thất của hàng hóa đề nghị giảm thuế
3.19
Loại thuế
Nhập loại thuế đề nghị giảm
3.20
Số tiền thuế phải nộp
Tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế tự tính và nhập số tiền thuế phải nộp tương ứng với số hàng hóa đề nghị giảm thuế
3.21
Số tiền thuế đề nghị giảm
Tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế tự tính và nhập số tiền thuế đề nghị giảm đối với số hàng hóa bị thiệt hại.
3.22
Hồ sơ, tài liệu kèm theo
Tổ chức/cá nhân đề nghị giảm thuế đính kèm hồ sơ giảm thuế theo quy định
4
Mẫu số 04
Bảng kê chi tiết hàng hóa nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền
Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
4.1
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên chủ dự án đầu tư
4.2
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của chủ dự án đầu tư
4.3
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của chủ dự án đầu tư
4.4
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của chủ dự án đầu tư
4.5
Điện thoại
Nhập điện thoại của chủ dự án đầu tư
4.6
Fax
Nhập số fax của chủ dự án đầu tư
4.7
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của chủ dự án đầu tư
Thông tin về hàng hóa dự kiến nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền
4.8
Tên dự án đầu tư
Nhập tên dự án đầu tư
4.9
Địa điểm thực hiện dự án
Nhập địa điểm thực hiện dự án theo nội dung ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
4.10
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhập số, ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
4.11
Tên tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu
Nhập tên tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu theo tờ khai hải quan
4.12
Danh mục miễn thuế nhập khẩu của tổ hợp, dây chuyền
Nhập số Danh mục miễn thuế
4.13
Thời gian dự kiến kết thúc nhập khẩu hàng hóa miễn thuế
Nhập ngày tháng năm dự kiến kết thúc nhập khẩu hàng hóa miễn thuế
4.14
Thời gian dự kiến hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
Nhập ngày tháng năm dự kiến hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
4.15
Tên hàng hóa nhập khẩu
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần tên hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn thuế
4.16
Đơn vị tính
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần đơn vị tính hàng hóa nhập khẩu
4.17
Số lượng
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần số lượng hàng hóa đề nghị miễn thuế
4.18
Trị giá/trị giá dự kiến
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần trị giá hoặc trị giá dự kiến của từng dòng hàng nhập khẩu
4.19
Tổng
Nhập tổng trị giá hàng hóa dự kiến nhập khẩu đối với trường hợp không xác định được trị giá của từng dòng hàng tại điểm 4.18
5
Mẫu số 05
Thông báo kết thúc nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền
5.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp
5.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày, tháng, năm
5.3
Mã đơn vị hải quan nhận công văn
Nhập mã đơn vị cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
5.4
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên chủ dự án đầu tư
5.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của chủ dự án đầu tư
5.6
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của chủ dự án đầu tư
5.7
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của chủ dự án đầu tư
5.8
Điện thoại
Nhập điện thoại của chủ dự án đầu tư
5.9
Fax
Nhập số fax của chủ dự án đầu tư
5.10
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của chủ dự án đầu tư
Thông tin về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền
5.11
Tên dự án đầu tư
Nhập tên dự án đầu tư
5.12
Địa điểm thực hiện dự án
Nhập địa điểm thực hiện dự án theo nội dung ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
5.13
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhập số, ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
5.14
Tên tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu
Nhập tên tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu theo tờ khai hải quan
5.15
Danh mục miễn thuế nhập khẩu của tổ hợp, dây chuyền
Nhập số Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận
5.16
Thời gian nhập khẩu hàng hóa miễn thuế
Nhập ngày tháng năm nhập khẩu hàng hóa miễn thuế
5.17
Thời gian dự kiến hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
Nhập ngày tháng năm dự kiến hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
5.18
Số tiền thuế nhập khẩu của tổ hợp dây chuyền được miễn thuế
Nhập số tiền thuế được miễn của tổ hợp dây chuyền
5.19
Cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền
Nhập mã số cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền
5.20
Tên hàng hóa nhập khẩu
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần tên hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn thuế
5.21
Đơn vị tính
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần đơn vị tính hàng hóa nhập khẩu
5.22
Số lượng
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần số lượng hàng hóa đề nghị miễn thuế
5.23
Trị giá nhập khẩu
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần trị giá của từng dòng hàng nhập khẩu
5.24
Tờ khai nhập khẩu số/ngày
Nhập số ngày tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa theo tổ hợp, dây chuyền
5.25
Ghi chú
Nhập thông tin cần ghi chú
6
Mẫu số 06
Thông báo chuyển nhượng dự án
6.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp
6.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày, tháng, năm
6.3
Mã đơn vị hải quan nhận công văn
Nhập mã đơn vị cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
6.4
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên chủ dự án đầu tư
6.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của chủ dự án đầu tư
6.6
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của chủ dự án đầu tư
6.7
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của chủ dự án đầu tư
6.8
Điện thoại
Nhập điện thoại của chủ dự án đầu tư
6.9
Fax
Nhập số fax của chủ dự án đầu tư
6.10
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của chủ dự án đầu tư
Thông tin về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
6.11
Tên dự án đầu tư
Nhập tên dự án đầu tư
6.12
Địa điểm thực hiện dự án
Nhập địa điểm thực hiện dự án theo nội dung ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
6.13
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhập số, ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
6.14
Lý do miễn thuế
Nhập văn bản quy định việc miễn thuế (ghi rõ điều khoản áp dụng)
6.15
Số Danh mục miễn thuế
Nhập số Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận
6.16
Tên hàng hóa nhập khẩu
Nhập tên hàng hóa đã được miễn thuế theo tờ khai hải quan
6.17
Tờ khai nhập khẩu
Nhập số ngày tờ khai nhập khẩu hàng hóa đã được miễn thuế
6.18
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa đã được miễn thuế
6.19
Tờ khai hải quan nhập khẩu
Nhập số ngày tờ khai hải quan nhập khẩu của hàng hóa đã được miễn thuế
Thông tin về hàng hóa đã được miễn thuế chuyển nhượng
6.20
Hình thức chuyển nhượng
Chọn một trong hai hình thức:
Chuyển nhượng một phần dự án
Chuyển nhượng toàn bộ dự án
6.21
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa miễn thuế chuyển nhượng
6.22
Trị giá
Nhập trị giá hàng hóa miễn thuế chuyển nhượng
Thông tin về hàng hóa còn lại chưa chuyển nhượng (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần dự án)
6.23
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa miễn thuế còn lại sau chuyển nhượng
6.24
Trị giá
Nhập trị giá hàng hóa miễn thuế còn lại sau chuyển nhượng
6.25
Ghi chú
Nhập thông tin cần ghi chú
Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.26
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.27
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.28
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.29
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.30
Điện thoại
Nhập điện thoại của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.31
Fax
Nhập số fax của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
6.32
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hàng hóa
Thông tin về hàng hóa nhận chuyển nhượng
6.33
Tên hàng hóa nhận chuyển nhượng
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần tên hàng hóa nhập khẩu nhận chuyển nhượng
6.34
Đơn vị tính
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần đơn vị tính hàng hóa nhập khẩu nhận chuyển nhượng
6.35
Số lượng
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần số lượng hàng hóa nhập khẩu nhận chuyển nhượng
6.36
Trị giá/trị giá dự kiến
Hệ thống cho phép nhập nhiều lần trị giá/trị giá dự kiến của từng dòng hàng nhập khẩu nhận chuyển nhượng
6.37
Danh mục miễn thuế
Nhập số Danh mục miễn thuế có hàng hóa nhận chuyển nhượng
6.38
Ghi chú
Nhập thông tin cần ghi chú
7
Mẫu số 07
Thông báo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
7.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp
7.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày, tháng, năm
7.3
Mã đơn vị hải quan nhận công văn
Nhập mã đơn vị cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
7.4
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên chủ dự án đầu tư
7.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của chủ dự án đầu tư
7.6
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của chủ dự án đầu tư
7.7
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của chủ dự án đầu tư
7.8
Điện thoại
Nhập điện thoại của chủ dự án đầu tư
7.9
Fax
Nhập số fax của chủ dự án đầu tư
7.10
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của chủ dự án đầu tư
Thông tin về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
7.11
Tên dự án đầu tư
Nhập tên dự án đầu tư
7.12
Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án đầu tư
Nhập ngày tháng năm bắt đầu thực hiện dự án đầu tư
7.13
Thời điểm kết thúc nhập khẩu hàng hóa
Nhập ngày tháng năm kết thúc nhập khẩu hàng hóa
7.14
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhập số, ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
7.15
Tên hợp đồng
Nhập tên hợp đồng; số ngày tháng của hợp đồng
7.16
Tên hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
Nhập tên hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu
7.17
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu
7.18
Tờ khai hải quan
Nhập số tờ khai hải quan nhập khẩu
Thông tin về hàng hóa đã sử dụng đúng mục đích miễn thuế
7.19
Số lượng
Nhập số lượng hàng hóa
Thông tin về hàng hóa đã thay đổi mục đích sử dụng
7.20
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa đã thay đổi mục đích miễn thuế
7.21
Tờ khai hải quan
Nhập số ngày tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa đã thay đổi mục đích miễn thuế
Thông tin về hàng hóa đã tiêu hủy
7.22
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa đã tiêu hủy
Thông tin về hàng hóa tồn kho chưa sử dụng
7.23
Số lượng hàng hóa
Nhập số lượng hàng hóa còn tồn kho, chưa sử dụng
Thông tin về việc hàng hóa nhập khẩu được hạch toán vào tài sản cố định
7.24
Hạch toán vào tài sản cố định
Chọn một trong hai hình thức sau:
Hàng hóa nhập khẩu được hạch toán vào tài sản cố định
Hàng hóa nhập khẩu không được hạch toán vào tài sản cố định
7.25
Ghi chú
Nhập thông tin cần ghi chú
8
Mẫu số 08
Thông báo hoàn thành chế tạo máy móc, thiết bị
8.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp
8.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày, tháng, năm
8.3
Mã đơn vị hải quan nhận công văn
Nhập mã đơn vị cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
8.4
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên chủ dự án đầu tư
8.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của chủ dự án đầu tư
8.6
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của chủ dự án đầu tư
8.7
Điện thoại
Nhập điện thoại của chủ dự án đầu tư
8.8
Fax
Nhập số fax của chủ dự án đầu tư
8.9
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của chủ dự án đầu tư
Thông tin về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để chế tạo máy móc, thiết bị
8.10
Tên dự án đầu tư
Nhập tên dự án đầu tư
8.11
Địa điểm thực hiện dự án
Nhập địa điểm thực hiện dự án theo nội dung ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
8.12
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhập số, ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
8.13
Tên hàng hóa nhập khẩu dùng để chế tạo
Nhập tên hàng hóa theo tờ khai hải quan
8.14
Tờ khai nhập khẩu dùng để chế tạo
Nhập số ngày tờ khai nhập khẩu hàng hóa dùng để chế tạo
8.15
Đơn vị tính hàng hóa nhập khẩu dùng để chế tạo
Nhập đơn vị tính hàng hóa dùng để chế tạo theo tờ khai hải quan
8.16
Số Danh mục miễn thuế
Nhập số Danh mục hàng hóa miễn thuế
8.17
Số lượng hàng hóa nhập khẩu dùng để chế tạo
Nhập số lượng hàng hóa dùng để chế tạo theo tờ khai hải quan
8.18
Số lượng hàng hóa đã sử dụng để chế tạo
Nhập số lượng hàng hóa đã sử dụng để chế tạo
8.19
Số lượng hàng hóa dư thừa sau chế tạo
Nhập số lượng hàng hóa dư thừa sau chế tạo
8.20
Tên hàng hóa sau chế tạo
Nhập tên hàng hóa sau khi chế tạo
8.21
Đơn vị tính hàng hóa sau chế tạo
Nhập đơn vị tính của hàng hóa sau khi chế tạo
8.22
Số lượng hàng hóa sau chế tạo
Nhập số lượng của hàng hóa sau khi chế tạo
8.23
Ghi chú
Nhập thông tin cần ghi chú
9
Mẫu số 09
Thông báo hoàn thành lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
9.1
Số công văn
Hệ thống tự động cấp
9.2
Ngày
Hệ thống tự động cập nhật ngày, tháng, năm
9.3
Mã đơn vị hải quan nhận công văn
Nhập mã đơn vị cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế
Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
9.4
Tên tổ chức/cá nhân
Nhập tên chủ dự án đầu tư
9.5
Mã số thuế
Nhập mã số thuế của chủ dự án đầu tư
9.6
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch
Số CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch của chủ dự án đầu tư
9.7
Địa chỉ
Nhập địa chỉ của chủ dự án đầu tư
9.8
Điện thoại
Nhập điện thoại của chủ dự án đầu tư
9.9
Fax
Nhập số fax của chủ dự án đầu tư
9.10
Email
Nhập địa chỉ thư điện tử của chủ dự án đầu tư
Thông tin về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để lắp đặt tổ hợp, dây chuyền
9.11
Tên dự án đầu tư
Nhập tên dự án đầu tư
9.12
Địa điểm thực hiện dự án
Nhập địa điểm thực hiện dự án theo nội dung ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
9.13
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhập số, ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
9.14
Tên hàng hóa nhập khẩu dùng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền
Nhập tên hàng hóa theo tờ khai hải quan
9.15
Tờ khai nhập khẩu dùng để chế tạo
Nhập số ngày tờ khai nhập khẩu hàng hóa dùng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền
9.16
Đơn vị tính hàng hóa nhập khẩu dùng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền
Nhập đơn vị tính hàng hóa dùng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền theo tờ khai hải quan
9.17
Số Danh mục miễn thuế
Nhập số Danh mục hàng hóa miễn thuế
9.18
Số lượng hàng hóa nhập khẩu dùng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền
Nhập số lượng hàng hóa dùng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền theo tờ khai hải quan
9.19
Số lượng hàng hóa đã sử dụng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền
Nhập số lượng hàng hóa đã sử dụng để lắp đặt tổ hợp dây chuyền
9.20
Số lượng hàng hóa dư thừa sau lắp đặt tổ hợp dây chuyền
Nhập số lượng hàng hóa dư thừa sau lắp đặt tổ hợp dây chuyền
9.21
Tên hàng hóa sau lắp đặt
Nhập tên tổ hợp, dây chuyền sau lắp đặt
9.22
Đơn vị tính hàng hóa sau lắp đặt
Nhập đơn vị tính của hàng hóa sau lắp đặt
9.23
Số lượng hàng hóa sau lắp đặt
Nhập số lượng của hàng hóa sau lắp đặt
9.24
Ghi chú
Nhập thông tin cần ghi chú
PHỤ LỤC VIII
DANH MỤC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHƯA QUA CHẾ BIẾN
(Kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
Mã hàng
Mô tả hàng hóa
Ghi chú
Chương 7
Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được
07.01
Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên củ đã hoặc chưa gọt vỏ
07.02
00
00
Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên quả
07.03
Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên củ
07.04
Bắp cải, súp lơ, su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên bắp, nguyên hoa, nguyên củ
07.05
Rau diếp, xà lách (Lactuca sativa) và rau diếp xoăn (Cichorium spp.), tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên cây
07.06
Cà rốt, củ cải, củ dền làm sa-lát, diếp củ (salsify), cần củ (celeriac), củ cải ri (radish) và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên củ đã hoặc chưa gọt vỏ
07.07
00
00
Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên quả
07.08
Rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên quả
07.09
Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh.
Nguyên cây
07.10
Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh.
Nguyên cây chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước
07.11
Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được.
Nguyên cây
07.12
Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.
Ở dạng nguyên cây
07.14
Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem, khoai lang và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago.
Nguyên củ; nguyên lõi
Chương 8
Quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa
08.01
Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.
Nguyên quả tươi hoặc khô, chưa bóc vỏ hoặc chưa lột vỏ
08.02
Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.
Nguyên quả tươi hoặc khô, chưa bóc vỏ hoặc chưa lột vỏ
08.03
Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô.
Nguyên quả tươi hoặc khô
08.04
Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô.
Nguyên quả tươi hoặc khô
08.05
Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô.
Nguyên quả tươi hoặc khô
08.06
Quả nho, tươi hoặc khô.
Nguyên quả tươi hoặc khô
08.07
Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi.
Nguyên quả tươi
08.08
Quả táo (apples), lê và quả mộc qua, tươi.
Nguyên quả tươi
08.09
Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi.
Nguyên quả tươi
08.10
Quả khác, tươi.
Nguyên quả tươi
08.11
Quả và quả hạch (nuts), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.
Nguyên quả chưa hấp chín hoặc luộc chín, chưa cho thêm đường hoặc chất ngọt khác
08.12
Quả và quả hạch (nuts), được bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được.
Nguyên quả
08.13
Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch (nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này.
Nguyên quả
Chương 9
Cà phê, chè, chè Paraguay và các loại gia vị
09.01
Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
Cà phê chưa rang, chưa xay, chưa khử chất ca-phê-in, đã bóc vỏ hoặc chưa
09.02
Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu.
Chè tươi, phơi khô, chưa pha hương liệu và chưa ủ men
09.04
Hạt tiêu thuộc chi Piper, quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc nghiền.
Nguyên hạt, chưa xay hoặc nghiền
09.06
Quế và hoa quế.
Chưa xay hoặc nghiền
0907
00
00
Đinh hương (cả quả, thân và cành).
Chưa rang, xay hoặc nghiền
09.08
Hạt nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu.
Nguyên hạt, chưa rang, xay hoặc nghiền
09.09
Hạt của hoa hồi anise (tiểu hồi), hoa hồi badian (đại hồi), thì là, rau mùi, thì là Ai cập hoặc ca-rum (caraway); hạt bách xù (juniper berries).
Chưa rang, xay hoặc nghiền
09.10
Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác.
Chưa rang, xay hoặc nghiền
Chương 10
Ngũ cốc
10.05
Ngô.
Ngô sống, chưa rang nở
10.06
Lúa gạo.
Nguyên hạt, không quá 25% tấm
10.07
Lúa miến.
Nguyên hạt
Chương 12
Hạt dầu và quả có dầu; các loại hạt, hạt giống và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô
12.01
Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
Nguyên hạt chưa vỡ mảnh chưa ăn ngay được
12.02
Lạc chưa rang, hoặc chưa làm chín cách khác, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc vỡ mảnh.
Nguyên củ hoặc hạt, đã hoặc chưa bóc vỏ, chưa vỡ mảnh, chưa ăn ngay được
1204
00
00
Hạt lanh, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
Nguyên hạt chưa vỡ mảnh
12.05
Hạt cải dầu đã hoặc chưa vỡ mảnh.
Nguyên hạt chưa vỡ mảnh, chưa ăn ngay được
1206
00
00
Hạt hướng dương, đã hoặc chưa võ mảnh.
Nguyên hạt chưa vỡ mảnh, chưa ăn ngay được
12.07
Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh.
Nguyên quả hoặc hạt chưa vỡ mảnh, chưa ăn ngay được
12.11
Các loại cây và các bộ phận của cây (kể cả hạt và quả), chủ yếu dùng làm nước hoa, làm dược phẩm hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm hoặc các mục đích tương tự, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột.
Tươi hoặc khô, chưa cắt, chưa nghiền hoặc chưa xay thành bột
12.12
Quả minh quyết, rong biển và các loại tảo khác, củ cải đường (sugar beet) và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt và nhân của hạt và các sản phẩm thực vật khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
Tươi hoặc khô, chưa cắt, chưa nghiền hoặc xay thành bột
1213
00
00
Rơm, rạ và trấu từ cây ngũ cốc, chưa xử lý, đã hoặc chưa băm, nghiền, ép hoặc làm thành dạng viên.
Chưa băm, nghiền, ép hoặc chưa làm thành dạng viên
12.14
Cải củ Thụy Điển, cải cầu vồng (mangold), rễ cỏ khô, cỏ khô, cỏ linh lăng, cỏ ba lá, cây hồng đậu, cải xoăn, đậu lu-pin, đậu tằm và các sản phẩm tương tự dùng làm thức ăn cho gia súc, đã hoặc chưa làm thành viên.
Nguyên củ, nguyên cây, nguyên dạng
Chương 13
Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác
13.01
Nhựa cánh kiến đỏ; gôm tự nhiên, nhựa cây, nhựa gôm và nhựa dầu tự nhiên (ví dụ, nhựa thơm từ cây balsam).
Chưa qua chế biến
Chương 14
Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
14.01
Nguyên liệu thực vật chủ yếu dùng để tết bện (như: tre, song, mây, sậy, liễu gai, cây bấc, cọ sợi, các loại rơm, rạ ngũ cốc đã làm sạch, tẩy trắng hoặc đã nhuộm và vỏ cây đoạn).
Chưa chuội, chưa tẩy hoặc chưa nhuộm
1404
90
99
Vật liệu thực vật chủ yếu dùng để lót hoặc nhồi (ví dụ: bông gạo, lông thực vật và rong liễu) đã hoặc chưa làm thành lớp có hoặc không có nguyên liệu phụ trợ.
Chưa làm thành lớp, không sử dụng nguyên liệu phụ trợ
1404
90
99
Vật liệu thực vật chủ yếu dùng làm chổi hoặc làm bàn chải (ví dụ: cây ngũ cốc dùng làm chổi, sợi cọ, cỏ băng, sợi thùa) đã hoặc chưa làm thành nùi hoặc bó.
Chưa làm thành nùi hoặc thành bó
Chương 18
Ca cao và các chế phẩm từ ca cao
1801
00
00
Hạt ca cao, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang.
Nguyên hạt chưa vỡ mảnh, sống
Chương 40
Cao su và các sản phẩm bằng cao su
40.01
Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa chicle và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải.
Mủ cao su tự nhiên chưa tiền lưu hóa và các loại nhựa tự nhiên tương tự ở dạng nguyên sinh
Chương 53
Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
53.03
Đay và các loại xơ libe dệt khác (trừ lanh, gai dâu và ramie), dạng nguyên liệu thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ dạng ngắn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế).
Đay và các loại xơ libe dệt khác ở dạng nguyên liệu thô chưa kéo thành sợi
53.05
Xơ dừa, xơ chuối abaca (Manila hemp hoặc Musa textilis Nee), xơ gai ramie và xơ dệt gốc thực vật khác, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác hoặc kể cả, thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ dạng ngắn, xơ vụn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi và sợi tái chế).
Ở dạng nguyên liệu thô | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "11/03/2021",
"sign_number": "18/2021/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-71-2021-TT-BTC-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-co-so-thuc-hien-xa-hoi-hoa-chua-truy-thu-465917.aspx | Thông tư 71/2021/TT-BTC thuế thu nhập doanh nghiệp cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 71/2021/TT-BTC
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2021
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CHƯA TRUY THU THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 63/NQ-CP NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Nghị quyết số 118/NQ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2020;
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ.
Điều 1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập trước ngày Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ, cụ thể:
a) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa đáp ứng được các điều kiện theo Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 1466/QĐ-TTg) thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi đáp ứng được các điều kiện theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg.
b) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa đáp ứng được các điều kiện theo Danh mục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 693/QĐ-TTg) thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi đáp ứng được các điều kiện theo Quyết định số 693/QĐ-TTg.
c) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa đáp ứng được các điều kiện theo Danh mục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 1470/QĐ-TTg) thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi đáp ứng được các điều kiện theo Quyết định số 1470/QĐ-TTg.
d) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa đáp ứng được các điều kiện theo Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trước thời điểm Quyết định số 1466/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 693/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 1470/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ thời điểm Quyết định số 1466/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 693/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 1470/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện kê khai bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu (nếu có), tự tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đến thời điểm đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh quy định tại khoản 2 Điều này không bị phạt vi phạm pháp luật về thuế và không tính tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời chưa truy thu theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành. Kể từ ngày tiếp theo ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời chưa thu nêu trên thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chưa nộp và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021.
2. Bãi bỏ Điều 24 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hoá chưa truy thu thực hiện theo nội dung Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS (3b)).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "17/08/2021",
"sign_number": "71/2021/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-11-2024-ND-CP-lai-vay-quyet-toan-du-an-dau-tu-theo-hop-dong-BT-Ho-Chi-Minh-598025.aspx | Nghị định 11/2024/NĐ-CP lãi vay quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT Hồ Chí Minh mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2024/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH LÃI VAY, LỢI NHUẬN HỢP LÝ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG BT; MIỄN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Nghị quyết số 98/2023/QH15) gồm:
a) Lãi vay sau thời gian xây dựng, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT (sau đây gọi là dự án BT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 98/2023/QH15;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 98/2023/QH15.
2. Nghị định này không quy định các nội dung sau
a) Lãi vay trong thời gian xây dựng dự án BT thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án BT thực theo quy định tại Điều 77 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Các bên trong hợp đồng BT, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương II
LÃI VAY SAU THỜI GIAN XÂY DỰNG, LỢI NHUẬN HỢP LÝ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN BT HOÀN THÀNH
Mục 1. LÃI VAY SAU THỜI GIAN XÂY DỰNG, LỢI NHUẬN HỢP LÝ
Điều 3. Căn cứ xác định trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, trần tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
1. Lãi suất tham khảo đề xuất trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng
a) Lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn của 04 ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
b) Lãi suất vốn vay của các dự án BT tương tự (nếu có).
2. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành, lĩnh vực của dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do sở, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được giao tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
1. Căn cứ danh mục dự án BT, khả năng cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm, khả năng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương và lãi suất vốn vay, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư quy định tại Điều 3 Nghị định này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại khoản 1 Điều này không được cao hơn các mức lãi suất vốn vay, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tham khảo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo ngành, lĩnh vực trước ngày 31 tháng 12 hằng năm để thực hiện dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm tiếp theo.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này là cơ sở xác định chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng, lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư trong tổng mức đầu tư của dự án BT khi:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án BT; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án BT;
b) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt dự án BT;
c) Lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng BT;
d) Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành.
5. Trường hợp lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn trên thị trường tín dụng có biến động dẫn đến phải điều chỉnh về trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng dự án BT, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định.
6. Về ban hành lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2024
a) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân Thành phố kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành theo quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo ngành, lĩnh vực.
Điều 5. Căn cứ xác định chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng được Nhà nước thanh toán
1. Thời gian tính lãi vay sau thời gian xây dựng
a) Thời gian tính lãi vay sau thời gian xây dựng được tính từ thời điểm dự án BT hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng đến thời điểm hoàn thành thanh toán cho nhà đầu tư;
b) Lãi vay sau thời gian xây dựng của phần vốn vay đã được Nhà nước thanh toán sẽ chấm dứt kể từ thời điểm Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư;
c) Thời gian nhà đầu tư nộp hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành chậm so với thời gian quy định tại Nghị định này không được tính trong thời gian tính lãi vay sau thời gian xây dựng được Nhà nước thanh toán.
2. Lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng
a) Lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng được tính theo lãi suất vốn vay thực tế do nhà đầu tư huy động vốn để thực hiện dự án BT;
b) Trường hợp lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng thực tế cao hơn so với quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có), mức lãi suất vốn vay được Nhà nước thanh toán tối đa bằng lãi suất vốn vay quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
3. Mức vốn vay thực tế mà nhà đầu tư đã huy động để thực hiện dự án BT, tối đa bằng mức vốn vay quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
4. Thời điểm giải ngân các khoản vay, tỷ lệ giải ngân giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay theo quy định tại hợp đồng BT đã ký kết và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
5. Thời điểm Nhà nước thanh toán nguồn vốn đầu tư công cho nhà đầu tư theo quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
Điều 6. Căn cứ xác định lợi nhuận của nhà đầu tư được Nhà nước thanh toán
1. Thời gian tính lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư
a) Lợi nhuận của nhà đầu tư được tính từ thời điểm dự án BT hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng đến thời điểm hoàn thành thanh toán cho nhà đầu tư;
b) Đối với các hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập được thanh toán theo quy định của hợp đồng BT: lợi nhuận của nhà đầu tư được tính từ thời điểm hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng đến thời điểm Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư;
c) Lợi nhuận của nhà đầu tư đối với phần vốn chủ sở hữu đã được Nhà nước thanh toán chấm dứt kể từ thời điểm Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư;
d) Thời gian nhà đầu tư nộp hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành chậm so với thời gian quy định tại Nghị định này không được tính trong thời gian tính lợi nhuận của nhà đầu tư được Nhà nước thanh toán.
2. Mức vốn chủ sở hữu thực tế mà nhà đầu tư đã tham gia dự án BT, tối đa bằng mức vốn chủ sở hữu quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
4. Thời điểm Nhà nước thanh toán nguồn vốn đầu tư công cho nhà đầu tư theo quy định tại hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
Mục 2. THANH TOÁN DỰ ÁN BT
Điều 7. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công
1. Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án BT mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho giao dịch. Việc mở tài khoản để kiểm soát, thanh toán thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và của Bộ Tài chính về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
3. Sau khi nhận được văn bản phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) của Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh, đối với các nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị quyết số 98/2023/QH15 và đã được phân bổ, điều chỉnh phân bổ vốn kế hoạch, Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của cơ quan ký kết hợp đồng BT, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT (nếu có), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán vốn cho dự án.
Trường hợp hồ sơ đề nghị thanh toán của cơ quan ký kết hợp đồng BT chưa đảm bảo đúng chế độ hoặc thiếu hồ sơ theo quy định tại Nghị định này, Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán và chậm nhất trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán của cơ quan ký kết hợp đồng BT, Kho bạc Nhà nước phải có văn bản thông báo cụ thể lý do từ chối thanh toán gửi một lần cho cơ quan ký kết hợp đồng BT để hoàn thiện, bổ sung theo quy định của Nghị định này.
4. Thời hạn kiểm soát, thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán của cơ quan ký kết hợp đồng BT theo quy định tại Nghị định này.
5. Tổng số vốn thanh toán cho dự án BT không được vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số vốn đầu tư công giải ngân trong năm của dự án không vượt vốn kế hoạch trong năm đã bố trí cho dự án.
6. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho dự án khi có đủ điều kiện thanh toán, hồ sơ thanh toán theo quy định.
7. Cơ quan ký kết hợp đồng BT chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả; chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng thực hiện, đơn giá, giá trị đề nghị thanh toán và hồ sơ, tài liệu cung cấp cho Kho bạc Nhà nước.
Điều 8. Điều kiện thanh toán dự án BT
1. Thời gian bố trí vốn đầu tư công thanh toán dự án BT kể từ thời điểm dự án hoàn thành, bàn giao cho Nhà nước không quá 06 năm đối với dự án nhóm A, không quá 04 năm đối với nhóm B, không quá 03 năm đối với nhóm C.
2. Hợp đồng BT và phụ lục hợp đồng BT phải có quy định cụ thể về tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay, điều kiện, thời hạn, số lần Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án BT hoặc nhà đầu tư (trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án BT).
3. Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án BT hoặc nhà đầu tư (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án BT) sau khi dự án BT hoặc hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập được cơ quan ký kết hợp đồng BT cấp xác nhận hoàn thành theo quy định của pháp luật xây dựng và đã được kiểm toán giá trị dự án BT hoàn thành, hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập hoàn thành.
4. Việc thanh toán lần cuối chỉ thực hiện sau khi giá trị vốn đầu tư công dự án BT hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành.
Điều 9. Cách thức thực hiện thủ tục thanh toán vốn nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1. Gửi hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước.
2. Gửi hồ sơ và nhận kết quả qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước trong trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước (đơn vị truy cập và thực hiện theo hướng dẫn trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước).
3. Gửi hồ sơ và nhận hồ sơ kết quả qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Điều 10. Hồ sơ kiểm soát, thanh toán
1. Hồ sơ pháp lý dự án BT
Cơ quan ký kết hợp đồng BT gửi đến Kho bạc Nhà nước hồ sơ pháp lý dự án BT (gửi lần đầu khi giao dịch với Kho bạc Nhà nước hoặc khi có phát sinh, điều chỉnh, bổ sung) như sau:
a) Quyết định phê duyệt dự án BT của cấp có thẩm quyền và các quyết định điều chỉnh dự án BT (nếu có) (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y);
b) Hợp đồng BT đã ký và phụ lục hợp đồng BT (nếu có) (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y);
c) Kế hoạch đầu tư công hằng năm được cấp có thẩm quyền giao (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y);
d) Đối với thanh toán hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập hoàn thành: văn bản xác nhận hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập hoàn thành theo quy định của pháp luật xây dựng (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y).
2. Hồ sơ thanh toán
a) Đối với thanh toán hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập hoàn thành: báo cáo kiểm toán giá trị hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc dự án BT vận hành độc lập hoàn thành (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y);
b) Đối với thanh toán sau khi dự án BT hoàn thành: quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y);
c) Văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt dự án BT xác định chi phí lãi vay đối với phần lãi vay phát sinh sau thời điểm được kiểm toán (bản chính hoặc bản sao y do cơ quan ký kết hợp đồng BT sao y) đối với thanh toán lãi vay sau thời gian xây dựng phát sinh sau thời điểm được tổ chức kiểm toán kiểm toán;
d) Giấy đề nghị thanh toán của cơ quan ký kết hợp đồng BT (Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này);
đ) Giấy rút vốn (Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này).
Mục 3. QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN BT HOÀN THÀNH
Điều 11. Quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành
1. Việc quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định tại Nghị định này.
2. Nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành
a) Dự án BT hoàn thành phải thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán;
b) Quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành căn cứ quyết định phê duyệt dự án, quy định tại hợp đồng dự án BT, báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành và văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt dự án BT xác định chi phí lãi vay đối với phần lãi vay của nhà đầu tư phát sinh sau thời điểm tổ chức kiểm toán kiểm toán.
Điều 12. Cơ quan lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành, hồ sơ trình thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành
1. Doanh nghiệp dự án BT hoặc nhà đầu tư (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án BT) là cơ quan lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành gửi hồ sơ đến người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành.
2. Hồ sơ trình thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành theo quy định về hồ sơ trình thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành; trong đó hợp đồng là hợp đồng dự án BT và phụ lục hợp đồng dự án BT (nếu có).
Chương III
MIỄN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 13. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo và các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (gọi chung là doanh nghiệp) có thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này.
Các doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại khoản này phải đáp ứng quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực ưu tiên; tiêu chí, điều kiện, nội dung hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thời gian miễn thuế là 05 năm tính từ thời điểm mà doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian Nghị quyết số 98/2023/QH15 có hiệu lực. Sau khi Nghị quyết số 98/2023/QH15 hết hiệu lực thi hành, thời gian miễn thuế theo quy định tại khoản này chưa kết thúc thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc thời gian miễn thuế.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian miễn hoặc thuộc diện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện hưởng miễn khác với quy định tại Nghị định này thì được lựa chọn hưởng miễn thuế theo điều kiện hưởng miễn thuế khác hoặc miễn thuế theo quy định tại Nghị định này cho thời gian còn lại.
2. Trong thời gian Nghị quyết số 98/2023/QH15 có hiệu lực thi hành, tổ chức có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại khoản này phải đáp ứng quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực ưu tiên; tiêu chí, điều kiện, nội dung hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn quy định tại khoản này là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp), trừ thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp bán toàn bộ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
3. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp thực hiện xác định, hạch toán thu nhập từ hoạt động được miễn thuế tại Điều này theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 14. Miễn thuế thu nhập cá nhân
1. Trong thời gian Nghị quyết số 98/2023/QH15 có hiệu lực thi hành, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập này.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại khoản này phải đáp ứng quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực ưu tiên; tiêu chí, điều kiện, nội dung hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn quy định tại khoản này là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp), trừ thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp do cá nhân làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
2. Việc xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn và kê khai với cơ quan thuế thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, pháp luật về quản lý thuế.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án BT theo quy định tại Nghị định này.
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong triển khai thực hiện các dự án BT theo quy định tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 và Nghị định này.
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Hướng dẫn các vướng mắc liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng dự án BT theo pháp luật về đầu tư xây dựng.
Điều 18. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn của 04 ngân hàng thương mại quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định này theo đề xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 19. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tổ chức thực hiện Nghị định này, đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định này, Nghị quyết số 98/2023/QH15 và pháp luật xây dựng, pháp luật đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
3. Báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của Thành phố Hồ Chí Minh để thanh toán cho nhà đầu tư BT theo đúng quy định tại hợp đồng BT đã ký kết và phụ lục hợp đồng BT (nếu có).
4. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn đối với tổ chức của 04 ngân hàng thương mại quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
5. Phối hợp với bộ, ngành để được hướng dẫn, xử lý các vướng mắc (nếu có) liên quan đến trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý dự án BT, chi phí đầu tư xây dựng, chất lượng xây dựng, ký kết và quản lý hợp đồng BT.
Điều 21. Trách nhiệm của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án BT
1. Chịu trách nhiệm về lựa chọn phương thức đầu tư của dự án theo hợp đồng BT; đảm bảo hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các dự án BT, sử dụng vốn đầu tư công thanh toán dự án BT và hiệu quả đầu tư của dự án BT.
Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp dự án BT, nhà đầu tư
1. Doanh nghiệp dự án BT hoặc nhà đầu tư (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án BT) có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định trong hợp đồng BT và các phụ lục hợp đồng BT (nếu có), quy định tại Nghị định này, Nghị quyết số 98/2023/QH15 và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng BT hoàn thiện hồ sơ thanh toán, hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Quy định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày Nghị quyết số 98/2023/QH15 có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp Nghị quyết số 98/2023/QH15 hết hiệu lực thi hành nhưng hợp đồng BT đã được ký kết trong thời gian Nghị quyết số 98/2023/QH15 có hiệu lực và đang trong quá trình thực hiện thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b)
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "02/02/2024",
"sign_number": "11/2024/NĐ-CP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-106-2018-TT-BTC-sua-doi-Khoan-2-Dieu-5-Thong-tu-152-2011-TT-BTC-400327.aspx | Thông tư 106/2018/TT-BTC sửa đổi Khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 106/2018/TT-BTC
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 2 ĐIỀU 5 THÔNG TƯ SỐ 152/2011/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2011 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2011/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2015) như sau:
Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 60/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Viện Kiểm sát NDTC; Toà án NDTC;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (P4).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "15/11/2018",
"sign_number": "106/2018/TT-BTC",
"signer": "Vũ Thị Mai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-102-2017-N%c3%90-CP-dang-ky-bien-phap-bao-dam-332648.aspx | Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 102/2017/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 11 tháng 12 năm 2014;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, pháp nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm.
Hộ gia đình có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Cá nhân, pháp nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;
2. Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;
3. Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký;
4. Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm là hệ thống các thông tin về biện pháp bảo đảm bằng các loại tài sản đã được đăng ký trong phạm vi cả nước;
5. Mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là ký hiệu dãy số và tài khoản đăng ký trực tuyến (gồm tên đăng nhập và mật khẩu) cấp cho cá nhân, pháp nhân để đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm;
6. Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đủ phiếu yêu cầu đăng ký và các giấy tờ hợp lệ khác hoặc có phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ trong trường hợp pháp luật quy định hồ sơ đăng ký chỉ cần có phiếu yêu cầu đăng ký;
7. Phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ là phiếu có đầy đủ và đúng các nội dung bắt buộc phải kê khai theo mẫu.
Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
3. Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
a) Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này.
Điều 6. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
Điều 7. Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển đảm bảo nguyên tắc nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
Cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung hợp đồng bảo đảm, nếu không thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của người yêu cầu đăng ký.
2. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký, đồng thời người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của các thông tin kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.
3 Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong số đăng ký cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.
Điều 8. Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm không thực hiện xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp Văn phòng thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Văn phòng thừa phát lại); cá nhân, pháp nhân mua tài sản thi hành án.
2. Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
2. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đăng ký biện pháp bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Chứng nhận đăng ký đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác và cấp bản sao các văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm;
c) Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm;
d) Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 61 của Nghị định này;
đ) Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý thông tin đăng ký trực tuyến theo thẩm quyền;
g) Cập nhật thông tin về biện pháp bảo đảm vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
h) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký chính xác nội dung phiếu yêu cầu đăng ký;
b) Đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
Điều 11. Phí đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm
Khi có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, thì người yêu cầu phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, phí cấp bản sao và phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký, phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình là đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì người yêu cầu đăng ký nộp một trong các loại giấy tờ sau đây để làm căn cứ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí:
a) Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
b) Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2. Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ nêu trên.
Chương II
HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Điều 13. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
1. Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
2. Nộp trực tiếp;
3. Qua đường bưu điện;
4. Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Điều 14. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp trực tiếp, thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, thì sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, ngay trong ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.
Điều 15. Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
b) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;
c) Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;
d) Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở không đủ điều kiện thế chấp theo quy định của Luật đất đai và Luật nhà ở. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp, thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
đ) Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
g) Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
h) Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.
2. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Điều 16. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
3. Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Điều 17. Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:
1. Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
2. Qua đường bưu điện;
3. Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.
Điều 18. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
2. Rút bớt tài sản bảo đảm;
3. Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
6. Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Điều 19. Đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm mà người xử lý tài sản bảo đảm có yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm, thì gửi hồ sơ đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền.
Điều 20. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
Người yêu cầu đăng ký gửi phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót theo phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền, nếu phát hiện có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký.
Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
b) Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
g) Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
h) Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
i) Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
k) Theo thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Điều 22. Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác.
2. Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo một trong các phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho cá nhân, pháp nhân có yêu cầu.
Điều 23. Đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm
1. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới, có hiệu lực độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó, thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó.
2. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay thế hợp đồng bảo đảm đã đăng ký, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm và 01 bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó và thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm mới.
3. Các bên không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
b) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
c) Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.
Mục 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG TÀU BAY
Điều 24. Hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 25. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay trong trường hợp mua bán tàu bay có bảo lưu quyền sở hữu
Trường hợp mua bán tàu bay có bảo lưu quyền sở hữu, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu bay kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 26. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
4. Danh mục các hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay đã đăng ký hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay đã đăng ký đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay hoặc hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay đã đăng ký (01 bản sao không có chứng thực);
5. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 27. Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót về nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì nộp 01 bộ hồ sơ sửa chữa sai sót sau đây:
1. Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp, nếu có sai sót (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 28. Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản chính);
2. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản sao không có chứng thực);
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 29. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay sau đây:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
b) Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 30. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
1. Trường hợp đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam, ghi nội dung đăng ký cầm cố, thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp vào số đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.
2. Trường hợp thay thế tàu bay, thì người yêu cầu đăng ký phải nộp hồ sơ xóa đăng ký theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này và nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
3. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thì Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp tàu bay được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo địa chỉ ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
4. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp có sai sót.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.
Mục 3. HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG TÀU BIỂN
Điều 31. Tàu biển được thế chấp
Các loại tàu biển sau đây được thế chấp:
1. Tàu biển đăng ký không thời hạn;
2. Tàu biển đăng ký có thời hạn;
3. Tàu biển đang đóng;
4. Tàu biển đăng ký tạm thời;
5. Tàu biển loại nhỏ.
Điều 32. Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 33. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu
Trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 34. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
2. Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
4. Danh mục các hợp đồng thế chấp tàu biển đã đăng ký hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký (01 bản sao không có chứng thực);
5. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 35. Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót về nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì nộp 01 bộ hồ sơ sửa chữa sai sót sau đây:
1. Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp nếu có sai sót (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 36. Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
2. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản sao không có chứng thực);
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 37. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển sau đây:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
b) Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 38. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển
1. Trường hợp đăng ký thế chấp tàu biển, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu biển, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cho người yêu cầu đăng ký.
Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, thì Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam gửi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cho các bên cùng nhận thế chấp trong trường hợp tàu biển được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo địa chỉ lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
2. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp, thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp có sai sót.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.
Mục 4. HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Điều 39. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
4. Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình (01 bản sao không có chứng thực);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác (01 bản sao không có chứng thực);
5. Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
6. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Điều 40. Hồ sơ đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai
1. Trường hợp đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án của chủ đầu tư, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 6 Điều 39 của Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận hoặc bản chính Quyết định giao đất, cho thuê đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư;
c) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực;
d) Một trong các loại Bản vẽ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng thể hiện được mặt bằng công trình của dự án hoặc mặt bằng của công trình xây dựng trong dự án đó đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở (01 bản sao không có chứng thực).
2. Trường hợp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 6 Điều 39 của Nghị định này;
b) Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
Trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, thì phải nộp thêm văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
3. Trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 39 của Nghị định này;
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản có công chứng, chứng thực (01 bản sao không có chứng thực).
Điều 41. Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận:
1. Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 39 của Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 39 của Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 42. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu
Trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Bản chính Giấy chứng nhận;
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 43. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất đã đăng ký sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
b) Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này) hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
2. Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên khác với tên ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp, thì việc thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được thực hiện đồng thời với thủ tục chỉnh lý biến động đất đai (thay đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận).
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi tên của bên bảo đảm trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi.
Điều 44. Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc Giấy chứng nhận có sai sót về nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì nộp 01 bộ hồ sơ sửa chữa sai sót sau đây:
1. Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
2. Phiếu yêu cầu đăng ký đã chứng nhận có sai sót (01 bản chính);
3. Bản chính Giấy chứng nhận trong trường hợp nội dung chứng nhận có sai sót;
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 45. Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
2. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 46. Hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
1. Khi có yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sau đây:
a) Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);
b) Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
2. Khi có yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng), thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sau đây:
a) Các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng thế chấp nhà ở có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Giấy chứng nhận (đã có chứng nhận quyền sở hữu nhà ở).
Điều 47. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
b) Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 48. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký và thời điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
2. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký văn bản thông báo vào Sổ địa chính; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
3. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong sổ đăng ký, Giấy chứng nhận, phiếu yêu cầu đăng ký có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai đính chính thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận và số đăng ký, chứng nhận việc sửa chữa sai sót vào phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.
Điều 49. Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
1. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Ghi chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký thế chấp vào sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (đối với trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai); ghi chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận đã cấp (đối với trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã hình thành);
b) Ghi chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký thế chấp vào phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp;
c) Gửi bản sao phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp thể hiện nội dung quy định tại điểm a khoản này và văn bản cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này cho Trung tâm Đăng ký để thực hiện xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
d) Trả lại phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp đã thể hiện nội dung quy định tại điểm b khoản này cho người yêu cầu đăng ký.
2. Đối với các trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà có yêu cầu chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc sang đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất do tài sản đã hình thành, thì người yêu cầu đăng ký thực hiện thủ tục chuyển tiếp đăng ký như hồ sơ, thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở quy định tại Điều 46 của Nghị định này và khoản 1 Điều này.
Mục 5. HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN KHÁC
Điều 50. Hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
d) Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, nếu có.
2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 51. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản, bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Điều 52. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tài sản là động sản khác
1. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, cơ quan đăng ký ghi thời điểm nhận phiếu (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào phiếu yêu cầu đăng ký, sổ tiếp nhận, nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
2. Cơ quan đăng ký trả văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này cho người yêu cầu đăng ký.
Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, thì cơ quan đăng ký gửi văn bản chứng nhận nội dung đăng ký có xác nhận của cơ quan đăng ký về việc xử lý tài sản của bên thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp bằng tài sản trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo địa chỉ được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu.
3. Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thì khi tài sản bảo đảm đó thay đổi do hoạt động sản xuất, kinh doanh, người yêu cầu đăng ký không phải thực hiện đăng ký thay đổi.
4. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan đăng ký chỉnh lý thông tin và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký thì người yêu cầu đăng ký nộp phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót cho Trung tâm Đăng ký. Sau khi nhận phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót, trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan đăng ký thực hiện chỉnh lý thông tin và gửi văn bản chứng nhận sửa chữa sai sót cho người yêu cầu đăng ký.
Mục 6. ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Điều 53. Yêu cầu đăng ký trực tuyến
1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền lựa chọn phương thức đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm khi hệ thống đăng ký trực tuyến chính thức vận hành.
2. Yêu cầu đăng ký trực tuyến phải kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung thuộc diện phải kê khai trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến.
Điều 54. Tài khoản đăng ký trực tuyến
1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến.
2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, nếu có yêu cầu.
3. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có tài khoản đăng ký trực tuyến phải bảo vệ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến của mình.
4. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Điều 55. Hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến
1. Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến thực hiện việc duy trì hoạt động, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin của hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hệ thống đăng ký trực tuyến phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hoặc vì những lý do khác, thì cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến phải thông báo công khai, kịp thời về lý do và thời gian dự kiến cho hệ thống hoạt động trở lại.
Điều 56. Thủ tục đăng ký trực tuyến
Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;
2. Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;
3. Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Điều 57. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý
1. Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
2. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý, thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì cơ quan đăng ký xem xét, quyết định hủy kết quả đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký trong trường hợp kết quả đăng ký trực tuyến bị hủy;
b) Việc hủy kết quả đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm phải được thông báo kịp thời qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử đến địa chỉ của người yêu cầu đăng ký được lưu trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Điều 58. Khôi phục dữ liệu trong trường hợp kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định
1. Khi phát hiện kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, thì người yêu cầu đăng ký có quyền đề nghị cơ quan đăng ký khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy.
Văn bản đề nghị khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy được gửi đến cơ quan đăng ký theo phương thức như phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, nếu việc hủy kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, thì phải khôi phục lại dữ liệu đăng ký và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký.
3. Trường hợp cơ quan đăng ký hủy kết quả đăng ký không đúng các căn cứ do pháp luật quy định, mà gây thiệt hại cho người yêu cầu đăng ký, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương III
CUNG CẤP THÔNG TIN, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Điều 59. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được lưu giữ trong số đăng ký, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
2. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm để phục vụ hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc tìm hiểu thông tin trong trường hợp này không phải trả phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 60. Phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm, cá nhân, pháp nhân hộ gia đình và các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền theo một trong các phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Điều 61. Từ chối cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký từ chối cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm không đúng thẩm quyền;
b) Kê khai phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không đúng quy định của pháp luật;
c) Người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí cung, cấp thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này và trường hợp cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình tự tra cứu thông tin trực tuyến về biện pháp bảo đảm mà không yêu cầu cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký.
2. Trường hợp có căn cứ từ chối cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Điều 62. Thủ tục cung cấp thông tin
Sau khi nhận phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, người thực hiện đăng ký tra cứu thông tin trong sổ đăng ký hoặc cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; cung cấp thông tin bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn quy định tại Điều 16 của Nghị định này và trả kết quả theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Điều 63. Trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm
1. Các cơ quan sau đây có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm:
a) Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản;
c) Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại.
2. Nguyên tắc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm được quy định như sau:
a) Việc trao đổi thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác; thông tin trao đổi được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan;
b) Việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin được thực hiện đúng thời hạn, thủ tục quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Phạm vi tài sản bảo đảm được trao đổi bao gồm các thông tin sau đây:
a) Thông tin do cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm trao đổi bao gồm: bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm; tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển; thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Thông tin do cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại trao đổi bao gồm: Quyết định kê biên hoặc Quyết định giải tỏa kê biên tài sản thi hành án; người phải thi hành án và chủ sở hữu tài sản; tài sản kê biên.
4. Việc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
a) Khi thực hiện việc đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, xóa đăng ký đối với tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, Trung tâm Đăng ký có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản, nếu người yêu cầu đăng ký có văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông.
Ngay trong ngày nhận được thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông do Trung tâm Đăng ký gửi đến, nếu không thuộc một trong các trường hợp từ chối tiếp nhận, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản cập nhật thông tin theo nội dung văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông vào dữ liệu quản lý tài sản của cơ quan mình và phản hồi kết quả giải quyết để Trung tâm Đăng ký biết, gửi thông báo cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có liên quan;
b) Ngay trong ngày ký Quyết định kê biên tài sản hoặc giải tỏa kê biên tài sản thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến các cơ quan sau đây:
Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, tài sản gắn liền với đất bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên;
Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản là tàu bay bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam trong trường hợp tài sản là tàu biển bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên;
Trung tâm Đăng ký trong trường hợp tài sản bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên là tài sản không thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai, Cục Hàng không Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại, nếu không thuộc trường hợp từ chối trao đổi thông tin, thì các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cập nhật thông tin theo nội dung văn bản thông báo vào dữ liệu quản lý tài sản của cơ quan mình.
Điều 64. Công bố thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Thông tin về biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình đã đăng ký được công bố theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở này.
3. Thông tin được công bố gồm: Tên dự án, địa chỉ của dự án, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký.
Chương IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Điều 65. Nội dung quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Tổ chức và quản lý hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm; xây dựng và quản lý các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
5. Thống kê đăng ký biện pháp bảo đảm, tổng hợp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
7. Hợp tác quốc tế về đăng ký biện pháp bảo đảm.
8. Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
c) Chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm;
d) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm;
đ) Quản lý các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm;
e) Thống kê đăng ký biện pháp bảo đảm; tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước;
g) Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
h) Hợp tác quốc tế về đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển; quản lý cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển;
b) Hướng dẫn cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
c) Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về tàu bay, tàu biển để tạo cơ sở cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, hoàn thành trước năm 2020;
d) Báo cáo định kỳ hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;
e) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với Văn phòng đăng ký đất đai;
b) Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về đất đai để tạo cơ sở cho việc vận hành giao dịch điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, hoàn thành trước năm 2025;
c) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Xây dựng hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d) Hướng dẫn Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
đ) Báo cáo định kỳ hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;
g) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.
Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương.
Điều 67. Trách nhiệm xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 68. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 và thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Bãi bỏ Điều 1 Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giao dịch bảo đảm được giao kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa đăng ký nhưng vẫn còn hiệu lực, thì được đăng ký theo quy định của Nghị định này.
Giao dịch bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì không phải đăng ký lại theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm cho đến khi thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
Điều 70. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thi hành Nghị định này;
b) Hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển và tài sản là động sản khác quy định tại Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cá nhân, pháp nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).PC
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/09/2017",
"sign_number": "102/2017/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-21-2024-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-51-2016-ND-CP-quan-ly-lao-dong-tien-luong-599983.aspx | Nghị định 21/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2016/NĐ-CP quản lý lao động tiền lương mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/2024/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2024
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2016/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 52/2016/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO, TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 51/2016/NĐ-CP)
1. Sửa đổi Điều 4 như sau:
“Điều 4. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định tại Nghị định này.
3. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 3 Điều 5 như sau:
“a) Nhà nước điều chỉnh giá, hạn mức sản xuất, kinh doanh (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá hoặc quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty.
b) Công ty tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện việc đầu tư, tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận, mua, bán, khoanh, giãn và xử lý nợ, tài sản, mua, bán sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện điều khoản về hồi tố theo quy định của Chính phủ; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh theo quy định của pháp luật về thuế; điều chỉnh chính sách hoạt động theo các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các Hiệp định, Hiệp ước hoặc quy định của tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thực hiện đề án cơ cấu lại, bổ sung hoặc thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh; điều chỉnh hoặc phát sinh mới trích dự phòng rủi ro tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật; cung cấp sản phẩm, dịch vụ do nhà nước định giá và cơ chế điều chỉnh giá nhưng chưa được điều chỉnh giá đủ bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý khi yếu tố hình thành giá thay đổi theo quy định của Luật Giá; thực hiện phân bổ chi phí các dự án tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí không thành công theo quy định của Chính phủ, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo hợp đồng dầu khí đối với công ty tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về thuế; doanh số mua nợ, xử lý nợ chưa được ghi nhận vào doanh thu, lợi nhuận đối với công ty mua bán nợ theo quy định của pháp luật; biến động doanh thu từ hoạt động tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và các hoạt động nghiệp vụ lưu ký chứng khoán; chênh lệch trả thưởng so với thực hiện năm trước đối với công ty kinh doanh xổ số; thay đổi môi trường, điều kiện khai thác khoáng sản đối với công ty khai thác khoáng sản”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 52/2016/NĐ-CP)
1. Cụm từ “người quản lý” tại tên gọi và các cụm từ “người quản lý” hoặc “người quản lý công ty” trong các điều, khoản, Phụ lục của Nghị định được thay thế bằng cụm từ “người quản lý, Kiểm soát viên”.
2. Sửa đổi Điều 3 như sau:
“Điều 3. Xếp lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách
1. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xây dựng, ban hành bảng lương và xếp lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách làm cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong bảng lương do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong bảng lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách theo quy định tại Nghị định này.
3. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung bảng lương của người quản lý, Kiểm soát viên, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận và công khai tại công ty trước khi thực hiện”.
3. Bổ sung khoản 8 vào Điều 4 như sau:
“8. Đối với trường hợp Ban kiểm soát của công ty chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở mức tiền lương cơ bản theo hạng công ty quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và hệ số tăng thêm so với mức lương cơ bản theo mức tăng lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề như sau:
a) Công ty có năng suất lao động không giảm và lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm không vượt quá hệ số tăng thêm theo quy định như sau:
Bảng hệ số tăng thêm
Hệ số tăng thêm
Mức lợi nhuận
theo nhóm lĩnh vực hoạt động
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
1. Nhóm 1: Ngân hàng, tài chính (không bao gồm tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán), viễn thông
Dưới 500 tỷ đồng
Từ 500 đến dưới 1.500 tỷ đồng
Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng
Từ 2.000 đến dưới 3.000 tỷ đồng
Từ 3.000 tỷ đồng trở lên
2. Nhóm 2: Khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ
Dưới 300 tỷ đồng
Từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng
Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng
Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng
Từ 2.000 tỷ đồng trở lên
3. Nhóm 3: Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các lĩnh vực còn lại
Dưới 200 tỷ đồng
Từ 200 đến dưới 700 tỷ đồng
Từ 700 đến dưới 1.000 tỷ đồng
Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng
Từ 1.500 tỷ đồng trở lên
Trường hợp công ty có lợi nhuận kế hoạch cao hơn nhiều lần so với mức lợi nhuận thấp nhất tương ứng với hệ số tăng thêm 2,5 trong Bảng hệ số tăng thêm, giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp trên thị trường đang trả lương cho lao động quản lý cao hơn so với chức danh tương đương của công ty, cần thiết áp dụng cao hơn hệ số tăng thêm theo quy định để khuyến khích lao động quản lý thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu khi xem xét, quyết định quỹ tiền lương của người quản lý, Kiểm soát viên phù hợp với mặt bằng tiền lương của chức danh tương đương cùng lĩnh vực hoạt động trên thị trường, sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bảo đảm cân đối chung.
b) Công ty có lợi nhuận kế hoạch không cao hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm không vượt quá mức 70% hệ số tăng thêm tương ứng với mức lợi nhuận trong Bảng hệ số tăng thêm quy định tại điểm a khoản này nhân với tỷ lệ giữa lợi nhuận kế hoạch so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
c) Công ty không có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch phải thấp hơn mức tiền lương cơ bản, nhưng không thấp hơn 50% mức tiền lương cơ bản. Trường hợp lỗ thì mức tiền lương bình quân kế hoạch bằng 50% mức tiền lương cơ bản.
d) Công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước liền kề, công ty mới thành lập hoặc mới hoạt động thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định,
đ) Đối với trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, sau khi xác định theo điểm a và điểm b khoản này mà mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề”.
5. Bỏ nội dung “hoặc công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận” tại khoản 4 Điều 5.
6. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 5 như sau: “4a. Công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, khi xác định tiền lương theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì chỉ tiêu lợi nhuận được thay bằng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí”.
7. Sửa đổi khoản 6 Điều 5 như sau:
“6. Khi xác định mức tiền lương bình quân, quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch của người quản lý, Kiểm soát viên, công ty loại trừ các yếu tố khách quan (nếu có) ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề. Các yếu tố khách quan được quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
8. Bỏ nội dung “Đối với Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước thì nộp cho Bộ Tài chính để đánh giá, chi trả” tại khoản 7 Điều 4 và nội dung “tiếp nhận, quản lý và chi trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên tài chính do tập đoàn kinh tế nhà nước trích nộp” tại điểm a khoản 5 Điều 9.
9. Bãi bỏ khoản 3 Điều 10.
10. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Phụ lục I theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2024.
2. Các chế độ về quỹ tiền lương, trả lương, thù lao, tiền thưởng quy định tại khoản 2 Điều 1, các khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 10 Điều 2 Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đang áp dụng cơ chế tiền lương theo khoản 6 Điều 10 Nghị định số 52/2016/NĐ-CP thì tiếp tục áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương tối đa không quá 1,0 lần mức tiền lương cơ bản để xác định tiền lương của người quản lý, Kiểm soát viên của quỹ.
3. Đối với các Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, khi có yếu tố khách quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này; điểm b và điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 59/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, làm biến động doanh thu tăng trên 7% hoặc giảm trên 3% thì phải loại trừ phần doanh thu tăng trên 7% (đối với trường hợp doanh thu tăng trên 7%) hoặc được tính phần doanh thu giảm trên 3% (đối với trường hợp doanh thu giảm trên 3%) vào chỉ tiêu doanh thu làm căn cứ xác định năng suất lao động, lợi nhuận gắn với tiền lương của người lao động, người quản lý và Kiểm soát viên.
4. Đối với các tổ chức quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 10 Nghị định số 52/2016/NĐ-CP và Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng theo cơ chế tiền lương do Chính phủ quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP và Nghị định này, gắn với năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và phù hợp với tính chất đặc thù của các tổ chức này, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hằng năm tiếp nhận, rà soát, kiểm tra, giám sát báo cáo về kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của người lao động; tiếp nhận, xem xét, phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người quản lý, Kiểm soát viên Ngân hàng Chính sách xã hội, sau khi trao đổi với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định số 60/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan, hướng dẫn quản lý tiền lương đối với Đài Truyền hình Việt Nam theo cơ chế tiền lương quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định này, gắn với năng suất lao động và hiệu quả hoạt động, phù hợp với tính chất đặc thù của Đài.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
PHỤ LỤC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA PHỤ LỤC I KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 52/2016/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ)
1. Sửa đổi tên của Phụ lục I thành:
“HẠNG CÔNG TY”
2. Sửa đổi điểm 1 thành:
“1. Sử dụng hạng công ty: Hạng công ty được dùng để xác định mức tiền lương cơ bản của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách”.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung “lợi nhuận từ 200 tỷ đồng trở lên, nộp ngân sách nhà nước từ 200 tỷ đồng trở lên (các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận và nộp ngân sách tính bình quân 03 năm) và có từ 10 đơn vị thành viên hoặc có tổng số lao động của công ty mẹ và của đơn vị thành viên từ 10.000 người trở lên” tại tiết b điểm 2 thành: “lợi nhuận (hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) từ 200 tỷ đồng trở lên, có từ 10 đơn vị thành viên (hạch toán độc lập và phụ thuộc) trở lên hoặc có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được tính bình quân 03 năm”.
4. Sửa đổi, bổ sung nội dung “lợi nhuận từ 100 tỷ đồng trở lên, nộp ngân sách nhà nước từ 100 tỷ đồng trở lên và có từ 5 đơn vị thành viên hoặc có tổng số lao động của công ty mẹ và của đơn vị thành viên từ 7.000 người trở lên” tại tiết c điểm 2 thành: “lợi nhuận (hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) từ 100 tỷ đồng trở lên, có từ 5 đơn vị thành viên (hạch toán độc lập và phụ thuộc) trở lên hoặc có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận hoặc chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được tính bình quân 03 năm”. | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "23/02/2024",
"sign_number": "21/2024/NĐ-CP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-03-2005-CT-BYT-cong-tac-phong-chong-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-tham-hoa-nam-2005-4631.aspx | Chỉ thị 03/2005/CT-BYT công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa năm 2005 | BỘ Y TẾ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 03/2005/CT-BYT
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2005
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, THẢM HỌA NĂM 2005
Tình hình thời tiết năm nay diễn biến phức tạp: Hạn hán xảy ra rết nghiêm trọng tại các tỉnh Miền Trung. Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, Bão số 1 xảy ra sớm vào tháng 3 tại vĩ độ thấp, lốc tố, mưa đá đã xảy ra từ đầu năm tại nhiều địa phương trên cả ba miền; Hai vụ tai nạn giao thông được coi là thảm họa lớn gây nhiều thiệt hại về sinh mạng là đổ tầu El tại Thừa Thiên - Huế (tháng 3) và đổ xe chở các cựu chiến binh tại Kon Tum (tháng 4) khiến ngành y tế phải cố gắng rất nhiều trong công tác tìm kiếm và cấp cứu nạn nhân. Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn nước ta và thông tin dự báo của các nước trong khu vực thì năm 2005 Việt Nam có thể bị ảnh hưởng từ 7 đến 8 cơn bão trong đó có những cơn bão có sức gió lớn trên cấp 12, mưa lũ cũng sẽ nhiều hơn và nghiêm trọng hơn mức trung bình nhiều năm.
Thực hiện Chỉ thị số 12/2005/CT-TTg ngày 08/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2005. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương thực hiện các công việc sau đây:
1. Nắm vững tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân tại các vùng hạn hán hiện nay và những khu vực có thể xảy ra thiên tai, thảm họa sắp tới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, không để dịch bệnh xảy ra. Phối hợp với chính quyền và các ngành tại địa phương, kiểm tra việc cung cấp nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các vùng hạn hán hiện nay và lũ lụt tới có thể gây thiếu lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt cho nhân dân tại địa phương.
2. Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phòng chống lụt bão năm 2004, rút ra những ưu khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm về công tác chuẩn bị phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Các tỉnh phía Bắc không được chủ quan vì nhiều năm qua không có bão lụt lớn mà lơ là cảnh giác phải kiện toàn lại Ban chỉ huy phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng đơn vị theo phương châm hiệu quả, thiết thực.
3. Xây dựng kế hoạch thật cụ thể đối với mọi tình huống thiên tai, thảm họa có thể xảy ra tại địa phương, đơn vị; đảm bảo hoạt động và an toàn tuyệt đối cho các cơ sở y tế bằng các công việc cụ thể như: chằng chống đối phó với gió bão, di chuyển bệnh nhân, thuốc, trang thiết bị y tế đến nơi an toàn, không được để bệnh nhân, nhân viên y tế bị thiệt mạng do lũ bão; không để hư hỏng thuốc, hóa chất máy móc thiết bị y tế do mưa lũ gây ra. Phải tổ chức đội cấp cứu lưu động với đầy đủ cán bộ chuyên môn, thuốc, thiết bị y tế và phương tiện đi lại trên bộ, trên sông nước, sẵn sàng ứng cứu kịp thời trong và sau khi thiên tai xảy ra. Các tỉnh nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ ở các tỉnh phía Bắc phải lập kế hoạch cụ thể việc di chuyển đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế nằm trong vùng bi ngập lụt; bố trí các trạm cấp cứu bám sát các khu vực dân cư tạm sơ tán với đầy đủ thuốc cấp cứu, thuốc chữa cáo bệnh thông thường và cán bộ y tế. Thực hiện tốt phương châm “đâu có dân là có cán bộ y tế”. Các tỉnh ven biển có kế hoạch đối phó với bão, lũ lớn; các tỉnh miền núi đề phòng lũ quét nhằm đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế và cấp cứu kịp thời các nạn nhân. Các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị đối phó với lũ sông Cửu Long lên cao, đảm bảo cấp cứu người bị nạn và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ.
4. Phải thực hiện tết phương châm "Bốn tại chỗ" vận dụng trong ngành y tế là: Chỉ huy tại chỗ là có cán bộ chỉ huy ngay tại nơi xảy ra thiên tai, thảm họa; Lực lượng tại chỗ là có cán bộ y tế luôn sẵn sàng để cấp cứu nhân dân, làm tốt công tác thanh khiết môi trường, phòng chống dịch bệnh ngay tại địa phương; Phương tiện tại chỗ là có đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ theo yêu cầu của chuyên môn và Hậu cần tại chỗ là dự trữ đủ xăng dầu cho xe, máy phát điện hoạt động khi không có điện, dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện phục vụ sinh hoạt khác cho bệnh nhân trong tình huống có bão, lũ xảy ra. Các đơn vị trực thuộc Bộ phải sẵn sàng chi viện cho các nơi bị thiên tai theo lĩnh vực chuyên môn của đơn vị. Các bệnh viện, viện trung ương, các trưòng đại học y dược chuẩn bị các Đội xung phong tình nguyện chi viện cho các nơi bị thiên tai với đầy đủ phương tiện vận chuyển, cán bộ chuyên môn, hóa chất chống dịch, thuốc chữa bệnh sẵn sàng lên đường được ngay khi có lệnh điều động của Bộ. Phải chuẩn bị đủ cả kinh phí, lương thực, thực phẩm sử dụng được ngay tại thực địa, không được gây khó khăn thêm cho các địa phương bị thiên tai.
5. Tập trung làm tết công tác vệ sinh môi trường trong và sau thiên tai, thảm họa. Cung cấp đủ thuốc sát trùng nước và hướng dẫn nhân dân sử dụng đúng quy định. Các Đội cơ động vệ sinh phòng dịch phải đặt trong tình trạng sẵn sàng cao, giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh để khoanh vùng dập tắt ngay; nếu quả khả năng phải bác cáo cấp trên xin chi viện kịp thời, không được để dịch lan rộng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để mọi người dân biết và thực hiện vệ sinh ăn uống và môi trường. Chú ý làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
6. Vụ Kế hoạch Tài chính cấp ngay kinh phí trong tháng 5 - 2005 cho Văn Phòng là thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế để triển khai các hoạt động chuẩn bị, dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và phải hoàn thành xong trong tháng 6 - 2005, nếu có khó khăn phải báo cáo ngay Lãnh đạo Bộ để tìm phương án giải quyết, không để vì thiếu kinh phí mà làm không tốt công tác chuẩn bị; sẵn sàng đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chuẩn bị trước các cơ số thuốc phòng chống bão lụt và cơ số thuốc, hóa chất chống dịch; dự trữ lương thực, thực phẩm cùng các phương tiện đảm bảo công tác cứu trợ khác cho các bệnh viện hoạt động được ít nhất một tuần bằng nguồn kinh phí địa phương và có kế hoạch đưa trước, hướng dẫn sử dụng cho các vùng trọng điểm thiên tai thường hay xảy ra để có thể ứng cứu được kịp thời.
7. Tổng Công ty Dược và Tổng Công ty Thiết bị y tế chỉ đạo các công ty trực thuộc chuẩn bị; sẵn: áo phao cứu nạn, cơ số thuốc, thiết bi y tế, thuốc và hóa chất chống dịch đáp ứng nhu cầu chi viện cho các địa phương khi có lệnh của Bộ. Các Vụ Cục thuộc cơ quan Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ tùy theo chức năng, có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, thuốc, dụng cụ y tế, hóa chất phòng chống dịch và cán bộ chuyên môn để chi viện cho các nơi bị thiên tai, thảm họa theo lệnh điều động của Bộ.
8. Các công việc chuẩn bị; sẵn sàng đối phó với thiên tai, thảm họa phải hoàn thành xong trước ngày 30 - 5 đối với các tỉnh phía Bắc, trước 30 - 6 đối với các tỉnh miền Trung và trước 30 - 7 - 2005 đối với các tỉnh Nam Bộ. Ban Chỉ huy phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế lập kế hoạch kiểm tra các địa phương, đơn vị theo thời hạn nói trên và báo cáo kết quả với Lãnh đạo Bộ. Khi có thiên tai, thảm họa xảy ra, các địa phương, đơn vị Phải báo cáo nhanh với Ban chỉ huy phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế về diễn biến thiên tai, thảm họa và các thiệt hại về người, về cơ sở y tế, các việc đã làm để khắc phục hậu quả và kiến nghị Bộ chi viện (nếu có). Mọi thông tin báo cáo có thể bằng điện tín, điện thoại, fax về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế (trong giờ làm việc: 04.8443039; ngoài giờ làm việc và ngày nghỉ: 04.8293665 hoặc 0913.009.725 -0983.384.388 và Fax: 04.8464051).
Nhận được Chỉ thị này, các địa phương, đơn vị cần nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện ngay trước ; mùa mưa bão. Ban Chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Trần Chí Liêm | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "09/05/2005",
"sign_number": "03/2005/CT-BYT",
"signer": "Trần Chí Liêm",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-04-KH-UBND-2023-pho-bien-phap-luat-an-ninh-trat-tu-cho-sinh-vien-Ha-Noi-549987.aspx | Kế hoạch 04/KH-UBND 2023 phổ biến pháp luật an ninh trật tự cho sinh viên Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/KH-UBND
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN NINH TRẬT TỰ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2027
Thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đặc biệt là phổ biến, giáo dục pháp luật về An ninh - Quốc phòng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội vào đầu khóa, đầu năm học, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2027, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội vào đầu năm học nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những tác hại, hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật; từ đó nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, từng bước giảm các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên, đưa công tác này từng bước đi vào nền nếp, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu, hoạt động gây mất an ninh, trật tự trường học; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xử lý các vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có liên quan đến sinh viên và nhà trường.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh trật tự cần tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều nội dung thiết thực, hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đối tượng là học sinh, sinh viên, chú trọng việc làm điểm và nhân rộng điển hình nhằm xây dựng nếp sống văn hóa trong nhà trường.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung tuyên truyền
- Các chính sách, quy định của pháp luật mà sinh viên cần biết khi học tập, sinh sống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm dân; quy định pháp luật về cư trú, Luật Thủ đô; văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ...
- Các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
- Các âm mưu, phương thức thủ đoạn mới của tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề chủ quyền, biên giới, hải đảo.
- Các nội dung quy định về bảo vệ môi trường, giao thông, trật tự văn minh đô thị...
2. Hình thức tuyên truyền
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp hoặc trực tuyến qua các hình thức hội nghị, tọa đàm...
- Phát hành tài liệu sách hỏi - đáp, tờ gấp pháp luật, xây dựng video, phóng sự tuyên truyền cho sinh viên.
- Tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng: xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên báo, đài, Cổng/trang thông tin điện tử, trên các nền tảng mạng xã hội (Zalo, Facebook...).
- Tổ chức thông qua các hình thức khác.
3. Thời điểm tổ chức tuyên truyền
Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tập trung vào thời điểm các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên đầu năm, đầu khóa học và thời điểm nhập học cho sinh viên khóa mới.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố từ nguồn ngân sách của Thành phố (thông qua Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố) để triển khai thực hiện Kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an thành phố Hà Nội
- Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp Hà Nội và các cơ quan liên quan biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, tờ gấp...) theo nội dung quy định tại mục II.1 của Kế hoạch này; thực hiện việc sơ, tổng kết, đánh giá hiệu định tại mục II.1 của Kế hoạch này; thực hiện việc sơ, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh trật tự cho sinh viên theo Kế hoạch.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch.
2. Sở Tư pháp Hà Nội - cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố
- Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng các hình thức phù hợp.
- Phối hợp với Công an Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố; lồng ghép triển khai Kế hoạch với các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật khác có liên quan.
- Phối hợp với Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng của Thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố bằng các hình thức phù hợp.
3. Thành đoàn Hà Nội
Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức các diễn đàn, các buổi giao lưu... để phổ biến kiến thức pháp luật về an ninh trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
5. Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của thành phố Hà Nội, Trang Thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố tăng cường các tin, bài viết, xây dựng video clip, phóng sự... tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đối tượng là sinh viên.
6. Đề nghị Hội Luật gia thành phố Hà Nội, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp với Công an thành phố Hà Nội thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2027, UBND Thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Tư pháp, Công an Thành phố) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Sở, ngành, đoàn thể Thành phố có liên quan;
- VPUB: CVP, PCVP, NC;
- Lưu: VT; CATP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "05/01/2023",
"sign_number": "04/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-141-2017-ND-CP-muc-luong-toi-thieu-vung-nguoi-lao-dong-lam-viec-theo-hop-dong-359510.aspx | Nghị định 141/2017/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng người lao động làm việc theo hợp đồng | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 141/2017/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2017
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 3.980.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.530.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.090.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 2.760.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp, đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định cửa pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Điều 6. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 01 năm 2018. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2018
(Kèm theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ)
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
- Thi xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./. | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/12/2017",
"sign_number": "141/2017/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-48-2011-TT-BNNPTNT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-khao-nghiem-giong-cay-126976.aspx | Thông tư 48/2011/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khảo nghiệm giống cây | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 48/2011/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống cây trồng:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Thông tư này 10 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa.
Ký hiệu: QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô.
Ký hiệu: QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc.
Ký hiệu: QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu tương.
Ký hiệu: QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT
5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai tây.
Ký hiệu: QCVN 01-59 : 2011/BNNPTNT
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai lang.
Ký hiệu: QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT
7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn.
Ký hiệu: QCVN 01-61 : 2011/BNNPTNT
8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu xanh.
Ký hiệu: QCVN 01-62 : 2011/BNNPTNT
9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua.
Ký hiệu: QCVN 01-63 : 2011/BNNPTNT
10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ớt.
Ký hiệu: QCVN 01-64 : 2011/BNNPTNT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Cục trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "05/07/2011",
"sign_number": "48/2011/TT-BNNPTNT",
"signer": "Bùi Bá Bổng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-13-2006-ND-CP-xac-dinh-gia-tri-quyen-su-dung-dat-de-tinh-vao-gia-tri-tai-san-cua-cac-to-chuc-duoc-Nha-nuoc-giao-dat-khong-thu-tien-su-dung-8901.aspx | Nghị định 13/2006/NĐ-CP xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 13/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/2006/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2006 VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ TÍNH VÀO GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đất phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức do Nhà nước giao theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công (đơn vị sự nghiệp), công ty nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức khác (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
2. Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả thuộc vốn ngân sách nhà nước.
3. Đất do tổ chức sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước).
4. Đất do Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở Hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
5. Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giao cho tổ chức.
6. Đất được Nhà nước giao cho tổ chức sử dụng có thu tiền sử dụng đất, nhưng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
7. Đất nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá không thu tiền sử đụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Điều 2. Căn cứ xác định giá trị quyền sử dụng đất
Căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất là diện tích đất và giá đất:
1. Diện tích đất thuộc đối tượng phải xác định giá trị quyền sử dụng đất là diện tích đất đang sử dụng, được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trường hợp diện tích đất đang sử dụng có chênh lệch so với diện tích ghi trong quyết định giao đất, văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì thực hiện xác định giá trị quyền sử dụng đất theo diện tích thực tế sử dụng trên cơ sở xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP). Trường hợp khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà giá đất thực tế nhận chuyển nhượng, giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất cao hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất là giá đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thực tế hoặc giá đất trúng đấu giá.
Điều 3. Quyền sử dụng đất là tài sản nhà nước
1. Đất nhà nước giao cho tổ chức không thu tiền sử dụng đất; đất nhà nước giao cho tổ chức có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất; đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả thuộc vốn ngân sách nhà nước là tài sản của nhà nước giao cho tổ chức.
2. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tài sản nhà nước, là vốn đầu tư của Nhà nước giao cho tổ chức.
3. Việc điều chuyển, thu hồi quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất
1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp được xác định theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP .
2. Đất dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được xác định theo giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP .
3. Đất dùng vào sản xuất, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được xác định theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp (bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), nuôi trồng thuỷ sản, làm muối do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP .
Điều 5. Xác định giá trị quyền sử dụng đất
1. Trường hợp tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất, được tặng cho quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định bằng diện tích đất nhân với giá đất theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp tổ chức được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định bằng diện tích đất được giao nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất và thời hạn giao đất.
3. Trường hợp tổ chức sử dụng đất trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 6. Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất
Các tổ chức phải thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị tài sản trong các trường hợp sau:
1. Khi diện tích đất sử dụng có thay đổi so với diện tích đất đã được xác định giá trị quyền sử dụng đất do:
a) Thực hiện kiểm kê đất đai theo quy định của Luật Đất đai.
b) Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, giao thêm hoặc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng thêm một phần diện tích đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
c) Các trường hợp khác làm thay đổi diện tích đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2. Thay đổi mục đích sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản.
Điều 7. Hạch toán giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản
1. Đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức khác, giá trị quyền sử dụng đất tính thành tiền là giá trị tài sản cố định được tính trong giá trị tài sản của cơ quan, đơn vị và là tài sản nhà nước tại tổ chức.
2. Đối với công ty nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất được tính thành tiền trong giá trị tài sản và là một bộ phận vốn của Nhà nước giao. Công ty có trách nhiệm bảo toàn diện tích và thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
3. Giá trị quyền sử dụng đất được hạch toán vào giá trị tài sản và theo dõi thành một mục riêng trong sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về hạch toán kế toán; diện tích đất, hồ sơ về đất được ghi chép, theo dõi trên sổ tài sản của tổ chức, đơn vị.
Điều 8. Thu hồi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Đất giao cho tổ chức không thu tiền sử dụng đất sẽ được thu hồi và cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a) Sử dựng sai mục đích, dôi dư do bố trí, sắp xếp lại trụ sở làm việc.
b) Phải di dời trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi chung là trụ sở làm việc) theo quy hoạch do ô nhiễm môi trường.
2. Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện khi được phép thay đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc theo phân cấp của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản bao gồm cả quyền sử dụng đất của các tổ chức do Trung ương quản lý để bán tài sản bao gồm cả quyền sử dụng đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất) cho bên nhận chuyển nhượng.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản bao gồm cả quyền sử dụng đất của các tổ chức do địa phương quản lý để bán tài sản bao gồm cả quyền sử dụng đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất) cho bên nhận chuyển nhượng.
3. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất, được thực hiện chủ yếu bằng hình thức đấu giá hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bán chỉ định).
Toàn bộ tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước. Trường hợp phải đầu tư xây dựng trụ sở mới (do phải di dời, do phải bố trí sắp xếp lại trụ sở làm việc) thì được sử dụng tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; việc quản lý, cấp phát phải theo đúng quy định hiện hành về quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trình tự xác định giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
1. Tổ chức đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 1 Nghị định này lập báo cáo việc sử dụng đất với Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đang sử dụng đất và gửi kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gửi các văn bản có liên quan đến quyền sử dụng đất (quyết định giao đất, biên bản bàn giao đất, bàn giao cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở làm việc); trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục xác lập quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Căn cứ báo cáo và hồ sơ của tổ chức gửi đến; căn cứ vào giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị tài sản của tổ chức. Văn bản xác định giá trị quyền sử dụng đất được lập thành 04 bản (đối với tố chức thuộc Trung ương quản lý) và 03 bản (đối với tổ chức thuộc địa phương quản lý) để gửi cho các cơ quan sau:
a) 01 bản do Sở Tài chính lưu.
b) 01 bản gửi tổ chức sử dụng đất.
c) 01 bản gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức khác ở Trung ương là cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức (đối với tổ chức sử dụng đất thuộc Trung ương quản lý), gửi Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với tổ chức thuộc địa phương quản lý).
d) 01 bản gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) đối với tổ chức sử dụng đất thuộc Trung ương quản lý.
3. Căn cứ vào giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo khoản 2 Điều này, tổ chức sử dụng đất thực hiện hạch toán giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của tổ chức vào vốn nhà nước giao cho tổ chức theo quy định của chế độ kế toán thống kê hiện hành.
Điều 10. Thời hạn xác định giá trị quyền sử dụng đất
1. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong lần đầu tiên theo quy định tại Nghị định này được hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.
2. Việc điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất quy định tại Điều 6 Nghị định này được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11. Quản lý giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất
1. Hàng năm khi có sự thay đổi về diện tích đất sử dụng hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất thì tổ chức phải báo cáo với Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Căn cứ vào báo cáo của các tổ chức; căn cứ quyết định điều chỉnh giá đất, quyết định ban hành giá đất, Sở Tài chính thực hiện điều chỉnh lại giá trị quyền sử dụng đất cho tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Điều 12. Trách nhiệm của các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng đất
1. Quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, đúng diện tích được giao.
2. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để theo dõi hạch toán trên sổ sách kế toán và điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp trong cùng một khuôn viên đất hoặc trong cùng một ngôi nhà nhưng có nhiều tổ chức cùng sử dụng thì tổ chức nào được giao quản lý khuôn viên đất, tổ chức đó có trách nhiệm xác định giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định này.
3. Thủ trưởng, người đứng đầu tổ chức, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty nhà nước đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất được giao. Nghiêm cấm việc sử dụng đất vào mục đích khác trái quy định. Mọi trường hợp sử dụng đất sai mục đích hoặc để xảy ra các thất thoát về đất đai như: để các cá nhân lấn chiếm trái phép, tự chia cho các cá nhân làm nhà ở, sử dụng đất không đúng mục đích: cho thuê, cho mượn thì phải thu hồi và các cá nhân có liên quan phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước thuộc cấp mình quản lý thực hiện việc xác định, điều chỉnh hạch toán giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định này.
2. Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, các công ty nhà nước thuộc cấp mình quản lý. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức sử dụng đất triển khai thực hiện Nghị định này.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn xử lý những vướng mắc về xác lập quyền sử dụng đất của tổ chức.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 17. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "24/01/2006",
"sign_number": "13/2006/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Nghi-dinh-42-2003-ND-CP-bao-ho-quyen-so-huu-cong-nghiep-doi-voi-thiet-ke-bo-tri-mach-tich-hop-ban-dan-50823.aspx | Nghị định 42/2003/NĐ-CP bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 42/2003/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2003
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 42/2003/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam.
2. Nghị định này cũng áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân của nước ngoài được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Mạch tích hợp bán dẫn" là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử. "Mạch tích hợp" đồng nghĩa với "IC", "chip" và "mạch vi điện tử";
2. "Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn" là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là "Thiết kế bố trí");
3. "Tác giả thiết kế bố trí" là người hoặc những người tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình.
Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí nhưng không góp phần tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình thì không được coi là tác giả;
4. "Chủ sở hữu" là chủ thể được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc chủ thể được chuyển giao một cách hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;
5. "Phân phối" dùng để chỉ mọi hình thức lưu thông thương mại, gồm bán, cho thuê, chuyển nhượng, kể cả quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ nhằm các mục đích đó;
6. "Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại" là việc phân phối công khai mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.
Điều 4. Đối tượng được bảo hộ
1. Đối tượng được bảo hộ theo Nghị định này là thiết kế bố trí có tính nguyên gốc.
2. Thiết kế bố trí được công nhận có tính nguyên gốc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Thiết kế bố trí đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả thiết kế bố trí;
b) Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.
Điều 5. Đối tượng không được bảo hộ
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ theo Nghị định này:
1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn.
2. Thông tin, phần mềm có trong mạch tích hợp bán dẫn.
Chương 2:
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ
Điều 6. Căn cứ xác lập quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả thiết kế bố trí
Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được xác lập theo Văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí (sau đây gọi là Văn bằng bảo hộ) do Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo quy định tại Chương này.
Điều 7. Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có tên là "Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn", có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp Văn bằng và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau:
a) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng;
b) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền nộp đơn hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Ngày kết thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
3. Nội dung Văn bằng bảo hộ được xác định theo Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
Điều 8. Quyền tạm thời của chủ sở hữu
Trong trường hợp thiết kế bố trí đã được người nộp đơn (hoặc người được người nộp đơn cho phép) khai thác thương mại trước ngày Văn bằng bảo hộ được cấp, nếu trong thời gian kể từ ngày khai thác thương mại đến ngày được cấp Văn bằng bảo hộ mà có người thứ ba sử dụng thiết kế bố trí đó nhằm mục đích thương mại thì người nộp đơn có quyền thông báo cho người thứ ba nói trên về việc mình đã nộp đơn.
Nếu đã được thông báo, mà người thứ ba vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người thứ ba này trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí đó tương ứng với phạm vi đã sử dụng tính từ ngày nhận được thông báo đến ngày Văn bằng bảo hộ được cấp.
Điều 9. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là tập hợp các tài liệu, mẫu vật thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp Văn bằng bảo hộ.
2. Mỗi Đơn chỉ được yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với một thiết kế bố trí.
3. Các tài liệu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và mọi giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và Cục Sở hữu công nghiệp đều phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo hoặc để kiểm tra.
4. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 10. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ:
a) Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí riêng của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc, nếu trong hợp đồng lao động, hợp đồng thuê việc không có thoả thuận khác.
2. Người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1 của Điều này được chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức chuyển nhượng bằng văn bản hoặc để thừa kế.
3. Nếu nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này cùng nhau tạo ra một thiết kế bố trí thì quyền nộp đơn cùng thuộc về các tổ chức, cá nhân đó và quyền nộp đơn chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
4. Nếu nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này độc lập với nhau tạo ra thiết kế bố trí trùng nhau thì tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và các Văn bằng bảo hộ (nếu được cấp) có hiệu lực độc lập với nhau.
Điều 11. Thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại
Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ khai thác hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại, thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là hai năm, kể từ ngày tiến hành việc khai thác thương mại nêu trên lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Để được cấp Văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này phải nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu công nghiệp. Văn bằng bảo hộ được Cục Sở hữu công nghiệp cấp trên cơ sở kết quả xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo trình tự và thủ tục quy định tại Chương này.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan như sau:
a) Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan;
b) Cá nhân, pháp nhân nước ngoài không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a của khoản này nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan thông qua việc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện.
4. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoạt động theo quy định tại Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.
5. Người nộp đơn phải bảo đảm tính trung thực của các thông tin về quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, về người nộp đơn và về tác giả khai trong đơn. Khi Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực vì lý do các thông tin nói trên không trung thực thì chủ Văn bằng bảo hộ phải chịu trách nhiệm do hậu quả của việc thiếu trung thực của mình gây ra.
Điều 13. Xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được xét nghiệm về mặt hình thức (xem xét sự tuân thủ các yêu cầu về số lượng, hình thức trình bày các tài liệu trong đơn) để kiểm tra đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không.
Đối tượng nêu trong đơn không được kiểm tra về khả năng được bảo hộ theo tiêu chuẩn bảo hộ quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Thủ tục, thời hạn xét nghiệm hình thức đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Điều 14. Cấp, từ chối cấp và đăng bạ Văn bằng bảo hộ
1. Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này. Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ phải nêu rõ tên, địa chỉ của người được cấp Văn bằng bảo hộ; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, ngày nộp đơn; tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; họ tên tác giả thiết kế bố trí (hoặc các đồng tác giả); tên gọi và phân loại mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ, ngày khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên (nếu khai trong đơn); ngày tạo ra thiết kế bố trí; tên và số Văn bằng bảo hộ; thời hạn bảo hộ.
2. Trong các trường hợp sau đây, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi thông báo cho người nộp đơn:
a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 9 của Nghị định này;
b) Đơn do người không có quyền nộp đơn nộp;
c) Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này, nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;
d) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được nộp sau khi đã hết thời hiệu quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
đ) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được nộp trái với quy định về việc thực hiện quyền nộp đơn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 12 của Nghị định này;
e) Người nộp đơn không nộp lệ phí theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
3. Văn bằng bảo hộ được ghi vào đăng bạ quốc gia về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
4. Văn bằng bảo hộ được trao cho người nộp đơn.
Nếu người nộp đơn là tập thể thì chỉ thành viên đầu tiên trong danh sách các thành viên của tập thể đó được trao Văn bằng bảo hộ và tên thành viên đó được ghi chú trong đăng bạ quốc gia. Các thành viên khác có quyền yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp cấp phó bản Văn bằng bảo hộ theo thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và phải nộp lệ phí cấp phó bản Văn bằng bảo hộ.
Điều 15. Cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu
Theo yêu cầu của chủ sở hữu (hoặc các chủ sở hữu chung), Cục Sở hữu công nghiệp cấp lại Văn bằng bảo hộ (kể cả phó bản Văn bằng bảo hộ) nếu xét thấy có lý do chính đáng.
Theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, Cục Sở hữu công nghiệp cấp bản trích lục đăng bạ quốc gia và bản sao tài liệu đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, trừ những tài liệu được coi là tài liệu mật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Riêng tài liệu xác định thiết kế bố trí, bản sao chỉ được cấp cho cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền.
Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu phải nộp phí và lệ phí theo quy định.
Điều 16. Đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ toàn bộ quyền được hưởng theo Văn bằng bảo hộ;
b) Chủ sở hữu không còn tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp.
2. Trường hợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này thì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ từ ngày bị tuyên bố từ bỏ.
Trường hợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này thì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ từ ngày chủ sở hữu chấm dứt tồn tại.
3. Chủ sở hữu có quyền nộp đơn cho Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ với lý do nêu tại điểm a khoản 1 của Điều này.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn cho Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ với lý do nêu tại điểm b khoản 1 của Điều này. Người yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí theo quy định.
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra quyết định đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.
4. Thủ tục, trình tự xử lý đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
1. Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Thiết kế bố trí được bảo hộ không đáp ứng điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 4 hoặc thuộc đối tượng không được bảo hộ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần trong trường hợp phần đó không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
3. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này. Người yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí theo quy định.
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra Quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.
4. Thủ tục, trình tự xử lý đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Điều 18. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
1. Quyền khiếu nại các quyết định, thông báo của Cục Sở hữu công nghiệp liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được quy định như sau:
a) Khiếu nại lần đầu:
Người nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, đơn yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về thông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ đều có quyền khiếu nại Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, Quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.
b) Khiếu nại lần thứ hai, khởi kiện:
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 4 của Điều này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp, người đã thực hiện quyền khiếu nại lần đầu theo quy định tại điểm a của khoản này có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.
2. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ quyết định hoặc kết luận liên quan.
3. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo nêu tại điểm a khoản 1 của Điều này.
Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là 30 ngày tính từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 4 của Điều này mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp do trở ngại khách quan, bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại.
4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần thứ hai là 45 ngày tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu có thể kéo dài đến 45 ngày, lần thứ hai đến 60 ngày tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Thời gian sửa đổi, bổ sung Hồ sơ khiếu nại không được tính vào thời hạn nói trên.
5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp theo quy định.
Điều 19. Công bố
1. Mọi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã được công nhận hợp lệ đều được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp (không sao, chép) tại Cục Sở hữu công nghiệp. Đối với các thông tin mật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ có các cơ quan có thẩm quyền và các Bên liên quan trong thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.
2. Mọi Quyết định về việc xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đều được Cục Sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày ra quyết định.
Điều 20. Phí và lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí, thủ tục khiếu nại hoặc các thủ tục liên quan khác trước Cục Sở hữu công nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác đều có nghĩa vụ nộp cho cơ quan thực hiện các thủ tục đó các khoản phí và lệ phí theo quy định.
2. Cục Sở hữu công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền khác quy định tại khoản 1 của Điều này có nghĩa vụ thu đủ, thu đúng thời hạn, thu đúng thủ tục các khoản phí và lệ phí liên quan và phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các cơ quan thu phí và lệ phí được phép sử dụng một phần lệ phí thu được phù hợp với quy định của pháp luật về phí và lệ phí nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, động viên những người trực tiếp thực hiện các công việc tạo ra nguồn thu.
3. Những khoản phí, lệ phí đã được nộp nhưng phần việc tương ứng không được tiến hành vì không xảy ra tình huống phải thực hiện hoặc do lỗi của cơ quan có nghĩa vụ thực hiện phần việc đó phải được hoàn trả cho người nộp phí, lệ phí và việc hoàn trả phải được người nộp phí, lệ phí xác nhận hoặc phải có chứng từ hoàn trả.
Chương 3:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU, QUYỀN CỦA TÁC GIẢ THIẾT KẾ BỐ TRÍ
Điều 21. Quyền của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có các quyền sau đây:
1. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí;
2. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;
3. Quyền tạm thời quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
4. Chuyển giao hoặc từ bỏ toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;
5. Yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền trên của mình.
Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí
Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại Điều 21 của Nghị định này là quyền thực hiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây đối với thiết kế bố trí được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh:
1. Sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
2. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí
1. Quyền chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại Điều 21 của Nghị định này là quyền cho phép người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào thuộc độc quyền sử dụng thiết kế bố trí quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung, việc một hoặc một số chủ sở hữu chung chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung còn lại.
3. Việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bản hợp đồng. Nội dung Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải tuân theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí có hiệu lực từ ngày đăng ký. Bên được chuyển giao (Bên nhận) có quyền sử dụng thiết kế bố trí trong phạm vi và với điều kiện ghi trong Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đã được đăng ký.
5. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí mặc nhiên bị đình chỉ hiệu lực hoặc vô hiệu khi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của Bên giao bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ.
Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí
1. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng theo thoả thuận, để thừa kế, chuyển dịch trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách... pháp nhân.
2. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung, việc chuyển giao phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.
3. Thoả thuận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bản Hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Mọi hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đều phải được đăng ký với Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Kể từ ngày việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp, Bên được chuyển giao trở thành chủ sở hữu và tiếp nhận mọi quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh từ Văn bằng bảo hộ và các quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh trên cơ sở các giao dịch với bên thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chuyển giao.
6. Chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí khi không được sự đồng ý của Bên được chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí nếu Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đang còn trong thời hạn hiệu lực. Quy định này không áp dụng cho trường hợp một hoặc một số chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền của mình nhưng vẫn còn một hoặc một số chủ sở hữu chung khác tiếp tục sở hữu thiết kế bố trí đó.
Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí
1. Nếu tác giả thiết kế bố trí không phải là chủ sở hữu thì chủ sở hữu có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí về việc đã tạo ra thiết kế bố trí theo thoả thuận giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu, hoặc theo quy định tại khoản 2 của Điều này, nếu không có thoả thuận khác.
2. Nếu giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu không có thoả thuận nào khác thì mức và thời hạn thù lao phải tuân theo quy định sau đây:
a) Mức thù lao tối thiểu cho tác giả thiết kế bố trí bằng 5% số tiền làm lợi thu được trong mỗi năm sử dụng thiết kế bố trí hoặc 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;
b) Việc thanh toán tiền thù lao cho tác giả thiết kế bố trí phải được thực hiện không muộn hơn 60 ngày tính từ ngày cuối cùng của tháng thứ 12 của mỗi năm sử dụng hoặc không muộn hơn 30 ngày tính từ ngày chủ sở hữu nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.
Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí
1. Tác giả thiết kế bố trí có các quyền sau đây:
a) Được ghi họ tên với danh nghĩa là tác giả trong Văn bằng bảo hộ, trong Đăng bạ quốc gia cũng như trong các tài liệu công bố về thiết kế bố trí;
b) Được nhận thù lao của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này;
c) Được yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền nêu trên của mình.
2. Quyền nhận thù lao của tác giả thiết kế bố trí nêu tại điểm b khoản 1 của Điều này có thể được chuyển giao cho người khác, kể cả dưới hình thức để thừa kế theo quy định của pháp luật.
Chương 4:
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ
Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu
1. Trong thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí, mọi hành vi sử dụng thiết kế bố trí được quy định tại Điều 22 Nghị định này mà không được phép của chủ sở hữu và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 của Nghị định này đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu.
2. Việc sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 8 và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 của Nghị định này bị coi là hành vi xâm phạm quyền tạm thời của chủ sở hữu.
Điều 28. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu
Việc sử dụng thiết kế bố trí trong các trường hợp sau đây không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu:
1. Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ không nhằm mục đích thương mại, như sử dụng cá nhân, đánh giá, phân tích, nghiên cứu hoặc giảng dạy;
2. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ khi không biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ;
3. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ đã được tiếp nhận hoặc đặt hàng khi không biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ, nếu hành vi phân phối hoặc nhập khẩu được thực hiện sau khi đã biết về điều đó và người sử dụng trả cho chủ sở hữu một khoản tiền tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó;
4. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng hoặc người sử dụng hợp pháp theo quy định tại khoản 3 của Điều này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;
5. Sử dụng thiết kế bố trí có tính nguyên gốc được tạo ra trên cơ sở phân tích, đánh giá thiết kế bố trí được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, hoặc thiết kế bố trí do người khác độc lập tạo ra trùng với thiết kế bố trí được bảo hộ.
Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí
Việc chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này và không bảo đảm quyền của tác giả thiết kế bố trí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 của Nghị định này bị coi là xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí.
Điều 30. Bảo đảm thực thi quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được Nhà nước bảo hộ. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí.
Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu và tác giả thiết kế bố trí có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm thuộc các trường hợp quy định tại Điều 27 và Điều 29 của Nghị định này phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
3. Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được tiến hành theo quy định của pháp luật hiện hành về trình tự và thủ tục xử lý hành vi xâm phạm các quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
Chương 5:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ
Điều 31. Nội dung quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội
Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến thiết kế bố trí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Các quy định về nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về sở hữu công nghiệp, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội tại Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ cũng được áp dụng cho các hoạt động về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.
Điều 32. Trách nhiệm của các Bộ hữu quan
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định về nội dung, hình thức, thủ tục nộp, tiếp nhận, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ; thủ tục đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ; thủ tục khiếu nại các quyết định liên quan đến việc xác lập, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí; thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí và các thủ tục liên quan khác.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.
3. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và tổ chức thực hiện việc giám định kỹ thuật phục vụ thủ tục hủy bỏ Văn bằng bảo hộ và thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các thiết kế bố trí đã được khai thác nhằm mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian từ 18 tháng đến hai năm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ là 06 tháng kể từ ngày Nghị định này bắt đầu có hiệu lực.
2. Quy định về quyền ngăn cấm sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này không áp dụng đối với các mạch tích hợp bán dẫn đã tồn tại từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Quy định về quyền tạm thời của chủ sở hữu tại Điều 8 của Nghị định này không áp dụng đối với các hành vi sử dụng thiết kế bố trí được thực hiện trước ngày Nghị định này bắt đầu có hiệu lực.
Điều 34. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "02/05/2003",
"sign_number": "42/2003/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-12-2019-TT-NHNN-tieu-chuan-nghiep-vu-va-cach-xep-luong-cac-ngach-cong-chuc-Ngan-hang-422113.aspx | Thông tư 12/2019/TT-NHNN tiêu chuẩn nghiệp vụ và cách xếp lương các ngạch công chức Ngân hàng | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2019/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH, TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ VÀ CÁCH XẾP LƯƠNG CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH NGÂN HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ và cách xếp lương các ngạch công chức ngành Ngân hàng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ và cách xếp lương các ngạch công chức ngành Ngân hàng.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 2. Chức danh và mã số ngạch các ngạch công chức ngành Ngân hàng, gồm:
1. Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
Mã số ngạch: 07.044
2. Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng
Mã số ngạch: 07.045
3. Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
Mã số ngạch: 07.046
4. Ngạch Thủ kho ngân hàng
Mã số ngạch: 07.048
5. Ngạch Thủ quỹ ngân hàng
Mã số ngạch: 06.034
6. Ngạch Kiểm ngân
Mã số ngạch: 07.047
Điều 3. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và thực hiện theo các quy định của pháp luật khác liên quan đến chuyên ngành Ngân hàng.
Chương II
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VÀ CÁCH XẾP LƯƠNG CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH NGÂN HÀNG
Điều 4. Ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức có chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát ngân hàng cao nhất làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương chịu trách nhiệm chủ trì tham mưu xây dựng cơ chế, quy chế về kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì, nghiên cứu xây dựng chiến lược, định hướng chương trình kế hoạch công tác kiểm soát, kiểm toán dài hạn và biện pháp tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; trực tiếp xem xét, kết luận xử lý những vấn đề chuyên môn phức tạp;
b) Chủ trì triển khai kiểm soát, kiểm toán những vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động Ngân hàng Nhà nước; trực tiếp chỉ đạo và thực hiện kiểm soát thường xuyên, đột xuất; kiểm toán định kỳ việc chấp hành các quy định, thể lệ, chế độ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước; lập báo cáo kiểm soát, kiểm toán, lập biên bản kiểm soát, kiểm toán, kiến nghị đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm đối với các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán;
c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, quy trình kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; quy chế, chế độ nghiệp vụ về hoạt động ngân hàng;
d) Chủ trì việc biên soạn tài liệu, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Kiểm soát viên ngân hàng;
đ) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về lĩnh vực kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và các đề tài thuộc các lĩnh vực hoạt động khác của ngân hàng;
e) Tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán, trên cơ sở đó đề xuất bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và chế độ, nghiệp vụ ngân hàng.
3. Tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
b) Nắm vững các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
c) Xây dựng, hoàn thiện được phương pháp nghiên cứu và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý hoạt động ngành Ngân hàng;
d) Xây dựng được các phương án, kế hoạch tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động ngân hàng; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước;
e) Có khả năng nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; xây dựng được các phương án, kế hoạch tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
g) Có kinh nghiệm trên các lĩnh vực nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng;
h) Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên cao cấp thì trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
i) Có kinh nghiệm công tác ở ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng hoặc tương đương. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Điều 5. Ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, có nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo hoặc chủ trì thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động nghiệp vụ tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện việc kiểm soát, kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ được giao;
b) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán những lĩnh vực được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót đối với các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
c) Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
d) Chỉ đạo hoạt động kiểm toán và kiểm toán viên; phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán; kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các cơ chế, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và cơ chế hoạt động ngân hàng;
đ) Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; các cơ chế, quy chế về hoạt động ngân hàng;
e) Tham gia xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Kiểm soát viên ngân hàng.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Ngành về các hoạt động của ngân hàng;
b) Nắm vững nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước; hướng dẫn và điều hành hoạt động có hiệu quả của kiểm soát viên và các thành viên trong đoàn kiểm soát, kiểm toán; phúc tra được các kết luận của kiểm soát viên;
c) Thành thạo các nguyên tắc, chế độ nghiệp vụ về kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước;
d) Xây dựng, hoàn thiện được phương pháp nghiên cứu và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý hoạt động ngành Ngân hàng;
đ) Phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị hoặc một lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước;
e) Tổ chức thực hiện được các yêu cầu của hoạt động kiểm soát, kiểm toán một cách độc lập;
g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên chính thì trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trong công tác quản lý hoạt động ngành Ngân hàng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
h) Có kinh nghiệm công tác ở ngạch kiểm soát viên ngân hàng hoặc tương đương. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên chính phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch kiểm soát viên ngân hàng tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành; kinh tế, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Kiểm soát viên chính Ngân hàng;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Điều 6. Kiểm soát viên ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
c) Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được cơ bản pháp luật của Nhà nước về chế độ chính sách của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động của ngân hàng;
b) Có kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước;
c) Hiểu rõ được các nội dung, quy trình về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; phân tích tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
d) Thực hiện các nguyên tắc, thủ tục cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước;
đ) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
e) Có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán, kỹ sư tin học, kỹ sư xây dựng;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm soát viên ngân hàng;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Điều 7. Thủ kho ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng, thực hiện việc quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước theo nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện việc xuất - nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp;
b) Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác;
c) Tổ chức sắp xếp tiền mặt, tài sản trong kho tiền gọn gàng, khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng tiền, tài sản trong kho tiền;
d) Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa cửa kho tiền bảo quản tài sản được giao, các ổ khóa cửa gian kho và các phương tiện bảo quản tài sản trong kho tiền (két, tủ sắt); chịu trách nhiệm cá nhân đối với tài sản trong kho tiền thuộc nhiệm vụ được giao;
đ) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, kiểm kê kho tiền, theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thông thạo các quy trình, quy định về chế độ quản lý kho tiền của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thông hiểu các văn bản pháp luật Nhà nước về nghĩa vụ, trách nhiệm bảo quản an toàn tài sản;
c) Thông thạo các nguyên tắc, thủ tục cơ bản về quản lý hành chính nhà nước;
d) Nắm được chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị;
đ) Thực hiện đúng các thủ tục về xử lý chứng từ, ghi chép sổ kho, thẻ kho;
e) Thành thạo về nghiệp vụ kiểm ngân và quỹ nghiệp vụ ngân hàng;
g) Viết chữ, số sạch, đẹp, rõ ràng;
h) Sử dụng được máy móc, thiết bị, công cụ kỹ thuật chuyên dùng có liên quan đến việc bảo vệ an ninh, an toàn kho tiền;
i) Tối thiểu có 03 năm (đủ 36 tháng) kinh nghiệm làm thủ quỹ ngân hàng hoặc nhân viên kho tiền ngân hàng.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kinh tế;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Điều 8. Thủ quỹ ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt và các giấy tờ có giá trị ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện thu, chi tiền mặt (thuộc quỹ nghiệp vụ phát hành), giấy tờ có giá, tài sản quý khác trong phạm vi được giao;
b) Bảo quản an toàn tuyệt đối các loại tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại nơi giao dịch;
c) Quản lý, ghi chép cập nhật số quỹ và các sổ sách khác đầy đủ, rõ ràng, chính xác;
d) Kiêm nhiệm nhiệm vụ thủ kho tiền bảo quản tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành (trường hợp có kho tiền bảo quản riêng Quỹ nghiệp vụ phát hành);
đ) Chấp hành quy định kiểm kê tài sản cuối ngày, nhập kho tiền để bảo quản tài sản khi hết giờ làm việc hàng ngày;
e) Kiêm nhiệm nhiệm vụ kiểm ngân (trường hợp không bố trí kiểm ngân chuyên trách);
g) Hướng dẫn kiểm ngân làm việc đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo định mức đã quy định;
h) Làm các báo cáo thống kê có liên quan khi được phân công.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thành thạo chế độ, chính sách quản lý kho, quỹ của Ngân hàng Nhà nước;
b) Nắm vững về chế độ chi tiêu tài chính của Ngân hàng Nhà nước;
c) Tổ chức, sắp xếp được công việc tại nơi giao dịch tiền mặt;
d) Thông thạo việc phân loại tiền, phân biệt tiền thật, tiền giả;
đ) Hướng dẫn được khách hàng chấp hành đúng các thủ tục về lĩnh tiền, nộp tiền ở ngân hàng;
e) Thông thạo quy trình nghiệp vụ về kiểm, đếm, đóng gói, thủ tục thu chi tiền mặt và bảo quản tiền mặt;
g) Thông thạo thủ tục xử lý chứng từ, ghi chép sổ quỹ và lập các báo cáo thống kê có liên quan;
h) Viết chữ, số sạch, đẹp, rõ ràng;
i) Sử dụng được các máy móc, công cụ chuyên dùng cho quỹ nghiệp vụ;
k) Đã làm qua công tác kiểm ngân từ đủ 01 năm trở lên.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kinh tế;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 9. Kiểm ngân
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ kiểm, đếm, phân loại tiền ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
a) Giao nhận, kiểm đếm, phân loại, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;
b) Chịu trách nhiệm tài sản đối với tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi được giao kiểm đếm, phân loại, đóng gói;
c) Hướng dẫn khách hàng chấp hành đúng nội quy thu, chi tiền, kỹ thuật đóng gói tiền và chứng kiến việc kiểm đếm tiền khi khách hàng nhận tiền;
d) Phát hiện tiền giả, tiền nghi giả, tiền bị phá hoại;
đ) Hướng dẫn khách hàng nhận biết tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
e) Hoàn thành các chỉ tiêu định mức về việc kiểm đếm, thu chi tiền.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu đổi tiền rách nát, hư hỏng, không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
b) Thông thạo quy định về kiểm đếm, đóng gói, giao nhận tiền;
c) Thông thạo chế độ, chính sách về tiền tệ và quản lý tiền mặt;
d) Sử dụng thông thạo máy kiểm đếm tiền và các công cụ hỗ trợ khác;
đ) Viết chữ, số sạch, đẹp, rõ ràng.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kinh tế;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 10. Cách xếp lương
1. Các ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng, kiểm soát viên chính ngân hàng, kiểm soát viên ngân hàng, thủ kho ngân hàng được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng áp dụng công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1);
b) Ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng áp dụng công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1);
c) Ngạch kiểm soát viên ngân hàng áp dụng công chức loại A1;
d) Ngạch thủ kho ngân hàng áp dụng công chức loại B.
Công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch nào trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.
2. Các ngạch thủ quỹ ngân hàng, kiểm ngân được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
a) Ngạch thủ quỹ ngân hàng, kiểm ngân áp dụng công chức loại B;
b) Công chức đang xếp ngạch thủ quỹ ngân hàng, kiểm ngân trước ngày Thông tư này có hiệu lực nếu tốt nghiệp trình độ trung cấp phù hợp với vị trí công việc đang làm, hiện đang xếp lương theo công chức loại C, nhóm 1 (C1) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được xếp lại lương sang công chức loại B theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức;
c) Công chức đang xếp ngạch thủ quỹ ngân hàng, kiểm ngân trước ngày Thông tư này có hiệu lực chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp phù hợp với vị trí công việc đang làm và đang xếp lương theo công chức loại C, nhóm 1 (C1). Trong thời hạn 6 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của ngạch thủ quỹ ngân hàng, kiểm ngân theo quy định tại Thông tư này; khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch thủ quỹ ngân hàng, kiểm ngân theo quy định tại Thông tư này thì được xếp lương theo công chức loại B.
Trường hợp công chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét bố trí lại công việc cho phù hợp với trình độ đào tạo.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Ngân hàng là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch, sử dụng và quản lý công chức ngành Ngân hàng.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 12;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Nội vụ;
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TCCB1 (5 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "19/08/2019",
"sign_number": "12/2019/TT-NHNN",
"signer": "Đào Minh Tú",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-02-2009-TT-BVHTTDL-huong-dan-to-chuc-danh-gia-phong-trao-the-duc-the-thao-quan-chung-dia-phuong-86354.aspx | Thông tư 02/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn tổ chức đánh giá phong trào thể dục thể thao quần chúng địa phương | BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 02/2009/TT-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2009
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Luật Thể dục, Thể thao năm 2006;
Căn cứ Nghị định 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyến hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc tổ chức và đánh giá phong trào thể dục thể thao quần chúng tại các địa phương như sau:
I. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỀ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
1. Nội dung hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại địa phương bao gồm:
a. Hoạt động rèn luyện thân thể, tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao của các đối tượng nhân dân trong mỗi gia đình, trên các địa bàn, trong từng cơ quan, đơn vị, trường học;
b. Hoạt động vui chơi giải trí bằng các trò chơi vận động dân gian, thể thao dân tộc trong các lễ hội, tại các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng, các điểm tuyến du lịch;
c. Các bài tập thể dục phòng bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế, cơ sở điều dưỡng;
d. Các hoạt động thể thao quốc phòng trong nhân dân.
2. Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại địa phương bao gồm:
a. Tập luyện tự giác của cá nhân tại gia đình, nơi sinh sống, nơi làm việc;
b. Tập luyện có tổ chức của quần chúng trong các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, các điểm vui chơi giải trí, các liên đoàn, hội thể thao quần chúng;
c. Tổ chức các giải thể thao, ngày hội Văn hóa – Thể thao, Đại hội Thể dục thể thao;
d. Tổ chức các đội tuyển thể thao của đơn vị, địa phương để tham gia thi đấu các giải thể thao quần chúng do cấp xã, huyện, tỉnh tổ chức.
3. Biện pháp tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại địa phương bao gồm:
a. Tuyên truyền, phổ biến lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao;
b. Vận động toàn dân rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe;
c. Xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa;
d. Hướng dẫn người tập tại các cơ sở thể dục thể thao công lập và ngoài công lập;
đ. Thành lập các câu lạc bộ thể thao cơ sở, hội thể thao quần chúng tại các làng, bản, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học;
e. Khuyến khích các hoạt động phối hợp, liên kết giữa văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình theo chủ trương xã hội hóa.
II. ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
1. Phong trào thể dục thể thao quần chúng tại địa phương được đánh giá bằng 2 tiêu chí cơ bản:
a. Tỷ lệ % người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên;
b. Tỷ lệ % gia đình luyện tập thể dục thể thao.
Ngoài ra, tùy từng địa phương có thể chọn thêm các tiêu chí khác để đánh giá như số câu lạc bộ thể dục thể thao, số giải thể thao, số đội thể thao, số công trình thể thao, số cộng tác viên thể dục thể thao, số liên đoàn, hội thể thao được thành lập.
2. Người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là người mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút, trong thời gian liên tục tối thiểu 6 tháng/1 năm rèn luyện sức khỏe bằng các phương tiện, phương pháp của thể dục thể thao theo các nội dung và hình thức quy định tại mục I.
Học sinh trong trường học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất bắt buộc; cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện thể lực theo quy định được tính là người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Tỷ lệ % người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là tổng số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên của 1 địa phương chia cho tổng dân số của địa phương đó, nhân với 100.
3. Gia đình luyện tập thể dục thể thao là gia đình có ít nhất 50% số thành viên đại diện các thế hệ trong gia đình là người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Gia đình luyện tập thể dục thể thao không phải là danh hiệu mà chỉ là một trong những tiêu chuẩn của danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Tỷ lệ % gia đình luyện tập thể dục thể thao là số gia đình luyện tập thể dục thể thao của 1 địa phương chia cho tổng số hộ gia đình của địa phương đó, nhân với 100.
4. Trình tự thủ tục kiểm tra, đánh giá và báo cáo thống kê như sau:
a. Hàng năm, công chức văn hóa xã hội hoặc cộng tác viên thể dục thể thao cấp xã phối hợp với các trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố thống kê số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và số gia đình luyện tập thể dục thể thao từ các thôn hoặc tổ dân phố, tính tỷ lệ bình quân toàn xã, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện;
Phương pháp thống kê và cách tính tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thực hiện như phụ lục số 1 (kèm theo)
b. Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện tổng hợp báo cáo của cấp xã trong huyện, tính tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và gia đình luyện tập thể dục thể thao bình quân toàn huyện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh;
c. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh tổng hợp báo cáo của cấp huyện trong tỉnh, tính tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và gia đình luyện tập thể dục thể thao bình quân toàn tỉnh, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d. Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tính tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và gia đình luyện tập thể dục thể thao bình quân của cả nước, báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để báo cáo Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01.05.2009.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện kiểm tra, đánh giá từ cơ sở và tổng hợp báo cáo gửi về Tổng cục Thể dục thể thao – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15 tháng 12 hàng năm. Nội dung báo cáo như phụ lục số 2 (kèm theo).
3. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các địa phương gửi số liệu đúng hạn và tổng hợp số liệu báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục thể thao) để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Sở VH, TT và DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, TCTDTT, TD (300)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Danh Thái
PHỤ LỤC 1
CÁCH TÍNH TỶ LỆ NGƯỜI TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO THƯỜNG XUYÊN
1. Tỷ lệ phần trăm dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên được tính theo công thức sau:
2. Cách tính như sau:
- Mỗi thôn hoặc tổ dân phố mỗi năm chọn ngẫu nhiên khoảng 10% số hộ để điều tra (cho mục A và B). Lấy từ số liệu thống kê hàng năm ở xã cho mục C, D rồi tính kết quả theo công thức. Đó chính là tỷ lệ phần trăm người tập thường xuyên của mỗi thôn hoặc tổ dân phố.
- Tỷ lệ người tập thường xuyên của mỗi xã, phường là tỷ lệ trung bình của người tập thường xuyên ở tất cả các thôn, tổ dân phố trong xã, phường cộng với hệ số học sinh của xã, phường là người tập thường xuyên (24,8% dân số).
- Tỷ lệ người tập thường xuyên của mỗi huyện, thị là tỷ lệ trung bình của người tập thường xuyên ở tất cả các xã, phường trong huyện, thị cộng với hệ số học sinh của huyện, thị là người tập thường xuyên (25% dân số).
- Tỷ lệ người tập thường xuyên của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tỷ lệ trung bình của người tập thường xuyên ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, thành phố cộng với hệ số học sinh, sinh viên của tỉnh, thành phố là người tập thường xuyên (25,3% dân số).
- Tỷ lệ người tập thường xuyên của cả nước là tỷ lệ trung bình của người tập thường xuyên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cộng với hệ số học sinh, sinh viên trong cả nước là người tập thường xuyên (26,8% dân số).
PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG BÁO CÁO VỀ THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HÀNG NĂM
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ……..
CHỈ SỐ CƠ BẢN:
1. Số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: …………………..
Chiếm % số dân: …………………………….
Trong đó số nữ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: ………………..
Chiếm % tổng số người tập:……………
2. Số gia đình luyện tập thể dục thể thao: ……………….
Chiếm % số hộ gia đình: …………………………
CÁC CHỈ SỐ KHÁC:
1. Số Câu lạc bộ TDTT quần chúng ………………….
Trong đó số Câu lạc bộ ngoài công lập ………………
2. Số giải thi đấu thể thao quần chúng Cấp tỉnh: …….
Cấp huyện: ……….
Cấp xã: …………
3. Số Liên đoàn thể thao cấp tỉnh ……………..
4. Số cộng tác viên được tập huấn nghiệp vụ ………….
5. Số lần tham gia giải thể thao quần chúng, thể thao dân tộc cấp quốc gia ………..
CÁC CHỈ SỐ PHỐI HỢP VỚI SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỂ BÁO CÁO:
1. Số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất: ………………
Chiếm % tổng số trường: ………………..
2. Số trường học có tổ chức hoạt động ngoại khóa: ………………….
Chiếm % tổng số trường: ……………….
3. Số học sinh đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định: ………………….
Chiếm % tổng số học sinh: …………………………….
Ngày … tháng … năm …………..
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu, họ tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "17/03/2009",
"sign_number": "02/2009/TT-BVHTTDL",
"signer": "Nguyễn Danh Thái",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-01-CT-VKSTC-cong-tac-nganh-Kiem-sat-nhan-dan-135306.aspx | Chỉ thị 01/CT-VKSTC công tác ngành Kiểm sát nhân dân | VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/CT-VKSTC
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2012
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động khó lường, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt, các thế lực thù định tiếp tục chống phá cách mạng nước ta dưới nhiều hình thức, tình hình biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Trong nước, các thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại đã tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, khó khăn thách thức cũng không nhỏ, kinh tế tăng trưởng không bền vững, đời sống nhân dân khó khăn do lạm phát; tình hình tội phạm gia tăng, nhất là trong lĩnh vực môi trường, tội phạm về ma túy... Năm nay, Đảng và Nhà nước xác định tiếp tục thắt chặt tín dụng, lựa chọn mô hình tăng trưởng hợp lý, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, cũng là năm triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến lược như tái cơ cấu nền kinh tế, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện, đẩy mạnh cải cách tư pháp,... Tình hình đó sẽ tác động nhiều mặt đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Năm 2012, ngành Kiểm sát nhân dân xác định là năm hoạt động: “Đổi mới, Chất lượng, Kỷ cương, Hướng về cơ sở”. Toàn Ngành tập trung thực hiện tốt những mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát; thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự, các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, kiểm sát thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Ngành trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng, đề cao kỷ luật, kỷ cương, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thiết thực góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân trong việc tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng Hiến pháp(sửa đổi, bổ sung), các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các đề án về cải cách tư pháp.
II. CHỈ TIÊU CƠ BẢN
Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt những chỉ tiêu công tác trên mọi lĩnh vực hoạt động của Ngành, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Không có trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam quá thời hạn luật định thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát;
- Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%;
- Hạn chế thấp nhất tỉ lệ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, tỉ lệ trả hồ sơ không quá 06%;
- Không để xảy ra việc đình chỉ điều tra bị can vì không phạm tội hoặc Toà án tuyên bị cáo không phạm tội do lỗi chủ quan của Viện kiểm sát khi thực hiện các quyền năng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị về hình sự,dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính. Kháng nghị phúc thẩm hình sự được chấp nhận đạt tỉ lệ trên 70%; kháng nghị phúc thẩm dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính đạt tỉ lệ trên 80%; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các loại án đạt tỉ lệ trên 85%;
- Định kỳ hàng quý các đơn vị Viện kiểm sát cấp trên có thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ với Viện kiểm sát cấp dưới;
- Tham gia xây dựng pháp luật theo phân công, đảm bảo về chất lượng và tiến độ, thực hiện tốt công tác hướng dẫn nghiệp vụ trong Ngành;
- Tăng cường công tác quản lý, giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; đề cao kỷ luật, phấn đấu không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm bị xử lý hình sự hoặc kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
- Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong Ngành.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu cơ bản nêu trên, toàn Ngành tập trung thực hiện có chất lượng và hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội
Ngành kiểm sát tổ chức chu đáo việc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện tốt chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng, các đơn vị trong Ngành; nhất là các Nghị quyết về xây dựng Đảng, xây dựng và thực thi pháp luật thuộc trách nhiệm của các cơ quan tư pháp và ngành Kiểm sát nhân dân.
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp trong Ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị.
2. Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
2.1. Tiếp tục triển khai các biện pháp thực hiện tốt chủ trương của Đảng về: “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với Cơ quan điều tra; phấn đấu tăng tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm; không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
- Đề ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự, bảo đảm việc khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc điều tra và xử lý của Cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật.
- Kiểm sát chặt chẽ việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án và bị can. Có biện pháp cụ thể để quản lý, theo dõi chặt chẽ các vụ án tạm đình chỉ, định kỳ rà soát, tích cực đôn đốc Cơ quan điều tra truy bắt bị can trốn,... để phục hồi điều tra.
- Tập trung đẩy nhanh việc giải quyết các vụ án trọng điểm, các vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; các vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần hoặc có khiếu kiện gay gắt. Từng bước khắc phục và tiến tới chấm dứt tình trạng điều tra vụ án kéo dài vi phạm quy định tố tụng hình sự về thời hạn điều tra.
2.2. Nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử, trọng tâm là: “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”. Viện kiểm sát các cấp có biện pháp để phát huy trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử. Phối hợp với Tòa án tổ chức tốt các phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm để rút kinh nghiệm về kỹ năng thẩm vấn, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Đối với các vụ án phức tạp, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm thì lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa.
2.3. Tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự để phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong việc điều tra, xét xử vụ án, trong hoạt động trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động công tố.
Kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của Toà án để phát hiện vi phạm, kịp thời kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm. Nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị án hình sự.
3. Nâng cao chất lượng công tác điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Tiếp tục đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức, bộ máy cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ thu thập, quản lý và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm trong hoạt động tư pháp; nâng cao số lượng, chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, các kiến nghị về phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
4. Đẩy mạnh công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính; công tác kiểm sát thi hành án; công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp
4.1. Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Luật tố tụng hành chính; tham gia đầy đủ và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp, thực hiện tốt việc kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Có cơ chế để thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm; hạn chế thấp nhất các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy có lỗi của Kiểm sát viên không làm tốt công tác kiểm sát. Chú trọng phát hiện các vi phạm của Toà án trong lĩnh vực này để kiến nghị khắc phục kịp thời.
4.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định thi hành án và tổ chức đưa người bị kết án phạt tù đi chấp hành án. Theo dõi và kiểm sát chặt chẽ các trường hợp được hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và các trường hợp trốn thi hành án. Kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, bảo đảm chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù; khắc phục tình trạng giam giữ không đảm bảo về thủ tục, để quá hạn tạm giữ, tạm giam, việc phạm tội mới trong trại; đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật. Chú trọng công tác kiểm sát trực tiếp việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án hình sự tại các cơ quan thi hành án hình sự và các tổ chức liên quan. Thực hiện tốt công tác kiểm sát việc xét đặc xá, xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và các loại hình phạt khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Đề ra các biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự; tập trung kiểm sát việc xác định các vụ việc chưa có điều kiện thi hành, các việc thi hành án dân sự có điều kiện thi hành nhưng để kéo dài, các việc thi hành án phức tạp, nhất là những việc cưỡng chế, kê biên bán đấu giá tài sản để thi hành án; tăng cường công tác kiểm sát trực tiếp hoạt động thi hành án dân sự tại cơ quan thi hành án.
4.4. Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài; chủ động giải quyết ngay các vụ, việc mới phát sinh thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Tăng cường kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về dân sự.
4.5. Viện kiểm sát cấp trên phải tổng hợp những vi phạm của các cơ quan tư pháp để thông báo, hướng dẫn Viện kiểm sát cấp dưới nhận diện vi phạm, rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng kiểm sát. Thông qua công tác kiểm sát, chú trọng phát hiện những hạn chế, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm, để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước biện pháp khắc phục.
5. Công tác xây dựng pháp luật
Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan hữu quan hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng các văn bản pháp luật theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội; tập trung nghiên cứu xây dựng thông tư hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện tốt việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992. Tích cực tham gia xây dựng Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), nhất là những vấn đề liên quan đến ngành Kiểm sát nhân dân. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Quốc hội.
6. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành
Tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng đối với công tác cải cách tư pháp và hoạt động của ngành Kiểm sát. Các cấp Kiểm sát thường xuyên báo cáo và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để tăng thêm các nguồn lực cho hoạt động và xây dựng Ngành.
Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn ngành; tổ chức quán triệt, triển khai công tác xây dựng Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân, phấn đấu xây dựng các tổ chức Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, triển khai cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh; kỷ cương và trách nhiệm”. Chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng kiến thức mọi mặt, đề cao trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên để thực hiện tốt nhất lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ, khẩn trương kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy và cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ và chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kiểm sát. Tuân thủ quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành trong công tác cán bộ.
Báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng biên chế và số lượng Kiểm sát viên các cấp để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cải cách tư pháp. Tập trung tháo gỡ vướng mắc để tuyển dụng đủ số biên chế còn thiếu. Chấn chỉnh và chấm dứt ngay tình trạng không tích cực tuyển đủ biên chế theo quy định. Cán bộ mới được tuyển dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, của Ngành, được bổ sung chủ yếu cho Viện kiểm sát cấp huyện và nhiệm vụ tăng thêm như các đơn vị kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính và thi hành án.
Rà soát xác định cơ cấu Kiểm sát viên mỗi cấp, bố trí cán bộ hợp lý ở Viện kiểm sát các cấp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chú trọng chất lượng cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và xây dựng được chuyên gia đầu ngành ở các đơn vị nghiệp vụ. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.
Đề xuất việc xây dựng Học viện Kiểm sát; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, về quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt Quy chế và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Tập trung đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho số cán bộ mới tuyển dụng, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để tạo nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện Chiến lược cán bộ của ngành Kiểm sát trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức cuộc thi Kiểm sát viên giỏi ở mỗi cấp kiểm sát, tiến tới tổ chức Hội nghị Kiểm sát viên tiêu biểu toàn Ngành vào cuối năm 2012.
Đẩy mạnh và đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các chuyên đề nghiệp vụ theo hướng phục vụ thiết thực cho hoạt động kiểm sát, tránh hình thức, thiếu khả thi. Phát huy vai trò của Hội đồng khoa học Ngành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về nghiệp vụ, đề cao việc tự kiểm tra của từng cấp kiểm sát, từng đơn vị nghiệp vụ trong Ngành; tập trung kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy chế của Ngành, chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên, việc thực hiện các chỉ tiêu công tác. Qua đó, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Viện kiểm sát các cấp và giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan. Xác minh kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ của Ngành vi phạm.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí kiểm sát và Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phục vụ tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền của Ngành. Nâng cao chất lượng, nhất là tính thời sự và hàm lượng khoa học của các tin, bài, ấn phẩm phát hành, góp phần nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát trên các phương tiện thông tin đại chúng.
7. Công tác hậu cần, tài chính
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước các chính sách, chế độ đối với cán bộ ngành Kiểm sát; đổi mới trang phục, cấp hiệu, giấy chứng nhận Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các đề án về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc phục vụ công tác để từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn tới.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo thực hiện đúng quy định, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí. Tăng cường kiểm tra các dự án, công trình. Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của cấp ủy và chính quyền địa phương. Đề xuất Chính phủ cho phép triển khai xây dựng trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao mở rộng.
8. Hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác với Viện kiểm sát, Viện Công tố các nước, các tổ chức quốc tế; Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia; Thực hiện tốt công tác tương trợ tư pháp về hình sự. Nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước, nhất là các nước có nhiều công dân Việt Nam cư trú. Thực hiện các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt - Lào 2012”. Triển khai các dự án quốc tế để tăng cường năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ.
9. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Chủ động bám sát kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của Ngành và địa phương để xác định đúng công việc trọng tâm, trọng điểm cần triển khai thực hiện, nhất là những nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu xây dựng và thực thi pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Ngành.
Hoàn thiện quy chế nghiệp vụ, quy định trong các lĩnh vực công tác của Ngành. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp.
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm sát. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đổi mới tổ chức và hoạt động, tăng cường công tác tổng kết thực tiễn và việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Viện kiểm sát địa phương, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
Tích cực, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự xây dựng các Quy chế phối hợp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội của Viện kiểm sát các cấp.
Đổi mới công tác tham mưu, tổng hợp, có các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đổi mới căn bản công tác thống kê, xây dựng Chỉ thị chuyên đề về thống kê tội phạm để công tác thống kê là công cụ quan trọng giúp lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Triển khai thực hiện Đề án phát triển thống kê ngành Kiểm sát giai đoạn năm 2011-2020. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành chung của toàn Ngành.
Toàn Ngành hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào thi đua, gắn chỉ tiêu thi đua với chỉ tiêu công tác, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Cùng với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, chức vụ (Vụ 1) xây dựng văn bản hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp thực hiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự và hướng dẫn việc áp dụng Điều 139, Điều 140 Bộ luật hình sự đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng, hoạt động tín dụng để tránh “hình sự hóa” quan hệ dân sự, kinh tế. Quản lý, theo dõi và chỉ đạo giải quyết kịp thời các yêu cầu bồi thường oan, sai trong hoạt động tư pháp thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát.
2. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A) hướng dẫn các Viện kiểm sát địa phương tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án về tai nạn giao thông để hưởng ứng “Năm an toàn giao thông”. Phối hợp với cơ quan hữu quan của các ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
3. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B) nghiên cứu, hướng dẫn toàn Ngành về các biện pháp phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp đối với những vụ án do Viện kiểm sát cấp trên truy tố, ủy quyền cho cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
4. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 1C) nghiên cứu xây dựng Báo cáo “Thực trạng tội phạm và tệ nạn xã hội về ma túy ở Việt Nam - nguyên nhân và những kiến nghị phòng ngừa”; hướng dẫn Viện kiểm sát địa phương rà soát các “tụ điểm phức tạp” về ma túy, xác định nguyên nhân và có kiến nghị phòng ngừa. Tiếp tục theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và báo cáo kết quả việc thực hiện Thông tư liên tịch về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
5. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 2) chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan của các ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn quy định của Bộ luật hình sự về một số tội xâm phạm an ninh quốc gia còn có nhận thức khác nhau trong quá trình xử lý vụ án. Tham mưu cho lãnh đạo Viện tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị vùng Tây Bắc. Chủ trì xây dựng chuyên đề: “Tình hình người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, nguyên nhân và những giải pháp xử lý”.
6. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (Vụ 3) phối hợp với Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự” để tổ chức tập huấn toàn Ngành.
7. Vụ Hợp tác quốc tế làm tốt nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối trong tương trợ tư pháp về hình sự. Xây dựng Hiệp định mẫu tương trợ tư pháp về hình sự để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước. Nghiên cứu, đề xuất để Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia Hiệp hội Công tố viên thế giới.
8. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra.
9. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5), có trách nhiệm xây dựng chuyên đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và xây dựng báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến nhà, đất.
10. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, lao động, kinh tế và phá sản doanh nghiệp (Vụ 12) xây dựng báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai. Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Luật tố tụng hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân.
11. Vụ kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Vụ 4) xây dựng chuyên đề “Kỹ năng kiểm sát phát hiện vi phạm khi tiến hành kiểm sát tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam” để hướng dẫn Viện kiểm sát địa phương; tổ chức sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Luật thi hành án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.
12. Vụ Kiểm sát thi hành án (Vụ 10) phối hợp với Tổng cục thi hành án dân sự của Bộ tư pháp thống nhất các tiêu chí số liệu về thi hành án dân sự và phối hợp với Cục thống kê tội phạm xây dựng biểu mẫu thống kê nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự. Tham mưu cho lãnh đạo Viện tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật thi hành án dân sự.
13. Vụ Khiếu tố (Vụ 7) tăng cường quản lý, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc giải quyết đơn của các đơn vị trong toàn Ngành, nhất là các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Phối hợp với các cơ quan tư pháp ở Trung ương nghiên cứu xây dựng danh mục đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
14. Viện kiểm sát quân sự Trung ương chỉ đạo hệ thống Viện kiểm sát quân sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, góp phần bảo vệ pháp chế, xây dựng quân đội tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại.
15. Viện khoa học kiểm sát chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục nghiệp vụ, cơ quan hữu quan của các ngành liên quan để tổng kết Hiến pháp, xây dựng pháp luật; xây dựng danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát, định rõ thời gian hoàn thành trong năm 2012 và những năm tiếp theo; khẩn trương hoàn thành việc nghiên cứu đề xuất thành lập Trung tâm tội phạm học của ngành Kiểm sát.
16. Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thành Đề án bổ sung biên chế, số lượng Kiểm sát viên và Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoàn thành và triển khai thực hiện đề án về phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát giai đoạn 2011-2020, đề án kiện toàn tổ chức cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực dân sự- hành chính; tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Kiểm sát giai đoạn 2012-2020, để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; triển khai áp dụng thí điểm đề án tuyển chọn, bổ sung tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ; tổ chức tập huấn về công tác tổ chức cán bộ mà trọng tâm là nhận xét đánh giá cán bộ, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đề xuất phương án để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng Ban Cán sự đảng giúp Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng chương trình hành động để thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn Ngành.
17. Vụ Kế hoạch - Tài chính (Vụ 11) tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị dự toán, Viện kiểm sát cấp dưới trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách, tài sản được giao. Thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triển khai Đề án tăng cường năng lực cho ngành Kiểm sát giai đoạn III.
18. Cục Thống kê tội phạm xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý công tác của Ngành; phối hợp với các đơn vị hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê và biểu mẫu thống kê nghiệp vụ, thống kê liên Ngành, bảo đảm công tác thống kê là công cụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu thống kê, nâng cao vai trò tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua công tác thống kê của Ngành.
19. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các đơn vị xây dựng hệ thống sổ, mẫu báo cáo công tác, hệ thống chỉ tiêu công tác; sửa đổi, bổ sung Quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong Ngành, để phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xây dựng Cổng thông tin điện tử của Ngành.
20. Ban Thanh tra phối hợp cùng Văn phòng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và theo dõi, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra ở Viện kiểm sát các cấp; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế kiểm tra.
21. Các cơ quan báo chí của Ngành và Viện kiểm sát nhân dân các cấp tập trung tuyên truyền việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các quy định mới của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; công tác cải cách tư pháp của Ngành, các chủ trương của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát, thông tin, trao đổi nghiệp vụ và hoạt động của Ngành.
22. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Hà Nội và Phân hiệu Trường tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị hữu quan tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho đội ngũ cán bộ của Ngành. Phối hợp với Viện kiểm sát các tỉnh mở lớp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Viện kiểm sát địa phương. Phối hợp triển khai đào tạo cử nhân luật cho cán bộ trong ngành. Hoàn thành Đề án xây dựng Học viện kiểm sát để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Chỉ thị này xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, quy định cụ thể nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, phân công lãnh đạo đơn vị phụ trách và biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả ở đơn vị; hướng dẫn công tác với Viện kiểm sát cấp dưới; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện và báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định.
Chánh Văn phòng, Trưởng Ban thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Viện trưởng theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (để báo cáo);
- U. ban Tư pháp Quốc hội (để báo cáo);
- Các đồng chí l.nh đạo VKSND tối cao;
- Các VKSND tỉnh, thành phố thuộc TW;
- Viện kiểm sát Quân sự Trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao;
- Lưu: VT, TH.
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Hòa Bình | {
"issuing_agency": "Viện kiểm sát nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "01/01/2012",
"sign_number": "01/CT-VKSTC",
"signer": "Nguyễn Hòa Bình",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-07-2009-TT-BGTVT-dao-tao-sat-hach-cap-giay-phep-lai-xe-co-gioi-duong-bo-91749.aspx | Thông tư 07/2009/TT-BGTVT đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2009/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2009
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng thống nhất đối với các cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng là loại ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211: 2003 , TCVN 7271: 2003 .
2. Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
3. Trọng tải thiết kế của ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
4. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
5. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
6. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.
7. Hồ sơ gốc là hồ sơ do người lái xe tự bảo quản, gồm biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo lái xe. Hồ sơ gốc không hợp lệ là hồ sơ không có đủ hai loại tài liệu trên.
Phần II
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Chương I
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn dưới đây:
1. Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50m2 cho lớp học không quá 35 học viên; đủ ánh sáng, không ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bảo đảm môi trường sư phạm;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có đủ các phòng học chuyên môn: Luật Giao thông đường bộ, Cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung và phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa;
c) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
2. Phòng học Luật Giao thông đường bộ
a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có phòng học lý thuyết trên máy tính bố trí riêng biệt gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học lý thuyết do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có thêm phòng học lý thuyết đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên; phòng học lý thuyết trên máy tính phải có ít nhất 20 máy tính để học viên ôn luyện phần lý thuyết.
3. Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường
a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;
b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
c) Có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô.
4. Phòng học Kỹ thuật lái xe
a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (như băng đĩa, đèn chiếu,...);
b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các động tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng,...);
c) Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt).
5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải
a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách;
b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.
6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa
a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;
c) Bảo đảm cho lớp học không quá 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyên dùng với mức tối thiểu là 8 - 10 người /bộ và có tủ riêng đựng đồ nghề;
d) Có các hệ thống, tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;
đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
7. Phòng điều hành giảng dạy
Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên
Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.
9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe
a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;
b) Có đủ sức khoẻ theo quy định;
c) Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
d) Có chứng chỉ sư phạm.
10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên và hiểu biết về môn học được phân công giảng dạy;
b) Giáo viên dạy môn Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe không thấp hơn hạng B2; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;
b) Thuộc biên chế hoặc hợp đồng dài hạn ít nhất 02 năm với cơ sở đào tạo lái xe;
c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1a, 1b.
12. Xe tập lái
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo;
c) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
d) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng và được ghi vào Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
đ) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
e) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải kẻ tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2;
g) Ô tô phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: Biển trước kích thước 10cm x 25cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biển sau kích thước 10cm x 25cm đối với xe hạng B, kích thước 35cm x 35cm đối với xe các hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe;
h) Mô tô ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1000kg phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng ở phía trước và phía sau với kích thước: 15cm x 20cm đối với mô tô, 20cm x 25cm đối với máy kéo;
i) Có giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, 4b do Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 12 Điều này, thời hạn tương ứng thời gian được phép lưu hành của xe tập lái.
13. Sân tập lái xe
a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu là sân hợp đồng phải có hợp đồng dài hạn, thời hạn hợp đồng phù hợp với thời hạn giấy phép đào tạo lái xe;
b) Trường hợp sử dụng sân hợp đồng chung với cơ sở đào tạo lái xe khác phải kèm theo kế hoạch sử dụng sân của chủ hợp đồng cho thuê;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe;
d) Sân tập lái ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo. Kích thước các hình tập lái phù hợp tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
đ) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái trong sân được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đầy đủ vạch sơn kẻ đường;
e) Có diện tích dành cho cây xanh, có nhà chờ cho học viên học thực hành.
14. Diện tích tối thiểu của sân tập lái
a) Đào tạo các hạng A1, A2, A3 và A4 : 1.000m2;
b) Đào tạo các hạng B1 và B2 : 8.000m2;
c) Đào tạo đến hạng C : 10.000m2;
d) Đào tạo đến các hạng D, E và F : 14.000m2.
15. Đường tập lái xe
Đường giao thông công cộng được chọn để dạy lái xe phải có đủ các tình huống giao thông (giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp; có đoạn lên dốc, xuống dốc; mặt đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông vừa phải) phù hợp với nội dung chương trình đào tạo; tuyến đường tập lái phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái.
16. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô
a) Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên đào tạo lớn nhất tại mỗi thời điểm, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành);
b) Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học về độ tuổi, sức khoẻ, thâm niên và số km lái xe an toàn đối với đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe.
2. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô. Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, kỹ năng lái xe đạt được, thời gian hoàn thành khóa học, mức học phí và phương thức thanh toán học phí. Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không trái pháp luật hiện hành.
3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ sở đào tạo và người học biết, thực hiện.
4. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và chương trình, giáo trình quy định.
5. Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định của cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
6. Duy trì và thường xuyên chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan khoá đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo lái xe.
8. Bảo đảm giáo viên dạy lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải có phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu có tên giáo viên dạy lái xe, học sinh tập lái xe, dán ảnh, ghi rõ tên cơ sở đào tạo và do Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5 và 6.
9. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
10. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
11. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định và có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
12. Thực hiện báo cáo theo quy định sau:
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe và danh sách học sinh theo mẫu quy định tại các Phụ lục 8a và 8b kèm theo kế hoạch đào tạo của khoá học theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C;
c) Báo cáo gửi bằng đường công văn hoặc qua mạng về Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo quy định; trưởng ban quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang.
Điều 7. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
1. Có đủ giáo trình giảng dạy lái xe hiện hành theo các hạng xe được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Có tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
3. Có sổ sách, biểu mẫu phục vụ quản lý quá trình giảng dạy, học tập theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9;
b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10;
c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11;
d) Sổ lên lớp theo quy định tại mẫu số 3 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Sổ giáo án lý thuyết theo quy định tại mẫu số 5 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;
e) Sổ giáo án thực hành theo quy định tại mẫu số 6 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;
g) Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp theo quy định tại mẫu số 9 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng sổ nêu tại điểm d khoản 4 Điều này.
7. Mẫu Chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 do cơ sở đào tạo tự in và quản lý.
8. Thời gian lưu trữ hồ sơ:
a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và Sổ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp;
b) 02 năm đối với các tài liệu còn lại;
Việc tiêu huỷ tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.
Mục 2. NGƯỜI HỌC LÁI XE
Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.
3. Người học lái xe hạng A2 phải thuộc đối tượng quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có thâm niên và số km lái xe an toàn như sau:
a) B1 lên B2: 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn;
b) B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn;
c) B2 lên D, C lên E: 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn.
Điều 9. Hình thức đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo; được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký đào tạo tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo theo quy định.
Điều 10. Hồ sơ của người học lái xe
1. Hồ sơ của người học lái xe lần đầu
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13;
b) Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Hồ sơ của người học lái xe nâng hạng
Ngoài giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có:
a) Xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc bản khai có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nếu là chủ xe (hoặc xe của hộ gia đình) về thời gian và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại các Phụ lục 14a, 14b, 14c. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc xác nhận; cá nhân chịu trách nhiệm về cam kết trước pháp luật;
b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E.
Mục 3. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 11. Cục Đường bộ Việt Nam
1. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
2. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch định hướng cơ sở đào tạo lái xe; nội dung quản lý, nội dung chương trình đào tạo lái xe; hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.
4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo định kỳ 05 năm; điều chỉnh hạng xe ô tô đào tạo, tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe.
5. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước.
6. Kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe về công tác quản lý, đào tạo lái xe.
7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu quy định tại khoản 7 Điều 12 của Thông tư này.
Điều 12. Sở Giao thông vận tải
1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Căn cứ quy hoạch định hướng, đề xuất để Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe và cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp.
4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô đến 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho cơ sở đào tạo lái xe.
5. Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô hoặc điều chỉnh hạng và tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% cho các cơ sở đào tạo.
6. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.
7. Lưu trữ các tài liệu sau:
a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe;
b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
Điều 13. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe
1. Có trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc theo quy định hiện hành.
2. Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe.
Điều 14. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép đào tạo lái xe
1. Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Hồ sơ lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;
b) Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải;
c) Văn bản chấp thuận chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam;
d) Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 16;
đ) Hồ sơ giáo viên gồm: bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy chứng chỉ sư phạm, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
e) Hồ sơ xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
g) Biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 17a;
h) Biên bản thẩm định xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của đoàn kiểm tra do Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì theo mẫu quy định tại Phụ lục 17b.
2. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô
a) Hồ sơ cấp lại khi hết hạn giấy phép hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, b, d, g (khi giấy phép hết hạn) hoặc biên bản kiểm tra xét tăng lưu lượng đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 (khi tăng lưu lượng trên 20%) và hồ sơ giáo viên, xe tập lái (đối với những trường hợp thay đổi so với thời điểm cấp phép gần nhất) nêu tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ cấp lại khi điều chỉnh hạng xe đào tạo lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, b, d và hồ sơ giáo viên, xe tập lái đối với hạng xe điều chỉnh tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này;
c) Hồ sơ cấp lại khi điều chỉnh lưu lượng đào tạo đến 20% lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, d, biên bản kiểm tra điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 và hồ sơ giáo viên, xe tập lái tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này.
3. Cấp giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4
Hồ sơ lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, d, biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe mô tô, máy kéo theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 và hồ sơ giáo viên, xe tập lái tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này.
4. Thời hạn xử lý hồ sơ
a) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải phải tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép hoặc đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường bộ Việt Nam phải tổ chức thẩm định cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 30 ngày, cơ sở đào tạo phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép về Sở Giao thông vận tải.
5. Giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 21a và 21b.
6. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe: 05 năm.
Chương II
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE
Mục 1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ĐÀO TẠO
Điều 15. Mục tiêu
Đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn.
Điều 16. Yêu cầu
1. Nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam; trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
2. Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác. Biết một số đặc điểm kết cấu của ô tô hiện đại; yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường.
3. Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lái xe; các thủ tục, phương pháp giao nhận, chuyên chở hàng hoá, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.
4. Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.
Mục 2. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 17. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng A1 : 10 giờ (lý thuyết: 8, thực hành lái xe: 2).
b) Hạng A2 : 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12).
c) Hạng A3, A4 : 112 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 60).
2. Các môn kiểm tra
a) Luật Giao thông đường bộ: đối với các hạng A2, A3, A4;
b) Thực hành lái xe: đối với các hạng A3, A4.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
Số TT
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN
ĐƠN VỊ TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
HẠNG A1
HẠNG A2
HẠNG A3, A4
CÁC MÔN HỌC
1
Luật Giao thông đường bộ
giờ
6
16
32
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
giờ
-
-
12
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
-
-
4
4
Kỹ thuật lái xe
giờ
2
4
4
5
Thực hành lái xe
- Số giờ học thực hành lái xe/học viên
- Số km thực hành lái xe/học viên
- Số học viên/1 xe tập lái
giờ
giờ
km
học viên
2
2
-
-
12
12
-
-
60
12
100
5
6
Số giờ/học viên/khoá đào tạo
giờ
10
32
64
7
Tổng số giờ một khoá đào tạo
giờ
10
32
112
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1
Số ngày thực học
ngày
2
4
14
2
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
-
-
1
3
Cộng số ngày/khoá đào tạo
ngày
2
4
15
Điều 18. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1: 536 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 400);
b) Hạng B2: 568 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 400);
c) Hạng C : 888 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 720).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN
ĐƠN VỊ TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
HẠNG B1
HẠNG B2
HẠNG C
CÁC MÔN HỌC
1
Luật Giao thông đường bộ
giờ
80
80
80
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
giờ
20
24
24
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
-
24
24
4
Đạo đức người lái xe
giờ
12
16
16
5
Kỹ thuật lái xe
giờ
24
24
24
6
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
- Số giờ thực hành lái xe/học viên
- Số km thực hành lái xe/học viên
- Số học viên/1 xe tập lái
giờ
giờ
km
học viên
400
80
960
5
400
80
960
5
720
90
1000
8
7
Số giờ học/học viên/khoá đào tạo
giờ
216
248
258
8
Tổng số giờ một khoá đào tạo
giờ
536
568
888
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1
Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học
ngày
4
4
4
2
Số ngày thực học
ngày
67
71
111
3
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
15
15
21
4
Cộng số ngày/khoá đào tạo
ngày
86
90
136
Điều 19. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 lên B2 : 102 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 50);
b) Hạng B2 lên C : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
c) Hạng C lên D : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng D lên E : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng B2 lên D : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
e) Hạng C lên E : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng B2, C, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng lên B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường. Đối với các hạng D, E phải bổ sung bài tiến lùi hình chữ chi;
c) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN
ĐƠN VỊ TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B1 LÊN B2
B2 LÊN C
C LÊN D
D LÊN E
B2,C,D, E LÊN F
B2 LÊN D
C LÊN E
CÁC MÔN HỌC
1
Luật Giao thông đường bộ
giờ
16
16
16
16
16
20
20
2
Kiến thức mới về xe nâng hạng
giờ
-
8
8
8
8
8
8
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
24
8
8
8
8
8
8
4
Đạo đức người lái xe
giờ
12
16
16
16
16
20
20
5
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
- Số giờ thực hành lái xe/học viên
- Số km thực hành lái xe/học viên
- Số học viên/1 xe tập lái
giờ
giờ
km
học viên
50
10
150
5
144
18
240
8
144
18
240
8
144
18
240
8
144
18
240
8
280
28
380
10
280
28
380
10
6
Số giờ học/học viên/ khoá đào tạo
giờ
62
66
66
66
66
84
84
7
Tổng số giờ một khoá đào tạo
giờ
102
192
192
192
192
336
336
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1
Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học
ngày
2
2
2
2
2
2
2
2
Số ngày thực học
ngày
13
24
24
24
24
42
42
3
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
ngày
3
4
4
4
4
8
8
4
Cộng số ngày/khoá đào tạo
ngày
18
30
30
30
30
52
52
Điều 20. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
1. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2
Số TT
Nội dung
Hạng A1: 10 giờ
Hạng A2: 32 giờ
Lý thuyết
(5)
Thực hành
(5)
Lý thuyết
(12)
Thực hành
(20)
1
Luật Giao thông đường bộ
- Những điều cần biết về Luật giao thông đường bộ
- Các nguyên tắc đi sa hình
- Kiểm tra
4
3
1
-
2
1
1
-
10
7
2
1
6
3
3
-
2
Kỹ thuật lái xe
- Kỹ thuật lái xe mô tô
- Quy trình sát hạch lái xe mô tô
1
0,5
0,5
1
1
-
2
1
1
2
2
-
3
Thực hành lái xe
- Tập lái xe trong hình
- Tập lái xe trong sân tập
- Tập phanh gấp
- Tập lái vòng cua
-
-
-
-
-
2
1,5
0,5
-
-
-
-
-
-
-
12
2
8
1
1
2. Đào tạo lái xe các hạng A3, A4
Số TT
Nội dung
Lý thuyết
(39)
Thực hành
(73)
1
Luật Giao thông đường bộ: 32 giờ
Phần I. Luật Giao thông đường bộ:
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Chương V: Vận tải đường bộ
Phần II. Biển báo hiệu đường bộ:
- Chương I: Quy định chung
- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
- Chương III: Biển báo hiệu
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
+ Biển phụ
- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
+ Vạch kẻ đường
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
+ Cột kilômét
+ Mốc lộ giới
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
+ Báo hiệu trên đường cao tốc
+ Báo hiệu cấm đi lại
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
- Các tính chất của sa hình
- Các nguyên tắc đi sa hình
- Kiểm tra
25
12
1
4
2
3
2
11
0,5
1
1
1
1
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
1
7
-
-
-
-
-
-
6
-
1
1
1
1
1
1
-
-
-
-
-
-
-
1
-
1
-
2
Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 12 giờ
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển
- Sửa chữa thông thường
6
2
2
2
6
1
2
3
3
Nghiệp vụ vận tải: 4 giờ
- Phân loại hàng hoá và hành khách
- Các thủ tục giấy tờ
- Khai thác hàng hoá vận chuyển trong cơ chế thị trường
4
1
1
2
-
-
-
-
4
Kỹ thuật lái xe: 4 giờ
- Kỹ thuật lái xe cơ bản
- Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3
- Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm
- Bài tập tổng hợp
4
1
1
1
1
-
-
-
-
-
5
Thực hành lái xe: 60 giờ
- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)
- Tập lái xe ban đêm
- Tập lái xe trên đường trung du, đèo núi
- Tập lái xe trên đường phức tạp
- Tập lái xe chở có tải
- Bài tập lái tổng hợp
- Kiểm tra
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
60
4
4
8
6
10
10
12
4
2
3. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
a) Môn Luật Giao thông đường bộ
Số TT
Nội dung học
Hạng B1:
80 giờ
Hạng B2:
80 giờ
Hạng C:
80 giờ
Lý thuyết
(64)
Thực hành
(16)
Lý thuyết
(64)
Thực hành
(16)
Lý thuyết
(64)
Thực hành
(16)
1
Phần I. Luật Giao thông đường bộ
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Chương V: Vận tải đường bộ
24
2
9
5
5
3
-
-
-
-
-
-
24
2
9
5
5
3
-
-
-
-
-
-
24
2
9
5
5
3
-
-
-
-
-
-
2
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ
- Chương I: Quy định chung
- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
- Chương III: Biển báo hiệu
+ Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
+ Biển phụ
- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
+ Vạch kẻ đường
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
+ Cột kilômét
+ Mốc lộ giới
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
+ Báo hiệu trên đường cao tốc
+ Báo hiệu cấm đi lại
22
1
1
1
3
3
2
3
1
2
1
1
1
-
1
1
8
-
1
-
1
1
1
1
1
1
-
-
-
1
-
-
22
1
1
1
3
3
2
3
1
2
1
1
1
-
1
1
8
-
1
-
1
1
1
1
1
1
-
-
-
1
-
-
22
1
1
1
3
3
2
3
1
2
1
1
1
-
1
1
8
-
1
-
1
1
1
1
1
1
-
-
-
1
-
-
3
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
- Chương I: Các đặc điểm của sa hình
- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình
- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình
8
2
4
2
6
-
4
2
8
2
4
2
6
-
4
2
8
2
4
2
6
-
4
2
4
Tổng ôn tập
10
2
10
2
10
2
b) Môn cấu tạo và sửa chữa thông thường
Số TT
Nội dung học
Hạng B1:
20 giờ
Hạng B2:
24 giờ
Hạng C:
24 giờ
Lý thuyết
(11)
Thực hành
(9)
Lý thuyết
(13)
Thực hành
(11)
Lý thuyết
(13)
Thực hành
(11)
1
Giới thiệu cấu tạo chung
1
-
2
-
2
-
2
Động cơ ô tô
1
2
2
2
2
2
3
Gầm ô tô
2
1
2
2
2
2
4
Điện ô tô
2
1
2
2
2
2
5
Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề
1
-
1
-
1
-
6
Bảo dưỡng các cấp
1
2
1
2
1
2
7
Sửa chữa các hư hỏng thông thường
2
3
2
3
2
3
8
Kiểm tra
1
-
1
-
1
-
c) Môn nghiệp vụ vận tải
Số TT
Nội dung học
Hạng B2: 24 giờ
Hạng C: 24 giờ
Lý thuyết
(17)
Thực hành
(7)
Lý thuyết
(17)
Thực hành
(7)
1
Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
4
1
4
1
2
Công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách
4
2
4
2
3
Các thủ tục trong vận tải
4
2
4
2
4
Trách nhiệm của lái xe
4
2
4
2
5
Kiểm tra
1
-
1
-
d) Môn đạo đức người lái xe
Số TT
Nội dung học
Hạng B1:
12 giờ
Hạng B2:
16 giờ
Hạng C:
16 giờ
Lý thuyết
(12)
Thực hành
Lý thuyết
(16)
Thực hành
Lý thuyết
(16)
Thực hành
1
Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
3
-
3
-
3
-
2
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
4
-
4
-
4
-
3
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải
4
-
4
-
4
-
4
Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải
-
-
4
-
4
-
5
Kiểm tra
1
-
1
-
1
-
đ) Môn kỹ thuật lái xe
Số TT
Nội dung học
Hạng B1:
24 giờ
Hạng B2:
24 giờ
Hạng C:
24 giờ
Lý thuyết
(17)
Thực hành
(7)
Lý thuyết
(17)
Thực hành
(7)
Lý thuyết
(17)
Thực hành
(7)
1
Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái
1
1
1
1
1
1
2
Kỹ thuật lái xe cơ bản
6
2
6
2
6
2
3
Kỹ thuật lái xe trên các loại đường
4
2
4
2
4
2
4
Kỹ thuật lái xe chở hàng hoá
2
1
2
1
2
1
5
Tâm lý khi điều khiển ô tô
1
-
1
-
1
-
6
Thực hành lái xe tổng hợp
2
1
2
1
2
1
7
Kiểm tra
1
-
1
-
1
-
e) Môn thực hành lái xe
Số TT
Nội dung môn học
Hạng B1:
400 giờ
Hạng B2:
400 giờ
Hạng C:
720 giờ
1
Tập lái tại chỗ số nguội (không nổ máy)
8
8
8
2
Tập lái xe tại chỗ số nóng (có nổ máy)
8
8
8
3
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
32
32
48
4
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)
32
32
40
5
Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
32
32
48
6
Tập lái trên đường trung du, đèo núi
40
40
64
7
Tập lái xe trên đường phức tạp
48
48
80
8
Tập lái ban đêm
40
40
48
9
Tập lái xe có tải
64
64
208
10
Bài tập lái tổng hợp
96
96
168
4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
Số TT
Nội dung
Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
B1 lên B2
(giờ)
B2 lên C
(giờ)
C lên D
(giờ)
D lên E
(giờ)
B2,C,D,E lên F
(giờ)
B2 lên D
(giờ)
C lên E
(giờ)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Luật Giao thông đường bộ:
Phần I. Luật Giao thông đường bộ
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Chương V: Vận tải đường bộ
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ
- Chương I : Quy định chung
- Chương II : Hiệu lệnh điều khiển giao thông
- Chương III : Biển báo hiệu
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
+ Biển phụ
- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
+ Vạch kẻ đường
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
+ Cột kilômét
+ Mốc lộ giới
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
+ Báo hiệu trên đường cao tốc
+ Báo hiệu cấm đi lại
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
- Chương I: Các đặc điểm của sa hình
- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình
- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình.
16
4
0,5
1
1
1
0,5
9
0,5
0,5
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
1
1
1
16
4
0,5
1
1
1
0,5
9
0,5
0,5
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
1
1
1
16
4
0,5
1
1
1
0,5
9
0,5
0,5
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
1
1
1
16
4
0,5
1
1
1
0,5
9
0,5
0,5
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
1
1
1
16
4
0,5
1
1
1
0,5
9
0,5
0,5
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
1
1
1
20
6
1
2
1
1
1
10
0,5
1
1
1
1
1
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
1
1
2
20
6
1
2
1
1
1
10
0,5
1
1
1
1
1
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
1
1
2
2
Kiến thức mới về xe nâng hạng
- Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái
- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ ô tô hiện đại
- Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện ôtô hiện đại
- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động ô tô hiện đại
- Kiểm tra
-
8
1
2
2
2
1
8
1
2
2
2
1
8
1
2
2
2
1
8
1
2
2
2
1
8
1
2
2
2
1
8
1
2
2
2
1
3
Nghiệp vụ vận tải
- Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách
- Các thủ tục trong vận tải
- Quy trình làm việc của người lái xe
- Kiểm tra
24
7
6
6
4
1
8
2
2
2
1
1
8
2
2
2
1
1
8
2
2
2
1
1
8
2
2
2
1
1
8
2
2
2
1
1
8
2
2
2
1
1
4
Đạo đức người lái xe
- Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
- Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
- Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải
- Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải
- Kiểm tra
12
2
3
3
3
1
16
3
4
4
4
1
16
3
4
4
4
1
16
3
4
4
4
1
16
3
4
4
4
1
20
4
5
5
5
1
20
4
5
5
5
1
5
Thực hành lái xe
- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)
- Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái)
- Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái)
- Tập lái trên đường trung du, đèo núi
- Tập lái xe trên đường phức tạp
- Tập lái ban đêm
- Tập lái xe có tải
- Bài tập lái tổng hợp
50
2
2
2
-
8
8
8
8
12
144
4
4
4
4
-
20
20
16
40
32
144
4
4
4
4
-
20
20
16
40
32
144
4
4
4
4
-
20
20
16
40
32
144
4
4
-
-
8
20
20
16
40
32
280
8
8
8
16
-
32
40
32
72
64
280
8
8
8
16
-
32
40
32
72
64
Phần III
SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Chương I
HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 21. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg.
5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Điều 22. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Hạng A1, A2, A3: không thời hạn.
2. Hạng A4, B1, B2: 05 năm kể từ ngày cấp.
3. Hạng C, D, E và các hạng F: 03 năm kể từ ngày cấp.
Chương II
SÁT HẠCH LÁI XE
Mục 1. TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 23. Trung tâm sát hạch lái xe
1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:
a) Trung tâm sát hạch loại 1: sát hạch lái xe tất cả các hạng;
b) Trung tâm sát hạch loại 2: sát hạch lái xe đến hạng C;
c) Trung tâm sát hạch loại 3: sát hạch lái xe đến hạng A4.
2. Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 1 phải có ý kiến thoả thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 2 hoặc nâng hạng loại 2 lên loại 1 phải có ý kiến thoả thuận chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam. Việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 3 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp nâng cấp sân tập lái thành trung tâm sát hạch lái xe loại 3 do Sở Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
3. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 22a). Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 22b).
4. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn 30 ngày hoặc trong quá trình hoạt động nếu có những thay đổi về phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, chủng loại ô tô sát hạch thì trung tâm sát hạch và Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý trung tâm phải có văn bản báo cáo để Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, quyết định.
Điều 24. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe
1. Bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2
Hồ sơ đề nghị thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại trung tâm sát hạch lái xe, bao gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;
b) Văn bản đồng ý chủ trương của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Văn bản chấp thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam;
d) Văn bản của Sở Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe gửi kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động.
2. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo hồ sơ thiết kế đã được thỏa thuận và có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại trung tâm sát hạch lái xe, bao gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;
b) Văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng mới; văn bản chấp thuận chủ trương của Sở Giao thông vận tải đối với trường hợp nâng cấp từ sân tập lái;
c) Văn bản đề nghị thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể của trung tâm sát hạch lái xe kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch;
d) Văn bản của trung tâm sát hạch đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
4. Thời hạn xử lý hồ sơ:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải phải tiến hành kiểm tra để đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xem xét thỏa thuận hoặc cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 25 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam phải thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch hoặc tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không thoả thuận hoặc không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải phải thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể hoặc tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không thoả thuận hoặc không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25. Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kiểm tra chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.
2. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện.
3. Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn theo tiêu chuẩn của trung tâm sát hạch lái xe.
4. Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định.
5. Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của trung tâm sát hạch; công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.
6. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra.
7. Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ sát hạch theo quy định.
8. Nối mạng thông tin quản lý với cơ quan quản lý sát hạch trực tiếp.
Mục 2. NGƯỜI DỰ SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 26. Hồ sơ để được dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Sử dụng chung hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và bổ sung:
a) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2, C;
b) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B2, C, D, E và các hạng F
Sử dụng chung hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và bổ sung:
a) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nâng hạng;
b) Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, hồ sơ gốc và giấy phép lái xe. Trường hợp giấy phép lái xe quá hạn và không còn hồ sơ gốc, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, giấy phép lái xe và đơn trình báo mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.
4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, bị thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, hồ sơ gốc và đơn trình báo mất giấy phép lái xe có xác nhận của cơ quan công an cấp xã hoặc quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Trường hợp mất giấy phép lái xe và mất hồ sơ gốc, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 và đơn trình báo mất giấy phép lái xe, mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.
Điều 27. Bảo lưu kết quả sát hạch
Người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 8, khoản 1, khoản 2 Điều 26 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của hội đồng sát hạch hoặc tổ sát hạch kỳ trước.
Mục 3. QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 28. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động (sau đây gọi là trung tâm sát hạch).
2. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định tại phần 2 Tiêu chuẩn ngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:
a) Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1: thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính;
b) Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: thực hiện trên máy vi tính;
c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2, A3, A4 và các hạng F: thực hiện tại trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch;
d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E: thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;
đ) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: áp dụng đối với các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F.
4. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể thực hiện việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định.
Điều 29. Chuẩn bị kỳ sát hạch
Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2
a) Tiếp nhận danh sách học sinh;
b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 của Thông tư này;
c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có).
2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F
a) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 23a và 23b. Báo cáo do cơ sở đào tạo lập gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 07 ngày;
b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 của Thông tư này và phải có tên trong danh sách học sinh (báo cáo 1) và danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2);
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ người dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 23c.
c) Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, bị thu hồi giấy phép lái xe, cơ quan quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách thí sinh sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 24;
d) Dự kiến lịch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch lại;
đ) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập hội đồng sát hạch, tổ sát hạch và tổ giám sát (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục 25a kèm theo danh sách thí sinh được phép dự sát hạch, sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 25b, 25c.
Điều 30. Hội đồng sát hạch
1. Hội đồng sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập.
a) Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;
b) Kết thúc kỳ sát hạch, hội đồng sát hạch tự giải thể.
2. Thành phần của hội đồng sát hạch
a) Chủ tịch hội đồng: đại diện ban quản lý sát hạch hoặc người được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải uỷ quyền;
b) Phó Chủ tịch hội đồng: Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe;
c) Các Uỷ viên, gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, tổ trưởng tổ sát hạch và uỷ viên thư ký (uỷ viên thư ký là người của ban quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải).
3. Nhiệm vụ của hội đồng sát hạch:
a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;
b) Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;
c) Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;
d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;
đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy định sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và người dự sát hạch giải quyết bồi thường nếu để xảy ra tai nạn (do lỗi thí sinh gây ra) trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;
g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;
h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và ban quản lý sát hạch.
Điều 31. Tổ sát hạch
1. Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập
a) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý sát hạch;
b) Kết thúc kỳ sát hạch tổ sát hạch tự giải thể.
2. Thành viên của tổ sát hạch gồm tổ trưởng và các sát hạch viên là công chức, viên chức của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải hoặc của các cơ sở đào tạo lái xe.
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:
a) Có tư cách đạo đức tốt;
b) Trình độ văn hoá: tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
c) Đã có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.
4. Nhiệm vụ của tổ sát hạch
a) Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo vệ để bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;
b) Yêu cầu thí sinh chấp hành quy định và nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch;
c) Sát hạch theo nội dung và quy trình quy định;
d) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo hội đồng sát hạch;
đ) Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo hội đồng sát hạch hoặc ban quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2);
e) Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch;
g) Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.
Điều 32. Trình tự tổ chức sát hạch
1. Phổ biến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch
a) Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;
b) Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạch.
2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
3. Kết thúc kỳ sát hạch
a) Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để tổ trưởng sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;
Chủ tịch hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 26 và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch theo quy định.
b) Đối với sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A2: tổ trưởng sát hạch mời các thành viên của tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch.
Trưởng ban quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của người dự sát hạch trúng tuyển và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch theo quy định.
Điều 33. Giám sát kỳ sát hạch
1. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất một số kỳ sát hạch.
2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là thanh tra viên giao thông đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; có hiểu biết về công tác đào tạo, sát hạch lái xe, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan. Số lượng cán bộ giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một người làm tổ trưởng.
3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định.
4. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động:
a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của hội đồng sát hạch, tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;
b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;
c) Giám sát việc tổ chức sát hạch lái xe trên đường: thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;
d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.
5. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động:
Ngoài nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.
6. Quyền hạn của tổ giám sát
a) Khi phát hiện sai phạm, đề nghị hội đồng sát hạch, tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
b) Báo cáo Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét xử lý.
7. Kết thúc kỳ sát hạch, tổ trưởng tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
Điều 34. Công nhận kết quả sát hạch
Ban quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, làm văn bản để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27a, 27b.
Điều 35. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
1. Sau mỗi kỳ sát hạch, ban quản lý sát hạch chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Danh sách học sinh (báo cáo 1);
b) Danh sách thí sinh được phép dự sát hạch (báo cáo 2);
c) Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh;
d) Quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;
đ) Biên bản phân công nhiệm vụ của hội đồng kỳ sát hạch lái xe;
e) Biên bản phân công nhiệm vụ của tổ sát hạch lái xe;
g) Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;
h) Danh sách thí sinh vắng, trượt kỳ sát hạch;
i) Quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch;
k) Danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe;
l) Các tài liệu khác có liên quan đến kỳ sát hạch.
2. Cơ sở đào tạo lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Các tài liệu tại điểm a, b, c, d, g, h, i, k khoản 1 Điều này;
b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết và biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường của thí sinh của từng kỳ sát hạch.
3. Trung tâm sát hạch lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Các tài liệu tại điểm d, g khoản 1 Điều này;
b) Danh sách, kết quả sát hạch lý thuyết;
c) Danh sách, kết quả sát hạch thực hành.
4. Người dự sát hạch: tự bảo quản hồ sơ lái xe.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ của ban quản lý sát hạch, cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch
a) Không thời hạn đối với các tài liệu quy định tại điểm i, k khoản 1 Điều này;
b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, l khoản 1 Điều này;
c) 02 năm đối với các tài liệu còn lại.
Việc tiêu huỷ tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.
Chương IV
QUẢN LÝ, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 36. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi toàn quốc.
2. Phòng quản lý phương tiện và người lái thuộc Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Cục.
3. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Phòng quản lý phương tiện và người lái hoặc phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở.
Điều 37. Nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Cục
1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sát hạch, cấp giấy phép lái xe để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước.
2. Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các trung tâm sát hạch lái xe, bảo đảm độ chính xác của các thiết bị chấm điểm tự động theo quy định, trường hợp cần thiết có thể tạm dừng để khắc phục; kiểm tra các kỳ sát hạch tại trung tâm sát hạch, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.
4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối ban quản lý sát hạch cấp Cục với các trung tâm sát hạch, ban quản lý sát hạch cấp Sở và các cơ sở đào tạo lái xe.
5. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam
a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để các địa phương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe;
b) Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trung tâm sát hạch lái xe theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với ban quản lý sát hạch cấp Sở;
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên cho đội ngũ sát hạch viên trong cả nước và lưu trữ hồ sơ sát hạch viên theo quy định; trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc ban quản lý sát hạch cấp Cục;
đ) Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao.
6. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao có trụ sở cơ quan tại Hà Nội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam giao.
Điều 38. Nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe;
b) Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ của đội ngũ sát hạch viên thuộc ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch thuộc địa phương;
d) Triển khai nối mạng thông tin với trung tâm sát hạch, các cơ sở đào tạo tại địa phương và với Cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý; trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì ban quản lý sát hạch cấp Sở lựa chọn để có kế hoạch tổ chức sát hạch phù hợp.
2. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc quản lý của địa phương, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 37 Thông tư này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.
Điều 39. Mẫu giấy phép lái xe
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành mẫu giấy phép lái xe.
2. Cục Đường bộ Việt Nam in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
Điều 40. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe; trường hợp sử dụng giấy phép lái xe hạng A2 phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Giấy phép lái xe phải được mang theo người khi lái xe.
3. Giấy phép lái xe có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn, không thời hạn hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật.
4. Người có giấy phép lái xe hạng B1 muốn hành nghề lái xe và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khoá đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.
5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có giấy phép lái xe nước ngoài, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
6. Giấy phép lái xe hạng A1, A2 do ngành công an cấp trước ngày 01/8/1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn giá trị được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe.
7. Người có giấy phép lái xe hạng C được cấp trước ngày 01/7/2009 đang điều khiển ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được tiếp tục điều khiển loại xe này đến ngày 01/7/2010.
8. Giấy phép lái xe hạng D, E do ngành Giao thông vận tải cấp trước ngày 01/7/2009 cho người chưa đủ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được tiếp tục đổi giấy phép lái xe khi hết hạn.
9. Người có giấy phép lái xe hạng FD, FE do ngành Giao thông vận tải cấp trước ngày 01/7/2009, nếu có nhu cầu điều khiển ôtô tải kéo rơ moóc hoặc ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được đổi bổ sung hạng FC.
10. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe hoặc có hành vi cố tình gian dối khác, trong quá trình làm thủ tục đổi hoặc đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc. Người có nhu cầu được cấp lại giấy phép lái xe phải học lại theo chương trình và dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe. Trường hợp phát hiện các vi phạm nghiêm trọng như sử dụng giấy phép lái xe giả, thay đổi các thông tin (như họ tên, hạng xe được lái...) thì chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an điều tra, xử lý.
Điều 41. Di chuyển quản lý giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe khi chuyển nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, nếu có nhu cầu phải có giấy đề nghị di chuyển quản lý giấy phép lái xe để cơ quan đang quản lý giấy phép lái xe cấp giấy di chuyển; cơ quan quản lý giấy phép lái xe nơi người lái xe chuyển đến làm thủ tục ghi nhận để theo dõi, quản lý và đổi lại giấy phép lái xe khi hết hạn. Giấy phép lái xe chuyển đến được tiếp tục sử dụng trong thời hạn quy định.
Giấy di chuyển quản lý giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký; nếu quá thời hạn trên người lái xe có đơn đề nghị để cơ quan đang quản lý giấy phép lái xe cấp lại giấy di chuyển. Khi tiếp nhận giấy phép lái xe di chuyển đến, nếu thấy có nghi vấn, cơ quan quản lý giấy phép lái xe nơi tiếp nhận phối hợp với nơi cấp giấy di chuyển để xác minh tính xác thực của hồ sơ chuyển đến. Giấy di chuyển quản lý giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 28.
2. Người có giấy phép lái xe nâng hạng tại nơi không quản lý giấy phép lái xe trước khi nâng hạng phải được cấp giấy di chuyển về cơ quan đang quản lý hạng giấy phép lái xe trước khi nâng hạng để tiếp tục quản lý.
Điều 42. Cấp mới giấy phép lái xe
1. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
2. Khi cấp giấy phép lái xe nâng hạng, cơ quan quản lý sát hạch cắt góc giấy phép lái xe cũ và giao cho người lái xe bảo quản.
3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc sau khi có quyết định trúng tuyển. Trước khi trả giấy phép lái xe cho người trúng tuyển, cơ quan quản lý sát hạch phải ghi số giấy phép lái xe vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe.
Điều 43. Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được lập lại hồ sơ lái xe. Hồ sơ lái xe lập lại gồm: đơn xin đổi, tờ khai nguyên nhân mất hồ sơ gốc được cơ quan công an cấp xã xác nhận, bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận sức khỏe, được cơ quan quản lý cấp, đổi giấy phép lái xe xác nhận và đóng dấu, ghi rõ được lập lại lần thứ mấy vào góc trên bên phải đơn xin đổi giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản.
2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng:
a) Quá từ một tháng trở lên nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe;
b) Quá từ 06 tháng trở lên kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp lại giấy phép lái xe;
c) Không còn hồ sơ gốc nhưng có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe và lập lại hồ sơ lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe bị mất:
a) Còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hoả hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột, mất trộm có xác nhận rõ vụ việc của cơ quan công an, cơ quan quản lý giấy phép lái xe không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được xét cấp lại giấy phép lái xe. Ngoài các trường hợp bị mất trên, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe;
b) Còn thời hạn sử dụng nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe;
c) Quá thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe;
d) Quá thời hạn sử dụng và không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe.
4. Người bị thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn), nếu có nhu cầu, được dự học lại Luật Giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe.
5. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi) được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.
6. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).
7. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định của Bộ Tài chính, không phải học lại theo chương trình đào tạo.
8. Việc tổ chức sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe do cơ quan trực tiếp quản lý giấy phép lái xe thực hiện
a) Ban quản lý sát hạch rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách thí sinh sát hạch lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;
b) Trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe ô tô phù hợp, có thể thành lập hội đồng sát hạch theo quy định cho các đối tượng này, thành phần hội đồng không có cơ sở đào tạo;
c) Đối với các địa phương chưa có trung tâm sát hạch, nếu chỉ sát hạch lại phần lý thuyết thì có thể tổ chức sát hạch tại địa phương;
d) Đối với các địa phương chưa có trung tâm sát hạch, nếu sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì tổ chức sát hạch tại trung tâm sát hạch của địa phương khác.
Điều 44. Đổi giấy phép lái xe
1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe làm đơn đề nghị đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, gửi đến cơ quan quản lý giấy phép lái xe để được xét cấp lại giấy phép lái xe.
2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn nhưng chưa quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng, có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khoẻ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
4. Trường hợp năm sinh, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với năm sinh, tên đệm ghi trên giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe mới phù hợp với năm sinh, tên đệm ghi trong giấy chứng minh nhân dân.
5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe
a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam khi hết thời hạn sử dụng;
b) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu;
c) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
d) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31/7/1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc ...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
đ) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành giao thông vận tải hoặc giấy phép lái xe mô tô do ngành công an cấp trước 31/7/1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, nếu còn hồ sơ gốc, có tên trong sổ lưu được xét cấp laị giấy phép lái xe mới;
e) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
g) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
h) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe Quốc tế hoặc Quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
6. Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định; có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
b) Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp nhưng không có trong bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
c) Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp.
7. Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển
a) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;
b) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;
Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản photocopy giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu;
c) Giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam;
d) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng.
8. Giấy phép lái xe được đổi chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp).
Điều 45. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe
1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe đề nghị đổi;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Bản photocopy giấy phép lái xe sắp hết hạn;
đ) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu chứng minh nhân dân.
Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.
2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;
b) Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng (bản gốc);
đ) Giấy giới thiệu của Cục Xe - Máy hoặc chủ nhiệm ngành xe máy cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương;
e) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu giấy chứng minh nhân dân.
Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ lái xe gồm các tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.
3. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31/7/1995
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;
b) Quyết định ra khỏi ngành (chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc ...) của cấp có thẩm quyền;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Giấy phép lái xe của ngành công an cấp còn thời hạn sử dụng (bản gốc);
đ) Giấy giới thiệu của cơ quan cấp giấy phép lái xe của ngành công an;
e) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu chứng minh nhân dân.
Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe công an là hồ sơ lái xe, gồm tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.
4. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30; đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29) có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương;
b) Bản photocopy giấy phép lái xe nước ngoài;
c) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản photocopy giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
d) Bản photocopy hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam hoặc bản photocopy giấy chứng minh nhân dân, chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp. Đối tượng thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được hưởng ưu đãi miễn trừ phải có thêm giấy giới thiệu của Bộ Ngoại giao;
đ) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm kiểu giấy chứng minh nhân dân.
Khi nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (chứng minh thư ngoại giao, công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp) và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe lập thành 02 bộ, gồm giấy tờ tại các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này; 01 bộ lưu trữ tại cơ quan quản lý giấy phép lái xe; 01 bộ giao cho người lái xe tự bảo quản kèm theo giấy phép lái xe nước ngoài.
Phần IV
ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ
Điều 46. Đào tạo lái xe
1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1
a) Người học có thể tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định;
b) Cơ sở đào tạo miễn toàn bộ hoặc giảm học phí cho người học.
2. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp.
Sở Giao thông vận tải xây dựng, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để được chấp thuận về điều kiện, hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
Điều 47. Sát hạch lái xe
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 48. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1. Hàng năm, vào tháng 01 và tháng 7, Sở Giao thông vận tải sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của địa phương, gửi báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
2. Hàng tháng (trước ngày 05 của tháng sau), các Sở Giao thông vận tải thực hiện báo cáo tổng hợp cấp, đổi giấy phép lái xe về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 31.
Điều 49. Kiểm tra, thanh tra
1. Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, xử lý vi phạm theo quy định.
2. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe đối với các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch do Sở quản lý, xử lý vi phạm theo quy định.
4. Việc kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe phải theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
Điều 50. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ”, số 55/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”, số 56/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 “Ban hành Chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”, số 05/2008/QĐ-BGTVT ngày 20/3/2008 “Bổ sung một số nội dung trong đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật” của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Cơ sở đào tạo lái xe được thành lập trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm diện tích tối thiểu của sân tập lái quy định tại khoản 14 Điều 5 của Thông tư này chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 51. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 51;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "19/06/2009",
"sign_number": "07/2009/TT-BGTVT",
"signer": "Hồ Nghĩa Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-1883-2001-TT-TCDC-huong-dan-cac-hoat-dong-de-thuc-hien-cac-quyen-cua-nguoi-su-dung-dat-48586.aspx | Thông tư 1883/2001/TT-TCĐC hướng dẫn các hoạt động để thực hiện các quyền của người sử dụng đất mới nhất | TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 1883/2001/TT-TCĐC
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 1883/2001/TT-TCĐC NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN MẪU CÁC HỢP ĐỒNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001), Tổng cục Địa chính hướng dẫn mẫu các hợp đồng để thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
I. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, Hợp đồng cho thuê lại đất, hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất và tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân với nhau hoặc với tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
II. Đối với tổ chức kinh tế:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng cho thuê lại đất, hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất và tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế với nhau hoặc với hộ gia đình, cá nhân do các bên lập và thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải có phần xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
1. Cơ quan Địa chính cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất xác nhận về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 12 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2. Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính Nhà đất (sau đây gọi chung là Sở Địa chính) nơi có đất xác nhận về điều kiện cho thuê đất, cho thuê lại đất quy định tại Điều 19 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 trong hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng cho thuê lại đất.
3. Sở Địa chính nơi có đất xác nhận về điều kiện thế chấp, điều kiện bảo lãnh, xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại Điều 29 của Điều 19 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 và khoản 3, khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 trong hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đát, hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất.
4. Sở Địa chính nơi có đất xác nhận về điều kiện góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, xoá đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại Điều 35 và Điều 39 của Điều 19 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 trong tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
III. Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh và tờ khai góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân gắn liền với đất, thực hiện theo quy định tại mục I và mục II của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về tài sản.
IV. Hợp đồng cho thuê lại đất, hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 772/2001/TTLT-TCĐC-NHNN ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Tổng cục Địa chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
V. Uỷ ban nhân dân, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Sở Địa chính, Sở Địa chính - Nhà đất các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Tổng cục Địa chính để giải quyết.
VI. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Bùi Xuân Sơn
(Đã ký)
HỢP ĐỒNG SỐ: CĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------
HỢP ĐỒNG
CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN CHUYỂN ĐỔI
1. Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
- Diện tích đất chuyển đổi: M2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
2. Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
- Diện tích đất chuyển đổi: M2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
3. Hai bên nhất trí thực hiện các cam kết sau đây:
a. Hai bên nhất trí chuyển đổi các thửa đất đã mô tả tại điểm 1, điểm 2 phần I hợp đồng này.
b. Chuyển đổi cho nhau theo đúng diện tích, đúng hiện trạng, đúng thời gian và đầy đủ hồ sơ có liên quan đến thửa đất.
c. Nộp đầy đủ tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ghi nợ trước đây (nếu có), lệ phí địa chính, thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có).
d. Bên nào không thực hiện đầy đủ những nội dung đã ký kết trong bản hợp đồng này do lỗi của mình thì bên đó phải bôì thường thiệt hại do lỗi gây ra theo quy định của pháp luật.
4. Quyền của người thứ 3 đối với thửa đất chuyển đổi (nếu có)
5. Thoả thuận về tài sản gắn liền với thửa đất chuyển đổi (nếu có)
Hợp đồng này lập tại ngày tháng năm biên bản này lập thành bản và có giá trị như nhau, có hiệu lực kể từ ngày được UBND cấp có thẩm quyền dưới đây xác nhận.
Đại diện các bên chuyển đổi
(ký và ghi rõ họ tên)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Nội dung xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất chuyển đổi:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện chuyển đổi: Thuộc trường hợp được chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
...., Ngày......tháng..... năm .....
TM. Uỷ ban nhân dân...
(Ghi rõ họ tên và ký và đóng dấu)
2. Nội dung xác nhận của cơ quan Địa chính cấp huyện nơi có đất chuyển đổi:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ số:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện chuyển đổi: Thuộc trường hợp được chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
Ngày.... tháng.... năm 200
CƠ QUAN ĐỊA CHÍNH, CẤP HUYỆN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
Ngày.... tháng.... năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
Ghi chú:
Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất tại nông thôn thì xác nhận vào mục 1.1
Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất tại đô thị thì xác nhận vào lục 1.2.
HỢP ĐỒNG SỐ: CN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------
HỢP ĐỒNG
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN
1. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
2. Hai bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức)
- Địa chỉ ...........................................................................................
- Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........
Thửa đất chuyển nhượng
- Diện tích đất chuyển nhượng: m2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
Tài sản gắn liền với đất (nếu có):
3. Hai bên nhất trí thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các cam kết sau đây;
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bằng số):
(bằng chữ):
- Giá chuyển nhượng tài sản (nhà ở, công trình, vật kiến trúc, cây lâu năm và tài sản khác có trên đất (bằng số):
(bằng chữ):
- Tổng giá trị chuyển nhượng (bằng số):
(bằng chữ):
- Số tiền đặt cọc (nếu có) là (bằng số):
(bằng chữ):
- Thời điểm thanh toán:
- Phương thức thanh toán:
- Bên chuyển nhượng phải chuyển giao để diện tích, đúng hiện trạng và các giấy tờ liên quan đến thửa đất chuyển nhượng và các tài sản kèm theo cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng này có hiệu lực..
- Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có thoả thuận khác), tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ghi nợ trước đây (nếu có), lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.
- Bên nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải trả đủ tiền, đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã cam kết.
- Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp lệ phí trước bạ.
4. Các cam kết khác:
- Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất xin cam đoan thửa đất có nguồn gốc hợp pháp, hiện tại không có tranh chấp, không thế chấp, không bảo lãnh, không góp vốn (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận). Nếu có gì man trá trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Bên nào không thực hiện những nội dung đã thỏa thuận và cam kết nói trên thì bên đó phải bồi thường cho việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.
- Các cam kết khác:
- Hợp đồng này lập tại............. ngày.... tháng..... năm..... thành...... bản và có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày được UBND cấp có thẩm quyền dưới đây xác nhận được chuyển nhượng.
Đại diện bên chuyển nhượng QSDĐ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
Đại diện bên chuyển nhượng QSDĐ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký, dấu nếu có)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Nội dung xác nhận của cơ quan Địa chính, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất chuyển nhượng:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện chuyển nhượng: Thuộc trường hợp được chuyển nhượng sử dụng đất quy định tại khoản... Điều 8, Điều 9 (nếu chuyển nhượng đất nông nghiệp) của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
Ngày.... tháng.... năm 200
CƠ QUAN ĐỊA CHÍNH, CẤP HUYỆN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
Ngày.... tháng.... năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
HỢP ĐỒNG SỐ: CT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------
HỢP ĐỒNG
THUÊ ĐẤT
(Mẫu hợp đồng thuê đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN
1. Bên cho thuê đất:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
2. Bên thuê đất:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà): Tuổi
- Đại diện cho (đối với tổ chức)
- Địa chỉ ...........................................................................................
- Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........
Thửa đất cho thuê
- Diện tích đất cho thuê: m2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
Tài sản gắn liền với đất (nếu có):
3. Hai bên nhất trí thực hiện các cam kết sau đây:
- Thời hạn cho thuê là kể từ ngày tháng năm 200 đến ngày tháng năm 200
- Số tiền thuê đất (bằng số) là: đ/m2 (ha)/năm (tháng)
(bằng chữ):
- Thời điểm thanh toán:
- Phương thức thanh toán:
- Bên cho thuê bàn giao đất cho bên thuê theo đúng thời gian, diện tích và hiện trạng đất đã ghi trong hợp đồng này.
- Bên thuê trả tiền thuê đất cho bên cho thuê theo đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng này.
- Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới, không huỷ hoại làm giảm giá trị của đất.
- Trả lại đất cho bên cho thuê khi hết hạn thuê, đúng diện tích, đúng hiện trạng đã ghi trong hợp đồng này.
- Bên nào không thực hiện những nội dung đã cam kết ghi trong hợp đồng thì bên đó phải bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
- Cam kết khác:
- Hợp đồng này lập tại.......... ,ngày.... tháng...... năm..... thành...... bản và có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày được Uỷ ban nhân dân.......... dưới đây xác nhận.
BÊN CHO THUÊ ĐẤT
(Ghi rõ họ tên, và ký)
BÊN THUÊ ĐẤT
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Nội dung xác nhận của, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất cho thuê:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện cho thuê đất: Thuộc trường hợp được cho thuê đất quy định tại khoản Điều 15 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
.... , ngày tháng năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
HỢP ĐỒNG SỐ: CTL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------
HỢP ĐỒNG
THUÊ LẠI ĐẤT
(Mẫu hợp đồng thuê đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN
1. Bên cho thuê lại đất:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
2. Bên thuê lại đất:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức)
- Địa chỉ ...........................................................................................
- Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........
Thửa đất cho thuê lại
- Diện tích đất cho thuê lại: m2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
Tài sản gắn liền với đất (nếu có):
3. Hai bên nhất trí thực hiện các cam kết sau đây:
- Thời hạn cho thuê lại là tháng, kể từ ngày tháng năm 200 đến ngày
tháng năm 200
- Số tiền thuê lại đất (bằng số) là: đ/m2 (ha)/năm (tháng)
(bằng chữ):
- Thời điểm thanh toán:
- Phương thức thanh toán:
- Bên cho thuê bàn giao đất cho bên thuê lại theo đúng thời gian, diện tích và hiện trạng đất đã ghi trong hợp đồng này.
- Bên thuê trả tiền thuê lại đất cho bên cho thuê theo đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng này.
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, không huỷ hoại làm giảm giá trị của đất.
- Trả lại đất cho bên cho thuê lại khi hết hạn thuê, đúng diện tích, đúng hiện trạng đã ghi trong hợp đồng này.
- Bên nào không thực hiện những nội dung đã cam kết ghi trong hợp đồng thì bên đó phải bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
- Cam kết khác:
Hợp đồng này lập tại........... ,ngày.... tháng...... năm..... thành...... bản và có giá trị như nhau, có hiệu lực kể từ ngày được Uỷ ban nhân dân dưới đây xác nhận.
BÊN CHO THUÊ ĐẤT
(Ghi rõ họ tên, và ký)
BÊN THUÊ ĐẤT
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Nội dung xác nhận của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất cho thuê lại:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện cho thuê đất: Thuộc trường hợp được cho thuê lại đất quy định tại Điều 16 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
...., ngày tháng năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
2. Nội dung xác nhận của Sở Địa chính nơi có đất cho thuê lại:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đát:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện cho thuê lại đất: Thuộc trường hợp được cho thuê lại đất quy định tại Điều 16 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
..., Ngày ... tháng ..... năm...
GIÁM ĐỐC SỞ ĐỊA CHÍNH
(ghi rõ họ, tên, ký và đóng dấu)
Ghi chú:
- Trường hợp đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho thuê thì ghi nội dung thẩm tra ở mục 1 phần II.
- Trường hợp đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê thì ghi nội dung thẩm tra ở mục 2 phần II.
HỢP ĐỒNG SỐ: TC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------
HỢP ĐỒNG
THẾ CHẤP BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
1. Bên thế chấp:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
2. Bên nhận thế chấp:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức)
- Địa chỉ .........................................................................................
- Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........
Thửa đất thuế chấp
- Diện tích đất thế chấp: m2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
Tài sản gắn liền với đất (nếu có):
3. Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để vay vốn như sau:
1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
- Quyền được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp
- Quyền được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo hợp đồng này.
- Quyền được xoá thế chấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký và xoá thế chấp tại cơ quan địa chính.
- Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không huỷ hoại làm giảm giá trị đất đã thế chấp.
- Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng này.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:
- Quyền yêu cầu bên thế chấp giao giấy tờ về quyền sử dụng đất thế chấp và giấy tờ về sở hữu tài sản gắn liền với đất thế chấp (nếu có).
- Quyền kiểm tra, yêu cầu bên thế chấp quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng này.
- Có nghĩa vụ cho bên thế chấp vay đủ số tiền theo hợp đồng này.
- Trả lại giấy tờ cho bên thế chấp khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng này.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác mà hai bên đã thỏa thuận.
3. Hai bên thỏa thuận các phương thức xử lý quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp để thu nợ khi bên thế chấp không trả được nợ như sau:
- Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã thế chấp để thu nợ theo hợp đồng này.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận được việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản đã thế chấp để thu nợ thì bên nhận thế chấp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp hoặc khởi kiện ra Toà án, phát mại tài sản gắn liền trên đất (nếu có) để thu nợ.
4. Các thoả thuận khác:
5. Cam kết của các bên:
a. Bên thế chấp cam kết rằng quyền sử dụng đất đem thế chấp và tài sản gắn liền với đất là hợp pháp và không có tranh chấp.
b. Hai bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều đã thỏa thuận trong hợp đồng.
c. Bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
d. Hợp đồng này lập tại ngày tháng năm 200, thành 03 bản có giá trị như nhau:
- Bên thế chấp giữ 01 bản;
- Bên nhận thế chấp giữ 01 bản;
- Đăng ký thế chấp 01 bản.
đ. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền sau đây xác nhận.
ĐẠI DIỆN BÊN THẾ CHẤP
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN NHẬN THẾ CHẤP
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất cho thuế chấp:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ số:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện thế chấp: Thuộc trường hợp được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại điểm khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ.
- Đăng ký thế chấp từ ngày tháng năm 200 đến ngày... tháng... năm 200..., tại Uỷ ban nhân dân.
..., ngày... tháng.... năm 200...
TM. Uỷ ban nhân dân
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
2. Xác nhận xoá thế chấp:
Ông (bà):
Địa chỉ:
đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ giờ ngày tháng năm
Bên nhận thế chấp
(ký, ghi rõ họ, tên, dấu)
3. Xác nhận xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký thế chấp (nếu có) của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thế chấp
Xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký thế chấp từ ngày tháng năm 200
...., Ngày tháng năm 200
TM. Uỷ ban nhân dân
(ký, ghi rõ họ tên, dấu)
HỢP ĐỒNG SỐ: BL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------
HỢP ĐỒNG
BẢO LÃNH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
I. PHẦN GHI CÁC BÊN
1. Bên bảo lãnh:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
2. Bên được bảo lãnh:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức)
- Địa chỉ .........................................................................................
- Số điện thoại:........................Fax ....................... (nếu có)...........
3. Bên nhận bảo lãnh:
Ông (bà):
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức):
- Địa chỉ:
- Số điện thoại: Fax (nếu có):
Thửa đất bảo lãnh
- Diện tích đất bảo lãnh: m2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
Tài sản gắn liền với đất (nếu có):
4. Các bên thỏa thuận ký hợp đồng bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để vay vốn như sau:
a. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
- Quyền được sử dụng đất trong thời hạn bảo lãnh
- Quyền được nhận tiền vay do bảo lãnh quyền sử dụng đất theo hợp đồng này.
- Quyền được xoá bảo lãnh sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký và xoá bảo lãnh tại cơ quan có thẩm quyền.
- Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không huỷ hoại làm giảm giá trị đất đã bảo lãnh.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
Quyền yêu cầu bên bảo lãnh giao giấy tờ về quyền sử dụng đất bảo lãnh và giấy tờ về sở hữu tài sản gắn liền với đất bảo lãnh (nếu có).
- Quyền kiểm tra, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng này.
- Có nghĩa vụ cho bên bảo lãnh vay đủ số tiền theo hợp đồng này.
- Trả lại giấy tờ cho bên bảo lãnh khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng này.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác mà các bên đã thỏa thuận.
c. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh:
- Được vay đủ số tiền theo hợp đồng này.
- Thực hiện các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận.
5. Các bên thỏa thuận phương thức xử lý quyền sử dụng đất và tài sản bảo lãnh để thu nợ khi bên được bảo lãnh không trả được nợ như sau:
- Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã bảo lãnh để thu nợ theo hợp đồng này.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận được việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã bảo lãnh để thu nợ thì bên nhận bảo lãnh được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá quyền sử dụng đất đã bảo lãnh hoặc khởi kiện ra Toà án, phát mại tài sản gắn liền trên đất (nếu có) để thu nợ.
6. Các thỏa thuận khác:
7. Cam kết của các bên:
a. Bên bảo lãnh cam kết rằng quyền sử dụng đất đem bảo lãnh và tài sản gắn liền với đất là hợp pháp và không có tranh chấp.
b. Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng này.
c. Bên nào không thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
d. Hợp đồng này lập tại ngày.... tháng.... năm 200..., thành 04 bản có giá trị như nhau:
- Bên bảo lãnh giữ 01 bản;
- Bên nhận bảo lãnh giữ 01 bản;
- Bên được bảo lãnh giữ 01 bản;
- Đăng ký bảo lãnh 01 bản.
đ. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền sau đây xác nhận.
Bên bảo lãnh
(Ký, ghi ghi rõ họ tên)
Bên được bảo lãnh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
Tổ chức tín dụng
(Bên nhận bảo lãnh)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất bảo lãnh:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ số:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện bảo lãnh: Thuộc trường hợp được bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại điểm 1 khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ.
- Đăng ký bảo lãnh từ ngày tháng năm 200 đến ngày tháng năm 200 , tại Uỷ ban nhân dân.
..., ngày tháng năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
2. Xác nhận xoá bảo lãnh:
Ông (bà):
Địa chỉ:
đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ:.... giờ.... ngày.... tháng... năm....
BÊN NHẬN BẢO LÃNH
(ký, ghi rõ họ, tên, dấu)
3. Xác nhận xoá đăng ký bảo lãnh hoặc thay đổi đăng ký bảo lãnh (nếu có) của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bảo lãnh.
Xoá đăng ký bảo lãnh hoặc thay đổi đăng ký bảo lãnh từ ngày.... tháng... năm 200
...., Ngày tháng năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ký, ghi rõ họ tên, dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Mẫu Tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng ban hành kèm theo Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12 tháng 11 năm 2001)
I. PHẦN GHI CỦA BÊN GÓP VỐN
1. Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
2. Bên nhận góp vốn:
Ông (bà): Tuổi
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức)
- Địa chỉ:
Điện thoại: Fax (nếu có):
3. Các bên liên quan:
Ông (bà): Tuổi:
- Nghề nghiệp:
- Hộ khẩu thường trú:
Hoặc Ông (bà):
- Đại diện cho (đối với tổ chức):
- Địa chỉ:
- Số điện thoại: Fax (nếu có):
Thửa đất góp vốn
- Diện tích đất góp vốn: m2
- Loại đất: Hạng đất (nếu có)
- Thửa số:
- Tờ bản đồ số:
- Thời hạn sử dụng đất còn lại:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do
cấp ngày tháng năm
Tài sản gắn liền với đất (nếu có):
4. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn:
+ Đơn giá: đ/m2 (ha)/năm (hoặc USD/m2 (ha)/năm
+ Tổng giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất (bằng số):
(bằng chữ):
5. Mục đích góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:
.....,ngày tháng năm 200
Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
(Ký, ghi rõ họ tên)
ngày tháng năm 200
Các bên còn lại
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)
II. PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất góp vốn:
- Về giấy tờ sử dụng đất:
- Về hiện trạng thửa đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ số:
Số thửa đất:
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp:
- Về điều kiện góp vốn: Thuộc trường hợp được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất quy định tại khoản Điều 32 của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
...., ngày tháng năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
2. Xác nhận xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (nếu có) của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất:
Chủ sử dụng đất:
Loại đất:
Diện tích:
Thuộc tờ bản đồ số:
Số thửa đất:
Xoá đăng ký hoặc thay đổi đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói trên từ ngày tháng năm 200
...., ngày tháng năm 200
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Tổng cục Địa chính",
"promulgation_date": "12/11/2001",
"sign_number": "1883/2001/TT-TCĐC",
"signer": "Bùi Xuân Sơn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-79-2017-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-156-2013-TT-BTC-huong-dan-Luat-Quan-ly-thue-358360.aspx | Thông tư 79/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 79/2017/TT-BTC
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2017
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TIẾT B1 ĐIỂM B KHOẢN 4 ĐIỀU 48 THÔNG TƯ SỐ 156/2013/TT-BTC NGÀY 06/11/2013 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế như sau:
“b.1) Đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án;
- Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được;
- Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự.
Các tài liệu trên là bản chính hoặc bản sao y bản chính”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện nến có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS, QLN (2b)).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "01/08/2017",
"sign_number": "79/2017/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-01-2002-CT-UB-tang-cuong-quan-ly-giu-gin-ve-sinh-bao-ve-moi-truong-thanh-pho-Ha-Noi-35378.aspx | Chỉ thị 01/2002/CT-UB tăng cường quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 01/2002/CT-UB
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2002
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, GIỮ GÌN VỆ SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Những năm vừa qua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, các cấp, các ngành, các đoàn thể của Thành phố đã tổ chức thực hiện có hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là sau khi UBND Thành phố ban hành các qui định bảo vệ môi trường về quản lý rác thải, bảo đảm trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong xây dựng, trong kinh doanh, vận chuyển ... thì công tác bảo vệ môi trường của Thành phố ngày càng có nhiều tiến bộ, phố phường, ngõ xóm đã được phong quang sạch đẹp, ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của các tổ chức, cơ quan và nhân dân được nâng cao.
Tuy nhiên có lúc, có nơi, công tác bảo vệ môi trường còn bị buông lỏng, vẫn còn tình trạng đổ rác, đất thải và phế thải xây dựng bừa bãi trên các tuyến hè đường, các khu dân cư, khu vực công cộng gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị; việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; công tác tuyên truyền, vận động để giữ gìn, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục ...
Năm 2002, một trong những công tác trọng tâm của Thành phố là tăng cuờng quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường để thành phố ngày càng sạch, đẹp, văn minh và hiện đại. Tiếp tục nâng cao ý thức của nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố; nâng cao trách nhiệm của ngành GTCC và các ngành các cấp từ Thành phố đến các phường, xã, thị trấn và các tổ dân phố, cụm dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu :
1) Sở Giao thông công chính chủ trì cùng với Sở Khoa học công nghệ & môi trường. Sở Văn hoá thông tin, Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, cơ quan và nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thành phố; tổ chức phổ biến sâu rộng các qui định của Nhà nước và UBND thành phố về bảo vệ môi trường tới từng tổ dân phố, cụm dân cư và nguời dân; tổ chức thành các đội tuyên truyền, thanh niên, sinh viên tình nguyện có hỗ trợ phương tiện, tranh cổ động đi tuyên truyền, phát tờ rơi về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; phối hợp với cơ quan Báo, Đài thường xuyên làm phóng sự, điều tra đưa tin bài và ảnh về tình hình quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; khen ngợi biểu dương kịp thời người tốt việc tốt, các địa bàn làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phê phán và lên án các đơn vị, cá nhân vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2) Sở Giao thông công chính chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện tổ chức tổng kiểm tra về tình hình quản lý rác thải, phát sinh đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố : xác định địa điểm, số lượng, khối lượng các điểm tồn đọng lớn để tổ chức thu dọn ngay từ này đến 6/2/2002 (tức 25 tháng Chạp âm lịch). Đối với các điểm phát sinh lẻ trên đường phố tổ chức lực lượng thu dọn thường xuyên hàng ngày, đảm bảo toàn bộ các điểm đều được thu dọn ngay, không để tồn đọng.
3) UBND các quận, huyện có kế hoạch chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn triển khai công tác quản lý, thu dọn rác thải, đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn mình quản lý (quản lý tại nguồn), kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, không để đổ bừa bãi trên đường phố, khu dân cư, nơi công cộng (vườn hoa, công viên ...) và hệ thống sông hồ, mương, cống thoát nước và hành lang bảo vệ đê điều, giao thông ... Quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng theo đúng qui định tạm thời về đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại Thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UB ngày 25/4/1996 của UBND thành phố và Qui chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng, ban hành kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng phải có cam kết về việc thu dọn đất thải, phế thải xây dựng theo đúng qui định.
4) Sở Xây dựng, UBND quận, huyện khi cấp giấy phép xây dựng có yêu cầu bắt buộc các chủ công trình phải có các hợp đồng vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng về nơi tập kết theo qui định.
5) UBND các quận, huyện và Sở GTCC tăng cường chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn, các lực lượng quản lý trật tự vệ sinh đô thị kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm qui định.
6) Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố chủ trì cùng UBND các quận nghiên cứu, bổ sung vị trí các bãi chứa đất thải, phế thải xây dựng trung chuyển trong qui hoạch chi tiết các quận; khẩn trương khảo sát, lập qui hoạch báo cáo Thành phố phê duyệt quĩ đất làm các bãi chứa đất thải, phế thải xây dựng để giao cho Sở GTCC quản lý, mỗi quận có ít nhất 01 bãi chứa trung chuyển; đối với các huyện, mỗi huyện có ít nhất từ 1 đến 2 vị trí tập trung để đổ đất thải và phế thải xây dựng.
7) Sở Giao thông công chính có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam miễn phí qua cầu Chương Dương cho các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải xây dụng từ nội thành Hà Nội đến bãi Lâm Du, huyện Gia Lâm.
8) Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và qui định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội ban hành kèm theo quyết định số 3008/QĐ-UB ngày 13/9/1990 của UBND Thành phố, tổ chức thực hiện có hiệu quả hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nước thải, ô nhiễm không khí...
9) Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành uỷ có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan đài, báo, phát thanh truyền hình Hà Nội thường xuyên thông tin tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị.
Công tác quản lý, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường Thành phố là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị, xã hội, quần chúng và nhân dân Thủ đô trong quá trình xây dựng phát triển thành phố. Vì vậy Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.
T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Hoàng Ân | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "02/01/2002",
"sign_number": "01/2002/CT-UB",
"signer": "Đỗ Hoàng Ân",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Ke-hoach-120-KH-UBND-2018-pho-bien-phap-luat-cho-nguoi-dang-chap-hanh-hinh-phat-tu-Ha-Noi-383689.aspx | Kế hoạch 120/KH-UBND 2018 phổ biến pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 120/KH-UBND
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2018
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018-2021”
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (sau đây viết tắt là Đề án). Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đề án, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính Phủ.
2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của các sở, ngành của Thành phố; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, các đơn vị được giao nhiệm vụ phát huy vai trò chủ động, tăng cường các mối quan hệ phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn Thành phố để từ đó thực hiện tốt các nội dung, tiến độ đề ra; phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, chú trọng việc lồng ghép, kết hợp với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm.
3. Các nội dung và giải pháp đề ra để triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo tính khả thi đúng tiến độ, có trọng tâm, trọng điểm và có chiều sâu và phù hợp với đặc điểm tình hình của địa bàn Thủ đô.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
a) Lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 04/KL-TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đưa nội dung tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong chương trình công tác hàng năm.
b) Nhận thức đúng vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống nói chung và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các vi phạm pháp luật khác đối với các đối tượng của Đề án nói riêng; quan tâm, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án.
c) Đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của chủ thể chủ trì thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
d) Tích cực huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ hòa giải cơ sở, trưởng thôn, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng và gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng dòng họ, gia đình để họ nhận thức rõ trách nhiệm trong phối hợp với chính quyền, ban ngành quản lý, giáo dục con em mình. Đặc biệt cần chú trọng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn, thành lập các quỹ hoàn lương trong phạm vi của Đề án, các tổ chức hành nghề luật, luật sư tham gia tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
2. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng
Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm điều tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý để xây dựng nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp và lựa chọn những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, những trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện để tạo bước đột phá.
Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng, phát phiếu điều tra tại một số đơn vị; thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị...
3. Tăng cường phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng của Đề án; gắn việc thực hiện Đề án với các hoạt động, chương trình có liên quan và các Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật để đảm bảo sự thống nhất, tiết kiệm về nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao
a) Công an Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan xây dựng quy chế phối hợp, phân công, thống nhất nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện Đề án, xác định lực lượng trung tâm thực hiện Đề án và các lực lượng phối hợp, cơ chế phối hợp để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tránh trùng lặp, bảo đảm các mối quan hệ phối hợp được duy trì và đi vào nề nếp. Trong đó, xác định vai trò nòng cốt và chủ trì, điều hành của Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sự tham gia của các cơ quan phối hợp như: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án Nhân dân Thành phố, Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức đoàn thể (Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố...), cơ quan hành nghề pháp luật, tổ hòa giải cơ sở...
b) Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với theo dõi, quản lý đối tượng hạn chế tình trạng một số đối tượng đi khỏi nơi cư trú; đồng thời giáo dục, cảm hóa, bố trí việc làm giúp đối tượng tránh mặc cảm và tự tin trong tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tốt công tác phòng ngừa để đạt mục tiêu về hạn chế tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
c) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lồng ghép các hoạt động triển khai thực hiện Đề án với các chương trình, Đề án có liên quan mà sở, ban, ngành, đoàn thể đang thực hiện như: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên, nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, Đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện... để tránh chồng chéo và đảm bảo thống nhất, tiết kiệm nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao.
4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
Về nội dung: Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp luật, quyền và nghĩa vụ thiết thực của đối tượng, tránh chung chung, dàn trải, nhằm thu hút sự quan tâm của đối tượng để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, đặc biệt phải bám sát nội dung các quy định của pháp luật để tuyên truyền đúng định hướng.
Về hình thức: Tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm đặc thù của đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất, tranh thủ sự tham gia của những người từng vi phạm đã cải tạo, học tập tốt tạo ra dư luận tốt để giáo dục, thuyết phục đối tượng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng đối với những nhóm đối tượng phù hợp.
Cụ thể với từng nhóm đối tượng như sau:
a, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù (thường gọi là phạm nhân), người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc:
- Về nội dung:
Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù tại các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ tổ chức giáo dục pháp luật cho các đối tượng này theo các chương trình riêng biệt với những nội dung phù hợp, gồm: chương trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành án phạt tù, chương trình cho số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và chương trình cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
Đối với học sinh trong trường giáo dưỡng, trại viên trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân, những hành vi bị nghiêm cấm, hậu quả khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (đặc biệt là tội phạm), kỹ năng sống và bảo vệ bản thân trước những tệ nạn xã hội, các chuẩn mực đạo đức xã hội và ý chí phấn đấu vươn lên... Đối với học sinh trong trường giáo dưỡng, do đặc thù lứa tuổi thanh thiếu niên nên tập trung phổ biến, giáo dục những nội dung dễ hiểu và mang tính định hướng bằng những phương pháp trực quan sinh động để học sinh dễ tiếp thu, giúp hình thành thói quen tuân thủ pháp luật và góp phần định hình nhân cách.
- Những hình thức đặc thù, phù hợp với đối tượng cần chú trọng triển khai thực hiện, gồm:
+ Tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường và cho viết thu hoạch để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về nội dung pháp luật được truyền đạt.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật: Cung cấp sách, báo, tài liệu pháp luật tại thư viện, ghi âm, ghi hình các chương trình phổ biến pháp luật, bài giảng, xây dựng các tiểu phẩm, phóng sự để phát trên hệ thống truyền thanh, truyền hình nội bộ đến từng buồng giam, phòng ở. Đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và trại viên, học sinh sắp chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có thể tổ chức cấp phát sách sổ tay, cẩm nang pháp luật, trong đó có các nội dung quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, vay vốn...
+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tổ, đội. Có thể tổ chức sân khấu hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua việc dàn dựng các tiểu phẩm sân khấu, kịch nói...
+ Giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng đối tượng: Cần có kế hoạch cụ thể gặp gỡ riêng những phạm nhân, học sinh, trại viên thường xuyên vi phạm nội quy, xếp loại cải tạo kém nhằm răn đe, uốn nắn đồng thời giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặc cảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.
+ Các hình thức khác như: Niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin của phân trại quản lý phạm nhân và buồng giam, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; tổ chức cho phạm nhân, học sinh, trại viên thi tìm hiểu pháp luật.
b, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù tập trung vào: Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đối tượng; Pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
Đối với người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào: Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là những quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm; Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù được quy định trong Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành; Các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, gia đình, xã hội, sự tự tin và các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết trong thời gian tái hòa nhập cộng đồng, các quy định về xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhưng vi phạm.
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, cần chú trọng thực hiện đối với nhóm đối tượng này gồm:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề do chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức để phổ biến, giới thiệu những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc các quy định có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các đối tượng, các quy định về việc làm... đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của họ.
+ Sinh hoạt câu lạc bộ với sự định hướng của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.
+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt được áp dụng với những đối tượng có nhận thức lệch lạc, quá tự ti, mặc cảm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở địa phương để nhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đối tượng, đồng thời còn nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thể cộng đồng về việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
c, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào: Tác hại và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; Chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện; Những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống...
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp gồm:
+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm...
+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt cho từng đối tượng giúp họ giải tỏa tâm lý, có động lực để cai nghiện thành công.
+ Các hình thức khác như: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức thành các lớp học tập trung; xây dựng và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật; niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin cơ sở cai nghiện bắt buộc, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
d, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nhóm đối tượng này tập trung vào: Các quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên; Tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật; Kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, không bị lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; Ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng cho thanh thiếu niên...
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng này cần gắn với đặc điểm lứa tuổi để áp dụng phù hợp.
+ Lồng ghép vào các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, hoạt động văn nghệ, thể thao để các em dễ tiếp thu những quy định pháp luật cần thiết.
+ Tổ chức các buổi nói chuyện để phổ biến các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trẻ em; tư vấn kỹ năng, nếp sống văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội.
+ Gặp gỡ, giáo dục đối với những trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nắm bắt tư tưởng, kịp thời động viên, uốn nắn giúp các em học tập, chấp hành tốt.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao kiến thức pháp luật cho chủ thể, đối tượng của Đề án (đặc biệt là nhóm đối tượng được quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thanh thiếu niên lang thang, cơ nhỡ) và nhân dân thông qua hình thức hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia, xây dựng và phát hành phim, phóng sự, tiểu phẩm có lồng ghép nội dung cần tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, gương người tốt, việc tốt…, được cập nhật, phổ biến trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các đài phát thanh, truyền hình, các báo, tạp chí chuyên ngành.
6. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm; hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở
Lựa chọn một số cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, một số xã, phường, thị trấn có những khó khăn, bất cập về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án để xây dựng mô hình điểm. Tổ chức đánh giá hiệu quả của các mô hình và triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả thiết thực.
7. Đảm bảo các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
Các sở, ban, ngành có liên quan kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số lượng, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp được giao quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật được phân công. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, các kiến thức chuyên ngành tâm lý, giáo dục, sư phạm, dạy nghề cho chủ thể của Đề án, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Rà soát, chuẩn hóa tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Rà soát chương trình dạy và học pháp luật trong các cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc... đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật theo hướng thiết thực, sinh động, phát huy vai trò chủ động và khơi dậy nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người học.
- Tổ chức biên soạn tài liệu cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hình thức các tài liệu gồm: Sách hỏi - đáp, cẩm nang, những điều cần biết, báo pháp luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật, chú trọng biên soạn, đa dạng hóa tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng dưới nhiều hình thức như: video, tiểu phẩm, bài giảng trực tuyến, ấn phẩm tuyên truyền về từng lĩnh vực pháp luật có liên quan đến từng nhóm đối tượng.
Nội dung của các tài liệu dành cho đối tượng của Đề án cần được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, theo đặc điểm đặc thù, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của từng nhóm đối tượng cụ thể ở từng địa bàn khác nhau.
c) Đáp ứng các nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
8. Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án
Định kỳ tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án bằng các hình thức phù hợp; xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại để tạo bước đột phá; đánh giá tác động của Đề án đến chất lượng cải tạo, chấp hành, học tập và tái hòa nhập cộng đồng của các đối tượng thuộc Đề án từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Có chế độ khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Thành phố cấp hàng năm.Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước, bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
2. Các sở, ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể có thể huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án. Việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí huy động phải đảm bảo hiệu quả, theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện
a) Giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019)
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018-2021.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng của Đề án; tổ chức sơ kết hoạt động của các mô hình điểm.
- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông đại chúng; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến hết năm 2021)
- Tiếp tục triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Nhân rộng các mô hình điểm đạt hiệu quả cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.
- Biên soạn tài liệu (sách hỏi đáp pháp luật, cẩm nang, những điều cần biết, tờ rơi, tờ gấp) cấp phát cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương.
-Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng Đề án.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án
2. Phân công nhiệm vụ
a) Công an Thành phố là cơ quan chủ trì:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm, định kỳ sơ kết, tổng kết, có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án.
- Xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố để huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng cho các đối tượng của Đề án.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Biên tập, biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án và tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù tại các Trại tạm giam.
- Lựa chọn một số cơ sở giam giữ để xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức tập huấn cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng giam giữ tại các Nhà tạm giữ.
b) Sở Tư pháp
- Phối hợp với Công an Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố; Lồng ghép triển khai Đề án với các chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương.
- Tổ chức tọa đàm, hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Lồng ghép thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn vi phạm trọng điểm; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và Thành phố (Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Pháp luật và Xã hội, Báo An ninh Thủ đô...) phổ biến chính sách pháp luật có liên quan.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật trên Trang thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
- Tham mưu đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án trong tổng kết hàng năm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố.
- Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Phối hợp với Công an Thành phố, Sở Tư pháp, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện, xây dựng mô hình điểm.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Đề án thuộc phạm vi quản lý ngành mình.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức tại trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng Đề án thuộc phạm vi quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phát video, xây dựng Tủ sách pháp luật...
- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, các Trung tâm dịch việc làm ưu tiên trong tổ chức dạy nghề, tuyển dụng lao động và tư vấn hỗ trợ tạo việc làm trong và ngoài nước đối với các đối tượng của Đề án.
- Đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án.
- Xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đoàn TNCSHCM thành phố Hà Nội tham gia triển khai các nội dung của Đề án trong phạm vi tổ chức mình và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Đề án, đồng thời giám sát việc triển khai thực hiện của các cơ quan tổ chức thực hiện Đề án.
e) Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua hoạt động chuyên môn.
g) Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn kinh phí khác huy động được trong quá trình thực hiện Đề án.
h) Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng thời lượng thích hợp, chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
i) Sở Giáo dục và Đào tạo: lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong Đề án Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
k) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã:
- Căn cứ nội dung của Đề án và điều kiện thực tế tại quận, huyện, thị xã ban hành Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn và hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo Kế hoạch.
- Lựa chọn xã, phường, thị trấn để xây dựng mô hình điểm về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; quản chế; người bị phạt tù được hưởng án treo; người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người được đặc xá; người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp nhà nước hiện hành.
- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả.
l) Đề nghị Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố có kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành tích cực tổ chức tư vấn, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Đề án theo quy định.
Trên cơ sở nội dung Đề án, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- Ủy ban MTTQ TP
- Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố;
- Đoàn TNCSHCM Thành phố
- Các Sở, ngành: Tư pháp, GD&ĐT, LĐTB&XH, Tài chính, TTTT, Công an TP, Tòa án TP, VKS TP;
- Đoàn Luật sư Thành phố;
- Hội luật gia Thành phố;
- VPUBTP: PCVP Phạm Chí Công; Các phòng: NC, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, NC(Bình).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "29/05/2018",
"sign_number": "120/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-168-2012-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-103-2010-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-14-149537.aspx | Thông tư 168/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 103/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 14 | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 168/2012/TT-BTC
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2012
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 103/2010/TT-BTC NGÀY 19/7/2010 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 141/2009/TT-BTC NGÀY 13/7/2009 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Thông báo số 165-TB/TW ngày 27/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”;
Thực hiện Quyết định số 2460-QĐ/BTCTW ngày 24/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương về việc ban hành “Quy chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ I;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” như sau:
Điều 1. Sửa đổi khoản 12, điều 1 của Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” như sau:
Bổ sung khoản 4, điều 6 - Vé máy bay áp dụng cho các đối tượng tham dự các khóa bồi dưỡng, đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
Những nội dung khác quy định tại Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cực Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, VI.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "11/10/2012",
"sign_number": "168/2012/TT-BTC",
"signer": "Nguyễn Công Nghiệp",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-07-2005-CT-BTS-nang-cao-hieu-qua-chong-lang-phi-that-thoat-dau-tu-xay-dung-su-dung-von-nha-nuoc-thuoc-Bo-Thuy-san-17552.aspx | Chỉ thị 07 /2005/CT-BTS nâng cao hiệu quả chống lãng phí thất thoát đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước thuộc Bộ Thủy sản | BỘ THUỶ SẢN
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 07/2005/CT-BTS
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2005
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHỐNG LÃNG PHÍ, THẤT THOÁT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ THỦY SẢN
Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của Ngành Thủy sản đã đạt được một số kết quả đáng kể. Qua đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật Ngành Thủy sản được từng bước nâng cấp và cải thiện. Bước đầu phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đóng góp bảo vệ an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng, đồng thời tiếp tục nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 07/2004/CT-BTS ngày 30 tháng 6 năm 2004 về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng thuộc Bộ Thủy sản; Bộ trưởng Bộ Thủy sản chỉ thị:
1.Vụ Kế hoạch - Tài chính:
Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể Ngành Thủy sản; các quy hoạch vùng, lĩnh vực sản xuất để làm cơ sở triển khai nhiệm vụ phát triển Ngành.
Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ, Vụ Tổ chức - Cán bộ rà soát các dự án đầu tư xây dựng trong các đơn vị thuộc Bộ sử dụng vốn Nhà nước giai đoạn 2001-2005, đối chiếu với quy hoạch đã được duyệt, khả năng nguồn vốn, việc thực hiện quy trình và thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, mục tiêu và hiệu quả đầu tư; từ đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 31 tháng 12 năm 2005.
Củng cố kiện toàn công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch đầu tư xây dựng; nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc chỉ bố trí vốn cho các dự án, chương trình khi đã có đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về xây dựng; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Nghiên cứu đề xuất tiêu chí cụ thể để cân đối, phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án đầu tư thuộc Bộ và Ngành Thuỷ sản theo nguyên tắc: tập trung, có trọng điểm, hài hoà giữa khả năng cân đối vốn với nhu cầu thực tế; thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư.
Tuân thủ các định mức, các quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn đã được Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành công bố bắt buộc áp dụng khi thẩm định các dự án đầu tư. Kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các chủ đầu tư tại các dự án do Bộ quản lý.
Rà soát tình hình thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001-2005; đề xuất kiến nghị các biện pháp xử lý nhằm khắc phục tình trạng khá phổ biến là công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toán vốn đầu tư như hiện nay.
Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ được giao làm chủ đầu tư thực hiện quyết toán dứt điểm vốn đầu tư còn nợ đọng đối với các dự án đã hoàn thành và thực hiện quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình, công trình, dự án đúng thời hạn quy định, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng trước ngày 31 tháng 12 năm 2005.
Chủ trì, phối hợp Vụ Khoa học - Công nghệ, Vụ Pháp chế xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát, thẩm định chặt chẽ và hiệu quả tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng: quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Quy định cấp thẩm quyền và trách nhiệm cho các công việc này.
Xây dựng kế hoạch để thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các công việc trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã giao quyền cho chủ đầu tư thực hiện, nếu phỏt hiện cú vi phạm phỏp luật hoặc trỏi với quy hoạch, kế hoạch phỏt triển Ngành, lĩnh vực, các tiêu chuẩn, các điều kiện hoạt động thỡ xử lý theo thẩm quyền hoặc bỏo cỏo Bộ trưởng xem xột.
Chủ trì, phối hợp Thanh tra Bộ định kỳ hàng năm công khai danh sách và hình thức xử lý các nhà thầu thường xuyên vi phạm quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế, về quy chế đấu thầu, về chất lượng công trình xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ trên trang thông tin đấu thầu của nhà nước do Bộ Kế hoạch - Đầu tư quản lý.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, hoàn thiện, bổ sung các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng chuyên ngành Thuỷ sản phục vụ cho công tác quản lý đầu tư xây dựng.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ
Chủ trì, phối hợp cùng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế tham mưu cho Bộ để phân cấp mạnh mẽ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, giảm việc ôm đồm của Bộ, vừa quản lý nhà nước vừa làm chủ đầu tư của các công trình cụ thể, đặc biệt là các công trình tại địa phương.
Chủ trì, phối hợp cùng Vụ Kế hoạch - Tài chính tiến hành rà soát lại danh sách các ban quản lý dự án hiện tại; đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc, tồn tại theo hướng giải thể các ban quản lý không đủ điều kiện năng lực, hạn chế các chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, tăng cường hình thức thuê tư vấn quản lý dự án có đủ năng lực phù hợp với loại, cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, của Bộ Xây dựng.
4.Thanh tra Bộ
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở các đơn vị trực thuộc Bộ Thủy sản.
Chủ trì, phối hợp các cơ quan hữu quan tiến hành đánh giá tổng kết, tình hình chống lãng phí, thất thoát, dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có tiêu cực, báo cáo Bộ trưởng.
5.Thủ trưởng các đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án
Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, có giải pháp thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ được giao,
Chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng và tiến độ xây dựng công trình, dự án. Lựa chọn giám đốc điều hành dự án là người có đủ điều kiện năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, của Bộ Xây dựng.
Chọn cán bộ đủ năng lực, hiểu biết pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao để thành lập Ban Quản lý dự án, kiện toàn, sắp xếp lại các ban quản lý dự án hiện có, đảm bảo đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm theo quy định của Chính phủ.
Tăng cường công tác quản lý việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, kế toán và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đối với các đơn vị trực thuộc và báo cáo kết quả về Bộ theo quy định.
6.Các Chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án:
Phải tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư, xác định rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý của các bên có liên quan đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình phải điều chỉnh trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Phải thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định của pháp luật về đấu thầu khi tổ chức đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng. Đặc biệt tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu phải thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; không được sử dụng những người không đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, kém phẩm chất hoặc đã có các sai sót trong đánh giá hồ sơ dự thầu trước đây làm thành viên tổ tư vấn đánh gia hồ sơ dự thầu. Phải xử lý nghiêm những người vi phạm trong quá trình tổ chức chấm thầu. Khi chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế! nghiêm cấm chỉ định nhà thầu thi công xây lắp, tư vấn xây dựng công trình không đủ năng lực phù hợp với loại, cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, của Bộ Xây dựng.
Tăng cường kiểm tra, xây dựng hệ thống giám sát về chất lượng công trình đủ năng lực, hiệu quả giúp Chủ đầu tư giám sát, kiểm soát, kiểm định chất lượng, tiến độ và xử lý các vấn đề trong quá trình thi công. Kiên quyết xử lý các kỹ sư tư vấn, các nhà thầu có hành vi tiêu cực hoặc thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Đẩy nhanh công tác lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đảm bảo nội dung, chất lượng và thời hạn theo quy định. Đặc biệt các Chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ các thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng (kể cả điều chỉnh nếu có) về: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán, giá trị gói thầu, giá trị hợp đồng, quản lý chi phí phát sinh trong quá trình thi công theo đúng quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời hạn phải nộp báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định.
Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính cùng Thanh tra Bộ theo dõi đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo Bộ trưởng theo quy định.
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Tạ Quang Ngọc | {
"issuing_agency": "Bộ Thuỷ sản",
"promulgation_date": "02/08/2005",
"sign_number": "07/2005/CT-BTS",
"signer": "Tạ Quang Ngọc",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-01-2024-TT-BKHCN-kiem-tra-Nha-nuoc-chat-luong-hang-hoa-luu-thong-tren-thi-truong-598704.aspx | Thông tư 01/2024/TT-BKHCN kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2024/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2024
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nội dung, trình tự và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng và đối tượng kiểm tra
1. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối tượng kiểm tra
a) Hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.
b) Hàng hóa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường là hàng hóa được vận chuyển, trưng bày, khuyến mại, tiếp thị và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử), trừ hàng hóa đang được vận chuyển từ cửa khẩu về kho lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu hoặc đang lưu giữ tại kho lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu, chờ kiểm tra thông quan.
2. Người chứng kiến là người được Đoàn kiểm tra mời để chứng kiến việc kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư này.
3. Lô hàng hóa
a) Đối với hàng hóa dạng rời, đơn chiếc: Lô hàng hóa là tập hợp một loại hàng hóa được xác định về số lượng, có cùng kiểu loại, cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
b) Đối với hàng hóa mà trong quá trình lưu giữ, bảo quản, bán hàng hóa có thể bị trộn lẫn làm thay đổi về chất lượng: Lô hàng hóa là tập hợp một loại hàng hóa được xác định về số lượng được lưu giữ, bảo quản, bán hàng hóa trong cùng một đơn vị lưu giữ, bảo quản hoặc một địa điểm lưu giữ, bảo quản.
4. Cơ quan kiểm tra ở Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cơ quan kiểm tra ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
5. Các từ ngữ khác liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong Thông tư này áp dụng theo quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật.
Điều 4. Căn cứ kiểm tra
1. Thông tin, cảnh báo về hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa.
3. Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
4. Theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển đến.
5. Theo kế hoạch kiểm tra hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra theo kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Hằng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kết quả kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b) Đối với những cơ sở đã được phê duyệt trong kế hoạch hằng năm, căn cứ tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, trường hợp cơ quan kiểm tra không kiểm tra tại cơ sở thì gửi công văn đến cơ sở được kiểm tra yêu cầu báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến sản phẩm hàng hóa do cơ sở đang kinh doanh. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa thông qua các báo cáo của cơ sở được kiểm tra thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất theo quy định tại Thông tư này.
2. Kiểm tra đột xuất chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Căn cứ kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Thông tư này.
Chương II
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ KIỂM TRA
Điều 6. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra thông tin hàng hóa
a) Kiểm tra nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo mà quy định buộc phải có;
b) Kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy theo quy định;
c) Kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định;
2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa
a) Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo;
b) Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá;
3. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu theo quy định tại Thông tư này.
4. Đối với hàng hóa kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, Đoàn kiểm tra tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang thông tin điện tử với thực tế của hàng hóa được kiểm tra.
Điều 7. Trình tự kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
a) Công bố Quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 1. QĐ/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 3. BB/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, Trưởng Đoàn kiểm tra. Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là chính quyền cấp xã) hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.
Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
Trường hợp Đoàn kiểm tra có lấy mẫu hàng hóa thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
d) Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
đ) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.
2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập, đột xuất theo các bước sau đây:
a) Công bố Quyết định kiểm tra được người có thẩm quyền ban hành, xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 2. QĐ/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 4. BB/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, kiểm soát viên chất lượng. Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.
Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì kiểm soát viên chất lượng phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;
d) Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
đ) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.
3. Trường hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan chủ trì kiểm tra xác định hoặc xác minh (tên, địa chỉ) người bán hàng trước khi kiểm tra.
Trình tự kiểm tra thực hiện theo các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 8. Lấy mẫu và xử lý mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa
1. Lấy mẫu hàng hóa
Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng Đoàn kiểm tra xử lý như sau:
- Lấy mẫu hàng hóa và lập biên bản theo Mẫu 5. BBLM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa được lấy mẫu để dùng làm căn cứ xác định lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ trong trường hợp hàng hóa vi phạm về chất lượng.
- Cùng đại diện cơ sở được kiểm tra xác định số lượng của lô hàng hóa được lấy mẫu tại thời điểm nhập hàng gần nhất trước thời điểm lấy mẫu kiểm tra và tại thời điểm lấy mẫu kiểm tra.
Mẫu hàng hóa được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô hàng hóa được kiểm tra. Số lượng của mỗi đơn vị mẫu bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định. Một (01) đơn vị mẫu được Đoàn kiểm tra gửi đi thử nghiệm, cơ sở được kiểm tra có quyền không lưu hoặc lưu không quá ba (03) đơn vị mẫu dùng làm căn cứ đối chứng với đơn vị mẫu gửi thử nghiệm.
Trường hợp hàng hóa không đủ số lượng để lấy mẫu kiểm tra hoặc không xác định được lô hàng thì Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu khảo sát chất lượng hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
2. Trình tự lấy mẫu hàng hóa
a) Lập biên bản lấy mẫu hàng hóa theo Mẫu 5. BBLM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong theo Mẫu 8. TNPM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tem niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, người bán hàng.
Trường hợp người bán hàng không ký biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu thì biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản, tem niêm phong; trường hợp biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
3. Thử nghiệm mẫu hàng hóa
Mẫu hàng hóa được thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định pháp luật.
Trường hợp hàng hóa không có hướng dẫn riêng về thời gian gửi mẫu đi thử nghiệm, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu, Đoàn kiểm tra phải gửi mẫu hàng hóa đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật để thử nghiệm.
Mẫu hàng hóa trước khi gửi đến tổ chức thử nghiệm phải được mã hóa và lập biên bản mã hóa theo Mẫu 6. BB/MHM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trong quá trình vận chuyển, phải thực hiện các yêu cầu bảo đảm an toàn, nguyên trạng. Việc bàn giao mẫu với tổ chức thử nghiệm được lập biên bản giao nhận mẫu theo Mẫu 7. BB/GNM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết quả thử nghiệm chất lượng hàng hóa tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định pháp luật là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp theo quy định.
4. Lưu mẫu và xử lý mẫu
Cơ sở được kiểm tra nếu lưu mẫu do Đoàn kiểm tra lấy mẫu bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về việc lưu mẫu và không làm ảnh hưởng đến tính chất ban đầu của mẫu lưu.
Sau khi đơn vị mẫu gửi đi thử nghiệm có kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết quả thử nghiệm cho cơ sở được kiểm tra theo Mẫu 10. TB/KQTN của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này để xử lý mẫu lưu.
- Đối với các mẫu đạt chất lượng và chưa hết hạn sử dụng, cơ sở được kiểm tra có thể tiếp tục bán hoặc sử dụng;
- Đối với các mẫu vi phạm về chất lượng, cơ sở được kiểm tra thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
- Đối với mẫu hết hạn sử dụng, cơ sở được kiểm tra tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
5. Chi phí lấy mẫu, chi phí thử nghiệm mẫu hàng hóa
Chi phí lấy đơn vị mẫu thử nghiệm và chi phí thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra không chi trả chi phí cho đơn vị mẫu lưu tại cơ sở được kiểm tra.
Điều 9. Lấy mẫu và xử lý mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ khảo sát chất lượng hàng hóa
1. Trường hợp cơ quan kiểm tra lấy mẫu hàng hóa để khảo sát theo dõi tình hình chất lượng hàng hóa trên thị trường thì không cần có mẫu lưu.
2. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng nhưng không đủ số lượng để lấy mẫu kiểm tra hoặc không xác định được số lượng lô hàng thì Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu để khảo sát chất lượng hàng hóa. Việc Đoàn kiểm tra thay đổi mục đích lấy mẫu phải thể hiện rõ lý do tại Biên bản kiểm tra. Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu khảo sát không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa đó hoặc thông báo cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương tổ chức kiểm tra hoặc thanh tra cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật.
3. Chi phí lấy mẫu khảo sát do cơ quan kiểm tra chi trả.
Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa
1. Đối với các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chưa đến mức bị xử lý vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản kiểm tra và yêu cầu người bán hàng thực hiện hành động khắc phục. Khi khắc phục xong, người bán hàng báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra xác nhận bằng văn bản khi người bán hàng khắc phục đạt yêu cầu. Hết thời hạn báo cáo tại Biên bản kiểm tra, nếu người bán hàng không thực hiện hành động khắc phục thì cơ quan kiểm tra công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và hành vi vi phạm.
2. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hành chính, kiểm soát viên chất lượng, Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra xử lý như sau:
a) Lập Biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).
Niêm phong hàng hóa và lập Biên bản niêm phong hàng hóa theo Mẫu biên bản số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP , đồng thời yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa vi phạm.
b) Báo cáo cơ quan kiểm tra kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra trong vòng 02 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện vi phạm ra Thông báo tạm dừng lưu thông đối với hàng hóa vi phạm theo Mẫu 11. TB/TDLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Lập và hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính để người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật theo Mẫu quyết định số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp vượt thẩm quyền thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt.
d) Đối với hàng hóa niêm phong, sau khi người bán hàng nộp phạt vi phạm hành chính, thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung và trả chi phí mua mẫu, chi phí thử nghiệm mẫu hàng hóa thì cơ quan kiểm tra mở niêm phong, lập biên bản mở niêm phong theo Mẫu biên bản số 27 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP để người bán hàng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi khắc phục xong, người bán hàng báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra kèm theo bằng chứng khắc phục.
Căn cứ báo cáo và hồ sơ kèm theo của người bán hàng, nếu thấy hàng hóa đó đã được khắc phục đạt yêu cầu thì cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo Mẫu 12. TB/TTLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Trường hợp người bán hàng thực hiện tái chế hàng hóa theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì khi tái chế xong người bán hàng báo cáo bằng văn bản về cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt.
Khi kết quả thử nghiệm lại phù hợp quy định pháp luật, cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo Mẫu 12. TB/TTLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Trường hợp người bán hàng thực hiện việc tự tiêu hủy hàng hóa vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan về việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
3. Tùy thuộc vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả của lô hàng không phù hợp về chất lượng, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
4. Sau khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa đó hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu theo quy định pháp luật.
5. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: Quyết định kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản niêm phong, Thông báo tạm dừng lưu thông, các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, các tài liệu có liên quan do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp có xác nhận của tổ chức, cá nhân vi phạm và công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và thông báo đến cơ quan kiểm tra biết kết quả xử phạt để theo dõi, tổng hợp.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm, báo cáo kết quả kiểm tra về chất lượng hàng hóa
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm bảo đảm phù hợp với quy định về phối hợp kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng hiện hành.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra
a) Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP. Nội dung báo cáo gồm: Đặc điểm tình hình lưu thông hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý; Kết quả kiểm tra theo Biểu mẫu số 15a/KTCL hoặc Biểu mẫu số 15b/KTCL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nhận xét đánh giá chung; Kiến nghị.
b) Cơ quan kiểm tra địa phương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm quản lý, gửi về cơ quan chủ quản và Sở Khoa học và Công nghệ. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp kết quả kiểm tra của các cơ quan kiểm tra tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
c) Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Cơ quan kiểm tra ở Trung ương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm quản lý, gửi về Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
Điều 12. Trách nhiệm của người bán hàng
1. Người bán hàng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp người bán hàng có thực hiện hoạt động thương mại điện tử thì phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
2. Người bán hàng có trách nhiệm thực hiện lưu mẫu, xử lý mẫu theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2024.
2. Các Thông tư dưới đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN);
b) Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN).
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các vụ việc đang xử lý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN .
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, PC, TĐC (5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Xuân Định
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BIỂU SỬ DỤNG TRONG VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT
Ký hiệu
Tên mẫu biểu
1
Mẫu 1. QĐ/ĐKT
Quyết định kiểm tra - Đoàn kiểm tra.
2
Mẫu 2. QĐ/KSV
Quyết định kiểm tra - Kiểm soát viên chất lượng.
3
Mẫu 3. BB/ĐKT
Biên bản kiểm tra - Đoàn kiểm tra.
4
Mẫu 4. BB/KSV
Biên bản kiểm tra - Kiểm soát viên chất lượng.
5
Mẫu 5. BBLM
Biên bản lấy mẫu.
6
Mẫu 6. BB/MHM
Biên bản mã hóa mẫu.
7
Mẫu 7. BB/GNM
Biên bản giao nhận mẫu.
8
Mẫu 8. TNPM
Tem niêm phong mẫu.
9
Mẫu 9. TNPHH
Tem niêm phong hàng hóa.
10
Mẫu 10. TB/KQTN
Thông báo kết quả thử nghiệm.
11
Mẫu 11. TB/TDLT
Thông báo tạm dừng lưu thông.
12
Mẫu 12. TB/TTLT
Thông báo về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Mẫu 1. QĐ/ĐKT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-...
….., ngày … tháng … năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ………………………...(2)……..;
Căn cứ ………………………...(3)……..;
Theo đề nghị của………………………...(4)……..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, gồm các thành viên sau đây:
1. Họ tên và chức vụ:…………………………….Trưởng đoàn
2. Họ tên và chức vụ: …………………………….Thành viên
3. Họ tên và chức vụ: …………………………….Thành viên
Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại………………(5)…………….
- Nội dung kiểm tra:
- Đối tượng kiểm tra:
- Chế độ kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra: từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đoàn kiểm tra, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (…..đơn vị
soạn thảo).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
_________________________
(1) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ra quyết định;
(2) Nếu là kiểm tra theo kế hoạch: Ghi tên văn bản kế hoạch kiểm tra được phê duyệt; Nếu là kiểm tra đột xuất: Ghi căn cứ kiểm tra đột xuất phù hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này.
(3) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định;
(4) Thủ trưởng đơn vị có chức năng tham mưu đề xuất việc kiểm tra;
(5) Tên địa bàn kiểm tra.
Mẫu 2. QĐ/KSV
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /QĐ-...
….., ngày … tháng … năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số … tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ………………(2)……………;
Theo đề nghị của ………………(3)……………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao Ông/Bà………………………, chức vụ………….là kiểm soát viên chất lượng, tiến hành kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại:
Tên cơ sở kiểm tra:……………………..;
Địa chỉ:………………………….
Điều 2. Ông/Bà……………. có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường với:
- Nội dung kiểm tra:
- Đối tượng kiểm tra:
- Chế độ kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ông/Bà…………, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (… đơn vị
soạn thảo).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
_________________________
(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;
(2) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định.
(3) Thủ trưởng đơn vị có chức năng tham mưu đề xuất việc kiểm tra;
Mẫu 3. BB/ĐKT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐOÀN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Số:………………………
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ...
Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thành lập theo Quyết định số… /QĐ-…… ngày… tháng … năm … của …….(1) đã tiến hành kiểm tra từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … tại ………
Thành phần Đoàn kiểm tra gồm
1. …………… chức vụ: Trưởng đoàn
2. …………… chức vụ: Thành viên
3. ……………
Đại diện cơ sở được kiểm tra:
1. …………… chức vụ: ……………
2. ……………
Với sự tham gia của
1. …………… chức vụ: ……………
2. ……………
I. Nội dung, kết quả kiểm tra:
(Ghi theo các nội dung theo thực tế kiểm tra)
II. Nhận xét, đánh giá:
(Nhận xét, đánh giá về các nội dung theo thực tế kiểm tra tại thời điểm kiểm tra)
III. Các biện pháp xử lý, kiến nghị xử lý:
IV. Yêu cầu đối với cơ sở:
V. Ý kiến của đại diện cơ sở được kiểm tra:
Biên bản được lập thành …. bản có giá trị như nhau vào hồi ... giờ … ngày… tháng ... năm .... tại …………………………., đã được các bên thông qua. Đại diện cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản,….. bản lưu tại đoàn kiểm tra./.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
_________________________
- (1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.
- Trường hợp Đoàn kiểm tra liên ngành số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra.
Mẫu 4. BB/KSV
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT VIÊN
CHẤT LƯỢNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Số:…………….
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ..........
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….., Tôi………….Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra tại: …………………………………………………
Đại diện cơ sở được kiểm tra:……………………………..
Người chứng kiến:…………………………………..
I. Nội dung, kết quả kiểm tra:
(Ghi theo các nội dung theo thực tế kiểm tra)
II. Nhận xét, đánh giá:
(Nhận xét, đánh giá về các nội dung theo thực tế kiểm tra tại thời điểm kiểm tra)
III. Các biện pháp xử lý, kiến nghị xử lý:
IV. Yêu cầu đối với cơ sở:
V. Ý kiến của đại diện cơ sở được kiểm tra được kiểm tra:
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi giờ … ngày … tháng … năm …. tại………………………………., đã được các bên thông qua. Đại diện cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản. Kiểm soát viên chất lượng lưu 01 bản./.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
KIỂM SOÁT VIÊN CHẤT LƯỢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 5. BBLM
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số.../.../BBLM-ĐKT
(Kèm theo Biên bản kiểm tra số: .....)
1. Tên cơ sở được lấy mẫu:…………………………………….
2. Địa chỉ cơ sở được lấy mẫu: …………………………………….
3. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)
…………………………………….…………………………………….
4. Người lấy mẫu: Họ tên, chức danh, đơn vị)
…………………………………….…………………………………….
5. Phương pháp lấy mẫu: …………………………………….
STT
Tên mẫu, ký hiệu
Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn hoặc tên, địa chỉ cơ sở cung cấp
Đơn vị tính
(Khối lượng/số lượng)/ mẫu
Khối lượng/số lượng hàng hóa tại thời điểm lấy mẫu
Ngày sản xuất (nếu có)
Thời hạn lưu mẫu
Ghi chú
6. Tình trạng mẫu:
- Mẫu được chia thành không quá 04 đơn vị mẫu: 01 đơn vị mẫu để thử nghiệm. Cơ sở được kiểm tra lưu không quá 03 đơn vị, được lưu tại …. (Số lượng của mỗi đơn vị mẫu bảo đảm đủ để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định).
- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở được lấy mẫu.
Biên bản được lập thành ......... bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua. Đại diện cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản, …. bản lưu tại đoàn kiểm tra./.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 6. BB/MHM
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN MÃ HÓA MẪU
1. Họ tên người mã hóa mẫu: ……….…………………………………….
- Chức vụ: ……….…………………………………….
2. Họ tên người giám sát mã hóa mẫu: ……….…………………………………….
- Chức vụ: ……….…………………………………….
3. Ngày giờ mã hóa mẫu: Lúc …. giờ …. ngày …. tháng …. năm ….
4. Địa điểm mã hóa mẫu: ……….…………………………………
5. Tình trạng mẫu: ……….…………………………………
6. Lưu ý về mẫu (nếu có): ……….…………………………………
STT
Mã hóa
Tên mẫu
Nơi lấy mẫu
Tên địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trên nhãn
Ghi chú
NGƯỜI GIÁM SÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI MÃ HÓA
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 7. BB/GNM
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU
1. Bên giao: ……….…………………………………
- Họ tên CBCM/KSVCL: ……….…………………………………
- Chức vụ: ……….…………………………………
2. Bên nhận: ……….…………………………………
- Họ tên người nhận: ……….…………………………………
- Chức vụ: ……….…………………………………
3. Ngày giờ giao nhận mẫu: Lúc … giờ … ngày … tháng … năm …
4. Địa điểm giao nhận mẫu: …….…………………………………
5. Bảng thống kê mẫu:
STT
Tên mẫu, Mã hóa
Số lượng mẫu
Chỉ tiêu thử nghiệm
QCVN/TCVN/TCCS
6. Tình trạng mẫu: …….…………………………………
7. Lưu ý về mẫu (nếu có): …….…………………………………
BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 8. TNPM
TEM NIÊM PHONG MẪU
Số: .../TNPM
Kèm theo Biên bản lấy mẫu số ……... ngày …. tháng …. năm ….
Tên mẫu: …….…………………………………
Ký hiệu mẫu: …….…………………………………
Ngày lấy mẫu: …….…………………………………
NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra khi niêm phong mẫu.
Mẫu 9. TNPHH
TEM NIÊM PHONG HÀNG HÓA
Số: …./TNPHH
Kèm theo Biên bản niêm phong hàng hóa số ……… ngày … tháng … năm …
Tên hàng hóa niêm phong:………………………………………………..
Lượng hàng hóa niêm phong: ……………………………………………..
Ngày niêm phong: ……………………………………………..
NGƯỜI NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra trước khi niêm phong hàng hóa.
Mẫu 10. TB/KQTN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-….
….., ngày … tháng … năm 20…
THÔNG BÁO
Kết quả thử nghiệm mẫu
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số … ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1) … tại Quyết định số … ngày … tháng … năm …;
Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số … và kết quả thử nghiệm mẫu số …;
Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.
………….… (1) THÔNG BÁO
I. Kết quả thử nghiệm mẫu
STT
Tên mẫu, Ký hiệu
Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn
Thuộc lô hàng (Khối lượng, ngày sản xuất, số lô, nếu có)
Chỉ tiêu chất lượng
Kết luận về chất lượng mẫu………………………………………………
II. Yêu cầu đối với cơ sở được kiểm tra:
Nơi nhận:
- Cơ sở được kiểm tra (để thực hiện);
- Lưu: VT, (... đơn vị soạn thảo).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
_________________________
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên cơ sở được kiểm tra.
Mẫu 11.TB/TDLT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-….
….., ngày … tháng … năm 20…
THÔNG BÁO
Đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số …./TT-BKHCN ngày …. tháng …. năm …. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1) ….…. tại Quyết định số….ngày …. tháng …. năm ….;
Căn cứ Biên bản kiểm tra số …. ngày …. tháng …. năm …. tại….;
Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số …. và kết quả thử nghiệm mẫu số….,
Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.
... (1) THÔNG BÁO
1. Đề nghị tạm dừng việc …. (bán, lưu thông, sử dụng….) hàng hóa (Tên hàng - số lượng) từ ngày …. của: ….….….
- Tên tổ chức, cá nhân ….…. (2)
- Địa chỉ: ….….….….….
Lý do tạm dừng lưu thông (Ghi nội dung nhãn và/hoặc chỉ tiêu không đạt):
- Về nhãn hàng hóa: ….….….
- Về chất lượng: ….….….….
2. (2) có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất, hoặc nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn ….…. ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Nơi nhận:
- Người bán hàng (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, (... đơn vị soạn thảo).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
_________________________
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân (CSKD) có hàng hóa tạm dừng lưu thông.
Mẫu 12. TB/TTLT
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-….
….., ngày … tháng … năm 20…
THÔNG BÁO
Về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Thông tư số … tháng … năm… của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số……;
Căn cứ kết quả hành động khắc phục đối với hàng hóa.......................... ………
..........(1) THÔNG BÁO
Tên hàng hóa …… số lượng ………… của:
- Tên tổ chức, cá nhân ………… (2)
- Địa chỉ: ……………………
Được tiếp tục lưu thông trên thị trường kể từ ngày ban hành thông báo này.
Nơi nhận:
- Người bán hàng (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, (... đơn vị soạn thảo).
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
_________________________
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân có hàng hóa được tiếp tục lưu thông | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "18/01/2024",
"sign_number": "01/2024/TT-BKHCN",
"signer": "Lê Xuân Định",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-08-2013-TT-BTC-huong-dan-thuc-hien-ke-toan-nha-nuoc-ap-dung-He-thong-167701.aspx | Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng Hệ thống | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2013/TT-BTC
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2013
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ NGHIỆP VỤ KHO BẠC (TABMIS)
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS), như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS
Thông tư này áp dụng cho các đơn vị sau:
1. Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN);
2. Cơ quan tài chính các cấp, bao gồm: Bộ Tài chính (các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính tham gia quy trình quản lý phân bổ ngân sách nhà nước); Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng tài chính các quận, huyện, thị xã;
3. Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS;
4. Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN.
Điều 2. Đối tượng của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS
1. Tiền và các khoản tương đương tiền;
2. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
3. Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
4. Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
5. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
6. Các khoản kết dư NSNN các cấp;
7. Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
8. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
9. Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.
Điều 3. Nội dung kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS
Kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi Ngân sách nhà nước; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống.
Điều 4. Tổ chức bộ máy kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS
Kho bạc Nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán; Cơ quan tài chính các cấp, đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy để thực hiện công việc kế toán theo quy trình nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002, Luật Kế toán ngày 17/6/2003, Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006 và các quy định của Thông tư này.
Điều 5. Nhiệm vụ của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS
1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
a) Dự toán chi Ngân sách nhà nước;
b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
d) Các quĩ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
e) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
f) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;
g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;
h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;
i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.
2. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi Ngân sách nhà nước, vay và trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
3. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán Ngân sách nhà nước, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.
Điều 6. Phương pháp ghi chép
Phương pháp ghi chép kế toán áp dụng cho TABMIS là phương pháp “ghi sổ kép”. Phương pháp “ghi sổ đơn” được áp dụng trong từng trường hợp theo quy định cụ thể.
Điều 7. Đơn vị tính trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là“VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.
Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo lường chính thức của Nhà nước (kg, cái, con ...). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VND cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính. Trường hợp cần thiết được sử dụng thêm các đơn vị đo lường khác phù hợp với các quy định cụ thể trong công tác quản lý.
Điều 8. Chữ viết, chữ số và phương pháp làm tròn số
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp chứng từ kế toán, hóa đơn, tài liệu kế toán sử dụng tiếng nước ngoài phải có bản phiên dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đính kèm.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
3. Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:
- Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
- Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
4. Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng Đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định tại điểm 3 của điều này.
Điều 9. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS gồm: Kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý.
1.1. Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch).
1.2. Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).
1.3. Kỳ chỉnh lý là khoảng thời gian để hạch toán và điều chỉnh các khoản thu chi thuộc ngân sách năm trước theo quy định sau khi đã kết thúc ngày 31/12. Các bút toán hạch toán thu, chi thuộc ngân sách năm trước trên kỳ chỉnh lý có ngày hiệu lực là ngày 31/12 năm trước.
2. Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định trong Thông tư này. Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế mở, đóng kỳ kế toán trên TABMIS và hướng dẫn việc khóa sổ và lập báo cáo theo các kỳ khác phục vụ yêu cầu quản lý cụ thể.
Điều 10. Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Các đơn vị KBNN phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
- Cuối kỳ kế toán tháng, năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị KBNN phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản tại đơn vị; người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê tại đơn vị mình.
Điều 11. Thanh tra, kiểm tra kế toán
1. Thủ trưởng, Kế toán trưởng các đơn vị KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thanh tra, kiểm tra kế toán đối với đơn vị cấp dưới và nội bộ đơn vị, hoạt động thanh tra, kiểm tra của đơn vị cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra kế toán phải có quyết định thanh tra, kiểm tra kế toán, trong đó ghi rõ nội dung thanh tra, kiểm tra, thời hạn thanh tra, kiểm tra và có quyền yêu cầu KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS được thanh tra, kiểm tra cử người phối hợp, giúp đoàn thanh tra, kiểm tra trong thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra. Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra, kiểm tra và các kết luận trong biên bản thanh tra, kiểm tra.
2. Thủ trưởng, Kế toán trưởng các đơn vị KBNN và các đơn vị khác tham gia TABMIS được thanh tra, kiểm tra phải cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ, sổ sách, số liệu kế toán cần thiết theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và trong phạm vi nội dung kiểm tra; phải thực hiện nghiêm chỉnh các kiến nghị của đoàn kiểm tra phù hợp với chế độ hiện hành trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn chế độ thanh tra, kiểm tra, quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán nhà nước trong Hệ thống KBNN; Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kiểm tra kế toán liên quan đến các đơn vị khác tham gia TABMIS.
Điều 12. Tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán gồm: Các thông tin trên giấy và thông điệp dữ liệu điện tử thể hiện theo các hình thức chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ KBNN, báo cáo nhanh, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán. Tài liệu kế toán phải được bảo quản chu đáo, an toàn tại đơn vị KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Sau khi quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn, tài liệu kế toán phải được hoàn thành việc sắp xếp, phân loại và đưa vào lưu trữ. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này.
3. Tài liệu kế toán đã lưu trữ chỉ được đưa ra sử dụng khi được sự đồng ý của Thủ trưởng, Kế toán trưởng đơn vị KBNN và các đơn vị khác tham gia TABMIS. Nghiêm cấm mọi trường hợp cung cấp tài liệu kế toán ra bên ngoài đơn vị hoặc mang tài liệu kế toán ra khỏi đơn vị kế toán nhà nước khi chưa được phép bằng văn bản của Thủ trưởng, Kế toán trưởng đơn vị KBNN và đơn vị khác tham gia TABMIS.
Điều 13. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
1. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
2. Tài liệu kế toán điện tử được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép để thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;
c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu;
d) Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế lưu trữ tài liệu kế toán áp dụng cho các đơn vị trong hệ thống KBNN; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kế toán áp dụng cho các đơn vị khác thực hiện TABMIS.
Điều 14. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán
Ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu của công tác kế toán, sử dụng và cung cấp các tài liệu kế toán dưới dạng dữ liệu điện tử theo đúng quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành.
Thực hiện việc khai thác, trao đổi và cung cấp dữ liệu kế toán, thông tin báo cáo với các cơ quan trong ngành Tài chính và các đơn vị khác theo đúng quy chế cung cấp, trao đổi thông tin do Bộ Tài chính quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 15. Nội dung của chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 17 của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên, trong quá trình vận hành TABMIS, trường hợp cần thiết chứng từ kế toán có thể được bổ sung thêm các nội dung (yếu tố) khác theo quy định của Tổng Giám đốc KBNN.
Điều 16. Mẫu chứng từ kế toán
Mẫu chứng từ kế toán này bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn.
1. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và các mẫu chứng từ bắt buộc khác. Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền in và phát hành. Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ.
2. Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép. Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu quy định.
Điều 17. Chứng từ điện tử
1. KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử của KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng và các cơ quan liên quan chuyển đến) để thực hiện thanh toán và hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
2. Chứng từ điện tử được dùng làm chứng từ kế toán khi có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủ thiết bị để truy vấn, sử dụng khi cần thiết.
3. Tổng Giám đốc KBNN quy định các trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 18. Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy
1. Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy;
- Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.
2. Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;
- Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
3. Khi một chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch thanh toán thì chứng từ điện tử sẽ có giá trị để thực hiện nghiệp vụ thanh toán và khi đó chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu trữ để theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực giao dịch, thanh toán.
4. Khi một chứng từ điện tử đã thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính chuyển thành chứng từ bằng giấy thì chứng từ bằng giấy đó chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ kế toán, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
5. Việc chuyển đổi chứng từ bằng giấy thành chứng từ điện tử hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ bằng giấy, đồng thời theo quy định về việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, KBNN.
6. Chứng từ điện tử đã tham gia giao dịch không được phép hủy, các trường hợp điều chỉnh sai lầm trong thanh toán điện tử được hướng dẫn cụ thể tại các phần hành nghiệp vụ.
7. Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các chứng từ điện tử, tài liệu kế toán chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin kế toán.
Điều 19. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử là khóa bảo mật được xác định riêng cho từng cá nhân để chứng thực nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính an toàn và chính xác của chứng từ điện tử; chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy; các cá nhân được cấp chữ ký điện tử có trách nhiệm bảo đảm bí mật các thông tin về chữ ký điện tử của mình, chịu trách nhiệm về việc làm lộ chữ ký điện tử của mình.
2. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử trong hệ thống KBNN; quy định chế độ trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản chứng từ điện tử, chữ ký điện tử theo đúng các quy định của Chính phủ và của Bộ Tài chính.
Điều 20. Lập chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2. Chứng từ lập kế toán trên máy tính
Chứng từ kế toán nếu được lập và in ra trên máy tính phải đảm bảo nội dung của chứng từ kế toán quy định tại Điều 17 của Luật Kế toán và quy định cụ thể đối với mỗi loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành.
3. Chứng từ kế toán lập trên giấy
a) Trên chứng từ kế toán lập trên giấy phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định; Chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ;
b) Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; chữ cái đầu tiên phải viết hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai;
c) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số. Riêng các tờ séc thì ngày, tháng viết bằng chữ, năm viết bằng số;
d) Chứng từ lập theo bộ có nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất mọi nội dung trên tất cả các liên chứng từ;
e) Kế toán viên không được nhận các chứng từ do đơn vị giao dịch lập không đúng quy định, không hợp pháp, hợp lệ; đồng thời phải hướng dẫn đơn vị giao dịch lập lại bộ chứng từ khác theo đúng quy định; kế toán không được ghi các yếu tố thuộc trách nhiệm ghi của đơn vị giao dịch trên chứng từ.
Điều 21. Quy định về ký chứng từ kế toán
1. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện; riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của Chính phủ. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải được ký vào từng liên chứng từ bằng loại mực không phai. Tuyệt đối không được ký lồng bằng giấy than, ký bằng mực màu đen, màu đỏ, bằng bút chì. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với mẫu chữ ký đã đăng ký theo quy định.
2. Một người chỉ được phép ký 1 chức danh theo 1 quy trình phê duyệt trên 1 chứng từ hoặc 1 bộ chứng từ kế toán.
3. Đối với các đơn vị giao dịch với KBNN:
a) Tất cả các chứng từ của đơn vị giao dịch lập và chuyển đến KBNN đều phải đúng mẫu quy định, có chữ ký của Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) và người có liên quan quy định trên chứng từ và dấu của đơn vị đó. Dấu, chữ ký của đơn vị trên chứng từ phải đúng với mẫu dấu, chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN. Trường hợp đặc biệt đối với các đơn vị chưa có chức danh Kế toán trưởng thì phải cử người Phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, chữ ký Kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người Phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người Phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn quy định cho Kế toán trưởng.
b) Trường hợp đơn vị không có con dấu thì thực hiện giao dịch theo quy định như đối với cá nhân.
c) Chữ ký của Kế toán trưởng của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định riêng.
4. Đối với các đơn vị KBNN:
a) Chữ ký của kế toán viên KBNN trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký tại đơn vị KBNN.
b) Kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền) không được ký "thừa ủy quyền" Giám đốc đơn vị KBNN. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
c) Các đơn vị KBNN phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, các cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và chương trình mục tiêu, lãnh đạo (cán bộ) phụ trách thanh toán vốn đầu tư, Kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Giám đốc đơn vị KBNN (và người được ủy quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần thiết; mỗi người phải ký hai (2) chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.
d) Người có trách nhiệm ký chứng từ kế toán chỉ được ký chứng từ khi đã ghi đầy đủ nội dung thuộc trách nhiệm của mình theo quy định.
e) Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc KBNN quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
Điều 22. Quản lý con dấu và đóng dấu trên chứng từ kế toán
1. Giám đốc các đơn vị KBNN phải có quy định bằng văn bản và mở sổ theo dõi giao việc quản lý con dấu và đóng dấu trên chứng từ kế toán cho nhân viên hành chính (đối với dấu "Kho bẠc Nhà nưỚc") hoặc nhân viên kế toán (đối với dấu "kẾ toán"). Khi thay đổi người quản lý con dấu phải lập biên bản bàn giao có sự chứng kiến của lãnh đạo đơn vị.
2. Người ký chức danh “Giám đốc” hoặc “Kế toán trưởng” trên chứng từ kế toán không được giữ bất kỳ con dấu nào (trừ trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc KBNN quy định riêng).
3. Người quản lý con dấu có trách nhiệm giữ và bảo quản con dấu an toàn, không để mất mát, hư hỏng, thất lạc hoặc lợi dụng con dấu. Trường hợp bị mất con dấu, đơn vị KBNN phải báo cáo ngay cơ quan công an địa phương và KBNN cấp trên kịp thời có biện pháp xử lý, đồng thời lập biên bản xác định trách nhiệm đối với người để mất con dấu.
4. Phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán trước khi đóng dấu vào chứng từ. Dấu đóng phải đúng vị trí, rõ nét, không mờ, không nhoè, không làm biến dạng chữ ký trên chứng từ và phải đóng trên từng liên chứng từ.
5. Không được đóng dấu lên chứng từ chưa ghi nội dung hoặc nội dung ghi chưa đầy đủ, kể cả trong trường hợp đã có chữ ký.
6. Tất cả các đơn vị KBNN được sử dụng dấu “KẾ TOÁN” để thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán trong hệ thống KBNN và giao dịch với khách hàng; dấu được đóng vào vị trí chữ ký chức danh cao nhất trên chứng từ. Riêng các chứng từ thanh toán qua ngân hàng có chữ ký của Giám đốc KBNN với tư cách chủ tài khoản thì đóng dấu “KHO BẠC NHÀ NƯỚC”.
Điều 23. Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
1. Mọi chứng từ kế toán phải được kiểm tra trước khi ghi sổ kế toán: Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị KBNN lập hay do bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung ở bộ phận kế toán, bộ phận kế toán phải kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và thực hiện ghi sổ kế toán.
2. Trường hợp thực hiện kế toán trên TABMIS hoặc các chương trình phần mềm có giao diện với TABMIS: Bộ phận nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý chứng từ chịu trách nhiệm kiểm tra và nhập chứng từ vào hệ thống; Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán từ các bộ phận liên quan theo quy định cụ thể của Tổng Giám đốc KBNN.
3. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
4. Tổng giám đốc KBNN quy định quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước phù hợp với quy trình TABMIS theo từng phân hệ, đảm bảo các công việc sau:
- Lập, tiếp nhận, phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, Kế toán trưởng kiểm tra, ký vào chỗ quy định trên chứng từ; Trình lãnh đạo ký (đối với những chứng từ cần có chữ ký của lãnh đạo theo quy định);
- Định khoản, nhập bút toán vào hệ thống; Phê duyệt bút toán trên hệ thống;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Điều 24. Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Tất cả các đơn vị giao dịch trong hệ thống KBNN và các đơn vị KBNN đều phải áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định.
2. Đối với chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này, đơn vị giao dịch phải chuyển đến KBNN không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN.
3. Riêng đối với Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày lập phải nhập vào hệ thống và phải thực hiện đầy đủ các bước công việc để chuyển sang KBNN (trừ ngân sách xã) để thực hiện thanh toán, chi trả.
4. Ngoài những chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này, các đơn vị KBNN được sử dụng các chứng từ kế toán được ban hành ở các văn bản pháp quy khác liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
5. Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát; Séc, trái phiếu và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
6. Các đơn vị KBNN không được tự động thay đổi nội dung các biểu mẫu chứng từ kế toán trái với quy định trong Thông tư này.
7. Việc phân cấp in, quản lý và phân phối các chứng từ kế toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và của Tổng Giám đốc KBNN.
Điều 25. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này áp dụng theo danh mục, mẫu biểu chứng từ kế toán nêu trong Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn phương pháp lập chứng từ kế toán phù hợp với tổ hợp tài khoản kế toán và quy trình TABMIS; Quy định các nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập chứng từ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý trong quá trình vận hành TABMIS.
Mục 2. TỔ HỢP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Điều 26. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán trong kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS là tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 phân đoạn mã do Bộ Tài chính quy định phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Tên và số lượng ký tự của từng đoạn mã trong hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được quy định như sau:
Mã
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Mã quỹ
Mã tài khoản kế toán
Mã nội dung kinh tế
Mã cấp Ngân sách
Mã đơn vị có quan hệ với Ngân sách
Mã địa bàn hành chính
Mã chương
Mã ngành kinh tế
Mã CTMT, DA và hạch toán chi tiết
Mã KBNN
Mã nguồn Ngân sách nhà nước
Mã dự phòng
Số ký tự
2
4
4
1
7
5
3
3
5
4
2
3
Điều 27. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được xây dựng trên nguyên tắc bố trí các phân đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau theo yêu cầu quản lý. Tổ hợp tài khoản kế toán được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất cho toàn hệ thống, gồm bộ sổ Sở giao dịch KBNN, bộ sổ của các tỉnh, thành phố và bộ sổ hợp nhất toàn hệ thống.
Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã sẽ được bổ sung, sửa đổi tùy theo yêu cầu thực tế. Các giá trị mã số cụ thể của các đoạn mã trong Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được cấp 1 lần và duy nhất trong hệ thống (không cấp lại mã hiệu đã sử dụng trong quá khứ) trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi mã số, hệ thống sẽ ấn định giá trị duy nhất trong suốt thời gian vận hành hệ thống.
Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN và thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về các đoạn mã quy định, cấp mới, bổ sung, sửa đổi giá trị của các đoạn mã theo yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ TABMIS.
Điều 28. Yêu cầu của hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán và việc kết hợp các đoạn mã được xây dựng và thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý NSNN và chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Hệ thống KBNN, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, tổ chức bộ máy và tổ chức thông tin của hệ thống cơ quan KBNN;
2. Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính liên quan đến thu, chi ngân sách phát sinh ở các đơn vị KBNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN;
3. Phù hợp với việc áp dụng các công nghệ quản lý, thanh toán hiện tại và tương lai trong hệ thống KBNN và trong nền kinh tế, phục vụ cho việc tổ chức các quan hệ thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
4. Thuận lợi cho việc thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng các chương trình, ứng dụng tin học, đảm bảo khả năng giao diện của TABMIS với các hệ thống thông tin khác.
Điều 29. Mã quỹ
1. Nguyên tắc hạch toán mã quỹ
Mã quỹ là mã bắt buộc trong tổ hợp tài khoản kế toán, dùng để hạch toán các nghiệp vụ thu, chi và giao dịch khác trong phạm vi của từng quỹ đảm bảo tính cân đối của từng quỹ độc lập. Mã quỹ gồm 2 ký tự được quy định là: N1N2. Mã quỹ được sắp xếp có phân khoảng cho từng loại quỹ, các quỹ trong mỗi loại quỹ phát sinh được đánh số theo thứ tự tăng dần. Cụ thể như sau:
- N1N2 trong khoảng từ 01 đến 29: Dùng để phản ánh Quỹ chung và các quỹ thuộc quỹ chung. Trong đó: N1N2 = 01 là Quỹ chung. Quỹ chung (Mã 01) dùng để phản ánh toàn bộ các hoạt động thuộc NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
- N1N2 trong khoảng từ 30 đến 59: Dùng để phản ánh Quỹ đặc biệt và các quỹ thuộc Quỹ đặc biệt.
- N1N2 trong khoảng từ 60 đến 79: Dùng để phản ánh Quỹ tự có và các quỹ chi tiết thuộc Quỹ tự có.
- N1N2 trong khoảng từ 80 đến 89: Dùng để phản ánh Quỹ uỷ thác và các quỹ thuộc Quỹ ủy thác.
- N1N2 trong khoảng từ 90 đến 99: Dùng để phản ánh Quỹ khác và các quỹ chi tiết thuộc Quỹ khác.
Mã quỹ là mã cân đối của hệ thống, mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh đều phải đảm bảo hạch toán cân đối theo từng quỹ. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải hạch toán theo mã quỹ cụ thể.
2. Danh mục mã quỹ
Đối với kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, kế toán thực hiện thống nhất mã quỹ có giá trị là 01.
Điều 30. Mã tài khoản kế toán
1. Nguyên tắc hạch toán mã tài khoản kế toán
- Mã tài khoản kế toán là mã bắt buộc trong tổ hợp tài khoản dùng để hạch toán các nghiệp vụ theo các đối tượng kế toán của một đơn vị kế toán. Mã tài khoản kế toán gồm 4 ký tự được quy định là: N1N2N3N4.
- Mã tài khoản kế toán được đánh số theo chiều dọc, phân khoảng đảm bảo bố trí đủ giá trị theo phân loại hiện tại, dự phòng đảm bảo nguyên tắc mở, dành chỗ để bố trí tài khoản tổng hợp phục vụ mục đích lập báo cáo.
- Hệ thống tài khoản kế toán được chia thành 7 loại, gồm: Loại 1, Loại 2, Loại 3, Loại 5, Loại 7, Loại 8, Loại 9.
- Trong mỗi loại tài khoản kế toán, các nhóm tài khoản kế toán được phân khoảng và đánh số riêng biệt, dự phòng khoảng giá trị để bổ sung các nhóm tài khoản khi có yêu cầu quản lý mới hoặc các đơn vị sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính và các đơn vị khác tham gia vào hệ thống.
- Trong mỗi nhóm tài khoản kế toán, các tài khoản tổng hợp và chi tiết được phân khoảng và đánh số riêng biệt, có dự phòng các giá trị để bổ sung các tài khoản khi có yêu cầu quản lý mới hoặc các đơn vị sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính và các đơn vị khác tham gia vào hệ thống.
- Tài khoản trung gian là những tài khoản được bố trí do yêu cầu của hệ thống. Tài khoản trung gian được thiết lập để hạch toán trên các phân hệ phụ, hạch toán các giao dịch về năm ngân sách khác nhau, phục vụ cho việc điều chỉnh dự toán và thực hiện các quy trình xử lý cuối năm. Đơn vị KBNN chịu trách nhiệm hạch toán đúng mã hiệu tài khoản trung gian theo quy định, phù hợp với quy trình TABMIS.
2. Danh mục mã tài khoản kế toán
- Danh mục mã tài khoản kế toán được quy định tại danh mục “Tài khoản kế toán” trong Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN quy định bổ sung, sửa đổi danh mục tài khoản kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý, quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
3. Nội dung tài khoản kế toán
- Tổng Giám đốc KBNN quy định nội dung các tài khoản kế toán được nêu tại Danh mục “Tài khoản kế toán” trong Phụ lục II nêu trên.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi về nội dung tài khoản kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
Điều 31. Mã nội dung kinh tế
1. Nguyên tắc hạch toán mã nội dung kinh tế
- Mã nội dung kinh tế dùng để hạch toán chi tiết cho mã tài khoản kế toán để phản ánh các khoản thu, chi NSNN theo nội dung kinh tế quy định trong Mục lục NSNN hiện hành. Mã nội dung kinh tế gồm 4 ký tự được quy định là: N1N2N3N4.
- Tất cả các nghiệp vụ thu, chi NSNN đều phải hạch toán qua mã nội dung kinh tế, kế toán chỉ hạch toán theo mã của tiểu mục, không hạch toán theo mã của mục. Trường hợp tạm ứng cho các đơn vị, nếu chưa xác định được mã nội dung kinh tế cụ thể thì kế toán hạch toán mã 7799 “Chi các khoản khác”. Khi thanh toán tạm ứng cho đơn vị, kế toán sẽ hạch toán theo đúng mã nội dung kinh tế của khoản chi Ngân sách Nhà nước.
2. Danh mục mã nội dung kinh tế
- Danh mục mã nội dung kinh tế được nêu trong Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống mục lục NSNN, Thông tư số 69/2009/TT-BTC ngày 03/04/2009, Thông tư số 136/2009/TT-BTC ngày 02/7/2009, Thông tư số 26/2010/TT-BTC ngày 25/2/2010, Thông tư số 143/2010/TT-BTC ngày 22/9/2010, Thông tư số 198/2010/TT-BTC ngày 8/12/2010, Thông tư số 30/2011/TT-BTC ngày 2/3/2011, Thông tư số 57/2011/TT-BTC ngày 5/5/2011, Thông tư số 144/2011/TT-BTC ngày 21/10/2011, Thông tư số 110/2012/TT-BTC ngày 3/7/2012, và các văn khác của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung mục lục NSNN.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Vụ trưởng Vụ NSNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã nội dung kinh tế phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
Điều 32. Mã cấp ngân sách
1. Nguyên tắc hạch toán mã cấp ngân sách
Mã cấp ngân sách dùng để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các khoản tiền gửi tại KBNN (trong trường hợp xác định được) gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Mã cấp ngân sách gồm 1 ký tự được quy định là: N.
Tất cả các nghiệp vụ thu chi ngân sách đã xác định cho từng cấp ngân sách, các nghiệp vụ điều chuyển giữa các cấp ngân sách đều phải được hạch toán qua đoạn mã này.
2. Danh mục mã cấp ngân sách
Đối với mã cấp ngân sách, kế toán hạch toán theo các giá trị sau: Ngân sách trung ương: N = 1; Ngân sách cấp tỉnh: N = 2; Ngân sách cấp huyện: N = 3; Ngân sách cấp xã: N = 4.
Điều 33. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách dùng để hạch toán các trường hợp sau:
1. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
1.1. Nguyên tắc hạch toán mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
a) Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách dùng để hạch toán các khoản thu, chi NSNN phát sinh tại các đơn vị có quan hệ với ngân sách, gồm: Đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách kể cả các đơn vị không sử dụng kinh phí ngân sách nhưng có quan hệ mở tài khoản và giao dịch với KBNN.
Mỗi giá trị của mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đều có các thuộc tính và được hệ thống ghi nhận theo yêu cầu quản lý. Trong đó đã xác lập quan hệ cha con giữa các giá trị trong đoạn mã. Đối với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, kế toán hạch toán theo các mã số chi tiết nhất được cấp tương ứng đối với từng đơn vị có quan hệ với ngân sách theo danh mục được cấp trong cơ sở dữ liệu dùng chung (CCDB).
b) Ngoài mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, đơn vị có thể được cấp mã N = 9 để mở tài khoản giao dịch tại KBNN. Mã N = 1 hoặc N = 2 dùng để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách phát sinh tại các đơn vị có quan hệ với ngân sách; mã N = 9 dùng để hạch toán các giao dịch liên quan đến việc mở tài khoản tiền gửi tại KBNN. Các trường hợp cụ thể vể việc cấp mã N = 9 do Tổng giám đốc KBNN quy định.
c) Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách gồm 7 ký tự được quy định là: NX1X2X3X4X5X6.
- N là ký tự dùng để phân loại các đơn vị có quan hệ với ngân sách:
N = 1, 2 dùng để phản ánh đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các tổ chức ngân sách và ngân sách địa bàn.
N = 3 dùng để phản ánh các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách.
N = 4, 5 dùng để bố trí các giá trị tổng hợp.
N = 6 dùng để bố trí các giá trị dự phòng.
N = 7, 8 dùng để phản ánh các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
N = 9 dùng để phản ánh các đơn vị, tổ chức chưa có Mã đơn vị quan hệ với ngân sách nhưng có mở tài khoản giao dịch với KBNN.
- X1X2X3X4X5X6 là số thứ tự của các đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng loại đơn vị. Số thứ tự đơn vị có quan hệ với ngân sách đối với mỗi loại đơn vị được đánh số duy nhất theo chiều dọc, liên tục theo thứ tự tăng dần. Mỗi đơn vị có quan hệ với ngân sách được được cấp một mã trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến khi kết thúc.
1.2. Danh mục mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách, Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC và Quyết định số 990/QĐ-KBNN ngày 24/11/2008 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình cấp mã cho các đơn vị giao dịch với KBNN.
2. Mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách toàn địa bàn
2.1. Nguyên tắc hạch toán mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách địa bàn
Mã tổ chức ngân sách dùng để hạch toán dự toán phân bổ cấp 0, các khoản thu, chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách. Mã ngân sách toàn địa bàn dùng để tổng hợp các thông tin thu, chi NSNN trên phạm vi toàn bộ địa bàn hành chính. Mã ngân sách toàn địa bàn được bố trí trong phân đoạn mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, kế toán không hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo mã ngân sách toàn địa bàn.
Mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách toàn địa bàn được thiết lập theo nguyên tắc sau:
Loại mã
Mã
Mã cha
1. Mã ngân sách toàn địa bàn
Mã ngân sách địa bàn toàn quốc
2997800
Mã ngân sách, mã địa bàn của 63 tỉnh: XX là mã ĐBHC của tỉnh
29978XX
2997800
Mã ngân sách của huyện: XXX là mã địa bàn của huyện
2998XXX
29978XX
2. Mã tổ chức ngân sách
Mã tổ chức ngân sách TW
2997900
2997800
Mã tổ chức ngân sách tỉnh: XX là mã ĐBHC của tỉnh
29979XX
29978XX
Mã tổ chức ngân sách huyện XXX là mã địa bàn của huyện
2999XXX
2998XXX
2.2. Danh mục mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách toàn địa bàn
- Danh mục mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách toàn địa bàn được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Cục trưởng Cục tin học và Thống kê tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách địa bàn phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS, đồng thời có văn bản gửi cho KBNN để hướng dẫn hạch toán.
3. Mã cơ quan thu
3.1. Nguyên tắc hạch toán mã cơ quan thu
Mã cơ quan thu dùng để hạch toán thu NSNN theo các cơ quan thu tương ứng trên TABMIS, trên hệ thống thông tin quản lý thu NSNN. Tổng Giám đốc KBNN quy định cụ thể việc sử dụng mã cơ quan thu trong hạch toán thu ngân sách nước.
3.2. Danh mục mã cơ quan thu
- Đối với các cơ quan thu đã được cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, kế toán sử dụng mã đơn vị quan hệ ngân sách của các cơ quan thu được cấp theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách, Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 làm mã cơ quan thu sử dụng trong hệ thống TABMIS và hệ thống thông tin quản lý thu NSNN có giao diện với TABMIS.
Trường hợp cơ quan thu chưa được cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, Cục Tin học và Thống kê tài chính cấp mã số cho từng đơn vị để bổ sung danh mục cơ quan thu và thông báo cho các cơ quan thu đó và các cơ quan Thuế, KBNN, Hải quan để sử dụng các mã này cho việc quản lý trên các hệ thống ứng dụng.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính quy định về các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã cơ quan thu phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
Điều 34. Mã địa bàn hành chính
1. Nguyên tắc hạch toán mã địa bàn hành chính
Mã địa bàn hành chính dùng để hạch toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh, huyện, xã được giao quản lý; hạch toán chi NSNN phát sinh trên địa bàn hành chính. Mã địa bàn hành chính gồm 5 ký tự được quy định là: N1N2N3N4N5.
Đối với mã địa bàn hành chính, kế toán hạch toán theo các mã số được cấp tương ứng đối với từng địa bàn theo quy định của Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và các văn bản bổ sung sửa đổi sau này. Trường hợp truy vấn dữ liệu tổng hợp của địa bàn, kế toán sử dụng 2 ký tự HH sau 3 chữ số của mã địa bàn huyện, 3 ký tự TTT sau 2 chữ số của mã địa bàn tỉnh.
Trường hợp kế toán quan hệ thanh toán giữa các đơn vị KBNN, kế toán sử dụng mã địa bàn hành chính để hạch toán chi tiết các quan hệ thanh toán theo từng KBNN tương ứng với mỗi địa bàn trong danh mục nêu trên.
2. Danh mục mã địa bàn hành chính
Mã địa bàn hành chính được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và các văn bản bổ sung sửa đổi sau này.
Khi có sự thay đổi về các địa bàn hành chính, các giá trị tương ứng với các địa địa bàn cũ sẽ được sử dụng để lưu giữ thông tin của các địa bàn này trong cơ sở dữ liệu của hệ thống.
Điều 35. Mã chương
1. Nguyên tắc hạch toán mã chương
Mã chương dùng để hạch toán thu, chi NSNN liên quan đơn vị trực thuộc 1 cấp chính quyền, qua đó xác định tính trách nhiệm của đơn vị đó đối với NSNN và có căn cứ điều tiết số thu NSNN cho từng cấp ngân sách theo chế độ quy định.
Đối với cấp huyện, xã, kế toán căn cứ vào tổ chức thực tế ở địa phương để hạch toán đúng với tên của cơ quan chuyên môn của huyện, cũng như tổ chức quản lý ở cấp xã. Ví dụ: Trường hợp địa phương có tên là Phòng Tài chính kế hoạch hoặc Phòng Tài chính thương mại thì phải lựa chọn một trong các chương đã có sẵn trong danh mục để đặt mã chương cho phù hợp, không được hạch toán theo mã chương không có trong danh mục.
2. Danh mục mã chương
- Mã chương được quy định thống nhất từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Kế toán hạch toán theo các mã số được cấp tương ứng đối với từng chương theo danh mục quy định trong Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Vụ trưởng Vụ NSNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã chương phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
Điều 36. Mã ngành kinh tế
Mã ngành kinh tế dùng để hạch toán các trường hợp sau:
1. Mã ngành kinh tế
1.1. Nguyên tắc hạch toán mã ngành kinh tế
a) Mã ngành kinh tế dùng để hạch toán chi NSNN theo tính chất hoạt động kinh tế (theo Khoản của mục lục Ngân sách nhà nước) nhằm phục vụ yêu cầu lập dự toán, phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN cũng như cung cấp thông tin thống kê chi tiêu của Chính phủ theo ngành kinh tế và theo chức năng quản lý Nhà nước theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế.
Mã hạch toán khác cho mã ngành kinh tế để đảm bảo hạch toán trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế cần hạch toán chưa xác định được giá trị mã ngành cụ thể. Khi xác định đoạn giá trị mã ngành kinh tế cụ thể, kế toán thực hiện kết chuyển sang giá trị tương ứng.
b) Mã số ngành kinh tế gồm 3 ký tự được quy định là: N1N2N3.
1.2. Danh mục mã ngành kinh tế
a) Mã ngành kinh tế, kế toán hạch toán theo các mã số của các khoản được cấp tương ứng theo danh mục quy định trong Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống MLNSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
b) Danh mục các mã hạch toán khác cho mã ngành kinh tế được quy định trong Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
1.3. Trong quá trình vận hành TABMIS, Vụ trưởng Vụ NSNN chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã ngành kinh tế phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
2. Mã nhiệm vụ chi
2.1. Nguyên tắc hạch toán mã nhiệm vụ chi
Mã nhiệm vụ chi được xây dựng dùng để hạch toán dự toán phân bổ ở cấp 0, khi được Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân phê duyệt; dự toán phân bổ ở cấp 1, khi được Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân quyết định.
2.2. Danh mục mã nhiệm vụ chi
a) Mã nhiệm vụ chi được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
b) Trong quá trình vận hành TABMIS, Vụ trưởng Vụ NSNN chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã nhiệm vụ chi phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
Điều 37. Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết dùng để hạch toán các trường hợp sau:
1. Mã chương trình mục tiêu, dự án
1.1. Nguyên tắc hạch toán mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
a) Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết dùng để hạch toán chi NSNN của từng chương trình mục tiêu, dự án quốc gia cũng như các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (do Trung ương quyết định), ngân sách địa phương (do địa phương quyết định), bao gồm cả các chương trình của nhà tài trợ quốc tế.
Đối với chương trình mục tiêu, dự án do địa phương quản lý, Bộ Tài chính thống nhất quản lý và cấp mã số vào danh mục chung và thông báo cho cơ quan tài chính địa phương biết để có căn cứ hạch toán.
Mã hạch toán khác cho mã chương trình mục tiêu, dự án dùng để hạch toán trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế cần hạch toán chưa xác định được giá trị mã chương trình mục tiêu, dự án cụ thể. Khi xác định được mã chương trình mục tiêu, dự án cụ thể, kế toán thực hiện kết chuyển sang giá trị tương ứng.
b) Mã chương trình mục tiêu, dự án gồm 5 ký tự được quy định là: N1N2N3N4N5..
Trong đó: N1 được ngầm định = 0; các giá trị còn lại thực hiện theo quy định của mục lục NSNN.
1.2. Danh mục mã chương trình mục tiêu, dự án
- Đối với mã chương trình mục tiêu, dự án thuộc ngân sách trung ương, kế toán hạch toán theo các mã số của các giá trị chi tiết nhất tương ứng theo Danh mục mã chương trình mục tiêu, dự án quy định trong Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung mục lục NSNN.
- Danh mục các mã hạch toán khác cho mã Chương trình mục tiêu, dự án được quy định trong Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Đối với mã chương trình mục tiêu, dự án do địa phương quản lý, kế toán hạch toán theo danh mục chung do Bộ Tài chính thống nhất quản lý và cấp mã số đã được thông báo cho cơ quan tài chính địa phương.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Vụ trưởng Vụ NSNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã chương trình mục tiêu, dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
2. Các mã hạch toán chi tiết
Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết còn được dùng để hạch toán chi tiết cho các quỹ tài chính, nguồn kinh phí phải trả, mã đợt phát hành trái phiếu, công trái và các tài khoản ngoại bảng để đảm bảo yêu cầu quản lý chi tiết. Mã hạch toán chi tiết gồm 5 ký tự được quy định là: N1N2N3N4N5. Trong đó N1 được quy định = 9.
Nguyên tắc hạch toán và danh mục các mã hạch toán chi tiết quy định như sau:
2.1. Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái
a) Nguyên tắc hạch toán mã đợt phát hành trái phiếu, công trái
Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái dùng để hạch toán chi tiết các khoản nợ vay trái phiếu, công trái theo từng đợt phát hành. Không kết hợp chéo mã đợt phát hành trái phiếu, công trái với các tài khoản khác.
Kế toán sử dụng thống nhất mã đợt phát hành trái phiếu, công trái để hạch toán đối với nợ gốc và chi trả lãi vay.
b) Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu, công trái
Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình vận hành TABMIS, căn cứ thực tế phát hành trái phiếu, công trái và yêu cầu quản lý, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi các mã tương ứng vào Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu, công trái.
2.2. Mã chi tiết quỹ tài chính
a) Nguyên tắc hạch toán mã chi tiết quỹ tài chính
Mã chi tiết quỹ tài chính dùng để hạch toán chi tiết theo các quỹ tài chính có quan hệ giao dịch thông qua tiền gửi tại KBNN, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống, giúp cho việc tổng hợp, cung cấp thông tin được kịp thời, chính xác. Không kết hợp mã chi tiết quỹ tài chính với các tài khoản khác.
Một quỹ tài chính tại các đơn vị KBNN phải được hạch toán theo một giá trị mã chi tiết quỹ dự trữ tài chính thống nhất theo quy định.
b) Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính
- Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi danh mục mã chi tiết quỹ tài chính phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ hệ thống.
2.3. Mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả
a) Nguyên tắc hạch toán mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả
- Mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả dùng để hạch toán chi tiết các khoản phải thu, các khoản tiền gửi và các khoản phải trả khác theo mục đích quản lý riêng biệt.
- Đối với tiền gửi của các đơn vị, cá nhân, kế toán phải hạch toán chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của đơn vị mở tài khoản và chi tiết theo mã này để xác định nguồn của khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN.
- Đối với các khoản ứng từ quỹ dự trữ tài chính, kế toán phải hạch toán qua tài khoản phải thu, chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của đơn vị nhận tiền và chi tiết theo mã này để xác định số phải thu do ứng từ quỹ dự trữ tài chính.
b) Danh mục mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả
- Danh mục mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
-
Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi danh mục mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ hệ thống.
2.4. Mã loại tài sản
a) Nguyên tắc hạch toán mã loại tài sản
- Mã loại tài sản dùng để hạch toán chi tiết cho các tài khoản không nằm trong cân đối tài khoản kế toán.
- Kế toán không được kết hợp các tài khoản trong cân đối (tài khoản không nằm trong nhóm 99) với mã loại tài sản. Đối với các giá trị mã không quy định tên cụ thể, các đơn vị KBNN có thể hạch toán theo nhu cầu của đơn vị. Mã hạch toán này chỉ có ý nghĩa tại từng đơn vị KBNN tỉnh, thành phố (trong 1 bộ sổ), không dùng chung cho các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố khác và không sử dụng để tổng hợp số liệu chung của hệ thống.
b) Danh mục mã loại tài sản
- Danh mục mã loại tài sản được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi danh mục mã loại tài sản phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ hệ thống.
2.5. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn các đơn vị KBNN điều chỉnh số liệu đã hạch toán theo đúng danh mục mã quy định.
Điều 38. Mã Kho bạc Nhà nước
1. Nguyên tắc hạch toán mã KBNN
Mã KBNN là mã bắt buộc trong tổ hợp tài khoản, dùng hạch toán các nghiệp vụ để tổng hợp số liệu báo cáo theo từng đơn vị KBNN và toàn hệ thống KBNN. Mỗi Kho bạc giao dịch quy định có một mã duy nhất.
Đối với mã KBNN, kế toán hạch toán và tổng hợp thông tin kế toán theo các mã số của từng đơn vị KBNN tương ứng, như sau: KBNN có một mã để tổng hợp dữ liệu kế toán toàn quốc (Mã số 0001); Sở giao dịch thuộc KBNN có một mã tương đương như một đơn vị hoạt động (Mã số 0003); mỗi tỉnh có 1 mã chung cho toàn tỉnh để tổng hợp dữ liệu kế toán toàn tỉnh (Có 2 giá trị cuối là 10 hoặc 60); các văn phòng KBNN tỉnh, các KBNN huyện trong tỉnh, phòng giao dịch KBNN có 1 mã tương đương với 1 đơn vị hoạt động.
2. Danh mục mã KBNN
- Danh mục mã KBNN được quy định trong Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS Tổng Giám đốc KBNN quy định bổ sung, sửa đổi danh mục mã KBNN phù hợp với tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN, yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS.
Điều 39. Mã nguồn Ngân sách Nhà nước
1. Nguyên tắc hạch toán mã nguồn NSNN
- Mã nguồn NSNN dùng để hạch toán chi NSNN theo nguồn chi NSNN, phục vụ lập dự toán, phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN. Mã nguồn NSNN gồm 2 ký tự được quy định là: N1N2. Trong đó: N1N2 = từ 01 – 49: Nguồn trong nước, N1N2 = từ 50 – 99: Nguồn ngoài nước.
- Nguồn trong nước là nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Đối với mã nguồn trong nước, kế toán hạch toán chi ngân sách theo các mã số của từng tính chất nguồn kinh phí (đối với nguồn chi thường xuyên trong nước); mã số của nguồn vốn đầu tư (đối với nguồn chi đầu tư). Trường hợp phải hạch toán chi tiết đến từng nguồn vốn đầu tư, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn và bổ sung danh mục cụ thể.
Nguồn ngoài nước được xác định đối với vốn ngoài nước tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của Nhà nước (hoặc Nhà nước chấp thuận cho đơn vị cam kết với nhà tài trợ) và được ghi rõ nội dung sử dụng trong dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung trong năm cho đơn vị. Nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước (theo mã nguồn chi từ vốn trong nước).
Đối với mã nguồn ngoài nước, trường hợp có đầy đủ chứng từ để xác định cụ thể kế toán hạch toán các khoản thu viện trợ, vay nợ,… chi tiết theo mã các nhà tài trợ cụ thể. Trường hợp không có chứng từ đầy đủ, kế toán hạch toán vào mã nhà tài trợ khác.
2. Danh mục mã nguồn NSNN
Danh mục mã nguồn NSNN được quy định tại Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình vận hành TABMIS, Vụ trưởng Vụ NSNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các nội dung bổ sung, sửa đổi danh mục mã nguồn NSNN phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ của TABMIS; Tổng giám đốc KBNN quy định việc bổ sung, sửa đổi các giá trị chi tiết liên quan đến tính chất nguồn kinh phí và các nhà tài trợ nước ngoài.
Điều 40. Mã dự phòng
1. Nguyên tắc hạch toán
Mã dự phòng bao gồm 3 ký tự được quy định là N1N2N3, được sử dụng như sau:
a) Các giá trị từ 001 đến 499 dùng để hạch toán theo yêu cầu chi tiết của địa phương theo các nguyên tắc:
- Các mã dự phòng được đặt tên chung, không được đặt tên cụ thể, dùng để hạch toán theo yêu cầu nghiệp vụ chi tiết của từng địa phương (tỉnh, thành phố) theo đặc thù chỉ riêng cho từng tỉnh, thành phố, ngoài các nội dung đã được hạch toán tại các mã chính thức theo quy định.
- Số liệu liên quan đến Mã dự phòng không được tổng hợp chung toàn hệ thống, chỉ có ý nghĩa riêng và áp dụng thống nhất cho từng tỉnh, thành phố (từng bộ sổ).
- Tùy theo thực tế quản lý và yêu cầu nghiệp vụ KBNN của mỗi địa phương, KBNN tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất hạch toán, trong đó cần đảm bảo thông tin cụ thể từ khâu chứng từ kế toán.
- Đơn vị kế toán chỉ được hạch toán chi tiết theo các nội dung khác với các nội dung đã được quy định tại các đoạn mã chính thức, không hạch toán trùng lắp nội dung với các mã chính thức được quy định trong chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS.
b) Các giá trị từ 500 đến 999 dùng để dự phòng bố trí các giá trị khi phát sinh các yêu cầu quản lý.
Đối với mã dự phòng, trong trường hợp không có yêu cầu hạch toán chi tiết thêm ngoài nội dung đã được quy định trong 11 đoạn mã chính thức, kế toán không phải hạch toán các giá trị cụ thể cho đoạn mã này.
Trường hợp cần thiết, Tổng giám đốc KBNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sử dụng mã dự phòng để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiệp vụ của Kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS.
c) Các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố có thể sử dụng các giá trị từ 001 – 499 trong mã dự phòng để hạch toán chi đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương theo nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào giá trị của đoạn mã dự phòng (từ 001 – 499), KBNN thống nhất với Sở Tài chính nội dung cụ thể để hạch toán vào từng mã cụ thể theo yêu cầu của địa phương.
- Số liệu hạch toán theo mã nguồn chi đầu tư được sử dụng riêng cho từng tỉnh, thành phố, không tổng hợp chung cho toàn quốc.
- Chỉ hạch toán chi tiết các khoản chi theo nguồn chi của ngân sách địa phương, không hạch toán các khoản chi từ nguồn của ngân sách trung ương. Chỉ hạch toán sau khi đã xác định chi tiết nguồn cụ thể, nhất quán từ khâu kế hoạch vốn đến khâu quyết toán chi NSNN theo từng đơn vị, từng dự án.
- Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể phương pháp hạch toán và cung cấp thông tin báo cáo từ nguồn ngân sách địa phương.
2. Danh mục mã dự phòng (từ 001 - 499)
Mã dự phòng (từ 001 – 499) được đặt tên chung, không quy định tên cụ thể, danh mục mã dự phòng được quy định trong Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
Điều 41. Nguyên tắc kết hợp các mã của tổ hợp tài khoản kế toán
1. Tổ hợp tài khoản kế toán được kết hợp bởi các đoạn mã tương ứng trong bộ mã hạch toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Tổ hợp tài khoản kế toán phản ảnh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống quá trình thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Việc kết hợp các đoạn mã trong tổ hợp tài khoản kế toán sẽ giúp cho kế toán phản ánh và chiết xuất thông tin đa chiều, phục vụ các yêu cầu cung cấp thông tin khác nhau.
2. Tùy theo từng tài khoản kế toán và các nghiệp vụ tương ứng, tổ hợp tài khoản có thể được kết hợp với các đoạn mã khác nhau. Trong đó, các đoạn mã quỹ, mã tài khoản kế toán, mã KBNN là các mã bắt buộc đối với bất cứ tổ hợp tài khoản nào.
3. Việc kết hợp các đoạn mã trong tổ hợp tài khoản kế toán được hệ thống hạn chế bằng quy luật kết hợp chéo giữa các đoạn mã. Quy luật kết hợp chéo không cho phép tạo lập những tổ hợp tài khoản vô nghĩa, giúp cho kế toán tránh được các sai sót trong quá trình hạch toán.
4. Trường hợp hạch toán chi kinh phí ủy quyền, kế toán kết hợp mã tài khoản kế toán tương ứng với mã đơn vị được ủy quyền và mã chương của đơn vị ủy quyền.
Điều 42. Nguyên tắc hạch toán tổ hợp tài khoản
1. Trong tổ hợp tài khoản, đối với từng đoạn mã được xác định trong tổ hợp tài khoản, kế toán thực hiện hạch toán theo giá trị chi tiết nhất. Hệ thống sẽ tự động gán thông tin cho các tài khoản tổng hợp tương ứng. Số dư của tổ hợp tài khoản tổng hợp là tổng số dư của các tổ hợp tài khoản chi tiết; tài khoản tổng hợp được dùng chủ yếu cho mục đích kiểm tra số dư dự toán, báo cáo và truy vấn thông tin nhanh.
2. Trường hợp yêu cầu hạch toán theo đối tượng chi tiết không được nêu trong các danh mục mã hạch toán, kế toán hạch toán vào giá trị khác trong đoạn mã đã có ở cấp tương đương. Khi có đầy đủ thông tin chi tiết, kế toán kết chuyển trở lại các giá trị trong đoạn mã đúng theo yêu cầu.
3. Trường hợp kế toán không phải theo dõi chi tiết, đoạn mã tương ứng được quy định không xác định trong tổ hợp tài khoản, kế toán hạch toán (hoặc hệ thống tự động gán) giá trị bằng 0 cho mỗi ký tự.
4. Khi hạch toán phân bổ và điều chỉnh dự toán, kế toán thực hiện phản ánh theo các tổ hợp tài khoản tương ứng theo phương pháp ghi kép. Số liệu trong dữ liệu kế toán cho phân bổ dự toán là căn cứ để hệ thống kiểm soát số dự toán còn lại phục vụ cho việc kiểm soát chi của KBNN.
5. Khi hạch toán cam kết chi, kế toán thực hiện phản ánh theo các tổ hợp tài khoản thực chi đối với dự toán giao trong năm, tài khoản ứng trước dự toán có đủ điều kiện thanh toán đối với dự toán ứng trước theo phương pháp ghi đơn trên phân hệ cam kết chi. Hệ thống sẽ tự động tạo bút toán kép đối ứng với tài khoản của hệ thống. Số liệu trong dữ liệu kế toán cho cam kết chi là căn cứ để hệ thống kiểm soát số dự toán còn lại phục vụ cho việc kiểm soát chi của KBNN.
Điều 43. Kiểm soát số dư tổ hợp tài khoản, dự toán còn lại
Hệ thống kiểm soát đảm bảo không phát sinh số dư Nợ của các tổ hợp tài khoản có các tài khoản kế toán liên quan đến tiền gửi của các đơn vị, tài khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách và tài khoản tạm thu, tạm giữ. Đối với các nhóm tổ hợp tài khoản khác, hệ thống cấu hình đảm bảo kiểm soát số dư theo yêu cầu quản lý.
Dự toán còn lại được tính theo phương trình sau: Dự toán còn lại = dự toán được phân bổ - cam kết chi – tạm ứng – thực chi. Hệ thống thực hiện kiểm soát dự toán đảm bảo tổng các khoản tạm ứng, thực chi, cam kết chi không vượt quá dự toán được phân bổ. Trong đó, dự toán được phân bổ được phản ánh trong dữ liệu kế toán cho phân bổ dự toán thực hiện trên phân hệ quản lý phân bổ ngân sách, cam kết chi được phản ánh trong dữ liệu kế toán cho cam kết chi thực hiện trên phân hệ cam kết chi.
Điều 44. Tổ hợp tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và tổ hợp tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản
1. Các tổ hợp tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ thu, chi NSNN và các đối tượng kế toán hình thành vốn, nguồn vốn của NSNN và của KBNN. Phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán trong Bảng cân đối tài khoản là “Phương pháp ghi kép”.
2. Các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán đã được phản ánh trong bảng nhưng cần theo dõi chi tiết thêm hoặc các đối tượng kế toán không cấu thành vốn, nguồn vốn của NSNN và của KBNN. Việc ghi chép các tài khoản ngoài bảng được thực hiện theo các bút toán thống kê.
Có hai loại bút toán thống kê: (1) Bút toán không ghi nhận thông tin về giá trị (đơn vị tiền tệ); (2) Bút toán vừa ghi nhận thông tin về số lượng vừa ghi nhận thông tin về giá trị (đơn vị tiền tệ).
Điều 45. Các loại bút toán
1. Phân loại theo tiêu thức nội dung của thông tin quản lý, có các loại bút toán sau:
a) Bút toán dự toán: là bút toán kép được thực hiện tại phân hệ phân bổ ngân sách, dùng để phản ánh số dự toán được giao, số dự toán đã được phân bổ tiếp và số dự toán điều chỉnh ở cấp 0 và các cấp của đơn vị dự toán. Số liệu của các bút toán dự toán được lưu giữ trong dữ liệu kế toán cho phân bổ dự toán, kết hợp với số liệu khác để kiểm soát dự toán trong quá trình thực hiện kiểm soát chi tại KBNN.
b) Bút toán cam kết chi: là bút toán đơn được thực hiện tại phân hệ cam kết chi, dùng để phản ánh số tiền mà đơn vị có quan hệ với ngân sách đã thực hiện cam kết chi theo các hợp đồng kinh tế. Khi kế toán hạch toán bút toán đơn theo các tài khoản tương ứng, hệ thống sẽ tự động tạo ra và ghi nhận bút toán kép để đảm bảo thực hiện các quy trình của hệ thống.
c) Bút toán thực: là bút toán được thực hiện trong cơ sở dữ liệu kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, dùng để phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính đã diễn ra và thực sự hoàn thành.
2. Phân loại theo tiêu thức về quy trình nghiệp vụ, có các loại bút toán sau:
a) Bút toán lặp: Bút toán lặp là bút toán diễn ra nhiều lần trong ngày, tháng, quý, năm. Các bút toán lặp được tạo ra từ các mẫu được thiết lập sẵn. Sử dụng mẫu bút toán lặp sẽ giúp cho người sử dụng tạo giao dịch dễ dàng và kịp thời hơn.
b) Bút toán thủ công: Là các bút toán được nhập một cách thủ công trực tiếp trên sổ cái hoặc các phân hệ quản lý chi tiết.
c) Bút toán tự động: Là các bút toán được hệ thống tự động sinh ra khi kế toán thao tác các bước để xử lý các nghiệp vụ theo từng hoạt động cụ thể.
d) Bút toán đảo: Là bút toán thực hiện đảo bút toán ban đầu, dùng để điều chỉnh các bút toán đã được kết sổ và không thể xóa hoặc chỉnh sửa lại bút toán ban đầu.
e) Bút toán từ các giao diện: Là các bút toán được thực hiện bằng việc chuyển dữ liệu từ các hệ thống khác dưới dạng file dữ liệu định dạng theo yêu cầu của hệ thống.
f) Bút toán thống kê: Là các bút toán vừa ghi nhận về giá trị, vừa ghi nhận về số lượng dùng cho việc hạch toán ngoại bảng.
Điều 46. Phương pháp hạch toán kế toán
1. Tổng Giám đốc KBNN quy định phương pháp hạch toán kế toán đối với từng loại nghiệp vụ kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ hệ thống.
2. Tổng Giám đốc KBNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký, ban hành hoặc ủy quyền ký, ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp hạch toán đối với cơ quan tài chính, gồm:
a) Công văn hướng dẫn cơ quan tài chính đối với ngân sách trung ương:
- Nhập, phê duyệt, đồng bộ hóa dự toán thuộc ngân sách trung ương.
- Nhập Lệnh chi tiền thuộc ngân sách trung ương, trừ Lệnh ghi thu, ghi chi.
b) Công văn hướng dẫn cơ quan tài chính đối với ngân sách tỉnh, ngân sách huyện:
- Nhập, phê duyệt dự toán thuộc ngân sách tỉnh, ngân sách huyện.
- Nhập Lệnh chi tiền thuộc ngân sách tỉnh, huyện, trừ Lệnh ghi thu, ghi chi.
3. Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các nội dung bổ sung, sửa đổi về phương pháp hạch toán kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý, quy trình hệ thống.
Mục 3. SỔ KẾ TOÁN
Điều 47. Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định
1. Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định là một dạng dữ liệu được thiết lập trong TABMIS theo yêu cầu quản lý dùng để phản ánh và lưu giữ toàn bộ và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh liên quan đến tình hình phân bổ ngân sách, thu, chi ngân sách, trả nợ vay của NSNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
2. Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ TABMIS phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang (nếu in ra giấy để lưu trữ).
3. Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ TABMIS phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
- Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Điều 48. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán tháng, năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán tham gia TABMIS phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Số liệu được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của hệ thống, được phản ánh dưới dạng mẫu biểu sổ kế toán phải kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của mẫu biểu sổ kế toán theo quy định. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán, nghiêm cấm mọi thông tin kế toán không có chứng từ kế toán chứng minh.
3. Việc ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của hệ thống, được phản ánh dưới dạng mẫu biểu sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ trước liền kề. Dữ liệu kế toán trên sổ kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi mở đến khi khóa sổ kế toán.
Việc ghi nhận vào cơ sở dữ liệu kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kiểm soát bảo đảm đầy đủ các quy định về chứng từ kế toán. Mọi dữ liệu đã được tạo lập trong cơ sở dữ liệu kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. Những người có trách nhiệm liên quan theo quy định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cập nhật vào hệ thống. Đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ hoạt động thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của NSNN nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước.
4. Đơn vị kế toán tương ứng với từng bộ sổ kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán tháng, năm theo quy trình của hệ thống trước khi lập báo cáo tài chính. Việc khóa sổ kế toán phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong phạm vi 1 bộ sổ hoặc toàn hệ thống.
Các trường hợp khóa sổ kế toán vào các thời điểm khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của Tổng Giám đốc KBNN.
Điều 49. In sổ kế toán dưới dạng mẫu biểu
1. Sổ kế toán được in theo mẫu quy định đã được thiết lập trong TABMIS. Một số sổ kế toán tổng hợp và chi tiết cần được in ra để lưu trữ sau khi đã đóng kỳ kế toán và đã lập xong báo cáo tài chính theo quy định.
2. Sổ kế toán được in ra phải đóng thành quyển, phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, phải được Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) tại đơn vị kế toán ký duyệt. Trang đầu sổ kế toán khi in ra phải ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ, kỳ kế toán, niên độ kế toán, họ tên, chữ ký của người phụ trách sổ, của Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền). Riêng sổ kế toán chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải có thêm chữ ký của Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị kế toán.
Điều 50. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống
Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống là hình thức biểu hiện của cơ sở dữ liệu kế toán, được thiết lập theo quy trình chuẩn của hệ thống, lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS.
Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống phản ánh thông tin của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử của đơn vị. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống có thể được in ra để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán.
“Cơ sở dữ liệu kế toán” của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Đối với mỗi đơn vị KBNN, căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán và yêu cầu quản lý hệ thống thiết lập một “cơ sở dữ liệu kế toán” với đầy đủ các thông tin tổng hợp và chi tiết. Tại Sở giao dịch KBNN, mỗi KBNN tỉnh, thành phố chỉ có một cơ sở dữ liệu kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán. Từng đơn vị KBNN dựa trên quy định phân quyền và bộ mã của từng đơn vị hoạt động để thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại đơn vị mình trên bộ sổ của tỉnh.
Điều 51. Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kỳ nào phải hạch toán vào kỳ đó.
Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, chỉ được hạch toán điều chỉnh vào kỳ (tháng) hiện tại. Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của KBNN.
Các trường hợp điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm trước được hạch toán vào kỳ điều chỉnh (tháng 13) của năm trước.
Điều 52. Mở, đóng kỳ kế toán
1. Mở kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống theo phân quyền.
Kỳ kế toán được mở cho kỳ điều chỉnh (thời gian chỉnh lý) để thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh sau ngày 31/12 của từng năm nhưng được ghi nhận cho kỳ kế toán năm trước đó trước khi đóng kỳ kế toán năm.
Trên hệ thống, sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán, có thể mở lại kỳ nếu sổ kế toán năm đó chưa thực hiện đóng vĩnh viễn (đang ở trạng thái đóng kỳ tạm thời). Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của KBNN.
2. Đóng kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
Kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS phải thực hiện đóng kỳ kế toán vào thời điểm cuối tháng và tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Chỉ đóng kỳ kế toán sau khi đã đảm bảo mọi chứng từ kế toán phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
3. Đóng kỳ kế toán bao gồm đóng tạm thời và đóng vĩnh viễn:
- Đóng tạm thời: Là việc đóng kỳ kế toán trên từng bộ sổ tương ứng khi kết thúc kỳ kế toán. Sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán tạm thời, có thể mở lại kỳ để hạch toán nếu được phép của KBNN.
- Đóng vĩnh viễn: Là việc đóng kỳ kế toán trên từng bộ sổ tương ứng, sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán vĩnh viễn, không mở lại kỳ để điều chỉnh dữ liệu.
4. Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế mở, đóng kỳ trên TABMIS, quy định các nguyên tắc hạch toán trong trường hợp mở lại kỳ kế toán.
Điều 53. Chuyển dữ liệu kế toán vào bộ sổ hợp nhất
Sau khi đóng kỳ kế toán tại các bộ sổ của các KBNN tỉnh, thành phố, việc cho chuyển dữ liệu kế toán và bộ sổ hợp nhất cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sau khi đóng kỳ kế toán, bộ phận nghiệp vụ thuộc KBNN thực hiện chuyển dữ liệu từ các bộ sổ tỉnh vào bộ sổ hợp nhất trong thời gian nhanh nhất, chạy các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
- Sau khi đã chuyển dữ liệu vào bộ sổ hợp nhất, không được mở lại kỳ kế toán của kỳ đã đóng trước đó để điều chỉnh số liệu của kỳ kế toán đã báo cáo nếu không được phép của KBNN.
- Trường hợp đã chuyển dữ liệu vào bộ sổ hợp nhất hoặc đã gửi báo cáo mà phát hiện sai sót, kế toán thực hiện điều chỉnh vào kỳ kế toán hiện tại theo quy định tại Điều 54 dưới đây. Trường hợp cần thiết, số liệu kế toán của kỳ kế toán đã báo cáo chỉ có thể điều chỉnh khi được sự đồng ý của kế toán trưởng KBNN cấp trên. Trường hợp này, kế toán phải lập và gửi lại các báo cáo theo quy định đồng thời bộ phận nghiệp vụ KBNN thực hiện chuyển lại số liệu từ thời điểm thực hiện điều chỉnh theo quy trình của hệ thống.
Điều 54. Sửa chữa dữ liệu kế toán
1. Nguyên tắc sửa chữa dữ liệu kế toán
- Trường hợp báo cáo tài chính năm chưa được phê duyệt:
Trường hợp phát hiện sai sót hoặc được phép điều chỉnh dữ liệu, kế toán thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Điều 51 của Thông tư này.
- Trường hợp báo cáo tài chính đã được phê duyệt:
Sau khi báo cáo tài chính được phê duyệt, nếu có quyết định phải sửa chữa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa chữa được thực hiện vào năm hiện tại.
2. Tổng Giám đốc KBNN quy định cụ thể các trường hợp và phương pháp hạch toán sửa chữa sai sót cụ thể theo yêu cầu của cơ chế quản lý, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với đặc điểm quy trình hệ thống.
Điều 55. Bộ sổ kế toán và đơn vị hoạt động trong TABMIS
1. Bộ sổ kế toán
Cơ sở dữ liệu kế toán được thể hiện trong từng bộ sổ kế toán trong TABMIS, gồm có: Bộ sổ kế toán tỉnh, thành phố và bộ sổ kế toán hợp nhất.
- Bộ sổ kế toán tỉnh, thành phố: Bộ sổ kế toán của tỉnh, thành phố là nơi lưu giữ “Cơ sở dữ liệu kế toán” chung và duy nhất cho cả một địa bàn tỉnh, thành phố (KBNN tỉnh, thành phố). Bộ sổ kế toán của Sở giao dịch được coi là bộ sổ kế toán của tỉnh, thành phố.
- Bộ sổ kế toán hợp nhất: Bộ sổ kế toán hợp nhất là nơi lưu giữ “Cơ sở dữ liệu kế toán” chung và duy nhất cho toàn quốc, là bộ sổ đặt lại tại trung ương, là nơi xử lý và thực hiện tổng hợp và khử các dữ liệu trùng lắp từ các bộ sổ tỉnh, thành phố chuyển sang.
2. Đơn vị hoạt động
Sở giao dịch KBNN, các đơn vị KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng giao dịch và văn phòng KBNN các tỉnh, thành phố trong từng bộ sổ tỉnh được gọi là các đơn vị hoạt động trong từng bộ sổ tỉnh, thành phố. Sở giao dịch KBNN là đơn vị hoạt động duy nhất trong bộ sổ của Sở giao dịch.
3. Trường hợp có thay đổi trong tổ chức hành chính, tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN, Bộ phận nghiệp vụ thuộc KBNN phối hợp với các đơn vị liên quan khác thực hiện các quy trình liên quan đến tái cấu trúc hệ thống theo quy trình nghiệp vụ.
Điều 56. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán
1. Danh mục sổ kế toán được quy định tại Phụ lục IV “Danh mục sổ kế toán”.
2. Tổng Giám đốc KBNN quy định mẫu biểu và phương pháp ghi sổ kế toán phù hợp với quy trình nghiệp vụ và yêu cầu quản lý để thiết lập trong hệ thống; quy định cụ thể việc in sổ trên giấy và lưu giữ dữ liệu dưới hình thức sổ kế toán trên hệ thống thông tin kế toán phù hợp với thực tế của hệ thống thông tin kế toán.
3. Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn phương pháp ghi sổ kế toán phù hợp với nội dung, bản chất của từng mẫu sổ kế toán và quy trình nghiệp vụ TABMIS; quy định các nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu và phương pháp ghi sổ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý trong quá trình triển khai TABMIS.
Mục 4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUẢN TRỊ
Điều 57. Nhiệm vụ của báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính quy định trong kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ thống hoá và thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong một kỳ kế toán hoặc một niên độ ngân sách. Báo cáo tài chính NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm 2 loại: Báo cáo tài chính định kỳ (ngày, tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm.
2. Báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp. Cung cấp những số liệu cần thiết để kiểm tra tình hình thực hiện Ngân sách nhà nước, thực hiện chế độ kế toán, chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước và các ngành kinh tế. Báo cáo tài chính còn cung cấp các số liệu chủ yếu làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, của từng đơn vị KBNN và của toàn bộ hệ thống NSNN và KBNN giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động NSNN và hoạt động KBNN có hiệu quả.
Điều 58. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
1. Báo cáo phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý, điều hành, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo;
2. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị KBNN, đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu;
3. Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện NSNN và hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN;
4. Số liệu báo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan, được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán;
5. Mẫu biểu báo cáo tài chính cần đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý, điều hành NSNN và hoạt động KBNN;
6. Báo cáo phải được lập và nộp đúng thời hạn, đúng nơi nhận theo quy định của từng loại báo cáo;
7. Báo cáo được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp theo thông lệ quốc tế, phục vụ việc lập báo cáo thống kê tài chính Chính phủ (GFS).
Điều 59. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
1. Quy định chung
Các đơn vị tham gia TABMIS tự thực hiện việc truy vấn thông tin, khai thác báo cáo theo phân quyền để nắm bắt thông tin trong việc điều hành và ra quyết định quản lý. Ngoài việc các cơ quan, đơn vị có thể truy vấn và khai thác báo cáo trên hệ thống, các cơ quan tài chính, các đơn vị KBNN phải chịu trách nhiệm in ra giấy và thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý đối với các loại báo cáo liên quan theo quy định. Cụ thể như sau:
- Báo cáo ngày và các báo cáo đột xuất: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống theo yêu cầu cung cấp thông tin báo cáo.
- Báo cáo tháng: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Các đơn vị KBNN tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để phục vụ công tác lưu trữ số liệu theo yêu cầu và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
- Báo cáo năm và báo cáo quyết toán: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Cơ quan Tài chính và KBNN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.
Riêng báo cáo thu chi ngân sách xã (phường), KBNN quận, huyện tổng hợp và in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường) theo quy định.
2. Trách nhiệm của các đơn vị KBNN
Ngoài việc các đơn vị tham gia TABMIS trực tiếp truy vấn và khai thác báo cáo, theo yêu cầu quản lý, các đơn vị KBNN phải gửi các báo cáo tài chính có đầy đủ yếu tố pháp lý cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Các loại báo cáo tài chính được in trên giấy trước khi in gửi KBNN cấp trên và các đơn vị có liên quan phải được đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về số liệu, tính chất, nội dung kinh tế. Khi gửi báo cáo giấy, trên báo cáo giấy phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý gồm: Dấu của đơn vị, chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc KBNN.
Báo cáo dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử trên chương trình TABMIS phải được xử lý kỹ thuật tin học, đảm bảo xác định được trách nhiệm của người lập, nộp báo cáo và đảm bảo chỉ có người nhận theo quy định mới có thể xem, in báo cáo.
Trường hợp các đơn vị kế toán bị chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
Giám đốc và Kế toán trưởng KBNN và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm về sự chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc tổng hợp báo cáo và nộp báo cáo tài chính (báo cáo giấy), đồng thời đảm bảo bí mật về số liệu, tài liệu theo các quy định hiện hành về lưu trữ, công bố và cung cấp thông tin.
3. Tổng Giám đốc KBNN quy định phương án phân quyền khai thác báo cáo trong quá trình triển khai và thực hiện TABMIS.
Điều 60. Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
1. Thời điểm chốt số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) là ngày 10 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ). Các đơn vị KBNN thực hiện lập, nộp báo cáo theo quy định tại phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị” kèm theo Thông tư này. Mọi trường hợp thay đổi số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) phải được sự đồng ý của KBNN cấp trên.
2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm 2 giai đoạn:
2.1. Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 15/3 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.
2.2. Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Báo cáo giấy được gửi về KBNN cấp trên và các đơn vị có liên quan theo quy định. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh và gửi lại báo cáo.
Điều 61. Báo cáo nhanh (báo cáo ngày)
1. Báo cáo nhanh (báo cáo tài chính hàng ngày) trên TABMIS là thông tin được xử lý và cung cấp nhanh từ cơ sở dữ liệu kế toán của hệ thống về tình hình thu, chi, tồn quỹ NSNN và hoạt động nghiệp vụ của KBNN, phục vụ cho việc quản lý và điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ của KBNN.
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo nhanh tại KBNN huyện là nghìn đồng, tại KBNN tỉnh là triệu đồng, tại KBNN là tỷ đồng; các chỉ tiêu ngoại tệ được quy đổi ra ngoại tệ và tính chẵn là nghìn đơn vị ngoại tệ.
3. Báo cáo nhanh (ngày) được chiết xuất và in cuối ngày hoặc đầu giờ làm việc ngày hôm sau, sau khi kết sổ các bút toán. Dữ liệu báo cáo được lập cho các đơn vị KBNN theo các cấp tương ứng theo quy trình được thiết lập trong hệ thống.
Điều 62. Báo cáo kế toán quản trị
1. Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo chi tiết phục vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều hành hoạt động nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống. Báo cáo kế toán quản trị có thể được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán của TABMIS.
2. Kỳ báo cáo kế toán quản trị được quy định trong chế độ này là: ngày, tháng, năm. Ngoài ra, Tổng Giám đốc KBNN có thể yêu cầu báo cáo kế toán quản trị theo các kỳ khác, thời điểm khác theo yêu cầu quản lý cụ thể.
3. Các KBNN phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kế toán quản trị, đảm bảo báo cáo kịp thời, đầy đủ; đúng biểu mẫu và đúng đối tượng sử dụng báo cáo kế toán quản trị theo quy định.
Điều 63. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
1. Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị quy định trong Thông tư này áp dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính và báo cáo quản trị” kèm theo Thông tư này.
2. Vụ trưởng Vụ NSNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu báo cáo tài chính, quy định nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính. Căn cứ vào quy định này, các biểu mẫu và công thức tính toán các chỉ tiêu sẽ được thiết lập trong hệ thống để có thể truy vấn và in ra các báo cáo tài chính tương ứng.
3. Tổng Giám đốc KBNN quy định nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu báo cáo kế toán quản trị trong quá trình vận hành TABMIS, KBNN quy định nội dung
và phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị. Căn cứ vào quy định này, các biểu mẫu và công thức tính toán các chỉ tiêu sẽ được thiết lập trong hệ thống để có thể truy vấn và in ra các báo cáo kế toán quản trị tương ứng.
Điều 64. Đối chiếu thống nhất số liệu
1. Đối chiếu với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan
KBNN các cấp phối hợp với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan đồng cấp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, khai thác và cung cấp thông tin kế toán liên quan đến thu, chi NSNN, vay nợ của NSNN và các quỹ tài chính khác theo đúng phương pháp kế toán quy định tại Thông tư này.
Mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo tài chính phải được thực hiện từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại KBNN, đảm bảo phản ánh trung thực tình hình NSNN các cấp và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Cơ quan Thuế, Hải quan có trách nhiệm phối hợp với KBNN để thuyết minh số liệu kế toán nghiệp vụ quản lý thu và số liệu thu ngân sách thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Đối chiếu với đơn vị có giao dịch với KBNN
- Đối chiếu tài khoản tiền gửi:
Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng (năm), bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
- Đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
Việc đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng: được thực hiện hàng quý (năm) theo mẫu biểu quy định tại Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Trong đó, nội dung đối chiếu dự toán như sau:
+ Các đơn vị KBNN thực hiện đối chiếu với đơn vị dự toán cấp 4 số dự toán được giao, số sử dụng, số còn lại. Đối với ngân sách tỉnh, huyện, trường hợp đối chiếu khớp đúng số sử dụng với đơn vị nhưng số còn lại chưa khớp đúng, sau khi đối chiếu với Kho bạc, đơn vị thực hiện đối chiếu với cơ quan tài chính địa phương số dự toán được giao.
+ Các đơn vị KBNN đối chiếu với đơn vị dự toán cấp trung gian thuộc NSTW, trong trường hợp KBNN phân bổ tiếp số dự toán của đơn vị dự toán trung gian được đồng bộ về bộ sổ tỉnh. Chỉ thực hiện phân bổ tiếp sau khi đối chiếu số liệu khớp đúng.
3. Đối chiếu với ngân hàng
Việc đối chiếu tài khoản tiền gửi tại ngân hàng được thực hiện hàng tháng (năm), bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Mục 5. QUYẾT TOÁN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Điều 65. Nội dung công việc quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc tổng hợp, phân tích số liệu kế toán liên quan đến các mặt hoạt động nghiệp vụ KBNN sau một niên độ kế toán. Nội dung của quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm: Kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số liệu kế toán, lập và nộp báo cáo quyết toán.
Trước khi khoá sổ kế toán ngày 31/12, các KBNN tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tất cả các số liệu kế toán đã hạch toán thuộc mọi nghiệp vụ phát sinh trong năm hiện hành với các đơn vị, cơ quan có liên quan, gồm có:
1. Số liệu thu, chi ngân sách trên địa bàn;
2. Số liệu phân chia các khoản thu Ngân sách nhà nước, việc hạch toán các khoản thu, chi ngân sách các cấp theo đúng mục lục Ngân sách nhà nước;
3. Tiền mặt, ngoại tệ,... còn tại KBNN;
4. Tiền gửi của KBNN tại ngân hàng;
5. Tiền gửi dự toán và tiền gửi khác với các đơn vị, cá nhân;
6. Tiền gửi tạm thu, tạm giữ;
7. Tạm ứng vốn KBNN, các khoản phải thu, phải trả;
8. Tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB;
9. Các khoản vốn điều chuyển giữa các đơn vị KBNN;
10. Các khoản vốn và nguồn vốn khác...
Mọi công việc đối chiếu trên đây đều phải có xác nhận giữa KBNN với các cơ quan, cá nhân có liên quan bằng văn bản và có đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định.
Điều 66. Xử lý các lệnh thanh toán
1. Xử lý dứt điểm các Lệnh thanh toán Liên kho bạc đi và đến; đảm bảo số liệu Liên kho bạc đi và đến khớp đúng giữa các đơn vị KBNN liên quan và trong toàn hệ thống.
2. Trường hợp có sai sót, chênh lệch phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh theo chế độ quy định, đồng thời phải xử lý hết những tài khoản bị sai và tài khoản liên kho bạc đến, chờ xử lý trong thanh toán còn tồn tại trong năm.
3. Tuyệt đối không thực hiện quyết toán khi các số liệu chưa khớp đúng.
Điều 67. Đối chiếu, thống nhất số liệu giữa các đơn vị liên quan
1. Đơn vị KBNN phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác có liên quan, xử lý các khoản tạm thu chờ nộp ngân sách, tạm giữ chờ xử lý, tiến hành ghi thu ngân sách kịp thời trong năm để đảm bảo số thu trong niên độ ngân sách từng năm phản ánh được chính xác. Trường hợp đặc biệt đến 31/12 không xử lý kịp, các đơn vị KBNN lập báo cáo các khoản tạm thu chờ nộp Ngân sách, tạm giữ chờ xử lý chi tiết theo từng đơn vị mở tài khoản tại KBNN, gửi cơ quan tài chính đồng cấp để đôn đốc xử lý.
2. Đơn vị KBNN thống nhất với cơ quan tài chính đồng cấp về thời điểm ngừng cấp phát lệnh chi tiền, đồng thời thông báo thời hạn ngừng phát hành séc cho các đơn vị dự toán; thời gian ngừng giao dịch với các đơn vị, đảm bảo cho đơn vị sử dụng NSNN có đủ thời gian chi tiêu đúng chế độ, kịp thời hạn khoá sổ lập báo cáo tài chính; đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán trong những ngày cuối năm.
Điều 68. Xử lý số dư các tài khoản
Đối với các khoản tạm thu, tạm chi ngoài ngân sách, các khoản tạm ứng, đi vay, cho vay của các cấp ngân sách, các khoản tạm ứng cho các đơn vị dự toán, đơn vị KBNN cần phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp và các đơn vị dự toán làm thủ tục để xử lý theo quy định của các văn bản hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính.
Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì xử lý ngay theo quyết định cuối cùng đó, nếu chưa có quyết định xử lý thì chuyển số dư sang năm sau để tiếp tục theo dõi, xử lý.
Điều 69. Xử lý các giao dịch bằng ngoại tệ
Đối với các khoản thu, chi ngân sách bằng ngoại tệ, các đơn vị KBNN chuyển toàn bộ số ngoại tệ thuộc quỹ ngoại tệ tập trung, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ về KBNN trước giờ khoá sổ quyết toán.
Điều 70. Về công tác phát hành công trái, tín phiếu, trái phiếu
1. Các đơn vị KBNN thực hiện việc đối chiếu, xác định chính xác doanh số phát hành tín phiếu, trái phiếu KBNN, doanh số chi trả công trái, doanh số thanh toán tín phiếu, trái phiếu (gốc, lãi), doanh số thanh toán (gốc, lãi) đã báo nợ về KBNN cấp trên (nếu có) của từng đợt phát hành trong năm hiện hành; nếu chênh lệch phải điều chỉnh kịp thời. Doanh số thanh toán công trái (loại phát hành từ năm 1999 về trước) trong năm phải được báo Nợ hết về KBNN trước khi khoá sổ ngày 31/12.
2. Xác định doanh số thanh toán gốc, lãi đã thanh toán hộ các KBNN khác và chuyển hết qua đường thanh toán liên Kho bạc số đã thanh toán hộ về KBNN nơi phát hành trước giờ đóng cửa giao dịch liên Kho bạc theo quy định.
Điều 71. Về vốn đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, vốn cho vay theo mục tiêu chỉ định:
1. Đối với vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương:
- Đôn đốc các đơn vị hoàn tạm ứng, thực hiện đối chiếu với đơn vị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chi tiết đến từng dự án.
- Đối chiếu giữa kế toán và thanh toán vốn đầu tư về số tạm ứng, số thanh toán chi tiết đến từng dự án theo Mục lục NSNN.
2. Đối với vốn cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ:
- Các đơn vị KBNN kiểm tra, đối chiếu số nguồn vốn đã nhận, số vốn đã cho vay, số vốn đã thu hồi, số lãi đã thu được và việc phân phối sử dụng lãi theo quy định;
- Đánh giá tình hình cho vay, thu nợ, số nợ quá hạn, các trường hợp tổn thất (nếu có) lập báo cáo và kiến nghị với KBNN cấp trên, các cơ quan có liên quan để xem xét và có biện pháp xử lý thích hợp. Các khoản cho vay sai đã thu hồi còn theo dõi trên tài khoản tạm giữ cần phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm và thu hồi cho Ngân sách nhà nước;
- Tiến hành kiểm tra lại số liệu hạch toán theo quy định. Bộ phận kế toán và tín dụng ở các đơn vị KBNN hoàn chỉnh hồ sơ cho vay của từng đối tượng vay vốn. Lập bảng kê số dư nợ trong hạn và quá hạn, đối chiếu giữa kế toán và tín dụng đảm bảo khớp đúng, nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và xử lý trước khi khoá sổ quyết toán.
Điều 72. Điều kiện khoá sổ quyết toán niên độ
Trước khi khoá sổ quyết toán niên độ phải đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm hiện hành phải được phản ánh đầy đủ và chính xác vào các sổ kế toán. Mọi nội dung được nêu ở các điều trên phải được xử lý hết trong ngày 31/12 mới tiến hành khoá sổ.
Số dư trên các tài khoản tiền gửi dự toán và các tài khoản tiền gửi khác thuộc nguồn vốn ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách còn lại đến hết ngày 31/12 được xử lý theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Sau khi khoá sổ kế toán ngày vào 31/12, các đơn vị KBNN tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính gửi KBNN cấp trên và các cơ quan liên quan theo danh mục, mẫu biểu và thời hạn quy định.
Điều 73. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách
1. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách các cấp quy định thống nhất hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
2. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, các KBNN tiến hành xử lý hết những tồn tại của năm cũ, những khoản điều chỉnh, thanh toán tạm ứng, cho vay thuộc các cấp Ngân sách theo quy định. Đồng thời tiến hành hạch toán tiếp những khoản thu, chi NSNN đã phát sinh từ ngày 31/12 trở về trước theo chế độ quy định tại Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, những chứng từ còn đi trên đường, các khoản thu, chi theo lệnh của cơ quan Tài chính.
Điều 74. Điều kiện thực hiện quyết toán vốn
Việc quyết toán vốn chỉ được tiến hành khi đã đối chiếu khớp đúng các tài khoản liên quan đến quyết toán vốn, đảm bảo:
1. Tại mỗi đơn vị KBNN: Các tài khoản thanh toán LKB đến chờ xử lý không còn số dư;
2. Trong phạm vi tỉnh: Tổng số LKB đi nội tỉnh bằng số LKB đến nội tỉnh; tổng số vốn điều đi bằng tổng số vốn nhận về giữa KBNN tỉnh và các KBNN huyện phải khớp đúng; tổng số thanh toán bù trừ đi trong hệ thống bằng tổng số thanh toán bù trừ đến trong hệ thống và chi tiết theo từng bên Có, bên Nợ;
3. Trên địa bàn toàn quốc: Tổng số LKB đi ngoại tỉnh bằng tổng số LKB đến ngoại tỉnh; tổng số vốn điều đi bằng tổng số vốn nhận về giữa KBNN và các KBNN tỉnh, thành phố.
Điều 75. Trách nhiệm lập và nộp báo cáo quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
Các đơn vị KBNN tham gia TABMIS chịu trách nhiệm lập và nộp báo cáo hoạt động nghiệp vụ KBNN theo nội dung và thời hạn quy định tại Thông tư này.
Mục 6. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 76. Trách nhiệm của các thành viên tham gia TABMIS
Các thành viên tham gia TABMIS thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về trách nhiệm, quyền hạn đối với các đơn vị thành viên sử dụng, khai thác và vận hành TABMIS.
Điều 77. Bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS bao gồm bộ máy kế toán trong hệ thống KBNN được đặt tại các đơn vị KBNN và bộ phận nghiệp vụ làm công việc kế toán đặt tại các cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1, 2 và các đơn vị khác có tham gia vào hệ thống TABMIS. Các đơn vị phải tổ chức bộ máy kế toán, bộ phận kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng Giám đốc KBNN.
Hoạt động của bộ máy kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc KBNN. Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện kế toán Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc tại đơn vị mình; đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán KBNN cấp trên.
Ngoài các đơn vị kế toán trong hệ thống KBNN, các cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1, 2 và các đơn vị khác có liên quan phải tổ chức bộ phận nghiệp vụ thực hiện nhập lệnh chi tiền hoặc phân bổ ngân sách được phân quyền theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình trên TABMIS, hoặc trên hệ thống phần mềm có giao diện với TABMIS. Trong phạm vi tham gia của mình, các đơn vị kế toán phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS của Bộ Tài chính.
Điều 78. Bộ máy kế toán trung tâm và bộ phận kế toán phụ thuộc
1. Bộ máy kế toán trung tâm là bộ phận, phòng kế toán thuộc KBNN các cấp.
2. Đơn vị KBNN có thể tổ chức bộ phận kế toán phụ thuộc bao gồm các điểm giao dịch (thường xuyên, không thường xuyên) trong trụ sở hoặc ngoài trụ sở KBNN.
3. Công tác kế toán tại bộ phận kế toán phụ thuộc phải thực hiện đầy đủ các quy định về tổ chức công tác kế toán áp dụng cho đơn vị kế toán phụ thuộc. Cuối ngày làm việc, bộ phận kế toán phụ thuộc phải đối chiếu và kiểm tra số liệu đã phát sinh trong ngày, chuyển toàn bộ chứng từ và tài liệu kế toán về bộ phận kế toán trung tâm để tổ chức hạch toán.
Điều 79. Nội dung công tác kế toán
1. Công tác kế toán tại các đơn vị thuộc hệ thống KBNN
a) Nội dung công tác kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS ở một đơn vị KBNN bao gồm các phần hành nghiệp vụ: Kế toán dự toán chi NSNN; Kế toán cam kết chi NSNN; Kế toán thu NSNN; Kế toán chi NSNN; Kế toán vay nợ, viện trợ; Kế toán thanh toán; Kế toán các nghiệp vụ trên sổ Cái; Kế toán ngoài bảng; Kế toán các phần hành nghiệp vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của KBNN.
b) Các công việc kế toán của mỗi phần hành kế toán tại cơ quan KBNN bao gồm:
- Lập, tiếp nhận, kiểm soát, xử lý các chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán; tổng hợp số liệu kế toán hàng ngày, tháng, quý, năm;
- Kiểm tra số liệu kế toán, lập và gửi các loại điện báo, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo nhanh và báo cáo tài chính định kỳ;
- Tổng hợp số liệu kế toán tại bộ sổ hợp nhất theo quy trình của hệ thống.
- Phân tích, lưu giữ số liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
c) Tổng Giám đốc KBNN quy định quy trình nghiệp vụ Kế toán nhà nước, áp dụng cho một số phần hành kế toán quan trọng trong hệ thống KBNN.
2. Công việc kế toán tại cơ quan tài chính
a) Nội dung công việc kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại một cơ quan tài chính bao gồm:
- Nhập, phê duyệt dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định và hệ thống theo quy định của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.
- Kiểm soát chi và cập nhật chứng từ chi ngân sách bằng lệnh chi tiền ;
- Khai thác cơ sở dữ liệu theo quy định của cấp có thẩm quyền.
b) Bộ Tài chính quy định quy chế phân công trách nhiệm nhập dự toán và lệnh chi tiền thuộc ngân sách trung ương, áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị khác theo quy trình TABMIS. Giám đốc Sở Tài chính, căn cứ hướng dẫn mẫu của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định quy chế phân công trách nhiệm nhập dự toán và lệnh chi tiền thuộc ngân sách tỉnh, huyện, xã.
Điều 80. Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN
1. Người đứng đầu bộ máy kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại đơn vị KBNN các cấp phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của Kế toán trưởng theo quy định tại Điều 53 Luật Kế toán và các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, được xem xét bổ nhiệm Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật về kế toán. Kế toán trưởng đơn vị KBNN các cấp có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Điều 52, Điều 54 của Luật Kế toán, theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và của Tổng Giám đốc KBNN.
2. Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp Giám đốc đơn vị KBNN giám sát tài chính tại đơn vị; chịu trách nhiệm trước Giám đốc đơn vị KBNN và Kế toán trưởng đơn vị KBNN cấp trên về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao; Kế toán trưởng đơn vị cấp dưới chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Kế toán trưởng đơn vị cấp trên.
3. Việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển Kế toán trưởng các đơn vị KBNN thực hiện theo các quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý cán bộ KBNN, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Kho bạc đơn vị Nhà nước trực tiếp quản lý và Kế toán trưởng đơn vị KBNN cấp trên.
4. Trường hợp chưa có người đủ tiêu chuẩn và điều kiện bố trí làm Kế toán trưởng theo quy định, các đơn vị KBNN được phép bố trí người làm Phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 1 năm tài chính. Sau 1 năm, người làm Phụ trách kế toán đó vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kế toán trưởng thì phải tìm người khác đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bố trí làm Kế toán trưởng.
5. Tại các đơn vị KBNN có tổ chức kế toán (Vụ, Phòng), được bổ nhiệm các Phó Vụ trưởng (hoặc Phó Trưởng phòng) giúp việc Kế toán trưởng (Vụ trưởng, Trưởng phòng) thực hiện các nhiệm vụ được giao.
6. Đối với các KBNN cấp huyện chưa có phòng kế toán, có thể giao nhiệm vụ cho 1 cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn giúp việc cho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền theo quy định và chịu trách nhiệm về các công việc trong thời gian được ủy quyền. Giám đốc KBNN cấp huyện quyết định việc giao nhiệm vụ cho cán bộ giúp việc Kế toán trưởng tại đơn vị mình.
Điều 81. Bố trí cán bộ kế toán trong hệ thống KBNN
1. Việc bố trí cán bộ kế toán phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ, tình hình thực tế của đơn vị và tuân theo nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán quy định ở Điều 82 dưới đây.
2. Giám đốc các đơn vị KBNN phải bố trí cán bộ kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, có đủ chức danh theo quy định, đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán.
3. Ở mỗi đơn vị KBNN, bộ máy kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS được tổ chức thành các bộ phận chủ yếu sau:
- Bộ phận giao dịch gồm các nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán thu, chi ngân sách, tiền gửi, ... với các đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Bộ phận thanh toán gồm các nhân viên kế toán xử lý các giao dịch thanh toán, tín dụng của các đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Bộ phận tổng hợp gồm các nhân viên kế toán tiến hành các nghiệp vụ tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính, thống kê, xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, thực hiện kiểm tra kế toán.
Điều 82. Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán
Các đơn vị KBNN phải chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán theo quy định của Luật kế toán và các quy định của Thông tư này:
1. Mỗi nhân viên kế toán giao dịch được giao giữ tài khoản của một số đơn vị, cá nhân, có trách nhiệm bảo quản bản đăng ký mẫu chữ ký và mẫu dấu của khách hàng; các kế toán viên phải đăng ký mẫu chữ ký với Kế toán trưởng;
2. Tổng Giám đốc KBNN quy định các nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán, trong đó quy định kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể, giao dịch với khách hàng, công tác tài vụ nội bộ;
3. Giám đốc KBNN căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, điều kiện thực tế tại đơn vị và quy định của KBNN để bố trí cán bộ kế toán cho phù hợp, có sự kiểm soát lẫn nhau, đảm bảo an toàn tiền và tài sản.
4. Việc phân công, bố trí cán bộ kế toán trong các quy trình giao dịch một cửa thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính và KBNN.
Điều 83. Phối hợp thực hiện
Tất cả các bộ phận và cá nhân trong mỗi đơn vị KBNN có liên quan tới công tác kế toán phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, chế độ, quy trình kế toán theo quy định; có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các chứng từ, tài liệu cần thiết cho bộ phận kế toán để thực hiện các quy trình nghiệp vụ kế toán.
Điều 84. Bàn giao công tác kế toán
Khi có sự điều chuyển nhân viên kế toán sang bộ phận nghiệp vụ khác trong đơn vị KBNN hoặc đơn vị khác, phải tổ chức bàn giao và lập biên bản bàn giao giữa người giao và người nhận có sự giám sát của Kế toán trưởng theo các nội dung:
- Các tài liệu kế toán (chứng từ, sổ, báo cáo, hồ sơ kế toán);
- Những công việc đã làm, đang làm, chưa giải quyết;
- Số dư các tài khoản, bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của các đơn vị giao dịch;
- Con dấu dùng trong công tác kế toán (nếu có);
- Những việc cần phải tiếp tục làm (ghi rõ nội dung, thời hạn hoàn thành công việc).
Điều 85. Thay đổi Kế toán trưởng nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN
Khi thay đổi Kế toán trưởng, Giám đốc đơn vị KBNN phải tổ chức bàn giao công việc giữa Kế toán trưởng cũ và Kế toán trưởng mới có sự chứng kiến của Kế toán trưởng KBNN cấp trên hoặc được KBNN cấp trên ủy quyền cho Giám đốc đơn vị KBNN chứng kiến bằng văn bản. Đồng thời phải làm thủ tục hủy bỏ chữ ký Kế toán trưởng cũ và đăng ký chữ ký Kế toán trưởng mới, kịp thời thông báo cho các đơn vị có quan hệ công tác, giao dịch KBNN.
Trường hợp Kế toán trưởng tạm thời vắng mặt ở đơn vị phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thay thế và phải được Giám đốc KBNN duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 86. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2013, áp dụng cho ngân sách từ năm 2013 trở đi, thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 130/2009/TT-BTC ngày 24/6/2009 về việc quy định Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổng Giám đốc KBNN ban hành công văn hướng dẫn, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính công văn hướng dẫn đối với việc xử lý cuối kỳ đối với số liệu thuộc ngân sách các năm trước năm 2013, phù hợp với quy định của Thông tư này và các văn bản có liên quan.
Điều 87. Tính hiệu lực của văn bản trích dẫn
Các nội dung được trích dẫn theo các văn bản quy định trong Thông tư này nếu các văn bản này được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì được thực hiện theo quy định của các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế.
Điều 88. Tổ chức thực hiện
Tổng Giám đốc KBNN, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Cục trưởng Cục tin học và thống kê tài chính, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị tham gia TABMIS, các đơn vị khác có giao dịch với KBNN trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng.
- Văn phòng Quốc hội.
- Văn phòng Chủ tịch nước.
- Văn phòng Chính phủ.
- Website Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao.
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- KBNN, Sở Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng;
- Công báo;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, KBNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "10/01/2013",
"sign_number": "08/2013/TT-BTC",
"signer": "Phạm Sỹ Danh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-07-2018-TT-BTC-kinh-phi-thuc-hien-De-an-Xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-380544.aspx | Thông tư 07/2018/TT-BTC kinh phí thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2018/TT-BTC
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2018
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2012-2020”
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án).
2. Riêng đối với việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo Thông tư số 68/2016/TT-BTC ngày 5 tháng 5 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.
2. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nội dung và mức chi từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ
1. Nội dung chi do các cơ quan Trung ương thực hiện:
1.1. Chi các hoạt động triển khai, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án và các Đề án thành phần, gồm:
a) Chi tổ chức hội nghị giới thiệu, hội nghị tập huấn triển khai Đề án; hội thảo trao đổi kinh nghiệm; các hội thảo triển khai nội dung của Đề án; các hội nghị sơ kết, tổng kết cấp Trung ương: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC) và Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
b) Chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
c) Chi thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng từ nguồn kinh phí của Đề án.
1.2. Chi khảo sát về tình hình, nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức, lao động nông thôn và học sinh, sinh viên để có các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Thông tư số 109/2016/TT-BTC).
1.3. Xây dựng tài liệu cho các cuộc bồi dưỡng, tập huấn; tài liệu truyền thông để hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên và cán bộ chủ chốt của các hội về công tác xóa mù chữ, công tác quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại các trung tâm học tập cộng đồng và công tác kiểm tra, đánh giá, công nhận/xếp loại các mô hình học tập: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng chương trình, giáo trình cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
1.4. Chi công tác tuyên truyền, gồm:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
b) Sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, phát hành ấn phẩm, sản phẩm truyền thông và tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định lựa chọn nội dung, hình thức ấn phẩm, sản phẩm truyền thông trên cơ sở dự toán được giao và thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy định.
c) Tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông, diễn đàn về các mô hình học tập (“Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/bản/ấp hoặc cấp xã/phường/ thị trấn, “Thành phố học tập” và “Công dân học tập”), học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
1.5. Chi cho hoạt động nghiên cứu, học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng xã hội học tập ở nước ngoài: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
2. Nội dung chi do các địa phương thực hiện:
2.1. Chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội... về mục đích, ý nghĩa, vai trò và ích lợi của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; chi tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời hàng năm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
2.2. Chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương; chi tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết các cấp ở địa phương; chi văn phòng phẩm và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động triển khai Đề án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
2.3. Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc các hoạt động của Đề án; chi bồi dưỡng cho báo cáo viên/hướng dẫn viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm học tập cộng đồng (bao gồm công tác chuẩn bị, soạn bài và báo cáo); chi cho đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm học tập cộng đồng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2.4. Chi cho kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập (“Gia đình học tập, “Dòng họ học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn/bản/ấp/tổ dân phố hoặc cấp xã/phường/thị trấn”, “Thành phố học tập” và “Công dân học tập”), gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị triển khai kế hoạch đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
b) Chi thu thập minh chứng, chi tổng hợp số liệu, viết báo cáo đánh giá: căn cứ quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại/ công nhận “Gia đình học tập, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” áp dụng mức chi quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC
2.5. Chi cho công tác điều tra nhu cầu học tập; chi tiền điện (hoặc dầu đèn) đối với các lớp học tại Trung tâm học tập cộng đồng ban đêm; chi hỗ trợ tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập tại các Trung tâm học tập cộng đồng: Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng quyết định mức chi/khoán chi cụ thể trong phạm vi dự toán được giao và tình hình cân đối ngân sách nhà nước của đơn vị để bố trí thực hiện nhiệm vụ.
2.6. Chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:
a) Chi điều tra, khảo sát đối với các nội dung: Số người mù chữ, tái mù chữ trong độ tuổi 15-60; phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục và xóa mù chữ: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC .
b) Chi hỗ trợ học phẩm, tài liệu học tập thực hiện xóa mù chữ và chống tái mù chữ:
- Đối với các học viên các lớp học xóa mù chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm, tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục tên học phẩm, số lượng học phẩm hỗ trợ trong phạm vi danh mục hỗ trợ học phẩm đối với cấp trung học cơ sở quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.
- Đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa dùng chung. Mức hỗ trợ thực tế do địa phương quyết định căn cứ nguồn kinh phí được cân đối, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ.
c) Chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ. Mức hỗ trợ thực tế do địa phương quyết định căn cứ nguồn kinh phí được cân đối, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ.
d) Chi phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở: Chi hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo các điều kiện quy định về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị đạt chuẩn quốc gia mức độ (1). Việc mua sắm thực hiện theo quy định hiện hành về mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị và các văn bản liên quan.
đ) Chi trả thù lao đối với giáo viên, người ngoài biên chế dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ, cụ thể:
- Đối với giáo viên thuộc biên chế: Mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy. Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Đối với những người ngoài biên chế, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ:
+ Đối với trường hợp trả thù lao: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ trả thù lao cho các đối tượng này theo hợp đồng thỏa thuận. Mức thù lao tối đa theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
+ Đối với tình nguyện viên: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng này theo chế độ công tác phí. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
2.7. Chi công tác phí cho hoạt động học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng xã hội học tập hiệu quả trong nước: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
2.8. Chi thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán
Việc lập, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Hàng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Đề án lập dự toán kinh phí và tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Đề án phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nước và quy định tại Thông tư này.
3. Cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung của Đề án phải mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và tổng hợp trong quyết toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán. Các khoản chi ngân sách nhà nước thực hiện Đề án được hạch toán, quyết toán vào loại, khoản, mục và tiểu mục tương ứng theo quy định mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2018.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN, LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN. (350)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "24/01/2018",
"sign_number": "07/2018/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-44-2022-TT-BTC-quan-ly-kinh-phi-chinh-sach-che-do-uu-dai-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-523365.aspx | Thông tư 44/2022/TT-BTC quản lý kinh phí chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2022/TT-BTC
Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2022
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG, THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN DO NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 (sau đây viết tắt là Nghị định số 23/1999/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 (sau đây viết tắt là Nghị định số 112/2017/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 75/2021/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
Căn cứ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước (sau đây viết tắt là Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg) và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg) và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (sau đây viết tắt là Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến (sau đây viết tắt là Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây viết tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
Căn cứ Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Cam-pu-chi-a (sau đây viết tắt là Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg) và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào, người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a (sau đây gọi chung là người trực tiếp tham gia kháng chiến) do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý từ nguồn ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Thông tư này không áp dụng đối với kinh phí thực hiện các khoản chi do ngân sách địa phương đảm bảo hoặc do ngân sách trung trong bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương:
a) Các khoản chi theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến thuộc đối tượng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg; thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến thuộc đối tượng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP;
c) Kinh phí chi trả trợ cấp một lần theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Kinh phí thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với các đối tượng theo quy định tại các văn bản:
- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh và Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP;
- Các Quyết định: số 290/2005/QĐ-TTg, số 188/2007/QĐ-TTg, số 142/2008/QĐ-TTg, số 38/2010/QĐ-TTg, số 53/2010/QĐ-TTg, số 62/2011/QĐ-TTg, số 40/2011/QĐ-TTg;
- Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;
đ) Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Điều 3. Quản lý và sử dụng kinh phí
Kinh phí thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến và chi phí quản lý thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do ngân sách trung ương đảm bảo được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện như sau:
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP.
2. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng vả người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước và thực hiện rút dự toán theo quy định.
3. Việc quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán, các quy định cụ thể tại Thông tư này và quy chế phân cấp quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chương II
CHI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG, THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN
Điều 4. Chi chế độ trợ cấp, phụ cấp
1. Chi chế độ trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và quy định của Chính phủ.
2. Chi chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng đối với:
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg;
b) Trợ cấp hằng tháng và trợ cấp một lần đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;
c) Trợ cấp một lần đối với:
- Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP;
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg;
- Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg; thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP;
- Người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg;
d) Trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Chi chế độ ưu đãi
1. Các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng:
a) Chi điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ tại nhà;
b) Chi hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
c) Trợ cấp ưu đãi giáo dục khi theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
d) Chi hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ;
d) Chi hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ;
e) Chi trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ;
g) Các khoản chi trợ cấp mai táng, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ;
h) Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;
i) Cấp tiền mua Báo Nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
k) Chi quà tặng của Chủ tịch nước.
2. Các khoản chi giao cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
a) Điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tập trung;
b) Hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành lao động (bao gồm các đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
c) Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp người có công tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp (bao gồm các đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
d) Hỗ trợ người có công đang được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng người có công về thăm gia đình;
đ) Hỗ trợ đón tiếp thân nhân của người có công với cách mạng đến thăm người có công với cách mạng đang nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng;
e) Hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng;
3. Các khoản chi giao cho cơ quan được giao chủ trì thực hiện:
a) Chi đóng bảo hiểm y tế;
b) Hỗ trợ chi phí báo tử liệt sĩ;
c) Quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương đối với cơ sở nuôi dưỡng người có công với cách mạng, người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng;
đ) Đón tiếp Đoàn đại biểu người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đến thăm cơ quan trung ương;
đ) Chi xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;
e) Chi hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ;
e) Chi khác theo quy định của pháp luật.
4. Mức chi các nội dung chi tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo quy định lại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP. Riêng mức chi tại điểm i khoản 1 Điều này thực hiện theo giá bán lẻ Báo Nhân dân; mức chi tại điểm k khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước.
Điều 6. Thanh toán chi phí giám định y khoa
1. Cơ quan, đối tượng phải thanh toán chi phí giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Điều 163 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP,
2. Số tiền thanh toán căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định và mức phí giám định y khoa theo quy định tại Biểu phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa ban hành kèm theo Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.
Điều 7. Chi phí quản lý
1. Ngân sách trung ương đảm bảo chi phí quản lý để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về quản lý đối tượng, hồ sơ, quản lý tài chính, kế toán và tổ chức thực hiện chi trả.
Mức chi phí quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) và được bố trí trong dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hang năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; trong đó chi phí phục vụ chi trả chế độ đến người thụ hưởng tối đa bằng 0,75% tổng số kinh phí chi trả chế độ của toàn ngành. Bộ trưởng; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân bổ tỷ lệ chi phí quản lý và tỷ lệ chi phí phục vụ chi trả chế độ phù hợp với đặc thù của từng địa phương, bảo đảm trong phạm vi dự toán được giao cho công tác quản lý của toàn ngành.
2. Nội dung và mức chi phí quản lý;
a) Chi phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
b) Chi thông tin, tuyên truyền về chính sách, công tác quản lý, chăm sóc người có công với cách mạng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
c) Chi hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính, quản lý hồ sơ, đối tượng, chi trả chế độ ưu đãi, công tác mộ liệt sĩ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
d) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo, mua sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý: Mức chi thanh toán theo thực tế trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Chi phí chuyển tiền cho người thụ hưởng chính sách, cho cơ quan dịch vụ chi trả, chi phí làm thẻ ATM cho người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán qua ngân hàng; chi phí vận chuyển tiền mặt; chi phí thuê địa điểm chi trả, lực lượng bảo vệ, nước uống cho người thụ hưởng tại các điểm chi trả: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ, hợp đồng (trong trường hợp thuê dịch vụ) và trong phạm vi dự toán được giao;
c) Chi trả thù lao cho người trực tiếp chi trả trợ cấp đến người thụ hưởng (đối với trường hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện chi trả): Mức chi trả thù lao cho người trực tiếp chi trả trợ cấp do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Chi thuê tổ chức dịch vụ chi trả trợ cấp cho người thụ hưởng:
- Mức chi phí chi trả cho tổ chức dịch vụ chi trả được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi trả chế độ trợ cấp, phụ cấp cho người thụ hưởng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tùy theo điều kiện địa bàn và thực tế số lượng đối tượng của từng địa phương;
- Tổ chức dịch vụ chi trả tự quyết định và chịu trách nhiệm về chi phí cho việc: Mua sắm két sắt, máy đếm tiền, bao gói đựng tiền, máy phát số thứ tự (nếu có); thuê phương tiện vận chuyển tiền, địa điểm chi trả, lực lượng bảo vệ; chi phí chuyển tiền, chi phí gửi tiền qua đêm, phí rút tiền mặt, phí dịch vụ chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng; chi phí làm thẻ ATM cho người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán qua ngân hàng; thù lao cho việc chi trả; chi nước uống tại các điểm chi trả; chi phí bảo quản, lưu trữ danh sách chi trả; sửa chữa cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị tại các điểm chi trả; phí quản lý hệ thống; phí thuê hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc chi trả và các chi phí khác;
- Tổ chức dịch vụ chi trả chịu trách nhiệm chi trả đủ số tiền trợ cấp, phụ cấp đến đối tượng thụ hưởng theo đúng thời gian quy định. Đối với kinh phí đã giao cho tổ chức dịch vụ để chi trả cho đối tượng, trường hợp để xảy ra mất, thất thoát tiền trợ cấp của đối tượng thụ hưởng thì tổ chức dịch vụ chi trả chịu trách nhiệm bồi hoàn 100% số tiền mất, thất thoát;
h) Chi xét duyệt, thẩm định, điều chỉnh hồ sơ người có công: Mức hỗ trợ tối đa 60.000 đồng/hồ sơ. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và dự toán được giao, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức hỗ trợ và phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị tham gia xét duyệt, thẩm định, điều chỉnh hồ sơ;
i) Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC);
k) Chi hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; lập dự toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công; chi công tác phí thẩm định, thực chứng, giải quyết hồ sơ người có công: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
l) Chi làm đêm, thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức;
m) Chi xăng dầu, thông tin liên lạc phục vụ công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Mức chi thực hiện theo hóa đơn, chứng từ, hợp đồng (trong trường hợp giao khoán công việc và thuê dịch vụ);
n) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng, quản lý kinh phí: Thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
o) Chi phí giám định tài liệu kỹ thuật hình sự hồ sơ người có công: Mức chi theo hóa đơn của cơ sở giám định;
p) Chi thuê mướn, hợp đồng giao khoán công việc và chi khác phục vụ công tác quản lý: Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp giao khoán công việc và thuê dịch vụ);
q) Chi đón tiếp người có công với cách mạng: Mức chi theo mức chi tiếp khách trong nước quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
3. Chi công tác quản lý tại Trung ương theo các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này được phân bổ, sử dụng và quyết toán trong chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Đối với chi phí quản lý thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến theo các Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, số 142/2008/QĐ-TTg, số 53/2010/QĐ-TTg, số 62/2011/QĐ-TTg và số 57/2013/QĐ-TTg:
Thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư liên tịch: số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC; số 144/2008/TTLT-BQP-BTĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; số 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 8 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg; số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg; số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg.
Điều 8. Chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả
1. Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù và có ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để kết hợp hoạt động chi trả với quản lý đối tượng, đảm bảo việc chi trả chế độ đúng, đủ, kịp thời và an toàn.
2. Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó ghi rõ phạm vi đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, chi trả qua hệ thống ngân hàng và các phương thức không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thỏa thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
3. Trước ngày 25 hằng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức dịch vụ chi trả.
Trường hợp thời gian chi trả trợ cấp, phụ cấp gần ngày Tết Nguyên đán hoặc trong thời gian xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do bất khả kháng do cấp có thẩm quyền xác định, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc thực hiện chi trả gộp 02 tháng cho người thụ hưởng.
4. Hằng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hằng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.
Chương III
LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN
Điều 9. Lập dự toán
1. Dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được lập chi tiết theo từng loại trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần, chi thực hiện các chế độ, chính sách, chi phí quản lý theo quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Chính phủ, khoản 4 Điều 5 và Điều 7 Thông tư này.
2. Việc lập dự toán kinh phí hằng năm được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn cụ thể quy trình và trình tự thời gian lập dự toán như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng lập dự toán của năm kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 tháng 6 hằng năm;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán phần chi tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, xem xét dự toán của các cơ quan quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng; tổng hợp dự toán của toàn tỉnh, thành phố gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 7 hằng năm;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét dự toán của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp dự toán của cả nước gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hằng năm;
d) Bộ Tài chính xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng vào dự toán chi ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đối với dự toán kinh phí hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng thuyết minh:
a) Hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ (không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang); hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: Dự kiến số lượng vỏ mộ liệt sĩ xây mới, số lượng mộ cải tạo, sửa chữa, bảo trì và kinh phí thực hiện theo định mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP;
b) Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ, cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng: Tên công trình hoặc thiết bị cần cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì; lý do, mục tiêu cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì; dự kiến khối lượng công việc; dự kiến kinh phí; dự kiến thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành và kinh phí thực hiện theo định mức hỗ trợ quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 và điểm a khoản 10 Điều 13 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP;
c) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng: Dự kiến số đối tượng, giường điều dưỡng, cơ sở điều dưỡng và kinh phí thực hiện theo định mức hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 10 Điều 13 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP.
Điều 10. Phân bổ, giao dự toán
1. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chi trợ cấp ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gồm:
- Chi trợ cấp, phụ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần;
- Chi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng; điều trị, điều dưỡng;
- Chi công việc (trong đó chi tiết: công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ; hỗ trợ cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng; chi phí quản lý).
b) Chi trợ cấp một lần theo Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với thanh niên xung phong, người tham gia kháng chiến.
2. Căn cứ dự toán được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ và giao dự toán cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi tiết nhiệm vụ chi trước ngày 25 tháng 12 năm trước; đồng thời ủy quyền cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách (cơ quan, đơn vị được giao quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng và kinh phí chi tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 31 tháng 12 năm trước; gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
Hồ sơ, tài liệu gửi Bộ Tài chính gồm:
a) Thuyết minh căn cứ và báo cáo phân bổ;
b) Đối với các công trình hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ (không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang); hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: Hồ sơ, tài liệu theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 152 Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
c) Đối với các dự án hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng: Hồ sơ, tài liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 134 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
3. Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra dự toán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Quyết định giao cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết từng nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định, hồ sơ thuyết minh không đầy đủ, thì yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh lại, bổ sung hồ sơ. Thời gian Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh, bổ sung hồ sơ chậm nhất trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính.
4. Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị theo quy định.
Điều 11. Kiểm soát chi
Việc kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Điều 12. Điều chỉnh dự toán
1. Điều chỉnh dự toán trong phạm vi nội bộ cấp tỉnh
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các đơn vị sử dụng ngân sách (cơ quan quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng) và phần kinh phí chi tại Sở trong phạm vi dự toán đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét sự cần thiết, căn cứ điều chỉnh, kiểm tra số dư dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách có liên quan để quyết định điều chỉnh dự toán. Quyết định điều chỉnh dự toán được gửi đến đơn vị sử dụng ngân sách, đồng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm căn cứ thực hiện điều chỉnh dự toán trên hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
2. Điều chỉnh dự toán giữa các tỉnh trong phạm vi cả nước
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định điều chỉnh dự toán giữa các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét sự cần thiết, căn cứ điều chỉnh, kiểm tra số dư dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách có liên quan để quyết định điều chỉnh dự toán. Quyết định điều chỉnh dự toán được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có liên quan để thực hiện và gửi Bộ Tài chính để kiểm tra và phê duyệt trên hệ thống TABMIS.
3. Việc điều chỉnh dự toán trong nội bộ tỉnh, giữa các tỉnh phải bảo đảm trong phạm vi tổng mức dự toán và chi tiết từng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.
Trường hợp điều chỉnh nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao nhưng đã được ghi chú kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi trong quyết định giao dự toán đầu năm hoặc quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính: Để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi có quyết định điều chỉnh dự toán. Thời hạn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh dự toán chậm nhất trước ngày 31 tháng 10 hằng năm.
Điều 13. Hạch toán, quyết toán kinh phí
1. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được hạch toán và quyết toán vào Chương của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (mã số 024); cấp Chương ngân sách trung ương (mã số 01), loại 370 khoản 371. Đối với chi đóng bảo hiểm y tế, hạch toán loại 130 khoản 133 của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Đối với khoản chi hỗ trợ cho các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ; cơ sở vật chất cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng: Việc quyết toán căn cứ quyết định đầu tư, quyết định phân bổ (hỗ trợ vốn) của cấp có thẩm quyền theo phân cấp của địa phương, chứng từ chuyển tiền của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc cơ quan được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao dự toán) cho chủ đầu tư, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc cơ quan được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao dự toán) quyết toán và hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán, trong đó ghi rõ phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương; gửi văn bản phê duyệt quyết toán cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để làm căn cứ quyết toán kinh phí.
3. Việc xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn cụ thể quy trình và trình tự thời gian gửi báo cáo quyết toán năm như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng lập báo cáo quyết toán theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 4 hằng năm;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho các cơ quan quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và phần kinh phí chi tại Sở; tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của tỉnh (kèm theo thông báo xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc, các mẫu biểu báo cáo quyết toán theo quy định và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (nếu có)) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 7 hàng năm;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp báo cáo quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 10 hằng năm;
d) Bộ Tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước.
Điều 14. Xử lý kinh phí cuối năm
1. Việc xử lý số dư kinh phí chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý cuối năm thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Thời hạn chi, tạm ứng và hạch toán các khoản chi ngân sách thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.
Điều 15. Truy thu, truy lĩnh đối với các trường hợp hưởng sai chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1. Truy thu
a) Trường hợp đúng đối tượng được hưởng nhưng phải điều chỉnh giảm mức trợ cấp thì đối tượng phải nộp trả ngân sách trung ương phần chênh lệch đã hưởng mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp được điều chỉnh theo quyết định điều chỉnh mức trợ cấp của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trường hợp đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để được hưởng chế độ không đúng quy định thì đối tượng phải nộp trả ngân sách trung ương toàn bộ số tiền đã được hưởng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc thu hồi, xử lý các khoản trợ cấp của đối tượng đã hưởng không đúng quy định theo quyết định của cấp có thẩm quyền vào ngân sách trung ương; báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo quyết toán hằng năm của cơ quan gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, gửi Bộ Tài chính.
2. Truy lĩnh
a) Trường hợp đối tượng chưa được hưởng hoặc chưa được hưởng đầy đủ mức trợ cấp thì được truy lĩnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả một lần cho đối tượng vào tháng liền sau với tháng ghi trong quyết định điều chỉnh mức trợ cấp;
b) Kinh phí thực hiện truy lĩnh trợ cấp từ nguồn kinh phí thực hiện chính chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trường hợp dự toán được giao không đảm bảo để thực hiện chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị bổ sung dự toán gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2022.
2. Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý và Thông tư số 148/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về nội dung và mức chi thực hiện Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và tổ chức thực hiện chi trả kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng theo quy định và phân cấp thẩm quyền quản lý kinh phí người có công với cách mạng tại địa phương.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán kịp thời kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với các khoản lĩnh trùng, cấp trùng, chi sai chế độ: Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi, nộp ngân sách trung ương theo quy định.
4. Việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bảo dưỡng cơ sở vật chất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, xây dựng và theo phân cấp của cấp có thẩm quyền tại địa phương.
5. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (250b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Thành Hưng | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "21/07/2022",
"sign_number": "44/2022/TT-BTC",
"signer": "Võ Thành Hưng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-12-2009-TT-BYT-bai-bo-Quyet-dinh-06-2005-QD-BYT-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-nhiem-HIV-AIDS-94228.aspx | Thông tư 12/2009/TT-BYT bãi bỏ Quyết định 06/2005/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán điều trị nhiễm HIV/AIDS mới nhất | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 12/2009/TT-BYT
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2009
THÔNG TƯ
BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2005/QĐ-BYT NGÀY 07/03/2005 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS”
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế; Vụ trưởng Vụ Pháp chế,:
Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT ngày 07/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS”.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các vụ, Cục trưởng các cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "19/08/2009",
"sign_number": "12/2009/TT-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Xuyên",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-09-2014-TT-BTTTT-quan-ly-cung-cap-su-dung-thong-tin-trang-thong-tin-dien-tu-mang-xa-hoi-246351.aspx | Thông tư 09/2014/TT-BTTTT quản lý cung cấp sử dụng thông tin trang thông tin điện tử mạng xã hội mới nhất | BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2014/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2014
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI.
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Điều 2. Quy định chung
1. Các trang thông tin điện tử không phải cấp phép:
a) Trang thông tin điện tử nội bộ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP).
b) Trang thông tin điện tử cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
Cá nhân có quyền chia sẻ những thông tin không vi phạm các quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP trên trang thông tin điện tử cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin được đăng tải, chia sẻ; không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
c) Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
d) Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP không phải cấp phép theo quy định tại Thông tư này nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan.
đ) Diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.
2. Các trang thông tin điện tử phải cấp phép:
a) Trang thông tin điện tử tổng hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, mạng xã hội khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí: Cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
b) Mạng xã hội.
Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, trang thông tin điện tử tổng hợp nếu thiết lập mạng xã hội phải đề nghị cấp phép như đối với mạng xã hội.
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những nội dung thông tin do mình cung cấp.
3. Trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin: Tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử; tên cơ quan chủ quản (nếu có); địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung.
Ngoài các nội dung trên, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, mạng xã hội phải ghi rõ số giấy phép đang còn hiệu lực, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp phép.
4. Trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).
5. Sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép không thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội thì giấy phép không còn giá trị.
6. Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội thì phải thực hiện các thủ tục như cấp mới theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển giao. Hồ sơ cấp phép, ngoài các văn bản quy định tại Điều 6 Thông tư này phải kèm theo bản gốc giấy phép đã được cấp.
7. Thông tin cá nhân bao gồm:
Họ và tên;
Ngày, tháng, năm sinh;
Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
Số điện thoại, địa chỉ email.
Trường hợp người sử dụng internet dưới 14 tuổi và chưa có hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.
Điều 3. Điều kiện về nhân sự quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
1. Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin.
a) Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý nội dung cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội;
b) Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung phải tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên, có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nước ngoài, có địa chỉ tạm trú ít nhất 6 tháng tại Việt Nam.
c) Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có trách nhiệm cung cấp số điện thoại liên lạc thường xuyên, địa chỉ email cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để phối hợp xử lý ngay khi cần thiết.
d) Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp có thể giao nhiệm vụ cho cấp phó chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin;
đ) Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải thành lập bộ phận quản lý nội dung thông tin.
2. Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật.
Bộ phận quản lý kỹ thuật tối thiểu có 01 người đáp ứng quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 4. Điều kiện về tài chính, kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
1. Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải có phương án tài chính bảo đảm thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này để duy trì hoạt động trong thời gian giấy phép có hiệu lực.
2. Điều kiện về kỹ thuật
Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp: Lưu trữ tối thiểu 90 (chín mươi) ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 (hai) năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
b) Đối với mạng xã hội: Lưu trữ tối thiểu 02 (hai) năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
c) Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
d) Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
đ) Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
e) Đảm bảo phải có ít nhất 01 (một) hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin tiện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này.
3. Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư này.
b) Thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân.
c) Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm (bộ lọc);
đ) Sẵn sàng kết nối, xác thực thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Điều kiện về quản lý thông tin và tên miền quy định tại điểm c, đ khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
1. Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
a) Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;
b) Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn;
c) Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 03 (ba) giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bằng văn bản, điện thoại, email);
2. Điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội:
a) Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
b) Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
c) Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 03 (ba) giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bằng văn bản, điện thoại, email);
d) Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;
đ) Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
3. Điều kiện về tên miền:
a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
b) Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
c) Tên miền phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 (sáu) tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 01).
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư); Quyết định thành lập (đối với tổ chức không phải doanh nghiệp); Giấy phép hoạt động báo chí (đối với cơ quan báo chí); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp.
c) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.
d) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép. Đề án bao gồm các nội dung chính:
Về nội dung thông tin: Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin, các chuyên mục dự kiến; nguồn tin chính thức, bản in trang chủ và các trang chuyên mục chính;
Phương án tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với các quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 3, 4, 5 Thông tư này;
Địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.
đ) Văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 02).
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư); Quyết định thành lập (đối với tổ chức không phải doanh nghiệp).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp với loại hình dịch vụ mạng xã hội dự định cung cấp.
c) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên (bản sao có chứng thực) và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.
d) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép. Đề án bao gồm các nội dung chính:
Phương thức tổ chức mạng xã hội, các loại hình dịch vụ, phạm vi, lĩnh vực thông tin trao đổi;
Phương án tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 3, 4, 5 của Thông tư này;
Địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.
đ) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau:
Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội;
Quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
Quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
Cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
Cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác;
Công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Điều 7. Thẩm quyền, quy trình, thủ tục, cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
1. Thẩm quyền cấp giấy phép
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
b) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp các đối tượng sau:
Cơ quan báo chí;
Cơ quan ngoại giao và lãnh sự; tổ chức trực thuộc ở Trung ương (trừ các trường hợp do Sở Thông tin và Truyền thông cấp);
Tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp các đối tượng sau:
Tổ chức, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp quyết định thành lập, cấp phép hoạt động hoặc cấp đăng ký hoạt động;
Hệ thống tổ chức (theo ngành dọc) của các tổ chức trực thuộc ở Trung ương tại địa phương (bao gồm các tổ chức trong hệ thống nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước);
Các đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trụ sở chính tại địa phương;
Các doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cấp phép hoạt động có trụ sở chính tại địa phương;
Đơn vị trực thuộc các tập đoàn có trụ sở chính tại địa phương.
d) Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí tại địa phương và có văn bản (kèm hồ sơ) đề nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem xét, cấp giấy phép.
2. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của các cơ quan báo chí địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thẩm định và chuyển hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị cấp giấy phép đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội.
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép. Trường hợp từ chối, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép thiếp lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư này, có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép.
2. Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép
a) Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép trong những trường hợp sau:
Thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp;
Thay đổi tên miền;
Thay đổi địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam;
Thay đổi phạm vi cung cấp thông tin, dịch vụ;
Thay đổi nhân sự chịu trách nhiệm chính;
Thay đổi, bổ sung lĩnh vực thông tin cung cấp đối với trang thông tin điện tử tổng hợp; loại hình dịch vụ mạng xã hội đối với mạng xã hội.
b) Tổ chức, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị nêu rõ nội dung, lý do cần sửa đổi, bổ sung và các tài liệu chứng minh có liên quan đến cơ quan cấp giấy phép.
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Gia hạn giấy phép
a) 30 (ba mươi) ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời hạn gia hạn kèm theo bản sao giấy phép đã cấp đến cơ quan cấp giấy phép.
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp gia hạn giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
c) Giấy phép được gia hạn không quá 02 (hai) lần; mỗi lần không quá 02 (hai) năm.
4. Cấp lại giấy phép
a) Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Văn bản đề nghị phải nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo bản giấy phép bị hư hỏng
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ này nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cấp giấy phép xem xét, cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Điều 9. Chế độ báo cáo
1. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ mỗi năm một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
b) Nội dung báo cáo định kỳ theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 03).
2. Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ mỗi năm một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
b) Nội dung báo cáo định kỳ theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 04).
3. Thời hạn báo cáo
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
4. Hình thức gửi báo cáo
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội gửi báo cáo qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo địa chỉ sau:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử);
b) Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động.
5. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng một lần với Bộ Thông tin và Truyền thông (trước ngày 31 tháng 01 và trước ngày 31 tháng 7 hàng năm) về hoạt động quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên internet tại địa phương.
Điều 10. Ban hành các biểu mẫu trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Mẫu số 01);
2. Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Mẫu số 02);
3. Nội dung báo cáo định kỳ theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (Mẫu số 03);
4. Nội dung báo cáo định kỳ theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội (Mẫu số 04);
5. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng (Mẫu số 05);
6. Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng (Mẫu số 06).
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2014 và thay thế Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến và thay thế Thông tư số 07 /2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
2. Các trang thông tin điện tử tổng hợp đã được cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet và Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29 tháng 6 năm 2010 được tiếp tục hoạt động cho đến khi Giấy phép hết hiệu lực và tiến hành thủ tục đề nghị cấp giấy phép (cấp mới) theo quy định tại Thông tư này.
3. Các mạng xã hội đã được cấp Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29 tháng 6 năm 2010, nếu tiếp tục hoạt động phải tiến hành thủ tục cấp phép (cấp mới) theo quy định tại Thông tư này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
4. Trong quá trình thực hiện, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
, ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
THIẾT LẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRÊN MẠNG
Kính gửi: ………………………………………………….
1. Tên cơ quan chủ quản ( n ếu có ):
2. Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp:
3. Mục đích thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp:
4. Nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp; các chuyên mục:
5. Đối tượng phục vụ:
6. Nguồn tin:
7. Số trang web:
8. Tên miền:
9. Phạm vi cung cấp thông tin (mạng internet, mạng viễn thông di động):
10. Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet:
11. Địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam:
12. Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp:
- Họ và tên:
- Chức danh:
- Số điện thoại liên lạc (cả cố định và di động):
13. Trụ sở:
Điện thoại: Fax:
Email:
14. Thời gian đề nghị cấp phép:..... năm..... tháng.
Cam đoan thực hiện đúng quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Thông tư số /TT-BTTTT ngày tháng năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan chủ quản (nếu có);
.........................................
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Đầu mối liên hệ về hồ sơ cấp phép (họ tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
, ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
THIẾT LẬP MẠNG XÃ HỘI TRÊN MẠNG
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử)
1. Tên cơ quan chủ quản (nếu có):
2. Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội:
3. Mục đích thiết lập mạng xã hội:
4. Dịch vụ mạng xã hội: (dịch vụ tạo blog, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến….)
5. Đối tượng phục vụ:
6. Phạm vi cung cấp dịch vụ (mạng internet, mạng viễn thông di động):
7. Biện pháp quản lý:
8. Tên miền:
9. Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet:
10. Địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam:
11. Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên trang mạng xã hội:
- Họ và tên:
- Chức danh:
- Số điện thoại liên lạc (cố định và di động):
12. Trụ sở:
Điện thoại: Fax: Email:
13. Thời gian đề nghị cấp phép:..... năm..... tháng.
Cam đoan thực hiện đúng quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Thông tư số /2014/TT-BTTTT ngày tháng năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan chủ quản (nếu có);
.................................
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Đầu mối liên hệ về hồ sơ cấp phép (họ tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày tháng năm
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
GIẤY PHÉP THIẾT LẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRÊN MẠNG
(từ tháng năm đến tháng năm )
Kính gửi: .............................................(Cơ quan cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp)
I. Thông tin về giấy phép
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số do…cấp ngày…tháng…năm
II. Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
- Tên tổ chức, doanh nghiệp:
- Địa chỉ, số điện thoại liên lạc.
- Họ tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Tên miền:
- Nội dung thông tin đang cung cấp, các chuyên mục chính;
- Số lượng nhân sự tham gia qua thực hiện trang thông tin điện tử tổng hợp; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước:
+ Số lượng nhân sự quản lý nội dung:
+ Số lượng nhân sự quản lý kỹ thuật:
- Số lượng máy chủ hiện có đến thời điểm báo cáo; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước:
+ Số lượng máy chủ đặt tại Việt Nam (ghi rõ nơi đặt):
+ Số lượng máy chủ đặt tại nước ngoài (nếu có):
- Danh mục nguồn tin; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước.
- Tần suất cập nhật tin, bài (tính bằng đơn vị/ngày); tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước.
- Lượt xem (PV/tháng); tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước.
- Lượt truy cập (UV/tháng); tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước.
- Các biện pháp quản lý thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Số lượng đơn thư kiến nghị của các các nhân, tổ chức khác đối với thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp: nội dung kiến nghị, trình tự, kết quả giải quyết kiến nghị.
- Các vấn đề về kỹ thuật đã gặp phải trong kỳ báo cáo (nếu có):
- Kiến nghị, đề xuất (nếu có): Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Đầu mối liên hệ về báo cáo tình hình triển khai giấy phép (họ tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày tháng năm
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
GIẤY PHÉP THIẾT LẬP MẠNG XÃ HỘI TRÊN MẠNG
(từ tháng năm đến tháng năm )
Kính gửi: - Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
- Sở Thông tin và Truyền thông... (nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động)
I. Thông tin về giấy phép
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số ... do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày…tháng…năm........
II. Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép
- Tên tổ chức, doanh nghiệp:
- Địa chỉ, số điện thoại liên lạc.
- Họ tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội.
- Tên miền:
- Các loại hình dịch vụ đang cung cấp:
- Số lượng nhân sự tham gia qua thực hiện mạng xã hội; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước:
+ Số lượng nhân sự quản lý nội dung:
+ Số lượng nhân sự quản lý kỹ thuật:
- Số lượng máy chủ hiện có đến thời điểm báo cáo; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước:
+ Số lượng máy chủ đặt tại Việt Nam (ghi rõ nơi đặt):
+ Số lượng máy chủ đặt tại nước ngoài (nếu có):
- Số lượng thành viên đăng ký sử dụng mạng xã hội đến thời điểm báo cáo; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước.
- Số lượng thành viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội đến thời điểm báo cáo; tăng, giảm so với kỳ báo cáo trước.
- Quy trình, biện pháp quản lý, kiểm soát nội dung thông tin trên mạng xã hội.
- Số trường hợp thành viên bị xử lý do vi phạm Thỏa thuận cung cấp, sử dụng dịch vụ mạng xã hôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan: hành vi vi phạm, biện pháp xử lý.
- Số lượng đơn thư kiến nghị của các các nhân, tổ chức khác đối với thông tin trên mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp cung cấp: nội dung kiến nghị, biện pháp, kết quả xử lý đơn thư.
- Kiến nghị, đề xuất (nếu có): Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Đầu mối liên hệ về báo cáo tình hình triển khai giấy phép (họ tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử)
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(UBND TỈNH, THÀNH PHỐ.....)
CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
(SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TỈNH, THÀNH PHỐ)
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:............../GP-TTĐT
, ngày tháng năm
GIẤY PHÉP THIẾT LẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
TỔNG HỢP TRÊN MẠNG
CỤC TRƯỞNG CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
(GIÁM ĐỐC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG)
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Thông tư số .../2014/TT-BTTTT ngày ... tháng .... năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng xã hội và trang thông tin điện tử;
Căn cứ Quyết định số ..../2014/QĐ-BTTTT ngày ..... của Bộ tr•ởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố);
Theo đề nghị của ....... (tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép);
Theo đề nghị của Trưởng phòng Thông tin điện tử (Trưởng Phòng.... thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố),
QUYẾT ĐỊNH:
Cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng theo những quy định sau:
1. Tên cơ quan chủ quản (nếu có):
2. Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang tin điện tử tổng hợp:
................................................
3. Nội dung tin, loại hình thông tin, phạm vi cung cấp thông tin:
3.1. Nội dung thông tin cung cấp lên mạng:
- .....................................................................................................................
3.2. Phạm vi cung cấp thông tin: ................................................................
4. Nguồn tin: .........................
5. Số trang: 01 trang chủ.
6. Tên miền: .........................
7. Địa điểm đặt máy chủ:................................................................
8. Người chịu trách nhiệm chính:
+ Họ tên:
+ Số điện thoại (cố định và di động):
9. Trụ sở cơ quan: ............................................................
Điện thoại: ...................................... Fax: ............................... Email: ........................................
10. Giấy phép này có giá trị trong .................... năm.
11. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
12. Cơ quan được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng phải thực hiện đúng các qu y định tại 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thông tư số .../2014/TT-BTTTT ngày ... tháng .... năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành và những điều ghi trong Giấy phép này.
Nơi nhận:
- Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép;
- Cục trưởng (Giám đốc Sở TT&TT
tỉnh, thành phố.........);
- Cục PTTH&TTĐT (đối với Giấy phép do Sở TT&TT tỉnh, thành phố cấp);
- Lưu: VT, P.TTĐT(02).
CỤC TRƯỞNG
(GIÁM ĐỐC)
(ký tên, đóng đấu)
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:............../GP-BTTTT
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
GIẤY PHÉP THIẾT LẬP MẠNG XÃ HỘI TRÊN MẠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Thông tư số .../2014/TT-BTTTT ngày ... tháng .... năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng xã hội và trang thông tin điện tử;
Căn cứ Quyết định số 981/2014/QĐ-BTTTT ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
Căn cứ đề nghị của ....... (tổ chức, doanh nghiệp có hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng xã hội);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,
QUYẾT ĐỊNH:
CẤP GIẤY PHÉP THIẾT LẬP MẠNG XÃ HỘI TRÊN MẠNG THEO NHỮNG QUY ĐỊNH SAU:
1. Tên cơ tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội:
.................................................
2. Mục đích thiết lập mạng xã hội:
3. Loại hình dịch vụ mạng xã hội:
4. Phạm vi cung cấp dịch vụ (trên mạng internet, mạng viễn thông di động):
5. Tên miền: .........................
6. Địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam:................................................................
7. Người chịu trách nhiệm chính:
+ Họ tên:
+ Số điện thoại (cố định và di động):
7. Trụ sở cơ quan: ............................................................
Điện thoại: ...................................... Fax: ............................... Email: ........................................
9. Giấy phép này có giá trị trong .................... năm.
10. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
11. Cơ quan được cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng phải thực hiện đúng các quy định tại 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thông tư số .../2014/TT-BTTTT ngày ... tháng .... năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành và những điều ghi trong Giấy phép này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở TT&TT tỉnh, thành phố (nơi tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép đóng trụ sở);
- Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT.
BỘ TRƯỞNG | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "19/08/2014",
"sign_number": "09/2014/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Bắc Son",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-09-2016-TTLT-BLDTBXH-BTC-ho-tro-dua-nguoi-lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-theo-hop-dong-293271.aspx | Thông tư 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ HỖ TRỢ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số Điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn quy trình, thủ tục, mức hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nội dung, mức hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước quy định tại Điều 10 và Điều 12 của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc các đối tượng sau:
a) Người dân tộc thiểu số;
b) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;
c) Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
d) Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này.
Điều 3. Nội dung và mức chi hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
a) Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
b) Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
c) Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
d) Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;
đ) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
e) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP) được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg).
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:
a) Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT- BTC ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam;
b) Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp;
c) Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;
d) Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:
Người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và các văn bản hướng dẫn.
4. Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề:
a) Người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Người lao động tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ.
5. Trường hợp người lao động đồng thời thuộc hai hay nhiều đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thì được lựa chọn áp dụng theo đối tượng có lợi nhất cho người lao động và chỉ được hưởng một lần các Khoản hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP có thể lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch này hoặc quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg. Trường hợp người lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này thì không thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg và ngược lại.
Điều 4. Quy trình và thủ tục hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Đối với các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này:
a) Người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp 01 bộ hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp của địa phương) nơi người lao động cư trú hợp pháp để được xem xét hỗ trợ.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này gồm:
+ Người lao động là người dân tộc thiểu số: bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động;
+ Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng: giấy xác nhận là thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hộ chiếu và thị thực;
- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp;
Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài Khoản ngân hàng) cho người lao động; lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.
b) Người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp:
Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến chủ đầu tư gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
- Bản sao hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động và chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hộ chiếu và thị thực;
- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp;
Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài Khoản ngân hàng) cho người lao động.
2. Đối với nội dung hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này: Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
3. Đối với nội dung hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này:
a) Căn cứ nhu cầu và số lượng lao động tham gia đào tạo nghề, ngoại ngữ, mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này và dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Căn cứ hợp đồng đặt hàng đào tạo đã ký và danh sách người lao động tham gia đào tạo, Cục Quản lý lao động ngoài nước thực hiện tạm ứng kinh phí cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo mức quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các Khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
c) Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và thanh toán giá trị còn lại của hợp đồng (nếu có):
- Trường hợp có dưới 70% số học viên sau khi hoàn thành khóa học được đi làm việc ở nước ngoài chỉ thanh toán chi phí đào tạo theo số lượng học viên thực tế xuất cảnh;
- Trường hợp có từ 70% số học viên trở lên sau khi hoàn thành khóa học được đi làm việc ở nước ngoài được thanh toán chi phí đào tạo theo số lượng học viên tham gia khóa học của hợp đồng đã ký;
d) Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện chi trả các Khoản nhà nước hỗ trợ cho người học theo mức quy định tại hợp đồng đã ký với Cục Quản lý lao động ngoài nước;
đ) Hồ sơ lưu tại doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp gồm:
- Hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Cục Quản lý lao động ngoài nước;
- Hợp đồng liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp không tự tổ chức đào tạo cho người lao động);
- Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này;
- Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với Cục Quản lý lao động ngoài nước;
- Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy trình và thủ tục hỗ trợ theo từng chương trình cụ thể và phù hợp với các quy định hiện hành.
Điều 5. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước
1. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước bao gồm:
a) Nghiên cứu khảo sát, thu thập thông tin thị trường lao động ngoài nước:
- Nghiên cứu các thị trường lao động hiện có, các thị trường tiềm năng phù hợp với người lao động Việt Nam;
- Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp tư liệu;
- Mua tư liệu về các thị trường lao động có tiềm năng đối với lao động Việt Nam;
b) Quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam ở nước ngoài:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu về nguồn lao động Việt Nam;
- Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông về nguồn lao động Việt Nam (phóng sự, phim tư liệu, sách, áp phích, tờ rơi...);
- Tổ chức truyền thông, quảng bá về nguồn lao động Việt Nam:
+ Truyền thông qua các tư liệu, ấn phẩm;
+ Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài (nếu có);
+ Truyền thông trên mạng internet;
c) Xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông hướng dẫn người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông để giới thiệu về các thị trường lao động cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
- Tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài;
- Tổ chức sự kiện văn hóa cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài;
- Đào tạo nâng cao năng lực về xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Chi phí mua, thu thập thông tin, tư liệu về thị trường, ngành nghề mới tiếp nhận lao động Việt Nam, truyền thông, quảng bá về nguồn lao động Việt Nam trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ngoài: Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước quyết định căn cứ tình hình thực tế, trong phạm vi dự toán được duyệt hàng năm, bảo đảm Tiết kiệm, hiệu quả;
b) Chi nghiên cứu, tổng hợp xây dựng các đề án đánh giá tiềm năng, xu hướng tiếp nhận lao động của thị trường ngoài nước: thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Chi phí vé máy bay, phương tiện đi lại, công tác phí và các chi phí khác cho cán bộ, công chức tham gia đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường, tham gia tổ chức sự kiện, hội thảo quảng bá về nguồn lao động Việt Nam tại các thị trường: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí;
d) Tổ chức sự kiện, hội thảo ở nước ngoài bao gồm: chi phí thuê hội trường, trang thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, phiên dịch, lễ tân, diễn giả, tài liệu, nước uống; tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài: thanh toán theo hợp đồng ký với đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, hội thảo ở nước ngoài và hóa đơn, chứng từ hợp lệ nhưng không vượt quá dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị hội thảo quốc tế về xúc tiến phát triển thị trường lao động mới: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
e) Chi phí xây dựng, xuất bản và phát hành các ấn phẩm, tài liệu, chương trình truyền thông: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và các văn bản hướng dẫn;
g) Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin - Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
h) Chi tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
Điều 6. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động là đối tượng quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này và kinh phí hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước được bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ ở trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Năm 2016, ngân sách trung ương thực hiện bổ sung có Mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện chính sách.
2. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này bố trí từ nguồn kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
3. Kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của Hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và chương trình đào tạo trình độ cao theo Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các nước: bố trí từ kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020. Từ sau năm 2020, kinh phí bố trí theo quy định của cấp có thẩm quyền.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, chủ đầu tư dự án
1. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện tiếp nhận hồ sơ và chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Thông tư liên tịch này, bảo đảm phù hợp với Điều kiện thực tế tại địa phương;
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 31/7) và hàng năm (trước ngày 31/01 năm sau), tổng hợp báo cáo tình hình kinh phí thực hiện và số lượng người lao động được hỗ trợ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) để tổng hợp, theo dõi;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ hỗ trợ đối với người lao động và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch này;
d) Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước gửi cơ quan Tài chính cùng cấp tổng hợp theo quy định.
2. Cơ quan Tài chính: Tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Chủ đầu tư dự án: Căn cứ mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này để xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tổng kinh phí của Dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư được duyệt; bố trí kinh phí, chi trả các Khoản hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 3 cho người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
2. Trường hợp các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định tại văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính;
- Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Lưu: VT, CQLLĐNN (350 bản).
Mẫu số 01: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia và việc làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi (1): Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội
(hoặc tên chủ đầu tư dự án thu hồi đất nông nghiệp)
Họ và tên: .......................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………… Giới tính:...........................................
CMTND, hộ chiếu số:….. ngày cấp: …………… cơ quan cấp:.......................................
Đăng ký thường trú tại: ..................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ................................................................................................................
Đối tượng: Dân tộc thiểu số □ Hộ nghèo □ Hộ cận nghèo □
Hộ bị thu hồi đất nông nghiệp □ Thân nhân của người có công với cách mạng □
Tôi làm đơn này kính đề nghị quý Cơ quan hỗ trợ chi phí học nghề, ngoại ngữ và các chi phí khác theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ để tham gia đi làm việc tại nước...............
Số tiền đề nghị hỗ trợ:.....................................................................................................
Bao gồm:
- Chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ: …………..…. đ
- Chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: ……………. đ
- Tiền ăn, ở trong thời gian học: …………….. đ
- Chi phí đi lại: ………………….đ
- Chi phí trang cấp ban đầu: …………………. đ (nếu có)
- Tiền làm các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài: ……………… đ
(Hồ sơ, chứng từ kèm theo).
Hình thức nhận tiền hỗ trợ: Tiền mặt □ Chuyển Khoản □
Trường hợp nhận tiền hỗ trợ thông qua tài Khoản ngân hàng, đề nghị chuyển tiền vào tài Khoản (tên tài Khoản): ……………… Số tài Khoản: …………. tại Ngân hàng: ………………..
Tôi hiểu mọi quyền lợi được hỗ trợ khi tham gia chương trình và xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước./.
………, ngày ... tháng ... năm …
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (2)
Xác nhận ông (bà) …………………… có đăng ký thường trú tại xã, thuộc đối tượng (3): ………………………… trong danh sách do xã quản lý./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/THỊ TRẤN....
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng ghi rõ Phòng hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ; Người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ghi rõ tên của chủ đầu tư dự án.
(2) Áp dụng cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng cư trú hợp pháp tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.
(3) Ghi rõ đối tượng được xác nhận là: hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo hoặc người cư trú ở huyện nghèo.
Mẫu số 02: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia và việc làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
GIẤY XÁC NHẬN
THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1. Thông tin về thân nhân người có công với cách mạng
Họ và tên:..........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………… Giới tính:.................................................
Nơi đăng ký thường trú:....................................................................................................
.........................................................................................................................................
Quan hệ với người có công với cách mạng (1):...............................................................
2. Thông tin về người có công với cách mạng
Họ và tên:.........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………… Giới tính:...............................................
Thuộc diện người có công (2):.........................................................................................
Số hồ sơ:..........................................................................................................................
Nơi đăng ký thường trú:...................................................................................................
.........................................................................................................................................
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (4)
Ông/bà:……………..
Là thân nhân người có công với cách mạng.
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
…, ngày....tháng...năm...
Xác nhận của người có công (3)
(Chữ ký, ghi rõ họ tên)
…, ngày...tháng....năm...
Người đề nghị xác nhận
(Chữ ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi quan hệ người đề nghị xác nhận với người có công với cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
(2) Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng.
(3) Mục này không áp dụng đối với liệt sỹ, người có công đã từ trần
(4) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
- Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý.
- Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.
Mẫu số 03: Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia và việc làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: (Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội)
Họ và tên: .........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………… Giới tính:..........................................
CMTND, hộ chiếu số: ………….. ngày cấp: ………… cơ quan cấp:.................................
Đăng ký thường trú tại: .....................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..................................................................................................................
Đối tượng: Dân tộc thiểu số □ Hộ nghèo □ Hộ cận nghèo □
Hộ bị thu hồi đất nông nghiệp □ Thân nhân của người có công với cách mạng □
Tôi làm đơn này kính đề nghị quý Cơ quan hỗ trợ chi phí học nghề, ngoại ngữ và các chi phí khác theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ để tham gia đi làm việc tại nước...............
Tôi hiểu mọi quyền lợi được hỗ trợ khi tham gia chương trình và xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước./.
………., ngày ... tháng ... năm…….
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/Chủ đầu tư (1)
Xác nhận ông (bà)……………….. thuộc đối tượng (2): …………………. trong danh sách do xã quản lý (hoặc danh sách hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của dự án …………)./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/THỊ TRẤN....
CHỦ TỊCH
HOẶC CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Áp dụng cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND xã xác nhận và người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp do UBND xã hoặc Chủ đầu tư (đơn vị thu hồi đất nông nghiệp) xác nhận.
(2) Ủy ban nhân dân xã ghi rõ đối tượng được xác nhận là: hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo hoặc Chủ đầu tư ghi rõ đối tượng được xác nhận là: thu hồi đất nông nghiệp. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "15/06/2016",
"sign_number": "09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC",
"signer": "Doãn Mậu Diệp, Huỳnh Quang Hải",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-17-CT-TTg-2023-tang-cuong-chi-dao-phoi-hop-to-chuc-Ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-567772.aspx | Chỉ thị 17/CT-TTg 2023 tăng cường chỉ đạo phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/CT-TTg
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2023
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2023
Những năm qua, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (gọi tắt là Kỳ thi) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp được tổ chức ngày càng nghiêm túc, khách quan, trung thực, an toàn, cơ bản đáp ứng mục tiêu đặt ra trong đánh giá kết quả giáo dục, năng lực học sinh và yêu cầu tuyển sinh.
Tuy nhiên, công tác tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số địa phương, đơn vị chưa thật chủ động, quyết liệt, phối hợp thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả; công tác truyền thông còn hạn chế; tình trạng sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi ngày càng tinh vi, phức tạp.
Để tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó, tập trung vào một số trọng tâm sau:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; bảo đảm đề thi tuyệt đối an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi và tuyển sinh;
b) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh;
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi;
d) Tập trung thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương;
b) Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bất thường;
c) Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho thí sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
d) Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh và người thân của thí sinh ở các Điểm thi, nhất là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và biên giới, hải đảo.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tuyển sinh các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
4. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho Kỳ thi; tăng cường phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi.
5. Bộ Y tế chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; chuẩn bị nhân lực, vật lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm khám chữa bệnh cho thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính phục vụ Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp.
7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tích cực phối hợp, chủ động tham gia cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương triển khai tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp.
8. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn và hỗ trợ thí sinh, người nhà thí sinh trong Kỳ thi.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Uỷ ban Xã hội của Quốc hội;
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội;
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX(3),DNam.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "29/05/2023",
"sign_number": "17/CT-TTg",
"signer": "Trần Hồng Hà",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-201-2017-TT-BQP-kiem-dinh-ky-thuat-an-toan-Thiet-bi-thu-tai-8E088-361279.aspx | Thông tư 201/2017/TT-BQP kiểm định kỹ thuật an toàn Thiết bị thử tải 8E088 mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 201/2017/TT-BQP
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2017
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THIẾT BỊ THỬ TẢI 8E088 SỬ DỤNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG (QTKĐ 05:2017/BQP)
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Thiết bị thử tải 8E088 sử dụng trong Bộ Quốc phòng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2017.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Bế Xuân Trường
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
QTKĐ 05:2017/BQP
THIẾT BỊ THỬ TẢI 8E088.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 201/2017/TT-BQP ngày 22/8/2017 của Bộ Quốc phòng)
MỤC LỤC
1 Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
2 Các hình thức kiểm định
3 Tài liệu viện dẫn
4 Thuật ngữ và định nghĩa
4.1 Thiết bị thử tải 8E088
4.2 Kiểm định kỹ thuật lần đầu
4.3 Kiểm định kỹ thuật định kỳ
4.4 Kiểm định kỹ thuật bất thường
5 Các bước kiểm định
6 Phương tiện kiểm định
7 Điều kiện kiểm định
8 Chuẩn bị kiểm định
8.1 Thống nhất kế hoạch kiểm định
8.2 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch
8.3 Chuẩn bị phương tiện kiểm định
8.4 Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi kiểm định
9 Tiến hành kiểm định
9.1 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
9.2 Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải
9.3 Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
10 Xử lý kết quả kiểm định
11 Thời hạn kiểm định
12 Phụ lục I
13 Phụ lục II
Lời nói đầu
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị thử tải 8E088 sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 05:2017/BQP) do Tổng cục Kỹ thuật biên soạn, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số: 201/2017/TT-BQP ngày 22 tháng 8 năm 2017.
THIẾT BỊ THỬ TẢI 8E088.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thiết bị thử tải 8E088 thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành.
Căn cứ vào quy trình này, đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn và kiểm định viên trong Bộ Quốc phòng áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng loại thiết bị thử tải 8E088 nhưng không được trái với quy định của quy trình này. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân quản lý, sử dụng các loại thiết bị thử tải 8E088 có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kiểm định, kiểm định viên theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quản lý, sử dụng thiết bị thử tải 8E088 trong Bộ Quốc phòng (gọi chung là cơ sở);
- Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn và kiểm định viên trong Bộ Quốc phòng;
- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
2. CÁC HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị thử tải 8E088 phải được thực hiện đầy đủ trong những trường hợp sau:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, trước khi đưa vào sử dụng;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường.
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn thiết bị thử tải 8E088 có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
4.1. Thiết bị thử tải 8E088 là thiết bị dùng để kiểm tra trọng lượng tải chuẩn để thử các thiết bị nâng tên lửa, ngư lôi.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị thử tải 8E088 theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào để sử dụng lần đầu.
4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị thử tải 8E088 theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị thử tải 8E088 theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị thử tải 8E088;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
5. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị thử tải 8E088 phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch
Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải
Bước 4. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
Bước 5. Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý:
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục I và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
6. PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH
Các phương tiện phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và còn hạn kiểm định, bao gồm:
6.1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:
- Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3 kg đến 0,5 kg;
- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, khe hở.
6.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử tải:
Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế).
6.3. Thiết bị, dụng cụ đo lường:
- Thiết bị đo khoảng cách;
- Thiết bị đo vận tốc dài;
- Thiết bị kiểm tra áp suất;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.
6.4. Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần).
7. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định thiết bị thử tải 8E088 phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
7.1. Thiết bị thử tải 8E088 phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
7.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị thử tải 8E088 phải đầy đủ theo quy định.
7.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
7.4. Các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định đầy đủ và phù hợp với đối tượng kiểm định.
7.5. Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị thử tải 8E088.
8. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
8.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
8.1.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của thiết bị thử tải 8E088;
8.1.2. Vệ sinh thiết bị thử tải 8E088;
8.1.3. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
8.2.1. Kiểm định lần đầu:
a) Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:
- Lý lịch, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị thử tải 8E088 (đánh giá theo quy định tại 1.3.2, 3.5.1.5 QCVN 7:2012/BLĐTBXH và 1.4 TCVN 4244: 2005), bao gồm:
+ Bản vẽ cơ cấu bảo hiểm - Các yêu cầu kỹ thuật;
+ Quy trình vận hành.
- Kiểm tra hồ sơ:
+ Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);
+ Bản vẽ chế tạo ghi đầy đủ các kích thước chính;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
- Kiểm tra các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường.
- Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị (nếu có):
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (theo quy định tại 3.1.2 TCVN 4244:2005);
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (theo quy định tại 3.3.4 TCVN 4244: 2005);
+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
- Hồ sơ lắp đặt (nếu có);
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định (nếu có).
8.2.2. Kiểm định định kỳ:
- Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
8.2.3. Kiểm định bất thường:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị thử tải 8E088;
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ, lý lịch thiết bị thử tải 8E088 đạt yêu cầu, khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại 8.2 Quy trình này. Trường hợp không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
8.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
8.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
9. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định thiết bị thử tải 8E088 phải thực hiện theo trình tự sau:
9.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
9.1.1. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, mặt bằng, khoảng cách và biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;
9.1.2. Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị thử tải 8E088 so với hồ sơ, lý lịch;
9.1.3. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị thử tải 8E088, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
a) Kết cấu kim loại của thiết bị thử tải 8E088: Các mối hàn chịu lực quan trọng, mối ghép đinh tán (nếu có), (thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 TCVN 4244:2005);
b) Quang móc (ma lý) và các chi tiết của trục quang móc (kiểm tra và đánh giá theo quy định tại Phụ lục 13A, 13B, 13C TCVN 4244:2005);
c) Quang liên kết lực kế với thiết bị nâng thủy lực; thiết bị nâng thủy lực;
d) Kiểm tra trục và các chi tiết cố định trục liên kết lực kế với thiết bị thủy lực (kiểm tra và đánh giá theo quy định tại Phụ lục 19A, 20A, 20B TCVN 4244:2005): Kiểm tra bộ phận ngăn ngừa không cho trục liên kết không bị tuột;
e) Các van an toàn hệ thống thủy lực, doăng bịt kín của bộ phận thủy lực (phải kiểm tra theo quy định tại 1.5.3.3 TCVN 4244:2005).
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thiết bị thử tải 8E088 đạt yêu cầu khi được lắp đặt phù hợp theo hồ sơ thiết kế, đáp ứng được các điều của tiêu chuẩn và quy chuẩn nêu trên, không phát hiện hư hỏng và đáp ứng các yêu cầu tại 9.1 Quy chuẩn này.
9.2. Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải
Thử không tải (theo quy định tại 4.3.2 TCVN 4244:2005):
- Thử hoạt động tất cả các cơ cấu và thiết bị: Tất cả các cơ cấu, các thiết bị an toàn và các thiết bị khác;
- Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá:
Kết quả thử không tải thiết bị thử tải 8E088 đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của hệ thống hoạt động đúng thông số, tính năng thiết kế, đảm bảo độ tin cậy.
9.3. Các chế độ thử tải - phương pháp thử
9.3.1. Thử tải tĩnh:
- Tải trọng thử: 150 % SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị thử tải 8E088;
- Thời gian thử 10 phút;
- Khi đang có tải, kiểm tra sự hoạt động của thiết bị hạn chế quá tải (nếu có) tại các vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các cơ cấu tiếp tục hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn hơn.
Đánh giá:
Kết quả thử không tải thiết bị thử tải 8E088 đạt yêu cầu khi trong thời gian thử tải không trôi, hệ thống không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại 4.3.2 TCVN 4244:2005.
9.3.2. Thử tải động:
- Tải thử: 125 % SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị thử tải 8E088;
- Thử tất cả các cụm cơ cấu nâng, hạ tải không ít hơn 03 lần và kiểm tra tình trạng hoạt động các cơ cấu, kết cấu làm việc.
Đánh giá:
Kết quả thử tải động thiết bị thử tải 8E088 đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị thử tải 8E088 không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại 4.3.2 và 4.3.3 TCVN 4244:2005.
10. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
10.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này. Trong biên bản phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung và tiêu chuẩn áp dụng khi tiến hành kiểm định, kể cả các tiêu chuẩn chủ sở hữu thiết bị yêu cầu kiểm định có các chỉ tiêu an toàn cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các TCVN tại Điều 3 Quy trình này (khi thiết bị được chế tạo đúng với các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu an toàn tương ứng).
10.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
10.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị thử tải 8E088 (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng).
10.4. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị thử tải 8E088 đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị (Mẫu tem kiểm định theo quy định của Bộ Quốc phòng). Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
10.5. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định
10.5.1. Khi thiết bị thử tải 8E088 có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở;
10.5.2. Khi thiết bị thử tải 8E088 có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước quy định tại 10.1 và 10.2; chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý về an toàn lao động của đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đơn vị lắp đặt, sử dụng thiết bị.
11. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
11.1. Thời hạn kiểm định định kỳ các thiết bị thử tải 8E088 cố định trong nhà là 02 năm, ngoài trời và lưu động là 01 năm.
Đối với thiết bị thử tải 8E088 đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định là 01 năm.
11.2. Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
11.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
11.4. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
11.5. Những trường hợp phải kiểm định bất thường, thực hiện theo quy định tại 4.4 Quy trình này
PHỤ LỤC I
MẪU BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
........,ngày ….. tháng ….. năm 20.....
BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
(Ghi đầy đủ thông số kiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)
1. Thông tin chung
Tên thiết bị: .....................................................
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ..........................
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): ......................
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: .......................................
Nội dung buổi làm việc với cơ sở:....................
- Làm việc với ai: (thông tin)
- Người chứng kiến:
2. Thông số cơ bản thiết bị
- Loại, mã hiệu:
………………..
- Trọng tải thiết kế (max)
………..
Tấn
- Số chế tạo:
………………..
- Trọng tải sử dụng
………..
Tấn
- Năm sản xuất:
………………..
- Độ cao nâng
………..
m
- Nhà chế tạo:
………………..
- Vận tốc nâng:
………..
m/ph
- Công dụng:
………………………………………………………………………………………
3. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu
- Lý lịch thiết bị thử tải 8E088:
- Hồ sơ kỹ thuật:
4. Mã nhận dạng các thiết bị đo kiểm
5. Tiến hành kiểm định thiết bị thử tải 8E088
a) Kiểm tra bên ngoài:
- Kết cấu kim loại:
- Cụm quang móc:
- Cơ cấu di chuyển thiết bị thử tải 8E088 (nếu có):
- Quang liên kết lực kế với hệ thống thủy lực:
- Hệ thống thủy lực:
- Các thiết bị an toàn (nếu có):
b) Kiểm tra kỹ thuật:
- Thử tải tĩnh bằng 150%: (treo tải 10 phút):
+ Van an toàn hệ thống thủy lực: …………..
+ Kết cấu kim loại:....
- Thử tải động 125%:
+ Van an toàn hệ thống thủy lực (có đảm bảo giữ tải hay không)
+ Các cơ cấu, bộ phận:
+ Kết cấu kim loại:
6. Xử lý kết quả kiểm định, kiểm tra đánh giá kết quả
7. Kiến nghị (nếu có)
KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
PHỤ LỤC II
MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Cơ quan quản lý cấp trên)
(Tên tổ chức KĐ)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
..., ngày... tháng... năm...
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Thiết bị thử tải 8E088)
Số:......../BBKĐ
Chúng tôi gồm:
1 ……………………………..…………….Số hiệu kiểm định viên : ......................................
2 ………………………………………….Số hiệu kiểm định viên: .........................................
Thuộc tổ chức kiểm định: ................................ ..................................................................
Số đăng ký chứng nhận của đơn vị kiểm định: . .................................................................
Đã tiến hành kiểm định (Tên thiết bị): ................ ................................................................
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: .......................... .................................................................
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): ...................... .................................................................
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: ....................................... ...................................................................
Quy trình kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng: .......... .................................................................
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:.... .................................................................
1 ……………………………..…….Chức vụ: ......... ................................................................
2 ………………………………..….Chức vụ: ......... ................................................................
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ
- Loại, mã hiệu:
………………..
- Trọng tải thiết kế (max)
………..
Tấn
- Số chế tạo:
………………..
- Trọng tải sử dụng
………..
Tấn
- Năm sản xuất:
………………..
- Độ cao nâng
………..
m
- Nhà chế tạo:
………………..
- Vận tốc nâng:
………..
m/ph
- Công dụng:
………………………………………………………………………………………….
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
Lần đầu □, định kỳ □, bất thường □
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
A. Kiểm tra hồ sơ
TT
Hạng mục kiểm tra
Đạt
Không đạt
1
Lý lịch
B. Kiểm tra bên ngoài; thử không tải
TT
Cơ cấu; bộ phận
Đạt
Không đạt
Ghi chú
1
Móc treo và quang nâng tải
2
Khóa móc
3
Cố định đầu quang móc
4
Thanh liên kết
5
Khung vỏ thiết bị
6
Van an toàn hệ thống thủy lự
7
Kết cấu kim loại dầm
8
Cơ cấu nâng tải
9
Cơ cấu di chuyển
10
Thiết bị khống chế di chuyển
C Thử tải
1. Thử tải
TT
Vị trí treo tải
Đạt
Không
đạt
Tải trọng sử dụng
Qsd
(tấn)
Tải
thử
tĩnh
150%
Qsd
Tải
thử
động
125%
Qsd
Tải
thử
100%
Qsd
1
Giữa độ cao nâng
2
Độ cao nâng lớn nhất
3
Độ ổn định
2. Kết quả
TT
Nội dung kiểm tra
Đạt
Không đạt
Ghi chú
1
Móc treo và quang nâng tải
2
Kết cấu kim loại
3
Cơ cấu nâng tải
4
Hệ thống thủy lực
5
Van an toàn hệ thống thủy lực
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Thiết bị thử tải 8E088 được kiểm định có kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Đã được dán tem kiểm định số …… tại ………..
3. Đủ điều kiện hoạt động với trọng tải lớn nhất là: ……… tấn
4. Các kiến nghị: …………………………………
Thời hạn thực hiện kiến nghị: …………………
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ ngày ….. tháng …… năm ……..
Lý do rút ngắn thời hạn kiểm định (nếu có):
Biên bản đã được thông qua ngày ….. tháng …… năm ……..
Tại: ………………………………………………
Biên bản được lập thành........ bản, mỗi bên giữ…... bản.
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện việc kiểm định thiết bị này hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản./.
CHỦ Cơ SỞ
Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị
(ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(ký, ghi rõ họ, tên)
KIỂM ĐỊNH VIÊN
(ký, ghi rõ họ, tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "22/08/2017",
"sign_number": "201/2017/TT-BQP",
"signer": "Bế Xuân Trường",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-21-CT-UBND-2017-tang-cuong-tiet-kiem-dien-Ha-Noi-367951.aspx | Chỉ thị 21/CT-UBND 2017 tăng cường tiết kiệm điện Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/CT-UBND
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TIẾT KIỆM ĐIỆN
Thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chỉ đạo của Trung ương về tiết kiệm điện, thời gian qua, Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sử dụng điện nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và giao thông vận tải.... Kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2015, Thành phố đã tiết kiệm được 1.771 kTOE, chiếm 6,7% tổng mức tiêu thụ so với dự báo nhu cầu năng lượng; trong đó điện năng tiết kiệm 1.332,94 triệu kWh, tương đương 2.156 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, hoạt động sử dụng năng lượng trên địa bàn Thành phố còn một số tồn tại như: việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiết kiệm năng lượng chưa được chú trọng; các cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm chưa thực hiện nghiêm công tác lập kế hoạch, thống kê, báo cáo theo quy định; trình độ, năng lực cán bộ quản lý về năng lượng tại nhiều cơ sở còn hạn chế...
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện; nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc tiết kiệm điện để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện, cụ thể như sau:
1. Đối với các cơ quan, công sở:
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tiết kiệm điện; đưa nội dung sử dụng điện tiết kiệm vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm và thường xuyên rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định về tiết kiệm điện.
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi sửa chữa, thay thế hoặc mua mới các phương tiện, thiết bị.
- Xây dựng và ban hành Quy định về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, Quy chế về việc thay thế, sửa chữa các trang thiết bị sử dụng điện tại cơ quan đơn vị theo các quy định hiện hành của pháp luật và Thành phố.
2. Đối với chiếu sáng công cộng:
- Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuật hiện hành trong chiếu sáng công cộng; thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu sáng bằng đèn tiết kiệm điện; Lắp đặt, vận hành trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng công nghệ điều khiển tự động. Thực hiện tự động hóa các tuyến chiếu sáng công cộng xây dựng mới để điều chỉnh lượng ánh sáng, cường độ chiếu sáng theo khung thời gian đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng xây dựng mới. Việc sử dụng đèn điện led khi thay thế hoặc lắp đặt mới trong hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật ban hành tại văn bản số 8298/SXD-MT ngày 21/9/2016 của Sở Xây dựng.
3. Đối với các hộ dùng điện sinh hoạt và cơ sở kinh doanh dịch vụ:
- Khuyến khích sử dụng các loại thiết bị điện có hiệu suất cao và được dán nhãn năng lượng.
- Khuyến khích thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện:
+ Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử các thiết bị điện.
+ Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng. Thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng hành lang, sân vườn, khu vực làm việc theo tiêu chuẩn hiện hành.
+ Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật sự cần thiết, cài đặt chế độ làm mát từ 25 độ C trở lên hoặc đặt chế độ nhiệt độ chênh lệch trong phòng và nhiệt độ bên ngoài chỉ từ 3-5 độ C. Định kỳ tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng đường thông gió và đường dẫn nhiệt để tránh tổn thất điện năng. Dùng quạt thay thế điều hòa nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng.
+ Khi cải tạo hoặc trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao theo quy định hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; không sử dụng bóng đèn sợi đốt trong quá trình thay thế hoặc mua mới.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (điều hòa không khí, bình nước nóng, bàn là điện,...) trong giờ cao điểm của hệ thống điện (từ 17 giờ đến 20 giờ hàng ngày).
- Các cơ sở dịch vụ, thương mại nhà hàng, khách sạn,... tuân thủ nghiêm các quy định về chiếu sáng tiết kiệm điện; sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Công ty Điện lực tại địa phương trong trường hợp thiếu điện.
- Các cơ sở dịch vụ, thương mại nhà hàng, khách sạn là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các hộ gia đình tích cực tham gia phong trào Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng của Thành phố Hà Nội theo kế hoạch hàng năm.
4. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh:
- Xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện. Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn như các máy nghiền, trạm bơm nước, máy nén khí,... vào giờ cao điểm; tăng cường bố trí sử dụng điện sản xuất vào giờ thấp điểm; không để các thiết bị điện hoạt động không tải.
- Tăng cường sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao; khuyến khích sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để sử dụng vào giờ cao điểm; sử dụng các dịch vụ tiết kiệm năng lượng do các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) cung cấp.
- Chuẩn bị các nguồn dự phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện, xây dựng phương án tự cắt giảm phụ tải khi xảy ra thiếu điện.
- Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nghiêm túc thực hiện các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp để tiết kiệm điện ít nhất 1% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm so với năm trước.
5. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Sở Công Thương:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các đơn vị trên địa bàn Thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
- Đánh giá, tổng hợp thông tin từ các báo cáo và kế hoạch sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Có biện pháp xử lý các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không xây dựng và thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện mỗi năm ít nhất 1%.
- Giám sát việc thực hiện cung cấp điện của Tổng Công ty điện lực Thành phố và các Công ty điện lực quận, huyện, thị xã; giải quyết các khiếu nại của khách hàng về tình trạng cung cấp điện không tuân thủ các quy định trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo và tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện và triển khai các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng; tập huấn đào tạo cán bộ và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thúc đẩy phát triển mô hình cơ sở sử dụng năng lượng xanh và phong trào Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng...
b) Sở Xây dựng: Chủ trì đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng; hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chiếu sáng công cộng trên địa bàn toàn Thành phố.
c) Sở Văn hóa và Thể thao: Kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia quảng cáo sử dụng tiết kiệm điện trong các bảng quảng cáo có chiếu sáng đèn, hạn chế sử dụng bóng đèn có công suất lớn.
d) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Công thương, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện; hướng dẫn, chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chương trình, tổ chức các chuyên mục, đưa tin, bài tuyên truyền chủ trương của Thành phố và các giải pháp tiết kiệm điện.
đ) Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội: Phối hợp Sở Công Thương tuyên truyền, phổ biến Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp triển khai thực hiện tiết kiệm điện.
e) Sở Tài chính: Phối hợp Sở Công Thương rà soát, báo cáo UBND Thành phố xem xét cắt giảm kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách không thực hiện các quy định về việc tiết kiệm điện.
g) Các Sở, ban, ngành Thành phố: Quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc chấp hành các quy định về tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở; Khi thẩm định, cấp phép các dự án, đề án, các công trình đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm, lắp đặt trang thiết bị có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư dự án, đơn vị quản lý, sử dụng các công trình trụ sở, tòa nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh, hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Thành phố nghiên cứu sử dụng đèn led tiết kiệm điện tối đa và các thiết bị tiết kiệm điện, dán nhãn năng lượng khác trong quá trình hoạt động.
h) UBND các quận, huyện, thị xã:
- Xây dựng chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chủ trương và các quy định về tiết kiệm điện tới đông đảo nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp trên địa bàn nghiêm túc thực hiện. Chỉ đạo tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục tại các phường xã, khu dân cư về cách lựa chọn và sử dụng thiết bị tiết kiệm điện trong gia đình; các tấm gương, kỹ năng, các điển hình sáng tạo trong sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ...
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng công cộng các khu vực dân để đảm bảo tiết kiệm điện năng theo đúng Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 của UBND Thành phố quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
i) Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội:
- Thực hiện nghiêm các quy định về tiết kiệm điện trong phân phối điện. Tăng cường công tác quản lý trong hoạt động kỹ thuật và kinh doanh, bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất. Triển khai các biện pháp quản lý nhu cầu điện như: Quản lý phụ tải, lắp công tơ điện tử nhiều giá... nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả.
- Tổ chức thống kê, theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so sánh với mức. sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài chính để có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện.
- Chủ động phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin, tuyên truyền rộng rãi các biện pháp tiết kiệm điện, kế hoạch cung cấp điện của Thành phố.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các doanh nghiệp và đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này; Định kỳ (6 tháng, hàng năm) báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về Sở Công Thương theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Công Thương;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, của Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội;
- Đài PT&TH HN, Báo: HNM, KTĐT;
- Cổng Thông tin điện tử Hà Nội;
- VPUB: CPVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, KTHương.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "20/11/2017",
"sign_number": "21/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-10-2013-TT-BTC-huong-dan-co-che-quan-ly-su-dung-Quy-ho-tro-sap-xep-165356.aspx | Thông tư 10/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2013/TT-BTC
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2013
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY MẸ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG TY MẸ TRONG TỔ HỢP CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi tắt là Quỹ).
Các công ty mẹ là tổng công ty và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con không thành lập Quỹ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý Quỹ).
2. Các doanh nghiệp có nguồn thu phải nộp về Quỹ quy định tại Thông tư này.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ quy định tại Thông tư này.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng Quỹ quy định trong Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc chung về quản lý và sử dụng Quỹ
1. Cơ quan quản lý Quỹ phải mở tài khoản theo dõi riêng và tổ chức hạch toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời các khoản thu và chi của Quỹ.
2. Các khoản thu từ cổ phần hoá, bán doanh nghiệp đã sử dụng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, xử lý các vấn đề về tài chính theo chế độ quy định đối với từng loại hình sắp xếp doanh nghiệp tại các doanh nghiệp do Tập đoàn, tổng công ty đầu tư 100% vốn được xác định là các khoản thu, chi của Quỹ.
3. Việc gửi tiền của Quỹ tại các ngân hàng thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đảm bảo an toàn tiền gửi của Quỹ tại các Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại được lựa chọn mở tài khoản tiền gửi của Quỹ là các ngân hàng thương mại có tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi Quỹ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Nguồn thu của Quỹ
1. Nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ theo quy định của pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Nguồn thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi khác như giao, bán, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Khoản lãi tiền gửi của Quỹ tại các ngân hàng thương mại.
5. Khoản tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
6. Khoản tiền người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ hoàn trả lại khi được tái tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
7. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các nội dung chi của Quỹ
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung vốn điều lệ cho các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ là doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
3. Điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đầu tư phát triển doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
5. Các khoản chi khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. QUẢN LÝ NGUỒN THU
Điều 6. Thời hạn nộp tiền về Quỹ
1. Đối với các khoản thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ kịp thời về Quỹ đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
Việc xác định khoản tiền thu từ cổ phần hoá quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo các quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, cụ thể như sau:
a) Xác định số tiền thu từ bán cổ phần lần đầu nộp về Quỹ
Kết thúc quá trình bán cổ phần lần đầu, căn cứ kết quả xác định số tiền thực thu từ bán cổ phần lần đầu và số tiền được để lại doanh nghiệp theo phương án cổ phần hóa doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp xác định số tiền thu từ bán cổ phần phải nộp về Quỹ để nộp theo đúng thời gian quy định.
b) Xác định số tiền thu từ cổ phần hoá tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần nộp về Quỹ
- Căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và hướng dẫn xử lý tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp khoản chênh lệch tăng đã tự xác định về Quỹ.
- Căn cứ kết quả xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiếp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp xác định nêu trên (nếu có) về Quỹ.
- Trường hợp số tiền phải nộp về Quỹ xác định theo kết quả xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền thấp hơn số doanh nghiệp tự xác định và đã nộp thì doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan quản lý Quỹ đề nghị hoàn trả số tiền nộp thừa về Quỹ.
Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan (Chứng từ chứng minh số tiền doanh nghiệp đã nộp tiền về Quỹ; Quyết định phê duyệt quyết toán xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền), cơ quan quản lý Quỹ quyết định xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp hoàn trả số tiền doanh nghiệp đã nộp thừa về Quỹ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
c) Trường hợp căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp xác định có phát sinh chênh lệch giảm giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp chủ động báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý chênh lệch giảm giá trị vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định.
2. Đối với các khoản thu còn lại, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn thu các khoản thu theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền thu về Quỹ.
3. Người đại diện sở hữu phần vốn góp của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời về Quỹ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Chế tài xử lý đối với trường hợp chậm nộp tiền thu về Quỹ
1. Áp dụng các quy định dưới đây đối với trường hợp doanh nghiệp nộp các khoản thu về Quỹ sau thời hạn quy định tại Điều 6 Thông tư này:
a) Trường hợp chậm nộp trong vòng 03 tháng, doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất cho số tiền và thời gian chậm nộp.
Sau thời hạn 03 tháng, doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền vay quá hạn cho số tiền chậm nộp của thời gian quá hạn sau 03 tháng. Lãi suất tiền vay quá hạn cho số tiền chậm nộp của thời gian quá hạn sau 03 tháng được xác định bằng 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm phát sinh lãi vay quá hạn.
b) Các doanh nghiệp không chấp hành nộp đầy đủ, kịp thời các khoản tiền về Quỹ theo quy định tại Điều 6 thì Ban lãnh đạo doanh nghiệp được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp không kiểm tra, đôn đốc, có biện pháp để doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu và báo cáo theo quy định thì Ban lãnh đạo Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban giám đốc, Kiểm soát viên) được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát và phân loại doanh nghiệp của pháp luật hiện hành.
2. Các khoản phạt chậm nộp, quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp chỉ được dùng nguồn lợi nhuận sau thuế để bù đắp sau khi trừ đi các khoản bồi thường, xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có).
MỤC 2. CHI HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Điều 8. Đối tượng được hỗ trợ
1. Người lao động bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc theo quy định của Bộ Luật lao động (sau đây gọi tắt là người lao động dôi dư) tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư.
2. Các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên ở các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư.
Điều 9. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, bán doanh nghiệp: Quỹ chỉ thực hiện hỗ trợ phần kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư còn thiếu khi nguồn thu từ cổ phần hoá, bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không đủ chi trả.
2. Đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản: Quỹ chỉ hỗ trợ khi nguồn thu từ hoạt động giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật không đủ để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư
1. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu thực hiện giải thể, phá sản, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đơn đề nghị phải ghi rõ tên đơn vị đề nghị hỗ trợ, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao tiếp nhận kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, số tài khoản và ngân hàng nơi đơn vị giao dịch, tổng số kinh phí đề nghị hỗ trợ.
b) Quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án; quyết định giải thể doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
c) Dự toán kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc).
d) Báo cáo về nguồn thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp được dùng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và phần kinh phí còn thiếu đề nghị Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại doanh nghiệp hỗ trợ (Bản gốc).
2. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác ngoài hình thức nêu tại khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đơn đề nghị phải ghi rõ: tên đơn vị, số tài khoản và ngân hàng nơi đơn vị giao dịch, tổng số nguồn kinh phí tại doanh nghiệp được sử dụng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, tổng số kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ.
b) Phương án sắp xếp lại lao động, đào tạo lại (kèm theo danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, danh sách người lao động được hưởng trợ cấp và được đào tạo lại) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc).
c) Dự toán kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc):
- Dự toán kinh phí đối với lao động dôi dư theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Dự toán kinh phí đối với lao động dôi dư thuộc các chức danh theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
d) Báo cáo về nguồn tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư kèm theo báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hóa, bán doanh nghiệp; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền xác nhận (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
đ) Quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
e) Báo cáo quyết toán tài chính năm liền kề với năm thực hiện sắp xếp.
Điều 11. Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trước khi gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải niêm yết công khai danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư được xác định theo quy định trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra đối chiếu.
3. Thời hạn gửi hồ sơ về Quỹ
a) Không quá 90 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi đối với các doanh nghiệp thực hiện các hình thức giao, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu.
b) Không quá 60 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, bán có tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp không đủ giải quyết kinh phí lao động dôi dư.
c) Các hồ sơ gửi sau thời hạn nêu tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này nếu không có lý do khách quan, bất khả kháng thì không được xem xét, xử lý. Trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Trường hợp khi chưa được cấp kinh phí nhưng công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi, đã đăng ký kinh doanh theo pháp nhân mới thì công ty (pháp nhân mới) có trách nhiệm kịp thời thông báo bằng văn bản về tên và số hiệu tài khoản mới của công ty đến Quỹ.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm thẩm định ra quyết định xuất quỹ để thực hiện hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định hoặc có sai sót về số liệu tính toán, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để hoàn chỉnh.
6. Trường hợp Quỹ không đủ nguồn để hỗ trợ các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư thì cơ quan quản lý Quỹ lập hồ sơ gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều hoà kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12. Tổ chức chi trả
Sau khi nhận được kinh phí từ Quỹ, doanh nghiệp có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai tại công ty mức kinh phí được hưởng của từng người lao động trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc.
2. Hoàn tất việc chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp nhận được kinh phí.
3. Việc chi trả phải đúng đối tượng, đúng số tiền và theo danh sách đã được phê duyệt. Khi chi trả doanh nghiệp phải lập bảng kê người lao động nhận trợ cấp theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Người lao động, người đại diện được uỷ quyền hoặc người quản lý di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự ký nhận tiền trợ cấp vào phiếu chi và bảng kê.
Điều 13. Báo cáo quyết toán kinh phí
1. Đối với khoản kinh phí cấp cho doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con:
a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả và lập báo cáo quyết toán kinh phí gửi cơ quan phê duyệt phương án sắp xếp lao động để phê duyệt hồ sơ, bao gồm:
- Bảng kê người lao động nhận trợ cấp (Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
- Báo cáo sử dụng kinh phí cấp từ Quỹ (Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
- Báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp lao động theo quy định.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về Quỹ (bản chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo quyết toán;
c) Nguồn kinh phí sau khi chi trả cho người lao động còn thừa (nếu có), doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả về Quỹ cùng với việc lập và gửi báo cáo quyết toán kinh phí nêu trên.
2. Đối với khoản kinh phí cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí, cơ quan bảo hiểm xã hội phải lập báo cáo sử dụng kinh phí (Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về Quỹ.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu đơn vị tiếp nhận kinh phí chưa kịp thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ về Quỹ thì phải có văn bản giải trình lý do và có trách nhiệm hoàn tất báo cáo gửi về Quỹ trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày quá hạn nộp báo cáo theo quy định.
Sau thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp vẫn không có báo cáo quyết toán kinh phí thì cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm thực hiện cưỡng chế, thu hồi lại khoản kinh phí đã hỗ trợ.
Mục 3. CHI HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Điều 14. Đối tượng thụ hưởng
Các cơ sở đào tạo nghề nằm trong danh sách thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hỗ trợ đào tạo người lao động dôi dư tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo chế độ quy định.
Điều 15. Lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí
1. Sau khi hoàn tất đào tạo nghề cho người lao động dôi dư tại doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động dôi dư lập và gửi đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo (Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), kèm theo các phiếu học nghề miễn phí (bản gốc) và bản sao các quyết định nghỉ việc của người lao động dôi dư học nghề tại cơ sở đào tạo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính nơi cơ sở đào tạo nghề đóng trụ sở để thẩm định và có ý kiến. Cơ sở đào tạo nghề chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác trong đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giám sát, thẩm định về số lao động dôi dư thực tế tại doanh nghiệp được đào tạo tại cơ sở đào tạo nghề, thời gian đào tạo nghề (tối đa không quá 06 tháng).
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định về mức chi đào tạo thực tế phát sinh và mức kinh phí đào tạo đề nghị Quỹ thanh toán.
Điều 16. Thủ tục xuất Quỹ
1. Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí của các cơ sở đào tạo nghề được gửi về cơ quan quản lý Quỹ để thẩm định và ra quyết định xuất Quỹ.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ sở đào tạo nghề gửi, cơ quan quản lý Quỹ ra quyết định xuất Quỹ và thực hiện cấp kinh phí cho cho đơn vị thụ hưởng; đồng thời gửi quyết định cho các đơn vị liên quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính nơi cơ sở đào tạo nghề đóng trụ sở. Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹ thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính biết để hoàn chỉnh.
Mục 4. CHI BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ VÀ ĐIỀU CHUYỂN VỀ QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Điều 17. Nguyên tắc chi bổ sung vốn điều lệ
1. Đối tượng áp dụng là các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con đang có số dư Quỹ lớn và chưa được chủ sở hữu đảm bảo đầu tư đủ vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc sử dụng nguồn Quỹ để bổ sung vốn điều lệ chỉ được thực hiện sau khi đã đảm bảo đủ nguồn kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ phải lập hồ sơ báo cáo chủ sở hữu, đồng gửi Bộ Tài chính để rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan quản lý Quỹ thực hiện hạch toán, chuyển nguồn Quỹ để bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 18. Điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
Việc điều chuyển Quỹ tuân thủ theo các nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Điều 23 và Điều 24 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 184/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012.
Mục 5. KẾ TOÁN QUỸ VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Điều 19. Kế toán Quỹ
1. Cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm mở tài khoản riêng để theo dõi các khoản thu, chi của Quỹ; mở sổ kế toán, hạch toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi phát sinh; Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ thành lập theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính được tiếp tục theo dõi và chuyển tiếp để quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
3. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ là tổng công ty hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thành lập theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính được chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ để quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
Điều 20. Báo cáo Quỹ
1. Định kỳ hàng quý (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý) hoặc khi có yêu cầu của Bộ Tài chính, các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ.
2. Kết thúc năm tài chính, trong thời hạn 45 ngày, các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con phải gửi báo cáo quyết toán Quỹ về cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp và Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán Quỹ phải phản ánh đầy đủ, trung thực số liệu về tình hình thu chi; tình hình công nợ phải thu, phải trả và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý Quỹ kèm theo xác nhận số dư Quỹ của Ngân hàng thương mại nơi Quỹ mở tài khoản.
Trường hợp không báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định thì Ban lãnh đạo Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban giám đốc) được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát và phân loại doanh nghiệp của pháp luật hiện hành.
Điều 21. Lưu hồ sơ chứng từ
Cơ quan quản lý Quỹ, các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở đào tạo nghề nhận kinh phí từ Quỹ có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan đến hoạt động thu chi của Quỹ theo quy định hiện hành về kế toán để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý Quỹ và của các cơ quan liên quan.
Chương 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tài chính; các Bộ quản lý ngành, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Quỹ.
b) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc sử dụng Quỹ để bổ sung vốn điều lệ cho các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con; thực hiện việc điều hòa nguồn Quỹ tại các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định.
c) Phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, thanh tra tình hình quản lý và sử dụng Quỹ; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Hướng dẫn hạch toán các khoản thu, chi của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh:
a) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng Quỹ; đôn đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ thực hiện báo cáo quyết toán Quỹ theo đúng quy định tại Thông tư này.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng Quỹ tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty mẹ.
Điều 23. Trách nhiệm của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ và các tổ chức, cá nhân liên quan
1. Các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
a) Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn Quỹ theo nội dung quy định tại Thông tư này.
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu của hồ sơ đề nghị hỗ trợ lao động dôi dư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư tại các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo đúng quy định của pháp luật.
c) Kiểm tra, giám sát và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí lao động dôi dư và quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa đúng thời hạn quy định.
d) Tổng hợp, báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình quản lý và sử dụng Quỹ theo nội dung Thông tư này.
đ) Chấp hành quyết định điều hoà Quỹ của cấp có thẩm quyền theo quy định.
e) Ban Lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc sử dụng Quỹ, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch của Quỹ và có báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Quỹ.
2. Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu:
a) Thực hiện quyết toán các khoản thu, chi để xác định số phải nộp về Quỹ theo đúng quy định.
b) Nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thu (kể cả lãi chậm nộp nếu có) về Quỹ trong thời gian quy định.
3. Các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí.
Các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu khi xác định chế độ chi trả cho người lao động theo quy định hiện hành; quyết toán đầy đủ nguồn thu từ cổ phần hoá, bán doanh nghiệp ( đối với trường hợp thực hiện hình thức cổ phần hoá, bán doanh nghiệp) để chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư tại thời điểm sắp xếp lại doanh nghiệp; thực hiện chi trả kinh phí cho người lao động dôi dư, lập báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí; lưu trữ sổ sách chứng từ đầy đủ theo quy định; chịu sự kiểm tra giám sát của Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan.
4. Người lao động dôi dư được tái tuyển dụng và đơn vị tái tuyển dụng
Người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ nếu được tái tuyển dụng lại thì phải nộp trả Quỹ toàn bộ hoặc một phần số tiền trợ cấp đã nhận theo quy định. Đơn vị tuyển dụng lao động có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp mà người lao động hoàn trả và nộp về tài khoản của Quỹ ngay sau khi ký hợp đồng lao động.
Đơn vị tuyển dụng và người lao động được tái tuyển dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm trái quy định tại Điều này.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2013 và thay thế Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có hướng dẫn xử lý./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP BCĐ Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban chỉ đạo ĐM&PTDN;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
Mẫu số 01
Tên Tổng công ty:
Tên công ty:
BẢNG KÊ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÃ NHẬN TRỢ CẤP
Từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ..tháng... năm ...
Đơn vị tính: đồng
STT
Họ và tên
Tháng năm sinh
Đối tượng 03 chức danh nghỉ hưu trước tuổi
Đối tượng 03 chức danh bị thôi việc
Lao động nghỉ hưu trước tuổi
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn
Lao động hợp đồng đủ 12 đến 36 tháng bị mất việc
Lao động nông lâm trường
Tổng số tiền trợ cấp đã nhận
Đã nhận phiếu học nghề miễn phí
Ký tên
Nam
Nữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tổng cộng
Ghi chú: Cột 5, 6, 7, 8, 9, 10: người lao động thuộc đối tượng cột nào thì đánh dấu x vào cột đó.
Cột 10 : đối tượng lao động của nông lâm trường chấm dứt quan hệ lao động theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động
..., ngày... tháng... năm ...
Ý KIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY
(đối với phương án sắp xếp lao động)
..., ngày... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 02
Tên Tổng công ty:
Tên công ty:
BÁO CÁO SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐƯỢC CẤP TỪ QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP TẠI ....
Từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ..tháng... năm ...
TT
Nội dung hỗ trợ từ Quỹ
Số lao động nhận trợ cấp (người)
Kinh phí đã nhận từ Quỹ (đồng)
Thực tế chi trả (đồng)
Chênh lệch
(đồng)
Lý do
1
Phần kinh phí thuộc trách nhiệm của Quỹ
1.1
Kinh phí để chi trả cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi :
Trong đó đối tượng nghỉ theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007
1.2
Kinh phí để chi trả cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn bị mất việc:
Trong đó đối tượng nghỉ theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007
1.3
Kinh phí để chi trả trợ cấp cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng bị mất việc
2
Hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu thuộc trách nhiệm chi trả trợ cấp của công ty
Tổng cộng
..., ngày... tháng... năm ...
Ý KIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY
..., ngày... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC
Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
Mẫu số 01
Bảng kê người lao động đã nhận trợ cấp
Mẫu số 02
Báo cáo sử dụng kinh phí được cấp từ quỹ HTSXDN tại ...
Mẫu số 03
Báo cáo kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ HTSXDN tại ...
Mẫu số 04
Đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo
Mẫu số 04
Tên cơ sở dạy nghề
Số tài khoản:
Ngân hàng:
Số:...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________
...., ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO
Kính gửi: Quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp tại ....
Cơ sở dạy nghề ... đề nghị Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại .... thanh toán kinh phí đào tạo lại nghề miễn phí cho người lao động dôi dư tại các công ty sắp xếp lại theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:
STT
Họ tên học viên
Công ty
Nghề đào tại lại
Thời gian đào tạo
Giá
đào tạo/ 1 tháng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
1
.....
Tổng cộng
Hướng dẫn: Cột 7 = cột 5 × cột 6
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
(Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA SỞ TÀI CHÍNH
Mẫu số 03
Tên cơ quan BHXH
Số:...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________
...., ngày... tháng... năm...
BÁO CÁO
Kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ....
Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố... thông báo kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại .... để giải quyết chế độ cho người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 06 tháng như sau:
1. Số kinh phí đã nhận từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ...... .... là: ........ đồng.
2. Thời điểm nhận tiền: ngày...tháng...năm ...
3. Theo Quyết định số... của .....
4. Đã sử dụng để giải quyết chế độ cho ...người lao động dôi dư theo đúng danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 06 tháng trong hồ sơ của doanh nghiệp (danh sách kèm theo).
5. Các giải trình khác (nếu có).
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ...
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "18/01/2013",
"sign_number": "10/2013/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Hiếu",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-52-2008-ND-CP-quan-ly-kinh-doanh-dich-vu-bao-ve-65193.aspx | Nghị định 52/2008/NĐ-CP quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 52/2008/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2008
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Để thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong các lĩnh vực:
a) Dịch vụ bảo vệ con người;
b) Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa; bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức;
c) Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội.
2. Những hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và những hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Việc thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tên gọi của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và trong đó phải có cụm từ "dịch vụ bảo vệ".
2. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này.
4. Mọi hoạt động dịch vụ bảo vệ đều phải có hợp đồng bằng văn bản, trong đó phải ghi cụ thể mức phí dịch vụ bảo vệ.
5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong nước chỉ được hợp tác đầu tư với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được và chỉ thực hiện dưới hình thức liên doanh góp vốn, đầu tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ bảo vệ, trong đó phần vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Không sử dụng người nước ngoài làm nhân viên bảo vệ.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ
1. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
2. Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; người nghiện ma tuý.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Phải duy trì đúng, đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Cấp biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ cho người có đủ tiêu chuẩn và đã được tuyển chọn, đào tạo làm nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, trang phục, biển hiệu khi nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị buộc thôi việc.
4. Thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ.
5. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc do lỗi của doanh nghiệp, của nhân viên dịch vụ bảo vệ gây ra.
6. Mua bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.
7. Thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy định của pháp luật; chế độ báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với cơ quan Công an có thẩm quyền.
8. Phải từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng biết để xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Chấp hành sự huy động của cơ quan Công an có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
10.Chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ
1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Khi thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ phải mặc trang phục, đeo biển hiệu theo quy định và phải có Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp.
3. Chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và có nghĩa vụ từ chối thực hiện các hoạt động trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ.
4. Trong khi tiến hành hoạt động dịch vụ bảo vệ, nếu phát hiện các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ như: cháy, nổ, tai nạn gây thương tích hoặc chết người; gây rối trật tự hoặc những hành vi khác có dấu hiệu tội phạm, thì nhân viên bảo vệ đang thực hiện nhiệm vụ tại nơi đó có trách nhiệm cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Chấp hành nghiêm chỉnh sự kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Trang bị công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ; thủ tục, thẩm quyền trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trái với quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Cho người khác mượn tên tổ chức, cá nhân để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ để cho người khác kinh doanh.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và nhân viên của doanh nghiệp:
a) Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức;
b) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân;
c) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
d) Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Thực hiện các hành vi vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật hoặc vượt quá nội dung hợp pháp đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ;
e) Trang bị, sử dụng trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
g) Sử dụng trang phục, phù hiệu có hình thức, màu sắc tương tự trang phục, phù hiệu của các lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; trang phục, phù hiệu không phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc;
h) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi chưa có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp hoặc có giấy xác nhận này nhưng đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi.
4. Đối với tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ bảo vệ:
a) Thuê dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích đe dọa, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động bình thường, hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
b) Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chương II
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
Điều 9. Điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước:
Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động.
2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn quy định tại khoản 1 nêu trên bao gồm:
a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
b) Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập;
c) Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
3. Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước:
Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có số vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên; đã có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ năm năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện cho phần vốn góp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Điều 10. Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải ổn định ít nhất từ một năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ một năm trở lên.
2. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là mười lăm ngày trước khi thực hiện việc di chuyển địa điểm.
Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật.
2. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề không làm quản lý hoặc giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp;
b) Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú), bản sao bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), bản sao quyết định nghỉ hưu, xuất ngũ hoặc quyết định nghỉ việc (nếu có), phiếu lý lịch tư pháp của những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan Công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 12. Thay đổi người lãnh đạo, quản lý và thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Khi thay đổi người quản lý và các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thay đổi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và phải đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự, về vốn theo quy định tại Nghị định này và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Công an có thẩm quyền trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có sự thay đổi đó.
Điều 13. Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Có hợp đồng lao động hợp pháp với với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ (giấy khám sức khoẻ của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bổ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Công an.
Điều 14. Thông báo về thời gian bắt đầu hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Chậm nhất là mười ngày trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Công an cấp tỉnh biết nơi đặt trụ sở, địa bàn và thời gian bắt đầu hoạt động, đồng thời phải sao gửi kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và danh sách những người trong ban lãnh đạo, người quản lý và người giữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Trường hợp chuyển trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký kinh doanh ở tỉnh này mà mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thường xuyên tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở tỉnh khác thì chậm nhất là mười ngày trước khi tiến hành hoạt động, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm theo danh sách và trích ngang lý lịch của những người sẽ đến làm việc tại tỉnh đó cho Công an cấp tỉnh nơi đến biết.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG QUẢN LÝ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Công an
Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo Công an các cấp kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ; quy định mẫu trang phục, phù hiệu của nhân viên dịch vụ bảo vệ; quy định chương trình, nội dung, thời gian và cơ quan có trách nhiệm huấn luyện, cấp chứng chỉ nghiệp vụ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ; tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an để quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo thẩm quyền và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 19. Khen thưởng
Cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thành tích trong kinh doanh, có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ an ninh, trật tự thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp hoặc nhân viên dịch vụ bảo vệ vi phạm các quy định của Nghị định này hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật có liên quan thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn bị tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, bị thu hồi có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc thu hồi không thời hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận nhân viên dịch vụ bảo vệ, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải chấm dứt hoạt động và chỉ được tiến hành hoạt động trở lại sau khi đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự và được cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2001 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 22. Áp dụng pháp luật đối với các doanh nghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực
1. Đối với doanh nghiệp đã và đang tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2001 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này thì trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ và gửi hồ sơ chứng minh các điều kiện đó cho cơ quan Công an và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề, trong đó có kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này.
3. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không chấp hành đúng quy định nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 23. Hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).Hà
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "22/04/2008",
"sign_number": "52/2008/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-39-CT-TW-tiep-tuc-doi-moi-day-manh-phong-trao-thi-dua-yeu-nuoc-phat-hien-boi-duong-tong-ket-nhan-dien-hinh-tien-tien-9423.aspx | Chỉ thị 39-CT-TW tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết nhân điển hình tiên tiến | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
******
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
********
Số: 39-CT-TW
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2004
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC, PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TỔNG KẾT VÀ NHÂN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 03-6-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, nhìn chung công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước trong cả nước đã có bước chuyển biến tích cực. Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp được kiện toàn, củng cố và hoạt động bước đầu có hiệu quả. Các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đã tổ chức được nhiều phong trào thi đua có tác dụng thiết thực. Các cơ quan thông tin đại chúng đã chú ý hơn việc tuyên truyền biểu dương gương người tốt, việc tốt. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được các cấp, các ngành và Nhà nước khen thưởng đã có tác dụng giáo dục, động viên, nêu gương học tập. Thi đua, khen thưởng đã tác động tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ngày càng vững mạnh.
Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đối với công tác thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích. Việc khen thưởng có lúc còn chưa kịp thời, chưa chính xác hoặc có biểu hiện tiêu cực. Hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức thi đua chậm được đổi mới. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời và thường xuyên. Vai trò của các tổ chức trong công tác thi đua ở cơ sở chưa được phát huy mạnh mẽ. Các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập và thiếu thống nhất.
Nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước trong những năm tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục quán triệt nội dung đổi mới công tác thi đua, khen thuởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 03-6-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời tổ chức tốt việc hướng dẫn, thực hiện Luật Thi đua - Khen thưởng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu là hạt hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể các cấp phải phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức chỉ đạo công tác thi đua, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
2. Phong trào thi đua trong những năm tới phải đạt được yêu cầu thiết thực, sâu rộng và bao quát được toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang… Xây dựng phong trào thi đua phát triển đều khắp ở tất cả các vùng, miền, góp phần tạo được sự tiến bộ rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, đời sống văn hóa cao, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trước mắt, phát động phong trào thi đua đặc biệt nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; lập thành tích xuất sắc chào mừng các ngày kỷ niệm và các ngày lễ lớn trong hai năm 2004 - 2005.
3. Tập trung chỉ đạo xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến. Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi đơn vị cần xây dựng và lựa chọn được những điển hình tốt, tiêu biểu toàn diện hoặc về từng lĩnh vực của địa phương, đơn vị để nêu gương học tập, đồng thời góp phần tổng kết những điển hình tiên tiến toàn quốc.
Tích cực chuẩn bị tổ chức tốt Đại học thi đua toàn quốc lần thứ VII vào năm 2005.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời phát hiện, tuyên truyền và nêu gương các điển hành tiên tiến; thường xuyên phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay của các điển hình tiên tiến và thông tin về việc đổi mới các hoạt động thi đua, khen thưởng.
4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải tiến thủ tục, quy trình xét khen thưởng, thực hiện công khai dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng. Xây dựng, ban hành các quy định cụ thể để thực hiện Luật Thi đua - Khen thưởng và tặng thưởng Huân chương, Huy chương. Kiên quyết chống tiêu cực và bệnh hình thức trong công tác thi đua, khen thưởng. Các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung giải quyết dứt điểm, hoàn thành trong năm 2005 việc khen thưởng thành tích đóng góp trong các cuộc kháng chiến.
5. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc củng cố hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng theo hướng thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (là cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương) và Ban Thi đua - Khen thưởng ở các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng với bộ máy tinh gọn, có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ban cán sự đảng Chính phủ giúp Bộ Chính trị theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Phan Diễn | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "21/05/2004",
"sign_number": "39-CT-TW",
"signer": "Phan Diễn",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-10-2019-TT-BGDDT-tieu-chuan-chuc-danh-truong-phong-pho-truong-phong-giao-duc-dao-tao-420882.aspx | Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng phó trưởng phòng giáo dục đào tạo mới nhất | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2019/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo (sau đây gọi chung là trưởng phòng, phó trưởng phòng) thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Công chức, viên chức được xem xét bổ nhiệm giữ chức danh quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan đến việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng
1. Tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng quy định tại Thông tư này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm giữ các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh theo Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của trưởng phòng, phó trưởng phòng
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực liên quan để vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục ở địa phương. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
2. Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực xử lý thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo.
3. Có năng lực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo; năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của phòng giáo dục và đào tạo theo quy định để giải quyết các vấn đề về giáo dục và đào tạo tại địa phương.
4. Có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
5. Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
6. Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
7. Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
Điều 4. Tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có thời gian đảm nhiệm chức vụ phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc tương đương; hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh trưởng phòng hoặc tương đương.
Điều 5. Tiêu chuẩn chức danh phó trưởng phòng
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương; công chức ngạch chuyên viên.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh phó trưởng phòng hoặc tương đương.
Điều 6. Điều khoản áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét quy hoạch chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn quy hoạch của Đảng, nhà nước và các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 3 Thông tư này. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại văn bản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng.
3. Thông tư này không áp dụng đối với nữ từ đủ 50 tuổi trở lên và nam từ đủ 55 tuổi trở lên đang giữ chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng. Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng nữ dưới 50 tuổi hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng nam dưới 55 tuổi chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì trong thời gian nhiệm kỳ bổ nhiệm phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2019.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các sở GDĐT;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, Cục NGCBQLGD (03b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "09/08/2019",
"sign_number": "10/2019/TT-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Hữu Độ",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-35-2008-CT-TTg-tang-cuong-thuc-hien-giai-phap-thuc-day-san-xuat-kinh-doanh-luu-thong-hang-hoa-binh-on-thi-truong-phuc-vu-Tet-Ky-suu-2009-82577.aspx | Chỉ thị 35/2008/CT-TTg tăng cường thực hiện giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh lưu thông hàng hóa bình ổn thị trường phục vụ Tết Kỷ sửu 2009 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Số: 35/2008/CT-TTg
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH, LƯU THÔNG HÀNG HÓA, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀ PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ SỬU 2009
Trong thời gian qua, với việc thực hiện nhóm các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kinh tế nước ta đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, cung cầu, giá cả thị trường trong, ngoài nước tiếp tục có những diễn biến khó lường; bão lụt, dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng còn có diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp; sức mua trong khu vực dân cư vào dịp cuối năm tăng, gây áp lực tăng giá thị trường trong nước, nhất là đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu ở các khu vực nông thôn, đông dân cư và các thành phố lớn.
Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định cung cầu và bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng giá hàng hóa, dịch vụ tăng đột biến, đồng thời để phục vụ tốt nhân dân đón Tết Kỷ Sửu năm 2009, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, ngành, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai quyết liệt các chủ trương, giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2008 và các Công điện số 1764/CĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2008, số 1245/CĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2008) về chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ các quy định về kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường trong nước, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, chống đầu cơ tăng giá quá mức… để bảo đảm ổn định sản xuất, môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và tránh đột biến giá cả cục bộ đối với những mặt hàng thiết yếu.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là tiết kiệm chi tiêu công, tiết kiệm mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ nguồn ngân sách; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước dùng để hỗ trợ, cứu trợ, bao gồm cả vật tư, hàng hóa, cho các vùng bị bão lũ, dịch bệnh; hạn chế và triệt để tiết kiệm chi tiêu trong việc tổ chức hội nghị, tổng kết, gặp mặt cuối năm.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh vừa bị bão, lụt cần tập trung mọi nguồn lực chỉ đạo và hỗ trợ nhân dân khắc phục nhanh hậu quả bão lũ, làm sạch vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa không để phát sinh dịch bệnh, bảo đảm đủ lương thực, thuốc chữa bệnh, giống cây, giống con, nguồn nhiên liệu, vật tư nông nghiệp … để nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân, tranh thủ sản xuất vụ Đông và vụ Đông Xuân đang tới. Tập trung chỉ đạo việc tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu năm 2008, bảo đảm nhịp độ kinh doanh bình thường trong những tháng giáp Tết Nguyên đán, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2009.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sát hơn nhóm các giải pháp về đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, các giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu, khai thác thị trường trong nước để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thu hoạch vào các vụ giáp năm. Trước hết là việc mua 500.000 - 6000.000 tấn quy gạo (khoảng một triệu tấn lúa hàng hóa) theo thời hạn Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo; thúc đẩy ký các hợp đồng bán gạo với các đối tác có khối lượng lớn, ổn định và chuẩn bị tiêu thụ hàng hóa vụ Đông xuân 2008 - 2009; đồng thời chủ động triển khai thực hiện các nhóm giải pháp tài chính tiền tệ được Chính phủ thông qua để các Tập đoàn, các Tổng công ty ngành hàng đẩy nhanh việc tiêu thụ một số sản phẩm, hàng hóa công nghiệp và nông sản đang tồn đọng lớn.
4. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương triển khai các nhóm giải pháp về chính sách tài chính - tiền tệ theo Nghị quyết của Chính phủ để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển xuất khẩu; tạo điều kiện cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế được vốn vay sản xuất, đồng thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn trong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thị trường xuất khẩu bị giảm sút.
5. Trên cơ sở các nhóm giải pháp thúc đẩy đầu tư - tiêu dùng được Chính phủ thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan khẩn trương xử lý các vướng mắc về thủ tục đầu tư, xây dựng và đấu thầu để thực hiện giải ngân nhanh các nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, đầu tư FDI và vốn vay hỗ trợ ODA, nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các công trình hạ tầng cấp bách, trước hết là các công trình thủy lợi, thủy nông, hệ thống đường giao thông, cảng biển… làm cơ sở cho phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ xuất khẩu, lưu chuyển hàng hóa, du lịch.
6. Để phục vụ nhu cầu của nhân dân đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu vui vẻ, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chú trọng thực hiện tốt các công việc sau:
a. Chỉ đạo các đơn vị sản xuất trực thuộc chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường để chuẩn bị đủ nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và có kế hoạch sản xuất, dự trữ, kinh doanh đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường trong, trước và sau dịp Tết Nguyên đán, nhất là hàng công nghiệp tiêu dùng, các loại hàng thực phẩm chế biến và hàng công nghệ phẩm với giá cả hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện cung ứng các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng chính sách phải bảo đảm cung ứng đủ, thường xuyên và đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các vùng bị hậu quả nặng nề của bão lũ, theo đúng chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp.
b. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo, thuốc nổ các loại, văn hóa phẩm đồi truỵ, đồ chơi gây nguy hiểm và làm mất nhân cách trẻ em; tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, giết mổ, chế biến, lưu thông các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chế biến, rau quả… theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
c. Theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu ở khu vực đô thị, như nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, rau quả… chủ động xử lý các biến động bất lợi và bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định về niêm yết và bán hàng theo giá niêm yết ở các chợ đầu mối, trung tâm thương mại… để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hành vi vi phạm về giá, về chất lượng và gian lận đo lường, bảo vệ người tiêu dùng.
d. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chuẩn bị tốt lực lượng phương tiện vận chuyển của ngành, đồng thời có cơ chế khuyến khích để huy động bổ sung phương tiện vận chuyển của các đơn vị ngoài ngành tham gia vận chuyển, trước hết là vận chuyển trên địa bàn, để tăng năng lực vận chuyển liên tỉnh của các doanh nghiệp xe khách quốc doanh; tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông theo các Nghị quyết của Chính phủ; chuẩn bị lực lượng cứu hộ, cứu nạn và phương án xử lý kịp thời các trường hợp tai nạn, giải phóng nhanh tuyến giao thông và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
đ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lên kế hoạch, tổ chức tốt các hội chợ, triển lãm thương mại, các hội chợ bán hàng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng và phục vụ nhu cầu mua sắm, vui xuân của các tầng lớp dân cư và khách du lịch. Tổ chức tốt và văn minh các hội chợ xuân, các hoạt động vui chơi giải trí trên địa bàn, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc, để các hội chợ, các điểm vui xuân ở đây vừa là nơi mua, bán, trao đổi hàng hóa truyền thống ngày tết, vừa là nơi giao lưu văn hóa, vui chơi lành mạnh, giàu bản sắc dân tộc; phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng địa phương để có các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho nhân dân nói chung và trẻ em nói riêng.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan định hướng các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân hiểu rõ và đồng thuận với các chủ trương, giải pháp của nhà nước, nhất là đối với các chủ trương về thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kiểm soát giá cả, thị trường, ngăn ngừa các thông tin không có cơ sở gây tác động xấu đến sản xuất kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "09/12/2008",
"sign_number": "35/2008/CT-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-130-2022-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-84-2019-ND-CP-va-94-2019-ND-CP-548505.aspx | Nghị định 130/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2019/NĐ-CP và 94/2019/NĐ-CP mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 130/2022/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 84/2019/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN, NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2019/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỒNG TRỌT VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CANH TÁC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón (sau đây viết tắt là Nghị định số 84/2019/NĐ-CP)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:
“2. Thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.”.
2. Bãi bỏ khoản 4 Điều 14.
3. Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 16.
4. Thay thế Mẫu số 07, Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP bằng Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác (sau đây viết tắt là Nghị định số 94/2019/NĐ-CP)
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:
a) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ của cơ sở. Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm theo Mẫu số 03.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt; trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.
2. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 11.
3. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 12.
4. Thay thế Mẫu số 01.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Quy định chuyển tiếp
Đối với các hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP , Nghị định số 94/2019/NĐ-CP .
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………..
..., ngày… tháng ... năm ...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật.
1. Tên cơ sở:……………………………………………………………….
2. Địa chỉ:………………………………………………………………….
3. Điện thoại: ............Fax: .................E-mail:………………………….....
4. Địa điểm sản xuất phân bón:…………………………………………….
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: Số ............ Ngày……….. Nơi cấp………………................
6. Văn bản chứng minh có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (ghi cụ thể tên, số ký hiệu, thời gian ban hành văn bản): ………………………………………………………………………..
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Loại hình sản xuất:
□ Sản xuất phân bón
□ Đóng gói phân bón
Hình thức cấp:
□ Cấp mới
□ Cấp lại (lần thứ:.......)
Lý do cấp lại……………………………………………………………….
Hồ sơ gửi kèm: ..…………………………………………………………
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón.
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………..
..., ngày… tháng ... năm ...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN
Kính gửi:.............................................1
1. Tên cơ sở:……………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………….…….……..…
Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật:…………………………….
Điện thoại:.......................Fax: ......................E-mail:……………………...
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: Số………… Ngày cấp:……. Nơi cấp: …………………………………
2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có):…………………………
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: Số…………. Ngày……………...Nơi cấp………………….. ………………….….
4. Giấy chứng nhận tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón của người trực tiếp buôn bán phân bón: Số…………Ngày……….Nơi cấp:………2
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
□ Cấp □ Cấp lại (lần thứ:....)
Lý do cấp lại……………………………………………………………...
Hồ sơ gửi kèm: ………………………………………………………….
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan.
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)
___________________
1 Tên cơ quan có thẩm quyền.
2 Không phải kê khai nội dung này đối với trường hợp trong thành phần hồ sơ đã có bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………..
..., ngày… tháng ... năm ...
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP XUẤT KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt.
1. Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống: …………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………
Điện thoại ……………. Fax ………………. Email ………….............
2. Mã số doanh nghiệp/mã số dự án đầu tư/số căn cước công dân:………
3. Thông tin về giống xuất khẩu:
TT
Tên giống
Tên khoa học
Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...)
Đơn vị tính
Số lượng xuất
Nơi nhập
Tổng
- Lần xuất khẩu: □ Lần đầu □ Lần thứ ……..
- Mục đích xuất khẩu:
□ Nghiên cứu
□ Khảo nghiệm
□ Quảng cáo
□ Triển lãm
□ Trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại
□ Mục đích khác: ……………………………………………………..
- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập danh sách kèm theo): ……………………………………..……………………………….
- Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………...
- Thời hạn xuất khẩu ………………………..…………………………..
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết.
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "31/12/2022",
"sign_number": "130/2022/NĐ-CP",
"signer": "Vũ Đức Đam",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-dinh-135-2007-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi-54795.aspx | Nghị định 135/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 135/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Đối với những hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội mà không phải là tội phạm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 40 và Điều 41 Nghị định này thực hiện.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội khi có hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng thời hạn quy định. Khi phát hiện có hành vi vi phạm phải đình chỉ ngay việc vi phạm; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này để quyết định hình thức và biện pháp xử phạt phù hợp.
5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc người vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 4. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đã được quy định đối với hành vi vi phạm.
Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính để xử phạt. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 10 và Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt chính chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và hành vi vi phạm có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo.
3. Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được áp dụng như sau: mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với mỗi hành vi vi phạm; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép là hình thức xử phạt bổ sung, chỉ được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng các loại giấy phép và hành vi vi phạm có quy định hình thức xử phạt này.
5. Các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm hành chính có quy định áp dụng biện pháp này và áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 5. Các tình tiết giảm nhẹ
1. Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.
3. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra.
4. Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
5. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
7. Vi phạm do trình độ lạc hậu.
Điều 6. Các tình tiết tăng nặng
1. Vi phạm có tổ chức.
2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm.
4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người lao động để vi phạm.
6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm.
7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm hành chính.
Điều 7. Các hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra sau đây:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 134 Luật Bảo hiểm xã hội;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với người sử dụng lao động có hành vi chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên;
c) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người sử dụng lao động;
d) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ đã làm sai.
4. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Nghị định này.
Điều 8. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này là 12 tháng, kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính; nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.
3. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt là ba tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
Điều 9. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội nếu sau 12 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
Mục 1: ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Điều 10. Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ số người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 11. Hành vi không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội theo quy định vào lương cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 12. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 13. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đúng thời gian quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 700.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 700.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 14. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 500.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 15. Hành vi xác nhận, lập danh sách không đúng thực tế để người lao động hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi hoàn số tiền đã chi trả sai cho tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ đã xác nhận sai của người sử dụng lao động.
Điều 16. Hành vi xác nhận không đúng thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi hoàn số tiền đã chi trả sai cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ đã xác nhận sai của người sử dụng lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 17. Hành vi không lập hồ sơ hoặc không làm thủ tục giải quyết để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện nghĩa vụ lập, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hành vi không trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 19. Hành vi trì hoãn trả tiền cho người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chi trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 20. Hành vi không nộp hồ sơ để tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập và nộp hồ sơ để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 21. Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn cho người lao động khi người lao động không còn làm việc
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi vi phạm trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động làm việc dẫn đến mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xoá
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc làm các thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị hư hỏng cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 23. Hành vi không giới thiệu người lao động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 24. Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức bảo hiểm xã hội địa phương
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đúng sự thật trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 26. Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức Công đoàn có yêu cầu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 27. Hành vi sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội sai mục đích
1. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm lần thứ nhất;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi tái phạm từ lần thứ hai trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc bồi hoàn toàn bộ số tiền Quỹ Bảo hiểm xã hội sử dụng sai mục đích, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2: ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 28. Hành vi không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc thoả thuận với người sử dụng lao động không nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 29. Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc chữa, tẩy xoá những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội trong hồ sơ; không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ kê khai không đúng sự thật.
Điều 30. Hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3: ĐỐI VỚI TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CƠ QUAN TỔ CHỨC KHÁC
Điều 31. Hành vi không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội đúng hạn cho người lao động theo quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập sổ bảo hiểm xã hội hoặc chốt sổ bảo hiểm xã hội và cấp cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 32. Hành vi không giải quyết chế độ đúng hạn cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết chế độ cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 33. Hành vi giải quyết không đúng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả không đúng mức quy định cho người lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết đúng chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 34. Hành vi gây phiền hà, trở ngại làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điều 35. Hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội không đúng quy định
1. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm lần thứ nhất;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ lần thứ hai trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tịch thu lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ sai mục đích; buộc khôi phục và hoàn trả số tiền sử dụng không đúng mục đích của Quỹ Bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 36. Hành vi không cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức Công đoàn yêu cầu; hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong việc giải quyết chế độ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp đầy đủ thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 37. Hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 38. Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu tiền đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đúng sự thật trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 39. Hành vi không cấp giấy chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận sai của các cơ sở y tế, Hội đồng giám định y khoa để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật khi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này từ lần thứ hai trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy chứng nhận sai.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của Thanh tra Nhà nước về lao động
1. Thanh tra viên lao động khi đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
Điều 42. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội mà thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các cơ quan khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Điều 43. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 44. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội và việc thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 54 đến Điều 68 Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 45. Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định, người có thẩm quyền xử phạt có quyền thực hiện các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật để buộc người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này. Hết thời hạn trên, nếu người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ thì người có thẩm quyền nêu trên yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước, nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này để trả cho người lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan, tổ chức liên quan.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn thực hiện khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 46. Khiếu nại, tố cáo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật khi xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội.
3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 47. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội được khen thưởng theo quy định chung của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 48. Xử lý vi phạm
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về pháp luật bảo hiểm xã hội nếu có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Điều 18 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Điều 50. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "16/08/2007",
"sign_number": "135/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-23-2018-TT-BQP-su-dung-ho-so-quan-ly-tam-giu-tam-giam-trong-Quan-doi-376585.aspx | Thông tư 23/2018/TT-BQP sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ tạm giam trong Quân đội mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/2018/TT-BQP
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, LƯU TRỮ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỒ SƠ QUẢN LÝ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 121/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định việc lập, quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ (sau đây viết gọn là cơ sở tạm giữ, tạm giam) trong Quân đội; người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Tuân thủ quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về lập, quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.
2. Việc quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải đảm bảo Mục tiêu phục vụ công tác Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, quản lý người bị tạm giữ, tạm giam;
3. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
4. Bảo đảm thông tin của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thu thập đầy đủ, kịp thời, chính xác và phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm mất hồ sơ, tài liệu;
2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu có trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
3. Mua, bán, chuyển giao, tiêu hủy, sao, chụp trái phép hồ sơ, tài liệu;
4. Sử dụng hồ sơ, tài liệu vào Mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân;
5. Mang hồ sơ, tài liệu ra khỏi nơi quản lý mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
6. Truy cập, sao chép, thu thập, tiết lộ, gửi trái phép dữ liệu điện tử về tạm giữ, tạm giam;
7. Tạo ra, phát tán Chương trình Phần mềm nhằm phá hoại việc quản lý hồ sơ, tài liệu điện tử về tạm giữ, tạm giam.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Hồ sơ giấy, gồm các loại tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Hồ sơ điện tử là tập hợp thông tin chứa các thông tin cơ bản liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Điều 6. Tổ chức, cá nhân lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Cơ quan lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
a) Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng;
b) Cơ quan Thi hành án hình sự cấp quân khu;
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh có Đồn biên phòng được tổ chức buồng tạm giữ;
d) Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn;
đ) Cơ quan Điều tra hình sự khu vực có nhà tạm giữ;
e) Đồn biên phòng có buồng tạm giữ;
2. Cá nhân lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
a) Nhân viên lưu trữ;
b) Trợ lý giam giữ kiêm hồ sơ;
c) Trưởng buồng tạm giữ Đồn biên phòng có tổ chức buồng tạm giữ.
3. Trách nhiệm Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng
a) Lập, quản lý hệ cơ sở dữ liệu điện tử đối với hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội;
b) Quy định việc lập, kết nối và cung cấp thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội;
c) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an trong việc xây dựng, hướng dẫn, kết nối, cung cấp thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam giữa hệ cơ sở dữ liệu về tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân và hệ cơ sở dữ liệu về tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
4. Trách nhiệm Cơ quan lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ và dữ liệu điện tử của người bị tạm giữ, tạm giam
a) Kịp thời giải quyết yêu cầu, đề nghị của tổ chức, cá nhân về khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam theo quy định;
b) Từ chối giải quyết hoặc không cho tiếp tục khai thác hồ sơ khi có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4 Thông tư này;
c) Thực hiện các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về lập, quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam và bảo mật tài liệu.
Điều 7. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này có quyền khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam ở đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan thi hành án khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam để phục vụ việc Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền đề nghị sao tài liệu trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam của mình đang được lưu trữ.
4. Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tạm giữ, tạm giam; nghiên cứu khoa học, tổng kết, biên soạn lịch sử và công tác tổ chức, cán bộ.
5. Tổ chức, cá nhân khác khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác tài liệu trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải xuất trình:
a) Giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu là cá nhân). Nội dung giấy giới thiệu, đơn đề nghị gồm: Họ tên, cấp bậc, chức vụ (nếu có), nơi công tác của người được giới thiệu, nơi ở của người có đơn đề nghị; Mục đích yêu cầu khai thác tài liệu có trong hồ sơ tạm giữ, tạm giam; trường hợp có nhu cầu sao, chụp lại tài liệu thì phải nêu rõ tài liệu đề nghị được sao chụp;
b) Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân, chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ hoặc giấy chứng nhận của ngành Điều tra, kiểm sát, tòa án khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Văn bản đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án cho khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam khi vụ án đang giai đoạn Điều tra, truy tố, xét xử.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong khai thác tài liệu, hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
a) Thực hiện theo thủ tục, hướng dẫn của cán bộ cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ để được đọc, sao, chụp tài liệu theo quy định của Thông tư này;
b) Giữ gìn bí mật hồ sơ, tài liệu;
c) Chấp hành quy định của cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong quá trình khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
d) Người khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam chỉ được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu sau khi đã đăng ký và được Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phê duyệt. Việc đọc, sao, chụp hồ sơ tài liệu phải được phản ánh, ký nhận ở sổ theo dõi.
3. Trách nhiệm cán bộ giám sát việc khai thác hồ sơ
a) Phải trực tiếp giám sát quá trình khai thác hồ sơ, tài liệu của người khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
b) Giao, nhận lại đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ, tài liệu;
c) Trực tiếp sao chụp, giao tài liệu sao cho tổ chức, cá nhân có đề nghị;
d) Không để người khai thác tài liệu thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4 Thông tư này; trường hợp phát hiện vi phạm thì dừng ngay việc khai thác hồ sơ, đồng thời lập biên bản và báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ sở quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.
Điều 9. Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:
a) Người bị tạm giữ, tạm giam được trả tự do;
b) Người bị tạm giữ, tạm giam được thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác;
c) Người đang bị tạm giữ, người bị tạm giam chết hoặc bỏ trốn;
2. Lập, bàn giao hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:
a) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chuyển đi chấp hành tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ khác;
b) Người bị kết án tử hình có quyết định thi hành án tử hình của Hội đồng thi hành án tử hình.
3. Việc lập hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam do cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trực tiếp thực hiện; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam.
4. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam được lập kể từ khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam và kết thúc khi họ chết, bỏ trốn trong khi bị tạm giữ, tạm giam; được trả tự do, chuyển sang chấp hành án phạt tù, bị thi hành án tử hình theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Tài liệu đưa vào hồ sơ phải được sắp xếp theo trình tự diễn biến, thời gian phát hành như sau:
a) Tài liệu phát hành trước thì sắp xếp trước, tài liệu phát hành sau thì sắp xếp sau;
b) Chỉ đưa vào hồ sơ những văn bản, tài liệu có các bằng chứng xác thực (chữ ký, con dấu).
6. Tài liệu về tạm giữ, tạm giam do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến, trước khi đưa vào hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác văn thư, lưu trữ.
7. Tài liệu đưa vào hồ sơ phải được đóng thành tập, đóng dấu, đánh số thứ tự bút lục và ghi vào bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ.
8. Khi hồ sơ kết thúc, phải lập bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ, có chữ ký của người lập hồ sơ, chữ ký và đóng dấu của cơ sở tạm giữ, tạm giam;
9. Văn bản, tài liệu đưa vào hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
10. Trình tự sắp xếp, cách đóng dấu và đánh thứ tự bút lục văn bản, tài liệu có trong hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng.
Điều 10. Quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải đăng ký vào sổ và quản lý theo chế độ bảo mật; thủ trưởng cơ quan lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ giao cho cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trực tiếp quản lý.
2. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải được để trong hộp hoặc cặp đựng tài liệu và để đúng nơi quy định.
3. Thủ trưởng cơ quan lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm bố trí nơi bảo quản, các thiết bị, phương tiện cần thiết như giá, tủ đựng hồ sơ, cặp, hộp đựng tài liệu, bìa hồ sơ, phương tiện phòng chống cháy nổ, mối mọt, ẩm ướt và các biện pháp khác để bảo vệ an toàn cho hồ sơ.
4. Cán bộ quản lý hồ sơ phải thường xuyên kiểm tra, đề xuất biện pháp quản lý không để hồ sơ bị mất, hư hỏng. Khi phát hiện hồ sơ tài liệu bị mất, hư hỏng, bị sửa chữa phải báo cáo ngay thủ trưởng cơ quan lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam để truy tìm, khắc phục; đồng thời báo cáo cơ quan nghiệp vụ cấp trên trực tiếp.
5. Bàn giao hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
a) Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam chỉ được bàn giao cho tổ chức, cá nhân khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
b) Khi bàn giao phải lập biên bản, có chữ ký của cán bộ giao, nhận và xác nhận, đóng dấu của cơ sở tạm giữ, tạm giam.
c) Hồ sơ bàn giao phải được đăng ký, kê khai vào sổ xuất, nhập tài liệu.
6. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải hoàn thành thủ tục và chuyển cho lưu trữ cơ quan trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tạm giữ, tạm giam đối với những trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
Điều 11. Thời hạn lưu trữ và hủy hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Đối với hồ sơ người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do; được thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác; người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết thì thời hạn lưu trữ là 50 (năm mươi) năm tính từ năm kết thúc việc tạm giữ, tạm giam.
2. Đối với hồ sơ người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn thì thời hạn lưu trữ là 70 (bảy mươi) năm tính từ năm người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn.
3. Thời hạn lưu trữ hồ sơ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi đã chuyển thành một bộ phận của hồ sơ phạm nhân hoặc hồ sơ người bị kết án tử hình đã bị thi hành án tử hình thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị quân đội.
4. Hồ sơ người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hủy sau khi thời hạn lưu trữ kết thúc.
5. Thẩm quyền quyết định hủy, thủ tục quyết định hủy và hồ sơ hủy thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2018.
2. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Cục trưởng Cục Điều tra hình sự chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị;
- Các Quân khu, Quân đoàn;
- Quân chủng Hải quân;
- Quân chủng Phòng không-Không quân;
- Binh đoàn 15, 16;
- BTL Bộ đội Biên phòng;
- C13, C21, C68, C87, C88;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử BQP;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, ĐTHS; Hg47.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Chiêm | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "08/03/2018",
"sign_number": "23/2018/TT-BQP",
"signer": "Lê Chiêm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-08-2018-TT-BCA-huong-dan-Nghi-dinh-83-2017-ND-CP-cong-tac-cuu-nan-cuu-ho-364927.aspx | Thông tư 08/2018/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 83/2017/NĐ-CP công tác cứu nạn cứu hộ mới nhất | BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2018/TT-BCA
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2017/NĐ-CP NGÀY 18/7/2017 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 (sau đây viết gọn là Luật phòng cháy và chữa cháy);
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về bố trí lực lượng, số lượng người trực cứu nạn, cứu hộ; nội dung, chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn, hướng dẫn phòng ngừa sự cố, tai nạn, phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ; trang phục, quy cách cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng, hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ và chế độ thống kê, báo cáo của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn, cứu hộ.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công
tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ
1. Yêu cầu bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ
a) Bảo đảm đủ lực lượng thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ và lực lượng thay thế;
b) Bảo đảm tính chuyên trách, chuyên nghiệp;
c) Được bố trí tại Công an các đơn vị, địa phương phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
2. Trường hợp được bố trí theo Phòng, Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ thì thẩm quyền thành lập Phòng, Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều 4. Trực cứu nạn, cứu hộ
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, việc trực cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo Thông tư số 50/2017/TT-BCA ngày 01/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, số lượng người trực cứu nạn, cứu hộ do người đứng đầu cơ sở quyết định nhưng phải bảo đảm các vị trí trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, điều khiển phương tiện và thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
3. Đối với lực lượng dân phòng, trường hợp được huy động trực cứu nạn, cứu hộ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng người trực.
Điều 5. Hướng dẫn phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị
1. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm địa bàn để đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành nội quy, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, cụ thể:
a) Nội quy về công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: Các hành vi bị nghiêm cấm; những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn; việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
b) Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, hầm trú ẩn khi cần thiết.
2. Biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: Biển báo khu vực hoặc vị trí nguy hiểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn; biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ; biển chỉ dẫn khu vực tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ dành cho lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ.
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn về mẫu biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
3. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ phải được phổ biến, niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Điều 6. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
Việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở được kết hợp với kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các trường hợp còn lại thực hiện kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm trong kiểm tra định kỳ, đột xuất
a) Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
b) Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
c) Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra.
3. Việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ phải được lập biên bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
Điều 7. Chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Các vấn đề chung về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
b) Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề theo các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
c) Tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ thông dụng;
d) Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện;
đ) Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu;
e) Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.
2. Nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:
a) Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với một số tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
4. Mẫu "Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ" do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.
Điều 8. Chương trình, nội dung, thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Những vấn đề chung về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy quy định tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
b) Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề, chuyên sâu theo các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
c) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng và ứng dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện;
đ) Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu;
e) Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.
2. Nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:
a) Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Công tác quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ;
c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
d) Các nội dung khác khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:
Hằng năm, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, cụ thể như sau:
a) Đối với lãnh đạo cấp Phòng: 200 giờ;
b) Đối với chỉ huy Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ: 300 giờ;
c) Đối với Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ: 400 giờ.
Điều 9. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của cơ sở và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật
1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cứu nạn, cứu hộ;
b) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn của cơ sở; sơ đồ bố trí các khu vực dễ xảy ra tai nạn;
c) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; danh sách người được phân công thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
đ) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ;
e) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ; hoạt động cứu nạn, cứu hộ của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện cứu nạn, cứu hộ;
g) Thống kê, báo cáo về công tác cứu nạn, cứu hộ; hồ sơ vụ, việc sự cố, tai nạn và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở được lập kết hợp với hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Điều 10. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ
1. Thống kê về cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
c) Thống kê về phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; về số vụ cứu nạn, cứu hộ, công tác cứu nạn, cứu hộ và những nội dung khác liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Thống kê số lượt tham gia huấn luyện về cứu nạn, cứu hộ của cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Báo cáo về cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Báo cáo về vụ, việc sự cố, tai nạn;
b) Báo cáo định kỳ về công tác cứu nạn, cứu hộ (06 tháng, 01 năm);
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề về công tác cứu nạn, cứu hộ.
3. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện kết hợp với thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng ngừa sự cố, tai nạn của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý.
Điều 11. Phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ
1. Trách nhiệm phối hợp xử lý sự cố, tai nạn của các lực lượng trong Công an nhân dân
a) Lực lượng Cảnh sát cơ động khi nhận được yêu cầu tham gia phối hợp xử lý sự cố, tai nạn thì triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để bảo vệ khu vực tổ chức cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
b) Lực lượng Cảnh sát giao thông khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn đối với các phương tiện giao thông thì khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp xảy ra các tình huống sự cố, tai nạn thuộc tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy thì báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy đến để xử lý và tham gia thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
c) Các lực lượng Công an khác khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn quản lý của mình thì khẩn trương đến hiện trường để triển khai cứu nạn, cứu hộ, đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết để kịp thời xử lý và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi đến hiện trường sự cố, tai nạn có người bị nạn cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế mới đưa được người bị nạn ra nơi an toàn thì phải báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất có đủ chức năng để tiến hành xử lý theo quy định của ngành y tế.
Điều 12. Trang phục cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
Trang phục cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là trang phục chữa cháy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy cách cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ, bao gồm:
a) Quy cách cờ hiệu cứu nạn, cứu hộ, cờ hiệu Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ (Phụ lục 1);
b) Quy cách băng chỉ huy cứu nạn, cứu hộ (Phụ lục 2);
c) Quy cách biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực cứu nạn, cứu hộ (Phụ lục 3);
d) Quy cách biển báo khu vực cứu nạn, cứu hộ (Phụ lục 4).
2. Kinh phí sản xuất cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ được bảo đảm từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Bộ Công an cấp cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an các địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước tự bảo đảm kinh phí để trang bị biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực cứu nạn, cứu hộ, biển báo khu vực cứu nạn, cứu hộ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này để sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2018 và thay thế Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 43 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Công an các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công an các đơn vị, địa phương;
- Công báo;
- Lưu: VT, C66.
BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Tô Lâm
PHỤ LỤC
QUY CÁCH CÁC TÍN HIỆU ƯU TIÊN VÀ TÍN HIỆU SỬ DỤNG TRONG CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2018/TT-BCA Ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Phụ lục 1: Quy cách cờ hiệu cứu nạn, cứu hộ, cờ hiệu Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
1. Cờ ưu tiên cho xe cứu nạn, cứu hộ: Cờ có nền màu xanh, viền vàng, chữ vàng, mũi tên vàng và làm bằng vải phi bóng (xa tanh) được may viền.
2. Cờ hiệu Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ: Cờ có nền xanh, viền vàng, chữ vàng và làm bằng vải phi bóng (xa tanh) được may viền.
PHỤ LỤC 2
QUY CÁCH BĂNG CHỈ HUY CỨU NẠN, CỨU HỘ
Băng chỉ huy cứu nạn, cứu hộ có nền màu đỏ, viền vàng, chữ vàng và làm bằng vải phi bóng (xa tanh) được may viền.
PHỤ LỤC 3
QUY CÁCH BIỂN BÁO, DẢI BĂNG PHÂN RANH GIỚI KHU VỰC CỨU NẠN, CỨU HỘ
1. Biển báo khu vực nguy hiểm: Biển có viền đỏ, nền vàng, chữ đỏ.
2. Dải băng phân ranh giới và đế khoanh vùng khu vực cứu nạn, cứu hộ:
a) Dải băng phân ranh giới khu vực cứu nạn, cứu hộ: Băng có nền đỏ, viền vàng, chữ vàng.
b) Đế khoanh vùng khu vực cứu nạn, cứu hộ: Đế làm bằng nhựa, chân đế màu đen, thân màu đỏ, vàng.
PHỤ LỤC 4
QUY CÁCH BIỂN BÁO KHU VỰC CỨU NẠN, CỨU HỘ | {
"issuing_agency": "Bộ Công An",
"promulgation_date": "05/03/2018",
"sign_number": "08/2018/TT-BCA",
"signer": "Tô Lâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-267-2016-TT-BTC-lap-du-toan-quan-ly-su-dung-quyet-toan-kinh-phi-cong-tac-nuoi-con-nuoi-333129.aspx | Thông tư 267/2016/TT-BTC lập dự toán quản lý sử dụng quyết toán kinh phí công tác nuôi con nuôi mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 267/2016/TT-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC NUÔI CON NUÔI VÀ CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp;
b) Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp tỉnh);
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cơ quan đại diện Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện);
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội hưởng ngân sách nhà nước;
e) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
1. Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của các Bộ, cơ quan Trung ương do ngân sách Trung ương đảm bảo.
2. Kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi của cơ quan, đơn vị thuộc địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.
Điều 3. Nội dung chi
1. Nội dung chi thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 của Chính phủ.
2. Nội dung chi thực hiện công tác cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 của Chính phủ.
Điều 4. Mức chi
1. Các nội dung chi thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và công tác cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Cụ thể như sau:
a) Chi cho hoạt động dịch hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
b) Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong nước, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tọa đàm, sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài để kiểm tra tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài (nếu có) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí;
d) Chi tập huấn nghiệp vụ cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
đ) Đối với các khoản chi làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu và văn phòng phẩm, phương tiện đi lại, in ấn, phát hành biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách, lưu trữ, số hóa hồ sơ về nuôi con nuôi, chi phí lập hồ sơ trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội được giới thiệu làm con nuôi, thông tin liên lạc, gửi tài liệu, trao đổi thư tín để giải quyết việc nuôi con nuôi: Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện làm cơ sở quyết toán kinh phí.
2. Các cơ quan sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và công tác cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Ngoài ra, Thông tư này quy định mức chi đặc thù tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này như sau:
Lấy ý kiến chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để đánh giá toàn diện về điều kiện của người nhận con nuôi và của người được giới thiệu làm con nuôi theo quy định: 500.000 đồng/văn bản đánh giá.
3. Một số mức chi chưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ trực tiếp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và công tác cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi phù hợp với kinh phí được giao và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Điều 5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi, cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Các quy định liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi, cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 07/9/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- TTgCP, các Phó TTg (để b/c);
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tư pháp, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (300 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "14/11/2016",
"sign_number": "267/2016/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-28-CT-TW-2023-tang-cuong-thuc-hien-cham-soc-giao-duc-va-bao-ve-tre-em-592860.aspx | Chỉ thị 28-CT/TW 2023 tăng cường thực hiện chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 28-CT/TW
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2023
CHỈ THỊ
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đạt được nhiều kết quả tích cực; nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, gia đình và xã hội; tổ chức bộ máy, chính sách, nguồn lực, hệ thống y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, các dịch vụ xã hội được tăng cường, đáp ứng cơ bản yêu cầu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; quyền trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn trong cuộc sống được quan tâm. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến trẻ em.
Tuy nhiên, chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, thiếu quy định cụ thể trong một số lĩnh vực; tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, bị xâm hại, bạo lực, tai nạn, thương tích, đuối nước, vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng, đáng lo ngại; việc tạo môi trường an toàn và công tác bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cơ bản, thiết chế văn hoá, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao chưa rộng khắp, chưa bảo đảm tiếp cận cho trẻ em ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nguồn lực để thực hiện chủ trương, chính sách, mục tiêu còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước ở một số nơi, một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao; chưa ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh một số vụ việc xâm hại trẻ em nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để tăng cường, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc, giáo dục, bảo vệ tốt nhất, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hoá chủ trương của Đảng sát với thực tiễn địa phương, đơn vị; nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với sự phát triển của thế hệ tương lai gắn với phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân; phối hợp chặt chẽ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và vận động Nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được thụ hưởng lợi ích tốt nhất, không bị phân biệt đối xử, được bày tỏ ý kiến và được lắng nghe.
2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật; tiêu chuẩn, quy trình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em phù hợp giai đoạn mới. Đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hoá, khuyến khích, huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, xã hội tham gia, phối hợp thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước, phân bổ nguồn lực hợp lý trong thực hiện chính sách đối với trẻ em; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em, nhất là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển, đảo.
3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật; bảo đảm trẻ em phải là trung tâm của chính sách, chiến lược phát triển; được ưu tiên lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phát triển quốc gia, ngành, địa phương. Nghiên cứu, tích hợp, xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển trẻ em mang tính tổng thể, toàn diện; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023 - 2030 và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan đến trẻ em. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về trẻ em liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp. Nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên ở cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; quản lý chặt chẽ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo trợ, các hoạt động xã hội, từ thiện và các hoạt động khác liên quan đến trẻ em. Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán, lạm dụng, xúi giục, kích động trẻ em và các hành vi bị nghiêm cấm khác.
4. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch tạo sự đồng bộ, phát triển liên tục từ những năm đầu đời đến khi trưởng thành của trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục đẩy mạnh phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi; phát triển hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cho trẻ em theo hướng liên thông, chất lượng, thuận lợi trong tiếp cận. Xây dựng môi trường gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, thân thiện, bảo đảm cho trẻ em có cơ hội phát triển về thể chất, tinh thần, nhân cách, tài năng, trí tuệ.
Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, chuẩn bị cho trẻ em sống có trách nhiệm, thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương đất nước phù hợp với lứa tuổi. Đẩy mạnh bảo vệ trẻ em trước thông tin không có lợi trên không gian mạng và xã hội, những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển toàn diện; không để trẻ em làm công việc ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần; phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em. Phát triển các sản phẩm văn hoá, văn học - nghệ thuật, giáo dục lành mạnh, phù hợp, có chất lượng dành cho trẻ em.
5. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, tổ chức xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác vận động, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, nhân rộng các phong trào, mô hình, sáng kiến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; kịp thời phản ánh, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến trẻ em.
Quan tâm bảo đảm quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia vào các vấn đề có liên quan trong gia đình, nhà trường, tổ chức của trẻ em. Tăng cường hợp tác, tham gia, phát huy vai trò thành viên tích cực trong thực hiện Công ước Liên hợp quốc, các phong trào toàn cầu, khu vực về thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.
6. Tổ chức thực hiện
- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội phổ biến, quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hoá, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật liên quan đến trẻ em; lồng ghép, phân bổ nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện.
- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em; xây dựng, hoàn thiện chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em; đánh giá tác động đến trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật; chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, tổ chức xã hội tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với những vấn đề liên quan đến trẻ em.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Trương Thị Mai | {
"issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương",
"promulgation_date": "25/12/2023",
"sign_number": "28-CT/TW",
"signer": "Trương Thị Mai",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-74-2018-TT-BTC-huong-dan-che-do-ke-toan-doi-voi-khoan-vay-tra-no-cua-Chinh-phu-392819.aspx | Thông tư 74/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với khoản vay trả nợ của Chính phủ | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 74/2018/TT-BTC
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2018
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; THỐNG KÊ, THEO DÕI CÁC KHOẢN NỢ CHO VAY LẠI VÀ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017;
Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh nợ Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;
Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau:
- Kế toán nợ công, bao gồm kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương;
- Thống kê các khoản nợ cho vay lại (cho vay lại từ vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài) và bảo lãnh Chính phủ;
- Tổng hợp báo cáo nợ công.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho:
1. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Cục QLN và TCĐN) thuộc Bộ Tài chính;
2. Các đơn vị Kho bạc nhà nước (KBNN) các cấp;
3. Các đơn vị có trách nhiệm nộp báo cáo cho Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) theo quy định của pháp luật để tổng hợp báo cáo nợ công theo quy định tại Chương II Thông tư này;
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng nợ công.
Điều 3. Đối tượng, nội dung của kế toán, thống kê và báo cáo nợ công
1. Đối tượng kế toán nợ công là các khoản vay, lãi, phí đi vay, trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương. Nội dung kế toán nợ công là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về tình hình vay, lãi, phí đi vay và tình hình trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương.
2. Đối tượng thống kê là các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của các đơn vị được Chính phủ bảo lãnh và các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật. Nội dung công tác thống kê là hoạt động tổng hợp số liệu báo cáo về tình hình bảo lãnh Chính phủ và số liệu báo báo cáo về tình hình cho vay lại trên cơ sở báo cáo của các đơn vị có liên quan.
3. Báo cáo nợ công bao gồm các thông tin về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, chính quyền địa phương; vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương; các khoản được Chính phủ bảo lãnh; các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật về nợ công.
Điều 4. Tổ chức bộ phận nghiệp vụ, bộ máy kế toán của đơn vị
Cục QLN và TCĐN, KBNN tổ chức bộ phận nghiệp vụ hoặc bộ máy kế toán để thực hiện kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017, Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay lại từ nguồn vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và quy định của Thông tư này, như sau:
- Cục QLN và TCĐN: tổ chức bộ phận nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ các bộ phận có liên quan để kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, thống kê, theo dõi các khoản bảo lãnh Chính phủ; thống kê các khoản nợ cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;
- Kho bạc nhà nước các cấp: tổ chức bộ máy kế toán và phân công nhiệm vụ các bộ phận có liên quan để kế toán các khoản vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương, tổng hợp báo cáo nợ công.
Điều 5. Nhiệm vụ của kế toán và tổng hợp báo cáo nợ công
1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu về tình hình các khoản vay và tình hình vay, trả nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương.
2. Theo dõi việc chấp hành chế độ thanh toán và các quy định liên quan đến vay, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương.
3. Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định; cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu, thông tin báo cáo nợ công.
Điều 6. Đơn vị tính
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán nợ công là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”).
2. Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.
3. Khi lập báo cáo nợ công hoặc công khai báo cáo nợ công được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:
- Đối với đồng Việt Nam: Được rút gọn đến đơn vị tỷ đồng Việt Nam. Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
- Đối với ngoại tệ: Được rút gọn đến triệu đơn vị ngoại tệ. Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
Điều 7. Chữ viết, chữ số sử dụng
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán và báo cáo nợ công là tiếng Việt. Tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài không phải dịch ra tiếng Việt, trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Điều 8. Kỳ kế toán và báo cáo nợ công
1. Kỳ kế toán nợ công gồm: Kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm.
a) Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch).
b) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).
2. Báo cáo nợ công được lập theo kỳ 6 tháng và 1 năm.
Điều 9. Tài liệu kế toán và lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán về nợ công là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo nợ công, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy hoặc thông điệp dữ liệu điện tử.
2. Thời điểm đưa vào lưu trữ, thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.
4. Tài liệu kế toán điện tử được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.
5. Tài liệu kế toán đã lưu trữ chỉ được đưa ra sử dụng khi được sự đồng ý của Cục trưởng Cục QLN và TCĐN hoặc Tổng Giám đốc KBNN. Nghiêm cấm mọi trường hợp cung cấp tài liệu kế toán ra bên ngoài đơn vị hoặc mang tài liệu kế toán ra khỏi đơn vị kế toán nhà nước khi chưa được phép bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị đối với tài liệu kế toán thuộc phạm vi quản lý.
Điều 10. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán và tổng hợp báo cáo
1. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải đảm bảo hiệu quả, an toàn và khả năng khai thác, trao đổi, cung cấp dữ liệu kế toán, thông tin báo cáo với các cơ quan trong ngành Tài chính và các đơn vị khác theo đúng quy định pháp lý hiện hành và quy chế cung cấp, trao đổi thông tin do Bộ Tài chính quy định.
2. Cục QLN và TCĐN thực hiện kế toán vay, trả nợ nước ngoài trên hệ thống được phát triển riêng của đơn vị.
3. Kho bạc nhà nước thực hiện kế toán vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương trên hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và các ứng dụng khác về quản lý vay nợ.
Điều 11. Đối chiếu thống nhất số liệu
Cục QLN và TCĐN, KBNN và các đơn vị đối chiếu số liệu vay, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương đảm bảo khớp đúng giữa số liệu kế toán nợ công và số liệu kế toán trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); đối chiếu số vay, trả nợ cho dự án đã được ghi thu, ghi chi, đảm bảo khớp đúng số liệu với số liệu đã ghi trong NSNN, đảm bảo khớp đúng giữa số liệu kế toán nợ công, số liệu kế toán ngân sách nhà nước.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
Nội dung quy định về kế toán vay, trả nợ nước ngoài áp dụng cho Cục QLN và TCĐN bao gồm các nội dung sau đây:
Tiểu mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 12. Nội dung của chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ vay, trả nợ nước ngoài phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.
Chứng từ kế toán đối với vay, trả nợ nước ngoài cần có đầy đủ thông tin để hạch toán theo tài khoản kế toán và mã hạch toán chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào các chứng từ, hồ sơ vay, trả nợ, kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán đảm bảo đầy đủ các thông tin để thực hiện hạch toán theo quy định.
Điều 13. Mẫu chứng từ kế toán
Thông tư này quy định một số mẫu chứng từ kế toán bắt buộc, kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ. Kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu và đúng nội dung ghi chép trên chứng từ theo quy định.
Đối với một số nghiệp vụ vay, trả nợ không có quy định cụ thể về mẫu chứng từ tương ứng, kế toán được lập chứng từ ghi sổ theo quy định tại Thông tư này căn cứ trên các hồ sơ, tài liệu vay, trả nợ nước ngoài để thực hiện hạch toán theo quy định.
Trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử.
Điều 14. Lập chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2. Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán
a) Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Đối với chứng từ lập trên giấy, chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.
b) Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; tổng số tiền phải khớp đúng với tổng các số tiền chi tiết; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ.
c) Đối với chứng từ lập trên giấy, chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
d) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.
Điều 15. Quy định về ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Một người chỉ được phép ký một chức danh theo một quy trình phê duyệt trên một chứng từ hoặc một bộ chứng từ kế toán.
Điều 16. Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
1. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
a) Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán;
b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán;
c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
2. Cục QLN và TCĐN thực hiện quy trình theo từng loại nghiệp vụ quản lý nợ đảm bảo các công việc sau:
a) Lập, tiếp nhận, phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán;
b) Cán bộ Cục QLN và TCĐN có liên quan kiểm tra, ký vào các chức danh quy định trên chứng từ;
c) Định khoản, nhập bút toán vào hệ thống; Phê duyệt bút toán trên hệ thống;
d) Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Điều 17. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán
1. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập chứng từ kế toán vay, trả nợ nước ngoài được quy định trong Phụ lục số 1.1 “Hệ thống chứng từ kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này.
2. Cục QLN và TCĐN sử dụng chứng từ kế toán khác phục vụ nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài để kế toán vay, trả nợ nước ngoài theo các nghiệp vụ quy định tại Thông tư này.
Tiểu mục 2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Điều 18. Tổ hợp tài khoản kế toán
Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán trong kế toán vay, trả nợ của Chính phủ gồm 5 phân đoạn độc lập phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh theo yêu cầu nghiệp vụ quản lý nợ công và pháp luật về vay, trả nợ vay.
Tên và số lượng ký tự của từng đoạn mã trong hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được quy định như sau:
1
2
3
4
5
Mã
Mã tài khoản kế toán
Mã loại hình vay
Mã nhà tài trợ
Mã đơn vị quan hệ vay nợ
Mã khoản vay
Số ký tự
5
1
5
7
10
Điều 19. Nguyên tắc, yêu cầu hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được xây dựng trên nguyên tắc bố trí các phân đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau theo yêu cầu quản lý. Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã được bổ sung, sửa đổi tùy theo yêu cầu thực tế.
Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán và việc kết hợp các đoạn mã được xây dựng, thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật Quản lý nợ công;
- Phản ánh đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến vay và trả nợ vay;
- Thuận lợi cho việc áp dụng phần mềm; thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng các chương trình, ứng dụng tin học phát triển tại đơn vị.
Điều 20. Mã tài khoản kế toán
Tài khoản là hình thức phân loại đối tượng vay, trả nợ theo thời hạn và mục đích vay, phục vụ cho việc tổ chức dữ liệu, từ đó chiết xuất ra các báo cáo theo tiêu chí khác nhau.
Mã tài khoản kế toán có 5 ký tự, được thiết lập căn cứ vào các tiêu chí, yêu cầu thông tin báo cáo về nợ công trong Luật Quản lý nợ công, các Nghị định hướng dẫn Luật quản lý nợ công. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán quy định tại Phụ lục 1.2 “Hệ thống tài khoản kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Mã loại hình vay
Mã loại hình vay dùng để phản ánh và theo dõi thông tin vay theo các loại hình vay ODA, vay ưu đãi hoặc vay thương mại.
Mã loại hình vay có 1 ký tự, được bố trí cho từng dự án theo các loại thỏa thuận vay với các hình thức khác nhau. Danh mục mã loại hình vay quy định tại Phụ lục 1.2 “Hệ thống tài khoản kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này.
Điều 22. Mã nhà tài trợ
Mã nhà tài trợ dùng để theo dõi chi tiết các khoản vay nợ theo từng chủ nợ, được phân loại theo các tiêu chí song phương, đa phương và chủ nợ khác theo phương án phân loại của nghiệp vụ quản lý nợ.
Mã nhà tài trợ có 5 ký tự, danh mục mã nhà tài trợ quy định tại Phụ lục 1.2 “Hệ thống tài khoản kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Khi hạch toán, kế toán hạch toán ký tự N theo giá trị sau: N = 1 - chủ nợ song phương, N = 2 - chủ nợ đa phương và N = 3 - chủ nợ khác.
Điều 23. Mã đơn vị quan hệ vay nợ
- Mã đơn vị có quan hệ vay nợ dùng để phản ánh mục đích sử dụng các khoản vay về cấp hoặc cho vay lại cho từng địa bàn, từng dự án, từng đơn vị. Các số liệu theo dõi theo từng địa bàn, từng đơn vị phục vụ cho công tác quản lý, đối chiếu số liệu với KBNN và các đơn vị có liên quan.
- Mã đơn vị có quan hệ vay nợ có 7 ký tự, quy định tại Phụ lục 1.2 “Hệ thống tài khoản kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này:
+ Đối với ngân sách địa phương sử dụng mã địa bàn hành chính theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTG ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, mã địa bàn cấp tỉnh có 5 ký tự trên TABMIS, đồng thời bổ sung thêm 2 ký tự có giá trị 00 trước mỗi mã.
+ Đối với các đơn vị, sử dụng mã đơn vị được cấp và sử dụng trên TABMIS. Trường hợp đơn vị chưa được cấp mã, thực hiện cấp mã theo quy định tại Thông tư 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Điều 24. Mã khoản vay
Mã khoản vay dùng để phản ánh các khoản vay nợ theo từng hiệp định vay, qua đó giúp các cấp quản lý có thông tin theo từng khoản vay của từng hiệp định vay.
Mã khoản vay có 10 ký tự, đồng nhất với mã hiệp định vay sử dụng trên DMFAS, quy định tại Phụ lục 1.2 “Hệ thống tài khoản kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này.
Cục trưởng Cục QLN và TCĐN sử dụng mã hiệp định vay trên DMFAS xây dựng danh mục mã khoản vay để thực hiện hạch toán theo quy định tại Thông tư này.
Điều 25. Danh mục, nội dung tài khoản và phương pháp hạch toán
Danh mục tài khoản, nội dung tài khoản và phương pháp hạch toán các quy trình nghiệp vụ vay, nợ nêu tại Phụ lục 1.2 “Hệ thống tài khoản kế toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này.
Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát Kế toán, Kiểm toán thống nhất với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để hướng dẫn phương pháp hạch toán trong trường hợp cần thiết.
Tiểu mục 3. SỔ KẾ TOÁN
Điều 26. Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để phản ánh, lưu giữ toàn bộ và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh liên quan đến tình hình vay, trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ.
2. Mẫu sổ kế toán phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang (nếu in ra giấy để lưu trữ).
3. Mẫu sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
- Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán tháng, năm;
2. Cục QLN và TCĐN căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Số liệu được ghi nhận vào sổ kế toán phải kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của mẫu biểu sổ kế toán theo quy định. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán, nghiêm cấm mọi thông tin kế toán không có chứng từ kế toán chứng minh.
3. Việc ghi nhận vào sổ kế toán được phản ánh phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ trước liền kề. Dữ liệu kế toán trên sổ kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi mở đến khi khóa sổ kế toán.
Việc ghi nhận phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kiểm soát bảo đảm đầy đủ các quy định về chứng từ kế toán. Những người có trách nhiệm liên quan theo quy định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cập nhật vào hệ thống. Đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ hoạt động vay, trả nợ của Chính phủ.
4. Kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán tháng, năm trước khi lập báo cáo vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Điều 28. In sổ kế toán
1. Sổ kế toán tổng hợp được in ra giấy theo mẫu quy định để lưu trữ sau khi đã đóng kỳ kế toán và đã lập xong báo cáo vay, trả nợ của Chính phủ theo quy định.
2. Sổ kế toán được in ra phải đóng thành quyển, phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, phải được Kế toán trưởng (hoặc người được giao phụ trách nghiệp vụ) tại đơn vị ký duyệt. Trang đầu sổ kế toán khi in ra phải ghi rõ tên đơn vị, tên sổ, kỳ kế toán, niên độ kế toán, ngày tháng năm lập sổ, họ tên, chữ ký của người phụ trách sổ, của Kế toán trưởng (hoặc người được giao phụ trách nghiệp vụ).
Điều 29. Sửa chữa sổ kế toán
Việc sửa chữa sổ kế toán được thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.
Điều 30. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán
Danh mục sổ kế toán, biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp lập sổ kế toán được quy định tại Phụ lục 1.3 “Sổ kế toán vay nợ nước ngoài” kèm theo Thông tư này.
Tiểu mục 4. BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Điều 31. Nội dung của báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài
1. Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài là các thông tin tổng hợp được hệ thống hóa và nội dung thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong một kỳ kế toán.
2. Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp.
Điều 32. Yêu cầu đối với báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài
1. Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý, điều hành, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng biểu mẫu báo cáo. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu về vay, trả nợ nước ngoài;
2. Các chỉ tiêu trong từng báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội. Số liệu báo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan, được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ kế toán.
3. Mẫu biểu báo cáo tài chính cần đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý, điều hành và nợ công.
Điều 33. Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài
1. Danh mục báo cáo
STT
Tên báo cáo
Mẫu biểu
Nơi nhận
Thời hạn nộp
1
Bảng cân đối tài khoản nợ nước ngoài
B01/NN
KBNN
01 tháng sau kỳ báo cáo
2
Báo cáo thực hiện vay, trả nợ nợ nước ngoài của Chính phủ
B02/NN
KBNN
3
Báo cáo chi tiết theo kỳ hạn vay nợ của Chính phủ
B03/NN
KBNN
4
Thuyết minh báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài
B04/NN
KBNN
2. Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài
Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Phụ lục 1.4 “Mẫu biểu, phương pháp lập báo báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài” kèm theo Thông tư này.
Mục 2. KẾ TOÁN VAY, TRẢ NỢ TRONG NƯỚC CỦA CHÍNH PHỦ, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 34. Hạch toán vay, trả nợ trong nước trên TABMIS
1. Kho bạc nhà nước các cấp (bộ phận kế toán nghiệp vụ tại các đơn vị) thực hiện các quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 27/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN về kế toán vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương.
2. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể về phương pháp lập chứng từ, nội dung ghi chép tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán và ghi sổ kế toán theo thẩm quyền được giao tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 27/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Điều 35. Nhiệm vụ, yêu cầu báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước
1. Nhiệm vụ
Báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước của Chính phủ, chính quyền địa phương có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước về vay, trả nợ trong nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp.
2. Yêu cầu
Báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý, điều hành, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng mẫu biểu báo cáo. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu về vay, trả nợ trong nước;
Các chỉ tiêu trong từng báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình, số liệu báo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan, được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ kế toán;
Mẫu biểu báo cáo cần đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý, điều hành về nợ công.
Điều 36. Báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương
1. Vụ NSNN lập và gửi cho KBNN báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước của Chính phủ đối với các khoản vay nợ chưa được KBNN hạch toán trên TABMIS theo biểu mẫu số B01/TN “Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo đối tượng của Chính phủ” nêu trong danh mục báo cáo nêu tại khoản 4, Điều 36, Thông tư này.
2. Căn cứ các báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gửi đến theo quy định tại Nghị định 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, Vụ NSNN tổng hợp, lập và gửi cho KBNN báo cáo tổng hợp thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương theo mẫu biểu số B02/TN nêu trong danh mục báo cáo nêu tại khoản 4, Điều 36, Thông tư này.
3. Căn cứ số liệu được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu trên TABMIS, các hệ thống ứng dụng về quản lý vay nợ của KBNN trong nước, báo cáo của Vụ NSNN và các tỉnh, thành phố, Kho bạc nhà nước tổng hợp báo cáo vay nợ trong nước theo biểu mẫu số B03/TN, B04/TN, B05/TN nêu trong danh mục báo cáo nêu tại khoản 4, Điều 36, Thông tư này.
4. Danh mục báo cáo nợ trong nước:
STT
Tên báo cáo
Mẫu biểu
Trách nhiệm lập
Nơi nhận
Thời hạn nộp
1
Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo đối tượng của Chính phủ
B01/TN
Vụ NSNN - Bộ Tài chính
KBNN Cục QLN
1 tháng sau kỳ báo cáo
2
Báo cáo tổng hợp thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương
B02/TN
Vụ NSNN - Bộ Tài chính
KBNN Cục QLN
3
Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo hình thức vay của Chính phủ
B03/TN
KBNN
Cục QLN
5
Báo cáo vay, trả nợ trong nước
B04/TN
KBNN
Cục QLN
4. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước quy định tại Phụ lục số 02 “Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước” kèm theo Thông tư này.
Mục 3. THỐNG KÊ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
Điều 37. Trách nhiệm nộp báo cáo của đơn vị được bảo lãnh
Các đơn vị được bảo lãnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về các chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh cho Bộ Tài chính (Cục QL Nợ và TCĐN) để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo.
Mẫu biểu, kỳ hạn, quy trình lập, gửi báo cáo khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại Thông tư số 58/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn biểu, mẫu cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh.
Điều 38. Trách nhiệm thống kê, tổng hợp báo cáo các khoản bảo lãnh Chính phủ
1. Cục QLN và TCĐN có trách nhiệm thực hiện thống kê, tổng hợp các báo cáo:
STT
Tên báo cáo
Mẫu biểu
Nơi nhận
Thời hạn nộp
1
Báo cáo thực hiện vay, trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
B01/BL
KBNN
01 tháng sau kỳ báo cáo
2
Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh
B02/BL
KBNN
2. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo các khoản được Chính phủ bảo lãnh quy định tại Phụ lục số 3 “Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo các khoản được Chính phủ bảo lãnh” kèm theo Thông tư này.
Mục 4. THỐNG KÊ CÁC KHOẢN CHO VAY LẠI TỪ VỐN VAY ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI
Điều 39. Trách nhiệm báo cáo của các đơn vị có liên quan
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan cho vay lại có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình cho vay lại cho Bộ Tài chính (Cục QLN và TCĐN) để tổng hợp báo cáo các khoản cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Mẫu biểu, kỳ hạn, quy trình lập, gửi báo cáo khoản cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Điều 40. Trách nhiệm thống kê, tổng hợp báo cáo các khoản cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
1. Cục QLN và TCĐN có trách nhiệm thực hiện quy trình tổng hợp các báo cáo:
STT
Tên báo cáo
Mẫu biểu
Nơi nhận
Thời hạn nộp
1
Báo cáo thực hiện vay về cho vay lại
B01/VL
KBNN
01 tháng sau kỳ báo cáo
2. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo các khoản cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quy định tại Phụ lục số 4 “Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo báo cáo tình hình cho vay lại” kèm theo Thông tư này.
Mục 5. BÁO CÁO TỔNG HỢP NỢ CÔNG
Điều 41. Trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp nợ công
Căn cứ báo cáo của các đơn vị được lập và gửi đến theo quy định của Thông tư này, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tổng hợp số liệu về báo cáo tổng hợp nợ công trên phạm vi toàn quốc
Báo cáo tổng hợp nợ công được gửi Cục QLN và TCĐN trước ngày 15/3 hàng năm để lập báo cáo công bố thông tin về nợ công và giải trình số liệu vay nợ nước ngoài theo quy định của Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công.
Điều 42. Báo cáo tổng hợp nợ công
1. Danh mục báo cáo:
STT
Tên báo cáo
Mẫu biểu
Nơi nhận
Thời hạn nộp
1
Báo cáo tình hình nợ công
B01/TH
Cục QLN và TCĐN
02 tháng sau kỳ báo cáo
2
Báo cáo tổng hợp thực hiện vay, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương
B02/TH
2. Biểu mẫu và phương pháp lập báo cáo tổng hợp nợ công
Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tổng hợp nợ công quy định tại Phụ lục số 05 “Báo cáo tổng hợp nợ công” kèm theo Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 43. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Cục trưởng Cục QLN và TCĐN, Tổng giám đốc KBNN và các đơn vị trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng;
- Công báo;
- Cổng thông tin Chính phủ;
- Cổng thông tin Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục QLKT (480 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "16/08/2018",
"sign_number": "74/2018/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |